Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Tin thứ Năm, 13-06-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H8- Quảng Ngãi: Gần 120 tỉ đồng hỗ trợ ngư dân bám biển (TN).  – Người sưu tập tem TP.HCM tặng bưu thiếp cho chiến sĩ Trường Sa (ICT News). – Thêm người ra sinh sống ở Trường Sa (BBC). “Số gần 100 người này bao gồm 12 công chức cấp xã, 6 giáo viên tiểu học, một y sỹ và 21 hộ gia đình ngư dân của tỉnh Khánh Hòa”. – Trường Sa đón gần 100 cư dân mới (Tin nóng).
- Một CTV cho BTV biết: “Sáng nay phóng viên một tờ báo cho hay: Ban TG TW chỉ đạo giải báo chí quốc gia và cả giải báo chí TP.HCM không được trao giải cho bất cứ bài báo nào liên quan đến TQ và Biển Đông“. Nhờ bà con kiểm chứng dùm tin này. Hai ngày trước thấy Quốc hội nghe báo cáo tình hình Biển Đông và các đại biểu đề xuất “Cần có đường lối ngoại giao đúng đắn, sáng tạo, để tránh những động cơ xấu của thế lực thù địch, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia“. Nếu tin trên là đúng, thì đã tìm ra được “thế lực thù địch, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia” cho Quốc hội rồi đó.
Vì sao [chính quyền] Việt Nam đàn áp người biểu tình chống TQ? (RFA). “Người ta sẽ chuyển cái lòng căm hận với giặc ngoại xâm thành lòng căm hận với chính quyền! Đó là điều chắc chắn, và hiện nay đang là như thế”.
Phê bình và tự phê bình (Jonathan London).
- Biên phòng VN bắt giữ hai tàu nước ngoài (BBC).
- Manila thề quyết bảo vệ chủ quyền đất nước (RFI). Tổng thống Philippines : “Máu xâm lược không chạy trong huyết quản của chúng ta, nhưng chúng ta sẽ không lùi bước trước bất kỳ thách thức nào”. – Tổng thống Philippines gửi thông điệp cứng rắn đến Trung Quốc (VnM).   – Philippines không đối đầu TQ, sẽ có đường dây nóng Biển Đông? (PN Today).
- TÂM THƯ Gửi các bác nhân sĩ trí thức về việc tuyệt thực của TS Cù Huy Hà Vũ (Boxitvn). - DANH SÁCH VÀ HÌNH ẢNH – TUYỆT THỰC ĐỒNG HÀNH CÙNG CÙ HUY HÀ VŨ VÀ CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM (TNM). – SUY NGHĨ CỦA TÔI NHỮNG NGÀY ANH CÙ HUY HÀ VŨ ĐẤU ĐẤU TRANH BẰNG TUYỆT THỰC (Bùi Hằng). – Bản tiếng Việt của Radio Australia: Ân xá Quốc tế quan tâm đến TS Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực.
Tuyệt thực trong và ngoài nước cùng TS Cù Huy Hà Vũ (RFA). – Song Chi: Phải làm gì? (RFA’s blog). “Xin mọi người hãy xuống đường đòi trại giam Thanh Hóa và nhà cầm quyền phải đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của người tù lương tâm Cù Huy Hà Vũ, phải tôn trọng tính mạng con người. Xin hãy cùng đến trước trại giam Thanh Hóa đòi ban giám thị trại giam phải trả lời những yêu cầu của ông Cù Huy Hà Vũ, và nếu ông Cù Huy Hà Vũ có mệnh hệ gì thì họ và nhà nước này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm“.
H6<=Photo: Vietinfo – Những ai muốn nhổ bỏ cái gai Cù Huy Hà Vũ? (Gocomay). – Lê Trang Thu: CÒN CÓ SỰ TÀN ĐỘC NÀO HƠN? (Nguyễn Tường Thụy).  – FB Đặng Phương Bích: “Một người tù đang bước sang ngày tuyệt thực thứ 18, chỉ để đòi những quyền tối thiểu của mình theo luật pháp. Nhớ ngày xưa, ông Tố Hữu là thơ về người cộng sản tuyệt thực trong nhà tù đế quốc. Giờ ai sẽ làm thơ về con của người cộng sản, đang tuyệt thực trong nhà tù cộng sản?
- André Menras Hồ Cương Quyết: Vạch đỏ cho một chế độ đã mất phương hướng (BoxitVN). - Thư ngỏ của bà Nguyễn Ngô Thủy Trúc. –  CÙ HUY HÀ VŨ VÀ CON CHIM XÒE QUẠT (Nguyễn Trọng Tạo). ” … Trong lúc câu chuyện đang vui, tôi có nói với Oánh: “Chú nên lưu ý cho anh 2 trường hợp đang bị giam trong tù là Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Sinh viên Nguyễn Thị Phương Uyên, đó là 2 người anh thấy nên quan tâm tốt hơn”. Oánh cười hỏi tôi “Vì sao anh lại quan tâm đến họ?”.”
- Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân sắp ra tòa về tội trốn thuế (VOA). Ông Lê Quốc Quyết, em trai ông Lê Quốc Quân: “Dù họ truy tố tội ‘trốn thuế’ vì họ không còn cớ gì nữa, nhưng các điều tra viên hầu hết là điều tra viên chính trị, chỉ có 2 người là điều tra viên kinh tế. Trong cáo trạng ghi tên 5 điều tra viên, tôi thấy tên các điều tra viên chính trị-an ninh quen thuộc”.
- THƯ PHÚC ĐÁP CÔNG AN QUẬN 1 GỬI NGUYỄN HOÀNG VI (FB An Đổ Nguyễn). “Nghiêm trọng hơn, đêm ngày 07 rạng sáng ngày 08/06/2013 tôi đã bị 5 kẻ hành hung phải nhập viện, tôi nhận ra 2 trong số 5 kẻ đó là người đã theo bám tôi khi tôi rời khỏi Cơ quan Công an quận 1. Sau việc bị hành hung đó, hiện tình sức khỏe của tôi đang có chiều hướng xấu, cần được theo dõi liên tục trong những ngày tới“.
Dịch từ Wall Street Journal: Các lãnh đạo Việt Nam sống sót sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm (WSJ/ TCPT). “Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này đã được diễn ra như một cách để cảnh báo các lãnh đạo và nhằm đối phó với nhiều mối bất mãn ngày càng gia tăng trong dân chúng, trong đó bao gồm nhiều vấn đề khác cũng như các án tù dành cho các blogger quan trọng và các nhà bất đồng chính kiến”.  – Bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội: Ý nghĩa vượt lên trên kết quả Lê Anh Hùng).

- Nhật ký mở lại (mở lần thứ 52): NIỀM “BẤT TÍN NHIỆM CHIẾN LƯỢC” CỦA MÌNH ĐÃ NGÀY CÀNG VỮNG CHẮC (Nhát sỹ Tô Hải). “Tham ô, lãng phí ngàn tỷ có đấy. Nói dối, báo cáo láo có đấy, nợ công lớn đấy, con số ma có đấy, giáo dục, y tế, ngân hàng … cái gì cũng có khuyết điểm cả đấy! Nhưng có làm có sai! Sai đâu sửa đó! Lo gì! Vững bước tiến lên! Quốc Hội không phế truất một ai cả! Tất cả đều hoan hỉ vì chẳng ai bị bỏ phiếu ‘không tín nhiệm’ cả! Đảng ta đạo diễn quá …tài!

- Chuyện vui về thăm dò (Hiệu Minh). “Chúng tớ đếch hiểu câu hỏi của các bạn vì chúng tớ rất khác biệt. Nhưng nếu cần làm một cuộc thăm dò ‘phiếu tín nhiệm’ thì hãy liên hệ ngay. Chúng tớ tin rằng, khái niệm ‘tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp’ sẽ thành một chủ đề nghiên cứu mới trong thế giới toàn cầu hóa“. - Thư độc giả: Sai sót trong kết quả phiếu tín nhiệm của Đại biểu Quốc hội (Boxitvn).


H2Đại Vệ Chí Dị – Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 68 (Người Buôn Gió). “Cuộc xét uy tín các quan lại, Bạo và thuộc hạ thân cận bị xếp hạng bét. Cũng như trước đó ở đại hội các đại thần nghị chính  Bạo cũng bị đánh giá cần phải kỷ luật. Thế nhưng Bạo còn mạnh lắm, chỉ bị ảnh hưởng uy tín   chứ vây cánh và bản thân chưa hề bị sứt mẻ“. Photo: DLB =>

- Bỏ phiếu tín nhiệm tác động ra sao tới chính trường Việt Nam? (VOA). Ông Nguyễn Minh Thuyết: “Tôi nghĩ rằng về mặt tác động thì ít nhất nó cũng giúp cho các vị được bỏ phiếu tín nhiệm nhìn nhận đúng hơn về dư luận, về quan điểm của người dân, của đại biểu quốc hội đối với công việc của mình và sẽ phải có hành động nhất định để cải thiện sự tín nhiệm của đại biểu quốc hội cũng như của người dân đối với mình”.  - Trần Bình Nam:  Đảng Cộng Sản Việt Nam nếm mùi Dân Chủ (Ba Sàm).

Thủ tướng Việt Nam vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, song với vị thế đã suy yếu (AP/ DTD). - Thủ tướng Việt Nam “lãnh đạn” qua cuộc “lấy” phiếu tín nhiệm đầu tiên (Reuters/ DCVOnline). “…người dân giờ đây có thể so sánh giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước, kết qủa bỏ phiếu và hành động của những người lãnh đạo. – Đại biểu quốc hội (ẩn danh)”. - “Trận đấu” uy tín ở Quốc hội : Trương Tấn Sang : 1 – Nguyễn Tấn Dũng : 0 (RFI). 

.
Nhân câu chuyện về 2 ông Thủ tướng và Chủ tịch nước, mà nay kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” tại Quốc hội đã có tác động ít nhiều tới hình ảnh của họ trước dân, thiết tưởng cũng nên nói tới vài động thái quay quắt của một số kẻ “ẩn danh”, “bí danh” trên mạng dường như muốn vừa khoét sâu mâu thuẫn giữa hai ông ngay trước cuộc “lấy phiếu tín nhiệm” để hưởng lợi, vừa kết hợp vu khống, bôi nhọ các tập thể, cá nhân đang đấu tranh cho tự do dân chủ tối thiểu của người dân, trong đó có phong trào góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
.
Đám lâu la này bịa đặt rằng những người khởi xướng “Kiến nghị 72″ được Chủ tịch nước hậu thuẫn, trong khi trên thực tế ngày càng rõ những tinh thần dân chủ trong bản Kiến nghị ít nhiều cũng đã được thể hiện trong kiến nghị của Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc sau đó. Khi Nhà báo Trương Duy Nhất bị bắt thì chúng tìm cách lái dư luận theo hướng ông bị bắt hoàn toàn do đứng về phe này để chống phe kia, và khẳng định như đinh đóng cột rằng không bao giờ ông là một người đấu tranh cho dân chủ. Sẽ là nguy hiểm hơn nữa khi chúng lợi dụng cả phương tiện truyền thông có tiếng của phương Tây cho lối võ đoán chính trị nham hiểm này, cùng với việc mở ra vài blog tung ra các bài viết thu hút tò mò của dư luận.
.
Chúng còn tung tin người này sắp bị bắt, người kia đang trong vòng ngắm nhằm diễu võ giương oai, trấn áp phong trào.
.
Sau cuộc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, có vẻ như số “Dư luận viên lợi ích nhóm” này đã phải hạ màn vở diễn, đi tìm kịch bản cho một vở khác.  - Dư luận viên – Sự trơ trẽn của một chính phủ (FB Tranh luận mở). “CÔNG KHAI HOÁ được cái gọi là ‘dư luận viên’, hoặc chính phủ DỐT NÁT tới mức không biết được đó là điều đáng bị lên án, hoặc chính phủ TRƠ TRẼN tới mức biết nhưng vẫn cứ làm“.

- Phỏng vấn ông Nguyễn Khắc Toàn: Lấy phiếu tín nhiệm để xoa dịu dân? (BBC). “Hàng ngũ lãnh đạo mất tín nhiệm quá nên tìm mọi cách nào là chỉnh đốn, nào là kiểm điểm phê và tự phê bây giờ lại bày ra lấy phiếu tín nhiệm”. - Hoạt động mang tính lịch sử của Quốc hội Việt Nam: Cuộc “Bỏ phiếu kép”- Lá phiếu mang lại niềm tin!(NB&CL).

- Báo chí quốc doanh ruồi bu. Cố lên Bộ trưởng! (Chu Mộng Long). – BÉT BẢNG THÌ ĐÃ LÀM SAO? (FB Trần Đình Trợ). – CHIA SẺ CÙNG BỘ TRƯỞNG (Nguyễn Duy Xuân). – Phê và tự phê (DLB).
.
Chuyện đội sổ tín nhiệm của Thống đốc Bình (RFA). “Vấn đề đòi hỏi phải ra đi đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, theo tôi thì có quá nhiều chuyện vô cảm và chuyện vô trách nhiệm thuộc về Ngân hàng Nhà nước và các cá nhân điều hành nó”.

- Không nhất thiết phải lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh ở cơ quan lập pháp (ĐBND).  – Trách nhiệm và tín nhiệm (NLĐ).  – 5 điều cần hoàn thiện (TT).

- HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 93) : Tết Đoan Ngọ, hai đồng chí phải xơi cả thùng cơm rượu (Nhật Tuấn). “Thì tại hai đồng chí ăn nhiều ‘phiếu tín nhiệm thấp’ nhất mà. Đồng chí Ba D. xơi  160 phiếu, đồng chí Bình ‘ruồi’ xơi 209 phiếu. Vậy bụng hai đồng chí phải nhung nhúc sâu, xơi cả thùng cơm rượu là đúng rồi…” - Tâm sự của một côn trùng nhân ngày giết sâu bọ (Sơn-Thi-Thư). - Tết Đoan Ngọ cùng nhau giết sâu nào (BVB/ Nguyễn Tường Thụy).

- Bộ trưởng Cao Đức Phát trước những câu hỏi hóc búa (ĐT).   – “Tôi thấy Bộ trưởng còn hiền quá” (VnEco). “Nhiều lĩnh vực, thí dụ như ngành vật liệu xây dựng, ngành bất động sản trong thời gian vừa qua khi gặp khó khăn các bộ trưởng, thứ thưởng của ngành này thường xuyên tổ chức nhiều hội thảo và đưa ra những yêu cầu đề nghị Quốc hội, đề nghị Chính phủ phải có những giải pháp hỗ trợ. Như ngành nông nghiệp, người nông dân vô cùng khó khăn nhưng tiếng nói của ngành mình tôi thấy còn nhẹ quá”. – Video: Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời chất vấn (VTV). – Nhật ký nghị trường: Sao chưa thấy hồi âm? (VnEco).  – Cần giải pháp mạnh giúp nông dân (TBKTSG).
- Bùi Chí Vinh: Chúng tôi không bầu cho một thể chế xa dân (Dân Luận). “Quốc hội ư? Xin lỗi, tôi và nhân dân không bầu cho những ‘vị thần giữ của’/ Những lá phiếu thượng lưu luôn kèm chỉ số an toàn/ Chúng tôi chưa bao giờ bầu cho một thể chế xa dân!
H4- Nhóm “Biệt Kích” đầu tiên đã “Đổ Bộ” về Văn Giang (FB Bùi Hằng). – Video: “Do dân, vì dân, lấy dân làm gốc ở đâu, mà dân khổ thế này?” (Trương Văn Dũng). – Video: Thái nguyên cưỡng chế đất – khi chính quyền thua lý (Giang Vu).
- Phong trào dân sự nào cho khiếu tố đất đai ? (RFI). - Im lặng là… bạc! (SK&ĐS).  “Dân vi phạm thì bị cưỡng chế thi hành và cơ quan không trả lời bạn đọc và báo chí liệu có thể bị ‘cưỡng chế’ hồi âm, buộc phải trả lời theo Luật Báo chí không nhỉ?”.
Dân oan Hà nội kéo đến sứ quán Mỹ (PVTD). “ Đây là một cách tố cáo hoàn toàn mới đối với chính quyền Hà nội“.  Không chỉ sẽ khó xử và lúng túng về vụ này, mà chính quyền Thủ đô dường như còn gặp nhiều cái khó khác liên quan biểu tình, khiếu kiện.
Đơn cử, tại khuôn viên Vườn hoa Mai Xuân Thưởng, suốt cả tháng nay, nó có cái vẻ như là hiện trường của một vụ trọng án. Người ta căng dây nhựa màu vàng vây bọc toàn bộ Vườn hoa, bên trong luôn có nhiều bóng công an chìm nổi, lại cả xe công an chỗm chệ trên lối đi dạo, … và có đầy các biển “Khu vực cấm”, “Khu vực bảo vệ” được rải xung quanh. Chẳng hiểu họ “cấm” gì? Thành thử, chúng tôi muốn có một đoạn phim, vài bức ảnh để độc giả thấy rõ mức độ nghiêm trọng của hiện tượng này, nhưng không dám, vì e là sẽ bị “tội” chụp ảnh khu vực cấm.
Vườn hoa Mai Xuân Thưởng là khu vực đối diện cả Phủ Chủ tịch lẫn Phủ Thủ tướng, và tư dinh của các vị này cùng nhiều vị lãnh đạo cao cấp nhất của đảng, nhà nước VN nằm cùng con đường và cách đó cỡ trăm mét.
Hà Nội là thủ đô của một nước, được UNESCO công nhận “Thành phố hòa bình”.
Chỉ sơ qua vài nét trên, để thấy cái mặt trái của một chính sách, ở đây là “cấm biểu tình”, là cố tình không sớm cho ra Luật Biểu tình, nó đã tác động xấu tới bộ mặt Thủ đô, của chế độ tới đâu.
Nếu như có Luật Biểu tình, đương nhiên trong đó và trong các văn bản cụ thể hóa nó, việc quy định cấp phép, quy định địa điểm biểu tình sẽ được đề ra. Nhà chức trách sẽ dễ dàng hơn trong việc can thiệp, xử lý hành chính (như phạt tiền) những trường hợp biểu tình không có phép, không đúng địa điểm, thời gian được cho phép. Tình trạng phải “tự vệ” theo kiểu rao kín Vườn hoa Mai Xuân Thưởng, hoặc lúng túng đối phó với người biểu tình trước cơ quan ngoại giao nước ngoài, v.v..  sẽ khó xảy ra.
- Đừng mang đất nước này ra làm vật thí nghiệm nữa! (Dân Luận). - Non nước tôi (DLB). “Ôi dân tộc bốn ngàn năm oai dũng/ Đến giờ này chỉ còn lại mấy trăm“.- GÁNH NỢ ĐỜI SAU ! (Bùi Văn Bồng). “Còn đâu:/ Đất nước ta đẹp lắm!/ Với  những Bản Giốc, Mục Nam Quan, Tây Nguyên hùng vĩ/ Trùng khơi sóng trắng cát vàng/ Hoàng Sa, Trường Sa sóng vờn xuyên thế kỷ…/ Những bài học về địa lý/ Chìm khuất tự khi nào“. – Nguyên Thạch: Dòng hận tủi (VLB). “Việt Nam ơi, ê chề cuộc sống/ Dân hai miền dài mắt ngóng/ Tư Do Khẩu hiệu mị dân vẫn trơ trẽn hẹn hò/ Độc lập hạnh phúc?/ Không ai ban cho mà phải tự lo giành lấy“.
- Video: Tham nhũng vặt trong khu vực công (VTV).
- CHỌN ĐƯỜNG (Ngô Minh).
- SỐ PHẬN NGHIỆT NGÃ 1: Thương binh Nguyễn Văn Ru (TTXVA).
- Trung ương làm rõ vụ ông Hồ Xuân Mãn khai man thành tích (NLĐ). – Bị đánh, dọa “xử” sau khi tố ông Hồ Xuân Mãn khai man (NLĐ).
- Tin thêm về việc bắt Phó Trưởng trại tạm giam CA Khánh Hòa (VOV).
- Vụ chết bất thường trong trại giam: Quá nhiều tình tiết khó hiểu! (NLĐ).
H1- Hải Phòng: Xung quanh vụ án trộm cắp laptop – Nghi án công an đánh dân đến bất tỉnh? (GĐ). “Không lệnh bắt, chỉ bằng lệnh khám nhà, công an huyện đã dẫn giải nghi can đi và tạm giữ liên tục trong 5 ngày để rồi nạn nhân bị thương tích nặng phải vào viện cấp cứu (!?)” – BẠO HÀNH MỖI NGÀY, CÔNG AN HAY ĐỒ TỂ ? (FB Bùi Hằng). – Video: Công an huyện An Dương Hải Phòng bắt giữ người trái phép và đánh đập dã man (Vietizen TimesOrg). =>
Văn phòng Chính phủ chỉ đạo giải quyết vụ cưỡng đoạt tài sản ở Hải Phòng (DT).
- Lưới trời thưa, nhưng rộng. Chúng không thoát được đâu (FB Thái Bá Tân).
- Công an Hải Dương sẽ xử lý cán bộ vụ làm chết 2 tấn bạch tuộc (TN).
- Vỡ đập thủy điện Ya Krel 2 ở Gia Lai (RFA). – Gia Lai: Vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 gây ngập 10 km! (NLĐ).  – Cận kề tử thần khi đập thủy điện Ia Krel 2 vỡ toác (TN). - Khẩn cấp điều tra nguyên nhân vỡ đập Ia Krêl (TT). – Đập thủy điện vỡ, lỗi của ai? (RFA). “Một số hậu quả mới xảy ra nhưng cái này là kết quả của quá trình từ lâu rồi, trong quá trình ồ ạt đầu tư, rồi là các công tác thẩm định, khi mà có quá nhiều hồ sơ đưa lên thì chất lượng thẩm định không cao, nó sẽ dẫn đến tình trạng như thế này”.- Video: Vỡ đập thủy điện ở Gia Lai (VTV).
- Vô vọng chờ đợi loại bỏ 2 thủy điện Đồng Nai 6, 6A (NLĐ).  – “Bộ trưởng có đồng ý loại dự án thủy điện?” (VNN).   – Sẽ xem kỹ tác động xây dựng thuỷ điện tới VQG Cát Tiên (VOV).
- Lê Trung Thành: Chi phí vận tải quá lớn – Một nguyên nhân gây lỗ cho Tân Rai và Nhân Cơ (Boxitvn). - Nhà máy bô xít Tân Rai đã sản xuất được 58.198 tấn alumin (QĐND). “Tuy nhiên quá trình chạy thử đã phát sinh một số vấn đề như: Hàm lượng rắn/lỏng của bùn thải còn thấp, độ hạt alumin chưa đạt tiêu chuẩn đề ra, chưa nâng được công suất thiết kế…”.
- Xử tù đường dây đưa người Việt sang Úc (BBC). – Việt Nam bỏ tù 4 người tổ chức vượt biên sang Úc (VOA). – Việt Nam xử bốn người tổ chức vượt biên sang Úc (RFI).
- Cựu binh Úc vẫn đau đáu với 90 lá thư của bộ đội Việt Nam (DT).
- Con người thật ít biết của Thượng tọa Thích Trí Quang (Chùa PL).
- CHẾT RỒI CÒN LÀM HẠI DÂN (TNM).
- Phan Thành Đạt:  Tòa án Hiến pháp (Boxxitvn).
- Khi ‘hổ Obama’ dạo bước cùng ‘gấu Tập’ (BBC).
H7
<- Hiệu ứng Thiên An Môn: Thuật ngữ “Vịt To Vàng” bị chặn (Dân Luận).
- KIỂM DUYỆT INTERNET: THẾ GIỚI MẠNG ĐANG DẦN THU HẸP (Defend the Defenders). – Bắc Kinh có thể bắt chước chương trình theo dõi thường dân của Mỹ (RFI).
Theo đuổi một giấc mơ vàng, thợ mỏ Trung Quốc đang trên đường trốn chạy tại Ghana (NYT/ Boxitvn).
- Bắc Triều Tiên lại dùng ‘sách lược im lặng’với miền Nam (VOA). – Bình Nhưỡng giở trò ú tim (RFI). “Phía Bắc Triều Tiên lên tiếng cho biết họ có vấn đề với trưởng đàm phán miền Nam”. – Họp cấp cao liên Triều ‘không diễn ra’ (BBC). – Nam Triều Tiên qui lỗi cho miền Bắc về cuộc đàm phán bị hủy bỏ (VOA). – Hàn Quốc bác bỏ trách nhiệm vụ đàm phán đổ vỡ (TTXVN).
- Hàng ngàn người biểu tình chống Putin tại thủ đô Nga (RFI). “Đối với bà Tatiana, một người về hưu 70 tuổi thì tham gia vào các cuộc biểu tình của đối lập là cách duy nhất để chính quyền phải lắng nghe họ”.
- Campuchia: biểu tình chống chiếm đất và phá rừng (RFA). “Có rất nhiều khu vực tại tỉnh Kratie bị chính quyền địa phương kết hợp với nhà đầu tư nước ngoài chặt cây lấy gỗ. Thậm chí, các công ty nước ngoài còn khai thác trên đất dân”.

KINH TẾ
Chính phủ ‘chậm xử lý nợ xấu, hỗ trợ doanh nghiệp’ (VNE). – Xử lý nợ xấu: Đừng ỷ hết vào VAMC (DĐDN).
- Thống đốc giải trình vướng mắc tái cơ cấu ngân hàng (VnEco). – Tăng bảo mật, nhiều ngân hàng chuyển thẻ từ sang thẻ chip (TBKTSG).
- Cơ hội cho thị trường nhà đất (TBKTSG).
- Ủy ban Chứng khoán phạt vợ ông Đặng Thành Tâm (VnEco).
- Khi nào Quỹ bình ổn giá xăng dầu được quản lý, sử dụng hữu hiệu? (ĐBND).  – Truy nợ doanh nghiệp xăng dầu (NLĐ).
- Phỏng vấn TS. Trần Du Lịch: Bịt kẽ hở móc nối thông thầu (ĐT).
‘EVN chưa đề xuất tăng giá điện’ (VNE).
- Người tiêu dùng chịu thiệt (NLĐ).
H9- ĐBSCL: Nông dân bán tôm chạy dịch (TBKTSG).
- Công nghiệp ôtô : Có cần dòng xe chiến lược ? (DĐDN). =>
- LÀNG NGHỀ HẤP HỐI: “Chết” vì chụp giật, lỗi thời! (NLĐ).
- Video: Thống kê ảo về tỷ lệ thất nghiệp (VTV).
- Hội nghị hợp tác phi tập trung Việt-Pháp bế mạc (RFI).
- Pháp tiêu hủy một triệu sản phẩm hàng hiệu giả (RFI). Bộ trưởng Ngoại thương Pháp Nicole Bricq: “Hàng giả không phải là một sự vi phạm vô hại, mà là tội phạm kinh tế làm ảnh hưởng đến tất cả mọi lãnh vực, tiêu hủy công ăn việc làm và đe dọa người tiêu dùng của chúng ta”.
- Singapore “nuôi mộng” thành sàn vàng toàn cầu (VnEco).
-  Thời cơ cho ngân hàng trung ương Myanmar  (Gafin).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Những hoài niệm đẹp của Sài Gòn xưa (TN).
- Đoàn nghệ thuật Văn Lang (RFA).
-  THÁI DOÃN HIỂU: Khuất Nguyên với sự tích Tết Đoan Ngọ 5-5 Âm lịch (Sáng tạo).
Vẻ đẹp tàn tạ — Hà Nội tháng 6/1973 (Vương Trí Nhàn).
H10<- CANH HẾN QUÊ NHÀ (Nguyễn Duy Xuân).
- Vụ chở tiền công đức đi đâu? (TT).
Quản lý di tích còn thiếu chuyên nghiệp (Công Thương).
- Đà Lạt trước những thách thức về quy hoạch đô thị (RFI).
- Trở về sau những cuộc thi tài (NLĐ).
- Lập biên bản tại chỗ, tạm dừng biểu diễn nếu vi phạm nghiêm trọng (TT).
- Công bố những tác phẩm chưa từng biết của Michelangelo (TT).
- Chào Hàn Quốc… (Xuân Bình).
- Video: Thần đồng âm nhạc Đức – Mona Asuka Ott (VTV).

- Cung thủ Nguyễn Tiến Cương: Trưởng thành từ nhọc nhằn của cha mẹ (TT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Chính sách tiền lương chưa hợp lý – làm “chảy máu chất xám” (ĐBND).
- Lại xuất hiện clip vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT (TN).  – Hé mở tiêu cực tại một phòng thi tốt nghiệp (TT).  – Một loạt giám thị ở Hà Nội vi phạm quy chế thi (TT).
Đi thi hộ tốt nghiệp lại chưa… tốt nghiệp THPT (TN).
- Hiệu trưởng đau đầu với thu – chi (TT).
- Dự án Đại học Quốc gia TP.HCM: rót tiền đền bù nhỏ giọt (TT).
Sinh viên mưu sinh ở chợ đêm (TT).
H11Vì sao học trò sẵn sàng ra tay tàn bạo với thầy cô giáo? (ANTĐ).
- ĐỒNG NAI: Cô gái khiếm thính nhận học bổng thạc sĩ của Mỹ (NLĐ). =>
- Video: Phòng và phát hiện bệnh Glocom (VTV).
- Bisphenol A rất có thể làm hỏng men răng của trẻ nhỏ (RFI). Theo wiki, Bisphenol A (BPA) là một hợp chất hữu cơ dùng trong chế tạo sản phẩm nhựa như chai lọ.
- Chế độ dinh dưỡng của người Mỹ (RFA). “Một trong các vấn đề với nước ngọt là dường như chúng ta hấp thụ năng lượng mà chúng ta nhập vào từ đồ uống có đường khác với năng lượng từ đồ ăn, hay nói theo cách khác là khi chúng ta uống nước ngọt thì nó cũng không làm giảm lượng thứ ăn ăn vào sau đó”.
- TQ phóng tàu vũ trụ thành công (BBC).

- Thời khó ngó hiệu cầm đồ – Kỳ I: Cơn lốc cắm thẻ, cầm bằng (TP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- 4 nhân viên Sở Tư pháp Tiền Giang nhiễm cúm A/H1N1 (TT).
- Nhận diện bún chứa độc chất gây ung thư (GĐ).  – Ngộ độc nặng do ăn ốc biển (TT).
H3<= Photo: TN – Hỏa hoạn kinh hoàng, 85 căn nhà bị thiêu rụi (TN). – Báo cháy, 1 giờ sau lực lượng PCCC có mặt, 85 căn nhà ra tro (NLĐ). – An Giang: hỏa hoạn thiêu cháy 89 nhà dân (TT).  – Chữa cháy, 8 chiến sĩ ngất xỉu (NLĐ).  – “Cháy nổ đang thách thức Quốc hội khóa XIII” (NLĐ).   – Cây xăng nằm sát khu dân cư: Nơi nào vi phạm: Đóng cửa ngay! (NLĐ).
- Nghề Đông Y tại Hoa Kỳ (VOA).
- Mất cân bằng giới tính: Hệ lụy xã hội khôn lường (TTXVN).
- Bắt nhóm “cướp nick” Yahoo! chiếm đoạt tiền tỉ (TT).
- Chở quá tải mới “có ăn”! (NLĐ).
- Video: Phí đo đạc cao cản trở lộ trình cấp sổ đỏ (VTV).
- Video: Chính quyền thiếu kiên quyết chợ cóc “giết” chợ chính thống (VTV).
- Phát hiện loài thỏ vằn cổ (NLĐ).
- 15 triệu trẻ em làm “osin” trên thế giới (RFI). – Video: Đi xe máy vòng quanh thế giới chống nạn bạo hành trẻ em (VTV).
- Người già nhất thế giới qua đời ở tuổi 116 (VOA).
- Mỹ xử tù công dân TQ vì phần mềm lậu (BBC).
- TQ xây kênh cạnh tranh kênh đào Panama (BBC).
- 60 căn nhà bị phá hủy vì cháy rừng ở Colorado (VOA).
Ấn Độ: Cô gái trẻ bị hiếp dâm suốt 1 tuần (NLĐ).  - Du khách Úc bị hãm hiếp tại Indonesia (TN).

QUỐC TẾ
- Mỹ, Anh họp bàn về Syria (VOA). – Mỹ sẽ trang bị vũ khí sát thương cho phe đối lập Xy-ri? (QĐND).  – Syria nã 3 tên lửa vào Lebanon (NLĐ).
- Thổ Nhĩ Kỳ quyết dẹp biểu tình (BBC). – Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ giải tán biểu tình ở Quảng trường Taksim (VOA). – Tình trạng bạo động đe dọa nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ (TTXVN). – Lò Xo Kinh Tế Tại Thổ Nhĩ Kỳ (RFA). “Thổ Nhĩ Kỳ là nơi nhà báo bị cầm tù nhiều nhất thế giới và gần đây còn muốn vãn hồi những cấm đoán khe khắt dựa trên giáo luật. Nhưng sai lầm căn bản nhất là sự chủ quan tin tưởng vào thành tích của mình mà tung cảnh sát đàn áp những người bất đồng vì chuyện nhỏ. Kết quả là gây phản ứng từ hầu hết mọi thành phần xã hội hay chính trị, thậm chí ngay trong đảng AKP“.
- Các vụ tấn công khủng bố ở Afghanistan trở nên táo bạo hơn (VOA).
- Bầu cử tổng thống Iran: Cử tri không có nhiều lựa chọn (VOA).
- Đại sứ Nhật Bản to tiếng ở LHQ gây phẫn nộ (NLĐ).
- Nga – Mỹ lại căng thẳng (NLĐ).
- Chưa có lệnh bắt nhân viên kỹ thuật tình báo E. Snowden? (RFA). – Edward Snowden: Hong Kong sẽ quyết định số phận của ông (RFA). Không đúng, biết đâu VN sẽ cho Edward Snowden tị nạn? Mời xem: CHÍNH PHỦ VIỆT NAM NÊN CHO EDWARD SNOWDEN TỊ NẠN CHÍNH TRỊ (FB Ba Sàm). - Mỹ: Thủ phạm vụ rò rỉ thông tin chống dẫn độ về Mỹ (VOA). - Chuyên viên Mỹ: Vụ tiết lộ về NSA có thể gây tác động mạnh (VOA).
Hoa Kỳ: 8 người bị truy tố vì âm mưu đánh cắp trên Internet (VOA).
- Google, Facebook, Microsoft đòi công khai chi tiết của án lệnh (VOA). TT Obama nên qua học chính phủ VN, đưa 3 công ty này vào diện “thế lực thù địch”, chống chính phủ, bắt bỏ tù lãnh đạo công ty và đóng cửa hết cả 3 công ty.
- Châu Âu : nạn nhân của hoạt động gián điệp Mỹ (RFI).
H12- Thượng viện Mỹ bắt đầu tranh luận về dự luật cải tổ di trú (VOA). – Bộ Ngoại giao Mỹ điều tra bê bối tình dục (NLĐ).
- Tăng sư Miến Điện sẽ thảo luận về bạo lực tôn giáo (RFI). =>
- Chính phủ Hi Lạp đóng cửa Đài truyền hình quốc gia (TT). – Hy Lạp bất ngờ đóng cửa đài truyền hình (BBC). – Hy Lạp bất ngờ ngừng phát sóng truyền thông Nhà nước (RFI). – Hy Lạp mở lại cơ quan truyền thông nhà nước (VOA).
Ông Tổng thống của tôi hay đặc thù xã hội chủ nghĩa (ĐCV). “Khi tranh đấu giành chánh quyền ở các nước có nền dân chủ lâu đời như Anh, Pháp, Đức, …hay cướp chánh quyền ở các nước thuộc khối Đệ III, các đảng tả phái luôn luôn đứng về phía nhân dân lao động hay nông dân… Nhưng khi họ lên nắm chánh quyền thì nhân dân lập tức trở thành nạn nhơn trực tiếp của họ . Kẻ thù duy nhứt của họ là nhơn dân khi họ còn nắm chánh quyền . Nhìn lại Tàu và Việt Nam ngày nay, sự thật này thể hiện rất rõ”.
- Made in China: Phi cơ TQ chế tạo trượt khỏi đường băng (BBC). “Theo quan chức hàng không Miến Điện vụ việc hôm thứ Ba xảy ra là vì “hệ thống không hoạt động” trên chiếc phi cơ đặt mua từ Trung Quốc”.
- Ông Mandela có ‘phản ứng tốt’ với sự chữa trị (VOA).
Điểm qua các đề tài sẽ được bàn tại hội nghị G8 (VOA).

* RFA: + Sáng 12-06-2013; + Tối 12-06-2013
* RFI: 12-06-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 12/06/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 12/06/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 12/06/2013; + Tài chính tiêu dùng – 12/06/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 12/06/2013; + 360 độ Thể thao – 12/06/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 12/06/2013; + Thể thao 24/7 – 12/06/2013; + 7 ngày công nghệ – 12/06/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 12/06/2013; + Cuộc sống thường ngày – 12/06/2013; + Thời tiết du lịch – 12/06/2013; + Thời sự 12h – 12/06/2013; + Thời sự 19h – 12/06/2013.

1837. Chung một tiếng lòng

Đôi lời: Bài này đăng trên trang VNConomy sáng nay, nhưng đã không còn sau khoảng 2 giờ đồng hồ, một số trang khác đăng lại cũng không còn.

Không biết có phải sự “biến mất” của nó liên quan tới phân tích kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, mà trong đó có 3 bộ trưởng bị “tín nhiệm thấp” nhiều nhất, là gắn liền với bảng thành tích kém trong lãnh vực mà họ đảm trách? Hay do nó tiết lộ “số không tán thành là 4 đại biểu, số không biểu quyết là 2 đại biểu” với “Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm” này? Số không tán thành Nghị quyết này có vẻ cũng tương ứng với số “phiếu trắng” mà có người đã phát hiện khi cộng tổng số phiếu cho từng người được lấy phiếu tín nhiệm.
Baomoi.com
VnEconomy - 12/06/2013 06:00
Đúng như sự chấm điểm từ cử tri, những lĩnh vực mà nhân dân thấy còn nhiều điểm chưa hài lòng nhất, thì tư lệnh của ngành đó, có số lượng lá phiếu “tín nhiệm thấp” nhiều nhất. Đại biểu, cử tri đã cùng chung một tiếng nói, chung một tiếng lòng. Cuộc bỏ phiếu kép đầu tiên trong lịch sử Quốc hội kết thúc khá thành công.
1
Đại biểu, cử tri đã cùng chung một tiếng nói, chung một tiếng lòng. Cuộc bỏ phiếu kép đầu tiên trong lịch sử Quốc hội kết thúc khá thành công.
Trong báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri cả nước do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam trình bày ngay tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5, có thấy nổi lên ba lĩnh vực mà nhân dân có nhiều bức xúc nhất đó là ngân hàng, giáo dục và y tế. 
Chẳng hạn, trong lĩnh vực ngân hàng, cử tri cho rằng “tình trạng giá vàng trong nước chênh lệch quá lớn với giá vàng thế giới hiện nay dẫn đến sự băn khoăn, thiếu tin tưởng của nhân dân về năng lực của cơ quan nhà nước hữu quan trong việc quản lý điều hành thị trường vàng”. 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, sau đó, đã có bản giải trình chi tiết gửi đến đại biểu Quốc hội về nội dung này, trong đó nhấn mạnh đến một loạt nội dung như Ngân hàng Nhà nước can thiệp thị trường vàng không vì mục tiêu lợi nhuận mà chỉ nhằm điều tiết và quản lý nhà nước đối với thị trường. Toàn bộ chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới thuộc về ngân sách nhà nước để phục vụ quốc kế dân sinh… 
Đồng thời, phát biểu trước Quốc hội trong phiên họp chiều 30/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhắc đến một câu nói của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là “Thống đốc không còn đơn độc” trước khi đưa ra lời kêu gọi: “Chúng tôi rất cảm động với câu nói đó và đến nay chúng tôi không còn đơn độc nữa. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã rất nỗ lực, rất phấn đấu, mong cử tri cả nước tiếp tục động viên và đồng hành cùng chúng tôi”. 
Tuy nhiên, vẫn có tới 209 đại biểu Quốc hội (chiếm tỷ lệ 41,97%) đánh giá người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước ở mức “tín nhiệm thấp”, đưa Thống đốc Nguyễn Văn Bình lên đứng đầu danh sách những thành viên Chính phủ phải nhận nhiều nhất mức đánh giá “tín nhiệm thấp”. 
Với lĩnh vực giáo dục, cử tri bức xúc vì “bệnh thành tích trong giáo dục không giảm, tỷ lệ học sinh khá, giỏi ở các bậc học phổ thông nhiều nơi rất cao nhưng không phản ánh đúng thực trạng chất lượng của ngành giáo dục. Hậu quả của việc cho phép mở quá nhiều trường đại học, cao đẳng thời gian qua đã dẫn đến việc nhiều trường thiếu các điều kiện cơ bản cả về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và năng lực quản trị nên chất lượng đào tạo thấp, số lượng tuyển sinh ngày càng giảm sút, lãng phí nguồn lực đầu tư của xã hội”… 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trở thành thành viên Chính phủ thứ hai, đứng sau Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về số lượng phiếu “tín nhiệm thấp”, khi có 177 đại biểu Quốc hội “chấm điểm” ông Luận ở mức này, đưa tỷ lệ “tín nhiệm thấp” của ông Luận lên 35,54%. Tương tự, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận về 146 phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”, chiếm tỷ lệ 29,32%… 
Bình luận về kết quả lấy phiếu tín nhiệm này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho hay, đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành quy trình này nên không tránh khỏi thiếu sót. Tuy nhiên kết quả chung phản ánh được tình hình kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, tư pháp của đất nước. Có đủ 3 loại phiếu tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Nhìn chung, cách đánh giá của đại biểu Quốc hội là khách quan. Quốc hội đã hoàn thành trọng trách nhân dân cả nước giao về đánh gia tín nhiệm bước đầu. Đây sẽ là cơ sở để các lần sau rút kinh nghiệm khi tiến hành quy trình này ở các cấp hội đồng nhân dân. 
Nói thêm về các lĩnh vực nóng như ngân hàng, giáo dục, y tế…, theo Chủ tịch Quốc hội, đây đều là những lĩnh vực mà Quốc hội đòi hỏi trách nhiệm cao hơn. Ông động viên: “Phiếu tín nhiệm cao của Quốc hội vừa là sự động viên khích lệ đối với cá nhân người trong diện được lấy phiếu, vừa là sự đánh giá kết quả điều hành phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đạt được thời gian qua. Còn phiếu tín nhiệm thấp là sự nhắc nhở nghiêm túc đối với người được lấy phiếu để có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao”. 
Sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội phê chuẩn hoặc bầu. Theo đó, tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết là 477 người, đạt 95,78% tổng số đại biểu Quốc hội. Trong đó, số đại biểu Quốc hội tán thành với kết quả lấy phiếu tín nhiệm là 471 đại biểu, chiếm 94,58%. Số không tán thành là 4 đại biểu, số không biểu quyết là 2 đại biểu. 
Chủ tịch Quốc hội nói: “Không việc nào được 10 điểm cả nhưng tôi tin tưởng việc thông qua Nghị quyết xác nhận này với tỷ lệ phiếu rất cao, tức là chúng ta đã khẳng định được kết quả trong lần lấy phiếu tín nhiệm này”. 
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)

1838. TRUNG QUỐC KHÔNG CÒN VÀ KHÔNG THỂ ĐỘC TÀI NHƯ TRƯỚC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 10/6/2013
TTXVN (Angiê 8/6)
Nên hiểu những tiến triển chính trị ở Trung Quốc hiện nay như thế nào? Theo nhận xét của tạp chí “Địa chính trị“, chế độ chính trị hiện nay ở Trung Quốc dù vẫn tiếp tục thống trị xã hội, song không còn là chế độ độc tài nữa. Chế độ đó cũng phải đối mặt với nhiều phái chống đối quyết liệt không nhỏ, mặc dù không có sự phối hợp với nhau, nên cũng sẽ có bước tiến dần dần.

Tiến triển tình hình ở Trung Quốc, nước kết hợp chế độ chính trị chính thức theo khuynh hướng Mácxít-Lêninnít và một nền kinh tế được công bố là tự do, khiến giới quan sát đặt ra nhiều câu hỏi từ nhiều năm nay. Vấn đề chủ chốt, đôi khi không mấy hứng thú, là làm sao biết được chế độ chính trị của Trung Quốc liệu có thiên về dân chủ do tác động của sự việc hay định luật của lịch sử không hay trái lại, khi được bổ sung thêm sức mạnh của một hình mẫu có hiệu quả, sẽ làm biến chất chế độ ở các nước phương Tây…
Có nhiều định nghĩa đan xen nhau về thời kỳ hậu độc tài ở Trung Quốc và hậu dân chủ ở phương Tây, chắc chắn sẽ không làm cho người khác yên tâm. Tuy nhiên, từ năm 1949 đến nay, việc thế hệ lãnh đạo thứ năm lên cầm quyền ở Trung Quốc, với Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, khiến người ta phải đặt câu hỏi về những biến đổi trong xã hội nước này trong bối cảnh xảy ra nhiều vụ bê bối.
Tiếp theo những năm tháng Đặng Tiểu Bình và hiệu ứng tích hợp từ thời kỳ Bốn hiện đại hóa và thành lập các Khu kinh tế đặc biệt (SEZ) từ năm 1978, rồi tái khởi động cải cách thời kỳ hậu Thiên An Môn (sau năm 1992), chế độ Trung Quốc không còn độc tài nữa và chắc chắn không thể độc tài hơn nữa.
Đơn vị sản xuất thực tế đã không còn tồn tại và vai trò của loại thể chế này từ nay được thay thế bằng thị trường. Phi tập trung hóa thực sự diễn ra, cho phép cán bộ địa phương có nhiều quyền lực hơn và họ thường liên kết với doanh nhân, từ đó giúp giới quan chức địa phương mạnh hơn và khiến nạn tham nhũng lan rộng đáng kể. “Mười vinh quang” của Trung Quốc cũng thể hiện ở quá trình đô thị hóa được thúc đẩy mạnh, mức sống tăng gấp đôi trong thời kỳ đó và dẫn tới sự hình thành một tầng lớp trung lưu với khoảng 60 triệu người. Bộ phận còn khiêm tốn trong dân chúng này mua được vô tuyến và điện thoại thay thế những thứ trong thời kỳ trước (xe đạp, máy khâu) trong khi quảng cáo và siêu thị phát triển. Tư duy cũng tiến triển với việc mở cửa ra thế giới bên ngoài thể hiện ở quyền tự do tình dục hay sự phát triển nghệ thuật mạnh mẽ, trong đó “Political Pop” chỉ là một khía cạnh.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phải rút kinh nghiệm, không còn ý định cũng không thể tiếp tục kiểm soát đời tư của công dân. Đảng cũng cho phép cá nhân, nhà văn và nghệ sĩ được hưởng nhiều quyền tự do hơn. Đặc biệt, Đảng đã và đang để tự do đưa ra sáng kiến trong lĩnh vực kinh tế. Từ sau Đại hội 16 Đảng Cộng sản Trung Quốc và thông qua thuật ngữ “Ba Đại diện” (được bổ sung vào Hiến pháp năm 1982), các nhà tư bản đóng vai trò ngày càng nhiều vào đời sống chính trị ở trong nước và được gia nhập hàng ngũ của Đảng…
Cách đây vài tháng, Michel Bonin, nhà sáng lập tạp chí liên ngành Perspectives Chinoises (Triển vọng Trung Quốc), phát minh ra khái niệm “chủ nghĩa độc đoán thu mình” và cảnh báo Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể bất cứ lúc nào, nếu cần, lại vươn vòi ra và đánh vào bất kỳ người hay lực lượng xã hội nào được cho là nguy hiểm, như trong vụ đàn áp giáo phái Pháp luân công sau cuộc biểu tình ngày 25/3/1999 ở công viên Trung Nam Hải, ở giữa thủ đô Bắc Kinh.
Trên thực tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc, với gần 80 triệu đảng viên, vẫn luôn lãnh đạo Trung Quốc nhân danh “Bốn Nguyên tắc Cơ bản” của Đặng Tiểu Bình là duy trì chủ nghĩa xã hội, chuyên chế dân chủ nhân dân, Đảng cộng sản lãnh đạo và chủ nghĩa Mácxít-Lêninnít và tư tưởng Mao Trạch Đông. Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn muốn kiểm soát toàn bộ không gian công bằng cách tập trung vào các yếu tố chủ chốt: thông tin, liên lạc và đặc biệt là tổ chức chính trị và xã hội. Thông qua đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục không công nhận sự tồn tại của mọi tổ chức xã hội độc lập (hiệp hội, công đoàn, Nhà thờ Thiên chúa giáo, chính đảng hay các tổ chức khác), từ đó cho thay đảng này rõ ràng vẫn là độc đoán. Francois Godement còn đi xa hơn khi cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm qua còn tăng cường quyền lực của mình…
Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc tăng cường vị thế của mình, được gọi là tiến trình Đảng-Nhà nước, xuất phát từ ba yếu tố. Thứ nhất là về chính trị, dưới thời Giang Trạch Dân, từ năm 1995 đến năm 2002, việc hợp pháp hóa tiến triển nhiều trong khi dưới thời Hồ Cẩm Đào, từ năm 2002 đến nay, Đảng hợp thức hóa khâu vận hành của mình với chính sách nguồn nhân lực cho phép đánh giá năng lực và tham khảo ý kiến các chuyên gia nhiều hơn trước…
Thứ hai, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn khống chế xã hội bằng cách kiểm soát truyền thông và công nghiệp giải trí với chức năng thay thế các tổ chức xã hội thời Maoít… Thứ ba, hơn bao giờ hết, Đảng kiểm soát việc tiếp cận các vị trí lãnh đạo, dù đó là vị trí nào, trong cả nước…
Hiện nay ở Trung Quốc có một cộng đồng nhà báo, luật sư, chủ blog, nhà hoạt động khác nhau đòi cải cách, về cơ bản, yêu sách của những người này liên quan đến cải cách, thậm chí xóa bỏ các trại cải huấn, theo cách nói của nhà văn Liệu Diệc Vũ, vẫn là “Đế chế bóng tối”. Yêu sách của họ cũng đòi chấm dứt kiểm duyệt đối với báo chí, Internet, trong lĩnh vực văn học… Họ cũng đòi áp dụng rộng rãi hơn Hiến pháp của Trung Quốc, về lý thuyết, vốn bảo đảm phần lớn quyền cơ bản của con người.
Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng các vụ lộn xộn và có tính bùng nổ nhất trên truyền thông – tổng số 200.000 vụ/năm – liên quan đến các vấn đề xã hội: phản kháng đòi đóng cửa nhà máy, chính quyền địa phương lạm quyền (tham nhũng hay thiếu trách nhiệm, lạm quyền, lạm dụng tình dục), chiếm đoạt của công, điều kiện làm việc tồi tệ hay không có (bạo loạn của người lao động di cư ở Quảng Đông năm 2011…) và ngày càng thường xuyên hơn là đòi đóng cửa cơ sở sản xuất gây ô nhiễm.
Ở Trung Quốc ngày nay dẫu sao cũng không có phong trào dân chúng đòi dân chủ theo kiểu phương Tây (Thiên An Môn năm 1989 cũng không thật rõ ràng, kể cả cảnh sát cũng biểu tình ở đây). Chỉ có một số nhỏ trí thức, những người thuộc nhóm “Hiến chương 08″ tự nhận mình thuộc Phong trào Mùng 4 tháng Tư 1919, đòi áp dụng chế độ liên bang và dân chủ đại nghị. Trên thực tế, cái mà họ muốn là thỏa mãn lợi ích cá nhân của mình, được phản đối mà không bị đàn áp, được gây áp lực với chính quyền…
Điều không thể tranh cãi là trong một thời kỳ ngắn hơn nhiều, chủ nghĩa tư bản tự do khiến Trung Quốc phải thay đổi, nhưng ít nhất cũng không mạnh bằng ở các nước phương Tây như Karl Polanyi viết trong cuốn “Cuộc đổi thay vĩ đại” (năm 1944) hay Peter Laslett trong cuốn “Thế giới mà chúng ta đã đánh mất” (năm 1965). Một số sự việc có tính xã hội học mới đây như vai trò mới của đồng tiền, bằng cấp trong sự thăng tiến xã hội hay tính chất quyết định của mối quan hệ xã hội, giống hệt những gì từng xảy ra ở các nước phương Tây vào cuối thế kỷ 19. Một điều khác cũng không thể chối cãi được là những thay đổi đột ngột đó cho phép nới lỏng một chút chế độ độc tài vì chính quyền không thể và chắc chắn cũng không muốn áp dụng các biện pháp cưỡng chế ồ ạt như trong quá khứ nữa.
Đối với nhà văn Lưu Hiểu Ba, những tiến triển đó không nhất thiết mang tính tích cực vì ông coi triết lý chính trị của Chính phủ Trung Quốc hiện nay là “triết lý của con lợn”. Theo ông, ở Trung Quốc mọi thứ được thực hiện để làm sao lợn (nghĩa là dân chúng) lăn ra ngủ sau khi đã chén no nê và khi tỉnh dậy lại ăn…,dù có gây ra ở trong nước tính vô liêm sỉ, chủ nghĩa cơ hội, sự đồng cảm bị tê liệt, với chỗ để trút cơn giận dữ duy nhất là chủ nghĩa dân tộc. Nhưng những tiến triển đó lại có ý nghĩa tích cực hơn đối với chính quyền vì họ hiện đang mở rộng quyền lực mềm trong lĩnh vực này. Đảng Cộng sản Trung Quốc tự mô tả mình như một giải pháp thay thế đáng tin cậy cho nền dân chủ đại diện mà họ ít nhiều công khai giễu cợt trong việc lựa chọn giới tinh hoa chính trị, thói mỵ dân, quản lý công việc thiển cận, mục tiêu phục vụ lợi ích phe nhóm…
Trong tương lai, khuynh hướng nào có thể phải xuất hiện ít nhất về trung và ngắn hạn? Liên quan đến tiến triển chính trị, chắc chắn phải từ bỏ ý tưởng cho rằng tiến trình dân chủ hóa sẽ diễn ra nhanh ở Trung Quốc trong những năm tới.
Xã hội Trung Quốc dường như không muốn thế. Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng vậy. Những bước đi đầu tiên của Tập Cận Bình cho thấy điều đó. Với tư cách là người lãnh đạo Đảng, trong bài phát biểu đầu tiên có tiêu đề “Niềm hy vọng của người dân muốn có một cuộc sống tốt hơn là mục tiêu của chúng ta” và được ông gọi là “hợp đồng bánh mỳ”, Tập Cận Bình tập trung đặc biệt nói về nỗ lực cần phải có trong các lĩnh vực giáo dục, việc làm, thu nhập, hỗ trợ xã hội, y tế… Điều đó không có nghĩa là sẽ không có tiến triển vì những tiến triển đó là không thể tránh khỏi nếu xem xét quá khứ mới đây và đặc biệt là quyết tâm rõ ràng của Tập Cận Bình chủ trương “giấc mộng Trung Hoa”, tấn công nạn tham nhũng: kiểm duyệt sẽ tiếp tục được nới lỏng vì quyền tự do báo chí rộng rãi hơn, bầu cử trong nội bộ Đảng cũng như ở các cấp địa phương sẽ được mở rộng. Cũng có thể một “Nhà nước pháp quyền kiểu Trung Quốc” sẽ ra đời trong nhiệm kỳ của Tập Cận Bình…
Nhưng không phải vì thế mà không có khả năng Trung Quốc trở lại với cách làm cũ. Có thể đọc cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 2012 của một người Trung Quốc ở Hồng Công tên là Chan Koonchung có tựa đề “Những năm tháng huy hoàng”. Trong tác phẩm mang tính viễn tưởng này, tác giả nói rằng trong bối cảnh khủng hoảng quốc tế và sau ba tuần lễ đàn áp rồi xóa sạch mọi dấu vết, Trung Quốc đắm mình trong một thứ hạnh phúc hoàn hảo khi các trạm lọc nước cho ra một sản phẩm có ma túy gây ảo giác với nồng độ cao./.

1839. TẬP CẬN BÌNH THEO ĐUỔI “GIẤC MỘNG TRUNG HOA”

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 10/6/2013
(Tạp chí The Economist - số 4/5/2013)
Nhà lãnh đạo mới ca Trung Quốc đã nhanh chóng củng c quyn lực của mình. Hiện giờ ông muốn điều gì cho đất nước mình?
Đây là những ngày đau đầu với Trần Tư Tư, ngôi sao của một nhóm nhạc nhảy do một công ty tên lửa hạt nhân của Trung Quốc quản lý. Trong nhiều tuần, bản ballad “Giấc mộng Trung Hoa” của cô đã đứng đầu các bảng xếp hạng nhạc dân gian. Cô đã biểu diễn bài hát này trên truyền hình quốc gia trước những phông nền viđeo hình các đoàn tàu cao tốc, máy bay phản lực cất cánh từ tàu sân bay mới được hạ thủy của Trung Quốc và phong cảnh đồng quê. Hơn 1,1 triệu người hâm mộ đã theo dõi trang tiểu blog của cô, nơi cô đăng các dòng tweet (tin nhắn) về giấc mộng Trung Hoa.

Cô Trần đang đóng vai trò của mình trong một loạt dồn dập chiến dịch tuyên truyền có chủ đề giấc mơ do Đảng Cộng sản phát động. Các trường học đã tổ chức những cuộc thi nói về giấc mộng Trung Hoa. Một số trường đã dựng các “bức tường giấc mơ” mà học sinh có thể dán giấy ghi chú lên đó thể hiện tầm nhìn của chúng về tương lai. Các quan chức đảng đã lựa chọn những người mơ mộng mẫu mực để tới thăm các công sở và truyền cảm hứng cho những người khác bằng những thành tích của họ. Giới hàn lâm đang được khuyến khích đưa ra các đề xuất nghiên cứu “giấc mộng Trung Hoa”. Báo chí ngày càng nhắc nhiều đến nó. Vào tháng 12/2012 giới truyền thông nhà nước và các nhà nghiên cứu của chính phủ tự cho là dựa trên cơ sở những nghiên cứu về cách sử dụng của nó, đã tuyên bố “mộng” (giấc mơ) là chữ Trung Quốc của năm 2012.
Tuy nhiên, chính một cách sử dụng rất cụ thể ngay trước khi công bố chủ đề này hồi tháng 12/2012 khiến cho đất nước mơ mộng. Vào ngày 29/11, 2 tuần sau khi được bổ nhiệm làm tổng bí thư đảng và chủ tịch quân ủy trung ương, Tập Cận Bình đã tới thăm Bảo tàng Quốc gia đồ sộ cạnh Quảng trường Thiên An Môn. Hai bên là 6 đồng nghiệp trông nghiêm trang, mặc đồ đen thuộc ban thường vụ Bộ Chính trị, ông Tập Cận Bình đã nói với một nhóm báo chí và nhân viên bảo tàng rằng “giấc mộng Trung Hoa vĩ đại nhất” là “sự hồi sinh vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”.
Những điểm mềm
Việc áp dụng một khẩu hiệu cá nhân – một khẩu hiệu truyền đạt ý thức về sự khôn ngoan phi thường và tầm nhìn trong một giai đoạn ngắn, đáng nhớ và có lẽ có phần mờ mịt – đã là nghi lễ chuyển giao đối với tất cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ sau Mao Trạch Đông. Dù vậy khẩu hiệu “giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình là ngoại lệ. Không khí bình dân của nó có thể được hiểu là một sự chỉ trích đối với những khẩu hiệu tẻ nhạt của người tiền nhiệm của ông: “tầm nhìn phát triển khoa học” được Hồ Cẩm Đào yêu thích; thuyết “Ba Đại diện” thậm chí còn khó hiểu hơn được người tiền nhiệm của ông Hồ cẩm Đào, Giang Trạch Dân, ấp ủ. Nó không ám chỉ tư tưởng hay chính sách của đảng. Nó phù hợp, có thể tương đối cố ý, với một khái niệm của nước ngoài – giấc mơ Mỹ. Nhưng nó được tính toán trong sự mơ hồ của nó. Những khẩu hiệu trước đây, như “cải cách và mở cửa” của Đặng Tiểu Bình, có thể được hiểu một cách rộng rãi về chính sách. Giấc mơ dường như được đưa ra để truyền cam hứng thay vì thông báo.
Chủ nghĩa tượng trưng của sự sắp đặt mà ở đó ông Tập Cận Bình lần đầu tiên lên tiếng về khẩu hiệu của mình nói lên nhiều hơn những lời đi kèm với nó. Cuộc triển lãm “Đường đến Hồi sinh” của Bảo tàng Quốc gia là một cuộc tuyên truyền xuyên suốt lịch sử Trung Quốc kể từ giữa thế kỷ 19. Mục đích của nó là thể hiện sự đau khổ của Trung Quốc dưới bàn tay của các cường quốc thực dân trong “thế kỷ bị sỉ nhục” và sự phục hồi vinh quang cuối cùng của nước này dưới sự cai trị của đảng. (Hàng triệu cái chết vì nạn đói và đấu đá chính trị dưới thời Mao Trạch Đông, và sự đàn áp đẫm máu cuộc nổi dậy chống chính phủ dưới thời Đặng Tiểu Bình, đã không được ghi lại.) Những lời nói của ông Tập Cận Bình ngụ ý rằng giấc mộng Trung Hoa, trái với điều tương đương của Mỹ, liên quan đến điều gì đó hơn là sự thoải mái về vật chất của tầng lớp trung lưu. Bối cảnh của ông tỏ rõ rằng ông đang thể hiện sức mạnh của mình với tư cách là một người theo chủ nghĩa dân tộc và một người tin tưởng vào đảng.
Kể từ ngày ra mắt đó vào tháng 11/2012 ông Tập Cận Bình đã quay trở lại ý tưởng về giấc mơ này trong nhiều dịp. Vào tháng 3/2012 giấc mộng Trung Hoa là chủ đề chính của bài phát biểu nhậm chức trước Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Quốc hội của Trung Quốc, khi được bổ nhiệm làm chủ tịch nước. Vào đầu tháng 4, tại một diễn đàn hàng năm có các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh nước ngoài tham dự ở hòn đảo nhiệt đới Hải Nam, ông Tập Cận Bình nói giấc mộng Trung Hoa sẽ được hoàn thành vào giữa thế kỷ. Ngày hôm sau, người đứng đầu về công tác tuyên truyền của đảng, Lưu Vân Sơn, đã yêu cầu khái niệm giấc mộng Trung Hoa phải được viết vào sách giáo khoa để đảm bảo rằng nó “đi vào đầu óc của học sinh”.
Việc ông Tập Cận Bình nhắc đi nhắc lại khẩu hiệu này, như thể tập hợp các binh sĩ bị mất ý chí, nói bóng gió về một cảm giác của đảng rằng bất chấp tất cả những thành tựu kinh tế xuất sắc của nước này, Trung Quốc vẫn đang phải vật lộn để giành được cảm tình của công chúng. Ông đã tìm cách giải quyết điều này bằng cách phát biểu cứng rắn về tham nhũng (“chống lại những con hổ và những con ruồi cùng một lúc”) và tuyên chiến với sự hoang phí của chính phủ (chỉ “4 món và một bát canh”). Để đạt được mục đích này ông đã trau dồi một phong cách “người của nhân dân”; nhiều người tin vào một bài báo trên một tờ báo thân Cộng sản ở Hồng Công rằng ông đã có một chuyến đi bằng taxi ở Bắc Kinh, cho đến khi truyền thông nhà nước bác bỏ điều này. Giọng điệu về giấc mơ phù hợp với hình ảnh đó.
Đó cũng là lối nói đặc trưng của ông Tập Cận Bình. Thuật ngữ này đã được sử dụng trong tiêu đề của hai cuốn sách Trung Quốc những năm gần đây. Nó cũng được dùng nhiều lần trong bình luận của nước ngoài về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhưng nó không được sử dụng thường xuyên trước chuyến đi của ông Tập Cận Bình đến bảo tàng.
Những câu chuyện trên cát
Khẩu hiệu này đến từ đâu? Có thể là từ tờ New York Times. Tháng 10/2012, ngay trước khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, tNew York Times đã đăng một chuyên mục của Thomas Friedman có tựa đề “Trung Quốc cần giấc mơ của riêng mình”, ông Friedman đã nói rằng nếu giấc mơ của ông Tập Cận Bình cho tầng lớp trung lưu đang nổi lên của Trung Quốc chỉ giống như giấc mơ Mỹ (“một chiếc xe hơi lớn, một ngôi nhà lớn và bánh hămbơgơ lớn cho mọi người”) thì sẽ cần có “một hành tinh khác”. Thay vào đó ông hối thúc ông Tập Cận Bình đưa ra “một giấc mộng Trung Hoa mới đáp ứng những kỳ vọng của người dân về sự thịnh vượng với một Trung Quốc bền vững hơn”. Tờ báo có lượng lưu hành lớn nhất của Trung Quốc, Tin tức tham khảo đã đăng một bản dịch.
Theo Tân Hoa Xã, một hãng thông tấn của chính phủ, giấc mộng Trung Hoa “bất ngờ trở thành một chủ đề nóng trong các nhà bình luận trong và ngoài nước”. Khi ông Tập Cận Bình bắt đầu sử dụng cụm từ này, tờ Globe, một tạp chí được Tân Hoa Xã phát hành, đã gợi ý tưởng về giấc mộng Trung Hoa của ông Tập Cận Bình là “sự đáp lại tuyệt vời nhất đối với Friedman”. Giáo sư Trương Minh thuộc Đại học Nhân dân cho biết ông Tập Cận Bình có thể đã cố tình sử dụng thuật ngữ này như một cách để cải thiện đối thoại với Mỹ, nơi nó sẽ được sẵn sàng hiểu rõ. Ông Tập Cận Bình đã chứng kiến giấc mơ Mỹ rất gần, dành hai tuần trong năm 1985 ở cùng một gia đình nông thôn tại Iowa. (Ông đã tới thăm họ trong một chuyến đi tới Mỹ vào năm 2012 với tư cách là nhà lãnh đạo sắp nhậm chức)
Điều đó không có nghĩa là những sự suy tính của ông về giấc mơ đã được đưa ra để đáp ứng yêu cầu của ông Friedman về tăng trưởng bền vững hơn. Ít nhất là về giọng điệu, một nhu cầu như vậy là trung tâm cho chính sách của đảng từ lâu trước khẩu hiệu mới nhất này. “Tầm nhìn phát triển khoa học” của ông Hồ Cẩm Đào đều liên quan đến việc thân thiện hơn với môi trường, dù 10 năm cầm quyền của ông đã chứng kiến nạn tàn phá môi trường không thương xót hầu như không giảm bớt. Thông qua những cuộc phản kháng và bình luận của truyền thông, công chúng đang gây sức ép lên ông Tập Cận Bình đòi hoàn thành công việc một cách mạnh mẽ hơn. Nhưng ông đã dè dặt không đưa ra những cam kết. Vào ngày 15/11/2012, trong bài phát biểu đầu tiên sau khi lên giữ chức tổng bí thư, ông Tập Cận Bình đã đề cập đến “một môi trường tốt hon” ở gần cuối một danh sách những điều ông nói là nguyện vọng của quần chúng. Giáo dục tốt hơn và công ăn việc làm ổn định hon được đặt lên hàng đầu.
Nếu giấc mộng Trung Hoa của ông Tập Cận Bình không phải của ông Friedman, thì nó là gì? Cho tới nay điều đó đang cố tình bị làm cho mơ hồ. Những nguyên tắc bất thành văn về hoạt động chính trị thừa kế ở Trung Quốc đòi hỏi ông Tập Cận Bình phải giữ bí mật những ưu tiên chính sách của mình vào đầu nhiệm kỳ, và trung thành với các đường lối chỉ đạo được những người tiền nhiệm của ông đặt ra. Ông gần như bị buộc phải làm việc hướng tới những mục tiêu của kế hoạch kinh tế 5 năm được thông qua dưới thời ông Hồ Cẩm Đào năm 2011 (vốn mạnh mẽ về nhu cầu phải tăng trưởng thân thiện với môi trường hơn). Ông cũng trung thành với các kế hoạch dài hạn hơn của đảng: đạt được “một xã hội khá giả” vào thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập đảng vào năm 2021 (1 năm trước khi ông Tập Cận Bình phải nghỉ hưu); xây dựng một “đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại giàu có, hùng mạnh, dân chủ, văn minh và hài hòa” vào năm 2049, năm kỷ niệm 100 năm thành lập đất nước Cộng sản. (Ý nghĩa của những câu chữ này chưa bao giờ được làm rõ, nhưng các quan chức nói công khai rằng “dân chủ” không liên quan đến hoạt động chính trị đa đảng). Nếu tiền lệ là bất cứ chỉ dẫn gì, thì ông Tập Cận Bình sẽ không bắt đầu bất kỳ sự chắp nối nghiêm túc nào với chính sách cho tới
một hội nghị ban chấp hành trung ương của đảng vào mùa Thu tới, một năm sau khi ông lên nắm quyền.
Sự mơ hồ của khẩu hiệu “giấc mộng Trung Hoa” cho phép ông Tập Cận Bình đi theo những mục tiêu đã được thừa hưởng này trong khi bóng gió rằng dưới quyền của ông, sự thay đổi là có thể. Nhưng sự thiếu đặc trưng cũng đem theo những rủi ro. Nó đem lại một không gian trong đó người Trung Quốc có thể nghĩ về những giấc mơ của riêng họ – điều có thể không trùng hợp với giấc mơ của ông Tập Cận Bình. Kể từ tháng 11/2012 thuật ngữ này đã được thảo luận và thậm chí tranh luận trong khắp giới chính trị, cả trên các bài viết được giới truyền thông chính thức công bố lẫn trong các bài viết trên mạng. Trên thực tế, công chúng đang tự định nghĩa giấc mơ này.
Những người theo chủ nghĩa dân tộc coi giấc mơ của riêng họ là chính đáng. Đối với họ, ông Tập Cận Bình cao ráo và đẫy đà đại diện cho một sức sống mới trong nền chính trị Trung Quốc sau vẻ u ám đầy cố ý của ông Hồ Cẩm Đào. Thảo luận của ông về sự hồi sinh của Trung Quốc có nghĩa rằng Trung Quốc có một vị trí chính đáng ở trên đỉnh cao của trật tự toàn cầu.
Năm 1820, như một số nhà sử học tính toán và các nhà bình luận Trung Quốc muốn chỉ ra. GDP của Trung Quốc chiếm 1/3 tổng GDP toàn cầu. Sau đó những sự đảo ngược của thế kỷ bị sỉ nhục đã khiến nó giảm xuống. Vào những năm 1960, GDP của Trung Quốc đã giảm xuống chỉ 4% tổng số của thế giới. Theo Conference Board, một tổ chức nghiên cứu kinh doanh, hiện nay nó đã phục hồi đến khoảng 1/6 GDP của thế giới – và ít nhất là 90% của Mỹ – tính theo sức mua tương đương. Những người theo chủ nghĩa dân tộc háo hức chờ đợi ngày mà nền kinh tế Trung Quốc một lần nữa trở nên lớn nhất thế giới theo mọi thước đo, một ngày mà nhiều nhà quan sát chờ đợi là sẽ hé mở trong khi ông Tập Cận Bình vẫn là nhà lãnh đạo.
Ông Tập Cận Bình dường như lo lắng với việc giành được sự ủng hộ của những người dân tộc chủ nghĩa, đặc biệt là trong các lực lượng vũ trang, và những sự trợ giúp thảo luận về giấc mơ. Vào tháng 12/2012, trong một chuyến đi kiểm tra hải quân ở miền Nam Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã nói về “một giấc mơ quân đội hùng mạnh” và nói rằng việc kiên định tuân theo những mệnh lệnh của đảng là “tinh thần của một quân đội hùng mạnh” – một cú đánh vào những người tự do vốn lập luận rằng quân đội nên bị xóa bỏ khỏi quyền kiểm soát trực tiếp của đảng. Vào tháng 3/2013 quân đội đã ra một thông báo cho các binh sĩ rằng “giấc mơ quốc gia hùng mạnh về một sự hồi sinh vĩ đại của người dân Trung Quốc” trên thực tế là một “giấc mơ quân đội hùng mạnh”.
Âm thanh và sự giận dữ
Những người dân tộc chủ nghĩa diều hâu, đặc biệt là các quân nhân, là một nhóm cử tri mà ông Tập Cận Bình không thể phớt lờ. Trong những năm gần đây, các quan điểm của họ đã được thể hiện cởi mở hơn nhờ sự nới lỏng kiểm soát xuất bản của các quan chức. Không lâu sau khi ông Tập Cận Bình lần đầu tiên nói về giấc mộng Trung Hoa vào tháng 11/2012, các nhà xuất bản cuốn sách năm 2010 có tên “Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và Tư thế chiến lược trong kỷ nguyên hậu Mỹ vội vã đưa ra một bản in mới. Truyền thông chính thức, vốn hào hứng thảo luận việc sử dụng khái niệm giấc mơ trước đó của ông Friedman, đã không cho rằng cuốn sách có bất kỳ mối liên kết nào với khẩu hiệu của ông Tập Cận Bình. Nhưng nó là công trình được trưng bày nổi bật nhất về chủ đề giấc mơ trong một hiệu sách nhà nước lớn gần Quảng trường Thiên An Môn. Tác giả của cuốn sách, Lưu Minh Phúc, một đại tá, lập luận rằng Trung Quốc nên giành lại vị trí của mình là quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới, một vị trí nước này đã nắm giữ trong 100 năm trước khi bị sỉ nhục.
Ông Tập Cận Bình ưa thích né tránh bất kỳ thảo luận công khai nào về việc vượt qua sức mạnh Mỹ. Trong một chuyến thăm Nga vào tháng 3/2013 (chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông với tư cách là chủ tịch nước) ông đã nói rằng việc hoàn thành giấc mộng Trung Hoa sẽ có lợi cho tất cả các nước. Nhưng như Henry Kissinger cho biết trong cuốn sách năm 2011 của mình, “về Trung Quốc”, quan điểm của ông Lưu Minh Phúc phản ánh “ít nhất một thành phần nào đó trong cấu trúc thể chế của Trung Quốc”. Khi những căng thẳng chọc tức Nhật Bản, Việt Nam và Philíppin về các tuvên bố chủ quyền lãnh hải, vai trò của các nhân vật mờ ảo này trong số những nhà hoạch định chính sách an ninh của Trung Quốc là một chủ đề có nhiều suy đoán. Ông Tập Cận Bình đã không giúp xua tan bầu không khí nặng nề.
Sự tự đắc của Trung Quốc không giới hạn ở các nước láng giềng của nước này. Trong khi tìm cách không đề cập đích danh Mỹ, Sách Trắng Quốc phòng hồi tháng 4 đã bắt bẻ “sự chuyển hướng” an ninh hướng về châu Á khiến tình hình trong khu vực “căng thẳng hơn”. Truyền thông do nhà nước kiểm soát đã đi xa hơn. Tờ China Daily, một tờ báo ở Bắc Kinh, đã trích dẫn lời “các chuyên gia quân sự” khi nói rằng Chính phủ Trung Quốc không có vấn đề gì với việc Mỹ tìm cách can dự vào sự thịnh vượng của khu vực này. Nhưng Trung Quốc nói rằng nước này lo ngại sự chú trọng mới của Mỹ vào các liên minh của Mỹ ở châu Á “có thể được nhằm vào Trung Quốc và làm xáo trộn ‘giấc mộng Trung Hoa’ của công cuộc đại tu quốc gia”.
Sách Trắng được công bố ngay sau khi John Kerry, Ngoại trưởng Mỹ, tới thăm Bắc Kinh vào tháng 4/2013. Chuyến đi nhằm tái bảo đảm với Trung Quốc cam kết của Mỹ về mối quan hệ tốt đẹp sau khi Barack Obama tái đắc cử và ông Tập Cận Bình được chuyển giao quyền lực. ông Kerry nói ở Tôkyô sau khi rời Bắc Kinh: “Các bạn đều đã nghe về giấc mơ Mỹ. Hiện nay nhà lãnh đạo mới của Bắc Kinh đã đưa ra cái mà ông gọi là ‘giấc mộng Trung Hoa’”. Ông Kerry tìm cách hòa giải hai nước bằng cách đề xuất rằng Mỹ, Trung Quốc và các nước khác nên làm việc hướng tới một “giấc mơ Thái Bình Dương” về hợp tác trong các vấn đề từ gia tăng công ăn việc làm và biến đổi khí hậu cho đến dịch bệnh và tăng trường dân số.
Nhưng đề xuất này hầu như không làm dịu bớt những sự đề phòng lẫn nhau của hai nước. Một nhà bình luận người Trung Quốc cho biết ý tưởng về một giấc mơ Thái Bình Dương là nỗ lực nhằm truyền bá giấc mơ Mỹ đến mọi ngóc ngách của châu Á để đảm bảo rằng “quyền thống trị khu vực này của Mỹ sẽ không bao giờ chuyển sang tay người khác”. Đối với những người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc điều đó giống một cơn ác mộng hơn.
Mặc dù không nghi ngờ gì ông Tập Cận Bình nhận thấy một nhu cầu hành động hướng về những tình cảm như vậy, ông chắc chắn chia sẻ sự đề phòng của người tiền nhiệm của mình đối với ít nhất một số thành phần của chúng. Lịch sử Trung Quốc hiện đại cho thấy nhiều ví dụ về các phong trào chống chính phủ đội lốt chủ nghĩa dân tộc. Và thảo luận về giấc mơ của ông rõ ràng cũng nhằm vào một bộ phận khán giả rộng rãi hơn. Trong khi bài phát biểu của ông vào tháng 11/2012 về giấc mộng Trung Hoa viện đến nguồn gốc dân tộc chủ nghĩa, vào tháng 3/2013 ngôn từ của ông đã trở nên mềm mỏng hơn. Ông nói tại Quốc hội: “Cuối cùng giấc mộng Trung Hoa là giấc mộng của nhân dân”, không hề nhắc đến thế kỷ bị sỉ nhục. (Trong khoảng thời gian này các phương tiện truyền thông tiếng Anh, vốn ban đầu còn do dự, đã lựa chọn “Chinese dream” (giấc mộng của người Trung Hoa) thay vì “China dream” (giấc mộng Trung Hoa) như một cách dịch, do đó khôn khéo nhấn mạnh người dân hơn quốc gia) Một bài báo do Mạng Tài Tân, một cổng tin tức của Bắc Kinh, đăng tải nói rằng “không thiếu sự cạnh tranh giữa giấc mơ Mỹ và giấc mộng Trung Hoa”. Nhưng mạng này nói Trung Quốc cần phải giải quyết điều này bằng cách thúc đẩy “sức hấp dẫn về đạo đức của mình với các nước khác”. Những tiếng nói hòa bình cũng có rất nhiều ở Trung Quốc.
Cùng chung sống
Bằng việc gợi lên giấc mơ Mỹ một cách hời hợt với ngôn từ của mình, ông Tập Cận Bình có thể đang tìm cách làm yên lòng tầng lớp trung lưu mới của đất nước, nhóm cử tri có thể đại diện cho một thách thức đầy sức mạnh đối với quyền cai trị của đảng nếu họ trở nên thật sự bất mãn. Các quan chức dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế dưới thời ông Tập Cận Bình sẽ chậm hơn dưới thời ông Hồ Cẩm Đào. Ông Tập Cận Bình đang cho rằng điều này sẽ không có nghĩa là thắt lưng buộc bụng tầng lớp trung lưu.
Lý Xuân Linh, một chuyên gia nghiên cứu về tầng lớp trung lưu thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng giấc mơ của các thành viên tầng lớp trung lưu giàu có hơn của Trung Quốc là sống như những người trung lưu Mỹ (và nhìn thấy họ tận mắt: do đó dẫn đến một sự hăng hái đi du lịch nước ngoài ngày càng dâng trào), ông Tập Cận Bình sẽ không muốn làm họ thất vọng. Nhưng bà Lý Xuân Linh cho rằng điều này sẽ khó khăn, Bà cho biết trong những người được hưởng lợi, các mối lo ngại về sự phát triển của Trung Quốc trong những năm tới, bao gồm cả các rủi ro liên quan đến ô nhiễm và rối loạn xã hội, đang khiến họ di cư ngày càng nhiều.
Ông Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt với khó khăn trong việc quảng bá ý tưởng rằng Trung Quốc có thể “giàu có và hùng mạnh” trong khi vẫn tiếp tục là một nhà nước độc đảng. Theo Trươang Thiến Phàm, một học giả về pháp luật tự do thuộc Đại học Bắc Kinh, “hơn 3/4 [người Trung Quốc] sẽ liên kết giấc mộng Trung Hoa với một giấc mơ về chủ nghĩa hợp hiến”. “Chủ nghĩa hợp hiến” là niềm tin rằng hiến pháp – ngoại trừ trong lời nói đầu của nó, không đề cập bất kỳ vai trò gì của bản thân đảng – nên có quyền lực cao hơn những ý định bất chợt của đảng. Vào tháng 1/2013, một tờ báo do nhà nước kiểm soát, Southern Weekend, đã tìm cách đưa ra một thông điệp năm mới có tựa đề “Giấc mộng Trung Hoa: một giấc mơ chủ nghĩa hợp hiến”. Một đoạn văn viết rằng chỉ khi có sự phân chia quyền lực, Trung Quốc mới có thể trở thành một “đất nước tự do và hùng mạnh”. Bài viết đã bị thay thế bằng một phiên bản được kiểm duyệt – có tên “Giấc mộng Trung Hoa gần chúng ta hơn bao giờ hết” – gỡ bỏ các bình luận của bản gốc về tầm quan trọng của hiến pháp. Một số nhà báo đã đình công để phản đối.
Ông Tập Cận Bình đã nói về tầm quan trọng của hiến pháp, nhưng ông đã không đề cập đến “chủ nghĩa hợp hiến” – và ông đã tránh sử dụng từ “tự do” khi nói về giấc mơ. Trong những phát biểu chưa được công bố trong chuyến đi của ông xuống miền Nam Trung Quốc vào tháng 12/2012, và sau đó bị một nhà báo làm rò rỉ, ông Tập Cận Bình đã nói: “Giấc mộng Trung Hoa là một lý tưởng. Người Cộng sản nên có một lý tưởng cao hơn và đó là chủ nghĩa cộng sản”. Ông nói nguyên nhân Liên Xô sụp đổ là vì nước này đã đi lạc khỏi tính chính thống về tư tưởng. Nói cách khác, ông sẽ không phải là Gorbachev.
Nhưng việc ông Tập Cận Bình nói về một giấc mơ sẽ luôn có nguy cơ làm sâu sắc thêm những khao khát thay đổi. Ông Trương Thiên Phàm nói rằng 150 người, phần nhiều trong số đó là những học giả nổi bật, đã ký vào một bản kiến nghị đòi thực hiện đầy đủ hiến pháp mà ông đã đề xướng vào tháng 12/2012. Vào cuối tháng 3/2013, Diễn đàn Nhân dân, một trang web do tờ Nhân dân Nhật Báo, tờ báo chính của đảng điều hành, đã tìm cách đánh giá sự ủng hộ của công chúng đối với giấc mơ của ông Tập Cận Bình bằng cách tiến hành một cuộc thăm dò trên mạng. Phần mở đầu của cuộc thăm dò này nói khẩu hiệu “giấc mộng Trung Hoa” đã “nhen nhóm lại những hy vọng về một sự hồi sinh vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. Trang web này đã nhanh chóng bị xóa bỏ sau khi khoảng 80% trong số 3.000 người tham gia đã trả lời “không” cho các câu hỏi như liệu họ có ủng hộ sự cai trị độc đảng và tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội hay không.
Theo bài hát có phần ủy mị của cô Trần Tư Tư, giấc mộng Trung Hoa là “Giấc mộng của một đất nước hùng mạnh… giấc mộng của một dân tộc giàu có”, ông Tập Cận Bình dường như có cùng quan điểm – và cho tới nay đã phần nào đó rõ ràng hơn. Khi không có thực chất, việc ông Tập Cận Bình nói về một giấc mơ đang tạo ra không gian cho một cuộc tranh luận sôi nổi về việc Trung Quốc sẽ đi về đâu. Trong lúc này, điều có thể sẽ phù hợp với ông Tập Cận Bình là giữ cho đường lối ông sẽ theo đuổi không rõ ràng. Nhưng những yêu cầu về sự rõ ràng chỉ có thể tăng lên./.

1840. NHÌN LẠI SỰ KIỆN THIÊN AN MÔN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 10/6/2013
TTXVN (NiuYoóc 9/6)
Tờ “Thời báo Niu Yoóc” của Mỹ ngày 5/6 cho biết trong 4 ngày diễn ra hội nghị vào tháng 4/1989, hơn 400 nhà hoạt động chính trị uy tín của Trung Quốc tập trung tại hội trường của một khách sạn ở thủ đô Bắc Kinh để tranh luận về tương lai của đất nước. Sau một thập kỷ chuyển đổi kinh tế, Trung Quốc đối mặt với những đòi hỏi tự do hóa chính trị. Sau đó mấy ngày, các cuộc biểu tình nổ ra ở Quảng trường Thiên An Môn và cuộc sống của những người có mặt trong cuộc họp đã hoàn toàn đổi khác.

Một số người hiện nay là các nhà lãnh đạo quốc gia, trong đó có Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Những người khác đã mãn hạn tù hoặc sống lưu vong vì bị cáo buộc ủng hộ các cuộc biểu tình làm rung chuyển Đảng Cộng sản và chấm dứt sau khi lực lượng quân đội và xe tăng tràn ngập thành phố ngày 4/6/1989, bắn chết hàng trăm người biểu tình không vũ trang và những người xung quanh. Ông Trần Nhất Tư, người giúp tổ chức hội nghị, nói: “Không khí chung tại hội nghị đó là hãy để một trăm bông hoa đua nhau nở và hàng trăm trường phái đấu tranh. Sau này không thể tổ chức một hội nghị kiểu như vậy để tất cả mọi người sẵn sàng tranh luận về các quan điểm khác nhau”.
Năm 2013 là năm kỷ niệm lần thứ 24 sự kiện đẫm máu ở Quảng trường Thiên An Môn và cũng là năm đầu tiên Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản chủ yếu gồm các quan chức có quan hệ hai chiều và thân mật với sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao đã trải qua giai đoạn học làm chính trị trong những năm 1980, lúc đó ranh giới giữa những gì được phép và bị cấm không chặt chẽ và nặng nề như hiện nay. Sự nghiệp, tình bạn và đôi khi quan điểm của họ giống như của các nhà trí thức, các quan chức và các cố vấn chính sách – những người bị bỏ tù hoặc bị sa thải sau cuộc đàn áp ngày 4/6. Rất ít hy vọng các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc lật ngược phán quyết chính thức cho rằng các cuộc biểu tình Thiên An Môn là cuộc bạo loạn phản cách mạng nên phải bị nghiền nát. Nhưng ảnh hưởng sâu sắc của các nhà lãnh đạo hiện nay đối với cuộc thử nghiệm chính trị của những năm 1980 đặt ra câu hỏi liệu họ sẽ cởi mở với những ý tưởng mới và các cuộc thảo luận hơn những người tiền nhiệm trong chính phủ. Mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc công khai tranh luận các biện pháp cạnh tranh trong nền kinh tế, nhưng những đề nghị tự do hóa chính trị của họ ngày càng trở nên hiếm hoi. Hiện nay dường như bất cứ ai theo đuổi tinh thần tự do của những năm 1980 đều bị ngăn cản bởi chủ nghĩa tuân thủ của hệ thống cấp bậc và họ lo sợ bị cáo buộc có tư tưởng khác biệt. Nhưng ông Wu Wei, cựu trợ lý của ông Triệu Tử Dương – một trong các nhà lãnh đạo Đảng có tứ tưởng cải cách bị lật đổ ngay trước khi xảy ra cuộc đàn áp, cho rằng những bài học của ngày 4/6 và hậu quả của cuộc đàn áp có thể ảnh hưởng rất lớn đến các nhà lãnh đạo mới, đặc biệt nếu họ phải đối mặt với một cuộc nổi dậy chính trị nữa. Ông Wu nói: “Đối với những người trong chính quyền hiện nay, ngày 4/6 vẫn là một gánh nặng chính trị, mặc dù đó chỉ là một sự kiện mà họ không bao giờ có thể nhắc đến một cách công khai. Hiện nay, những người tham gia các cuộc biểu tình ở thời điểm đó đã trở thành những người trung niên hoặc già hơn, nhưng sự kiện đó vẫn là một nỗi đau trong trái tim của họ”. Ông Zhong Dajun, biên tập viên của Tân Hoa Xã ở thời điểm đó, cho biết Thủ tướng Lý Khắc Cường, 57 tuổi, một trong sáu thành viên hiện nay của Bộ Chính trị gồm 25 ủy viên ưu tú nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã tham dự hội nghị tháng 4/1989. Những người khác tham dự hội nghị gồm: Lí Nguyên Triều, phó Chủ tịch; Vương Kỳ Sơn, trưởng ban điều tra chống tham nhũng; và Du Chính Thanh, phụ trách chính sách đối với các nhóm tôn giáo, các dân tộc thiểu số và các nhóm phi đảng phái. Nhiều người trong số các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong tương lai nằm trong số hàng trăm nghìn sinh viên ở các trường đại học bắt đầu cuối những năm 1970 mong muốn hiểu rõ sau nhiều năm học vẹt tư tưởng Mao Trạch Đông trong cuộc Cách mạng Văn hóa, khi đó hầu hết các trường đại học bị đóng cửa hoặc bị tê liệt bởi chiến dịch ý thức hệ. Các bức ảnh cho thấy họ mặc áo bông màu xanh lá cây của kỷ nguyên Mao Trạch Đông, một kỷ niệm của sự tuân thủ mà họ mong muốn thoát khỏi. Trong suốt thời gian diễn ra cuộc bạo động Thiên An Môn, ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc hiện nay, là một quan chức địa phương ở tỉnh Phúc Kiến thuộc phía Đông Nam Trung Quốc, cách xa các cuộc biểu tình tại Bắc Kinh. Nhưng bố ông Tập Cận Bình là ông Tập Trọng Huân, một cựu đảng viên Cộng sản quay sang ủng hộ cải cách kinh tế và cũng là bạn của ông Hồ Diệu Bang, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bị giáng chức năm 1987 do có xu hướng tự do và cái chết của ông vào năm 1989 đã cổ vũ hàng nghìn người tràn đến Thiên An Môn để nói lên nỗi đau của họ và đòi tiến tới dân chủ.
Ông Warren Sun, nhà sử học của Đại học tổng hợp Monash ở Ôxtrâylia, cho biết có một số bằng chứng cho thấy ông Tập Cận Bình gián tiếp phản đối lệnh thiết quân luật của Chính phủ nhưng tuyệt đối im lặng ngay sau ngày 4/6. Ở thời điểm đó, Trung Quốc đã từ bỏ tư tưởng của kỷ nguyên Mao Trạch Đông và tiến hành các cải cách thị trường do Đặng Tiểu Bình khởi xướng cho phép nông dân, nhà máy và các nhà kinh doanh thoát khỏi các xiềng xích của nhà nước. Những thay đổi kinh tế đi cùng với những ý tưởng mới và kêu gọi cởi mở chính trị và đổi mới văn hóa, bất chấp các cuộc phản công của những người bảo thủ chống lại những người bị “ô nhiễm tinh thần”. Ông Trần Tử Minh, một nhà văn và là nhà phân tích chính trị Trung Quốc, nói: “Tất cả chúng tôi tin rằng Trung Quốc phải cải cách và cải cách khẩn trương. Chỉ có một mâu thuẫn thực sự giữa các sinh viên và học giả là Trung Quốc nên cải cách kinh tế trước hay cải cách chính trị trước hay tiến hành cả hai cùng một lúc”. Nhiều người trong số các nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc bắt đầu leo lên bậc thang chính trị trong bầu không khí nóng bỏng đó, vì các quan chức cảm thấy không có gì bất thường nếu ủng hộ những người có tư tưởng thay đổi triệt để và thậm chí bày tỏ sự cảm thông với họ. Là một sinh viên, ông Lý Khắc Cường có quan hệ với Hồ Bình và Vương Quân Đào – hai nhân vật xúi giục bạo động và cũng là những người lao vào các cuộc bầu cử không bị hạn chế của sinh viên năm 1980. Những người bạn của ông cho biết Lý Khắc Cường đôi khi tham gia các cuộc họp của trường – nơi sinh viên thức rất khuya để tranh luận chính trị bầu cử, triết học phương Tây và sự thái quá của chế độ độc tài. Sau này bạn bè cho biết ông Lý Khắc Cường bị các quan chức Đảng Cộng sản thuyết phục từ bỏ cơ hội học tập ở nước ngoài và thay vào đó trở thành một cán bộ trong Liên Đoàn Thanh niên Cộng sản. Ông Vương Quân Đào, bị bắt giam sau ngày 4/6 và đến định cư ở Mỹ vào năm 1994, nói: “Vào thời điểm đó, chúng tôi có rất nhiều quan điểm chung”. Các nhà lãnh đạo tương lai khác đều có nền tảng tương tự, Ông Vương Kỳ Sơn, hiện là chủ tịch ủy ban Chống tham nhũng và nổi tiếng vào đầu những năm 1980, là một trong “4 nhà cải cách” của các trí thức trẻ chủ trương từ bỏ nền kinh tế kế hoạch cứng nhắc. Sau thập kỷ đó, ông Sơn có mặt trong ban biên tập của nhà xuất bản “Hướng tới tương lai” phát hành hàng loạt cuốn sách phục vụ sinh viên, ông Trần Nhất Tư, cựu Viện trưởng Viện nghiên cứu cải cách cơ chế kinh tế nhà nước thuộc Chính phủ đã tổ chức Hội nghị Bắc Kinh, từng có các cuộc trò chuyện dài với ông Vương Quân Đào và một cuộc trò chuyện dài với ông Lý Khắc Cường năm 1988. Đề cập đến các nhà lãnh đạo mới nghỉ hưu gần đây của Trung Quốc, ông Trần Nhất Tư cho biết: “Thế hệ lãnh đạo hiện nay được giác ngộ nhiều hơn ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cũng như thế hệ của họ”. Năm 1989, có nhiều bất đồng ảnh hưởng đến giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Mặc dù Trung Quốc có một thập kỷ tăng trưởng kinh tế, nhưng giới sinh viên và trí thức rất thất vọng trước tình trạng tham nhũng và sự do dự của Đảng trong việc thúc đẩy thay đổi sâu rộng ở trong nước và khối Liên Xô. Công chúng cũng tức giận về các cải cách giá cả và đặc quyền của quan chức dẫn đến lạm phát tăng. Những căng thẳng đó nổi lên sau cái chết của ông Hồ Diệu Bang, khi đám tang ở Quảng trường Thiên An Môn phát triển thành các yêu cầu giảm bớt quyền lực và đặc quyền của các nhà lãnh đạo Đảng thông qua các biện pháp tiến tới dân chủ và tự do ngôn luận.
Ông Triệu Tử Dương và các thành viên tương đối ôn hòa khác trong các tổ chức Đảng chủ trương ủng hộ tự do chính trị và tự do báo chí để xoa dịu sự bất măn của học sinh sinh viên, trí thức và công chúng. Nhưng các quan chức theo đường lối cứng rắn trong Đảng cho rằng tự do hóa là mối đe dọa chứ không phải phao cứu sinh. Họ ủng hộ mạnh mẽ ông Đặng Tiểu Bình – người chủ trương cải cách kinh tế nhiều hơn thỏa hiệp chính trị. Ông Vương Quân Đào, người ủng hộ dân chủ, nhớ lại cuộc họp mà ông Lý Khắc Cường, người quen cũ trong trường đại học của ông, tham gia lần cuối vào giữa tháng 5/1989, lúc đó ông Lý Khắc Cường là một trong số các quan chức tìm cách thuyết phục học sinh chấm dứt tuyệt thực và trở lại lớp học. Ông Vương Quân Đào nói: “Là một sinh viên, ông Lý Khắc Cường thường nói về những ý nghĩ của bản thân. Hiện nay một số tư tưởng tự cao đó của ông đã biến mất. Ông đã trở thành một quan chức cấp cao, nhưng tôi vẫn nghĩ ông có ý thức về sự công bằng”. Ở thời điểm chính phủ tuyên bố thiết quân luật tại Bắc Kinh ngày 20/5, quyền lực của ông Triệu Tử Dương đã bị đổ vỡ và ông Đặng Tiểu Bình và những người bảo thủ trong Đảng chuẩn bị phản ứng mạnh tay hơn đối với sinh viên gây tắc nghẽn Thiên An Môn. Sau đó 2 tuần, các quân nhân và xe tăng được điều động đến quảng trường và Trung Quốc đã trải qua một cơn biến động do cuộc thanh trừng và bỏ tù. Những người quen cũ cho biết để đảo ngược tình hình, ông Lý Khắc Cường và các quan chức khác của Liên đoàn Thanh niên Cộng sản đã thể hiện chủ nghĩa thực dụng tàn nhẫn để tránh sự nghi ngờ không trung thành bằng cách áp dụng các biện pháp như tham dự các cuộc họp để lên án các cuộc biểu tình là phản cách mạng, Ông Vương Quân Đào cho biết: “Để tồn tại trong Đảng, họ phải trở thành những kẻ cơ hội”. Ngay sau vụ đàn áp đẫm máu ngày 4/6, vợ ông Tập Cận Bình là bà Bành Lệ Viện, một ca sĩ trong quân đội, là một trong những nghệ sĩ đến biểu diễn cho các quân nhân làm nhiệm vụ ở Thiên An Môn. Những tấm ảnh về chương trình biểu diễn của bà đã được đăng trên một tạp chí của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc năm 1989 và năm nay được đưa lên mạng Internet của Trung Quốc trước khi biến mất vì lo sợ hình ảnh đó của bà sẽ gợi lại sự kiện nhạy cảm của thời điểm năm 1989. Ông Wu Wei nói: “Hệ thống Đảng thay đổi nhân sự. Một khi đi theo con đường đó, các đảng viên biết rằng để bảo vệ bản thân, họ phải bảo vệ chế độ. Nhưng tôi không tin các nhà lãnh đạo mới có thể quên kỷ nguyên đó”./.

794- Những ai muốn nhổ bỏ cái gai Cù Huy Hà Vũ?

toacuadungNhư chúng ta đã biết, sở dĩ tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ (CHHV) lâm nạn và bị xử tủ nặng vì ông đã chọn vị trí đứng về phía những người dân thấp cổ bé miệng để chống lại đám hôn quân bạo chúa lớn nhỏ ở khắp cả 3 miền: Trung-Nam-Bắc qua rất nhiều vụ tranh chấp dân sự khác nhau. Nhưng ca nặng nhất là vụ kiện đồng chí X về việc khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên. Mặc dù vụ án đã không được hệ thống tòa án của “xứ thiên đường” thụ lý (vì trái với thông lệ). Nhưng việc làm táo bạo đó như cái gai trước mắt đám vua quan lắm của nhiều quyền.
Nay ở trong trại tù, người tù lương tâm lại tiếp tục là cái gai trước mắt đám cai ngục hung ác gian tham. Như câu chuyện nhỏ (ở đây) như sau:
Một bà mẹ đến thăm đứa con đang thụ án ở một trại tù ở huyện Yên Định (Thanh Hóa). Bà dúi cho đứa con 1,5 triệu đồng. Không may, tên công an phát hiện ra. Thông thường, nếu bị phát hiện, có thể ăn chia 50/50, người tù nhận được 1/2 còn lại là người phát hiện sẽ lấy số còn lại. Nếu không chịu thì người tù bị phạt.
Trong trường hợp nói trên, người tù nhất định ko chịu mất một nửa số tiền trên, tuyên bố sẵn sàng chịu kỷ luật chứ ko thể để số tiền mồ hôi xương máu của mẹ mình rơi vào tay tên cai ngục. Thế rồi anh bị trại giam phạt rất nặng.
Biết tin, Cù Huy Hà Vũ đã đấu tranh, yêu cầu trại tù trả lại số tiền trên cho người bạn tù cũng như xóa bỏ án phạt dành cho anh ta.
Trước sự kiên quyết của Cù Huy Hà Vũ, trại giam Yên Định đã phải nhượng bộ.
(Câu chuyện do chị Dương Hà, sau lần đi thăm chồng gần đây kể lại)
Phải nhượng bộ việc nhỏ đó. Nhưng sinh mệnh của CHHV luôn bị đe doạ bởi những cái tưởng như vụn vặt hàng ngày. Chẳng hạn như chuyện biết Hà Vũ bị bệnh tim bẩm sinh, trại giam bố trí Vũ ở ngay phòng có nhiều gió lùa. Gặp những hôm gió mùa tràn về, cán bộ trực phòng giam Lê Văn Chiến lại hay vô tình mở cánh cửa cho gió thốc vào nơi CHHV nằm. Làm người tù có bệnh luôn bị gió lạnh tra tấn, rất có nguy cơ dẫn đến đột quỵ. CHHV đã nhiều lần phản ảnh lên Giám thị trại giam Lường Văn Tuyến. Nhưng mọi việc vẫn đâu đóng đấy. Không những thế, càng ngày việc xâm phạm các quyền lợi hợp pháp của tù nhân CHHV càng tồi tệ hơn. Khiến từ ngày 27/5/2013, cực chẳng đã, người tù lương tâm CHHV phải đi đến quyết định tuyệt thực để phản đối. 
Tính đến hôm nay (13/6), đã bước sang ngày thứ 18. Nhưng Giám thị trại giam K.5 Thanh Hóa và cấp trên của họ vẫn dửng dưng. Mà cuộc tuyệt thực vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Hậu qủa ra sao, dù không nói ra thì ai cũng rõ.
Những ai muốn nhổ bỏ cái gai sắc nhọn như tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ ở cả cái nhà tù lớn và nhà tù nhỏ K.5 Thanh Hóa kia? Chắc mọi người đã rõ!
Nhận diện về việc này, Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu), người có nhiều am tường về cách hành xử của giám thị trại giam đã viết trên facebook của mình những dòng sau đây (xin trích):
Trại giam đã cho một tên cán bộ quèn, nếu tôi đoán không nhầm thì là một tên cán bộ một vài buồng giam hay một khu nhỏ trong trại giam. Tên cán bộ này nhận nhiệm vụ khiêu khích tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ để gây cho anh phải bất ổn định về tâm lý. Chứng tỏ đã có một sự toan tính nghiên cứu về tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ rất kỹ và trò khiêu khích bằng những thủ đoạn hèn mọn là mũi công phá mà những kẻ muốn tấn công anh đã chọn.  Những người trọng danh dự, khảng khái thường phải đối mặt với những tên tiểu nhân với những trò tiểu nhân như vậy. Tương tự những người dân tôn giáo hay người biểu tình yêu nước bỗng dưng không thấy công an đâu, thay vào đó là một đám ”quần chúng bức xúc” lăng mạ, chửi bới và đánh đập họ.
Cho dù tiến sĩ Vũ đã gửi đơn khiếu nại đến các cấp, nhưng tên cán bộ quèn đó vẫn hàng ngày nhơn nhơn đến khiêu khích anh. Không nói chúng ta cũng hiểu đằng sau tên lính quèn này là một âm mưu được chỉ đạo từ cỡ nào mới khiến hắn ngạo mạn như vậy.
Chắc chắn khi tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hết sức và rơi vào hôn mê. Chúng mới đưa anh đi cấp cứu và dùng các biện pháp hồi sức, truyền đạm, truyền chất này nọ. Có khi nhân tiện chúng truyền loại thuốc gì đó luôn. Đấy mới là điều đáng lo. Và có khi đó mới là mục đích chính của sự khiêu khích khiến anh Vũ tuyệt thực.
Rồi Lái Gió đưa ra một phương cách ứng xử quyết liệt, thật không ngờ:
Việc của chị Hà muốn cứu anh Vũ ngay bây giờ, là hãy lên phương án sẵn sàng đón nhận nếu chồng mình chết vì tuyệt thực, tang lễ sẽ tổ chức thế nào, đưa đi đâu, kéo dài trong bao nhiêu ngày. Phải cứng rắn chơi sát ván với chồng mình như vậy mới cứu được chồng mình. Nếu cần hãy đội khăn tang, lập bàn thờ, cầm bài vị chồng đứng trước cổng cùng với xe tang, quan tài để chờ đợi nhận xác chồng ở trại giam đưa ra. 
Còn cứ loanh quanh van xin, lạy lục để được vào thăm chồng, để được động viên an ủi chồng ăn vài miếng thì xét theo góc độ phụ nữ, người vợ là điều đúng đắn. Nhưng xét theo tầm cỡ của Cù Huy Hà Vũ thì không thể nào như vậy.
Giáo dân Nam Định thắp nến cầu nguyện cho CHHV.
Giáo dân Nam Định thắp nến cầu nguyện cho CHHV.
Đã có rất nhiều cư dân mạng hưởng ứng sáng kiến của NBG. Nhưng từ ý tưởng đến hành động cũng còn một khoảng cách không nhỏ. Mà ngọn đèn (CHHV) giữa đêm đen đang leo lét từng ngày.
Thức tỉnh mau mau, hỡi các bạn ơi!
Cứu Vũ lúc này, là cứu mình, cứu Nước…
Để Việt Nam tiến về phía trước
Chẳng thẹn lòng với thế hệ mai sau.
Ai sẽ tiếp năng lượng cho ngọn đèn kiên trinh đang tuyệt thực trong tù Cù Huy Hà Vũ? Nếu không phải ở từng người một trong tất cả chúng ta?
Gocomay

CÒN CÓ SỰ TÀN ĐỘC NÀO HƠN?

Chân thành chia sẻ với Cù Huy Hà Vũ và gia đình anh
.
Cù Huy Hà Vũ
Bằng vũ khí cuối cùng
người tù lương tâm có được
Lấy mạng sống của chính mình
Chiến đấu với bất công
bạo quyền tàn độc
Chỉ để đòi quyền được làm người.
15 ngày rồi anh tuyệt thực.
Thử hỏi sức chịu đựng của các người ra sao
Khi chỉ một ngày thôi
bụng không được tọng đầy thịt thà, bia, rượu.
Cả hội trường quốc hội tới hôm nay
Gần năm trăm người vẫn lặng thinh vô cảm
Trời ơi!
Lũ thực dân, phát xít
hay bạo chúa xa xưa
Chắc cũng phải chào thua các vị
Lê Trang Thu – Hà Nội
Cựu chiến binh.
Đâu là giới hạn?

Giới hạn của sự chịu đựng về thể xác?
Giới hạn sự chịu đựng về tinh thần?
Giới hạn của tàn nhẫn?

Một người tù đang bước sang ngày tuyệt thực thứ 18, chỉ để đòi những quyền tối thiểu của mình theo luật pháp. Nhớ ngày xưa, ông Tố Hữu là thơ về người cộng sản tuyệt thực trong nhà tù đế quốc. Giờ ai sẽ làm thơ về con của người cộng sản, đang tuyệt thực trong nhà tù cộng sản?

Báo chí quốc doanh ruồi bu. Cố lên Bộ trưởng!

boibutChu Mộng Long – Trong giờ Quốc hội giải lao, sau khi biết kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo Phạm Vũ Luận đi bộ một mình ra sau hội trường, từ chối trả lời phỏng vấn nhà báo và nói: “Tôi đang rất buồn”.
Tuổi trẻ, Vietnamnet… và các loại net thi nhau đưa tin như thế sau kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo cao cấp.
Hình ảnh ông Luận thọc tay vào túi quần đi bách bộ với vẻ mặt suy tư mà bọn nhà báo chí rình mò chụp lén ông là có thật, nhưng cái câu: “Tôi đang rất buồn” có báo ghi và có báo không hoặc đã cắt bỏ. Những tờ báo đầu têu bản tin này như Tuổi trẻ, Vietnamnet thì đã gỡ bỏ, không biết vì sao . Còn lại trên mạng là những đàn ruồi của báo quốc doanh đưa tin nhặng xị chừng như đánh hạ thêm uy tín của ông.
tinmoibtluan
Bọn nhà báo này chắc không được ai dạy nên chờ cơ hội là, nói như nhà văn Vũ Trọng Phụng, nhặng xị như đàn ruồi vớ phải xác chết!!!
Tung hô đánh bóng cũng chúng, mà a dua đánh bồi cũng chúng.
Các khoa có đào tạo báo chí dạy chúng viết lách kiểu gì mà đạo đức của chúng ngày càng tồi tệ, không ngửi được!
Tôi nghĩ, ông Luận chẳng việc gì phải buồn khi 177 phiếu bôi vạch đỏ cho ông biết đâu toàn là những đại biểu… tại chức. Ở bài trước, tôi nghĩ theo nghĩa tích cực, rằng các đại biểu muốn ông có đột phá, nhưng ông lại không đột phá. Và ở nghĩa khác, các đại biểu không thấy ấn tượng ở ông… với những lời hô hào trống rỗng mà ông chỉ lặng lẽ làm, làm những điều thiết thực vừa sức với ông. Nhưng bây giờ thì tôi đã hiểu, cái việc làm hiệu quả vừa rồi của ông có khi đã gây tổn thương quá lớn cho những kẻ tín nhiệm thấp đối với ông. Ông đã đánh chặn hệ tại chức, khống chế chỉ tiêu, rút phép thông công một số ngành, trong đó đặc biệt có những ngành mà biết đâu những người này đã, đang theo học để… giữ ghế???
Báo chí a dua nói ông đang buồn, lại còn dùng trí tiểu nhân vây áp kẻ thế cô mà hạ bút viết câu: ông từ chối trả lời phỏng vấn!!! Chúng làm như ông là tội phạm không bằng!
Ông đang buồn? Có thể, nhưng chắc gì đã buồn vì số phiếu tín nhiệm thấp kia mà buồn vì chất lượng trí tuệ của những người bỏ phiếu cho ông. Tôi thấy vẻ mặt ông đang suy tư thì đúng hơn. Suy tư cho cái Quốc hội trong đó có mình là thành viên, suy tư cho những lá phiếu kia không biết đang muốn gì ở mình?
Chắc chắn tín nhiệm thấp là không phải muốn ông đột phá mà muốn ông đột quỵ! Ông đột quỵ thì ý đồ của ông khi tiến tới chấn chỉnh đào tạo tại chức, chấn chỉnh mở trường, mở ngành đào tạo, dạy thêm học thêm tràn lan sẽ phải dừng lại, cho họ và con cháu họ nhờ?!!
Đã thế thì hãy cố lên ông Luận. Tôi vốn không ưa những quan lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhất là những quan nghỉ hưu rồi khua môi múa mép tự cho mình tài giỏi hơn người. Nhưng tôi quý ông. Ông ít nói mà dám làm. Ngay cả khi ông nói việc cả ngàn học sinh bị điểm không môn sử là bình thường, bọn lề trái lẫn lề phải a dua ném đá ông, tôi vẫn ủng hộ ông. Tôi hiểu ông muốn đẩy tội sang đám soạn sử, dạy sử, ra đề sử hơn là người học sử!
Và tôi tin, từng bước, nếu tiếp tục trên cương vị Bộ trưởng, ông sẽ làm được và mạnh tay hơn nữa. Trước mắt, cách chức các Hiệu trưởng coi trời bằng vung để bọn cơ hội trí thức học chui với bằng tại chức hay quản lí giáo dục tràn lan không còn chỗ nương thân.
Chỉ cần 86 phiếu tín nhiệm cao, thêm phiếu của tôi, ông có thể tự hào là một Bộ trưởng tốt! Cố lên Bộ trưởng. Không việc gì phải buồn! Ông làm Bộ trưởng cho nền giáo dục quốc dân hay làm Bộ trưởng cho 177 đại biểu kia chứ???
BÉT BẢNG THÌ ĐÃ LÀM SAO?
 
 Dư luận đang “nóng” chuyện ông bộ trưởng ngành GD&ĐT “bét bảng” trong “kì thi vấn đáp” trước quốc hội.
Số là, các bộ trưởng trả lời chất vấn trước quốc hội xong, có ngay cuộc thăm dò dư luận về chất lượng trả lời chất vấn của các vị.
Kết quả chỉ có 3% số người bình chọn cho rằng phần trả lời của bộ trưởng GD&ĐT là đạt yêu cầu.
Trong khi đó: Bộ trưởng GT: 45%. Bộ trưởng TC: 38%. Thống đốc NHNN: 10%. Bộ trưởng NN&PTNT: 5%...
Như vậy, bộ trưởng GD&ĐT bét bảng với điểm “áp zero”. Bởi 3% quy thành 0,3đ, làm tròn được 0,5đ. Hú vía, vẫn hơn mấy ngàn đứa học trò dốt bị “zero” môn sử một chút.
Mà chính ông bộ trưởng GD&ĐT đã nói: Hàng ngàn điểm “không” môn sử là chuyện “bình thường”.
Mấy ngàn điểm“không” là “bình thường”, chẳng lẽ một con điểm 0,5 lại bất thường. Chuyện thi TN như thế, ông bộ trưởng còn coi là “khá khách quan”, không lẽ ông lại nghi ngờ sự khách quan của báo chí. Họa chăng, ông sẽ ngờ 3% số người ủng hộ kia đã thiên vị mình. Nếu không là người quen, thì chắc họ không hiểu về giáo dục.
Nhưng bộ trưởng GD&ĐT bị “bét bảng” thì đã làm sao, ông mà không bét thì mới lạ.
Giáo dục đang thời loạn, từ loạn thi, đến loạn bằng, rồi loạn thành tích, sang loạn thu, loạn học thêm, loạn đại học..., ai cũng đã biết rồi. Việc ông bộ trưởng vẽ, vẽ chuyện thi nghiêm túc, vẽ chuyện nâng chất lượng, vẽ chuyện giải quyết vụ sửa đáp án bộ, vẽ chuyện tăng trường ĐH, vẽ chuyện 20.000 TS, vẽ chuyện giảm tải, vẽ dự án 70.000 tỷ..thì ai cũng đã biết. Thế mà quốc hội lại vặn vẹo ông về chất lượng thực của giáo dục, thì ông trả lời được như rứa, là hay lắm rồi.
Mà nơi nào có lắm con điểm “zero” với điểm “áp zero”, chỉ vì nơi đó không thi trắc nghiệm.
Có lẽ quốc hội quá “sùng ngoại”, nên chưa áp dụng cách thi mới của ngành GD nước nhà. Nước ngoài họ thi vấn đáp, vì xứ họ mọi thứ đều chân thực. Ta thì chỉ vấn đáp khi hỏi bài cũ, còn hễ thi cử là dùng tự luận hay trắc nghiệm, thậm chí toan bỏ luôn tự luận, dùng mỗi trắc nghiệm.
Nếu chỉ dùng trắc nghiệm, thì sẽ không có hàng ngàn điểm “không” môn sử. Cũng không có vụ 11 tỉnh ĐB SCL sửa đáp án để nâng điểm. Kẻ mù chữ tô trắc nghiệm, cũng “băm bù” được vài ba điểm.
Vì vậy, quốc hội nên bỏ kiểu “hỏi xoáy, đáp xoay”, thay bằng “thi” tự luận hay trắc nghiệm. Khi đó, với kinh nghiệm chỉ đạo “làm thi”của ngành, ông bộ trưởng không “đỗ thủ khoa” thì mới là lạ.
Tạm thời, ông bộ trưởng GD&ĐT đang chịu tiếng“bét bảng”.
Nhưng bét bảng thì đã làm sao?. Ông HT cũ trường tui, thời còn giáo viên quèn, đi thi GVG cũng bét bảng, nghĩa là kém cỏi nhất trong những người thi trượt. Thế mà, ngay sau thi, ông ta chạy được chân hiệu phó và năm sau chễm chệ ngồi ghế giám khảo cho cuộc thi GVG tỉnh tiếp theo. Theo đó mà suy, bét bảng có khi là dấu hiệu của thăng tiến.
Nếu thấy cần, bộ trưởng hãy dùng “phản bình chọn”. Nghĩa là cho tất cả học sinh sinh viên (họ đang chịu sự quản lý của ngành ta mà) tham gia bình chọn công khai. Dưới sự chỉ đạo của đội ngũ thầy cô dày dạn “làm thi”, tỷ lệ bình cho bộ trưởng của ngành, chắc chắn sẽ tương đương tỷ lệ đậu TN vừa rồi.
Khi đó thiên hạ sẽ sáng mắt ra, không ai dám nói: Bộ trưởng ngành GD&ĐT mà thi lại “bét bảng”!.
Mà bộ trưởng GD&ĐT nhà ta “bét bảng” thì đã làm sao, cùng lắm thì ông chịu khó lưu ban thêm nhiệm kỳ bộ trưởng nữa.

CHIA SẺ CÙNG BỘ TRƯỞNG


NDX.net - Nhân đọc bài trên Tuổi trẻ: “Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận: Tôi đang rất buồn” sau khi biết kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội ngày 11-6-2013 ông là một trong bốn năm người có số phiếu tín nhiệm thấp cao nhất.
Bo_truong_Luan_buon
Buồn làm chi nữa, Bộ trưởng ơi !
Còn bao nhiêu vị như bác thôi
Tín nhiệm có thấp thì cố gắng
Việc làm – lời nói phải đi đôi.
Phải tự xem mình, chẳng trách ai
Để cho hai chữ TÂM và TÀI
Xứng tầm công việc dân giao phó
Tín nhiệm lần sau lại cao thôi !
Buồn làm chi nữa, Bộ trưởng ơi !
Chia sẻ cùng ông một đôi lời
GIÁO DỤC mai này sẽ khởi sắc
Vững tâm bền chí tới tương lai.
12-6-2013
Nguyễn Duy Xuân

Phê và tự phê

Nguyên Anh (Danlambao) - Ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú, có thể chỉ một chữ hoặc ghép với một từ là ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Phê thường được tín đồ của ả Phù Dung dùng trên cửa miệng khi được hít hay chích thuốc phiện thỏa mãn cơn ghiền nên họ hay nói phê, nói tắt của từ ép phê. Tuy nhiên đảng cũng hay dùng chữ phê một cách nói tắt của cụm từ phê bình, phê phán để gọi là tự răn mình trên tình… đồng chí anh em. Có lẽ phong trào phê và tự phê riết rồi nhàm cho nên mới có việc bỏ phiếu bất tín nhiệm vừa qua, hay là đảng mượn gió bẻ măng dùng chiêu bài để hạ gục đối thủ mà đảng không dám ra tay như anh 3 Ếch?
Bàn dân thiên hạ xem kết quả của cuộc bỏ phiếu xong ai nấy lắc đầu: "Trò khỉ!"
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, bí danh anh Tư sâu nổi đình nổi đám với tuyên bố một rừng sâu nhưng chả bắt được con nào qua mặt anh 3 Ếch với số phiếu cao ngất ngưỡng.
- Tiếp đến Ngài Nguyễn Thị Dzoan PCT người để đời câu nói Dân chủ xứ ta hơn bọn tư bản chán vạn lần cũng cao không kém đạt 263 phiếu nhưng người dân muốn thể hiện cái quyển dân chủ của mình đều được nhà nước nuôi trong tù!
- Ngài Phan Trung Lý CNUBPL với chương trình Cuội góp ý sửa đổi Hiến pháp đạt 294 phiếu trong khi ngoài xã hội dân chúng kêu tên ngài chửi nhoi trời đất!
- Ngài Nguyễn Tấn Dũng đương kim thủ tướng người đã làm tan nát nền kinh tế VN với quả đấm thép Vinashin 4, 5 tỷ USD đạt 210 phiếu.
- Ngài Hoàng Trung Hải PTT với chủ trương khai thác Bô xít và đem dân Tàu qua VN dành việc làm đạt 186 phiếu.
- Ngài Nguyễn Thiện Nhân PTT người tổ chức các phong trào nhớ ơn tàu khựa đạt 196 phiếu.
- Ngài Hoàng Tuấn Anh BT. BVH. TT. DL người của niềm vui, tổ chức các buổi lễ danh hiệu Unesco và nổi tiếng với chương trình Toàn Dân Bị Lừa của công ty 7 kỳ quan thế giới đạt 90 phiếu.
- Thống đốc Nguyễn Văn Bình bí danh Bình ruồi người đã đầu cơ vàng ăn lời trên đầu trên cổ nhân dân toàn quốc và góp phần bóp chết các doanh nghiệp VN với lãi suất ngân hàng cao ngất ngưởng đạt 88 phiếu.
- Ngài Phạm Vũ Luận BT. BGDĐT sếp của quý thầy cô với đồng lương chết đói đạt 86 phiếu.
- Ngài Phạm Bình Minh BT. BNG người kiên trì đường lối hòa bình, chiến tranh nước bọt với TQ đạt 238 phiếu.
- Ngài Cao Đức Phát BT. BNN&PTNT người quản lý giá nông sản VN lúc nào cũng bị ép giá, người nông dân làm mãi vẫn hoàn nghèo đạt 184 phiếu.
- Ngài Giàng Seo Phừ BT. CNUBST người béo ụt ịt nhưng dân miền núi gầy trơ xương, người nổi tiếng với dự án điện mặt trời được bỏ hoang đạt 158 phiếu.
- Ngài Trần Đại Quang, sếp của ngành côn an mật vụ, người lãnh đạo đội ngũ nhân viên phản biểu tình, chích thuốc vào bụng dân, đánh đập những tiếng nói ôn hòa đạt 273 phiếu.
- Ngài Phùng Quang Thanh BT. BQP người khoanh tay nghe bọn cướp nước dạy bảo và tuyên truyền cho dân chúng công ơn bọn cướp nước đạt số phiếu 323.
- Ngài Đinh La Thăng BT. BGTVT đạt 186 phiếu trong khi tai nạn giao thông ngày nào cũng có người chết, ai chất vấn thì ngài nhăn nhở cười đổ cho đường xá xuống cấp và xin… tiền để làm đường.
- Ngài Nguyễn Thị Kim Tiến BT. BYT người đã phát ngôn bệnh viện không có giường nằm thì hỏi nhà nước chứ đừng hỏi bà đạt 108 phiếu.
- Ngài Huỳnh Phong Tranh TTTCP, người đã chém gió trên DĐQH mà người dân xem thường nhận thức của ông đạt 164 phiếu.
Cuối cùng các hãng truyền thông trong và ngoài nước đưa tin: “Các lãnh đạo VN đều sống sót qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm!” Dĩ nhiên là phải sống thôi vì con cháu các cụ cả, và kỷ luật hết thì lấy ai làm việc! (Nguyễn Sinh Hùng)
Chỉ khi nào các quan chức chính phủ biết đến chữ trách nhiệm với người dân, sẵn sàng từ chức khi trong phạm vi quyền hạn của mình mà để xảy ra tai nạn chết người, vụ việc nghiêm trọng như Nhật Bản và các quốc gia đa nguyên thì VN mới mong khá lên được.
Còn nếu không cái chương trình bỏ phiếu bất tín nhiệm của đảng chỉ là phê, tự phê và… tự sướng với nhau khi những người tham gia bỏ phiếu đều cùng một giuộc.
Lòng vả cũng như lòng sung mà đúng không đảng? Và chúng ta cùng nhau múa gậy vườn hoang chém gió vù vù vì đâu có đảng phái đối lập nào chỉ trích? Nhưng đảng cũng cẩn thận đấy, phê quá, sướng quá nhắm tịt mắt té lúc nào không hay đấy đảng ạ !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét