Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Tiêu đề bài đăng

Nguyễn Bá Thanh... "gục ngã"?!

Một cầu thủ già nua, ngã bệt và gục đầu trước một trận cầu quá sức!
Báo chí cho biết 11/5/2013 Hội nghị TW7 mới kết thúc, nhưng thông tin Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ "rớt" lan tràn đầy trên mạng. Một khi điều này trở thành sự thật, đó là tín hiệu đáng vui mừng cho những ai quan tâm đến tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Chỉ điều ngược lại mới đáng lo.
Những người than thở, ủ dột khi nghe tin ông Thanh "rớt" vào ngày 4/5/2013 hầu như nghiêng về cảm tính cùng sự sùng bái cá nhân ông Thanh. Họ không ngại ngần thổ lộ tâm trạng tiếc tài năng không được đánh giá đúng, lo lắng tương lai gần ông Thanh hết đường phát triển, cộng với tiếc cho... Đảng. Đó không là dấu hiệu tiếc nuối sự độc đảng toàn trị pha lẫn tính tôn sùng thói gia trưởng?
Thử đặt mình vào trong tâm trạng "người Cộng sản" với một phiếu bầu trong cuộc hội nghị hiện nay thì bạn sẽ bầu ai? Tôi tin phần lớn sẽ cân nhắc với câu trả lời đơn giản: "Ta bầu ai sao cho có lợi cho mình trước hết". Có lẽ 2 yếu tố: tổ quốc & dân tộc, khó có chỗ đứng cao nhất trong việc cân nhắc bầu bán trong nội bộ người CS hiện nay? Dù phe này hay phái kia. Dù là bám vào Trung Quốc hay bắt tay thầm lặng với Mỹ cũng cốt sao cho củng cố an toàn và lợi ích của họ không bị suy suyển.
Với bản chất, người CS hơn nhau ở trò lừa dối. Hãy nghe ông lực điền mê đá bóng nói [1]:
“Tôi và tất cả lãnh đạo khác của TP Đà Nẵng không ai có tiền trong tài khoản ở nước ngoài, 100 USD cũng không có”.
Một chính khách khôn ngoan không thể nói kiểu thô lỗ như thế, thậm chí đó là sự thật đi chăng nữa. Tại đây, ông Bá Thanh càng cho thấy không có đủ khả năng và nghệ thuật để làm chính trị. Chính trị ngày nay đã khác quá xa so với thời "thương vay khóc mướn" thuở ông Hồ!
Một khi Nguyễn Bá Thanh "đậu", quả là con đường đấu tranh dân chủ càng gập ghềnh hơn, bởi vây cánh (tạm gọi) "phe đảng" vẫn còn đủ sức chi phối.
Như người viết bài từng lo ngại [2]:
Tuy vậy, câu hỏi lớn cần đặt ra: Việt Nam đang đứng trước cơ hội hay thách thức nghiêm trọng qua cách bổ nhiệm cũ kỹ và lạc hậu cùng sự "tái xuất giang hồ" của hai "ban đảng" ngỡ đã lụi tàn một cách khách quan?
Không quá đáng, khi gọi việc tái lập hai "ban đảng" này như những cánh tay dứt khoát đóng sầm "cánh cửa Việt Nam" trước những cặp mắt đăm chiêu của bạn bè thế giới nhìn vào!
Một câu hỏi cũng nên mang ra mổ xẻ: Tại sao "hai ban đảng" này, một thời làm mưa làm gió mà phải chịu tàn lụi trong thời gian sau này, dù điều 4 HP vẫn sừng sững? Có thể đồng thuận một cách trả lời thế này không: "Việt Nam dù sao cũng đã hội nhập với thế giới"??? Nếu đó là nguyên nhân mấu chốt được nhiều người đồng ý, thì khả năng Nguyễn Bá Thanh "rớt" sẽ là thật. Đó cũng là nguyên nhân thứ nhất.
Chính từ mấu chốt hội nhập với thế giới, các mối lợi ích cốt lõi (kể cả tài nguyên quốc gia) đã âm thầm và tỉ mẩn "chuyển giao" dần dần chủ sở hữu với vây cánh từ các nhà tài phiệt kết thân chặt chẽ với "tai to mặt lớn" bất chấp ở vị trí nào mà khó có ai (hoặc một nhóm vài vị cao cấp đối nghịch) đủ khả năng cùng lòng can đảm động vào, nó vẫn luôn râm ran và tràn trề như sự mênh mông, bát ngát mà chúng ta nhận được từ internet. "Túi khôn" nằm trong tay ai? Chẳng trong tay ai khờ khạo cả, đó là sự đi trước, "tiên hạ thủ vi cường" trong suốt hơn 10 năm qua. Từ Ngân hàng quốc gia, cho đến cả bên quân sự và chân rết của nó. Bạn sẽ hỏi tôi thế còn công an thì sao? Xin thưa, đ/c X nhà ta xuất thân từ công an đấy ạ! :D
Hãy nhớ về Ecopark. Về in tiền Polymer và những món nợ lớn từ Vinashin, Vinalines v.v... đến nay vẫn mờ mịt và khuất lấp như những đợt sóng biển dạt dào vỗ vào kéo ra, vỗ vào kéo ra xa hơn. Xa hơn nữa. Xa tít mù... như mò kim đáy bể.
"Người CS" ngày nay rõ ràng "thương con" nhiều hơn tiền bối của họ.
Vì nước quên con (là đồ ngu)
Vì bon chen mà phục vụ (mới khôn)
Đó là "chân lý" ngày nay khi muốn "một tay quấy nước, một tay chọc trời". Hãy cùng điểm qua: ngoài đ/c X, hằng hà sa số các "đ/c" khác cũng như thế mà thôi, ví như "đ/c" hai Nhựt. Ở đây, chúng ta không bàn về khái niệm "thế nào là thương con" để tránh lạc đề, đặt trong "chân lý" của đại đa số "người CS" hiện nay.
Đó là quả đắng cho những ai nức nở khen Nguyễn Phú Trọng (và vài đ/c khác) như một thứ "của quý" còn sót lại trong xã hội biểu dương lực lượng bằng nắm tiền và nắm đấm, khi ông ta không làm cái ô cho con của mình.
Ngay cả "đ/c" Nguyễn Bá Thanh cũng thế thôi. Duy tiếc, quá chậm và khá bèo với cậu con trai Nguyễn Bá Cảnh đưa lên quá trễ. Nguyễn Xuân Anh (con trai Nguyễn Văn Chi) vẫn là "tấm gương" kiếm chỗ cho "cháu nó" ngồi một chỗ cho... nó lành. Thế là đủ.
Cần phải nể phục đ/c X, "đ/c" hai Nhựt trong việc "thương con" "hết lòng" so với các "đ/c" khác.
Xin đừng ảo tưởng, hỡi những ai cho rằng ủng hộ Nguyễn Bá Thanh là thức thời và tiến bộ.
Tôi vẫn chưa có ý định chấm dứt câu chuyện tại đây, khi đề cập đến Luật pháp (cả quốc tế và quốc nội) là nguyên nhân thứ hai mà vì nó, Nguyễn Bá Thanh sẽ "rớt".
Nếu bạn đồng ý nguyên nhân thứ nhất thì không thể bác bỏ nguyên nhân thứ hai tôi đề cập, bởi đó là hệ quả tất yếu.
Những thầm lặng phía sau đàm phán liên tục kéo dài cả chục năm cho Việt Nam đặt chân chính thức vào WTO, đâu đó râm ran những lời hứa và những lời hẹn...
Đâu có gì quá đáng để nói về "sự sốt ruột", một khi bạn là chủ nợ? Nhiều chủ nợ là đằng khác, nhưng là những chủ nợ văn minh, không chỉ là những chủ nợ lưu manh. Đó là cái khó nữa, một khi "chất" hỗn ẩu, liều lĩnh, nông nổi, luôn tỏ ra oai quyền và đặc biệt không đánh giá đúng sức mạnh cũng như hiệu quả luật pháp (nếu không nói là bất chấp luật pháp) của Nguyễn Bá Thanh được "phát huy mạnh mẽ" trước toàn thế giới, trong vai trò lãnh đạo nào đó, coi như Việt Nam đừng bao giờ nghĩ về 2018 với lời cam kết khi xin vô WTO. Liệu những lời cam kết từ WTO mà không thực hiện có trở thành đòn bẫy hất thẳng Việt Nam ra khỏi TPP mà người CS đang thèm muốn trước mắt như là một nỗi cứu rỗi???
Sonh song tin đồn Nguyễn Bá Thanh "rớt", báo VNN cho biết: "Lập Ban nội chính trung ương ở tất cả tỉnh, thành" [3]. Bài báo mô tả việc này là một việc mới, bởi trước đây chưa có kiểu "đại trà" như thế.
Thông tin tỉnh thành nào cũng có "nội chính" không những tạo một hình ảnh choáng ngợp dày đặc các cặp mắt cú vọ, sẵn sàng xộc thẳng vào bất cứ nơi đâu để tìm "dấu vết" tham nhũng như họ tuyên bố mà còn tạo cảm giác rất ư là "quyết liệt" (mượn từ của đ/c X) như một trạng thái căng thẳng của những bộ óc đang rất mệt mỏi cho cuộc đấu đá mấy ngày nay? Nó định hù dân hay dọa ai đây nhỉ?!
Dù là "dân" hay là "ai", muốn gì thì muốn, cũng phải dựa vào căn cứ gì từ "tội phạm", cơ sở luật lệ nào của Chính phủ chứ nhỉ? Người viết biết sẽ có vô số độc giả cười hô hố ngay lập tức khi hai chữ "luật lệ" được đề cập ở đây. Năm nay là 2013 không phải 1985 (năm đổi tiền tính đến nay là lần cuối), nghĩa là chúng ta lại quay trở lại vấn đề "hội nhập", "interpol", "làm ăn quốc tế"... mà Việt Nam đi tới nước nào cũng bị phàn nàn. Do đó, cũng có thể khẳng định: "đổi tiền" không bao giờ xảy ra trong tương lai.
Dù sao, TPP đang là mong muốn của Chính phủ (có cả nắm tiền & nắm đấm) cùng việc mua sắm vũ khí luôn được Hoa Kỳ đòi gắn liền với nhân quyền cần được cải thiện rõ rệt, chứ lời hứa suông đã quá chán chê rồi!. Sự kiên nhẫn nào cũng có giới hạn của nó. Người trầm tĩnh nào cũng biết đến thời điểm hợp lý nào đó để không thể tiếp tục nhân nhượng mà cần nhận câu trả lời dứt khoát. Dư luận thế giới thời gian gần đây cho thấy (hình như) sự nhẫn nại của họ cũng tới hạn của nó, khi RSF gọi Nguyễn Phú Trọng là một trong các "hung thần tự do thông tin" [4]. Liệu Việt Nam có muốn bộ mặt mình lem luốc thêm với một "hung thần" còn ghê gớm hơn khi trực tiếp nhúng tay vào vụ án giáo dân Cồn Dầu nổi tiếng cả thế giới?!
Tôi không thể tin Việt Nam muốn thế giới càng xa lánh và đề phòng cẩn thận hơn trong khi đang rất cần... "tiền"!
Khi tái lập "hai ban đảng", ĐCSVN lẽ ra phải tính đến toàn cục cho cả đối nội và đối ngoại, đặt trong tình hình nguy khốn của Việt Nam hiện nay, tiếc thay, họ chỉ chứng tỏ sự phiến diện và nôn nóng nhằm mục đích hạ bệ đ/c X càng nhanh càng tốt, hơn là một cuộc đổi thay ngoạn mục mang chất văn minh hiện đại như cần phải có.
Thêm vào đó, việc tái lập "hai ban đảng" này biểu lộ sự sợ sệt cao độ về một mối nguy hại lồ lộ: mất quyền năng thật sự bao trùm trên mọi lĩnh vực trước một đối thủ ngày càng hùng mạnh. Quá trễ, khi họ nhận ra vấn đề, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng. Cũng có thể ông ta không nhận ra mãi cho đến khi cú "nốc ao" từ Nguyễn Đắc Kiên đánh sụm nốt những hy vọng bấy lâu ông ta nuôi nấng một sự vực dậy "ý đảng lòng dân", đó có phải lý do Nguyễn Phú Trọng đưa yếu tố "dân vận" trong bài phát biểu của mình??? Một yếu tố "xưa như quả dưa" mà chính người CS đã bội phản và bỏ rơi trong nhiều năm với nhân vật Hà Thị Khiết quá mờ nhạt trong mấy năm qua. Muộn lắm rồi, ông "chuyên gia" lẩy Kiều! Muộn lắm rồi! Ông ăn nói với dân kiểu đó, giờ lại đòi "dân vận"?! Dân nổi giận thì đúng hơn đấy!
Một lưu ý nhỏ: trong mấy ngày qua, về phần hình ảnh, có thể nói vô cùng hiếm hoi những khuôn mặt "cộm cán" được các nhà báo "chộp", có phải do họ quá hãi hùng khi những bộ mặt lần trước được khai thác tối đa từ các nhà quan sát để tha hồ mà suy đoán, bàn luận và... bươi móc (nhưng khá đúng, nên những khuôn hình kỳ này không lấy cận cảnh chân dung)???
Nếu rảnh, quý độc giả có thể xem qua toàn văn của Nguyễn Phú Trọng để thấy lời lẽ khá nhẹ nhàng, nhún nhường, có lẽ "thủ phạm" chính là tên nhà báo hỉ mũi chưa sạch gây ra làm ông giáo sư chuyên ngành xây dựng đảng tê tái mà nghe đâu phải năm viện cả tuần mới gượng dậy nổi??? Từ sau cú đạp đổ đó, ông mới tỉnh hẳn người ra để nhớ về "dân vận"?!
Chỉ từ hai nguyên nhân chỉ ra, có thể đặt cược 20% cho khái niệm "đậu" của Nguyễn Bá Thanh.
"Dòng tộc Đẻng" đã tiêu vong rồi, ông trưởng tộc ạ!
Chén vui nhớ bữa hôm qua
Chén buồn xin mượn nơi này than van
Dù sao cũng tiếc cho ông - một ông "giáo làng" như blogger Trương Duy Nhất đã gọi.
Nguyễn Ngọc Già
__________________
P/s: nếu kỳ này "cụ Bá" rớt, người lo nhất cho cả tương lai và hậu vận, chính là người đã tung hô dữ dội Nhất. Những ai hồ hỡi trên mức cần thiết cũng nên nhớ về tâm linh, khi chính miệng Bá Thanh xuất khẩu thành thơ:
Sinh ra vốn dĩ là dân
Phấn đấu dần dần cũng được thành quan
Hết quan rồi lại hoàn dân
Hoàn dân rồi lại dần dần vào quan.
cùng với hình ảnh một cầu thủ già nua, ngã bệt và gục đầu trước một trận cầu quá sức!
(Dân luận)

HNTW 7: Vì sao Nguyễn Bá Thanh rớt?


Việc ông “Vương Đình Huệ cơ hội” rớt là điều khỏi bàn, ông này từ thời làm Tổng kiểm toán Nhà nước đến khi trở thành Trưởng ban Kinh tế Trung ương (tháng 2/2013) chưa hề để lại bất kỳ dấu ấn hay sự đóng góp nào đáng kể, chỉ có phát ngôn về xăng dầu nghe rất hay, được nhân dân chờ đợi nhưng cuối cùng cũng chỉ là trò “đánh trống bỏ dùi”, từ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến toàn bộ dân xứ Nghệ không ai không biết và căm ghét bản tính cơ hội của Vương Đình Huệ, bài viết này chủ yếu bàn về nguyên nhân tại sao ông Nguyễn Bá Thanh, một người đang được kỳ vọng chắc chắn sẽ vào Bộ Chính trị đợt này lại bị rớt một cách đau đớn.
Ông Nguyễn Bá Thanh đã bị hạ knock-out như thế nào?
Bắt nguồn từ việc giáo điều và thiếu thực tiễn, ông Nguyễn Phú Trọng đã đi những nước cờ sai nguyên tắc dẫn đến sai lầm nối tiếp sai lầm và tình hình ngày trở nên tồi tệ, bị Trương Tấn Sang lôi kéo thành lập nhóm Thường trực Nghị quyết TW4 với tên gọi “Chấn hưng Đảng” nhưng thực thất chỉ để phục vụ mưu đồ nham hiểm nhằm thâu tóm quyền lực cá nhân của Trương Tấn Sang theo khuôn mẫu “Cách mạng Văn hóa Trung Quốc”. Kế hoạch đầu tiên là việc tìm đủ mọi lý do đê hèn để kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Trung ương 6, nhưng trước sự sự sáng suốt của Ban chấp hành Trung ương, âm mưu này đã bị thất bại thảm hại đồng thời làm lộ rõ dã tâm của Trương Tấn Sang & Nguyễn Phú Trọng trước nhân dân.
Chưa từ bỏ dã tâm, nhóm Trương Tấn Sang, Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục lôi kéo Nguyễn Phú Trọng dùng quyền Tổng Bí thư và nhóm Thường trực TW4 để áp đặt và tái lập Ban Nội chính và Ban Kinh tế vào ngay cuối năm 2012, chính thức công bố ngày 2/1/2013 và tự tiện áp đặt việc bổ nhiệm Vương Đình Huệ và Nguyễn Bá Thanh mà không hề xin ý kiến Ban chấp hành Trung ương. Trên thực tế, cả 2 Ban này đều đi ngược lại xu hướng phát triển, đã bị giải thể để sát nhập về Văn phòng Trung ương Đảng từ tháng 5/2007 sau khi Tư Sang vướng vào chuyên án “5 Cam” và bị kỷ luật. Mục tiêu chính của việc tái lập này chỉ làm công cụ kiểm soát nhằm phục vụ mưu đồ cá nhân, Đây là lí do thứ nhất dẫn đến việc cả 2 lãnh đạo tiềm năng “bị” Nguyễn Phú Trọng giới thiệu đều “được” BCH Trung ương Đảng phủ quyết.
Trương Hòa Bình
Thứ hai, một Nguyễn Bá Thanh “chính trực” không thể ngờ mình lại bị rơi vào bẫy “lật kèo” của Trương Tấn Sang nham hiểm ngay khi thời điểm giải lao trước giờ bỏ phiếu vòng đầu tiên, tại hành lang hội nghị, Trương Tấn Sang đã chỉ đạo đưa toàn bộ “quân” của mình bỏ phiếu cho Trương Hòa Bình (Chánh án Tòa án Tối cao, tự “6 Đạt” là đàn em đồng hương, tay sai thân tín của Trương Tấn Sang – được giới thiệu trực tiếp tại Hội nghị) thay vì bỏ cho Nguyễn Bá Thanh như đã hứa bằng những lời ngon ngọt trước đó. Trên thực tế, chưa bao giờ Trương Tấn Sang thật tâm mong muốn Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị chính vì sự “ngông nghênh, xem trời bằng vung” của vị Trưởng ban Nội chính này. Nham hiểm nhất là việc trước đó, Tư Sang thông qua Hải lùn, Nguyễn Công Khế chỉ đạo báo chí tung hô để nhân dân hiểu lầm là Tư Sang ủng hộ Nguyễn Bá Thanh. Nếu Nguyễn Bá Thanh “đậu” thì đó là công lớn của Trương Tấn Sang, còn “rớt” thì lại có cớ “đổ bẩn” cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không ủng hộ (thực tế ông Nguyễn Tấn Dũng chưa bao giờ phản đối Nguyễn Bá Thanh mà ngược lại còn thích “chất anh hùng” của ông này). Vụ Trương Tấn Sang “lật kèo” là nguyên nhân chính khiến Nguyễn Bá Thanh chủ quan, mất một lượng phiếu lớn ủng hộ dẫn đến việc rớt khỏi Bộ Chính trị (thực tế trong Hội nghị TW7, Nguyễn Bá Thanh chỉ thiếu đúng 5 phiếu để vượt qua quá bán).
Thứ 3, một rào cản lớn nữa đối với Nguyễn Bá Thanh đó là tên phản trắc số 1 miền Trung Nguyễn Xuân Phúc, lấy tư cách Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Chống tham nhũng để tung ra cú thôi sơn “Thanh tra đất đai Đà Nẵng” khiến Nguyễn Bá Thanh bị mất uy tín trầm trọng và kết cục xấu đã xảy ra khi bị knock-out ngay 2 vòng bỏ phiếu đêm 4/5/2013 tại Hội nghị Trung ương 7.
Hiện nay, Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ đang ở thế bơ vơ cùng cực, không biết tương lai mình sẽ như thế nào khi có dấu hiệu Nguyễn Phú Trọng “đem con bỏ chợ”, lại 1 tội nữa của Nguyễn Phú Trọng khi làm tan nát tương lai của những cán bộ có năng lực để cống hiến cho đất nước.
Ông Nguyễn Phú Trọng nên nghiêm túc suy nghĩ và nhìn nhận lại về vai trò, trách nhiệm và cả vị trí của mình. Đừng sai lầm nữa và tuyệt đối đừng bao giờ biến thành “Lê Chiêu Thống thời hiện đại” như lời của Đặng Thị Hoàng Yến, Nhân Dân sẽ không bao giờ tha tội cho ông nếu điều đó xảy ra. Những gì ông làm, Nhân Dân đều biết hết dù là những chi tiết nhỏ nhất.
(TSNH)

Đảng không được phép sai lầm trong công tác cán bộ!

Cách mạng có thành công hay không? Đảng có tồn tại được không? Quyết định là ở đội ngũ cán bộ của Đảng. Đảng ta là Đảng mạnh, có bề dày lịch sử trong đấu tranh cách mạng để giải phóng đất nước và giữ nước. Giành nhiều thành quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhưng điều đó không có nghĩa là Đảng ta không có sai lầm, những sai lầm đó đã được chỉ ra ở nhiều kỳ đại hội. Nhưng gần đây vẫn tiếp tục mắc sai lầm trong việc không tuân thủ các nghị quyết của Đảng về tập trung dân chủ, làm khuấy động bất ổn nội bộ. Khuynh hướng mâu thuẫn chia rẽ trong Đảng đang tăng! Nhìn những gì đang diễn ra với Đảng ta mà vô cùng lo lắng! 
.
Lịch sử chưa bao giờ xảy ra việc BCH Trung Ương bác bỏ tới 2 lần ý kiến Bộ Chính trị như ở Khoá 11. Không phải Trung Ương sai, Trung Ương đã rất sáng suốt. Còn Bộ Chính trị phải nói thẳng là sai là không sáng suốt trong nhiều vấn đề, không đoàn kết và để động cơ cá nhân xen vào. Trách nhiệm này thuộc về ai? Không ai khác, chính là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh, Trưởng ban Tổ chức TW Tô Huy Rứa. Đến lúc này mới chứng minh được bầu chọn Nguyễn Phú Trọng, Lê Hồng Anh, Phạm Quang Nghị, Trương Tấn Sang là sai lầm của Trung Ương. Vừa qua những người này có nhiều hoạt động, phát biểu khiến cho dư luận hết sức bất bình. Ở đâu cũng nghe người dân nói Trung ương Đảng cần lắng nghe cho hết dư luận về những đ/c nói trên. Quả thật, lúc này dân không còn muốn nghe tiếng nói của những đ/c đó trên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Có người nói, nhìn thấy ông “Trọng lú” trên tivi là tắt ngay màn hình.
.
Nhân đây liên tưởng tới Liên Xô vào cuối thập niên 80, khi đó tình hình chính trị ở Liên Xô vô cùng đen tối dẫn đến sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô vào tháng 8/1991, đó là một bài học vô cùng sâu sắc với chúng ta.

Mikhail Sergeyevich Gorbachyov

Alexander Nikolaevich Yakovlev
.
Trong lúc khủng hoảng về cán bộ, nền kinh tế Liên Xô cực kỳ khó khăn. Những Đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô đã tìm những đ/c mới để thay vào thế hệ lãnh đạo cũ – một trong số đó là Govbachop (Mikhail Sergeyevich Gorbachyov - Một anh bí thư tỉnh lẻ, thuộc lớp người trẻ có thành tích nói rất hay và thu xếp rất chu đáo cho lãnh đạo cấp trên mỗi khi xuống địa phương nghỉ mát nên được lãnh đạo cấp cao chú ý tới). Cùng với Govbachop, họ quy hoạch và bố trí một số nhân vật rất cơ hội như Alexander Nikolaevich Yakovlev (Đại sứ Liên Xô tại Canada, người được CIA tuyển dụng), Eduard Shevardnadze (Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô) vào các chức vụ chủ chốt của Đảng Cộng sản Liên Xô, kết quả là sau 6 năm cầm quyền của nhóm này đã hướng Đảng Cộng sản Liên Xô vào đường lối cải cách theo tư duy “xã hội dân chủ”. Từ đó, họ đã gạt 110 UVTW và hầu hết các UVBCT cũ ra khỏi guồng máy chính trị. Đưa gần 400 cán bộ gọi là trẻ hoá có tư tưởng “xã hội dân chủ” vào BCH TW, Bộ Chính trị, và vào các chức vụ chủ chốt trong chính quyền, quân đội, an ninh,… từ đó chúng lũng đoạn nội bộ, đập phá quá khứ, huỷ hoại thành quả Cách mạng Xô Viết, quy chụp tội lỗi cho những tượng đài của Cách mạng Xô Viết, Lên án Lênin và Xtalin bắt tay với đế quốc để chống lại Xô Viết. Cuối cùng đẩy Liên Xô sụp đổ thảm hại và rất chua xót. Govbachop tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Liên Xô vào tháng 08/1991.
.
Eduard Shevardnadze
Nhìn vào Liên Xô sụp đổ có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản và chủ yếu là Đảng Cộng sản Liên Xô đã sai lầm trong quy hoạch, lựa chọn cán bộ vào những vị trí chủ chốt. Để tránh những sai lầm đó, việc quy hoạch và lựa chọn cán bộ chiến lược của Đảng ta lúc này phải tránh được những sai lầm chúng ta đã phạm phải của các khoá trước. Không thể chọn cán bộ theo cảm tính của một số lãnh đạo chủ chốt hoặc theo gợi ý của một số lão thành theo kiểu “cậu này được, cậu kia được đấy” thì sẽ bỏ mất những người thật sự xứng đáng. Lấy ý kiến rộng rãi là cần thiết nhưng phải thấy không thể lấy ý kiến của ông ở Đắc Lắc, Tây Ninh, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ngãi,… để giới thiệu một ông TW ở Hà Nội hoặc một tỉnh nào đó vào diện quy hoạch cán bộ chủ chốt, cán bộ chiến lược. Cái chính là phải đánh giá cán bộ bằng những hoạt động thực tiễn của họ, những người có tâm huyết với đất nước vì quyền lợi của nhân dân, trung thành với sự nghiệp của Đảng, nhận biết bạn thù rõ ràng, có tư tưởng đổi mới, có khả năng chỉ đạo và hoạt động thực tiễn có hiệu quả cao, có được niềm tin tưởng của lực lượng vũ trang nhân dân thì xứng đáng đưa vào quy hoạch. Từ đó Đảng tiếp tục hoàn thiện cho họ về phẩm chất chính trị, về đạo đức, về năng lực quản lý điều hành đến khi họ được bố trí vào cương vị cao họ sẽ không bao giờ phản bội lại lợi ích của Đảng của Nhân dân và Tổ quốc.
.
Giai đoạn này xuất hiện quá nhiều cán bộ cơ hội, họ sống lửng lơ, gió chiều nào theo chiều đó. Chỉ mong sao lấy lòng cấp trên, được lòng cấp dưới. Họ, vợ họ thường xuyên đi chùa chiền, lạy trời khấn phật độ trì thắng quan tiến chức. Họ xin doanh nghiệp về tài chính để bôi trơn chức vụ. Công việc làm ít nhưng lên tivi nói hay, nói nhiều và cuộc lễ nào cũng có mặt. Trong các hội nghị luôn luôn cho mình là nhà lý luận, là người anh minh thông thái hơn người. Trong tâm can thì tham vọng ngổn ngang. Nếu quy hoạch đúng vào loại người này thì vô cùng tai hại. Vì họ có “ma thuật” làm mờ mắt những người lãnh đạo, nếu họ lọt vào những vị trí chức vụ chủ chốt thì nguy hại không kém gì Govbachop ở Liên Xô.
.
Xin Ban Chấp hành Trung Ương tỉnh táo để nhìn người, phải mạnh dạn đào tạo những người tuổi trẻ, có năng lực và đạo đức. Nhưng cũng trân trọng, tôn vinh những người đã qua thử thách vì họ là những người vì dân, vì nước, có những cống hiến cụ thể cho đất nước, cho nhân dân thì dù tuổi có cao hơn họ vẫn xứng đáng được tiến cử vào các chức danh chủ chốt của Đảng và nhà nước vì đất nước cần họ. Một tổ chức có già, có trẻ là một tổ chức cân bằng, ổn định và vững mạnh.
.
Trước tình hình khó khăn như hiện nay, Ban Chấp hành Trung Ương bàn tới việc quy hoạch cán bộ chiến lược là rất hoan nghênh. Hệ thống chính trị nước ta có đủ những cán bộ có tâm, có tầm để gánh vác công việc của đất nước, đem lại hạnh phúc của nhân dân. Tuy nhiên cũng đầy lo lắng nếu như phần tử cơ hội chính trị vẫn nắm quyền lãnh đạo thì sẽ là một tai hoạ cho Đảng, cho chế độ chính trị ở nước ta.

P.V.K
(Cán bộ lão thành)

Nhục quá trời!

Một tàu cá bị bắn vòi rồng tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: www.gxnews.com.vn
Một tàu cá bị bắn vòi rồng tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Báo Thanh niên đưa một cái tin rất chi là sang trọng hùng dũng: Trung Quốc ngang ngược dùng vòi rồng đuổi tàu cá ở Trường Sa ( Tại đây). Tin như vầy:
Truyền thông Trung Quốc vào hôm nay, 6.5, loan tin một tàu ngư chính của nước này đã ngang nhiên sử dụng vòi rồng để xua đuổi một tàu cá tại khu vực đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
 Tường thuật trên website của tờ Nhân dân Nhật báo nói tàu Ngư chính 45001 của Trung Quốc đã bắn vòi rồng vào một tàu được mô tả là tàu nước ngoài song không nói rõ thời điểm xảy ra vụ việc và chiếc tàu cá bị xua đuổi là của nước nào.
Đọc cái tin mà sôi gan. Sôi gan vì TQ một, sôi gan vì ta mười.
Việc tàu ngư chính TQ ngang nhiên coi biển đảo của ta là biển đảo chúng nó xảy ra từ lâu rồi, chẳng lạ gì nữa. Cái chính là tàu giặc xâm hại biển đảo ta tại sao ta không biết? Không biết hay không dám biết? Đến một cái tin cũng phải cậy nhờ báo đảng TQ đăng trước, khi đó đài báo nước nhà mới biết để đăng sau. Tội nghiệp báo chí nước Nam quá trời!
Cũng chẳng lạ gì cái sự im hơi lặng tiếng nhục nhã của ta, nhưng đến nước này thì không chịu nổi. Không phải giặc vào nhà ta mà ta không biết, biết cả đấy nhưng không dám ho he, từ trên xuống dưới từ dưới lên trên hết thảy đều im hơi lặng tiếng.
Hội nghị TW 7 không thấy nhắc đến nửa chữ biển đông, trong khi quá lo lắng vấn đề biến đổi khí hậu, một vấn đề rất chi là thế giới ! Đem chuyện biến đổi khí hậu ra bàn để làm gì? Có phải mấy ông muốn né tránh chuyện nợ công, nợ xấu, chuyện lạm phát, chuyện Bauxite, chuyện đấu thầu vàng? Có phải quí vị muốn lờ đi cái biển đông nhà mình đang nước sôi lửa bỏng? Ai chỉ thị cho quí vị đem chuyện biến đổi khí hậu ra bàn trong khi biển đông đang dậy sóng, có phải các đồng chí 4 tốt không?
Ối giời ơi nhục ơi là nhục!
Nguyễn Quang Lập
(Quê choa)
----------------------
32 tàu cá Hải Nam Trung Quốc khởi hành đến Nam Sa tác nghiệp
Theo Hãng tin Trung Quốc: Sáng ngày 6/5, giờ địa phương, đoàn tàu đánh bắt cá do các tàu cá tỉnh Hải Nam Trung Quốc tự phát thành lập đã xuất phát từ phía tây bắc đảo Hải Nam, đến Nam Sa đánh bắt cá.
Đoàn tàu này gồm 32 tàu cá, thời gian đi biển dự kiến vào khoảng 40 ngày.
Người phụ trách Sở Hải dương và Ngư nghiệp tỉnh Hải Nam Hoàng Văn Huy cho biết, tác nghiệp đánh bắt cá lần này là tích cực tìm kiếm sản xuất tổ chức hóa, quy mô hóa, cũng như mô hình kinh doanh sản xuất mới về nhất thể hóa sản xuất, vận tải, tiêu thụ và tiếp tế về khai thác biển xa, có ý nghĩa quan trọng đối với việc huy động ngư dân đến Tam Sa sản xuất. Tác nghiệp đánh bắt cá lần này còn phối hợp với Cục Ngư chính quận Nam Hải triển khai hành pháp liên hợp, cung cấp đảm bảo cho đoàn tàu.
(cri.cn)

  • Năm đầu nhiệm kỳ tổng thống Pháp Hollande : Kinh tế ảm đạm (RFI) - Ngay sau khi nhậm chức, cách nay đúng một năm, tổng thống Pháp François Hollande đã đặt cuộc đấu tranh chống thất nghiệp lên hàng ưu tiên. Thế nhưng, tỷ lệ thất nghiệp vừa tăng lên đến mức kỷ lục với 3,224 triệu người không có việc làm.
  • Thủ tướng Hun Sen muốn tại nhiệm đến năm 74 tuổi (RFI) - Vào lúc các đảng phái tại Cam Bốt đang vận động tranh cử, thủ tướng Hun Sen, năm nay 61 tuổi, đã tạo hy vọng le lói cho phe đối lập. Ông cho biết sẽ chỉ làm thủ tướng đến năm 74 tuổi, thay vì đến 90 tuổi như ông đã từng tuyên bố trước đây.
  • Du lịch quá tải tại đền Angkor (RFI) - Báo Le Figaro hôm nay đưa đọc giả đến thăm quần thể đền Angkor. Theo tờ báo, đền Angkor như đang ở trong tình trạng trên đe dưới búa, chịu cùng lúc hai áp lực. Một bên là làn sóng du khách quốc tế ồ ạt đến thăm đền Angkor, một bên là nhu cầu trùng tu, công việc này vẫn đang diễn ra nhưng không phải lúc nào cũng theo một quy trình thống nhất.
  • Treo thịt cừu, bán thịt chuột : Chuyện cơm bữa ở Trung Quốc (RFI) - Trung Quốc nổi tiếng trên thế giới với hàng loạt các vụ bê bối thực phẩm. Bàn luận về vấn đề này, báo Le Monde hôm nay, 06/05/2013, lại cho biết cảnh sát đã bắt giữ 900 người tình nghi liên quan trong một đường dây buôn bán thịt cừu mà hoá ra là thịt chuột, thịt cáo hay là thịt ôi.
  • Chính sách biệt đãi người Mã Lai gây tranh cãi (RFI) - Cuộc tổng tuyển cử vào hôm qua, 05/05/2013 tại Malaysia là một thời điểm lịch sử tại nước này. Bất kể kết quả ra sao, sự kiện đó đã ghi đậm dấu ấn trong tâm trí mọi người do tính chất căng thẳng của những cuộc tranh luận trong thời gian vận động tranh cử liên quan đến sự đúng đắn của chính sách phân biệt đối xử tích cực tại Malaysia hoặc tại bất kỳ nước nào khác trong năm 2013.
  • Libya thông qua luật thanh lọc các quan chức thời Kadhafi (RFI) - Vào hôm qua, 05/05/2013, Quốc hội Libya đã thông qua dự luật theo đó những người đã có chức vụ quan trọng dưới chế độ Kadhafi, từ tháng 9/1969 - thời điểm ông Mouammar Kadhafi lên nắm quyền - cho đến lúc chế độ sụp đổ vào tháng 10/2011, sẽ bị loại khỏi đời sống chính trị Libya trong 10 năm.
  • Tổng thống Putin đối đầu với một nền kinh tế xuống dốc (RFI) - Một năm sau ngày trở lại điện Kremli với nhiệm kỳ ba, tổng thống Nga Vladimir Putin đối mặt với tình hình kinh tế hụt hơi. Tỷ lệ tăng trưởng từ 3,4% trong năm 2012 rơi xuống 1,1% trong quý đầu năm nay, đe dọa làm suy sụp thêm uy tín của người hùng, đang bị lung lay.
  • Dù bớt ngân sách, Mỹ vẫn tăng cường hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương (RFI) - Việc cắt giảm ngân sách sẽ không ảnh hưởng đến sự hiện diện của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Thậm chí, Hoa Kỳ có kế hoạch tăng cường và triển khai các phương tiện hiện đại nhất trong vùng. Đô đốc Jonathan Greenert, tham mưu trưởng Hải quân Mỹ đã khẳng định như vậy, trong cuộc phỏng vấn do AFP thực hiện.
  • Miến Điện đẩy lùi chỉ tiêu bài trừ tệ nạn ma túy (RFI) - Miến Điện từng hứa sẽ tận diệt được nạn sản xuất ma túy trên toàn quốc vào năm 2014. Tuy nhiên, theo lời một quan chức cao cấp của nước này vào hôm nay, 06/05/2013, chính quyền Miến Điện đã kéo dài thêm 5 năm thời hạn thực hiện mục tiêu kể trên, sau khi thừa nhận tình trạng gia tăng của lượng thuốc phiện sản xuất trong nước.
  • Kaesong : Hàn Quốc bác bỏ các điều kiện "phi lý" của Bắc Triều Tiên (RFI) - Hôm qua, 05/05/2013, Bình Nhưỡng đưa ra một loạt điều kiện buộc Seoul phải tuân thủ nếu muốn mở cửa lại đặc khu công nghiệp Kaesong. Sáng nay, chính phủ Hàn Quốc bác bỏ tất cả các yêu sách này và nhắc nhở chính quyền Kim Jong Un là Kaesong được thành lập năm 2004, trên cơ sở hợp tác kinh tế, tách rời ra khỏi chính trị.
  • Đức xét xử vụ án lớn về tội ác của các phần tử tân phát xít (RFI) - Hôm nay, 06/05/2013, tòa án thành phố Munich, miền nam Đức, bắt đầu mở phiên xử một trong những vụ án lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, về tội ác của những phần tử tân phát xít : Ba kẻ tự xưng thuộc nhóm có tên gọi là « Bí mật Quốc Xã – NSU » đã thực hiện 9 vụ giết người vì lý do chủng tộc.
  • Ấn Độ và Trung Quốc cùng rút quân khỏi vùng có tranh chấp (RFI) - Hơn ba tuần lễ sau khi New Delhi tố cáo quân đội Trung Quốc xâm nhập và đóng quân tại Ladakh, một vùng biên giới xa xôi trong dãy núi Himalaya, hai bên đạt được thỏa thuận cùng triệt thoái lực lượng. Bắc Kinh bị New Delhi đặt vào thế phải thương lượng.
  • Liên minh cầm quyền Malaysia thắng cử (VOA) - Liên minh cầm quyền của Malaysia giành thế đa số ít ỏi trong cuộc bầu cử quốc hội, và như vậy, kéo dài thời kỳ nắm quyền suốt 56 năm qua của liên minh này
  • Việt Nam bắt 7 kg sừng tê giác (BBC) - Hải quan Việt Nam nói với báo giới họ vừa phát hiện và thu giữ 7 kg sừng tê giác đưa lậu vào sân bay Tân Sơn Nhất.
  • Lập Ban Nội chính trên khắp nước (BBC) - Trung ương Đảng CSVN nhắc các tỉnh, thành trong cả nước thành lập các Ban nội chính ở địa phương, theo truyền thông trong nước.
  • Aerosmith hủy diễn ở Indonesia (BBC) - Ban nhạc hủy một buổi diễn ở thủ đô Jakarta do có quan ngại về an ninh, nhà quảng bá cho buổi diễn xác nhận.
  • Đảng quá muộn nếu chờ tới 2016 (BBC) - GS Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason Hoa Kỳ bình luận về Hội nghị Trung ương 7, vấn đề nhân sự và số phận của Đảng CSVN.
  • 'Tưới xăng lên người' để phản đối (BBC) - Bà Bùi Thị Minh Hằng nói người dân đã kịp ngăn một người tham gia dã ngoại nhân quyền tưới xăng lên người vì bức xức việc khiếu kiện lâu năm.
  • Hải quân VN đủ mạnh để tự vệ (BaoMoi) - “Hải quân là cánh tay nối dài của lực lượng vũ trang Việt Nam vươn ra biển lớn. Cánh tay này phải có sức mạnh của võ sĩ mới bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo”.
  • 32 tàu Trung Quốc xuống Trường Sa (BaoMoi) - Ngày 6.5, một đội 32 tàu cá thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc bắt đầu chuyến đánh bắt trái phép kéo dài 40 ngày ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
  • 30 tàu cá Trung Quốc ồ ạt ra Trường Sa (BaoMoi) - (Toquoc)-30 tàu cá Trung Quốc ngày 6/5 đã rời cảng ở tỉnh Hải Nam tiến về khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt hải sản. Chuyến đi được đánh giá là quy mô lớn nhất kể từ đầu năm này diễn ra một ngày sau khi tân Ngoại trưởng Trung Quốc kết thúc chuyến công du 4 nước Đông Nam Á.
  • Cứu thuyền viên nước ngoài bị đâm thủng ngực trên biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ -Chiều 6-5, một chiếc tàu cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực IV (trực thuộc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam) đã tiếp cận tàu chở dầu Union Harvert (quốc tịch Panama) và đưa thuyền viên bị nạn của tàu này vào bờ.
  • Trung Quốc: Miệng nói hòa bình, tay khuấy Biển Đông (BaoMoi) - Kịch bản cũ lại lặp lại. Trong khi Ngoại trưởng Trung Quốc đi khắp các nước Đông Nam Á đọc câu “thần chú” cửa miệng về việc cam kết đảm bảo hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông thì cùng lúc đó nước này cũng đưa một đội tàu cá lớn ập đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam của phía Trung Quốc lại một lần nữa khiến sóng Biển Đông “sôi sùng sục”. Phải chăng đây là thứ “hòa bình” mà Ngoại trưởng Trung Quốc vừa nói đến trong chuyến công du một loạt nước ASEAN mới đây?
  • Trung Quốc liên tục làm càn trên biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - TQ ngang ngược dùng vòi rồng đuổi tàu cá ở Trường Sa, kéo dàn khoan bằng tòa nhà 18 tầng ra Biển Đông, Trung Quốc, Ấn Độ cùng rút quân khỏi khu vực tranh chấp... là tin tức thời sự chính ngày 6/5.
  • Tàu cá Trung Quốc ồ ạt ra Trường Sa (BaoMoi) - Hàng chục tàu cá của Trung Quốc hôm nay rời cảng ở Hải Nam tiến về khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt hải sản. Chuyến đi được đánh giá là có quy mô lớn nhất kể từ đầu năm.
  • 32 tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa (BaoMoi) - (Petrotimes) – Báo mạng Hải Nam vừa đưa tin, 32 tàu cá thuộc đội tàu đánh cá Đam Châu, tỉnh Hải Nam sáng 6/5 đã xuất phát từ cảng cá Bạch Mã Tỉnh ào ào tiến ra ngư trường Trường Sa của Việt Nam đánh bắt trái phép thủy sản.
  • 5 thẩm phán xử vụ Philippines kiện TQ là người nước nào? (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, Tòa án Trọng tài Liên hợp quốc về Luật Biển đã hoàn tất giai đoạn hình thành khi chọn xong 5 thẩm phán để giải quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp trên Biển Đông.
  • Trung Quốc kéo dàn khoan khổng lồ ra biển Đông (BaoMoi) - (Đời sống) - Tân Hoa Xã ngày 6/5 đưa tin, bắt đầu từ trưa 5/5 giới chức Trung Quốc phái 9 con tàu hộ tống và kéo dàn khoan - lọc dầu khí Lệ Loan 3-1 cao bằng tòa nhà 18 tầng từ Thanh Đảo cơ động nhằm về hướng biển Đông.
  • TQ xua hơn 30 tàu cá khủng ra Trường Sa, Việt Nam (BaoMoi) - (Đời sống) - Mạng Tin tức Trung Quốc đưa tin đội tàu đánh cá Đam Châu (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) gồm 32 chiếc sáng 6/5 đã xuất phát từ cảng cá Bạch Mã Tỉnh bắt đầu tiến ra ngư trường Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt hải sản.
  • 32 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại Trường Sa (BaoMoi) - Sáng ngày 6/5, Trung Quốc phao tin, 32 chiếc tàu cá thuộc đội tàu cá Đam Châu (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) đã rời cảng Bạch Mã Tỉnh để tiến vào ngư trường thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đánh bắt hải sản trái phép trong vòng 40 ngày.
  • Đội tàu cá Trung Quốc ào ra Trường Sa của Việt Nam (BaoMoi) - Mạng Tin tức Trung Quốc đưa tin đội tàu đánh cá Đam Châu (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) gồm 32 chiếc sáng 6/5 đã xuất phát từ cảng cá Bạch Mã Tỉnh bắt đầu tiến ra ngư trường Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt hải sản.
  • Trung Quốc bắn vòi rồng trái phép ở Trường Sa đuổi "tàu cá nước ngoài" (BaoMoi) - (GDVN) - Ngư chính số hiệu 45001 tiến sát chiếc "tàu cá nước ngoài" 10 mét, một khoảng cách đã khá nguy hiểm trên biển nhưng chiếc tàu cá này vẫn đánh bắt bình thường và không chịu dời đi, tàu Trung Quốc đã bật vòi rồng xối thẳng vào tàu cá đối phương, cuối cùng chiếc tàu cá này phải rút ra khỏi khu vực.
  • Trường Sa - mùa biển lặng - Kỳ cuối: Cho những ước mơ xanh (BaoMoi) - Chưa kể đến du khách quốc tế, là người Việt Nam, ai chẳng mong trong cuộc đời có một lần được đến Trường Sa, nơi đất thiêng của Tổ quốc giữa biển khơi. Ước mơ Trường Sa trở thành một thành phố biển, thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam trên Biển Đông là ước mơ chung của mọi người dân Việt Nam. Mơ ước ấy rồi sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai không xa.
  • Ai mưu đồ chia rẽ ASEAN? (BaoMoi) - Tờ China Daily số ra ngày 4.5 đăng bài với thông điệp chính là ASEAN cần ngăn chặn một số thành viên đối chọi lại Trung Quốc “để bảo đảm quan hệ giữa Trung Quốc với khối Đông Nam Á được phát triển”. Cùng ngày, tờ Economist của Anh bình luận rằng Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng hơn.
  • Mỹ đề nghị ASEAN - Trung Quốc sớm đàm phán COC (BaoMoi) - Với những ưu tiên cho chính sách gắn kết với châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã coi ASEAN là trụ cột chính trong chính sách của mình, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và trong cả việc giải quyết những bất đồng, tranh chấp về lãnh hải, biển đảo giữa các quốc gia ở khu vực này.
  • Các nước phản ứng người Trung Quốc thăm Hoàng Sa trái phép (BaoMoi) - Trước động thái Trung Quốc tổ chức tour du lịch, đưa khách du lịch ra thăm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, không chỉ bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối mà các nước trong khu vực cũng hết sức quan ngại cho tình hình trong khu vực Biển Đông nói chung và các quần đảo tranh chấp với Trung Quốc nói riêng.

Phương án và cơ hội nhân sự Đảng

Hội nghị trung ương 7 khóa XI
Hội nghị Trung ương 7 khóa XI diễn ra từ 2/5-11/5/2013 tại Hà Nội

Đảng Cộng sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội tiến hành một cuộc cách mạng nếu kịp thời thay đổi nhân sự vào thời điểm hiện nay mà không chờ tới năm 2016 khi nhiệm kỳ hiện tại của Ban chấp hành Trung ương Đảng kết thúc.

Nhận xét được nhà quan sát từ nước ngoài, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại học George Mason, Hoa Kỳ, nói với BBC nhân dịp Hội nghị Trung ương 7, khoá XI của Đảng Cộng sản đang diễn ra từ ngày 02-11/5/2013.

Giáo sư Hùng nói: "Hội nghị này có nhiều vấn đề chứ không phải chỉ về nhân sự, nhưng có lẽ nhân sự là quan trọng nhất. Nó trùng hợp với thay đổi Hiến pháp, nhưng nhân sự là thay đổi quan trọng nhất.

"Thứ nhất họ đã đưa ông Nguyễn Bá Thanh về làm Nội chính rồi, vấn đề đặt ra là họ có đưa ông Thanh vào Bộ Chính trị hay không. Nếu không thì thấy quyền của ông Nguyễn Bá Thanh cũng kém và việc đánh tham nhũng hay sự sắp xếp thay đổi nhân sự cũng không có gì ghê gớm cả."

Nhà nghiên cứu bình luận về vị thế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chiều hướng vận động:

"Nhiều người chán ông Trọng, nhưng không thấy rõ sự vận động để thay thế ông Trọng... Bây giờ thay đổi mà ghép hai vị trí vào, tôi thấy là việc làm hợp lý và tôi nghĩ nhiều người ở Việt Nam cũng nghĩ là phải làm chuyện đó.

Về chiều hướng chuyển động, thay đổi nhân sự trên chính trường Việt Nam, Giáo sư Hùng nói:

"Trong trường hợp muốn có lãnh đạo mới và phối hợp hai chức Chủ tịch nước và Tổng bí thư Đảng, thì phải có một thời gian, nếu thời gian đó phải chờ đến 2016, thì tôi thấy là quá muộn để cho Việt Nam làm tốt được.

"Nếu họ chờ đến 2016 thì muộn quá rồi, còn nếu làm bây giờ thì tôi nghĩ đó là sự chuyển động có tính cách cách mạng."

'Ai thay Thủ tướng?'


"Nếu thay ông Nguyễn Tấn Dũng, chức Thủ tướng nên đưa vào ông Nguyễn Bá Thanh thì đất nước sẽ có nhiều chuyển biến tốt hơn" - Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang
Hôm 05/5, nhà quan sát ở trong nước, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nói với BBC, ông cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh là một ứng cử viên sáng giá để kế tiếp vị trí của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một khi có sự thay đổi.

Ông nói: "Nếu thay ông Nguyễn Tấn Dũng, chức Thủ tướng nên đưa vào ông Nguyễn Bá Thanh thì đất nước sẽ có nhiều chuyển biến tốt hơn.

"Thực tế ông làm được cho thành phố Đà Nẵng trở thành một gương mặt vào loại sáng sủa, đẹp đẽ nhất, ở Việt Nam.

"Và những chính sách thực thi của ông đối xử với trí thức, đối xử với vấn đề Biển Đông v.v... cho thấy rằng ông Thanh tỏ ra mạnh mẽ, đúng mực hơn so với đòi hỏi thực tế, so với hòa nhập quốc tế, những chính sách ông đã thực thi, chúng tôi cho là tốt."

Tuy nhiên, chính nhà hoạt động vì dân chủ này cũng chỉ ra những nhược điểm của người được cho là ứng viên cho một ghế Ủy viên Bộ chính trị bổ sung đợt này. Ông nói: "Ông Nguyễn Bá Thanh hơi hăng hái quá, hơi lộ liễu quá, ông tung hô mạnh quá. Ông hô là sẽ bắt hết, nhốt hết.

"Trước đây, ông chỉ đạo hành động ở một thành phố, đơn phương thì tiếng nói của ông ấy có thể có uy tín tuyệt đối, nhưng trăm, triệu con mắt nhìn vào, cả Bộ Chính trị, Trung ương nhìn vào, thì người ta có thể thấy rằng khi quyền vào tay ông ấy, thì ông có thể hơi khó hợp tác, hơi khó điều khiển."

Tiến sỹ Giang cho rằng chính trường Việt Nam hiện đang thể hiện tương đối rõ sự cạnh tranh, thậm chí đối địch giữa các phe phái, điều có thể được cho là chi phối bầu không khí chung của Hội nghị Trung ương 7 đang diễn ra.

Ông nhận xét: "Bây giờ nó càng biểu hiện ra tương đối rõ, là một phía bảo thủ, trì trệ, vẫn tư duy ý thức hệ, đặc trưng điển hình bởi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

"Và từ đấy nó ràng buộc chặt với Trung Quốc và gần như nó nghiêng về hướng dẫn dắt đất nước trở thành đồ đệ của Trung Quốc. Vẫn xưng hô Trung Quốc là bạn bè, đồng chí, nhân dân và Mỹ vẫn là kẻ thù.

"Còn một phía khác, gần đây sau Hội nghị Trung ương 4, nổi rõ lên là phía đối lại là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Có thể nói, cầm đầu hai phái đó một bên là Nguyễn Phú Trọng, một bên là Nguyễn Tấn Dũng.

"Còn ông Trương Tấn Sang, có người nói, lúc thì ông nghiêng về phía ông Nguyễn Phú Trọng, để ông chống ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng có người nói về tư duy thì ông gần với ông Nguyễn Tấn Dũng hơn."

'Chỉ huy thống nhất'


"Tôi nghĩ bây giờ nên hợp nhất hai chức vụ đó lại (Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước), ông Dũng nắm cũng được mà ông Sang nắm cũng được, rồi hợp nhất lại đi. Tôi nghĩ ông Trọng nên nghỉ lúc này"
Blogger Trương Duy Nhất

Hôm Chủ Nhật, nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất tỏ ra thận trọng khi nhận xét với BBC về tình hình nội bộ của Đảng:

Ông nói: "Để nói rằng ông nào đánh ông nào, có thật hay không, bây giờ làm sao mà nói được, nhưng người dân người ta nhìn vào thấy nó rối lên. Nó rất bất an. Dư luận người ta nhìn vào, người ta thấy rối, người ta đánh giá thế thôi."

Ông Nhất cho rằng hội nghị Trung ương 7 đang diễn ra tại thời điểm trong nội bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng thiếu một sự thống nhất, ăn khớp:

"Sự thống nhất giữa Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương thiếu ăn khớp, thống nhất với nhau... Sự thống nhất và uy lực của Bộ Chính trị qua các hội nghị Trung ương gần như không bằng các nhiệm kỳ trước," ông nói.

"Như Hội nghị 6 chẳng hạn, ví dụ trường hợp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi đó Bộ Chính trị thống nhất đề nghị xin ý kiến Trung ương để có một hình thức kỷ luật nào đó và xin ý kiến Trung ương,

"Nhưng ra Trung ương bỏ phiếu thì lại phần lớn không đồng ý với ý kiến của Bộ Chính trị, mà lại bác đi, không kỷ luật Thủ tướng. Những cái đó nói lên điều rằng sự thống nhất của Bộ Chính trị không được sự đồng tình của phần đông Ban Chấp hành Trung ương."

Ông Nhất, do đó, đặt vấn đề về uy tín của ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản và cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng nên cân nhắc rời chức vụ sớm:

"Trước tình hình như thế này, tình hình nội tại như thế này, tôi nghĩ người nên ra đi là Tổng Bí thư. Theo tôi, Tổng Bí thư nên ra đi. Nhưng thực tế có hay không, thì theo tôi ông Trọng khó ra đi lắm...

"Giả sử cứ cho ông Trọng nghỉ đi, thì (thay thế) chỉ có hai nhân vật là Thủ tướng và Chủ tịch Nước thôi, và tôi nghĩ bây giờ nên hợp nhất hai chức vụ đó lại (Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước), ông Dũng nắm cũng được mà ông Sang nắm cũng được, rồi hợp nhất lại đi. Tôi nghĩ ông Trọng nên nghỉ lúc này."

Trao đổi với BBC, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh Đảng cần cân nhắc khía cạnh 'chỉ huy thống nhất' trong nội bộ lãnh đạo cao cấp, đặc biệt qua phương án hợp nhất hai chức vụ đứng đầu Đảng và nhà nước.

Ông nói: "Làm việc đó mới có chỉ huy thống nhất để làm chuyện khác quan trọng, cả trong việc đối nội, nhất là trong việc đối ngoại. Bởi vì cứ chia phân ba như thế thì không có cách gì có chỉ huy thống nhất được."

'Cảnh báo trong, ngoài'


"Ở Việt Nam, ba ông lãnh đạo chưa đoàn kết với nhau, nên trong mặc cả với Trung Quốc, họ bị thiệt hơn... Mục tiêu của Trung Quốc hiện tại là muốn duy trì Đảng Cộng sản Việt Nam..."
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng

Nhân dịp này, Giáo sư Hùng đưa ra cảnh báo rằng thiếu đoàn kết, nhất trí trong lãnh đạo có thể trở thành một điểm yếu, bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia láng giềng Trung Quốc, nước mà theo ông luôn có mục tiêu duy trì, nhưng kiềm chế Đảng Cộng sản Việt Nam:

Ông nói: "Ở Việt Nam, ba ông lãnh đạo chưa đoàn kết với nhau, nên trong mặc cả với Trung Quốc, họ bị thiệt hơn... Mục tiêu của Trung Quốc hiện tại là muốn duy trì Đảng Cộng sản Việt Nam...

"Không biết là trong cuộc điều đình giữa hai nước, Trung Quốc có nhượng bộ không, để cho chính quyền Việt Nam khỏi ở trong thế trên đe dưới búa. Ở ngoài thì bị Trung Quốc lấn át, còn ở trong dân chúng không sợ nữa và quay lưng lại với chính quyền."

Hôm thứ Bảy, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, người được công an cho tại ngoại sau bốn tháng bị câu lưu trong một vụ án được cho là có màu sắc chính trị nội bộ và mới được báo Tuổi trẻ công khai xin lỗi vì đưa thông tin sai lệch về ông, cũng bình luận với BBC về vấn đề này.

Ông nói: "Tôi cho là làm gì thì làm, cần phải đánh giá lại mối tương quan đối ngoại đối với Trung Quốc. Cần phải hết sức lưu ý mối tương quan này, trong một mối tương quan khác liên quan tới các đồng minh chiến lược đã và trong tương lai của Việt Nam ở Nhật, ở Mỹ và Liên minh Châu Âu.


"Làm gì thì làm, đừng quá lệ thuộc vào Trung Quốc, cũng nên nhìn thấy một bàn tay thiện chí từ Phương Tây đang đưa ra đối với Việt Nam" - Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng
"Làm gì thì làm, đừng quá lệ thuộc vào Trung Quốc, cũng nên nhìn thấy một bàn tay thiện chí từ Phương Tây đang đưa ra đối với Việt Nam.

"Điều đó sẽ liên quan, tác động tới những vấn đề nhân sự và những biến động nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể không chỉ trong hội nghị này, mà còn trong các hội nghị tiếp theo.

"Tôi nghĩ sẽ phải mất một thời gian nữa, ít nhất là từ một năm, tới một năm rưỡi, để giải quyết một số vấn đề nào đó về nhân sự trong Bộ Chính trị, chứ không phải được ngay bây giờ."

Hôm Chủ Nhật, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cũng cảnh báo rằng Việt Nam đang ở trong một tình trạng nguy hiểm khi có thể đối diện bất cứ lúc nào với nguy cơ đổ vỡ bất lường do các bế tắc về thể chế, cũng như lộ trình, kịch bản thoát ra.

Ông nói: "Ở Việt Nam không có một triệu chứng gì cho thấy người ta sẽ chịu chuyển quyền hòa bình, ôn hòa cả. Ở Việt Nam cũng không có những định chế cho chuyển quyền ôn hòa như trong trường hợp Miến Điện. Cho nên nếu chuyển quyền thì nó sẽ là một sự sụp đổ,

"Thành ra tôi rất e ngại rằng trước hết là không tiên đoán được và khi đã sụp đổ xảy ra thì chỉ là trường hợp tức nước vỡ bờ, thì không ai có thể tiên đoán được lúc nào là tức nước vỡ bờ cả," nhà quan sát và học giả từ Hoa Kỳ nói với BBC.
Quốc Phương
BBC Việt ngữ

Đào Tiến Thi - Thư ngỏ gửi BCHTƯ Đảng nhân Hội nghị TƯ 7 khoá XI

384689_508572339169518_1134843707_n

  • Kính gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Tôi là Đào Tiến Thi, thường trú tại 113E Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội, chứng minh nhân dân số 013060932; là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (thẻ Đảng số 97 003164); lĩnh vực hoạt động: biên tập sách, nghiên cứu văn học (hiện là hội viên Hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phúc), nghiên cứu ngôn ngữ (hiện là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam).
Với ý thức trách nhiệm trước vận mệnh đất nước, tôi trân trọng gửi đến BCH Trung ương một số ý kiến về bài học có thể rút ra từ cuộc vận động canh tân của các sỹ phu Nho học đầu thế kỷ XX.  
Thưa quý vị Trung ương
Dân tộc Việt Nam cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đang đứng trước tình thế buộc phải lựa chọn con đường tồn tại và phát triển của mình, nếu không muốn bị diệt vong.
Qua nghiên cứu lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX, chúng tôi nhận thấy đây là giai đoạn dân tộc ta đột nhiên thức tỉnh và hội nhập với thế giới hiện đại, mà người khai sáng lại chính là những con người thế giới cũ: tầng lớp sỹ phu Nho học cuối cùng của chế độ phong kiến thời kỳ suy tàn. Họ là những nhà cách mạng, nhà văn như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Nguyễn Thượng Hiền, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền,… Họ có thể đứng chân ở những tổ chức khác nhau (Đông du, Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục,…), hoạt động trên những lĩnh vực khác nhau nhưng đều chung một chí hướng: quyết tâm canh tân đất nước, đồng thời “thay máu” chính mình.
Để làm được điều đó, các cụ thời ấy đã phải phá lệ, cụ thể đã phải làm ít nhất ba việc “phản lại” truyền thống sau đây:
    · Kịch liệt phê phán ý thức hệ Nho giáo, đề cao dân quyền, coi dân quyền là cội nguồn của quốc gia thịnh trị;
  Từ bỏ đặc quyền đặc lợi của chính mình – một giai cấp đã ăn trên ngồi trốc một nghìn năm;
    · Đón nhận những yếu tố tiến bộ từ phía kẻ thù với một tinh thần cầu thị cao.
Chúng tôi thấy những điều này là bài học rất hay cho Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay. Dưới đây xin phân tích cụ thể hơn.
1. Kịch liệt phê phán ý thức hệ Nho giáo, đề cao dân quyền, coi dân quyền là cội nguồn của quốc gia thịnh trị 
Nho giáo là một hệ tư tưởng – chính trị – đạo đức có ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam. Trong suốt một nghìn năm dưới chế độ phong kiến, Nho giáo chi phối toàn bộ đời sống xã hội, đặc biệt là đối với giai cấp phong kiến. Theo chúng tôi, Nho giáo có ba phần: phần tư tưởng (triết học), phần học thuyết chính trị và phần đạo đức. Ở đây xin chỉ bàn phần học thuyết chính trị (cũng là phần chủ yếu của Nho giáo) trong quan hệ với tầng lớp sỹ phu nói trên. Chúng tôi tạm dùng thuật ngữ ý thức hệ Nho giáo thay vì học thuyết chính trị Nho giáo để nó tương ứng với các thuật ngữ hiện nay thường dùng như ý thức hệ Mác – Lênin, ý thức hệ tư sản, tức là tạm tách chúng ra khỏi các bình diện tư tưởng và đạo đức trong các học thuyết đó.
Nho giáo đặt ra những tam cương, ngũ thường, ngũ luân,… để tạo ra các rường mối xã hội chặt chẽ mà thực chất cuối cùng chỉ để đặt ông vua làm chủ nhân của đất nước. Các quan chỉ tuân theo lệnh vua, còn “thần dân” thì tuân lệnh các quan. Nói cách khác, chỉ có nhà vua là “công dân đích thực”, còn tất cả đều là nô lệ. Trong xã hội ấy, quyền (cũng như ơn huệ) đều từ trên ban xuống và người dưới chỉ có thực hiện, chứ không có chiều ngược lại. Cho nên nếu may mắn gặp được “vua thánh tôi hiền”, biết “chăn dân” (tương tự như chăn đàn cừu) thì dân được nhờ, còn nếu vua quan bạo ngược thì dân cũng không có quyền chống lại.
Các triều đại phong kiến thường tuyên truyền rằng xã tắc là của “tiền vương”, “tiền triều” của họ để lại. Đó chẳng qua là một cách đánh tráo. Các sỹ phu Nho học đầu thế kỷ XX đã đặt ngược lại: người dân mới chính là chủ nhân của đất nước. Bởi vì chính nhân dân là người xây đắp nên đất nước. Phan Bội Châu viết: “Phát cây bụi lá gai góc, khó nhọc để mở ra thế giới này, không phải là tay chân của hàng nghìn vạn người chúng ta chăng? Sớm chuyên chở, chiều chuyên chở đất cát để lấp kín khe núi kia, không phải là máu mỡ mồ hôi của tổ tiên hàng nghìn vạn người chúng ta chăng? Tổ tiên ta đem nước để lại cho con cháu. Ta là con cháu, ta nhận nước ở tổ tiên ta. Nước vốn là gia tài của dân ta”.
Các sỹ phu cũng thấy rõ nền chính trị toàn trị của nhà nước phong kiến là nguyên nhân của mọi thối nát, từ cung đình cho đến dân gian. Con người quen sống trong phục tùng và sự sợ hãi, trở nên ngu hèn, mất cả khả năng nhận thức:
Quyền dân chủ trên đầu ức chế
Trải nghìn năm dân trí còn gì.
(Phan Bội Châu)
Vì dân không có quyền gì trên chính đất nước của mình cho nên tất nhiên cũng thờ ơ với vận mệnh đất nước; chưa kể, còn quay lại xâu xé nhau vì những cái lợi nhỏ nhen: “Suốt cả thành thị cho đến hương thôn, đứa gian giảo thì như ma, như quỷ, lường gạt, bóc lột, cái gì mà chẳng dám làm; đứa hèn yếu thì như lợn như bò, giẫm cổ đè đầu cũng không dám ho he một tiếng. Cả mấy mươi triệu người như một đàn ruồi lũ kiến, không còn chút nhân cách nào” (Phan Châu Trinh).
Ngày nay ta đưa khẩu hiệu “dân giàu, nước mạnh”, còn các chí sỹ thời ấy dùng “dân mạnh”, “dân khôn”, thiết nghĩ là chính xác hơn. Dân giàu chưa chắc đã là “dân mạnh” và dân giàu chưa chắc đã làm cho nước mạnh (nếu ý thức công dân kém, nếu sống bo bo, ích kỷ thì chỉ có hại cho đất nước). “Dân mạnh” trước hết là mạnh về ý chí, mạnh về tri thức, mạnh về nghề nghiệp, sau đó mới là mạnh về sản nghiệp. Quan hệ dân – nước là quan hệ:
Nước muốn mạnh thời dân phải mạnh
Dân có khôn thời nước mới khôn.
(Thơ Đông Kinh nghĩa thục)
Nếu công cuộc duy tân thắng lợi thì hình ảnh đất nước ta sẽ là hình ảnh một xã hội dân trị (chữ thời đó thường dùng để phân biệt với quân trị). Phan Bội Châu viết: “Sau khi đã duy tân rồi thì dân trí sẽ được mở mang, dân khí sẽ lớn mạnh, dân quyền sẽ phát đạt, vận mệnh nước ta do dân ta nắm giữ. Giữa đô thành nước ta đặt một toà nghị viện lớn. Bao nhiêu việc chính trị đều do công chúng quyết định. Thượng nghị viện phải đợi trung nghị viện đồng ý, trung nghị viện phải đợi hạ nghị viện đồng ý mới được thi hành. Hạ nghị viện là nơi đa số dân chúng có quyền tài phán việc của trung nghị viện và thượng nghị viện. Phàm là dân nước ta, không cứ sang hèn, giàu nghèo, lớn bé đều có quyền bỏ phiếu bầu cử. Trên là vua nên để hay truất, dưới là quan nên thăng hay giáng, dân ta đều có quyền quyết đoán cả”.
2. Từ bỏ đặc quyền đặc lợi của chính mình – một giai cấp đã từng “ăn trên ngồi trốc” suốt một nghìn năm
Bác bỏ ý thức hệ Nho giáo, đề cao dân quyền, các sỹ phu Nho học thời đó cũng đương nhiên tự tước đi quyền và lợi của mình. Bởi vì cho đến lúc đó, tuy chủ quyền quốc gia đã mất nhưng bộ máy phong kiến vẫn được duy trì. Các sỹ phu thời ấy vẫn thoải mái ăn trên ngồi trốc, vinh thân phì gia nếu muốn. Thực tế trong số họ cũng đã có người đỗ đạt cao, có thể nhận lấy sắc phong của vua (hay của quan toàn quyền, thống sứ) để ra làm quan (một số đã từng ra làm quan như Nguyễn Thượng Hiền, Phan Châu Trinh,…) nhưng họ đã chọn con đường dấn thân vì đất nước. Những hoạt động cách mạng của họ, chưa kể nỗi nguy hiểm do chính sách đàn áp của thực dân và phong kiến (hàng loạt chí sỹ đã bị giết hoặc bị tù đày), mà nếu thành công thì cũng không phải để họ “được làm vua”, mà để xây dựng một chế độ xã hội hoàn toàn khác: chế độ dân trị (dân chủ). Người nhà nước, theo quan niệm của các sỹ phu, chẳng qua là những người được nhân dân thuê mướn để quản lý xã hội: “Than ôi, nước không phải là gia tài tổ nghiệp của dân ta hay sao? Dân nước ta không phải là chủ nhân đời đời giữ gia tài tổ nghiệp này chăng? Sao dân ta lại bỏ cái quyền làm chủ nhân, bỏ cái chức trách làm chủ nhân của mình? Đem sự mất còn hưng phế của cái gia tài tổ nghiệp gửi cho bọn nhân công được thuê mướn để trông nom, không những không thể khiến gia tài tổ nghiệp mãi mãi do mình thừa kế, mà lại còn không cả gia tài tổ nghiệp này phải thuộc về mình” (Phan Bội Châu).
Dân quyền như vậy là một quyền hết sức tự nhiên, không phải do giai cấp thống trị ban phát. Xem thế thì các cụ đã “phản bội” lại quyền lợi của giai cấp của mình, nhưng đó là sự “phản bội” vĩ đại, là “cái gì của Xê-da trả lại cho Xê-da”.
Một loại đặc quyền khác của nho sỹ trong chế độ quân trị là danh vọng, mà thực ra phần nhiều là hư danh. Các sỹ phu đương thời cũng ném con mắt khinh bỉ vào các thứ hư danh đó: “Người trong nước (quân trị) không cần nhân cách, không cần học thức, không cần làm sự nghiệp gì, chỉ tính sao mua được chút quan, nho nhỏ cũng được chút phẩm hàm (…). Những nước ấy thì trong nước nó chỉ lủng củng có quan với phẩm hàm thôi, chứ có nhân vật gì nữa đâu, nước nó thường bị mất trước hơn mọi nước” (Ngô Đức Kế).
Còn có một thứ đặc quyền nữa cũng bị các cụ lên án gay gắt là đặc quyền “yêu nước”. Chế độ quân chủ “cấm học trò và dân không được nói đến chính trị”, vì “biết chính trị nhiều thì sinh ra cách mạng” (Phan Châu Trinh). Nhưng hậu quả là đặc quyền ấy quay trở lại tiêu diệt chính nó: “Có hay đâu giữ khéo quá thì dân trong nước nó ngu, không động đến ngôi vua thật, mà các nước ngoài họ tới họ lấy thì dễ như chơi, nghĩa là dân nó ngu, nó không biết nước là cái gì nữa cả. Ta thử xem gương nhà Tống trước thì mất với Liêu, sau mất với Kim, rồi sau mất với Mông Cổ; còn nhà Minh thì lại mất với Mãn Châu, Cao Ly thì mất với Nhựt Bổn, An Nam thì mất với Tây” (Phan Châu Trinh).
3. Đón nhận những gì tiến bộ đến từ phía kẻ thù với một tinh thần cầu thị cao
Ban đầu, người phương Tây đến nước ta để buôn bán, chưa phải là kẻ thù. Nhưng vua quan nhà Nguyễn theo thói quen kỳ thị của Nho giáo hủ lậu và cũng học đòi các vua chúa Trung Hoa, tự coi mình là “văn minh” mà miệt thị người Tây là “di”, “rợ”, nên đã thi hành chính sách “bế quan toả cảng” với họ. Thậm chí khoa học, kỹ nghệ, máy móc của phương Tây cũng bị coi là là thứ “quỷ thuật”, “cơ xảo”, có thể làm hỏng đạo Thánh hiền! Về sau, phải đương đầu với sức mạnh của họ thì lại quá sợ hãi, vào trận chưa đánh đã bỏ chạy, cuối cùng triều đình bó tay đầu hàng (khi chưa đến mức phải đầu hàng). Và khi thua rồi thì không tìm căn nguyên, lại đổ cho “mệnh trời”, cho “khí số” đã hết.
Nhưng đến thế hệ các sỹ phu đầu thế kỷ XX, nhờ đọc tân thư, nhờ độc lập suy nghĩ,  họ hiểu ra căn nguyên vì sao mà Tây thắng ta thua. Ấy là chỉ bởi cái nguyên lý “ưu thắng liệt bại” (mạnh được yếu thua) của cuộc cạnh tranh sinh tồn tất yếu này. Nhưng vì sao người Âu mạnh giỏi mà ta yếu hèn? Văn minh tân học sách (một bài trong sách giáo khoa của Đông Kinh nghĩa thục thời đó) cắt nghĩa (tóm tắt) như sau:
Thứ nhất, về tư tưởng, văn minh châu Âu lấy nguyên lý động làm nguyên lý tồn tại và phát triển. Muốn động thì phải khuyến khích sự tương phản (đối lập): “Thế nào là ảnh hưởng tương phản? Xét ra các nước châu Âu, trên có nghị viện duy trì quốc thị, dưới có báo quán để đạo đạt hạ tình. Đại trước tác thì có Dân ước của Lư Thoa (Khế ước xã hội của Rousseau), Tiến hoá luận của Tư Tân Đắc (Spencer), Dân quyền thiên của Mạnh Đức Tư Cưu (Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu). Suy rộng ra, nào diễn thuyết, nào thi ca, đều cốt để phát huy cái chủ nghĩa yêu nước, yêu nòi giống. Nước ta có thế không? Làm văn sách thì chỉ sợ phạm huý, dâng thơ cho người trên thì chỉ e phạm tội vượt phận nói leo, chỉ chừng đó là đã khác hẳn (các nước) không cấm (nhân dân) bàn bạc”.
Thứ hai, về chính trị, “Người châu Âu họ tổ chức chính quyền trong nước có chính thể lập hiến, có chính thể quân dân cộng hoà. Có số bao nhiêu người đấy thì cử một người làm nghị viên. Hễ bàn đến một việc gì thì trước phải khai hội, kẻ bàn người nói, sớm sửa đi chiều sửa lại, cốt làm cho đúng chân lý, hợp với tình hình. Nước ta có thế không? Hành chính thì cấm thay đổi, sửa sang; dùng người thì quý sự im lìm, lặng lẽ; chiếu theo lệ cũ, nhưng lệ không nhất định; luật cũng có ban bố đấy, nhưng dân gian không được đọc luật”.
Thứ ba, về văn hoá – tinh thần, “Người Âu cho nước và dân là có quan hệ mật thiết với nhau. Cho nên có chính thể cộng hoà, mà quốc thể tức là gia thể; có tục thượng võ mà quốc hồn tức là gia hồn; có lệ hỗ trái (cho vay), mà quốc mạnh tức là gia mạnh; có lối kiêm biện (công chức được giao phụ trách một số công việc nhất định), mà quốc sự tức là gia sự; có phái tự do, mà quốc quyền tức là gia quyền. Nước ta có thế không? Ngoài văn chương, không có gì là quý; ngoài áp chế  không có gì là tôn chỉ; ngoài phục tòng không có gì là nghĩ xa”.
Trên nguyên lý đó, các sỹ phu Nho học kiên quyết đoạn tuyệt với nền học “chi hồ giả dã”, cái nền học đã làm cho “người ngu nước yếu”, và họ ra sức cổ vũ học theo văn minh phương Tây:
Văn minh ta phải học khôn
Theo thầy Anh, Pháp, noi gương Hoa Kỳ
Trăm nghề học, học chi cũng học
Học thiên văn rồi học địa dư
Học toán pháp, học binh thư…
(Khuyết danh, Quảng học vấn)
Và trước ta, những nước học theo phương Tây đều trở nên văn minh:
Xiêm La trước thiệt là ngu dại
Rước thầy Anh học mãi khôn
Bây giờ dân đã tỉnh hồn
Lá cờ độc lập, gió còn phất phơ
Nhật Bổn nọ thuở vừa ngu nhược
Kén người đi các nước học hành
Bây giờ dân đã văn minh
Tiếng anh hùng đứng một mình cõi Đông…
(Khuyết danh, Quảng học vấn)
Thực ra để đoạn tuyệt cái quá khứ vàng son của mình, các cụ cũng đầy trăn trở, thậm chí đau đớn. Trước đó chưa lâu (cuối thế kỷ XIX), các cụ Nho học của ta còn tẩy chay tất cả những gì thuộc về “Tây dương”: không cho con đến trường Tây, không dùng dầu tây (dầu hoả), mạt sát những công chức làm cho sở Tây dám cả gan “vứt bút lông đi giắt bút chì”,… Ngoài ra, những con người vốn nhiều đời lặn lội trong “rừng Nho biển Thánh” (Rừng Nho biển Thánh mênh mông/ Dễ ai lặn lội cho cùng vậy vay – Nguyễn Đình Chiểu”), nay đến với nền tư tưởng và học thuật mới, cũng chẳng dễ gì tiếp thu. Thế nhưng để cứu nước cứu đời, các cụ đã phải chấp nhận những cái vốn không thể chấp nhận. Ngoài chấp nhận những điều nói trên, có thể còn phải kể cái khó chấp nhận nữa là chấp nhận quy luật cạnh tranh, vì nó rất “nghịch” với đạo Thánh hiền. Văn minh tân học sách viết: “Văn minh (hay phát triển) không phải chỉ có thể mua bằng giá trị mà thôi, mà còn phải mua bằng đau khổ nữa. Giá trị là gì? Tức là tư tưởng. Đau khổ là gì? Là cạnh tranh. Càng tư tưởng thì càng cạnh tranh, càng cạnh tranh thì càng tư tưởng. Rồi do đấy, hết thảy các khoa thanh học, quang học, trọng học, điện học (…) không môn học nào là không phừng phực nảy ra. Lý do để đi tới chỗ cực điểm của văn minh là như thế đó”.
Nếu xét một cách cục bộ thì các phong trào vận động canh tân đất nước đầu thế kỷ XX đều thất bại. Tuy nhiên, xét đóng góp của nó trong tiến trình lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, thậm chí đến tận thời điểm này, thì không hẳn là thất bại, mà có lẽ chỉ nên nói là thành công không mỹ mãn. Có thể nói như vậy, vì các phong trào ấy đã tạo ra cơ sở và lực đẩy để xã hội Việt Nam bước vào thời kỳ hiện đại, hội nhập với thế giới văn minh. Thực tế ta thấy từ những năm sau Thế chiến thứ nhất, tận dụng chính sách khai thác thuộc địa, tận dụng sách lược “hợp tác với người bản xứ” (tức “Pháp Việt đề huề”) của người Pháp, người Việt Nam, mà tiên phong là đội ngũ trí thức cũ nói trên (sỹ phu Nho học, sau này gọi là cựu học) cùng với các trí thức mới (tân học) đã chủ động nắm lấy cơ hội này để phát triển. Đường sắt, bưu điện, ngân hàng, trạm khí tượng, nhà máy, hải cảng, báo chí, trường đại học, viện nghiên cứu,…. ra đời và từ đó kéo theo sự ra đời của nhà tư sản (bây giờ gọi là doanh nhân); ra đời các ông phán, ông ký, ông thông; các bác sỹ, luật sư, kỹ sư, nhà báo, nhà văn, nhà giáo,… Nếu cứ nhất nhất tẩy chay người Pháp hoặc ngược lại, chỉ biết cúi đầu làm cu-li cho họ thì chắc cho đến năm 1945, đất nước ta vẫn không có gì. Nhưng dân tộc ta, dẫn đầu là tầng lớp trí thức, vừa vẫn tiếp tục chống thực dân Pháp lại vừa chủ động nắm lấy văn minh Pháp, hợp tác với những người Pháp tiến bộ và kết quả là đẩy xã hội Việt Nam phát triển hết sức mau lẹ. Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc cũng  theo đó mà trưởng thành. Các yếu tố này đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945. Chưa kể, khi vừa giành chính quyền, ta có ngay những cơ sở vật chất cần thiết cùng đội ngũ các nhà chuyên môn làm rường cột cho đất nước những năm đầu độc lập và kháng chiến chống Pháp.
Thưa quý vị Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng là ngọn cờ tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp cần lao. Trong quá trình ấy, Đảng có lúc phải tận dụng ngọn cờ chủ nghĩa Mác – Lênin và CNXH. Đến nay những thứ này đã tỏ ra sai lầm và bất cập và do đó, đặt Đảng vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Chúng tôi thực sự thông cảm điều đó. Nhưng nếu cứ tiếp tục độc tôn chủ nghĩa Mác – Lênin (một thứ học thuyết nhiều sai lầm, hoang tưởng), nếu cứ tiếp tục xây dựng CNXH (một mô hình đầy phi lý, trái quy luật), nếu cứ tiếp tục tẩy chay thế giới phương Tây (một chủ trương đi ngược thời đại, vì thực chất thế giới phương Tây là những mô hình xã hội dân chủ, chí ít cũng văn minh, tiến bộ hơn ta nhiều lần) thì chỉ tiếp tục đưa dân tộc – và cả Đảng – vào chỗ bế tắc. Trước mắt, sự suy yếu của nước ta thực sự đang trở thành miếng mồi ngon cho một đế quốc đang trỗi dậy đầy tham vọng: đế quốc Trung Hoa. Nước mất thì Đảng cũng không còn, hoặc may mắn lắm thì cũng chỉ được cái hư vị như triều đình nhà Nguyễn dưới thời cai trị của thực dân Pháp mà thôi. Chúng tôi nói “may mắn lắm”, vì khả năng được như triều Nguyễn cũng khó. Người Pháp chiếm Việt Nam không cần tiêu diệt văn hoá Việt Nam; trái lại, còn giúp người Việt Nam bảo tồn văn hoá (trước Cách mạng có Viện Viễn Đông Bác cổ ở Hà Nội, có Hội Đô thành Hiếu cổ ở Huế,…) như muốn tăng sự đa dạng văn hoá cho chính quốc. Còn người Trung Quốc là hàng xóm của Việt Nam; họ không chỉ muốn nô dịch dân ta mà còn muốn thôn tính lãnh thổ nước ta, biến nước ta thành quân huyện của Trung Quốc. Bởi vậy, trong lịch sử, mỗi khi chiếm được nước ta, họ đều thi hành chính sách đồng hóa dã man và thâm độc nhằm xoá bỏ văn hoá, lịch sử và giống nòi dân tộc Việt Nam. Chính sách này cũng đã từng áp dụng đối với nhiều nước bị họ thôn tính. 
Thiết tưởng nhân dân Việt Nam sẵn sàng ủng hộ Đảng tiếp tục lãnh đạo đất nước, nếu Đảng tự “lột xác”, tự “thay máu” để trở về với nhân dân, với dân tộc. Thực chất thì Đảng cũng đã từ bỏ một nửa chủ nghĩa Mác – Lênin và CNXH khi chấp nhận kinh tế thị trường. Chấp nhận kinh tế thị trường cũng là chấp nhận dân chủ trong kinh tế, nay chỉ còn một nửa còn lại là chấp nhận dân chủ trong chính trị. Nhưng chính sự nửa vời này đã dẫn đến tình trạng “đầu Ngô mình Sở”: kinh tế thị trường, vận hành theo nguyên lý thị trường nhưng bên trên lại là nhà nước XHCN, vận hành theo nguyên lý XHCN. Điều đó trái hẳn với nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin: thượng tầng kiến trúc (chính trị) phải phù hợp với hạ tầng cơ sở (kinh tế). Cốt lõi của kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh, lẽ ra nó phải đi kèm với nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự và tự do báo chí, tự do ngôn luận để đặt nền kinh tế tự do cạnh tranh trong vòng kiểm soát của pháp luật và công luận. Thế nhưng trong thể chế “Đảng lãnh đạo”, thực chất là Đảng toàn trị, đã làm cho các yếu tố sau không thể nào có được (hoặc có một cách hình thức). Kẻ có tiền và kẻ có quyền tất nhiên sẽ “đi đêm” (và cả “đi ngày”) với nhau mà không ai làm gì được. Đó là cội nguồn của tham nhũng, của lạm quyền, của tội ác và của tất cả các tệ nạn xã hội. Tất nhiên xã hội nào cũng có các hiện tượng này, nhưng ở ta khác họ ở chỗ là nó gần như vô phương cứu chữa.
Vừa qua chúng tôi đã thất vọng qua các Hội nghị BCH Trung ương 4, 5, 6; mới đây,  lại thêm thất vọng qua phát biểu khai mạc của ông Tổng bí thư tại Hội nghị BCH Trung ương 7 khi thấy chủ trương vẫn giữ nguyên tinh thần cũ, chỉ có điều chỉnh nhỏ. Tuy vậy chúng tôi vẫn hy vọng vào trí tuệ của đông đảo Ban Chấp hành Trung ương, ở đó có nhiều vị sống gần dân hơn, thực tế hơn; ở đó, vẫn còn nhiều vị có trình độ và có trách nhiệm. Lịch sử mấy chục năm qua đã chứng minh, nếu ở trên thượng tầng có ông Trường Chinh bảo thủ, cứng nhắc, thì ở tỉnh vẫn có ông Kim Ngọc thương dân, dám vượt rào. Và ngày nay vẫn thấp thoáng những Kim Ngọc ở các ông (bà) Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Văn An, Nguyễn Minh Nhị,…
Đề cập lớp nhà Nho tiên phong đầu thế kỷ XX làm bài học cho Đảng CSVN hôm nay, chúng tôi cũng mới chỉ đề cập tinh thần đổi mới nói chung, còn về cách cách thức đổi mới, nếu Đảng chấp nhận, tôi nghĩ sẽ có những chuyên gia vạch ra lộ trình cụ thể. Tinh thần đổi mới tóm lại là tinh thần cầu thị, sẵn sàng từ bỏ tất cả những gì cũ nát, bảo thủ, hoang tưởng, đặc biệt, dám từ bỏ những đặc quyền đặc lợi phi lý của mình. Nếu đặt Tổ quốc và nhân dân lên trên hết thì không có gì không thể vượt qua. Nếu làm được điều đó, Đảng không những vẫn tiếp nối được sự nghiệp cao cả của thế hệ các nhà cách mạng cộng sản đầu tiên mà còn cứu được nguy cơ Đảng sụp đổ.
Do khuôn khổ một bức thư, chúng tôi không thể phân tích và biện luận đầy đủ, mà chủ yếu nêu lên vấn đề. Hy vọng sẽ được trao đổi dân chủ và cởi mở.
Đào Tiến Thi
Ngọc Hà, đầu tháng 5-2013
ABS)

Đoan Trang - "Nói với mình và các bạn": Biểu tình, đình công và tẩy chay

Dưới đây là bài viết thứ bảy trong loạt bài “Nói với mình và các bạn: Vẻ đẹp của chính trị”. Mục đích mà loạt bài hướng tới là góp phần giúp độc giả, nhất là các bạn trẻ, hiểu hơn về chính trị, về sự tham gia, về tự do ngôn luận và sự phân biệt giữa tự do ngôn luận với xúc phạm người khác, về hiến pháp, quyền lập hiến và quyền tẩy chay hiến pháp, bất tuân dân sự, về kỹ thuật bầu cử và làm thế nào để có bầu cử tự do, công bằng.
Còn mục đích của bài này là nói về một vài hình thức hoạt động chính trị khác: biểu tình, đình công, và một hình thức vẫn còn tương đối xa lạ với người dân Việt Nam, đó là tẩy chay.
Phạm Đoan Trang

Một cuộc biểu tình ở Hà Nội, sáng 9/12/2012. Ảnh: AFP.
Kỳ 7: BIỂU TÌNH, ĐÌNH CÔNG VÀ TẨY CHAY
Sau những cuộc biểu tình (có thể chỉ vài chục, cũng có lần tới vài trăm người tham gia) ở Hà Nội và TP. HCM để chống chính sách đối ngoại hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, đến giờ, số đông chúng ta hẳn là đã hình thành một khái niệm nào đó về biểu tình – cho dù là tán đồng hay phản đối hành động đó.
Trên lý thuyết, biểu tình được định nghĩa là một hành động chính trị, trong đó nhiều người tham gia tuần hành cùng nhau nhằm thể hiện một chính kiến, ví dụ bày tỏ sự ủng hộ hoặc phản đối một cá nhân/ tổ chức/ sự việc nào đó. Việc tuần hành có thể được thực hiện bằng đi bộ, đạp xe hoặc sử dụng phương tiện khác. Việc tuần hành có thể kết hợp với gây tiếng động – gọi loa, gõ trống, khua chiêng, thổi kèn, hô khẩu hiệu, hát. Trong nhiều cuộc biểu tình ở nước ngoài, người ta còn đốt cả ảnh, hình nộm của quan chức. Tuần hành thường bắt đầu và/ hoặc kết thúc bằng một cuộc tụ tập tại một địa điểm nhất định, tại đây người ta cùng đọc và nghe diễn văn, tuyên cáo, tuyên bố, v.v. Phong toả đường đi lối lại, và ngồi bệt (tọa kháng) cũng được coi là biểu tình – trường hợp sau được gọi là “biểu tình ngồi”.
Chẳng hạn, để phản đối chính quyền Trung Quốc tham lam, ưa gây hấn và bắt nạt các quốc gia nhỏ yếu, hoặc để phản đối chính sách đối ngoại thiếu minh bạch và thiếu nhất quán của Nhà nước Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, một nhóm công dân ở Hà Nội có thể tuần hành đến Đại sứ quán Trung Quốc hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam, tụ tập trước cổng các cơ quan này, tổ chức mít-tinh, ra thông cáo, đọc diễn văn, v.v.
Biểu tình có thể là phi bạo lực hoặc bạo lực, hoặc lúc đầu thì ôn hoà nhưng về sau lại nảy sinh bạo lực – giữa công an, cảnh sát với những người tuần hành, hoặc giữa chính những người tham gia với nhau, ví dụ nhóm ủng hộ mâu thuẫn, đánh lộn với nhóm phản đối. Cho nên, luật pháp ở các quốc gia đa phần đều loại bỏ bạo lực, chỉ chấp nhận biểu tình ôn hoà; và sự hiện diện của lực lượng công an, cảnh sát chỉ là để ngăn chặn bạo lực xảy ra.
Với những hành động được chấp nhận (tuần hành, hô khẩu hiệu, hát, v.v.), các bạn có thể thấy ngay là không cuộc biểu tình nào lại không mang tính chất “gây rối trật tự công cộng” ở một mức độ nào đó. Nói cách khác, đã là biểu tình thì phải tạo chú ý, mà đã tạo chú ý thì những người biểu tình không thể không làm ồn; chưa nói đã là một cuộc tụ tập nơi công cộng thì đương nhiên phải có tổ chức. Lấy lý do “gây rối trật tự công cộng” để giải tán biểu tình chỉ là một chiêu bài để đàn áp quyền tự do tụ tập (freedom of assembly) và tự do thể hiện chính kiến (freedom of expression, còn được dịch là “tự do biểu đạt”) của người dân.
(Chúng ta sẽ bàn về những mặt hạn chế của biểu tình trong kỳ sau của bài viết này.)
Đình công – quyền của người lao động
Theo nghĩa nguyên thuỷ, đình công chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, khi những người làm công tổ chức ngừng làm việc trên quy mô tập thể để phản đối hoặc ra yêu sách nào đó với giới chủ: tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện vệ sinh, an toàn lao động, v.v. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng có khi đình công vươn ra ngoài quan hệ giữa người lao động và giới chủ và dẫn đến thay đổi trong chính sách của nhà nước, thậm chí thay đổi chính thể. Ví dụ đáng nhớ nhất là những cuộc đình công của phong trào Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan những năm 1980.
Ở Việt Nam, theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động, từ khi Luật Lao động có hiệu lực (năm 1995) cho đến năm 2012, cả nước xảy ra 4.922 cuộc đình công (nguồn: Dân Trí ngày 6/4/2013). Bài báo của Dân Trí cũng cho biết, hầu hết đình công đều tự phát, “100% không do công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo”, “không theo đúng trình tự pháp luật quy định, có xu hướng lây lan từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác”.  
Nếu điều này là có thật, nhà hoạch định chính sách có trách nhiệm sẽ phải nhận thấy ít nhất hai câu hỏi đặt ra: 1. Trình tự pháp luật quy định có vấn đề gì không? 2. Công đoàn cơ sở đã thật sự đại diện cho người lao động chưa? Trong một xã hội dân chủ, nếu nhà hoạch định chính sách không nhận ra vấn đề thì sẽ có những cá nhân, tổ chức dân sự vận động để ông/bà ta phải “làm gì đó cho công nhân đi”, bằng không sẽ mất chức. Ở Việt Nam thì chưa được như vậy, thậm chí, ngay cả chuyện bạn đến gặp Chủ tịch Công đoàn đề nghị tổ chức đình công cũng đã là việc không nên làm – vì… bạn có chắc là Công đoàn đứng về phía bạn không?
“Tẩy chay các chú”
Tẩy chay là việc một số người/ nhóm (tức là cá nhân hoặc tổ chức) từ chối giao thiệp với một đối tượng nào đó, ví dụ một doanh nghiệp bóc lột lao động, hoặc toàn bộ hàng hoá của các doanh nghiệp bán hàng giả hàng rởm, gây ô nhiễm môi trường, đối xử thô lỗ và từng lăng mạ khách hàng v.v.
Chuyện tẩy chay không còn là mới mẻ, nhất là trong nền kinh tế toàn cầu hoá. Ví dụ, ở Hàn Quốc từng có phong trào tẩy chay thịt bò Mỹ (năm 2008), còn tại Trung Quốc, khi tranh chấp biển đảo với Nhật Bản leo thang, nhiều hiệu sách Bắc Kinh đã ngừng bán các ấn phẩm của Nhật. Tương tự, doanh nghiệp xuất khẩu chuối Philippines khốn đốn khi đối tác Trung Quốc đồng loạt từ chối nhập khẩu để trả đũa Philippines trong tranh chấp chủ quyền. Ngay sau sự cố này, cơ quan xúc tiến thương mại của Philippines đã phải tính đến khả năng tìm kiếm, mở rộng thị trường hoa quả ở các nước khác, như châu Âu.
Tại Việt Nam, vào năm 1919, cũng từng có phong trào “tẩy chay các chú”, tức là tẩy chay các chú khách (doanh nhân Hoa kiều). Tinh thần chung là “người Việt Nam buôn bán với nhau, không mua hàng của Hoa kiều”. Có tài liệu nói rằng phong trào được sự hưởng ứng của cả giới doanh thương lẫn sinh viên, viên chức tại Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định… 89 năm sau, vào năm 2008, với sự cố Vedan xả nước “giết” sông Thị Vải, một chiến dịch tẩy chay đã nổi lên, khởi đầu từ những lời kêu gọi trên mạng Internet. Nhiều siêu thị lớn tại Hà Nội và TP.HCM đồng loạt ngừng phân phối sản phẩm bột ngọt Vedan. Không rõ chiến dịch này kéo dài bao lâu.
Tuy nhiên, về căn bản, tẩy chay rất hiếm xảy ra ở Việt Nam, ngay cả trong những chuyện không liên quan gì đến chính quyền, nghĩa là chẳng có gì nhạy cảm: Như các hàng “phở quát, cháo chửi” khét tiếng ở thủ đô Hà Nội chẳng hạn, chưa bao giờ họ nghĩ đến khả năng bị tẩy chay.
Poster của một phong trào kêu gọi tẩy chay hàng hoá sản xuất tại Trung Quốc.
Một nhân viên kiểm toán xã hội ở tập đoàn Bureau Veritas từng cho người viết bài này biết: “Người tiêu dùng có ý thức cao là người không chỉ quan tâm tới chất lượng và giá cả, mà còn rất quan tâm tới một điểm thứ ba, là sản phẩm được làm ra như thế nào. Ở các nước phát triển, người ta sẵn sàng tẩy chay một sản phẩm nếu họ biết rằng nhà sản xuất ra nó sử dụng lao động trẻ em, hay gây ảnh hưởng độc hại đến môi trường. Chỉ cần một lần vi phạm bị phát hiện, cả một thương hiệu nổi tiếng có thể đi tong”. Đối chiếu với đó, các bạn có thể thấy là người tiêu dùng Việt Nam còn chưa có ý thức bảo vệ chính mình, nói gì đến ý thức bảo vệ môi trường hay quan tâm đến quyền lợi của những người lao động khác.
Bên cạnh việc người dân thiếu hiểu biết về quyền lợi của mình, sự thiếu vắng các tổ chức dân sự đúng nghĩa cũng là nguyên nhân dẫn đến chuyện tẩy chay – với ý nghĩa là một hành động chính trị – hầu như không được sử dụng để gây áp lực. Kêu gọi tẩy chay trên mạng (như với vụ Vedan) có lẽ vẫn quá yếu, không đủ tạo hiệu quả đáng kể nào.
Đình công, biểu tình trong văn hoá chính trị Việt Nam
Trở lại với chuyện biểu tình, có thể bạn cũng đã nhận thấy đó là một hình thức hoạt động chính trị có hiệu quả đối với những người tham gia, ở chỗ nó tác động mạnh tới cộng đồng, nó gây chú ý và khiến người biểu tình có thể tạo sức ép chính trị. Nhưng đối với những người khác, nó không thể không gây thiệt hại dù ít dù nhiều: Chẳng hạn, nó cản trở quyền tự do đi lại của một số công dân, có khi là rất nhiều công dân. Với đình công cũng vậy. Trên thế giới, từng có những cuộc biểu tình và đình công của ngành hàng không, đường sắt, taxi, làm trì trệ, thậm chí gây tê liệt giao thông của cả một thành phố.  
Do vậy, để nhìn nhận sự việc một cách khách quan, đến đây, chúng ta sẽ đi sâu vào các khía cạnh có thể gây tranh cãi của biểu tình trong bối cảnh văn hoá chính trị Việt Nam, nơi số đông dân chúng vẫn giữ tâm lý sợ nhà nước, chưa suy nghĩ nhiều về nhân quyền và chưa biết cách “thực hành dân chủ”.
Tuy nhiên, đó là câu chuyện của kỳ sau.
Kỳ sau: Đình công, biểu tình trong văn hoá chính trị Việt Nam
 (Đoan trang)

Blogger Tạ Phong Tần đã bị chuyển ra giam ở Miền Bắc

(07.05.2013) – Sài Gòn – Ông T vừa đi thăm vợ ở trại K5, Xuân Lộc, Đồng Nai về cho biết: “Cô Tạ Phong Tần đã bị chuyển trại giam, đưa ra Miền Bắc”.
Vợ ông T là một dân oan, sau thời gian dài đi kiện các quan chức địa phương cướp đất và tham nhũng đã bị bắt đi tù. Khi vào trại giam, vợ ông T quen với blogger Tạ Phong Tần.
Ông hỏi vợ rằng cô Tần bị chuyển đi chỗ nào, một viên công an đang đứng canh ở chỗ thăm nuôi cho biết: “Đưa ra ngoài Cao Bằng – Lạng Sơn rồi”, nhưng cụ thể là trại giam nào thì người công an này không cho biết.
Cô Tạ Minh Tú, em cô Tần cho biết chưa hề nhận được thông báo nào của trại giam hay công an cho biết việc chuyển trại giam của cô Tạ Phong Tần.
Như vậy, 2 trong 3 blogger của Câu lạc bộ nhà báo tự do đã bị chuyển ra Miền Bắc. Việc làm này có thể nhằm vào việc gây khó khăn cho sự đi lại của thân nhân, vì đường xa và chi tiêu tốn kém hơn rất nhiều, hòng giảm tối đa lần thăm gặp của thân nhân hai blogger nổi tiếng Điếu Cày và Tạ Phong Tần.
Nhà cầm quyền thực sự sợ hãi khi thông tin về tình hình các bloggers này bị đối xử tệ bạc và vi phạm pháp luật ngay trong trại giam, khiến dư luận quốc tế, và người Việt định cư ở nước ngoài phản ứng tiêu cực với họ. Nhưng với việc “cách ly” này lại càng làm cho dư luận tin rằng nhà cầm quyền đang có ý đồ xấu nào đó đối với các tù nhân lương tâm và chính trị này, khiến họ phải bằng mọi cách che giấu tin tức về các bloggers này, bất chấp việc công khai vi phạm pháp luật.
Việc nhà cầm quyền công khai vi phạm pháp luật sẽ thúc đẩy dân chúng bất tuân pháp luật, làm tiền đề cho sự nổi loạn của xã hội.
PV. VRNs

Nguyễn Thông - Phải chăng đó mới là suy thoái?

THONG1
Blogger Nguyễn Thông
Định chả viết, ngại người ta bảo mình lạc đường sang bàn chuyện chính chị chính em. Nhưng ai bảo đây không phải là vấn đề xã hội, chứng minh xem nào. Mà đã xã hội thì tôi chả tránh, có quyền có ý kiến như mọi công dân bình thường.
Thì cái chuyện đảng cầm quyền đang họp hội đó mà. Chuyện riêng của họ, thực ra đối với tôi chả có ý nghĩa gì, không muốn quan tâm. Họp kín như bưng, dân chẳng ai biết họ bàn luận cái chi, ra sao, mặc dù người họp lúc nào cũng bảo vì dân do dân. Thì dân không biết đã đành một nhẽ, nhưng khổ nỗi thông tin cứ kín kín hở hở xì ra. Đến khổ.
Chẳng hiểu những điều mà dư luận xì xầm mấy bữa qua có đúng không, đúng bao nhiêu phần trăm, hệ thông tin chính thống nhà nước chưa công bố nên càng nhiều mù mờ, đồn đoán. Giả dụ đó là sự thật thì tôi nghĩ như thế này:
1.Hội nghị của đảng, họp công khai nhưng rất bí mật, khai mạc ngày 2.5, đến hôm sau cứ họp tới đâu thông tin xì ra tới đó, nhất là buổi tối. Dân đen đếch có anh nào bén mảng được, nhà báo cũng không, vậy chắc phải có kênh có nguồn. Cứ đặt trường hợp “bị lộ tin” thì cái gọi là ban Bảo vệ chính trị nội bộ quá kém, bất lực. Tuy nhiên tôi lại cho rằng chuyện “xì-tin” phải được sự điều khiển, cho phép, tạo điều kiện của ai đó thì mới tòi ra dễ thế. Dân gian thường gọi nôm na dạng này là phe phái chơi nhau.
2.Nếu đúng như những thông tin đã phát lộ thì điều mà xưa nay đảng vẫn tự hào “sự đoàn kết trong đảng” đã có vấn đề. Nhớ lại khi xưa, chủ trương của cấp cao, của cá nhân lãnh đạo cao nhất thường được quán triệt nhất trí gần như trăm phần trăm, nay thì các ủy viên trung ương không lừ khừ như ông từ giữ đền, chuyên gật đầu nữa. Họ sử dụng quyền tư duy của mình để khẳng định mình không phải rô bốt. Thực tế đảng đã không thể kiểm soát được những thành viên của mình theo mệnh lệnh, theo khuôn khổ áp đặt. Đối với đảng, đó là bước lùi; nhưng với dân chủ trong đảng, đó là bước tiến.
3.Uy quyền của người đứng đầu đảng (bí thư thứ nhất, sau này là tổng bí thư) từ trước đến nay luôn là tối thượng. Mặc dù đảng đề ra nguyên tắc lãnh đạo tập thể nhưng quyền quyết định thường dành cho Bộ chính trị, tổng bí thư. Đã có luật bất thành văn, tổng bí thư làm gì cũng ít khi sai, cứ thế mà theo đã, sai đâu tính sau. Nhưng giờ đây vai trò vị trí uy quyền của tổng bí thư bị xuống dốc thê thảm. Bằng chứng là những điều ông ấy muốn nhưng người ta không làm theo mà ông ta không làm gì được.
4. Hồi thăm Phú Thọ, ông tổng bí thư có nhắc đến sự suy thoái. Nhiều ý kiến cho rằng ông ấy dùng chữ suy thoái không đúng đối tượng, hoàn cảnh, vụ việc. Có nhẽ lần hội nghị này, chữ suy thoái ấy mới được thể hiện rõ chăng, đúng đối tượng chăng?

Nguyễn Thông
6.5.2013
  (Blog Nguyễn Thông)

Một sự vu khống, xuyên tạc trắng trợn!

Ngày 2-4-2013, web sachhiem.net - trang điện tử do một số tác giả người Việt hiện đang sinh sống ở nước ngoài thực hiện, đăng bài Góp ý của giáo dân về Bản nhận định và góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Hội đồng Giám mục Việt Nam - các Giám mục Công giáo Việt Nam của tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa - công dân theo Thiên chúa giáo, hiện đang sinh sống tại TP Cao Lãnh - Ðồng Tháp. Ðược sự đồng ý của tác giả, trong số báo ra ngày 19-4, Báo Nhân Dân đã trích đăng một phần từ bài viết nói trên với nhan đề Nhiều điều chưa sáng trong một bản góp ý...

JB Nguyễn Hữu Vinh
Sau khi trích từ bài viết của Nguyễn Trọng Nghĩa đăng trên Báo Nhân Dân, ngày 21-4 trên blog của một người tên là JB Nguyễn Hữu Vinh đã có bài phê phán, đồng thời bài này được thu gọn để gửi đăng trên mục Diễn đàn của BBC tiếng Việt ngày 21-4. Sau đó, một số địa chỉ trên interrnet đăng lại hai bài này kèm theo bình luận có tính chất thóa mạ, xúc phạm, thậm chí đe dọa  Nguyễn Trọng Nghĩa và gia đình... Về bài viết của JB Nguyễn Hữu Vinh, một số tác giả đã lên tiếng đánh giá, như: Cùng quẫn lý lẽ của một con cừu (Nguyễn Thanh Tùng - doimat.cuanhcuem.net), Khi diễn bài cùn trong phản biện như JB Nguyễn Hữu Vinh (molang0205.blogspot.com),... trong đó cho rằng:
- "Tuy nhiên đọc xong bài viết thì tôi cũng hiểu phần nào lý do: thứ nhất, bài viết đúng là thể hiện tư duy của một "con cừu"  cho nên các nhà báo có lẽ chẳng thèm phản biện mà xem đó như câu chuyện hài làm quà mỗi dịp trà dư tửu hậu; thứ hai, "bà buôn cải" (BBC) đăng bài bôi xấu báo khác nhưng thòng cái câu "Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả" để phủi trách nhiệm... Mọi người, dù là giáo dân Ki-tô giáo, Hồi giáo, Phật giáo,... nếu đang sống trên đất nước này, là người Việt Nam thì trước hết họ là những công dân của đất nước. Là công dân thì họ phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật (có lẽ trừ những giáo dân như JB là tự cho mình cái quyền làm trái điều hiển nhiên đó). Vậy thì khi Nhà nước cần triển khai chính sách, thực thi một công vụ nào đó có liên quan một tôn giáo, các vị chức sắc tôn giáo đứng ra làm cầu nối giữa chính quyền và giáo dân là cực kỳ hợp lý và hiệu quả. Có lẽ những giáo dân như JB cho rằng Nhà nước phải dùng xe tăng và lưỡi lê như Ngô Ðình Diệm xưa kia đàn áp Phật giáo thì mới là "chiêu sạch"?... Nói tóm lại, đọc qua bài viết của con chiên JB Vinh "văng miểng", tôi chỉ thấy ở đó có sự cùng quẫn về lý lẽ, hiểu biết, tâm thức của một kẻ mắt không nhìn quá ngọn roi, tai không nghe quá được các mệnh lệnh chăn dắt của chủ chăn nhưng lại ôm mộng tưởng chống lại cả thế giới bên ngoài cái chuồng của mình" (Nguyễn Thanh Tùng).
- "Ai dè đó lại là một bài viết hằn học, đuối lý, chỉ biết lấy sự thóa mạ, hàm hồ làm phương tiện để chửi bới cho hả dạ. Thế là đã rõ, mục đích của Vinh và những kẻ như Vinh không phải nhằm để phản biện mà là công kích, bôi nhọ và lừa bịp ngay chính cả tín đồ của mình... Xin hỏi cậu, có phải phản biện xã hội có mục đích cao cả là tìm đến một chân lý chung có lợi cho mọi giai tầng, mọi nhóm lợi ích trong xã hội. Có phải phản biện xã hội là phải đưa ra các lập luận, chứng cứ, phân tích, đánh giá về một vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người khác đồng tình với mình, chứ không phải là chửi bới, mạt sát người khác khi người ta không đồng tình với mình. Nếu đồng ý như vậy thì cậu đã kém cỏi lắm so với một giáo dân bình thường mà cậu cho là "man mát, không bình thường về thần kinh" như Nguyễn Trọng Nghĩa rồi đấy. Tôi đọc bài viết của Trọng Nghĩa thấy ở trong đó có đủ luận điểm, luận chứng, luận cứ rất chặt chẽ và thuyết phục về những vấn đề thuộc quan điểm mà Hội đồng Giám mục đã đưa ra. Trong lúc đó, theo như cậu nói, Nghĩa mới học hết phổ thông trung học, "dốt nát và ngu xuẩn". Ðọc cả bài của cậu chỉ thấy búa xua những từ chửi bới, thóa mạ Nghĩa và cả Báo Nhân Dân, chẳng thấy cậu đưa ra được lý lẽ, bằng chứng gì để phản bác cả. Vậy là cậu còn thấp trình hơn cả Nghĩa rồi" (molang0205).
- "Chuyện nhỏ có chút xíu, một giáo dân "góp ý" với Hội đồng Giám mục một cách trân trọng và lễ độ. Nhưng, chuyện đã trở thành không nhỏ... Giáo dân này vừa góp ý thì bị ông JB Nguyễn Hữu Vinh săn lùng, điều tra như một tội phạm, phơi bày hết các chi tiết cá nhân, hạch hỏi gia đình, vợ con, cha mẹ, ông nội, bà nội, của người ta ra tố... Từ đầu đến cuối bài của ông JB, chỉ thấy kết tội giáo dân Nghĩa vì "dám góp ý", ngoài ra không có lấy một chữ cho biết ông Nghĩa bậy ở chỗ nào... Thật ra bài của giáo dân Nguyễn Trọng Nghĩa viết không hề "tâm thần" mà rất thông thái. Nhưng, cho dù, người ta có "tâm thần" đi nữa, thì lòng nhân đạo của giáo hội các người ở đâu, lại đi hiếp đáp một kẻ "có bệnh"?". (Lời Tòa soạn sachhiem.net trước khi đăng bài Cùng quẫn lý lẽ của một con cừu)...
Qua các trích dẫn trên đây, có thể nhận diện bản chất bài viết của JB Nguyễn Hữu Vinh, vì thế trao đổi lại là việc làm không cần thiết.  Tuy nhiên, sau khi JB Nguyễn Hữu Vinh công bố bài viết, qua thư điện tử và điện thoại, Báo Nhân Dân đã nhận  được ý kiến của tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ sự phẫn nộ về việc ông này đưa ra thông tin vu khống, bịa đặt đối với anh. Cụ thể, JB Nguyễn Hữu Vinh viết: "một số giáo dân Giáo xứ Cao Lãnh do linh mục Marcel Trần Văn Tốt, chánh xứ, Linh mục Phêrô Trần Trung Chỉnh làm phó xứ, cho chúng tôi biết như sau: Ông Nguyễn Trọng Nghĩa tại địa chỉ này năm nay 32 tuổi, có một vợ và một con. Ông mới học xong phổ thông trung học thì làm Phó Bí thư Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của xã Mỹ Trà. Ðược một thời gian, do vi phạm khuyết điểm, nên ông buộc phải ra khỏi chức vụ đó. Ông được cho là đã "bỏ đạo" hơn chục năm nay, hoàn toàn không liên hệ với nhà thờ, với giáo xứ và các việc thuộc Giáo hội Công giáo. Người dân địa phương cho biết, ông có hiện tượng đầu óc bị "man mát", hay không bình thường về thần kinh, sức khỏe tâm thần. Gặp gỡ linh mục Chánh xứ, ông nội của ông Nghĩa đã than phiền về sự mâu thuẫn giữa ông Nghĩa với ông nội và cha mẹ ruột, người ông nội cũng cho hay đã không gặp gỡ và tỏ ra lo lắng cho ông Nghĩa về mặt nhân cách và đạo đức".
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, vì không đồng tình với Bản nhận định và góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Nguyễn Trọng Nghĩa đã chủ động viết bài. Tác giả đã gửi bài góp ý tới Hội đồng Giám mục Việt Nam và nhiều vị giám mục, linh mục khác. Sau một thời gian không nhận được hồi âm, Nguyễn Trọng Nghĩa mới gửi bài tới sachhiem.net. Trong thư gửi Báo Nhân Dân ngày 1.5, Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết: "Tôi sinh năm 1983 tại Cao Lãnh - Ðồng Tháp. Trong thời gian từ năm 1998 đến năm 2003, tôi là thành viên Ðội Công tác xã hội thị xã Cao Lãnh, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên, Ủy viên Ban Chấp hành Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh phường 1. Tháng 3-2003, tôi là viên chức văn hóa - thể thao của UBND xã Mỹ Trà, và vẫn là thành viên Ðội Công tác xã hội thị xã Cao Lãnh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên và Ủy viên Ban Chấp hành Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh phường 1. Từ năm 2003 đến năm 2005 tôi là Phó Bí thư Ðoàn TNCS xã Mỹ Trà và phường Mỹ Phú (tách xã, phường tháng 5-2005). Năm 2005, tôi trúng cử vào HÐND phường Mỹ Phú và được phân công là Thư ký HÐND phường. Năm 2008, tôi làm việc tại UBND xã Phương Trà - Cao Lãnh, với chức danh là cán bộ Văn phòng Ủy ban phụ trách Giao thông thủy lợi. Sau vì gia đình khó khăn, cho nên tôi xin nghỉ công tác. Trong cuộc sống, một vài lần tôi và ông nội có bất đồng quan điểm khi trao đổi về Kinh thánh, nhưng chưa bao giờ  dẫn tới "mâu thuẫn gia đình". Ông nội và cha tôi chưa bao giờ cung cấp thông tin về đạo đức của tôi cho nhà thờ. Hiện tại ông nội tôi rất buồn khi cháu mình bị người ta coi là người tâm thần và bịa đặt là do ông nội tôi nói. Ông nội và cha tôi là người đóng góp nhiều công sức tham gia xây dựng nhà thờ Giáo xứ, nay lại bị xuyên tạc cho nên rất xấu hổ với mọi người chung quanh. Riêng việc tôi có "bỏ đạo" hay không, thì có thể làm rõ qua việc tôi làm "lễ rửa tội" cho con mình tại nhà thờ. Qua đây, tôi khẳng định tôi là một người bình thường, không có dấu hiệu "đầu óc bị "man mát", hay không bình thường về thần kinh, sức khỏe tâm thần" như JB Nguyễn Hữu Vinh viết. Tôi cũng chưa bao giờ vi phạm kỷ luật để cơ quan, tổ chức buộc phải thôi chức vụ. Ai quan tâm đến tôi, đều có thể xác minh".
Như vậy, có thể khẳng định thông tin được cho là "một số giáo dân Giáo xứ Cao Lãnh" cung cấp cho JB Nguyễn Hữu Vinh, liên quan đến con người, hoạt động xã hội của Nguyễn Trọng Nghĩa là thông tin bịa đặt, vu khống. Phải chăng khi công bố bài viết JB Nguyễn Hữu Vinh đã bịa đặt nhằm mục đích hạ thấp uy tín của Nguyễn Trọng Nghĩa, tác động tiêu cực tới ý kiến của anh với Bản nhận định và góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Hội đồng Giám mục Việt Nam? Ðó là việc làm thiếu lương thiện, cần phê phán một cách nghiêm khắc.
Hồng Quang
(Báo Nhân dân)

Bản tin tiếng Anh

  • A golden age for gaming on the go (Washington Post) - Mobile gaming is one of the fastest growing sectors in China, with estimates indicating that the sector could clock up turnover in excess of 20 billion yuan ($3.2 billion) by 2015.
  • Zhejiang firm seeks growth (Washington Post) - Chinese entrepreneurs like to create mini-conglomerates. Dai Tianrong, a deputy to the National People's Congress and an industrialist from Zhejiang province, told China Daily how he has made his mini-conglomerate thrive at a time when many others are struggling to do business.
  • Rural bamboo business thriving (Washington Post) - The rural bamboo business is thriving because farmers are taking the initiative, rather than taking orders
  • Gold road to riches (Washington Post) - A "gold road" worth 100 million yuan is rolled out at a shopping mall in Guangzhou, which is 5 meters long and made of 252 gold bars.
  • Spirits sales slump sharply (Washington Post) - The price of Chinese high-end liquor has dropped sharply, or even halved, this year, due to the government's reining in of lavish spending as part of its anti-corruption drive.
  • Luxury sellers adapt to changing market (Washington Post) - High-end demand has tapered off this year due to recent government measures aimed at checking extravagant spending and reining in corruption.
  • Property price growth rate dips in April (Washington Post) - Property prices in China's major cities saw an 11th consecutive monthly increase in April, but the growth rate slowed as the government's latest tightening policies gradually kicked in.
  • A good fight (Washington Post) - There are various types of self-defense martial arts. In Beijing, the Brazilian Jiu Jitsu is gaining popularity.
  • Yao Ming in Manila for friendship games (Washington Post) - Former Chinese basketball superstar Yao Ming arrived in Manila Saturday evening for friendship games at the invitation of the Philippine Sports Commssion.
  • Sport of joy and hope (Washington Post) - High-school students in Tianquan county, Sichuan province, enjoy a soccer match on May 3, 2013.
  • The lost art of a gallery (Washington Post) - Threatened by aggressive auction houses and having a loose system of artist representation, Beijing galleries have been battling to survive since they first began to appear on the scene in the early 2000s.
  • Shanghai's all-boys classes to double enrollment (Washington Post) - The operator of Shanghai's first all-boys classes plans to expand enrollment for the new semester as one of its founders hailed the once-controversial program a success.
  • Jump for joy after flight of fantasy (Washington Post) - Flying enthusiasts jump for joy after taking to the skies at an airport in Huanghua, North China’s Hebei province, on May 1, 2013.
  • More students resume classes in quake-hit region (Washington Post) - A total of 2,502 students relocated and resumed classes on Thursday in Tianquan county, Southwest China's Sichuan province, 13 days after the area was hit by a 7.0-magnitude earthquake.
  • All-time high (Washington Post) - Its ambassador to China shares with Mike Peters what an eventful tenure it has been for him so far, including marrying his long-time sweetheart on the Great Wall.
  • Rekindling memories of Nixon's 1972 visit (Washington Post) - Forty-one years after former US president Richard Nixon's landmark visit to China, the two sides are seeking to improve bilateral ties as a delegation from the United States retrace the trip's legacy.
  • China a firm force in maintaining peace in S China Sea (Washington Post) - China is a staunch force in maintaining peace in the South China Sea, and it will continue its efforts in strengthening coordination and cooperation with the ASEAN to make contributions to the peace in the region.
  • Nixon's grandson retraces historic week (Washington Post) - A delegation of 40 dignitaries from the United States led by a grandson of Richard Nixon arrived in Beijing on Thursday to retrace the 37th US president's 1972 visit to China.

Hé lộ khả năng chung cuộc của HNTW 7?

Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá 11 tại thủ đô Hà Nội hôm 03/05/2013.

Khuya nay, tức sáng thứ Hai 6-5-2013, lúc hơn 2h AM một chút, vào trang BaSam, xem qua, nhưng chú ý ngay một bài ở Blog Phạm Viết Đào đựoc BaSam đặt link ở cột điểm báo phía trái.
Bèn theo link vào đọc ở Blog Phạm Viết Đào, bèn thấy ngay một bài cực mới: "He he...Phạm Viết Đào thường xuyên đến nhà ông Trương Tấn Sang....để nhận chỉ thị mà không được xu nào mới "đau", trong khi đó thì....".(xem ảnh)
Bài viết na ná cung cách Quan làm báo dạo trước, không đề tên tác giả, cuối bài chỉ thấy ghi: Nguồn: TSNH
Bài viết không phải là đơn tố cáo, nhưng nội dung là tố cáo. Vì bài viết phát trên mạng chủ một blog khá nổi tiếng, mọi người rất dễ dàng xem đọc, người viết bài này vì nói đến nó nên cũng nói thẳng nội dung mà thấy không cần phải kiêng dè gì. Tên người thì trong bài toàn tên thật , lại có cả ảnh nữa! Tính chất bài viết (tố cáo) là rất nghiêm trọng, nhưng không có bằng chứng gì cả cho nên có thể hiểu là vu cáo. Có điều năm ngoái khi theo dõi HN 6 nhiều người cũng đã đọc Quan làm báo , đoán chừng mang mang Quan lam báo có quan hệ với bà Đặng Hoàng Yến (GĐ Tân Tạo) và có thể nhận đựoc một ít thông tin nào đó từ nguồn CTN Trương Tấn Sang. Nhưng sự việc chỉ mới dừng ở mức như thế, có cần làm sáng tỏ hay không là do ở cơ quan có trách nhiệm, người đọc phần nhiều không quan tâm cho lắm.
Nay, chưa quá 24h sau khi HN7 vừa có những cuộc bầu bán quan trong đêm 4-5 ở HN 7 thì sự xuất hiện của bài báo này quả là một điều khá bất ngờ!
Không phải nêu các nội dung cụ thể, chỉ cần nhắc lại cái kết luận, bài báo ấy viết:


"Không chỉ lũng đoạn và làm tê liệt nhiều cơ quan chuyên trách, Trương Tấn Sang còn thông qua Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Thành Tâm dùng tiền và vật chất để tha hoá cả một đội ngũ báo chí để phục vụ cho các mưu đồ, tham vọng quyền lực xấu xa. Những con sâu tay sai trong làng báo này cần phải được vạch mặt và trừng trị đích đáng do bán rẻ đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của người cầm bút."
Đáng chú ý là tác giả chọn cách viết rất trực tiếp, lời lẽ có thể coi là "búa bổ" chứ không phải khéo léo lịch sự gì nữa cả. Chẳng hạn đối với CTN Trương Tấn Sang thì viết hẳn họ tên ra mà không cần gọi CTN gì cả v.v...Còn cái nội dung thẳng thừng nói ra đó thì nguyên văn tôi đã gạch dưới và tô đậm trong đoạn trích dẫn sát trên đây.
Không chỉ nói chung chung, mà có cả số tiền cụ thể, ví dụ: Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập báo Nhân dân: Là người ăn dày nhất với số tiền hàng tháng: 80 triệu đồng. và nhiều người khác nữa.v.v...
Tại sao lại có bài báo này ở thời điểm nhay cảm này? Nguồn "TSNH" như đã dẫn, tôi cũng như nhiều người khác không biết, nhưng chủ blog Phạm Viết Đào và blog BaSam có thể biết rõ. Bài báo đó nêu cả Phạm Viết Đào, Nguyễn Hữu Vinh. Đến đây thì có thể hiểu được phần nào về một điểm: Tuy bài bài viết có điều bất lợi cho hai ông Phạm Viết Đào và Nguyễn Hữu Vinh, nhưng hai ông này vẫn cho đăng (và giới thiệu link) bài ấy, có thể hiểu đó là cách để ông Phạm Viết Đào và ông Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) báo cho mọi người biết các ông bị vu cáo như thế nào, khỏi phải viết cải chính. Nếu ta hiểu cả hai ông PVĐào và NHVinh bị bài báo ấy vu caó, thì cũng phải hiểu rằng những người khác có tên trong bài ấy như Huỳnh Ngọc Chênh, Huệ Chi, Xuân Diện v.v...cũng đều là bị vu cáo. Lại còn đối với những ông TBT báo lề phải như Thuận Hữu, Hữu Ước v.v...cũng đều phải hiểu là bị vu cáo.
Khi tôi đang viết dừng lại thì nhận đựoc còm của độc giả Thuỳ Linh báo cho biết nguồn bài ấy ở trang mạng Tư sang nham hiểm TSNH//tusangnhamhiem.blogspot.sg/
Bây giờ mọi việc đang rõ dần ra: Nếu như trước đây Quan làm báo tập trung đánh thật lực vào TTg 3D (hồi cuối có vài bài ca ngợi TBT NPTrọng), thì lần này tusangnhamhiem.blogspot.sg/ mới chỉ 1 bài, nhưng cho thấy mũi đao rất sắc nhọn, quyết liệt nhắm vào cá nhân ông CTN TTSang (gọi đích danh họ tên thật chứ không bóng gió gì ráo)
Thời gian ra đời của bài viết sau đêm 4-5 cho chúng ta biết điều gì?
-Trước hết, ở thời điểm đó 3 UV BCT mới đã được bầu xong ở HN 7. Ô.Trương Tấn Sang tất có vai trò thế nào đó trong các cuộc họp bầu, nhưng việc xong rồi, mà HN chưa đi tiếp các nghị sự khác có thể liên quan đến ô.TTSang. Vậy có thể thấy bài này không phải để chống ô TTSang vì các việc đã qua, mà là nhằm vào các việc sắp tới.
-Việc gì sắp tới liên quan đến ông Trương Tấn Sang?
Hai việc:
a) Cuộc họp QH tháng 5 này (sắp họp) có nội dung lấy và bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do QH bầu . Ô. TTSang trong chức danh CTN tất là một người sẽ được QH lấy và bỏ phiếu tín nhiêm. Rõ ràng bài báo này nhằm đánh ông Sang ở các cuộc họp QH liên quan nội dung ấy. Có điều, trừ khi có bất ngờ, còn như bình thường thì dư luận nhân dân không thấy ô. TTSang có điều gì bức xúc để phải và đáng bị dính trong các đợt bầu tín nhiệm ấy của QH. Phe chống ông Trương Tấn Sang có thể còn nhằm mục tiêu nào khác đây?
b/ Khả năng này cho đến nay rất ít thông tin. Hiện nay ta chỉ mới thấy loé lên chút ít khả năng là ở chỗ trong Dự thảo HP có chỗ hình như dọn đường cho việc nhất thể hoá 2 chức danh CTN và TBT ĐCS vào 1 người (cho dễ làm việc) Trong khả năng này, xu hướng của dư luận trước đây hầu như chỉ có một chiều duy nhất là TBT kiêm CTN mà (hình như?) rất ít ai nói đến khả năng CTN kiêm TTB? Nghĩa là trước đây người ta chỉ nghĩ ô TBT Nguyễn Phú Trọng tất nhiên sẽ kiêm chức CTN.
Trong tình hình hiện nay - nhất là tình hình sau đêm 4-5 ở HN 7 như chúng ta đã biết, nếu sắp tới đây có phương án kiêm 2 chức này thì một khả năng rõ ràng đã xuất hiện là ông CTN Trương Tấn Sang sẽ kiêm chức TBT ĐCSVN (khỏi nói khi đó ô NPTrọng ra đi). Nếu kịch bản này xảy ra thì vài ngày tới đây sẽ có cấp tập những hoạt động và bài vở vu cáo chống ông Trương Tấn Sang với mục đích chống nhất thể hoá hai chức danh ấy vào ông Trương Tấn Sang. Và ai, phe nhóm nào có lợi ích cần phải chống ông Trương Tấn Sang trong vai trò nhiệm vụ kép đó?
Vậy thì, trong khi không loại trừ khả năng (a), người viết bài này thiên về khả năng (b): HN7 và Bộ Chính trị mới sẽ quyết định nhất thể hoá hai chức danh Chủ tịch nuớc và TBT, tiếp đó chuyển cho QH thực thi phương án này.
Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ thời Đảng Lao động VN chuyển qua ĐCS từ thời TBT Lê Duẩn về sau, nói chung coi hai điều đáng sợ nhất là:
- Dân chúng biểu tình phản đối.
- Trong Đảng xảy ra phe nhóm bè phái.
Việc dân biểu tình phản đối chỉ mới xuất hiện gần đây khi có những cuộc biểu tình trong dân phản đối Trung Quốc xâm lược và sự nhu nhuợc cúi đầu của các cấp lãnh đạo ĐCSVN và từ khi có những chính sách cưỡng chế thu hồi chiếm đoạt ruộng đất của nông dân trao cho các tập đoàn tư bản đỏ, còn tác hại của việc trong đảng xảy ra mâu thuẫn bè phái, thậm chí phân liệt, có thể nói trong lịch sử mấy chục năm cầm quyền của ĐCSVN chưa bao giờ có tiền lệ và biểu hiện chia rẽ bè phái ở cấp chóp bu rõ ràng như hiện nay. Phải chăng đấy chính là điều lo ngại nhất mà văn kiện nghị quyết của các kỳ Đại hôị Đảng, Hội nghị TƯ các khoá từ hơn sáu chục năm nay luôn luôn nhắc nhở đề phòng? Và những biện pháp mà các phe nhóm hoăc phe phái ấy đã sử dụng để đấu tranh với nhau cũng không hề nhẹ nhàng "phê, tự phê" như ông TBT Nguyễn Phú Trọng thường nói - Có thể đây là sự phát triển tất yếu không cưỡng lại được.
Bản đồ các phiếu bầu của các UVTƯ thì đại khái cả các phe đều tính được. Những ai chủ trương phương án này chỉ phải quan tâm tính đếm các phiếu ủng hộ trong BCT mới. Đây chính là ẩn số và chính họ sẽ quyết định được bất cứ sự lựa chọn nào mà không có cửa cho bất cứ ai có thể nói là họ "soán" Đảng cả, .
Chúng ta hãy chờ xem trong vài ngày tới HN 7 sẽ diễn ra như thế nào?
GS. Ngô Đức Thọ
(Blog GS. Ngô Đức Thọ)

Quốc hội với Văn Giang - Văn Giang với Quốc Hội

Lần đón Quốc hội hụt, ngày 18 tháng 11 năm 2012

Ôi! Quốc hội với Văn Giang
Ôi! Văn Giang với Quốc hội!
Văn Giang tha thiết mời Quốc hội ghé thăm,
đã mấy lần bẽ bàng cờ hoa cho ngày gặp mặt.
Giữa nắng trưa áo đẫm mồ hôi
Quốc hội không đến, Văn Giang buồn chua xót!
Quốc hội lạnh lùng, trước một Văn Giang tha thiết
Áo đính phù hiệu dân biểu, tay không một chấm nhỏ mồ hôi
Các vị có về không?
Không về!
Sao nỡ đành quay mặt!
Không nói một câu chối từ!
Lần nữa, Văn Giang và Quốc hội càng thêm xa cách
Những cụ già tóc bạc phơ phơ chờ Quốc hội
hồi hộp như năm xưa...
đón một chiến sĩ hoạt động đêm ấy ghé qua làng ăn vội bữa cơm
đón một anh lính cách mạng hành quân ghé qua thôn uống bát nước chè xanh
đón một bác dân công hỏa tuyến,
một cán bộ ghé qua huyện nhà...
Những chị, những em, những cô, những bác
Vai áo mồ hôi trắng như đồng muối, tay quyệt ngang mày cười rạng rỡ
đón chính quyền nhân dân về với nhân dân
Những bà mẹ còng lưng,
những vị lão thành 40, 50, 60 và 70 năm tuổi đảng
Những gia đình liệt sĩ
Tất cả đón chờ Quốc hội...
Cả những linh hồn liệt sĩ cũng theo thân nhân đến đây
Cả những linh hồn của các vị tổ tiên họ Nguyễn, họ Đỗ, họ Đặng, họ Lê, họ Đàm...
một số đó xương trắng đã bị tung lên dưới lưỡi máy ủi trên cánh đồng cưỡng chế
cũng về đây,
đón Quốc hội về!

một lần nữa
Quốc hội lại quay đi...

6.5.2013
Lâm Khang


(Blog Tễu)

Vai trò của nhà nước trong kinh tế thị trường

kinh-te
Nhà nước và doanh nghiệp tuy cùng sinh hoạt trong thị trường tự do nhưng  chức năng rất khác nhau: mục tiêu của doanh nghiệp là để sinh lợi nhuận, trong lúc vai trò của nhà nước nhằm bảo đảm mức an sinh cơ bản cho dân chúng đồng thời lo đầu tư vào tương lai như giáo dục, cầu đường v.v…. Một thí dụ dễ hiểu khi công xưởng có quyền sa thải công nhân viên làm việc kém cõi để tăng hiệu năng; ngược lại đối với người già hay khuyết tật dù là thành phần phi sản xuất nhưng không vì thế mà nhà nước có quyền lơ là không chăm sóc.

Tuy vậy cách nhìn này có thể dẫn đến thắc mắc rằng liệu việc bảo đảm mức an sinh của dân chúng có đồng nghĩa với nhà nước được quyền tái phân phối lợi tức trong quốc gia hay không? Nói cách khác là nền kinh tế chỉ huy có đáp ứng nhu cầu xã hội nói trên hơn so với thị trường tự do hay không?

Câu trả lời thoạt tiên có vẻ nghịch lý nhưng đã được chứng nghiệm qua lịch sử 100 năm: thị trường tự do hoạt động hữu hiệu hơn nền kinh tế chỉ huy rất nhiều trong việc tạo ra phúc lợi cho xã hội. Vai trò thích hợp của nhà nước là giám sát bảo đảm thị trường được vận hành tự do theo quy luật cung cầu, và càng ít sự can thiệp của chính quyền càng tốt. Khi kinh tế tăng trưởng thì đời sống của dân chúng mới được cải thiện theo đó.

Xin lấy một thí dụ dễ hiểu vào một năm thiếu lúa mì khiến giá tăng vọt so với gạo. Trong kinh tế chỉ huy nhà nước có thể huy động mọi địa phương phải trồng lúa mì dẫn đến thặng dự khiến giá cả bị rớt trong lúc gạo lại thành khan hiếm.

Trái lại trong thị trường tự do một vài nông dân nhanh trí và lẹ tay đổi qua trồng lúa mì sớm nên họ thu lời cao hơn đa số còn lại. Nhiều người khác bắt chước chạy theo, cho đến lúc mức cung lên cao hơn cầu thì những ai chậm trễ sẽ bị lỗ trong lúc người đi trước hưởng lợi. Nhưng nhìn chung thì thị trường vận hành rất hữu hiệu để tiến đến mức độ cân bằng trong sản xuất giữa lúa mì và gạo, nhờ đó đa số người tiêu dùng đều có lợi.

Vai trò của nhà nước trong trường hợp nói trên không phải để đặt ra chỉ tiêu sản xuất gạo và lúa mì, trái lại con số này sẽ do thị trường định đoạt. Chính quyền có nhiệm vụ trọng tài không cho cạnh tranh bất chính như bơm giá ảo hay ép giá v.v…

Trên cách nhìn khác thị trường tự do thưởng người nhanh và phạt kẻ chậm. Dù vậy chính quyền vẫn không có trách nhiệm tái phân phối lợi tức cho đồng đều bằng cách nâng đỡ các anh thua lỗ bởi ba nguyên do: (1) tạo sự ỷ lại (2) bất công đối với người giỏi vốn là thành phần năng động tạo ra của cải trong xã hội (3) thói thường tình khi nhà nước được trao quá nhiều quyền hạn ắt sanh ra lạm dụng. Hiệu năng của thị trường tự do đến từ việc đào thải các doanh nghiệp kém sức cạnh tranh mà lại ban thưởng cho những xí nghiệp giỏi – nhà nước không thể can thiệp vào tiến trình này nếu muốn nền kinh tế tăng trưởng để đem lại phúc lợi cho xã hội nói chung.

Chúng ta hãy phân tích sâu thêm vào thí dụ nói trên: nông dân giỏi ngày thêm giàu, còn anh thất bại cùng quẫn khiến con cái không đủ tiền ăn học. Hố giàu nghèo ngày càng sâu dẫn đến bất mãn trong xã hội.

Nhà nước không thể san bằng giàu nghèo nhưng ngược lại được quyền đánh thuế để trang trải cho mạng lưới an sinh bao gồm giáo dục cho trẻ em, quy định mức lương tối thiểu và môi trường lao động của thợ thuyền, trợ cấp thất nghiệp và người già. Thuế khoá không nhằm tái phân phối lợi tức xã hội nhưng  để chi phí vào các mục tiêu an ninh, ổn định và đầu tư cho tương lai.

Khái niệm về lưới an sinh xã hội rất quan trọng trong xã hội Âu-Mỹ vì nhờ đó mà xã hội thăng tiến từ môi trường mạnh được yếu thua của thị trường tự do (hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản hoang dã) sang mô hình tư bản, dân chủ và tự do.

Trở lại với một xã hội chậm tiến thì mức cung và cầu có thể thay đổi rất chậm: trong thí dụ nói trên một khi lượng sản xuất lúa mì và gạo đã đều hoà thì ít có lý do thay đổi trừ trường hợp mùa màng hạn hán hay dịch bệnh. Nhưng đối một quốc gia năng động tình trạng thăng bằng lại không kéo dài được lâu do các phát minh sáng kiến mới,  chẳng hạn chiếc máy cày được chế ra để năng suất trồng gạo lẩn lúa mì khiến cung nhiều hơn cầu.

Con số nông dân sẽ giảm đi bởi có người nhảy ra bán máy cày thay vì làm ruộng. Nhờ vậy nền kinh tế thêm đa dạng, tổng sản lượng quốc gia tăng, và một lớp nhà giàu mới được hình thành. Vai trò của nhà nước khi đó (a) không tài trợ các doanh nghiệp đã đánh mất tính cạnh tranh; (b) bảo đảm các thế lực củ không bóp nghẹt tính sáng tạo, chẳng hạn ngăn cản một vài ông điền chủ bất lương không cho bán máy cày để khỏi bị cạnh tranh.  Xã hội và thị trường khi đó mới giữ được tính năng động để “không ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời”.

© Đoàn Hưng Quốc
© Đàn Chim Việt

Trần Đăng Khoa: Dân cần nhất là niềm tin và chữ "tín"

Cải cách giáo dục phải từ cội rễ (ảnh minh họa)
Nếu chuyển bản “thuyết trình” bằng hình cho các cơ quan chức năng thì khác nào ném vàng vào cõi mịt mù...
Bây giờ thì chuyện cũng đã khép lại rồi. “Nhân vật chính” của chuyện cũng không muốn mọi người bàn đến nữa. Nhưng dư vang của nó thì vẫn tiếp tục lan tỏa.
Đó là chuyện em học sinh lớp 12 giấu tên thật, với bí danh “Kẻ lười biếng” đã thuyết trình về sự bất cập của nền giáo dục nước nhà trong một video clip tự quay, dài hơn một tiếng đồng hồ, với cái tên “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng”, mà tôi cũng đã bàn đến trong suốt hai số báo trước.
Có thể còn nhiều vấn đề cần bàn lại với em, nhưng về cơ bản, em nói đúng, mà tôi nghĩ các nhà quản lý giáo dục, các nhà hoạch định đường lối chính sách rất nên tham khảo một cách nghiêm túc. Đó là tiếng nói của người trong cuộc, lại là một học sinh, đối tượng trọng tâm mà nền giáo dục hướng tới. Tiếng nói chân thành, thẳng thắn, với động cơ trong sáng của em cho ta thấy một sự thật: Đã đến lúc cần phải cải cách nền giáo dục, cải cách từ cội rễ, chứ không phải chỉ có “hớt trên ngọn”, là “viết lại sách giáo khoa”, rốt cuộc ta vẫn chỉ thay sự bất cập này bằng cái bất cập khác, rất tốn kém tiền bạc của dân mà hiệu quả thì lại rất thấp, nếu không nói là chẳng thay đổi được gì...
Nhiều phóng viên báo chí, trong đó có báo Giáo dục Việt Nam đã tìm gặp “Kẻ lười biếng”, muốn phỏng vấn em, để làm rõ thêm một số vấn đề. Nhưng em đã từ chối. Em không muốn lên báo, không muốn “nổi tiếng”. Chứng tỏ, em không phải là “kẻ đốt đền” để có chút danh. Bản thân em cũng không xưng danh. Dù ý kiến đúng đắn của em hiện đã lan truyền rất rộng trong cộng đồng mạng, nhưng chẳng có ai biết tên thật của em là gì, ngoài cái biệt danh chung chung “kẻ lười biếng”. Việc từ chối lên báo của em cũng là một ứng xử hay. Bởi em không muốn “nổi tiếng”. Cũng không muốn làm to chuyện. Điều gì cần nói thì em cũng đã nói rồi. Nói xong là thôi. Không bàn thêm nữa.
Nhiều học giả, trí thức, cả những người làm công tác giáo dục cũng tỏ ra bất ngờ và về cơ bản, họ ủng hộ ý kiến của em. Có người chỉ băn khoăn về cách ứng xử của em. Tại sao em không viết thư cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục hay các cơ quan chức năng của Bộ, mà lại phát tán ý kiến lên mạng? Thầy hiệu trưởng của em, trong cuộc trò chuyện với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, cũng rất lo cho em. Ông sợ em bị dư luận ném đá. Và ông cũng bất ngờ khi em lại được đông đảo mọi người ủng hộ.
Bản thân ông cũng suy nghĩ rất nhiều về những ý kiến của em. Ông chỉ tiếc không biết em có video clip ấy. Nếu biết trước, ông sẽ khuyên em chọn giải pháp khác. Cái “giải pháp khác” của ông, theo phóng viên là “chưa vội đưa lên mạng”, “có thể chỉ ở trong trường”, và trường “tạo cơ hội cho “Kẻ lười biếng” được thể hiện theo định hướng mà nhà trường phải kiểm soát được”. Đấy là ý nghĩ tử tế của một ông thầy rất có trách nhiệm với học trò.
Tuy nhiên, nếu làm như vậy, thì đó chỉ là chuyện nội bộ của trường. Vấn đề em bàn lại là chuyện quốc gia, mà cụ thể hơn là chuyện cải cách của cả một nền giáo dục. Nếu chuyển bản “thuyết trình” bằng hình, hay viết thư cho các cơ quan chức năng như lời khuyên của mấy vị ở ngành giáo dục thì cũng chẳng khác gì ném vàng vào cõi mịt mù. Bởi xét thực tiễn, các cán bộ, công chức của ta ở một số cơ sở, vốn không có thói quen hồi âm thư dân, nếu có sự vụ bức xúc, bắt buộc phải giải quyết thì họ cũng chỉ giải quyết một cách quấy quá. Rốt cuộc đâu vẫn hoàn đó.
Tôi cho rằng em học sinh này chọn cách phát biểu trên mạng đơn giản vì em chỉ muốn nói ra điều mình nghĩ chứ không mong được đối thoại với các nhà quản lý giáo dục. Với những em học sinh như thế, Bộ Giáo dục là một địa chỉ quá xa.
Người dân chỉ chọn các cấp quản lý là địa chỉ đầu tiên để trình bày tâm tư nguyện vọng của họ khi các cơ quan công quyền tập được cho dân thói quen như vậy. Để có được thói quen đó thì mọi vấn đề mà họ nêu ra đều cần phải được lắng nghe, phản hồi hoặc đáp ứng ngay. Nói tóm lại là phải xác lập được niềm tin và chữ “tín” với dân.
Liên quan đến việc phản ứng chậm, thậm chí thờ ơ, cứng nhắc với nguyện vọng của người dân, tôi xin nhắc lại chuyện đau lòng mới xảy ra ở Cà Mau.
Đó là chuyện chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 48 tuổi, ở ấp 5, xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau. Gia đình chị rất nghèo, hai  vợ chồng chị lại làm những nghề rất bấp bênh. Bản thân chị cũng bị ốm đau, bệnh tật. Con chị thi đỗ cao đẳng, hiện đang học ở Vũng Tàu. Nghe có chính sách hỗ trợ dân nghèo của Nhà nước, chị tất tả xuôi ngược, làm đơn xin chứng nhận hộ nghèo để dễ vay tiền cho con ăn học. Đội đơn đi khắp nơi mà không được công nhận hộ nghèo vì “không đạt chuẩn". Không ai hiểu cho nỗi khổ của chị. Cùng đường, chị đành phải chọn cái chết, hy vọng có chút tiền phúng viếng cho con ăn học. Ta ứa nước mắt khi nghe chị nói trong bức thư gửi lại: "Xin các cấp chính quyền ấp 5 thấu hiểu cho hoàn cảnh không lối thoát của chúng tôi hiện nay mà cấp sổ hộ nghèo cho chồng con tôi”.
Sau khi chị đã chết rồi, chính quyền địa phương mới “sâu sắc nhận khuyết điểm”. Ông Nguyễn Tiến Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nói: "Tôi rất đau xót trước cái chết của chị Nhân. Giận chính quyền sở tại để xảy ra chuyện đau lòng này".
Trường hợp chị Nhân cũng không phải cá biệt. Có đến với dân mới biết dân khổ như thế nào. Nếu các công bộc của dân, ai cũng tôn trọng dân, lắng nghe tiếng nói của dân, hồi âm ngay những thư từ, đơn khiếu kiện của dân, giải quyết ngay những vấn đề nổi cộm, bức xúc của dân, hoặc nếu không xử lý ngay được, thì cũng giải thích rõ ràng, minh bạch, để dân hiểu và cảm thông, thì cũng sẽ tránh được bao nhiêu chuyện đau lòng, hay những nỗi đắng đót mà ngày nào ta cũng thấy trên  mặt báo.
Chúng ta không thiếu những cán bộ có tài, có đức, lại tận tuỵ với dân. Trong đó có một con người mà ai cũng biết. Đó là Cựu Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh. Ông là Bí thư một thành phố lớn, lãnh đạo nhiều cơ quan, ban ngành lớn của cả một tỉnh, nhưng có thể lắng nghe mọi tiếng nói của từng của dân. Ông công khai số điện thoại di động của mình cho dân biết, để bất kỳ người dân nào gặp khó khăn trắc trở, hay có điều gì oan khuất có thể trực tiếp báo thẳng với ông. Nhờ thế chúng ta mới có Đà Nẵng. Một thành phố quy củ, văn minh và nền nếp nhất nước và một bệnh viện miễn phí hoàn toàn cho người nghèo.
Và nếu ngành Giáo dục của chúng ta cũng có được một công bộc tương tự như Nguyễn Bá Thanh thì chàng “lười biếng” vô cùng đáng yêu của chúng ta, dù chưa có lời khuyên của thày hiệu trưởng hay các vị chuyên môn của ngành Giáo dục, cũng sẽ làm đúng như lời các thày, là gõ cửa phòng ông, điện thoại cho ông, hoặc nói với ông bằng một lá thư mà không cần phải gồng mình lên, làm cả một cuộc thuyết trình dài hàng tiếng đồng hồ, mà rồi rốt cuộc cũng vẫn chỉ là một anh chàng ném vàng vào gió…/.
Trần Đăng Khoa
(VOV online)

“Trụ đỡ” nền kinh tế đang lung lay?

Gạo liên tục giảm giá, cá tra mất thị trường, cà phê gặp hạn nặng… thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam đang yếu đi rõ rệt...
"Gạo là cứu cánh cho nền kinh tế song giá xuất khẩu giảm liên tục, cá tra là cứu cánh của đồng bằng sông Cửu Long lại còn khó hơn, cử tri kêu than rất dữ".
Những năm gần đây, trong sự xiêu vẹo của nền kinh tế, vai trò của nông nghiệp vẫn được nhắc đến như "trụ đỡ", cứu cánh đặc biệt riêng có của Việt Nam.
Tuy nhiên, một năm trước, ở kỳ họp thứ ba của Quốc hội, đã có khá nhiều ý kiến cho rằng nông nghiệp chưa được đối xử công bằng và nông dân được hưởng ít nhất từ những thành quả phát triển kinh tế, xã hội.
Nay, tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội thứ năm sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây, một số vị đại biểu đã không khỏi sốt ruột trước sự lung lay của "trụ đỡ" này.
Nền nông nghiệp đang có vấn đề, xuất khẩu thủy sản, cà phê và lúa đáng báo động, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) nhấn mạnh khi cùng Ủy ban Kinh tế xem xét báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội tại phiên họp cuối tháng Tư vừa qua.

“Trụ đỡ” nền kinh tế đang lung lay?

Gạo liên tục giảm giá, cá tra mất thị trường, cà phê gặp hạn nặng… những thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam đang yếu đi rõ rệt.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong quý 1/2013, chỉ có khu vực dịch vụ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước đạt 5,65% (cùng kỳ tăng 4,99%). Công nghiệp và xây dựng tăng 4,93%, thấp hơn cùng kỳ cả ba năm từ 2010 - 2012.
Riêng nông lâm nghiệp và thủy sản chỉ đạt 2,24%, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm gần đây. “Giá trị xuất khẩu thủy sản giảm 2,3%, cà phê giảm 1,5%, gạo giảm 1,4%, đây là vấn đề đáng báo động, cần xem xét cho cặn kẽ để có giải pháp thật là căn cơ”, bà Tuyết sốt ruột.
Nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có An Giang, theo phản ánh của nữ đại biểu này đã rơi vào tình cảnh điêu đứng, khi hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực là lúa và cá đã gần như bị tê liệt cả năm 2012 và quý 1/2013.
"Gạo là cứu cánh cho nền kinh tế song giá xuất khẩu giảm liên tục, cá tra là cứu cánh của đồng bằng sông Cửu Long lại còn khó hơn, cử tri kêu than rất dữ", bà Tuyết nói.
Cơ chế chính sách không phát huy hiệu quả, nghị quyết 02 của Chính phủ triển khai quá chậm nên gần như không có tác động gì được bà Tuyết nhìn nhận là các nguyên nhân quan trọng dẫn đến những khó khăn nói trên.
Bên cạnh báo cáo của Chính phủ, thông tin đến từ các bộ chuyên ngành cũng cho thấy rõ hơn "sức khỏe" của nền nông nghiệp.
Bộ Công Thương, ở những mặt được của hoạt động xuất nhập khẩu cho biết kim ngạch của nhóm hàng nông sản, thủy sản giảm nhẹ 0,35% và tỷ trọng của nhóm hàng nông lâm sản giảm từ 19% xuống còn 15,8%.
Còn ở chiều ngược lại, Bộ đánh giá, lượng xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản giảm cho thấy sự hạn chế trong việc gia tăng sản lượng và sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
Thứ trưởng Bộ này, bà Hồ Thị Kim Thoa nói rằng, để tăng giá trị xuất khẩu nông sản đòi hỏi có sự tích cực của nhiều bộ ngành chứ riêng một bộ thì rất khó trả lời. “Hiện nay vẫn đang con gà đẻ trước hay quả trứng đẻ trước, quy hoạch thế nào, giống thế nào, tiêu thụ thế nào để có sản phẩm cạnh tranh là bài toán phải giải trong thời gian tới”, bà Thoa nói.
Đưa ra các con số cụ thể hơn, một vị thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết quý 1/2013 giá trị xuất khẩu nông sản tăng 6,2% nhưng, hết tháng 4 chỉ còn tăng ở mức độ rất thấp, là 0,4%.
So với cùng kỳ năm trước, hàng nông sản chủ yếu là gạo và cao su giảm hơn 4%, thủy sản giảm hơn 3%. Đặc biệt là giá gạo xuất khẩu giảm 40% so với bình quân cùng kỳ nên lượng gạo xuất khẩu quý 1 tăng đến 34% nhưng kim ngạch thu về thấp hơn cùng kỳ năm trước.
Câu hỏi đặt ra là nếu thế thì nguyên nhân vì sao và ứng xử thế nào để định hướng cho nông dân, tôi tiếp xúc cử tri thì chỗ nào cũng hỏi đầu ra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu ngắt lời.
Trả lời rằng câu chuyện về thị trường, nhất là thị trường quốc tế thì cơ bản vẫn là Bộ Công Thương, song vị này cũng nhấn mạnh là trong nước cũng phải giải quyết các vấn đề của nội tại các doanh nghiệp xuất khẩu khi tình trạng tranh mua tranh bán vẫn quá nhiều, dù năm rồi đã giảm 100 đầu mối. Một số doanh nghiệp chủ lực như hai tổng công ty lương thực miền bắc và miền nam cũng có vấn đề tồn tại đang phải giải quyết, ông cho biết.
Tiếp mạch khó khăn, với cà phê, gian nan lại đến ngay từ khâu trồng trọt khi 20% diện tích đang khô hạn rất nghiêm trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến 30% năng suất mà còn mất cả năm tiếp theo để phục hồi, vẫn thông tin từ ngành nông nghiệp.
Nhìn về khả năng tăng trưởng của ngành từ nay đến cuối năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu ra khá nhiều ảnh hưởng không tích cực.
Đó là tình hình hạn hán gay gắt ở các tỉnh Tây Nguyên và Trung bộ có khả năng đến cuối tháng 8/2013 mới dần được cải thiện. Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, tiếp tục đe dọa sản xuất.
Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với gạo, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản.
Vì vậy, dù Chính phủ có “hứa” sẽ đẩy mạnh ưu tiên cho vay các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, song nỗi lo của các vị đại biểu vẫn chẳng hề vơi.
Bởi, như dẫn chứng của một vị đại biểu đến từ Lạng Sơn, thì  vừa qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh này đã chuyển 1.000 tỉ đồng “về Trung ương”, vì huy động được nhưng không cho vay được.
Còn theo nhìn nhận của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng thì mặc cho nông dân nóng lòng chờ đợi, một số chính sách mà điển hình là mua thóc tạm trữ nói là hỗ trợ nông dân nhưng nông dân chưa hề được hưởng. Trong khi giá gạo vẫn giảm sâu và thị trường xuất khẩu gần như không có.
(VnEconomy)

Việt Nam không dân chủ, khó vào TTP

Ông David Shear – Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, khẳng định nếu Việt Nam không có tiến bộ về dân chủ, nhân quyền, sẽ rất khó được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn cho gia nhập TPP.
TPP là ba ký tự viết tắt, thay thế cho “Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement” (Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương). Đây  là một Hiệp định thương mại tự do đa phương nhằm thiết lập một mặt bằng thương mại tự do cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trả lời tờ Tuổi Trẻ về những vấn đề có liên quan tới quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, ông Shear cho biết, Hoa Kỳ luôn muốn Việt Nam thịnh vượng. Ông tin Việt Nam sẽ đạt được điều đó nếu tham gia vào TPP.

Ông David Shear – Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam (Hình: Hoàng Đình Nam AFP/Getty Images)
Bản phúc trình nhân quyền thế giới hàng năm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đều nêu ra rất nhiều bằng chứng cụ thể chứng tỏ nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp nhân quyền dù đã ký vào các văn bản nhân quyền quốc tế. Ủy Hội Tư Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ những năm gần đây đều thúc hối chính phủ Mỹ đưa tên nước Việt Nam vào danh sách những nước cần quan tâm đặc biệt vì đàn áp tôn giáo.
Mới chủ nhật vừa qua, các người ở Việt Nam tổ chức sinh hoạt ngoài trời, phân phát và thảo luận về bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã bị chế độ Hà Nội đàn áp. Một số người ở Sài Gòn đã Công An lôi về giam giữ và họ bị Công an CSVN đánh đập thương tích nghiêm trọng.
Một nghiên cứu về lợi ích của TPP cho biết, Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất trong các quốc gia tham gia TPP. Nhờ TPP, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng khoảng 28%, GDP sẽ tăng khoảng 11%.
Lúc đầu (2004), TPP chỉ có bốn quốc gia là Singapore , Chile, New Zealand, Brunei. Đến năm 2008, có thêm Hoa Kỳ, Úc, Peru, Việt Nam muốn tham gia TPP.  Vào năm 2010 có thêm Malaysia cho biết muốn trở thành thành viên. Canada và Nam Hàn thì tuyên bố đang xem xét khả năng tham gia TPP.
Mới đây, ông Demetrios James Marantis – Quyền Đại diện Thương mại của Hoa Kỳ đã đến Hà Nội để thảo luận thêm về những vấn đề có liên quan đến TPP. Đại sứ Shear, cho biết, ông Marantis tới Hà Nội là để chuẩn bị cho vòng đàm phán giữa các bên tham gia TPP sắp diễn ra ở Peru.
Tiến trình đàm phán về TPP dự trù sẽ kết thúc vào cuối năm nay. Gần đây, các bên đã đồng ý để Nhật cùng tham gia trong quá trình đàm phán. Dẫu đàm phán có tiến triển tốt nhưng vẫn còn những vấn đề phức tạp, cần giải quyết.
Đại sứ Shear giải thích, đàm phán là chuyện đầu tiên phải làm để đạt được các thỏa thuận cần thiết với đối tác. Sau đó, chính phủ Hoa Kỳ sẽ phải đệ trình những thỏa thuận đó cho Quốc hội Hoa Kỳ xem xét, phê chuẩn. Ông nhấn mạnh, nếu Việt Nam không có tiến bộ về dân chủ, nhân quyền thì sẽ rất khó tìm được sự ủng hộ chính trị để Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận TPP.
Đại sứ Shear khẳng định, sẽ có rất nhiều người ở Quốc hội Hoa Kỳ hỏi về những vấn đề liên quan tới dân chủ, nhân quyền của Việt Nam khi chính phủ Hoa Kỳ đệ trình TPP cho Quốc hội Hoa Kỳ xem xét. Ông cảnh báo, đó là một thực tế chính trị không thể tránh.
Cũng theo Đại sứ Shear, dẫu cho bà Clinton không còn là Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhưng các cam kết của Hoa Kỳ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương không hề thay đổi. Với Hoa Kỳ, biển Đông vẫn là “lợi ích quốc gia”. Hoa Kỳ đang theo sát những diễn biến trên biển Hoa Đông và biển Đông. Ông Shear sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với những người đồng nhiệm phía Việt Nam về vấn đề này.
Trả lời thắc mắc về việc hỗ trợ Việt Nam phát triển lực lượng Cảnh sát Biển, Đại sứ Shear nói rằng, lực lượng Cảnh sát Biển của Việt Nam có bày tỏ sự quan tâm đến việc hợp tác với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng quan tâm đến vấn đề đó. Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác, giúp Việt Nam xây dựng lực lượng Cảnh sát Biển chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hai bên vẫn còn đang thảo luận về nội dung hợp tác nên ông Shear chưa thể công bố chi tiết về hoạt động hợp tác.
Năm 2011, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã từng ký một bản ghi nhớ các thỏa thuận về hợp tác trong: cứu trợ nhân đạo và thiên tai, tìm kiếm và cứu nạn, y tế, gìn giữ hòa bình nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa chấp thuận cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Đại sứ Shear bảo rằng, Hoa kỳ đang tiếp tục cân nhắc về vấn đề đó. Trả lời về triển vọng phát triển sự hợp tác quân sự, Đại sứ Shear nó thêm, cảng Cam Ranh là một chỗ tốt để sửa chữa và tiếp tế cho tàu bè. Nếu Việt Nam muốn thực hiện thêm các hoạt động ở đó thì Hải quân Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng đàm phán thêm.
(Người Việt)

Giải mã 6 câu hỏi lớn về 'hòn đá lạ' ở Đền Hùng

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ ba, ngày 07 tháng năm năm 2013


Ngay khi có thông tin về "hòn đá lạ" ở đền Hùng, thì câu hỏi quan trọng nhất là hòn đá có tác dụng tốt, hay xấu?

Báo Người đưa tin đã nhận được bài viết của Phòng nghiên cứu Phong thủy kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc đô thị UAI. Để rộng đường dư luận. Xin giới thiệu đến quý vị độc giả, bài viết chỉ mang tính tham khảo.

Về cơ bản, cho đến nay vẫn có hai luồng ý kiến trái chiều: (1) Các ý kiến phản đối cho rằng đây là "bùa tổng hợp", "không rõ đá quý hay không", "không biết tác dụng ra sao",... do đó "nên đưa khỏi đền Hùng"; (2) Các ý kiến bảo vệ, cho rằng "có tác dụng", "có năng lượng", và cũng "chưa biết tốt xấu ra sao",... do đó "cứ giữ nguyên hiện trạng".

Như vậy, hòn đá lạ tại đền Hùng thực sự có ý nghĩa gì, tác dụng ra sao, hiện vẫn đang là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Muốn có luận giải một cách công tâm hơn, có sức thuyết phục hơn, thì cần có kiến thức chuyên sâu cũng như lý giải đầy đủ về các yếu tố: (1) đá quý; (2) bùa chú; (3) trường khí; (4) phong thủy, tâm linh; (5) văn hóa, lịch sử; (6) khoa học.
Hòn đá lạ được trưng bày tại Đền Hùng.

1. Hòn đá lạ có phải đá quý hay không?

Cần phải xác định luôn đây là đá bán quý, có khá nhiều ở Việt Nam, không phải đá quý. Vậy có thể gọi là ngọc được không? Cũng tùy theo quan niệm và từng nước. Ở Việt Nam thì là đá bán quý, hay trong nghề gọi là đá silicat, độ cứng 7. Nhưng nếu mang sang Trung Quốc - bậc thầy về "đánh bóng" thương hiệu, họ sẽ gọi là "ngọc".

Thực ra, đá quý, hay bán quý, ngọc,... hay gọi là gì đi nữa, thì cũng cần lấy mẫu để kiểm tra chính xác hơn, nhưng lại không liên quan nhiều đến yếu tố chúng ta đang quan tâm là "có linh không", "có năng lượng không", hay "có tác dụng không".

2. Bùa chú bên trên hòn đá có ý nghĩa gì, tác dụng ra sao?

Trước khi đi vào lý giải nội dung, ta cần biết rằng lá bùa (hay lá phù) được viết ra theo những quy trình nghiêm ngặt, cả về hình thức trình bày, quy trình thực hiện cũng như tâm linh. Bùa muốn có hiệu quả cần kết hợp với chú, nên hay được gọi chung là bùa chú, phù chú. Về quy trình thực hiện:

Học viên trước khi tập luyện phù chú Đạo gia bắt buộc phải ăn chay, đồng thời kết hợp với các bài tập điều khí trong cơ thể, đảm bảo khi viết chú, phải dẫn được nguồn năng lượng dồi dào và thuần khiết vào từng nét bút. Giữ "thân, khẩu, ý" là điều bắt buộc trong Đạo gia, cũng như Phật gia. Mật tông cũng có những yêu cầu rất khắt khe với người sử dụng phù chú. Dù tận mắt chứng kiến những diệu kỳ về phù chú khó có thể lý giải cặn kẽ theo khoa học, nhưng khi tìm ra máy đo đạc thông số cụ thể về trường khí của phù chú, đã giúp chúng tôi nhận thấy trường khí lưu giữ trên lá phù không lâu dài.

Khi khảo sát đo đạc trường khí trên ấn Đền Trần bắt đầu từ đầu năm 2012, chúng tôi nhận thấy khi treo thẳng đứng, lá ấn có trường khí dương, còn khi đặt nằm ngang trên bàn lá ấn mất không có trường khí. Đo lá ấn làm giả bằng vải bên ngoài không hề có trường khí dương, thậm chí cá biệt một vài lá ấn có trường khí âm - không tốt cho người sử dụng.

Ký hiệu trên hòn đá lạ.
Muốn năng lượng trên lá phù có thể kéo dài lâu hơn, người ta chuyển từ lá phù bằng giấy sang gỗ, đồng, hay đá quý, nhưng quy trình thực hiện lại nghiêm ngặt hơn rất nhiều. Bởi kết quả không tạo ra trực tiếp từ tay người thầy, mà do người thợ thủ công thực hiện, thậm chí máy móc tinh xảo làm thay. Yêu cầu bắt buộc về "thân, khẩu, ý" sẽ không còn hoàn chỉnh. Phù chú có trường khí dương (tốt lành) hay trường khí âm (hại họa) một phần từ quy trình này mà ra.

Mặt khác, về cách thức trình bày: Do là phương thức giao tiếp với thế giới tâm linh, phù chú có những yêu cầu chặt chẽ về hình thức trình bày, từ phần đầu (gửi cho ai), nội dung (cần cầu xin điều gì), đến phần cuối (người xin), cũng như dấu ấn (chứng thực). Việc sáng tạo cách trình bày phù chú, cũng phải trên cơ sở giữ nguyên khuôn mẫu chung, khi đi ra ngoài nguyên tắc, phù chú sẽ không có tính hợp lệ và không có tác dụng.

Về nội dung bùa chú: Thì việc giải thích cần dựa theo lý giải của tác giả bùa chú, cũng như những hình ảnh khắc thực tế trên viên đá, để có cái nhìn bao quát. "Mặt sau của viên đá, phía trên là Ấn của Vua Hùng (mà hiện Khu di tích đang dùng), dưới có chạm lá bùa giải bách họa cho nhân dân mà các nhà sư đi tu ai cũng biết".

Chúng tôi không đi sâu vào phân tích câu chữ của tác giả, vì có thể sa vào tranh cãi không cần thiết, chẳng hạn "lá bùa giải bách họa" không phải "nhà sư đi tu ai cũng biết", đây chỉ là cách xảo biện nhằm tìm kiếm thêm sự ủng hộ, bởi đây là lá bùa có nguồn gốc bên Đạo gia, "những người nghiên cứu Đạo gia có thể sẽ biết".

Hình vẽ mặt sau cơ bản giống lá "bách giải tiêu tai phù" của Trương Thiên Sư - được cho là truyền nhân của Thái Thượng Lão quân. Do đó, lá phù này thường dùng kèm Ấn của Trương Thiên Sư hoặc Thái thượng lão quân, nhiều nơi dùng hình ảnh ngài Trương Thiên Sư thay Ấn. (a) Dùng Ấn của Vua Hùng sẽ không ăn khớp, chưa nói đến việc chưa xác minh được Ấn của Vua Hùng;

(b) Ấn thường đóng bên dưới phù chú, chứ không phải "Ấn treo"; (c) Mấy chữ Phạn bên trái viết thêm cũng không có tác dụng rõ ràng, chỉ phản tác dụng, như đã nói ở trên, không phải công văn gửi đi gắn thêm chữ Phạn là "uy" hơn, hay hiệu quả hơn.
Hình vẽ mặt trước giống trận đồ hỗn mang, hơn là trận đồ bát quái.
Chính các yếu tố "lủng củng" giữa "nội dung - ấn - chữ Phạn bên cạnh" này, là một phần tạo nên âm khí của lá bùa - gây ra tác dụng ngược lại. Hình vẽ mặt sau: Giống lá "bách giải tiêu tai phù" của Trương Thiên Sư.

"Mặt trước: Trận đồ bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai dựa trên trận đồ bát quái trong Binh thư yếu lược của nhà Trần và theo mô phỏng của Từ điển thuật ngữ quân sự, gọi là Thiên tinh vì ghép tượng hình chòm sao Bắc Đẩu và trận đồ của Đức Thánh Trần ứng dụng khi đánh quân Nguyên Mông. Trên mặt của Trận đồ còn có câu mật chú thiền phái Mật Tông làm tăng hòa quang của Phật và độ linh, độ uy của Phật để giải hóa bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân". Cách giải thích gây khó hiểu, tuy nhiên theo hình mặt trước chúng ta có thể tách bạch ra các phần "sao bắc đẩu", "trận đồ", "mật chú" và các chữ chú giải tiếng Hán cách điệu khác.

Trước hết là "sao bắc đẩu", nơi tô màu vàng trong hình, tính cả hai chòm sao phụ là Cửu tinh, đoạn đầu 5 sao được nối với hình tam giác, sau đó là cái đuôi 4 sao, do đã cách điệu nhiều và không đúng hình gốc nên có thể gọi đây là "bắc đẩu biến tướng đồ". Thứ hai là "trận đồ", nơi tô khung màu đỏ bên dưới, với 6 chấm xung quanh, ở giữa là 4 chấm và 12 chấm, được đứng trên bệ 11 chấm và 2x chấm (do hình chụp không rõ, tại hiện trường lại chưa xem kỹ được hết). Binh thư yếu lược nhà Trần đã thất truyền, không có minh chứng cụ thể, tuy vậy nếu cho đây là trận đồ của Đức Thánh Trần thì có lẽ hơi coi thường bậc tiền nhân chăng? Thiển nghĩ đây chỉ là trận đồ giả tưởng ăn theo Hà đồ Lạc thư (trong hình minh họa ở phía dưới).

Thứ ba, là mật chú, là phần chữ Phạn bên phải, chúng tôi không đi sâu chú giải vào những từ ngữ này, vì cũng không cần thiết. Thứ tư, là mấy chữ Hán cách điệu, nơi tô màu tím và xanh, chữ tô xanh lặp lại chữ tô tím, với nghĩa "Cửu tinh xx". Phần tô màu đỏ trên cùng bên trái là chữ "Trần". Hình vẽ mặt trước: Giống trận đồ hỗn mang, hơn là trận đồ bát quái.

Tách bạch ra như vậy, thì khi nhìn nhận lại câu giải thích của tác giả Nguyễn Minh Thông, sẽ dễ hiểu hơn: "Thiên tinh" là ghép sao Bắc đầu với trận đồ Đức Thánh Trần, "Trận đồ bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai" ở mặt trước như vậy sẽ là trận đồ "bát quái" (không có hình) + "sao bắc đẩu" + "trận đồ Đức Thánh Trần" + Phật Tổ (chữ Phạn) - cần được nhìn nhận như một trận đồ hỗn độn, hỗn mang, hay bức nháp của người tập vẽ bùa chú. Những hình vẽ không ăn khớp với nhau, không tạo nên một nghĩa lý thực sự có giá trị, cũng giống như mặt sau, là một phần tiếp tục tăng thêm âm khí (trường khí âm) cho hòn đá.

3. Hòn đá có tác dụng không, có "linh" không?

Sẽ khó có sự lý giải thỏa đáng cho câu hỏi này, đã là vật thể có trường khí, năng lượng chắc chắn sẽ có tác dụng, hiệu quả nào đó? Điều này phụ thuộc vào mục đích của tác giả phù chú, là làm cho quốc gia, hay cá nhân, hơn nữa năm - tháng - ngày - giờ cụ thể đặt viên đá cũng không được tiết lộ rõ ràng,...

Tuy vậy, nếu đo đạc trường khí, trường năng lượng của viên đá, chúng ta cũng sẽ biết phần nào. Theo tác giả "Đá đã được chuyên gia thẩm định, đo năng lượng", nhưng không cho chỉ số cụ thể. Nếu đo năng lượng cảm tính dựa theo cảm nhận cơ thể hay con lắc cầm tay, ta sẽ có chỉ số chủ quan của người đo, không có tính thuyết phục.

Nguyên lý cụ thể sẽ nói trong mục 6 bên dưới. Đo trường khí từ lòng đất, trường khí từ hài cốt, lăng mộ hay trường khí của đá chúng tôi sử dụng máy đo điện từ trường (trường Maxwell), chỉ số mặc định sử dụng là Khz - theo tư vấn của chuyên gia Mỹ (đơn vị sản xuất máy), kết hợp phần mềm hiển thị quang phổ do chúng tôi xây dựng.

Thực tế đo đạc với viên đá lạ, máy đo năng lượng cảm ứng phát hiện ra hòn đá có trường khí âm từ khoảng cách 2~3m, càng đến gần trường khí âm càng mạnh. Với máy đo điện từ trường, trường khí ở sân ngoài đền Thượng là 529 Khz, vào đến bên trong gần cửa phụ bên trái (cách viên đá khoảng 3m), trường khí ở trong khoảng 350~400 Khz, càng đến gần trường khí càng hạ thấp, lên đến đỉnh giữa hòn đá còn 180 Khz. Đo lại 3 lần, trường khí của viên đá đều cho thấy rất thấp (trùng khớp với nhận định âm khí của máy đo cảm ứng), thời điểm đo là 10h30-11h trưa, lúc dương khí lên cao. Đo nhiều lần, nhiều mặt để lấy thông số chính xác từng điểm trên hòn đá.

Có thể thấy, hòn đá có trường khí thì cũng có tác dụng nhất định, nhưng năng lượng trường khí âm lại dưới 200 Khz sẽ chỉ mang đến mặt xấu, tức điều không may, chứ không thể mang đến may mắn hay điềm lành, dù cho cá nhân hay quốc gia dân tộc. Muốn là đá tốt, thì cần có trường khí dương, đồng thời năng lượng tối thiểu cao hơn vùng đất đặt xuống, tức phải cao trên 400 Khz, khi đó đặt trên đền Thượng mới thực sự phát huy tác dụng tốt.
Hình vẽ mặt sau giống lá "bách giải tiêu tai phù" của Trương Thiên Sư.
4. Phong thủy, tâm linh liên quan đến hòn đá như thế nào?
 
Ở đây không đi vào phân tích phong thủy của đền Thượng, mà bàn đến yếu tố phong thủy, hay tâm linh của hòn đá lạ. Vì mục đích chính là dùng hóa giải bùa phép "viên gạch bọc giấy bạc", nhưng sau tự biến mình thành "hòn đá lạ", nên yếu tố phong thủy được nhìn nhận ở đây, là phải chăng nhằm mục đích cá nhân nào đó? Mục đích có thể tốt, hay có tâm, nhưng cách làm chưa đúng, kiểm tra không kỹ, hoặc quá tầm của bản thân, sẽ dẫn đến những hiểu lầm không đáng có.

Đã chứa âm khí, lại năng lượng thấp, thì ảnh hưởng đầu tiên chính là thập phương du khách, và sau đó là ban quản lý nhà Đền. Xét đến yếu tố phong thủy, hòn đá đặt bên trái đứng từ ngoài nhìn vào, và bên phải từ trong nhìn ra, ở vị trí Bạch Hổ, sẽ tác động xấu đến người phụ nữ. Xét đến yếu tố tâm linh, nơi hội tụ trường khí âm, là nơi dễ có vong vãng lai, hay còn gọi là vãng vong cư ngụ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến những người đứng gần viên đá, nhất là chạm hay xoa tay vào. Do không có số liệu thống kê, nên không thể biết có bao nhiêu người đứng gần hòn đá mà bị "vong nhập",  hay đứng cạnh 2-5 phút là bị xa xẩm mặt mày, chóng mặt, buồn nôn. Còn nếu nói là có ảnh hưởng tốt thì chỉ có thể là tự huyễn hoặc mình.

5. Ảnh hưởng về văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ ra sao?

Đền Hùng vốn là mảnh đất linh thiêng, không cần trấn yểm, hay hóa giải. Công tác này được tiến hành tại một nơi trang nghiêm bậc nhất của dân tộc cần phải thận trọng. Nếu làm, phải làm rõ được lý do, cần nhiều chuyên gia nghiên cứu kỹ, không nên vội vàng.

Ngoài ra, không phải xăm mình là xấu, nhưng xăm cũng cần có nghệ thuật. Cô gái xăm một bông hoa hồng trên bờ vai, cũng là vẻ đẹp có thể được phần đông xã hội chấp nhận. Nhưng nếu xăm những hình thù kỳ quái trên khắp cơ thể, cô gái đó sẽ khó được coi là đẹp - tất nhiên theo cảm nhận của phần đông xã hội. Hòn đá cũng vậy, để bản thân một hòn đá nhẵn bóng cũng có thể có trường khí tốt, và sẽ không gây ra phản ứng trong xã hội. Tạo ra "dị biệt" về hình dạng, nhằm khẳng định mình là hòn đá "gấu", để dọa "viên gạch" dễ hơn chăng?
Du khách thập phương tò mò trước hòn đá lạ.
6. Khoa học, nhà khoa học cần vào cuộc như thế nào?
 
Như đo đạc ở phần 3, cơ sở của máy móc là thuyết đo đạc trường khí vật thể, có thể tham khảo thêm trên tạp chí Xây dựng - bộ Xây dựng số 1/2013, hoặc tra cứu thuật ngữ "ElectroMagnetic Field" trên mạng. Bất cứ vật thể nào (dù là động thực vật, vi sinh vật, vật thể,...) đều phát ra bức xạ điện từ, hay sóng điện từ.

Tùy theo từng lĩnh vực nghiên cứu, mà có các tên gọi khác nhau như điện từ trường, trường điện từ, trường năng lượng, trường sinh học,.... Cách gọi khác nhau là do đối tượng nghiên cứu khác nhau, phương thức nghiên cứu có thể cũng khác, nhưng bản chất là một. Do đó chúng tôi tạm gọi chung là "trường khí" cho dễ hình dung. Đi dò tiền xu cổ,... là nhờ các máy quét theo tần số "trường khí", hay "bước sóng" của tiền xu cổ; nếu dò mìn thì cần đến máy khác, quét theo tần số khác, hay bước sóng khác; tương tự, dò tìm hài cốt, mạch nước ngầm, hay dò vàng,... thì đều cần đến máy chuyên dụng với bước sóng thích hợp, gọi dễ hiểu là trường khí thích hợp.

Tính đến thời điểm này, sự kết hợp "định tính" của máy đo năng lượng cảm ứng và "định lượng" của máy đo điện từ trường, vẫn là nguồn kiểm chứng tin cậy, so với bất cứ cách đo đạc cảm tính nào khác.
Giật mình với những "kết luận bước đầu"? 1.Hòn đá có năng lượng ở mức độ thấp (180 Khz), trường khí âm (âm khí).
2. Có tác dụng nhất định, nhưng là "phản tác dụng", tức chỉ có tác động xấu, dù xét trên yếu tố thẩm mỹ, hay tâm linh.
3. Hình thức ứng xử hợp lý: (a) Phương án hài hòa nhất, là bỏ đi thay bằng hòn đá khác không có chạm trổ, hoặc mài bóng viên đá cũ, kiểm tra lại năng lượng, rồi trả về vị trí cũ. Như vậy người có tâm cung tiến đá quý vẫn được "dâng ngọc"; (b) Phương án thứ hai đa phần mọi người mong muốn, là bỏ ngay viên đá đi. Nhìn chung, trường khí bên trong đền ở mức 350~400 Khz cũng là tốt rồi, ít nhất cũng là có lợi cho du khách thập phương.
Những khảo sát và nhận định sơ bộ này nhằm giúp bạn đọc và những ai quan tâm tới hòn đá lạ có thêm thông tin tham khảo. Đặc biệt, là các nhà khoa học cùng quan tâm tìm hiểu để đưa ra phương án giải quyết thuyết phục nhất.

Chuyện về người xả thân vì ngọc
Trong cuốn sách "Trang sức đá quý, ngọc theo phong thủy" (NXB Hồng Bàng, 2012), có nhắc đến câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng "Hòa thị dâng ngọc" như sau:
Biện Hòa ở nước Sở dâng viên ngọc chưa chạm trổ cho Sở Lệ Vương, do thợ ngọc nói là đá bình thường, mà Biện Hòa bị chặt chân trái. Đến đời Vũ Vương, Biện Hòa lại dâng ngọc, như lần trước, thợ ngọc lại nói là đá bình thường, Biện Hòa bị chặt nốt chân phải. Đến đời Văn Vương, Biện Hòa lại ôm ngọc khóc, vì lo không dâng được ngọc quý, nhưng Văn Vương đã cho thợ ngọc nghiêm chỉnh chạm trổ, phát hiện ra hòn ngọc hiếm có trên đời, đặt tên là "Hòn ngọc họ Hòa".
Câu chuyện này ngụ ý, "thợ ngọc phải biết ngọc"... Ít ai biết rằng, trong lúc dư luận đang ồn ào, thì gần như ngay lập tức đã có một cuộc khảo sát khoa học được tiến hành. Nội dung này diễn ra theo quỹ đầu tư nghiên cứu của Phòng nghiên cứu Phong thủy kiến trúc, và không theo "đặt hàng" của cá nhân hay đơn vị nào khác.
Mặc dù liên hệ trước với một số cá nhân và đơn vị, đảm bảo việc khảo sát diễn ra thuận lợi, nhưng khi nhận thông tin "hòn đá lạ" - đối tượng nghiên cứu khảo sát vẫn "để ở đền Thượng", và "đang mở cửa đền cho du khách", nên sáng 24/4/2013 chúng tôi quyết định đi khảo sát độc lập và bước đầu cho thấy:

Phòng nghiên cứu Phong thủy kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc đô thị UAI

(Người đưa tin)

Chỉ có Ngọc Trinh mới vực dậy ngành du lịch Việt

Trương Duy Nhất bình luận: “Mô Phật! Tưởng đứa nào nó chửi đểu. Hóa ra là một bài báo đàng hoàng, một tay nhà báo đàng hoàng nêu ý tưởng đưa người đẹp não ngắn ‘cạp đất’ Ngọc Trinh làm… đại sứ du lịch! Cắn rơm cắn cỏ lạy mấy ông bà Bộ Văn Thể Du chớ dại nghe lời tay nhà báo Trần Hiểu nào đó. Quả thật, cũng không thể ngờ nổi báo chí lại đến hồi cùng mạt vậy!
Chỉ có Ngọc Trinh mới đủ sức cứu vãn ngành du lịch
Chỉ có Ngọc Trinh mới vực dậy ngành du lịch Việt
Nếu sách khiêu dâm đã vực dậy ngành sách in ở Anh thì chỉ có sắc đẹp, thân thể ngọc ngà của Ngọc Trinh mới vực dậy ngành du lịch Việt Nam đang suy sụp.

Sách khiêu dâm ‘vực dậy’ ngành sách in ở Anh

Bộ truyện “50 sắc thái” của E L James góp phần giúp cho ngành xuất bản sách in không bị lép vế trước sự bùng nổ của e-book.

Sách điện tử chưa hoàn toàn giết chết sách in, như lo sợ của các nhà phân tích. Theo một khảo sát mới đây của Hiệp hội Xuất bản Anh, doanh thu sách in tại thị trường Anh năm 2012 tăng 4%, đạt tới con số 3,3 tỷ bảng Anh. Doanh thu từ download e-book đạt 411 triệu bảng.

"50 sắc thái" hấp dẫn nhiều đối tượng độc giả, từ già đến trẻ, từ người thường đến chính khách, ngôi sao. Trong ảnh, diễn viên tuổi teen Selena Gomez đang đọc một tập trong bộ truyện.
Bộ truyện “Fifty Shades” được cho là nhân tố khích lệ độc giả mua sách in. 3 tập bộ sách này thống trị các bảng xếp hạng best-seller tại Anh suốt năm 2012 và tiêu thụ được tổng cộng 10,5 triệu bản. Đứng thứ hai trong số những đầu sách bán chạy nhất là bộ ba "Hunger Games" của Suzanne Collins, bán được 2,1 triệu bản trong 2012.

Sách thiếu nhi cũng tăng trưởng tốt tại Anh. Doanh thu dòng sách này tăng 4% vào năm ngoái, đạt 233 triệu bảng.

"Fifty Shades" xoay quanh mối quan hệ nam nữ giữa cô sinh viên ngành văn học 22 tuổi Anastasia Steele và chàng tỷ phú đẹp trai hấp dẫn Christian Grey. Trong đó, Grey đóng vai người thống trị, dẫn dắt hai người vào những cuộc truy hoan với muôn vàn dạng thức, trải nghiệm khác nhau. Trong khi lọt vào đề cử giải Bad Sex (dành cho những tác phẩm viết về tình dục thô thiển nhất), "Fifty Shades" mặt khác lại được tôn vinh với Giải thưởng Sách Quốc gia của Anh.

Khoảng 70 triệu bản sách của bộ truyện này đã được bán ra tại 46 quốc gia trên thế giới. Bản tiếng Việt của tác phẩm cũng vừa được ấn hành cùng lúc cả 3 tập với tên gọi: "Xám", "Đen" và "Tự do". 4 tháng sau khi ấn hành, khoảng 25.000 bản tiếng Việt của bộ sách đã được tiêu thụ. Đây là một con số ấn tượng trên thị trường sách Việt Nam.

Ngọc Trinh sẽ vực dậy ngành du lịch Việt

Nếu sách khiêu dâm đã vực dậy ngành sách in ở Anh thì với sắc đẹp của mình Ngọc Trinh hoàn toàn có thể vực dậy ngành du lịch tại Việt Nam đang suy sụp.

Thời gian gần đây, hình ảnh ngành du lịch Việt Nam đang trở nên xấu xí với nhiều tệ nạn, chặt chém,  lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cướp giật, hàng rong chèo kéo du khách nước ngoài… Kèm theo đó là lượng khách quốc tế suy giảm nghiêm trọng.

Theo Tổng cục Thống kê, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng Tư chỉ đạt 614.000 lượt người, giảm 2,4% so với tháng 4/2012 và là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.

Với mức sụt giảm liên tiếp nhưng tốc độ đã chậm lại, số khách quốc tế đến Việt Nam trong bốn tháng qua chỉ đạt khoảng 2,4 triệu lượt người, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2012, so sánh với con số hai tháng đầu năm nay sụt giảm 9,6% và ba tháng đầu năm giảm 6,2%.

Tổng cục Thống kê cho biết số lượng khách quốc tế đến Việt Nam sụt giảm 6,4% ở đối tượng khách đến bằng đường hàng không, giảm 3,7% ở đối tượng khách đến bằng đường biển và chỉ tăng 1,3% ở đối tượng khách đến bằng đường bộ.

Xét ở khía cạnh mục đích đến Việt Nam, khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 1,5 triệu lượt người, giảm 3,8%; khách đến vì công việc 406.400 lượt người, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2012.

Đáng chú ý, trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam, khách đến từ Trung Quốc chiếm số lượng đông nhất với 545.500 lượt người, trong khi khách đến từ Hàn Quốc là 280.000 lượt, Nhật Bản 205.000 lượt, Mỹ 165.000 lượt và Nga là 119.000 lượt người.

Thế nên, chỉ có Ngọc Trinh, nữ thần tình yêu và dục vọng với thân hình vô cùng gợi cảm mới có thể kích thích ngành du lịch Việt tăng trưởng trở lại.

Lý Nhã Kỳ có thế mạnh là người kinh doanh, Ngọc Trinh chẳng có gì ngoài thân hình tuyệt mỹ của một nữ hoàng nội y nhưng chính những gì gắn liền với cô mới thật là sang trọng.

Giữa rừng người đẹp của showbiz, Ngọc Trinh nổi bật với nhan sắc hiếm có ấy. Sắc đẹp và sự hấp dẫn đàn ông và đàn bà của Ngọc Trinh còn hơn hẳn với Jennifer Phạm, Mai Phương Thúy, Ngọc Hân, Thùy Dung... Có thể nói sắc đẹp của Ngọc Trinh giống với nữ thần Aphrodite, thần tình yêu, sắc đẹp và dục vọng.

Đặc biệt, Ngọc Trinh có sức quyến rũ khó cưỡng đối với đàn ông. Sự ngây thơ, mong manh dễ vỡ của Ngọc Trinh đã mê hoặc, quyến rũ bất kỳ người đàn ông nào từ những chàng trai châu Á thư sinh đến những người châu Phi, châu Mỹ lực lưỡng với cơ bắp cuồn cuộn..., đều ao ước được quỳ mọp xuống, cúi đầu sát chân nàng....

Với cái thân hình trong ngọc trắng ngà ấy, Ngọc Trinh chỉ cần khoác lên mình danh hiệu đại sứ du lịch, rồi năng nổ sang các nước khác quảng cáo, lỡ có đấng nam nhi nào hỏi: “Ở nước cô, ai cũng xinh đẹp như thế này sao?. Lúc đó, Ngọc Trinh có thể vờ thẹn thùng mà nói: Dạ, xứ em cỡ này là kém xinh lắm rùi. Chỉ thế thôi đã đủ sức lôi kéo rất nhiều nam nhân về xứ mình du lịch.

Hay chỉ cần Ngọc Trinh phát huy thế mạnh với những shoot hình bikini nóng bỏng cộng với vòng 1 quyến rũ khó cưỡng nổi, đảm bảo Ngọc Trinh sẽ kích thích du khách quốc tế, đặc biệt là các du khách nam sẽ ùn ùn đến để chiêm ngưỡng nữ thần tình yêu, sắc đẹp và dục vọng của Việt Nam.

Hơn nữa, Ngọc Trinh có sự hồn nhiên, thật thà hiếm có. Khi du khách quốc tế tiếp xúc với Ngọc Trinh họ sẽ thấy được bản chất con người Việt Nam thuần khiết, thân thiện, thật thà, mến khách và nhân hậu.

Với bí quyết của mình, tin chắc Ngọc Trinh sẽ chinh phục cũng như kêu gọi được sự ủng hộ từ các quan chức các nước như Philippines, Campuachia...quảng bá cho du lịch Việt.

Do vậy, chỉ có Ngọc Trinh mới đủ sức vực dậy được ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Trần Hiểu
(phunutoday.vn) 

Nghệ An: Bắt khẩn cấp 5 đối tượng chôn sống người để tra khảo

Anh Bùi Tuấn Anh đang kể lại tại hiện trường nơi anh bị chôn sống
Ngày 6-5, CAH Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã bắt 5 đối tượng gồm: Nguyễn Văn Trung,  Phan Tiến Mạnh, Vũ Văn Dương, Hồ Văn Bòng và Phan Văn Tiến cùng trú tại xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu về hành vi đe dọa giết người.
Trước đó, Công an xã Quỳnh Phương (huyện Quỳnh Lưu) nhận được trình báo của anh Bùi Tuấn Anh (19 tuổi), ở thôn Tân Hải, xã Quỳnh Phương nội dung như sau: Chập tối 29-4, khi Tuấn Anh đang chơi game trong quán internet trên địa bàn thì Phan Tiến Mạnh, ở xóm Phương Hồng, xã Quỳnh Phương và một thanh niên khác gọi ra, bắt ngồi lên xe và chở thẳng ra con đường ven biển.
Tại đây có thêm 3 người nữa và họ hỏi Tuấn Anh có trộm tiền của nhà anh Trung không. Tuấn Anh nói không làm việc đó thì bị nhóm thanh niên bắt ra nghĩa địa thuộc khu vực giáp ranh giữa 2 xã Quỳnh Phương - Quỳnh Liên, trói chân tay và đào hố rồi bỏ Tuấn Anh xuống hố theo tư thế ngồi xổm, cho hở đầu và hai tay, khoảng 7 phút sau mới được nhóm người này bới lên và thả cho về nhà. Trở về nhà, Bùi Tuấn Anh đã trình báo với cơ quan chức năng, 5 đối tượng Nguyễn Văn Trung, trú tại xóm Phương Hồng, Phan Tiến Mạnh, Vũ Văn Dương, cùng trú tại xóm Hồng Phong, Hồ Văn Bòng và Phan Văn Tiến cùng trú tại xóm Tân Phong, cùng sinh năm 1988, đã bị Công an xã triệu tập lấy lời khai, các đối tượng này nhận tội, trong đó Nguyễn Văn Trung là chủ mưu. Đến ngày 5-5 CAH Quỳnh Lưu đã ra lệnh bắt 5 đối tượng trên để phục vụ công tác điều tra.
(ANTĐ) 

Cô giáo giấu 40 bánh heroin trong ký túc xá

Trước sự cám dỗ của đồng tiền, Nguyễn Hoài Thu (SN 1980), giáo viên trường THCS ở một huyện miền núi Nghệ An đã tham gia vào đường dây ma túy và dùng ký túc xá của trường làm nơi cất giấu heroin.
Ngày 6/5, Viện KSND Tối cao cho biết, cơ quan tố tụng tỉnh Nghệ An vừa ra cáo trạng truy tố 6 bị can trong đường dây mua bán, vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam do Nguyễn Công Hải cầm đầu (hiện đang bỏ trốn).
Cơ quan chức năng xác định, từ tháng 3/2012 – 7/2012, Nguyễn Công Hải đã thiết lập đường dây ma túy từ Lào về Việt Nam với sự tham gia của 6 bị can trên, rồi tiếp tục vận chuyển đi các tỉnh tiêu thụ tổng cộng 255 bánh heroin.
Tang vật một vụ buôn bán ma túy
Tang vật một vụ buôn bán ma túy.
Nguyễn Hoài Thu là một trong số 5 nữ bị can trong vụ án bị truy tố về hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Là giáo viên trường THCS xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, Nghệ An, bà Thu đã câu kết với Nguyễn Công Hải và lôi kéo cả chị dâu là Nguyễn Thị Nhung (SN 1976, quê Diễn Châu, Nghệ An) tham gia vào đường dây ma túy.
Theo CQĐT, ban đầu Thu chỉ góp vốn, nhưng sau đó dưới sự chỉ đạo của Hải, Thu và Nhung trực tiếp mang tiền mua heroin. Cụ thể, ngày 30/7/2012, Thu rủ Nhung vào rừng liên lạc với một đối tượng người Lào. Sau khi giao dịch 70 bánh heroin, Thu mang 40 bánh ma túy về cất giấu tại nơi ở (ký túc xá trường THCS xã Tiền Phong), và chỉ đạo Nhung vận chuyển 30 bánh từ huyện Quế Phong về TP Vinh giao cho đồng bọn là Vũ Đức Mạnh (SN 1964, bị can trong vụ án). Khi Nhung và Mạnh đang giao nhận “hàng”, bị cảnh sát bắt quả tang.
Ba nữ bị can còn lại gồm Trương Thị Huệ (SN 1975, có chồng đang thi hành án chung thân về tội ma túy); Nông Thị Hân (SN 1976), Nguyễn Thị Châu (SN 1968). Trong đó, Huệ bị cáo buộc tham gia mua bán 150 bánh heroin; Châu mua bán 50 bánh heroin và Hân tham gia vận chuyển 85 bánh heroin, hưởng lợi 250 triệu đồng.
(Tiền phong)

Lê Phương Dung - Vì sao phải có tới 100 xe bọc thép bảo vệ nhà Kim Jong Ul?

Theo tờ Chosun IIbo của Hàn Quốc mới đây đã đưa tin có khoảng 100 xe bọc thép đang canh chừng dinh thự của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong - un và các toà nhà Chính phủ. Trong tất cả các sự kiện ông Ủn đều được các lực lượng vũ trang tháp tùng.
Tờ báo này đã trích dẫn nguồn riêng cho biết thêm của sự điều động xe bọc thép là do Kim Jong- un " rất lo ngại về khả năng xảy ra tình trạng khẩn cấp ở Triều Tiên ",cụ thể là ĐẢO CHÍNH QUÂN SỰ HOẶC NỔI DẬY.
Cũng theo một nguồn tin, nhà lãnh đạo trẻ ra lệnh cho các cơ quan chức năng đặt an ninh cá nhân của ông ta phải là " ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU ", phải giữ tuyệt mật lịch trình đi lại của ông này.
Kết quả là tại các sự kiện, Mr Ủn đều được lực lượng cận vệ trang bị súng trường tự động cùng lựu đạn cầm tay bảo vệ nghiêm ngặt.

Kim Jong-un đang sợ bị đảo chính. Ảnh: KCNA
Vẫn chưa hết," tầm xa " còn có các vệ sĩ mặc thường phục, khoác trên mình một túi đen dài, có thể chứa vũ khí hạng nặng, bí mật hộ tống, các mật vụ an ninh luôn phong tỏa các khu vực xung quanh nơi Kim Jong-un có mặt và tịch thu hết thảy đồng hồ lẫn thuốc lá của người qua đường. Điện thoại di động cũng bị ngắt sóng? Ngày 26/7/2012, sóng di động ở khu vực trung tâm Bình Nhưỡng bị nghẽn từ 13 - 18 giờ chiều khi ngài Ủn dự lễ kỷ niệm 59 năm cuộc chiến Triều Tiên tại đây.
Trong khi đó, Triều Tiên tiếp tục nhập các thiết bị chống bạo động từ Trung Quốc, bao gồm mũ bảo hiểm, áo chống đạn,đạn hơi cay...
Theo một chuyên gia phân tích chính trị Hàn Quốc tại Đại học Dongguk Universty thì sự bất mãn ngày càng tăng trong xã hội Triều Tiên vì chính sách đối nội mà Kim Jong-un thực hiện cũng như sự oán hận của giới chính trị gia cấp cao đối với nhà lãnh đạo trẻ này.
Ngay cả QUÂN ĐỘI CŨNG BẤT BÌNH sau khi ông Kim ra sức can thiệp, cụ thể vụ cách chức Tổng tham mưu trưởng Ri Yong-ho hồi tháng 7/2012 và bổ nhiệm ông Choe Ryong-hae không hề có kinh nghiệm quân ngũ làm Giám đốc Cục Chính trị quân đội ( theo một nguồn tin ngoại giao nói với Chosun Ilbo ).
Trang tin tức uy tín IBTimes ( Mỹ ), mới đây cũng cho biết, Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên rất mê ngôi sao phim võ thuật Hollywood Jean- Claude Van Damme, và rất sành rượu vang Pháp. Mặc dù liên tục đe doạ tấn công hạt nhân các nước phương Tây trong thời gian vừa qua, nhưng Kim Jong-un lại rất thích văn hoá Tây phương.
Trước đó, tờ Chosun Iblo cũng đã tiết lộ, nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên đã chi rất nhiều tiền cho việc nhập khẩu các sản phẩm cao cấp từ nước ngoài. " Ông Kim Jong-un thích uống rượu và tham dự các buổi tiệc tùng thâu đêm", một nguồn tin ngoại giao đã cho biết, ông Kim còn nhập khẩu một số thiết bị mát- xa để giúp "thư giãn " khi mệt mỏi.
Ngoài ra, ông Ủn cũng còn sắm cho mình chiếc đồng hồ cao cấp từ Thuỵ Sĩ trị giá 100 triệu Won, và để tôn dáng" khiêm tốn ", ông này còn rất thích đi giày đế cao kiểu Cuba.
Theo báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ, số tiền khoảng 5 tỷ USD liên quan đến Kim Jong-un đã được tìm thấy trong các tài khoản ngân hàng nước ngoài dưới tên người khác. Tài khoản của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được mở tại Áo, Trung Quốc, Lichtenstein, Luxembourg, Nga, Singapore và Thuỵ Sĩ.
Cơ quan tình báo Hàn Quốc tin rằng hầu hết số tiền trên thuộc về nhà lãnh đạo Kim Jong-un và được xử dụng mua các hàng hoá xa xỉ cho bản thân mình hoặc để " mua chuộc " sự trung thành của các quan chức cấp cao.
Những quà tặng hối lộ đắt tiền như đồng hồ Rolex, máy tính xách tay, hệ thống âm thanh độc quyền của Thuỵ Điển, và kính đặc biệt của Đức...là những thứ ông Kim dành tặng cho các quan chức cấp cao. Ngay cả các điện thoại thông minh mới nhất hay răng vàng...cũng là những món quà xa xỉ mà Kim Jong- un sử dụng để " lấy lòng " cấp dưới.
Mr Ủn còn là một " tín đồ ruột " chuyên sài hàng Mỹ, trên bàn làm việc của ông ta là một máy tính kiểu dáng hệt iMac - Sản phẩm xuất xứ từ Mỹ. Chuột sử dụng cho chiếc máy tính này cũng được nhìn nhận giống với chuột Mighty Mouse của Apple!
Sao " ghét người " mà lại " yêu của Mỹ " thế nhỉ thưa mít - xờ - Tơ Kim Jong- ủn?
Nhà báo Lê Phương Dung
(VOA)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét