Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Tin ngày 14/11/2012

  • Ý : 2 công ty Standard & Poor’s và Ficht bị kiện vì tội lũng đoạn thị trường (RFI) - Hôm qua, 12/11/2012, cơ quan công tố thành phố cảng Trani, miền Nam nước Ý, vừa kết thúc cuộc điều tra và ra quyết định khởi kiện các lãnh đạo hai công ty thẩm định tài chính Standard & Poor’s và Ficht, vì tội lũng đoạn thị trường gây thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng và nền kinh tế Ý.
  • Chân dung Tập Cận Bình (BBC) - Thông tin và nhận định của phóng viên BBC tiếng Trung về lãnh đạo tương lai của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình.
  • Lãnh đạo VN đón mừng ông Ahmadinejad (BBC) - Hà Nội làm lễ trọng thể đón tổng thống Iran, nước Hoa Kỳ coi là thù địch giữa lúc Washington xác định đường hướng ngoại giao châu Á.
  • Ai cải cách? (BBC) - Khả năng cải cách của các lãnh đạo tương lai của Trung Quốc.
  • Lội nước ở Venice (BBC) - Hình ảnh người dân và khách du lịch ở Venice trong mùa mưa làm 70% thành phố ngập trong nước.
  • Tn vắn quốc tế ngày 13/11 (BaoMoi) - Hôm 11/11, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã phát hiện 4 tàu hải giám Trung Quốc trong vùng biển tiếp giáp với lãnh hải của Nhật Bản về phía Đông-Đông Nam đảo Minamikojima, thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông. Đây là lần xuất hiện thứ 23 liên tiếp của các tàu Trung Quốc tại vùng biển này.
  • Trung Quốc quyết quấy rối Nhật bằng tàu hải giám (BaoMoi) - Theo mạng tin Sankei tối 11/11, Cục trưởng Cục Hải dương Trung Quốc (COA) Lưu Tứ Quý cho biết “không có giới hạn thời gian” cho hoạt động của các tàu hải giám hoạt động ở vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) ở Biển Hoa Đông.
Bản tin tiếng Anh 
Teddy Bear Musuem opens in Chengdu (Washington Post) - A Teddy Bear Museum opened on Nov 11 2012 in Chengdu, capital of southwestern Sichuan province.
  • New heights for private aircraft (Washington Post) - The demand for private aircraft is taking off to new heights in China 15 years after the country's first personal airplane hit the sky, said industry experts.
  • Int'l board plan put on hold (Washington Post) - Chinese securities regulators have decided to shelve launching an "international board" for the mainland stock market but plan to expand the renminbi investment quota for foreign financial institutions.
  • Singles' Day promotions draw in shoppers (Washington Post) - Tens of millions of Internet users took advantage of the half-price promotion on Sunday, Nov 11, which is known as Singles' Day in China.
  • Delivery firms gear up for 'singles' surge (Washington Post) - Express delivery firms say they are poised to handle record levels of business, on the back of an upcoming day that has become a shopping phenomenon in China.
  • Those who deliver warmth in winter (Washington Post) - Workers in heating companies have been working overtime laying heating pipelines and checking boilers in Xi'an and Xianyang city in order to ensure citizens get heating on time as the weather gets colder.
  • Economic growth gaining momentum (Washington Post) - Economic growth showed signs of recovery in October, generating optimism that the country could achieve its annual growth target of 7.5 percent.
  • Shaolin monk 'flies' across wall (Washington Post) - Shi Liliang, a monk from Southern Shaolin Temple, performs a Chinese martial art stunt by walking on a wall in Quanzhou, Fujian province, Nov 12, 2012.
  • 'Eagle Dad' defends extreme parenting methods (Washington Post) - A father in Wuhan, Hubei province, dubbed "Eagle Dad" for his controversial parenting style, has dismissed critics' claims that he pushes his 4-year-old son too hard.
  • The legend of blood red porcelain (Washington Post) - Porcelain with red under glaze is distinctively different from other Chinese ceramic styles, with very flamboyant and intense colors.
  • Tumbling into China (Washington Post) - Beijing International Arts School is a big attraction for aspiring foreign acrobats.
  • CPC delegates aspirations at a glance (Washington Post) - The delegate from the Lahu ethnic group Li Naluo (Right), the delegate from the Blang ethnic group Yang Ziqin (Center) and the delegate from the Va ethnic group Chen Fengxian perform Li's self-composed song "Thanks to the CPC" in Beijing on Nov 10, 2012.
  • Mixed joy club (Washington Post) - A Sina Weibo user who calls himself "Brother Cui in North America" wrote an assessment of foreigners marrying Chinese women. It spreads like wildfire partly because of its self-deprecating humor, which is not exactly a Chinese characteristic.
  • Trans-Pacific harmonies (Washington Post) - Acclaimed maestro Michael Tilson Thomas will lead the San Francisco Symphony on a six-city, 10-concert tour of Asia in November, accompanied by Chinese pianist Yuja Wang as soloist.
  • Migrant workers get say at congress (Washington Post) - Ju Xiaolin, one of the 26 migrant workers who are delegates to the Party congress, walked into a conference room packed with reporters on Monday night wearing a suit instead of the blue uniform and safety helmet he usually has on.
  • Moving to the right side of the tracks (Washington Post) - The Slumdog Millionaire scenario only comes off on the big screen. Few of the low-income households living in the shabby, crowded and unhealthy shantytowns of Datong in Shanxi province, expect to become super-rich overnight.
  • Setting the tone (Washington Post) - The seven-day 18th National Congress of the CPC that unveiled on Thursday at the Great Hall of the People in Beijing has attracted media attention from home and abroad.
  • CPC determined in political reform: official (Washington Post) - The Communist Party of China has a clear-cut attitude and steadfast determination toward reform in the political structure, a Party official said at a press conference on Friday.

Nguyễn Trung Chính - Còn lý do nào để hy vọng?

Ước mơ tan vỡ là khởi đầu của hy vọng
Hội nghị TƯ6 đã cho phép khẳng định ba điều:
1- Tham nhũng nằm trong Bộ chính trị.
2- 129 trên 175 ủy viên Ban chấp hành trung ương bảo vệ một Ủy viên Bộ chính trị tham nhũng bị điểm mặt. Qua đó họ đã bảo vệ cho chính bản thân mình.
3- Mặc dù TBT Nguyễn Phú Trọng đã có những tuyên bố rất mạnh đòi cách chức, xử lý cán bộ tham nhũng, nhưng Bộ chính trị 14 người đã bất lực, không xử lý nổi một thành viên tham nhũng trong 14 người của họ. Trên không làm gương được cho dưới. Kết quả sẽ như TBT nói: (nếu không chống được tham nhũng thì) "Đảng ta không thể trong sạch, vững mạnh được, không thể là một đảng cách mạng chân chính hết lòng vì nước, vì dân được". Trong điều kiện đó, Nghị quyết TƯ4 được xem như là tan hàng. Một vở chèo phải kéo màn vì kép không thuộc bài hoặc không có khả năng lôi cuốn khán giả.
Còn hy vọng gì về đổi mới tư duy trong sửa đổi Hiến pháp lần này?
Điều 4 của Hiến Pháp được đề nghị sửa đổi "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
Sửa đổi chỉ thêm được một câu: "Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình", Đảng vẫn chơi chữ:
"Đội tiên phong của giai cấp công nhân" ư?
Tiên phong như thế nào mà 90% các cuộc đình công tự phát đòi quyền lợi của công nhân đều bị xem là phạm pháp, vì không được "công đoàn" nhà nước tổ chức. Công đoàn không bao giờ tổ chức đình công vì còn lo bảo vệ "tư bản". Để làm gì thì không cần nói thêm, vì ai cũng biết. Chính quyền còn truy lùng những công nhân tổ chức đấu tranh để bắt giam. Ở các nước tư bản công nhân được đình công để bảo vệ lợi ích riêng. Thời thực dân việc đình công của công nhân cũng không bị quy là phạm pháp.
"Nhân dân lao động" ư?
Cùng số phận với giai cấp công nhân, họ là những nông dân mất đất, mất nhà, người cày không có ruộng của chính mình, chủ đầu tư được quyền ưu tiên chiếm đoạt sau khi đã thông đồng với bọn tham nhũng. Chính quyền do Đảng lãnh đạo áp đặt luật đất đai dành cho mình quyền quản lý, mà ai cũng hiểu là quyền làm chủ đất. Tham nhũng đất đai tràn lan, khiếu kiện thì bị hệ thống pháp luật (cũng do Đảng lãnh đạo) đàn áp.
Họ là những trí thức đau đáu trước thực trạng đất nước tụt hậu, đau đáu trước việc giáo dục đào tạo những con người nhiều hồng ít chuyên. Tiến sĩ được đào tạo theo chỉ tiêu, theo phong trào thi đua. Hội đồng Lý luận Trung ương đầy Tiến sĩ vẫn chưa định nghĩa được thế nào là "Định hướng Xã hội Chủ nghĩa", để cho những "đồng chí X" tha hồ tác oai tác quái trong khi công nhân vẫn bị bóc lột.
Thực chất giáo dục tinh hoa đất nước thì không có (còn nhớ hãng Intel cần tìm 3000 chuyên viên cho khu công nghệ nhưng không tìm ra). Trí thức lên tiếng góp ý thì Đảng không nghe, thậm chí còn cho công an đến hoạnh họe, chỉ vì lợi ích của Đảng không giống lợi ích của đất nước mà trí thức mơ tưởng,
"Chịu sự giám sát của nhân dân, Chịu trách nhiệm trước nhân dân" ư?
Luật đất đai vẫn khẳng định: "nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý", Giống như thời thực dân dựng lên chính quyền quốc gia Bảo Đại, Đảng tự giành quyền quản lý đất đai của những ông chủ nhân dân. Tư duy cho nhân dân ăn bánh vẽ vẫn không có gì thay đổi. Nhà thơ Chế Lan Viên cuối đời có làm bài thơ đại ý nói không phải ông không biết trên bàn ăn chỉ toàn bánh vẽ, nhưng nếu ông không được ngồi vào bàn thì chẳng bao giờ hy vọng được ăn bánh thật.
"nhân dân làm chủ" còn như thế huống gì chữ "Nhân dân" (không làm chủ) trong điều 4. Đảng, lại một lần nữa, quay lại cuốn phim "dân nói, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra". Nhưng khi tuyên truyền không dựa được trên sự thực thì nó trở thành một trò hề rởm, không ai nghe thủng và cũng không thể cười.
Dự thảo thay đổi Hiến pháp: quân đội có thêm nhiệm vụ bảo vệ Đảng.
Đất nước như cuộn chỉ rối trong tham nhũng, tưởng rằng nghị quyết TƯ4 giúp tìm được đầu ra, Bộ chính trị đã tìm được "một đầu ra" nhưng không chịu rút, và bỏ cuộc. Thực trạng kinh tế của đất nước chưa bao giờ tồi tệ, chao đảo như hiện nay, điều này ai cũng thấy qua những kêu cứu của doanh nghiệp, qua các vụ lũng đoạn ngân hàng, qua các thất thoát nghìn tỷ của các tổng công ty, qua việc các đại gia vơ vét nghìn tỷ vào túi riêng từ ngân sách nhà nước, qua cuộc sống ngày càng bần cùng của người dân. Không cần phải nêu thêm thí dụ.
Tư duy cũ không thể nào tạo ra sự đổi mới để làm trong sạch xã hội mà cả nước mong đợi. Chính thể, cơ chế này không đổi được tận gốc những nguyên nhân đã đưa đến tình trạng đất nước bi đát hiện nay. Một thí dụ trong ngành giáo dục: TBT Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đổi mới "căn bản" giáo dục, kêu gọi mọi người phải hiểu vì sao cần đổi mới căn bản nhưng tại Hội nghị TƯ6, người ta chưng hửng khi nghe TBT định nghĩa "căn bản" có nghĩa là dựa trên đội ngũ được "nền giáo dục cần phải sửa đổi căn bản" đào tạo. Làm sao đổi mới "căn bản" những thói xấu dựa trên những thói xấu căn bản?
Hò hét vì "sự sống còn của Đảng" nhưng người ta không muốn thay đổi những gì có nguy cơ tổn hại đến lợi ích của "một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức có quyền". Đảng không thể sống còn!
Ở Quốc hội, mặc dù rất nhiều đại biểu tỏ ra bức xúc công khai, nhưng vì gần như tất cả đại biểu là đảng viên nên họ sẽ bỏ phiếu cho những thay đổi vụn vặt, hoa lá cành theo quyết định của Đảng. Tôi còn nhớ trong Thế chiến thứ Hai, một quân nhân Đức đã viết một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Mặt trận phía Tây không có gì đáng nói" [Remaque] và Đức đã thua trận không những phía Tây, phía Đông mà còn ngã gục ở Bá Linh trước sự tấn công của Đồng minh và Hitler phải tự tử.
Những người còn có lòng với đất nước, những đảng viên vì "sự sống còn của Đảng, sống còn nhưng vẫn là người không trở thành ác thú", có tiếp tục chấp nhận, bảo vệ một tình trạng như hiện nay không?
Có lẽ Đảng đã hiểu câu trả lời nên trong dự thảo thay đổi Hiến pháp, quân đội được ghi thêm nhiệm vụ: Bảo vệ Đảng!
Xin lấy câu sau đây trong bài viết "CHỈNH ĐỐN ĐẢNG CÒN GIAN NAN NHIỀU ẨN SỐ X,Y,Z… " của Đại tá Bùi Văn Bồng làm lời kết cho bài này:
“Thế mà, kết quả Hội nghị Trung ương 6 mới rồi lại làm cho "một bộ phận không nhỏ đảng viên, nhân dân cả nước" bị thất vọng. Cựu đảng viên Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nói: “Biết bao lời hứa, sau khi họp (kể cả ở Quốc hội) rồi có mấy việc được khắc phục, lần sau lại hỏi, lại trả lời như lần trước, có nhiều việc kéo dài lần khân như vấn đề giá lúa và nông thuỷ sản, vấn đề ô nhiễm, úng ngập, kẹt xe, thủ tục hành chánh phiền hà, tham nhũng, tệ nạn xã hội v.v. Nhiều vị trong UBND hoặc Chủ tịch HĐND bị chất vấn bí quá nói việc này "do" hoặc "chờ xin ý kiến cấp uỷ", ngay như tại cơ quan QH mà cũng có tình hình tương tự hoặc nói với cơ quan dân cử mà như nói với hội nghị đảng viên "việc này Đảng đã quyết rồi"… cũng đủ nói lên sự bức xúc phải THAY ĐỔI!... Tôi rất buồn khi mà kết quả Hội nghị trung ương 6 không đạt như mong muốn… Hậu quả của nó thì không thể nói trước được”. tướng Ba Sơn, Anh hùng LLVT nhân dân, nay là CCB, nói với tôi một câu nửa vui nửa nhăn:
- Tình hình uy tín lãnh đạo của Đảng đã rất trầm trọng, nhất là sau kết quả Hội nghị T/Ư 6; nhưng hình như ông Tổng Trọng vẫn muốn "tổng hòa" tất cả các mối quan hệ tốt cũng như xấu, để rồi ai cũng phải trọng, không oán trách ông ta, vì có lẽ tự coi mình phải như Lưu Bị. Nhưng đây là "lưu" (giữ lại) trong "bị", càng thêm nặng gánh”.

Nguyễn Trung Chính
(12/11/2012)
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Phan Khôi - Quyền ngôn luận của ta: Nếu có chăng, sẽ sản sinh sau khi lập hiến

Phan Khôi (1887-1959) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm.
Cụ Phan Khôi
(TTHN) - Xem ra quyền tự do báo chí hiện nay ở Việt nam chẳng khác gì thời thực dân, nếu không nói là còn kém xa.
Trong khi quan Tổng trưởng Raynaud còn lưu trú trong cõi Đông Pháp, các báo Tây, Nam ở xứ này đều đã đồn vang lên rằng rồi đây người Việt Nam ngôn luận sẽ được tự do. Sau rõ ra thì cái tin ấy quả không đến nỗi sai lầm. Nhưng kỳ thực thì chỉ có bỏ sở kiểm duyệt đi, các báo được tự do xuất bản mà chịu lấy trách nhiệm; còn như sự lập ra một tờ báo thì cần phải xin phép. Chánh phủ có cho mới được lập.
Như vậy, chưa phải là ngôn luận tự do đâu; chúng ta chưa có được cái quyền ấy đâu. Chớ vội tưởng mà lầm.
Và nếu thi hành luôn một lần hai việc: sở kiểm duyệt đã bỏ, sự lập báo lại không cần xin phép nữa, là chúng ta cũng chưa được quyền ngôn luận tự do đâu vậy.
- Sao thế? Hẳn có người lấy làm lạ mà hỏi. Nếu Chánh phủ tha hồ cho ta ra báo, và muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết, không có kiểm duyệt, ấy là Chánh phủ cho ta ngôn luận tự do đó, chớ còn thế nào nữa mới là ngôn luận tự do?
- Phải. Nhưng mà cái quyền tự do ấy không có gốc. Từ đâu sản sinh ra nó? Câu ấy quả thật không có đường trả lời. Bởi vậy biết cái quyền tự do không có gốc nó không vững.
Chớ tưởng rằng sau khi quan Toàn quyền ra một cái nghị định, bãi sở kiểm duyệt, ấy là nhà ngôn luận Việt Nam được quyền tự do, chớ tưởng vậy mà lầm.
Nếu rồi đây quả có cái nghị định ấy của quan Toàn quyền thật nữa là chúng ta cũng chỉ nên kêu nó là cái nghị định bãi sở kiểm duyệt mà thôi, không thể kêu nó là cái nghị định ban quyền tự do cho nhà ngôn luận Việt Nam được.
Quyền ngôn luận tự do không hề bởi một ông quan thủ hiến ban cho mà có được, nó không khi nào sản sinh ra bởi một cái nghị định.
Ở các nước văn minh, quyền ngôn luận tự do cho đến các quyền tự do khác nữa cũng đều sản sinh ra bởi hiến pháp. Hiến pháp nhìn nhận cho nhân dân có quyền ấy thì nhân dân có quyền ấy, chứ không phải bởi một người nào ban cho đâu.
Hiến pháp đã sản sinh ra quyền ngôn luận tự do được rồi, nhưng nếu nó bị giày đạp đi thì sao? Vì lẽ đó nên còn phải có pháp luật để bảo hộ nó nữa.
Tức như hiến pháp Nhật Bản, điều thứ 20, nói rằng: Thần dân Nhật Bản, ở trong phạm vi pháp luật, có quyền tự do được ngôn luận, xuất bản, v.v.
Mà chẳng những Nhật Bản, trong hiến pháp nước nào cũng vậy, cũng có một điều nói riêng về quyền ngôn luận tự do từa tựa như thế. (Xem điều thứ 10 và 11 trong bản tuyên bố nhân quyền của nước Pháp).
Nói thế, nghĩa là: Về quyền ngôn luận tự do, hiến pháp đã nhìn nhận cho nhân dân có quyền ấy rồi; nếu nhân dân ở trong phạm vi pháp luật mà ngôn luận, thì không ai được xâm phạm tới. Như vậy là còn có pháp luật nữa để bảo hộ cho cái quyền mà hiến pháp đã nhận nhìn cho.
Hiện nay xứ ta chưa có hiến pháp, cái quyền tự do ấy không ai nhìn nhận cho, nó đã không từ đâu sản sinh ra được; mà cũng chưa có luật riêng về việc làm báo, thì dầu có quyền ấy chăng nữa, nó cũng chẳng có cái gì bảo hộ cho. Thế thôi, còn nói chuyện gì!
Nếu quả trong ít hôm nữa, quan Toàn quyền ra nghị định bãi sở kiểm duyệt, thì chúng ta cũng chỉ nên coi là một điều quảng đại mà thôi, chứ cái đó chưa phải là có ích lợi gì cho sự bày tỏ ý kiến của nhân dân ta vậy.
Bởi sao? Bởi hiến pháp chưa có, pháp luật chưa phân minh, nhà ngôn luận trên không có chỗ chằng, dưới không có chỗ cột, thì sự khó khăn lại còn hơn là lúc còn cái chế độ kiểm duyệt nữa.
Quả như trong lúc này mà bãi sở kiểm duyệt, thì thật là một cái thời kỳ quá độ của nhà ngôn luận Việt Nam. Mà quá độ một cách hiểm nghèo, khác nào chiếc thuyền không chèo không lái mà thả ra giữa biển khơi?
Ai dám dự đoán rằng sau khi bãi chế độ kiểm duyệt thì báo chí An Nam sẽ mạnh dạn hơn xưa?
Ai dám đoán như vậy, chứ chúng tôi thì không. Trên không chằng, dưới không cột, thì lấy đâu mà mạnh dạn? Nếu vậy, chúng tôi đâu dám nhận là sự lợi ích?
Cái quyền ngôn luận Việt Nam có hay không, không ở trong thời kỳ phế kiểm duyệt này mà ở trong thời kỳ lập hiến sẽ tới.
Đông tây trong một số trước, bài nói về trừ tiệt cái tệ hối lộ, chúng tôi cũng tỏ ý rằng đợi đến ngày lập hiến, quan và dân có quyền hạn phân minh thì cái tệ ấy họa may mới trừ hẳn được. Hôm nay về sự ngôn luận tự do, chúng tôi cũng chỉ tỏ ra cùng một cái ý kiến ấy. Trừ ra chỉ có đến ngày lập hiến, mà trong hiến pháp không nhận nhìn cho dân có một chút quyền nào hết thì chúng ta mới là thất vọng đó thôi!
Song có lẽ nào lại thất vọng đến như thế. Gọi là hiến pháp, chẳng qua là một tờ giao kèo để làm việc với nhau. Nếu dân không có một chút quyền gì, thì sao gọi là hiến pháp?
Nhà ngôn luận chúng ta nếu được quyền tự do nhiều ít là ở vào sau cuộc lập hiến sẽ tới đây. Còn ngày nay, nếu cái chế độ kiểm duyệt mà quả bị phế đi nữa, chúng ta chưa phải đã được tự do đâu, xin các bạn đồng nghiệp hãy chú ý.

Phan Khôi
Nguồn: Đông Tây, Hà Nội, số 131 (12.12.1931)

Những website TT Nguyễn Tấn Dũng có gì hot?

Chuyện thủ tướng Dũng nhà ta có website đã không còn gì lạ đó là chưa nói còn có cả đống vệ tinh vây quanh từ blog cho tới mạng xã hội đâu đâu cũng thấy, rất chi là hot. Cũng tốt thôi làm được như vậy thì tin tức, ý kiến chỉ đạo từ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến với người dân nhanh và tiện hơn việc lúc trước rất nhiều.


Hệ thống website, blog vệ tinh của site chính nguyentandung.org
Chiều nay rảnh rổi làm điếu thuốc coi mấy số liệu site thủ tướng Dũng trên Alexa có nhiều thông tin cũng thú vị, post lên pà con châm cứu cùng nhé. (Alexa là một công cụ đánh giá các website về thứ hạng tại một quốc gia hay trên thế giới, bên canh đó còn cung cấp thêm nhiều thông tin liên quan)
* Chắc chắn thông tin của site trên Alexa được ban biên tập viết thêm các thông tin về thủ tướng, vì user bình thường thì không thể viết thông tin về một website nào đó và được Alexa cho hiển thị được.
Các thông tin của site được hiển thị đầy đủ.
Một ngày traffic của site nguyentandung.org là bao nhiêu?


Theo như Alexa thì trung bình một ngày tầm trên 100.000 views, một con số không nhỏ tí nào, đồng thời chứng tỏ lượng người đọc rất rất nhiều gần ngang bằng với các website báo chính thống. Đây cũng có thể coi là một sự thành công của ban biên tập site đưa thông tin đến với người dân Việt Nam.

Người ta tìm kiếm cái gì để ra website ông Nguyễn Tấn Dũng?


Nhìn vào các từ khoá có thể thấy xu hướng tìm kiếm về vấn đề đời tư của ông Nguyễn Tấn Dũng khá là nhiều nếu không muốn nói đây là chủ yếu, cũng đúng thôi với một lượng lớn các blog chuyên môn chọt bị thóc chọc bị gạo như hiện nay thì luồng thông tin mà người dân tiếp cận rất đa chiều và họ sẽ có xu hướng muốn tìm hiểu về vị thủ tướng của mình cũng là điều dễ hiểu.

Cũng có khá nhiều thành phần rảnh rổi giống mình lên tận Alexa ngồi viết review cho site ông Nguyễn Tấn Dũng, cũng khó nói đây có phải là user trung thành hay là chiêu trò của ai đó muốn tâng bốc cũng của ai đó :)) tự hiểu nhé.

Túm quần lại là bài viết này không "nâng bi" cho ông thủ tướng mấy bác lề trái đừng có mà xán xán vào từa lưa hột dưa lên nói TapVietBao lại nâng bi cho thủ tướng. TVB phát hiện có thông tin hay nên rảnh rổi viết một bài để cho nhiều người có thể tiếp cận được nhiều nguồn tin hơn là mấy bác lề trái suốt ngày ra rả cái mồm đa đảng chửi rủa nhà nước ngoài ra đếch làm được cái gì khác.

Em xin hết ạ, click chuột by Ban Biên Tập TVB

Thủ tướng Dũng đăng đàn trước Quốc hội

Trước khi trả lời chất vấn trực tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dành hơn 15 phút báo cáo thêm một số nội dung nhiều đại biểu và cử tri quan tâm. Đây là thành viên Chính phủ cuối cùng trả lời chất vấn tại kỳ họp này.
Thủ tướng cho biết, tại Kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội đã gửi 175 phiếu chất vấn với 247 câu hỏi đến Thủ tướng và các thành viên Chính phủ. Trong đó, có 5 phiếu với 11 câu hỏi chất vấn dành riêng cho Thủ tướng. Thủ tướng đã ủy nhiệm và yêu cầu các thành viên Chính phủ theo chức năng nhiệm vụ được giao, trả lời bằng văn bản gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. 
"Thay mặt Chính phủ, tôi xin báo cáo, giải trình thêm về một số nội dung mà nhiều đại biểu Quốc hội và đồng bào cả nước quan tâm, chất vấn. Đây cũng là những công việc mà Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo trong thời gian tới", ông nói. 
Trước đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày Báo cáo về thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, thứ 3 và đã có 4 Bộ trưởng trực tiếp cùng Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và 3 Bộ trưởng tham gia trả lời chất vấn tại hội trường. Không khí hỏi - đáp sôi nổi tại nghị trường 2 ngày qua hứa hẹn một phiên trao đổi chất lượng giữa người đứng đầu Chính phủ với đại biểu của nhân dân. 

Suốt hai ngày Quốc hội chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều có mặt ở hội trường, lắng nghe các Bộ trưởng giải trình những vấn đề đại biểu và cử tri cả nước quan tâm. Ảnh: Hoàng Hà

Còn một số vấn đề các Bộ trưởng chưa trả lời hết ý, khiến Chủ tịch Quốc hội phải đề nghị Thủ tướng trao đổi thêm trong phần chất vấn của mình. Chẳng hạn như câu chuyện an toàn tại Thủy điện Sông Tranh 2 đã được 2 Bộ trưởng Công Thương và Xây dựng báo cáo, Quốc hội vẫn muốn có thêm ý kiến từ người đứng đầu Chính phủ để an lòng dân.
Tại phiên chất vấn kỳ họp Quốc hội cuối năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gây ấn tượng bởi phát biểu xung quanh vấn đề Biển Đông cùng thái độ “thẳng thắn, tâm huyết, nghiêm túc và đầy trách nhiệm”, theo lời của Chủ tịch Quốc hội. Thời gian dành cho Thủ tướng tại thời điểm đó khá eo hẹp (cả hỏi và trả lời chỉ khoảng 40 phút) nên người nghe vẫn chưa có cảm giác thỏa mãn khi ông trình bày các vấn đề về kinh tế - xã hội cũng như kết quả xử lý sai phạm tại Vinashin.
Tới kỳ họp lần này, phần trả lời của Thủ tướng tiếp tục nhận được kỳ vọng phát đi thông điệp điều hành, cũng như quyết tâm của Chính phủ trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, tồn tại nhiều nút thắt cần sớm được tháo gỡ.
(VnExpress)

World Bank chê công nhân Việt Nam ‘tay nghề yếu’

(NV) - Một phúc trình của World Bank-Ngân Hàng Thế Giới vừa được công bố nói rằng trình độ công nhân Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất kỹ nghệ tân tiến.
Phúc trình này dựa vào kết quả khảo sát 350 công ty lớn nhỏ đang hoạt động tại Sài Gòn, Hà Nội và các tỉnh phụ cận do Ngân Hàng Thế Giới và Viện Nghiên Cứu Quản Lý Trung Ương thực hiện mới đây.
Theo VNExpress, phần lớn các công ty được khảo sát đều nói “không hài lòng về trình độ chuyên môn, kiến thức” cũng như năng lực giải quyết những vấn đề phát sinh trong việc điều hành, trong việc giao tiếp, ứng xử... của nhân viên và công nhân trực thuộc.

Công nhân lao động phổ thông, thiếu khéo léo trong quan hệ ứng xử sẽ khó tìm việc làm trong tương lai.
Phúc trình này cho rằng giới nhân viên văn phòng Việt Nam hiện nay thiếu kinh nghiệm giao tiếp, lãnh đạo và năng lực giải quyết các vấn đề liên quan đến phần hành của mình.
Còn các công nhân, kỹ thuật viên thì bị chê thiếu tinh thần làm việc nhóm và kém trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.
Một số đại diện các công ty cũng nói thẳng rằng họ không hài lòng với cách làm việc của phần lớn kỹ sư và kỹ thuật viên tốt nghiệp các trường đại học ở Việt Nam. Theo họ, kỹ sư Việt Nam, đặc biệt là những người đang làm việc tại các công ty xuất nhập cảng, thiếu sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo.
Trong khi đó, ông Christian Bodewig, chuyên viên “phát triển con người” của Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam đổ trách nhiệm cho ngành giáo dục bậc tiểu học và trung học, không riêng bậc đại học. Ông này cho rằng Việt Nam “không nên chỉ lo dạy nghề và truyền bá kiến thức chuyên môn ở bậc đại học.” Bởi vì, theo ông, “tư duy phản biện và kinh nghiệm làm việc nhóm” thường phát triển ở cá nhân khi còn ngồi ở ghế tiểu học và trung học. Ông này cho rằng các trường đại học và trường dạy nghề chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn để một người biết cách thực hiện công việc của riêng mình.
Các chuyên viên Ngân Hàng Thế Giới còn khuyến cáo Việt Nam cần thay đổi nền giáo dục hiện nay.
Ông Christian Bodewig nói thêm: “Nghệ thuật giao tiếp, sự khéo léo trong hành vi ứng xử và tư duy phản biện không bao giờ lỗi thời trong mọi thời đại.”
Cũng theo ông, lâu nay Việt Nam ỷ lại “giá công lao động rẻ,” bất chấp việc nâng cao tay nghề chuyên môn. Nhưng nay, theo ông, “ưu thế” lao động giá rẻ đã mất chỗ đứng trên thị trường thế giới. Nói khác đi, nền kỹ nghệ thế giới hiện nay chỉ cần công nhân, kỹ sư có phẩm chất và giỏi tay nghề.
(Người Việt)

Tổng công ty Sông Đà trần tình về vi phạm 10.676 tỷ đồng

Tổng công ty Sông Đà chiều 13/11 gặp gỡ báo chí để nói rõ phần trách nhiệm của mình, sau hai ngày đại biểu Quốc hội chất vấn về vi phạm theo kết luận thanh tra.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ được gửi tới các đại biểu Quốc hội vài ngày trước, trong đó nêu rõ Tập đoàn Sông Đà có những vi phạm về quản lý, sử dụng vốn và tài sản, với tổng giá trị vi phạm lên tới 10.676 tỷ đồng. Những sai phạm điển hình tại đơn vị này là sử dụng quỹ sắp xếp doanh nghiệp sai mục đích, không hạch toán vốn và lợi nhuận của tổng công ty nhà nước khi chuyển thành công ty cổ phần; không tính quỹ dự phòng tổn thất, các khoản tổn thất tài chính. Sông Đà cũng bị kết luận vi phạm đầu tư ngoài ngành, ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ.
Tại cuộc gặp báo chí chiều 13/11, đại diện Tổng công ty Sông Đà không phản bác kết luận của Thanh tra, chỉ muốn phân trần rằng Tập đoàn ngày xưa giờ không còn hoạt động, mà đã tách thành nhiều đơn vị độc lập, và Tổng công ty Sông Đà chỉ là một trong số đó. Trách nhiệm xử lý vi phạm, theo đại diện Tổng công ty, nằm ở nhiều đơn vị khác nhau.
Tập đoàn Công nghiệp và Xây dựng Việt Nam được thành lập từ ngày 12/1/2010 trên cơ sở gồm 6 Tổng công ty là Sông Đà, Lilama, Licogi, Coma, DIC và Sông Hồng, trong đó, Tổng công ty Sông Đà làm nòng cốt. Thời điểm thanh tra chủ yếu rơi vào giai đoạn các tổng công ty còn là doanh nghiệp độc lập, chưa tham gia Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam.
Trong tổng số tiền kiến nghị xử lý 10.676 tỷ đồng, Tổng công ty Sông Đà cho biết mình chỉ chịu trách nhiệm xử lý 3.094 tỷ đồng. Năm tổng công ty còn lại là Lilama, Licogi, Coma, DIC và sông Hồng bị xử lý hơn 7.500 tỷ đồng.

Ảnh: Hoàng Lan
Tổng công ty sông Đà hứa sẽ báo cáo Bộ Xây dựng và xử lý dứt điểm những tồn tại về tài chính trước 31/12/2012. Ảnh: Hoàng Lan.
Tổng công ty Sông Đà cũng cho biết đã xử lý xong 2.757 tỷ đồng bao gồm đầu tư vượt vốn điều lệ, sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, trích lập dự phòng, thoái vốn khỏi ngành không phải ngành kinh doanh chính. Còn lại 337 tỷ đồng liên quan đến tiền thu từ chuyển nhượng dự án Nam An Khánh, trích khấu hao nhanh vượt quy định của hầm đường bộ qua đèo Ngang..., Tổng công ty sông Đà "đang tiếp tục xử lý".
Năm Tổng công ty là Lilama, Licogi, Coma, DIC và sông Hồng cũng đã xử lý được 1.764 tỷ đồng, còn lại 5.818 tỷ đồng.
Ngày 2/10/2012, Thủ tướng đã kết thúc thí điểm mô hình tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam. Phía Sông Đà cho rằng, Tổng công ty sông Đà và 5 đơn vị còn lại là các doanh nghiệp độc lập trực thuộc Bộ Xây dựng. Do đó, Tổng công ty Sông Đà đề nghị Thủ tướng giao các Tổng công ty trực tiếp xử lý các vấn đề tồn tại thuộc từng đơn vị.
Đối với các vấn đề tồn tại thuộc trách nhiệm của mình, Tổng công ty Sông Đà cho biết sẽ tổ chức rút kinh nghiệm, xác định nguyên nhân tồn tại, chấn chỉnh và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Tổng công ty sông Đà hứa sẽ báo cáo Bộ Xây dựng và xử lý dứt điểm những tồn tại về tài chính trước 31/12/2012.
Tại phiên chất vấn ngày 12/11, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định, Tập đoàn Sông Đà "có vi phạm nguyên tắc chứ không thất thoát".
Còn Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết sau kết luận thanh tra, tập đoàn đã có phương án và khắc phục được khoảng 5.000 tỷ đồng, hiện còn chờ chủ trương để khắc phục thêm hơn 5.000 tỷ đồng nữa. "Như vậy, tập đoàn rất tích cực thực hiện kết luận thanh tra, Bộ Xây dựng cũng rất tích cực. Nhưng hiện nay vẫn còn vướng, phải xử lý còn kéo dài vì còn chờ ý kiến của các bộ để trình Thủ tướng", Tổng thanh tra đánh giá.
Xung quanh vấn đề rà soát đầu tư ngoài ngành, Tổng công ty Sông Đà cho biết đã hoàn thành thoái vốn tại tại một số doanh nghiệp như Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vân Phong hơn 19 tỷ đồng; Công ty cổ phần sắt Thạch Khê hơn 40 tỷ đồng, Công ty cổ phần cao su Tân Biên Kampong Thom 15 tỷ đồng; công ty cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng 2 là 2,4 tỷ đồng và thoái 80% Quỹ Vietcombank 3 thu về 40 tỷ đồng.
Hoàng Lan
(VnExpress)

Ngân hàng Nhà nước: 'Nợ xấu tăng 66%'

Nguyễn Văn Bình
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói nợ xấu liên tục tăng trong các năm qua

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết nợ xấu tiếp tục tăng và không dễ giải quyết trong phiên trả lời chất vấn của Quốc hội sáng 13/11.

Theo công bố của ông Nguyễn Văn Bình, tỷ lệ nợ xấu tính đến tháng Chín năm nay chiếm 8,82% tổng số nợ hiện tại, gần gấp đôi con số các ngân hàng đưa ra.

Trong năm ngoái, nợ xấu tăng 64% và đến 10 tháng đầu năm nay thì nợ xấu tăng khoảng 66%.

Ông Bình cũng cho biết đây là tỷ lệ "hợp lý hơn cả" giữa các cách tính khác nhau trên toàn hệ thống.

Hiện tại, tổng dư nợ tín dụng cả nước đạt khoảng 2,7 triệu tỷ đồng, trong đó có hơn 66% được đảm bảo bằng bất động sản.

Trách nhiệm về ai?

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về nguyên nhân của tỷ lệ nợ xấu hiện tại, vị Thống đốc cho biết chất lượng tín dụng ở nhiều ngân hàng, đặc biệt là các tổ chức tín dụng cổ phần nhỏ thì chất lượng tín dụng "hết sức nguy hiểm".

Tính đến 30/9, mức nợ xấu mà các ngân hàng báo cáo là 4,93%, trong đó "có tổ chức báo cáo nợ xấu chỉ 1-2%, rõ ràng hơn thì trên 3% nhưng thanh tra kiên quyết thì nợ xấu lại lên đến vài chục phần trăm," ông nói.

Ông Bình cho rằng, nợ xấu tăng cao như hiện nay trước hết là trách nhiệm của các tổ chức tín dụng.
"Nợ xấu có thể giải quyết được, mặc dù không dễ dàng" - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình
"Họ thậm chí phải dùng luôn vốn tự có, vốn điều lệ để đi xóa nợ. Lúc đó, các cổ đông phải chấp nhận bán tài sản để xử lý nợ xấu," Thống đốc bình luận.

Cũng theo ông Bình, tỷ lệ huy động vốn huy động của nhiều ngân hàng tại Việt Nam hiện tại ở khoảng 93-96%, cao hơn so với mức 60-70% trên thế giới. Trước đây, tỷ lệ này thậm chí còn hơn 100%, điều này khiến các ngân hàng dễ thiếu thanh khoản.

Ngoài ra, các ngân hàng quốc tế thường trích ít nhất 30% để đầu tư vào công cụ có thanh khoản cao, trong khi các ngân hàng Việt Nam hoàn toàn đầu tư vào tín dụng.

Các nhóm nguyên nhân gây nợ xấu còn lại, theo ông, bao gồm các doanh nghiệp vay vốn, cơ chế chính sách vĩ mô và phát triển ngành, môi trường kinh doanh trong cũng như ngoài nước và quá trình thanh tra giám sát.

‘Có thể giải quyết được’

"Nợ xấu có thể giải quyết được, mặc dù không dễ dàng,” ông Bình khẳng định.
Tổng số nợ cơ cấu lại đã tăng từ 36 nghìn tỷ từ 30/6 đến 252 nghìn tỷ tính đến 30/9, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước.

"Nếu không có giải pháp quyết liệt như này, nợ xấu của các tổ chức tín dụng không chỉ là 4,93%", ông nói.

Hình minh họa
Các tổ chức tín dụng đang là nguyên nhân chính cho tình trạng nợ xấu, theo ý kiến của thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Ông Bình cho rằng với mức trích lập dự phòng rủi ro chiếm 2,5-3% nợ xấu, "nợ xấu có thể bị làm cho chững lại, không gia tăng".

Thống đốc cũng cho biết thêm mức dự phòng rủi ro được trích lập hiện tại là 75 nghìn tỷ đồng, riêng trích lập dự phòng rủi ro mới đã tăng 14 nghìn tỷ, trong đó có 12 nghìn tỷ đồng được xử lý từ số dự phòng này.

Cao nhất Đông Nam Á

Việt Nam là nước có tỷ lệ nợ xấu cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Tỷ lệ nợ xấu những năm qua tăng cao trong bối cảnh tín dụng được bơm bừa bãi để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Bối cảnh u ám của kinh tế toàn cầu cũng như trong nước trong năm nay đã hạn chế đáng kể khả năng giải quyết nợ xấu của nước này.

Số liệu từ phía chính phủ Việt Nam cho thấy tỷ lệ hàng tồn động hiện tại là 20,3%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Văn Bình là người chịu trách nhiệm tái cơ cấu ngân hàng và củng cố thể độc quyền của nhà nước về vàng, vốn đang gây nhiều tranh cãi.

Ông đã hứa sẽ cải thiện vấn đề nợ xấu bằng cách giới thiệu những gói kích thích nhu cầu mua nhà, cũng như cộng tác với bộ tài chính, công nghiệp và kế hoạch để giải quyết các vấn đề liên quan.

Vào tháng Chín, hãng xếp hạng tín dụng Moody's hạ bậc tín nhiệm đối với Việt Nam xuống mức thấp nhất từ trước đến giờ với lý do hệ thống ngân hàng cần "sự hỗ trợ đáng kể".
(BBC)

Độc quyền vàng miếng và tham vọng chống vàng hóa


Liệu việc độc quyền thị trường vàng miếng và việc tăng cường mua vàng của dân có phải là một đối sách hữu hiệu để chống vàng hóa?

Đô la hóa và vàng hóa

Đô la hóa hay vàng hóa được hiểu một cách đơn giản là hiện tượng người dân của một nước lựa chọn sử dụng Đô la Mỹ hoặc vàng làm phương tiện thanh toán, giao dịch, và dự trữ thay vì sử dụng đồng nội tệ. Lấy một ví dụ tiêu biểu, nếu một khách du lịch đi rút tiền ở Cambodia, nước có hiện tượng Đô la hóa cao nhất thế giới, thì thứ tiền mà máy rút tiền tự động ATM nhả cho khách rút tiền không phải là đồng tiền Cambodia mà là đồng Đô la Mỹ. Đồng Đô la Mỹ được sử dụng làm đồng tiền chính thức thay cho nội tệ của Cambodia trong tất cả các giao dịch vừa và lớn.

Trong một báo cáo chuẩn bị cho Ngân hàng Phát triển Châu Á hồi năm 2008 với tựa đề “Đô la hóa hay chống Đô la hóa: Các hệ lụy cho chính sách tiền tệ” do Patricia Alvarez-Plata và Alicia Garcia-Herrero đồng tác giả, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có mức độ Đô la hóa trung bình. Báo cáo này ước tính mức độ Đô la hóa ở một nước bằng cách tính tỷ lệ tiền gửi nội địa ở một nước bằng USD trên tổng giá trị tiền gửi ở nước đó. Số liệu mà Patricia Alvarez-Plata và Alicia Garcia-Herrero dẫn chiếu cho thấy tỷ lệ này ở Việt Nam giao động trong khoảng 30% đến 40% và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2000 tới 2004. Mức độ Đô la hóa của Việt Nam được báo cáo này xếp cùng nhóm với Nga và Philippines, thấp hơn nhiều so với Lào và Cambodia, nhưng cao hơn hẳn Indonesia, Malaysia, và Thái Lan.

Vàng hóa khác một chút so với Đô la hóa ở chỗ nó ít khi được dùng làm phương tiện thanh toán mà thường được dùng làm phương tiện dự trữ. Việt Nam từng có hiện tượng vàng được dùng làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch lớn như mua bán nhà đất. Tuy nhiên, từ khoảng 10 năm trở lại đây thì đồng Đô la Mỹ đã chiếm giữ vị trí của vàng trong các giao dịch lớn. Tới nay, hiện tượng vàng hóa chỉ còn giới hạn trong vai trò là phương tiện dự trữ giá trị và phương tiện để đầu cơ. Theo số liệu của Thống đốc Nguyễn Văn Bình trình bày trước Quốc hội ngày 31 tháng 10 vừa qua, thì trong nền kinh tế hiện nay có 300 – 400 tấn vàng, tương đương với nguồn lực khoảng 15 - 20 tỷ USD. Số vàng này đang đóng vai trò là phương tiện dự trữ, và không được đưa vào lưu thông hay đầu tư.

Đứng về mặt điều hành của nhà nước, vàng hóa và Đô la hóa ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tài khóa và tiền tệ của quốc gia. Trong những trường hợp cực đoan như Cambodia, chính sách tiền tệ hầu như không còn bất cứ tác dụng gì vì ngân hàng trung ương của nước này không thể “bơm” hay “hút” tiền tùy ý từ dân chúng. Tương tự như thế, việc thực thi chính sách tài khóa, đặc biệt là việc dùng biện pháp in tiền để tài trợ chi tiêu chính phủ, trở nên không thực hiện được. Những hạn chế này trong điều kiện kinh tế bình thường không phải là các hạn chế chết người. Tuy nhiên, khi các nền kinh tế này lâm vào khủng hoảng, việc không có trong tay các công cụ chính sách tài khóa và tiền tệ hữu hiệu có thể đẩy nền kinh tế vào chỗ không có đường thoát. Trường hợp của Hy Lạp trong những năm gần đây là một ví dụ kinh điển. Hy Lạp không bị vàng hóa hay Đô la hóa, mà bị “Euro hóa” khi nước này tham gia vào khối đồng tiền chung, và tự đánh mất sự chủ động về tài khóa và tiền tệ.

Xóa vàng hóa bằng cách tăng cường mua vàng của dân

Nền tảng cơ bản để chống vàng hóa và Đô la hóa là tăng cường sức mạnh của đồng nội tệ. Đến lượt nó, điều này lại chỉ có thể thực hiện được khi có một nền kinh tế nội địa vững chắc, một cán cân mậu dịch lành mạnh, và chính sách tiền tệ cẩn trọng.

Việt Nam mặc dù từng có tốc độ tăng trưởng cao trong số các nền kinh tế đang phát triển, nhưng ít nhất là trong khoảng 10 năm trở lại đây, sự tăng trưởng này dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và liên tục tăng đầu tư với chính sách tiền tệ dễ dãi trong khi năng suất lao động lại thụt lùi. Điều này dẫn tới thâm hụt mậu dịch và lạm phát cao triền miên. Riêng việc này đã làm cho đồng nội tệ kém hấp dẫn so với ngoại tệ mạnh. Cộng thêm nữa là việc phá giá giật cục, bất thình lình, khiến cho người tiêu dùng không thể trở tay kịp. Kết hợp lại, nó làm cho lòng tin vào đồng nội tệ bị bào mòn qua nhiều năm, và tạo thành một kỳ vọng vững chắc về vòng xoáy chôn ốc đi xuống của đồng nội tệ. Đó là cơ sở vững chắc của hiện tượng vàng hóa và Đô la hóa.

Chưa tạo lập được một nền tảng vững chắc để xóa bỏ vàng hóa và Đô la hóa, Việt Nam thường phải dựa vào các biện pháp hành chính. Hai nỗ lực gần đây nhất của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến thị trường vàng là thực hiện độc quyền vàng miếng và mua vàng từ công chúng.

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, việc mua 60 tấn vàng từ công chúng từ đầu năm trở lại đây “đã chuyển số vàng này đổi sang tiền để phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội” và “điều này thể hiện mục tiêu chặn đứng vàng hóa và huy động vốn trở lại cho nền kinh tế đã được thực hiện”. Lập luận này khá đơn giản: dân có ít vàng hơn, hiện tượng vàng hóa sẽ phải giảm.

Một điểm cần làm rõ trong tuyên bố của Thống đốc là chuyện ngân hàng nào mua 60 tấn vàng. Thực tế là hệ thống ngân hàng thương mại mua số vàng này chứ không phải Ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng thương mại mua vàng từ công chúng suất phát từ nhiều lý do riêng của họ, trong đó có câu chuyện đóng tình trạng “short” trong tài khoản buôn bán vàng của các ngân hàng này và để phục vụ việc người dân rút vàng đã gửi từ vào hệ thống ngân hàng từ trước.

Thế nhưng cứ giả sử là NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại hoặc NHNN trực tiếp mua vàng từ công chúng để chống vàng hóa. Thì nếu như chỉ có riêng động thái này, thì về mặt nguyên tắc, nó không giúp gì được cho mục tiêu chống vàng hóa mà chỉ có chức năng bơm tiền vào nền kinh tế. Việc mua vàng từ công chúng thậm chí có tác dụng ngược lại vì nó đẩy giá vàng trong nước lên cao hơn (nếu cấm nhập khẩu vàng) hoặc đẩy nhập khẩu vàng lên cao (nếu vẫn cho nhập khẩu vàng tự do).

Lý do rất đơn giản vì khi có một lượng cầu lớn đến như vậy (60 tấn) hút vàng ra khỏi thị trường thì hoặc là lượng cung phải tăng lên tương ứng qua nhập khẩu, hoặc nếu không thì giá phải tăng. Cả hai hiện tượng này đều không có lợi gì cho việc chống vàng hóa. Trường hợp lượng cung tăng lên do nhập khẩu đồng nghĩa với lượng vàng trong dân vẫn như cũ, chỉ khác là hệ thống ngân hàng gián tiếp nhập khẩu vàng. Trường hợp giá tăng thì thậm chí còn tệ hơn vì động thái mua vào của hệ thống ngân hàng lại tạo ra kỳ vọng về giá vàng tiếp tục tăng (vì nguồn cung khan hiếm hơn sau khi bị hệ thống hút mà không có bổ xung).

Một hệ lụy khác tinh tế hơn là có thể NHNN đã phải in tiền ra để hỗ trợ các NH thương mại mua vàng. Đó là chưa kể việc tiếp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng liên tục trong nhiều tháng từ đầu năm tới nay. Cộng gộp lại, ngay cả việc chống vàng hóa thành công như NHNN tuyên bố thì nó vẫn là một sự đánh đổi nguy hiểm và luẩn quẩn: chống vàng hóa bằng cách tạo thêm rủi ro cho tiền Đồng, từ đó tạo tiền đề để quá trình vàng hóa và Đô la hóa trở nên sâu sắc thêm. (còn tiếp)

* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Đào Tuấn - Tấm huân chương được tạo trên sự lầm than

Câu chuyện thương hiệu hạt gạo Việt, thực ra lại là chuyện giá trị giọt mồ hôi nông dân.

Lần đầu tiên Việt Nam vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới. Ngày hôm qua, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thông báo: Dự kiến 2012, Việt Nam sẽ xuất khẩu tới 7,5 triệu tấn gạo. Các hợp đồng tiêu thụ dài hạn tiếp tục được ký kết: 1,5 triệu tấn cho Indonesia từ 2013 đến 2017; 1,7 triệu tấn cho Malaysia, cho Phillipin…Nếu có một tấm huy chương cho thành tích này, hẳn nhiên đó phải là tấm huy chương vàng chói lọi.

Nhưng câu hỏi về “mặt trái của tấm huy chương” đã được đặt ra: Là nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới, nhưng giá hạt gạo của VN lại rất thấp. Đến bao giờ và làm thế nào để có thương hiệu cho hạt gạo VN?- ĐBQH Nguyễn Thị Kim Bé đặt câu hỏi. Và câu hỏi này nhận được sự quan tâm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi ông nhắc lại “đến bao giờ”, bởi “chỗ đấy mới khó đấy”.

Trong vòng 5 năm trở lại đây, Việt Nam thu về gần 4,5 tỉ USD từ xuất khẩu gạo, song giá của gạo Việt Nam chỉ bằng gần 80% giá bình quân thế giới. Có những lúc giá gạo Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan đến 120 USD/tấn. Ngay cả giá sàn “thấp nhất thế giới” đó vẫn có lúc bị “phá giá” khi những DN bán thấp hơn giá sàn đến 30 USD/tấn.

Rẻ nhất thế giới là một cái lẽ cay đắng trong câu chuyện nhiều nhất thế giới. Bởi nhiều nhất, trong khi không quyết định được giá theo quy luật kinh tế, mà dựa vào việc “bán rẻ” đúng cả nghĩa bóng và nghĩa đen của từ này. Và vì thế, câu chuyện thương hiệu hạt gạo thực ra lại là chuyện giá trị giọt mồ hôi nông dân.

Phát biểu nghị trường ngày hôm qua, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng nhắc tới những cái kho này, một trong bốn biện pháp cho “vấn đề lớn” là xây dựng thương hiệu hạt gạo Việt. 4 biện pháp đã và đang được triển khai: Chọn tạo giống chất lượng cao. Sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn để có sản lượng hàng hóa lớn, đồng đều với gía thành rẻ. Hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân xây kho, dự trữ bảo quản đảm bảo chất lượng. Và Xúc tiến thương mại. Đối với câu hỏi “bao giờ” cho thương hiệu hạt gạo Việt, ông Phát nói: Việt Nam đã xuất khẩu gạo đã 23 năm, nhìn lại chất lượng đã chuyển dần từ xuất gạo chất lượng thấp sang trung bình”. Và “Cần nỗ lực để đi theo hướng này”.

2 vị Bộ trưởng chỉ để trả lời cho một câu hỏi “bao giờ”. Thậm chí ngay cả khi Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi “Có bao giờ (hạt gạo Việt) đạt mức thương hiệu cũng đứng đầu (như xuất khẩu)?”; “2020 chất lượng có tương xứng với số lượng?” thì cũng không có ai trả lời ông cả.

Bởi “Sắp tới”, “Sớm có thương hiệu”, “Cần đi theo hướng này”, có lẽ đó không phải là một lời hứa, thậm chí cũng không phải câu trả lời.

Và vì thế, sẽ còn dài dài câu chuyện tấm huy chương vàng xuất khẩu được tạo ra trên việc bán rẻ mồ hôi nông dân, nhất là khi cơ chế xuất khẩu gạo được giao cho Hiệp hội Lương thực định giá nhưng lợi nhuận của họ độc lập với giá gạo xuất khẩu.
Theo Đào Tuấn
 

Không phận sự miễn vào

Đã có sự thiếu công khai một cách trắng trợn, dù phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp tới hàng triệu cử tri.

Cái tháp truyền hình bị đổ ở Nam Định, Sông tranh 2 nổ tùm lum “Không vỡ nhưng bị bẻ ngang” trong một thực trạng thừa lãng phí, vô số thất thoát, quả nhiên là những chủ đề khiến nghị trường đến giờ “kiến bò bụng” vẫn nóng rực.

Trước Quốc hội, tư lệnh ngành xây dựng mười mấy lần dùng từ cương quyết. Đối với cái tháp đổ, đó là “cương quyết tìm ra nguyên nhân”, giờ chưa tìm thấy, y chang việc từng “kiên quyết” tìm nguyên nhân trước là rò rỉ, sau là động đất ở Sông Tranh 2, giờ cũng chưa thấy nốt.

Không biết chừng, nguyên nhân cái tháp đổ có khi là “tại bão” hoặc Sông Tranh rung lắc dữ dội cả ngoài thực địa, cả trong lòng người là bởi “động đất tồn tại khách quan” với ý muốn chủ quan của bộ trưởng, và vì dân “thiếu hiểu biết về động đất”- như khẳng định của một vị…tiến sĩ.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng hôm qua đã nói rất hay về một giải pháp “giám sát cộng đồng”, chắc là để tránh điều mà ĐBQH Nguyễn Thành Tâm thắc mắc “Làm thế nào để thiên tai không xóa hết dấu vết của nhân tai”. Nhưng ngay sau đó, ĐBQH Lê Thị Nga đã đứng dậy nói ngay tới những tấm biển “Không phận sự miễn vào” vẫn cắm nhan nhãn ở tất cả các công trình xây dựng.

Với cái biển này, láng tráng vào đó chưa bị gô cổ vào là may, huống chi nói chuyện giám sát cộng đồng.

Nhưng sái sự cửa đóng then cài của ngành xây dựng không phải chỉ ở những tấm biển “Không phận sự miễn vào”. Mà còn là việc “đóng cửa bảo nhau” khi sai phạm của Tập đoàn Sông Đà, con số chính xác là 10.676 tỷ đồng- được Thanh tra kiến nghị từ tháng 2, được Thủ tướng chỉ đạo xử lý trách nhiệm từ tháng 3 và đến tháng 11, chiều nay, Bộ trưởng Dũng nói: Chưa đến mức bị xử lý kỷ luật.

Vậy thì đến bao nhiêu mới đến mức xử lý kỷ luật? 100 ngàn tỷ như Vinashin?

Huống chi hôm qua, đã có sự thiếu công khai một cách trắng trợn, dù phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp tới hàng triệu cử tri. ĐBQH Lê Như Tiến chất vấn: Trong ngành xây dựng, còn bao nhiêu DN “đồng hội đồng thuyền” như Sông Đà? Bộ trưởng Dũng trả lời: Nguyên văn: Chúng tôi đã có con số trong tay. Nhưng xin phép hôm nào mời đại biểu sang chúng tôi sẽ xin báo cáo.

Nghe ông Dũng nói vậy, Quốc hội, thật ngạc nhiên, cười xòe.

Quốc hội có thể cười, nhưng cử tri và nhân dân thì không. Bởi họ thấy tổn thương khi quyền được biết việc sử dụng tiền thuế của mình, đã bị xúc phạm vừa nghiêm trọng, vừa trắng trợn.

Chiều nay, trước nghị trường, ĐBQH Ngô Văn Minh nói thẳng về câu chuyện dân Quảng không thể yên tâm, không tin lời hứa an toàn, bởi nếu an toàn Chính phủ đã không cấm tích nước. “Bộ trưởng cần nói rõ với quốc dân đồng bào là không sao cả, là cứ ở đó, rằng cán bộ cũng sẽ xuống ở đó”- ông Ngô Văn Minh đề nghị sau khi bình luận “Nổ tùm lum thế ai chịu nổi” (Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, người đang đóng ở Thủ đô, đương nhiên không dại gì cam kết sẽ xuống dưới hạ lưu của con đập “động đất” để chịu thử độ an toàn với dân)

ĐBQH Nguyễn Anh Sơn thì chất vấn về “kịch bản” để đối phó với “đổ vỡ thị trường BĐS”. ĐBQH Ngô Văn Minh thì một mặt đề xuất mua bảo hiểm, chắc là cho những người có nguy cơ bị “lũ nhân tai” cuốn mất xác, một mặt hỏi “kịch bản” phải đập bỏ đập thủy điện, mà giờ nhiều người dân gọi là “đập động đất”. Câu hỏi chất vấn của ĐBQH phản ánh tâm tư người dân. Và chiều nay, trước QH, khi các vị ĐBQH phải hỏi về những kịch bản xấu, có nghĩa lòng tin đã là thứ rất xa xỉ.
Theo Đào Tuấn

Minh bạch tài sản ở Việt Nam: Cần hành động mạnh mẽ và quyết liệt hơn

Nếu bạn hỏi ai đó là điều gì hấp dẫn anh hay chị đến với Bangkok, bạn sẽ thường nghe câu trả lời đó là những món ăn đậm đà gia vị ngon tuyệt vời, những người Bangkok vui nhộn và hiều khách và một thành phố sống động kỳ lạ luôn tràn ngập ánh sáng mặt trời. Nhưng điều gì nữa đã đưa gần 40 chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng từ 15 quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, từ Bộ phát triển quốc tế Anh, từ các cơ quan của Liên hợp quốc và từ Ngân hàng thế giới, đến với Bangkok cuối tháng 3 vừa qua? Đó là sự quan tâm học hỏi xem việc kê khai tài sản công chức ở các nước trên thế giới được thực hiện như thế nào và làm thế nào để kê khai tài sản trở thành một công cụ hữu hiệu hơn trong phòng chỗng tham nhũng.

Cuộc hội thảo khu vực về minh bạch tài chính (minh bạch hóa tài sản) đã được Ban liêm chính thị trường tài chính và Sáng kiến thu hồi tài sản bị đánh cắp (Stolen Asset Recovery Initiative (StAR)) của Ngân hàng thế giới tổ chức. Hội thảo này đã tạo ra cơ hội để chuyên gia các nước tham dự chia sẻ thông tin về thực hiện kê khai tài sản trong khu vực công của mỗi quốc gia, từ các quốc gia đã xây dựng hệ thống kiểm soát việc kê khai tài chính tương đối phát triển như Hàn Quốc và Thái Lan, hay các hệ thống mới được xây dựng như Đông Timor, và các hệ thống đã đạt được môt số kết quả nhất định như của Việt Nam và Trung Quốc. Các đại biểu đã nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm của mình, những khó khăn mà họ gặp phải và mong muốn được học hỏi lẫn nhau. Đối với Việt Nam, cùng với việc đánh giá 5 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, có một số thông điệp bổ ích có thể được nghiên cứu và áp dụng.

Một điều dễ thấy là các nước đều bắt đầu hành trình minh bạch hóa kê khai tài sản của cán bộ công chức nhằm giải quyết vấn đề tham nhũng ở quốc gia đó. Dù thời gian bắt đầu khác nhau ở mỗi quốc gia, mục đích của hành trình này là giống nhau: giảm tham nhũng, tăng cường liêm chính trong khu vực công và xây dựng các thể chể tốt hơn khi quốc gia phát triển lên đến một vị thế cao hơn.

Tuy vậy, không có một hệ thống kê khai tài sản hình mẫu duy nhất nào có thể áp dụng cho tất cả các quốc gia (khác nhau về bối cảnh, khác nhau về thể chế, v.v.) cho dù các nước đi sau đều có xu hướng học hỏi từ những hệ thống phát triển hơn như ở các nước OECD*. Không có hệ thống kê khai tài sản nào của các nước tham gia trong hội thảo là hoàn hảo ngay từ đầu (và hiện tại các hệ thống này cũng chưa được đánh giá là hoàn hảo!) nhưng các hệ thống này phát triển theo thời gian, và thực tế là các hệ thống đó vận hành tốt hơn khi được điều chỉnh một cách linh hoạt.

Rất nhiều các quốc gia gặp phải một vấn đề chung khi bắt đầu hành trình kê khai tài sản công chức, đó là: đối tượng phải kê khai rất rộng trong khi khả năng để xác minh thông tin trong các bản kê khai lại rất hạn chế. Câu hỏi đặt ra là nên xây dựng một hệ thống kê khai tài sản ở quy mô rộng hay nên bắt đầu với quy mô tập trung hơn. Rất nhiều quốc gia trong khu vực đã không chọn phương án quy mô tập trung. Trong khi vẫn chưa có một sự đồng thuận về phương án nào là tối ưu hơn, các đại biểu tham gia hội thảo đều có chung suy nghĩ là rất cần thiết phải có một hệ thống quản lý dữ liệu tốt. Đó là một hệ thống có thể lưu trữ một số lượng tương đối các bản kê khai tài sản nhưng không vượt quá khả năng kiểm soát của hệ thống đó để có thể cho phép xác minh, kiểm tra và có phản ứng đối với những tín hiệu cảnh báo đưa ra bởi hệ thống quản lý dữ liệu đó. Chẳng hạn, Hàn Quốc đã xây dựng một hệ thống mà có thể đưa ra cảnh báo khi có bất cứ sai lệch nào giữa bản kê khai tài sản của công chức với những đăng ký sở hữu đất đai của công chức đó. Những cảnh báo này đã giúp các cơ quan chức năng của Hàn Quốc tiến hành nhiều cuộc điều tra liên quan.

Học hỏi từ kinh nghiệm và hiểu rõ môi trường mà mỗi hệ thống kê khai tài sản vận hành cũng rất cần thiết. Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp với những thuận lợi và những rào cản tiềm ẩn, mỗi quốc gia cần có một tầm nhìn giúp định hướng những bước đi cũng như các phương thức thực hiện minh bạch hóa tài sản đối với cán bộ công chức. Và tầm nhìn này phải được gắn liền với chiến lược phòng chống tham nhũng của mỗi quốc gia.

Những kinh nghiệm chia sẻ tại hội nghị cho thấy việc có một hệ thống minh bạch kê khai tài sản cán bộ công chức cũng không phải là đã giải quyết được vấn đề tham nhũng. Không có một thần dược duy nhất nào có thể chữa trị căn bệnh tham nhũng. Tuy vậy, rất đáng khích lệ khi biết rằng việc công khai kê khai tài sản của cán bộ công chức cho công chúng đã giúp báo chí và các tổ chức xã hội dân sự có thể thực hiện các biên pháp giám sát về lối sống, giám sát việc làm giàu bất chính và nhờ đó giúp các cơ quan phòng chống tham nhũng phát hiện tham nhũng tốt hơn, ngăn chặn được tham nhũng ngay cả trước khi nó có thể xảy ra.

Việt Nam, một quốc gia đã bắt đầu thực hiện kê khai tài sản của cán bộ công chức trong 4 năm qua, có một vài hàm ý chính sách. Trong khoảng 600,000 bản kê khai tài sản của cán bộ công chức nộp hàng năm, chỉ có 0,1% số bản kê khai tài sản này đã được xác minh, và trong khi các bản kê khai tài sản này vẫn còn là bí mật đối với công chúng, tính hiệu quả của biện pháp phòng ngừa tham nhũng này vẫn còn cần phải được kiểm chứng. Thực tế là, Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 – Các thể chế hiện đại  (Vietnam Development Report 2010—Modern Institutions) của Ngân hàng thế giới nhận định rằng việc kê khai tài sản ở Việt Nam sẽ có hiệu quả hơn nếu các bản kê khai được công khai cho người dân và nếu số người phải kê khai tài sản  ít hơn.

Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy việc cần thiết phải có những biện pháp phòng chống tham nhũng mạnh mẽ hơn trong những năm tới. Một minh chứng cụ thể là quyết định rất được hoan nghênh về việc công khai bản kê khai tài sản cán bộ công chức tại cơ quan của cán bộ công chức. Vậy các biện pháp mạnh mẽ hơn nữa gia tăng cam kết về tính liêm chính sẽ là các biện pháp gì? Liệu công khai, một phần hay toàn bộ, bản kê khai tài sản của cán bộ công chức cho công chúng sẽ là một trong những biên pháp đó? Những món ăn đậm đà hương vị như món Tom Yum Kung (Canh tôm chua cay– có thể là sẽ quá chua và cay cho người mới ăn lần đầu!) hay món Khao Niaow Ma Muang (tráng miệng xôi xoài ngọt ngào) cùng với ánh nắng rực rỡ, những yếu tố hấp dẫn nhiều người đến với Bangkok chính là những gợi ý tại cuộc hội thảo này. Những ý tưởng mạnh mẽ, những hành động quyết liệt hơn sẽ là những yếu tố rất cần cho nỗ lực phòng chống tham nhũng ở Việt Nam. Thông tin khác về Quản trị nhà nước ở Việt Nam.

* OECD – Organization for Economic Cooperation and Development, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Trần Thị Lan Hương
(World Bank)  

Tùng Lâm - Những bài học lớn từ một cuộc đối thoại

(Toàn cảnh cuộc gặp mặt đối thoại trực tiếp giữa GS Đặng Hùng Võ với đại diện nông dân Văn Giang)
 Sau bao nhiêu nỗ lực không mệt mỏi của những người nông dân Văn Giang đồng thời với sự hậu thuẫn của dư luận, cuối cùng những mâu thuẫn xã hội tưởng như rất gay gắt đã được tháo gỡ hết sức nhẹ nhàng và đầy xúc động. Tính dân chủ, công khai và minh bạch đã mang lại tiếng nói chung cho mọi người. Đấy cũng chính là thông điệp của cuộc gặp mặt và trao đổi giữa GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) với đại diện của những người dân bị thu hồi đất ở Văn Giang- Hưng Yên.
Cuộc đối thoại lịch sử diễn ra vào chiều ngày 8/11/2012 tại Hội trường Bộ TN & MT là bài học quý báu ở các khía cạnh khác nhau cho nhiều người: 
 1. Đối với Cá nhân GS Đặng Hùng Võ:
 Ông Võ với tư cách là Nhà quản lý đã nhận sai lầm trong việc soạn thảo văn bản và những quyết định liên quan đến dự án Văn Giang. Điều đó, trước hết thể hiện thái độ đúng mực của một trí thức (tôi không định nói đó là hành động dũng cảm), sau nữa là một hành động có trách nhiệm, đúng bổn phận đối với công việc của người công chức (cho dù anh đã nghỉ hưu hay thuyên chuyển công tác). Biết đâu chẳng có lúc GS Võ đã từng cảm thấy áy náy khi nhận ra những lỗi do sơ xuất, do trình độ hoặc do cơ chế bắt buộc mà một số "sản phẩm" do ông làm ra đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thất thoát, hay trái với lợi ích của dân; nhưng ông chưa đủ dũng cảm để "tự thú", thì đây chính là cơ hội để ông trút đi nỗi ám ảnh đó.
Nói ra được sự thật, dù đó là sự thất bại hay sai lầm của bản thân chính là một thắng lợi. Đấy là cách tốt nhất để lấy lại nhân cách và lòng tự trọng, sự tự tin. Hơn thế nữa, sự thú nhận sự thật mang lại lợi ích cho xã hội, hay đơn giản là cho người khác đã giúp mình trút đi gánh nợ với đời, để cuộc sống được thanh thản; và, ông Võ đã lựa chọn cách thú nhận đó. Cá nhân tôi đã nhìn ông Võ với con mắt tôn trọng hơn.
 2. Người dân Văn Giang:
 Cái được lớn nhất của người dân Văn Giang trước hết đó là: nỗi oan ức đã được giải tỏa.
Sau hơn tám năm ròng "trường kỳ kháng chiến", cuối cùng những người mất đất ở Văn Giang đã bày tỏ được tâm can của họ. Kết quả đã chứng minh rằng họ không phải là thế lực thù địch; họ không bị ai xúi dục hay có âm mưu chống phá; họ là những nông dân hiền lành, tử tế; họ không hề phạm tội "phá rối trật tự"; họ đã hành động dũng cảm, đứng lên chống lại những thế lực đen tối để bảo vệ thành quả chính đáng của mình, đặc biệt là danh dự và lòng tự trọng. Phải chăng cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam giành lại độc lập dân tộc không phải là một bài học cho những người bị áp bức và cả bài học đắt giá cho những kẻ xâm lược?
Có thể những cái được về vật chất đối với họ sau sự kiện này chưa hẳn đã là đáng kể  như mong muốn. Có thể sự bù đắp chưa thể sánh với những tổn thất mà họ phải gánh chịu; song ý nghĩa của cuộc "trường kỳ đấu tranh" là vô giá, đáng được tôn trọng và đáng để học tập.
 3. Chính quyền và nhóm lợi ích:
 Dự án Văn Giang là một ví dụ điển hình về mâu thuẫn lợi ích giữa người nông dân, Nhà chức trách và "nhóm lợi ích". Lợi ích của dự án nếu không phải cho nền kinh tế quốc dân hay an ninh quốc phòng như tuyên bố, mà cho một nhóm người với lá chắn của chính quyền thì đó là một việc làm phi lý và vô nhân đạo. Trong những trường hợp như thế, đối thoại là một phương thức văn minh để tìm một tiếng nói chung. Nếu chính quyền Văn Giang biết lắng nghe và tôn trọng tiếng nói của dân để tìm ra được một giải pháp trung hòa thì sự việc đã không đến nỗi phức tạp đến thế. Một khi đã dùng đến lực lượng vũ trang để uy hiếp dân khi chưa có sự đồng thuận thì bất kể với lý do nào, đó là hành động chống lại dân. Một khi chính quyền bị thao túng bởi những lợi ích cá nhân, chống lại quyền lợi chính đáng của nhân dân thì đó là điềm báo trước một sự sụp đổ không xa.
 4. Quan chức chính phủ:
Sau sự kiện văn Giang và đặc biệt sau kết quả đối thoại giữa GS Đặng Hùng Võ với người dân Văn Giang, có lẽ những người làm chính sách (nghiêm túc) sẽ rút ra được nhiều bài học rất bổ ích. Rằng mọi sự thiếu minh bạch, vô nguyên tắc và không công tâm của hôm nay sẽ phải trả giá đắt cho tương lai của chính họ. Một xã hội muốn được bình yên và dân chủ thì chính phủ phải bị kiểm soát: Một cá nhân có thể làm bất kỳ cái gì trừ phi cái đó bị luật pháp cấm; ngược lại một quan chức chính phủ không được làm bất kỳ cái gì trừ phi cái đó được luật pháp cho phép. Bỏ qua những nguyên tắc đó sẽ dẫn đến những nguy cơ "vô chính phủ".
 5. Hàng ngũ trí thức xã hội:
 Dẫu là muộn màng song cuối cùng GS Đặng Hùng Võ đã thừa nhận những sai lầm của mình, ông chính thức ghi tên mình vào danh sách hàng ngũ trí thức Việt nam từ ngày 8/11/2012. Vậy còn hàng chục ngàn vị Giáo sư tiến sĩ và các nhà khoa học khác thì sao? Nhiều người trong số họ đã tự ngộ nhận là trí thức sau khi có được mảnh bằng hay học vị khoa học. Rất tiếc, họ đã nhầm lẫn giữa "kẻ làm thuê có chữ" với những trí thức xã hội. Những "kẻ làm thuê có chữ" đó nếu không có chính kiến và/hoặc không trung thực bảo vệ chính kiến (cho dù chính kiến chưa đồng thuận hay khác biệt) thì chẳng khác gì những tên lưu manh giỏi dao súng hay những gã đồ tể lành nghề làm công cụ cho những kẻ thống trị tàn bạo và ngu dốt.
Sau tràng vỗ tay và những giọt nước mắt của người dân Văn Giang, hẳn GS Đặng Hùng Võ đã xúc động và ngẫm ra một điều gì chăng? Nhân dân là thế! "Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại". Nhân dân luôn sẵn sàng rộng lượng tha thứ cho những người biết nhận lỗi, miễn là thái độ nhận lỗi thành khẩn cùng với hành động thực sự sửa sai và khắc phục hậu quả, chứ không phải những lời xin lỗi sáo rỗng nhằm chạy tội và đằng sau là nụ cười ngạo mạn.
Sau GS Đặng Hùng Võ, ai trong số những "kẻ làm thuê có chữ" sẽ ra nhập hàng ngũ trí thức? Có lẽ nó đang là sự trăn trở của không ít người. Dũng cảm và trung thực là hai phẩm chất cần thiết và bắt buộc để trở thành một trí thức. Luật sư Martin Luther King đã thể hiện vai trò trí thức của mình như sau: "Mỗi người không chỉ có nghĩa vụ pháp lý phải tuân thủ luật pháp công bằng, mà còn cả nghĩa vụ đạo đức nữa. Ngược lại, mỗi người đều có trách nhiệm đạo đức để bất tuân những điều luật không công bằng. Tôi đồng ý với Thánh Augustine rằng một bộ luật không công bằng thì không phải là luật".
 6. Các "nghị sĩ và chính khách":
Cuộc đối thoại giữa GS Đặng Hùng Võ với người dân Văn Giang có lẽ là một gợi ý về nội dung và hình thức mới trong các cuộc "Tiếp xúc cử tri" của các "Ông nghị" hay chương trình dân hỏi bộ trưởng trả lời của các "Chính khách".
Gần đây xuất hiện một số cuộc đăng đàn của vài vị bộ trưởng, điển hình là Bộ trưởng Vũ Đức Đam và Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, hay một vài cuộc tiếp xúc cử tri của các vị lãnh đạo đảng và nhà nước.
Thiết nghĩ, việc tiếp xúc cử tri hay đăng đàn đối thoại với dân là cần thiết, song phải được tổ chức hết sức khách quan, có sự tham gia của đông đảo người dân có quan tâm chứ không dừng lại ở hình thức, chiếu lệ với những dàn dựng có chủ ý. Với cách đăng đàn theo hình thức "Rao giảng" có lẽ chỉ còn phù hợp với vai trò của các vị Linh mục trên Giáo đường. Với cách làm đó không những mất thì giờ của các vị, tốn thời lượng của các kênh truyền hình, gây lãng phí mà hiệu quả rất thấp.
Nên chăng, hãy thường xuyên tổ chức đối thoại với dân về những vấn đề có liên quan đến từng lãnh vực của các vị bộ trưởng (theo hình thức tự do công khai và mở rộng) tương tự như cuộc đối thoại giữa GS Võ với người dân Văn Giang vừa qua.  Chẳng hạn ngài Đinh La Thăng sẽ đứng ra diễn thuyết, giải thích trước dân tại sân vận động để cổ súy cho một phong trào thu lệ phí hay giảm ùn tắc giao thông. Bà Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chất vấn về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế hay hoạt động hành nghề của các bệnh viện... trước dân tại công viên hay vườn hoa chứ không phải trước các vị đại biểu trong tòa nhà Quốc hội. Các đại biểu quốc hội, đặc biệt là các vị lãnh đạo cấp cao tiếp xúc với các cử tri tại một quảng trường như các vị Tổng thống hay Thống đốc Bang đã từng làm ở bên kia bán cầu, chứ không phải trong phạm vi một số cử tri hẹp đã được lựa chọn...
Những cuộc đối thoại như thế là một dịp tốt cho cả hai phía. Dân bao giờ cũng thông minh. Có lẽ GS Đặng Hùng Võ cũng học được khối điều từ dân qua cuộc đối thoại.

 7. Những Nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền:
Có lẽ hơn ai hết, những người luôn hăng hái đấu tranh kiên trì cho nền dân chủ và nhân quyền của nước nhà rút được nhiều bài học bổ ích nhất trong cuộc đối thoại này.
 Kết quả cuộc đối thoại là một thắng lợi không chỉ đối với người dân Văn Giang mà có ý nghĩa trên phạm vi toàn quốc, cao hơn nữa là cả một dân tộc. Đó là thắng lợi của một xu thế tiến bộ, đó là thắng lợi bước đầu của một trật tự mới đang được hình thành. Rõ ràng đây là sự đối thoại mà không phải là "đối đầu". Nếu gọi đó là một "Diễn biến hòa bình" thì cũng không sai; và nếu thế thì "Diễn biến hòa bình" đâu  phải là xấu? ngược lại nó chính là cầu nối giữa Nhà cầm quyền, Nhà quản lý với nhân dân. Bài học của Văn Giang giúp các Nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền và cả "những kẻ phản dân chủ" có cách nhìn mới trong công cuộc đấu tranh tìm tiếng nói chung trong tiến trình xây dựng nền dân chủ và nhân quyền, trên nguyên tắc ôn hòa với tinh thần hiểu biết, bình đẳng và công khai. Đó là phương thức duy nhất đúng đắn trong giai đoạn hiện nay để xã hội mau chóng chuyển hóa thành một xã hội dân sự tiến bộ thông qua đối thoại, phù hợp với thời đại. Chỉ có như thế, Việt Nam mới theo kịp và hội nhập tích cực được với thế giới văn minh.

 Hà Nội 12.11.2012
©Tùng Lâm
©X-cafevn.org 2012 

Đơn của công dân Phạm Thị Tề yêu cầu đưa ra xét xử công khai vụ án “xét lại chống đảng” (vụ Hoàng Minh Chính)

hcm_jacqueline.jpg
Ảnh chụp mùa hè năm 1946 tại nhà ông bà Aubrac ở Soisy-sous-Montmorency. Trong ảnh, ngồi quanh chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể nhận ra: Raymond Aubrac (người đầu tiên, từ trái sang phải), Vũ Đình Huỳnh (người đầu tiên, từ phải sang trái). Cô bé ngồi giữa là Jacqueline Nguyễn Thanh Nhã. Nguồn: Diễn Đàn
.

.                                                                                            Hà Nội, ngày 20.02.1994
Kính gửi:

- Ông chánh án Toà án nhân dân tối cao.
- Ông Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Đồng kính gửi:

- Ông chủ tịch Quốc hội.
- Ông tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.
- Ông Thủ tướng Chính phủ.
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội luật gia Việt Nam, các cơ quan truyền thông, các bạn tù Sơn La, họ hàng và bạn hữu... (Để biết và cho ý kiến)

Kính thưa các quý ông,
Tôi là Phạm Thị Tề, 83 tuổi, giáo viên đã nghỉ hưu
Hiện ngụ tại 5 Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tôi làm đơn này yêu cầu các cơ quan pháp luật nhà nước đưa ra xét xử công khai vụ án phi pháp: “Vụ xét lại chống Đảng” (còn gọi là vụ Hoàng Minh Chính), mà chồng tôi là một trong những nạn nhân.
Chồng tôi – Vũ Đình Huỳnh – nguyên thành viên tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, nguyên đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam (1930), nguyên bí thư cho chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên giám đốc công thương liên khu III - IV, nguyên vụ trưởng Vụ lễ tân Bộ ngoại giao, nguyên Vụ trưởng Ban thanh tra Chính phủ, huân chương Kháng chiến Hạng Nhất, nghỉ hưu từ 1964 và đã mất tại nhà riêng ở Hà Nội 03.05.1990.
Tháng 10.1967, do có những bất đồng quan điểm với nghị quyết IX của Ban chấp hành Trung ương Đảng, nhà tôi bị bắt giam cùng với hàng chục cán bộ trung, cao cấp khác, bị biệt giam 6 năm, quản thúc 3 năm, tới 1975 mới được thả về.
Tất cả các cuộc bắt bớ, giam cầm này đều thực hiện một cách bí mật, hoàn toàn trái với pháp luật. Tất cả các nạn nhân đều bị đưa đi biệt giam trong nhiều năm mà không hề có một toà án nào xét xử, không hề được biện minh cho mình như luật định.
Gần 30 năm đã trôi qua mà vụ án phi pháp này vẫn bị vùi trong bóng tối, khi mà ông Lê Đức Thọ – trưởng ban “kết tội và xét án” của Ban chấp hành Trung ương Đảng, người chịu trách nhiệm chính trong vụ này – cũng đã chết.
Tôi lấy ông Huỳnh vì yêu mến lý tưởng mà ông ấy theo đuổi: đấu tranh chống chế độ thực dân để giành quyền độc lập tự do cho dân tộc. Trong những năm trước Cách mạng, gia đình tôi là cơ sở tin cậy của Đảng tại Hà Nội. Một mình tôi vừa làm ăn buôn bán nuôi con, chu cấp cho chồng và đóng góp cho tổ chức, tôi luôn tin vào ngày nước nhà độc lập.
Cách mạng thành công, nhà tôi được Bác Hồ chọn làm bí thư riêng và đã giúp Bác đắc lực trong những năm sau đó. Kháng chiến bùng nổ, theo Đảng, theo Bác, gia đình tôi bỏ Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc, rồi phiêu bạt xuống Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá. Tuy khó khăn gian khổ về vật chất nhưng lại là những năm tháng thật đẹp: không có đặc quyền, đặc lợi, cấp trên cấp dưới đâu ra đấy mà vẫn thương yêu nhau hết mực...
Năm 1954, hoà bình lập lại, gia đình tôi trở về Hà Nội mà lòng tràn ngập tin tưởng và vui sướng. Ước mong mà cả gia đình theo đuổi đã thành sự thật. Cuộc sống đã mở ra viễn cảnh tốt đẹp cho gia đình tôi.
Sau này, tôi cũng được nghe đôi điều về những bất đồng với lãnh đạo của ông Huỳnh trong vụ Cải cách ruộng đất, trong Cải tạo công thương nghiệp, trong Nhân văn Giai phẩm. Tuy nhiên, ông Huỳnh cùng gia đình vẫn được sống yên ổn trong suốt thời gian đó. Sau nghị quyết IX của BCH Trung ương Đăng (9.1963), ông Huỳnh và một số cán bộ trung cao cấp khác lại có bất đồng. Tôi nghĩ đó là chuyện bình thường, như bàn tay có ngón dài, ngón ngắn.
Tôi không thể ngờ vào đêm 18.10.1967 tai hoạ đã giáng xuống gia đình tôi. Công an ập vào bắt giữ chồng tôi và sau khi lục soát đã đem đi tất cả những tấm ảnh nhà tôi chụp chung với Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc, ở phố Hàng ngang những ngày Bác viết Tuyên ngôn Độc lập, ở Paris khi nhà tôi được Bác phong Đại tá cận vệ trong phái đoàn dự Hội nghị Fontaitlebleau. Vào thời điểm bị bắt, nhà tôi đã nghỉ hưu được 3 năm.
Ai có thể hiểu được nỗi cay đắng của tôi lúc đó? Một người phụ nữ hai lần chứng kiến cảnh bắt bớ chồng mình ở hai chế độ đối kháng nhau: lần thứ nhất (1940) bị bắt và kết án 3 năm tù khổ sai tại nhà tù Sơn La vì can tội hoạt động chống đối chế độ thực dân, lần thứ hai (1967) bị bắt và đưa đi biệt giam – không có án – ngay trong chế độ Dân chủ Nhân dân, một chế độ mà chính ông ấy đã góp xương máu tạo dựng nên, một chế độ “Một triệu lần dân chủ hơn chế độ tư bản”.
Rồi “phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí”, vài tháng sau ngày ông Huỳnh bị bắt, con trai tôi – Vũ Thư Hiên, biên tập viên Báo ảnh Việt Nam – cũng bị bắt trên đường về nhà, cũng bị biệt giam, cũng chẳng có một toà án nào xét xử xem nó phạm tội gì? Hai bố con bị biệt giam mỗi người một nơi. Vũ Thư Hiên sau đó bị nhốt chung với tù hình sự. Đến 1976, sau 9 năm bị giam giữ không có án, con tôi mới được tha về.
Những năm sau đó, báo chí bị cấm không được nhắc tới cái tên Vũ Đình Huỳnh, cấm không được đăng ảnh Bác Hồ mà trong ảnh đó có ông Huỳnh. Các báo và các nhà xuất bản bị cấm không cho cái tên Vũ Thư Hiên được xuất hiện trên sách báo – dù chỉ là dịch giả “truyện ngắn Pautopxki” (tập truyện này theo yêu cầu của nhiều độc giả, đã được tái bản dưới tên Kim Ân, là vợ của Thư Hiên) – rồi một vài truyện ngắn của Thư Hiên được liệt vào “dòng văn học tư sản phản động”?!
Tai hoạ liên tục giáng xuống gia đình tôi: cả chồng, cả con đều bị bắt. Lương hưu của nhà tôi, lương của con tôi bị cắt. Còn lại tôi với chín đứa con và một đàn cháu phải sống trong cảnh thiếu thốn khốn cùng. Nhưng thiếu ăn, thiếu mặc không khủng khiếp bằng nỗi khổ tinh thần: bạn mình, bạn chồng xa lánh vì sợ liên luỵ, con cái bị trù dập. Nhà tôi trước đây lúc nào cũng đông khách mà sau đó chẳng còn ai lai vãng. Không khí khủng bố nặng nề, công an mật theo dõi ngay trước cửa 24/24 thì thử hỏi còn ai dám đến thăm?
Để duy trì cuộc sống cho gia đình và có điều kiện thăm nuôi chồng con, tôi phải bán dần đồ đạc, tài sản: xe cộ, bàn ghế, giường tủ... Đến khi cùng đường, không còn một thứ gì có thể bán được nữa, tôi đành phải bán nốt tài sản cuối cùng của mình là ngôi nhà số 8 ngõ Tràng An, nhà này tôi mua từ trước Cách mạng (lúc bán được 2 cây vàng, nếu để lại đến nay đã có giá 100 cây). Ngôi nhà mà hiện nay gia đình tôi đang sống (5, Hai Bà Trưng) là nhà của anh ruột tôi cho ở nhờ và quản lý hộ.
Thế là sau mấy chục năm trời bỏ cả tín ngưỡng, nhà cửa, tài sản hăng hái theo Đảng, theo Cách mạng, những tưởng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, nào ngờ tai bay vạ gió, gia đình tôi rơi vào cảnh trắng tay: không nhà cửa, không tài sản, danh dự bị bôi nhọ, bị vu oan là “chống Đảng – phản Cách mạng”.
Năm 1972, nhà tôi được tạm tha, nhưng không cho về Hà Nội mà bị buộc quản thúc tại Nam Định. Gian truân nối tiếp gian truân, nhưng cũng còn may mắn hơn một số người khác, không đến nỗi phải bỏ xác trong tù như ông Phạm Viết, hoặc được tha về để chết tại gia như ông Phạm Kỳ Vân (những người này cũng bị quy vào nhóm “chống Đảng” nói trên).
Đến năm 1975, nhà tôi mới được tha hẳn về Hà Nội để sống nốt những năm tháng cuối đời cho đến khi trút hơi thở cuối cùng 03.05.1990.
Những lần gặp ông Lê Đức Thọ trong tù, chồng tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình và một mực yêu cầu ông Lê Đức Thọ phải đưa vụ này ra công khai, xét xử theo Hiến pháp và pháp luật, không thể vin vào cớ “bảo vệ Đảng chỉ xử lý nội bộ” để bắt và giam giữ những người chưa được pháp luật định tội.
Trong những ngày cuối đời mình, ông Lê Đức Thọ có cho người đến đón nhà tôi lên gặp. Nhưng khi đó ông Huỳnh đã rất yếu, điếc nặng, trí nhớ giảm sút. Sau đó ông Thọ mời tôi đến. Trong câu chuyện, ông tỏ ý sẽ giải quyết riêng việc khôi phục danh dự cho nhà tôi trước. Tôi cảm ơn nhưng không chấp nhận vì vụ này liên quan đến nhiều người, không thể giải quyết riêng rẽ như vậy được. Tôi nói với ông Thọ: “Anh giải quyết như vậy thì tôi còn mặt mũi nào nhìn thấy những người bị oan ức khác”. Rõ ràng ông Thọ vẫn cho mình cái quyền tối thượng – nhân danh Đảng – tuỳ tiện bắt và giam giữ những người mà ông ấy cho là chống đối, rồi lại định khôi phục danh dự cho một cá nhân nào đó – coi như một sự ban ơn – mà chẳng cần đến luật pháp nào hết.
Không phải một mình ông Huỳnh nhà tôi chịu cảnh đoạ đày, các con tôi cũng phải chịu vạ lây hết sức vô đạo lý. Có hẳn những chỉ thị bằng văn bản từ Ban tổ chức Trung ương Đảng đưa xuống các cơ quan, hướng dẫn cần phải o ép con em những người trong “nhóm chống Đảng” như thế nào. Thiết nghĩ, chỉ kém cái kiểu “tru di tam tộc” dưới thời phong kiến không nhiều lắm.
Dù có viết hàng nghìn trang giấy cũng không nói hết những nỗi khổ ải, nhục nhằn, những gánh nặng oan khiên, day dứt của những người trực tiếp và gián tiếp bị dính vào vụ “xét lại chống Đảng”.
Hiến pháp và pháp luật, quốc hội và toà án, chính quyền dân chủ nhân dân và nhân quyền đã được ghi thành văn bản giấy trắng mực đen, là thành quả được đổi bằng núi xương sông máu của hàng triệu cán bộ đảng viên đã bị ông Lê Đức Thọ chà đạp không thương tiếc.
Ông Lê Đức Thọ đã nhân danh đảng hành động như một nhà độc tài vô nhân đạo với ngay những người bạn, những người đồng chí đã cùng nhau chia sẻ gian lao trong nhà tù đế quốc, những đồng chí đã cưu mang chính bản thân mình trong những năm tháng khó khăn nhất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc – chỉ vì họ đã suy nghĩ không giống mình và đã dám nói ra những suy nghĩ ấy. Thật là đau đớn và tôi nghĩ nỗi đau đó làm se lòng hàng triệu trái tim yêu Tự do và Công lý.
Tôi oán ông Lê Đức Thọ vô cùng, tôi cho rằng ông ấy là người độc ác và hạn hẹp về trí tuệ. Tôi càng uất ức hơn khi chồng tôi mất đi mà không kịp nhìn thấy ngày sự thật được đưa ra ánh sáng. Nhưng sau khi ông Thọ mất đi mà chẳng thấy những người kế tục lãnh đạo Đảng đưa vụ này ra công khai thì tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi đồ rằng căn nguyên của vụ án này, cũng như biết bao vụ án khác chưa từng được bất kỳ toà án nào xét xử, không phải ở một cá nhân Lê Đức Thọ. Căn nguyên của tất cả những vụ oan ức nói trên là hậu quả của sự độc quyền lãnh đạo của một số cán bộ cấp cao của Đảng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tại sao ở nước Mỹ, một đất nước “đầy bất công và bạo lực, chỉ có dân chủ cho một số ít giai cấp tư sản...” mà người ta vẫn có thể đưa một vị tổng thống ra toà vì bị phát hiện là phạm pháp? Còn ở nước ta, trong một chế độ “một triệu lần dân chủ hơn” pháp luật lại không đụng đến lông chân người lãnh đạo cao cấp khi chính người này phạm pháp? Chúng ta đang sống trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX hay đang sống giữa thời trung cổ, khi người ta chỉ kết án một tên đao phủ, còn đối với một “quý ông đao phủ” thì không?
Sau khi nhà tôi mất, ông Lê Đức Thọ có gửi thư chia buồn đến gia đình tôi. Ông Thọ viết: “Tôi rất thương và nhớ anh, anh là đồng chí tốt, khuyết điểm trong thời gian qua chỉ là nhất thời. Lúc anh ra tù trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và khi mới giành được chính quyền anh đã có công đóng góp phần mình vào công tác chung của Đảng. Đảng không bao giờ quên những đóng góp của anh trong thời gian đó”.
Có thể hiểu như thế nào về những điều ông Lê Đức Thọ đã viết trên?
Nếu như ông Huỳnh có “khuyết điểm” như ông Thọ đã nói, thì với tư cách một đảng viên, ông Huỳnh phải chịu kỷ luật của chi bộ Đảng nơi ông sinh hoạt dưới các hình thức: phê bình, cảnh cáo, khai trừ lưu Đảng đến khai trừ vĩnh viễn khỏi Đảng. Việc bắt người và giam giữ là việc của các cơ quan Pháp luật Nhà nước, sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục theo luật định: khởi tố, lập toà án xét xử và kết án.
Vậy vì lẽ gì mà chồng tôi, con tôi bị bắt, bị giam giữ gần cả chục năm trời không có án?
Vì bất đồng quan điểm, vì “tư tưởng lệch lạc” chăng? Chỉ vì những điều này thì chưa kết tội được bất kỳ ai.
Vì “xét lại” chăng? Thế nào là “xét lại” ?
Vì “phản Đảng – phản Cách mạng” chăng? Liệu có thể khép lội ông Huỳnh và các nạn nhân khác vào điều luật nào trong Bộ luật tố tụng hình sự?
Nếu đã có thể khép tội nhà tôi và các nạn nhân khác theo pháp luật thì ông Thọ chẳng dại gì không sử dụng bộ máy hành pháp.
Nhưng theo lệnh của ông Lê Đức Thọ, việc bắt và giam giữ hàng loạt cán bộ vẫn được thực hiện trong bí mật.
Đó chính là điều phi pháp trong hành động của ông Lê Đức Thọ. Và đương nhiên, khi những người lãnh đạo cấp cao của Đảng không tôn trọng pháp luật, dẫn đến tình trạng bất công xã hội thì lòng tin của mọi tầng lớp nhân dân vào Đảng bị xói mòn nghiêm trọng, dẫn tới việc Hiến pháp và pháp luật chưa bao giờ được thực hiện nghiêm chỉnh.
Sau Đại hội VI của Đảng, cánh cửa dân chủ đã hé mở. Ông Huỳnh lại có thư gửi tới nguyên tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam – Nguyễn Văn Linh – một lần nữa yêu cầu ông Linh đưa vụ này ra ánh sáng.
Nhưng chỉ có sự im lặng từ phía những người cầm quyền, như thể yêu cầu của ông Huỳnh được gửi vào cõi hư vô.
Tuy nhiên, trong vài năm qua, tình hình đã có nhiều thay đổi. Năm 1992 Hiến pháp mới ra đời cùng hàng loạt các bộ luật khác trong nhiều lĩnh vực. Báo chí và các cơ quan truyền thông thường xuyên kêu gọi nhân dân “hãy sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Đất nước có nhiều chuyển biến trong thời mở cửa. Đảng đã chấp nhận một xã hội đa thành phần kinh tế, đó là nền tảng của một thể chế dân chủ.
Nghe nói, sang năm 1994, Đảng và nhà nước chủ trương xây đựng một nhà nước pháp quyền dân chủ, chủ trương đoàn kết và hoà hợp dân tộc, kêu gọi tất cả các dân chúng Việt Nam ở trong và ngoài nước – bất kể chính kiến – cùng nhau góp sức xây dựng đất nước có công bằng xã hội và giàu mạnh.
Ông Lê Đức Thọ đã chết, song không phải vì thế mà vụ này vẫn tiếp tục bị vùi trong bóng tối. Không chỉ riêng chúng tôi, những người trực tiếp và gián tiếp là nạn nhân trong vụ này, mà tất cả những người có lương tri và yêu công lý đều yêu cầu đưa vụ này ra ánh sáng.
Giải oan cho những người bị oan ức là việc cần phải làm và không bao giờ muộn, nó sẽ đem lại lòng tin cho cả triệu người vào Đảng và Nhà nước. Xưa, vụ án oan ức “Lệ chi viên” đã đẩy Nguyễn Trãi và tất cả những người ruột thịt của ông vào cảnh “tru di tam tộc”: hơn hai mươi năm sau, vua Lê Thánh Tông lập đàn giải oan cho ông, để lại tiếng thơm muôn đời.
Vì đó là việc làm nhân nghĩa và hợp đạo lý.
Tôi khẩn thiết kêu gọi tình người nơi các ông – từ trái tim rỉ máu bởi nỗi đau oan ức của tôi, các con tôi và những nạn nhân khác. Tôi hy vọng các ông là những người có trái tim cũng biết đau nỗi đau đồng loại, hy vọng các ông là những con người có trí tuệ công minh và có đầy đủ nhân cách dân chủ.
Ông Vũ Đình Huỳnh – chồng tôi – một trong những nạn nhân của vụ “xét lại chống Đảng” đã chết. Còn tôi đã 83 tuổi, cuộc sống chỉ còn đếm từng ngày. Tôi làm đơn này không chỉ yêu cầu các cơ quan pháp luật đưa ra công khai vụ “xét lại chống Đảng”, xác định trắng đen rõ ràng, giải toả oan ức cho chồng tôi và những nạn nhân khác, mà còn hy vọng góp sức lực cuối cùng của mình vào quá trình xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ thực sự.
Tôi hoàn toàn không muốn lá đơn này lại được trả lời bằng sự im lặng. Và nếu cái sự không mong muốn ấy lại đến, thì tôi đành phải nói với các con tôi rằng: “Chưa có dân chủ thật sự đâu, các con ạ”.
Và các con tôi sẽ lên tiếng. Nếu cả mười đứa con tôi chết đi mà vụ này vẫn chưa được đưa ra công khai, thì đời cháu tôi và những thế hệ sau chúng sẽ tiếp tục đòi hỏi yêu cầu chính đáng này trong sự truyền nối.
Cuối cùng, xin gửi tới các ông lời chào trân trọng.
Hà Nội ngày 20 tháng 02 năm 1994
Nguyên đơn
Công dân Phạm Thị Tề
05, Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hồ Chí Minh, Picasso và Vũ Đình Huỳnh...

Đơn yêu cầu của bà quả phụ Vũ Đình Huỳnh, nhũ danh Phạm Thị Tề, đã trình bày rõ ràng trường hợp Vũ Đình Huỳnh, một trong những nạn nhân của vụ án xét lại chống Đảng gắn liền với tên tuổi của ông Hoàng Minh Chính.

Bên lề vụ án Vũ Đình Huỳnh, thiết tưởng cũng xin nêu lên một tội ác văn hoá nghiêm trọng. Theo lời kể của ông Huỳnh (đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội), năm 1967, bộ máy an ninh đã tịch thu tại nhà ông một bức chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh của Pablo Picasso. Bức chân dung này, Picasso đã vẽ tặng Hồ Chí Minh năm 1946, khi chủ tịch Việt Nam dân chủ cộng hoà đến thăm hoạ sư tại xưởng vẽ. Vẫn theo lời ông Huỳnh, Picasso và Nguyễn Ái Quốc đã quen nhau trong những năm 1920 ở Paris. Bức hoạ này hiện nay đâu rồi?.

Ảnh hưởng của Giang Trạch Dân vẫn ngự trị tại Đại hội 18

Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân  trên đoàn chủ tịch Đại hội đảng 18 đảng Cộng sản Trung Quốc  khai mạc ngày 8/11/2012.
Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân trên đoàn chủ tịch Đại hội đảng 18 đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc ngày 8/11/2012. (REUTERS/Jason Lee)

Cựu lãnh đạo số một Trung Quốc Giang Trạch Dân, người mà cách nay một năm có tin đồn là đã qua đời, vẫn khỏe mạnh và ảnh hưởng của ông vẫn thấy rõ trong đảng Cộng sản Trung Quốc, đến mức có thể nói là ban lãnh đạo mới của Đảng mang dấu ấn của ông.

Năm nay 86 tuổi, ông Giang Trạch Dân làm tổng bí thư Đảng từ 1989 đến 2002. Kể từ năm 2005, sau khi chuyển giao nốt chức chủ tịch Quân ủy Trung ương cho ông Hồ Cẩm Đào, ông Giang Trạch Dân nghỉ hưu, không còn giữ chức vụ chính thức nào trong Đảng và Nhà nước.

Thế nhưng, theo giới quan sát, ông Giang Trạch Dân vẫn có thế lực mạnh trong Đảng. Cách nay vài năm, chính ông cùng với đương kim tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đã đóng góp vào việc lựa chọn ông Tập Cận Bình làm lãnh đạo số một của Trung Quốc nhân Đại hội đại biểu toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18.

Đồng thời, những nhân vật trung thành với ông Giang Trạch Dân và với di sản của ông dường như sẽ chiếm đa số trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo tối cao của chế độ Bắc Kinh.

Ông Lâm Hòa Lập (Willy Lam), thuộc đại học Hồng Kông, chuyên gia phân tích chính trị và nghiên cứu về tiểu sử của Giang Trạch Dân, nhận định, ảnh hưởng của cựu lãnh đạo số một Trung Quốc tỏ ra rất hữu hiệu trong các cuộc đấu đá phe phái.

Năm ngoái, vào dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc, sự vắng mặt của ông Giang Trạch Dân đã làm dấy lên nhiều tin đồn là ông đã qua đời, đến mức mà Tân Hoa Xã phải lên tiếng cải chính. Tuần trước, ông Giang Trạch Dân đã đi cùng với chủ tịch Hồ Cẩm Đào, tiến vào Đại lễ đường Nhân dân, nơi tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 18, trong lễ khai mạc.

Đương nhiên, về mặt chính thức, đảng Cộng sản Trung Quốc không thừa nhận là các cựu lãnh đạo như Giang Trạch Dân, có ảnh hưởng đến việc lựa chọn những nhân vật lãnh đạo cấp cao và nói rằng chính các đại biểu của Đại hội bỏ phiếu bầu.

Ông Trương Xuân Hiền (Zhang Chunxian), bí thư tỉnh ủy Tân Cương, người được cho là đồng minh của ông Giang Trạch Dân đã từ chối trả lời câu hỏi của AFP về ảnh hưởng của cựu lãnh đạo số một Trung Quốc và cho rằng đó chỉ là những tin đồn.

Giới chuyên gia nhấn mạnh, thế lực của ông Giang Trạch Dân dường như lại được củng cố mạnh hơn, sau khi ông Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua), một người thân cận của ông Hồ Cẩm Đào, đã bị mất chức chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng, do những bê bối trong gia đình.

Về phần mình, ông Tăng Nhuệ Minh (Steve Tsang), giáo sư về Trung Quốc đương đại, ở trường đại học Nottingham, Anh Quốc, lại cho rằng vai trò của ông Giang Trạch Dân không còn nhiều, thậm chí ảnh hưởng của ông có thể không kéo dài nổi qua Đại hội lần này. Ông ta có thể còn giật dây được một vài vụ nhưng đó không phải là một người có thế lực nữa, đủ sức kháng cự với thế hệ lãnh đạo mới.

Trong khi đó, chuyên gia Lâm Hòa Lập lại có một cái nhìn khác về sự hiện diện của cựu tổng bí thư Đảng trên chính trường Trung Quốc : Điều cơ bản đối với ông Giang Trạch Dân là bảo vệ quyền lợi cho hai người con và ngăn chặn mọi nguy cơ ông và gia đình bị cáo buộc tham nhũng.

Theo AFP, một người con trai của ông Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng (Jiang Mianheng) đang đứng đầu một công ty đầu tư Trung Quốc có liên quan đến những tập đoàn lớn của nước ngoài như Microsoft, Nokia và một nguời con khác thì phụ trách một trung tâm nghiên cứu.
Đức Tâm (RFI

Thành phần bị TQ coi là 'nguy hiểm'

Uông Dương, Bí thư Quảng Đông
Ông Uông Dương, Bí thư Quảng Đông, được cho là người có xu hướng cởi mở

Các quan chức có thân nhân ruột thịt như vợ chồng hay con cái định cư ở nước ngoài là các thành phần "nguy hiểm, dễ tham nhũng và không thể được cất nhắc giữ các chức vụ quan trọng", theo ông Hoàng Tiên Diệu, bí thư Ủy ban Kiểm tra tỉnh Quảng Đông.

Ông Hoàng được nhật báo Nam Đô của tỉnh dẫn lời nói rằng tỉnh Quảng Đông đang hết sức nỗ lực bài trừ tham nhũng và trừng trị thẳng tay những ai làm trái.

Tỉnh miền Nam Trung Quốc này đã đưa ra kế hoạch 5 năm, trong đó quy định các quan chức mà vợ chồng, con cái đã ra nước ngoài sống thì không thể được làm lãnh đạo chính quyền hay Đảng từ mức huyện trở lên.

Ông Hoàng Tiên Diệu còn tiết lộ rằng tỉnh Quảng Đông đang nghiên cứu một hệ thống phòng ngừa tham nhũng, lưu giữ lại tất cả các thông tin thu được từ quan chức địa phương để chuyển lên các cơ quan trung ương xem xét.

Lâu nay ở Trung Quốc đã xảy ra tình trạng quan chức tham nhũng tẩu tán tài sản thông qua các thành viên gia đình ra định cư ở nước ngoài.

Đa số trường hợp khi phát hiện ra thì đã quá muộn.

Quảng Đông là tỉnh có phát triển kinh tế-công nghiệp mạnh.

Bí thư Quảng Đông Uông Dương được cho là người có xu hướng cải cách, nhưng bị cho là đã trượt vị trí ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội 18 đang diễn ra ở Bắc Kinh.
(BBC)

Quyết tâm chống tham nhũng hay đổi mới ĐCS

Trong diễn văn đọc tại Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào ngày 8 tháng 11 vừa qua, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh đến vấn đề tham nhũng nghiêm trọng trong đảng và kêu gọi nỗ lực chống tham nhũng trong toàn đảng.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chủ trì buổi họp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 10/11/2012.

Trong khi đó, một số phân tích gia quốc tế nhận định, có thể sẽ có một số thay đổi về chính trị cơ bản sau đại hội này, được cho là có tính quyết định hơn là vấn đề chống tham nhũng. Liệu điều này có thể trở thành sự thực và kết quả của đại hội này sẽ có ảnh hưởng thế nào tới Đảng Cộng sản Việt Nam, vốn là đảng anh em với đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Chống tham nhũng

Chống tham nhũng, phát triển nghiên cứu khoa học và tìm cách thu hẹp hố ngăn cách giàu nghèo, trong khi kiên định con đường của đảng Cộng sản là những gì người ta có thể thấy trong bài phát biểu dài 100 phút của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại lễ khai mạc đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc hôm 8 tháng 11 vừa qua. Những điều được ông Hồ Cẩm Đào nói đến không làm nhiều người ngạc nhiên nhưng chắc hẳn cũng làm nhiều người vốn kỳ vọng vào một thay đổi lớn sau đại hội này phải thất vọng.

Nhận xét về những gì đang diễn ra tại đại hội 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhà báo Bùi Tín, nguyên Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam, cho biết:

Theo tôi nhận định thì Trung Quốc còn mất thêm 10 năm nữa. Bởi vì họ cũng muốn cải cách, đổi mới nhưng có 2 trở ngại. Một là vụ của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh nó tỏ ra giới lãnh đạo của Trung Quốc dính vào tham nhũng rất nặng nề. Trước đây họ cũng giải quyết tham nhũng đến mức tử hình Bí thư thành ủy của Thượng Hải hay tù nặng, đến bây giờ thì thấy rõ là chống tham nhũng không kết quả.

Vừa rồi ngoài vụ Bạc Hy Lai thì con ông Thủ Tướng hiện nay là ông Ôn Gia Bảo thì cả gia đình tham nhũng lên đến 2 tỷ bảy trăm triệu đô la tức là một con số người Trung Quốc giật mình, không ngờ một ông nổi tiếng thanh liêm, trong sạch là thuộc về phe đổi mới mạnh mẽ theo hướng dân chủ hóa mà thực ra là tham nhũng đến cỡ quán quân như vậy. Dư luận Trung Quốc đang trỗi dậy, lãnh đạo của Trung Quốc ở đại hội 18 thì giật mình, họ sợ nếu bây giờ bước tới một bước cải cách nữa thì bất mãn quần chúng thì sẽ dẫn đến sụp đổ. Do đó mà họ tỏ ra thận trọng.
Trước đây họ cũng giải quyết tham nhũng đến mức tử hình Bí thư thành ủy của Thượng Hải hay tù nặng, đến bây giờ thì thấy rõ là chống tham nhũng không kết quả. - Nhà báo Bùi Tín
Trong bài diễn văn của mình, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói nạn tham nhũng nghiêm trọng đến nỗi nếu không được giải quyết một cách mạnh mẽ thì sẽ là mối tồn nguy cho Đảng, thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Vì vậy ông kêu gọi các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đẩy mạnh việc giám sát gia đình và nhân viên của mình để chống tham nhũng.

Những gì mà ông Hồ Cẩm Đào nói về tham nhũng tại Trung Quốc làm người ta liên tưởng đến những gì mà Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng đã đề cập trong hội nghị trung ương 4 vào cuối năm ngoái. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng nói tham nhũng là vấn đề cấp bách của Đảng Cộng Sản Việt Nam và vì vậy ông kêu gọi chống tham nhũng, thực hiện chiến dịch phê bình và tự phê bình để chỉnh đốn đảng và lấy lại lòng tin trong dân. Tuy nhiên theo luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, những biện pháp chống tham nhũng mà hai đảng Cộng sản đưa ra hoàn toàn không giải quyết được vấn đề:

Cơ bản là phải thay đổi thể chế chính trị thế nào, ở đó thực hiện các quyền dân chủ của người dân để người dân giám sát thì mới có thể chống tham nhũng được. Phải thực hiện tam quyền phân lập thì lúc đó mới có tòa án độc lập, còn bây giờ đảng là một siêu quyền lực, cả ở Trung Quốc lẫn Việt Nam, đứng trên luật pháp thì không thể nào chống tham nhũng. Điển hình là hội nghị TƯ 6 thế nào, mặc dù ông Tổng Bí Thư và ông Chủ Tịch quyết tâm chống tham nhũng mà đâu có chống được vì các vị quan chức nói đến cùng đều không dính chõ này chỗ kia đều tham nhũng hoặc các nhóm lợi ích chi phối. Vì vậy mà không có kỷ luật đồng chí ủy viên bộ chính trị, đến nỗi đồng chí ủy viên bộ chính trị ai cũng biết tên, những sai lầm nhưng không dám nói ra thì đâu là tinh thần nói thẳng nói thật.

Ông Lê Hiếu Đằng cho rằng, chống tham nhũng chỉ là cái ngọn, thay đổi thể chế mới có thể giải quyết triệt để vấn đề.

Đổi mới chính trị?

000_Hkg8014826-200.jpg
Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân tại lễ khai mạc Đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ 18 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 08/11/2012. AFP photo

Đã có những người kỳ vọng đại hội đảng  Cộng sản Trung Quốc lần này sẽ có những thay đổi cơ bản về chính trị. Những dấu hiệu đầu tiên khiến những người quan sát tình hình chính trị Trung Quốc phải để ý đó là thông cáo chính thức phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Đảng đã bỏ đi những câu chữ giáo điều như chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Đây là điều mới lạ. Điều này cũng khiến một số phân tích gia quốc tế nhận định có khả năng Trung Quốc sẽ dần dần bỏ chủ nghĩa Marx Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông vốn gắn bó với Đảng hàng chục năm nay. Thậm chí có ý kiến cho rằng có thể sẽ có đổi mới mang tính dân chủ hơn tại Trung Quốc. Tuy nhiên theo ý kiến của nhà báo Bùi Tín, Đảng Cộng Sản Trung Quốc thực sự không muốn có đổi mới dân chủ thực sự:

Tôi nghĩ đây là một thay đổi mini, thay đổi chiến thuật thôi, vì trong báo cáo nhấn rất mạnh đến xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc TQ, do đó tôi thấy họ vẫn bám vào cnxh theo kiểu lý luận của cncs thì theo tôi đó chưa phải thay đổi nền tảng tư tưởng. …Do đó tôi nghĩ là họ chỉ thay đổi nhỏ nhặt, thay đổi chiến thuật để xoa dịu cái bực mình, bất mãn trong đảng, trong quần chúng, với thế giới nhìn vào, chưa có gì là thay đổi theo hướng mạnh mẽ, thay đổi hệ thống thì chưa, đây vẫn là trong hệ thống cũ, chưa sang hệ thống mới.

Ngay trong diễn văn khai mạc đại hội Đảng, ông Hồ Cẩm Đào cũng nhấn mạnh Trung Quốc sẽ không bao giờ copy hệ thống chính trị kiểu phương Tây. Phân tích gia về chính trị Trung Quốc, Christopher Johnson nhận định trong một bài viết trên trang web của Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (Hoa Kỳ) rằng rất khó có thể xảy ra những thay đổi có tính cơ bản trong hệ tư tưởng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc sau đại hội lần này.
Việt Nam và Trung Quốc như hình và bóng, hình thay đổi thì bóng cũng thay đổi. Nhưng tôi không nghĩ như vậy...Tôi cho rằng sẽ không có gì thay đổi, thậm chí còn còn tệ hơn. - Luật gia Lê Hiếu Đằng
Cũng có ý kiến cho rằng sau vụ tham nhũng đình đám của cựu Bí Thư Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, có thể Trung Quốc sẽ phải tập trung hơn vào vấn đề nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên chuyên gia Christopher Johnson cho rằng với những gì được đưa ra trong bài phát biểu của ông Hồ Cẩm Đào về sự giám sát của Đảng đối với nạn tham nhũng, thật khó có thể tin là Trung Quốc sẽ đi theo hướng nhà nước pháp quyền.

Luật gia Lê Hiếu Đằng cho rằng, ông cũng không tin sẽ có những đổi mới về cơ bản tại Trung Quốc, thậm chí theo ông, tình hình còn có thể xấu hơn:

Việt Nam và Trung Quốc như hình và bóng, hình thay đổi thì bóng cũng thay đổi. Nhưng tôi không nghĩ như vậy, đối với những nước toàn trị như Việt Nam và Trung Quốc, họ nói cải tổ thế này thế kia nhưng thực chất là không thay đổi. Bằng chứng là cuối cùng họ vẫn khẳng định là tư tưởng Mao và chủ nghĩa Mác lê nin. Tôi cho rằng sẽ không có gì thay đổi, thậm chí còn còn tệ hơn.
Việt Hà, phóng viên RFA 

Tất cả nhiệm vụ của Tổng thống Mỹ: Trước Barack Obama là một Hy Mã Lạp Sơn các vấn đề

Ben Macintyre, "The Times"- Lê Diễn Đức dịch

Barack Obama đã giành được khoảng trống tự do để dễ bề xoay chuyển hơn. Cuối cùng thì cũng phải cố gắng đạt được sự tiến bộ đã luôn tuột khỏi tay ông trong nhiệm kỳ đầu tiên.

Nhưng sẽ khó khăn, bởi vì Hạ viện Hoa Kỳ đang bị chi phối bởi đảng Cộng Hòa. Thời gian tới sẽ là một thử thách rất lớn cho Barack Obama trong việc phải cắt giảm ngân sách 600 tỷ USD. Tức là sẽ giảm chi tiêu và tăng thuế, là điều sẽ không làm cử tri hài lòng.

Các chuyên gia của Tổng thống đã dọn dẹp sạch sẽ xong cờ hoa và những chai rượu sâm banh trống. Bản thân Obama bây giờ cũng sẽ đứng trước những luồng thông tin ngày mỗi nhanh hơn.

Một loạt các thách thức nghiêm trọng - cái này quan trọng hơn cái kia - nhưng còn là phương pháp để thay đổi nữa. Chính trị Mỹ có một đặc trưng là, vị Tổng thống tái đắc cử thường sử dụng quyền lực mạnh mẽ hơn.

Tổng thống biết rõ rằng sẽ không còn nhiệm kỳ thứ ba tiếp theo. Ý thức này mang lại cho ông sự tự do để hành động hơn - ít nhất là lúc đầu - và cách thức xác quyết quan điểm của mình, mà trong nhiệm kỳ đầu tiên ông thường không thể đưa ra. Bởi vì nhiệm kỳ đầu luôn thận trọng hơn một cách tự nhiên. Trong nhiệm kỳ thứ hai, người đứng đầu nhà nước có ít hơn để mất và vì thế, sẽ được nhận nhiều hơn.

Vào tối thứ Ba hôm bầu cử, Tổng thống Obama nói: "Chúng ta đã bảo vệ được con đường của mình". Tuy nhiên, giờ đây rất nhiều trận đấu đang chờ đợi ông. Đây là bài kiểm tra cuối cùng về kỹ năng và quyết tâm của ông. Các vấn đề nào? Nền kinh tế thiếu máu, quốc hội vẫn bị kiểm soát một phần bởi phe đối lập, một đống các vấn đề trong chính sách đối ngoại và cuối cùng là một nước Mỹ bị phân chia qua cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với sự đối đầu, giành giật tàn nhẫn và không khoan nhượng.

Trong năm 2008, Obama đã giành được chiến thắng nhờ làn sóng của lý tưởng và hy vọng siêu thực. Bây giờ, người Mỹ chọn ông, đặt ông đối mặt với các vấn đề khó khăn và đòi hỏi ở ông một tính cách cứng rắn: các cuộc đàm phán căng thẳng về tăng thuế, đối đầu với Iran, tham vọng ngày mỗi tăng của Trung Quốc, rút quân khỏi Afghanistan, nội chiến ở Syria và bất ổn định ở Trung Đông.

Đồng hồ đang điểm. Lịch sử cho thấy rằng, nửa đầu nhiệm kỳ thứ hai định nghĩa và thể hiện vai trò tiên quyết. Không đạt được tiến bộ rõ ràng và có thể đo lường được, Obama có thể rời Toà Bạch Ốc như là một người vì không dám mạo hiểm nên đã không thành công.

Nếu nói về nhiệm kỳ thứ hai, triển vọng kinh tế sẽ có khả năng tốt hơn so với trong nhiệm kỳ đầu. Lúc bấy giờ một tâm trạng tồi tệ ngự trị. Hôm nay, niềm tin của người tiêu dùng đã trở lại. Về công ăn việc làm mới nhìn thấy tốt hơn. Tuy nhiên, sự phục hồi này mong manh, dễ vỡ và tương lai không chắc chắn. Obama đã giành chiến thắng mặc dù tỷ lệ thất nghiệp trên mặt bằng chung vẫn cao. Tổng thống cuối cùng thành công trong nghệ thuật này là Franklin Delano Roosevelt.

Trong bài phát biểu của mình sau khi giành chiến thắng, Barack Obama nhấn mạnh vai trò phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, nếu chiều hướng mới mẻ này bị khô đi, sẽ làm lu mờ dần sức mạnh và độ tin cậy ở Obama. Các vấn đề kinh tế cấp bách nhất hiện nay? Đó là cái gọi là vách đá tài chính, tức là khả năng có hiệu lực vào tháng Giêng vấn đề cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ và tăng thuế. Nếu không có thỏa thuận về ngân sách với số tiền cắt giảm có thể lên tới 600 tỷ USD, tình trạng này sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái và một lần nữa sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Đe dọa nghiêm trọng cho sự phục hồi kinh tế cho nước Mỹ còn là cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu. Barack Obama sẽ cố gắng gây áp lực lên các đối tác châu Âu để không xảy ra một cuộc khủng hoảng. Tổng thống cũng phải giải quyết vấn đề một nghìn tỷ đô la mỗi năm bội chi ngân sách nhà nước và hạn chế sự gia tăng khổng lồ của nợ công đã đạt mức trên 16 nghìn tỷ USD!

Trong năm 2008, Tổng thống Obama hứa sẽ chấm dứt sự xung khắc giữa các đảng lớn.

Cuộc chiến bầu cử cho thấy âm lượng tiếng nói thực tế hơn: Ông hứa hẹn Washington sẽ làm việc với tất cả sức mạnh, ngay cả khi ông không phải lúc nào cũng có thể có khả năng làm cho công việc tiến hành hài hòa.

Quay lại việc thiết lập một "nội các đoàn kết", mà cả hai bên mong muốn. Nhưng bốn năm trước đây, hành động của tổng thống Obama được xác định như là nguồn cảm hứng từ Abraham Lincoln, nói giống nhau, nhưng ông đã không thực hiện được gì trong ý nghĩa tương đối của vấn đề này.

Michelle và Barack Obama ở lại Toà Bạch Ốc. Tuy nhiên, phần còn lại của Washington thay đổi phần nào. Chính xác hơn là về thành phần chính trị. Thượng viện trong tay đảng Dân chủ. Đa số Hạ viện thuộc Cộng hòa. Trên Đồi Capitol cũng vẫn các đối thủ ấy và cũng cùng khả năng tiếp tục bế tắc.

Obama sẽ phải chiến đấu cho cuộc tiếp cận cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe. Romney đã nói về việc bãi bỏ di sản hàng đầu của Tổng thống, của Luật Patient Protection and Affordable Care Act (PPACA). Tôn giáo cánh hữu chuẩn bị vụ kiện để bãi bỏ điều luật buộc người sử dụng lao động phải trang trải chi phí cho các biện pháp tránh thai. Quy định này được xem là không hợp hiến.

Cánh hữu cứng cổ giành chiến thắng trong tranh chấp. Nhưng Tổng thống cũng có cả áp lực từ bên trái. Một vấn đề trở nên rất quan trọng cho lập pháp liên quan tới biến đổi khí hậu và chính sách nhập cư.

- Nó sẽ không dễ chịu. Sẽ khó chịu - Obama nói và thừa nhận rằng giữa các bên có sự phân chia sâu sắc trong việc cải cách chính sách.

Barack Obama là Tổng thống lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Thế giới II, giành chiến thắng nhiệm kỳ thứ hai với số phiếu ít hơn trong nhiệm kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, nghịch lý thay, nếu ở nhiệm kỳ đầu thể hiện những kỳ vọng không thực tế cao, thì ở nhiệm kỳ thứ hai có thể, lại củng cố những kỳ vọng không thực tế thấp.
Lịch sử đã dạy rằng những vị tổng thống để lại di sản sáng giá nhất cho con tim của người dân là những vị phải đối mặt với các vấn đề khẩn cấp nhất và giải quyết chúng một cách hiệu quả. Lincoln được bầu chọn trước khi bùng nổ cuộc nội chiến. Ronald Reagan đã phải chiến đấu với lạm phát hai con số và Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên Barack Obama, có lẽ nên lấy ví dụ của Franklin Delano Roosevelt. Roosevelt được lựa chọn vào thời điểm khi cuộc Đại khủng hoảng nổ ra, trong nhiệm kỳ đầu ông không làm được bao nhiêu cho sự phục hồi nền kinh tế. Khi ông tái tranh cử vào năm 1936, tỷ lệ thất nghiệp đạt 17%. Ông dã giành chiến thắng, và sau đó ông đã đi vào lịch sử như một chính khách lớn.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã từng nói có vẻ giống như lời khuyên cho bất kỳ tổng thống nào cầm quyền trong thời kỳ khó khăn: -"Hãy xắn tay áo trước sự hỗn loạn. Nặng nề nhất, nhưng phải làm ngay lập tức, bởi vì nếu nghĩ rằng những quyết định khó khăn có thể để lại sau đó và bỏ đi nhẹ nhàng như rảo bước trong nghĩa trang, thì lúc đó đã rơi vào rắc rối nghiêm trọng.

Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức 2012
--------------------------------------------------------------------------
* Bài được dịch từ tiếng Ba Lan đăng trên nhật báo Ba Lan Polska The Times, ngày 9/11/2012 tại link: http://www.polskatimes.pl/artykul/694919,wszystkie-zadania-prezydenta-usa-przed-barackiem-obama,id,t.html

Gordon Chang dự báo sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Gordon Chang đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn 9 tháng mười một vừa qua trên đài TVO ở Ontario

Đảng Cộng sản Trung Quốc không có khả năng để quản lý có hiệu quả sẽ mang lại sự sụp đổ của nó trong vòng năm tới, tác giả và nhà phân tích Gordon Chang nói.

Chang cho biết trong một cuộc phỏng vấn 9 tháng mười một trên đài TVO ở Ontario mà ông dự đoán trong cuốn sách xuất bản năm 2001 của ông, Sự xụp đổ sắp đến của Trung Quốc (The Coming Collapse of China), rằng sẽ mất khoảng 10 năm để chính quyền Trung Quốc sụp đổ. Chúng ta có thể nói Trung Quốc là nhà nước sụp đổ kế tiếp trên thế giới vào thời gian này trong năm tới, ông nói thêm.

"Ở Trung Quốc, bạn có thể thấy tất cả các yếu tố di chuyển theo hướng nghịch nhau", Chang nói.

Điểm vào những vụ bê bối và đấu đá nội bộ giữa các phe phái dẫn đến Đại hội 18 và quá trình chuyển đổi lãnh đạo, Chang cho biết, nhiều người tự hỏi liệu Đảng Cộng sản sẽ có thể để kết hợp mọi thứ lại với nhau.

"Bạn phải trở lại sự khởi đầu của nước Cộng hòa Nhân dân để thấy một vấn đề lớn như thế này", Chang nói. "Tại thời điểm này không có những người lão thành giám sát kỷ luật, không có Mao Trạch Đông, không có Đặng Tiểu Bình, không có người lãnh đạo mạnh kềm chế các nội chiến ở mức giới hạn."

Nói về vấn đề mất tính hợp pháp và nhu cầu cải cách của Đảng, Chang điểm tới về những cáo buộc tích lũy tài sản của gia đình Xi (Tập Cận Bình) và Ôn Gia Bảo, vụ bê bối của Bạc Hy Lai, và tham nhũng tràn lan bởi các quan chức đã làm mất tính chính danh các Đảng Cộng sản trong mắt của nhân dân. Nhân dân đã mất niềm tin trong Đảng với từng cáo buộc, không chỉ tham nhũng, nhưng cả giết người, và phản bội, đã bị xói mòn đi tính hợp pháp của Đảng, Chang nói.

"Đây là thời điểm mà Trung Quốc thực sự cần cải cách, nhưng cải cách và chuyển đổi cơ cấu bị loại bỏ khỏi chương trình nghị sự ... và đó thực sự là vấn đề đối với Trung Quốc ngay bây giờ ... và Đảng Cộng sảnkhông sẳn sàng để thay đổi", Chang nói.

Mỗi khi có sự thay đổi lãnh đạo, dân Trung Quốc có được hy vọng rằng có thể có một số cải tiến, chỉ để thấy rằng những lãnh đạo mới thực sự về cơ bản là xấu hay tồi tệ hơn so với những lãnh đạo cũ, Chang nói thêm, "Điều mà những lãnh đạo này bảo vệ ... chúng ta đang thấy sự khẳng định của hiện trạng. "

Tuy nhiên, thực tế kinh tế và thay đổi xã hộicủa Trung Quốc sẽ là những yếu tố tất yếu để chuyển hướng đi của Trung Quốc, bất kể ý muốn của Đảng là thế nào, theo Chang.

Phe bảo thủ trong đảng chắc chắn muốn không có thay đổi, nhưng một cái gì đó rõ ràng cần phải làm, ông cho biết, khi nền kinh tế rõ ràng chựng lại, với tăng trưởng kinh tế thực sự gần 0% hoặc 1% không như 7% mà Đảng tuyên bố, nếu các dữ liệu kinh tế khác, như năng lượng, được sử dụng để xác định tốc độ tăng trưởng. Tính hợp pháp của Đảng Cộng sản phụ thuộc liên tục vào sự cung cấp tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng, và các số liệu thống kê kinh tế thì ngược lại, Chang nói.

Theo ý kiến ​​của Chang, những thay đổi trong xã hội Trung Quốc cũng sẽ thúc đẩy chống lại Đảng.

"Hầu hết mọi người tin rằng một hệ thống độc đảng không còn phù hợp cho xã hội hiện đại hóa của Trung Quốc, và đó là một vấn đề cơ bản mà Đảng Cộng sản không thể vượt qua", ông nói.

Một sự quyết đoán mới được biểu hiện trong người dân Trung Quốc và được chứng minh qua các cuộc biểu tình về môi trường vàsự nhuợng bộ của chế đệ đối với người biểu tình. Nhân dân thấy lãnh đạo tích luỹ hàng tỷ USD, và họ tức giận, Chang nói.

"Những gì chúng ta thấy rõ ràng là sự suy giảm khả năng cai trị của Đảng Cộng sản."

Phạm Anh Tuấn dịch
(TheEPochTimes)
 

Tướng Trịnh Minh Thế và cái chết bí ẩn

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ tư, ngày 14 tháng mười một năm 2012

Tướng Trịnh Minh Thế
Trên bàn cờ chính trị ở miền Nam nước ta trong những năm giữa thế kỷ XX có một viên tướng trẻ nhưng đã ghi dấu ấn khá đặc biệt vào những rối lẫn mịt mù của thời cuộc để rồi rốt cục đã phải bỏ mạng trong tình huống mà cho tới hôm nay vẫn còn khó hiểu. Đó là tướng Trịnh Minh Thế, sinh năm 1922 và chết năm 1955, khi mới 33 tuổi.
Có môt câu danh ngôn là để làm nên nghiệp, cần phải bí hiểm ngay từ tiểu sử. Trịnh Minh Thế quả thực cũng đã không rõ ràng ngay từ thành phần xuất thân.
Một số tài liệu cho rằng bố ông ta là tín đồ Cao Đài bình dân, nhà nghèo, nhưng theo tài liệu của Phòng Nhì Pháp, bố Trịnh Minh Thế là một giáo chức trong đạo Cao Đài, làm nghề kinh doanh cực kỳ phát đạt. Dòng họ Trịnh Minh Thế là di cư vào Nam Bộ từ Bình Định vài trăm năm trước. Để tránh sự trả thù của triều đình nhà Nguyễn đối với những người xuất thân từ đất thang mộc của triều đình Tây Sơn nên gia tộc này đã đổi từ họ Trịnh sang họ Trình (vì thế một số nguồn tư liệu ghi rằng tướng Thế họ Trình).
Là công tử trong một gia tộc có của ăn của để, Trịnh Minh Thế ngay từ nhỏ đã được dạy dỗ khá công phu. Tuy nhiên, do tính tình ngang ngạnh bướng bỉnh nên chỉ tốt nghiệp được bậc tiểu học (Certificate of Primary Education) thì bị đuổi ra khỏi trường Pháp. Có lẽ đây cũng là một trong những yếu tố khiến về sau, khi lớn lên, Trịnh Minh Thế không mấy ưa những đại diện thực dân trực trị ở Nam Kỳ.
Trịnh Minh Thế bước vào tuổi trưởng thành khi âm hưởng dữ dội của chiến tranh thế giới lần thứ hai đã lan sang tận Đông Dương. Đầu những năm 40 của thế kỷ trước, quân đội phát xít Nhật đã tiến vào Đông Dương, khiến cho các đầu lĩnh thực dân ở Việt Nam bối rối đến phẫn chí, gia tăng thêm các hành động đàn áp phong trào chống Pháp từ phía những người dân Việt theo những xu hướng chính trị khác nhau.
Trong đội ngũ những người Việt Nam chống Pháp lúc đó có cả các tín đồ Cao Đài. Toàn quyền Đông Dương, Đô đốc Decoux đã buộc phải ra tay đàn áp, thoạt đầu ra lệnh đóng cửa một số nơi thờ tự bình dân của Cao Đài, rồi tới ngày 26/8/1940 đã cho đóng cửa luôn cả Tòa thánh Tây Ninh. Tới ngày 27/7/1941, Decoux còn cho bắt nhiều lãnh đạo của Cao Đài, kể cả Hộ Pháp Phạm Công Tắc…
Hành động của Đô đốc Decoux như dầu đổ thêm vào lò lửa bất mãn với các thế lực thực dân trong cộng đồng tín đồ Cao Đài nói riêng và người dân Việt mang nặng tinh thần dân tộc nói chung. Và phải nói rằng, lực lượng Nhật đồn trú ở Việt Nam khi đó đã rất biết tận dụng tình huống khách quan đó để chiêu mộ những tổ chức người Việt theo khuynh hướng quốc gia sát cánh cùng mình chống Pháp. Quân Nhật đã bắt liên lạc và hỗ trợ cho các tổ chức có khuynh hướng dân tộc người Việt, trong đó có giáo phái Cao Đài.
Tháng 2/1943, Nhật giúp vị Phối sư Cao Đài là Trần Quang Vinh mở lại thánh thất Cao Đài tại Sài Gòn. Và Nhật đã nhận được sự đáp lễ hậu hĩnh khi Phối sư Trần Quang Vinh kêu gọi các tín đồ Cao Đài gia nhập lực lượng quân sự ủng hộ các đồng minh đến từ xứ sở Phù Tang. Khi đó đã có khoảng 10.000 giáo dân Cao Đài làm việc cho quân Nhật ở Nam Kỳ, đáng kể nhất là tại xưởng đóng tàu Nitian. Và không chỉ đơn thuần thực hiện các chức trách dân sự, những người này sau giờ hành chính còn được các cố vấn Nhật huấn luyện quân sự.
Trịnh Minh Thế cũng ở trong nhóm người Việt chịu sự huấn luyện quân sự của các viên sĩ quan Nhật. Hơn thế nữa, Trịnh Minh Thế còn được tu nghiệp trong trường sỹ quan của Hiến binh Nhật (Kempetai), khi Nhật bắt đầu sử dụng lực lượng vũ trang Cao Đài vào những việc cụ thể ở Nam Kỳ. Tới năm 1945, Trịnh Minh Thế đã nghiễm nhiên trở thành một sĩ quan  sáng giá của lực lượng quân sự Cao Đài và rất tích cực hợp tác với quân Nhật…
Thế nhưng, vốn không có những tư tưởng chính trị rõ rệt, tính khí lại thất thường, khó lường, thậm chí rất đồng bóng, nên sau năm 1945, Trịnh Minh Thế lại quay ngoắt thái độ và trở nên thân thiện với lực lượng viễn chinh Pháp trong một thời gian.
Khoảng tháng 11/1946, Trịnh Minh Thế cùng với lực lượng Cao Đài đã vào hùa với thực dân Pháp chống lại các lực lượng kháng chiến ở Nam Bộ. Dĩ nhiên là quan thầy Pháp đã rất biết cách tận dụng lực lượng quân sự tôn giáo này vào các mục đích thực dân của chúng và rất trọng một người có khả năng quân sự không hề kém cỏi chút nào như Trịnh Minh Thế. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ năm 1946 đến năm 1948, Trịnh Minh Thế đã leo từ chức Trưởng phòng Tác chiến khu vực Bến Cầu trở thành Tổng chỉ huy khu miền Đông rồi Tham mưu trưởng quân đội Cao Đài.
Tuy nhiên, do phong cách ứng xử ngẫu hứng, tiền hậu bất nhất nên Trịnh Minh Thế ít khi được yên ổn, dù đứng trong bất cứ đội ngũ nào. Ngay cả  các chiến hữu đồng đạo  cũng cảm thấy rất khó chiều ông ta. Thành ra rất nhiều mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ lực lượng vũ trang Cao Đài mà vụ việc nào cũng có dính líu tới Trịnh Minh Thế. Tới tháng 6/1951, Trịnh Minh Thế đã chính thức rời khỏi hàng ngũ giáo phẩm Cao Đài và mang khoảng 2.000 quân đi thành lập lực lượng quân sự riêng có tên là Liên Minh, chống cả Việt Minh và Pháp. Bắt đầu giai đoạn "chọc trời khuấy nước" của Trịnh Minh Thế với hàng loạt các vụ đánh bom khủng bố tại Sài Gòn từ năm 1951 tới năm 1953. Có tư liệu cho rằng, Liên Minh của Trịnh Minh Thế đã gây nên vụ ám sát tướng Chanson tại Sa Đéc năm 1951…
Thực dân Pháp mặc dầu rất vất vả để đối phó với hoạt động của Việt Minh nhưng cũng không thể không bận tâm với Liên Minh của Trịnh Thế. Tháng 8/1953, Pháp sử dụng một tiểu đoàn sơn cước người Nùng tinh nhuệ tấn công căn cứ của Trịnh Minh Thế ở các hang động trong núi Bà Đen. Núng thế, Trịnh Minh Thế phải rút sở chỉ huy về núi Heo và dần dà củng cố lại lực lượng. Tới năm 1954, Liên Minh đã mở rộng địa bàn hoạt động tới tận sông Cửu Long, biên chế đến cả chục tiểu đoàn với quân số khoảng 2.500 tên…
Sau năm 1854, khi quân Pháp bại trận ở Việt Nam, thái độ một mình chống lại tất cả của Trịnh Minh Thế đã tạo cho ông ta một hào quang hấp dẫn đối với những cơ quan tình báo Mỹ đang muốn gây dựng một lực lượng thứ ba nào đó để xúc tiến ván bài mới ở Việt Nam.
Cố vấn quân sự Mỹ Edward Lansdale, người chịu trách nhiệm dựng lên chế độ Ngô Đình Diệm đã tới đàm phán để lôi kéo lực lượng quân sự của Trịnh Minh Thế đứng về phía về mình. 5 triệu quan là món tiền đầu tiên mà Liên Minh nhận được để đổi lấy câu cam kết trung thành với chế độ Ngô Đình Diệm và cái gọi là quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Rất ngang tàng nhưng cũng khá khôn ngoan, Trịnh Minh Thế không từ chối số "quả thực" hậu hĩnh đó nhưng thực ra cũng không làm gì nhiều để hỗ trợ cho Ngô Đình Diệm trong bối cảnh chính trường Sài Gòn hỗn độn lúc đó. Ông ta đã chọn thái độ "tọa sơn quan hổ đấu" khi nhiều phe nhóm vũ trang tuyên bố chống lại chính phủ Ngô Đình Diệm và thi nhau tổ chức đảo chính. Chỉ khi đích thân Lansdale lên tiếng kêu gọi thì Trịnh Minh Thế mới cho lực lượng Liên Minh tiến vào Sài Gòn để hỗ trợ cho chế độ Ngô Đình Diệm.
Tất nhiên, Trịnh Minh Thế đã không làm không công việc này. Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn cũng như Ngô Đình Diệm còn phải tốn khá nhiều tiền nữa mới dụ được Trịnh Minh Thế ngày 13/2/1955 sáp nhập Liên Minh vào cái gọi là Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Cũng từ ngày đó, Trịnh Minh Thế được  phong hàm thiếu tướng.
Năm 1955 là thời gian gay cấn đối với chính trường Sài Gòn. Những phe nhóm chính trị và quân sự ở đây bị cuốn vào vòng rối lẫn thầy thợ nên đã đụng độ với nhau rất căng thẳng, đặc biệt là giữa phe chính phủ Ngô Đình Diệm và liên minh lực lượng vũ trang giáo phái với lực lượng Bình Xuyên. Để củng cố ngôi vị của mình, Ngô Đình Diệm lúc đó còn là Thủ tướng trong chính phủ do Bảo Đại cầm đầu, đã thẳng tay sát phạt các lực lượng vũ trang đối lập.
Về phần mình, lực lượng Bình Xuyên nhờ vẫn được quan thầy cũ là thực dân Pháp hà hơi tiếp sức nên cũng không chịu nín nhịn. Tuy nhiên, thời thế đã xoay vần và Ngô Đình Diệm, với sự ủng hộ ngấm ngầm nhưng khá mạnh mẽ của Mỹ, đã giành lấy thế thượng phong với 3 tiểu đoàn lính Nùng, 2 tiểu đoàn dù dưới quyền Đại tá Đỗ Cao Trí cộng vào số lính của tướng Trịnh Minh Thế (Cao Đài), Đại tá Nguyễn Văn Huê (Hòa Hảo) và Thiếu tá Nguyễn Văn Đày (Hòa Hảo)… Với quân số đông hơn hẳn, Ngô Đình Diệm tới cuối tháng 4/1955 đã đánh bại được đội quân 4.000 - 5.000 lính của lực lượng  Bình Xuyên ra khỏi vùng Sài Gòn - Chợ Lớn.
Những tưởng khi đó chính là giờ phút vinh hiển của tướng Trịnh Minh Thế. Tuy nhiên, việc dữ đã xảy ra  lúc 18h ngày 3/5/1955. Theo một số nguồn tư liệu, trong lúc đang ngồi trên xe jeep chỉ huy tiến quân qua cầu Tân Thuận để truy quét tàn quân Bình Xuyên, bất ngờ Trịnh Minh Thế đã bị một viên đạn carbin bắn tỉa bắn vào sau gáy.
Còn theo con trai của Trịnh Minh Thế là Trịnh Minh Sơn sau này kể lại, tướng Thế thực ra đã bị hai phát đạn súng lục bắn vào gáy ở Dinh Độc lập rồi xác được chở ra cầu Tân Thuận để đánh lạc hướng. Vợ tướng Thế cũng kể lại rằng chính bà đã thấy hai vết đạn trên xác chồng mình, một vết "từ ót trổ ra miệng", còn vết thứ hai "từ lỗ tai phải trổ ra mắt trái, tròng mắt bay mất, mí mắt lõm xuống và còn nguyên vẹn không rách". Vợ tướng Thế nói rằng, chồng bà đã "bị ám sát chứ không chết trận được vì hai lỗ đạn rất nhỏ, nhỏ như đầu chiếc đũa và không phá rộng…".
Chính quyền Sài Gòn khi đó đã tổ chức quốc tang cho Trịnh Minh Thế nhưng đã không (không muốn?) tìm ra thủ phạm giết tướng Thế. Và cho tới bây giờ vẫn không có thông tin xác thực về những kẻ chủ mưu gây ra cái chết bất đắc kỳ tử này của một trong những viên tướng trẻ được coi là có tài của chính trường Sài Gòn.
Có tư liệu cho rằng, chính Ngô Đình Nhu đã ra lệnh ám sát tướng Thế để trừ hậu họa. Một nguồn tư liệu khác lại cho rằng, Thiếu tá tình báo Pháp Savani ngồi trên chiến thuyền nhỏ dưới sông đã nã súng lên hạ sát tướng Thế để trả thù cho vụ quân Liên Minh giết tướng Chanson cũng như những vụ việc chống Pháp khác...

Văn Thư (tổng hợp)
(CAND)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét