Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

HOT - THỜI SỰ NÓNG - update

Thống đốc: Chỉ cần nửa giải Nobel

 http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=4U0xWb1iaXg

- “Dường như Thống đốc trình bày theo logic của Thống đốc, chứ không theo logic cuộc sống”, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) chia sẻ chiều nay sau khi nghe Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trả lời từ sáng.
Được ưu tiên đẩy lên đặt câu hỏi vì là một chuyên gia kinh tế, ông Trần Du Lịch không ngần ngại nói thẳng: “Sự lạc quan của tôi về việc nước ta sẽ đẩy mạnh được kinh tế thị trường, sau trình bày của Thống đốc đã giảm đi”.
Vẫn là nợ xấu, vàng, doanh nghiệp khó vay vốn, ĐB TP.HCM đưa ra một loạt câu hỏi phản biện những nhận định của Thống đốc với các ĐB trước.
“Vấn đề nợ xấu qua cách nói của Thống đốc dường như không nghiêm trọng, vậy tại sao ta đặt vấn đề nghiêm trọng đến nỗi phải lập công ty mua bán nợ, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị? Đề nghị Thống đốc nói rõ vấn đề nợ xấu có nghiêm trọng không, có ảnh hưởng đến hệ thống và nền kinh tế không?”, ông Lịch hỏi.
ĐB Trần Du Lịch: Sự lạc quan giảm đi sau khi nghe Thống đốc trình bày. Ảnh: Minh Thăng
Chuyên gia kinh tế này nhận thấy trong khi các biện pháp siết tín dụng làm doanh nghiệp điêu đứng, nền kinh tế thiếu vốn, thì như Thống đốc nói, huy động được 400 ngàn tỷ đồng đã mua trái phiếu Chính phủ hết 180 ngàn tỷ đồng, còn lại NHNN điều tiết về để giảm lạm phát.
“Vậy là giảm cầu, thì làm sao giảm lãi suất được? Phải chăng NHNN nói muốn giảm lãi suất, nhưng thực tế điều hành là không muốn?”, ông Lịch thẳng thắn. “Biện pháp của Chính phủ là đúng, nhưng thử hình dung cơ thể con người một ngày cần một lít nước, nhưng ta nói đang thừa, rút chỉ còn 100cc thì nó không co giật sao được?”
ĐB TP.HCM đồng tình cần chống lạm phát, nhưng “như Thống đốc trình bày thì dường như ta đang tiêu diệt chứ không phải bình ổn thị trường vàng”. Ông Lịch cũng thấy “bất công cho Chính phủ khi nói thị trường vàng không hề được quản lý cho đến khi Thống đốc lên”.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhắc lại với ông Trần Du Lịch, người cùng sinh hoạt trong Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, rằng ông chính là người đầu tiên đặt vấn đề nợ xấu và những hệ lụy của nó đối với nền kinh tế trong ngắn hạn và lâu dài.
“Tình hình nợ xấu hiện tại có thể chưa ghê gớm nhưng diễn biến sắp tới mới là nguy hiểm, vì nó đang tiếp tục tăng nhanh nếu không kịp dừng nó lại”, Thống đốc nói.
Xem clip Thống đốc NHNN trả lời ĐB Trần Du Lịch:
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lưu ý “Thống đốc và ĐB không khác gì nhau, đều nhận định tình hình nợ xấu là nghiêm trọng”, vấn đề nằm ở việc các giải pháp Thống đốc đưa ra chưa khiến ĐB yên tâm. Ông Bình nhắc lại những giải pháp mà NHNN đang triển khai như cơ cấu lại nợ, trích lập dự phòng… cùng các giải pháp mà các bộ, ngành khác phải phối hợp.
Việc NHNN hút tiền về, Thống đốc lý giải: Các tổ chức tín dụng hiện nay đang dư tiền, dù không nhiều, nhưng không đầu tư ra được [do siết lại các điều kiện cho vay] trong khi vẫn phải trả lãi tiền gửi cho dân. “Nếu không xử lý thì chỗ dư này sẽ trở thành áp lực đối với các tổ chức tín dụng phải sử dụng tiền, phải đầu tư ra ngoài, thông thường là kinh doanh ngoại tệ”, ông Bình cho rằng việc hút tiền là đúng đắn để giữ mức dư thừa trong thị trường liên ngân hàng ở mức hợp lý.
Đối với thị trường vàng, Thống đốc cho biết Nghị định 24 để ngỏ nhiều khả năng NHNN mua bán, huy động vàng… nhưng trong tình hình trong nước và thế giới hiện nay, giải pháp huy động vàng không phát huy hiệu quả, do vậy NHNN vẫn phải là người vừa kiến tạo, vừa cầm nhịp để ổn định thị trường vàng.
Thống đốc cũng làm rõ: Việc quản lý thị trường vàng trước đây bất cập là đánh giá của cả tập thể Chính phủ chứ không phải của riêng ông. “Tôi không gắn sự chuyển biến của việc quản lý thị trường vàng với thời gian của tôi mà gắn với thời gian ban hành Nghị định 24″, ông Bình nói.
Với tình hình khó khăn của doanh nghiệp do siết tín dụng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói: Các chính sách vĩ mô không thể đáp ứng được mọi nhu cầu. “Người tìm ra lý thuyết ‘bộ ba bất khả thi tăng trưởng – lạm phát – tỉ giá’ được trao giải Nobel, trong khi ta vừa muốn kiềm chế lạm phát vừa muốn tăng trưởng”, Thống đốc nói, “Tôi đã từng nói đùa với Chủ tịch QH ‘thôi thì em chỉ cần nửa giải Nobel nếu được làm được một trong hai’”.
Theo Thống đốc, việc doanh nghiệp khó khăn là cái giá phải trả để kiềm chề lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Với câu hỏi có hay không tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng, trong việc để nợ xấu gia tăng, mà các ĐB liên tục đặt ra, Thống đốc Ngân hàng khẳng định “có”. “Một ngân hàng mà chỉ do một nhóm nhỏ cổ đông quyết định tất cả thì khó tránh”, Thống đốc nói.
Giải pháp theo ông trước hết là rà soát, yêu cầu các ngân hàng tự khắc phục, nếu để thất thoát thì chuyển hình sự xử lý, nếu nghiêm trọng thì tái cơ cấu ngân hàng.
Chung Hoàng
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/96754/thong-doc–chi-can-nua-giai-nobel.html

 Bộ trưởng Y tế: Viện phí thấp chỉ khổ dân (chết vì sặc mất!!!!!!!!!)

– Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói vì mức viện phí hiện nay quá thấp so với giá thực chi, vô hình trung làm khổ người dân. Việc tăng giá dịch vụ, theo bà, không ảnh hưởng đến người nghèo, mà “hoàn toàn ngược lại”.
Đăng đàn nửa cuối phiên chất vấn tại QH chiều 13/11, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ động giải trình toàn bộ vấn đề tăng giá viện phí ngay sau câu hỏi đầu tiên về vấn đề này của ĐB Huỳnh Tuấn Dương (Hải Dương).
Quá lỗi thời
Với căn cứ lương đã tăng 8 lần, trượt giá 3,34 lần, giá thành đầu vào dịch vụ y tế như xăng, dầu, điện, nước đều tăng, theo bà Tiến, giá dịch vụ y tế như hiện nay đã quá “lỗi thời”.
Bà kể trong nhiều cuộc họp với các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, lãnh đạo các đơn vị này kêu trời khi giá dịch vụ y tế không thay đổi, trong khi đòi hỏi về chất lượng dịch vụ, y đức thì ngược lại. Có lãnh đạo bệnh viện công còn than “mỗi lần tăng lương là đầu chúng tôi bạc thêm”.
ĐB Huỳnh Tuấn Dương
Các bệnh viện công thậm chí mô tả như đang “tự ăn vào mình” khi ngân sách nhà nước không đủ đảm bảo, bệnh viện quá tải, nhếch nhác, lương nhân viên thấp, cán bộ chạy làm ngoài… tất cả làm ảnh hưởng chất lượng dịch vụ.
Vị lãnh đạo này cho rằng, nếu thế này thì bệnh viện công không thể tồn tại được.
Dù khó khăn, nhạy cảm, song bà Tiến nói việc tăng giá dịch vụ y tế là cần thiết để tạo nguồn thu, tăng chất lượng. Việc tăng giá dịch vụ, theo bà, không ảnh hưởng đến người nghèo, mà “hoàn toàn ngược lại”.
Theo giải trình của Bộ trưởng Y tế, 447/3000 dịch vụ y tế được điều chỉnh tăng giá mới chỉ tăng dựa trên 3/7 yếu tố đầu vào: thuốc, điện nước xăng dầu, bảo trì, bảo hành máy móc….
“Điều này cũng nhận được sự thống nhất cao của quỹ BHXH, là người cầm quỹ tiền, từ trước đến nay họ không bao giờ muốn chi cái gì hết, nhưng đến thời điểm này họ cũng phải bảo rằng, với giá dịch vụ này thì người dân sẽ không tham gia BHYT. Và ước vọng BHYT toàn dân sẽ còn xa vời nữa” – bà diễn giải.
Ba Kim Tiếǹ lấy ví dụ giá cắt amiđan chỉ 40.000đ, trong khi thực chi ít nhất 350.000, nếu dùng thuốc gây mê thì 700.000. Chênh lệch đó người bệnh lại phải đi mua, mua thuốc, mua gây mê, mua đủ thứ. Cuối cùng người thiệt thòi là người bệnh. Còn nếu tính đủ giá dịch vụ thì người bệnh không phải trả thêm nữa.
Theo bà, phải tính đến bước như các nước là tiến tới bảo hiểm toàn dân, tức là người bệnh vào viện chỉ biết chữa bệnh và bệnh viện chỉ có chăm sóc, còn chuyện thanh toán tiền là giữa cơ quan BHXH và cơ quan thực hiện là bệnh viện.
“Bệnh nhân hiện phải trả thêm đủ thứ, vì giá quá thấp so với giá thực chi. Như vậy vô hình trung chúng ta làm khổ người dân và phiền toái người dân rất nhiều” – Bộ trưởng Y tế phân tích.
Bà Tiến cũng nêu tinh thần như Thông báo 37 của Bộ Chính trị đó là các giá dịch vụ công (trong này có giá dịch vụ y tế) phải tiến tới tính đúng tính đủ, đảm bảo đúng giá thị trường. Nhà nước chỉ lo hỗ trợ người nghèo, dân tộc thiểu số, thuộc diện chính sách. Còn lại là đóng góp của cá nhân, xã hội và Nhà nước.
Giá thuốc bị buông lỏng
ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) chất vấn Bộ trưởng Y tế thực trạng dù có thông tư liên tịch Bộ Tài chính – Y tế hướng dẫn mời thầu, đấu thầu giá thuốc tại bệnh viện công, song nghịch lý là cùng một chủng loại thuốc, cùng một địa phương, nhưng giá thuốc bán ra chênh lệch 20-40%, khiến người bệnh chịu thiệt, cử tri rất bức xúc.
ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) cũng nói, vấn đề giá thuốc bệnh viện qua đấu thầu bán cao hơn giá thị trường, gây thiệt hại cho người bệnh, đe dọa vỡ quỹ bảo hiểm, trong khi lợi ích lại rơi vào công ty dược, tồn tại suốt thời gian qua.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Giá dịch vụ y tế đã quá lỗi thời
Bà Tiến cho hay những phản ánh về giá thuốc chênh lệch giữa các bệnh viện trong một địa phương, giữa các địa phương, giữa giá bệnh viện với thị trường thời gian qua với mức từ 10-15%, có nơi hơn thế là “một thực trạng”.Bộ trưởng cho rằng, giá thuốc bị đẩy lên do có một quá trình lòng vòng, qua tầng nấc trung gian, hãng dược bắt tay thầy thuốc, cán bộ kê đơn thuốc biệt dược, không cần thiết để hưởng chênh hoa hồng.
Bà́ chỉ ra các nguyên nhân, trong đó cơ bản do quản lý của Nhà nước, đặc biệt liên quan quy định về đầu thấu. Theo đó, đã không quy định kết quả đấu thầu phải thấp hơn giá niêm yết, kê khai trước đó của các hãng.
Nguyên nhân sâu xa hơn, đó là Bộ Y tế là đơn vị quản lý chuyên môn, kỹ thuật đối với bệnh viện, cơ sở y tế về khám chữa bệnh, kê đơn thuốc… nhưng lại phải kiêm thêm quản lý giá. Theo bà, điều này không phù hợp.
Về giải pháp, Bộ đã ban hành thông tư quy định giá đấu thầu phải thấp hơn giá kê khai và giá trước đó kê khai. Trong khi đó, thông tư 50 quản lý giá thuốc quy định giá trúng thầu phải thấp hơn giá kê khai.
Tuy nhiên, đó không phải là giải pháp căn cơ tận gốc. Bộ Y tế đã xin phép Chính phủ làm đề án thí điểm quản lý giá tối đa toàn chặng. Bên cạnh đó kiến nghị cơ quan quản lý giá thuốc chuyển cho đơn vị khác, không phải do Bộ Y tê nắm, đồng thời thí điểm lập ủy ban đấu giá quốc gia.
Linh ThưẢnh: Minh Thăng

 Mặt trái của thế giới ảo và vấn đề kiểm soát Internet

Internet ra đời đã tạo nên sự thay đổi lớn trong ngành công nghệ thông tin, tạo sự kết nối chặt chẽ hơn trong xã hội, giữa các nước và giữa các nền văn minh khác nhau. Nó đã hình thành một thế giới ảo mang tính toàn cầu. Không ai phủ nhận tác động tích cực của Internet nhưng những mặt trái của nó đã khiến nhiều nước đưa ra các quy định quản lý chặt chẽ.
Internet bị lợi dụng
Freedom House, một tổ chức giám sát độc lập về tự do Internet trong báo cáo hàng năm đã tự cho mình quyền đưa ra các tiêu chí tự do Internet, từ đó xếp hạng các nước từ cao xuống thấp. Pakistan và Ai Cập được Freedom House xem là hai nước “thụt lùi nhất” về tự do Internet trong năm 2012 so với năm 2011.
Tuy nhiên, có một vấn đề Freedom House không biết hay cố tình không biết, đó là dù Internet có tự do như thế nào đi nữa nhưng nó vẫn phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại. Vì vậy, tùy theo luật pháp từng nước mà việc sử dụng Internet sẽ có những quy định riêng phù hợp.
Tại những nước Hồi giáo, việc báng bổ quốc giáo là trọng tội, vì vậy sẽ không có gì lạ nếu như Iran, Pakistan và Ai Cập tăng cường kiểm duyệt và giám sát các trang web liên quan đến tội trạng này, thậm chí trong trường hợp nặng, người vi phạm có thể nhận án tử hình.
Ngoài ra, trong bối cảnh hậu “Mùa xuân Ảrập”, các nước cảm thấy bất an trước các công cụ truyền thông như mạng Twitter (mạng xã hội mà người dân Ai Cập đã sử dụng để tập hợp biểu tình lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak) nên phải gia tăng kiểm soát.
Iran là một ví dụ. Ngoài tác động của “Mùa xuân Ảrập”, nước này đang bị Mỹ và phương Tây siết chặt vòng vây cấm vận và tăng cường các chiến dịch kích động từ bên trong, Tehran không còn cách nào hơn, cắt giảm sử dụng Internet toàn cầu và thiết lập kiểm soát chặt chẽ mạng nội bộ.
Thái Lan đang tăng cường nỗ lực kiểm duyệt và chi tiêu thêm ngân quỹ khi tội “khi quân” ngày càng tăng trên Internet.
Luật hóa các vấn đề trên mạng
Nằm trong tiến trình luật hóa Internet, Tổng thống Philippines Beniqno Aquino vừa ký ban hành luật kiểm soát các trang web độc hại lẽ ra bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3-10-2012. Thế nhưng, do sự phản đối từ những người sử dụng Internet, tòa án tối cao nước này đã phải ra phán quyết ngừng thi hành luật đến ngày 15-1-2013 và sẽ tổ chức các phiên điều trần giữa chính phủ và những người chống đối.
Bộ trưởng Tư pháp Philippines Leila de Lima cho biết chính phủ sẽ thực hiện theo lệnh của tòa án nhưng khẳng định Chính phủ Philippines sẽ tiếp tục cuộc vận động “cho một không gian mạng an toàn và ngăn chặn tội phạm có tổ chức”. Ngoài các tội danh mang tính chất hình sự, tội vu khống hoặc phỉ báng đang khiến nhiều người sử dụng Internet ở Philippines và nhiều nước tỏ ra khá lúng túng khi xử lý. Trong luật mới của Philippines có các bản án tù khá nặng nề với tội phỉ báng trực tuyến.
Tương tự, dự luật cũng gây tranh cãi vì điều này đồng nghĩa với việc chính phủ phải theo dõi các hoạt động trực tuyến, chẳng hạn như các cuộc hội thoại video và tin nhắn nhanh, mà không có lệnh của tòa án. Một nhóm các blogger Philippines đang tự gọi mình là Liên minh Tự do Internet Philippines, kêu gọi quốc hội thay thế luật của chính phủ bằng một luật khác trong đó đề cao tự do ngôn luận.
Trong khi đó, một nhóm mang tên “Tăng cường trách nhiệm xã hội trên Internet” lại đang vận động tòa án và Quốc hội Philippines giữ nguyên luật nói trên. Alex Deita, người phát ngôn nhóm này phát biểu với báo chí Philippines rằng: “Nhiều tội phạm mạng đang được hưởng sự tự do, thoát khỏi trách nhiệm pháp lý và trừng phạt vì không có pháp luật dành cho hành vi phạm trọng tội của họ”.
Năm 2000, New Delhi ban hành luật công nghệ thông tin và sửa đổi vào năm 2008 để phù hợp với các vấn đề hiện tại trong không gian mạng. Tội phạm tin học, chẳng hạn như khiêu dâm trẻ em, hành vi trộm cắp danh tính, gian lận Internet và phá hoại tài sản hoặc dữ liệu bất hợp pháp ở Ấn Độ, thủ phạm phải đối mặt với cả hai hình phạt dân sự và hình sự khi họ bị bắt.
Ví dụ, một người cố tình gửi virus trực tuyến sẽ bị kết án là tội phạm mạng, một người chuyển tiếp email mà không nhận ra nó có chứa virus hoặc lây lan virus khi tài khoản của mình bị hack là không có tội. Ấn Độ có luật lệ riêng biệt về tội phạm mạng, nhưng người vi phạm bị truy tố theo luật hình sự Ấn Độ, IPC, thay vì Luật Công nghệ Internet năm 2000.
Tại Nga, Hội đồng Liên bang - Thượng viện Quốc hội Nga hồi tháng 7 đã thông qua đạo luật mới về vu khống. Trước đây xem đó là vi phạm hành chính, còn bây giờ được đưa trở lại Bộ luật Hình sự. Đạo luật mới đã thu hút cuộc tranh luận không chỉ trong giới nghị sĩ của lưỡng viện quốc hội, mà cả các chuyên viên và cộng đồng blogger.
Theo đạo luật này, việc “truyền bá những thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và nhân phẩm hoặc làm tổn hại danh tiếng của người khác” là một tội hình sự và bị trừng phạt bằng tiền lên đến 5 triệu rúp (tương đương 150.000 USD)

Tại Hoa Kỳ, thời hạn giam tội nhân vu khống có thể lên đến 10 năm. Ở Pháp, tội nhân vu khống chỉ bị tù 5 năm, nhưng thường là cùng với án tù giam, đối tượng còn bị cấm không được tham gia vào một số loại hình hoạt động nghề nghiệp nhất định.
Còn ở Đức cũng quy định thời gian tù tối đa 5 năm cho những kẻ vu khống chính quyền đương nhiệm và bằng hành động đe dọa giá trị toàn vẹn của nhà nước. Có quốc gia, chẳng hạn như Nhật Bản, quy định hình phạt với cả tội vu khống những người chết, chứ không chỉ riêng vu khống người đang sống.

Khánh Minh tổng hợp
(SGGP) 

Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” Để thanh niên không lạc lối trên mạng

QĐND – Chủ Nhật, 11/11/2012, 20:47 (GMT+7)
QĐND – Sự kiện sinh viên Nguyễn Phương Uyên và thanh niên Đinh Nguyên Kha, chỉ vì nghe những lời hứa hão trên mạng của tên Nguyễn Thiện Thành mà đã tình nguyện gia nhập cái gọi là tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” rồi lạc lối đi vào mê cung phạm pháp, tham gia rải truyền đơn, chế tạo thuốc nổ hòng chống phá Nhà nước Việt Nam XHCN, khiến nhiều người cảm thấy đau lòng. Vấn đề đặt ra là tại sao những thanh niên, trí thức trẻ lại dễ dàng bị dụ dỗ, lôi kéo vào những trang mạng điện tử xấu độc để rồi nhanh chóng trở thành kẻ lầm đường đến vậy?
 
Nguyễn Phương Uyên (bên phải) và Đinh Nguyên Kha thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật sau khi bị bắt giữ. Nguồn: nld.com.vn
Trả lời cho câu hỏi này không dễ, dù vấn đề này đặt ra ngay từ khi internet được phát triển ở Việt Nam. Một cuộc điều tra mới đây của nhóm các nhà khoa học thuộc Tạp chí Cộng sản cho thấy: Sinh viên, trí thức trẻ chính là lực lượng sử dụng internet đông đảo, thường xuyên nhất với khoảng 82,5% vào mạng hằng ngày. Các thế lực thiếu thiện chí hay thù địch với Việt Nam nhận thức rất rõ vấn đề này và ngay lập tức, họ tập trung lôi kéo thanh niên, sinh viên, trí thức trẻ vào “ma trận” mới. Nhiều đài phát thanh, truyền hình tiếng Việt ở hải ngoại mà RFA là một ví dụ, thậm chí còn dừng hẳn chương trình phát thanh để tập trung nguồn lực phát triển báo mạng mà đối tượng bạn đọc được họ “ưu tiên” hàng đầu chính là thanh niên.
Đặc điểm tâm lý khao khát cái mới cũng là nguyên nhân để tuổi trẻ tự nguyện trở thành “tín đồ” của cộng đồng mạng. Có thể tìm thấy ở đây lời giải thích cho sự dễ dãi, cả tin mà Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha cũng như một số bạn trẻ khác đã vấp phải. Tuổi trẻ bao giờ cũng mơ ước cái mới, họ không bao giờ bằng lòng với cái hiện có, với những gì họ cho là lạc hậu, cổ hủ. Đây là một đặc tính tốt, bởi nếu giới trẻ chỉ biết bằng lòng với những gì lớp cha anh đã bày sẵn thì chắc chắn không bao giờ có cách mạng hay tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, không phải mọi cái mới đều là cái hay, cái tốt và đó chính là cạm bẫy đối với giới trẻ khi trên cộng đồng mạng đầy rẫy những trang “web đen, blog độc” nhưng được ngụy trang kín đáo như là hiện thân của cái mới. Làm thế nào để thanh niên có đủ bản lĩnh nhận ra đâu là cái mới thật sự để không bị đầu độc bởi những thông tin “nhân danh cái mới”? Chỉ có thể bằng cách sử dụng những trang mạng điện tử chính thống, có uy tín, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, đúng sự thật về các sự việc trong nước và quốc tế cho thanh niên. Mọi thông tin cắt xén, chắp vá, tùy tiện sẽ không thu hút được thanh niên và sẽ càng làm cho họ đánh mất sự tin cậy vào tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể. Có người cho rằng, các trang báo mạng chính thống không thu hút được thanh niên do giao diện trình bày và thông tin phụ trợ không bắt mắt, hấp dẫn (không sốc, không sex, không xì-căng-đan…) nhưng đó không phải là vấn đề chính. Điều thanh niên cần nhất trên mạng vẫn là nội dung thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ, phong phú. Sau mỗi sự kiện được dư luận chú ý, rất cần có các hình thức diễn đàn, tranh luận trên mạng để giúp thanh niên tìm ra chân lý. Thanh niên không thích áp đặt, không thích những bài thuyết giảng, những bài chính luận dài dòng, thiếu thuyết phục, nhưng với những cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng, được tổ chức dân chủ, bình đẳng thì họ sẽ hào hứng tham gia. Bằng con đường này, các trang báo mạng sẽ khuyến khích tuổi trẻ nhận đúng cái mới, có sức đề kháng trước những trang web đen, những thông tin “nhân danh cái mới” xuất hiện đầy rẫy trên mạng mà không “tường lửa” nào có thể ngăn chặn được hết.
Trở lại câu chuyện của Phương Uyên, một sinh viên làm cán bộ đoàn đã bị một tên tội phạm lừa dụ đi vào con đường tội lỗi chỉ vì những lời hứa tài trợ học bổng, mua laptop… Câu chuyện này phản ánh một “con đường” khá phổ biến đối với những thanh niên “lạc lối trên mạng” đã bị kẻ xấu “đánh trúng huyệt” - đó chính là “việc làm và thu nhập”. Ước mơ đầu tiên của thanh niên là có việc làm, của sinh viên là có khoản thu nhập cá nhân để tự trang trải cho cuộc sống của mình. Nhìn thẳng vào sự thật của đất nước ta thì để thực hiện ước mơ trên, đối với mọi thanh niên đều rất khó khăn. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ngày một cao, kể cả khu vực đô thị lẫn các vùng nông thôn; những tiêu cực trong vấn đề giải quyết việc làm khiến không ít thanh niên giỏi tỏ thái độ bất mãn vì không tìm được việc làm phù hợp với khả năng, trình độ của mình. Những khó khăn, bức xúc trong cuộc sống thường nhật đã đẩy một bộ phận bạn trẻ thiếu bản lĩnh lún sâu vào những mảng tối cuộc sống và trong đó, có những người như Phương Uyên đã “lựa chọn” con đường thiếu sáng suốt. Sự việc này cho thấy, ngay cả với những thanh niên có trình độ hiểu biết nhất định thì nhận thức và ý thức bảo vệ Tổ quốc của họ cũng chưa đầy đủ, vẫn chỉ ở mức trực quan. Họ chỉ bảo vệ những gì mà họ cho rằng mang lại “lợi ích” cho chính mình. Nếu sự bức xúc về thu nhập, việc làm trong thanh niên không được giải quyết thì những thế lực thù địch, phản động càng có cơ hội ve vãn, mua chuộc thanh niên, từ bị “diễn biến” sẽ có bộ phận thanh niên chuyển hóa sang “tự diễn biến”. Vì vậy, để giải quyết tình trạng thanh niên lạc lối trên môi trường ảo, rất cần những giải pháp chăm lo đời sống thanh niên của Đảng, Nhà nước ta.
Một vấn đề tưởng như không liên quan trực tiếp nhưng thực chất lại có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, định hướng cho thanh niên trong môi trường ảo, đó là cuộc chiến chống tiêu cực, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi của toàn xã hội. Vì sao thanh niên chủ động tìm đến những trang “web đen, blog độc” ? Vì những trang web này đã khéo léo tìm cách tập hợp, lôi kéo thanh niên bằng các khẩu hiệu chống tham nhũng, chống tiêu cực, bản thân thanh niên, sinh viên tìm thấy ở đó chút đồng điệu của “âm thanh phản kháng”. Khi thanh niên không thể lý giải nổi các hiện tượng tiêu cực, bất công trong xã hội; khi một bộ phận cán bộ, đảng viên có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, có những hành vi tham nhũng, tiêu cực; khi chính một số ít thầy cô giáo cũng tham gia vào con đường “chạy điểm, chạy bằng cấp”… thì đó là con đường dẫn thanh niên từ chỗ suy giảm niềm tin tìm đến với sự phản kháng. Chúng ta nhớ lại sự kiện “mùa xuân Ả-rập” đầu năm 2011, từ chuyện một thanh niên bán trái cây dạo tự thiêu để phản đối cảnh sát, thông qua các trang mạng xã hội đã thổi bùng thành “lò lửa” phản kháng bởi những uất ức, bất công (mà đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là thanh niên) đã tồn tại, âm ỉ từ trước. Khẳng định vấn đề này để thấy rằng, nếu chúng ta thực sự đưa những vấn đề đã được quyết nghị tại Hội nghị Trung ương 4, 5 và 6 (khóa XI) vào cuộc sống, thì chính là giải pháp tối ưu nhất để giúp thanh niên tin tưởng vững chắc vào con đường đúng đắn của cách mạng Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự điều hành của chính phủ,  không lầm đường, lạc lối trên môi trường ảo hiện nay.
Điểm cuối cùng, không thể không nhắc đến là vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội thanh niên, Hội sinh viên Việt Nam. Phương Uyên bị bắt khi vẫn đang là một cán bộ đoàn. Điều này cho thấy sự lỏng lẻo đến kinh ngạc trong công tác quản lý cán bộ, đoàn viên của tổ chức đoàn. Không thể phủ nhận, thời gian qua, tổ chức đoàn cũng làm được không ít việc nhưng tình trạng buông lỏng quản lý đoàn viên, thanh niên của tổ chức này đã đến mức báo động. Ở một số nơi, tổ chức đoàn đã và đang bị biến thành “bệ phóng” cho các “cậu ấm, cô chiêu” tiến lên những vị trí quyền lực. Bởi theo cơ cấu, rất dễ để một thanh niên trẻ tuổi ”đủ điều kiện” tham gia cấp ủy khi đảm nhiệm vai trò “thủ lĩnh thanh niên”. Tình trạng phô trương, hình thức, thiếu thiết thực của công tác đoàn đang đem lại hệ lụy kép: Thứ nhất, thanh niên ngày càng tỏ ra thiếu quan tâm, thờ ơ với tổ chức đoàn. Họ “đánh trống, ghi tên” vào đoàn vì đây là một phần tất yếu trong đời sống chính trị, mà không xuất phát từ lý tưởng, từ sự giác ngộ chính trị thực sự. Thứ hai, làm xuất hiện ngày càng nhiều “quan thanh niên”,  bước ra từ cổng trường đại học tiến thẳng vào các cơ quan lãnh đạo của tổ chức đoàn, mà không thực sự đi lên từ phong trào quần chúng. Xây dựng đoàn là xây dựng Đảng trước một bước và chúng ta có thể hình dung hậu quả khôn lường thế nào khi mà việc “xây dựng Đảng trước một bước” đang ở trong tình trạng như thế.
Trong xã hội ta, tổ chức đoàn có sứ mệnh là “người bạn đồng hành” của thanh niên. Khi “người bạn” này ngoảnh mặt, làm ngơ trước những vấn đề của thanh niên thì việc một số bạn trẻ lạc bước vào mê cung tội lỗi trên cộng đồng mạng cũng là điều có thể lý giải. Vụ việc xảy ra với sinh viên Nguyễn Phương Uyên giúp chúng ta nhìn lại một cách nghiêm túc những mặt thiếu sót, khuyết điểm, bất cập trong công tác giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh niên, sinh viên để sớm tìm ra những biện pháp khắc phục.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quyên
 

Ahmadinejad ve vãn đồng minh cộng sản tại Việt Nam

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Theo AFP
HÀ NỘI – Mahmoud Ahmadinejad đã đến Việt Nam trong chuyến thăm đầu tiên trên cương vị Tổng thống Cộng hòa Hội giáo Iran trong 17 năm qua nhằm tăng cường quan hệ với các đồng minh bên ngoài các nước phương Tây.

Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad (trái) cùng Chủ tịch Trương Tấn Sang (phải) trong chuyến thăm Việt Nam ngày 9 tháng 11, 2012.
Ahmadinejad ghé thăm Hà Nội hai ngày trên đường trở lại Iran từ Diễn đàn Dân chủ ở Bali. Ông đã thảo luận với Chủ tịch Trương Tấn Sang về các liên kết kinh tế cũng như các lĩnh vực tiềm năng mà hai nước có thể hợp tác.
Phát biểu với các phóng viên, Tổng thống Ahmadinejad ca ngợi mối quan hệ giữa hai nước là “rất thân thiện” và cho biết sẽ tăng cường quan hệ song phương trong thời gian tới.
“Chúng tôi quyết tâm mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm kinh tế, nông nghiệp, khoa học, công nghiệp và công nghệ, văn hóa, du lịch, thể thao”, ông nói thông qua một thông dịch viên.
Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của Iran đến các quốc gia cộng sản kể từ năm 1995. Các nước này thường được xem là những nước ủng hộ quyền sử dụng năng lượng hạt nhân ôn hòa của Tehran.
Ông Sang cho biết hợp tác giữa hai nước sẽ được “tăng tốc” trong thời gian tới. Ahmadinejad cũng sẽ gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để đàm phán về thương mại và đầu tư.
Hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973 – và trước đây đã ký một loạt các thỏa thuận hợp tác về dầu khí và các dự án cơ sở hạ tầng.
Iran hiện đang phải vật lộn bởi các biện pháp trừng phạt cứng rắn của phương Tây đối với các hoạt động hạt nhân gây nhiều tranh cãi. Tình trạng thiếu ngoại tệ gây sụt giảm giá trị tiền rial tại nước này hồi tháng trước.
Các cường quốc phương Tây nghi ngờ Tehran đang sử dụng chương trình để phát triển khả năng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Iran đã phủ nhận và nói rằng các hoạt động hạt nhân của họ là hoàn toàn vị mục tiêu hòa bình.
Một nhà ngoại giao tại Hà Nội cho biết chuyến thăm của Tổng thống Ahmadinejad là để nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ ngoại giao cũng như kinh tế từ quốc gia thân thiện này. Tuy nhiên,  Việt Nam cũng đang “thiếu hụt” nên không phải ở vị thế tốt đẹp để giúp đỡ giữa lúc nền kinh tế tại đây đang gặp nhiều khó khăn.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

Cách mạng tháng Mười và bài học Đảng phải “hiểu được đúng ý nguyện của nhân dân”



QĐND - Thứ Tư, 07/11/2012, 19:18 (GMT+7)
QĐND Online – Cách đây 95 năm, ngày 7-11-1917, khát vọng được giải phóng, được làm chủ xã hội, làm chủ cuộc sống của quần chúng nhân dân lao động Nga đã được ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lê-nin soi rọi, thức tỉnh, làm nên cuộc cách mạng vĩ đại “rung chuyển thế giới”, mở ra một thời đại mới, thời đại nhân dân lao động làm chủ, đứng ra tổ chức xây dựng và cai quản chế độ xã hội mới, chế độ không còn người bóc lột người. Cuộc cách mạng vô sản vĩ đại này đã tỏ rõ vai trò tiên phong và khả năng tổ chức, lãnh đạo quần chúng nhân dân của Đảng Cộng sản trong đấu tranh giành chính quyền, lật đổ chế độ xã hội cũ, đưa nhân dân lao động lên làm chủ, xây dựng chế độ xã hội mới, thay đổi căn bản địa vị của họ trong xã hội; đồng thời cho thấy rõ vai trò động lực và sức sáng tạo to lớn của quần chúng nhân dân lao động trong tiến trình cách mạng. 
 
V.I.Lê-nin, lãnh tụ Cách mạng tháng Mười vĩ đại. Ảnh: Tư liệu
Sau Cách mạng Tháng Mười, V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã tập trung công sức đặc biệt cho vấn đề củng cố chính quyền xô viết, xây dựng chế độ xã hội mới, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho quần chúng nhân dân. Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất được ban hành ngay sau cách mạng thành công đã đáp ứng được  “ý nguyện” của quần chúng nhân dân lao động Nga về một cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc. Nếu như khát vọng được giải phóng, được làm chủ xã hội đã tạo nên động lực to lớn, làm bùng lên những hành động cách mạng “long trời lở đất”, “phá tan cảnh đọa đày của nước Nga tư sản”[1], thì “ý nguyện” của quần chúng nhân dân về cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc là sự nối tiếp khát vọng làm chủ ấy trong điều kiện mới, tạo động lực mới cho công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội mới. V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã “hiểu đúng ý nguyện” của quần chúng nhân dân lao động Nga và làm bùng lên “ý nguyện” đó thành sức mạnh vật chất, thành những hành động cách mạng của chính quần chúng nhân để họ thực hiện “ý nguyện” và khát vọng của mình. Bản chất cách mạng, tính nhân dân và giá trị thực sự của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga chính là ở chỗ đó.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên xô theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa cao đẹp của Cách mạng Tháng Mười Nga đã đạt được những thành tựu rực rỡ trên mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, quốc phòng, an ninh. Điều đó càng cho thấy khả năng sáng tạo to lớn của quần chúng nhân dân khi họ được giải phóng, được làm chủ xã hội. Mục tiêu giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, đem lại cuộc đời làm chủ và hạnh phúc thực sự cho quần chúng nhân dân mà chủ nghĩa Mác – Lê-nin vạch ra đã được Cách mạng Tháng Mười Nga và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội khẳng định và chứng minh.
Để đáp ứng yêu cầu của một đảng cầm quyền, một đảng thực sự toàn tâm toàn lực chăm lo cuộc sống của nhân dân, V.I.Lê-nin đã dành nhiều công sức tập trung xây dựng Đảng Bôn-sê-vích Nga thật sự là Đảng “trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại”[2]. Theo V.I.Lê-nin, Đảng phải biết lãnh đạo, biết tập hợp và phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ chế độ xã hội mới. Điều đó đòi hỏi Đảng phải được xây dựng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải khắc phục triệt để những căn bệnh, những nguy cơ làm suy yếu Đảng. Đảng phải thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, thực hiện tự phê bình và phê bình, kỷ luật tự giác, nghiêm minh, thực hiện đoàn kết thống nhất trong Đảng…- những nguyên tắc căn bản trong xây dựng và hoạt động của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. V.I.Lê-nin đòi hỏi Đảng phải “hiểu được đúng ý nguyện của nhân dân”; Người khẳng định: “chỉ khi nào hiểu được đúng ý nguyện của nhân dân, thì chúng ta mới quản lý nhà nước được”[3]. Trong chỉ đạo thực tiễn, V.I.Lê-nin vạch rõ ba kẻ thù chủ yếu và là nguy cơ làm suy yếu Đảng trong điều kiện mới, điều kiện Đảng cầm quyền là tính kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa, nạn mũ chữ và nạn hối lộ, tham nhũng, đó là “cái ung nhọt” cần phải loại trừ. Với thái độ “không khoan nhượng” trong đấu tranh loại bỏ các “ung nhọt”, Người yêu cầu phải kiên quyết “đuổi ra khỏi đảng” những “người đã len lỏi vào đảng”[4]; “cần phải đuổi ra khỏi đảng những kẻ gian giảo, những đảng viên cộng sản đã quan liêu hóa, không trung thực, nhu nhược”[5].
Lịch sử cách mạng Việt Nam hơn tám thập kỷ qua cho thấy những thắng lợi vĩ đại và huy hoàng của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng luôn “hiểu đúng ý nguyện của quần chúng nhân dân”, một lòng, một dạ phấn đấu hi sinh thực hiện “ý nguyện” ấy; đồng thời khẳng định mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng và nhân dân trong chỉnh thể thống nhất. Quá trình cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định sức mạnh “rời non, lấp biển” của sự thống nhất giữa “ý Đảng – lòng dân”; chứng minh sức mạnh của sự thống nhất giữa lý tưởng của Đảng với khát vọng “không có gì quý hơn độc lập tự do” của nhân dân Việt Nam; sức mạnh của sự thống nhất giữa ý Đảng và lòng dân trong mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Thực tiễn Cách mạng Tháng Mười và cách mạng Việt Nam đã khẳng định: lý do ra đời, tồn tại và mục tiêu hoạt động của Đảng là vì nhân dân, vì độc lập tự do và hạnh phúc của nhân dân; nguồn sức mạnh bất tận và vô địch của Đảng là từ nhân dân, ở trong nhân dân; và Đảng là của dân, vì dân, dân một lòng một dạ theo Đảng; Đảng quan tâm chăm lo đến dân, dân sống chết chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử; toàn bộ hoạt động của Đảng là xuất phát từ lợi ích và “ý nguyện” chính đáng của nhân dân.
Bài học của Cách mạng Tháng Mười và thực tiễn cách mạng Việt Nam chỉ ra rằng, “Đảng có vững cách mệnh mới thành công”[6]. “ý nguyện” của nhân dân Việt Nam lúc này là mong muốn Đảng ta thật sự khỏe mạnh, thật sự “vững”, như thế mới có thể lãnh đạo được toàn thể dân tộc hoàn thành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong tình hình hiện nay, Đảng ta đã xác định trúng vấn đề khi khẳng định nhiệm vụ “then chốt” là xây dựng Đảng và mũi “đột phá” của nhiệm vụ “then chốt” ấy là khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và tệ tham nhũng. Tính nguy hiểm của tình trạng này là rất nghiêm trọng, nó đe dọa đến chính sự tồn vong của Đảng và chế độ như Đảng ta đã nhấn mạnh. Sự rung chuyển và tầm ảnh hưởng của vấn đề “đột phá” này là rất lớn. Sức sống, sức đề kháng của cơ thể Đảng, cơ thể chế độ và đất nước phụ thuộc rất quyết định vào việc chúng ta giải quyết vấn đề “đột phá” này như thế nào.
Khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ bị rạn nứt, chia rẽ, suy yếu, lòng dân sẽ bị ly tán…, sự tồn vong của chế độ và của Đảng sẽ bị đe dọa, nếu tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, cấp cao không được ngăn chặn, khắc phục hiệu quả mà vẫn gia tăng. Đây là vấn đề rất khó, nhưng khó mấy chúng ta cũng phải làm và phải làm thật tốt. Quyết tâm chính trị này đã được Đảng ta nhấn mạnh tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, được triển khai thực hiện mạnh mẽ, nghiêm túc tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XI, cần phải được tiếp tục thực hiện hiệu quả trong thực tiễn xây dựng Đảng.
Sự nghiệp xây dựng Đảng trước hết là sự nghiệp của bản thân Đảng. Đảng ta chỉ có thể đủ sức lãnh đạo, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh khi Đảng ta và toàn thể cán bộ, đảng viên của Đảng thực sự “không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”[7]; khi Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên của Đảng luôn “hiểu đúng” và đáp ứng “ý nguyện” của nhân dân. Vì thế, yêu cầu rất cao đối với mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng, đặc biệt là cán bộ cấp cao trong lúc này là phải nêu cao tính tiền phong gương mẫu, phải “phải chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi chúng ta là chủ nghĩa cá nhân”[8] như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng răn dạy.
Bài học của Cách mạng Tháng Mười cũng chỉ ra rằng, sức mạnh của quần chúng nhân dân là hết sức to lớn, tai mắt của quần chúng nhân dân là hết sức khách quan, tinh tường. Sự nghiệp xây dựng Đảng không phải là sự nghiệp của riêng Đảng, mà đó là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hơn lúc nào hết, trong tình hình hiện nay Đảng cần phát huy vai trò và tinh thần làm chủ của quần chúng nhân dân và các tổ chức quần chúng trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; trong giám sát các hoạt động của cán bộ, đảng viên; trong đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; trong xây dựng Đảng. Đó là biểu hiện sinh động việc Đảng đưa quần chúng nhân dân vào công cuộc xây dựng Đảng, thực hiện “ý nguyện” và mong ước của chính quần chúng nhân dân về Đảng mến yêu của mình phải thực sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức đưa đất nước tiến lên trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
PGS, TS NGUYỄN MẠNH HƯỞNG
[1] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2002, tập 8, tr. 558, 559.
[2] V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, M. 1976, tập 34, tr. 122.
[3] V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, M. 1978, tập 45, tr. 134.
[4] V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, M. 1978, tập 44, tr. 24.
[5] V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, M. 1978, tập 44, tr. 154.
[6]  Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 2, tr 268
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 66.
[8] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 11, tr. 373.

Danlambao 13/11/2012

Ba ngàn con cá…
Zũ Kách Mệnh (Danlambao) - Theo ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ TNMT (dưới thời bộ trưởng Mai Ái Trực), nhiều năm qua có hơn 3.000 quyết định thu hồi đất (trong đó có Văn Giang) do thủ tướng ký không đúng quy định của pháp luật. Ông Võ ví von 3.000 quyết định ấy đến nay như 3.000 con cá nằm trên thớt. Vậy có thơ rằng:

Miến Điện dân chủ, Việt Nam khốn khó

Ngọc Ẩn (Danlambao) - Những kẻ cai trị độc tài ở Miến Điện cuối cùng đã suy nghĩ lại và trả lại tự do dân chủ cho người dân và đất nước họ. Để tỏ lòng chân thật tiến đến dân chủ, chính phủ Miến Điện đã thả tù chính trị và có tự do báo chí và tự do bầu cử.

Bác cháu ta lên mạng

Cu Tèo đó hả,
Nhận được i-meo Tèo, bác mừng cách chi. Lâu nay các đồng chí CAM bố ráp dữ quá nên bác leo lên mạng không được. Nói đúng ra là khi được khi không. Được đó rồi mất đó ngay tức thì; chập cha chập chờn như bóng ma trơi Trường Sơn mỗi dịp lễ lớn. Bựa ni, may răng mà mở được thùng thơ. Có lẽ nhờ thằng Ba Ếch lo dồn hết lực lượng CA, cam quýt chanh bưởi gì cũng xuống đường đi bố ráp hiện trường tứ phương tám hướng.

GS. Đặng Hùng Võ: ‘Còn nhiều điều chưa thể nói khi gặp dân Văn Giang’

Hồng Chính Quang (GDVN) – “Khi người dân bắt phải theo luật một cách cứng nhắc trên giấy tờ thì tôi phải thừa nhận là sai. Tôi không thể nói là đúng theo lôgíc hình thức. Chúng ta hãy trở lại cốt lõi của hệ thống pháp luật, xây dựng pháp luật để làm gì nếu không phải là mục tiêu của sự phát triển đất nước” - GS. Đặng Hùng Võ.

Những nỗi niềm xuất khẩu

Minh Văn (Danlambao) - Còn nhớ hồi tôi làm việc tại một trung tâm đào tạo lao động, nơi đây chủ yếu tập trung những người công nhân chuẩn bị đi lao động nước ngoài. Họ học thêm ngoại ngữ, tiếng của đất nước mà mình sẽ đến để làm việc. Một số khác học nghề để đợi đến ngày được đi xuất khẩu, mà họ thường gọi là “ngày bay”. Đó là cái đích cuối cùng nhưng là khởi điểm cho một hành trình lao động nặng nhọc và nhiều trắc ẩn nơi xứ người. Tuy gian khổ là vậy, nhưng đối với những người lao động xuất khẩu Việt Nam, thì đó là cái ngày tự do của cuộc đời họ, ngày thoát khỏi sự đói khổ và lừa dối nơi quê nhà. Họ chấp nhận bị bóc lột để được thoát khỏi sự bóc lột.
Biếm họa Kuốc Kuốc (Danlambao)

Nợ khó đòi

Cánh CòTrong hai nhiệm kỳ thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng mang rất nhiều món nợ đối với chúng tôi. Ông biết rõ những món nợ mà ông thiếu nhưng khả năng trả nợ của ông là con số không vì vậy ông là con nợ khó đòi lớn nhất Việt Nam hiện nay… Tất cả những món nợ này của các ông đối với chúng tôi đều phải trả sòng phẳng. Các ông có thể quỵt bây giờ nhưng tương lai con cháu của các ông sẽ không thể chạy trốn. Đồng tiền, đất đai xương máu cộng với tài nguyên cha ông của chúng tôi bị các ông thâm lạm sẽ phải trả trước vành móng ngựa của lịch sử…

Khó đòi là vì… thằng ăn trộm mang tên “nguyên tắc”: Thất thoát hơn 10 nghìn tỷ ‘không đến mức kỷ luật’

“Số tiền hơn 10 nghìn tỷ đồng là do có những vấn đề về nguyên tắc chứ không phải tiền thất thoát. Số tiền này không phải đã mất đi mà là do vi phạm nguyên tắc… Qua kiểm tra, đánh giá vi phạm thì thấy không đến mức phải xử lý kỷ luật… Về câu hỏi của ĐB Lê Như Tiến, chúng tôi đã có thông tin nhưng để ở nhà, vậy xin mời đại biểu sang Bộ, chúng tôi sẽ báo cáo” -  Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng.

Nợ xấu và nợ máu

Lê Phục Văn (Danlambao) - Nếu theo dõi kỹ các lời tranh cãi trong phiên họp quốc hội Việt Nam mấy tuần vừa qua thì bất cứ ai, dù không có máu khôi hài trong người, cũng phải bật cười về trình độ quan trí của giới lãnh đạo cộng sản hiện nay. Điển hình là các phát ngôn về vấn đề “nợ xấu”.

Nghị quyết của vượn!

Nguyên Thạch (Danlambao)
Ta về đây giữa lòng phố thị
vẫn chưa quên một thuở ở rừng
ta quen sống cuộc đời hoang dã
quên được sao?
Vì đã khắc trên lưng.

Anh nằm xuống bên kia chiến lũy

Huỳnh Tâm (Danlambao) - …Tên tướng Trương Hải Đường (Zhang hai Tang – 张海棠) đã từng chôn sống trên 250 bộ đội Việt Nam vào ngày 20/02/1979, tại chiến lũy vòng 2, cách bộ chỉ huy sư đoàn 32, khoản 2km. Trương Hải Đường (Zhang Hai Tang – 张海棠) cũng là một nhà nghiên cứu thực địa của Quân đoàn 11, y đánh giá biên giới Việt Nam là một kho tàng vô tận nằm dưới lớp đá vôi. Tôi có đôi lời xã giao, khi nào đi ngang qua đây sẽ phỏng vấn ông ta. Thực ra tôi muốn tìm hiểu động lực nào để ông ta lấy quyết định và xác nhận chôn sống khi ấy tù binh Việt Nam không còn khả năng chiến đấu!…

Xin đừng xúc phạm đến loài chó

Mạc Văn Trang – Nguyentuongthuy

Gần đây một số bạn viết gọi bọn quan tham ức hiếp dân, cướp đất của dân là “bọn chó”; có bạn gọi công an đánh dân là “chó”!… Tôi thấy cách ví von như vậy không ổn, xúc phạm đến danh dự của chó. Chúng ta đều biết chó không xấu như thế. Dân gian tổng kết: “Chó không chê chủ nghèo”; chó tận trung với chủ, hết lòng với với chủ, bảo vệ chủ đến cùng, vui khi chủ vui, buồn khi chủ buồn, cùng chung hoạn nạn với chủ… Anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng bị công an bắt giam, nhà cửa, đầm ao, vườn bị cưỡng chế, đập phá tan tành, vơ vét sạch sanh, vợ con tán loạn… Con chó con bị bắt, con chó mẹ bị đánh què, cố chạy trốn, chịu đói rét… nhưng vẫn bám trụ trên mảnh đất của chủ. Mấy ngày sau vợ anh Vươn trở lại ngôi nhà đổ nát, con chó đã bất ngờ từ trong bụi nhảy ra. Chủ và chó ôm chầm lấy nhau. Chó thì ngoáy đuôi rối rít, chủ thì tràn nước mắt.
Từ thời thơ ấu, kỷ niệm về một con chó vẫn in đậm trong ký ức tôi. Đó là con chó lông vàng, bình thường như mọi con chó khác. Nó chỉ đặc biệt là ngày ngày dắt ông lão mù đi ăn xin. Ông lão nắm sợi dây buộc ở cổ con chó và nó dẫn ông đi. Ông lão đeo bị, chống gậy dò dẫm từng bước thận trọng trên đường làng; con chó cũng nhẫn nại đi từng bước, nép vào mé đường. Đến mỗi cổng nhà, nó dừng lại, nằm phục xuống. Mặc cho lũ chó của chủ nhà hung hăng, sủa ầm ĩ, nó vẫn nhẫn nhục nằm im. Khi chủ nhà đã bố thí cho chủ nó, hoặc đợi hồi lâu không thấy chủ ra, ông lão bảo: “Đi thôi con”, nó mới đi tiếp. Nó nhiều lần dắt ông lão đến cổng nhà tôi. Lần nào mẹ tôi cũng bảo tôi đem cái gì đó cho ông lão: lần thì lưng bát gạo, lần thì mấy xu, có lần cho ông bát cơm nguội. Ông cám ơn và đổ cơm sang bát của ông rồi bốc ăn. Con chó cứ nhìn ông ăn và thè lưỡi liếm cái mõm đen của nó. Ông lão bốc ăn vài miếng, chỗ còn lại, ông để bát xuống cho con chó ăn. Nó ăn hùng hục, chắc đang đói lắm.
Hình ảnh con chó và ông lão  ăn xin cứ theo tôi suốt cuộc đời. Đi đâu, đến đâu tôi cũng hay để ý những chuyện về chó. Ở nước ngoài có nhiều chuyện rất cảm động về chó, tôi có ghi chép, dịp nào tiện xin kể. Nhưng có chuyện này phải nói ngay, đó là bức tượng đồng một con chó ở một công viên thành phố nọ (quên mất tên!), luôn được nhiều người yêu quý, đến ngắm nhìn, vuốt ve, chụp ảnh lưu niệm. (Trong khi nhiều tượng ông nọ, ông kia, chẳng ai đoái hoài)! Đó là tượng con chó nổi tiếng về lòng trung thành, ai đến đó nghe chuyện cũng cảm động: con chó đã đưa tiễn chủ đến nơi an nghỉ cuối cùng và cứ nằm bên nấm mồ chủ cho đến chết.
Trên bình diện thế giới, mọi người vẫn nhớ “Bài diễn văn hay nhất là bài diễn văn về loài chó”-
Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua. Trong đó có đoạn: “Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn.
Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ.
Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.”…
Vậy mà một số bạn lại đem những kẻ hại dân, hại nước ví với chó, sao được.
12/11/2012
MVT
Tác giả gửi qua email
_________________________________________
Bởi: Ông Già Mù ngày 13/11/2012

Hachiko chú chó trung thành đợi chủ suốt 11 năm

Posted by ttxcc6 on 13/11/2012
 
 
 
 
 
 
Rate This

Bức ảnh vô giá về cái chết của Hachiko (Nguoiduatin)

          
Hachiko lúc nhỏ…                                                                    Tượng đài HAchiko trước Nhà ga Shibuy , ngày nay còn được biết đến như một điểm hẹn ở Shibuya, nơi người ta đến đó và ngồi đợi bạn của mình. Và cũng vì nơi đây quá đông người mà người ta không tìm thấy nhau để rồi lại phải vò võ quay về trong nỗi đợi chờ giống như Hachiko… (Beat.vn)
_________________________________________________________________________

Diendancuoihoi

Hachiko là 1 chú chó nhỏ ,lông màu trắng chào đời vào tháng 11 năm 1923 ở tỉnh Akita , Nhật Bản.

Câu chuyện xảy ra vào năm 1925, tại nhà ga Shibuya.


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=3gd-jwTjlYQ
 
Chú chó Hachiko được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo. Gia đình giáo sư không có con nên ông coi Hachiko như con ruột
Như thường lệ, buổi sáng Hachiko tiễn giáo sư Ueno Eizaburo tại nhà ga để ông lên tàu đi làm đi bộ tới nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachi, có nick name là Hachiko. Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia ( nay là Đại Học Tokyo ), nơi ông đang giảng dạy. Nhưng chiều cũng vậy, cứ đến 3h , Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư. Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.
Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3h chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó. Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn. Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về chuyện cảm động này và gửi đăng ở 1 tờ báo lớn ở Tokyo . Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới “chukhen” – chú chó nhỏ trung thành .
Bên cạnh đó người ta còn có thuyết rằng bởi lẽ cạnh nơi Hachiko ngày ngày vẫn ra ngóng đợi chủ nhân của mình có một nhà hàng thịt nướng và Hichiko rất giỏi trong việc gỡ những miếng thịt ra khỏi que dùng để nướng nên được khách hàng thường cho chú ăn . Vì lẽ đó lý do mà hàng ngày chú ra đây đợi chủ là vì những miếng thịt nướng đó .
Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935 (1 số tài liệu nói là ngày 8 tháng 3 năm 1935), gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko -lúc đó đã 12 tuổi -nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.
Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.
Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng Hachiko. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, con trai của Ando Teru là Takeshi đã làm một bức tượng Hachiko mới. Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay.
Bên cạnh mộ của giáo sư Ueno tại nghĩa trang Aoyama cũng có đặt một bức tượng của Hachiko. Có nhiều tin đồn rằng xương của Hachiko cũng được chôn tại đó. Nhưng thực ra bộ xương của Hachiko hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Quốc Gia.
Còn tại nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachiko vẫn đứng đó, mãi mãi chờ đợi chủ nhân của mình. Nơi đó , ngày nay còn được biết đến như một điểm hẹn ở Shibuya, nơi người ta đến đó và ngồi đợi bạn của mình.Và cũng vì nơi đây quá đông người mà người ta không tìm thấy nhau để rồi lại phải vò võ quay về trong nỗi đợi chờ giống như Hachiko .
http://diendan.kenhcuoi.net/threads/hachiko-chu-cho-trung-thanh-doi-chu-suot-11-nam.128/
________________________________________________________________________________
Hachiko vẫn ngày ngày đến nhà ga… (Beat.vn)



Hachiko và giáo sư Ueno…


Hachiko lúc nhỏ…


Những người ngưỡng mộ Hachiko đến thăm bé…

Mọi người cùng cầu nguyện cho Hachiko (8/3/1835 sau 10 năm chờ đợi mỏi mòn, con đã được sum vầy cùng với giáo sư Ueno)…
Tượng đài HAchiko trước Nhà ga Shibuy , ngày nay còn được biết đến như một điểm hẹn ở Shibuya, nơi người ta đến đó và ngồi đợi bạn của mình. Và cũng vì nơi đây quá đông người mà người ta không tìm thấy nhau để rồi lại phải vò võ quay về trong nỗi đợi chờ giống như Hachiko…
Tổng hợp và dịch bởi – Windy Thu Dao – yeudongvat.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét