Báo Mỹ: Vì sao Biển Đông trở nên bất an?
Cập nhật lúc
06/06/2011 06:00:00 AM
(GMT+7)
Cuộc cạnh tranh quân sự Mỹ - Trung có
thể đứng đằng sau sự gây hấn gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuần trước,
Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ việc các tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp dầu khí
một tàu thăm dò Việt Nam khi tàu này tiến hành khảo sát trong phạm vi thềm lục
địa 200 hải lý của họ.
Mỹ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông
Sóng Biển Đông trong tâm hồn Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Việt – Trung bàn về Biển Đông
Biển Đông: Doanh nhân Philippines vào cuộc
Sóng Biển Đông trong tâm hồn Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Việt – Trung bàn về Biển Đông
Biển Đông: Doanh nhân Philippines vào cuộc
|
Hải quân Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật ở Biển Đông Ảnh: THX |
Báo Csmonitor của Mỹ mới đăng tải
bài viết của tác giả Simon Montlake.
Đã gần một năm trôi qua kể từ khi Mỹ
bước vào cuộc tranh cãi gay gắt giữa Trung Quốc và các quốc gia nhỏ hơn trong
khu vực về những hòn đảo giàu tiềm năng dầu khí ở Biển Đông, căng thẳng lần nữa
lại gia tăng.
Kể từ tháng 3, cả Việt Nam và
Philippines đã chỉ trích về hành động gây hấn của các lực lượng Trung Quốc tại
Biển Đông. Theo các chuyên gia quân sự, Trung Quốc duy trì gia tăng sức mạnh
quân sự để có thể phô diễn nhiều hơn sức mạnh hải quân ở một khu vực đại dương
mà Hải quân Mỹ từ lâu nắm giữ ưu thế. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hôm
thứ Sáu đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc tại một hội nghị an ninh ở
Singapore. Trước đó một ngày, ông nói với báo chí rằng: “Chúng tôi không cố
gắng hạn chế Trung Quốc”.
Tuy nhiên, trước những căng thẳng gần
đây, các nhà phân tích nói rằng, Trung Quốc bắt đầu “giảm nhẹ” cách hành xử và
nối lại những nỗ lực ngoại giao để lôi kéo các láng giềng. Kiểu gây hấn của
Trung Quốc bắt đầu ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sử dụng một diễn
đàn an ninh khu vực ở Việt Nam vào tháng 7 năm ngoái để khẳng định Mỹ có lợi ích
chiến lược ở Biển Đông và đề xuất làm trung gian cho các cuộc hội đàm hòa bình.
Trong khi đề xuất ấy chưa được tính
tới, sự can thiệp của Mỹ đã khiến Bắc Kinh “điều chỉnh” lại lập trường, Susan
Shirk, nguyên một nhà ngoại giao Mỹ và là chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại
Viện nghiên cứu Xung đột và Hợp tác Toàn cầu ở Đại học California, San Diego
nói. Khi sức mạnh quân sự gia tăng, Trung Quốc muốn tránh xu hướng nghiên về Mỹ
trong khu vực. “Sự hiệu chỉnh này là nỗ lực trở về các tiếp cận thực tế và
hợp tác hơn mà Trung Quốc đã theo đuổi kể từ những năm 1990”, bà cho
biết.
Điểm hỏa
Tuy nhiên, các chính phủ trong khu vực
không có được nhiều tiến triển trong việc giải quyết tuyên bố chủ quyền chồng
lấn với hai chuỗi đảo chính ở Biển Đông. Năm 2002, ASEAN đã ký với Trung Quốc
bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông và coi đây là cách để làm
dịu căng thẳng. Tuy nhiên, các cuộc hội đàm sau đó để đạt được sự nhất trí về
những quy tắc đã không thành bởi những chỉ trích ASEAN không thống nhất để hành
động.
Các nhà ngoại giao châu Á cho rằng,
Trung Quốc cố tách biệt những nước yếu hơn và ngăn chặn một quan điểm chung về
Biển Đông. Năm trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã khẳng định
“quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông chỉ làm phức tạp hóa và khó giải quyết các tranh
cãi.
Ngoại trưởng Indonesian Marty
Natalegawa nói rằng, Indonesia – chủ tịch hiện nay của ASEAN, muốn xây dựng một
bộ quy tắc hành xử vào cuối năm nay về một vấn đề đã đặt ra “mối đe dọa an ninh
thực sự” với khu vực. Ông thừa nhận sự chậm trễ hơn nữa sẽ là dấu hiệu của thất
bại. “10 năm thiếu những đường lối chỉ dẫn là quá nhiều”, ông nói trong
một hội nghị an ninh tại Malaysia.
Hầu hết các chuyên gia cho rằng, tính
phức tạp của tranh chấp liên quan tới nhiều nước như Trung Quốc, Philippines,
Việt Nam, Brunei và Malaysia; mục tiêu giành lấy các đảo không có người ở và
nguồn tài nguyên dầu khí chưa khai thác đã ngăn cản nỗ lực đưa ra một giải pháp
nhanh chóng. Thay vào đó, Biển Đông trong một thời gian dài tồn tại như một
“điểm hỏa” trong khi các nước tiếp tục thăm dò đáy biển để tìm ra bao nhiêu
nguồn dầu khí có thể thu được. Ước tính về kích cỡ và giá trị nguồn tài nguyên
ấy là rất khác nhau.
Có thêm nữa cạnh tranh Mỹ -
Trung?
Không phải tất cả đều hoan nghênh việc
Mỹ can thiệp ở Biển Đông. Hashim Djalal, cựu đặc phái viên Indonesia về ngoại
giao hàng hải, người đã chủ trì các cuộc hội đàm không chính thức với đại diện
từ Trung Quốc và các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông tỏ ra thận trọng với
khả năng xảy ra cạnh tranh vị trí siêu cường tại ASEAN. “Mỹ bị xem như là mối
đe dọa với Trung Quốc. Và đó là sự đối đầu”, ông nói.
Quan chức Mỹ nhấn mạnh sự trung lập của
họ trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Nhưng giới phân tích cho rằng, khó có
thể gỡ rối những căng thẳng trong vấn đề chủ quyền nếu tồn tại cạnh tranh quân
sự Mỹ - Trung. Năm trước, một tuyên bố về chính sách mà Ngoại trưởng Mỹ Clinton
đưa ra xuất hiện sau một cuộc đụng độ giữa tàu tuần tra Trung Quốc và tàu thăm
dò hải quân Mỹ hoạt động ở gần căn cứ tàu ngầm Trung Quốc tại Hải Nam. Khi ấy,
Trung Quốc nói tàu Mỹ do thám trong vùng đặc quyền của họ.
Trong quá khứ, Philippines và Việt Nam
đã từng tiến hành thăm dò dầu khí chung với các tàu Trung Quốc ở vùng lân cận
các đảo tranh chấp. Tuy nhiên, sứ mệnh chung này không dẫn tới bất kể một thỏa
thuận nào về việc sẽ khai thác trữ lượng dầu khí ra sao do không đạt được sự
đồng thuận về cách thức tiến hành.
Như Euan Graham, chuyên gia về an ninh
hàng hải tại Đại học Công nghệ Nam Dương ở Singapore phân tích: “Với Trung
Quốc, không có lý do gì phải tiến tới phát triển chung (các khu khai thác dầu).
Họ có thể đủ khả năng để chơi một cuộc chơi dài”.
Thái An (Theo
Csmonitor)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét