513. TRUNG QUỐC VỚI VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO
Đăng bởi anhbasam on 05/05/2011
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Thứ Tư, ngày 4/5/2011
I – Khai thác tranh cướp, phá hoại nghiêm trọng: Hải đảo trở thành “vật hy sinh” cho phát triển kinh tế.
Theo con số thống kê của Cục hải dương và nghề các tỉnh Quảng Đông, năm 1990 toàn tỉnh có tất cả 1.431 hòn đảo lớn nhỏ, đến nay đã giảm xuống còn hơn 1.100 đảo. Không chỉ có thế, hiện tượng mất đảo đã trở thành vấn đề chung của các tỉnh ven biển: Tỉnh Liêu Ninh đã mất 48 đảo, số lượng các đảo bị mất đã chiếm tới 18% tổng số đảo ban đầu; Tỉnh Hà Bắc đã mất 60 đảo, giảm 46%; Tỉnh Phúc Kiến mất 83 đảo, giảm 6%; Tỉnh Hải Nam mất 51 đảo, giảm 22%….
Đối với những cư dân sinh sống ở gần đảo, hiện tượng mất đảo quy mô lớn đã không còn là việc hiếm thấy: Mỗi ngày có rất nhiều tàu liên tục ra khai thác cát ở ngoài biển, những đường dẫn lớn ra tới vùng nước sâu để chở cát vào đất liền, giống như nhiều cánh tay dài vươn ra cướp lấy từng đảo. Đảo cứ nhỏ dần mỗi ngày rồi mất hẳn, nhưng không có bất cứ sự ghi chép nào về thực tế này.
Nguyên nhân mất đảo có rất nhiều, các đảo dạng như bãi cát không có nham thạch cố định, dễ bị các nhân tố tự nhiên như sóng, gió làm cho mất đi, nhưng nhiều đảo hơn mbị mất là do lấp biển, các công trình như đê biển, cầu cống biến thành bán đảo, chuỗi đảo hoặc thành đất liền, mất đi tính chất vốn có của đảo; Nghiêm trọng nhất là do phát triển không có trật tự đã tạo nên sự phá hoại do bàn tay con người, đê đập, du lịch, nuôi trồng, cửa biển và các công trình phối hợp đồng bộ, khai thác dầu trên biển, đảo quặng và lấp biển, tất cả đều đem lại tai hại chưa từng có.
Các ngành nghề biển ở Trung Quốc phát triển theo lối quảng canh chỉ chú trọg số lượng chủ yếu còn là do quan niệm sai lệch. Từ thời cổ xưa rất nhiều đảo không có người ở là các nhà tù thiên nhiên để đi đày, giam giữ và tàn sát tù nhân. Hiện nay còn rất nhiều người vẫn chưa nhận rõ được tính chất quan trọng của đảo, nhất là các đảo không có người ở, luôn cho rằng chẳng qua chỉ có vài cây mọc, một số bãi san hô, dù sao cũng không thể ở được, khai thác cát, đánh bắt, nuôi trồng cũng chẳng có gì lãng phí. Chính do quan niệm sai lầm chỉ quan tâm lợi ích trước mắt như vậy nên đã dẫn đến tình trạng phá hoại mà không cách nào xoay chuyển nổi, không chỉ phá hoại bản thân các đảo mà nguồn rừng sú vẹt cũng bị đe doạ nghiêm trọng.
II- Đường cơ sở lãnh hải, nguồn sinh tồn: Nâng cao ý nghĩa quốc gia trong bảo vệ biển đảo
Trung Quốc có tới 6.921 đảo có diện tích trên 500 mét vuông, số đảo và bãi đá dưới 500 mét vuông cũng có gần 10 nghìn đảo bãi. Theo quy định trong “Công ước Liên hợp quốc về luật biển”, mỗi quốc gia lãnh hải có thể coi các đảo ven biển của nước mình là các điểm xuất phát cơ sở, nối các đảo, cũng là các điểm xuất phát cơ sở này lại với nhau sẽ tạo thành một đường cơ sở, có thể lấy đường cơ sở này làm ranh giới để hoạch định vùng lãnh hải 12 hải lý là vùng nước thuộc phạm vi quản lý chủ quyền của nước đó, bên ngoài lãnh hải 12 hải lý là vùng giáp ranh, lại tiếp tục hướng ra ngoài là vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Trong số 77 điểm xuất phát cơ sở để xác định lãnh hải mà Trung Quốc đã công bố (năm 1996), có 67 điểm là thuộc các đảo không người ở. Nếu các đảo không người ở này bị phá hoại hoặc bị mất đi thì các điểm xuất phát cơ sở và đường cơ sở cũng mất đi, đồng thời cũng tự động để mất đi từng ấy quyền lợi được ưu đãi.
Khi một đảo mất đi cũng có nghĩa là tất cả mọi nguồn nước và nguồn tài nguyên khoáng sản dưới đảo đó đều sẽ mất đi. Nhật Bản ngay từ rất sớm đã ý thức được vấn đề này. Bãi đá Okinotori (Okinotori reef) khi nước triều lên chỉ có 5 mỏm đá nhô lên khỏi mặt nước, chưa bao giờ được người Nhật chú ý, nhưng sau khi “Công ước Liên hợp quốc về luật biển” được công bố, Nhật Bản đã lập tức gia công củng cố cho tư cách “đảo” của Okinotori reef. Năm 1987, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng phương thức “Hội thảo đặc biệt về đối sách ứng cấp đảo Okinotori”, từ năm đó bắt đầu xây dựng công trình đê bọc xung quanh để ngăn cho đảo khỏi bị phong hoá và khỏi bị ngập. Từ tháng 4/1988 đến tháng 10/1989, Nhật Bản đã chi tổng cộng 28,5 tỉ yên, đặt ghép 9.900 tảng chắn sóng được làm bằng sắt ở xung quanh các mỏm đá Okinotori Bắc và Okinotori Đông, phun tưới xi măng lên toàn bộ bề mặt mỏm đá làm lớp bảo hộ. Sau khi hoàn thành công trình, Chính phủ Nhật Bản lại đầu tư 5 tỉ yên để tiếp tục gia cố, năm 2006 đầu tư khoản lớn đến 7,55 triệu USD nuôi trồng san hô với ý đồ sử dụng san hô để làm cho đảo Okinotori “sinh trưởng”. Có chuyên gia phân tích nếu Okinotori được xác nhận là đảo thì không những có được khu đặc quyền kinh tế rộng 400 nghìn km vuông, mà sẽ còn được quyền xây dựng cơ sở quân sự mới ở trên đảo. Nếu được như vậy thì pham vi tuần tra của tàu và máy bay Nhật Bản có thể được mở rộng ra hơn 2.000 km, mà vùng biển như vậy chính là tuyến đường tất yếu để Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương ở phía Đông, Mỹ tiến vào Đông Á từ phía Tây và Nga đi xuống phía Nam.
Biển là nguồn của cải vô giá và là không gian phía sau để các nước trên thế giới phát triển kinh tế – xã hội. Biển vừa là cơ sở tài nguyên chiến lược quan trọng về năng lượng, khoáng vật, thực vật và kim loại quý hiếm quan trọng, lại cũng là bộ phận cấu thành cơ bản của hệ thống nâng đỡ sự sống của toàn cầu, là kho báu về tài nguyên và cỗ máy điều tế quan trọng về môi trường. Đảo với tư cách là bộ phận cấu thành quan trọng của hải dương, trong khi khai thác sử dụng, con người cũng đồng thời phải coi biển là hệ thống nâng đỡ sự sống để quan tâm bảo vệ.
III- Nắm rõ thực tình, lập pháp chuyên ngành: Tạo ra “thần hộ mệnh” bảo vệ đảo
Năm 2005, có 908 cuộc điều tra chuyên ngành về khu vực bờ biển hải đảo được triển khai toàn diện ở Trung Quốc đã hoàn thành, bản “Danh sách hải đảo Trung Quốc” cũng sẽ được công bố chính thức. Trên cơ sở điều tra thực địa, lần đầu tiên các nhân viên công tác đã áp dụng kỹ thuật vệ tinh dao cảm có độ phân giải cao và kỹ thuật rađa quét tia lade ba chiều (LiDAR) tiên tiến trên thế giới được áp dụng trong ngành hàng không; đã điều tra rõ các số liệu cơ sở về vị trí khu vực bờ biển của các hải đảo, loại hình hải đảo, chiều dài đường bò biển và loại hình, diện tích, phân bổ và đặc trưng khu vực ngập thấp giữa các đảo, nắm vững một cách có hệ thống hiện trạng và tiềm lực nguồn tài nguyên môi trường bờ biển các hải đảo Trung Quốc, cung cấp những căn cứ khoa học cho việc quản lý tổng hợp và phát triển kinh tế biển bền vững như phát triển sử dụng biển, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống và làm giảm thiên tai, đã làm mới lại toàn diện các số liệu về vùng bờ biển hải đảo Trung Quốc.
Đồng thời, ngày 26/12/2009, “Luật bảo vệ hải đảo Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá 11 thông qua, và bắt đầu thi hành từ ngày 1/3/2010. Bộ luật nói trên là quy định pháp luật chuyên ngành đầu tiên của Trung Quốc về hải đảo, đã lấp lại khoảng trống trong làm luật về hải đảo của Trung Quốc. Luật nói trên được ban bố thực thi đã làm cho nghìn vạn hải đảo của Trung Quốc có được vị “thần hộ mệnh”.
“Luật bảo vệ hải đảo” đã thể hiện rõ công việc bảo hộ sinh thái của hải đảo, tạo ra thể chế quản lý hải đảo, xác lập cục diện mới về bảo vệ phát triển hải đảo, có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật biển của Trung Quốc, xác định rõ địa vịi pháp lý của hải đảo, bảo vệ tài nguyên, hệ thống sinh thái đảo và thúc đẩy phát triển sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển đảo.
Trung Quốc cũng đồng thời tăng cường công tác phê duyệt và quản lý các công trình sử dụng biển có liên quan đến đảo, quy định chặt chẽ trong phê duyệt xây dựng các công trình kiến trúc hoặc cơ sở thiết bị ở các bãi cát trên đảo có người ở, hạn chế các hành vi làm thay đổi đường biên giới các đảo có người ở như khai thác cát, vây lấp biển…. cấm xây dựng các công trình mới nối liền các đảo bằng các đê đập thực tế. Đối với các đảo trọng điểm khôi phục đã được xác định trong quy hoạch bảo vệ, cần tổ chức triển khai bảo vệ hệ thống sinh thái ở các đảo có người ở và khu vực biển xung quanh các đảo đó.
Kinh tế cần phát triển nhưng tuyệt đối không thể trả giá bằng cách phá hoại moi trường sinh thái biển. Trung ương Đảng, Chính phủ đã hết sức coi trọng phát triển và bảo vệ biển, yêu cầu phải “chỉnh đốn lại trật tự, kiểm soát quy mô, sử dụng hợp lý”, đặc biệt là trong “Quy hoạch 5 năm lần thứ 12” đã đề ra yêu cầu cao hơn về việc “có kế hoạch phát triển đều cả đất liền và biển khơi”, “nâng cao năng lực tổng hợp về phát triển, kiểm soát và quản lý biển”.
IV- Đi đầu gương mẫu, mở rộng tuyên truyền: Lực lượng hải quân trở thành nòng cốt bảo vệ hải đảo
Hải đảo là bốt tiền tiêu để bảo vệ quyền lợi và lợi ích biển, là tiền đồn trấn thủ cửa ngõ quốc gia, phòng vệ kẻ thù xâm nhập, địa vị đặc biệt của cán bộ chiến sĩ hải quân trong bảo vệ biển đảo được cả xã hội quan tâm.
Để làm thay đổi ý thức truyền thống coi trọng đất liền coi nhẹ biển của cư dân trên các hải đảo, cũng giống như cách làm của Hạm đội Đông Hải ở khu vực quần đảo Châu Sơn, Chiết Giang đã chủ động có biện pháp cứu đảo, cán bộ chiến sĩ kho xăng dầu thuộc Ban hậu cần, cảnh vệ mặt nước hải quân thuộc Hạm đội Nam Hải phụ trách các đảo khu vực phía Đông tỉnh Quảng Đông đã phổ biến rộng rãi kiến thức bằng các hình thức như nói chuyện chuyên đề về “Luật bảo vệ hải đảo”, tuyên truyền kiến thức biển…. triển khai các hoạt động như làm sạch hải đảo, cùng bắt tay bảo vệ quê hương, hướng dẫn cư dân hình thành quan niệm giá trị về biển, quan niệm về lãnh thổ ngoài khơi. Trên cơ sở đó đã ra báo tường cỡ lớn với chủ đề “yêu biển bảo vệ biển”, hăng hái tích cực tạo ra trận địa dư luận tuyên truyền kiến thức, văn hoá biển.
Hàng ngày trong khi thi hành nhiệm vụ, đội tàu hộ vệ của Ban hậu cần nói trên đã tự thể hiện chức trách bảo vệ hải đảo, trong huấn luyện, diễn tập đã thường xuyên cảnh báo, nhắc nhở các tàu lấy cát, chặn đuổi cá ngư dân đánh bắt cá bằng thuốc nổ. Chính uỷ đội tàu Phù Hiến Văn cho biết khi mới bắt đầu, các cán bộ chiến sĩ không hiểu hết ý nghĩa, cho rằng đó là chuyện làm thừa thãi, nhưng sau đó đã nhận thức rõ vấn đề, tất cả đều thay đổi cách thi hành mệnh lệnh bị động trước đây thành chủ động tìm biện pháp. Đến nay bảo vệ hải đảo đã trở thành ý thức tự giác của các cán bộ chiến sĩ.
Về bảo vệ môi trường sinh thái biển, có không biết bao nhiêu chuyện kể về những cán bộ chiến sĩ bảo vệ Nam Sa (Trường Sa). Những người giữ đảo ở đây đã gắn trách nhiệm bảo vệ môi trường biển đảo với cương vị chức trách của mình, hàng ngày thi hành nhiệm vụ cho đến khi nước triều xuống, những ai không trực bạn thì ra biển làm vệ sinh dọn sạch rác biển. Những người ở Trường Sa còn trồng cây, trông hoa trong các bồn để bảo vệ và cải thiện môi trường./.
TRUNG QUỐC VỚI VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO
(Báo “Hải quân nhân dân” Trung Quốc)
Tài liệu tham khảo đặc biệtThứ Tư, ngày 4/5/2011
TTXVN (Bắc Kinh 28/4)
Từng hòn đảo ngoài khơi tàng trữ nguồn nước, nguồn thuỷ sản, khoáng sản và nguồn lực du lịch, là sự đảm bảo quan trọng để kinh tế và xã hội Trung Quốc phát triển bền vững. Hải đảo với tư cách là trận địa quốc phòng tiền duyên, thông tới tiền đồn ở ngoài khơi như những cứ điểm tiến công, là tiêu chí được công nhận về điểm xuất phát cơ sở…, đó là điểm giữ tiền tiêu để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, ý nghĩa chiến lược của đảo ngày càng bộc lộ rõ. Tuy nhiên, không biết từ khi nào, chúng ta đã bỏ qua việc bảo vệ hải đảo.I – Khai thác tranh cướp, phá hoại nghiêm trọng: Hải đảo trở thành “vật hy sinh” cho phát triển kinh tế.
Theo con số thống kê của Cục hải dương và nghề các tỉnh Quảng Đông, năm 1990 toàn tỉnh có tất cả 1.431 hòn đảo lớn nhỏ, đến nay đã giảm xuống còn hơn 1.100 đảo. Không chỉ có thế, hiện tượng mất đảo đã trở thành vấn đề chung của các tỉnh ven biển: Tỉnh Liêu Ninh đã mất 48 đảo, số lượng các đảo bị mất đã chiếm tới 18% tổng số đảo ban đầu; Tỉnh Hà Bắc đã mất 60 đảo, giảm 46%; Tỉnh Phúc Kiến mất 83 đảo, giảm 6%; Tỉnh Hải Nam mất 51 đảo, giảm 22%….
Đối với những cư dân sinh sống ở gần đảo, hiện tượng mất đảo quy mô lớn đã không còn là việc hiếm thấy: Mỗi ngày có rất nhiều tàu liên tục ra khai thác cát ở ngoài biển, những đường dẫn lớn ra tới vùng nước sâu để chở cát vào đất liền, giống như nhiều cánh tay dài vươn ra cướp lấy từng đảo. Đảo cứ nhỏ dần mỗi ngày rồi mất hẳn, nhưng không có bất cứ sự ghi chép nào về thực tế này.
Nguyên nhân mất đảo có rất nhiều, các đảo dạng như bãi cát không có nham thạch cố định, dễ bị các nhân tố tự nhiên như sóng, gió làm cho mất đi, nhưng nhiều đảo hơn mbị mất là do lấp biển, các công trình như đê biển, cầu cống biến thành bán đảo, chuỗi đảo hoặc thành đất liền, mất đi tính chất vốn có của đảo; Nghiêm trọng nhất là do phát triển không có trật tự đã tạo nên sự phá hoại do bàn tay con người, đê đập, du lịch, nuôi trồng, cửa biển và các công trình phối hợp đồng bộ, khai thác dầu trên biển, đảo quặng và lấp biển, tất cả đều đem lại tai hại chưa từng có.
Các ngành nghề biển ở Trung Quốc phát triển theo lối quảng canh chỉ chú trọg số lượng chủ yếu còn là do quan niệm sai lệch. Từ thời cổ xưa rất nhiều đảo không có người ở là các nhà tù thiên nhiên để đi đày, giam giữ và tàn sát tù nhân. Hiện nay còn rất nhiều người vẫn chưa nhận rõ được tính chất quan trọng của đảo, nhất là các đảo không có người ở, luôn cho rằng chẳng qua chỉ có vài cây mọc, một số bãi san hô, dù sao cũng không thể ở được, khai thác cát, đánh bắt, nuôi trồng cũng chẳng có gì lãng phí. Chính do quan niệm sai lầm chỉ quan tâm lợi ích trước mắt như vậy nên đã dẫn đến tình trạng phá hoại mà không cách nào xoay chuyển nổi, không chỉ phá hoại bản thân các đảo mà nguồn rừng sú vẹt cũng bị đe doạ nghiêm trọng.
II- Đường cơ sở lãnh hải, nguồn sinh tồn: Nâng cao ý nghĩa quốc gia trong bảo vệ biển đảo
Trung Quốc có tới 6.921 đảo có diện tích trên 500 mét vuông, số đảo và bãi đá dưới 500 mét vuông cũng có gần 10 nghìn đảo bãi. Theo quy định trong “Công ước Liên hợp quốc về luật biển”, mỗi quốc gia lãnh hải có thể coi các đảo ven biển của nước mình là các điểm xuất phát cơ sở, nối các đảo, cũng là các điểm xuất phát cơ sở này lại với nhau sẽ tạo thành một đường cơ sở, có thể lấy đường cơ sở này làm ranh giới để hoạch định vùng lãnh hải 12 hải lý là vùng nước thuộc phạm vi quản lý chủ quyền của nước đó, bên ngoài lãnh hải 12 hải lý là vùng giáp ranh, lại tiếp tục hướng ra ngoài là vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Trong số 77 điểm xuất phát cơ sở để xác định lãnh hải mà Trung Quốc đã công bố (năm 1996), có 67 điểm là thuộc các đảo không người ở. Nếu các đảo không người ở này bị phá hoại hoặc bị mất đi thì các điểm xuất phát cơ sở và đường cơ sở cũng mất đi, đồng thời cũng tự động để mất đi từng ấy quyền lợi được ưu đãi.
Khi một đảo mất đi cũng có nghĩa là tất cả mọi nguồn nước và nguồn tài nguyên khoáng sản dưới đảo đó đều sẽ mất đi. Nhật Bản ngay từ rất sớm đã ý thức được vấn đề này. Bãi đá Okinotori (Okinotori reef) khi nước triều lên chỉ có 5 mỏm đá nhô lên khỏi mặt nước, chưa bao giờ được người Nhật chú ý, nhưng sau khi “Công ước Liên hợp quốc về luật biển” được công bố, Nhật Bản đã lập tức gia công củng cố cho tư cách “đảo” của Okinotori reef. Năm 1987, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng phương thức “Hội thảo đặc biệt về đối sách ứng cấp đảo Okinotori”, từ năm đó bắt đầu xây dựng công trình đê bọc xung quanh để ngăn cho đảo khỏi bị phong hoá và khỏi bị ngập. Từ tháng 4/1988 đến tháng 10/1989, Nhật Bản đã chi tổng cộng 28,5 tỉ yên, đặt ghép 9.900 tảng chắn sóng được làm bằng sắt ở xung quanh các mỏm đá Okinotori Bắc và Okinotori Đông, phun tưới xi măng lên toàn bộ bề mặt mỏm đá làm lớp bảo hộ. Sau khi hoàn thành công trình, Chính phủ Nhật Bản lại đầu tư 5 tỉ yên để tiếp tục gia cố, năm 2006 đầu tư khoản lớn đến 7,55 triệu USD nuôi trồng san hô với ý đồ sử dụng san hô để làm cho đảo Okinotori “sinh trưởng”. Có chuyên gia phân tích nếu Okinotori được xác nhận là đảo thì không những có được khu đặc quyền kinh tế rộng 400 nghìn km vuông, mà sẽ còn được quyền xây dựng cơ sở quân sự mới ở trên đảo. Nếu được như vậy thì pham vi tuần tra của tàu và máy bay Nhật Bản có thể được mở rộng ra hơn 2.000 km, mà vùng biển như vậy chính là tuyến đường tất yếu để Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương ở phía Đông, Mỹ tiến vào Đông Á từ phía Tây và Nga đi xuống phía Nam.
Biển là nguồn của cải vô giá và là không gian phía sau để các nước trên thế giới phát triển kinh tế – xã hội. Biển vừa là cơ sở tài nguyên chiến lược quan trọng về năng lượng, khoáng vật, thực vật và kim loại quý hiếm quan trọng, lại cũng là bộ phận cấu thành cơ bản của hệ thống nâng đỡ sự sống của toàn cầu, là kho báu về tài nguyên và cỗ máy điều tế quan trọng về môi trường. Đảo với tư cách là bộ phận cấu thành quan trọng của hải dương, trong khi khai thác sử dụng, con người cũng đồng thời phải coi biển là hệ thống nâng đỡ sự sống để quan tâm bảo vệ.
III- Nắm rõ thực tình, lập pháp chuyên ngành: Tạo ra “thần hộ mệnh” bảo vệ đảo
Năm 2005, có 908 cuộc điều tra chuyên ngành về khu vực bờ biển hải đảo được triển khai toàn diện ở Trung Quốc đã hoàn thành, bản “Danh sách hải đảo Trung Quốc” cũng sẽ được công bố chính thức. Trên cơ sở điều tra thực địa, lần đầu tiên các nhân viên công tác đã áp dụng kỹ thuật vệ tinh dao cảm có độ phân giải cao và kỹ thuật rađa quét tia lade ba chiều (LiDAR) tiên tiến trên thế giới được áp dụng trong ngành hàng không; đã điều tra rõ các số liệu cơ sở về vị trí khu vực bờ biển của các hải đảo, loại hình hải đảo, chiều dài đường bò biển và loại hình, diện tích, phân bổ và đặc trưng khu vực ngập thấp giữa các đảo, nắm vững một cách có hệ thống hiện trạng và tiềm lực nguồn tài nguyên môi trường bờ biển các hải đảo Trung Quốc, cung cấp những căn cứ khoa học cho việc quản lý tổng hợp và phát triển kinh tế biển bền vững như phát triển sử dụng biển, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống và làm giảm thiên tai, đã làm mới lại toàn diện các số liệu về vùng bờ biển hải đảo Trung Quốc.
Đồng thời, ngày 26/12/2009, “Luật bảo vệ hải đảo Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá 11 thông qua, và bắt đầu thi hành từ ngày 1/3/2010. Bộ luật nói trên là quy định pháp luật chuyên ngành đầu tiên của Trung Quốc về hải đảo, đã lấp lại khoảng trống trong làm luật về hải đảo của Trung Quốc. Luật nói trên được ban bố thực thi đã làm cho nghìn vạn hải đảo của Trung Quốc có được vị “thần hộ mệnh”.
“Luật bảo vệ hải đảo” đã thể hiện rõ công việc bảo hộ sinh thái của hải đảo, tạo ra thể chế quản lý hải đảo, xác lập cục diện mới về bảo vệ phát triển hải đảo, có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật biển của Trung Quốc, xác định rõ địa vịi pháp lý của hải đảo, bảo vệ tài nguyên, hệ thống sinh thái đảo và thúc đẩy phát triển sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển đảo.
Trung Quốc cũng đồng thời tăng cường công tác phê duyệt và quản lý các công trình sử dụng biển có liên quan đến đảo, quy định chặt chẽ trong phê duyệt xây dựng các công trình kiến trúc hoặc cơ sở thiết bị ở các bãi cát trên đảo có người ở, hạn chế các hành vi làm thay đổi đường biên giới các đảo có người ở như khai thác cát, vây lấp biển…. cấm xây dựng các công trình mới nối liền các đảo bằng các đê đập thực tế. Đối với các đảo trọng điểm khôi phục đã được xác định trong quy hoạch bảo vệ, cần tổ chức triển khai bảo vệ hệ thống sinh thái ở các đảo có người ở và khu vực biển xung quanh các đảo đó.
Kinh tế cần phát triển nhưng tuyệt đối không thể trả giá bằng cách phá hoại moi trường sinh thái biển. Trung ương Đảng, Chính phủ đã hết sức coi trọng phát triển và bảo vệ biển, yêu cầu phải “chỉnh đốn lại trật tự, kiểm soát quy mô, sử dụng hợp lý”, đặc biệt là trong “Quy hoạch 5 năm lần thứ 12” đã đề ra yêu cầu cao hơn về việc “có kế hoạch phát triển đều cả đất liền và biển khơi”, “nâng cao năng lực tổng hợp về phát triển, kiểm soát và quản lý biển”.
IV- Đi đầu gương mẫu, mở rộng tuyên truyền: Lực lượng hải quân trở thành nòng cốt bảo vệ hải đảo
Hải đảo là bốt tiền tiêu để bảo vệ quyền lợi và lợi ích biển, là tiền đồn trấn thủ cửa ngõ quốc gia, phòng vệ kẻ thù xâm nhập, địa vị đặc biệt của cán bộ chiến sĩ hải quân trong bảo vệ biển đảo được cả xã hội quan tâm.
Để làm thay đổi ý thức truyền thống coi trọng đất liền coi nhẹ biển của cư dân trên các hải đảo, cũng giống như cách làm của Hạm đội Đông Hải ở khu vực quần đảo Châu Sơn, Chiết Giang đã chủ động có biện pháp cứu đảo, cán bộ chiến sĩ kho xăng dầu thuộc Ban hậu cần, cảnh vệ mặt nước hải quân thuộc Hạm đội Nam Hải phụ trách các đảo khu vực phía Đông tỉnh Quảng Đông đã phổ biến rộng rãi kiến thức bằng các hình thức như nói chuyện chuyên đề về “Luật bảo vệ hải đảo”, tuyên truyền kiến thức biển…. triển khai các hoạt động như làm sạch hải đảo, cùng bắt tay bảo vệ quê hương, hướng dẫn cư dân hình thành quan niệm giá trị về biển, quan niệm về lãnh thổ ngoài khơi. Trên cơ sở đó đã ra báo tường cỡ lớn với chủ đề “yêu biển bảo vệ biển”, hăng hái tích cực tạo ra trận địa dư luận tuyên truyền kiến thức, văn hoá biển.
Hàng ngày trong khi thi hành nhiệm vụ, đội tàu hộ vệ của Ban hậu cần nói trên đã tự thể hiện chức trách bảo vệ hải đảo, trong huấn luyện, diễn tập đã thường xuyên cảnh báo, nhắc nhở các tàu lấy cát, chặn đuổi cá ngư dân đánh bắt cá bằng thuốc nổ. Chính uỷ đội tàu Phù Hiến Văn cho biết khi mới bắt đầu, các cán bộ chiến sĩ không hiểu hết ý nghĩa, cho rằng đó là chuyện làm thừa thãi, nhưng sau đó đã nhận thức rõ vấn đề, tất cả đều thay đổi cách thi hành mệnh lệnh bị động trước đây thành chủ động tìm biện pháp. Đến nay bảo vệ hải đảo đã trở thành ý thức tự giác của các cán bộ chiến sĩ.
Về bảo vệ môi trường sinh thái biển, có không biết bao nhiêu chuyện kể về những cán bộ chiến sĩ bảo vệ Nam Sa (Trường Sa). Những người giữ đảo ở đây đã gắn trách nhiệm bảo vệ môi trường biển đảo với cương vị chức trách của mình, hàng ngày thi hành nhiệm vụ cho đến khi nước triều xuống, những ai không trực bạn thì ra biển làm vệ sinh dọn sạch rác biển. Những người ở Trường Sa còn trồng cây, trông hoa trong các bồn để bảo vệ và cải thiện môi trường./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét