Nên nêu vấn đề biên giới với TT Nguyễn Tấn Dũng?
Quốc Việt, thông tín viên RFA
2011-04-22
Quan hệ hợp tác song phương giữa Campuchia-Việt Nam ngày càng bền chặt, kinh tế, thương mại hàng hóa giữa hai nước trong những năm gần đây luôn ở trạng thái xuất siêu với mức thặng dư ngày càng lớn. Người dân xứ Chùa Tháp có suy nghĩ gì về vấn đề quan hệ hợp tác lĩnh vực biên giới, kinh tế và thương mại nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại nước này?
Phát ngôn viên đảng Sam Rainsy Yim Sovann nói rằng, các cơ chế hợp tác giữa Campuchia-Việt Nam như Ủy ban hỗn hợp Campuchia-Việt Nam về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật; Hội nghị hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Campuchia-Việt Nam…, các cơ chế này đều bất bình đẳng vì Việt Nam là nước phát triển, đồng thời là nước từng quản lý Campuchia trong thập niên 80 cho nên bằng mọi cách Việt Nam phải gây áp lực lên chính phủ của ông Hun Sen.
Ông nói rằng, hai vấn đề lớn cần phải nêu trước ông Dũng và cần được giải quyết là vấn đề biên giới và kinh tế, thương mại. Phía Việt Nam đang hối thúc Campuchia hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên bộ trong năm 2012, nhưng chính phủ nước này vẫn chưa thể hiện sự tôn trọng chủ quyền Campuchia. Thực tế, cột mốc biên giới ở các tỉnh Kampong Cham, Svay Riêng, Takeo và một số tỉnh khác giáp các tỉnh Việt Nam đều cắm lên đất dân một cách bừa bãi.
Phát ngôn viên đảng đối lập còn khẳng định, quan hệ thương mại hàng hóa giữa Campuchia-Việt Nam cũng nằm trong tình trạng báo động. Tốc độ nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Campuchia liên tục tăng trưởng. Các mặt hàng nhập khẩu chính của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là xăng dầu, sắt thép, sản phẩm từ sắt thép, sản phẩm dệt may, sản phẩm hóa chất, phương tiện vận tải và phụ tùng và hàng hóa thủy sản…Còn phía Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam chỉ có Cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, nguyên phụ liệu thuốc lá và một số sản phẩm từ kim loại thường khác.
Ông Yim Sovann nhấn mạnh,“chúng ta phải làm thế nào để cân bằng hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu. "Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam quá nhiều, đã làm ảnh hưởng khá mạnh đến thị trường kinh tế, đời sống của dân. Tôi khuyến khích chính phủ xây dựng xí nghiệp, công ty sản xuất, còn tốt hơn tăng mức nhập siêu từ các nước láng giềng. Nếu hàng hóa xuất nhập khẩu của hai nước được cân bằng, thì nó vừa có lợi cho nền kinh tế, vừa có lợi cho chính trị.”
Theo thông cáo báo chí của bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia, ông Dũng sẽ tới sân bay Phnom Penh quốc tế vào lúc 12 giờ 30 phút ngày 23-4. Sau đó, ông sẽ hội kiến cựu Quốc Vương Norodom Sihanouk; Chủ tịch Thượng nghị viện Chea Sim; Thủ tướng Hun Sen và gặp quyền Chủ tịch Quốc hội Ngoun Nhel.
Quyền Chủ tịch Quốc hội Ngoun Nhel cho Đài Á Châu Tự Do biết rằng, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm tăng cường hợp tác và củng cố mối quan hệ láng giềng. Do đó, hai bên sẽ không bàn tới những vấn đề yêu cầu này.
Campuchia là thị trường nhập khẩu đứng vị trí thứ 4 của các doanh nghiệp Việt Nam và là thị trường thứ 7 xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam. Số liệu sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2011 với Campuchia là 626,4 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2009; trong đó Việt Nam nhập khẩu vào Campuchia là 498,4 triệu, tăng 44,3%. Còn Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam là 127,9 triệu USD, tăng 47,7%.
Ông Lê Hoàng, người Việt sống tại xứ Chùa Tháp bày tỏ xung quanh vấn đề này rằng, chuyến thăm và làm việc của ông Dũng sẽ không giúp gì cho hơn một triệu người Việt sinh sống tại xứ này. Ông này sang Campuchia để củng cố quyền lực và kết nối chế độ Cộng sản. Ông Hoàng bày tỏ:
“Em thấy đâu có lợi gì đâu. Nói chung Việt Nam-Campuchia như một thôi. Họ qua đây để kết nối cho nó chặt thêm, họ bảo vệ chế độ cho nó cứng thêm chứ gì vì thấy tình hình không tốt giữa Thái và Campuchia đánh nhau đó. Con mắt người thường, thì nhìn Campuchia-Việt Nam là hai nước, còn con mắt của anh em mình thì chỉ nhìn một nước thôi, không hai đâu. Cách thức họ qua đây, họ có chỗ yếu nào để bảo vệ cho chế độ họ. Họ kết nối Việt Nam-Campuchia như là một. Em thấy, cái đó bất lợi cho dân chủ.”
Campuchia và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24-6-1967. Từ đó, các nhà trí thức Campuchia trong và ngoài nước luôn lên tiếng quan hệ này là mối đe dọa số phận xứ Chùa Tháp vì người Campuchia không hiểu rõ chiến lược Việt Nam, chính phủ Việt Nam biết tổ chức quản lý dân thường và các nhà hoạt động chính trị một cách có hệ thống.
Biên giới và thương mại
Đảng đối lập Sam Rainsy kêu gọi chính phủ nêu vấn đề biên giới, kinh tế, thương mại bất bình đẳng với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhân ông này dẫn đầu đoàn Việt Nam thăm làm việc tại Campuchia và đến khai trương trụ sở chứng khoán Campuchia-Việt Nam. Ông Dũng và Thủ tướng Hun Sen sẽ đồng chủ trì Hội nghị xúc tiến đầu tư Campuchia-Việt Nam lần thứ 2 từ ngày 23-24/4.Phát ngôn viên đảng Sam Rainsy Yim Sovann nói rằng, các cơ chế hợp tác giữa Campuchia-Việt Nam như Ủy ban hỗn hợp Campuchia-Việt Nam về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật; Hội nghị hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Campuchia-Việt Nam…, các cơ chế này đều bất bình đẳng vì Việt Nam là nước phát triển, đồng thời là nước từng quản lý Campuchia trong thập niên 80 cho nên bằng mọi cách Việt Nam phải gây áp lực lên chính phủ của ông Hun Sen.
Ông nói rằng, hai vấn đề lớn cần phải nêu trước ông Dũng và cần được giải quyết là vấn đề biên giới và kinh tế, thương mại. Phía Việt Nam đang hối thúc Campuchia hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên bộ trong năm 2012, nhưng chính phủ nước này vẫn chưa thể hiện sự tôn trọng chủ quyền Campuchia. Thực tế, cột mốc biên giới ở các tỉnh Kampong Cham, Svay Riêng, Takeo và một số tỉnh khác giáp các tỉnh Việt Nam đều cắm lên đất dân một cách bừa bãi.
Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam quá nhiều, đã làm ảnh hưởng khá mạnh đến thị trường kinh tế, đời sống của dân.Ông Yim Sovann nhấn mạnh, nếu hoạt động cắm mốc này vẫn tiếp tục, có nghĩa là chính phủ Việt Nam không tôn trọng chủ quyền Campuchia. Campuchia cũng không nên hợp tác với một đối tác có hoài bão xâm chiếm lãnh thổ của mình. Do đó, để hai bên hợp tác có lợi, Việt Nam cần phải tôn trọng các Hiệp ước, Hiến Pháp liên quan biên giới lãnh thổ.
Ông Yim Sovann
Phát ngôn viên đảng đối lập còn khẳng định, quan hệ thương mại hàng hóa giữa Campuchia-Việt Nam cũng nằm trong tình trạng báo động. Tốc độ nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Campuchia liên tục tăng trưởng. Các mặt hàng nhập khẩu chính của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là xăng dầu, sắt thép, sản phẩm từ sắt thép, sản phẩm dệt may, sản phẩm hóa chất, phương tiện vận tải và phụ tùng và hàng hóa thủy sản…Còn phía Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam chỉ có Cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, nguyên phụ liệu thuốc lá và một số sản phẩm từ kim loại thường khác.
Ông Yim Sovann nhấn mạnh,“chúng ta phải làm thế nào để cân bằng hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu. "Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam quá nhiều, đã làm ảnh hưởng khá mạnh đến thị trường kinh tế, đời sống của dân. Tôi khuyến khích chính phủ xây dựng xí nghiệp, công ty sản xuất, còn tốt hơn tăng mức nhập siêu từ các nước láng giềng. Nếu hàng hóa xuất nhập khẩu của hai nước được cân bằng, thì nó vừa có lợi cho nền kinh tế, vừa có lợi cho chính trị.”
Theo thông cáo báo chí của bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia, ông Dũng sẽ tới sân bay Phnom Penh quốc tế vào lúc 12 giờ 30 phút ngày 23-4. Sau đó, ông sẽ hội kiến cựu Quốc Vương Norodom Sihanouk; Chủ tịch Thượng nghị viện Chea Sim; Thủ tướng Hun Sen và gặp quyền Chủ tịch Quốc hội Ngoun Nhel.
Quyền Chủ tịch Quốc hội Ngoun Nhel cho Đài Á Châu Tự Do biết rằng, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm tăng cường hợp tác và củng cố mối quan hệ láng giềng. Do đó, hai bên sẽ không bàn tới những vấn đề yêu cầu này.
Việt - Miên tuy hai mà một?
Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy quan hệ thương mại hàng hóa giữa Campuchia và Việt Nam trong những năm gần đây luôn ở trạng thái nhập siêu ngày càng lớn. Cụ thể, trong năm 2006 tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Campuchia và Việt Nam đạt 934,6 triệu USD, trong đó Việt Nam nhập khẩu vào Campuchia là 765 triệu USD, Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam là 170 triệu USD và thặng dư thương mại của Việt Nam là 595 triệu USD.Campuchia là thị trường nhập khẩu đứng vị trí thứ 4 của các doanh nghiệp Việt Nam và là thị trường thứ 7 xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam. Số liệu sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2011 với Campuchia là 626,4 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2009; trong đó Việt Nam nhập khẩu vào Campuchia là 498,4 triệu, tăng 44,3%. Còn Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam là 127,9 triệu USD, tăng 47,7%.
Ông Lê Hoàng, người Việt sống tại xứ Chùa Tháp bày tỏ xung quanh vấn đề này rằng, chuyến thăm và làm việc của ông Dũng sẽ không giúp gì cho hơn một triệu người Việt sinh sống tại xứ này. Ông này sang Campuchia để củng cố quyền lực và kết nối chế độ Cộng sản. Ông Hoàng bày tỏ:
“Em thấy đâu có lợi gì đâu. Nói chung Việt Nam-Campuchia như một thôi. Họ qua đây để kết nối cho nó chặt thêm, họ bảo vệ chế độ cho nó cứng thêm chứ gì vì thấy tình hình không tốt giữa Thái và Campuchia đánh nhau đó. Con mắt người thường, thì nhìn Campuchia-Việt Nam là hai nước, còn con mắt của anh em mình thì chỉ nhìn một nước thôi, không hai đâu. Cách thức họ qua đây, họ có chỗ yếu nào để bảo vệ cho chế độ họ. Họ kết nối Việt Nam-Campuchia như là một. Em thấy, cái đó bất lợi cho dân chủ.”
Con mắt người thường, thì nhìn Campuchia-Việt Nam là hai nước, còn con mắt của anh em mình thì chỉ nhìn một nước thôi, không hai đâu.Còn liên quan vấn đề kinh tế, thương mại, ông Lê Hoàng có nhận định: “theo em thấy đất nước Campuchia lệ thuộc Việt Nam. Không có ai giúp không đâu. Cũng như kinh tế, chủ đầu tư ở đây đều là những người Việt Nam quản lý hết. Họ học tiếng Campuchia, nhưng không phải là Campuchia. Thực chất em thấy rất rõ. Những người tới đây chùm người đầu não, tỷ phú, là người có tiếng như ông Sok Kung, thật ra nguồn gốc của ông này là người Việt Nam chính hiệu luôn. Còn hình thức họ kêu mở cửa thị trường, đầu tư, họ kêu gọi dân chủ chỉ là hình thức họ che lấp vỏ bên ngoài.”
Ông Lê Hoàng - Campuchia
Campuchia và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24-6-1967. Từ đó, các nhà trí thức Campuchia trong và ngoài nước luôn lên tiếng quan hệ này là mối đe dọa số phận xứ Chùa Tháp vì người Campuchia không hiểu rõ chiến lược Việt Nam, chính phủ Việt Nam biết tổ chức quản lý dân thường và các nhà hoạt động chính trị một cách có hệ thống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét