Đề Án Chiến Lược Hành Lang Trung-Lào-Campuchia
Trần Đông Đức
-
Lời Blog: Gần đây, Lào đòi xây đập Xayabury làm các nước Đông Nam Á lo lắng, trong đó có Việt Nam. Một nước Lào nhỏ sao lại cất công xây một trạm thuỷ điện to như thế đụng chạm đến quyền lợi các nước trong vùng. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Blog Trần Đông Đức trên RFA dịch bài này với mục đích giới thiệu đề án của một “Ngũ Mao” kiến nghị nhằm cô lập Việt Nam vào 4 năm trước.
Cho dù, các đề án này thường có thái độ cường điệu một ít, giả thuyết một ít nhưng không thể phủ nhận được thực tế càng lúc Trung Quốc càng tiến gần và còn nhanh hơn những kiến nghị đề ra. Trong lúc, Trung Quốc đang ra nhiều mặt khác nhau để mua chuộc và tính toán, những bài viết này chính là góc tối trong dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay.
Mình xin dịch nguyên văn bài viết của một “Ngũ Mao” (đảng 50 xu) với bút danh “Thu Phục Lãnh Thổ Liên Minh” viết về chiến lược hành lang bao vây Việt Nam. Không thể phủ nhận bài viết đầy đủ các góc cạnh về địa lý lịch sử nhằm đối phó và cô lập Việt Nam một cách rất tường tận. Với tình hình nước Lào đắp đập hiện nay, rõ ràng Trung Quốc đang thực hiện chính sách hành lang không thể chối cãi.
Ghi chú: Với bài dịch này, mình để lại các từ ngữ như “Nam Sa”, Trường Sa; “Nam Hải”, Biển Đông; Trung Nam Bán Đảo, Bán Đảo Đông Dương làm ngữ cảnh để gần với sự thô lỗ đặc thù trong nguyên văn của tiếng Trung Quốc nhằm đưa đến bạn đọc một góc cạnh cho tính chất tham khảo.
Trần Đông Đức
Ghi chú: Với bài dịch này, mình để lại các từ ngữ như “Nam Sa”, Trường Sa; “Nam Hải”, Biển Đông; Trung Nam Bán Đảo, Bán Đảo Đông Dương làm ngữ cảnh để gần với sự thô lỗ đặc thù trong nguyên văn của tiếng Trung Quốc nhằm đưa đến bạn đọc một góc cạnh cho tính chất tham khảo.
Trần Đông Đức
—————————–
Trung Quốc toàn lực đả thông Trung Nam bán đảo hành lang chiến lược đối phó với tiền tuyến Nam Sa
Việt Nam hung hăng tại quần đảo Nam Sa, dẫn tới sự phẫn nộ to lớn cho quốc dân. Gần đây trên mạng không ngừng nghe lời kêu gọi đánh nhau với Việt Nam. Liên Minh Thu Phục Lãnh Thổ (LMTPLT) vì vậy mà đã viết vài bài liên quan tới Việt Nam và Nam Sa. LMTPLT càng lúc càng phát hiện, bất luận là đối với Việt Nam, khống chế Nam Hải hay là tiến nhập Ấn Độ Dương, Trung Nam bán đảo phải là một miếng đất chiến lược đặc biệt quan trọng đối với nước ta. Trước mắt, thiết lập được chiến lược hành lang Trung Nam bán đảo đối với Trung Quốc có ý nghĩa to lớn.
I. Vân Nam và bốn chiến lược hành lang với Trung Nam bán đảo
Trung Nam bán đảo, trong từ ngữ gọi tên có nghĩa là “bán đảo của phía Nam Trung Quốc”, nhưng trong tiếng Anh gọi Trung Nam bán đảo là Indochina (Ấn-Độ-Chi-Na 印度支那, trong chữ Hán, lời người dịch), ý nghĩa là bán đảo nằm giữa Ấn Độ và China (tức Trung Quốc). Trung Nam bán đảo về mặt địa lý có sự phân biệt về nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa hẹp nói đến ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thật ra, bán đảo Indochina (Đông Dương) trong tiếng Anh bao gồm cả năm nước Campuchia, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam. Nếu như chiếu theo sự hoạch phân rộng lớn hơn về bản đồ chính trị, Trung Nam bán đảo còn bao luôn tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Chính vì nguyên nhân này, ngày nay trên các diễn đàn quốc tế về hợp tác khu vực lại xuất hiện một từ ngữ mới, tức là Khu Vực Nguồn Dưới Mê Kông. Khu vực nguồn dưới Mê Kông bao gồm Trung Quốc (Tỉnh Vân Nam), Lào, Miến, Thái, Việt (như bản đồ). Chính là do nguồn sông này, lợi ích quốc gia của Trung Quốc và Trung Nam bán đảo gắn bó mật thiết bất khả phân. LMTPLT cho rằng, từ góc độ Trung Quốc mà nhìn, tiến vào Trung Nam bán đảo có bốn chiến lược thông đạo hay gọi là chiến lược hành lang, tức là:
Chiến lược 1: Trung Quốc Vân Nam — Miến Điện;
Chiến lược 2: Trung Quốc Vân Nam (hay là Quảng Tây) — Việt Nam;
Chiến lược 3: Trung Quốc Vân Nam — Miến Điện — Thái Lan (Nam tiến một bước tới bán đảo Mã Lai rồi tới Singapore);
Chiến lược 4: Trung Quốc Vân Nam — Lào — Campuchia — Vịnh Thái Lan è Nam Hải;
LMTPLT phân tích qua một chút về bốn chiến lược thông đạo này:
Thứ nhất: “Chiến lược lớn thông đường Trung Miến” là con đường tốt đẹp nhất để Trung Quốc tiến vào Ấn Độ Dương, đối với anh ninh quốc gia của Trung Quốc có ý nghĩa to lớn. LMTPLT trong bài “Miến Điện – Trung Quốc Tây Nam con đường tốt đẹp nhất để ra biển” và “Phá thế khốn cục của eo biển Malacca: Trung Quốc với ba chiến lược lớn để hướng ra Ấn Độ Dương đã tường tận giới thiệu, có hứng thú thì có thể tìm đọc.
Thứ hai: tình hình nếu như Việt Nam với nước ta có quan hệ tốt đẹp, không xâm hại lợi ích của Trung Quốc, thì việc thành lập hành lang Trung Việt khống chế Nam Hải đối với nước ta có ý nghĩa to lớn. Nhưng là do ở Việt Nam trước mắt đang xâm chiếm nhiều nhất các đảo ở Nam Sa, nước thù địch hưởng lợi nhiều nhất, từ góc độ thu phục Nam Sa mà nhìn, nói đến hành lang này không thể vô ý nghĩa được.
Thứ ba: hành lang thực sự là đang trong dự tính về con đường sắt quan trọng xuyên Á qua đường Đông Nam Á. Một khi thành hình thì đối với chính trị kinh tế và các phương diện khác của nước ta có ý nghĩa to lớn. Nhưng do liên quan đến nhiều nước, tạo thành một trò chơi đa phương, Ân Độ, Nhật Bản nhảy vào làm khó, Singapore thái độ tiêu cực, những quốc gia khác mỗi nước mỗi cách suy nghĩ. Ngoài ra vẫn còn gặp phải những nhân tố ảnh hưởng như thi công khó, thời gian dài, đầu tư nhiều, từ đó đến nay vẫn chưa đạt thành ý hướng thi công, trong đoản kỳ khả năng thực hiện không lớn, đối với việc kiểm soát Nam Hải vẫn chưa có ý nghĩa quá to lớn.
LMTPLT cho rằng, chỉ có chiến lược hành lang thứ tư tức là Trung-Lào-Campuchia đối với con đường Nam hạ của ta đặc biết có ý nghĩa to lớn trong việc tiến quân Nam Sa khống chế Nam Hải.
II. Ý nghĩa to lớn trong việc kiến lập hành lang Trung-Lào-Campuchia
LMTPLT trong rất nhiều bài viết đều đề xuất sách lược “chia để trị” đối với Đông Nam Á. Tức là lấy Nam Hải làm trục, lấy Trung Nam bán đảo làm trọng điểm, chia Đông Nam Á thành hai bộ phận “quốc gia bán đảo” và “quốc gia quần đảo”, áp dụng tuần tự trước gần sau xa và từng bước trước dễ sau khó, từng bước biến Đông Nam Á tạo thành sân sau chiến lược của nước ta, vì lợi ích căn bản nước ta phục vụ.
Đề án này chỉ dùng tới tình hình xâm lược Việt Nam gia tăng, chuyện phải thu phục Nam Sa, mà nói tới ý nghĩa thành lập chiến lược hành lang Trung Lào Cam.
TPLTLM phán đoán về mặt cơ bản là: Việt Nam về mặt thực tế trong thời gian về lâu về dài sẽ là nước thù địch với Trung Quốc, vấn đề Nam Sa trong vòng ít nhất là 20 năm thật khó giải quyết xong xuôi. Cho dù Việt Nam trong tương lai chắc chắn sẽ quay lại lấy hệ thống và thế chế chính trị Trung Quốc làm trọng tâm, nhưng sẽ trong một giai đoạn so đo nào đó tuột ra ngoài hệ thống Trung Quốc, điều này tạo nên một hiện thực uy hiếp Trung Quốc, mục đích chủ yếu thành lập hành lang Trung-Lào-Cam là để đối phó Việt Nam!
Ý nghĩa chủ yếu của việc thành lập hành lang này là:
1- Phối hợp Nam Sa, đả thông con đường lục địa Tây Nam Trung Quốc. Trung Quốc đang lúc ra sức phát triển lược lượng hải, không quân, nhưng ưu thế thực sự của Trung Quốc vẫn là lục quân. Đối với Trung Quốc, lục lộ hiển nhiên có ý nghĩa to lớn. Do người Trung Quốc trong lịch sử chưa từng mở đường thông đến Ấn Độ Dương, và cũng chưa chiếm hữu toàn bộ Trung Nam bán đảo, lãnh thổ nguồn gốc của tổ tiên lại bị Nga Sa hoàng và Nhật Bản chiếm đi, khiến cho hiện tại Đông Bộ Trung Quốc bị bịt đường bởi các chuỗi đảo, Nam Bộ bị khốn bởi eo biển Malacca! Đông Bắc Bộ thì có Đông Bắc chiến lược khốn cục (bị bịt đường ra biển)! Vào những năm 70 của thế kỷ trước, các hòn đảo Nam Sa bị các nước nhỏ Đông Nam Á xâm chiếm, trở thành một cục diện của hiện tại! Để đả thông con đường “Nam Hải Lục Lộ”, chúng ta hiển nhiên có thể thông qua thành lập hành lang Trung-Lào-Cam trực thông Nam Hải, từ lục địa ứng phó Nam Sa!
2- Cô Lập Việt Nam, hình thành cái thế của ba mặt giáp kích. Việt Nam Nam Nam Bắc hẹp dài, chiến lược thọc sâu đọ nông, ở chiến lược trên mặt đất có thế xấu về thiên nhiên, ở thế nước nhỏ lực yếu lại mang ảo tưởng lấy ít địch nhiều, thật là không phải là phúc cho dân cho nước này. Do hai nước Lào, Campuchia trực tiếp biên giới với Việt Nam, Trung Quốc lại cùng Lào và Việt Nam tiếp giáp biên giới, Trung Quốc một khi đã ổn định hành lang chiến lược Trung-Lào-Cam, sẽ từ hướng Bắc, hướng Tây và hướng Đông từ Nam Hải đối với Việt Nam hình thành thế của ba mặt giáp kích! khiến Việt Nam như bị thột vào lưng, như xương mắc họng, tạo nên sức kìm giữ cực đại, ít nhất là làm mất khả năng toàn lực đầu tư vào việc xâm chiếm các đảo Nam Sa của ta.
3- Cơ hội chiến thắng, vì tương lai của phương án nối liền eo đất Kra (trên bán đảo Mã Lai thuộc về Thái Lan và Miến Điện). Tương lai một khi eo đất Kra được khai tạc thành công, địa vị chiến lược các nước như Campichia sẽ tuỳ thời tăng lên. Trung Quốc nếu như ra tay trước tại nơi này thành lập được “căn cứ địa” bền vững, tức không những chỉ lấy thế ngang mặt Việt Nam, mà còn có khả năng thuận lợi tiến vào kênh đào Kra chiếm thế thượng phong! Đây là một chiến lược thông đạo trong tương lai của nước ta dựa vào con kênh đào Kra (từ Vịnh Thái Lan xuyên qua Ấn Độ Dương), ý nghĩa hiển nhiên không cùng một dạng.
4- Đáng mặt nước lớn, kiến lập căn cứ chiến lược bền vững. Việt Nam một khi đối với nước ta triệt để đối đầu, đặc biệt là sau khi nước ta dùng vũ lực thu phục lãnh thổ Nam Sa, không loại trừ khả năng đánh trả nước ta, có khả năng dẫn vào các nước ngoài khu vực như Mỹ, Ấn Độ thậm chí là Nhật Bản. Nếu như những quốc gia trên trú quân ở Vịnh Cam Ranh, đối đầu với thế cục Nam Hải, các đảo Nam Sa cùng các tuyến hàng hải tạo thành sứ uy hiếp to lớn. Nhưng nếu như nước ta tại Lào, Cam đứng vững, lấy chiến lược thông đạo hỗ trợ, tức thì có đủ lực giao chiến với Việt Nam và nước đồn trú nào đó trong tương lai, làm cho những uy hiếp trở khó khăn đối với nước ta, bảo vệ sự cân bằng chiến lược.
(Còn tiếp 1 kỳ)
Theo: http://rfavietnam.com/node/557
Trần Đông Đức (RFA)
-
Đề Án Chiến Lược Hành Lang Trung-Lào-Campuchia (Kết)
Trần Đông Đức (RFA)
-
Ba: Điều kiện đầy đủ cho việc thành lập hành lang Trung-Lào-Cam
Hiện tai, Trung Quốc có đủ một số điều kiện căn bản nhất cho việc thành lập hành lang Trung-Lào-Cam, chỉ cần lợi dụng đầy đủ, tích cực chỉ đạo, khôn ngoan vận dụng, thành lập hành langTrung-Lào-Cam là có thể thành công được.
1- Trung Quốc và Trung Nam bán đảo tiếp nhưỡng, có được ưu thế thành lập chiến lược hành lang Trung-Lào-Cam. Ưu thế về địa hình là điều tiện lợi quan trọng nhất. Trung Quốc là láng giềng quan trọng của các nước Trung Nam bán đảo, bản thân lại là nước quan trọng trong khu vực nguồn sông Mê Kông, con sông Lan Thương (ra khỏi biên giới xưng thành Mê Kông) liên kết hầu hết các nước với nhau trong Trung Nam bán đảo. Ngoài ra, nước ta lại là tiếp giáp với Lào trên Trung Nam bán đảo, với Campuchia cũng cách nhau không xa, chỉ có hai nước là đến Vịnh Thái Lan của Nam Hải mà không phải qua nhiều quốc gia. Loại địa hình này quá ưu thế để tạo thành hành lang chiến lược Trung-Lào-Cam với nhiều tiện lợi to lớn.
2- Trung Quốc đối với Lào, Campuchia có ơn tái tạo, hai bên quan hệ hữu hảo. Năm 1979, đang được độc lập không lâu thì Việt Nam nhanh chóng theo con đường xâm lược, tự cho rằng có Liên Xô đằng sau đỡ lưng, cuồng vọng bước vào con đường vũ lực với thủ đoạn tạo dựng giấc mộng “Liên Bang Đông Dương”, xâm lược Lào, xâm lược Campuchia. Đặng công (Đặng Tiểu Bình) nhìn xa trông rộng, tránh việc ở biên giới phía Nam xuất hiện một nước có bản tính xâm lược nhằm mục tiêu vào nước khác, cất quân tự vệ phản kích, chống Việt Nam tiểu bá dưới ngọn cờ chống xâm lược, cho quân xuống Nam, đẩy lùi áp lực của Liên Xô, gây thương vong nặng nề, làm cho Việt Nam cuối cùng phải triệt thoái, bảo vệ chủ quyền quốc gia và lãnh thủ hoàn chỉnh của Lào, Campuchia, duy trì hòa bình thế giới, đối với hai nước có ơn tái tạo, song phương quan hệ hoàn toàn tốt đẹp. Đây cũng là điều làm chúng ta có điều kiện căn bản thành lập hành lang chiến lược Trung-Lào-Cam
3- Địa vị chiến lược của Lào, Campuchia là một hạng, nước lớn ngoài khu vực can thiệp ít, lực cản nhỏ. Địa vị chiến lược của Lào, Cam và Miến Điện căn bản không giống nhau, chính vì nguyên nhân này, nước ta thành lập hành lang chiến lược không tạo nên sự phản đối của nước lớn nằm ngoài khu vực, vô hình trung làm cho chúng ta giảm kinh trở lực, tạo nên khả năng thành công rất lớn. Hiện nay hành lang chiến lược Trung-Lào-Cam đến gần với tương lai sau khi con kênh đào Kra khai thông thì càng thuận lợi hơn. Trên thực tế, hai nước Lào, Campuchia chỉ quan trọng đối với Trung Quốc và Việt Nam, nhưng do, làm sao Việt Nam về mặt tổng thể sao lại là đối thủ của Trung Quốc?
4-Chiến lược định vị thích hợp đối với lợi ích hai nước Lào, Campuchia. Pakistan công khai xưng là hành lang chiến lược với Trung Quốc, đây chính xác là địa vị chiến lược của quốc gia. Điều này đối với sự phát triển quốc gia có sức xúc tiến tác dụng không nói mà thành. Lào, Campuchia ở Đông Nam Á là những nước nhỏ, từ trước tới nay, hầu như ít nghe qua, kinh tế phát triển chậm, quốc lực không mạnh. Những thứ này cùng với sự chưa chuẩn xác trong sự tìm kiếm định vị chiến lược của bản thân quốc gia tạo nên tầm vóc quan hệ, cũng như với Trung Quốc chưa thực thi được kế hoạch hành lang chiến lược Trung-Lào-Cam tạo nên tiềm năng quan hệ tất yếu.
5-Sáng tạo thể chế lợi ích đặc thù Trung-Lào-Cam, thực hiện phát triển cộng đồng. Chính phủ Trung Quốc cần phải xếp Lào, Campuchia ngay hàng thứ hai sau Miến Điện về mặt kinh doanh lâu dài. Ba nước này là khối đá chiến lược của Trung Quốc đặt chân lên Trung Nam bán đảo. Người Trung Quốc chỉ cần đặt chân ổn định lên ba quốc gia này, tức thì các nước lớn ngoài khu vực đều không có dám bén gót. Người Pakistan đã đề xuất Trung Quốc đầu tư vào đường tàu cao tốc để cùng trỗi dậy với Trung Quốc, với tuyên ngôn hào hùng cùng phồn vinh, làm mỗi người Trung Quốc vì thế rạng ngời! tạo thành người anh em của Trung Quốc, Lào và Campuchia còn có lý do nào để ra ngoài Trung Quốc đây hả? Trung Quốc cần phải cùng hai nước này ký ngay văn kiện kiến lập hành lang chiến lược Trung-Lào-Cam, dùng hình thức pháp luật để ổn định quan hệ hữu hảo song phương. Đối mặt với sự uy hiếp cộng đồng phía Việt Nam, Trung Quốc cần phải đủ sức kiến lập được quan hệ đồng minh ngay. Một khi quan hệ liên minh được xác định, Trung Quốc sẽ mãi mãi bảo hộ hai nước không bị Việt Nam xâm lược, đồng thời, Trung Quốc sẽ tăng thêm sức đầu tư và viện trợ, tận lực giúp đỡ hai nước này đi đến giàu có. Người Trung Quốc nhất quán cùng người làm thiện, đối với hai nước này không có một dã tâm nào về lãnh thổ, hai nước này cần gì phải đề phòng! Đến lúc hình thức cụ thể của hành lang chiến lược Trung Lào Cam được thành lập, tôi có thể thấy rằng việc thành lập đường sắt Trung-Lào-Cam có thể thực hiện. Tuy việc chuyên chở đường sắt cao so với giá cước đường biển, nhưng trước mặt đối với hình thế an toàn gay go của eo biển Malacca, ý nghĩa của con đường thông đất hiển nhiên vẫn rất to lớn. Xét cho cùng, nhiều chỗ thông đạo, nhiều con đường ra, nhiều phần an toàn, nhiều phân bảo chứng. Chúng ta không thể nhìn ngắn mọi chuyện lấy tiền tài làm thành thước đo duy nhất. Hàng hóa Trung Quốc hoặc là các vật tư chiến lược một khi thông qua hành lang chiến lược Trung-Lào-Cam sẽ ngồn ngộn không dừng chuyển vận đến Nam Hải, viện trợ Nam Sa. Đây chính là con đường chiến lược của Trung Quốc đe dọa quân thù. Quân lực Trung Quốc cũng có thể tương ứng để tiến vào hành lang chiến lược này. Đây chính là cơn ác mộng bắt đầu cho Việt Nam. Ở một trình độ nhất định, Việt Nam cũng chắc sẽ bắt đầu đến bàn đàm phán, vì hòa bình mà sáng tạo điều kiện để giải quyết tranh chấp Nam Sa. Đương nhiên đây là đang ở dạng tiền đề Trung Quốc đáp ứng giải quyết trong hòa bình. Chiến lược hành lang chiến là để đối phó với việc dùng vũ lực giải quyết Nam Sa tạo hiệu quả như cọp thêm cánh. Các quan chức Trung Quốc cần cân nhắc kiến nghị này của Liên Minh Thu Phục Lãnh Thổ.
Có bạn nói rằng, Lào và Campuchia hiện tại là thành viên trong khối ASEAN, mà ASEAN là dùng một giọng điệu, sợ rằng Lào và Campuchia không thể cùng Trung Quốc hợp tác. Liên Minh Thu Phục Lãnh Thổ cho rằng, chúng ta không thể xem bề mặt mà xem hiện tượng, về bản chất quan hệ họ hàng gần xa giữa nước này với nước kia là sứ mệnh ích lợi. ASEAN không phải là một khối “thiết bản”, về mặt thực tế mãi mãi không là một khối đồng nhất. Hãy nhìn thời kỳ Chiến Quốc, sách lược “Hợp Tung” không thể thành công, dùng thế “Liên Hoành” cắt đất cho Tần cuối cùng rồi sẽ thành công, nước Tần thôn tính lục quốc thiên hạ thu về một mối là nguyên nhân đích thực, vẫn là các nước có tên?? Đối mặt với sự tồn vong sinh tử của quốc gia trong thời Chiến Quốc chính là như thế. Lào và Campuchia nào có lý do nhìn Trung Quốc với lòng thù hận khi chưa gặp phải sự uy hiếp nào về an ninh từ Trung Quốc để rồi xa lánh Trung Quốc? Có thể nói rằng, chỉ cần Trung Quốc đem lại lợi ích đủ lớn, Lào và Campuchia có thể cùng Trung Quốc hợp tác đầy đủ, thì việc thiết lập một sự gần gũi đặc thù về quan hệ đồng minh chắc chắn nằm trong khả năng.
Trần Đông Đức dịch từ
Categories: Uncategorized
Be the first to like this post.
Phản hồi (6) Trackbacks (1) Để lại phản hồi Trackback
- Tháng Tư 22, 2011 lúc 14:20 | #1Trích dẫn|Chu nghia Banh truong,Ba quyen cua Trung Hoa Han toc dang troi day o the ky 21 nay.
- Tháng Tư 22, 2011 lúc 15:09 | #2Trích dẫn|Thục sự là nguy cơ nhãn tiền rồi !
- Tháng Tư 22, 2011 lúc 16:01 | #3Trích dẫn|Lưỡi bò ở biển Đông, lưỡi cá sấu ở dọc biên giới Lào, Campuchia, lưỡi cọp ở Tây Nguyên, hàng hà vô số lưỡi rắn ở các tỉnh cho thuê rừng biên giơí, lưỡi linh cẩu ở các công trình Tàu cộng làm ở VN, lưỡi ma quỹ sa tăng đang ăn cơm VN thờ ma Tàu Cộng. Than ôi! hồn thiêng đất nước VN ta hãy hiện về thức tỉnh nhà CQCSVN hãy dừng lại đi cơn tham, sân, si. Mọi tiền của đều là phù du và trở về cát bụi. Hãy cho con cháu một cơ hội thoát khỏi kiếp nô tỳ và suốt đời mang tiếng mang dòng họ Lê Chiêu Thống!!!
- Tháng Tư 22, 2011 lúc 20:08 | #4Trích dẫn|Đúng vậy,ý đồ và tham vọng của Trung Quốc nằm gọn trong ” Đề án chiến lược hành lang Trung-Lào-Campuchia “.Những người lãnh đạo CS Hà Nội có sáng mắt ra chưa ? để thấy được mưu đồ và tham vọng của bọn Đế quốc Tàu Cộng mà có chiến lược thích ứng để cứu nguy Tổ Quốc và Dân Tộc, hay là vì quyền lợi cá nhân và đảng phái mà qùy gối dâng đất nước này cho kẻ thù ?
- Tháng Tư 23, 2011 lúc 05:19 | #5Trích dẫn|Bạn hiền. Hảo hảo. hai cu LL, DT ko còm bài này.
- Tháng Tư 23, 2011 lúc 08:31 | #6Trích dẫn|3 ban DT,VHT va LL khg bao gio co y kien ve de tai Mau Quoc Tau Khua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét