Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

"Nổi trăn trở của Thủ tướng" về đổi mới thể chế

  • Trì trệ kinh tế : ổ nuôi khủng bố (RFI) - Hậu Charlie Hebdo vẫn tiếp tục ngự trị các trang báo Pháp cuối tuần 17/01/2015. « Châu Âu đối mặt với mối họa thánh chiến Djihad » là hàng tít lớn trên Le Monde. « Mẻ lưới chống khủng bố tại Châu Âu » tựa của Le Figaro. « Các công dân, hãy hành động » là lời kêu gọi tờ Libération. Và « Khủng bố : năm ngày làm thay đổi nước Pháp » và « Từ Algeri đến Pakistan, biểu tình chống Charlie » là hai tít lớn của Le Parisien.
  • Nhật - Ấn tăng cường hợp tác quốc phòng (RFI) - Chính quyền Tokyo, qua chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Fumio Kishida tại Ấn Độ trong hai ngày 16/01 và 17/01/2015, đã cùng với New Delhi thắt chặt an ninh trên biển. Hai bên cùng chung ưu tư trước sức mạnh đang lên và tham vọng làm bá chủ của Trung Quốc.
  • Đàm phán tại Geneve để lập chính phủ liên hiệp Libya (RFI) - Tối qua, 16/01/2015, Fajr Libya – một liên minh vũ trang lớn, hiện kiểm soát thủ đô Libya – đề nghị ngừng bắn trên mọi chiến tuyến. Quyết định đơn phương này được đưa ra sau khi đàm phán giữa các phe phái Libya tại Genève, dưới sự chủ trì của Liên Hiệp Quốc, đạt được một số tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, các nhà quan sát vẫn lo ngại về khả năng có một giải pháp hòa bình cho khủng hoảng Libya.
  • Quyền tự do báo chí Hồng Kông bị đe dọa (RFI) - Bị hành hung và bị tin tặc tấn công, đó là những gì báo chí ở Hồng Kông đang hứng chịu, cho thấy tự do báo chí bị xâm phạm ngày càng nhiều tại một thành phố cho tới nay vẫn tự hào về quyền tự do ngôn luận, tương phản với chế độ kiểm duyệt gắt gao ở Trung Hoa lục địa.
  • Mỹ chuẩn bị huấn luyện chiến binh Syria chống thánh chiến (RFI) - 400 cố vấn Mỹ sẽ sang Trung Đông để trực tiếp huấn luyện lực lượng nổi dậy ôn hòa tại Syria đang nằm giữa gọng kềm Damas và tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Ả rập Xê Út đã đề nghị đón tiếp các trung tâm huấn luyện. Chương trình này thuộc kế hoạch lâu dài của tổng thống Obama và được lập pháp Mỹ ủng hộ, sẽ bắt đầu vào tháng Ba 2015.
  • Một phái đoàn Mỹ sang Cuba thăm dò hợp tác (RFI) - Một tháng sau khi Washington và LaHabana lật qua trang sử thù nghịch, một phái đoàn thượng nghị sĩ và dân biểu Mỹ thăm Cuba trong ba ngày kể từ thứ bảy hôm nay 17/01/2015 cho đến thứ Hai. Đa số dân Mỹ ủng hộ chính sách hâm nóng quan hệ với Cuba nhưng chỉ có một thiểu số tin rằng LaHabana sẽ cải cách dân chủ.
  • Công an Trung quốc giám sát ngày giỗ thứ 10 của Triệu Tử Dương (RFI) - Mặc dù đã qua dời từ 10 năm nay, nhưng cố tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Triệu Tử Dương vẫn làm chế độ hiện nay lo ngại. An ninh bao vây căn nhà của họ Triệu ngăn chận phóng viên quốc tế và theo dõi từng cá nhân đem hoa đến cúng dường.
  • Đảng cần đổi mới chính trị theo chiều hướng nào? (RFA) - Tại Hội nghị TƯ 10, vấn đề "đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế” đã được đề cập. Tuy vậy TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, Nhà nước.” Vậy Đảng CSVN cần đổi mới chính trị theo chiều hướng nào cho phù hợp?
  • Nah Sơn, một du học sinh, rapper bất đồng chính kiến (RFA) - Mới đây một du học sinh đang theo học tại Oklahoma tung lên mạng ca khúc thể loại Rap và một bức thư có nội dung chống lại độc tài hà khắc của cộng sản Việt Nam. Người nhạc sĩ sinh viên ấy là Nguyễn Vũ Sơn với bút danh khi sáng tác là Nah Sơn.
  • Ghét Trung Quốc có nguy hiểm cho dân tộc? (RFA) - Yêu ghét là trạng thái cảm xúc thường xuyên của con người. Ai tử tế, làm điều tốt cho họ thì họ yêu. Ngược lại, làm điều ác, điều xấu thì bị ghét.
  • Đối thoại quốc phòng Việt - Ấn (RFI) - Trong chiều hướng thắt chặt hợp tác quân sự, hôm qua, 16/01/2015, tại New Delhi, Ấn Độ và Việt Nam đã mở đối thoại quốc phòng thường niên. Theo báo chí Ấn Độ, dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham gia cuộc đối thoại lần này là thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, còn đứng đầu phái đoàn Ấn Độ là thứ trưởng Quốc phòng R.K Mathur.
  • Ba nước đề nghị Jakarta không tử hình tội phạm ma túy (RFI) - Theo thông tin từ chính quyền Indonesia, năm tội phạm người nước ngoài, trong đó có một người Việt cùng với  một phụ nữ Indonesia sẽ bị xử tử ngày mai vì các tội danh liên quan đến ma túy. Các nước Pháp, Brazil và Hà Lan đã yêu cầu sự khoan hồng của chính quyền Jakarta.
  • Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử và pháp lý” (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Ngày 16-1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Thuận, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Gần 100 bản đồ và nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm được lựa chọn trưng bày tại Triển lãm là những bằng chứng vững chắc về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; đồng thời bác bỏ những luận điệu xuyên tạc lịch sử, những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo này và các vùng biển, đảo khác trên biển Đông.
  • Cảm lạnh chưa hẳn là do trời lạnh (RFI) - Mỗi khi mùa đông đến, nhiều người hay bị chảy nước mũi, đau cổ họng. Người ta vẫn thường nghĩ mình bị nhiễm lạnh hay còn gọi là cảm lạnh, nhưng nhiệt độ ngoài trời không hẳn đã là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng khó chịu này.
  • TT Afghanistan lên án Charlie Hebdo đăng tranh biếm họa Mohamed (RFA) - Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani hôm qua lên án quyết định của tuần báo Charlie Hebdo cho đăng tranh biếm họa Đấng tiên tri Mohamed lên trang bìa trong số phát hành đầu tiên sau vụ tấn công nhắm vào tòa báo hồi ngày 7 tháng giêng vừa qua.
  • Charlie Hebdo: Tổng thống Pháp bảo vệ "tự do ngôn luận" (RFI) - « Nước Pháp có những nguyên tắc và giá trị. Một trong những giá trị đó là quyền tự do ngôn luận ».Tổng thống François Hollande khẳng định như trên trong bối cảnh xảy ra biểu tình bạo động tại nhiều nước Hồi giáo phản đối bức tranh biếm họa tiên tri Mohamed trên trang bìa của tuần báo Charlie Hebdo, một tuần sau khi ban biên tập bị thảm sát.
  • Charlie Hebdo: Nga ngăn chặn các hoạt động ủng hộ (RFI) - Hôm qua 16/01/2015, một nhà hoạt động Nga bị kết án 8 năm tù, vì biểu tình với một khẩu hiệu ủng hộ tờ Charlie Hebdo. Người bạn đi cùng, 75 tuổi, bị phạt tiền nặng. Tư pháp Nga giải thích hình phạt này là do đương sự đã không xin phép biểu tình.
  • Nhật Bản tài trợ 200 triệu mỹ kim cho các nước chống IS (RFA) - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm qua lên tiếng cảnh báo thế giới sẽ phải chịu những tổn thất không thể nào đo lường được nếu như khủng bố lan tràn khắp Trung Đông. Trước tình trạng đáng ngại đó, người đứng đầu chính phủ Nhật Bản đưa ra cam kết sẽ tài trợ chừng 200 triệu mỹ kim các khoản phi quân sự cho các quốc gia chống lại nhóm thánh chiến Nhà nước Hồi giáo IS.
  • Nhật Bản muốn quan hệ hàng hải mật thiết hơn với Ấn Độ (RFA) - Nhật Bản muốn thiết lập quan hệ hàng hải mật thiết hơn với Ấn Độ. Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida trong bài diễn văn phát biểu tại Hội đồng Thế giới Vụ của Ấn Độ tại thủ đô New Dehli, cho biết hai nước Nhật Bản và Ấn Độ hiện đang tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải.
  • Đài Loan: Quốc dân Đảng có tân chủ tịch (RFA) - Tại đảo quốc Đài Loan, Quốc dân đảng cầm quyền thân Bắc Kinh hôm qua đã chỉ định một vị thủ lĩnh mới với hy vọng đảo ngược tình thế sau kỳ bầu cử địa phương vừa qua mà phần thắng thuộc về phía đối lập.
  • Giáo hoàng gặp những người Philippines sống sót sau bão Hayan (RFI) - Hôm nay, tiếp tục chuyến tông du Philippines, 17/01/2015, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã bày tỏ tình liên đới với những người sống sót tại Tacloban, thành phố bị cơn bão tàn khốc Hayan phá hủy hoàn toàn vào tháng 11/2013. Từ Manila, thông tín viên RFI Antoine-Marie Izoard gởi về bài tường trình.
  • Niger: Người biểu tình đốt hai nhà thờ Thiên chúa giáo ở Niamey (RFA) - Thêm hai nhà thờ Thiên chúa giáo tại thủ đô Niamey của Niger bị phóng hỏa bởi những người biểu tình chống tuần báo Charlie Hebdo. Tình hình biểu tình bạo động tại Niger bước sang ngày thứ hai với tổng cộng có năm nhà thờ Thiên chúa giáo tại thủ đô Niamey và thành phố Zinder bị đốt.
  • Cảnh báo thời tiết nguy hiểm trên biển (BaoMoi) - QĐND - Chiều 17-1, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đã phát đi cảnh báo về thời tiết nguy hiểm trên biển. Theo đó, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên vùng biển từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận và khu vực giữa Biển Đông ngày 18-1 có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Sóng biển cao 2-3m, có lúc hơn 3m. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực phía Tây quần đảo Trường Sa có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Sóng biển cao 2-4m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.
  • Tăng ngân sách để giảm áp lực (BaoMoi) - (PetroTimes) - Ngày 13/1, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua ngân sách quốc phòng lớn kỷ lục trong năm tài chính 2015 - Tokyo sẽ chi gần 42 tỉ USD (tăng 2% so với năm 2014) và đây là năm thứ 3 liên tiếp Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng nhằm đối trọng với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc. 1
  • Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bớt rét buốt (BaoMoi) - Ngày cuối tuần (17/1), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng và đêm bớt rét buốt khi nền nhiệt bắt đầu tăng dần, nhích lên khoảng 2 - 3 độ C so với ngày hôm trước. Không khí lạnh tác động xuống phía Nam yếu hơn nên nhiệt độ cũng bắt đầu tăng, trời mát.
  • Trời hửng nắng, miền Bắc ấm dần (BaoMoi) - VOV.VN -Ngày 17/1, khu vực Hà Nội ngày ít mây, trời nắng; đêm nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ. Gió nhẹ. Nhiệt độ từ 11-21 độ C.

Nguyễn Quang Duy - "Nổi trăn trở của Thủ tướng" về đổi mới thể chế

Trước ngày khai mạc Hội Nghị Trung Ương 10, ông Nguyễn Tấn Dũng cho báo chí biết nỗi trăn trở như sau: “Sao lại cứ phải đứng sau 6 nước ASEAN? Chúng ta có đuổi kịp được ASEAN-6 không? Không có lý do gì chúng ta không cải thiện được để bằng ASEAN-6?"
Ông cho biết để theo kịp nước người cần “…đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.
"Nổi trăn trở của Thủ tướng". Photo Reuters
Đáp lại ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trong Hội nghị 10 đã có các đề nghị liên quan đến việc "đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế", nhưng “…Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta,…”
Xét sự khác biệt giữa thể chế tại Việt nam và tại 6 nước ASEAN, sẽ thấy rõ Việt Nam có thể đuổi kịp các quốc gia trong vùng hay không?
Khác biệt về định hướng
Khi cả 6 nước ASEAN đều theo chính thể dân chủ lấy hiến pháp làm nền tảng, ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều độc lập. Đất nước được điều hành dựa trên 4 cột trụ chính là: kinh tế thị trường, chính trị tự do, xã hội dân sự và văn hóa nhân bản tôn trọng nhân quyền.
Việt Nam là quốc gia duy nhất theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, một định hướng mà ngay cả những người đang cầm quyền như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh từng tuyên bố: “Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.
Bài “Góp phần tìm hiểu lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc” đăng trên Tạp Chí Cộng Sản Online, ngày 28-11-2014, đã giải thích lý do đảng Cộng sản chọn mô hình Trung Quốc, đồng thời cho biết đảng Cộng sản đang xem xét mô hình đó có thực sự đưa Trung Quốc (và Việt Nam) lên chủ nghĩa xã hội hay không? (xin xem bài VIỆT NAM ĐANG XÉT LẠI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI MANG BẢN SẮC TRUNG QUỐC?)
Kinh tế thị trường
Nguyên tắc chính của kinh tế thị trường là nhà nước không cạnh tranh với tư nhân, nhà nước chỉ tập trung thực hiện chính sách nhằm:
  • 1. giải quyết những trường hợp thất bại thị trường, như cạnh tranh bất bình đẳng, độc quyền, bảo vệ môi sinh, bảo vệ người làm công, bảo vệ người tiêu thụ;
  • 2. phát triển kinh tế quốc gia, như xây dựng hạ tầng cơ sở, khuyến khích phát triển thương mãi trong và ngòai nước;
  • 3. phát triển xã hội, như phát triển giáo dục và y tế, xây dựng nguồn vốn nhân dụng, gia tăng sức cạnh tranh quốc tế; và
  • 4. thực hiện bình đẳng xã hội.
Tại Việt Nam, kinh tế nhà nước vẫn giữ “chủ đạo”, quân đội thay vì bảo vệ đất nước nay tập trung vào kinh doanh thương mãi, nhà nước gia tăng can thiệp hành chính, tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh và lũng đọan nền kinh tế quốc gia.
Doanh nghiệp nhà nước càng ngày càng mở rộng, họat động kinh tế càng thiếu hiệu quả, công chức càng gia tăng, tham nhũng càng lộng hành, phân bố tài nguyên và tài lực càng sai lệch,... nền kinh tế Việt Nam càng tụt hậu so với các quốc gia trong vùng.
Chính trị tự do
Tại 6 quốc gia ASIAN, các đảng chính trị theo các khuynh hướng khác nhau, đại diện cho các tầng lớp khác nhau, sử dụng nghị trường Quốc Hội, truyền thông tự do và hệ thống chính trị tranh luận, tìm ủng hộ cho chiến lược và chính sách trong từng thời điểm.
Đảng thắng cử sẽ có cơ hội để thực hiện các chính sách thính hợp với hòan cảnh đất nước trong từng thời kỳ.
Các đảng chính trị đều hướng đến phục vụ xã hội, hướng đến sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội, sự tái phân phối lợi ích quốc gia tạo công bằng cho mọi thành viên trong xã hội.
Nhờ thế xã hội càng ngày càng trở nên tiến bộ, đời sống dân chúng được cải thiện và đất nước của họ mỗi ngày một trở nên tốt đẹp hơn.
Trong khi đó tại Việt Nam, việc thay đổi chính sách thường rất chậm do sự thỏa hiệp của một số người trong Bộ Chính Trị và phải đợi đưa ra Hội Nghị hay Đại Hội Đảng để thông qua.
Ở các quốc gia ASIAN, nhờ cạnh tranh từ bên trong mỗi đảng chính trị và cạnh tranh giữa các đảng chính trị, nên mọi việc đều được thông tin khá đầy đủ, rõ ràng và rộng rãi.
Còn sinh họat chính trị tại Việt Nam thì vẫn khép kín, vì vậy mới xảy ra những tranh giành đấu đá như hiện tượng Quan Làm Báo hay hiện tượng Chân Dung Quyền Lực.
Mặc dù các phe phái có chia năm có xẻ bẩy, nhưng thực tế cho thấy nếu có chuyển biến thì các cánh trong đảng Cộng sản vẫn còn thế, còn lực để tiếp tục chủ động cầm quyền.
Xã hội dân sự
Khi đảng chính trị có mục đích cạnh tranh quyền lực thì các tổ chức dân sự mang vai trò quần chúng làm nền tảng xây dựng ý thức dân chủ cho tòan xã hội.
Các tổ chức dân sự vận động xã hội tham gia các sinh họat chính trị, bầu cử, ứng cử, đấu tranh cho quyền lợi, đấu tranh cho môi trường, vận động hành lang ảnh hưởng chính sách quốc gia.
Trước đây đảng Cộng sản nắm tòan bộ các tổ chức, nhưng ngày nay một số các tổ chức dân sự độc lập đã thành hình và đang phát triểVì tình cảnh chính trị các tổ chức dân sự nói trên vẫn chỉ giữ vai trò khiêm nhượng là đấu tranh để giành lại những quyền tự do, như tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do nghiệp đoàn, tự do chính trị… những quyền cơ bản được Quốc Tế công nhận.

Văn hóa nhân bản
Văn hóa là cách suy nghĩ, cách sinh họat, cách giải quyết các mâu thuẫn của những thành viên trong một tập thể. Văn hóa nhân bản đã trở thành nền tảng xây dựng các xã hội dân chủ.
Văn hóa nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào.
Văn hóa nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng khác biệt đó để đánh giá con người, cũng không chấp nhận kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc, chính kiến.
Trong xã hội mọi người đều có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội bình đẳng về mọi mặt.
Với những phương tiện truyền thông hiện đại như mạng Internet, Facebook, ngay tại Việt Nam văn hóa nhân bản đang từng bước thay thế những văn hóa không còn thích hợp với thời đại như văn hóa đấu tranh giai cấp hay văn hóa khổng học.
Thể Chế Dân Chủ
Bên trên là mô hình của thể chế dân chủ, ở thượng tầng có hiến pháp, với tam quyền phân lập, 4 cột trụ (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa) và môi trường sinh họat dân chủ đưa đến đồng thuận xã hội.
Mô hình này đã được hình thành qua Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948. Sau đó đã được hòan chỉnh qua các Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
Kết Luận
Tóm lại, 6 quốc gia trong vùng các quyết định xuất phát từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, đảng chính trị… Còn nhà nước và những người được xã hội chọn đứng ra đại diện chỉ đưa ra chính sách nhằm điều hợp và điều chỉnh các quyết định từ dưới đưa lên. Nhờ đó xã hội đồng tiến một cách ổn định và bền vững.
Hơn 20 năm nay qua, Việt Nam cũng đã có nhiều thay đổi. Các thành viên trong xã hội cũng phải tự quyết định cho cuộc sống.
Nhưng các quyết định quan trọng đều xuất phát chủ quan từ một nhóm người, được gọi là Bộ Chính Trị. Dẫn đến tình trạng trên bảo dưới không nghe, tranh giành quyền lực quyền lợi, mạnh được yếu thua, … xã hội đâm ra suy thóai về mọi mặt.
Do đó cần có thay đổi để có một thể chế chính trị phù hợp với thời đại. Trong thời gian qua nhiều tranh luận về thay đổi thể chế đã xảy ra. Hội Nghị 10 lần này, và từ đây đến Đại Hội Đảng sẽ còn nhiều tranh luận liên quan đến thay đổi thể chế chính trị.
Nếu không thay đổi thì “nỗi trăn trở của Thủ Tướng” không thể đuổi kịp 6 quốc gia ASIAN, sẽ trở thành nỗi trăn trở phải đuổi theo Cam Bốt và Miến Điện hai quốc gia đang từng bước thay đổi.
Thay đổi thể chế, một cách hòa bình không đổ máu, không phải là một việc dễ thực hiện, nhưng không phải vì thế mà Việt Nam sẽ mãi mãi chịu tụt hậu với nguy cơ mất nước.
Thay đổi thể chế cũng là con đường để thóat khỏi lệ thuộc Trung Quốc từ tư tưởng, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.
Việt Nam không còn con đường khác hơn là phải thay đổi và phải thay đổi một cách triệt để. Cụ thể là Việt Nam phải triệt để tuân thủ các công ước Quốc tế đã ký như Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
Bài học từ Đông Âu và Liên Sô cho thấy muốn thay đổi thể chế cần có những quyết tâm và hành động cụ thể từ tầng lớp cầm quyền ra đến người dân.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
16-1-2015
(VA News)

GS Carl Thayer: Nhìn về Đại hội 12

Đây là đội hình mà ông Thayer cho là lý tưởng sau Đại hội 12
Đảng Cộng sản Việt Nam đang bắt đầu chuẩn bị cho Đại hội 12 vào đầu năm 2016, tròn 30 năm sau khi chính sách Đổi mới được đưa ra tại Đại hội 6 hồi năm 1986.
Trong cuộc phỏng vấn với Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu Việt Nam lâu năm từ Australia, Nguyễn Hùng của BBC cũng hỏi ông về các yếu tố có thể ảnh hưởng tới nhân sự tại Đại hội.
BBC: Ông nhận thấy sự thay đổi gì khi Bộ Chính trị nay có 16 thành viên thay vì 14 vì như ông nói 14 thành viên của Bộ Chính trị trước đây đã bỏ phiếu với khoảng cách phiếu lớn để kỷ luật thủ tướng. Và liệu sẽ có thêm thành viên vào Bộ Chính trị từ giờ tới cuối năm, trước đại hội tới, để thay đổi cuộc chơi cho thủ tướng không?
Có thể chứ. Kế hoạch hiện tại là mở rộng Bộ Chính trị [từ nay] tới Đại hội sắp tới lên ít nhất 17 thành viên.
Tháng 11 trước tôi tới Việt Nam và được biết một danh sách 50 người đã được đưa lên Ban Tổ chức và người ta đã lược xuống còn 23 [người].
Như vậy có 23 thành viên Bộ Chính trị tiềm năng và họ sẽ còn phải đi qua các vòng lựa chọn khác nữa.
Nếu nhìn vào 16 người hiện nay, chín trong số 14 người ban đầu sẽ [tới tuổi] về hưu, bảy người [trong số 16 thành viên hiện tại] sẽ ở lại, như vậy [cần] 10 thành viên mới.
Sự chuyển giao này không phải là không có tiền lệ do cách tổ chức của Việt Nam, họ chỉ mở năm vị trí hàng đầu [trong Đảng] cho những người đã giữ trọn một nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị.
Họ thực sự cần một Bộ Chính trị nhiều thành viên hơn hoặc tiếp nhận những người trẻ vào sớm hơn nữa.
Người ta luôn có thể mở rộng Bộ Chính trị từ nay tới Đại hội Đảng nhưng tôi cho rằng điều đó còn sớm quá và nếu đó là toan tính để ngáng thủ tướng thì nó sẽ tạo ra hiệu ứng ngược.
Tôi cũng phải chỉ ra rằng chúng ta đang nói về các đảng viên thủ cựu trong Ban Tổ chức toan thao túng và chọn nhà lãnh đạo kế tiếp.
Nhưng lịch sử đã cho thấy các đại biểu [Đại hội] được bầu ở cấp tỉnh khá độc lập tại Đại hội, họ có quyền tiến cử ứng viên và ngay cả khi họ được trao danh sách 23 người để chọn ra 17, họ có thể bầu ra ban chấp hành trung ương mà bản thân nó cũng độc lập và có thể phủ quyết.
Cách đây hai kỳ Đại hội, họ đòi được quyền chọn tổng bí thư và không được đáp ứng nhưng họ được phép bỏ phiếu thăm dò và kết quả được thông báo cho ban chấp hành trung ương.
Chúng ta vẫn đối mặt với thực tế là cho dù nhóm thủ cựu muốn để lại di sản như thế nào đi chăng nữa thì điều đó có thể không được ban chấp hành trung ương chấp nhận khi chúng ta tiến gần tới đại hội với vài kỳ họp còn lại.
Và tại chính đại hội, chúng ta đã thấy trong đại hội trước có những nhân vật không được giới thủ cựu ủng hộ nhưng vẫn được bầu vào ban chấp hành trung ương.
BBC: Ông nói rằng có danh sách 23 người để bầu vào Bộ Chính trị vậy có nghĩa là tất cả các thành viên Bộ Chính trị đều phải được bầu lại bao gồm cả hai thành viên mới?
Ý tôi muốn nói là Ban Tổ chức xem xét một loạt những người có thể đủ tiêu chuẩn vào Bộ Chính trị và thoạt đầu họ có danh sách 50 người.
Họ xem xét danh sách đo và giảm số người xuống còn 23. Họ vẫn còn phải được sàng lọc, [và mọi chuyện phụ thuộc vào việc] liệu có cuộc điều tra nào diễn ra, các tin tức bị rò rỉ, rồi cuối cùng Ban Tổ chức muốn tiến cử, ra chỉ dấu cho ban chấp hành trung ương mới lựa chọn của họ.
Cũng như tại Đại hội 11, các đại biểu Đảng sẽ bầu ra ban chấp hành trung ương để ban này bầu Bộ Chính trị
Quyết định cuối cùng thuộc về ban chấp hành trung ương mới sẽ được các đại biểu Đảng bầu ra tại Đại hội tới và vào ngày họp cuối cùng họ [các ủy viên trung ương mới] họp hội nghị đầu tiên mà tại đó bộ chính trị sẽ được bầu ra và một khi đã có bộ chính trị họ sẽ chọn một người trong số đó làm tổng bí thư.
BBC: Có vẻ như thủ tướng hiện tại là ứng viên mạnh cho chức ông chủ Đảng nhưng vấn đề là tổng bí thư đương nhiệm cũng có những lựa chọn của ông và chúng ta có biết các lựa chọn đó thế nào không và các lựa chọn đó có khả năng cạnh tranh như thế nào so với thủ tướng?
Thông tin duy nhất mà tôi có đã được một thời gian lâu rồi là ông Nguyễn Phú Trọng tiến cử ông Phạm Quang Nghị và đó là lý do mà ông được cử sang Mỹ giữa lúc xảy ra cuộc khủng hoảng giàn khoan để ông có thể về và nói với ông Phạm Bình Minh rằng tôi đã làm việc với người Mỹ, tôi có kinh nghiệm đối ngoại.
Còn có những người khác từ bên Đảng nhưng tôi không biết ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ ủng hộ ai làm tổng bí thư nếu ông không vào được vị trí này.
Ông sẽ không thể bỏ phiếu được nếu không có mặt trong ban chấp hành trung ương mới nên ông chỉ có thể đi lên hoặc về vườn.
Người vào vị trí để trống của ông [Dũng] thường được chọn từ các phó thủ tướng và nhiều đồn đoán mà tôi nghe được là ông Nguyễn Xuân Phúc chính là lựa chọn của ông [Dũng].
Nhưng ông [Phúc] bị trang Chân dung quyền lực đánh tới tấp và có vẻ đã bị Ủy ban kiểm tra thuộc quyền Tổng Bí thư điều tra về các cáo buộc.
Ông về thứ 10/16 trong bỏ phiếu [tín nhiệm], tức là hai bậc dưới bán nhưng [điều quan trọng] là đừng có ai đạt dưới 50% mà hiện chúng ta chưa biết thông tin về số phiếu bất tín nhiệm.
BBC: Mọi chuyện sẽ phức tạp hơn khi tính tới quy định mới của Đảng mà theo đó không ai được phép ứng cử hay chấp nhận đề cử mà không được Bộ Chính trị 16 người hiện nay bật đèn xanh. Ông nói rằng Bộ Chính trị hiện tại, trừ hai thành viên mới, đã bỏ phiếu kỷ luật thủ tướng cách đây chưa lâu. Vậy liệu họ có chấp nhận ông cho vị trí tổng bí thư hay bất kỳ vị trí nào khác không? Vướng mắc là ở chỗ ông ấy sẽ thắng khi ra trước Ban Chấp hành trung ương nhưng liệu ông có vượt qua được thử thách đầu tiên, đó là đạt được sự đồng thuận [có lợi cho ông] trong cơ quan quyền lực cao nhất với 16 [thành viên hiện tại] hay 17 thành viên trong tương lai để được ứng cử?
Hai năm trước khi bỏ phiếu diễn ra Bộ Chính trị chỉ có 14 người và quyết định [kỷ luật] đó bị Ban Chấp hành Trung ương phủ quyết.
Anh nói đúng là cốt lõi của Bộ Chính trị, dù là chín hay mười người thì vẫn là đa số đáng kể nếu mọi người tại vị.
Đó có thể là trở ngại cho thủ tướng. Nhưng giờ đã có thêm hai ủy viên Bộ Chính trị và khi trước ông thủ tướng chủ yếu bị tấn công vì cách điều hành kinh tế.
Ông có vẻ đã nổi trội hơn, hay đánh đúng tình cảm của công chúng đối với Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng giàn khoan, thậm chí gửi tin nhắn tới điện thoại của dân chúng, rồi các bài diễn văn và hành động của ông tại Quốc hội.
Thế nên vấn đề là nhóm chín hay 10 người từ hai năm trước có còn thống nhất không và liệu các thành viên có nghĩ tới chính tương lai của họ nếu họ còn có tương lai và đổi phe.
Và ngay cả khi anh nói về quy định của Đảng thì như tôi đã nói cách đây hai đại hội, các đại biểu đã đòi được quyền chọn tổng bí thư và cho dù họ không được đáp ứng nhưng trường hợp vé vớt có thể xảy ra.
Điều rõ ràng là thủ tướng có ủng hộ lớn từ Ban Chấp hành Trung ương và các thành viên của ban này có thể làm cho mọi chuyện khó khăn nếu người ta định tấn công hay bỏ phiếu loại ông.
BBC: Còn về ứng viên cho vị trí thủ tướng, hai ứng viên nào có thể coi là đang ở hàng đầu? Chúng tôi có nói chuyện với cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết và ông nói người ta nhắc tới bốn nhân vật gồm hai Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân.
Trong quá khứ, phó thủ tướng thứ nhất sẽ trở thành thủ tướng nhưng hiện chúng ta không biết ai là [phó thủ tướng thứ nhất]. Người ta không nói rõ ra. Có năm phó thủ tướng cả thảy, vậy là có năm ứng viên.
Nếu ông Phúc là lựa chọn của ông Nguyễn Tấn Dũng thì chuyện ông ấy bị nêu tên trên blog [khiến người ta đặt câu hỏi] ai rò rỉ ra những thông tin đó.
Chúng ta không biết đó có phải là an ninh hay tình báo quân đội hay không.
Bởi vậy vấn đề là liệu Thủ tướng có tiếp tục chọn ông [Phúc] hay không.
Bà Ngân, cách đây chín tháng hay một năm được nhiều người ca ngợi, nhưng bà phù hợp hơn cho ghế chủ tịch Quốc hội.
Hiện chưa biết chắc ông Nguyễn Tấn Dũng muốn ai kế nhiệm ông
Nó cũng là điều chưa có tiền lệ [nếu bà trở thành thủ tướng] vì bà chưa ở nhiệm sở trọn một nhiệm kỳ.
Câu hỏi là liệu Việt Nam có chấp nhận một thủ tướng mà chưa trải qua vị trí phó thủ tướng trong khoảng bốn hay năm năm không.
Đối với ông Vũ Đức Đam, nhiều người ủng hộ ông khi nghe nhắc tới tên lúc tôi ở Việt Nam.
Người ta thích khả năng kỹ trị và tuổi trẻ của ông nên ông có thể là người thay thế khi sự phản đối ông Phúc lớn tới mức ông phải từ bỏ [tham vọng làm thủ tướng].
Đối với ông Nguyễn Thiện Nhân, khi người ta đẩy ông sang Mặt trận Tổ Quốc phần cũng là vì Đại hội trước đã thay đổi điều lệ mà theo đó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phải là một ủy viên Bộ Chính trị không về hưu [tại Đại hội kế tiếp] như từng xảy ra.
Họ muốn trẻ hóa Mặt trận Tổ quốc.
Cũng khó khẳng định chuyện Thủ tướng [Nguyễn Tấn Dũng] đang muốn cho hai, hay ba người chạy đua.
Người ta đều đồng tình rằng ông Nhân không được việc khi làm bộ trưởng giáo dục và thoạt đầu ông không phù hợp với vị trí ở Mặt trận Tổ quốc nhưng có vẻ ông ấy đã quen dần với công việc.
Đó là những đồn đoán về những ứng viên hàng đầu cho tới khi có những cáo buộc trên blog mà tôi cho rằng không chính xác.
Nhưng cũng có tin đồn về chuyện có điều tra của [Ban] kiểm tra và nó cũng đặt ra những câu hỏi.
Tôi nghĩ rằng những gì diễn ra ở cấp đại biểu Đại hội tới sẽ quyết định số phận của thủ tướng tương lai.
BBC: Theo quan điểm cá nhân của ông, đội hình lý tưởng cho bốn vị trí hàng đầu gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội cần có những ai? Và ông có cho rằng cần phải hợp nhất hai vị trí tổng bí thư và chủ tịch không?
Tôi nghĩ rằng Việt Nam cần điều đó [hợp nhất vị trí chủ tịch và tổng bí th] vì nhiều lý do.
Chẳng hạn sắp tới kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt - Mỹ và họ rất muốn ông Nguyễn Phú Trọng tới thăm [Hoa Kỳ] và tới được Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng nhưng ông [Trọng] không phải là nguyên thủ quốc gia.
Trước đây Việt Nam cũng đã gặp phải vấn đề này.
Thực tế là từ khi ông Hồ Chí Minh qua đời, người ta đã làm như vậy để đảm bảo cân bằng quyền lực.
Đó là lý do ông Trương Tấn Sang được đưa lên để vị trí chủ tịch không chỉ có tính hình thức mà còn có thực quyền.
Tôi không phải là người thích ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng càng ngày ông ấy càng thuyết phục được tôi hơn.
Ông ấy là nhân vật năng động nhất, có thể đã bị khiển trách, nhưng sẵn sàng chấp nhận rủi ro và có đầu óc tưởng tượng phong phú.
[Bởi vậy ông ấy] sẽ là một tổng bí thư mạnh, có lẽ mạnh hơn là Việt Nam muốn có.
Nhưng nếu ông ở vào vị trí đó, ông sẽ nổi trên quốc tế.
Câu hỏi khác là liệu ông có thay đổi được bộ mặt của văn phòng tổng bí thư không?
Điều tôi vẫn luôn nói là trong hai nhiệm kỳ của ông, cho dù tăng trưởng kinh tế có giảm sút, nhưng văn phòng thủ tướng luôn mạnh hơn nhiều so với bên Đảng.
Nếu ông lên làm tổng bí thư và có người mà ông tin cậy được làm thủ tướng thì đó sẽ là kết hợp mạnh.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân [có kết quả bỏ phiếu tín nhiệm cao trong Đảng] và về đầu trong bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội phù hợp với chức chủ tịch Quốc hội.
Tướng Phùng Quang thanh đã được nhắc tới [như một ứng viên] vì đã có những người tiền nhiệm của ông lên chức chủ tịch nhưng không phải tất cả những người làm chủ tịch đều từ quân đội đi lên.
Về vị trí thủ tướng, tôi nghĩ đã đến lúc có người trẻ và năng động [vào vị trí này] và [nếu] ông Vũ Đức Đam [làm thủ tướng ông] có thể làm hai nhiệm kỳ mà vẫn chưa tới 69 tuổi và còn có thể đóng góp thêm.
Vị trí chủ tịch là vị trí khó đoán.
Trong trò chơi 'Musical Chairs' ở phương Tây luôn có nhiều người chơi hơn số ghế và khi nhạc [do một người không tham gia chơi điều khiển] dừng một người [không tìm được ghế để ngồi xuống trước những người khác] sẽ phải rời [cuộc chơi và người ta cũng bỏ đi thêm một ghế để luôn có ít ghế hơn số người chơi. Những người chơi bị loại dần cho tới khi còn một người chiến thắng].
Còn trong Đại hội trước có năm ghế và năm người chơi. Khi nhạc dừng ông Trương Tấn Sang thành chủ tịch còn những người khác bị loại.
Bởi thế nên mọi chuyện chưa rõ ràng.
Tướng Phùng Quang thanh đã được nhắc tới [như một ứng viên] vì đã có những người tiền nhiệm của ông lên chức chủ tịch nhưng không phải tất cả những người làm chủ tịch đều từ quân đội đi lên.
Điều đó [nếu ông Thanh làm chủ tịch] sẽ tạo sự cân bằng và có thể có ích cho quan hệ với Trung Quốc.
BBC: Nhưng ông Thanh và con trai ông cũng là đối tượng nhắm tới của blog [Chân dung quyền lực], vậy chúng ta có thể nói gì về chuyện này?
Nên nhớ rằng con [rể] của ông Nông Đức Mạnh đã bị tấn công liên quan tới PMU 18 và theo tôi mỗi lần gần tới Đại hội Đảng họ lại tấn công các thành viên gia đình của một số nhân vật chỉ để chứng minh rằng nếu anh không kiểm soát được gia đình thì làm sao điều hành chính quyền được.
Thông tin có được tới từ theo dõi lén và chúng ta phải đặt câu hỏi những cơ quan nào ở Việt Nam có khả năng này và tại sao họ muốn làm điều đó.
Trong vụ ông Phùng Quang Thanh, có cáo buộc là Tổng cục 2, tức tình báo quân đội có liên quan.
Nhưng có thành viên gia đình bị chỉ trích chưa chắc đã là trở ngại. Trong vụ ông Nông Đức Mạnh, ông ấy vẫn được bầu làm tổng bí thư, rồi con gái của thủ tướng cũng từng bị chỉ trích.
(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét