Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Các hành vi của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian gần đây dưới góc nhìn của luật pháp quốc tế và phản ứng của Việt Nam

-Các hành vi của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian gần đây dưới góc nhìn của luật pháp quốc tế và phản ứng của Việt Nam

VHNA

Ngô Hữu Phước[1]
Tàu Trung Quốc tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam trên biển Đông
Tàu Trung Quốc tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam trên biển Đông
1. Các hành vi của Trung Quốc trong thời gian gần đây dưới góc nhìn của luật pháp quốc tế.
Với sức mạnh và vị thế của một “cường quốc đang trỗi dậy hòa bình”, Trung Quốc ngày càng ra sức biểu dương sức mạnh của mình đối với thế giới, đặc biệt là với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, tâm điểm để Trung Quốc thị uy sức mạnh của họ chính là ở Biển Đông. Nhằm thực hiện mưu đồ “độc chiếm Biển Đông”, thời gian gần đây Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp các cam kết chính trị với Asean và Việt Nam, thực hiện một có hệ thống các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển, đảo của của Việt Nam đã được luật pháp quốc tế và đặc biệt là UNCLOS thừa nhận.

Một là: Các hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông gồm:
- Tuyên bố về yêu sách đường chữ U chín đoạn chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông ngày 7/5/2009[2].
- Thành lập thành phố Tam Sa, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ngày 22/6/2012[3].
- Tiến hành tôn tạo, xây dựng trái phép các bãi cạn trên quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đã xâm lược của Việt Nam tháng 3/1988 (bãi Châu Viên, Chữ Thập, Gạc Ma, Ga ven, Tư Nghĩa, Su Bi)[4].
- Đưa vào hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam tháng 6/2014;
- Vẽ lại bản đồ quốc gia theo khổ dọc với đường 10 đoạn chiếm hơn 90% diện tích Biển Đông ngày 26/6/2014[5].
Các hành vi nói trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền đối với lãnh hải và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là những bộ phận không thể tách rời của Việt Nam. Về phương diện pháp luật quốc tế, đây là hành vi “xâm lược mềm”, “xâm lược bằng bản đồ” của Trung Quốc. Các hành vi này được Trung Quốc thực hiện một cách bài bản, có hệ thống nhằm từng bước thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, cụ thể hóa âm mưu độc chiếm Đông. Đồng thời, biến Biển Đông nằm trọn trong vành đai liên hoàn với 3 điểm tiền tiêu chiến lược từ Bắc xuống Nam gồm: Đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam để từ đó kiểm soát, khống chế toàn bộ tuyến đường hàng hải, hàng không và mọi hoạt động trên Biển Đông, biến Biển Đông thành “ao” riêng của Trung Quốc.
Hai là, các hành vi xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông gồm:
- Dùng tàu Hải giám quấy nhiễu và cắt cáp ngầm của tàu Bình Minh 2 đang hoạt động thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ngày 25/6/2011[6]
- Ngang nhiên mời thầu quốc tế 09 lô dầu khí hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 6/2012[7];
- Cản trở hoạt động hợp tác khai thác dầu khí của Việt Nam với các công ty nước ngoài[8];
Các hành vi này vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã được Việt Nam xác lập và thực thi phù hợp với UNCOLS.
Tham vọng bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc không dừng lại mà ngày càng gia tăng cả về tính chất và mức độ nguy hiểm, đe doạ hoà bình, an ninh, tự do hàng hải, hàng không và thương mại của khu vực và thế giới. Đỉnh điểm là sự kiện Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định của UNCLOS (cách đảo Lý Sơn, điểm cơ sở số 10 trên tuyến đường cơ sở của Việt Nam xác lập theo Tuyên bố của Chính phủ CHXHCN Việt Nam ngày 12/11/1982, 119 hải lý[9]) vào ngày 1/5/2014,.
Đánh giá trên tất cả các phương diện pháp luật, chính trị và quan hệ quốc tế, hành vi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên Hợp quốc, các nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia (các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế), UNCLOS, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC năm 2002 và các thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, cụ thể:
(1) Về phương diện pháp luật quốc tế, đây là hành vi vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam đã được thừa nhận và quy định trong UNCLOS. Theo UNCLOS, quốc gia ven biển có quyền thiết lập vùng đặc quyền kinh tế rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở[10]. Trong vùng biển này, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về kinh tế (quyền thăm dò khai thác, bảo tồn, quản lý tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng biển này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió). Đồng thời, quốc gia ven biển có quyền tài phán (cho phép, kiểm tra, giám sát, xử lý ) đối với các hoạt động lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình, nghiên cứu khoa học về biển và bảo vệ và gìn giữ môi trường biển[11].
Để thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình, UNCLOS cho phép các quốc gia ven biển có quyền “ thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà quốc gia đã ban hành theo đúng Công ước”[12].
Bên cạnh đó, UNCLOS cũng quy định trách nhiệm của các quốc gia khác, “khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, các quốc gia phải tính đến các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia ven biển và tôn trọng các luật và quy định mà quốc gia ven biển đã ban hành theo đúng các quy định của Công ước…”[13].
Đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, UNCLOS cho phép quốc gia ven biển thiết lập một vùng đáy biển có chiều rộng tính từ đường cơ sở đến rìa lục địa hẹp nhất là 200 hải lý và rộng nhất là 350 hải lý là thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia. Quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền đối với mọi tài nguyên thiên nhiên có trong thềm lục địa của mình. Đây là các quyền có tính chất đặc quyền, nghĩa là các quốc gia ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia đó[14].
Đồng thời, quốc gia ven biển có quyền tài phán ở thềm lục địa trong 4 lĩnh vực: (i) Lắp đặt các đảo và công trình thiết bị nhân tạo; (2) Nghiên cứu khoa học về biển; (iii) Khoan ở thềm lục địa; (iiii) Bảo vệ giữ gìn môi trường biển[15].
Nghiêm trọng hơn, khi các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan Hải Dương 981 thì Trung Quốc đã huy động thường xuyên và liên tục một lực lượng hùng hậu với hơn 100 tàu các loại gồm cả tàu hộ vệ tên lửa, tàu tấn công nhanh, tàu kéo, tàu hải giám, tàu ngư chính, tàu hải cảnh, tàu hải tuần và hàng trăm lượt máy bay quân sự đe dọa và tấn công các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam và tàu cá của ngư dân Việt Nam, làm thiệt hại nặng nề đối với tài sản và sức khỏe của các chiến sĩ Cảnh sát biển, Kiểm ngư viên và ngư dân Việt Nam. Đây là hành vi sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, vi phạm Hiến chương Liên hợp quốcvà các nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia đã được Đại hội đồng Liên hợp quốcthông qua ngày 24/10/1970 trong đó có Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia; Nguyên tắc cấm sử dụng và đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế; Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau và Nguyên tắc tậntâm thực hiện các cam kết quốc tế (tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế Pacta sunt servanda). Đặc biệt, hành vi này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được UNCLOS ghi nhận mà Trung Quốc, một cường quốc của thế giới và là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốcđã phê chuẩn năm 1996, lẽ ra Trung Quốc phải gương mẫu và tuân thủ thực hiện.
(2) Về phương diện pháp luật quốc gia, hành vi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 đã vi phạm nghiệm trọng pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013 và Luật Biển Việt Nam năm 2012. Trong đó, Luật Biển Việt Nam 2012, một đạo luật chuyên ngành về biển, là cơ sở pháp lý quốc gia quan trọng nhất để nhà nước, cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam quản lý, khai thác và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển của Việt Nam (nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) đã xác lập hoàn toàn phù hợp với UNCLOS.
Trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Luật Biển Việt Nam 2012 quy định:Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở[16]. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện, quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trinh trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.
Đồng thời, Luật Biển 2012 khẳng định, Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật này[17].
Trong thềm lục của CHXHCN Việt Nam, Luật Biển 2012 quy định, thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét[18].
Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình, Luật Biển Việt Nam 2012 quy định, Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên. Quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng  ý của Chính phủ Việt Nam. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan[19].
(3) Về phương diện chính trị ngoại giao quốc tế, hành vi của Trung Quốc đãvi phạm nghiên trọng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký năm 2002 (DOC[20]); Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa năm 1993 và Thoả thuận về nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2011.
Về nội dung của DOC, Trung Quốc và các nước ASEAN đã cam kết:
- Tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc, UNCLOS, Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác khu vực Đông Nam Á(TAC[21]), năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình (của Trung Quốc) và những nguyên tắc được thừa nhận phổ biến khác của luật pháp quốc tế…[22].
- Tìm kiếm những cách thức xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm lẫn nhau hài hòa với những nguyên tắc nêu trên và trên căn bản bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau[23].
- Tôn trọng quyền tự do hoạt động hàng hải, hàng không theo các nguyên tắc được thừa nhận phổ biến trong luật pháp quốc tế và UNCLOS[24].
- Giải quyết tranh chấp về lãnh thổ bằng các phương pháp hòa bình phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận phổ quát của luật pháp quốc tế, kể cả UNCLOS[25].
- Kiềm chế thực hiện các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định khu vực…[26].
- Hợp tác về các lĩnh vực: Bảo vệ môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; an toàn hàng hải và thông tin trên biển; tìm kiếm cứu hộ; đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, kể cả nhưng không hạn chế trong hoạt động buôn lậu các loại thuốc cấm, hải tặc và cướp có vũ trang trên biển, hoạt động buôn bán trái phép vũ khí..[27].
- Tiếp tục đối thoại và tham vấn về những vấn đề liên quan..khuyến khích sự minh bạch và láng giềng tốt, thiếp lập sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau một cách hài hòa, và tạo điều kiện thuận lợi cho một giải pháp hòa bình và tranh chấp giữa các bên[28].
- Tôn trọng những điều khoản của Tuyên bố này và hành động phù hợp với sự tôn trọng đó[29].
- Khẳng định quyết tâm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC[30].
Đồng thời, hành vi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã phá vỡ các Thoả thuận về giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biên giới giữa hai nước năm 1993 và 2011. Trong đó, theo Thỏa thuận năm 1993, hai nước cam kết thương lượng giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước trên cơ sở năm nguyên tắc: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình; căn cứ vào tiêu chuẩn và nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận và tham khảo thực tiễn quốc tế để giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ …không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tranh chấp, không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực.
Thỏa thuận năm 2011 tiếp tục ghi nhận, Việt Nam và Trung Quốc cam kết: (i)Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng; (ii) Tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên biển; (iii) Nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước, nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC); (iv) Tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi; (v) Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau; (vi) Tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên.
          (4) Về phương diện an ninh, hàng hải quốc tế và thương mại quốc tế,hành vi của Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng an ninh, an toàn hàng hải và hoạt động thương mại của các nước trong khu vực và thế giới, đặc biệt là các cường quốc Mỹ, Ấn Độ, Nga, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc…. và chính của Trung Quốc[31]. Mặt khác, hành vi của Trung Quốc đã làm gia tăng chạy đua vũ trang và nguy cơ xung đột vũ trang, một hệ lụy vô cùng nguy hiểm đối với hoà bình và an ninh của các nước trong khu vực và thế giới.
          (5) Về tình hữu nghị và đoàn kết giữa hai dân tộc Việt – Trung,hành vi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã làm tổn hại đến tình cảm và mối quan hệ hữu nghị, truyền thống tốt đẹp, hòa hiếu, láng giềng thân thiện của hai nước và hai dân tộc Việt – Trung, là tài sản vô cùng quý giá đã được các thế hệ lãnh đạo và người dân hai nước xây dựng và vun đắp từ trước tới nay. Bởi lẽ, để biện minh cho hành vi sai trái của mình, Chính phủ và giới truyền thông của Trung Quốc đã đánh lừa nhân dân Trung Quốc khi tráo trở cho rằng, Việt Nam đã có hành động cản trở, quấy nhiễu, tấn công các tàu Trung Quốc đang hoạt động hợp pháp trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc đã không ngần ngại dùng “chiến tranh thông tin” “chiến tranh bản đồ”, “đặt giàn khoan dành lãnh thổ”, cố tình bóp méo sự thật và lịch sử về chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông nhằm hợp thức hóa mưu đồ “độc chiếm Biển Đông” phi pháp của mình.
II. Phản ứng của Việt Nam
Trước những hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc, xâm phạm đến quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã kiên trì, vận dụng tất cả các biện pháp chính trị, ngoại giao, mọi kênh đối thoại để yêu cầu Trung Quốc đàm phán giải quyết hòa bình các tranh chấp hiện nay nhưng phía Trung Quốc vẫn không đàm phán thực chất để giải quyết[32]. Chính thái độ và cách hành xử đó của Trung Quốc đã buộc Việt Nam phải thay đổi cách tiếp cận trong việc tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp, xung đột hiện nay trên Biển Đông trong khuôn khổ Hiến chương Liên hợp quốcvà UNCLOS nhằm bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình ở Biển Đông. Sự thay đổi có tính bước ngoặt này đã được Thủ tướng CHXHCN Việt Nam tuyên bố, “Chúng tôi (Việt Nam) đã chuẩn bị và sẵn sàng cho hành động pháp lý” và “Chúng tôi đang xem xét thời điểm thích hợp để thực hiện biện pháp này”[33]. Điều đó khẳng định rằng, Việt Nam đã và đang tính tới việc sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp nhằm buộc Trung Quốc chấm dứt các hành vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Nghiên cứu các tranh chấp trên Biển Đông hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc chúng tôi thấy rằng, hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc đang tồn tại hai loại tranh chấp sau đây:
Một là,tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;
Hai là,tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng UNCLOS, cụ thể là:
(i) Tranh chấp liên quan đến tuyên bố của Trung Quốc về đường chữ U chín đoạn ngày 7/5/2009 (đường lưỡi bò) và nay là đường 10 đoạn được Trung Quốc công bố trên bản đồ khổ dọc vào ngày 26/6/2014;
(ii) Tranh chấp phát sinh từ sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam;
(iii) Tranh chấp phát sinh từ hành vi sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trên Biển Đông.
Vậy, Việt Nam có thể khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan Tài phán quốc tế nào? Theo chúng tôi, đối với tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có thể nghiên cứu để khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc (International Court of Justice – ICJ) hoặc Tòa trọng tài thường trực quốc tế La Haye (Permanent Court Arbitration – PCA[34]). Bởi vì, đây hai cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Mục đích của vụ kiện này (nếu Việt Nam thực hiện) là nhằm khẳng định quan điểm, lập trường kiên định về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với Trung Quốc và thế giới; chứng minh cho cộng đồng quốc tế biết và nắm rõ hơn về lịch sử xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa[35]; khẳng định với Trung Quốc và thế giới rằng, Việt Nam chưa và không bao giờ từ bỏ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng đối với quần đảo Hoàng Sa; ngăn ngừa Trung Quốc tiến hành các hoạt động tiếp theo xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này; làm cho nhân dân Việt Nam tin tưởng vào quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, theo Quy chế của ICJ (1945) và PCA (1992), hai cơ quan tài phán này chỉ giải quyết các tranh chấp khi được các bên tranh chấp yêu cầu (đồng thuận[36]). Do vậy, ICJ và PCA sẽ không có thẩm quyền giải quyết nếu Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện. Do vậy, nếu tiến hành thì vụ kiện của Việt Nam sẽ bị “treo” tại ICJ và PCA. Tuy nhiên, việc khởi kiện là một hành động có ý nghĩa chính trị pháp lý rất lớn, biểu thị cho sự minh bạch và bản lĩnh của Việt Nam trước luật pháp quốc tế và cộng đồng quốc tế. Ngược lại, nếu Trung Quốc từ chối, chứng tỏ rằng việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là trái pháp luật quốc tế.
Theo chúng tôi, Việt Nam cũng có thể xem xét để yêu cầu ICJ tư vấn (thông qua Đại Hội đồng Liên Hợp quốc) với câu hỏi: Các hành vi của Trung Quốc trong thờigian qua trên Biển Đông (hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981; sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực) có vi phạm luật pháp quốc tế?. Để được ICJ tư vấn, Việt Nam cần vận động để Đại Hội đồng ra được 01 Nghị quyết của về vấn đề này. Về phương diện thực tiễn, để Đại Hội đồng ra Nghị quyết ủng hộ Việt Nam là không dễ cho dù hiện nay Việt Nam có sự ủng hộ của Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Philippines…nhưng Trung Quốc lại có thể vận động được rất nhiều phiếu các quốc gia Châu Phi, Châu Mỹ. Tuy nhiên, nếu Đại hội đồng thông qua một Nghị quyết thuận về vấn đề này cho Việt Nam thì tư vấn của ICJ sẽ có ảnh hưởng lớn về chính trị, pháp luật và quan hệ quốc tế rất có lợi cho Việt Nam.
Hai là: Vụ kiện về giải thích và áp dụng sai UNCLOScủa Trung Quốc (đặc biệt là yêu sách đường chữ U chiếm hơn 90% diện tích Biển Đông và hành vi sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực mà Trung Quốc đã thực hiện trong thời gian gần đây). Với vụ kiện này, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý quốc tế để khởi kiện Trung Quốc ra Toà trọng tài quốc tế về luật biển được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS dựa trên 5 cơ sở và lập luận pháp lý sau đây:
(i) Giữa Việt Nam và Trung Quốc đang tồn tại tranh chấp.
Mặc dù Trung Quốc đang cố tình né tránh, không thừa nhận có tranh chấp và luôn cho rằng, họ đang thực hiện các “quyền đương nhiên”, “lợi ích cốt lõi” của họ trên Biển Đông thì thực tế hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang tồn tại tranh chấp liên quan đến việc Trung Quốc đã giải thích và áp dụng sai UNCLOS. Đó chính là cơ sở, điều kiện cơ bản, mang tính quyết định cả về thủ tục và nội dung để Việt Nam tiến hành một vụ kiện trước các cơ quan tài phán được qui định tại Điều 287  UNCLOS gồm: Tòa án Công lý quốc tế, Tòa án quốc tế về luật biển, Toà trọng tài quốc tế về luật biển được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS, Toà trọng tài đặc biệt được thành lập theo Phụ lục VIII của UNCLOS;
(ii) Việt Nam đã áp dụng các biện pháp chính trị ngoại giao nhưng Trung Quốc không hợp tác, tranh chấp không được giải quyết.
Căn cứ vào Phần XV- Về giải quyết tranh chấp, Mục 1- Các quy định chung từ Điều 280 đến Điều 285 của UNCLOS, đặc biệt là Điều 281 đã quy định, “1. Khi các quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đã thỏa thuận tìm cách giải quyết tranh chấp này bằng một phương pháp hòa bình theo sự lựa chọn của mình, thì các thủ tục được trù định trong phần này chỉ được áp dụng nếu không đạt được một cách giải quyết bằng phương pháp này và nếu sự thỏa thuận giữa các bên không loại trừ khả năng tiến hành một thủ tục khác.  2. Nếu các bên cùng thỏa thuận về một thời hạn, thì khoản 1 chỉ được áp dụng kể từ khi kết thúc thời hạn này”. Theo quy định này, từ khi phát sinh tranh chấp Việt Nam đã tiến hành đàm phán, trao đổi quan điểm với Trung Quốc nhưng Trung Quốc vẫn không thiện chí để giải quyết và cũng không có bất kỳ thoả thuận nào với Việt Nam, tranh chấp không được giải quyết và ngày càng căng thẳng, phức tạp. Đây chính là căn cứ quan trọng để Việt Nam sử dụng biện pháp tài phán theo qui định tại Điều 287 của UNCLOS. Phần XV- Giải quyết tranh chấp, Mục 2- Các thủ tục bắt buộc dẫn tới các quyết định bắt buộc, Điều 286 của UNCLOS quy định, với điều kiện tuân thủ Mục 3[37], mọi tranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng UNCLOS khi không được giải quyết bằng cách áp dụng Mục 1, theo yêu cầu của một bên tranh chấp, đều được ra trước Tòa án có thẩm quyền theo mục này.
(iii)Việt Nam và Trung Quốc không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ giải quyết tranh chấp cụ thể nào trong các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương.
Cho đến nay Việt Nam và Trung Quốc không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ giải quyết tranh chấp dẫn đến các kết quả ràng buộc từ các Hiệp chung, khu vực hay hai bên theo Điều 282. Trên thực tế, Việt Nam và Trung Quốc chỉ bị ràng buộc bởi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC); Hiệp định Hợptác thân thiện giữa các quốc gia Đông Nam Á (TAC) năm 1976; Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vần đề biên giới, lãnh thổ giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa năm 1993 và Thỏa thuận về nguyên tắc 6 điểm giải quyết các vấn đề trên biển năm 2011. Tuy nhiên, các văn bản này không định bất kỳ biện pháp giải quyết tranh chấp cụ thể nào mà chỉ qui định chung về hòa bình giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế.
(iv) Thủ tục trọng tài quốc tế về luật biển được thành lập theo Phụ lục VII là thủ mặc nhiên.
UNCLOS mặc nhiên coi các bên đã chọn Tòa trọng tài quốc tế về luật biển được thành lập theo Phụ lục VII. Điều 287 của UNCLOS quy định, khi ký hay phê chuẩn UNCLOS hoặc tham gia UNCLOS, hay ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn, hình thức tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng UNCLOS:
(1) Tòa án quốc tế về luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VII;
(2) Tòa án công lý quốc tế;
(3) Một Tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII;
(4) Một Tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được qui định rõ trong đó[38].
Và khi một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp mà không được một tuyên bố còn có hiệu lực bảo vệ, thì được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài đã trù định ở Phụ lục VII[39]. Cho đến nay cả Việt Nam và Trung Quốc đều chưa có tuyên bố nào theo quy định tại khoản 1 Điều 287. Do vậy, chiếu theo khoản 3 Điều 287 thì Việt Nam và Trung Quốc mặc nhiên đã chọn Tòa trọng tài quốc tế về luật biển được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOSđể giải quyết tranh chấp về giải thích và áp dụng UNCLOS[40].
(v) Về phạm vi và nội dung khởi kiện của Việt Nam (nếu thực hiện) không vi phạm giới hạn và các ngoại lệ theo quy định tại Điều 297 và Điều 298 của UNCLOS.
Về phạm vi và nội dung khởi kiện của Việt Nam (nếu thực hiện) liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS sẽ không vi phạm giới hạn phạm vi áp dụng của các biện pháp bắt buộc theo qui định tại Điều 297 (các tranh chấp liên quan đến việc thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển về nghiên cứu khoa học biển và đánh bắt hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế sẽ đương nhiên bị loại trừ khỏi phạm vi giải quyết tranh chấp bắt buộc của UNCLOS).
Mặt khác, vụ kiện của Việt Nam (nếu thực hiện) sẽ không vi phạm các qui định tại Điều 298 của UNCLOS về những ngoại lệ không bắt buộc giải quyết trước các cơ quan tài phán đó là 4 loại tranh chấp về:
(i) Giải thích hay áp dụng các Điều 15, 74 và 83 liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển[41];
(ii) Các vụ tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử;
(iii) Các vụ tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay của Nhà nước được sử dụng cho một dịch vụ không có tính chất thương mại, và các vụ tranh chấp liên quan đến các hành động bắt buộc chấp hành, đã được thực hiện trong việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hoặc quyền tài phán mà Điều 297, khoản 2 và 3, đã loại trừ khỏi thẩm quyền của một tòa án[42];
(4) Các vụ tranh chấp mà Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, trong khi thi hành các chức năng của mình do Hiến chương Liên hợp quốcgiao phó có trách nhiệm giải quyết, trừ khi Hội đồng bảo an quyết định xóa vấn đề trong chương trình nghị sự của mình hay yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp của họ bằng các phương pháp đã qui định trong UNCLOS[43]. Đây cũng là các ngoại lệ mà Trung Quốc đã bảo lưu theo tuyên bố ngày 25/8/2006[44].
Chúng tôi cho rằng, nếu Việt Nam quyết định khởi kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế về luật biển được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS sẽ có một số thuận lợi sau đây:
- Toà trọng tài quốc tế về luật biển được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS sẽ giải quyết vụ kiện kể cả khi Trung Quốc không đồng ý;
- Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm từ vụ kiện của Philipines và các quốc gia đã giải quyết tại Tòa trọng tài quốc tế về luật biển như: Barbados, Trinidad và Tobago, Ireland, Anh, Guyna, Suriname… trong việc chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và chiến thuật tranh tụng tại Tòa.
- Phán quyết của Toà có ý nghĩa chính trị, ngoại giao và dư luận quốc tế rất lớn nhằm góp phần ngăn ngừa các hành động tiếp theo của Trung Quốc;
- Tạo niềm tin và nguồn động viên to lớn đối với nhân dân Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.
Tuy nhiên, nếu Việt Nam quyết định khởi kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS, Việt Nam có thể gặp một số khó khăn nhất định như phản ứng tiêu cực của Trung Quốc đối với hành vi khởi kiện của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư sẽ tác động đáng kể đến tình hình chính trị, kinh tế – xã hội của Việt Nam. Điều này sẽ có tác động không nhỏ đối với Việt Nam. Bởi lẽ, khác với Philippines, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có lãnh thổ liền kề, có mối quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa…chặt chẽ hơn rất nhiều so với Philippines; mặc dù phán quyết của Tòa trọng tài có giá trị chung thẩm nhưng không có cơ chế bảo đảm thi hành. Do vậy, việc thực thi phán quyết của trọng tài là không cao.
Chính vì vậy, trong thời điểm hiện nay Việt Nam cần tính toán hết sức khoa học, thận trọng khi quyết định khởi kiện Trung Quốc.
……………………….
[1]Tiến sĩ Luật học, Trưởng bộ môn Công pháp quốc tế, khoa luật Quốc tế, trường Đại học Luật TP.HồChí Minh.
[2]Theo công hàm mà BộNgoại giao Trung Quốc đã gửi Tổng thưký LiênHợp quốc vào ngày 7/5/2009. Xem Phụlục 1, bản đồđường chữU 9 đoạn (đường lưỡi bò) phi pháp của Trung Quốc.
[3]Nơi đặt trụsởchính quyền thành phốTam Sa là đảo Phú Lâm, tên quốc tếlà Woody Island. Đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất quần đảo Hoàng Sa. Đến ngày 24/11/2012 Trung Quốc đã chính thức công bốbản đồthành phốTam Sa. Xem Phụlục 2, mô tảbản đồthành phốTam Sa được thành lập trái pháp luật quốc tếcủa Trung Quốc.
[4]Xem Phụlục 3, hình ảnh Trung Quốc đang tôn tạo, xây dựng trên bãi cạn Gạc Ma.
[5]Xem Phụlục 4, bản đồđường chữU 10 đoạn của Trung Quốc. Với bản đồkhổdọc này, lần đầu tiên trong lịch sử, bản đồTrung Quốc được vẽtheo khổdọc thay vì khổngang nhưtrước đây. Với cách vẽnày, Trung Quốc đã “biến” bản đồcũ có chiều ngang 5.200km và chiều dọc là 3.000km thành bản đồmới có chiều ngang 5.200km và chiều dọc là 5.500km. Cần lưu ý rằng, tấm bản đồnày bao trùm cảBiển Đông, Biển Hoa Đông và bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.
[6]Xem Phụlục 5, vịtrí tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp ngầm của tàu Bình Minh 2 đang thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tếvà thềm lục địa của Việt Nam ngày 26/5/2011.
[7]Xem Phụlục 6, bản đồ9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong thềm lục địa của Việt Nam mà Trung Quốc đã ngang ngược mời thầu quốc tế.
[8]Xem hình ảnh và vịtrí các lô dầu khí của Việt Nam hợp tác khai thác với các công ty nước ngoài nhưng bịTrung Quốc cản trởtại Phụlục số7.
[9]Xem hình ảnh và vịtrí Trung Quốc hạđặt giàn khoan Hải Dương 981trong vùng đặc quyền kinh tếvà thềm lục địa Việt Nam tại Phụlục số8.
[10]Điều 57 UNCLOS.
[11]Điều 56 UNCLOS.
[12] Điều 73 UNCLOS.
[13]Điều 58 UNCLOS
[14]Điều 77 UNCLOS
[15]Điều 78,79,80,81 UNCLOS.
[16]Điều 15 Luật biển Việt Nam năm 2012.
[17]Điều 16 Luật Biển Việt Nam năm 2012.
[18]Điều 17 Luật Biển Việt Nam năm 2012
[19]Điều 18 Luật Biển Việt Nam năm 2012.
[20]Xem Tuyên bốDOC bằng tiếng Anh tại địa chỉwebsite của Asean:http://www.asean.org/asean/external-relations/china/item/declaration-on-the-conduct-of-parties-in-the-south-china-sea.
[21]Xem nội dung Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á ngày 24/2/1976 (Treaty of Amity and Cooperation inSoutheast Asia Indonesia, 24 February 1976) tại địa chỉwebsite: http://www.asean.org/news/item/treaty-of-amity-and-cooperation-in-southeast-asia-indonesia-24-february- 1976-3
[22]Điểm 1 của DOC.
[23]Điểm 2 của DOC.
[24]Điểm 3 của DOC
[25]Điểm 4 của DOC
[26]Điểm 5 của DOC
[27]Điểm 6 của DOC.
[28]Điểm 7 của DOC
[29]Điểm 8 của DOC
[30]Điểm 10 của DOC
[31]. Theo thống kê, hơn 90% lượng vận tải thương mại của thếgiới thực hiện bằng đường biển và 45% trong sốđó phải đi qua Biển Đông. Khoảng 80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc, 60% của Nhật Bản và 66% của Hàn Quốc cũng đi qua vùng biển này.
[32]Việt Nam đã chủđộng liên hệ, kêu gọi, đềxuất với Trung Quốc giải quyết tình hình hiện nay hơn 30 lần kểcảsửdụng diễn đàn ASEAN, ARF, Liên Hợp quốc nhưngTrung Quốc vẫn không thiện chí giải quyết.
[33]Trích bài trảlời phỏng vấn của Thủtướng Chính phủnước CHXHCN Việt Nam với hãng tin Bloomberg ngày 30/5/2014.
[34]Tòa trọng tài thường trực La Haye (PCA) được thành lập vào năm 1899, trên cơsởCông ước La Haye 1899 (còn được gọi là Công ước La Haye I) vềgiải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Với tưcách là một thiết chếquốc tếgiúp các quốc gia có thểgiải quyết các tranh chấp quốc tếbằng biện pháp hòa bình, tòa trọng tài thường trực La Haye có trụsởchính tại Cung điện Hòa Bình, thành phốLa Haye của Hà Lan, bắt đầu đi vào hoạt động từnăm 1902.  Từkhi thành lập cho đến nay, PCA đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tếcũng nhưgóp phần quan trọng vào sựphát triển của pháp luật quốc tế. Hiện nay Tòa có 115 quốc gia và vùng lãnh thổlà thành viên, PCA đã tham gia giải quyết nhiều vụviệc tranh chấp liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của các quốc gia thành viên. Việt Nam đã là thành viên của Tòa trọng tài thường trực La Haye (Việt Nam chính thức tham gia Công ước La Haye 1899 từ29/12/2011 và Công ước La Haye 1907 từ27/02/2012). Với việc ký kết Hiệp định nước chủnhà với PCA ngày 23/6 vừa qua, Việt Nam đã chính thức công nhận Tòa trọng tài thường trực có tưcách pháp lý cần thiết đểtiến hành các hoạt động giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tếthông qua trọng tài, trung gian, hòa giải và ủy ban điều tra. PCA sẽcó tưcách pháp lý đểcung cấp các hỗtrợthích hợp khác liên quan đến hoạt động giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tếdo Tòa trọng tài thường trực tiến hành tại Việt Nam, cũng nhưtiến hành các hoạt động hợp tác với Việt Nam.
[35]Theo quan điểm của tác giả, thời điểm này Việt Nam chưa nên đưa tranh quần đảo Trường Sa ra giải quyết tại ICJ và PCA vì liên quan đến nhiều bên, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Philipines, Malaysia, Brunei, Đài Loan, tình hình sẽphức tạp thêm.
[36]Có 3 phương thức đểcác quốc gia trao quyền giải quyết tranh chấp cho ICJ và PCA đó là phương thức chấp nhận trước và phương thức chấp nhận sau: Phương thức chấp trước được thực hiện bằng cách (1) Các quốc gia ký kết các điều ước quốc tếtrao quyền giải quyết cho ICJ và PCA trước khi tranh chấp phát sinh hoặc (2) Các quốc gia tuyên bốđơn phương chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của ICJ và PCA trước khi tranh chấp phát sinh. Phương thức chấp nhận sau được thực hiện bằng cách, (1) khi tranh chấp phát sinh các bên tranh chấp thỏa thuận đồng thỉnh cầu ICJ và PCA giải quyết hoặc (2) khi tranh chấp phát sinh một bên tranh chấp khởi kiện bên kia ra ICJ hoặc PCA và bên tranh chấp kia tuyên bốchấp nhận.
[37]Giới hạn và ngoại lệđối với áp dụng được quy định cụthểtại Điều 297 và Điều 298.
[38]Khoản 1 Điều 287 UNCLOS.
[39]Khoản 3 Điều 287 của UNCLOS.
[40]Trong 4 cơquan tài phán được qui định tại Điều 287, thì ICJ và ITCLOS không thểcó thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc nếu Việt Nam khởi kiện nhưng Trung Quốc không chấp nhận. Vì hai cơquan tài phán này chỉcó thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi được các bên tranh chấp đồng thuận yêu cầu. Còn Tòa trọng trọng tài đặc biệt, theo Phụlục VIII của UNCLOS chỉcó chức năng điu tra xác lp các sựkiện từnguồn gốc vụtranh chấp liên quan đến đánh bắt hải sản, bảo vệvà gìn giữmôi trường biển, nghiên cứu khoa học biển và hàng hải kểcảnạn ô nhiễm do các tàu thuyền hay do nhận chìmchứkhông thực sựlà một cơquan giải quyết tranh chấp. Bởi lẽ, nếu tất cảcác bên trong vụtranh chấp yêu cầu thì Toà trọng tài đặc biệt có thểthảo ra các khuyến nghị; những khuyến nghịnày không có giá trịquyết định mà chỉlà cơsởđểcác bên tiến hành xem xét lại những vấn đềlàm phát sinh ra tranh chấp mà thôi.
[41]Phân định lãnh hải, đặc quyền kinh tếvà thềm lục địa.
[42]Điều 298, khoản 1, điểm b của UNCLOS.
[43]Điều 298, khoản 1, điểm c của UNCLOS.
[44]Xem toàn văn Tuyên bốcủa Trung Quốc ngày 25/8/2006 tại địa chỉwebsite: http://www.un.org/ Depts/ los/convention_agreements/convention_declarations.htm#China Upon ratification. Theo đó, Trung Quốc tuyên bốrằng, “Chính phnước Cng hòa nhân dân Trung Hoa không chp nhn bt kỳ thtc quy đnh ti Mc 2 Phn XV caUNCLOSđi vi tt ccác loi tranh chp quy đnh ti khon 1 (a) (b) và (c) vi Điu 298 ca UNCLOS.

TỪ GOLD DOLLAR CHUYỂN SANG OIL DOLLAR ĐỂ CAI QUẢN TOÀN CẦU

Tôi đã từng viết về vấn đề vàng đô để tiên lượng kinh tế toàn cầu nói chung, và kinh tế của từng quốc gia, và gia đình nhỏ. Trong những bài viết đó, tôi đã từng nhắc đến đề tài này. Hôm nay, tôi xin hệ thống lại để thấy Hoa Kỳ quản lý toàn cầu như thế nào?
Dù thế giới có thay đổi thế nào đi nữa, thì 100 năm tới Hoa Kỳ vẫn là cường quốc số 1 về khoa học kỹ thuật, giáo dục. Từ đó, nền tảng lý thuyết kinh tài cũng từ đất nước này đẻ ra, nhờ vào họ biết thúc đẩy tất cả tiềm năng trí tuệ của con người. Và nước Mỹ vẫn sẽ lèo lái kinh tế toàn cầu, xoay chuyển chính trị toàn cầu, và là quốc gia cầm lái vĩ đại.
Tháng Mười Hai năm 1944, hơn 70 quốc gia họp nhau ở thành phố Bretton Woods thuộc bang New Hamshire Hoa Kỳ để quyết định chuyển trung tâm quyền lực kinh tài từ Luân Đôn sang Nữu Ước, và đồng dollar Mỹ là thống soái thay vì Bảng Anh.
Cần nhắc lại, bang New Hamshire là bang đẻ ra những sáng kiến to lớn cho Hoa Kỳ và cho thế giới nói chung. Một trong những sáng kiến vĩ đại nhất mọi thời đại về giáo dục do các giáo sư đại học của bang này đưa ra. Đó là, trả quyền tự trị về cho các đại học, đi đôi với đại học phải đi đầu trong nghiên cứu phục vụ cho nhân sinh. Để sáng kiến này được các nhà thờ và chính quyền Hoa Kỳ vào thế kỷ XIX đồng ý, thì đã có nhiều giáo sư, sinh viên phải chết hoặc đi tù.
Cũng tại New Hamshire này, hệ thống Bretton Woods ra đời. Nó buộc các đồng tiền mạnh gắn chặt vào vàng. Tỷ lệ 35 dollar Mỹ ăn 1 ounce vàng. Sau đó, các đồng tiền khác đi theo dollar Mỹ. Ví dụ 1 dollar Mỹ ăn 2 Đức Mã, bằng 0.75 Bảng Anh, và bằng 80 Yên Nhật, etc - gold dollar.
Lý do phải chuyển đổi quyền lực từ Anh sang Mỹ, vì lúc đó, Hoa Kỳ chiếm lĩnh hơn 50% thị trường xuất khẩu toàn cầu. Nước Mỹ tiêu dùng hơn 50% toàn cầu cộng lại. Hoa Kỳ đã lập ra những hệ thống phòng thủ như NATO và hiệp ước an ninh với Nhật Hàn để chống lại cộng sản. Hoa Kỳ bảo kê an ninh quốc phòng, các quốc gia đi theo Hoa Kỳ chỉ cần làm ăn và đóng phí cho những cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ thấy cần thiết, để bảo vệ các quốc gia cùng phe nhóm với Hoa Kỳ. 
Nhưng từ năm 1944 đến 1970, các quốc gia dưới quyền như Đức và Nhật phục hồi nhanh chóng. Họ chiếm lại thị phần xuất khẩu thế giới, cũng như khả năng tiêu dùng của họ cũng tăng cao chiếm khoảng 25% toàn cầu. Họ yêu sách, phải bỏ hệ thống Bretton Woods để họ tự do làm giá đồng tiền của nước họ, nhằm phụ vụ cho việc xuất khẩu dễ dàng hơn, bằng cách hạ giá đồng bạc nội địa của mình. Trong 25 năm kinh tế toàn cầu bình yên nhờ hệ thống Bretton Woods, nay sóng gió bắt đầu, khi tổng thống Nixon đồng ý yêu cầu của Đức và Nhật. Ông quyết định hủy bỏ hệ thống neo giá đồng tiền vào vàng, thả nổi đồng tiền toàn cầu, và trả 24.000 tấn vàng của các quốc gia ký quỹ vào kho vàng Nữu Ước để được phép in tiền khi cần tiêu xài cho quốc gia, mà hệ thống Bretton Woods quy định.
Bắt đầu năm 1971, Hoa Kỳ chuyển sự neo đậu giá đồng tiền vào vàng sang năng lượng - dầu hỏa: oil dollar - cũng là lúc Hoa Kỳ dùng đồng dollar neo vào dầu hỏa để cai quản toàn cầu. Vì thế giới công nghiệp cần năng lượng. Cho đến nay năng lượng từ dầu hỏa vẫn là nguồn chính mà toàn cầu sử dụng.
Suốt từ 1971 đến 1978, giá dầu quanh quẩn 20 dollar/thùng. Nhưng khi phong trào cộng sản thế giới lan rộng đến các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông - giếng dầu thế giới - thì Iran tách ra sự che chở của Hoa Kỳ. Sự kiện 52 con tin ngoại giao năm 1978 do Iran bắt giữ, đã làm giá dầu tăng gấp 3 lần. Giá vàng vì thế cũng tăng cao nhất trong lịch sử từ 35 dollar/ounce lên đến 850 dollar/ounce!
Khi 52 con tin được giải thoát, tình hình giá dầu trở lại quanh quẩn 25 dollar/thùng, và giá vàng trở về khoảng 100 dollar/ounce. Nhưng sau khi sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nó đã để lại nhiều thiệt hại cho Hoa Kỳ vì những cuộc chạy đua vũ trang trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ múa gậy vườn hoang suốt gần 20 năm từ 1990 đến 2008. Làm anh cả ôm đòm, nợ công Hoa Kỳ tăng quá mức. Bong bóng đầu tư bảo hòa và vỡ tung. Một cuộc đại khủng hoảng toàn cầu lớn nhất kể từ 1933 bắt đầu từ Hoa Kỳ. 
Trong đại khủng hoảng đó, Hoa Kỳ đã vay 800 tỷ dollar từ Trung Cộng để giải quyết. Thế là, một số cuộc chiến ở Bắc Phi Trung Đông nổ ra, làm nghẽn mạch chuyển dầu đi tới toàn cầu, giá dầu tăng ngất ngưỡng, có lúc cao nhất lên đến 140 dollar/thùng vào tháng Chín năm 2008. Giá vàng lập kỷ lục mới với 1900 dollar/ounce. Và sau 6 năm lên nắm quyền, đảng Dân Chủ ở Hoa Kỳ đã chỉ lo khôi phục kinh tế Hoa Kỳ, điều chỉnh sự tham chiến trân toàn cầu. Giờ kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng từ < 1% lên 4.5%/năm. Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ quay về con số lý tưởng < 5%.
Ngay tức thì khi Hoa Kỳ ổn định kinh tế, câu chuyện Nga xâm lược Ukraina xuất hiện. Một lệnh cấm vận kinh tế với Nga. Trong khi đó, Hoa Kỳ thành công việc nghiên cứu và sản xuất vắt đá thành dầu, và đến năm 2015 sẽ là quốc gia sản xuất dầu nhiều nhất thế giới. Hoa Kỳ là quốc gia sử dụng dầu nhiều nhất thế giới, khoảng hơn 30% toàn cầu, trong một quốc gia chỉ có 5% dân số so với toàn cầu. 
Trong cuộc khủng hoảng vừa qua, tổ chức các quốc gia sản xuất dầu đã tăng đầu tư và xây dựng nhà máy lọc dầu, khai thác thêm nhiều mỏ dầu mới. Nay, Hoa Kỳ độc lập năng lượng, không còn lệ thuộc nhập khẩu dầu. Nguồn cung dầu tăng, trong khi nhu cầu nhập khẩu của quốc gia sử dụng dầu nhiều nhất thế giới không còn nữa. Huyết mạch chuyển giao dầu thông thoáng. OPEC vẫn cứ sản xuất đều đều không giảm. Vậy là giá dầu giảm. Giá dầu giảm, thì giá vàng cũng giảm theo.
Nước Nga mạnh lên trong 10 năm nhờ khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ, vì chỉ biết bán tài nguyên dầu hỏa, khí gas để ăn. Nước Nga mạnh lên thì Hoa Kỳ và Trung Cộng cũng khốn khổ vì giá dầu tăng, vì họ là những quốc gia đứng thứ nhất và thứ hai sử dụng dầu nhiều nhất thế giới. Ông Putin đã gặp thời khi lên nắm quyền ngay lúc giá dầu tăng, thực ra ông không có tài năng gì, ngoài tư tưởng và hành động độc tài được nuôi dưỡng từ thời cộng sản Liên Xô.
Nay giá dầu xuống. Nước Nga khốn đốn. Ông Putin quen là lãnh đạo ăn bám của để dành của tổ tiên. Nay không có sáng kiến gì để vực nước Nga, vì hơn 200 ngàn tài năng khoa học Nga đã bị chảy chất xám sang phương Tây và Hoa Kỳ trong 12 năm cầm quyền của ông. Quanh ông không còn ai biến nước Nga trở thành một quốc gia hùng mạnh nhờ vào trí tuệ, mà chỉ là những kẻ ăn bám như ông.
Oil dollar đã làm mưa, làm gió suốt 10 năm qua. Giờ đã đến lúc mưa tạnh, gió hòa. Cũng là lúc Hoa Kỳ hùng mạnh trở lại. Cũng là lúc Trung Cộng chật vật với bong bóng đầu tư. Cũng là lúc mà nếu ông Putin muốn trợ giá đồng Rub của mình thì, 400 tỷ dollar dự trữ từ bán dầu và khí gas của nước Nga chỉ có thể dùng trong 60 ngày!

Dầu giảm còn $64.40/thùng nó làm giá vàng sáng nay hạ thẳng đứng 1 phát chỉ trong 1 phút đồng hồ tới $39.10/ounce, chỉ còn $1151.60/ounce. Mốc $1.000/ounce đang chờ trong 1 tháng cuối năm 2014.
Oil dollar bình yên thì ông Putin thả nổi đồng Rub Nga từ 35 Rub ăn 1 dollar lên đến 50 Rub ăn 1 dollar. Thả nổi đồng Rub Nga thì của cải để dành của dân Nga từ tiền thành giấy lộn. Thả nổi đồng Rub tức có nghĩa là ông Putin thả nổi luôn sự nghiệp chính trị của mình. 
Oil dollar bình yên đồng nghĩa với Hoa Kỳ vững mạnh, và thế giới đối nghịch đang chật vật với cơm áo gạo tiền. Một bài toán rất đơn giản nhưng rất công phu để làm thế nào để trở thành kẻ thống trị toàn cầu. Hay nói cách khác, chính trị và kinh tế là một nghệ thuật của sự có thể.
Nguồn BS HH Blog - Asia Clinic, 13h28' ngày thứ Hai, 01/12/2014

Tìm hiểu và bảo vệ quyền con người là “vi phạm pháp luật”?

 Boxitvn

Trần Quang Thành
clip_image001
Vào hồi 19h ngày 27/11/2014, một nhóm sinh viên gồm Lý Quang Sơn, Lý Trí Thành, Dũng Xe Máy và Quyết Phạm đang chuẩn bị ăn cơm tối tại phòng 604 tòa nhà N06, phố Trần Đăng Ninh, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, bỗng xuất hiện một toán người gồm Công an khu vực, Cảnh sát cơ động, An ninh mặc thường phục và Dân phòng xông vào nhà yêu cầu kiểm tra tạm trú tạm vắng. Trong khi ấy, ngoài hành lang còn có khoảng một chục người nữa bao vây. Bất chấp sự phản đối của chủ nhà, đám người tự nhận là công an này đã xông vào lục lọi các phòng mà không hề có lệnh khám xét hoăc bất kỳ thứ giấy tờ nào. Họ viện lý do có người viết đơn tố giác phòng 604 có chứa chấp tài liệu trái phép và chất gây cháy nổ. Sau một hồi khám xét, lực lượng An ninh đã thu giữ 30 chiếc áo in logo nhân quyền và các tài liệu về dân chủ và nhân quyền được xuất bản tại Việt Nam (ví dụ như cuốn “Dân chủ trực tiếp” và “Dân chủ ở cấp địa phương”, cuốn “Hỏi đáp về quyền con người”, cuốn “Giáo trình quyền con người quốc tế”, cuốn “Tư tưởng về quyền con người” do Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản) và 1 máy tính bảng)..

Khoảng 21h30, 3 sinh viên Lý Quang Sơn, Lý Trí Thành và Quyết Phạm bị đưa về công an phường Dịch Vọng để làm việc. Trong lúc bước lên xe ô tô, Lý Quang Sơn đã bị lực lượng an ninh nắm tóc và đập đầu vào cửa xe và tát liên tục vào mặt. Ở dưới sân nhà N06 có rất nhiều An ninh, Công an và Cảnh sát cơ động, họ còn điều động thêm 1 xe cứu thương và 2 xe thùng để dẹp đám đông anh em đến ứng cứu.

Trong đồn công an phường Dịch Vọng, Lý Trí Thành bị đánh liên tiếp vào mặt, vào đầu đầu, bụng và vai khi từ chối khai báo nhân thân và trả lời về các nguồn gốc cáctài liệu có trong phòng 604 tòa nhà N06. Riêng Quyết Phạm và Dũng Xe Máy không bị đánh và hai người không ký hay khai nhận điều gì.
Vào lúc 12h45 sáng ngày 28 tháng 11, Dũng Xe Máy được thả. Sau đó khoảng gần 2h sáng thì Lý Quang Sơn, Lý Trí Thành và Quyết Phạm lần lượt được ra khỏi đồn công an.
Từ Hà Nội, anh Lý Quang Sơn đã kể lại sự việc với phóng viên Trần Quang Thanh như sau:
Mời quí vị theo dõi
(Audio PV anh Lý Quang Sơn)
T.Q.T
Tác giả gửi BVN

-Quyền tự do lập hội của các Hướng đạo sinh Việt Nam bị xâm phạm như thế nào?

 Boxitvn

     Ls Nguyễn Lệnh (cựu Hướng đạo sinh Hội HĐVN)
     Phong trào Hướng đạo được một người Anh là Huân tước Robert Baden Powell sáng lập năm 1907. Hiện nay, trên thế giới có khoảng trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có tổ chức Hướng đạo, trong đó 165 Tổ chức Hướng đạo Quốc gia được công nhận tư cách hội viên của Tổ chức Thế giới của Phong trào Hướng đạo (World Organization of the Scout Movement, viết tắt là WOSM). Tại Điều 1 của Hiến chương WOSM có ghi rõ “Phong trào Hướng đạo là một phong trào giáo dục, phi chính trị và tự nguyện cho giới trẻ không phân biệt nguồn gốc, nòi giống hay tín ngưỡng, phù hợp với mục đích, nguyên tắc và phương pháp hình thành bởi Người sáng lập“.

     Ở Việt Nam, sau khi giành được độc lập từ Pháp, chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) được thành lập vào ngày 2/9/1945, bầu cử Quốc hội đầu tiên vào ngày 6/1/1946 và một bản Hiến pháp được thông qua ngày 9/11/1946. Trong những ngày tháng đầu tiên của Nhà nước Việt Nam độc lập, Hội Hướng đạo Việt Nam (Hội HĐVN) được thành lập vào ngày 7/2/1946 và được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận làm Hội trưởng danh dự vào ngày 31/5/1946 (1). Nhưng sau đó, chiến tranh Việt – Pháp nổ ra vào tháng 11/1946, đầu tiên là tại Hải Phòng, Chính phủ Việt Nam phải sơ tán khỏi Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ngày 19/12/1946.

     Trong thời gian Chính phủ Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh rút vào các vùng núi kháng chiến chống Pháp thì ngày 8/3/1948 Tổng thống Pháp Vincent Auriel và Cựu hoàng Bảo Đại của Việt Nam đã ký kết Hiệp ước Elysée ngày 8/3/1948, tuyên bố xác nhận “nền độc lập của Việt Nam” và chính thức thành lập Quốc gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại. Cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu từ ngày 19/12/1946 và kết thúc bằng Hiệp định đình chiến Genève ngày 20/7/1954. Người thay mặt cho Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ký kết Hiệp định Genève là Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng VNDCCH và là Tổng ủy viên của Hội HĐVN. Theo Hiệp định Genève 1954, lãnh thổ nước Việt Nam tạm chia làm 2 vùng kiểm soát, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự. Miền Bắc vĩ tuyến 17 do lực lượng VNDCCH kiểm soát; còn miền Nam vĩ tuyến 17 do lực lượng Liên hiệp Pháp, trong đó có lực lương Quốc gia Việt Nam kiểm soát. Đến năm 1955 chính thể Quốc gia Việt Nam ở miền Nam đổi tên là Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và đến ngày 30/4/1975 nước Việt Nam thống nhất cả 2 miền Nam, Bắc.
     Do hoàn cảnh chiến tranh và hậu quả của Hiệp định Genève, nước Việt Nam đã bị phân chia thành 2 miền Nam – Bắc với 2 chính thể khác nhau từ năm 1954 đến 1975 nên cũng có đến 2 Hội HĐVN được thành lập một cách hợp pháp. Một Hội HĐVN được thành lập đầu tiên ở Hà Nội ngày 7/2/1946 dưới chính thể VNDCCH; và 7 năm sau, tại Sài Gòn, dưới chính thể Quốc gia Việt Nam của Quốc trưởng Bảo Đại, một Hội HĐVN thứ hai được thành lập bằng một Nghị định riêng có tên Nghị định số 326-NĐ/TN ngày 9/2/1953” do Bộ trưởng Bộ Thanh niên và Thể thao là Vũ Hồng Khanh ký tên, đã Chiếu đơn số 003-HT-HĐ ngày 12/6/1952 của ông Hội trưởng Hướng đạo Việt Nam để ban hành Nghị định này và ghi rõ tại Điều thứ nhất là Hội HĐVN được phép hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, theo bản điều lệ đính kèm theo Nghị định này. Chính Hội HĐVN thứ hai được thành lập ngày 9/2/1953 đã gia nhập WOSM và được công nhận là một Tổ chức Hội viên của WOSM vào năm 1957.
     Cả 2 Hội HĐVN này được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nhiều năm dưới 2 chính thể khác nhau nhưng có chung một tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, theo thời gian, cả 2 Hội HĐVN có tư cách pháp nhân này đều bị chấm dứt hoạt động một cách không rõ ràng và không bình thường. Việc chấm dứt pháp nhân của 2 tổ chức xã hội này được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở VN đưa ra lời giải thích không phù hợp với các quy định của pháp luật. Qua nghiên cứu các chứng cứ và các tư liệu liên quan đến sự thành lập, hoạt động và chấm dứt của 2 Hội HĐVN trong thời gian qua, tôi thấy cần làm rõ các khía cạnh pháp lý về sự chấm dứt hoạt động này nhằm trả lời câu hỏi là quyền lập hội của các Hướng đạo sinh 2 Hội HĐVN có bị xâm phạm hay không? Nếu có thì cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào phải chịu trách nhiệm về sự xâm phạm quyền lập hội của những HĐS VN theo quy định của pháp luật Việt Nam?
I. Khuôn khổ pháp luật về quyền lập hội dưới các chính thể ở Việt Nam từ 1945 đến 2014:
     1/ Quyền lập hội trong khuôn khổ pháp luật dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1945 – 2014):
    Có thể xác định khuôn khổ pháp luật về quyền lập hội từ 1945 đến 2014 bao gồm các văn bản pháp luật sau đây:
     – Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH ngày 9/11/1946 có ghi tại Điều 10: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, Tự do tổ chức và hội họp, Tự do tín ngưỡng, Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”.
     – Sắc Lệnh Luật số 102-SL/L-004 Quy định quyền lập hội do Chủ tịch Nước VNDCCH ban hành ngày 20/5/1957. “Quyền lập hội” ghi trong Sắc Lệnh Luật số 102-SL/L-004 (sau đây gọi là Sắc lệnh 102 năm 1957) chính là “Quyền tự do tổ chức” ghi trong Hiến pháp đầu tiên 1946.
     – Hiến pháp tiếp theo của VNDCCH ngày 31/12/1959 cũng gọi là “Quyền tự do lập hội” giống như trong Sắc lệnh 102 năm 1957 khi quy định tại Điều 25 rằng: “Công dân nước VNDCCH có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó”.
     - Hiến pháp nước CHXHCNVN ngày 18/12/1980 cũng quy định “quyền tự do lập hội” tại Điều 67.
     – Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 mà Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982 quy định “quyền tự do lập hội” tại Điều 22.
     – Hiến pháp nước CHXHCNVN ngày 15/4/1992 (sửa đổi bổ sung 2001) cũng quy định tại Điều 69: “công dân có quyền lập hội theo quy định của pháp luật”.
     – Bộ luật hình sự 1999, Điều 129: “Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân”.
     – Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
     – Nghị định của Chính phủ số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội – thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003.
     – Hiến pháp nước CHXHCNVN ngày 28/11/2013 cũng quy định tại Điều 25: “Công dân có quyền… lập hội…”.
     Như vậy, căn cứ vào Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 và Sắc lệnh 102 năm 1957 thì “Quyền tự do tổ chức” còn được gọi là “Quyền tự do lập hội”; và một “tổ chức” cũng được gọi là một “hội”.
     Để có thể hiểu và đánh giá đúng về Sắc lệnh 102 năm 1957 xin được trích dẫn một số điều luật chủ yếu trong tổng cộng 12 điều của Sắc lệnh này:
“Điều 1. Quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta.
     Điều 3. Để bảo đảm việc lập hội có mục đích chính đáng, bảo vệ và củng cố chế độ dân chủ nhân dân, lập hội phải xin phép. Thể lệ lập hội sẽ do Chính phủ quy định.
     Điều 4. Những hội đã thành lập trước ngày ban hành luật này và đã hoạt động trong vùng tạm bị chiếm trong thời kỳ kháng chiến, nay muốn tiếp tục hoạt động, đều phải xin phép lại.
     Điều 7. Người nào xâm phạm đến quyền lập hội hoặc đến quyền tự do vào hội, ra hội của người khác có thể bị cảnh cáo hoặc bị truy tố trước tòa án và bị xử phạt tù từ một tháng đến một năm.
     Điều 9. Các đoàn thể dân chủ và các đoàn thể nhân dân đã tham gia Mặt trận Dân tộc thống nhất trong thời kỳ kháng chiến, được Quốc hội và Chính phủ công nhận, không thuộc phạm vi quy định của luật này.
     Điều 10. Các hội có mục đích kinh tế không thuộc phạm vi quy định của luật này”.
     Xin nêu một số nhận xét về Sắc lệnh 102 năm 1957 như sau:
     – Tại Điều 1 của Sắc lệnh không nêu ra một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ về các đối tượng và phạm vi điều chỉnh mà chỉ quy định rằng lập hội phải có mục đích và mục đích được mô tả chỉ có tính chất chính trị là: “Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta”. Quy định hội chỉ có mục đích chính trị như Điều 1 là không được đầy đủ, bởi vì trong pháp luật dân sự – như tại Điều 110 Bộ luật Dân sự ngày 28/10/1995, đã phân loại “hội” hay “tổ chức” là căn cứ vào nhiều loại mục đích khác nhau như là: chính trị, xã hội, kinh tế, nghề nghiệp, từ thiện… hoặc có mục đích hỗn hợp như: xã hội – nghề nghiệp, chính trị – xã hội, chính trị – xã hội nghề nghiệp. Tuy nhiên, quy định thiếu sót tại Điều 1 như thế chứng tỏ Sắc lệnh 102 năm 1957 (có tất cả 12 điều) có chủ đích áp dụng cho những “tổ chức chính trị”, “đảng phái chính trị” đã hoạt động trước khi Sắc lệnh này ban hành vì Sắc lệnh này buộc những đảng phái chính trị đó “đều phải xin phép lại” theo Điều 4. Đồng thời, Sắc lệnh này cũng áp dụng cho những “tổ chức chính trị”, “đảng phái chính trị” sẽ được thành lập trong tương lai sau khi Chính phủ ban hành “Thể lệ lập hội” như đã ghi tại điều 3.
     – Liệt kê tên 19 liên minh và đảng phái chính trị Việt Nam vào thời kỳ trước khi có Sắc lệnh số 102 năm 1957 (1945 – 1954) như sau: – Đảng Lao động Việt Nam – Việt Nam Quốc dân đảng – Đại Việt Quốc dân đảng – Đảng Xã hội Việt Nam – Đảng Dân chủ Việt Nam – Việt Nam Độc lập Đồng minh hội – Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội – Việt Nam Dân chủ Xã hội đảng – Đảng Dân chủ An Nam – Liên minh Dân chủ – Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam – Bảo hoàng chính đảng – Mặt trận Thống nhất Quốc gia liên hiệp – Tân Việt Nam đảng – Liên đoàn Công giáo Việt Nam – Việt Nam Quốc gia liên hiệp – Việt Nam Phục quốc đồng minh hội – Mặt trận Quốc gia liên hiệp – Việt Nam Dân chúng liên đoàn (2). Như vậy, một “tổ chức chính trị”, trước năm 1957, có thể mang những tên khác nhau như: đảng, hội, mặt trận, liên đoàn, liên minh, liên hiệp … Và “các tên gọi khác nhau” đó cũng được giải thích tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội rằng: “Hội có các tên gọi khác nhau: liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội)”. Trong Nghị định Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 này cũng có ý tránh, không sử dụng tên gọi “đảng chính trị” hay “tổ chức chính trị” nhưng tại Điều 4 của Nghị định này có ghi tại Khoản 2 rằng: “Hội được công nhận là tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ”. Như vậy, tổng hợp các quy định trong các Hiến pháp 1946, 1959, Sắc lệnh 102 năm 1957, Nghị định Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 và cả Bộ luật Dân sự 1995 mà Nghị định 88/2003 dùng làm căn cứ thì các tổ chức chính trị hay các đảng phái chính trị là những đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Sắc lệnh 102 năm 1957.
     – Thực tế sau khi ban hành Sắc lệnh 102 năm 1957 thì trong số 19 liên minh và đảng phái chính trị VN đang hoạt động có 16 đảng phái chính trị không thể “xin phép lại” được theo quy định của Điều 4. Còn người dân muốn lập hội mới thì “phải xin phép” và phải chờ “Thể lệ lập hội sẽ do Chính phủ quy định” như đã ghi tại Điều 3. Thế nhưng công dân VN phải chờ thêm 46 năm tính từ ngày có Sắc lệnh này, Chính phủ mới ban hành “Thể lệ lập hội” bằng Nghị định Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Riêng 3 đảng chính trị là Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi Đảng CSVN từ năm 1951), Đảng Dân chủ VN và Đảng Xã hội VN do nằm trong Việt Minh và Mặt trận Liên Việt – tức Mặt trận Dân tộc thống nhất trong thời kỳ kháng chiến, nên 3 đảng này vẫn tiếp tục hoạt động theo quy định tại điều 9 của Sắc lệnh này. Tuy nhiên, đến Hiến Pháp ngày 18/12/1980 của nước VN thống nhất là CHXHCNVN đã quy định tại điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam,…..là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội …” khiến dẫn đến hệ quả vào năm 1988 cả 2 Đảng Dân chủ VN và Đảng Xã hội VN đều tuyên bố “giải thể”. Rất dễ nhận ra với quy định tại Điều 4 của Hiến pháp 1980 rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam … là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội…” đã trực tiếp xâm phạm đến “quyền tự do tổ chức” trong Hiến pháp 1946, xâm phạm “quyền tự do lập hội” trong Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980, đồng thời tạo ra sự mâu thuẫn và xung đột pháp lý giữa “quyền tự do lập hội” bao gồm nhiều đảng khác nhau và Đảng CSVN là “lực lượng duy nhất” ngay trong Hiến pháp 1980. Đến Hiến pháp 1992, Quốc hội đã xóa bỏ 2 từ “duy nhất” tại Điều 4 nên Đảng CSVN không còn là “lực lượng duy nhất” nữa và như thế là mặc nhiên xóa bỏ chế độ “độc đảng” và tái công nhận “quyền tự do tổ chức”, “quyền tự do lập hội” trong tất cả các Hiến pháp trước đó và trong Sắc lệnh 102 năm 1957. Nếu một đảng chính trị nhận được sự tín nhiệm và ủng hộ của nhân dân hoặc của Quốc hội tùy theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thì đảng đó sẽ nắm giữ vai trò là đảng cầm quyền, là “lực lượng lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội”. Sắc lệnh 102 năm 1957 được ban hành chính là để áp dụng cho nhiều đảng phái chính trị (đa đảng) đang hoạt động và sẽ được thành lập trong tương lai. Không có điều khoản nào trong Sắc lệnh này thể hiện rằng Sắc lệnh được làm ra là chỉ dành cho một đối tượng, một đảng “duy nhất” cụ thể nào. Khi Sắc lệnh 102 năm 1957 ghi tại Điều 3 rằng “Thể lệ lập hội sẽ do Chính phủ quy định” là đã xác định đối tượng xin lập hội mới bao gồm nhiếu đảng phái chính trị khác trong tương lai chứ không phải chỉ có 3 đảng là Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam và Đảng Dân chủ Việt Nam là những đảng chính trị được miễn “xin phép lại” như quy định tại Điều 9.
      Vậy, vào thời điểm hiện tại (2014), một “tổ chức chính trị” hay một “đảng chính trị” có phải là đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Sắc lệnh 102 năm 1957 và Nghị định Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 hay không? Câu trả lời đã được thể hiện ngay tại Điều 4 của Sắc lệnh: “Những hội đã thành lập trước ngày ban hành luật này và đã hoạt động trong vùng tạm bị chiếm trong thời kỳ kháng chiến, nay muốn tiếp tục hoạt động, đều phải xin phép lại. Hệ quả là có 19 đảng phái chính trị hoạt động trước 1957 phải xin phép lại nhưng đã có 16 đảng phái đã bị xóa tên vì không vượt qua được quyền cấp phép của cơ quan thẩm quyền. Còn những ai muốn lập hội mới tức các đảng phái chính trị mới thì phải xin phép theo “Thể lệ lập hội” sẽ do Chính phủ quy định như đã ghi tại điều 3: “Để bảo đảm việc lập hội có mục đích chính đáng, bảo vệ và củng cố chế độ dân chủ nhân dân, lập hội phải xin phép. Thể lệ lập hội sẽ do Chính phủ quy định”. Tức là, những đảng phái chính trị đã hoạt động trước ngày ban hành Sắc lệnh 102 năm 1957 hoặc sẽ thành lập mới sau khi Chính phủ ban hành “Thể lệ lập hội” đều là những đối tượng áp dụng Sắc lệnh này. Nghị định Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 chính là “Thể lệ lập hội” được quy định trong Sắc lệnh 102 năm 1957 khi ghi rõ ở phần đầu Nghị định là: “Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội” và “Căn cứ Bộ Luật dân sự ngày 28/10/1995″.
     Tuy nhiên, các công dân Việt Nam muốn thành lập một hội có mục đích chính trị đã phải bối rối khi đọc “Thể lệ lập hội” được Chính phủ ban hành bằng Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 với định nghĩa về hội tại Điều 2, Khoản 1 như sau: “Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”. Đây là một định nghĩa được tác giả cố ý sử dụng câu chữ rối rắm, đánh đố người đọc, khiến cho người đọc dễ hiểu sai rằng “hội” trong Nghị định này không bao gồm “tổ chức chính trị”; hoặc hiểu sai rằng Nghị định này không bao gồm các “đảng chính trị” vốn là đối tượng áp dụng của Sắc lệnh 102 năm 1957. Rồi đến khi Chính phủ ban hành tiếp Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 để thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 thì định nghĩa về hội vẫn giữ nguyên, chỉ bổ sung những chi tiết không quan trọng (được gạch chân) như sau: “Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”.
Tóm lại, từ năm 1945 đến 2014, dưới chính thể VNDCCH và CHXHCNVN đã có 5 bản Hiến pháp được ban hành và trong mỗi bản Hiến pháp đều có quy định quyền tự do lập hội của công dân VN. Nhưng từ sau khi Sắc lệnh 102 năm 1957 ban hành thì kết quả của việc thi hành Sắc lệnh này là đã xóa bỏ tất cả những đảng phái chính trị đang hoạt động vì những tổ chức này đã không được chính quyền cấp phép lại, chỉ có 3 đảng là Đảng LĐVN cầm quyền, Đảng XHVN và Đảng DCVN còn tiếp tục hoạt động. Đến năm 1988, Đảng DCVN và Đảng XHVN tiếp tục giải thể, chỉ còn lại duy nhất đảng cầm quyền là Đảng CSVN. Tuy việc ban hành Sắc lệnh 102 năm 1957 đã xóa bỏ các đảng phái chính trị đối lập với đảng cầm quyền nhưng mãi đến năm 2003 Chính phủ mới ban hành “Thể lệ lập hội” bằng Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 để các công dân VN có điều kiện tiến hành các thủ tục xin thành lập hội là đảng chính trị mới theo quy định của Sắc lệnh 102 năm 1957 và của 5 bản Hiến pháp. Tuy nhiên, cho đến nay, trong thực tế vẫn chưa thấy có một đảng chính trị nào nộp đơn xin phép thành lập (?). Câu hỏi tại sao xin được để ngỏ.
2/ Quyền lập hội trong khuôn khổ pháp luật dưới chính thể Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa (1948 – 1975):
Quyền lập hội của công dân được ấn định trong Dụ số 10 ngày 6/8/1950 (sau đây gọi là Dụ số 10 năm 1950) do Quốc trưởng Bảo Đại ban hành. Đến ngày 19/11/1950  Dụ số 24 được ban hành để sửa đổi bổ sung Dụ số 10. Dụ số 10 ngày 6/8/1950 được áp dụng dưới chính thể Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà cho đến ngày 30/4/1975. Xin trích dẫn quy định của Điều 1 trong Dụ số 10 đã đưa ra một định nghĩa về hội rất rõ ràng, dễ hiểu:
“Điều 1- Hội là Hiệp ước của hai hay nhiều người thỏa thuận góp kiến thức hay hành lực một cách liên tiếp để theo đuổi mục đích không phải là phân chia lợi tức, như là mục đích thuộc về tế tự, tôn giáo, chính trị, từ thiện, khoa học, văn học, mỹ nghệ, tiêu khiển, thanh niên, thể thao và đồng nghiệp ái hữu.
     Muốn có hiệu lực thì hội nào cũng phải hợp với nguyên tắc chung của pháp luật về khế ước và nghĩa vụ”.
Trong thời gian áp dụng Dụ số 10 từ 1950 đến 1975 đã có 16 đảng phái chính trị hoạt động như sau: – Đảng Phục hưng – Đảng Dân chủ Nam Việt Nam – Đảng Xã hội cấp tiến Miền Nam Việt Nam – Cần lao nhân vị cách mạng đảng – Việt Nam dân chủ xã hội đảng – Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam – Đại Việt quốc dân đảng – Đảng Tân Đại Việt – Đại Việt cách mạng đảng – Phong trào Quốc gia cấp tiến – Liên minh Các lực lượng dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam – Phong trào Quốc gia tiến bộ – Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam – Mặt trận Quốc gia dân chủ xã hội – Đảng Công nông Việt Nam – FULRO (3).
     Như vậy, trong phần định nghĩa của Dụ số 10 năm 1950 dưới chính thể Quốc gia Việt Nam cũng lấy mục đích theo đuổi khác nhau của các tổ chức để phân loại các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Dụ, tương tự như Sắc lệnh 102 năm 1947 của chính thể VNDCCH và Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 dưới chính thể CHXHCNVN.
II. Hội Hướng đạo Việt Nam được thành lập, hoạt động và tồn tại như thế nào dưới các chính thể ở Việt Nam?:
1/ Hội HĐVN dưới chính thể VNDCCH và CHXHCNVN (gọi là Hội HĐVN 1946):
     Sau khi Việt Nam giành được độc lập từ thực dân Pháp năm 1945 thì một “Hội Hướng đạo Việt Nam không hoạt động và cổ động về mặt chính trị. Hội HĐVN không giới hạn trong thời gian” được thành lập để “thay và thống nhất ba hội Hướng đạo Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ … với mục đích huấn luyện thanh niên về ba phương diện: đức, thể, thực theo tôn chỉ và phương pháp…”, về sau được gọi là “phương pháp Hướng đạo” (4). Hội HĐVN được Chính phủ VNDCCH chính thức công nhận khi Điều lệ (Quy trình) của hội được duyệt y ngày 7/2/1946 do ông Đổng lý văn phòng Bộ Nội vụ Chính phủ VNDCCH Hoàng Minh Giám ký. Ngày 31/5/1946 Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Hồ Chí Minh gởi thư cho Hội trưởng Hội HĐVN báo tin nhận làm DANH DỰ HỘI TRƯỞNG HỘI HĐVN.
     Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH ngày 9/11/1946 đã bảo hộ quyền lập hội của các HĐS Hội HĐVN tại Điều 10: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận – Tự do tổ chức và hội họp – Tự do tín ngưỡng – Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Đến ngày 20/5/1957, Chủ tịch Nước VNDCCH đã ban hành Sắc lệnh số 102 Quy định quyền lập hội. Tại Điều 4 của Sắc lệnh ghi rõ: “Những hội đã thành lập trước ngày ban hành luật này và hoạt động trong vùng bị tạm chiếm trong thời kỳ kháng chiến, nay muốn tiếp tục hoạt động, đều phải xin phép lại“. Hội HĐVN được thành lập và hoạt động hợp pháp dưới chính thể VNDCCH, có Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Hồ Chí Minh làm DANH DỰ HỘI TRƯỞNG nên đã không “phải xin phép lại” sau ngày ban hành Sắc lệnh.
Cũng  vào năm 1957, Hội HĐVN đã cùng với 3 tổ chức khác là Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam và Hội Học sinh Việt Nam thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (Hội LHTNVN) với tư cách là “Thành viên tập thể của Hội LHTN”. Là “thành viên tập thể của Hội LHTNVN”, Hội HĐVN đã thảo luận, đề nghị các vấn đề về hoạt động của Hội LHTNVN, giới thiệu đại diện của Hội HĐVN vào Ủy ban Hội LHTNVN các cấp … trong cả 2 kỳ Đại hội toàn quốc Hội LHTNVN (lần thứ 1) năm 1957 và tiếp theo Đại hội toàn quốc Hội LHTNVN (lần thứ 2) năm 1961. Hiện nay, các huynh trưởng Hội HĐVN vẫn còn lưu giữ 2 thẻ đại biểu của huynh trưởng Phạm Ngọc Try là đại biểu của Hội HĐVN tham dự 2 lần đại hội nói trên của Hội LHTNVN. Ngoài ra, các huynh trưởng Hội HĐVN vẫn còn lưu giữ một văn bản ghi ngày 5/2/1965 có đóng dấu đỏ của Bộ Tổng ủy viên Hội HĐVN 1946 (ở miền Bắc) gởi cho các anh chị huynh trưởng và các Tráng, Thiếu, Ấu là Hướng đạo sinh Trung, Nam bộ thuộc Hội HĐVN ở miền Nam. Các chứng cứ còn lưu giữ này cùng với “Danh sách 220 Hướng đạo sinh đã tham gia Cách Mạng và có những nhiệm vụ quan trọng trong các lĩnh vực Đảng, quân đội và các ngành khác từ 1945 đến nay”(5), đã chứng minh một cách thuyết phục rằng: Một Hội HĐVN đầu tiên được thành lập trong khuôn khổ pháp luật dưới chính thể VNDCCH và đã hoạt động liên tục từ ngày thành lập 7/2/1946 cho đến ít nhất là ngày 5/2/1965.
     Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, các huynh trưởng thuộc Hội HĐVN thành lập năm 1946 (ở miền Bắc VN) mà hầu hết là các đảng viên CS đã cùng với các huynh trưởng Hội HĐVN thành lập năm 1953 (ở miền Nam VN) gởi khoảng trên 10 đơn, thư, kiến nghị đến các vị lãnh đạo Đảng CS và Nhà nước VN để vận động, xin phép tái lập Hội HĐVN nhưng đều không nhận được bất cứ câu trả lời nào. Xin được liệt kê các đơn, thư, kiến nghị đó:
     – Trưởng Trần Hữu Khuê đã gởi đến các vị lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Nhà nước tổng cộng 6 văn bản vào các ngày: 18/11/1988, 6/4/1989, 14/10/1992, 28/3/1996, 8/8/1997, 1/7/2000.
     – Trưởng Nguyễn Dực thay mặt 20 Trưởng Hướng đạo gởi đơn ngày 3/3/1993
     – Trưởng Bạch Văn Quế gởi thư ngày 22/4/1997.
     – Trưởng Nguyễn Phước Hoàng (Tôn Thất Hoàng) gởi thư ngày 18/8/1997.
     – Trưởng Nguyễn Phúc Quỳnh Hòe gởi thư ngày 18/3/2000.
     Đặc biệt là trong bài nghiên cứu có tựa “Lịch sử Phong trào Hướng đạo Việt Nam” của Trưởng Lê Duy Thước ghi ngày 31/05/1996 đã ghi lại sự kiện các huynh trưởng của 2 Hội HĐVN ở 2 miền Nam, Bắc VN đã cùng nhau thành lập một Ban Liên lạc HĐVN như sau: “Năm 1991, Anh Hoàng Đạo Thúy ( là người đã cùng với Trưởng Trần Văn Khắc sáng lập Hội HĐVN) ký giấy ủy nhiệm cho 21 huynh trưởng Hướng đạo cũ, lập thành Ban Liên lạc lâm thời Hướng đạo Việt Nam (Trưởng ban Nguyễn Dực, thư ký Lê Duy Thước).Tháng 12/1991, Ban LLLT HĐVN tổ chức họp mặt truyền thống, có hơn 200 anh chị em Hướng đạo cũ đến dự. Họp ở hội trường lớn Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh sáng 19/12/1991…. Tháng 05/1993, Ban Liên lạc LT HĐVN lại tổ chức cuộc họp truyền thống Hướng đạo ở đình làng Đại Yên (Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội), có hơn 300 Hướng đạo sinh cũ về dự, trong số có gần 40 anh chị em cựu Hướng đạo hoạt động ở miền Trung và miền Nam…”(8).
     Tại sao Đảng CSVN và Nhà nước VN không quan tâm trả lời các đơn, thư, kiến nghị xin tái lập hội của các huynh trưởng Hội HĐVN ? Sự im lặng như thể xác nhận những lời nói lờ mờ rằng Hội HĐVN 1946 bị “ngừng hoạt động” là do “ý ở trên”(?). Mãi đến khi Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội được ban hành thì các huynh trưởng Hội HĐVN mới vui mừng chào đón cơ hội tái lập Hội HĐVN. Sau 46 năm kể từ ngày có Sắc lệnh 102 năm 1957, nay Chính phủ mới ban hành “Thể lệ lập hội”, mà theo đó quyền thành lập Hội HĐVN của các huynh trưởng đã có được cơ sở pháp lý để tiến hành thủ tục tái lập Hội HĐVN, thực hiện quyền công dân của mình theo các quy định của pháp luật chứ không phải làm những bản “kiến nghị” xin xỏ gởi các cấp lãnh đạo như trước.
2/ Hội HĐVN dưới chính thể Quốc gia Việt Nam và VNCH (gọi là Hội HĐVN 1953):
     Hội HĐVN được thành lập dưới chính thể Quốc gia Việt Nam bằng một Nghị định riêng có tên “Nghị định số 326-NĐ/TN ngày 9/2/1953 của ông Bộ Trưởng Bộ Thanh niên và Thể thao” là Vũ Hồng Khanh ký tên, đã “chiếu Dụ số 10 ngày 6/8/1950, ấn định thể lệ lập hội”, “chiếu Dụ số 24 ngày 19/11/1952, sửa đổi Dụ số 10 ngày 6/8/1950″ và “chiếu đơn số 003-HT-HĐ ngày 12/6/1952 của ông Hội trưởng Hướng đạo Việt Nam” để ban hành Nghị định này và có ghi rõ tại Điều thứ nhất là “Hội HĐVN được phép hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, theo bản điều lệ đính kèm theo nghị định này”. Chính Hội HĐVN thứ hai được thành lập ngày 9/2/1953 dưới chính thể Quốc gia Việt Nam đã gia nhập WOSM và được công nhận là một Tổ chức Hội viên của WOSM vào năm 1957.
     Hội HĐVN 1953 này đã có điều kiện phát triển ổn định cho đến năm 1975. Trong quãng thời gian đó Hội HĐVN 1953 tuy đã sửa đổi Điều lệ (Quy trình) vào các năm 1959, năm 1962 và năm 1967 nhưng vẫn giữ nguyên là một tổ chức xã hội có “mục đích giáo dục thanh thiếu nhi trong toàn cõi VN về ba phương diện: đức, thể, thực theo tôn chỉ và phương pháp Hướng đạo”, “không phân biệt tôn giáo, chủng tộc và quốc tịch”, “không hoạt động và cổ động chính trị”. Tính đến ngày 31/12/1974, Hội HĐVN 1953 có tổng số đoàn sinh và huynh trưởng đóng bảo hiểm là 14.432 người, trong đó có 2.204 huynh trưởng. Do “phương pháp Hướng đạo” có tính chất rất đặc biệt, còn gọi là “phương pháp hàng đội tự quản”, bao gồm các nhóm nhỏ tự quản dưới sự hướng dẫn của huynh trưởng, nên không thể phát triển số lượng đoàn sinh nếu không có đủ huynh trưởng phụ trách. Vì vậy, dù được hoạt động tự do, Hội HĐVN 1953 sau 22 năm, cũng chỉ có thể phát triển tối đa là trên 12.000 đoàn sinh trên toàn miền Nam VN mà thôi. Con số này là quá ít nếu so sánh với số lượng đoàn viên Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh hiện nay và không tính đến số lượng các em trong Đội Thiếu niên tiền phong HCM: “Theo báo cáo của Đại hội Toàn quốc lần thứ VIII Đoàn TNCS HCM (2007) thì tại VN hiện có khoảng 6,1 triệu đoàn viên. Theo BBC thì tại Tp.HCM, thành phố lớn nhất VN, vào năm 2005 có khoảng 70% thanh niên đang đứng ngoài hàng ngũ Đoàn TNCS (khoảng 390.000 đoàn viên trên tổng số 2,3 triệu người từ độ tuổi 16 đến 30)” (9). Cũng vào năm 2006, trên toàn VN, ước tính có khoảng trên 4.000 đoàn sinh và huynh trưởng HĐVN đang sinh hoạt nhưng phần lớn tập trung ở Tp.HCM.
     Do quyền tự do lập hội được quy định rất rõ ràng trong Dụ số 10 năm 1950 và được thực thi trong thực tế nên hoạt động của Hội HĐVN 1953 đã tạo được tiếng vang là một phong trào có mục đích giáo dục thanh thiếu nhi bằng “hình thức và phương pháp Hướng đạo” rất đăc biệt, bổ sung cho giáo dục gia đình và giáo dục học đường, rèn luyện các em trở thành những đứa con tốt, những học trò tốt và những công dân tốt. Những Hướng đạo sinh khi trưởng thành đã tham gia hoạt động chính trị trong các đảng phái với tư cách công dân – tương tự như các HĐS là đảng viên Đảng CSVN dưới chính thể ở miền Bắc. Tiếng tốt do hoạt động của Hội HĐVN đã khiến cho các tổ chức tôn giáo và các lực lượng quân đội, cảnh sát ở miền Nam cũng muốn xây dựng một tổ chức tương tự, áp dụng “hình thức và phương pháp Hướng đạo” để giáo dục cho con em trong tổ chức, lực lượng của mình có được những phẩm chất tốt đẹp như các Hướng đạo sinh trong Hội HĐVN. Có thể nêu ra một số tổ chức, lực lượng như sau:
     – Gia đình Phật tử: Do thời điểm xuất hiện của Gia đình Phật tử với hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục có nhiều điểm tương tự như của Hội HĐVN khiến cho nhiều người cho rằng Hội HĐVN là mô hình giáo dục thanh thiếu nhi đã được chuyển hóa thành Gia đình Phật tử. Vào những ngày 24, 25, 26/4/1951, tại Thuận Hóa – Huế, Đại hội Gia đình phật hóa phổ họp tại chùa Từ Đàm gồm đại biểu của 9 tỉnh miền Trung gồm Thừa Thiên, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Viên, Bình Thuận, Dran, Đồng Nai Thượng và Hà Nội, Hải Phòng. Tại Đại hội này, tên “Gia đình Phật tử Việt Nam” được thay cho Gia đình Phật hóa phổ và một bản Nội quy cũng được ra đời từ đây. Qua 9 lần đại hội từ 1951 – 1973 Gia đình Phật tử VN đã từng bước trưởng thành trong lòng các Giáo hội đương nhiệm, Từ 4 Gia đình Phật hóa phổ đầu tiên tại Huế, lên đến 812 Gia đình Phật tử thuộc 48 tỉnh, thành tại miền Nam, với 7.200 huynh trưởng và 72.600 đoàn sinh (theo báo cáo của Đại hội năm 1973 tại Đà Nẵng). Cuộc họp lịch sử ngày 19/10/1997 tại Thiền viện Vạn Hạnh (Tp.HCM) ra đời một bản thông báo có chữ ký của Hòa thượng Thích Minh Châu và 4 huynh trưởng cấp Dũng gởi đến toàn thể huynh trưởng và đoàn sinh GĐPTVN đề nghị tu chỉnh một số điều trong Nội quy và Quy chế huynh trưởng của GĐPT cho phù hợp với Hiến chương của Giáo hội PGVN. Cũng trong năm này, Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IV diễn ra tại Hà Nội, GĐPTVN được chính thức công nhận, ghi vào Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Chương V Điều 19, nay là Điều 21). Năm 1998, GHPGVN thành lập các Ban Hướng dẫn Phật tử từ Trung ương đến các tỉnh, thành. Ngành Cư sĩ phật tử do Chư tăng trực tiếp lãnh đạo, ngành Gia đình Phật tử do Huynh trưởng điều hành theo chủ trương, đường lối của Giáo hội Phật giáo VN (10).
     Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội có ghi rõ tại Điều 1, Khoản 1, điểm b rằng “Nghị định này không áp dụng với các tổ chức: – Các tổ chức giáo hội”. Tức là các tổ chức thuộc Giáo hội Phật giáo VN như Gia đình Phật tử và Tịnh độ Cư sĩ không là đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định, không cần phải xin phép theo thủ tục thành lập hội của Nghị định này.
- Hướng đạo Công giáo, Hướng đạo Cao đài, Hướng đạo Tin lành: Về mặt pháp lý, một “tổ chức” theo quy định của pháp luật dân sự chỉ được công nhận là có tư cách pháp nhân khi có đủ các điều kiện: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật ( tham chiếu Điều 94 BLDS 1995). Theo đó, dưới chính thể ở miền Nam VN từ 1948 đến 1975, chỉ duy nhất một Hội HĐVN 1953 có tư cách pháp nhân được pháp luật Quốc gia Việt Nam công nhận và được WOSM công nhận tư cách hội viên từ năm 1957. Trong các bản Điều lệ (Quy trình) của Hội HĐVN năm 1953, được sửa đổi năm 1959, năm 1962 và năm 1967 đều có quy định “không phân biệt tôn giáo”. Trong tất cả các bản Điều lệ đó đều có một điều khoản ghi: “Hội lấy tên chánh thức là Hội “HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM” viết tắt là “H.Đ.V.N” những chữ “HƯỚNG ĐẠO” trong tên này thuộc sở hữu tuyệt đối của Hội”. Và trong tất cả các bản Điều lệ của Hội HĐVN 1953 đều không có một dòng hay một chữ nào về “Hướng đạo Công giáo”, “Hướng đạo Cao đài”, “Hướng đạo Tin lành”. Do đó không có mối liên hệ hoặc mối tương quan pháp lý nào giữa Hội HĐVN 1953 với các tổ chức thuộc các tôn giáo này. Các tôn giáo này nếu tồn tại cái gọi là “Hướng đạo”, trong thực tế thì đó là bộ phận thuộc về các giáo hội chủ quản chớ không phải là một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của Hội HĐVN 1953. Giữa Hội HĐVN 1953 và các Giáo hội Công giáo, Giáo hội Cao đài, Giáo hội Tin lành cũng không hề có một thỏa hiệp gì để xác lập mối liên hệ giữa một tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân là Hội HĐVN và các Giáo hội đó. Việc các cá nhân hoặc tổ chức nào đó tự xưng là “Hướng đạo” + “Tôn giáo” là ngoài phạm vi trách nhiệm pháp lý của Hội HĐVN 1953.
     Xin được lưu ý một vấn đề liên quan như sau: Điều lệ của Hội HĐVN 1953 quy định là “không phân biệt tôn giáo” nên chỉ coi các huynh trưởng và đoàn sinh là “Hướng đạo sinh theo Phật giáo”, “HĐS theo Công giáo”, “HĐS theo Tin lành”, “HĐS theo Cao đài”… và tất cả các hội viên của Hội HĐVN đều sinh hoạt chung với nhau theo cơ cấu tổ chức đã được quy định trong bản Điều lệ chớ không hề phân biệt tôn giáo, không tách riêng từng đơn vị, bộ phận gọi là “Hướng đạo Công giáo”, “Hướng đạo Tin lành”, “Hướng đạo Cao đài”.v.v… Thế nhưng, trong 3 tôn giáo nêu trên chỉ có Giáo hội Công giáo là có công bố một bản “Quy chế Hướng đạo Công giáo Việt Nam” (viết tắt HĐCGVN) được Tổng Giám mục Phao lô Nguyễn Văn Bình phê chuẩn và ban phép thi hành ở Sài Gòn ngày 8/1/1965. Bản Quy chế HĐCGVN này cũng xác định mục đích giáo dục bằng “phương pháp Hướng đạo” nhưng lại xác định thêm tôn chỉ “Phụng sự Thiên Chúa và Giáo hội” và HĐCGVN là hội đoàn phụ tá đứng trong Tổ chức Công giáo tiến hành. Bản Quy chế HĐCGVN đã không tự xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức có hệ thống riêng với lực lượng huynh trưởng và đoàn sinh riêng như bản Nội quy Gia đình Phật tử của Giáo hội Phật giáo VN mà lại tự xác lập cho mình quyền “can thiệp” vào một tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân và có bản Điều lệ được chính quyền phê duyệt là Hội HĐVN, lấy lực lượng đoàn sinh và huynh trưởng có sẵn trong Hội HĐVN làm lực lượng của mình. Xin dẫn chứng từ bản Quy chế HĐCGVN hành vi “vượt quá khôn khổ pháp luật” của Giáo hội Công giáo VN khi ban hành Quy chế đơn phương “chiếm hữu” lực lượng đoàn sinh của Hội HĐVN 1953 mà không dựa trên một căn cứ pháp lý nào cả. Đó là việc trong Quy chế HĐCGVN đã cho mình quyền thành lập các “Đạo” và “Đơn vị” HĐCG từ các đoàn sinh và huynh trưởng đang có sẵn trong Hội HĐVN 1953 khi quy định rằng: “Đạo: Tại mỗi tỉnh hay thành phố lớn, nếu có đủ đơn vị HĐCG hoặc nam hoặc nữ, Văn phòng Trung ương sẽ can thiệp với Bộ Tổng ủy viên của Hội liên quan, để thành lập một Đạo riêng cho HĐCG”, và …” Đơn vị có thể thâu nhận các HĐS ngoài Công giáo, miễn là có sự đồng ý của phụ huynh; các đoàn sinh này không buộc phải dự các lễ nghi Công giáo cũng như các lớp huấn luyện Giáo lý. Số đoàn sinh ngoài Công giáo không được vượt quá 2/5 tổng số. Dĩ nhiên Đơn vị trưởng phải là Công giáo”. Quy định như thế trong bản Quy chế HĐCGVN là đi ngược với tôn chỉ “không phân biệt tôn giáo” trong bản Điều lệ Hội HĐVN 1953 và giữa Giáo hội CGVN với Hội HĐVN 1953 cũng chưa từng ký kết một thỏa hiệp gì về việc Hội HĐVN 1953 thừa nhận hay áp dụng bản Quy chế HĐCGVN. Sau nữa, một quy định trong bản Quy chế HĐCGVN có tính chất xâm phạm quyền tự quyết của Hội HĐVN là: “- Khi xảy ra trường hợp một trong hai Hội vi phạm nguyên lý căn bản của Phong trào HĐ, nhất là điều thuộc về Tôn giáo; – Khi xảy ra trường hợp những người lãnh đạo một trong hai Hội có thái độ kỳ thị rõ rệt đối với Tôn giáo hoặc đối với các Trưởng Công giáo có khả năng tham gia Hội đồng Trung ương hay Bộ Tổng ủy viên của Hội đó. Trong hai trường hợp này, HĐCGVN sẽ bày tỏ lập trường và đưa đề nghị để Hội sửa chữa. Nếu không giải quyết xong, lúc đó các đơn vị HĐCGVN sẽ buộc lòng phải tách khỏi Hội”. Một bản Quy chế do một tôn giáo ban hành lại tự xác lập cho mình có quyền đơn phương định đoạt việc tách, nhập các đơn vị, việc phong nhậm những trách vụ lãnh đạo của một tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân như Hội HĐVN 1953, bất chấp đến Điều lệ của hội và cả hệ thống pháp luật đương thời bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của hội đó, nghe ra không ổn, không “thượng tôn pháp luật” chút nào (!). Hơn nữa, việc sử dụng giáo quyền để “tách” các hội viên “khỏi” Hội HĐVN 1953 chẳng phải đã xâm phạm đến quyền tự do lập hội mà trong đó bao gồm cả quyền tự do vào hội và quyền tự do ra hội của công dân, thể hiện qua các quy định: “Hội viên … có quyền ra khỏi hội bất cứ lúc nào” (Điều 3 Dụ số 10) và “Mọi người có quyền tự do vào hội thành lập hợp pháp, và có quyền tự do ra hội. Không ai được xâm phạm quyền lập hội và quyền tự do vào hội, ra hội của người khác” (Điều 2 Sắc lệnh năm 1957)? Dẫu sao, trong văn thư đề ngày 09/10/2003, Đức Cha Phao lô Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN đã cho biết “Chúng tôi đã chính thức đưa phong trào HĐCGVN vào hoạt động Công giáo tiến hành của Giáo hội VN và Hội đồng Giám mục VN đã chính thức giới thiệu hoạt động của HĐCG trong cuốn Giáo hội Công giáo VN niên giám 2003 của Hội đồng Giám mục VN”. Như vậy, từ năm 2003, HĐCGVN đã có thể xây dựng cho mình một cơ cấu, tổ chức riêng, có lực lượng đoàn sinh riêng do mình xây dựng tương tự như Gia đình Phật tử VN. Và cũng tương tự như Gia đình Phật tử VN, HĐCGVN là một hội đoàn phụ tá đứng trong Công giáo tiến hành của Giáo hội Công giáo VN nên không cần phải xin phép theo thủ tục thành lập hội trong Nghị định Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003.
- “Hướng đạo Cảnh sát VN” và “Hướng đạo Quân đội VN”:
Lực lượng Cảnh sát và Quân đội dưới chính thể VNCH cũng muốn áp dụng các “hình thức và phương pháp Hướng đạo” để giáo dục con em của họ nên sau năm 1968 đã tự thành lập tổ chức “Hướng đạo” + “Lực lượng” tương tự như trường hợp của các tổ chức tôn giáo. Tất nhiên là với các quy định của pháp luật đương thời và Điều lệ của Hội HĐVN 1953, không hề có mối liên hệ gì giữa Hội HĐVN 1953 vốn là một tổ chức xã hội “phi chính trị” thể hiện trong Điều lệ hết sức minh bạch, với các lực lượng vũ trang thuộc chính thể đó. Và tất nhiên, Hội HĐVN 1953 cũng không thể làm gì được khi các lực lượng Cảnh sát và Quân đội đương thời muốn sử dụng 2 từ “Hướng đạo” ghép chung với tên gọi của tổ chức do các lực lượng này lập ra, tương tự như với trường hợp các tôn giáo ở VN.
III. Các văn bản của tổ chức Đảng CSVN và cơ quan Nhà nước VN đã vượt ra ngoài khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, xâm phạm quyền tự do lập hội của các HĐS Hội HĐVN như thế nào ?
1/ Các văn bản của tổ chức Đảng CSVN:
     a/ Thông báo số 143-TB/TW ngày 20/4/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN:
     Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, thì các huynh trưởng của cả 2 Hội HĐVN 1946 ở miền Bắc và Hội HĐVN 1953 ở miền Nam đều vui mừng chuẩn bị tiến hành thủ tục nộp đơn xin phép thành lập một Hội HĐVN thống nhất trên cả nước. Nhưng trong khi các huynh trưởng HĐVN chưa kịp nộp đơn xin thành lập hội thì ngày 20/4/2004 – tức là chưa tới 9 tháng sau ngày Chính phủ ban hành Nghị định, Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN đã có văn bản số 143-TB/TW chỉ đạo các tổ chức Đảng CSVN và các cơ quan Nhà nước VN thực hiện nhiều biện pháp ngăn cấm các “hoạt động Hướng đạo” và “không đặt vấn đề tái lập tổ chức Hướng đạo, cũng như tránh lập thêm các hội, đoàn mới”. Xin trích dẫn nội dung chính yếu trong Thông báo 143-TB/TW ngày 20/4/2004 của Ban Bí thư TW như sau: “Hoạt động Hướng đạo du nhập vào VN từ đầu thế kỷ 20. Từ sau kháng chiến chống Pháp, ở miền Bắc tổ chức Hướng đạo đã ngừng hoạt động và gia nhập Hội Liên hiệp Thanh niên VN, trong khi ở miền Nam hoạt động Hướng đạo tiếp tục phát triển và phân hóa, ngoài tổ chức Hướng đạo chính thống, Mỹ ngụy xây dựng các loại Hướng đạo trong tôn giáo, quân đội, cảnh sát… Sau năm 1975 tất cả các tổ chức này mặc nhiên giải thể. Tuy nhiên, những năm gần đây, phong trào Hướng đạo VN nói chung và ở Tp.HCM nói riêng đang tái phát triển một cách tự phát và diễn biến phức tạp. Có nhiều nhóm tổ chức Hướng đạo đang hoạt động, sinh hoạt ngày càng thường xuyên, có nền nếp, bài bản và công khai hơn. Các nhóm Hướng đạo tuy có sự khác nhau, thậm chí mâu thuẫn về quan điểm và đường hướng hoạt động, nhưng đều mong muốn được Nhà nước chính thức cho phép tái lập tổ chức Hướng đạo; cả một số cán bộ, đảng viên trước đây vốn là huynh trưởng Hướng đạo cũng ủng hộ nguyện vọng này. Nhiều nhóm đã liên tục gởi đơn xin phép chính quyền cho phép tái lập, mặt khác không ngừng hoạt động ngầm để phát triển lực lượng một cách tự phát ngoài khuôn khổ pháp luật, chuẩn bị chờ Nhà nước cho phép tái lập. Trong các nhóm Hướng đạo nói trên, ngoại trừ nhóm Hướng đạo chính thống, các hệ phái Hướng đạo khác ở Tp. HCM hiện nay đều có gắn với tôn giáo, tâm linh, hoạt động có tính chính trị. Nhiều tổ chức có quan hệ móc nối với các phần tử phản động và số cầm đầu các nhóm Hướng đạo ở hải ngoại và với tổ chức Hướng đạo thế giới, với sứ quán, lãnh sự quán Mỹ ở VN để tuồn thông tin, vu cáo chế độ ta, xin chỉ đạo và tài trợ cho hoạt động của mình. Các tổ chức Hướng đạo Công giáo, Cao đài, Tin Lành công khai dùng phương pháp hoạt động Hướng đạo để giáo dục tôn giáo, thực hiện tôn chỉ của các giáo hội được các giáo xứ và nhà thờ ủng hộ mạnh mẽ về vật chất và tinh thần…”; “… Hiện nay, ở nước ta đã có nhiều hội, đoàn thể với đối tượng bao gồm mọi giới, mọi lứa tuổi đang hoạt động, nếu chính thức cho tái lập thêm tổ chức Hướng đạo thì sẽ dẫn đến tranh giành lực lượng, tranh giành quần chúng giữa Hướng đạo với các tổ chức đã có và tạo ra tiền lệ đa nguyên trong tổ chức quần chúng, làm phức tạp thêm tình hình chính trị xã hội. Nếu tổ chức Hướng đạo được tái lập, các hội, đoàn khác như Gia đình Phật tử, Tịnh độ Cư sĩ… cũng đòi hỏi được công nhận thì sẽ rất phức tạp. Vì vậy không đặt vấn đề tái lập tổ chức Hướng đạo, cũng như tránh lập thêm các hội, đoàn mới”.
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 4 mới được quy định trong Hiến pháp 2013: “Đảng CSVN…, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”; và căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2010: “Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”, tôi xin trình bày ý kiến phản biện đối với các nội dung trong Thông báo 143-TB/TW như sau:
     – “Từ sau kháng chiến chống Pháp, ở miền Bắc tổ chức Hướng đạo đã ngừng hoạt động và gia nhập Hội Liên hiệp Thanh niên VN” : Nội dung này trong Thông báo 143-TB/TW nhằm phủ định sự tồn tại của Hội HĐVN 1946 từ sau ngày thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên VN năm 1957 mà không đưa ra được một căn cứ hay chứng cứ nào để chứng minh cho sự “ngừng hoạt động” của Hội HĐVN 1946. Chúng ta đều biết rằng, trong Luật La Mã đã hình thành nguyên tắc: “Trách nhiệm chứng minh thuộc về người khẳng định, chứ không thuộc về người phủ định” (Ei incumbit probatio qui dicit, non qui negat / The burden of the proof lies upon him who affirms, not he who denies). Nguyên tắc này cũng được quy định tại Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự về “nghĩa vụ chứng minh” và tại Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự về “Xác định sự thật của vụ án” theo đó “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng…”. Do Thông báo 143-TB/TW không nêu ra được căn cứ hay chứng cứ hợp pháp để chứng minh rằng Hội HĐVN 1946 đã “ngừng hoạt động” nên nội dung “Từ sau kháng chiến chống Pháp, ở miền Bắc tổ chức Hướng đạo đã ngừng hoạt động” bị coi là lời nói “thất thiệt” cho đến khi Ban Bí thư TW đưa ra được chứng cứ hợp pháp về sự ngừng hoạt động của Hội HĐVN 1946. Thêm nữa, ngay phần nội dung tiếp theo là “…và gia nhập Hội Liên hiệp Thanh niên VN” lại chứng minh sự tồn tại hợp pháp của Hội HĐVN 1946 sau khi đã “gia nhập” Hội LHTNVN. Bởi vì chúng ta đều biết trong Bộ luật dân sự 1995 và Bộ luật dân sự 2005; cũng như trong Nghị định 88/2003 và Nghị định 45/2010 đều có quy định về các trường hợp chấm dứt pháp nhân, chấm dứt hội là: hợp nhất, sáp nhập, chia, giải thể, phá sản. Không thấy có văn bản pháp luật nào quy định rằng một pháp nhân khi “gia nhập” vào một pháp nhân khác lại bị chấm dứt pháp nhân của mình. Có thể đã có sự hiểu sai về khái niệm pháp lý “gia nhập” là đồng nghĩa với “sáp nhập” trong nội dung này của Thông báo 143-TB/TW. Bởi vì, ngay trong Điều lệ của Hội LHTNVN cũng có nói rõ: “Hội LHTNVN là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niêncác tổ chức thanh niên VN…”; trong đó bao gồm 2 loại hội viên là cá nhân “công dân” và “thành viên tập thể của hội”. Hội HĐVN 1946 chính là thành viên tập thể của Hội LHTNVN. Chưa cần xem xét đến các chứng cứ khác như Thẻ đại biểu của Hội HĐVN 1946 tham dự Đại hội toàn quốc Hội LHTNVN lần thứ 2 năm 1961 và văn bản của Hội HĐVN 1946 ngày 5/2/1965 đã bác bỏ nội dung này … Như vậy, ngay trong nội dung “Từ sau kháng chiến chống Pháp, ở miền Bắc tổ chức Hướng đạo đã ngừng hoạt động và gia nhập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam” của Thông báo 143-TB/TW đã cho thấy không dựa vào một căn cứ hay chứng cứ pháp lý nào để chứng minh cho lời nói này; đó là chưa nói đến các chứng cứ khác đã bác bỏ hoàn toàn nội dung này như: Thẻ đại biểu của Hội HĐVN 1946 tham dự Đại hội toàn quốc Hội LHTNVN lần thứ 2 năm 1961 và văn bản của Hội HĐVN 1946 ngày 5/2/1965 chứng minh sự tồn tại hợp pháp của Hội HĐVN 1946 sau khi gia nhập Hội LHTNVN.
     – “… trong khi ở miền Nam hoạt động Hướng đạo tiếp tục phát triển và phân hóa, ngoài tổ chức Hướng đạo chính thống, Mỹ ngụy xây dựng các loại Hướng đạo trong tôn giáo, quân đội, cảnh sát… Sau năm 1975 tất cả các tổ chức này mặc nhiên giải thể.”: Như đã trình bày ở phần trên, ở miền Nam VN chỉ có một Hội HĐVN duy nhất có tư cách pháp nhân được thành lập hợp pháp năm 1953, những loại hình gọi là “Hướng đạo trong tôn giáo” như trong Thông báo 143 đề cập chỉ là sự “ăn theo tiếng thơm” của Hội HĐVN mà thôi. Các tôn giáo ở VN hiện nay, nếu muốn thành lập các hội đoàn tương tự như Hội HĐVN, nay đã có quyền thành lập hội đoàn cho riêng mình theo quy định tại Khoản 6, Điều 3 của Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18/6/2004 mà không cần phải làm thủ tục xin phép theo Nghị định của Chính phủ số 88/2004/NĐ-CP ngày 30/7/2004. Chỉ có những loại hình “HĐ Cảnh sát” và “HĐ Quân đội” mang tính chất chính trị ngay trong tên gọi là trái với tôn chỉ “phi chính trị” của Hội HĐVN 1953 nên mới “mặc nhiên giải thể” cùng với lực lượng cảnh sát và quân đội của chính thể VNCH sau năm 1975. Do đó, Thông báo 143 nói rằng “Sau năm 1975 tất cả các tổ chức này mặc nhiên giải thể” bao gồm cả Hội HĐVN 1953 là cố ý quy chụp theo kiểu “vơ đũa cả nắm” chớ không dựa trên căn cứ hoặc chứng gứ hợp pháp nào cả.
     – “Trong các nhóm Hướng đạo nói trên, ngoại trừ nhóm Hướng đạo chính thống, các hệ phái Hướng đạo khác ở Tp. HCM hiện nay đều có gắn với tôn giáo, tâm linh, hoạt động có tính chính trị. Nhiều tổ chức có quan hệ móc nối với các phần tử phản động và số cầm đầu các nhóm Hướng đạo ở hải ngoại và với tổ chức Hướng đạo thế giới, với sứ quán, lãnh sự quán Mỹ ở VN để tuồn thông tin, vu cáo chế độ ta, xin chỉ đạo và tài trợ cho hoạt động của mình. Các tổ chức Hướng đạo Công giáo, Cao đài, Tin Lành công khai dùng phương pháp hoạt động Hướng đạo để giáo dục tôn giáo, thực hiện tôn chỉ của các giáo hội được các giáo xứ và nhà thờ ủng hộ mạnh mẽ về vật chất và tinh thần…”. Nội dung này của Thông báo 143 đã đề cập đến trường hợp những hành vi, của những cá nhân nào đó lợi dụng danh nghĩa của tổ chức hoặc phe nhóm vi phạm pháp luật quốc gia hoặc xâm phạm an ninh quốc gia. Đây chỉ là những lời quy chụp chính trị cho Hội HĐVN mà thôi chớ chúng ta đều biết rằng trong Bộ Luật hình sự của nước CHXHCNVN có quy định về “Cơ sở của trách nhiệm hình sự” tại Điều 2 như sau: “Chỉ người nào phạm một hay nhiều tội đã được Bộ Luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Tức là trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng cho cá nhân, cho “người nào”, chớ pháp nhân như Hội HĐVN không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong Phong trào Hướng đạo VN từ sau 1975 đến nay, chưa nghe đến trường hợp có một Hướng đạo sinh nào, bao gồm huynh trưởng và đoàn sinh, bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì “hoạt động Hướng đạo” như Thông báo 143 đề cập. Cũng theo quy định của Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”; và trong thực tế, chưa nghe nói đến trường hợp một HĐS nào của Hội HĐVN 1953 sau năm 1975 đã bị kết án do hành vi như được mô tả trong Thông báo 143.
     – “Hiện nay, ở nước ta đã có nhiều hội, đoàn thể với đối tượng bao gồm mọi giới, mọi lứa tuổi đang hoạt động, nếu chính thức cho tái lập thêm tổ chức Hướng đạo thì sẽ dẫn đến tranh giành lực lượng, tranh giành quần chúng giữa Hướng đạo với các tổ chức đã có và tạo ra tiền lệ đa nguyên trong tổ chức quần chúng, làm phức tạp thêm tình hình chính trị xã hội. Nếu tổ chức Hướng đạo được tái lập, các hội, đoàn khác như Gia đình Phật tử, Tịnh độ Cư sĩ… cũng đòi hỏi được công nhận thì sẽ rất phức tạp. Vì vậy không đặt vấn đề tái lập tổ chức Hướng đạo, cũng như tránh lập thêm các hội, đoàn mới”. Luận cứ trong nội dung này của Thông báo 143 là hoàn toàn không chính xác và mâu thuẫn ngay với chính mình. Xin được dẫn chứng: Ở phần đầu Thông báo 143 xác định rằng “Hoạt động Hướng đạo du nhập vào VN từ đầu thế kỷ 20″ … và Phong trào Hướng đạo đã hoạt động liên tục từ đầu thế kỷ 20 cho đến đầu thế kỷ 21 là ngày có Thông báo 143 (20/4/2004); vậy sao có thể nói rằng “nếu cho tái lập thêm tổ chức Hướng đạo thì sẽ … tạo ra tiền lệ đa nguyên trong tổ chức quần chúng”? Còn Gia đình Phật tử và Tịnh độ Cư sĩ đã hoạt động hợp pháp trong Giáo hội Phật giáo VN từ năm 1997-1998  với Quy chế riêng, được ghi vào Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Chương V Điều 19, nay là Điều 21), sao Thông báo 143  lại nêu ra trường hợp này một cách bất cập như vậy? Còn nếu căn cứ vào thông tin báo Pháp luật Tp.HCM đăng tải tại trang 3, ngày 5/12/2013 về số lượng “hội quần chúng” mà Bộ Nội vụ đã rà soát được vào cuối năm 2013: “Kết quả rà soát của Bộ Nội vụ cho thấy cả nước hiện có 460 hội hoạt động ở phạm vi toàn quốc, hơn 2.900 hội hoạt động ở phạm vi tỉnh, gần 5.200 hội quy mô huyện và hơn 28.300 hội cấp xã. Trong số này, khá nhiều tổ chức là do Đảng thành lập hoặc chỉ đạo thành lập, được giao thực hiện các nhiệm vụ chính trị-xã hội, có tham gia vào xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật…” (11), thì lập luận trong Thông báo 143 rằng “nếu chính thức cho tái lập thêm tổ chức Hướng đạo thì sẽ dẫn đến tranh giành lực lượng, tranh giành quần chúng giữa Hướng đạo với các tổ chức đã có và tạo ra tiền lệ đa nguyên trong tổ chức quần chúng, làm phức tạp thêm tình hình chính trị xã hội” sẽ là một lập luận hoàn toàn không có căn cứ và trái với sự thật khách quan.
     Tóm lại, cùng chung số phận với nhân dân và đất nước Việt Nam từ 1945 đến 1975, Hội HĐVN đã từng bị chia cắt làm hai và có cơ hội hợp nhất sau ngày đất nước thống nhất năm 1975. Các huynh trưởng của Hội HĐVN đã nhiều lần gửi đơn, thư, kiến nghị đến lãnh đạo tổ chức Đảng CSVN và cơ quan Nhà nước VN trong suốt hơn 20 năm để xin phép tái lập hội. Nhưng trước nguyện vọng chính đáng và hợp pháp đó của các huynh trưởng HĐVN, Đảng CSVN và Nhà nước VN đều không thèm trả lời. Tình hình này cũng đã được Thông báo 143-TB/TW ngày 20/4/2004 xác nhận “Nhiều nhóm đã liên tục gởi đơn xin phép chính quyền cho phép tái lập, mặt khác không ngừng hoạt động ngầm để phát triển lực lượng một cách tự phát ngoài khuôn khổ pháp luật, chuẩn bị chờ Nhà nước cho phép tái lập”. Đến khi Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội thì Ban Bí thư TW đã nhanh chóng (chỉ hơn 8 tháng sau) đưa ra Thông báo 143-TB/TW thể hiện ý chí, động cơ không chính đáng, trái với sự thật khách quan và trái pháp luật là không muốn “tạo ra tiền lệ đa nguyên trong tổ chức quần chúng”. Thông báo 143 đã đưa ra lý do giả tạo, không có căn cứ và chứng cứ hợp pháp về trường hợp Hội HĐVN 1946 là “Từ sau kháng chiến chống Pháp, ở miền Bắc tổ chức Hướng đạo đã ngừng hoạt động và gia nhập Hội Liên hiệp Thanh niên VN”. Thông báo 143 cũng đã đưa ra những quy chụp chính trị chớ không chứng minh được là đã có hành vi vi phạm pháp luật gì của tổ chức xã hội “không hoạt động và cổ động chính trị” là Hội HĐVN 1953 ở miền Nam. Từ đó, Thông báo 143 đã có quyết định: “Vì vậy không đặt vấn đề tái lập tổ chức Hướng đạo, cũng như tránh lập thêm các hội, đoàn mới”; và chỉ đạo các tổ chức Đảng CSVN và cơ quan Nhà nước VN thực hiện quyết định này: “Giao Ban Dân vận Trung ương theo hướng trên đây chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc VN, Bộ Nội vụ, các đoàn thể, ban ngành có liên quan và cấp ủy của các địa phương có các tổ chức Hướng đạo đang hoạt động chuẩn bị đề án tổng thể để giải quyết vấn đề này trình Ban Bí thư vào cuối quý II năm 2004″. Nội dung “giải quyết vấn đề này” trong Thông báo 143 bao hàm ý nghĩa “ngăn cấm, xóa bỏ hoạt động Hướng đạo”, tức là “xâm phạm quyền tự do lập hội của HĐS Việt Nam” được quy định trong Hiến pháp, các văn bản pháp luật của VN và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966. Do đó, căn cứ vào quy định của Luật tố tụng hành chính tại Điều 3 và Điều 5, coi Thông báo 143-TB/TW là một “quyết định hành chính” và các cá nhân, tổ chức là các Hướng đạo sinh và Hội HĐVN được quyền khởi kiện vụ ánh hành chính đối với Thông báo 143-TB/TW để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo Luật tố tụng hành chính. Ngoài ra, Điều 7 Sắc lệnh 102 năm 1957 và Điều 129 Bộ luật hình sự cũng quy định “Người nào xâm phạm đến quyền lập hội…” hoặc “Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền lập hội…”, tức là có bao gồm cả những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức …đã làm ra các quyết định hành chính xâm phạm đến quyền lập hội của công dân, cản trở công dân thực hiện quyền lập hội, có thể bị truy tố trước Tòa án theo Điều 7 Sắc lệnh 102 năm 1957 hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 129 BLHS.
     b/ Thông báo số 157-TB/TW ngày 20/5/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN:
     Sau 4 năm chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các đoàn thể quần chúng triển khai thực hiện chủ trương trong Thông báo 143-TB/TW ngày 20/4/2004 của Ban Bí thư TW. “Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương trên vẫn còn nhiều hạn chế”, “việc giải quyết vấn đề Hướng đạo chưa mang lại kết quả như mong muốn” nên Ban Bí thư TW tiếp tục có Thông báo số 157-TB/TW ngày 20/5/2008 để chỉ đạo “Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN, Đoàn Thanh niên CS HCM, các đoàn thể, ban, ngành có liên quan và các tỉnh ủy, thành ủy có hoạt động Hướng đạo, lập kế hoạch cụ thể thực hiện chủ trương không tái lập tổ chức Hướng đạo”. Trong Thông báo số 157-TB/TW ngày 20/5/2008 Ban Bí thư TW chỉ đạo 7 nội dung, riêng nội dung thứ 4 là rất đặc biệt, xin được trích dẫn:
“4- Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, rèn luyện thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; tiếp thu có chọn lọc hình thức, phương pháp của Hướng đạo trong giáo dục và tổ chức hoạt động của thanh thiếu niên; đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng, chính đáng về sinh hoạt vui chơi, giải trí lành mạnh, bổ ích, thu hút thế hệ trẻ tham gia vào các hoạt động của tổ chức đoàn, hội, đội”.
     Nội dung số 4 Thông báo 157 là một sự công nhận của Ban Bí Thư TW rằng Hội HĐVN đã sở hữu một “hình thức và phương pháp giáo dục” vô cùng bổ ích cho thanh thiếu niên, cần phải đưa vào áp dụng trong hoạt động của tổ chức đoàn, hội, đội. Tuy nhiên, bên cạnh việc lập lại chỉ đạo các tổ chức đảng, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tiếp tục thực hiện những hành vi cản trở, xâm phạm đến quyền lập hội của HĐS VN như tại Thông báo 143 trước, trong Thông báo 157 này còn cho thấy một việc làm rất đáng chê trách về mặt đạo lý; đó là việc làm tương tự như trong “câu chuyện tham lam và độc ác giết con gà hàng xóm, mổ bụng lấy trứng vàng đặt vào bụng gà nhà mình”. Đã từng có “tiền lệ” là các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Tin Lành và các lực lương chính trị như Cảnh sát, Quân đội dưới chính thể VNCH cũng “tiếp thu hình thức, phương pháp Hướng đạo trong giáo dục và tổ chức hoạt động của thanh thiếu niên” trong tôn giáo và lực lượng của mình nhưng không có tôn giáo hay lực lượng nào đòi “cắt cổ, mổ bụng” Hội HĐVN để lấy “trứng vàng” cả.
     Nhân đây, xin được trình bày thêm về cái gọi là “phương pháp Hướng đạo”. Trong bản “Dự thảo Điều lệ Hội HĐVN” (14/02/2014) do một số huynh trưởng HĐVN biên soạn, đã định nghĩa về “Phương pháp Hướng đạo” như sau:
“Phương pháp Hướng đạo là một hệ thống tự giáo dục tiến bộ bằng cách:
   – Giữ Lời hứa và Luật Hướng đạo.
   – Học hỏi bằng thực hành.
   – Tổ chức theo hàng đội tự quản dưới sự hướng dẫn của huynh trưởng để biết dấn thân, khám phá tiến bộ và nắm được các kỹ năng sống; biết phát huy chí khí, tính tự lực và tinh thần trách nhiệm; biết tạo lập sự tin cậy, khả năng hợp tác và lãnh đạo.
   – Tham gia những sinh hoạt hào hứng theo sở thích bằng các trò chơi ngoài trời tiếp xúc với thiên nhiên, những hoạt động hữu ích cho cộng đồng, những công tác xã hội thiện nguyện.”
Trong “Phương pháp Hướng đạo” bao gồm 2 nguyên tắc quan trọng, thể hiện trong “Lời hứa Hướng đạo” và “Luật Hướng đạo” là:
   – Nguyên tắc “Bổn phận đối với tha nhân” (Duty to others) được thể hiện trong một phần của Lời hứa: “Giúp ích mọi người bất cứ lúc nào”.
   – Nguyên tắc “Bổn phận đối với bản thân” (Duty to self) được thể hiện trong 10 điều Luật Hướng đạo nhưng đặc biệt nhất là Điều số 10: “Hướng đạo sinh trong sạch từ tư tưởng, lời nói đến việc làm.”
“Phương pháp Hướng đạo” có những tính chất rất đặc biệt mà không một tổ chức nào khác trên thế giới có được từ trước đến nay. Tuy nhiên, với nguyên tăc “Giúp ích mọi người bất cứ lúc nào” nên Hội HĐVN luôn luôn hoan nghênh các tổ chức khác áp dụng “hình thức, phương pháp Hướng đạo” để giáo dục và tổ chức hoạt động của thanh thiếu niên trong tổ chức mình. Hội HĐVN chưa bao giờ thể hiện sự “độc quyền chân lý” và ngăn cản các tổ chức khác áp dụng các “hình thức và phương pháp Hướng đạo” của hội mình.
     c/ Bản Kế hoạch số 47-KH/TU ngày 20/4/2009 của Thành ủy Tp.Hồ Chí Minh:
     Lý do Thành ủy TP.HCM lập ra bản Kế hoạch – dài 4 trang giấy, được nêu ra ngay ở phần đầu là “Để nghiêm túc triển khai thực hiện Thông báo số 157-TB/TW ngày 20/5/2008 của Ban Bí thư TW về hoạt động Hướng đạo hiện nay tại một số tỉnh, thành phố…”. Có nhiều nội dung được ghi trong bản Kế hoạch của Thành ủy bao gồm công tác phổ biến, quán triệt và biện pháp tổ chức thực hiện Thông báo số 157-TB/TW ngày 20/5/2008 mà tôi không thể kể hết ra đây được nên chỉ xin nêu ra nội dung đặc biệt tại Khoản 3.3 và 2.4 trong bản Kế hoạch này tương tự như câu chuyện giết con gà của người khác lấy trứng vàng đưa vào bụng gà mình như sau:
     – “3.3 Thành đoàn tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn TNCS HCM, Hội LHTN, Đội Thiếu niên TP HCM. Tiếp thu có chọn lọc hình thức, phương pháp Hướng đạo… Tiếp tục xây dựng, phát huy, nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Sao Bắc Đẩu từ thành phố đến các quận, huyện”.
     Câu lạc bộ Sao Bắc Đẩu được Thành đoàn Tp.HCM lập ra có hình thức sinh hoạt và đồng phục không khác gì với các đơn vị Hướng đạo Hội HĐVN. Các em trong Câu lạc bộ Sao Bắc Đẩu được công khai sinh hoạt trong các công viên, các địa điểm công cộng từ thành phố đến các quận, huyện; được ngân sách hổ trợ kinh phí hoạt động.
     – Trong khi đó: “2.4 Đối với các tôn giáo có tổ chức Hướng đạo, các chức sắc tôn giáo phụ trách các liên đoàn, Hướng đạo Công giáo, giao Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo – Dân tộc) nắm tình hình và vận động, giải thích, đấu tranh”. Ở đây, xin được nêu ra trường hợp cụ thể của Đạo Xuân Hòa thuộc Hội HĐVN, được thành lập từ năm 1957, là đơn vị Đạo trong Châu Gia Định. Từ 1975 đến 1980, Đạo Xuân Hòa tạm ngưng hoạt động nhưng từ 1980, Đạo Xuân Hòa là đơn vị đầu tiên phục hoạt dưới sự hướng dẫn của Đạo trưởng Trần Văn Hợp. Trong Đạo Xuân Hòa có số đông đoàn sinh và huynh trưởng theo đạo Công giáo nên thường sinh hoạt “chui” trong các cơ sở tôn giáo để tránh sự xua đuổi của chính quyền. Trưởng Trần Văn Hợp đã từng bị chính quyền, công an mời lên “đấu tranh” gần cả chục lần về các “hoạt động Hướng đạo”. Xin được trích dẫn biên bản cuộc họp ngày 23/4/2004 tại Giáo xứ Tân Định, Quận 3, Tp.HCM, để có thể thấy được phần nào hình ảnh các em Hướng đạo sinh theo đạo Công giáo bị chính quyền “đấu tranh” qua lời của một nữ huynh trưởng HĐ và một Linh mục huynh trưởng HĐ thuộc Gia đình Hướng đạo Xuân Hòa:
Trưởng Võ Thị Thanh Thủy: Chúng con đại diện cho Đạo Biển Đông rất đồng tình với Trưởng Đức và Trưởng Hiến. Chúng con thấy rằng chúng con sinh hoạt rất là khổ sở, có những lúc chúng con phải chui vào nhà cốt để sinh hoạt. Phải mặc thường phục, thậm chí phải chế ra các loại áo thung thêu hoa Bách hợp nho nhỏ. Chúng con chơi trong các giáo xứ được các cha xứ ủng hộ.”
     “Linh mục Trần Văn Hộ: … Các nơi chơi lén, như Liên đoàn của chị Tâm sinh hoạt tại giáo xứ Hòa Bình của tôi tại khu vườn ngoài nghĩa địa, nhưng tôi nhắc chị Tâm nếu cho các em đeo phù hiệu thì tôi biết ăn nói làm sao, còn chơi cứ việc chơi. Nhưng chị Tâm nói, thỉnh thoảng phải làm như vậy các em mới thích. Nói vậy chứ tôi vẫn ủng hộ. Thực tế tôi cũng bị mời làm việc để hỏi tôi có phải Tuyên úy HĐ không. Tôi vẫn trả lời có, và tôi cũng nói cho họ biết tôi đã tham dự lễ truy điệu cụ Hoàng Đạo Thúy, Đại tá Quân đội Cụ Hồ là một Trưởng cao cấp trong Hội HĐVN.” (12)
     Chắc rằng trong số trên 200 tổ chức Hướng đạo thuộc các quốc gia, vùng, lãnh thổ trên thế giới, không có nơi nào mà các em HĐS “phải chui vào nhà cốt để sinh hoạt” hoặc “chơi lén ngoài nghĩa địa” của các giáo xứ, nhờ sự che chở của các cha xứ và phải hóa trang “mặc thường phục, thậm chí phải chế ra các loại áo thung thêu hoa Bách Hợp nho nhỏ” (hoa Bách Hợp là huy hiệu chính thức của Hội HĐVN) ! Trong trả lời của Linh mục Trần Văn Hộ, có nhắc đến “cụ Hoàng Đạo Thúy, Đại tá Quân đội Cụ Hồ là một Trưởng cao cấp trong Hội HĐVN” nhưng không thấy nêu ra tên vị “DANH DỰ HỘi TRƯỞNG” Hội HĐVN, vì sợ phạm húy chăng ?
     Đọc hết nội dung bản Kế hoạch dài 4 trang ngày 20/4/2009 của Thành ủy Tp.HCM nhằm “xóa sổ” hoạt động Hướng đạo trên địa bàn dễ tạo cảm giác “dùng dao mổ trâu để giết gà”. Và mặc dù phải chịu đựng bao hệ quả khắc nghiệt của các Thông báo và Kế hoạch của tổ chức Đảng CSVN, con gà Phong trào HĐVN vẫn sống sót, được các quốc gia thuộc ASEAN mời tham gia thành lập Hội Hướng đạo các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN Scout Association for Regional Co-operation ( viết tắc ASARC). Trưởng Phạm Thanh Hiệp đã đại diện cho HĐVN cùng ký tên với 7 đại diện của các Hội Hướng đạo quốc gia trong khu vực ASEAN trên bản Hiến chương ngày 4/12/2010 của ASARC. Do Phong trào HĐVN chưa được chính quyền VN cấp phép hoạt động chính thức nên Phong trào HĐVN chỉ được ASARC công nhận tư cách là “Quan sát viên” (Observer) mà thôi. (13)
2/ Các văn bản của cơ quan Nhà nước Việt Nam:
     a/ Văn bản số 1507/BVHTTDL-TCCB ngày 17/5/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: (14)
     Đây là một “quyết định hành chính” theo quy định của Luật tố tụng hành chính, khi Bộ VHTT&DL trả lời bác Đơn xin phép cho tiếp tục phục hồi “chơi Hướng đạo” – tức là tái lập Hội HĐVN, do ông Đặng Văn Việt nộp cho Bộ VHTT&DL. Nội dung lý do bác đơn của Bộ VH,TT&DL là: “Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có thông báo về hoạt động Hướng đạo hiện nay tại một số tỉnh, thành phố và chỉ rõ: ‘không đặt vấn đề tái lập tổ chức Hướng đạo cũng như thành lập thêm các hội, đoàn mới’. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo để ông biết”.
Bất cứ ai đọc nội dung văn bản trả lời của Bộ VHTT&DL cũng đều nhận thấy là Bộ VHTT&DL đã không biết hoặc không cần biết đến Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác quy định về “quyền tự do lập hội” mà công dân Đặng Văn Việt được bảo hộ. Bộ VHTT&DL cho thấy chỉ viện dẫn Thông báo của Ban Bí thư TW Đảng CSVN là đủ. Văn bản trả lời của Bộ VHTT&DL mặc định rằng Thông báo của Ban Bí thư TW Đảng CSVN có hiệu lực pháp lý cao hơn Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nước CHXHCNVN quy định quyền tự do lập hội của công dân Đặng Văn Việt.
     Từ ngày Bộ VHTT&DL ra “quyết định hành chính” này (17/5/2011), không thấy ông Đặng Văn Việt nộp đơn khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính của Bộ VHTT&DL bác đơn xin tái lập Hội HĐVN của ông; bao hàm cả Thông báo của Ban Bí thư TW được Bộ VHTT&DL viện dẫn làm căn cứ pháp lý trong văn bản của mình. Đây cũng là lần đầu tiên, một cơ quan cấp Bộ chính thức đưa ra một quyết định hành chính về việc “xin tái lập Hội HĐVN” mà chỉ viện dẫn một Thông báo của Ban Bí thư TW Đảng CSVN vượt ra ngoài “khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” để làm căn cứ cho quyết định hành chính của mình.
     b/ Văn bản số 164/SNV-VP ngày 08/02/2013 của Sở Nội vụ Tp.Hồ Chí Minh: (15)
     Đây cũng là một “quyết định hành chính” theo quy định của Luật tố tụng hành chính, theo đó, Sở Nội vụ Tp.HCM trả lời bác đơn xin thành lập “Hội Hướng đạo sinh thành phố Hồ Chí Minh” của ông Phạm Thanh Hiệp. Nội dung lý do bác đơn của Sở Nội vụ Tp.HCM là: “vì hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều tổ chức hoạt động của giới trẻ như Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên, Hội Sinh viên”.
Với lý do nêu ra để bác đơn của Sở Nội vụ Tp.HCM hẳn là mỗi người đều có thể tự đưa ra những “phản biện” rất thú vị. Ở đây, xin nêu ra vài điểm đáng lưu ý:
     – Ông Phạm Thanh Hiệp và Phong trào HĐVN có thể được các nước ASEAN chấp nhận tham gia ASARC với tư cách “Quan sát viên” nhưng vẫn không được Sở Nội vụ Tp.HCM cho phép lập hội vì xét thấy không cần một tổ chức như Hội Hướng đạo sinh cho thanh thiếu niên thành phố do ông Hiệp đứng xin thành lập.
     – Cho dù “Kết quả ra soát của Bộ Nội vụ cho thấy cả nước hiện có 460 hội hoạt động ở phạm vi toàn quốc, hơn 2.900 hội hoạt đông ở phạm vi tỉnh, gần 5.200 hội quy mô huyện và hơn 28.300 hội cấp xã” nhưng trong số “hơn 2.900 hội hoạt động ở phạm vi tỉnh”, Sở Nội vụ Tp.HCM vẫn không tìm thấy còn chỗ trống cấp phép cho “Hội Hướng đạo sinh Tp.HCM” của ông Phạm Thanh Hiệp (!). Cho dù ông Hiệp có viện dẫn đến vị “DANH DỰ HỘI TRƯỞNG” Hội HĐVN trong đơn và những điều tốt đẹp mà hoạt động Hướng đạo đã đóng góp vào việc giáo dục thanh thiếu niên kể từ khi “du nhập vào VN từ đầu thế kỷ 20″ khi chưa có Đoàn TNCSHCM, nhưng Sở Nội vụ Tp.HCM vẫn trả lời ông Hiệp là “hết vé”.
     Cũng giống như trường hợp ông Đặng Văn Việt, sau khi bị bác đơn, ông Phạm Thanh Hiệp không “kiện cáo” gì với quyết định hành chính của Sở Nội vụ Tp.HCM mặc dù Luật tố tụng hành chính có quy định quyền khởi kiện vụ án hành chính của công dân Phạm Thanh Hiệp trong trường hợp bị bác đơn này.
     Trên đây là khảo cứu của một cựu Hướng đạo sinh Hội HĐVN về những khía cạnh pháp lý và lịch sử liên quan đến Hội Hướng đạo Việt Nam từ khi được thành lập chính thức năm 1946 đến nay nhằm có thể tìm thấy được sự thật khách quan cho câu hỏi làm tựa đề bài viết: “Quyền tự do lập hội của các Hướng đạo sinh Việt Nam bị xâm phạm như thế nào ?”
(11/2014)
NL
—————————————
(1) Hồ Chí Minh toàn tập / tập 4, trang 573 – Thư gửi Hội trưởng Hội HĐVN của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Hồ Chí Minh ngày 31/5/1946 nhận làm Danh Dự Hội Trưởng cho Hội HĐVN.
(2), (3), (4) Theo wikipedia tiếng Việt.
(4) Trích dẫn Điều thứ 1 trong bản Điều lệ (Quy trình) của Hội HĐVN.
Đại hội Hội LHTNVN.
(5) Tập tài liệu “Văn thư – Văn bản kiến nghị phục hoạt Hướng đạo Việt Nam từ năm 1975 – 2012″, từ trang 64 đến 74 (Phan Đức Đô sưu tập biên soạn).
Tác giả gửi BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét