Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Tin thứ Sáu, 03-10-2014 - Bi hài: Việt Nam thực sự có bao nhiêu bộ/thứ trưởng?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Trung Quốc tiếp tục xây đảo mới ở Biển Đông (LĐ). – Philippines lo sợ Trung Quốc lập vùng phòng không tại Biển Đông (PLTP). – Manila cảnh báo : Bắc Kinh sắp lập vùng phòng không trên Biển Đông (RFI). “Trung Quốc chỉ còn chờ hoàn tất việc xây dựng các cơ sở hải quân và không quân trên các bãi mà tên tiếng Việt là Đá Gạc Ma, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven… để tuyên bố một vùng phòng không tại Biển Đông, tương tự như những gì Bắc Kinh đã làm ở Biển Hoa Đông“. – Philippines tố Trung Quốc áp đặt trái phép ADIZ ở Biển Đông (SM).
- Biển Đông chiếm vị trí đặc biệt trong Tuyên bố chung Mỹ – Ấn (PT). – Thông điệp Mỹ-Ấn gởi Trung Quốc : Đừng khuấy động Biển Đông (RFI). ” Hai nhà lãnh đạo đã: ‘Bày tỏ quan ngại về việc căng thẳng vì tranh chấp lãnh hải đang gia tăng, và khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì an ninh hàng hải và bảo đảm quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông’.”  – Mỹ, Ấn sẽ khuấy đảo Biển Đông? (VnMedia).
- Đài Loan dự trù cắm tên lửa trên đảo Ba Bình ở Trường Sa (RFI).
- Phó Thủ tướng Việt Nam kêu gọi tăng cường quan hệ với Mỹ (RFA). “Với việc ASEAN xây dựng cộng đồng chung đến năm 2015, Việt Nam sẽ gia tăng nỗ lực để thắt chặt hơn quan hệ đối tác giữa ASEAN và Mỹ. Hòa bình, thịnh vượng và an ninh ở khu vực châu Á Thái Bình Dương đòi hỏi một Việt Nam mạnh hơn trong một ASEAN đoàn kết và sự tham gia của các nước có liên quan trên toàn thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ. Chúng ta không thể thay đổi lịch sử nhưng có thể làm thay đổi tương lai bằng cách làm việc cùng nhau“.
- ‘Quan hệ quân sự Việt-Mỹ tiến triển chậm’ (VOA). Ông Scot Marciel, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương: “Quan hệ quân sự tiến triển khá chậm, và tôi nghĩ điều đó phản ánh sự thận trọng của cả hai phía. Tôi không thể nói thay cho phía Việt Nam. Nhưng về phía Mỹ, chúng tôi tiếp tục quan ngại về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, và chúng tôi cũng thường xuyên trao đổi về vấn đề này“. – Kỷ nguyên mới trong quan hệ Việt – Mỹ: A New Era in U.S.- Vietnam Relations (CSIS).
- VN ‘cần đổi thể chế’ để mua vũ khí? (BBC). “Việc bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam không phụ thuộc vào chuyện ‘một đổi một’ về con số cụ thể bao nhiêu nhà bất đồng chính kiến được Hà Nội thả, hay bao nhiêu vũ khí sẽ được bán, mà vào tiến triển chung về nhân quyền“.
H1- Mỹ chính thức công bố nới lỏng cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam (GDVN).  – Mỹ gỡ bỏ một phần cấm vận võ khí cho Việt Nam (NV). “Ngoại Trưởng John Kerry cho Ngoại Trưởng CSVN Phạm Bình Minh hay quyết định này của chính phủ khi hai người có cuộc hội đàm tại Hoa Thịnh Ðốn sáng hôm Thứ Năm.  Trong chiều hướng đó, Hoa Kỳ điều chỉnh chính sách đối ngoại hiện nay ngõ hầu ‘cho phép chuyển giao trang bị quốc phòng, gồm cả võ khí sát thương, tuy nhiên chỉ cho mục đích an ninh biển mà thôi‘, theo lời một viên chức cấp cao của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ“. Ảnh: AP =>
- Việt Nam nói với Mỹ: Làm ơn bán cho chúng tôi ít vũ khí: Vietnam to US: Sell us some weapons, please (CNBC).  – US Eases Ban on Lethal Arms Sales to Vietnam (ABC).
- BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO BAIRD (CANADA) THẢO LUẬN TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VỚI VIỆT NAM (TNM).
- CHIẾC BÁNH WTO, CÁI XƯƠNG HÓC TPP VÀ TIỀM NĂNG TỪ HIỆP ĐỊNH TPP CHO VIỆT NAM (TNM).
- Quốc khánh Trung Quốc: Hồng Kông quay lưng, quan Việt xếp hàng (*) (TN/ VNTB). – Quốc khánh Tàu Cộng: Hong Kong tẩy chay, Ba Đình ăn mừng (DLB).
- Chúc Mừng TBT Nguyễn Phú Trọng Đi Thăm Hàn Quốc (Quê Choa). – TBT “đảng ta” viếng thăm: đất nước “đếch cần thống nhất” (DLB).
- Tự mâu thuẫn (Minh Văn). “Những cuộc cách mạng tự phát, những ý thức hệ nửa vời luôn mang lại bi kịch cho xã hội. Vì ngoài những đổ vỡ và mất mát mà nó gây ra, thì việc đi lại vết xe đổ của quá khứ là điều không tránh khỏi. Do họ chưa ý thức được những giá trị tranh đấu, cũng như chế độ nhà nước sẽ xây dựng trong tương lai. Thành ra chính những kẻ nhân danh cách mạng lại trở thành phản cách mạng“.  – ĐẬP TAN CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN LỪA GẠT !!! (TNM).
- Tưởng Năng Tiến: Tác Phong Của Bác (Blog RFA).
- Huỳnh Thục Vy bị sách nhiễu liên tiếp (DLB).
H1<= Ảnh: “Bị cáo” Dương Văn Ba người thứ hai từ trái sang và các “đồng phạm” tại phiên tòa” – Cựu dân biểu VNCH, nhà báo đối lập, người tù chung thân Dương Văn Ba đang hấp hối trong nghèo khó (NĐB).
- Tù nhân lương tâm Đậu Văn Dương được thả trước thời hạn (RFA). “Họ thông báo là cải tạo tốt, nhưng thực tế em có ‘cải tạo’ gì đâu, họ tìm cách để cho mình về“.
- Vi Đức Hồi – Tang vật vụ án (Cựu TNLT). “Đây là chiếc đài anh thường xuyên nghe đài địch phải không? Nên nó là phương tiện để anh vi phạm pháp luật.  Không có pháp luật nào quy định nghe đài nước ngoài là vi phạm pháp luật, anh cảm thấy thu được thì cứ thu, không sao!  Đây là quyển sổ ghi chép công tác của tôi, sao các anh lại quy nó là tang vật liên quan của vụ án?  Không, chúng tôi thu về để nghiên cứu xem nội dung bên trong anh ghi những gì! Vì lúc này không có thời gian để đọc, anh biết đấy!
- Tuyên ngôn về tự do của bọn Nhân-Văn–Giai-Phẩm (A Declaration of Freedom by the Nhân Văn Giai Phẩm Gang) – Lê Văn Hiệp (1958) (Tây Bụi). – Tự Lực Văn Đoàn – thêm một lần lỡ hẹn! (Self-Reliant Literary Group – Again Late For An Appointment) – Nguyễn Xuân Hoàng (2013)
- Đại Vệ Chí Dị (NBG). “Vận mạt còn dăm chục năm nữa chưa tha cho nước Vệ. Ấy là do trời trừng phạt vua quan, dân chúng băng hoại, thất đức. Vua quan thì tham nhũng, tranh giành chức quyền. Dân chúng thì bàng quan, chà đạp lên nhau mà tồn tại“.
- Nhiều quan điểm gây tranh cãi và ngộ nhận trong bài viết này: Nguyễn Thế Duyên: Tản mạn về dân chủ (BS). “Các vị khoác cho mình cái áo ‘Dân chủ’ nhưng khi các vị đòi những người cộng sản phải từ bỏ chủ nghĩa Mác là lúc các vị trở thành những người phản dân chủ. Trong những quyền tự do phổ quát được những người dân chủ chân chính thừa nhận có quyền ‘Tự do tư tưởng’. Vậy xin hỏi sao các vị lại tước bỏ đi cái quyền tự do cơ bản ấy của người khác? Và như vậy các vị còn là những nhà ‘Dân chủ’ thực sự? Hay các vị chỉ là những kẻ hận thù đội lốt dân chủ?“. – Nguyễn Huy Canh: Báo Nhân Dân và “nền dân chủ chăn dắt” (VNTB).
- Bệnh vô cảm của chính quyền (Cali Today). “Chính quyền vô cảm với vận mệnh đất nước, vô cảm với trách nhiệm trước người dân, vô cảm với tiền thuế của dân cũng bởi vì vậy. Không phải chỉ có con vật mới quay lưng với đồng loại để liếm láp bộ lông của mình, mà ngay cả chính quyền CSVN cũng quay lưng với đồng bào của mình chỉ cốt làm sao vinh thân phì da“.
- Lê Chân Nhân: Thật buồn khi viết những dòng này (DT). “Thật buồn khi phải viết những dòng này. Nước mình có một nghề kiếm sống là nghề trộm chó. Và nước mình có những người trộm chó bị đánh đến chết. Kiếm miếng ăn sao mà khốn khổ đến như vậy! Giết người cũng dễ dàng như vậy sao! Thế giới văn minh không thể hiểu nổi có những chuyện rùng rợn như vậy“.
H1- Chuyện Tự Hào Dân Tộc (Phần 1)  (VOA/ Alan Phan).  – Chuyện Tự Hào Dân Tộc (Phần 2)  (Nguyễn Văn Tuấn/ Alan Phan). – Yêu nước và tự hào (Nguyễn Văn Tuấn). “Một người có thể rất yêu nước nhưng không tự hào về đất nước đó. Ví dụ như những người đấu tranh chống Tàu rõ ràng là những người yêu nước, nhưng họ không tự hào về thái độ của Nhà nước trước sự đe doạ và lấn áp của Tàu“.
- Video về những chiếc “xe vua”: Chiêu thức dán logo bảo kê cho xe quá tải tại các tỉnh phía Nam (VTC14). “Người dân các địa phương khẳng định là có, trong khi các cơ quan chức năng lại một mực nói không. Tuy nhiên, riêng tại khu vực TP HCM, các ‘xe vua’ với số lượng lên tới vài nghìn chiếc sở dĩ có thể dễ dàng qua mặt CSGT được cho là nhờ có một logo đặc biệt – chẳng khác gì những ‘lệnh bài’, nhưng được mua với giá không hề rẻ“.

- Chuyện lạ Việt Nam: truy tố thẩm phán xử án oan (RFA). LS Hà Huy Sơn: “Theo điều 4 của Hiến pháp Việt Nam thì Đảng lãnh đạo tất cả hành pháp. Lập pháp, tư pháp và thậm chí lãnh đạo cả các tổ chức xã hội cho nên tôi cho rằng khi Việt Nam chưa có nhà nước pháp quyền thực sự thì cũng chưa có gì để hy vọng sẽ có cải cách triệt để hay có nền công lý theo như yêu cầu của xã hội“.  – Vụ khởi tố thẩm phán xử vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: ba ông quan tòa sao chỉ khởi tố một ông? (BLA).
H1- Bi hài: Việt Nam thực sự có bao nhiêu bộ/thứ trưởng? (DLB). “Tổng cộng, bộ trưởng và “hàm bộ trưởng” ở VN có tổng cộng 22CP+22Đ+64TT+20ĐT=104 bộ trưởng và “hàm bộ trưởng”, xin được “làm tròn” là 108 vị “anh hùng vô lương sơn bạc” chánh hiệu CSVN… Theo tỷ lệ của VN thì nước Mỹ phải có trên 300 bộ trưởng và “hàm” bộ trưởng, trong khi con số thực của họ là… trên 30 bộ trưởng thôi (các thống đốc bang không có “hàm” bộ trưởng…)“.
- Chủ tịch Quốc hội: “GDP người ta tính một đường, mình tính một đường” (GDVN). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Vay là vay chứ lại còn gọi là huy động. Thực chất là vay nhưng lại gọi là huy động. Thế là thế nào?
- Ông Nguyễn Bá Thanh không về tiếp xúc cử tri (DT).
- Nguyễn Duy Xuân: “Nghi phạm” phần trăm (DT). “Tư duy nhiệm kì, tư duy dự án và cái “phần trăm” kia đang khiến cho không ít công trình xây dựng hoặc là không phát huy được hiệu quả sử dụng, gây lãng phí hoặc là xuống cấp ngay khi mới khánh thành!!!“.
- Chiếc iPhone 6 và Phật giáo Việt Nam (BBC). “Đạo Phật ở Việt Nam đã bị chính trị hóa và đây cũng là điều những người trong giới nghiên cứu muốn nhắc nhở các chính trị gia về ‘xu hướng rất đáng lo’ này, vì ‘nó làm mất đi cái đẹp thực sự của Phật giáo trước đây“. – Thống nhất hình thức kiểm điểm đối với nhà sư “đập hộp iphone 6” (DT).  – Vụ đập hộp iPhone 6: “Tôi nghĩ thầy Thích Thanh Cường đã ân hận” (GĐVN).
- Quảng Bình: Nguyên hai chiến sỹ công an bị “tố” lừa đảo xe ô tô và 200 triệu đồng (DT).
- Video: Cô gái trẻ quỳ xuống đường, van xin CSGT không giữ xe (Quả Đăng).
- Nguyễn Trung Tôn: NHỮNG NHỨC NHỐI CẦN PHẢI XỬ LÝ (TNM).
- Bị phản đối, Bộ công thương gạt quy định ‘cấm bán bia vỉa hè’ (MTG).
- Nhật Bản xét xử vụ hối lộ dự án đường sắt Việt Nam (StockBiz). “Tại Việt Nam, nghi vấn hối lộ của JTC được công bố từ cuối tháng 3/2014, sau khi Chủ tịch của JTC thừa nhận đã đưa tiền để đổi lại việc trúng thầu dự án ODA. 6 quan chức ngành đường sắt đã bị điều tra vì nghi ngờ liên quan đến vụ việc. Bộ Giao thông vận tải đã thành lập tổ công tác đặc biệt vài đối thoại với phía Nhật Bản. Đến tháng 6, Nhật Bản tuyên bố tạm ngưng ODA cho Việt Nam để chờ kết quả điều tra“.
- Người Việt bị ‘cưỡng bức lao động’ ở Malaysia (VOA). “Theo điều tra của tổ chức phi chính phủ, khoảng 40% công nhân Việt Nam bị coi là làm việc như lao động khổ sai. Tỷ lệ này cao nhất so với các sắc dân khác“.
- Trái cây Trung Quốc trên đất Việt (RFA). “Người Trung Quốc xuất sang Việt Nam những loại trái cây trồng bằng công nghệ hóa học, chỉ cần vài tháng đã hoàn tất chu trình trồng cây và cho ra trái cây chín, có mẫu mã giống hệt trái cây Việt Nam nhưng lại có giá thành rẻ bằng 10% giá trái cây Việt. Sau đó đưa sang Việt Nam tiêu thụ, ngược lại, trái cây ngon và ít độc của người Việt Nam lại đưa sang phục vụ người Trung Quốc“.
- Video: Lãnh đạo Học sinh, Sinh viên Joshua Wong trả lời phỏng vấn sáng 1-10 (Long Hoang).  Mặc dù Joshua Wong bị rất đông các phóng viên bao vây, nhưng trông cậu rất chững chạc, trả lời rành mạch, rõ ràng bằng 2 thứ tiếng. So sánh với các lãnh đạo VN khi trả lời báo chí nước ngoài thì Joshua Wong hơn hẳn, cả phong thái, lẫn đối đáp.
- Người biểu tình Hong Kong: Nguồn khích lệ cho các nhà hoạt động VN (VOA). “Chúng tôi học được nhiều bài học của các nhà hoạt động ở Hong Kong, cách thức họ có thể kêu gọi nhiều người đến trung tâm, trao đổi ý kiến, ủng hộ người biểu tình bằng thức ăn thức uống và những vật dụng cần thiết mà mọi người cần đến trong dài hạn, trong nhiều ngày”. – Từ Hồng Kông nghĩ về cách mạng dân chủ ở Việt Nam (Lê Anh Hùng).
- Biểu tình ở Hồng Kông: Khi mãnh thú mắc xương… (Blog RFA). “Một chàng trai sức khỏe không đủ khuân một trăm ký lô lại có khả năng đè một phần tư thế giới dưới thân thể bé nhỏ của mình há chẳng phải thần kỳ hay sao?  Rồi đây dù Bắc Kinh đưa ra giải pháp tạm thời nhượng bộ để rồi sau đó lập lại bàn cờ mới có tính toán kỹ hơn thì người dân Hong Kong vẫn chứng tỏ cho mọi người thấy rằng không ai hiểu người Trung Quốc hơn họ. Cùng ngôn ngữ, lịch sử, tôn giáo và văn hóa nhưng chỉ khác một từ dân chủ đã khiến 7 triệu con người không biết sợ là gì“.
Giới trẻ Việt phát biểu ở Hồng Kông: “Hôm nay Hồng Kông, ngày mai Việt Nam! (NV). “Tôi là người Việt Nam và tôi đến đây để sát cánh cùng các bạn. Tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ từ giới hoạt động Việt Nam chúng tôi. Từ Sài Gòn đến Hà Nội nhiều người hoạt động chúng tôi lên tinh thần vì việc làm của các bạn. Chúng tôi yêu các bạn. Chúng tôi yêu Hồng Kông“.
- Gửi các bạn HongKong tôi yêu (FB Hoàng Vỹ). “Không chỉ riêng cho đất nước các bạn, các bạn đã là một tấm gương sáng ngời cho những bạn trẻ khác khao DÂN CHỦ khác trên khắp thế giới và trong đó có cả quê hương tôi.  Một lần nữa tôi lại được học từ các bạn thêm một bài học quý giá về TỔ QUỐC và TRÁCH NHIỆM...”.  – CUỘC PHẢN KHÁNG CỦA HỒNG KÔNG VÀ TƯƠNG LAI VIỆT NAM (BVN).  - MỜI GỬI THÔNG ĐIỆP ỦNG HỘ NGƯỜI HONG KONG QUA TRANG STAND BY YOU (FB CĐVN).
- Căng thẳng gia tăng ở Hồng Kông (NLĐ).  – Hồng Kông: Chính quyền kêu gọi giải tán biểu tình, căng thẳng gia tăng (DT). – Hong Kong cảnh cáo người biểu tình (VNE). “Cảnh sát Hong Kong hôm nay cảnh báo người biểu tình sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng nếu cố chiếm tòa nhà chính quyền, đồng thời cho biết việc lãnh đạo đặc khu từ chức là ‘không thể’.”  – Chính quyền Hồng Kông dọa mạnh tay với người biểu tình (TN).
- Nhận định của ông Dan Wang về tình hình đấu tranh của sinh viên tại HK (FB Ngoc Nhi Nguyen). “Ông nói sự việc ở đây đã đi đến mức căng thẳng. Hai bên đều không lùi vì không muốn lùi và cũng không thể lùi. Ông nói đây là lúc cuộc đấu trí thực sự bắt đầu, và là lúc ban lãnh đạo sinh viên chứng minh tài trí của mình“. – Hong Kong: Đức Giám Mục – Hãy kiên trì bình tĩnh hành động (Long Hoang).
- Phong trào Dân chủ Hong Kong xin lỗi các doanh nghiệp (VOA). “Họ gây rối cho công việc của tôi và tất cả những người đi làm, đi học, và họ gây rắc rối cho những người khác nữa“. Ý thức trách nhiệm của cuộc biểu tình ở Hồng Kông được ca ngợi mấy ngày qua chỉ thể hiện ở phía học sinh, sinh viên trẻ và những người biểu tình ở Hồng Kông. Lẽ ra chủ các cơ sở thương mại phải hiểu rằng nguyên nhân chính của cuộc biểu tình bắt nguồn từ sự thất hứa của Bắc Kinh mà đại diện là chính quyền Hồng Kông và những người biểu tình đứng lên đòi quyền lợi cho tất cả mọi người, chứ không phải đòi cho riêng bản thân họ. Vì thế, doanh nhân nên gây áp lực với nhà cầm quyền Hồng Kông bằng cách ủng hộ và tiếp tay cho cuộc biểu tình hiện nay. Đây mới chính là giải pháp cho vấn đề.
- Lê Phú Khải:  Hồng Kông – một lần tôi đã gặp (BVN).  – AFR Dân Nguyễn: Hong Kong ngày ấy, bây giờ… (Hiệu Minh). “Nhìn cảnh sát HK hôm nay, tôi dám chắc đó không thể là cảnh sát Hoàng Gia khi xưa, những người thực sự gìn giữ an ninh cho lãnh thổ này được bình yên, thịnh vượng. Ngay nhìn sắc phục thôi đã khác nhiều lắm rồi… Nhìn cảnh sát HK hôm nay, cũng bắn hơi cay, nhưng mục đích là khác. Tôi nhớ và nuối tiếc cho lãnh thổ HK đã không còn giữ được lực lượng cảnh sát Hoàng Gia đáng tự hào của họ“.
- Ngô Nhân Dụng – Thiên An Môn tại Hồng Kông? (DĐTK).  – TẬP CẬN BÌNH CÓ THỂ LÀ NHÀ CAI TRỊ CỘNG SẢN CUỐI CÙNG CỦA TQ (Time/ FB Lê Quốc Tuấn/ Tễu). “Tập Cận Bình có thể sẽ không còn có thể loại bỏ một xã hội dân sự đang nổi lên như vua Canute đã không thể điều khiển cơn thủy triều hạ xuống. Nhưng than ôi, vua Canute thì hiểu được các giới hạn tự nhiên đối với quyền lực của mình. Còn Tập Cận Bình có lẽ không được như thế, và đây là lý do tại sao ông cũng có thể là người cai trị cộng sản cuối cùng của Trung Quốc“.  – HÃY ĐỂ HỒNG KÔNG CHINH PHỤC LỤC ĐỊA TRƯỚC KHI TRUNG HOA MUỐN CHINH PHỤC THẾ GIỚI (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại Hong Kong (Tin Tức). “Theo Luật Cơ bản của Hong Kong, có vai trò như một văn bản hiến pháp và có hiệu lực từ ngày 1/7/1997, đơn vị đồn trú của quân đội Trung Quốc có trách nhiệm về quốc phòng và duy trì chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ của Hong Kong.  Nhưng điều đáng chú ý là trong điều khoản 14 của Luật Cơ bản cũng có quy định rõ ràng rằng đơn vị đồn trú của quân đội Trung Quốc không được can thiệp vào công việc nội bộ của Hong Kong và chỉ hoạt động khi có đề nghị từ chính quyền Đặc khu“.
- Hồng Kông, « con mồi » để Bắc Kinh bẫy « cá lớn » Đài Loan (RFI). “Chính sách « Một quốc gia, hai chế độ » : là một công thức cho phép Trung Quốc thu hồi lại Hồng Kông. Nhưng nó cũng là một công cụ phục vụ cho chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh. Và để rồi từ đó ngấp nghé sang đảo quốc Đài Loan“.
H1- Tin tặc Anonymous tuyên chiến với chính quyền Hong Kong (NNVN). “Đối với cảnh sát Hong Kong và những người khác được huy động đến trấn áp biểu tình phản đối, chúng tôi đang theo dõi các ông rất sát sao và đã tuyên chiến với các ông vì những hành động phi nhân tính mà các ông sử dụng với đồng bào của mình. Nếu các ông tiếp tục có hành vi bạo ngược, quấy rối hoặc làm hại những người biểu tình thì chúng tôi sẽ làm phá và lấy đi khỏi mạng tất cả tài sản trên mạng của chính quyền các ông. Đây không phải là một lời đe dọa. Đây là lời hứa”. - Video Anonymous tuyên chiến với cảnh sát Hồng Kông: Anonymous Declares War Against Hong Kong Police (News2Share).
- Biểu tình ở Hong Kong: Một người đàn ông thách 3 người biểu tình đánh nhau (Long Hoàng). “Video quay lại cảnh 5 người đàn ông ‘ăn mặc theo những người đại lục, túi xách, quần áo, giầy, đầu tóc…’ trong đó có một người đàn ông thách đố đánh nhau với các thanh niên đi biểu tình trên đường phố HK tối 01-10“.
- Đức Đạt Lai Lạt Ma đang thương thuyết để về Tây Tạng hành hương (RFI).
- 25 năm vỡ tường Berlin: Biên niên sử của Cách mạng (VNTB). – Kỷ niệm 25 năm vỡ tường Berlin: Cách tốt nhất cho những ai đã từng phiêu bạt với lịch sử – nhân đọc Biên niên sử của Cách mạng (*) (BVN).
- “Em gái Kim Jong-un nắm quyền lãnh đạo tại Triều Tiên” (Diplomat/ DT).  – Bắc Triều Tiên đang hoàn tất nâng cấp cơ sở phóng tên lửa tầm xa (RFI). – Bắc Triều Tiên nâng cấp địa điểm phóng tên lửa (VOA). – VN kêu gọi Bắc Hàn từ bỏ hạt nhân (BBC). – Tướng Hàn Quốc: Triều Tiên có thể đã đào đường hầm tới tận Seoul (GDVN).

- Mỹ dỡ một phần lệnh cấm vũ khí với VN (BBC). – Hoa Kỳ nới lỏng lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam (VOA). “Nữ phát ngôn viên Jen Psaki nói rằng Các thương vụ này sẽ tăng cường khả năng trinh sát hàng hải của Việt Nam, và cho biết thương vụ sẽ được xét trên căn bản từng trường hợp một“.  – Mỹ nới lỏng cấm vận vũ khí với Việt Nam không nhằm chống Trung Quốc (LĐ).   – Việt Nam được lợi gì khi Mỹ dỡ lệnh cấm bán vũ khí (GTVT).
- LS Ngô Luật Trai: ĐẠI BIỂU ĐỖ VĂN ĐƯƠNG SAI RỒI (BS). “Ông Đương cho rằng quyền im lặng không phải là quyền con người. Thế là sai, bởi lẽ quyền im lặng thực chất chính là một dạng thể hiện của quyền tự do ngôn luận, mà quyền tự do ngôn luận là quyền con người, do vậy quyền im lặng chính là quyền con người“.
- Thẩm phán xử oan ông Chấn: “Tôi đã không làm gì trái lương tâm” (PLTP).  Người ta vô tội, xử cho người ta án tử, thế mà ông thẩm phán bảo: ‘Tôi đã không làm gì trái lương tâm’. Có lẽ thẩm phán nào xử vụ này, ban cho ông ông Phạm Tuấn Chiêm cái án tử (dù ông có tội) để xem ông có cảm giác như thế nào.  – Thẩm phán tuyên án oan ông Chấn: “Tôi không hối hận nhưng… vô cùng đau… (MTG).   – Chủ tọa tòa tối cao vừa bị bắt trong ký ức vợ chồng ông Chấn (ĐSPL).  – Chưa hủy hai bản án dân sự liên quan đến ông Chấn (PLTP).
- Cán bộ mất chim, cháu bé bị ‘dùng hình': Công an xã phạm luật? (VTC). “Do nghi ngờ cháu Nguyễn Viết Hạnh (10 tuổi) bắt trộm nên công an đã bảo cháu đến trụ sở làm việc, tuy nhiên không có bố mẹ cháu đi cùng. Sau buổi tra hỏi này, Hạnh có dấu hiệu sợ sệt. Cháu khai nhận đã bị công an dùng bút bi kẹp tay và đe doạ“.
KINH TẾ
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 3-10-2014  (VietFin). – Chứng khoán chiều 2/10: 3 trụ “gãy”, VN-Index vẫn tăng tốt (VnEconomy).
- Ngày 2/10: NHNN phát hành 9.891 tỷ tín phiếu (NĐH). – Tranh mua trái phiếu Chính phủ, lãi suất giảm mạnh (TTXVN).
- Bắt khẩn cấp 6 nghi phạm kinh doanh sàn vàng trái phép (TT).  – Giao dịch vàng tài khoản: Đưa người chơi vào tròng với chiêu “hợp tác huy động vốn” (DT).
H1- Tốn cả tỉ USD nhập giống rau quả (PLTP). “Thậm chí những giống đơn giản như bầu bí, cà chua, lúa chúng ta vẫn phải nhập khẩu.  GS Võ Tòng Xuân, một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, cho biết năm 2014 ước tính Việt Nam (VN) xuất khẩu khoảng 1,2 tỉ USD rau củ quả thì cũng phải bỏ ra khoảng 50% số tiền này để nhập khẩu giống“.
- Tốc độ xuất khẩu vào Trung Quốc tăng hơn hai lần (TBKTSG).
- Lập công ty giữ tiền, tỷ phú Việt học theo Bill Gates (VEF).
- 70.000 tỷ USD chảy trong các “ngân hàng ngầm” (CP).
- Ngân khố thủng lỗ chỗ của Nga được vá bằng… giấy (ĐTCK).
- Triển lãm ô tô quốc tế tại Paris : Để quên đi những năm tháng ảm đạm (RFI).
- Giá dầu giảm ‘do Ả rập Saudi ‘ (BBC).

- Bùi Hoàng Tám: Câu hỏi của bác Phan Trung Lý có lẽ không ổn! (DT). “Nói trắng ra, họ tham ô, tham nhũng, kém cỏi… để lại khối nợ xấu không lồ thì họ phải chịu, sao lại kêu gọi người dân “đóng góp” thay cho họ? Thứ hai, khi ngành ngân hàng có mức thu nhập cũng “khủng khiếp”, hỏi họ đã chia sẻ gì cho người dân hay họ chỉ chăm chăm tăng lãi suất để hưởng lợi nhuận cho ngành mình, cho bản thân mình?” – Thúc đẩy tăng trưởng: Nghẽn mạch không phải do nợ xấu (TBNH).  – Nợ xấu: Cơ sở tính của Moody’s và NHNN khác nhau! (TBKTSG).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- CHUYỆN XƯA-NAY MỚI NÓI – KỲ 92 – Chuyện buồn thời có đảng !!!! (Nhật Tuấn).
- Nhà văn NHẬT TIẾN : THỀM HOANG – KY 9 (Nhật Tuấn).
- Phạm Quỳnh và Charles Maurras (Nhị Linh).
- Hé lộ bức thư cuối đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử (MTG).
- CHUYỆN VUI VĂN CHƯƠNG HÔM NAY (kỳ 2) (Văn Công Hùng).
H1- “Nhắm mắt bịt mũi” khi thưởng thức đặc sản núi rừng Tây Bắc (DT).
<- Di dời nhà Cục tác chiến, hoàn trả không gian Hoàng Thành Thăng Long (TTXVN).
- CUỘC THI ĐỒNG HÀNH CÙNG PHIM “ÁNH SÁNG TÌNH YÊU” TRÊN TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI 2: “NẾU TÔI LÀ PAULA” (Nguyễn Trọng Tạo).
- Những ngôi sao thầm lặng của Việt Nam (BBC).
- Cái TÔI đáng ghét? 38. Những người thầy của tôi (Inrasara).
- Quỳnh Giao: Khuynh Hướng Lãng Mạn Thời Phát Huy (NV).
- Rùng mình với những lời nguyền của xác ướp (24h).
- Kinh ngạc hàng trăm hài cốt lính Đức đội mũ sắt, đi giày từ Thế chiến II (LĐ).
- Thắng nghẹt thở Triều Tiên, Olympic Hàn Quốc đoạt HCV Asiad (DT).

- Nguyễn Hưng Quốc: Văn học lưu vong (Blog VOA).
- KHÔNG BAO GIỜ CHÚNG TA MẤT HỌ (Nguyễn Trọng Tạo).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Cải cách giáo dục bắt đầu từ việc hiểu đúng những khái niệm cơ bản (GDTĐ).
- Ý kiến phản hồi về kỳ thi THPT quốc gia (Tin Tức).  – Bài thi đánh giá năng lực cho thấy nhiều ưu việt (Tin Tức).
- Đại học Việt Nam sẽ được phân thành 5 hạng (DT).  – Vài chục tỉ đồng mua được trường đại học (TT).
- Ra mắt Viện nghiên cứu và đào tạo Việt – Anh (DĐDN).
H1- Hiệu trưởng “lạm thu” vẫn được làm Hiệu trưởng! (GDVN).   – Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương chấn chỉnh “lạm thu” (TTXVN). – Xử lý nghiêm hiệu trưởng các trường lạm thu (PLTP).  – “Cô giáo gì mà tối ngày đòi tiền” (DT).  – Di sản thời Nguyễn Thiện Nhân: Giáo dục hay làm tiền? (VNTB). =>
- Bộ Giáo dục yêu cầu công an xác minh tin “chạy vào đại học” (TTXVN).
- Giáo dục thời rúc rào (#3): Tư duy cải cách (Baron Trịnh).
- Bỏ chấm điểm tiểu học, không ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học (GDVN).
- Trò mong gì ở thầy cô? (NLĐ).
- Bùi Văn Nam Sơn: Giáo dục: Công cuộc đại hòa giải? (Người ĐT/ TS).
- Sách giáo khoa về thống kê (FB Nguyễn Văn Tuấn).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Văn Nam: Đừng lên chùa ‘làm việc thiện’ (BBC). “Phật không cho ai cái gì” theo cách ‘buôn thần bán thánh’ ấy. Người chỉ tìm ra con đường thoát khổ mà thôi, và điều đầu tiên phải làm là từ bỏ mọi ham muốn vật chất“.
- Cậu bé bán bánh xèo “nuôi” mẹ tâm thần, bà già yếu (MTG).
- Bé 3 tuổi có nguy cơ câm điếc mãi mãi vì bố mẹ nuôi quá nghèo (DT).
- Vụ tai nạn 13 người thương vong: Tài xế dương tính với ma túy (DT).  – Vụ tai nạn 13 người thương vong: Đôi vợ chồng nghèo tử nạn xa quê! (DT).
- Bác sỹ trong vòng vây côn đồ: ‘Mày bày trò lấy tiền tao đấm nát mặt’ (VTC).
- Cần bảo vệ suối nước nóng Ka Lu (ĐSPL).
- Giới chức Y tế ở Texas đang theo dõi 80 người bị phơi nhiễm Ebola (VOA). – Texas: Hơn 80 người được theo dõi ngăn ngừa Ebola (NV).

- Nước mắt xóm thúng bơi (MTG). “Hiện, giá của một chiếc thúng máy khoảng 15 triệu đồng, cộng với ngư lưới cụ phục vụ đánh bắt là khoảng hơn 20 triệu. Trời yên biển lặng thì không sao, chẳng may bị tai nạn, coi như ngư dân lại phải chạy vạy vay mượn mua thúng mới mưu sinh“.
QUỐC TẾ
- Lộ tẩy những tội ác kinh hoàng của IS ở Iraq (LĐ). – Những ngày trong địa ngục của một thiếu nữ Iraq (NS).  – Liên Hiệp Quốc tố IS phạm tội ác chống nhân loại (TN).  – LHQ: IS đang bắt cóc phụ nữ và sử dụng trẻ em làm chiến binh (TTXVN).
- Quốc tế tiếp tục nỗ lực chống phiến quân IS (VOV).  – Âm hưởng từ chiến dịch không kích chống IS (ND).  – Tornado Anh thả bom xóa sổ tòa nhà IS (Tin Tức).  – Xem chiến đấu cơ Anh bắn tan xác mục tiêu IS (VNN).  – Đan Mạch điều 7 chiếc F-16 không kích IS (Tin Tức).  – Tướng Mỹ: Huấn luyện phe đối lập Syria sẽ ‘mất nhiều năm’ (Tin Tức). – Đến phiên Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc chống IS (PLTP). – Thảm cảnh những người Syria trốn IS chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ (LĐ).  – Cần Hồi Giáo Sunni cho cuộc chiến diệt ISIS (NV).
- Dù bị không kích, IS vẫn bành trướng hoạt động (TBKTSG).  – Syria : Quân thánh chiến Nhà nước Hồi giáo đang trên đà chiếm thành phố Kobane (RFI).  – IS thay đổi chiến thuật để “tàng hình” hơn (LĐ).  – Phiến quân tuyên bố thành lập “Nhà nước Hồi giáo” ở Nigeria (Tin Tức).
- Ukraina : Phe nổi dậy thân Nga tấn công sân bay Donetsk (RFI).  – Giao tranh dữ dội ở sân bay Donetsk (TN).  – Miền Đông Ukraine rung chuyển bởi bạo lực (Tin Tức).  – Donetsk và Luhansk sáp nhập vào Nga? (NLĐ).  – Donetsk gấp gáp soạn hiến pháp, tính chuyện sáp nhập với Luhansk (NNVN).  – EU đe Nga vì lo ly khai Ukraine chiếm thêm đất (KT). – Nga chuẩn bị truy nã quốc tế Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine (VOV).  – Nga khởi tố và truy nã một loạt cán bộ quân sự cấp cao của Ukraine (DĐDN).
- Trung Quốc cài đặt radar hiện đại nhất thế giới vào máy bay tàng hình (PLTP).
- Giám đốc Sở đặc vụ Mỹ từ chức (RFI). – Giám đốc Mật vụ Mỹ từ chức vì để lọt người mang súng đứng cạnh Obama (GDVN).
- Miến Điện : Báo mạng Irrawaddy bị tin tặc vì chỉ trích Phật giáo cực đoan (RFI).
- Nhật – Hàn đồng ý bắt tay sưởi ấm quan hệ (RFI).

* RFA: + Sáng 02-10-2014; + Tối 02-10-2014

* RFI: 02-10-2014

* Video RFA: + Bản tin video sáng 02-10-2014; + Bản tin video tối 02-10-2014

3020. Tự do hàng hải và Chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa

Thái Văn Cầu
02-10-2014
Đầu tháng 5/2014, Trung Quốc bất ngờ di chuyển giàn khoan Hải Dương-981 đến một địa điểm cách đảo Trí Tôn (Hoàng Sa) khoảng 17 hải lý, cách đảo Lý Sơn (Đà Nẵng) 120 hải lý, sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 180 hải lý.
Giữa tháng 7, Trung Quốc thông báo giàn khoan Hải Dương-981 hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn và rút khỏi EEZ của Việt Nam.
Trong thời gian Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 sâu trong EEZ của Việt Nam, có nhiều hoạt động ở tầm mức quốc tế và quốc gia phản đối hành động vi phạm trắng trợn pháp luật quốc tế và thoả thuận giữa lãnh đạo Việt Nam-Trung Quốc năm 2011.[1]
Mục đích của bài viết để phân tích mối quan hệ giữa tự do hàng hải và chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, khả năng giải quyết tranh chấp biển đảo của Việt Nam, nhằm đóng góp vào quá trình bảo vệ quyền lợi đất nước một cách hữu hiệu và thiết thực.
  1. Quan hệ giữa tự do hàng hải và chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa:
Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là đề tài nghiên cứu, tranh luận, và trao đổi của giới quan tâm ở trong nước và ngoài nước trong gần 40 năm qua, dù mức độ từng lúc, từng nơi, thay đổi khác nhau.
Quyết định của Toà án Quốc tế (ICJ) trong hơn 60 năm qua cho thấy chứng cứ xác lập chủ quyền lãnh thổ phải được xây dựng trên cơ sở lịch sử và pháp luật quốc tế.
Trên cơ sở này, nguồn tư liệu cổ của Việt Nam và của phương Tây chứng minh rằng Việt Nam hành xử chủ quyền ở Hoàng Sa, hợp lý và hợp pháp, trong hơn 300 năm, cho đến khi Trung Quốc sử dụng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ Hoàng Sa đầu năm 1974, khiến 74 chiến sĩ hải quân Quân đội Việt Nam Cộng hoà hy sinh.
Mặc dù tư liệu cổ về chủ quyền Trường Sa chưa đầy đủ, vào giữa thập niên 1920, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương tuyên bố chủ quyền ở hai quần đảo, hành xử chủ quyền cho đến khi rời khỏi Việt Nam năm 1956, để lại quyền hành xử chủ quyền cho Việt Nam Cộng hoà. Vào tháng 3/1988, Trung Quốc sử dụng vũ lực cưỡng chiếm đá Gạc Ma và 5 đá khác ở Trường Sa, khiến 64 chiến sĩ hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh.[2]
Chủ trương của Trung Quốc là “không đàm phán” về Hoàng Sa với Việt Nam, “Hoàng Sa không phải là khu vực tranh chấp”, “Việt Nam đã thừa nhận Hoàng Sa thuộc Trung Quốc”, “Trung Quốc có bằng chứng xác đáng cho chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa”, v.v.
Để hỗ trợ cho chủ trương trên, từ đầu thập niên 1990 cho đến nay, Trung Quốc từng bước hoàn chỉnh đội ngũ học giả, bao gồm thành phần trí thức đào tạo từ phương Tây, có quan hệ tốt với các trường đại học uy tín, tích cực phổ biến, trình bày quan điểm của Trung Quốc với cộng đồng thế giới.[3]
Mặc dù một số học giả Việt Nam, độc lập hay trong cơ chế nhà nước, đã vạch rõ các sai lầm, thiếu sót nghiêm trọng về chứng cứ chủ quyền trong tư liệu cổ Trung Quốc, không ít học giả phương Tây, do bị ảnh hưởng bởi nguồn tư liệu cổ, mạnh về số lượng nhưng yếu về chất lượng, và bởi đội ngũ học giả của Trung Quốc, và do không tiếp nhận được phản biện của học giả Việt Nam, đưa nhận định về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa bất lợi cho Việt Nam.[4]
Bên cạnh sự lớn mạnh của quyền lực “mềm”, Trung Quốc thúc đẩy phát triển quyền lực “cứng” với tốc độ nhanh vượt bực ở Hoàng Sa.
Sân bay đảo Phú Lâm (Woody Island), đảo bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp đầu năm 1956, được hiện đại hoá với đường băng dài 2.700m cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Su-30MKK, Shenyang J-11, với khả năng bay hơn 3.000 km, có tầm hoạt động đến tận Manila (Philippines), hay Sài Gòn.
Ngoài cảng biển ở đảo Quang Hoà (Duncan Island), đảo bị Trung Quốc chiếm đoạt bằng vũ lực năm 1974, căn cứ hải quân đảo Phú Lâm được hiện đại hoá và sử dụng cho các tàu khu trục nhỏ và lớn, tàu tuần tra 5.000-tấn, của Trung Quốc.
Song song với sự tăng cường mức độ tác chiến quân sự trên không và trên biển, Trung Quốc thiết lập ở Hoàng Sa một trung tâm thu thập tín hiệu, thông tin tình báo, từ Việt Nam, Philippines, Malaysia, v.v. qua hệ thống vệ tinh ở quỹ đạo thấp, và giám sát sự vận chuyển tàu thuyền qua lại gần khu vực Hoàng Sa.[5]
Gần đây nhất, trong cùng thời gian đặt giàn khoan Hải Dương-981 sâu trong EEZ của Việt Nam, Trung Quốc còn thách thức pháp luật quốc tế khi cho tiến hành xây cất với quy mô lớn ở Gạc Ma và các đá chiếm đoạt của Việt Nam năm 1988.[6]
Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD)) năm 2011 cho biết gần 8,4 tỷ tấn, hay hơn một nửa tổng số hàng hoá vận chuyển bằng đường biển hàng năm của toàn thế giới, đi qua Biển Đông, phần lớn là qua khu vực lân cận Hoàng Sa.[7]
Số lượng hàng hoá vận chuyển có định giá khoảng 5.300 tỷ USD, trong đó 1.200 tỷ USD là của Mỹ. Mậu dịch này tạo thêm khoảng 320 tỷ USD thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, chiếm 3,5% GDP của Trung Quốc cho năm 2013.[8]
Vì không có bằng chứng thuyết phục về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa, và vì chiếm đóng Hoàng Sa và một phần Trường Sa bất hợp pháp, Trung Quốc luôn luôn từ chối đàm phán với Việt Nam.
Không những thế, Trung Quốc tận dụng vị thế chiến lược ở Hoàng Sa-Trường Sa vào tham vọng chiếm đoạt Biển Đông của họ, đe dọa nghiêm trọng tự do hàng hải trong một khu vực cực kỳ quan trọng của thế giới.
  1. Khả năng giải quyết tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa:
  1. Hành động quân sự không khả dụng
“Giấc mộng Trung Hoa” là cụm từ được Tập Cận Bình nêu lên đầu tiên khi trở thành lãnh đạo Trung Quốc cuối năm 2012.
Mặc dù họ Tập nhấn mạnh sự “trỗi dậy hoà bình” của Trung Quốc, nguy hiểm đáng kể nhất trong “Giấc mộng Trung Hoa” nằm ở chỗ nó đề cao chủ nghĩa dân tộc và, qua bộ máy tuyên truyền hùng hậu, khiến nhân dân Trung Quốc khó nhận thức được sai lầm lớn lao của lãnh đạo Trung Quốc trong đòi hỏi chủ quyền Biển Đông, bao gồm chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.
Để phục vụ cho “Giấc mộng Trung Hoa” qua cái-gọi-là “trỗi dậy hoà bình”, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc không ngừng gia tăng trong những năm qua. Ngân sách cho năm 2014 là 132 tỷ USD, tăng 12,2% so với năm 2013. Theo một ước tính khác của tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, ngân sách này có thể lên đến 148 tỷ USD.[9]
Mức gia tăng 12,2% trong ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tương đương với 15 tỷ USD, một con số cao hơn tổng số ngân sách quốc phòng của ba nước Việt Nam, Malaysia và Philippines hợp lại.[10]
Nhằm đối phó với mưu đồ ngày càng rõ rệt của Trung Quốc để thống trị Biển Đông, kể cả biển đảo của Việt Nam, Việt Nam cần đẩy mạnh hiện đại hoá quân đội để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của đất nước.
Tuy nhiên, do sự bất cân xứng về tương quan lực lượng giữa hai nước và do chủ trương của Việt Nam không liên minh với nước nào khác, giải quyết tranh chấp với Trung Quốc bằng hành động quân sự không thể là biện pháp tốt nhất cho Việt Nam.
  1. Giải quyết bằng đàm phán hoà bình
Vào cuối tháng 9/1975, trong cuộc họp với lãnh đạo Trung Quốc, khi Bí thư Thứ nhất đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn nêu vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa, Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình thừa nhận có tranh chấp và đề nghị hai nước thảo luận sau.[11]
Sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ đầu thập niên 1990, bên cạnh thường xuyên kêu gọi Việt Nam tôn trọng “phương châm 16 chữ”, “4 tốt”, tất cả vì đại cục, Trung Quốc không ngừng phát triển quyền lực mềm và quyền lực cứng trên Biển Đông, cụ thể như Trung Quốc cử quan toà tham gia vào Toà án Quốc tế và Toà án Luật Biển (ITLOS); Trung Quốc có hàng trăm luận án tiến sĩ, hội thảo về đề tài Biển Đông, hải quân Trung Quốc lớn mạnh và hiện diện rộng khắp trên Biển Đông, v.v.
Từ đầu thập niên 2000 cho đến nay, Trung Quốc hàng năm ngang nhiên tuyên bố lệnh cấm đánh cá trên vùng biển cổ truyền của Việt Nam, tàu tuần tra Trung Quốc không ngừng gây thiệt hại tài sản cho ngư dân hành nghề ở Hoàng Sa, ngăn chặn các dự án khảo sát, thăm dò bên trong EEZ của Việt Nam, v.v.[12]
Vào tháng 1/2005, lực lượng tuần tra Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế khi nổ súng vào tàu đánh cá Việt Nam, khiến 9 ngư dân thiệt mạng, rồi vu cáo cho nạn nhân là “cướp biển”. [13]
Vào đầu tháng 10/2011, với sự chứng kiến của lãnh đạo hai đảng, Việt Nam và Trung Quốc ký kết thỏa thuận nhằm giải quyết vấn đề trên biển “thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị”.[14]
Dù đã ký kết thỏa thuận, thực tế cho thấy Trung Quốc không hề từ bỏ tham vọng từ ngàn xưa đối với Việt Nam: Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng biển của Việt Nam, tiếp tục đánh đập, cướp phá tàu ngư dân Việt Nam, tiếp tục leo thang những hành động phi pháp ở Hoàng Sa và Trường Sa, mà cao điểm là ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương-981 sâu trong EEZ của Việt Nam và tiến hành thay đổi cấu trúc đá thành đảo nhân tạo ở Trường Sa.[15]
Gần 40 năm sau khi lãnh đạo Trung Quốc đề nghị hai nước thảo luận sau về tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa, dù tình hình trở nên tồi tệ hơn nhiều, Việt Nam giữ chủ trương giải quyết tranh chấp bằng đàm phán hoà bình, song song với việc phản đối ngoại giao trước các hành động hung hãn, khiêu khích, hay trắng trợn xâm lược của Trung Quốc trên Biển Đông.
Quyết định của Toà án Quốc tế trong các vụ kiện giữa Honduras và Nicaragua về khu vực Biển Caribbean, giữa Malaysia và Singapore về đảo Pedra Branca, giữa Norway và Sweden về Grisbadarna Banks, giữa Bahrain và Qatar về quần đảo Hawar, cho thấy một nước bị mất chủ quyền nếu không hành xử chủ quyền hay không sử dụng phương cách thoả đáng để giải quyết tranh chấp chủ quyền trong một thời gian dài.[16]
Một khi Trung Quốc giữ nguyên thái độ cứng rắn, không hợp tác, trong khi tích cực “hành xử chủ quyền” ở biển đảo chiếm đoạt của Việt Nam bằng vũ lực từ năm 1974 cho đến nay, thì việc Việt Nam vẫn chỉ theo đuổi chủ trương đàm phán hoà bình và phản đối ngoại giao không thể là biện pháp tốt nhất.
  1. Giải quyết bằng pháp luật quốc tế
Điều 1, Khoản 1, trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc tuyên bố mục đích của tổ chức này:
“Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó: tiến hành những biện pháp tập thể có hiệu quả nhằm ngăn ngừa và loại trừ các mối đe dọa hòa bình, nhằm trừng trị mọi hành vi xâm lược và phá hoại hòa bình khác, điều chỉnh hoặc giải quyết các tranh chấp quốc tế hoặc những tình huống có thể dẫn đến sự phá hoại hòa bình, bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế;”
Là cơ quan trực thuộc Liên hiệp quốc, Toà án Quốc tế có chức năng là khi được yêu cầu, dựa trên pháp luật quốc tế, đưa ý kiến ​​tư vấn về pháp lý và đưa quyết định giải quyết tranh chấp, giảm thiểu nguy cơ xung đột quân sự, duy trì trật tự trên thế giới.[17]
Trong hơn 100 năm qua, giải quyết tranh chấp trên biển hay trên đất liền bằng pháp luật quốc tế là phương cách được nhiều nước ở phương Tây và ở phương Đông thực hiện.
Từ năm 1959 cho đến nay, riêng trong vùng Đông Nam Á, có ba trường hợp sử dụng pháp luật quốc tế: vụ kiện giữa Campuchia và Thái Lan về ngôi đền Preah Vihear, giữa Indonesia và Malaysia về hai đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan, và giữa Malaysia và Singapore về đảo đá Pedra Branca, Middle Rocks và South Ledge.
Trên cơ sở đã nêu về tầm mức quan trọng đối với thế giới trong tự do hàng hải trên Biển Đông, ngang qua khu vực Hoàng Sa, và về bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, Việt Nam nên cùng lúc thực hiện hai bước sau:
  1. Công khai kêu gọi Trung Quốc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Toà án Quốc tế để giải quyết. Trong trường hợp Trung Quốc từ chối hợp tác, Việt Nam tiến hành khởi kiện Trung Quốc về chủ quyền Hoàng Sa, theo đúng Điều 53 trong Quy chế Toà án Quốc tế [18]
  1. Tiến hành khởi kiện Trung Quốc ra Toà án Trọng tài Thường trực (PCA), theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển (UNCLOS) do các hoạt động không phù hợp với Công ước ở vùng biển Hoàng Sa-Trường Sa
Trong 30 năm gần đây, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu nổi bật để trở thành một trong ba nước lớn hàng đầu về kinh tế và quân sự.[19]
Bên cạnh thành tựu to lớn của một nước là trách nhiệm không thể thiếu với cộng đồng thế giới, với Liên hiệp quốc, đặt biệt trong trường hợp Trung Quốc là một trong năm thành viên chính thức của Hội đồng Bảo an.
Chủ trương “không đàm phán” về Hoàng Sa với Việt Nam, “Hoàng Sa không phải là khu vực tranh chấp”, “Trung Quốc có bằng chứng xác đáng cho chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa”, v.v. không còn chỗ đứng khi Hiến chương Liên hiệp quốc bị vi phạm nặng nề; nó không còn chỗ đứng khi Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, v.v. công nhận Hoàng Sa là khu vực tranh chấp, và nhấn mạnh giá trị của tự do hàng hải trên Biển Đông.[20]
Trong tổng số 23 cuộc tranh chấp lãnh thổ hay lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng từ năm 1949, Trung Quốc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán 17 lần và sử dụng vũ lực 6 lần.[21]
Trung Quốc có hai chọn lựa ngày nay: Hợp tác để cùng ra Toà án Quốc tế và Toà án Trọng tài Thường trực, hay đàm phán nghiêm túc để giải quyết, trước hết vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, và kế đến, những vấn đề biển đảo khác.
Chọn lựa trên giúp Trung Quốc chứng minh cụ thể với dư luận quốc tế là “Giấc mộng Trung Hoa” thật sự là một trỗi dậy hoà bình; nó đóng góp hữu ích vào nền thịnh vượng chung của thế giới; dù là nước mạnh, Trung Quốc tôn trọng pháp luật quốc tế.
Bằng không, Trung Quốc càng lún sâu vào một cuộc phiêu lưu mà cái giá phải trả khó thể dự đoán được.
Ngay sau chuyến đi bốn nước châu Âu giữa tháng 9/2014 để tìm hậu thuẫn cho phương cách giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, lãnh đạo Philippines chia sẻ suy nghĩ riêng:
“Nói cho cùng, nếu chúng tôi không bảo vệ quyền lợi của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ mất nó bởi vì chúng tôi không nghĩ rằng một ai khác sẽ đứng lên để bảo vệ cái quyền lợi mà chúng tôi đã không bảo vệ được.”[22]
Sau gần 20 năm đàm phán hoà bình với Trung Quốc nhưng không tiến triển, Philippines quyết định khởi kiện Trung Quốc ra Toà án Trọng tài Thường trực, theo Phụ lục VII của UNCLOS, vào đầu năm 2013.
Với bờ biển dài hơn 3.200 km, với chứng cứ chủ quyền thuyết phục, Việt Nam là nước bị thiệt thòi lớn nhất, bị xâm phạm nhiều nhất, trong tham vọng Biển Đông của Trung Quốc.
Sự leo thang của Trung Quốc trong thời gian qua khiến tình hình trở nên cực kỳ căng thẳng, phức tạp. Để đối phó, Việt Nam cần quyết tâm và hành động.
Khi sử dụng pháp luật quốc tế để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, Việt Nam không chỉ bảo vệ quyền lợi đất nước mà còn góp phần gìn giữ hoà bình, an ninh của khu vực và xa hơn, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với lịch sử và thế hệ tương lai.
Thái Văn Cầu
Chú thích:
[4]  Một số nghiên cứu của học giả phương Tây hay học giả Trung Quốc được đào tạo từ phương Tây có lập luận sai lệch về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa :
Marwyn S. Samuels, “Contest for the South China Sea”, 1982
Daniel J. Dzurek, “Spratly Islands Dispute: Who’s on First”, 1996
Greg Austin, “China’s Ocean Frontier: International Law, Military Force and National Development”, 1998
Nong Hong, “UNCLOS and Ocean Dispute Settlement: Law and Politics in the South China Sea”, 2011
[7] U.S. Energy Information Administration, “South China Sea”, 2013
[8] Bonnie S. Glaser, “Armed Clash in the South China Sea”, 2013
[11] Bộ Ngoại giao CHXHCNVN, “La Souverainete du Viet Nam sur les archipels Hoang Sa et Truong Sa”, 1979, tr. 55
[16] Trong vụ kiện giữa Nicaragua và Honduras ở vùng Biển Caribbean, Toà án Quốc tế nhận định rằng sự liên tục khẳng định chủ quyền, phản đối ngoại giao của Nicaragua không tương xứng với phương cách hành xử chủ quyền của Honduras.
Khiếm khuyết này của Nicaragua là một trong những yếu tố khiến Toà án Quốc tế trao chủ quyền khu vực tranh chấp cho Honduras.
Pieter Bekker & Ana Stanic, “The ICJ Awards Sovereignty over Four Caribbean Sea Islands to Honduras and Fixes a Single Maritime Boundary between Nicaragua and Honduras”, 2007
Nguyên văn tiếng Anh:
“Article 1
The Purposes of the United Nations are:
To maintain international peace and security, and to that end: to take effective collective measures for the prevention and removal of threats to the peace, and for the suppression of acts of aggression or other breaches of the peace, and to bring about by peaceful means, and in conformity with the principles of justice and international law, adjustment or settlement of international disputes or situations which might lead to a breach of the peace;”
[18] Điều 53 trong Quy chế Toà án Quốc tế:
 1. Bất cứ khi nào một trong các bên không trình diện trước Tòa án, hoặc không bảo vệ trường hợp của họ, bên kia có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định theo hướng có lợi cho mình.
2. Trước khi thực hiện yêu cầu, Tòa án phải biết, không những là Toà án có thẩm quyền theo quy định ở các Điều 36 và 37, mà còn là vụ kiện có đầy đủ cơ sở chứng cứ và pháp lý.
Nguyên văn tiếng Anh:
“Article 53 in Statute of the International Court of Justice:
 1. Whenever one of the parties does not appear before the Court, or fails to defend its case, the other party may call upon the Court to decide in favour of its claim.
 2. The Court must, before doing so, satisfy itself, not only that it has jurisdiction in accordance with Articles 36 and 37, but also that the claim is well founded in fact and law.”
[21] M. Taylor Fravel, “Strong Borders, Secure Nation: Cooperation and Conflict in China’s Territorial Disputes”, 2008, tr. 46-47
—-
Bản gốc của tác giả gửi tới.

3019. KIỀU PHONG – NHỮNG SAI LẦM TRONG BÀI “TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN” CỦA THU TỨ (2)

Kiều Phong
01-10-2014
4) Trong phần “Tại sao chúng tôi trở nên bất đồng” cháu khoe đã mở cuộc điều tra về tình cảnh đồng bào sống dưới chế độ Cộng Sản, và kết luận: không thấy chuyện gì chứng tỏ chủ nghĩa Cộng sản ảnh hưởng cực xấu vào văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam.
Nào, để xem thám tử Thu Tứ đi truy tầm “cái ảnh hưởng cực xấu” ra sao.
Cháu kể: Chúng tôi về nước rất nhiều lần, mỗi lần rất lâu, thăm thân rất ít, coi như toàn bộ thời gian ở trong nước dành cho việc đi tham quan, chủ yếu miền Bắc. Chúng tôi không ở khách sạn sang trọng, không đi tua, mà ở những nhà khách rẻ tiền, đi xe khách, xe ôm, xe xích-lô, có lần mua xe đạp đạp dạo quanh vùng ngoại ô Hà Nội kia thường xuyên đến nỗi có người ngồi chợ tưởng nhầm là dân buôn! (Chúng tôi vẫn có lối du lịch “bụi” như vậy từ trước chứ không phải đến khi về nước mới thế.)

“Không ở khách sạn sang trọng, không đi tua, mà ở những nhà khách rẻ tiền, đi xe khách, xe ôm, xe xích-lô v.v…” kể lể hơi dài dòng, cứ nói gọn: du lịch kiểu Tây Ba Lô, bà con hiểu liền. Cháu còn hơn Tây Ba Lô một bậc, biết mua xe đạp, đạp vòng vòng, khiến giữa nơi chợ búa đông đúc như thế mà có tới một đứa mắt mũi kèm nhèm tưởng nhầm là dân buôn. Ngụy trang khéo léo kín đáo cỡ đó là nhất rồi, James Bond Thu Tứ tha hồ điều tra sâu rộng mà không lộ tung tích.
Sau khi mở cuộc điều tra ở miền Bắc thì “thấy người Việt Nam ngoài Bắc vui vẻ, bình thản, vừa giữ được phần lớn nền nếp cũ, lại vừa có thêm cái phong cách “cách mạng”, mọi người bình đẳng, cũng rất hay.”
Cháu không nói đã gặp mấy chục, mấy trăm người Bắc?
Mà tại sao lại “mọi người bình đẳng, cũng rất hay?”. Văn quá bí hiểm, ý tứ không rõ. Dân bình đẳng với dân là chuyện thường, có gì đáng nói? Dân đen mà được bình đẳng với ông công an phường mới quý hóa, mới rất hay chứ?
Điều tra sâu rộng chỉ ở miền Bắc, quan sát tính tình, sinh hoạt của tối đa là vài trăm người dân xong, Thu Tứ lập tức dõng dạc kết luận: “Đâu là cái ảnh hưởng cực xấu của chủ nghĩa Cộng sản đối với văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam!…”
Dựa vào sự quan sát một vùng đất, một nhóm người, để đưa ra kết luận về toàn thể gần một trăm triệu dân, một đất nước trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu… cháu có thấy mình quá vội vàng không?
Sự vội vàng ấy, chính cháu đã lên án gay gắt ở một đoạn khác. Cháu chỉ trích tất cả những người chống Cộng là dựa vào một số hiện tượng tiêu cực để chê Cộng Sản xấu, ngụ ý họ bất công, xuyên tạc vì thiên kiến, nhìn cục bộ suy ra đại thể. (Cháu cũng lớn tiếng dậy dỗ thân phụ: “thiết tưởng một người lên tiếng về đại cục như nhà văn Võ Phiến có trách nhiệm phải nhìn cho thật rộng, nhìn khắp cả nước…”. Quên rồi sao!)
Thế những đứa không nhìn khắp cả nước, chỉ dựa vào vài ba chuyện tích cực ở mấy địa phương nhỏ để hít hà, tâng bốc rằng chủ nghĩa Cộng sản trên toàn quốc hay lắm, đẹp lắm thì sao?
Câu này mới ngộ nghĩnh: “Bấy giờ miền Bắc cũng như cả nước, đang có một số hiện tượng xã hội tiêu cực do kinh tế trì trệ kéo dài, vật chất rất thiếu thốn, nhưng nhìn chung người tuy nghèo mà văn hóa tinh thần rất đáng hãnh diện.”
Ấy, chỗ này phải từ từ, không nói liến thoắng để lấp liếm được. Cho chú ngắt lời cháu, nêu tí thắc mắc: Đứa nào làm cho kinh tế trì trệ kéo dài, vật chất rất thiếu thốn? Lúc đó là 1991, 16 năm sau “thống nhất đất nước” rồi, tàn dư Mỹ Ngụy không thể sống dai đến thế.
Lãnh đạo bất tài, làm kinh tế trì trệ, chủ nghĩa Cộng Sản tạo ảnh hưởng vào bát cơm, manh áo, cuộc sống của người dân, làm nẩy sinh thứ văn minh, văn hóa mánh mung, vật lộn, tranh sống khốc liệt, hiện ra lù lù trên nét mặt lo âu, trong sinh hoạt ngược xuôi, tất tả hàng ngày của những con người Việt Nam đói khổ, cùng quẫn… Thế là “cực xấu” hay chỉ hơi hơi xấu thôi?
Lại còn: “nghèo mà văn hóa tinh thần rất đáng hãnh diện”.
Những món văn hóa tinh thần (?) nào mà hay ho thế? Sao không kể ra cho độc giả nhờ. Một câu văn với những từ ngữ hoa hòe hoa sói nhưng mơ hồ không thực chất, không cơ sở, làm bà con nghĩ bể đầu chả hiểu tác giả định ngợi ca, tâng bốc cái gì! Lần sau, nên theo cách nói giản dị của tiền nhân, thí dụ như: “nghèo đói mà sạch sẽ, rách rưới mà thơm tho.” Đã có chữ là có nghĩa, ai cũng hiểu liền. Khỏi bị ngờ là bí quá, không biết khen cái gì cụ thể, đành “văn hóa tinh thần” một phát, cho nó kêu boong boong. Nó rỗng tuếch mặc xác nó!
Viết một đoạn văn ca tụng tài cai trị dân của Đảng loe ngoe có mấy dòng mà chỗ thì vô tình tố cáo Đảng bất tài,bất lực, chỗ thì ấp úng như âm thanh không thoát ra được từ cái miệng đầy bột của một con chó vừa ăn vụng. Thê thảm!
Đừng buồn, lỗi không phải ở cháu. Cháu rất thông minh, nghệ thuật nâng bi cũng khá rồi đấy, nhưng thất bại vì lỗi ở… mấy hòn bi.
Chúng nó nặng quá, khó nâng quá!
Nâng bi Cộng sản bây giờ là một công tác cực kỳ khó khăn, gian khổ, một loại mission impossible. Đội ngũ bồi bút của Đảng, tài nghệ siêu quần bạt chúng, kinh nghiệm đầy mình, cả đời nỗ lực nâng đến nỗi lưng còng xuống, rồi gẫy gập, khiến việc di chuyển khó khăn, phải dùng thêm cả hai tay… mà giờ này cũng ê càng hết rồi. Cháu đừng dại dột tranh nghề của họ.
“Người Việt Nam ngoài Bắc … bình thản” Lại mơ hồ, bình thản theo kiểu gì, trong hoàn cảnh nào? Bình tĩnh trước nghịch cảnh? Thản nhiên trước những đau thương của đồng loại? Hay chỉ là bình thản khi gặp một Việt Kiều?
Nếu cái “bình thản” thứ ba đúng thì chú đồng ý hoàn toàn. Năm 1991 phong trào du lịch Việt Nam chưa rầm rộ, đồng bào chưa biết vồn vã, tưng bừng chào mừng du khách. Bây giờ khác rồi, nhiều đồng bào ta gặp du khách mừng như bắt được đô la.
Muốn tìm lại những nét mặt bình thản thân thương thủa nào, cháu chỉ có cách tiếp tục làm Tây Ba lô vừa nghèo, vừa kẹo. Bớt tưng bừng tíu tít ngay, bình thản ra rít, có khi còn tiu nghỉu nữa.
“vừa giữ được phần lớn nền nếp cũ, lại vừa có thêm cái phong cách “cách mạng”.
Câu khen người Bắc này khiến chú cảm động, và hãnh diện, vì mình dân Bắc kỳ. Mặc dầu là Bắc kỳ Chín nút (54= 5 + 4 = Chín nút – theo cách nói hiện nay của đồng bào miền Nam), nghe ai khen Bắc kỳ Hai nút (75= 7 + 5 = Hai nút ) cũng phổng mũi. Nhất là được khen có “phong cách Cách mạng”, vừa đẹp vừa hùng.
Đó là nhóm từ ngữ cao quý dành cho những con người bất khuất, sẵn sàng vùng lên chống lại cường quyền, dẹp bất công xã hội, thay đổi thế giới, làm nó đẹp hơn. Dân Bắc kỳ không di cư, ai cũng có cái phong cách, cái tinh thần cao quý ấy, Thu Tứ đã nức nở khen như thế.
Vừa cảm động vừa hãnh diện, chú nghĩ tới những bà mẹ liệt sĩ, những người xứng đáng nhất với lời ca ngợi của cháu.
Các bà mẹ Gio Linh, mang nặng đẻ đau sinh ra những chiến sĩ can trường, tất nhiên trong tim đã luân lưu dòng máu anh hùng, những mầm “phong cách cách mạng.” Khi con thành liệt sĩ, để lại cho mẹ lũ cháu mồ côi, tất nhiên mẹ lại tất tả ngược xuôi bán buôn nuôi lũ cháu, đã cách mạng lại còn rất kiên cường.
Các bà thường có những gánh quà rong, thơm ngào ngạt những món quốc hồn quốc túy. Những món quà do mẹ nấu đã từng đi vào văn học sử. Đám du khách nặng lòng với quê hương như cháu đã từng viết hàng trăm, hàng ngàn bài tùy bút ngợi ca từng cọng rau, sợi bún, miếng cá, con cua v.v…
Thế mà cái vỉa hè thơm lừng, tràn ngập hương vị quê hương, thắm đượm tình tự dân tộc ấy thỉnh thoảng, trong chớp mắt, bị náo loạn, teng beng vì bóng của một chú Công an.
Tin lời ngợi ca của cháu, độc giả sẽ hình dung một cảnh tượng hào hùng: bà mẹ liệt sĩ, đúng phong cách cách mạng truyền thống, hiên ngang đứng lên, giơ cao đòn gánh, sẵn sàng nghênh chiến, đánh đuổi thằng phá thối. Và khách hàng của mẹ, cũng phong cách Cách mạng cùng mình, chắc chắn có người lập tức xăn tay áo trợ chiến, bênh vực mẹ chống kẻ ác!
Nhưng “ôi chỉ là giấc mơ thôi”, giống hệt những người nghèo khổ bán quà rong, bà mẹ liệt sĩ cũng đành vắt giò lên cổ chạy tóe khói. Nhiều khi cuống quýt gánh gồng xiêu đổ, bát đĩa rơi vỡ, guốc dép và phong cách cách mạng văng hết ra đường, mỗi cái mỗi nơi! Tội nghiệp vô cùng!
Quen thói đùa cợt, mô tả thảm cảnh của các bà mẹ liệt sĩ bằng văn chương chữ nghĩa thiếu nghiêm trang , khiến có độc giả tuy ứa lệ mà vẫn phì cười, chú thấy mình thật cũng không phải.
Nhưng so với những đứa vừa phát bằng khen cho mẹ, vừa sai công an tịch thu cơ nghiệp, nguồn sống của cả bà lẫn cháu, hay những đứa về thăm quê hương, có mắt như mù, trút lên đầu mẹ những danh từ hào nhoáng, đao to búa lớn, xát muối vào vết thương trong tim mẹ, làm mẹ thêm đau đớn, nhục nhã, tủi thân… thì tội của chú chẳng có kí lô nào.
Độc ác, tàn nhẫn do cố tình, hay vì ngu dốt, ngớ ngẩn, tội ấy mới to. Kết quả như nhau, cùng dẫn tới những hành vi bất nhân, bất nghĩa.
Với đồng bào, với đồng loại.
Kiều Phong

3021. Biểu tình ở Hồng Kông: Khi mãnh thú mắc xương…

Blog RFA
Canhco
02-10-2014
Câu chuyện không xảy ra trong sở thú hay rừng rậm Phi châu mà tại một thủ đô tài chánh của châu Á: Hong Kong.
Mãnh thú không phải là cọp, beo hay sư tử mà là một lãnh tụ đang làm hàng tỷ người run sợ: Tập Cận Bình.
Khác với đại lục, mảnh đất Hong Kong với 7 triệu dân, nhưng ít nhất tính tới lúc này hàng chục ngàn người không biết run sợ trước sức mạnh của con người được xem là quyết đoán nhất hành tinh. Mạnh mẽ và cực đoan trong sứ mạng giữ vững vai trò kẻ thống trị và nhất là không ngại ngùng thanh trừng đối thủ nếu ông ta cảm thấy cản trở bước tiến của mình.
Ruồi hay hổ gì cũng phải nể sợ ông ta vì không biết được lúc nào trong một hôm đẹp trời nào đó, công an gõ cửa dẫn đi vì một lý do rất được lòng dân chúng: tham nhũng.
Nhưng một chú bé 17 tuổi không hề biết sợ con mãnh thú ấy. Cậu không sợ mà còn dẫn dắt bạn bè cùng trang lứa không sợ hãi, và sau cùng hàng chục ngàn đồng hương của cậu đứng lên nói tiếng “không” với chính sách đảng cử dân bầu đối với dân chúng Hong Kong. Chàng thanh niên nhỏ thó ấy chính là Joshua Wong, hai lần khiến Hong Kong nỗi cơn thịnh nộ.

Lần thứ nhất, lúc ấy vừa 15 tuổi, chàng trai nhỏ bé này vận động một đám đông khổng lồ chống lại chính sách giáo dục nhồi sọ của Bắc Kinh muốn áp đặt lên nền giáo dục Hong Kong vốn nhắm tới trí thức và sự thịnh vượng để thay vào đó là khẩu hiệu ca tụng đảng, ca tụng đại lục.
Với hàng trăm ngàn người biểu tình bất bạo động chống lại nghị quyết đem nước mẹ Trung Quốc vào các ngôi trường tiểu học Hong Kong khiến chính quyền đặc khu hành chánh phải nhượng bộ và Bắc Kinh ê mặt vì không thể áp đặt lên xứ này những viên gạch đầu tiên xây ngôi nhà tù ý thức hệ.
Sau khi thành công, Joshua Wong bình thản tiếp tục học hành, thi cử như mọi thanh niên khác nhưng đôi mắt của anh mở to theo dõi từng động thái của chính quyền. Tai anh lắng nghe tiếng thầm thì lo lắng của người chung quanh về viễn cảnh người Hong Kong sẽ phải mất hẳn quyền phổ thông đầu phiếu, cái quyền căn bản của một thể chế dân chủ mà người dân Hong Kong đã sống cùng ngót cả trăm năm.
Nghe, thấy, để rồi phản ứng với những chính sách mà Bắc Kinh áp đặt lên cho người dân Hong Kong và sau cùng trở thành dòng chảy của tuổi trẻ Hong Kong cuốn phăng mọi sợ hãi về đảng cộng sản Trung Quốc mà Tập Cận Bình là tân hoàng đế.
Từ lúc lên ngôi cho tới hôm nay, có lẽ người làm cho ông Tập khó ngủ nhất là Joshua Wong bởi những yếu tố mà một lãnh tụ cùng với bao nhiêu chuyên gia chính trị hiến kế cũng thua một cậu thanh niên 17 tuổi.
Sức mạnh nào từ Joshua Wong có khả năng rúng động Đảng cộng sản Trung Quốc như vậy?
Trước và trên hết: anh còn quá trẻ. Trẻ đến nỗi tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh không thể nào vu khoát cho anh bất cứ sự chụp mũ nào như thường thấy. Anh trong veo và thông minh. Anh can đảm và dịu dàng. Anh không có bất cứ một kêu gọi bạo động nào và luôn chủ trương tuyệt đối bất bạo động, tuyệt đối tránh cho chính quyền khó xử và vì vậy kêu gọi bạn bè né tránh tất cả những hành động dù vô tình nhất có thể gây bất mãn cho người thi hành công vụ. Anh lấy được trái tim của cảnh sát cũng như lực lượng chống biểu tình, đẩy họ trở về nơi xuất phát mà không bị một chỉ huy nào phê phán hay kỷ luật.
Những trái đạn hơi cay bắn ra như làm bổn phận một cách miễn cưỡng và hình ảnh cảnh sát vội vã lấy nước rửa mắt cho một người biểu tình trúng hơi cay đã làm Joshua Wong sáng rực thêm giữa biển người tràn ngập đường phố.
Joshua Wong: nỗi ám ảnh của con mãnh thú Tập Cận Bình.
Quân đội Trung Quốc tràn xuống Hong Kong ư? Không còn gì dễ bằng. Tuy nhiên tràn xuống rồi…sao nữa? bắt anh ta? Hong Kong đã làm rồi và chính một chánh án đã ra lệnh thả anh ra vì không đủ cơ sở ghép tội. Chánh án Hong Kong được đào tạo dưới cán cân công lý chứ không phải dưới ánh sáng của Đảng Cộng sản Trung Quốc quang vinh. Quân đội nhân dân Trung Quốc muốn thì cứ bắt, cứ đàn áp nhưng khó một điều: cảnh sát và chính quyền đặc khu không thể nhắm mắt bịt tai cộng tác để nướng người dân của mình.
Hong Kong cũng không đủ nhà tù để nhốt bằng ấy con người.
Bên cạnh đó không có nhà giam nào thoát khỏi đôi mắt dư luận thế giới khi liều lĩnh nhốt chàng thanh niên 17 tuổi chỉ có một tội duy nhất là đòi hỏi Hong Kong được quyền bầu cử người lãnh đạo trong tinh thần dân chủ.
Nếu Tập Cận Bình không thể giải tán cuộc biểu tình ngày một lớn của sinh viên học sinh và người dân Hong Kong, Trung Quốc sẽ lâm vào thế domino đe dọa sự chuyên chính của đảng cộng sản và từ đó một nguy cơ đổ vỡ lớn lao hơn cho toàn hệ thống.
Nếu đủ đảm lược và tàn nhẫn để làm một Thiên An Môn thứ hai, họ Tập sẽ bị thế giới nguyền rủa. Anh quốc, Hoa Kỳ cùng hàng trăm nước khác sẽ vào cuộc vì thế giới không thể chấp nhận một Thiên An Môn nữa khi mà chàng trai “tank man” vẫn còn ám ảnh lương tâm nhân loại.
Hai hình ảnh trước mắt không những làm cho mãnh thú Tập Cận Bình gầm rống trên ngai vàng mà còn khiến toàn hệ thống đảng Cộng sản Trung Quốc lo âu, mất ngủ. Một chàng trai sức khỏe không đủ khuân một trăm ký lô lại có khả năng đè một phần tư thế giới dưới thân thể bé nhỏ của mình há chẳng phải thần kỳ hay sao?
Rồi đây dù Bắc Kinh đưa ra giải pháp tạm thời nhượng bộ để rồi sau đó lập lại bàn cờ mới có tính toán kỹ hơn thì người dân Hong Kong vẫn chứng tỏ cho mọi người thấy rằng không ai hiểu người Trung Quốc hơn họ. Cùng ngôn ngữ, lịch sử, tôn giáo và văn hóa nhưng chỉ khác một từ dân chủ đã khiến 7 triệu con người không biết sợ là gì.
Chỉ có người Trung hoa mới có khả năng chống nhà cầm quyền đại hán. Đài Loan trước đây rồi Hong Kong sau này sẽ tiếp tục theo con đường ấy. Bài học Joshua Wong sẽ giúp nhiều nước nhận ra chân lý: kẻ mạnh nào cũng có gót chân Achilles, nếu biết tấn công sẽ làm nó ngã quỵ.

3022. Nguyễn Thế Duyên: Tản mạn về dân chủ

Đôi lời: Một bài viết có nhiều quan điểm gây tranh cãi và ngộ nhận. Tác giả viết: “Các vị khoác cho mình cái áo ‘Dân chủ’ nhưng khi các vị đòi những người cộng sản phải từ bỏ chủ nghĩa Mác là lúc các vị trở thành những người phản dân chủ. Trong những quyền tự do phổ quát được những người dân chủ chân chính thừa nhận có quyền ‘Tự do tư tưởng’. Vậy xin hỏi sao các vị lại tước bỏ đi cái quyền tự do cơ bản ấy của người khác?“.
Những lời kêu gọi từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lenin, là kêu gọi những người lãnh đạo đất nước, không nên bắt cả dân tộc đi theo chủ nghĩa Mác – LêNin như họ ghi trong điều 4 Hiến pháp. Cá nhân những người cộng sản có quyền đi theo bất cứ chủ nghĩa mà họ muốn, nhưng với vai trò lãnh đạo, họ không nên mang một chủ thuyết nào đó áp đặt lên cả dân tộc, nếu không hỏi qua ý kiến của người dân qua hình thức trưng cầu dân ý.
Trong bài còn nhiều quan điểm dễ gây ngộ nhận và tranh cãi. Tuy nhiên, do đây là diễn đàn thông tin đa chiều, nên xin được đăng bài viết này để độc giả có thêm thông tin về một cái nhìn khác về dân chủ.
—–
Nguyễn Thế Duyên
01-10-2014

Nhà tôi có bốn người, hai vợ chồng tôi và hai đứa con. Cách đây mười năm tôi quyết định sửa nhà, các con tôi góp ý rất hăng, chúng muốn đập nhà đi xây mới nhưng tôi không đồng ý. Thằng con lớn bảo tôi.
- Sao bố gia trưởng thế?
Tôi cười bảo nó.
- Anh bảo tôi gia trưởng hả? Được thôi! Sửa nhà hết một trăm triệu. Đập đi xây mới như ý các anh hết ba trăm triệu. Anh đưa ba trăm triệu ra đây tôi sẽ theo ý các anh.
Thằng con tôi im mất. Tôi khoái chí bảo nó.
- Anh học mãi về duy vật biện chứng rồi mà anh chẳng hiểu gì về nó cả. Tôi khoái nhất ông Mác về cái lý thuyết này.
Ấy thế nhưng ở nhà tôi có một nhân vật chẳng bao giờ tuân theo cái “Duy vật biện chứng” của ông Mác cả nhưng lại cứ luôn đúng và tôi cứ phải buộc phải nghe theo đấy chính là vợ tôi. Cách đây năm năm, thằng cả nhà tôi lấy vợ. Cu cậu thích hoành tráng muốn tôi thuê cho anh ta một cái xe Mẹc để đi đón dâu. Tôi bèn áp dụng ngay phép duy vật biện chứng của cụ Mác.
- OK! Anh đưa cho tôi năm triệu tôi đi thuê cho .
- Con mà có năm triệu thì việc gì con phải nói với bố!
Tôi cười đứng dậy với lên giá sách lấy cuốn “Duy vật biện chứng” Đưa cho nó. Ồng con tức điên nhưng chẳng làm được gì bèn đưa mắt nhìn vợ tôi cầu cứu, thế là phép “ Phản duy vật biện chứng “ Lên tiếng.
- Thôi mà anh! Cả đời mới cưới vợ một lần. Anh thuê cho nó cũng được.
Tôi nhăn nhó.
- Đi làm mấy năm giời mỗi tháng đưa tiền cơm được hai triệu mà cái gì cũng muốn. Nó thì muốn cả ông trời. Nếu là cưới em thì không phải là một mà hai cái Mẹc anh cũng thuê. Hay là ta cưới lại đi.
Tôi láu lỉnh, nịnh vợ, đánh trống lảng để thoát thân. Không ngờ vợ tôi cười rất tươi.
- Ngày xưa, khi đón dâu, anh đón em bằng xe công nông đúng không? –Tôi gật đầu . “Phép phản duy vật biện chứng” bèn nói tiếp. –Vậy là anh còn nợ em một chuyến xe Mẹc đón dâu. Tiền ấy là của em, bây giờ em cho nó.
Ôi! Quá “ biện chứng” Thế là tôi phải tòi tiền.
Năm nay gia đình tôi lại đặt vấn đề xây nhà. Ông cả nhà tôi đề nghị tôi họp gia đình lại để bàn bạc. “Thì họp” Tôi nghĩ thầm trong đầu “ Họp cho các ông các bà thấy mình được tôn trọng, được dân chủ, chứ tiếng nói của các ông các bà thì có trọng lượng quái gì đâu. Rách việc”
Tối hôm họp gia đình, việc đầu tiên là thằng trưởng trịnh trọng đưa lại tôi cuốn sách “Phép duy vật biện chứng”. Nó bảo.
- Cám ơn bố. Bây giờ con đã hiểu thế nào là “Duy vật biện chứng” Rồi. Con xin gửi lại bố cuốn sách này.
Rồi nó quay sang bảo với “Phản duy vật biện chứng” của nó.
- Em đưa cho bố đi.
Con vợ nó mở túi xách lấy ra một bọc tiền to đùng đưa cho tôi
- Thưa bố đây là tiền chúng con đóng góp với bố để xây nhà. Vợ chồng con chỉ có gìà nửa số này thôi. Còn lại là tiền của chú hai nhà mình.
Lúc ấy thằng thứ hai mới mở cặp lấy ra một tập bản vẽ đưa cho tôi.
- Thưa bố đây là bản vẽ ngôi nhà mà con đã thuê thiết kế.
Tôi ngơ ngẩn nhìn bọc tiền và tập bản vẽ rồi quay sang hỏi vợ.
- Này em! Nhà mình đa đảng từ bao giờ thế?

                                                   *
                                           *               *
Tôi đưa một mẩu chuyện nhỏ này vào đây cốt để mọi người có một cái nhìn trực quan về dân chủ. Thực ra tôi cho rằng trong chúng ta không phải ai cũng hiểu một cách đầy đủ hai từ rất đơn giản này. Thậm chí có người hiểu một cách rất ngây thơ là : Cứ đa đảng là dân chủ
Điều này chưa thực sự chính xác. Có rất nhiều nước đa đảng nhưng lại không dân chủ. Ví dụ như Trung quốc. Trung quốc không phải chỉ có đảng cộng sản mà còn một vài đảng nữa. Có người sẽ phản biện lại : Ở Trung Quốc các đảng ấy chỉ là đảng bánh vẽ thực chất là do đảng cộng sản trung quốc dựng lên. Có lẽ là như thế ( Tôi không nắm được nội tình các đảng ấy nên không dám nói liều), Vậy thì xin hỏi “Ai cập ?Kazakhstan có phải là nước dân chủ không dù cho họ cũng đa đảng?Vậy nên trước tiên ta cần phải định nghĩa thế nào là dân chủ cái đã.
Vì đây không phải là công trình nghiên cứu nên tôi sẽ trình bày với các bạn theo kiểu “Truyền hình! Thật là đơn giản”. Một quốc gia được công nhận là Dân chủ khi nó hội tụ đủ hai yếu tố.
- Thứ nhất : Về chính trị là một quốc gia đa đảng, đa nguyên
- Thứ hai về nhân quyền: Những quyền tự do phổ quát của con người như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí v….v… được hiến pháp công nhận và được bảo đảmthực thi trong thực tế xã hội.
Cụm từ “Được đảm bảo thực thi trong thực tế xã hội” là rất quan trọng vì rằng hầu như hiến pháp của quốc gia nào cũng công nhận những quyền phổ quát này nhưng trong thực tế không phải quốc gia nào cũng thực thi nó.
Hai điều này là độc lập đối với nhau nhưng lại có một mối quan hệ với nhau rất khăng khít. Nếu chỉ có một đảng, lập tức đảng đó sẽ bóp chết những quyền tự do cơ bản của dân chúng. Ngược lại,khi dân chúng đã có thói quen về quyền cơ bản của mình thì họ sẽ không bao giờ chấp nhận độc đảng.
Dân chủ hiểu nôm na nghĩa là dân làm chủ , bằng cách bỏ phiếu họ chọn ra người thay mặt mình để quản lý xã hội. “ Nói chọn ra” đồng nghĩa với phải có nhiều người thì anh mới chọn được. Không thể nói theo cái kiểu “Đấy! có mình tôi đấy, các vị cứ thoải mái lựa chọn”.
Trước tiên ta hãy nói về từ “Đảng” trong từ đa đảng. Ta nên hiểu cái từ đảng thế nào đây cho đúng với bản chất của nó.
Tôi cho rằng : Đảng là tập hợp của những người có cùng lợi ích và cùng nhau hoạt động dưới một tôn chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Điều này thì ai cũng hiểu . Nhưng khuất sau cái ấy nó lại là một vấn đề khác mà đó mới là cơ bản. Cái “ Lợi ích” ấy là cái gì? Nó là cái khối tài sản mà đảng viên của đảng đó nắm giữ. Vì vậy ta có thể nói một cách khác đi: Đảng là một tổ chức đại diện cho một khối lượng tài sản nhất định trong xã hội cùng hoạt động dưới cùng một tiêu chí.
Thực ra “Đảng” và “Hội” là giống nhau, chỉ khác nhau ở mức độ. Chỉ khi nào cái “ Khối tài sản” ấy đủ lớn đến độ có đủ sức mạnh ảnh hưởng đến toàn thể dân chúng trong một đất nước thì khi đó nó mới có thể đặt chân vào chính trường và lúc đó mới gọi là “Đảng” còn không chỉ là “Hội” .
Vậy nên khi nói đảng A mạnh hơn đảng B thì thực chất của nó là tiềm lực tài chính của đảng A lớn hơn tiềm lực tài chính của đảng B. Các nhà chính trị thường cố dấu diếm tránh nói đến điều này nhưng bản chất của vấn đề nó là như vậy. Và dân chúng sẽ ủng hộ cho đảng nào có thể làm cho cuộc sống của mình tốt hơn. ( Thực ra dân chúng ủng hộ một đảng nào là một vấn đề phức tạp nó phụ thuộc vào chiến lược tranh cử, thói quen văn hóa và nhất là vào niềm tin tôn giáo. Nhưng chắc chắn họ chỉ ủng hộ những đảng có thể làm đời sống của họ tốt lên. Nhưng vì nó không nằm trong vấn đề chính của bài viết này nên tôi chỉ dừng lại ở đây mà không đi sâu vào). Khi một đảng thắng cử nắm chính quyền thì họ sẽ đề ra những chính sách sao cho những đảng viên của đảng ấy có lợi ích nhất. Tuy nhiên để có thể lấy được lá phiếu của cử tri cho lần bầu cử sau họ bược phải nghĩ đến quyền lợi của đại đa số dân chúng.
Một chính sách đúng, Thậm chí là rất hay nữa, cũng không thể thay đổi được xã hội nếu như cái tiềm lực tài chính của đảng ấy quá nhỏ bé. Các cụ nhà ta có một câu rất hay để nói rõ điều này “Buôn tài không bằng dài vốn”.
Điều này lý giải tại sao đảng cộng sản Mĩ, Pháp dù có từ rất lâu nhưng chưa bao giờ nắm được chính quyền. Và nó cũng chỉ ra cái nguyên nhân tại sao có những nước đa đảng nhưng lại không phải là một nước dân chủ. Chỉ khi nào tiềm lực tài chính mà đảng đối lập nắm giữ tương đương với tiềm lực tài chính mà đảng cầm quyền nắm giữ ( Mạnh ngang nhau) thì quá trình chuyển giao quyền lực giữa hai đảng sau bầu cử mới diễn ra một cách êm thấm còn như vì một lý do nào đó ( Ví dụ do tình cảm tôn giáo như ở Ai cập hoặc Angiery chẳng hạn) mà đảng đối lập yếu hơn rất nhiều so với đảng cầm quyền mà thắng cử thì gần như chắc chắn chẳng bao giờ có chuyện đảng cầm quyền chịu giao chính quyền cho đảng đối lập và bất ổn hoặc nội chiến sẽ xảy ra. Có rất nhiều những ví dụ trên thế giới minh chứng cho điều này.
Chính Mác cũng đã từng nói: Không bao giờ giai cấp thống trị lại tình nguyện giơ hai tay dâng chính quyền cho lực lượng cách mạng. Điều này là chân lý cho mọi giai cấp, mọi đất nước trên thế giới.
Quay trở lại với tình hình nước ta, nếu gộp tất cả khối tài sản của mọi nhà đầu tư tư nhân của nước ta lại (Tất nhiên không tính đến các nhà đầu tư nước ngoài) liệu có bằng 10% tổng khối lượng tài sản mà đảng cộng sản hiện đang nắm giữ hay không? Với một tương quan như vậy mà chúng ta đòi đa đảng vào lúc này thì quả thật chúng ta là những người ngớ ngẩn.
Linh mục Nguyễn Văn Lý đã rất sáng suốt khi ông trả lời đài BBC.
Nhưng tôi nghĩ quan trọng là phải nghiêm túc suy nghĩ, công việc hiện nay phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn. Phải có một học thuyết đủ sức thay thế chủ nghĩa Marx – Lenin, có đường hướng sát thực tế để người ta nhìn vào mà hy vọng rằng con đường ấy, tổ chức ấy sẽ làm cho Việt Nam ổn định hơn Indonesia, Thái Lan, Philippines. Nếu chúng ta ảo tưởng thì sẽ thất bại.
Bao nhiêu người có tâm huyết, muốn thay đổi, nhưng thay đổi thế nào? Nếu thay đổi mà tình hình xấu hơn cả Thái Lan, Indonesia, Philippines, thì thà cứ để yên cho Đảng Cộng sản đang còn giúp cho Việt Nam cũng có một vị trí trong cộng đồng Asean.

Chính ông cũng nhìn ra vấn đề : Hiện nay chưa thể có một đảng nào đủ mạnh để có thể đòi chia sẻ quyền lãnh đạo với đảng cộng sản. Biết là không thể được nhưng chúng ta vẫn cứ lao đầu vào cái điều kị nhất của chế độ độc đảng để rồi bị bắt bớ, bị tù đầy trong khi lực lượng dân chủ còn đang rất yếu ớt, đầy nghi kị và chia rẽ liệu đấy có phải là một điều khôn ngoan?
Tôi cho rằng chúng ta phải chờ đợi. Kinh tế tư nhân sẽ ngày càng phát triển nó là một đồ thị luôn có xu hướng đi lên còn kinh tế nhà nước ngược lại là một đồ thị có xu hướng đi xuống (Không riêng gì ở Việt Nam đâu, các quốc gia, nước nào cũng có những xí nghiệp nằm dưới sự quản lý của nhà nước do nhu cầu về an ninh hoặc công ích nhưng các xí nghiệp ấy luôn luôn làm ăn kém hơn nhiều so với các xí nghiệp tư nhân. Cha chung không ai khóc hình như là quy luật của môn đời). Tại lân cận điểm giao nhau của hai đồ thị này thì dù có muốn đảng cộng sản cũng không thể ngăn được các đảng đối lập ra đời.
Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta cứ việc khoanh tay rung đùi ngồi đợi. Những người dân chủ còn rất nhiều việc phải làm. Dân chủ, nhân quyền là điều mọi quốc gia nước nào cũng có vấn đề kể cả những nước luôn tìm cách xuất khẩu dân chủ. Và dân chúng của những nước ấy vẫn phải đang tiếp tục đấu tranh.
Đa đảng chỉ là một trong những tiêu chí trên con đường dân chủ. Còn rất nhiều quyền nữa mà những quyền này là nhưng quyền phổ quát được cả cộng đồng quốc tế thừa nhận như quyền tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình , tự do học thuật , quyền tự chủ đại học hay quyền sở hữu ruộng đất. Những quyền này trực tiếp ảnh hưởng đến đại đa số dân chúng nên một mặt nó dễ dàng được đông đảo dân chúng ủng hộ. Mặt khác nó còn chuẩn bị cho dân chúng một thứ mà như ông Nguyễn Hưng Quốc có nói đến đó là “Văn hóa dân chủ”. Dân chúng của chúng ta thực lòng mà nói chưa có thứ văn hóa này. Cứ nhìn vào cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Bình Dương thì ta thấy ngay điều này.
Những thứ tự do tưởng như là nhỏ này nhưng thực ra nó lại không hề nhỏ khi dân chúng được thụ hưởng. Khi được thụ hưởng nó, cái khát vọng dân chủ và tự do trong dân chúng sẽ bốc cháy giúp cho con người vượt qua nỗi sợ hãi cường quyền. Về phần nhà nước, cũng dễ dàng chấp nhận hơn, nếu không cũng khó lòng trấn áp mạnh tay khi mà dân chúng chỉ đòi hỏi những thứ có tính phổ quát mà cả thế giới đã thừa nhận.
Dân chủ, theo tôi nó không phải là một cánh cửa có thể mở toang ra một cách tức thì để tràn ra dân chúng. Dân chủ cũng cần có những cơ sở hạ tầng của nó. Khi thiếu vắng đi những cơ sở hạ tầng này thì dân chủ có mở ra cũng không thể nào thực thi được. Tôi lấy ví dụ dễ thấy nhất . Hiện nay chúng ta đang đòi “Quyền im lặng”. Tất nhiên đây là một quyền rất chính đáng không ai có thể phủ nhận, thế nhưng theo công bố của hội luật gia việt nam, chúng ta hiện nay chỉ có 8000 luật sư và cũng theo báo cáo của tòa án nhân dân tối cao trong 10 tháng đầu năm 2014 ngành tòa án đã giải quyết 286.614 vụ án đạt tỷ lệ 76,3% nghĩa là trong 10 tháng đầu năm 2014 chúng ta có 377.123 vụ án. Thử hỏi chúng ta đào đâu ra luật sư để thực thi cái “Quyền im lặng” này?
Nền dân chủ được hình thành từ rất sớm trong xã hội loài người (năm 508 TCN). Nhưng từ đó đến nay, cái nền dân chủ ấy đã không ít lần bị các thể chế chính trị khác đánh bại trên khắp thế giới. Một câu hỏi đặt ra là “Tại sao một thể chế có thể làm cho một đất nước cường thịnh lên lại bị một thể chế chính trị khác lạc hậu hơn đánh bại?” Chúng ta phải trả lời được câu hỏi này để từ đó nhìn lại phong trào dân chủ hiện nay của việt nam để tránh những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra, vì rằng chúng ta nên nhớ , mỗi khi nền dân chủ bị đánh bại là một lần sinh mạng của hàng nghìn , thậm chí hàng vạn con người bị chôn theo. Xin nhìn lại cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu, cuộc đảo chính của Pinoche tại Chi lê, cuộc lật đổ nền dân chủ của Hile năm 1933 tại Đức.
Tôi cho rằng nền dân chủ mà mọi người đang theo đuổi là một thể chế tiến bộ, nhưng hỏi rằng nó đã hoàn hảo chưa? Thì phải nói rằng nó chưa hoàn hảo. Trong nó vẫn tiềm ẩn rất nhiều những mặt tiêu cực. Trong một xã hội có đủ điều kiện thì mặt tích cực của thể chế này sẽ phát huy tối đa các ưu điểm của nó nhưng ngược lại, trong một xã hội chưa có đủ các yếu tố cần thiết thì mặt tiêu cực của nó lại phát huy hết công suất và khi đó nó sẽ bị đánh bại.
Vậy nên dân chủ cần phải có một lộ trình, một thứ tự ưu tiên cái nào dễ chúng ta đòi trước, cái nào khó chúng ta đòi sau chứ không thể cứ đòi bừa đi như mấy ông dân chủ ở hải ngoại mà hình như Người Buôn Gió đã phải kêu lên “Xin đừng đòi dân chủ bằng máu của người khác”. Nhân nói đến mấy ông dân chủ hải ngoại tôi cũng phải nói thật rằng rất nhiều ông không có trí thức. Nhiều khi các ông đòi hỏi vào những điều đại kị của chế độ nhưng thực chất điều các ông ấy đòi hỏi lại rất vô nghĩa. Ví dụ các ông hải ngoại đòi “Quân đội, công an chỉ trung thành với đất nước chứ không phải là với đảng” thoạt nghe thì rất hay, có vẻ nhiều chất tri thức, nhưng chỉ cần đặt ra một câu hỏi “Khi mà chế độ đa Đảng hình thành thì sao?” thì ta sẽ nhận ra ngay cái đòi hỏi của các ông chẳng có một chút ý nghĩa gì vì rằng, khi ấy, điều các ông đòi hỏi tự nó sẽ tan biến. Chắc tôi không cần phải giải thích tại sao.
Xin trích dẫn ra đây phát biểu của một đại biểu quân đội trong đại hội đảng cuối cùng của đảng cộng sản Ba Lan khi đảng ấy tuyên bố giải tán (Quân đội nước này cũng thề trung thành với đảng cộng sản như quân đội ta):
“Hôm nay chấm dứt hoạt động của Đảng trong quân đội, với tư cách những người lính, chúng tôi hy vọng rằng, từ nay quân đội sẽ không ủng hộ bất cứ một đảng phái chính trị nào, không trung thành với bất cứ tư tưởng của đảng phái nào. Quân đội chỉ trung thành với nhân dân và tổ quốc” (vỗ tay).
Điều đòi hỏi này là vô ích nhưng nó lại dính đến điều đại kị của chế độ nên chế độ sẽ lập tức phản ứng thế là vô hình dung cái đòi hỏi vô nghĩa ấy lại biến thành một vật cản trở tiến trình dân chủ.
Và điều này nữa, các vị đòi những người cộng sản từ bỏ chủ nghĩa Mác. Thật hết sức vô lý. Nó vô lý ở hai điểm:
Thứ nhất—Các vị hiểu gì về chủ nghĩa Mác? Tôi đã đọc những bài kêu gào của các vị nhưng chưa thấy một vị nào chỉ ra nổi chủ nghĩa Mác sai ở đâu. Các vị chỉ lấy duy nhất sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa làm bằng chứng cho sự sai lầm của chủ nghĩa Mác. Điều đó là hết sức phiến diện. Ta phải đặt ra một câu hỏi “Mác sai hay các học trò của Mác sai?”. Một học sinh giải sai một bài toán vậy ta có thể kết luận là các định lý toán học là sai được không? Có một vị nói ông nọ ông kia đã phản biện lại Mác nhưng xin hỏi vị ấy đã đọc quyển sách phản biện ấy chưa hay chỉ là một kẻ “Nghe nói…” . Khi phê phán một điều gì ta cần phải bỏ thời gian, công sức đọc để hiểu rõ về điều đó đã rồi hãy lên tiếng.
Với tôi, một người không cộng sản, nhưng tôi vẫn cho rằng mặc dù còn những thiếu sót cần phải bàn nhưng về cơ bản Mác không sai. Những học trò của Mác đã làm méo mó chủ nghĩa Mác và người đầu tiên làm méo mó chủ nghĩa Mác lại chính là người học trò xuất sắc nhất của ông đó là Lê nin. Nếu bỏ qua cái điều “Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất lãnh đạo cách mạng” mà Mác đã từng khẳng định (Điều này thì có thể là Mác sai) thì ta nên nhớ rằng Mác đã từng nói “Chủ nghĩa xã hội là bước tiếp sau của chủ nghĩa tư bản”, ông không hề tuyên bố “Bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hôi.” Câu đó là của Nê nin.
Nếu nhìn vào hệ thống an sinh xã hội và sắc thuế thu nhập cá nhân đánh vào những tầng lớp giàu có của các nước tư bản phát triển và nhìn vào sự hình thành tổ chức liên hợp quốc rồi so sánh nó với những điều Mác tiên đoán về chủ nghĩa xã hội ta sẽ thấy hình như thấp thoáng đâu đó những nét tương đồng dù rằng vẫn còn rất mờ nhạt
Thứ hai: Các vị khoác cho mình cái áo “Dân chủ” nhưng khi các vị đòi những người cộng sản phải từ bỏ chủ nghĩa Mác là lúc các vị trở thành những người phản dân chủ. Trong những quyền tự do phổ quát được những người dân chủ chân chính thừa nhận có quyền “Tự do tư tưởng”. Vậy xin hỏi sao các vị lại tước bỏ đi cái quyền tự do cơ bản ấy của người khác? Và như vậy các vị còn là những nhà “Dân chủ” thực sự? Hay các vị chỉ là những kẻ hận thù đội lốt dân chủ? Và xin nhớ cho “Dân chủ” không có chỗ cho thù hận. Những kẻ vì thù hận mà muốn làm “Cách mạng” thì nếu có thể nắm được chính quyền, kẻ đó sẽ ngay lập tức trở thành một kẻ độc tài.
Các vị chỉ nhìn thấy từ đa đảng mà lại quên mất từ đa nguyên trong hai từ “Dân chủ”. Nền dân chủ thực sự chấp nhận mọi hệ tư tưởng mà các đảng phái theo đuổi. Có thể cực hữu, có thể cực tả, có thể là cộng sản, có thể là tôn giáo miễn là hệ tư tưởng ấy không làm tổn hại đến quyền lợi hợp pháp của các cộng đồng xã hội khác.
Và còn một câu hỏi cuối cùng tôi muốn hỏi các nhà dân chủ hải ngoại “Liệu cái thứ dân chủ mà các vị muốn lập nên tại đất nước này có phải là một hình mẫu hoàn hảo? Và nếu nó là một hình mẫu hoàn hảo thì tại sao dân chúng các nước Trung Đông lại ghét Mĩ đến thế? Mặc dù vùng Trung Đông đã tiếp xúc với nền dân chủ từ rất lâu rồi?”
Dân chủ có những đặc trưng nhưng không có hình mẫu. Tùy theo đặc điểm văn hóa và điều kiện hình thành mà nó có những sắc thái riêng của từng nước. Nhiều thứ có thể nhập khẩu riêng dân chủ thì không! Hãy nhìn vào I-Rắc, Afghanistan, Ucraina ta sẽ thấy cái hậu quả thảm khốc của các nền dân chủ nhập khẩu.
Xin tặng các nhà dân chủ chân chính một câu nói của một người cộng sản.
Hỡi những người ta hằng yêu mến, Hãy cảnh giác!
                                               Hà nội 1-10-2014

Ghi chú: Tôi! Tác giả của bài viết này không phải là đảng viên cộng sản và chưa bao giờ nắm giữ một chức vụ gì dù là nhỏ nhất của chế độ.

3023. ĐẠI BIỂU ĐỖ VĂN ĐƯƠNG SAI RỒI

LS Ngô Ngọc Trai
03-10-2014
H1
Hôm vừa rồi Đài truyền hình Việt Nam phát sóng chương trình có nội dung trả lời phỏng vấn của Đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương, Ủy viên thường trực Ủy ban tư pháp của Quốc hội về quyền im lặng trong tố tụng hình sự. Ông Đương đã phát biểu rằng quyền im lặng không phải là quyền con người.
Bằng những lời lẽ hùng hồn ông Đương cũng lập luận rằng: Số vụ bức cung nhục hình chỉ là cá biệt ít ỏi. Việc quy định quyền im lặng của bị can sẽ cản trở hoạt động điều tra trong việc truy tìm xử lý tội phạm. Rằng cần cân bằng hài hòa giữa nhu cầu điều tra xử lý tội phạm với việc bảo vệ các quyền công dân, thái quá về bên nào cũng gây hại cho bên còn lại.

Sai thứ nhất
Ông Đương cho rằng quyền im lặng không phải là quyền con người. Thế là sai, bởi lẽ quyền im lặng thực chất chính là một dạng thể hiện của quyền tự do ngôn luận, mà quyền tự do ngôn luận là quyền con người, do vậy quyền im lặng chính là quyền con người.
Hiến pháp sửa đổi năm 2013, tại Điều 25 quy định Công dân có quyền tự do ngôn luận và việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Như thế có thể hiểu rằng việc quy định quyền im lặng trong tố tụng hình sự thực chất là sự diễn giải, luật hóa quyền tự do ngôn luận của công dân theo hiến pháp.
Ngược lại, nếu bị can không được quyền im lặng, tức là để ngỏ khả năng bị can phải khai báo trái ý muốn, cũng tức là chấp nhận việc bị can có thể bị xâm hại về sức khỏe, danh sự và nhân phẩm. Như thế sẽ trái với quy định của Hiến pháp được thể hiện tại Điều 20 rằng: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh sự và nhân phẩm.
Cho nên nếu ông Đương và những người khác coi trọng những điều đã ghi trong Hiến pháp, thì phải luật hóa và truyền tải nội dung tinh thần của hiến pháp vào đời sống. Theo đó luật tố tụng hình sự phải quy định về quyền im lặng.
Sai thứ hai
Đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương cho rằng, quy định bị can được quyền im lặng sẽ gây khó khăn cho việc điều tra xử lý tội phạm. Ông cho rằng cần cân nhắc quy định hợp lý giữa việc điều tra xử lý tội phạm với việc bảo vệ các quyền công dân, thái quá về bên nào cũng gây hại cho bên còn lại.
Đây thực chất là quan điểm đánh đổi hy sinh mục tiêu cho phương tiện.
Vì quyền công dân là mục tiêu còn việc xử lý tội phạm là phương tiện.
Nếu không quy định quyền im lặng chắc chắn sẽ xảy ra bức cung, việc ép buộc người ta khai báo sẽ xâm hại tới quyền được bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe công dân. Vậy hy sinh quyền công dân ngay trước mắt để xử lý tội phạm cũng nhằm bảo vệ quyền công dân khác, thế thì việc điều tra xử lý tội phạm đã hoàn toàn mất đi ý nghĩa và là đánh đổi mục đích cho phương tiện.
Đại thể có thể hiểu ý của ông Đương là trong xã hội có nhiều tội phạm nguy hiểm như cướp giết hiếp, nếu “nhẹ nhàng” với “bọn nó” thì làm sao truy bắt được đồng bọn, để chúng nó ngoài xã hội sẽ gây nguy hiểm cho những người khác.
Xem ra quan điểm của ông Đương vẫn có chỗ đứng trong xã hội và đặc biệt thể hiện quan điểm của cơ quan điều tra.
Tức là cần chấp nhận đôi khi phải “rắn” với tội phạm nguy hiểm, và đó chẳng qua cũng là việc chặng đặng đừng và chỉ nhằm tốt cho đời sống xã hội.
Nghĩa là thôi thì phải du di một tý quyền công dân, hy sinh một lợi ích nhỏ cá nhân để bảo vệ một lợi ích khác lớn hơn là an toàn xã hội.
Tức là chấp nhận một giải pháp khiếm khuyết để đạt mục đích.
Nhưng nhiều khi giải pháp đưa ra bị hạn chế là bởi nguyên do năng lực.
Thực tế vẫn có cách khiến bị can tự nguyện khai báo để bắt được kẻ đồng phạm trong khi vẫn tôn trọng các nguyên lý căn bản của tố tụng hình sự là bảo vệ các quyền công dân.
Hãy để luật sư giúp đỡ trong việc đó bằng cách giải thích cho bị can rằng nếu anh hợp tác với cơ quan điều tra để truy bắt đồng phạm, thì đó là lập công và có thể được giảm án.
Nếu bị can hiểu điều đó là chắc chắn, hắn không bị đánh lừa bởi đó có sự bảo đảm bằng người luật sư, khi đó lời khai sẽ là tự nguyện, và quyền im lặng vẫn được tôn trọng và mục đích vẫn đạt được.
Đó chỉ là một chi tiết nhỏ cho thấy nhiều vấn đề vướng mắc khiến người ta loay hoay chẳng qua là do yếu kém trình độ hoặc là sự giả bộ để níu giữ thực trạng nhằm bảo vệ cho quyền lợi ích kỷ.
Hóa giải những trở ngại còn lại
Nếu không quy định quyền im lặng thì chẳng có gì thay đổi cả. Trước nay đã có quy định rất rõ là nghiêm cấm mọi hình thức truy bức nhục hình rồi, nhưng thực tế truy bức nhục hình vẫn diễn ra.
Và đừng nói việc truy bức nhục hình chỉ là cá biệt ít ỏi. Tình trạng nhục hình thì không có cơ sở khẳng định nhưng tình trạng bức cung thì có thể nói là xảy ra ở hầu như 100% các vụ án.
Bức cung không tệ như nhục hình nhưng nó góp phần làm mất niềm tin của người dân vào nền tư pháp, gây chán ghét và làm xã hội suy đồi bởi tính phổ biết rộng khắp về số lượng của nó.
Vậy nếu muốn thay đổi thực tế hiện tại thì phải quy định khác đi so với trước.
Hiện nay Đảng và Nhà nước đang có chủ trương cải cách tư pháp, tức là trong nhận thức đã thấy rằng hệ thống tư pháp như hiện tại là không ổn, cần thay đổi.
Đó là một động lực để đưa đến thay đổi một vấn đề cụ thể chi tiết là quyền im lặng trong tổng thể hệ thống tư pháp nước nhà.
Đối với giới tư pháp thì đây không phải là thời điểm thích hợp thì còn là khi nào?
Đối với Đảng và Nhà nước thì đây là một cách để thổi sinh khí khơi gợi sức sống niềm tin cho chương trình cải cách tư pháp.
Nhưng vẫn có ý kiến rằng với số lượng luật sư ít ỏi như hiện nay làm sao đảm bảo được mọi hoạt động lấy lời khai đều phải có luật sư bào chữa? Mà không lấy lời khai được thì làm sao giải quyết được vụ án, thế thì để án tồn đọng ùn ứ à?
Ở đây có một vài nhầm lẫn cần làm rõ.
Nếu bị can được quyền giữ im lặng và không khai báo, thì số lượng buổi làm việc lấy lời khai sẽ giảm tụt xuống rất lớn so với hiện nay.
Lâu nay cơ quan điều tra mất nhiều thì giờ với việc lấy lời khai, có những vụ án ma túy chỉ cùng một bị can mà có tới vài chục lần lấy lời khai. Nếu có quy định về quyền im lặng thì bản thân cơ quan điều tra sẽ phải đánh giá lại xem hoạt động lấy lời khai có phải là hoạt động điều tra trọng yếu giúp giải quyết án hay không.
Theo đó, khi quy định về quyền im lặng thì cơ quan điều tra sẽ phải thay đổi trọng tâm hoạt động điều tra, họ sẽ phải nâng cao trình độ để nhờ vào năng lực con người và các trang thiết bị máy móc hiện đại để có các hướng điều tra khác, giúp phát hiện và lần theo dấu vết tội phạm.
Khi quy định về quyền im lặng thì cũng phải thay đổi nhận thức về chứng cứ.
Lâu nay người ta vẫn cho rằng cái tờ giấy ghi lời khai của một người chính là chứng cứ, quan điểm này cần phải thay đổi.
Cái biên bản ghi lời khai đó chỉ là một dạng vật chất chứa đựng ngôn ngữ, giúp ta hiểu được quan điểm ý kiến của một người về vụ án. Nó không phải là cái đã tồn tại khi vụ án xảy ra và nó không chứa đựng dấu vết của tội phạm nên không giúp ta thấy được tội phạm đã diễn ra thế nào.
Cái giúp ta thấy được điều đó chỉ có thể là nhân chứng và vật chứng của vụ án. Nhân chứng là người đã chứng kiến và bản thân họ với cả thể xác và tinh thần mới là chứng cứ, đừng hiểu rằng cái biên bản ghi lời khai của họ là chứng cứ.
Lâu nay luật quy định và giới tư pháp đều nhận thức rằng biên bản ghi lời khai là chứng cứ, do vậy đó là nguyên nhân khiến người ta xoáy vào việc lấy lời khai và cho đó là trọng tâm của hoạt động điều tra tội phạm, trọng tâm của hoạt động giải quyết án.
Và đó là nguyên nhân dẫn đến bức cung nhục hình.
Ảnh: Đại biểu QH Đỗ Văn Đương. Nguồn ảnh: báo Dân Trí

Bi hài: Việt Nam thực sự có bao nhiêu bộ/thứ trưởng?

Câu hỏi “đau đầu”: “hàm” là gì?

Sau khi post bài “Tại sao Việt Nam ‘phải có’ thật nhiều… thứ trưởng?” lên Lề Dân, có người bạn bảo tôi: Anh nói thế gần đúng nhưng chưa đủ, bởi vì trong thực tế ngoài các thứ trưởng, là 130 mà anh đã thống kê, thì còn có rất nhiều người "được coi như"/"tự coi mình ngang"/"mang hàm" thứ trưởng nữa – con số đó là bao nhiêu?
Tôi nghĩ: Ừ nhỉ, chính mình cũng đã gặp nhiều kẻ tự coi mình “ngang hàng”, “tương đương hàm” hay “ngang hàm” hay “mang hàm” và cả “ăn hàm”, “ngồi hàm”, “nằm hàng”, “đứng hàng”… thứ trưởng, bộ trưởng. Thế mới biết cái “hàm” thứ/bộ trưởng nó rất… có giá… trị… so kè!
Chúng ta đã nói, thứ trưởng là một chức danh trong mỗi bộ trong chính phủ, và VN có 22 bộ nên lẽ ra chỉ có 22 thứ trưởng, nhưng thực tế đang có 130 thứ trưởng chính danh (được công bố tên tuổi rõ ràng trên Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ và các bộ), nên mới đang có “lạm phát thứ trưởng”.
Nhưng chính trong tổ chức chính phủ ngoài 130 “thứ trưởng chính danh” vẫn còn rất nhiều những kẻ tự coi/được coi/được có quyền/được hưởng lợi “tương đương thứ trưởng” khác như: trợ lý và cố vấn thủ tướng, người phát ngôn chính phủ, các chủ tịch và TGĐ của 17 tập đoàn tổng công ty đầu ngành trực thuộc Thủ tướng, các tổng cục trưởng trong các bộ…

Vậy VN đích thực có bao nhiêu các loại “hàm” thứ/bộ trưởng?

Ngoài ngành kinh tế ra, trong quân đội và an ninh thì các vị cấp trung tướng trở lên, các tư lệnh quân binh chủng dù không là thứ trưởng nhưng đề tự coi mang hàm thứ trưởng… vì cách chính sách ưu đãi và quyền lực của họ đều ngang thứ trưởng. Thành ra con số cá mè “thứ trưởng” và “ngang hàng thứ trưởng” trong chính phủ (kẻ cả quân đội, an ninh) không phải 130 mà khoảng… 260!?
Chúng ta biết, CSVN cai trị dân theo hệ thống Cung Vua + Phủ Chúa, trong đó Chính Phủ chỉ là Phủ Chúa chịu sự lãnh đạo của Cung Vua là bộ máy tổ chức của đảng CSVN (đó là Văn phòng Trung ương của đảng). Hầu như Phủ Chúa có tổ chức gì, thế nào thì trong Cung Vua cũng có và phải có như thế, để lãnh đạo các “chúa con”, chỉ có tên gọi khác thôi. Ví dụ, thay vì các Bộ trong CP, Cung Vua có các Ban – như ban Nội chính do Nguyễn Bá Thanh là trưởng Ban tức hàm Bộ trưởng trong đảng, các (06) phó Ban của Thanh là các “thứ trưởng trong đảng”, hay Vương Đình Huệ là “bộ trưởng kinh tế của đảng” với dăm bảy "thứ trưởng kinh tế đảng" xung quanh nữa…
Tóm lại, trong bộ máy trung ương của đảng có khoảng hai chục vị “bộ trưởng đảng” và khoảng trên 100 “thứ trưởng đảng” nữa… Quyền và lợi của cá vị bộ trưởng và thứ trưởng đảng chắc chắn không kém quyền và lợi của các bộ, thứ trưởng trong phủ Chúa” vì chức năng của họ là “cao hơn và quan trọng hơn”: lãnh đạo.
Thường thì, cái “hàm” này được các đương sự chứng minh bằng hệ số lương “được ăn” và chế độ đãi ngộ “được hưởng” như tiêu chuẩn xe riêng, tiêu chuẩn nhà nghỉ, tiền công tác phí “được thủ”…. Ví dụ, một ông chuyên viên Văn phòng TƯ đảng, chẳng thèm có chức vụ gì, đi đâu cũng vỗ ngực “tao hàm thứ trưởng” vì tao có hệ số lương cơ bản là 12 chưa tính hệ số “chức năng đảng” (lương cơ bản gấp 12 mức lương cơ bản thấp nhất) cao hơn hệ số lương 11 của các thứ trưởng và chỉ thua hệ số lương 13 của các bộ trưởng và 15 của thủ tướng (chắc 14 là của các phó thủ?)… 
Còn nữa! Bộ máy chính quyền và đảng CSVN trong/tại 64 tỉnh thành trên cả nước cũng có rất nhiều kẻ “mang hàm” hay tự coi/được coi tương đương bộ trưởng, thứ trưởng nữa! Mỗi tỉnh đều có ít nhất hai kẻ tự coi/được coi tương đương bộ trưởng là Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch tỉnh (CT UBND), còn các phó của họ, luôn rất đông thì tự coi/được coi tương đương… thứ trưởng. Như vậy, tại các địa phương, dân Việt Nam còn có thêm khoảng 128 “hàm” bộ trưởng và 64x2x5=640 “hàm” thứ trưởng nữa! Tuy không oai (có quyền) bằng 22 bộ trưởng và 130 thứ trưởng “chính danh” nhưng họ tự hào (vì có lợi) là được hưởng tiêu chuẩn đãi ngộ tương đương! Họ chỉ quan tâm so sách quyền và lợi thôi, còn trách nhiệm của bộ trưởng hay thứ trưởng, của chính quyền hay chính phủ luôn là trách nhiệm chung “tập thể” rồi… Ví dụ như Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói “rõ ràng minh bạch”: “Quốc hội sai thì dân chịu (trách nhiệm) thôi…”
Và, thế vẫn chưa hết các “hàm bộ trưởng”, và “hàm thứ trưởng’ ở VN, vì chúng còn tồn tại nhung nhúc trong bộ máy Quốc hội và các đoàn thể của đảng như Mặt trận TQ, Đoàn Thanh Niên, Hội phụ nữ, Công đoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và vô số các “Hội nghề nghiệp”, “Hội Hữu nghị” khác nữa… Trong nhóm này, tôi ước chừng (xin lỗi vì không đủ kiên nhẫn để thống kê chính xác nữa – vì khi thống kê cứ thấy tức anh ách! Tôi khổ vì xấu tính thế…) cũng có khoảng 2 chục vị hàm bộ trưởng (không tính hai kẻ đứng đầu là Hùng và Nhân “ăn hàm” phó thủ tướng đặc biệt hay siêu bộ trưởng) và khoảng 100 vị “gặm” “hàm thứ trưởng” nữa…

Chắc chắn là… kỷ lục Guiness bi hài!

Tổng cộng, bộ trưởng và “hàm bộ trưởng” ở VN có tổng cộng 22CP+22Đ+64TT+20ĐT=104 bộ trưởng và “hàm bộ trưởng”, xin được “làm tròn” là 108 vị “anh hùng vô lương sơn bạc” chánh hiệu CSVN… Theo tỷ lệ của VN thì nước Mỹ phải có trên 300 bộ trưởng và “hàm” bộ trưởng, trong khi con số thực của họ là… trên 30 bộ trưởng thôi (các thống đốc bang không có “hàm” bộ trưởng...).
Còn con số thực các thứ trưởng và các “hàm thứ trưởng” của VN hiện nay là: 130+130+(22x2)+(17x2)+64x10+100=260+44+34+640+100=1,078 thứ trưởng và “hàm thứ trưởng”! Gấp đúng 10 lần số bộ trưởng và “hàm” bộ trưởng…
Tôi hoa mắt, đem những con số trên phân tích chi tiết để tham khảo ý kiến một vị “nguyên” Vụ phó trong Bộ Nội vụ đã “về hưu ở hàm vụ trưởng” – tức đang ăn lương hưu vụ trưởng, chưa được coi là “ăn hàm thứ trưởng”, (là họ hàng bà xã tôi), thì nhận được cái cười méo mó gật đầu: không sai về cơ bản, dù chưa chính xác, con số “hàm” có thể lớn hơn và “hàm” có thể bao hàm các vị về hưu “nguyên”/cựu mà tiêu chuẩn ăn hưởng của họ thưởng vẫn được giữ nguyên như “hàm” cũ, nhờ tuy không làm nữa nhưng nay vẫn làm “cố vấn”, quân sư cho các “hàm” mới… Đó cũng là chính sách “lưu dụng cán bộ” của đảng mà bộ Nội vụ đang triển khai mấy chục năm nay…
Vậy là dân Việt Nam đang lập kỷ lục Guiness, có tới trên 100 bộ trưởng và “hàm” bộ trưởng, trên 1,000 thứ trưởng và “hàm” thứ trướng, trong đó “hàm” thứ/bộ trưởng là những người được “ăn” và “hưởng” tiêu chuẩn lương/lộc ngang/như thứ/bộ trưởng, còn làm việc đảng giao và trách nhiệm thì của tập thể. Vậy là, “hàm”, theo cách hiểu dân gian, có nghĩa là “tàu há mồm”, hay “kẻ ngoác hàm” cấp… bộ!
Viết đến đây tôi bị… sái quai hàm, phải một tay mổ cỏ, một tay đỡ hàm, băn khoăn tại sao hàm của mình lại không phải “hàm” bộ trưởng hay bét ra “hàm” thứ trưởng? Có lẽ tại sức nhai, sức cắn, sức ăn hay sức nói (phét) của nó kém quá chăng? 
Huhu, thương cho dân nước nào có đến và phải nuôi hơn trăm cái “hàm” bộ trưởng và hơn ngàn cái “hàm” thứ trưởng như Việt Nam, huhu…hu!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét