Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Những vở diễn sống dậy tinh thần đổi mới

Đức Thành - Nhân tài mùa thu và nhà nước mùa thu


Thời cách mạng tháng 8 năm 1945, ý thức hệ cộng sản ở đâu đó, xa lắc xa lơ. Toàn dân tộc chỉ biết đến duy nhất một mặt trận Việt Minh, một khối đại đoàn kết dân tộc, bao gồm cả các văn nhân, chí sĩ, cả quan lại trong triều đình nhà Nguyễn tham gia đông đảo trong cái mặt trận ấy và đã làm nên một cuộc cách mạng “ long trời lở đất” ầm ầm như thế nước vỡ bờ.

Khi thành lập nước Việt Nam độc lập chính thức đầu tiên, chẳng ai khác chính vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn làm Quốc trưởng.

Ông vua này từng bị chính quyền cộng sản bêu riếu là thối nát, ươn hèn, sa đọa, nhưng thử hỏi ở giai đoạn lịch sử ấy, liệu ông vua “sa đọa, ươn hèn” kia không đứng ra nhận trọng trách làm quốc trưởng thì chính quyền cách mạng non trẻ có thu phục được lòng dân Việt lúc bấy giờ? Và nếu vậy tồn tại được mấy nỗi?

Thời điểm khó khăn ngặt nghèo nhất của cách mạng, khi kêu gọi kháng chiến, tại sao Hồ Chí Minh lại không lấy danh nghĩa chủ tịch đảng cộng sản Đông Dương để kêu gọi 5000 đảng viên của mình đứng lên kháng chiến kiến quốc mà lại kêu gọi toàn thể “đồng bào” cả nước “không phân biệt già trẻ gái trai…” miễn là đồng bào Việt Nam, không phân biệt địa vị sang hèn… đứng lên trường kỳ kháng chiến. Rồi tuần lễ vàng. Nếu không có tài sản của tầng lớp giàu có đóng góp nuôi quân, mua sắm vũ khí, mở công xưởng thì lấy đâu nguồn lực để kháng chiến kiến quốc đến thành công?

Ấy vậy mà sau khi thành công, Đảng lại đem những người giàu có này đi đấu tố, giết hại, tù đày, tịch thu tài sản mà gia đình họ chắt chiu dành dụm được qua bao thế hệ. Trong khi với tình yêu tổ quốc thiêng liêng, khi tổ quốc lâm nguy họ đã không hề tiếc xương máu, đem những bảo vật của mình dâng hiến cho cách mạng với một ý nghĩ duy nhất làm sao cho Việt Nam thực sự hòa bình giàu mạnh dân chủ văn minh!

Cái dễ nhận thấy nhất là tinh thần đoàn kết nhất trí cao của toàn dân đã đưa cuộc cách mạng của dân tộc đi đến thành công. Chính nó đã làm lên những dòng thác cách mạng, và là nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc Việt nam, là sức mạnh vô song làm biết bao nhiêu kẻ thù phải khiếp sợ.

Những ngày này trong tinh thần tưởng nhớ, ôn lại tinh thần cách mạng tháng tám năm xưa sau một loạt biến cố xảy ra cho dân tộc mà thủ phạm là ông bạn vàng bốn tốt của đảng, luôn được đảng bợ đỡ đề cao quá mức, khiến cho toàn thể dân tộc chợt như bừng tỉnh về mối hiểm họa Hán hóa từ ngàn đời nay vẫn hiển hiện trước nhỡn tiền, cho dù nó được ngụy trang bằng bất cứ hình thức che đậy nào.

Cái bừng tỉnh của dân tộc mình dường như cũng đã đánh thức và làm bừng tỉnh mọi dân tộc khác về một nước lớn Trung Hoa đang trong trạng thái “mê sảng, lảm nhảm” trong cơn ngủ dài đầy mộng mị mà có một vài kẻ thần hồn nhát thần tính cứ tưởng “con rồng cộng sản Trung Hoa đã thức giấc”.

Nhân loại tiến bộ ngày nay đã không chỉ bừng tỉnh mà ngày càng nhân thức sâu sắc rằng ai còn dùng thứ bùa ngải có tên gọi “cộng sản” kẻ đó còn chìm trong trạng thái mộng mị thậm chí lú lẫn hôn mê sâu.

Hãy đem quá khứ cách mạng mùa thu tháng Tám năm xưa để chiêm nghiệm thực tại hiện nay để xem thế và thời của Việt Nam ở hai giai đoạn hơn kém như thế nào, từ đó mà đúc rút, định hình tương lai cho dân tộc mình.

Với vài phép so sánh giản đơn dưới đây sẽ thấy thế và lực của tổ quốc độc đảng toàn trị hiện nay:

1. Cách mạng mùa thu của ngót 70 năm về trước, đảng đã thu phục nhân tâm bằng “cướp lấy chính quyền về tay nhân dân” để hiện thực hóa ước mơ “người cày có ruộng”. Còn mùa thu năm nay Đảng đã thêm một lần khẳng định “Đất đai (ruộng đất) do nhà nước thống nhất quản lý” (không có chuyện đa sở hữu).

2. Công lao giành được chính quyền là công lao của toàn dân tộc mà nòng cốt là tập hợp đa nguyên đa đảng đại diện cho mọi tầng lớp giai cấp của xã hội Việt Nam trong mặt trận Việt Minh. Thì ngày nay Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, nhất nguyên, tập quyền, toàn trị, phi dân chủ. Đảng càng củng cố quyền lực đảng càng trở nên thất bại trong mọi trong mọi đường lối phát triển đất nước. Vì nhất nguyên, toàn trị nên tình hình tranh ăn độc quyền đã làm phát sinh tệ phe nhóm bè cánh trong đảng ngày càng phát triển và đang có bằng chứng người của đảng đã câu kết cùng với thế giới ngầm xã hội đen làm khuynh loát xã hội.

3. Một chính quyền non trẻ đã xây dựng một quân đội theo phương châm “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ” thời chính quyền còn trong trứng nước. Ngày nay quân đội được đảng xây dựng “Quân đội phải tuyệt đối trung thành với đảng, do đảng lãnh đạo trực tiếp và toàn diện”!

4. Nhà nước non trẻ thời cách mạng mùa Thu đã khéo léo xua đuổi được hàng vạn quân Tàu tưởng về nước, ngay khi chưa có một chính thể nào công nhận chính quyền nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Còn ngày nay đảng luôn tự hào rằng đã có quan hệ với hầu khắp các quốc gia trên thế giới, là đối tác chiến lược với tất cả các nước lớn. Nhưng chính bằng thói xu nịnh bợ đỡ của mình, sự yếu kém của mình, không chịu học hỏi đúc rút từ những bài học xương máu của dân tộc, Đảng đã mất cảnh giác để chính ông bạn Tàu cộng đồng minh ý thức hệ của mình ngang nhiên xâm lấn biển đảo quê hương mà không dám ho he nổi một câu rằng sẽ “nhờ tòa án quốc tế phân xử” để hòng lấy lại tài nguyên công thổ quốc gia mà cha ông đã dựng xây, giữ gìn và bảo vệ.

5. Bằng gậy tầm vông, giáo mác, bằng lòng yêu nước nồng nàn, bằng dương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, tập hợp đa nguyên đa đảng trong toàn thể “quốc dân đồng bào”. Ở ngay cái thời kỳ cả mấy triệu đồng bào chết đói năm 1945, chẳng có Trung Cộng hay Liên xô giúp đỡ nhưng dân ta đã giành được chính quyền về tay nhân dân. Vậy mà tại sao khi có Liên Xô, khối XHCN giúp đỡ mà đảng ta chẳng lấy nổi Hoàng Sa, lại còn để giặc Tàu cộng cưỡng chiếm nốt cả một số đảo Trường sa?

6. Về giáo dục chỉ trong vài tháng bằng bình dân học vụ từ 95% dân mù chữ đã xóa mù cho 70% dân số nhưng sau bao nhiêu năm cải cách đổi mới giáo dục vẫn loay hoay không biết chọn thi cử kiểu nào để đánh giá đúng chất lượng giáo dục. Chẳng có trường đại học nào lọt tốp 500 trường trên thế giới.

7. Chính quyền non trẻ đã tập hợp được những trí thức lớn đứng ra phục vụ đất nước, phục vụ dân tộc. Những Hồ Đắc Di, Dương Quảng Hàm, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Mạnh Tường, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa… Còn ngày nay Đảng đã tập hợp được những ai nếu không phải là xung quanh mình ngoài những kẻ chỉ chăm lo cho bè cánh, lợi ích nhóm của mình, củng cố đặc quyền đặc lợi.

Phải làm gì khi “nhân tài như lá dụng mùa thu” hiện nay?

“Anh hùng hào kiệt đời nào cũng sẵn” nhưng sẽ không bao giờ họ chịu cùng đứng chung trong một ổ nhóm (hay một tổ chức) bất tài háo danh, hãnh tiến (dù trước đây họ nhất thời bị lường gạt lừa phỉnh thì họ cũng dần xa lánh, thoát ly). Do đó nếu chỉ chọn người tài trong cái ổ nhóm ấy sẽ chẳng bao giờ có được người tài .

Người tài của dân tộc chưa hẳn đã là người tài của đảng vì những người tài ấy chưa chắc đã là đảng viên cộng sản mà chưa phải là đảng viên thì chảng bao giờ được công nhận là người tài.

Bởi thế nhân tài vẫn cứ như “lá rụng mùa thu” còn nhà nước cộng sản thì được bắt đầu vào mùa thu tháng Tám!
Đức Thành
(Bauxitevn)

Những vở diễn sống dậy tinh thần đổi mới

Vở chèo  “Ngọc Hân công chúa” của tác giả Lưu Quang Vũ đã gợi lên  biết bao suy ngẫm trong những ngày tháng mùa thu độc lập của nước nhà hôm nay.

LTS:Nhân kỉ niệm 28 năm ngày mất của Lưu Quang Vũ (29/08/1988), bài viết tưởng nhớ đến ông qua vở kịch "Ngọc Hân công chúa". Những vở diễn khai thác đề tài lịch sử đó của Lưu Quang Vũ ra đời trong thời điểm cả nước đang quán triệt tinh thần đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ 6, với những bài học và thông điệp vẫn giá trị cho đến ngày nay.

Vở chèo "Ngọc Hân Công Chúa" đã chuyển tải nhiều ưu tư, trăn trở của nhà viết kịch tài ba họ Lưu với đất nước.

Vở chèo nói về mối tình đẹp giữa công chúa Ngọc Hân và vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã không được trọn vẹn khi Nguyễn Huệ ra đi từ năm 40 tuổi, để lại sự dang dở trong công cuộc xây dựng cải cách đất nước, và để lại sự thương tiếc của nhân dân về một tình yêu giai nhân anh hùng: “Hai người thương nước, hai người yêu nhau. Nghe câu hát cứ xôn xao nỗi niềm”….

Vở chèo khắc hoạ thời điểm Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc đánh Thăng Long với danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”.  Chúa Trịnh đã chạy trốn khỏi thành Thăng Long nhưng bị dân bắt và đem nộp Tây Sơn. Sau đó, Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long yết kiến Vua Lê Hiển Tông và Vua Lê Hiển Tông đã gả công chúa Lê Ngọc Hân cho vị anh hùng áo vải.

Ngọc Hân công chúa lúc bấy giờ nổi tiếng là học vấn tài năng nên khi bị ép duyên với Nguyễn Huệ- người mà ban đầu nàng cho là “Chỉ biết cầm gươm” đã không đành lòng. Nhưng tình yêu của họ đã được ươm mầm thăng hoa bằng sự đồng cảm chí lớn và đặc biệt cùng chung tư tưởng “Trân trọng hiền tài”.  Trong vở kịch có đoạn, Ngọc Hân nói với chồng rằng muốn biết phẩm cách của một vị tướng, một ông Vua hay của cả một thời người ta nhìn vào việc thời ấy, triều Vua ấy đối xử với kẻ sĩ, người hiền tài ra sao?!
Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, chèo, Ngọc hân công chúa, Nguyễn Huệ
Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh Ảnh tư liệu
Tác phẩm của Lưu Quang Vũ đã nêu bật được một trong những dấu ấn trong công cuộc cải cách xây dựng đất nước của Nguyễn Huệ là trọng dụng nhân sĩ. Ông biết rằng sau khi dẹp yên nước nhà, thống nhất giang sơn đã đến lúc không phải cầm gươm giỏi nữa mà là lúc  xây dựng giang sơn và đổi thay xã tắc.

Trong vở chèo, Nguyễn Huệ đã nhờ vợ mình đi tìm lại những bậc danh sĩ, tinh hoa của đất nước để về cùng ngài chung tay gây dựng lại giang sơn. Ngọc Hân đã hỏi chồng: "Nếu có những bậc tài sĩ giỏi hơn, hiểu biết hơn lệnh phu thì ngài có dám dùng không?”, Nguyễn Huệ đã không ngần ngại nói "chỉ có những kẻ bất tài vô hạnh mới sợ kẻ có tài, ta muốn có những người thông tuệ hơn ta miễn họ biết cùng ta vì nghĩa lớn".
Cảm kích trước câu nói đó của Nguyễn Huệ, Ngọc Hân đã ra đi để tìm hiền tài. Đất nước bấy giờ loạn lạc rối ren, kẻ sĩ chưa có đất để vẫy vùng nên những người như Tiến sĩ Phan Huy Ích thì lưu về quê ở Sơn Tây, Ngô Thì Nhậm thì ẩn mình vùng nào không biết…

Và may mắn thay, trong hành trình rong ruổi đi tìm nàng cũng gặp được Ngô Thì Nhậm và một số hiền sĩ, sau này dần dần Nguyễn Huệ triệu tập được đông đảo lực lượng tài trí theo mình. Ông đã thuyết phục Ngô Thì Nhậm, khi đó đang trong tâm trạng bế tắc, rằng đây là lúc không thể ngồi chờ thời được nữa. Là lúc góp sức góp tài để đổi thay thời thế. “Đi với tôi, các thầy sẽ có lực thực hiện ý định của mình”, Vua Quang Trung đã thuyết phục như vậy.

Hình như, thời nào thì với các bậc danh sĩ luôn mang trong mình lòng tự trọng và trăn trở với những vấn đề lớn lao của đất nước. Ngô Thì Nhậm bộc bạch thêm: “Liệu chúng tôi có còn được là mình nữa không? Có được nói những điều mình nghĩ, có được nghĩ những điều mình tin hay phải uốn cong ngòi bút, bẻ cong lương tri?”

Lại một lần nữa Nguyễn Huệ đã thể hiện được tầm nhìn chính trị, một lãnh tụ lỗi lạc bên cạnh tài lãnh đạo quân sự của mình: “Lương tri kẻ sĩ là ánh sáng của nước non, không có văn hiến, không có người tài và không có lời nói thật thì xã tắc ắt suy vong. Tôi cần lưong tri của các thầy, Huệ tôi có thanh gươm, các thầy có ngòi bút, làm sao cho đất nước thanh bình, dân hết lầm than”.

Lúc bấy giờ Nguyễn Nhạc cho rằng việc quy tụ kẻ sĩ của Nguyễn Huệ là có ý đồ, nhưng ông đã giải thích trong việc dùng người, xếp đặt cất nhắc người nếu vì lợi riêng mới phải kéo vây kéo cánh, còn nếu vì nghĩa cả nước dân thì phải cần người có đức có tài. Việc tụ họp những người tài trí không phải là kết bè kéo cánh.

Chính sử còn ghi lại, ngự trị ngai vàng chỉ trong thời gian ngắn nhưng ông đã làm được nhiều việc lớn như đại phá quân Thanh, lên ngôi Hoàng đế, ban bố chiếu khuyến nông, chiếu lập hồng, kén tuyển hiền tài. Và còn bao chí lớn còn dang dở như mở mang bách nghệ, thương thuyền xưởng thợ.... đưa nước Nam như con thuyền dương buồm trên biển mới sánh vai, không thua kém thiên hạ.

Có thể nói “Ngọc Hân công chúa” là một kịch bản khá đặc biệt của Lưu Quang Vũ. Hai năm gần đây, các vở kịch của ông đã dần được phục dựng lại trên các sân khấu. Nhưng cũng từ đó để thấy rằng, sân khấu hôm nay cần thêm những tác phẩm kể lại câu chuyện  lịch sử, nêu bài học yêu nước, đưa những tác phẩm có tư tưởng lớn đến với công chúng, đặc biệt lớp trẻ hôm nay. Để dần dần từ đó bồi đắp lòng yêu nước.

Gần kết vở kịch, Ngọc Hân đã khóc chồng bằng một tình cảm sâu thẳm đáy lòng: “Đi xa thế biết đến bao giờ anh trở lại…Tiếng đàn em, không quên lãng bao giờ”.

Cũng như Lưu Quang Vũ đã rời xa nhân gian mãi mãi. Tiếc nhớ ông, tưởng nhớ ngày Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh ra đi 29/8/1988, để suy ngẫm về những trăn trở, những thông điệp Lưu Quang Vũ đã gửi gắm qua các tác phẩm của mình.

Những vở diễn của ông thời đó đã làm sống động tinh thần đổi mới Đại hội Đảng lần thứ 6, nói như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên rằng kịch của Lưu Quang Vũ đặt ra một vấn đề lúc nào cũng đáng quan tâm: quản lý xã hội, lương tâm, trách nhiệm của những người cầm quyền với nhân dân của họ, là những điều lúc nào cũng nóng bỏng.
Lan Anh
(Tuần Việt Nam)

Giáo sư Thayer : Biển Đông là vùng nước đang cần quy tắc

Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng lần thứ ba (EAMF-3) ngày 28/08/2014 tại Đà Nẵng.
Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng lần thứ ba (EAMF-3) ngày 28/08/2014 tại Đà Nẵng.
DR
Ngày 28/08/2014, Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng lần thứ ba (EAMF-3) đã mở ra tại Đà Nẵng, với sự tham gia của 10 nước Asean và 8 đối tác trong khối Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Nga và Mỹ). Trong bối cảnh khu vực đang bị tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với tất cả các láng giềng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông khuấy động, Diễn đàn EAMF lần này đã đặt trọng tâm vào việc thảo luận các biện pháp bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải.
Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông thuộc Học viên Quốc phòng Úc là một trong những diễn giả có tham luận rất đáng chú ý tại Diễn đàn lần này.
Dưới tựa đề rất hình tượng « Du hành qua vùng biển chưa có quy tắc : Các biện pháp xây dựng lòng tin và Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng - Navigating Uncharted Waters : Maritime Confidence Building Measures and the Expanded ASEAN Maritime Forum », Giáo sư Thayer đã nêu bật thành trường hợp điển hình hai sự cố trên Biển Đông đều liên quan đến Trung Quốc, để nhấn mạnh đến tình trạng còn thiếu vắng quy tắc tại Biển Đông, với những hệ quả đáng ngại.
Hai « Case Study » : Bãi Cỏ Mây và HD-981
Sau khi cho rằng xây dựng lòng tin là một trong những biện pháp quan trọng để giảm nguy cơ xung đột vì « hiểu lầm, toan tính nhầm hoặc hành động phiêu lưu », giáo sư Thayer đã nêu bật hai trường hợp điển hình (case study) cần nghiên cứu để rút ra kinh nghiệm.
Trước hết là trường hợp sự cố Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) giữa Trung Quốc và Philippines.
"Trung Quốc và Philippines đang lâm vào một cuộc đối đầu tại vùng Second Thomas Shoal. Philippines duy trì một đội thủy quân lục chiến nhỏ của trên chiếc tàu BRP Sierra Madre (LT-57) và đơn vị này phải được thường xuyên cung cấp thực phẩm và nước uống. Chiếc Sierra Madre đã mắc cạn trên bãi cát ngầm một thập kỷ rưỡi trước đây nhưng vẫn thuộc Hải quân Philippines.
Năm nay, tàu Hải cảnh Trung Quốc đã can thiệp cụ thể vào công cuộc tiếp tế của Philippines. Họ đã thành công trong cố gắng đầu tiên nhưng thất bại trong lần thứ hai. Trung Quốc biện minh cho hành động của họ bằng cách cáo buộc Philippines cung cấp vật liệu xây dựng và do đó đã vi phạm một điều khoản trong Tuyên bố năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông về tự kiềm chế. Trung Quốc cũng cáo buộc Philippines là không giữ lời hứa loại bỏ chiếc Sierra Madre.
Trong nỗ lực tiếp tế thứ hai, một máy bay trinh sát của Hải quân Mỹ đã xuất hiện và cố tình cho thấy rõ sự có mặt của mình."
Trường hợp điển hình thứ hai dĩ nhiên là vụ giàn khoan HD-981 đối lập Trung Quốc với Việt Nam :
"Vào đầu tháng Năm, Trung Quốc đơn phương triển khai một giàn khoan dầu khổng lồ - HD-981 - trong vùng biển mà họ cho là vùng tiếp giáp lãnh hải của đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam tuyên bố vùng biển này là một bộ phận của khu đặc quyền kinh tế của mình.

Khi đưa giàn khoan xuống Biển Đông, Trung Quốc cho một hạm đội đi theo hộ tống, bao gồm tàu cá dân sự, tàu chấp pháp và tàu chiến của hải quân. Hạm đội này được máy bay dân sự và quân sự hỗ trợ. Quy mô của hạm đội này lúc cao điểm được cho là lên đến hơn một trăm chiếc.

Việt Nam đối phó bằng cách cho lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư đến nơi phát loa bằng ba ngôn ngữ, yêu cầu giàn khoan và hạm đội Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam.

Trung Quốc cáo buộc tàu Việt Nam tìm cách cản trở hoạt động của giàn khoan.

Cuộc đối đầu xung quanh giàn khoan là điều chưa từng thấy không những về số lượng tàu thuyền tham gia mà còn về các chiến thuật được sử dụng.

Trung Quốc mở rộng khu vực an toàn hoặc cấm tàu xung quanh giàn khoan theo một khoảng cách vượt quá tiêu chuẩn quốc tế rất nhiều và đã có những bước quyết đoán để ngăn chặn không cho tàu thuyền Việt Nam xâm nhập vào khu vực này.

Tàu Trung Quốc và tàu kéo cố tình đâm vào tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Những sự cố đó làm hư hại tàu Việt Nam, và gây thương tích cho thành viên thủy thủ đoàn Việt Nam. Trung Quốc cáo buộc là rằng tàu Việt Nam cũng can dự vào những vụ va chạm.

Tàu Hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng cực mạnh bắn vào tàu Việt Nam nhằm phá hủy hệ thống thông tin liên lạc và anten định hướng.

Tàu Hải cảnh sát Trung Quốc còn tháo bỏ bạt che súng trên boong, và thủy thủ Trung Quốc cố tình chĩa súng vào tàu thuyền Việt Nam. Phía Việt Nam thì vẫn giữ vũ khí trên boong của họ dưới bạt che phủ.

Trong một sự cố, một chiếc tàu đánh cá Trung Quốc đã cố tình đâm vào và lật úp một chiếc tàu cá Việt Nam làm một số thủy thủ Việt Nam bị kẹt bên trong.

Có những sự cố rải rác khác, trong đó ngư dân Trung Quốc đã ném vật cứng lên tàu đánh cá nhỏ hơn của Việt Nam."
Sự cố trên biển và tác hại trên bờ
Theo Giáo sư Thayer, từ hai vụ việc nói trên, đặc biệt là vụ giàn khoan HD-981, người ta có thể thấy rằng các sự cố trên biển có thể gây ra nhiều hậu quả lớn không chỉ trên biển
"Hai trường hợp điển hình nói trên nêu lên các vấn đề lớn hơn. Ví dụ, Việt Nam đã trải qua một sự bùng nổ bạo lực của người lao động trực tiếp tại các nhà máy và doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trong khu công nghiệp. Các cuộc bạo loạn nhanh chóng lan sang các doanh nghiệp nước ngoài khác. Nhiều nhà máy bị hư hỏng nặng hoặc bị thiêu rụi, đã có trường hợp tử vong và một số lượng lớn người bị thương. Trung Quốc đã cho sơ tán nhân viên và người lao động.

Tóm lại, cuộc đối đầu trên biển có thể lan qua nơi khác và có tác động lớn hơn. Trong trường hợp cuộc đối đầu Trung-Việt này, ảnh hưởng không chỉ liên quan đến các nhà máy đã bị đốt phá hoặc cướp bóc, mà cả quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Cuộc đối đầu Trung-Việt cũng đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nói chung. Các công ty dầu khí hoạt động tại Biển Đông hiện đang rốt ráo phân tích rủi ro cho các hoạt động hiện tại và công việc đầu tư trong tương lai. Họ cũng đang tìm kiếm sự đảm bảo rằng tài sản của họ sẽ được bảo vệ chống lại các sự cố trong tương lai.

Ngày 15-16 tháng 7 cuộc đối đầu giảm bớt khi Trung Quốc rút giàn khoan đi và cả hai bên thận trọng rút tàu thuyền của họ khi một cơn bão đang tới."
Lòng tin cần nhiều năm để xây dựng nhưng chỉ cần chốc lát để phá bỏ
Đối với Giáo sư Thayer, một tác hại lớn nhất của vụ giàn khoan HD-981 là sự bào mòn của lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và Trung Quốc.
"Một hậu quả chủ yếu của cuộc đối đầu xung quanh vụ triển khai giàn khoan là sự xói mòn lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và Trung Quốc. Lòng tin tưởng chiến lược chỉ có thể được xây dựng trong một thời gian dài nhưng có thể bị bào mòn khá dễ dàng như trường hợp điển hình này minh họa. Giả sử mà Trung Quốc và Việt Nam đã hợp tác với nhau theo các điều khoản của UNCLOS, thì cuộc đối đầu này đã có thể được ngăn chặn.

Điều không rõ là liệu năm tới các sự cố (nói trên) sẽ lặp lại hay không. Ví dụ, liệu Trung Quốc vẫn sẽ cố gắng để ngăn chặn những nỗ lực của Philippines nhằm tiếp viện cho đơn vị thủy quân lục chiến của họ tại Second Thomas Shoal hay không ? Trung Quốc và Philippines sẽ áp dụng những chiến thuật mới nào ? Liệu hành động của họ sẽ thu hút các bên thứ ba hay không ?

Cũng không rõ là liệu Trung Quốc có mang giàn khoan trở lại cùng một khu vực nơi nó hoạt động trong năm nay, hoặc là cho triển khai ở những nơi khác trong vùng Biển Đông, chẳng hạn như tại vùng Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) mà cả Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền ?"
Xuất phát từ hai trường hợp điển hình nói trên Giáo sư Thayer đề xuất ra bảy đề nghị để thúc đẩy vấn đề xây dựng lòng tin, mà nền tảng phải là sự tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Bởi vì như ông từng giả định : « Giá mà Việt Nam và Trung Quốc đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong khuôn khổ UNCLOS thì đối đầu đã không xảy ra. »
Trọng Nghĩa - Mai Vân
(RFI)

Tháng Chín TPP: Lá tử vi cuối cho Việt Nam?

VNTB

Viết Lê Quân
“Việt Nam sắp tiến ra biển lớn”
(VNTB) – Chỉ còn ít ngày nữa sẽ diễn ra một trong vài kỳ họp TPP cuối cùng của năm 2014, cũng mang ý nghĩa như một sự “chung quyết” đối với số phận của Nhà nước Việt Nam có được tham dự vào hiệp định cứu cánh này hay không.
Về thực chất, Việt Nam sẽ chẳng còn mấy cơ hội để tham gia TPP, nếu tiến trình đàm phán vẫn giậm chân tại chỗ như thời gian qua. Sau thời gian đầu ồn ào với nỗi phấn khích tưởng như không có gì kềm giữ nổi, nhiều tờ báo nhà nước bất chợt xẹp nguội nhanh chóng nhiệt huyết tuyên truyền cho việc “Việt Nam sắp tiến ra biển lớn”.

Lời hứa hẹn” hoàn tất sớm nhất vào cuối năm 2013” của Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama hóa ra lại chỉ là “bánh vẽ” – theo đúng cái cách mà giới lãnh đạo Việt Nam thường phủ dụ dân chúng của mình.
Gần đây, Tổng thống Mỹ lại “mong muốn 12 nước sẽ hoàn tất được đàm phán và đúc kết được một văn kiện vào đúng chuyến đi Châu Á vào tháng 11 tới đây của ông”. Ông Obama cũng muốn gấp rút bảo đảm một kết quả trước cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ tổng thống tại Mỹ, cũng diễn ra vào tháng 11.
Thế nhưng ở Việt Nam vào lúc này, báo chí thậm chí không buồn nhắc tới sự kiện trọng đại TPP. Có chăng, người ta chỉ nói về “hiện tượng” nhiều doanh nghiệp Trung Quốc “đổ xô” vào Việt Nam để đón lõng thị trường dệt may một khi TPP được ban phép lành cho Hà Nội.
Bởi liên tục các vòng đàm phán từ đầu quý 2 năm 2014 đã gần như trở lại điểm xuất phát ban đầu với “bất đồng Mỹ – Nhật”.
Nhưng có thật như thế không?
Lá tử vi cuối cùng
Những chuyên gia phân tích lão luyện vẫn cho rằng cho dù giữa Nhật và Mỹ luôn tồn tại mối quan hệ cạnh tranh tiềm ẩn, nhưng chẳng có lý do gì để Việt Nam không được tham dự vào bàn tiệc TPP nếu nhà nước này chịu đưa ra “những cải thiện có thể chứng minh được về nhân quyền”. Tuy thế, chuyến công du 11 ngày của Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo của Liên hiệp quốc vào đầu tháng 8/2014 tại Việt Nam lại là một bằng chứng không thể thuyết phục hơn về “những vi phạm trầm trọng” của thể chế này đối với những nhân chứng mà Báo cáo viên đặc biệt muốn gặp.
Điều đáng quan ngại hơn là bản tường trình của Báo cáo viên đặc biệt trên lại đến sau báo cáo của Bộ ngoại giao Mỹ về nhân quyền Việt Nam có 3 ngày. Vì thế, sẽ khó khăn cho giới chức ngoại giao Hoa Kỳ trong trường hợp họ muốn “bảo vệ” những nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm như cơm bữa đối với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
Các thành viên Hội phụ nữ nhân quyền VN đi tham dự phiên tòa Bùi Hằng bị nhốt trong KS không thể đi ra ngoài
Mới vào cuối tháng 8/2014, Việt Nam lại xảy ra một phiên tòa không thể chấp nhận được về đạo lý. Tự tạo cớ, tự bắt bớ rồi tự đem ra xét xử ba người dân vô tội với lý cớ “gây rối trật tự công cộng”, nhà nước và ngành công an Việt Nam đã lại một lần nữa mang lá số tử vi của họ ra đánh đố vận mạng trước cái không thể còn là “Thiên thời, Địa lợi” của họ nữa.
Tháng Chín tới có lẽ là một trong vài lá tử vi TPP cuối cùng trong năm 2014 cho Việt Nam. Bởi đến tháng Mười Một, không khí cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Quốc hội Hoa Kỳ sẽ bừng nở và sẽ chẳng còn mấy chính khách Mỹ còn đủ tâm trí và thời gian để “vận động” cho Việt Nam. Trong khi đó, chuyến đi mới đây của Thượng nghị sĩ John MaCain đến Hà Nội lại được ông xác quyết một điểm nhấn không thể thiếu: Nhân quyền trước, an ninh Biển Đông và TPP sau.
đi tham dự phiên tòa Bùi Hằng, cô Nguyễn Ngọc Lụa bị Công an đánh ngất xỉu phải nhập viện
 
Vì thế, hãy chờ xem dịp lễ quốc khánh 2/9 tới đây liệu có diễn ra một không khí đặc xá “đặc cách” dành cho các tù nhân lương tâm hay không. Nghe nói một danh sách trên hai chục tù chính trị đã được phía Mỹ chuyển cho Hà Nội.
Thế nhưng danh sách trên chỉ mới là điều kiện tối thiểu cho một lộ trình dài hạn trong tương lai…
Viết Lê Quân

Vì sao Đảng Cộng sản luôn sợ sệt Xã hội dân sự?

VNTB

(VNTB) – Nhìn vào lịch sử phát triển kinh tế và chính trị, người ta thấy vai trò và trách nhiệm của các tổ chức chính trị – xã hội trong xã hội dân sự ngày càng tăng.
Những quốc gia tạo ra sự ổn định và phát triển thời gian lâu dài đều có chung một bài học là xử lý tốt mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị – xã hội, và xã hội dân sự trong quá trình hoạch định chính sách.
Ở đây thử lý giải vì sao vẫn còn nhiều người nhân danh Đảng, nhân danh cách mạng và nhân danh cả Chủ tịch Hồ Chí Minh để phản ứng quyết liệt các tổ chức xã hội dân sự.
Nguyễn Cao

Bài 1: Đảng sợ bị hạ bệ

Ban Thường vụ Hội Nhà báo TP.HCM đã có văn bản đề nghị Ban thư ký các Liên chi hội, Chi hội thông báo tới hội viên “âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động của tổ chức có tên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” (HNBĐLVN).

Hội Nhà báo TP.HCM yêu cầu cả “những người làm báo đã nghỉ hưu không tham gia, không cổ vũ cái gọi là “Hội nhà báo độc lập”.
Đảng có “ngụy” hay không?
“Về những người tự xưng là Ban lãnh đạo của cái gọi là HNBĐLVN, uy tín nghiệp vụ, uy tín làm báo của họ thấp – thậm chí có người chưa phải là nhà báo. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam (HNBVN) là những trí thức có bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, không có bất cứ ai có thể thuyết phục, lôi kéo được họ.
Với họ, sự phát triển và đi theo ngọn cờ chiến đấu của một nền báo chí cách mạng, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, ngòi bút, trang giấy của họ là vũ khí chiến đấu, vì lợi ích của đất nước, lợi ích của nhân dân là điều tối thượng”. Ông Phạm Quốc Toàn, phó chủ tịch HNBVN, nhấn mạnh.
“Họ muốn độc lập nhưng là độc lập thế nào? Ðộc lập với ai? Không lẽ là độc lập với nhân dân, với đất nước, với sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh phồn vinh, công bằng dân chủ? Ðúng là ngụy độc lập!” – trên tờ báo in Năng lượng mới số 342, phát hành đầu tháng 8-2014, tác giả Minh Nghĩa đã viết như vậy trong một bài có tựa “Ngụy độc lập”.
Một người xưng tên Nguyễn Huy Hùng, giới thiệu là nhà văn, nhà báo, nhà khoa học có nhiều giải thưởng, hiện đang sống tại TP.HCM, ký bút danh Đông La, đã viết trong bài báo có tên “Về Hội nhà báo độc lập Việt Nam”: “Không biết nước ta đã có bao nhiêu tổ chức ra đời nhân danh những điều cao cả, tiến bộ; những nhóm, những danh sách tụ họp để thể hiện chính kiến trước một vụ việc nào đấy rồi? Rất đa dạng, rất phong phú nhưng thực chất đều có mục đích chống đối và lật đổ chế độ Việt Nam hiện tại.
Ví dụ như: “khối” (8406); “Con đường” (Con đường Việt Nam); “Viện” (Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (Institutes of Development Studies – IDS); “Diễn đàn” (Diễn đàn xã hội dân sự); “Nhóm” (Nhóm kiến Nghị 72 Sửa đổi Hiến Pháp); “Danh sách” (Danh sách ủng hộ Phương Uyên, Nhã Thuyên); “Đảng” (đảng Dân chủ Xã hội); “Hội” (Văn đoàn độc lập Việt Nam) và gần đây nhất “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”.
Ông Hùng cũng cho biết thuở sinh tiền, nhà thơ Chế Lan Viên đã hết lời khen ngợi mình và đã giới thiệu ông với nhà thơ Chim Trắng, tổng biên tập tuần báo Văn Nghệ, để ông về làm phóng viên nơi này.
Dân ngu khu đen
Chuyện nặng lời như trên cũng không lạ. Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nói: “Một số anh em lập ra mười mấy tổ chức xã hội dân sự, nhưng tôi nhìn thấy là nó còn mỏng lắm, khởi xướng của anh em rất là đáng khuyến khích, đáng hoan nghênh. Nhưng mà cái để đảm bảo các tổ chức đó hoạt động chính là cơ sở pháp luật.
Nếu không có Luật lập hội thì làm sao những tổ chức đó có cơ sở phát triển được. Cho nên người ta để như vậy nhưng lúc nào muốn dẹp là dẹp nó không có bảo đảm gì. Cho nên việc thúc đẩy là đòi hỏi phải có luật cơ bản, có nghĩa là bây giờ Việt Nam có một qui trình không bình thường Hiến pháp thì bị luật treo, còn luật thì bị nghị định treo, thông tư treo, đưa ra thì có số liệu nhưng không có hiệu lực thi hành”.
Phát biểu trên cương vị thứ trưởng đương nhiệm của Bộ Nội vụ, ông Trần Anh Tuấn cho rằng: “Đối với nước ta, thể chế quản lý tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự phải phù hợp và đáp ứng được cơ chế vận hành của thể chế chính trị: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. (http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/331/language/vi-VN/M-t-s-v-n-d-c-n-l-u-y-v-xa-h-i-dan-s.aspx)
“Đảng lãnh đạo – Nhà nước quản lý – Nhân dân làm chủ”, nên ở đây có thể hiểu người lãnh đạo rất thích “dân ngu khu đen”. Các tổ chức xã hội dân sự, dù kiểu gì chăng nữa, cũng phải nép dưới cái bóng của Đảng. Điều này được công khai ở Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam – một văn bản như Luật Đảng: “Đảng viên có nhiệm vụ phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng”. (Điều 2)
Cũng theo Luật Đảng, nhân sự trong bộ máy nhà nước, tất cả đều phải là đảng viên. Những nhân sự chủ chốt như bí thư các tỉnh, thành phố, bộ, ngành đều phải được Bộ Chính trị – cơ quan cao nhất của Đảng chuẩn y.
Những tổ chức xã hội dân sự dám bình phẩm Đảng vì lẽ ấy không thể tồn tại. Tiếng là Nhà nước pháp quyền, nhưng từ nhà quản lý, quan chức đều là đảng viên, mà đảng viên thì có nhiệm vụ phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng, nên một tiếng nói trái tai Đảng là không thể.
Tiếng nói của Người Dân
Slogan của báo Nhân Dân là “Tiếng nói của Đảng”. Slogan “Tiếng nói của Người Dân” xin được đề xuất cho báo điện tử http://www.ijavn.org/. Hãy vì “quyền con người” để tôn trọng sự thật, để luôn nói được tiếng của Người Dân.
Ngay trong tháng đầu tiên ra mắt, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) đã bị “đánh tơi bời” trên một số tờ báo nhân danh Đảng.
Có lẽ Đảng đang lo ngại về một “Nhân Văn – Giai Phẩm” (NVGP) của thế kỷ 21.
Nguyễn Cao
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.
*******************************************************************

Bài 2: Đừng mị dân nữa!

Nguyễn Cao
“Nhân Văn Giai Phẩm” thời nay?
(VNTB) – GS Hoàng Như Mai hay kể với sinh viên câu chuyện về “lá cờ Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) phất phới sân trường Đại học Tổng hợp Hà Nội” thời thầy giảng dạy ở đây. Thầy được Đảng xếp vào danh sách “NVGP”. Đầu thập niên 80 thế kỷ trước, ý tứ của thầy qua “lá cờ NVGP”, sinh viên nghe qua rồi… quên mất, chẳng chút suy tư.
Từ chuyến đi sứ của ông Lê Hồng Anh – một thế thân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, sang Trung Quốc, cho thấy rất có khả năng thời gian tới tổ chức HNBĐLVN sẽ bị đàn áp như NVGP của thập niên cuối 50 ở thế kỷ trước, cũng với lý do muốn “thoát Trung”.
Vụ án NVGP bắt đầu khi Trần Dần, một tác giả quân đội đồng thời là đảng viên, đã viết cuốn sách phóng sự về trận chiến Điện Biên Phủ vào tháng 2-1955. Các nhân vật trong tác phẩm không phải là những hình mẫu anh hùng chủ nghĩa xã hội mà đảng đã ra lệnh phải theo.
Sau đó, Trần Dần đã tập hợp một nhóm các nhà trí thức có cùng tư tưởng trong nội bộ quân đội. Mục tiêu của họ là thuyết phục các lãnh đạo đảng trả lại cho họ sự tự do sáng tác. Họ mong muốn đòi lại sự tự do không chỉ từ các nhân viên kiểm duyệt quân đội, mà còn từ các viên chính ủy của đảng.
Giới trí thức bắt đầu xuất bản tạp chí riêng. Vào ngày 15-9-1956, tạp chí Nhân Văn độc lập đã được cấp phép xuất bản. Phan Khôi biên tập. Nhân Văn xuất bản năm số, từ 20-9 đến 20-11 năm 1956. Trước đó, tạp chí Giai Phẩm ra đời vào tháng 3-1956.
Để thúc đẩy tạo dựng nên xã hội mang tính pháp trị hơn, giới trí thức đã kêu gọi chỉnh sửa Hiến pháp, yêu cầu đảng trao tự do cho quốc hội, và mong muốn một nhánh tư pháp được độc lập. Nhiều tướng lĩnh quân đội cũng chia sẻ khi cảm thấy lo lắng về sự quỵ lụy một cách mù quáng đối với các mô hình và học thuyết Trung Quốc.
Tạp chí Nhân Văn bị đóng cửa vào tháng 11-1956 sau một cuộc đình công có tổ chức của công nhân xưởng in, trước khi số báo thứ sáu được xuất bản. Tạp chí Giai Phẩm cũng bị đóng cửa chỉ sau khi phát hành bốn số (tháng 3, tháng 8, tháng 10, tháng 12-1956).
Các nhà xuất bản của cả hai tờ báo đều bị bắt. Phan Khôi qua đời tại Hà Nội vào đầu năm 1960, chỉ vài ngày trước khi ông bị triệu tập xét xử vì tội “đi chệch đường lối”. Các nhà lãnh đạo khác bị cáo buộc là đã “âm mưu kích động quần chúng thực hiện những cuộc biểu tình phản cách mạng nhằm lật đổ chế độ dân chủ nhân dân và sự lãnh đạo của đảng”.
“Cái đầu” của lãnh đạo
Giả dụ tiếp tục chấp nhận nguyên tắc “Đảng là lãnh đạo tối cao”, cũng cần thấy rằng trong mỗi giai đoạn lịch sử, một đảng dẫu vị thế độc quyền, vẫn phải hiểu hôm nay mình đang đứng ở đâu, và sẽ đứng như thế nào để không bị… té ngã, không còn bị “dân hết tin Đảng” như lo sợ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Theo quan điểm ở Đại hội VI của Đảng về “Nhìn thẳng vào sự thật”, thực trạng đất nước hiện nay là tư duy kinh tế chính trị không theo kịp nhu cầu nắm bắt cơ hội để vượt qua thách thức. Nhiều quan điểm như: Phát triển bền vững, Nhà nước pháp quyền, tư vấn và phản biện… vẫn chỉ là khẩu hiệu.
Nếu nhìn thẳng vào sự thật, có thể chia sẻ rằng giai đoạn từ 1976-1986, đặc điểm tư duy về kinh tế và chính trị là “làm mà không biết” do duy ý chí chủ quan, không tôn trọng quy luật khách quan.
Giai đoạn đổi mới từ 1986 đến nay, đặc điểm tư duy lãnh đạo, quản lý là “làm rồi mới biết” khi chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Chủ yếu dựa vào tổng kết kinh nghiệm đã qua để sửa chữa nên khó thể chủ động, sáng tạo trước biến đổi nhanh của thực tiễn mọi mặt trong nước và thế giới.
Giai đoạn từ 2011 trở đi, trước bước ngoặt của phát triển mô hình mới, chắc chắn sẽ là và phải là tư duy “biết rồi mới làm”. Đây là giai đoạn kinh tế tri thức giữ vai trò chủ đạo trong mọi thay đổi, vừa tạo ra cơ hội lớn cho con đường phát triển rút ngắn của nước đi sau, vừa là thách thức rất lớn cho đổi mới.
Như vậy, ở đây đòi hỏi người đứng đầu Đảng, cần hiểu rõ tư duy dựa trên “biết rồi mới làm”, thì mới hy vọng lấy lại niềm tin của nhân dân.
Đừng mị dân nữa!
Đảng vẫn hay nói mình chịu sự giám sát của nhân dân. Tuy nhiên giám sát phải có đủ cả ba quyền: quyền thông tin; quyền kiểm tra; quyền xử lý sai phạm. Với chế định giám sát của nhân dân, nếu thiếu đi một trong ba quyền đã nêu, đặc biệt nếu không có quyền kiểm tra và quyền xử lý sai phạm, thì hoạt động giám sát chỉ mang tính dân chủ hình thức.
Kênh truyền thông của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam cùng những tổ chức xã hội dân sự khác, chính là địa chỉ tốt nhất để Đảng Cộng sản Việt Nam tìm đến cho ghi nhận đầy đủ về sự thương yêu lẫn ghét bỏ của người dân về một Đảng độc quyền cầm quyền.
Tiếp tục công khai và thách thức bịt miệng người dân như phiên tòa xét xử “hai xe – ba hàng”nhóm Bùi Thị Minh Hằng vừa qua của tỉnh Đồng Tháp, cho thấy đang tiếp tục vết đổ sai lầm khi bịt miệng báo chí như thời Nhân Văn – Giai Phẩm.
Tất cả những động thái này càng khiến thể chế chính trị độc đảng cầm quyền sẽ ngày càng bị nhân dân cạn hẳn chút niềm tin ít ỏi còn sót lại.
Nguyễn Cao
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.

Nhà giàu Trung Quốc thuê người ở tù thay

Hu Bin (trái) và người ở tù thay
Hu Bin (trái) và người ở tù thay
Tại Trung Quốc (TQ), những can phạm được thuê ở tù thay dân nhà giàu phạm pháp. Người ta tin hoạt động lừa gạt này đã thẩm thấu vào cấp tòa cao nhất ở TQ, và khi người ta có nhiều tiền hoặc có tầm ảnh hưởng, chuyện phạm tội của họ đã có người khác “gánh” thay.
Tù phạm “dự bị”

Hiện có hàng ngàn tù phạm đang thụ án tù ở TQ vì những tội họ không hề phạm. Các “diễn viên đóng thế” này sau khi mãn án có thể sống khá giả.

Tại TQ, Guo Ronghui nổi tiếng là một “diễn viên đóng thế”. Gã nghiện ma túy 25 tuổi này được phát hiện bị bệnh phù phổi nên được “xét tha vì tính nhân đạo”, khỏi phải thụ án tù vì những tội vặt.

Hắn khai thác lỗ hổng này để “làm ăn hiệu quả”: hắn ở tù thay trong 172 vụ án hình sự khác nhau, bị tuyên án tù nhiều lần (chủ yếu là tàng trữ vũ khí, ma túy) và tổng số án tù tuyên với Guo là hơn 48 năm, nhưng hắn chưa phải ở tù ngày nào!

Guo tính công từ 5.000 đến 7.000 bảng Anh với khách hàng, và dù nhiều kẻ đã “chạy mất dép” sau khi đưa cho hắn một khoản “tạm ứng”, Guo đã hưởng hơn 60.000 bảng (hơn 100.000 USD) cho “thành tích làm dê tế thần”, hoặc nhận ma túy làm phần thù lao.

Năm 2007, khi bị lấy lời khai vì vi phạm lệnh tha, Guo thú nhận với công an, rằng hắn đã “đóng thế” từ hơn 10 năm.

Hồi tháng 7.2012, một tài xế xe khách không mua bảo hiểm ở tỉnh Giang Tô, có tên gọi là Lý đã cán chết một người và làm bị thương một người khác.

Trong lúc chờ công an đến lập biên bản, Lý năn nỉ một hành khách nhận tội thay anh ta và ra hầu tòa, đổi lại Lý “tặng” số tiền 15.400 bảng Anh (150.000 Nhân dân tệ). Khi tòa thu thập các chứng cứ, những điều khuất tất bắt đầu xuất hiện: chỉ sau vài câu hỏi, người hành khách khai thật câu chuyện, Lý phải hầu tòa và bị kết án chỉ 1 năm 2 tháng tù.

 Năm 2009 xảy ra vụ liên quan một cán bộ ở tỉnh An Huy: Ding Shuming là thẩm phán một quận lái xe ở tốc độ cao, tông chết một người khách bộ hành và hai người khác bị thương.

Ding thu xếp để tài xế Zhong Ming tự nhận là người gây tai  nạn với công an giao thông, nhưng hai ngày sau, Ding cảm thấy hối hận, nhận tội và kết quả là thụ án 3 năm tù.

Trong một vụ khác, chủ một công ty vì đã phá dỡ trái phép một ngôi nhà, đã thuê một người nghèo sống chật vật trên đống đổ nát ở tù thay ông ta, với mức thù lao 25 bảng/ngày.

Hoặc giám đốc một bệnh viện gây tai nạn giao thông chết người, đã thuê cha của một nhân viên cấp dưới “thú tội” và ở tù thay ông ta. Một tổng giám đốc đang thụ án tù vì tội dàn xếp “diễn viên đóng thế” ở tù thay cho hai lãnh đạo của ông ta.

Hoặc ông nọ lái xe con không có bằng lái đã tông chết một người đi xe gắn máy, đã nhờ một người ở tù thay với giá 8.000 bảng.
Cũng vào tháng 5.2009, “thiếu gia” Hu Bin 20 tuổi khi cùng nhóm bạn đua xe hơi trên các đường phố Hàng Châu, đã húc vào một khách bộ hành (một kỹ sư viễn thông 25 tuổi) khiến nạn nhân bị văng ra xa.
Hu Bin hầu tòa
Dân TQ phẫn nộ khi xem thấy ảnh của khách qua đường chụp Hu cùng nhóm bạn nhà giàu nghênh ngang hút thuốc lá, cười đùa khi chờ công an đến hiện trường.  Hành vi vô cảm của “bọn công tử” dẫn đến việc công an bị tố cáo “bao che bọn giàu”.

Ban đầu chính quyền địa phương cho rằng xe của Hu chạy không quá tốc độ, khác với biên bản của công an. Sự phẫn nộ càng tăng cao khi sau này người ta biết Hu thuê một tù phạm thay “cậu” thụ án tù 3 năm với mức thù lao tương đương 5.000 bảng. Đó là bản án quá nhẹ tại một đất nước mà một tài xế xe tải say rượu gây tai nạn chết người dễ bị lãnh án tử hình.
“Thần thế” không ở tù
Ding Zui là chữ dùng để chỉ những “tù phạm dự bị” này. Thực chất thì rất khó xác minh việc sử dụng Ding Zui đối với các “tai to mặt lớn”, cho dù nó cho thấy tầm ảnh hưởng của “người có thần có thế”.

Một lý do khiến Ding zui vẫn tồn tại là sự cách biệt tài sản quá lớn giữa nhà giàu và nhà nghèo, điều cho phép các bậc trọc phú có “cửa lách” án tù. Hiện đa phần tài nguyên TQ đang trong tầm kiểm soát của một “nhóm lợi ích” siêu giàu, gồm các “cậu ấm cô chiêu” tức là con cháu các cụ cả”.

Họ lớn lên cùng nhau, chơi thân với nhau và nhờ tên tuổi của “ông bà khốt” mà họ làm giàu nhanh và nếu cần thiết thì có được sự bao che khỏi những cáo buộc hình sự. Một sĩ quan công an giấu tên ở miền trung TQ nói: “Mỹ có luật của Mỹ nhưng TQ có luật của nhân dân. Nếu ai đó có quyền lực, họ có thể làm điều đó, bỏ chút tiền để được tự do”.

Người này còn nói thuê người ở tù thay không là chuyện phổ biến nhưng cũng không phải hiếm, và cho biết nhiều “giang hồ cộm cán” đều có đàn em ở tù thay, và bọn chúng chăm sóc tốt cho người thân của đàn em ấy, kẻ được hưởng khoản tiền thưởng cho thời gian ở tù hộ.

Đôi lúc, người thân “đỡ”cho nhau, đặc biệt trong các vụ tai nạn giao thông, với công an có thể xác định xe liên quan nhưng không biết ai là người cầm lái. Ví dụ đứa con trai một tài xế say rượu nọ “thú tội” để giấu chuyện cha anh ta có độ cồn trong máu cao nên húc chết một cụ già.

Viên sĩ quan công an nói trong các vụ tài xế say, không có bằng lái thường xảy ra chuyện người chịu ở tù thay: người đó có mua bảo hiểm, bằng lái hoặc ít ra là người tỉnh táo, sẽ thay tài xế nhận tội.

Đã có chuyện con gái nuôi nhận tội thay ông bố nuôi gây tai nạn chết người, hoặc vì nhân chứng đã lấy biển số xe trong một vụ lái xe say rượu gây tai nạn, phó giám đốc một sở lâm nghiệp “nhờ” vợ đến đồn công an nhận tội thay.

Nhưng khi có ảnh hoặc video ghi lại hiện trường và phổ biến trên mạng, thì phải cần “diễn viên đóng thế”. Viên sĩ quan nói: “Những vụ thành công là những vụ mà người ta chẳng biết kẻ chịu tội thay là ai. Bạn phải có chiêu trò thì mới lách được”.

“Lại một vụ Ding zui”

Ngay cả nhà giàu hoặc người quyền thế cũng không thể che giấu một vụ phạm pháp -ví dụ một tai nạn giao thông kinh hoàng - gây phẫn nộ.

Lý do khác là tính bí mật và nạn tiêu cực trong hệ thống tư pháp. Khi xử án Bạc Hy Lai về tội lạm quyền, tham nhũng, các cư dân mạng đã yêu cầu phải được xem hình ảnh ông ta đang ở tù thật hay không.
Vì trước đó, khi bà vợ của ông ta là Cốc Khai Lai hầu tòa vì tội đầu độc doanh nhân Neil Heywood người Anh, dân TQ khẳng định người đứng trước vành móng ngựa không phải là người vợ gầy gò, má hóp, xương xẩu của Bạc. 
Người phụ nữ hầu tòa không phải bà Cốc
Ngược lại là một phụ nữ má phúng phính trong khi việc ăn uống ở các trại giam TQ nổi tiếng là không thể giúp tù nhân mập được.

 Các chuyên gia dùng phần mềm nhận diện khuôn mặt đã nhấn mạnh: người phụ nữ ở tòa không phải Cốc.
Người TQ xì xầm: “Lại là một vụ Ding zui”. Cốc còn bị cho là người tình của Heywood, đã bị tuyên án tử hình treo (sau này có thể được chuyển thành tù chung thân). 
Người phụ nữ hầu tòa thay bà Cốc
Bảo Vĩnh (tổng hợp)
(Một Thế Giới)

Nguyễn Thành Năng - Đối thoại với ông Phạm Quốc Toàn - Hội Nhà báo VN

(VNTB) - Mấy hôm nay cộng đồng mạng xôn xao bàn tán về bài phỏng vấn của Báo Biên Phòng với ông Phạm Quốc Toàn - Phó CT Hội Nhà báo VN và cũng là TBT tạp chí Người làm báo - về sự ra đời và hoạt động của Hội Nhà Báo Độc lập VN. Với cá nhân tôi không quen biết ông, cũng chẳng cùng phường cùng hội với ông mà cũng không thù không oán, không tranh giành kèn cựa cái ghế của ông. Ấy vậy nhưng khi đọc bài trả lời phỏng vấn của ông trên báo Biên phòng số ra ngày 25/8/2014, tôi cũng mạn phép ông để cùng ông trao đổi một vài ý kiến chung quanh việc Hội Nhà báo Độc lập VN.

Hội NBĐLVN ra đời bất hợp pháp?

Thú thực với ông, tôi chữ nghĩa không bao nhiều (lúc nhỏ học 2 năm 1 lớp, lớn lên học 1 năm 2 lớp, định thi tiến sĩ hoặc phó tiến sĩ nhưng không có điều kiện như các quan chức đương thời như ông), thời gian thì không có nhiều còn phải lo bươn chải kiếm cái ăn. Nhưng đọc những lời của ông trên báo Biên phòng thấy "ngứa tay" nên đành phải dành ít thời gian trao đổi với ông vậy. Ông đồng ý hay không thì tùy, nhưng không gian của ông và tôi không có gì khác nhau.


Thứ nhất ông cho rằng (trích) "… Tôi cho rằng, cái gọi là HNBĐLVN đã ra đời bất hợp pháp, bởi dù họ có là gì đi chăng nữa thì cũng phải tuân thủ pháp luật chứ không thể đứng ngoài, đứng trên pháp luật….."

Thưa ông, ông lấy tư cách gì mà phán một câu ranh rờn rằng HNBĐLVN ra đời bất hợp pháp? Phải chăng ông là TBT, là chủ tịch nước, thủ tướng của nước này, hay cụ thể và gần hơn là phải chăng ông là người của ngành công an và an ninh …??? Theo tôi với chức danh như ông, địa vị như ông do nhà nước này ban tặng cho ông thì ông nên ăn nói cẩn trọng và tử tế, lựa lời mà nói cho xứng đáng với vai trò và vị trí của mình. Nói như vậy là nói càn, nói bừa chẳng có một căn cứ nào. Xin ông chỉ giáo cho, thế nào gọi là BẤT HỢP PHÁP ???. Và ông hãy chứng minh cụ thể rằng HNBĐLVN đã đứng ngoài và đứng trên pháp luật chỗ nào? Theo tôi thấy, kể cả các tổ chức hội đoàn hiện nay do nhà nước lập ra có khi còn “ngồi xổm” trên pháp luật, sao ông không chỉ ra và phê phán giùm. Những tổ chức và hội đoàn của nhà nước nào “ngồi xổm” trên pháp luật chắc hẳn ông biết rõ và biết nhiều hơn tôi, có phải không thưa ông? Phải chi ông làm được cái việc ấy thì mọi người và như tôi đây vô cùng thán phục và cảm ơn ông vô cùng.

Song thực tế thì sao? Thôi để dư luận trả lời .

Mặt khác qua trả lời phỏng vấn của ông, tôi thấy giọng điệu của ông nặng mùi hình sự và mang hơi hướng trịch thượng, điều này tôi e không cân xứng với một người “quyền cao chức trọng và đáng kính” như ông.

Hội nào mới vô giá trị?

Thứ hai ông nói rằng (trích) "…..Cả về mặt pháp lý và thực tiễn, cái gọi là HNBĐLVN hoàn toàn không có giá trị, không cần thiết đối với những người làm báo Việt Nam".

Vấn đề này tôi thấy ông nói hơi trừu tượng và chung chung. Mặt pháp lý và mặt thực tiễn là thế nào thưa ông? HNBĐLVN cũng chẳng tranh giành gì với hội nhà báo của ông, cũng chẳng nói xấu hội của các ông. Và đặc biệt HNBĐLVN đâu phải cái hội "ăn theo nói leo" đâu mà ông bảo là không có giá trị?

Theo thiển ý của tôi, HNBĐLVN là tổ chức xã hội dân sự, tôn chỉ cao nhất là tính TRUNG THỰC và ĐỘC LẬP theo đúng nghĩa của nó. Cứ theo ông nói HNBĐLVN là không cần thiết đối với những người làm báo VN. Điều này ông nói quá đúng, nhưng chỉ đúng một nửa thôi thưa ông! Vì sao ư? Tại vì HNBĐLVN có thể không cần thiết đối với các ông nhà báo quốc doanh, nhưng đối với người dân VN thì HNBĐLVN thật sự rất cần thiết. Người dân cần sự trung thực của những người làm báo cũng như cần những nhà báo có lương tâm nghề nghiệp chứ người dân không cần những nhà báo viết báo theo nội dung "chỉ bảo, chỉ tay và chỉ đạo". Có đúng như vậy không thưa ông?

Suy diễn và võ đoán

Thứ ba ông nói rằng (trích) "…Sau khi tự tuyên bố ra đời, cái gọi là HNBĐLVN đã đưa ra một số thông cáo và có những hoạt động bước đầu có dấu hiệu trái pháp luật, đăng tải, phát tán thông tin có nội dung xấu trên trang web và mạng xã hội…...

Ông nói HNBĐLVN có những hoạt động bước đầu có dấu hiệu trái pháp luật, mới nghe cứ tưởng ông là một ông trùm mật vụ hay chí ít cũng là một ông quan cỡ bự ở địa phương cao giọng ra điều dạy bảo, nhét lửa vào tay người khác và có vẻ ông là người hoạt động ngành tòa án đúng hơn là một nhà báo! Nhưng tôi không đi sâu vào cường độ giọng điệu của ông, mà xin hỏi ông rằng: ông hãy chỉ ra cho người đọc thấy những hoạt động bước đầu có dấu hiệu trái pháp luật ở chỗ nào, cụ thể ra sao của HNBĐLVN? Mà nếu ông không chỉ ra được thì xin ông xét lại thái độ và suy nghĩ của mình liệu như vậy là phải đạo chưa?

Mới chỉ là cái chức PCT Hội nhà báo và TBT của một tờ báo quốc doanh mà ông đã nổ thế này, huống chi ông leo lên chức cao hơn chắc thiên hạ chết hết. Theo tôi hiểu, HNBĐLVN cùng với tôn chỉ và mục tiêu của mình, họ chẳng có một dấu hiệu nào là trái pháp luật cả. Họ ra đời là dựa trên những gì Hiến pháp của nhà nước cho phép và không cấm đoán. Họ chỉ muốn đưa đến cho người đọc và nhân dân những điều tốt đẹp mà thôi. Vậy thì cái mà ông gọi là dấu hiệu trái pháp luật của HNBĐLVN chỉ là sự suy diễn và võ đoán mà thôi!

Một thái độ đe nẹt hội viên!

Thứ tư, ông cho rằng (trích) "..Hội Nhà báo Việt Nam yêu cầu các hội viên của mình không tham gia, cổ vũ cái gọi là HNBĐLVN. Tôi cho rằng những nhà báo hội viên Hội Nhà báo Việt Nam có bản lĩnh nghề nghiệp, tự mình sẽ không bao giờ chấp nhận, tham gia cái gọi là HNBĐLVN…."

Ông yêu cầu các hội viên của mình không tham gia cổ vũ HNBĐLVN? Đó là việc riêng của hội các ông. Không ai bắt ép mà cũng không ai "dụ dỗ" các hội viên của ông đâu mà ông lo lắng như vậy. Ở đời “hữu xạ tự nhiên hương” mà ông? Cũng có khi bây giờ thì ông đe nẹt hội viên của ông đừng thế này thế nọ, nhưng biết đâu mai này ông về hưu rồi, buồn tình ông lại tự nguyện tham gia HNBĐLVN đấy! Việc đó cũng không phải là điều khó xảy ra, ai mà biết được, phải không thưa ông?

Ông căn cứ vào đâu mà cho rằng hội viên hội của ông “…tự mình sẽ không bao giờ chấp nhận tham gia HNBĐLVN” ? Có thể các hội viên của ông không nói ra hoặc chưa dám nói ra ý nghĩ của mình về HNBĐLVN vì có nhiều lý do khác nhau, nhưng cái mà ông tin là họ không chấp nhận hay tham gia HNBĐLVN thì cần xem lại. Phải chăng ông quá tự tin? Có thể lắm! Nhưng thưa ông, ở đời có nhiều chuyện tưởng khó tin và khó xảy ra nhưng thực tế thì ngược lại.

Ai “ăn” thuế của dân?

Thứ năm ông nói rằng (trích) "Về những người tự xưng là Ban lãnh đạo của cái gọi là HNBĐLVN, uy tín nghiệp vụ, uy tín làm báo của họ thấp - thậm chí có người chưa phải là nhà báo. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam là những trí thức có bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, không có bất cứ ai có thể thuyết phục, lôi kéo được họ….".

Ô lạ thay! Ông bảo những người lãnh đạo của HNBĐLVN uy tín nghiệp vụ và uy tín làm báo của họ thấp, thậm chí có người chưa phải là nhà báo… Câu này tôi nghe quen quen. Theo suy diễn của tôi thi có lẽ ông và một số đồng nghiệp lãnh đạo trong hội của ông mới có uy tín nghiệp vụ và uy tín làm báo, còn ở những người lãnh đạo của HNBĐLVN thì thấp và là con số zero to tướng???

Tôi không biết uy tín của các ông lớn cỡ nào và có bề dày ra sao, nhưng nếu so sánh với một số lãnh đạo và hội viên của HNBĐLVN thì họ chẳng hề kém cỏi như ông nghĩ đâu! Một trong số họ với bài viết của mình rất sắc bén được dư luận và nhân dân tán thưởng. Thậm chí họ còn được các tổ chức báo chí và truyền thông thế giới đánh giá rất cao và có những giải thưởng rất xứng đáng. Vậy chẳng biết ông căn cứ vào đâu mà đánh giá và hạ thấp họ như vậy? Tự mình vẽ bùa cho mình làm sao thiêng được hả ông!?

Mặt khác, theo tôi nghĩ, những người lãnh đạo và hội viên của HNBĐLVN không phải là những quan chức ăn lương bằng tiền thuế của dân. Họ cũng chẳng phải nhận ơn mưa móc và bổng lộc được ban phát bởi chế độ. Họ cũng chẳng phải đấu tranh cho bằng được để có "cái sổ hưu" như một vị đại tá nào đó đã phát biểu. Và đặc biệt họ không phải là các ông quan tai to mặt lớn, áo mão cân đai với mủ ni che tai. Mà họ là những người dấn thân cho xã hội tốt đẹp hơn, họ gần gũi dân và lắng nghe tiếng nói đích thực của dân và đi vào lòng dân!

Quá nhiều Lý Thông!

Thưa ông, dù là trao đổi, nhưng tôi vốn ít học, cho nên ngữ nghĩa tôi kém cỏi, có thể đôi chỗ ngôn từ còn vụng về, mong ông bỏ quá và thứ lỗi cho. Và tôi cũng mong muốn gặp ông trên một diễn đàn thích hợp, chúng ta sẽ trao đổi và tranh luận thêm về vấn đề trên. Đời này Thạch Sanh ít quá, nhưng Lý Thông thì nhan nhản không sao đếm xuể, kể cả trong nghề báo ông ạ! Cũng chỉ mong ngày nào đó Lý Thông sẽ bớt đi, xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
Nguyễn Thành Năng
(Việt Nam Thời Báo)
 

Nguyễn Thành Năng - Đối thoại với ông Phạm Quốc Toàn - Hội Nhà báo VN

(VNTB) - Mấy hôm nay cộng đồng mạng xôn xao bàn tán về bài phỏng vấn của Báo Biên Phòng với ông Phạm Quốc Toàn - Phó CT Hội Nhà báo VN và cũng là TBT tạp chí Người làm báo - về sự ra đời và hoạt động của Hội Nhà Báo Độc lập VN. Với cá nhân tôi không quen biết ông, cũng chẳng cùng phường cùng hội với ông mà cũng không thù không oán, không tranh giành kèn cựa cái ghế của ông. Ấy vậy nhưng khi đọc bài trả lời phỏng vấn của ông trên báo Biên phòng số ra ngày 25/8/2014, tôi cũng mạn phép ông để cùng ông trao đổi một vài ý kiến chung quanh việc Hội Nhà báo Độc lập VN.

Hội NBĐLVN ra đời bất hợp pháp?

Thú thực với ông, tôi chữ nghĩa không bao nhiều (lúc nhỏ học 2 năm 1 lớp, lớn lên học 1 năm 2 lớp, định thi tiến sĩ hoặc phó tiến sĩ nhưng không có điều kiện như các quan chức đương thời như ông), thời gian thì không có nhiều còn phải lo bươn chải kiếm cái ăn. Nhưng đọc những lời của ông trên báo Biên phòng thấy "ngứa tay" nên đành phải dành ít thời gian trao đổi với ông vậy. Ông đồng ý hay không thì tùy, nhưng không gian của ông và tôi không có gì khác nhau.


Thứ nhất ông cho rằng (trích) "… Tôi cho rằng, cái gọi là HNBĐLVN đã ra đời bất hợp pháp, bởi dù họ có là gì đi chăng nữa thì cũng phải tuân thủ pháp luật chứ không thể đứng ngoài, đứng trên pháp luật….."

Thưa ông, ông lấy tư cách gì mà phán một câu ranh rờn rằng HNBĐLVN ra đời bất hợp pháp? Phải chăng ông là TBT, là chủ tịch nước, thủ tướng của nước này, hay cụ thể và gần hơn là phải chăng ông là người của ngành công an và an ninh …??? Theo tôi với chức danh như ông, địa vị như ông do nhà nước này ban tặng cho ông thì ông nên ăn nói cẩn trọng và tử tế, lựa lời mà nói cho xứng đáng với vai trò và vị trí của mình. Nói như vậy là nói càn, nói bừa chẳng có một căn cứ nào. Xin ông chỉ giáo cho, thế nào gọi là BẤT HỢP PHÁP ???. Và ông hãy chứng minh cụ thể rằng HNBĐLVN đã đứng ngoài và đứng trên pháp luật chỗ nào? Theo tôi thấy, kể cả các tổ chức hội đoàn hiện nay do nhà nước lập ra có khi còn “ngồi xổm” trên pháp luật, sao ông không chỉ ra và phê phán giùm. Những tổ chức và hội đoàn của nhà nước nào “ngồi xổm” trên pháp luật chắc hẳn ông biết rõ và biết nhiều hơn tôi, có phải không thưa ông? Phải chi ông làm được cái việc ấy thì mọi người và như tôi đây vô cùng thán phục và cảm ơn ông vô cùng.

Song thực tế thì sao? Thôi để dư luận trả lời .

Mặt khác qua trả lời phỏng vấn của ông, tôi thấy giọng điệu của ông nặng mùi hình sự và mang hơi hướng trịch thượng, điều này tôi e không cân xứng với một người “quyền cao chức trọng và đáng kính” như ông.

Hội nào mới vô giá trị?

Thứ hai ông nói rằng (trích) "…..Cả về mặt pháp lý và thực tiễn, cái gọi là HNBĐLVN hoàn toàn không có giá trị, không cần thiết đối với những người làm báo Việt Nam".

Vấn đề này tôi thấy ông nói hơi trừu tượng và chung chung. Mặt pháp lý và mặt thực tiễn là thế nào thưa ông? HNBĐLVN cũng chẳng tranh giành gì với hội nhà báo của ông, cũng chẳng nói xấu hội của các ông. Và đặc biệt HNBĐLVN đâu phải cái hội "ăn theo nói leo" đâu mà ông bảo là không có giá trị?

Theo thiển ý của tôi, HNBĐLVN là tổ chức xã hội dân sự, tôn chỉ cao nhất là tính TRUNG THỰC và ĐỘC LẬP theo đúng nghĩa của nó. Cứ theo ông nói HNBĐLVN là không cần thiết đối với những người làm báo VN. Điều này ông nói quá đúng, nhưng chỉ đúng một nửa thôi thưa ông! Vì sao ư? Tại vì HNBĐLVN có thể không cần thiết đối với các ông nhà báo quốc doanh, nhưng đối với người dân VN thì HNBĐLVN thật sự rất cần thiết. Người dân cần sự trung thực của những người làm báo cũng như cần những nhà báo có lương tâm nghề nghiệp chứ người dân không cần những nhà báo viết báo theo nội dung "chỉ bảo, chỉ tay và chỉ đạo". Có đúng như vậy không thưa ông?

Suy diễn và võ đoán

Thứ ba ông nói rằng (trích) "…Sau khi tự tuyên bố ra đời, cái gọi là HNBĐLVN đã đưa ra một số thông cáo và có những hoạt động bước đầu có dấu hiệu trái pháp luật, đăng tải, phát tán thông tin có nội dung xấu trên trang web và mạng xã hội…...

Ông nói HNBĐLVN có những hoạt động bước đầu có dấu hiệu trái pháp luật, mới nghe cứ tưởng ông là một ông trùm mật vụ hay chí ít cũng là một ông quan cỡ bự ở địa phương cao giọng ra điều dạy bảo, nhét lửa vào tay người khác và có vẻ ông là người hoạt động ngành tòa án đúng hơn là một nhà báo! Nhưng tôi không đi sâu vào cường độ giọng điệu của ông, mà xin hỏi ông rằng: ông hãy chỉ ra cho người đọc thấy những hoạt động bước đầu có dấu hiệu trái pháp luật ở chỗ nào, cụ thể ra sao của HNBĐLVN? Mà nếu ông không chỉ ra được thì xin ông xét lại thái độ và suy nghĩ của mình liệu như vậy là phải đạo chưa?

Mới chỉ là cái chức PCT Hội nhà báo và TBT của một tờ báo quốc doanh mà ông đã nổ thế này, huống chi ông leo lên chức cao hơn chắc thiên hạ chết hết. Theo tôi hiểu, HNBĐLVN cùng với tôn chỉ và mục tiêu của mình, họ chẳng có một dấu hiệu nào là trái pháp luật cả. Họ ra đời là dựa trên những gì Hiến pháp của nhà nước cho phép và không cấm đoán. Họ chỉ muốn đưa đến cho người đọc và nhân dân những điều tốt đẹp mà thôi. Vậy thì cái mà ông gọi là dấu hiệu trái pháp luật của HNBĐLVN chỉ là sự suy diễn và võ đoán mà thôi!

Một thái độ đe nẹt hội viên!

Thứ tư, ông cho rằng (trích) "..Hội Nhà báo Việt Nam yêu cầu các hội viên của mình không tham gia, cổ vũ cái gọi là HNBĐLVN. Tôi cho rằng những nhà báo hội viên Hội Nhà báo Việt Nam có bản lĩnh nghề nghiệp, tự mình sẽ không bao giờ chấp nhận, tham gia cái gọi là HNBĐLVN…."

Ông yêu cầu các hội viên của mình không tham gia cổ vũ HNBĐLVN? Đó là việc riêng của hội các ông. Không ai bắt ép mà cũng không ai "dụ dỗ" các hội viên của ông đâu mà ông lo lắng như vậy. Ở đời “hữu xạ tự nhiên hương” mà ông? Cũng có khi bây giờ thì ông đe nẹt hội viên của ông đừng thế này thế nọ, nhưng biết đâu mai này ông về hưu rồi, buồn tình ông lại tự nguyện tham gia HNBĐLVN đấy! Việc đó cũng không phải là điều khó xảy ra, ai mà biết được, phải không thưa ông?

Ông căn cứ vào đâu mà cho rằng hội viên hội của ông “…tự mình sẽ không bao giờ chấp nhận tham gia HNBĐLVN” ? Có thể các hội viên của ông không nói ra hoặc chưa dám nói ra ý nghĩ của mình về HNBĐLVN vì có nhiều lý do khác nhau, nhưng cái mà ông tin là họ không chấp nhận hay tham gia HNBĐLVN thì cần xem lại. Phải chăng ông quá tự tin? Có thể lắm! Nhưng thưa ông, ở đời có nhiều chuyện tưởng khó tin và khó xảy ra nhưng thực tế thì ngược lại.

Ai “ăn” thuế của dân?

Thứ năm ông nói rằng (trích) "Về những người tự xưng là Ban lãnh đạo của cái gọi là HNBĐLVN, uy tín nghiệp vụ, uy tín làm báo của họ thấp - thậm chí có người chưa phải là nhà báo. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam là những trí thức có bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, không có bất cứ ai có thể thuyết phục, lôi kéo được họ….".

Ô lạ thay! Ông bảo những người lãnh đạo của HNBĐLVN uy tín nghiệp vụ và uy tín làm báo của họ thấp, thậm chí có người chưa phải là nhà báo… Câu này tôi nghe quen quen. Theo suy diễn của tôi thi có lẽ ông và một số đồng nghiệp lãnh đạo trong hội của ông mới có uy tín nghiệp vụ và uy tín làm báo, còn ở những người lãnh đạo của HNBĐLVN thì thấp và là con số zero to tướng???

Tôi không biết uy tín của các ông lớn cỡ nào và có bề dày ra sao, nhưng nếu so sánh với một số lãnh đạo và hội viên của HNBĐLVN thì họ chẳng hề kém cỏi như ông nghĩ đâu! Một trong số họ với bài viết của mình rất sắc bén được dư luận và nhân dân tán thưởng. Thậm chí họ còn được các tổ chức báo chí và truyền thông thế giới đánh giá rất cao và có những giải thưởng rất xứng đáng. Vậy chẳng biết ông căn cứ vào đâu mà đánh giá và hạ thấp họ như vậy? Tự mình vẽ bùa cho mình làm sao thiêng được hả ông!?

Mặt khác, theo tôi nghĩ, những người lãnh đạo và hội viên của HNBĐLVN không phải là những quan chức ăn lương bằng tiền thuế của dân. Họ cũng chẳng phải nhận ơn mưa móc và bổng lộc được ban phát bởi chế độ. Họ cũng chẳng phải đấu tranh cho bằng được để có "cái sổ hưu" như một vị đại tá nào đó đã phát biểu. Và đặc biệt họ không phải là các ông quan tai to mặt lớn, áo mão cân đai với mủ ni che tai. Mà họ là những người dấn thân cho xã hội tốt đẹp hơn, họ gần gũi dân và lắng nghe tiếng nói đích thực của dân và đi vào lòng dân!

Quá nhiều Lý Thông!

Thưa ông, dù là trao đổi, nhưng tôi vốn ít học, cho nên ngữ nghĩa tôi kém cỏi, có thể đôi chỗ ngôn từ còn vụng về, mong ông bỏ quá và thứ lỗi cho. Và tôi cũng mong muốn gặp ông trên một diễn đàn thích hợp, chúng ta sẽ trao đổi và tranh luận thêm về vấn đề trên. Đời này Thạch Sanh ít quá, nhưng Lý Thông thì nhan nhản không sao đếm xuể, kể cả trong nghề báo ông ạ! Cũng chỉ mong ngày nào đó Lý Thông sẽ bớt đi, xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
Nguyễn Thành Năng
(Việt Nam Thời Báo)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét