Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Những trò tháu cáy của Trung Quốc

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Đang xác minh tin tàu hải cảnh TQ vào Trường Sa (VNN). “Trước thông tin phóng viên đặt ra về việc vào ngày 19/8, TQ đã điều 10-12 tàu hải cảnh vào khu vực Trường Sa thuộc chủ quyền VN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, các cơ quan chức năng của VN đang xác minh thông tin này“. Đã gần 10 ngày mà vẫn chưa xác minh xong hả ông Bình?!
- Tàu vỏ sắt hỏng: Thiết kế lạ đời! (NLĐ). “Ngư dân than phiền tàu vỏ thép không phù hợp để đánh bắt xa bờ, nhất là mùa biển động; còn Hội Nghề cá Việt Nam thì cho rằng sự cố xảy ra do thiết kế tàu không được thẩm định... Họ tự thiết kế và tự đóng rồi bàn giao cho ngư dân chứ có ai thẩm định đâu? Đúng ra phải làm  theo quy định”. – Rớt nước mắt nhìn tiền tỷ bỏ biển (TP).
- Diễn đàn biển Asean mở rộng nhóm họp (BBC). – ASEAN tăng cường xây dựng lòng tin (VNE).  – Trọng tâm Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng là đảm bảo hòa bình, tự do hàng hải (LĐ).  – Diễn đàn Biển ASEAN nhấn mạnh kiềm chế trên biển (VNN).  – Luật pháp quốc tế là nền tảng giải quyết các tranh chấp trên biển (QĐND).
- “Nếu ở gần tàu, máy bay của TQ hãy ghi lại video làm bằng chứng” (GDVN). “… Mỹ và đồng minh phải ghi lại tất cả dư liệu liên quan đến các vụ đối đầu với các đơn vị của quân đội Trung Quốc, điều này phải được đảm bảo. Không chỉ có vậy, phải ghi lại các dữ liệu thông tin bằng video khi hoạt động gần lực lượng hải cảnh, tàu buôn, các công ty năng lượng thậm chí là khi tiếp xúc gần các tàu cá của TQ“.

- Bắc Kinh đe nẹt Hà Nội ‘không xích lại gần Mỹ’ (NV). “Chúng ta nên cho Việt Nam nhận ra rằng về phe với Hoa Thịnh Đốn để kềm chế Bắc Kinh sẽ gây tổn thất cho họ nhiều hơn là theo chính sách thân thiện với Trung Quốc như một chiến lược quốc gia” .
H1<- Video đài CCTV13 của TQ chiếu cảnh ông Lê Hồng Anh gặp Tập Cận Bình. Thấy Lê Hồng Anh cầm một sấp giấy đọc, phải chăng đó là nội dung của “những đứa con hoang” gửi lời hối lỗi vì đã làm phiền lòng cha mẹ chúng? – Hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đang cố gắng “khôi phục quan hệ” (BLA). – Trung Quốc và Việt Nam tìm cách hàn gắn quan hệ sau vụ HD-981 (RFI). – Việt-Trung cam kết hóa giải tranh chấp Biển Đông (VOA). – Phạm Trần: Chuyến đi Trung Cộng một chiều của Lê Hồng Anh (DLB).
- Vậy Là Chia Biển Đông (Việt Báo). “Vậy là Đảng CSVN đồng ý chia tài nguyên Biển Đông cho Đảng CS Trung Quốc.  Vậy là nhà nước CSVN tự ý quyềt định, không cần hỏi ý toàn dân Việt… đã chấp nhận khai thác chung Biển Đông.  Vậy là nhà nước Đại Hán CSTQ từ chỗ không có gì ở Biên Đông, nay đã bịa ra có rất nhiều tài nguyên biển chỉ vì đàn em CSVN chấp nhận khai thác chung để được đán anh bảo kê” – Lê Quốc Tuấn – Đảng cộng sản, chính quyền Việt Nam: một tập đoàn phản quốc (Dân Luận).
- Nguyễn Thanh Giang: TRÒ THÁU CÁY CỦA LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC (BS). Tân Hoa Xã: “Hai bên đồng ý tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Trung-Việt”, vận dụng tốt cơ chế đàm phán Chính phủ về biên giới Trung-Việt, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai thác, không áp dụng hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, giữ gìn đại cục của quan hệ Trung-Việt cũng như hoà bình và ổn định của Nam Hải”.
- Căng thẳng Việt Trung sẽ ‘hạ nhiệt’? (BBC). Ian Story, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore: “Trung Quốc sẽ không nhượng bộ. Thông điệp của chính phủ Trung Quốc là trước sau như một. Trung Quốc sẽ sẵn sàng làm việc với láng giềng nhưng họ sẽ không thỏa hiệp về các tuyên bố về chủ quyền“.
- Nhưng căng thẳng Việt – Trung sẽ “hạ nhiệt” bởi Việt Nam kiên quyết sử dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền (TN). Cho nên: Trung Quốc tăng lực lượng tàu ngầm, Mỹ lo sốt vó (VnEconomy). Tàu ngầm TQ ở căn cứ Hải Nam chỉ với mục đích thống trị Biển Đông, chắc chắn không đe dọa an ninh nước Mỹ ở bên kia bờ Thái Bình Dương để Mỹ phải “lo sốt vó”. Hay Việt Nam xem chuyện bảo vệ sự ổn định ở Biển Đông là nhiệm vụ của Mỹ, chẳng liên quan gì tới Việt Nam, bởi Việt Nam “kiên quyết sử dụng mọi biện pháp hòa bình” cho dù có bị TQ tấn công đi nữa thì VN cũng sẽ không làm gì, nên tàu ngầm của TQ chỉ có thể làm cho Mỹ phải “lo sốt vó”?
Việt – Trung giải quyết tranh chấp không chỉ bằng song phương (VNE). Sợ quá, không kiện dám thì cứ nói thẳng là không kiện, để mọi người khỏi dài cổ ngóng chờ, thay vì trả lời lòng vòng như thế này: “Trả lời câu hỏi liệu Việt Nam có tiếp tục ý định kiện Trung Quốc sau chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh không, ông Lê Hải Bình nói: ‘Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định Việt Nam kiên quyết sử dụng mọi biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, với Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước UNCLOS, để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và các vùng đặc quyền kinh tế của mình’.”
- TPP: VN cần nhận thiếu sót trước quốc tế (BBC). Kinh tế gia Nguyễn Trần Bạt: “Tôi là người cổ vũ cho xã hội tham gia vào các định chế quốc tế. Đó là các trường học rất lớn, người Việt không đi qua các môi trường làm việc hợp tác có hệ thống pháp lý như vậy thì khó xây dựng kỷ luật xã hội, kỷ luật kinh tế“. – ‘Nên thôi láu cá trong quan hệ quốc tế’ (BBC).
H1- 29 nhà thầu xin tuyển 10.000 lao động Trung Quốc (TBKTSG).  – 10.000 lao động TQ tới Việt Nam mới chỉ là đề nghị (VNN). – Không có chuyện 10.000 lao động Trung Quốc sắp “đổ bộ” vào Vũng Áng (LĐ). – ‘Bác’ thông tin tuyển 10.000 lao động Trung Quốc vào Vũng Áng (DĐDN). – Thông tin có vài vạn lao động Trung Quốc ở Formosa là không xác thực (TN). – “Chỉ cấp phép tuyển lao động tại Vũng Áng theo tiến độ” (TTXVN).
Nghe mọi người lên tiếng phản đối dữ quá nên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH quyết bác bỏ thông tin?  Mời xem lại phần trả lời của bà Nguyễn Hải Vân, Cục trưởng Cục Việc là (Bộ LĐ-TB-XH): 10.000 lao động TQ vào Vũng Áng: Bộ nói đúng quy trình (ĐV). – Nhập 10.000 công nhân TQ vì lao động trong nước không đủ trình độ! (MTG). Trưởng ban quản lý KTT tỉnh Hà Tĩnh: “Đợt tuyển gần 10.000 lao động này, ban đầu các nhà thầu đã thông báo tuyển dụng đúng theo luật Lao động, không phân biệt lao động trong hay ngoài nước. Tuy nhiên, lao động trong nước không đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực nên không được tuyển vào”. => Thế cái lũ Công nhân Tàu nó vào VN bằng đường nào mà đi thi tuyển đông thế???
- Kinh tế Việt Nam khó thoát lệ thuộc Trung Quốc (NV). “Con đường “thoát Trung” của người Việt Nam trong nước, xem ra hãy còn nhiều chông chênh, thử thách“.
- Vũ Duy Phú: Lại bàn về cái Gốc (Phần III) – Trung Quốc không đáng sợ, và TQ để người ta sợ là một sai lầm chiến lược (BVN).
- HÀNH TRÌNH ĐẾN CAO LÃNH, HÀNH TRÌNH VÌ TINH THẦN BÙI HẰNG – bài 2  (Huỳnh Ngọc Chênh).  – HÀNH TRÌNH ĐẾN CAO LÃNH, HÀNH TRÌNH VÌ TINH THẦN BÙI HẰNG – bài 3. “Tinh thần Bùi Hằng đã lay chuyển bạn bè khắp mọi miền đất nước. Bạn bè của Bùi Hằng chuyển động, lực lượng công an chuyển động theo. Một người bạn chuyển động làm kinh động hàng chục công an. Tôi có cảm giác những ngày qua, lực lượng công an rùng rùng khắp cả nước, và trọng điểm dồn về Đồng Tháp. Vào quán cà phê nghe người dân nói, công an chìm nổi được bố trí đều khắp hai bên đường từ trại giam giam Bùi Hằng về đến tòa án Cao Lãnh. Nhân dân Cao Lãnh lần đầu tiên thấy công an xuất hiện khắp mọi nơi trong thành phố“. Mời xem lại: HÀNH TRÌNH ĐẾN CAO LÃNH, HÀNH TRÌNH VÌ TINH THẦN BÙI HẰNG – Bài 1
- Người dân Đồng Tháp nói về phiên tòa xử Bùi Hằng (RFI). “Ngày đó thì công an nhiều lắm, công an giao thông rồi cơ động rồi 113 chạy vòng vòng, kể cả dân quân, dân phòng tùm lum hết. Sao tự nhiên hôm nay công an đông quá như vậy? Đương nhiên không biết vụ gì thì mình muốn tìm hiểu. Rồi ra đi uống cà phê, nghe nói rằng xử án, xử vụ phản động gì đó. Người dân xù xì với nhau, nghe nói nhiều người muốn căng biểu ngữ nhưng công an chặn lại không cho, bị công an giựt hết trơn. Nghe nói công an bắt một số người”.
- Tuyên bố liên hội Nhà báo độc lập VN – Cựu tù nhân lương tâm VN về việc nhà cầm quyền vi phạm quyền tự do đi lại của công dân (BS). “Chúng tôi cũng khẩn thiết đề nghị Quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ xem xét một cách cẩn trọng và có điều kiện chính sách dành cho Nhà nước Việt Nam về TPP, vũ khí sát thương, hợp tác quân sự, viện trợ không hoàn lại và cả vấn đề ‘đối tác chiến lược toàn diện’ trong tương lai, cũng như các cuộc tiếp xúc cao cấp với giới lãnh đạo ở Việt Nam như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị…, nếu Việt Nam không có được độ thành tâm tối thiểu để thực thi các yêu cầu cơ bản về nhân quyền và dân chủ cho công dân của họ“.
H1- Những vầng thơ muộn gửi đến những vầng trăng (DLB). - Nhà hoạt động nhân quyền người Úc dội nước đá để ủng hộ Bùi Hằng (Dân Luận).  “Ông Peter đã nói cho rất nhiều bạn bè của ông về chị Bùi Thị Minh Hằng và về phiên tòa “công khai” vừa qua. Ông cũng đã lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền CSVN thả ngay chị Minh Hằng và tất cả các tù nhân lương tâm khác“. Ông Peter Addison =>
- Blogger Điếu Cày được yêu cầu viết đơn xin tha tù (RFA). Bà Dương Thị Tân: “Ông có nói là ông không có tội và việc bắt giữ ông là trái pháp luật. Ông đã đi tù nhiều năm mà không tống đạt bản án cho ông. Nếu bây giờ phải viết đơn thì ông viết đơn yêu cầu giải thích việc giam giữ ông trái phép và yêu cầu trả tự do, chứ không phải đơn xin, ông không xin ai những điều đó“.
- Luật sư Công Nhân ‘xé biên bản quản chế’ (BBC). “Thời hạn quản chế của tôi đã kết thúc từ hơn một năm nay, nhưng cuộc sống vẫn không hề thay đổi mà còn bị bóp nghẹt hơn“. – LS Công Nhân bác bỏ lệnh phạt tiền (BBC).
- Thư của 14 tổ chức quốc tế gửi Chủ tịch Nước yêu cầu thả Ls Lê Quốc Quân nhân dịp Quốc Khánh 2-9 (DLB).
- Trả thẻ đảng thực chất là một sự góp ý (RFA). Tiến sĩ- bác sĩ trung tá quân đội Đinh Đức Long: “Mà Trung Quốc thì xưa nay mọi người biết rồi, Trung Quốc đến khó đuổi đi lắm. Một ngàn năm Bắc thuộc, đó là bài học xương máu. Thế còn lý do làm sao họ làm được việc đó thì cả nước đều biết. Tất cả đều do cái gốc mà ra hết, mà như tôi nói, cái gốc mục ruỗng rồi!“.
- Khi Đăng Tin Sai (Việt Báo). “Tại sao không nhìn lá thư ‘vợ lính Trường Sa ngoại tình với công an’ như một thủ đoạn thường nói là ‘lợi dụng quyền tự do báo chí để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân’… Giọng văn trong thư ai cũng biết là người lớn mớm lời… không lẽ cuộc điều tra phải dứt ngang, và chỉ phạt ‘vi phạm hành chính, thông tin sai sự thật’...”
- Đoàn Thanh Liêm: Chuyện Xưa Chuyện Nay: Buổi Gặp Gỡ Tại Bộ Ngọai Giao Ở Hà Nội Vào Năm 1989 (Việt Báo). “Một số người khác trong gia đình còn cho biết là ông Thạch đã giúp đỡ rất nhiều người trong thân tộc để họ đi định cư ở nước ngòai, ngay từ hồi đầu thập niên 1980, lúc chưa có chuyện ‘mở cửa với bên ngòai’ nữa. Còn Mike Morrow, thì cho biết là đã quen biết với ông Thạch từ rất lâu, hồi ông còn là Phụ tá Bộ trưởng Ngọai Giao cuối thập niên 1970… Mike còn cho tôi biết ông Thạch có sự hiểu biết nhiều về thế giới bên ngòai, và là một người có đầu óc cởi mở phóng khóang có thể tin cậy được“. 
H1- Một trang sử đau thương của dân tộc Việt: Con Tàu Của Thế Kỷ 20 (Việt Báo). “Tính đến năm 1979 Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc phỏng đoán có ít nhất là từ 200.000 đến 250.000 thuyền nhân Việt Nam bị chìm sâu xuống đáy biển. Thế giới rất bàng hoàng trước những tin tức về những cảnh tượng hãi hùng như vậy nên đã có rất nhiều người thương hại, quan tâm và lo lắng“.
- Đồng Phụng Việt: Thành “Mỹ” rồi hả mày? (Dân News). “Thằng “Mỹ” mới của Mỹ liệu đã thấy hãnh diện vì nay là “Mỹ” nên có thể khinh bỉ tất cả những gì thuộc về quá khứ, bất kể chúng góp phần tạo thành cốt cách của mình là lạc hậu, ngu dốt, tội nghiệp và không bận tâm bởi đã vô can,… không mày?
- Mỹ Vẫn Lặng Lẽ Thực Hiện Cuộc Chiến Dân Chủ Hóa (Việt Báo).
- Quyết định thanh tra việc tuyển dụng tại Bộ Công Thương (NLĐ). – “Tiền đưa cho cán bộ Bộ Công thương không phải “lót tay” (TT).
- Hà Văn Thịnh: Chỉ đạo… bia, chỉ đạo…mồi! (MTG). – Bạn đọc nói gì về công văn ‘ưu tiên uống bia…’ của chủ tịch huyện Kỳ Anh? (PLTP). – “Chỉ đạo uống bia”: Hàng ở tỉnh, tỉnh có quyền ưu tiên (KP). – ‘Ép’ uống ‘bia nhà’ là bình thường? (PLTP).
- Hé lộ vai trò của con gái trùm xã hội đen Minh ‘sâm’ (VNN).
H1- Trên không: Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngưng hoạt động tuần tra (NLĐ).
- Senkaku: Nhật tăng gấp đôi ngân sách để tuần tra (RFI).
- Đức Đạt Lai Lạt Ma Lo Tây Tạng Sớm Bị Hán Hóa (Việt Báo).  =>
- Đại Cách mạng văn hóa – cuộc tranh trừng và tranh giành quyền lực kinh hoàng của Mao Trạch Đông (BLA).
- Nguyễn Xuân Nghĩa: Thiên Đình Trong Sân Đình (Dainamax).
- Hồng Kông chuẩn bị biểu tình (NLĐ). – Một lãnh đạo truyền thông Hồng Kông bị Trung Quốc điều tra (RFI).
- Nga có chính sách châu Á hay không ? (RFI).

- Ông Tập Cận Bình: Quan hệ Việt-Trung đã chịu một “cú sốc nghiêm trọng” (GDVN). “Về những căng thẳng thời gian vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh rằng quan hệ Việt – Trung ‘đã chịu một cú sốc nghiêm trọng’. ‘Điều quan trọng là thái độ và phương pháp chúng ta sử dụng để giải quyết bất đồng giữa hai bên’, Bưu điện Hoa Nam dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc cho biết. ‘Trung Quốc và Việt Nam cần phải tập trung vào việc duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống và loại bỏ tất cả những trở ngại, giải quyết đúng đắn các vấn đề liên quan’.
Tình hữu nghị Việt – Trung không thể duy trì khi TQ cố tình xâm phạm lãnh hải, lãnh thổ VN, mang giàn khoan vào vùng biển VN quấy nhiễu, rồi còn cho hàng trăm tàu hải giám, cảnh sát biển xịt vòng rồng, cố tình đâm chìm tàu VN… những hành động đó không khác gì cướp biển! Duy trì quan hệ “hữu nghị truyền thống” kiểu Tập Cận Bình là như vậy à?
- Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam thế nào? (TT). VN chắc không cần vũ khí Mỹ, vì sau khi TBT Nguyễn Phú Trọng cử đặc phái viên qua TQ để tiếp tục “hữu nghị” thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng đã tuyên bố Việt Nam kiên quyết sử dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ Tổ Quốc, có lẽ VN chẳng cần vũ khí Mỹ làm gì.
- Muốn làm gì cũng vì lợi ích của dân tộc mà làm (CP/ LĐ). Lãnh đạo VN ông nào cũng bảo “vì lợi ích quốc gia, dân tộc”, nhưng nhìn lại các nước châu Á có cùng điều kiện phát triển như nước ta, có đất nước nào nghèo, dân tộc nào khổ như Việt Nam?
- GS Nguyễn Văn Tuấn: Tội chống Tàu xâm lăng (BS). “Cái tội danh ‘chống Tàu xâm lăng’ rất có lí. Còn nhớ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một người Việt Nam yêu nước và can trường khác, cũng bị kết tội ‘trốn thuế’. Nhưng thật ra, công chúng VN ai cũng nghĩ ông Điếu Cày đi tù vì tội chống Tàu xâm lược. Ông Điếu Cày cũng như bà Minh Hằng chọn cách thể hiện quan điểm của mình là xuống đường và đánh động lương tâm của người dân, và ông đã và đang trả giá cho hành động yêu nước đó”.
- Hội Nhà báo VN: “Hót” theo lệnh chủ hay tranh luận công khai? (VNTB). “Chỉ là một phó thường dân, nhưng tôi thách ông Nguyễn Quốc Toàn dám đối mặt trong một cuộc tranh luận công khai với bất cứ ai trong Hội NBĐLVN, kể cả tôi, để phản biện bất cứ sản phẩm báo chí nào của Hội. Nếu là người còn chút danh dự, ông hãy dám làm như vậy, ông à“.
- Hiệu quả hay không – Thông tư mới của ngành công an? (phần 2) (RFA). “Ngành công an ở Việt Nam, cánh tay của họ quá dài. Thực sự cái tội của ngành công an không những độc ác mà họ còn bao che cho tội ác nữa“. Mời xem lại: Hiệu quả hay không – Thông tư mới của ngành công an? (phần 1)
KINH TẾ
- Tân Phó thống đốc lý giải nguyên nhân nợ xấu tăng cao (BizLive). – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Đã xử lý khoảng 33.000 tỷ đồng nợ xấu (Finance+).
- Phân tích kỹ thuật chứng khoán 29/8: HNX-Index chờ cơ hội từ xoay tua tăng giá (CafeF).
- PCI và lựa chọn “hai con đường” của Hòa Bình (VnEconomy).
- Giống chuyện tiếu lâm: Nhận lương qua ATM nhưng không có ‘cây’ rút tiền (DT/ TP). “Chị Minh, một giáo viên tại địa phương, cho hay, đợt mới có thẻ ATM, mỗi lần rút phải đi xa nên cơ quan thường rủ nhau đi chung cho vui. Nhưng đi đông thì người trước rút xong đến lượt người sau đã hết tiền. Về sau mọi người không dám đi cùng nhau nữa, thậm chí đi rút tiền cũng phải… lén lút, sợ nhiều người cùng muốn đi lại chẳng còn tiền mà rút“.
- Bộ Công thương nói gì về việc Metro báo lỗ 12 năm? (TBNH). – “Metro Việt Nam cần được nhìn nhận khách quan” (TQ). “Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, Metro Việt Nam đã làm được nhiều việc ở nước ta và việc này cần nhìn nhận khách quan“.
- Tỷ phú ‘vạn đảo’ làm xiêu lòng nhà giàu Việt (VEF).
- Vải thiều chiếu xạ VN được nhiều nước ưa thích (VNN).
- Nhật nhập đất hiếm Ấn Độ để bớt lệ thuộc vào Trung Quốc (RFI).
- Ấn Độ mở tài khoản ngân hàng cho cả nước (BBC).
- Kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn dự kiến (VOA).

- “Bó tay” từ cái sạc pin, tai nghe… (TT). “Trong danh sách các linh kiện của Samsung đề nghị phía VN tìm đối tác sản xuất có cái rất đơn giản như: sạc pin, cáp USB… nhưng doanh nghiệp trong nước vẫn ‘bó tay.” Không sản xuất được sạc pin, tai nghe thì suốt đời chỉ có cách đi làm mọi thiên hạ.
VĂN HÓA-THỂ THAO
- 1913: Nam Phong; 1932: Phong Hoa, Ngày Nay; 1945: Cờ Giải Phóng (Phạm Tôn). – VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975 (19): Trần Thái Đỉnh (1922-2005) (tiếp theo) (Văn Việt).
- PHẠM THẮNG VŨ: Con sóng dữ – KỲ 26 (Nhật Tuấn).
- NHỮNG ĐỨA EM TÔI – Kỳ 11: Thằng Cầm (Đào Hiếu).
- Chuyện “cái like” và cái chết lãng nhách của bà Năm! (THĐP).
- Miền Hoang Tưởng (kỳ 9) – Tiểu thuyết của Đào Nguyễn (Văn Việt).  – Miền Hoang Tưởng (kỳ 10) – Tiểu thuyết của Đào Nguyễn
- Góp phần biến đổi Việt Nam qua tác phẩm Tình Tự Với Thiên Nhiên Và Cuộc sống (Việt Báo).
- Những bức thư của nhạc sĩ Lê Thương gửi qua Pháp (trích) KỲ III (Văn Việt).
- Văn học cổ đại Ai Cập (NCLS).
- LẠI LIÊN QUAN ĐẠO VĂN (Văn Công Hùng).
- Đã hèn vì một chút danh hão thì càng cầm bút càng nhục! (FB Nguyễn Đình Bổn).
- Chuyện nhỏ xíu ở nước Mỹ (THĐP). – Nói “xin lỗi” khiến tôi văn minh thêm!
- Cái TÔI đáng ghét? 22. Anh về buôn bán với mình phôi pha… (Inrasara).
- Xóa sổ thương xá Tax: Thêm một phát súng bắn vào quá khứ (RFI).
- NHẠC SĨ TÔI QUEN (Hoàng Hải Thủy).
H1- Trịnh Công Sơn bán tác quyền sử dụng ca khúc cho Khánh Ly giá 5.000 USD (BLA).
- Pháp giới thiệu tranh tuyên truyền VN (BBC).
- Tôi không tranh đấu với ai (Nguyễn Đình Đăng).
- Chính sách của Mỹ đối với các cường quốc Châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861) (NCLS).
- Cận cảnh giống gà đen giá hơn 50 triệu đồng/con (VTC).  – Hình ảnh côn trùng kinh dị, hóa quái vật ngoài hành tinh
- Angelina Jolie và Brad Pitt đã kết hôn tại Pháp (RFI).
- Bài toán khó về thể hình, thể lực (TN).

- Nguyễn Hưng Quốc: Thân phận lưu vong: Sống ở giữa (Blog VOA).
- Vọng cổ trưa (TBKTSG).
- Lê Chân Nhân: Sư tử đá Trung Quốc không chỉ “tấn công” chùa (DT). “Sư tử đá TQ không chỉ ‘tấn công’ chùa, mà tấn công vào văn hóa, thuần phong mỹ tục dân tộc, tấn công vào nhận thức của con người về một sự phụ thuộc tự nguyện. Mở tivi thấy đặc phim TQ trên các kênh, đi ra chợ, siêu thị toàn hàng TQ, vô chùa lễ Phật cũng đụng toàn hàng TQ. Sao lại ra nông nổi này!
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Chính phủ nhất trí hệ giáo dục phổ thông vẫn giữ nguyên 12 năm (NLĐ). – Đề xuất bậc tiểu học kéo dài 6 năm (Zing).  – Bộ GD-ĐT rút đề xuất bậc THCS học 5 năm (KP).  – Thay đổi số năm học: Đề ra rồi… rút lại! (NLĐ).
- Đề án đổi mới chương trình, SGK phổ thông, GS Nguyễn Minh Thuyết: ‘Tôi muốn cảnh báo để Quốc hội không bị ru ngủ’ (VNN). – ‘Rủi ro lớn nhất là không đổi mới’ (VNN).
- Bê bối máy tính bảng: Bữa trưa trước cuộc đấu thầu (VNN). – Ai sẽ có lợi khi học sinh tiểu học sử dụng máy tính bảng? (RFA). “Vì hiện nay, trẻ rối loạn về ngôn ngữ, trẻ khó khăn về giao tiếp rất là nhiều. Rồi thêm cái chứng hiếu động các tập trung, cho nên mình vô tình đổ thêm dầu vào lửa. Thành thử ra rất là hại cho các em. Đây có thể nói là sự tính toán của người lớn mang lợi nhuận, chứ không phải nhắm vào là phát triển tài năng cho trẻ“. – CÔNG TY MA, TRUNG TÂM DỎM VÀ QUAN… QUAN LIÊU ? (FB Sao Hồng).
- Thay đổi chương trình sách giáo khoa, hàng triệu giáo viên phải đào tạo lại (QĐND).
- Các quy định đối với giảng viên đại học (NCGDVN).
- Nguyễn Thị Từ Huy: Cầu hiền và sử dụng năng lực trí tuệ (phần 3) (Blog RFA).
- Năm học xoay chuyển nền giáo dục nước nhà: Bài 1: Gánh nặng năm học mới (QĐND). – Bài 2: Chọn khâu đột phá từ các nhà giáo
- Giáo sư Ngô Bảo Châu đi dép tổ ong lên “dạy học” ở bản Lũng Luông (GDVN). – Xúc động hình ảnh Giáo sư Ngô Bảo Châu đi dép lê dạy trẻ em miền núi (Kênh 14).
- Tuổi nào trẻ cần đến trường? (TT).
- Cô trò hoang mang vừa học vừa lo… trường sập (NĐT).
- Giải Mã Những Tảng Đá Biết Đi Ở Thung Lũng Chết (FB Phu Nguyen).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chất vấn Bộ Y tế về việc giám đốc OSCA từng làm chết người (NĐT). “Bác sĩ Phạm Văn Ái, giám đốc Trung tâm OSCA, đã gây ra cái chết của một phụ nữ 3 năm trước… Tuy nhiên, bác sĩ này được cơ quan công an cho tại ngoại để tiến hành điều tra vụ việc và trong quá trình chờ cơ quan chức năng điều tra, làm rõ, ông Ái trở thành… giám đốc Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười OSCA Hà Nội“. – Vụ phẫu thuật hàm ếch, 3 trẻ tử vong: Giám đốc OSCA là chủ thẩm mỹ viện từng làm chết người (NNVN).  – Vụ 3 trẻ tử vong khi phẫu thuật: OSCA đã thực hiện 2.000 ca phẫu thuật (NLĐ).
- Bệnh viện Bình Chánh (TP HCM) nộp lại hơn 422 triệu đồng “quà tặng” (NLĐ). Thường những người tặng là những người nghèo, đói ăn, thiếu mặc, nhưng phải vay mượn tiền để tặng cho những kẻ giàu có, đầy đủ hơn mình.
- Nghiến răng chặt đứt ngón tay mình để… chữa bệnh (VTC/ ĐSPL).
- Đi buôn rau sạch (RFA). “Cái vấn đề về vệ sinh thực phẩm ở VN bây giờ rất tệ. Rau thì phun thuốc, rồi thực phẩm ở chợ thì có thể ướp thuốc nọ thuốc kia. Thế nên mua ở siêu thị hoặc cửa hàng rau sạch thì ít ra người ta cũng có uy tín của họ, ít ra cũng có đầu kiểm soát, có thể kiểm soát không tốt nhưng ít nhất cũng có“.
- Nam sinh dũng cảm leo lên mái nhà gỡ tôn chữa cháy (NLĐ).
- Tai nạn hy hữu: Đạn lạc gây thương tích một học sinh lớp 9 (TN).
- Cậu bé Việt thừa kế 100 triệu USD của tỷ phú Mỹ (VNN).
- Câu chuyện lạ kỳ của người đàn ông chết đi sống lại ở Brazil (TN).
- Người Mỹ gốc Việt kiện chủ sở hữu Eden Center (VOA).
- Lời kể của người Việt từ vùng dịch bệnh Ebola (VOA).  – Hiện có khoảng 120 công dân Việt Nam đang ở vùng có dịch Ebola (TN).  – Nigeria đóng cửa tất cả các trường học tới tháng 10 vì dịch Ebola (aFamily). – Dịch Ebola có thể lây cho hơn 20.000 người ở Tây Phi (VOA).

QUỐC TẾ
- ‘Quân Nga được điều động’ tới Ukraine (BBC). – Quân đội Nga chiếm thị trấn biên giới chiến lược của Ukraine (VOA). – Ukraine tố cáo Nga xâm phạm lãnh thổ (VOA).  – Tổng thống Ukraine tố Nga hậu thuẫn cho phe ly khai (TN). – Mỹ tố cáo lính Nga tham chiến trực tiếp tại Ukraina (RFI).  – Tổng thống Poroshenko họp khẩn sau khi “Nga chiếm một phần Ukraine” (NLĐ). – Ukraine dừng xuất khẩu sang Nga các mặt hàng quân sự (BizLive).
- Ngăn chặn Nhà nước Hồi giáo: Tình báo Mỹ bất lực tại Syria (RFI).  – Syria: Loạn Quân IS Chiếm Căn Cứ Tabqa, Xử Tử Lính Thất Trận (Việt Báo). – Pháp kêu gọi quốc tế hợp tác chống Nhà nước Hồi giáo (RFI). – Mỹ có thể can thiệp giúp 1 thành phố Irak bị quân Hồi giáo bao vây (RFI). – Công dân Mỹ thứ hai tham gia thánh chiến bị hạ sát tại Syria (VOA).
- Tổng thống Pháp kêu gọi LHQ hỗ trợ đặc biệt cho Libya (VOA).
- Thủ tướng Nhật tưởng niệm Thế chiến (BBC). – Bắc Kinh và Seoul đả kích việc Thủ tướng Nhật tri ân tử sĩ (RFI). – TQ, Hàn Quốc đả kích quá khứ quân phiệt của Nhật Bản (VOA).
- Tòa án Thái từ chối xét xử cựu Thủ tướng phe Áo vàng (RFI). – Hủy tội giết người cho cựu Thủ tướng Thái (BBC).
- Indonesia và Úc ký thỏa thuận cấm nghe lén (RFI).
- Tân Đô trưởng Jakarta thúc đẩy tiến tới thời kỳ sử dụng nhân tài (VOA).
- Pháp: Chính phủ cánh tả thực hiện chính sách cánh hữu? (RFI).
- Rumani : Gián đoạn trong 45 ngày luật cấm dân biểu đổi đảng (RFI).
- Australia xác định lại khu vực tìm kiếm MH370 (VOA).

* RFA: + Sáng 28-08-2014; + Tối 28-08-2014
* RFI: 28-08-2014

Trung Quốc tổ chức tour du lịch đến Hoàng Sa

RFA-28-08-2014
Trung Quốc đưa du khách du lịch trái phép ở cái gọi là "thành phố Tam Sa" (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).
Trung Quốc đưa du khách du lịch trái phép ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). -Sina.com
Tháng tới, Trung Quốc sẽ tổ chức các tour du lịch tới quần đảo Hoàng Sa, đây được đánh giá là động thái mới nhất xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Bản tin của tờ Nhân Dân Nhật Báo, Trung Quốc số ra ngày hôm qua 27/8 cho hay Công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần vận tải biển Hải Hiệp của nước này tuyên bố sẽ tổ chức các tour du lịch kéo dài 4 ngày 3 đêm xuất phát từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa.
Chuyến đầu tiên sẽ thực hiện vào ngày 2/9 tới đây. Được biết, các tour du lịch này xuất phát từ Tam Á, hành trình tới các đảo trong nhóm Lưỡi Liềm gồm bãi Xà Cừ, đảo Ba Ba và đảo Ốc Hoa.
Tờ Nhân Dân Nhật Báo cũng cho hay để tham gia vào các tours này, người ta phải bỏ ra từ 4,000 đến 10,000 nhân dân tệ, tức ở khoảng từ 650 đến 1,600 dollars.

Nhân lần thứ 186 ngày sinh của Léon Tolstoi: Phục Sinh – Truyện tình bất hủ của Tolstoi

Trọng Đạt
28-08-2014
     Nhân lần thứ 186 ngày sinh của Léon Tolstoi, 28/8/1828- 28/8/2014, tôi xin đề cập Phục Sinh, Resurrection một trong ba tác phẩm tiêu biểu của Tolstoi. Nó cũng là cuốn tiểu thuyết lớn sau cùng , viết sau Anna Karénine hơn 20 năm, sách dầy khoảng trên 500 trang, dài bằng một phần ba Chiến Tranh Và Hoà Bình, hoặc già nửa Anna Karenine.
     Hoàn thành năm 1890, thiên tình sử đẫm lệ này này đã được đón nhận nồng nhiệt tại Nga cũng như tại các nước Âu Mỹ nhưng nay là tác phẩm ít được biết tới so với hai cuốn kia. Phục Sinh cho ta thấy Tolstoi theo xã hội chủ nghĩa, là một nhà cách mạng tư tưởng. Để nghiên cứu tác phẩm tôi dùng bản dịch tiếng Pháp truyện Résurrection của Édouard Beaux, có tham chiếu thêm bản tiếng Anh của Louise Maude do nhà xuất bản ngoại văn Mạc Tư Khoa ấn hành. Tôi xin chia thành bẩy phần: Sự hình thành, Khía cạnh văn chương, Nền tư pháp và Giáo Hội, Xã hội, Cách mạng, Điện ảnh, Kết luận.
     1- Sự hình thành tác phẩm.
     Dựa theo phần nhập đề trong bản dịch tiếng Pháp, dịch giả Edouard Beaux cho biết A. F. Kony, biện lý một toà án địa phương thuộc kinh thành Saint-Petersbourg có tiếp một chàng tuổi trẻ đến khiếu nại ông về việc người ta từ chối không chuyển một bức thư của anh ta gửi cho người nữ tù tên Rosalie Ony.
     Kony cho điều tra sự việc được biết Rosalie, con gái một người tá điền, cha mất, bà điền chủ bèn đem về nuôi làm người ở. Lên mười sáu tuổi, nàng bị cậu ấm con bà chủ dụ dỗ cho đến khi mang bầu thì bị đuổi đi. Chẳng bao lâu nàng trở thành gái giang hồ mạt hạng, can tội trộm một trăm bạc của khách và bị truy tố ra toà. Trong số các vị phụ thẩm lại có cả anh chàng sở khanh, người đã phá hoại cuộc đời cô gái và đẩy cô vào bước đường cùng. Chàng nhận ra cô nàng, rất bối rối, vô cùng ân hận nên đã xin kết hôn với nàng để chuộc lại tội lỗi xưa, nhưng việc chưa thành thì cô nàng đã bỏ mình trong ngục vì bệnh đậu lào chấy rận. (nhưng theo Simmons trong Introduction to Tolstoi’s writings, Koni cho biết hai người đã kết hôn, sau khi mãn tù một thời gian ngắn thì cô ta chết vì bệnh đâu lào).
     Bi kịch này đã là nguồn gốc của truyện Phục Sinh. Mùa thu 1887, Kony đã kể lại câu chuyện cho Tolstoi khi ông ghé Poliana, nhà văn hào yên lặng nghe và xúc động, hôm sau ông đề nghị Kony đưa bi kịch đầy nước mắt của nàng Rosalie đăng lên báo. Tolstoi không nghĩ ông sẽ khai thác đề tài này. Mùa đông trôi qua, tới mùa xuân 1888 Kony vẫn chưa viết chuyện này, theo lời yêu cầu của Tolstoi, Kony vui vẻ nhường lại đề tài cho bạn. Nhưng trong suốt một năm rưỡi trời, nhà văn hào vẫn chưa đả động gì tới đề tài này cho tới tháng 12 năm 1889, khi viết xong truyện ngắn Cầm Tấu Khúc Kreutzer, vào ngày 26 tháng 12 ông đã bắt đầu viết những dòng đầu tiên cho cuốn tiểu thuyết mà ông đặt tên là Koneva, và mười năm sau sẽ thành Résurrection. Dàn bài cho phần thứ nhất được viết ngày 11 -2- 1890, nói chung nó đã bao hàm được những đoạn chính của tác phẩm.
     Việc biên soạn tiếp tục cho tới tháng 6-1890 nhưng thất thường và rồi bỗng nhiên ngưng lại một nửa năm. Tới tháng 12 tác giả lại tiếp tục viết, ngày 15 ông ghi trong nhật ký đã viết lại từ đầu, viết rất đam mê. Nhà văn hào đã chọn tên cho tác phẩm và dự tính đây sẽ là một tác phẩm lớn chứa đựng tổng hợp những niềm tin của mình rồi lại ngưng viết và không nói gì tới nó nữa.
     Nhưng 1895 là năm quyết định cho tương lai của tác phẩm, tháng tư năm ấy nhờ người bạn Davydoff làm biện lý toà án tại Toula giúp nên Tolstoi đã đi thăm các nhà tù, trại tạm giam, phỏng vấn tù nhân, ghi chép sự kiện, ông cũng đã đi quan sát chặng đường chở tù từ kinh thành Saint Petersbourg tới Tây Bá Lợi Á để lấy dữ kiện viết cho sống động hơn. Tác giả cũng đã nghiên cưú nhiều sách báo, chỉ riêng vấn đề mãi dâm ông đã đọc sáu cuốn sách, rồi nghiên cứu thủ tục toà án, tư pháp, tham dự các phiên xử… Khi đã đầy đủ dữ kiện rồi Tolstoi mới bắt tay viết.
     Truyện do Kony kể là cảm hứng đầu tiên cho ông sáng tác, chính tác giả kể lại ông đã dụ dỗ một cô hầu tại nhà bà thím, người con gái bất hạnh ấy đã bị đuổi đi biệt tăm biệt tích. Tháng năm ông lại bắt đầu viết Phục Sinh và rồi ngày 1 tháng bẩy bản nháp đã xong, tháng tám ông đọc cho bạn bè nghe. Nhưng tác phẩm không dài lắm, nó chỉ được vài trăm trang. Tháng chín ông lại thất vọng, ngã lòng và rồi ghi trong nhật ký ngày 24 như sau:
     “Tôi đã cầm bút trở lại viết Résurrection nhưng tôi cho là dở, trọng tâm của tác phẩm chưa đặt đúng chỗ, vấn đề điền sản làm cho truyện mất hay nhiều. Chắc tôi bỏ cuốn này. Nếu phải viết tôi sẽ viết lại từ đầu”.
     Suốt năm 1896, không thấy ông đá động gì tới cuốn truyện đang viết dở. Ngày 5-1-1897, Tolstoi ghi trong nhật ký ông đã đọc lại bản thảo đã viết dở rồi chán nản bỏ xó. Nhưng tháng 6-1898 ông lại cầm bút viết tiếp và lần này viết miệt mài không nghỉ. Tác phẩm chưa chắc đã được hoàn tất nếu không có một biến cố tự nhiên sẩy đến: Chính phủ ngược đãi giáo phái Dukhobors gốc Thiên Chúa giáo, họ có tư tưởng gần giống với triết thuyết của Tolstoi, họ từ chối vào lính. Tolstoi và các đệ tử của ông bèn mở các cuộc lạc quyên để giúp những người bị ngược đãi này. Chính phủ Nga muốn trục xuất họ, trong khi ấy chính phủ Gia Nã Đại chịu nhận 12 ngàn người. Vấn đề khó khăn là phải có tiền chuyên chở và định cư họ tại Canada, Tolstoi đi gây quĩ rồi quyết bán bản quyền một tác phẩm, từ đó ông nghĩ đến việc viết một cuốn tiểu thuyết lớn để lấy tiền giúp họ.
     Rồi Phục Sinh lại được tiếp tục viết và sửa chữa. Tolstoi là nhà cải cách tôn giáo, nhà hiền triết, đạo đức đã được các nước Âu Mỹ ngưỡng mộ từ trước nên cuốn này đã được chú ý rất nhiều. Năm 1899 nhà văn hào ra sức viết để sớm hoàn tất tác phẩm, truyện đã được đăng báo, họ đánh điện thúc dục ông viết…Tác giả đóng cửa viết suốt ngày, ông không tiếp khách, sửa chữa bản thảo, cho người nhà chép lại rồi có người dịch ra ngoại ngữ để đưa ra in tại ngoại quốc. Trong khi truyện được đăng báo tại Nga, nó cũng được dịch ra đăng trên các báo tại Pháp, Anh, Đức, Mỹ.
   Nhà văn hào bán bản quyền tại Nga và bán cho cả các nhà xuất bản ngoại quốc để lấy tiền giúp giáo phái Dukhobors. Truyện cũng đã được in lậu tại Nga và tại ngoại quốc, năm 1900 riêng tại Đức có 12 bản dịch khác nhau, tại Pháp có 15 ấn bản chính thức cũng như in lậu trong năm 1899 và1900. Khi xuất bản tại Nga tác phẩm đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Tại Anh Mỹ truyện bán chạy hơn tất cả những tác phẩm trước của Tolstoi. Phe bảo thủ chỉ trích tác giả coi thường tư pháp, xúc phạm Giáo Hội Nga nhưng phe cấp tiến ca ngợi ông can đảm dám nói lên những cái xấu của nước Nga. Kiểm duyệt đã cắt bỏ nhiều câu, nhiều chữ, dòng … của truyện Phục Sinh, các nhà xuất bản cũng đã tự ý sửa chữa câu văn của ông để tránh bị kiểm duyệt, tháng 12 chấm dứt viết, ông ghi trong hồi ký.
     “Đã viết xong Phục Sinh. Dở, chưa hoàn chỉnh, viết vội. Nhưng nó đã thoát ly khỏi tôi, không còn làm tôi quan tâm nữa”
   (Terminé Résurrection . Mauvais , mal corrigé, hâtif, mais le roman s’est détaché de moi et ne m’intéresse plus).
     Các nhân vật trong truyện mang nhiều cá tính của Tolstoi, của bạn hữu và thân nhân ông. Người ta thu thập, nghiên cứu, đối chiếu các bản thảo và bản in thử còn sót lại để khôi phục bản Résurrection nguyên vẹn trước khi bị kiểm duyệt, cho tới 1935 (có sách nói 1936) mới hoàn tất bản nguyên vẹn.
     2- Khía cạnh văn chương

     Khác với hai cuốn tiểu thuyết lớn trước của Tolstoi, Phục Sinh là một bản án nặng đối với nền Tư pháp, Giáo Hội chính thống và giai cấp quí tộc Nga. Tác giả cho người ta thấy giai cấp quí tộc ăn trên ngồi chốc hưởng thụ vinh hoa phú quí trong khi người dân ngày càng đói khổ, chết lần chết mòn vì thiếu ăn thiếu mặc, ông có nhiều thiện cảm với các nhà cách mạng … Nhưng Phục Sinh trước hết là một cuốn tiểu thuyết, một tác phẩm văn chương.
     Bi kịch cuộc đời nàng Rosalie là nguồn cảm hứng cho Tolstoi hoàn thành tác phẩm, nếu A. F. Kony không kể lại cho ông nghe đời người con gái bất hạnh thì chắc không thể có Résurrection, có nghĩa là câu chuyện ngăn ngủi, đầy nước mắt ấy chính là xương sống của cuốn tiểu thuyết vĩ đại bất hủ đã gây xúc động cho độc giả khắp nơi trên thế giới.  
     Sơ lược truyện.
     “Katioucha là đứa con thứ sáu của một bà bần nông chăn bò, đẻ trong chuồng bò, cô bé may mắn sống sót vì hai bà chủ động lòng đem về nuôi, trong khi năm đứa trước đã bị mẹ bỏ chết đói. Ba tháng sau bà mẹ chết, lớn lên được gọi Maslova, hai bà cho ăn học, biết cả tiếng Pháp, cô bé khâu vá, dọn dẹp các phòng, làm bếp… Năm 16 tuổi, cô mê cậu cháu Nekhlioudov của hai bà chủ. Cậu này sinh viên, gia đình quí tộc rất giàu, về quê thăm hai bà cô tại Panovo. Hai năm sau, chàng ta đã nhập ngũ, là sĩ quan theo tiểu đoàn đi qua vùng này, cậu ghé nhà bà cô bốn ngày, trước hôm ra đi dụ dỗ phá hoại đời Katioucha. Nehklioudov ra đi để lại cho cô bé bao thư 100 đồng. Năm tháng sau nàng biết đã mang bầu, có lần nói hỗn với bà chủ rồi bị đuổi đi. Maslova (Katioucha) muốn tìm một cuộc sống lương thiện nhưng luôn bị đàn ông lợi dụng, bị xã hội xô đẩy tàn nhẫn, nàng hận đời, hút thuốc, uống rượu. Maslova phần vì trả thù đời, phần sa ngã nên đã sa chân vào một nhà chứa gái hạng sang trong bẩy năm trời.
     Bị truy tố ra toà vì tội bỏ thuốc độc và trộm tiền một khách hàng. Nekhlioudov nay giải ngũ với tước vị ông hoàng, chàng nhận ra Maslova sau mười năm xa cách, vô cùng hối hận tội lỗi của mình. Tại phiên tòa cuối, khi Hội đồng xử án thảo luận, Nekhlioudov và mấy vị phụ thẩm khác có thiện cảm với Maslova, nàng bị hàm oan, họ đề nghị Maslova không chủ tâm lấy cắp được hưởng trường hợp giảm khinh nhưng vô tình lại quên ghi thêm câu “có tội nhưng không có ý cố sát” (coupable, mais sans intention de donner la mort), một chi tiết rất quan trọng, Nekhlioudov vì quá xúc động cũng quên mất, nên khi công tố viên buộc tội Maslova lãnh án bốn năm khổ sai, nàng oà khóc “ tôi vô tội”.
     Nekhlioudov xin vào nhà tạm giam gặp Maslova để xin lỗi nàng, chàng vô cùng hối hận khóc lóc xin tha lỗi, gặp lại chàng, Maslova trong lòng thù ghét vì hắn đã gây lên tất cả thảm cảnh đời mình, Maslova xin chàng mười đồng để mua rượu uống. Khi ấy Nekhlioudov thấy rằng “nàng chỉ còn là một tấm thân xơ xác”. Lần gặp Maslova sau chàng lại năn nỉ xin lỗi và ngỏ lời xin kết hôn với nàng để chuộc lỗi xưa nhưng nàng từ chối và xỉ vả chàng.
     Nekhlioudov tiếp xúc với chánh án, ông cho biết tại các vị phụ thẩm và chính Nekhlioudov đã không ghi thêm câu “không có ý giết người”, vì thế nàng đã không được tha bổng, nay chàng cần tìm luật sư để xin phá án. Nekhlioudov bèn chi một khoản tiền lớn thuê luật sư nổi tiếng Fanarine để lập hồ sơ xin phá án lên Thượng Viện. Chàng lên Saint Petersbourg nhờ bà dì có chồng làm cựu bộ trưởng, ông này viết thư giới thiệu hai ông lớn trong chính phủ, chàng lên Thượng viện gặp các viên chức cao cấp để xin họ giúp đỡ.
     Ngày nghị án tại Thượng Viện, luật sư bào chữa cho thân chủ Maslova lý luận rằng bản án không hợp lý. Trong số các vị Thượng nghị viện, có hai vị đồng ý phá án nại cớ các vị phụ thẩm sai lầm nhưng tiếng nói của ông Thượng Skovorodnikov là quyết định. Ông này có nghe nói về chuyện tình Nekhlioudov- Maslova và thấy người ta vận động lo lót cho một cô gái giang hồ, thuê một luật sư danh tiếng bào chữa nên trong lòng khó chịu. Ông Thượng giả vờ không biết chuyện này và nói không đủ lý lẽ để phá án và đồng ý với Chủ tịch y án. Thế là cơ hội cuối cùng để cứu một người đàn bà vô tội đã qua, nơi thẩm quyền cao nhất đã hợp thức hoá một việc sai trái.
     Nekhlioudov thay đổi tính tình và lối sống, chàng lo cứu Maslova đồng thời cũng lo cho những người tù khác, từ bỏ cuộc sống hưởng thụ để sang cuộc sống vị tha. Nekhlioudov vẫn còn một cơ hội chót để cứu Maslova, chàng đưa đơn xin ân xá do luật sư soạn thảo để trình lên Nga Hoàng. Chàng giao nhà cho bà chị, giải quyết một số vấn đề tài sản chia đất cho nông dân rồi chuẩn bị đi theo Maslova vì được biết đoàn tù sắp phải lên đường đi Tây Bá Lợi Á. Tháng bẩy đoàn tù đi bộ từ nhà giam tới nhà ga, gần bẩy trăm người dưới ánh nắng hè oi ả, một vài người chết dọc đường vì không chịu nồi sức nóng.
     Maslova theo đoàn tù lên xe lửa đi Tây Bá Lợi Á, Nekhlioudov mang theo hành lý mua vé tầu đi chuyến thứ hai theo đoàn tù. Maslova đi xe hỏa, tầu thuỷ hơn 5,000 cây số tới tỉnh Perm, Nekhlioudov đi theo và xin gặp Maslova hai lần, nàng được chuyển sang khu tù chính trị. Chàng thấy nàng thay đổi hơn, đi theo tù chính trị ăn ở tử tế hơn, được đối xử đàng hoàng hơn. Thấm thoắt đã tới tháng chín, trời mưa tuyết lạnh, Maslova nhận lãnh một đứa bé gái con một người tù, họ đi bộ một đoạn vài chục cây số. Maslova có cảm tình với những người hoạt động cách mạng và rồi từ từ thán phục họ, nàng cho rằng phải cám ơn trời đã cho mình cơ hội gặp những con người như thế. Một người tù chính trị tên Simonson trước là sinh viên, gia đình khá giả, bỏ nhà đi làm cách mạng. Anh chàng yêu Maslova, nàng cũng có nhiều cảm tình với anh. Hôm Nekhlioudov lại thăm Maslova và mấy người tù chính trị, Simonson có nói chuyện riêng với chàng, anh ngỏ ý muốn lấy Maslova để làm dịu sư đau khổ của nàng và muốn chàng thoả thuận. Thảo luận hồi lâu, Nekhlioudov lưỡng lự và rồi ra chiều ưng thuận.
     Đoàn tù vào một tỉnh lỵ, Nekhlioudov thuê xe ngựa đi theo họ tới nơi thuê khách sạn ở, xin vào gặp ông tỉnh trưởng và được đón tiếp tử tế, ông mời tới ăn cơm. Chàng ra bưu điện lãnh một bưu kiện dầy do Sélénine người bạn làm phó tỉnh gửi tới, anh ta cho biết đơn xin ân xá gửi Nga Hoàng đã được chấp thuận, chính anh đã làm việc trong ủy ban ân xá và đã sửa lại sự sai lầm ấy và gửi chàng bản sao giấy ân xá, nội dung cho biết Maslova được giảm án từ khổ sai xuống án tù tại một địa phương gần hơn Tây Bá Lợi Á.
     Nekhlioudov tới dự tiệc tại nhà ông Tỉnh trưởng rồi xin giấy phép vào thăm trại giam, chàng gặp Maslova báo tin đơn ân xá đã được chấp thuận, khi nào giấy chính thức gửi tới nàng sẽ được tự do, nhưng Maslova nói nàng sẽ đi theo Simonson, anh ấy là người hoàn toàn, nàng cám ơn và từ chối sự giúp đỡ của chàng.
     Lúc chia tay Maslova cũng rớm lệ, nàng vẫn còn yêu Nekhlioudiov nhưng không muốn làm hỏng cuộc đời chàng, nàng trả Nekhlioudov trở về với giai cấp quí tộc.
     Nekhlioudov về khách sạn, đọc kinh thánh, chàng tìm ra một cuộc đời mới.”

     Khi mới xuất bản Phục Sinh đã được các độc giả tại Nga cũng như tại các nước Âu Mỹ đón nhận nồng nhiệt hơn các tác phẩm trước của Tolstoi, có thể nói nó là cuốn tiểu thuyết dài cảm động sâu sắc nhất của nhà văn hào nhờ một đề tài quá đặc sắc. Như đã nói trên nếu không có tấn bi kịch cuộc đời nàng Rosalie chắc hẳn không thể có Phục Sinh, đề tài đặc sắc chưa đủ, ta phải kể thêm ngòi bút tuyệt diệu của Tolstoi đã dựng lên cuốn tiểu thuyết bất hủ để đời. Đọc xong tác phẩm người ta có cảm tưởng như được đi theo cuộc hành trình vạn dặm gian nan của đoàn tù qua các chặng đường đi Tây Bá Lợi Á xa xăm, Tolstoi khác nào nhà dàn cảnh, từ một câu chuyện ngắn ngủi, đơn sơ, nhà văn hào đã dựng lên một thiên tình sử đẵm lệ đầy mầu sắc, mang nhiều ý nghĩa hy sinh cao cả.
     Trước hết ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của chữ Phục Sinh. Trong tiếng Pháp, Résurrection hoặc tiếng Anh Resurrection có nghĩa là sự sống lại, tái sinh. Vào ngày lễ Phục Sinh, con chiên đi lễ nhà thờ thường nói với nhau: Chúa đã sống lại.Trong truyện Résurrection, đoạn nói về ngày lễ Phục Sinh khi Nekhlioudov ghé nhà hai bà cô, chàng gặp Katioucha (sau này là Maslova) tại nhà thờ, họ ôm hôn nhau và nói Chúa đã sống lại (Christ est ressuscité). Trong ba cuốn tiểu thuyết lớn của Léon Tolstoi thì Phục Sinh là truyện có nội dung hoàn toàn phù hợp với danh xưng của tác phẩm hay nói khác đi đã có một tinh thần nhất quán giữa chủ đề và cốt truyện. Phục Sinh hay sống lại được thể hiện ở hai nhân vân vật chính Nekhlioudov và Maslova.
   Nekhlioudov, thuở còn sinh viên tâm hồn trong trắng về quê nghỉ hè nhà bà dì, gặp Katioucha (Maslova), một mối chân tình chớm nở. Hồi ấy chàng chịu ảnh hưởng học thuyết Henry George chủ trương chia đất cho nông dân, không công nhận quyền tư hữu đất đai, mang nhiều lý tưởng, trượng nghĩa khinh tài. Mấy năm sau vào quân đội, trở thành sĩ quan Ngự Lâm quân chỉ còn biết phục vụ cho lá cờ, danh dựï tiểu đoàn… được phép dùng bạo lực, bắn giết, con người trở nên ích kỷ. Nekhlioudov theo bạn đi ăn chơi sa hoa, xài tiền phung phí, tiệc tùng tại những nhà hàng sang trọng. Đời nhà binh làm hư hỏng con người. Mấy năm sau ghé nhà bà dì, khi ấy con người của cậu ấm đã hoàn toàn đổi khác, chàng đã dụ dỗ và phá hoại cuộc đời nàng Katioucha.
   Rồi mười hai năm sau khi ngồi trên ghế phụ thẩm, chàng gặp lại nạn nhân của mình, nhận ra sự đê hèn của chàng trong quá khứ, màn vô minh che mắt chàng được mở ra. Nekhlioudov nay đã thấy cuộc đời xấu xa phóng đãng mười mấy năm qua, chàng vô cùng xót xa ân hận, ra sức cứu Maslova thoát vòng tù tội và xin kết hôn với nàng để chuộc lỗi xưa. Nekhlioudov cũng sả thân làm việc nghĩa, tranh đấu cứu giúp nhiều người tù tội nạn nhân của chế độ Nga Hoàng. Chàng nay đã trở thành con người cao thượng, hy sinh tất cả, từ bỏ ruộng đất thừa hưởng gia tài của mẹ, của bà cô để chia cho nông dân. Chàng đã đi theo đoàn tù suốt cuộc hành trình để chăm lo cho Maslova và những người bạn mới. Cuối cùng khi Maslova từ chối sự hy sinh của Nekhlioudov, chàng đã tìm ra cuộc sống mới, một cuộc đời đạo đức qua Kinh thánh. Con ngườøi của chàng, tâm hồn chàng đã sống lại.
     Maslova thuở còn ở nhà hai bà cô của Nekhlioudov chỉ là một thiếu nữ ngây thơ trong trắng, thế rồi tai hoạ tới, nàng bị chàng sở khanh phá hoại cuộc đời, năm tháng sau có thai bị hai bà chủ đuổi đi, nàng cố tìm một nghề lương thiện nhưng chỉ gặp toàn bọn lừa đảo bất lương. Maslova đi làm bồi phòng cho một ông cò được vài tháng phải bỏ đi vì tên già này định làm ẩu nàng. Maslova thuê nhà bà chủ quán, bụng bầu ngày một lớn, sinh được đứa con nhưng nó chết ngay, nàng hết tiền đi làm thuê cho một ông kiểm lâm nhưng bị lợi dụng rồi lại bỏ đi. Nàng yêu một anh công chức trẻ và lại bị lừa tình. Dần dần cô ta hút thuốc, uống rượu cho quên cuộc đời bạc bẽo ba chìm bẩy nổi này, một hôm bị một bà chủ chứa gái hạng sang dụ dỗ, Maslova sa ngã trả thù đời, sống bẩy năm tại nhà chứa này thì vướng vào vòng tù tội. Hai người bồi khách sạn bỏ thuốc độc vào ly bảo Maslova đưa cho người khách uống, họ nói là thuốc ngủ, nàng tin vậy nên cuối cùng bị truy tố ra toà tội giết người.
   Nekhlioudov tìm gặp Maslova tại nhà tạm giam, sau một hồi tiếp xúc nàng xin 10 đồng để mua rượu uống, Nekhlioudov không tìm ra hình ảnh cô bé Katioucha dễ thương ngày nào và chỉ thấy tâm hồn của nàng như đã chết, nàng chỉ còn một tấm thân xơ xác. Chàng vận động bạn bè, họ hàng những người có thế lực để cứu Maslova.
     “Chàng không muốn gì ở nàng, mà chỉ muốn nàng tái sinh trở lại con người xa xưa”
     (Il ne désirait rien d’elle pour lui–même, il désirait uniquement qu’elle cessât d’être ce qu’elle était à présent, qu’elle ressuscitât et redevint telle qu’elle était autrefois).

     Sự hối hận chân thành của Nekhlioudov dần dần cảm hoá Maslova, nàng bắt đầu trở lại con người năm xưa. Trên đường đi Tây Bá Lợi Á xa xăm vạn dặm, nàng đi chung với tù chính trị và cảm phục họ. Nàng tự nhủ

   “Thế mà ta đã khóc trước đây khi nghe tuyên án, thực ra phải cám ơn Thượng Đế cả trăm năm liên tiếp.Ta đã được biết những cái mà suốt đời ta chưa hề biết”
     (Et moi qui pleurais parce qu’on m’avait condamnée! Je dois plutôt remercier Dieu cent ans durant. J’ai connu ainsi ce que, de toute ma vie, je n’aurais pu découvrir).
   Cuối cùng được Nga Hoàng ân xá nhưng Maslova chấp nhận đi theo người bạn trai Simonson và từ chối trở về, tâm hồn nàng đã hoàn toàn sống lại, lương tâm đã khiến nàng từ chối sự hy sinh cao cả của Nekhlioudov vì không muốn làm hỏng cuộc đời chàng, chính nàng đã chịu hy sinh để trả ông hoàng về với giai cấp quí tộc của chàng.
     Phục Sinh theo Tolstoi mang một hàm ý đạo đức, hai tâm hồn đã chết nay sống lại, trở về con người cũ, con người lương thiện .
   Chuyện đời nàng Rosalie bi thảm nếu không có ngòi bút thần sầu của Tolstoi cũng không thể làm lên tác phẩm. Tài dựng cảnh tuyệt vời của tác giả đã khiến cho người đọc tưởng như đang được theo chàng và nàng trên những chuyến xe lửa vạn dặm về phương đông. Tolstoi đã thực hiện được một sự tiến bộ nghệ thuật lớn lao trong trước tác. Ông đã vượt qua khỏi nghệ thuật cổ điển để đi vào hiện thực xã hội cũng như tâm lý, thể hiện nhiều góc cạnh sự nghèo đói thê thảm của người nông dân dưới sự thống trị của giai cấp quí tộc. Hơn bất cứ những tác phẩm nào của Tolstoi trước đây, Phục Sinh đã phản ảnh trung thực một nước Nga đói khổ hậu quả của chế độ bóc lột của thời phong kiến suy tàn.
     Tâm lý nhân vật sâu sắc, Maslova, Nekhlioudov những nhân vật có linh hồn. Nekhlioudov quyết định đem ruộng đất chàng thừa hưởng để chia cho nông dân nhưng trong thâm tâm lại có tiếng nói phản kháng của lòng vị kỷ :
     “cho, phá thì dễ, làm ra tạo ra thật là khó, mai kia có gia đình vợ con, ta cũng phải có tài sản để lại cho con”.

     Khi Nekhlioudov đem hết thời giờ của chàng vào việc cứu giúp Maslova thì một tiếng nói tự thâm tâm khuyên chàng đừng dây dưa với cô gái, nó sẽ là gánh nặng cho chàng. Khi ở chặng gần chót của cuộc viễn hành đi theo đoàn tù, Nekhlioudov dự tiệc tại nhà ông tỉnh trưởng, chàng vô phòng thăm hai đứa trẻ nhỏ của con gái ông và ao ước một cuộc đời hạnh phúc, trong thâm tâm có phân vân.
     Mặc dù đã xin kết hôn với Maslova để chuộc lỗi xưa nhưng khi đơn ân xá được chấp thuận chàng cũng lưỡng lự không biết ngày mai hai người sẽ sống với nhau ra sao, nếu Maslova chấp thuận sự hy sinh của chàng. Nekhlioudov cũng phân vân do dự vì dù là người tội lỗi, chàng vẫn thuộc giới quí tộc còn nàng chỉ là một cô gái giang hồ. Khi Nekhlioudov báo tin cho nàng biết đơn ân xá đã được chấp thuận Maslova ngỏ ý muốn đi theo Simonson, Nekhlioudov suy đoán chắc hẳn nàng vì hạnh phúc của chàng mà từ chối sự hy sinh, cô ta khuyên Nekhlioudov phải sống, phải trở về giai cấp của chàng.

     – Xin lỗi anh, nếu em không chiều theo ý anh thì đó là số phận, anh cũng phải sống cho anh, đừng lưu luyến nơi này? anh đau khổ nhiều rồi.
     – Anh phải cám ơn em, em là người đàn bà tuyệt diệu.
     Hai người bắt tay nhau, Maslova ứa nước mắt quay mặt bước đi, Nekhlioudov bấy giờ mới biết nàng vẫn còn yêu mình, nàng đi theo Simonson để đưa chàng trở về cuộc đời lên xe xuống ngựa.
   Tolstoi không chấm dứt tác phẩm bằng lối happy ending, cuối cùng hai người chia tay, nàng từ chối sự hy sinh của chàng . Một kết thúc tuyệt vời đã nâng giá trị tác phẩm lên cao, khiến cho thiên tình sữ còn bi thiết hơn câu chuyện đầy nước mắt có thật của nàng Rosalie.
     3- Nền tư pháp và Giáo hội
     Lần đầu tiên trong văn nghiệp, Tolstoi đi vào hiện thực xã hội phơi bầy bộ mặt trái của chế độ quí tộc phong kiến đã làm suy bại nước Nga . Nền tư pháp thối nát dầy vò hành hạ dân lành và được cai quản bởi những công chức bất xứng ăn bám công quĩ quốc gia.
     Ông cho thấy sự mâu thuẫn của toà án qua hình ảnh tiêu biểu mỉa mai của hai nhân vật chính. Maslova tượng trưng cho giai cấp bần nông, mẹ chăn bò, dê cho hai bà chủ, cô của Nekhlioudov. Bà mẹ này không có chồng, năm nào cũng đẻ một đứa con nhưng không nuôi, năm đứa đã sinh ra đời và bị bỏ chết đói. Đứa thứ sáu cũng là con rơi như những đứa kia, được để trong chuồng bò, may mắn được bà chủ vào chuồng bò thấy rồi động lòng đem về nuôi, mấy tháng sau bà mẹ chết, bà chủ nuôi cô bé vừa như con nuôi, vừa là bồi phòng . Lớn lên chàng sở khanh Nekhlioudov phá hoại đời nàng, cô bé mang bầu bị đuổi đi, bị cuộc đời vùi dập, ba chìm bẩy nổi, xa chân vào chốn lầu xanh, một người đàn bà vô tội bị truy tố ra toà về tội cố sát.
     Nekhlioudov tiêu biểu cho giai cấp quí tộc, một con người ích kỷ, ăn chơi hư hỏng, đã đưa cuộc đời cô nàng xuống tận cùng đáy xã hội. Kẻ phạm tội như chàng nay lại ngồi ghế xử án người nạn nhân vô tội Maslova. Tác giả cũng cho thấy những hình ảnh xấu xa của các vị quan toà trong phiên xử như ông chánh án vội mở phiên toà cho sớm để còn đi gặp bà nhân tình Thụy Sĩ đang chờ ông ngoài khách sạn, trong khi xử án, ông chỉ mong cho nó chóng qua để còn gặp bà bạn. Ông biện lý tối qua đi đánh bạc, ăn chơi tại chốn lầu xanh tới trễ nên không kịp đọc hồ sơ.
     Người ta xử tù một tên ăn cắp tấm thảm đáng giá mấy đồng bạc, họ cho nó là nguy hại cho xã hội nhưng chính họ là những kẻ hoang đàng, lừa dối. Người ta chỉ đầy nó đi tù chứ không loại bỏ những nguyên nhân gây ra tội trạng, họ đã tạo ra hàng ngàn tên tội phạm nhưng chỉ bắt được một tên, đó chỉ là trò đạo đức giả. Nền tư pháp với cả một đạo quân nào công chức, thư ký, lính canh, phu trạm đưa thư… tại nước Nga, họ lãnh lương cao để làm cái trò hề này. Nếu chỉ dùng một phần trăm những chi tiêu ấy để giúp những kẻ bất hạnh bị xã hội bỏ rơi thì sẽ không có kẻ phạm tội, không cần phải xử tù, giam giữ họ. Những người cai trị giầu có, trí thức đã không biết tìm cách loại trừ những nguyên nhân gây ra tội mà chỉ xử tội họ.
     Nekhlioudov vào thăm Maslova rồi được biết có người hiền lương vô tội bị tù oan, hằng trăm người bị bắt chỉ vì không có giấy thông hành, khi gửi trả về tỉnh nguyên quán thì nhà tù ở đó đã bị cháy nên đã giam giữ họ hai tháng như tội đại hình, họ nói bị đối xử như con chó. Những kẻ gác tù phải làm việc ác như thế mà họ vẫn tự cho là mình quan trong.
     Nekhlioudov sau nhiều lần viếng trại tù để lo cho Maslova và giúp đỡ những phạm nhân bất hạnh khác, chàng nhận thấy tù đại hình gồm có năm hạng.
     Trước nhất là hạng vô tội, bị xử oan như Maslova, hạng này cũng ít vào khoảng bẩy phần trăm.
     Những kẻ phạm tội trong khi nóng giận, ghen tuông, say rượu.. khoảng năm mươi phần trăm.
     Những kẻ buôn lậu, bán rượu giả, trộm cây cối…
     Những kẻ có trình độ cao hơn trung bình bị coi là đại hình như giáo phái ly khai, người Ba Lan, Tcherkess bảo vệ lãnh thổ của họ, tù chính trị, đình công… bọn này rất nhiều.
     Những kẻ khốn cùng, bị xã hội bỏ rơi, áp bức nên phải đi trộm cắp .
     Họ cũng là người, họ có tội với xã hội thì ít mà xã hội sai phạm với họ nhiều hơn, tác giả đặt câu hỏi.
     “Con người nhân danh gì, quyền gì để giam cầm hành hạ người khác, để đầy ải giết chóc họ”
     (de quel droit un home en punit-il d’autres?)
     Tù được chuyển ra ga xe lửa để đi Tây Bá Lợi Á, họ bị dẫn đi bộ dưới ánh nắng hè gay gắt, mấy người yếu đuối lăn ra chết dọc đường. Bọn canh tù không đưa những kẻ yếu vào bóng mát, cho họ uống nước, nghỉ ngơi, họ không xót thương người tù, đặt trách nhiệm lên trên tình thương, nếu tình người chỉ hiện ra trong lương tâm họ một lúc thì đã không có những tội ác như vậy.
     Tại một trai tạm giam tù trên đường đi Tây bá Lợi Á, Nekhlioudov thấy chỗ giam tù hôi thối ghê tởm, tiếng xiềng xích và mùi hôi hám xông lên, phòng giam dành cho một trăm năm mươi người nhưng họ nhốt vào đó tới bốn trăm rưởi. Mấy tháng di chuyển đoàn tù đi về phương đông là những ngày tháng nhục nhằn đau khổ, hạ giá nhân phẩm con người, những kẻ làm ra cảnh tượng ghê tởm này cho rằng đó là cần thiết nhưng thật ra chỉ là một bọn điên khùng.
     Bọn tù tội mà họ cho là nguy hiểm nhưng thực ra còn ít nguy hiểm hơn là kẻ nắm quyền chức trong guồng máy Chính phủ và Bộ tư pháp. Tù nhân chịu nhiều nhục nhã vô ích, nào xiềng xích, áo quần dơ bẩn, đầu cạo trọc mất nhân phẩm. Họ dễ sinh bệnh truyền nhiễm, dễ bị phạm tội ác, làm hư hỏng những người lương thiện khác, luật pháp cấm đánh nhưng chính phủ vẫn làm ngơ cho bọn cai tù dùng bạo lực. Hàng trăm, hằng ngàn người đã bị đưa tới chỗ hư hỏng rồi lại trả tự do về xã hội để bọn này lại reo rắc những mầm mống xấu xa cho xã hội. Nguyên tắc tư pháp là trừ tội ác, cải huấn tù nhưng thực ra lại là reo rắc tội ác, khuyến khích tội phạm, cải huấn họ nhưng thực ra là làm hư hỏng họ.
     Trong các bộ phủ và toà án người ta trả lương cao cho các công chức để tham khảo luật lệ và để đầy ải hàng nghìn người đi Tây Bá Lợi Á, trong tay giám đốc trại, lính cai tù độc ác, hằng triệu người đã bị tiêu diệt về thể xác và tâm hồn. Từ người tuỳ phái tới ông Bộ trưởng, không ai bận tâm tới công lý và hạnh phúc của người dân mà chỉ chú ý tới đồng lương để làm công việc tồi bại ấy. Họ là những kẻ xấu không thể cải huấn những người xấu khác, họ không làm giảm tội phạm mà còn làm cho nó tăng lên mãi, con người lấy tư cách gì để xử người khác trong khi chính họ cũng là những kẻ xấu xa đầy khuyết điểm.
     Theo Tolstoi nền tư pháp chỉ là một bộ máy hành chánh dùng để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp quí tộc thống trị, toà án chỉ là để giữ vững cái trật tự hiện hữu này.
     Nhà văn hào chỉ trích Giáo Hội Chính Thống Nga a dua cấu kết với chính quyền để đàn áp những giáo phái ly khai khỏi Giáo Hội. Những người tách rời Giáo hội bị tù đầy, gia đình ly tán, thế mà người ta nói đó là vì quyền lợi của quốc gia. Một giáo phái chống lại Chính Thống lại bị coi là có tội.
    Ngày chủ nhật tù nhân được dẫn lại nhà thờ làm lễ, ông giáo sĩ thuyết giảng rồi lấy bánh mì cắt nhỏ nhúng vào rượu ăn, ông mời mọi người và nói ta ăn thịt và uống máu của Chúa. Tác giả cho đó là trò hề ăn bánh thánh và chỉ trích lễ nghi, Chúa Jésus không chấp nhận lễ nghi, không chấp nhận người này phải gọi người kía là thầy là cha. Ngài cấm cầu nguyện ở nhà thờ mà phải cầu ở nơi cô tịch, Ngài cấm con người xét xử, giam cầm hành hạ trừng phạt nhau, Ngài đến để giải thoát cho những kẻ mất tự do, Tolstoi cho rằng lễ nghi ở đây phạm thượng. Ông thầy làm lễ từ năm mười tám tuổi đến nay để kiếm tiền nuôi gia đình ông sinh sống đầy đủ.    
     Những ông giám đốc, giám thị nhà tù tin vào những tín điều này vì họ cho rằng nghề nghiệp của mình là chính đáng, họ hành hạ phạm nhân một cách thản nhiên. Đa số tù nhân cho rằng sự hành lễ tại nhà tù chỉ là trò bịp bợm. Sau khi xuất bản Phục Sinh, tác giả đã bị trục xuất ra khỏi Giáo Hội.
     4- Xã hội
     Truyện tình dựa trên khung cảnh một xã hội Nga mục nát với các ông hoàng bà chúa, những toà lâu đài lộng lẫy, những người nông dân bần hàn, đói khổ, những túp lều tồi tàn dơ bẩn. Nekhlioudov tiêu biểu cho giai cấp thống trị, Maslova hình ảnh biểu tượng của giai cấp bị trị, Tolstoi đã kết án giai cấp quí tộc của ông qua hình ảnh hai nhân vật chính..
     Nhà văn hào đã vẽ lên bức tranh đầy mầu sắc ảm đạm cảnh thôn tranh qua nhãn quan Nekhlioudov. Khi vào làng chàng thấy những người nông dân đi làm lam lũ ngoài đồng trở về, vào thăm một gia đình nghèo, một đống phân hôi thối nằm giữa sân, nhà cửa siêu vẹo, người dân ăn uống kham khổ. Chàng tiếp tục vào làng để tìm hiểu đời sống nông dân nhưng chỉ thấy toàn là cảnh bần hàn đói rách, trẻ con nheo nhóc. Họ xúm lại xin ông hoàng bố thí, chàng nghĩ người dân chết lần chết mòn, đang hấp hối. Trước hết là trẻ con, đàn bà làm việc quá sức, thiếu thốn lương thực, người già khốn khổ nhất. Ấy thế mà chính quyền cứ thản nhiên coi như không vậy.
     Lên Saint Petersbourg chàng thấy những người bán hàng ở tỉnh mập mạp, những anh đánh xe ngựa, bồi phòng trông khoẻ mạnh có da thịt. Những người dân quê lên tỉnh làm ăn cũng nghèo khổ trông còn tồi tệ hơn ở nhà quê. Chàng ghê tởm cái xã hội giầu có mà chính mình đã sống trong đó, nó đã che dấu những nỗi khổ đau của hàng triệu người để bảo đảm cho một thiểu số được sung túc, chàng ghê tởm cho cái giới người đã không thấy và không muốn thấy sự đau khổ của kẻ khác.
     Tất cả những người bị giam cầm không phải vì phạm luật mà vì họ đụng chạm tới các quan chức chính phủ và bọn nhà giầu đang hưởng thụ sự phong lưu, phú quí bóc lột dân nghèo. Tất cả những công chức từ ông chú Nekhlioudov, các ông nghị sĩ đến các thư lại chững chạc trong các văn phòng bộ phủ không bao giờ quan tâm tới những nỗi khổ đau của những người vô tội và chỉ tìm cách giam cầm người ta khi cho bọn này nguy hiểm, họ chủ trương bắt lầm còn hơn bỏ sót. Tất cả những từ đẹp đẽ như công bình, bác ái, luật pháp, Thượng đế… chỉ để che dấu quyền lợi thô bỉ và những tội ác ghê tởm của họ.
     Sinh trưởng trong lòng giới quí tộc nhưng nhà văn hào phủ nhận giai cấp của mình cho rằng sự cai trị của tầng lớp phong kiến là nguyên nhân gây nên cảnh khốn cùng.
     5- Cách mạng
     Theo Tolstoi nguyên do chính của sự nghèo đói là đất đai, nguồn sống của họ đã bị địa chủ tước đoạt. Người già trẻ nít chết vì thiếu sữa, thiếu sữa vì không có đất để trồng trọt, chăn nuôi bò, vấn đề là sự nghèo đói do ở chỗ đất nuôi sống người dân nhưng họ không có đất để trồng trọt. Đất nằm trong tay bọn điền chủ, bọn này sống bằng sức lao động của kẻ khác. Người nông dân trồng trọt, cấy cầy cật lực làm ra lúa mì rồi được đem xuất cảng ra ngoại quốc để các ông chủ mua mũ áo, xe ngựa xênh xang.
     Nekhlioudov nghĩ ra cách để chấm dứt tình trạng này, chàng đã biết qua những nguyên tắc căn bản của Henry George, đất cũng như không khí, như nước không thể là của riêng ai. Thời còn là sinh viên Nekhlioudov chịu ảnh hưởng học thuyết Henry George, chàng đã từ bỏ đất thừa hưởng của cha để đem chia cho nông dân cho rằng sở hữu đất đai là có tội. Trước khi theo Maslova đi Tây Bá Lợi Á chàng về Kouzminskoé chia đất thừa hưởng của mẹ cho nông dân nhưng bị họ nghi ngờ nên việc không thành. Nekhlioudov về Panovo, tụ tập nông dân để chia đất đai của hai bà cô, họ hiểu và thoả thuận. Nekhlioudov nay theo xã hội chủ nghĩa, không công nhận quyền tư hữu.
     Tolstoi ca ngợi những nhà cách mạng dấn thân qua nhận xét của nhân vật Maslova khi được đi chung với tù chính trị, nàng cho rằng không ngờ trên đời có những con người cao thượng như thế. Khi bị tuyên án tù nàng khóc nức nở nhưng bây giờ nàng lại cám ơn Trời mãi mãi vì đã cho nàng gặp những con người phi thường như Maria, Simonson, những nhà cách mạng đã hy sinh bản thân để chống lại giới chủ nhân. Chính họ cũng đã từng là chủ nhưng lại từ bỏ quyền lợi, tự do cho lý tưởng cao đẹp, Maslova yêu thương, kính trọng họ. Họ là những người có trình độ văn hoá, xuất thân gia đình giầu có, quyền quí nhưng đã từ bỏ tất cả cho sự nghiệp cách mạng.
   Lần đầu tiên trong văn nghiệp, Tolstoi đã thoát ra khỏi nghệ thuật cổ điển sang tả chân hiện thực bằng những nét khách quan cho người đọc thấy một đất nước bần hàn khốn khổ đang chờ đợi những nhà cách mạng dấn thân. Ta thấy Tolstoi là một trong những nhà xã hội chủ nghĩa tiên phong, kết án Nga Hoàng bóc lột. Những nhân vật cách mạng, xã hội chủ nghĩa của tác giả có người là Cộng sản như Kondratiev, có nhiều người thuộc những khuynh hướng khác như Maria, Vera. Mặc dù có khuynh hướng xã hội, không công nhận quyền tư hữu nhưng xã hội chủ nghĩa của Tolstoi trái ngược đường lối của Lénine ở điểm ông là nhà hiền triết. Con người phải đặt tình thương lên trên trách nhiệm. Gandhi người chủ trương bất bạo động đã tự nhận mình là môn đệ của Tolstoi.
     Ông nghĩ những người làm cho chính phủ không hề mảy may xúc động vì họ là công chức. Tình thương không thấm vào lòng họ được giống như một cái sườn dốc được lát bằng gạch đá khiến cho nước mưa không thể thấm xuống. Thật đáng buồn khi thấy cái sườn dốc không hoa mầu cây cỏ cũng như thấy những người như ông tỉnh trưởng, giám đốc nhà giam, cai tù… thiếu tình thương y như vùng đất khô cằn sỏi đá không có cỏ hoa tươi tốt. Họ thi hành luật pháp nhưng thật ra đó không phải là luật, luật vĩnh cửu bất di bất dịch do Thượng đế đã in sâu trong tim con người. Họ tự nhận mình làm việc cho chính phủ phải coi con người như đồ vật không một chút tình thương, con người không thể vô tình với đồng loại như thế.
     Lénine lãnh đạo cuộc cách mạng cướp chính quyền Nga năm1917 chủ trương bạo lực cách mạng triệt để, so với Tostoi như ta đã thấy một bên lấy bạo lực làm sức mạnh, một bên lấy tình thương, nhân bản làm đầu. Mặc dầu hai chủ trương khác biệt nhưng Toltoi cũng được Cộng Sản Nga ca tụng và phổ biến công trình văn học của ông vì ông đứng về phía nông dân và vì địa vị của ông quá lớn. Tiến sĩ giáo dục Nga Semion Filippovitch Egorov trong bài viết về Tolstoi đã trích lời của Lénine viết năm 1910, một thời gian ngắn sau khi Tolstoi mất.
     “Tolstoi đã đề cập trong tác phẩm của ông biết bao vấn đề, ông đã đưa nghệ thuật của mình lên tới đỉnh cao khiến công trình trước tác của ông được xếp trong số những cuốn sách tuyệt diệu nhất trên văn đàn thế giới”
     (Tolstoi a su poser dans ses ecrits un si grand nombre d’immenses problèmes, il a su attteidre à une telle puissance artistique que ses oeuvres se classent parmi les meilleures de la litérature mondiale).

     Và
     “Di sản của ông không thuộc về quá khứ mà nó thuộc về tương lai”
     (Il y a dans son héritage ce qui se nombre pas dans le passé, mais appartient à l’avenir)
       (Trích trong Lénine Toàn Tập)
     Con người và tác phẩm của Tolstoi đã trở thành di sản cho nhân dân Nga, sách của ông đã được in ra những số lượng rất lớn bằng tất cả các thứ tiếng trong Liên Bang Sô Viết. Công trình văn học của ông đã được ghi vào chương trình giáo khoa tại các trường học, các trường sư phạm cũng như các trường cao đẳng.
     6- Điện Ảnh
     Phục Sinh, Résurerection đã được quay thành phim ba lần.
     -Lần thứ nhất năm 1958, phim mầu dưới sự hợp tác của ba nền điện ảnh Đức -Pháp-Ý, trong đó Tây Đức là chính, tên tiếng Đức Auferstehung, dài 106 phút.    
     Đạo diễn: Rolf-Hansen    
     Truyện phim: Renato Castellani, Juliane Kay.
     Các tài tử chính.
     Horst Buchholz:   Vai ông hoàng Nekhlioudov.
     Myriam Bru: Vai nàng Maslova (Katioucha)                                                                                                                            
     Edith Mill     : Vai Fedosia.
     Ruthniehaus : Vai Missy.
     Hãng Phim Bavariafimkunst (phim trường Bavaria)
     Nhà sản xuất: Franz Wagner.
     Quay phim: Franz Weihmayer.
     Phim trường: Bavaria/Rizzoli/Francinex
     Chiếu lần đầu tiên ngày 21-10-1958.
     -Lần thứ hai năm 1961, Résurrection được Nga quay thành phim đen trắng lấy tên Woskresenje, hãng phim Mosfilm dài 115 phút.
     Đạo diễn: Michail Schweizer.
     Các tài tử chính.
     JewgeniJ Matwejew: vai ông hoàng Nekhlioudov            
     Tamara Sjomina: Vai nàng Maslova-
   -Lần thứ ba năm 2001, dưới sự hợp tác của ba nền điện ảnh Pháp Đức Ý, trong đó Ý là chính, tên phim là Resurreczione
     Nhà sản xuất Grazia Volpi, phim dài 180 phút.
     Đạo diễn Paolo-Taviani, Vittorio Taviani.
     Các tài tử.
     Timothy Peach: Vai Nekhlioudov
     Stefania Rocca: Vai Maslova.
   Được giải thưởng ưu hạng Đại Hội Điện Ảnh Mạc Tư Khoa năm 2002.
     Trong ba phim kể trên, Résurrection quay 1958 do Đức- Pháp- Ý hợp tác được phát hành đi nhiều nước, hai cuốn quay năm 1961 và 2001 không thấy được phổ biến. Chúng tôi đã được xem phim của Tây Đức Pháp Ý (quay 1958) hồi xưa tại Sài Gòn và mới được xem phim do Nga quay 1961 qua đĩa DVD.
     Cuốn phim do người Nga quay sát truyện hơn nhưng nói chung thua kém cuốn phim của Tây Đức nhiều, đây là một cuốn phim đen trắng dàn cảnh sơ sài nghèo nàn, cách lựa chọn tài tử của họ không được chu đáo cẩn thận như điện ảnh Tây phương. Trong truyện Maslova là một cô gái xinh đẹp có nét sang trọng quí phái nhưng họ chọn tài tử Tamara Sjomina thủ vai này là một cô gái trông quê mùa giản dị. Lẽ ra phải chọn một người thanh lịch, hào hoa để đóng vai ông hoàng Nekhlioudov như trong truyện đã mô tả nhưng nhà đạo diễn chọn tài tử (Jewgeni) không được thanh nhã cho lắm, anh này nếu đóng vai vua quan, tướng lãnh thì thích hợp hơn .
     Phim không diễn tả được tính cảm động lãng mạn của cuốn tiểu thuyết. Diễn xuất của các vai chính cũng như vai phụ không nổi lắm, nghệ thuật của toàn bộ cuốn phim trung bình, đó là một nghệ thuật cổ lỗ sĩ không theo kịp đà tiến bộ của điện ảnh Tây phương. Điều này đễ hiểu, điện ảnh Nga chỉ là một nền nghệ thuật trung bình, người ta chưa thấy họ có được phim nào xuất sắc nổi tiếng như điện ảnh Nhật, Trung Hoa và Tây phương.
     Cuốn Résurrection quay năm 1958 nói chung rất thành công và được khen ngợi, chú ý nhiều. Trong số những tác phẩm của Tolstoi được quay thành phim, Résurrection được khán giả, dư luận phê bình chú ý và hoan nghênh hơn cả. Khoảng năm 1959, 1960 tại Sài Gòn khán giả nô nức đi xem phim và trầm trồ khen ngợi, truyện phim cảm động, dàn cảnh vĩ đại, mầu sắc lộng lẫy, tài tử diễn xuất điêu luyện.
     Bên Đức một nhà phê bình đã cho rằng phim không quay sát truyện, điều này dễ hiểu vì trước khi quay thành phim người ta phải viết lại truyện phim, không thể quay theo y như tác phẩm. Trong truyện tiểu thư Missy chỉ là bạn của Nekhlioudov nhưng trong phim nàng là ý trung nhân của ông hoàng. Người ta bỏ bớt những đoạn tả cảnh đoàn tù trong cuộc hành trình gian nan vất vả đi Tây bá Lợi Á. Điện ảnh không thể diễn tả ngọn nguồn những khía cạnh của xã hội như văn chương mà chỉ diễn tả được cốt truyện.
     Nhà đạo diễn Roff-Hansen đã gây nhiều xúc động sâu xa, đã thực hiện được những cảnh thương tâm không kém ngòi bút tuyệt diệu của Tolstoi nhất là khi Maslova bụng chửa lên nhà ga vào một đêm trời tối mù mịt để tìm Nekhlioudov khi chàng đáp tầu ngang qua gần nhà hai bà cô. Nàng chạy ngược chạy xuôi trên đường rầy một cách tuyệt vọng khi tầu chuyển bánh. Hoạt cảnh đầy nước mắt và tàn nhẫn ấy đã được văn chương cũng như điện ảnh diễn tả phong phú gợi hình.
     Điện ảnh không thể diễn tả tâm lý nhân vật sâu sắc như văn chương, cũng không diễn tả được những tư tưởng hiện thực xã hội như ngòi bút của nhà văn hào nhưng nó cũng có sở trường riêng. Nhà văn diễn tả tỉ mỉ tâm lý chàng và nàng trong cảnh biệt ly, nhà làm phim diễn tả lại bằng hình ảnh ngắn gọn cảm động tuyệt vời: Nekhlioudov từ nhà trọ lên xe trượt tuyết ra roi, con ngựa kéo chàng thẳng tới bến sông nơi Maslova và đoàn tù lên tầu tiếp tục cuộc hành trình Tây Bá Lợi Á. Nàng từ chối tự do khi được ân xá, Maslova ôm một đứa trẻ giã từ chàng nói.
     “Em chỉ yêu có một mình anh thôi”
     Nàng không muốn làm hỏng cuộc đời chàng.
     Con tầu rời bến, Nekhlioudov với đôi mắt nhoà lệ trông theo, khán giả tưởng như không cầm được nước mắt khóc theo chàng.
     Sự hình thành của cuốn tiểu thuyết dựa trên câu chuyện có thật, định mệnh cay nghiệt đời nàng Rosalie, cuốn phim thành công phần lớn cũng là nhờ nội dung bi thảm và những tình tiết lâm li của tác phẩm. Ngoài ra nhờ tài dựng cảnh lành nghề của nhà đạo diễn cũng như diễn xuất tuyệt vời của các vai chính, họ đã làm sống lại nước Nga thế kỷ 19, cả một xã hội phong kiến xa xưa đã hiện ra trên màn bạc.
     Horst Buchholz, tài tử Tây Đức nổi tiếng quốc tế thật xuất sắc trong vai ông hoàng Nekhlioudov, người ta cho đây là cuốn phim thành công nhất trong sự nghiệp điện ảnh của anh. Myriam Bru, cô đào Pháp gốc Do Thái trong vai Maslova đã diễn tả chân thực cuộc đời khốn khổ một người đàn bà vô tội giới bình dân. Quá say mê với nghệ thuật Horst Buchholz và Myriam Bru đã nhập vào các nhân vật thành Nekhlioudov và Maslova. Trong phim chàng và nàng biệt ly tại bờ sông nhưng ngoài đời anh chị sống bên nhau mãi mãi, Horst Buchholz và Myriam Bru làm lễ thành hôn sau khi cùng đóng xong cuốn phim bất hủ.

     7- Kết Luận

       Các nhà nghiên cứu, phê bình văn học Nga đánh giá Phục sinh thấp hơn Chiến Tranh Và Hoà Bình, Anna Karénine.
     Trong cuốn Introduction to Tolstoy’s writings trang 196, tác giả Ernest J.Simmons có vài nhận xét về Résurrection.

     “Ở đây trong sự giằng co giữa nghệ thuật và đạo đức trong con người Tolstoi, nghệ thuật đã thắng. Ông không theo lối kết thúc happy ending mang tính đạo đức, nhưng Katusha (hay Maslova) sau cùng từ chối lấy ông hoàng Nekhlioudov”.
     (Here, in the struggle between the truth of the moralist and the truth of the artist in Tolstoy, the artist prevails. He makes no concession to the conventional happy-ending of virtue rewarded, for Katusha ultimately refuses to marry Nekhlyudov)

     Và
     “Tác giả diễn tả chân thành cảm xúc của mình trong tác phẩm và đã truyền đạt một cách nghệ thuật tới người đọc, gây xúc động và khiến họ chia xẻ những xúc cảm ấy với nhau và với tác giả. Và dĩ nhiên hơn bất cứ cuốn tiểu thuyết nào khác của ông, Resurrection thể hiện định nghĩa về nghệ thuật siêu việt của Tolstoi vì nó gợi cho chúng ta tình thương và mục đích chung cuộc sống của nhân loại, sự cố gắng thực hiện cái toàn thiện về đạo đức, tinh thần bằng phục vụ mọi người (Trang 198.)
     (That is, the novel deals with feelings sincerely express by the author, and so artistically conveyed that they infect readers and cause them to share these feelings with him and with each other. And certainly more than any of his other novels, Resurrection fulfils Tolstoy’s definition of the best art, for it evokes in us feeling of brotherly love and of the common purpose of the life of all humanity – a striving to achieve spirtual and moral perfection through service to others”)
     Dịch giả Édouard Beaux trong kết thúc phần giới thiệu bản dịch tiếng Pháp đầu tiên cuốn Résurrection của ông đã quả quyết.

     “Điều quan trọng là từ thời ấy đã có một tác phẩm mà sự can đảm, thành thật, cái đẹp của nó có thể nêu một tấm gương sáng cho chúng ta ngày nay”
     (Il jugera ainsi de l’important que put avoir en son temps une oeuvre don’t l’audace, la sincerité et la beauté peuvent nous servir encore aujourd’hui et d’exmple et d’encouragement)

     Nhưng Ernest J.Simmons cũng cho rằng nghệ thuật của Résurrection thua kém nhiều so với hai tác phẩm trước Chiến Tranh Và Hoà Bình, Anna Karénine.
       (Résurrection naturally forces comparison with those supreme works, War And Peace and Anna Karenina, and it must be admitted that it falls below lofty artistic achiements of these earlier novels)

    Simmons cũng chỉ trích khía cạnh đạo đức của Phục Sinh.
     Nhiều nhà nghiên cứu phê bình đã cho rằng truyện này kém nghệ thuật, Morris Philipson trong cuốn Ông Bá Tước Muốn Làm Người Nông Dân, The Count Who Wished He Were A Peasant nói Phục Sinh không phong phú như Chiến Tranh Và Hoà Bình, Anna Karénine vì nó nói rõ ra chứ không có tính cách mơ hồ tiềm ẩn.
       (But something of the mystery of art is lacking, it is in a word, obvious, page 131…. – The crucial difference between Resurrection and Tolstoy’s greatest novels is that here the reader knows exactly what the author wants him to think and feel, page 131)

     Theo Morris, nhà văn hào với lối diễn tả quá sáng sủa làm giảm giá trị cho tác phẩm hơn là làm tăng giá trị cho nó
     (…His clarity of thought narrows rather than enhances the effect of his fiction, page 132)

     Ông nói Tolstoi dùng những ngụ ngôn, kinh nghiệm cá nhân, những thí dụ .. chỉ để dùng cho những sách không phải là văn chương hơn là cho tiểu thuyết.
     “Sự thật thì những kiến thức về tôn giáo, triết học khó có thể làm cho tác phẩm hay hơn. Phục Sinh là một bài giảng đạo đã cải trang thành một cuốn tiểu thuyết” trang 132.
     (It is not true that his religious and philosophic understanding improves his novelist art. Resurection is a “ Sermon” disguiged as a novel)

     Dmitry Svyatopolk Mirsky, sinh 1890 tại Nga, học đại học St. Peterburg, sau sang Anh dạy văn chương Nga, trong cuốn A History of Russian Litterature đã chê bai nặng nề truyện Phục Sinh như sau.

     “Một điều chứng tỏ rõ ràng là nghệ thuật của Tolstoi đã xuống dốc khi ông thành người giảng đạo, nếu sáng tác của ông trong mấy chục năm cuối cùng còn đứng vững hay suy tàn tùy thuộc vào giá trị của Resurection, thì đây là môt trường hợp tồi tệ, vì hiển nhiên là nó rất thua kém Chiến Tranh Và Hoà Bình, Anna Kareine, nhưng nó cũng thua kém rất nhiều cả những truyện ngắn như Ông Chủ Và Người Tớ, Hajji Murad và Xác Chết Sống. Trang 306.
     (It has often been used to prove that Tolstoy’s genius declined after he became a preacher. If the imaginative work of his last thirty years is to stand or fall according to the merit of Resurrection, it will be in somewhat bad case, for it is quite obvious that Resurrection is very much inferior to War And Peace and Anna Karenina. But it is also much inferior to Master And Man, to Hajji Murad, and to The Living Corpse)
     Ông cũng nói
     “Phục Sinh không phải là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo: ý tưởng đạo đức đã được củng cố bằng những bản văn trong Kinh Thánh đã không hội nhập được vào văn chương.”trang 307.
     (Resurrection is not a perfect work of art: The moral idea, profusely supported by texts from the Gospels is not organically fused into the fabric”)
     Mirsky còn cho rằng :
     “Mặc dù tác phẩm dầy, Tolstoi đã bỏ rất nhiều công phu nhưng sách viết để lấy tiền” trang 306.
     (Inspite of his size, it is by no means the work into which Tolstoi put the most work and care – it was written, strange to say, for money)
     Thật chưa có ai ngược đời như giáo sư Mirsky này, người đã đem một tác phẩm vĩ đại nổi tiếng như Phục Sinh để so sánh với những truyện ngắn vài chục trang không ai biết tới. Ông nói Phục Sinh không những thua kém các tác phẩm vĩ đại trước như Chiến Tranh Và Hoà Bình, Anna Karénine mà còn rất thua kém những truyện ngắn của cùng tác giả Tolstoi !! Một tác phẩm trở thành tồi tệ chỉ vì có sự xen lẫn một số tư tưởng đạo đức? Một tác phẩm hay không phải ông không thích nó mà nó dở và ngược lại
     Như đã dẫn ở trên Morris chỉ trích lối viết Tolstoi trong Phục Sinh thua kém Chiến Tranh Và Hoà Bình cũng như Anna Karénine ở chỗ tác giả khiến cho người đọc biết rõ, cảm thấy ngay điều ông muốn nói. Viết sáng sủa hoặc rung cảm dễ dàng được người đọc thì phải là một ưu điểm nhưng sao Morris lại coi là một khuyết điểm?
     Cả Simmons lẫn Mirsky đều cho rằng Tolstoi trở thành thầy giảng đạo đức trong tác phẩm này và làm giảm giá trị nghệ thuật văn chương. Sự thực không riêng gì trong Phục Sinh mà trong Chiến Tranh Và Hoà Bình, Anna Karénine Tolstoi bao giờ cũng là nhà hiền triết, tác phẩm của ông cũng vẫn là hiện thân của chân thiện mỹ. Vả lại trong Phục Sinh ở phần cuối truyện khi nói đến sự bừng tỉnh của lương tâm Nekhlioudov, tác giả chỉ trích dẫn năm sáu đoạn ngắn trong Kinh Thánh để diễn tả sự sống lại của nhân vật chính, chàng đã tìm được lẽ sống nhưng các nhà phê bình trên đã phóng đại lên cho rằng Résurrection là một cuốn sách giảng đạo.
     Cả ba nhà nghiên cứu phê bình Simmons, Morris, Mirsky đều cho rằng Phục Sinh thua kém xa Chiến Tranh Và Hoà Bình , Anna Karénine và đưa ra những yếu điểm của tác phẩm, tuy nhiên Chiến Tranh Và Hoà Bình và Anna Karénine đã có những khuyết điểm riêng.
     Quan niệm sáng tác của thời cận là tác phẩm phải nói lên được một khía cạnh của xã hội loài người và như vậy Anna Karénine cũng như Chiến Tranh Và Hoà Bình đã rơi vào tình trạng cổ điển trong khi Phục Sinh đã diễn tả một cách hiện thực xã hội thối nát dưới thời Nga Hoàng mà các tác phẩm trước không nói được. Văn chương Tolstoi trong Phục Sinh đã thoát khỏi nghệ thuật cổ điển đi vào khuynh hướng mới, một trong những tác phẩm đầu tiên đi vào hiện thực xã hội. Ông cũng đã bỏ được những khuyết điểm thường thấy ở hai cuốn tiểu thuyết trước, đi thẳng vào đề tài, không viết dông dài, chỉ nói những gì cần nói và viết những gì cần viết.
     Điều không thể phủ nhận được là khi quay thành phim, Résurrection đã thành công huy hoàng, đã được khán giả hoan nghênh hơn hẳn Chiến Tranh Và Hoà Bình, Anna Karénine nhờ nội dung cảm động sâu sắc, tình tiết lôi cuốn bất ngờ và thể hiện được nhiều ý nghĩa nhân bản tình người.
     Khi mới xuất bản Phục Sinh đã được nhiều độc giả Nga và Âu Mỹ tán thưởng, nay theo bước đi của thời gian tác phẩm ít được biết tới nhưng cũng đáng được coi như một tài liệu xã hội hiếm, quí về một giai đoạn lịch sử đã qua của một đất nước vĩ đại, một dân tộc bất hạnh đã bị dầy vò xâu xé quá nhiều.
     Nhà dịch giả Pháp Édouard Beaux ca ngợi lòng can đảm của Tolstoi, người mà ngay từ thời xa xưa ấy đã dám viết lên sự thật, ông quả là một tấm gương sáng cho chúng ta ngày nay.

TRÒ THÁU CÁY CỦA LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC

 Boxitvn

Nguyễn Thanh Giang
Lãnh đạo Trung Quốc tháu cáy thì nhiều nước trên thế giới đã hiểu, những nước chưa hiểu cũng đang dần dần hiểu bởi họ không bị lóa mắt trước hàng hóa và tiền của Trung Quốc. Nhưng sự hèn hạ của phía đối tác với Trung Quốc, đến giờ phút này hẳn nhiên cũng không thể nào che mo nang với thế giới được nữa. Vừa hèn hạ mà lại vừa “tháu cáy” với dân chúng nữa thì tính thế nào? Vụ xử án nhóm yêu nước Bùi Minh Hằng chẳng phải là “hèn với giặc ác với dân” đến trơ tráo cùng tột đấy sao? Bởi thế, chỉ trong phạm vi phát ngôn, nếu từ nay có bất kỳ một kẻ nào mà lại dám mở mồm thớ lợ nhắc đến “4 tốt và 16 chữ” sau chuyến đi của ông “Đại tướng không quân”, thì xin cùng nhất tề lên tiếng hô vang “biến đi“, như ông Hạ Đình Nguyên đã làm với Vũ Mão. Nói như Phan Bội Châu:
Oán thù ta hãy còn lâu,
Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh chừa.
Bauxite Việt Nam

Do Trung Quốc mời mà ông Lê Hồng Anh đã đến Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Khác với cách đây mấy tháng, Nguyễn Phú Trọng xin mà Tập Cận Bình cũng không cho sang.
Điều đó chứng tỏ rằng Trung Quốc có thể đã nhất thời xuống thang vì bẽ mặt trước dư luận quốc tế phản ứng đối với hành động đạo tặc của HD 981.
Tuy nhiên, ngay lúc này họ vẫn thò cái bộ mặt gian xảo của họ ra trên giấy trắng mực đen.
Tuyên bố chung về “Nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Trung-Việt” sau chuyến đi của ông Lê Hồng Anh do Tân Hoa Xã Trung Quốc phát đi như sau:
  • Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo trực tiếp phát triển quan hệ song phương, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt trước sau như một phát triển lành mạnh, ổn định.
  • Hai bên cần phải tiếp tục sâu sắc giao lưu giữa hai Đảng, nhìn về lâu dài khôi phục và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế-thương mại, an ninh hành pháp, nhân văn, v.v.
  • Hai bên đồng ý tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Trung-Việt”, vận dụng tốt cơ chế đàm phán Chính phủ về biên giới Trung-Việt, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai thác, không áp dụng hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, giữ gìn đại cục của quan hệ Trung-Việt cũng như hoà bình và ổn định của Nam Hải.
Trong khi đó, Thông Tấn Xã Việt Nam nói ba nội dung này là:
  • Lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.
  • Hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật, nhân văn…
  • Hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.
Hai bản văn trên không giống nhau và có thể đã bị Trung Quốc xuyên tạc theo ý họ:
Ở điểm thứ nhất, phía Việt Nam chỉ nêu thúc đẩy quan hệ Việt-Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định thì phía họ thêm vào mấy chữ trước sau như một.
Dứt khoát không thể trước sau như một nữa. Trước đây do bị lường gạt quan hệ ta với họ là quan hệ thầy-trò, quan hệ lính lệ-chủ soái, đưa dân ta đi vác cờ cho họ, đổ máu vì họ. Bây giờ ta với họ như chèo bẻo-diều hâu. Cùng chung sống trong bầu trời nhưng nếu láng cháng thì sẵn sàng lao tới đánh đuổi.
Ở điểm thứ hai, phía Trung Quốc đã đưa thêm các chữ cần phải tiếp tục sâu sắc … nhìn về lâu dài.
Giao lưu thì cứ giao lưu, tùy tình hình mà điều chỉnh mức độ. Mệnh lệnh nào buộc ai cần phải, mà cũng không nhất thiết cứ phải sâu sắc.
Giao lưu như thế nào thì tùy nhu cầu của mỗi bên, thực tế đổi trắng thay đen đã cho thấy, biết thế nào mà nhìn về lâu dài.
Trong điểm thứ hai này đáng cảnh giác nhất là phía Trung Quốc đưa thêm các chữ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực … an ninh hành pháp trong khi Việt Nam chỉ đặt vấn đề tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như … thực thi pháp luật.
Phải chăng Trung Quốc muốn nhắc lại Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc do Nguyễn Phú Trọng ký kết với Hồ Cẩm Đào để tạo cơ hội đưa công an, quân đôi Trung Quốc vào Việt Nam?
(Điểm Năm trong khoản 4 của Tuyên bố trên ghi rõ một điều cực kỳ ngu xuẩn và tội lỗi: “Năm là, đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh … cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình”).
Gian trá, lếu láo hơn cả là, ở điểm thứ ba Trung Quốc đã gài câu: tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai thác… Nam Hải.
Biển Đông đã là của Việt Nam từ ngàn đời nay chứ có phải của chung Việt Nam – Trung Quốc đâu mà đặt vấn đề cùng khai thác được.
Dứt khoát tàu thuyền Trung Quốc không được vào đánh bắt thủy hải sản ở Biển Đông (Khi họ vào đánh cá ở lãnh hải Philippines đã bị nước này bắt bỏ tù và nộp phạt).
Dứt khóat Trung Quốc không được đưa giàn khoan vào thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông, ngoại trừ trường hợp Việt Nam mời họ vào ký kết hợp đồng ăn chia theo tỷ lệ Việt Nam ấn định.
Rõ ràng, không thể một phút lơi là không cảnh giác với Bắc Triều. Trong bài viết “Có nên đặt vấn đề Thoát Trung” tôi đã tha thiết kêu gọi: “Hãy khắc ghi vào tâm trí chúng ta khẩu hiệu “Hãy cảnh giác với Bắc Triều” bằng chỉ thị, nghị quyết, bằng thường xuyên nêu trong mục kiểm điểm ở các chi bộ Đảng, các buổi hội họp của các tổ chức dân sự, bằng thơ văn, nhạc, họa …”
Thế mà! Mấy ngày nay lại có tin hàng vạn lao động người nước ngoài đang rầm rập đổ vào Vũng Áng – Hà Tĩnh, trong đó có nguồn tin cho biết “trên 90% trong tổng số gần 11.000 lao động tuyển dụng mới mang quốc tịch Trung Quốc”.
Chưa nói đến hiểm họa Thành Troa, chỉ trông vào con số 24.000 kỹ sư, cử nhân Việt Nam hiện đang không có công ăn việc làm cũng thấy bất cứ do đâu, bất cứ vì cấp chính quyền nào để xảy ra tình trạng trên cũng không thể chấp nhận được.
Hãy cảnh giác với Bắc triều!
Hãy cảnh giác với Trung Nam Hải!
Hà Nội 28 tháng 8 năm 2014
N.T.G.
Tác giả gửi BVN

2906. Tuyên bố liên hội Nhà báo độc lập VN – Cựu tù nhân lương tâm VN về việc nhà cầm quyền vi phạm quyền tự do đi lại của công dân

28-08-2014
Một lần nữa trong rất nhiều lần, nhà cầm quyền Việt Nam lại vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân, liên quan đến phiên tòa được xem là “công khai” ở Đồng Tháp xét xử Bùi Thị Minh Hằng và hai đồng sự của bà vào ngày 26/8/2014.
Một lần nữa trong nhiều lần, thế giới và cộng đồng quốc tế, các chính phủ quan tâm đến dân chủ và nhân quyền cần biết và hiểu một cách sâu sắc về sự thật của tuyên xưng “Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người” thực chất là thế nào, ngay cả sau khi nhà nước này có được một cái ghế trong Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc và đang đón chờ những dấu chỉ hy vọng từ TPP và vũ khí sát thương.

Một lần nữa, hàng loạt nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo độc lập thực thi quyền hiến định nhưng lại bị chính quyền và cơ quan an ninh xâm phạm nghiêm trọng khi tổ chức ngăn chặn, sách nhiễu, đánh đập nhằm không cho tham dự phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng. Nhiều người bị khống chế đã trở nên quá quen thuộc như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Thượng tọa Thích Thiện Minh, cựu tù nhân lương tâm Phạm Bá Hải, nhà báo Trương Minh Đức, nhà báo Phan Thanh Hải, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, nhà báo Phạm Chí Dũng…
Nhà văn và cũng cựu đại tá quân đội Phạm Đình Trọng, người đã hơn bảy chục tuổi, cũng trở thành điển hình bị bắt cóc, ngăn chặn thô bạo và vô pháp khi ông ra khỏi nhà. 
Chỉ trong trong tháng 8/2014, nhà báo Phạm Chí Dũng – chủ tịch Hội Nhà báo độc lập VN – đã bị tống gửi đến 6 giấy triệu tập của Cơ quan an ninh điều tra – Công an TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến chuyến làm việc ở Việt Nam của Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo và phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng.
Chưa kể nhiều trường hợp các blogger và người cảm tình đến tham dự phiên tòa tại Đồng Tháp đã bị công an bắt giữ với nhiều cớ buộc hoặc không cần nguyên cớ nào. Sơ bộ, có đến hàng trăm người bị bắt giữ, đẩy đuổi trong bầu không khí cực kỳ căng thẳng bên ngoài phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng.
***
Một lần nữa trong nhiều lần, các tổ chức nhân quyền trên thế giới như Ân xá quốc tế, Quan sát nhân quyền quốc tế và cả Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã phải lên tiếng, lên án hành động ngăn cản phi pháp của nhà cầm quyền Việt Nam – hành vi mà không thể khác hơn là trái ngược với Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự và với chính hiến pháp của nhà nước Việt Nam.
Nhận định nghiêm trọng hơn cho thấy hiện tại và trong tương lai, nhà cầm quyền Việt Nam đang và sẽ có xu hướng tổ chức ngăn chặn, đối xử thô bạo tàn nhẫn và không cần dựa theo luật pháp đối với Xã hội dân sự, giới dân chủ và bất đồng chính kiến, trong đó có các nhà báo độc lập và cựu tù nhân lương tâm, vào bất cứ khi nào xảy ra những sự kiện mang dấu ấn về nhân quyền, chính trị, pháp luật mà nhà cầm quyền lo sợ sẽ đe dọa đến chân đứng của chế độ.
Chúng tôi – các thành viên của Hội Nhà báo độc lập VN và Hội Cựu tù nhân lương tâm VN – thấy cần phải thông báo khẩn cấp về ý đồ, hành động và xu hướng của nhà cầm quyền VN về đối xử vi phạm quyền tự do đi lại và một số quyền tự do cơ bản khác của công dân cho các chính phủ và cộng đồng quốc tế biết để có hành động thích đáng.
Chúng tôi cũng khẩn thiết đề nghị Quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ xem xét một cách cẩn trọng và có điều kiện chính sách dành cho Nhà nước Việt Nam về TPP, vũ khí sát thương, hợp tác quân sự, viện trợ không hoàn lại và cả vấn đề “đối tác chiến lược toàn diện” trong tương lai, cũng như các cuộc tiếp xúc cao cấp với giới lãnh đạo ở Việt Nam như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị…, nếu Việt Nam không có được độ thành tâm tối thiểu để thực thi các yêu cầu cơ bản về nhân quyền và dân chủ cho công dân của họ.
Tuyên bố này không phải là duy nhất và cũng không thể là cuối cùng về những gì mà Nhà nước Việt Nam chỉ nói mà không làm, hoặc làm và nói là hai chuyện trái nghịch.

Ngày 28  tháng 8 năm 2014
Thay mặt Hội Nhà báo độc lập VN và Hội Cựu tù nhân lương tâm VN
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
Linh mục Phan Văn Lợi
Hòa thượng Thích Không Tánh
Nhà báo Phạm Bá Hải
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Nhà báo Phạm Chí Dũng
Linh mục Lê Ngọc Thanh
Nhà báo Bùi Minh Quốc
Nhà báo Nguyễn Tường Thụy
=========================

Joint statement of IJAVN and FVPoC  on the Vietnam government’ violation on the right to the freedom of movement

Once again the Vietnam government seriously violate the right to freedom of movement of citizens relating to the trial, considered as “public”, of Bui Thi Minh Hang and her two colleagues on Aug 26, 2014 in Dong Thap province.

Once again the international community, governments interested in democracy and human rights need to know and understand deeply about the truth of the commitment that “State of Vietnam always concerns and guarantees the human rights”, even after the state has been a member of the Human Rights Council and waiting for signs of hope from TPP and lethal weapons.
Once again tens of human rights defenders and independent journalists were harassed, beaten in order to prevent them from attending the trial of Bui Thi Minh Hang, such as Dr. Nguyen Dan Que, Ven.Thich Thien Minh, former PoC Pham Ba Hai, journalist Truong Minh Duc, journalist Phan Thanh Hai, journalist Huynh Ngoc Chenh, journalist Nguyen Tuong Thuy, journalist Pham Chi Dung, etc.
Writer and former army colonel Pham Dinh Trong (over 70 years) was also subjected to a typical abduction: manhandled and illegal prevention as soon as he left his house.

Only in August 2014, journalist Pham Chi Dung – Chairman of IJAVN – has received six summonses from the HCMC interrogative department on the occasion of the Vietnam visit of the UN Rapporteur on religious freedom and of the trial of Bui Thi Minh Hang.
Besides lots of  bloggers and people sympathetic to attend the trial were detained without any pretext by Dong Thap police, there are hundreds of participators were detained, dragged and pushed away in the tense air outside the court.
***
Once again the human rights organizations, such as Amnesty International, International Federation for Human Rights, and United States Embassy to Vietnam had to raise their concerns on the illegal actions of the Vietnamese government that are contrary to the International Covenant on Civil and Political Rights and the constitution of the state.

Based on the recent incidents it indicates that the Vietnam government tends to prevent, manhandle roughly and illegally to the  civil society organizations, pro-democracy activists and dissidents, including independent journalists and former prisoner of conscience in any human rights, political or judicial event which may loose the government power.

We – the members of IJAVN and FVPoV  realize that it is necessary to urgently inform about intention, action of the authorities abuse human rights, the right to freedom of movement and some other basic rights of citizens so that the international community can take appropriate measure.

We also urge the Congress and the government of the United States  carefully and conditionally consider favorable policies for Vietnam as in TPP, lethal weapons, army cooperation, ODA, as well as meetings with senior leaders, as General Secretary Nguyen Phu Trong, President Truong Tan Sang, Prime Minister Nguyen Tan Dung, Hanoi party secretary Pham Quang Nghi, etc. if Vietnam does not have the lowest level to implement the basic requirements of human rights and democracy to their citizens.
This statement is not the first and also not the last about what the Vietnam government either worded but did not take action or taken action and worded are contrary.
Dated Aug 28, 2014
Co-signed by Independent Journalists Accociation of Vietnam’s and Former Vietnamese Priosoners of Consciecnce’s representavies:
Doctor Nguyen Dan Que
Father Phan Van Loi
Venerable Thich Khong Tanh
Journalist Pham Ba Hai
Lawyer Nguyen Van Dai
Journalist Pham Chi Dung
Father Le Ngoc Thanh
Journalist Bui Minh Quoc
Journalist Nguyen Tuong Thuy

Lại bàn về cái Gốc

Boxitvn

Vũ Duy Phú
Tác giả Vũ Duy Phú đã gửi cho BVN bài báo này kèm lời chú ngắn gọn “tôi viết vội (tác giả nhấn mạnh) chủ yếu nhằm bàn thảo với giới trí thức người Việt ở nước ngoài”…
Mặc dù khiêm tốn tự nhận là viết vội nhưng không khó để nhận ra rằng người viết rất am hiểu tình hình đất nước, hơn thế nữa, ông còn là một người “trong cuộc”, một người tham gia trực tiếp, ở mức độ nào đó, vào các “biến cố” của Đảng, của chế độ trong mấy chục năm qua. Vì nằm trong chăn nên biết chăn có rận, ông hiểu rõ những căn bệnh chết người của Đảng và thể chế xã hội chủ nghĩa. Và ông đã đưa ra các giải pháp để giải cứu Đảng, giải cứu chế độ – mà trong đó, ông là một thành phần không thể tách rời.
So với rất nhiều người hiện nay, ông là một người đàng hoàng, chính trực, một ông quan “ngự sử” của thời hiện đại.
Có một điều thú vị là mặc dù cụm từ “xã hội dân sự” cho đến nay vẫn bị chính quyền coi là từ “húy” nhưng thực tế thì xã hội dân sự đã hình thành, trước hết là ở sự đa nguyên về tư tưởng mà bài báo này là một minh chứng: chúng ta đã được nghe rất nhiều tiếng nói khác nhau, hôm nay lại được nghe thêm một tiếng nói mới, độc lập, bàn về những giải pháp cho tình hình đất nước hiện nay.
Xin trân trọng giới thiệu cùng quý vị tiếng nói của một vị “quan ngự sử” thời hiện đại, không phải vì ông cùng quan điểm với chúng tôi, mà chính vì ông khác với chúng tôi. Xin cảm ơn tác giả Vũ Duy Phú
Bauxite Việt Nam

Toàn thế giới từ lâu đã sang Thời đại “Làng toàn cầu”. Hầu hết mọi người đang được sống trong một “Thế giới phẳng”. Cuộc đấu tranh sinh tồn, vì hòa bình và hạnh phúc lâu bền của CON NGƯỜI đã vượt ra khỏi biên giới từng quốc gia, đang diễn ra và phụ thuộc lẫn nhau ở tầm khu vực và toàn hành tinh. Chuyển bước theo Thời – Vận là quy luật chung của muôn loài, đối với Loài người thì đó là Tự do, Dân chủ, Nhân quyền. Vậy mà nước ta vẫn còn hiện tượng ôm khư khư lấy cái triết lý “Đấu tranh giai cấp”, “Chuyên chính vô sản”, “Độc đảng toàn trị” lạc hậu và chịu để tồn tại “Hận thù dân tộc”, không chỉ là hậu quả sai lầm tạo ra từ thời hậu chiến trước đây, mà còn do những ung nhọt của thể chế chính trị lạc hậu hiện nay! Đó là cái “ách” ngàn cân tạo bởi cái Gốc sai lầm làm cản bước tiến lên của dân tộc Việt Nam. Vì vậy chúng ta cần nói cho thật rõ một lần để khắc phục dứt điểm.
Trước hết nói về Đoàn kết dân tộc. Hồ Chí Minh đã từng nói tại Ấn Độ, khi có một phóng viên phương Tây hỏi về thái độ của Cụ đối với địch thủ lúc bấy giờ, là ông Ngô Đình Diệm. Cụ Hồ đã nói: “Ông Diệm yêu nước theo kiểu của ông ấy. Tôi yêu nước theo kiểu của tôi”. Ta biết về Hoa Kỳ, cuộc nội chiến Bắc Nam của họ, chính là biểu hiện sự xung khắc kịch liệt trong tư duy và quyền lợi của 2 miền trên con đường phát triển. Nhưng sau khi một bên thắng, họ chỉ thực hiện giải giáp vũ khí bên thua, rồi thả cho cán binh bại trận trở về gia đình, thực thi đoàn kết dân tộc, vì vậy nước Mỹ sau chiến tranh không có hận thù dai dẳng, cả nước đồng lòng tiến tới như chúng ta đã thấy. Còn ở Việt Nam ta, các nhóm yêu nước khác nhau có khi không phối hợp được với nhau, thậm chí hành động đối chọi nhau, như chung quanh sự kiện chuẩn bị giành và lập chính quyền sau ngày Nhật đầu hàng 1945. Đương nhiên khi đó phe nhóm nào có cơ sở quần chúng mạnh hơn, chuẩn bị từ sớm hơn, có cương lĩnh (như của Việt Minh) rõ ràng, thậm chí công bố từ một vài năm trước, được nhân dân hiểu rõ hơn và ủng hộ, vì vậy đã thắng thế. Cuối cùng, nếu không có sự can thiệp chia rẽ phá hoại của bên ngoài, chắc chắn nội quốc sẽ phối hợp và đoàn kết được với nhau. Sự khác biệt giữa hoạt động của các ông Hồ Chí Minh, Trần Trọng Kim và Ngô Đình Diệm chính là ở chỗ đó. Ta có thể thấy điều này sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh thậm chí đã thực thi “chế độ lưu dung” (sử dụng người của chế độ cũ mà giữ nguyên lương) đối với toàn bộ cán binh chính quyền cũ, tạo ra một ấn tượng đoàn kết “Thắng – Thua” rất đậm nét: Sau chiến tranh, tất cả cùng hợp sức xây dựng cuộc sống mới. Nhìn về xa xưa, sau khi thắng quân Minh, Vua ta đã cấp phương tiện và lương thực cho quân địch bại trận rút về nước. Còn nhiều tấm gương tốt, anh hào quân tử khác nữa của quá khứ. Giá thử, sau chiến thắng 1975, chúng ta, cũng với tầm nhìn đại nghĩa, quân tử, nhân đạo, xử sự theo “tình người” như những trường hợp đã nêu trên đây, thì có thể mối hận thù dân tộc trong cuộc xung đột thắng thua vừa qua đã không đến nỗi gây “tan cửa nát nhà”, nhiều người phải “ngậm đắng nuốt cay” cho đến tận hôm nay. Hơn thế bao nhân tài cùng máu đỏ da vàng đã phải bỏ nước ra đi tìm đến nơi văn minh hơn. Tại sao như vậy ? Một phần chủ động là tại đội ngũ lãnh đạo của bên thắng lúc đó thiếu một tầm nhìn chiến lược và một tấm lòng đại nhân đại nghĩa quân tử cần thiết. Nhưng thực ra chính còn tại vì cái nguyên nhân thứ hai sau đây ngăn cản: Đó là cái tư duy “Đấu tranh giai cấp một mất, một còn” đầy tội lỗi làm u mê cái trí tuệ và lòng nhân đạo của một bộ phận lãnh đạo của chính phủ VNDCCH, khiến họ đã sản sinh ra biện pháp “tẩy não” và đối đãi mất nhân tâm đối với bên thất bại.
Vì vậy, muốn sửa tận Gốc, cần nói rõ về cái “gông cùm” “Đấu tranh giai cấp” “một mất, một còn” rất tai hại này. Thực ra, căn cứ những việc làm của Phong trào Việt minh đánh Pháp, đuổi Tầu Tưởng về nước, giành độc lập cho đất nước giai đoạn 1944 – 1950 thì chứng tỏ Hồ Chí Minh không dính một chút xíu nào về tư duy “đấu tranh giai cấp” kiểu CN Mác – Lê -Mao. Vì mục tiêu đại đoàn kết đấu tranh giành Độc lập Dân tộc và Xây dựng đất nước, Cụ Hồ mời cả vua Bảo Đại làm cố vấn chính phủ, mời mấy đại thần của Triều đình cũ, như các cụ Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, Hồ Tùng Mậu . . . . và nhiều trí thức viên chức cũ, như Phan Anh… tham gia chính quyền cách mạng. Có một trí thức danh tiếng xin ra nhập Đảng CS, Cụ Hồ đã khuyên “Chú cứ tiếp tục hoạt động trong đảng Xã hội, sẽ có lợi hơn cho cách mạng . . .”. Chính phủ đa đảng phái, Tuyên ngôn Độc lập, Hiến pháp 46 của nước VN dựa theo mô hình của Pháp và Mỹ làm cho Stalin tức đến mức không thèm công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Có nghĩa, điều quan trọng nhất đối Hồ Chí Minh, với phong trào Việt Minh là lòng Yêu nước, là Đại đoàn kết dân tộc. Vậy cái đường lối “đấu tranh giai cấp một mất, một còn” cộng sản rất tai hại tồn tại lâu nay nó thâm nhập rộng rãi vào VN bằng con đường nào? Bằng con đường thụ động, bị ép buộc sau đây: Bởi năm 1947 thực dân Pháp, với sự giúp đỡ của Mỹ, quay trở lại xâm chiếm VN lần thứ hai, đã buộc Hồ Chí Minh phải dựa vào Liên Xô và Trung Cộng để tiến hành cuộc kháng chiến. Hồ Chí Minh đã buộc lòng phải trả giá bằng cái gì để lấy lòng tin của Stalin, và sau năm 1949 cả Mao Trạch Đông nữa để họ tận tình giúp đỡ cuộc kháng chiến của VN ? Từ năm 1950, ngoài mong muốn được giúp lương thực súng đạn, Cụ Hồ từng bước buộc lòng phải tỏ ra thực tâm đi theo đường lối “cách mạng vô sản, tiêu diệt tư bản” của Liên Xô và Trung Cộng , nên kể cả phải trả giá bằng tỏ ra tin tưởng mà nhờ vả đào tạo cán bộ, tuyên truyền huấn luyện “học thuyết Mác – Lê” và xây dựng bộ máy chính quyền non trẻ của VN vì mục đích trên hết là Độc lập dân tộc trước đã. Hồ Chí Minh đã phải “giấu nhẹm” cái tư duy Tự do Dân chủ Cộng hòa, Đa nguyên đa đảng lúc đầu của Người, khôn khéo đến mức không chỉ Stalin và Mao Trạch Đông yên tâm tận tình giúp đỡ Việt Nam, mà chính ngay cán binh cộng sự của Người, của cả nhân dân VN cũng tin là VN đã thực sự là một thành viên đích thực “đầy đủ” của phe Cộng sản quốc tế, của phe XHCN theo mô hình của Liên Xô và Trung Cộng. Vậy đương nhiên, đã là một thành viên của phe XHCN thì phải theo đường lối “Đấu tranh giai cấp một mất một còn”, “không đội trời chung với tư bản”,”khác ta là địch”, “độc đảng vô sản toàn trị” chứ còn làm cách nào khác được?! Chính vì vậy cán bộ cấp dưới của Hồ Chí Minh, đã an tâm làm theo tư vấn (thâm độc, phá hoại) của các chuyên gia TQ, mới có “Cải cách ruộng đất” giết chết hàng loạt cốt cán của Việt Minh xuất thân từ địa chủ, tư sản yêu nước và chính quyền cũ, những người đã đóng góp công sức to lớn với cách mạng tháng 8. Chính vì vậy mới có “Nhân văn giai phẩm”, mới có “tịch thu nhà xây ba tầng” của dân, mới có “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh” làm tan nát nền kinh tế miền Nam sau giải phóng ! Cái tư duy và quan điểm “đấu tranh giai cấp” “một mất một còn”, “khác ta là địch” với người giầu, với tư sản (tuy là bé cỏn con tại VN), và với trí thức yêu nước còn kéo dài mãi về sau này. Tuy nhiên, chúng tôi đã nhiều lần nói: Nếu không có cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai 1947 – 1954, thì với Hiến pháp 46, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ đa nguyên đa đảng Hồ Chí Minh, và nếu Hoa Kỳ nhận đầu tư phát triển kinh tế, thì Việt Nam hoàn toàn đã có thể trở thành một Con Rồng như Singapor hay Inđonêxia sau này. Vậy có trách, có căm thù, thì trước hết hãy trách cái sai lầm chiến lược thời ấy của các nước phương Tây trước đã. Ngay Bộ chính trị mọi nhiệm kỳ, ngoài lòng yêu nước và các ưu khuyết điểm của chính họ, họ cũng là nạn nhân của chính cái sai lầm Gốc chết người nói trên. Lại nói, về “CN Mác – Lê”, được hiểu sơ sài ở VN, chỉ có ích trong cuộc đấu tranh vũ trang ở chỗ: Đã kích động lòng căm thù giai cấp, tức là căm thù người giầu bóc lột và thực dân đế quốc (và những người theo họ), để cộng hưởng với tinh thần dân tộc cao sẵn có từ hàng ngàn đời nay nên đã dẫn đến thắng lợi 1975. Nhưng một khi cách mạng đã giành thắng lợi rồi, thì cái tinh thần “đấu tranh giai cấp”, “khác ta là địch”, “căm thù người giầu” máy móc kiểu cũ ấy bây giờ hòa bình phát triển kinh tế rồi thì nó cần dùng vào đâu, vì mục tiêu gì ? Trên giải đất VN sau ngày giải phóng, có nên gạt bỏ, thậm chí tiêu diệt tất cả những ai biết làm ăn kinh tế mà giầu có, đã “liên quan đến địch” hay không ? Tôi thậm chí đã nói một cách nhầm lẫn, một chiều: Trong mỗi loại thể chế, dù CS hay TB, những người giầu có hay làm quan đúng luật của thể chế hiện hành, đều là những người có tài ! Nhưng tôi đã quên: Chế độ của giai cấp công nông, “độc quyền đảng trị” trước đây lại rất coi trọng việc chỉ đưa bà con có lí lịch công nhân, nông dân, binh lính và thân quen vào các vị trí tổ chức lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, bang giao với thế giới… để xây dựng đất nước, coi trọng kinh tế quốc doanh. Khi không còn Hồ Chí Minh (Người đã hơn 30 năm đi khảo sát học tập kinh nghiệm TBCN và XHCN ở nước ngoài), thì cái sai lầm lớn nhất của VN sau 1975 chính là ở chỗ lẫn lộn, mơ hồ “kiên định” “đấu tranh giai cấp”, “độc đảng toàn trị” không dân chủ cạnh tranh công khai minh bạch để chọn người thật sự có tài. Chính cái đó (độc đảng công nông toàn trị, độc quyền mất dân chủ) là nguyên nhân của bao nhiêu suy thoái tệ hại khác đã diễn ra, nổi rõ nhất mà Đảng CS đã phải thừa nhận là có độc quyền nên có quốc nạn tham nhũng, tiêu cực, trên đất VN. Do đó rõ ràng phải đấu tranh bỏ hẳn cái Gốc thể chế chính trị sai lầm ấy, và vì vậy không cần kéo dài hận thù giai cấp và trù dập cá nhân nữa. Đấy là cái Gốc của câu chuyện quá khứ. Vấn đề là bây giờ nên thế nào đây ?
Đáng lẽ phải đại đoàn kết mọi thành phần, mọi giai cấp, mọi nhân tài quốc nội và quốc ngoại, mọi khả năng hợp tác quốc tế để bảo vệ và phát triển đất nước, thì Đảng CS VN, tuy đa số có lòng nhiệt thành yêu nước và ý chí cách mạng vẫn rất cao, nhưng do tập quán, tầm nhìn và tri thức hạn hẹp, nên vẫn bo bo quan điểm cũ: Cái gì khác ta thì là địch. Mà “ta” thì là cái CN Mác – Lê, cái thứ triển khai rất sai lầm ở các nước XHCN khác, nên CHXN đã tan rã, nhưng lại ngoan cố bảo thủ giải thích rằng sự tan rã đó là do “sai lầm triển khai” ! . Nhưng không phải vậy. Ở ta, chừng nào sau chiến thắng 1975 đã hình thành những tầng lớp quan chức hậu duệ, với việc chiếm lấy độc quyền đã giành được do thắng lợi của cách mạng làm “vốn đầu tư” nên một bộ phận không nhỏ đã trở nên giầu có, biến thành tầng lớp “tư bản đỏ”, thì nguyên nhân của vấn đề “kiên trì” đường lối Mác – Lê quá đát hiện nay không hoàn toàn còn là nhầm lẫn ấu trĩ như cũ nữa, và cũng không thể giải thích là “sai lầm triển khai”. Mà là vì 2 nhân tố cốt tử sau: a)Một là: Trung Quốc vẫn rất ép buộc, đe dọa, không muốn VN thay đổi thể chế để thoát khỏi sự khống chế của TQ như một phên dậu và đồng minh, hơn nữa họ lo sợ sự thoát ra khỏi lạc hậu để tiến bộ của VN sẽ lại kích thích sự vùng lên của nhân dân TQ, sẽ phá hoại ý đồ bằng mọi giá tiến lên thống trị thế giới của TQ (tức Đại cục, Giấc mộng Trung Hoa) (*); b) Hai là: Dù biết rằng thể chế cũ “độc đảng toàn trị mất dân chủ” là sai rồi, Cái sai đó tạo ra một cái “gông” từ phía Đại bá TQ, một cái “xiềng” thể chế tồi tệ đặt lên vai nhân dân, song bỏ “gông xiềng” này đi bằng cách nào đây để Đảng cầm quyền vẫn không bị mất vị trí, tức là bản thân các tầng lớp quan chức từ TƯ đến xã phường không mất quyền và lợi hiện có, nhất là tầng lớp “tư bản đỏ”. Đó là lí do căn bản của mâu thuẫn nội bộ, của sự “nhùng nhằng, trì trệ, lưỡng lự và nhút nhát” của một số không nhỏ lãnh đạo cấp cao. Nhưng về phía nhân dân, một câu hỏi phản biện đặt ra: Có nên vận dụng một lần nữa nguyên lý “đấu tranh giai cấp” của CN Mác – Lê vào đây để lật đổ cái chính quyền mang tiếng là “tay sai (a)” và giai cấp tư bản đỏ “bóc lột (b)” hiện nay hay không? Rõ ràng là không nên, là ảo tưởng ,và có muốn cũng chẳng được, hơn nữa, vì như trên chúng ta đã kết luận: Biện pháp cực đoan công nông “đấu tranh giai cấp” lật đổ chính quyền tư bản (bây giờ là TB đỏ) của CN Mác – Lê là sai lầm cực đoan quá đát rồi còn gì ?! Hơn nữa, đất nước ta lại đang nằm ở tuyến đầu chống Bành chướng bá quyền, chúng ta cần rất thận trọng cân nhắc toàn cục mọi quan hệ, mọi lực lượng trong nước và quốc tế.
Vấn đề hiện nay. Như trên đã nói, VN đã hoàn toàn nằm trong bàn cờ của khu vực và thế giới. Muốn thoát khỏi cái “gông” ngoại bang và cái “xiềng” thể chế sai lầm để tiến lên, chúng ta phải làm gì ? Rất may, sự nôn nóng, bồng bột, ngạo mạn sai lầm của tập đoàn lãnh đạo TQ hiện nay (tuy họ tưởng đã nhắm đúng Vận, nhưng lại cũng đã phát lệnh sai cả về Thời) đã tạo ra một tình thế vĩ mô mới rất nguy kịch cho họ, nhưng lại có lợi cho cách mạng VN. Tôi xin hệ thống lại nhận thức và những ý kiến của nhiều tầng lớp nhân dân, bao gồm của cả các quan chức Đảng và Chính phủ có tầm nhìn xa về cái Gốc của Thời – Vận hiện nay:
1. Cùng với việc rà lại cả quá trình lịch sử và hiện tại của TQ, Thế giới đã “bừng tỉnh”, hiểu rõ bản chất “Đại cục”, “Giấc mộng Trung Hoa” của nước này là cái gì. Họ đã hiểu rõ rằng, CN bành trướng bá quyền Đại Hán/TQ chính là Chủ nghĩa phong kiến bành trướng cực đoan cổ xưa + với CN phát xít của thế kỷ XX. Nếu CN BTBQ Đại Hán thống trị được thế giới, thì toàn cầu sẽ trở thành một đại TQ với một thể chế chính trị và xã hội không chỉ lạc hậu dã man, mà còn đại loạn như tại TQ hiện nay. Mọi mâu thuẫn, xung đột các thể loại khác nhau đang diễn ra hiện nay trên khắp thế giới đều không có cái thể loại nào nguy hiểm đe dọa tương lai cả Loài người bằng cái nguy hiểm tột độ của CN BTBQ Đại Hán/ TQ này (**).
Sự bừng tỉnh của thế giới đã kéo theo sự bừng tỉnh thật sự của toàn thể nhân dân và lãnh đạo Việt Nam !
2. Rất không vô tình, không ngẫu nhiên, VN lại đang là điểm đối đầu rõ nhất của CN BTBQ Đại Hán/ TQ với “Phần còn lại của Thế giới”. Trước đây, Việt Nam đã từng hoàn toàn “bị động” đứng gọn ở phía TQ rồi, nhưng TQ không để VN yên bình và còn tự xô đẩy VN trở nên đối địch. Vậy nên chăng VN vẫn lừng khừng để chết chẹt giữa 2 lực lượng quốc tế đối đầu, trong khi “Phần còn lại của Thế giới”, mà chủ lực là Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Ấn Độ, Nga , và nhiều nước văn minh tiến bộ khác đang dang tay ra đón đỡ VN, nước vốn cũng đã từng rất anh hùng (và đã thông cảm, bỏ qua những suy thoái, tệ nạn đang hiện hữu khách quan tạm thời tại VN) ! Khi đã bừng tỉnh thì không thể đứng nhìn và chờ đợi. Là một nhân tố “mũi nhọn của lịch sử”, VN dứt khoát và phải mau chóng đứng hẳn về phía Nhân loại văn minh. Để đồng hành không chuệch choạc vênh váo với thế giới Văn minh, việc đầu tiên là chúng ta phải dứt điểm từ bỏ lý luận và quan điểm (chủ nghĩa) biệt lập “đấu tranh giai cấp”, “khác ta là địch”, trở về với đường lối cách mạng của Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đại đoàn kết, trân trọng, hợp tác, liên kết các khác biệt, kể cả đối lập” để dứt khoát đi với Thế giới hiện đại.
3. Chúng ta phải chủ động từng bước, nhanh chóng, quyết tâm cao .. . thực thi cái đường lối sáng suốt đó của Hồ Chí Minh. Bằng cách;
+ Hoàn trả lại đầy đủ quyền Làm chủ (Tự quyết) cho nhân dân, sửa đổi để hoàn toàn trở lại tinh thần Hiến pháp 46, có chính sách đối ngoại độc lập, bình đẳng và tiến bộ với các nước, như rất nhiều tổ chức và cá nhân người Việt ở trong nước và nước ngoài đã và đang khẩn thiết kêu gọi. Từng bước mở rộng cửa cho các cá nhân và tổ chức dân sự hoạt động theo pháp luật, sau một thời gian đủ để nhân dân hiểu rõ để lựa chọn, lúc đó sẽ để cho các cá nhân và tổ chức dân sự ngoài Đảng CS có thể tự do bình đẳng tham gia tranh cử vào các cấp lãnh đạo của nhà nước. Đây chính là lúc “Vận nước đã đến rồi”. Khá nhiều người không tin “Cộng sản” chịu làm như vậy. Tại sao họ lại quên những Enshin, Goorbachop, Putin, Võ Văn Kiệt. . . ? Trên thực tế, mọi cải cách trong nước đã và đang buộc phải đi theo chiều hướng trả lại quyền Tự quyết đầy đủ cho nhân dân. Còn ai muốn “dẹp bỏ” cái chính quyền CS mang tiếng “độc quyền” hiện nay trước, rồi sẽ cải cách và chống Bành trướng bá quyền sau. . . là người đó không nắm được tình hình trong nước và quốc tế, là chưa nắm được Vận nước. Hơn nữa: Thời cơ không chờ đợi cho một giải pháp ngược đời, đảo lộn và ngây thơ như vậy !.
+ Song song với, và cần rà lại để hiện thực hóa mọi chương trình kế hoạch nhà nước đang triển khai, nhà nước nên làm nhiều việc bổ sung kịp thời:
- Rà lại tất cả những nội dung hợp tác với TQ. Học tập Mianma: Những nội dung hợp tác nào do nể nang, lo sợ và ảo tưởng với TQ, làm hại đến an ninh và quyền lợi của VN, thì dứt khoát đấu tranh loại bỏ hoặc điều chỉnh. “Không ai chọn được láng giềng”, nhưng cần dũng cảm xây dựng một mối quan hệ hợp tác láng giềng mới bình đẳng, công bằng, hữu nghị, tự tin, đàng hoàng thật sự với TQ;
- Nhất trí với đường lối “Thoát ta”, tức là thoát những sai lầm do thể chế cũ và tầm nhìn hạn chế làm tụt hậu Đất nước như hiện nay. Hãy khách quan mà thừa nhận: Toàn thế giới đang Toàn cầu hóa TBCN. Và như Các Mác đã tiên đoán: Các nước TB phát triển nhất sẽ tiến trước lên CNXH (Hậu Tư bản CN). Do hoàn cảnh lịch sử trớ trêu và số phận cay nghiệt của đất nước ta, chúng ta hãy bình tĩnh học tập cách tổ chức và quản lý đất nước của các nước bạn có chỉ số văn minh cao để có được một xã hội lành mạnh như người ta trước đã, rồi sẽ từ đó mà tiến lên tiếp. Nếu giỏi, lúc bấy giờ sẽ không ai cản bước. Hãy nhìn TQ đó: Dù có nghiên cứu sâu kinh dịch, dự đoán giỏi Vận của Phương Đông và Vận của TQ, song sự nóng vội và ảo tưởng của TQ đang diễn ra sai lệch rất lớn so với Thời Vận của nước này, đó chẳng phải là một bài học để đời không chỉ cho các dân tộc Trung Hoa. Ngược lại, với VN, Thời và Vận đều đã đến gõ cửa, mà còn chần chừ, chậm chạp, thì lại sẽ không tránh khỏi một tai họa kép.
- Đảng CSVN muốn tồn tại, và có thể tồn tại mạnh mẽ hơn trước, nếu Đảng lấy lại được phong thái anh hùng thủa xưa, quyết liệt cải tạo tư tưởng đường lối đạo đức, dân chủ hóa, sòng phẳng công khai đường hoàng cạnh tranh ngay trong nội bộ, dẫn đầu làm gương cho thể chế bên chính quyền, tạo ra một động lực phát triển mới cho đất nước, và . . . . làm gương cho các đảng bạn non trẻ sẽ ra đời trong tương lai… Có thế dân mới cần đến Đảng CS, còn không, hiển nhiên nhân dân sẽ tìm mọi cách chọn một đảng tiên phong mới dẫn đường. Không nên e ngại, rằng sẽ làm phật lòng Trung Quốc, vì, về phía họ, muốn tồn tại, thì TQ cũng phải giải quyết thành công đại sung đột nội bộ còn phức tạp rắc rối muôn phần hơn chính chúng ta, bằng không, nếu họ còn hung hăng bành trướng, thì dưới sức ép của cuộc tổng trừng phạt kinh tế, chính trị, luật pháp và quân sự của “Phần còn lại của Thế giới”, TQ sẽ được chia ra nhiều quốc gia độc lập, bình đẳng, để từ đó sẽ hình thành một “Cộng đồng mới các quốc gia độc lập và văn minh”, thỏa lòng ước mơ của nhân dân TQ, sống hòa bình bên cạnh Cộng đồng Đông Nam Á , làm cho Châu Á ngày càng tiến bộ hơn, phù hợp với Đại Vận toàn cầu đang diễn ra.
Tóm lại, chúng ta hãy cố gắng bỏ qua mọi sai lầm cũ để đại đoàn kết, sửa chữa từ những cái Gốc, cơ hồ có thể yên tâm dũng cảm vận động theo “Làng toàn cầu”, “Thế giới phẳng”, theo Nhân loại văn minh, cũng là để theo được kịp “Thời Vận” của Trời Đất.
Hà Nội, ngày 18, tháng 7, 2014
V.D.P
Tác giả gửi BVN
Chú thích:
(*)Dương Kiết Trì, Bộ trưởng ngoại giao TQ đã có lần đe dọa: “các nước DNA nên nhớ, TQ là một nước lớn”, ý ông ta định dọa cái gì ? Nếu không phải là ức hiếp ?
(**) Hãy đọc “Cái chết từ TQ” và các kết luận của Hội nghị của “Siêu quyền lực Thế giới và Hoa Kỳ 2014 gần đây, kết hợp với “Huyền Không học” và “Thái ất”, những khoa học về diễn biến Thời – Vận, người ta dự báo rằng, sự tan rã để trở về trạng thái ban đầu của một Trung Quốc kỳ dị trên 1,3 tỷ dân hiện nay là phù hợp với quy luật của Trời Đất ).

Lại bàn về cái Gốc (Phần II) - Việt Nam chọn đồng minh chiến lược mới

Vũ Duy Phú
Hiện nay trong nhân dân đang nảy sinh những ý kiến mâu thuẫn nhau về nhiều vấn đề quốc tế, trong đó rõ nhất là “Chọn đồng minh chiến lược số 1”... Chẳng cần úp mở làm gì, hiện nay, rõ ràng VN đang đứng trước sức ép trong nước và thế giới về sự lựa chọn Mỹ hay Trung Quốc làm Đồng minh quan trọng nhất của mình.
Đặt vấn đề
1/ TQ đã từng là đồng minh chiến lược của VN suốt mấy chục năm vừa qua, khi mục tiêu quốc gia của VN và TQ trùng hợp với nhau. Hơn thế VN và TQ còn dựa vào nhau và tận tình giúp đỡ nhau thực hiện mục tiêu (việc VN giúp trở lại TQ - tạo bàn đạp chiến lược cho TQ - thì hầu như chỉ có những nhà chiến lược của các nước mới thấy rõ và đã ghi nhận). Nhưng nay, khi mục tiêu của TQ đã khác mục tiêu của VN (TQ muốn gấp rút trỗi dậy để thế chân Mỹ trong thế kỷ XXI ), thì VN lại ngẫu nhiên, trên quan điểm của TQ, trở thành “vật cản” tự nhiên của TQ trên đường đi của họ. Vì vậy, trên thực tế hành động, TQ đã đối xử với VN không khác một kẻ thù. Chính đó là cái khó cho VN, vì thực chất bây giờ là cần/phải từ bỏ quan hệ đồng minh chiến lược vốn có với TQ, để chống đỡ lại một TQ đang tự thể hiện như là kẻ thù của mình. Do vậy VN cần chọn thêm một đồng minh chiến lược mới cho giai đoạn cách mạng hiện nay.
2/ Mỹ đã từng là kẻ thù lớn nhất của VN suốt mấy chục năm qua cho đến năm 1975. Nhưng sau khi Mỹ đã nhận ra sai lầm chiến lược do nhầm lẫn tệ hại ngay từ năm 1945 đối với bản chất của Chính phủ VNDCCH, nên Mỹ đã có thái độ tích cực tham gia khắc phục những hậu quả sai lầm tại VN, và đặc biệt từ năm 2013, Mỹ đã bắt tay với VN trong quan hệ “đối tác hợp tác toàn diện”, đang ủng hộ và hỗ trợ VN chống lại bành trướng bá quyền Đại Hán/TQ. Vì vậy, hiện nay, Mỹ rất xứng đáng để VN chọn mời làm đồng minh chiến lược với mình, ngoài những đồng minh rất quan trọng đã có.
Như trên đã nói, trong thế giới phẳng ngày nay, nếu lãnh đạo một nước cần một sự lựa chọn lớn mà sai lầm, không chỉ bị nhân dân phê phán, chống đối, mà còn bị nhân dân thế giới chê cười và không đồng tình ủng hộ. Vì vậy, chọn đồng minh chiến lược số một là một bài toán rất lớn cho người lãnh đạo và cho đất nước. Rõ ràng, vừa qua VN đã từng chọn TQ là đồng minh chiến lược. Vậy nay giới lãnh đạo TQ tự biến mình thành kẻ thù của VN, thì có nghĩa tự họ đã vứt bỏ cái mác đồng minh chiến lược ấy đi. Còn Mỹ, bằng hành động và các quyết định cấp nhà nước của mình, thực tế là đã quên đi thời gian nhầm lẫn đen tối trước đây để bắt tay xây dựng mối quan hệ mới tốt đẹp với VN. Bản chất vấn đề đã sáng tỏ như vậy, thì nếu VN có luyến tiếc cái cũ hay sợ hãi cái mới cũng chẳng giúp ích gì, mà lại còn bị chê cười là kỳ dị, lú lẫn hay tránh né một sự thật!
Tình thế hiện nay bắt buộc VN phải nghiêm chỉnh xem xét tìm một đồng minh chiến lược số 1 mới để có chỗ dựa trong cuộc chiến đấu lâu dài xây dựng và bảo vệ đất nước trong thế kỷ XXI.
Để khách quan, tin tưởng quyết định của mình là đúng, và để nhân dân TQ (láng giềng hữu nghị) cũng phải thừa nhận sự thật và không thể phản đối, sau đây chúng tôi xin đưa ra một phương án (chủ quan, sơ bộ) so sánh lại cho cẩn thận ngay giữa TQ (đồng minh chiến lược số 1 cũ) với Mỹ (đồng minh chiến lược số 1 mới đang được đưa ra lựa chọn) không chỉ ở thời điểm hiện tại, mà tính đến cả những diễn biến trong tương lai ngắn hạn và trung hạn nữa.
I. Bàn về tiêu chuẩn chung
Rõ ràng cạnh tranh phát triển là một đặc điểm bẩm sinh. Mà cạnh tranh để chiếm ngôi “Đứng đầu thế giới” giữa các nước có tiềm năng là không thể tránh khỏi và gay go nhất. Tất nhiên chúng ta lựa chọn các đồng minh chiến lược, nhất là đồng minh chiến lược số một – tuy không phải là yếu tố bất biến – phải là sự lựa chọn giữa những nước đang đứng hàng đầu thế giới và đang ủng hộ chúng ta phù hợp quan điểm và lợi ích của đất nước chúng ta. Nhưng trước đó, để không mơ hồ, nhầm lẫn, và khách quan, chúng ta hãy xem xét vấn đề này theo một hệ tiêu chí chung của toàn cộng đồng Nhân loại.
Tiêu chí để lựa chọn đồng minh chiến lược văn minh theo lẽ đương nhiên là:
1. Thể chế chính trị, mô hình phát triển tiên tiến nhất, hay tiên tiến hơn;
2. Sức mạnh kinh tế, quân sự, văn hóa xã hội… ưu việt hơn;
3. Thái độ chính trị và các mặt quan trọng khác của họ đối với nước đang tìm chọn phải là tốt hơn. Đây có lẽ là điều quan trọng nhất;
4. Thái độ của thế giới, của khu vực đối với nước được lựa chọn là tốt hơn;
5. Ảnh hưởng của những yếu tố gắn bó quan hệ truyền thống, lịch sử giữa 2 bên.
Điều cần lưu ý ngay là, các tiêu chuẩn trên chủ yếu được đánh giá tại thời điểm hiện nay.Vì vậy, rất cần thêm điểm phân tích thứ 6:
6. Sự thay đổi trong tương lai gần và trung hạn các tiêu chí nói trên của từng nước được đưa ra lựa chọn.
II. Đi vào cụ thể
Về tiêu chuẩn 1 và 2: Đến thời điểm hiện nay 2014, thì chính TQ cũng phải thừa nhận rằng, về tổng thể, Mỹ đang vượt trội hơn TQ. Vì vậy, thế giới và chính TQ mới gọi Mỹ là siêu cường đứng đầu thế giới, thừa nhận thế giới còn đang “độc cực”, còn TQ mới đang phấn đấu “mở hết tốc lực” để đuổi kịp, và tự gọi mình là “nước đứng đầu thế giới tiềm năng” (xem trong “Giấc mộng Trung Hoa” của chính TQ). Vậy nếu chỉ xét điểm 1 và điểm 2, cộng với thái độ cụ thể rất rõ rệt không cần bàn cãi về vấn đề thời sự Biển Đông của TQ đối với nước ta hiện nay (TQ thì chèn ép, xâm lược, dã man tàn bạo), còn Mỹ, và thế giới thì bênh vực, ủng hộ VN (nội dung thời sự quan trọng của điểm 3 và 4), nên nếu chúng ta không chọn Hoa Kỳ là đồng minh chiến lược số một, trong khi Mỹ đã sẵn sàng, để đối phó lại với TQ thì thế giới và nhân dân nước ta có thể coi đó là một điều kỳ lạ, hay kỳ dị!
Có lẽ điều kỳ lạ đó được giải thích như sau: Để chọn đồng minh chiến lược số 1, ta không nên chỉ dựa vào tình thế hiện tại. Vấn đề Biển Đông như vậy mà bị xem chỉ là một “đụng chạm nhỏ” (!), mà cần xét kỹ cả những yếu tố quan hệ lịch sử nữa (điểm 5, đã nói ngắn gọn trong phần mở đầu) và chiều hướng chuyển biến toàn cục trong tương lai ngắn hạn và trung hạn (điểm 6).
Vì vậy, sau đây, để hoàn toàn an tâm, tôi sẽ phân tích ngắn gọn toàn diện lịch sử và triển vọng diễn biến phát triển (về điểm 6), của Trung Quốc và Mỹ trong tương lai:
Về so sánh cụ thể mạnh hay yếu và diễn biến sắp tới của 2 nước ứng viên
2.1. Hoa Kỳ
- Về tiêu chuẩn thể chế chính trị: Thể chế chính trị của Mỹ là thể chế mà tại thế kỷ XXI này mọi quốc gia trên thế giới đang hướng tới, đó là “Nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập, Thị trường tự do hướng tới thị trường xã hội và Xã hội dân sự hiện đại” (dẫn đầu xu thế tất yếu trung hạn: Toàn cầu hóa TBCN). Bởi thế ngay từ khi Mỹ ra Tuyên ngôn lập nước, Các Mác đã viết: “Hoa Kỳ là nơi đầu tiên sản sinh ra tư tưởng của nước cộng hòa dân chủ vĩ đại”, Mác coi “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của Hoa Kỳ là “Tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên của Nhân loại”. Mác cũng đánh giá rất cao “Tuyên ngôn giải phóng” nô lệ của Mỹ năm 1863, vì vậy ông đã “thay mặt Quốc tế Cộng sản I phát đi lời chúc mừng đầy nhiệt huyết”. Còn Tôn Trung Sơn sau khi quan sát nghiên cứu kỹ tình hình nước Mỹ, đã ca ngợi: “Mỹ là nước văn minh tiên tiến, là nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới”, ông đã khuyến khích người TQ học tập Mỹ, trước hết là học tập tinh thần cách mạng và xây dựng đất nước của Mỹ. Còn Mao Trạch Đông thì “quyết tâm đuổi kịp và vượt Mỹ trong vòng 15 – 20 năm”. Hồ Chí Minh ngay từ 1945 đã vận dụng mô hình chính trị của Hoa Kỳ. Hiện nay những chính khách tầm cỡ của giới tư bản Mỹ đã nhận định: Hoa Kỳ hiện nay đã chuyển từ CNTB đế quốc sang CNTB dân chủ. Còn chính giới Trung Quốc hiện nay thì nhận định rằng: “Hoa Kỳ đã tự do dân chủ một nửa, là tự do dân chủ đối với trong nước, còn vẫn là bá quyền đối với nước ngoài”, vả lại, Mỹ mới chỉ có “dân chủ theo chiều ngang” (xem giải thích tại phụ lục (*)). Như vậy có thể kết luận: Về mặt thể chế, chưa có nước nào được các chính khách lớn trên thế giới đánh giá cao như vậy. Tuy nhiên: Cái sai lớn nhất của Mỹ là: a) đã để hình thành các “tập đoàn kinh tế” toàn cầu không có cơ chế kiểm soát hữu hiệu và ngăn chặn độc quyền ngay từ đầu. Các tập đoàn này đã biến thành “Siêu quyền lực” điều khiển cả Chính phủ Mỹ và Thế giới; b) Thái độ ứng xử với thế giới rất chủ quan, tự mãn kiêu căng; nhiều khi lợi dụng thực hiện chức năng sen đầm thế giới để trục lợi quốc gia và các tập đoàn…; c) Khi bị nhân dân thế giới chống lại, đã có thời kỳ thi hành chính sách phản động: “Không theo ta là kẻ thù”, gây chiến tranh bảo vệ quyền lợi quốc gia và đồng minh với rất nhiều nước; d) Nhầm lẫn trong chủ trương chống “CSVN” (tưởng rằng Hồ Chí Minh tuân theo đường lối QTCS III), đó là sai lầm chiến lược trong chiến tranh ở VN.
Với tất cả những thành công to lớn từ khi lập nước và những thất bại nặng nề đã trải qua tại nửa sau thế kỷ XX, nước Mỹ đã đủ thông minh – và đủ tiềm lực – để bắt đầu “Tìm lại giấc mơ cũ”. Từ cuối thế kỷ XX, Mỹ đang chuyển dần từ “Chủ nghĩa tư bản đế quốc” sang “Chủ nghĩa tư bản Dân chủ” mà Obama là đại diện (theo sự chứng minh của John Perkins, một chính trị gia nổi tiếng của Mỹ). Mỹ cũng đã nhận thấy sai lầm ở VN và đang tự giác đền bù lại sai lầm của mình, đã quyết định coi VN là “đối tác hợp tác toàn diện”.
- Về các nội dung kinh tế, KHCN, quân sự, văn hóa, xã hội dân sự…: hầu như nước Mỹ đều đứng đầu bảng, hoặc vẫn vào tốp đầu, ví dụ về thu nhập bình quân đầu người của Mỹ còn kém một số nước. Chính vì vậy Mỹ mới được thừa nhận rộng rãi là siêu cường hùng mạnh nhất thế giới.
Vậy tại sao Mỹ lại có được vị trí như vậy? Cái lòng tham phổ quát toàn cầu nó đóng góp vào thành tựu này của Mỹ như thế nào?
Quả thật, với lòng tham vốn có của con người và sự dũng cảm vượt đại dương sang kiếm sống tại lục địa Hoa Kỳ của những người Châu Âu đầu tiên đã dựng nên nước Mỹ hơn 200 năm trước đây. Bản thân cái tên “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” đã nói lên rằng, nước này không có gì trong quá khứ để tự hào, luyến tiếc, và cũng chẳng phải là nô lệ của một cái gì xấu xa trước đó, hay một lịch sử dân tộc “hàng mấy ngàn năm” trì trệ. Vì vậy, khi những công dân Mỹ đầu tiên (mang theo mình những trí thức khai sáng của Châu Âu là chính, nơi vừa rũ bỏ thành công chủ nghĩa phong kiến tập quyền mất dân chủ tự do, đang bắt đầu xây dựng chủ nghĩa tư bản với những đặc điểm cơ bản như chúng ta đã thấy: Nhà nước pháp quyền, thị trường tự do và xã hội dân sự) họ sang mảnh đất hoang sơ này để được hoàn toàn tự do dân chủ bình đẳng cạnh tranh lao động kiếm sống. Và để hòa bình, yên ổn làm ăn, họ đã tự mình xây dựng một thể chế tổ chức quản lý đất nước, đấu tranh “thống nhất giang sơn’ và chống xâm lược. Mô hình của Châu Âu Tư bản chủ nghĩa đã được người dân Mỹ tham khảo và nhanh chóng được họ cải tiến tốt hơn cho chính nước họ. Trong quá trình phát triển TBCN, Tư bản Mỹ, với “lòng tham của con người” và với hoàn cảnh thuận lợi – tự mình làm chủ – như đã nói, nước Mỹ đã nhanh chóng trở nên hùng cường, đủ “khôn” để bành trướng ra thế giới. Nhưng tại sao họ không đi chiếm thuộc địa, mở mang bờ cõi, xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải của các nước xung quanh? Bởi lẽ họ có đủ thông minh: a) Vì họ tôn trọng bản đồ thế giới đã hình thành, và học được bài học thất bại của các nước TBCN thực dân đi trước; b) Vì với KHKT tiên tiến nhất thế giới, với những sản phẩm chất lượng, tinh xảo hàng đầu, Mỹ nhận thấy rằng, cứ thuyết phục các nước “mở cửa” thị trường thì Mỹ sẽ thống lĩnh được kinh tế thế giới không cần chiến tranh (cái ý ấy là đặc sệt “cá nhân chủ nghĩa”, khôn ngoan, nhưng là tiên tiến cho đến tận ngày hôm nay). Mỹ đã cố gắng đứng ra làm “Sen đầm” giữ trật tự thế giới để cùng cạnh tranh trong hòa bình, yên tâm rằng, chừng nào KHCN và sản phẩm công nghệ cao của Mỹ vấn đứng đầu thế giới. Thái độ chống CNCS gay gắt cũng chính là vì Mỹ sợ cái đường lối đưa công nông (nghèo khó, ít học) lên lãnh đạo, xóa bỏ thị trường tự do thì nó sẽ chặn đứng, thậm chí tiêu diệt cái chủ trương tự do dân chủ cạnh tranh thị trường theo tài trí sáng tạo của mọi công dân; c) Vì một điều may mắn: đất Mỹ đã đủ rộng cho khoảng 2-300 triệu dân.
Tất cả những cái xấu xa cũ đã thúc ép, và tất cả những cái tốt đẹp vốn có đang tạo ra khả năng để Hoa Kỳ có thể chuyển dần từ CNTB đế quốc, về CNTB Dân chủ, cơ hồ có thể tìm lại giấc mơ cũ trong các bản Tuyên ngôn nổi tiếng của nước Mỹ. Mỹ rất xứng đáng là đồng minh chiến lược số 1 của VN.
2.2. Trung Quốc
Khác hẳn với Mỹ, nếu đem hệ thống thang bậc tiến hóa abc của thế giới ra áp vào TQ, thì hầu như TQ đang đứng ở bậc trung bình về hầu hết các nội dung, trừ tổng lực kinh tế đứng thứ hai (của 1,3 tỷ dân, trong khi Mỹ chỉ có trên 300 triệu dân), chinh phục vũ trụ và số lượng trang bị quân sự là đạt được hàng thứ ba, thứ tư thế giới. Trung quốc có lịch sử chí ít cũng đến 3, 4 ngàn năm. “Hiện nay tại TQ đang nổi lên trạng thái tâm lý rất cực đoan đang thịnh hành ở nước này liên quan đến cái gọi là tính ưu việt về chủng tộc của Trung Quốc, chủ nghĩa quân phiệt, và trường phái lý luận coi ý chí chính trị đóng vai trò quyết định tối hậu của nước này” (Theo TTX VN). Tâm lý ấy đang động viên Trung Quốc “chạy hết tốc lực” để trở thành “quốc gia số một” hay “cường quốc đứng đầu thế giới” thay thế Mỹ. Nhưng vì cái gì, để cho ai, thì các nhà lý luận chiến lược của TQ chưa trả lời được rõ ràng. Một số chuyên gia TQ nói rằng, “để TQ làm mẫu, tạo mô hình tân tiến “dẫn dắt” thế giới” (!).
Trên cơ sở nào xuất hiện tư duy nôn nóng, vội vã độc đáo ấy? Đây là truyền thống thông minh, sáng tạo, tiên tiến đặc sắc; hay ý muốn chủ quan siêu hình, lập dị, ảo tưởng; là sự bừng tỉnh của một số người TQ tiên phong đã từng đi tham quan khảo sát ở các nước phương Tây; hoặc đơn giản chỉ là biểu hiện của lòng tham không đáy, muốn có sức mạnh để lặp lại những sai lầm của CN thực dân đế quốc hay phát xít trước đây?
Sau đây là điểm qua mấy nguyên nhân:
1. TQ là nước lớn nhất cả về dân số lẫn đất đai và lịch sử văn hóa lâu đời. Vậy thì TQ hèn kém gì mà không đặt cho mình mục tiêu trở thành một nước đứng đầu thế giới? (**)
2. Trung quốc đã từng là cường quốc kinh tế thế giới. Đã từng có nền văn minh Trung Hoa nổi tiếng “nhân đạo và hòa bình” (!) thời Trung Đại, đã phát minh ra giấy, thuốc súng, la bàn, đã tự sáng tạo ra chữ viết và các triết giáo nổi tiếng như Đạo Lão, Đạo Khổng; TQ có định hướng thể chế tân tiến (XHCN đặc sắc TQ), có mô hình hiện đại là “Dân chủ theo chiều dọc” (xem phụ lục), có sức mạnh của “Trung Quốc vương đạo” không bao giờ phai lạt… Vậy TQ có quyền “lập chí” đứng đầu thế giới!
Nhưng TQ đã cố bỏ qua cái Gốc: Vì lý do gì TQ đã từng có vị trí đứng đầu thế giới phong kiến, nhưng sau đó đã để mất tư thế đó, thậm chí đã trở thành “một nước nghèo yếu nhất thế giới để cho các nước tư bản phương Tây sâu xé suốt gần một thế kỷ”, như Tôn Trung Sơn đã từng nói? Đó là vì: a) Trung Quốc đã chìm sâu vào Chủ nghĩa phong kiến, đã hoàn thiện, chăm chút, tô điểm, nâng cấp cái chủ nghĩa “Trung quân Vương đạo” này đến mức tinh xảo, ưu việt nhất trong “Thế giới phong kiến” toàn cầu. Nếu Chủ nghĩa phong kiến trên thế giới có những đặc điểm gì cản trở sự tiến hóa văn minh, thì chủ nghĩa phong kiến của TQ luôn thuộc loại đứng đầu. Người TQ vẫn tự hào về nền văn hóa cổ kính của mình, đặc biệt cái đỉnh cao của nó là Đạo Khổng, chuyên dạy người ta phải sống có nhân nghĩa, đạo đức (đó là cái tốt), nhưng thực chất trước hết là để hết lòng trung thành với nhà vua (Chủ nghĩa Trung quân) (mâu thuẫn với nhân nghĩa, đạo đức); b) Các vua chúa phong kiến rất ghét tư duy Dân chủ, độc lập, sáng tạo, sự tự do, thậm chí ghét đến mức rất nhiều triều đại cho quân lính tịch thu đốt hết sách vở, bắt giết cả trí thức có ý vươn ra ngoài quy chế lễ giáo phong kiến, nhất là tại các “thuộc quốc” để triệt tiêu sự nổi dậy. Bởi họ coi những thứ đó là rất nguy hiểm cho chế độ vương đạo, cho ngai vàng của họ; c) Nói về cái bệnh phổ quát của con người là bệnh tham lam, thì có lẽ TQ là tập hợp chứa chấp một số nhóm người tham lam nhất thế giới. Không ai dám bịa: Chính những nhóm người này là hạt nhân cực kỳ lợi hại, nguy hiểm của Chủ nghĩa bành chướng bá quyền phong kiến cực đoan Trung Hoa. Do lòng tham vô độ, nhưng thay vì nghiên cứu sáng tạo KHCN, làm ra sản phẩm mới, thì họ lại không ngừng nghỉ “sáng tác” ra mọi mục tiêu và mưu mẹo xảo trá dã man thâm độc để “mở mang” bờ cõi, xâm chiếm đất đai, đồng hóa các dân tộc khác chung quanh, không để cho người ta sống hòa bình, yên ổn. Đó là nguyên nhân dẫn đến kết quả không ngờ: Từ một vùng đất rộng lớn, trên đó cư trú trên hai chục quốc gia độc lập (như kiểu các quốc gia độc lập Châu Âu tồn tại cho đến hiện nay), họ đã đánh chiếm bằng cả quân sự lẫn mưu mẹo, rồi bằng mọi cách đồng hóa bên bị thua để các nước thua không thể đòi tách ra độc lập trở lại như cũ được nữa (Dấu vết của cái dã tâm xâm chiếm đồng hóa này vẫn còn chưa kịp hoàn thành đến giờ này, đó là các vùng Tân Cương, Tây Tạng và Nội Mông…)(***); g) Chính vì Chủ nghĩa trung quân được điêu luyện trên đất TQ, nên nó đã triệt tiêu đến tệ hại mọi ý chí vươn lên sáng tạo và cạnh tranh phát triển KHCN, sản xuất sản phẩm cao cấp hiện đại, đời sống văn hóa và thể chế chính trị phi phong kiến…, làm cho đất nước Trung Hoa ngày càng tụt hậu so với thế giới hiện đại như Tôn Trung Sơn đã nhận xét (người đã rất nhiều lần tìm đường sang phương Tây quan sát, học hỏi).
Bây giờ một số giới TQ với đầu óc dân tộc rất cao, có chí hướng lớn, có tầm nhìn rất “chiến lược”… đã gợi dậy tinh thần xô vanh nước lớn của Nhân dân TQ để thực hiện ý đồ chính trị của mình (“nước mà đứng đầu, thì dân sẽ rất có lợi”). Tôn Trung Sơn đã từng nói: “Người TQ phải làm nên những kỳ tích vĩ đại nhất của Nhân loại” (!), “Phải xây dựng TQ trở thành quốc gia “4 nhất’: Mạnh nhất thế giới, giàu nhất thế giới, nền chính trị tốt nhất thế giới, dân chúng hạnh phúc nhất thế giới”. Những tư tưởng đó thật vĩ đại, thật đặc sắc. Và Tôn Trung Sơn cũng đã nói: “Thế giới phải hòa bình, thế giới phải đại đồng. Mong muốn người TQ sẽ đảm bảo hạnh phúc lớn nhất cho nhân loại, làm nên kỳ tích lớn nhất cho nhân loại, không chỉ mang lại lợi ích cho một dân tộc, một quốc gia, mà là cho toàn thể nhân loại”. Giải pháp của Tôn Trung Sơn đưa ra là theo bước chân của Hoa Kỳ.
Vậy tại sao bây giờ TQ đi ngược lại 180 độ những lời chỉ giáo của lãnh tụ của mình, phải “tăng tốc tận lực” bóc lột nhân dân TQ, phải dùng biện pháp bành trướng bá quyền ra chung quanh, chà đạp lên luật pháp quốc tế và quyền lợi các nước khác để thực hiện mục tiêu phát triển thành một “nước lớn đứng đầu” thế giới?
Có rất nhiều lý do khác nhau:
1. Về chính trị. Tôn Trung Sơn đã dạy: Muốn phát triển, TQ phải thực thi Tam quyền phân lập (Lập pháp, tư pháp, hành pháp) như các nước phương Tây, thậm chí cần sáng tạo thêm, thực hiện “Ngũ quyền phân lập”, tức phải thêm “hai quyền phân lập” nữa, là thêm chế độ chất vấn và thi cử (như chất vấn quốc hội, tranh cử nghị sĩ và tổng thống). Tôn Trung Sơn còn nói: “Nếu TQ có thể đi theo con đường cách mạng của Mỹ, thì kết quả tương lai đương nhiên sẽ tốt đẹp hơn Mỹ”. Nói tóm lại, đáng lẽ là phải Tự do dân chủ đa nguyên như phương Tây, và hơn phương Tây. Nhưng Mao Trạch Đông và phe phái của Mao cầm quyền thì lại rất nôn nóng, tôn sùng, học theo nhà độc tài Stalin và lãnh chúa khát máu Tần Thủy Hoàng… để thực hiện ý đồ không lành mạnh “chạy cho thật nhanh” để soán ngôi cường quốc chủ trì thế giới nhằm trục lợi! Vậy bao giờ TQ mới “dẫn dắt” được thế giới về chính trị, về mô hình phát triển?
2. Về kinh tế. Để phát triển trỗi dậy, đương nhiên phải tự chăm sóc nội lực và quan hệ tốt với thị trường quốc tế. Nhưng với phương châm nóng vội “chạy cho thật nhanh” thì TQ không thể theo mô hình dân chủ cạnh tranh bình đẳng tự nhiên như các nước, vì cái này đòi hỏi thời gian dài. Vì thế TQ đã dùng mọi mưu ma chước quỷ dụ dỗ các nước phương Tây, sau khi Mỹ thua tại VN nên gặp nhiều khó khăn, để họ sẵn sàng giúp biến TQ thành “công xưởng của thế giới” để TQ tự bóc lột mấy trăm triệu nhân dân nước mình, thông qua thu hút đầu tư, công nghệ và giải quyết thị trường bên ngoài. Việc TQ coi thường luật pháp quốc tế và các quan hệ láng giềng, đã hung hăng bành trướng bá quyền ra các nơi chung quanh không cần dấu diếm như đang thấy, chính là nằm trong chiến lược “chạy thật nhanh” để chiếm “vị trí đứng đầu thế giới” nói trên. Sự nôn nóng, ăn xổi đó đã dẫn đến tác hại mà chính một chuyên gia TQ đã cho biết: “Nền kinh tế TQ có 16 cái “tử huyệt”, nếu phương Tây mà “trừng phạt” vào đấy, thì kinh tế TQ có thể gục ngay sau vài tháng”. Vậy bao giờ TQ mới ở vị trí “Dẫn dắt” thế giới về kinh tế như họ muốn ?
3. Về KHCN và kỹ thuật quân sự. Sự lạc hậu về KHCN và KT quân sự của TQ có nguyên nhân sâu xa từ chế độ tập quyền phong kiến, như đã nói (nên mới bị các nước phương Tây và Nhật “bắt nạt”). Vì việc tự lực nâng trình độ KHCN và kỹ thuật QS lên không thể nhanh, cho nên TQ đã có cực nhiều sáng kiến “sao chép” mọi lĩnh vực KHCN của thế giới, đã khôn khéo lôi kéo được các chuyên gia KHCN và KT quân sự LX chạy sang, đồng thời cũng huy động được các trí thức chuyên gia TQ học tại các nước phương Tây trở về. Tình báo thu thập thông tin KHCN và KT QS của TQ cũng phát triển rất mạnh. Một chân lý: Khi đã ngang bằng, mà muốn vượt lên, thì phải bằng chính trí tuệ và sức lực của mình. Nhưng chính các chuyên gia chiến lược KHCN, Kỹ thuật quân sự của TQ cũng mới chỉ hy vọng rằng: TQ sẽ sớm bỏ qua vị trí thứ ba trong lĩnh vực sức mạnh này. Vậy bao giờ TQ mới “dẫn dắt” được thế giới về những mặt KHCN và KT quân sự ?
Tóm lại, cái mối lo và đáng ngại nhất của thế giới đối với TQ thực chất là sự hung hăng và ý chí nóng vội “chạy thật nhanh”. Cái đáng gờm thứ hai là sự tàn bạo mưu mô sảo quyệt dã man của TQ, không chỉ đối với bên ngoài, mà họ dám làm đối với ngay trong nước họ, để diệt những ý tưởng chống đối sự mất dân chủ và bất chính. Nhưng 2 cái đó chỉ là sức mạnh đe dọa tạm thời, không cơ bản, chỉ có thể hữu hiệu cho những mục tiêu cụ thể trước mắt. Trước đây, TQ chê Mỹ và phương Tây là Cường đạo dã man, còn TQ sẽ là Cường đạo văn minh. Nhưng nay, thực tế đang diễn ra là đã đảo ngược lại. Điều đó không có gì khó hiểu: TQ đi sau phương Tây khoảng một thế kỷ. Họ không thể không trải qua những bước tiến hóa theo trật tự quy luật, nhưng vì nôn nóng, để rút thật ngắn, họ buộc phải tìm cách nhảy cóc bằng “cơ bắp” và thủ đoạn gian dối.
Mặc dù TQ đã có thời đứng hàng đầu thế giới, nhưng nên nhớ, đó là hàng đầu trong thể chế và văn minh phong kiến. Nên thực tế không thể chối cãi là TQ hiện nay đang giống nhiều nước phương Tây trước thế chiến một và thế chiến hai. Vì vậy, trong khi Mỹ đã chuyển sang CNTB Dân chủ, thì Tàu mới bắt đầu đi vào giai đoạn Tiền TBCN, để rồi sau đó sang nửa đầu thế kỷ XXI này mới “định hướng” đạt đến giai đoạn CNTB đế quốc như Mỹ tại nửa sau của thế kỷ XX vừa qua. Chính Mao Trạch Đông, sau khi thất bại nặng nề trong “Đại nhẩy vọt” đã điều chỉnh thời gian cần để TQ vượt Mỹ từ 15 – 20 năm lên 50 – 100 năm. Còn Đặng Tiểu Bình thì nêu thời gian để TQ tiến lên vượt trước Mỹ, đứng đầu thế giới là “nửa sau của thế kỷ XXI”. Chúng tôi, căn cứ sự tiến hóa văn minh của Nhân Loại, thấy rằng, mỗi thế kỷ tiếp sau, các thế hệ CON NGƯỜI mới sinh ra lại có bao điều mới mẻ, tiến bộ thông minh hơn các thế hệ trước, do đó nếu Bồ Đào Nha chỉ giữ được vị chí “đứng đầu thế giới” gần 1 thế kỷ, Hà Lan giữ được “cường quốc đứng đầu” trên 1 thế kỷ, nước Anh đứng đầu thế giới khoảng 2 thế kỷ, thì Mỹ có thể đủ thông minh, tài trí để giữ được vị trí đứng đầu thế giới khoảng từ 2 đến 2,5 thế kỷ. Còn TQ, vì bắt đầu tham gia vào cuộc đua quá chậm, không đi từ CNTB Dân chủ hàng ngang, mà từ “CNTB đặc sắc Dân chủ hàng dọc”. Điều đó bắt buộc TQ phải đi từ giai đoạn, về thực chất, là “Tiền TBCN” (ít nhất vài chục năm như đang tiếp tục diễn ra trong nước), sau đó mới “tiến” lên CNTB đế quốc (nửa thế kỷ nữa), rồi sau nhiều thất bại (như TB phương Tây trước đây) mới tỉnh ngộ để tham gia phấn đấu tiến tới CNTB Dân chủ (dự kiến 1 thế kỷ). Hiện nay, 2014, đối với trong nước, thì TQ vẫn đang ở giai đoạn Tiền TBCN, đối với ngoài nước thì TQ đã bắt đầu “nhảy cóc” đi vào giai đoạn CNTB đế quốc. Có kết quả lệch pha như vậy, chính là do “ý chí vươn lên đuổi kịp và vượt” ghê gớm của giới cầm quyền, bắt đầu từ Mao Trạch Đông. Theo quy luật thế giới, TQ cần trải qua một số thất bại mang tính quyết định, cái đó tuỳ tình hình lực lượng các bên trên thế giới, sau đó – theo đúng quy luật – có thể TQ mới bước vào giai đoạn CNTB Dân chủ như Mỹ hiện nay được. Nên nhớ: Thất bại của “Đại nhảy vọt” 1958 của Mao Trạch Đông chưa phải là thất bại của CNTB đế quốc Trung Quốc, mà mới là thất bại của “ảo tưởng” công xã nhân dân trong giai đoạn hướng theo chế độ XHCN.
Lịch sử trỗi dậy của những nước lớn không phải ở dân số đông, diện tích rộng, mà là ở chí hướng, ở sức mạnh trí tuệ, trình độ văn hóa xã hội của nhân dân, và tầm nhìn nhân bản của lãnh đạo nước họ. Một khi chí hướng đã bị đặt sai lệch, trí tuệ không đầy đủ, đạo đức lại yếu kém, thậm chi điên rồ, dã man… thì chẳng được chính nhân dân nước mình ủng hộ, nói gì có sức mạnh thật sự để sớm vươn lên thành “nước lớn vĩ đại”, có mô hình “dấn dắt” để được chúng ta tự nguyện chọn làm “Đồng minh chiến lược”.
Tuy nhiên, cần thấy trên đây chỉ là đạo lý nghiêm chỉnh, là tư duy của những người có thần kinh bình thường. Còn TQ là một nước lớn sát ngay biên giới và biển đảo với VN, từ ngàn xưa đã nhiều lần xâm chiếm VN, nay rất muốn chi phối, bắt VN thành thuộc quốc, phên dậu cho họ, dắt mũi được lãnh đạo VN nhiều năm dài, nên VN không thể không tính đến, không thể không đề phòng tình hình bất trắc đối với một TQ “đồng chí” dởm như vậy, khi họ bị VN gạt ra khỏi “vị trí” vẫn muốn có của họ. Để khắc phục sự lo lắng, băn khoăn, dẫn đến lưỡng lự, mâu thuẫn nội bộ, bỏ lỡ cơ hội mà chính TQ và Thế giới đã mở ra cho VN nắm lấy, thì chúng ta cần trước hết phải dũng cảm thuyết phục, loan báo được cho toàn dân, toàn đảng và bạn bè thế giới biết về bản chất cái Gốc của vấn đề như đã trình bày ở trên.
Cuối cùng, nếu có lo rằng, liệu Mỹ có duy trì lâu dài được vai trò “đứng đầu thế giới”, thì đó là một tư duy chiến lược nghiêm chỉnh, nhưng cái đó không chỉ phụ thuộc chính vào nước Mỹ. Nếu TQ chẳng hạn, sau này sẽ vươn lên đạt tiêu chuẩn, chúng ta sẽ lại đem ra xem xét và điều chỉnh sự lựa chọn đồng minh chiến lược số 1 của mình. Cái khó cho VN trong việc hoán đổi đồng minh chiến lược hiện nay là TQ thì không muốn VN từ bỏ đồng minh số một với TQ, để TQ có thể tiếp tục thực hiện Dân chủ chiều dọc tới VN (như Dương Kiết Trì vừa mới thực hiện, sang chỉ thị cho lãnh đạo VN nhưng không dám công khai cho nhân dân biết), còn VN thì cần dũng cảm thực thi Dân chủ chiều ngang đầy đủ để nhân dân Mỹ cho phép chính phủ Mỹ nhận VN là đồng minh chiến lược. Vì vậy, đây chính là cái Gốc cực kỳ quan trọng hàng đầu trong quan hệ quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước chính nghĩa của VN, mà chúng ta phải nắm được.
Tóm lại, chúng ta vẫn chân thành hữu nghị với nhân dân TQ, chúc họ sẽ sớm đạt danh hiệu mà họ mong muốn là “Quốc gia hàng đầu” và tham gia “dẫn dắt thế giới”, nhưng tại giai đoạn này, nhân dân ta cần cương quyết, cố gắng, dứt điểm tiếp nhận thời cơ trăm năm có một và những tư vấn chân tình của bạn bè quốc tế để chọn một đồng minh chiến lược số 1 của mình, đó là Hoa Kỳ - nước đứng đầu CNTB Dân chủ, đương kim siêu cường thế giới.
Mặt khác, cũng rất mong muốn thế giới sẽ từ bỏ “Mô hình” độc cực một siêu cường đứng đầu, phấn đấu để toàn cầu trở nên đa cực nhiều siêu cường, từ đó thế giới sẽ có thể tồn tại cân bằng trong hòa bình dân chủ và văn minh.
Hà Nội, ngày 28 tháng 7, năm 2014
V.D.P.
Chú thích: Đây là phương án sơ bộ (dự thảo) về “chọn Đồng minh”. Nếu ai có thời gian và quan tâm, xin đưa ra phương án “chọn Đồng minh” tốt hơn để nhân dân và chính quyền tham khảo, chắc chắn sẽ được mọi người hoan nghênh.
Phụ lục
(*) Xin giải thích rõ, đi từ hình ảnh cực đoan để diễn tả:
Dân chủ theo chiều ngang điển hình đầu tiên là dân chủ tại một cái chợ thời xã hội hoang sơ, Dân làm chủ thật sự, nhưng tự phát, thiếu kỷ cương, đôi khi hỗn loạn. Bây giờ Dân chủ chiều ngang đã tiến tới Dân làm chủ có tổ chức, cạnh tranh đa nguyên, đa đảng, nhà nước pháp quyền, thị trường tự do có kiểm soát và xã hội dân sự lành mạnh.
Dân chủ theo chiều dọc từ trên xuống, điển hình nhất là chế độ tù trưởng, lãnh chúa, vua quan đứng đầu, vương triều chỉ đạo, có tham khảo ý kiến một số thần dân. Sau đó nâng cao bằng học thuyết Khổng Tử, Đến bây giờ là độc đảng toàn trị, có “bầu bán dân chủ” dưới sự “lãnh đạo liên tục của một đảng “sáng suốt” độc quyền duy nhất”.
Thực ra hiện nay, thể chế dân chủ tự do đa nguyên phương Tây là đã có kết hợp nhuần nhuyễn Dân chủ chiều dọc với Dân chủ chiều ngang rồi. Cụ thể là, Dân chủ chiều ngang dùng để toàn dân lựa chọn Thể chế, Hiến pháp, và lựa chọn tự do công bằng một đảng cầm quyền vừa ý nhất theo nhiệm kỳ, sau khi Dân đã dân chủ chiều ngang lập ra Hiến pháp và chọn ra một đảng cầm quyền rồi, thì đảng đó được quyền thực hiện Dân chủ chiều dọc theo quyền lực tập trung trong phạm vị một hoặc hai nhiệm kỳ. Nếu nhân dân thấy chưa ổn ở chỗ nào thì lại thực hiện Dân chủ chiều ngang để tìm cách sửa chỗ đó, tức là sửa Hiến pháp, hay thay đổi, lật đổ thủ lĩnh đảng đang cầm quyền.
Hiện nay, chính nhân dân TQ, và Đảng CSTQ cũng rất băn khoăn, dao động về cái khái niệm thể chế CNXH hay CNTB. Người ta nói, Trung quốc đang là “đầu Ngô, mình Sở”. Có nghĩa đầu thì vẫn muốn tự gọi là, hay phấn đấu để đi theo (định hướng) XHCN đặc sắc TQ “Dân chủ chiều dọc”, nhưng mình và chân tay thì đã hoạt động theo cái thể chế TBCN rồi, cụ thể nhất là TQ đang thuyết phục các nước tư bản “công nhận TQ có cơ chế thị trường đầy đủ”; Xã hội dân sự thì đã phát triển tràn lan “khắp hang cùng ngõ hẻm” và “chiếm lĩnh không gian mạng” rồi (hai cái thứ mà CN Mác – Lê “kỵ” nhất, ghét nhất). Còn Mỹ thì, nói ngắn gọn là: Sau nhiều thất bại nặng nề do tư tưởng đế quốc mới phát sinh, với thái độ huênh hoang, ngạo mạn, chủ quan do địa vị “siêu cường độc cực” trên thế giới mang lại, nay, sau nhiều lần thất bại, và trước sự giác ngộ và áp lực của toàn dân và thế giới, nước Mỹ đã và đang chuyển từ CNTB đế quốc trở về CNTB dân chủ đúng như “Tuyên ngôn lập nước” và Hiến pháp Dân chủ của Mỹ bắt đầu từ nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama (như “Tìm lại giấc mơ Mỹ”). Như vậy, để khách quan, và để dùng đúng cái chuẩn khái quát nhất của phát triển, tức là nhận dạng cho đúng cái tương lai “sẽ” đến của thể chế chính trị, cái mà các nước đang quan tâm so sánh rõ nhất trong cạnh tranh là “Mô hình phát triển”. Chúng ta nên đem “Mô hình phát triển” của Mỹ và “Mô hình phát triển” của Trung Quốc hiện nay và cách thức họ đang triển khai đã trình bày ở trên ra để xem xét là tiện nhất.
(**) Nếu so sánh với Bồ Đào Nha khi trỗi dậy trở thành “nước lớn” ở thế kỷ 16, đất đai chỉ có 92 ngàn km2, với dân số hơn 1 triệu người. Hà Lan nước nhỏ làm nên nghiệp lớn, đứng đầu thế giới ở thế kỷ 17, khi dân số Hà Lan chỉ có 1,7 triệu người. Sau đó đến nước Anh, một đảo quốc không lớn, dân số mấy chục triệu người, vậy mà cũng đứng đầu thế giới suốt 2 thế kỷ. Nước Mỹ có diện tích và dân số vừa phải, mới lập quốc vài trăm năm, nhưng họ đã trở thành một đất nước vĩ đại của thế kỷ XX.
(***) Matteo Ricci, một nhà nghiên cứu phương Tây đã lục lọi trong tàng thư của TQ và ghi chép lại: “Trước kia TQ chỉ là một nước nhỏ”, nằm quanh khu vực Bắc Kinh hiện nay, với Vạn lý trường thành để bảo vệ phía Tây chỉ cách Bắc Kinh mấy chục cây số. “Khi đó, phía đông TQ có 3 nước, phía tây có 53 nước, phía nam có 55 nước, phía Bắc có 3 nước, vị chi là 114 nước”. Vậy nếu quả thật TQ là một nước tồn tại hòa bình có văn hóa, thì tại sao đến bây giờ chung quanh TQ lại còn lại chỉ có 8-9 nước như đang thấy? Không phải ngẫu nhiên Bà Mac Kell đã tặng Ông Tập Cận Bình một tấm bản đồ cổ, trong đó TQ chưa có đất Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Hải Nam và Đài Loan…, đương nhiên càng chưa có Hoàng Sa và Trường Sa.
Tác giả gửi BVN

Lại bàn về cái Gốc (Phần III) – Trung Quốc không đáng sợ, và TQ để người ta sợ là một sai lầm chiến lược

Vũ Duy Phú
Cho đến giờ phút này (8- 2014), theo dư luận rộng rãi, hầu hết các nước trên thế giới đều thấy Trung Quốc là một nước lớn “có vấn đề”, một số nước đã khá cảnh giác với các hoạt động của Trung Quốc, đặc biệt là các hoạt động của Trung Quốc liên quan đến nước họ, còn một số không nhỏ các nước bắt đầu chống đối thực sự với mọi âm mưu của Trung Quốc, sau cùng là nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á bị buộc phải coi Trung Quốc là thù địch, dù họ có muốn hay không. Trong nhiều tâm trạng khác nhau mà các nước trên thế giới nhìn nhận những hành vi xấu xa, thậm chí ngày càng thâm độc mà Trung Quốc giao lưu quan hệ với thế giới, có một thứ biểu hiện hầu như rất giống nhau, là tâm trạng “sợ’ Trung Quốc. Chính thái độ “sợ” này đối với Trung Quốc đã vô tình làm cho nhân dân Trung Quốc lầm tưởng rằng mình vô địch thế giới đến nơi, càng tạo ra một sự khuyến khích tư tưởng xô vanh nước lớn, thậm chí khuyến khích thái độ bành trướng rất hung hãn, tàn bạo và dã man của nước này. Người Trung Quốc hầu như rất căm hận Mao Trạch Đông, nhưng có một số tư duy của lãnh tụ họ Mao này lại rất kích động lòng tự hào dân tộc cực đoan trong dân chúng và lãnh đạo nước này cho đến tận ngày hôm nay.

Lấy ví dụ:
Trước đây, Mao Trạch Đông nói với các nguyên soái, tướng lãnh, tư lệnh các đại quân khu của Trung Quốc: “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta”!
Câu ấy Mao phát biểu tại Hội nghị Quân ủy Trung ương tháng 9.1959 và lần khác tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng CS TQ ba năm trước đó (1956) Mao đã khơi mào: “Không thể chấp nhận rằng sau một vài chục năm nữa, chúng ta vẫn chưa trở thành cường quốc số một trên thế giới”. (Thực tế: “Đại nhảy vọt” cộng thêm “Cách mạng văn hóa vô sản” rất sai lầm nóng vội của Mao Trạch Đông đã đẩy Trung Quốc trượt dốc xuống rất xa mục tiêu chiến lược ấy)” (*).
Có thể bình luận ngay: Chính ý đồ tham lam gian ác “Chinh phục thế giới” của Mao Trạch Đông đã tạo ra tư duy chiến lược của “Phần còn lại của Thế giới” là phải luôn luôn cảnh giác và ngấm ngầm “bao vây” ngăn chặn TQ ngay từ thưở ấy (đặc biệt trong đó là “Con hổ giấy”). Thật là một lãnh tụ vĩ đại nhưng cũng rất nham hiểm và … “dại”. Còn Kissinger bây giờ đã hoàn toàn thể hiện là một chiến lược gia tồi của Mỹ, với việc tư vấn Mỹ giúp TQ thực hiện “4 hiện đại hoá” nên cuối cùng đã làm hại thế giới văn minh. Sau này Đặng Tiểu Bình, do đã đi đây, đi đó, biết mình, biết người hơn nên lại có một câu trăn trối nổi tiếng ngược lại: “Hãy dấu mình chờ thời”! Giá kể, (lại còn mơ hồ hơn Kissinger) tại dãi đất Trung Hoa từ thưở cách mạng TQ thành công đã vang lên lời kêu gọi và những việc làm chân thành vì hoà bình hữu nghị hợp tác phát triển với thế giới thì bộ mặt châu Á ngày nay có lẽ đã khác xa !
Để bình luận về câu chuyện “sợ” hay không “sợ” TQ (ở tầm tư duy chiến lược), ta cần đề cập đến cái Gốc của vấn đề, nó nằm ở chỗ: “Mục tiêu chinh phục thế giới”, “trở thành cường quốc số một thế giới” của Trung Quốc là để làm cái gì ? Nếu TQ nhằm mục tiêu đó vì nền hoà bình hạnh phúc lâu bền của nhân dân TQ và của toàn Nhân loại thì có gì cần phải sợ, thậm chí cần phải hoan nghênh. Nhưng nếu vì mục tiêu đó mà đàn áp cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ nhân quyền của nhân dân TQ, tàn phá cả đất nước và xã hội TQ bằng cách khai thác tài nguyên bừa bãi và sản xuất các sản phẩm dởm và độc hại, rồi làm lan toả (xuất khẩu) những điều bất cập tai ác đó ra khắp thế giới… thì lại là vấn đề nghiêm trọng.
Để làm sáng tỏ vấn đề này ta cần dựa vào một số căn cứ: Một là, suy ra từ truyền thống hàng ngàn đời nay của TQ; Hai là, suy ra từ sự chuyển biến, tiến hoá trên cơ sở những lý luận, học thuyết cách mạng trong nhiều năm qua của TQ; Ba là, Căn cứ hành động cụ thể hiện nay của TQ (vì nhiều người “không tin lời Trung quốc nói”); Bốn là, dựa vào sự tiến hoá theo quy luật tất yếu khách quan của lịch sử Loài người.
Có lẽ chúng ta không cần mất nhiều thời gian vào ba căn cứ đầu. Vì để làm rõ, có thể nói ngắn gọn như sau:
1. Từ hàng ngàn đời nay, truyền thống bành trướng bá quyền và đồng hoá lẫn nhau đã hoành hành trên dãi đất Trung hoa và nó đã trở thành cái gen di truyền, làm cho từ một tập hợp mấy chục nước độc lập đã nhập thành một nước lớn phong kiến duy nhất mà dấu vết của sự chinh phục đồng hoá còn dang dở cho đến tận hôm nay là Tân Cương, Tây Tạng và Nội Mông… Trong lịch sử mấy ngàn năm, Việt Nam bị nạn ngoại xâm 21 lần, thì 17 lần là từ phong kiến phương Bắc.
2. Trung Quốc đã chuyển từ lý luận cách mạng dân tộc dân chủ, với “Đại nhảy vọt” và “Cách mạng văn hoá” với mục tiêu “chinh phục thế giới” đã làm chết hơn 50 triệu người, sang lý luận cách mạng vô sản mang mầu sắc Trung Quốc với vụ tàn sát tại Thiên An Môn nổi tiếng, sau đó chuyển sang lý luận “Mèo trắng cũng như mèo đen, miễn là bắt được chuột”, nghĩa là phát triển bằng mọi mưu mô thủ đoạn, dù cần bành trướng tàn bạo dã man… miễn là “trở thành cường quốc số một thế giới” và “chinh phục được trái đất”.
3. Căn cứ việc làm, thì trong mấy ngàn năm, phong kiến phương bắc xâm chiếm Việt Nam có 17 lần, mà chỉ riêng có hơn 60 năm tồn tại gần đây, dù là “đồng chí ý thức hệ và là anh em “môi hở răng lạnh”, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã đánh chiếm Việt Nam các kiểu đến 4 lần. Hiện nay Trung Quốc hầu như đang đối đầu với hầu như tất cả các nước chung quanh, và đang bị cô lập trên dư luận thế giới. Mọi người dân trên hành tinh hiện đang rất lo sợ “Cái chết đến từ Trung Quốc” (sách do một học giả phương Tây tổng hợp).
Vậy là đã rõ, TQ có cái yếu nhất là không có chính nghĩa và rất tàn bạo. Nên ta chỉ cần tập trung phân tích thêm nội dung cuối: Sự phát triển của Trung Quốc có tuân theo sự tiến hoá tất yếu khách quan của Loài người hay không ? (Hầu như mọi người trên thế giới đã thừa nhận, Loài người đã trải qua các chế độ: nô lệ, phong kiến, tư bản và đang tiến hoá tới một xã hội mới, mà một số nước gọi là XHCN, một số nước khác gọi là Hậu tư bản chủ nghĩa). Sau khi tiên đoán của Lênin: “Với sự giúp đỡ của các nước XHCN đi trước, các nước lạc hậu (như VN và TQ) có thể tiến lên XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN” đã trở thành ảo tưởng, thì sau thất bại của “cách mạng văn hoá” và “Đại nhảy vọt”, Trung Quốc đã thật sự phải chuyển đổi sang phát triển tiền TBCN. Cho đến những năm gần đây, về kinh tế xã hội, rõ ràng Trung Quốc đã đi gần đúng theo sự tiến hoá chung của Loài người, do đó nền kinh tế của TQ đã có sự phát triển nhảy vọt. Tuy chưa thừa nhận chính thức, TQ đã đi vào giai đoạn đầu phát triển TBCN như các nước TBCN phương Tây đã trải qua trước đây gần 2 thế kỷ, và Trung Quốc đã trở thành một cường quốc TB mới của thế giới. Vậy chừng nào các giai đoạn phát triển những năm vừa qua trong sự tiến lên của TQ là đã quay lại tuân theo quy luật tiến hoá của loài người? Hiện nay và sắp tới có chắc chắn quy luật tiến hoá ấy nó cũng vẫn chi phối hành vi của Trung Quốc?
Xin nhắc lại: Trong khi các nước Tư bản tiên tiến đi trước đã trải qua các bước thăng trầm vinh quang và khốn đốn tệ hại kéo dài gần 2 thế kỷ (bành trướng tranh giành thuộc địa, chủ nghiã thực dân, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít, đại chiến thế giới…) để thu được những bài học lịch sử giúp Nhân loại trưởng thành, để ngày nay đang từng bước tiến hoá tới giai đoạn cao hơn là xã hội hậu tư bản, thì hiện nay Trung Quốc mới đang bước vào giai đoạn của một cường quốc TBCN đang phát triển bồng bột. Do đó những hành vi của TQ vừa qua và hiện nay là không có gì là lạ, nó theo đúng quy luật tiến hoá của một nước tiền TBCN, nên những gì sắp tới sẽ diễn ra thì chắc chắn chúng ta cũng có thể dự báo được: Tiếp tục hung hăng bành trướng, gây chiến như những nước TB phát triển muộn và rồi sẽ bị thế giới lên án mạnh mẽ, bị cô lập, cùng với sự tỉnh ngộ của hầu hết các quốc gia trên hành tinh, kể cả Nga, nên thậm chí có thể bị thế giới xúm vào tiêu diệt, kiểu như phát xít Đức, Ý, Nhật giữa thế kỷ XX.
Cái khác là điều kiện của thế giới hiện nay đã khác hẳn thời các cường quốc thế giới Bồ Đào Nha (thế kỷ 16), Hà Lan (thế kỷ 17), Anh quốc (thế kỷ 18, 19) và Đức , Ý, Nhật (thế kỷ vừa qua). Khi Trung Quốc có ý đồ “chinh phục Trái đất” thì thế giới đã hiểu rất rõ các món võ của một nước TBCN đang hùng hổ vươn lên để trở thành siêu cường, và là khi siêu cường Hoa Kỳ (con “Hổ giấy”) đã và đang tồn tại, nhưng do nhiều sai lầm chết người nên đã suy yếu đi nhiều so với chính nó, nhưng – theo tư liệu, thống kê và đánh giá chuyên gia – vẫn còn hùng mạnh hơn TQ hẳn một cái đầu. Điều quan trọng là nước nào muốn “chinh phục trái đất” thì phải là nước có thể chế chính trị xã hội tiên tiến nhất. Mỹ hiện nay cũng chưa làm được điều đó, mặc dầu, ai cũng thừa nhận rằng, Hoa Kỳ hiện nay vẫn đang là mảnh đất hấp dẫn nhất đối với đa số cư dân Trái đất (Hiện nay theo báo chí, có khoảng 65% đại tư bản TQ – có vốn từ 1,5 triệu đô la trở lên) – đang chuyển gia đình ra nước ngoài định cư, trong đó đa số là xin nhập cư vào Hoa Kỳ. Lại nữa: Chỉ một người da đen tại Mỹ bị cảnh sát giết mà hàng ngàn người dân Mỹ biểu tình phản đối, lên án, trong khi hàng trăm người dân tộc thiểu số TQ bị hãm hại, mà xã hội TQ vẫn lặng lẽ như không; hàng ngàn sinh viên thanh niên TQ bị sát hại tại Thiên An Môn, thế rồi câu chuyện cũng qua đi, chẳng ai bị kết tội ! Với nội tình TQ tồi tệ như hiện nay, bao giờ thể chế chính trị của TQ được thế giới thừa nhận là tiên tiến ? Ngay hiện nay, ai cần và có thể “chinh phục” được ai trên thế giới này ?
Cái khác của giải pháp giải quyết sự hỗn loạn xã hội của Trung Quốc hiện nay so với Liên Xô thời Gorbachev là ở chỗ, Gorbachev thì muốn tiêu diệt các tệ nạn xã hội bằng cách cải cách thể chế chính trị, dân chủ hoá đất nước, nhưng đã quá vội vàng, thiếu chuẩn bị đảng trí, quan trí và dân trí. Còn Tập Cận Bình lại muốn dựa vào tiêu diệt tham những để trừ khử các đối thủ chính trị để độc quyền, tập trung độc đảng lãnh đạo chặt hơn nữa, tức là tăng thêm thù bên trong. Ngoài ra, Gorbachev không bị những vấn đề dân tộc nặng nề nguy hiểm như Tân Cương, Nội Mông và Tây Tạng tại TQ (thù trong), lại không bị đụng đầu với nhiều nước chung quanh (thù ngoài) như TQ hiện nay. Một đặc điểm nữa là, sản xuất của TQ đã tồi tệ đến mức, rất nhiều nước hiện không muốn dùng hàng hoá của nước này, đặc biệt là hàng thực phẩm. Tóm lại, nếu trước đây Yeltsin nói rằng, không thể nào cải tạo được đảng CS Liên Xô, thì nay Tập Cận Bình còn nằm trong “mê hồn trận” gấp nhiều lần Yeltsin và Gorbachev của Liên Xô cũ. Vì vậy nếu Liên Xô tự tan rã là chính, thì TQ liệu có thoát khỏi con đường này ? Có thể bằng chuyên chế đàn áp khốc liệt mọi mầm mống nổi dậy để tồn tại, song cách đó càng nung nấu thêm ngọn lửa căn hờn trong các dân tộc, nghĩa là chẳng trước thì sau, TQ sẽ bị buộc phải quay trở lại con đường chính của Nhân loại.
Nói như vậy là để thấy TQ hiện nay thực sự là ốm yếu hơn thời Liên Xô của Gorbachev, chứ không phải là hùng mạnh đến mức mọi người phải lo sợ. Chiến thuật “đổ lửa sang hàng xóm” và “quân đội lâu nay đã chứng minh kỳ được sự cần thiết phải đầu tư ngân sách cho họ nhiều hơn nữa” là cái vỏ bề ngoài bao bọc những sự bế tắc khó giải quyết cận kề sự tan rã bên trong. Gorbachev từ bỏ độc tài toàn trị để chuyển hẳn sang Tự do dân chủ đa nguyên, sau đó tiến tới (bị động) giải phóng các dân tộc đã sáp nhập vào với nước Nga cách mạng trước đây, đó là đi theo con đường chính của Nhân loại. Đấy chính là giải quyết tận Gốc rễ của vấn đề, nên dù có khó khăn bước đầu, khi Dân trí, Quan trí và Đảng trí chưa thích nghi kịp. Nhưng Tập Cận Bình lại quyết liệt chống tham nhũng để triệt tiêu các tư tưởng chống đối, để củng cố thể chế chính trị cũ lạc hậu và giữ “toàn vẹn và mở rộng lãnh thổ”, nên phải đem chiêu bài “Giấc mộng Trung Hoa” ra để kích động tinh thần dân tộc, sô vanh nước lớn. Vậy là khó khăn và sự đối kháng lại tăng lên gấp bội, và hơn thế, TQ còn đang phải đối đầu với các lực lượng chống trả từ nước ngoài, cái mà chính Mao Trạch Đông đã tự nhen nhóm lên.
Tuy nhiên, trước khi gạt bỏ được tận gốc tư tưởng “sợ” TQ, cũng không thể bỏ qua những khía cạnh “thận trọng” đáng nói khác sau đây đang tồn tại trong một bộ phần giới quyền lực VN:
Mỗi quốc gia, có lúc yếu, lúc mạnh, là quy luật. Tốt nhất là chúng ta phải giữ quan hệ lâu dài đề phòng khi rồi sau đây TQ lại sẽ mạnh lên, còn Mỹ thì yếu đi.
Dù quan hệ giữa ta và TQ có lúc thăng trầm, dù TQ đã nhiều lần xâm lược VN, thậm chí đã có lúc TQ bán đứng VN cho Mỹ, và ngược lại, cũng có lúc VN bị Mỹ bán rẻ cho TQ theo một cái nghĩa nào đó, nhưng không phải vì vậy, mà ta không tính đến một láng giềng TQ to lớn còn tồn tại lâu dài bên cạnh.
Đấy quả thật là những lo xa, thận trọng mang tính chiến lược. Nhưng có một tư duy chiến lược còn bao quát và sâu xa hơn, là Việt Nam muốn độc lập tự do dân chủ và hạnh phúc thật sự, thì chính VN phải mạnh lên tự đấu tranh để giành lấy, chứ không thể nhu nhược mà cầu xin, hay trông chờ may rủi. Hiện nay, do TQ tự mình đẩy VN ra xa (**), còn Mỹ, do đã nhận ra sai lầm chiến lược cùng Pháp đánh phá VN tệ hại trước đây, nay vì lợi ích bản thân, và cũng vì quyền lợi của đồng minh và tầm nhìn toàn cầu, đang giơ tay ra liên kết ngày càng sâu hơn với VN. Vậy liên kết đồng minh sâu hơn với Mỹ để đi vào TPP phát triển kinh tế và từ đó tạo sức mạnh quốc phòng, há chẳng phải là một việc mà bất cứ một nước tự do độc lập sáng suốt nào cũng có thể làm ?! Hơn thế, VN cũng cần học tập TQ, ở chỗ, Mao Trạch Đông, và các thế hệ lãnh đạo tiếp theo của ông, đã từng chuyển thù (Mỹ) thành bạn để phát triển, theo phương châm: Không có bạn và thù vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi quốc gia dân tộc là vĩnh cửu.
Vậy bây giờ, rõ ràng sự lo sợ TQ là có thể gạt ra, còn cái gì cản trở VN liên minh chiến lược với Hoa Kỳ ? Đó là vấn đề nhân quyền. Về thực chất, giải quyết tốt vấn nạn nhân quyền ở VN hiện nay chính là để củng cố chế độ chính trị đang cải cách hiện hành (quay về với chính mình trước khi sa vào vòng tay của Liên Xô và Trung Quốc từ 1950 thế kỷ trước do sai lầm chiến lược của Pháp và Mỹ gây ra). Thực ra, khối lượng những vi phạm nhân quyền ngày càng tăng ở VN hiện nay, ngoài nguyên nhân là do chế độ độc quyền đảng trị sâu rộng khắp cả nước kéo dài mấy chục năm gây ra, còn là do sức ép của TQ buộc VN phải thực thi các giải pháp kinh tế chính trị mất lòng dân theo chỉ đạo vì quyền lợi của họ, mà vì sự lo sợ quá mức mà lãnh đạo VN đã phải chấp nhận. Vì vậy, nếu bây giờ giải được một cách thực chất nỗi sợ TQ , thì cũng sẽ giải được vấn đề nhân quyền của VN, trước hết vì bản thân nhu cầu của nhân dân VN, và đồng thời cũng đáp ứng được theo yêu cầu của phía nhân dân Mỹ, nếu VN và Hoa Kỳ muốn là đồng minh chiến lược của nhau.
Tóm lại, là láng giềng hữu nghị với nhân dân TQ, nhưng không “sợ” TQ. Về thực chất đó là lời giải Gốc cấp tập cuối cùng còn lại của bài toán quốc gia đại sự trước mắt cũng như lâu dài của VN hiện nay, vì mọi vấn đề lý luận vân vi khác thì toàn dân và toàn đảng (và thế giới) đã bàn thảo, tranh luận lâu nay, đã phơi bày ra cặn kẽ hết và quá kỹ rồi… Đó (sợ TQ) cũng chính là một trong những cái sức cản lớn nhất về tư duy mà VN hiện nay cần vượt qua để quay trở lại “Con đường chính của Loài người” trước khi bước vào Đại hội 12 của Đảng CSVN. Thế giới đang trông chờ vào sự thức tỉnh của lãnh đạo Việt Nam.
Hà Nội, ngày 25 tháng 8, 2014
V.D.P.
(*) Trên các trang mạng điện tử
(**) Ở đây tôi muốn nói tới một sai lầm rất tổng quát của giới lãnh đạo TQ (đã quá khôn, mà chưa “ngoan”), là đã quan tâm quá lớn về tiếng tăm danh dự hình thức quanh chữ “vĩ đại”, “Chinh phục thế giới “, “Con sư tử đang ngủ, đã vùng dậy”, “Giấc mộng Trung hoa”, hay gọi Mỹ là “Con hổ giấy”, v.v. và v.v. còn rất kém về tính toán hiệu quả tổng thể và tiến hoá toàn cầu của Loài người).Trong khi bên CN Tư bản, cái quan trọng nhất của họ là tính “Hiệu quả” (hoà bình, hạnh phúc). Chiến tranh hay hoà bình, bạn hay thù, đều xoay quanh chủ đề “Hiệu quả”, chứ họ không màng những cái danh hão (ví dụ bé nhất là các nước còn tư duy “phong kiến” là yêu cầu đón tiếp theo nghi thức nguyên thủ quốc gia, nổ 21 phát đại bác, chẳng hạn). Nếu TQ cũng muốn phát triển theo con đường TBCN trước đã, thì cần quan tâm đến tính hiệu quả thật sự. Ví dụ vấn đề dầu khí Biển Đông và kiểm soát hàng hải quốc tế, thì chi phí dùng vũ lực để đánh chiếm và bảo vệ, về tổng thể, có hiệu quả và chắc chắn bằng hợp tác hoà bình đầu tư khai thác ? Hay “Chinh phục thế giới” để chiếm đoạt không của người ta có đủ tiềm lực của cải hay không và chắc được hay sao ? Ngay trên thế giới hiện nay, cũng rất nhiều nước, rất nhiều người nhầm lẫn sa lầy vào những chuyện vô bổ và rất tầm thường hình thức ngớ ngẩn này khác để tạo ra mâu thuẫn, sung đột và chiến tranh. Nếu quan tâm đến tính hiệu quả thật sự, thì những việc mà TQ đã và đang làm là trái với tính toán hiệu quả thực chất. Nói khác đi là rất mơ hồ, bồng bột, mù quáng và rất kém hiệu quả. Tôi mà được quyền lớn như ông Tập Cận Bình, thì lúc này, tôi rút kinh nghiệm sai lầm triển khai của Gorbachev, nhưng vẫn thực hiện mục tiêu như của ông ta: Đưa TQ trở về phát triển theo con đường chính của Nhân loại, lấy hiệu quả thực tế làm đầu, khi đó sẽ được chính nhân dân TQ và thế giới hoàn toàn ủng hộ (trừ một bộ phận của tầng lớp tư bản đỏ), Cộng đồng Trung Hoa khi đó (theo thời gian) sẽ có thể thực sự trở thành một cộng đồng các cường quốc hoà bình vĩ đại đặc sắc nhất thế giới, và Hoa Kỳ cũng như phương Tây sẽ phải kiêng nể thực lòng. Làm được như vậy, chưa biết chừng Tập Cận Bình sẽ có thể trở thành một huyền thoại của Nhân loại, trùm lên lãnh tụ (mặt trời mọc) thuần nông Mao Trạch Đông cổ xưa.
Tác giả gửi BVN 

Chuyến đi Trung Cộng một chiều của Lê Hồng Anh

Phạm Trần (Danlambao) - ... Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử Đặc phái viên của Tổng Bí thư đến Trung Quốc tiến hành cuộc gặp cấp cao giữa hai Đảng trong lúc quan hệ Trung-Việt đối mặt với khó khăn đã thể hiện nguyện vọng chính trị tích cực thúc đẩy cải thiện và phát triển quan hệ Trung-Việt của Đảng và Chính phủ Việt Nam... Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi ông đến Trung Hoa là một đặc sứ để tham dự các cuộc họp cấp cao giữa hai đảng đã chứng tỏ nguyện vọng của phía Việt Nam muốn tăng cường quan hệ song phương với Trung Quốc...
*
Chuyến đi làm việc hai ngày tại Trung Cộng từ 26 đến 27/08 (2014) của đặc phái viên Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã mất cả “chỉ lẫn chài” trong quan hệ Việt Nam với Trung Cộng.
Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Nguyễn Phú Trọng đã cử ông Anh sang Bắc Kinh là để “trao đổi với lãnh đạo TQ về các biện pháp làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng như vừa qua, đồng thời thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước Việt-Trung”, theo lời người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình.
Nhưng 2 chữ “trao đổi” không thấy có trong ngôn ngữ của phía Trung Cộng trong 3 cuộc tiếp xúc giữa ông Lê Hồng Anh với Vương Gia Thụy, Phó chủ tịch Chính hiệp toàn quốc TQ, Trưởng Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương TQ, Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và sau cùng với Tổng Bí thư-Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình chiều 27/8 (014) trước khi ông Anh trở về nước.
Ngược lại, nội dung 3 cuộc thảo luận đã thể hiện quan điểm và lập trường của “kẻ cả” láng giềng Trung Cộng đối với người đại diện của nước nhỏ Việt Nam được cử đi “phân bua phải trái” với người hàng xóm của nước mạnh.
Thứ nhất, bằng chứng này được thấy trong các bài viết và cách đưa tin của báo chí Trung Cộng, điển hình như Tân Hoa xã (Xinhua News Agency) và tờ Nhân dân Nhật báo. Ngoại trừ bản tin ngắn đầu tiên của Tân Hoa Xã nói ông Lê Hồng Anh đến Bắc Kinh do “lời mời” của Đảng Cộng sản Trung Quốc như tuyên bố ngày 25/08 (2014) của phía Việt Nam, sau đó báo chí Trung Cộng đưa tin như hàm ý muốn mọi người hiểu rằng ông Lê Hồng Anh đến Bắc Kinh là do ý muốn “làm hòa” của phía đảng CSVN.
Thứ hai, phía Trung Cộng không đưa ra bất cứ lời hứa nào sẽ đình chỉ việc cho các tầu Hải giám và Hải quân tấn công tầu đánh cá Việt Nam như họ đã gia tăng kể từ sau ngày rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam, 15/7 (2014).
Trung Cộng đặt giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 2/5 (2014). Khi quyết định rút Bắc Kinh nói đã đào 2 giếng và tìm được dầu khí nhưng không tiết lộ số lượng và thời gian sẽ khai thác.
Thứ ba, trong Thông báo thỏa hiệp 3 điểm đạt được tại cuộc họp giữa ông Lê Hồng Anh và Lưu Vân Sơn có hai vấn đề “cốt lõi” tuy cũ nhưng được phía Trung Cộng lập lại, đó là: hai bên sẽ tích cực nghiên cứu và bàn bạc để “cùng khai thác” và “không áp dụng hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp” trên Biển Đông.
Đây chính vấn đề mà phía Trung Cộng muốn Việt Nam hợp tác từ lâu, bắt đầu tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ, sai khi hai nước đạt được “Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ năm 2000”, nhưng cho đến nay hai nước vẫn chưa thống nhất lằn ranh phân chia sau nhiều cuộc họp. Tuy vậy, phía Trung Cộng đã thực hiện các cuộc tìm và khai thác dầu ở nhiều nơi trong vùng biển này mà không quan tâm đến phản kháng của Việt Nam.
Nhưng Trung Cộng không dừng ở Vịnh Bắc Bộ mà muốn Việt Nam hãy “gác tranh chấp để cùng khai thác” trên Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam mà phía Trung Cộng ngang nhiên vẽ ra hình Lưỡi Bò hay đường 9 đoạn, nay tăng lên 10 đoạn chiếm ¾ trong tổng số 3.5 triệu cây số vuông của Biển Đông.
Các nước có tranh chấp với Trung Cộng tại Trường Sa gồm có Phi Luật Tân, Ma Lai Á, Brunei, Đài Loan và Nam Dương đều bác bỏ bản đồ hình Lưỡi Bò của Trung Cộng, nhưng Bắc Kinh vẫn ngang nhiên đem tầu bè đến nghênh chiến, kiểm soát, xây đảo nhân tạo trên những vùng chiếm được của Phi Luật Tân và của VN từ 1988 để nhận chủ quyền.
Chi tiết 3 cuộc thảo luận
Vì vậy, những gì phía Trung Cộng nói và công bố trong chuyến thăm Bắc Kinh của Ủy viên Bộ Chính trị Lê Hồng Anh không thể coi thường về dụng ý của cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh.
Theo tường thuật của VTV (Đài Truyền hình Việt Nam) thì tại cuộc họp đầu tiên, ông Lê Hồng Anh nói với ông Vương Gia Thụy rằng: “Mục đích chuyến thăm TQ lần này là để cùng các lãnh đạo TQ trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước Việt-Trung.

Ông khẳng định việc hai Đảng, hai nước tăng cường hợp tác, duy trì quan hệ phát triển lành mạnh, ổn định là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay và tình hình Biển Đông có những diễn biến căng thẳng, phức tạp, ảnh hưởng đến quan hệ hai Đảng, hai nước và môi trường an ninh, hòa bình, ổn định của khu vực.”
“Về phần mình”, VTV nói tiếp, “ông Vương Gia Thụy bày tỏ nhiệt liệt chào mừng ông Lê Hồng Anh sang thăm TQ; khẳng định phía TQ rất coi trọng chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh với tư cách đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông tin rằng chuyến thăm sẽ góp phần giải quyết thỏa đáng tranh chấp, bất đồng đang tồn tại giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển lành mạnh.”
Qua cuộc họp thứ hai giữa hai ông Lê Hồng Anh và Lưu Vân Sơn thì không khí khác hẳn.
Đài CRI (China Radio International) dịch sang tiếng Việt bản tin của Xinhua viết: “Đồng chí Lưu Vân Sơn chỉ rõ, thời gian qua quan hệ Trung-Việt từng một dạo xuất hiện cục diện căng thẳng và khó khăn, đây là điều mà chúng ta không muốn trông thấy. Việc Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử Đặc phái viên của Tổng Bí thư đến Trung Quốc tiến hành cuộc gặp cấp cao giữa hai Đảng trong lúc quan hệ Trung-Việt đối mặt với khó khăn đã thể hiện nguyện vọng chính trị tích cực thúc đẩy cải thiện và phát triển quan hệ Trung-Việt của Đảng và Chính phủ Việt Nam.”
Như vậy có phải là phía đảng CSVN muốn “cầu hòa” với đảng và nhà nước Cộng sản Trung Hoa nên ông Lưu mới dùng nhóm chữ “thể hiện nguyện vọng chính trị tích cực” từ phía Việt Nam?
Thái độ “kẻ cả” của Lưu Vân Sơn còn rõ hơn khi ông ta nhấn mạnh rằng: “Trung Quốc và Việt Nam cần phải thông qua hợp tác xử lý thoả đáng vấn đề trên biển, hai bên cần phải kiên trì đàm phán và hiệp thương hữu nghị song phương, thiết thực kiểm soát tốt tình hình trên biển, thực sự thực hiện cùng khai thác, mở ra cục diện mới cho hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Việt Nam.”
Ông Lê Hồng Anh, được Xinhua trích lời viết rằng: “Đồng chí Lê Hồng Anh cho biết, trong tình hình quốc tế phức tạp hiện nay, thúc đẩy hợp tác, giải quyết bất đồng để hai nước Việt-Trung dốc sức vào sự nghiệp của mỗi nước là quan trọng hơn bao giờ hết. Tin tưởng rằng thông qua quyết tâm và nỗ lực của hai bên, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc sẽ được khôi phục và phát triển vào chiều sâu.”
Tại cuộc họp này, hai bên đã thỏa thuận 3 Điểm quan trọng, nhưng mỗi bên dùng ngôn ngữ khác nhau để dành phần thắng chính trị cho mình.
Phía Trung Cộng viết “Hai bên đã đạt được nhận thức chung nguyên tắc 3 điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Trung-Việt: 

Một là, Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo trực tiếp phát triển quan hệ song phương, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt trước sau như một phát triển lành mạnh, ổn định. 

Hai là, hai bên cần phải tiếp tục sâu sắc giao lưu giữa hai Đảng, nhìn về lâu dài khôi phục và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế-thương mại, an ninh hành pháp, nhân văn, v.v. 

Ba là, hai bên đồng ý tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước, nghiêm túc thực hiện "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Trung-Việt", vận dụng tốt cơ chế đàm phán Chính phủ về biên giới Trung-Việt, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai thác, không áp dụng hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, giữ gìn đại cục của quan hệ Trung-Việt cũng như hoà bình và ổn định của Nam Hải.
Nhưng bản văn của phiá Việt Nam lại khác, theo Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV,Voice of Vietnam):
Ông Lê Hồng Anh nói với họ Lưu: “Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam là hết sức coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị, bình đẳng, cùng có lợi với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc. Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước cần tăng cường trực tiếp chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao, đưa quan hệ hai Đảng, hai nước trở lại phát triển lành mạnh, ổn định và không ngừng phát triển theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, đáp ứng lợi ích căn bản và lâu dài của hai nước và của khu vực.”
Đây là lần đầu tiên kể từ sau ngày Trung Cộng đặt giàn khoan HD 981 vào tìm kiếm dầu khí bên trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhóm chữ được gọi là 16 chữ vàng do phía Trung Cộng trao cho Việt Nam từ năm 1990 khi hai nước tái lập quan hệ ngoại giao dưới thời hai Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh-Giang Trạch Dân.
“Về vấn đề trên biển”, vẫn theo VOV, ông Lê Hồng Anh nêu rõ: “Trước khó khăn, căng thẳng xảy ra trong quan hệ Việt-Trung vừa qua, lãnh đạo cấp cao hai nước cần trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan hữu quan của mỗi bên tuân thủ nghiêm túc các thỏa thuận cấp cao và “Thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, kiên trì đàm phán giải quyết tranh chấp trên biển theo tinh thần dễ trước khó sau, cố gắng tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; đồng thời tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển; đồng thời gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Đặc biệt, cần kiểm soát tốt những bất đồng trên biển; tránh để xảy ra tình hình phức tạp ảnh hưởng quan hệ hai nước; cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông và xu hướng phát triển tốt đẹp quan hệ hai Đảng, hai nước.”
Quan điểm này không mới. Hai nước Việt-Trung đã đồng ý trong chuyến thăm Trung Cộng năm 2011 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng việc phía Trung Cộng lập lại trong chuyến đi của ông Lê Hồng Anh với ngụ ý phía Việt Nam phải giữ lời đã cam kết với Bắc Kinh và làm đúng theo những gì đã cam kết trong quá khứ, giống hệt như khi Bắc Kinh bảo Việt Nam hãy nhớ đến cam kết của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng trong Công hàm gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958!
Thỏa hiệp “Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung” mà ông Trọng đã ký với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào ngày (11/10/2011) có 6 điểm nguyên văn như sau:
1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử..., đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.

3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).

Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.

4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.

5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển.”
3 điểm thỏa hiệp của phía Việt Nam
Về 3 điểm thỏa hiệp giữa hai ông Lê Hồng Anh và Lưu Vân Sơn, bản văn của phía Việt Nam có nhiều điểm khác về mặt ngôn từ, nếu so với bản của Xinhua, nguyên văn như sau:
Thứ nhất, lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt - Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.

Thứ hai, hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật, nhân văn...

Thứ ba, hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.”
Tập Cận Bình - Lê Hồng Anh
Sau cùng, theo VOV thì tại cuộc họp với lãnh tụ Tập Cận Bình, ông Lê Hồng Anh đã: “Khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp hiện nay, hai bên càng cần tăng cường hợp tác, xử lý thỏa đáng bất đồng, cùng nhau tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định, để tập trung xây dựng phát triển, nâng cao đời sống nhân dân ở mỗi nước.” 
Ông Anh còn: “Đề nghị lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước tăng cường chỉ đạo để quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc sớm khôi phục và phát triển lành mạnh, ổn định trên mọi lĩnh vực; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan hữu quan của mỗi bên tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, kiểm soát tốt tình hình và giải quyết ổn thỏa mọi tranh chấp bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích căn bản, lâu dài của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, phồn vinh của khu vực.
Về phía ông Tập Cận Bình thì đã: “Khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, luôn kiên trì phương châm hợp tác hữu nghị với Việt Nam và sẽ cùng với Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam cố gắng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt- Trung tiếp tục phát triển; nhất trí lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước tăng cường quan tâm, chỉ đạo, duy trì quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, ổn định; chỉ đạo thực hiện tốt các nhận thức chung nhằm khôi phục và phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước mà lãnh đạo hai bên đã thống nhất trong chuyến thăm lần này.”
Tuy nhiên, theo Xinhua, họ Tập đã bảo Lê Hồng Anh rằng: “A neighbor cannot be moved away and it is in the common interests of both sides to be friendly to each other.” (Tạm dịch: Đã là láng giếng thì không thể xa nhau vì đó là ích lợi chung của cả đôi bên nên hãy là bạn bè thân thiết với nhau).
“That General Secretary Nguyen Phu Trong has sent you to China as his special envoy to attend the high-level meeting between the two parties shows the Vietnamese aspiration to improve the bilateral relationship.” (Tạm dịch: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi ông đến Trung Hoa là một đặc sứ để tham dự các cuộc họp cấp cao giữa hai đảng đã chứng tỏ nguyện vọng của phía Việt Nam muốn tăng cường quan hệ song phương với Trung Quốc.”)
“(I) hope the Vietnamese will make joint efforts with the Chinese to put the bilateral relationship back on the right track of development.” (Tạm dịch: “Tôi hy vọng phía Việt Nam sẽ cùng nỗ lực với chúng tôi để vãn hồi và phát triển mối giao hảo song phương giữa hai bên.”
Như vậy có phải là các ông Tập Cận Bình, Vương Gia Thụy và Lưu Vân Sơn đã “lên lớp” hay “dạy một bài học” về số phận một nước nhỏ cho ông Lê Hồng Anh, đặc sứ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay ông Anh đã thua cả chì lẫn chài trong chuyến sang Bắc Kinh?
(08/014)

Chính trị – Xã hội

Ông Tập Cận Bình: Quan hệ Việt-Trung đã chịu một “cú sốc nghiêm trọng”  -(GDVN)
Đang xác minh tin tàu hải cảnh TQ vào Trường Sa   -(VNN) -Trước thông tin phóng viên đặt ra về việc vào ngày 19/8, TQ đã điều 10-12 tàu hải cảnh vào khu vực Trường Sa thuộc chủ quyền VN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, các cơ quan chức năng của VN đang xác minh thông tin này.
Trả thẻ đảng thực chất là một sự góp ý -(RFA) –   —  Người dân Cao Lãnh nói về phiên tòa xử Bùi Hằng -(RFA) -
Blogger Điếu Cày được yêu cầu viết đơn xin tha tù -(RFA) -
Hiệu quả hay không – Thông tư mới của ngành công an? (phần 2) -(RFA) –  >>>    Hiệu quả hay không – Thông tư mới của ngành công an? (phần 1)  -Mới đây, Bộ công an ban hành thông tư nghiêm cấm bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào trong quá trình điều tra hình sự. Thông tư này cũng qui định điều tra viên không được sách nhiễu đối với người bị tạm giữ; Không được có bất kỳ liên hệ nào với thân nhân hay cơ quan, tổ chức có liên quan đến bị can; Không để lộ thông tin điều tra vụ án. Đây cũng là chủ đề cho diễn đàn bạn trẻ kỳ này cùng với phần tham gia của 4 bạn Anna Huyền Trang, Trịnh Kim Tiến, Thúy Nga và Nguyễn Ngọc Lụa.
Ai sẽ có lợi khi học sinh tiểu học sử dụng máy tính bảng? -(RFA) -
10.000 lao động TQ tới Việt Nam mới chỉ là đề nghị  -(VNN)   —   Formosa và tư duy của giáo dục Việt Nam  -(PT)  -Trong khi siêu dự án Formosa đang chuẩn bị “nhập khẩu” 10.000 công nhân Trung Quốc thì ngành giáo dục vẫn đang loay hoay với mấy đề án nghìn tỉ và nỗ lực không ngừng để đào tạo 2 vạn tiến sĩ trong tương lai gần.
‘Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh’ là trùm du đãng   -(NV)>>>  Gần 80 người Việt săn trộm tê giác bị bắt ở Nam Phi   >>>   Hạ Long: Lại chìm tàu, 11 du khách ngoại quốc suýt chết   >>>   Sài Gòn: Sắp dẹp chợ đầu mối hóa chất Kim Biên   >>>  Xôn xao sếp Giáo Dục Sài Gòn cử vợ làm hiệu trưởng trường lớn
Ngon, Ngoan, Ngu và… Nghèo! -(NV Video)   —  Lê Hồng Anh Đi TQ: Bỏ Mỹ Để Theo Tàu? Vuốt Ve Đàn Anh, VN Có Thể Bỏ Ý Định Kiện TQ  -(VB)
“Nếu ở gần tàu, máy bay của TQ hãy ghi lại video làm bằng chứng”   -(GDVN)  -Một khi các chiến thuật được áp dụng trong “trận chiến tam cạnh” của Trung Quốc thành công nó sẽ làm các đối thủ muốn kiện, tố cáo TQ nhụt trí.
…một chuyên gia quân sự của Mỹ có tên James R. Holmes đã tư vấn rằng Mỹ và các đồng minh (Nhật Bản, Philippines) của mình cần chụp ảnh, quy phim lại các hành vi như vậy để công bố trực tiếp cho thế giới những gì đang diễn ra.
Nghệ An: Tỉnh bảo dân… say
Nghệ An: Tỉnh bảo dân… say  -(GDVN)  -Chữ “say bia” xin để trong ngoặc kép vì tỉnh chỉ khuyến khích “tiêu thụ bia” chứ không khuyến khích say, chuyện uống mà say là lỗi của người uống.
Nghệ An: Uống bao nhiêu bia phải báo cáo cho lãnh đạo tỉnh biết  -(GDVN) – Trong công văn số 5290 yêu cầu các địa phương, sở, ban ngành trong tỉnh Nghệ An hàng tháng, quý, năm phải báo cáo số lượng bia uống được cho UBND tỉnh.
   Hình ảnh Ông Võ Kim Cự tặng bia cho ngư dân nghèo trên báo địa phương
BA CHUYỆN ĐỒI BẠI Ở HÀ TĨNH Ở CẢ BA CẤP: XÃ, HUYỆN, TỈNH   -(Tễu)
BẢN ÁN CHẾ ĐỌ THỰC DÂN …  (Nguyễn ái Quốc) -Rõ ràng là người ta đã ấn định trên thực tế – nếu không phải bằng cách hợp pháp – mức rượu mà mỗi người bản xứ buộc phải uống hằng năm. Và khi nói mỗi người bản xứ thì cũng đừng tưởng đó chỉ là người đứng tuổi mà là toàn bộ dân số, kể cả người già, phụ nữ, trẻ em, cả đến đứa còn bú mẹ. Như thế là buộc thân nhân của họ phải uống thay, không phải chỉ một lít mà hai, ba lít.
Dân một làng Bắc Kỳ, buộc phải uống rượu, thấy trước nguy cơ đe doạ ấy, đã kêu với viên quan người Pháp “của họ” rằng:
“Ngay đến cái ăn, chúng tôi cũng không có gì cả”. Quan đáp: “Chúng mày quen ngày ba bữa, bây giờ bớt đi một bữa, hay nếu cần thì bớt đi một bữa rưỡi để có thể mua rượu của nhà nước”.
Vì bắt buộc phải trả những khoản chi tiêu thường xuyên, phải trang trải những món kinh phí ngày càng tăng của…cho nên Chính phủ đã tìm mọi cách thúc đẩy các viên chức, từ công sứ đến nhân viên hạng bét, phải làm tăng mức tiêu thụ rượu lên.
Hàng nghìn hộ dân tại Thanh Hóa bị cô lập do mưa lũ  -(GDVN)

Thư của 14 tổ chức quốc tế gửi Chủ tịch Nước yêu cầu thả Ls Lê Quốc Quân nhân dịp Quốc Khánh 2-9  -(VNTB)   >>>  -Việt Nam có nguy cơ bị “hồi tố” vào CPC   >>>   Hội Nhà báo VN: “Hót” theo lệnh chủ hay tranh luận công khai?   >>>   -Quy trình Xét xử công minh- Ân xá Quốc Tế (Bài 3)

Huỳnh Ngọc Chênh-Hành trình đến Cao Lãnh, hành trình vì tinh thần Bùi Hằng – Bài 3  -(VNTB)   >>>  Huỳnh Ngọc Chênh – Hành trình đến Cao Lãnh, hành trình vì tinh thần Bùi Hằng (2)   >>>   Huỳnh Ngọc Chênh – Truyện trinh thám: Hành trình đến Cao Lãnh, hành trình vì tinh thần Bùi Hằng (1)


*****************************************************************
Báo cáo viên đặc biệt LHQ tại Hà Nội: Sự thật không dễ che đậy – Phần III  -(JB Nguyễn hữu Vinh -RFA)Phần III: Những sự thật nhức nhối   >>>   – Phần II  -Phần II: Đường đi hay tối, nói dối hay cùng   >>>  - Phần IPhần I: Tự do tôn giáo là QUYỀN
Cầu hiền và sử dụng năng lực trí tuệ (phần 3)  -(Nguyễn thị Từ Huy -RFA) –   (Phần 2)  –   (phần 1)
Thân phận lưu vong: Sống ở giữa   -(Nguyễn hưng Quốc -VOA)
Trần Ðức Thảo và Lê Duẩn  -(Ngô nhân Dụng -NV)
Vậy Là Chia Biển Đông  -(Trần Khải -VB)

Kinh tế

Những trái bom nổ chậm -(RFA) -Hôm 19 Tháng Tám, nhà báo Elizabeth Rosen tại Hà Nội có một bài dài hơn hai nghìn chữ trên tờ The Diplomat về các khoản nợ xấu của Việt Nam mà bà gọi là “trái bom nổ chậm”.
Đề nghị sớm ban hành đề án mô hình Đảng bộ tập đoàn kinh tế  -(TCCS) – Cái này cũng “tái cơ cấu” đây.
Xăng giảm thêm 464 đồng/lít  -(GDVN)

Thế giới

Ít nhất 1,000 binh sĩ Nga đang hiện diện trên lãnh thổ Ukraine -(RFA) –   —  Mỹ quyết tâm giải quyết vấn đề Ukraine, nhưng không tham gia về quân sự-(VOA)
‘Mỹ, TQ cần hợp tác thêm về quân sự để ngăn chặn xung đột’-(VOA)   —  TT Mã Anh Cửu: Quan hệ Đài Loan – Trung Quốc vẫn tốt đẹp -(RFA) –  —  Hong Kong: Kinh tế và dân chủ không thể tách rời -(RFA) –   —  Hồng Kông: Cảnh sát bố ráp giới tranh đấu đòi dân chủ  -(NV)
Thủ tướng Nhật ca ngợi quân đội Thiên Hoàng gây phẫn nộ các nước láng giềng -(RFA) –   —   TQ, Hàn Quốc đả kích quá khứ quân phiệt của Nhật Bản-(VOA)   —   Nhật tăng ngân sách để bảo vệ Senkaku -(RFA) -
Tân Đô trưởng Jakarta thúc đẩy tiến tới thời kỳ sử dụng nhân tài-(VOA)
Cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva được miễn truy tố tội giết người -(RFA) -
Ông Erdogan tuyên thệ nhậm chức tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ-(VOA)
Nhân viên gìn giữ hòa bình LHQ bị bắt ở biên giới Syria-(VOA)
Người biểu tình Ferguson đệ đơn kiện cảnh sát-(VOA)  —  Australia xác định lại khu vực tìm kiếm MH370-(VOA)
Các ca bệnh Ebola dự kiến tăng đáng kể-(VOA)   —  Vắc-xin chống Ebola sắp được mang ra thử nghiệm nơi người-(VOA)   —   Lời kể của người Việt từ vùng dịch bệnh Ebola-(VOA)

2907. Tội chống Tàu xâm lăng

GS Nguyễn Văn Tuấn
29-08-2014
H1Người đàn bà tuổi trung niên với mái tóc ngắn đã điểm sương nhìn thẳng vào phía toà bằng một ánh mắt sáng ngời và sắc sảo, thần sắc toả lên một thái độ cương nghị, không hề dao động. Bà là Bùi Thị Minh Hằng, người vừa mới bị toà án Đồng Tháp tuyên án 3 năm tù giam vì tội danh “gây cản trở giao thông”. Bà Minh Hằng lãnh mức án tối đa (vì theo luật người bị tội này có mức án từ 3 tháng đến 3 năm). Tôi không quen bà Minh Hằng và bất cứ ai trong nhóm bị án phạt, nhưng nhìn hình bà Minh Hằng trước toà làm tôi nhớ đến những ánh mắt cương trực của Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, v.v.
Tôi không biết có nơi nào trên thế giới có tội danh “gây cản trở giao thông” và có mức án phạt nặng nề như ở VN. Theo cáo trạng, bà Minh Hằng và Thuý Quỳnh “trực tiếp thực hiện hành vi gây rối bằng hình thức la hét lớn tiếng, làm nhiều người dân đến xem và các các phương tiện khác không lưu thông được, gây cản trở và ách tắc giao thông nghiêm trọng trên 2 giờ”. Theo suy nghĩ bình thường, nếu đúng thế thì phải phạt đám đông làm cản trở giao thông chứ. Chẳng lẽ nếu một tai nạn giao thông làm cản trở giao thông cả 2 giờ đồng hồ thì nạn nhân cũng bị phạt hay sao? Nếu tai nạn có người chết, chẳng lẽ phải phạt người quá cố? Nếu cản trở giao thông mà cảnh sát không giải quyết được thì điều đó phản ảnh nghiệp vụ của cảnh sát, chứ sao lại phạt người khác? Đúng là một tội danh lạ lùng!


Ở Úc này theo tôi biết nếu có ai cố tình gây cản trở giao thông thì chỉ bị cảnh sát phạt tiền, chứ không có chuyện bỏ tù người ta. Một đất nước văn minh phải đối xử văn minh với người dân, chứ đụng một chút là bỏ tù thì đó là hình thức đàn áp chứ không phải hành xử văn minh.
Trong thực tế, dù tội danh của bà Minh Hằng là “gây cản trở giao thông”, nhưng người dân quan tâm thì nghĩ bà phạm một tội khác không nằm trong bộ luật: tội chống Tàu. Bà Minh Hằng là một trong những người tích cực chống sự xâm lăng của Tàu ở Biển Đông. Thật ra, cả nước VN, nếu có một cuộc điều tra xã hội và hỏi “bạn có chống Tàu xâm lăng” thì tôi nghĩ kết quả chắc phải là 99.9% nói “có”. Kể cả quan chức, quân đội và cả công an VN cũng không ưa Tàu. Do đó, bà Minh Hằng chống Tàu xâm lăng có thể xem như … mặc định. Nhưng thay vì đa số chúng ta chống Tàu một cách thầm lặng, bà Minh Hằng chọn cách chống ra mặt, chống một cách tích cực. Bà xuống đường cùng bà con phản đối Tàu cộng xâm lấn Biển Đông và từng chấp nhận đi tù 3 ngày. Bà Minh Hằng hơn chúng ta là ở chỗ đó: dám dấn thân. Bà Minh Hằng không phải là người nghèo, vô công rỗi việc, mà có doanh nghiệp và thuộc vào thành phần khá giải. Do đó, tôi nghĩ tội danh “gây cản trở giao thông” phải được diễn dịch là tội danh chống Tàu xâm lăng.
Cái tội danh “chống Tàu xâm lăng” rất có lí. Còn nhớ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một người Việt Nam yêu nước và can trường khác, cũng bị kết tội “trốn thuế”. Nhưng thật ra, công chúng VN ai cũng nghĩ ông Điếu Cày đi tù vì tội chống Tàu xâm lược. Ông Điếu Cày cũng như bà Minh Hằng chọn cách thể hiện quan điểm của mình là xuống cường và đánh động lương tâm của người dân, và ông đã và đang trả giá cho hành động yêu nước đó. Lịch sử cho thấy những người đi tiên phong thường trả giá cho hành động tiền phong của họ. Do đó, khoan hãy kết tội người ta, lịch sử sẽ giải oan cho họ. Bài học Nelson Mandela vẫn còn đó.
Có toà án nào trên thế giới mà phạt tù những người yêu nước? Có thể những người trong chính quyền không xem hành động của bà Minh Hằng là yêu nước, nhưng nên nhớ rằng người ta có những cách yêu nước khác nhau. Nhớ ngày xưa khi được hỏi về ông Ngô Đình Diệm, cụ Hồ từng nói rằng “Ông ấy là một người yêu nước, nhưng theo cách riêng của ông ấy”. Ít ra phải có tấm lòng và cái nhìn rộng rãi như cụ Hồ chứ. Vậy mà ngày nay những người biểu lộ lòng yêu nước của họ phải đi tù! Thật là một tình trạng rất trớ trêu.
Mà, sự trớ trêu cũng có cái căn cơ của nó. Chúng ta còn nhớ ngày xưa bọn thực dân Pháp chỉ một người của chúng bị sát hại, chúng cho quân lính bố ráp cả làng. Chúng xem sinh mạng của quân lính chúng quan trọng hơn sinh mạng của người Việt. Cái quan điểm trịch thượng đó đang được lặp lại ở VN, nhưng lần này kẻ thực dân được thay đổi bằng người bạn 16 chữ vàng + 4 tốt. Chúng ta đang chứng kiến sinh mạng người Tàu quan trọng hơn sinh mạng người Việt.
Để chuẩn bị cho chuyến đi của đặc phái viên của ngài tổng bí thư đảng CSVN sang Tàu, viên phát ngôn ngoại giao VN với giọng văn thành khẩn cho biết: “Phía Việt Nam lấy làm tiếc về vụ việc xảy ra đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp và công nhân TQ trong tháng 5 vừa qua, đồng thời lấy làm buồn về việc một số công nhân TQ bị thiệt mạng, bị thương trong vụ việc này. […] Hội hữu nghị Việt – Trung sẽ cử đoàn sang TQ thăm hỏi một số gia đình đại diện cho những người bị nạn”. Đó là cái tấm lòng nhân đạo của Chính phủ VN đối với người Tàu. Phải nói là quá cảm kích.
Còn người Việt chúng ta có được Chính phủ Tàu cộng đối xử như phía VN đối xử với người Tàu. Bao nhiêu ngư dân Việt Nam đã chết dưới những tên cướp biển đội lốt kiểm ngư Tàu cộng? Bao nhiêu ngư dân Việt Nam đã bị thương tích dưới những tên cướp biển đội lốt kiểm ngư Tàu cộng? Bao nhiêu gia đình ngư dân Việt Nam đã và đang lâm vào cảnh khốn đốn vì mất tàu và nợ nần ngân hàng? Cũng đừng nên quên rằng cách đây không lâu hai tên lưu manh Tàu bắt một thanh niên Việt và dập đầu đến chết — chúng phạm tội NGAY TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM. Chẳng thấy ai bình luận gì vụ đó. Chẳng có đại diện của Chính quyền Tàu cộng ghé thăm gia đình nạn nhân. Lâu lâu có đại diện chính quyền VN đến thăm và chụp vài bức hình với ngư dân như là photo-op.
Cái trớ trêu ở đây là như tác giả Trần Kinh Nghị tóm tắt chính xác: “Kẻ cướp bỗng chốc biến thành nạn nhân và nạn nhân phải sang nhà kẻ cướp để xin chia buồn và bồi thường thiệt hại!”
Trong vụ bạo loạn Tháng 5 vừa qua ở Bình Dương và Vũng Án, theo tôi biết các doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật và VN bị thiệt hại nhiều nhất, chứ không phải doanh nghiệp Tàu. Ấy thế mà viên phát ngôn VN ưu ái đặc biệt nhắc đến Tàu! Đã thế mà VN còn cho đặc phái viên sang Tàu để “nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài … trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay và tình hình Biển Đông có những diễn biến căng thẳng, phức tạp”. Ai làm phức tạp tình hình ở Biển Đông? Tàu chứ ai. Thế là thêm một điều trớ trêu nữa ở đây: kẻ gây hấn lại được nạn nhân đến xin khôi phục mối quan hệ!
Chống Tàu do đó là làm tổn hại đến mối quan hệ giữa 2 nước theo quan điểm của nhà cầm quyền. Chả thế mà viên phát ngôn ngoại giao VN còn nói: “Việt Nam đã và đang tiếp tục điều tra vụ việc một cách nghiêm túc và xử lý nghiêm những người gây rối vi phạm pháp luật; đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn cho công nhân, doanh nghiệp Trung Quốc và các nước tại Việt Nam”. Đọc phát biểu đó, có lẽ chúng ta đã hiểu tại sao những người yêu nước như bà Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, và Nguyễn Văn Minh, và trước đây là Điếu Cày phải ngồi tù. Lí do đơn giản là họ đã đụng đến Tàu, cái nước mà báo chí nhà nước chỉ dám nói là “nước lạ”. Cái thảm nạn và nhục nhã của dân tộc là ở chỗ này. Chợt nhớ đến lời nói của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch sau khi ông nghe kết quả Hội nghị Thành Đô: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”.
Nguồn: FB Nguyen Tuan

  • 'Nên thôi láu cá trong quan hệ quốc tế' (BBC) - Kinh tế gia Nguyễn Trần Bạt nói cần chấm dứt sự "láu tôm láu cá" trong quan hệ thương mại quốc tế để tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương hiệu quả.
  • Trả thẻ đảng thực chất là một sự góp ý (RFA) - Vấn đề đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam công khai từ bỏ tổ chức mà họ phấn đấu để được kết nạp lại làm xôn xao dư luận sau khi trong những ngày cuối tháng 8 này lại có thêm một đảng viên là thành phần trí thức ra thông báo công khai về quyết định đó.
  • Người dân Cao Lãnh nói về phiên tòa xử Bùi Hằng (RFA) - Phiên tòa xét xử nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng cùng 2 người khác hôm 26/8/2014 tại Cao Lãnh, Đồng Tháp thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước. Thế nhưng, người dân địa phương biết gì và nghĩ gì về phiên tòa này?
  • Blogger Điếu Cày được yêu cầu viết đơn xin tha tù (RFA) - Tù nhân lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, người hiện đang phải thụ án tù 12 năm tại Trại giam Thanh Chương, Nghệ An hôm qua gọi điện thoại về gia đình báo là công an vào trại yêu cầu ông này viết đơn xin tha tù, nhưng ông từ chối.
  • Báo VietnamNet bỏ nút 'Không thích' (BBC) - VietnamNet là báo điện tử mới nhất bỏ nút 'Không thích' đi kèm các bài viết khiến độc giả nay chỉ có thể khen chứ không thể chê.
  • Trung Quốc và Việt Nam tìm cách hàn gắn quan hệ sau vụ HD-981 (RFI) - Trung Quốc và Việt Nam đã đồngý đàm phán trở lại với nhau về tranh chấp Biển Đông, một vấn đề đã khuấy động quan hệ hai nước sau khi Bắc Kinh đơn phương cho hạ đặt giàn khoan HD-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
  • Đi buôn rau sạch (RFA) - Lo sợ với chất lượng thực phẩm ngoài chợ, nhiều người Việt Nam tìm đến các nguồn hàng bán thực phẩm sạch. Các cửa hàng nhỏ, lẻ, phần lớn do các chị em văn phòng mở ra, manh mún gia tăng.
  • Pháp: Chính phủ cánh tả thực hiện chính sách cánh hữu? (RFI) - Bình luận xung quanh chính sách kinh tế mới của chính phủ cùng với việc bổ nhiệm Emmanuel Macron, cố vấn kinh tế của tổng thống Pháp, vào chức Bộ trưởng bộ Kinh tế, vẫn là những chủ đề trên trang nhất của toàn bộ báo chí Pháp trong số ra ngày hôm nay.
  • Ngăn chặn Nhà nước Hồi giáo: Tình báo Mỹ bất lực tại Syria (RFI) - Nhằm ngăn chặn sự lan tỏa của lực lượng Hồi giáo cực đoan, Nhà nước Hồi giáo tại Syria, Hoa Kỳ cóý định dùng không quân tấn công. Công việc này phải có sự hỗ trợ của hoạt động tình báo. Ngược với tình hình tại Pakistan, Afghanistan, Irak, Cục tình báo trung ương– CIA và tình báo quân đội Mỹ hầu như không xây dựng được mạng lưới chân rết ở Syria trong những năm qua và giờ đây, đang đứng trước thách thức lớn là làm thế nào lùng sục và phát hiện được các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo.
  • Nga có chính sách châu Á hay không ? (RFI) - Nhật Bản ngày 26/08/2014 đã đình hoãn chuyến thăm Tokyo của Tổng thống Vladimir Putin - từng được dự trù vào mùa thu này. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Nga đã nhiều lần khẳng định rằng nước Nga là một cường quốc châuÁ. Nhưng chính sách đó được cho là không logic ?
  • Pháp kêu gọi quốc tế hợp tác chống Nhà nước Hồi giáo (RFI) - Hôm nay 28/08/2014, phát biểu tại Hội nghị thường niên các đại sứ Pháp tại Paris, Tổng thống François Hollande kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác để chuẩn bị một phản ứng chung về« nhân đạo và quân sự» chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tại Trung Cận Đông, nhưng loại trừ mọi hợp tác với chế độ Bachar al-Assad tại Syria.
  • Rumani : Gián đoạn trong 45 ngày luật cấm dân biểu đổi đảng (RFI) - Hôm nay 28/08/2014, chính phủ Rumani ban hành sắc lệnh khẩn đình chỉ việcáp dụng một bộ luật quan trọng, cấm dân biểu địa phương thay đổi đảng phái chính trị, trong vòng 45 ngày. Can thiệp lạ lùng nói trên của chính phủ diễn ra đúng vào thời điểm 10 tuần trước bầu cử Tổng thống gây nhiều phản ứng phẫn nộ tại Rumani. Hoa Kỳ bày tỏ« lo ngại».
  • Tòa án Bangkok từ chối xét xử cựu Thủ tướng phe Áo vàng (RFI) - Hôm nay 28/08/2014, một tòaán hình sự tại thủ đô Bangkok tuyên bố không đủ thẩm quyền xét xử cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva và cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban, bị cáo buộc đã ra lệnh đànáp một phong trào phản kháng hồi 2010. Tòaán nói trên cho rằng chỉ có Tòaán Tối cao mới đủ thẩm quyền xét xử vụán này.
  • Senkaku: Nhật tăng gấp đôi ngân sách để tuần tra (RFI) - Theo nguồn tin chính thức Nhật Bản hôm nay 28/08/2014, Bộ Giao thông nước này đã xin tăng gấp đôi ngân sách dành cho lực lượng tuần duyên để tăng cường việc giám sát quần đảo Senkaku tại Biển Hoa Đông, đang do Tokyo quản lý nhưng Bắc Kinh yêu sách chủ quyền dưới tên Điếu Ngư.
  • Indonesia và Úc ký thỏa thuận cấm nghe lén (RFI) - Tại Bali hôm nay, 28/08/2014, hai Ngoại trưởngÚc và Indonesia đã chính thức ký kết một thỏa thuận nhằm khắc phục hậu quả của một vụ nghe lén đã khuấy động quan hệ giữa Jakarta và Canberra trong thời gian gần đây. Văn kiện vừa ký kết có những điều khoản theo đó hai bên cam kết sẽ không sử dụng hoạt động tình báo để theo dõi, nghe lén lẫn nhau.
  • Một lãnh đạo truyền thông Hồng Kông bị Trung Quốc điều tra (RFI) - Hôm nay 28/08/2014, theo AFP, ngay từ sáng sớm, các nhân viên cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc đã ập vào nhàông Jimmy Lai, nhà lãnh đạo truyền thông Hồng Kông nổi tiếng vì lập trường phê phán Bắc Kinh. Mục tiêu của cơ quan điều tra có thể là nhằm cáo buộc nhà truyền thông hối lộ các dân biểu ủng hộ dân chủ trong Nghị viện Hồng Kông.
  • Bắc Kinh và Seoul đả kích việc Thủ tướng Nhật tri ân tử sĩ (RFI) - Sau sự kiện Thủ tướng Nhật gởi thư triân các binh sĩ tử trận thời Đệ nhị Thế chiến, hôm nay 28/08/2014 Trung Quốc và Hàn Quốc cùng lên tiếng đả kích Nhật Bản. Bắc Kinh đòi Tokyo phải« tránh xa quá khứ quân phiệt», còn Hàn Quốc bày tỏ« quan ngại sâu sắc».
  • Nhật nhập đất hiếm Ấn Độ để bớt lệ thuộc vào Trung Quốc (RFI) - Hôm nay, 28/08/2014, báo chí Nhật Bản cho biết, Tokyo sẽ nhập khẩu đất hiếm từ Ấn Độ. Quyết định này thể hiện quyết tâm của Nhật giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh do các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Các thiếu nữ Pháp trên xe tăng thời đệ nhị thế chiến tham dự Lễ kỷ niệm ngày 24 tháng tám nước Pháp được giải phóng khỏi Phát xít Đức
  • VN kiên quyết bảo vệ chủ quyền trên biển Đông (BaoMoi) - VN kiên quyết sử dụng mọi biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, để bảo vệ chủ quyền của mình. Đây là khẳng định của ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 28.8 trước câu hỏi về việc VN có bảo lưu khả năng khởi kiện Trung Quốc (TQ) hay không.
  • Luật pháp quốc tế là nền tảng giải quyết các tranh chấp trên biển (BaoMoi) - QĐND - Ngày 28-8, Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 (EAMF-3) đã diễn ra tại Đà Nẵng, với sự tham gia của hơn 100 đại diện chính phủ, các chuyên gia, học giả và nhà nghiên cứu đến từ 10 nước ASEAN và 8 đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Nga và Mỹ. Tại diễn đàn, các đại biểu tiếp tục bày tỏ sự quan tâm tới những diễn biến gần đây trên Biển Đông và nhấn mạnh việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp trên biển.
  • ASEAN tăng cường xây dựng lòng tin (BaoMoi) - Biện pháp được đề cập nhiều nhất tại Diễn đàn Biển ASEAN là xây dựng lòng tin cũng như công cụ nhằm ngăn ngừa và kiểm soát xung đột có thể xảy ra trên biển Đông.
  • Việt Nam tạo mọi điều kiện cho các hoạt động dầu khí (BaoMoi) - Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao được tổ chức ở Hà Nội chiều 28/8, khi trả lời câu hỏi về việc Ấn Độ đang cân nhắc thăm dò dầu khí ở Biển Đông theo lời mời của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết:
  • Trọng tâm Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng là đảm bảo hòa bình, tự do hàng hải (BaoMoi) - Ngày 28.8, tại TP.Đà Nẵng, diễn ra Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 (EAMF-3) với sự tham gia của hơn 100 đại biểu đại diện chính phủ, các chuyên gia, học giả và nhà nghiên cứu đến từ 10 nước thành viên ASEAN và 8 nước đối tác cấp cao Đông Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga và Mỹ.
  • Diễn đàn Biển ASEAN nhấn mạnh kiềm chế trên biển (BaoMoi) - Đại diện ASEAN và các đối tác nhấn mạnh các nước trong khu vực phải nỗ lực để tránh được những phức tạp như diễn biến vừa qua trên Biển Đông, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh cho biết.
  • Đang xác minh tin tàu hải cảnh TQ vào Trường Sa (BaoMoi) - Trước thông tin phóng viên đặt ra về việc vào ngày 19/8, TQ đã điều 10-12 tàu hải cảnh vào khu vực Trường Sa thuộc chủ quyền VN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, các cơ quan chức năng của VN đang xác minh thông tin này.
  • Đảm bảo an ninh hàng hải trên biển Đông (BaoMoi) - PNO - Trong hai ngày 27 và 28/8, tại Đà Nẵng đã diễn ra Diễn đàn biển ASEAN lần thứ 5 (AMF-5) và Diễn đàn biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 (EAMF-3) với sự tham dự của 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác.
  • Việt Nam khôi phục, tăng cường hợp tác với Trung Quốc (BaoMoi) - Chiều nay (28.8), Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo thường kỳ do người phát ngôn Lê Hải Bình chủ trì. Ông Lê Hải Bình cho biết, sau chuyến viếng thăm Trung Quốc của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đặc phái viên của Tổng Bí thư - Lê Hồng Anh, 2 bên đã thống nhất nghiêm túc thực hiện những thỏa thuận cơ bản, trong đó có những thỏa thuận giải quyết song phương và đa phương. Việt Nam sẽ dùng mọi biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế để bảo vệ quyền lợi trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
  • Người Việt bị gọi nhập ngũ tại Ukraine (BaoMoi) - 15h chiều nay, Bộ Ngoại giao tổ chức hợp báo thường kỳ do Người phát ngôn Lê Hải Bình chủ trì. Vấn đề liên quan tới biển Đông, kết quả chuyến thăm của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đặc phái viên của Tổng Bí thư - Lê Hồng Anh tới Trung Quốc, thông tin một số công dân VN tại Ukraine có giấy triệu tập nhập ngũ trong lần tổng động viên lần này của Chính phủ Ukraine thu hút sự quan tâm của dư luận.
  • Khai mạc Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 tại Đà Nẵng (BaoMoi) - Ngày 28/8, tại thành phố Đà Nẵng, Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 (EAMF-3) đã chính thức khai mạc với sự tham gia của cả 10 nước thành viên ASEAN và tám nước đối tác cấp cao Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga và Mỹ.
  • ASEAN họp bàn tăng cường an ninh biển (BaoMoi) - (VTC News) - Nội dung được các nước ASEAN và 8 nước đối tác đưa ra tại Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 (EAMF-3) diễn ra sáng 28/8 tại Đà Nẵng.
  • Mỹ-Trung Quốc dự kiến họp thượng đỉnh vào tháng 11 tới (BaoMoi) - Theo Kyodo, ngày 27/8, quan chức cấp cao Mỹ về Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) Robert Wang thông báo Tổng thống nước này Barack Obama và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ hội đàm song phương vào ngày 12/11 tới tại Trung Quốc sau hội nghị cấp cao APEC ở thủ đô Bắc Kinh.
  • Trung thu 2014: Lồng đèn "Hướng về biển Đông" lên ngôi (BaoMoi) - Mùa trung thu năm nay, các quầy bán lồng đèn - bánh trung thu tại TP.Cần Thơ có mặt sớm hơn năm trước. Bánh trung thu bày bán nhiều nhất là của các nhà sản xuất nổi tiếng lâu nay như Kinh Đô, Đồng Khánh, Bibica…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét