Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Khi người Việt là nạn nhân của thực phẩm Trung Quốc

Khi người Việt là nạn nhân của thực phẩm Trung Quốc

Vũ Hoàng, phóng viên RFA

000_Hkg2105311.jpg
Những phụ nữ Việt Nam đang vận chuyển trái cây Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh ở Bắc Lạng Sơn.AFP photo
Những vụ tai tiếng về thực phẩm Trung Quốc có thể bắt gặp hàng ngày hàng giờ thượng vàng hạ cám từ trái cây, đồ ăn, trứng, sữa, thịt… cho tới gạo, muối, rượu, dầu ăn… nếu chỉ cần đánh cụm từ “hàng hóa độc hại của Trung Quốc” hay “đồ ăn bẩn của Trung Quốc” vào google, thì người ta có thể có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn những mặt hàng như: đậu phụ thối ngâm nước phân, dầu ăn tái chế từ nước thải, sữa gây sỏi thận, trứng gà làm từ cao su, nước tương làm từ tóc, bánh bao nhân giấy độc hại…

Quả thực dù trí tưởng tượng có giàu đến mấy, người ta cũng khó hình dung được sự độc hại và giả tạo mà nhiều sản phẩm của Trung Quốc làm ra không ngoài mục đích kiếm lời bất chính và sức khỏe của người tiêu dùng xếp xuống cuối bảng.
Nhưng điều trớ trêu thay là những đồ ăn, đồ uống “Made in China” ấy lại vẫn ngày đêm được tuồn ra thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Chia sẻ vì sao người Việt không mặn mà với những đồ ăn hay trái cây có xuất xứ từ Trung Quốc, chị Châu hiện đang sinh sống ở Sài Gòn cho biết:
Nói về mặt đồ ăn, tôi rất ngại khi mua sản phẩm đó, tất cả các loại không riêng gì loại trước khi chế biến hay là loại mua về mình phải chế biến, tất cả các sản phẩm đó rất ngại. Trước đây, mọi chuyện đối với tôi đơn giản thôi, có thể sản phẩm đó chỉ Trung Quốc mới có, còn các nước khác họ không có, nhưng sau này vì những thông tin đại chúng sản phẩm của Trung Quốc thường xuyên có những sự cố cho nên mình rất ngại, mình không biết sản phẩm mình mua có thật giống như người ta nói hay không.
Theo chị Châu không chỉ có chị và các thành viên trong gia đình chị nói “không” với đồ ăn Trung Quốc mà bè bạn tại công sở của chị cũng ngày càng có nhiều quay lưng lại với thực phẩm xuất xứ từ nước này.
Bây giờ đi ra chợ khi chọn mua các sản phẩm rau củ quả trông rất là tươi ngon nhưng tôi không bao giờ mua đồ của Trung Quốc, bởi thực tế là họ rất hay ngâm tẩm các hóa chất độc hại để giữ cho hoa quả được lâu…
– Chị Kim
Cũng giống với chị Châu, chị Uyên, một cô giáo dạy học đang sinh sống ở Sài Gòn cũng đồng tình với quan điểm “chỉ nghe thấy hàng của Trung Quốc là tránh”:
Kinh nghiệm của mình về chuyện sử dụng hàng Trung Quốc không tin cậy là vì chất lượng, thứ nhì là vì mình không thích họ nên mình cũng không dùng luôn. Trước đây mình sử dụng rất vô tư, trái cây mình ăn mình nghĩ là bổ còn bây giờ thì rất khác rồi, ăn mà rất đắn đo vì mình không biết là mình đang ăn cái gì.
Mình nghe nói quá nhiều về trái cây Trung Quốc, thành ra bây giờ tránh không mua, những thứ gì mình nghĩ có thể là của Trung Quốc là mình tránh không mua mặc dù trái cây không có ghi hẳn là của Trung Quốc hay không vì ở VN mình rất nhiều món không ghi xuất xứ, mình thấy có “nguy cơ” của Trung Quốc là mình không dám ăn. Trước đây có thể mua những thứ như nho cam lê còn bây giờ chỉ ăn những thứ của VN như mãng cầu, ổi… với lại đó là những thứ mình thấy chứ còn có rất nhiều thứ mình không thấy được thì biết làm sao?
Băn khoăn “không biết làm sao” của chị Uyên có lẽ cũng là những trăn trở của rất nhiều những người tiêu dùng phải nhắm mắt mà ăn vì thực phẩm, đồ ăn của Trung Quốc hầu như tràn lan khắp thôn cùng ngõ hẻm Việt Nam.
Mặc dù chưa có một số liệu thống kê nào cho thấy lượng hàng giả, hàng kém chất lượng hay độc hại Trung Quốc tác động đến sức khỏe cộng đồng thế giới nói chung và người Việt Nam nói riêng, nhưng những lời cảnh báo của chính giới chức tại Trung Quốc đã phần nào cho thấy rõ tính chất độc hại từ sản phẩm của nước họ. Phát biểu trên Nhân Dân Nhật Báo số ra tháng 4/2011, cựu thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo không ngần ngại cho rằng: “tất cả những vụ bê bối an toàn thực phẩm nghiêm trọng đủ để cho thấy sự suy giảm đạo đức và liêm chính trong kinh doanh đã trở thành vấn đề nghiêm trọng.” Trong khi đó một vị luật sư tại TQ lý giải nguyên do chính là tâm lý kiếm lời bằng bất kỳ giá nào và không cần quan tâm tới tác hại đến người tiêu dùng, đồng thời, ông này cũng chỉ ra đó là sự quản lý kém cỏi, thậm chí bất lực của chính phủ Hoa Lục.
Điều trớ trêu là những đồ ăn độc hại của Trung Quốc không chỉ Việt Nam hay các quốc gia khác phải hứng chịu, mà chính người dân của nước họ cũng đang phải đối đầu. Theo một kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu an toàn dược phẩm và thực phẩm Thượng Hải hồi năm 2012, có tới gần 75% chính người tiêu dùng bản địa Trung Quốc không yên tâm khi sử dụng thực phẩm của chính nước họ và gần 30% cho rằng đồ ăn được làm ra từ Trung Quốc “cực kỳ không an toàn.”
Phản ứng của người dân
Quay trở lại với câu chuyện trong nước, khi đặt câu hỏi “anh/hoặc chị sẽ phản ứng ra sao khi gặp thực phẩm của Trung Quốc?” chị Kim hiện đang sinh sống ở Hà Nội đánh giá:
Tôi bây giờ mà đi ra chợ khi chọn mua các sản phẩm rau củ quả trông rất là tươi ngon nhưng tôi không bao giờ mua đồ của Trung Quốc, bởi thực tế là họ rất hay ngâm tẩm các hóa chất độc hại để giữ cho hoa quả được lâu, nhiều khi thắp hương từ mùng một mà đến tận 12-13 mà hoa quả vẫn còn tươi nguyên, chứng tỏ họ phải ngâm tẩm các hóa chất, mà đã là hóa chất đưa vào cơ thể độc hại, cho nên tôi không bao giờ mua hoa quả của Trung Quốc, mặc dù rất đẹp mã.
Tuy nhiên, chị Kim cho rằng chuyện tránh mua hàng Trung Quốc của chị chỉ dựa trên đồn đãi và kinh nghiệm bản thân, chứ chị không cực đoan như nhiều bạn bè của chị, vì với họ dù “Made in China” ở bất kỳ thứ gì họ cũng không đụng tới.
Vậy lý do vì sao mà những hàng hóa độc hại, kém chất lượng của Trung Quốc vẫn có đất sống khi thâm nhập vào Việt Nam? Chị Châu nhận xét bởi giá thành các sản phẩm quá rẻ và dù đôi khi biết là độc hại, nhưng vì gia cảnh nghèo túng, nên người ta vẫn phải chấp nhận “nhắm mắt” mà mua:
Nếu nhìn ra ngoài xã hội, bạn sẽ thấy rất nhiều người vẫn sử dụng và họ không có suy nghĩ đắn đo nào hết vì giá thành rất rẻ…
– Chị Châu
Nếu nhìn ra ngoài xã hội, bạn sẽ thấy rất nhiều người vẫn sử dụng và họ không có suy nghĩ đắn đo nào hết vì giá thành rất rẻ, giá thành rẻ như vậy người ta mới có thể ăn được, mới có thể mua được, nếu cao cấp hơn người ta sẽ không mua nổi. Những người lao động ở đây nghèo lắm, không bao giờ người ta nghĩ là người ta mua được cho con họ một trái táo đâu, nhưng bây giờ bạn thấy đó, táo bây giờ được bầy bán tràn lan, 10 -20 ngàn một ký lô 4-5 trái, vậy người ta mới có cơ hội mua và họ ăn bình thường.
Tuy vậy, nếu nhìn sâu hơn vào vấn đề thì có lẽ để hàng bẩn, hàng độc của Trung Quốc có thể tồn tại được lại nằm ở hệ thống quản lý chất lượng từ cấp trung ương, kiểm duyệt chất lượng cho tới hệ thống phân phối và chính lương tâm người bán hàng tiếp tay ở các địa phương VN:
Tôi nghĩ là cơ quan quản lý trung ương của mình nói chung còn để có nhiều kẽ hở, hay trên cửa khẩu, bộ phận xuất nhập khẩu thì nhiều khi làm việc không thể sát sao hết được bởi lượng hàng vào, hàng ra xuất khẩu, nhập khẩu rất là nhiều cho nên nhiều khi họ làm việc không thể chỉn chu hết được. Thế rồi, đường thương lái tiểu ngạch cũng thế họ đưa hàng vào mà không qua kiểm duyệt. Tôi nói thật, ở bộ phận phân phối của mình, những người trực tiếp lấy hàng bán cho bà con nhân dân, có thể là siêu thị hay các nhà tiểu thương người ta chỉ bán những hàng có lợi nhuận cho họ thôi và làm cho chính những người tiêu dùng là nạn nhân vì sử dụng những hàng không tốt đưa vào cơ thể mình. Nói chung là chúng tôi rất là bất bình trong chuyện này.
Có lẽ vấn đề an toàn thực phẩm vẫn còn là những câu chuyện dài, chỉ biết rằng để tránh trở thành nạn nhân, người tiêu dùng chỉ còn cách tự bảo vệ mình và hãy nói “không” trước khi quá muộn.

Chấm dứt báo chí công cụ tức là tự do báo chí

Chất Triclosan biết cấm hay không? 
Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Florida (Mỹ) cho thấy chất hóa học triclosan có trong kem đánh răng, nước xúc miệng và xà phòng tắm có thể gây tổn thương đến não của thai nhi và có thể gây ung thư. Hãng tin Bloomberg công bố một báo cáo khoa học về hoạt chất Triclosan cũng cho khuyến cáo tương tự như vậy. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thừa nhận, họ lo ngại về chất hóa học Triclosan có thể tiềm tàng nguy cơ gây ung thư. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Triclosan có gây sinh non và hệ xương không phát triển đầy đủ ở động vật. 
Năm 2010-2013 thí nghiệm trên chuột cho thấy, Triclosan ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản của chuột. Các nghiên cứu khác nhận thấy, Triclosan thúc đẩy ung thư vú trong các tế bào trong phòng thí nghiệm và ở chuột, gây ra những tổn thất thần kinh ở một số con chuột đang mang thai.

Johnson&Johnson đã bắt đầu loại bỏ hoàn toàn chất này từ năm 2012. P&G tuyên bố sẽ loại bỏ hoàn toàn Triclosan trong năm 2014. Và Avon hứa hẹn sẽ bỏ những sản phẩm hiện nay có chứa Triclosan, những sản phẩm mới sẽ không chứa chất này trong thành phần. Đài truyền hình Việt Nam VTV, trong chương trình Chào buổi sáng đã mời một vị Phó giáo sư tiến sĩ chuyên về hóa học đến phân tích về tác hại của chất Triclosan này. Sau khi nói về nguy hại của nó và xu hướng sử dụng trong tỉ lệ cho phép, phóng viên hỏi vị tiến sĩ rằng Việt Nam có nên cấm những sản phẩm có chứa Triclosan như Canada hay không thì vị phó giáo sư tiến sĩ đáng kính bảo rằng để Bộ ý tế quyết định, và phóng viên kết luận tiếp tục đợi xem.

Ở đây nhà khoa học không dám đưa ra khuyến cáo của nhà chuyên môn, vì đụng đến những quy định có thể trái ngược của cơ quan quản lý nhà nước, mặc dù biết rõ ý kiến trái lại mới là đúng. Nhà báo VTV, theo các nhận xét của nhiều người là nhân viên của hệ thống công cụ tuyên truyền của đảng CSVN và chính phủ cũng không dám đẩy đến cùng để giúp độc giả thấy rõ mặt trái phải của vấn đề khuyến cáo đang rầm rộ trên thế giới, mà chỉ kêu gọi mọi người bình tĩnh đợi Bộ y tế lên tiếng.

Vài trò của báo chí trong vụ này cũng như tất cả những vụ khác từ khoa học cho đến hình sự, từ giáo dục cho đến xã hội đều chỉ là cái loa phát lại chủ trương chích sách của đảng cầm quyền, mà không hề phản ánh hay cung cấp những thông tin cần thiết theo nhu cầu của độc giả, khán thính giả của mình. Báo chí công cụ hiện này vẫn đang tỏ ra hữu hiệu để kiểm soát và hạn chế tự do báo chí. Cơ quan ngôn luận và thẻ nhà báo : Hầu hết các tờ báo hiện này đều là cơ quan ngôn luận của một tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, hay đoàn thể nào đó.

Thậm chí Hội nhà báo độc lập Việt Nam cũng dán slogan "Cơ quan ngôn luận của Hội nhà báo độc lập Việt Nam" dưới tên của tờ Việt Nam Thời Báo đang phổ biến tại website www.ijavn.org. Khi tờ báo hay hãng truyền thông đóng vai trò là "cơ quan ngôn luận" của tổ chức nào đó, thì nó sẽ được biểu đạt theo quan điểm và lợi ích của tổ chức đó mà thôi. Như vậy, nếu không may, lợi ích của công chúng mâu thuẫn với lợi ích của tổ chức là cơ quan chủ quản của tờ báo thì chắc chắn tờ báo sẽ chỉ nói theo quan điểm của tổ chứ mình trực thuộc, mà bỏ mặc nhu cầu cấp thiết của cộng đồng.

Một tờ báo được nuôi sống bởi cộng đồng (cộng đồng mua báo, mua quảng cáo, đóng góp tài chánh ...) nhưng sẵn sàng chống lại công đồng khi lợi ích cộng đồng nếu lợi ích đó đi ngược lại với lợi ích của cơ quan chủ quản. Tờ báo trở thành một thứ MUỖI CHUYÊN HÚT MÁU NGƯỜI, không hề phục vụ quyền tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do biểu đạt như công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị quy định. Ở Việt Nam, nhà cầm quyền đã khôn khéo đánh lừa dân chúng bằng việc cấp thẻ nhà báo để tước đoạt quyền tự do báo chí của công dân.

Cách đây mấy hôm, một nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành báo chí của Úc đến hỏi chúng tôi rằng: - Anh nghĩ thế nào khi người ta nói, chỉ có những ai có thẻ thì mới được gọi là nhà báo? - Thẻ nhà báo là công cụ hạn chế quyền tự do báo chí của công dân theo hiến định - chúng tôi trả lời - Nhà cầm quyền tự cho mình có quyền ban phép làm báo cho 17 ngàn người / 90 triệu dân được làm báo và được gọi là nhà báo (chỉ chiếm tỉ lệ 0,018% dân số). Vậy là nhà cầm quyền đã dùng thẻ nhà báo để xâm hại quyền tự do báo chí của 99,082% công dân Việt Nam. Như vậy những người tự hào mình là nhà báo vì có thể là những người đang trực tiếp góp tay vào việc xâm hại tới 99% quyền tự do báo chí của công dân, tức là những người hãnh diện mình là nhà báo có thể đã gián tiếp cộng tác với một hoạt động vi hiến của hệ thống cầm quyền hiện nay.

Năm 2011, khi chúng tôi thành lập hãng truyền thông tại Hoa Kỳ, sau khi hoàn thành mọi thủ tục và đã ra mắt, chúng tôi đã đề nghị những cộng sự viên của mình là công dân Hòa Kỳ đến cơ quan quản lý báo chí tiểu bang và liên bang để đăng ký và xin phép cấp mã số báo chí để làm thẻ cho các nhà báo. Khi chúng tôi đến các cơ quan chức năng, họ bảo rằng quý vị hạy về tự cấp thẻ lấy và tự chịu trách nhiệm về uy tín của tấm thẻ của quý vị. Ngay các hãng lớn như CNN hay AP cũng làm thế đó. Chúng tôi đã đi học hỏi các hãng tin lớn và đã làm, từ đó đến nay, các phóng viên của hãng tin chúng tôi khi xuất trình thẻ ở mọi nơi trên thế giới từ Mỹ, Canada cho đến Thái Lan và Malaysia đều được cho phép tiếp cận nguồn thông tin như các phóng viên thường trú của Reuters, BBC mà không bị bất cứ phân biệt đối xử nào.

Khi tờ báo còn tự hào mình là cơ quan ngôn luận của tổ chức nào đó thì tờbáo đó không phục vụ quyền tự do báo chí của công dân, và nhà báo nào dùng thẻ của mình để hạn chế các công dân khác làm báo dưới mọi hình thức thì đã trở thành công cụ tiêu diệt tự do báo chí trong tay nhà cầm quyền độc tài. Đã nói đến tự do là quyền thì không thể chấp nhận một cơ chế giám sát hay hạn chế nào riêng biệt, vì những hành vi quá đà tự thân nó không còn là tự do báo chí và đã được các bộ luật hành chánh, dân sự và hình sự điều chỉnh. Một kinh nghiệm giúp báo chí ở Hoa Kỳ phát triển có thể ở ngay quy định dưới đây.

Cuối năm 2010, khi chúng tôi thăm Newseum (Viện bảo tàng báo chí) tại Washington DC, ngay trên vách lớn của cổng chính có viết nguyên văn Tu chánh án Hiếp pháp số 1 của Hoa Kỳ, nguyên văn như sau: "Congress shall make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof; or abridging the freedom of speech, or of the press; or the right of the people peaceably to assemble, and to petition the Government for a redress of grievances. Bản dịch tiếng Việt của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ: Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình".
Lm. Antôn Lê Ngọc Thanh

Làm sao bảo vệ chủ quyền biển đảo và tài nguyên thiên nhiên?

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok


Tàu sắt của Trung Quốc ngang nhiên đâm thẳng vào tàu cá Việt Nam
Tàu sắt của Trung Quốc ngang nhiên đâm thẳng vào tàu cá Việt Nam hồi tháng 7, 2014 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam – Source laodong/online
Trung Quốc lại tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa mà họ dùng vũ lực chiếm từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa hồi năm 1974.

Chính quyền Hà Nội và cơ quan chức năng đang làm gì để đấu tranh giành lại chủ quyền tại Hoàng Sa và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho ngư dân.
Gia Minh hỏi chuyện ông Trần Cao Mưu, tổng thư ký Hội Nghề Cá Việt Nam về những vấn đề liên quan đó. Trước hết trả lời câu hỏi về việc kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế vì đã vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam, ông Trần Cao Mưu cho biết:
Ông Trần Cao Mưu: Chuyện kiện Trung Quốc cũng có ý kiến của các nhà luật gia, rồi nhiều tổ chức xã hội đề nghị chính phủ cần phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Đây chắc cũng là cái tính toán của chính phủ khi chúng ta có đủ điều kiện hay tập trung đầy đủ lý lẽ, đầy đủ sự kiện thì chúng ta kiện, chẳng có vấn đề gì cả. Vì kiện hoàn toàn đúng qui ước Luật biển năm 1982, chứ không có gì cả. Chính phủ Việt Nam cũng sẽ có những hình thức như thế nếu buộc chúng ta phải làm như vậy.
Gia Minh: Ngư dân cần phải sống hằng ngày, cần phải ra khơi, nếu chúng ta không có biện pháp kiên quyết thì ngư dân vẫn ảnh hưởng?
Ông Trần Cao Mưu: Vâng, cái đó không phải lần này mà trước đây rất nhiều lần rồi; nhưng với ngư dân Việt Nam thì cũng xem vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, nên họ cố bám biển, cố khai thác, và đảm bảo khẳng định chủ quyền của mình. Nên khó khăn thế, chứ khó khăn nữa họ vẫn tiếp tục khai thác.
Chuyện kiện Trung Quốc cũng có ý kiến của các nhà luật gia, rồi nhiều tổ chức xã hội đề nghị chính phủ cần phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Đây chắc cũng là cái tính toán của chính phủ khi chúng ta có đủ điều kiện hay tập trung đầy đủ lý lẽ, đầy đủ sự kiện thì chúng ta kiện
Ông Trần Cao Mưu
Còn về phía Nhà nước các cơ quan chức năng như lực lượng Kiểm ngư sẽ có những hộ trợ nhất định trong quá trình khai thác của ngư dân để có thể ngăn chặn hay giảm bớt sự hành hung thô bạo của phía Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam, và kịp thời ứng cứu những bất trắc đối với ngư dân Việt Nam khi xảy ra trên biển.
Gia Minh: Vừa qua có chương trình đóng tàu vỏ thép để hổ trợ, nhưng vấn đề này cũng gặp một số ý kiến; vậy vấn đề đóng những con tàu chắc chắn cho ngư dân đến nay được triển khai ra sao?
Ông Trần Cao Mưu: Nghị định 67 của chính phủ vào ngày 25 tháng 8 tới đây sẽ bắt đầu có hiệu lực. Khi có hiệu lực, các địa phương, các tỉnh sẽ triển khai. Việc đóng tàu cho ngư dân nằm trong chương trình đề án của chính phủ từ năm 2013 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Như vậy đây là cơ hội để ngành nghề cá Việt Nam phát triển một cách hiện đại hơn và hoàn thiện hơn không chỉ lực lượng khai thác tàu ở vùng biển mà kể cả cơ sở dịch vụ, hậu cần và dịch vụ nghề cá như tàu mua sản phẩm, rồi dịch vụ về cảng cá, bến cá.
Đặc biệt trong chương trình của chính phủ kể cả điều tra, khảo sát nguồn lợi cũng như đào tạo thuyền viên để có khả năng sử dụng thành thạo những phương tiện hiện đại sắp tới. Để đến năm 2020 như đề án mà chính phủ đã phê duyệt là trở thành một quốc gia có nghề khai thác thủy sản hiện đại.
Gia Minh: Vừa qua, Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn đã bác đề xuất của một số doanh nghiệp muốn nhập những tàu cá ở nước ngoài về. Ông thấy đó là một quyết định đúng đắn như thế nào?
Ngư dân Việt Nam thì cũng xem vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, nên họ cố bám biển, cố khai thác, và đảm bảo khẳng định chủ quyền của mình. Nên khó khăn thế, chứ khó khăn nữa họ vẫn tiếp tục khai thác
Ông Trần Cao Mưu
Ông Trần Cao Mưu: Đây là quyết định hoàn toàn đúng đắn của bộ vì Nhà nước đã quy định một đơn vị, một doanh nghiệp nhập tàu nào đó thì trước hết tàu phải chưa vượt quá 8 tuổi và thứ hai chất lượng máy phải trên 85%. Đây là quy định từ trước đến nay như thế nếu như cho phép nhập. Khi nhập vào hải quan Việt Nam và các cơ quan chức năng Việt Nam cũng phải kiểm tra, kiểm định. Vậy thì đối với việc nhập những con tàu 30-40 tuổi và chất lượng không đảm bảo như vậy thì Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn quyết định không cho phép các đơn vị, các doanh nghiệp này nhập tàu là hoàn toàn đúng với qui định của Nhà nước.
Gia Minh: Còn chuyện duy trì nguồn lợi thủy sản như thế nào để có thể giúp cho người dân đánh bắt ổn định và không gây ô nhiễm môi trường, thì những biện pháp hội kiến nghị ra sao và các cơ quan chức năng đang thực hiện như thế nào?
Ông Trần Cao Mưu: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là mục tiêu lớn nhất của các quốc gia ven biển. Đối với Việt Nam đây cũng là mục tiêu đã thực hiện lâu nay rồi.Như biện pháp điều chỉnh lại kích thước mắc lưới, việc khai thác mang tính hủy diệt … từ những năm 80, 90 Bộ Thủy sản đã có những qui định rất chặt chẽ. Bây giờ Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn đang tiếp tục và có những qui định khắc khe hơn. Đặc biệt hằng năm đối với việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi Hội cũng đã động viên tất cả các tỉnh hội, các cơ sở hội ở địa phương kết hợp với chi chục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản thả cá ra sông ngòi, ao hồ và ra biển để tăng thêm và tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là mục tiêu lớn nhất của các quốc gia ven biển. Đối với Việt Nam đây cũng là mục tiêu đã thực hiện lâu nay rồi.Như biện pháp điều chỉnh lại kích thước mắc lưới, việc khai thác mang tính hủy diệt…từ những năm 80,90
Ông Trần Cao Mưu
Việc kiểm tra, thanh tra nguồn lợi thủy sản được tăng cường như chuyện đánh mìn bị nghiêm cấm rồi chuyện dùng mắc lước có kích thước không đảm bảo, hay khai thác vào khu vực cá di cư, cá đẻ… Nhiều năm qua ngành thủy sản đã làm rất nghiêm túc, rất chặt chẽ vấn đề đó.
Gia Minh: Nói vậy nhưng đối với người vi phạm thì biện pháp chế tài nghiêm minh ra sao?
Ông Trần Cao Mưu: Trong pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản có biện pháp chế tài rồi. Nhưng không thể tránh khỏi sự vi phạm của người dân vì cuộc mưu sinh hằng ngày và nhận thức của một số ngư dân về việc phát triển và bảo vệ nguồn lợi. Nên chuyện vi phạm có xảy ra và thường xuyên xảy ra ở một số vùng miền nhất định. Các chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở các tỉnh cũng đã ngăn chặn; nhưng triệt để thì chưa thể nói hết được.
Gia Minh: Việc giáo dục cho ngư dân cũng cần thiết?
Ông Trần Cao Mưu: Đúng, cần phải tăng cường thêm tuyên truyền. Trong chương trình khuyến nông, khuyến ngư, rồi chương trình tam nông của các đài truyền hình Việt Nam đều có nói đến, đều có tuyên truyền. Và trong những đợt tập huấn để nâng cao trình độ kỹ thuật thì không thiếu các bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thực ra đây là vấn đề để đánh giá nếu vùng nào, đất nước nào bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản thì ngành thủy sản phát triển, nếu bảo vệ không tốt thì ngành thủy sản sẽ bị eo hẹp lại, vì cá không phải vô tận mà có điều kiện của nó.
Gia Minh: Cám ơn ông.

Câu hỏi về nợ xấu vẫn chưa được giải đáp

Nam Nguyên, phóng viên RFA

Ngân hàng Nhà nước (ảnh minh họa)
Ngân hàng Nhà nước (ảnh minh họa)Files photos
Tổng số nợ xấu vẫn còn là một bí ẩn?

Nợ xấu ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp và ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế. Theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước công bố, nợ xấu ngân hàng đến cuối tháng 2/2014 là hơn 300.000 tỷ đồng kể cả các khoản được tái cơ cấu. Nói một cách đơn giản, số tiền tương đương 15 tỷ USD đáng lẽ là dòng vốn lưu thông thì lại bị chôn trong nợ xấu và phần lớn nằm kẹt trong bất động sản.
Để có giải pháp cho nợ xấu ngân hàng thì phải xác định được khối lượng nợ xấu lớn cỡ nào. Nhưng cũng khó biết nợ xấu ở Việt Nam xấu đến đâu vì các ngân hàng có khuynh hướng che dấu. Do vậy con số nợ xấu được công bố cách biệt rất lớn so với thông tin từ các tổ chức nước ngoài. Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia tài chính hiện sống và làm việc ở Hà Nội nhận định:
Hiện giờ theo những thông tư được biết, thông tư 2 từ hai năm nay rồi thông tư mới đây Ngân hàng NN yêu cầu các ngân hàng phải khai báo đầy đủ những nợ khó đòi nợ xấu…nhưng ngân hàng có làm đâu. Cho nên tỷ lệ nợ xấu nợ khó đòi 7%, 8%, 9% hay 15%, 17% chẳng ai biết rõ được.
Ông Bùi Kiến Thành
“ Hiện giờ theo những thông tư được biết, thông tư 2 từ hai năm nay rồi thông tư mới đây Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải khai báo đầy đủ những nợ khó đòi nợ xấu…nhưng ngân hàng có làm đâu. Cho nên tỷ lệ nợ xấu nợ khó đòi 7%, 8%, 9% hay 15%, 17% chẳng ai biết rõ được. Đây là việc Ngân hàng Nhà nước nên làm rõ ra chứ không nên mù mờ trong vấn đề quản lý chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Đây là một việc rất nghiêm trọng mà trách nhiệm đầu tiên là Ngân hàng Nhà nước phải làm rõ.”
Trong cuộc họp báo hồi tháng 4/2014, ông Đào Quốc Tính Phó Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho biết theo báo cáo của các Tổ chức tín dụng toàn quốc, tính đến cuối tháng 2/2014 nợ xấu toàn hệ thống chiếm 3,86% tổng dư nợ, tương đương 122.000 tỷ đồng. Phần nợ xấu này đã loại trừ 185.000 tỷ đồng các khoản nợ đã được tái cơ cấu theo Quyết định 780 của Ngân hàng Nhà nước. Nếu tính đầy đủ thực tế số nợ xấu lên tới 308.000 tỷ đồng, tương đương gần 9,71% tổng tín dụng.
Một số ngân hàng đã bán nợ xấu cho VAMC trong năm 2013. (source ndh.vn)
Một số ngân hàng đã bán nợ xấu cho VAMC trong năm 2013. (source ndh.vn)
Con số gần 4% nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam xem ra không thấm tháp gì, so với báo cáo của Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s công bố ngày 18/2/2014, theo đó nợ xấu ngân hàng Việt Nam ít nhất phải chiếm 15% tổng tín dụng.
Mặc dầu có thành lập Cty quản lý tài sản VAMC, nhưng công ty này thực chất mới chỉ là chỗ để gom nợ lại thôi, còn để xử lý giải tỏa vấn đề này thì cũng chưa có cái hướng cụ thể.
Phó Giáo sư Ngô Trí Long
Cuối năm 2012, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiết lộ khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng bị đóng băng trong bất động sản, bao gồm tín dụng bất động sản, vay để phát triển dự án, vay sản xuất kinh doanh thế chấp bằng bất động sản. Dư nợ bất động sản chiếm tỷ lệ 57% tổng tín dụng vào lúc đó.
Thực tế VAMC đã làm được gì?
Giữa năm 2013 Chính phủ khai sinh Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam VAMC. Đơn vị này hoạt động như một công ty mua bán nợ để giúp tái cơ cấu nợ xấu cho các ngân hàng thương mại. Phó Giáo sư Ngô Trí Long hiện sống và làm việc ở Hà Nội nhận định:
“Nợ xấu của Việt Nam hiện nay có rất nhiều việc đáng bàn. Ở đây thực chất là cục máu đông này cũng chưa được giải quyết đến nơi đến chốn. Mặc dầu có thành lập Cty quản lý tài sản VAMC, nhưng công ty này thực chất mới chỉ là chỗ để gom nợ lại thôi, còn để xử lý giải tỏa vấn đề này thì cũng chưa có cái hướng cụ thể. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì tăng trưởng tín dụng phục vụ cho sản xuất sẽ rất khó khăn.”
Theo Ngân hàng Nhà nước tính đến tháng 6/2014 VAMC đã mua tổng cộng 45.000 tỷ nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Thế nhưng VAMC chỉ có số vốn được cấp là 400 tỷ đồng và vấn đề mua nợ bằng trái phiếu chính phủ lại chưa có cơ chế vận hành.
Chuyên gia kinh tế độc lập TS lê Đăng Doanh tuy đánh giá cao nỗ lực của chính phủ để giải quyết nợ xấu ngân hàng nhưng ông đặt ra nhiều câu hỏi.
Các món nợ xấu mà VAMC mua là nợ xấu có bảo đảm, VAMC sẽ bán tài sản bảo đảm ấy như thế nào để thu hồi lại vốn. Nếu như không giải quyết được nợ xấu thì sau 5 năm VAMC sẽ xử lý nợ xấu ấy như thế nào? Hay lại bàn giao lại cho Ngân hàng Nhà nước?
TS Lê Đăng Doanh
“Các món nợ xấu mà VAMC mua là nợ xấu có bảo đảm, VAMC sẽ bán tài sản bảo đảm ấy như thế nào để thu hồi lại vốn. Nếu như không giải quyết được nợ xấu thì sau 5 năm VAMC sẽ xử lý nợ xấu ấy như thế nào? Hay lại bàn giao lại cho Ngân hàng Nhà nước? Như vậy tức là thay vì giải quyết thực chất về nợ xấu thì đấy chỉ là một thủ thuật bút toán. Tức là chuyển nợ xấu từ sổ kế toán của ngân hàng thương mại có nợ xấu sang sổ kế toán ghi nợ của VAMC và sau một thời gian sẽ hoàn lại, tất cả những câu hỏi đó hiện nay đang còn ở trước mặt và  chúng ta đang chờ xem VAMC sẽ giải quyết thế nào.”
Thông tin ghi nhận hoạt động của VAMC đang chững lại, một số chuyên gia lý giải VAMC khó thể tiếp tục việc mua nợ xấu ngân hàng rầm rộ như lúc đầu vì Việt Nam thiếu các luật lệ liên quan. VAMC được cho là mua nợ xấu theo chỉ đạo với giá từ 70% giá trị sổ sách trở lên trong khi việc mua nợ xấu trả bằng trái phiếu đặc biệt chưa có cơ chế để thi hành. Bản thân VAMC cũng chưa thể quyết định bán đấu giá tài sản thế chấp từ khoản nợ xấu đã mua, lại nữa khi chưa thực sự mua món nợ theo giá thị trường thì khó mà bán lại dù huề vốn.
Trên thế giới việc mua bán nợ xấu là hoạt động bình thường và với mục đích kiếm lời. Thí dụ để món nợ xấu có bảo đảm bằng bất động sản được sang tay, nhà đầu tư sẽ mua với giá thấp nhất để sau này có lời khi thị trường phục hồi, thí dụ mua với giá 10%-20% giá trị thế chấp. Việc tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mua bán nợ xấu là cần thiết vì tiềm năng tài chính lớn lao của họ. Nhưng nhà nước Việt Nam vẫn còn nhiều e ngại với vấn đề này, mối lo sợ mơ hồ về chuyện người nước ngoài khuynh loát thị trường. Hơn nữa Việt Nam vướng các trở ngại về quyền sở hữu bất động sản cho người nước ngoài và một loạt các thủ tục pháp lý liên quan.
Nói chung ở Việt Nam chưa hình thành một thị trường mua bán nợ và việc giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn là một vấn đề nan giải.

BÀI ĐÃ BỊ XÓA! Thả lỏng FDI: ‘Có trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ’

“Phải thẳng thắn nhìn nhận đây là trách nhiệm của bộ máy, trước hết là Chính phủ, sau đó là vai trò giám sát của Quốc hội”.
Ông Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội bình luận về việc nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đều báo lỗ, không đóng thuế, thậm chí bỏ trốn.

Thả lỏng, thiếu giám sát

PV: -Thưa ông, gần đây liên tiếp có những thông tin về DN có vốn đầu tư nước ngoài bỏ trốn. Trong năm 2013, báo cáo của Bộ KHĐT cho thấy các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bỏ trốn trên cả nước đã lên tới con số 500. Ông bình luận gì về điều này?
Ông Mai Xuân Hùng: – Đúng là có tình trạng các doanh nghiệp FDI hoạt động ở Việt Nam về rồi cơ quan quản lý mới vỡ lẽ. Cũng có trường hợp chỉ tạo điều kiện mời các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư nhưng không ai quan tâm họ có sản xuất hay không. Đến khi vỡ lở chuyện công nhân không có lương, không được đóng bảo hiểm thì mới đi truy xét. Kết quả là ông chủ đã rời đi từ khi nào không ai hay biết.
Rõ ràng điều này thể hiện việc cả cơ quan quản lý địa phương và cấp cao hơn quan tâm, giám sát chưa hết trách nhiệm, nếu không muốn nói là thả lỏng.
Thực tế này cho thấy chúng ta cần một bộ máy giám sát chặt chẽ hơn.
PV: – Không chỉ bỏ trốn, con số DN FDI trốn thuế, chuyển giá cũng đáng báo động. Tổng cục Thuế đã chỉ rõ khi thanh tra tại 870 DN FDI có tới 720 DN vi phạm trốn thuế, hoặc kêu lỗ không đóng thuế. Trong khi đó các DN này đang được nhận ưu đãi lớn (giảm thuế, đất đai, nhà xưởng, tín dụng…) tạo sân chơi bất công bằng khiến các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ không thể cạnh tranh được đã dẫn đến phá sản hoặc chết lâm sàng. Xét cả hai chiều hướng DN FDI và các DN trong nước đều dẫn đến kết luận kéo giảm nền kinh tế, ông có nhận xét gì về tình trạng lạ lùng này?
Ông Mai Xuân Hùng: – Tôi cho rằng cần phải xem lại đối với những ứng xử khi thu hút các doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Từ Quốc hội khóa 12, vấn đề này đã được đề cập nhưng đến nay mọi việc vẫn chưa có chuyển biến.
Nhìn lại có thể thấy, trong giai đoạn đầu khi chúng ta mới mở cửa, việc thu hút nguồn vốn nước ngoài (FDI) với những ưu đãi, trải thảm đỏ là cần thiết. Các chính sách lúc đó được mở tối đa để thu hút nguồn vốn nước ngoài vào phục vụ cho nền kinh tế.
Lý do là vì khi đó chúng ta xuất phát từ một nền kinh tế từ quan liêu bao cấp, vừa trải qua khó khăn nên gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên khoảng gần 10 năm trở lại đây, chúng ta vẫn áp nguyên chính sách ưu đãi hút nguồn vốn FDI bằng mọi giá. Lẽ ra đây phải là vấn đề cần bàn lại.
Vì sao như vậy? Tôi xin đưa ra những minh chứng để thấy cần có cái nhìn khách quan hơn.
Chúng ta vẫn kỳ vọng FDI sẽ làm thay đổi tư duy, lan tỏa phong cách làm việc công nghiệp cho người Việt Nam cũng như các nhà đầu tư vào làm ăn có lợi nhuận mang lại hiệu quả giúp nền kinh tế Việt Nam chuyển mình. Ngoài ra, FDI sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam trưởng thành lên.
Thực tế thì sao? Chỉ nhìn vào con số thống kê chung cách đây 20 năm khi nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thấy chúng ta đã dành nguồn lực cho khu vực này rất lớn, song kết quả mang lại từ đây lại không đáng là bao.
Nếu nói FDI đã giải quyết vấn đề lao động, công nghệ… thì cũng chỉ ở dưới mức độ trung bình.Thu nhập không đạt được yêu cầu, người lao động vẫn nghèo khó và được trả với nhân công rẻ mạt.
Việc thu hút công nghệ tiên tiến cũng không thấy đâu. Những máy móc được đưa vào Việt Nam chủ yếu là máy móc cũ, hàng tồn kho lạc hậu.
Chúng ta thấy rõ số lượng doanh nghiệp FDI vào Việt Nam ngày một tăng nhưng tỉ lệ doanh nghiệp có đóng thuế và mang lại hiệu quả thực cho nền kinh tế trong nước lại rất ít.
Những doanh nghiệp lớn như Coca Cola hay như Metro, một người dân bình thường cũng nhìn thấy họ lớn mạnh từng ngày. Vậy mà bao nhiêu năm họ không đóng thuế với lý do làm ăn thua lỗ. Điều này thật đáng ngạc nhiên.
Những năm đầu các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam chúng ta còn giữ được 30% vốn là các DN nước ngoài còn 70% là của Việt Nam. Nhưng càng về sau thì có tới hơn 90% DN nước ngoài vào Việt Nam với vốn đầu tư 100%. Lúc đó họ đóng cửa tự làm trong khuôn đất của mình. Họ chỉ thuê người lao động Việt Nam và khai thác chính nguồn lực, tài nguyên của Việt Nam. Thậm chí họ làm gì các cơ quan chức năng kiểm tra kiểm soát cũng không biết.
Trong khi chính sách cũng có những kẽ hở để các doanh nghiệp này lợi dụng. Họ bắt đầu tìm cách tự nhập công nghệ phụ trợ ở nước bản địa hoặc của Trung Quốc chứ cũng không làm tại Việt Nam. Từ đây vấn đề chuyển giá xuất hiện.
Đã từng có câu chuyện một doanh nghiệp nói là đầu tư vào Việt Nam trên 1 tỉ USD. Thế nhưng sau khi xem toàn bộ hồ sơ thì chỉ thấy họ chuyển vào Việt Nam chỉ có trên 100 triệu USD. Khi xong dự án thì lại chuyển tới trên 1 tỉ USD ra ngoài.
Như vậy có thể thấy tiền đưa vào đầu tư thật ở Việt Nam là rất ít. Thậm chí các doanh nghiệp nước ngoài còn được vay ưu đãi từ chính nguồn tín dụng nội địa cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước.
Các ngân hàng nước ngoài có mặt ở Việt Nam cũng chủ yếu là để cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước không có chỗ đứng.
Như vậy, tiền, nguồn lực, con người đều của chúng ta nhưng khi các doanh nghiệp nước ngoài có lãi có điều kiện tìm cách che giấu, không nộp thuế và tìm cách chuyển tiền về nước thông qua chuyển giá.
PV: – Điều đó đã quá rõ ràng nhưng trên thực tế chúng ta vẫn đang dành quá nhiều ưu đãi cho DN FDI, và điển hình là câu chuyện của Formosa hay Bersa gần đây. Ông có cho rằng làn sóng “hớt váng” rồi rút êm sẽ diễn ra trong thời gian tới và bài học từ Thái Lan năm 1997 là một ví dụ?
Ông Mai Xuân Hùng: – Tôi muốn nhắc một lần nữa là vấn đề cần nhìn nhận lại việc ứng xử với các doanh nghiệp FDI. Hiện nay việc ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang diễn ra.
Việc các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đến một lúc nào đó sẽ rời bỏ thị trường Việt Nam cũng là một dự báo. Nếu như chúng ta cứ ưu đãi và thả lỏng quá khiến các nhà đầu tư chen chân vào rồi cạnh tranh lẫn nhau làm phá hỏng thị trường thì đến một lúc họ cũng phải tìm cách rời bỏ.
Bản thân các doanh nghiệp nước ngoài vốn đã chèn ép doanh nghiệp trong nước nếu chúng ta không có quy hoạch đúng để đảm bảo thị trường phát triển và cạnh tranh không lành mạnh thì ngay cả các FDI cũng cạnh tranh nhau.
Thêm nữa khi chúng ta ưu đãi quá nhiều họ vào đầu tư mà không phải nộp thuế, chỉ việc tính lãi rồi mang về nước thì đến một lúc nào đó họ sẽ tính đến chuyện tìm kiếm một nước có thể đầu tư lớn hơn, ở những khu vực có thể phát triển lợi nhuận hơn. Khi đó những ông chủ lớn tìm cách đi vì đã kiếm đủ, còn ông chủ nhỏ thì bị cạnh tranh khốc liệt cũng tìm cách tháo lui. Khi đó nền kinh tế của chúng ta sẽ phải trả giá.

Người tiêu dùng tỏ ra ngạc nhiên khi Coca Cola báo nhiều năm hoạt động ở Việt Nam bị thua lỗ trong khi gần như nhà nhà uống Coca Cola
Người tiêu dùng tỏ ra ngạc nhiên khi Coca Cola báo nhiều năm hoạt động ở Việt Nam bị thua lỗ trong khi gần như nhà nhà uống Coca Cola

Phải nhìn nhận vấn đề trách nhiệm

PV: – Những phân tích của ông đã thấy rõ những mặt trái của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được bộc lộ trong thời gian khá dài. Theo ông trách nhiệm thuộc về ai khi để tình trạng này xảy ra?
Ông Mai Xuân Hùng: – Phải thẳng thắn nhìn nhận đây là trách nhiệm của bộ máy. Trách nhiệm chính vẫn thuộc về Chính phủ trong việc điều hành nền kinh tế, song cũng phải thấy cả vai trò giám sát của Quốc hội còn kém.
Hệ lụy của sự nơi lỏng thiếu kiểm soát, kiểm tra, giám sát đã mang lại khó khăn cho nền kinh tế. Nếu chúng ta không lập lại trật tự, mở ra sân chơi bình đẳng cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI thì khó khăn sẽ vẫn còn tiếp diễn.
Hệ lụy suy thoái kinh tế trong 5 năm vừa qua thấy xuất khẩu của DN FDI lớn hơn rất nhiều. Trong năm 2014 xuất khẩu của FDI tới 70% mà cái chúng ta nhận được không đáng là bao. Các doanh nghiệp này vẫn báo là không có lãi tức là tiền lãi đã được chuyển ra nước ngoài trước đó hết rồi. Nguồn lực của chúng ta thì hết trong khi ưu tiên phục vụ cho xuất khẩu thì chính là đang làm giàu cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Nền kinh tế của ta có thể thấy GDP tăng trưởng rất nhanh. Nếu như cách đây 10 năm GDP chưa được 1 triệu tỉ thì đến năm 2013 là 3,7 triệu tỉ và dự kiến 2014 ước khoảng hơn 4 triệu tỉ. Thế nhưng trong số này phần GDP do DN nước ngoài đóng góp số liệu rất lớn nhưng cái thực chất lợi nhuận lại được họ gánh về nước. Như vậy rõ ràng báo động nếu cứ thế này thì thu nhập của người Việt Nam sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình không lối thoát.
PV: – Vậy theo ông vấn đề trách nhiệm có nên xác định rõ hơn đối với công tác quản lý, điều hành và giám sát khối doanh nghiệp FDI trong thời gian tới?
Ông Mai Xuân Hùng: – Tôi cho rằng thời gian tới cả về phía Quốc hội cũng cần giám sát chặt chẽ, Chính phủ kiểm tra kỹ lưỡng và lựa chọn các nhà đầu tư vào theo đúng lộ trình, có sự chọn lọc.
Về trách nhiệm cũng cần làm rõ để thấy ai còn thiếu cái gì phải bổ sung. Nếu văn bản pháp luật còn thiếu thì trách nhiệm thuộc về Quốc hội. Còn những vấn đề nào thuộc về Chính phủ thì cũng phải thấy rõ trách nhiệm đó. Cần rút ra bài học về việc quản lý khu vực kinh tế này trong thời gian qua.
Từ các địa phương thu hút đầu tư nước ngoài đến các bộ, Chính phủ và Quốc hội, tôi cho rằng ở các vai của mình cần phải có tổng kết để nhìn nhận lại sau 20 năm thu hút đầu tư nước ngoài và những vấn đề đặt ra trong thời gian tới phù hợp với quá trình hội nhập cũng như đường lối phát triển kinh tế trong nước.
Hiện Quốc hội đang hoàn chỉnh Luật đầu tư với nhiều sửa đổi quy định chặt chẽ hơn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam cũng như tạo điều kiện hơn đối với doanh nghiệp trong nước.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
THEO BÁO ĐẤT VIỆT

Lính Mỹ đã tôn trọng bộ đội Việt Nam như thế nào

 LTS: Lin-di Cang (Lindsey Kiang) là một nhà sử học người  Mỹ có nhiều năm công tác tại Việt Nam. Ông đang thực hiện một cuốn sách nói về cuộc chiến đấu của nhân dân thủ đô Hà Nội chống lại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 của Mỹ năm 1972. Biết báo Quân đội nhân dân mở chuyên mục "Bộ đội Cụ Hồ-Giá trị văn hóa Việt Nam" nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, từ nước Mỹ ông đã viết bài gửi chuyên mục.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Đã gần 50 năm kể từ khi những người lính Mỹ đặt chân đến Việt Nam. Đối với nước Mỹ, đó là khởi đầu của một cuộc chiến dài, cay đắng và không nhận được nhiều sự ủng hộ. Đối với người dân Việt Nam, cuộc chiến còn tàn phá khủng khiếp hơn, nhưng cuối cùng họ đã thắng và giành được độc lập, thống nhất, điều mà họ khao khát đã quá lâu rồi.

Sau chừng đó thời gian, nhiều cựu chiến binh Mỹ vẫn còn nghĩ về những người lính phía bên kia… Ấn tượng gì đã khiến ký ức này trở nên sâu đậm đến vậy? Tôi nhập ngũ và công tác tại lực lượng Thủy quân lục chiến sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam, tôi không phải là một cựu chiến binh. Tuy nhiên, tôi có rất nhiều bạn là cựu chiến binh và tôi cũng luôn thích thú với lịch sử quân sự nên những câu hỏi trên thường được tôi nghĩ đến.
Chân dung tác giả Lin-di Cang. Ảnh do tác giả cung cấp.
Trong thời gian xảy ra cuộc chiến, đã có hơn 2 triệu người Mỹ tham chiến tại Việt Nam nên thật hiển nhiên khi có rất nhiều ý kiến, quan điểm của từng cá nhân cựu chiến binh. Nhưng khi viết về lịch sử qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp những người đã tham gia chiến đấu, tôi thấy nhiều sự nhất quán đáng kể. Tất cả những điều tôi đọc, tôi nghe được từ họ đều toát lên một sự tôn trọng dành cho các cựu chiến binh Việt Nam, bất kể đó là Giải phóng quân của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam hay quân chính quy của miền Bắc. Những nhận xét đó thường là: Bộ đội Việt Nam thông minh, tiết tháo, có kỹ năng và lòng quyết tâm. Họ cũng là những người dũng cảm tuyệt vời trước hỏa lực khủng khiếp của pháo binh và không quân Mỹ. Nhiều cựu chiến binh Mỹ thường nhắc lại với niềm cảm phục sâu sắc khả năng chống đỡ của đối thủ dưới làn đạn mà những trận rải thảm B-52 là ví dụ điển hình.

Có một câu chuyện được kể lại bởi một cựu binh thủy quân lục chiến Mỹ từng tham gia trận đánh tại Khe Sanh năm 1968. Lính thủy quân lục chiến Mỹ lúc đó chiếm giữ căn cứ chính và một sân bay trong một thung lũng bao quanh bởi những ngọn đồi. Trong nhiều tuần, chỉ có một tay súng bắn tỉa nằm trên ngọn đồi đó bắn vào căn cứ, gây ra một vài tổn thất và hạn chế hoạt động của lính Mỹ. Lính Mỹ đã phải mở nhiều cuộc tuần tiễu có pháo binh bắn phá nhưng vẫn không triệt hạ được tay súng này. Cuối cùng, lính Mỹ phải mở một đợt không kích với rất nhiều máy bay và đủ loại bom đạn, từ bom na-pan đến pháo 20mm. Tất cả lính Mỹ ở đó đã phải chui dưới hào khi diễn ra trận bom đạn tơi bời trên những ngọn đồi. Nhưng khi máy bay vừa rút, phía những ngọn đồi, lửa vẫn còn rừng rực cháy, khói bốc cao tận trời, tưởng như không gì có thể sống sót được, thì tiếng súng trường lại vang lên. Tất cả những người lính thủy quân lục chiến Mỹ trong căn cứ nhất loạt đứng dậy reo hò bày tỏ sự ngạc nhiên ngưỡng mộ đối thủ của mình. Tay súng dũng cảm đó quả là một thách thức đáng kể!
Hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong Chiến thắng 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không 1972. Ảnh tư liệu.
Ở miền Nam, lính Mỹ cũng đánh giá cao bộ đội của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Mặc dù có số lượng và hỏa lực áp đảo, có nguồn lực dồi dào và khả năng di chuyển cao nhưng lính Mỹ và đồng minh luôn vấp phải những khó khăn khi đối đầu với đối thủ, những người được quyết định đánh khi nào. Có thể thấy rằng, những người lính dũng cảm này đã tận dụng được yếu tố bất ngờ để giành chiến thắng trong những tình thế ngặt nghèo nhất. Ở miền Nam, họ được gọi là Việt Cộng hay “VC”-theo bảng chữ cái quân sự của Mỹ được phát âm là "Vích-to Sác-ly". Nhưng thay vì nói hai chữ "Vích-to Sác-ly" thì nhiều lính Mỹ thường trịnh trọng gọi Việt Cộng là "ngài Sác-ly".

Miền Trung Việt Nam là nơi những đội quân tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ đối đầu với quân chính quy Bắc Việt Nam. Những trận đánh ác liệt đã để lại vết thương nhức nhối trọn đời. Đối với các cựu chiến binh Mỹ, ngoài những nỗi đau thể xác, họ còn phải chịu cả nỗi đau tinh thần. Nhưng dù vậy, họ vẫn đánh giá cao đối thủ của mình.

Tôi có một người bạn thân từng là đại đội trưởng một đại đội thủy quân lục chiến, đã tham gia nhiều trận đánh ở tỉnh Quảng Ngãi. Vào tháng 3-1966, đơn vị của anh ấy đánh một trận lớn với một đơn vị thuộc Trung đoàn 21 bộ đội chủ lực miền Bắc. Đơn vị này được trang bị tốt, hầm hào công sự chắc chắn và ngụy trang khéo léo. Đó là một trận đánh khốc liệt diễn ra trong khoảng cách gần. Bộ đội Việt Nam đã đánh một trận rất kiên cường và không chịu rút lui. Đơn vị của bạn tôi, với sự hỗ trợ của pháo binh, cuối cùng đã phá vỡ được trận địa của đối phương nhưng bị thương vong rất lớn. Đến khi trận đánh gần kết thúc, một trung sĩ nói với bạn tôi rằng: “Thưa ngài, lính Bắc Việt đánh giỏi như chúng ta". Nên biết rằng, lính thủy đánh bộ Mỹ là những chiến binh ưu tú nhất, được chọn từ bộ binh sang. Đó quả là một lời khen ngợi đối thủ. Giờ đây, bạn tôi lập một ban thờ nhỏ trong nhà để thờ những đồng đội và cả những chiến sĩ Việt Nam. “Họ rất dũng cảm, rèn luyện tốt và có tinh thần chiến đấu cao"-Anh ấy nói. Bạn tôi mong muốn một ngày sẽ đến thăm lại Việt Nam để gặp những cựu chiến binh từng tham gia trận đánh ngày hôm ấy.

Tôi ngạc nhiên khi đọc nhật ký của một vài người lính Mỹ ghi tại chiến trường có suy nghĩ rằng một ngày nào đó sẽ trở lại Việt Nam. Trong khi bay vào chiến trận bằng những chiếc máy bay trực thăng, họ nhìn thấy màu xanh bát ngát của những cánh đồng lúa dọc theo bãi bờ, những rặng rừng xanh mơ và cả những đỉnh núi hùng vĩ trên ngút ngàn Tây Nguyên. Ngay cả trong những khoảnh đời căng thẳng và định mệnh đó, nhiều anh lính Mỹ cũng hứa với lòng nếu may mắn sống sót sẽ trở lại mảnh đất Việt Nam hiền hòa xinh đẹp này. Hạnh phúc thay, có nhiều cựu chiến binh giờ đây đã làm được việc đó.

(Còn nữa)

LIN-DI-CANG

ĐÔNG HÀ (dịch)
(Quân Đội Nhân Dân)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét