Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Tin thứ Ba, 17-06-2014 - Dương Khiết Trì sang Việt Nam, Tổng Tham mưu trưởng ta lại đi Campuchia công tác

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H2<= Thoát khỏi cú đâm tử thần trong gang tấc! – Tường thuật từ Hoàng Sa: Tàu kiểm ngư Việt Nam thoát cú đâm ‘tử thần’ của tàu hải giám Trung Quốc (TN).  – Tàu Trung Quốc vây, ép, chặn và sẵn sàng đâm va (Tin Tức). – Chống tàu Trung Quốc đâm va, ngư dân ‘mặc áo giáp’ cho tàu cá (VTC).
- Hoàng Sa ngày 16.6: 38 tàu cá Trung Quốc vây ép tàu Việt Nam (LĐ).  – Video: Tàu Trung Quốc dàn hàng ngang trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (VNE). – Trung Quốc điều 6 tàu quân sự quanh khu vực giàn khoan (VOV).  – Trung Quốc cho 2 máy bay cánh bằng lượn liên tục trên giàn khoan (TTXVN). – Máy bay TQ quần thảo khu vực giàn khoan (VNN).  – Máy bay Trung Quốc tăng cường trinh sát bảo vệ giàn khoan (TN). – Video: Tàu chiến và máy bay quân sự Trung Quốc tại khu vực giàn khoan (VNE).  - Trung Quốc bác tố cáo của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế (VOA).  – Trung Quốc bịa đặt nhiều thông tin sai trái về Việt Nam (ĐTCK). – HD-981 : Việt Nam tố cáo hành vi vu khống của Trung Quốc (RFI). “Trung Quốc ngang nhiên vu cho tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc, ngăn cản tàu của nước này vào cứu hộ tàu cá của ngư dân Việt Nam. Những luận điệu này là hoàn toàn sai trái, chúng tôi có đầy đủ bằng chứng để chứng tỏ tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam trong đó, có các tàu cá“.  - Trung Quốc vớt lưới, thùng phuy, ván gãy vu khống Việt Nam (TT).  – Trung Quốc bịa đặt trắng trợn (TN). – Bác tin VN cử người nhái đến khu vực giàn khoan (VNN).
- Bằng chứng hình ảnh tố Trung Quốc dựng chuyện (DT).  – Phóng viên quốc tế “bóc mẽ” video ngụy tạo của Trung Quốc (PLTP). “Khi phóng viên quốc tế đặt câu hỏi tại sao các vị trí tàu Trung Quốc bị đâm hỏng lại nằm ở mũi tàu, như thế chỉ có khả năng do tàu Trung Quốc đâm vào tàu Việt Nam chứ không phải do tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc thì ông Dịch Tiên Lương giải thích “cùn” rằng do sóng to khi va chạm phần mũi tàu dễ bị va nhất“.  – Bằng chứng khẳng định sự vu khống của Trung Quốc (PLVN). – Trung Quốc dựng chuyện quá vụng về! (PT).
- Họp báo quốc tế về biển Đông: Trung Quốc bịa đặt, xuyên tạc lịch sử (TN). “Đây là buổi họp báo quốc tế lần thứ 5 trong vòng hơn một tháng qua, kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 trái phép trong vùng biển nước ta“. - Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế về tình hình biển Đông: Tàu VN nhất quán không sử dụng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực (PLTP). – Họp báo về Biển Đông: Trung Quốc đưa tiêm kích Su-27 ra Hoàng Sa (Infonet). – Bộ Ngoại giao họp báo quốc tế về tình hình biển Đông (LĐ). – “6 tàu chiến TQ đi qua 1 ngày là điều không bình thường” (MTG). – Việt Nam có đầy đủ bằng chứng chứng minh hành động sai trái của Trung Quốc (HNM).
- Ủy viên Quốc vụ TQ sang Việt Nam (BBC). – Ông Dương Khiết Trì sắp đến VN (VNN). – Đối thoại cấp cao Việt- Trung bàn về Biển Đông (VNE). Ông Lê Hải Bình: “Việt Nam luôn hết sức kiên trì trao đổi với mọi kênh thông tin đối thoại về vấn đề căng thẳng hiện nay ở Biển Đông, vì vậy cuộc gặp chắc chắn sẽ là một kênh thảo luận để hai bên tìm ra giải pháp“.  – Chắc chắn bàn tới giàn khoan 981 trong hội đàm với ông Dương Khiết Trì (Gafin).
- Dương Khiết Trì sang Việt Nam, Tổng Tham mưu trưởng ta lại đi Campuchia công tác (Cầu Nhật Tân). “Xung quanh Phiên họp lần thứ 7 này, một vấn đề rất quan trọng mà nhiều người quan tâm là thông điệp gì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn cá nhân ông Dương Khiết Trì gửi tới Tổng bí thư Tập Cận Bình liên quan vấn đề Biển Đông“.  – Tiến sĩ Trần Công Trục: Ông Dương Khiết Trì sẽ nói gì? (GDVN). – Dương Khiết Trì sang khi Việt Nam đang trong thế “cưỡi hổ”! (Dân News).
- Việt Nam bác bỏ quan điểm phi lý của Trung Quốc về Hoàng Sa (VNE).  – Mọi bằng chứng chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa của TQ là phi lý (TBKTSG).  – 6 lý do nực cười Trung Quốc ngụy biện cho việc xâm lược Hoàng Sa (GDVN). – ‘Bằng chứng của TQ vô giá trị’ (BBC). “Ông Nhã cho rằng Trung Quốc là một bên ký Hiệp định Geneva nên chỉ cần ‘sử dụng Hiệp định Geneva’ để phản bác lập luận của Trung Quốc ‘là đủ’.” – Christoph Giebel – Hiệp định Genève 1954 và “hai quốc gia” trên lãnh thổ Việt Nam? (Dân Luận). “Đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ”.
- Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng khó hay dễ? (RFA). GS Phạm Quang Tuấn: “Họ nói thời đó Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về miền nam Việt Nam thành ra miền bắc không có quyền gì về hai đảo đó, nên công hàm của ông Phạm Văn Đồng là vô hiệu. Nói như vậy không có hiệu nghiệm vì chính phủ miền Bắc từ trước họ tự coi họ là chính phủ của cả nước Việt Nam“. – Thử tìm một giải pháp chính đáng cho Hoàng Sa, “Goliah, muốn khống chế Goliah, chỉ có David” (*) (DLB). – Trung Quốc đang cố tình làm sai lệch Công thư năm 1958 (VOV).
H4- ĐẰNG SAU PHẠM VĂN ĐỒNG LÀ NHỮNG AI? (FB Nguyễn Hưng Quốc). “Có thể khẳng định dứt khoát: tác giả của cái công hàm bán nước năm 1958 không phải chỉ là một mình Phạm Văn Đồng. Mà, ít nhất, của cả Bộ chính trị. Trong Bộ chính trị lúc ấy, Phạm Văn Đồng chỉ là người đứng hàng thứ tư, sau Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và Trường Chinh và trên Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh. Không thể chỉ đổ tội cho một mình Phạm Văn Đồng mà quên đi cái tội của những người có quyền lực hơn ông, hơn nữa, có thể đã chỉ thị cho ông trong việc ký kết cái công hàm khốn nạn ấy“.
- GIẢI MẬT (FB Pham Viem Phuong).  “Tuyên bố về lãnh hải 1958 của TQ lại là bản tiếng Anh, được đánh máy (chắc chắn là bằng vi tính và in lại gần đây), không quốc huy, dấu đóng hay chữ ký, nên theo tôi, cũng chỉ là tài liệu tham khảo và thiếu độ chân xác và đáng tin cậy… PVĐ trước khi ký công hàm, chắc chắn phải nhận được bản sao của tuyên bố này (bằng tiếng Hán, Anh Pháp hay Việt gì đó). Thế nghĩa là cả bên TQ lẫn VN đều chưa giải mật tài liệu này, dù đã qua 56 năm“.
- Nguyễn Trọng Vĩnh: Thư ngỏ gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (BVN). “Tổng bí thư quá tin những nhà lãnh đạo Trung Quốc, quá trung thành với phương châm ’16 chữ, tinh thần 4 tốt’ do họ đề ra và quá tin vào hai Đảng cộng sản ‘cùng chung ý thức hệ’ nên quá thân Trung Quốc, không cho làm điều gì mất lòng họ… Đề nghị Tổng bí thư dỡ bỏ mọi rào cản để cho dân tộc đấu tranh sinh tồn và Tổng bí thư không phải chịu trách nhiệm nặng nề trước lịch sử“.
- Dựa vào đâu để cứu nước, cứu nòi giống? (BĐX). “Mất nước đã cận kề, sống chết của con em nước Việt đã cận kề, nhưng tiếng tố cáo Tầu Cộng xâm lược, chặn đứng bước chân xâm lược của Tầu Cộng chỉ như một vài giọt nước rơi vào xe củi đang cháy hoặc đúng hơn chỉ như gửi gió cho mây ngàn bay mà người chỉ huy và bắt nhịp cho bài ca kết đoàn là sức mạnh này là lãnh tụ Cộng sản Việt Nam, những người Cộng sản“.   – VN phải làm gì đây? (FB LS Lê Đức Minh). – Nguyễn Quốc Vương – “Tuổi trẻ nên tự giác ngộ và tìm lấy đường mà đi” (Người ĐT/ Dân Luận). – LÃNH TỤ (FB Nguyễn Hưng Quốc).
- Đại Vệ Chí Dị – Kẻ thù nước Vệ (NBG). “Quân Tề ngang nhiêm xâm lược lãnh hải Vệ. Chiến thuyền giăng đầy trên biển, súng ống giáo mác lăm le. Nhà Sản khiếp hãi.  Quan lại nhà Sản nhìn nhau, ai cũng chờ người khác hành động. Buổi thiết triều nào cũng vậy, quan lại loanh quanh nói chuyện giáo dục, chuyện thu thuế, chuyện cầu đường….nhưng động đến chuyện Tề xâm lược quan nào cũng giả bộ không phải lãnh vực mình quản lý“.
- BỎ CHẠY KHI BỊ XÂM LƯỢC THÌ BẢO VỆ TỔ QUỐC BẰNG CÁCH GÌ!? (FB Nguyễn Văn Hoàng). “Nếu không dám đương đầu, không muốn đổ máu, không chịu hy sinh ngay cả khi giặc vào tận nhà thì hóa ra ngồi mát mà ăn không tiền thuế của dân à? Nếu vậy thì giải ngũ về làm xe ôm, để người dân ra trông coi. Hãy nhớ đỉnh cao như Mỹ còn phải mất mạng, bỏ mẹ“.
- Song Chi: Nếu chiến tranh Việt-Trung xảy ra… (Blog RFA). “Cho đến thời điểm hiện tại, nói thẳng ra, VN chẳng có gì nhiều để mà chơi lại trong ván bài Việt-Trung và biển Đông, VN chỉ còn có một con đường, một sự lựa chọn duy nhất đúng, như nhiều người cũng đã phân tích, đó là phải thoát Cộng và thoát ‘ta’ trước khi thoát Trung“. – Liệu có phải cơ hội ‘thoát Trung’? (VTC).
- Minh Phát Đạt – Thoát sợ (Dân Luận). “Ngày nào toàn đảng, toàn dân, toàn quân Việt Nam còn ám ảnh bởi nỗi sợ bao trùm thì ngày ấy khi bàn đến chủ đề ‘thoát Trung’ thì cũng đừng bỏ qua đề tài ‘thoát sợ’. Tóm lại, chính quyền CSVN đã tạo ra nỗi sợ cho chính họ và cho toàn xã hội Việt Nam bởi chính sách cai trị độc tài bế tắc. Để thoát ra khỏi những nỗi sợ này, CSVN chỉ còn cách khai tử chế độ độc đảng hiện tại và mạnh dạn lật qua trang sử mới – trang sử của một đất nước Việt Nam phát triển toàn diện với chính sách đa nguyên, đa đảng, công bằng xã hội và bầu cử tự do!
- Nguyễn Hưng Quốc: Khi nào Việt Nam thay đổi (Blog VOA). “Làm sao để biến số người xuống đường từ vài ngàn đến vài chục ngàn người? Câu trả lời, trên lý thuyết, rất dễ: Khi người ta không còn biết sợ. Nhưng trên thực tế, điều ấy lại rất khỏ xảy ra vì tâm lý quần chúng bao giờ cũng sợ hãi quyền lực. Để vượt qua những sự sợ hãi tự phát ấy, lý trí không, chưa đủ. Nghị lực không, cũng chưa đủ. Đối với quần chúng, sự sợ hãi chỉ có thể được vượt qua bằng một thứ cảm xúc khác: phẫn nộ“.
H10- Cuốn sách cổ ở Thái Bình: Nhà Thanh khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông của VN (VTC). – Trưng thêm bằng chứng xác thực khẳng định chủ quyền (ANTĐ). – Lợi dụng tình hình chiến tranh, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa (TG).
- Những toan tính mới của Trung Quốc ở biển Đông (TN).  – “Giàn khoan không thể là lãnh thổ di động của TQ” (24h).  – Bắc Kinh tiếp tục bành trướng ở biển Đông (Defense News). – Trung Quốc có thể trả giá đắt (NLĐ). – Tình đồng chí đi từ tệ đến tồi (Economist/ DCVOnline).
- Philippines phản đối Trung Quốc xây trường tại Hoàng Sa (VnEconomy). – Manila tố cáo Bắc Kinh tăng tốc bành trướng tại Biển Đông (RFI).  – Philippines đề nghị lệnh đình chỉ xây dựng ở Biển Đông (VOA). – Đề nghị ASEAN kêu gọi một lệnh cấm xây dựng ở Biển Đông (LĐ). Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario: “Tôi nghĩ rằng chúng ta phải kêu gọi cộng đồng quốc tế đứng ra và nói rằng chúng ta cần xử lý những căng thẳng ở Biển Đông trước khi nó tuột khỏi tầm tay“. – Philippines: Sáng kiến mới giảm căng thẳng biển Đông (PLTP).
- “Đài Loan lo sợ Việt Nam, Philippines tấn công đảo Ba Bình” (GDVN).
- Nhật xem Việt Nam như hình mẫu trong tranh chấp với Trung Quốc (TN). – Tên lửa chống hạm “khủng” của Nhật tiến ra biển Hoa Đông (TT). – Lo Trung Quốc, Nhật đưa tên lửa đối hạm ra Hoa Đông (VnEconomy). – Khả năng săn ngầm của Nhật Bản vô đối ở châu Á, TQ không phải đối thủ (GDVN).
- Quan chức Mỹ: Trung Quốc đã dọa nạt các nước khác (Reuters/ LĐ). “TQ đã duy trì sự có mặt quân sự mạnh mẽ và thường xuyên gần giàn khoan kể từ khi họ hạ đặt giàn khoan này vào ngày 2.5, trong đó bao gồm cả việc trực thăng của họ bay trên và xung quanh giàn khoan. Hiện giờ vẫn có nhiều tàu quân sự ở quanh đó”.
Chiến tranh Trung-Mỹ: Nỗi kinh hoàng của châu Á-Kỳ 1: Cuộc chiến bắt đầu thế nào? (Tin Tức).  – Chiến tranh Trung-Mỹ: Nỗi kinh hoàng của châu Á – Kỳ 2 (Tin Tức). - Chiến tranh Trung-Mỹ: Nỗi kinh hoàng của châu Á-Kỳ cuối  (DT).  - Khó xẩy ra xung đột quân sự tại Biển Đông (RFI). – Điều gì sẽ đẩy Hoa Kỳ vào cuộc chiến với Trung Quốc? (Alan Phan). – Hoa Kỳ mời sĩ quan Trung Quốc tham quan hàng không mẫu hạm (RFI).
- Ấn Độ quyết phá mưu “mua chuộc láng giềng” của Trung Quốc (MTG). – Hạ nghị sỹ Chile yêu cầu Trung Quốc tôn trọng Công ước Luật Biển (TTXVN). – Thủ tướng Hà Lan quan ngại tình hình biển Đông (TP).
- Chủ tịch nước tiếp; Thủ tướng Chính phủ đón, hội đàm; Chủ tịch QH tiếp Thủ tướng Vương quốc Hà Lan (ND). – Việt Nam, Hà Lan nhất trí mở rộng quan hệ hợp tác (TN).  – Tuyên bố chung Việt Nam-Hà Lan (TN).  – Thủ tướng Hà Lan tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn (TT).
H6- NHỮNG CÂU NÓI VỀ HÒA BÌNH CỦA TẬP CẬN BÌNH VÀ ADOLF HITLER SAO GIỐNG NHAU THẾ! (TSYG). “Đối với việc  chiếm lãnh thổ hay lãnh hải của các nước khác, có thể khẳng định lòng tham không đáy của Tập Cận Bình và Hitler là hoàn toàn như nhau, kể cả về độ điên cuồng của chúng. Vì vậy, có thể gọi Tổng bí thư Trung Quốc một cách thân thương trìu mến là Ngài Adolf Tập Cận Bình!
- Cựu chiến binh chiến tranh biên giới Việt-Trung của Trung Quốc đang đi vào một cuộc chiến đấu mới (Tom Hancock) (Thông Luận).
- Vai trò của CS Hoa Lục với Việt cộng trong chiến tranh 1945-1963 (DCCT). “Hồ Chí Minh ‘xin’ CSTQ tài trợ cho công cuộc du kích tại miền Nam. Bắc Kinh đã thoả mãn sự ‘xin cầu’ của Hồ Chí Minh bằng cách đồng ý gửi cho CSVN 90,000 cây súng trường và súng máy (AK)… Hai tháng sau, Lưu thiếu Kỳ, chủ tịch của PRC, đến Hà Nội, và nói với Hồ Chí Minh: ‘Chúng tôi luôn sát cánh bên đồng chí, và nếu như chiến tranh bùng nổ, đồng chí có thể nhìn Hoa Lục như là một cánh tay‘.”
- Ủy ban Công lý và Hòa bình: Triển lãm Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa – Trường Sa (FB Phuc Kim Dinh).
Loạt bài ’25 năm hải chiến Trường Sa’ của TNO giành giải A báo chí quốc gia (TN). - Tác nghiệp ở vùng “biển động” (QĐND).

- Tô Oanh: “Thiên đường Cộng sản “– đến những cái DANH THIẾP cũng bi cầm tù (RFA). “Thương cho các DANH THIẾP vô tri mà cũng bị cầm tù. Tôi bị giam và bị xét hỏi, không được liên lạc với ai chỉ có 7 tiếng đồng hồ. Còn những danh thiếp kia lại bị cầm tù vô thời hạn, chẳng bao giờ trở lại với chủ của nó là tôi !!!” – Ghi chép về chuyến đi Mỹ: 6. Xuất cảnh (Blog RFA).
- NÓI THẬT CHO NHAU NGHE (Kỳ 4) (BVN). “Đúng là chuyện lạ, rất lạ: đối xử với Dân thì không cần có VH, thậm chí rất vô VH, nhưng lại tỏ thiện chí muốn nói chuyện có VH với kẻ thù! Chắc là cái chuyện đặc biệt và mới này của Cộng hòa XHCN Việt Nam sẽ được đóng góp bổ sung vào ‘kho tàng chuyện lạ’ của thế giới rồi đó!” – Phạm Thành: Tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa 21 (BĐX).
- UPR của Việt Nam và Bắc Triều Tiên: có sự tương đồng (UPR Việt Nam). “Hai quốc gia Việt Nam và Bắc Triều Tiên dù kiểm điểm ở hai phiên họp khác nhau, nhưng bản Báo cáo của Nhóm làm việc UPR của Hội đồng nhân quyền đã cho thấy có một sự giống nhau đến ngạc nhiên về các quan ngại và các khuyến nghị đưa ra từ các quốc gia thành viên tham dự“.
- BẢY DÂN BIỂU VICTORIA ÚC KÊU GỌI TT NGUYỄN TẤN DŨNG THẢ NGAY ĐỖ THỊ MINH HẠNH (Huỳnh Ngọc Chênh). – Lê Nguyễn Hương Trà: ĐIỀU 258  (Huỳnh Ngọc Chênh).
H7<- Cán bộ Văn giang trốn, không tiếp dân, công an không khởi tố vụ côn đồ bắn dân (Lê Hiền Đức).
- NGÀY NHÀ BÁO VIỆT NAM (FB Phạm Đình Trọng). “Những ai còn cần sự công bằng và biết tôn trọng sự thật lịch sử thì không thể bằng lòng với việc chọn ngày ra đời tờ tin nội bộ Thanh Niên của một tổ chức cách mạng bí mật tiền thân của đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay, ngày 21. 6. 1925, là ngày nhà báo Việt Nam“. Ngày 21-06-2014 là “Ngày Báo chí Cách mạng”, tức là chỉ kỷ niệm những tờ báo “cách mạng”, không phải là Ngày Báo chí Việt Nam.
- Nhắc tới “Báo chí Cách mạng”, có ngay đây: Trần Đình Triển: XEM VTV THỜI SỰ 19H HÔM NAY, VỪA VUI VỪA BUỒN (Tễu). “Không thiếu gì tin tức về pháp luật trong nước mà lại đưa tin Trung Quốc tuyên án tử hình 3 đối tượng liên quan đến vụ khủng bố Thiên An Môn tháng 10/2013, tin tức này nhằm đe dọa, cảnh báo ai đây? Có lợi cho ai đây?
- Trực Ngôn – Ông Đặng Vũ Minh bức tử một tờ tạp chí để cướp 500 triệu mỗi năm như thế nào? (Dân Luận).
- Nội quy phiên tòa gây khó nhà báo (PLTP).
- “Đại biểu Quốc hội cần có tư duy phản biện” (VnEconomy).  -  Quốc hội cần đại biểu biết phản biện để “đấu” với cán bộ tròn trịa (DT).  – “Đại biểu sợ cử tri chứ không phải sợ cấp trên“ (VOV).  – Phải làm rõ hơn vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (HNM).
- Cần xóa cơ chế “Đảng cử dân bầu” (TT). ĐB Huỳnh Nghĩa: “Cần xây dựng cho được cơ chế giải pháp hữu hiệu mang tính khả thi cao, nhằm xóa bỏ mặc định Đảng cử dân bầu vốn trở thành nguyên tắc lâu nay. Cần đổi mới căn bản việc đề cử và tự ứng cử để tìm người hiền tài ra gánh vác việc nước“.
- Đề xuất cán bộ quản lý cấp cao phải ‘yêu nước sâu sắc (VNE). “Bộ Nội vụ đề xuất người giữ chức danh quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, chống tham nhũng, thông thạo ngoại ngữ“. Đại biểu Trần Minh Diệu : “Thế nào là yêu nước sâu sắc và thế nào là yêu nước bình thường?“.
Giật mình với “6 không”! (LĐ). “Không có việc huy động nguồn lực lao động chuyên gia có trình độ cao; huy động lao động có tay nghề cao cũng không đạt mục tiêu; huy động lao động phổ thông Trung Quốc vượt quá nhiều lần so với yêu cầu; không có việc huy động công nghệ cao, công nghệ mới; các gói thầu đều không đạt tiến độ khi đăng ký xin phép thầu; cam kết huy động thiết bị hiện đại cũng không có, chủ yếu là có sẵn trong nước (TQ) hoặc thiết bị tại VN còn tốt hơn“.
- Phải ngăn việc tước quyền hưởng BHXH của người lao động (TT).  – Bộ trưởng Bộ LĐTBXH: Bảo toàn quỹ BHXH không chỉ có tăng tuổi hưu! (TBKTSG). – Điều cần làm ngay là xử lý nợ “khủng” 5.000 tỷ đồng từ BHXH (Infonet).
- Đưa ra nghị trường việc một tờ báo của Bộ Y tế “xúc phạm” ĐBQH (Infonet).
- Mùa hè và những bệnh nhân nghèo cao tuổi (RFA). “Tình trạng tiêu cực trong ngành y tế hiện tại không thể nào kiểm soát nổi và nó đã trở thành đại dịch của quốc gia. Trong đó, mỗi bệnh viện là một cái ổ dịch tiêu cực và mỗi bác sĩ, nhân viên y tế là một con bệnh vô cảm và tiêu cực“.
- Tại sao người nghèo lại cần quyền sở hữu hay quyền sở hữu cho người bán hàng rong có thể tạo ra thịnh vượng như thế nào (TCPT). – Chủ động, tích cực hơn trong giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc (HNM).
- Vụ dân chết ở công an xã: “Có dấu hiệu bao che, bỏ lọt tội phạm” (PLTP). – Vai trò viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra (LĐ).
H8- Vụ ‘Đuổi theo xe học lái để bắn súng thị uy’: Kinh hoàng khi bị chĩa súng (TN).
Bộ Công an đề nghị làm rõ vụ 2 xe biển xanh trùng số (TP). =>
- Bắc Kinh tử hình hàng loạt “khủng bố Tân Cương” (NLĐ). – Trung Quốc kết án tử hình ba kẻ khủng bố tại Thiên An Môn (RFI). – TQ xử tử ba người ở Tân Cương (BBC). – Trung Quốc xử tử ba người ở Tân Cương (LĐ).
- Những Bằng Chứng về Mổ Cắp Nội Tạng từ Các Học Viên Pháp Luân Công và Sự Che Đậy của Chính Quyền Trung Quốc (ĐKN).
- Trung Quốc: Một nhóm tư vấn của chính quyền bị chỉ trích có tư tưởng sai lệch (RFI).
- Kim Jong-un “khoe” sức mạnh tàu ngầm Triều Tiên (KP).

- Tàu Trung Quốc đâm ngang chạy xiên, náo loạn biển Hoàng Sa (TT). “Ông Cao Văn Chiến (chỉ huy biên đội 4) cho hay điều đáng lưu ý là việc Trung Quốc tổ chức đưa các tàu hải cảnh thọc sâu vào đội hình tàu kiểm ngư Việt Nam khi các tàu này ở cách xa khu vực giàn khoan từ 12-13 hải lý“.
- Hôm nay 17.6, tại Hà Nội: Việt Nam – Trung Quốc đối thoại song phương (DV). – Trước cuộc gặp của Dương Khiết Trì, cả Việt Trung đều họp báo (Dân News). – Đấu đá giữa hai nước cộng sản: Trung Quốc và Việt Nam (THX/ DCVOnline). Facebooker Nguyễn Đình Ấm: “Hôm nay ban tuyên giáo, VTV và lũ tổng biên tập lề phải sẽ bối rối lắm đây. Trong phòng kín thì chủ nhà nói gì không ai biết, van lạy, thề bồi gì không ai hay nhưng việc tuyên truyền về chuyến thăm Dương Khiết Trì sẽ khó. Lại rêu rao 16 vàng, 4 tốt sẽ bị dân phỉ nhổ là bán nước, làm nhục quốc thể, ngược lại nói đến Hoàng Sa, Trường Sa, giàn khoan…thì mất lòng Bắc Kinh, sẽ bị quở trách, lãnh đạo to gan kia sẽ bị thiên triều ghi sổ trong trong đại hội sắp tới, ghế sẽ bay…Hãy chờ xem ban tuyên giáo, báo lề phải diễn vở này như thế nào“.
- Bùi Tín: BCT hãy làm gương đoàn kết thống nhất (Blog VOA). “Những người trong BCT có ‎ý ngả theo lòng dân hãy ra sức thuyết phục những người còn phân vân lưỡng lự, rằng lúc này là thời điểm quyết định, thuận theo ‎ý ‎dân thì đảng CS, BCT sẽ có thể tồn tại; đi ngược lòng dân thì có thể mất hết sạch tất cả quyền lực lẫn của cải, như trong mọi bão táp cách mạng của nhân dân quật khởi“.
- Thống nhất 7 đề xuất tái cơ cấu kinh tế (CAĐN). – Vụ giàn khoan HD981 là cơ hội Việt Nam đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế (RFA). T.S Ngô Trí Long: “Nếu muốn hội nhập sâu, muốn cạnh tranh trên thương trường, Việt Nam phải tái cơ cấu, nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả, đặc biệt, trong bối cảnh này buộc Việt Nam phải đẩy nhanh tiến trình đó“. – Chủ động nguồn nguyên liệu (TT).
- Người giữ nước – kẻ bán nước (VLB). “Một chế độ yêu nước và giữ nước như Việt Nam Cộng Hòa dứt khoát không thể là ‘ngụy’, tôi gọi đó là Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa“. – Phong trào ‘Không bán nước‘ được hưởng ứng và lan tỏa (DLB). – Thông báo tuyển mộ…“lòng yêu nước” (Hiệu Minh).
- Chuyện của Hạnh (DLB). “Trước vành móng ngựa của các quan tòa thực dân đỏ cộng với đám công an dày đặc, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương đã tự làm luật sư bào chữa chính mình, hiên ngang bày tỏ khí phách can trường của những công dân yêu nước và nắm trong tay chính nghĩa dân tộc“.
- Tôi muốn lạc quan … nhưng vẫn không ổn trong lòng (VHNA). “Rốt cuộc, ta đợi sai chỗ nào thì sửa chỗ ấy, đợi dân báo tham nhũng mới biết, đợi đập vỡ mới hay, đợi cử nhân thạc sĩ thất nghiệp mới đi tìm hiểu tại sao họ thất nghiệp, …  Cứ theo đà này, chẳng nhẽ sẽ đợi bao giờ toàn dân bị bệnh tâm thần mới tìm cách làm sao cho bớt bạo lực trong xã hội, bớt hố ngăn giàu – nghèo, khoảng cách giữa quan  và dân, … hầu đi tới những phương thức quản lý xã hội khoa học và dân chủ hơn ?” – Vũ Duy Phú: Loạn, loạn (DLB).
- Nguyễn Đình Bổn: Gửi mấy ông bà báo láo! (Dân News). “Thời chưa bùng nổ facebook và blog, những tay viết báo thiếu tư cách nhưng thừa vô sỉ nổ kinh lắm, không chỉ là ngày 21.6, mà suốt năm, nhiều tay cầm được cái “thẻ nhà báo” là nổ như bom. Nào là thiên chức báo chí, tự hào, sức mạnh ngòi bút, trung thực, dũng cảm… ối, đủ thứBây giờ mạng xã hội mạnh mẽ gấp nhiều lần nên bọn đó tự may miệng chút rồi, nhưng đến ngày 21.6 vẫn còn nổ, và các tòa soạn vẫn tổ chức rùm beng, nào hoa, nào chúc tụng, nào rượu và phong bì!
- Tòa án làm khó báo chí (RFA). “Nhà báo phải có thẻ nhà báo để chứng tỏ được phép hành nghề và có giấy giới thiệu của cơ quan để chứng tỏ nhà báo được cơ quan phân công, cử đến đưa tin sự kiện“. – “Quy hoạch báo chí thời điểm này là cần thiết” (VnEconomy). – Bộ Trưởng Nguyễn Bắc Son và bài ca dâng Đảng (DLB).
Muốn chống tham nhũng, phải có “bàn tay sạch” (DV). – Lê Diễn Đức: ‘Chống tham nhũng cần kiên trì’… bằng mắt! (NV). “Và theo ông Phúc, chống tham nhũng ‘phải kiên trì’, nhưng có lẽ kiên trì bằng… mắt, bởi vì nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã triệt tiêu hoàn toàn khả năng ‘có bước đi thích hợp, có giải pháp mạnh mẽ’!” – Không thể nuôi heo lấy tiền sắm biệt thự khủng (LĐ).
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 16-6-2014 (VietFin). – Vào chợ mỗi ngày TTCK 16-6-2014
- Nhà đầu tư nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/6 (CafeF). – Nhận định chứng khoán ngày 17/6: “Sẽ tiếp tục giằng co” (VnEconomy).  – Blog chứng khoán: Cục diện chưa đổi
- Thu hút FDI từ nay đến cuối năm – Nhiều triển vọng (SGGP).
- Nhượng quyền thương hiệu và các vấn đề cần quan tâm (VOH).
- Gazprom muốn mua 49% cổ phần lọc dầu Dung Quất (VnEconomy).
- Căn hộ bình dân được ưa chuộng (TBKTSG).
- Cởi mở, chân thành (NLĐ). – Cơ hội cho hàng Việt
TPHCM hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang, Hải Dương (TBKTSG). – Lấp “khoảng trống” thị trường vải thiều phía Nam (TQ).

- Thương lái Việt: Đồng lõa kiêm… nạn nhân của gian thương Trung Quốc (DV). – Tỉa búp thanh long bán thương lái TQ không có hại (PLTP).
- Thái Lan muốn giành lại vị trí xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (VOA).
- Miến Điện tiếp tục chuyển mình (RFI).

Dự thảo Luật Đầu tư công: Những câu hỏi cần ngay câu trả lời (TBKTSG).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ – KỲ 114 (Nhật Tuấn).
- Lời Mở cho Bèo Giạt (Da Màu). - Kịch Ngắn. Hai Màn, Hai Cảnh: Chai Rượu Mừng
- Nguyễn Huy Thiệp và bước ngoặt của Văn học Việt Nam sau năm 1975 (kỳ 2) (Văn Việt).
- NÓI VỚI ÚT ĐÔNG (Tương Tri). – Truyện ngắn: Nhưng chẳng phải là giấc mơ (Văn Việt).
- LAN (Cần Thơ) – Trả lại cho người (Du Tử Lê).
- THẦY XUÂN CỦA CHÚNG TÔI (FB Ngô Thị Kim Cúc).
H9<= Photo: sachxua.net. – Nhà Bác-Học: Ông Hồ-Hữu-Tường (PGHH).
- Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Một cuộc đời thanh cao (Chúng Ta).
- Một di sản chiến tranh: tình trạng kém cỏi của việc học ngoại ngữ và những bế tắc trong hội nhập và phát triển hôm nay (Vương Trí Nhàn).
- Góp ý với Văn Việt (Văn Việt).
- Thánh Nhân và thế sự (Chúng Ta).
- 10 Quốc Gia Lạc Quan Nhất Trên Thế Giới (ĐKN).
- Hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 16-22.6.2014: điêu khắc gia Dương Văn Hùng (Da Màu).
- Triết học Kỳ bí (Hermetic Philosophy) và các Học Thuyết Hiện Đại (BHC).
- World Cup Brazil 2014 ngày thứ 5 (RFA).  – Nguyễn Quang Lập: Lai rai world cup 3 (Quê Choa).  – “ĐẮNG LÒNG” XEM SỰ ĐẮNG LÒNG SẼ DIỄN RA (Văn Công Hùng). – 7 lý do tại sao người Mỹ ‘không thèm’ xem World Cup (Infonet). – Dân Trung Quốc khai bệnh để ngồi nhà coi World Cup (DV).
- Ngày năm: Đức 3-0 Bồ Đào Nha (BBC). – Đức 3-0 Bồ Đào Nha (hiệp một) (VNE). – Đức – Bồ Đào Nha, cú sốc cuối cùng trong loạt trận ra quân (RFI). – Đức-Bồ Đào Nha trước giờ so giầy (BBC). – Ronaldo sẽ vào sân trong trận gặp Đức (BBC). – Trận Ðức-Bồ Ðào Nha hứa hẹn nhiều hấp dẫn (VOA). – Đức hủy diệt Bồ Đào Nha 4-0 (NV). – Pháp: Chiến thắng đầu tay 3-0 mang nhiều hứa hẹn (RFI).
- Bình xịt ‘thần kỳ’ là bạn của trọng tài (BBC). – Huyền thoại F1 Schumacher ra viện (BBC).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- MỘT HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM TỪNG CÓ. (tiếp theo) (NKYN).
- Tổ chức quản lý đào tạo đại học như thế nào? (DT).
- Chân dung thủ khoa tốt nghiệp điểm cao nhất nước (Zing). – Thi tốt nghiệp THPT ở TPHCM: Thủ khoa đạt 39 điểm (TP).  – Gặp gỡ 2 thủ khoa 3 cùng (TN).  – Cô nàng thủ khoa giàu thành tích của chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) (Tiin).
- 99,56% học sinh TP.HCM đậu tốt nghiệp trung học phổ thông (TT). – Công bố thi tốt nghiệp THPT: Chưa tỉnh nào đỗ dưới… 99% (DV). - Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT cao hơn năm 2013? (TQ).  – Điểm cao nhờ chọn môn thi (NLĐ).
- Trả dạy đọc Văn về đúng bản chất của hoạt động đọc (GDTĐ).
- Căn nhà của những mùa thi (MTG). – Sinh viên và những xóm trọ ngày hè (Kênh 14).
- Cha mẹ ‘chở mùa hè’ của con đi đâu? (KP).
- Chia sẻ bổ ích về cách viết luận khi xin học bổng du học (GDVN).
- BỎ PHẾ TRƯỜNG HỌC KHẮP NƠI (*): “Trùm mền” vì không người học (NLĐ).
- Pháp mở kỳ thi tú tài vào lúc ngành xe lửa vẫn đình công (RFI).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn sẽ bị phạt (VNE). “Lực lượng chức năng sẽ xử phạt người đi xe máy đội mũ bảo hiểm không đủ 3 bộ phận, gồm: vỏ mũ, lớp hấp thụ xung động (xốp) và quai mũ. Còn với những người đội mũ bảo hiểm tem bị mờ hoặc không có tem, hoặc mất tem sẽ không bị xử lý“.
- Hồi tưởng kinh hoàng của nạn nhân vụ nổ quán bia, 3 người nguy kịch ở Hà Nội (DV). – Ông nội lao vào đống đổ nát cứu cháu 2 tuổi vụ nổ bình gas (Zing).
- Đường Hoàng Sa: TP.HCM: Mặt đường phát nổ, nhiều người hoảng hốt (TN). – Dân hú vía vì mặt đường phát nổ, bốc khói và nứt toác (TT).
- TP HCM quyết đóng bãi rác nghìn tỷ vì ô nhiễm (VNE).

- Về hôn nhân đồng tính: Dư luận đã cởi trói, còn pháp luật? (TBKTSG).
QUỐC TẾ
- Irak bên bờ nội chiến (RFI). – Irak : Quân nổi dậy mở rộng vùng kiểm soát (RFI). – Phe chủ chiến chiếm thị trấn Tal Afar ở miền bắc Iraq (VOA).  – I-rắc: Phiến quân chiếm thêm một thành phố miền Bắc (QĐND). - Thảm sát tù binh ở Iraq (NLĐ). – Phiến quân hành quyết tập thể binh sĩ Iraq (VNE).  – Tin thế giới 18h30: Chính phủ Iraq “đang trên đà thất thủ”? (Infonet).  – Mỹ chuẩn bị các giải pháp cho vụ khủng hoảng Iraq (VOA). – Tàu chiến Mỹ chở hàng trăm binh sĩ đến vùng Vịnh (VNE). -  Mỹ sơ tán nhân viên sứ quán khỏi Iraq (TP). – Mỹ, Iran chuẩn bị thảo luận trực tiếp về vấn đề Iraq (VOA).
- Nga ‘ngừng cấp khí đốt cho Kiev’ (BBC). – Nga chính thức ngưng cấp khí đốt cho Ukraina (RFI). “Việc Nga ngưng cung cấp khí đốt cho Ukraina trên nguyên tắc không gây nhiều trở ngại cho quốc gia này, ít ra là trong ngắn hạn. Bởi vì Ukraina đã tích lũy được một khối lượng dự trữ có thể đáp ứng nhu cầu của toàn quốc cho ba tháng sắp tới“.  - Nga, Ukraine kiện nhau ra tòa (NLĐ).  – Nga kiện Ukraina đòi 4,5 tỉ USD (LĐ).  – Tập đoàn Naftogaz của Ukraine đòi Nga bồi thường 6 tỷ USD (TTXVN).  – NATO ngại Nga coi là kẻ thù, chuẩn bị viện trợ Ukraina (LĐ).
- Ukraine đình chỉ nhiệm vụ Tham mưu trưởng quân đội (DT).
H3- Taliban chặt ngón tay ai đi bỏ phiếu (BBC). “Phiến quân Taliban đã chặt ngón trỏ của 11 người dân Afghanistan đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống vòng một hôm thứ Bảy ngày 14/6, các quan chức nước này cho biết“.
- Hạt nhân : Iran và nhóm 5+1 nối lại đàm phán (RFI).
- Khủng bố tại Kenya : 49 người thiệt mạng (RFI).
- Israel tố cáo Hamas bắt cóc 3 thiếu niên (VOA). – Israel bắt 80 thành viên Hamas (LĐ).
- Công nhân Campuchia ở TL rủ nhau về nước vì lo ngại bị trấn áp (VOA). – Thái Lan bác tin truy quét lao động Campuchia (NLĐ).

* RFA: + Sáng 16-06-2014; + Tối 16-06-2014
* RFI: 16-06-2014

2350. Bắc Kinh tiếp tục bành trướng ở biển Đông

Defense News
Tác giả: Wendell MINNICK
Người dịch: Huỳnh Phan
14-06-2014
ĐÀI BẮC – Theo tường thuật của truyền thông khu vực,Trung Quốc (TQ) dường như đang xây dựng một đường băng và cảng biển trên đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) ở biển Đông trong một động thái có vẻ như là bước tiếp theo trong nỗ lực yêu sách toàn bộ vùng biển có kích thước xấp xỉ Ấn Độ.
Việc mở rộng này là một phần trong những nỗ lực cải tạo nhiều rạn san hô được TQ thực hiện, Guy Stitt, chủ tịch Công ty Các nhà Phân tích và Tư vấn Hàng hải Quốc tế AMI, cho biết. “TQ vẫn tiếp tục việc củng cố từ từ yêu sách trong đường 9-đoạn”, đường này vạch ra “chủ quyền không thể tranh cãi” có chủ đích của TQ ở biển Đông.

TQ tích cự mở rộng các chương trình trên đá Ga Ven (Gaven Reef), đá Châu Viên (Cuarteron Reef), và việc đặt một cảng và đường băng trên đá Chữ Thập hoặc một trong những đá khác sẽ “được sử dụng để đối phó với sự hiện diện của Mỹ ở Philippines”, Carl Thayer, giáo sư tại Học viện Quốc phòng Australia nói.
Quân đội Mỹ bây giờ phải đối mặt với khả năng rất thực rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) sẽ sử dụng các đảo này để thực thi một vùng nhận dạng phòng không mới tương tự như cái đã tạo ra ở biển Hoa Đông hồi cuối tháng 11.
Sam Tangredi, tác giả của cuốn sách mới “Anti-Access Warfare: Countering A2/AD Strategies” (Chiến pháp chống truy cập: Các chiến lược chống truy câp/từ chối khu vực) nói rằng, một căn cứ không quân trên đá Chữ Thập sẽ cho phép TQ kiểm soát quân sự trên thực tế vùng trời trên biển Đông vì nó sẽ cho phép máy bay chiến thuật tầm ngắn với một tải trọng vũ khí lớn hơn hoạt động trong vùng trời này, một lợi thế so với việc phải đưa máy bay chiến thuật từ đất liền ra, khi xảy ra một cuộc xung đột tiềm năng.
Hải quân Hoa Kỳ sẽ không chỉ đối mặt với hải quân PLA mà còn đối mặt với không quân PLA, có thể vận hành máy bay đóng ở bờ biển chống lại tàu thuyền trên biển, và cả bộ binh TQ, vận hành kho tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của TQ, James Holmes, một giáo sư về chiến lược tại trường US Naval War College nói.
“Nếu có thể nắm giữ một lực lượng hải quân mạnh như hải quân Mỹ tại vịnh với vũ khí trên bờ,” thứ của thế kỷ 21 tương tự với pháo phòng vệ ven biển,”thì các hạm đội hải quân PLA sẽ không phải phiêu lưu ngoài các vùng biển Tây Thái Bình Dương và biển TQ”, ông nói. “Nó cũng có nghĩa là PLA không cần phải xây dựng một lực lượng hải quân lớn mạnh như hải quân Hoa Kỳ để thực hiện những gì mà lãnh đạo TQ muốn hải quân PLA thực hiện ở Đông Á”.
Tangredi cho biết, ông không tin rằng một cảng biển và đường băng trên đá Chữ Thập sẽ khả thi hoặc thậm chí sánh được với Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, nhưng “nếu kết hợp một căn cứ không quân tại đá Chữ Thập với chỗ neo đậu phát triển giữa các rạn san hô khác thì điều đó sẽ tạo thành một căn cứ hải quân đáng gờm hơn”.
Diego Garcia là một đảo san hô vòng, không phải là một rạn san hô, với một đầm phá được che chắn và đủ chỗ để phục vụ một đội tàu định vị trước, tất cả điều đó đá Chữ Thập đều không có, ông nói.
Điều đáng sợ là tất cả các bên tranh chấp khác, bao gồm Việt Nam, Philippines và Malaysia, sẽ bắt đầu xây dựng công sự trên các rạn san hô, đảo nhỏ và đá, ông Andrew Erickson, chuyên gia về hải quân TQ tại trường US Naval War College nói.
“Liệu chúng ta sẽ ngày càng chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang tăng thêm khi các bên tranh chấp đối địch củng cố các thể địa lý thuộc quyền kiểm soát của mình với các kiến trúc, tàu và cát hay không?”, Ông hỏi.
Erickson đưa ra câu hỏi rằng điều này sẽ có nghĩa là gì trong việc ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh khác đi các chuẩn mực và điều ước quốc tế hiện có như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển nếu đảo, rạn san hô và đá lại được gia cố đáng kể.
Nó sẽ có ý nghĩa gì đối với sự ổn định của biển Đông nếu có thêm nhiều đường băng quân sự được xây dựng? Dự báo của tôi: chẳng có gì tốt“, Erickson nói.
Sự quyết đoán của TQ ở biển Đông trong vài năm qua là đáng kể vì nó “trực tiếp thách thức vị thế của Mỹ như là cường quốc biển chủ yếu ở châu Á và là người giám hộ trật tự khu vực cũ”, Hugh White, tác giả của cuốn sách mới “The China Choice: Why America Should Share Power.” (“Lựa chọn TQ: Vì sao Mỹ nên chia sẻ quyền lực”) nói.
White nói rằng những ai ở Washington giả định TQ sẽ không thách thức Mỹ ở châu Á”cần phải xem xét lại đánh giá của họ và suy nghĩ sâu sắc về việc phải đối phó như thế nào”.
Ông nói rằng Hoa Kỳ không nên giả định là TQ sẽ chùn bước doquân đội Mỹ chống lại sự thách thức. Những ngày đó qua lâu rồi. Mỹ cần một “nền ngoại giao tinh vi hơn” là “tránh leo thang việc đối đầu”.
“Đòi hỏi cơ bản là Hoa Kỳ cần phải làm rõ lợi ích thực sự của mình ở châu Á-Thái Bình Dương và xác định những yếu tố nào của chiến lược châu Á là quan trọng đối với chúng ta và yếu tố nào mà chúng ta có thể sống mà không cần nó”, Stitt nói.
“Tôi nghĩ rằng sự chao đảo của nước Mỹ trong chính sách với Ukraine đã được dùng như là một chỉ dấu cho TQ khuyếchđại những nỗ lực của họ ở biển Đông”.

2351. Thư ngỏ gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bauxite Việt Nam
Nguyễn Trọng Vĩnh
17-06-2014
Với ông Nguyễn Phú Trọng, Bauxite Việt Nam từ lâu đã “kính nhi viễn chi”, bởi xin nói thật, cũng từ lâu tính chính danh của ĐCSVN đã như miếng da lừa trong truyện của Balzac khi va vào thực tế, chỉ còn để lại trong nhận thức của nhiều người ấn tượng không mấy nhẹ nhõm về một phe nhóm đầy quyền năng và cũng đầy tai tiếng – phe nhóm cầm quyền. Nhưng thể theo tinh thần lá thư của một người đáng kính, xin được bình luận vài câu.
Người Việt có câu thành ngữ: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, đó là phương châm sống đã trở thành một phần tập quán cởi mở thân thiện lâu đời của dân tộc này. Tuy nhiên, người Việt lại cũng còn có câu thành ngữ khác tỏ rõ chính kiến của mình: “Chị em bất ngãi ta đừng chị em”. Vậy thì, trong hoàn cảnh luôn luôn chịu sự ngược đãi bất nhân bất nghĩa từ “người chị” Trung Hoa mà với hành động ngang ngược thâm độc xung quanh vụ giàn khoan 981 HD gần đây, “chị” đã gây ra cho “em” biết bao điêu đứng, chưa thể là “giọt nước tràn ly” hay sao? Ông Tổng bí thư còn định nhẫn nhịn đến bao giờ nữa trong khi quân cướp biển kia chắc chắn đang cười ruồi thái độ “nhũn hơn chi chi” của ông kể từ bọn đang ngồi trong “nhà trắng Bắc Kinh” cho đến lũ tép riu đang chỉ huy các tàu chiến trá hình vây quanh cái giàn khoan nọ để ngày đêm xả vòi rồng vào các tàu kiểm ngư và đâm chìm tàu cá của dân ta?
Vậy chỉ có một ngã rẽ có lẽ là duy nhất lúc này: phải dứt khoát thoát khỏi “bà chị” lang sói đó thôi ông ạ. Mà cách thoát Trung đơn giản trước nhất là thoát ra khỏi cái ý thức hệ xã hội chủ nghĩa càng ngày càng méo mó, hão huyền do chính ông và đàn em ông đang khư khư ôm lấy. “Tổng bí thư hãy dỡ bỏ mọi rào cản để cho dân tộc đấu tranh sinh tồn và Tổng bí thư không phải chịu trách nhiệm nặng nề trước kịch sử” như lời khuyên chân tình của vị lão thành cách mạng Nguyễn Trọng Vĩnh dưới đây – bởi nói cho mỹ miều thì lịch sử đang “cho ông cơ hội”, còn nói đúng thực chất hơn: lịch sử đang sốt ruột chờ ông, e không chờ lâu hơn được nữa.
Bauxite Việt Nam
Thưa Tổng bí thư,
Dù có danh nghĩa là Đảng lãnh đạo thì Đảng cũng là một thành phần và nằm trong Tổ quốc Việt Nam. Thế mà khi Trung Quốc đặt giàn khoan 981HD lấn chiếm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta mà Hội nghị trung ương 9 không có ý kiến phản đối, dư luận dân chúng cho là Đảng Cộng sản không chống sự xâm lược của Trung Quốc.
Tổng bí thư quá tin những nhà lãnh đạo Trung Quốc, quá trung thành với phương châm “16 chữ, tinh thần 4 tốt” do họ đề ra và quá tin vào hai Đảng cộng sản “cùng chung ý thức hệ” nên quá thân Trung Quốc, không cho làm điều gì mất lòng họ.
Trên thực tế, có bao giờ nhà cầm quyền Trung Quốc thực hiện “16 chữ, 4 tốt” chính họ đề ra đâu vì chiêu bài thâm hiểm “16 chữ, 4 tốt” họ đề ra chỉ cốt để ru ngủ, trói chân trói tay các nhà cầm quyền Việt Nam mà thôi. Ngược lại Trung Quốc không ngừng phá ta về kinh tế, can thiệp nội bộ ta về chính trị, đe dọa, lấn cướp ta về quân sự và làm biết bao nhiêu điều tàn ác trên vùng biển của ta. Chỉ kể từ năm 1988 họ đưa tàu chiến đến chiếm đảo chìm Gacma trong quần đảo Trường Sa, vì lúc đó ông Lê Đức Anh lệnh cho bộ đội ta không được nổ súng chống lại. Biết bao nhiêu lần họ bắn chìm tàu của ngư dân ta, bắn chết ngư dân ta, họ phá cáp của tàu Bình Minh và Viking II của ta thăm dò khảo sát trên vùng biển của ta. Họ lập cái gọi là huyện Tam Sa bao chiếm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta, lập căn cứ quân sự ở đó làm tiền đồn để tiến tới bá chiếm biển Đông. Chả nhẽ Tổng bí thư không biết tình hình như trên? Hành động của người bạn láng giềng hữu nghị là như thế đấy!
Cũng không phải băn khoăn về việc Trung Quốc đã giúp ta trong hai cuộc kháng chiến mà phải nhẫn nhịn nữa vì họ giúp ta trong đó có lợi ích của họ và cũng là thực hiện chính sách bành trướng mềm hòng kéo ta vào quỹ đạo của họ. Giúp ta nhưng trong Hội nghị Giơneve, Chu Ân Lai lại phản bội ta khiến nước ta bị chia cắt thành hai nửa trong thời gian dài, 20 năm mất bao xương máu mới thống nhất được. Độc ác nhất là phía biên giới Tây Nam, Trung Quốc trang bị cho bọn diệt chủng Polpot đánh phá bắn giết dân ta, phía Bắc thì Đặng Tiểu Bình huy động 60 mươi vạn quân giết hại nhân dân và tàn phá triệt để các tỉnh biên biên giới của ta. Thế là họ đã đòi nợ quá mức về sự viện trợ cho ta, tự họ xóa mọi ân nghĩa, còn đâu tình hữu nghị Trung Việt?
Tuy Đảng Trung Quốc và Việt Nam đều có tên là Đảng cộng sản nhưng làm gì có cùng chung ý thức hệ mà phải gắn bó với nhau?! Từ khi Đặng Tiểu Bình phát biểu “mèo trắng, mèo đen, mèo nào bắt được chuột là mèo tốt” thì thực tế Trung Quốc đã vứt bỏ chủ nghĩa xã hội và đi con đường tư bản chủ nghĩa rồi tuy họ vẫn nêu là “xây dựng XHCN mang màu sắc Trung Quốc”. Chính vì bằng mọi thủ đoạn thực dụng, đi con đường tư bản chủ nghĩa một cách ma lanh mà hơn 30 năm nay Trung Quốc phát triển vượt bậc, trỗi dậy thành cường quốc ở châu Á. Thêm nữa, họ đương thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” để trở thành một kiểu đế chế bá chủ khu vực, tiến lên bá chủ toàn cầu. Còn ở ta cũng cứ nêu là xây dựng XHCN nhưng từ khi mô hình XHCN Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, có ai hình dung ra mô hình XHCN mới nó như thế nào, tiêu chí ra sao, và thực tế trong xã hội Việt Nam hiện nay, cái gì là CNXH, đố ai chỉ ra được. Cứ nói “cùng chung ý thức hệ” – thật là hão huyền!
Tôi không phản đối giữ tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước nhưng tôi phản đối các thế hệ cầm quyền Trung Quốc luôn ấp ủ mưu đồ nô dịch Việt Nam.
Từ tình hình thực tế nêu trên đây, mong rằng Tổng bí thư nên có suy nghĩ để thay đổi. Trung Quốc đưa giàn khoan 981HD có hơn trăm tàu các loại xâm lấn chủ quyền nước ta, phun vòi rồng làm hư hại, đâm thủng tàu cảnh sát biển của ta, đâm chìm tàu, làm chết ngư dân ta, thái độ ngày càng hung hãn, ngang ngược. Tốt nhất là Tổng bí thư quay lại cùng toàn dân đấu tranh quyết liệt về chính trị, ngoại giao, pháp lý (ta tránh đối đầu quân sự với họ trừ phi Trung Quốc gây chiến đánh ta) để bảo vệ chủ quyền và độc lập, tự chủ, thoát ra khỏi vòng tay nham hiểm của bành trướng Đại Hán.
15 tháng 8 tới, do mùa mưa bão đến, Trung Quốc có thể tạm rút giàn khoan đi đến nơi nào đó lẩn tránh, không nên ảo tưởng là tình hình sẽ trở lại bình thường như cũ .
Việt Nam có chính nghĩa, được dư luận thế giới ủng hộ, lúc này là thời cơ, phải kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế để ngăn chặn sự xâm lăng của họ. Tuyệt đối không nên bỏ lỡ. Nếu còn chần chừ, e ngại không đấu tranh đến cùng thì ngày Việt Nam ta trở thành thuộc quốc của bành trướng Đại Hán không còn xa.
Đề nghị Tổng bí thư dỡ bỏ mọi rào cản để cho dân tộc đấu tranh sinh tồn và Tổng bí thư không phải chịu trách nhiệm nặng nề trước lịch sử.
Kính chào,
N. T. V.
Tác giả gửi BVN

2352. CNN: Trung Quốc dùng sách giáo khoa của Việt Nam làm chứng cớ

Đoan Trang
17-6-2014
Lời dịch giả: Ngày 11/6/2014, CNN, cơ quan truyền thông lớn ở Mỹ, có thêm một bài viết trong chuyên đề “Căng thẳng trên biển Hoa Nam” của họ. Bài viết này mang tựa đề “Trung Quốc dùng sách giáo khoa của Việt Nam để khẳng định chủ quyền trên biển Hoa Nam”, trong đó, nhà báo Hilary Whiteman tiếp tục trích dẫn trực tiếp TS. Sam Bateman, người từng có những bài bình luận, phân tích thiên vị Trung Quốc và bất lợi cho Việt Nam, chẳng hạn cho rằng Việt Nam nên chấp nhận chủ quyền Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.
CNN đăng tải và nhấn mạnh phát biểu sau đây của Sam Bateman: “Hầu hết các nhà quan sát quốc tế khách quan và độc lập đều nhất trí rằng hồ sơ chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa tốt hơn hồ sơ của Việt Nam”.
Sự việc này cho thấy: Mặc dù Việt Nam thực sự có chủ quyền từ trong lịch sử đối với quần đảo Hoàng Sa, nhưng nếu một nhà nghiên cứu cao cấp của khu vực, chuyên gia về an ninh hàng hải, cựu sĩ quan hải quân như Sam Bateman mà đã nghĩ như vậy, thì nhiều người khác cũng có thể (bị tác động và) có quan điểm như ông. Rõ ràng, những học giả như Sam Bateman và những cơ quan truyền thông lớn như CNN đều có ảnh hưởng lớn đối với thế giới.

Chú ý rằng Sam Bateman cũng nói Việt Nam, trong vài tuần đầu, “đã tiến hành một chiến dịch tuyên truyền hiệu quả để thuyết phục cộng đồng quốc tế ủng hộ hồ sơ của họ”.
Đủ thấy cuộc chiến bảo vệ chủ quyền trên mặt trận truyền thông quan trọng đến như thế nào. 
* * *
TRUNG QUỐC DÙNG SÁCH GIÁO KHOA CỦA VIỆT NAM ĐỂ KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN TRONG TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG
(CNN, từ Hong Kong) – Trung Quốc đang dùng những bản photocopy các trang trong một cuốn sách địa lý lớp 9 của Việt Nam, xuất bản cách đây 40 năm, để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.
Các trang sách photo này được tập hợp vào trong số tài liệu gửi Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, kèm đề nghị phổ biến chúng trong 193 nước thành viên của Đại hội đồng LHQ.
Đây là nỗ lực mới nhất của Trung Quốc nhằm chứng minh chủ quyền của họ đối với một khu vực mà Việt Nam cũng nhận là của mình, trong khi có tin tàu của hai nước vẫn đang đâm va nhau trên Biển Đông, cách đất liền hàng dặm.
china-vietnam-ship-5-14-4-horizontal-galleryMột sĩ quan CS biển Việt Nam đang quay phim
cảnh tàu hải giám Trung Quốc tiến đến gần tàu Việt Nam. (Ảnh: CNN)
Hồ sơ của Trung Quốc có gì?
Những trang photocopy từ cuốn sách giáo khoa lịch sử chỉ là một phần tài liệu trong bộ hồ sơ của Trung Quốc. Hồ sơ còn có một bản đồ khu vực, một công hàm ký năm 1958 và bìa một quyển Atlas thế giới in năm 1972.
“Trung Quốc gửi công thư này để nói lên sự thật cho cộng đồng quốc tế biết, để họ hiểu đúng về tình hình” – Tân Hoa Xã trích lời Phó Đại diện Thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, Wang Min (Vương Dân).
Bắc Kinh đang cố gắng bắt kịp với Việt Nam. Theo Sam Bateman, nghiên cứu viên cao cấp của Chương trình An ninh Hàng hải, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, thì Việt Nam đã tiến hành một chiến dịch tuyên truyền hiệu quả để thuyết phục cộng đồng quốc tế ủng hộ hồ sơ của họ.
“Bắc Kinh đang nỗ lực giành lại vị thế” – Sam Bateman nói. “Tôi nghĩ vài tuần qua, kể từ khi xảy ra sự cố giàn khoan, Việt Nam đã chiến thắng trong trận chiến tuyên truyền”.
Mọi chuyện xảy ra như thế nào?
Vụ tranh chấp chủ quyền mới đây nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc bùng nổ vào tháng 5, khi Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đưa một giàn khoan dầu vào gần nơi mà Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa. Ở Việt Nam, những đảo này được gọi là quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc tuyên bố, CNOOC đã và đang khai thác khu vực suốt 10 năm qua, và hoạt động mới đây của giàn khoan diễn ra “hoàn toàn trong vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc”. Việt Nam nói giàn khoan “bất hợp pháp” nọ được đặt trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, và họ yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan cùng các tàu biển đi, đồng thời giải quyết tranh chấp biển đảo.
Cả hai bên đều nhắc lại các yêu sách và đề nghị của mình nhiều lần, nhưng chẳng bên nào nhúc nhích. Tình hình bế tắc có khả năng kéo dài ít nhất cho đến khi Trung Quốc rút giàn khoan vào ngày 15/8 theo kế hoạch.
Liệu có giải pháp nào khả dĩ?
Bateman nói, ít có khả năng vấn đề sẽ được giải quyết bằng cơ chế trọng tài quốc tế, vì cả hai nước đều không muốn mạo hiểm với nguy cơ bị thua và sẽ gây phẫn nộ cho dân chúng trong nước.
Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp Việt Nam, là nước mà ông cho là cơ sở lập luận yếu hơn Trung Quốc.
“Hầu hết các nhà quan sát quốc tế khách quan và độc lập đều nhất trí rằng hồ sơ chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa tốt hơn hồ sơ của Việt Nam, chính vì những lý do mà hiện Trung Quốc đã đưa ra trong hồ sơ của họ gửi Liên Hợp Quốc” – Bateman nhận định.
Ông cũng nói việc tốt nhất Việt Nam nên làm là nhượng chủ quyền Hoàng Sa cho Trung Quốc, và đàm phán về các nhân nhượng khác, trong đó có quyền đánh bắt cá và thỏa thuận khai thác chung dầu khí.
“Việt Nam nên đàm phán và nhượng bộ Trung Quốc. Nhưng thật không may là, có lẽ, càng ngày điều này càng ít khả năng xảy ra, bởi vì chính quyền Việt Nam đã tự nhốt mình vào quan điểm cho rằng Hoàng Sa là một phần không thể tách rời khỏi Việt Nam và dân chúng sẽ phẫn nộ khủng khiếp nếu bây giờ Hoàng Sa hóa ra lại là một phần lãnh thổ bị sang nhượng”.
china-vietnam-ship-5-14-horizontal-galleryTàu Việt Nam (cờ đỏ, bên phải) cố gắng tìm đường vượt qua đám tàu Trung Quốc,
tại khu vực đặt giàn khoan (ảnh chụp ngày 14/5/2014)
Thế bế tắc “có thể hiểu được” của Việt Nam
Evan Graham, một nghiên cứu viên cao cấp khác ở RSIS trực thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), cho rằng Việt Nam “đang rơi vào thế bế tắc có thể hiểu được, trước việc Trung Quốc tìm cách củng cố các yêu sách chủ quyền của mình”.
Ông nhận định, quan hệ giữa hai nước mấy năm qua khá tốt, đạt được nhiều thỏa thuận trên nhiều mặt trận, cho thấy hai nước đang tiến tới một đường lối ngoại giao hợp tác.
Về giàn khoan của Trung Quốc, ông nói: “Tôi nghĩ việc triển khai một giàn khoan nằm giữa một hàng rào an ninh, gồm cả tàu hải quân, và nằm trong vùng hoạt động của không quân, rõ ràng không đáp ứng một bài kiểm tra nghiêm túc về khả năng ngồi vào bàn đàm phán một cách thực tiễn (nguyên văn: arrangements of a practical nature – xác lập các dàn xếp có tính thực tiễn – Điều 74 UNCLOS – ND). Theo nghĩa đó, tôi nghĩ hành động này rõ ràng là khiêu khích”.
Yêu sách và phản đối
Trong bản “công thư tuyên bố lập trường” gửi Liên Hợp Quốc, Trung Quốc buộc tội tàu Việt Nam “dùng vũ lực phá hoại một cách bất hợp pháp” hoạt động của giàn khoan bằng cách đâm vào tàu của chính phủ Trung Quốc tới tổng cộng 1.416 lần.
Công thư cũng tố cáo Việt Nam cử “người nhái và các điệp viên ngầm dưới nước” đến chỗ giàn khoan và thả “những chướng ngại vật lớn, gồm cả lưới đánh cá và vật thể nổi, xuống lòng biển”.
Còn trong công thư gửi Liên Hợp Quốc tuần trước (tuần từ 1-8/6), Việt Nam lên án Trung Quốc xâm phạm “nghiêm trọng” “quyền chủ quyền” của Việt Nam, và nhắc lại tuyên bố rằng tàu Trung Quốc đã “đâm chìm” một tàu đánh cá Việt Nam chở 10 ngư dân. Ngay lập tức, Trung Quốc nói tàu Việt Nam đã “quấy rối” tàu cá Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho rằng những tuyên bố và phản đối này đang làm hỏng một con đường rõ ràng để đi đến hợp tác trong khu vực, như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 đã chỉ ra. “Ngay cả khi đó là một khu vực tranh chấp đi nữa, thì trong Công ước LHQ về Luật Biển, vẫn có quy định về nghĩa vụ phải đạt được những thỏa thuận có tính thực tiễn” – Graham nói. (Quy định này nằm trong Điều 74 UNCLOS về “xác định biên giới vùng đặc quyền kinh tế giữa các nước có đường bờ biển đối diện hoặc liền kề nhau” – ND).
Bateman cũng nhất trí, cho rằng những tranh cãi pháp lý về việc ai có chủ quyền cái gì đang ngăn trở những nỗ lực bảo vệ và phát triển khu vực.
“Điều tôi lo ngại là tất cả những tranh cãi này rồi sẽ chẳng đi đến đâu, xét về khía cạnh xác lập những cơ chế hiệu quả để quản lý Biển Đông và nguồn lực của nó” – Bateman nói. “Tranh cãi làm chúng ta mất khả năng hợp tác hiệu quả, mà cái đó lại rất cần thiết, bởi vì sự thực là, tôi không nghĩ các yêu sách về chủ quyền sẽ được giải quyết trong tương lai gần”.
Bài gốc (tiếng Anh): CNN

Dương Khiết Trì sang Việt Nam, Tổng Tham mưu trưởng ta lại đi Campuchia công tác

  Cầu Nhật Tân
Đồng chủ trì phiên họp lần thứ 7 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, Dương Khiết Trì (Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc) cùng một số quan chức cấp cao và tướng lĩnh Trung Quốc tới Hà Nội. Phiên họp bắt đầu diễn ra vào ngày mai (18/6/2014) giữa lúc Trung Quốc gia tăng các hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Được biết, nhiều lĩnh vực hợp tác quan trọng đã triển khai đều bị loại ra khỏi nghị trình để tập trung cho vấn đề Biển Đông. Cùng thời gian này, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ (Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam) đã đi Campuchia công tác.
Chuẩn bị cho Phiên họp lần thứ 7 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, từ tháng 1/2014, các bộ ngành, địa phương liên quan của VN đã tổng kết và kiến nghị những lĩnh vực hợp tác với Trung Quốc lên Chính phủ. Phiên họp này đáng lẽ phải diễn ra đầu tháng 5 vừa qua, song đã bị vướng vào sự kiện Trung Quốc dùng giàn khoan xâm chiếm lãnh hải Việt Nam và trì hoãn tới nay. Tại phiên họp lần thứ 6 ở Bắc Kinh (5/2013), và sau hội đàm của Chủ tịch Sang với Chủ tịch Tập 6/2013, hai bên đã nhất trí hợp tác chiều sâu trên một số lĩnh vực trọng điểm: công tác xây dựng Đảng, quốc phòng, an ninh, pháp luật, kinh tế – thương mại, khoa học, giáo dục, văn hóa; đồng thời hình thành các cơ chế hợp tác bộ ngành: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Thương mại. Đầu tháng 6/2013, Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp cao Việt – Trung đã diễn ra tại Bắc Kinh. Cùng thời gian, hai nước đạt thỏa thuận xây dựng đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng và đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai cơ quan giúp việc Tổng Bí thư.
Nhiều thỏa thuận quan trọng Việt Trung đã ký kết mà các bộ ngành Việt Nam vừa tổng kết phục vụ phiên họp này nay phải gác lại để tập trung giải quyết vấn đề Biển Đông: Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển; Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực ngoài Vịnh Bắc Bộ. Có tin, Thỏa thuận sửa đổi hợp tác quốc phòng giữa hai nước vẫn được bàn tới trong phiên họp.
Cùng thời gian này, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ (Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam) đã đi Campuchia công tác. Sự vắng mặt của Thượng tướng tại thời điểm nhạy cảm này khiến dấy lên câu hỏi về sự khác biệt trong quan điểm của cơ quan Bộ tổng Tham mưu liên quan vấn đề quan hệ quốc phòng Việt – Trung thời gian tới. Về vấn đề Biển Đông, hiện, nhiều người vẫn muốn biết hai tiếng nói rất quan trọng trong Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng: Tổng cục Chính trị và Bộ Tổng Tham mưu.
Xung quanh Phiên họp lần thứ 7 này, một vấn đề rất quan trọng mà nhiều người quan tâm là thông điệp gì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn cá nhân ông Dương Khiết Trì chuyển tới Tổng bí thư Tập Cận Bình, người đã vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo đảng hai nước về Biển Đông.

Chính trị – Xã hội

Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng khó hay dễ?  -(RFA)   —   Philipines-Mỹ lập căn cứ quân sự gần Trường Sa  -(VOA)   >>>   Philippines đề nghị lệnh đình chỉ xây dựng ở Biển Đông    >>>   Trung Quốc bác tố cáo của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế
Việt Nam phản biện trước khi họp với Trung Quốc  -(RFA)   >>>   Việt Nam Trung Quốc gặp cấp cao tại Hà Nội   >>>   Bộ Ngoại giao họp báo quốc tế lần thứ 5 về biển Đông   >>>   Vụ giàn khoan HD981 là cơ hội Việt Nam đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế
Họp báo về Biển Đông: Trung Quốc đưa tiêm kích Su-27 ra Hoàng Sa  -(Infonet)    — “6 tàu chiến TQ đi qua 1 ngày là điều không bình thường”  -(MTG)  —  Tàu VN nhất quán không sử dụng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực  -(PLTP)    —   Chắc chắn bàn tới giàn khoan 981 trong hội đàm với ông Dương Khiết Trì -(Gafin)   —   Tiến sĩ Trần Công Trục: Ông Dương Khiết Trì sẽ nói gì?  -(GDVN)
Trung Quốc đưa tàu tên lửa và tiêm kích dạng SU-27 vào vùng biển Việt Nam  -(VnM)
Đối thoại cấp cao Việt – Trung bàn về Biển Đông -(VnEx)  – Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ thăm Việt Nam trong tuần này và dự kiến sẽ trao đổi về tình hình căng thẳng hiện nay trên Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
 Theo người phát ngôn Lê Hải Bình, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ thăm Việt Nam trong cuộc gặp giữa hai chủ tịch Ủy ban hợp tác song phương Việt – Trung. Dự kiến, trong các cuộc gặp, vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép sẽ được đề cập.
“Việt Nam luôn hết sức kiên trì trao đổi với mọi kênh thông tin đối thoại về vấn đề căng thẳng hiện nay ở Biển Đông, vì vậy cuộc gặp chắc chắn sẽ là một kênh thảo luận để hai bên tìm ra giải pháp“, ông Lê Hải Bình nói.

Việt Nam phản đối Trung Quốc cải tạo đất ở Trường Sa -(VnEx)   —  Trung Quốc đang cố tình làm sai lệch Công thư năm 1958  -(VOV)   —  Mọi bằng chứng chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa của TQ là phi lý  – (TBKTSG)   —  6 lý do nực cười Trung Quốc ngụy biện cho việc xâm lược Hoàng Sa - (GDVN)
“Đài Loan lo sợ Việt Nam, Philippines tấn công đảo Ba Bình”  -(GDVN)  — Lợi dụng tình hình chiến tranh, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa  -(TG)   —  “Giàn khoan không thể là lãnh thổ di động của TQ”  – (24h)   —   Cuốn sách cổ ở Thái Bình: Nhà Thanh khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông của VN  -(VTC)
Trung Quốc có thể trả giá đắt  -(NLĐ)
Cần xóa cơ chế “Đảng cử dân bầu”  -(TT) – ĐB Huỳnh Nghĩa: “Cần xây dựng cho được cơ chế giải pháp hữu hiệu mang tính khả thi cao, nhằm xóa bỏ mặc định Đảng cử dân bầu vốn trở thành nguyên tắc lâu nay. Cần đổi mới căn bản việc đề cử và tự ứng cử để tìm người hiền tài ra gánh vác việc nước“.
Quốc hội phải là cơ quan quyền lực cao nhất đúng nghĩa  -(VnM)   >>>  Thủ tướng: Kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia
Quốc hội cần đại biểu biết phản biện để “đấu” với cán bộ tròn trịa - (DT)   –  Phải làm rõ hơn vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất  -(HNM)   —  “Đại biểu Quốc hội cần có tư duy phản biện”   –   (VnEc)   —  “Đại biểu sợ cử tri chứ không phải sợ cấp trên“  -(VOV)
Đề xuất cán bộ quản lý cấp cao phải yêu nước sâu sắc  -(VnEx)

“Thiên đường Cộng sản “– đến những cái DANH THIẾP cũng bi cầm tù  -(Tô oanh -RFA)
Nếu chiến tranh Việt-Trung xảy ra…  -(Song Chi -RFA)   —   Ghi chép về chuyến đi Mỹ: 6. Xuất cảnh  -(Nguyễn tường Thụy -RFA)

Khi nào Việt Nam thay đổi  -(Nguyễn hưng Quốc -VOA)   —   BCT hãy làm gương đoàn kết thống nhất   – (Bùi Tín -VOA)

***  Bà con xem lại Video hồi tháng 2/2014, đảng dạy dỗ và rèn luyện một đại tá CA mà như thế này thì đừng mơ chống Trung cộng ăn cướp và cai trị VN – Và LS Quân là mới nhất cho chứng minh ĐCSVN đã là một thành viên của tổ quốc XHCN và là một tỉnh của TC như Tân cương ,Tây tạng. ĐCSVN quyết tiến tới cái tổ quốc XHCN, nên ai chống TC cướp VN là phản động, phải chết, chính Phùng quang Thanh xác nhận mới nhất trước thế giới là CHXHCNVN với TC là bạn và anh em trong nhà xích mích nhau thôi, xem như có gì đâu -Trung cộng cùng ĐCSVN chơi trò rượt đuổi để Đồng bào và nhất là giới trí thức (thật) VN chông TC lòi ra đặng tính kế túm đầu cho chết để diệt trừ hậu họa “gây bất ổn” cho tổ quốc XHCN.


Thư ngỏ gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng  -(Nguyễn trọng Vĩnh -Boxitvn)
NÓI THẬT CHO NHAU NGHE (Kỳ 4)  -(Boxitvn)   —   LUẬN BÀN TRUNG QUỐC LY THÂN HAY LY DỊ VIỆT NAM  -(Boxitvn)
 Dương Khiết Trì sang Việt Nam, Tổng Tham mưu trưởng ta lại đi Campuchia công tác  -(Caunhattan)
Dương Khiết Trì sang khi Việt Nam đang trong thế “cưỡi hổ”!  -(Dannews)  >>>   Ông Nguyễn Tấn Dũng lại lên tiếng!   >>>   Châu Âu sẽ cấm vận ODA đối với Việt Nam?
H4
ĐẰNG SAU PHẠM VĂN ĐỒNG LÀ NHỮNG AI?  -(Nguyễn hưng Quốc FB)  -Có thể khẳng định dứt khoát: tác giả của cái công hàm bán nước năm 1958 không phải chỉ là một mình Phạm Văn Đồng. Mà, ít nhất, của cả Bộ chính trị. Trong Bộ chính trị lúc ấy, Phạm Văn Đồng chỉ là người đứng hàng thứ tư, sau Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và Trường Chinh và trên Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh.
Không thể chỉ đổ tội cho một mình Phạm Văn Đồng mà quên đi cái tội của những người có quyền lực hơn ông, hơn nữa, có thể đã chỉ thị cho ông trong việc ký kết cái công hàm khốn nạn ấy.

GIẢI MẬT  -( Pham Viem Phuong FB).  “Tuyên bố về lãnh hải 1958 của TQ lại là bản tiếng Anh, được đánh máy (chắc chắn là bằng vi tính và in lại gần đây), không quốc huy, dấu đóng hay chữ ký, nên theo tôi, cũng chỉ là tài liệu tham khảo và thiếu độ chân xác và đáng tin cậy… PVĐ trước khi ký công hàm, chắc chắn phải nhận được bản sao của tuyên bố này (bằng tiếng Hán, Anh Pháp hay Việt gì đó). Thế nghĩa là cả bên TQ lẫn VN đều chưa giải mật tài liệu này, dù đã qua 56 năm
Đại Vệ Chí Dị – Kẻ thù nước Vệ -(Nguoibuongio)  -Quân Tề ngang nhiêm xâm lược lãnh hải Vệ. Chiến thuyền giăng đầy trên biển, súng ống giáo mác lăm le. Nhà Sản khiếp hãi.  Quan lại nhà Sản nhìn nhau, ai cũng chờ người khác hành động. Buổi thiết triều nào cũng vậy, quan lại loanh quanh nói chuyện giáo dục, chuyện thu thuế, chuyện cầu đường….nhưng động đến chuyện Tề xâm lược quan nào cũng giả bộ không phải lãnh vực mình quản lý“.
Dựa vào đâu để cứu nước, cứu nòi giống?  -(Badamxoe)  -Có lẽ vì mục tiêu của đàm phán mà mất nước đến nơi rồi chẳng thấy nguyên thủ quốc gia hay kẻ trọng yếu nào của Việt Nam lên tiếng thể hiện rõ quyết tâm, ý chí sắt đá trong bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng, bất khả xâm phạm, đổi chác, một tấc không đi một ly không rời , đánh cho Nước Nam anh hùng chi hữu chủ như tinh thần của cha ông ta trước đây và mới đây là thời Việt Nam ta đánh Pháp, đánh Mỹ và đánh Tầu Cộng bành trướng.
http://anhbasam.files.wordpress.com/2014/06/h611.jpg?w=300&h=168
NHỮNG CÂU NÓI VỀ HÒA BÌNH CỦA TẬP CẬN BÌNH VÀ ADOLF HITLER SAO GIỐNG NHAU THẾ!  -(TSYG)
BỎ CHẠY KHI BỊ XÂM LƯỢC THÌ BẢO VỆ TỔ QUỐC BẰNG CÁCH GÌ!?  -( Nguyễn Văn Hoàng FB)-“Nếu không dám đương đầu, không muốn đổ máu, không chịu hy sinh ngay cả khi giặc vào tận nhà thì hóa ra ngồi mát mà ăn không tiền thuế của dân à? Nếu vậy thì giải ngũ về làm xe ôm, để người dân ra trông coi. Hãy nhớ đỉnh cao như Mỹ còn phải mất mạng, bỏ mẹ“.
Điều gì sẽ đẩy Hoa Kỳ vào cuộc chiến với Trung Quốc?  -(Alan Phan)

Phan Thanh Tâm – Giới thiệu sách: TRẦN ĐỨC THẢO NHỮNG LỜI TRĂNG TRỐI: Hồ Chí Minh: con khủng long ba đầu, chín đuôi  -(DĐTK)

UPR của Việt Nam và Bắc Triều Tiên: có sự tương đồng  -(UPRVN)   >>>  Làm thế nào vận dụng cơ chế LHQ để bảo vệ nhân quyền?   >>>  Theo dòng UPR: con số và sự kiện

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/t1.0-9/p261x260/10479233_1420771194875659_6336971579545301398_n.jpg https://scontent-a-hkg.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/p261x260/10338767_1420771164875662_1366955167683726645_n.jpg?oh=0d37133df4da0144887c9a1016da589b&oe=542744B8   https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/s261x260/10384697_1420771318208980_7900057813811634506_n.jpg
Cán bộ Văn giang trốn, không tiếp dân, công an không khởi tố vụ côn đồ bắn dân  -(Lê Hiền Đức)
Trần Đình Triển: XEM VTV THỜI SỰ 19H HÔM NAY, VỪA VUI VỪA BUỒN -(Tễu)
NGÀY NHÀ BÁO VIỆT NAM -(Phạm đình Trọng FB)
Tại sao người nghèo lại cần quyền sở hữu hay quyền sở hữu cho người bán hàng rong có thể tạo ra thịnh vượng như thế nào  -(Phiatruoc)
_____________________________________________________________
   http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/sonhm/2014_06_17/giay.jpg
Hình trái :Giấy khai sinh mang tên Mai Kim Quy (SN 1939) được lập ở Hoàng Sa
Hình phải :“Lý lịch” cây đèn biển trên đảo Hoàng Sa
Trưng thêm bằng chứng xác thực khẳng định chủ quyền  -(ANTĐ)  -*** Vậy thì tại sao Trung cộng nêu 5 “chứng cớ” gởi dưới dạng Thư đến LHQ và 193 quốc gia từ hôm 9/6 mà CHXHCN VN không gởi những bằng chứng này để phản bác Trung cộng , đăng tin có lợi hơn gởi như thế không.
Chùm ảnh: Hai ngày bình yên hiếm hoi của tàu Cảnh sát biển -(LĐ)   >>>   Trung Quốc tăng số lượng tàu cá, máy bay trực thăng hạ xuống giàn khoan
 Bài này tổng hợp tin đủ thứ : Dư luận về chuyến thăm Việt Nam của ông Dương Khiết Trì  -(Bizlive) – dẫn qua bài này mới đúng chủ ý của đề :TS. Trần Công Trục: Ông Dương Khiết Trì sẽ nói gì? -  Cuối cùng ông Dương Khiết Trì vẫn đi thăm Việt Nam, điều này đã được xác nhận chính thức. Theo tôi, có lẽ đa số người Việt Nam đánh giá cao quyết định này và với truyền thống mến khách, chân thành và vị tha, người Việt Nam sẽ vẫn chào đón và mong đợi Bắc Kinh sẽ có cách ứng xử tích cực, cầu thị.
 *** Ai cứ đòi CHXHCN VN kiện Trung cộng cái “giàn khoan” nên đọc kỹ và suy gẫm có nên đề nghị, kiến nghị tiếp tục gì nữa không. Ông Phùng quang Thanh nói đâu “có sai” – Nó lậm 16-4  lắm rồi- Hoàng sa thì để ” mai sau con cháu đòi” thì giữa tháng 8 cái giàn khoan xong nhiệm vụ chỗ Gạc ma nó rút về, có gì đâu nào. -Có đảng và nhà nước lo tất, không đâu dân sướng bằng ở xứ XHCN.
 ***  Vạch thế nào bây giờ, cả 2 đều “đỏ”, vạch giữa mà “đỏ” , đố ai thấy đâu là đâu.
Lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp trên đá Chữ Thập sau khi xâm lược của Việt Nam và xây dựng công sự nhà nổi trái phép từ năm 1988. Nhiều khả năng Trung Quốc âm mưu biến Chữ Thập thành 1 căn cứ quân sự mạnh ở Trường Sa để tìm cách thực hiện tham vọng lưỡi bò.
Tàu vỏ thép: Lắng nghe ý kiến của dân  -(LĐ)
Không thể nuôi heo lấy tiền sắm biệt thự khủng  -(LĐ)  – Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đưa ra một thông tin làm cho những quan tham phải thót tim, đó là Bộ luật Hình sự sửa đổi sắp tới sẽ quy định làm giàu bất hợp pháp, không chứng minh được nguồn nào làm giàu cũng bị truy tố.
*** Ha ! ha! thót tim , cái gì chớ cái tánh tham của đám đầy tớ XHCN nên hỏi lại cụ Lê hiền Đức “mặt thằng nào cũng nhọ” và cụ Tô Hải “lấy mo nan  mà che.Báo NCT mới năm nay, mấy năm trước một vài báo đã nêu tên, nhà cữa xe cộ,,, thấy mà ham, có ai rớt cộng lông chân đâu, hơn nữa nó mà “thót tim” chết đi  hết mẹ, lấy ai phục vụ cho Nhân dân.
Nhà thầu Trung Quốc: Bộ GTVT nói khác Bộ Xây dựng vì…   -(ĐV)  >>>   Bộ trưởng Thăng: Cán bộ giao thông phải có tài, có đức   >>>   Thứ trưởng sẽ phải giỏi ngoại ngữ bậc nhất Việt Nam?   >>>   “Bộ đường sắt” trần tình: Không xây tuyến mới, sẽ rất… rẻ    >>>   Cầu Giẽ – Ninh Bình: Lún cho phép, vẫn thu phí như thường
Kiến nghị bỏ đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam   -(Tintuc)   —    Thẻ căn cước công dân có thể được sử dụng thay hộ chiếu  -(DT)
Hà Nội xếp gần bét bảng về mức độ quan tâm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em  -(DV)   >>>   Vụ 39 ngư dân Việt bị Brunei bắt giữ: “Họ nhốt 10 người chung một phòng”
Bộ trưởng Thăng và chuyện “cắt bỏ lợi ích” ở ngành giao thông  -(GDVN)   >>>  ‘Trên bảo dưới không nghe’, nhiều tuyến đường ở Hà Nội lộn xộn
************************************************************************
Quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Đa số các cuộc trao đổi giữa Trung Quốc và Việt Nam là do Trung Quốc chủ động đề xuất  -(CRI)
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ đến Việt Nam tổ chức cuộc gặp Trưởng đoàn Ban Chỉ đạo hợp tác song phương  -(CRI)
Trung Quốc lại tăng mạnh số tàu quanh giàn khoan trái phép  -(KT)   >>>   Nghị sĩ Mỹ bóc trần chiến lược “gặm nhấm” Biển Đông của TQ   >>>  Philippines nâng cấp căn cứ gần Trường Sa của VN… đối phó TQ   >>>   Khu trục săn ngầm Nga ghé thăm quân cảng Cam Ranh   >>>   TQ mưu đồ làm điều xấu, phi pháp gì nữa ở Hoàng Sa của VN?   >>>   Lãnh đạo Philippines và Nhật sắp hội đàm về TQ
Những điều chưa biết về Quốc vụ viện Trung Quốc   -(PT)  >>>   Từ vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981: “Cơ” gì cho Việt Nam?
Trung Quốc tăng thêm gần 20 tàu ra giàn khoan trái phép  -(PLTP)  >>>  Lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức cuộc họp “Đại dương của chúng ta”
Tường thuật từ Hoàng Sa ngày 17.6: Giàn khoan Hải Dương – 981 lại có dấu hiệu dịch chuyển  -(TNO)   >>>  Điểm mặt các tàu hung hãn của Trung Quốc   >>>   Bộ Tư lệnh Hải quân bàn giao và ra mắt Phi đội thủy phi cơ DHC-6   >>>   Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa do Việt Nam cộng hòa xây dựng được công nhận di tích quốc gia
Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa của Việt Nam tại đảo Song Tử Tây   Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa
Hai bia chủ quyền quần đảo Trường Sa của Việt Nam tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết do Việt Nam Cộng hòa xây dựng từ năm 1956. Trên hai bia chủ quyền này in rõ, khẳng định: “Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy. Phái bộ quân sự thị sát nghiên cứu đến viếng quần đảo này ngày 22 tháng 8 năm 1956 dưới sự hướng dẫn của Hải quân Việt Nam”.
Quốc hội băn khoăn về quyền tự do kinh doanh (TBKTSG )
_______________________________________________________________________
Hồi ký Clinton  -(BBC) -Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói gì về Việt Nam và Trung Quốc?
Lãnh đạo cấp cao ngoại giao Trung Quốc sang Việt Nam để đàm phán  -(RFI)
Việt Nam phản biện trước khi họp với Trung Quốc  -(RFA)   >>>   Dư luận về chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc

Hậu quả của một nền giáo dục duy ý thức hệ  -(RFA)

Philippines định xây thêm cơ sở hạ tầng trên hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông  -(VOA)
_________________________________________________________________
DƯƠNG KHIẾT TRÌ SANG VN LÀM GÌ  -(Beoth blog)
Quan hệ Trung – Việt định mệnh khả ố vì không biết sống theo công lý  -Nguyễn hoàng Đức -(Nguyentuongthuy)
Hãy tỉnh táo để nhìn Đảng. -(Canhco -RFA)

Kinh tế

Doanh nghiệp Trung Quốc nợ “như chúa chổm”  -(MTG)   —   Tỷ giá USD các ngân hàng đồng loạt tăng  -(VnM)
Nga thăm dò dầu mỏ, rót vốn vào lọc dầu Việt Nam  -(ĐV)   >>>   Thống đốc Bình:Xử lý sở hữu chéo thận trọng, từng bước một
Quảng Ninh sẽ lập “siêu” công ty đầu tư tài chính nhà nước?  -(Bizlive)   >>>   12 loại hàng hóa Trung Quốc chỉ được xuất qua cửa khẩu Hà Giang và Lạng Sơn   >>>  Bình Định: Tăng trưởng tín dụng chạy “giật lùi”
Nghĩ gì từ con số 9 tỷ USD?  -(DT)  -Hằng năm, ngành dệt may của Việt Nam phải nhập vải từ Trung Quốc trị giá đến 9 tỷ USD. Để hạn chế phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, các dự án về công nghiệp phụ trợ, vùng nguyên phụ liệu… đã được bàn thảo nhiều năm nay nhưng đến nay vẫn chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu.
Nắng hạn thiêu đốt, nông dân Quảng Ngãi gặt lúa cho… bò ăn  -(DV)   >>>   Giáp mặt gian thương Trung Quốc: Khoác áo đại gia, thu mua hải sản    >>>   Thương lái Việt: Đồng lõa kiêm… nạn nhân của gian thương Trung Quốc    >>>   “Việc thu mua búp thanh long tại Bình Thuận là bình thường”
Petrovietnam hợp tác dầu khí với Nga và Hà Lan   -(PT)   —   2 phó tổng giám đốc Sacombank bán hết cổ phiếu  -(PLTP)
Cần tăng giá điện để bằng với quốc tế?  -(PLTP)
Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam: Dừng đầu tư lúc này là quá chậm!   -(TBKTSG)   >>>  TPHCM: khu công nghệ, khu đô thị khó thu hút dự án FDI
FDI vào rung Quốc giảm mạnh   -(RFI)

Thế giới

Bà Suu Kyi vận động sửa đổi hiến pháp Miến Điện  -(RFA)   —   Miến Điện tiếp tục chuyển mình  -(RFI)
EU thúc giục Nga và Ukraine thỏa hiệp giá khí đốt -(RFA)   —   TT Ukraine tìm kiếm một thỏa ước hòa bình -(RFA)   —  Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine  -(VOA)
Hoa Kỳ – Iran hợp tác cứu Iraq? -(RFA)   –   Hoa Kỳ tuyên bố có thể hành động chung với Iran để giúp Baghdad -(RFA)   —   Mỹ chuẩn bị các giải pháp cho vụ khủng hoảng Iraq  -(VOA)   >>>  Phe chủ chiến chiếm thị trấn Tal Afar ở miền bắc Iraq   >>>   Mỹ, Iran chuẩn bị thảo luận trực tiếp về vấn đề Iraq   —   Irak bên bờ nội chiến  -(RFI)
Nếu TQ đổi mới hệ thống tư pháp thì ĐCS vẫn nắm quyền kiểm soát -(RFA)
Thủ tướng Nhật hối thúc quốc hội mở rộng hoạt động quân sự -(RFA)
Lo ngại trấn áp, công nhân Campuchia ở Thái Lan rủ nhau về nước   -(VOA)    —  Thái Lan muốn giành lại vị trí xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới   -(VOA)
srael tố cáo Hamas bắt cóc 3 thiếu niên   -(VOA)

Nếu Iraq chiến tranh, TQ sẽ gặp nạn chứ không phải Mỹ  -(MTG)   —   Mỹ: TQ hiện đại hóa không quân với quy mô chưa từng có trong lịch sử  -(GDVN)   >>>  “Nhật Bản coi Trung Quốc là đối tượng tác chiến, tăng cường quân sự”   >>>   Vũ trang cho đảo Yonaguni: Sự cân nhắc bí mật của Nhật Bản
Ấn Độ quyết phá mưu “mua chuộc láng giềng” của Trung Quốc – (MTG)
Miệng quan nói ‘khó đỡ’!  -(MTG) -Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Nobuteru Ishihara phải xin lỗi hôm 17.6, sau khi ông nói đùa rằng cư dân vùng thảm họa hạt nhân Fukushima sẽ chấp nhận kế hoạch xây một nhà kho tạm chứa chất thải phóng xạ, nếu chính phủ cho họ tiền!
Nhật Bản lần đầu tiên đưa vũ khí đi dự triển lãm quốc tế   -(Bizlive)
Triều Tiên đã chán “giấc mơ Trung Quốc”?   -(Dân trí)   —   Trung Quốc: người tâm thần phân liệt cũng được nhập ngũ  -(TT)
TQ tử hình 13 người về tội ‘khủng bố’ -(BBC)  —   Trung Quốc hành quyết 13 người vì « khủng bố và bạo lực » ở Tân Cương  -(RFI)
Các luật sư Trung Quốc đệ kiến nghị được viếng thăm thân chủ  -(VOA)
Ngũ Giác Đài: Không có kế hoạch hợp tác quân sự nào với Iran  -(VOA)
Nhật Bản và Ukraina đồng lên án hành động xâm chiếm chủ quyền    -(RFI)   —  Ukraina không sợ thiếu khí đốt   -(RFI)
Đối lập Miến Điện hoan nghênh hậu thuẫn của Washington   -(RFI)
Hỏa tiễn chống hạm của Bắc Triều Tiên gây quan ngại  -(RFI)   —   Bắc Triều Tiên có tên lửa hành trình mới  -(VOA)  >>>  Quan chức Nhật: Bắc Triều Tiên khiêu khích là ‘tự sát’
Ngư dân Philippines bám biển có yễm trợ   -(RFI)
Khủng bố tại Kenya : 49 người thiệt mạng  -(RFI)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Gần 100% đỗ tốt nghiệp, sao không bỏ thi cho nhẹ?  -(ĐV)
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trên 99%: Có đúng thực chất?  – (Dân trí)   >>>   Hà Nội: Trên 8 tỷ đồng phục vụ công tác coi thi vào lớp 10
Đỗ tốt nghiệp thấp nhất tỉnh vì thầy Khoa tung ảnh “quay bài“?   -(DV)

3 con chó giá hai triệu đồng đổi ba mạng người!  -(Dân trí)   —   Trộm chó liên tục dùng súng “bắn hạ” người truy đuổi ở Sài Gòn  -(DV)
Cụ bà 90 tuổi bị nhốt và bỏ đói đến trơ xương -(DT) -bên thiên đường Trung cộng.
Người dân bị chém trước mắt cảnh sát khu vực   -(ĐV)   >>>   Trộm chó bắn chết người, ai bảo vệ dân?    >>>   Xử mũ bảo hiểm: CSGT gọi vào…kiểu gì cũng bị phạt!   >>>   World Cup đến, tài sản và tính mạng đi…    >>>   Xác chết 15 ngày, vắt vẻo trên cột điện cao thế    >>>   Nam thanh niên bị cẩu tặc bổ rìu vào đầu    >>>   Thiếu nữ rút súng để chứng tỏ không thua kém ai
Kẻ lạ mặt bất ngờ tấn công, thai phụ tử vong trước ngày cưới  -(ĐSPL))   >>>  Phá đường dây đánh bạc ngàn tỉ, sếp ngân hàng VIB “dính nặng”
Vợ phát hiện chồng treo cổ tự tử trong đêm  -(PLTP)
Gia tăng mạnh tai nạn xe máy gây chết người  -(NLĐO)-

Ông Đặng Vũ Minh bức tử một tờ tạp chí để cướp 500 triệu mỗi năm như thế nào?

Sau loạt bài tố cáo sai phạm ở Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) mà Dân Luận đăng tải, Trực Ngôn liên tục nhận được những ý kiến phản hồi của các cán bộ đang công tác ở cơ quan này (có cán bộ đã gửi hơn 30 ý kiến vào mail mà chúng tôi cung cấp). Tất cả các ý kiến đều đồng tình với loạt bài, cung cấp nhiều tư liệu tố cáo sai phạm của lãnh đạo và bày tỏ mong muốn chúng tôi tiếp tục công bố lên công luận để bạn đọc hiểu rõ sự xôi thịt, bỉ ổi của những kẻ mang danh trí thức đang lãnh đạo cơ quan này. Chẳng hạn như một bạn cán bộ đã cung cấp một tư liệu rất quý để vạch mặt tham nhũng của bộ sậu lãnh đạo ở đây. Đó là khi làm báo cáo xin tiền Nhà nước, LHHVN khai khoản thu tại chỗ chỉ có 1 tỷ đồng (thu từ các Viện, Trung tâm trực thuộc, mỗi đơn vị một năm phải nộp 7 triệu đồng niên niễm cho LHHVN), nhưng khi quyết toán thì lại khai chi từ khoản này gần 10 tỷ. Như vậy họ đã ăn được 9 tỷ đồng nguồn thu tại chỗ mà không phải nộp ngân sách đồng nào.

Vụ “ăn bẩn” có dính dáng đến đích thân ông Chủ tịch Đặng Vũ Minh và người thân của ông ta mà chúng tôi được cung cấp tư liệu (có đủ các bản chụp tài liệu đóng dấu đỏ) mới khiến chúng tôi thật sự ghê tởm. Chỉ vì muốn cướp không 500 triệu mỗi năm của một tờ tạp chí vốn là cơ quan ngôn luận của chính LHHVN mà ông Minh và đồng bọn nỡ xua đuổi gần chục người lao động của cơ quan này ra đường.

Tờ tạp chí bất hạnh ấy mang tên Khoa học và Tổ quốc (KH&TQ), vốn xưa kia là tờ Tổ quốc của Đảng Xã hội. Khi Đảng Xã hội bị giải tán, trụ sở chuyển cho LHHVN sử dụng thì Tạp chí trở thành cơ quan ngôn luận của LHHVN. Phát huy truyền thống từ thời báo Tổ quốc, Tạp chí KH&TQ có nhiều bài viết thể hiện là tiếng nói của trí thức. Khi mà cả LHHVN im thít trước vụ Thủy điện Sông Tranh thì chính tạp chí KH&TQ đã dũng cảm đăng liền 2 bài báo về vấn đề này. Rồi loạt bài phê phán về giáo dục (trong đó có bài của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại mà không báo nào dám đăng), loạt bài chống tham nhũng… Tạp chí rất được các nhà khoa học tâm huyết quý mến và gửi bài, trong đó có cả các trí thức tên tuổi ở hải ngoại như Phạm Việt Hưng, Bùi Trọng Liễu. Trong cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức có nhắc đến Tạp chí KH&TQ ở phần 2 “Quyền Bính”. Xin trích nguyên văn để bạn đọc thấy tờ Tạp chí KH&TQ đã từng nổi tiếng như thế nào: “Trong hai số liên tiếp, tháng 3 và tháng 4/1990, KH&TQ cho đăng 2 bài viết, một của ông Đỗ Đức Dục, cựu Tổng thư ký Đảng Dân chủ và ông Đặng Kim Giang, ký tên là Lương Dân, nói về đa nguyên đa đảng”.

Bước vào thời kinh tế thị trường, báo chí gặp khó khăn, nhưng thông thường ở tất cả các bộ, ngành, với các Tạp chí, cơ quan chủ quản bao cấp để làm tiếng nói tuyên truyền cho ngành. Nhưng ở LHHVN thì không những không bao cấp mà họ còn tìm cách cướp đoạt số tiền còm cõi Nhà nước cấp cho Tạp chí. Mặc dù tạp chí có 4 suất định biên nhưng phải tự vật lộn để sống, và khi 4 người này nghỉ hưu thì cơ quan chủ quản không bổ sung ai vào các chỗ trống này nữa (để họ dễ bề “bắt nạt”), khiến cơ quan hiện nay toàn cán bộ hợp đồng lao động. Nhờ những mối quan hệ và cũng được nhiều bạn đọc quý mến nên vài năm gần đây Tạp chí KH&TQ xin được Bộ Tài chính cấp cho 500 triệu tiền hoạt động mỗi năm (thông qua gói ngân sách cấp chung cho cả LHHVN). Tối mắt trước khoản tiền này nên ông Đặng Vũ Minh và Thường trực Đoàn Chủ tịch đã nhẫn tâm chiếm đoạt bằng một âm mưu vô cùng thâm độc và dối trá.

Để xơ múi, chấm mút số tiền này, nhân khi tạp chí KH&TQ khuyết chân Tổng biên tập, ông Minh ngay lập tức bổ nhiệm một người quen đã nghỉ hưu về làm TBT mà không tiến hành lấy ý kiến của cán bộ ở đây. Nên nhớ đây là một sự vi phạm trắng trợn Quyết định 27/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo”. Theo Quy chế này thì việc lấy ý kiến cán bộ trong cơ quan là một thủ tục bắt buộc.

Vị người quen của ông Minh là một kẻ tư cách đồi bại. Tay này khi vừa về làm TBT đã viết ngay một bài ca ngợi mẹ ông Minh đăng trên Tạp chí KH&TQ để nịnh thối, khiến các cán bộ Tạp chí không nhịn được cười (tên bài viết là: “Bà Phạm Thị Thức – điểm tựa và cảm hứng cho thành công của nhiều trí thức lớn”, ai quan tâm có thể tìm đọc trên số tạp chí tháng 12/2012). Bà Thức là mẹ ông Minh, đọc xong cả bài viết mà người đọc không hiểu vì sao bà ấy lại là “điểm tựa” với “cảm hứng” để nhiều trí thức lớn thành công?. Tư cách đồi bại của tay này không dừng ở việc nịnh trên nạt dưới mà còn ở chỗ hắn nhặt nhạnh chừng hơn chục bài viết đã đăng trên sách báo để đưa vào tạp chí (có tác giả đã chết 4-5 năm như GS.VS Nguyễn Văn Đạo mà vẫn có bài trên tạp chí, thì ra là hắn lấy bài tham luận của ông này từ gần chục năm trước), hắn vẫn tính tiền nhuận bút rồi “lĩnh hộ” các tác giả này.

Ngay khi vừa làm TBT, tay này đã tính toán rằng, với số tiền được cấp nếu phải trả lương phóng viên, biên tập với trả nhuận bút thì hết, không xơ múi được gì, không có tiền để “ngoại giao” với các anh lãnh đạo LHHVN. Hắn báo cáo lên ông Minh và được bật đèn xanh rằng cần phải đuổi bớt người để giảm chi phí, bài vở thì chỉ cần nhặt nhạnh những bài vô thưởng vô phạt trên mạng đưa vào Tạp chí, làm như vậy sẽ dư được 2-3 trăm triệu mỗi năm từ số tiền được Bộ Tài chính cấp, số tiền dư đó để làm gì hẳn độc giả cũng đã đoán ra.

Trở về Tạp chí, tay này tìm cách đuổi việc cán bộ, phóng viên bằng việc tuyên bố ký lại hợp đồng lao động với mọi người, chỉ trả lương 1 triệu đồng/tháng. Cán bộ tạp chí phản đối, làm đơn lên cơ quan chủ quản để mong can thiệp vì đây là việc quá vô lý, vi phạm nghiêm trọng Luật Lao động. Tuy nhiên, LHHVN không những không can thiệp gì mà còn đổ lỗi rằng cán bộ ở Tạp chí là một bọn phá đám, chuyên kiện cáo mất đoàn kết, “cứ Tổng biên tập nào không vừa ý họ là họ phản đối” (lời bè lũ bốn tên lãnh đạo LHHVN tuyên truyền với mọi người).

Không trông chờ gì ở các lãnh đạo thoái hóa biến chất của LHHVN, cán bộ Tạp chí bất đắc dĩ phải khiếu nại lên các cơ quan khác như Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin - Truyền thông… Biết không thể thực thi được ý đồ đuổi người như trên, ông Minh và Thường trực Đoàn Chủ tịch “phím” cho tay TBT kia giả vờ làm đơn xin từ nhiệm rồi lấy lý do là “tạp chí không có Tổng biên tập”, ông Minh gửi Công văn số 261/LHHVN-TCCB ngày 10/4/2013 lên Bộ Thông tin - Truyền thông xin đình bản Tạp chí KH&TQ. Bộ TTTT đã có Công văn 1298/BTTTT-CBC cho phép Tạp chí tạm ngừng xuất bản từ tháng 4/2013. Lãnh đạo LHHVN tính toán, khi Tạp chí ngừng hoạt động, không làm việc nữa, không có thu nhập thì cán bộ ở đây tự bỏ cơ quan mà đi, họ đỡ mất công đuổi.

Trước tình hình này, cán bộ tạp chí KH&TQ bèn giới thiệu một nhà khoa học có uy tín là GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng về làm TBT và GS. Nguyễn Hữu Tăng đã nhận lời. Cán bộ Tạp chí gửi đề xuất lên ông Minh và Thường trực Đoàn Chủ tịch. Trước tình huống bất ngờ ngoài dự kiến này, ông Minh và Thường trực Đoàn Chủ tịch vờ vĩnh ủng hộ nguyện vọng của cán bộ Tạp chí. Đích thân ông Minh 3 lần điện thoại cho GS.Nguyễn Hữu Tăng nói rất mong anh về để lãnh đạo Tạp chí xứng đáng là tiếng nói của trí thức, tôi sẽ hết sức ủng hộ Tạp chí cả về kinh phí lẫn biên chế, v.v. Ông Phó Chủ tịch Trần Việt Hùng cũng vờ xuýt xoa “được anh Tăng nhận lời thì tốt quá!”.

Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở lời nói đầu môi chót lưỡi. Để gạt nguyện vọng của anh em cán bộ Tạp chí KH&TQ sang một bên, ngày 3/6/2013, ông Minh và Thường trực Đoàn Chủ tịch bất ngờ triệu tập cuộc họp Đoàn Chủ tịch (Đoàn Chủ tịch gồm 23 Ủy viên, nhưng cuộc họp hôm đó chỉ có 14 người tham dự vì các đại biểu miền Nam họ không mời). Tại cuộc họp này, ông Minh và Thường trực Đoàn Chủ tịch chuẩn bị một bài “tổng xỉ vả” cán bộ Tạp chí KH&TQ, họ buộc tội cán bộ Tạp chí là những kẻ phá đám, chuyên kiện cáo lung tung mất đoàn kết, chính vì kiện cáo nên TBT ở đây đã phải xin từ chức, nên giờ Tạp chí không có TBT, rồi đề nghị Đoàn Chủ tịch cho đình bản Tạp chí để củng cố, không hề đả động gì đến nguyện vọng của cán bộ Tạp chí là mời GS. Nguyễn Hữu Tăng làm TBT. Vì chỉ nghe thông tin một chiều nên Đoàn Chủ tịch nhanh chóng đồng ý. Vậy là ông Minh đã hợp pháp hóa cái việc tự ý xin đình bản từ gần 2 tháng trước. (Cuộc họp này đã có một đại biểu dùng iPhone ghi âm được nội dung và cung cấp cho cán bộ Tạp chí).

Sau cuộc họp ông Minh còn thớ lợ gọi điện nói dối với GS Nguyễn Hữu Tăng là tôi đã đề xuất anh làm TBT nhưng Đoàn Chủ tịch không đồng ý, anh chỉ được một phiếu ủng hộ của tôi thôi. Một chi tiết cần nói thêm, GS. Nguyễn Hữu Tăng là người nhiệt tình ủng hộ ông Minh làm Chủ tịch LHHVN, vậy mà nay ông Minh lấy oán báo ân, ăn cháo đái bát.

Vậy là số phận một tờ Tạp chí uy tín đã được an bài. Ông Minh còn ra Quyết định 610/QĐ-LHHVN đình bản Tạp chí, trong đó có nội dung đuổi người lao động ra đường. Ông Phạm Tâm Hiếu – Thư ký tòa soạn Tạp chí đã có đơn tố cáo việc này (Xin xem bài: “Lãnh đạo một cơ quan trí thức hành xử côn đồ” ngày 4/11/2013 đăng trên Dân Luận thì rõ).

Số tiền 500 triệu hàng năm của Tạp chí đã được ông Minh và bộ sậu biến báo vào hoạt động “phản biện” dỏm và “phổ biến kiến thức” lừa để chôm chỉa. Hai hoạt động này không ai kiểm chứng được hiệu quả nên rất dễ rút tiền.

Gần 10 cán bộ Tạp chí KH&TQ hơn một năm nay phải chịu oan ức vì bỗng nhiên bị đuổi ra đường không được sắp xếp công ăn việc làm, không một đồng xu đền bù, thậm chí còn không được chốt Bảo hiểm xã hội.

Thông tin vụ việc đến chúng tôi, một cán bộ bức xúc viết: không thể hiểu nổi đầu óc bệnh hoạn của những kẻ có bằng cấp cao sang mà hành vi thú tính đến thế. Chỉ vì vài trăm triệu đồng mỗi năm mà nọ nỡ bức tử một tờ Tạp chí là tiếng nói của trí thức. Đặc biệt là ông Minh, một người có học hàm GS.VS, gần 70 tuổi đầu, vậy mà nỡ lừa gạt những cán bộ Tạp chí KH&TQ chỉ đáng tuổi con em mình. Trí tuệ của bọn họ không dùng để làm việc ích nước lợi dân mà chỉ để mưu mô tìm cách ăn bẩn thôi sao?
Trực Ngôn
(Dân luận)
qd_cua_ong_minh_duoi_moi_nguoi_lao_dong_ra_duong.jpg

qd_cua_ong_minh.jpg


Việt-Trung đối thoại cấp cao trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông

Tàu Trung Quốc (T) dùng vòi rồng phun nước tấn công tàu Việt Nam tại Biển Đông
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc phụ trách đối ngoại, ông Dương Khiết Trì, sẽ sang Việt Nam vào tuần tới trong khuôn khổ đối thoại thường niên về hợp tác song phương. Báo South China Morning Post, số ra ngày hôm nay, 15/06/2014, đã cho biết thông tin này.

Đây sẽ là quan chức Trung Quốc cao cấp nhất tới Việt Nam, vào lúc quan hệ giữa hai nước đang căng thẳng do việc Trung Quốc, kể từ đầu tháng Năm vừa qua, đã đưa giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.

Bình thường ra, những sự kiện này thường được thông tin trước. Tuy nhiên, lần này, Bộ Ngoại giao của cả hai nước đều chưa thấy có thông báo gì. Nguồn tin tại Việt Nam giải thích với South China Morning Post là thời điểm chuyến đi của ông Dương Khiết Trì không phù hợp với tình hình hiện nay; chính phủ Việt Nam và Trung Quốc buộc phải tổ chức đối thoại thường niên theo lịch trình đã định và tránh không gây ra những phản ứng từ phía công luận ở mỗi nước.

Theo tiến sĩ Trần Trường Thủy, thuộc Viện Biển Đông, Học viện Quan hệ quốc tế, ông Dương Khiết Trì tới Hà Nội tham dự vòng gặp gỡ cuối cùng trong khuôn khổ Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương và sẽ có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh.

Theo ông Thủy, “đây là cuộc gặp thông thường bàn về hợp tác, nhưng lần này, chủ đề chính sẽ tập trung vào những vấn đề ở Biển Đông”.

Ông Dương Khiết Trì và ông Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm gay gắt vào ngày 06/05, khi mới xẩy ra cuộc khủng hoảng. Ngoại trưởng Minh đã tố cáo Trung Quốc đưa giàn khoan cũng như điều động các tàu, xâm nhập bất hợp pháp vào vùng biển của Việt Nam, trong khi đó, ông Dương nói rằng các “quấy nhiễu của Việt Nam đối với các hoạt động bình thường của các công ty Trung Quốc đã “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc”.

Theo các nguồn tin báo chí, Bắc Kinh đã bác bỏ hoặc không đáp lại những đề nghị của Hà Nội muốn có các cuộc đối thoại ở cấp cao hơn hai ông Dương Khiết Trì và Phạm Bình Minh.

Không rõ lần này, ông Dương Khiết Trì có các cuộc gặp với các quan chức cao cấp hơn Ngoại trưởng Phạm Bình Minh hay không.

Ủy ban chỉ đạo hợp tác Việt-Trung được thành lập năm 2006, họp hàng năm để thảo luận về những hồ sơ và các dự án hợp tác chính trong quan hệ giữa hai nước. Năm ngoái, cuộc họp được tổ chức tại Bắc Kinh và ông Dương Khiết Trì là trưởng phái đoàn Trung Quốc, còn đại diện phái đoàn Việt Nam là ông Nguyễn Thiện Nhân.

Tuy nhiên, các căng thẳng trước đây tại Biển Đông đã từng làm gián đoạn đối thoại. Ông Trương Minh Lượng (Zhang Mingliang), chuyên gia về Đông Nam Á, thuộc đại học Kị Nam, Quảng Châu, Quảng Đông (Jinan University – Guangzhou), cho biết, cuộc gặp năm 2007 bị đình hoãn do căng thẳng song phương, sau khi các tàu tuần dương của Trung Quốc bắn cháy một tàu cá Việt Nam và làm một ngư dân thiệt mạng.

Ông Trương cho rằng, hiện nay không phải là thời điểm thuận lợi cho một cuộc gặp cấp cao, nhưng cả hai bên không muốn hủy bỏ chuyến đi này, bởi vì họ có những vấn đề phải giải quyết.

Báo South China Morning Post đã hỏi, nhưng cả Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Việt Nam đều không khẳng định chuyến đi của ông Dương Khiết Trì.

Theo tờ báo, nguồn tin từ Việt Nam cho biết Hà Nội có thể sẽ đưa tin về cuộc họp, khi ông Dương Khiết Trì có mặt tại Việt Nam. Dường như Việt Nam phải làm như vậy để tránh gây xôn xao trong công luận, vốn đã bức xúc về bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, tướng Phùng Quang Thanh, tại Đối thoại Shangri-la, khi ông nói rằng “mọi việc đều tốt đẹp” trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo RFI

Việt Nam bác bỏ quan điểm phi lý của Trung Quốc về Hoàng Sa

Việt Nam bác bỏ những lập luận vô căn cứ của Trung Quốc về chủ quyền các quần đảo trên Biển Đông, cung cấp bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã đưa các tàu và máy bay quân sự, đồng thời tiếp tục dùng tàu công vụ tấn công tàu Việt Nam.

Việc này sẽ được thực hiện trong cuộc họp báo quốc tế lần thứ 5 kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, với sự tham gia của đại diện của Ủy ban Biên giới Quốc gia, Tập đoàn dầu khí, Cảnh sát biển và Cục Kiểm ngư.

Họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông ngày 16/6. Ảnh: Quý Đoàn

Họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông ngày 16/6. Ảnh: Quý Đoàn

Ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Ngoại giao Việt Nam cho biết trong những ngày qua Trung Quốc vẫn duy trì hoạt động trái phép của giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam, bất chấp quy định luật pháp quốc tế. Các tàu của Trung Quốc vẫn hung hăng ngang ngược tấn công, đâm va và dùng súng phụn nước cường độ mạnh, khống chế tấn công đánh đập ngư dân.

Trung Quốc liên tục đưa ra luận điệu sai trái vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam về những căng thẳng hiện nay trên thực địa. Ngày 8 và 9/6 vừa qua, Trung Quốc công bố tài liệu nhan đề "Tác nghiệp của giàn khoan Hải dương 981: sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc, đề nghị lưu hành tại Liên hợp quốc. "Ngày 13/6, Trung Quốc lại nêu những luận điệu hết sức sai trái và vô căn cứ về Hoàng Sa", ông Bình cho biết.

&lt;br /&gt;

Ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, cho biết những ngày qua Trung Quốc tiếp tục gia tăng căng thẳng ở Biển Đông bằng các hành động vi phạm luật pháp quốc tế. Việt Nam trước sau như một kiên quyết phản đối mọi hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Đại diện Ủy ban Biên giới của Việt Nam lần lượt đưa ra từng luận điểm để bác bỏ luận điệu của Trung Quốc về chủ quyền Hoàng Sa.

Thứ nhất, các tư liệu lịch sử cho thấy Trung Quốc không có chủ quyền với Hoàng Sa. Trung Quốc đã đưa ra các tư liệu không có nguồn gốc rõ ràng để đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. "Các tư liệu này không chính xác, giải thích tùy tiện, là của cá nhân, tài liệu Trung Quốc công khai không chứng tỏ được rằng nhà nước phong kiến Trung Quốc thiết lập chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa", ông Trần Duy Hải khẳng định.

Ông Hải nhắc lại sự kiện năm 1898 khi hai tàu buôn phương Tây bị đắm ở Hoàng Sa và bị ngư dân Trung Quốc cướp tài sản, phó vương Quảng Đông đã lập luận rằng Hoàng Sa là quần đảo bị bỏ rơi, không thuộc về Trung Quốc. "Phía Trung Quốc đã tuyên bố không chịu trách nhiệm về việc ngư dân cướp tài sản", ông Hải cho biết.

Trong khi đó Việt Nam đã công khai cung cấp các bằng chứng cho thấy nhà nước phong kiến Việt Nam, ít nhất từ thế kỷ 17, đã xác lập chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa từ thời nó còn là lãnh thổ vô chủ. Năm 1946, lợi dụng bối cảnh sau thế chiến II, chính quyền của Tưởng Giới Thạch đã xâm nhập đảo Phú Lâm, bị chính quyền Pháp phản đối và sau đó họ Tưởng phải rút đi.

Thứ hai, các hội nghị quốc tế không giao Hoàng Sa cho Trung Quốc. Ông Hải tiếp tục đưa ra các bằng chứng lịch sử cho thấy chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là tại hội nghị San Francisco và cho đến tận trước năm 1974, Trung Quốc vẫn hoàn toàn ý thức Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam Cộng hòa.

Thứ ba, Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa và sử dụng vũ lực cho nên không thể thiết lập được chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, bản dự kiến phát biểu của ông Hải có đoạn. Năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa từ tay quân lực của Việt Nam Cộng hòa.

Thứ tư, Việt Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Công thư năm 1958 không hề đề cập vấn đề chủ quyền. Trung Quốc tìm cách diễn giải sai văn bản này.

Công bố tài liệu về chủ quyền tại cuộc họp báo. Ảnh: Quý Đoàn

Trong hơn một tháng qua, Việt Nam đã có trên 30 cuộc giao thiệp ở các cấp và các kênh khác nhau, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu hộ tống nhằm tạo một môi trường thuận lợi cho đối thoại. Tuy nhiên, Trung Quốc khăng khăng không rút giàn khoan và cũng không đàm phán.

"Như vậy, việc Trung Quốc nói cánh cửa đàm phán vẫn rộng mở là không đúng với thực tế. Việt Nam một lần nữa yêu cầu Trung Quốc giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982", ông Trần Duy Hải tuyên bố

Trung Quốc điều tàu quân sự đến gần giàn khoan

Ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, cho biết trong những ngày qua phía Trung Quốc duy trì khoảng 100 tàu trong đó có 6 tàu chiến, và các máy bay quân sự để thực thi cái gọi là bảo vệ giàn khoan 981.

Ngày 13/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức họp báo về giàn khoan 981 trong đó đưa ra thông tin hình ảnh sai lệch tình hình thực tế ở hiện trường, nói rằng các tàu Việt Nam đâm húc 1.547 lần các tàu Trung Quốc, làm các tàu Trung Quốc hư hỏng.

"Chúng tôi bác bỏ thông tin sai lệch phi lý trên. Thực tế, chỉ có tàu Trung Quốc chủ động đâm va phun nước, làm 36 lượt chiếc tàu Việt Nam hư hỏng. Trong đó gồm 23 tàu kiểm ngư, 5 tàu cảnh sát biển, và 7 tàu cá", và một tàu cá bị đâm chìm hẳn hôm 26/5, ông Thu cho hay. Các vụ đâm va của Trung Quốc khiến 15 kiểm ngư viên và hai ngư dân Việt Nam bị thương.

&lt;br /&gt;

Ông Thu bác bỏ luận điệu của Trung Quốc cho rằng phía Việt Nam dùng người nhái và vật cản để tấn công tàu Trung Quốc. Khu vực gần 981 chính là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam, khi bị các tàu Trung Quốc đâm, đuổi, ngư dân phải bỏ lưới để cơ động, và tàu Trung Quốc còn thu cả lưới của ngư dân Việt Nam.

Lưới đánh cá và các vật trôi nổi Trung Quốc vớt được là những mảnh gỗ, thùng phi trôi tự do, hoặc do Trung Quốc đâm va dùng vòi rồng công suất lớn làm thùng phi, thùng sơn, khúc gỗ trên mặt boong các tàu cá bị văng xuống biển. Trung Quốc vớt lên cho là bằng chứng là trái sự thật", ông Thu nói thêm.

Đại diện cảnh sát biển Việt Nam một lần nữa khẳng định sự hiện diện của các tàu chiến và máy bay quân sự gần giàn khoan 981. Ông cho biết các phóng viên trong nước và quốc tế, cũng như lực lượng chấp pháp của Việt Nam đã ghi lại được số hiệu, số liệu tàu và máy bay.

Ông Hà Lê, Phó cục trưởng Cục Kiểm Ngư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bác bỏ thông tin của Trung Quốc cho rằng tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị đâm chìm hôm 26/5 là "do tự lật sau nhiều lần đâm húc tàu Trung Quốc và phía Trung Quốc đã cố vào cứu mà không được". Ông Lê khẳng định các tàu của Trung Quốc thậm chí còn có hành động ngăn cản không cho tàu Việt Nam vào cứu hộ 10 ngư dân bị rơi xuống nước.

Hình ảnh của một tàu hải cảnh mà Trung Quốc dùng để vu cáo tàu Việt Nam đâm va hơn 1.500 lần. Ảnh: Reuters

Đại diện cảnh sát biển công bố hình ảnh video cho thấy các tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu hộ vệ tên lửa, máy bay trinh sát của Trung Quốc sà rất thấp tại khu vực giàn khoan. Ông Ngô Ngọc Thu đặt câu hỏi nếu quả thực Trung Quốc thực hiện lệnh cấm biển từ tháng 6, vì sao lại đưa 40-60 tàu kèm đèn pha công suất lớn đến để thu hút cá.

Về việc Trung Quốc công bố hình ảnh mũi tàu của họ bị thủng và vu cáo là do tàu Việt Nam đâm, ông Thu lý giải người ta chỉ có thể dùng mũi để đâm tàu khác, không ai lấy mạn để đâm tàu. "Điều đó thật là phi lý", ông nói.

Việc lỗ thủng xuất hiện trên mũi tàu Trung Quốc chỉ càng cho thấy tàu nước này đã đâm tàu của Việt Nam.

"Trung Quốc nói tàu cá Việt Nam thường xuyên ngăn cản quấy rối tàu chấp pháp Trung Quốc là hoàn toàn vô lý. Xin khẳng định một lần nữa, các tàu cá Việt Nam chưa bao giờ có hành động ngăn cản quấy rối tàu Trung Quốc dù tàu Trung Quốc đang hoạt động trái phép tại vùng biển của Việt Nam", ông Hà Lê khẳng định.

'Trung Quốc phải rút ở Trường Sa'

Về việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc có yêu cầu Việt Nam rút khỏi 29 đảo đá ở quần đảo Trường Sa và nói rằng Việt Nam chiếm giữ trái phép, ông Trần Duy Hải tuyên bố rằng đề nghị của Trung Quốc hết sức vô lý.

"Việt Nam bác bỏ đề nghị phi lý đó của Trung Quốc, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử để khẳng định chủ quyền với quần đảo Trường Sa", ông Thu nói và khẳng định Việt Nam đã quản lý khai thác hòa bình liên tục trên quần đảo Trường Sa.

"Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm một số bãi trên quần đảo Trường Sa, do vậy chính Trung Quốc mới phải rút khỏi những bãi họ chiếm giữ bất hợp pháp năm 1988", phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia nói.

Về các thông tin cho rằng Trung Quốc đang đào đắp đất và xây dựng các công trình trên đá Gạc Ma và các bãi đá khác ở Trường Sa, ông Lê Hải Bình cho biết Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp đó của Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc nghiêm túc tôn trọng chủ quyền Việt Nam, tôn trọng Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC), yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động xây dựng trái phép cũng như các hoạt động đơn phương khác và không để tái diễn hành động tương tự trong tương lai.

Trong chuyến công du tới Hà Nội tới đây của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, tình hình căng thẳng ở Biển Đông chắc chắn sẽ là chủ đề được bàn đến, ông Bình cho hay.

Vu cáo

Trước đó, ngày 9/6, trong thư gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, Trung Quốc nêu một loạt cáo buộc vu khống Việt Nam ngăn cản hoạt động của giàn khoan 981. Trung Quốc vu cho Việt Nam cử một lượng lớn các tàu, gồm tàu quân sự, người nhái, thả chướng ngại vật để ngăn cản hoạt động của giàn khoan và cản trở hoạt động của các tàu thuyền hộ tống của Trung Quốc.

Cũng trong tài liệu trên, Trung Quốc cho rằng Việt Nam vi phạm chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực giàn khoan, đe dọa an toàn với các lực lượng Trung Quốc đang thực thi nhiệm vụ. Văn bản còn thể hiện luận điểm xuyên tạc sự thật khi cho rằng Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã thực hiện thăm dò ở vùng này trong 10 năm qua và hoạt động của giàn khoan "là sự tiếp nối quá trình thăm dò thông lệ".

Ngoài công thư gửi Liên Hợp Quốc, các quan chức Trung Quốc cũng nhiều lần vu cáo Việt Nam đâm va tàu cá và tàu chấp pháp của họ tại Hoàng Sa. Mới đây nhất, Phó vụ trưởng các vấn đề Biên giới và Hải dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương nói rằng các tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc hơn 1.500 lần kể từ đầu tháng 5.

Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien

Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien

Trong khi đó, suốt một tháng rưỡi qua, lực lượng Cảnh sát Biển và Kiểm ngư Việt Nam luôn kiên trì bám sát hiện trường, ngư trường và đấu tranh bằng biện pháp hòa bình nhằm buộc Trung Quốc ngừng xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Trước hành vi của Trung Quốc, Việt Nam đã ba lần gửi công hàm tới Tổng thư ký Ban Ki-moon và đại diện các nước và tổ chức quốc tế, thông báo rõ tình hình. Đến nay Việt Nam đã có trên 30 cuộc giao thiệp ở các cấp và các kênh khác nhau, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu hộ tống nhằm tạo một môi trường thuận lợi cho đối thoại. Trung Quốc không những không đáp ứng tích cực yêu cầu của Việt Nam cũng như kêu gọi của cộng đồng quốc tế, mà còn tiếp tục những hành vi sai trái.

Hôm 11/6, Liên Hợp Quốc cho biết sẵn sàng làm trung gian hòa giải Việt Nam và Trung Quốc, sau khi cả hai nước gửi công hàm liên quan đến căng thẳng trên Biển Đông lên Tổng thư ký Ban Ki-moon.
Trọng Giáp - Việt Anh
Theo VnExpress

Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng khó hay dễ?

Công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc
Công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc
RFA files
Sau khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tiến hành khoan thăm dò và di chuyển tại vùng biển mà Hà Nội cho là thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đưa ra những văn bản từ thời Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa chứng minh Bắc Kinh có quyền hoạt động tại khu vực đó và chính Việt Nam đang cản trở phía Trung Quốc.

Hà Nội đã đưa ra những lập luận phản bác đối với một trong những văn bản đó là Công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng hồi năm 1958. Tuy nhiên theo một số nhà trí thức Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài thì những lập luận phản bác của Việt Nam chưa đủ mạnh.

Cảm thông

Ngay sau khi vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 xảy ra, không chỉ người Việt trong nước mà nhiều người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài đều quan tâm đến các diễn biến trên vùng biển quê hương.

Nhiều người đều có chung thông tin khu vực Hoàng Sa mà hiện nay Trung Quốc đang quản lý thuộc Việt Nam từ trước và thời điểm cả quần đảo này bị thâu tóm bởi Bắc Kinh là vào tháng giêng năm 1974 qua một cuộc hải chiến khiến 74 sĩ quan và binh sĩ của Việt Nam Cộng hòa phải bỏ mình để bảo vệ đảo.

Nhưng rồi Trung Quốc lại trưng ra công hàm do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958 gửi cho ông Chu Ân Lai nói rằng Hà Nội công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản bác lập luận rằng lúc đó Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Hòa nên Hà Nội không thể cho cái không thuộc về họ. Một số ý kiến còn cho rằng thủ tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm đó trong hoàn cảnh chiến tranh với sự trợ giúp của Trung Quốc để chống Mỹ nên cần thông cảm cho ông Phạm Văn Đồng.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, hiện làm việc tại Khoa Y, Đại học News South Wales, Australia có ý kiến về điều này:

Thực ra quan điểm thông cảm vì thời đó là thời kỳ khó khăn cũng là một lý giải của phía Việt Nam. Nếu đọc những bài trên trang Chinhphu.vn có nói công hàm của ông Phạm Văn Đồng xuất phát từ một mối quan hệ rất đặc thù giữa Việt Nam với Trung Quốc, Họ không nói đặc thù là gì nhưng chúng ta đều hiểu dặc thù ở đây là phía Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa cần phải có sự hỗ trợ về quân sự, tài chính, thậm chí về nhiều vấn đề khác từ Trung Quốc -đại khái là phải có viện trợ từ Trung Quốc thành ra họ phải làm như vậy. Nhưng theo tôi nghĩ thì ngay cả cách biện minh như vậy cũng không thuyết phục mấy.

Phản bác yếu

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho biết ông đồng ý với một bài viết của một giáo sư hiện cũng đang giảng dạy tại Đại học New South Wales, Australia là giáo Giáo sư Phạm Quang Tuấn phản biện lại một bài viết của giáo sư Cao Huy Thuần ở Pháp với tựa đề ở thể nghi vấn “Có cần phải thông cảm cho ông Phạm Văn Đồng?’

Ngoài ra giáo sư Phạm Quang Tuấn cũng có nhận xét về những lập luận từ phía Việt Nam đưa ra nhằm bác bỏ Công hàm Phạm Văn Đồng:

Những lập luận của Trung Quốc phía Việt Nam rất cần phải phản bác, và có nhiều cách phản bác. Nhưng tôi thấy cách phản bác mà báo chí của chính phủ ở Việt Nam nói thì không có hiệu nghiệm. Chẳng hạn họ nói thời đó Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về miền nam Việt Nam thành ra miền bắc không có quyền gì về hai đảo đó, nên công hàm của ông Phạm Văn Đồng là vô hiệu. Nói như vậy không có hiệu nghiệm vì chính phủ miền Bắc từ trước họ tự coi họ là chính phủ của cả nước Việt Nam chứ không phải chỉ của riêng miền Bắc thôi. Hay họ nói ông Phạm Văn Đồng khi viết công hàm đó chỉ cốt để ủng hộ hải phận 12 hải lý của nước Tàu thôi. Theo tôi phản bác đó cũng không công hiệu vì ngoài câu 12 hải lý đó, ông Phạm Văn Đồng còn viết, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố của Trung Quốc. Và Trung Quốc nói bản tuyên bố đó áp dụng cho Hoàng Sa, Trường Sa. Thành ra không thể chối cãi là ông Phạm Văn Đồng không nói tới Hoàng Sa, Trường Sa.
Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam
Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam
Cách hóa giải?

Tuy cả hai vị giáo sư hiện đang ở đại học News South Wales đều đồng ý rằng những phản biện từ phía chính quyền Hà Nội hiện nay đối với Công hàm Phạm Văn Đồng không mấy hiệu quả; họ cũng đề cập đến những cách thức có thể giúp hóa giải nó đi.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn trình bày:

Một vài quan chức trong nước bây giờ họ cũng dùng cách lý giải mà các học giả Việt Nam ở nước ngoài đã đề nghị từ lâu ( theo tôi biết đã trên 10 năm rồi, lúc đó trong nước người ta chưa quan tâm nhưng ngoài này người ta đã quan tâm); tức là trong thời gian đó năm 1958, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà đó là thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Theo tôi lý lẽ này là hợp lý vì anh không thể sang nhượng cái mà anh không có được; tôi nghĩ như thế hợp lý nhưng nếu các quan chức chính phủ Việt Nam bây giờ nói như thế thì điều hợp lý đó phải xảy ra với điều kiện là phải công nhận chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Thế nhưng khổ nỗi phía bên bắc Việt Nam, tức Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, luôn xem Việt Nam Cộng Hòa là ngụy, và đó là vùng đất tạm chiếm. Họ không công nhận Việt nam Cộng hòa như là một chính phủ hợp pháp. Thành ra để lý giải điều đó thì họ phải công nhận Việt Nam Cộng hòa, đòi hỏi phải thay đổi một quan điểm trong quá khứ. Như thế may ra mới thuyết phục được người ta!

Gần đây tôi có đọc một bài viết, thực ra vài bài chứ không phải một, nhưng bài này đặc biệt vì là bài của một nhà nghiên cứu bên Trung Quốc. Ông này đặc biệt chỉ viết về công hàm Phạm Văn Đồng, và lý lẽ của ông này là Việt Nam không thể nào bỏ qua công hàm đó. Ông này còn mỉa mai, thách thức nữa chứ. Ông nói rằng ông mong Việt Nam sẽ ra tòa án quốc tế và đừng quên mang theo Công hàm của ông Phạm Văn Đồng!

Theo giáo sư Phạm Quang Tuấn công tác hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng đòi hỏi cần có sự nghiên cứu sâu về mặt pháp lý và ông nói tiếp:

Đây là vấn đề rất khó khăn và có nhiều người đang nghiên cứu để tìm cách có thể nói hóa giải công hàm này. Có nhiều cách đã được đưa ra. Chẳng hạn có người nói hồi đó Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, hai miền bắc- nam không thực sự là hai quốc gia vì không cai quản cả nước Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam. Có người lại nói miền bắc và miền nam thời xưa là hai quốc gia khác nhau nên chính phủ Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa bây giờ thửa hưởng chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa là từ chủ quyền của quốc gia miền nam thời xưa, tức Việt Nam Cộng Hòa, sau đó là ‘Cộng hòa Miền Nam’; do đó Việt Nam bây giờ vẫn thừa hưởng chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhiều ý kiến đóng góp đều cho rằng vấn đề hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 nay hoàn toàn tùy thuộc vào chính quyền Việt Nam hiện nay.

Ngoài công hàm Phạm Văn Đồng, vào ngày 9 tháng 6 vừa qua, Trung Quốc khi đệ thư cho tổng thư ký Liên hiệp quốc trình bày về những diễn biến tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 cũng đính kèm thêm một số chứng cứ mà theo họ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đối với những chứng cứ mới đó, phía Việt Nam đến lúc này vẫn chưa có phản bác nào.
Gia Minh, biên tập viên RFA 
2014-06-16

"Tuổi trẻ nên tự giác ngộ và tìm lấy đường mà đi"

Câu chuyện được bắt đầu từ những thảo luận trên Facebook về tình hình Biển Đông và thế nước trước hiểm hoạ lệ thuộc. Nguyễn Quốc Vương, một nhà giáo trẻ, đã tiếp tục cuộc trao đổi đó bằng email. Nước Nhật, được Vương dẫn giải không chỉ vì đó là nơi Vương đang làm nghiên cứu sinh chuyên ngành giáo dục lịch sử - mà còn bằng cảm hứng mạnh mẽ từ Thoát Á luận.

Nguyễn Quốc Vương là người dịch Cải cách giáo dục Nhật Bản (Ozaki Mugen).

Đối mặt với một đối thủ không cân sức như Trung Quốc, nhiều ý kiến đề cập đến yêu cầu phải làm cho nước mạnh. Mạnh, thường được nghĩ ngay đến khả năng về kinh tế, quân sự... của đất nước. Là một người dạy sử, theo ông, liệu có cách tiếp cận nào khác không để nói về sức mạnh của một nước?

Đây có lẽ là cách hiểu thông thường và phổ biến nhất. Cách tiếp cận đó cũng hợp lý nhưng có lẽ trong thời đại toàn cầu hoá, khi thế giới dường như nhỏ lại và khoảng cách về không gian không còn nhiều trở ngại, chúng ta nên tiếp cận rộng hơn, toàn diện và đa chiều hơn. Một nước mạnh có lẽ không chỉ nên nhìn ở bình diện kinh tế, quân sự. Nước mạnh phải gắn với dân và những giá trị phổ quát của thế giới. Nước mạnh nhưng dân không giàu, không được sống cuộc sống phong phú và hạnh phúc thì sao? Nước mạnh nhưng cộng đồng quốc tế không tôn trọng và ủng hộ thì sao?

Câu hỏi này cũng làm tôi liên tưởng đến nước Nhật. Nước Nhật từ thời Minh Trị cho đến khi bại trận năm 1945 là một nước rất mạnh về quân sự và kinh tế. Sau cải cách Minh Trị, với ưu thế nước giàu, binh mạnh, Nhật Bản đã lao vào vô số các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đẫm máu: Nhật - Thanh (1894-1895), Nhật - Nga (1904-1905), rồi hai cuộc đại chiến thế giới. Nhật Bản đã trượt khỏi đường ray "khai sáng” và rơi vào con đường phát xít hoá.

Trong suốt thời gian ấy, nước Nhật là "liệt cường” khiến phương Tây cũng phải e ngại, nhưng đổi lại người dân Nhật đã phải trả giá đắt. Cái giá cay đắng đó đương thời không nhiều người nhận ra. Nó chỉ được đông đảo người Nhật nhận ra khi nước Nhật được dân chủ hoá sau 1945. Người Nhật khi đó mới bàng hoàng nhận ra một sự thật cay đắng: "Tại sao trong suốt thời gian nước Nhật chiến tranh, tiếng nói phản đối chiến tranh lại yếu ớt đến thế?”

Suy ngẫm từ lịch sử nước Nhật, tôi cho rằng nước mạnh phải luôn gắn liền với dân chủ và dân sinh. Một quốc gia mạnh thực sự phải là quốc gia bảo vệ được chủ quyền, đảm bảo cho người dân có cuộc sống hạnh phúc và được quốc tế tôn trọng.

Có người nhận xét Việt Nam là một dân tộc chưa "trưởng thành”? Nhìn vào "mặt bằng” thời đại, ông thử nêu cách hiểu của mình về một dân tộc trưởng thành.




Xã hội chúng ta mong ước không thể là xã hội mà sự tốt đẹp chỉ tồn tại dựa vào các anh hùng. Một xã hội mà tất thảy mọi sự tốt đẹp đều phải dựa vào các anh hùng là xã hội sẽ rất mong manh. Mỗi người công dân bằng khả năng của mình phải tạo ra sự thay đổi tốt đẹp để tác động vào cộng đồng xung quanh bản thân mình.
Thẳng thắn mà nói thì đây là vấn đề nhạy cảm. Nhạy cảm không phải là cấm kỵ mà được hiểu theo nghĩa nó dễ làm dấy lên những tình cảm bị tổn thương. Phê phán một cá nhân đã khó, "phản tỉnh” về những gì gắn với "dân tộc” là điều càng khó bội phần. Rất có thể khi phản tỉnh, chúng ta sẽ vấp phải những phản ứng dữ dội của chính những người cũng yêu nước, thiết tha với dân tộc như chúng ta nhưng lại khác biệt trong cách nhìn và thiếu vắng tinh thần khoan dung.

Tôi không dám nhận xét dân tộc mình là một dân tộc chưa trưởng thành nhưng là người có chút ít hiểu biết về lịch sử Nhật Bản, tôi cảm thấy buồn và đau đớn khi thấy dường như trên con đường lịch sử Việt Nam luôn lỡ bước.

Giữa thế kỷ 19, cả Nhật Bản và Việt Nam đều đứng trước nguy cơ bị xâm lược bởi thực dân phương Tây. Nhưng sự lựa chọn và số phận thật khác biệt. Pháp nổ súng đánh vào Đà Nẵng rồi dần dần nuốt trọn Việt Nam, ép triều đình Huế ký hiệp ước đầu hàng, biến Việt Nam thành thuộc địa. Còn Nhật Bản tuy phải mở cảng biển và ký các hiệp ước bất bình đẳng nhưng không bị biến thành thuộc địa.

Sẽ có nhiều cách giải thích khác nhau cho kết cục này. Nhưng tôi chú ý đến một điều, đó là thái độ đối với văn minh phương Tây của giới cầm quyền, giới có học của Nhật Bản và Việt Nam lúc đó.

Rất ít người Việt Nam kể cả giới tinh hoa khi đó nhận ra sức mạnh và ưu thế của nền văn minh phương Tây và bản thân có động cơ thôi thúc mãnh liệt tìm hiểu nó, học hỏi nó. Những suy nghĩ của Nguyễn Trường Tộ khi ấy rất lạc lõng và cô đơn. Trái lại ở Nhật Bản, cho dù trong thời Edo có bế quan nhưng Nagasaki vẫn trở thành "con mắt” của Nhật Bản nhìn ra thế giới. Ngay cả trước cải cách Minh Trị, những trí thức của nước Nhật đã tiếp cận với các cuốn sách viết bằng chữ Hà Lan từ đó tiếp nhận học thuật phương Tây.

Điều đáng chú ý là các trí thức này không dùng những gì nghiên cứu được để làm công cụ tiến thân, tiếp cận Mạc phủ mong lấy một chức quan để vinh hoa phú quý. Họ viết sách, dịch sách, mở trường học, lập nhà xuất bản, công ty, khuyến khích thanh niên học tập văn minh phương Tây. Họ đã hướng tâm sức và trí tuệ vào quảng đại quốc dân thay vì hướng vào trung tâm quyền lực. Hay nói cách khác, họ thông qua sức mạnh của học thuật và sự tiến bộ của quốc dân được khai sáng để làm chuyển động bộ máy quyền lực.

Trong cải cách Minh Trị, nước Nhật có cả một tầng lớp trí thức đảm nhận vai trò "bắc cây cầu văn minh Đông-Tây”. Quốc dân Nhật được khai sáng và nước Nhật cận đại hoá nhanh chóng một phần lớn nhờ vào vai trò tiên phong của những trí thức này. Fukuzawa Yukichi và nhóm Minh lục xã (Meirokusha) là một ví dụ tiêu biểu.

Chúng ta lại lỡ hẹn lần hai vào năm 1945 khi Việt Nam trở thành quốc gia độc lập. Vào thời điểm đó, nước Nhật đang ở vào tình thế gần như là đối ngược. Nước Nhật phát xít bị bại trận, hai thành phố bị ném bom nguyên tử. Thiên hoàng vốn được coi như thần thánh và bất khả xâm phạm phải tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.

Nước Nhật bị quân Đồng minh chiếm đóng. Khó khăn lớn của nước Nhật không chỉ là sự thiệt hại về vật chất mà còn là sự hụt hẫng về tinh thần do sụp đổ lý tưởng. Nhưng rồi người Nhật đã bắt nhịp rất nhanh với công cuộc cải cách dân chủ hoá thời hậu chiến khởi đầu bằng Hiến pháp 1946 để rồi 10-15 năm sau, Nhật Bản có nền kinh tế phát triển thần kỳ, khôi phục chủ quyền và đạt thành tích đáng nể ở mọi phương diện. Việt Nam không bao lâu sau ngày độc lập đã phải đối mặt với những cuộc chiến tranh dài dằng dặc…

Vậy theo ông, điều gì đã làm cho Nhật không bị "lỡ bước”? Ông nghĩ, giáo dục ở đâu trong sự vận động khai sáng đó?

Trong sự vận động và chớp lấy thời cơ để chuyển mình của Nhật Bản, giáo dục đóng vai trò vô cùng lớn. Nói cách khác cải cách giáo dục đã xuất phát từ nhu cầu thay đổi của dân tộc. Như tôi đã trình bày ở bài viết Nhật Bản cải cách giáo dục như thế nào trên báo VnExpress cách giáo dục ở Nhật Bản thời Minh Trị và hậu chiến đều xuất phát từ nhu cầu thay đổi mô hình xã hội.

Cải cách giáo dục ở Nhật Bản giống như một cuộc cách mạng trong hoà bình. Chính giáo dục đã tạo ra hệ giá trị mới với những con người mới. Những con người có khả năng xây dựng và bảo vệ xã hội mới. Đầu thời Minh Trị là các quốc dân có tinh thần độc lập, tự cường và thực nghiệp. Thời hậu chiến là những công dân có tri thức, phẩm chất, năng lực, thái độ phù hợp với xã hội "hoà bình, dân chủ và tôn trọng nhân quyền”.

Gần đây giới trí thức trong nước cũng thường đề cập đến thuyết "thoát Á” từ kinh nghiệm lịch sử của Nhật Bản. Theo ông có gì khác biệt giữa bối cảnh thoát Á của Nhật trước đây và Việt Nam hiện tại?

Những năm gần đây Thoát Á luận của Fukuzawa Yukichi được nhiều người Việt Nam chú ý. Tuy nhiên, thế kỷ 21 rất khác với thế kỷ 19. Cải cách Minh Trị cũng giống như Thoát Á luận thường được người Việt tiếp cận ở khía cạnh "tích cực” đơn thuần. Chẳng hạn như Thiên hoàng Minh Trị được coi như một minh quân đã kịp thời cải cách giúp nước Nhật ra khỏi vũng lầy lạc hậu để bước vào thế giới văn minh. Tuy nhiên sự thật là khi Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi ông mới có 16 tuổi. Trên thực tế, Minh Trị là "điểm gặp gỡ” giữa phái chủ trương chuyển quyền lực về Thiên hoàng và phái cải cách.

Cải cách Minh Trị thành công là nhờ vào lực lượng võ sĩ bậc dưới, bậc trung với các nhân vật đầy tài năng ở hai phiên Satsuma và Choshu cùng với vai trò của giới trí thức "bắc cây cầu Đông-Tây”. Áp lực của dân chúng cũng là một chìa khoá quan trọng để đảo Mạc thành công khi lòng dân không còn hướng về Mạc phủ. Khi đã củng cố quyền lực bằng Hiến pháp Đại đế quốc Nhật Bản (1889), Minh Trị trở thành "bạo chúa” thẳng tay loại bỏ các sách "khai sáng” khỏi trường học (bao gồm cả sách của Fukuzawa Yukichi) và phục hồi Nho giáo, trấn áp những người đối lập.

Thoát Á luận cũng tương tự. Luận điểm "thoát Á” để đứng vào "liệt cường” phương Tây về sau bị chính người Nhật chỉ trích. Cái tinh thần chúng ta nên học từ Thoát Á luận là quyết tâm vượt thoát ra khỏi những thứ giáo điều đã ràng buộc trong tư duy, nỗi ám ảnh bởi quá khứ và nỗi "sợ hãi” văn minh phương Tây để hướng tới những giá trị phổ quát của thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải duy trì tốt mối liên hệ hữu nghị với các nước trong khu vực ASEAN, tạo dựng quan hệ bình đẳng và chủ động với Trung Quốc.

Thêm nữa, Thoát Á luận nhấn mạnh nhiều đến quốc gia còn chúng ta, ở thời điểm thế kỷ 21, chúng ta không bao giờ được quên những điều mà các trí thức đầu thế kỷ 20 đã nhắc nhở là dân quyền và dân sinh. Giữa quốc dân và quốc gia có mối quan hệ tương tác chặt chẽ. Muốn "thoát” được phải có lực kéo và lực đẩy. Lực đẩy sẽ là gì đây ngoài sức mạnh của quốc dân được khai sáng?

Có vẻ ông hay đề cập đến những giá trị từng được các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu từ đầu thế kỷ 20 cổ vũ. Các tiền bối ấy đã từng tha thiết với sự nghiệp chấn dân khí. Theo ông, dân khí của bối cảnh Duy Tân, Đông Du có gì khác với hiện nay? Trải nghiệm của chính ông về điều đó từ vị trí một nhà giáo, một nghiên cứu sinh về giáo dục lịch sử?

Đọc các tác phẩm của những trí thức Việt Nam đầu thế kỷ 20 như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh bằng tâm thế của một công dân, chắc hẳn nhiều người cũng như tôi sẽ có sự đồng cảm sâu sắc. Dân khí có mạnh, nước mới không yếu hèn. Tôi nhớ hai cụ Phan trong những trang viết không ít lần day dứt trước tình cảnh nhiều người bàng quan trước nỗi đau khổ của đồng bào và thờ ơ trước sự yếu hèn của đất nước.

Hơn lúc nào hết, trong giai đoạn này tinh thần Duy Tân và Đông Du cần được tiếp tục để tái khai sáng quốc dân và hoà nhập thế giới văn minh. Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và cộng đồng, dân tộc cần được nhận thức bằng cái nhìn sâu xa thay vì tư duy nhăm nhăm tìm kiếm lợi lộc vật chất, chức vụ hay hư danh vị kỷ.

Với riêng tôi, đọc, viết và dạy học là những công việc tôi yêu thích. Nghiên cứu giáo dục Nhật Bản và sâu hơn là giáo dục lịch sử ở Nhật Bản là công việc nặng nhọc nhưng thú vị. Trong quá trình nghiên cứu, tôi sẽ cố gắng chia sẻ với cộng đồng những gì tôi thu nhận được. Tôi nghĩ chúng sẽ có ích cho Việt Nam hiện tại và tương lai.

Có cách gì để thay đổi từ chính thế hệ của ông?

Tôi nghĩ muốn có những điều tốt đẹp, bản thân mỗi người đều phải thật tâm cố gắng. Đất nước sẽ không thay đổi nếu bản thân chúng ta không thay đổi và chủ động tạo ra thay đổi. Xã hội chúng ta mong ước không thể là xã hội mà sự tốt đẹp chỉ tồn tại dựa vào các anh hùng. Một xã hội mà tất thảy mọi sự tốt đẹp đều phải dựa vào các anh hùng sẽ rất mong manh. Mỗi công dân bằng khả năng của mình phải tạo ra sự thay đổi tốt đẹp để tác động vào cộng đồng xung quanh bản thân mình. Việc đó dễ mà khó.

Những người đi tiên phong thường là những người dũng cảm và có trái tim nhiệt thành. Buồn thay, họ lại thường là những người hay bị thiệt thòi và chịu nhiều hy sinh theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu chúng ta chưa làm được gì nhiều và lớn lao như họ thì trước hết hãy biết ơn họ và cố gắng cao nhất ở phạm vi mình có thể.

Thế hệ chúng tôi sinh ra sau chiến tranh, có điều kiện tiếp cận với thế giới bên ngoài cùng nhiều nguồn thông tin phong phú, nhưng cũng nếm trải cảm giác bơ vơ và mất mát. Trong khi trải nghiệm cảm giác bơ vơ và mất mát ấy, tôi nghĩ tuổi trẻ nên tự giác ngộ và tìm lấy đường mà đi. Tôi thích câu này của Lỗ Tấn: "Trên thế giới làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Để có thể đi trên con đường đó, tư duy độc lập và tinh thần tự do là thứ người trẻ tuổi nên có. Hãy chọn một nghề gì đó lương thiện và hữu ích để theo đuổi không kể sang hèn. Nông dân, kỹ sư, người bán hàng, thợ cắt tóc… đều tốt cả. Cái quan trọng là làm nó bằng tấm lòng thành thực và hướng tới mục tiêu lớn xây dựng nước Việt Nam dân chủ, hoà bình và hạnh phúc.

Nguyễn Quốc Vương sinh năm 1982 tại Tân Yên - Bắc Giang.

Tốt nghiệp khoa Lịch sử - đại học Sư phạm Hà Nội năm 2004.

Giảng viên khoa Lịch sử đại học Sư phạm Hà Nội từ 2006 đến nay.

Giáo viên thỉnh giảng trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành (trường thực hành trực thuộc đại học Sư phạm Hà Nội).

Hiện là nghiên cứu sinh chuyên ngành giáo dục lịch sử tại đại học Kanazawa (Nhật Bản).

Tác phẩm đã xuất bản: Cải cách giáo dục Nhật Bản (Ozaki Mugen, người dịch: Nguyễn Quốc Vương, Thaihabooks và nhà xuất bản Lao Động - 2014).


Nguyễn Quốc Vương
Tân Dân thực hiện
Theo Người Đô Thị

Điều gì sẽ đẩy Hoa Kỳ vào cuộc chiến với Trung Quốc?


Hãy quên đi vấn đề “xoay trục” hay “tái đối trọng”. Có một câu hỏi đơn giản hơn nhiều.
“Việc tái đối trọng” hiện không hiệu quả. Washington muốn đảm bảo tồn tại một trật tự ở Á Châu mà ở đó họ ngồi ở đầu bàn và Trung Quốc theo đuổi các lợi ích của mình theo cách mà các nước láng giềng có thể chung sống với Trung Quốc.

Nhưng hy vọng đó đang tắt dần. Để cho chúng ta cơ may tốt nhất là Hoa Kỳ duy trì được một vị thế mạnh mẽ và bền vững ở AC, Tổng thống (TT) Obama cần quyết định những điều mà ông ấy thật sự mong muốn và những điều mà ông ấy có thể sống mà không cần chúng. Trong bài diễn văn “West Point” tuần rồi, chúng ta nhìn thấy từ ngài Tổng thống một tia sáng le lói là điều đó sẽ được thực hiện.

Tính cho đến giờ, TT Obama đã nổ lực chế ngự Bắc Kinh bằng cách đi giữa việc làm yên lòng và ngăn cản. Cách tiếp cận quá mềm mỏng sẽ dẫn đến chủ nghĩa xét lại và quá cương quyết sẽ làm tăng khuynh hướng dẫn đến một mối quan hệ đối nghịch sâu sắc. Ông đã theo đường lối hòa giải ở hội nghị thượng đỉnh Sunnylands, đã cưỡng lại được lời kêu gọi của Nhật Bản là phải cứng rắn hơn với Trung Quốc về vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư suốt gần cả năm ngoái, và chính quyền Hoa Kỳ, đại diện là ngài Phó tổng thống, đã đặc biệt thân thiện khi viếng thăm Bắc Kinh, kể cả sau tuyên bố khu vực nhận dạng phòng không ADIZ vào cuối năm 2013.




Nhưng mặt khác, hồi tháng 4, ông đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ chiến đấu để bảo vệ Senkakus, sắp sửa gia tăng hiện diện quân sự ở Philippines và đã xúc tiến củng cố mối quan hệ đối tác của Hoa Kỳ ở khu vực này. Ông cũng nói thêm rằng Thái Bình Dương là cứ địa của đa số các tài sản quân sự Hoa Kỳ. Mục tiêu của Hoa Kỳ tới năm 2020 là có 60% lực lượng Không quân và Hải quân ở Thái Bình Dương – những quân chủng này là cần thiết cho sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Á Châu và đã được bảo đảm phần nào khỏi áp lực ngân sách. Chỉ mới tuần rồi ở Đối thoại Shangri-La, Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, đã nhất trí với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe là phải cứng rắn đối với Trung Quốc.

Nhưng điều đó không hiệu quả. Trung Quốc đã gia tăng nổ lực xác lập quyền kiểm soát trong vùng tranh chấp thuộc biển Hoa Nam (biển Đông), bao gồm những vùng biển chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của Việt Nam và Philippines. BắC Kinh đã củng cố vị thế của mình ở biển Hoa Đông, thiết lập thành công khu vực ADIZ trên nhiều khu vực, bao gồm cả những quần đảo tranh chấp. các chương trình phát thanh tin tức thì thừa mứa với những chi tiết cụ thể. Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã đưa một dàn khoan dầu tới vùng biển phía nam đảo Hải Nam, dường như đã bắt đầu xây dựng một đường băng trên đảo Johnson South Reef thuộc quần đảo Trường Sa, và đã bất ngờ cho cất cánh chiếc SU-27s để ngăn máy bay quân sự Nhật ở khu vực ADIZ trên biển Hoa Nam.

Cách tiếp cận của TT Obama đã thất bại trong việc thuyết phục Bắc Kinh về những lợi ích khi tuân thủ nguyên trạng, hoặc tìm cách thay đổi nó thì họ sẽ phải gánh chịu những tổn thất không thể chấp nhận. Nếu Á Châu tiếp tục hướng đi chiến lược hiện tại thì Trung Quốc sẽ trở nên mạo hiểm hơn trong việc tìm cách củng cố cho những yêu sách chủ quyền đối với lãnh thổ tranh chấp, và căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington sẽ tiếp tục khoét sâu hơn. Điều đó sẽ là một tai họa cho lợi ích của cả Á Châu và Hoa Kỳ.

Chính quyền Obama đã hy vọng Bắc Kinh nghĩ rằng mọi thứ ở Á Châu là quan trọng đối với Hoa Kỳ – từ những yêu sách chủ quyền biển chồng lấn với Việt Nam cho tới chủ quyền của Nhật. Nhưng nhìn từ Bắc Kinh, trông có vẻ là không có gì ở Á Châu là quan trọng với Hoa Kỳ, hoặc ít nhất là không đủ quan trọng để đi đến một cuộc chiến với Trung Quốc. Cho dù điều đó có chính xác hay không thì ý nghĩ đó đang len lỏi dần vào suy nghĩ của cả một vài đồng minh Hoa Kỳ – và điều đó làm họ lo lắng.

Một điều nguy hiểm là ý nghĩ hiểu lầm này có thể đẩy tới một cuộc khủng hoảng và cuộc khủng hoảng đó có thể dẫn đến một cuộc chiến. Trung Quốc có lẽ vượt qua lằn ranh giới hạn thật sự của Hoa Kỳ, mà thật trớ trêu là Nhà Trắng đã không nói ra cho đủ rõ ràng để tránh việc Bắc Kinh phản đối.

Nếu Washington muốn làm dịu đi nguy cơ này và tìm cách thay đổi đường hướng chiến lược hiện tại, thì họ cần xác định những vấn đề mà họ sẽ thật sự đi đến chiến tranh với Trung Quốc. Liệt kê ra bản danh sách đó sẽ là một quá trình đau đớn, vì cho dù tất cả chúng quan tâm nhiều đến thế nào đối với một số điều thì chúng cũng sẽ phải bị bỏ ra khỏi danh sách đó. Và sẽ có những tổn thất cho cách tiếp cận này – đưa ra những cam kết đáng tin về những điều được ghi trong bản danh sách sẽ dễ dàng hơn nhưng sẽ khó khăn hơn nếu làm như thế với những điều không có trong danh sách.

Ở đoạn 19 và 20 của bài diễn văn West Point tuần rồi, ngài TT đã thừa nhận việc cần có danh sách đó, mặc dù không đề cập cụ thể tới Trung Quốc. Ông nói “Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân lực, một cách đơn phương nếu cần, khi mà những lợi ích cốt lõi của chúng ta đòi hỏi điều đó.” Trong đoạn tiếp theo, ông nói, “….khi các vấn đề quan tâm toàn cầu không gây ra mối đe dọa trực tiếp cho Hoa Kỳ gặp nguy hiểm….thì ngưỡng hành động quân sự phải cao hơn.” Đó là vấn đề sống còn. Giờ đây ông phải viết ra danh sách các lợi ích cốt lõi đó, chứ không phải chỉ thừa nhận điều đó là quan trọng.

Đau đớn nhất sẽ là loại bỏ Đài Loan (ra khỏi danh sách). Hoa Kỳ không thể ngăn chặn Trung Quốc cuối cùng sẽ kiểm soát đảo quốc này, theo cách này hay cách khác. Điều đó có nghĩa là bỏ Đài Loan ra khỏi danh sách là quan trọng, bởi vì đưa ra tuyên bố đảm bảo an ninh mà không đáng tin sẽ chỉ khiến cho vị thế của Hoa Kỳ ở Á Châu bị yếu đi – đó là lý do vì sao Ukraina không bao giờ vào được NATO.

Những thứ khác cũng sẽ bị loại ra. Tranh chấp biên giới của Bắc Kinh với những nước không phải đồng minh sẽ không phải là vấn đề của Washington. Hanoi thì chỉ một mình, nhưng Manila và Tokyo thì không phải một mình. Vậy thì có một số trường hợp tế nhị; Hoa Kỳ có nên nhảy vào cuộc chiến với Trung Quốc nếu Bắc Kinh cố thay đổi đường biên giới đã được thỏa thuận trước đó?


The Boeing EA-18G Growler. An electronic attack aircraft specializing in radar jamming.
Không phải tất cả câu trả lời đều rõ ràng, nhưng chúng ta cần có chúng trước khi một cuộc khủng hoảng thật sự xảy ra. Bằng không thì, Hoa Kỳ và đồng minh Hoa Kỳ ở Á Châu có thể thấy chính mình đang mang lấy rủi ro của một chính sách ngăn chặn nhưng không có tác dụng ngăn chặn. Đó là một sự sắp đặt tồi tệ và Obama biết điều đó. Khi cái giá phải trả thì cao như nó hiện nay ở Á Châu, thì việc sẵn sàng tham chiến vì những lợi ích thứ yếu thật là điều không khôn ngoan, cũng như tế nhị tránh thể hiện sự cương quyết đối với những điều thật sự quan trọng thì cũng thật là không khôn ngoan tí nào.

Điều này không có nghĩa là từ bỏ các giá trị của Hoa Kỳ hay trật tự dựa trên các nguyên tắc mà Hoa Kỳ lãnh đạo, mà vốn dĩ quá quan trọng đối với Á Châu. Nhưng bằng cách phân biệt giữa những điều mà Hoa Kỳ cam kết chiến đấu cho điều đó (ví dụ như là cho chủ quyền của Nhật) và những điều mà Hoa Kỳ không cam kết (ví dụ như một cách tiếp cận khéo léo hơn với những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh), thì khi đó Washington sẽ có thể tiếp cận các mối quan ngại này theo cách khác nhau.

Bằng cách tháo gỡ các lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ ra khỏi các ưu tiên của Hoa Kỳ, các cam kết của Washington với đồng minh sẽ ít bị tổn thương hơn đối với các vấn đề có thứ tự ưu tiên thấp hơn trong khu vực. Hoa Kỳ cũng sẽ tự do lớn tiếng hơn với những vấn đề không quan trọng mà không có nhiều nguy cơ leo thang.

Có một yếu tố quan trọng thứ hai. Bằng cách chấp nhận sự mềm dẻo vốn tồn tại trên thực tế, Hoa Kỳ sẽ có nền tảng để đối thoại thật sự với Trung Quốc, thay vì chỉ cố thuyết phục Bắc Kinh chấp nhận các kết quả được ưa thích hơn của Washington. Và bằng cách soạn thảo bản danh sách cẩn thận, Hoa Kỳ sẽ giữ các lợi ích cốt lõi của mình nằm ngoài các xem xét hay thảo luận trên bàn nghị sự.

Để cho thấy rằng Obama hiểu “mô hình mới của mối quan hệ giữa các cường quốc” thì còn cách nào có sức thuyết phục mạnh hơn là một cuộc thảo luận nghiêm túc về tương lai của Đài Loan, với sự tôn trọng cần thiết các lợi ích của Trung Quốc? Nếu Hoa Kỳ không thể hy vọng quyết định tương lai của Đài Loan dù thế nào đi nữa, thì chúng ta thật sự sẽ từ bỏ điều gì? Đối thoại ở cấp độ đó có thể giúp tạo ra một Á Châu mà ở đó Trung Quốc có mối quan tâm lớn hơn đến việc tham gia vào hệ thống đó hơn là quan tâm đến việc tái lập nó.

TT Obama đã nhân nhượng một số điều đáng đi đến một cuộc chiến và một số điều không đáng – kể cả những điều quan trọng. Soạn thảo bản danh sách đó bây giờ sẽ tạo nền tảng cho việc ngăn chặn mạnh mẽ hơn, và cho một cuộc đối thoại vững chắc hơn với Trung Quốc. Đó là nền tảng mạnh mẽ nhất cho Hoa Kỳ tiếp tục vai trò ở Á Châu. Duy trì vai trò đó là mục tiêu chính sách ngoại giao quan trọng nhất của Hoa Kỳ – và không có điều gì khác có thể tốt hơn cho khu vực này.

Ngày 04/06/2014
Harry White
Người dịch: Ái Chân
Theo Blog Alan Phan
Nguồn: What Would Push America towards War with China? - Harry White, The national Interest

Tại sao người nghèo lại cần quyền sở hữu?

Hay quyền sở hữu cho người bán hàng rong có thể tạo ra thịnh vượng như thế nào?
 
Ngay từ sáng sớm những dãy phố bên dưới căn phòng của tôi đã hoạt động nhộn nhịp như  một tổ ong. Những quầy hàng nhỏ bé nằm rải rác khắp nơi, chen nhau trong từng khoảng trống trên vỉa hè. Những rổ chuối nhỏ, những túi khoai tây hay cà chua được bày bán khắp nơi. Những người bán báo bám lấy từng góc phố đông đúc. Những người bán hàng rong với mọi thứ sản phẩm có thể tưởng tượng được tiến hành công việc làm ăn của mình.

Chiều tà, hoạt động có giảm đi nhưng không chấm dứt hẳn. Những người bán rau đã trở về nhà. Bây giờ phố xá sặc mùi xúc xích nướng. Đi dọc phố sau khi trời đã tối được một lúc, tôi bị những người bán thức ăn vây quanh, họ hi vọng bán món hàng của mình cho những người tìm món ăn nhẹ vào buổi tối.
 
Tại sao người nghèo lại cần quyền sở hữu hay quyền sở hữu cho người bán hàng rong có thể tạo ra thịnh vượng như thế nào

Những người bán hàng này là những thứ đầu tiên tôi nhớ lại khi rời châu Phi. Tôi không chỉ ở châu Phi, tôi đã ở trong những khu vực đông dân nhất trên lục địa này – đấy là khu Hillbrow ở Johannesburg. Những người bán hàng rong là thành phần chủ yếu của đời sống ở Hillbrow. Một số người thậm chí còn nói rằng chính họ làm cho nó suy sụp. Hiện nay Hillbrow là một khu ổ chuột, đầy gái điếm, bọn buôn bán ma túy, người nước ngoài rất đáng ngờ và những ngôi nhà đổ nát. Thế mà mới mười năn trước nó chính là trung tâm thời trang của Johannesburg.

Những người bán hàng rong bị lên án là nguyên nhân của sự suy sụp vì hàng quán của họ chiếm hết vỉa hè. Mỗi ngày những đống rác và thức ăn thiu thối mà họ bỏ lại càng cao thêm mãi lên. Không thể đi bộ trên vỉa hè vì tuần nào cũng có thêm những người bán hàng rong mới chen chúc nhau ở đó.

Cố gắng rất đáng trân trọng trong việc kiếm sống của người này lại trở thành khó chịu đối với người khác. Khi đời sống chính trị ở Nam Phi thay đổi, việc thực thi quy định của chính phủ về bán hàng rong cũng thay đổi theo. Thời gian đầu chính phủ mới tìm cách bợ đỡ những người bán hàng rong và không đưa ra quy định nào hết. Nhưng sau một thời gian, khu phố buôn bán trung tạm trở thành nơi không thể đi lại được nữa. Khách sạn sang trọng tên là Carlton Hotel đóng cửa và phòng nghỉ của cái khách sạn 50 tầng này đành bỏ không. Thậm chí thị trường chứng khoán Johannesburg cũng chạy sang khu vực thịnh vượng và sạch sẽ hơn của Sandton. Tôi sẽ không dám đi vào ban ngày nơi tôi từng một lần đi qua vào lúc nửa đêm. Khi khu vực trung tâm suy sụp, chính phủ lúng túng không biết nên nghiêm khắc hay không cần thực thi luật lệ về bán hàng rong nữa.

Nhưng dù người ta có gán cho những người bán hàng rong những tội lỗi gì đi nữa thì bạn có thật sự phê phán họ hay không? Trong một đất nước với trên 40 triệu dân, mà chỉ có dưới 25% người có việc làm thì luật lao động mới chỉ làm cho vấn đề trầm trọng thêm mà thôi. Vỉa hè là để dành cho người đi bộ chứ không phải cho hàng quán. Nhưng không có hàng quán thì con em những người bán hàng rong sẽ bị đói.

Sự giận dữ sẽ còn tiếp tục đổ lên đầu lên cổ những người bán hàng rong, và hiện nay cuộc xung đột vẫn còn tiếp tục vì ngay cả bây giờ vỉa hè vẫn được coi là tài sản công cộng hay là “của chung”. Các nhà kinh tế học đã và đang viết về “bi kịch của tài sản chung” và đây là một ví dụ nữa của việc tài sản chung bị bóc lột một cách quá mức, đến nỗi trở thành có hại cho tất cả mọi người.

Ngay cả vấn đề rác cũng là vấn đề của sở hữu chung. Nhà kinh tế học Walter Block đã từng nhận xét rằng vứt rác chỉ xảy ra ở những nơi thuộc tài sản công mà thôi. Chắc chắn là rác rưởi thường bị ném vào những chỗ thuộc tài sản riêng nhưng được mở ra cho mọi người cùng sử dụng – đấy là những chỗ như siêu thị, sân thể thao, rạp chiếu phim. Nhưng ở những chỗ đó, người chủ sở hữu không gọi cảnh sát tới phạt, mà đưa người tới dọn dẹp. Dọn dẹp là một phần của việc kinh doanh.

Nhưng thế giới của hàng rong lại không có quyền sở hữu, và vì vậy mà mới có nhiều vấn đề. Người buôn bán không có quyền sở hữu chỗ đặt quầy hàng và biết rằng họ có thể bị đuổi đi bất cứ lúc nào. Thỉnh thoảng lại có một đội cảnh sát tới đuổi, tịch thu hàng hóa và tịch thu cả hàng quán nữa. Kết quả là người bán hàng không quan tâm tới việc đầu tư vào hàng quán. Chỉ cần môt tấm bìa các tông trải ngay trên nền đất cũng xong. Thêm nữa, sẽ trở thành khoản đầu tư mà họ không thể kham nổi vì sợ mất.

Hernando de Soto cũng nhận thấy vấn đề tương tự như thế ở những người bán hàng rong ở Peru. Ông viết như sau: “Nguy cơ bị đuổi luôn luôn đe dọa những người bán hàng rong, nhất là khi bị tắc đường hay dưới áp lực của người dân sống trong khu vực. Nói một cách thực tế, điều đó ngăn chặn mọi ý định đầu tư dài hạn nhằm cải thiện khu vực, buộc những người bán hàng rong tiếp tục sử dụng những chiếc xe đẩy chứ không làm hàng quán bằng vật liệu xây dựng, có điện, nước, tủ lạnh, kho và những vật dụng khác đủ chứa số hàng hóa cần thiết. Xây dựng những tiện nghi như toilet, chỗ để xe hay vườn cây sẽ là việc làm không thiết thực”[1].

Giải pháp cho cuộc xung đột khi những quyền lợi cạnh tranh với nhau có ý định chộp giật những tài sản thuộc quyền sở hữu chung là tư nhân hóa. Như tôi đã nói bên trên, giải pháp thay thế còn lại duy nhất là những biện pháp có tính độc đoán: công an, phạt và tịch thu[2].

Quyền sở hữu có tác dụng

Trong một khu vực ở Johannesburg, biện pháp tư hữu đã được đem ra thử nghiệm và có tác dụng. Các chủ doanh nghiệp tư nhân đã thành lập những khu vực quản lí tư nhân nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh. Một khu vực như thế nằm ngay trên con đường trước khu nhà tôi, gọi là Ban quản lí Rosebank (RBMD).

Ở đây cũng có vấn đề hàng rong. Một đoạn phố nhỏ tên là Craddock chạy giữa siêu thị Rosebank và một vài cửa hàng nhỏ ở bên kia đường. Khoảng 140 người bán hàng rong chen chúc trong khu vực này. Mọi cố gắng nhằm ngăn chặn việc chiếm đoạt vỉa hè đều không đem lại kết quả vì khi lực lượng cưỡng chế vừa ra đi là những người bán hàng rong lại chiếm lấy càng nhiều chỗ càng tốt. Người đi bộ nhiều khi buộc phải bước xuống đường. Chỉ cần một người dừng lại để xem món đồ là lối đi đã không còn. Mỗi người bán hàng rong, trong khi hành động vì lợi ích cá nhân của mình, lại có những hành vi mà tất cả đều bị thiệt hại – tất cả, bởi vì không người nào có quyền sở hữu cái tài sản mà người đó đang sử dụng.

RBMD có giải pháp. Thứ nhất, dãy phố được nhượng lại cho họ. Con phố bị đóng cửa, không cho xe chạy qua nữa. Thứ hai, hầu như toàn bộ dãy phố được biến thành khu vực ngoài trời cho công chúng sử dụng. Một khu chợ hai tầng được xây dựng cho những người bán hàng rong và một công ty quản lí được thuê để cai quản công việc. Khoảng 60 người bán hàng rong được chọn vào bán trong tòa nhà này với khoản phí tối thiểu. Ngay bên dưới tòa nhà, nơi những người bán hàng rong từng sử dụng làm chỗ bán hàng, được RBMD dùng làm nơi biểu diễn của các diễn viên múa truyền thống. Các khách sạn ở đây đặt cả bàn ra ngoài vỉa hè. Khu vực từng xuýt bị lụn bại lại trở thành nơi thu hút khách du lịch.

RBMD còn thuê cả đội bảo vệ và vệ sinh viên nữa. An ninh được cải thiện, cả người mua, người bán hàng có môn bài và cả những người bán hàng rong đều được lợi. Ngoài ra, thành phố không còn phải lo dọn dẹp nữa vì RBMD đã quan tâm tới chuyện này rồi.

Trước đây, xung đột là không tránh khỏi. Nhưng khi những người bán hàng không có môn bài được đưa vào hệ thống thị trường với quyền sở hữu thì những người bán hàng có môn bài và không có môn bài có thể hợp tác với nhau vì quyền lợi chung.

Một cách nữa là dựng những quầy hàng trên hè phố. Người ta dành ra những khu vực riêng và người bán hàng được giao quyền sở hữu quầy hàng đó. Bằng cách bảo đảm cho người ta quyền sở hữu khu đất mà đằng nào người ta cũng sử dụng, thành phố có thể động viên những người bán hàng rong.

Theo luật hiện hành, quầy hàng là vốn chết: giá trị của nó không được sử dụng một cách đúng đắn vì không được pháp luật công nhận. Trong các nước thuộc thế giới thứ III, như de Soto đã chỉ rõ trong tác phẩm Bí ẩn của vốn (The Mystery of Capital), có một số lớn vốn chết[3]. Nhà chưa có quyền sở hữu, doanh nghiệp ngầm, những người bán hàng rong – tất cả đều là một phần vốn chết của thế giới thứ III. Chỉ cần công nhận về mặt pháp lí là một số tài sản khá lớn đã được hình thành chỉ sau một đêm, đấy là số tài sản mà người nghèo có thể sử dụng để mở rộng và tạo thêm tài sản mới.

Vị trí có thể sang nhượng

Quyền sở hữu tạo điều kiện cho người ta sang nhượng các vị trí. Những quy định về buôn bán hiện hành chẳng khác gì luật ăn cướp. Người bán hàng có thể sử dụng vị trí với điều kiện là người đó giành được nó trước khi những người khác kịp làm như thế. Nhưng với hệ thống pháp luật như thế, chuyển giao vị trí là việc khó khăn vì người bán hàng không có quyền sở hữu. Điều đó làm cho kinh tế trì trệ và những người bán hàng khó lợi dụng được ưu thế của vị trí buôn bán. Điều này là rõ ràng bởi vì không phải tất cả mọi chỗ đều có giá trị kinh tế như nhau cho tất cả những người bán hàng. Nếu những người bán hàng có quyền sở hữu thì họ sẽ có thể thu xếp việc sử dụng vị trí phù hợp với giá trị kinh tế cả nó. Giá trị một số vị trí sẽ tăng, những người bán hàng có lợi nhuận cao nhờ vị trí đặc thù, người bán hàng rong cũng thế. Ở Peru, de Soto phát hiện ra rằng quyền sở hữu bên ngoài hệ thống pháp luật hiện hành tạo điều kiện cho những người bán hàng rong bán vị trí của họ. Và cũng giống như mọi hàng hóa khác, vị trí cũng có giá khác nhau.

Tính linh hoạt trong sử dụng còn có nghĩa là một người có thể sử dụng vị trí vào buổi sáng, còn người khác thì sử dụng vào buổi chiều. De Soto đã nhận thấy hiện tượng như thế, ông viết:

Thí dụ, không có gì bất thường khi thấy một chỗ mà buổi sáng có người bán đồ điểm tâm, khoảng 9 hay 10 giờ thì lại có người bán nước ngọt, rồi đến trưa thì nhường cho người bán cơm trưa, sau đó, khoảng 4 giờ chiều lại được thay bằng người bán thuốc làm bằng thảo mộc, rồi đến tối lại được thay bằng người bán các món ăn Trung Hoa. Việc quay vòng như thế có thể biến một cái xe đẩy thành một tiệm lớn, góp phần tối đa hóa giá trị của nó.  Tự mình, những người bán hàng khác nhau này chỉ cung cấp được một ít loại hàng hóa và dịch vụ. Nếu bán mãi một vài thứ không hiệu quả thì họ sẽ cải thiện vị trí bằng cách xoay vòng, làm cho cái xe đẩy đáp ứng được nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng suốt cả ngày, tức là tận dụng được giá trị thương mại của vị trí suốt hai mươi bốn giờ một ngày”[4]

Việc thiết lập quyền sở hữu còn làm thay đổi cả hành vi của những người bán hàng rong. Nó khuyến khích người ta cải thiện công việc kinh doanh của chính họ. Nó tạo điều kiện cho người ta đầu tư. Nó cho phép người ta chuyển nhượng quyền kinh doanh. Hệ thống quyền sở hữu như thế giúp biến những người bán hàng không có môn bài thành khu vực có môn bài. Buôn bán trên đường phố có thể trở thành nơi ươm mầm cho những doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng và đầy sức sống. Cả một tầng lớp doanh nhân có thể được hình thành, với tất cả những lợi ích mà họ có thể cống hiến cho xã hội.

Tiếp cận bằng quyền sở hữu đem lại không chỉ sự uyển chuyển mà còn hiệu quả hơn trong việc giữ gìn trật tự trong khu vực buôn bán. Ban quản lí tại chỗ biết rõ khu vực của mình. Họ biết ai cần hay ai không cần có mặt tại vị trí nào. Họ còn biết ngay khi người bán hàng này gây khó khăn cho người bán hàng kia và ai là người chịu trách nhiệm giải quyết. Nghĩa là, họ có khả năng quản lí những khu vực nhỏ, đặc thù trên đường phố. Những thành phố lớn với hàng chục triệu dân và hàng ngàn đường phố không thể cạnh tranh về mặt uyển chuyển với sự quản lí đã được địa phương hóa như thế.

Ở Lima, Peru, chính quyền thành phố đã phải công nhận rằng cấm buôn bán trên hè phố là việc làm vô ích. Sau đó, chính quyền thành phố quyết định tạo ra những khu chợ cho người bán hàng rong. Nhưng theo de Soto, chính quyền thành phố “không tìm cách giữ độc quyền trong việc xây chợ. Ngược lại, được sự đồng ý của chính quyền trung ương, những người muốn xây chợ còn được miễn thuế, thậm chí miễn cả phí xin phép xây dựng nữa, chính quyền thậm chí còn đưa ra những luật lệ có lợi cho các tổ chức của người buôn bán”. Kết quả là từ năm 1964 đến năm 1970, “hễ nhà nước xây một chợ thì những người buôn bán không có môn bài xây được bốn cái”[5].

Những người bán hàng rong đại diện cho cái mà de Soto gọi là “cuộc trường chinh” tới chủ nghĩa tư bản. Nếu bị chính quyền cản trở và quấy rầy thì quyền sở hữu không thể phát triển được. Kết quả sẽ là suy sụp và đổ nát. Nhưng nếu thay vì kiểm soát, chính phủ lại hành động như là người bảo vệ quyền sở hữu thì việc buôn bán trên đường phố sẽ là bước khởi đầu trên con đường dẫn tới thịnh vượng.
Phạm Nguyên Trường dịch
James Peron, FEE
_______
James Peron là chủ tịch dự án Laissez Faire Books và biên tập viên tạp chí Laissez Faire!
[1]  Hernando de Soto, Con đường khác (The Other Path), New York: Harper & Row, 1989), trang 66-67.
[2] Quyền tự do, quyền sở hữu và tội phạm (Liberty, Property and Crime), Ideas on Liberty, November 2001, trang 11.
[3] Hernando de Soto, Bí ẩn của vốn (The Mystery of Capital), New York: Basic Books, 2000.
[4] Hernando de Soto, Con đường khác (The Other Path), trang 67.
[5] Sách đã dẫn, trang 81.
Trích từ blog Phạm Nguyên Trường
  • Miến Điện tiếp tục chuyển mình (RFI) - Báo Libération hôm nay, 16/06/2014 đã ghé mắt nhìn sang Miến Điện, một đất nước đang tiếp tục chuyển mình, với thay đổi rõ nét như ở Rangoon« phát triển mạnh mẽ», tít bài phóng sự trang kinh tế, ngoài đề tài nóng bỏng, là cuộc đình công của ngành đường sắt tại Pháp vào lúc mở ra kỳ thi Tú Tài.
  • Ủy viên Quốc vụ TQ sang Việt Nam (BBC) - Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ đến Việt Nam giữa lúc quan hệ hai nước căng thẳng vì diễn biến giàn khoan.
  • HD-981 : Việt Nam tố cáo hành vi vu khống của Trung Quốc (RFI) - Chiều nay 16/05/2014, chính quyền Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo quốc tế lần thứ năm về vụ giàn khoan HD-981. Mở ra sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên công bố các hình ảnh được cho là tàu Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc, cuộc họp báo hôm nay nhằm vạch trần các lập luận vu cáo cũng như thủ đoạn bịa đặt lịch sử của Bắc Kinh liên quan đến chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông.
  • Schumacher 'hết hôn mê sâu' (BBC) - Huyền thoại đua xe công thức 1, Michael Schumacher, đã thoát khỏi tình trạng hôn mê sau tai nạn trượt tuyết.
  • Anh thua Ý 'không phải là thảm họa' (BBC) - Các cầu thủ Anh Quốc trở về Rio với cảm giác bại trận sau trận mở màn nhưng thực ra đó là thất bại tương đối “tích cực”.
  • Hoa Kỳ mời sĩ quan Trung Quốc tham quan hàng không mẫu hạm (RFI) - Vào hôm qua, 15/06/2014, bốn sĩ quan quân đội Trung Quốc, trong đó có viên tướng chỉ huy lực lượng quân sự Trung Quốc tại Hồng Kông đã được mời lên tham quan tàu sân bay Mỹ USS George Washington ở ngoài khơi Hồng Kông.
  • Trung Quốc kết án tử hình ba kẻ khủng bố tại Thiên An Môn (RFI) - Trong vụ khủng bố nhắm vào quảng trường Thiên An Môn– Bắc Kinh hồi tháng 10/2013, Trung Quốc vào sáng nay vừa tuyên bảnán tử hình đối với 3 trong số 8 người bị cáo. Bảnán nói trên chứng tỏ quyết tâm của Trung Quốc thẳng tay trừng phạt các nhóm quá khích tại vùng tự trị Tân Cương, nơi đa số dân cư theo đạo Hồi và nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Khủng bố tại Kenya : 49 người thiệt mạng (RFI) - Gần 50 người thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố tối ngày 15/06/2014 gần một thành phố du lịch nổi tiếng của Kenya. Chưa biết ai là tác giả. Chính quyền Nairobi quy tránh nhiệm cho các nhóm Hồi giáo cực đoan Somalia, trong đó có nhóm Shebab.
  • Độc diễn và cô đơn (RFA) - Chỉ mới nghe qua thôi cũng đã biết giữa độc diễn và cô đơn vốn là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau về mặt bản chất. Tuy nhiên, dưới triều đại Cộng sản XHCN ở Việt Nam, hai khái niệm này có mối quan hệ mật thiết.
  • Trung Quốc bịa đặt trắng trợn (BaoMoi) - Các hành động dối trá và vu khống của Trung Quốc về tình hình biển Đông đã được làm rõ tại cuộc họp báo quốc tế do Bộ Ngoại giao tổ chức hôm qua 16.6.
  • Học giả TQ can đảm nói thẳng về biển Đông (BaoMoi) - Để giúp dư luận và nhân dân Trung Quốc hiểu rõ sự thật, học giả Lý Lệnh Hoa đã công bố nhiều bằng chứng, chứng cứ về nguồn gốc các biển đảo trên biển Đông và đường lưỡi bò sai trái, nguy hiểm.
  • Văn tự bán Hoàng Sa, Trường Sa đâu? (RFA) - Trong âm mưu chiếm đoạt Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Cộng chỉ có trong tay công thư của ông Phạm Văn Đồng. Vốn liếng của chúng chỉ có thế, không còn gì khác.
  • Việt Nam phản biện trước khi họp với Trung Quốc (RFA) - Trước cuộc viếng thăm Việt Nam trong tuần này của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, chiều thứ hai 16/6 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức họp báo bác bỏ các quan điểm được cho là phi lý của Trung Quốc về chủ quyền Hoàng Sa.
  • Khó xẩy ra xung đột quân sự tại Biển Đông (RFI) - Bất chấp căng thẳng do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng, khu vực Biển Đông vẫn được coi là nơi an toàn, khó xẩy ra xung đột quân sự, bởi vì, theo giới chuyên gia, chính phủ các nước liên quan đều hiểu được tầm quan trọng của các tuyến đường hàng hải thương mại đối với nền kinh tế các nước này.
  • Tuổi Trẻ 17-6: Tỉ lệ tốt nghiệp THPT cao chót vót (BaoMoi) - TTO - Bên những trang báo nóng từ biển Đông và những thông tin từ cuộc họp báo tại Hà Nội là những con số cao chót vót và không kém phần "nóng" từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT trên cả nước.
  • Chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa từ các chứng cứ lịch sử Phần cuối (BaoMoi) - Nền độc lập của Việt Nam đối với Trung Quốc đã được cụ thể hóa trong những năm Pháp xâm lược Việt Nam (trước thời kỳ bảo hộ) bởi chính khi đó, Trung Quốc không quan tâm đến vấn đề này. Từ đó cho thấy lập luận của Trung Quốc rút ra từ các vấn đề chư hầu không thể có giá trị pháp lý.
  • Đài Pháp: Khó xảy ra xung đột quân sự tại Biển Đông (BaoMoi) - BizLIVE - Bất chấp căng thẳng do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng, khu vực Biển Đông vẫn được coi là nơi an toàn, khó xẩy ra xung đột quân sự, bởi vì, theo giới chuyên gia, chính phủ các nước liên quan đều hiểu được tầm quan trọng của các tuyến đường hàng hải thương mại đối với nền kinh tế các nước này, theo Đài phát thanh Quốc tế Pháp (RFI).
  • Thủ tướng Hà Lan chia sẻ quan ngại sâu sắc về tình hình hiện nay ở Biển Đông (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Vương quốc Hà Lan Mark Rutte đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16 đến 17-6. Chiều 16-6, ngay sau Lễ đón được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Mark Rutte, trao đổi những biện pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa hai nước.
  • Hà Lan tiếp tục hỗ trợ VN phát triển ngành đóng tàu (BaoMoi) - Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Vương quốc Hà Lan Mark Rutte đã thăm chính thức VN từ ngày 16 - 17.6. Chiều qua 16.6, hai bên cũng đã thông qua Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm.
  • 'TQ cố tình diễn giải sai lịch sử' (BaoMoi) - VN chưa bao giờ công nhận chủ quyền của TQ. TQ đã cố tình xuyên tạc lịch sử khi viện dẫn Công thư 1958 - Phó Chủ nhiệm UB Biên giới quốc gia Trần Duy Hải nói tại cuộc họp báo về tình hình Biển Đông chiều 16/6 ở Hà Nội.
  • Báo chí đóng góp lớn về vấn đề biển Đông (BaoMoi) - (PL)- Ông Trần Tấn Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, ngày 16-6 đã đến thăm và chúc mừng báo Pháp Luật TP.HCM nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6).
  • TQ "vu vạ" các nước láng giềng chiếm đoạt biển (BaoMoi) - "Với chính sách tuyên truyền của TQ, không ít người dân TQ tin rằng Chính phủ của họ quá hiền lành, hữu nghị đến nỗi bị tất cả các nước láng giềng kể cả nước Brunei nhỏ xíu cũng "cướp đoạt" biển của TQ".
  • IMF cắt giảm dự liệu tăng trưởng của Hoa Kỳ (VOA) - Giám đốc Ðiều hành IMF bà Christine Lagarde nói thời tiết mùa đông xấu bất thường đã gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh và khiến cho nền kinh tế lớn nhất thế giới hơi co cụm
  • Manila tố cáo Bắc Kinh tăng tốc bành trướng tại Biển Đông (RFI) - Ngoại trưởng Philippines vào hôm nay 16/06/2014 xác định rằngông muốn đề nghị các bên tranh chấp đình chỉ mọi hoạt động xây dựng trên các hòn đảo hay bãi đá tại Biển Đông. Theoông Albert del Rosario, đây là điều cần thiết trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng tốc độ hoàn tất kế hoạch« bành trướng» tại Biển Đông bằng cách tăng gia các hoạt động xây cất cơ sở trên các địa điểm mà họ đã chiếm đóng.
  • World Cup Brazil 2014 ngày thứ 5 (RFA) - Vài giờ đồng hồ nữa, trái banh lại lăn tròn trên sân Brazil, cuộc tranh tài World Cup 2014 sẽ bước vào ngày thứ 5.
  • Việt Nam Trung Quốc gặp cấp cao tại Hà Nội (RFA) - Truyền thông VN loan báo tin Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc sẽ có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh vào ngày mai.
  • Philippines cảnh báo TQ gia tăng xây dựng trên biển Đông (RFA) - Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc vừa loan tin một đơn vị nghiên cứu thuộc hải quân Trung Quốc vừa hoàn tất cuộc thử nghiệm chạy thử 12 tàu ngầm thế hệ mới do Trung Quốc sản xuất tại vùng biển Nam Trung Hoa, tức biển Đông.
  • Nga chính thức ngưng cấp khí đốt cho Ukraina (RFI) - Từ 6 giờ, giờ quốc tế sáng nay (16/06/2014), tập đoàn dầu khí Nga Gazprom thông báo chính thức khóa van cấp khí đốt cho Ukraina. Lý do chính quyền Kiev không thanh toán đúng thời hạn hóa đơn lên tới 4 tỷ rưỡi đô la. Liên Hiệp ChâuÂu có nguy cơ bị ảnh hưởng dây chuyền. 
  • Pháp mở kỳ thi tú tài vào lúc ngành xe lửa vẫn đình công (RFI) - Vào hôm nay, 16/06/2014, gần 687.000 học sinh Pháp đã bắt đầu cuộc thi tốt nghiệp phổ thông, gọi là Tú tài (baccalauréat) với môn thi đầu tiên là Triết học. Ngoài việc phải nặnóc để tìmý nói về nghệ thuật hay hạnh phúc, đề thi môn triết năm nay, nhiều thí sinh đã phải nhọc công đến phòng thi đúng giờ vì cuộc đình công của ngành xe lửa bùng lên hồi tuần trước, cho đến hôm nay vẫn chưa kết thúc.
  • Irak bên bờ nội chiến (RFI) - Tuần trước, trong vài ngày, phong trào Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Trung Đông EIIL đã liên tiếp chiếm được nhiều thành phố lớn tại Irak như Mosoul, Tikrit. Irak bị đe dọa lâm vào nội chiến giữa hai cộng đồng người Hồi giáo theo hệ phái Chi-it và Su-nit. EIIL được nhiều thành phần thuộc chế độ cũ của Saddam Hussein ủng hộ.
  • Hạt nhân : Iran và nhóm 5+1 nối lại đàm phán (RFI) - Tại Vienne từ ngày 16/06 đến 20/06/2014, Teheran và nhóm 5+1 mở lại đàm phán để đạt đến một thỏa thuận toàn diện về hạt nhân Iran trước ngày 20/07/2014. Nhiều bất đồng cơ bản sâu đậm vẫn tồn tại. Iran và Mỹ có thể đề cập đến hồ sơ Irak.
  • Irak : Quân nổi dậy mở rộng vùng kiểm soát (RFI) - Hôm nay, 16/06/2014, quân nổi dậy đã mở rộng khu vực kiểm soát trong một trận giao tranh, ở Tal Afar, một khu vực thuộc cộng đồng Hồi giáo Shia, ở phía tây bắc tỉnh Ninive, Irak, gần khu vực biên giới chung với Syria. Lực lượng an ninh Irak nói rằng đã đẩy lùi được cuộc tấn công ở đây, trong lúc toàn bộ các khu vực khác của tỉnh Ninive đã nằm trong tay quân nổi dậy.
  • Hoa Kỳ - Iran hợp tác cứu Iraq? (RFA) - Tin từ Washington cho hay Hoa Kỳ đang thảo luận hợp tác chung với Iran để giúp chính phủ Iraq chận đứng đường tiến quân của lực lượng Hồi Giáo Sunni.
  • Khỉ đe dọa người dân tại Ấn Độ (VOA) - Các giới chức tại Ấn Độ cho biết những con khỉ dữ tợn đang đi lang thang trên các đường phố tại thành phố phía bắc Agra, khiến dân chúng hoảng sợ
  • Al Shabab giết 48 người ở Kenya (VOA) - Ít nhất 48 người bị thiệt mạng tại một thị trấn ven biển ở Kenya sau một cuộc tấn công mà các giới chức đã quy lỗi cho nhóm chủ chiến al-Shabab ở Somalia
  • Tin vắn (BaoMoi) - LĐLĐ huyện Gia Lâm (Hà Nội): Vừa có công văn đề nghị CĐ giáo dục huyện và các CĐCS trong huyện tuyên truyền, vận động đoàn viên, CNVCLĐ tích cực tham gia ủng hộ chương trình “Hòa bình cho Biển Đông” thông qua truy cập vào địa chỉ trang web http:/hoabinhchobiendong.com và làm theo hướng dẫn để ký tên ủng hộ hoạt động vì hòa bình do LĐLĐ TP.Hà Nội phát động. Phạm Chí
  • Trung Quốc trắng trợn vu khống Việt Nam (BaoMoi) - “Việt Nam coi việc Trung Quốc đang đào đắp đất và xây dựng các công trình trên đảo Gạc Ma và các bãi đá khác ở Trường Sa là hành động phi pháp và kiên quyết phản đối các hành động này” - ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, tuyên bố tại cuộc họp báo quốc tế lần thứ 5, diễn ra tại Hà Nội, ngày 16-6.
  • Trung Quốc có thể trả giá đắt (BaoMoi) - Viết trên tạp chí Diplomat (Nhật Bản) hôm 16-6, chuyên gia Michael Mazza - thuộc Học viện Doanh nghiệp Mỹ về nghiên cứu chính sách công - cho rằng những hành động khiêu khích và liều lĩnh gần đây ở biển Đông và Hoa Đông của Trung Quốc nằm trong chiến lược kiểm soát và thay đổi quy tắc hành xử tại những vùng biển xung quanh lẫn trên không phận quốc tế.
  • LĐLĐ tỉnh Quảng Trị: Cùng chung tay hướng về biển Đông (BaoMoi) - Tại Hội nghị Ban chấp hành LĐLĐ tỉnh Quảng Trị (QT) lần thứ 5 (Khóa XI) và sơ kết hoạt động CĐ 6 tháng đầu năm 2014 diễn ra vào ngày 16.6, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh QT đã đặt ra yêu cầu khẩn đối với việc tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho đoàn viên và CNLĐ về tình hình Trung Quốc vi phạm chủ quyền nước ta.
  • Trung Quốc bịa đặt nhiều thông tin sai trái về Việt Nam (BaoMoi) - (Baodautu.vn) Ngày 16/6 tại Hà Nội, Bộ ngoại giao Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo quốc tế lần thứ 5 về những diễn biến thực địa tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, cũng như bác bỏ những luận điệu sai trái mà Trung Quốc đưa ra nhằm đánh lạc hướng dư luận quốc tế đối với các tranh chấp tại Biển Đông.
  • Lập luận đanh thép bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc (BaoMoi) - Việt Nam bác bỏ lập luận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là “Tây Sa” vì các yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và lịch sử, ông Trần Duy Hải - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao, đã phát biểu như vậy để phản bác lại các luận điểm thiếu căn cứ của Trung Quốc.
  • Phản bác các luận điểm thiếu căn cứ của Trung Quốc (BaoMoi) - (HQ Online)- Chiều 16-6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức "Họp báo Quốc tế về tình hình Biển Đông" để phản bác các luận điểm thiếu căn cứ của Trung Quốc cũng như một số nội dung sai trái mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra thời gian gần đây.
  • Trung Quốc dựng chuyện quá vụng về! (BaoMoi) - (PetroTimes) - Nhằm phản bác những luận điệu sai trái của phía Trung Quốc trong thời gian gần đây, đồng thời tiếp tục cung cấp cho công luận trong và ngoài nước những thông tin thực tiễn về tình hình trên thực địa hiện nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông vào lúc 17 giờ chiều nay (16/6) tại Hà Nội.
  • Đối thoại cấp cao Việt- Trung bàn về Biển Đông (BaoMoi) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm nay cho biết Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ thăm Việt Nam trong tuần này và dự kiến sẽ trao đổi về tình hình căng thẳng hiện nay trên Biển Đông.
  • Tàu chiến TQ ngắm bắn tàu và máy bay Nhật Bản (BaoMoi) - Một tàu chiến của Trung Quốc có thể đã dùng radar điều khiển hỏa lực ngắm bắn tàu hộ vệ và máy bay tuần tra của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét