Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Ngày 20/6/2014 - Dương Khiết Trì và Ted Osius gửi thông điệp gì cho Việt Nam?

  • Colombia đi tiếp sau chiến thắng 2-1 (BBC) - Bờ Biển Ngà rút ngắn khoảng cách ở phút thứ 74 sau khi bị dẫn trước nhưng không cản được Colombia đoạt chắc tấm vé vào vòng trong.
  • Iraq chính thức đề nghị Mỹ không kích (BBC) - Iraq chính thức đề nghị Hoa Kỳ mở chiến dịch không kích nhằm vào phiến quân Hồi giáo, sau khi lực lượng này chiếm nhiều thành phố quan trọng trong tuần qua.
  • Giàn khoan, sách giáo khoa và kiện tụng (RFA) - Cuộc khủng hoảng biển Đông làm người Việt nam khắp năm châu lo lắng hơn khi Trung quốc chính thức trưng ra công hàm Phạm Văn Đồng, mà họ diễn giải rằng Việt nam dân chủ cộng hòa đã công nhận chủ quyền của họ trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.
  • Công nhận liệt sĩ cho ngư dân: Nên hay không? (RFA) - Vừa qua Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam đã có kiến nghị với Quốc hội để xem xét truy tặng liệt sỹ cho ngư dân tử nạn trên biển. Đây được xem là đề nghị tích cực trong bối cảnh TQ liên tục có các hành động nguy hiểm trên vùng biển của VN.
  • Một triết lý giáo dục không cần ý thức hệ (RFA) - Sự bao trùm về ý thức hệ cộng sản lên nền giáo dục Việt nam không những tạo nên những hậu quả nguy hiểm cho quốc gia mà còn làm cho chương trình học trở nên thiếu thực tế, không đáp ứng được những yêu cầu phát triển của đất nước.
  • Facebook bị rối loạn khoảng 20 phút trên toàn cầu (RFI) - Mạng xã hội Facebook có hơn 1,2 tỉ người thường xuyên sử dụng mỗi tháng trên thế giới, đã bị sụt giảm lưu lượng quan trọng trên toàn cầu trong khoảng hai mươi phút sáng nay 19/06/2014, gây rối loạn hoạt động của mạng này vì một lý do chưa được biết rõ.
  • Dưa hấu : Ăn nhiều chỉ có lợi cho sức khoẻ (RFI) - Trong số các loại trái cây của mùa hè, có lẽ không có thứ nào mà hấp dẫn như dưa hấu. Những lúc nóng nực mà ăn được một miếng dưa hấu đỏ tươi, mát lạnh thì có lẽ không có gì thú bằng. Nhất là lại trái cây này chứa đựng nhiều ưu điểm về dinh dưỡng, mà rất tốt cho những người ăn kiêng, cho nên có thể được tiêu thụ vô giới hạn. 
  • Hàn Quốc tập trận gần quần đảo Dokdo/Takeshima (RFI) - Giới quan sát lo ngại quan hệ giữa Tokyo và Seoul thêm căng thẳng sau vụ Hàn Quốc tập trận bằng đạn thật gần quần đảo Dokdo/Takeshima. Đây là nơi có tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
  • Tân vương Tây Ban Nha, Felipe VI tuyên thệ (RFI) - Sau lễ tuyên thệ sáng nay 19/06/2014 tân vương Tây Ban Nha Felipe VI cùng hoàng hậu Letizia, hai cô công chúa, Leonor và Sofia xuất hiện trước ban công của hoàng cung trong tiếng tung hô vạn tuế.
  • Indonesia 'khó dẹp' khu đèn đỏ (BBC) - Quyết định đóng cửa một trong những khu đèn đỏ lớn nhất Đông Nam Á, Gang Dolly, của Indonesia gặp phải phản đối mạnh mẽ.
  • Biển Đông : Manila muốn LHQ đẩy nhanh tiến độ xét đơn kiện Bắc Kinh (RFI) - Chính quyền Manila hôm nay, 19/06/2014 xác nhận là sẽ yêu cầu Tòaán trọng tài Liên Hiệp Quốc cấp tốc xét xử đơn mà Philippines đã đệ trình để kiện các yêu sách quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo Philippines, phán quyết của định chế trọng tài quốc tế này rất cần thiết vì Trung Quốc đang tăng tốc độ bành trướng trong vùng biển mà họ tự nhận chủ quyền, làm cho tình hình ngày càng xấu đi.
  • Phillipines yêu cầu Singapore điều tra hành vi phân biệt chủng tộc (RFA) - Philippines yêu cầu cơ quan công lực Singapore điều tra một trang blog tại nước này đăng những thông tin mang nội dung phân biệt chủng tộc, bày cách cho người dân đảo quốc sư tử xô đẩy những người Phi ngoài đường theo cách làm sao để không phạm luật.
  • Có gì phải hốt hoảng ? (BaoMoi) - Sáng hôm qua, một ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá 1%, giá USD và giá vàng ngoài thị trường tăng khá mạnh do không ít người tỏ ra hốt hoảng khi việc điều chỉnh tỷ giá trùng với thời điểm Trung Quốc kéo giàn khoan thứ 2 ra biển Đông. Nhưng thực tế việc điều chỉnh này không có gì để lo lắng.
  • Đã có phương án đối phó với giàn khoan Nam Hải 9 (BaoMoi) - Tối qua 19.6, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho hay theo thông tin mà Cục Hải sự Trung Quốc công bố thì giàn khoan mới mà nước này đang kéo ra biển Đông sẽ hạ đặt tại thềm lục địa của Trung Quốc. Tọa độ dự kiến hạ đặt giàn khoan này là 17 độ 14,1 vĩ bắc, 109 độ 31 kinh đông trên biển Đông thuộc vùng biển đảo Nam Du Lâm trong thềm lục địa Trung Quốc khoảng 50 - 60 hải lý.
  • Báo chí phải là vũ khí sắc bén (BaoMoi) - Gặp gỡ lãnh đạo các cơ quan báo chí, chúc mừng 89 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam chiều 19.6 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự đóng góp của báo chí trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, báo chí đã tạo được sự đồng thuận rất lớn trong bối cảnh kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn và việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
  • Hỗ trợ gia đình kiểm ngư viên (BaoMoi) - Tại Thanh Hóa, trong các ngày từ 16 - 18.6, đại diện Báo Thanh Niên tiếp tục đến thăm động viên các gia đình kiểm ngư viên đang thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tại vùng biển Hoàng Sa.
  • Mỹ đề nghị Úc bảo đảm an ninh ở biển Đông (BaoMoi) - Phó tư lệnh lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại Thái Bình Dương, thiếu tướng Richard L.Simcock đã lên tiếng thúc giục đồng minh Úc cân nhắc đảm nhiệm vai trò giữ gìn an ninh trên các vùng biển trong khu vực.
  • Philippines phạt 12 ngư dân Việt Nam đánh bắt trái phép (RFI) - Tàu đánh cá nước ngoài thường xuyên hoạt động trái phép trong các vùng biển của Philippines. Ngày 18/06/2014 tòaán Puerto Princesa kếtán 6 tháng tù và xử phạt 100.000 đô la ngư dân Việt Nam vì tội đánh bắt trái phép tại vùng biển Philippines. Hồi tháng 3/2014, 12 ngư phủ Việt Nam đã bị bắt gần quần đảo Palawan, phía Tây, trên thuyền chở đầy cá mập.
  • HD-981 trên Biển Đông : Hà Nội càng hòa dịu, Bắc Kinh càng lấn lướt (RFI) - Quan hệ Việt-Trung vẫn tiếp tục căng thẳng. Các cuộc hội đàm vào hôm qua, 18/06/2014 giữa nhân vật lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì và các lãnh đạo cao cấp Việt Nam đã không mang lại kết quả nào. Mặc dù về hình thức, Việt Nam đã tỏ dấu hiệu nhẫn nhịn, nhưng phía Bắc Kinh vẫn tỏ thái độ cứng rắn, thậm chí còn gia tăng các động thái từng bị cộng đồng quốc tế đánh giá là« khiêu khích».
  • Trung Quốc đưa giàn khoan dầu thứ hai xuống Biển Đông (RFI) - Bất chấp tình hình căng thẳng tiếp tục gia tăng sau khi cho kéo giàn khoan HD-981 xuống cắm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và buộc Hà Nội không được phản đối, Trung Quốc có dấu hiệu lấn lướt thêm. Chính quyền Bắc Kinh vừa xác nhận là họ đã cho kéo một giàn khoan thứ hai xuống hạ đặt gần bờ biển Việt Nam.
  • Chống tham nhũng : Án nặng cho ba nhà hoạt động Trung Quốc (RFI) - Sáu năm rưỡi tù giam do« làm rối loạn trật tự công cộng». Tư pháp Trung Quốc phạt nặng ba nhà hoạt động Trung Quốc chống tham nhũng Lưu Bình, Ngụy Trung Binh và Lê Tư Hoạt. Cả ba nhà đấu tranh nói trên công khai kêu gọi các nhà lãnh đạo Bắc Kinh công khai hóa tài sản.
  • Iraq: đứng vững, nhưng phải cải tổ (RFA) - ... Phiến quân Sunni không phải bắn một phát súng, mà chiếm trọn thành phố cùng toàn bộ vũ khí quân trang quân dụng, cộng với 425 triệu đô la tiền mặt cùng một số lượng lớn những thỏi vàng ròng trong các ngân hàng ở Mosul, khiến ISIL đột nhiên trở thành một lực lượng nổi dậy giàu có nhất trên thế giới.
  • Irak : giao tranh tại nhà máy lọc dầu Baiji (RFI) - Theo nhiều nguồn tin tại chỗ, quân đội Irak đang chạm súng với phe nổi dậy đề giành lại nhà máy lọc dầu Baiji, cách thủ đô Bagdad 200 cây số về phía Bắc. 40 công nhân Ấn Độ bị tổ chức Hồi giáo cực đoan EIIL bắt làm con tin. Trung Quốc chuẩn bị sơ tán nhân viên tại các vùng nguy hiểm. Chính quyền Irak kêu gọi Mỹ không kích tiêu diệt quân nổi dậy.
  • Ukraina sẽ đơn phương ngưng bắn ở miền đông, Nga hoài nghi (RFI) - Kiev sẽ ra lệnh cho quân đội ngưng bắn tại miền đông, đồng thời với việc đóng cửa biên giới giữa Ukraina và Nga. Tổng thống Ukraina, Petro Porochenko hôm nay 19/06/2014 loan báo như trên sau khi thảo luận với Vladimir Putin. Theo Interfax, đây sẽ là biện pháp tạm thời để phe nổi dậy có thể giải giáp và được khoan hồng. Tuy nhiên Matxcơva tỏ ra ngờ vực trước sáng kiến này.
  • Một ngày thư giãn hữu ích cho người khuyết tật (RFA) - Hội Khiếm Thị Và Khuyết Tật, thành lập hơn 20 năm trước tại Hạt Xóm Mới, nhà thờ Lạng Sơn, Gò Vấp, là nơi qui tụ những người khuyết tật mà Thanh Trúc đã có lần giới thiệu đến quí thính giả dưới tên Giáo Hạt Cho Người Nghèo Và Người Khuyết Tật.
  • Ngân hàng BNP Paribas bị phạt (RFA) - Dư luận tài chính và ngoại giao Âu Châu bị chấn động vì Hoa Kỳ vừa truy tố một tập đoàn ngân hàng Pháp về tội vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ và có thể phải nộp phạt đến hơn 10 tỷ Mỹ kim.
  • Trung Quốc đang bất chấp tất cả (BaoMoi) - Việc Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan thứ 2 ra biển Đông cho thấy nước này không chịu dừng lại việc khẳng định chủ quyền phi lý của mình.
  • Philippines sẽ đề nghị tòa phán quyết nhanh (BaoMoi) - Hãng tin AFP đưa tin ngày 19-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines thông báo Philippines sẽ đề nghị tòa án trọng tài quốc tế ở La Haye (Hà Lan) xét xử nhanh hồ sơ Philippines kiện đường chín đoạn của Trung Quốc (TQ) ở biển Đông.
  • Doanh nghiệp kỳ vọng kinh doanh tốt hơn trong những tháng cuối năm (BaoMoi) - (SGGP).- Hôm qua (19-6), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), công bố khảo sát động thái doanh nghiệp 6 tháng đầu năm. Theo VCCI, nhìn chung, nhiều yếu tố của tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm được các doanh nghiệp cảm nhận tốt hơn 6 tháng cuối năm 2013 (dù một số yếu tố chưa được cải thiện) và sẽ tiếp tục tốt hơn vào 6 tháng cuối năm. Đây là kết quả tổng hợp từ sự cải thiện của từng yếu tố thành phần như: chất lượng của các quy định pháp lý, hiệu lực thi hành chính sách, thủ tục hành chính liên quan tới doanh nghiệp, sự ổn định của môi trường pháp lý và điều hành kinh tế…
  • Ngư dân đầu tư 10 tỷ đồng đóng tàu cá vươn khơi (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Bất chấp việc thường xuyên bị các tàu Trung Quốc vây ép, ngăn cản, thậm chí bắt giữ và cướp bóc tài sản, ngư lưới cụ khi đang hành nghề trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, nhiều ngư dân miền Trung tiếp tục bám biển, vừa bảo vệ ngư trường truyền thống, vừa tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trong số đó có ngư dân Võ Văn Khương (1974) và Trần Công Thế (1972), trú tại thôn Ca Công, xã Hoài Hương (H. Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn đầu tư hơn 10 tỷ đồng để đóng mới đôi tàu gỗ lớn, công suất 1.000 CV để vươn khơi, hành nghề lưới vây trên ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Lòng tham không đáy (BaoMoi) - Bất chấp Việt Nam và các nước trên thế giới đang cật lực lên án hành động ngang ngược của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc lại kéo giàn khoan thứ hai vào biển Đông. Hành động ngang ngược này đã đi ngược lại luật pháp quốc tế, phớt lờ cảnh báo của dư luận và khoét sâu thêm vết thương trong quan hệ với Việt Nam.
  • Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 quy định gì? (1) (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Công ước Luật biển 1982 là cơ sở pháp lý chung cho việc giải quyết các tranh chấp biển, trong đó có phân định vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước xung quanh Biển Đông.
  • Làm cho đất nước vững mạnh (BaoMoi) - TS Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Phát triển quốc tế, có ý kiến sau khi Trung Quốc thông báo đưa thêm giàn khoan vào biển Đông
  • Trung Quốc “bịt tai” (BaoMoi) - Việc đưa thêm giàn khoan vào biển Đông cho thấy Trung Quốc “bịt tai” trước dư luận quốc tế, quyết tâm thực hiện độc chiếm biển Đông, vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam và các nước trong khu vực
  • Cướp biển hoành hành ở Đông Nam Á (BaoMoi) - Trung tâm cảnh báo cướp biển của Cục Hàng hải Quốc tế (IMB) tại Malaysia hôm 19-6 khuyến cáo các tàu chở dầu nhỏ cần duy trì những biện pháp chống cướp biển nghiêm ngặt ở biển Đông sau ít nhất 6 trường hợp bị tấn công được ghi nhận kể từ tháng 4 năm nay.
  • Họp báo tại Nga thông báo quan điểm của Việt Nam về Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 19/6, tại trụ sở hãng thông tấn Itar-Tass ở thủ đô Moskva, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga Phạm Xuân Sơn đã họp báo về Ngày Văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga cũng như thông báo quan điểm của Việt Nam về Biển Đông cho bạn bè và truyền thông Nga.
  • Việt Nam ủng hộ Nga tăng cường vai trò và vị thế ở châu Á-TBD (BaoMoi) - Nhân dịp chuẩn bị khai trương Tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Nga, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga, Phạm Xuân Sơn đã có bài trả lời phỏng vấn trang Gazeta.ru về quan hệ Việt-Nga, lập trường của Việt Nam đối với vấn đề biển Đông và vai trò, vị thế của Nga đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
  • Người thành phố với Trường Sa, Hoàng Sa (BaoMoi) - Vượt hơn 300 hải lý, đoàn đại biểu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ Chí Minh đã đặt chân lên các điểm đảo Trường Sa và gặp gỡ các chiến sĩ Cảnh sát biển đang thực thi pháp luật ở vùng biển Hoàng Sa thiêng liêng của Tổ quốc.G ẶP đoàn đại biểu do đồng chí Võ Thị Dung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn ra thăm, Đại tá Nguyễn Quang Trung, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển 2 (CSB2) cho biết: "Khi tàu CSB tiếp cận giàn khoan Hải Dương - 981 ở cự ly khoảng 5,5 hải lý thì Trung Quốc cho ba tàu có trọng tải lớn 3.000 tấn vây ép tàu CSB 2015. Họ cho tàu 3411 vây ép mạn phải và tàu 46001 vây ép mạn trái tàu CSB 2015 của chúng tôi. Sau khi dùng hai tàu lớn vây ép, Trung Quốc cho một tàu sắt nhỏ lao thẳng vào tàu CSB 2015 khiến tàu bị hư hỏng nặng. Tuy nhiên, nhân dân TP Hồ Chí Minh và cả nước hãy an tâm, chúng tôi không chùn bước".
  • 'Vị trí TQ đặt giàn khoan thứ 2 có trữ lượng dầu lớn' (BaoMoi) - PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục biển và Hải đảo VN cho rằng: Khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan thứ 2 là khu vực có trữ lượng dầu khí lớn và cũng là khu vực đang rất phức tạp giữa ta và Trung Quốc.

Dương Khiết Trì và Ted Osius gửi thông điệp gì cho Việt Nam?

000_Hkg9950512-600.jpg
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng (P) tiếp Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Hà Nội hôm 18/6/2014
AFP photo
Trong chuyến công du tới Việt Nam lần này ông Dương Khiết Trì Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc đã mang đến những tuyên bố mà theo báo chí ngoại quốc tường thuật, có nội dung nước lớn rất rõ rệt. Trong khi đó ứng viên vào chức tân đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là ông Ted Osius điều trần trước Thượng Viện Mỹ cho rằng đã đến lúc Hoa Kỳ nên xem lại việc tháo dỡ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Mặc Lâm đặt câu hỏi về cả hai vấn đề này với TS Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hòa Lan.

Cuộc gặp không kết quả

Mặc Lâm:Thưa TS, ông Dương Khiết Trì đã có mặt tại Hà Nội và những lời tuyên bố của ông ấy được báo chí ngoại quốc loan tải xem ra không một chút gì có ý nghĩa ngoại giao cả. Ông là người trong ngành ngoại giao ông nghĩ sao khi ông Dương Khiết Trì đứng tại Hà Nội lại nói rằng Việt Nam phải chấm dứt việc gây rối và làm lớn chuyện giàn khoan của Trung Quốc?

TS Đinh Hoàng Thắng: Qua những thông tin mới nhất chúng tôi thấy chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì không mang lại một đột phá nào cả. Bởi vì trước khi ông Dương sang thì Bộ ngoại giao đã có một cuộc họp báo quốc tế và ý kiến nhận xét về cuộc họp báo này tương đối mạnh mẽ nhất từ ngày Trung Quốc đặt giàn khoan đến bây giờ. Bên cạnh đó ngay cả trước khi ông Dương sang thì phía Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng đã nói, đã khẳng định lập trường của họ từ trước tới nay rằng Hoàng Sa là của Trung Quốc. Cho nên đối với hai sự việc đầu tiên diễn ra như vậy thì tôi không hy vọng gì vào chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì có thể giải quyết được gì trong vấn đề giàn khoan.

Trong trường hợp này thì một câu của người Châu Âu hay nói: “No new is good news” không có tin gì tốt cả. Nghĩa là Việt Nam vẫn giữ lập trường từ trước tới nay rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam và mọi chứng cứ do Trung Quốc đưa ra kể cả 5 chứng cứ mới nhất mà những người chưa am hiểu tình hình thì cho rằng Trung Quốc có lợi thế, nhưng 5 chứng cứ đó hoàn toàn có thể bác bỏ, hoàn toàn có cơ sở cả về mặt lịch sử lẫn pháp lý để bác bỏ 5 chứng cứ đó của Trung Quốc.

Vì vậy ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam ai cũng biết là ông ta có hai mục đích, một là để đe dọa Việt Nam và hai là để mua chuộc Việt Nam. Tôi nghĩ cả hai mục đích này ông ta không thể thành công. Bởi vì đây là lúc, là thời điểm mà nhà nước và xã hội công dân, giữa chính phủ và nhân dân đang tiến đến một điểm gặp nhau vì mục đích tối thượng là lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc là những cái không thể đánh đổi với bất cứ điều gì.

Mặc Lâm:Thưa ông trong vài tuần gần đây vấn đề đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế đã được dư luận tranh cãi rất nhiều về các mặt thuận lợi và bất lợi của nó. Ông là người có quan tâm đến vấn đề này theo ông khả năng thành công của Việt Nam là bao lớn?

TS Đinh Hoàng Thắng: Việc Việt Nam quyết định đưa Trung Quốc ra tòa là một quyết định không dễ dàng gì, đó là tôi nói đứng về mặt nhà nước. Đứng về mặt lịch sử thì hiển nhiên Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam và điều này đã có đầy đủ chứng lý, bằng chứng trong lịch sử.

Tuy nhiên do hoàn cảnh khách quan đặc biệt do hai cuộc kháng chiến mà có thể giữa hai nhà nước, hai đảng có những thỏa hiệp, những static, gọi là thỏa hiệp mang tính chiến thuật. Bên Việt Nam vì mục tiêu giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước còn bên kia thì vì mục đích tận dụng tối đa cuộc kháng chiến của Việt Nam để mang ra với thế giới, mỗi bên nó có yêu cầu của mình nên sinh ra một số thỏa hiệp. Những thỏa hiệp ấy có liên quan đến vấn đề biển đảo và do đó bây giờ về phía Việt Nam cũng có những điều khó ăn khó nói.

Tuy nhiên nếu Việt Nam nhận thấy được, về mặt nhà nước, đây là một khúc quanh, một bước ngoặt thì nhà nước hoàn toàn có thể chủ động với đội ngũ luật sư, luật gia của Việt Nam trong nước cũng như nước ngoài kể cả những người yêu chuộng Việt Nam, yêu chuộng hòa bình công lý, hoàn toàn có thể xây dựng bằng được hồ sơ để đưa Trung Quốc ra tòa về hai phương diện thủ tục và nội dung pháp lý.

Thông điệp từ Đại sứ Hoa Kỳ


Mặc Lâm:Cũng trong lĩnh vực ngoại giao, ứng viên tân đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là Phó Giáo sư Ted Osius đã điều trần trước Thượng Viện Mỹ với gợi ý là Hoa Kỳ nên tháo bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nếu Hà Nội cải thiện tình trạng nhân quyền. Là một nhà ngoại giao ông có nhận xét gì về gợi ý này thưa ông?

TS Đinh Hoàng Thắng: Tôi nghĩ cái công bố của ông tân đại sứ Mỹ sắp được bổ nhiệm, đối với chúng tôi là những người quan sát tình hình thì chúng tôi thấy đây là một dấu hiệu rất tích cực từ chính phủ Hoa Kỳ. Bởi vì như chúng ta đã biết cái yêu cầu này, tức là được mua vũ khí sát thương của Mỹ, đã được Việt Nam đưa ra từ nhiều năm qua nhưng chưa được đáp ứng vì vần đề dân chủ nhân quyền.

Nhưng có lẽ hơn ai hết về phía chính phủ Mỹ trong khoảng hai tháng nay đã thấy rất rõ những bước cải thiện cụ thể của Việt Nam về vấn đề dân chủ nhân quyền cho nên tôi nghĩ phát biểu của ông tân đại sứ là có cơ sở. Cơ sở vì ông ấy là người hiểu hơn ai hết những biến chuyển mới nhất, những chuyển động mới nhất trong quan hệ Việt Mỹ và tôi cho rằng phát biểu của ông ấy mặc dù phát biểu cho Thượng viện Mỹ nhưng thông điệp đó cũng gửi cho phía Việt Nam và tôi nghĩ đây là một dấu hiệu tốt lành.

Bởi vì như chúng ta quan sát trên bình diện rộng hơn trong những ngày này, ngay cả với Iran mà Mỹ vẫn có thể tính đến sự hợp tác quân sự để chặn đứng phiến quân Sunni vậy thì không có lý do gì, không một cản trở nào có thể làm cho quan hệ Việt Mỹ phải đẩy lùi trở lại. Quan hệ này chỉ có thể phát triển lên vì lợi ích cả hai nước cũng như lợi ích của khu vực và toàn cầu.

Mặc Lâm:Xin cám ơn ông.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-06-19 

Biển Đông: Ta đi đến đâu đây, đại huynh?

Trong khi phái đoàn Trung Quốc đang nói chuyện với giới lãnh đạo Việt Nam, thì một giàn khoan dầu khác đã di chuyển về phía nam.

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã đến Hà Nội vào hôm 18/6, dự cuộc gặp cấp cao đầu tiên kể từ khi Bắc Kinh triển khai giàn khoan nước sâu Haiyang Shihua 981 (HY 981), vào đầu tháng 5, để thăm dò dầu khí ở một địa điểm có tiềm năng, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
H4

Gần như chắc chắn không phải là một sự tình cờ khi các hãng thông tấn, cùng ngày, đều đưa tin về một thông báo có nguồn từ chi nhánh Hải Nam của cục An ninh Hàng hải Trung Quốc, rằng một giàn khoan nước sâu nữa đang được kéo về phía nam, theo hướng song song với bờ biển miền Trung Việt Nam. Giàn khoan có tên Nanhai Jiuhao (Nam Hải số 9), mới được một công ty con thuộc Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mua năm ngoái từ Transocean Ltd, một tập đoàn đa quốc gia đặt tại Thụy Sĩ, chuyên sản xuất những tổ hợp khoan dầu nước sâu khổng lồ. Theo website của ngành, deepwater.com, giàn khoan nửa chìm này có thể khoan dầu ở vùng biển sâu tới 1500 mét, và đi xuyên vào đáy biển khoảng 15.000 mét.

Phái viên của Trung Quốc, Dương Khiết Trì, cũng là vị quan chức mà mấy năm về trước đã nổi nóng trong một cuộc họp của ASEAN mà nhắc nhở các đối tác rằng “Trung Quốc là nước lớn, còn các vị là nước nhỏ, đấy là thực tế”.

Dương bây giờ đã được luân chuyển công tác sang vị trí Ủy viên Quốc vị viện, chưa kể còn là đồng chủ tịch các phiên họp thường niên của Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Trung-Việt. Suốt nhiều tuần qua, chính quyền Hà Nội đã cố gắng thuyết phục Bắc Kinh thảo luận về vụ HY 981. Bắc Kinh nói họ sẵn sàng, nhưng chỉ là khi nào Hà Nội công nhận chủ quyền của Bắc Kinh đối với vùng biển nơi HY 981 và đội tàu hộ tống nó được triển khai. Cuộc gặp song phương, vốn được lên kế hoạch từ lâu, đã gợi mở một hướng thoát khỏi thế bế tắc.

Nhưng mọi sự đã không bắt đầu một cách thuận lợi. Vào chiều tối ngày 18/6, về phía Việt Nam, không có tuyên bố nào được đưa ra, nhưng tại nghi thức chụp ảnh thường lệ, điều tốt nhất mà Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cố gắng thể hiện ra được là một ánh mắt lạnh lùng. Theo AFP, một nữ phát ngôn viên của Trung Quốc cho biết, tại cuộc họp với ông Minh và buổi gặp sau đó với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, họ Dương đã nói với cả hai ông kia rằng Việt Nam “phải ngừng quấy rối các hoạt động [khoan thăm dò] của Trung Quốc và chấm dứt thổi phồng (cường điệu hóa) các vấn đề liên quan”.

Điều mà các quan chức cấp cao này nói trong các cuộc họp kín thì chỉ có thể đoán. Các cuộc gặp cho Dương cơ hội ngăn cản ông Dũng và ông Minh, không cho họ thực hiện những kế hoạch đã được thảo luận nhiều lần là đưa đơn kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển, và một cách riêng rẽ, cũng tạo cơ hội cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gây ấn tượng với Dương rằng sự hung hãn trơ tráo của Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi lập trường của những người bạn còn sót lại của Bắc Kinh ở Hà Nội.

Trong khi đó, giàn khoan mới đang di chuyển về phía nam với tốc độ 4 hải lý/giờ; cứ theo tốc độ này nó sẽ đến gần giàn khoan HY 981 trong khoảng ba ngày. Đó có thể là đích đến của Nam Hải 9, nhưng có thể thấy là nó cũng có khả năng sẽ cứ đi tiếp, nhằm hướng đông nam, qua Biển Đông để đến bãi Cỏ Rong.

Vùng biển nước sâu ngoài khơi Việt Nam, nơi HY 981 đang khoan dầu và cũng là nơi mà, gần hơn về phía bờ, Exxon Mobile đã đạt được một số kết quả thăm dò đáng khích lệ. Vùng này nằm phía trên bể Phú Khánh, vốn được coi là nơi có triển vọng dầu khí chỉ đứng thứ hai ở Biển Đông. Nơi có triển vọng dầu khí nhất, đi xuống phía dưới, là bãi Cỏ Rong, một rặng “núi bàn” nằm trong vùng nước tương đối nông, ở giữa Philippines và hàng chục những vỉa san hô và đảo nhỏ (islet) tạo thành quần đảo Trường Sa. Manila đã lệnh cho một công ty Philippines, Philex Petroleum, bắt đầu thử thăm dò ở bãi Cỏ Rong từ năm 2015.

Đấy chính là kiểu “khiêu khích” mà Bắc Kinh có lẽ sẽ vội vàng tìm cách chặn trước.
Asia Sentinel
Tác giả: David Brown
Người dịch: Đoan Trang
19-06-2014
—–(*) Cái tựa ban đầu của tác giả là: South China Sea: Where Now, Big Brother? (ABS)

Nguyễn Thanh Giang - Muốn thắng phải có cái lý của kẻ mạnh


Mồng 2 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Hoàng Sa, mở đầu một bước xâm lăng mới đối với Việt Nam. Gần 50 ngày đã qua, những biện pháp đấu tranh hòa bình của ta không đem lại kết quả gì, Trung Quốc vẫn không ngừng lấn tới:
– Khoan xong điểm cách đảo Tri Tôn 34 km về phía nam, cách đảo Lý Sơn 221 km về phía đông, Trung Quốc lại lững thững đưa giàn khoan đi cắm cách đó hơn ba mươi hải lý, vẫn trong thềm lục địa thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế của ta.
– Từ chỗ chỉ huy động 80 tầu thuyền các loại, nay Trung Quốc đã cho tung hoành ngang dọc trên vùng biển quanh HD 981 140 tàu, gồm tàu quân sự, tàu hộ vệ tên lửa, tàu đổ bộ, máy bay chiến đấu …
– Trung Quốc đang huy động toàn lực để đóng giàn khoan Hải Dương 982 tại nhà máy đóng tàu Đại Liên trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu CSIC. Ngay trong bản thuyết minh thiết kế người ta đã ghi rõ HD 982 sẽ được sử dụng tại Biển Đông, bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa. Với hệ thống định vị bằng hệ định động học cấp 3, HD 982 có thể chống chịu được những trận bão khủng khiếp nhất trong 200 năm qua tại vùng biển này. Ngoài Hải Dương 982, theo dự kiến còn có thêm HD 983 và HD 984 sẽ đựoc bàn giao vào tháng 9, tháng 10 năm 2015 và tháng 8 năm 2016.
– Ngày 5 tháng 6 năm 2014, Trung Quốc cho khởi công xây dựng sân bay trên đảo Gạc Ma đã chiếm của ta năm 1988. Khi sân bay này đi vào hoạt động, họ sẽ xác lập vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc, chiếm luôn cả vùng trời của ta ở đó.
- Ngày 14 tháng 6 năm 2014 Trung Quốc làm lễ động thổ xây dựng trường học và bệnh xá trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa. Cách nay hai năm, Bắc Kinh đã thiết lập một đơn vị hành chính mới là thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây được xem là thành phố cực nam của Trung Quốc với số dân là 1.443 người. Chính quyền thành phố Tam Sa ra thông cáo cho biết trường học này sẽ được hoàn thành trong 18 tháng.
Vậy là họ cứ lấn tới và sẽ còn lấn tới mặc dù ta đã chịu nhịn hết mức. Thậm chí ta đã chịu nhục!
(Nghe nói Nguyễn Phú Trọng đã hai lần đề nghị gặp Tập Cận Bình nhưng đều bị khước từ. Sao Nguyễn Phú Trọng lại làm thế! Đánh có chắc thắng thì mới động binh. Trên chính trường ngoại giao, có chắc được nắm tay thì mới chìa tay. Ở đây biểu lộ óc phán đóan của Trọng rất kém. Yếu tố mạo hiểm chỉ cho phép đối với người làm khoa học. Làm chính trị thì không được. Nguyễn Phú Trọng làm nhục quốc thể! Không biết ông ta xin gặp TCB để làm gì? Trong tình thế này người bình thường cũng có thể biết chắc chắn gặp chẳng giải quyết được gì. Chẳng lẽ gặp để xin? Xin người có lương tri may ra còn được. Xin bọn bần tiện, tham tàn, vô lương thì xin sao được. Nhớ lại, cách đây mấy năm, dự cảm vấn đề Biển Đông sẽ trở thành đại quốc sự, Quốc hội đề nghị cho nghe báo cáo để cùng bàn thảo. Sự kiện Nguyễn Phú Trọng gạt đi và nói “Vấn để Biển Đông không có gì mới” chỉ có thể được nhận thức theo hai giải đoán. Hoặc do Nguyễn Phú Trọng quá đần độn, không có khả năng tư duy, không có khả năng phán đóan. Hoặc ông ta là nội gián của Trung Quốc. Để một người như vậy tiếp tục trị vì Đảng, trị vì Đất nước thêm một ngày thì hậu quả sẽ tai hại khôn lường. Trả giá cho những hậu quả đó có thể không chỉ là sự tụt hậu, sự nghèo khổ của Đất nước mà cả núi xương sông máu lại sẽ phải đổ ra. Nếu ngày ấy Nguyễn Phú Trọng để cho Quốc hôi được bàn bạc dân chủ, công khai thì rất có thể tình hình Biển Đông không xấu đến như bây giờ. Thật đáng giận. Nguyễn Phú Trọng rất đáng bị xử tội).
Lý lẽ của ta rất xác đáng, chứng cứ xác định chủ quyền của ta đối với Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông hoàn toàn đủ sức thuyết phục lương tri cộng đồng nhân loại, nhưng Trung Quốc đã bỏ ngoài tai và chắc chắn sẽ tiếp tục dầy xéo lên tất cả.
Vì sao vậy? Một là, vì bản chất Đại Hán vốn cuồng bạo, tham tàn, vô liêm sỉ. Hai là, vì trên chiến trường Biển Đông lực lượng của ta quá mỏng so với họ.
Ta có cái thế của lẽ phải, của công lý nhưng lực quá yếu nên dù cố níu giữ hòa bình để chỉ đấu lý ta cũng không thể nào thắng được. Lý thắng bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh (La raison du plus fort est toujour la meilleur).
Hiện nay lực của ta yếu không chỉ vì nước ta nhỏ hơn, dân ta ít hơn mà còn vì khối đại đoàn kết dân tộc đã bị ĐCSVN dày vò tan nát do:
– Những chủ trương, chính sách sai lầm, phi nhân tính đã gây nên óan thù chất chứa trong lòng những người đã bị đánh bật khỏi Tổ quốc.
– Hậu quả của CCRĐ, Nhân văn Giai phẩm, Xẻt lại Chống Đảng …. còn để lại những vết thương sâu trong lòng người.
– Những vụ cướp đất, cướp nhà … để phục vụ lợi ích nhóm đang tạo ra lớp lớp dân oan nuốt hận, dồn căm….
Càng nguy hiểm hơn là, ngày nay dân không còn tin mà căm ghét, khinh bỉ lãnh đạo.
Thế của ta cũng hầu như không có gì do ta vẫn giữ khoảng cách khá xa, nếu không muốn nói là, do bị Trung Quốc xúc xiểm, vẫn đối đầu với Hoa Kỳ. Những lãnh đạo chóp bu vẫn bắt thuộc hạ phải quán triệt tinh thần coi Trung Quốc là bạn, Hoa Kỳ là thù. Nói chung, họ tâm niệm: thà mất Nước chứ không chịu mất Đảng. Một số đã bị Trung Quốc mua bằng tiền, bằng ơn tác thành. Số ít còn luẩn quẩn với ý thức hệ, trong đó có kẻ chỉ vì ngoan cố với những lập luận đã được bảo vệ trong luận án tiến sỹ của hắn.
Tuy nhiên, thế và lực của ta sẽ hoàn toàn áp đảo được Trung Quốc nếu:
– Về đối nội, cải tạo triệt để những đường lối, chủ trương, chính sách sai lầm. Trước mắt, bỏ Điều 4 Hiến pháp, cho tự do lập Hội, Đoàn để xã hội dân sự có thể hình thành lành mạnh, từ đấy động viên và quy tụ được sức đóng góp của mọi cá nhân, mọi cộng đồng dân tộc trong và ngoài nứoc.
– Về đối ngoại, khẩn trương thiết lập liên minh toàn diện, trong đó có liên minh quân sự, với Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Trong mấy bài viết trước, tác giả đã phân tích, trình bầy khả năng hiện thực hóa khối liên minh thần thánh này.
Giữa chừng bài viết hôm nay, bỗng xuất hiện một tin mới, được xem như một trong những tin vui lớn nhất lúc tuổi già của chúng tôi. Xin chép nguyên văn phần chính của bản tin đó:
“HANOI/WASHINGTON: Một cách lặng lẽ, hai chính phủ Mỹ và Việt Nam đang kết thân hơn, trong đó có những dấu hiệu không được loan tin nhưng đầy minh bạch: cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA đã mở một văn phòng liên lạc tại Hà Nội, và chính phủ VN nói với Hoa Kỳ rằng Vịnh Cam Ranh có thể mở cửa đón tàu chiến Mỹ.
Các thông tin trên đăng trên bài viết nhan đề “A long reconciliation” (Một cuộc hòa giải lâu dài) của Richard Halloran trên báo Honolulu.
Bài báo cho biết Đaị Sứ Lê Công Phụng đã bay tới Hawaii mới 1 ngày trước để họp với Tư Lệnh Quân Lực Mỹ Vùng Thái Bình Dương, Đô Đốc Robert Willard, và mang thông điệp ngắn gọn, “Coi chừng Trung Quốc.”
Trong ngôn ngữ ngoaị giao hơn, theo lời tiết lộ của các viên chức Mỹ và Việt, ông Phụng nói, “VN và Hoa Kỳ nên hợp tác để chống lại việc TQ tranh lãnh thổ, lãnh hải và lộ ý đồ cản trở thông thương vùng Biển Đông.”
… Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng, nơi đã gửi khoảng nửa tá tàu chiến sang thăm các hải cảng VN các năm gần đây, dự định mở một hội nghị với các cấp chỉ huy tương nhiệm vào mùa xuân này để thu xếp thêm các chuyến tàu chiến Mỹ thăm VN. Trong một quyết định có tính đột phá, Việt Nam báo rằng hải cảng ở Vịnh Cam Ranh sẵn sàng mở ngõ đón tàu chiến hải quân nước ngoài. Hình ảnh một hàng không mẫu hạm trang bị vũ khí nguyên tử, nặng 90,000 tấn, vào Vịnh Cam Ranh sẽ là biểu tượng minh bạch của sự hòa giải Mỹ-Việt,vì vịnh này là nơi hải quân Mỹ trú đóng thời chiến tranh. Việc taù chiến Mỹ vào Cam Ranh cũng là dấu hiệu cho các nước Châu Á rằng Mỹ muốn giữ an ninh khu vực và nhắc TQ rằng Mỹ sẽ là một đối thủ khổng lồ. Năm ngoái, phi cơ từ mẫu hạm USS George Washington đã chở nhiều lãnh tụ quân sự và chính trị VN bay ra tàu chiến đậu ngoaì khơi. Mẫu hạm USS John Stennis cũng làm như thế trước đó cùng năm, cả 2 lần đều bị Bắc Kinh phản đối vì nói rằng vi phạm vùng Biển Đông của TQ.
Nhưng dấu hiệu rõ nhất là việc mở một văn phòng liên lạc tại Hà Nội bởi sở tình báo Mỹ CIA. Không ai nhầm lẫn nữa về các dấu hiệu hợp tác về an ninh”.
Nếu bản tin trên đây là thật thì ta rất có thể yên tâm. Đối với lũ tướng tuồng Đại Hán này, cứ già đòn thì sẽ non nhẽ thôi mà.
Liên minh Mỹ – Nhật, liên minh Mỹ – Phi, liên minh Ấn – Nhật, liên minh Úc- Nhật- Ấn đã và đang tích cực hình thành.
Liên minh quân sự giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và Nhật Bản được thiết lập nữa thì hẳn Trung Quốc phải bớt ngang ngược, hung hăng, cứ thế lùi lũi chui vào khuôn phép. Năm 1909 Trung Quốc từng nhảy vào định chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của ta đấy chứ. Đầu năm ấy, đô đốc Tàu Lý Chuẩn chỉ huy ba pháo thuyền đã đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm nhưng ngay sau đó phải cụp đuôi rút chạy khi đụng độ với quân đội viễn chinh Pháp với tư cách là lực lượng được Chính quyền Pháp, đại diện cho Nhà nước Việt Nam về đối ngoại, giao nhiệm vụ bảo vệ, quản lý, thực thi chủ quyền tại quần đảo này.
Thực ra Trung Quốc không mạnh khi mà nền kinh tế nước họ đang trên bờ vực thẳm và nguy cơ vỡ các mảng Tân Cương, Tây Tạng đã nhỡn tiền.
Ta cũng không phải lo sợ về cuộc chiến đối với Trung Quốc nếu xẩy ra. Chỉ cần có những lãnh đạo tài ba, có tướng giỏi, ta có thể tổ chức cuộc chiến dưới dạng chiến tranh ủy nhiệm và chiến tranh cục bộ. Chiến tranh ủy nhiệm đã được đề cập trong bài “Bộ trưởng Quốc phòng chống lại Thủ tướng”. Chiến tranh cục bộ sẽ được diễn giải trong một bài khác. Tinh thần của nó là hạn chế để chiến tranh chỉ diễn ra ở Biển Đông và trên các đảo.
Phải chi họ bị thay thế. Trước mắt chỉ cần họ bớt lú lẫn, ngu xuẩn đi, Đất nước chắc chắn sẽ hồi sinh mạnh mẽ.
Hà Nội 19 tháng 6 năm 2014
Nguyễn Thanh Giang
Mobi: 0984 724 165
Email: thanhgiang36@yahoo.com
(ABS)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét