Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Ngày 14/6/2014 - Thoát Trung, nhưng coi chừng một sai lầm bi đát! - Nực cười, phẫn nộ, nhưng hãy coi chừng Trung Quốc

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Phản bác lý sự ngụy biện về "chủ quyền" của Trung Quốc

 
Chiến sỹ Trường Sa chắc tay súng gìn giữ biển đảo Tổ quốc. (Ảnh: Việt Đức/Vietnam+)

Gần đây, trong một số hội nghị, hội thảo quốc tế (Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về “An ninh và Hợp tác ở châu Á-Thái Bình Dương” tổ chức tại Bắc Kinh (từ ngày 27 đến 28/5/2014); Đối thoại Shangri-La (Singapore, từ ngày 30/5-1/6/2014), một số quan chức cao cấp, tướng lĩnh, nhà ngoại giao, học giả Trung Quốc lên tiếng cho rằng Trung Quốc có chủ quyền ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa); giàn khoan Hải Dương-981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Hoàng Sa thuộc Trung Quốc; Việt Nam cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng biển mà Việt Nam không có chủ quyền…
Tất cả những cái gọi là “lý lẽ” ấy đều nhằm biện minh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm trong lãnh thổ của Trung Quốc.
Trong bài viết: ''Phản bác lý sự "chủ quyền" của Trung Quốc,'' phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Hồng Quân đã góp thêm tiếng nói vạch trần những “lý lẽ” ngụy biện trên của một số quan chức, tướng lĩnh, nhà ngoại giao, học giả Trung Quốc.
Nguyên tắc xác định “quyền thụ đắc lãnh thổ” trong pháp luật quốc tế
Trung Quốc đã dựa vào nguyên tắc “chủ quyền lịch sử,” “danh nghĩa lịch sử” để khẳng định chủ quyền các đảo mà họ gọi là Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa), Đông Sa, Trung Sa. Họ khai thác tất cả các yếu tố được ghi nhận trong các tài liệu lịch sử của Trung Quốc để nói rằng, người Trung Quốc đã xuống Biển Đông và khu vực các đảo này, chính họ là người phát hiện, khai phá, đã làm ăn và sau đó là quản lý, đồng thời rêu rao cái gọi là thực hiện chủ quyền của Trung Quốc với các đảo này.
Trong lịch sử phát triển lâu dài của pháp luật quốc tế, những nguyên tắc và quy phạm pháp luật xác lập chủ quyền lãnh thổ đã được hình thành trên cơ sở thực tiễn quốc tế (như “chiếm hữu thật sự,” “chủ quyền lịch sử,” “khoảng cách địa lý”…), nhưng nguyên tắc “thụ đắc lãnh thổ quốc gia” mới là phương thức đánh giá một cách khách quan, khoa học đối với các quan điểm pháp lý do các bên tranh chấp chủ quyền nêu ra và trở thành nguyên tắc được thế giới thừa nhận sử dụng rộng rãi, gọi là nguyên tắc “quyền thụ đắc lãnh thổ quốc gia.”
Từ thế kỷ XVI, sự phát triển và lớn mạnh khiến các nước như Hà Lan, Anh, Pháp... trở thành những cường quốc cạnh tranh với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (Sắc lệnh của Giáo hoàng Alexandre VI ký ngày 4/5/1493 đã phân chia khu vực ảnh hưởng cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở các lãnh thổ mới phát hiện ngoài châu Âu) tại các lãnh thổ mới phát hiện ngoài châu Âu.

 
Một bức bản đồ Trung Quốc cố không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (Nguồn: TTXVN)

Trước thực trạng đó, các cường quốc hàng hải đã tìm ra nguyên tắc pháp lý áp dụng cho việc thụ đắc lãnh thổ đối với những vùng lãnh thổ mà họ mới phát hiện, bao gồm nguyên tắc “quyền ưu tiên chiếm hữu” (hay còn được gọi là nguyên tắc “quyền phát hiện”) và cùng với đó là nguyên tắc “chiếm hữu thật sự.”
Theo nguyên tắc “quyền ưu tiên chiếm hữu,” luật pháp quốc tế dành quyền ưu tiên chiếm hữu cho quốc gia đã phát hiện vùng lãnh thổ đó đầu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế, nguyên tắc quyền phát hiện chưa bao giờ tự nó đem lại chủ quyền quốc gia cho quốc gia đã phát hiện ra vùng lãnh thổ mới đó, bởi người ta không thể xác định được khái niệm, giá trị pháp lý của việc phát hiện, ai là người phát hiện trước, dấu ấn hành vi phát hiện đó…
Vì thế, việc “phát hiện” được bổ sung bằng việc “chiếm hữu danh nghĩa,” nghĩa là quốc gia phát hiện ra một vùng lãnh thổ phải để lại dấu tích trên vùng lãnh thổ mới phát hiện đó. Tuy vậy, nguyên tắc “chiếm hữu danh nghĩa” không những không giải quyết được một cách cơ bản những tranh chấp phức tạp giữa các cường quốc đối với các vùng “đất hứa,” đặc biệt là những vùng lãnh thổ thuộc châu Phi và các hải đảo nằm cách xa đất liền hàng ngàn hải lý, thậm chí xa hơn…, trái lại còn dẫn đến không ít cuộc đối đầu quyết liệt giữa các cường quốc, bởi không thể lý giải được cụ thể “chiếm hữu danh nghĩa” được lập ra bao giờ và tồn tại như thế nào…
Vì vậy, sau Hội nghị về châu Phi năm 1885 của 13 nước châu Âu và Hoa Kỳ, đặc biệt sau khóa họp của Viện Pháp luật quốc tế ở Lausanne (Thụy Sĩ) năm 1888, người ta đã thống nhất áp dụng một nguyên tắc thụ đắc mới, đó là nguyên tắc “chiếm hữu thật sự.”
Điều 3, Điều 34 và Điều 35 của Định ước Berlin ký ngày 26/6/1885 đã xác định nội dung của nguyên tắc “chiếm hữu thật sự” và các điều kiện chủ yếu để “chiếm hữu thật sự” là: Phải có thông báo về việc chiếm hữu cho các quốc gia ký Định ước nói trên; và phải duy trì trên vùng lãnh thổ mà nước đã thực hiện hành vi chiếm hữu trên vùng lãnh thổ ấy một quyền lực đủ để khiến cho các quyền của nước chiếm hữu được tôn trọng.
Tuyên bố của Viện Pháp luật quốc tế Lausanne năm 1888 đã nhấn mạnh: “… mọi sự chiếm hữu muốn tạo nên danh nghĩa chủ quyền… thì phải là thật sự, tức là thực tế, không phải là danh nghĩa”. Tuyên bố này đã khiến cho nguyên tắc “chiếm hữu thực sự” của Định ước Berlin 1885 có giá trị phổ biến trong luật pháp quốc tế để xem xét, giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia trên thế giới.
Nội dung chủ yếu của nguyên tắc “chiếm hữu thật sự” trong luật pháp quốc tế gồm các yếu tố sau:
i) Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do nhà nước tiến hành.
ii) Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hòa bình, trên một vùng lãnh thổ vô chủ (Res Nullius) hoặc là trên một vùng lãnh thổ đã bị từ bỏ bởi một quốc gia đã làm chủ nó trước đó (derelicto).
iii) Việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm là hành động phi pháp. Quốc gia chiếm hữu phải thực thi chủ quyền của mình ở những mức độ cần thiết, tối thiểu thích hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó.
iv)Việc thực thi chủ quyền phải liên tục, hòa bình.
Do tính hợp lý và chặt chẽ của nguyên tắc này, nên mặc dù Công ước Saint Germain ngày 10/9/1919 tuyên bố hủy bỏ Định ước Berlin 1885 vì thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa, các luật gia và các cơ quan tài phán quốc tế vẫn vận dụng nguyên tắc này để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo (Tháng 4/1928, Tòa án trọng tài thường trực quốc tế La Haye đã vận dụng nguyên tắc này để xử vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan, Phán quyết của Tòa án quốc tế của Liên hợp quốc tháng 11/1953 đối với vụ tranh chấp chủ quyền giữa Anh và Pháp về các đảo Minquiers và Ecrehous…).
"Lý lẽ" mà Trung Quốc sử dụng để biện minh cho quan điểm của họ sau khi dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam dựa vào cái gọi là thuyết “chủ quyền lịch sử.” Đây là một luận thuyết vô cùng lạc hậu, trái với công pháp quốc tế, không được luật pháp quốc tế dùng để xử lý các tranh chấp về thụ đắc lãnh thổ đối với các quần đảo.
Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi ở Hoàng Sa và Trường Sa
Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Việt Nam đã sớm xác lập chủ quyền ở Trường Sa trong lịch sử. (Ảnh: Việt Đức/Vietnam+)

Các ghi chép lịch sử chính thức cho thấy, ít nhất từ thế kỷ XVII các hoàng đế Việt Nam đã xác lập chủ quyền và có các hoạt động khẳng định chủ quyền, thực thi chủ quyền nhà nước một cách hòa bình và liên tục đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khi các vùng lãnh thổ này được xem là vô chủ.
Cụ thể, nhà Nguyễn đã thành lập Hải đội Hoàng Sa để khai thác kinh tế và thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác đối với hai quần đảo này. Năm 1835, Vua Minh Mạng cho xây dựng ngôi chùa “Hoàng Sa tự” và đặt một tượng đá trên quần đảo Hoàng Sa... Như vậy, công việc thực thi chủ quyền của các hoàng đế Việt Nam liên tục trong suốt mấy thế kỷ mà không bị một nước nào, kể cả Trung Quốc, phản đối.
Với một thời gian dài như vậy, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý để khẳng định rằng chủ quyền của Việt Nam đã được xác lập từ thời phong kiến đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong khi đó, Trung Quốc không hề có tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa. Nhiều bản đồ, gần nhất là bản đồ của Trung Quốc xuất bản đầu những năm 30 của thế kỷ trước, mô tả đảo Hải Nam là tận cùng phía nam của Trung Quốc, không hề có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhiều người hẳn chưa quên sự kiện tháng 3/2014, nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Cộng hòa Liên bang Đức, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức bà Angela Merkel đã tặng Chủ tịch Tập Cận Bình món quà là một trong số các bản đồ nói trên.
Bản đồ "Đại Nam nhất thống toàn đồ”, vẽ năm 1834 (dưới triều vua Minh Mạng) thể hiện địa danh Hoàng Sa, Vạn lý Trường Sa bằng chữ Hán, (Nguồn: TTXVN)
Sau thời kỳ nhà Nguyễn, chính quyền bảo hộ Pháp và Việt Nam đều tiếp tục duy trì chủ quyền và quản lý trên thực tế đối với hai quần đảo này. Khi thiết lập nền bảo hộ tại Việt Nam vào năm 1884, Pháp đã tiếp quản các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhân danh Việt Nam, xây dựng Trạm khí tượng trên quần đảo Hoàng Sa. Thậm chí cuối năm 1973, các binh sỹ Việt Nam Cộng hòa đóng trên quần đảo còn cứu một gia đình ngư dân (5 người) Trung Quốc chẳng may gặp sóng to, gió lớn dạt vào đảo, chia sẻ khẩu phần ăn ít ỏi của mình để cưu mang gia đình ngư dân này.
Tháng 9/1951, Hội nghị hòa bình San Francisco với sự tham dự của lãnh đạo 51 quốc gia, nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đã công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tại hội nghị này, trưởng phái đoàn Việt Nam, ông Trần Văn Hữu, khi đó là Thủ tướng dưới thời Vua Bảo Đại, đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước sự hiện diện của đại diện 50 nước khác, trong đó có Trung Quốc, mà không gặp phải sự phản đối nào. Trong khi đó, có tới 48/51 quốc gia tham dự Hội nghị đã bác bỏ đề nghị công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tháng 7/1954, các bên trong đó có Trung Quốc, tham gia Hội nghị Geneva 1954 về lập lại hòa bình ở Đông Dương, đã ký kết Hiệp nghị Geneva công nhận và tôn trọng nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Sau khi Pháp rút các lực lượng khỏi Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa đã phục hồi việc thực thi chủ quyền, quản lý đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có nhiều hành động và đưa ra một số tuyên bố để khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo này.
Ấy vậy, năm 1956, Trung Quốc đưa quân đánh chiếm khu vực phía Đông và tháng 1/1974, chiếm nốt khu vực phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tiếp đó, tháng 3/1988, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm đảo Gạc Ma do Việt Nam quản lý.
Theo luật pháp quốc tế, việc sử dụng vũ lực để chiếm hữu lãnh thổ là không được thừa nhận. Hành động nói trên của Trung Quốc đã vi phạm một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, được ghi trong Điều 2 khoản 4 của Hiến chương Liên hợp quốc. Do đó, việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, một số đảo ở Trường Sa hiện nay là không có giá trị, dù Trung Quốc đã ở đó bao lâu và thực hiện những biện pháp gì nhằm thực thi sự quản lý. Cho nên, tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với “Tây Sa” (Hoàng Sa), “Nam Sa” (Trường Sa) là phi pháp.
Trong khi đó, từ sau năm 1974, Việt Nam tiếp tục khẳng định và chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam phản đối các hoạt động phi pháp cũng như yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Về Công thư ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng
Một số học giả Trung Quốc cố tình trích dẫn sai Công thư ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, như là một sự thừa nhận công khai chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong Công thư, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập một từ nào về các lãnh thổ của Trung Quốc, lại càng không đề cập đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ ủng hộ tuyên bố của Trung Quốc về vùng lãnh hải 12 hải lý.
Hơn nữa, việc Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập tới các quần đảo trên là phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, bởi các quần đảo này đang nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng hòa kể từ sau Hiệp nghị Geneva năm 1954 như đã nói ở trên.
Với tư cách là một nước tham gia và “giúp” Việt Nam đàm phán Hiệp nghị Geneva năm 1954, Trung Quốc biết rõ hơn ai hết phạm vi địa lý hành chính của Việt Nam được chia tại vĩ tuyến 17. Hơn nữa, các tuyên bố của Trung Quốc rằng không có tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa là hoàn toàn trái ngược với những gì các lãnh đạo Trung Quốc đã thừa nhận.
Tháng 9/1975, Phó Thủ tướng Trung Quốc khi đó là ông Đặng Tiểu Bình đã nói với Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn rằng hai bên (Trung Quốc và Việt Nam) có các quan điểm khác nhau về Hoàng Sa và Trường Sa và vấn đề này có thể được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán(!).
Trung Quốc hành xử trái luật pháp quốc tế
Từ tháng 5/2014, khi đặt giàn khoan Hải Dương-981, Trung Quốc luôn biện minh cho hành động ngang ngược của mình là giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của cái gọi là “Tây Sa” (Hoàng Sa) của Trung Quốc. Điều này hoàn toàn phi pháp, sai trái về mặt luật pháp quốc tế, trên các mặt sau:

Nhiều tàu Trung Quốc vây quanh, bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)

i) Các đảo đá tại Hoàng Sa có diện tích nhỏ (lớn nhất là đảo Phú Lâm có diện tích khoảng 2km vuông), không thỏa mãn điều kiện pháp lý áp dụng cho quy chế đảo là phải có đời sống kinh tế riêng và có thể tự duy trì cuộc sống.
Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982), các đảo đá này không được hưởng 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, mà chỉ có vùng lãnh hải 12 hải lý. Điều đó khẳng định vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (cách đảo Tri Tôn 17 hải lý và sau đó là 25 hải lý) hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và hoàn toàn không có tranh chấp, lại càng không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Hoàng Sa theo quy định của UNCLOS 1982.
ii) Trung Quốc sử dụng số lượng lớn tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính, quân sự cùng máy bay chiến đấu để hộ tống trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đặc biệt, Trung Quốc cho mở bạt che nòng súng trên các tàu quân sự, chĩa vào tàu dân sự của Việt Nam.
Các hành động nói trên cho thấy rõ ràng Trung Quốc đã có hành động đe dọa sử dụng vũ lực. Nghiêm trọng hơn, các tàu của Trung Quốc chủ động, cố tình đâm va, làm hư hại nhiều tàu thuyền của lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, thậm chí đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, đâm hỏng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển Việt Nam, làm bị thương nhiều cán bộ các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam và nhiều ngư dân đang hoạt động tại ngư trường truyền thống trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là các hành động sử dụng vũ lực hết sức nguy hiểm, đe dọa trực tiếp hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Hiến chương Liên hợp quốc đã cấm tất cả các hành động sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực nói chung và liên quan đến các vấn đề lãnh thổ nói riêng. Các hoạt động tranh chấp phải được giải quyết thông qua thương lượng hòa bình. Hoạt động sử dụng vũ lực chỉ được thực hiện trong các hoàn cảnh đặc biệt như là tự vệ và (hoặc) được Hội đồng Bảo an cho phép.
iii) Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng an toàn 3 hải lý xung quanh giàn khoan Hải Dương-981 cũng là hành vi hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế. Theo UNCLOS 1982, một quốc gia chỉ được phép thiết lập vùng an toàn 500 mét cho các công trình và thiết bị lắp đặt trên biển.
Trên thực tế, phạm vi các tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính và tàu quân sự của Trung Quốc ngăn cản tàu thực thi pháp luật của Việt Nam bảo vệ chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhiều khi lên tới 30-40 hải lý. Hành động này đã đe dọa tự do, an ninh và an toàn hàng hải trong khu vực.
Không những thế, việc các máy bay trinh sát và tiêm kích của Trung Quốc thường xuyên bay thấp, uy hiếp các tàu công vụ, tàu cá của Việt Nam đã trở thành mối đe dọa đối với an toàn và tự do hàng không trên Biển Đông.
Thay lời kết
Cách đây một thập kỷ, Trung Quốc đưa ra khái niệm ''trỗi dậy hòa bình,'' rồi ''phát triển hòa bình,'' cam kết không bá quyền, trấn an thế giới về sự phát triển của mình.
Năm 2013, Trung Quốc đề xuất sáng kiến “con đường tơ lụa trên biển” và đề nghị ký hiệp định láng giềng hữu nghị với ASEAN. Tuy nhiên, với những hành động gây hấn và khiêu khích từ năm 2009 trở lại đây trên biển Đông và biển Hoa Đông, thế giới đã thấy khoảng cách ngày càng lớn giữa lời nói và hành động của Trung Quốc.
Thế giới đang nhìn Trung Quốc như là một cường quốc ngày càng ưa sử dụng sức mạnh để thay đổi hiện trạng trong khu vực, khẳng định chủ quyền bằng cách tạo ra những “thực tế mới” trên Biển Đông, ngày càng hung hăng, vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa an ninh, hòa bình và ổn định khu vực.
Chính vì vậy, lòng tin của các quốc gia trong khu vực đối với Trung Quốc suy giảm, Trung Quốc càng bị cô lập trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Tai hại hơn, khi niềm tin về sự “phát triển hòa bình” của Trung Quốc thiếu cơ sở, các nước trong khu vực sẽ tìm kiếm các biện pháp tài phán, xây dựng các mối quan hệ hợp tác quốc tế mới, thậm chí tăng cường khả năng tự vệ. Điều này không có lợi đối với Trung Quốc, bởi cường quốc nào cũng phải tạo dựng môi trường hòa bình và hợp tác xung quanh mình. Một môi trường hòa bình, hợp tác vì phồn vinh chung liệu có thể được tạo dựng bằng chính sách cường quyền?/.
(TTXVN)

Thoát Trung, nhưng coi chừng một sai lầm bi đát!

“…Nguyễn Tấn Dũng có thể không phải là người nhiệt tình nhất với chính sách phục tùng Trung Quốc nhưng cũng không ai có thể thân Trung Quốc hơn ông. Muốn "thoát Trung" mà lại "phò Dũng" là rất sai, sai một cách bi đát…”
 nguyentandung16
...những lời tuyên bố mơ hồ, chung chung, vớ vẩn của ông Dũng
"thể hiện đúng ý chí của nhân dân ta"...

Một tháng rưỡi đã trôi qua kể từ ngày Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Giàn khoan vẫn còn đó những dư luận thế giới đã ngoảnh sang những vấn đề khác. Bắc Kinh đã thành công một bước trong tiến trình bình thường hóa sự chiếm đoạt các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bước tiến này mở đường cho những hành động lấn chiếm khác.

Hành động của Bắc Kinh đáng lẽ là một sự dại dột và đã phải thất bại bẽ bàng; không những thế còn tạo cho Việt Nam một cơ hội để tái khẳng định chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường Sa và các quyền lợi chính đáng trên Biển Đông theo qui định của luật pháp quốc tế. Trong những ngày đầu khi Trung Quốc vừa đưa giàn khoan HD-981 vào hải phận Việt Nam lập trường của các chính phủ -Hoa Kỳ, Châu Âu cũng như các nước trong khu vực Thái Bình Dương- đã đồng thanh lên án hành động của Trung Quốc như là một sự khiêu khích. Ngược lại không một quốc gia nào bênh vực Trung Quốc cả. Một cách mặc nhiên thế giới đã nhìn nhận Hoàng Sa và vùng biển chung quanh không phải là của Trung Quốc, nghĩa là của Việt Nam hay ít nhất có thể được coi là của Việt Nam.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Việt Nam phản ứng một cách mạnh mẽ, dù ôn hòa, đối với Trung Quốc và đưa vấn đề ra trước Liên Hiệp Quốc? Chắc chắn Trung Quốc sẽ xấc xược phủ nhận thẩm quyền của Tòa Án Công Pháp Quốc Tế (International Court of Justice) và cũng sẽ sử dụng quyền phủ quyết nếu Việt Nam đưa vấn đề ra Hội Đồng Bảo An. Nhưng đó là tất cả những gì mà chúng ta chờ đợi. Trung Quốc sẽ bị cô lập và lên án, chủ quyền của Việt Nam sẽ được thừa về mặt tình cảm, Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt hơn nhiều nếu tái diễn sự khiêu khích. Có mọi triển vọng là họ không dám tái diễn vì Trung Quốc vừa rất lệ thuộc vào thế giới vừa không đủ mạnh để thách thức thế giới, hơn nữa lại đang sắp đi vào một cuộc khủng hoảng lớn. Tóm lại giàn khoan của Trung Quốc sẽ rút đi sau một vài tháng chi phí tốn kém, sau khi bị lên án và khiến Việt Nam được bênh vực.

Nhưng thực tế đã không như vậy bởi vì chính quyền cộng sản Việt Nam đã không có phản ứng. Hành động xâm lược của Trung Quốc vẫn tiếp tục và không còn lôi kéo sự chú ý của thế giới nữa. Lần sau nếu tình trạng này lặp lại sự chú ý của thế giới sẽ còn ít hơn. Lẽ phải lúc đó sẽ chỉ là lý của kẻ mạnh.

Những gì chính quyền CSVN đã làm, như phổ biến một thư luân lưu tới các thành viên LHQ một tháng sau khi sư kiện khởi đầu, một vài tuyên bố nguyên tắc và một số tàu cá và cảnh sát biển tới gần hiện trường, không đáng được coi là một phản ứng. Ngay cả nếu chính quyền CSVN muốn dâng biển và đảo cho Trung Quốc trong một thỏa hiệp ngầm họ cũng khó có thể phản ứng yếu hơn.

Hành động của Trung Quốc vừa là một hành động lấn chiếm vừa là một hành động chiến tranh bởi vì họ đem theo cả hàng trăm tàu chiến và đánh phá các tàu của Việt Nam, kể cả tàu của cảnh sát biển Việt Nam. Trước một biến cố nghiêm trọng như vậy bất cứ một chính quyền nào trên thế giới cũng đã phải thông tin và giải thích đầy đủ cho nhân dân biết những gì xảy ra qua thông điệp long trọng của quốc trưởng và thủ tướng cùng với những phát biểu của các bộ trưởng và các cấp lãnh đạo chính trị để động viên toàn dân đoàn kết trong cố gắng giữ nước, đồng thời lập tức đưa vấn đề ra công pháp quốc tế.

Nhưng chúng ta đã thấy gì?

Ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn không nói gì trước hội nghị trung ương của đảng cộng sản diễn ra đúng lúc Trung Quốc đang trắng trợn xâm phạm vùng biển Việt Nam và cũng không thấy có ủy viên trung ương đảng nào tỏ ra bức xúc. Hình như đối với ông Trọng và đảng cộng sản không có vấn đề gì cả.

Về phía nhà nước cả chủ tích nước lẫn thủ tướng đều không tuyên bố gì với quốc dân. Quốc hội cũng không có phản ứng. Ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu ca trong một buổi tiếp xúc với cử tri một quận rằng "anh phải rút đi chứ, nhà tôi chứ đâu phải nhà anh!". Không khác gì một người dân oan trong số hàng triệu dân oan của chế độ. Ông chủ tịch thừa biết những tiếng kêu than này có tác dụng gì. Ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ nói trước hội nghị ASEAN một phần rất nhỏ những điều mà mọi người đều đã biết và cũng không dám kêu gọi hậu thuẫn của thế giới, sau đó cũng chỉ trả lời với ký giả nước ngoài, tại nước ngoài, rằng "không chấp nhận đánh đổi chủ quyền để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc".Không một cấp lãnh đạo quốc gia nào trong trường hợp Việt Nam khi ra nước ngoài và bị các ký giả chất vấn có thể nói yếu hơn.

Ông đại tướng bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh được một cơ hội bằng vàng để bảo vệ lập trường của Việt Nam khi tham dự Đối Thoại Shangri-La 13. Trước đó cả thủ tướng Nhật Shinzo Abe lẫn bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đều đã mạnh mẽ tố giác hành động của Trung Quốc và tuyên bố sẽ không để Trung Quốc lộng hành trên Biển Đông, sẽ sẵn sàng giúp các nước trong vùng, kể cả Việt Nam, phương tiện tự vệ. Một chính quyền Việt Nam quan tâm bảo vệ chủ quyền không thể mong đợi nhiều hơn. Tuy vậy ông Thanh đã tuyên bố rằng "quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp"và vụ giàn khoan HD-981 chẳng có gì nghiêm trọng vì "mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng". Chẳng khác gì bảo Mỹ, Nhật và thế giới đừng xía vào, hãy để mặc Việt Nam giải quyết với Trung Quốc. Nhưng giải quyết như thế nào? Ông Thanh chỉ dám "đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam". Thật khó có thể có một bộ trưởng quốc phòng bất xứng hơn.

Bộ ngoại giao cũng không dám triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối dù đây phản ứng nhẹ nhất trong trường hợp này. Các chính phủ triệu tập đại sứ trong những trường hợp không quan trọng hơn nhiều; thí dụ như Bắc Kinh đã triệu tập đại sứ Mỹ tại Trung Quốc để phản đối việc năm sĩ quan Trung Quốc bị tố giác là có hoạt động gián điệp. Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam là một đại sứ hay một thái thú? Tệ hơn nữa, bộ ngoại giao còn làm một việc rất vô ý thức là triệu tập đại điện sứ quán Trung Quốc (nhấn mạnh: đaị diện sứ quán chứ không phải đại sứ) sau khi một tàu cá Việt Nam bị đụng chìm ngày 26-5. Như vậy là việc Trung Quốc tìm dầu trong hải phận Việt Nam không nghiêm trọng bằng một chiếc tàu cá bị đụng chìm? Chỉ một tháng sau khi hành động xâm lược của Trung Quốc diễn ra phái bộ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc mới cho phổ biến một thư luân lưu đến đại diện các nước, nhưng đây cũng chỉ là một thông báo mà thôi chứ không kêu gọi một hành động quốc tế nào cả.

(Đến đây xin mở một ngoặc đơn. Sự nhu nhược này không phải do lỗi của bộ ngoại giao, mà là vì bộ ngoại giao không có quyền quyết định. Chính sách cũng như hành động đối ngoại hoàn toàn ở trong tay một một vài người trong bộ chính trị; những người này khống chế được bộ máy đảng và nhà nước và quyết định chính sách đối ngoại một cách hoàn toàn bí mật. Ngay cả những cấp lãnh đạo, kể cả đa số ủy viên trung ương đảng, cũng chỉ biết đến những thay đổi định hướng đối ngoại rất lâu sau khi chúng đã thành một thực tế. Cuối thập niên 1950 Lê Duẩn và Lê Đức Thọ quyết định theo Trung Quốc (để có thể phát động nội chiến) và thanh trừng những phần tử bị cáo buộc là "xét lại chống đảng" vì thân Liên Xô. Không ai biết. Gần mười năm sau họ đổi hướng 180 độ và theo Liên Xô chống Trung Quốc. Cũng không ai biết. Năm 1984 sau khi Liên Xô bối rối không bảo vệ được chế độ CSVN nữa, Nguyễn Văn Linh được đưa trở lại bộ chính trị rồi trở thành tổng bí thư để thực hiện chính sách đầu hàng và thần phục Trung Quốc cùng với Lê Đức Anh và Đỗ Mười. Vẫn không ai biết. Trí thức Việt Nam còn tung hô Nguyễn Văn Linh như một người của đổi mới mà không biết rằng ông ta chỉ là người của Trung Quốc).

Chính quyền CSVN đã không nói gì với nhân dân. Họ không cần giải thích gì cả bởi vì họ không thấy có một bổn phận nào đối với nhân dân Việt Nam cả; họ là một lực lượng chiếm đóng và thống trị chứ không phải là một chính quyền Việt Nam. Họ còn dùng bọn côn đồ - mà họ vẫn thường dùng để hành hung những người dân chủ - để gây bạo động và lấy đó làm cớ để cấm đoán những cuộc biểu tình của những người yêu nước phản đối hành động xâm lược của Bắc Kinh. Nếu họ thực sự là dụng cụ của Trung Quốc để bán đứng đất nước họ cũng không thể làm khác.

Chúng ta có thể tự hỏi tại sao Trung Quốc lại làm như vậy? Hành động của họ đáng lẽ phải là một hành động ngu xuẩn rất có hại cho họ, nhưng họ đã thành công bởi vì họ biết trước phản ứng của Hà Nội. Tất cả diễn ra như một kịch bản đã được chuẩn bị trước.

Không thể loại trừ khả năng là giữa Bắc Kinh và Hà Nội đã có những thỏa ước không được công bố và Bắc Kinh đã dựa vào đó để hành động. Nếu không thì không ai có thể giải thích tại sao chính quyền Hà Nội không đưa vấn đề ra công pháp quốc tế dù sau hơn 20 lần tiếp xúc vẫn chỉ nhận được một câu trả lời trịch thượng của Bắc Kinh là không có gì để thảo luận cả vì họ hoàn toàn đúng. Người ta có thể nghĩ như vậy khi đọc lại bản tuyên bố chung Việt – Trung ngày 21/06/2013 sau chuyến thăm viếng Bắc Kinh của ông Trương Tấn Sang:

"Hai bên hoan nghênh Thỏa thuận sửa đổi liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa doanh nghiệp hữu quan hai nước, nhất trí mở rộng diện tích khu vực thỏa thuận, kéo dài thời hạn thỏa thuận, cùng nhau thúc đẩy hoạt động thăm dò chung đối với cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ sớm đạt được tiến triển tích cực". (Tác giả tô đậm những cụm từ đáng chú ý).

Thỏa thuận sửa đổi nào? Thoả thuận thăm dò chung nào? Khu vực thỏa thuận nào? Mở rộng diện tích khu vực thỏa thuận tới đâu? Nhân dân Việt Nam không được biết, tất cả đều chỉ là những cam kết dấm dúi giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và quan thày Trung Quốc của họ. Cũng không nên quên câu nói của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - một người rất thận cận với ông Dũng đồng thời cũng là một trong những người nhiều quyền lực nhất hiện nay - đại diện Việt Nam trong cuộc đàm phán Việt – Trung năm 2012: "Việt Nam không còn bất cứ băn khoăn gì khi hợp tác với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực ".Không còn bất cứ băn khoăn nào, vậy việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa coi như đã xong? Nếu quả thực như thế thì Trung Quốc có quyền làm những gì họ đang làm. Có những lúc mà ngôn ngữ không đủ để nói lên sự ngạc nhiên và phẫn nộ.

Cũng đáng ngạc nhiên và thất vọng không kém là thái độ của nhiều trí thức Việt Nam. Họ chống ách lệ thuộc Bắc Kinh và muốn "thoát Trung" nhưng lại ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng. Đối với họ Nguyễn Tấn Dũng là người tiến bộ, thân phương Tây và dám đối đầu với Bắc Kinh. Lý do là vì ông đã gửi con đi du học Mỹ, đã gửi thông điệp đầu năm nói tới "đổi mới thể chế" và "xây dựng dân chủ" và mới đây đã công khai phản đối việc Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó lại tuyên bố không chấp nhận quan hệ lệ thuộc.

Tại sao lại có thể nông cạn và dễ tính đến thế được? Việc ông Dũng gửi con sang du học tại Mỹ không chứng minh gì cả; phần lớn các lãnh tụ chóp bu Nga và Trung Quốc cũng làm như thế, chính bản thân Tập Cận Bình cũng đã thực tập tại Mỹ. Chính quyền Trung Quốc cũng vừa tiết lộ là có hơn một nghìn quan chức tỉnh Quảng Đông gửi con du học các nước phương Tây. Gửi con đi học tại Mỹ không có nghĩa là thân Mỹ. Mà dù có được đào tạo tại phương Tây cũng không có nghĩa là đã trở thành người dân chủ. Cho tới thập niên 1980 hầu như tất cả các chế độ Châu Mỹ La Tinh đều là những chế độ độc tài mafia do những kẻ tốt nghiệp tại các trường đại học Mỹ cầm đầu. Bachar al Assad, tên độc tài khát máu tại Syria, tốt nghiệp tại Anh. Giáo dục quả nhiên thay đổi cách suy nghĩ nhưng thường phải một hai thế hệ. Người ta cố tình gán cho Nguyễn Tấn Dũng những chủ trương mà ông không bao giờ có, hơn nữa còn chống lại một cách hung bạo. Có những vị hân hoan vì ông Dũng nói tới "phát huy dân chủ" trong bài thông điệp đầu năm, nhưng đó hoàn toàn chỉ là thứ dân chủ mà ĐCSVN đã nói tới từ thời Việt Nam Dân Chủ Công Hòa, nghĩa là dân chủ kiểu xã hội chủ nghĩa, cái dân chủ mà bà Nguyễn Thị Doan đánh giá là ưu việt gấp triệu lần dân chủ đa nguyên đa đảng. Hoàn toàn không có gì mới. Điều chắc chắn là ông Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố "nhất định không để nhen nhúm những tổ chức đối lập". Đó là xây dựng dân chủ? Cũng đừng quên rằng chính ông Dũng đã ký quyết định 97/2009/QĐ-TTg cấm phản biện và khai tử nhóm IDS.

Ca tụng ông Dũng là dám chống Trung Quốc cũng chỉ là lấy mơ ước làm sự thực, hay tệ hơn nữa là tán tụng kẻ có quyền, một thái độ chẳng có gì đáng tự hào. Về vụ HD-981 ông Dũng đã chỉ nói một phần nhỏ những điều mà mọi người đã biết. Còn câu "không chấp nhận đánh đổi chủ quyền để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc"thì quả là vớ vẩn. Có gì là khảng khái? Ai có thể nói ngược lại? Ông Dũng còn phải cố gắng nhiều, rất nhiều, nếu muốn chứng tỏ thực tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Điều chắc chắn là ông Dũng đã góp phần quyết định đưa Việt Nam đi sâu vào thế lệ thuộc Trung Quốc. Lệ thuộc Trung Quốc là chọn lựa chiến lược của ĐCSVN từ giữa năm 1984 và là trách nhiệm chung của các bộ chính trị từ đó. Nhưng cũng có những điều chủ yếu thuộc trách nhiệm của hành pháp, nghĩa là thủ tướng. Như cho Trung Quốc thuê dài hạn rừng đầu nguồn; cho Trung Quốc thuê những vùng biển rộng lớn để khai thác hải sản; cho các doanh nghiệp Trung Quốc đưa công nhân ồ ạt sang Việt Nam và tổ chức như những khu riêng của người Hoa; cho người và hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam không kiểm soát; xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc mang nhãn made in Vietnam sang Hoa Kỳ và Châu Âu đưa thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc lên 24 tỷ USD; cho Trung Quốc trúng thầu gần hết các dự án và sau đó thi công một cách bê bối v.v. Cũng đừng quên Nguyễn Tấn Dũng là người bảo vệ dự án Bô-xit Tây Nguyên một cách quả quyết nhất, tuyên bố "dự án này phải tiếp tục vì là một chủ trương lớn của Đảng". Đinh Đăng Định chỉ có tội phản đối dự án này mà bị cầm tù tới chết. Riêng về điểm này phải nhìn nhận là ông Trương Tấn Sang đã tỏ ra có trách nhiệm hơn và phần nào đã bênh vực những người phản đối. Điếu Cày có tội gì mà bị xử tới 12 năm tù sau khi đã ở tù 3 năm? Anh chẳng viết hay tuyên bố gì đáng nói. Tội duy nhất của Điếu Cày là đã tổ chức những cuộc biểu tình chống ngọn đuốc Thế Vận Bắc Kinh 2008. Nguyễn Xuân Nghĩa bị xử 6 năm tù -và còn bị công an cho thường phạm đánh trong tù- chỉ vì căng những biểu ngữ "Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam". Không thể nói rằng đây là chính sách của Đảng; chính sách phục tùng Trung Quốc là của Đảng nhưng sự hung bạo là của Nguyễn Tấn Dũng. Cũng không nên quan trọng hóa quá đáng vai trò của bộ chính trị. Ông Dũng chẳng coi bộ chính trị ra gì, bộ chính trị muốn kỷ luật ông mà không được, muốn đưa hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào bộ chính trị cũng không được. Nguyễn Tấn Dũng mạnh hơn bộ chính trị vì kiểm soát được đa số trong ban chấp hành trung ương. Ai thắc mắc điều này có thể nhìn vào những bản án dành cho Trần Huỳnh Duy Thức và Cù Huy Hà Vũ. Duy Thức sử dụng tài liệu do văn phòng Trương Tấn Sang cung cấp để tố cáo Nguyễn Tấn Dũng tham nhũng và lãnh 16 năm tù trước sự bất lực của phe Trương Tấn Sang, Hà Vũ đòi kiện Nguyễn Tấn Dũng về vụ Bô-xit và lãnh 7 năm dù thuộc diện con cháu công thần và được nhiều che chở ngay trong đảng. Bản hiến pháp mới vừa có hiệu lực từ đầu năm nay trong đó nét đậm nhất là rập khuôn theo chế độ Trung Quốc cũng là do ông Dũng đưa ra trước đại hội Đảng thứ 11; chỉ có điều là sau đó có quá nhiều vụ bê bối bị phát giác khiến ông không giành được chức tổng bí thư đảng như dự tính.

Cũng Nguyễn Tấn Dũng vừa ra chỉ thị cấm biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm hải phận Việt Nam. Tại sao cấm những cuộc biểu tình chính đáng này? Và tại sao không thấy trí thức trong nước nào lên tiếng mạnh mẽ phản đối quyết định này? Ông Dũng viện cớ ngăn ngừa những bạo loạn như dã xảy ra tại Bình Dương, nhưng ai điều động bọn côn đồ đập phá? Bọn này rõ ràng là được công an bảo kê. Chúng chỉ có vài chục đứa mà dám đến các doanh nghiệp đòi phải để công nhân ngừng làm việc để đi biểu tình và khi được trả lời là công nhân đã đi biểu tình rồi thì đòi vào khám nhà máy xem còn công nhân không. Nhà máy cầu cứu thì được công an lời là "không thể làm gì cả". Tại sao công an lại không thể làm gì cả, trừ khi được lệnh cấm can thiệp? Rồi sau những thiệt hai to lớn đã có sĩ quan công an nào bị khiển trách không? Bình thường trước một sư kiện nghiêm trọng như vậy chính bộ trưởng công an phải tự kiểm điểm, thậm chí phải từ chức hoặc bị cách chức. Nên nhớ rằng công an hoàn toàn ở trong tay ông Dũng. Giải thích hợp lý nhất là chính ông Dũng đã tạo ra những cuộc bạo loạn này để có cớ cấm những cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Nhưng giải thích này có thể chưa đủ. Có thể còn có cả sự phối hợp với Trung Quốc - cả trong vụ giàn khoan HD-981 lẫn những diễn tiến sau đó - để tạo ra một tình trạng căng thẳng vừa biện minh cho sự suy sụp kinh tế không thể che giấu được nữa vừa giúp Nguyễn Tấn Dũng lấy cớ vãn hồi an ninh trật tự làm một cuộc đảo chính – công khai hoặc ngầm - thu tóm mọi quyền lực trong tay và vô hiệu hóa các đối thủ. Rất có thể. Bởi vì Trung Quốc không thể tìm được một đồng minh lý tưởng hơn ông Dũng, ông vừa hợp tác tận tình với Trung Quốc vừa thẳng tay đàn áp những người chống Trung Quốc. Ai cũng phải thấy là vụ giàn khoan HD-981 đã chỉ có lợi cho Nguyễn Tấn Dũng.

Nguyễn Tấn Dũng có thể không phải là người nhiệt tình nhất với chính sách phục tùng Trung Quốc nhưng cũng không ai có thể thân Trung Quốc hơn ông. Muốn "thoát Trung" mà lại "phò Dũng" là rất sai, sai một cách bi đát.

Có thể nói gì thêm về Nguyễn Tấn Dũng?

Khi lên làm thủ tướng ông tuyên bố nếu không dẹp được tham nhũng ông sẽ từ chức. Thực tế là tham nhũng không giảm đi, cũng không thể nói là tăng lên, mà phải nói là đã bùng nổ dưới chính phủ của ông Dũng. Hối lộ, vơ vét, móc ngoặc, mua quan bán chức đã trở thành qui luật dưới chính quyền Nguyễn Tấn Dũng. Phải nói một cách thật rõ rệt: nếu không dẹp được tham nhũng thì đất nước không có tương lai. Nguyễn Tấn Dũng không dẹp mà còn giúp tham nhũng bành trướng. Như vậy không thể viện dẫn bất cứ lý do nào để ủng hộ ông.

Ông Dũng đã khởi xướng ra "sáng kiến" dùng bọn côn đồ làm cánh tay nối dài của công an để hành hung dân oan và những người dân chủ. Tôi được nghe hai tiếng "đầu gấu" lần đầu tiên từ ông Hoàng Minh Chính qua điện thoại năm 2002. Ông Chính cùng các thân hữu tới tòa án ủng hộ Lê Chí Quang đang bị xét xử. Ông la lên: "Chúng nó dùng bọn đầu gấu đánh anh em dân chủ!". Lúc đó ông Dũng vừa lên làm phó thủ tướng nhưng quyền lực át hẳn ông thủ tướng rất lu mờ Phan Văn Khải. Vài năm sau chính ông Hoàng Minh Chính cũng bị bọn đầu gấu xô đẩy và bị ném đồ dơ bẩn khi đi chữa bệnh ở Mỹ về, người nhà bị hành hung. Hiện tượng đầu gấu liên tục phát triển cùng với quyền lực của ông Dũng, đến mức giờ đây khó phân biệt công an và côn đồ. Hầu như không có người dân chủ trẻ nào không bị đánh, kể cả các phụ nữ như Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Hoàng Vi.

Dưới chính quyền của ông Dũng công an trở thành hung bạo. Hiện tượng tra tấn nghi can, dùng thường phạm đánh chính trị phạm trong nhà tù, đánh người, thậm chí đánh chết người, trong đồn công an ngày càng trở thành bình thường. Đó chủ yếu là thành quả của ông Dũng. Không thể nói rằng trách nhiệm của ông Dũng chỉ là đã không kiểm soát được công an. Ông nắm rất vững lực lượng công an, ông xuất thân là một công an và từng là thứ trưởng trực bộ công an. Công an không thể làm những gì mà ông cấm.

Nhiều người nói hãy cứ tập trung phát triển kinh tế rồi sẽ có dân chủ. Những người này không hiểu kinh tế và nói bậy. Nhưng ngay cả như thế thì Nguyễn Tấn Dũng cũng không phải là người lãnh đạo quốc gia chấp nhận được. Ông tỏ ra rất thiếu bài bản về kinh tế.

Một vài thí dụ:

-Ít lâu sau khi chính thức lên làm thủ tướng ông sang thăm Mỹ và tìm gặp Alan Greenspan, vừa mãn nhiệm kỳ chủ tịch ngân hàng trung ương Mỹ, để chiêm ngưỡng một thiên tài kinh tế. Chỉ một thời gian ngắn sau thế giới nhận ra Alan Greenspan là thống đốc tồi nhất từ một thế kỷ và đã gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng có.

- Cuối năm 2007 ông Dũng tung ra 150 nghìn tỷ đồng để mua 9 tỷ USD làm cả nước điêu đứng vì vật giá tăng vọt, lý do là để "hỗ trợ đồng đô la" vì sợ hối suất đồng đô la Mỹ sẽ giảm sút nghiêm trọng so với đồng tiền Việt Nam; dự đoán này sai một cách lố bịch vì điều ngược lại đã xảy ra.  Đồng đô la lúc đó bằng 15.000 đồng Việt Nam, ngay sau đó nó đổi lấy 18.500 đồng.

- Cuối năm 2008 chính phủ của ông Dũng trổ tài một lần nữa. Thấy thực phẩm lên giá đột ngột họ ra lệnh cấm xuất cảng gạo vì nghĩ rằng giá gạo sẽ còn tăng thêm và sợ bán hố. Sau đó thì giá gạo xuống nhanh và nông dân khốn khổ. Thực ra giá thực phẩm chỉ biến động trong một thởi gian ngắn, ngay lúc ông Dũng lấy quyết định ngớ ngẩn đó thị trường gạo đã trở lại bình thường rồi.

- Năm 2009 ông Dũng tung ra "gói kích cầu" 8 tỷ USD để kích thích tăng trưởng kinh tế. Theo lời bộ trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư Bùi Quang Vinh thì số tiền 8 tỷ USD này đã mất toi và "doanh nghiệp bây giờ chết hết rồi".

Sai lầm tai hại nhất của ông Dũng là lập ra những tập đoàn lớn, bắt chước các chaebol của Hàn Quốc dù không có những cấp lãnh đạo tương xứng và cũng không có cả những công ty đúng nghĩa. Kết quả là tất cả 127 tập đoàn đều lỗ nặng vì chỉ là những ổ lãng phí và tham nhũng. Chúng đang gánh một tổng số nợ gần 100 tỷ USD. Ai sẽ trả cái giá kinh khủng của sự ngu dốt này nếu không phải là thế hệ đang lớn lên? Trung bình mỗi người Việt Nam sẽ phải trả 1000 USD (22 triệu đồng) vì sự bất tài, tham nhũng và tính vĩ cuồng của chính quyền Nguyễn Tấn Dũng. Trong kỷ nguyên tri thức này không một quốc gia nào có thể chấp nhận một người lãnh đạo thiếu hiểu biết như ông Dũng mà không tàn lụi. Ngày nay người ta không còn có thể nói là đã có các cố vấn vì các vấn đề đã trở thành quá phức tạp và các dữ kiện thay đổi quá nhanh chóng. Muốn tuyển chọn các cố vấn có thực tài và sau đó trọng tài giữa các đề nghị phức tạp thì bắt buộc phải có một trình độ nào đó mà ông Dũng hoàn toàn không có.

Điều quan trọng cần được đặc biệt lưu ý là Việt Nam vừa để mất một cơ hội bằng vàng để vươn lên. Năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới vốn và kỹ thuật nước ngoài đã ồ ạt đổ vào nước ta. Khối lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lớn hơn tổng số đầu tư vào tất cả các nước trong vùng. Khối lượng đầu tư nước ngoài to lớn này có lúc đã tạo ra ảo tưởng, nhưng sau đó sự bất tài, tham nhũng và những vụ án chính trị thô bạo đã khiến các nhà đầu tư chán ngán bỏ đi. Họ sẽ chỉ trở lại nếu Việt Nam thay đổi chế độ chính trị.

Đặc tính nổi bật và phải lên án nhất của ông Dũng là sự hung bạo đối với những người dân chủ. Những vụ trước đây bị xử 2 hoặc 3 năm – như thế đã là rất thô bạo vì các nạn nhân hoàn toàn vô tội - có thể bị xử trên 10 năm trong mấy năm gần đây sau khi ông Dũng đã thu tóm được phần lớn quyền lực trong tay. Vào năm 2007 Lê Thị Công Nhân bị xử 3 năm tù, Nguyễn Văn Đài 4 năm, nhưng từ năm 2010 trở đi Trần Huỳnh Duy Thức bị xử 16 năm, Điếu Cày 15 năm, Tạ Phong Tần 10 năm, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm, Đỗ Thị Minh Hạnh 7 năm. Sự hung bạo đã tăng gấp ba.

Tóm lại Nguyễn Tấn Dũng là một người rất thiếu kiến thức và khả năng, rất tham nhũng, rất tận tình với Trung Quốc và rất hung bạo đối với những người dân chủ và những người chống chính sách lệ thuộc vào Bắc Kinh. Hơn nữa còn là người đã gây thiệt hại lớn nhất - về mọi mặt kinh tế, xã hội, đạo đức và môi trường - cho đất nước từ hơn mười năm nay. Người ta có thể không dám đả kích ông Dũng vì ông là người đầy quyền lực và rất hung bạo, nhưng ủng hộ và ca tụng ông là chuyện khác.

Làm sao không khỏi phiền lòng khi đọc thư ngỏ của nhiều trí thức có uy tín đánh giá những lời tuyên bố mơ hồ, chung chung, vớ vẩn của ông Dũng "thể hiện đúng ý chí của nhân dân ta". Ý chí của nhân dân ta đâu phải chỉ có thế. Hay khi đọc lời thuật rằng "cuộc hội thảo về "thoát Trung" là do cảm hứng vì những lời tuyên bố của thủ tướng". Cảm hứng quá hời hợt. Và làm sao có thể thảo luận về "thoát Trung" nếu, như ban tổ chức yêu cầu, không được phép phê phán một chính quyền coi phụ thuộc Trung Quốc là điều kiện để tồn tại? Cần nhấn mạnh lệ thuộc Trung Quốc không phải là yêu cầu của nhân dân Việt Nam mà chỉ là nhu cầu sống còn của chế độ cộng sản.

Các trí thức đang ủng hộ ông Dũng và muốn ông Dũng có thế mạnh hơn nữa phải rất cảnh giác. Họ có thể sắp được mãn nguyện đấy, nhưng đó sẽ chỉ là một thảm kịch cho đất nước.

Để kết luận, xin có một lời cải chính nếu những gì vừa viết ở trên có thể khiến độc giả nghĩ rằng tôi bi quan. Không, tôi không hề bi quan. Trái lại tôi tin rẳng chúng ta có thể lạc quan. Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh lịch sử quan trọng, hạn kỳ dân chủ có thể rất gần.

Dù muốn hay không Trung Quốc cũng sẽ không thể là một chỗ dựa cho chế độ cộng sản Việt Nam nữa. Trung Quốc đã tích lũy quá đủ mâu thuẫn và khó khăn và đang sắp đi vào một cuộc khủng hoảng rất lớn. Khủng hoảng kinh tế, tài chính và môi trường. Khủng hoảng mô hình, chính trị, đồng thuận và căn cước. Chính sự thống nhất của Trung Quốc cũng sẽ không được bảo đảm. Trung Quốc sẽ phải dồn mọi cố gắng để lo cho chính mình và sẽ không còn sức lực và ý chí để tiếp tục chính sách bành trướng bá quyền. Dù muốn hay không quan hệ lệ thuộc Việt Trung cũng sẽ phải chấm dứt. Vấn đề lớn của chúng ta không phải là "thoát Trung" mà là "giải Cộng" nghĩa là chấm dứt chế độ độc tài đảng trị trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc.

Ngay cả nếu kịch bản Nguyễn Tấn Dũng thâu tóm mọi quyền lực xảy ra thì nó cùng lắm cũng chỉ có thể làm chậm lại đôi chút chứ không thể ngăn chặn tiến trình dân chủ hóa. Nó sẽ chỉ là một sự chuyển hóa từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân, và sự chuyển hóa này cũng chỉ là một chặng đường quen thuộc trong tiến trình đào thải của các chế độ độc tài.

Chúng ta còn một lý do quan trọng khác để tin tưởng: một tầng lớp trí thức chính trị, tầng lớp mà chúng ta chưa bao giờ có trong suốt dòng lịch sử, đang hình thành. Đó là những trí thức trẻ. Họ hiểu biết về chính trị và tình hình thế giới hơn hẳn thế hệ cha anh, không ràng buộc với chế độ, không khiếp sợ cũng không trông đợi gì ở bạo quyền và thẳng thắn chọn lựa dân chủ. Họ đã nắm được chìa khoá của tương lai, kể cả tương lai rất gần. Sự chuyển giao thế hệ sắp hoàn tất. Đất nước phải thay đổi vì đã thay da đổi thịt.

Kỷ nguyên tự do dân chủ sắp mở ra và các thế hệ mai sau sẽ nhận diện những con người của đất nước hôm nay. Ở thời điểm này quỵ lụy, luồn cúi không chỉ là bệ rạc mà còn là dại dột.

Nguyễn Gia Kiểng
(06/2014)
(Thông luận)

Vì sao Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập chưa bị cách chức?

Không đủ các điều kiện về nghề nghiệp theo quy định 75 của Ban Bí thư, nhưng ông Đinh Đức Lập vẫn được Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy Ban TWMTTQVN Vũ Trọng Kim vẫn kí quyết định sai trái bổ nhiệm làm Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết. Cũng không đủ điều kiện theo quy định của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Thông tin – Truyền thông), nhưng ông Đinh Đức Lập vẫn được cấp thẻ nhà báo. Sự phớt lờ các quy định của Đảng, quy định của pháp luật, trong việc bổ nhiệm và cấp thẻ hành nghề cũng như yếu kém về nhân cách đã dẫn đến hàng loạt sai phạm nghiêm trọng mà ông Đinh Đức Lập gây ra trong suốt nhiệm kì từ năm 2009 đến nay.
http://cdn.truongtansang.net/files/2012/11/tbt-dinh-duc-lap-011112.jpg

Tại hội nghị lấy phiếu tín nhiệm Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết (gồm Tổng biên tập Đinh Đức Lập, Phó Tổng biên tập Nguyễn Quốc Khánh) ngày 9/6/2014, ông Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch phụ trách khối báo và tạp chí Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã hệ thống lại hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của Tổng biên tập Đinh Đức Lập và Phó Tổng biên tập Nguyễn Quốc Khánh diễn ra từ năm 2008 đến nay. Điển hình là những sai phạm về công tác Tổ chức cán bộ; Quản lí kinh tế; Nghiệp vụ báo chí và đạo đức nghề nghiệp…
Về công tác tổ chức cán bộ, ông Đinh Đức Lập đã tuyển dụng và bổ nhiệm hàng loạt cán bộ mà nhiều người không đủ năng lực, phẩm chất. Hậu quả là trong thời gian ngắn, những cán bộ này đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật, bị kỉ luật nặng cả về Đảng và chính quyền như Trưởng Ban Tuyên truyền quảng cáo phát hành Nguyễn Xuân Huy bị Cảnh cáo Đảng, Cách chức, Buộc thôi việc vì cùng ông Lập giả mạo hồ sơ và chức danh công tác để vụ lợi cá nhân. Trường hợp cháu ruột ông Lập là ông Đinh Quang Sơn được ông Lập cố tình bổ nhiệm vào chức danh Kế toán trưởng, Phó trưởng ban phụ trách Ban Kế hoạch tài chính của báo. Ông Sơn ngay lập tức đã nhanh chóng thụt két chiếm dụng hàng tỉ đồng và bỏ trốn khỏi cơ quan trước khi bị chú ruột Đinh Đức Lập ra Quyết định kỉ luật trước sức ép của cấp trên và tập thể báo.
Ông Lập còn nhận về nhiều cán bộ, phóng viên bị kỉ luật buộc thôi việc vì dính dáng tiêu cực ở những tờ báo khác. Trong khi đó lại cố tình gây khó khăn để buộc nhiều cán bộ, phóng viên có nhiều cống hiến, nhiều thành tích của báo Đại Đoàn Kết phải dời khỏi cơ quan. Trong đó có cả Phó Tổng biên tập và nhiều Trưởng, Phó ban.
Về các sai phạm trong quản lí kinh tế, ông Đinh Đức Lập đã vi phạm hàng loạt quy định của Chính phủ. Như việc khai khống hồ sơ, thu tiền của doanh nghiệp để trao cúp “Tự hào thương hiệu Việt” cho nhiều doanh nghiệp (vi phạm Quy chế quản lí tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp kèm theo Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010). Trong đó có không ít doanh nghiệp vừa nhận cúp xong đã phá sản hoặc bị cơ quan điều tra khởi tố vì vi phạm pháp luật. Chương trình “Vang mãi bài ca” mạo danh Ban Thường trực MTTQ Việt Nam, phối hợp cùng một công ty tư nhân để làm tiền doanh nghiệp, bị phản ứng dữ dội. Trường hợp liên doanh với Công ty CP Đầu tư địa ốc Đông Dương xây dựng tòa nhà 66 Bà Triệu, (Hà Nội) đã được cơ quan kiểm tra có thẩm quyền kết luận vi phạm Nghị định 52/2009/NĐ-CP ngày 3/6/2009 của Chính phủ về quản lí tài sản nhà nước. Hoặc như việc tự ý nhận 1 tỉ đồng của công ty tư nhân bán đứt quyền sử dụng nhà đất văn phòng báo tại 82 Trần Quốc Toản, TP Đà Nẵng là tài sản công mà không báo cáo Đảng đoàn và Ban Thường trực MTTQVN.
Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội đã có kết luận và đề nghị kỉ luật Ban Biên tập báo về việc buông lỏng quản lí, dẫn tới hậu quả bị thụt két chiếm dụng vốn xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân viên của báo hàng tỉ đồng, từ tháng 5/2013 đến nay vẫn chưa bị xử lí…
Về mặt nghiệp vụ báo chí, kết luận của Đảng đoàn MTTQ VN nêu rõ, ông Lập có hành vi lạm dụng tờ báo để đánh bóng hình ảnh cá nhân một cách có hệ thống; Làm tổn hại đến uy tín danh dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch MTTQVN trong bài viết “Trách nhiệm”.
Mới đây trong phát biểu của Phó Chủ tịch Lê Bá Trình tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm cán bộ chủ chốt báo Đại Đoàn Kết, cũng đã hệ thống hàng loạt sai phạm về mặt nghiệp vụ của ông Lập, ông Khánh từ năm 2008 đến nay. Nghiêm trọng là phớt lờ ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân, đăng tin thất thiệt về việc lấy ý kiến cử tri của MTTQVN; Vụ việc vu khống Ban Thường trực MTTQVN kiến nghị xây dựng nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp… Ngoài ra còn vô số bài viết sai về công tác mặt trận bị cơ sở phản ứng, bị cấp trên yêu cầu viết kiểm điểm, yêu cầu cải chính nhưng ông Lập, ông Khánh vẫn chống đối, không thực hiện.
Về nhân cách, ông Lập, ông Khánh thể hiện rõ tính bè phái, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm trong điều hành công việc. Chẳng hạn như đưa cháu ruột, cháu dâu, cháu của sếp cấp trên về báo và chiếm giữ những vị trí quan trọng. Không hiểu thế nào mà ông Lập, ông Khánh thường xuyên bị người nhà đến tận cơ quan báo để mắng chửi ầm ĩ…
Ông Lập còn thể hiện là một đảng viên, một cán bộ bảo thủ, không biết tiếp thu và sửa chữa sai phạm. Trong bản báo cáo nhiệm kì tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm, ông Lập không hề thừa nhận những sai phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận. Ông Lập, ông Khánh vẫn cho rằng mình và gia đình chấp hành tốt các quy định của Đảng, nhà nước. Trong khi đó, hai năm liền 2012 và 2013, ông Lập bị kỉ luật cả về Đảng và chính quyền (khiển trách), không tuân thủ tinh thần phê và tự phê của Đảng. Ông Lập, ông Khánh vẫn cố tình nhận mình hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đã không rút kinh nghiệm từ những sai phạm, ông Lập, ông Khánh còn cấu kết trả thù thô bạo, buộc thôi việc những người tố cáo, một cách trái pháp luật.
Trước nhiều sai phạm nghiêm trọng của ông Lập, ông Khánh đã gây ra hậu quả xấu cho uy tín, danh dự của hệ thống MTTQVN các cấp và báo Đại Đoàn kết. Nhiều cán bộ MTTQVN và cán bộ báo Đại Đoàn Kết đã nghỉ hưu (nguyên Phó Chủ tịch MTTQVN Trần Hoàng Thám, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Đoàn kết công giáo Lâm Văn Cách, nguyên TBT Lê Quang Cảnh, nguyên TBT Lí Tiến Dũng, nguyên Phó TBT Trần Thanh Phương, nguyên Ủy viên Ban Biên tập Lê Văn Ba, nguyên Trưởng ban Văn hóa xã hội Trần Bảo Hưng…) đã tỏ ra rất bức xúc, mong muốn lãnh đạo MTTQVN nhanh chóng có biện pháp giải quyết dứt điểm, mang lại môi trường làm việc trong lành cho tờ báo Đại Đoàn Kết.
Chưa từng thấy trong lịch sử báo chí Việt Nam nói chung, báo Đại Đoàn Kết nói riêng, có một Tổng biên tập, một Phó Tổng biên tập nào lại bị nhiều cán bộ, phóng viên của chính báo mình làm đơn tố cáo chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng và đã được kết luận. Ngoài ra, lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết còn đang phải đối diện với ba vụ án đã được Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm thụ lí mà các nguyên đơn khởi kiện lại chính là những cán bộ lãnh đạo Ban của báo Đại Đoàn Kết.
Với hàng loạt sai phạm nghiêm trọng kể trên, không hiểu sao đến nay lãnh đạo MTTQVN vẫn tiếp tục để mặc cho ông Lập, ông Khánh mặc sức hoành hành, tiếp tục gây ra sai phạm mới chồng lên sai phạm cũ, tiếp tục gây tai tiếng cho MTTQVN và báo Đại Đoàn Kết.
Có hay không sự bao che quyết liệt, bất chấp các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước của ai đó tại MTTQVN cho ông Lập, ông Khánh?.
Văn Trọng Nhân
(Người Cao tuổi)

Bom nổ chậm Trung Quốc gài tại dự án gần tỉ đô ở Hà Nội

3_nghi_huan_luc
Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị động viên các đ/c chuyên gia Trung Quốc trên công trường xã hội chủ nghĩa: trước mặt đ/c Nghị là Trương Kiến Huân, bên phải là thứ trưởng GTVT Lê Mạnh Hùng (vừa hưu, đang phải viết giải trình vụ ăn tiền Nhật Bản), đeo kính đằng sau là Trần Văn Lục (mới bị Bộ Công an bắt)

Công trình hữu nghị đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông nhưng lại phải vay vốn lãi suất thương mại của chính phủ Trung Quốc có dự toán ban đầu là 552 triệu USD, vừa kiến nghị “điều chỉnh” lần 1 lên 891 triệu USD (tăng 339 triệu USD), để tiếp tục xin vay Trung Quốc. Bị buộc cái ách hữu nghị vào cổ (nhưng vẫn phải trả lãi theo giá thị trường), công trình này đạt mấy kỷ lục: điều chỉnh vốn kỷ lục; kỷ lục về suất đầu tư cao, kỷ lục về tỉ lệ hoàn vốn thấp, kỷ lục về sự liều lĩnh: chủ đầu tư, tư vấn Việt Nam, tổng thầu thi công Trung Quốc đều chưa từng có kinh nghiệm làm đường sắt đô thị. Hiện, nửa tỉ USD coi như đã bị vứt xuống sông mà dự án còn chưa xong phần móng cọc. Tệ hơn, Việt Nam vẫn phải nai lưng ra trả lãi gần 50 triệu USD/năm cho đống bê tông vô tích sự. Chưa ai dám khẳng định dự án này có tiếp tục xin điều chỉnh lần 2, lần 3 nữa hay không.
Tại lễ khởi công dự án hôm 10/10/2011, đồng chí Đinh La Thăng chúm chím khoe: số vốn 420 triệu USD trên tổng vốn cho dự án là hơn 551 triệu USD được nước bạn Trung Quốc tạo điều kiện cho vay “hữu nghị”, phía Việt Nam góp phần nhỏ chỉ nằm ở một số hạng mục như nhân công, hạ tầng, ít bê tông… Nghe đồng chí Thăng nói vậy, người ta không khỏi hoài nghi nghĩ đến sự giúp đỡ “vô tư, chí tình” của các đồng chí Trung Quốc dành cho Việt Nam tại công trình gọi là hữu nghị xã hội chủ nghĩa cầu Thăng Long năm xưa. Thực tế, đây là khoản vay thương mại với lãi suất cắt cổ. Sau 5 năm không trả hết gốc, lãi suất này sẽ tăng lũy tiến cao hơn nhiều.
Đơn vị được Bộ GTVT phân công làm đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đường sắt mà đồng chí Trưởng ban Trần Văn Lục bị Bộ Công an bắt chiều hôm 8/5/2014. Tổng thầu là Công ty hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, Nhà thầu tư vấn giám sát thi công lắp đặt thiết bị là công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh. Lưu ý là các đơn vị của Trung Quốc đều chưa có chút kinh nghiệm nào về đường sắt đô thị. Nhà thầu tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình là Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI của VN), cũng chưa từng có kinh nghiệm về đường sắt đô thị. Đơn vị này chỉ có duy nhất một kỹ sư học vận tải đường sắt tại Liên Xô trước đây nên việc giám sát, thẩm tra chỉ đơn giản là “4 tốt” trước mọi tính toán của các đồng chí Trung Quốc. Được một số đồng chí cán bộ cấp cao Việt Nam “động viên, khích lệ”, dù chưa có 1 chút kinh nghiệm nào về đường sắt đô thị nhưng Giám đốc đại diện Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC), đồng chí Trương Kiến Huân (người Tàu) rêu rao: tổng thầu Trung Quốc sẽ hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho các đồng chí Việt Nam.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch thành phố … liên tục tới thăm công trường xã hội chủ nghĩa, kịp thời động viên, cảm ơn các cán bộ, chuyên gia nước bạn về sự giúp đỡ quý báu, vô tư, thắm đượm tình đồng chí anh em. Theo tiến độ, dự án này sẽ hoàn thành đưa vào chạy tháng 1/2015. Chẳng biết các vị “16 vàng, 4 tốt” với nhau thế nào, qua 3 năm thi công, tiêu hàng vài trăm triệu đô mà công trình vẫn chưa xong phần móng cọc nhưng lại kiến nghị Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh mức đầu tư lần 1 từ 552 triệu USD lên tới 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD để Chính phủ vay tiếp của Trung Quốc.
Không biết rồi đây Thủ tướng có phê duyệt cho cái sự hữu nghị viển vông này không. Hiện có tin Trung Quốc đang chơi khó Việt Nam trong vụ này. Với khoản vay bổ sung, Trung Quốc dự tính áp lãi suất cao ngất ngưởng khiến Việt Nam không dám vay. Nếu không vay, Việt Nam không thể cơ cấu nguồn tài chính khác vào dự án này do vướng công nghệ, quy định pháp luật, chính trị v.v. Trong khi công trình đắp chiếu không sử dụng được vì chưa xong phần móng cọc, Việt Nam vẫn phải nai lưng ra trả lãi khoản tín dụng đã vay mỗi năm gần 50 triệu USD và sau 5 năm mà chưa trả được gốc, lãi suất sẽ tăng lũy tiến rất cao.
Dân Hà Nội còn nhớ năm 1978, Trung Quốc chơi bài tương tự khi bỏ dở công trình cầu Thăng Long. May mà sau đó ông anh Liên Xô nhiệt tình nhảy vào hót cho đống chất thải đó. Nay, công trình đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông thực sự là quả bom xú uế nổ chậm Trung Quốc gài một cách rất tinh vi giữa lòng Hà Nội. Việt Nam chỉ có thể chọn một trong hai cách: hoặc đắp chiếu công trình với chi phí hơn nửa tỉ đô hoặc chấp nhận mọi điều kiện của Trung Quốc để có tiền thi công tiếp và hoàn thiện công trình. Dù thế nào, Việt Nam sẽ lập thêm kỷ lục mới: suất đầu tư/km đường sắt đô thị đắt nhất hành tinh với tỉ lệ hoàn vốn mà các nhà kinh tế thoáng thấy đã hãi đến già và một bài học nữa rất đắt giá về 16 vàng 4 tốt.
13/06/2014
Cầu Nhật Tân
(Blog Cầu Nhật Tân)

Quốc doanh gạo Việt Nam 'lại quả' cho bộ trưởng Philippines $24 triệu

Báo Phi Luật Tân nói rằng bộ trưởng Canh Nông của nước này đã “đi đêm” với công ty xuất khẩu gạo quốc doanh của Việt Nam để hưởng “lại quả” 24 triệu đô.
Báo điện tử Oryza hôm Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014 nói bộ trưởng Canh Nông Phi Luật Tân, Proceso J. Alcala, 59 tuổi, bị cáo buộc đã “đi đêm” với Công Ty Vinafood 2 (tức tổng công ty lương thực miền Nam) hồi tháng 4 vừa qua. Có bàn tay của ông bộ trưởng trong vấn đề mua 800,000 tấn gạo tỉ lệ 15% tấm được thỏa thuận giao hàng từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay.



Gạo đóng bao xuống tàu xuất cảng. (Hình: BizLive)


Nguồn tin dựa vào lời tố cáo của Hiệp Hội Bán Hàng Nội Thị của thành phố Manila (MMVA), cơ quan bảo vệ giới tiêu thụ đã thẩm vấn ông bộ trưởng Alcala về sự tố cáo ông dính vào vụ thương thuyết mua gạo của Việt Nam. MMVA cáo buộc bộ trưởng Alcala và cựu cục trưởng Cục Lương Thực Quốc Gia (NFA) của Phi đã đàm phán để có “một hợp đồng mà họ được trả số tiền lại quả rất lớn.”
Bản tố cáo nói giá cước vận chuyển mỗi tấn gạo mua của Việt Nam lên tới 54 đô la một tấn trong khi thông thường chỉ có 24 đô la, tức quá giá tới 30 đô la. Như vậy, cả hai ông quan nói trên đã ẵm của nhà nước khoảng 24 triệu đô la. Cuộc đàm phán diễn ra hồi tháng 4 tức là lúc Việt Nam đang thu hoạch đại trà vụ mùa đông xuân với giá gạo và giá biểu cước vận chuyển cao hơn bình thường là “vô lý.”
Không những bị tố cáo vụ mua gạo năm nay, ông bộ trưởng Canh Nông của Phi Luật Tân còn bị tố cáo liên quan đến nhập cảng 205,700 tấn gạo hồi tháng 5 năm 2013 từ Việt Nam mà theo đó, giá gạo cao hơn bình thường đã giúp ông tham nhũng lối 10.4 triệu đô la.
Trước khi có tin nói trên xì ra, đầu tháng này, báo Ðất Việt nói rằng đại diện của tổng công ty lương thực miền Bắc (Vinafood 1) và tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) cử người sang Manila điều đình lại hợp đồng cung cấp 800,000 tấn gạo nói trên, với lý do vừa bán gạo quá rẻ lại còn bị ràng buộc nhiều điều kiện phạt “không có tiền lệ” từ thời hạn giao hàng chặt chẽ đến phẩm chất gạo nếu không đúng tiêu chuẩn từ tấm đến cám.
Theo ràng buộc của hợp đồng, khi giao hàng cho NFA, nếu tỷ lệ tấm nhiều hơn 1% (mức quy định trong hợp đồng) Vinafood 1 và 2 sẽ bị phạt 3 đô la Mỹ/tấn, lố 2% sẽ bị phạt 6 đô la Mỹ/tấn và nhiều hơn 10% thì sẽ bị phạt 30 đô la Mỹ/tấn. Ðã vậy “bán 800,000 tấn gạo với giá quá bèo, làm mất đi khoản tiền khổng lồ, ước lên tới 23.2 triệu USD,” báo Ðất Việt tường thuật.
Một trong những khó khăn hai đại gia xuất khẩu gạo quốc doanh gặp phải là ký hợp đồng bán gạo rẻ rồi cho giá thu mua rẻ, ép thương lái. Theo dây chuyền, các công ty thu mua gạo nội địa ép lại giá nông dân. Kịch bản “trúng mùa rớt giá” diễn đi diễn lại hàng năm làm giới nông dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nghèo đói và ngập đầu trong nợ nần. Theo báo Ðất Việt, một số công ty trung gian thu mua gạo đã đòi hủy “hợp đồng ủy thác” đã ký với Vinafood 2 vì bị đẩy vào thế chết kẹt ở giữa.
Khi NFA của Phi ký hợp đồng mua 800,000 tấn gạo của Việt Nam, tin của TTXVN lúc đó nói rằng giá bán gạo cho Phi thời gian đó là giá bỏ thầu thấp nhất trong số những nước muốn bán gạo cho Manila. Tính đến đầu tháng 5 năm nay, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nói Việt Nam đã xuất cảng được 2.04 triệu tấn gạo, thu hồi 931 triệu USD. Ước lượng Việt Nam sẽ xuất cảng lối 7.3 triệu tấn gạo năm nay, nhiều hơn năm ngoái khoảng 9%.
(Người Việt)

Nực cười, phẫn nộ, nhưng hãy coi chừng Trung Quốc

Bản đồ của Cục bản đồ thuộc phủ Thủ tướng Việt Nam ghi Hoàng Sa và Trường Sa là Tây sa và Nam sa

Nghe bài này
Nực cười- phẫn nộ- ngạc nhiên!

Trước hết là nực cười, rồi phẫn nộ. Đó là cảm tưởng của hầu hết, nếu không nói là toàn thể 100% người Việt trong nước và khắp thế giới, khi nghe tin Trung Quốc tố cáo Việt Nam đâm va vào các tàu của họ 1416 lần!

Nực cười là vì cung cách hành xử của một nước lớn, giàu mạnh trong thế kỷ 21 mà không khác nào một nước Cộng Sản lạc hậu trong thời chiến tranh lạnh, thản nhiên đổi trắng thay đen, trắng trợn nói không làm có. Và phẫn nộ vì Trung Quốc trước sau vẫn trơ trẽn không khác nào một quốc gia lạc hậu về văn minh, chẳng khác gì Bắc Hàn ngày nay. Việc này có thể còn gây chút ngạc nhiên cho những ai từng ngưỡng mộ sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc trong mấy thập niên qua.

Nhưng đó là cảm tưởng chủ quan của một người Việt Nam, trong khi hầu hết các nước khác lại không bày tỏ chút gì gọi là nực cười hay phẫn nộ trước cung cách hành xử kiểu "Chí Phèo Bắc Hàn" của Trung Quốc. Phải chăng một cái nhìn khách quan sẽ đưa đến kết luận khác?

Câu trả lời là hầu hết các chính phủ nước ngoài không thể phán xét như người Việt Nam trong cuộc, dù họ biết rõ hành động của Trung Quốc là thô bạo, áp bức nước nhỏ hơn, chỉ vì ảnh hưởng về mọi mặt của Trung Quốc trên trường quốc tế, nhất là đối với khối ASEAN.

Tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam, bị nói ngược lại - Courtesy of thanhnien.com
Người Việt Nam dù khách quan tới đâu cũng thấy rõ và biết rất chính xác rằng Trung Quốc đã cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bây giờ khư khư giành chiếm chủ quyền, thi hành chiến thuật tằm ăn dâu và thay đổi hiện trạng, lại dùng những thủ đoạn thấp kém đổi trắng thay đen, trong khi ai ai cũng phải thấy thực tế không thể chối cãi là phía Việt Nam là phía bị ức hiếp, bị đàn áp trên mặt biển với những chứng cứ rõ ràng, dưới sự chứng kiến của các phóng viên quốc tế.

Điềm gở?

Một nước lớn đang tranh đua làm cường quốc hàng đầu thế giới mà hành xử như vậy thì chỉ chứng tỏ trình độ trí não vẫn còn ở dưới mức kém cỏi, chưa thể gọi là văn minh ngang hàng những cường quốc cùng ngồi trong Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc với họ.

Điều này càng chứng tỏ Trung Quốc khó lòng vươn lên tới hàng cường quốc văn minh. Từ thời Đặng Tiểu Bình là lúc Trung Quốc đã thức tỉnh và nay đang hiện đại hóa với một tốc độ ít ngờ, thì cung cách đó quả là đã kéo lùi Bắc Kinh về với tinh thần thời chiến tranh lạnh, chẳng khác nào Bắc Hàn ngày nay vẫn còn là một xã hội cô lập, ngủ quên trên thời gian, hệt như đang dừng lại bên một cái đồng hồ chết, và cứ thế mà vùi đầu mãi trong các thập niên 1950-1970

Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đều có thái độ e dè thụ động như vậy. Người ta không quên là Nhật và Mỹ đều mạnh mẽ đả kích Trung Quốc và bênh vực Việt Nam. Riêng Châu Âu thì đang chết dở với đống đổ nát của nền tài chính, lại căng thằng thần kinh vì vấn đề Ukraine với Nga, nên không bụng dạ nào nói đến chuyện biển Đông.

Những dữ kiện khó giải thích

Thế nhưng trong khi công luận có thể coi thường Bắc Kinh ở sự tố giác Việt Nam một cách thô thiển như vậy, thì điều đáng suy nghĩ cho Việt Nam là việc Trung Quốc đã cùng lúc trưng dẫn và phổ biến tại Liên Hiệp Quốc những tài liệu về hành động của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước đây trong các lãnh vực ngoại giao cũng như giáo dục, mà được Bắc Kinh coi là đã chính thức và toàn tâm toàn ý nhìn nhận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc.

Bài địa lý lớp 9, 1974, do Việt Nam biên soạn - Annex 5/4 of Chinese document to the UN
Cho đến nay, ngày thứ sáu 13 tháng 6, 2014, báo chí và truyền hình truyền thanh ở Việt Nam không có tin tức hay nhận định nào nói một tí gì cụ thể đến những tài liệu giáo dục nói trên, đi kèm với bản tuyên bố về lãnh thổ của Trung Quốc năm 1958 và văn thư liên quan của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, thì người ta hiểu rằng đó là điểm yếu của Việt Nam trong cuộc tranh biện quốc tế về chủ quyền và hành vi xâm lấn.

Biện trạng của Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa bằng những chứng cứ lịch sử thì có thể không mang giá trị pháp lý khi ra trước công luận quốc tế hay tòa án quốc tế, nhưng những văn thư liên quan đến hành động công nhận của Việt Nam đối với chủ quyền đó của Trung Quốc là điều rất khó xử cho Việt Nam.

Trung Quốc đã nhiều lần nói đến bản tuyên bố 1958 của Bắc Kinh và văn thư tán thành của Hà Nội đối với bản tuyên bố ấy, nhưng đến nay mới trưng dẫn trước Liên Hiệp Quốc những tài liệu chứng minh Hà Nội thực sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa ngay trong hành động của bộ ngoại giao Việt Nam và các tài liệu giáo dục của Việt Nam, không phải chỉ ở văn thư ngoại giao chính thức.

Bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Quốc ghi rằng chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố bề rộng của hải phận Trung Quốc là 12 hải lý; nhưng quan trọng hơn thế, văn thư viết: "Điều khoản này được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của CHNDTH, bao gồm... quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và tất cả các quần đảo khác thuộc về Trung Quốc."
Văn thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ghi ngày 14 tháng 9 năm 1958 viết rằng: "Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Công hòa Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc." Đoạn sau viết rằng VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc. 
Thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai, 14 tháng 9, 1958
Nhìn qua ngôn từ của Việt Nam, người ta cho rằng Hà Nội có thể cũng còn chỗ xoay sở trước một tòa án quốc tế, tuy rằng chỗ khá chật hẹp. Nên Bắc Kinh cẩn thận kèm thêm những tài liệu kia làm phụ lục của bản tuyên bố trước Liên Hiệp Quốc mới đây.

Bản tuyên bố ngày 8 tháng 6, 2014 tại Liên Hiệp Quốc của Trung Quốc, dịch sang Anh ngữ, viện dẫn hai văn thư nói trên của CHNDTH và VNDCCH, viết rằng "Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc".

Kèm theo đó, Trung Quốc còn trưng dẫn bài học địa lý lớp 9 niên khóa 1974 của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và tập bản đồ thế giới do Cục đo đạc và bản đồ thuộc phủ Thủ tướng xuất bản, ghi là tại Hà Nội 1972.

Bài học địa lý lớp 9 tựa đề "Nước CHNDTH" có đoạn viết về biên giới Trung Quốc :"Phía đông mở rộng ra Thái Bình Dương, giáp các biển Bột Hải, Hoàng hải, Hoa đông và Hoa nam .... Vòng cung dẫn từ các đảo Nam sa, Tây sa đến các đảo Hải nam, Đài Loan, quần đảo Hoành bồ, Châu sơn... làm thành một bức "trường thành" bảo vệ lục địa Trung Quốc..."

Tập bản đồ 1974 thì có bản đồ "Phi Líp Pin, Ma Lai Xi a, In đô Nê Xi a, Xin Ga Po" có chú giải quần đảo Hoàng Sa là "Q.đ. Tây Sa", và quần đảo Trường Sa là "Q.đ. Nam Sa".

Vẫn còn cơ hội

Có lẽ chính những yếu tố này đã khiến Việt Nam phải thận trọng và chậm bước để tham khảo giới chuyên môn cùng những thành phần ủng hộ Việt Nam trước khi muốn đưa Trung Quốc ra đối diện với pháp lý quốc tế.

Ý kiến của các chuyên gia về pháp lý quốc tế, cả người Việt Nam lẫn ngoại quốc, có nhiều khác biệt, có khi mâu thuẫn, về luận cứ mà Việt Nam có thể đưa ra trước tòa cũng như về cơ hội thắng kiện của Việt Nam.

Trong khi đó Bắc Kinh từng tỏ ra rất e ngại về chuyện bị đưa ra trước một tòa án quốc tế. Bắc Kinh từng nhắc Việt Nam đừng làm theo Philippines mà kiện họ ra tòa trọng tài quốc tế.

Trước thái độ đó của Trung Quốc, và cân nhắc, so sánh nhiều ý kiến của giới chuyên gia, có thể nói Việt Nam vẫn có cơ hội thắng kiện.

Vì thế dù Bắc Kinh có phủ nhận mọi phán quyết, hay không hầu tòa khiến phiên tòa không diễn ra được, Việt Nam vẫn phải tiến hành hành động pháp lý đối với Bắc Kinh.

Dường như Việt Nam trì hoãn và chờ đến thời hạn tháng 8 để xem động tĩnh của Trung Quốc ra sao với cái giàn khoan HD-981.

Giả sử Hà Nội tin rằng Bắc Kinh không rút, thì có thể họ vẫn muốn chờ qua thời điểm đó để hành động pháp lý được mạnh hơn về chính nghĩa và về mặt tinh thần tôn trọng hoà bình và hữu nghị, khi Trung Quốc đã chứng tỏ họ hết mực ngoan cố.
Việt-Long
Theo RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét