Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

“Không phải lợi ích nhóm thì đó là cái gì?”

  • Chậm khởi kiện Trung Quốc vì nội bộ chia rẽ? (RFA) - Công luận thể hiện qua báo chí và các diễn đàn trên mạng từng rất nôn nóng về việc chính quyền Việt Nam khởi kiện Trung Quốc xâm lấn biển đảo, đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam từ hơn 1 tháng qua.
  • Du học sinh VN và cộng đồng người Việt hải ngoại (RFA) - Số lượng sinh viên Việt Nam đến Hoa Kỳ du học ngày càng đông, và ở đây họ có những giao thiệp với người Việt định cư tại Mỹ. Diễn đàn bạn trẻ kỳ này sẽ thảo luận cùng các bạn ở Oklahoma City nơi có nhiều du học sinh Việt Nam học tập.
  • Thư gửi ông Chủ Tịch TLĐLĐVN (RFA) - Có người rơi nước mắt vì miếng cơm, lấy khay cơm mà như thể xin ăn. Phần ăn thì chẳng khác phần cho “mèo” ăn, không hiểu Cty có xem CN chúng tôi là “con người” hay không.
  • Bốn sáng kiến 'thoát Trung' (BBC) - Bạn Đặng Hoàng Giang nêu ra một số 'sáng kiến thoát Trung' kiểu hài hước từ bối cảnh xã hội Việt Nam.
  • "Nợ công đang lên quá nhanh" (BBC) - Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng nợ công đang lên quá nhanh trong khi luật chi tiêu ngân sách thiếu hiệu quả.
  • Phản bác lý sự “chủ quyền” của Trung Quốc ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (BaoMoi) - QĐND - Gần đây, trong một số hội nghị, hội thảo quốc tế, một số quan chức cao cấp, tướng lĩnh, nhà ngoại giao, học giả Trung Quốc lên tiếng khẳng định, ngay từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, tức thời nhà Hán, người Trung Quốc đã tiến hành hoạt động hàng hải ở Biển Đông và phát hiện ra quần đảo "Tây Sa" (Hoàng Sa) và Trung Quốc có chủ quyền ở quần đảo "Nam Sa" (Trường Sa)… Tất cả những “lý lẽ” ấy đều nhằm biện minh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm trong lãnh thổ của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào phân tích, ta sẽ thấy chúng chỉ là những lập luận vô căn cứ từ phía Trung Quốc.
  • Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chính nghĩa bao giờ cũng thắng (BaoMoi) - TPO - “Chúng ta được ủng hộ bởi vì chúng ta có chính nghĩa. Chính nghĩa bao giờ cũng thắng, đó là kinh nghiệm xương máu truyền thống của dân tộc”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về tình hình trên biển Đông và giải pháp của Việt Nam, chiều 12/6.
  • Cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ Việt Nam (BaoMoi) - Cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam trước việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tiếp tục nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Nhiều nước tiếp tục bày tỏ quan ngại với hành động ngang ngược của Trung Quốc gây căng thẳng trên biển Đông.
  • Bồ Đào Nha đá hào hoa (BBC) - Độc giả Phạm Châu từ Đà Nẵng say mê lối đá hào hoa, phong nhã của Bồ Đào Nha.
  • Bóng đá, một đòn bẩy ngoại giao (RFI) - Cúp bóng đá thế giới mở ra trong bối cảnh Liên đoàn FIFA bị chỉ trích tham nhũng, cho phép Qatar tổ chức Cúp bóng đá thế giới 2022. Cúp bóng đá Brazil tốn tương đương với những chi phí trong mùa bóng đá ở Nam Phi 2010 và tại Đức năm 2006 cộng lại. Brazil, nước chủ nhà tổ chức lễ hội bóng đá đang chịu nhiềuáp lực : Mọi người nhìn nhận tổ chức Cúp bóng đá thế giới là cơ hội tốt để quảng cáo cho quốc gia Nam Mỹ này, nhưng một phần dân chúng bất mãn, vì cho rằng, ưu tiên phải được dành cho các khoản chi tiêu về xã hội hơn là đầu tư hàng chục tỷ để xây dựng các sân vận động. Vé vào cửa để xem bóng đá lại quá đắt so với túi tiền của một phần lớn người dân xứ này.
  • Cúp bóng đá thế giới khai cuộc trong ngổn ngang nỗi lo của nước chủ nhà Brazil (RFI) - Sau bao nhiêu những khó khăn chuẩn bị cho vòng chung kết Cúp bóng đá thế giới 2014 được khai cuộc đúng hẹn, cuối cùng Brazil cũng đã đi được tới đích đầu tiên, ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh vẫn phải được khai cuộc đúng như thời điểm dự kiến
    , dù không phải mọi thứ đều hoàn hảo như mong chờ. Trong khi người hâm mộ môn bóng tròn cả thế giới đang háo hức đón chờ giờ khai cuộc thì nước chủ nhà Brazil vẫn đang bề bộn với nỗi lo biểu tình, đình công và an ninh có thể làm hỏng ngày hội bóng đá.
  • Úc ủng hộ Nhật tăng cường khả năng phòng thủ (RFI) - Ngày 12/06/2014, Ngoại trưởngÚc Julie Bishop tuyên bố ủng hộ Nhật Bản cải tổ Hiến pháp, cho phép Tokyo tăng cường khả năng phòng thủ với các nước đồng minh. Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòngÚc đang dự cuộc họp an ninh« 2+2» tại Tokyo. Canberra quan niệm tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và Biển Hoa Đông phải được giải quyết bằng con đường đối thoại và các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
  • Nhật triệu đại sứ Trung Quốc phản đối vụ áp sát máy bay (RFI) - Ngày 12/06/2014 chính phủ Nhật tố cáo Trung Quốc suýt để xảy ra tai nạn trên không ở vùng Biển Hoa Đông vào hôm qua, nơi vùng nhận diện phòng không của hai nước chồng chéo lên nhau. Bắc Kinh lập tức đổ lỗi cho phi công Nhật Bản và cho rằng Tokyo đã« nói dối», thông tin sai vụ việc.
  • Mỹ cho phép ngân hàng BNP giao dịch với Iran (RFI) - Vào lúc Ngân hàng Pháp BNP Paribas có thể bị Washington phạt đến 10 tỉ đô la vì vi phạm lệnh cấm vận của Hoa Kỳ đối với Iran, Bộ Tài chính Mỹ ngày 11/06/2014 cho biết đã cấp giấy phép hoạt động cho BNP trong tháng 2 và 3/2014.
  • Hai vận động viên quần vợt Cuba trốn sang Mỹ (RFI) - Hai vận động viên của đội tuyển quần vợt quốc gia Cuba đã rời đoàn sau khi tham dự các trận đấu vòng loại Cúp Davis 2015 ở Puerto Rico, để đến tiểu bang Florida miền đông nam nước Mỹ. Báo chí của cộng đồng người Cuba ở Miami hôm 11/06/2014 cho biết như trên.
  • Irak : Phiến quân Hồi giáo cực đoan tiến về Bagdad (RFI) - Irak lún sâu vào bạo động : Sau khi đã giành được hai thành phố lớn là Mossoul và Tikrit hôm qua, vào hôm nay, 12/10/2014, thành phần Hồi giáo cực đoan thánh chiến tiếp tục tiến về thủ đô Bagdad. Hoa Kỳ không loại trừ khả năng oanh kích để cản đường tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Trung Đông (EIIL).
  • Nga - Trung, một liên minh mập mờ giữa hai nhà vô địch cờ vua – cờ vây (RFI) - Nga và Trung Quốc cùng bắt tay nhau liên kết chống Mỹ. Nhưng mối liên kết đó được xây dựng trên lòng nghi kỵ. Nhiều chuyên gia ví liên minh này như là một nước đi có tính toán giữa hai nhà vô địch cờ vua và cờ vây. Chủ đề này được nhật báo kinh tế Les Echos số ra hôm nay 12/06/2014 đề cập đến qua bài phân tích đề tựa« Matxcơva– Bắc Kinh, những điểm mập mờ của một liên minh tình huống».
  • Brazil 2014 : Ngày hội lớn của bóng đá thế giới khai cuộc (RFI) - Sau bảy năm tất bật chuẩn bị với đầy rẫy những khó khăn và rối ren xã hội, cuối cùng vòng chung kết Cúp bóng đá thế giới FIFA khai cuộc tối nay 12/06/2014, tại thành phố Sao Paulo của Brazil trong không khí lễ hội thực sự. Sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh, bốn năm mới có một lần này đang được hàng tỉ người trên khắp thế giới đón chờ.
  • Bên lề sân cỏ - 1 (RFI) - Chỉ cònít giờ nữa trái bóng Brazuca sẽ chính thức lăn trên các sân cỏ của vòng chung kết Cúp bóng đá thế giới Brazil 2014. Nhưng bên ngoài sân cỏ, ở đó đây trên thế giới, đã có nhiều câu chuyện thú vị liên quan đến kỳ Cúp bóng đá thế giới lần thứ 20 này.
  • Bên lề sân cỏ (RFI) - Chỉ cònít giờ nữa trái bóng Brazuca sẽ chính thức lăn trên các sân cỏ của vòng chung kết Cúp bóng đá thế giới Brazil 2014. Nhưng bên ngoài sân cỏ, ở đó đây trên thế giới, đã có nhiều câu chuyện thú vị liên quan đến kỳ Cúp bóng đá thế giới lần thứ 20 này.
  • Nga đệ trình nghị quyết về Ukraine lên LHQ (RFA) - Bộ trưởng ngoại giao Nga ông Sergei Lavrov nói rằng một đặc phái viên của nước Nga là ông Vitaly Churkin được gửi đến New York để đệ trình cho hội đồng bảo an LHQ một nghị quyết nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
  • NATO cho rằng không có vai trò trong cuộc xung đột ở Iraq (RFA) - Tiếp sau lời kêu gọi của chính phủ Iraq gửi đến Hoa Kỳ về một sự giúp đỡ quân sự để ngăn cản bước tiến của quân nổi loạn đang tiến về thủ đô Bagdad, ông Anders Fogh Rasmussen tổng thư ký NATO nói rằng ông không thấy liên minh NATO có vai trò gì trong cuộc xung đột hiện nay ở Iraq.
  • Ông Trương Chí Quân sẽ thăm Đài Loan vào cuối tháng sáu (RFA) - Ông Trương Chí Quân, người đứng đầu Văn phòng phụ trách các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc sẽ thực hiện chuyến viếng thăm Đài Loan lần đầu tiên của ông vào cuối tháng sáu này nhằm thắt chặt các mối quan hệ hai bên eo biển Đài Loan.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Nữ diễn viên Mỹ Angelina Jolie, đặc phái viên của Cao ủy LHQ trong phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Chấm dứt bạo lực tình dục trong Chiến tranh ở London vào ngày 12 Tháng 6 năm 2014(the Global Summit to End Sexual Violence in Conflict)
  • World Cup Brazil 2014: Trước trận khai mạc (RFA) - Chỉ vài giờ đồng hồ nữa, trái banh sẽ lăn trên sân Sao Paolo ở Brazil, trận mở màn World Cup 2014 sẽ bắt đầu giữa đội tuyển chủ nhà và Croatia. Brazil đang đứng đầu bảng xếp hạng những đội tuyển có nhiều triển vọng đoạt giải, trong khi Croatia nhất quyết in đậm dấu giầy trên vùng đất Nam Mỹ.
  • Sáng tạo cách xem World Cup ở Trung Quốc (VOA) - Cơn sốt World Cup chắc chắc sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày ở Trung Quốc, người hâm mộ bóng đá ở nước này đang có những cách khá sáng tạo để xem World Cup
  • ISIL tiếp tục tiến công ở bắc Iraq (VOA) - Các phần tử chủ chiến của tổ chức Quốc gia Hồi giáo và vùng Cận Ðộng ISIL có liên hệ với al-Qaida đã tiến thêm tới vị trí cách thủ đô Baghdad của Iraq 100 kilomét về phía bắc.
  • World Cup sắp khai diễn ở Brazil (VOA) - Chính phủ Brazil chi 11,5 tỷ đô la chuẩn bị cho World Cup bao gồm xây mới và nâng cấp các sân vận động ở 12 thành phố diễn ra các trận thi đấu giữa 32 đội tuyển
  • Nghệ sĩ hừng hực hào khí Việt Nam (BaoMoi) - Trong suốt hai tuần qua, giới văn nghệ sĩ TPHCM sôi động và tất bật với hàng loạt chương trình nghệ thuật được tổ chức, dàn dựng với chủ đề biển đảo quê hương, bảo vệ Tổ quốc. Các video clip âm nhạc, bài hát truyền thống cách mạng, trích đoạn cải lương lịch sử… được các đơn vị văn hóa đầu tư thực hiện, quy tụ hàng trăm nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên các thế hệ tham gia.
  • Dư luận thế giới tiếp tục ủng hộ các biện pháp của Việt Nam giải quyết căng thẳng trên Biển Đông (BaoMoi) - Theo Bộ Ngoại giao và TTXVN,tại cuộc gặp nhóm lãnh đạo các doanh nghiệp nhân cuộc họp hằng năm của Ủy ban khẩn cấp thương mại Mỹ(ECAT), Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường đã thông báo tóm tắt tình hình leo thang căng thẳng ở Biển Đông do hành động đơn phương và bất hợp pháp của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương -981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
  • Indonesia muốn thành cường quốc biển (BaoMoi) - Quan chức quốc phòng Indonesia đang ra sức đánh động ý thức và kêu gọi chính quyền sắp được bầu trang bị năng lực quốc gia để trở thành một cường quốc biển. Một trong những người khởi xướng việc này là Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Marsetio.
  • Hội nghị quốc tế bác danh nghĩa chủ quyền của TQ (BaoMoi) - Cái gọi là danh nghĩa chủ quyền Trung Quốc đối với các quần đảo ngoài khơi Biển Đông đã bị cộng đồng quốc tế bác bỏ rõ ràng trong khuôn khổ Hội nghị San Francisco (năm 1951) gồm 51 quốc gia tham dự.
  • Thiếu hiểu biết làm phương hại quan hệ Việt - Nga (BaoMoi) - Báo Nước Nga Xô Viết hôm 7-6 đã cho đăng bài viết có tựa đề “Việt Nam - không phải Ukraine” của tác giả VM Mazyrin nhằm phản bác những luận điệu sai trái trong bài “Hợp tác Nga - Trung cao hơn mọi tuyên bố” của tác giả Dmitry Kosyrev đăng trên trang của hãng tin Ria-Novosti (đã bị gỡ bỏ) trước đó. Tác giả VM Mazyrin là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN và Việt Nam, Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga. Xin được lược dịch bài viết trên.
  • Mỹ kêu gọi kiềm chế các hoạt động gây căng thẳng của Trung Quốc (BaoMoi) - Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice ngày 11-6 đã kêu gọi xây dựng một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) để kiềm chế có hiệu quả các hoạt động gây căng thẳng của Trung Quốc tại khu vực này.
  • “Cùng BQ chung sức bảo vệ biển Đông” quyên góp được 171 triệu đồng (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Chiều 12-6, Cty Giày BQ phối hợp với Báo Tuổi trẻ Văn phòng miền Trung tổ chức Lễ tổng kết chương trình “Cùng BQ chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”. Trong 20 ngày triển khai thực hiện chương trình tại 19 cửa hàng được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo khách hàng, đại lý, nhà cung cấp và CBCNV Cty BQ đã quyên góp được 171 triệu đồng.
  • Ý đồ thật sự của việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (BaoMoi) - QĐND - “Ý đồ của Trung Quốc khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam không đơn giản chỉ là vào thăm dò dầu khí mà thực chất muốn biến nơi đây như một khu dân cư với kích thước tương đương một hòn đảo nổi. Đó sẽ là cơ sở pháp lý và chính trị để Trung Quốc gia tăng quyền kiểm soát trên Biển Đông”, Nhà báo Ba Lan Pi-ốt Ga-din-nâu-xki (Piotr Gadzinowski), Phó tổng biên tập trang mạng http://www.lewica24.pl, cơ quan ngôn luận của cánh tả Ba Lan, đã nhận định như vậy.
  • Nhật, Trung Quốc tố vụ bay sát máy bay của nhau (BaoMoi) - (Tin Nóng) Ngày 12.6, Trung Quốc tố cáo máy bay F-15 của Nhật Bản đã bay sát máy bay Tu-154 của Trung Quốc ngày 11.6, cũng là ngày Nhật tố tiêm kích Su-27 Trung Quốc bay sát máy bay Nhật trên biển Hoa Đông.
  • Cái bu-mê-răng (BaoMoi) - QĐND - Kể từ khi hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã hơn một tháng trôi qua, phía Trung Quốc vẫn không chịu rút giàn khoan ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hơn thế nữa, các tàu Trung Quốc còn khiêu khích, dùng vòi rồng tấn công, thậm chí đâm chìm tàu cá Việt Nam, đâm thủng tàu của Cảnh sát biển Việt Nam…
  • Mưu đồ mới của Trung Quốc (BaoMoi) - Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) không cho phép biến bãi đá ngầm hoặc bãi cạn thành một hòn đảo
  • Nhật Bản phản đối máy bay Trung Quốc áp sát trên biển Hoa Đông (BaoMoi) - Theo TTXVN, NHK và Tân Hoa xã, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản I.Ô-nô-đê-ra cáo buộc hai máy bay chiến đấu của Trung Quốc hôm 11-6 đã bay với khoảng cách gần bất thường với máy bay quân sự Nhật Bản trên không phận chồng lấn thuộc các Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của hai nước trên biển Hoa Đông. Ngày 12-6, Bộ Ngoại giao Nhật Bản tiếp tục triệu Đại sứ Trung Quốc tại Tô-ki-ô Trình Vĩnh Hoa tới trao công hàm phản đối.

Tòa Phúc thẩm đã lén lút xử kín nhà văn Phạm Viết Đào

Nhà văn Phạm Viết Đào
Tin mới nhất về nhà văn Phạm Viết Đào:
Hôm thứ Hai đầu tuần (9/6/2014) Tòa phúc thẩm đã lén xử KÍN và y án Sơ thẩm, tức là án tù 2 năm cho nhà văn Phạm Viết Đào. Tòa không báo cho vợ con ông biết, nên cả vợ và con đều không có mặt, cũng không có luật sư, vì ông tự bào chữa.
Trước đó 1 tuần, vợ và con ông đã liên hệ với Tòa để hỏi về lịch phiên xử phúc thẩm nhưng tòa không trả lời, bảo cứ chờ. Bất ngờ, ngày 9/6 tòa lén lút xử mà không báo cho gia đình, đến hôm nay vợ con ông vào thăm bác mới biết chuyện đó.
Phạm Viết Đào là một nhà văn, một blogger yêu nước, với tinh thần chống Tàu rất quyết liệt. Ông đã thu thập hồ sơ về chiến tranh Biên giới 1979 và phỏng vấn nhiều tướng lĩnh, sĩ quan, binh lính tham gia chiến trường, nhằm cung cấp cho hậu thế những hiểu biết chân thực về cuộc chiến tranh này. Em trai ông là một Liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh Vệ quốc mùa xuân năm 79.
Trong giờ phút Tổ quốc lâm nguy, xin cùng nhớ tới Nhà văn - Blogger yêu nước, Phạm Viết Đào! Mong ông giữ gìn sức khỏe!
(Blog Tễu)

“Không phải lợi ích nhóm thì đó là cái gì?”

“Không phải lợi ích nhóm thì đó là cái gì?”
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Có những luật không phải hoàn toàn vấn đề lobby hay chạy cái này cái khác nhưng cũng có tranh thủ nọ, tranh thủ kia
“Không phải lợi ích nhóm thì đó là cái gì?”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nhấn mạnh khi nhấn nút lần hai để tranh luận với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trong phiên chất vấn chiều 11/6 của Quốc hội.
Là người mở màn, đại biểu Thúy muốn biết quan điểm và hướng khắc phục của Bộ trưởng trước hiện tượng cài đặt lợi ích nhóm, lợi ích riêng của bộ, ngành trong một số văn bản quy phạm pháp luật hoặc còn có nhiều quy định theo hướng tạo thuận lợi cho việc quản lý của các cơ quan công quyền đẩy khó khăn về phía người dân.
Hiện nay bộ nào quản lý nhà nước cái gì thì xây dựng luật cái đó, nhưng quyền thì nặng cho mình còn trách nhiệm thì nhẹ đi và thiếu tính hệ thống của pháp luật, vậy trách nhiệm của Bộ Tư pháp thế nào, đại biểu Trần Du Lịch chất vấn.
“Câu chuyện cài đặt lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, lợi ích ngành trong các văn bản quy phạm pháp luật từ quyết định của Thủ tướng Chính phủ trở lên, chúng tôi thấy chưa phải là vấn đề đặt ra”, ông Cường đáp.
Cũng theo Bộ trưởng thì “thực tế trong nhiệm kỳ này lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, lợi ích cơ quan ở trong các văn bản của các bộ cũng chưa phải là vấn đề gì nổi lên”.
Sau đó, cả đại biểu Kim Thúy và Trần Du Lịch đều nhấn nút lần hai.
“Người ta bảo lợi ích nhóm có không thì đồng chí nói không hay nói có, có một câu thôi”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng sốt ruột nhắc Bộ trưởng.
“Nếu như Bộ trưởng nói không có việc cài đặt lợi ích nhóm, lợi ích riêng của các bộ, ngành trong một số văn bản quy phạm pháp luật, vậy thì xin Bộ trưởng cho biết trong việc soạn thảo các văn bản pháp luật thường rất quan tâm đến vấn đề tổ chức bộ máy hay các quỹ hoặc thủ tục hành chính, vậy đó là cái gì?”, đại biểu Kim Thúy “truy”.
“Bây giờ chúng ta phải nhìn thấy rừng, chứ còn tính từng cây thì gây rối loạn về hệ thống pháp luật. Tôi thấy nhiều luật, Bộ Tư pháp đã thẩm định rồi, nhưng ra Quốc hội còn bàn cả phạm vi điều chỉnh”, đại biểu Trần Du Lịch nói.
“Có những luật không phải hoàn toàn vấn đề lobby hay chạy cái này cái khác nhưng cũng có tranh thủ nọ, tranh thủ kia”, Bộ trưởng tiếp tục trả lời đại biểu Thúy.
Hoàn toàn đồng tình với đại biểu Trần Du Lịch, song Bộ trưởng Hà Hùng Cường “cũng báo cáo thật là trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định giá trị pháp lý của văn bản thẩm định đến đâu, tiếp thu giải trình như thế nào.
Vẫn băn khoăn về chất lượng của hệ thống pháp luật, đại biểu Bùi Mạnh Hùng nêu con số từ báo cáo của Chính phủ, có 312/1574 văn bản được khảo sát là chưa đảm bảo về chất lượng, thiếu tính khả thi, không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, thậm chí có dấu hiệu không hợp hiến, hợp pháp.
Sai sót trên đã và sẽ có ảnh hưởng đến mức độ nào đối với kinh tế - xã hội của đất nước cũng như tinh thần thượng tôn pháp luật, tình hình trên đến bao giờ khắc phục được và trách nhiệm của Bộ trưởng ra sao là chất vấn được đại biểu Hùng đặt ra.
Khẳng định là thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, cảnh báo nhưng bao giờ khắc phục vấn đề này “thì trước quốc dân đồng bào và Quốc hội, có lẽ tôi không dám hứa một cách vững chắc”, Bộ trưởng đáp.
“312 văn bản mà Bộ Tư pháp báo cáo là sai gây hậu họa gì chưa? Nếu người ta căn cứ vào 312 văn bản này để tổ chức thực hiện thì gay go rồi nhưng không thi hành thì cũng không được, chỗ này tôi thấy rất nghiêm trọng”, Chủ tịch Quốc hội bình luận.
Ông cũng đề nghị Bộ trưởng suy nghĩ để sáng 12/6 trả lời kỹ hơn, để tìm trách nhiệm, tìm cách giải quyết.
Ngày mai, Bộ trưởng cũng còn khá nhiều chất vấn khác cần phải trả lời. Những câu hỏi cuối chiều đã đặt ra không ít vấn đề cho người đứng đầu ngành tư pháp.
Theo đại biểu Đỗ Văn Đương, cử tri rất buồn vì tỷ lệ thu hồi tài sản trong các đại án hàng ngàn tỷ rất thấp, chỉ khoảng dưới 10%, còn phần lớn kia đi đâu? Có phải chăng cứ đi tù rồi là xong?
Câu hỏi đại biểu này dành cho Bộ trưởng là có giải pháp gì để kết nối giữa công tác điều tra, truy tố xét xử với công tác thu hồi tài sản cho nhà nước và cho công dân?
Đại biểu Chu Sơn Hà thì đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ trong công tác xây dựng luật thì bộ nào yếu kém nhất trước đồng bào cử tri, để các bộ trưởng phấn đấu trong thời gian tới.
Là đại biểu cuối cùng nêu câu hỏi, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nói, ông đặc biệt quan tâm ý của Bộ trưởng về nhà nước pháp quyền, tức là nhà nước phải tôn trọng luật mà nhân dân cũng phải tôn trọng luật.
“Nhưng nhân dân không chấp hành luật thì chúng ta phạt hết sức ghê gớm, còn các cơ quan nhà nước đến 312 văn bản vi phạm pháp luật, chúng ta xử lý rất chậm thì có phải là nhà nước pháp quyền không?”, ông Thuyền phát biểu.
Ông muốn biết Bộ trưởng có nghĩ đến việc đề xuất mở rộng quyền làm chủ của người dân, để người dân được khởi kiện các văn bản quy phạm pháp luật sai trái của nhà nước để bảo vệ quyền lợi của mình hay không?
Đại biểu Thuyền cũng nêu vấn đề là Nghị định 107 của Chính phủ có quy định ủy ban chỉ có 3 phó chủ tịch, nhưng vừa rồi chủ trương luân chuyển cán bộ bằng một công văn của Văn phòng Chính phủ cho bầu thêm phó chủ tịch.
“Rất nhiều người điện hỏi tôi là anh ra anh hỏi thử xem như vậy, công văn của Chính phủ có cao hơn nghị định của Chính phủ không?”. Ông đề nghị Bộ trưởng trả lời cho dân được rõ.
Nguyên Hà
(VnEconomy)

TS. Vũ Thị Phương Anh - Viết với tất cả sự chân thành của một người Việt yêu nước

Ts Vũ Thị Phương Anh
Tôi cứ nghĩ mãi, không biết có nên viết status này hay không (vì không hiểu có bị ai nhắc nhở gì chăng), nhưng rồi sự băn khoăn trước những gì đang diễn ra và lòng mong muốn góp một ý kiến để tìm ra cách giải quyết đã buộc tôi phải viết.
Những gì TQ đã viết trong thư xác định lập trường về Biển Đông để gửi lên LHQ, tố cáo VN "xâm phạm vùng biển của TQ" với những tài liệu như bản đồ và SGK của VNDCCH in trước năm 1975 đối với tôi thực ra không hề mới. Tôi đã tiếp cận thông tin này từ lâu qua các phương tiện truyền thông ngoại quốc - mà đa số là của chính TQ (viết bằng tiếng Anh) - nhưng tất nhiên là tôi không dám nói ra.
Ngay cả công hàm 1958 của PVĐ tôi cũng đã được nghe từ rất lâu rồi; lần đầu tiên khi nghe đến nó tôi cũng cũng cảm thấy thật khủng khiếp và không tin là sự thật. Để rồi khi chính TQ đưa thông tin ấy ra để chống lại VN thì nhà nước VN mới chịu bạch hóa. Và, như mọi người đều thấy, phản ứng của các nhà khoa học và dân VN với công hàm này không phải là quá tệ, dù tất nhiên nó đang gây khó cho VN trong cuộc "tranh chấp" với TQ về Biển Đông. Điều này cho thấy nhân dân VN có sự bao dung vô cùng đáng quý và đáng trân trọng.
Quay trở lại những tài liệu đính kèm trong thư của TQ mà báo chí quốc tế đang bàn tán rất sôi nổi, thông tin chính thức của VN hiện nay vẫn tránh không nhắc đến. Nó có thật hay không? nếu có thật thì sao, mà không có thật thì sao? Tôi thấy, phản ứng của phía VN lâu nay luôn luôn là bị động, chờ cho TQ tung thông tin ra trước rồi mới chống chế một cách lúng túng. Điều đó rõ ràng là không có lợi gì trong tình hình hiện nay, nếu không nói là có hại.
Tôi nghĩ, những gì đã xảy ra thì cũng đã xảy ra cả rồi, những cái đúng của thời trước thì thời này có thể là sai và ngược lại. Trong kinh tế cũng thế mà. Cách đây chừng 20 năm thì có ai ngờ được rằng những người chủ doanh nghiệp tư nhân thành công nhất, giàu có nhất ở VN hiện nay đa số đều là đảng viên như bây giờ đâu?
Xin đừng ngại sự bất bình của nhân dân. Tôi tin rằng ngay lúc này đây, điều quan trọng nhất đối với mọi người dân VN là tìm cách hóa giải những sai lầm trong quá khứ (well, những điều lúc ấy có thể tưởng là đúng nhưng bây giờ chắc chắn là sai - vì thế giới mà chúng ta hình dung ra lúc ấy bây giờ đã hoàn toàn khác). Vì vậy tôi nghĩ, ngay lúc này Đảng và NN Việt Nam nên chủ động cung cấp thông tin chính thức cho toàn dân về những vướng mắc nếu có về vụ Biển Đông, và cùng nhau thảo luận những gì ta có thể làm vào lúc này, những gì cần phải làm ngay để có thể đi thêm những bước sau, và những gì không thể làm vì nếu làm thì kết quả chỉ có thể tệ hơn. Hãy tận dụng trí tuệ và lòng yêu nước của toàn dân - một truyền thống vô giá của người Việt - để bảo vệ đất nước, vì nếu không làm điều này thì chúng ta sẽ mắc tội rất lớn với lịch sử.
Viết với tất cả sự chân thành của một người Việt yêu nước.

Xét xem ai soạn cuốn Địa lý này? Họ phải trả lời trước công luận cho rõ trắng đen
Vũ Thị Phương Anh
(FB. Vũ Thị Phương Anh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét