Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Đề án 35.000 tỷ: Bộ Giáo dục lại "chơi chữ"? - Bộ Công thương: "Nông sản Việt sang Trung Quốc vẫn rất tốt"!?

Chính trị - Xã hội

Vượt biên trái phép và cướp súng, 7 người chết

 Vượt biên trái phép và cướp súng, 7 người chết  -(VNN)  ===>>>

 Quảng Ninh: Vụ gây rối ở cửa khẩu không phải khủng bố  -(VNN)   >>>    Quảng Ninh lên tiếng về vụ cướp súng ở cửa khẩu

Vụ người Trung Quốc nổ súng bắn bộ đội VN: Do các đối tượng vượt biên trái phép gây ra   -(TNO)>> 16 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, cướp súng bắn chết 2 bộ đội Việt Nam  >> Nhóm người Trung Quốc vượt biên cướp súng tấn công lực lượng chức năng Việt Nam, 7 người chết

  Người Trung Quốc cướp súng tấn công trạm kiểm soát cửa khẩu  -(RFA)   --   Trao trả 11 người nhập cảnh trái phép cho Trung Quốc  -(TT)   ---    Một người Trung Quốc vượt biên, nổ súng, 7 người thiệt mạng    -(TT)

 Người Trung Quốc vượt biên, nổ súng chống trả, 7 người thiệt mạng  -(PLTP)   ---    Chưa có người vượt biên nào manh động như trong vụ xả súng  -(DT)    >>>    Quảng Ninh: Danh tính 7 cán bộ biên phòng thương vong trong vụ xả súng

Nó kéo cả bầy cả lũ sang cướp súng và bắn giết Lính ,Dân Việt nam ,thế mà lại trao trả, phải xử tội nó chứ vì nó qua phần đất của VN chứ đâu phải của Trung cộng, hay là "tuy 2 mà 1"??? - Dân ta chống lại khi bị đàn áp như vụ Bắc sơn là bị bắt liền.

Lãnh đạo UBND huyện Hoàng Sa thăm gia đình tử sĩ Hoàng Sa -(TN)

Viện KSND Bà Rịa-Vũng Tàu xin lỗi dân vì khởi tố oan -(TN)   ---   Gần 100 học sinh tiểu học nghi bị ngộ độc sau ăn trưa -(TN)

 Chính phủ yêu cầu Hà Nội và Bộ Quốc phòng báo cáo vụ nắn đường Trường Chinh -(TN)

Khủng hoảng  -(TN) -  Không phải đợi đến tình trạng khẩn cấp của dịch sởi những ngày gần đây, mà thực sự ngành y tế đã bị rơi vào khủng hoảng, kể từ khi ứng phó không thành công với hàng loạt tình huống liên quan đến vắc xin (nhân viên y tế ăn bớt vắc xin, tiêm vắc xin quá hạn cho trẻ…) đến sản phụ chết trong bệnh viện, bệnh nhân chết tại thẩm mỹ viện hay vụ nhân bản kết quả xét nghiệm…>>>   Hơn 30 trẻ bị lây sởi trong bệnh viện

 Nhân dân cảm ơn Thủ tướng  -(TNO) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa quyết định “Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và UBND TP.Hà Nội khẩn trương làm việc với Hội đồng Olympic châu Á (OCA) và các đối tác liên quan để có phương án phù hợp rút đăng cai, không tổ chức ASIAD 18 tại Hà Nội. Việt Nam sẽ xin đăng cai tổ chức ASIAD vào thời điểm thích hợp”.

 Việt Nam có thể bị phạt 1 triệu USD vì rút đăng cai ASIAD 18  -(TN)

 Chỉ có ở VN: Tập đoàn thế giới 'cò cử'... quan huyện  -(TVN)   >>>   Đi tìm 'phanh' hãm lòng tham   >>>     Những phát ngôn 'lịch sử' của ngành Y

 Hà Nội khẳng định đường Trường Chinh cong hiệu quả kinh tế hơn  -(TT)

 Rút ASIAD, Chính phủ và... Facebook  -(TVN)  -  Một Chính phủ năng động không thể bỏ qua "mặt trận" mạng xã hội, để có thể biết được tình hình thực tế đời sống, nơi dội lại, phản ứng lại các chính sách ban hành ra một cách nhanh chóng, đầy đủ...

 Cấm cờ bạc, có nên hay không? -(TN)   ---    Lo vỡ quỹ BHXH, lại muốn nâng tuổi hưu  -(VNN)

Không thực tâm cải cách thì vào TPP vô ích  -(RFA)   ---    Hà Nội chính thức có 7 Phó Chủ tịch  -(ĐV)
 

 Buồn trông Việt Nam thua Campuchia nhiều mặt    -(ĐV)   ---   Có dấu hiệu đường dây môi giới mua bán thận ở Cần Thơ  -(TT)   ---   Chậm khám khiến bệnh nhân tử vong, bác sĩ bị... cắt thi đua  -(TT)

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế - Nhận định về tình hình đấu tranh trong nước hiện nay

Hoàng Thanh-Youtube   :  https://www.youtube.com/watch?v=fZ9BHOjfv14

 Những tấm ảnh.  -(Canhco -RFA)  ---    Giỗ tổ và những bi hài  -(Viettusaigon -RFA)

 Chuyện Sâu & Trùng Ở Bến Tre   -(Tưởng năng Tiến -RFA)

Nguyệt Quỳnh - Nợ ai – Ai trả – Bao giờ mới xong?   -(DL)
 
Nhạc sĩ Quốc Bảo - Tôi mong có những người quét sạch thế hệ chúng tôi   -(DL)
 
Hà Nội: Thiếu minh bạch trước tình trạng dịch sởi lây lan - Các blogger vào bệnh viện nhi tác nghiệp   -   Dân Luận tổng hợp 

19 điều nhà dân chủ không được làm  -(Đoan Trang) - Ảnh: Nguyễn Lân Thắng ===>>>

Thu Hiền - Cô ấy không từ chức được đâu!   -(DL)

 Nguyễn Quang Vinh - Dấu cộng của niềm tin ở phút thứ 89   -(DL)

BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU  -(Boxitvn)

TÍT MÙ NÓ LẠI VÒNG QUANH!   - Tô văn Trường  -(Boxitvn)   -Mặc  cho các con số được "chế biến", thực tế nguy cơ nợ công, nợ xấu của Việt Nam đã được nhiều chuyên gia cảnh báo từ lâu rồi.

Viết nhân đọc bài về giáo dục của Giáo sư Hoàng Tụy  - Nguyễn minh Nhị -(Boxitvn)

Viết về giáo dục sau khi đọc bài viết của anh Nguyễn Minh Nhị   - Đoàn ngọc Phả - (Boxitvn)

TRÁNH XA NÓ RA    - Phạm đình Trọng -(Boxitvn)

Phải chăng Marx và Engels đã “xét lại” vào lúc cuối đời?   - Mai thái Lĩnh - (Boxitvn)

NÓNG: an ninh, biên phòng cửa khẩu VN vội vã trục xuất ngay người từ TQ sang trái phép, nổ súng thương vong nặng     -(Chepsuviet)

 Có lẽ Bộ trưởng Y tế chỉ được từ chức nếu như hứa … “Em sẽ không đòi quà!”  -(Chepsuviet)

 HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CỦA LÊ VĂN HƯU VÀ BỐI CẢNH VĂN HÓA – XàHỘI  -(Chepsuviet)

 Cảnh giác với âm mưu” … phá hoại chính sách đối ngoại của Đảng của báo Người cao tuổi  -(Chepsuviet)

 Xin rút đăng cai ASIAD 18 – Hoan hô Thủ tướng!    -(Chepsuviet)

Sốt đăng cai ASIAD và sửng sốt trẻ em còi thứ 13 thế giới  -(Chepsuviet)

 SỰ HÒA HỢP CÁC GIÁ TRỊ TINH THẦN CHÂU Á MỘT CÁI NHÌN TỪ VIỆT NAM  -(Chepsuviet)

Đảng cộng sản lừa gạt QĐND như thế nào?  - (Danlambao)
Kách Mạng lỡ mất cơ hội giải phóng Oa Sinh Tơn  - (Danlambao)
Khi bọn hề muốn làm vua  - (Danlambao)   --- An ninh Tam kỳ và an ninh Quảng Nam đánh người tại Tam Kỳ  - (Danlambao)
Mẹ tôi - Những ngày Mẹ sống và những ngày Mẹ mất  ---  Phạm Thanh Nghiên   - (Danlambao)
 
Lại đoàn Lý Thông!  -(Phương Bích)    ---    Người dân chết trong đồn công an - Liệu đã đến lúc báo động ?  -(Phương Bích)

https://scontent-a.xx.fbcdn.net/hphotos-frc3/t1.0-9/p403x403/10150796_233012760235978_2408885617715172254_n.jpg Kêu gọi giúp đỡ cháu Bình chết trong đồn CA  -(Ha Thanh FB)  -  SOS

SOS
Hôm nay tôi được thông tin gia đình nhà cháu ĐỖ VĂN BÌNH ( đã " tự tử "ở nhà tạm giữ ở công an huyện Hòa Vang- Đà Nẵng ) phải vay gạo để nấu cơm cho thợ thuyền và bà con đến xây mộ cho cháu BÌNH
Đêm qua gia đình phải cử người ra trông mộ cháu sợ bị cướp xác , gia đình cháu nói sẽ kiện vụ này tới cùng nhưng điều kiện kinh tế rất khó khăn mặc dù vậy họ vẫn không dùng gói tiền 35 triệu mà công an đã để lại
Rất mong các cá nhân , tổ chức nhân đạo trong và ngoài nước góp sức giúp gia đình cháu trong lúc tang thương này
đ/c :mẹ cháu Bình là LÊ THỊ THU số đt 0942021612 tổ 6 -thôn Phú Hải -xã Đại Hiệp-huyện Đại Lộc- tỉnh Quảng Nam
Xin trân trọng !

Kinh tế

Thị trường đổ dốc phiên cuối tuần -(TN)---  Bầu Đức sẽ đi ‘chăn bò’  -(VEF)   ---  ‘Ân xá’ sở hữu chéo: Ghi công đại gia phạm luật?  -(VEF)

Tiền tỷ đổ vào ống nước Vinaconex trôi ra sông  -(VL)   ---   Kinh tế èo uột có nên kích cầu?  -(RFA)

Nhật Bản gia tăng đầu tư vào Đông Nam Á  -(RFA)   ---   Cơ cấu lại nợ cho người nuôi tôm, cá tra  -(TT)

 Vàng trong nước giảm 500.000 đồng/lượng/tuần  -(TT)

 Thị trường vốn giúp tái cấu trúc nền kinh tế  -(Tamnhin)   ---  Phải “lôi” DN vào hiệp định thương mại  -(PLTP)    >>>   Điều tra vụ nhân viên ngân hàng chiếm đoạt hơn 1,5 tỉ đồng 

 PG Bank thừa nhận sáp nhập để “né” thoái vốn  -(GDVN)

Vụ ớt "đắng” vì thương lái Trung Quốc ngừng thu mua    - (Dân trí)

Thế giới

Không sáp nhập, mà "liên-bang-hóa" Ukraine  -(RFA)    >>>    Phản ứng của phe thân Nga về thỏa thuận Geneve

Campuchia - Mỹ tập trận chung vào tuần tới -(TN)


Vì sao Trung Quốc không cử tàu lặn tối tân tìm kiếm MH370? -(TN)

Lo ngại Bắc Kinh, các nước 'vung tiền' sắm vũ khí  -(TVN)

 Trung Quốc: 4 người đi tù vì biểu tình tham nhũng  -(RFA)

 Cô của Kim Jong-un đã bị thanh trừng?  -(ĐV)

 Chìm phà: Phó hiệu trưởng tự sát vì quá nhiều học sinh vẫn mất tích  -(RFA)

Văn hóa - Giáo dục - Khoa học - Xã hội - Môi trường

12 năm học văn chương để thi nghị luận xã hội?  -(VNN)

Đời hiệu trưởng làm thuê  -(TT)     >>>   Nhiều trường không xét tuyển thẳng   >>>   Thuở ban đầu của chữ quốc ngữ

Hành tinh giống trái đất nhất trong số các ứng viên tiềm năng   -(TT)

Sẽ có 3-4 mức điểm xét tuyển ĐH, CĐ 2014  -(DT)
(Dân trí)
  Nạn xì ke, số đề ở Long Xuyên  -(RFA)

Hàng trăm người hoảng loạn vì cả ngàn lít a xít đổ ra đường bốc khói ngùn ngụt  -(TNO)

Kinh hoàng cha đâm chết hai con rồi tự sát -(TN)  --     Thêm 1 vụ giết người tình dã man rồi tự tử ở Đà Nẵng-(TN)   ---   Cử nhân Đại học chuyên lừa xin việc rồi hiếp dâm, cướp tài sản -(TN)

 Phát hiện 700 kg lỗ tai heo hôi thối -(TN)

Cướp điện thoại, gây tai nạn và thiệt mạng  -(TT)   >>>   Phát hiện 1,2 tấn thuốc trị sốt rét, Viagra... giả
   >>>   Hai nguyên lãnh đạo Chi cục thi hành án Bình Thủy lãnh án


Sau đám cưới, 1 người chết, gần 200 người đi viện   -(TP)   >>>   Trẻ sơ sinh hai ngày tuổi bị bỏ rơi trước cổng chùa

Hà Tĩnh: Ngã vào bánh xe, nữ Phó bí thư đảng ủy chết thảm   -(Tamnhin)   >>>   Hà Tĩnh: Những "hung thần xa lộ" trên Quốc lộ 1A   >>>   Khách hàng tiếp tục tố Viettel “quỵt tiền”!   >>>   Gia Lai: Giận chồng giáo viên mầm non thắt cổ tự vẫn

Hà Nội: Pa nô, khẩu hiệu, băng rôn/ Mặc cho hết "đát" vẫn còn trưng treo  -(PT)

Báo động tình trạng trẻ em... sinh con  -(DT)

Đề án 35.000 tỷ: Bộ Giáo dục lại "chơi chữ"?

(Giáo dục) - Đề án 35 nghìn tỷ lại được giải thích là bị hiểu lầm, số tiền này không chỉ dành riêng cho đổi mới SGK mà còn 7, 8 hạng mục khác...
GS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh trao đổi về đề án Đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông. 
Đổi mới không đúng chỗ!
PV: -Vừa qua, tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã trình bày đề án đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông. Thế nhưng, nội dung được đánh giá là thiếu thực tế, thậm chí sơ sài, mặc dù đây đã là lần thứ 2, Bộ lên tiếng trình bày đề án này. Ông có nhận xét gì về sự cố này?
GS Văn Như Cương: -Tất nhiên, 2 lần cùng chung 1 lỗi, trên tinh thần đó chúng ta khó có một lòng tin cho ngành giáo dục. 
Tất cả mọi người, đặc biệt là thầy giáo, học sinh khi nào cũng nằm trong tình trạng hoang mang, đặc biệt là học sinh sắp tốt nghiệp. Bộ GD đã cực kỳ sai lầm khi cứ kiên quyết thi kiểu này, thi kiểu kia, hay cho cái chế độ tự chọn. Tất cả cứ làm lung tung mà không có định hướng nào cụ thể, giống như con rối càng lắc càng rối.
PV:- Trước đây, rất nhiều chuyên gia giáo dục đã lên tiếng cho rằng cần phải có một cuộc cách mạng giáo dục thì mới đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay, giờ thì cơ hội ấy đã có, vậy tại sao các chuyên gia giáo dục và Bộ GD lại loay hoay mãi không thực hiện được chỉ một vấn đề là SGK? Do Bộ GD chưa sử dụng đúng người tài hay do chúng ta chỉ quen phê phán mà không quen làm việc?
GS Văn Như Cương: - Cái vấn đề căn bản của chương trình đổi mới không phải ở việc đổi mới SGK, càng không phải thay đổi cách thi cử. 
Thế mà, năm nay Bộ GD đã làm lung tung hết lên làm cho học sinh gần đến lúc thi mà vẫn còn hoang mang, điều này là những mở đầu không phải cái quan trọng nhất.
GS Văn Như Cương
GS Văn Như Cương
Đồng ý là chương trình đổi mới SGK quan trọng nhưng phải làm trước khi đổi mới thi cử, trước khi xác định ra giáo dục của chúng ta đi theo hướng nào. Ví dụ, như PTTH thì chỉ có một chương trình hay bao nhiêu chương trình, cho đến hiện nay, chỉ có 1 con đường học hết là làm gì, là thi vào ĐH.
Trong khi, hiện nay, tất cả đều học như nhau: Toán –Lý – Hóa – Văn – Sử - Địa và thi tốt nghiệp rồi đi thi ĐH cũng bằng đó môn. Vậy tức là sau khi học phổ thông chỉ có duy nhất 1 con đường thi vào ĐH.
Đáng lẽ chúng ta phải phân luồng, phân loại, phân hạng các trường THPT lớp 10,11,12 có thể ra đời bằng nhiều con đường khác nhau. 
Một là, con đường đi vào ĐH. Hai là, con đường đi học CĐ, TC dạy nghề để 2 -3 năm ra làm nghề kiếm sống. Ba là, con đường sau khi tốt nghiệp PT học mấy tháng, nửa năm là có việc làm. Ví dụ phân loại ra có 3 loại trường PTTH, trường học nghề thường, học nghề vừa phải và trường nghiên cứu, nếu như thế chỉ riêng chương trình PTTH cũng đã có 3 loại, SGK cũng khác nhau, nhưng chuyện đó chưa bàn đến, đã tính đến đổi mới SGK.
Vậy thì nói đổi mới theo hướng nào, kiểu nào, như Anh hay như Đức theo mô hình nào cũng không biết. Có nghĩa, Bộ GD đang thực hiện theo quy trình lộn ngược, việc cần làm thì không làm. 
Đừng chỉ chú trọng dạy chữ, quên dạy người
PV:- Ai cũng nói rằng sự nghiệp giáo dục là cao quý, là sự nghiệp trồng người, vậy tiêu chí cơ bản để xác định con người đã được giáo dục của chúng ta là gì, thưa ông? Liệu có thể biên soạn SGK mà không có các tiêu chí cơ bản này không?
GS Văn Như Cương: -Trước kia chúng ta đều thống nhất nhận định rằng cái sự học ở trường phổ thông của chúng ta hiện nay chỉ học chữ, không học người, không học nghề. 
Vậy trong chương trình mới, để đào tạo ra một con người tốt nghiệp PTTH phải tính đến dạy chữ, dạy người có cả dạy nghề. Vậy thì dạy chữ bao nhiêu %, dạy người bao nhiêu %, dạy nghề có nhiều loại, loại nhiều %, loại ít %. 
Để đào tạo được lên ĐH thì cũng có biết nghề nghiệp, bản thân nên lao động. Hiện nay, cái chúng ta phải phấn đấu phải là một nền giáo dục có dạy chữ, dạy người và có nghề nghiệp. 
Ngay việc dạy chữ cũng phải có quan điểm thay đổi, không phải dạy 1 cách áp đặt mà phải dạy 1 cách thông minh, dạy 1 cách học sinh tự chủ, có quan sát, có nghiên cứu, tất cả phải thay đổi lớn như vậy theo yêu cầu của xã hội.
Nên đổi mới SGK cũng phải thay đổi sao cho phù hợp. Ngay SGK về Toán học, yếu tố dạy người trong đó là gì, áp dụng thực tế thế nào, học Toán để nhìn vào sinh hoạt thực tế của mình, của gia đình như thế nào, chứ không phải làm bài toán mà chúng ta ngồi bịa ra, cho học trò giải phương trình thế này, thế kia. 
Hiện nay chương trình của mình toàn là kiến thức cao siêu, hóc búa như vậy học sinh vẫn giải được, nhưng đặt câu hỏi phương trình ấy gặp ở đâu trong thực tế đời sống hàng ngày, thực tế nghiên cứu của các nhà Toán học, thực tế của các ông kỹ sư ra công trình làm việc, hay cho đến các nhà kinh tế…thì gặp ở đâu, như vậy học để làm gì?
PV:- Được biết, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết trước đây Bộ đưa ra đề án đổi mới với tổng mức đầu tư lên tới con số 70.000 tỷ, nhưng để chống sốc Bộ đã tách ra làm 2 đề án khác nhau. Nhưng dường như con số này vẫn chưa được rõ ràng. Quan điểm của ông ra sao, trước sự lạ lùng này?
GS Văn Như Cương:- Về ssự án 70.000 năm 2011, dư luận bàn tán rất nhiều, sau đó được giải thích 70.000 tỷ ấy không phải chỉ dành cho đổi mới chương trình SGK, mà còn hạng mục khác, như xây dựng cơ sở vật chất…Do đó, đề án 70.000 tỷ gây hiểu lầm. 
Bây giờ đề án mới gần 35 nghìn tỷ thì cũng được giải thích là bị hiểu lầm, cái tiền này không chỉ dành riêng cho đổi mới SGK mà còn 7, 8 hạng mục khác, cho nên nếu mà chỉ cho chương trình SGK thì chỉ 5000 tỷ.
Đó là một con số quá hoang mang, có nghĩa 1/7 của tổng số tiền xin của đề án, nhưng vẫn mang tên đổi mới SGK đó gây hiểu lầm lớn, sao không rút kinh nghiệm. Chưa bàn đến việc hạng mục khác là gì, nhưng 5000 tỷ dành cho đổi mới SGK cũng là quá nhiều. 
Ví dụ tôi có tính toán riêng, việc khác tôi không biết, nhưng để viết SGK chỉ cần 50 tỷ là đủ, cần 1/10 số tiền Bộ cần.
Sau khi bị phản đối, Bộ lại lên tiếng, trong dự án 5000 tỷ đó, thì riêng cho viết SGK cũng chỉ có 115 tỷ thôi, còn nhiều hạng mục khác, đặc biệt, 20 nghìn tỷ trong gần 35 nghìn tỷ, sẽ dành cho việc trang thiết bị và thiết bị dạy học. 
Vậy tôi thực sự hoang mang, với số tiền đó, Bộ lúc giải thích thế này, lúc giải thích thế kia, bây giờ hoang mang chính của tôi 20 nghìn tỷ dành cho trang thiết bị trường học, dạy học, vì trên thực tế từ trước đến nay, các trang thiết bị dạy học đã phát huy thực tế như thế nào, trong việc dạy học có thể nói là con số không.
Bộ không cho người về từng trường phổ thông tìm hiểu sâu, hầu hết là đắp chiếu các thiết bị để không, vì sử dụng không chính xác làm mất thì giờ cho dạy học, không GV nào muốn mời học sinh đến phòng thí nghiệm làm các thiết bị ấy, thậm chí là trình chiếu trước mặt học sinh. Còn bên cạnh đó các hạng mục bồi dưỡng giáo viên chưa được nhắc đến.
Đề án đổi mới SGK phải thực hiện
Đề án đổi mới SGK phải thực hiện 
Bây giờ tôi không hiểu đổi mới sẽ đến mức độ nào, chủ trương đổi mới như thế nào, thiết bị dạy học ra sao, hay cứ làm như cũ. Bộ sản xuất ra hay đặt hàng cho các nhà máy làm cái này, cái kia, việc này là khó hiểu, khiến 20 nghìn tỷ lại càng khó hiểu. Thử đặt vấn đề 20 nghìn tỷ đó nó mang lại những lợi ích gì?
Con số đầu tư quá vô lý!
PV: -Vậy có nghĩa là đang tồn tại sự vô lý trong những con số này?
GS Văn Như Cương:- Quá vô lý! Vì theo như Thứ trưởng Hiển báo cáo thường vụ QH là số tiền gần 35 nghìn tỷ chưa tính đến việc nâng cấp hiện đại các trường trung học để phục vụ cho công cuộc, đổi mới toàn bộ nền giáo dục. 
Quá khó hiểu! Xung quanh số tiền này sử dụng vào việc gì, làm việc gì, cho đến nay thực sự rất lung tung, khi nói 5 nghìn tỷ, khi nói chưa có gì, rồi 115 tỷ, quả thật ai biết đâu mà nói. 
Tôi thiết nghĩ, Bộ GD thường yêu cầu các trường ĐH, Trung học phải minh bạch về tài chính, về số chi tiêu, số thu làm những gì, minh bạch trước phụ huynh, xã hội, điều đó rất hay và quan trọng. Vậy bây giờ Bộ đã thực hiện điều ấy vào con số gần 35 nghìn tỷ ra sao. 
Năm 2013 khi đề xuất 70 nghìn tỷ, tôi có thấy có những con số kỳ lạ, tuyên truyền, phổ biến báo chí , mời họp báo, đưa đăng lên báo từng đợt 1, có đợt hơn 10 tỷ, đúng là những con số không thể tưởng tượng ra. 
PV:- Theo quan điểm của ông thì nếu thay đổi SGK thì chúng ta phải so sánh với cái gì, lấy cái gì làm chuẩn mực?
GS Văn Như Cương: -Cái chuẩn mực là tất cả mọi bộ môn, xác định thế nào là hiểu biết ở mức độ phổ thông, cái con người tốt nghiệp người có thể trực tiếp làm việc, người có thể học ĐH, tất cả trang bị đấy đến mức độ nào là vừa phải. 
Không phải như bây giờ môn Văn yêu cầu như là mọi học sinh tốt nghiệp lớp 12 đều trở thành những nhà phê bình văn học, học Toán thì thành nhà Toán học. Cho nên môn nào cũng nhồi, cũng nhét, phê bình văn học, phê bình thơ ca, thế là không được, con người phải có kiến thức phổ thông, nó rất quan trọng nhưng hiểu biết đến mức độ nào nên cần phải xác định. 
Ngay cả những việc gần với thực tế nhất như môn quân sự, yêu cầu gì đối với học sinh PTTH về quân sự tại sao phải ném lựu đạn, phải lăn lê, cái đó là yêu cầu đối với 1 con người, yêu cầu 17 -18 tuổi thì làm gì, có ra làm lính đâu mà phải đi rèn luyện như quân đội. Vậy kiến thức quân sự thể hiện như thế nào? Thế nào là đủ?
Cho nên về bộ môn GDQP cũng phải xem lại, rồi bây giờ giáo dục chống tham nhũng đưa vào trường học, yêu cầu là gì, chuyện tham nhũng người lớn làm còn không xong, lại lôi cả trẻ con. Người lớn thì tham nhũng, trẻ con có biết tham nhũng không, dậy nó làm gì, yêu cầu gì?
PV:- Trong khi nội dung chưa có, thì Bộ GD-ĐT lại đưa ra số tiền dành cho dự án lên tới gần 35 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ, số tiền này có đủ cho dự án đổi mới hay không? Và với thời gian 1,5 năm khi chưa có bất kì nội dung nào trong đề án thì Bộ có làm được không? Thậm chí, hiện nay, hệ thống các cấp học của chúng ta còn chưa hề có sự liên thông, thay vào đó là quanh co, đứt đoạn?
GS Văn Như Cương: - Bộ đặt ra mục tiêu 2015 bắt đầu viết soạn SGK, sau đó thay sách cho đến 2023, 8 năm sau 2015 thì sẽ hoàn thành, nhưng tôi không tin đến năm 2023, Bộ có thể làm được điều đó, năm 2015, Bộ có thể bắt đầu viết SGK khi tất cả còn mông lung như vậy.
Cũng như chúng ta xây một ngôi nhà mới, bây giờ nguyên liệu chưa chở đến, chưa biết có bao nhiêu sắt, bao nhiêu xi măng, hình thù ngôi nhà ấy cũng chưa hình dung ra có bao nhiêu tầng, cổng trước , cổng sau ra sao, chưa có thiết kế làm sao thi công được mà nói 2015 viết SGK.
Bây giờ mới thống nhất kiến thức phải học, vẫn 12 năm như cũ, tiểu học 5 năm, cơ sở 4 năm, phổ thông 3 năm, đó tôi chỉ thấy có được 1 việc thành công, còn lớp này lớp kia ra sao thì chưa cụ thể.
PV:- Nếu so với các nước bạn thì hiện nay công cuộc đổi mới SGK của chúng ta đang gặp khó khăn ở đâu, trong khi, nhìn ra các nền giáo dục Mỹ, Pháp, Đức, Nga hoặc sát cạnh chúng ta là Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan... công cuộc giáo dục của họ đặc biệt nội dung SGK, phương pháp giảng dạy của họ đã đạt được những thành tựu lớn?
GS Văn Như Cương: - Cái khó khăn thực ra không lớn, chuyện tiến bộ của thế giới về việc viết SGK cũng vậy, đề cập chương trình muốn thì có thể học tập được ngay, không có gì khó khăn, sau đó bồi dưỡng cho giáo viên có thể làm được, vấn đề là chúng ta xác định như thế nào, một mô hình cụ thể, một mẫu cụ thể và làm theo kiểu ấy của riêng ta. 
Phải có những người đề ra những đề án, duyệt qua, cứ nhìn xem một đề án, một trình bày của Bộ mà nhiều người chê như bảo vệ thử đã bị bác thì sao chấp nhận được.
PV:- Việc Bộ GT-ĐT cần làm ngay là gì, để tránh việc “mất tiền oan” thưa ông? Vì sao ạ?
GS Văn Như Cương: -Tôi tin chắc nếu Bộ không làm cụ thể, chi tiết thì sẽ không được duyệt.
Cho nên Bộ phải tập trung mà làm, tiền nong tính toán cẩn thận cho rõ ràng, minh bạch. Tập trung việc nào làm trước, làm sau, hiện nay lung tung, ngay cả Bộ mỗi người nói 1 cách, làm gì có chuyện tôi biết đến đâu, tôi nói đến đấy thì thật là buồn cười. 
Xin trân trọng cảm ơn GS!
 Thanh Huyền (Thực hiện)

Bộ Công thương: "Nông sản Việt sang Trung Quốc vẫn rất tốt"!?

(Thị trường) - Bà Phạm Thị Hồng Thanh - Hàm Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Châu Á - Thái Bình Dương cho biết, công tác xúc tiến thương mại cho biết.
Cũng theo bà Phạm Thị Hồng Thanh, Chính phủ, Bộ Công thương đã quan tâm nhiều đến công tác xúc tiến thương mại, công tác xúc tiến thương mại thời gian vừa qua càng ngày càng đi vào chính quy.

PV: - Từ nhiều năm nay, việc xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho nông sản vẫn được tiến hành nhưng kết quả là giá gạo thấp nhất thế giới, café rẻ nhất thế giới, dưa hấu bị ùn tắc ở cửa khẩu… So sánh với Thái Lan, bà đánh giá như thế nào về hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại của Việt Nam những năm gần đây? Có thể lý giải cho thành tích khiêm tốn này như thế nào?
Bà Phạm Thị Hồng Thanh: - Thực ra, công tác xúc tiến thương mại đã được Chính phủ và Bộ Công thương quan tâm trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2013-2014, công tác này được tăng cường hơn nhiều so với thời điểm trước đó và ngày càng đi vào chính quy và mang lại hiệu quả cao.
Cục Xúc tiến thương mại đã có nhiều biện pháp và chương trình đồng thời ngoài giới thiệu cho các doanh nghiệp trong nước cơ hội tiếp xúc với các thị trường khác, Cục cũng tổ chức các buổi giao thương trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài.
Công tác xúc tiến thương mại thời gian vừa qua đã được quan tâm và càng ngày càng đi vào chính quy.
Hàng nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc vẫn rất tốt?
Về xuất khẩu gạo trong thời gian sắp tới, theo tôi phải tận dụng những lợi thế mà Việt Nam đã có để giúp doanh nghiệp có mặt trên thị trường để người tiêu dùng nước ngoài quen dần với mặt hàng của Việt Nam và nhãn hiệu của Việt Nam trên thị trường để tạo thế mạnh lâu dài.
Mặc dù thị trường trong khối các nước ASEAN là thị trường tiềm năng song các doanh nghiệp Việt Nam chưa tập trung khai thác thị trường ASEAN vì sản phẩm có nhiều tính tương đồng nên nếu không đổi mới sẽ khó đặt chân vào.
Thứ 2 là ảnh hưởng hàng của Trung Quốc, vì hàng Trung Quốc vào nhiều vào giá rất rẻ. Muốn vào được Việt Nam phải tìm mặt hàng mới và giá phải cạnh tranh đồng thời chất lượng phải cao hơn.
Ngoài ra, Việt Nam phải tận dụng lợi thế, phải cố gắng xuất sang Indonesia, Philippines… những sản phầm mà gạo là nguyên liệu chế biến. Thêm nữa, còn một khoảng còn trống là thực phẩm phục vụ người hồi giáo, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này rất ít và cũng chưa có nghiên cứu sâu về thị trường này mặc dù số lượng người hồi giáo ở khu vực ASEAN là rất lớn.
PV: - Nhiều chuyên gia đã chứng minh xuất khẩu nông sản Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Vậy trách nhiệm xúc tiến thương mại, tìm thị trường hay đa dạng hóa thị trường của bộ như thế nào?
Bà Phạm Thị Hồng Thanh: - Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với các Vụ để tìm đầu ra cho các thị trường nông sản. Vừa qua có một số mặt hàng nông sản mình đưa lên Trung Quốc có thể có nhận định hàng Việt Nam sang Trung Quốc có khó khăn nhưng thực tế hàng nông sản Việt Nam sang Trung Quốc vẫn rất tốt.
Chúng ta đã ký với Trung Quốc một bản ghi nhớ vào cuối năm 2013 về xuất khẩu nông sản, việc bán nông sản sang Trung Quốc sau đó đã ổn định và phát triển hơn.
PV: - Ở chiều ngược lại, thương lái Trung Quốc nhập khẩu hoa quả, nông sản Việt Nam rồi phân loại, dán mác bán lại cho người Việt với giá cao. Trong khi Việt Nam nhập hoa quả, nông sản Trung Quốc không rõ nguồn gốc, thậm chí độc hại. Từ thực tế đó có thể hiểu, Trung Quốc điều tra thị trường nông sản, xúc tiến thương mại cho dân Trung Quốc tốt hơn, bài bản hơn...Việt Nam không và vì sao, thưa bà?
Bà Phạm Thị Hồng Thanh: - Tôi không nghe thấy thông tin thương lái Trung Quốc nhập khẩu nông sản Việt rồi phân loại dán mác bán lại cho người Việt giá cao vì nếu hàng Việt Nam đang trong thời vụ rất nhiều và rẻ, nếu hàng Trung Quốc dán mác lại bán cho người Việt giá cao sẽ không thành công.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
Tâm An (Thực hiện)
Hạn chế vì kinh phí hạn hep?
Tại Diễn đàn Xúc tiến thương mại 2014, ông Bùi Huy Sơn – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, thời gian vừa qua Bộ Công Thương, Chính phủ đã giao Cục Xúc tiến thương mại là đơn vị chủ trì triển khai nhiệm vụ xúc tiến thương mại trong điều kiện ngân sách dành cho xúc tiến thương mại quốc gia những năm vừa qua ngày càng giảm vì nhiều lý do khác nhau.
"Nhưng trong điều kiện này Cục xúc tiến thương mại cũng đã hết sức cố gắng kết hợp với các địa phương, các hiệp hội triển khai có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đặc biệt huy động các nguồn hỗ trợ", ông Sơn nói.
Theo ông Bùi Huy Sơn, các hoạt động của Cục Xúc tiến thương mại là hỗ trợ thị trường có một số công cụ như công cụ về thông tin có các bản tin thị trường, đánh giá tình hình thị trường, trang web cho các doanh nghiệp tham khảo, thường xuyên tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại...
Tâm An (Ghi)

16 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, cướp súng bắn chết 2 bộ đội Việt Nam

Thanhnien

(TNO) Đến 16 giờ chiều nay 18.4, nhà chức trách Quảng Ninh ra thông báo chính thức về vụ việc nhóm người Trung Quốc vượt biên trái phép, manh động cướp súng và tấn công lực lượng bộ đội biên phòng Việt Nam làm 2 chiến sĩ hi sinh. 

Cửa khẩu Bắc Phong Sinh
Cửa khẩu Bắc Phong Sinh, nơi xảy ra vụ việc - Ảnh: Hải Sâm

 

Theo đó, lúc 4 giờ 20 phút sáng 18.4, một nhóm 16 người Trung Quốc (10 nam, 4 nữ và 2 trẻ em) đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh).

Khoảng 12 giờ cùng ngày, trong khi đang làm thủ tục, bất ngờ một vài người đàn ông trong nhóm người trên lợi dụng sơ hở của các lực lượng chức năng đã manh động cướp súng và bẻ gãy chân bàn làm việc, xả súng tấn công, khống chế lực lượng biên phòng Việt Nam, khiến 1 chiến sĩ biên phòng Việt Nam hi sinh ngay tại chỗ.

Sự việc trên buộc lực lượng biên phòng Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tự vệ chính đáng.

Mặc dù lực lượng chức năng phía Việt Nam và Trung Quốc đã kêu gọi, thuyết phục các đối tượng giao nộp vũ khí và đầu hàng nhưng các đối tượng vẫn kiên quyết cố thủ, đập phá trụ sở của lực lượng biên phòng, buộc lực lượng chức năng phải dùng các biện pháp nghiệp vụ để tiếp cận, khống chế và bắt giữ.

Các đối tượng đã chống trả lực lượng biên phòng, đồng thời tự gây sát thương, một số nhảy lầu tự sát.

Sự việc trên đã khiến 7 người thiệt mạng (trong đó có 2 chiến sĩ biên phòng Việt Nam) và một số người bị thương (trong đó có 4 chiến sĩ biên phòng Việt Nam).

Thông tin từ Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh cũng khẳng định đây không phải là một vụ khủng bố và nhanh chóng chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương giải quyết các vấn đề liên quan nhằm đảm bảo an ninh trật tự, tính mạng của chiến sĩ, công nhân viên chức và nhân dân tại khu vực cửa khẩu; cấp cứu người bị thương; đảm bảo tài sản của nhà nước và nhanh chóng lập lại trật tự tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, đồng thời trao đổi với cơ quan chức năng phía Trung Quốc để phối hợp giải quyết các việc tiếp theo.

Đến 15 giờ 15 phút cùng ngày, tình hình an ninh trật tự tại khu vực đã ổn định.

Tỉnh Quảng Ninh đã thành lập tổ công tác đặc biệt do ông Nguyễn Văn Đọc, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhanh chóng đến hiện trường, trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý sự việc.

Hiện Quảng Ninh đang tích cực phối hợp với phía Trung Quốc để giải quyết các phần việc tiếp theo theo đúng pháp luật hai bên và thông lệ quốc tế.

Phạm Hải Sâm - Bích Ngọc

19 điều nhà dân chủ không được làm

Sau một thời gian tìm hiểu, ghi nhận ý kiến đóng góp của các nhà bất mãn với các nhà dân chủ, thiết nghĩ đã đến lúc cộng đồng mạng soạn thảo một nghị quyết về “19 Điều Nhà Dân Chủ Không Được Làm” để kịp thời chấn chỉnh những tiêu cực, hạn chế còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ các nhà dân chủ.
Theo các nhà bất mãn với các nhà dân chủ, thì một nhà dân chủ thực thụ, không phải “dân chủ giả cầy”, nhất định phải là người có các đặc điểm sau:
1. Có gia đình ổn định (tức là có vợ/ chồng giá thú đàng hoàng), chỉ có từ 1 đến 2 con theo đúng chính sách dân số của Nhà nước. Không được quan hệ nam nữ không trong sáng, không được độc thân, không được ly dị, không được lấy nhiều hơn một chồng/vợ.
2. Gia đình hòa thuận êm ấm, kinh tế cũng phải khá giả, bởi vì “ông không lo được cho vợ con mình thì lo được cho ai?”. Không được nghèo.
Nhưng phải chú ý là nếu giàu quá thì cũng có thể mang tiếng “ăn đủ rồi giờ quay sang làm cách mạng”, hoặc “nhà giàu vợ đẹp, đang ăn sung mặc sướng thế đi chống đối làm gì không biết, chắc lại hoang tưởng, thích làm lãnh tụ, điên”.
3. Ăn ở hòa thuận, đoàn kết với láng giềng; nhất thiết là không được để hàng xóm mất lòng, cấm cãi cọ, tranh giành. 
4. Con ngoan: Phải là con có hiếu, tốt nhất không bao giờ cãi bố mẹ, vì nếu không sẽ gây dư luận về “thằng con trời đánh thánh vật”, “bất hiếu bất nghĩa”, “bố đẻ nó, nó còn chả coi ra gì thì nó coi ai ra gì”.
5. Trò giỏi: Phải có thành tích tốt trong học tập suốt những năm tháng ngồi dưới ghế, à nhầm, trên ghế nhà trường XHCN, ít nhất là không bao giờ đội sổ, vì nếu không khi trở thành nhà dân chủ sẽ bị mang tiếng: “Ối cái thằng ấy tao còn lạ gì, hồi nhỏ học cùng tao, học dốt nhất lớp, toàn quay cóp bài”.
6. Có bằng cấp, học hàm, học vị có thể là một lợi thế, vì nếu học ít, sẽ bị đánh giá là “thất học”, “trình độ học vấn không hết lớp 9”, “cấp ba trường làng”, v.v. Nhưng bằng cấp cũng không nhất thiết là lợi thế, vì nếu là tiến sĩ chẳng hạn, thì lại mang tiếng kiểu khác: “trí thức không bằng cục phân”, “trí thức ở Việt Nam ấy mà, tâm với tầm cũng chỉ ở cái hạng đấy thôi”.
7. Làm rất nhiều nhưng nói rất ít, tốt nhất là phải âm thầm lặng lẽ, không nói, không viết trên mạng hay ba hoa xích tốc ngoài quán là mình đã làm những việc như thế, như thế, nếu không là thành “anh hùng bàn phím”, “nổ văng miểng”, “chém gió”, “kể công” ngay.
Cái này thì giống như các cán bộ tham gia giúp dân cải cách ruộng đất được mô tả trong tiểu thuyết Ly Thân của nhà văn Trần Mạnh Hảo: Đến nhà dân, “không thấy ăn thấy uống, chỉ thích rửa chén giùm”. Nói chung là nhà dân chủ phải im lặng, làm nhiều mà phát biểu ít, ăn ít (nhất là không ăn thịt chó). 
Tuy nhiên, riêng nếu an ninh yêu cầu ký xác nhận vào bài viết của mình (do các đồng chí ấy in từ trên mạng ra) thì lại phải ký ngay, đàng hoàng, công khai, nêu rõ cả tên tuổi, địa chỉ, số CMT, bởi nếu không thì chả hóa ra “mình làm, mình viết rồi không dám nhận à”. 
8. Không được cực đoan khi nhìn nhận về Nhà nước – bên cạnh những cái gọi là “chưa được” thì phải ghi nhận cả mặt tốt, mặt thành tựu, mặt Nhà nước đã đạt được, thế mới khách quan, đa chiều.
9. Không được chửi bậy, văng tục trên mạng.
10. Khi được các dư luận viên hạ cố vào chửi (hay là “phản biện”, theo cách nói của các dư luận viên), thì không được nổi nóng chửi lại, phải trao đổi ôn hòa, có lý lẽ, lập luận.
11. Không được remove và block ai trên Facebook, không được xóa comment – ơ kìa, dân chủ cơ mà, tôn trọng tự do ngôn luận cơ mà hố hố… (lời dư luận viên).
12. Không tham gia đảng phái, vì “đảng nào thì cũng chỉ vì quyền lợi của đảng ấy thôi chứ nghĩ gì đến dân”.
13. Không nhận tiền tài trợ của bất cứ cá nhân, tổ chức nào, đặc biệt là không nhận tiền nước ngoài. 
14. Không được có các mối quan hệ quốc tế, vì như thế là “cầu viện nước ngoài”, “bán rẻ Tổ quốc”, hoặc nói một cách nhẹ nhàng hơn là “vọng ngoại, việc của Việt Nam phải để người dân Việt Nam tự giải quyết”. 
* * *
Trên đây là 14 yêu cầu căn bản đối với một nhà dân chủ, theo “các nhà bất mãn với các nhà dân chủ”. Ngoài ra, còn 4 yêu cầu nữa do các giới khác nhau trong xã hội đưa ra, theo đó nhà dân chủ:
15. Không nên là người miền Bắc, vì “dân Bắc Kỳ” xảo trá, lươn lẹo, nằm trong lòng chính quyền, tóm lại là không tin được.
16. Không nên là dân oan, vì “chẳng qua là bất mãn, hằn học thôi chứ dân chủ dân chiếc gì”.
17. Không nên là người Công Giáo, Tin Lành… vì “cái đám tôn giáo vong bản, vọng ngoại, hồi xưa theo Tây bán nước, bây giờ thì cũng chỉ thờ Chúa của tụi nó thôi chứ làm gì có quê hương đất nước nào”.
18. Không nên là “thành phần thứ ba” thời trước 1975, vì “xưa mấy ổng thân cộng lắm mà, giờ về già ăn đủ rồi thì quay ra phản tỉnh, ai mà tin”.
* * *
19. Và cuối cùng, nhà dân chủ phải là người mà sau khi đọc hết những điều trên đây thì không được than “Ôi làm nhà dân chủ khó thế, kiểu này là thánh con mẹ nó rồi”. Bởi vì dư luận viên sẽ mắng ngay: Đã chấp nhận đấu tranh dân chủ thì phải như vậy mới được chứ, không chịu nổi thì đừng tự vỗ ngực nữa!
Ảnh: Nguyễn Lân Thắng
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét