Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Ngày 22/11/2013 - Vì sao giáo dục Thái Lan và Việt nam xếp cuối bảng trong khu vực?

  • Công bố bản đồ khí thải CO2 toàn cầu (RFI) - Trong lúc Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu lần thứ 19 đang diễn ra tại Varsava, Ba Lan, hôm qua, 20/11/2013, AFP loan tin một bản đồ toàn cầu về CO2 - tác nhân ô nhiễm không khí chủ yếu - vừa được công bố. Kết quả nghiên cứu của khoảng 30 phòng thí nghiệm trên toàn thế giới đã được sử dụng để lập ra một tấm át-lát cho phép công chúng phổ thông có thể quan sát được lượng khí phát thải của từng quốc gia với diễn biến theo thời gian.
  • Du lịch Hội An trong mùa lũ (RFI) - Trung tuần tháng 11/2013, một loạt các tỉnh miền trung phải hứng chịu nhiều đợt lũ bất ngờ gây thiệt hại rất nặng nề.
  • Paris thắp sáng đại lộ Champs Élysées (RFI) - Tối nay 21/11/2013, vào lúc 18 giờ (giờ địa phương), thủ đô Paris chính thức bước vào mùa sinh hoạt Noel với buổi lễ thắp đèn cho đại lộ Champs Élysées. Năm nay, vinh dự này về tay nữ diễn viên kiêm người mẫu Laetitia Casta.
  • Bé 7 ngày tuổi suýt bị thiêu sống (BBC) - Nhân viên tang lễ phát hiện bé trai vẫn sống trong nhà xác khi chuẩn bị đưa bé vào làm lễ hỏa thiêu ở tỉnh An Huy, Trung Quốc.
  • Điều tra viên phủ nhận ép cung ông Chấn (BBC) - Chánh án TAND Tối cao nói 'rất khó' để phát hiện ép cung trong vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, nhưng hội đồng xét xử phải 'chịu trách nhiệm liên đới' vì xử sai.
  • Paris khẩn cấp truy tìm kẻ xả súng (BBC) - Giới chức Pháp xác định danh tính người bị bắt vì nghi tấn công bằng súng tại Paris là Abdelhakim Dekhar, kẻ đã từng có tiền án.
  • TQ 'di dời 2 triệu người Tây Tạng' (BBC) - Trung Quốc đòi Tây Ban Nha làm rõ việc tòa án nước này ra trát bắt cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân vì nghi vấn diệt chủng ở Tây Tạng.
  • Iran khước từ thỏa thuận hạt nhân (BBC) - Tổng thống Barack Obama kêu gọi các nghị sỹ Mỹ không đưa thêm chế tài mới với Iran trước khi đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Tehran.
  • Nghĩa trang Mai Dịch hết chỗ (BBC) - Nghĩa trang ở Hà Nội dành riêng để chôn cất lãnh đạo Đảng CSVN và Nhà nước cùng các nhân vật nổi tiếng đã không còn chỗ ở bên trong.
  • Cháy cây xăng giữa thủ đô Hà Nội (BBC) - Toàn bộ hoạt động trong khu Zone 9 gồm nhiều cửa hàng, quán bar ở Hà Nội, bị đình chỉ sau vụ cháy chiều ngày 19/11 làm 6 người chết.
  • Từ vụ tù oan 10 năm bàn về án tử hình (BBC) - Ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị kết án oan tội giết người ở Bắc Giang, đang nhờ tư vấn pháp lý để đòi bồi thường thiệt hại cho ông và gia đình.
  • JP Morgan tiết lộ khoản lỗ tới 2 tỷ USD (BBC) - Ngân hàng JP Morgan chấp nhận trả khoản tiền phạt kỷ lục cho chính phủ Mỹ vì gây hiểu lầm cho các nhà đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng địa ốc.
  • TBT Nguyễn Phú Trọng sắp thăm Ấn Độ (BBC) - Trong chuyến thăm của Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Ấn Độ thống nhất triển khai khoản tín dụng quốc phòng 100 triệu đôla.
  • Từ vụ tù oan 10 năm bàn về án tử hình (BBC) - Luật sư Hoàng Văn Hướng nói cơ quan tuyên ông Nguyễn Thanh Chấn phạm tội bằng bản án phúc thẩm phải là cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường trực tiếp.
  • Triển lãm Tokyo Motor Show 2013 (BBC) - Châu Âu và Nhật Bản giới thiệu nhiều loại xe mới nhưng các hãng của Mỹ và hầu hết xe Hàn Quốc vắng mặt.
  • Ý kiến: Nên sớm di dời ga Sài Gòn (BBC) - Ga xe lửa Hòa Hưng giữa lòng thành phố gây hại nhiều hơn lợi, và cần được chuyển ra ngoại vi Sài Gòn càng sớm càng tốt?
  • Zone 9 và hai vụ tai nạn (BBC) - Nhiều ý kiến cho rằng nên đóng cửa Khu 9 vì an toàn, nhưng cũng nhiều người nói Hà Nội không thể thiếu khu nghệ thuật mới này.
  • Vì sao Trung - Nhật bí mật đàm phán Hoa Đông? (BaoMoi) - (Soha.vn) - Tờ Diplomat đã có bài bình luận cho rằng, Nhật Bản và Trung Quốc đã đúng khi giữ bí mật những cuộc thảo luận nhằm tìm cách giải quyết tranh chấp trên biển Hoa Đông.
  • Thông cáo chung Việt Nam - Mông Cổ (BaoMoi) - Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang, Tổng thống nước Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj đã thăm cấp Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 11 năm 2013.
  • Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm với Tổng thống Mông Cổ (BaoMoi) - Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 21-24/11. Chiều ngày 21/11, lễ đón chính thức Tổng thống Tsakhiagiin Elbegdorj đã được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức đón Nguyên thủ quốc gia.
  • Nhật Bản cân nhắc gửi phương tiện chiến đấu mới tới các đảo xa (BaoMoi) - Một nguồn tin Chính phủ Nhật Bản ngày 21/11 cho biết nước này có kế hoạch triển khai 300 phương tiện chiến đấu tốc độ cao trang bị pháo nhằm tăng cường khả năng phòng thủ xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) trên Biển Hoa Đông, cũng như các đảo khác ở Okinawa gần Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).
  • Việt, Ấn duy trì khai thác dầu khí tại Biển Đông (BaoMoi) - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Monmohan Singh, khẳng định hai nước sẽ tiếp tục thăm dò và khai thác dầu khí tại khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.
  • Obama trở lại châu Á năm sau (BaoMoi) - Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tới thăm châu Á vào tháng 4/2014 để củng cố mối quan hệ với các nước trong khu vực, sau khi việc ông hoãn các chuyến thăm trong năm nay đã làm dấy lên câu hỏi về vai trò của Mỹ tại đây.
  • Philippines gấp rút xây dựng cảng Oyster gần Trường Sa (BaoMoi) - Trong thông báo ngày 20/11, Bộ Quốc phòng Philippines cho biết sẽ mời thầu dự án xây dựng một bến tàu và bến cảng tại căn cứ quân sự Palawan, sát quần đảo Trường Sa, bắt đầu từ ngày 2/12 tới đây trong nỗ lực bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này trên Biển Đông.
  • Philippines sắp chào thầu xây dựng quân cảng sát Trường Sa đón Mỹ (BaoMoi) - (GDVN) - Bộ Quốc phòng Philippines dự kiến tổ chức mời thầu dự án vào ngày 2/12 tới đây. Commodore Natalio Abinuman, chỉ huy lực lượng hải quân Philippines tại vịnh Ulugan cho biết dự án khi hoàn thành sẽ thúc đẩy việc "bảo vệ lãnh thổ" mà Philippines yêu sách trên Biển Đông.
  • Obama trở lại châu Á, Mỹ cảnh báo Trung Quốc (BaoMoi) - Ngày 20/11, Mỹ ra thông báo Tổng thống Obama sẽ thực hiện chuyến công du châu Á trong tháng 4/2014. Cùng lúc đó, Ủy ban thẩm định an ninh và kinh tế Mỹ - Trung thuộc Quốc hội Hoa Kỳ cảnh báo Bắc Kinh đang gia tăng sức mạnh tại Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực phía Tây, trong đó có Biển Đông và Hoa Đông.
  • Nhật cố thuyết phục ASEAN 'tránh xa' Trung Quốc (BaoMoi) - Vừa qua, Lào và Campuchia, hai trong số các quốc gia nghèo nhất châu Á, bất ngờ phải đứng trước sự lựa chọn trong lúc cuộc chiến giành ảnh hưởng giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở Đông Nam Á đang diễn ra “quyết liệt”.
  • Nhóm cứu hộ đợt đầu của Trung Quốc đến Philippines (BaoMoi) - (Petrotimes) - Trung Quốc gia tăng cứu trợ cho Philippines sau khi đối mặt với nhiều chỉ trích cho rằng Bắc Kinh hành động chưa đủ để trợ giúp cho nước láng giềng bị thiên tai, mà trong đó có nguyên nhân liên quan đến một vụ tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước trên Biển Đông.

Kami - Vì sao giáo dục Thái Lan và Việt nam xếp cuối bảng trong khu vực?

Đầu tháng 9.2013, đúng vào dịp khai giảng năm học mới niên khóa 2013-2014 có một tin không vui đến với nền giáo dục Việt nam. Đó là theo Báo cáo về Tính Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được công bố vào đầu tháng 9, trong phần báo cáo "Tính hiệu quả của hệ thống giáo dục" cho biết Việt Nam chỉ xếp thứ 7 và Thái lan xếp cuối trong số 8 nước ASEAN được xếp hạng. Theo đó Singapore xếp thứ 1, Malaysia thứ 2, Brunei Darussalam thứ 3, Philippin thứ 4, Indonexia thứ 5, trong khi Campuchia đứng thứ 6.
Tin này đã khiến cho không ít người hoài nghi tính trung thực của báo cáo nói trên, vì điều trớ trêu là xếp hạng của giáo dục Việt nam đứng trên Thái lan một quốc gia được người Việt khá kiêng nể nhưng lại xếp dưới cả Campuchia, một quốc gia mà hầu như tất cả người Việt nam có ý xem thường. Vậy thấy cũng cần phải nói rõ hơn về WEF và Báo cáo về Tính Cạnh tranh toàn cầu để mọi người được biết rõ hơn về nó.

The World Economic Forum - Diễn đàn Kinh tế Thế giới có tên viết tắt WEF là một tổ chức quốc tế độc lập và trung lập, hoạt động phi lợi nhuận, và không có bất kỳ liên kết thiên lệch nào đối với các yếu tố mang tính chính trị, quốc gia dân tộc, hay cá nhân đơn lẻ. WEF có trụ sở chính tại Davos - Thụy Sỹ, đây là một tổ chức quốc tế độc lập cam kết cải thiện tình trạng của thế giới bằng cách tham gia kinh doanh, chính trị, khoa học và các nhà lãnh đạo của xã hội để định hình chương trình nghị sự toàn cầu, khu vực và ngành công nghiệp. Hàng năm ngoài các cuộc họp quốc tế thường niên và nhiều cuộc họp khu vực khác mà khách tham dự là các chuyên gia kinh tế, tài chính, nhà đầu tư, kinh doanh có thứ hạng của thế giới tham gia. Diễn đàn Kinh tế thế giới có vai trò quan trọng như một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu quả, thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết những người đứng đầu các nước lớn, các tổ chức quốc tế cũng như các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới để cùng nhau bàn thảo về những vấn đề then chốt toàn cầu (các xu thế vận động của kinh tế thế giới, mô thức tăng trưởng, các vấn đề quản trị nền kinh tế, quản trị doanh nghiệp, các vấn đề có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Và Báo cáo cạnh tranh toàn cầu là một bản thông báo hàng năm có mức độ tin tưởng cao được Diễn đàn kinh tế thế giới phát hành. Báo cáo này “nhằm đánh giá khả năng cung cấp mức độ thịnh vượng cao hay thấp đối với dân chúng ở mỗi quốc gia, trong đó có công bố “chỉ số cạnh tranh quốc gia” nhằm đo lường khuynh hướng của các thế chế, chính sách, những nhân tố tạo thành trạng thái hiện thời & những mức giới hạn về trạng thái thịnh vượng kinh tế”. Lần này theo Báo cáo năng lực cạnh tranh tòan cầu 2013 – 2014, theo đó, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tăng 5 bậc, xếp hạng 70/148 (toàn cầu) và thứ 7/10 trong số các quốc gia trong khu vực Asean. Các quốc gia trong khu vực Asean được xếp thứ hạng (toàn cầu) lần lượt, cụ thể Singapore thứ 2, Malayxia thứ 24, Brunei Darussalam thứ 26, Thái lan thứ 37, Indonexia thứ 38, Philipin thứ 59, Lào thứ 81, Campuchia thứ 88 và Myanmar thứ 139.
Như trên đã nói, trong phần báo cáo "Tính hiệu quả của hệ thống giáo dục" cho biết Việt Nam chỉ xếp thứ 7 trong số 8 nước ASEAN được tiến hành khảo sát xếp hạng, kết quả của báo cáo cho thấy thứ hạng của Việt nam đứng trên Thái lan và xếp dưới Campuchia. Một điểm đáng lưu ý là báo cáo của WEF khẳng định rằng tài chính không phải là yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm nền giáo dục tốt và lương giáo viên cao không hẳn tạo ra khả năng giảng dạy thích hợp thì sự hoài nghi đó phần nào được lý giải. Điều này là hoàn toàn đúng đối với nền giáo dục của Thái lan trong giai đoạn hiện nay. Từ khoảng 10 năm trở lại đây, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân khiến cho chất lượng giáo dục của Thái lan thấp kém hơn so với các nước trong khu vực là do thu nhập của đội ngũ thầy cô giáo thấp do mức lương bình quân của ngành giáo dục thấp hơn các ngành khác. Và chính quyền Thái lan trong vòng 10 năm đã điều chỉnh ngân sách ưu tiên cho giáo dục từ 100.000 triệu baht năm 2004 lên hơn 300.000 triệu baht chủ yếu là dành cho việc tăng lương của giáo viên. Trong vòng 10 năm nhà nước đã có 6 lần điều chỉnh tăng mức lương cho giáo viên trong ngành giáo dục với tổng số 26%,việc này đã làm cho hiện nay lương trung bình của giáo viên có thâm niên khoảng 15 năm cao hơn so với các ngành nghề khác. Nhưng đến lúc này người ta mới nhận thấy thu nhập của giáo viên không phải là vấn đề quyết định. Mà gần đây nhất, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thái lan khi trả lời phỏng vấn của kênh TV3 cho biết trong đề thi của các kỳ thi vào đại học hoàn toàn đã không đề cập tới nội dung đã dạy cho học trò. Mà là các nội dung đặc biệt mà học sinh lớp 12 ở nông thôn - không có điều kiện học thêm hoàn toàn không biết.
Nền giáo dục có hiệu quả không hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách đầu tư cho giáo dục cuả các quốc gia nhiều hay ít. Mà có lẽ nó phụ thuộc vào phương châm và chiến lược phát triển giáo dục của từng quốc gia, đây là vấn đề quan trọng và mang tính quyết định. Vấn đề này một phần chịu ảnh hưởng của tư duy của các nhà lãnh đạo ngành giáo dục, đó là sự lựa chọn giữa một hệ thống giáo dục mang tính hình thức và một hệ thống giáo dục mang tính thực chất. Một hệ thống giáo dục mang tính hình thức và đối phó, đây có lẽ là điểm tương đồng giữa ngành giáo dục Việt nam và Thái lan. Ngân sách hàng năm dành cho giáo dục ở hai quốc gia này không hề nhỏ, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi ngân sách nhà nước. Song cũng vì quá chú trọng về mặt hình thức, như cơ sở vật chất trường sở trang bị đồng phục của học sinh, hay thiết bị phục vụ công tác giáo dục quá mức cần thiết... Ví dụ ở Thái lan để thu hút phiếu bầu đảng cầm quyền đã đưa ra chính sách và nhà nước đã tiến hành trang bị cho học sinh lớp 1 mỗi học sinh một máy máy tính bảng (tablet), xin hỏi việc trang bị một thiết bị như vậy cho một đứa trẻ 6-7 tuổi có phù hợp, đạt hiệu quả và cần thiết hay không? Cũng như giáo dục ở Việt nam tính hình thức của giáo dục đã chịu ảnh hưởng của nền chính trị độc đảng, đảng lãnh đạo thì cái gì cũng tốt kể cả giáo dục. Như việc lấy chỉ tiêu học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học làm cơ sở đánh giá chất lượng của ngành giáo dục nói chung và chất lượng dạy và học của các trường nói riêng là điều hoàn toàn sai lầm. Vấn đề căn bản và quan trọng nhất là ở chỗ cần phải có một tầm nhìn chiến lược cũng như triết lý và chính sách giáo dục đúng đắn và phù hợp. Điều này thì ở Việt nam các nhà quản lý giáo dục đã ít nhiều nhìn thấy, nhưng chưa họ làm được vì nhiều năm nay họ còn quá lúng túng với công việc tiến hành cải cách giáo dục và không biết khởi đầu tầm nhìn chiến lược cũng như triết lý và chính sách giáo dục của Việt nam bắt đầu từ đâu và khi nào? Khác với Thái lan là các nhà quản lý giáo dục đã không tư duy được vấn đề này, mà bằng chứng gần đây nhất trong 2 năm đầu của nhiệm kỳ 4 năm của nội các của bà thủ tướng Yingluck Shinawatra, họ đã thay tới 4 đời Bộ trưởng Giáo dục. Thực trạng đó đã khiến tình trạng học sinh lớp 3 lớp 4 của Thái lan đọc không thông, viết không thạo chiếm tỷ lệ không nhỏ.
Một điều thấy rằng cũng phải cần nói, đó là tính thực dụng của người Thái lan vấn đề này cũng có hai mặt của nó, trong giáo dục cũng vậy. Người Thái lan khác người Việt ở điểm này. Người Thái sẵn sàng sao chép lại các mọi thứ thành tựu của con người đã đưa vào sử dụng trong cuộc sống mà họ cho là tốt để áp dụng ở quốc gia của họ, kể cả chính trị. Trong giáo dục cũng vậy, hệ thống giáo dục của Thái lan là sự pha trộn của giáo dục phương tây và phương đông nhưng tất cả đều dừng lại ở mức nửa vời không đến nơi đến chốn. Họ cũng theo đuổi phương châm “dạy ít, học nhiều” của phương tây, nhưng chỉ áp dụng một nửa là dạy ít. Còn việc làm thế nào để trò học nhiều thì hoàn toàn còn bị bỏ ngỏ và phó mặc cho học sinh. Cũng như, trong giáo dục ở bậc tiểu học và phổ thông trung học cũng vậy, do các hoạt động khác ngoài các môn học cũng được tính điểm và dùng để tính điểm trung bình, nên một số giáo viên đã giúp học sinh lấy điểm số thông qua các hoạt động này để bù cho phần điểm thi không đạt. Đây cũng là một biểu hiện của bệnh thành tích khá phổ biến, học sinh đủ điểm trung bình nhưng kiến thức thì hoàn toàn không có. Kết quả là trong 4 năm trở lại đây kết quả thi ONET của học sinh cuối cấp ở Thái lan với các môn học như Toán, Khoa học tự nhiên và Anh ngữ đều đạt dưới mức trung bình
Kinh nghiệm của sự thành công nền giáo dục ở Singapore là một bài học tốt cho các nước khác. Ở Sinhgapore tiêu chí “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” không chỉ là khẩu hiệu, ở đó mọi chính sách ưu tiên cho ngành giáo dục được thực hiện một cách nghiêm túc trong mọi chính sách cụ thể của Singapore. Đây có lẽ là vấn đề mấu chốt mà hai quốc gia Việt nam và Thái lan phải coi đây là bài học cho mình. Hàng năm, trong kế họach đầu tư của mình, nhà nước Singapore luôn quan tâm và ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Bắt đầu từ năm 1997, khi “Thinking Schools, Learning Nation – TSLN” (Nhà trường tư duy, quốc gia học tập) được coi là Tầm nhìn chiến lược với vai trò định hướng đổi mới cho giáo dục Singapore. Trong đó “Nhà trường tư duy” là mô hình trường học – nơi tư duy sáng tạo, niềm say mê học tập suốt đời và tinh thần phụng sự tổ quốc của học sinh được kích thích ngay từ tuổi nhỏ. Còn theo mô hình “Quốc gia học tập”, học tập được coi là văn hóa quốc gia, trong đó mọi tầng lớp xã hội đều dồi dào tính sáng tạo và đổi mới. Những cái đó cộng với phương châm giáo dục “dạy ít, học nhiều” đã giúp cho người họ (học sinh, sinh viên) nâng cao năng lực tư học, bám sát thực tiễn. Đồng thời phương châm này cũng giúp cho giáo viên và cán bộ quản lý để mỗi người luôn soi lại mình để cải tiến phương pháp giảng dạy sao cho đơn giản và hiệu quả nhất, giúp HS-SV thực sự làm chủ lớp học. Một điều không thể nhắc đến, là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong sự thành công của giáo dục Singapore đó là chính sách giáo viên, ở Singapore giáo viên phải là những người giỏi nhất và yêu nghề. với đầu vào của các giáo viên được chọn lọc hết sức kỹ càng. Đặc biệt số lượng chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm tương đương với lượng giáo viên thiếu trong ngành giáo dục. Do vậy, khi được tuyển chọn, sinh viên gần như chắc chắn được sẽ được Bộ giáo dục tiếp nhận và bảo đảm có việc làm cho họ. Điều đó khiến cho giáo viên ở Singapore luôn có sự tâm huyết với nghề nghiệp cũng như học của mình.
Vấn đề giáo dục là một vấn đề lớn, mang tính quyết định trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, nó cần phải được coi là trung tâm của vấn đề cải cách. Đầu tư cho giáo dục một cách đúng đắn sẽ thu được những hiệu quả vô cùng lớn và nó là một trong những việc cần được chú trọng giải quyết. Tuy nhiên trong giáo dục thì có rất nhiều vấn đề có liên quan cần phải bàn bạc để xem xét giải quyết , nhưng cũng cần lưu ý đối với giáo dục không thể tháo gỡ các tồn tại ở khúc giữa

Ngày Nhà giáo VN, 20 tháng 11 năm 2013
Kami
(Blog's Kami)

Bắc Kinh đòi Châu Âu mở rộng cửa cho các công ty Trung Quốc

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (thứ tư từ trái qua) hội đàm với phái đoàn Châu Âu, Bắc Kinh, 21/11/2013
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (thứ tư từ trái qua) hội đàm với phái đoàn Châu Âu, Bắc Kinh, 21/11/2013 (REUTERS/Kim Kyung-Hoon)

Thụy My (RFI)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 20/11/2013 đã khuyến khích Liên Hiệp Châu Âu nên tránh các biện pháp theo chủ nghĩa bảo hộ, và tạo ra một không khí thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

Nhân Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc – Châu Âu đầu tiên từ khi lên nắm quyền vào tháng Ba, ông Tập Cận Bình đã tiếp kiến Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu José Manuel Barroso tại Bắc Kinh.

Liên Hiệp Châu Âu là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc, và đối với Châu Âu thì Trung Quốc là đối tác quan trọng thứ nhì sau Hoa Kỳ. Nhưng quan hệ song phương trong thời gian gần đây đã trở nên ảm đạm vì một loạt các tranh chấp thương mại, từ thép, rượu vang cho đến pin mặt trời.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố với các khách mời: « Hai bên phải triển khai hợp tác về thương mại và đầu tư, xúc tiến việc thương lượng các hợp đồng đầu tư, chống lại tất cả các dạng thức bảo hộ và hành động cho một nền kinh tế thế giới mở rộng. Tôi hy vọng Liên Hiệp Châu Âu sẽ tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc, nhằm phát triển hợp tác kinh tế và thương mại ».

Hội nghị Thượng đỉnh lần này tiếp theo hội nghị « đối thoại cấp cao về kinh tế và thương mại » hồi tháng 10 tại Bruxelles.

Việt Nam - Ấn Độ ký hiệp định mở rộng thăm dò dầu khí ở Biển Đông

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (P) tiếp đón Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại dinh Tổng thống Rashtrapati Bhavan, New Delhi, 20/11/2013
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (P) tiếp đón Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại dinh Tổng thống Rashtrapati Bhavan, New Delhi, 20/11/2013 (REUTERS/Adnan Abidi)

Thanh Phương (RFI)

Hôm qua, 20/11/2013, nhân chuyến viếng thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, tại New Delhi, hai nước đã ký một hiệp định về việc phát triển và mở rộng thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông, nơi mà Việt Nam đang chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.

Sau cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, lãnh đạo hai nước đã chứng kiến lễ ký kết 8 văn kiện hợp tác song phương. Trong số này, có Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Petro Việt Nam và Công ty Dầu khí Quốc gia Ấn Độ ( OVL) trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí tại các lô ở Việt Nam và Ấn Độ, cũng như ở các nước thứ ba. Riêng phía Việt Nam đã đề nghị Ấn Độ hợp tác thăm dò dầu khí ở các lô mới trên Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang giành chủ quyền hầu như toàn bộ. Biên bản ghi nhớ này có thời hạn là ba năm và nội dung chi tiết của văn kiện chưa được công bố.Di

Dĩ nhiên, Trung Quốc lên tiếng phản đối thỏa thuận vừa được ký kết giữa Việt Nam và Ấn Độ, tuyên bố chống lại điều mà Bắc Kinh gọi là « đơn phuơng thăm dò và phát triển dầu khí » tại các vùng đang tranh chấp trên Biển Đông, mặc dù Hà Nội khẳng định, những lô đó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Báo chí Ấn Độ hôm nay nhận định rằng, việc Hà Nội và New Delhi thắt chặt quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, năng lượng và kinh tế là nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở Châu Á, cũng như với những hành động xác quyết chủ quyền ngày càng cứng rắn của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Trong cuộc họp báo chung hôm qua với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Manmohan Singh đã tuyên bố xem Việt Nam là một đối tác chiến lược « đáng tin cậy » và là một cột trụ quan trọng trong chính sách « Hướng Đông » của Ấn Độ.

Theo chiều hướng tăng cường hợp tác về quốc phòng giữa hai nước, Thủ tướng Manmohan Singh hôm qua thông báo Ấn Độ sẽ cho Việt Nam vay 100 triệu đôla để mua các tàu tuần tra được sử dụng trên Biển Đông.

Trong số các văn kiện được ký kết tại New Delhi, còn có Bản Ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Công ty Tata Power về việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện Long Phú 2 công suất 1320MW tại Sóc Trăng, Việt Nam, trị giá 1,8 tỷ đôla.
 

Giải cứu ba phụ nữ 'bị nô lệ 30 năm'


Đại diện cảnh sát nói đang tiếp tục điều tra

Ba phụ nữ được “giải cứu” từ một căn nhà ở nam London khi cảnh sát điều tra tin nói rằng họ bị nhốt như nô lệ trong khoảng 30 năm.

Cảnh sát đã bắt hai nghi phạm, một người đàn ông và một người phụ nữ, cả hai đều 67 tuổi.

Vào tháng trước quỹ thiện nguyện Freedom Charity liên lạc với cảnh sát sau khi họ nhận được cuộc gọi của một phụ nữ nói rằng bà bị giam tại nhà này trong nhiều thập niên.

Một phụ nữ Malaysia, 69 tuổi, một phụ nữ Ai Len, 57 tuổi, và một phụ nữ Anh, 30 tuổi, đã được giải cứu khỏi căn nhà này, cảnh sát cho biết.

Những phụ nữ được cho là bị “chấn thương tinh thần nặng”, nay đã được đưa tới những nơi nghỉ ngơi an toàn.

Đại diện Đơn vị Chống buôn người lậu của Cảnh sát London, Kevin Hyland, nói:
"Chúng tôi biểu dương hành động của Freedom Charity và đang làm việc với họ nhằm hỗ trợ cho các nạn nhân dường như đã bị nhốt tại đây hơn 30 năm.

"Chúng tôi đã điều tra mở rộng để nắm bắt dữ kiện quanh những cáo buộc nghiêm trọng này.

"Một phim tài liệu về đám cưới ép buộc liên quan tới các dự án của Freedom Charity là yếu tố khiến một trong các nạn nhân gọi điện xin trợ giúp và rồi cảnh sát được điều tới giải cứu.

"Chúng tôi đã từng biết các vụ giam người trong nhà tới 10 năm, nhưng chưa bao giờ thấy vụ nào ở mức độ này"

"Viên cảnh sát Kevin Hyland nói thêm các phụ nữ này bị kiểm soát trong nhà mặc dù họ có một số lúc được tự do".

Giới cảnh sát nói họ vẫn đang tiếp tục điều tra nhưng cho tới nay chưa thấy có chỉ dấu lạm dụng tình dục.
(BBC)

Việt-Ấn tăng cường hợp tác quốc phòng

Hai ông Nguyễn Phú Trọng và Manmohan Singh tại lễ đón
Ấn Độ đã tiếp đón trọng thể Tổng bí thư Đảng CSVN

Trong chuyến thăm của Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Ấn Độ đã thống nhất sẽ tiếp tục trao đổi để triển khai khoản tín dụng quốc phòng 100 triệu đôla.

Hai bên cũng khẳng định rằng "hợp tác quốc phòng đã trở thành trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước".

Ông Trọng đang ở thăm Ấn Độ trong chuyến đi bốn ngày từ 19/11-22/11.

Ông đã hội kiến Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee, Phó Tổng thống Shri Hamid Ansari và Chủ tịch Hạ viện Meira Kumar. Ngày 20/11 ông Nguyễn Phú Trọng cũng có hội đàm với Thủ tướng Manmohan Singh và sau đó hai bên đã ra tuyên bố chung.

Theo đó, "sử dụng khoản tín dụng trong lĩnh vực quốc phòng giúp tăng cường hợp tác quốc phòng".

Hai vị lãnh đạo "đề nghị hai bên tiếp tục trao đổi về các điều khoản của khoản tín dụng" nói trên để tạo thêm động lực cho hợp tác song phương.

Tuyên bố chung không nói chi tiết về khoản tín dụng 100 triệu đôla, nhưng nguồn tin của BBC cho hay đây là khoản tín dụng Ấn Độ cho Việt Nam vay để mua tàu tuần tra.

Ý định cung cấp tín dụng cho Việt Nam mua bốn tàu tuần tra biển đã được đưa ra từ hồi tháng Bảy, và sau khi được lãnh đạo hai bên chuẩn thuận có thể sẽ được giải ngân ngay cuối năm nay.

Hai bên cũng mong muốn tiếp tục "thường xuyên tiến hành đối thoại quốc phòng, huấn luyện, tập trận, tàu Hải quân và Cảnh sát biển thăm viếng lẫn nhau, nâng cao năng lực, trao đổi các cố vấn và giao lưu giữa các cơ quan liên quan của hai nước".

Hồi tháng Chín, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, đã thăm chính thức Ấn Độ.

Hợp tác hải quân

"Hai nhà lãnh đạo... nhất trí cho rằng tự do hàng hải ở Biển Đông không nên bị cản trở và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực..."
Tuyên bố chung Việt-Ấn
Trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam và Ấn Độ đã ký Thỏa thuận về Bảo vệ Tương hỗ đối với Trao đổi Thông tin mật và Biên bản ghi nhớ hiện đang được triển khai về đào tạo sỹ quan hải quân và không quân Việt Nam.

Hai bên cũng thống nhất thành lập một Trung tâm Đào tạo Công nghệ Thông tin và tiếng Anh ở Học viện Quốc phòng Việt Nam ở Hà Nội.

Ấn Độ được trông đợi sẽ tham gia huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu ngầm mà Việt Nam đặt mua từ Nga.

Hải quân là một trong các lĩnh vực hợp tác phát triển mạnh mẽ nhất giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Tháng Sáu vừa qua, bốn tàu hải quân Ấn Độ với thủy thủ đoàn 1.200 người đã cập cảng Tiên Sa trong một chuyến thăm bốn ngày.

Hoạt động thăm cảng được tiến hành thường niên và Delhi đã cung cấp cho Việt Nam nhiều trang thiết bị cũng như giúp huấn luyện quân nhân và sỹ quan của Việt Nam.

Tuyên bố chung Việt-Ấn ra hôm 20/11 nhấn mạnh rằng "tự do hàng hải ở Biển Đông không nên bị cản trở".

Đây là một phát biểu mạnh của Ấn Độ, quốc gia không chia sẻ Biển Đông và nằm khá xa Việt Nam.

Hai vị lãnh đạo kêu gọi các bên liên quan "kiềm chế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)".

Tuyên bố chung cho hay Việt Nam và Ấn Độ "hoan nghênh các cam kết chung của các bên liên quan về việc tuân thủ và thực hiện Tuyên bố ứng xử của các Bên liên quan ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận".

"Hai nhà lãnh đạo kêu gọi hợp tác trong việc đảm bảo an ninh các tuyến đường biển, an ninh hàng hải, chống cướp biển và tiến hành các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn."
Hàng không mẫu hạm INS Vikrant
Hải quân Ấn Độ được cho là mạnh trong khu vực châu Á

Hợp tác dầu khí

Trong một diễn biến liên quan, hôm thứ Tư 20/11 giới chức PetroVietnam và Công ty Dầu khí ONGC Videsh Ltd (OVL) của Ấn Độ đã ký Bản Ghi nhớ hợp tác Dầu khí.

OVL là công ty con của Tập đoàn Dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC, chuyên trách khảo sát thăm dò và khai thác ở nước ngoài.

Bản ghi nhớ sẽ cho phép Petrovietnam và OVL cùng hoạt động thăm dò khai thác ở Việt Nam, Ấn Độ và cả các nước thứ ba.

Tuyên bố chung Việt-Ấn nói "Việt Nam hoan nghênh các dự án đầu tư mới của các công ty Ấn Độ trong các dự án thượng nguồn và hạ nguồn dầu khí ở Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo tỏ hài lòng rằng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ưu tiên giới thiệu cho Ấn Độ diện tích thăm dò và khai thác dầu khí mới."

Việc Ấn Độ tham gia thăm dò dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông đã gây căng thẳng với Trung Quốc.

Năm 2011, ONGC loan báo kế hoạch tiến hành thăm dò ở hai lô 127 và 128 ở bể trầm tích Phú Khánh ngoài khơi hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận của Việt Nam, một phần nằm trong các lô mà chính Trung Quốc cũng mời thầu nước ngoài.

Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối nhưng sau đó không có tin hãng dầu Ấn Độ rút đi.

Không phải đương nhiên mà giới quan sát cho rằng Ấn Độ là "đồng minh bền bỉ nhất" của Việt Nam.

Quan hệ kinh tế cũng được đề cập tới trong Tuyên bố chung nhân chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng.

Hai bên đặt mục tiêu đạt 7 tỷ đôla thương mại song phương vào năm 2015 và tăng lên 15 tỷ đôla vào năm 2020.
(BBC)

Trung Quốc 'thách thức vị thế quân sự vượt trội của Mỹ ở Châu Á'


Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố rằng sự trỗi dậy của họ có tính chất hòa bình.

21.11.2013
Một ủy ban của quốc hội Mỹ cảnh báo rằng việc Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa quân đội “đang làm thay đổi cán cân an ninh ở Châu Á Thái Bình Dương và thách thức vị thế quân sự vượt trội mà Hoa Kỳ nắm giữ trong vùng này từ nhiều thập niên qua.”

Cảnh báo vừa kể được đưa ra hôm thứ tư trong một bản phúc trình thường niên của Ủy ban Duyệt xét Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc, là ủy ban tư vấn cho các nhà lập pháp Mỹ về chính sách liên quan tới Bắc Kinh.

Phúc trình này cũng tố cáo chính phủ Trung Quốc “chỉ đạo và thực hiện một chiến dịch gián điệp mạng qui mô lớn chống lại nước Mỹ.” Văn kiện này nói rằng có thể phải cần tới những biện pháp chế tài để góp phần ngăn chặn những hoạt động do thám của Bắc Kinh.

Trung Quốc chưa bình luận gì về những tố cáo trong phúc trình năm nay. Năm ngoái, Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đã lên án bản phúc trình của ủy ban này về điều mà họ gọi là thái độ “Chiến tranh Lạnh.”

Tuy vẫn bị Hoa Kỳ vượt xa về chi tiêu quân sự, Trung Quốc đã không ngừng gia tăng ngân sách quốc phòng trong vài thập niên qua. Bắc Kinh cũng nhiều lần tuyên bố rằng sự trỗi dậy của họ có tính chất hòa bình.

Nhưng chủ tịch ủy ban, ông William Reinsch, nói rằng Trung Quốc có thái độ hung hãn hơn trong việc phóng chiếu sức mạnh của họ ở nước ngoài.

Ông Reinsch cho rằng Bắc Kinh đang sử dụng những thủ đoạn “cưỡng ép” ở Biển Hoa Đông Trung Hoa và Biển Ðông, là nơi mà họ có những yêu sách chủ quyền chồng lấn với nhiều nước láng giềng. Ông Reinsch phát biểu như sau:

Tuy vẫn bị Hoa Kỳ vượt xa về chi tiêu quân sự, Trung Quốc đã không ngừng gia tăng ngân sách quốc phòng trong vài thập niên qua.
Tuy vẫn bị Hoa Kỳ vượt xa về chi tiêu quân sự, Trung Quốc đã không ngừng gia tăng ngân sách quốc phòng trong vài thập niên qua.

"Có một việc mỗi lúc một rõ ràng hơn. Đó là Trung Quốc không muốn giải quyết những vụ tranh chấp biển đảo thông qua những cuộc thương thuyết đa phương hay áp dụng luật pháp quốc tế và tiến trình phân xử, nhưng muốn dùng sức mạnh ngày càng tăng của họ để hậu thuẫn cho những thủ đoạn cưỡng ép nhằm gây áp lực để các nước láng giềng nhượng bộ trước những yêu cách của Trung Quốc."

Phúc trình được công bố trong lúc Tổng thống Barack Obama cam kết gia tăng nguồn lực kinh tế và quân sự cho khu vực này. Bản phúc trình hoan nghênh chiến lược có tên “xoay trục Châu Á” này, nhưng cũng ghi nhận là nhiều nước đồng minh của Mỹ đang lo ngại là những khó khăn về ngân sách có thể hạn chế khả năng của Washington nhằm thực thi chiến lược mới.

Để giải tỏa những mối lo ngại đó và để “ứng phó với khả năng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc”, bản phúc trình đề nghị Quốc hội tiếp tục cung cấp ngân khoản cho những nỗ lực nhằm đưa 60% các chiến hạm Mỹ tới Thái Bình Dương trước năm 2020. Hiện nay, tỉ lệ này chỉ ở mức 50%.

Một thành viên của ủy ban, ông Larry Wortzel, nói với các nhà lập pháp rằng cần phải gấp rút hành động.

Trụ sở của Đơn vị 61398 ở Thượng Hải, bị tố cáo đứng sau hàng trăm vụ tấn công mạng nhắm vào các mục tiêu ở Mỹ.
Trụ sở của Đơn vị 61398 ở Thượng Hải, bị tố cáo đứng sau hàng trăm vụ tấn công mạng nhắm vào các mục tiêu ở Mỹ.

"Đến năm 2020, không quân và hải quân của Trung Quốc sẽ vượt trội về số lượng hoặc có khả năng kỹ thuật gần bằng khả năng của các lực lượng của chúng ta ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Một quân đội bị co cụm có thể không đủ để răn đe Trung Quốc hoặc để trấn an các nước bạn và các đồng minh của chúng ta trong khu vực."

Ủy ban cũng nói tới điều mà họ gọi là “một nhu cầu cấp bách” để Washington thuyết phục Bắc Kinh thay đổi cách tiếp cận đối với hoạt động gián điệp mạng, những hoạt động mà các nhà phân tích nói là gây ra những sự thiệt hại lên tới hàng tỉ đô la cho các công ty của Mỹ.

Ông Wortzel cho biết quân đội Trung Quốc xem không gian ảo là “một yếu tố cực kỳ quan trọng của sự cạnh tranh chiến lược với Hoa Kỳ.”

"Chính phủ Trung Quốc đang chỉ đạo và thực hiện một chiến dịch gián điệp mạng qui mô lớn. Chiến dịch này là một mối đe dọa rất lớn cho công nghiệp và cơ sở hạ tầng thiết yếu của Mỹ và cho những hoạt động, nhân viên, khí tài và sự sẵn sàng của quân đội Mỹ."

Để góp phần làm thay đổi sự tính toán thiệt hơn của Trung Quốc, phúc trình nói rằng có thể phải cần tới các biện pháp chế tài. Văn kiện này nêu ra những lệnh cấm nhập khẩu, lệnh cấm du hành và những hạn chế khác về kinh tế như những hành động có thể thực hiện để chống lại những cá nhân hay tổ chức đánh cắp các thông tin bí mật của Hoa Kỳ.
(VOA)

Quân sự Mỹ-Việt và chính sách "ba không"


Máy bay C-130 của Hoa Kỳ tham gia cứu trợ ở Philippines
Hoa Kỳ đã nhanh chóng đưa tàu chiến và máy bay tới giúp Philippines

Phản ứng cứu trợ nhanh chóng của Hoa Kỳ trước sự tàn phá của cơn bão Haiyan ở Philippines là kết quả của sự tập luyện nhuần nhuyễn về cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai của quân đội Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ bắt đầu chú trọng tới cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai sau Chiến tranh Lạnh khi hai hoạt động này nằm trong số các vấn đề an ninh phi truyền thống mà các quốc gia nhấn mạnh tới.

Trong bối cảnh này, chúng ta có thể nhìn lại phản ứng cả quyết của Hoa Kỳ sau khi sóng thần ập vào Indonesia hồi năm 2004.

Một năm sau đó Hoa Kỳ lại có lực lượng cứu trợ cho Myanmar sau bão Nargis nhưng không được tham gia trực tiếp do thái độ của chính quyền Myanmar.

Hoa Kỳ có thể phản ứng rất nhanh tại Philippines vì quân đội hai bên đã bao gồm cả cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai vào hàng loạt các chương trình tập trận chung thường niên.

Nói cách khác, Hoa Kỳ và Philippines đã bàn bạc từ trước về thể thức trợ giúp của nước ngoài, các thủ tục hoạt động và các hoạt động tương hỗ.

Quân đội Hoa Kỳ sẵn sàng thực hiện cứu trợ nhân đạo cho bất cứ nước nào ở Châu Á Thái Bình Dương bất chấp liên hệ quân sự của họ với nước đó ra sao, dù là đồng minh, đối tác chiến lược hay một dạng quan hệ nào khác.

Dĩ nhiên Philippines là trường hợp đặc biệt vì quan hệ lâu dài giữa hai nước từ thời thuộc địa.

Cử tri người Philippines ở Hoa Kỳ cũng có vai trò quan trọng. Và Philippines là đồng minh đã ký hiệp ước với Hoa Kỳ.

"Ba không"


Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã tiếp xúc trong thời gian gần đây.

Khả năng quân đội Hoa Kỳ trở lại Cảng Cam Ranh trong tương lai gần là khó xảy ra.

Việt Nam có chính sách "ba không" - không liên minh quân sự, không căn cứ quân sự và không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba.

Việt Nam cũng có khả năng tương đối tốt để ứng phó với các thảm họa tự nhiên quy mô lớn.

Dĩ nhiên bất cứ nước nào cũng có thể bị choáng ngợp bởi thảm họa tự nhiên lớn và cần sự trợ giúp của nước ngoài.

Hoa Kỳ và Việt Nam đã bao gồm cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai trong Biên bản Ghi nhớ quốc phòng.

Điều này cho phép Việt Nam nhận sự trợ giúp từ Hoa Kỳ và các nước khác trong trường hợp có tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Khả năng ứng phá trước thảm họa tự nhiên của Hoa Kỳ sẽ được cải thiện cùng với sự hiện diện luân phiên của binh lính Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, nhất là ở Philippines.
"Có tin nói Nga, nước đang trợ giúp Việt Nam trong việc bảo trì tàu ngầm hạng Kilo, đang muốn có đặc quyền vào khu mới này"
Hoa Kỳ cũng thúc đẩy hợp tác và hoạt động tương hỗ trong lĩnh vực tìm kiếm và cứu hộ ở cả Việt Nam và Philippines.
Hiện tại Vịnh Cam Ranh được chia ra làm ba khu vực: vùng quân sự của Việt Nam, khu vực dân sự và một khu mới phát triển dành cho sửa chữa và bảo trì tàu quân sự.

Có tin nói Nga, nước đang trợ giúp Việt Nam trong việc bảo trì tàu ngầm hạng Kilo, đang muốn có đặc quyền vào khu mới này.

Cho tới nay Việt Nam mới chỉ cho các tàu phi tác chiến của Hoa Kỳ cập cảng Cam Ranh để sửa chữa. Các tàu này thuộc Tư lệnh Hải vận của Hoa Kỳ.

Kịch bản có khả năng diễn ra nhất trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai là Việt Nam cho phép máy bay và/hoặc các tàu hải quân Hoa Kỳ vào phi trường hay hải cảng của họ tron phòng chống thiên tai lớn ở Việt Nam hay ở quốc gia lân bang.

Và kịch bản này chỉ xảy ra trong tình huống đặc biệt.

Khi Hoa Kỳ và Philippines đồng ý được với nhau về mặt pháp lý để thực thi Tuyên bố Tầm nhìn Chung của họ, người ta sẽ thấy số quân luân phiên của Hoa Kỳ ở Philippines tăng đáng kể.

Nó cũng bao gồm dự trữ đồ tiếp tế phòng khi có thiên tai.

Như vậy Cảng Cam Ranh sẽ thành thừa.

GS Carlyle A. Thayer, Học viện Quốc phòng Australia
Gửi tới BBC tiếng Việt
  • Govt mulls measures to deepen reform (Washington Post) - The government will select some investment projects in the fields of finance, oil, electricity, railways, telecommunications, resource development and public services for private investment.
  • Suning sets up R&D center (Washington Post) - Expecting more tax revenue, local employment and future acquisition opportunities, Silicon Valley rolled out the red carpet on Tuesday for Suning, a Chineseprivately owned retail giant.
  • Shanghai eyes shipping insurance (Washington Post) - Insurance companies aim to form a shipping insurance association by year-end in Shanghai, part of the city's master plan for becoming a global financial and logistics center, an official said.
  • Yangtze businesses getting creative (Washington Post) - In recent weeks, surveys and studies all seem to be pointing to an economic upswing. Even the international investment banks that have been talking down China are changing their tune.
  • Center links firms with foreign partners (Washington Post) - Shanghai Small Enterprises Center, set up in 2011, is proving particularly resourceful in linking local small companies with foreign business.
  • Unspoken shame (Washington Post) - When prosecuting and public security authorities jointly released an order on Oct 24 stipulating harsher punishment for perpetrators of sexual assault against minors under 12, the move was greeted with enthusiasm from the public.
  • TCM gains ground (Washington Post) - Earlier this year, Dongzhimen Hospital, a TCM hospital affiliated to Beijing University of Chinese Medicine, opened its international clinic in the heart of Beijing, to provide high-end health services to patients, using traditional Chinese medicine treatments and practices.
  • Yaks for haute couture (Washington Post) - She is a social entrepreneur who wanted to do something to improve the lot of her father's people.
  • Flight versus fight (Washington Post) - On the big screen, bodyguards are often portrayed as fighters eager to break bones and draw blood. In the real-life security business, they're actually trained to keep trouble away.
  • Securing a woman's world (Washington Post) - Females account for a growing slice of the country's emergent bodyguard industry and must learn everything from how to endure a bottle over the cranium to tea ceremony etiquette.
  • Men's health grows fuzzier (Washington Post) - Guys are growing and grooming mustaches to raise awareness about testicular and prostate cancer in Movember.
  • Leadership's calls for reform hailed (Washington Post) - Scholars from a prestigious university hailed the top leadership's resolve for reform and called for quick implementation of the measures.
  • Wait a minute, baby (Washington Post) - In the wake of the announcement by the CPC on Friday that the country's one-child policy will be relaxed, senior officials are asking eager parents to wait until local regulations are revised.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét