Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Đạo đức và Pháp luật & Viện Khổng Tử là công cụ tuyên truyền của Trung Quốc ở hải ngoại

Đạo đức và Pháp luật


Pano tuyên truyền cho ngày thành lập ĐCSVN tại Hà Nội được chụp hôm 27/2/2013. (AFP)

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-11-21

Trong những năm qua, nhà cầm quyền Việt nam phát động nhiều phong trào để chấn hưng đạo đức của người dân, từ chương trình trong trường học cho đến các diễn từ của các quan chức. Tại sao họ phải làm như vậy? Kính Hòa trình bày.

Mô hình đạo đức

Trong kỳ họp Quốc hội đang tiến hành, ông Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Nguyễn Văn Bình, đã phải trả lời chất vấn của các đại biểu quốc hội, bằng văn bản chứ không trực tiếp, về nguyên nhân tại sao tội phạm ngân hàng trong thời gian qua lại nhiều như vậy.

Báo Vneconomy đăng những câu trả lời của của ông Bình, theo đó nguyên nhân là do tác động của…khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, trình độ quản lý chưa theo kịp yêu cầu quản trị…Và nổi bật nhất là ông Bình nêu các nguyên nhân về đạo đức. Từ đạo đức và các từ khác có liên quan về ý nghĩa với từ này như là tiêu cực hay suy thoái được lặp đi lặp lại đến sáu lần trong ba trang giấy.

Có vẻ như đối với ông Bình, việc điều hành trái tim tài chính của quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào đạo đức của nhân viên quản lý các nhân hàng từ thấp đến cao.

Các quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam, bị ảnh hưởng rất mạnh mẽ của học thuyết Khổng Mạnh từ Trung Quốc, chủ trương lấy đức để trị nước, rất đề cao đạo đức của người lãnh đạo. Các triều đại phương Đông quả là cũng thịnh khi các vị vua đạo cao đức dày, và suy tàn khi họ thiếu đức. Và tất cả các xã hội đức trị này còn có một đặc điểm chung nữa là tập trung quyền lực.
Mô hình cai trị ấy ở phương Đông bị thách thức dữ dội khi đứng trước các quốc gia Tây phương thoát đêm đen trung cổ tiến lên một xã hội đại nghị với quyền lực được phân chia mà kiểm soát lẫn nhau. Và quan trọng hơn cả đó là những xã hội được cai trị bằng luật pháp
Mô hình cai trị ấy ở phương Đông bị thách thức dữ dội khi đứng trước các quốc gia Tây phương thoát đêm đen trung cổ tiến lên một xã hội đại nghị với quyền lực được phân chia mà kiểm soát lẫn nhau. Và quan trọng hơn cả đó là những xã hội được cai trị bằng luật pháp.

Có những dân tộc phương Đông chấp nhận mô hình ấy để tiến lên xây dựng nên những quốc gia hùng mạnh. Có những quốc gia khác là TQ và Việt Nam, cũng ảnh hưởng từ phương Tây nhưng lại là một mô hình tập trung quyền lực, đó là mô hình cộng sản.

Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng.
Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng.

Và những người cộng sản rất thích cái từ đạo đức. Đạo đức cách mạng, đạo đức Hồ Chí Minh,…thường xuyên được nhắc tới. Khi liên tục xảy ra các vụ tham nhũng, Chủ tịch nước đã ví von đến những con sâu làm sầu nồi canh, cũng là một khái niệm đạo đức. Việc ông Bình nhắc tới đạo đức không phải là trường hợp duy nhất mà những nhà lãnh đạo nêu ra để giải thích những điều phạm pháp.

Làm gì cho đạo đức và pháp luật bây giờ?

Trong dòng hội nhập kinh tế với thế giới, nhà nước Việt Nam cũng nêu lên khái niệm pháp trị, tức là thượng tôn pháp luật, xem pháp luật là trên hết, điều mà trong chừng mực nào đó khác với đức trị của mô hình phương đông, và có thể là cả mô hình cộng sản. Nhưng cụm từ pháp trị vang lên khi thăng khi giáng, và dường như không có mấy cố gắng để thúc đẩy nó. Và cô đọng nhất trong suy nghĩ của các nhà lãnh đạo Việt Nam về pháp luật chính là phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rằng Hiến pháp nằm sau cương lĩnh của đảng cộng sản.
Điều ông ấy nói là vô cùng thảm hại, vô cùng nguy hại cho đất nước. Đưa cương lĩnh của đảng lên trên Hiến Pháp, lên trên Pháp luật là một điều lú lẫn, một điều xằng bậy không thể chấp nhận được
Nhà văn Phạm Đình Trọng
Mà Hiến pháp lại là bộ luật gốc của quốc gia.
Nhà văn Phạm Đình Trọng, một cựu đảng viên, cựu đại tá quân đội nhân dân Việt Nam bình luận về lời phát biểu này,

Điều ông ấy nói là vô cùng thảm hại, vô cùng nguy hại cho đất nước. Đưa cương lĩnh của đảng lên trên Hiến Pháp, lên trên Pháp luật là một điều lú lẫn, một điều xằng bậy không thể chấp nhận được.

Đây là cái nhận thức của ông ấy, chứ không phải ông ấy lỡ lời. Đây là một nhận thức sai trái, vô cùng nguy hại. Dân tộc Việt Nam có một ông đứng đầu đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì nguy hiểm quá. Với một đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì đất nước Việt Nam mãi mãi là đất nước vô pháp luật.”

Các nhà cai trị cộng sản cố gắng giải quyết những điều mà trong kinh điển của họ không dự báo trước. Đó là khi họ kết thân với nền kinh tế thị trường tự do, nền kinh tế mà kinh điển của họ từ chối, họ phải đối mặt với một sự cần thiết của luật pháp. Nhưng nếu đặt luật pháp lên trên mọi quyền lực thì còn gì là sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng nữa! Có lẽ vì thế nên họ đã thúc đẩy khái niệm đạo đức. Cứ mỗi lần nói đến tham nhũng hay tội phạm họ lại cầu cứu đến đạo đức. Và đạo đức, nhất là cái gọi là đạo đức Hồ Chí Minh được đưa vào chương trình bắt buộc của tất cả các trường học. Nhưng có vẻ như kết quả không mấy khả quan. Tội phạm vẫn gia tăng, lĩnh vực ngân hàng chỉ là một phần trong bức tranh tổng thể ấy. Một sinh viên nói với chúng tôi về những chương trình học chính trị và đạo đức,
Theo tôi điều quan trọng nhất của Việt Nam bây giờ là cải cách thể chế, tức là phải có sự giám sát quyền lực, phải có những thể chế hoạt động theo luật và tự chịu trách nhiệm
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
“Bọn em học để trả bài cho qua thôi, chứ những môn này chẳng giúp ích gì cho mình cả. Việc khuyến khích học môn này như miễn phí thì em thấy không cần thiết vì nếu nghiên cứu mà không ứng dụng được thì chả giải quyết được vấn đề gì.”

Đạo đức là một khái niệm gắn chặt với tính hướng thiện của con người, khi những con người ấy được sống trong một xã hội tự do, có pháp luật để bảo vệ họ. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một tiếng nói phản biện trong những năm gần đây nói về sự cần thiết của pháp luật trong tình hình hiện nay tại Việt Nam,

Theo tôi điều quan trọng nhất của Việt Nam bây giờ là cải cách thể chế, tức là phải có sự giám sát quyền lực, phải có những thể chế hoạt động theo luật và tự chịu trách nhiệm.

Làm theo luật cũng có nghĩa là phải từ chối một phần nào đó quyền lực. Điều này có vẻ vẫn làm e ngại những nhà cai trị cộng sản, cho nên họ vẫn phải viện đến một khái niệm khó định lượng là đạo đức, mặc dù những cố gắng khếch trương đạo đức của họ trong mấy năm vừa qua không có kết quả.

Viện Khổng Tử là công cụ tuyên truyền của Trung Quốc ở hải ngoại

Lời người dịch: Các Viện Khổng Tử kiểm duyệt thảo luận chính trị và hạn chế việc tự do trao đổi tư tưởng. Vậy thì tại sao các trường đại học Mỹ lại đỡ đầu chúng? Đó là câu hỏi mà Marshall Sahlins, giáo sư danh dự chuyên ngành nhân học ở Đại học Chicago, muốn lý giải qua bài phân tích rất chi tiết có nhan đề China U. đăng trên báo The Nation số đề ngày 18/11/2013 (lên mạng ngày 29/10/2013). Nhan đề bản tiếng Việt do người dịch đặt.

Ted Foss và tôi ngồi trong văn phòng của ông ở tầng ba của tòa nhà Judd Hall ở Đại học Chicago. Foss là phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Á, một chương trình hàng đầu về nghiên cứu khu vực tập hợp dưới trướng của mình các chuyên gia về nhiều ngành chuyên nghiên cứu Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Ở tầng bốn phía trên là các văn phòng và phòng hội thảo của Viện Khổng Tử tại đại học này; viện này khai trương năm 2010. Mỗi Viện Khổng Tử là một đơn vị học thuật thực hiện giảng dạy có chứng nhận về ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa, và tài trợ nhiều loại hình hoạt động ngoại khóa khác nhau, bao gồm triển lãm nghệ thuật, thuyết trình, hội nghị, chiếu phim và kỷ niệm các lễ hội Trung Hoa; ở Đại học Chicago và một số trường khác, Viện Khổng Tử cũng tài trợ các công trình nghiên cứu của các giáo sư sở tại về các đề tài Trung Hoa. Tôi hỏi Foss rằng Viện Khổng Tử của Đại học Chicago có bao giờ tổ chức các buổi thuyết trình hay hội nghị về các vấn đề nhạy cảm ở Trung Quốc, chẳng hạn như độc lập cho Tây Tạng hay tư cách chính trị của Đài Loan, hay không. Đưa tay chỉ về bức tường ở đầu kia, ông đáp, “Trong văn phòng này thì tôi treo ảnh Đạt Lai Lạt Ma được. Nhưng ở tầng bốn, thì không.”
Lý do là các Viện Khổng Tử ở Đại học Chicago và những nơi khác nhận được trợ cấp và chịu sự giám sát của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH). Chương trình Viện Khổng Tử được khởi xướng ở CHNDTH vào năm 2004, và hiện nay có khoảng 400 viện trên toàn thế giới cũng như một chương trình mở rộng tầm ảnh hưởng gồm gần 600 “lớp học Khổng Tử” ở các trường trung học và tiểu học. Có thể nói một sáng kiến giáo dục và văn hóa do chính phủ tài trợ như vậy không phải là chuyện mới. Trong hơn sáu mươi năm qua, Đức đã dựa vào Viện Goethe (Goethe-Institut) để khuyến khích dạy tiếng Đức trên toàn cầu. Nhưng trong khi Viện Goethe, cũng như Hội đồng Anh (British Council) và Liên minh Pháp (Alliance Française), là một viện độc lập nằm ngoài khuôn viên đại học, một Viện Khổng Tử là một đơn vị gần như tự chủ bên trong chương trình đào tạo thường lệ của trường chủ nhà – ví dụ, mở các khóa học có chứng nhận về Hán ngữ trong Khoa Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á tại Đại học Chicago.
Có một điểm khác biệt lớn khác: các Viện Khổng Tử chịu sự quản lý của một chính phủ nước ngoài, và do vậy tuân theo mục đích chính trị của chính phủ đó. Hiến chương và quy chế của các Viện Khổng Tử, cùng với các thỏa thuận ký với các trường đại học chủ nhà, đặt các hoạt động của Viện Khổng Tử dưới sự giám sát của tổng bộ ở Bắc Kinh của Hội đồng Hán ngữ Quốc tế, thường được gọi là Hán Biện (汉办, Hanban). Dù các văn bản chính thức mô tả Hán Biện là “trực thuộc Bộ Giáo dục”, tổ chức này chịu sự quản lý của một hội đồng gồm các quan chức cấp cao của đảng và nhà nước Trung Cộng từ nhiều ban ngành chính trị, và chủ tịch hội đồng là một ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Lưu Diên Đông (Liu Yandong). Hội đồng quản lý với nữ chủ tịch họ Lưu hiện nay có các ủy viên từ mười hai bộ và ủy ban của nhà nước, trong đó có Ngoại giao, Giáo dục, Tài chính và Văn hóa, Phòng Thông tin Quốc vụ viện, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Tổng cục Báo chí và Xuất bản Nhà nước. Nói trắng ra, Hán Biện là một công cụ của nhà nước đảng trị Trung Cộng hoạt động như một tổ chức sư phạm quốc tế.
Ở các trường đại học lớn có mở Viện Khổng Tử, Hán Biện đảm trách một phần trong chương trình đào tạo Hán ngữ tổng thể. Ở các trường nhỏ hơn (và số trường này nhiều hơn), phần lớn hay toàn bộ việc giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa thuộc quyền kiểm soát của Hán Biện. Hán Biện có quyền cung cấp giảng viên, sách giáo khoa và nội dung của các khóa học do mình đảm trách; Hán Biện cũng cử các đồng giám đốc người Trung Quốc cho các Viện Khổng Tử sở tại. Các công trình nghiên cứu về Trung Quốc do các học giả thực hiện với tiền tài trợ của Hán Biện được Bắc Kinh phê duyệt. Các giảng viên do Hán Biện bổ nhiệm, cùng với các chương trình đào tạo và ngoại khóa của các Viện Khổng Tử, được Bắc Kinh đánh giá và phê duyệt định kỳ, và các trường đại học chủ nhà bắt buộc phải chấp nhận để Bắc Kinh giám sát và đánh giá các hoạt động của Viện Khổng Tử. Hán Biện có quyền kiện đòi bồi thường về bất cứ hoạt động nào được thực hiện nhân danh các Viện Khổng Tử mà không được Hán Biện cho phép hay phê chuẩn. Hán Biện đã ký nhiều thỏa thuận chấp nhận một số ngoại lệ đối với các quy định này, nhưng thường chỉ khi tổ chức này muốn thuyết phục một trường đại học có uy tín, ví như Stanford hay Chicago, tham gia vào chương trình Viện Khổng Tử toàn cầu.
Dù các Viện Khổng Tử đã thu hút được chú ý ở Mỹ và các nước khác, gần như chưa có một điều tra báo chí hay điều tra dân tộc học nghiêm túc nào về các đặc điểm của những viện này, chẳng hạn cách huấn luyện các giảng viên Trung Quốc hay cách chọn nội dung của các khóa học và sách giáo khoa. Một khó khăn [khi nghiên cứu] là các Viện Khổng Tử cứ như một mục tiêu di động. Không chỉ các quan chức Trung Quốc sẵn sàng linh hoạt khi đàm phán với các trường đại học danh tiếng, mà chiến lược chung của Hán Biện cũng luôn thay đổi trong những năm gần đây. Dù đã vươn ra toàn cầu, chương trình Viện Khổng Tử dường như chưa đạt được các mục tiêu chính trị là đánh bóng hình ảnh và tăng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Khác với [sức hút của] cuốn Mao tuyển trong kỷ nguyên giải phóng của các nước Thế giới Thứ Ba, thiên hạ chẳng mấy ai tin chế độ Trung Quốc hiện nay. Có diện mạo của một chế độ chính trị thu phục nhân tâm là điều kiện cần để thành công bằng “quyền lực mềm”, như nhận định của của Joseph Nye, người đã sáng chế thuật ngữ này. Chương trình Viện Khổng Tử đổi mới theo hướng tham gia ít hơn vào việc truyền bá ngôn ngữ và văn hóa, và can dự nhiều hơn vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu cốt lõi ở trường đại học chủ nhà. Song, các nguyên tắc hoạt động của chương trình Viện Khổng Tử vẫn là các nguyên tắc của hiến chương và quy chế của chương trình này, cùng với các thỏa thuận mẫu được đàm phán với các trường đại học tham gia. Hán Biện thường xuyên và tích cực muốn các Viện Khổng Tử tổ chức các sự kiện và khóa học dưới sự bảo trợ của các trường đại học chủ nhà nhằm tạo ra hình ảnh tích cực về Trung Quốc – như vậy khẳng định phát biểu thường được trích dẫn của ủy viên Bộ Chính trị Lý Trường Xuân (Li Changchun) nói rằng các Viện Khổng Tử là “một phần quan trọng trong cơ cấu tuyên truyền hải ngoại của Trung Quốc”.
Một bài báo năm 2011 trên tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng tuyên bố y hệt, khoe khoang về sự truyền bá các Viện Khổng Tử (lúc đó là 331 viện) cùng với các chỉ số khác cho thấy Trung Quốc vươn lên thống lĩnh chính trị thế giới, chẳng hạn như tỉ lệ tăng trưởng hàng năm 8%, các thành tựu công nghệ và quân sự, và vị thế mới trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. “Tại sao Trung Quốc hiện nay được chú ý nhiều như vậy? Đó là do sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc … Hiện nay chúng ta có một mối quan hệ khác với thế giới và phương Tây: chúng ta không còn phải đợi họ ban ơn nữa. Thay vì thế, chúng ta đã từ từ vươn lên và sánh ngang với họ.”
* * *
Một trở ngại trong việc tìm hiểu hoạt động của các Viện Khổng Tử là thỏa thuận mẫu để lập Viện Khổng Tử (do một hoặc hai đại diện của trường đại học chủ nhà phê chuẩn) được giữ bí mật. Thỏa thuận này có một điều quy định cấm tiết lộ, với nội dung như sau (dịch từ phần tiếng Trung của văn bản song ngữ): “Hai bên ký kết thỏa thuận sẽ xem thỏa thuận này là một văn bản bí mật, và nếu không được bên kia chấp thuận bằng văn bản, không bên nào được phép công bố, tiết lộ, hoặc công khai, hoặc cho phép những người khác công bố, tiết lộ, hoặc công khai các tài liệu hoặc thông tin được thu thập hoặc được biết liên quan đến bên kia, ngoại trừ trường hợp việc công bố, tiết lộ, hoặc công khai là điều cần thiết để một bên ký kết thỏa thuận này thực hiện các bổn phận của mình theo thỏa thuận này.”
Quy định cấm tiết lộ này liên quan đến các điều trong thỏa thuận mẫu, nhất là Điều 5, bắt buộc các hoạt động của Viện Khổng Tử phải tuân theo phong tục, luật pháp và quy định của Trung Quốc cũng như của quốc gia của trường chủ nhà. Điều này làm sao khả thi ở những nước như Mỹ? Hán Biện hoạt động theo luật pháp Trung Quốc vốn cấm đoán các hình thức ngôn luận chính trị và các hệ thống niềm tin được bảo vệ ở Mỹ bằng Tu chính án thứ nhất; như vậy có thể xảy ra khả năng là khi tuân theo Điều 5, các trường đại học Mỹ sẽ đồng lõa trong việc tuyển dụng có tính chất phân biệt đối xử hay vi phạm quyền tự do ngôn luận. Và vì hiến chương của các Viện Khổng Tử quy định rằng hiến chương này và các quy chế của nó “áp dụng cho tất cả các Viện Khổng Tử”, các viên chức của các trường đại học chủ nhà phải chấp nhận để Trung Quốc kiểm soát công tác học thuật ở trường của họ và đồng ý giữ bí mật về cách dàn xếp này. Làm như vậy thậm chí có hợp pháp hay không?
Dù dường như không có tuyên bố nào về mục tiêu “quyền lực mềm” cụ thể của chương trình Viện Khổng Tử trong các văn bản chi phối hoạt động của chương trình, có một điều khoản có vẻ vô thưởng vô phạt nhưng lại chẳng khác gì con ngựa thành Troy. Bằng cách đề ra một quy tắc bắt buộc về giảng dạy ngôn ngữ, điều khoản này quy định rằng người học sẽ thu được kiến thức về Trung Quốc chỉ theo những cách hợp ý nhà nước Trung Cộng. Nguyên tắc thứ mười và cuối cùng của “Các nguyên tắc chung” trong hiến chương và các quy chế (Chương 1) quy định: “Các Viện Khổng Tử tiến hành dạy Hán ngữ bằng tiếng Phổ thông sử dụng các Hán tự Chuẩn”. Cụm từ nhằm tung hỏa mù “Hán tự Chuẩn” thực ra là chữ giản thể mà nhà nước Trung Cộng chính thức truyền bá để dễ học hơn chữ phồn thể đã được dùng làm chữ viết ở Trung Quốc trong hàng ngàn năm, và vẫn còn là chữ viết ở Đài Loan, Hong Kong, Malaysia và nhiều cộng đồng Trung Hoa ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của Bắc Kinh – và tất nhiên Trung Cộng không hài lòng.
Trong một bài rất chi tiết phơi bày ý đồ chính trị của quy tắc bắt buộc về ngôn ngữ, Michael Churchman đã nhận định rằng việc giảng dạy chỉ bằng Hán tự Chuẩn sẽ tạo ra một tầng lớp học giả toàn cầu chỉ biết Hán ngữ nửa vời. Những người bản ngữ có hiểu biết về ngữ cảnh liên quan và trước đây có tiếp xúc ít nhiều với chữ phồn thể thì có thể phần nào giải mã được chữ phồn thể, chứ các sinh viên nước ngoài học Hán ngữ ở độ tuổi đại học thì chịu. Churchman cho rằng do không đọc được các tác phẩm kinh điển bằng cổ văn ngoại trừ các phiên bản đã được dịch và diễn dịch ở Trung Cộng, và do bị tách biệt khỏi các tác phẩm bất đồng và đại chúng của các cộng đồng Trung Hoa khác, các sinh viên theo học các khóa của Viện Khổng Tử thậm chí không thể tiếp cận được “kho tư liệu lớn và ngày càng tăng về lịch sử Đảng Cộng sản, sự đấu đá nội bộ, và nạn bè phái do các tác giả đại lục viết nhưng chỉ được xuất bản ở Hong Kong và Đài Loan”. Thay vì thế, họ phải chịu cùng những chính sách về chuẩn hóa ngôn ngữ (tiếng phổ thông) và chữ viết (giản thể) mà qua đó chế độ muốn kiểm soát những điều được phép và không được phép bàn ở Trung Quốc.
* * *
Nhiều học giả uy tín và uyên bác về Trung Quốc đã nhận định rằng các Viện Khổng Tử cũng có những “vùng cấm” giống như Bắc Kinh áp đặt đối với công luận Trung Quốc. Trong một bài phỏng vấn đăng trên tờ The New York Times, June Teufel Dreyer, giảng viên dạy môn chính quyền và chính sách đối ngoại Trung Quốc ở Đại học Miami, nói: “Ta được chỉ thị không được bàn về Đạt Lai Lạt Ma – hoặc mời Đạt Lai Lạt Ma đến trường. Tây Tạng, Đài Loan, việc tăng cường quân sự của Trung Quốc, các cuộc đấu đá bè phái trong nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc – tất cả những điều này đều bị cấm đoán.” Các Viện Khổng Tử ở Đại học Công lập Bắc Carolina và Đại học Sydney, Úc, đã tích cực cố gắng ngăn cản không để Đạt Lai Lạt Ma đến nói chuyện. Ở Sydney, ông phải nói chuyện ở bên ngoài trường, và Viện Khổng Tử tài trợ cho một buổi thuyết trình của một học giả Trung Quốc trước đó từng tuyên bố rằng Tây Tạng luôn luôn là một phần của Trung Quốc, dù Tây Tạng đã chìm trong thời kỳ phong kiến tăm tối và chế độ nông nô cho đến khi có các cuộc cải cách dân chủ của Trung Quốc năm 1959. Viện Khổng Tử ở Đại học Waterloo, Canada, đã huy động sinh viên của mình để biện hộ cho việc Trung Quốc đàn áp một cuộc nổi dậy ở Tây Tạng, còn Đại học McMaster, Canada, và Đại học Tel Aviv, Israel, gặp nhiều rắc rối với các cơ quan pháp luật vì những hoạt động chống Pháp Luân Công của các Viện Khổng Tử ở trường họ. Các đề tài bị cấm đoán khác bao gồm cuộc thảm sát Thiên An Môn, các tác giả bị đưa vào sổ đen, nhân quyền, việc bỏ tù những người bất đồng chính kiến, phong trào dân chủ, thao túng tiền tệ, ô nhiễm môi trường, và phong trào tự trị của người Duy Ngô Nhĩ (Uighur) ở Tân Cương. Mới gần đây, giới lãnh đạo chính phủ Trung Quốc dứt khoát cấm thảo luận bảy chủ đề trong các lớp đại học Trung Quốc, trong đó có các giá trị phổ quát, tự do báo chí và những sai lầm lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc; đây là một phần trong một chỉ thị cho các cán bộ địa phương để “hiểu những mối nguy xuất phát từ các quan điểm và học thuyết được phương Tây cổ xúy”. Từ đó đương nhiên suy ra là các chủ đề này sẽ không phải là các vấn đề được tự do tìm tòi, học hỏi ở các Viện Khổng Tử.
Có ít nhất một giám đốc Viện Khổng Tử nói rằng viện của mình được tự do thảo luận bất cứ điều gì tùy thích; dường như chỉ có trở ngại về những điều họ không muốn thảo luận. Glenn Cartwright, hiệu trưởng trường Renison University College của Đại học Waterloo, nơi đặt Viện Khổng Tử, nói: “Chúng tôi không biết tí gì về hợp đồng mà [các quan chức Hán Biện] bắt buộc các giảng viên của họ ký. Tôi biết là có một số điều kiện, nhưng liệu chúng tôi có thể yêu cầu các điều kiện đó phải như thế nào hay không là chuyện khác.” Nhân quyền không được thảo luận ở Viện Khổng Tử của Học viện Công nghệ British Columbia vì điều đó không nằm trong tôn chỉ của trường. Theo giám đốc Jim Reichert, “chức năng của chúng tôi thực sự là chú trọng đến nhận thức văn hóa, phát triển kinh doanh, và những điều thực dụng đại loại như thế.” Ngay cả các trường đại học chuyên về nhân văn như Erlangen-Nürnberg ở Đức, phó giám đốc Viện Khổng Tử nói với một tờ báo vào năm 2012 rằng các Viện Khổng Tử có thể không phải là nơi phù hợp để tranh luận về Tây Tạng và các vấn đề nhạy cảm khác; những chủ đề như vậy tốt hơn là để dành cho các khoa Hán học.
Các trường đại học danh tiếng cũng có kiểu trốn tránh trách nhiệm như vậy khi biện minh cho các hạn chế của Viện Khổng Tử về việc tự do trao đổi tư tưởng. Bình luận về khả năng Viện Khổng Tử của Đại học Chicago thảo luận vấn đề độc lập cho Tây Tạng, vụ thảm sát Thiên An Môn hay Pháp Luân Công, Ted Foss nói với tôi: “Tôi nghĩ có đôi chút tự kiểm duyệt. Và cũng may là chúng tôi có kinh phí cho Trung tâm Nghiên cứu Đông Á; chúng tôi có thể dùng khoản đó cho các loại công trình nghiên cứu kiểu này. Tôn chỉ của chúng tôi cho Viện Khổng Tử ở đây là nghiên cứu kinh doanh và kinh tế ở Trung Quốc hiện đại.” Tôn chỉ đó, như ông và những người khác đã cho phép, đã gây nên một số “phản ứng” của Hán Biện về các chủ đề nghiên cứu mà Viện Khổng Tử của Đại học Chicago nên ủng hộ. Các quan chức Hán Biện hỏi liệu “chúng tôi có thực sự đang muốn tài trợ cho [các công trình về] nghệ thuật vào thế kỷ thứ 10, vì thỏa thuận là chúng tôi tập trung vào Trung Quốc hiện đại.” Về “tiền tài trợ”, Foss nói trong một bối cảnh khác, “chưa có sự can thiệp trực tiếp nào, nhưng như tôi đã nói, có đôi chút tự kiểm duyệt … Tôi hài lòng ở chỗ là chúng tôi không bị ép buộc phải nhận nhiều chương trình này nọ; vì chúng tôi nhận được đủ kiểu yêu cầu về các vũ đoàn hoặc hội này hội nọ đến đây, và chúng tôi có thể từ chối … Nhưng một số Viện Khổng Tử khác thì cơ bản là họ bị ấn chương trình buộc phải làm.”
Foss thừa nhận Viện Khổng Tử của Đại học Chicago quả thực bị “buộc phải nhận” một vị phó giám đốc đến từ trường đối tác của Chicago là Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh. Bà ta là một chuyên gia về Liên hiệp Châu Âu nhưng không được phân công giảng dạy hay trách nhiệm gì khác ở Chicago. Foss nói: “Thực ra bà ta là tai mắt của Hán Biện.” Điều này khiến ông nghĩ đến “bất cứ phòng ban, bất cứ khoa nào ở Trung Quốc. Ta có trưởng khoa, rồi bí thư chi bộ; và điều đó khiến bạn bè học thuật của tôi điên tiết, ngoài ra còn có người chịu trách nhiệm báo cáo” lên Bắc Kinh. Ở mọi cấp – từ sự quản lý của Bộ Chính trị đối với tổng bộ Hán Biện đến vị phó giám đốc đến từ Đại học Nhân dân đảm trách báo cáo về Viện Khổng Tử Đại học Chicago với cung cách làm việc bắt chước kiểu giám sát chính thức của đảng đối với một phân khoa đại học ở Trung Quốc – có sự lặp lại cảnh một cổ hai tròng cúa nhà nước đảng trị vừa có sự giám sát của bộ phận hành chính vừa có sự kiểm soát của đảng. Các viên chức quản lý cấp cao ở Chicago và các trường đại học chủ nhà khác hẳn phải có bổn phận làm quen với những dàn xếp khác thường như vậy – hay ấy là do bạn nghĩ thế. Rồi bạn sẽ ngạc nhiên cho mà xem.
* * *
(Còn tiếp 2 kỳ)
Nguồn: Marshall Sahlins, China U., The Nation, 18/11/2013.
Bản tiếng Việt © 2013 Phạm Vũ Lửa Hạ
(Bản dịch tiếng Việt, ký tên Khương An, đăng 3 kỳ trên Thời Mới Canada, ngày 6/11, 13/11 và 20/11/2013.)
(Lên đông xuống đoài)
 

Nguyễn Ngọc Già - Cộng sản đánh nhau và hành động của chúng ta

Mượn ý của người cộng sản, cách đây gần 70 năm - để đặt tựa cho bài viết này. Khi Nhật - Pháp đánh nhau, người cộng sản đã xúi giục dân chớp thời cơ, theo họ cướp chính quyền và khi thành công, họ đã phản bội hoàn toàn lợi ích dân tộc Việt Nam từ dạo ấy.
Hiện nay, họ đang đánh nhau và người dân cũng cần phải nắm cơ hội.
000_APP2001011299237-305.jpg
Bộ đội Việt Minh tại Hà Nội ngày 01/01/1954.
Người cộng sản đang đánh nhau
Trong bài "Nhà ngoại cảm và người cộng sản" [1], người viết đã trình ra trước công luận một số biểu hiện người cộng sản đang tranh giành quyền bính và triệt hạ lẫn nhau, dù chính thể này đang trên đường tiêu vong.
Những trang thông tin mang tên: Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Tô Lâm, Đinh Thế Huynh v.v... làm người dân không khỏi đặt câu hỏi: Tại sao chúng ngang nhiên tồn tại và những ai, những tổ chức nào đã cấp kinh phí cho chúng [2] duy trì hoạt động sau những "cái đuôi": ".org", ".com", ".net" v.v...?
Bất kể những người ủng hộ chế độ độc tài toàn trị, một khi "ngã ngựa", các trang web nói trên cũng không buông tha, bằng cách xúm vào đánh hội đồng, dù đó là Trương Duy Nhất [3], Phạm Viết Đào [4], hoặc mới đây, qua vụ "nhà ngoại cảm", chúng cũng không bỏ qua những cái tên do bà Nguyễn Thị Kim Ngân hay ông Nguyễn Tấn Dũng tặng bằng khen. Nói cách khác, thông qua "nhà ngoại cảm", chúng đang sử dụng chiêu thức "đục nước béo cò", khi bà Phó Chủ tịch Quốc hội và ông Thủ tướng tỏ ra sơ hở, thông qua việc tặng bằng khen cho những tay lừa đảo dùng những mảnh bằng này để "hành nghề" tìm "hài cốt liệt sĩ".
Các trang này cũng "đeo bám" chặt nhiều người đấu tranh dân chủ, mới đây blogger Nguyễn Lân Thắng tiếp tục trở thành nạn nhân từ trang nguyentandung.org và được các trang "đồng liêu" dẫn về, như truongtansang.net [5]. Trước đây có trang "Tư Sang Nham Hiểm" tập trung đánh vào ông Trương Tấn Sang [6], nhưng dạo gần đây đã biến mất trên "chiến trường" không để lại dấu vết (!).
Dù các trang "mượn danh" nói trên tỏ ra "trung dung" khi đưa tin, nhưng không tài nào ngụy biện được, vì không một vị chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch quốc hội v.v... rảnh rỗi và dư tiền đến nỗi "mướn người" đôi co, hạ nhục công dân của mình. Bởi khi làm những việc hèn mọn đó, chính các vị cấp cao tự hạ thấp uy tín và tầm thường hóa vị trí quyền lực của họ trong mắt người dân và cả dư luận quốc tế.
Thật nhục nhã! Chưa có một quốc gia nào lại để những kẻ "khuất mặt khuất mày" tự tung tự tác biến thủ tướng, bộ trưởng v.v... thành những kẻ chua ngoa, vô học khi lấy tên riêng của họ để bôi nhọ thông qua việc "ăn thua đủ" với công dân như tại "xứ sở thiên đường XHCN". Tại sao những kẻ này ngang nhiên sử dụng rất nhiều tên cá nhân của những ông (bà) cấp cao, nhưng vẫn nhởn nhơ tồn tại mà không một cơ quan công quyền nào, không một tờ báo "lề đảng" nào dám hó hé đặt câu hỏi chính thức với Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin - Truyền thông?
Một thời gian dài hoạt động công khai và táo tợn "mượn đại" tên tuổi lãnh đạo cấp cao nhất Việt Nam, nhưng chưa bao giờ thấy Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông kết hợp với công an, viện kiểm sát, tòa án điều tra, bắt giữ, khởi tố những kẻ nào đứng phía sau các trang mạng mạo danh và ngụy danh, dù ai cũng biết Vũ Hải Triều đã từng huênh hoang thông báo phá sập 300 trang báo và blog, y gọi là "xấu". Chẳng lẽ bộ máy công quyền bất lực? Hay một sự dung dưỡng từ nhiều phía nào đó xuất hiện từ lâu mà ngay nội bộ người cộng sản biết rõ nhưng không dám động tới?
Một dạo, trang nguyentandung.org giễu cợt ngay chính ông Thủ tướng trong một bài viết về bà Trần Ngọc Sương, bằng cách đăng hình một bộ phim cổ trang Hàn Quốc minh họa cho bài viết này [7] (xem ảnh), lúc đó Dân Luận đã chụp lại để làm bằng chứng. Hiện nay, bài viết này vẫn còn, nhưng phần hình đã sửa lại, lấy đúng ảnh bà Trần Ngọc Sương [7A]. Đó thêm một chi tiết nhỏ nhưng đắt giá, để rộng đường dư luận, suy nghĩ xem những kẻ núp sau các trang này thuộc thế lực nào?
Cần nhắc lại công văn 7169/VPCP - NC [8] do Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 12/9/2012. Trong đó, yêu cầu phải nghiêm trị bất kỳ trang nào có bất kỳ bài viết nào nhằm bôi nhọ tên tuổi lãnh đạo cấp cao nói riêng và chống chế độ nói chung, không chỉ riêng danlambao, quanlambao, biendong.
Thay vì Nguyễn Bắc Son nói [9]: “Nếu ta có nhiều tin tốt thì sẽ có điều kiện đẩy lùi tin xấu chưa được kiểm chứng trên các trang mạng, trang báo, như người ta đã nói “khi lúa tốt thì không còn cỏ dại nữa”, thì điều ông ta và các ông (bà) cộng sản khác nên ngẫm nghĩ về tục ngữ: "Nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà". Hôm nay có thể lũ "khỉ đột" cắn, bầy "vò vẽ" đốt "kẻ thù" theo lệnh ta, nhưng ngày mai nó sẵn sàng quay lại "làm thịt" ta, một khi nó tìm thấy mối lợi lớn hơn và vững chắc hơn. Đó là phương châm sống của những hạng phản phé, tráo trở và bất lương. Có thể nói, chúng chính là "những con người XHCN" do chế độ cộng sản hoài thai và sinh sản.
Báo Người Lao Động cho hay [10] "Văn phòng Chủ tịch nước chuyển đơn vụ án Hàn Đức Long", trong có đoạn: "Bà Bùi Thị Keng, Vụ trưởng Vụ Pháp luật thuộc Văn phòng Chủ tịch nước, vừa ký văn bản thông báo việc đã chuyển đơn của Trung tâm Tư vấn pháp luật - Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị xem xét lại vụ án Hàn Đức Long..." có thể bị oan sai về việc "giết người" và "hiếp dâm trẻ em".
Cùng bài báo, phóng viên cho biết: "ông Thân Văn Khoa - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang - cho biết đã nắm được vụ việc qua báo chí và khẳng định: “Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã có thư tay đề nghị Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ đạo ngành tòa án xem xét lại vụ án, như vậy chứng tỏ vụ này có vấn đề...". Sau này, bất cứ ai bị oan ức, hãy đồng loạt rủ nhau kéo đến nhà riêng của ông Lê Khả Phiêu để đảm bảo vụ án của mình được "đèn trời soi xét" (!).
Ông Lê Khả Phiêu, người đã từng gọi "đồng chí" của mình một cách "trìu mến" - "thằng y tá" [11], có nhà riêng tại số 7/36C1 Lý Nam Đế quận Ba Đình - Hà Nội [12], với cuốn sách "Mênh mông tình dân", nay gây "xúc động" mãnh liệt, khi tỏ ra quan tâm sâu sắc đến Hàn Đức Long. Đó là địa chỉ đáng tin cậy, một cơ hội quá lớn mà không một người dân oan nào nên bỏ lỡ.
"Liên đoàn Luật sư Việt Nam", tiền thân do chính tay Thủ tướng ký Quyết định số 76/QĐ-TTg, ngày 16/01/2008, phê duyệt Đề án "Thành lập Tổ chức Luật sư toàn quốc", sau này cài cắm Lê Thúc Anh vào [13], người đã bị Luật sư Nguyễn Đăng Trừng phản đối kịch liệt, nay chính "Liên đoàn" này cũng hăng hái và nhiệt tình giúp dân oan như thế, quả thật đáng khích lệ và gây cảm động lớn trong dân chúng.
Hành động của chúng ta
Mạng lưới blogger Việt Nam vừa ra thông báo [14] với 5 yêu cầu và 5 hành động thiết thực cho tự do dân chủ tại Việt Nam.
Trong khi đó, "Ở Trung Quốc, giới lãnh đạo đang lo sợ lặp lại số phận của Liên Xô" [15] đồng thời "Tòa án Tây Ban Nha ra lệnh truy nã quốc tế Giang Trạch Dân và Lý Bằng" [16] vì tội "diệt chủng" đối với người Tây Tạng trong thập niên 80-90. Điều kiện để Tòa án Tây Ban Nha phát lệnh truy nã, vì có một người Tây Tạng lưu vong, mang quốc tịch Tây Ban Nha khởi kiện. Nhà nước Tây Ban Nha cũng mở rộng điều tra đến cả Hồ Cẩm Đào, vì không còn được quyền đặc miễn, từ khi thôi chức Chủ tịch nước vào tháng 11/2012.
Gần đây, tại Trung Quốc, một đảng chính trị mới xuất hiện có tên "Chí Hiến" [17]. Bối cảnh ra đời trong sự suy tàn của ĐCSTQ và mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng với án tù dành cho Bạc Hy Lai đã kích thích chính đảng này ra đời để ủng hộ Bạc.
Trước đó, 10/09/2013, Tòa hình sự Quốc tế La Haye (Hà Lan) khai mạc phiên tòa [18] xét xử Phó Tổng thống Kenya William Ruto về cáo buộc phạm « tội ác chống nhân loại », liên quan đến các bạo lực đẫm máu sau cuộc bầu cử tổng thống 2007. Tháng 11/2013, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta cũng phải ra tòa vì cáo buộc tương tự. Căn cứ để đưa cả Tổng thống và Phó Tổng thống nước này ra tòa, do quốc gia Kenya đã tham gia "Quy chế Rome 1998" - Tòa Hình sự Quốc tế (ICC - International Criminal Court).
Lưu ý, Tòa ICC là một tòa án thường trực [18A] để truy tố các cá nhân phạm tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, và tội ác xâm lược. Riêng tội ác xâm lược, tòa bắt đầu thụ lý từ năm 2017. Tòa này ra đời vào ngày 01 tháng 7 năm 2002 - ngày hiệp ước thành lập, Quy chế Roma về Tòa án Hình sự Quốc tế, hiệu lực, và nó chỉ có thể truy tố tội phạm vào ngày hoặc sau ngày đó. Trụ sở chính thức của tòa án là ở Den Haag, Hà Lan, nhưng các tố tụng hình sự của tòa có thể diễn ra bất cứ nơi nào .
Có lẽ đó là lý do cốt tử mà cộng sản Việt Nam biết rõ, nên không muốn tham gia "Quy chế Rome 1998", minh chứng từ viện dẫn cách đây 5 năm của Bộ Tư Pháp [19]: "...chưa phải là vấn đề cấp bách vì Việt Nam đang có một nền hoà bình và ổn định, hơn nữa ICC không liên quan đến những lợi ích kinh tế trước mắt dễ nhận thấy nên chưa cần thiết phải nghiên cứu, gia nhập Quy chế Rome" . Viện dẫn này trong bối cảnh kinh tế Việt Nam vào năm 2008 vẫn còn đầy hào nhoáng với các chỉ số kinh tế luôn tốt đẹp. Giờ đây, bộ mặt kinh tế đã phơi bày thê thảm. Chính tính thực dụng không cần che giấu qua trích dẫn trên, cho thấy tâm địa đen tối và tham lam của người cộng sản rõ hơn bao giờ hết.
Do đó, chỉ có thể buộc cộng sản Việt Nam thỏa hiệp và chấp nhận tham gia vào "Quy chế Rome 1998" khi nền kinh tế Việt Nam hiện nay chực chờ vỡ tung vào bất kỳ thời điểm nào. Đây là cơ hội quá tốt cho tất cả các lực lượng, cá nhân uy tín đang đấu tranh dân chủ trong ngoài nước tận dụng.
Việc trúng cử vào UNHRC hay ký kết "Công ước chống tra tấn" (viết tắt CAT), người cộng sản Việt Nam mạnh dạn tham gia và hoan hỉ vui mừng, vì điều quan trọng nhất là những cam kết này không kèm theo bất kỳ chế tài nào đi cùng. Những cam kết này hoàn toàn mang tính tự nguyện, tự giác, đúng nghĩa hòa nhập thế giới để đỡ mang tiếng hoang dã, rừng rú. Nói tóm lại, nó chỉ là những cam kết mang tính trang trí, vô thưởng vô phạt. Do đó, không có gì vui mừng, cũng không có gì đáng phẫn nộ với những "chú khỉ hát xiệc", có lúc vụng về một chút, đôi khi lại tỏ ra đủ khéo léo, để làm vừa lòng "khán giả" năm châu.
Dựa vào các căn cứ nói trên, có lẽ điều các chuyên gia kinh tế, luật sư, luật gia v.v... và mọi người đấu tranh dân chủ trong, ngoài nước nên suy nghĩ, hợp lực để biến thành hiện thực:
- Làm sao để "quốc tế vận" và "quốc nội vận" sao cho "Nhà nước CHXHCNVN" buộc phải tham gia vào "Quy chế Rome 1998"? Chính việc tham gia vào "Quy chế Rome" để mọi tội lỗi giới chóp bu được quốc tế xét xử công khai, công bằng, ôn hòa, mới mở ra con đường dân chủ hóa trong hòa bình tại Việt Nam. Bằng ngược lại, khó tránh biến cố bạo loạn, ám sát, khủng bố mang tính du kích hay liều chết v.v... chực chờ bùng nổ, xuất phát từ tính chây ì, ương bướng, bạo ngược và tàn ác của người cộng sản, khiến người dân không còn tiếp tục chịu đựng thêm nữa. Đặc biệt, khi gắn với nền kinh tế đã quá tả tơi. Từ nay đến 2014 - 2015, không thấy bất kỳ một tia sáng nào cho ĐCSVN với sự bảo thủ cùng cực, không chịu thay đổi hiến pháp. Điều cần lưu ý, khi tham gia "Quy chế Rome", những thành phần cấp trung cao, trung và thấp hầu như không thuộc phạm vi tòa triệu tập trong tư cách bị cáo. Đó là điều mà lực lượng tay sai hiện nay nên suy nghĩ kỹ về việc thoát tội, bởi tòa ICC chỉ xét xử những kẻ cầm quyền cấp cao nhất và trực tiếp ra chủ trương. Đây cũng là mấu chốt để những ai còn đang phân vân và tiếp tay cho cộng sản Việt Nam chống lại nhân dân suy nghĩ kỹ về một con đường dân chủ ôn hòa nhất. Không có gì là không phải trả giá. Nợ nhiều trả nhiều, nợ ít trả ít. Chẳng ai đi bắt tội "thiên lôi".
- Phải chăng tất cả tù nhân lương tâm đã ra khỏi nhà tù nhỏ dù ở trong nước hay đã ra nước ngoài, đang bị quản chế hay bị giam lỏng, hoặc các nhà bất đồng chính kiến đã đi tị nạn chính trị, đã đến lúc liên kết và hình thành một hình thức tựa như "Mạng lưới blogger Việt Nam" để cùng ra tuyên bố: Chúng tôi hoàn toàn vô tội và phản đối án tù phi pháp? Lời tuyên bố trực tiếp như thế này, có vẻ mạnh mẽ hơn rất nhiều so với "Mạng lưới blogger Việt Nam" lên tiếng thay?
- Phải chăng tất cả thân nhân của những tù nhân lương tâm còn đang ở tù cùng kết hợp những người ở mục 2, để thay mặt người thân đang ở tù, cùng ký vào tuyên bố như trên? Song hành với nó, đồng loạt gởi đơn yêu cầu "giám đốc thẩm" hoặc "tái thẩm" cho thân nhân mình trong tình hình mới (Việt Nam vừa tham gia UNHRC, CAT)?
- Phải chăng cần một phái đoàn do UNHRC cử tới với thời gian sớm nhất? Đã đến lúc cần lập một ủy ban giám sát độc lập, gồm nhiều thành phần khả tín và uy tín, trong đó có các cựu tù nhân lương tâm và thân nhân của tù nhân lương tâm đang thụ án, mà những người này đủ khả năng và kiến thức chuyên môn, nhằm thay mặt toàn bộ các tù nhân lương tâm và thân nhân của họ để kết hợp với phái đoàn do Liên Hiệp Quốc cử tới, nhằm đạt tính khách quan khi điều tra những tố giác vi phạm nhân quyền?
- Tất cả dân oan, dù bất kỳ hình thức oan sai nào, từ thân nhân bị công an đánh chết, bản thân bị xử oan, mất đất, bị đàn áp, gây thương tích v.v... trên mọi miền đất nước, có lẽ đã đến lúc cùng nhau đồng loạt trực tiếp đến gởi đơn kêu oan cùng các chứng cứ cho: ông Lê Khả Phiêu, ông Trương Tấn Sang, Liên đoàn luật sư Việt Nam, Liên đoàn Luật sư của từng địa phương?
- Không lẽ trong hơn 2 triệu người gốc Việt sống ở nước ngoài không có một người nào có đủ điều kiện để tiến hành khởi kiện Việt Cộng tại Tòa án Tây Ban Nha như người Tây Tạng đang kiện Trung Cộng?
- Đã là thời điểm chín muồi để thành lập một chính đảng trong nước như lời kêu gọi của ông Lê Hiếu Đằng, ông Hồ Ngọc Nhuận với sự đồng thuận từ nhiều ý kiến khác?
Kết
Kinh tế Việt Nam đang tơi tả. Chính trị Việt Nam đang bế tắc. Quốc phòng Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng. Dân tình Việt Nam tựa những đập thủy điện nứt nẻ, chuẩn bị vỡ tung. Thế giới đang dành cho lực lượng dân chủ một thiện cảm sâu sắc cùng sự quan tâm nhân quyền Việt Nam rõ rệt. Lúc này hay bao giờ để người Việt trong và ngoài nước cùng xắn tay áo thực hiện một cuộc chuyển đổi hòa bình cho một chính phủ hậu cộng sản?

Nguyễn Ngọc Già
Việt Nam 21-11-2013
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA 

MTTQVN bao che cho hành vi bán trụ sở của báo Đại Đoàn Kết ở Đà Nẵng?


Người đã biến báo Đại Đoàn Kết thành "đại mất đoàn kết" đọc diễn văn khai mạc chương trình "Nghệ thuật sử thi - Vang mãi bài ca đại đoàn kết  ngày 18/11/2013" (hic). 


Một số nhà báo vừa gửi đơn tới Ban Bí thư trung ương, Ủy Ban Kiểm tra trung ương, Bộ Tài chính, Cục Quản lý công sản, Bộ Công an… để tố cáo Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam bao che cho báo Đại Đoàn Kết trong việc sử dụng sai mục đích và thanh lý tài sản nhà đất trụ sở làm việc trái quy định pháp luật tại văn phòng 82 Trần Quốc Toản, Đà Nẵng. Điều đáng nói ở đây là hơn một năm trước, từ ngày 20/9/2012 đến nay, Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam vẫn không chịu báo cáo kê khai tình hình sử dụng tài sản nhà đất của báo Đại Đoàn Kết tại Hà Nội và Đà Nẵng theo yêu cầu của Bộ Tài chính

Dưới đây là đơn của nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng:


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


ĐƠN TỐ CÁO

(Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam thiếu trách nhiệm trong việc quản lý
tài sản của nhà nước thuộc thẩm quyền của mình để bao che cho báo Đại Đoàn Kết 
cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây thất thoát tài sản nhà đất
là trụ sở văn phòng làm việc tại 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng)
Kính gửi:  - BỘ TÀI CHÍNH  
Tôi là: Nguyễn Mạnh Thắng – Nhà báo - Nguyên  Phó Trưởng Ban Văn hóa – Nghệ thuật báo Đại Đoàn Kết. Nơi cư trú: ****. ĐT: *****
Kính thưa quý vị lãnh đạo!
Tôi xin được tố cáo Ủy Ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam thiếu trách nhiệm trong việc quản lý tài sản Nhà nước thuộc thẩm quyền của mình nhằm mục đích bao che cho báo Đại Đoàn Kết cố ý làm trái quy định của Nhà nước, làm thất thoát tài sản nhà đất là trụ sở Văn phòng làm việc tại 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng, vi phạm Điều 22 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) và Khoản 6 Điều 6 Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước. Cụ thể:
Từ năm 2004 đến nayỦy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam không thực hiện việc báo cáo kê khai tài sản nhà đất tăng thêm của báo Đại Đoàn Kết đối với tài sản nhà đất là trụ sở Văn phòng làm việc Trung trung bộ tại 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng.
Từ tháng 7/2012 đến naynhiều nhà báo là lãnh đạo các Ban của báo Đại Đoàn Kết phát hiện ra việc Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết tự ý bán tài sản nhà đất văn phòng làm việc của báo tại 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng cho Công ty CP xây dựng 79 (công ty tư nhân – không phải cơ quan HCSN) đã làm đơn tố cáo gửi Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Thế nhưng, từ đó đến nay, Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam vẫn cố tình không thực hiện việc ghi tăng tài sản, thanh lý tài sản của báo Đại Đoàn Kết tại 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng cho Bộ Tài chính - cơ quan quản lý có thẩm quyền theo Điều 22 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp quy định.
Ngày 20/9/2012, Bộ Tài chính đã có công văn số 15373/BTC-QLCS gửi Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý (trong đó có báo Đại Đoàn Kết) rà soát, báo cáo kê khai đầy đủ các cơ sở nhà, đất (nhất là ở Hà Nội và Đà Nẵng) và đề xuất phương án xử lý gửi Bộ Tài chính để tổng hợp xử lý, sắp xếp theo quy định. Thế nhưng, đến nay đã quá một năm trôi qua, Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam vẫn chưa báo cáo và tiến hành kê khaiđề xuất hướng xử lý theo quy định của pháp luật và công văn đề nghị của cơ quan quản lý Nhà nước - Bộ Tài chính.
Chính hành vi thiếu trách nhiệm (hoặc cố tình bao che) của Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã để cho báo Đại Đoàn Kết thực hiện trọn vẹn hành vi cố tình không thực hiện việc quản lý, sử dụng sai mục đích và thanh lý tài sản nhà đất trụ sở làm việc trái quy định của pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể:
Ngày 19/7/2004, UBND TP. Đà Nẵng có Quyết định số 5775/QĐ-UB cho phép bán và chuyển quyền sử dụng đất thuộc sở hữu Nhà nước tại 82 Trần Quốc Toản, P. Hải Châu I, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng có diện tích đất 100,70m2, diện tích xây dựng và diện tích sử dụng 95,30m2 cho báo Đại Đoàn Kết – Văn phòng đại diện khu vực trung trung bộ với giá tiền 674.483.400 đồng.
Thế nhưng, suốt từ tháng 7/2004 đến nay, báo Đại Đoàn Kết vẫn không tiến hành kê khai việc gia tăng tài sản. Điều này vi phạm nghiêm trọng  khoản 2 điều 16 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Theo đó, sau khi tiếp nhận tài sản từ UBND TP Đà Nẵng, báo Đại Đoàn Kết phải thực hiện việc ghi tăng tài sản và giá trị tài sản theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Không thuộc thẩm quyền, không theo quy trình thanh lý tài sản như quy định của pháp luật nhưng ngày 20/4/2011, báo Đại Đoàn Kết (đại diện là Tổng biên tập Đinh Đức Lập) đã hoàn tất việc sử dụng sai mục đích và cố ý làm trái quy định về thanh lý tài sản nhà nước là trụ sở làm việc của văn phòng báo tại 82 Trần Quốc Toản, P. Hải Châu I, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho Công ty CP Xây dựng 79 (công ty tư nhân chứ không phải đơn vị Hành chính sự nghiệp) với số  tiền 1 tỷ đồngTrước đó, năm 2004, báo đã nhận của Công ty CP Xây dựng 79 số tiền 674.483.400 đồng. Cả hai lần nhận tiền này không được hạch toán riêng và nộp vào ngân sách theo quy định của pháp luật.
Như vậy, báo Đại Đoàn Kết đã cố ý làm trái nhiều quy định pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản nhà đất.
Kính thưa quý vị lãnh đạo!
Căn cứ Điều 14 Nghị định số 14 /1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ; Khoản 2 Điều 9 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) và Điều 20 Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước và các quy định pháp luật khác, chúng tôi đề nghị Bộ Tài chính, Cục Quản lý Công sản, Thanh tra Bộ Tài chính với thẩm quyền của mình xem xét, kiểm tra và tiến hành xử lý:
1. Kiến nghị cơ quan thẩm quyền xử lý đối với việc thiếu trách nhiệm của Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong việc quản lý tài sản Nhà nước thuộc thẩm quyền, để cho báo Đại Đoàn Kết cố ý làm trái quy định pháp luật, gây thất thoát tài sản nhà đất trụ sở làm việc.
2. Đề nghị người có thẩm quyền thu hồi lại tài sản nhà đất tại 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng bị báo Đại Đoàn Kết sử dụng sai mục đích và thanh lý sai quy định pháp luật theo Điều 14 Nghị định số 14 /1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ; Điều 2, Điều 4 và Điều 9 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
3. Đề nghị thu hồi số tiền 674.483.400 đồng và 1 tỷ đồng mà báo Đại Đoàn Kết thu từ việc sử dụng sai mục đích, thanh lý trái quy định tài sản được giao làm trụ sở làm việc theo Điều 3 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Rất mong nhận được sự giải quyết đúng đắn và hồi âm sớm của quý cơ quan!
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Hà Nội ngày 18 tháng 11 năm 2013
          Người làm đơn
     Nguyễn Mạnh Thắng
                                                                                           

Nguồn blog Nguyễn Xuân Diện
 

Đào Tuấn - Bộ trưởng dạy Quốc hội bài vỡ lòng về văn hóa


Văn hóa không thể bảo tồn bằng cách bắc cặp kính soi vào nhũ hoa của các ca sĩ trên sân khấu.

Mành mành dày đặc những mảnh vỡ bằng gốm của di sản vang lên thanh âm lách tách và cả những vết cứa có khi rách thịt. Trên đầu, những khung nhà ám khói đen trũi. Dưới chân, mảnh kính sắc nhọn rải đầy sàn nhà. Những dấu bàn tay màu trắng in hằn trên thân cây cháy dở đen nhẻm. “XY mãi mãi bên nhau”.

Đây là đoạn văn mà một tờ báo mô tả về buổi trình diễn “Ký ức nhà Lang” trên chính nền ngôi nhà Lang cuối cùng đã cháy trụi khi một “đôi chim chuột” chơi trò nướng ngô nửa tháng trước.

Bài báo đã nói đúng, rằng trước khi chìm vào biển lửa, nhà Lang trước đó đã chìm sâu vào sự lãng quên khi di sản văn hóa duy nhất còn sót lại đó, từ lâu đã chỉ còn là chỗ chim chuột đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng: Chỗ chim ị, chuột chạy và chỗ để người ta chim chuột.
Bên cạnh sự vô tâm trong hình hài một bắp ngô. Cái lối cướp đường để chạy của thủ phạm, và cả sự im lìm của cơ quan chức năng sau đó đang là một biểu hiện của lối ứng xử mà giờ đây đã xuống tận đáy về văn hóa.

Sáng nay, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đã rành rọt yêu cầu: Bộ trưởng Bộ VHTT và DL nói về “Đạo đức xã hội xuống cấp”.

Và trước ống kính truyền hình trực tiếp sau đó, Bộ trưởng Văn hóa 5 lần lắp đi lắp lại hai chữ “bộ phận”: Một bộ phận đạo đức tha hóa, xuống cấp.

Đây là những gì gọn gang dễ hiểu nhất được nhặt ra từ bài phát biểu nghị trường đó:

“Không ít trường hợp vụ lợi, chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị nhân bản”

“Chúng ta không thể nào bỏ qua điều này. Chúng ta xác định văn hóa là nền tảng XH, văn hóa là cái gốc của mọi vấn đề.

Trong nguyên nhân chủ quan có vấn đề nhận thức, đề nghị bà con cử tri hết sức quan tâm đến vấn đề này.

Một bộ phận đạo đức tha hóa, xuống cấp. Đây là vấn đề hết sức nhức nhối.

Đưa sản phẩm không thật ra thị trường là việc làm hết sức giả dối, cần phải phê phán.

Văn hóa yêu cầu rất cao ở tính gương mẫu. Chúng ta nói ít làm nhiều sẽ thiết thực hơn.

Văn hóa cũng như một mặt trận vậy. Chúng ta có thể xây một TP mất vài năm. Nhưng xây dựng văn hóa ứng xử có thể mất hàng trăm năm. Vấn đề là ở từng gia đình.

Bản chất của văn hóa là đòi hỏi con người với con người, con người với thiên nhiên, từ thể xác tới tâm hồn.

Tới đây, Quốc hội bật cười. Còn Bộ trưởng hăng hái nói thêm tới 5 cái gạch đầu dòng và một cái cuối cùng.

Thật ra, cũng có một điều gắn với thời sự thực tế mà cử tri có thể hiểu. Nguyên văn “Cần xây dựng đạo đức lối sống, đòi hỏi chuẩn mực, nguyên tắc ứng xử mà… thủy điện chưa làm đúng đắn”.

Nhưng cuối cùng, làm thế nào để đạo đức, để văn hóa xã hội khỏi xuống cấp? Thật khó đoán.

Thưa Bộ trưởng Văn hóa!

Văn hóa không thể bảo tồn bằng cách bắc cặp kính soi vào nhũ hoa của các ca sĩ trên sân khấu.

Văn hóa không thể cứu vãn bằng cách đợi di sản cháy trụi rồi mới làm triển lãm để cảnh tỉnh.

Văn hóa, không thể giữ gìn bằng sự xa rời thực tế, như lập luận bảo người già tè dầm là xúc phạm người già, như cái cách mà ngành văn hóa vừa hôm qua từ chối cấp phép cho triển lãm Mảnh Sống.

Và văn hóa, càng không thể tạo ra bằng một bài giảng mỹ học cho học sinh vỡ lòng, được nói trước Quốc hội.
Đào Tuấn
Theo blog Đào Tuấn

Gợi ý của TS Nguyễn Quang A về các hoạt động nâng cao dân trí và quyền con người


NHỮNG GỢI Ý HAY CẦN SUY NGHĨ VÀ THAM VẤN

Sắp đến ngày 23 và CSF sắp được 2 tháng, đề nghị quý vị suy nghĩ về một vài dự án khả thi có thể làm được.

Hoạt động trên cơ sở CỨ NHƯ (Cứ như chúng ta đã có dân chủ, cứ như chúng ta có đầy đủ các quyền tự do,...) và không cần đợi nhà nước có cho phép hay không. Nếu đó là quyền của con người, được ghi trong Hiến pháp thì CHÚNG TA CỨ LÀM và đấy là cách hữu hiệu nhất để đấu tranh để đòi các quyền, dần dần các quyền đó, nếu chúng ta mạnh dạn thực hiện, sẽ trở thành thực sự, rồi luật pháp sẽ phải nghi nhận.

Đã có nhiều thí dụ về cách làm như thế. Thí dụ NXB Giấy Vụn, hoặc sách giáo khoa của nhóm Cánh Buồm (sách giáo khoa được coi là nhạy cảm, nhóm Cánh Buồm cứ làm chẳng đợi ai cho phép và tôi nghĩ sẽ đến lúc phải viết sách giáo khoa về lịch sử nữa).

Trong tất cả các lĩnh vực nếu chúng ta vận động người dân làm vậy, thì đấy là sức mạnh ghê gớm. Hai ý có thể làm ngay xin nêu cùng quý vị (như 2 dự án của CSF khởi xướng):

1) Tôi đã thảo luận với một số anh em luật gia và thấy cần làm một dự án hơi dài, hơi lớn về rà soát lại các luật hiện hành xem nên sửa hay làm mới thế nào (độc lập với Quốc hội và Bộ Tư pháp) để đưa ra thảo luận:

- Những luật cần sửa khẩn cấp (Hình sự, Luật bầu cử,...)

- Những luật cần làm mới (luật về hội, luật về hoạt động của các đảng chính trị, ...)

- Hiến pháp (bàn thêm để sửa dự thảo gắn với KN72, dự thảo hiến pháp theo mô hình đại nghị) để tiếp tục thảo luận

- Những bài viết, dự thảo, thảo luận này nhằm giúp cho Quốc hội (hiện hành hay sau này) có tài liệu tham khảo, giúp cho giới chuyên môn thảo luận, tranh luận, giúp cho nhân dân học tập nâng cao dân trí.

- Công việc này cần làm và đã bắt đầu những bước ban đầu từ từ.

2) Xuất bản:

a) Sách:

- Khuyến khích lập nhiều nhà xuất bản tư nhân (theo kiểu NXB Giấy Vụn)

- Móc nối xin bản quyền cho một số tác phẩm

- Móc nối cho việc xuất bản và bán sách điện tử

- Liên kết với cán bộ nhân viên của các NXB của nhà nước

- Liên kết với mạng lưới xuất bản và phát hành (mà theo tôi 80% đã ở trong tay tư nhân)

- Liên kết với các nhà in

- Đẩy mạnh việc giới thiệu và phê bình sách (thiếu khâu này sách khó phổ biến được)

b) Báo

- Khuyến khích ra các tờ báo tư nhân nghiêm túc cạnh tranh với báo chính thống

- Liên kết với các nhà báo làm cho các báo của nhà nước.

- Tìm mô hình để báo có nguồn tài chính và có thể sống khỏe nhờ chính hoạt động làm báo

- Xem xét khả năng in báo giấy (thí dụ các tạp chí) [cứ làm theo quyền tự nhiên của mình]

Tất nhiên phải làm từ từ sao cho có hiệu quả.

Đấy là vài ý gửi quý vị suy nghĩ, góp ý và nhất là tìm ra những anh em trẻ tham gia thực hiện.

Thưa quý vị,

Có rất nhiều dự án mà các nhóm độc lập sẽ thực hiện, CSF hỗ trợ, giúp đỡ, góp ý, ủng hộ; và cũng có một vài dự án CSF chủ trì làm. Thí dụ dự án về thảo luận, rà soát luật, đề xuất luật (đang được xúc tiến) CSF sẽ cùng với các nhóm khác làm và CSF làm luôn vai trò điều phối.

Các dự án khác chúng ta thảo luận và nếu có nhóm nào nhận làm thì hay nhất.

Sáng nay tôi có gặp các cô: Farida SHAHEED và cô Mylène Bidault từ Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp quốc trong hơn 1 giờ (họ gặp nhiều cơ quan Việt Nam, các tổ chức dân sự [anh Nguyên ở Hội Nhà Văn Hà Nội đã gặp họ và anh Nguyên Ngọc nghe nói sẽ gặp họ ở Hội An) và gặp cô Nghiêm Hoa người giúp họ trong chuyến công tác này.

Cô Nghiêm Hoa cho biết sẽ có các sự kiện sau liên quan đến nhân quyền:

- 7-12-2013 có buổi thuyết trình hỗ trợ nhân quyền (Công viên Thống Nhất -Hà Nội)

- 10-12-2013 về tự do biểu đạt (chưa rõ địa điểm)

- 14-12-2013 có 1 sự kiện nữa

Đấy là những hoạt động nhân ngày nhân quyền và cũng có nhiều hoạt động khác để chuẩn bị cho UPR (Universal Periodic Review) về nhân quyền vào ngày 27-1-2014 với chính phủ Việt Nam.

Như thế có nhiều hoạt động mà chúng ta có thể tham gia hay tìm cách quảng bá cho dân chúng biết.

Họ có hỏi tôi nêu 1 điểm mà tôi muốn chuyển đến chính quyền (họ sẽ quay lại HN làm việc với chính phủ) tôi nhắn họ: người dân chúng tôi mong chính quyền (TW, địa phương, các quan chức nhà nước) hãy nghiêm túc thực hiện đúng luật hiện hành (nhất là công an); luật hiện hành còn chưa tốt, tuy vậy những người vi phạm luật nhiều nhất là các quan chức nhà nước và cơ quan nhà nước, nếu họ làm đúng thì tình hình tốt hơn hiện tại rất nhiều (đỡ oan sai, không bắt người theo luật rừng, hoạt động kinh tế hiệu quả hơn, vân vân). Phải dấy lên phong trào đòi ĐCSVN, các cơ quan nhà nước và quan chức nhà nước không vi phạm luật.

Dự án nhỏ: Cách hay nhất là làm 1 trang web nêu những vụ vi phạm luật như vậy (thu thập phản ánh của dân, kiểm chứng, xác minh, phân loại, sau đó công bố; quan trọng là có 1 kho dữ liệu dưới dạng cơ sở dữ liệu về sự vi phạm luật phục vụ cho việc tạo bằng chứng cho những kiến nghị chính sách). Anh em trẻ, các chuyên gia tin học và luật gia có thể hợp sức làm (có thể kiếm 1 NGO chính thức có đăng ký đứng ra và có thể vận động được tài trợ để thực hiện dự án này. Đề nghị các vị nào tham gia được hay giới thiệu người tham gia thì cho biết.

(theo bản tin của TL sáng ngày 21/11/13)
(Người Lót Gạch) 

Hoa Kỳ và vấn đề đưa quân sang Việt Nam năm 1961

Bài này viết nhân dịp 50 năm ngày Tổng thống Kennedy bị ám sát tại Dallas 22-11-1963

Sở dĩ tôi gọi là vấn đề vì nó chưa có gì cả, nó không phải là kế hoạch, chủ trương hay dự tính mà chỉ là bản tường trình và đề nghị của Tướng Maxwell Taylor, cố vấn quân sự của Tổng thống. Trong bản tường trình này Taylor có đề nghị đưa quân tác chiến qua giúp miền nam Việt Nam nhưng đã bị Bộ trưởng quốc phòng McNamara và Tổng thống Kenndey bác bỏ thượng tuần tháng 11-1961.

Năm 1961, tôi học tiếng Anh tại Trường Sinh ngữ Sài Gòn, một hôm ông giáo sư Mỹ tên Philippe cho cả lớp bàn thảo về tình hình Việt Nam, để tìm hiểu thời sự và thực hành tiếng Anh. Ông giáo sư nói báo chí tại Mỹ đăng những hàng chữ tít lớn về tình hình Việt Nam , đó là mối quan tâm hàng đầu tại Mỹ, theo ông nước Mỹ muốn đưa vũ khí sang giúp miền nam VN nhưng cũng rất e ngại khối 600 triệu người Trung Cộng phía bắc.


war-of-vn

Diễn tiến

Vấn đề này đã được MacNamara và các nhà sử gia Mỹ đề cập, chi tiết có khác nhau nhưng đại thể đều giống nhau như đã nói ở trên. Trước hết tôi xin dẫn lời McNamara, sau đó sẽ là ý kiến các sử gia khác.

Theo ông, Tổng thống Eisenhower (Jan1953-Jan 1961) cho rằng nếu Đông dương mất về tay CS sẽ là mối đe dọa Mỹ nhưng người Mỹ không muốn đưa quân vào (1). Năm 1954 Eisenhower nói nếu Đông Dương mất, Đông Nam Á sẽ mất theo y như ván cờ Domino, Mỹ đã thỏa thuận với khối SEATO (2) để bảo vệ Đông Dương và đã bơm 7 tỷ viện trợ quân sự kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa từ 1955-1961.

Năm 1956 khi còn là thượng nghị sĩ, Kennedy đã nói VN là bàn đạp của Thế giới tự do, ta không thể bỏ VN. Năm 1961 khi McNamara làm Bộ trưởng quốc phòng, Sô viết tăng cường liên kết với Cuba, khiêu khích Tây phương tại Bá Linh, Mỹ mới lo vấn đề VN. TT Eisenhower chú trọng tới Lào, cho đó là vị trí trọng yếu của Đông Nam Á, mất Lào, Thái Lan, Miên VN sẽ bị đe dọa, ông chủ trương phải bảo vệ Lào dù phải có chiến tranh. Tháng 8-1961 tình hình Lảo tồi tệ. Bộ trưởng ngoại giao Dean Rusk trong một cuộc họp tại tòa Bạch Ốc khuyên tiếp tục thương thuyết bằng ngoại giao rồi sẽ dùng quân sự bảo vệ Đông Dương dưới chương trình khối SEATO. Kế hoạch cần 30,000 quân chiến đấu do các nước đã ký kết trong đó có Anh, Pháp, Mỹ… cung cấp nhưng Anh, Pháp cho biết họ sẽ không gửi quân. Mùa thu 1961, du kích từ miền Bắc gia tăng xâm nhập vào Nam , Kennedy gửi Maxwell Taylor, Walt Rostow (Ủy viên Hội đồng an ninh quốc gia) sang Việt Nam để lượng giá tình hình.

Trở về Mỹ Taylor và Rostow làm tường trình nói phải gia tăng viện trợ, gửi nhiều cố vấn, trang bị và cả quân tác chiến, chuyển tiếp từ giai đoạn cố vấn sang giai đoạn tham chiến.

Ngày 8-11-1961 McNamara trình Tổng thống về đề nghị của Taylor , Rostow và khuyên theo đuổi mục tiêu. Mấy ngày sau McNamara hối tiếc đã vội ủng hộ Taylor , ông đổi ý. Ngày 11-11 McNamara thảo luận cùng Dean Rusk rồi gửi Tổng thống một tường trình chung bác bỏ đề nghị gửi quân tác chiến qua VN. McNamara nhận định nếu quân đội VNCH chiến đấu hữu hiệu, có thể sẽ không cần quân Mỹ vào. Nếu họ chiến đấu yếu quân đội Mỹ cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ giữa khối dân chúng không thiện cảm với họ.

Kennedy lấy cà hai bản tường trình này vào cuộc họp hôm đó. Ông nói rõ không muốn đưa quân vào VN một cách vô điều kiện để cứu vãn sự sụp đổ của miền nam VN và thẳng tay bác bỏ đề nghị đưa quân tác chiến vào.(3)

Mấy ngày sau, hôm 15-11-1961 tại phiên họp Hội đồng an ninh quốc gia Tổng thống nhắc lại sự nghi ngờ đề nghị đưa quân vào VN. Ông e ngại tham gia cùng lúc hai mặt trận ở bên kia trái đất mà tình hình VN trái ngược với Triều tiên. Tại Triều Tiên sự xâm lăng đã rõ ràng nhưng ở VN còn mơ hồ. Đó là một trường hợp nặng nề khi can thiệp tại 10,000 dặm xa xôi, giúp 200,000 quân chính phủ chống 16,000 du kích, đã tốn hàng tỷ bạc mà chưa có kết quả. Kennedy không tin Mỹ sẽ được khối Liên phòng Đông nam Á (SEATO) ủng hộ, rõ ràng là ông không muốn vậy, buổi họp không có kết thúc.

McNamara sau đó truyền đạt quyết định của Tổng thống cho các cấp chỉ húy quân sự tại Ngũ giác đài vá các cấp chỉ huy chiến trường VN: Đô đốc Felt, Tư lệnh Thái bình dương, Tướng McGarr. Tháng sau, tại cuộc họp đầu tiên ở Hạ Uy Di, McNamara cho họ biết quân tác chiến Mỹ sẽ không được gửi tới VN.

Nhưng cơ bản của vấn đề chưa được giải thích rõ ràng nên người ta vẫn tranh cãi trong nội bộ chính phủ cho tới cái chết của Kennedy hai năm sau. Ngày 13-1-1962, Bộ Tham Mưu Liên Quân gửi McNamara một văn thư nhờ đệ trình lên Tổng thống, họ nói gửi quân tác chiến Mỹ sang VN sẽ ngăn được VNCH khỏi sụp đổ và thúc dục ông tiến hành. Các Tướng Tham mưu trưởng tin rằng hành động này gắn liền với mục tiêu giúp nam VN khỏi rơi vào tay CS mà Hoa Kỳ đã đề ra. McNamara cho là họ sai lầm ở chỗ chưa có quyết định căn bản.

Ngày 27-1 McNamara trình văn thư lên Tổng thống Kennedy với lời phê “Tôi chưa thể thỏa thuận quan điểm các vị Tham mưu trưởng cho tới khi đã có kết quả của chương trình huấn luyện tại miền nam VN hiện nay”.

Ngoài sự trình bầy của Bộ trưởng quốc phòng McNamara, các nhà sử gia cũng đã bàn về chuyện này như sau.

Theo Stanley Karnow (4) tháng 5 năm 1961, Tổng thống Kennedy cử Phó tổng thống Johnson sang VN. Ông ta nói Tổng thống Diệm là Winston Churchill của Á châu, khi về Mỹ ông cho biết nếu mất VN sẽ mất luôn Đông nam Á và người Mỹ sẽ phải chiến đấu tại bờ biển San Francisco.

Khi còn ở VN ông có đề cập vấn đề đưa quân tác chiến Mỹ vào giúp VN mà ông Diệm rất e ngại vì sẽ mất chủ quyền, vấn đề chuyển quân này kéo dài cả năm cho tới tháng 10-1961 khi Kennedy cử Maxwell Taylor sang VN.

Theo lời khuyên của Johnson ông Diệm gửi thư cho Kennedy xin tăng quân từ 100,000 tới 170,000 người, để thực hiện chương trình này cần nhiều cố vấn, trang bị và viện trợ tài chính.

Taylor và Rostow được gửi tới Sài Gòn đề lượng giá tình hình, Kennedy nói rõ ông muốn giúp miền nam khả quan hơn nhưng nhắc Taylor biết người VN và chính phủ phải chịu trách nhiệm về số phận đất nước họ. Tóm lại ông không muốn đưa quân vào nhưng cũng không muốn mất miền nam VN.

Taylor tới Sài Gòn giữa tháng 10-1961, trước khi ông đến, Việt Cộng tấn công mạnh tại Phước Thành (5), Darlac, gây thiệt hại nặng. TT Diệm tuyên bố tình trạng tổ quốc lâm nguy. Ông nói với đại sứ Nolting có thể đón nhận lính tác chiến Mỹ như tượng trưng sự hiện diện và yêu cầu ký hiệp ước quân sự song phương giữa Mỹ và VNCH.

Tại Washington, Bộ Tham Mưu Liên Quân đề nghị gửi quân tác chiến, họ được William P.Bundy, Phụ tá bộ trưởng quốc phòng ủng hộ, họ lý luận những chiến dịch tấn công mạnh sẽ giúp chính phủ VNCH hiệu quả hơn. Kennedy tìm cách làm xẹp những áp lực này, ông bèn nghĩ ra một kế cho đăng trên tờ The New York Times bản tin “Cấp lãnh đạo Ngũ giác đài không muốn gửi quân tác chiến qua Đông nam Á”. Bài báo khiến ông Diệm yên lặng.

Sau hai tuần ở VNCH, Taylor và nhóm chuyên viên làm tường trình, họ nhắc lại thuyết Domino, cảnh cáo nếu mất VN sẽ mất Đông nam Á rồi đề nghị gia tăng cố vấn, viện trợ ba phi đội trực thăng để giúp VNCH phục hồi. Taylor đề nghị gửi 8,000 quân tác chiến cải trang làm lính tiếp vận cứu trợ bão lụt tại đồng bằng sông Cửu Long. Tại Washington McNamara và Bộ Tham Mưu Liên Quân bác bỏ đề nghị của Taylor nêu lý do gửi 8,000 quân sang VN không thay đổi cán cân mà có thể bị sa lầy. Họ đề nghị đưa sáu sư đoàn khoảng 200,000 người qua. Đề nghị khiến Kennedy khó xử, ông sợ Quốc hội sẽ ác cảm với Ngũ giác đài, ông không muốn gửi nhiều quân như vậy.

Kennedy khuyên McNamara cùng với Dean Rusk soạn một tường trình nhẹ nhàng hơn giúp viện trợ ông Diệm và hoãn lại việc gửi quân, ông sợ sẽ đi tới leo thang ví như khi uống rượu, uống một ly rồi sẽ muôn uống thêm ly nữa. Sự thực việc can thiệp vào VN ngày càng mạnh, cố vấn gửi tới ngày càng nhiều, tiền viện trợ cho VN được giữ kín vì nó vi phạm hiệp định Genève và để dấu người dân Mỹ.

Sử gia Bernard C. Nalty nói (6) tháng 5-1961 Phó tổng thống Johnson thăm VN đề nghị gửi quân sang tham chiến hoặc ký hiệp ước quân sự hai bên nhưng ông Diệm từ chối cả hai đề nghị, ông muốn giữ chủ quyền đất nước. Tình hình quân sự ngày càng tồi tệ, bốn tháng sau, vào ngày 18-9-1961, Việt cộng tấn công Phước Thành, giết tỉnh trưởng và 75 quân lính khác khiến ông Diệm hoảng đề nghị phía Mỹ ký hiệp ước quân sự. Ông Diệm cho Tổng thống Mỹ biết tinh thần quân dân miền nam xuống thấp vì họ sợ Mỹ bỏ rơi như Lào. Từ giữa tháng 5-1961, mười bốn nước hội đàm tại Genève để trung lập hóa Lào.

Ngày 11-10 Kennedy cử tướng Maxwell D. Taylor, cố vấn quân sự và Tiến sĩ Walt W. Rostow, phụ tá đến VNCH nghiên cứu tình hình. Trở về nước hai người cho biết an ninh miền nam VN nghiêm trọng nhưng vẫn cứu vãn được nếu Mỹ nhanh chóng nâng cao tinh thần người miền nam. Họ khuyên Tổng thống tăng viện trợ và gửi quân tham chiến.

Kennedy và các cố vấn mới đầu cứu xét việc gửi một số quân tác chiến tượng trưng nhưng đối với hiện tình họ bác bỏ dựa trên cơ bản thắng lợi là do người VN, Mỹ chỉ viện trợ và huấn luyện thôi.

Tác giả Marilyn B. Yuong nói về vấn đề này như sau (7): Eisenhower để lại cho Kennedy miền nam VN bị du kích bao vây và Lào khuynh tả. Khi rời tòa Bạch Ốc Eisenhower khuyên Kennedy đưa quân chiếm Lào để khỏi bị CS chiếm nhưng Bộ Tham Mưu Liên Quân cho là không thể thực hiện được. Họ nghĩ ít nhất phải cần tới sáu chục ngàn quân, vả lại có thể khiến Trung cộng tràn vào hoặc đưa tới chiến tranh nguyên tử, kinh nghiệm thất bại vịnh Con Heo tháng 4-1961 khiến Kennedy sợ thất bại ở Lào. Người Mỹ không tin tưởng người Lào cho rằng họ khó mà giúp Mỹ chống CS. Từ giữa tháng 5-1961, mười bốn nước thảo luận trung lập hóa Lào tại Genève, Tổng thống Kennedy cho rằng bảo vệ VN tốt hơn Lào, các cố vấn của Kennedy nhận định nam VN là một đất nước có tổ chức, quân đội của họ chiến đấu tốt có lợi cho Mỹ. Cố vấn an ninh Mc George Bundy báo cho Bộ ngoại giao biết Tổng thống đặt VN như ưu tiên hàng đầu cần hành động.

Tháng 5-1961 phó Tổng thống Johnson được cử sang Sài Gòn, để năng cao tinh thần ông Diệm, Johnson ca ngợi ông là một Winston Churchill của châu Á. Johnson đưa thư của Kennedy bầy tỏ sự ủng hộ VNCH, giúp đỡ miền nam chống CS . Khi về Mỹ ông nói phải giữ VN hay chấp nhận thất bại rồi rút về phòng thủ tại bờ biển San Francisco . Johnson thúc dục Kennedy.
“Để bảo đảm sự giúp đỡ của Quốc hội cho cuộc chiến lâu dài, tốn kém giúp ông Diệm thắng CS, ta cần làm dịu sự sợ hãi của ông Diệm về việc quân Mỹ sang chiến đấu tại VN, ông Diệm không muốn thế trừ khi địch công khai xâm lược”.

Việt Cộng ngày càng gia tăng lực lượng, một số viên chức nội các Kennedy đề nghị gửi quân tác chiến vào ngay nhưng chưa có chủ trương thống nhất. Walt W. Rostow muốn gửi 25,000 quân tuyển từ các nước khối SEATO để ngăn chận đich tại vùng khu phi quân sự. Nếu không có kết quả sẽ cho mở chiến tranh du kích tầm cỡ lớn của Mỹ tại miền Bắc, có thể chiếm Hải phòng. Nhưng Phụ tá thứ trưởng ngoại giao cho biết khoảng từ 80-90% du kích xâm nhập là người miền Nam.

Tháng 10-1961 Kennedy gửi cố vấn quân sự Taylor tới VN, trong vòng một tuần ông gửi điện tín về khuyên Tổng thống gửi quân tới ngay để cho Đông nam Á thấy Mỹ quyết tâm chống CS xâm lăng. Tình hình ngày càng tồi tệ, phản ứng nhanh của Mỹ có thể tiết kiệm thời gian. Đề nghị của ông gồm đưa 8,000 quân tác chiến sang giả dạng cứu lụt để ông Diệm khỏi mặc cảm là quân tác chiến, tăng cường cố vấn Mỹ cho mọi cấp quân đội cũng như chính phủ, tăng huấn luyện địa phương quân, tăng mạnh viện trợ trực thăng, oanh tạc cơ, máy bay trinh sát cùng các chuyên viên vận hành, bảo trì.

Trước khi Taylor đi VN, Hilsman (Giám đốc nha nghiên cứu Bộ ngoại giao) sau bốn tháng nghiên cứu khuyên phối hợp các hành động dân sự, tình báo, cảnh bị, lực lượng chống du kích kiểu cảnh sát hơn là dùng quân đội. Rostow đề nghị gửi 5,000 quân tới vĩ tuyến 17.

Robert Komer (Ủy viên Hội đồng an ninh QG) cũng đồng ý đề nghị gửi quân qua ngay, phải đưa quân qua nhanh trước khi nó mở rộng như cuộc chiến Triều Tiên. McNamara và Bộ Tham Mưu Liên Quân nói rõ hơn việc phải làm, cần phải gửi quân qua VN, trước hết là tám ngàn người trá hình cứu lụt như Taylor đề nghị và sau cùng cần một lực lượng lớn 205,000 người. Cố vấn Mc George Bundy đồng ý gửi quân tác chiến như một bàn đạp nhưng chỉ giới hạn một sư đoàn thôi.

Không phải mọi người đồng ý hết, Averelle Harriman (Phụ tá Bộ trưởng ngoại đặc trách Viễn đông sự vụ), Chester Bowles (Thứ trưởng ngoại giao), John Galbraith (Đaị sứ Mỹ tại Ấn độ), Abraham Chayes (Cố vấn ngoại giao).. lại chủ trương có thể thương thuyết về VN như đang đàm phán về trung lập hóa Lào. Chayes cho rằng chính phủ ông Diệm sắp sụp đổ về chính trị chứ không phải quân sự và đề nghị của Taylor chỉ giải quyết vấn đề quân sự, Chayes cảnh báo nếu Tổng thống đưa quân tác chiến qua, ông cũng phải chuẩn bị leo thang cỡ như tại Triều Tiên.

Tại phiên họp Hội đồng an ninh quốc gia ngày 15-11-1961 Kennedy không chấp thuận gửi quân sang VN (ở đây tác giả Marilyn B Young cũng trích lại sách của McNamara như đã nói trên nên tôi không nhắc lại). Marilyn nói quyết định sau cùng của Tổng thống về bản tường trình của Taylor cho thấy ông vừa do dự và cả quyết. Sau này Chayes cho biết vấn đề đàm phán bị bác bỏ vì không đủ người ủng hộ, vấn dề gửi quân ngay cũng bị bác bỏ. Nhưng Đoàn viện trợ quân sự Mỹ được đưa lên hàng Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự Mỹ tại VN (MACV). 12 đại đội trực thăng được gửi qua , tăng số cố vần Mỹ, Khi Kennedy vào Tòa Bạch Ốc có 800 quân nhân Mỹ tại VN, cuối 1961 lên 3,000, năm 1962 lên 11,000.

Về vấn đề này tác giả Nguyễn Kỳ Phong (8) cũng nói tương tự như các nhà nghiên cứu trên: Giữa 1961 chính sách ngoại giao Mỹ về VN bước sang giai đoạn quan trọng, đầu năm 1961 VC gia tăng xâm nhập, phá hoại, Tổng thống Diệm tuyên bố tình trạng Tổ quốc lâm nguy. Walt Rostow đề nghị Kennedy gửi 25,000 quân thuộc khối SEATO đến VNCH để tuần hành tại biên giới Ai Lao và khu phi quân sự để ngăn CS xâm nhập . Kế hoạch đã bị Ngũ giác đài phủ nhận lý do đóng quân rời rạc dễ bị tấn công.

Giữa tháng 10-1961 Tổng thống Kennedy cử Taylor và Rostow tới VN để lượng giá tình hình, trong thời gian tại VN Taylor có đề nghị với ông Diệm chấp nhận 8,000 quân tác chiến Mỹ vào VN dưới hình thức cứu lụt nhưng ông Diệm không đồng ý vì sợ vi phạm Hiệp định Genève và nhất là sợ mất chủ quyền. Hai tuần sau phái đoàn về Mỹ trình tổng thống bản tường trình mà phần cuối có đề nghị gửi quân tác chiến sang VN nhưng bị Kennedy y bác bỏ cho là chưa cần gửi quân trong lúc này.

Nhận xét và kết luận

Theo lời Bộ trưởng quốc phòng McNamara và các nhà nghiên cứu, cuối năm 1961 Tướng Maxwell Taylor là người đề nghị đưa quân tác chiến sang VN nhưng tường trình bị McNamara và Kennedy bác bỏ. Lý do chính Kennedy nêu ra là cơ bản của vấn đề người VN phải tự chiến đâu cho nước họ, Hoa Kỳ chỉ viện trợ và huấn luyện. Sở dĩ Kennedy không cho đưa quân tác chiến vào VN vì e ngại phải lo một lúc hai mặt trận ở bên kia vòng trái đất gồm TriềuTiên và VN. Tại VN Cộng quân chỉ đánh du kích chưa tấn công xâm lăng như tại Triều Tiên, cuộc chiên không giới tuyến, mơ hồ. Tóm lại Kennedy sợ vi phạm hiệp định Genève và sợ bị sa lầy.

Trên đây hai tác giả Stanley Karnow và Marilyn B Young có nói kế hoạch đưa 8,000 quân sang VN bị McNamara và Bộ Tham Mưu Liên Quân bác bỏ, họ đề nghị đưa 200,000 quân sang VN. Về điểm này hoàn toàn không thấy McNamara nói thế, tôi nghĩ hai tác giả có sự nhầm lẫn, McNamar không bao giờ chủ trương can thiệp quân sự trực tiếp mà ngược lại ông có khuynh hướng bàn ra và chính ông đã ảnh hưởng tới Kennedy.

Sau này McNamara nói thêm về quan điểm của mình, xin sơ lược như sau:

Nhìn lại biên bản buổi họp hôm ấy (15-11), rõ ràng là quyết định (không gửi quân) của chúng tôi vẫn còn hợp lý. Tại sao người ta không đặt năm câu hỏi cơ bản nhất là có phải mất VN sẽ mất Đông nam Á hay không? Nó đe dọa an ninh Tây phương không? Cuộc chiến qui ước hay du kích sẽ diễn ra? Ta có thể thắng khi quân Mỹ chiến đấu cùng với người VN không? Trước khi đưa quân vào VN ta có cần tìm giải đáp cho những câu hỏi trên không?

Mặc dù trong những tháng đầu của năm 1961, Hoa Kỳ tiến lại với VN có tính rời rạc, đa số các viên chức tòa Bạch Ốc, cả Kennedy và McNamara đều tin rằng chỉ có người VN mới giải quyết được vấn đề. Người Mỹ chỉ có thể giúp họ bằng huấn luyện và viện trợ tiếp liệu nhưng chúng tôi không thể chiến đấu cho họ.
Rồi ông kết luận

“Nếu chúng tôi đã làm như vậy thì toàn thể lịch sử của thời đại đã có thể đổi khác”
(Had we held to it, the whole history of the period would have been different) (9)

McNamara không tin tưởng nhiều vào thuyết Domino và đặt giả thuyết nếu Hoa Kỳ không đưa quân vào VN giữa năm 1965 dưới thời Johnson thì chưa chắc họ đã sa lầy, ông ta chủ trương chỉ viện trợ vũ khí mà không can thiệp bằng quân sự.
Mấy tuần qua, trang mạng damau.org và tuần báo Sài Gòn Nhỏ có đăng bài của tác giả Đinh Từ Thức “50 năm sau biến cố 1 tháng 11, 1963: Xét lại nguyên nhân và hậu quả”

Trong bài có đoạn nói.

“Tuy nhiên, về nguyên nhân của cuộc đảo chánh, có một “huyền thoại” cần xét lại.
Trong suốt 50 năm qua, đã có rất nhiều người, nhiều đến nỗi không thể liệt kê hết ở đây, gồm cả những “bình luận gia”, “học giả” hay “sử gia”, hầu như ai cũng nói giống nhau, như một sự thật hiển nhiên, không cần dẫn chứng, là Mỹ đảo chánh để có thể mang quân vào trực tiếp tham chiến ở Việt Nam, vì ông Diệm chống lại việc này. Theo “huyền thoại” này, Mỹ phải lật ông Diệm như loại bỏ một chướng ngại vật, để có thể đổ quân vào VN. Đặc biệt là khẳng định này thông dụng trong dư luận người Việt, nhưng hầu như không được nhắc tới trong tài liệu và sách báo của Mỹ. Tôi chỉ được biết vài ba cuốn sách của Mỹ nói tới điều này, nhưng lại căn cứ từ sách báo Việt ngữ.
(ngưng trích)

Sau đó ông Đinh từ Thức đã phủ nhận huyền thoại này và cho là sai lịch sử.

Theo ý kiến của tôi việc chính phủ Kennedy làm đảo chính lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa để đưa quân vào VN không đúng. Trước hết cuộc đảo chính diễn ra cuối năm 1963 dưới thời Kennedy nhưng một năm rưỡi sau Hoa Kỳ mới thực sự đưa quân vào VN, bắt đầu từ giữa năm 1965 dưới thời Johnson, đó không phải là chủ trương của Kennedy, mỗi Tổng thống có chính sách riêng. Lý do thứ hai Kennedy và McNamara không chủ trương dấn thân nhiều vào VN, không gửi quân tham chiến như đã nói trên

Ngoài ra ông Đinh Từ Thức cũng bác bỏ nhận định cho rằng chính phủ Kennedy áp lực ông Diệm để được lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh. Theo tôi biết điều này hoàn toàn sai sự thực, Kennedy không bao giờ muốn thế. Giai đoạn này người Mỹ không chủ trương dấn thân nhiều ở VN, thậm chí như đã trình bầy còn có một số ý kiến của vài cố vấn khuyên nên rút ra khỏi VN, trong đó McNamara, người có nhiều quyền lực đã nói phong phanh không tin tưởng vào cuộc chiến này cho lắm.
Phía VN, Tổng thống Diệm chống đối việc Mỹ đề nghị đưa quân tác chiến vào nhưng đó chỉ là ý kiến riêng của cố vấn Taylor và Phó tổng thống Johnson khi họ sang VN, Tổng thống Kennedy không chủ trương như vậy. Tuy nhiên như đã nói trên ông Diệm chỉ chống đối Mỹ đưa quân sang VN trong giai đoạn khi mà cuộc chiến còn là du kích vì sợ sẽ bị tố cao vi phạm Hiệp định Genève, nhưng ông không chống đối trong trường hợp CSBV tấn công xâm lăng như tại Triều tiên.

Như đã nói trên khi VC đánh lớn, tấn công Phước Thành ban ngày giết tỉnh trưởng khiến ông Diệm hoảng và cũng đã đề nghị Hoa Kỳ ký Hiệp ước quân sự đôi bên vì sợ bị Mỹ bỏ rơi như Lào. Nói tóm lại việc ông Diệm chống Mỹ đưa quân vào miền nam không phải là chống tuyệt đối 100% như nhiều người nghĩ mà tùy theo tình thế.

Năm 1965 dưới thời Johnson tình hình quân sự tại miền nam VN nguy kịch hơn thời Kennedy rất nhiều, BV đưa các đơn vị chính qui xâm nhập miền nam mở rộng chiến tranh. Tháng 4-1965 Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu (Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quân lực) đưa tin tức bi đát khiến người Mỹ nản lòng “CS kiểm soát đa số thôn quê, chúng tôi chỉ giữ các thành phố chính, địch sắp tràn vào, rất cần quân Mỹ can thiệp” (10). Theo Trung tướng Ngô Quang Trưởng khoảng thời gian này mỗi tuần VNCH mất một tiểu đoàn và một quận, nếu không có sự can thiệp của quân đội Mỹ, miền nam sẽ mất trong vòng 6 tháng (11).

Tướng Westmoreland nhiều lần khẩn hoản xin tăng quân và Tổng thống Johnson đã gửi nhiều quân tác chiến đến VN từ 184,000 năm 1965 lên tới 530,000 năm 1968. Sở dĩ như vậy vì miền nam không đủ hỏa lực, nhân lực để tự vệ, Hoa kỳ không viện trợ đầy đủ cho miền nam VN.

Năm 1985, Nixon viết No More Vietnams, tại chương cuối cùng Third World War ông rút ra bài học từ cuộc chiến VN. Nixon nói (12) từ năm 1969 ông đã nhận định do kinh nghiệm từ cuộc chiến VN, Mỹ sẽ không gửi quân đi tham chiến. Do đó ông đã xây dựng Học Thuyết Nixon chủ trương trong tương lai trừ khi một siêu cường (Nga, Tầu) đưa quân can thiệp trong cuộc chiến, Hoa Kỳ sẽ không gửi quân tác chiến. Người Mỹ sẽ theo đường lối của Sô viết, chỉ gửi viện trợ vũ khí mà không đem quân vào can thiệp, nước bị tấn công phải tự chiến đấu. Sô viết đã chiếm được nhiều nước mà chỉ đứng ngoài giật giây.
Chủ trương của Nixon như trên đây chỉ là lý thuyết.

Nhiều người nói Hoa kỳ không cần phải gửi quân tác chiến sang VN mà chỉ cần viện trợ đầy đủ vũ khí, người miền nam có khả năng thắng cuộc chiến chống CS. Nhưng thực ra vấn đề không đơn giản như người ta tưởng, trong quá khứ, Mỹ cung cấp vũ khí, chiến cụ cho các nước đồng minh không bao giờ tương đương với viện trợ quân sự của Nga và Trung cộng cho các nước bạn của họ. Năm 1950 Bắc Triều Tiên với dân số chỉ bằng nửa Nam Triều Tiên nhưng đã được Nga, Trung Cộng giúp nhiều vũ khí tràn xuống chiếm miền nam khiến Mỹ phải đem quân vào. Năm 1954, theo Tướng Navarre trong Agonie de l’Indochine, Pháp thua trận Điện Biên Phủ vì lực lượng và hỏa lực địch do Trung Cộng giúp quá mạnh mà viện trợ của Mỹ không thể giúp Pháp cứu vãn tình thế. (13)

Cuộc chiến VN giai đoạn từ 1960, 1961 cho tới 1975, như ta đã thấy miền nam vẫn cần sự can thiệp của quân tác chiến Mỹ hoặc yểm trợ của B-52 vì không đủ hỏa lực và lực lượng để tự vệ, Hoa Kỳ đã không viện trợ đầy đủ cho VNCH.

Sở dĩ như vậy vì phía Thế giới tự do chỉ có một mình Mỹ gánh vác trách nhiệm viện trợ cho các nước bạn trong khi phía bên kia cả Nga sô, Trung Cộng và các nước Cộng sản Đông Âu cùng hiệp lực giúp đồng minh của họ. Lại nữa ngân khoản đề nghị viện trợ của chính phủ Mỹ phải đưa ra Quốc hội duyệt xét, bàn tới bàn lui, thường là bị cắt xén trong khi chính quyền CS không cần phải đưa ra Quốc hội, họ muốn giúp đồng minh bao nhiêu cũng được.

Từ đầu chí cuối cuộc chiến VN, CS quốc tế đã giúp BV một khối hàng viện trợ vĩ đại như dưới đây.(14)

Tổng cộng 2 triệu 362 ngàn tấn hàng hậu cần và vũ khí

Về chi tiết: 3 triệu 600 ngàn khẩu súng bộ binh; 65,626 súng chống xe tăng; 27,960 khẩu súng cối; 2, 430 khẩu pháo hỏa tiễn; 2,165 khẩu đại bác; 3,229 khẩu cao xạ; 19,836 hỏa tiễn phòng không; 2,209 xe tăng, thiết giáp; 458 máy bay chiến đấu; 82 tầu hải quân; 148 tầu vận tải….

Nhiều người chỉ trích Hoa kỳ đưa nửa triệu quân vào VN những năm 1965- 1968 làm mất chính nghĩa của cuộc chiến, xâm phạm chủ quyền VN nhưng đó là chuyện bất khả kháng, để cứu nguy miền nam họ không có con đường nào khác. Họ đưa quân vào để cứu miền nam VN, gần sáu mươi ngàn quân Mỹ đã hy sinh chết thay cho người miền nam. Nếu trường hợp Hoa Kỳ không đưa quân sang VN mà chỉ viện trợ quân sự thì quân đội VNCH sẽ phải chịu tổn thất nhân mạng thêm lên hàng trăm nghìn người, tổng số binh sĩ tử trận sẽ lên tới ba trăm nghìn hay hơn nữa mà cũng chưa chắc đã thắng được cuộc chiến.
Có giả thuyết cho rằng Kennedy bị tài phiệt chế tạo vũ khí giết vì không muốn tham dự cuộc chiến VN, đúng sai thì chưa biết nhưng nó cho thấy một sự thực, ông muốn rút quân nhân Mỹ ra khỏi VN.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt
—————————————————-
(1) Robert S. McNamara, In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam (in 1995) trang 31, 32
(2) Liên phòng Đông nam Á
(3) In Retrospect, trang 39
(4) Vietnam A History trang 267, 268, 269, 270
(5) Ngày 18-9-1961 hai tiểu đoàn VC chiếm tỉnh lỵ Phước Thành trọn một ngày, giết tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng và 10 công chức, tổng cộng có 17,000 cán binh xâm nhập miền nam. Ngày 18-10-1961 Tổng thống VNCH ban hành tình trạng khẩn cấp toàn quốc. (Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1955-1963, trang 228,229)
(6) The Vietnam War trang 67
(7) The Vietnam Wars 1945-1990, trang 78-82
(8) Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, trang 151-155
(9) In Retrospect trang 39, 40
(10) Marilyn B. Young The Vietnam wars 1945-1990, trang 142
(11) Trận Chiến Trong Mùa Lễ Phục Sinh 1972, in 2007, trang 16, 17.
(12) No More Vietnams trang 217
(13) Agonie de l’Indochine trang 251-255
(14) BBC.Vietnamese.com ngày 10-5-2006; Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh; Đăng Phong, Năm Đường Mòn Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Trí thức Hà nội 2008, trang 120, 121
(Đàn Chim Việt) 

Giải quyết tình hình tài chính của Vinashin: Việt Nam cần có tự do báo chí

Khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam đang ngày càng trầm trọng hơn bởi nước này thiếu vắng cơ chế kiểm soát và cân bằng.

Ảnh: Ben Cooper/Flickr
Ảnh: Ben Cooper/Flickr
Các nhà hoạch định chính sách ở Hà Nội đang khá bận rộn khi đương đầu và thảo lược các biện pháp chấp vá các lỗ hỏng tài chính vốn bị tổn thất nặng nề trong thời gian vừa qua. Đây là nhiệm vụ khá khó khăn đối với các nhà hoạch định trong một nền kinh tế kế hoạch tập trung được kiểm soát bởi một nhà nước độc đảng với tham vọng trở thành một nước cộng sản tiên phong trên thế giới.

Mối quan tâm và đồng thời cũng là vấn đề lớn ở thời điểm hiện tại chính là Tập đoàn Vinashin, công ty đóng tàu do chính phủ điều hành vốn là một niềm tự hào trong khối doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. Tập đoàn này đang phải chịu các khoản nợ lên đến 4 tỉ USD, và thậm chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng phải gánh chịu trách nhiệm không hề nhỏ trong vấn đề này.
Trong thời gian tới, chính phủ Việt Nam sẽ trả nợ bằng cách huy động số vốn 626 triệu USD dưới dạng trái phiếu tại Thị trường Chứng khoán Singapore, đồng thời Vinashin cũng sẽ được đổi tên thành Tập Đòan Công nghiệp Tàu thủy (Shipbuilding Industry Corporation – SBIC).
Như vậy, nhiệm vụ sắp tới của SBIC sẽ khá khó khăn. SBIC sẽ gồm 8 công ty con tập trung vào lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu. Số 234 doanh nghiệp còn lại sẽ được tái cơ cấu thông qua việc bán tài sản, cổ phần hoá và sát nhập lại với nhau, các doanh nghiệp này sẽ không duy trì trong cơ cấu tổng công ty.
Nhưng khi chứng kiến các động thái của chính phủ trong thời gian vừa qua, những người có liên quan và có trách nhiệm sẽ phải dừng lại khi xem kỹ số liệu của Bộ Tài chính đưa ra.  Các số liệu do Bộ Tài chính cho thấy trong năm qua có hơn hai phần ba các doanh nghiệp địa phương báo cáo kinh doanh thua lỗ.
“Các doanh nghiệp muốn việc thu thuế [sẽ] đặt ra một lộ trình cải cách hành chính để tạo ra môi trường kinh doanh tự do hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra”, Hoàng Quan Phòng, Trưởng ban – Chánh Văn phòng Công tác Hiệp hội Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết.
Vấn đề của ông Phòng và thủ tướng – những người có “mối liên kết” chặt chẽ với các doanh nhân tham nhũng – là các doanh nghiệp tư nhân hoạt động với sự can thiệp tối thiểu của chính phủ đã và đang ở trong tình trạng tốt hơn rất nhiều.
Các doanh nghiệp tư nhân thậm chí có xu hướng hoạt động tốt hơn so với các nước khác, nơi mà báo chí được tự do tham gia và đưa ra các ý kiến. Chứng cứ về nền kinh tế – kinh doanh mà không bị cản trở bởi các rào cản từ các nhân vật cấp cao trong chính phủ – thì chính phủ Việt Nam thường dành nhiều thời gian bắt giam và bỏ tù những người chỉ trích chính quyền nhiều hơn là thời gian họ dành để giải quyết các tổn thất về lợi nhuận và các ngành công nghiệp đang được nhà nước trợ cấp. Vì thế, thay vì chỉ trích chính phủ Việt Nam, ở đây chúng ta cũng nên cho họ một chút khen ngợi nho nhỏ.
Các sáng kiến khác được đưa ra và thực hiện gần đây bao gồm việc đặt yêu cầu với Vietnam Airlines huy động bán ra hơn 24 triệu cổ phiếu tại Techcombank nằm trong lộ trình thoái vốn ngoài ngành đang được hãng này và tổng công ty thực hiện.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã công bố một dự thảo cấm những người không có quốc tịch Việt Nam mở tài khoản tiết kiệm ngân hàng bằng ngoại tệ. Nghị định này đưa ra nhằm kiềm chế việc lợi dụng lãi suất cao ở Việt Nam để gửi tiền từ nước ngoài vào tài khoản của họ tại các ngân hàng địa phương.
Động thái này sẽ phá vỡ toàn bộ các bộ luật được đưa vào như một phần trong kế hoạch gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam hồi năm 2006. Có lẽ, những quy định này sẽ không được áp dụng trong tương lai. Nhưng điều đáng lo ngại hơn chính là các lý luận của chính phủ đằng sau dự thảo về nghị định trên, bởi vì “nó đang gây sức ép trên thị trường ngoại hối, đặc biệt khi vào thời điểm căng thẳng”.
Sự thật ở đây là thị trường ngoại hối đơn giản phản ánh tình trạng của nền kinh tế, nhưng khi những ý kiến phân tích được nhen nhóm đưa ra công luận thì các nhà phân tích đó lại bị [chính phủ] chặn đứng. Thay vào đó là những chính trị gia, những người đã tạo ra các hỗn loạn tài chính không hề nhỏ trong thời gian vừa qua lại nghĩ rằng họ là những người duy nhất có quyền đưa ra các quyết định hay ý kiến về các vấn đề đó.
Để giải quyết hay đưa ra các giải pháp cho các vấn đề trên, có lẽ tốt nhất là không làm gì hết bởi đó là những việc trái với qui định pháp luật Việt Nam và có thể kết thúc bằng các án tù dài hạn.

Luke Hunt
, The Diplomat
Huệ Đăng chuyển ngữ, CTV Phía Trước 
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
 

Philippines "khinh" mọi cứu trợ từ Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Một nghị sĩ Quốc hội Philippines cho biết, do nhận được viện trợ nước ngoài dồi dào, Manila không cần thiết phải nhận bất cứ sự giúp đỡ nào từ Trung Quốc.
 Lính Mỹ và Philippines xếp hàng cứu trợ để gửi tới nạn nhân bão Haiyan.
 
Truyền thông Philippines dẫn lời một nghị sĩ Quốc hội giấu tên cho biết, Bắc Kinh đã có những nỗ lực cứu trợ (dưới hình thức viện trợ lương thực và y tế) cho nước này sau siêu bão Haiyan. Cụ thể, theo Hoàn cầu Thời báo, Trung Quốc đã cố gửi 2 máy bay 747 mang hàng cứu trợ tới Cebu để từ đây chuyển giao tới tỉnh Leyte - khu vực bị siêu bão tàn phá nặng nề nhất.
 
Tuy nhiên, 2 máy bay này đã bị chính phủ Philippines cấm hạ cánh. Manila do dự và từ chối tiếp nhận viện trợ từ Trung Quốc bởi quan hệ song phương bị đóng băng liên quan các tranh chấp lãnh thổ ngày càng leo thang ở Biển Đông thời gian qua.
 
Theo vị nghị sĩ Philippines, nhờ nhận được sự giúp đỡ tận tình và các nguồn viện trợ dồi dào từ cộng đồng quốc tế, Manila cảm thấy không cần thiết phải nhờ cậy Trung Quốc. Một giáo sư chính trị Philippines cũng cho biết, Trung Quốc là nước duy nhất có hàng viện trợ bị chặn lại ở cửa khẩu do chính phủ nước này không muốn mắc nợ Bắc Kinh. 
 
Trước đó, Bắc Kinh cũng bị chỉ trích vì hỗ trợ 100.000 USD viện trợ cho Philippines để khác phục hậu quả thiên tai.
  Bạch Dương (theo WCT)
 

Vì sao chỉ 7% dân nông thôn hài lòng với cuộc sống?

Chị Lý Thị Dung (xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, Hà Giang) cày ruộng với con trâu trị giá 18 triệu đồng. Con trâu được chị “tậu” từ tiền vay của Quỹ hỗ trợ người dân miền núi - Ảnh: T.T.D
TTO - Chỉ 7% trong hơn 2.700 cá nhân/hộ gia đình sống ở nông thôn tham gia nghiên cứu “Phát triển kinh tế và hạnh phúc”, một thành phần của nghiên cứu toàn diện về đời sống và kinh tế ở nông thông cho biết họ cảm thấy rất hài lòng với cuộc sống.
Nghiên cứu được thực hiện năm 2012 và công bố 21-11 tại Hà Nội.

Cũng theo kết quả nghiên cứu này, có 6% cho biết không hài lòng chút nào với cuộc sống, 45% cho biết khá hài lòng với cuộc sống và phần còn lại là 42% không hài lòng lắm với cuộc sống của họ.

Theo nhóm nghiên cứu đến từ ĐH Copenhagen (Đan Mạch), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, đây là nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống về hạnh phúc ở VN.

Theo nghiên cứu, những người có thu nhập cố định, lao động nông nghiệp trên ruộng đồng của mình hạnh phúc hơn so với người làm công/làm thuê và người kinh doanh.

Nghiên cứu cũng cho thấy nhóm gia đình có hai con là nhóm hạnh phúc nhất và tồi tệ nhất là nhóm có 4 con trở lên. Những người ly hôn được hỏi cũng có tỷ lệ không hài lòng với cuộc sống nhiều hơn hẳn so với người chưa lập gia đình, người có gia đình và người góa chồng/vợ.

Những người được hỏi cũng cho biết thu nhập tác động nhiều đến tỷ lệ hài lòng với cuộc sống, nhưng không phải thu nhập càng cao càng hạnh phúc. Kết quả này cũng cho thấy giá trị về hạnh phúc ở nông thôn VN tương đồng ở Mỹ và Châu Âu.

“Những giá trị cốt lõi không phải là của riêng phương Tây hay phương Đông, ở truyền thống hay hiện đại, mà mang tính chung, phổ biến ở mọi nơi”- GS Finn Tarp, ĐH Copenhagen, thành viên nhóm nghiên cứu đánh giá.

Rất nhiều vấn đề xung quanh đời sống người dân nông thôn hiện ra trong trong cuộc điều tra này. Trong đó có sự chuyển dịch mạnh lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản sang các ngành nghề phi nông nghiệp, tỷ lệ lao động làm trong nông nghiệp còn 47% (giảm mạnh so với con số gần 80% năm 2001).

Tính theo chi tiêu và phúc lợi của người dân, Lai Châu, Điện Biên và Lào Cai là các tỉnh nghèo nhất, trong khi Đăk Nông, Long An và Hà Tây cũ có mức chi tiêu và phúc lợi trung bình cho người dân nông thôn cao nhất.

Trong đó, Đăk Nông, Long An, Hà Tây cũ được nhóm nghiên cứu đánh giá có số lượng lao động chuyển dịch sang các lĩnh vực phi nông nghiệp và được trả lương nhanh hơn.

“Bức tranh chung về đời sống nông thôn VN rất tích cực, với phúc lợi trung bình của hộ tham gia điều tra đều tăng trong giai đoạn 2006-2012 xét theo thước đo về chi tiêu lương thực, thực phẩm, thu nhập và tài sản của hộ gia đình”- nghiên cứu viên Andy McKay cho biết.

Hỏi nóng, đáp nguội, hứa ít, khất nhiều

Nếu các tư lệnh ngành cứ giữ cách “trả bài” thế này, việc để ĐB truy vấn đến cùng có khi lại thành phản tác dụng.
Trong mỗi kỳ QH, phiên chất vấn đều được mong đợi là nóng nhất. Vì ở đó có hỏi và trả lời chứ không “xếp hàng” mỗi người nói 7 phút như phiên thảo luận. Ở đó, năng lực và cá tính của người hỏi và người trả lời được bộc lộ.
chất vấn, Chu Sơn Hà, Nguyễn Sỹ Cương, Lê Thị Nga, Nguyễn Bá Thuyền
ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang chất vấn Bộ trưởng TT&TT về tình trạng lá cải trong báo chí. Ảnh: Minh Thăng

Chả thế mà không ít ĐB dù được báo chí săn đón bên lề vẫn “ém” câu hỏi hay để tung ra đúng lúc. Gói gọn trong 2 phút nhưng không kỳ nào thiếu câu hỏi hay. Kỳ này cũng không ít câu hỏi sắc và xóc.
ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) hai lần hỏi có hay không tham nhũng trong chính ngành nội vụ. ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) nêu hội chứng “lực lượng mỏng” của các cơ quan nhà nước, trong khi ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) khẳng định “dày mỏng là không đều”. ĐB Hà Minh Huệ (Bình Thuận) băn khoăn bổ nhiệm cán bộ có phải “tình hơn lý”.
ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) hỏi điều gì khiến báo chí chính thống trong nhiều sự kiện nóng phải chịu chậm chân hơn mạng xã hội. ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.HCM) lo lắng tình trạng lá cải trong báo chí tràn lan. ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) băn khoăn về thực thi các quyền tự do khi Việt Nam đã vào Hội đồng nhân quyền LHQ. ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) hỏi “có bao nhiêu thỏ bị tuyên là gấu”. ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) đề nghị đặt camera giám sát hỏi cung.
Đó đều là những vấn đề đang nóng trong dư luận, là cơ hội để các tư lệnh ngành trình bày những việc đã làm, những khó khăn cần hỗ trợ và những dự định đang ấp ủ. Thậm chí là cơ hội để họ tạo dựng hình ảnh, gây dựng niềm tin nơi hàng triệu cử tri đang theo dõi truyền hình trực tiếp.
Nhưng sức nóng ấy không đủ để lan đến người trả lời. Sự nguội này bắt đầu ngay từ khâu lựa chọn bộ trưởng ra chất vấn, khi tiêu chí “tạo điều kiện cho những người ít xuất hiện” đặt cao hơn “giải đáp những bức xúc trong xã hội”. Một loạt tư lệnh ngành “nhiều vấn đề chấn động” chỉ phải ngồi ghế “giải trình thêm”. Thậm chí, khi các ĐB truy trách nhiệm thủy điện xả lũ hại dân, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng còn không có mặt để trả lời.
Nguội hơn nữa khi bộ trưởng, trưởng ngành đăng đàn đúng nghĩa trả bài: trình bày tình hình, dẫn báo cáo, nêu số liệu, đọc nghị quyết, kể đề án... Vì thế họ đều bị ĐB nhận xét là trả lời không trực diện, Bộ trưởng Nội vụ còn được “khen” là “thuộc nghị quyết”.
Trả lời của các bộ trưởng, trưởng ngành không được “hâm nóng” cũng là do ĐB chưa được truy vấn tới cùng. Có người đứng lên hỏi lại, có người sau hỏi tiếp người trước, nhưng chưa vấn đề nào được tranh luận thấu đáo. Điều mà nhiều ĐB kỳ vọng về một sự cải tiến trong điều hành chất vấn vẫn chưa được thực hiện tại kỳ này.
Tuy vậy, nếu người trả lời cứ giữ cách trả bài như vậy, có khi sự truy vấn lại thành việc đốt thời gian….
Hứa ít, khất nhiều
Đặc sản của mỗi lần chất vấn là những lời hứa, kỳ này lại vắng bóng. Có những lời “đặt hàng” của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng như Bộ NN&PTNT cuối năm 2014 báo cáo tái cơ cấu nông nghiệp, Bộ Nội vụ sớm trả lời 1% hay 30% công chức cắp ô…, nhưng không tư lệnh ngành nào chủ động hứa điều gì.
Không ít ĐB không hài lòng vì câu hỏi của mình bị “khất”. Không phải khất trực tiếp bằng cách không trả lời, mà khất gián tiếp bằng nhiều cách.
Trả lời lòng vòng, lan man là một cách. Hai lần đặt câu hỏi của ĐB Chu Sơn Hà đều rất rõ, nhưng Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình vẫn chỉ dẫn văn kiện hội nghị Trung ương. Được hỏi về đạo đức xã hội xuống cấp, Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hoàng Tuấn Anh lại “giảng bài” về văn hóa.
Cách khất thứ hai là “”đưa vào đề án”. Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát có đề án về giống cây trồng, ứng dụng khoa học công nghệ... Bộ trưởng Nội vụ có đề án tiền lương, thi tuyển, tinh giản biên chế…... Chánh án Tòa án NDTC Trương Hòa Bình cũng có đề án đào tạo thẩm phán, tổ chức tòa án…...
Mà đề án thì không biết bao giờ mới triển khai, bài ca "“sắp tới"” vẫn được các tư lệnh ngành áp dụng mỗi khi trả bài QH. Vì thế mà các ĐB dù không muốn vẫn đành hỏi lại những câu hỏi cũ.
Vì như ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) chia sẻ: "Cử tri dặn tôi vào nghị trường cố gắng đem tiếng nói, tâm tư và nguyện vọng của họ để chất vấn các bộ trưởng, trưởng ngành và những người có thẩm quyền về trách nhiệm”. Cử tri chưa nhận được câu trả lời nên họ vẫn sẽ hỏi lại.
Chung Hoàng
(VNN)
 

Có bằng đại học chỉ sau một giờ!

Rao là thân quen với hiệu trưởng, tự xưng giảng viên của trường ĐH, người bán trao bằng công khai ngay tại trường để tạo lòng tin cho người mua.
 Có bằng đại học chỉ sau một giờ!
Minh họa: DAD
Nhiều sinh viên đã quá thời gian học hoặc nợ môn và rất khó có cơ hội lấy được bằng tốt nghiệp như tìm được “phao” trước thông tin mua bán bằng “thật 100%” hết sức hấp dẫn. 
Giá 20 triệu đồng
Thời gian vừa qua, nhiều sinh viên bất ngờ nhận tin nhắn rao bán bằng hết sức hấp dẫn. Chẳng hạn: “Nhận lo bằng cấp ĐH, CĐ, TCCN, chứng chỉ các loại. Tất cả có gốc 100% và nhận bằng tại phòng đào tạo của trường. Hoàn tất nợ điểm cho sinh viên. Lo đầu vào các trường năm 2013. Vì hồ sơ có hạn ưu tiên người đến trước, không nhận tiền cọc, lo xong mới nhận tiền”.


Không có chuyện mua bán bằng ở Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
Trao đổi với PV Thanh Niên, GS-TS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, khẳng định hoàn toàn không có chuyện mua bán bằng ở Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Ông Phong cũng cho biết không quen ai tên Nguyễn Văn Cư và trong trường không có giảng viên nào tên như vậy. “Vả lại, có muốn bán phôi bằng cũng không được vì Bộ quản lý phôi bằng rất chặt chẽ, dựa vào số lượng sinh viên tốt nghiệp để cấp và kiểm tra từng phôi bằng. Thậm chí, nếu phôi bằng nào bị hư hỏng cũng phải gửi công văn đến Bộ để xin đổi”, ông Phong nhấn mạnh.


Đóng vai là người cần bằng tốt nghiệp ĐH ngành quản trị kinh doanh, chúng tôi liên hệ với số điện thoại 0923796668 để lại trong tin nhắn: Người bắt máy tự xưng là Cư và cho biết nên lấy bằng của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho uy tín. Điều kiện làm bằng càng dễ dàng vì ông là giảng viên chính của trường này, có quan hệ rất thân tình với hiệu trưởng. Người này hối thúc chúng tôi gửi hồ sơ bằng cách chụp hộ khẩu, CMND và ảnh thẻ gửi qua email để các thầy trong trường làm bằng, lưu tên vào bảng điểm. Giá cho một tấm bằng như thế này là 20 triệu đồng.

Sau khi cung cấp đầy đủ thông tin, chỉ hơn một tiếng đồng hồ sau, người này nhắn tin lại cho chúng tôi: “Đã có bằng. Đúng 8 giờ sáng mai anh đến cổng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (đường Nguyễn Tri Phương, Q.10 - NV) để nhận bằng tại phòng đào tạo”.

Khi được hỏi là bằng thật hay giả, người này cho biết: “Đây là bằng thật 100%. Lý do là trường xin phôi bằng của Bộ GD-ĐT cấp cho sinh viên dư và dùng phôi bằng này để bán với số lượng hạn chế ra bên ngoài”.

Sau đó, chúng tôi hỏi thêm có một người em bị nợ điểm 3 môn học của trường ĐH T. và muốn hoàn tất để lấy bằng tốt nghiệp có được không?  Người này cũng tự xưng mình quen biết với hiệu trưởng trường T. và nói đúng họ tên của hiệu trưởng trường này, rồi ra giá 3 triệu đồng/môn học. 

Có thầy hiệu trưởng ngồi chờ giao bằng!

Đúng giờ, chúng tôi có mặt tại nơi hẹn. Bất ngờ, ông Cư điện thoại đề nghị chúng tôi có mặt trước trụ sở của Ngân hàng Sacombank gần đó và giới thiệu số điện thoại của một người có tên Thành. Theo ông Cư, Thành là người thân của hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đang giữ bằng tốt nghiệp và bảng điểm của chúng tôi.

Ông Cư nhắn cho chúng tôi số tài khoản mà chủ tài khoản là Nguyễn Văn Cư và hối thúc chúng tôi chuyển trước 10 triệu đồng vào tài khoản, sau khi nhận bằng trả nốt số còn lại. Ông Cư cho biết khi thấy chúng tôi đúng là người có tên trên bằng và chuyển đủ tiền, người tên Thành sẽ giao bằng tốt nghiệp.

Chúng tôi liên lạc với Thành, người này tự xưng làm việc trong Ngân hàng Sacombank, ngay tại địa chỉ được hẹn. Thành cho biết khi chúng tôi chuyển tiền xong, anh ta sẽ có mặt để giao bằng và bảng điểm. Sau đó, qua Trường ĐH Kinh tế TP.HCM để gặp ông Cư ký vào sổ lưu bằng. Ông Cư đang ngồi chờ chúng tôi cùng thầy hiệu trưởng.
 

Các tin mà ông Cư nhắn cho phóng viên Thanh Niên để trao đổi về việc mua bán bằng cấp - Ảnh: Đăng Nguyên

Trước diễn biến bất ngờ, chúng tôi không chuyển tiền vì cho rằng số tiền quá lớn và không có gì chắc chắn để tin tưởng. Lúc này, ông Cư gọi điện và cho biết sẽ hỏi ý kiến hiệu trưởng. Một lát sau, ông Cư gọi lại và cho biết hiệu trưởng đồng ý chúng tôi chỉ cần chuyển 5 triệu đồng thôi! Ông này cũng liên tục thuyết phục rằng chuyện này rất nhạy cảm và bí mật nên phải làm như vậy, chúng tôi cứ yên tâm vì ông ta là giảng viên, có tài khoản ngân hàng, có chuyện gì sẽ bị kiện cáo ngay. Khi chúng tôi nhất quyết đề nghị gặp mặt để đưa tiền lấy bằng, ông Cư lại “xuống nước”: “Em cứ chuyển trước 2-3 triệu để chúng tôi yên tâm rồi sẽ lấy bằng ngay”. Không thỏa thuận được, người này thông báo chúng tôi về vì trường đã quyết định hủy bằng!

Lừa chuyên nghiệp

Chúng tôi tìm hiểu trong danh sách công khai giảng viên chính của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thì không có người nào tên Nguyễn Văn Cư.

Tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi thấy có nhiều thông tin cảnh báo trên mạng về việc này. Có một thông tin như sau: “Mình xin chia sẻ với mọi người đây là số điện thoại của bọn lừa: 0923796668. Hắn tự xưng là giảng viên trường ĐH ở TP.HCM, có thể lo bằng ở tất cả các trường hoặc giúp qua môn. Thủ đoạn của bọn này là hẹn gặp tại phòng đào tạo của trường, khi ta đến điện thoại thì bọn này hẹn gặp ở một địa chỉ nhất định, đa phần là chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng. Chủ yếu là dùng tài khoản Sacombank với tên giao dịch Nguyễn Văn Cư và số tài khoản 060072379473, nói chuyển vào số tài khoản của chúng sau đó sẽ có nhân viên ngân hàng đến giao hồ sơ rồi sau đó dàn cảnh bỏ chạy. Mọi người cẩn thận!”.

Chúng tôi liên hệ với P., người đăng cảnh báo này trên một số trang rao vặt, P. cho biết có người quen là một nạn nhân của kiểu lừa này và đã mất tiền oan. Theo P., đây là một tổ chức hoạt động khá chuyên nghiệp. Đối tượng hướng đến chủ yếu là sinh viên bị nợ môn, muốn mua bằng tốt nghiệp hoặc hoàn tất điểm vì không muốn gia đình biết. P. cũng cho biết, nhóm này hoạt động ít nhất trên 5 năm và nhiều sinh viên đã bị lừa.

Đăng Nguyên
(Thanh niên) 

Vụ “Dân tố công an đánh người”: Phủ nhận ép cung, đánh đập nạn nhân

Phó công an xã Pờ Tó Phạm Anh Tuấn. Ảnh: Lê Đình Văn.
 
Liên quan đến việc bị tố đánh người phải nhập viện, những công an viên xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đều một mực phủ nhận việc ép cung, đánh đập nạn nhân.
Như Lao Động ngày 17.11 đã phản ánh, hai phó công an xã Pờ Tó là Nay Lum và Phạm Anh Tuấn cùng một công an huyện Ia Pa tên Thắng bị gia đình ông Đinh Cleng trú tại làng Ksom (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) tố cáo đánh con ông là Đinh Huenh phải nhập viện chỉ vì nghi ngờ liên quan đến một vụ xô xát trên địa bàn.
Trao đổi với Lao Động, ông Nay Lum cho biết, lúc 8 giờ ngày 14.11, ông có gặp Đinh Huenh tại phòng làm việc của công an xã Pờ Tó. Nhưng có việc bận phải đi nên không biết gì thêm. “Việc Huenh lên trụ sở xã là tự nguyện, chứ công an xã không có giấy mời làm việc”, ông Nay Lum nói.

Đến tối cùng ngày, ông Lum có quay trở lại vẫn thấy Đinh Huenh ở trụ sở công an. “Tôi bảo về nhà mà ngủ nhưng nó không chịu mà tự ý ngủ lại trụ sở UBND xã cùng với 3 công an viên”, ông Nay Lum nói thêm.

Riêng ông Phạm Anh Tuấn thừa nhận cùng Nguyễn Hữu Thắng - công an huyện Ia Pa (phụ trách địa bàn xã Pờ Tó) có làm việc với Huenh. Nhưng không hề có chuyện ép cung hay đánh đập mà chỉ có đập bàn khi Huenh không thừa nhận vụ việc.

Trả lời câu hỏi, không có giấy mời làm việc nhưng vẫn tiếp và lập biên bản nội dung làm việc, ông Nay Lum không trả lời mà lảng tránh sang vấn đề khác.

Ông Lê Trọng Nam - Chủ tịch UBND xã Pờ Tó cho biết đã yêu cầu hai Phó Trưởng Công an xã là Tuấn và Lum có văn bản giải trình để gửi cho UBND  huyện và công an huyện Ia Pa làm rõ vụ việc.

Để làm rõ hơn vụ việc, chúng tôi cũng đã nhiều lần liên lạc với Thượng Tá Rơ Com Soan - Trưởng Công an huyện Ia Pa, tuy nhiên ông Soan không hợp tác.

Tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai, Đinh Huenh cho biết bị ông Nay Lum, Tuấn và Thắng đánh đập nhiều lần dù không liên quan đến vụ việc đánh nhau vào đêm 13.11 như công an cáo buộc. 
  (Lao động)
 

Đi tìm sự thật về chị Thu Uyên - VTV

LS. Trần Đình Triển: Tôi đến sân bay TP. Hồ Chí Minh lúc 19 giờ, đi về khách sạn lấy phòng, “ném bụp” va-li vào phòng rồi xuống đường gọi taxi đi đến 1 đường phố gần cuối quận Gò Vấp. Hình như có ai đó chỉ đường nên tôi không khó khăn lắm đi đến chính xác nhà Bác Minh Nguyễn, vào nhà cả gia đình đang chờ đón tôi ( bác trai, bác gái, con trai, con dâu,..), tôi tự giới thiệu về mình, qua giọng nói bác trai hỏi tôi “ Cậu quê ở đâu”, tôi trả lời “ Tôi quê Hà Tĩnh”, bác gái ồ lên 1 tiếng rồi nói “ Nhà tôi cũng quê Hà Tĩnh”. Thế là từ “ Giọng Hà Tĩnh nghe dệ thương mẹ hậy” đã xua đi những nghi ngờ, hỏi han, tìm hiểu,…Bác trai mở đầu câu chuyện : “Chúng ta yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, không thể chấp nhận những ai làm việc sai trái làm tổn hại đến lợi ích chung và quyền lợi hợp pháp của cá nhân,…”; tôi sốt ruột quá muốn đi thẳng vấn đề,nhưng cũng phải chờ đợi vì đó là tấm lòng, tâm huyết của thế hệ cha anh đối với non song đất nước. Đến lúc bác trai với tay lên bàn đưa cho tôi 1 tập tài liệu và nói với tôi “ Tôi đã viết bài dự định đăng báo, nhưng cậu vào đây, tôi giao cho cậu, tùy cậu xử lý, chứng cứ đây, địa chỉ đây, điện thọai đây,...ai cần thì cậu cung cấp cho họ để kiểm chứng.”. Trao đổi thêm về công việc và những chứng cứ kèm theo, tôi cảm ơn và chào gia đình ra về, lên taxi tiếp tục làm rõ những vụ việc khác, 1 giờ đêm mới trở về khách sạn, mệt nhưng rất vui vì kết quả thành công ngoài mong đời, hình như có “ ai “ đó chỉ đường và giúp đỡ tôi.
Tôi xin đưa bài viết của Bác Minh Nguyễn, còn những việc khác các bạn chờ tôi, vì tôi rất bận việc, lọ mọ mỏ cò từng chữ lâu lắm,..
http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/10/28/1382930353-thu-uyen1.jpg
Nhà báo Thu Uyên
------------------------
SỰ THẬT VỀ CHƯƠNG TRÌNH
NHƯ CHƯA HỀ CÓ CUỘC CHIA LY LẦN THỨ 11

Minh Nguyễn


Cách đây năm năm, vào đêm mồng 4 tháng 10 năm 2008, có lẽ chưa bao giờ những người thân của gia đình Đại tá Đinh Hữu Tấn, các bạn bè là CCB thuộc Sư đoàn 320B cũng như những CCB thuộc các đơn vị mà ông Tấn từng lãnh đạo trước đó và sau này, lại xúc động đến như thế, khi tất cả được chứng kiến khoảnh khắc người lính già đang bị căn bệnh Parkinson làm chân tay run lẩy bẩy, chồm bật dậy, lật đật ôm chầm lấy cậu con nuôi Võ Văn Phước từ trong sân khấu mếu máo bước ra trường quay. Hai cha con nghẹn ngào không nói nên lời, nước mắt chảy tràn, khiến tất cả bỗng chốc lặng đi.
Đó là buổi truyền hình trực tiếp chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” (NCHCCCL) trên VTV1 của Đài truyền hình VN lần thứ 11. Điều đặc biệt gây xúc động đối với khán giả còn vì, đây là sự đoàn tụ hiếm hoi giữa một cán bộ chỉ huy Quân đội trong cuộc giao tranh đẫm máu, đã nhận một em bé con một người lính bên đối phương làm con nuôi, khi em bị lạc gia đình giữa dòng người di tản hoảng loạn. Mặc dù theo lệnh của trên, anh phải giao lại cho bộ đội địa phương, nhưng không vì thế mà anh quên được tình cảm của cậu bé đối với mình trong những ngày ngắn ngủi ấy. Anh đã đưa cậu bé đi từ Cheo Reo Phú Bổn, dọc theo đường Bảy, hành quân vào Nam chiến đấu rồi dừng lại ở Củ Chi. Những năm tháng sau chiến tranh, anh mòn mỏi hỏi thăm về Võ Văn Phước, viết cả lên báo CCB và nhờ rất nhiều người tìm kiếm thêm, nhưng bặt vô âm tín.
Đại tá Đinh Hữu Tấn tìm lại được đứa con nuôi, không chỉ làm cho tinh thần anh thoát khỏi sự bứt rứt nhớ thương trong mấy chục năm qua, mà cả gia đình anh và bạn bè khắp nơi đều nhận thấy niềm vui của anh đã trọn vẹn. Tôi là người rất thân với Đại tá, cho nên niềm vui của anh cũng là niềm vui của tôi và gia đình tôi. Tôi từng được anh kể nhiều về những ngày cuối cùng trong cuộc chiến tranh Nam Bắc ấy. Chuyện về Võ Văn Phước bao giờ cũng được anh nói nhiều, viết nhiều. Chính vì thế, khi nhận được tin của chương trình NCHCCCL báo về gia đình, anh phấn khởi và hồi hộp lắm. Anh sắp xếp và chuẩn bị. Anh điện cho tôi và nhiều người thân về những kế hoạch, những dự định về tương lai khi có thêm một thành viên mới trong gia đình mình. Cứ như vợ chồng người lính già vừa sinh thêm một đứa con trong cuộc đời đã quá chiều muộn rồi. Anh nói: “Mình có ít tiền tiết kiệm đã thủ sẵn túi rồi nhé”. Tôi hỏi: “Thế anh có định đưa cháu về ngoài Bắc cùng anh không?” “Cũng có thể lắm chứ!” Rồi anh cười, tiếng cười của một người lính già mà nghe sao trẻ trung như của một chàng thanh niên mới lớn thế không biết. “Mình cứ nghĩ nó vẫn còn tý tẹo cậu ạ. Thằng bé nó hay lắm, nó tình cảm lắm, đêm ngủ nó thủ thỉ với mình đủ điều... không biết bây giờ nó bao lớn, không biết nó có nhận ra mình nữa không đây!”
Thế nhưng, sau cuộc gặp mặt, được biết cuộc sống hiện tại của Phạm Văn Long (tên mới của Võ Văn Phước theo giới thiệu của MC Thu Uyên cho Đại tá Tấn) và vợ con cũng rất ổn. Vì thế, anh em chúng tôi theo gia đình Long lên thăm bố mẹ vợ của anh ta ở Tân Uyên Bình Dương mà thôi chứ không có dự định đưa Long/Phước về ngoài Bắc như lúc đầu. Ở đây chúng tôi được biết vợ chồng Long - Trang cũng có một nếp nhà nhỏ cạnh nhà bố mẹ vợ, lại được gia đình bên vợ cho một vườn cao su sắp thu hái. Hiện tại vợ đi làm công nhân, còn chồng ở nhà lo toan mọi việc trong gia đình. Đại tá đã có những tình cảm hết sức mặn nồng khi gặp gỡ với gia đình bên vợ của Long/Phước. Hôm ấy, có bao nhiêu tiền mang theo anh đưa hết cho vợ chồng Phạm Văn Long. Anh nói với ông Lữ thân sinh ra cháu Trang: “Tôi không biết phải cảm ơn ông bà như thế nào nữa, vì ông bà và gia đình trong một thời gian dài đã giúp đỡ con chúng tôi nên người, lo cho nó có vợ có con đề huề như thế này, thật cảm động lắm. Nhưng cũng nói thật với ông bà, nếu như thằng Phước ở với chúng tôi ngay từ bé, nó không đến nỗi lận đận như trước khi đến với con ông bà đâu. Sự đời tréo ngoe như thế ai mà biết được, phải không ông? Và lúc này, cũng xin ông bà thông cảm cho, tôi chưa có điều kiện lo được cho các cháu. Vì vậy, một lần nữa, tôi lại nhờ ông bà, ông bà hãy thay chúng tôi giúp đỡ các cháu trong thời gian tới. Chưa biết rồi cuộc sống tới đây sẽ như thế nào, nhưng tôi tin – rất tin rằng – sau lần gặp gỡ này, các cháu sẽ nỗ lực vươn lên. Tôi và ông bà sẽ không phải hổ thẹn về chúng đâu!...”.
Vợ chồng Đại tá Đinh Hữu Tấn và gia đình Phạm Văn Long cùng bố mẹ vợ
Vợ chồng Đại tá và vợ chồng Phạm Văn Long
Sau khi vợ chồng anh Đinh Hữu Tấn ra bắc, gia đình Phạm Văn Long vẫn thường xuyên xuống gia đình tôi chơi. Tôi có hỏi Long nhiều chuyện về gia đình trước lúc bị thất lạc. Nhưng thật kỳ lạ, Long không hề nhớ một chuyện gì về gia đình mình hồi còn nhỏ. Khi trả lời tôi, cậu ta thường nhìn đi chỗ khác và hay nói lảng sang những chuyện không đâu. Rồi một lần chỉ có cô Trang đưa hai cháu xuống. Cô báo tin có một người đến nhận Phạm Văn Long là con đẻ sau khi xem NCHCCCL lần ấy. Họ nói nếu hai vợ chồng đồng ý thì đến quê họ ở. Nhưng vợ chồng Long không chịu. Tôi không nhớ chi tiết quê hương của người tự nhận là cha kia ở đâu, nhưng tôi có khuyên cô Trang về nói với Long: Để biết sự thật, trước hết phải xác định ADN xem như thế nào. Nếu mà các định đúng thì bố con nên nhận nhau, vì dù sao ông ấy cũng là cha đẻ của mình, ông không có lỗi khi để đứa con bị thất lạc. Một lần khác Trang xuống báo tin Long bỏ đi theo một người nào đó ở Vũng Tàu biệt tăm biệt tích... Sự bỏ đi này cũng giống như trước khi có cuộc tìm kiếm của nhân viên trong chường trình NCHCCCL. Họ đã tìm đến Long cũng ở dưới Vũng Tàu sau đó Long mới trở về với gia đình và để gặp bố nuôi. Rồi Trang báo tin thêm người nhận là cha của Long không muốn xác định ADN, ông ta nói “Xác định ADN tốn 20 triệu, chi bằng tiền đó tao cho chúng mày!” Tôi hơi lạ về những chuyện mà cháu Trang kể nhưng không muốn đi sâu tìm hiểu, và sự thể sau này như thế nào tôi cũng không được biết. Bẵng đi một thời gian dài sau đó, Trang lại đưa con xuống chơi, nói là Long đã về, nhưng không nói vì sao anh ta không cùng xuống. Lần ấy sắp nghỉ hè. Hai vợ chồng định đưa con ra thăm bố nuôi ở Thanh Hóa nhưng ngặt nỗi không có tiền đi lại. Lần nào cháu Trang đưa các cháu xuống tôi cũng cho các cháu tiền, lần ấy tôi cho Trang mượn đủ tiền tàu xe đi lại.
Vào năm 2011, đột nhiên tôi nhận được một tập tài liệu đánh máy rất dày do anh Đinh Hữu Tấn gửi tới. Trong tập tài liệu có một bức thư viết tay của anh Tấn. Bức thư với nét chữ nguệch ngoạc, rời rạc. Hình như anh viết trong một trạng thái tinh thần không ổn. Chưa bao giờ anh viết cho tôi một bức thư với tâm trạng lạ lùng như thế, nó có vẻ day dứt và... thế nào ấy, rất lạ! Thậm chí tôi không nhận ra giọng văn thường ngày vốn dĩ rất dí dỏm tình cảm của anh nữa. Anh nói chuyện về đứa con nuôi, rồi chuyển sang nói những chuyện đâu đâu, rất lẫn lộn. Tôi không hiểu. Sau này tôi mới biết anh đã chớm bị một chứng bệnh mới: Trầm uất, về sau nữa thì chuyển thành bại não rồi mất hẳn trí nhớ. Cuối thư đó anh nói: “Em xem mớ tài liệu này và khuyên anh nên như thế nào nhé”! Và anh ghi lại địa chỉ của người gửi tài liệu cùng với những số điện thoại cần tìm.
Tôi ngẩn ngơ một lúc rất lâu. Sau khi tĩnh tâm lại tôi mở tập tài liệu ra... Trời đất. Thì ra chương trình NCHCCCL lần thứ 11 ấy có vấn đề hết sức nghiêm trọng. Phạm Văn Long không phải là Võ Văn Phước! VTV đã hư cấu câu chuyện vốn dĩ rất đẹp đẽ của Đại tá Đinh Hữu Tấn, phù phép biến một Võ Văn Phước mạo danh, sum họp với người lính già hiến lành, chất phác, bao năm trời mòn mỏi mong gặp lại người con nuôi của mình i như thật, làm cho triệu triệu người trên đất nước này thổn thức xúc động rơi nước mắt cùng với những người thật trên trường quay hôm đó của VTV1. Một sự giả mạo lạnh lùng, làm tôi không thể nghĩ đài Truyền hình Việt Nam lại có thể đang tâm dàn dựng để lừa dối người xem như thế.
Bức thư của người gửi tập tài liệu nói anh biết rất rõ đội tìm kiếm trong chương trình NCHCCCL gồm những ai và việc tìm kiếm con nuôi của Đại tá Đinh Hữu Tấn do Phan Hiếu đảm nhiệm. Một ngày nọ, Phan Hiếu báo đã tìm ra Võ Văn Phước được đổi tên là Phạm Văn Long ở ấp Phú Bưng, xã Phú Chanh, Tân Uyên, Bình Dương. Thế nhưng trong CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG SÀI GÒN BUỔI SÁNG, nơi đang hợp tác với đài Truyền hình Việt Nam thực hiện các chương trình NCHCCCL, có những người khẳng định Phạm Văn Long không thể là Võ Văn Phước. Sau đó Công ty Truyền thông Sài Gòn Buổi sáng đã họp và xác định điều đó và đuổi việc Phan Hiếu. Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì chương trình NCHCCCL vẫn cứ tổ chức để Phạm Văn Long không phải con nuôi Đinh Hữu Tấn “sum họp” với ông. Bức xúc trước sự việc đó, một nhân viên trong đội tìm kiếm đã tự bỏ tiền ra tổ chức tìm Võ Văn Phước và đã tìm thấy qua rất nhiều lần đi lại hỏi han những người quanh khu vực Củ Chi.
Có một chi tiết khá thú vị. Bà Võ Thị Dơi mẹ của Võ Văn Phước (thường trú tại: huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu), sau khi xem chương trình NCHCCCL, đã lần mò tìm đến gia đình Long ở Bình Dương. Tại đây Phạm Văn Long thú nhận mình không phải là Võ Văn Phước, mà mình chỉ là bạn với Võ Văn Phước mà thôi. Cuối cùng Long đã dẫn bà Dơi đến nhà Phước. Thế là, khi người nhân viên đi điều tra tự bỏ tiền tìm kiếm Võ Văn Phước, sau khi tìm đến các nhân chứng khác, cuối cùng anh tìm đến nhà Võ Văn Phước, thì hai mẹ con đã sum họp. Nhờ cuộc sum họp này Phước mới đủ căn cứ làm hộ khẩu và chứng minh nhân dân, chấm dứt 46 năm không có giấy tờ tùy thân. Sự kiện Phạm Văn Long thú nhận không phải Phước mà chỉ là người quen Phước, càng chứng tỏ Long đã cố tình mạo danh để nhận con nuôi với người bố chưa từng gặp mình bao giờ. Trách chi, trong chương trình phát trực tiếp Long chỉ nhận mình mới hai, ba tuổi lúc gặp bố nuôi nên không biết gì cả, trong khi ông Đinh Hữu Tấn nói gặp Phước khi ấy đã 6, 7 tuổi rồi.
Cuối thư người nhân viên đi điều tra viết: “Thưa bác, nếu sức khỏe của bác tốt, xin mời bác vào Sài Gòn một chuyến để gặp lại Phước và gia đình Phước. Hoặc ngược lại, nếu được sự cho phép của bác, cháu sẽ bố trí cho vợ chồng Phước ra Thanh Hóa gặp bác vào dịp hè năm nay. Cháu xin lo tất cả kinh phí nếu bác vào Sài Gòn, hoặc gia đình Phước ra Thanh Hóa”.
Còn khuyên gì nữa, tôi nói với Đại tá trên điện thoại, hãy nhận lời để nhân viên đi điều tra bố trí cho các cháu ra thăm, sức khỏe của anh bây giờ sao đi lại được. Đại tá cười lớn “Lúc thì không có đứa con nào, bây giờ thì có tới hai đứa. Thôi thì mình nhận cả hai, càng đông con càng vui!”.
Câu chuyện về chương trình NCHCCCL lần thứ 11 mà Thu Uyên đã phát sóng bất chấp sự phản đối của những người khác, Đại tá Đinh Hữu Tấn nói: “... Phạm Văn Long không phải Võ Văn Phước là điều rất đáng tiếc. Nhưng, trong XH mà chúng ta đang sống, có biết bao nhiêu chuyện đáng tiếc như thế đang xảy ra hàng ngày hàng giờ ai mà đếm xuể. Có những chuyện còn tầy đình hơn thế rất nhiều, ví dụ như nạn tham nhũng chẳng hạn, hay các Tập đoàn kinh tế Nhà nước đang lũng đoạn nền kinh tế đất nước. Chúng ta nói chống, chống triệt để, chống đến cùng, nhưng thực chất toàn là đấm bị bông cho vui thôi. Cho nên tôi cũng không muốn bới móc chuyện này ra làm gì, mình mệt mỏi lắm rồi, để như vậy đi. Nhưng tôi tin chắc, cái gì xấu xa thì cuối cùng, dù bọc kỹ đến đâu cũng tự nó lòi ra thôi”.
Chiều ý anh, tôi cũng để sự việc khép lại. Tuy nhiên, tôi thấy thật tội cho Võ Văn Phước, người con nuôi chính thức của ông. Cuộc sống của Phước rất lận đận. Giá như không có Phạm Văn Long xen vào hay chỉ cần Phạm Văn Long chỉ dẫn cho những người tìm kiếm biết về Võ Văn Phước, thì câu chuyện đâu đi xa đến thế này. Và giá như Võ Văn Phước được đoàn tụ cùng cha nuôi chính thức của mình ngay trong cuộc gặp gỡ trên sân khấu truyền hình, thì cuộc hội ngộ trọn vẹn biết bao nhiêu. Dù rằng Võ Văn Phước đã được gặp cha nuôi do kinh phí của nhân viên đi điều tra (vì cảm kích và bức xúc đã tự bỏ tiền túi) đài thọ, nhưng trong con mắt của những người chứng kiến chương trình giả mạo như ông Năm Nhuần, Huyện đội trưởng Huyện đội Củ Chi, Đại tá Dương Quốc Minh, Huyện đội phó và vợ ông là bà Huỳnh Thị Thảo, người có công nuôi Võ Văn Phước, không thể nói họ không bị tổn thất niềm tin rất nặng vào Đài truyền hình Trung ương vì đã lừa đảo chính họ. Và nếu như, hàng chục triệu người xem truyền hình buổi phát sóng trực tiếp lần thứ 11 biết rằng đấy là một buổi sum họp ngụy tạo chắc chắn họ vô cùng thất vọng về chương trình này và sẽ nghĩ rộng đến nhiều chương trình truyền hình khác nữa mà bao nhiêu con người hàng ngày để mắt trông vào, không hiểu có mấy phần là sự thật và mấy phần là dàn dựng ra. Tôi lại lan man nghĩ ngợi, những việc phải dàn dựng do áp lực này khác từ đâu đó, thôi thì không nói, còn ở đây, có áp lực gì đâu mà phải lừa dối các bậc cao niên đáng kính như người lính già từng trải bao phen chinh chiến, chỉ huy Trung đoàn lập nhiều chiến công Đinh Hữu Tấn? Có thế do mối lợi tiền bạc nào đó được nhà nước cấp cho theo quiy định của chương trình này chăng? Nếu thế thì những người làm chương trình như Thu Uyên có trách nhiệm đến đâu? Bởi vì đây là một sự vô lương trắng trợn mà không hề biết rằng chính họ đã làm cho đạo đức xã hội bị xói mòn. Ai còn tin được phát ngôn thật giả ở những con người như thế nữa.
Nếu tôi để sự việc này trôi qua, thì chính tôi cũng không thể thanh thản. Vì vậy, hôm nay tôi viết lại câu chuyện về Võ Văn Phước để khán giả truyền hình trên cả nước vốn yêu thích chương trình NCHCCCL của đài truyền hình Việt Nam được biết sự thật. Tôi có tất cả các địa chỉ cần liên hệ để làm rõ sự thật vụ việc này.
Nếu bạn nào cần xem lại chương trình NCHCCCL lần thứ 11 thì xem qua đây. Tuy nhiên chương trình có hai cuộc đoàn tụ. Cuộc đoàn tụ giữa Đại tá Đinh Hữu Tấn và Phạm Văn Long là phần 2 từ phút thứ 38 đến hết http://haylentieng.vn/tvshow/nhu-chua-he-co-cuoc-chia-ly-so-11/
M.N.
(Fb. LS. Trần Đình Triển) 

Chuyến đi then chốt cho tái cân bằng lực lượng ở Đông Nam Á

sec-general
Báo Ấn Độ đăng ảnh TBT Nguyễn Phú Trọng
Photo courtesy of The Economic Times
3 tháng, 4 chuyến thăm thượng đỉnh Nhật-Việt-Hàn

Chuyến thăm Ấn Độ của nhà lãnh đạo tối cao của Việt Nam, Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, không thể đơn thuần chỉ là một chuyến thăm của một nhà lãnh đạo nước ngoài trong năm nay.

Kế tiếp nhà lãnh đạo của Việt Nam, New Delhi sẽ tiếp Hoàng đế Nhật Bản Akihito và hai nhà lãnh đạo quan trọng hơn trong khu vực - Tổng thống Hàn quốc Park Geun-Hye và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (Thủ tướng Nhật cũng sẽ là quốc khách chính yếu của Ngày Cộng Hòa Ấn Độ (kỷ niệm ngày ban hành Hiến pháp đầu tiên của Ấn Độ).

Ấn Độ tổ chức những hoạt động ngoại giao này trong vòng hai tháng rưỡi sắp tới với chủ đích cân bằng ảnh hưởng gia tăng và thái độ hung hãn của Trung Quốc ở Đông Á và Đông Nam Á.

Chuyến thăm của ông Trọng là chuyến đi Ấn Độ thứ ba của các nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam kể từ 2011, tỏ dấu hiệu tăng tiến quan hệ đối tác chiến lược và quốc phòng giữa hai nước. Việc này nói lên những mối liên kết gia tăng giữa hai nước cùng có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc. Chủ tịch nước của Việt Nam thăm chính thức vào năm 2011. Thủ tướng Việt Nam đến New Delhi hồi năm ngoái để dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ, đánh dấu 20 năm quan hệ đối tác đối thoại của Ấn Độ với ASEAN và 10 năm quan hệ đối tác thượng đỉnh giữa hai phía. Lần này, chuyến công du 4 ngày của ông Trọng, khởi sự từ hôm thứ ba, phần lớn sẽ chú trọng mở rộng quan hệ đối tác chiến lược đang phát triển nhanh chóng.

indian-navy
Hải quân Ấn Độ thao dượt - Photo courtesy of Indian Navy Magazine
13 hiệp ước, chưa kể quốc phòng

Qua chuyến đi này hai bên sẽ ký kết 13 thỏa ước trong các lãnh vực nhiên liệu, thương mại, giáo dục, hàng không, tài chính và quan thuế. Bên cạnh đó một lãnh vực bao gồm những cuộc tham vấn sâu rộng sẽ được tổ chức xa khỏi tai mắt dư luận, là vấn đề quốc phòng. Các nguồn tin chính thức cho hay Ấn Độ sẽ tăng thêm 100 triệu đô la cho quỹ tín dụng (LoC) dành cho Việt Nam để Hà Nội mua 4 chiến hạm tuần duyên.

Ấn Độ đã tăng quỹ như vậy cho Mauritius và Seychelles (hai đảo quốc cộng hòa ở Ấn Độ Dương). Quỹ tín dụng LoC này cho Việt Nam đã được thỏa thuận trong khoảng thời gian Ấn Độ quyết định can dự vào việc khai thác dầu khí ở vùng trũng Phú Khánh trên biển Đông. Việt Nam nói khu vực đó thuộc thẩm quyền Việt Nam để mời Ấn Độ khai thác. Trung Quốc xác định vùng này nằm trong đường ranh giới chín đoạn thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc.

Chuyến thăm lặng lẽ của Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ Mathur đến thành phố Hồ Chí Minh được coi là nhằm củng cố những thỏa thuận chính yếu để tăng cường quan hệ quốc phòng song phương. Hai nền quân sự Việt Ấn duy trì những cuộc tiếp xúc thường xuyên. Những món hàng quân sự mà Việt Nam mong nhận được từ Ấn Độ còn bao gồm hỏa tiễn hành trình siêu âm Brahmos, loại vũ khí do Ấn Độ và Nga sản xuất chung. Moscow đã bật đèn xanh, nhưng Ấn Độ còn cân nhắc ý nghĩa chính trị của việc cung cấp loại vũ khí hàng đầu này cho Việt Nam. 

brahmos
Hỏa tiễn hành trình siêu âm Brahmos của Ấn Độ-Nga - Photo courtesy of Wikipedia Commons
Bất dung bá quyền

Sau Việt Nam, những cuộc thăm viếng của Nhật Hoàng Akihito và Thủ tướng Abe trong những tháng tiếp theo cho thấy hành trình mà Nhật và Ấn Độ thực hiện kể từ những cuộc thử nghiệm hạt nhân năm 1998. Bên cạnh thương mại và  đầu tư, quan hệ đối tác về quốc phòng và cuộc giao dịch về hạt nhân đã được đề nghị vẫn là những yêu tố chính của mối quan hệ song phương.

Các viên chức của Phủ Thủ tướng Ấn Độ giải thích :"Mối quan hệ Ấn-Nhật vẫn bền chặt suốt 10 năm qua và chỉ có một hướng là hướng đi lên."

Cựu Bộ trưởng Ngoại vụ, Chủ tịch Hội đồng Tư Vấn An ninh quốc gia Ấn Độ Shyam Saran  nói với The Economic Time :"Sự kiện Nhật Bản nổi bật lên như một nhà cung cấp quân dụng quốc phòng là điều đáng chú ý. Thủ tướng Abe đã nhất quyết không cho phép Trung Quốc thực hiện bá quyền."

ET, of The Times of India
 
Việt-Long dịch thuật
2013-11-21
 
(RFA)

TQ bất bình vì trát bắt lãnh đạo

Cựu Chủ tịch TQ Giang Trạch Dân
Cựu Chủ tịch TQ Giang Trạch Dân nằm trong danh sách bị trát bắt
Trung Quốc đòi Tây Ban Nha làm rõ việc tòa án nước này ra trát bắt cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và một số cựu lãnh đạo khác vì nghi vấn diệt chủng ở Tây Tạng.
Hôm thứ Ba 19/11, dựa trên nguyên tắc tư pháp quốc tế, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha đã chấp thuận các lý lẽ mà một số nhóm đấu tranh cho quyền lợi của Tây Tạng đưa ra, rằng các thông tin cho thấy lãnh đạo Trung Quốc có thể đã có vai trò trong nghi vấn diệt chủng ở khu vực Himalaya và cần phải bị bắt để thẩm tra.
Các yêu cầu điều tra tương tự nói chung không có tính thực tiễn, nhưng dù sao cũng đã khiến nhiều nước như Trung Quốc và Israel tức giận.
Công tố viện Tây Ban Nha từng ra lệnh nhắm vào các lãnh đạo Israel gồm cả Thủ tướng Benjamin Netanyahu vì vụ tấn công của đặc nhiệm Israel vào nhóm thuyền vận động cho Gaza hồi 2010.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ rằng Bắc Kinh cực lực phản đối quyết định của tòa án Tây Ban Nha.
"Chúng tôi yêu cầu Tây Ban Nha nhìn nhận lập trường của Trung Quốc, thay đổi quyết định sai trái, hàn gắn thiệt hại nghiêm trọng và kiềm chế việc gửi tín hiệu sai lầm tới các lực lượng đòi độc lập Tây Tạng và gây phương hại tới quan hệ Trung Quốc-Tây Ban Nha."
Một người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha nói bộ này không có bình luận gì về phản ứng của Trung Quốc vì đây là vấn đề thuộc phạm vi pháp luật.
Các tổ chức nhân quyền và các nhóm ủng hộ Tây Tạng đã thường xuyên chỉ trích Bắc Kinh về điều mà họ gọi là chính sách đàn áp ở Tây Tạng, nơi hơn 100 tăng sỹ đã tự thiêu để phản kháng.
Bắc Kinh thì lập luận rằng chính quyền đã hết sức chú trọng phát triển kinh tế-xã hội và xóa đói nghèo ở khu vực này, đồng thời cáo buộc lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng - Đức Dalai Lama - đang khơi gợi chia rẽ Tây Tạng và Trung Quốc.
Liên quan trách nhiệm
Các nhóm ủng hộ tự do cho Tây Tạng ở Tây Ban Nha đã kiến nghị đòi điều tra không chỉ cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân mà cả cựu Thủ tướng Lý Bằng và ba cựu quan chức cao cấp khác.
Những người này bị cáo buộc có hành động "diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tra tấn và khủng bố" người Tây Tạng trong những năm 1980-1990.
Ông Hồng Lỗi tuyên bố Trung Quốc "bày tỏ sự bất bình mạnh mẽ và cực lực phản đối"quyết định của tòa Tây Ban Nha.
Ông nói "các phần tử ly khai Tây Tạng" đã sử dụng tin đồn và bôi nhọ, đưa ra các "cáo buộc sai trái" về Trung Quốc.
Tòa Tây Ban Nha tiếp nhận hồ sơ vụ này là vì một trong những nguyên đơn người Tây Tạng lưu vong, ông Thubten Wangchen, có quốc tịch Tây Ban Nha và tòa án Trung Quốc đã không chấp nhận các cáo buộc đưa ra.
Tòa án Tây Ban Nha cũng đồng ý điều tra cáo buộc thực hiện đàn áp ở Tây Tạng đối với cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Trung Quốc coi Tây Tạng là một phần "không thể tách rời" của lãnh thổ Trung Quốc và đã cai quản khu vực này từ 1951.
(BBC) 

TS.Trần Đình Bá gửi 'tâm thư' tới Quốc hội: Bao nhiêu % sự thật?

Bức thư của ông Trần Đình Bá dẫn chứng nhiều số liệu khiến những người trong cuộc bức xúc vì sự bóp méo, sai lệch đến trắng trợn.


Ông Trần Đình Bá (Hội Khoa học kinh tế VN) vừa gửi bức tâm thư tới các đại biểu đang tham dự Kỳ họp Quốc hội để cáo buộc về sự siêu lãng phí hơn 90% tài sản công trong đầu tư GTVT, dẫn đến vượt trần nợ công. 

Bức thư dẫn chứng nhiều số liệu khiến những người trong cuộc hết sức bức xúc vì sự bóp méo, sai lệch đến trắng trợn.
TS.Trần Đình Bá gửi 'tâm thư' tới Quốc hội: Bao nhiêu % sự thật?
Dù ông Bá có nhầm lẫn giữa cảng biển với bến cảng thì cũng không lấy đâu ra con số 260 bến cảng 
Nhầm cảng biển với... bến cảng? Liên quan đến con số Việt Nam có tới 260 cảng biển mà ông Trần Đình Bá đưa ra trong thư kèm theo lời bình “giành kỷ lục nhiều nhất trong ASEAN, gấp 2 lần các nước Liên minh EU", Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) Nguyễn Mạnh Ứng hết sức bất ngờ: “Tôi không hiểu con số 260 ông Bá lấy ở đâu ra. Cứ coi như ông Bá không nắm rõ khái niệm, hiểu nhầm cảng biển với bến cảng thì cả nước cũng chả có tới từng ấy bến cảng”.
“Xin nhấn mạnh rằng, nếu quan niệm mỗi bến cảng là một cảng thì Nhật Bản có tới hơn 3.000 bến như thế. Ở đây, chúng ta phải hiểu một cách chính xác cảng gồm nhiều khu bến và bến” - ông Ứng chia sẻ.
Cùng chung quan điểm với ông Ứng, ông Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng phòng Công trình Hàng hải - Cục Hàng hải VN cho biết: Theo Quyết định số 16/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục phân loại cảng biển Việt Nam, cả nước có 17 cảng biển loại I, 23 cảng loại II và 9 cảng loại III với tổng số 166 bến cảng.
"Hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển của ta chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn liên doanh giữa các doanh nghiệp Nhà nước với đối tác nước ngoài (CICT - Cái Lân, VICT - Sài Gòn, SPCT - Hiệp Phước); vốn từ khu vực tư nhân hoặc liên doanh giữa DN tư nhân trong nước và đối tác nước ngoài (hình thức này phổ biến áp dụng trong đầu tư các bến cảng chuyên dùng, một số bến tổng hợp, container như Nam Hải - Đình Vũ, bến SITV - Thị Vải...); vốn 100% từ nước ngoài (là các bến phục vụ cho các dự án 100% vốn nước ngoài như bến Xi măng Nghi Sơn, bến Posco - Phú Mỹ...)”.

Ông Nguyễn Anh Tuấn
Trưởng phòngCông trình Hàng hải,  Cục Hàng hải VN
"Minh chứng rõ nhất là trong năm nay, dù GDP giảm, cả 3 hãng hàng không là Vietnam Airlines, VietJetAir, Công ty bay dịch vụ VASCO đều kinh doanh có lãi. Riêng Jetstar Pacific, nếu trừ lỗ lũy kế, cũng lần đầu tiên cân đối được thu chi”.
Bà Phan Thị Minh Ngọc Trưởng phòng Kế hoạch đầu tư, Cục Hàng không VN

Tuy nhiên, cũng theo ông Tuấn, danh mục này đang được cập nhật. Theo Tờ trình Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục phân loại cảng biển Việt Nam vừa được Bộ GTVT trình Chính phủ, Việt Nam có 44 cảng biển. Trong đó, có 14 cảng biển loại I, 17 cảng biển loại II và 13 cảng biển loại III.

Về “cáo buộc lập nhiều dự án tỷ đô vay vốn ODA đầu tư vào cảng biển” của ông Trần Đình Bá, những người am hiểu về ngành Hàng hải chỉ biết “lắc đầu ngao ngán”. Bởi trên thực tế, vốn ngân sách đầu tư xây dựng cầu cảng trong nhiều năm qua rất thấp, chủ yếu tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng cảng biển của các dự án trọng điểm, có tính bản lề, đột phá. 

Hàng chục năm trở về đây, số lượng bến cảng được đầu tư bằng vốn ODA cũng chỉ đếm chưa hết một bàn tay (Chùa Vẽ, Cái Lân, Cái Mép - Thị Vải và gần đây nhất là Lạch Huyện). 
TS.Trần Đình Bá gửi 'tâm thư' tới Quốc hội: Bao nhiêu % sự thật?
Ông Trần Đình Bá 
Những con số sai sự thật 
Hết luận bàn về hàng hải với những con số không có trên thực tế, ông Trần Đình Bá quay ra phân tích thị trường hàng không với những cáo buộc đanh thép dựa trên những thống kê "tự sản xuất". Ông Bá viết chắc chắn: "Hàng không có tới 63 sân bay trị giá 70 tỷ USD... 26 sân bay tầm cỡ quốc tế và khu vực đang hoạt động mà chỉ đạt 12 triệu hành khách/năm, lãng phí trên 94%".
Trong khi đó, trao đổi với PV, lãnh đạo Cục Hàng không VN hết sức bức xúc: Đó là những con số hoàn toàn sai sự thật. 

Theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2020, Việt Nam mới có 26 cảng hàng không. Và tính đến thời điểm này, mới chỉ có 21 cảng hàng không, sân bay được đưa vào khai thác. Dự kiến năm 2013, sản lượng hành khách thông qua các cảng này đã là 45 triệu hành khách. Không hiểu số liệu 63 sân bay, 12 triệu khách, ông Bá lấy ở đâu ra?
Trao đổi với PV, ông Trần Đình Bá cho biết, những số liệu về đường sắt trong bức thư gửi đại biểu Quốc hội của ông đều sưu tầm trên mạng internet, các phương tiện truyền thông, đọc nhiều nên không nhớ được lấy từ nguồn nào. Nhà báo cứ tìm hiểu đi. Ông Trần Đình Bá cũng cho biết mình là thành viên của Hội Kinh tế và Vận tải ĐSVN từ khi thành lập. Ngoài ra, ông Bá cũng là thành viên của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam từ năm 2009. Ông Bá SN 1957, hiện đang sống tại TP Hồ Chí Minh.
Về nội dung bức thư có đoạn viết "Do áp dụng “công nghệ đường bay cổ đại thời tiền sử” nên hàng không không bao giờ có lãi. Từ hàng không quốc gia VNA đến tất cả các hãng hàng không tư nhân đều thua lỗ nặng nề"...

Bà Phan Thị Minh Ngọc - Trưởng phòng Kế hoạch đầu tư, Cục Hàng không VN không bình luận nhiều mà đưa ra dẫn chứng: "Ngoài lợi ích kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng mà ngành HK đóng góp cho đất nước, các doanh nghiệp Nhà nước lớn ngành HK (Tổng công ty Cảng HKVN; Tổng công ty HKVN; Tổng công ty Quản lý bay VN) chưa năm nào kinh doanh lỗ. Năm 2012, lợi nhuận trước thuế đạt trên 1.400 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 3.000 tỷ đồng.

Suy diễn vô căn cứ

Dựa vào những thất thoát lớn tại Vinashin, Vinalines đã được các cơ quan chức năng chỉ rõ trong thời gian qua, ông Trần Đình Bá không ngại bóp méo các số liệu để truy trách nhiệm trong các lĩnh vực khác như: Hàng không, hàng hải, đường sắt.

Khi trao đổi với PV, nhiều người cho rằng họ đã quá quen với những phát ngôn giật gân, ngoa ngôn của ông Bá để thu hút sự chú ý của dư luận. Tuy nhiên, họ khó chấp nhận việc ông Bá tự dựng lên các số liệu hồ đồ để chỉ trích các chủ trương lớn về đầu tư GTVT. Mà hầu hết các dự án này đều đã nằm trong quy hoạch, đã được Chính phủ phê duyệt. Đáng trách hơn, có cơ quan báo chí không hề kiểm chứng tính xác thực của các thông tin này, đăng tải bức thư của ông Trần Đình Bá gây ra cái nhìn sai lệch trong dư luận.

Không hiểu khi nhân danh nhà khoa học để gửi những cáo buộc trên tới báo chí và các đại biểu Quốc hội - ông Trần Đình Bá có ý thức được rằng điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất đối với một nhà khoa học là phải tôn trọng sự thật?

(Báo GTVT)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét