Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Thứ Sáu, 27-09-2013 - Nhiều kẻ thù nhất thế giới…

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1- Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng: Triển lãm những bằng chứng lịch sử về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (QĐND). =>
- Nguyễn Lục Gia: Sử gia bị đạo sử (PHẦN BA) (Văn chương Việt). Xem lại: - Sử gia bị đạo sử (PHẦN MỘT). - Sử gia bị đạo sử (PHẦN HAI).
Trương Nhân Tuấn – Một số phân tích, đánh giá về khía cạnh kỹ thuật bộ bản đồ mốc giới của Phan Văn Song và Dương Danh Huy [*] (Dân luận).  - Phan Văn Song – Lời cuối về các bài ‘phản biện’ của ông Trương Nhân Tuấn (Dân Luận). “Tôi nghĩ với bấy nhiêu sai lầm nghiệm trọng như vậy có lẽ chẳng cần điểm thêm tới những cái sai khác trong các bài mới của ông. Không rành bốn phép tính số học cơ bản thì làm sao trông mong bàn luận đúng về phương trình. Và thực tế ông cũng phạm sai lầm đầy rẫy trong những phần khác.  Với mấy bài viết mà ông mắc những sai lầm nghiêm trọng như tôi đã vạch ra, có lẽ không thể có kết luận nào khác là ông Trương Nhân Tuấn chưa có đủ kiến thức cần thiết về đề tài này để có thể thảo luận một cách nghiêm túc và tử tế“.
- Dương Danh Huy và cộng sự: Biên giới Việt-Trung: bản đồ nói gì? (BBC). “Để trả lời thỏa đáng câu hỏi “Việt Nam đã được gì, mất gì?” cho toàn bộ đường biên giới, cần phải có thông tin chính thức, minh bạch và đầy đủ về cuộc đàm phán, và các trường đại học ở Việt Nam phải có tự do, độc lập và khả năng chuyên nghiệp trong việc nghiên cứu và nhận xét về câu hỏi đó”.  - Việt-Trung đàm phán lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển (TTXVN).
- Thích Chân Quang: Chiếc áo Cà sa không làm nên nổi một nhà tu (DLB). “Trơ trẽn và lố bịch hơn hắn tự vẽ rắn thêm chân lập luận rằng Kinh Dương Vương hiền lành đức độ với tâm thức nhường nhịn, kính trọng người anh Đế Nghi và nhường hết đất đai giang sơn cho người anh “. Mời xem/ nghe lại bài “giảng” của vị “Thích Tàu Ô” này có nói về Kinh Dương Vương: - Bàn thêm về gốc tích Kinh Dương vương (Trần Nhương).

Việt Nam xây nhà máy sửa chữa tàu chiến ở Cam Ranh? (KT).  - Việt Nam sẽ xây dựng tại Cam Ranh trung tâm sửa chữa tàu của Nga (Lenta/ Kichbu). - Biển Đông: Việt Nam đánh bại đỉnh cao tên lửa YJ-12 Trung Quốc (Soha).
COC giải quyết tranh chấp Biển Đông? (BBC). - Đài Loan thử hỏa tiễn phòng không chống tấn công giả định từ Trung Quốc (RFI). 
Nhật và Trung Quốc sẽ dùng máy bay không người lái nếu xung đột (TN). - Nga bán tàu ngầm Amur cho Ấn Độ, Trung Quốc lại lo (ANTĐ).
2<- Pháp–Việt: Hợp đồng được ký, kiến nghị bị bỏ qua (RFI). “Sáng 25/09, khi phái đoàn của RSF tới nơi mà Thủ tướng Việt Nam đang có mặt, chúng tôi đã không thể trao cho ông ta bản kiến nghị có 25 ngàn chữ ký. Cảnh sát đã ngăn cản, gạt chúng tôi ra bên ngoài, làm như thể không nên để cho đôi mắt nhậy cảm của Thủ tướng Việt Nam nhìn thấy một phái đoàn tới để trao cho ông ta bản kiến nghị.” Tổng thống Pháp hoan nghênh quan hệ đối tác chiến lược Paris-Hà Nội. –  Biều tình chống Nguyễn Tấn Dũng đến Paris  (Youtube).
Danh sách ký tên Đợt 4 – hưởng ứng Tuyên bố 23/9 (DĐXHDS). Tổng cộng các đợt 1- 4: 497 người”. - Bùi Văn Phú: Từ xã hội dân sự đến dân chủ tự do (VOA/DĐXHDS).
Đôi điều về tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính Trị (Phi Vũ). - Sao chưa thấy hồi âm (Quê choa).  - Nguyễn Hưng Quốc: Internet và cách mạng (Blog VOA). “Không có internet, cách mạng vẫn có thể xảy ra. Nhưng có internet, cách mạng có thể xảy ra nhanh chóng, và đặc biệt, bất ngờ hơn”.
Án tù cho người H’Mông và Khmer (BBC).  - Xét xử đối tượng có âm mưu thành lập “Vương quốc Mông” (ND).
Diễn biến trước phiên xử luật sư Quân (BBC).  - Em trai LS Quân nói bị ‘hành hung’.  - Gia đình Luật sư Lê Quốc Quân ‘xúc động’ vì dân biểu Mỹ lên tiếng (VOA). - Mười dân biểu Mỹ kêu gọi thả luật sư Lê Quốc Quân (RFI). - 10 vị dân biểu QH gửi thư đến CTN CHXHCNVN kêu gọi trả tự do cho Ls. Lê Quốc Quân (DCCT).
Bài biện hộ cho Ls Lê Quốc Quân trong phiên tòa ngày 2/10/2013 (NVCL). “Nếu hôm nay, ông Lê Quốc Quân vẫn bị tuyên phạm tội “trốn thuế”, thì thật là thêm một ngày buồn đối với nhưng ai yêu chuộng công lý và lẽ phải ở đất nước này. Riêng trong suy nghĩ của tôi, sau khi quý vị tuyên một bản án như vậy và rời khỏi phòng xử án, quý vị đã góp tay viết thêm vào trang sử điếm nhục của nền tư pháp Xã hội Chủ nghĩa hai chữ ‘đê hèn’ muôn đời không thể xóa được!
Công an bắt giữ đánh đập người dân vô cớ (RFA).  - Công an phá cửa vào nhà bắt người vô cớ.   Vụ án Thanh Trì 25/9/2013 (II) (Nguyễn Tường Thụy). - Giữa bầy khuyển mã – Chúng ta luôn có nhau (DLB). - Bà Nhung kể chuyện Nguyễn Phương Uyên bị tấn công và bị áp giải (DCCT). - Phương Uyên bị đánh đập và áp giải từ HN về quê (ĐCV). –  Gia đình Phương Uyên sẽ kiện về vụ bị công an hành hung (RFI).
.
Công an khóa trái cửa nhà vợ con MS Nguyễn Công Chính.  (RFA).
Tuyên bố 258, Dư luận viên và Bài thơ không chuyên (DLB). - TRÒN 4 THÁNG TRƯƠNG DUY NHẤT BỊ BẮT (Nguyễn Trọng Tạo).
Giáo hạt Cầu Rầm hiệp thông mạnh mẽ với giáo xứ Mỹ Yên Đăng (DCCT). - Đại Việt cách mạng đảng lên án vụ đàn áp Mỹ Yên (DCCT).
Nhiều kẻ thù nhất thế giới… (Đinh Tấn Lực).  - Đảng lãnh đạo, đảng cầm quyền hay đảng trị? (Đinh Tấn Lực). - Muốn thế hệ 9X sẽ thay đổi đất nước, những người thuộc thế hệ đi trước phải biết tự trọng ! (DĐCN).
Đại Vệ Chí Dị (Người buôn gió).
Tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam (ND/ DĐXHDS). “… cả nước Việt Nam có 812 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm; gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ; một hãng thông tấn, 67 đài phát thanh, truyền hình, 101 kênh truyền hình, 78 kênh phát thanh; 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động” nhưng chỉ có một Tổng biên tập … Ha ha! “Đỉnh cao trí tuệ” là ta!!! - Hạ Đình Nguyên: Sự nói dối cưỡng bức? (Boxitvn)
Chấm dứt giải quyết khiếu nại của tiểu thương chợ Long Khánh (TT). – Facebooker Cùi Các: “Báo Tuổi Trẻ đưa tin về buổi đối thoại giữa Tiểu thương chợ Long Khánh và UBND tỉnh Đồng Nai vào chiều nay, ngày 26/9/2013, là không đúng với sự thật, không phản ánh được nội dung của việc tranh chấp và diễn biến của buổi đối thoại vào chiều nay. Chúng tôi sẽ có bài phản hồi về bài báo này“. – Ảnh: Tiểu thương chợ Long Khánh bất bình vi buổi “đối thoại” với UBND tỉnh Đồng Nai chiều qua (FB Cùi Các).
VN ‘thiếu tư liệu về Hồ Chí Minh’ (BBC/ DĐXHDS). “Ông Vũ Quang Hiển nói: ‘Nguồn gốc ở đâu, chuyện đời tư, chuyện cá nhân không quan trọng, mà cái quan trọng là ở sự nghiệp, mỗi con người đều có những nét riêng, thậm chí nét khuất trong đời tư, nhưng điểm quan trọng nhất là sự nghiệp mà họ theo đuổi.’”  - TRẦN DÂN TIÊN THỰC LÀ AI? (Nguyễn Trọng Tạo).
Hồi ký của Khurusev: Cái chết của stalin (6) (Dân luận). - Từ những bài học trong quá khứ đến nhiệm vụ bảo vệ quyền con người ở Đức (Boxitvn).
SUY NGẪM VỀ THỜI CUỘC – Phần 6 (Bùi Văn Bồng). - SUY NGẪM VỀ THỜI CUỘC – Phần 7. - QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC – Phần 5.
Mấy suy nghĩ nhỏ trước một cuộc ” tổng kết” lớn (Quê choa). - Cảnh giác luận điệu của bọn thế lực thù địch và phản động! (DLB).
Các bác tín nhiệm quá (Trần Nhương). - Đòm đòm đòm.
Anh Nhân tiếp tục diễn vở vụng (Xuân VN).
Cách hành xử của cán bộ nhà nước (RFA).  - Công dân tỉnh Bình Dương tố cáo quan chức tỉnh (Lê Hiền Đức). - ĐI TRÊN DÂY (Nguyễn Quang Vinh). - Quá tó rồi nhé! (Quê choa).
Sẽ trình Quốc hội 3 bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (QĐND).  –  Chỉ Thêm vài ý kiến về QH và ĐBQH trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (ĐBND).
Đại biểu Quốc hội: DN tự thỏa thuận, đứng ra thu hồi đất (VOV).  – Thu hồi đất: Hãy để thị trường điều tiết (TBKTSG).  - Mắc kẹt với trung tâm phát triển quỹ đất.
MỸ ĐÌNH – BÁI ĐÍNH: MỘT CON ĐƯỜNG DẪN VÀO MỘT NGÔI CHÙA VONG BẢN (Tễu). - TS Trần Đình Bá gửi tâm thư cho Bộ trưởng Thăng (TN).
Bộ máy hành chính và anh xe ôm (TT).
Gian lận ở BV Mắt Hà Nội: Giám đốc chỉ đạo? (KT). - Những sai phạm tại Bệnh viện ĐK Thanh Hóa: Sở Y tế vào cuộc (Tầm nhìn).
giay trieu tap-phutho1KHI NGUYÊN GIÁM ĐỐC SỞ RA TÒA (Tân Châu).
Hoãn phiên tòa xét xử vụ án giết hai mạng người ở Phú Thọ: Tòa phúc thẩm vi phạm tố tụng! (Tầm nhìn). =>
Vụ “CSGT bỏ mặc nạn nhân chết để tiếp tục chặn xe”: Cơ quan điều tra nói gì? (LĐ).  - Mạnh tay xử xe biển xanh phạm luật (NLĐ). - Nhà Phó công an xã bị dội bom xăng (TP).
SỰ THẬT VỤ TỰ THIÊU TRƯỚC TRỤ SỞ CÔNG AN (là do bị công an thu mất cái bơm, đi đi  lại lại năn nỉ nhiều lần mà công an không trả nên anh đã tự thiêu trước Trụ sở công an) (TTXVA).
Thứ trưởng Năng lượng Mỹ thăm Việt Nam (VOA). - Bê bối visa ở Tổng lãnh sự Mỹ TP.HCM: Võ Tăng Bình ra toà (TT).  - Vụ bán visa ở Tổng lãnh sự quán Mỹ: Đồng phạm số 1 Võ Tăng Bình đã bị bắt (TN).
CHUYỆN TƯỞNG CHỈ CÓ TRONG TIỂU THUYẾT (Nguyễn Duy Xuân). - Giáng Thủy – Sinh ra là một người Việt Nam, mẹ ơi con không buồn đâu! (Dân luận).
Malaysia truy lùng lao động bất hợp pháp (RFA).
Từ Agent Orange tới Isoprothiolane (Blog RFA).
Định Hướng Gắn Liền… (Đinh Tấn Lực).
NSA từng nghe lén thượng nghị sĩ Mỹ thời chiến tranh Việt Nam (RFI).
Đoàn Thanh Liêm – Hãy Sống Đẹp Với Nhau – tại đây, lúc này (DĐTK).
Tổ chức mới kết hợp Phật tử toàn thế giới (VOA).
Vài nhận định sai lầm của Karl Marx về quan điểm của Adam Smith (II) (TCPT).
- Trung Quốc : Tập Cận Bình rơi mặt nạ qua vụ Bạc Hy Lai (RFI).  - Đất đai thuộc sở hữu nhà nước là thượng phương bảo kiếm để chính quyền cưỡng chế giải tỏa di dời. - Nhu cầu của những người giàu Trung Quốc về việc mang thai hộ tại Mỹ đang tăng lên (ĐKN).
Vụ tử hình làm công chúng TQ căm phẫn (BBC).  - Con tướng TQ bị tù vì tội hiếp dâm.  - Con trai tướng Trung Quốc lãnh 10 năm tù về tội cưỡng hiếp tập thể (VOA). - Trung Quốc : Hiếp dâm tập thể, con tướng bị 10 năm tù (RFI).
- Phần cuối chương 1 sách”Chúng tôi không hỏi họ từ đâu tới”: Những đường nét mờ ảo (hết) (Phan Ba). “Tôi muốn biết những người này tưởng tượng gì dưới một chế độ Cộng sản, và tôi thường hỏi họ về điều đó. ‘Người Trung Quốc sẽ đến cùng với những người Cộng sản’, một người nào đó nói, ‘và chúng tôi biết rất rõ những người này, vì họ đã có lần đô hộ chúng tôi cả ngàn năm. Họ tàn bạo vô cùng. Chúng tôi rất sợ họ!‘”
- Nguyên tử Bắc Triều Tiên : Trừng phạt chỉ vô ích ! (RFI). - Đàm phán về bảo vệ công nhân Hàn Quốc ở Kaesong (TTXVN).
- Brazil: 464 quan chức phải trả lại ‘lương khủng’ (TP).
- Vladimir Fédorovski: Chiến lược của cải tổ: Gorbachev có thực sự tin vào cải cách hay không? (atlanticoinosmi.ru/DĐXHDS).

- Nguyễn Đình Ấm: Hãy trả lại tự do cho LS Lê Quốc Quân! (Bà Đầm Xòe).
 - JB Nguyễn Hữu Vinh: Vụ Mỹ Yên: Khi đảng trở mặt và huy động công cụ (RFA’s blog). “Thử hỏi, trong các vụ việc đàn áp xảy ra với giáo dân Giáo phận Vinh, các tổ chức có các linh mục tham gia kia đã có được lời nào để bảo vệ sự thật, bảo vệ lẽ phải? Có lẽ đã đến lúc phải đặt thẳng vấn đề: Họ đang ăn cơm Giáo hội, làm việc cho ai và Giáo hội được gì ở họ?  Vì thế, đây cũng là cơ hội để không chỉ Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, các linh mục và giáo dân GP Vinh nhìn nhận rõ ràng và có biện pháp kiên quyết, hữu hiệu hơn với các ung nhọt trong lòng giáo hội“.
- VỤ GIÁM ĐỐC LỪA BÁN ĐẤT TRÁI PHÉP Ở ĐỒNG NAI: Tiếp tục tạm đình chỉ công tác của ba cán bộ (PLTP).
KINH TẾ
Tranh cãi ở Diễn đàn kinh tế mùa thu (TBKTSG).   - Kinh tế Việt Nam một mình “nghẽn mạch” (VnEco).  - Kinh tế Việt Nam đang “nghẽn mạch tăng trưởng” (LĐ).  - Tăng trưởng kinh tế yếu hơn hẳn các năm trước (TT).  - Kinh tế còn trì trệ (NLĐ).  - Kinh tế Việt Nam 2013 triển vọng 2014 (GD&TĐ).  - Ông Vũ Viết Ngoạn: ‘Kinh tế Việt Nam đã hạ cánh cứng’ (VNE).
- TS Tô Văn Trường: Việt Nam vẫn ‘đứng ngoài” nhân loại và sự phát triển? (Kim Dung).
Chỉ số thống kê chưa chính xác (NLĐ).  - Con số mà biết nói năng…
Khu vực ngân hàng VN ‘bị khủng hoảng’ (BBC).
Doanh nghiệp FDI bỏ trốn: Xử lý thế nào? (TC).
Kích hay không kích? (TBKTSG).
Nóng tranh luận về quản lý thị trường vàng (VnEco).  - 30 tấn vàng được sử dụng để tất toán (TN).  - Lượng vàng đấu thầu đang giảm dần (VOV).  - Vàng độc quyền – Vì ai? (TP).  - Vẫn chờ được nhập vàng nguyên liệu(TBKTSG). - ‘Gỡ khó cho bất động sản bằng 400 tấn vàng’ (VNE).
Mỗi lít xăng “cõng” 8.000 đồng thuế, phí! (NLĐ).
Nỗi buồn chung cư cao cấp (Quê choa).
gia-sua.jpgTăng giá sữa biết kêu ai? (VOV). =>
Vụ độc quyền quảng cáo ở Đà Nẵng:Nhiều “đặc ân” cho VietArt OOH (NLĐ).
Người siêu giàu ở Việt Nam: Họ là ai? (VOA).
Hạ viện Mỹ xem xét lựa chọn mới, hạn chót về ngân sách tới gần (VOA).
Airbus bán cho Trung Quốc 6 tỉ đôla máy bay (VOA).
Kim cương hồng với giá 60 triệu đô (BBC).

VĂN HÓA-THỂ THAO
6616778220130926201730359<- Khẳng định danh tiếng Lam Kinh (QĐND).
Đình từ làng đến phố (ĐBND).
“Tám” chuyện tiếng Anh (Nguyễn Vạn Phú).
Tô Hoài và những nghiêm chỉnh của kiếp phù du (Vương Trí Nhàn).
CHỦ NHIỆM, CHỦ NHIẾC (Hoàng Hải Thủy).
Kiều Maily: Chào Tagalau thế hệ mới (Inrasara). - Tagalau, Hành trình chuyển giao thế hệ.
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU .(KỲ 88) (Nhật Tuấn). - KÝ ỨC SƠ SÀI kỳ 20 – Nguyễn Khiêm (Đào Hiếu).
TRAO ĐỔI VỚI NHÀ THƠ VÂN THUYẾT NGƯỜI ĐỌ THƠ (Nguyễn Tường Thụy).
Một độc giả kiến nghị đình chỉ phát hành sách của Huyền Chip (TN).  Tản mạn xung quanh “Xách ba lô lên và đi” (FB Giáo Hoàng).   - Kiến nghị Cục Xuất bản vào cuộc xử lý vụ sách Huyền Chip (FB Trần Ngọc Thịnh). - Bàn về văn hóa tranh luận từ sự kiện Huyền Chip.
SÁCH! (FB Mạnh Kim).
AI LÊN LA PÁN TẨN? (FB Thùy Linh).
Truyện ngắn: Cháo nhái ngày xưa (Dân luận).
Thời của nghệ thuật nhảy múa (NLĐ).
Quảng cáo trên phim cần tinh tế (NLĐ).
- Trịnh Hội: ‘Đường Nào Cũng Dẫn Đến La Mã’ (Blog VOA).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập đang “hấp hối” sau 20 năm phát triển (QĐND).  - Ngoài công lập đòi công lập phải “ra riêng” (VNN). - Vì sao xã hội chưa chấp nhận trường ngoài công lập? (NLĐ).  - Tìm hướng phát triển hệ thống trường ngoài công lập (ND).  - Sinh viên trường công phải đóng học phí như sinh viên trường tư (HQ).
Xây trường chất lượng cao là phù hợp với Luật Thủ đô (PL&XH).
“Thảm đỏ” còn chưa phát huy được công dụng (QĐND).
Đọc chép thành chiếu… chép, bình mới rượu cũ? (TT).
Có thể mở ngành sư phạm tiểu học trình độ TCCN (GD&TĐ).
UBND TP.HCM lên tiếng vụ bãi nhiệm hiệu trưởng ĐH Hùng Vương (PNTP).
Quán nhậu vây trường học: Khó dẹp! (NLĐ).
Kiểm soát chặt cổng trường giờ tan học (GD&TĐ).
Không được tùy tiện điều trị đau mắt đỏ cho HS tại trường (GD&TĐ).   – Video: Phân biệt đau mắt đỏ với các bệnh lý mắt khác (VTV).

- Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM thuê giáo viên Philippines dạy tiếng Anh: Thật là… thừa tiền (PT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Bảo hiểm Y tế: Mong được… vỡ quỹ! (NLĐ).  – Video: Tình trạng mất an toàn tại các bệnh viện (VTV).  - Bộ Y tế: kiểm định vắc xin để an toàn tuyệt đối (KT).
Làm rõ vụ cháu bé ba tuổi chết sau khi cắt amiđan (TT).  - Bác sĩ bị cảnh cáo vì bé trai ngạt trong bụng mẹ (VNE).
- Vụ chìm tàu đánh cá TG-92819: Tạm hỗ trợ mỗi gia đình có ngư dân chết 4.000 USD (TT).  - Vụ 3 ngư dân mất tích bí ẩn: Người làm thuê từng bị đuổi việc (NLĐ).
Vụ 6 người tử vong ở Đồng Tháp: Bồn thiếu oxy, nạn nhân ngạt và ngã (TT).
VÙNG CAO ĐÓI LÂU, RÉT SỚM (Mai Thanh Hải).
Góc tối ở chung cư Thanh Đa (TT).
Khu vườn kinh dị ở Tây Ninh (TN).  - Cận cảnh ‘khu vườn kinh dị’ ở Tây Ninh.
Cấm khách du lịch lên núi Cấm (NLĐ).  - Cấm đường lên đỉnh núi Cấm (An Giang) do lở đá (PLTP).
Số tử vong trong trận động đất ở Pakistan lên tới gần 350 người (VOA). - Pakistan : Hàng chục ngàn nạn nhân động đất trông chờ cứu trợ (RFI).
Stan Fedun – Rượu đã thống trị nước Nga như thế nào (Dân Luận).

vac-xin- Vụ tàu Sima Sappphire đụng tàu cá ngư dân VN: Hỗ trợ 4.000 USD cho gia đình có người chết (SGGP).
QUỐC TẾ 
Các tiến bộ nhỏ tại Liên Hiệp Quốc về kho vũ khí hóa học Syria (RFI). - Đối lập Syria bị suy yếu vì tình trạng ly khai.  - LHQ sắp ra nghị quyết về Syria (NLĐ).  - Ông Assad không loại bỏ khả năng Mỹ tấn công Syria (VOA).
Khủng bố ở Nairobi: Bước khởi đầu của cuộc chiến mới ở châu Phi? (GD&TĐ).  - Kenya tiếp tục thu hồi tử thi từ thương xá ở Nairobi (VOA).
Iran thảo luận với các cường quốc thế giới về vấn đề hạt nhân (VOA).  - Iran muốn có thỏa thuận từ ‘3 đến 6 tháng’ (BBC).  - Iran muốn giải quyết hồ sơ hạt nhân trong 3 – 6 tháng (RFI). - Iran : Cựu Tổng thống Khatami kêu gọi trả tự do cho tất cả tù chính trị. - Cơ hội của Iran (ĐBND).
Ðại hội đồng LHQ thảo luận về các vụ khủng hoảng trên thế giới (VOA).
27 người chết trong các cuộc biểu tình ở Sudan (VOA).
Nổ bom ở Iraq giết chết 21 người (VOA).
Hy Lạp : Hàng ngàn người tuần hành chống phát xít (RFI).
Giao tranh bùng nổ ở Kashmir, 8 người thiệt mạng (VOA).
Ngân sách 2014 : Chính phủ Pháp mạnh tay đánh thuế (RFI).
Toan-cauBé gái Pakistan nhận Giải thưởng Công dân Toàn cầu Clinton (VOV). =>
Thượng Viện Mỹ tìm cách tránh cho chính phủ khỏi đóng cửa (VOA).  - Điều gì xảy ra nếu chính phủ Mỹ ngừng hoạt động? (VNN).
Ông Bill Clinton khen Putin thông minh, đáng tin cậy (NLĐ).
Quân đội Philippines và phiến quân tiếp tục giao tranh (TTXVN).
Một nghị sĩ Hàn Quốc bị cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền (NLĐ).

 * RFA: Audio:  + Sáng 26-9-2013Video: + Bản tin video sáng 26-09-2013;  + Hoa Kỳ-Iran bắt đầu hòa hoãn?
* RFI:  
* VTV:  + Chào buổi sáng – 26/09/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 26/09/2013;  + 360 độ Thể thao – 26/09/2013;  + Khoảnh khắc thường ngày – 26/09/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 26/09/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 26/09/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 26/09/2013;  + Thời sự 12h – 26/09/2013; + Thời sự 19h – 26/09/2013

Vì sao giá nhà đất Việt Nam quá cao?

Giá nhà đất ở Việt Nam được ghi nhận cao gấp 25 lần thu nhập của người dân, 5 lần so với khu vực, tăng 100 lần so với 20 năm trước.
Những con số này được đưa ra trong tài liệu của CEO Đặng Đức Thành, Ủy viên BCH VCCI nhằm phục vụ cho Hội nghị “Diễn đàn kinh tế mùa thu” được tổ chức tại Huế ngày 26/9, số liệu so sánh này được ông Thành dẫn từ báo cáo nghiên cứu của UBKT Quốc hội vào hồi đầu 2013.
Thị trường bất động sản Việt Nam mới được hình thành rõ khoảng 10 năm trước, có thể nói đó vẫn là một thị trường còn non trẻ, và nhiều tiềm năng. Trải qua hơn 10 năm thị trường BĐS đã có nhiều sự biến động mạnh, khiến giá nhà đất được đẩy lên rất cao, vượt qua khả năng hấp thụ của đại bộ phận người dân. Tuy nhiên, một hai năm gần đây, “quả bóng” này bắt đầu xì hơi và dần trở về giá trị thực của nó.
Trong bài viết của CEO Đặng Đức Thành đã phân tích, và chỉ ra nhiều yếu tố tác động đến giá đất, và một phần nào trả lời cho câu hỏi vì sao giá nhà đất ở Việt Nam lại cao đến vậy?
Yếu tố đầu tiên mà ông Thành đưa ra là lãi suất cho vay ở Việt Nam quá cao, và kéo dài nhiều năm (năm 2010 -2011 xoay quanh 18%, năm 2012 khoảng 15%, và 3 tháng 2013 khoảng 14%), trong khi trên thế giới và khu vực lãi suất chỉ khoảng 7%/năm. Đây là yếu tố đầu tiên làm tăng cao chi phí, và tác động mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các công ty BĐS.
Thứ hai, hiện nay chủ đầu tư bất động sản phải đóng tiền sử dụng đất theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009, là tính quyền sử dụng đất theo giá thị trường làm ảnh hưởng mạnh đến tăng giá cả nhà đất ở Việt Nam.
Thứ ba, mỗi dự án xin cấp phép cũng mất trung bình 3-5 năm, kéo dài quá lâu nên dẫn đến phát sinh rất nhiều chi phí hành chính, điều này cũng góp phần bổ sung vào chi phí đầu vào của dự án, làm đẩy giá nhà đất lên cao.
Thứ tư, là do tình trạng “xí phần” dự án, đầu tư tràn lan trong khi việc cấp phép dự án BĐS của chính quyền còn lỏng lẻo, làm cho sự phát triển không cân xứng, là một nguyên nhân quan trọng gây biến động mạnh giá cả bất động sản.
“Các cấp các ngành chưa chú trọng việc kiểm tra (chưa có quy trình kiểm tra) năng lực tài chính của nhà đầu tư. Cấp phép hàng hàng trăm; hàng ngàn ha đất cho một đơn vị. Trong khi đó một số nhà đầu tư chào bán dự án với giá đẩy lên cao, hoặc bán dưới hình thức hợp tác liên doanh với nước ngoài.” Ông Thành nói.
Yếu tố quan trọng thứ năm mà ông Thành chỉ ra là hiện tượng biến động giá bất động sản theo chính sách tiền tệ -tín dụng, giá BĐS tăng giảm theo chính sách quản lý chặt chẽ hay nới lỏng.
Điều này lại càng làm giá BĐS biến động tăng mạnh khi Nhà nước quản lý các tập đoàn, tổng công ty chưa chặt chẽ, đã xảy ra tình trạng tập trung lượng tiền lớn hàng chục ngàn tỷ VNĐ đầu tư trái nghành nghề, phần lớn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đẩy giá lên cao.
Bên cạnh đó, CEO Đặng Đức Thành còn phân tích thêm về khá nhiều yếu tố làm “loạn” giá BĐS ở Việt Nam, gây rủi ro cho người mua nhà. Trong đó, thị trường thiếu thông tin minh bạch, bất động sản chưa hoàn thiện đã được bán ra thị trường qua nhiều hình thức trong khi tại các nước tiên tiến như Trung Quốc, Úc, v.v… chỉ cho phép nhà đầu tư được bán khi căn hộ đã được hoàn thiện.
“Việc “quản” các ngân hàng chưa chặt chẽ làm cho việc vay vốn những năm trước đây quá dễ dàng, bên cạnh đó còn vay với số tiền rất lớn đầu tư vào BĐS, vượt gấp hàng chục lần so với vốn tự có của đơn vị, trong số đó đa phần là công ty con, công ty cháu của ngân hàng (sân sau của ngân hàng). Những công ty này đã dễ dàng đẩy giá cả thị trường bất động sản lên cao với số lượng tiền rất lớn”, ông Thành nhận định.
Ngoài những yếu tố chủ quan, do cách quản lý lỏng lẻo, thị trường phát triển “nóng” không đi theo hướng bền vững,…đẩy giá BĐS quá cao, thì yếu tố nội tại của nguyên lý thị trường là nhu cầu mua bán, cho thuê bất động sản (nhà, đất) tại Việt Nam là nhu cầu thật và ngày càng tăng. Điều này cũng góp phần đẩy giá trị BĐS ở Việt Nam tăng lên.
Do không nghiên cứu kỹ thị trường và sử dụng vốn vay ngân hàng quá mức. Nhà đầu tư kinh doanh bất động sản chạy theo lợi nhuận tập trung đầu tư xây dựng căn hộ cao cấp từ đó gây đóng băng thị trường bất động sản.
Hệ quả là những năm gần đây, giá nhà đất liên tục giảm, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã bị lỗ nặng thậm chí phải phá sản. Theo nhận định của ông Thành thời điểm này khó có thể giảm hơn nữa. Để kéo thêm giá BĐS xuống nữa thì Nhà nước cần điều chỉnh 8 yếu tố tác động đến giá thành đầu vào bất động sản như phân tích ở trên.
Theo Trí Thức Trẻ

2045. ĐỨC VỚI SỰ THẬT CAY ĐẮNG VỀ KHU VỰC ĐỒNG EURO

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 18/9/2013
(Tạp chí Der Spiegel – 27/8/2013)
Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa mới buộc phải thừa nhận rằng Hy Lạp cần thêm sự trợ giúp, một sự thừa nhận đã làm giảm sút danh tiếng của bà như là một nhà quản lý khủng hoảng trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội liên bang. Nhưng Merkel vẫn chưa tiết lộ mức chi phí thật sự mà nước Đức phải đối diện.
Khi một chính trị gia lên kế hoạch cho một lời nói dối trong chiến dịch tranh cử, ông ta phải dựa vào một điều: Không ai trong chính đảng của ông ta tiết lộ trước sự thật. Các thành viên thuộc đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đã tuân thủ nguyên tắc này trong cuộc bầu cử vào năm 1976, khi Thủ tướng Đức lúc đó là Helmut Schmidt hứa sẽ tăng lương hưu và rồi công bố các biện pháp, cắt giảm mạnh mẽ sau cuộc bầu cử. Và đảng trung hữu Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) cũng làm như vậy vào năm 1990, năm nước Đức tái thống nhất, khi Thủ tướng Đức lúc đó là Helmut Kohl xuất hiện trên các khu chợ khắp đất nước để công bố rằng sẽ không tăng thuế. Đây là một lời hứa, mà như chúng ta đã biết bây giờ, được tiếp nối bởi một sự tăng thuế và các khoản phí khảc mạnh nhất sau chiến tranh.
Thủ tướng Merkel lúc đó vẫn là một thành viên đầy triển vọng của CDU tại Đông Đức và học trò đầy hăng hái của Kohl, cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi vào tháng 8/2013, bà thúc giục Ban chấp hành của CDU tiếp tục thực hiện các chính sách về Hy Lạp bằng mọi giả; Trong một cuộc họp với Ban chấp hành vào ngày 19/8/2013, bà nói: “Có quá nhiều bàn tán ở châu Âu về việc chiết khấu nợ (mua lại nợ với giá rẻ)”.
Nhưng sau khi tạp chí Der Spiegel tường thuật vào đầu tháng 8/2013 rằng Ngân hàng Liên bang Đức có những nghi ngờ mới về chương trình giải cứu Hy Lạp, cuộc tranh luận về các gói trợ giúp thêm hay miễn nợ lại được châm ngòi. Thủ tướng Merkel nói với các thủ hiến bang của CDU rằng điều này là cực kỳ nguy hiểm, vì nó sẽ tạo ra “sự không chắc chắn trên các thị trường”. Nói cách khác, Merkel nói rằng tuân thủ các nguyên tắc trong cuộc tranh luận là điều then chốt.
Chưa đầy 24 giờ sau, Bộ trường Tài chính Wolfgang Schäuble đã xuất hiện trên một sân khấu tranh cử tại Ahrensburg, một thị trấn ở phía Bắc bang Schleswig-Holstein, và nói: “Sẽ phải có một chương trình cứu trợ khác ở Hy Lạp”.
Mọi việc đã diễn ra như vậy. Ban đầu, các phụ tá của Schäuble cố gắng coi câu nói phản bội này như là một sự lỡ lời đáng tiếc, nhưng tới lúc đó thì cuộc tranh luận không còn có thể bị ngưng lại. Tờ Bild viết trên câu chuyện trang bìa: “Cuối cùng thì sẽ có thêm tiền cho người Hy Lạp”. Cựu Thủ tướng Gerhard Schroder cáo buộc Merkel đã có “một lời nói dối rất lớn” và các nhà vận động tranh cử của đảng Sự lựa chọn khác cho nước Đức (AFD), một đảng theo đường lối nghi ngờ Khu vực đồng euro, vui mừng trước sự quảng cáo bất ngờ dành cho chiến dịch tranh cử của mình. Chủ tịch AFD Bernd Lucke cho biết Hy Lạp “nên rời khỏi Khu vực đồng euro”.
Nhiều thành viên trong CDU và đối tác liên minh của đảng này là đảng Dân chủ Tự do (FDP) chủ trương ủng hộ ngành kinh doanh, đều tỏ ra không hài lòng với câu nói của Schäuble. Họ cáo buộc ông đang tìm cách thể hiện bản thân như là một chính trị gia trung thực, với cái giá phải trả của Thủ tướng Merkel. Và chính Merkel, sau một ngày không thể nói được điều gì, đã nghiến răng và thừa nhận rằng Bộ trưởng Tài chính của bà đã đúng. Nhưng bà lưu ý rằng gói cứu trợ mới cho Hy Lạp lớn đến mức nào vẫn còn là điều chưa rõ ràng.
Một ranh giới đỏ khác đã bị vượt qua
Một lần nữa, Thủ tướng Merkel bị buộc phải đặt bản thân bà vào vai trò không được ưa thích, một vai trò mà bà thường xuyên đảm nhận trong suốt cuộc khủng hoảng đồng euro: một bậc thầy trong việc vượt qua các ranh giới đỏ. Trước tiên, bà nói nước Đức sẽ không gửi đồng xu cứu trợ nào tới Hy Lạp. Sau đó, bà cam đoan với người dân Đức rằng các quỹ giải cứu của châu Âu chỉ là tạm thời. Cuối cùng, bà phủ nhận sẽ sớm có thêm gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp sau gói đầu tiên. Mỗi lần, bà đều buộc phải phá vỡ những lời hứa của mình, và mỗi lần khoản tiền mà người Đức cam kết hỗ trợ Khu vực đồng euro trở nên lớn hơn. Tới thời điểm này, những người đóng thuế tại Đức đang bảo đảm cho các khoản vay có trị giá tổng cộng 122 tỷ euro (tương đương với 163 tỷ USD).
Trong nhiều tuần, liên minh CDU – FPD đã xoay xở để giữ các con số khổng lồ liên quan tới việc giải cứu Khu vực đồng euro khỏi chiến dịch tranh cử. Một loạt chỉ số kinh tế đầy triển vọng từ Nam Âu thậm chí còn tạo nên những hy vọng rằng cuộc khủng hoảng có thể sớm chấm dứt. Thông điệp từ chính phủ tại Berlin là mọi việc cần thiết đã được thực hiện và điều tồi tệ nhất đã qua.
Nhưng lại có một thực tế khác, như sự thừa nhận của Schäuble đã tiết lộ: Mặc dù các chính trị gia liên quan tới nhiệm vụ giải cứu Khu vực đồng euro đã chữa trị một vài triệu chứng, nhưng bệnh nhân vẫn chưa được chữa khỏi hoàn toàn, và cần phải có thêm các biện pháp chữa trị. Bất chấp những điểm sáng của sự phục hồi kinh tế, núi nợ của Tây Ban Nha và Ireland tiếp tục tăng thêm, các ngân hàng của châu Âu vẫn còn một lượng lớn các khoản vay xấu trên bảng cân đối thu chi, và nếu muốn Khu vực đồng euro được giải cứu, người Đức sẽ phải từ bỏ thêm quyền lực chính trị cho Brussels. Sự thật là sau cuộc bầu cử, nhiều dự luật nữa để giải cứu đồng euro sẽ được giới thiệu cho người Đức.
“Sẽ không có việc chiết khấu nợ”
Nhưng Chính phủ Đức không muốn bất cứ điều nào trong những điều trên vào thời điểm này. Khi xét tới việc tái cấu trúc các ngân hàng châu Âu, Berlin vẫn có ấn tượng rằng các chi phí có thể được chuyến cho ngân sách chính phủ của các quốc gia gặp khủng hoảng. Và thậm chí về vấn đề Hy Lạp, Chính phủ Đức một lần nữa lại đưa ra những lời hứa mà họ có thể không thực hiện được. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo kinh doanh Handelsblatt vào giữa tháng 8/2013, Schäuble nói rằng các kì hạn trả của các khoản vay cho Hy Lạp có thể được kéo dài và lãi suất cho các khoản vay này có thể được giảm. Nhưng ông loại bỏ khả năng nước Đức trực tiếp từ bỏ một phần các khoản cho vay của mình. Ông nhấn mạnh: “Sẽ không có việc chiết khấu nợ”.
Tuy nhiên, điều rõ ràng là Hy Lạp sẽ không thể hồi phục mà không có sự trợ giúp mới. Quốc gia này hiện không có cơ hội quay trở lại các thị trường vốn để tự mình vay tiền cho tới cuối năm nay. Nợ quốc gia của Hy Lạp hiện đã đạt mức chóng mặt là 160% GDP của nước này. Theo các chương trình giải cứu, con số này được trông đợi sẽ giảm xuống mức 120% trong 7 năm tiếp theo. Các nhà lãnh đạo châu Âu hy vọng rằng một tỷ lệ nợ trên GDP ở mức độ này sẽ đủ để cho phép một quốc gia quay trở lại các thị trường vốn và lại có được sự cấp vốn cho chính mình. Nhưng không ai tin tường một cách nghiêm túc rằng Hy Lạp có thể đạt được mức độ này mà không cần sự hỗ trợ thêm.
Đó là lý do tại sao Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từ lâu đã yêu cầu các chủ nợ của Hy Lạp đồng ý về một sự chiết khấu nợ khác. Ngân hàng Liên bang Đức cũng tin rằng khó có thể tránh được các chương trình giải cứu mới sau cuộc tổng tuyên cử tại Đức vào ngày 22/9/2013.
Tại Brussels, ủy ban châu Âu cho rằng chương trình giải cứu Hy Lạp đang được tiến hành theo từng bước nhỏ, mỗi bước tiêu tốn tới hàng tỷ euro. Một thành viên của ủy ban cho biết: “Chủ đề Hy Lạp tái xuất hiện trên chương trình nghị sự cứ 6 tháng một lần. Điều này là hợp lý, vì nó đảm bảo rằng Chính phủ Hy Lạp vẫn chịu sức ép để ban hành các cải cách”.
Với các quan chức của Ủy ban châu Âu, ý tưởng về các quỹ bổ sung quan trọng chảy từ Brussels tới Hy Lạp là vô lý. Ngay cả hiện nay, ví dụ với các khoản đầu tư từ quỹ cấu trúc, bản thân Chính quyền Athens chỉ đóng góp 5% vào quỹ, trong khi các quốc gia khác phải đóng góp từ 25 đến 50% trên tổng quỹ. Với lý do này, các chuyên gia tại Brussels đang tuyệt vọng tìm kiếm các dự án cơ sở hạ tầng của Hy Lạp mà ít nhất có vẻ hợp lý.
Vào tháng 9/2013, bộ ba chủ nợ tới Athens lần nữa để đánh giá tiến trình cải cách của Hy Lạp. Chính phủ nước này đã xoay xở giảm chi tiêu xuống dưới mức thu và có thể sẽ được thưởng bằng một gói hỗ trợ mới sẽ được thông qua vào mùa Thu năm 2013. Các mức lãi suất cho các khoản vay hiện nay, hiện đang ở mức trung bình là 2,3% theo các tính toán của IMF, sẽ được giảm thêm nhiều xuống mức 0. Nhưng bộ ba chủ nợ cũng muốn thấy thời hạn trả cho các khoản vay sẽ được hoãn càng lâu càng tốt. Cả hai biện pháp này sẽ giúp giảm gánh nặng nợ hàng năm của Hy Lạp.
Một kế hoạch tương tự cũng đang được thảo luận ở Berlin, theo đó các khoản vay với thời hạn lên tới 30 năm có thể được kéo dài thành 50 năm. Đồng thời, các quốc gia chủ nợ có thể từ bỏ các khoản lãi suất phải trả của mình.
Điểm nổi bật trong giải pháp của Đức là đây sẽ không phải là một sự chiết khấu nợ. Các chủ nợ, trong đó có ngân hàng phát triển nhà nước của Đức KfW, cũng như các quỹ giải cứu của châu Âu, sẽ không phải xóa bỏ một phần các khoản cho vay của họ. Thay vào đó, các khoản cho vay vẫn sẽ nằm trong sổ sách cho tới cuối kì hạn được kéo dài.
Nhưng chi phí dành cho các quốc gia đóng góp vẫn rất đáng kể. Đức sẽ phải đối mặt với chi phí ở mức hàng chục tỷ euro và Hy Lạp vẫn chưa được tái cấp vốn. Các quan chức của Liên minh châu Âu tin rằng Hy Lạp sẽ cần thêm một sự chiết khấu nợ thực sự trong chưa tới 1 năm và các chuyên gia của Chính phủ Đức tại Berlin cũng đồng ý với họ.
Ngay cả với thặng dư ngân sách được duy trì, Hy Lạp cũng sẽ không bao giờ thoát khỏi cái bẫy nợ mà nước này đã mắc phải. Các chủ nợ quốc gia như ngân hàng KfW sẽ phải xóa bỏ ít nhất một phần các khoản cho vay của họ. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), một trong số các chủ nợ của Hy Lạp, nhiều khả năng sẽ không tham gia chiết khấu nợ cho nước này. Nếu ECB từ bỏ các khoản cho vay của họ dành cho Chính phủ Hy Lạp, điều này sẽ đương tương với việc cấp vốn trực tiếp cho một chính phủ, một hành động mà ECB bị cấm thực hiện.
Ireland, Bồ Đào Nha cũng có thể cần thêm sự trợ giúp
Ireland, nước cho đến nay được ca ngợi như là một mô hình kiểu mẫu trong số các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng nợ, cũng có thể cần thêm sự trợ giúp. Sư thật sẽ trở nên rõ ràng vào tháng 10/2013, ngay sau khi cuộc bầu cử tại Đức kết thúc. Ireland sẽ phải từ bỏ sự làm ra vẻ rằng nước này sẽ không cần tới bất cứ sự trợ giúp thêm nào một khi gói cứu trợ hết hiệu lực.
Chương trình giải cứu trị giá 67,5 tỷ euro dành cho Ireland sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2013, thời điểm mà Dublin sẽ lại phải bắt đầu vay vốn từ các ngân hàng và nhà đầu tư tư nhân. Nhưng như các chính trị hàng đầu của Ireland nhận định, điều này chỉ có thể xảy ra nếu châu Âu cung cấp sự bảo đảm tín dụng hào phóng để cấp vốn cho Chính phủ Ireland. Vào giữa tháng 7/2013, Bộ trưởng Tài chính Ireland Michael Noonan đã giới thiệu cho những người đồng cấp của ông trong Khu vực đồng euro mong muốn này của Ireland. Sau đó ông nói: “Điều mà tôi muốn thấy là một thỏa thuận phòng ngừa mà sẽ đem lại thêm sự tin tưởng tới các thị trường”. Nói cách khác, Noonan muốn Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) cung cấp cho nước này một hạn mức tín dụng không hạn chế, mà ông có thể tiếp cận được khi các thị trường vốn bắt đầu đặt câu hỏi về khả năng thanh toán của Ireland.
Với tỷ lệ nợ công trên GDP hiện nay là 125%, những nghi ngờ như trên có thể dễ dàng xuất hiện. Lãi suất của Ireland đã giảm mạnh vì các ngân hàng và nhà đầu tư cho rằng châu Âu sẽ không bỏ rơi Ireland. Nhưng chính phủ nước này vẫn chi tiêu nhiều hơn so với mức họ thu được. Thêm vào đó, số lượng các khoản vay xấu trên bảng cân đối thu chi của các ngân hàng Ireland vẫn đang tăng lên. Các chuyên gia ước tính các ngân hàng sẽ cần lượng vốn bố sung có trị giá vài tỷ euro.
Với một yêu cầu trợ giúp mới vào tháng 10/2013, Dublin có kế hoạch đạt được đủ các điều kiện cho chương trình hỗ trợ của ECB, mà theo đó yêu cầu mua không giới hạn nợ công nếu cần thiết. Đây là giải pháp lớn của Chủ tịch ECB Mario Draghi, và với kế hoạch này ông đã quản lý được các thị trường cho tới nay.
Bồ Đào Nha, nước có thể cần sự trợ giúp mới từ Brussels, cho tới nay cũng dựa vào các biện pháp của các nhà quản lý tiền tệ. Điêu này trở nên rõ ràng vào tháng 7/2013, khi lợi tức cho trái phiếu chính phủ có thời hạn 10 năm leo lên mức trên 7%. Việc Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha từ chức đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng chính phủ. Các nhà đầu tư lo sợ quốc gia này sẽ không còn giữ được những lời hứa cải cách của mình.
Các cam kết hỗ trợ trị giá 78,5 tỷ euro mà IMF và Liên minh châu Âu đưa ra cho Bồ Đào Nha sẽ có hiệu lực cho tới tháng 6/2014. Sau thời điểm đó, quốc gia nghèo nhất Tây Âu này được trông đợi sẽ lại có thể tự cấp vốn cho khoản nợ công lên tới hơn 200 tỷ euro dựa vào các thị trường vốn. Nhưng khả năng Bồ Đào Nha thực hiện được việc này mà không cần một chương trình giải cứu khác của châu Âu là rất đáng nghi ngờ. Với lý do này, các quan chức tại Brussels đang cân nhắc về một “hạn mức tín dụng phòng ngừa” cho Bồ Đào Nha trong khuôn khổ của ESM, mà sẽ được sử dụng trong tình huống tồi tệ nhất.
Cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị của Bồ Đào Nha đã lắng dịu phần nào. Chính phủ theo đường lối bảo thủ của Thủ tướng Pedro Passos Coelho đã vượt qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và vẫn nắm quyền. Và lần đầu tiên trong 2 năm rưỡi qua, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng trong suốt một quý ngành du lịch phát triển mạnh và thậm chí xuất khẩu cũng tăng lên.
Nhưng thâm hụt ngân sách chính phủ cũng tiếp tục tăng, mức gần đây nhất lên tới 127% GDP. Cũng giống như Hy Lạp, các chủ nợ quốc tế của Bồ Đào Nha tin rằng nước có thể trả các khoản nợ của mình với tỉ lệ nợ công trên GDP ở mức 120% hoặc ít hơn.
Bất chấp những biện pháp khắc khổ đau đớn, Bồ Đào Nha cho tới nay đã không đạt được bất cứ mục tiêu cắt giảm thâm hụt nào mà châu Âu và IMF yêu cầu cách đây hơn 2 năm. Giờ đây chính phủ nước này muốn nhận được sự bỏ qua từ bộ ba chủ nợ, vốn sẽ sớm bắt đầu lại công tác kiểm tra tại Lisbon. Trên thực tế, Bồ Đào Nha được trông đợi sẽ tiết kiệm thêm 4,7 tỷ euro nếu nước này muốn đạt được mục tiêu có được khoản vay mới tương đương 5,5% GDP.
Đảo Cyprus cần thêm trợ giúp để tránh vỡ nợ
Tình hình cũng đang căng thẳng tại đảo Cyprus. Điều chắc chắn là nước này sẽ không thể tránh được nguy cơ vỡ nợ quốc gia với gói cứu trợ hiện nay. Theo các tính toán mới đây, tới năm 2016 Nicosia sẽ cần tới 23 tỷ euro, một lỗ hổng mà đảo Cyprus không thể tự mình lấp lại. Tổng thống Nikos Anastasiadis muốn các yêu cầu thắt lung buộc bụng dành cho nước ông được nới lỏng. Theo Anastasiadis, những yêu cầu này đang bóp nghẹt nền kinh tế của đảo Cyprus, vì chúng tạo ra một gánh nặng quá mức lên ngân hàng Bank of Cyprus, tổ chức tài chính lớn nhất đất nước. Nền kinh tế đang dần cạn tiền.
Mặc dù các nhà lãnh đạo châu Âu cho rằng nền kinh tế đảo Cyprus sẽ thu hẹp đi 8,7%, sự suy thoái nhiều khả năng sẽ còn tồi tệ hơn. Không có sự trợ giúp mới, đảo Cyprus sẽ rơi vào vòng xoáy vỡ nợ quốc gia, vì quốc đảo này không thể cắt giảm chi tiêu thêm nữa. Các chuyên gia của bộ ba chủ nợ sẽ tới Nikosia vào tháng 9/2013, và sau đó quay trở lại Brussels để thông báo kết quả.
Ban đầu, các nhà lãnh đạo châu Âu đã hy vọng rằng các quốc gia Nam Âu đang nợ ngập đầu sẽ xoay xở được với sự đóng góp tài chính một lần từ các quỹ giải cứu mới. Nhưng những hy vọng đó giờ đã tan biến. Trên thực tế, các chương trình giải cứu có nguy cơ trở thành một tiêu chuẩn. Một phần lớn của khu vực Địa Trung Hải sẽ sớm yêu cầu trợ giúp mới, trong khi các nước chủ nợ ở phía Bắc sẽ cố gắng né tránh những yêu cầu đó.
Chính phủ Đức cũng đang tìm cách kéo dài thời gian, vì họ đang theo đuổi một chiến lược cản trở, kìm hãm và trì hoãn không đưa ra quyết định. Đây là cách tiếp cận của Berlin khi các quỹ giải cứu của châu Âu được thành lập, và đây cũng là cách thức chính phủ tiếp cận kế hoạch quan trọng nhất để tái cấu trúc Khu vực đồng euro, cái gọi là liên minh ngân hàng. Dưới sự giám sát đồng bộ trên phạm vi toàn châu Âu của ECB, các ngân hàng của châu lục sẽ phải chịu một sự kiểm tra triệt để, trong khi các ngân hàng gặp khó khăn sẽ được tái cấu trúc hoặc bị giải thể.
Bằng cách này, các nhà lãnh đạo châu Âu muốn đảm bảo rằng các ngân hàng trong Khu vực đồng euro sẽ tiếp tục cho các công ty và nhà kinh doanh bất động sản vay tiền với lãi suất hợp lý. Nhưng Chính phủ Đức lại đang ngăn cản chương trình quan trọng này trong nhiều tháng qua.
Đức ngăn cản việc thành lập liên minh ngân hàng
Cho tới nay, Thủ tưởng Merkel và Bộ trưởng Tài chính Schäuble mới chỉ chấp nhận một kế hoạch kêu gọi thành lập một sự giám sát chung cho 44 ngân hàng lớn nhất. Tuy nhiên, một hệ thống thanh toán có hiệu quả cho các ngân hàng hoạt động theo những nguyên tắc tương tự trên toàn bộ Khu vực đồng euro, cũng như một sự bảo vệ đáng tin cậy cho tiền gửi của người tiết kiệm, ít nhất cũng rất quan trọng.
Merkel và Schäuble muốn ngăn chặn việc tiền của Đức được dùng để giải cứu các ngân hàng của Pháp hay bảo đảm cho tiền gửi tiết kiệm của Italy. Các nhà lãnh đạo Đức đang sử dụng các lý lẽ pháp lý. Schauble liên tục nhấn mạnh rằng các hiệp ước của châu Âu phải được sửa đổi để thành lập một liên minh ngân hàng.
Song Chính phủ Đức đang phải chịu sức ép ngày càng tăng, một phần vì nhiều ngân hàng của Đức cũng đang gặp khó khăn. Các ngân hàng nhà nước vẫn còn các chứng khoán có hại từ cuộc khủng hoảng tài chính trên sổ sách của họ, và Commerzbank, ngân hàng lớn thứ hai tại Đức, vẫn phụ thuộc vào hàng tỉ euro tiền hỗ trợ của chính phủ. Không phải tất cả bảng cân đối thu chi của các ngân hàng đã được làm “trong sạch” và các tổ chức này có thể gặp khó khăn lần nữa.
Tuy vậy, Schauble nhấn mạnh về việc tổ chức giải cứu các ngân hàng một cách chặt chẽ tuân theo hạn mức tín dụng quốc gia. Nhưng như ví dụ gần đây của khu vực ngân hàng đang gặp khó khăn tại Tây Ban Nha cho thấy, một cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể nhanh chóng tạo ra rắc rối cho một quốc gia. Nhiều ngân hàng vẫn được coi là lớn đến mức không thể thất bại và nhiều quốc gia lại nhỏ tới mức không thể hỗ trợ các ngân hàng của họ mà không cần tới sự trợ giúp quốc tế.
Một giải pháp của châu Âu sẽ không chỉ tạo ra một sức mạnh bùng nổ lớn hơn nhiều, mà nó còn củng cố niềm tin trong các ngân hàng. Đây là điều cần thiết để các ngân hàng ở châu Âu tiếp tục cho vay lẫn nhau. Kết quả đạt được có thể đặc biệt tích cực cho các quốc gia đang gặp khủng hoảng, những nước sẽ thấy lãi suất cho các khoản nợ của họ giảm xuống.
Điều trở nên rõ ràng là Chính phủ Đức cũng sẽ xem xét lại quan điểm của mình về liên minh ngân hàng sau cuộc bầu cử. Để giúp phục hồi khu vực tín dụng đang gặp khó khăn của châu lục, người đóng thuế tại Đức thậm chí có thể phải bảo đảm cho các ngân hàng tại các quốc gia khác. Đáp lại, người Đức có thể đòi các ngân hàng không thể tồn tại được ở Tây Ban Nha, Ireland và nhiều nơi khác, phải bị giải thể. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn rất đáng kể, với các chuyên gia ước tính chi phí cho việc tái cấu trúc khu vực ngân hàng của châu Âu vào khoảng 300 tỷ euro.
Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy người Đức đang ngày càng hoài nghi về châu Âu. Nhưng trong khu vực ngân hàng cũng như trong chính sách kinh tế và tài chính, Đức sẽ không thể tránh được việc chuyển giao thêm quyền lực cho cộng đồng. Chính phủ tiếp theo tại Berlin, cho dù đảng nào lên nắm quyền, sẽ phải chuẩn bị cho người dân Đức làm quen với thực tế rằng Khu vực đồng euro đang dẫn tới sự hội nhập sâu rộng hơn trong châu Âu.
Đức sẽ phải từ bỏ thêm nhiều quyền lực cho Brussels
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức lại có thái độ khác trong chiến dịch tranh cử. Bà nói “không cần phải chuyển giao nhiều quyền hơn cho ủy ban châu Âu ở Brussels trong những năm tới”, cho dù đây chính là điều mà Chính phủ Đức đã làm trong những năm vừa qua. Hiệp ước Bình ổn đã được thắt chặt và trong khuôn khổ của cái gọi là Hiệp ước Tài chính, các nước thành viên thậm chí còn thiết lập một trần nợ công dựa theo mô hình của Đức. Vấn đề duy nhất là những biện pháp phòng ngừa này đều không hoạt động có hiệu quả, hoặc các nước thành viên không tuân thủ theo các quy định. Ví dụ, Tổng thống Pháp François Hollande mới đây vừa khiến nhiều người ngạc nhiên khi nói rằng ông sẽ không để Brussels ra lệnh cho mình.
Để đương đầu với những vấn đề này, Bộ trường Tài chính Đức Schauble đã giới thiệu ý tưởng về một bộ trưởng tài chính châu Âu, người sẽ có quyền lực rộng lớn để can thiệp vào ngân sách của các quốc gia. Nếu một nước chi tiêu vượt quá mức họ có thể đáp ứng, bộ trưởng tài chính châu Âu có thể sử dụng quyền phủ quyết của mình. Chính phủ tiếp theo của Đức sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là chuẩn bị cho công chúng làm quen với ý tưởng từ bỏ nhiều quyền lực cho Brussels, ít nhất là trong các lĩnh vực quan trọng như chính sách kinh tế và tài chính, cụ thể là cho Chủ tịch ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso và Chủ tịch Nhóm các Bộ trưởng Tài chính thuộc Khu vực đồng Euro (còn gọi là Eurogroup) Jeroen Dijsselbloem.
Ý tưởng này, cũng như việc gánh thêm các nguy cơ về mặt tài chính, không được người dân ưa thích. Cho tới nay, các chính trị gia có thể lập luận rằng cuộc khủng hoảng tiền tệ cho tới thời điểm này hầu như chưa gây thiệt hại gì cho người đóng thuế, vì số tiền hỗ trợ là các khoản cho vay cứu trợ mà cuối cùng sẽ được trả lại. Cách giải thích này sẽ không còn áp dụng được nếu Hy Lạp thật sự được xóa bỏ một phần số nợ của nước này vào năm tới. Và trong trường hợp của Bồ Đào Nha, khả năng nước này tránh được một sự chiết khấu nợ là đáng nghi ngờ. Nếu các chủ nợ quốc gia bị ảnh hưởng, vốn không thể tránh được trong trường hợp của Hy Lạp, chính sách giải cứu trên thực tế sẽ trở thành một thỏa thuận trợ cấp.
“Lừa gạt cử tri Đức”
Với các con số được nhắc đến lên tới mức hàng chục tỷ euro, không có gì đáng ngạc nhiên khi các đảng phái đã bị kích động bởi lời thú nhận của Schauble. Các chính trị gia trong liên minh cầm quyền tỏ ra phẫn nộ với Bộ trưởng Tài chính vì đã một mình làm vậy, trong khi phe đối lập coi đây là một cơ hội để cuối cùng đẩy phe bảo thủ vào thế chống trả. Trong một sự kiện tranh cử tại thành phố Detmold phía Bắc nước Đức, cựu Thủ tướng Gerhard Schroder cho biết: “Bạn không có được niềm tin của mọi người bằng sự che giấu”.
Trên toàn nước Đức, đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đang chế nhạo đối thủ của mình là “những kẻ nói dối” và “những kẻ lừa gạt”, ứng cử viên thủ tướng của SPD Peer Steinbruck nói: “Chính phủ hiện nay đang tiết lộ sự thật theo từng phần nhỏ, nếu họ thực sự có làm như vậy. Không hề có sự lãnh đạo, sự minh bạch và sự trung thực”.
Chủ tịch SPD Sigmar Gabriel lại sẵn sàng ca ngợi Schauble, cho dù theo kiểu cay độc, khi ông nói: “Ít nhất thì Schauble có đủ dũng khí để nói ra sự thật”. Gabriel cũng miêu tả cách tiếp cận của chính phủ là “lừa gạt cử tri Đức”.
Nhưng Gabriel cũng tỏ ra tự phê bình khi ông thừa nhận rằng chính phủ liên minh trước đây giữa SPD và đảng Xanh đã phạm sai lầm khi Hy Lạp gia nhập Khu vực đồng euro vào năm 2001. Ông cho biết: “Chấp nhận để Hy Lạp gia nhập Liên minh châu Âu chắc chắn là điều đúng đắn cần làm, nhưng chấp nhận để nước này tham gia liên minh tiền tệ dứt khoát là một sai lầm”. Tuy nhiên, ông nói thêm, tất cả các chính phủ theo đường lối bảo thủ đều đồng ý chấp nhận Hy Lạp vào thời điểm đó.
Tình hình bối rối này cho thấy sự thừa nhận của Schauble rõ ràng đã làm đảo lộn chiến dịch tranh cử của Thủ tướng Merkel. Đúng là chủ đề Khu vực đồng euro sẽ được đề cập trong chiến dịch tranh cử của bà. Nhưng các chiến lược gia của CDU muốn mọi sự chú ý tập trung vào bà, một nhà quản lý khôn ngoan trong thời kỳ khủng hoảng, chứ không phải vào nỗi lo sợ về việc đóng góp thêm hàng tỷ euro để trợ giúp các quốc gia Nam Âu sắp phá sản.
Hình ảnh nhà quản lý khủng hoảng của Merkel đang bị đe dọa
Cuộc khủng hoảng đáng ra được sử dụng như là một bối cảnh đen tối để Merkel có thể thể hiện bản thân như là một nhà quản lý hiệu quả của Khu vực đồng euro, một người sẽ không lãng phí tài sản kiểm được một cách khó khăn của người Đức. Các chuyên gia thăm dò ý kiến đã kết luận rằng hình ảnh của Merkel như là một nhân vật đáng tin cậy trong cuộc khủng hoảng là chìa khóa cho sự tái đắc cử của bà. Nếu hình ảnh này mất đi, sẽ không còn nhiều lý do để bầu cho CDU.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các chiến lược gia của liên minh giữa CDU và đảng anh em của nó tại bang Bayern, Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo (CSU), đang ở trong tình thế báo động. Một quan chức của CSU cho hay câu nói của Schauble là “sai lầm đầu tiên” trong chiến dịch tranh cử. Chủ tịch CDU Horst Seehofer nói một cách nóng nảy: “Giờ chúng ta không cần phải nói về các cam kết trợ giúp cho năm 2015 nữa. Điều này không giúp gia tăng sự nhiệt tình cho các cải cách ở Hy Lạp”. Và Christine Lieberknecht, Thủ hiến bang Thuringen của CDU, nói rằng sẽ tốt hơn cho đảng của bà khi nói về các thành công của chính sách về Hy Lạp hơn là liên tục viện dẫn những nguy cơ mới.
Nhóm nghị sĩ quốc hội của CDU và CSU cũng rất tức giận với Schauble. Một nhà làm luật cho biết: “Chúng tôi biết rằng Hy Lạp sẽ trở thành một vấn đề, nhưng chúng tôi không hề trông đợi rằng chính chúng tôi, chứ không phải SPD, lại khơi lên vấn đề này”.
Tuy nhiên, hiếm có chính trị gia nào của CDU và CSU dám chỉ trích công khai Schauble. Xét cho cùng, làm sao bạn có thể chê trách ai đó vì đã nói lên sự thật? Ít nhất thì thủ lĩnh nhóm nghị sĩ quốc hội của CDU Volker Kauder vừa cảnh báo các thành viên trong đảng không được làm theo Schauble, nói rằng quá nhiều bàn luận về các chương trình và trợ giúp mới cho các quốc gia gặp khó khăn không thực sự quảng bá cho “các nỗ lực cải cách ở Hy Lạp”.
Một chủ đề đặc biệt nhạy cảm nữa là dự đoán của Schauble có thể đủ để đẩy AFD vượt qua ngưỡng ủng hộ 5% để tham gia Quốc hội Đức. Trong những tuần vừa qua, các nhà vận động tranh cử của đảng theo đường lối chống Khu vực đồng euro này dường như đã biến mất. Trên thực tế, họ đang sử dụng thời gian để thu thập các khoản đóng góp đáng kể. Và giờ đây Schauble vừa cung cấp cho thêm một lý lẽ khác. Đa số mong manh mà liên minh CDU – FPD hiện có được trong các cuộc thăm dò có thể bị đe dọa.
Người thổi còi Schauble
Không có gì đáng ngạc nhiên khi Thủ tướng Merkel không cảm thấy thích thú quá mức bởi câu nói của Schauble. Êkíp của Merkel cho rằng đây không phải là một điều quá tồi tệ, vì nó đã dẫn tới một cuộc tranh luận công khai về Khu vực đồng euro. Nhưng trên thực tế đã có một tâm trạng thất vọng ngày càng tăng bên trong CDU về Schäuble, đặc biệt là về cách thức ông dàn cảnh cho các câu nói của mình, thể hiện bản thân như là một người thổi còi trung thực, người đã bắt quả tang Thủ tướng Merkel đưa ra một lời nói dối trong chiến dịch tranh cử.
Mặt khác, Schäuble rõ ràng cảm thấy hài lòng với hình ảnh của mình như là một chiến sĩ trung thực của sự thật. Vào ngày 22/8/2013, ông đã nói chuyện với những người ủng hộ mình ở tu viện Maria Laach tại khu vực Eifel phía Tây nước Đức. Các thính giả của ông muốn biết điều gì đã thúc đẩy ông đưa ra phát biểu về Hy Lạp.
Schauble trả lời rằng ông luôn cảm thấy hơi kỳ quặc vào buổi sáng. Và ông nói thêm rằng mới đây ông đang ở trong một trong số các tâm trạng đó vào bữa sáng, khi vợ ông hỏi ông chuyện gì đang diễn ra với Hy Lạp và liệu sẽ có sự ngạc nhiên tồi tệ nào sau cuộc bầu cử không. Schauble trả lời: “Sau cuộc bầu cử? Chà, tất cả mọi thứ chúng ta đã biết và điều này đã được định đoạt”. Ông nói thêm, trước sự thích thú của khán giả: “Nếu vợ tôi hỏi, tôi sẽ phải giải quyết mọi việc”.
***
(Tạp chí The Economist – 13-19/7/2013)
Hệ thống tài chính của châu Âu đang ở trong một tình trạng tồi tệ, và không nhiều điều đã được thực hiện để giải quyết nó.
“Có lẽ là biện pháp chính sách tiền tệ thành công nhất được thực hiện trong thời gian gần đây”. Đó là nhận định khiêm tốn của Mario Draghi về chương trình giao dịch tiền tệ tức thời (OTM), lời hứa hẹn của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mùa Hè năm 2012 mua trái phiếu của các chính phủ Khu vực đồng euro đang gặp khó khăn. Chủ tịch của ECB xứng đáng được khen ngợi vì đã đem lại sự yên ổn cho các thị trường trái phiếu. Nhưng trên thực tế tình hình vẫn tồi tệ, và các ngân hàng của châu Âu là trung tâm của vấn đề.
Nền kinh tế Khu vực đồng euro đã sụt giảm trong 6 quý liên tiếp. Mới đây Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã lại hạ thấp dự báo năm 2013 của mình: tổ chức này cho rằng Khu vực đồng euro sẽ giảm tăng trưởng 0,6% trong năm 2013. (Nói thêm rằng quỹ này đã điều chỉnh dự báo của mình theo hướng tăng lên đối với nước Anh). Triển vọng ở các nền kinh tế trung tâm của Khu vực đồng euro đã tồi tệ thêm, một phần do sự giảm tốc ở Trung Quốc: vào tháng 5/2013 hàng xuất khẩu của Đức đã hứng chịu sự sụt giảm mạnh nhất trong vòng 2 năm qua. Nhưng gánh nặng của nỗi đau đang bắt nguồn từ các nền kinh tế ngoại vi.
Hy Lạp đang có năm thứ 6 liên tiếp suy thoái; tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha đứng ở mức gần 27%, xếp hạng tín dụng của Italy mới đây đã bị hạ cấp. Benoit Coeure, một thành viên của ban lãnh đạo ECB, đã đúng khi ông nói vào ngày 10/7 rằng Khu vực đồng euro “vẫn bị nhấn chìm trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng”. Chương trình OTM có thể ngăn chặn những kẻ đầu cơ tài chính, nhưng sức ép có thể lớn lên trên các đường phố cũng như trong lợi tức trái phiếu. Nhiều năm thất nghiệp, tình trạng khó khăn kinh tế và sắc lệnh từ các nước cho vay đang làm biến dạng cơ cấu chính trị ở Bồ Đào Nha và Hy Lạp.
Những xác chết tín dụng
Các ngân hàng là trung tâm cho triển vọng của châu Âu. Nỗi lo sợ, đặc biệt ở các nền kinh tế ngoại vi, là một sự lặp lại sự trải nghiệm của Nhật Bản trong những năm 1990, khi các ngân hàng “thây ma” loạng choạng trong nhiều năm, không đủ khỏe mạnh để cho các công ty vay tiền lẫn đủ yếu kém để sụp đổ. Có những dấu hiệu thiếu sức sống tương tự ở châu Âu. Tỷ lệ giá/giá trị ghi sổ trung bình đối với các ngân hàng châu Âu vẫn ở dưới 1, cho thấy rằng các nhà đầu tư nghĩ những người cho vay đáng chết hơn là đáng sống. Ở Mỹ, nơi các ngân hàng được cấp vốn nhanh chóng, tỷ lệ này lớn hơn 1. Hai nhà cho vay lớn của Italy, UniCredit và Intesa Sanpaolo, có tỷ lệ lần lượt là 0,34 và 0,42.
Sự nghi ngờ các nhà cho vay châu Âu là có cơ sở. Số lượng các khoản cho vay không vững chắc tiếp tục tăng lên: đáng lo ngại, có nhiều khoản nợ xấu ở hệ thống ngân hàng Italy hơn vốn “cấp 1” nòng cốt. Nhiều ngân hàng ngoại vi đã chất đầy trái phiếu chính phủ của chính nước họ: Ba ngân hàng lớn nhất của Bồ Đào Nha đă gia tăng cổ phần của họ trong nợ công của Bồ Đào Nha lên 16% trong quý đầu năm 2013. Các khoản thế chấp chiếm thậm chí còn nhiều hơn tài sản của ngân hàng và giá nhà cửa tiếp tục siảm xuống – với tốc độ kỷ lục ở Tây Ban Nha trong quý đầu năm.
Phải chăng người châu Âu được cho là phải dọn dẹp bảng quyết toán của mình? Các công ty đầu tư tư nhân đã gây quỹ được hàng tỷ USD để mua lại tài sản tịch biên từ các ngân hàng châu Âu đang sụp đổ trong khi chờ đợi các thỏa thuận. Các nhà điều hành lo ngại rằng các ngân hàng, thay vì từ bỏ hoặc bán lại các khoản nợ xấu, đã đùa bỡn với mô hình chỉ định lượng vốn họ cần phải nắm giữ. Danske Bank, một nhà cho vay lớn của Đan Mạch, đã bị các nhà giám sát đột ngột ra lệnh thay đổi các tính toán của mình vào tháng 6/2013, hạ thấp tỷ lệ vốn của ngân hàng này. Đan Mạch nằm ngoài Khu vực đồng euro, nhưng ngay cả các chính trị gia Đức cũng nói đùa về những bất ngờ khó chịu trong các bản quyết toán của ngân hàng nước mình.
Không điều nào trong số này tiên đoán một sự sụp đổ toàn diện: các ngân hàng châu Ầu có nhiều vốn hơn trước khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Nhưng việc cho vay đang bị bóp nghẹt, về khu vực ngoại vi, những nỗ lực của ECB nhằm khởi động tăng trưởng với lãi suất siêu thấp là một trong những chính sách ít thành công nhất của ngân hàng trung ương trong thời gian gần đây. Các khoản cho vay cho các công ty phi tài chính trong tháng 5 đã giảm 4,1% ở Italy, 5% ở Bồ Đào Nha và 9,7% ở Tây Ban Nha. Một số điều đó là do tác động của cuộc suy thoái. Nhưng nó phản ánh sự tan vỡ tài chính. Các ngân hàng ở những nước mạnh đang cho nước ngoài vay ít hơn. Những nhà cho vay ở các nước yếu kém trả nhiều hơn để vay mượn so với các ngân hàng ở những nước mạnh. Sự khác biệt này tác động đến các khách hàng: sự khác biệt trong chi phí vay mượn giữa các ngân hàng Đức và Tây Ban Nha đã tăng từ chỉ từ 6 điểm cơ bản vào mùa Hè năm 2011 đến 149 điểm cơ bản vào đầu năm 2013.
Chuyển kênh
Chừng nào các ngân hàng của châu Âu vẫn không đủ mạnh để cho vay, nền kinh tế của châu lục này sẽ phải vật lộn để tăng trưởng. Ông Draghi và các đồng nghiệp hoạch định chính sách của mình nên tập trung vào 3 phương thuốc.
Thứ nhất là tháo gỡ các kênh cho vay. Có những cơ chế để ECB tìm cách hạ lãi suất cho vay của ngân hàng ở khu vực ngoại vi, Nhưng nó cũng có thể làm yếu đi một cách hữu ích sự phụ thuộc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vào ngân hàng bằng cách mở ra thị trường vốn – chẳng hạn, bằng cách mua toàn bộ chứng khoán được bảo đảm bằng các khoản vay của SME. Điều đó có nghĩa là sẽ giúp đỡ một số nước nhiều hơn các nước khác, điều khiến ECB lo lắng. Nhưng đã quá muộn: các chính sách của ngân hàng trung ương đang có một tác động không đồng đều trên khắp Khu vực đồng euro. Ngân hàng Đầu tư châu Âu có thể cũng nới lỏng tín dụng bằng cách chấp nhận vị thế “thua lỗ trước tiên” của các chứng khoán được SME bảo đảm. Đã có rất nhiều thảo luận về kiểu vấn đề này, nhưng có quá ít hành động.
Phương thuốc thứ hai liên quan đến việc giải tỏa sự nghi ngờ về các ngân hàng châu Âu. ECB sẽ thực hiện một cuộc “đánh giá chất lượng tài sản” trước khi đảm nhận vai trò nhà giám sát ngân hàng của Khu vực đồng euro vào năm 2014. Những bài “stress test” trước đây do các nhà giám sát quốc gia thực hiện không đủ cứng rắn – và không thuyết phục được ai. Việc đánh giá chất lượng tài sản là cơ hội đầu tiên và tốt nhất của ECB để tạo dựng sự tín nhiệm cho mình. Các ngân hàng yếu kém phải được tái cấp vốn – bằng cách tăng vốn cổ phần mới từ các nhà đầu tư cá nhân, bằng cách cứu trợ các chủ nợ, và trong một số trường hợp, bằng cách sử dụng tiền công.
Điều đó làm xuất hiện bóng ma quen thuộc của Chính phủ Tây Ban Nha và Italy tự làm tồi tệ thêm tình hình tài chính của mình bằng việc vay mượn để chống đỡ cho các nhà cho vay trong nước. Đó là một sự nhắc nhở về tầm quan trọng của phương thuốc thứ ba: một liên minh ngân hàng thích hợp, được ECB giám sát, với một quỹ giải quyết chung (mới đây được ủy ban châu Âu đề xuất) và một kế hoạch đảm bảo tiền gửi chung. Khu vực đồng euro sẽ không thể hoạt động nếu thiếu một liên minh ngân hàng. Tại đây Đức là trở ngại: nước này gợi ý rằng mình có thể cân nhắc việc gánh vác những nghĩa vụ chung như vậy, nhưng không phải lúc này. Vấn đề ở chỗ hiện tại là thời điểm các ngân hàng đang sống dở chết dở. Việc chờ đợi các thây ma hồi sinh chỉ là vô nghĩa.
***
(Tạp chí Foreign Policy – tháng 3-4/2013)
Thế còn về sự trớ trêu này: Có còn nhớ những nền kinh tế vững chắc, mạnh mẽ ở Bắc Âu, những nền kinh tế đã đăng ký nhận một gói cứu trợ sau một người anh em khác ít thịnh vượng hơn ở phía Nam? Có còn nhớ làm thế nào, cùng với bàn tay chỉ dẫn của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), họ đã đưa Khu vực đồng euro trở lại từ bờ vực thảm họa? Không quá nhanh. Giờ đến lượt họ cảm nhận thấy sức ép kinh tế, có nghĩa là họ có thể sớm có nguy cơ từ chỗ là một phần của giải pháp trở thành một phần của vấn đề. Đó nên là mối quan tâm đối với các thị trường trên khắp thế giới.
Đây chính xác là điều đang diễn ra ở châu Âu hiện nay. Và nó nói lên một hiện tượng được John Maynard Keynes, nhà kinh tế nổi tiếng người Anh, nắm bắt được một cách vẻ vang nhiều thập kỷ trước, người đã chứng kiến: “Nếu bạn nợ ngân hàng một trăm bảng, bạn có vấn đề. Nhưng nếu bạn nợ 1 triệu, ngân hàng có vấn đề”.
Khi cuộc khủng hoảng nợ Khu vực đồng euro bắt đầu hơn 3 năm trước, mọi người nhìn vào một nhóm các nước được xếp hạng tín nhiệm AAA (Áo, Phần Lan, Pháp, Đức, Lúcxămbua và Hà Lan) để neo con tàu châu Âu và ném phao cứu hộ cho những nước ngoại vi đang phải vật lộn (ban đầu là Hy Lạp, Ai Len và Bồ Đào Nha). Sự can thiệp của họ mang tính “phẫu thuật”, tạm thời và có thể đảo ngược. Họ cam kết cho vay trực tiếp, và họ ủng hộ việc cấp thêm vốn từ các tổ chức khu vực như ECB. Và họ làm vậy kết hợp với những sự khích lệ được thiết kế thông minh để khuyến khích những nước yếu kém hơn cải cách và khi kế hoạch diễn ra, giành lại sức mạnh kinh tế và tài chính.
Ít nhất đó cũng là ý định được báo hiệu rộng rãi, vốn quan trọng đối với việc đảo bảo đủ sự ủng hộ về chính trị và của công chúng trong những công dân hoài nghi của Đức và những nước láng giềng giàu có của nước này. 3 năm sau, thực tế lại khác.
Mặc dù người ta có thể không biết điều đó nhờ đọc  báo, tình hình  ở châu Âu vẫn mong manh đáng lo ngại. Đúng, các thị trường tài chính đã dịu đi đáng kể bởi cam kết “làm bất kể điều gì” của ECB. Nhưng những điều kiện kinh tế cơ bản tiếp tục xấu đi với một tốc độ đáng lo ngại. Mỗi tháng, các nền kinh tế mạnh hơn của châu Âu đang bị kéo sâu hơn vào một cuộc khủng hoảng mà họ không thể kiểm soát hoặc không giải thích đầy đủ cho công dân của mình.
Trong những tháng tới, Đức và các nước khác sẽ cảm thấy bị bắt buộc lại phải cho vay thêm nữa – lần này biết rằng họ sẽ không được trả lại đầy đủ. Họ sẽ chứng kiến nền kinh tế của mình bị phá vỡ bởi một sự giảm tốc chung hơn ở khối thương mại châu Âu. Và khi các sự kiện này chắc chắn xung đột với nhau, những nền móng của sự hội nhập kinh tế khu vực hiện tại, gồm cả tính hiệu quả và sự tín nhiệm của chính Liên minh châu Âu, một lẫn nữa sẽ gặp nguy hiểm.
Có nhiều lý do cho tình cảnh không may mắn này. Trước hết, những giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng khu vực phải đối mặt với sự từ chối, sự chẩn đoán tồi và những phản ứng không đầy đủ. Như vậy, con virus của khu vực đã bị để cho lan truyền sâu rộng.
Sự tuột dốc ban đầu này đã tỏ ra tốn kém. Tình trạng ngày càng xấu đi của các nền kinh tế ngoại vi trong những năm đầu của cuộc khủng hoảng diễn ra nhanh hơn nhiều khả năng của Liên minh châu Âu trong việc tổ chức hoạt động của mình, và châu Âu càng tụt lại phía sau. Các công dân đã bắt đầu đặt câu hỏi về tính hiệu quả của những đại biểu được bầu lên của họ, các đảng phái chính trị theo chủ nghĩa bác bỏ nở rộ, và tình trạng thất nghiệp rộng khắp trở nên gắn chặt hơn vào cấu trúc của các nền kinh tế.
Một nền kinh tế toàn cầu ngày càng yếu kém là một yếu tố làm phức tạp khác. Khi các biện pháp khắc khổ được dành cho Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và các nước mắc nợ nhiều khác, tăng trưởng được thay bằng tình trạng thất nghiệp thậm chí còn khó nắm bắt, trầm trọng hơn đánh mạnh vào giới trẻ một cách không đồng đều. Đồng thời, dòng vốn đầu tư vào và tín dụng bên ngoài đã cạn dần, làm thiếu hụt hơn nữa vốn hoạt động cho nền kinh tế.
Nhưng cũng có một yếu tố ít rõ ràng hơn nhưng quan trọng hơn nhiều đang tác động: sự thiếu bản lĩnh chính trị để nói thẳng nói thật. Và nó vẫn đang gây ra vấn đề hiện nay.
Từ ban đầu, các quan chức Khu vực đồng euro đã từ chối – ít nhất là công khai – ra quyết định quan trọng về bất ký giải pháp thích hợp nào cho một cuộc khủng hoảng nợ có tính hệ thống: phân biệt giữa một vấn đề thanh khoản (ở đó các chủ nợ cần nguồn vốn khẩn cấp để giúp họ vượt qua vấn đề ngắn hạn đã được kiểm soát) và vẫn đề khả năng trả được nợ (ở đó sự tái cơ cấu kinh tế và tài chính căn bản là cần thiết).
Tác giả là người đầu tiên thừa nhận rằng không phải luôn dễ dàng để phân biệt điều này với sức thuyết phục ở mức cao. Những phân tích có thể là không đáng tin cậy, và sự liên hệ lẫn nhau thường phức tạp để có thể giải quyết nhanh chóng. Tuy nhiên việc tạo ra sự phân biệt nay không phải là điều đã làm tê liệt các hoạch định chính sách châu Âu 3 năm trước – và đó không phải là vấn đề hiện nay. Không nên nghi ngờ về những vấn đề về khả năng trả được nợ nghiêm trọng ở Khu vực đồng euro, trước hết là ở Hy Lạp.
Ngay cả theo các giả định lạc quan về những triển vọng kinh tế của đất nước, tỷ lệ nợ trên GDP của Hy Lạp – 153% vào thời điểm của bài viết này – sẽ không bền vững cho đến năm 2022. Hơn nữa, dự báo này cho rằng một sự tái cơ cấu kinh tế và tài chính liên tục mà Hy Lạp và các nước chủ nợ châu Âu của nước này sẽ rất khó khăn mới có thể thực hiện. Trong tình hình hiện nay, tăng trưởng kinh tế cao sẽ vẫn khó nắm bắt và tình trạng thất nghiệp vẫn sẽ rất cao. Nghèo đói sẽ lan rộng và rối loạn xã hội sẽ là một mối lo ngại thường xuyên.
Về công khai, các quan chức Khu vực đồng euro lặp lại đôi câu thần chú ngày càng mâu thuẫn: (1) rằng Hy Lạp sẽ đạt được tăng trưởng và sự bền vững về nợ, và (2) rằng điều này sẽ diễn ra mà các chủ nợ chính thức không phải chịu những khoản lỗ tiền gốc mà họ đã cho nước này vay. Tuy nhiên, tác giả nghi ngờ rằng họ sẽ bí mật thừa nhận rằng ít nhiều điều thứ hai, nếu không muốn nói là cả điều thứ nhất, không có khả năng xảy ra.
Lập luận ủng hộ việc tiếp tục câu đố nay gồm 3 yếu tố. Thứ nhất là việc PR của nó, câu giờ để một số thành phần của hệ thống phục hồi. Thứ hai, có mối lo ngại thực sự rằng sự tiêu cực có thể mang đến ảnh hưởng xấu có hại. Thứ ba, đơn giản là không có một nhà lãnh đạo quốc gia hay khu vực nào sẵn sàng ra những quyết định thực sự cứng rắn – thậm chí là một cách tập thể, họ không thể làm vậy.
Trong khi đó, mọi chuyện của Hy Lạp sẽ tồi tệ hơn, có nghĩa là nước này sẽ chìm sâu hơn vào sự phụ thuộc đối với phần còn lại của châu Âu. Khi gánh nặng giảm nợ trong tương lai tiếp tục chuyển từ khu vực tư nhân sang những người trả thuế châu Âu, con virus tài chính sẽ có nguy cơ thậm chí còn lây lan rộng hơn do những dấu hiệu không dứt khoát từ các quan chức Khu vực đồng euro càng gây bối rối thêm liên quan đến sự bền vững nợ ở các nền kinh tế ngoại vi – quan trọng nhất là Italy và Tây Ban Nha. Và đương nhiên, điều này càng tiếp tục lâu, cơn gió ngược kinh tế và tài chính với các nền kinh tế mạnh hơn càng lớn hơn.
Với tất cả điều này, không bất ngờ rằng Pháp đã mất mức đánh giả tín nhiệm AAA của mình và hầu như tất cả các nước AAA khác trong Khu vực đồng euro phải đón nhận cái nhìn tiêu cực từ ít nhất 1 trong 3 cơ quan đánh giá tín nhiệm.
Điều cuối cùng châu Âu cần là một sự kết hợp của những vấn đề kinh tế dai dẳng ở các nước ngoại vi, một trung tâm ngày càng yếu đi, và tất cả chúng gắn với nhau bởi sự chèo lái tài chính mang tính thực nghiệm về phía ECB. Nhưng đây là hiện thực cho năm 2013 nếu các quan chức tiếp tục làm rắc rối sự phân biệt giữa khả năng trả nợ và không thể trả nợ.
Thành công không có nghĩa là bỏ rơi các nước như Hy Lạp để họ tự xử lý những thách thức của mình. Tuy nhiên, nó thực sự có nghĩa là các đối tác hùng mạnh hơn trong Khu vực đồng euro phải từ bỏ trung tâm lộn xộn với một trong hai quyết định táo bạo: Hoặc để nền kinh tế Hy Lạp ra khỏi Khu vực đồng euro để nó có khả năng điều chỉnh lại mình nhanh chóng hơn, hoặc hành động một cách táo bạo để xóa khoản nợ treo của Hy Lạp bằng việc đồng ý xóa khoản nợ lớn của những khoản cho vay chính thức và sau đó là những gói trợ cấp lớn mới.
Không có giải pháp dễ dàng cho các nước châu Âu đang phải vật lộn. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo chính trị càng ngại ra những quyết định cứng rắn, càng có nhiều cơ hội sẽ có chúng. Và không còn lâu nữa./.

2046. TẠI SAO ĐỨC PHẢI CỨU ĐỒNG EURO

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 18/9/2013
(Tạp chí Time – 12/8/2013)
Người Đức than phiền về các đối tác châu Âu hoang phí và do dự trước việc cam kết thêm các khoản cứu trợ tài chính. Nhưng họ cần đồng tiền chung hơn bất kỳ ai hết.

Châu Âu đã chính thức bước vào cuộc suy thoái dài nhất kể từ khi thiết lập đồng tiền chung của mình vào năm 1999. Nhưng người ta sẽ không biết điều đó ở Stuttgart, Đức. Là nơi sản sinh ra ngành xe hơi, và là trái tim của động cơ xuất khẩu của Đức, đây là một thành phố thịnh vượng của những ngọn đồi xanh bát ngát, những cửa hàng thời trang sang trọng nhộn nhịp và những ngôi nhà trắng ngăn nắp của nhiều kỹ sư giàu có và những bà nội trợ tằn tiện. GDP theo bình quân đầu người ở mức khác thường là 84.000 USD, hơn gấp đôi của Berlin. Ở Stuttgart, các công ty Mittelstand nổi tiếng của Đức – thuật ngữ thường dùng để chỉ các công ty xuất khẩu vừa và nhỏ do gia đình sở hữu – sản xuất các bộ phận xe hơi hạng nhất, máy lade, máy móc công nghệ cao và thiết bị y tế.
Những nhà vô địch ở vùng Swabia này nằm ở trung tâm thịnh vượng của tầng lớp trung lưu Đức; các công ty Mittelstand tuyển dụng hơn 60% người lao động của quốc gia và đóng góp hơn một nửa sản lượng kinh tế của Đức. Họ cũng là tiêu biểu cho những giá trị xã hội và đạo đức nhất định, như tiết kiệm, chủ nghĩa bảo thủ, định hướng gia đình và tư duy dài hạn. Nils Schmid, Bộ trưởng Tài chính của bang Baden-Wurttemberg, có thủ phủ là Stuttgart, nói: “Mittelstand có nghĩa là: ‘Tôi không nghĩ về quý tiếp theo, tôi nghĩ về thế hệ tiếp theo. Tôi không tìm cách để rẻ hơn, mà là tốt hơn’. Những giá trị này vượt ra ngoài các công ty của chúng tôi và đi vào xã hội của chúng tôi”.
Nhiều người ở Stuttgart và trên khắp châu Âu tin rằng những giá trị đó là điều phần còn lại của châu Âu nên khao khát. Không nhiều người sẽ nói thẳng rằng châu Âu sẽ tốt đẹp hơn nếu mang tính Đức nhiều hơn – xét cho cùng, người Đức mãi mãi lưu tâm đến lịch sử của họ – tuy nhiên đó rõ ràng là thông điệp đến từ Berlin và Brussels, trụ sở Liên minh châu Âu. Vì sức mạnh kinh tế của nước này, những điều Đức nói thì thầm cũng âm vang khắp châu Âu. Kể từ khi cuộc khủng hoảng Khu vực đồng euro bắt đầu hơn 3 năm trước, nước Đức giàu có, nước duy nhất trong số các nước giàu có được tăng trưởng kinh tế cao hơn và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu so với trước, đã chi 73 tỷ USD cứu trợ cho các nước như Hy Lạp và Cyprus và công khai hoặc ngầm hỗ trợ hàng trăm tỷ euro nữa theo dạng tái cơ cấu nợ và những nỗ lực kích thích của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Cách hiểu thông thường trong giới trí thức kinh tế (ít nhất là những người bên ngoài nước Đức) luôn là Đức nên tiếp tục cam kết cứu trợ – bất kể là ở Cyprus, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha hay Italy – như cái giá của việc giữ cho đồng euro khỏi chết chìm. Nhưng người Đức đã chống lại lôgích này, lập luận rằng họ không nên phải có trách nhiệm không ngừng ủng hộ về mặt tài chính cho các nước láng giềng không thận trọng. Người Đức nói rằng giá như châu Âu đi theo tấm gương của chúng tôi, sẽ không có một cuộc khủng hoảng để Đức -phải giải quyết – nhưng hiện nay khi mà cuộc khủng hoảng đang xảy ra với chúng ta, châu Âu nên đi theo Đức để được cứu giúp. Do đó người Đức thúc đẩy biện pháp khắc khổ, không chỉ ở các nước Địa Trung Hải mắc nợ mà còn cả trong nước. Như Thủ tướng Angela Merkel thường nói, người Đức phải nêu một tấm gương cho các nước khác bằng cách tiếp tục kiềm chế chi tiêu, cắt giảm ngân sách và thực hành biện pháp khắc khổ. Schmid nói: “Việc cân bằng ngân sách của chính chúng tôi là sự đoàn kết mà chúng tôi cho châu Âu thấy. Đó là điều đúng đắn và thật tốt là chúng tôi làm vậy”.
Vấn đề là sự khắc khổ không có hiệu quả: gộp chung, nền kinh tế của 17 nước sử dụng đồng euro làm tiền tệ của mình đã sụt giảm 0,6% trong năm 2012, và chúng có thể sẽ giảm lại nữa trong năm 2013. Tỷ lệ thất nghiệp ở Khu vực đồng euro là 12,2% và tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ lên tới 24%. Các chính phủ bận rộn với việc cắt giảm ngân sách theo yêu cầu của Đức không thể chi tiền vào việc tái đào tạo hoặc vào một mạng lưới an toàn xã hội tốt hơn, điều làm trầm trọng thêm vấn đề. Vì không thể tăng trưởng trong khi cả khu vực tư lẫn công đang cắt giảm chi phí, các vấn đề thâm hụt ở Nam Âu đang tồi tệ hơn, chứ không phải là tốt hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2013, thâm hụt chính phủ trung ương của Italy là 2,7% GDP, cao hơn nhiều so với con số 1,9% cùng kỳ năm 2012. Tây Ban Nha cũng đang chìm nghỉm, với việc thuế của nước này đã giảm gần 7% từ năm 2012.
Hậu quả xã hội từ sự khắc khổ đã trở nên quá mức: 10% học sinh Hy Lạp thường xuyên đói ăn. Các đảng cánh hữu đang giành được sự ủng hộ của công chúng ở Hy Lạp, Italy, Pháp, Đông Âu và các nơi khác. Các cuộc biểu tình đường phố và thậm chí cả những cuộc nổi loạn đã trở thành chuyện thông thường ở Khu vực đồng euro sau khi ban hành các biện pháp khắc khổ mới.
Sự chú trọng của Đức vào khắc khổ đã góp phần khiến nước này ngày càng mất sự ủng hộ của công chúng trên khắp châu Âu. Một cuộc thăm dò mới đây của tổ chức Pew cho thấy rằng người dân ở gần như mọi nước lớn của châu Âu đặt người Đức đứng đầu danh sách “ít có lòng thương nhất” và “kiêu ngạo nhất”, (về mặt tích cực, họ cũng gần như được đồng tình ghi là “đáng tin cậy nhất”.)
Tuy nhiên, thông điệp của Đức hiện nay chính xác là những gì đã diễn ra trong vài năm qua: các quốc gia châu Âu cần phải bắt tay vào việc và giảm lương cũng như trợ cấp, cắt giảm ngân sách và giảm nợ. Nhưng lôgích này đã không tính đến việc Đức trở nên giàu có vì trong khi nước này thực hiện biện pháp khắc khổ, các nước châu Âu khác đã chi tiêu hào phóng. Khi người Đức giảm mạnh lương vào những năm 1990 để thúc đấy nền kinh tế xuất khẩu của mình và khuyến khích tăng trưởng, đã có những hậu quả tồi tệ đối với phần còn lại của Khu vực đồng euro. Trong khi người Đức bán được tương đối nhiều hơn và chi tiêu ít hơn nhiều do lương thấp hơn của họ, mọi người ở nơi khác bị buộc phải làm ngược lại. Người Đức giàu có hơn, nhưng mọi người ở nơi khác bị mắc nợ, một quá trình càng bị làm trầm trọng hơn bởi một chính sách tiền tệ lãi suất thấp do Đức ủng hộ. Jorg Bibow, một giáo sư kinh tế học thuộc trường Cao đẳng Skidmore của bang New York, đã lưu ý trong một bài viết mới công bố gần đây cho New America Foundation về việc tại sao Đức đang khiến cho cuộc khủng hoảng đồng euro tồi tệ hơn: “Lương thấp của Đức, thay vì sự phung phí của Nam Âu, nằm ở trung tâm của cuộc khủng hoảng đồng euro”.
Có nhiều ví dụ về các quốc gia Nam Âu chi tiêu hào phóng đáng ra nên quản lý tài chính của mình một cách tốt hơn nhiều – Hy Lạp là ví dụ nổi bật nhất. Nhưng sự thực là chiến lược kinh tế trọng thương của chính Đức đã đóng một vai trò thậm chí còn lớn hơn trong cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Lôgích kinh tế cơ bản cho rằng sự cân bằng tài khoản vãng lai giữa các nước phải ngang nhau. Khi thặng dư thương mại của Đức tăng lên trong vài năm qua, thâm hụt ở phần còn lại của châu Âu đã giảm xuống. Hiện tại, nếu phần còn lại sẽ cắt giảm ngân sách và chi tiêu ít hơn, người Đức cần phải chi tiêu nhiều hơn. Tuy nhiên Đức đã nhiều năm chống lại việc đẩy mạnh tiêu dùng trong nước bằng những lần tăng lương lớn, thuế tiêu dùng thấp hơn hay kích thích tài chính được đưa ra nhằm thúc đẩy chi tiêu (lý tưởng là chi vào các sản phẩm do các quốc gia châu Âu khác sản xuất).
Trong khi đó, ngay cả khi người Đức được hưởng những lợi thế tiền tệ của đồng euro, điều khiến hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn trên thị trường toàn cầu, họ đã chống lại việc ủng hộ rõ ràng đồng tiền chung, hoặc bằng cách hỗ trợ trái phiếu châu Âu hay bằng việc ủng hộ một cách mạnh mẽ một liên minh ngân hàng mà sẽ đưa châu Âu tới một liên minh tài chính thực sự. Điểm mẩu chốt là trừ khi Berlin có thể áp đặt chính sách tài khóa của mình lên các nước láng giềng, nước này không muốn phải đối mặt với rủi ro – hoặc phí tổn – của sự hội nhập hơn nữa. Một nhóm các học giả nhỏ nhưng lớn tiếng gần đây đã thành lập một đảng bài đồng euro, nói gì đó về việc ngay cả người Đức được giáo dục tốt hiểu ít như thế nào về việc đất nước họ phải mất mát bao nhiêu nếu đồng euro mất giá trị. Mặc dù đảng này chỉ được chưa đến 5% người Đức ủng hộ, chính sự tồn tại của nó đã mở ra một cuộc đối thoại về sự trở lại của đồng mác Đức vào thời điểm khi các nhà lãnh đạo châu Âu đang phải vật lộn để duy trì Khu vực đồng euro thống nhất.
Ngay cả ở những ngọn đồi thanh bình, bát ngát ở Stuttgart, việc thắt lưng buộc bụng và sự rối loạn kinh tế đang bắt đầu có ảnh hưởng. Tại trụ sở lớn của người khổng lồ ngành xe hơi Daimler, có nhiều nỗi buồn về cuộc suy thoái. Nhà kinh tế trưởng của Daimler, Jurgen Muller, người đã lưu ý rằng 1/3 thu nhập của công ty vẫn tới từ khu vực Tây Âu, cho biết: “Doanh thu xe hơi ở Tây Âu đã giảm xuống tới mức năm 1993. Ở Italy, thị trường cho xe hơi cao cấp hiện nay có quy mô tương tự như đầu những năm 1980”. Ông tin rằng các nhà hoạch định chính sách chính trị lớn đã tập trung quá nhiều vào biện pháp khắc khổ. “Một chế độ ăn kiêng không giúp người ta tăng cơ bắp. Cách tốt nhất để ổn định ngân sách của bạn là với tăng trưởng, không phải chỉ cắt giảm”.
Muller tin Đức phải gia tăng tiêu dùng trong nước để giúp thúc đẩy tăng trưởng trên cả khu vực. Đó là một sự chuyển đổi được nhiều nhà kinh tế ủng hộ, như giáo sư tài chính Micheal Pettis thuộc Đại học Bắc Kinh, người cũng cho rằng nó sẽ làm gia tăng sự ổn định tài chính ở Khu vực đồng euro. Trước năm 2000, tăng trưởng lương hàng năm ở Đức là 3,2%; trong thập kỷ sau đó, nó đạt trung bình 1,1%. Kết quả là một lãi suất tiếp kiệm hộ gia đình khác thường là 16%, được các ngân hàng Đức cho vay để cấp tiền cho các dự án bất động sản và kinh doanh ở những nơi như Tây Ban Nha, Italy và Hy Lạp, thực sự đã góp phần vào bong bóng nợ của các nước này.
Muller, Pettis và nhiều người khác tin Đức nên làm bất cứ điều gì cần thiết để cứu đồng euro, vì nó đã đóng góp lớn vào sức cạnh tranh toàn cầu của nước này. Ở kỷ nguyên trước khi có đồng euro, trao đổi tiền tệ và rủi ro tiền tệ làm các công ty Đức mất đến một nửa trên mỗi đồng mác Đức. Một sự trở lại những cách thức cũ quả thực sẽ: rất tốn kém. Quỹ Bertelsmann của Đức công bố nghiên cứu hồi tháng 4/2013 cho thấy rằng việc quay trở lại đồng mác Đức sẽ khiến đất nước tốn 1.600 tỷ USD trong tăng trưởng kinh tế trong vòng 13 năm, làm giảm GDP trung bình 0,5% từ năm 2013 đến năm 2025.
Công bằng mà nói, Thủ tướng Merkel và êkíp của bà hiểu rằng người Đức có thể sẽ phải hứng chịu nhiều nhất từ một sự sụp đổ ở Khu vực đồng euro. Bộ trưởng Lao động Ursula von der Leyen lưu ý: “Đức có 80 triệu dân. Đó không là gì trong một thế giới toàn cầu hóa”. Mặt khác, “500 triệu người châu Âu cùng nhau lại là một điều gì đó, [Đức] hùng mạnh nhờ châu Âu, không phải là bất chấp nó”.
Nhưng đó là một quan điểm không phải luôn được các chủ doanh nghiệp Mittelstand tằn tiện của Swabia chia sẻ, những người này tin rằng các nước phía Nam đơn giản cần phải làm nhiều hơn để cạnh tranh với Đức. Nicola Leibinger-Kammulelr, nhà lãnh đạo gia đình thế hệ thứ hai của Trumpf, một nhà sản xuất máy laser có doanh thu 3 tỷ USD đặt trụ sở ở Baden-Wurttemberg, do gia đình bà sở hữu 100%, nói lập luận cho rằng Đức nên trở nên giống với một xã hội tiêu dùng hơn để giúp tái cân bằng kinh tế châu Âu “là hoàn toàn vô nghĩa”. Quả thực, quang cảnh kinh tế từ văn phòng của bà gần Stuttgart là sáng sủa; bà nói rằng chính các quốc gia phía Nam cần phải thay đổi, không phải là Đức. “Đoàn kết với châu Âu, đúng – nhưng các quốc gia sẽ phải làm nhiệm vụ của mình nếu họ muốn có thành công lâu dài”.
Đạo đức của sự khắc khổ
Đối với Leibinger-Kammuller và nhiều người Đức khác, thật hoàn toàn khó hiểu rằng họ đã trở thành kẻ giơ đầu chịu báng cho những rắc rối kinh tế của châu Âu. Xét cho cùng, họ là những người đã hoàn thành công việc cải cách khó khăn: những người khác nên đi theo, không phải là chỉ trích. 10 năm trước, thông qua một loạt mục tiêu cải cách gọi là Nghị trình 2020, được Thủ tướng lúc đó là Gerhard Schroder xây dựng, Đức đã lập lại trật tự ngành tài chính của mình và gia tăng mạnh tính cạnh tranh toàn cầu thị trường lao động của mình, phần lớn nhờ cắt giảm lương cao và sử dụng nhiều người lao động thời vụ hơn để gia tăng sự linh hoạt. Nghị trình cải cách được hoàn thành vì các mối quan hệ đối tác công-tư thành công của Đức: các chính quyền, các công ty và công đoàn đã cùng nhau thực hiện các thỏa thuận, một tiến trình được hỗ trợ bởi thực tế rằng họ đều được đại diện trong các ban điều hành, và những công ty Mittelstand do gia đình sở hữu của Đức có thể có một tầm nhìn lâu dài thay vì phải chịu những áp lực lợi nhuận ngắn hạn của công ty cổ phần đa quốc gia phương Tây điến hình. Stefan Wolf, Giám đốc điều hành của ElringKlinger, một công ty xuất khẩu 130 năm tuổi của vùng Swabia đã bán được các bộ phận xe hơi trị giá 1,5 tỷ USD vào năm 2012, cho biết: “10 năm trước, Đức là kẻ ốm yếu của châu Âu”. Wolf, lặp lại một quan điểm phổ biến trong các công ty Mittelstand, nói: “Hiện nay người ta đang nhìn vào chúng tôi và thấy chúng tôi đang khấm khá”. Cũng như vậy, ông nói: “Các nền kinh tế Nam Âu phải cải cách”.
Khi dành thời gian ở Stuttgart và lắng nghe những câu chuyện làm thế nào các công ty Mittelstand đã vượt qua được vài năm khủng hoảng nợ và suy thoái vừa qua, người ta dễ dàng hiểu tại sao cảm giác của Đức về vai trò của mình cả như là vị cứu tinh lẫn kẻ giơ đầu chịu báng của châu Âu lại mang vẻ giận dữ về đạo đức. Các công ty Mittelstand tiêu biểu cho một điều gì đó gần giống với một lý tưởng về trách nhiệm doanh nghiệp. Hãy xem làm thế nào Trumpf đã vượt qua cuộc khủng hoảng năm 2008, khi thu nhập đột ngột giảm hơn 40%. Thay vì sa thải người lao động, như bất kỳ công ty Mỹ nào sẽ làm, Leibinger-Kammuller dùng số tiền 100 triệu USD của gia đình bà để duy trì kinh doanh, trong khi làm việc với người lao động để thiết lập một lịch trình linh hoạt cho phép vượt qua cuộc khủng hoảng mà không phải sa thải đến một người nào. Leibinger-Kammuller nói: “Người lao động của chúng tôi đã giúp chúng tôi chịu gánh nặng bằng cách chấp nhận giảm lương. Chúng tôi muốn tránh sa thải với bất kỳ giá nào, trước tiên vì chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm đối với những người lao động dài hạn, nhưng thứ hai là vì chúng tôi biết rằng sau cuộc suy thoái, mọi chuyện sẽ cải thiện và chúng tôi sẽ lại cần người lao động”.
Họ đã làm vậy. Vào năm 2009, công ty này đã lại tăng trưởng. Trong suốt cuộc khủng hoảng và thời gian hồi phục, Trumpf đã tiếp tục đầu tư một mức đáng ngạc nhiên là 8% đến 10% doanh thu hàng năm của mình vào nghiên cứu và phát triển. (Một công ty đa quốc gia toàn cầu trung bình đầu tư 2% đến 3%.) Vị CEO nói: “Không gì trong điều này cần phải là một kế hoạch chi tiết cho phần còn lại của châu Âu. Nhưng sự thực vẫn là điều đó tạo nên nền tảng thành công cho nhiều công ty Đức”.
Hành xử như thông thường
Ý tưởng “Hãy để Đức là Đức” rất phổ biến ở Stuttgart. Bộ trưởng Tài chính của Baden-Wurttenberg, Schmid, nói: “Người ta không thể thay đổi những mô hình quốc gia trong chốc lát. Chúng tôi có một mô hình, tức là tăng trưởng do xuất khẩu dẫn dắt, phù hợp với chúng tôi”. Ông và những người khác hiểu rằng lương của Đức, vốn đã thấp một cách không bình thường so với năng suất trong khoảng một thời gian, cần phải tăng lên: vào tháng 1/2013, đại liên đoàn IG Metall đã đấu tranh và đạt được mức tăng lương 5%. Muller thuộc Daimler cho biết: “Đừng đánh cược vào việc Đức áp dụng mô hình Anh-Mỹ”. Xét cho cùng, Đức là một trong vài nước giàu có có thể duy trì một khu vực chế tạo mạnh, tạo ra kiểu công ăn việc làm có thu nhập trung bình thúc đẩy một tầng lớp trung lưu ngày càng phát đạt.
Tuy nhiên để Đức là Đức, Tây Ban Nha, Italy và Hy Lạp cũng phải là chính họ. Cũng như Trung Quốc góp phần vào tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và nợ lớn hơn ở Mỹ bằng việc duy trì đồng tiền và lương của nước này thấp hơn thực tế trong thập kỷ qua, Đức cũng phải đóng vai trò tương tự ở châu Âu. Toàn bộ vòng quay hoạt động không đúng chức năng có thể tồn tại được là vì đồng euro, vốn buộc các nước phải từ bỏ những chính sách tiền tệ độc lập để đổi lấy những lợi ích của một đồng tiền chung. Nam Âu có được lãi suất vay mượn thấp hơn, đồng tiền dễ dãi và, trong nhiều năm, một cảm giác sai lầm về sự thịnh vượng. Nhưng theo Pettis, người mới đây đã viết cuốn Sự tái cân bằng lớn, phác thảo tại sao các cơ cấu kinh tế hiện tại ở cả châu Âu và thế giới phần lớn phải thay đổi để thúc đẩy tăng trưởng lành mạnh hơn, bền vững hơn, khu vực này cũng có nợ cao hơn nhiều và mất khả năng sử dụng đồng tiền và chính sách thương mại để duy trì sự cạnh tranh, một sự mất mát có những hậu quả không thể tránh khỏi sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Pettis chỉ ra rằng sau khi đưa vào sử dụng đồng euro, “tất cả các nước này nhận thấy thâm hụt thương mại của họ mở rộng đột ngột hoặc thặng dư của họ chuyển thành thâm hụt lớn”. Daimler có thể cạnh tranh, ví dụ với Fiat, mà không phải sợ rằng một đồng lira yếu sẽ đem lại cho người Italy một lợi thế trong châu Âu hoặc trên thế giới lớn hơn. Những lợi ích đối với các công ty Đức là khổng lồ, vì doanh số ở các nước thuộc Khu vực đồng euro khác chiếm khoảng một nửa hàng xuất khẩu của họ.
Tuy nhiên những nỗ lực miễn cưỡng của Đức để giải cứu đồng tiền chung có nghĩa là Khu vực đồng euro theo một số cách chủ chốt nào đó đã tan vỡ – và Đức đang bắt đầu phải trá giá. Một lý đo ECB đang phải bơm quá nhiều tiền vào châu Âu (ngân hàng này mới đây đã thông báo sẽ tiếp tục mở chốt tiền dễ vay ngay cả khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang bắt đầu thắt chặt ở Mỹ) là các ngân hang ở châu Âu, lo sợ vấn đề tiếp theo trong cuộc khủng hoảng nợ, tỏ ra miễn cưỡng cho nước ngoài vay. Toàn bộ ý nghĩa của đồng euro là lãi suất cho vay ở Đức, và chẳng hạn ở Bồ Đào Nha, nên giống nhau. Hiện tại Bồ Đào Nha phải trả nhiều hơn nhiều so với Đức. Điều trớ trêu là Đức phải gánh chịu phần lớn đồng tiền của ECB, thông qua các khoản chuyển ngân từ Bundesbank. Và chỉ người Đức cuối cùng mới có thể giải quyết cuộc khủng hoảng Khu vực đồng euro, bằng cách làm rõ rằng họ sẽ a) cam kết tài trợ cho bất kỳ điều gi mà việc tái cơ cấu và chi trả nợ cần để duy trì Khu vực đồng euro, hoặc b) chuyển đổi mô hình kinh tế của họ để giúp tái cân bằng kinh tế – hoặc, tốt nhất là cả hai.
Giai đoạn cuối của châu Âu
Tuy nhiên, điều đó là một thách thức chính trị lớn đối với bà Merkel, người đã khéo léo trong thế chênh vênh giữa việc bảo đảm với người dân nước mình rằng bà không ném đi tiền tốt sau khi chi tiêu phí phạm không hiệu quả và chỉ làm vừa đủ để duy trì sự thống nhất cơ bản của Khu vực đồng euro. Khả năng của bà cả làm một người Đứcthận trọng lẫn một người châu Âu hào phóng đã gắn mọi thứ lại với nhau – cho tới nay. Nhưng cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra vào tháng 9/2013, và trong khi bà Merkel vẫn được lòng dân và gần như chắc chắn sẽ tái đắc cử, không rõ kiểu chính phủ liên minh nào sẽ được thành lập. Có những người ở châu Âu và bên ngoài muốn thấy Đức đánh cược toàn bộ và viết một tấm séc trắng cho Khu vực đồng euro để đổi lấy quyền lực tài chính – và cuối cùng là chính trị – lớn hơn ở Brussels. Nhưng Merkel và êkíp của bà lập luận rằng không thể đưa ra những cam kết tài chính theo yêu cầu mà không có một hiến pháp châu Âu mới cho Brussels quyền xử lý thực sự các vấn đề kinh tế của các nước thành viên.
Vấn đề là châu Âu hiện nay bị sa lầy trên cả hai mặt trận. EU không thể tiến tới sự hội nhập kinh tế và chính trị sâu sắc hơn nếu không có sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đức và cam kết tài chính rõ ràng đối với liên minh và đồng tiền chung. Và ý tưởng Đức tái tạo châu Âu trong chính bức tranh tài chính của mình là một sự bất khả thi về kinh tế.
Có một số tia hy vọng yếu ớt. Gần đây, Đức đã bắt đầu nói về xuất khẩu một thứ gì đó ngoài máy móc hạng nặng và sự khắc khổ: một kế hoạch mới để tài trợ cho những nỗ lực của các nước như Bồ Đào Nha nhằm bắt chước chương trình đào tạo nghề rất được ca ngợi của Đức. Đó là một bước đi quan trọng, không chỉ vì nó sẽ giúp giải quyết dịch bệnh thất nghiệp trong giới trẻ của châu Âu mà còn vì nó thừa nhận thực tế rằng đầu tư, chứ không chỉ cắt giảm ngân sách, là cần thiết để giúp châu Âu vượt qua những rắc rối nợ của mình. Cũng đã có một số sự gia tăng lương gần đây, dù không đủ để bù vào thập kỷ tăng trưởng chậm chạp trước. Trong khi đó, những cải cách chính sách khấn cấp ở trong nước – như thuế tiêu dùng thấp hơn hoặc gói kích thích tài chính để giúp thúc đẩy tăng trưởng vào thời điểm khi phần còn lại của châu Âu đang sụt giảm – không thể sớm diễn ra.
Và do vậy cuộc khủng hoảng quay chậm của châu Âu tiếp tục và cuộc suy thoái của châu lục này sâu sắc hơn. Ủy ban châu Âu mới đây đã cho phép một số nước, gồm cả Pháp, Tây Ban Nha và Hà Lan tiếp tục phá vỡ các nguyên tắc của Liên minh châu Âu (EU) để giảm thâm hụt ngân sách của họ xuống dưới mục tiêu hợp pháp 3% của EU, sau khi trách móc về việc phải cải cách bản thân mình nhanh hơn. Bài tập là một trò chơi đố chữ trên nhiều mức độ. Trước hết, EU chưa hội nhập đủ đến mức Brussels có thể làm nhiều điều để phạt các nước vi phạm. Và không có thảo luận sâu sắc hơn về việc liệu mục tiêu 3% vẫn thực tế hay không khi khu vực cuốn sâu vào suy thoái – hoặc những nước giàu có như Đức nên làm gì để giúp lật ngược tình thế. Đó là một điều đáng tiếc, vì sự thực là nếu cuộc khủng hoảng Khu vực đồng euro sẽ được giải quyết, không phải tất cả châu Âu có thể, hoặc nên, trông giống như những ngọn đồi bát ngát ở Stuttgart. Thay vào đó, Stuttgart cuối cùng phần nào có thể phải giống như phần còn lại của châu Âu hơn./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét