Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Tin ngày 07/5/2013 - cập nhật

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT   
Những người bám biển – Kỳ 2: Giữa biển khơi lấp lánh tình người (Tin tức). - Hé lộ kế hoạch đội tàu cá Trung Quốc ra Trường Sa (VTC). - Tàu ngư chính hiện đại nhất Trung Quốc chuẩn bị xâm phạm Trường Sa (PT).
Biển Đông: Từ 5 đội tàu sân bay Mỹ tới tàu tuần tra TQ (TP).
Trung Quốc với các nước láng giềng: Ngày càng mâu thuẫn (ANTG).
Các nước làm gì trước Trung Quốc hung hăng? (VnMedia).
ADMM – 7 nhóm họp tại Brunei (KTĐT). - Nhật Bản đánh giá cao tầm quan trọng của ASEAN (TTXVN).
TQ không thể ngăn chặn Mỹ can thiệp Đài Loan, sẽ phải trả giá đắt (GDVN).
Mỹ e ngại cách Trung Quốc xây dựng quân đội (TN). - Mỹ tiến hành tập trận chống ngư lôi quy mô rất lớn ở vịnh Ba Tư (GDVN).
Hoa Kỳ không thay đổi chính sách chuyển sang trục châu Á (PNTP). - Hải quân Mỹ tăng cường hiện diện tại châu Á-TBD (TTXVN).
Gia đình blogger Hoàng Vi bị công an khủng bố (Người Việt/ Quê Choa). - Những đòn thù liên tiếp giáng xuống đầu dân bằng tất cả những gì CA được đào tạo (FB Yeu NuocViet). - FB An Đổ Nguyễn: “Mình thì đã quá quen với những trò khốn nạn của nhà cầm quyền mà công cụ là lực lượng an ninh rồi… Nhưng đau nhiều khi chiều nay chứng kiến cảnh bọn họ huy động tất cả các lực lượng công quyền: công an, dân phòng, hội phụ nữ, đoàn viên – thanh niên của phường để đánh đập gia đình và bạn bè mình…“.
Chiến thắng vang dội của phong trào dân chủ qua buổi dã ngoại nhân quyền (Chuacuuthe). “Chiến thắng thứ nhất: Thông qua buổi dã ngoại này có nhiều người dân đã có thể hiểu thêm về quyền con người của họ mà lâu nay bị cộng sản bưng bít.  Chiến thắng thứ hai: Việc cộng sản phải cho các lực lượng công an đàn áp ngăn cản các buổi dã ngoại đã phơi bầy bộ mặt thật của họ trước quốc tế về tình trạng vi phạm nhân quyên tại Việt Nam, là bằng chứng để Việt Nam không thể đủ tư cách vào Hội đồng nhân quyền liên hợp quốc tới đây“. - Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền một cách thô bạo! (ĐCV).
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Nguyễn Tường Thụy). – Còn đây là CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ mà VN đã ký.
Công an bao vây chùa Giác Hoa, cấm Hòa thượng Viện trượng Viện Hóa Đạo ra khỏi chùa (Quê Mẹ/ Chuacuuthe).
Không thể chần chờ mãi được (Phi Vũ).
Hãy sống như thể ngày mai mình phải chết (Hai Lúa).
Nói chuyện hòa giải, đồng thuận (ĐCV). - Đoàn Thanh Liêm: Mùa Xuân tại Tiểu bang Delaware (ĐCV).
Thống đốc đã đúng trừ việc nói dân được lợi (Đào Tuấn). “Thống đốc cũng đã, cực kỳ dũng cảm, chấp nhận điều tiếng ‘con buôn’, phớt lờ những chỉ trích ‘lấy vốn của dân đi mua vàng’, bỏ qua luôn chuyện bị đánh giá ‘dân chỉ thấy hoạt động nổi bật của ngân hàng nhà nước là lo bán vàng’. Thống đốc đã đúng trong vai một viên cẩm cầm dùi cui ổn định thị trường. Trừ việc cho rằng nhân dân được lợi“. – Trần Vũ Hải: KIẾN NGHỊ: Bỏ quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng & Xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng (Ba Sàm).
Tham nhũng đã thống trị trong đảng cộng sản. Nguyễn Bá Thanh bị rớt là chứng cớ rõ ràng! (DĐCN). “Tại VN chơi trò bầu bán là thua, tại sao ông Trọng không dùng phương pháp ông Đặng Tiểu Bình, hốt liền một lũ, lấy luật rừng làm phương châm cách mạng”.
Có người lái và không người lái (Hiệu Minh). “BCT đưa một đồng chí UVBCT ra kỷ luật nhưng TW không nghe. Bầu bán bổ xung vào BCT gần đây cũng vậy. Mấy ứng viên mà TBT đưa vào nhưng TW không bầu, có hiện tượng trên bảo dưới không nghe.  Có vẻ như hiện nay BCT và kể cả đảng đang ở chế độ ‘không người lái’. Có người lo, có người chả lo. ‘Có người lái’ mà không giỏi, nên để chế độ ‘tự hành’ tốt hơn“. - TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ! Chó tranh xương xem qua để biết ! (DĐCN).
Khi có vụ việc phải thông tin cho báo chí ngay trong ngày (DT).
Khởi tố, bắt giam 4 côn đồ hành hung dân Tiên Lãng (NLĐ).
Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc bị kiện ra tòa (NĐT).
Con thượng tá không dùng súng của bố để bắt cóc, tống tiền (TP).
Triều Tiên dọa biến 5 đảo Hàn Quốc thành biển lửa (VTC). - Triều Tiên dọa đáp trả cuộc tập trận Mỹ-Hàn Quốc (TTXVN). - Triều Tiên đã rút 2 tên lửa Musudan (ĐV). - Triều Tiên dỡ bỏ lệnh báo động chiến đấu cao nhất (Tin tức). - Tổng thống Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên thay đổi lập trường (VOV). - Các loại vũ khí khủng sắp quây bán đảo Triều Tiên (VNN).
TT Nam Triều Tiên gặp Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc (VOA). - Tóm tắt VSFB2: Cải cách ở Myanmar nhìn từ câu chuyện Việt Nam  (SV Boston).
Nga: Hàng vạn người biểu tình chống Putin tại Moscow (VOA).
KINH TẾ  
Đừng để vốn đi lạc lối (TT).
Đòi nợ xấu, ngân hàng tranh giành tài sản thế chấp (Tin tức).
CPI không tăng là vì dân không có tiền (ĐV).
Lăn vàng, thấm vốn! (VnEco). - Vàng thấp nhất trong hai tuần (DV).
Tỉ giá ổn định là tốt cho tăng trưởng bền vững (VS).
Sáng 7/5: Hạ nhiệt nhanh (ĐTCK). - Tiếp vụ Cty sắp phá sản, cổ phiếu lại tăng giá: Tổng giám đốc sắp… chạy làng? (NNVN).
Lộ mặt nạ sau kiểm toán: Kêu ải kêu ai! (Vietstock).
Cải tạo chung cư cũ: Người dân có thể góp vốn bằng căn hộ sở hữu (DT).
Bộ Công Thương ủng hộ “siêu dự án” lọc dầu (VnEco).
Nỗi buồn thương hiệu nông sản Việt Nam! (PT).
Ngư dân thu nhập cao từ cá mú giống (DV).
Báo cáo kết quả kiểm tra cá tầm, ếch nhập lậu trong tháng 5 (KTĐT).
Italy-TBN đề xuất chiến lược giải quyết thất nghiệp (TTXVN).
Kinh tế Ai Cập có dấu hiệu phục hồi đáng khích lệ (TTXVN).
Trung Quốc mở rộng đầu tư tư nhân ra nước ngoài (VOV).
Nhóm ASEAN + 3 đang nghiên cứu lập ngân hàng riêng (VOA).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Hà Văn Thùy: Lại nói về hòn đá lạ ở Đền Hùng (Trần Nhương).
Sư trụ trì gửi đơn đề nghị hạ giải để đảo ngói chùa Diên Hựu – Một Cột (KTĐT).
- Chuyện đưa Ngọc Trinh vực dậy ngành du lịch Việt: Báo chí…mạt thế ư ? (Nguyễn Duy Xuân).
ĐỌC THƠ LÊ THÁI SƠN (Nguyễn Trọng Tạo).
Hoàng Hải Thủy và Nổ như tạc đạn (Nhị Linh).
Phan Khôi (1887 – 1959) (PBVH).  - Lê Đình Kỵ (1923 – 2009).
Thông cáo báo chí của nhóm biên kịch “Giọt nước rơi” (Trần Nhương).
- Lê Thời Tân: “Diễn Ngôn”: Xung quanh chuyện từ dùng và thuật ngữ đối ứng (PBVH).
10 năm mở phòng tranh, chỉ có 4 khách Việt! (TTVH).
Trưng bày hình ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954 (PL&XH).
Thêm một vở diễn hay về ‘vụ án Lệ Chi viên’ (TTVH).
- Ba tài năng trẻ hát trên tầng cao (TTVH).
Giáo sư Xoay hát ‘Bài ca sinh viên’ đêm khởi tranh Robocon 2013 (TTVH).
Quan điểm của Phật giáo trước các vấn đề hiện đại (TCPT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Vinh quang như nhà giáo về hưu! (GD&TĐ).
Chán sử vì… sách (ĐĐK).
Gỡ nạn “đói sách”ở giáo dục đại học (ĐĐK).
Đáp ứng “quyền có giáo viên tốt” của người học (GD&TĐ).
Hồ sơ giảm, lượng “ảo” có giảm? (PL&XH).
Các thủ khoa đại học: Lò luyện chỉ là giải pháp tâm lý (NĐT).
Hiệu trưởng mua dâm học sinh tâm sự về 2 nữ sinh “đặc biệt” (GDVN).
Thời tiết diễn biến thuận lợi cho việc phóng vệ tinh VNREDSat-1 (HNM).
THỨC ĂN HÀNG TUẦN CỦA 24 GIA ĐÌNH CỦA 24 QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI GỒM CÁC THỰC PHẨM GÌ VÀ BAO NHIÊU TIỀN ? (Phạm Viết Đào).
Khoa học gia muốn chấm dứt chứng bệnh tàn phá cây sắn ở Châu Phi (VOA).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG 
Bộ Y tế: chống cúm H7N9 cần 115 triệu USD (TT).
Sâu lạ tấn công rừng nghiến ở Bắc Kạn (NNVN).
Truy quét “vàng tặc” (NNVN).
Khởi tố vụ chặt phá rừng pơ-mu ở Vườn Quốc gia Vũ Quang (SGGP).
Nổ súng bắt sới bạc giữa rừng tràm (VNE).
Châm lửa đốt xe vì bị CSGT phạt (TP).
Thuê giang hồ đòi nợ, tiền đâu không thấy lại dính vòng lao lý (ANTĐ).
Bị lừa 67.000 USD vì trò “tẩy rửa đô la” (TN).
Không phê chuẩn khởi tố vì bênh vực người nhà? (TT).
Nhiều đối tượng được miễn thủy lợi phí (ND).
An sinh xã hội cho lao động nữ (ĐĐK). - An sinh cho lao động nữ còn nhiều bất cập (KTĐT).
Đà Nẵng: bắt đầu tẩy rửa dioxin (TT).
- Hút thuốc lá nơi công cộng: Luật chỉ mới hiệu lực… “trên giấy”! (ĐĐK).
Hạnh phúc người nghèo (NNVN).
Gần 15 tỷ đồng nạo vét cửa sông Đà Diễn (QĐND). - Nạo vét sông gây sạt lở nặng (TT).
Sập tường đang xây, 5 người thương vong (KP).
Núi lửa Philippines đột ngột phun trào, 4 người chết (TTXVN).
- Thịt thối, dầu ăn nước cống của Trung Quốc:: Đầu độc nhau bằng thịt thối (NNVN). - Đột nhập nơi biến thịt chuột thành thịt cừu (VNN). - Trung Quốc điều tra 9 cửa hàng bán thịt chuột giả thịt cừu (TN).
Baltimore thành lập nông trại trong thành phố (VOA).
QUỐC TẾ  
Bằng chứng chấn động về phe nổi dậy Syria (VnM). - LHQ đính chính cáo buộc vũ khí hóa học tại Syria (TBKTSG). - Lo ngại căng thẳng từ cuộc xung đột tại Syria (ANTĐ). - Nga khẳng định về nguy cơ Syria bị can thiệp từ bên ngoài (VOV).
Giao tranh tái diễn tại vùng biên giới Afghanistan-Pakistan (VOA). - Nổ bom tại Tây Bắc Pakistan (VTV).
Iran bắt đầu cho đăng ký ứng cử viên tổng thống (TTXVN).
Serbia mua số lượng lớn máy bay chiến đấu MiG-29M/M2 (ANTĐ).
Trung – Ấn tạo được bước đột phá trong vấn đề biên giới (VOV). - Ấn Độ “nhượng bộ” để Trung Quốc rút quân? (TN).
FBI phá một âm mưu khủng bố tại Mỹ (TN). - Mỹ điều F-22 đánh chặn oanh tạc cơ “bà già” Tu-95 (KT). - Hâm nóng “hòa bình lạnh” (KTĐT). - Máy bay không người lái của Mỹ bị chỉ trích (VOA).
Lầu Năm Góc tố thủ đoạn gián điệp Trung Quốc (NLĐ). - Mỹ chính thức ‘cảnh cáo’ gián điệp mạng Trung Quốc (Infonet).
Mẹ nghi phạm Boston muốn đưa xác con về Nga chôn cất (DT). - Một bạn của nghi can khủng bố Boston được tại ngoại (LĐ). - Một bạn của nghi can khủng bố Boston được tại ngoại (VOA).
- Nga: Tìm thấy xác máy bay mất tích 1 năm (NLĐ). - Không quân Nga ngăn mưa xuống Quảng trường Đỏ (Tin tức). - Một năm thành công của TT Putin ở điện Kremlin (KT).
Ảnh: Lính Canada tập nhảy dù trong tập trận Emerald Warrior (GDVN).
Brazil muốn mời chuyên gia y tế Cuba sang làm việc (TTXVN).
Bangladesh: đụng độ giữa cảnh sát và đoàn biểu tình, 28 người chết (VOA). - Sập xưởng may ở Bangladesh: Một kinh nghiệm cho ngành dệt may (VOA).
Malaysia: Phe đối lập kêu gọi biểu tình (TBKTSG). - Ông Anwar Ibrahim lãnh đạo phe đối lập Malaysia (TTXVN). - Malaysia: Phe thất cử kêu gọi biểu tình vào thứ Tư (VOA).

Chính trị – Xã hội

Trung Quốc tăng cường hoạt động ở Trường Sa -(RFA)   —Trung Quốc khoe sức mạnh quân sự sát Việt Nam (ĐV)   —TQ kéo dàn khoan khổng lồ, xua tàu cá ra Biển Đông (ĐV)   —-Tàu chiến chống bành trướng của Mỹ xuất phát (ĐV)
Trung Quốc tìm cách phân hóa nội bộ ASEAN trong vụ kiện của Philippines (Songmoi)  —Tân Hoa xã tỏ ra lo ngại khi Việt-Nhật hợp tác bảo đảm an ninh biển (GDVN)
Trung Quốc tăng cường họat động kiểm soát tại Trường Sa -(RFA)   —Tàu bệnh viện của Việt Nam khởi hành đi Trường sa -(RFA)   —Vì sao Trung Quốc hung hăng gây hấn? (ĐV)
Danh tính 5 thẩm phán xử kiện ’đường lưỡi bò’ (ĐV)  —VN dự hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (VNN)  —Đội tàu cá TQ ào ra Trường Sa của Việt Nam (VNN)  —Giấc mơ TQ: Cơ hội và những rủi ro (TVN)
Đòn thù cho dã ngoại nhân quyền  -(RFA)   —3 người bị bắt trong cuộc dã ngoại cho nhân quyền -(RFA)    —Công an hành hung 2 bloggers tham gia dã ngoại nhân quyền -(RFA)    —-Công an trấn dẹp buổi Dã ngoại Nhân quyền, đánh đập người tham gia — (VOA)

Mẹ Nấm: ‘An ninh, công an rất đông’ (BBC/nghe) -Trả lời BBC tiếng Việt ngày 5/5, Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – tức Mẹ Nấm nói lực lượng an ninh xuất hiện rất đông ở nơi diễn ra cuộc dã ngoại vận động nhân quyền.
Chưa được giải phóng sau ngày “giải phóng” -(RFA)
Từ hòn đá nghĩ về hòn đá (Viettusaigon -RFA) -  Trong thời gian qua, kể từ lúc blogger Nguyễn Xuân Diện phát giác và đưa ra công luận câu chuyện hòn đá lạ ở đền Hùng, dư luận nóng dần bởi những ý kiến phản hồi, phản bác về hòn đá vớ vẩn này càng lúc càng cao. Thay vì đem vứt hòn đá nửa Tàu nửa Ấn này đi, người ta (cụ thể là ông chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ) lại nghĩ ra trò làm một cuộc hội thảo về giá trị lịch sử của nó.
Nhà báo Chu Tử Chu Văn Bình, hình bên trái, chụp hồi làm chủ nhiệm nhật báo Sống, Sài Gòn, trước khi bị bắn. Phải, sau một tuần nằm bệnh viện sau khi bị bắn, ông Chu Tử, tay cầm khăn che miệng đứng sau nhà văn Duyên Anh (ngồi) và giữa nhà văn Nguyễn Thụy
Nhà báo Chu Tử Chu Văn Bình, hình bên trái, chụp hồi làm chủ nhiệm nhật báo Sống, Sài Gòn, trước khi bị bắn. Phải, sau một tuần nằm bệnh viện sau khi bị bắn, ông Chu Tử, tay cầm khăn che miệng đứng sau nhà văn Duyên Anh (ngồi) và giữa nhà văn Nguyễn Thụy==>>
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói gì về Điện Biên Phủ? (VNN) -Chiến thắng Điện Biên Phủ chấm dứt huyền thoại bất khả chiến bại của phương Tây – Đại tướng Võ Nguyên Giáp trò chuyện với nhà báo W.Burchett tháng 4/1964.
Đặt lợi ích của dân lên trên thì không sợ gì (TVN) – Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: “Nếu đại biểu Quốc hội vì e ngại mối quan hệ cấp trên-cấp dưới, đồng chí mà xuê xoa, làm cho có thì lấy phiếu tín nhiệm không để làm gì cả”.
Cũng là mấy Ông NGUYÊN nói, ông NGUYỄN nói mới có xi nhê.
Công chức lấy tiền đâu mà nhậu lắm thế?  (VNN) - Ở XHCN thì là tiền của Nhân Dân “cho.hỏi kỳ dzậy.
Phóng thành công vệ tinh viễn thám VNREDSat-1  (NLĐO)– Đúng 9 giờ 6 phút 31 giây sáng nay 7-5, vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam, VNREDSat-1, đã được phóng lên quỹ đạo sau nhiều lần bị trì hoãn. VNREDSat-1 được xem như là một “mắt thần” nhằm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng.
Chuyển trạm thu phí và tăng giá gấp đôi vì dân vẫn chịu được (SM)- Vậy tăng gấp 10 lần đi .

Thư bạn đọc  (Boxitvn) -GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng kính mến,
Tôi là Nguyễn Thị Thủy, doanh nhân VN  làm việc tại châu Âu. Tôi rất tán đồng với  kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992. Sửa để phát huy dân chủ và hoà hợp dân tộc – những đòi hỏi hết sức bức xúc của nhân dân trong giai đoạn trước mắt, cũng như cho sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, đồng thời để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền trước sự bành trướng bá quyền TQ.
Trao đổi về Quyền Con Người  -Hành Nhân  – PHẦN 1: NGOÀI CÔNG VIÊN- (Boxitvn)
Nhà giáo Phạm Toàn: ’3 năm nay chúng tôi không có đồng lương nào cả’  -Quyên Quyên – (Boxitvn) -
(GDVN) -“Ba năm nay tôi và đồng nghiệp không có một đồng lương nào cả. Giời thương tôi cho tôi những bạn trẻ nhiệt huyết, có tâm với giáo dục”, nhà giáo Phạm Toàn cho biết.  >>>· Nhà giáo Phạm Toàn công bố sơ đồ tổ chức lại hệ thống giáo dục>>>· GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn, nhà giáo Phạm Toàn mở trang giáo dục >>>· ‘Muốn cải cách giáo dục thì phải làm như bộ sách này’!>>>>· Nhà giáo Phạm Toàn: “Sách giáo khoa phải dạy cho trẻ tính trung thực”
Những biến dạng của các văn bản hiến pháp của đảng Cộng Sản Việt Nam  -Nguyễn Duy Vinh (TS Cơ khí động học về hưu và đang dạy học tại Châu Phi) (Boxitvn)
Dã ngoại Nhân quyền ngày 5/5: Công an đã cho mọi người biết thế nào là Nhân Quyền ở Việt Nam(Danluan)

Bách Trần – Đôi dòng về ngày picnic Nhân Quyền tại Hà Nội 5/5/2013 -(Danluan)

Lâm Khang – Quốc hội với Văn Giang – Văn Giang với Quốc Hội(Danluan)

Đoan Trang – “Nói với mình và các bạn”: Biểu tình, đình công và tẩy chay(Danluan)

Kinh tế

Không thể chờ đề án tái cấu trúc kinh tế hoàn thiện  (ĐVO) - Dù còn nhiều điểm chưa ổn trong Đề án tái cấu trúc kinh tế song giờ không phải là lúc ngồi chờ một đề án hoàn thiện mà phải bắt tay vào làm ngay. Phương thức tái cấu trúc không phải để tự doanh nghiệp làm đề án tái cấu trúc mình mà phải áp đặt từ trên xuống. Buộc họ làm và phải có đội tái cấu trúc đề thực thi.
Hồi hộp chờ EVN tính toán tăng giá điện  (ĐVO) – EVN đang tính toán lại chi phí ảnh hưởng tới giá thành sản xuất điện. Trên cơ sở đó, Bộ Công thương sẽ xem xét điều chỉnh giá điện.
Làn sóng xóa sổ công ty chứng khoán (VNN)   —-Thủ phủ gà lậu: 3.600 đồng/kg (VEF)  —Chuẩn bị bán thêm 10 tấn vàng ra thị trường (VEF)
Lãi tiền gửi xuống nhanh (TN)   —-Lãi suất huy động giảm: Người gửi băn khoăn, bên vay không vội mừng (TT)  —Ngân hàng hạ lãi suất, doanh nghiệp thờ ơ (TP)  —Lãi suất huy động thấp nhất xuống tới 6% (SM)

Quá lệ thuộc Trung Quốc: Tìm đường vào “công xưởng thế giới”  (NLĐ)Theo các chuyên gia kinh tế, để trụ lại được ở “công xưởng thế giới”, doanh nghiệp Việt Nam phải biết “chơi” với thị trường này một cách khôn khéo, hiểu luật…  >>>Quá lệ thuộc Trung Quốc!  >>>>Nỗi lo phụ thuộc
Chuyên gia nói về thị trường vàng  TP – Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) TS Võ Trí Thành: Sự thành công các chính sách về vàng cụ thể là qua các phiên đấu thầu vàng của NHNN đã thu được kết quả bước đầu đạt mục tiêu ổn định thị trường, tránh xáo trộn tâm lý quá mức cần thiết của thị trường, đồng thời góp phần ổn định cán cân thanh toán quốc tế.
 Cái gì cũng “thành công tốt đẹp-Đạt chỉ tiêu đề ra- Thế giới nể…” -Vậy tai sao lãi suất hạ thấp khủng mà doanh nghiệp “thờ ơ”???Vàng đã đạt được  mục  đích…sao chênh lệch 5 triệu/lượng ???- Doanh nghiệp chết qúa nửa…???-Lý giải cho thực tế xem nào??? Lý thuyết mà không như thực tế (kể cả nói xạo) thì thua bãi cứt trâu trồng hành còn ăn được cho đỡ đói.- Chưa hết sao giá xăng cao hơn bên Mỹ bên Indo?? Sao giá phân bón  cao hơn Indo??? Mấy xứ đó là Tư bản bóc lột Nhân Dân nhé , còn XHCN (CS) vì Nhân Dân không hà???….Sao Thái Lan miến tiền Điện Nước cho người Dân của họ tới một mức nào đó???chắc Chính phủ Thái bóc lột Nhân Dân họ???
 Đừng có bảo Thế giới suy thoái nhé ,chế độ CS là ưu việt nhất trần ai, có suy thoái là Tư bản suy thoái ,chớ ưu việt nhất mà lại bị Tư bản nó lôi theo- ngộ à?- Mà có thế nào thì Dân mấy xứ Tư bản giãy chết cũng “sắp hàng lãnh tiền” để no cái bụng không phải đói meo.

Thế giới

Trung Đông sôi sục, LHQ kêu gọi bình tĩnh -(RFA)   —-Ít nhất 42 binh sĩ Syria chết do Israel oanh tạc -(RFA)
Bangladesh: đụng độ giữa cảnh sát và đoàn biểu tình, 28 người chết -(RFA)  —Thủ Tướng Hun Sen: Sẽ rời chính trường năm 74 tuổi -(RFA)
CHDCND Triều Tiên tháo tên lửa khỏi bệ phóng  (TT)  —TT Hàn Quốc gửi thông điệp cho Kim Jong-un (NLĐ)  –Triều Tiên: Kaesong đóng cửa vì… tàu sân bay Mỹ (NLĐ)

TT Nam Triều Tiên gặp Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc– (VOA)   —-Hải quân Mỹ, Nam Triều Tiên bắt đầu các cuộc tập trận chung– (VOA)
Nga: Hàng vạn người biểu tình chống Putin tại Moscow– (VOA)  —Trực thăng Nga chở 9 người và 2 tấn thuốc nổ rơi ở Siberia (NLĐ)
LHQ đính chính cáo buộc về vũ khí hóa học ở Syria– (VOA)
Ấn Ðộ-Trung Quốc giải quyết vụ tranh chấp biên giới– (VOA)   —-Chủ tịch Trung Quốc gặp lãnh đạo Palestine– (VOA)
Nếu TQ dùng tàu sân bay tấn công Đài Loan sẽ gây thiệt hại nặng (GDVN)
Malaysia: Phe thất cử kêu gọi biểu tình vào thứ Tư– (VOA)
Một bạn của nghi can khủng bố Boston được tại ngoại– (VOA)   —FBI phá một âm mưu khủng bố tại Mỹ  (TNO) Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thông báo hôm 6.5 rằng họ đã phá một vụ khủng bố đang được lên kế hoạch tại một thị trấn nhỏ ở bang Minnesota, song không cung cấp chi tiết về mục tiêu tấn công hoặc động cơ của nghi can bị cáo buộc sở hữu vũ khí và chất nổ tại một ngôi nhà di động.
Nhóm ASEAN + 3 đang nghiên cứu lập ngân hàng riêng– (VOA)
Nổ bom tại một cuộc tụ tập chính trị ở Pakistan, 15 người chết– (VOA)   —Cựu thủ tướng Thái bị cáo buộc giết người (NLĐ)
Sinh ra trong tù thành tiến sĩ Mỹ (TVN)  -Ở CHXHCNVN mà sinh ra trong tù ,nhất là cỡ chống Trung cộng xâm lược mà ở tù …thì lý lịch theo đến không biết mấy đời chớ đừng nói lấy được Tiến sì – Cứ hỏi Cha con Ông Huỳnh ngọc Tuấn ở Tam kỳ thì biết-

Văn hóa –XH- Giáo dục – Khoa học

Khuyến cáo điều trị cúm A/H7N9 (ĐV)

Nhà khoa học TQ tạo virus cúm có thể thành đại dịch (ĐV)
Thâm nhập dịch vụ học thuê: Sinh viên đi học…yhacj sĩ (Zing)

Công ty Johnson tẩm hoá chất vào sữa bột cho trẻ em (ĐV)   —-Cô giáo giấu 40 bánh heroin trong ký túc xá (TP)
Trung Quốc: Bảo quản gừng bằng chất cực độc (TT)   —-Thủy sản Trung Quốc ngập chợ  (NLĐ)  -Không chỉ nhập lậu gia cầm, các loài thủy sản như cá tầm, cá trê, cá lóc, ếch của Trung Quốc cũng đang gây nhiễu loạn thị trường nước ta
Chồng đi công tác, vợ lên giường với hàng xóm (PNTD)   —“Xe vua” lộng hành ở Bình Định (NLĐ)
Sập bẫy “trai Tây”  (NLĐ)  -Chỉ một vài lần nói chuyện với “trai Tây” trên mạng, nhiều phụ nữ đã dễ dàng tin lời ngọt ngào để rồi ôm hận
Châm lửa đốt xe khi bị CSGT phạt   (NLĐO) – Vi phạm luật giao thông, bị lực lượng CSGT yêu cầu đo nồng độ cồn trong máu và lập biên bản, người đàn ông không chấp hành và châm lửa đốt xe.
Quốc lộ 1A ùn tắc đến 30km trong nhiều giờ (SM)  -…Tắc nghẽn xảy ra từ 0h30 đến sáng nay trên đoạn từ khu vực Cầu Hồ, xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Nguyên nhân do trời mưa phùn, đường trơn, lòng đường hẹp, các phương tiện giao thông không nhường đường nhau nên dẫn đến một số va chạm và gây ách tắc giao thông.
Cứng họng, tê lưỡi vì uống sữa TH True Milk (SM)

Đào Tuấn - Thống đốc đã đúng trừ việc nói dân được lợi

(hề hề, vàng đang quay về thời bao cấp, không biết còn thứ gì tiếp sau đây, năm nay gạo cũng căng lắm đó...)

binh
Thống đốc cũng đã, cực kỳ dũng cảm, chấp nhận điều tiếng “con buôn”, phớt lờ những chỉ trích “lấy vốn của dân đi mua vàng”, bỏ qua luôn chuyện bị đánh giá “dân chỉ thấy hoạt động nổi bật của ngân hàng nhà nước là lo bán vàng”. Thống đốc đã đúng trong vai một viên cẩm cầm dùi cui ổn định thị trường. Trừ việc cho rằng nhân dân được lợi
Thống đốc Nguyễn Văn Bình, trên truyền hình quốc gia đã đáp rằng: “Chênh lệch giá vàng là thuộc về đất nước, thuộc về nhân dân”. Để rõ nghĩa hơn, Thống đốc lý luận: Nếu mua vàng giá cao hơn thì cũng bán giá cao, do vậy sự chênh lệch ở đây không phải là thiệt thòi của người mua và bán”.
Và đây là câu trả lời cho câu hỏi tưởng như khó, rằng: Giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao thì ai sẽ là người được hưởng lợi?
Đây có lẽ là căn nguyên cho những cái tít báo: “Nhân dân và đất nước có lợi từ chênh lệch giá vàng”.
6-7 triệu chênh lệch giữa một lượng vàng trong nước và thế giới là một con số kỷ lục. Nhưng thật ra, Thống đốc đã nói đúng. Người dân phải mua cao, nhưng cũng có thể bán với giá cao, bởi sự liên thông giữa thị trường trong nước và thế giới đã được “dựng barie” rồi còn đâu. Nhớ lại một thời, cũng vừa mới qua đây thôi, khi người người mua vàng, nhà nhà bán vàng với “hoạt cảnh mổ bò” trên phố Hà Trung, khi sàn vàng đúng nghĩa như một sòng bài, Thống đốc đã cho “dựng barie” cả ở việc cho nhập khẩu vàng tự do, cả ở việc hoạt động của các sàn vàng.
Hôm qua, ông trả lời cực nhất quán, rằng mục tiêu là ổn định thị trường chứ không ổn định giá. Rằng: “Đến nay, toàn bộ hoạt động (nhập vàng) do nhà nước đảm nhiệm nên toàn bộ chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới là thuộc về ngân sách nhà nước”.
Nhưng hóa ra, việc “dựng barie” để sau đó, NHNN trở thành một thứ con buôn độc quyền.
Nhưng ngay cả như thế, Thống đốc cũng đã dũng cảm chấp nhận điều tiếng “con buôn”, phớt lờ những chỉ trích “lấy vốn của dân đi mua vàng”, bỏ qua luôn chuyện bị đánh giá “dân chỉ thấy hoạt động nổi bật của ngân hàng nhà nước là lo bán vàng”.
Thống đốc đã đúng trong vai một viên cẩm cầm dùi cui ổn định thị trường. Trừ việc cho rằng nhân dân được lợi.
Rất đơn giản, dù “viên cẩm” có muốn hay không thì trong dân, vàng vẫn đang được sử dụng với 3 chức năng chính: Thanh toán, với “đơn vị tiền tệ” là “cây”, “chỉ”; Tích trữ tài sản dự phòng rủi ro- từ cả ngàn năm nay đã trở thành một tập quán; Và thứ 3: Một phương tiện đầu tư kiếm lời.
Nhớ hồi việc mua bán vàng miếng bị ngăn cấm, để “Làm sao đưa toàn bộ lượng vàng vật chất có trong dân chúng vào kho quản lý tập chung do nhà nước quản lý” và, trên cơ sở vàng của mình nằm trong “ống bơ nhà nước” này người dân có vàng “có thể mở tài khoản tại công ty kinh doanh vàng và yêu cầu các công ty này thực hiện việc lưu ký vàng…”, ông Bình, khi đó còn là Phó Thống đốc khẳng định sẽ “ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động đầu cơ, găm giữ, thao túng thị trường”.
Đầu cơ đã được ngăn chặn, thao túng cũng bị đầy lùi, nhưng việc “găm giữ” của dân thì còn lâu.
Người dân thà bị bắt chứ quyết không đổi vàng sang vnd, một đơn vị tiền tệ cần phải nói thẳng thắn với nhau là chưa được bất kỳ quốc gia nào khác chấp nhận và mỗi năm mất giá gần 2 con số.
Tham vọng “đưa vàng vào tập thể” đã thất bại trước thói quen tích trữ đề phòng rủi ro rất chính đáng của người dân. Và việc phải mua đắt 5-7 triệu cho mỗi lượng vàng khó có thể coi là hưởng lợi??????
Cũng cần phải nói thêm rằng nếu Thống đốc đã khẳng định nhân dân cũng được lợi từ chênh lệch giá vàng, thì có
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)

Kiến nghị bỏ quy định Nhà nước độc quyền sản xuất & kinh doanh vàng miếng

LS Trần Vũ Hải gửi thư ngỏ đến Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ kiến nghị: Hủy bỏ quy định về Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng và xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng sản xuất vàng miếng tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP

                                                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                    ——***—–

                                                                      Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2013



                                                           KIẾN NGHỊ

(V/v: Hủy bỏ quy định về Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng và xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng sản xuất vàng miếng tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP)



Kính gửi:                   Ủy ban thường vụ Quốc hội (Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng)

Đồng kính gửi:          Chính phủ (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)

Tôi – Trần Vũ Hải, công dân Việt Nam, hành nghề luật sư tại địa chỉ số 81 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội – căn cứ Điều 53 Hiến pháp 1992: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước…”, xin gửi tới Quý Cơ quan kiến nghị có nội dung sau đây:
Ngày 03/04/2012, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ ngày 25/05/2012. Điều 4 khoản 3 Nghị định này quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, và theo Nghị định này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thay mặt Nhà nước thực hiện độc quyền này. Theo Điều 16 khoản 2 của Nghị định này, vàng miếng được bổ sung vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước, tức được coi là ngoại hối theo Luật Ngân hàng.
Chúng tôi thấy rằng quy định về độc quyền này là không phù hợp Luật Ngân hàng, Pháp lệnh ngoại hối hiện hành và một số luật khác.
          Điều 4 Luật Ngân hàng (được ban hành năm 2010) về nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN có quy định: “… Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng”, “quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước…” nhưng không quy định NHNN thay mặt Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng làm vàng miếng.
          Điều 31 Luật Ngân hàng quy định những nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối, trong đó có nhiệm vụ, quyền hạn: “…Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối…”.
          Điều 33 Luật này quy định:“Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.”
Như vậy, Luật Ngân hàng 2010 không cấm các tổ chức tín dụng (TCTD) và các tổ chức khác có hoạt động  ngoại hối (trong đó có hoạt động sản xuất vàng miếng, kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng sản xuất vàng miếng), nhưng phải được NHNN cấp phép khi có hoạt động ngoại hối. Luật Ngân hàng 2010 cho phép NHNN thực hiện việc mua bán ngoại hối (trong đó có vàng miếng) nhưng không quy định NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu nguyên liệu sản xuất vàng miếng.
Theo Điều 31 Pháp lệnh ngoại hối 2005: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng của tổ chức tín dụng và các tổ chức được phép kinh doanh vàng.” Như vậy, các TCTD và các tổ chức khác được phép kinh doanh vàng được quyền xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu (kể cả vàng miếng), nhưng phải chịu sự quản lý của NHNN. Do đó, quy định độc quyền Nhà nước về xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng của Nghị định 24/2012/NĐ-CP trái với  Pháp lệnh ngoại hối 2005 (đang có hiệu lực).
Luật Các Tổ chức tín dụng (ban hành năm 2010) cho phép các TCTD hoạt động kinh doanh dịch vụ ngoại hối (trong đó có kinh doanh vàng miếng) theo quy định của NHNN, không có quy định nào cấm các TCTD kinh doanh sản xuất vàng miếng và xuất nhập khẩu nguyên liệu sản xuất vàng miếng.
Luật Thương mại không có điều khoản nào quy định Nhà nước độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng để sản xuất vàng miếng.
Không có điều khoản nào của Hiến pháp, không có luật nào, Pháp lệnh nào quy định Chính phủ được quyền tuyên bố Nhà nước tước quyền kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó của các chủ thể khác để giành độc quyền kinh doanh cho mình như theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Nghị định này của Chính phủ đã tước bỏ quyền kinh doanh sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng để sản xuất vàng miếng của các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động kinh doanh vàng, tuyên bố Nhà nước độc quyền kinh doanh trong những lĩnh vực này. Quy định này khiến nhiều TCTD và các tổ chức khác bị thiệt hại, nhưng không được bồi thường, gián tiếp để các cổ đông của họ bị thiệt hại do doanh nghiệp giảm sút lợi nhuận, thậm chí bị lỗ, dẫn đến giá cổ phiếu (giá trị tài sản của các cổ đông) sụt giảm.
Thực tế, khi NHNN thực hiện độc quyền sản xuất vàng miếng, chênh lệch giá vàng tại Việt Nam và thị trường quốc tế tăng cao. Lãnh đạo NHNN cho rằng chênh lệch này thuộc về ngân sách Nhà nước. Sự biện bạch này rất nguy hiểm, vì thực tế NHNN có lợi là chủ yếu khi công bố kết quả tài chính. Kết quả tài chính tốt, các cán bộ công chức nhân viên của NHNN sẽ được đảm bảo thưởng, phúc lợi ở mức cao, kinh phí khoán và kinh phí khác của NHNN được điều chỉnh tăng. Mặt khác, không thể vì lý do lợi nhuận chuyển về ngân sách Nhà nước để Nhà nước độc quyền kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực gì.
 Rõ ràng việc Chính phủ tuyên bố độc quyền kinh doanh về sản xuất, xuất nhập khẩu vàng miếng trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường pháp lý kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân lo ngại, Chính phủ có thể tuyên bố độc quyền kinh doanh trong các lĩnh vực khác với lý do mang lại lợi nhuận cho ngân sách Nhà nước. Ví dụ các cơ quan Nhà nước khác noi gương NHNN đề xuất Nhà nước độc quyền kinh doanh sản xuất, xuất nhập khẩu khoáng sản, xăng dầu, lương thực, sữa, dược phẩm…, định giá theo ý muốn (cao hơn hoặc thấp hơn so với thị trường quốc tế) với lý do chênh lệch giá sẽ thuộc về ngân sách Nhà nước. Trong tình hình khó khăn về ngân sách Nhà nước, những đề xuất này có vẻ hợp lý và Chính phủ có lý do để xem xét, vì đã có tiền lệ tuyên bố Nhà nước độc quyền kinh doanh về vàng miếng như theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
Để đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch, chúng tôi đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội căn cứ Điều  91 Hiến pháp, tạm đình chỉ hiệu lực quy định  Nhà nước độc quyền kinh doanh vàng miếng trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP và yêu cầu Chính phủ hủy bỏ nội dung này, vì nội dung đó không phù hợp với Luật Ngân hàng 2010, Luật các Tổ chức tín dụng 2010, Luật Thương mại, Pháp lệnh ngoại hối 2005.
Trân trọng.
 Trần Vũ Hải
(ABS)

ÔI QUÊ HƯƠNG TÔI !!!!
Tranh thủ nghỉ trưa bàn góp tiếp với các bác về vàng.
Điểm qua vài vấn đề liên quan
1/ Cơ chế thị trường tự do được hình thành bởi mấy yếu tố chính: cung, cầu, giá cả, sự cạnh tranh. Thị trường tự do không có sự can thiệp của nhà nước, nó được điều tiết bởi các cá nhân tự do theo đuổi quyền lợi riêng.
2/ Cơ chế thị trường có sự can thiệp của nhà nước: Nhà nước can thiệp vào cơ chế thị trường tự do bằng các chính sách ( ví dụ các chính sách thuế, môi trường, xã hội,…) và mệnh lệnh hành chính ( thường có tính thời điểm và thời hạn để nhằm xử lý khủng hoảng hoặc tăng quyền lực chỉ huy của nhà nước).
3. Do yếu tố lịch sử nên vàng miếng có vẫn có tính chất tiền tệ, nó vẫn thường được các quốc gia dự trữ như một loại tiền tệ đảm bảo cho quỹ dự trữ ngoại hối.
4. Về tính chất hàng hóa, vàng không phải là mặt hàng thiết yếu tác động trực tiếp đến đời sống dân sinh ( như điện, nước, xăng dầu, lương thực, thực phẩm…) do đó nó không được đưa vào rổ hàng hóa để tính chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Đánh giá – nhận định
1/ Vì vàng không phải là mặt hàng thiết yếu nên can thiệp “bình ổn” thị trường vàng không nhất thiết là “bình ổn giá” do vậy Bình Ruồi nói không sai nhưng có ẩn chứa âm mưu lừa gạt (phân tích ở dưới) .
2/ Một số nhận định, đánh giá về âm mưu lũng đoạn, chiến lược, hành động can thiệp của chính phủ VN vào thị trường vàng em đã đưa ra ở các còm trước, xin không nhắc lại nữa. Chỉ xin lưu ý rằng, bản chất can thiệp của chính phủ giai đoạn này là để tăng quyền chỉ huy nhằm khống chế toàn bộ thị trường vàng trong nước.
3/ 3 mục tiêu chính phủ muốn đạt được cả ngắn và dài hạn là: 1/ giải cứu nợ vàng đến hạn trả của hệ thống NHTM; 2/ Thu được tiền cho ngân sách từ chênh lệch giá giữa thị trường VN và thế giới từ độc quyền; 3/ Thu hồi được được vàng vật chất từ dân cư với giá thấp, tiến tới khống chế toàn bộ số lượng vàng trong dân cư. Xin bỏ qua không phân tích đến các vấn đề liên quan đến âm mưu “đục nước béo cò”, “mượn gió bẻ măng” nhằm trục lợi từ các nhóm lợi ích.
Góp phần bóc mẽ âm mưu lừa gạt
1/ Khả năng còn phải đấu giá thêm khoảng 30-50 tấn vàng nữa là chính phủ đạt được 2 mục tiêu đầu, ngắn hạn trên. Quyết định đem vàng dữ trữ ra bán là tình thế bắt buộc nhưng cũng là nước cờ được tính toán kỹ theo phương thức thả con săn sắt bắt con khủng long (tham kinh!).
2/ Phải khẳng định sự biến dạng của thị trường vàng hiện nay hoàn toàn là do sự can thiệp có chủ đích của chính phủ. Sự can thiệp này chỉ có thể tiến hành trong ngắn hạn, về lâu dài thị trường vàng VN không thể thoát ly khỏi thị trường vàng thế giới. Do đó, khi mục tiêu 1,2 đạt được, để thực hiện mục tiêu 3 chắc chắn chính phủ sẽ có hành động đẩy giá xuống.
3/ Nếu không đạt được mục tiêu 3 (mục tiêu dài hạn) thì chính phủ sẽ thất bại hoàn toàn. Nhân tố chính cần tác động, đánh thẳng vào để thực hiện mục tiêu 3 là người dân đang nắm giữ vàng. Chính vì nắm bắt được tập quán sử dụng và quan niệm về vàng của dân Việt nên Bình Ruồi mới có phát ngôn: bình ổn thị trường nhưng không bình ổn giá; người mua bán vàng không bị thiệt,… như vừa rồi. Với phát ngôn này, Bình Ruồi bị giới nghiên cứu chửi nhưng người dân cả tin sẽ dễ bị lừa, tiếp tục mua vàng với giá cao.
Trong chiêu cuối cùng này liệu chính phủ có lừa được người dân? chắc phải chờ đến cuối quý 3/2013 mới biết được.
Vài ý kiến cá nhân như vậy, có gì sai xin được các bác chỉ giáo thêm.

Biển Đông: Từ 5 đội tàu sân bay Mỹ tới tàu tuần tra TQ

Biển Đông: Từ 5 đội tàu sân bay Mỹ tới tàu tuần tra TQ

Đến bao giờ Trung Quốc có năm biên đội tàu sân bay để khống chế biển Đông - vùng biển rộng 3,5 triệu km2?! TQ nghĩ các tàu tuần tra của họ hiện nay có thể bao quát hết biển Đông nhưng đây chỉ là kiểu giễu võ giương oai với các nước nhỏ...

Chiến sĩ hải quân ngày đêm chắc tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Ảnh: Minh Phong
Chiến sĩ hải quân ngày đêm chắc tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Ảnh: Minh Phong.
Đây là chia sẻ của Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam.

Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm nói: Về sách lược để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, đây là một vấn đề lớn đòi hỏi các nhà hoạch định chiến lược phải đặt ra một cách nghiêm túc để giải quyết. Cái cần lưu ý ở đây là cách giải quyết nên tiến dần từng bước tùy theo diễn biến tình hình chứ không nên cực đoan hoàn toàn theo hướng này hoặc hướng kia. Tình hình trên biển hiện nay hết sức phức tạp, đòi hỏi ta phải nhận diện cho rõ để linh hoạt trong đối sách.

Nguy cơ lớn nhất: Mưu đồ của Trung Quốc

Phóng viên: Thưa chuẩn đô đốc, những nguy cơ lớn nào trên biển hiện nay mà Việt Nam phải có cái nhìn thấu đáo để có đối sách cho phù hợp?

+ Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Lớn nhất vẫn là những nguy cơ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên biển Đông bị các thế lực khác lăm le xâm phạm. Trung Quốc (TQ) sớm muộn gì họ cũng thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông mà họ đã đặt ra từ rất lâu vì đây là con đường ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương của họ. TQ đánh giá biển Đông là khâu yếu cho cả Mỹ (khi các lực lượng triển khai ở đây còn mỏng), các thế lực khác ở biển Đông cũng không mạnh và khâu yếu ấy diễn ra ngay cả trong nội bộ khối ASEAN. TQ sẽ đột phá vào vùng biển này, nhất là khi họ đang đứng thứ hai trên thế giới về kinh tế. Một nước có tiềm lực kinh tế thì luôn có tham vọng thành siêu cường cả về quân sự và chính trị. Và họ sẽ liên tiếp va chạm trong quá trình trỗi dậy (gần đây người ta còn gọi là quá trình “phục hưng”). Va chạm ấy ở mức nhỏ thì TQ thuyết phục, đe dọa, uy hiếp. Nếu các biện pháp ấy mà không được thì không loại trừ khả năng họ sẽ dùng vũ lực. Đó là điều khó tránh khỏi.

Theo ông, giải pháp hòa bình trên biển Đông hiện nay liệu có khả thi, chí ít là khi mới đây TQ đã bước đầu chịu ngồi cùng ASEAN để khởi động việc ký kết COC?

+ Làm sao để đảm bảo hòa bình trên biển Đông là vấn đề vô cùng lớn và cần thiết. Cũng chính vì thế mà ASEAN và TQ đã ký kết DOC. Nhưng bao năm qua những gì đã tuyên bố lại không được thực thi một cách trọn vẹn, rồi hai năm trôi qua kể từ lúc khởi động tiếp việc ký kết Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) đến nay mọi việc cũng chỉ mới ở bước xem xét. Rõ ràng việc ký kết COC không hề đơn giản, bởi TQ biết rõ COC sẽ “trói” họ chặt hơn, ràng buộc trách nhiệm của họ hơn, điều này sẽ ảnh hưởng đến mưu đồ của họ. Vì thế họ hứa sẽ bàn nhưng từ bàn đến khi ký kết được thì chắc còn mất nhiều thời gian. Tới đây, nếu TQ chịu ký kết thì họ thể hiện trách nhiệm của một nước lớn, còn nếu họ tìm mọi cách kéo dài, trì hoãn thì rõ ràng họ muốn dùng sức mạnh, uy lực là chính.

Không phải TQ muốn làm gì thì làm!

Có người cho rằng ngay cả khi ký kết COC thì đây cũng chỉ là cái chiêu nhử mồi, tạo niềm tin tạm thời. Vì thực tế cho thấy họ từng phê chuẩn, tuyên bố bao nhiêu điều trên giấy nhưng rồi trên thực địa họ vẫn cứ gặm nhấm biển Đông, mặc cho các nước khác phản đối.

+ Như đã nói, nguy cơ lớn nhất trên biển Đông hiện nay là TQ bằng mọi cách thực hiện mưu đồ độc chiếm của mình. Nhưng TQ không làm rầm rộ trong một thời gian đâu, vì bối cảnh quốc tế và khu vực chưa cho phép họ làm thế. Có thể có một bộ phận “đầu nóng” trong nội bộ họ muốn đẩy nhanh việc khống chế và làm chủ biển Đông ngay nhưng vẫn có bộ phận “thức thời” hiểu rằng không phải họ muốn làm gì thì làm nên buộc họ phải đi từng bước.

Quan sát sẽ thấy: Năm 2009 họ đưa ra “đường lưỡi bò”; năm 2011 họ tìm cách chứng minh cái gọi là chủ quyền vùng nước lịch sử; đến năm 2012-2013 họ triển khai các lực lượng ngư chính, hải giám, rồi tập trung vào cảnh sát biển một cách mạnh mẽ để có mặt trên biển Đông. Đến khi các bước này không khuất phục được các nước, với quyền lực kinh tế, họ sẽ phát triển các lực lượng hải quân để thể hiện việc mình làm chủ trên biển Đông. Họ tính là thế nhưng họ làm được đến đâu lại là chuyện không phải dễ!
Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam. Ảnh: MC
Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam. Ảnh: MC.
 
Việt Nam đủ khả năng tự vệ

Lực lượng Hải quân nước ta thể hiện thế nào trong tình hình hiện nay?

+ Trong hiện tại cũng như tương lai gần, chúng ta xây dựng lực lượng Hải quân là để phòng thủ, bảo vệ một cách đầy đủ, vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Tất nhiên chúng ta phải xây dựng quân chủng hiện đại, vì nếu chúng ta không có sức mạnh gì thì họ sẽ làm càn, không chỉ là TQ mà bất kỳ nước nào khác. Hải quân chính là cánh tay nối dài của lực lượng vũ trang Việt Nam vươn ra biển lớn. Và cánh tay này cần phải có sức mạnh, phải là cánh tay của võ sĩ chứ không phải là cánh tay của cậu thiếu niên mới lớn. Có như thế mới đảm đương nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay. Theo tôi, bước đi của ta hiện nay là phù hợp. Ta có sức mạnh đủ để răn đe, giáng trả cho những cái đầu nóng hung hăng, muốn đè bẹp chúng ta trên biển Đông…

Nhưng rõ ràng sức mạnh hải quân TQ ngày nay cũng là điều đáng để chúng ta quan tâm?

+ Thời Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, có lúc Mỹ huy động tới năm biên đội tàu sân bay phong tỏa biển Đông. Mỗi tàu sân bay có ít nhất 5-10 tàu khác hộ tống. Nhưng rồi họ có bịt nổi đoàn tàu không số của ta đâu! Những con tàu không số của ta vẫn cứ đi từ Bắc vào Nam trót lọt. Vậy đến bao giờ TQ có năm biên đội tàu sân bay để khống chế biển Đông - vùng biển rộng 3,5 triệu km2?! TQ nghĩ các tàu tuần tra của họ hiện nay có thể bao quát hết biển Đông nhưng đây chỉ là kiểu giễu võ giương oai với các nước nhỏ.

Tất nhiên làm sao để đảm bảo được chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong một không khí hòa bình, cùng hiểu nhau, cùng phát triển vẫn là vấn đề cốt lõi và quan trọng bậc nhất hiện nay.

Xin cảm ơn chuẩn đô đốc.
Minh Cường
(Pháp Luật TPHCM)

Độc lập dân giờ đã thấy chưa?
Quan ta gặp Chệt gập đầu thưa
Một lòng vì đảng không cần Nước
Cộng sản Ta Tàu chỉ một vua!!!
Độc lập nhìn mà dạ nhói đau
Một bầy lãnh đạo bám đuôi Tàu
Đất liền biển đảo giao cho giặc
Ba tám năm rồi đã biết nhau!
Tự do dân chủ Việt nam ta
Xảo trá những lời lũ quỷ ma
Độc đảng, độc tài hô hạnh phúc
Mai này dân sẽ nổi can qua.

Bàn về Chương trình học – Nguyễn Thị Kim Quý

Có một thực tế là khi bàn về chương trình học, người ta thường ngầm định nó mà nhiều khi không định nghĩa nó. Điều này cũng dễ hiểu, vì khái niệm này liên quan tới rất nhiều khía cạnh của giáo dục. Nhưng hiểu nôm na nhất, chương trình học thể hiện quan niệm của xã hội về các giá trị văn hóa mà nó muốn lưu truyền cho thế hệ sau. Một mặt, để duy trì vận mệnh của xã hội ấy, thì chương trình học phải đem lại thứ tri thức nào để các thành viên trong xã hội có thể đảm bảo sự hưng thịnh của nó. Mặt khác, chương trình học, cũng như giáo dục nói chung, về bản chất là một hiện tượng xã hội, nó không thể tách rời với tâm thức của một xã hội cụ thể trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Chức năng của nó là nhằm truyền đạt “các lý tưởng” hay “các giá trị” của một xã hội (hay cũng chính là những phạm trù nhận thức và luân lý) nhằm duy trì vận mệnh của xã hội này ở thế hệ tiếp nối. Cần hiểu chữ “lý tưởng” (ideal) ở đây khác với “hệ tư tưởng” (ideology). Khái niệm “lý tưởng” xã hội là tổng hợp cái tâm thức, cái ý chí của mọi thành viên trong xã hội ấy ở một thời điểm nhất định. Hệ tư tưởng thường chỉ đi liền với một bộ máy nhà nước. Đôi khi hai hệ tư tưởng thể hiện được lý tưởng của một xã hội, nhưng không phải bao giờ cũng như vậy. Tri thức và lý tưởng (hay giá trị) xã hội là hai yếu tố cốt lõi của một chương trình học từ quan điểm xã hội học mà  bài viết này muốn phân tích.
Chương trình học và tri thức
Điểm khởi đầu và cũng là cốt lõi của một chương trình học, ngay cả trước khi nhân loại đi đến khái niệm này, là tri thức. Quan niệm về tri thức trong chương trình học, cũng như giáo dục nói chung, luôn gắn liền và chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, xã hội, điển hình là xã hội Âu Châu, nguồn gốc của hệ giáo dục (và có thể nói chính là chương trình học) ngày nay.
Trong suốt thời kì dài lịch sử giáo dục từ thời cổ đại Hy Lạp và La Mã cho tới thời Ánh Sáng, chương trình học được hiểu như là một tấm bản đồ, một hành trình, một đích đến của tri thức mà người học cần được truyền thụ[1]. Lúc đầu, tấm bản đồ tri thức đó nhuốm màu sắc huyền thoại và tôn giáo, dần hai khái niệm này tách bạch ra khi con người nhận thức được quyền năng của lý trí, của tự nhiên và cả ý chí tự do của mình thay vì cúi phục quyền năng của Thượng Đế và Kinh Thánh. Cũng lúc đầu, chương trình học chưa xác định ranh giới giữa từng bộ môn tri thức, cũng như tuần tự nội dung nào cần truyền đạt trước, nội dung nào sau.
Thời Trung Cổ, chương trình học kinh viện được sắp xếp thành hai phần riêng biệt theo trật tự có ý thức: Chương Trình Ba Môn (Trivium), bao gồm ngữ pháp, logic và thuật hùng biện, được học trước rồi mới đến Chương Trình Bốn Môn (Quadrivium), gồm số học, lượng giác, thiên văn và âm nhạc. Chương trình Ba Môn cung cấp nền tảng về ngôn ngữ và lý luận nhằm tạo ra cái phần bên trong, cái ý thức, cái bản sắc, cái thế giới quan Ki Tô giáo của một con người, rồi mới đến Chương Trình Bốn Môn dành cho sự hiểu biết về thế giới vật chất. Chương Trình Ba Môn phải có trước, bởi vì nó là điều kiện cần thiết ban đầu đảm bảo cho sự hiểu biết thế giới khách quan cũng phải đúng, phải được chấp nhận theo ý thức hệ Ki tô giáo[2].
Qua thời Phục Hưng tới thời Ánh Sáng, khi ngai vàng của tôn giáo bị lý trí lật đổ, giáo dục bước sang giai đoạn thế tục hóa và cùng với nó là sự thay đổi trật tự giữa Chương Trình Ba Môn và Chương Trình Bốn Môn. Chưa bao giờ nhân loại chứng kiến sự nở rộ của tri thức khoa học tới vậy, tới độ người ta ngạo mạn tin rằng thế giới đã đi tới điểm mà con người có thể biết tất cả những gì nó muốn. Các bộ môn khoa học tự nhiên dần thay thế Chương Trình Bốn Môn, trong khi Chương Trình Ba Môn trở thành các bộ môn khoa học xã hội trong chương trình học mới. Nhiều môn học mới ra đời là sự kết hợp của các bộ môn riêng lẻ, ví dụ, môn học kinh tế học là sự kết hợp giữa các bộ môn toán học, xã hội học, và tâm lý học.
Đằng sau sự chuyển đổi này là một nguyên lý mới rất thịnh hành khi nhân loại bước sang thế kỉ 21, đó là nguyên lý thị trường. Nguyên lý này chi phối giáo dục ở mọi bậc học, từ tiểu học tới đại học. Ví dụ, ở tiểu học, đó là những áp lực về kĩ năng cơ bản (kĩ năng tính toán, kĩ năng đọc). Ở trung học, đó là yêu cầu về giáo dục chuyên nghiệp, chuyên môn và dạy nghề được thực hiện sớm hơn. Ở đại học, đó là những quy trình gọi là “đảm bảo chất lượng” kiểm soát từ phía nhà nước đối với nghiên cứu và giảng dạy. Đặc biệt là một quan niệm hoàn toàn mới về tri thức: ngược lại với sự linh thiêng trước đây, tri thức ngày nay bị coi là một “vật” mà người ta có thể tạo ra theo ý mình nhằm đạt một lợi nhuận nào đó. Nó được co dãn, tích hợp hay tách rời một cách võ đoán cho phù hợp với những ý đồ nào đó. Ranh giới, vốn được coi là tất yếu để phân loại, để khái niệm hóa sự vật, trong đó có tri thức, ngày nay bị coi là một sự cản trở cho sự phát triển và tiến bộ. Như theo cách mô tả của Gibbons và các tác giả trong cuốn “Hình Thức Sáng Tạo Tri Thức Mới: Khoa Học và Nghiên Cứu trong Các Xã Hội Đương Thời”[3], tri thức kiểu Một (Mode 1 knowledge) đại diện cho chương trình học chú trọng tới tri thức bộ môn, giờ nhường bước cho tri thức kiểu Hai (Mode 2 knowledge) đại diện cho chương trình học thay vì chú trọng tới tri thức bộ môn và tri thức lý thuyết, nhấn mạnh tới các kĩ năng giải quyết vấn đề, các kĩ năng mềm, các liên bộ môn. Từ tư duy tuyệt đối nơi mà tri thức và chân lý là cái gì phổ quát, bất biến như thời Ánh Sáng, quan niệm tri thức ngày nay phản ánh tư duy tương đối tới độ cùng cực: chân lý dường như được hiểu là do con người tạo ra và nó tùy thuộc hoàn toàn vào ý chí và hoàn cảnh xã hội[4]. Dưới khẩu hiệu công lý hay dân chủ, rất nhiều khi tri thức trong chương trình học được sắp xếp sao cho nó thể hiện “tiếng nói” của những người vốn bị coi là thiểu số trong xã hội, như là tiếng nói của người da màu, của nữ quyền…Hay thậm chí, tri thức được cải biến sao cho ‘dễ dàng’ và ‘hấp dẫn’ hơn cho học sinh có hoàn cảnh nghèo khó có thể “dễ tiếp cận”. Người ta thực hiện những điều này hoàn toàn từ ý đồ tốt, chỉ có điều hậu quả ra sao thì lại là một điều hoàn toàn khác.
Chương trình học và lý tưởng hay giá trị của một xã hội
Chương trình học thực chất là sự phản ánh những lý tưởng luân lý mà xã hội nương vào. Nói cách khác, đó là một biểu tượng tập thể, một dự án tập thể mà qua đó xã hội có thể hiểu chính nó và thế giới. Có thể lấy một ví dụ về giáo dục thời Phục Hưng qua phân tích của Emile Durkheim trong nghiên cứu về lịch sử phát triển tư tưởng giáo dục phổ thông ở Pháp của ông[5].
Theo Durkheim, thời Phục Hưng, lý tưởng của một nền giáo dục (và qua đó, của chương trình học) là lý tưởng Nhân Văn, cũng là khát vọng trí tuệ và xã hội sâu xa của thời đại đó. Sự hình thành một “xã hội lịch thiệp” của một “tầng lớp nhàn hạ” thời bấy giờ là nơi hội tụ đầy đủ những khát vọng này. Tầng lớp trưởng giả này ra đời nhờ sự tổng hợp của một loạt các nguyên nhân kinh tế: sự mở rộng các mối giao lưu kinh tế và giao tế, sự phát triển của truyền thông, sự tăng trưởng của dân số và các khu đô thị kèm theo đó là sự thiết lập trật tự và an ninh nhờ những giải pháp hành chính và quản lý nhà nước hiệu quả. Sự thịnh vượng chung của xã hội khiến cho khoảng cách giữa những tầng lớp xã hội được thu hẹp hơn, đặc biệt nó tạo nên một khát khao của giới trung lưu muốn trải nghiệm cuộc sống của tầng lớp quý tộc. Một lý do chính trị khác cũng kích thích những khát vọng này: sự tan rã của một vương quốc Ki tô giáo thành những quốc gia riêng lẻ với tâm thức riêng, dẫn tới một trào lưu hướng tới ‘chủ nghĩa cá nhân và dị biệt’. Trào lưu này, tới lượt nó, kích thích những nhóm xã hôi mới nổi khẳng định quyền thể hiện niềm tin mới.
Sự thay đổi trong cấu trúc xã hội làm nảy sinh những kinh nghiệm mới. Về mặt văn hóa, nó dẫn tới cảm hứng “tự do khám phá” và sự trau dồi trí tuệ. Cuối cùng, họ tìm thấy cách diễn đạt những tư tưởng này qua những triết lý giáo dục hướng tới lý tưởng tao nhã và tinh tế.
Tuy vậy, những thay đổi kinh tế chính trị có thể mang lại những điều kiện khách quan cho sự xuất hiện của một tầng lớp nhàn hạ và hệ tư tưởng nhân văn, nhưng chỉ những phát triển mang bản chất của hệ lý tưởng ấy mới có thể quyết định bản săc đặc thù và những mục đích xã hội của nó. Con người thời Phục Hưng là sản phẩm tổng hợp của ba lý tưởng: lý tưởng Ki tô giáo và lý tưởng Hi Lạp- La Mã được thể hiện và truyền thụ qua các nhà giáo theo trường phái Nhân Văn, cũng chính là những người mà tâm thức được hình thành và nuôi dưỡng từ những lý tưởng này. Những lý tưởng trừu tượng này tìm thấy “sự đồng thanh tương ứng” nơi xã hội lịch thiệp đang hình thành, và chọn đây là bến đỗ để chúng hiện thực hóa. Qua những lý tưởng này mà tầng lớp xã hội lịch thiệp ấy thiết lập được bản sắc riêng của mình cùng mối quan hệ với những nhóm xã hội khác và những điều kiện xã hội đương thời. Chính từ tư duy nhân văn này mà tầng lớp xã hội lịch thiệp mới chuyển hóa được những thể chế và tập tục mà trật tự xã hội cũ đã không còn phù hợp nữa. Durkheim cũng nhấn mạnh rằng mặc dù những giá trị hay lý tưởng tập thể nảy sinh từ và phản ánh nền tảng xã hội, một khi chúng hình thành, chúng sẽ trở thành những ‘thực tại có tính độc lập tương đối’ và có khả năng ảnh hưởng ngược lại với cấu trúc xã hội.
Như vậy, có thể nói việc lựa chọn một lý tưởng nào đó không phải là võ đoán, mà nó có nguồn gốc sâu xa trong bản thân thực tại của một xã hội, phản ánh bản chất tâm thức của xã hội ấy. Kể cả khi một nhóm người nào đó muốn đi ngược lại cái tâm thức, cái giá trị nhận thức và luân lý trong lòng xã hội thì nhóm người ấy cũng sẽ thất bại. Vẫn là ví dụ trên của Durkheim về giáo dục thời Phục Hưng: đó là trường hợp những giáo sĩ Dòng Tên (Jesuit) muốn chống lại lý tưởng hướng tới tự do cá nhân của những tín đồ dị giáo Tin Lành Cải Cách. Những giáo sĩ này là một lực lượng xung kích, một đội quân tận hiến của Công giáo có nhiệm vụ mở mang nước Chúa và tấn công mọi hình thức dị giáo. Khác với thời Trung Cổ phải khép mình trong các tu viện, các giáo sĩ Dòng Tên lúc này hoạt động trên khắp các mặt trận của đời sống, hòa với cộng đồng, và coi giáo dục là phương tiện hữu hiệu để kiểm soát tâm hồn của thế hệ trẻ. Họ nhận thấy chương trình học Nhân Văn là kẻ thù số một trên mặt trận giáo dục và ra sức tìm cách biến đổi nó, cả về mặt nội dung lẫn phương pháp giảng dạy. Về nội dung, họ biến những tác giả thời cổ đại thành những người dân thường và chưa cải đạo nhưng lại là những người chân thành ca ngợi đạo. Để những nội dung này được hấp thụ một cách hiệu quả nhất, để biến học trò thành những người mộ Công Giáo, họ sáng tạo ra những cách dạy độc đáo: đó là sự kèm cặp liên tục và sít sao từ phía giáo viên, sao cho người dạy phải hiểu được mọi tâm tư và khát vọng sâu kín của học trò mình. Bên cạnh đó, họ hình thành một môi trường cạnh tranh và ăn thua học thuật quyết liệt giữa những người học.
Durkheim cho rằng tư tưởng giáo dục của các giáo sĩ Dòng Tên về bản chất là lạc hậu và bảo thủ tới mức phản kháng so với thời cuộc lúc đó thông qua việc họ đi ngược lại với chương trình học Nhân Văn. Cách dạy của họ cũng cực đoan tới mức không cho phép sự tự do tư tưởng cá nhân nào được thể hiện. Nhưng kì lạ là nó lại được xã hội ủng hộ nhiệt liệt! Rất nhiều người chen nhau gửi gắm con cái cho các giáo sĩ Dòng Tên. Durkheim giải thích rằng sự thành công này không phải là ở sự tiến bộ tư tưởng của nó, mà bởi vì phương pháp dạy này thể hiện được cái lý tưởng luân lý của xã hội lúc bấy giờ: điều kiện xã hội thế kỉ 16 lúc đó đòi hỏi một phương pháp dạy thể hiện được lý tưởng cá nhân, và chính phương pháp kèm cặp gần gũi và khí thế tranh đua đã đáp ứng được yêu cầu này. Chỉ có điều thú vị là, trong khi ý đồ của các giáo sĩ Dòng Tên là hòng lật đổ cái tư tưởng thống trị đương thời, thì chính toàn bộ hoạt động của họ lại thấm nhuần tư tưởng đó. Họ vô tình cam kết cái mà họ ghét cay ghét đắng.
Đôi dòng kết
Đôi lời bàn luận về chương trình học từ góc nhìn xã hội học để làm nổi bật hai ý: thứ nhất, chương trình học không đơn giản là danh sách các môn học kèm theo những yêu cầu về mục tiêu và cách dạy. Sâu xa hơn, nó phải là một biểu tượng tập thể, thể hiện những giá trị thiêng liêng, những khát vọng và tâm thức của cả xã hội cho thế hệ kế tiếp.  Đặc biệt, ngoài chịu sự chi phối của yếu tố xã hội ấy, nó còn chịu sự chi phối nội tại của bản thân nội dung tri thức trong quá trình phát triển.
Những vấn đề về tri thức cũng như những mục đích khác nhau mang tính xã hội gắn vào nội dung chương trình học như đã bàn ở trên không phải là sự lúng túng của riêng nước ta trong thời đại thông tin. Đó cũng là vấn đề của rất nhiều quốc gia trên thế giới, cả ở những nước mà các bậc cha mẹ Việt đang tìm mọi cách để đưa con mình tới trải nghiệm một nền giáo dục mà họ coi là “tiên tiến”, là “không chê được”.
Ở Việt Nam, những tranh cãi xoay quanh việc giảm tải, thêm bớt, hay tích hợp chươg trình diễn ra liên tiếp trên báo chí. Và dường như để giải quyết vấn đề này, chúng ta có xu hướng đi tìm hình mẫu của những quốc gia khác, thông qua một kênh hết sức hấp dẫn: đó là những nghiên cứu so sánh bề mặt nhằm làm luận chứng cho chính sách mà ta hướng tới. Bề mặt là bởi, đằng sau một vấn đề giáo dục, đặc biệt là câu chuyện chương trình học trên, là những câu hỏi sâu xa hơn về tri thức, về xã hội trong một thời đại đã khác và  đặc biệt là mục đích giáo dục. Chúng ta đang trong thời kì công nghệ hóa, hiện đại hóa, muốn thế hệ trẻ có được sức lao động “sáng tạo”, muốn vươn mình theo kịp các quốc gia phát triển khác về mặt trí tuệ, thế nhưng, một chương trình nếu chỉ đơn giản nói thêm bớt hay tích hợp một cách võ đoán, không có cơ sở, hay thậm chí là đi cóp nhặt từ những quốc gia khác mà chưa kịp có một cái nhìn toàn diện và thấu đáo về bản chất và mối quan hệ của giáo dục, tri thức và xã hội, thì liệu chăng ước muốn ấy có thực hiện được?
Sự xác định mục đích giáo dục và việc coi thứ tri thức nào là giá trị cho thế hệ sau là một hành động mang tính lựa chọn. Mỗi một thời khắc lịch sử, con người đứng trước một loạt ngã rẽ, nhưng chúng không phải là vô vàn, mà là một con số nhất định. Quyết định đi theo con đường nào đều có những hậu quả có thể tiên lượng được nếu hiểu đúng bản chất của thời khắc lịch sử ấy…
Nguyễn Thị Kim Quý – Nhóm Cánh Buồm
[1] Hamilton, David. 1990. Curriculum History. Geelong: Deakin University
[2] Bernstein, Basil. 2000. Pedagogy, Symbolic Control and Identity: Theory, Research and Critique. Boston: Rowman &Littlefield Publishers
[3] Gibbons, M., Limoges, C., Nowotny, H., Schwartzman, S., Scott, P., & Trow, M. (1994). The New Production  of Knowledge: Science and Research  in Contemporary Societies. London: Sage  (1994).
[4] Young, Michael. 2008. Bringing Knowledge Back In: From Social Constructivism to Social Realism in the Sociology of Education. London: Routeledge & Kegan Paul.
[5] Durkheim, Emile. 1977. The Evolution of Educational Thoughts: Lectures on the Formation of Secondary Education in France (1904-05). Translated by Peter Collins. London: Routeledge and Kegan Paul

Tài liệu miễn phí cho GV tiếng Anh (1): In the loop (về thành ngữ tiếng Anh Mỹ)

Đây là mục đầu tiên của tôi trong loạt bài hy vọng sẽ dài về các nguồn tài liệu miễn phí cho giáo viên tiếng Anh tại VN. Tôi viết loạt bài này trong một nỗ lực góp phần nâng cao trình độ của giáo viên tiếng Anh, từ đó nâng cao trình độ tiếng Anh của toàn xã hội, đặc biệt năm 2015 là chúng ta sẽ phải cạnh tranh trên một thị trường lao động chung cho toàn khối ASEAN rồi. Nên nhớ, khối ASEAN mà VN là một thành viên (yếu) xem tiếng Anh là ngôn ngữ chung chính thức đấy các bạn nhé. Không có tiếng Anh thì xem như mình tự cô lập, giống Bắc Triều Tiên đấy!
-----------
Tài liệu đầu tiên tôi giới thiệu là tài liệu có tự là In the loop. In the loop là gì, tôi tin rằng bạn có thể tra ngay trong tài liệu này, hì hì! Vì nó là một thành ngữ.

Bạn có thể tải tài liệu ở đây: http://americanenglish.state.gov/resources/loop, có các định dạng khác nhau và có thể tải toàn bộ hoặc từng phần.

Tài liệu dài 128 trang do Chương trình Anh ngữ Bộ ngoại giao Hoa Kỳ biên soạn năm 2010. Xin đọc lời giới thiệu bằng tiếng Anh dưới đây từ trang web của Chương trình:

In The Loop is a reference guide to American English idioms. It will not only help students learn the meaning of American idioms, but also give them an understanding of the history, culture, values, and beliefs these idioms reflect. In addition to the idioms themselves, the book contains lists of idioms by theme, some ready-to-use classroom activities, and an index that identifies the original listing and any cross-references to the idiom.

In the Loop là một tài liệu tham khảo về thành ngữ tiếng Anh Mỹ (American English). Tài liệu này không chỉ giúp học viên học hỏi về các thành ngữ trong tiếng Anh Mỹ, mà còn giúp họ hiểu lịch sử, văn hóa, các giá trị và niềm tin được phản ánh trong các thành ngữ này. Ngoài các thành ngữ, tài liệu này còn cung cấp danh mục các thành ngữ theo từng chủ đề, giới thiệu một số hoạt động trong lớp học đã được soạn sẵn để hỗ trợ giáo viên, và một chỉ mục (index) nhằm xác định nguồn của các thành ngữ trong danh mục cũng như các quy chiếu chéo đến từng thành ngữ. (Phương Anh dịch).

Đọc phần giới thiệu trên thấy tài liệu khá hữu ích phải không các bạn? Vậy hãy download xuống và sử dụng các bạn nhé; nó sẽ giúp nâng cao khả năng đọc hiểu và nhất là nghe hiểu tiếng Anh hội thoại đấy các bạn ạ!
Enjoy!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét