Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Tin thứ Tư, 06-02-2013

Tin vui:  TIN VUI: LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH ĐÃ RA TÙ (Huỳnh Ngọc Chênh).
——
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Bảo vật dòng họ Võ: tư liệu quý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa (Sống mới). - Vua Minh Mạng với chủ quyền biển đảo Việt Nam (TP). - Cảm nhận Quốc hiệu Việt Nam qua Mộc bản triều Nguyễn (ĐĐK).
H2- Hồ Cương Quyết – Vài hình ảnh trao gửi số tiền của các kiều bào nước ngoài hỗ trợ ngư dân tại Bình Châu (Dân Luận). Rất đáng trân trọng! Tuy nhiên, vẫn phải góp một ý nho nhỏ với bác Hồ Cương Quyết, và cả một số đoàn “phi chính phủ” khác, là nên tránh lặp theo một cách “vô thức” cách làm của nhà nước, trong đó có màn để bà con mình phải dàn hàng ngang chụp hình, ôm quà, phong bì, thậm chí có trường hợp còn ôm cả tấm biển ghi số tiền ủng hộ. Cần những hình ảnh vui, cảm động, tự nhiên với bà con, còn nội dung bài báo sẽ cho biết rõ thông tin, thay cho tấm phông kia và những chiếc phong bì ôm trước ngực …   =>
Tết của những người vợ lính đảo Trường Sa (VOV). - Tất niên trên mắt biển Tiên Sa (TP). - Đón tết trên đảo Cồn Cỏ (LĐ).
Đài Loan định tổ chức cắm trại trái phép ở Trường Sa (PT).
- Trung Quốc tập trận ở Biển Đông, Việt Nam chưa lên tiếng (VOA).  - Tham vọng biển của Trung Quốc là nguy cơ khu vực (SGTT). “Trung Quốc đã trở thành cường quốc và không còn cần phải che giấu tham vọng lãnh thổ, tham vọng thay đổi bản đồ khu vực kể cả bằng vũ lực. Tất cả các quốc gia ven biển ở đây đều nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc”.
- Nguy cơ Trung Quốc (Chuacuuthe). - Biển Đông nóng lên từ bên trong Trung Quốc (PT).
- Nhật phản đối TQ ‘xâm phạm chủ quyền’ (BBC).- Căng thẳng leo thang, Nhật triệu Đại sứ Trung Quốc (TP).  - Tokyo: Trung Quốc nhắm bắn tàu hải quân Nhật Bản (VOA).   – Trung Quốc dùng ra đa tác chiến ”nhắm vào” chiến hạm Nhật (RFI). - Nhật phản đối tàu Trung Quốc dùng radar hướng dẫn phi đạn (VOA). - Nhật Bản triệu tập đại sứ Trung Quốc (GD&TĐ). - Tàu chiến Trung Quốc nhắm tên lửa vào tàu chiến Nhật? (TN). - Tên lửa tàu khu trục Trung Quốc ngắm bắn tàu hộ vệ Nhật ở Hoa Đông (GDVN). - Trung Quốc nhắm bắn tàu Nhật Bản (PT). - Tranh chấp Trung-Nhật có thể leo thang tới mức nguy hiểm (TP). - Nhật Bản lại “tóm” được 7 ngư dân Trung Quốc xâm nhập đánh trộm cá (GDVN).
Nhật Bản lập văn phòng xử lý tranh chấp lãnh thổ (LĐ). - Nhật Bản lập văn phòng xử lý vấn đề chủ quyền (TN/ PLTP). – Trung Quốc lập Nhóm đặc biệt về tranh chấp biển (VnMedia).
- Từ tranh biển đảo đến gây ô nhiễm, uy tín Trung Quốc sụp đổ tại Nhật Bản (RFI).
- Ấn Độ lo “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc (SGTT). - Ấn Độ không để Trung Quốc “yên” ở Biển Đông? (VnMedia). 
CHIẾN DỊCH NĂM 1979: CUỘC TẤN CÔNG VÀO QUẢNG NINH (Gió-o/ TNM).
Đoàn cấp cao Quân đội Camphuchia chúc Tết tại Kiên Giang (VOV).
H1
<= Blogger Hư vô và Gió lang thang bị giữ ở đồn công an. – Trao quà cho bà con dân oan bị đàn áp (Nguyễn Tường Thụy). – Tin khẩn lúc 21 giờ ngày 5/2 tức 25 tháng chạp (Người Buôn Gió). – Người dân bị đánh trước cổng trụ sở tiếp dân của Đảng (RFA). – Video: Anh em tới CA phường Quang Trung, Hà Đông đòi Gió Lang Thang và Hư Vô (Ditimdongdoi). – Côn đồ hành hung sinh viên mang quà Tết chia sẻ với đồng bào dân oan (DLB). – Đã mục ruỗng lắm rồi (Phi Vũ).
- Blogger Lê Anh Hùng được về nhà (BBC). – Hà Nội trả tự do cho blogger Lê Anh Hùng sau 10 ngày giam giữ trong trại tâm thần (RFI). – Blogger Lê Anh Hùng được cho về nhà (VOA). “Blog của tôi là nơi đăng những bài viết chỉ trích của tôi và là một tiếng nói đối lập trong xã hội. Ngoài ra, gần 5 năm qua, tôi cũng theo đuổi một vụ tố cáo đối với các nhân vật lãnh đạo chóp bu trong bộ máy chính quyền”.Blogger Lê Anh Hùng đã về nhà (DLB). – NHẬT KÝ LÊ ANH HÙNG – PHẦN KẾT CÓ “HẬU” (Bùi Hằng).
- Ảnh: LÊ ANH HÙNG – NGƯỜI TRỞ VỀ TỪ TRẠI TÂM THẦN (Thành). – ‘Tâm Thần’ đã được “Vua biết mặt, Chúa biết tên”! (VLB). – Vài dòng nhân chuyện Lê Anh Hùng được thả (Nguyễn Tường Thụy).
Cuối năm, Công an Hà Nội bội thu trên cánh đồng tôn giáo (Cầu Nhật Tân).
- Thơ Trần Đức Thạch: Khai bút đón xuân (DĐCN). “Xin chào cháu! Phương Uyên nơi ngục thất/ Vẫn xinh tươi như đóa mai vàng/ Xin chào anh !Lê quốc Quân bất khuất/ Thắm sắc đào trong giá lạnh hiên ngang./ Chào năm mới! Chào những người yêu nước/ Chào non sông chào dân tộc Tiên Rồng!
- Nguyễn Văn Thạnh: NHẬT KÝ LÀM VIỆC VỚI PA 61-AN NINH TP ĐÀ NẴNG (Huỳnh Ngọc Chênh).  - NHẬT KÝ LÀM VIỆC VỚI PA61-AN NINH TP ĐÀ NẴNG (tiếp theo).
- Khi anh trở thành “kẻ chợ” – Viết để nhớ lại kỷ niệm về nhạc sĩ Đỗ Thành Huấn và Dân oan Trần Thị Hài với lòng quý mến (VCV).
- Thượng nghị sĩ Canada gốc Việt đầu tiên kêu gọi dấn thân chính trị (VOA). “Ông Ngô Thanh Hải, người gốc Việt đầu tiên được bổ nhiệm vào Thượng viện Canada, mới đây đã lên tiếng kêu gọi các thanh niên người Việt tham gia chính trị dòng chính cũng như tiếp tục cuộc tranh đấu cho dân chủ của Việt Nam mà cha mẹ của họ đã thực hiện“.
- ÔNG TÁO CHẾT VÀ SỰ BẾ TẮC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM (UB Nhân quyền VN).
- Một bài viết rất hay: Dân chủ kiểu nào? Trực tiếp hay gián tiếp? (DLB). “Lỗi tại vì dân chúng đã giao quyền hạn điều hành xứ sở của mình cho một số ít người khác. Lỗi của thái độ cho rằng lật đổ xong rồi bầu cử một cách dân chủ là đủ… Để có một quốc gia hùng mạnh, công dân tương lai trong nước Việt Nam dân chủ phải bầu ra những người làm bộ trưởng, tỉnh trưởng, xã trưởng, thành phần quốc hội… Nhưng họ cũng phải có quyền tham dự, đề nghị luật, trưng cầu dân ý, và bãi nhiệm bất cứ ai trong chính quyền nếu họ thấy sự lợi ích của họ bị đe dọa”.
Gia đình ông Vươn có nhà mới đón tết (TT).
- Phong bao lì xì “yêu nước” (Radio Australia). “… trong đầu mình chợt đặt dấu hỏi tại sao một cái tết truyền thống của Việt Nam, chỉ với cái bao mừng tuổi mà cũng phải lệ thuộc vào hàng Tàu.  Với một phong bao toàn tiếng Tàu như vậy thì khi ta trao cho nhau, nhất là trẻ em thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào? Tại sao chúng ta không trao cho nhau những thông điệp tiếng Việt, những thông điệp về chủ quyền, những thông điệp khơi gợi lòng yêu nước?
- Chủ tịch nước chúc Tết lực lượng an ninh, cảnh sát (TTXVN). Chủ tịch nước nhấn mạnh, … triển khai thực hiện các kế hoạch đấu tranh, làm thất bại âm mưu phá hoại của kẻ thù”. Toàn bộ bài này, Chủ tịch nước không nhắc tới âm mưu “diễn biến hòa bình” hay “các thế lực thù địch”, mà chỉ nói tới “âm mưu phá hoại của kẻ thù”. Không hiểu CTN muốn nói tới kẻ thù nào đây, hay là kẻ thù phương Bắc?
Sửa đổi HP: Cuộc cách mạng không tiếng súng (RFA). “Nếu Đảng nắm lấy cơ hội này để mà cải cách mình mạnh hơn thì sau này ở Việt Nam khi có thêm những lực lượng chính trị nào khác thì Đảng vẫn có thể giành được niềm tin của người dân”.
- Quách Hoàng Lân: Bàn về Điều 4 hiến pháp 1992 và Dự thảo sửa đổi 2013 (Quê Choa). - Cần trở lại tinh thần Hiến pháp 1946 (VNN). Ông Vũ Mão nêu quan điểm: giữ điều 4 và có những bổ sung cần thiết… Hiến pháp hiện đã quy định: ‘Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Theo ông Vũ Mão, câu này đã bao hàm cả nghĩa Đảng chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình’.” Ông Vũ mão có biết điều 4 mới là vấn đề của mọi vấn đề? Điều 4 đã khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, vậy còn chỗ nào cho dân giám sát? Dân giám sát thì có điều 79 “âm mưu lật đổ chính quyền” và điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước” trị rồi, giám sát đảng và nhà nước từ trong tù? - Về một điểm yếu của Hiến pháp năm 1946 – Nguyễn Đắc Kiên (Cùng viết HP).
- Phỏng vấn ông Vũ Quốc Dụng, tổng thư ký Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế tại Đức: Nhân quyền trong bản Dự thảo Hiến Pháp Việt Nam (RFA). “Bản Dự thảo Hiến Pháp cần bỏ điều 4 qui định việc ‘Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội’ vì điều 4 mâu thuẫn với nhân quyền, cụ thể là quyền tự do lập hội, quyền tự do có tư tưởng, quyền tự do có quan điểm và quyền tự do bày tỏ quan điểm”.
- Quyền lực nhân dân nằm ở đâu trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành? (FB Mẹ Nấm). – Nguyễn Long Việt:  Thư gửi GS Ngô Bảo Châu, GS Đàm Thanh Sơn và cộng sự về việc ký tên vào Bản kiến nghị do 72 nhân sỹ, trí thức soạn thảo (Ba Sàm). Nhân bài này, xin bàn thêm một chi tiết liên quan đến cách thực hiện trang Cùng viết Hiến pháp của những người chủ trương và biên tập. Đó là có những bài viết được độc giả rất quan tâm gần đây, như bài của GS Hoàng Xuân Phú, của cựu Đại sứ Nguyễn Trung, … nhưng trang Cùng viết Hiến pháp không đăng, trong khi đó lại đăng lại khá nhiều các bài viết khác trên báo nhà nước, thậm chí những bài từ khá lâu. Phải chăng quan điểm và cách đánh giá “chất lượng” của họ không giống với đại bộ phận độc giả (ít nhất là trên trang Ba Sàm này)? Hay họ chú tâm hơn cho việc khích lệ báo chí nhà nước?
- Lịch sử lập hiến và Hiến pháp Cộng Hoà Pháp (VHNA).
2Lắng nghe ý kiến tâm huyết của trí thức (VNN). Nếu như ai theo dõi cuộc gặp gỡ này và một cuộc nữa với văn nghệ sĩ trên VTV-Thời sự tối qua (từ phút thứ 4’), thì sẽ thấy rõ hơn cái tựa bài như một lời mỉa mai. Cùng lúc, với hiện tượng mấy báo cố tình im tiếng trước sự kiện Đoàn đại biểu những người ký tên vào Bản kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 tới tận trụ sở Ủy bản sửa đổi Hiến pháp để trao bản Kiến nghị, chúng tôi thấy cần phải vạch mặt chỉ tên những kẻ sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong trò bưng bít thông tin này. Đó là hai tội đồ Bùi Sĩ Hoa, TBT VietNamNet và Phạm Đức Hải, TBT Tuổi trẻ.
Khác với tất cả các bản kiến nghị, tuyên bố khác trước đây của các nhân sĩ, trí thức, bản Kiến nghị này được đưa ra là hưởng ứng lời kêu gọi của ĐCS và Nhà nước VN, với một vấn đề hệ trọng bậc nhất của đất nước. Nội dung bản Kiến nghị cũng không nhắm vào phê phán, yêu cầu hủy bỏ một chủ trương hiện hành nào đó của nhà nước như một số bản kiến nghị trước đó. Cũng không như trước đây, chỉ đưa lên mạng, gửi qua đường bưu điện, bản Kiến nghị này đã được trực tiếp trao cho đại diện của nhà nước một cách trân trọng, bằng một đoàn đại biểu với thành phần là các đảng viên, cựu quan chức cao cấp, được thông báo trước và nhất là lại được người đại diện cao cấp của Quốc hội đón tiếp tương xứng.
4Phải nói ra các chi tiết như vậy để hình dung là chắc chắn các vị lãnh đạo cao nhất cũng như các cơ quan quản lý báo chí không “dại gì” đưa ra chủ trương nội bộ hoặc chỉ đạo trực tiếp cấm báo chí loan tải sự kiện này, nhất là với các báo đã được mời đích danh, đã cử phóng viên tới. Hiện tượng các báo Người Lao động, Pháp luật TPHCM, Dân trí đưa tin khá chi tiết là minh chứng rõ ràng nhận định đó.
Thế nhưng Bùi Sĩ Hoa và Phạm Đức Hải đã lợi dụng quyền lực cá nhân của mình để đưa ra quyết định vứt bỏ bài viết, hình ảnh phóng viên đem về, làm xấu mặt thêm những cấp lãnh đạo đảng, nhà nước, đẩy búa rìu dư luận chĩa vào các cơ quan quản lý, lâu nay thường bị cho là thủ phạm của tất cả tình trạng báo chí bị ngăn cấm, nhà báo chán nản, khó khăn từ cuộc sống tới tinh thần làm việc như hiện nay. Đưa ra quyết định này, hai TBT VNN và TT cũng một lần nữa làm nản lòng các nhà báo trẻ của mình, mỗi khi họ hào hứng lao vào một sự kiện quan trọng với tâm huyết và hy vọng giành được nhiều quan tâm của độc giả, lấy lại uy tín cho tờ báo của mình.
Chúng ta, các nhà báo trong các tòa báo đó, hãy dũng cảm đấu tranh,  các độc giả trên mạng, hãy vạch mặt những kẻ phá hoại nguy hiểm này! 
Một điều cần nói thêm, rành rẽ về VNN và TT. Đó là những tin bài có giá trị, sức cuốn hút còn lưu giữ được ít nhiều như hôm nay là nhờ những công sức, lòng nhiệt thành của các thế hệ đi trước và những nhà báo sắc sảo, can đảm hiện còn ráng giữ được tình yêu nghề, chứ không phải là công tích của hai vị TBT kia. Họ chỉ là những kẻ đang vừa gặm nhấm, vừa ngấm ngầm hủy hoại tất cả những thành quả đó. 
Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Hiến pháp mới với nền công lý dễ tiếp cận (ĐĐK).
- Phòng chống tham nhũng liên quan đến sự bền vững của chế độ (TTXVN/ VnMedia).  - Phát biểu của các phó Ban Nội chính Trung ương về chống tham nhũng (GDVN). - Tay nhúng chàm không chống được tham nhũng (DT).
- Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tập trung quyền lực để lách sự lũng đoạn trong Trung ương? (Cầu Nhật Tân). – MẤY SUY NGHĨ VỀ QUY MÔ QUYỀN LỰC CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI “SIÊU QUỐC HỘI” CỦA VIỆT NAM (Ngô Đức Thọ). – THẾ THÌ DÂN CHỈ MUỐN LÀM ĐẦY TỚ ! (Bùi Văn Bồng). – Bản lĩnh ‘Nhà Đỏ’ và ‘Nhà Vàng’! (VLB). - Báo cáo có nhầm? (PT).
- Bộ Tài chính sẽ ‘giải cứu Vinashin’? (BBC). – Vinalines sẽ thoái vốn, giải thể, phá sản hơn 40 công ty (VnEconomy). Một độc giả thân thiết là chuyên gia kinh tế vừa gửi email: “Theo nguồn tin đáng tin cậy từ Tổng Liên Đoàn Lao động VN, hiện nay có 6 tàu của Vinalines đang bị giữ ở các cảng nước ngoài vì nợ chưa trả được của Vinashin trước đây được chuyển về Vinalines, và vì những lý do khác. Thủy thủ các tàu đã cạn tiền ăn và đang rất thiếu thốn. TLĐLĐ VN đã cử các đoàn đi tiếp tế cho thủy thủ trên các tàu trên để họ có thực phẩm, nước uống qua Tết. Xin hoan nghênh và cám ơn TLĐLĐ VN về nghĩa cử này và xin hỏi ‘đ/c X’ – người phải chịu trách nhiệm trực tiếp về vấn đề này có động tâm hay không hay vẫn rất vui vẻ ăn Tết? Bao giờ thì công lý được thực thi?”
Kiến nghị xử lý tài chính hơn 13.688 tỷ đồng (TP).
Bộ Kế hoạch Đầu tư: Lần đầu tiên biết dự án 30 tỉ USD (GDVN).
Năm hết Tết đến, nhìn lại…. phiên chất vấn Quốc hội (DV).
Chủ tịch nước gặp gỡ các chuyên gia kinh tế, xã hội (VnEco).
- Đặt vào đây một cục gạch, mùa xuân… (Nguyễn Văn Thiện). “Đất nước tả tơi sau những trận bão kinh hoàng/ Nếu trở dạ thật, gió sẽ đẻ ra gì?/ Một con thú quái thai cướp đất của nông dân?/ Hay một tên đồ tể miệng cười môi hót?/ Hay đẻ thêm trưởng ban nọ trưởng ban kia khấp khểnh ngựa xe?/ Gió sẽ đẻ ra gì?/ Một bầy cừa nhẫn nhục khép nép đi bên lề sự thật/ Hay những nghệ sĩ hiên ngang từ chối nhận bằng khen?/ Đã đến lúc không thể nào đối thoại/ Thì hát để làm chi?/ Thơ để làm chi?/ Kiến nghị để làm chi?
- Đại Đoàn Kết: Một nhà báo không có Tết vì tố cáo tổng biên tập Đinh Đức Lập (Hữu Nguyên).
-  Cần khẩn trương xử lý những sai phạm (QĐND).
- ‘Cán bộ tổ chức bức xúc vì thông tin chạy công chức 100 triệu’ (VNE). - Kiểm tra tuyển dụng công chức tại Hà Nội (TP). - 30% công chức ngồi không: Bộ Nội vụ “ra tay” (DT). - Bộ Nội vụ điều tra đánh giá số công chức ngồi không (VOV/ DT).
Bắc Ninh: Hình sự hóa một hành vi hành chính? (ĐĐK).
- Nhanh chóng khắc phục những bất cập trong việc cấp CMND mới (ANTĐ).
- Đội phó đội CSGT đi xe Camry biển giả (GDVN). – Xe biển xanh đỗ chỗ cấm (Sống mới).
Chuyện chưa biết về Thượng tá công an cứu hàng chục người tự tử (PLXH). Từ những câu chuyện như thế này, xin gợi ý nên phát động phong trào “Công an nhưng mà tốt!” trong toàn lực lượng.
- Hà Nội: Thuê côn đồ giết người, được thả tự do tại tòa (DT/ Tin mới).
- Nhà văn Phan An: Lá cải là thuộc tính của báo chí Việt Nam? (VCV).
Cái cần cấm thì kêu gọi, cái cần kêu gọi thì lại cấm (LĐ/GDVN).
Từ chuyện con gà, nghĩ về thói lộng quyền (ANTG).
- Có một thời kỳ (Đoan Trang/ Phước Béo).
- Minh Diện: NHÀNH MAI CHO CHỊ (Bùi Văn Bồng).
- Chưa thể kính thưa một người (TT). “Chuyện kính thưa dài dòng ấy còn có thể có nguyên nhân là tình trạng háo danh của những người có chức quyền gây sức ép bằng nhiều hình thức để người khác phải kính thưa mình, và nếu người ta không kính thưa mình thì cho đó là một hình thức xem thường, không tôn trọng…
- Vị GS đã ăn thịt gì trước khi “ném đá” nền văn hóa Việt? (Đào Tuấn). Hôm trước điểm bài của GS Joel Brinkley, BTV tui có lời bình “Đất lành chim đậu, đất không lành tất cả đều… lên bàn nhậu!” Không phải dân VN thích ăn tất cả mọi thứ, chim, chuột, rắn rết, sâu bọ, dơi, cóc… đâu ông GS ạ, nếu Cuba mà “giải phóng” được Mỹ thì dân Mỹ ăn tất cả mọi thứ thôi mà.
- Phạm Cao Dương: Nhìn lại nỗ lực giành độc lập và thống nhất cho Việt Nam của cựu Hoàng Bảo Ðại (Người Việt). GS Lê Xuân Khoa đã dành phần lớn trong chương này để nói về vai trò của Bảo Đại và “giải pháp Bảo Đại”: Việt Nam 1945-1995 – Chương 2: Những Yếu Tố Bên Ngoài (Ba Sàm).
- Về cuốn sách “Hồ Chí Minh sinh bình khảo”: Khôn nhà dại chợ (VOA’s blog). Mưu đồ bôi xấu chế độ nham hiểm là đây, tuyên truyền chống chế độ là đây chứ còn ở đâu nữa. Xin hỏi ai có thể xúc phạm đảng Cộng sản Việt Nam, chính quyền Việt Nam hơn cuốn sách nhảm nhí đến tột cùng này? Trong Bộ Chính trị có ai cảm thấy nhục không khi họ in trên giấy trắng mực đen rêu rao khắp nơi rằng người từng là lãnh tụ cao nhất của đảng Cộng sản, của chính phủ Việt Nam trong suốt 24 năm trời hóa ra chỉ là một anh Tàu vô danh tiểu tốt mang tên Hồ Tập Chương của hòn đảo nhỏ Đài Loan của họ?”
- PHẠM THÀNH CHÂU: Đêm Giao Thừa Của Những Người Lính Mất Nước (Sơn Trung). “Các anh có nợ máu với cách mạng, với nhân dân. Đảng và nhà nước đưa các anh vô đây là để bảo vệ các anh khỏi bị nhân dân căm thù làm hại tánh mạng các anh. Các anh đáng tội chết nhưng đảng và nhà nước ta khoan hồng, mở cho anh một con đường sống là học tập, lao động cải tạo.  Các anh phải thành khẩn khai báo tội lỗi của mình, lập công chuộc tội…”. – Những người đã chết không chết uổng (Người Việt).
- Trần Mộng Tú: Chim Kêu Vượn Hú (VOA’s blog). Ở Trung Quốc, hình ảnh những cô dâu Việt Nam mặc áo dài truyền thống được quảng cáo trên tường, trên cột đèn ngoài phố, với cái giá rẻ mạt kèm theo những hàng chữ: Không còn trinh, được đổi cô khác”. - Công dân Hạng 2 (VHNA).
- Bộ Năng lượng Mỹ xác nhận bị tin tặc tấn công (RFI). – Adam Segal – Cộng hoà Nhân dân Tin tặc (FP/ Dân Luận). - Các tin tặc chủ yếu là người Trung Quốc và Nga (VOA).
- Một công an Trung quốc bị tố làm chủ 192 căn nhà (RFI). - Trưởng công an sở hữu 192 ngôi nhà (DV). - Trung Quốc kết án 10 người tội giam giữ người khiếu kiện trái phép (VOA).  – Các nhà cải cách nhằm mục tiêu đưa Trung Quốc sống theo Hiến pháp (NYT/ Gốc Sân). – Nguyễn Hưng Quốc: Ông nào thắng nhân dân cũng bại (VOA’s blog).
Liên Hiệp Quốc yêu cầu điều tra về nhân quyền tại Bắc Triều Tiên (VOA). - Bình Nhưỡng có thể tiến hành đồng thời nhiều thử nghiệm hạt nhân (RFI).  – Bình Nhưỡng phóng tên lửa hạt nhân nhấn chìm New York trong… clip (Sống mới).  - Triều Tiên đe có biện pháp mạnh hơn thử hạt nhân (TTXVN).  - Triều Tiên có thể tiến hành 2 vụ thử hạt nhân liên tiếp (PT). - Tình báo Hàn Quốc phát hiện ra thương hiệu điện thoại di động của Kim Jong Un (Robalt/ Kichbu). – Kim Jong-Un và chiếc điện thoại thông minh bí ẩn (PLTP). - Dân Triều Tiên trùm chăn xem lén Gangnam Style, “gái nhảy” Hàn Quốc (GDVN).
- Ghi chép trên xứ chùa tháp 3 – Siem Reap và Nụ cười Angkor (Nguyễn Văn Tuấn).
- Ishaan Tharoor – Châu Á hiện nay tương tự như châu Âu trước Thế chiến I (Phạm Nguyên Trường).

- Ca sỹ Thanh Tuyền: ‘Ước mơ không thành’ (BBC). Với ca sỹ Thanh Tuyền, điều quan trọng là bà ‘rất mê khán giả’, và nếu bị cấm, ‘chỉ tiếc là ước mơ được hát ở khắp Việt Nam thế là không thành hiện thực”.
- Cận Tết thăm nghĩa trang liệt sĩ, vẫn còn đó những vết thương chưa lành (Nguyễn Vĩnh). – Kỷ niệm 45 năm tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968 – 2013): Chuyện về 11 cô gái sông Hương (SGGP).
- Hài kịch: Đổi đời (Phước Béo).
KINH TẾ
- Ông Vũ Quang Việt: Ngân hàng không có quyền ép dân (ĐV).
- BHTGVN vì lợi ích của người gửi tiền và sự an toàn, lành mạnh của hệ thống NH (Vietstock). – Tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm khoảng 1,5 triệu tỷ đồng (Gafin). - VPBank và Vinacomin hợp tác toàn diện (SGĐT). - Uẩn khúc khi con ông Trầm Bê rời chức, thoát vốn (ĐV).
- Ngân hàng được “xuất vàng miếng, nhập vàng khối” (TBKTSG/ Gafin).
- Cổ phiếu săm lốp tăng mạnh, VN-Index lấy lại mốc 480 điểm (CafeF). - Gia đình Tổng giám đốc Trần Phương Bình nắm 9,65% cổ phần DongABank (Gafin). - Bí quyết bắt máy ATM phải “nhả” tiền (VnMedia/ Vietstock). - Nhiều máy ATM tê liệt (TP).
Quản lý nhãn hiệu “Lúa gạo Cát Tiên”: Vì một sản phẩm nông nghiệp miền núi (LĐ). – TS Đặng Kim Sơn: Nông nghiệp, nông dân đang kiệt sức (DV).
Thế và lực mới của Đồng bằng sông Cửu Long (SGGP).
- CPI Tháng 2 có thể trên 2% (VietFin).
- Hà Nội và Hồ Chí Minh tăng hạng vượt bậc về “đắt đỏ” (Sống mới).
BĐS: Tạo niềm tin hơn bơm tiền (VEF).
- Đặc sản bưởi Diễn, chủ yếu là giả (VEF).
Kiên Giang nối lại tour du lịch biển Việt Nam – Campuchia – Thái Lan (VTV).
“70% các hình thức khuyến mại hiện nay đều là giả” (GDVN).
- Đà Nẵng “xếp hàng” mua thịt theo định mức (DT/ Sống mới).
Xếp hàng chờ… uống càphê (LĐ).
- “Sốt xình xịch” dịch vụ gửi hàng theo xe khách ngày Tết (Sống mới).
- Indonesia : nền kinh tế năng động nhất Asean hiện nay (RFI).
- Nhật Bản bị tố cáo khơi dậy cuộc chiến tiền tệ (RFI).
- Chính phủ Mỹ kiện Standard & Poor’s (BBC). – S&P có thể bị kiện về tội thổi phồng trái phiếu địa ốc năm 2007 (RFI).
- Bộ trưởng Tài chính Anh: Hệ thống ngân hàng cần phải thay đổi (Sống mới).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Ông Nguyễn Văn Huy – Ủy viên Hội đồng Di sản Việt Nam: Cần tạo sức bật cho các di sản sau khi được vinh danh (ĐĐK).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 34) (Nhật Tuấn).
- Mai Bá Ấn: Hồn Việt qua các gương mặt quảng trong trường ca chân đất của Thanh Thảo (VCV). - Món ăn, chùa Việt…định vị giá trị tầm châu Á (VNN).
- Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, một tài năng trong bao niềm cay đắng và vinh quang (VHNA).
- Vĩnh biệt đạo diễn Hải Ninh! (Quê Choa). – Vĩnh biệt thầy Hoàng Văn Ánh (Chu Mộng Long).  - Vĩnh biệt Đạo diễn, NSND Hải Ninh (GDVN). - Cha đẻ của ‘Em bé Hà Nội’ qua đời (TP).
- Nhân vật ma quái trong Thánh Tông Di Thảo và Truyền Kì Mạn Lục (VHNA).
- ‘Cái quan luận định’ (Người Việt).
- Trách nhiệm của thi nhân (VCV).
- CHÙM THƠ RƯỢU CỦA NGUYỄN MINH KHIÊM (Nguyễn Trọng Tạo).
- Tục đưa Ông Táo về Trời hàng năm (RFA). - Vì sao Xuân Bắc – Tự Long kêu cứu? (TP).
- Sài Gòn tháng Chạp (FB Hậu Khảo Cổ/ HDTG).
- Chọn tuổi xông nhà tốt nhất năm Quý Tỵ 2013 (Ngôi sao/ GDVN).
- Nồi bánh đêm xuân (TCPT).
- Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông … (Anh Vũ).
- Nhà văn hóa di động đầu tiên ở Hà Nội (VnMedia).
- Europol phá vỡ mạng lưới cá độ bóng đá có đầu não tại Singapore (RFI).

- Lâm Bích Thủy: CHỈ 1 CHỮ ĂN MÀ 1001 CÁCH DIỄN ĐẠT (Nguyễn Trọng Tạo).
- ĐI THƠ (Văn Công Hùng).
- http://www.bbc.co.uk/vietnamese/pictures/2013/02/130205_danny_beath_photos.shtml&#8221; target=”_blank”>Một số tác phẩm nhiếp ảnh của Danny Beath (BBC).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Nghịch lý ‘quốc sách hàng đầu’ (TP).
- Cập nhật: Chỉ tiêu tuyển sinh 2013 của 125 trường ĐH, CĐ (GDVN). - Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013: Kinh tế giảm chỉ tiêu, xây dựng cũng lo thất nghiệp (LĐ). - 11 chuyên ngành thạc sĩ được tuyển sinh trở lại (GD&TĐ). - Hy hữu: Điểm chuẩn 9 cũng chỉ tuyển được… 6 sinh viên (GDVN). - Giảm chỉ tiêu các ngành đã bão hòa (NLĐ). - Ngành nào nhiều cơ hội việc làm? (NLĐ).
Đi học cũng có… lương (DV).
Vừa chờ tết vừa ngóng… bài tập (LĐ
Cần có quỹ thưởng Tết cho giáo viên (TP).
Tết nghỉ dài nên ra nhiều bài tập? (VNN). - Cuối năm tìm chỗ gửi con (TT).
Dạy trẻ học quản lý tiền (ĐĐK).
- Du học tại Đại học kỹ thuật dầu khí Ivano-Frankivsk, Ucraina (GDVN).
- Hà Nội: Giảm dần số học sinh THCS phải bỏ học (GD&TĐ).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Phú Yên: Ngư dân cứu 4 người Philippines (DV).
Dịch cúm A/H5N1 “nóng bỏng” trở lại (SGGP).
- Nghiên cứu về người nghèo ở Hà Nội (VHNA).  – Giúp người nghèo ăn tết (SGTT).
- Vụ “phong tỏa” nhà máy cồn: Đề nghị trả nợ người trồng sắn và công nhân trước tết (TN).
- Dân rủ nhau bỏ phố về tết sớm, chuyên gia nói gì? (VTC). – Tết tha hương (RFA). Tết còn là một nơi chốn ‘trở về’ trong lòng của những người con đất Việt xa quê”.
- Kiếm bộn tiền bên những ngôi mộ (Sống mới).
- Container chở hàng chục khối gỗ bốc cháy dữ dội (ANTĐ).
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường tại tỉnh Bạc Liêu: Phát hiện tình trạng xả nước thải vào nguồn nước không có gi (ĐĐK).
Kinh hoàng mứt trái cây bằng nhựa tuồn vào Việt Nam (ĐV).
- Hà Nội: Phát hiện xác chết dưới mương nước có vết cắt trên cổ (GDVN).
- Đi tìm “kho vàng thần thánh” trong lòng núi ở Hà Giang- Kỳ 1: Đi tìm kho vàng (PLTP).
- Mứt trái cây làm bằng… nhựa xuất xứ Trung Quốc (SGTT).
- Bất bình đẳng trên thế giới (BBC).
- Bạo hành gia đình gia tăng ở Trung Quốc (BBC). - TQ: Cụ bà 101 tuổi sống lại trong buổi tang lễ của mình (LifeNews/ Kichbu). - Nhiều người Trung Quốc chết vì ung thư (VOV). Cái tựa không rõ, nước nào chẳng có nhiều người chết vì ung thư.
- Bé 1 tuổi sống sót kỳ diệu khi bị văng ra đường cao tốc  (VNE).

QUỐC TẾ
- Lãnh tụ đối lập Syria đề nghị hòa đàm với chính phủ (VOA).
- Pháp và Mỹ nhất trí về tương lai chiến dịch can thiệp quân sự vào Mali (RFI). – Các tổ chức quốc tế thảo luận việc hỗ trợ Mali (VOA). - Binh sĩ Chad tiến vào cứ địa cuối của phe chủ chiến ở Mali (VOA).
- Paris tăng tài trợ cho Tòa án xét xử Khmer Đỏ (RFI). – Thủ tướng Pháp công du Thái Lan để thúc đẩy trở lại quan hệ kinh tế (RFI).
- Tổng Thống Iran tới Ai Cập trong chuyến thăm lịch sử (VOA). – Iran, các cường quốc thế giới mở đàm phán hạt nhân (VOA).
- Pakistan cam kết theo đuổi cuộc đối thoại với Ấn Độ (VOA). – Nữ sinh Pakistan bị bắn vào đầu xuất hiện lần đầu tiên (VOA).
- Tàu tàng hình mới của Nga đe dọa tàu ngầm (VnMedia).
- Khám phá 6 loại vũ khí có sức sống xuyên thế kỷ (ANTĐ).
- Tổng thống Obama kêu gọi bầu cử hòa bình, công bằng ở Kenya (VOA).
Hoa Kỳ thảo luận cải cách chính sách nhập cư (VOA). - Tổng thống Mỹ kêu gọi Quốc hội hoãn các khoản cắt giảm chi tiêu tự động (VOA).  - Thông điệp gì trong nội các mới của Tổng thống Obama? (VOA). – Mỹ: Con tin 5 tuổi an toàn, kẻ bắt cóc thiệt mạng (VOA). - Dân Mỹ có thể bỏ tiền “mua” chức Đại sứ (GDVN).
- Ðánh bom liều chết ở Iraq giết chết 4 người (VOA).
- Fidel Castro: Ông Chavez đang ‘khỏe lên’ (VOA).
- Cựu bộ trưởng đối mặt án tù vì dối trá (BBC).
- Tòa Bangladesh kết tội một thủ lãnh Hồi giáo (VOA).
- Giảm căng thẳng vùng Kachin nhờ TQ (BBC).
- Tìm ra nguyên nhân vụ nổ trụ sở dầu khí Pemex ở Mexico (VOA).
- Tìm ra hài cốt vua Anh ở bãi đậu xe (BBC).
- Tuổi thơ sóng gió của người phụ nữ quyền lực Sonia Sotomayor (VOA).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 05/02/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 05/02/2013 ; + Tài chính kinh doanh trưa – 05/02/2013; + Tài chính tiêu dùng – 05/02/2012; + Điểm hẹn văn hóa – 05/02/2013; + Nhịp đập 360 độ thể thao – 05/02/2013; + 360 độ Thể thao – 05/02/2013; + Thể thao 24/7 – 05/02/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 05/02/2013; + Cuộc sống thường ngày – 05/02/2013; + Thời sự 12h – 05/02/2013; + Thời sự 19h – 05/01/2013.

* RFA: + Sáng 05-02-2013

CHIẾN DỊCH NĂM 1979: CUỘC TẤN CÔNG VÀO QUẢNG NINH

Trinhanmedia
Edward C. O’Dowd
Marine Corps University, Quantico
Ngô Bắc dịch
09.04.2012
Hình bên: Dân binh Trung Quốc trong các đội tải thương. Ước tính có khoảng 4.000 lính Trung Quốc tử trận chỉ trong 2 ngày đầu của cuộc chiến
Trung Quốc đã tập trung cuộc tấn kích của nó vào ba tỉnh lỵ của Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn, nhưng nó cũng thực hiện nhiều cuộc tấn công vào các thị trấn nhỏ khác thuộc các tỉnh miền bắc Việt Nam (xem Bản Đồ 2).  Các sự tường thuật cho thấy rằng QĐGPNDTQ đã tấn công ít nhất ở cấp đại đội đánh vào ba mươi chín địa điểm dọc theo biên giới dài 1,281 cây số.79 Nhưng nếu các cuộc tấn công lớn nhất trong các cuộc đột kích này, các cuộc tấn công của QĐGPNDTQ vào các tỉnh lỵ, đã diễn ra một cách tệ hại, các cuộc tấn công nhỏ hơn được đánh giá ra sao?
Các cuộc tấn công của QĐGPNDTQ vào Quảng Ninh tiêu biểu cho các cuộc tấn công nhỏ hơn này.  Quảng Ninh nằm ở bờ phía đông của biên giới Việt Nam với Trung Quốc và, với dân cư thưa thớt, là tỉnh nhỏ nhất mà Trung Quốc đã tấn công. Một tỉnh dài, hẹp, trải dài đại cương theo trục đông bắc xuống tây nam, Quảng Ninh bao gồm chính yếu một khối lớn các ngọn đồi và núi thấp cùng một bình nguyên ven biển nhỏ hẹp.  Nó chỉ có hai thị trấn quan trọng: tỉnh lỵ, Hồng Gai, ven Vịnh Hạ Long, và Móng Cái, địa điểm biên giới để tiến vào tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc ở Đông Hưng (Dongxing).  Ba huyện của Quảng Ninh giáp ranh với Trung Quốc, từ đông sang tây, là các huyện Hải Ninh, Quảng Hà, và Bình Liêu. Mạng lưới đường bộ trong tỉnh thì yếu kém.  Quốc Lộ 4B chạy từ Móng Cái đến Lạng Sơn, nhưng mãi tới 1998, nó còn nhỏ hẹp, lầy lội, và khó để đi qua ngay cả với xe lái bốn bánh.  Xa Lộ 18, một con đường khác của Quảng Ninh, chạy theo hướng bắc dọc bình nguyên duyên hải chật hẹp từ Hải Phòng để nối liền với Xa Lộ 4B.  Các công nghiệp chính của tỉnh là ngư nghiệp, canh nông và hầm mỏ.
Ngoại trừ là một con đường phụ để đến Lạng Sơn hay một điểm khởi hành cho một mũi tấn kích dài để chọc thủng Hà Nội, thực sự không có gì ở Quảng Ninh lại sẽ có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc. 80 Nỗ lực mà QĐGPNDTQ đặt vào việc tấn công các quận huyện biên giới của Quảng Ninh vì thế có vẻ là sai lầm và phí phạm.  Nhiều phần nó chỉ là một toan tính làm rối trí Việt Nam.  Trung Quốc đã tấn công thị trấn biên giới Móng Cái, nhưng cuộc tấn công đã thất bại trong việc thu hút các lực lượng tăng viện của Việt Nam đến khu vực này.  QĐNDVN đã cố thủ những gì nó có thể giữ và tái chiếm những gì nó đã mất.  Cuộc tấn công là một sự thất bại hoàn toàn.
Cuộc tấn công vào Quảng Ninh đi trước các cuộc xâm nhập chính của Trung Quốc xa hơn về phía tây, khởi sự vào khoảng sau 23:00 giờ ngày 16 Tháng Hai với việc pháo kích và cuộc đột kích của bộ binh vào địa điểm biên giới ở Hoành Mô trong huyện Bình Liêu. 81 Cuộc tấn công khiến ta nghĩ rằng chủ định khả hữu của Trung Quốc là để tấn công xuống con đường Hoành Mô – Bình Liêu hầu cắt Xa Lộ 4B tại Tiên Yên. Con đường duy nhất để tái tiếp tế hay tăng viện cho Móng Cái do đó sẽ phải là đường biển.  Vào ngày 17 Tháng Hai, phía Trung Quốc pháo kích Móng Cái và nông trại quốc doanh Xuân Hoa ở phía tây của thị trấn.  Sau đó trong cùng ngày, bộ binh Trung Quốc đã tấn công dọc theo một mặt trận dài sáu cây số tại vùng phụ cận Móng Cái, và một lực lượng Trung Quốc thứ nhì đã tấn công huyện Quảng Hà gần Po Hen [?]. 82 Quân Trung Quốc đã tấn công một lần nữa vào Móng Cái các hôm 20 và 21 Tháng Hai, từ các khu vực tập hợp tại Đông Hưng.
Ở thời điểm này, các cuộc tấn kích đã ngừng lại. 83 Mặc dù giao tranh tiếp tục dọc biên giới, cuộc tấn công kế tiếp của Trung Quốc trên quy mô lớn đã xảy ra hôm 2 Tháng Ba, khi một lực lượng Trung Quốc tấn công Đồi 781 trong huyện Bình Liêu; một ngày sau đó, phía Trung Quốc tấn công Đồi 1050.  Cả hai cuộc tấn công đã thất bại, với sự tổn thất, theo phía Việt Nam, là 750 người. 84
Trung Quốc tiếp tục pháo kích các vị trị của Việt Nam ít nhất cho tới ngày 10 Tháng Ba, cùng thực hiện các cuộc tấn công hạn chế.  Vào ngày 10 Tháng Ba, QĐGPNDTQ đã pháo khoảng 3,000 viên đạn vào Móng Cái và các địa điểm biên giới khác của Việt Nam. 85
Một câu chuyện tiêu biểu cho các vấn đề mà phía Trung Quốc gặp phải tại Quảng Ninh.  Vào một lúc trong khi giao tranh, một trung đội Việt Nam được giao phó phòng thủ một ngọn núi có tên là Cao Ba Lanh [?].  Ngọn núi có tầm quan trọng từ một cái nhìn quân sự bởi nó trông xuống từ một điểm cách khoảng chín cây số ải vượt qua biên giới tại Hoành Mô.  Bên kiểm soát được Cao Ba Lanh có thể hạn chế sự sử dụng điểm băng ngang biên giới của đối phương.  Trung đội Việt Nam đã đào các vị trí phòng thủ và gài mìn và đặt bẫy mìn dọc theo các lối tiếp cận nhiều xác xuất nhất. 86 Cuộc tấn công đầu tiên của Trung Quốc liên can đến hai trung đội và bị đánh bật trở lại.  Sau đó trong cùng ngày, toàn thể một đại đội đã tấn công, và lần này lại bị đánh bật trở về, với mười lăm binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.  Ngày kế tiếp, hai tiểu đoàn Trung Quốc đã tấn công ồ ạt.  Sau khi tổn thất bốn mươi bẩy mạng vì mìn và đạn súng trường, họ đã rút lui.  Cuộc tấn công kế tiếp của Trung Quốc, được thực hiện sau một hàng rào pháo kích dữ dội, bao gồm ba tiểu đoàn – nguyên một trung đoàn quân Trung Quốc.  Cuộc đột kích này nhắm vào trung đội Việt Nam diễn ra từ ba hướng nhưng lại vẫn thất bại, mìn và bẫy của Việt Nam đã gây ra một sự tổn thất khủng khiếp của bộ binh tấn công.  Ba tiểu đoàn được tập hợp lại và sau một hàng rào pháo kích nữa, đã cố gắng chiếm cứ Cao Ba Lanh.  Vào lúc cuối của năm tiếng đồng hồ tấn công, và với tổn thất 360 nhân mạng, trung đoàn Trung Quốc đã chiếm đoạt được ngọn núi. 87
Tiểu truyện này minh họa các vấn đề mà QĐGPNDTQ đã gặp phải dọc theo chiều dài biên giới của Quảng Ninh.  Các mưu tính để phân tán nỗ lực của Việt Nam bị thất bại bởi các đơn vị nhỏ của Việt Nam thường đã cầm chân các lực lượng Trung Quốc lớn hơn nhiều.  Trong trường hợp Cao Ba Lanh, các thành phần tấn công của QĐGPNDTQ đã thiếu các kỹ năng quân sự để chiếm đoạt mục tiêu của chúng, và hậu quả, đã thất bại như dự trù nhằm lôi kéo đến với chúng các lực lượng tăng viện của Việt Nam.  Bị đánh bật lại nhiều lần, các chỉ huy Trung Quốc không biết gì khác hơn là nhờ cậy đến các cuộc tấn công ngày càng đông hơn, và các sự cổ vũ chính trị của các chính ủy và các đảng viên chỉ mang lại nhiều cuộc tấn kích “biển người” tai họa.  Phía Trung Quốc đã thừa nhận rằng các cuộc tấn công của họ vào Quảng Ninh là một sự thất bại.  Khi Bắc Kinh loan báo “đại chiến thăng’ của nó trên Việt Nam, nó có đề cập đến mọi thị trấn nơi mà các lực lượng của nó đã chiến đâu với sự thành công.  Nhưng Trung Quốc không bao giờ nhắc đến bất kỳ thị trấn nào trong tỉnh Quảng Ninh. 88
_____
CHÚ THÍCH
79. Hãng Thông Tấn Akahata News Agency, “Các Sự Dàn Binh của CHNDTQ, 17-23 Tháng Hai”, trong FBIS Southeast Asia, March 2, 1979, trang K-14.  Phía Trung Quốc đã thực hiện các cuộc tấn công cấp trung đoàn hay tiểu đoàn, và ba cuộc tấn công cấp sư đoàn.

80. Các mỏ than Cẩm Phả duyên hải của tỉnh Quảng Ninh, vào khoảng bẩy mươi cây số phía nam biên giới, sản xuất một tỷ lệ lớn than đá của Việt Nam và có thể được xem là một nguồn tài nguyên chiến lược.  Các cuộc tấn công của Trung Quốc đã không đe dọa đến các mỏ, cũng như Trung Quốc đã không thực hiện các cuộc tấn kích bằng hải quân, không quân  hay thủy quân lục chiến đánh vào các khu mỏ.

81. Tác giả King C. Chen, viện dẫn các nguồn tin Đài Loan, nói rằng các cuộc tấn công dọc theo biên giới tỉnh Quảng Ninh là công việc của Sư Đoàn 165 thuộc Quân Đoàn 55 (trong quyểnChina’s War with Vietnam, 1979, trang 106).  Cả Harlan Jencks, trong nhiều bài nghiên cứu của ông về chiến dịch 1979, lẫn Li Man Kin đã không thảo luận về sự giao tranh trong khu vực này.  Tôi không tin rằng Sư Đoàn 165 Trung Quốc chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công dọc theo biên giới tỉnh Quảng Ninh.  Lịch sử các đơn vị Việt Nam và các báo cáo của cán bộ Trung Quốc đều đặt các Trung Đoàn 494 và 493 của Sư Đoàn 165 tại khu vực Lạng Sơn, loại trừ chúng ra khỏi sự giao chiến này.  Không nguồn tin nào trong số kể trên nói rõ là liệu Trung Đoàn 495 của Sư Đoàn 165 có tham dự giao tranh tại Lạng Sơn hay không, như thế có thể rằng trung đoàn này đã thực hiện các cuộc tấn công vào các địa điểm biên giới Quảng Ninh; tuy nhiên cũng có thể rằng các lực lượng địa phương đảm trách việc này.  Cũng khó khăn không kém để xác định các lực lượng Việt Nam trong khu vực, nhưng các lực lượng này có thể là các thành phần của các Sư Đoàn Bộ Binh 328 và 323.  Vào ngày 9 Tháng Ba, 1979, Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã thiết lập một tổng hành dinh để kiểm soát các hoạt động tại khu vực Quảng Ninh, và hai sư đoàn này được giao phó cho tổng hành dinh (Viện Quân Sử Việt Nam, 55 Năm Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, các trang 405-6).  Sự thành lập bộ phận này vào nhật kỳ chậm trễ này không nhất thiết có nghĩa rằng các đơn vị hợp thành của nó đã không hoạt động tại tỉnh Quảng Ninh trước khi quân đoàn được thành lập.  Phía Việt Nam thường thành lập các quân đoàn của họ bằng cách tập hợp các đơn vị trong khu vực vào các đơn vị lớn hơn.

82. FBIS, Southeast Asia, 21 Tháng Hai, 1979, trang K-7.

83. FBIS, Southeast Asia, 27 Tháng Hai, 1979, trang K-10.

84. FBIS, Southeast Asia, 5 Tháng Ba, 1979, trang K-27.  Không có ngọn đồi nào trong các đồi này xuất hiện trên bản đồ quân sự Việt Nam, tỷ lệ 1:250,000, của khu vực.  Xem, Phòng Bản Đồ, Bộ Tổng Tham Mưu, QĐNDVN, “Mong Cai, NF-48-12”, Xếp Loại: “Mật”, 1990.

85. FBIS, Southeast Asia, 12 Tháng Ba, 1979, trang K-13.

86. Cao Ba Lanh [?] tọa lạc ngay phía đông thôn Dong vang [?].  Nó là một bộ phận của huyện Bình Liêu [?].

87. FBIS, Southeast Asia, 13 Tháng Ba, 1979, trang K-16.

88. FBIS, China, 19 Tháng Ba, 1979, trang E-1.
___
Nguồn: Edward C. O’Dowd, Chinese Military Strategy In The Third Indochina War, The Last Maoist War, Routledge: New York, 2007, Chapter 4: The 1979 Campaign, các trang 45-73; Chapter 5: The Battle of Lang Son, February – March 1979, các trang 74-88; Chapter 0: Conclusion: the legacy of an “incredible, shrinking war”, các trang 159-166.
Ngô Bắc dịch và phụ chú
Posted by TRÍ NHÂN MEDIA

1595. TRUNG QUỐC SẼ HOÀN THÀNH GIẤC MỘNG CƯỜNG QUỐC BIỂN VÀO NĂM 2030?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Hai, ngày 4/2/2013

TRUNG QUỐC SẼ HOÀN THÀNH GIC MỘNG CƯỜNG QUC BIN VÀO NĂM 2030?

TTXVN (Bc Kinh 1/2)
Tờ “Thời báo Hoàn cầu” mới đây đăng bài viết của Trương Kiến Cương, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu chính trị hải dương chiến lược thuộc Đại học Hải dương Quảng Đông, trong đó vị chuyên gia này cho rằng Báo cáo Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã coi xây dựng cường quốc biển là chiến lược phát triển quốc gia, đây là yêu cầu thời đại của toàn thể con cháu Viêm Hoàng, là tiến trình tất yếu của lịch sử Trung Quốc. Tác giả định nghĩa cường quốc biển là chỉ sự tổng hoà về sức mạnh kinh tế và sức mạnh vũ trang trên biển, là chỉ quốc gia có thực lực tổng hợp lớn mạnh trên các mặt như khai thác biển, sử dụng biển, bảo vệ biển và quản lý biển, trong đó Mỹ và Nhật Bản ngày nay chính là hệ tham chiếu.
Tác giả đã đưa ra 7 đặc điểm chủ yếu để Trung Quốc có thể trở thành cường quốc biển trong tương lai:
Thứ nhất, để trở thành cường quốc biển, Trung Quốc cần có một lực lượng hải quân hùng mạnh. Để tương xứng với các cường quốc biển, Hải quân Trung Quốc đầu tiên cần bắt đầu từ việc bảo vệ Đông Hải (Biển Hoa Đông), Nam Hải (Biển Đông), bảo vệ quyền lợi biển của mình. Đến khi đó, Hải quân Trung Quốc có thể gánh vác và hoàn thành 4 sứ mệnh chiến lược: một là bảo vệ thống nhất tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi biển quốc gia, đồng thời mở rộng phòng thủ chiều sâu khu vực duyên hải Đông Nam Trung Quốc; hai là bảo đảm thông suốt tuyến đường trên biển liên quan đến kinh tế quốc dân, bảo vệ tự do hàng hải của các đoàn tàu thương mại Trung Quốc; ba là bảo vệ thương mại ở nước ngoài và lợi ích đầu tư ngày càng mở rộng của Trung Quốc; bốn là đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ hoà bình thế giới và an ninh biển.
Theo tác giả, đeén khi đó Hai quân Trung Quốc đã hình thành cục diện phòng thủ biển trên 5 phương diện gồm lục quân, hải quân, không quân, vũ trụ và mạng; xây dựng hạm đội biển khơi hùng mạnh, đi theo hướng biển khơi, bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở bên ngoài lãnh thổ. Vì vậy, Trung Quôc cần phải đưa vào sử dụng ít nhất từ 6 đến 8 chiếc tàu sân bay, trong đó 2 đến 4 chiếc tuần tra thường trực tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, 2 chiếc thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và tiếp tế hậu cần, 2 chiếc duy tu bảo dưỡng. Hải quân Trung Quốc sẽ có thể thực thi chiến lược phòng ngự chủ động và phòng ngự biển khơi, tích cực mở rộng vùng đệm chiến lược ra bên ngoài, tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc không những có thể phản kích những kẻ xâm lược trên biển, mà còn có thể tấn công “nhường trước lấn sau” đối với các nước xâm lược trên biển. Lực lượng hải quân hùng mạnh này có thể giành chiến thắng trong thực tiễn chiên tranh cục bộ. Thông qua xây dựng hiện đại hoá hải quân nhằm giải quyết các mối đe doạ an ninh truyền thống và phi truyền thống mà Trung Quốc phải đối mặt.
Thứ hai, tổng lượng kinh tế biển của Trung Quốc cần chiếm từ 1/3 – 1/2 GDP. Tác giả cho rằng diện tích biển của Trung Quốc là hơn 3 triệu km2, chiếm 1/3 tổng diện tích lãnh thổ đất liền Trung Quốc, nhưng kinh tế biển chỉ chiếm chưa đầy 10% GDP. Trong khi đó, kinh tế bờ biển và kinh tế biển của Mỹ hiện nay đã chiếm đến 75% công ăn việc làm và 51% GDP trong tổng thể nền kinh tế Mỹ. Khi trở thành cường quốc biển, kinh tế biển của Trung Quốc cần thực hiện mô hình phát triển nhất thể hoá giữa biển, bờ biển và lục địa, thực hiện phát triển bền vững kinh tế biển.
Trong phương diện các ngành nghề gần bờ có thể học tập khuôn mẫu Nhật Bản. Diện tích vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Nhật Bản đạt hơn 4,5 triệu km2, lớn gấp 12 lần diện tích lãnh thổ đất liền của Nhật Bản. Từ thập niên 60 của thế kỷ trước đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã chuyển dịch trọng tâm phát triển kinh tế từ ngành công nghiệp nặng sang phát triển sản ngành nghề biển, nhanh chóng hình thành kết cấu kinh tế biển hiện đại lấy các ngành kỹ thuật công nghệ cao như khai thác tài nguyên sinh vật biển, giao thông vận tải biển, công trình biển làm trụ cột. Ngoài ra, một số thành phố duyên hải Trung Quốc cũng có thể học tập mô hình của Xinhgapo phát triển chủ yếu dựa vào vận tải biển, cảng biển.
Thứ ba, Trung Quốc cần có khoa học kỹ thuật biển và năng lực khai thác phát triển biển rất mạnh. Khai thác phát triển biển chủ yếu chỉ khai thác tài nguyên biển và khai thác kỹ thuật biển, bao gồm công nghiệp và giao thông tàu biển, chế tạo và lắp đặt cáp điện thông tin đáy biển, thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản biển, thực phẩm và dược phẩm sinh học biển; khử mặn nước biển và sử dụng các công trình phát điện bằng sức gió, sóng, thuỷ triều; bảo vệ giám sát môi trường biển và xử lý ô nhiễm biển, cảnh báo, dự báo thiên tai biển, nuôi trồng thuỷ hải sản gần bờ, xa bờ, đánh bắt cá đại dương…
Đến khi đó, năng lực khai thác phát triển biển kể trên của Trung Quốc sẽ đạt được tiến triển, ngành dầu khí biển, công nghiệp gần cảng, ngành trung chuyển hàng hoá hiện đạị, ngành du lịch biển lấy kỹ thuật công nghệ cao làm trụ cột trở thành chủ thể của phát triển kinh tế. Thu nhập từ du lịch và nghỉ dưỡng biển của Mỹ đạt 30 tỷ USD, chiếm 49% tổng thu nhập du lịch của cả nước Mỹ. Đến khi đó, Trung Quốc cần có 30 chiếc giàn khoan biển sâu giống như giàn khoan “CNOOC 981” được Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo và đưa vào sử dụng trong năm 2012, vùng biển Nam Hải và đảo Điếu Ngư sẽ được xây dựng thành “Đại Khánh biển sâu”, việc Trung Quốc tự khoan thăm dò dầu khí tại vùng biển của mình và vùng biển quốc tế sẽ trở nên hết sức bình thường.
Thứ tư, Trung Quốc cần có năng lực kiểm soát biển rất mạnh. Đến năm 2030, công tác quản lý biển của Trung Quốc sẽ có những bước đi mới, lực lượng quản lý biển nhiều đầu mối hiện nay sẽ được chấn chỉnh, xây dựng cơ chế “cảnh sát biển”, thành lập lực lượng “cảnh sát 110 trên biển” (cảnh sát 110 của Trung Quốc có hình thức như cảnh sát 113 của Việt Nam-ND), hoàn thành 3 chức trách: giám sát khai thác và sử dụng tài nguyên biển; giám sát bảo vệ và cứu hộ môi trường biển; giám sát vào bảo vệ chủ quyền biển.
Hiện nay, số lượng tàu thi hành pháp luật của cả hai ngành hải giám và ngư chính Trung Quốc chưa đến 500 chiếc, tàu trên 1.000 tấn cũng chưa đến 50 chiếc. Đến năm 2030, “cảnh sát 110 trên biển” của Trung Quốc cần có 60 chiếc tàu thi hành pháp luật trên biển giống như tàu hải giám 83 và tàu ngư chính 206 có trọng tải trên 3.000 tấn và khoảng 900 tàu trọng tải 1.000 tấn, đạt trình độ mỗi 3.000 km2 vùng biển bố trí một tàu tuần tra thi hành luật pháp có trọng tải nghìn tấn. Khi đó ngư dân Trung Quốc có thể tiến hành sản xuất, đánh bắt cá an toàn tại vùng biển của mình, đội tàu vận tải biển và công trình biển cũng không bị cướp biển đe doạ, uy hiếp.
Thứ năm, Trung Quốc cần có ý thức biển và văn hoá biển toàn dân. Tác giả cho rằng đến năm 2030, văn hoá biển sẽ được toàn xã hội tiếp thu. Việc giáo dục văn hoá biển của Trung Quốc không chỉ cần đưa vào sách giáo khoa lịch sử, địa lý, mà còn phải đưa vào sách ngữ văn, toán học trong trường học. Đến khi đó, mỗi học sinh Trung Quốc đều biết sự thật trong đại dương, nếu anh chiếm được một đảo nhỏ mấy chục mét vuông có điều kiện cho con người sinh sống, căn cứ quy định “Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển” thì có thể được quyền sử dụng vùng đặc quyền kinh tế 43.000 km2, rộng gấp hơn 4 lần diện tích toàn tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc.
Thứ sáu, Trung Quốc cần có quy hoạch chiến lược biển mang tính toàn cầu. Hiện nay, Trung Quốc không chỉ cần quản lý tốt, sử dụng tốt cơ nghiệp về biển do cha ông để lại mà còn phải khai thác và sử dụng tốt tài sản chung của toàn nhân loại – đó là 4 đại dương. Trung Quốc phải coi trọng hơn việc xây dựng trạm Trường Thành, Trung Sơn và Côn Lôn tại Nam Cực, coi trọng việc khảo sát khoa học và địa vị chiến lược của Bắc Băng Dương.
Thứ bảy, Trung Quốc cần hoàn thành sự nghiệp lớn thống nhất tổ quốc, giải quyết các đảo và vùng biển có tranh chấp. Đến năm 2030, tranh chấp lãnh thổ và quyền lợi biển với các nước láng giềng, nhất là Vấn đề tranh chấp như đảo Điếu Ngư, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) đã cơ bản được giải quyết, có một số vùng biển tranh chấp nghiêm trọng được phân định thành khu vực cùng khai thác do phía Trung Quốc làm chủ. Khi đó, các nước như Nhật Bản, Philippin, Việt Nam sẽ không còn gây rối, mà sẽ quen và phát triển trong vành đai lớn thịnh vượng của Trung Hoa, hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc cả kinh tế lẫn chính trị.
Tác giả cho rằng Trung Quốc sẽ thực hiện được giấc mộng cường quốc biển chứ không phải là nước bá quyền biển, đây là lời hứa trang nghiêm của Trung Quốc đối với nhân dân các nước trên thế giới. Nếu hỏi còn bao lâu nữa Trung Quốc mới trở thành cường quốc biển? Tác giả dự đoán đến khoảng năm 2030 – 2035 Trung Quốc có thể thực hiện điều này. Ngày 11/12/2012, ủy ban Tình báo quốc gia Mỹ công bố báo cáo “Xu hướng toàn cầu năm 2030”, trong đó khẳng định thời đại bá quyền Mỹ sẽ kết thúc vào năm 2030, đồng thời đón nhận thế giới dân chủ hoá đa cực. Điều này cho thấy rõ trong khoảng thời gian 20 năm tới, Trung Quốc hoàn toàn có môi trường quốc tế thuận lợi để hoàn thành giấc mộng cường quốc biển./.

1596. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Hai, ngày 4/2/2013

NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CHIN LƯỢC BIỂN CỦA TRUNG QUỐC

(Tạp chí “Ngoại giao Trung Quc ”, Trung Quc)
Biển chiếm khoảng 70% diện tích trái đất, chứa đựng ít nhất trên 65% nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái trất, là nguồn năng lượng và khoáng sản quan trọng nhất trong tương lai gần của con người. Sự sinh tồn và phát triển của con người trong tương lai cho thấy biển vô cùng quan trọng, có thể nói “có biển sẽ hưng thịnh, mất biển sẽ suy vong”. Mặc dù Trung Quốc là một nước lớn có cả biển và đất liền, có hơn 18.000 km bờ biển và hơn 6.000 đảo, song do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, lâu nay quyền lực trên đất liền tương tối mạnh, quyền lực trên biển tương đối yếu thế. Xét về góc độ chiến lược, chiến lược biển của Trung Quốc luôn ở trong tình cảnh tương đối bị động. Vì vậy, tình cảm của người dân Trung Quốc đối với biển vô cùng phức tạp, vừa yêu vừa hận. Xét từ góc độ lịch sử, biển vừa mang lại sự giàu có và vinh quang, vừa mang đến tai họa và sỉ nhục cho người Trung Quốc, còn xét từ hiện thực và tương lai thì đầy rẫy cơ hội và thách thức.
Sự khó xử của nước lớn: Góc độ hiện thực
Việc nước Trung Quốc mới được thành lập năm 1949 đánh dấu một đất nước chịu đủ nỗi khổ về biển kể từ cận đại tới nay cuối cùng đã đứng dậy, giành đtrợc độc lập theo ý nghĩa thật sự. Việc giành được ghế chính thức của Liên Hợp Quốc năm 1971 đánh dấu sự thừa nhận phổ biến của cộng đồng quốc tế đối với chủ quyền của Trung Quốc (bao gồm quyền lực trên biển). Hơn 60 năm qua, Trung Quốc luôn dốc sức thay đổi cục diện lạc hậu bế quan tỏa cảng, không coi trọng biển trước đây, cũng đã đạt được những thành tựu khiến người khác ngưỡng mộ, song do hàng loạt nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong các vấn đề liên quan đến biển, Trung Quốc vẫn chưa thể thoát khỏi tình thế bế tắc về chiến lược, vẫn là một nước lớn còn khó xử. Sự khó xử này thể hiện ở hai mặt sau: Một là xét địa vị thực lực khách quan, Trung Quốc nên là một nước lớn về biển, song lại là một nước nhỏ về quyền lực trên biển, ít có quyền phát ngôn đối với các vấn đề về biển, điều này rất không tương xứng với địa vị nước lớn của Trung Quốc. Hai là quyền và lợi ích trên biển (bao gồm lãnh thổ biển) liên tục xảy ra tranh chấp, bất cứ nước nào dường như cũng đều dám bắt nạt, thách thức Trung Quốc, Trung Quốc dường như luôn rơi vào trạng thái đối phó bị động, phòng ngự tiêu cực. Sự hình thành tình thế khó xử này chủ yếu có nhân tố khách quan bên ngoài và nguyên nhân chủ quan bên trong.
Xét nhân tố khách quan bên ngoài, chủ yếu có ba điểm:
Thứ nhất, môi trường địa-chính trị biển của Trung Quốc rất xấu. So với các nước lớn trên thế giới hiện nay, môi trường địa-chính trị biển của Mỹ tốt nhất, nó không gặp bất cứ trở ngại nào, tiếp giáp với ba đại dương (Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương), các tuyến đường chiến lược trên biển vô cùng thông suốt; thứ hai là Nga, tiếp giáp với hai đại dương (Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương); môi trường địa-chính trị biển của Trung Quốc xấu nhất, chỉ tiếp giáp vói một đại dương (Thái Bình Dương), hơn nữa trên các tuyến đường chiến lược hướng ra đại dương bị ngăn trở bởi nhiều quốc gia và khu vực có chế độ chính trị và ý thức hệ khác nhau, tuyến đường chiến lược trên biển vô cùng chật hẹp, dễ bị nước khác kiềm chế. Xét từ góc độ nào đó, với mặt hướng ra biển nhỏ hẹp như vậy, có thể nói Trung Quốc “có biển mà không có đại dương”.
Thứ hai, còn nhiều vấn đề tàn dư của lịch sử, mâu thuẫn liên quan tới nhiều mặt. Đài Loan hiện vẫn nằm ở nước ngoài, trở thành khiếm khuyết của quyền lực trên biển phía Đông Trung Quốc; ở Đông Hải (Biển Hoa Đông), Trung Quốc còn có tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật Bản; ở Hoàng Hải tranh chấp với Hàn Quốc về bãi đá ngầm Socotra; ở Nam Hải (Biển Đông) tranh chấp các đảo với nhiều quốc gia; hơn nữa, tranh chấp về các đảo san hô này ngày càng có xu thế gay gắt, “sự kiện đảo Hoàng Nham” và “làn sóng đảo Điếu Ngư” xảy ra gần đây chính là ví dụ.
Thứ ba, sức ép của hệ thống quốc tế do sự trỗi dậy của Trung Quốc mang lại. Trung Quốc trỗi dậy là sự kiện quan trọng nhất của cộng đồng quốc tế gần 30 năm quá, nó có những ảnh hưởng to lớn tới cục diện và trật tự quốc tế, song cũng khó tránh khỏi đúng trước sức ép lớn của hệ thống quốc tế. Đặc biệt là 2, 3 năm gần đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhịp độ trỗi dậy của Trung Quốc đã bị “đẩy nhanh” nên dẫn tới sức ép của hệ thống quốc tế cũng tăng lên chưa từng có. Hiện sức ép lớn nhất đối với Trung Quốc là đến từ Mỹ. Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, bá quyền đơn cực Mỹ suy yếu nhanh, mặc dù Mỹ vẫn có ảnh hưởng và sự kiểm soát lớn ở châu Á, song cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc ở châu Á, cuộc đọ sức giữa Mỹ và Trung Quốc về lợi ích hiện thực, địa chính trị và tranh giành quyền chủ đạo khu vực cũng trở nên gay gắt hơn, việc Mỹ đẩy mạnh mức độ kiềm chế đối với Trung Quốc đã hình thành sự phối hợp công khai với kiểu “dựa vào Mỹ kiềm chế Trung Quốc” của các nước xung quanh. “Chuỗi đảo thứ nhất, chuỗi đảo thứ hai” được Mỹ dày công xây dựng nhằm vào Trung Quốc hơn 60 năm trước lại phát huy tác dụng, các nước đồng minh của Mỹ trong chuỗi đảo như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Inđônêxia và Xinhgapo V.V… tự nhiên được đẩy lên tuyến đầu. Không chỉ có vậy, một số trong những quốc gia này lại có tranh chấp quyền và lợi ích biển hoặc có xung đột lợi ích lớn về biển với Trung Quốc, điều này đã tạo những cơ hội quý báu để Mỹ “gây hấn có định hướng” các chuỗi đảo, và tín hiệu trực tiếp của việc “gây hấn có định hướng” chính là “chiến lược dịch chuyển về phía Đông” và “quay trở lại châu Á” mà Mỹ cao giọng nhấn mạnh. Vì vậy, sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ lần này cùng trở thành nguyên nhân quan trọng nhất khiến các vấn đề biển xung quanh Trung Quốc hiện liên tiếp xảy ra.
Về nhân tố chủ quan bên trong, chủ yếu có hai điểm:
Thứ nhất, nhận thức tổng thể về biển của Trung Quốc tương đối kém, quan niệm về quyền lực trên biển mờ nhạt. Do chịu ảnh hưởng của văn hóa quyền lực trên đất liền truyền thống, cộng với đóng cửa đất nước háng trăm năm, người dân Trung Quốc vẫn khá xa lạ đối với biển, thiếu “tình cảm mãnh liệt” cần có. Người dân Trung Quốc có tình cảm rất sâu đậm đối với đất đai trên đất liền mà tổ tiên đã phải dùng mồ hôi và sinh mệnh để khai khấn, ý thức gìn giữ đất đai vô cùng mạnh mẽ, song thiếu sự quan tâm đúng mức đối với lãnh thổ biển, quyền và lợi ích biển, thiếu “cảm giác đau khổ” cần có đối với phần lãnh thổ biển bị mất và quyền lợi biển bị xâm phạm. Ví dụ, trong cuộc điều tra năm 2010 của Cục Hải dương quốc gia có một câu hỏi như sau: “Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, hơn nữa duy trì mối quan hệ hòa thuận với các nước láng giềng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tạo ra môi trường bên ngoài tốt đẹp để phát triển kinh tế, vì vậy, việc tranh giành một số đảo nhỏ ở xa, không có người ở, khai thác gặp nhiều khó khăn không có mấy ý nghĩa”.
Trên 60% số người được hỏi giữ thái độ trung lập và ủng hộ đối với vấn đề này, cho thấy ý thức bảo vệ của mọi người đối với lãnh thổ biển hết sức mờ nhạt. Ngoài ra, trong số những người được hỏi, chỉ có 10,7% biết đất nước có vùng biển quản lý rộng khoảng 3 triệu km; 13% biết tổng chiều dài bờ biển; chỉ có 10,5% biết có trên 6.500 đảo trên 500 m2; lần lượt có 5,4%, 4% và 4,2% hiểu chính xác các khái niệm như lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; phần lớn mọi người đều không hiểu nhiều về “Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển”; chỉ có 16,7% biết rõ biển chiếm khoảng 70% diện tích trái đất. Trong ý thức của nhiều người Trung Quốc, biển cách chúng ta rất xa, Tam Á ở Hải Nam đã là “chân trời góc biển”, thật không ngờ chúng ta còn có bãi ngầm Tăng Mầu ở xa hơn. Sự mờ nhạt về ý thức biển dẫn tới việc xem nhẹ đối với quyền lực trên biển; sự xem nhẹ đối với quyền lực trên biển lại làm cho Trung Quốc chưa thật coi trọng việc xây dựng năng lực kiểm soát đối với biển (ví dụ xây dựng hải quân, thành lập cơ quan quản lý giám sát biển), và đây chính là điều chí mạng.
Thứ hai, chưa nắm bắt tốt một số thời cơ chiến lược nào đó, Do thiếu chiến lược lớn về biển có hệ thống, cộng thêm tư tưởng coi trọng quyền lực trên đất liền làm cho Trung Quốc đánh mất một số thời cơ chiến lược nào đó trong việc giành được và bảo vệ quvền và lợi ích biển, điều này lại làm cho tình cảnh khó khăn ở biển của Trung Quốc hiện nay thêm trầm trọng. Ví dụ, trong vấn đề đảo Điếu Ngư ở Đông Hải, Trung Quốc từng có cơ hội lợi dụng sự chủ động chiến lược và ưu thế được hình thành nhân chuyến thăm bí mật của Nixon tới Trung Quốc năm 1972, dựa vào việc nhà cầm quyền Nhật Bản năm đó muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc để đưa ra đúng lúc Vấn đề chủ quyền đảo Điểu Ngư thuộc về Trung Quốc, vì sự hữu nghị lâu dài của nhân dân Trung-Nhật, Trung Quốc đã chủ động từ bỏ khoản bồi thường sau chiến tranh của Chính phủ Nhật Bản, do đó năm 1972 đã trở thành cơ hội tuyệt vời để giải quyết vấn đề Đảo Điếu Ngư. Trong vấn đề đảo san hô ở Nam Sa (Trường Sa), Trung Quốc cũng có 3 cơ hội giải quyết vấn đề này với Việt Nam. Ba thời cơ này lần lượt là vào năm 1974, 1979 và 1988. Thời cơ đầu tiên là nhân uy lực còn lại của chiến thắng ở Tây Sa (Hoàng Sa), tiến về phía Nam giành lại các bãi đá san hô ở Nam Sa; thời cơ thứ hai là có thế lợi dụng cuộc phản kích tự vệ đối với Việt Nam năm 1979, thu hồi Nam Sa; thời cơ thứ ba là nên mở rộng đúng lúc thành quả chiến đấu của cuộc hải chiến Trường Sa ngày 14/3/1988, đánh vào sự khiêu khích kiêu ngạo của Việt Nam, thu lại nhiều đảo san hô bị xâm chiếm. Trong khu vực các đảo san hô có tranh chấp, quyền kiểm soát thực tế có ý nghĩa hiện thực hết sức to lớn, nó có thể đảm bảo cho các cuộc đàm phán của đất nước. Song do hàng loạt nguyên nhân, Trung Quốc chưa nắm được những thời cơ chiến lược tốt có thể giải quyết tình thế bế tắc ở biển.
Duy trì và tăng cưng quyền lực trên biển để kiểm soát biển: bưóc đột phá tiếp theo
Biển là ngôi nhà của nhân loại, là sân chơi quan trọng cho sự phát triển của các nước trên thế giới trong tương lai. “Có biển thì hưng thịnh, mất biển sẽ suy vong” đã trở thành nhận thức chung của nhiều nước. Được coi là nước lớn về biển trên thế giới hiện nay, Trung Quốc cần rút kinh nghiệm của lịch sử, nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của biển, phá vỡ tình cảnh tiến thoái lưỡng nan ở biển bấy lâu nay.
Thứ nhất, nâng cao nhận thức và bồi dưỡng tình cảm của người dân đối với biển, nỗ lực phát huy vai trò của người dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích trên biển. Nâng cao nhận thức của người dân đối với biển là một công trình hệ thống, cần sự nỗ lực chung của chính phủ và các bên trong xã hội. Nhìn chung, nhận thức của người dân Trung Quốc về biển tương đối thấp, trình độ nói chung cần được nâng lên, mức độ hiểu biết của phần đông người dân đối với biển khá thấp, thiếu nhận thức cơ bản đối với khoa học biện, điều này không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, cũng không phù hợp với yêu cầu thực thi chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc. Để thay đổi tình trạng này, Trung Quốc cần phải ra sức tăng cường xây dụng văn hóa biển, phổ biến rộng rãi kiến thức về biển, nâng cao “tình cảm mãnh liệt” của người dân đối với biển. Mấy năm gần đây, cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, mức độ quan tâm của người dân đối với biển được nâng lên nhiều, ngày càng có nhiều người bày tỏ ý thức và tình cảm mãnh liệt trong việc bảo vệ quyền và lợi ích biển. Đây là cơ sở tốt để Trung Quốc phát huy sức mạnh của lực lượng quần chúng nhân dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích biển. Xét thực tiễn ngoại giao hiện đại, các lực lượng quần chúng nhân dân đóng vai trò vô cùng đặc biệt trong các cuộc tranh chấp quốc tế, có lúc có thể đóng vai trò đặc biệt mà chính phủ không làm được. Trong các tranh chấp quyền và lợi ích biển cũng vậy, Trung Quốc có thể cân nhắc áp dụng phương pháp kết hợp giữa chính phủ và quần chúng nhân dân để kiện tụng và bảo vệ đối với phần lãnh thổ có tranh chấp. Ví dụ, có thể nhân nhắc học hỏi các mô hình như “công trình hy vọng”, “công trình yêu nước” (gương điển hình người tốt việc tốt-ND), thiết lập “công trình Nam Sa”, phát huy hết mức sức mạnh yêu nước trong dân chúng, một số đảo san hô không có người ở của Nam Sa do các lực lượng quần chúng nhân dân quyên góp tiền “đỡ đầu” được gọi tên bằng các địa danh. Ví dụ, đảo san hô được lực lượng quần chúng ở Bắc Kinh, Quảng Châu “đỡ đầu” có thể gọi là “đảo Bắc Kinh”, “đảo Quảng Châu”, người dân các khu vực có thể định kỳ tổ chức quyên góp tiền để tới các đảo san hô này tiến hành các hoạt động bảo vệ môi trường biển hoặc khảo sát khoa học biển. Phương thức hoạt động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các lực lượng quần chúng nhân dân phù hợp với phương thức tham gia các công việc quốc tế của các tổ chức quốc tế với thế giới hiện nay (ví dụ “Tổ chức hòa bình xanh”, “Tổ chức cấm đánh bắt cá voi quốc tế” v.v…), dễ nhận được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, Trung Quốc còn có thể thông qua phương thức bảo vệ quyền lợi hợp pháp này tiến hành giáo dục chủ nghĩa yêu nước đối với người dân, để tình cảm yêu nước của người dân tìm được chỗ gửi gắm.
Thứ hai, vạch ra chiến lược lớn về biển phù hợp với tình hình đất nước, khiến Trung Quốc trong tương lai có phương hướng chiến lược đúng đắn rõ ràng đối với việc khai thác sử dụng biển, về mặt khách quan, Trung Quốc có khiếm khuyết địa lý biển tự nhiên, phía Bắc tính từ quần đảo Aleutian, “chuỗi đảo thứ nhất” tính từ phía Nam tới Xinhgapo “ôm chặt” đất nước Trung Quốc, về tổng thể, Trung Quốc ở trong trạng thái bị bao vây. Muốn phá vỡ tình thế này, Trung Quốc phải có chiến lược lớn về biển lâu dài, giống như Peter Đại đế của nước Nga năm đó khăng khăng tìm đường ra biển, thực hiện mục tiêu chiến lược biển của Trung Quốc bằng sự nỗ lực của một hoặc bao thế hệ, thực hiện sự chuyển đổi từ nước lớn về biển thành cường quốc biển. Chiến lược lớn về biển cần bao gồm nhiều mặt, gồm các mục tiêu chiến lược như chính trị, kinh tế và quân sự, trong đó nhất định phải có sự thiết kế chiến lược phá vỡ vòng vây của “chuỗi đảo thứ nhất”. Trung Quốc phải nói rõ với thế giới rằng “chuỗi đảo thứ nhất” không phải là chuỗi đảo phong tỏa Trung Quốc mà là tuyến phòng thủ thứ nhất để Trung Quốc bảo vệ an ninh lãnh thổ phía Đông, có thể gọi nó là “vòng cung an ninh Đông Á”, vị trí của nó cơ bản trùng hợp với “chuỗi đảo thứ nhất”. Mục đích của việc lập “vòng cung an ninh Đông Á” là để xây dựng chiều sâu phòng ngự chiến lược, bảo vệ an ninh lãnh thổ phía Đông Trung Quốc vì phần lãnh thổ này tập trung trên 60% của cải và là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng nhất của đất nước (ví dụ Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu). Trong tương lai, các lực lượng trên biển của Trung Quốc sẽ thường xuyên hoạt động gần “chuỗi đảo thứ nhất” để các nước phương Tây đặc biệt là Nhật Bản thích ứng với sự thực này, chớ nên luôn kinh ngạc rằng “hải quân Trung Quốc lại một lần xuyên qua chuỗi đảo thứ nhất rồi !”
Cuối cùng, ra sức duy trì và tăng cường quyền lực trên biển, tăng cường sức cạnh tranh trên biển. Quyền lực trên biển là nền tảng của cường quốc biển, không có quyền lực trên biển lớn mạnh thì không thể đảm bảo quyền và lợi ích biển của đất nước. Nhìn tổng quát lịch sử thế giới cận đại, các nước lớn đã trỗi dậy cơ bản đều là các cường quốc có quyền lực trên biển, trong cuộc tranh giành lợi ích quốc gia, các cường quốc có quyền lực trên biển luôn đạt được nhiều lợi ích nhất. Những kỳ tích Trung Quốc đạt được trong 30 năm cải cách mở cửa ở chừng mực rất lớn đều được lợi từ biển, bất kể thương mại, đầu tư quốc tế hay là đặc khu kinh tế ven biển đều không tách rời nguyên tố biển, và những điều này đều cần được bảo vệ bằng quyền lực trên biển hùng mạnh. Xét xu thế phát triển của Trung Quốc trong tương lai, nguồn tài nguyên trong nước hiện nay không thể đáp ứng yêu cầu cải thiện điều kiện sống của 1,4 tỷ người, vì vậy rất cần nguồn tài nguyên của bên ngoài và việc giành được nguồn tài nguyên bên ngoài cũng cần sự bảo vệ của quyền lực trên biển.
Xây dựng hải quân là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong sự cấu thành quyền lực trên biển. Từ khi nước Trung Quốc mới được thành lập đến nay, lực lượng hải quân đã giành được những thành tựu rất lớn, song vẫn chưa thật tương xứng với địa vị nước lớn về biển của Trung Quốc, vẫn còn khoảng cách lớn so với cường quốc hải quân số 1 thế giới. Đối với Trung Quốc, việc phát triển lực lượng hải quân hùng mạnh có hai ý nghĩa: Một là chọc thủng vòng vây chuỗi đảo, giành được tuyến đường chiến lược ở biển xa, là bộ phận cấu thành quan trọng tạo thành “vòng cung an ninh Đông Á”; hai là hình thành khả năng răn đe lớn, “khuất phục kẻ thù mà không cần chiến đấu”, bảo vệ hòa bình khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Vì lý do đó, về mặt tư tưởng chiến lược, Trung Quốc phải thay đổi sách lược phòng ngự tiêu cực ở biển gần, xây dựng hải quân thành lực lượng có khả năng hoạt động ở biển xa. Đại tướng Tiêu Kình Quang, một trong những người sáng lập hải quân Trung Quốc từng đưa ra ý tưởng chiến lược thành lập hạm đội Thái Bình Dương, nguyên Tư lệnh hải quân Trung Quốc, Thượng tướng Lưu Hoa Thanh cũng từng đề ra mục tiêu lớn lao hải quân Trung Quốc vượt qua chuỗi đảo thứ nhất, chuỗi đảo thứ hai, tiến vào Thái Bình Dương. Từ lý luận quyền lực trên biển cho thấy những ý tưởng chiến lược này đều có tầm nhìn xa trông rộng, hải quân Trung Quốc quả thực phải có sự thiết kế chiến lược như vậy, nếu không sẽ có khả năng bị trói buộc ở biển gần. Người viết cho rằng bán kính tác chiến của hải quân Trung Quốc trong tương lai ít nhất nên mở rộng tới ngoài chuỗi đảo thứ nhất, phía Bắc nên tới quần đảo Ogasawara, phía Đông tới quần đảo Micronêxia, phía Tây tới biển Adaman. Đây không chỉ nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia Trung Quốc mà còn là nhu cầu bảo vệ hòa bình khu Vực châu Á-Thái Bình Dương. Chỉ khi thực lực của hải quân Trung Quốc đạt tới bước tương xứng với sức mạnh đất nước thì mói có thể đạt được hiệu quả “không đánh mà chiến thắng kẻ địch”. Đặc biệt là trong Vấn đề Nam Hải, chỉ khi Hạm đội Nam Hải có ưu thế tuyệt đối thì mới có thể mạo hiểm khiêu khích các nước có tranh chấp với Trung Quốc, nếu ưu thế không rõ rệt sẽ kích động dã tâm chạy đua vũ trang của họ, tìm cách dựa vào phương pháp mấy chiếc tàu chiến để khiêu khích Trung Quốc, tiếp tục xâm chiếm thậm chí tăng cường xâm chiếm lãnh thổ biển của Trung Quôc.
Nhà hàng hải nổi tiếng Trung Quốc Trịnh Hòa từng nói “muốn đất nước giàu mạnh thì không thể không quan tâm đến biển, của cải đến từ biển, mối đe dọa cũng đến từ biển, nếu nước khác chiếm trước được Nam Dương (tức biển Đông Nam Á), Hoa Hạ sẽ lâm nguy”. Sau khi khảo sát các nước phương Tây, Tôn Trung Sơn cũng đưa ra kết luận: “Từ sự thay đổi của tình hình thế giới cho thấy sự thịnh suy mạnh yếu của thực lực đất nước thường đến từ biển chứ không phải trên đất liền, khi có quyền lực trên biển, thực lực đất nước thường luôn hùng mạnh”. Thế kỷ 21 là thế kỷ của biển, Trung Quốc phải nghiêm túc tiếp thu bài học kinh nghiệm của lịch sử, coi trọng biển, xây dựng chiến lược lớn về biển, dốc sức duy trì và tăng cường quyền lực trên biển, phá bỏ hoàn toàn tình thế bế tắc ở biển, nỗ lực thực hiện sự chuyển đổi từ nước lớn về biển sang cường quốc biển.
***
Bài viết của Thời Vĩnh Minh, Nghiên cứu viên chỉnh Viện Nghiên cứu các vn đề quốc tế Trung Quốc, đăng trên tạp chí “Hòa bình và phát triển ”, sau đây là nội dung bài viết:
Những năm gần đây, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển mà Trung Quốc đang phải đối diện trên biển Hoa Đông và Biển Đông ngày càng gay gắt. Bối cảnh lớn quốc tế hiện nay là nhu cầu của nhân loại đối với dầu mỏ tăng lên khiến cho cạnh tranh tài nguyên ngày càng gay gắt, Trung Quốc sẽ mạnh lên nhưng hiện nay chưa mạnh, Mỹ đang tăng cường phòng bị, một số nước hy vọng lợi dụng nhân tố không xác định trong môi trường chiến lược để tiến hành đầu cơ, làm hỗn loạn cục diện lớn phát triển và hợp tác của Đông Á… Trước bối cảnh lớn này việc có thể xử lý ổn thỏa các tranh chấp quyền lợi biển hay không, là một cuộc thử nghiệm năng lực mà trong quá trình trỗi dậy của mình Trung Quốc phải đối diện.
1. Tài nguyên du mỏ đúng trước nguy khủng hoảng khiến cho sự tranh giành giữa các nưc ngày càng gay gắt
Thách thức lớn nhất mà sự phát triển kinh tế của các nước phải đối diện đó là thiếu hụt tài nguyên năng lượng. Căn cứ theo “Niêm giám thống kê về năng lượng thế giới năm 2012” do Công ty dầu khí Anh (BP) đưa ra, trữ lượng dầu mỏ toàn cầu chỉ có thể dùng trong 54 năm nữa, với 87% thị phần nhiên liệu hóa thạch tiếp tục chiếm vị trí chủ đạo trong tiêu thụ năng lượng toàn cầu, năng lượng tái tạo tuy tăng lên nhanh chóng, nhưng vẫn chỉ chiếm 2% mức tiêu thụ toàn cầu. Còn vấn đề mà Đông Á đang phải đối diện là kinh tế tăng trưởng nhanh khiến cho nhu cầu về dầu mỏ cũng tăng lên. Bên cạnh đó, Đông Á lại là khu vực nhập khẩu năng lượng truyền thống, sản lượng bản thân không đủ. Trước tình trạng này, cạnh tranh tài nguyên dầu mỏ trên biển Hoa Đông và Biển Đông chắc chắn sẽ ngày càng gay gắt. Ngoài tài nguyên dầu khí, tài nguyên dưới đáy biển cũng là một trong những trọng điểm của cạnh tranh quốc tế trong tương lai. Ví dụ như thềm lục địa mà Nhật Bản hy vọng có được tương đương với 1,7 lần diện tích lãnh thổ của nước này, bao gồm cả thềm lục địa trên biển Hoa Đông. Năm 2003, Bộ trưởng Đất đai và Giao thông Nhật Bản Chikage Ogi đã vạch ra kế hoạch lâu dài về biển, đưa mục tiêu nhắm vào trữ lượng măngan có thể cung cấp cho Nhật Bản sử dụng 320 năm, côban 1300 năm, niken 100 năm và tài nguyên dầu khí 100 năm tiềm ẩn trên Hoa Đông.
2. Trung Quốc sẽ mạnh nhưng hiện giờ chưa mạnh khiến cho các nưóc xung quanh tìm cách mở rộng diện tích của mình

Một nhân tố quan trọng trong tranh chấp biển của Đông Á là trong quá trình chuyển đổi từ nước phong kiến cổ đại sang nhà nước dân tộc hiện đại, Trung Quốc bị rơi vào suy thoái và chịu sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, từ đó khiến cho Trung Quốc xuất hiện tranh chấp về chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng.
Xét đến mối quan hệ giữa nhân tố lịch sử và láng giềng, để giải quyết tranh chấp, Trung Quốc đưa ra chủ trương chính sách “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”. Nhưng một số nước không chỉ hiểu sai chính sách của Trung Quốc, mà còn có dụng ý xấu lợi dụng thiện chí của Trung Quốc. Hiểu sai ở đây là cho rằng chính sách của Trung Quốc là kế hoãn binh, cho rằng sau khi hùng mạnh, Trung Quốc sẽ dùng thực lực để giải quyết vấn đề. Quan điểm này không đáng để quan tâm, vì việc Trung Quốc đưa ra chủ trương “cùng nhau khai thác” là tập trung vào hiện thực, chứ không tập trung vào tương lai. Tháng 11/2002, sau khi Trung Quốc và ASEAN ký kết “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông” (DOC), Trung Quốc từng ký hiệp định tiến hành cùng chuẩn bị thăm dò và khai thác tại khu vực thỏa thuận trên Biển Đông với Việt Nam và Philippin, nhưng sau này hai nước Việt Nam và Philippin không chỉ từ bỏ hiệp định, mà còn có dụng ý xấu lợi dụng thiện chí của Trung Quốc cố gắng duy trì cục diện hòa bình trên Biển Đông, đi ngược lại tinh thần cơ bản của DOC, đưa người ra cư trú trên các đảo đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa, không ngừng tạo ra những trở ngại mới cho việc giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, hai nước này còn đẩy mạnh mức độ khai thác dầu mỏ trên Biển Đông, xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc, tìm cách lợi dụng thời cơ Trung Quốc chưa mạnh để giành lấy và củng cố hơn nửa lợi ích. Còn Nhật Bản thì tùy tiện phủ nhận thỏa thuận ngầm mà lãnh đạo hai nước 40 năm trước đã đạt được về việc gác lại tranh chấp, đồng thời nhận thức một cách sai lầm rằng hiện nay Trung Quốc phải bảo đảm phát triển kinh tế, nên sẽ không sử dụng vũ lực để bảo vệ chủ quyền. Vì vậy, Nhật Bản đã nhiều lần giẫm lên điểm giới hạn cuối cùng của Trung Quốc trên đảo Điếu Ngư, hy vọng lợi dụng tâm lý coi trọng hòa bình và ổn định của Trung Quốc để thực hiện mưu đồ chiếm giữ thực tế và lợi dụng đảo Điếu Ngư. Những hoạt động xâm phạm đối với quyền chủ và lợi ích của Trung Quốc này cuối cùng buộc Trung Quốc phải triển khai các hành động báo vệ chủ quyền bằng thái độ cứng rắn.
3. Mỹ li dụng mâu thuẫn khu vực để bảo đảm chắc chắn quyền chủ đạo đối với Đông Á
Nhân tố quan trọng nhất của bối cảnh chiến lược quốc tế khiến cho hai năm gần đây tranh chấp quyền lợi biển xung quanh Trung Quốc ngày càng nóng lên là sự chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông của Mỹ. Mấy năm gần đây, thay đổi lớn nhất xuất hiện trong cục diện chiến lược quốc tế là sự trỗi dậy của một loạt các nước mới nổi với Trung Quốc làm đại diện, cũng như sự yếu đi tương đối của sức mạnh Mỹ. Cục diện này khiến cho Mỹ nảy sinh sự lo ngại sâu sắc đối với việc Mỹ có thể sẽ mất đi địa vị bá quyền. Trong những phân tích về sự sa sút của Mỹ, thì báo cáo “Xu thế toàn cầu năm 2025” do Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ (NIC) đưa ra năm 2008 phân tích tương đối sâu sắc, báo cáo lần đầu tiên thừa nhận địa vị nước lớn toàn cầu của Mỹ lộ rõ trạng thái đi xuống. Mặt khác, Robert Fogel đoạt giải Nôben kinh tế năm 1993 thì dự đoán đến năm 2040, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc sẽ đạt 123 nghìn tỷ USD, chiếm 40% tổng lượng kinh tế toàn cầu. Đến lúc này Mỹ chỉ chiếm 14% và châu Âu chiếm 5%.
Những dự đoán về việc quy mô kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, đang ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách đối với Trung Quốc và chiến lược toàn cầu của Mỹ. Tuy Mỹ buộc phải chuẩn bị để chấp nhận hiện thực này, nhưng Mỹ vẫn tìm cách tăng cường hệ thống bá quyền của mình, để vẫn có thể chủ đạo trật tự thế giới trong thế giới đa cực của tương lai. Vì vậy, Mỹ chuyển trọng tâm tranh giành quyền lực sang trung tâm kinh tế thế giới trong tương lai – khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tìm cách thông qua ưu thế quân sự để xây dựng trật tự khu vực có lợi cho việc củng cố bá quyền của Mỹ.
Nhưng điều gọi là “tái xây dựng” của Mỹ ở khu Vực châu Á-Thái Bình Dương được tiến hành thông qua việc chia rẽ châu Á, xây dựng hệ thống khu vực với Mỹ làm trục chính. Kết cấu trục chính của Mỹ chính là muốn lấy danh nghĩa bảo vệ an ninh khu vực, để tăng cường việc mở rộng hệ thống đồng minh quân sự của Mỹ, đồng thời dần dần xây dựng hệ thống đồng minh song phương. Hệ thống trục chính về kinh tế mà Mỹ muốn xây dựng chính là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Mỹ muốn lợi dụng hiệp định này để làm tan rã tiến trình xây dựng Khu thương mại tự do Đông Á. Còn về chính trị, Mỹ tìm cách lợi dụng vấn đề Biển Đông để chia rẽ mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN.
Tác động lớn nhất trong chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đối với sự ổn định của khu vực chính là “chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ. Tháng 11/2011, bài diễn văn về chính sách châu Á-Thái Bình Dương mà Tổng thống Barack Obama đọc khi đến thăm Ôxtrâylia được cộng đồng quốc tế công nhận là có tính tiêu biểu nhất về chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Còn việc Mỹ tăng cường đóng quân tại Ôxtrâylia bằng hình thức luân phiên đồn trú, cũng hiển nhiên là nhằm vào Trung Quốc. Tháng 1/2012, Tổng thống Obama đã công bố chiến lược quân sự mới của Mỹ, đề xuất chuyển trọng tâm chiến lược quân sự sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tại Hội nghị đối thoại Shangri- La hàng năm bế mạc vào ngày 3/6/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã giới thiệu “Chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ. Căn cứ theo chiến lược này, trong tình hình chi phí quân sự bị cắt giảm, Mỹ phải chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời đến trước năm 2020 sẽ bố trí 60% tàu chiến Mỹ ở Thái Bình Dương. Việc Mỹ triển khai bố trí quân sự mới nhằm vào Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hiển nhiên đã nảy sinh tác dụng khuyến khích đối với một số quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc, khiến cho mùi thuốc súng trong tranh chấp quyền lợi biển ngày càng tăng lên.
Mặc dù Mỹ nhiều lần bày tỏ việc Mỹ bố trí quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương là không phải nhằm vào Trung Quốc, không thể hiện lập trường trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, nhưng mục tiêu chính sách của Mỹ rất đáng hoài nghi. Mỹ rất khó chứng minh mình đang đóng vai trò hòa bình trong tranh chấp quyền lợi biển ở Đông Á. Việc Mỹ không thể hiện lập trường, thực chất là Mỹ không quan tâm một cách thực sự đúng sai, mà quan tâm đến việc làm thế nào lợi dụng các mâu thuẫn để thực hiện mục tiêu của bản thân. Chính sách hy vọng giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp của Mỹ, biểu hiện trong hành động lại là các hành vi khuyến khích tiến hành thách thức với Trung Quốc, để chèn ép hành vi bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc. Đây là hành vi gây nên xung đột, chứ không phải là hành vi gìn giữ hòa bình. Vì vậy, Trung Quốc phải luôn cảnh giác đối với việc Mỹ lợi dụng các mâu thuẫn để đạt được ý đồ chia rẽ Đông Á, kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc.
4. Trung Quốc phải dũng cảm đối phó với các thách thức trong quá trình phát triển
Trước môi trường chiến lược phức tạp hiện nay, hành động bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc, đã không còn đơn giản là vấn đề xử lý tranh chấp với các nước láng giềng, mà là một thách thức mà Trung Quốc phải vượt qua để giành lấy không gian phát triển lớn hơn. Trước kia, vì hòa bình mà Trung Quốc áp dụng chính sách “gác lại tranh chấp”, còn hiện nay, một khi thiện chí này bị nước khác lợi dụng, vì hòa bình Trung Quốc phải kiên quyết bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Trung Quốc phải nhận thấy tranh chấp quyền lợi biển là nhân tố kiềm chế lớn nhất trong quá trình phát triển hòa bình của Trung Quốc, có một số nước tìm cách lợi dụng nhân tố này để làm cho Trung Quốc rơi vào tình cảnh khó khăn trong cộng đồng quốc tế, đạt được mục đích kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc. Vì vậy, việc làm thế nào để vừa đạt được mục đích bảo vệ quyền lợi chủ quyền, vừa không tốn hại chiến lược phát triển hòa bình của Trung Quốc quả là một thách thức quan trọng đối với tinh thần dũng cảm và trí tuệ của nhân dân Trung Quốc. Trung Quốc phải đối phó với thách thức này một cách bình tĩnh, có lý trí, kiên định, ổn thỏa.
Làm thế nào để vừa phải kiên quyết bảo vệ quyền lợi chính đáng, vừa không thể từ bỏ chiến lược phát triển hòa bình? Điều này đòi hỏi Trung Quốc vừa phải chuẩn bị tốt thực lực cứng, vừa phải cố gắng phát huy vai trò của thực lực mềm. Phải nhanh chóng nâng cao khả năng tiến hành đấu tranh về ngoại giao, pháp lý và dư luận của Trung Quốc trên trường quốc tế. Trung Quốc phải thông qua việc đối phó ổn thỏa với các thách thức, khiến cho cả nước và toàn dân tộc ngày càng mạnh mẽ hơn, khiến cho sự phát triển của Trung Quốc không chỉ được thể hiện trong tổng sản phẩm, mà còn được thể hiện trong năng lực xử lý các công việc quốc tế phức tạp. Trung Quốc phải thông qua việc đối phó với các thách thức, xây dựng hình tượng một Trung Quốc có thực lực, có khả năng và có trách nhiệm trên thế giới.
(Tạp chí “Hòa bình và phát triển ”, Trung Quốc)
Xét về góc độ địa lý, Trung Quốc nằm ở phía Đông lục địa Á-Âu, bờ Tây của Thái Bình Dương, từ xưa tới nay luôn là nước lớn theo mô hình phức hợp gồm cả biển và đất liền; ngoài ra, các nước liền kề trên đất liền và trên biển của Trung Quốc rất đông, do đó biên giới trên biển tự nhiên trở thành vấn đề Trung Quốc không thể không đối mặt một cách thận trọng, đồng thời giải quyết ổn thỏa. Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, cùng với việc phần lớn vấn đề biên giới trên đất liền được giải quyết cũng như lợi ích quốc gia được mở rộng, vấn đề biển bắt đầu dần nổi rõ. Đặc biệt là mấy năm gần đây, các vấn đề biển liên tiếp xảy ra trong phạm vi lãnh hải Trung Quốc bao gồm tranh chấp chủ quyền, có đặc điểm “cùng lúc xảy ra vấn đề ở 3 vùng biển” – Hoàng Hải, Đông Hải (Biển Hoa Đông) và Nam Hải (Biển Đông); từ sự bột phát của “sự kiện tàu Cheonan” ngày 26/3/2010 khiến tình hình ở Hoàng Hải trở nên rối ren tới một đợt tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku mới giữa Trung Quốc và Nhật Bản lấy “sự kiện va chạm tàu” ở đảo Điếu Ngư giữa hai nước trên ngày 7/9/2010 làm chất xúc tác kéo dài tới hiện nay, tiếp đó là vấn đề Nam Hải liên tục nóng lên giữa Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á kể từ năm 2011, “tình cảnh khó khăn trên biển” mà Trung Quốc phải đối mặt đã làm dấy lên sự quan tâm rộng rãi, cao độ ở trong và ngoài nước. Quan trọng hơn là, bối cảnh nảy sinh vấn đề biển gần đây hết sức phức tạp, đằng sau biểu hiện của các mâu thuẫn như tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển còn có một loạt nguyên nhân tầng sâu bên trong và bên ngoài. Bài viết dự định từ các vấn đề biển Trung Quốc hiện phải đối mặt, phân tích bối cảnh tầng sâu nảy sinh vấn đề này cũng như biện pháp đối phó của Trung Quốc.
1. Bối cảnh tầng sâu nảy sinh vấn đề biển của Trung Quốc hiện nay

Người viết cho rằng sự nảy sinh vấn đề biển của Trung Quốc hiện nay vừa có vai trò của nhân tố bên ngoài, vừa có nguyên nhân trong nước Trung Quốc, là kết quả của hai phương diện bên ngoài và bên trong cùng nhau phát triển. Do hiện phần lớn học giả trong và ngoài nước chủ yếu thảo luận xoay quanh các thách thức bên ngoài mà Trung Quốc phải đối mặt, nên trong bài viết này tác giả sẽ nhấn mạnh có trọng điểm ảnh hưởng của nhân tố trong nước đối với vấn đề biển để từ đó phân tích vai trò của nhân tố bên ngoài.
Về các nguyên nhân trong nước, hiện chủ yếu thể hiện ở 4 phương diện sau:
Thứ nhất, sự phát triển nhanh chóng của công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc làm cho tầm quan trọng của “cơ sở lịch sử” giảm đi, tầm quan trọng của “cơ sở địa lý” tăng lên. Trong lịch sử, tuy Trung Quốc luôn là một quốc gia gồm cả biển và đất liền, có một vùng duyên hải rộng lớn song do quyền lực quốc gia của xã hội tiền hiện đại chủ yếu do các lực lượng trên đất liền đặc biệt là kỵ binh quyết định nên “cơ sở địa lý” gồm cả biển và đất liền của Trung Quốc chưa được thể hiện. Tuy nhiên kể từ thời cận đại tới nay, cùng với việc nhân loại tiến vào công nghiệp hóa, tiếp đó bước vào thời đại toàn cầu hóa, sức mạnh trên biển đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của sức mạnh quốc gia. Trong xu thế phát triển khách quan này, việc không ngừng đẩy mạnh hiện đại hóa của Trung Quốc cũng chắc chắn dẫn tới quyền lực chính trị không còn do sức mạnh quân sự trên đất liền quyết định, sức mạnh trên biển tương tự trở thành bộ phận then chốt không thể xem nhẹ của quyền lực quốc gia. Vì vậy, Trung Quốc đã chuyển từ “cơ sở lịch sử” thuần túy dựa vào sức mạnh trên đất liền sang “cơ sở địa lý” coi trọng cả trên biển lẫn đất liền.
Thứ hai, mấy năm gần đây sức mạnh quốc gia của Trung Quốc tiếp tục tăng nhanh làm cho sức mạnh trên biển được tăng cường rõ rệt. Khi hiện đại hóa quân sự là việc cần làm trong quá trình xây dựng hiện đại hóa Trung Quốc và được coi là bộ phận cấu thành quan trọng của sức mạnh quân sự, việc phát triển lực lượng hải quân rõ ràng đã được đặt ở vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Việc tăng tốc hiện đại hóa lực lượng hải quân của Trung Quốc trong mấy năm gần đây đã chứng minh điểm này. Hiện nay, khả năng tác chiến dưới nước và trên mặt nước của Hải quân Trung Quốc đều đã được nâng cao mạnh mẽ: về khả năng tác chiến dưới nước, Trung Quốc đã chế tạo tàu ngầm kiểu mới sản xuất trong nước với các kích cỡ khác nhau và phạm vi hoạt động đang mở rộng chưa từng có; về khả năng tác chiến trên mặt nước, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã kết thúc thử nghiệm trên biển lần thứ 9 vào ngày 30/7/2012 đồng thời đưa vào hoạt động trong cùng năm, việc phát triển của tàu sân bay đã cho thấy mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là dốc sức phát triển khả năng tác chiến ở biển xa.
Thứ ba, nhu cầu lợi ích trên biển tăng lên, sức ép của xã hội công dân Trung Quốc tăng mạnh, về mặt khách quan, sự phát triển nhanh của nền kinh tế và sức mạnh tổng hợp đất nước được nâng lên tự nhiên đòi hỏi nhu cầu lợi ích trên biển cũng tăng lên. Năm 2011, tổng giá trị kinh tế biển của Trung Quốc lên tới 4,557 tỷ nhân dân tệ, chiếm trên 9,7% GDP, hơn nữa tốc độ tăng trưởng của nó cao hơn hẳn tăng trưởng GDP cùng kỳ. Có thể nhận thấy các ngành liên quan tới biển đã trở thành bộ phận cấu thành không thể thiếu của nền kinh tế Trung Quốc. Trong bối cảnh này, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu ngày càng quan tâm tới lợi ích quốc gia trên biển; đồng thời, do kinh tế biển liên quan tới lợi ích thiết thân của nhiều ngành và bộ phận trong xã hội nên sức ép bảo vệ lợi ích trên biển đến từ xã hội công dân cũng ngày càng lớn.
Thứ tư, những ảnh hưởng chủ yếu nảy sinh từ sự thay đổi ở ba phương diện trên, tức là sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước có biển xung quanh, về mặt bản chất, ba nội dung được đề cập ở trên lần lượt phản ánh Trung Quốc hiện đã hướng tới biển ở ba cấp độ nhận thức chủ quan, phát triển sức mạnh và lợi ích khách quan, do vậy mang đến xung đột lợi ích tiềm tàng và tác động tâm lý thực sự cho Mỹ và các nước Đông Á, Đông Nam Á có liên quan là điều dễ nhận thấy, về phía Mỹ, việc Trung Quốc hướng ra biển bị coi là sẽ đe dọa lợi ích quốc gia lâu dài của cường quốc biển Mỹ, thậm chí Mỹ được coi là bá chủ trên biển; về các quốc gia có biển xung quanh, sự trỗi dậy về sức mạnh trên biển của Trung Quốc được dư luận đông đảo cho là sẽ làm thay đổi căn bản cục diện chiến lược, lợi ích biển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay, đe dọa quyền lợi biển vốn có của các quốc gia này.
Về các nguyên nhân bên ngoài, Mỹ là nhân tố chính, các nước xung quanh là nhân tố phụ.
Từ khi Chính quyền Obama đưa ra chiến lược “quay trở lại châu Á” năm 2009 tới nửa cuối năm 2011 bắt đầu cao giọng đẩy mạnh chiến lược này với các biện pháp chủ yếu là quân sự và ngoại giao, vùng biển xung quanh Trung Quốc trở thành vũ đài quan trọng để Mỹ quay trở lại châu Á. Không khó nhận thấy phía sau tình hình “cùng lúc xảy ra vấn đề ở 3 vùng biển” mà Trung Quốc phải đối mặt, đâu đâu cũng thấy hình bóng của Mỹ. Nguyên nhân là kinh tế Mỹ hiện rơi vào tình cảnh khó khăn, các vấn đề xã hội phức tạp gay gắt, do đó trọng điểm của chiến lược trở lại châu Á là dựa vào ưu thế quân sự của chính nước này, đặc biệt là ưu thế sức mạnh trên biển. Cụ thể, Mỹ có khả năng can thiệp vào vấn đề biển của Trung Quốc chủ yếu là do có 3 ưu thế sau: thứ nhất, sức mạnh trên biển của Mỹ hiện vẫn ở vào vị thế không ai địch nổi; thứ hai, các nước ở bờ Tây Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippin tạo thành hệ thống đồng minh của Mỹ; thứ ba, là lực lượng ngoài khu vực, Mỹ có điều kiện lợi dụng tranh chấp lãnh thổ biển giữa Trung Quốc với các nước xung quanh, tiến hành can thiệp vào khu vực này.
Nếu nói Mỹ đã lợi dụng mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các mrớc xung quanh can thiệp vào tranh chấp vùng biển gần bờ Trung Quốc thì một số nước xung quanh Trung Quốc đồng thời cũng sẽ qua đó có ý định chế tạo mâu thuẫn Trung-Mỹ, lợi dụng sức mạnh của Mỹ kiềm chế Trung Quốc đang ngày một trỗi dậy, đồng thời đạt được mục đích dịch chuyển mâu thuẫn trong nước. Do đó, những quốc gia này đã đóng vai trò đổ thêm dầu vào lửa đối với tình hình hiện nay. Nhiều năm nay, do kinh tế Philippin liên tục không khởi sắc, nhà lãnh đạo nước này chẳng làm được công trạng gì trong nước, mới giương chiêu bài dân tộc chủ nghĩa chuyển dịch tầm nhìn trong nước, khơi lên tranh chấp đảo Hoàng Nham.
2. Biện pháp đối phó của Trung Quốc
Đối mặt với vấn đề biển xuất hiện hiện nay, đặc biệt là bối cảnh trong và ngoài nước ở tầng nấc sâu phức tạp, trên cơ sở chính sách chiến lược đã có, Trung Quốc nên khẩn trương nghiên cứu biện pháp đối phó mới để thích ứng tốt hơn với tình hình mới và giải quyết vấn đề mới. Người viết cho rằng để giải quyết vấn đề biển hiện nay, Trung Quốc nên bắt tay từ 4 phương diện sau.
Thứ nhất, phân tích và xem xét vấn đề từ tầm cao chiến lược, tránh vì chỉ nhìn nhận đúng sai, hay dở từ bán thân sự việc mà rơi vào cục diện bị động bận rộn đối phó, thu hiệu quả ít. Tranh chấp chủ quyền chỉ là hiện tượng bên ngoài của vấn đề biển hoặc có người nói là nguyên nhân lớp ngoài, chúng ta nên xem những hiện tượng này để hiểu bản chất của các nhân tố bên trong và bên ngoài ở tầng nấc sâu hơn. Người viết cho rằng căn nguyên mà những nhân tố tầng sâu này cùng phản ánh có thể quy lại thành: cục diện chiến lược lớn của khu Vực châu Á-Thái Bình Dương đang có những thay đổi sâu sắc. Hiểu được như vậy, trong thời gian tới chúng ta mới có thể thảo luận về vấn đề biển với mục tiêu rõ ràng.
Thứ hai, mấu chốt để giải quyết vấn đề biển hiện nay nằm ở sự trao đổi và phối hợp chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Thời gian gần đây, vấn đề “nghi ngờ chiến lược lẫn nhau” hoặc có người nói là “thiếu lòng tin lẫn nhau” giữa Trung Quốc và Mỹ đã trở thành trọng điểm được giới chiến lược và các giới thảo luận, làm thế nào xóa bỏ sự “thiếu hụt” này trong vấn đề biển đã trở thành vấn đề quan trọng; liên quan tới toàn bộ cục diện quan hệ Trung-Mỹ. Và việc giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực chung của cả hai nước. Một mặt, Mỹ nên hiểu rằng sức mạnh quốc gia của Trung Quốc tăng lên tất sẽ bao gồm sự tăng cường sức mạnh trên biển và mở rộng lợi ích trên biển, thừa nhận đồng thời dần chấp nhận hiện thực này là sự lựa chọn có ích nhất đối với Mỹ; mặt khác, Trung Quốc cũng nên tiến hành trao đổi và giao lưu hết mức với Mỹ, áp dụng phương thức phối hợp giữa hai bên chứ không phải đối kháng cứng rắn để xóa bỏ sự nghi ngờ của phía Mỹ, thực hiện hợp tác cùng thắng lợi.
Thứ ba, tăng cường sự phối hợp hài hòa lợi ích giữa Trung Quốc với các nước có biển xung quanh cũng là mắt xích quan trọng giải quyết vấn đề hiện nay. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến một số nước Đông Á, Đông Nam Á có thái độ phản đối và kiềm chế đối với sự phát triển sức mạnh trên biển của Trung Quốc chính là do lo ngại lợi ích biển vốn có của mình bị tổn hại. Trong bối cảnh này, Trung Quốc cần nỗ lực triển khai hợp tác quốc tế trong quá trình “GDP biển” của mình tăng lên để các nước có liên quan xung quanh chia sẻ thành quả phát triển của Trung Quốc nhằm giảm bớt va chạm ngoại giao và bất đồng lợi ích, thực hiện cùng nhau phát triển.
Cuối cùng, trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ biển, Trung Quốc một mặt cần tiếp tục giữ vững quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia, mặt khác nên tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu pháp lý và lịch sử đối với lãnh hải và các đảo của mình, đồng thời triển khai giao lưu đối thoại nhiều hơn để bên ngoài có thể hiểu hơn về vấn đề này./.

Nguyễn Tiến Dũng – Nhân quyền trong hiến pháp Việt Nam

Danluan

Nguyễn Tiến Dũng
Trong con mắt thế giới, Việt Nam cho đến nay được coi là nước ít tôn trọng các nhân quyền cơ bản. Trong lịch sử cận hiện đại, những việc như cấm không cho người Việt Nam đi ra nước ngoài (dẫn đến giai đoạn “thuyền nhân”), tịch thu tài sản của các chủ doanh nghiệp (đánh tư sản) là những biểu hiện vi phạm thô bạo quyền con người.
Hiện tại, việc đi lại ra nước ngoài của người dân Việt Nam đã được dễ dàng hơn trước, và các luật mới về kinh tế đã thừa nhận sở hữu tư nhân, nhưng Việt Nam vẫn đang tiếp tục vi phạm quyền con người trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là tự do báo chí và tư tưởng. Tổ chức báo chí quốc tế “Reporters sans frontiers” xếp Việt Nam vào danh sách một trong mười nước “kẻ thù của internet” (xem: http://en.rsf.org/internet-enemie-vietnam,39763.html).
Những người trái chính kiến ở Việt Nam có thể bị qui vào các tội “chống phá Đảng, nhà nước, chống phá CNXH” và bị bắt bớ, tra hỏi, uy hiếp, tù đày nhiều năm, điển hình là vụ luật sư Cù Huy Hà Vũ.
Quyền tự do hội họp cũng không được tôn trọng ở Việt Nam: các cuộc biêu tình đều bị cảnh sát dẹp, và cũng không có một tổ chức nào được phép tồn tại hợp pháp ngoài ĐCS và các tổ chức mà ĐCS lập ra, chân tay của Đảng. Ngay viện nghiên cứu IDS của các trí thức cũng bị ép giải tán.
Tuy Việt Nam thiếu các tự do về ngôn luận và, đoàn thể, và tụ họp, nhưng về mặt hình thức, các tự do đó vẫn có trong hiến pháp. Cụ thể là, bản dự thảo hiến pháp 01/2013 có điều khoản sau:
Điều 26 (sửa đổi, bổ sung Điều 69): Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
So sánh với các điều khoản về các tự do này hiến pháp của Phần Lan:
Section 12 – Freedom of expression and right of access to information
Everyone has the freedom of expression. Freedom of expression entails the right to express, disseminate and receive information, opinions and other communications without prior prevention by anyone. More detailed provi-sions on the exercise of the freedom of expression are laid down by an Act. Provisions on restrictions relating to pictorial programmes that are neces-sary for the protection of children may be laid down by an Act. Documents and recordings in the possession of the authorities are public, unless their publication has for compelling reasons been specifically restricted by an Act. Everyone has the right of access to public documents and recordings.
Section 13 – Freedom of assembly and freedom of association
Everyone has the right to arrange meetings and demonstrations without a permit, as well as the right to participate in them. Everyone has the freedom of association. Freedom of association entails the right to form an association without a permit, to be a member or not to be a member of an association and to participate in the activities of an association. The freedom to form trade unions and to organise in order to look after other interests is like-wise guaranteed. More detailed provisions on the exercise of the freedom of assembly and the freedom of association are laid down by an Act.
Section 22 – Protection of basic rights and liberties
The public authorities shall guarantee the observance of basic rights and liberties and human rights.
Sở dĩ tôi chọn Phần Lan, vì Phần Lan là nước thuộc hàng tiến bộ nhất thế giới mà không ai có thể phủ nhận. (Giáo dục của Phần Lan đứng đầu thế giới, tham nhũng ở Phần Lan ít nhất thế giới, v.v. theo các đánh giá quốc tế). So sánh hai hiến pháp, ta thấy sự khác nhau rõ rệt về vấn đề này:
- Hiến pháp của Phần Lan dành 1 điều khoản để nói rõ về tự do ngôn luận và quyền nhận thông tin (freedom of expression and right of access to information), và một điều khỏa khác để nói rõ về tự do đoàn thể và hội họp (freedom of assembly and freedom of association), ngoài ra còn thêm một điều khoản nói về việc nhà nước bảo vệ các quyền tự do cơ bản này. Trong khi đó hiến pháp của Việt Nam chỉ có vẻn vẹn 1 câu vắn tắt gộp chung các tự do đó lại với nhau. (Hai hiến pháp có tổng số điều khoản gần bằng nhau: dự thảo của Việt Nam có 124 điều khoản, hiến pháp Phần Lan có 131 điều khoản).
- Các tự do trên, hiểu theo hiến pháp của Phần Lan, là tự do vô điều kiện cơ bản của con người, và do đó không ai ngăn cản được nó. Ví dụ, hiến pháp Phần Lan có gi rõ thêm về quyền biểu tình không cần xin phép: Everyone has the right to arrange meetings and demonstrations without a permit, as well as the right to participate in them. Còn trong hiến pháp của Việt Nam các tự do đó là tự do có điều kiện “theo quy định của pháp luật”, nhưng trong
hiến pháp không hề nói đến việc pháp luật phải qui định thế nào. Trên thực tế, kiểm duyệt ở Việt Nam hiện tại còn khắt khe hơn nhiều so với thời Pháp thuộc, và biểu tình cũng bị dẹp thẳng cánh hơn là thời Pháp thuộc. Bởi vậy, cái quyền “tự do” được ghi trong hiến pháp đó biến thành quyền kiểu: “anh được quyền làm cái đó khi nào tôi cho phép anh”. Một cái quyền như vậy không còn là tự do.
So với hiến pháp Việt Nam 1946, thì hiến pháp năm 1946 tôn trọng các quyền cơ bản hơn là hiến pháp 1992 hay dự thảo 01/2013. Điều 10 của hiến Pháp 1946 như sau:
Điều thứ 10. Công dân Việt Nam có quyền:
- Tự do ngôn luận
- Tự do xuất bản
- Tự do tổ chức và hội họp
- Tự do tín ngưỡng
- Tự do cứ trú, đi lại trong nước, và ra nước ngoài

Các điều khoản khác về các quyền và các tự do cơ bản của con người trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946 cũng rất gần với các hiến pháp hiện tại của các nước tiến bộ trên thế giới. Tuy nhiên, từ đó đến nay, hiến pháp đã bị thụt lùi đi về mặt này. GS Hoàng Xuân Phú đã có một bài phân tích về sự thụt lùi quyền con người trong hiến pháp nhan đề: Teo dần quyền con người trong Hiến pháp. Trong bài phân tích đó, GS Phú chỉ ra rằng Điều 21 (quyền sống) của dự thảo hiến pháp 01/2013 là một thứ “quyền hư quyền ảo”, còn Điều 26 là một thứ “quyền treo trên lửa, quyền nằm dưới ao” (nói theo lời của GS. Phú, có nghĩa là một quyền bị nhấn chìm hoặc gắn với lửa cho những ai dám liều mình sử dụng).
Về quyền cơ bản đầu tiên của con người, là quyền sống (nằm trong quyền làm chủ bản thân): nước nào càng tiến bộ thì càng coi cuộc sống của con người là thiêng liêng, là đáng quí, càng tôn trọng quyền sống. Bởi vậy những nước hòa bình và tiến bộ nhất đã bỏ án tử hình, và bỏ việc đi lính bắt buộc (vì đi lính tức là chấp nhận nhiều khả năng bị người khác giết chết). Những nước bạo lực hơn, như là Mỹ, vẫn còn có nơi có án tử hình. Về vấn đề này, dự thảo 10/2013 đã có một điều khoản mới so với hiến pháp 1992, đó là:
Điều 21 (mới): Mọi người có quyền sống.
Việc đưa quyền sống vào hiến pháp là điều đáng hoan nghênh. Tu nhiên, câu trên quá vắn tắt, và do đó không rõ ràng về nghĩa. Cần cụ thể hơn thì mới có giá trị thực sự về pháp lý, còn nếu không thì từ trước đến nay người ta vẫn sống, có đâu cần hiến pháp cho quyền đó. Nếu hiểu quyền sống theo nghĩa không ai bị ép phải chết hoặc bị ép đẩy đến chỗ chết, thì đây là quyền kéo theo hệ quả rất quan trọng (không có tử hình, không có đi lính bắt buộc). Nhưng nếu hiểu là “anh được sống khi nhà nước chưa bắt anh chết” thì nó không còn ý nghĩa gì mấy. Tất nhiên, điều tối thiểu khi nói về quyền sống, là luật không ai được phép xâm phạm vào tính mạng của người khác. Để cho Điều 21 trở nên rõ ràng hơn, cần bổ sung những câu tương tự như trong Điều 22, là một điều khoản hợp lý về quyền làm chủ cơ thể, vào điều 21.
Điều 22 (sửa đổi, bổ sung Điều 71)
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người.
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm khác trên cơ thể người phải được người đó đồng ý.
So với hiến pháp 1992, hiến pháp 2013 đã đưa các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của nhân dân lên thành Chương II, như vậy về mặt hình thức (và chỉ là về mặt hình thức) có tỏ ra chú trọng hơn đến quyền con người so với hiến pháp 1992. (Trong hiến pháp 1946, quyền và nghĩa vụ của con người cũng nằm ngay ở Chương II, đến hiến pháp 1992 thì nó tụt xuống Chương V). Tuy nhiên, về mặt bố cục và nội dung, Chương II khá lủng củng. Phân tích thêm một số điều khoản Chương II: Điều 15 (điều khoản đầu tiên của Chương II) nói về việc nhà nước đảm bảo các quyền cho dân, trước khi nói đến bất cứ quyền nào. Đáng nhẽ điều khoản về đảm bảo này phải đặt sau các điều khoản về các quyền thì hợp lý hơn về cấu trúc.
Điều 16 (mới):
1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Điều 16.2 là một điều khó hiểu và nguy hiểm. Thế nào là “lợi dụng”? Tất nhiên, việc “xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” là một hành động có thể qui là phạm pháp, nhưng hạnh động phạm pháp đó, và việc sử dụng quyền và tự do cơ bản, là hai việc hoàn toàn khác nhau, tại sao lại gắn vào nhau?! Về bản chất, có thể hiểu rằng, Điều 16.2 này được đặt ra là để hạn chế quyền và tự do cơ bản của con người, vì khi chính quyền không thích cho ai được sử dụng các quyền và tự do cơ bản đó, chỉ việc qui kết họ là đang “lợi dụng”. Đặc biệt là khi các luật về thế nào là “xâm phạm lợi ích quốc gia…” không rõ ràng, thì càng dễ qui kết tội “lợi dụng” này để tước các quyền tự do của dân.
Điều 17 (sửa đổi, bổ sung Điều 52)
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Để cho điều 17.1 trở nên rõ ràng hơn, cần thêm đoạn như: không phân biệt giới tính, chủng tộc, độ tuổi, thành phần xã hội, tôn giáo, quan điểm, sức khỏe, v.v.
Về mặt logic, có những điều trong hiến pháp mâu thuẫn với điều 17, khi nhấn mạnh vai trò của “giai cấp công nhân”. Nếu như “công nhân” được coi là quan trọng hơn “tiểu thương” (hay bất cứ thành phần xã hội nào khác) trong hiến pháp, thì tức là có sự phân biệt đối xử, không còn bình đẳng trước pháp luật. Trên thực tế, trong các nền kinh tế hiện đại, thì tỷ lệ những người làm “công nhân” càng ngày càng giảm đi, thay vào đó là các công việc khác, như các việc dịch vụ, nghiên cứu, điều khiển, quản lý, v.v. ngày càng tăng lên, và bản thân khái niệm thế nào là “lao động” cũng thay đổi nhiều. Việc nhấn mạnh riêng “công nhân” trong một bản hiến pháp của thế kỷ 21 làm cho bản hiến pháp đó trở nên lạc hậu.
Điều 19 (sửa đổi, bổ sung Điều 75)
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình, quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Điều 19.1 có tính chất “khẩu hiệu” hơn là luật, vì không hề có định nghĩa thế nào là “bộ phận không thể tách rời” ở đây, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. Để có thể gọi là luật, cần có điều khoản qui định về quyền và nghĩa vụ của người (gốc) Việt Nam ở nước ngoài. Ví dụ như quyền giữ quốc tịch, quyền bầu cử ứng cử, v.v. (Trên thực tế, chưa thấy người có quốc tịch Việt Nam sống ở nước ngoài được tham gia bầu cử chính quyền, chưa nói đến ứng cử?!)
Điều 20 (sửa đổi, bổ sung Điều 51)
1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
Tương tự như Điều 15, đầu tiên phải có các điều về các quyền và các nghĩa vụ, rồi mới đến Điều này, thì mới là hợp lý. Bản thân tôi không biết phải hiểu Điều 20 này thế nào, vì nó không chứa luật gì cụ thể, mà chỉ gồm những câu chung chung hiển nhiên.
Điều 24 (giữ nguyên Điều 68) Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.
Những cụm từ “theo quy định của pháp luật” trong Điều 24 và những điều khác làm cho hiến pháp trở nên khó hiểu, và các quyền tự do cơ bản dễ dàng bị hạn chế trên thực tế. Thay vì nói “theo quy định của pháp luật”, cần nói cụ thể hơn là trong những tình huống như thế nào thì có pháp luật qui định hạn chế quyền tự do đi lại.
Để so sánh, điều khoản về tự do đi lại trong hiến pháp của Phần Lan cụ thể hơn như sau:
Section 9 – Freedom of movement
Finnish citizens and foreigners legally resident in Finland have the right to freely move within the country and to choose their place of residence. Everyone has the right to leave the country. Limitations on this right may be provided by an Act, if they are necessary for the purpose of safeguarding legal proceedings or for the enforcement of penalties or for the fulfilment of the duty of national defence.
Finnish citizens shall not be prevented from entering Finland or deported or extradited or transferred from Finland to another country against their will. However, it may be laid down by an Act that due to a criminal act, for the purpose of legal proceedings, or in order to enforce a decision concerning the custody or care of a child, a Finnish citizen can be extradited or trans-ferred to a country in which his or her human rights and legal protection are
guaranteed. (802/2007, entry into force 1.10.2007)
The right of foreigners to enter Finland and to remain in the country is regulated by an Act. A foreigner shall not be deported, extradited or returned to another country, if in consequence he or she is in danger of a death sentence, torture or other treatment violating human dignity.
Theo câu đầu tiên của Section 9 của hiến pháp Phần Lan, thì tự do đi lại và chọn chỗ cư trú là một tự do cơ bản vô điều kiện (tức là chính quyền không được phép hạn chế tự do đi lại của dân, trừ những hạn chế hiển nhiên như không được đi vào nhà người khác khi chưa có phép của chủ nhà), còn trong hiến pháp của Việt Nam, việc gắn cụm từ “theo quy định của pháp luật” đã cho phép chính quyền hạn chế tự do này tùy ý của chính quyền.

Nguyễn Tiến Dũng – Mức độ Xã Hội Chủ Nghiã của hiến pháp Việt Nam

Danluan

Nguyễn Tiến Dũng
Mức độ xã hội chủ nghĩa ở đây được hiểu là mức độ đảm bảo các quyền lợi xã hội cho nhân dân, vượt trên các quyền và các tự do cơ bản của con người.
Sự khác nhau giữa nhân quyền cơ bản và phúc lợi xã hội nằm ở chỗ: mỗi phúc lợi xã hội đều là một dịch vụ phải có người cung cấp, còn nhân quyền cơ bản thì không phải là một dịch vụ, không cần ai cung cấp.
Tuy nước Việt Nam có tên gọi là “xã hội chủ nghĩa”, nhưng điều đó không có nghĩa là nó “xã hội chủ nghĩa hơn” so với các nước tư bản tiên tiến. Ví dụ, chính phủ Việt Nam chỉ đảm bảo được chưa đến 50% chi phí giáo dục cho nhân dân, và hầu hết trẻ em đi học phải đóng học phí, trong khi đó ở Pháp và nhiều nước khác, học phổ thông là hoàn toàn miễn phí. Tương tự như vậy đối với vấn đề y tế và nhiều dịch vụ công cộng khác: tỷ lệ chi phí được đảm bảo bởi nhà nước ở Việt Nam là thấp hơn so với nhiều nước khác. Việc “yếu về cung cấp các phúc lợi xã hội” của nhà nước Việt Nam cũng thể hiện trên hiến pháp, trong đó các điều khoản về quyền lợi xã hội của dân không được mạnh bằng các hiến pháp khác. Đi vào cụ thể hơn, dự thảo 10/2013 có các điều sau về phúc lợi xã hội:
Điều 35 (sửa đổi, bổ sung Điều 67) Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.
Như GS. Hoàng Xuân Phú chỉ ra trong bài [4], Điều 35 là một quyền “ảo”, nếu như nó không đi kèm với trách nhiệm của ai (ai có trách nhiệm phải đảm bảo an sinh, ở mức độ nào?).
Để cho điều trên trở thành một quyền lợi xã hội thực sự, hiến pháp cần ghi rõ hơn các đối tượng mà nhà nước có trách nhiệm trợ cấp đảm bảo an sinh tối thiểu. Để so sánh, hiến pháp Phần Lan có ghi rõ những đối tượng sau phải được hưởng trợ cấp: tất cả những người không có đủ thu nhập tối thiểu để sống được một cuộc sống đủ phẩm giá con người. Những người rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp, bệnh tật, tàn tật, tuôi già, sinh con, mất nơi nương tựa, mà không còn đủ khả năng tự lo cho mình thì phải được chính quyền trợ cấp giúp đỡ.
Giúp đỡ tất cả những người như vậy có “quá sức” đối với chính quyền không? Vấn đề ở đây không phải là kinh tế, mà là tổ chức xã hội. Việt Nam nhận là đã trở thành nước thu nhập trung bình, không có cớ gì không giúp được những người cần trợ cấp xã hội, trừ khi công quĩ bị biển thủ không đến được đến tay người cần được giúp.
Điều 36 (sửa đổi, bổ sung Điều 62)
1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để công dân có nơi ở.
“Quyền có nơi ở hợp pháp” trong điều 62.1 là một “quyền” còn quá yếu để mà cần phải ghi thành một điều của hiến pháp. Nếu hiểu “quyền” đó là “nhà nước phải cung cấp cho nơi ở” thì là chuyện hoàn toàn khác, nhưng tất nhiên không ai hiểu như vậy cũng chẳng có nhà nước nào đảm bảo được như vậy. Vậy “quyền” ở đây hiểu là “quyền được tự đi tìm một nơi ở”. Nhưng tất nhiên, ai mà chẳng có quyền tìm chỗ ngủ cho mình, cần gì pháp luật cho quyền đó, vì ai mà chẳng phải ngủ. Nếu viết là ai cũng có quyền tự do tìm nơi ở thì điều luật sẽ có nghĩa hơn, vì như thế nó trở thành một tự do của người dân, nhà nước không có quyền hạn chế bắt ép tùy tiện.
Điều khoản 6.2 là hợp lý, tuy tất nhiên nó chưa đem lại ràng buộc gì cụ thể từ phía nhà nước.
Có một điểm đáng chú ý là, các điều khoản về các quyền lợi không nói đến quyền lợi cho người nước ngoài sống hợp pháp ở Việt Nam, mà chỉ nói đến quyền cho công dân Việt Nam. Để Việt Nam trở thành một nước tiến bộ hòa nhập quốc tế, thì cần phải mở rộng các phúc lợi xã hội (kèm theo nghĩa vụ đóng thuế, v.v.) đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp ở Việt Nam.
Điều 40 (sửa đổi, bổ sung Điều 65)
1. Trẻ em có quyền được gia đình, nhà trường, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
2. Nghiêm cấm hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
Nhìn chung, Điều 40 là hợp lý. Đi vào chi tiết hơn, nếu nói “trẻ em có quyền được xã hội bảo vệ” thì đây là một thứ “quyền” không thể qui được trách nhiệm thực hiện nó cho ai. Cần nói rõ ràng hơn “xã hội” ở đây là những ai, những tổ chức nào? Ngoài ra, thay vì nói “trẻ em có quyền”, cần nói “… có trách nhiệm … với mỗi trẻ em”. Bởi vì nói “có quyền được …” cũng có thể có nghĩa là “được nhận … nếu muốn, còn nếu không muốn thì thôi”. Nhưng đối với trẻ em vị thành niên thì có muốn hay không vẫn phải được chăm sóc, và do đó vẫn phải qui được trách nhiệm chăm sóc cho những ai đó.
Để tiến bộ hơn nữa, có thể thêm điều khoản “nhà nước giúp đỡ các gia đình trong việc chăm sóc trẻ em” (hình thức chăm sóc gián tiếp, thể hiện chẳng hạn qua việc trợ cấp gia đình cho các gia đình có con nhỏ ở nhiều nước).
Điều 41 (sửa đổi, bổ sung Điều 39, Điều 61)
1. Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe; bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa đến cuộc sống và sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Trong Điều 41.1, phần “binh đẳng” có lẽ là thừa vì đã có các điều khoản khác về bình đẳng, áp dụng cho mọi thứ chứ không chỉ dịch vụ y tế. (Không cần thiết cứ nói về bất cứ gì lại ghi thêm câu ‘bình đẳng” ở đó).
Điều khoản “công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe” trong Điều 41.1 cũng bị mắc một lỗi tương tự như nhiều điều khoản khác viết về quyền lợi: không thấy nói ai là người có trách nhiệm cung cấp quyền lợi, dịch vụ đó? Để cho Điều 4.1 thực sự trở thành một quyền, cần phải qui rõ trách nhiệm (nhà nước) phải đảm bảo dịch vụ y tế bảo vệ sức khỏe tối thiểu cho dân. Ví dụ, đây là câu về điều này trong hiến pháp của Phần Lan: “The public authorities shall guarantee for everyone, as provided in more detail by an Act, adequate social, health and medical services and promote the health of the population.”
Điều 42 (sửa đổi, bổ sung Điều 59) Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
Điều 42 đã được bàn ở phía trước trong bài này. Tương tự như Điều 41, không có nói ai là người có trách nhiệm cung cấp dịch vụ, và đến mức độ nào, khiến cho Điều 42 trở nên yếu về logic và tính pháp lý.
Dịch vụ ý tế công cộng hiện tại của Việt Nam rất yếu, có những nơi 5-6 bệnh nhân chung nhau một giường bệnh, còn yếu hơn so với dịch vụ giáo dục công. Đây là một biểu hiện cho thấy tính xã hội chủ nghĩa (hiểu theo nghĩa đem lại các phúc lợi xã hội cho dân) của Việt Nam thực ra còn rất yếu, và thậm chí đi theo xu hướng càng ngày càng yếu đi, thành một xã hội “độc lập tự lo”. Trong các nước tư bản phát triển, thì Mỹ thuộc loại có tính xã hội thấp (bảo hiểm y tế công của Mỹ rất kém), nhưng Mỹ có các cố gắng thay đổi để tăng tính xã hội lên, còn dự thảo sửa đổi hiến pháp Việt Nam đi theo chiều ngược lại?!

Danlambao 6/2/2013

LS Lê Công Định ra tù trước thời hạn

Danlambao – Sáng nay, 6/2/2013, luật sư bất đồng chính kiến Lê Công Định đã rời khỏi trại giam Chí Hòa trở về với gia đình. Mặc dù được ra tù trước thời hạn, nhưng luật sư Lê Công Định vẫn còn bị quản chế 3 năm tại địa phương.
Theo tin từ người nhà, tinh thần luật sư Lê Công Định vẫn lạc quan và rất vững vàng.
Trịnh Anh Tuấn tường thuật việc bị CA đánh đập sau khi phát quà cho dân oan
CTV Danlambao – Tối 5/2, hai người bạn trẻ là Trịnh Anh Tuấn và Đào Trang Loan đã bị công an Hà Nội đánh đập và bắt giữ, sau khi hai bạn đến phát quà tết cho những người dân oan đang khiếu nại trước trụ sở tiếp dân tại Hà Đông.

Côn an hành hung và bắt giam sinh viên mang quà Tết chia sẻ với đồng bào dân oan

Cập nhật lúc 11:35 tối: Trước sự tranh đấu của mọi người ngay trước đồn – côn an buộc phải thả người. Clip tranh đấu, phản đối đòi người trước đồn côn-an.

Quyền lực nhân dân nằm ở đâu trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành?

Mẹ NấmMột khi chưa có những thay đổi quy định quyền phúc quyết của người dân dựa trên nguyên tắc “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” và quyền lực đó được thể hiện cụ thể là chính người dân Việt Nam tự quyết định ai là người lãnh đạo, chứ không phải là một nhóm người tìm cách gắn cái vòng kim cô như điều 4 vào hiến pháp thì HP Việt Nam hiện tại vẫn chỉ là công cụ phục vụ lợi ích của đảng cầm quyền…

Dân chủ kiểu nào? Trực tiếp hay gián tiếp?

Dân đọc báo (Danlambao) – Nhiều người quá chán chế độ Cộng Sản, họ cho rằng chỉ cần lật đổ rồi bầu cử chính quyền mới với hình thức dân chủ là đủ. Nhưng cái đầy đủ bây giờ có thể là cái thiếu thốn trong tương lai. Có nhiều quốc gia trên thế giới đã lật đổ chế độ độc tài như Liên Xô, Irak, Iran… rồi mới đây Ả Cập, Tunisia, Lybia… mà có hạnh phúc, cơm no áo ấm đâu?
Khi một trật tự chính trị cũ đổ ngã, vừa vượt qua nạn không được lựa chọn chính trị thì dân chúng lại gặp khó khăn mới. Chọn gì, chọn ai trong những chính trị gia, đảng phái nở rộ như nấm mọc sau mưa? Phân biệt đâu ra những đảng phái phù hợp với mình trong khi ai ai cũng vỗ ngực lo dân và vì dân?

Phong bao lì xì “yêu nước”

Radioaustralia.net - Nguyễn Hồ Nhật Thành, một chàng trai trẻ đất Sài Thành đã có sáng kiến in bản đồ Việt Nam với khẳng định độc lập chủ quyền hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa lên phong bào lì xì, thể hiện lòng yêu nước của một thế hệ thanh niên Việt Nam.

Con gái của ai?

Vũ Đông Hà (Danlambao) – Nhà nuôi đứa con gái. Người ta cứ bảo là của mình. Đứng bên kia sông nhìn qua đẹp hết biết. Qua đò nhìn kỹ chút thì thấy nó sửa tùm lum. Lần cuối cùng nó bị mang đi sửa sắc đẹp là năm 1992. Bố đẻ nó là tên hàng xóm có nghiệp nhưng không nghề – ngày trộm đêm cướp, và là người cứ vài năm thì xách nó đi thẩm mỹ viện một lần.
Tên khai sanh của nó là Hồ Thị Hiến Pháp.

Dự thảo Hiến pháp, tôi xin góp ý kiến!

Việt Nguyễn (Danlambao)Chưa có quốc gia nào trên thế giới, từ năm 1946 đến nay 2013, mới qua 67 năm, mà có đến 5 lần sửa đổi HP. Cứ trung bình 13,4 năm, thì Việt Nam có một HP, quả là một kỷ lục… Sở hữu thì toàn dân, nhưng chủ sở hữu là nhà nước, nhà nước do đảng lãnh đạo, đi lòng vòng rồi lại trở về túi đảng thôi hà… Một khi điều 4 trong bản dự thảo HP còn tồn tại, thì tất cả những tâm huyết đóng góp xây dựng HP đều trở thành vô nghĩa. Việc tổ chức lấy ý kiến của quốc dân, đồng bào cho bản HP mới, chỉ có ý nghĩa làm cảnh cho chế độ…

Xuân nào đảng cũng mị dân

Xuân này đảng quyết chống quan tham
Trọng lú huynh hoang tự đắc rằng (1)
Lối sống noi gương Hồ chủ tịch
Một lòng vì nước với vì dân

Một bức hình, nghìn lời nói [9]

Vũ Thế Phan (Danlambao) – Từ lâu, ngoài hài kịch cha truyền con nối trong một chế độ tự xưng là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân, thiên đường Xã hội chủ nghĩa Bắc Hàn còn sở hữu hai thực tế khác lừng danh thế giới:

Vinashin tìm cách kéo dài khoản nợ 600 triệu USD

Nhật Minh – Hà Thu (VnExpress) – Lãnh đạo Vinashin xác nhận đang có kế hoạch tái cơ cấu khoản nợ hơn 600 triệu USD phát sinh từ đợt phát hành trái phiếu quốc tế năm 2007. Kế hoạch này được cho là có sự tham gia của Bộ Tài chính.

Kết thúc phiên sơ thẩm vụ Bia Sơn: Ông Phan Văn Thu bị kết án tù chung thân

Quang Anh (Danlambao) – Phiên tòa sơ thẩm xét xử 22 người trong vụ án “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” do tòa án tỉnh Phú Yên tiến hành tại thành phố Tuy Hòa từ ngày 29/1/2013 sau 5 ngày làm việc đã kết thưc sáng thứ Hai 4/2/2013.
Ông Phan Văn Thu, 65 tuổi, người bị qui kết đứng đầu tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” và 21 thành viên bị truy tô với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79, khoản 1, Bộ Luật Hình sự.

Ông nào thắng nhân dân cũng bại

Nguyễn Hưng Quốc (VOA blog)… Người dân không khỏi băn khoăn: Bênh vực cho Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang – Nguyễn Bá Thanh vì họ chống tham nhũng cũng có nghĩa là bênh vực cho những thế lực đang phục hồi lại quyền độc tôn của đảng, điều đã gây tai họa cho dân chúng từ gần 60 năm nay (tạm kể từ 1954, ở miền Bắc). Nhưng bênh vực cho Nguyễn Tấn Dũng, tuy, trên lý thuyết, sẽ giúp làm cho chính phủ mạnh hơn, có khả năng dần dần tạo nên những tiền đề tốt cho dân chủ thì lại cũng đồng nghĩa với việc ủng hộ tham nhũng…

Vinalines sẽ thoái vốn, giải thể, phá sản hơn 40 công ty

Ngô Trang (Doanhnhan.vneconomy) - … Mặc dù Vinalines không công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2013. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Cảnh Việt, Tổng giám đốc Vinalines, trong năm 2012 doanh nghiệp này lỗ 2.439 tỷ đồng, riêng năm 2013 dự kiến tiếp tục lỗ khoảng 2.100 tỷ đồng…

Nhật ký làm việc với PA61-An ninh Tp Đà Nẵng

Nguyễn Văn Thạnh - Từ khi đăng ký tham gia phong trào Con đường Việt Nam, tôi biết việc đó sẽ xảy ra.
15h30 ngày 15/01/2013:
- Cốc, cốc, cốc,… có anh Thạnh ở nhà không?
- Vâng, có tôi đây. Ai đó?
- Em là N. công an phường An Hải T, có giấy mời cho anh.
- Mời anh vào nhà.
- Dạ.

Phong bao lì xì “yêu nước”

Radioaustralia.net - Nguyễn Hồ Nhật Thành, một chàng trai trẻ đất Sài Thành đã có sáng kiến in bản đồ Việt Nam với khẳng định độc lập chủ quyền hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa lên phong bào lì xì, thể hiện lòng yêu nước của một thế hệ thanh niên Việt Nam.
Ý tưởng của Thành đã được các bạn trẻ trên mọi miền đất nước hưởng ứng, sản phẩm đã “cháy hàng” chỉ trong một vài ngày đầu ra mắt. Radio Australia đã có cuộc trò chuyện với Nhật Thành về ý tưởng sáng tạo này.
Radio Australia: Từ đâu anh có ý tưởng về việc làm những chiếc phong bì in bản đồ Việt Nam và 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa?
Nhật Thành: Ý tưởng cho việc in bao mừng tuổi xuất phát từ việc mình đi siêu thị và những địa điểm khác thì thấy toàn là phong bao lì xì hàng Trung Quốc với những nội dung ngôn ngữ và hình ảnh văn hóa Tàu. Mình cảm thấy hơi buồn vì điều này, trong đầu mình chợt đặt dấu hỏi tại sao một cái tết truyền thống của Việt Nam, chỉ với cái bao mừng tuổi mà cũng phải lệ thuộc vào hàng Tàu.
Với một phong bao toàn tiếng Tàu như vậy thì khi ta trao cho nhau, nhất là trẻ em thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào? Tại sao chúng ta không trao cho nhau những thông điệp tiếng Việt, những thông điệp về chủ quyền, những thông điệp khơi gợi lòng yêu nước? Chính những câu hỏi này thôi thúc mình thiết kế và in ra những phong bao mừng tuổi. Mình nghĩ ngay đến thông điệp chủ quyền về Trường Sa-Hoàng Sa vì đó có nhiều bạn trẻ hiện nay rất thờ ơ với thời cuộc và không quan tâm nhiều đến các vấn đề của đất nước.
Nguyễn Hồ Nhật Thành với ý tưởng phong bao lì xì 
có in hình bản đồ Việt Nam với đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 
RA: Được biết, các sản phẩm phong bao lì xì được anh bán trực tuyến trên trang web No China Shop. Anh mở trang web này được bao lâu rồi và hoạt động kinh doanh của trang web hiện tại ra sao? Ngoài sản phẩm phong bao lì xì, anh còn có mặt hàng gì phục vụ ngày tết không?
Nhật Thành: Trang này lúc đầu do mình và vợ mình tạo trên Facebook cách đây hai tháng. Sau đó một số bạn khác thấy hay nên góp sức vào tạo thành trang web. Hiện nay, số lượng thành viên trên Facebook đã lên đến 1.150 người và lượng truy cập mỗi lúc một tăng. Trung bình khoảng 950 lượt người xem mỗi ngày. Đợt in phong bao vừa rồi mình in 10,000 cái và đã bán hết trong vòng 3 ngày.
Tết năm nay ngoài sản phẩm quần áo, giầy dép mình còn kinh doanh thêm những thực phẩm có nguồn gốc an toàn như bánh chưng, mứt, khô bò, củ kiệu… Tất cả những sản phẩm này mình đều hướng đến mục tiêu sử dụng hàng sản xuất trong nước, tránh sử dụng các sản phẩm từ Trung Quốc.
RA: Hướng kinh doanh sắp tới của anh đối với trang web No China Shop như thế nào?
Nhật Thành: Hướng kinh doanh sắp tới của mình cũng tương tự như thư ngỏ mời hợp tác có đăng trên www.nochina-shop.com. Đó là mình mong muốn xây dựng trang web thành nơi tập trung tất cả sản phẩm tiêu dùng không phải sản phẩm Trung Quốc. Là nơi các đơn vị kinh doanh không bán hàng Trung Quốc được quảng cáo, giới thiệu miễn phí. Người tiêu dùng có thể yên tâm lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc an toàn và không phải hàng Trung Quốc.
Để thực hiện điều này trong bối cảnh hơn 95% hàng Trung Quốc đang tràn ngập ở Việt Nam là rất khó nhưng mình sẽ bắt đầu từ từ. Trước mắt là những ngành mũi nhọn mà Việt Nam có thể sản xuất là quần áo, may mặc, kế đến là những thực phẩm an toàn như bánh kẹo, trái cây… Trong tương lai sẽ tìm đến sản phẩm thay thế trong ngành điện tử, phụ liệu thép, vật liệu xây dựng, v.v..
RA: Trong bối cảnh hàng hóa Trung Quốc xâm nhập Việt Nam bằng rất nhiều nguồn và nhiều hàng hóa không đảm bảo chất lượng. Là một người trẻ, anh có ý kiến đóng góp gì để thanh niên Việt Nam có ý thức hơn và thói quen dùng hàng Việt Nam?
Nhật Thành: Mình cũng là người trẻ, trước đây cũng có thời gian chơi bời không quan tâm nhiều đến các vấn đề xã hội. Mục đích sống lúc đó chỉ là làm sao kiếm thiệt nhiều tiền để chơi thôi. Nhưng từ lúc mình nhận thức được cuộc sống xung quanh thì mình cảm thấy cần phải có trách nhiệm hơn. Tối thiểu là trách nhiệm với chính bản thân mình.
Nếu mình cứ ăn uống, mua sắm mà không tìm hiểu nguồn gốc của những sản phẩm mình chọn thì khác nào ‘có mắt mà như mù’, đừng để chết vì thiếu hiểu biết. Đó là trách nhiệm cá nhân. Còn xa hơn là trách nhiệm với xã hội, với đất nước mình đang sống. Đơn giản khi mình sống có trách nhiệm thì cuộc sống mình có giá trị và ý nghĩa hơn. Đó là một vài lời nhắn gửi của mình đối với các bạn trẻ hôm nay.
*

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét