Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Đúng như tin từ TTX Vỉa hè đã đưa (29/12), VTV-Thời sự 19h tối nay vừa thông báo quyết định của BCT, ông Nguyễn Bá Thanh giữ chức Trưởng ban Nội chính TƯ, ông Vương Đình Huệ Trưởng ban Kinh tế TƯ. Đây rồi: Đồng chí Nguyễn Bá Thanh giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương (ĐCSVN/ TTXVN). Sao chỉ đưa đ/c Bá Thanh trên tựa bản tin mà không đưa đ/c Vương Đình Huệ?

Việt – Trung họp Ủy ban biên giới (VNE). Có phải lại vì những dịp này mà “người phát ngôn” không được mở miệng phản bác tuyên bố của tụi nó bữa kia?
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ

  Kami - Sự tồn tại của phe đối lập là giải pháp cho sự chuyển đổi thể chế chính trị một cách ôn hòa

Theo tin báo chí cho biết, tại Hội nghị Công an toàn quốc chiều 17.12.2012 vừa qua, phát biểu tại hội nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu lực lượng công an phải ngăn chặn âm mưu gây bạo loạn, không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, nhân dân.
Trong điều kiện thể chế chính trị ở Việt nam theo chế độ một đảng chính trị duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội được khẳng định tại điều 4 Hiến pháp kể từ năm 1980 trở lại đây, mà thực chất là mộ hành động thủ tiêu mâu thuẫn trong chính trị. Sau một quá trình 32 năm áp dụng chế độ độc đảng, các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và đạo đức ở Việt nam hiện nay đã cho thấy sự bất cập của nó trong việc giải quyết các mâu thuẫn để tạo động lực cho sự phát triển. Nếu bỏ qua các yếu tố chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, nhân dân thì sự có mặt của các tổ chức chính trị đối lập là một yếu tố cần thiết nhằm hòa thiện cơ chế điểu chỉnh và cân bằng quyền lực nhà nước.
Về mặt khoa học, trong triết học Mác - Lênin, một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất đó là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng. Đồng thời theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, chúng luôn tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan trong là quy luật tất yếu của tự nhiên, không thể và không có cánh gì có thể loại bỏ được. Và cũng theo Engels hai mặt của đối lập sẽ tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong một sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập chính là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại song song và giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự đồng nhất của các mặt đối lập.
Quy luật mâu thuẫn cho thấy mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập để tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân của nó, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi cái mới ra đời. Hay nói một cách khác mâu thuẫn là động lực của sự phát triển. Hay nói một cách khác, thì phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập, thông qua đó sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, trong sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi, khi mâu thuẫn đã được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời và lại nảy sinh các mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại được triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Do vậy, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập - giải quyết mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Nếu mâu thuẩn không được giải quyết, nghĩa là các mặt đối lập không chuyển hóa thì không có sự phát triển. Và theo ông Hồ Chí Minh trong cuốn "Sửa đổi lối làm việc" thì cho rằng “Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết tức là có vấn đề. Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc của mâu thuẫn là vấn đề gì. Phải điều tra, phải nghiên cứu các mâu thuẫn đó. Phải phân tích rõ ràng và có hệ thống, phải biết rõ cái nào là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ. Phải đề ra cách giải quyết". Dẫn chứng như vậy để thấy suy nghĩ của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là phản khoa học và trái ngược với tư tưởng Hồ Chí Minh, vì nó sự triệt tiêu và thủ tiêu mâu thuẫn. Đồng nghĩa với việc thủ tiêu sự phát triển.
Cũng có người lý luận rằng mâu thuẫn trong xã hội có hai loại, mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. Vậy đối lập chính trị có phải là mâu thuẫn đối kháng hay không? Điều này nên được hiểu như thế nào cho đúng? Trước hết, mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những nhóm người, có lợi ích cơ bản đối lập nhau, còn mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời. Ví dụ như đối với nhóm người yêu nước biểu tình chống Trung quốc trong thời gian qua, việc làm của họ có thể không phù hợp với đường lối ngoại giao của chính quyền trong việc xử lý các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Nhưng nó chỉ là mâu thuẫn cục bộ và tạm thời. Không thể coi họ là những mầm mống của các nhóm chính trị đối lập và dùng biện pháp đối kháng để trấn áp họ. Điều đó cho thấy, việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định đúng phương pháp để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên giải quyết mâu thuẫn đối kháng phải dùng phương pháp đối kháng thậm chí phải dùng đến bạo lực.
Nói đến sự tồn tại của đối lập chính trị là người ta dễ nghĩ đến đa nguyên và đa đảng chính trị. Ở Việt nam hình như người ta rất sợ từ “đa nguyên”.  Vậy liệu đa nguyên chính trị có thực sự ghê gớm như chúng ta suy nghĩ hay không? Thực ra thể chế chính trị đa nguyên đã tồn tại cùng với nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa từ trước ngày đầu lập thành lập. Đó là Mặt trận Việt Minh là một tập hợp của các đảng phái chính trị cho mục tiêu giành độc lập dân tộc từ 1941 đến 1945 do đảng CS Đông dương lãnh đạo. Hay Quốc hội nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa khóa I là một Quốc hội đa đảng phái, rồi phải kể tới Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng là một tập hợp thống nhất đa nguyên chính trị, tập hợp của các chính khách và trí thức yêu nước ngoài Đảng Cộng sản ở miền Nam trong giai đoạn1960 đến 1975. Đặc biệt là sự tồn tại liên tục cho đến năm 1987 của hai đảng Dân chủ của ông Nghiêm Xuân Yêm và đảng Xã hội của ông Nguyễn Xiển, mà họ vẫn sát cánh cùng Đảng Cộng sản trong suốt quá trình tranh đấu giành độc lập dân tộc và phát triển đất nước trong nhiều thập kỷ. Dãn chứng các vấn đề trên, để cho mọi người cùng thấy đa nguyên chính trị là một vấn đề tích cực và đã trở thành biểu tượng của một hệ thống chính trị mà trong đó nhân dân đóng vai trò làm chủ nhà nước và xã hội. Đa nguyên chính trị đã từng tồn tại và đã góp phần trong sự nghiệp cách mạng của đảng CSVN lãnh đạo.
Đa nguyên chính trị cũng như vậy, nó là sự tồn tại hợp pháp của các tổ chức chính trị có các đường lối, cương lĩnh chính trị khác nhau trong việc điều hành nhà nước và giám sát công việc của bộ máy chính quyền thông qua hệ thống nghị trường. Ở đó các đảng chính trị căn cứ vào sự tín nhiệm của cử tri để nắm quyền lực điều hành và giám sát hoạt động của nhà nước. Các đảng phái nắm quyền điều hành bộ máy hành pháp được gọi là phe chính phủ và các đảng phái khác còn lại sẽ làm nhiệm vụ giám sát sự hoạt động của chính phủ đó là phe đối lập. Phe đối lập là phe ngoài chính phủ có ba đặc điểm, đó là sự bất đồng về chính trị, có tính cách tập thể và có tính cách hợp pháp. Nghĩa là, hiện tượng đối lập chỉ có, khi nào sự phản kháng ấy được chính trị hóa thông qua một chính đảng đối lập và hoạt động theo phương châm bất bạo động. Một trong những nguyên tắc của nền chính trị Dân chủ là chấp nhận tiếng nói của đa số là quyết định cuối cùng và tôn trọng lắng nghe ý kiến của thiểu số. Vai trò của phe đối lập trong chính trị Dân chủ cũng vậy, phe đối lập ngoài vai trò chính là hạn chế và kiểm soát chính quyền. Đây là một trong những hoạt động cốt yếu của đối lập ở bất cứ lúc nào trong cuộc sinh hoạt chính trị. Bên cạnh đó phe đối lập còn phải thực hiện vai trò hợp tác với chính quyền, một điều tưởng chừng như vô lý, nhưng đó là khía cạnh tích cực của vai trò đối lâp. Cần phải hiểu rằng đối lập không phải là lực lượng luôn luôn chống đối chính quyền, mà đối lập nếu hoạt động hiệu quả sẽ trở thành một lực lượng tích cực mang tính cách xây dựng. Khi ấy, đối lập và chính quyền là hai mặt của một vấn đề, đồng thời nó là yếu tố căn bản đảm bảo sự kiểm soát và cân bằng quyền lựccủa thể chế chính trị trong chính thể Dân chủ. Qua đó cho thấy cái lợi của chính quyền là duy trì sự hiện hữu của đối lập.
Một phe đối lập có tổ chức, có hệ thống đóng một vai trò rất quan trọng trong việc buộc chính quyền phải cân nhắc, thận trọng khi ban hành một chủ trương, một chính sách để thay đổi cho chính sách chính quyền khi thông qua Quốc hội. Đồng thời thông qua các phiên chất vấn chính phủ của phe đối lập cũng là dịp cho các thành viên chính phủ minh bạch, công khai các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Nhưng đáng tiếc, ở những quốc gia độc tài, nơi mà nhà cầm quyền luôn cho rằng sự có mặt của phe đối lập sẽ tạo ra tình trạng chính trị mất ổn định. Nhưng họ không hiểu rằng trong những quốc gia mà đối lập vắng mặt, các nhà lãnh đạo độc tài luôn luôn lo ngại cho tương lai chính trị của họ. Họ luôn lo sợ những cuộc cách mạng, những cuộc chính biến để lật đổ họ và tiếp theo là những cuộc trả thù đẫm máu. Mà những kẻ độc tài hoàn toàn không hiểu rằng sự có mặt của phe đối lập trong thể chế chính trị Dân chủ, đó là một đất nước có thể xoay chiều, thay đổi thể chế chính trị mà không gây nên sự xáo trộn hay gián đoạn các sinh hoạt chính trị. Phe đối lập hôm nay là chính phủ của ngày mai, đối lập tượng trưng sự tin tưởng vào định chế quốc gia, đối lập duy trì sự liên tục của chính quyền. Trong thể chế chính trị dân chủ thì những nhà lãnh đạo (nếu không vi phạm pháp luật) sẽ trở thành một công dân bình thường khi sự tín nhiệm của họ đối với nhân dân đã hết, khi nhân dân không muốn dùng họ nữa.
Nếu hiểu như thế, sẽ cho thấy việc chính quyền Việt nam khởi đầu với việc chấp nhận đối lập trong nghị trường đồng nghĩa với việc chấp nhận đa nguyên, sẽ là bước khởi đầu mang tính đột phá trong việc cải cách thể chế chính trị, từ độc tài toàn trị sang thể chế Dân chủ. Trước khi tiến hành một cuộc cải cách toàn diện, đặc biệt là vấn đề cải cách tư pháp làm nền tảng cho việc hình thành một hệ thống lật pháp cho một nhà nước pháp quyền. Đây cũng là điều kiện đảm bảo một sự chuyển đổi ôn hòa, lành mạnh không đổ máu và chắc chắn đảng CSVN sẽ vẫn nắm giữ vai trò lãnh đạo bộ máy hành pháp. Nhưng việc chuyển đổi nhận thức của các vị lãnh đạo đảng CSVN để đi đến việc quyết định chấp nhận đối lập là một việc hết sức khó khăn, bởi nó không chỉ dừng lại ở mức độ bản thân họ hy sinh quyền lợi cá nhân trong vấn đề tiền tài và quyền lực. Mà nó đòi hỏi một trình độ nhận thức và giác quan chính trị, đây có lẽ là vấn đề khó khăn hơn cả bởi họ (những người lãnh đạo cộng sản) có một trình độ học vấn quá thấp và họ không có ý thức thường xuyên nâng cao nhận thức của bản thân. Đó chính là lý do vì sao ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại có các quyết định hết sức ấu trĩ và phản khoa học. Các quyết định đó đã và đang đi ngược lại quy luật phát triển tư nhiên của xã hội loài người, cũng như lý luận của Chủ nghĩa Mark - Lenin. Đặc biệt là riết học duy vật biện chứng của Engels.
Vạn vật trong tự nhiên và xã hội đều có hai mặt đối lập nhau song song tồn tại và là hai mặt của một vấn đề, cũng như nếu có ánh sáng là do có bóng tối, có nóng là do có lạnh, có âm là do có dương v.v... Triệt tiêu đối lập là một hành động phản quy luật khách quan và thể hiện sự ấu trĩ về nhãn quan chính trị. Để kết thúc bài viết, xin được trích lời của cố GS Nguyễn Văn Bông khi nói về tầm quan trọng của đối lập trong một định chế chính trị hoàn hảo như sau “Trong lĩnh vực chính trị và xã hội, sự hoàn hảo của một định chế chính trị là kết quả của kinh nghiệm. Làm sao hy vọng một nhận thức khá cao của quần chúng, nếu hôm nay không có học tập hướng về Dân Chủ? Không phải nhất thiết áp dụng tất cả những gì đã có hay đang có ở Tây Phương. Thực tại chính trị xã hội văn hóa của mỗi nước là yếu tố căn bản. Nhưng điều kiện tối thiểu phải có để đối lập được phép khởi đầu và phát triển.”
Khai bút đầu năm, 02 tháng 1 năm 2013
© Kami
(RFA Blog's)
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.

Ông Nguyễn Bá Thanh giữ chức Trưởng ban Nội chính T.Ư

Theo quyết định của Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh được phân công giữ chức Trưởng ban Nội chính T.Ư và Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ giữ chức Trưởng ban Kinh tế T.Ư.
Bộ Chính trị ngày 28.12.2012 đã ban hành các quyết định thành lập Ban Nội chính T.Ư, Ban Kinh tế T.Ư và chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các Ban này. Việc ban hành các quyết định thành lập hai Ban quan trọng nói trên thực hiện theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 và Hội nghị Trung ương 6 khóa XI.

Đồng thời, Bộ Chính trị cũng ban hành Quyết định 655 phân công ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng giữ chức Trưởng ban Nội chính T.Ư và Quyết định số 656 phân công Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ giữ chức Trưởng ban Kinh tế T.Ư.

Ông Nguyễn Bá Thanh sinh năm 1953, quê quán TP.Đà Nẵng. Trình độ học vấn Tiến sĩ. Trước khi được phân công giữ nhiệm vụ Trưởng ban Nội chính T.Ư, ông là Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng; Trưởng đoàn ĐBQH TP.Đà Nẵng; Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.

Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957, quê quán Nghệ An; Học hàm, học vị: Giáo sư - Tiến sĩ. Ông Huệ được bầu giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước từ tháng 7.2006. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng; đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII (tháng 8.2011), được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Bảo Cầm
(Báo Thanh niên)

Dân tộc nhỏ nền văn minh lớn

Tran Hoang Duy Công nhân Tài Chính

[IMG]
Từ lâu tôi đã định viết chủ đề về người Do Thái trên VFpress.vn. Tiếp theo bài viết về nước Nhật và nhân việc George Soros thăm Việt Nam, hôm nay tôi xin giới thiệu về đất nước Do Thái. Một dân tộc nhỏ nhưng tác động đến rất lớn toàn bộ văn minh của trái đất. Từ cuộc sống, khoa học, làm giàu…đến tư tưởng mọi thứ đều có sự tác động của người Do Thái. Văn minh Do Thái không để lại những kiến trúc nổi tiếng như Kim tự tháp, điện Pantheon hoặc Vạn lý Trường thành, nhưng nó lưu lại mãi mãi một di sản phi vật thể vô giá mà ít có nền văn minh nào có thể sánh được về tầm ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc đối với văn minh toàn nhân loại.

Dường như là, mỗi khi bàn luận về sự thông minh có di truyền không, người ta đều nêu lên dẫn chứng về giải Nobel và người Do Thái. Và cũng như một thông lệ, hàng năm sau khi công bố giải, người ta đều hỏi người Do Thái chiếm bao nhiêu phần trăm giải năm ấy. Và thực tế thì con số này không hề nhỏ.

Ví dụ chỉ sau khi vừa công bố 3 giải Nobel 2011, lập tức có một bài báo nhan đề “Bà mẹ Yiddeshe có thể tự hào: Năm trong bảy Nobel gia là người Do Thái”. Đó là: Ralph Steinman và Bruce Beutler, giải Nobel về Y học, Saul Pelmutter và Adam G. Ross - giải Nobel về Vật lý, Daniel Shechtman - giải Nobel về Hoá học.

[IMG]
Dân tộc Do Thái là một trong những dân tộc có nền văn hoá và lịch sử lâu đời nhất của nhân loại, ra đời cùng với thời kỳ văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà và văn minh Hy Lạp-La Mã thời cổ đại. Nhưng lịch sử bắt họ phải chịu một số phận không may mắn, bị các bộ tộc và các lãnh chúa khác xâm chiếm đất đai và xua đuổi dưới những lý do tôn giáo. Từ đó họ phải sống tha hương, từng nhóm kéo nhau đi khắp mọi nơi trên thế giới để duy trì sự sinh tồn, vượt qua những định mệnh nghiệt ngã của lịch sử.
Trên 2000 năm qua, đi đến đâu họ cũng tỏ ra là một dân tộc có sức sống dẻo dai, không bị đồng hoá và ý thức vươn lên mãnh liệt.Trong công việc họ cần cù, kiên trì và quyết tâm đạt những mục đích mình theo đuổi. Bởi vậy, gần như sống ở đâu họ cũng thành công.

Sự thành đạt và khôn ngoan của họ nhiều khi bị thành kiến và kỳ thị. Trong Thế chiến II, dưới chế độ phát xít, khi Hitler đề cao thuyết “người Đức là một dân tộc thượng đẳng”.Hitler rất sợ sự vượt trội của người Do Thái, nên dã bắt họ sống trong các trại tập trung, đày đoạ họ với ý đồ để họ chết dần chết mòn trong đó.
[IMG]
Người Do Thái đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực trí tuệ. Họ thường là những nhà khoa học lớn, những doanh nhân lỗi lạc, những nhà văn kiệt xuất, những nhà tư tưởng uyên bác, những chính trị gia tài giỏi…

Từ năm 1901, giải Nobel được thành lập và trở thành một giải thưởng uy tín nhất và danh giá nhất hành tinh, tôn vinh những người có đóng góp lớn nhất cho nhân loại, có những phát minh đột phá, những tác phẩm văn chương thấm đẫm tính nhân văn, những người có công lao kiến tạo một thế giới an bình hơn, tốt đẹp hơn. Người Do Thái lập tức trở thành một yếu tố quan trọng của giải, dù họ sống ở các nước khác nhau, mang quốc tịch khác nhau hoặc chính tại đất nước mới thành lập cách nay không lâu của họ là Israel.

Tính đến năm 2011, giải Nobel đã trao 108 lần (trừ 4 năm trong Thế chiến I và II không trao giải) cho trên 800 nhân vật và các tổ chức xã hội. Nếu tính tất cả các giải, ít nhất có 181 người Do Thái (thuần chủng, hoặc từ 1/2 đến 3/4 dòng máu Do Thái) được trao giải Nobel, chiếm 22% số nhân vật được coi là những trí tuệ hàng đầu của nhân loại.

Trong các giải Nobel qua hơn một thế kỷ, tỉ lệ số người Do Thái chiếm lĩnh các giải Nobel trong các lĩnh vực như sau:
- Hoá học: 32 người, chiếm tỷ lệ 21%
- Kinh tế: 28 người, chiếm tỷ lệ 42%
- Văn chương: 13 người, chiếm tỷ lệ 12%
- Vật lý: 49 người, chiếm tỷ lệ 27%
- Hoà bình: 9 người, chiếm tỷ lệ 8%.

Cần lưu ý rằng số người Do Thái trên Trái đất là 20 triệu (cả trong và ngoài nước) nghĩa là chưa đến 0,2% dân số thế giới. Như vậy, trong khi dân số thế giới là gần 8 tỷ với trên 800 giải Nobel, thì bình quân số giải trên đầu người của người Do Thái so với bình quân của thế giới cao hơn đến 11.950%. Song đó chỉ là so sánh cho vui thôi, chứ con số này không mấy ý nghĩa bởi kèm theo nó còn bao nhiêu điều kiện khác nữa. Người ta thường nói giải Nobel trong vài chục năm gần đây đổ dồn về Mỹ. Song ít ai để ý, trong những “giải Nobel mang thương hiệu Mỹ” thì người Mỹ gốc Do Thái chiếm một phần quan trọng.

Xin nêu một vài con số: Giải Nobel Hoá học của Mỹ có 27% là người gốc Do Thái, Nobel Vật lý - 37%, Nobel Y học&Sinh lý học - 42%, Nobel Kinh tế - 55%, Nobel Văn chương - 27%, Nobel Hoà bình 10%. Và cũng xin nhớ rằng dân số của cộng đồng Do Thái chỉ bằng 2% của Mỹ.

Trí tuệ Do Thái thể hiện không chỉ ơ nam giới mà cả nữ giới. Trong 4 ngành khoa họccó 18 nữ Nobel gia thì 36% là các bà gốc Do Thái, tỷ lệ còn cao hơn cả các ông.Nếu không kể giải Nobel, thì bất cứ giải quốc tế nào khác, tỷ lệ các nhà khoa học Do Thái cũng tương tự. Chỉ xin kể một giải chúng ta đã nói nhiều là giải Fields thì các nhà toán học trẻ người Do Thái được giải chiếm 27%, giải thành tựu suốt đời trong Toán học, họ chiếm tới 55%.

Các Nobel gia người Do Thái cũng nằm trong một số “điều đặc biệt” của giải. Chẳng hạn Elia Wiesel, người sống sót từ trại tập trung của phát xít Đức được giải Nobel Hoà bình năm 1986. Nhà Nobel cao tuổi nhất khi được trao giải là người Balan gốc Do Thái, Leonid Hurwicz, giải Nobel kinh tế 2007 năm ông đã 90. Nobel gia sống thọ nhất là bà Rita Levi-Montalcini, giải Nobel Sinh lý học 1936 hiện đã vượt qua tuổi 102 hoặc một nhà văn bị nhà nước buộc không được nhận giải là Boris Pasternak, giải Nobel văn học năm 1958. Nhà khoa học được bình chọn là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XX - Albert Einstein – cũng là người Mỹ gốc Do Thái.

Cả một dân tộc giỏi làm kinh tế:

Chúng ta đều biết người Do Thái (thời cổ gọi là Hebrew) là dân tộc thành công nhất trên nhiều lĩnh vực trí tuệ, nhưng có lẽ ít ai biết họ thực ra còn cực kỳ xuất sắc trên mặt kinh tế, tài chính, thương mại. Họ đạt được những thành tựu đó trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn: toàn bộ dân tộc Do Thái buộc phải sống lưu vong phân tán, “ăn nhờ ở đợ” suốt 2000 năm qua trên khắp thế giới, đi tới đâu (trừ ở Mỹ) cũng bị xa lánh hoặc hắt hủi, xua đuổi, tước đoạt, thậm chí hãm hại, tàn sát vô cùng dã man, bị cấm được sở hữu bất cứ tài sản cố định nào như nhà đất, tài nguyên thiên nhiên ....

[IMG]

Chỉ cần lướt các mạng tìm kiếm là ta có thể sưu tầm được ngay một số thành tựu cực kỳ gây ấn tượng của người Do Thái trên lĩnh vực kinh tế, dù là về mặt lý thuyết hay thực tiễn. Hãy xem một số số liệu sau đây:
Rất nhiều nhà lý thuyết kinh tế hàng đầu thế giới là người Do Thái, các lý thuyết họ xây dựng nên đã ảnh hưởng vô cùng to lớn nếu không nói là quyết định tới quá trình trình tiến hóa của nhân loại:
- Karl Marx (Các Mác) người khám phá ra “giá trị thặng dư” và xây dựng học thuyết kinh tế chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế cho chủ nghĩa tư bản, được gọi là một trong hai người Do Thái làm đảo lộn cả thế giới (người kia là Jesus Christ);
- Alan Greenspan 17 năm liền được 4 đời Tổng thống Mỹ tín nhiệm cử làm Chủ tịch Cơ quan Dự trữ Liên bang (FED, tức Ngân hàng Nhà nước Mỹ) nắm quyền sinh sát lớn nhất trong giới tài chính Mỹ, thống trị lĩnh vực tài chính tiền tệ toàn cầu;
- Paul Wolfowitz cùng người tiền nhiệm James Wolfensohn, hai cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới, tổ chức tài chính có tác dụng rất lớn đối với các nước đang phát triển;
- 41% chủ nhân giải Nobel kinh tế thời gian 1901-2007 là người Do Thái (cộng 13 người), chẳng hạn Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976) và Paul Krugman (2008) … là những tên tuổi quen thuộc trong giới kinh tế thế giới hiện nay, các lý thuyết của họ được cả thế giới thừa nhận và học tập, áp dụng...
Nhiều nhà giàu nổi tiếng thế giới từng tác động không nhỏ tới chính trị, kinh tế nước Mỹ và thế giới là người Do Thái. Đơn cử vài người :
-Jacob Schiff, chủ nhà băng ở Đức, sau sang Mỹ định cư; đầu thế kỷ XX do căm ghét chính quyền Sa Hoàng giết hại hàng trăm nghìn dân Do Thái ở Nga, ông đã cho chính phủ Nhật Bản vay 200 triệu USD (một số tiền cực kỳ lớn hồi ấy) để xây dựng hải quân, nhờ đó Nhật thắng Nga trong trận hải chiến Nhật-Nga năm 1905. Nhớ ơn này, trong đại chiến II Nhật đã không giết hại người Do Thái sống ở Trung Quốc tuy đồng minh số Một của Nhật là phát xít Đức Hitler có nhờ Nhật “làm hộ” chuyện ấy.
-Sheldon Adelson, người giàu thứ 3 nước Mỹ, với tài sản cá nhân lên tới 36 tỷ USD. Nếu được chính phủ VN cho phép thì khả năng Sheldon Adelson sắp mở sòng bạc tại thành phố Hồ Chí Minh.
-George Soros giàu thứ 22 ở Mỹ (19 tỷ USD) không chỉ nổi tiếng về giàu có mà ông còn là bậc thầy về những phi vụ đầu cơ đi vào lịch sử...
-Michael Bloomberg có tài sản riêng 22 tỷ USD, làm thị trưởng thành phố New York đã 8 năm nay với mức lương tượng trưng mỗi năm 1 USD và là chủ kênh truyền hình Bloomberg nổi tiếng trong giới kinh tế.

Cộng đồng Do Thái ở Mỹ chiếm một nửa tổng số người Do Thái trên toàn thế giới là quần thể thiểu số thành công nhất ở Mỹ dù chỉ chiếm 2,5% số dân. Khoảng một nửa số doanh nhân giàu nhất Mỹ, 21 trong số 40 nhà giàu đứng đầu bảng xếp hạng của tạp chí Forbes là người Do Thái, và cộng đồng Do Thái có mức sống bình quân cao hơn mức trung bình của nước này. Họ nắm giữ phần lớn nền kinh tế tài chính Mỹ, tới mức người Mỹ có câu nói “Tiền nước Mỹ nằm trong túi người Do Thái”. Nhờ thế trên vấn đề Trung Đông chính phủ Mỹ xưa nay luôn bênh vực và viện trợ Israel.
[IMG]
Nước Israel nhỏ bé với hơn 5 triệu người Do Thái tuy ở trên vùng sa mạc khô cằn nhưng nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật đều rất phát triển, dân rất giàu, GDP đầu người năm 2011 khoảng 31.500 USD ( nguồn web CIA.gov). Nhờ sức mạnh mọi mặt ấy, quốc gia nhỏ xíu này đã đứng vững được trong làn sóng hằn thù và công kích của cả trăm triệu người A Rập xung quanh ...

Nguyên nhân do đâu?

Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế trên cả hai mặt lý thuyết và thực hành như vậy? Lịch sử đã chứng minh, yếu tố quyết định thành công của một dân tộc bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của dân tộc ấy.

Để tìm hiểu truyền thống văn hóa của dân tộc này có lẽ ta cần tìm hiểu các nguyên tắc chính của đạo Do Thái (Judaism), tôn giáo lâu đời nhất thế giới còn tồn tại tới ngày nay và là chất keo bền chắc gắn bó cộng đồng, khiến dân tộc này giữ gìn được nguyên vẹn nòi giống, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa mặc dù phải sống phân tán, lưu vong và bị kỳ thị, xua đuổi, hãm hại, tàn sát dã man suốt 2000 năm qua. Có thể nói, nếu không có chất keo ấy thì từ lâu dân tộc Do Thái đã bị tiêu diệt hoặc đồng hóa và biến mất khỏi lịch sử. Đạo Do Thái là tôn giáo duy nhất thành công trên cả hai mặt: giữ được sự tồn tại của dân tộc và hơn nữa đưa họ vươn lên hàng đầu thế giới trên hầu hết các lĩnh vực trí tuệ.

Muốn vậy, ta thử điểm qua vài nét về Kinh thánh của người Do Thái (Hebrew Bible) – kinh điển này hơn 10 thế kỷ sau được đạo Ki-tô lấy nguyên văn làm phần đầu Kinh Thánh của họ và gọi là Cựu Ước, nhằm phân biệt với Tân Ước do các nhà sáng lập Ki-tô giáo viết. Ta cũng cần xem xét một kinh điển nữa của đạo Do Thái gọi là Kinh Talmud, quan trọng hơn cả Cựu Ước, có đưa ra nhiều nguyên tắc cụ thể cho tới thời nay vẫn còn giá trị về kinh doanh, buôn bán.
[IMG]
Trước hết người Do Thái có truyền thống coi kiến thức trí tuệ là thứ quý nhất của con người. Kinh Talmud viết: Tài sản có thể bị mất, chỉ có tri thức và trí tuệ thì mãi mãi không mất đi đâu được. Các ông bố bà mẹ Do Thái dạy con: Của cải, tiền bạc của chúng ta đều có thể bị kẻ khác tước đoạt nhưng kiến thức, trí tuệ trong đầu óc ta thì không ai có thể cướp nổi. Với phương châm đó, họ đặc biệt coi trọng việc giáo dục, dù khó khăn đến đâu cũng tìm cách cho con học hành; ngoài ra họ chú trọng truyền đạt cho nhau các kinh nghiệm làm ăn, không bao giờ giấu nghề. Người Do Thái có trình độ giáo dục tốt nhất trong các cộng đồng thiểu số ở Mỹ, thể hiện ở chỗ họ chiếm tỷ lệ cao nhất trong sinh viên các trường đại học hàng đầu cũng như trong giới khoa học kỹ thuật và văn hóa nghệ thuật.

Thứ hai, đạo Do Thái đặc biệt coi trọng tài sản và tiền bạc. Đây là một điểm độc đáo khác hẳn đạo Ki-tô, đạo Phật, đạo Nho, ta cần phân tích thêm. Có lẽ sở hữu tài sản là một trong các vấn đề quan trọng nhất của đời sống loài người, là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa con người với nhau (đấu tranh giai cấp) và chiến tranh giữa các quốc gia. Heghel, đại diện nổi tiếng nhất của triết học cổ điển Đức từng nói: “Nhân quyền nói cho tới cùng là quyền (sở hữu) về tài sản.” Chính Marx cũng nói: Chủ nghĩa cộng sản “là sự phục hồi chế độ sở hữu của cá nhân trên một hình thức cao hơn”. Rõ ràng, chỉ khi nào mọi người đều có tài sản, đều giàu có thì khi ấy mới có sự bình đẳng đích thực, người người mới có nhân quyền. Một xã hội có phân hóa giàu nghèo thì chưa thể có bình đẳng thực sự. Đạo Do Thái rất chú trọng nguyên tắc làm cho mọi người cùng có tài sản, tiền bạc, cùng giàu có.
[IMG]
Triết gia Max Weber viết: “Đạo Ki-tô không làm tốt bằng đạo Do Thái, vì họ kết tội sự giàu có.” Quả vậy, Chúa Jesus từng nói: “Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Chúa” (Tân Ước, Mathew 19:24), ý nói ai giàu thì khó lên thiên đường, ai nghèo thì dễ lên thiên đường hơn – qua đó có thể suy ra đạo Ki-tô thân cận với người nghèo khổ. Nho giáo và đạo Phật lại càng khinh thường tài sản, tiền bạc, coi nghèo là trong sạch, giàu là bẩn thỉu.

Ngược lại Cựu Ước ngay từ đầu đã viết: “Vàng ở xứ này rất quý” (Genesis 2:12). Ý tưởng quý vàng bạc, coi trọng tài sản vật chất đã ảnh hưởng lớn tới người Do Thái, họ đều muốn giàu có. Khái niệm tài sản xuất hiện ngay từ cách đây hơn 3000 năm khi vua Ai Cập bồi thường cho vị tổ phụ của bộ lạc Do Thái là Abraham, khiến ông này “có rất nhiều súc vật, vàng bạc” (Genesis 13:2). Thượng Đế Jehovah yêu cầu Abraham phải giàu để có cái mà thờ cúng Ngài. Thượng Đế cho rằng sự giàu có sẽ giúp chấm dứt nạn chém giết nhau. Khi Moses dẫn dân Do Thái đi khỏi Ai Cập cũng mang theo rất nhiều súc vật. Những người xuất thân gia đình giàu có hồi ấy như Jacob, Saul, David ... đều được Cựu Ước ca ngợi là có nhiều phẩm chất tốt, lắm tài năng, lập được công trạng lớn cho cộng đồng dân tộc và đều trở thành lãnh đạo, vua chúa. Ngược lại, văn hóa phương Đông thường ca ngợi phẩm chất của những người nghèo.
[IMG]
Trọng tiền bạc là đặc điểm nổi bật ở người Do Thái. Họ coi đó là phương tiện tốt nhất để bảo vệ mình và bảo vệ dân tộc họ. Quả vậy, không có tiền thì họ làm sao tồn tại nổi ở những quốc gia và địa phương họ sống nhờ ở đợ, nơi chính quyền và dân bản địa luôn chèn ép, gây khó khăn. Hoàn cảnh ấy khiến họ sáng tạo ra nhiều biện pháp làm giàu rất khôn ngoan. Thí dụ cửa hiệu cầm đồ và cho vay lãi là sáng tạo độc đáo của người Do Thái cổ đại – về sau gọi là hệ thống ngân hàng. Buôn bán cũng là một biện pháp tồn tại khi trong tay không có tài sản cố định nào. Người ta nói dân Do Thái có hai bản năng: thứ nhất là bản năng kiếm tiền; thứ hai là bản năng làm cho tiền đẻ ra tiền – họ là cha đẻ của thuyết lưu thông tiền tệ ngày nay chúng ta đều áp dụng với quy mô lớn (còn ai kiếm tiền dễ hơn ngành ngân hàng?).

Tuy vậy, sự quá gắn bó với tiền bạc là một lý do khiến người Do Thái bị chê bai. Bạn nào đã đọc tiểu thuyết Ai-van-hô (Ivanhoe) của Walter Scott chắc còn nhớ mãi hình ảnh ông lão Do Thái Isaac (I-sắc) đáng thương, bố của nàng Rebeca xinh đẹp và thánh thiện, lúc nào cũng khư khư giữ túi tiền và bị hiệp sĩ Đầu Bò nhạo báng khinh bỉ thậm tệ. Kịch của Shakespeare đưa ra nhiều hình ảnh khiến người ta có cảm giác người Do Thái bần tiện, ích kỷ, xảo trá. Tập quán cho vay lãi của người Do Thái bị nhiều nơi lên án. Hệ thống cửa hiệu của người Do Thái ở Đức là đối tượng bị bọn Quốc Xã Hitler đập phá đầu tiên hồi thập niên 30. Người Đức có câu ngạn ngữ “Chẳng con dê nào không có râu, chẳng người Do Thái nào không có tiền để dành.” Karl Marx từng viết: Tiền bạc là vị thần gắn bó với người Do Thái; xóa bỏ chủ nghĩa tư bản sẽ kéo theo sự xóa bỏ chủ nghĩa Do Thái. Marx nói như vậy nghĩa là đã thừa nhận người Do Thái tham dự sáng lập ra chủ nghĩa tư bản, một chế độ xã hội mới thay thế chế độ phong kiến và làm nên phần chủ yếu trong cộng đồng quốc tế hiện nay. Quả thật, người Do Thái có đóng góp rất lớn về lý thuyết và thực hành trong việc xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
[IMG]

Kinh Talmud viết: Mọi người phải yêu Thượng Đế với toàn bộ trái tim, cuộc đời và của cải của mình; mỗi người đều phải quan tâm tới tài sản; không ai được phép dùng tài sản của mình để làm hại kẻ khác và không ai được trộm cắp tài sản người khác; tài sản của một người nhưng không phải chỉ là của người đó mà phải dùng nó để giúp kẻ khác ... Có thể hiểu “Yêu Thượng Đế với toàn bộ tài sản của mình” nghĩa là phải sử dụng tài sản riêng của mình theo lệnh Thượng Đế, nghĩa là phải chia bớt cho người nghèo. Quy ước này đã đặt nền móng cho tư tưởng nhân ái, bình đẳng của văn minh phương Tây. Từ đó ta dễ hiểu vì sao cộng đồng Do Thái ở đâu cũng giúp đỡ nhau để tất cả cùng giàu lên, không có ai nghèo khổ.

Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận nặng nề của con người; nói “nặng nề” vì người giàu có trách nhiệm to lớn đối với xã hội: họ không được bóc lột người nghèo mà phải chia một phần tài sản của mình để làm từ thiện. Những người Do Thái giàu có luôn sống rất giản dị, tiết kiệm và năng làm từ thiện. Soros từng cúng 4 tỷ USD (trong tổng tài sản 7 tỷ) cho công tác từ thiện. Không một nhà giàu Do Thái nào không có quỹ từ thiện của mình. Từ đây có thể hiểu được tại sao cộng đồng Do Thái lại cùng giàu có như thế.
Người Do Thái luôn nghĩ rằng Thượng Đế giao cho họ nghĩa vụ và quyền làm giàu. Đây là động lực chủ yếu khiến họ ở đâu cũng lo làm giàu, không bao giờ chịu nghèo khổ. Hai nghìn năm qua, dù sống lưu vong ăn nhờ ở đợ các quốc gia khác và ở đâu cũng bị cấm sở hữu mọi tài sản cố định nhưng dân tộc này vẫn nghĩ ra nhiều cách kinh doanh hữu hiệu bằng các dịch vụ như buôn bán, dành dụm tiền để cho vay lãi …

Muốn làm giàu, điều cơ bản là xã hội phải thừa nhận quyền tư hữu tài sản. Kinh Talmud viết: ai nói “Của tôi là của tôi, của anh là của anh” (mine is mine and yours is yours) thì là người bình thường (average); nói “Của tôi là của anh, của anh là của tôi” thì là kẻ ngu ngốc; nói “Của tôi là của anh và của anh là của anh” thì là ngoan đạo (godly); ai nói “Của anh là của tôi và của tôi là của tôi” là kẻ xấu (evil). Nghĩa là họ thừa nhận quyền tư hữu tài sản là chính đáng, không ai được xâm phạm tài sản của người khác.

Tuy thừa nhận quyền sở hữu tài sản và luật pháp bảo vệ quyền đó, nhưng đạo Do Thái không thừa nhận quyền sở hữu tài sản tuyệt đối và vô hạn, cho rằng tất cả của cải đều không thuộc về cá nhân mà thuộc về Thượng Đế, mọi người đều chỉ là kẻ quản lý hoặc kẻ được ủy thác của cải đó. Tài nguyên thiên nhiên do Thượng Đế tạo ra là để ban cho tất cả mọi người, không ai có quyền coi là của riêng mình. Đây là một quan niệm cực kỳ tiến bộ và có giá trị hiện thực cho tới ngày nay: tài nguyên thiên nhiên, sự giàu có của đất nước là tài sản của toàn dân, tuyệt đối không được coi là của một số nhóm lợi ích hoặc cá nhân.
Kinh Talmud viết nhiều quy tắc hữu dụng về kinh doanh. Chẳng hạn:
  • Vay một quả trứng, biến thành một trại ấp gà;
  • Bán nhiều lãi ít tức là bán 3 cái (lãi) chỉ bằng bán 1 cái;
  • Mất tiền chỉ là mất nửa đời người, mất lòng tin (tín dụng) là mất tất cả;
  • Nghèo thì đáng sợ hơn 50 loại tai nạn;
  • Giúp người thì sẽ làm tăng tài sản; ki bo chỉ làm nghèo đi;
  • Chỉ lấy đi thứ gì đã trả đủ tiền cho người ta;
  • Biết kiếm tiền thì phải biết tiêu tiền; v.v…
[IMG]
So sánh Cựu Ước và Talmud với Tân Ước, có thể thấy đạo Do Thái là tôn giáo của người muốn làm giàu, còn đạo Ki-tô là tôn giáo của người nghèo. Khác biệt căn bản ấy là một trong các lý do khiến Giáo hội Ki-tô ngày xưa khinh ghét người Do Thái (hy vọng trong một dịp khác chúng tôi sẽ trình bày về vấn đề này).

Từ sự phân tích sơ qua về quan điểm đối với tài sản và tiền bạc nói trên, có thể thấy hệ thống tư tưởng của đạo Do Thái rất phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và chính vì thế nó tạo dựng nên truyền thống văn hóa bất hủ của dân tộc Do Thái – nền móng vững chắc làm cho dân tộc này dù phải sống lưu vong không tổ quốc hàng nghìn năm nhưng cuối cùng vẫn là dân tộc thành công nhất trên hầu hết các hoạt động của loài người.

Đồng thời các nguyên lý chính của đạo Do Thái đã tác động không nhỏ tới giáo lý đạo Ki-tô và đạo Islam; hai tôn giáo lớn này đều có nguồn gốc từ đạo Do Thái. Cuối cùng, nhờ có những điểm độc đáo nói trên, văn minh Hebrew của phương Đông trong quá trình giao lưu kết hợp với văn minh Hy-lạp của phương Tây đã sinh ra một nền văn minh mới – văn minh Ki-tô giáo, sau rốt trở thành nền văn minh phương Tây rực rỡ mấy nghìn năm nay. Có lẽ đây là thành tựu đáng kể nhất mà nền văn minh Hebrew đã đóng góp cho nhân loại. Điều đáng nói là, do các nguyên nhân lịch sử cực kỳ phức tạp, lâu nay người ta đã coi nhẹ nền văn minh Hebrew, và bây giờ đã đến lúc loài người nên sửa chữa sai lầm đó.
Nguồn: thành viên Trần Hoàng Duy - diễn đàn VFpress.vn, blog dân tộc do thái.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét