Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

HOT - THỜI SỰ NÓNG

Danlambao 2/1/2013

Sửa hiến pháp: Nguyễn Phú Trọng đe dọa những người góp ý

CTV Danlambao – Khẳng định việc lấy ý kiến nhân dân để sửa đổi hiến pháp là đợt ‘sinh hoạt chính trị quan trọng’, TBT Nguyễn Phú Trọng giao nhiệm vụ cho lực lượng công an và quân đội phải “ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước”.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=lFmv2zkxsWo

Đầu năm, các nhà lãnh đạo lại khai mồm với dối trá

Phan Nguyễn Việt Đăng (Danlambao) - Ngay trong ngày đầu năm mới 1-1-2013, một chuyển động nhỏ trên báo chí Việt Nam đã cho thấy quyền lực đang thuộc về ai, chủ trương là thế nào.
Anh Ba, tức đồng chí X, đã thôi không còn nhiều cơ hội nói dài và nói sảng trên các mặt truyền thông đầu năm nữa, mà thay vào đó là anh Vịnh và anh Tư, bên tạm thắng cuộc từ Hội nghị Trung ương 6, khoá XI.

Bà Trần Thị Hài vẫn tiếp tục đấu tranh trong tù

Hải Huỳnh (Danlambao) - Hôm nay, ngày 1.1.2013 gia đình của bà Trần Thị Hài đến trại giam Bến Lớn để thăm nuôi. Buổi thăm nuôi chỉ khoảng 15 phút có công an trại giam đứng giám sát từ đầu đến cuối. Bà Hài đã ốm đi rất nhiều do chưa thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt trong tù. Tuy nhiên, tinh thần của bà Hài rất kiên cường và cứng rắn. Khi người nhà nhắc đến những người bạn dân oan khác thì bà Hài xúc động khóc. Bà cũng khẳng định với công an trại giam biết là bà khóc vì thương hoàn cảnh của những người bạn chứ không hề gục ngã cho số phận của bà trong tù. Gia đình gởi cho bà ít thức ăn ít thuốc men và áo quần chăn mền.

Sinh viên 8X phản bác toàn bộ những lời tuyên bố của tướng Vịnh

Vũ Huy Hoàng (Danlambao) – Sáng nay, đọc báo Tuổi trẻ, qua bài phỏng vấn thể hiện những quan điểm lớn về đường lối đối ngoại của đất nước từ phát ngôn của ông Vịnh, tôi không khỏi giật mình khi một người làm chiến lược cấp cao là một UV BCH TW Đảng lại có thể mơ hồ và đơn giản đến thế.
Là một sinh viên 8X đang mài đũng quần trên ghế giảng đường Đại học, tôi không có nhiều thời gian và thông tin để nghiên cứu chiến lược đối ngoại như ông, nhưng tôi dễ thấy có quá nhiều sơ hở chết người về mặt nhận thức và quan điểm khi đọc những tâm sự nghề nghiệp rất nóng hổi qua các vấn đề thời sự hiện nay từ nội dung cuộc trò chuyện được chú ý này.

Đảng “hóa” Quân Đội của Tướng Cướp

“Trên thế giới hiện nay, có bao nhiêu Quốc Gia mà Quân Đội lại là của riêng một Đảng phái”
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Giống hệt như lời của một kẻ khùng điên “ba trợn” thiểu năng về trí tuệ. Cái tiêu đề bài viết (Không thể chấp nhận quan điểm “Quốc gia hóa quân đội” ) của ông tướng PGS,TS NGUYỄN TIẾN BÌNH trên báo QĐND.

Bàn thêm về đấu tranh bất bạo động

Le Nguyen (Danlambao) - Xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa đã chết nhưng bản chất khát máu, dã man, bịp bợm vẫn tồn tại trong quán tính của đám tàn dư cộng sản. Một mặt chúng mượn vỏ bọc chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và giả vờ xưng là đội tiên phong, là đại biểu trung thành với quyền lợi của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của cả dân tộc nhằm mục đích tiếp tục lừa gạt những tên cộng sản mê cuồng hiểu biết hạn chế, phục vụ quyền lợi lẫn quyền lực cho băng đảng của chúng. Mặt khác chúng hung hăng trấn áp, đánh đập tống tù dài hạn những người Việt Nam yêu nước, những tiếng nói đối lập, phản kháng ôn hoà qua các trò hề xử án đúng người đúng tội với bản án bỏ túi có định sẵn số năm tù. Lối xử án này chỉ có ở nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, một nước rất “siêng năng” hô khẩu hiệu dân chủ vạn lần hơn…

Góp ý điều 4 hiến pháp

Biếm họa PHO (Danlambao)

Cách công an tiêu tiền

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=0YGpnxOGEiA

Nguồn: www.DucMe.tv – Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VRNs)

Blog nhà văn Nguyễn Tường Thụy bị đánh phá dữ dội

Nguyễn Tường Thụy – Blog NTT bị đánh phá dữ dội vào ngày cuối cùng của năm 2012.
Email tuongthuy59@gmail.com dùng để trao đổi với bạn đọc đã bị cướp vào sáng ngày 31/12/2012 và không thể khôi phục được.

Miễn phí chuyên ngành ’3M’

Biếm họa Kuốc Kuốc (Danlambao)

“Bình lựng” của NLG về nội dung trả lời của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trên báo Tuổi Trẻ ngày 01.01.2013

Nguoilotgach blog

NLG “bình lựng” nhanh:
Một nhà chiến lược về quân sự và ngoại giao Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã phát biểu rất thông tuệ, giải thích được nhiều vấn đề liên quan đến chủ quyền của nước ta trên biển Đông với một con mắt rất “truyền thống” của đảng CS VN, đặc biệt đối với đồng chí láng giềng Trung Quốc  vì là “những người cộng sản với nhau”(!)[Việt Nam - Trung Quốc: lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan]. Một bài viết gợi mở nhiều vấn đề cần được trao đổi  và tranh luận[nếu người dân được quyền phát biểu một cách tự do theo Hiến Pháp, không bị khống chế và qui chụp] nhất là vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền của nước ta sẽ phải được củng cố như thế nào trước sự lấn lướt rất cụ thể và ngày càng thô bạo của Trung Quốc mà Tướng Vịnh  cũng không thể phủ nhận trong phát biểu của mình. Tuy nhiên cũng trong những phát biểu đó, ông đặc biệt nhấn mạnh đến sự can dự của Mỹ vào  Châu Á-TBD, xem đó là một mối đe doạ đối với hoà bình và ổn định của khu vực này như quan điểm  của TQ hiện nay ? Sự lắc léo của ngôn từ để tránh bị ông anh nổi giận, gây áp lực căng thẳng là điều có thể hiểu được với vị thế yếu hèn hiện nay của nhà cầm quyền nhưng nếu đây là quan điểm chiến lược thật sự thì quả là đáng lo ngại thay, tại sao không biến VN là nơi cân bằng các mối quan hệ đối lập, tương xứng với vị trí địa chiến lược là lợi thế không nước nào cóthật sự làm bạn với tất cả các nước ?! 
 Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (phải) đón thượng tướng Mã Hiểu Thiên tại trụ sở Bộ Quốc phòng sáng 3/9. Ảnh: Nguyễn Hưng
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (phải) đón thượng tướng Mã Hiểu Thiên tại trụ sở Bộ Quốc phòng sáng 3/9
Tương tự, ông Vịnh  xem những người yêu nước biểu thị thái độ phê phán hành động xâm lăng, lấn chiếm  của TQ là yếu tố gây mất ổn định ? Có thể ông không muốn nói thẳng thừng là mọi việc đã có Đảng và quân đội lo rồi, hay điều này cho thấy TQ đã có thể can dự, lũng đoạn nội tình của  VN  trong hợp tác chiến lược toàn diện với  VN “ngày càng đi vào chiều sâu” hiện nay cho nên việc trấn áp biểu  tình chống “ông anh” là đương nhiên,  là việc mà nhà cầm quyền phải làm để giữ” ổn định “và chữ “tín” cho mối quan hệ “môi răng” này ?Tiếc là Tướng Vịnh cũng như nhiều vị lãnh đạo khác không nhận ra lòng yêu nước của nhân dân không phải nhờ vào những khẩu hiệu hay tuyên truyền chính trị sáo rỗng mà  là xuất phát từ truyền thống bất khuất kiên trung đối với tổ quốc của dân tộc trong suốt dòng chảy sôi động của mấy nghìn năm lịch sử ! Nhìn vào những gì mà nhà nước đang đối xử với những người tham gia biểu tình vừa qua cũng nhận ra được phản ánh tư duy của nhà  chiến lược quân sự họ  Nguyễn này. Vậy ai là kẻ thù, là lực lượng  phản động mà lãnh đạo Đảng luôn kêu gọi nhân dân phải cảnh giác. Quả là bài viết này đã che giấu hình bóng của đại Hán rất khéo léo, và đó cũng là sự tài tình và khôn ngoan tinh tế  của Tướng Vịnh mà không một nhà ngoại giao/chính trị nào ở nước ta có thể qua mặt !
Xin thán  phục .
TB:
Để xem tướng Vịnh(hay nhà nước VN) sẽ nói gì và phản ứng ra sao khi TQ bắt đầu chiến dịch kiểm soát  ồ ạt bằng đủ các lực lượng từ  tàu chiến đến tàu đánh cá(trá hình) của chúng trên biển Đông kể từ hôm nay 01/01/2013 cũng là ngày Luât biển của VN được thực thi !
xem bài phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ở đây:

Chào năm mới 2013 Không ai quên lợi ích quốc gia, dân tộc

Được đăng bởi  

Chủ nghĩa Marx-Lenin là cái gì ?

 ·-TTXVA
Kình
Không có một định nghĩa cụ thể, triết học là gì. Trong quan niệm Trung Hoa cổ đại, “triết” (哲) là sự hiểu biết rộng rãi, vậy “triết học” (哲学) là khoa học về sự thông thái ; còn trong thế giới quan Hy-La cổ đại, “triết học” được hiểu là “philo – tình yêu” – “sophia – sự thông thái”, như vậy “triết học” là yêu mến sự thông thái (philosophia). Về căn bản, TRIẾT HỌC là sự tổng hòa các vấn đề nhận thức luận và bản thể luận, cụ thể, nó tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi về sự tồn tại của thế giới, về mối quan hệ giữa con người với thế giới, về các nguyên tắc của sự tồn tại – tức là triết học nghiên cứu thế giới thông qua sự nhận thức.
Sơ lược khái niệm căn bản nhất của ngành triết học để khẳng định : Chủ nghĩa Marx-Lenin không phải một luận thuyết triết học, cho nên việc đưa nó vào hệ thống nghiên cứu – giảng dạy triết học là vô cùng lệch lạc, phi lý như bắt gà trống kéo cày và trâu bò mổ thóc vậy. Nguyên bản hệ thống lý luận Marx-Lenin (bao gồm : Triết học Marx-Lenin, Kinh tế chính trị học Marx-Lenin, Chủ nghĩa xã hội khoa học) là những quan điểm chính trị – kinh tế thời Đại cách mạng công nghiệp, khi máy hơi nước chiếm vai trò tối cao và hệ thống luật pháp – an sinh xã hội chưa cập nhật để hòa dịu mâu thuẫn giữa năng suất con người với tốc độ máy móc, tiền lương nhân công với khả năng điều hành của chủ xưởng. Cái gọi là Triết học Marx-Lenin thực chất là sự chắp nối những quan điểm duy tâm chủ quan của triết gia Georg W.F.Hegel (1770 – 1831) và một số ý niệm triết lý Công giáo, Phật giáo – nhưng tất cả cũng chỉ nhằm mục đích minh họa cho quan điểm “đấu tranh giai cấp” của các nhà lý luận cộng sản chủ nghĩa. Tức là, chủ nghĩa Marx-Lenin thuần túy là một học thuyết kinh tế – chính trị, nó chỉ nên được nghiên cứu – giảng dạy tại những khóa học chính trị, kinh tế, thương mại…
https://st.free-lance.ru/users/UnsoftmanboX/upload/f_4eea600b6d37d.jpg
Marx-Lenin Style.
Tại Việt Nam, chủ nghĩa Marx-Lenin du nhập từ đầu thế kỷ XX thông qua những sách báo tiếng Pháp, tiếng Hán. Các sách lý luận Marx-Lenin tiếng Việt đầu tiên được xuất bản từ khoảng cuối thập niên 1920 (rất có thể trong nhóm Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội) qua văn bản tiếng Hán. Có nghĩa là, cái chủ nghĩa Marx-Lenin bấy lâu truyền bá trên khắp Việt Nam không phải chủ nghĩa Marx-Lenin gốc (tiếng Đức, tiếng Nga), nó đã được sàng lọc thông qua hệ tư duy Trung Hoa.
Thế giới nay đã khác, chủ nghĩa Marx-Lenin cũng đã trở nên già nua và lỗi thời, nhưng người Việt Nam chúng ta vẫn vật vã, loay hoay tìm cách thoát khỏi nó – một luận thuyết đã ra đời cách nay một thế kỷ, trong khi trào lưu triết học – chính trị thế giới đã bỏ xa chúng ta mấy thập niên và đang tiến dần đến chủ nghĩa hiện thực (một đỉnh cao của chủ nghĩa hiện sinh). Tốn công của và trí tuệ để tự giam trong một chủ thuyết đã hủ lậu, có đáng không ? Triết học thế giới có hàng trăm trào lưu xuất chúng, tại sao phải đâm đầu vào một chủ thuyết không thuộc về triết học ?
http://foto.krav.ru/foto/640_480/p1100055_640.jpg
Thông báo rằng : Karl Marx và V.I.Lenin hiện vẫn còn sống, muốn gặp hai vị xin mời đáp máy bay đi Moskva – Quảng trường Đỏ. Khi về nhớ chụp vài pô làm quà !
Xem thêm :
Góc nhìn : Miễn phí Mác Lê
Khai phóng hay là chết ?

Bài thơ chí khí của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

TTXVA
Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm (tên thánh là João Batista) sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại làng Đại Phong – xã Phong Thủy – huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thân phụ là đại thần Ngô Đình Khả, thân mẫu là Phạm Thị Thân. Cụ Ngô Đình Diệm là một trong những Nho sĩ nổi danh vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, được hấp thụ truyền thống Nho gia từ dòng tộc và từng theo học các trường dòng, rồi Quốc học Huế và được cấp học bổng du học Pháp nhưng từ chối để theo học trường Hậu bổ Hà Nội (tốt nghiệp năm 1921). Từ 1921 đến 1929, cụ Ngô Đình Diệm kinh qua các chức quan nhỏ tại Trung Kỳ, đến năm 1933 thì được Hoàng đế Bảo Đại bổ dụng làm Lại bộ Thượng thư – trở thành vị Thượng thư trẻ tuổi nhất trong lịch sử triều Nguyễn.
Thời kỳ trước và trong Đệ nhị Thế chiến, cụ Ngô Đình Diệm cùng các anh em thành lập Đại Việt Phục hưng Hội với chủ trương thiết lập nước Đại Việt quân chủ lập hiến, tự chủ tự cường. Sau khi Việt Minh thực hiện cuộc Cách mạng Tháng Tám (1945), từ đó đến 1953, anh em cụ Ngô Đình Diệm phải lưu lạc ngoại quốc (riêng anh cả Ngô Đình Khôi cùng con trai Ngô Đình Huân đã bị Việt Minh thủ tiêu từ trước). Năm 1954, cụ Ngô Đình Diệm về nước, cùng với các em trai là Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn kiến lập Cần lao Nhân vị Cách mạng Đảng và đắc cử Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 23 tháng 10 năm 1955 trong một cuộc trưng cầu dân ý phế truất Quốc trưởng Bảo Đại của chính thể Quốc gia Việt Nam. Cụ Ngô Đình Diệm trở thành vị Tổng thống đầu tiên của nước Việt Nam, tại vị từ 1955 đến 1963 thì bị ám sát cùng bào đệ Ngô Đình Nhu. Đó cũng là thời điểm kết thúc nền Đệ nhất Cộng hòa. Bên cạnh đời hoạt động chính trị đầy sôi nổi, cụ Ngô Đình Diệm còn được biết đến vói tư cách tác giả một bài thơ chí khí được lưu truyền…
NỖI LÒNG (viết năm 1953)
Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông
Hỏi bến : thuyền không, lái cũng không !
Xe muối nặng nề thân vó Ký
Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng
Vá trời lấp biển người đâu tá ?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông !
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế
Cắm sào đợi khách, thuở nào trong ?

Có những con người được cộng đồng hưởng ứng, nhưng lịch sử lại bỏ quên ; cũng có những con người không được cộng đồng nhắc nhớ, nhưng lịch sử nêu danh. Tuy rằng đời hoạt động chính trị của cụ để lại bao tán thành cũng như dị nghị, nhưng nội những gì cụ đã làm được cho đời sống miền Nam và nâng đỡ số phận hơn hai triệu đồng bào miền Bắc thì đáng được tôn vinh là danh nhân đất Việt !
http://nt4.upanh.com/b5.s33.d2/11027ca8e05b5090d38247d96d278401_52264354.ttth.gif
Cờ hiệu “Tiết trực tâm hư” của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm.
http://ttxcc6.files.wordpress.com/2013/01/te1bb95ngthe1bb91ngvnch.jpg?w=300&h=300
Dưới chính thể Đệ nhất Cộng hòa, tất cả các khuôn dấu của chính quyền các cấp, kể cả khuôn dấu của Tổng thống đều có hình khóm trúc xum xuê. “Khóm trúc” là hình ảnh của tiết tháo “Tiết trực tâm hư”, có nghĩa là (hoặc đoạn, khúc giữa hai mắt tre) ngay thẳng, vì dân vì nước, không xiên xẹo ; tâm có nghĩa là lòng thì trống rỗng, không có gì riêng tư cho bản thân. “Tiết trực tâm hư” tượng trưng cho tấm lòng của người quân tử. Cụ Ngô Đình Diệm trị quốc theo cung cách của người quân tử nên lấy khóm trúc làm biểu tượng, làm lời nhắc nhở cho công chức.
http://www.buinhuhung.com/TT_ND_Diem/Toongv10.jpg
Xem thêm :
Sài Gòn – 1960
Tuyển cử tự do – dân chủ có gì vui ?
 

NĂM 2013, TOÀN DÂN VIỆT NAM HÃY GHI XƯƠNG KHẮC CỐT BẢN VĂN LĂNG NHỤC NÀY

 Tô Hải blog

…Do nhà cầm quyền giả mù, giả điếc nên câm miệng trước sự lăng nhục họ (đã tái diễn nhiều lần) mà lờ đi, lần đầu tiên, mình phải dùng blog cá nhân mình để phổ biến đến mọi người Việt trong và ngoài nước cái bài viết đểu cáng này.
Mong tất cả ai là cư dân mạng hãy phổ biến nó bằng mọi phương tiện có thể để con cháu vua Hùng muôn đời sau cần nhớ tới một thời nhục nhã chưa từng thấy…
Đường lưỡi bò này chỉ còn thiếu một câu “Chỉ cho phép dân Việt Nam được tắm biển mà thôi! Ngoài ra từ 1/1/2013 mọi sự khai thác tài nguyên, đánh cá, thăm dò dầu khí….sẽ bị…đánh đòn đấy!Ngày 31/12/2012 NĂM 2013,  TOÀN DÂN VIỆT NAM HÃY GHI XƯƠNG KHẮC CỐT BẢN VĂN LĂNG NHỤC NÀY.
Đầu năm mới toàn dân Việt cần phải biết những bài báo như thế này:

Việt Nam đừng có làm loạn vô lý về vấn đề Nam Hải mãi nữa
chinanews.com, 25-1-2012
Tác giả: Nhiệm Á Thu
Người dịch: XYZ
Nguồn: BS, 30/12/2012
Reuters gần đây đưa tin, một nhóm nhỏ người Việt Nam đã…..(xin đọc tiếp ở cuối bài)
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Ngày 1/1/2013
Mình không có thói quen chúc mừng người trong gia đình, bạn bè thân thuộc trong dịp Tết Tây nhưng năm nay, do cái…”bản chất dân tộc đậm đà” đã… rút lui từ khuya trên mọi mặt văn hóa xã hội nên, ngày đầu bước sang tuổi mới (86 Tây) do không đi đâu được nên đành ngồi dậy khai ky- bót mấy dòng:
1-Cầu chúc cho tất cả những ai có cảm tình với mình, yêu qúy mình, sang năm mới thêm sức khỏe mới, thêm lòng tin mới, thêm nhiều thành đạt mới…
2-Chúc tất cả những kẻ ghét mình, cầu mong mình chết mà mình đếch chết cho, trong cái năm mang số 13 này sẽ đi máy bay, máy bay rơi, đi ô-tô, ô-tô lăn xuống vực, ngồi giữa nhà, trần nhà xập, hễ ốm đau là không méo miệng cũng… bác-kinh-sơn đến chết hẳn!
Mình chả sợ xui gì đầu năm vì kinh nghiệm thực tế đã cho mình thấy: 99% những thằng chèn ép, ghen ăn tức ở với mình đều chết bất đắc kỳ tử gần hết sạch! Không méo miệng lệch mồm thì sống chẳng ra sống, chết chẳng ra chết!
3-Chúc tất cả những ai mấy năm qua “ngậm miệng ăn tiền” bỗng dưng theo nhau yêu cầu này, yêu cầu khác với 14 vị vua chúa…như vừa qua, đã xuất hiện kha khá gương mặt mới trên bản “kiến nghị được tự do theo hiến pháp” ngày càng đông vui, không sợ mất sổ hưu!!
4-Chúc các vị đã một đôi lần “phản tỉnh” hãy kiên trì lập trường là mình đã có một quá khứ sai lầm, đã tưởng rằng đưa được thế giới vào chốn đại đồng, đã nghe dại triết lý của mấy ông tây người Đức, tây người Nga,.. xui dại “đấu tranh này là trận cuối cùng” để cả thế giới sẽ chung một vòm trời cộng sản chủ nghĩa, muốn làm, muốn ăn bao nhiêu cũng được(!!??) để đến nỗi hôm nay… “trơ thổ địa” ra chỉ còn mấy anh “CS giàu sụ mốt mới” kiểu VN, nói kiên trì theo Mác, theo Lê nhưng bôi xấu Mác Lê thì…vô đich!
Còn Anh Bình, chú Ủn, bác Rao -un cũng bỏ của để ai nấy chạy theo cái vu vơ của riêng của mình!
Cho nên, mong các bác, các chú hãy cố quên đi cái dĩ vãng đầy tội lỗi mà hướng con cháu tới một cuộc sống hạnh phúc, tự do như tất cả mọi nước trên thế giới!
5-Tôi cũng đặc biệt cầu mong những đồng hương, đồng môn, đồng khóa (và một thời cũng đồng chí đồng chóe) với tôi:
a/-Đã từng có những ý kiến phê phán mấy chú lãnh đạo hiện hành nhưng bị ăn phải nhiều củ ca-rốt, nhiều bánh vẽ…
b-/Những bác, những chú đã từng bị “mời làm việc” hoặc được “quan to đến thăm”, được “trao thẻ Đảng 50, 60 năm trước thời hạn” hoặc do…vợ con phản đối mà “thay giọng, đổi tông” nên…“lấy lại giây đàn” hãy cố gắng đọc lại cái đoạn văn dưới đây mà xem …Có thể nào lại do một con người đã từng bị bọn Tầu nó chơi cho “lên bờ xuống ruộng“ viết? Có thể nào lại do một người “đàn anh”, đã từng chỉ trích Đảng CS hôm nay bằng những lời lẽ khiến không ít người kể cả mình đã từng lấy đó làm chỗ “vịn” để đấu tranh cho cái tốt, tiêu diệt cái xấu,….
Vậy mà…chẳng biết ma xui quỉ thúc thế nào mà ông cụ 96 bỗng dưng tung ra như thế này:
“Nếu không có sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lòng tin của nhân dân thì làm gì có trận thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” giải phóng nửa nước? Tuy có sai lầm trong cải cách ruộng đất, Tổng bí thư Trường Chinh từ chức, Bác Hồ xin lỗi dân, và sửa sai, dân lại tín nhiệm Đảng và theo Đảng.
Nếu không có sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Bác Hồ được dân tin thì sao có thể đánh thắng đế quốc Mỹ hiện đại, giàu mạnh hơn ta gấp nhiều lần, thực hiện được hoàn toàn độc lập thống nhất. Uy tín của Việt Nam rất cao, được thế giới khâm phục.
Thực tế trên đây là giai đoạn hào hùng của dân tộc việt Nam cũng là giai đoạn quang vinh của Đảng cộng sản Việt Nam (Đảng Lao động Việt Nam)”
Và ước vọng của cụ già lại là chỉ: “có một con đường sáng là lãnh đạo quay lại với dân”…(!?)

Thì quả là, ông cụ đã làm mình thất vọng tràn trề…Và với mình, ông cụ này đã chết ở tuổi 96!
Nhất là khi đọc mấy câu trả lời của một em học sinh cấp 3 về hai lần cụ hỏi “nếu không có Đảng, không có Bác”….thì…
Thì…thì..có gì đâu! (Trả lời dễ ợt:) :
“…Nước ta sẽ không phải đánh nhau với ai và được sống như tất cả mọi nước trên thế giới hiện không hề có Đảng, có Bác nào lãnh đạo hết á!”
Tưởng chẳng có lý luận của viện sỹ nào trả lời chính xác và đầy đủ hơn!
Ngày 2/1/2013
Đầu năm lại lắm chuyện tréo ngoe
1-Ông tướng sợ… súng đạn đi giảng.. ngoại giao

Do báo của Đảng không nghỉ tết Tây, nên Tuổi trẻ của Đảng có nhiệm vụ dạy dỗ lớp trẻ đang quên cả chính trị mà lao đầu vào những trò như Gangnam Style, chơi ngay cả hai trang đầy chữ của ông thượng tướng Nguyễn chí Vịnh nhưng chuyên môn nói về ngoại giao và…Hòa Bình cũng như lập trường giai cấp (của các ông ấy)
Chưa kịp bình luận gì thêm về những ý kiến ông mới phát ra hôm 24/12 trên báo Nhân Dân, đúng một tuần trước, trong đó mình có ghi ba ý mới của ông tướng 3 sao này:
-Biển không phải của riêng ai (???)
-Biển Đông nơi cạnh tranh của các nước lớn(!)
-Không để ai can thiệp vào vấn đề Việt Nam và Trung Quốc …(!?)
Thì hôm nay, năm mới, ông tướng (thua cha có một sao) lại đăng đàn …để khẳng định và nói thêm cho rõ về cái 3 cái ý lớn của ông:
a-/ Củng cố hòa bình vì ta với bạn cùng chung một lý tưởng
b-/Không ai được phép biểu tình, viết lách nói năng gì để bạn mất lòng và lực lượng thù địch lợi dụng!..
c-/Cần cảnh giác vối các ông lớn nước ngoài cụ thể là người Mỹ.
Điều làm cả thế giới ngạc nhiên là:
Không phải ông tướng to thứ hai toàn quân ra lệnh cho mọi quân, binh chủng, nắm chắc tay súng, đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu vì ngày 1/1/2013 là ngày mà luật biển đảo của ta bắt đầu có hiệu lực và cũng là ngày mà lệnh cấm xâm phạm đường lưỡi bò không thể tranh cãi của ông bạn “bốn đểu” cũng có hiệu lực, mà,….một lần nữa ông tướng rất ngại bắn súng này lại vạch ra đường lối:
”Với Trung Quốc, bên cạnh mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đang phát triển tốt đẹp, vẫn còn nổi cộm vấn đề về chủ quyền lãnh thổ trên biển. Chúng ta cần trực tiếp giải quyết với Trung Quốc những tồn tại giữa hai nước trên Biển Đông, không để ai can thiệp vào vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc…”
Và đây nữa:
-“ Rõ ràng di sản quý báu hàng đầu mà Việt Nam và Trung Quốc có được chính là sự tương đồng ý thức hệ. Điểm tương đồng đó đã tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa ta và Trung Quốc, nhất là thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Nền tảng di sản đó chi phối cách ứng xử của hai nước. Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Tôi nghĩ rằng khi đã là người cộng sản với nhau, để giải quyết bất cứ vấn đề nào đó mà gọi nhau là đồng chí, còn hơn là quay lưng không nhìn nhau hoặc đập bàn đập ghế “ngài” và “tôi”….
-hết trích
Nghĩa là ông chỉ đạo Bộ của Bình Minh… (con ông Bộ trưởng bị Tầu yêu cầu thôi giữ chức) phải :lấy cái tiêu chí quan trọng bậc nhất là đồng lý tưởng lên hàng đầu! Làm mất lòng người đồng chí “ân tình” đó thì …ăn cám có ngày !
Đúng là cái năm có con số 13 này đang làm khối người tự đưa mình từ chỗ điên thành rồ nặng!
2-Ông thủ (cũng tướng nhưng không thèm quân hàm) cũng chọn đúng ngày đầu năm cho ra một bản “quân lệnh” sặc mùi… “mệnh lệnh quân sự”!
Đặc điểm của bản “quân lệnh” này như sau:
1-Nó đã được đọc trên tất cả các đài, trên các kênh Tivi chủ yếu ở khắp nước, trước khi được phổ biến bằng chữ trên báo chí đúng ngày mồng một tết dương lich! (2/1/2012 mới chính thức ra mắt trên giấy trắng mực đen)
2-Nó bao gồm một nội dung đầy thách đố những kẻ văn hóa bình thường (như cái thằng già này)) bằng những từ, những cụm từ chưa từng được nghe và được đọc bao giờ! Ví dụ: ”Nâng cao chất lượng thể chế (??!!) và khả năng phản ứng chính sách (!?), tạo lập niềm tin cho thị trường!!??” hoặc “Điều hành chính sách tiền tệ theo tín hiệu thị trường và theo…lạm phát mục tiêu (!?)
“…Và còn nhiều, nhiều nữa những từ những cụm từ mà có lẽ, ít nhất phải có trình độ tổ sư-viện-sỹ-tiến-sỹ-giáo-sư mới có thể giải thích cho những cái đầu tầm thường như tớ hiểu ra là….
Ái dà! Thì ra đây là lý luận kinh tế thị trường theo định hướng…của các anh ấy!
3-Điều đáng làm toàn dân đen, dân đỏ thắc mắc là: Bài này anh Ba định ra lệnh cho ai? uốn nắn, chỉ đường cho ai? mà phải tuyên truyền sâu và rộng đến như vậy? Vì rõ ràng: Chẳng một nông dân, một công nhân, một trí thức nào thấy mình có nhiệm vụ gì anh Ba giao cho cả! Tất cả chỉ là “Ta”, “chúng ta”… Chẳng một ai thấy anh Ba động đến mình, địa phương mình, nhà máy mình, trường học mình, tổ chức chính trị mình cả!
4-Cuối cùng là thái độ rất…. “quân lệnh như sơn” trong bài viết! Rỗi hơi, mình đếm cụ thể và khoanh được… đến 22 lần anh quyết liệt dùng chữ PHẢI.
Nhưng khổ một nỗi ai “Phải” và anh có phải là người “Phải” trước tiên những gì anh ra lệnh…”Phải…thế này”, ”Phải thế nọ”…không thì….cả bài viết đều không hướng vào bất cứ ai cả!
Tóm lại, đầu năm anh định ra lệnh cho ba quân tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã của anh phải “Phải đủ thứ” nhưng do anh “nói vớ vẩn, vu vơ giữa trời nên chẳng ai cho là anh nói với họ cả…Có nghĩa là mọi chuyện đâu vẫn nguyên đó!
Và cũng có thể có ai đó đã thốt lên:
“Ôi! Tội nghiệp anh Ba, bị nhiều người, nhất là những đồng chí gần gũi anh, vu cáo, thêu dệt, nói xấu anh nhiều quá nên…. anh điên mất rồi!”
———————-

(tiếp theo ở đầu bài)
…thành lập một câu lạc bộ bóng đá chống Trung Quốc có tên là “NO U FC”.
NO: tiếng Anh có nghĩa là “không”,
U: ám chỉ “đường 9 đoạn” (còn gọi là đường chữ U) Nam Hải do Trung Quốc chủ trương, FC theo tiếng Anh là nói tắt của “câu lạc bộ bóng đá” (Football Club), và cả “mẹ kiếp Trung Quốc” (Fuck China).
Nghe nói, đội bóng này được hợp thành từ 120 người, mỗi tuần đá 2 lần. Các cầu thủ mặc đồng phục mặt trước in hình chữ “U” bị cắt chéo, mặt sau viết bằng tiếng Việt “Quần đảo Hoàng Sa” (tức quần đảo Tây Sa Trung Quốc).
Các cầu thủ mỗi khi chúc mừng bóng vào lưới sẽ hét lên những câu khẩu hiệu chống Trung Quốc. Các fan hâm mộ phất những lá cờ có viết các khẩu hiệu chống Trung Quốc ở trên khán đài. Những người này đã biến trận đá bóng thông thường thành trò khôi hài chống Trung Quốc.
Có thể nói là một bộ phận người Việt Nam rất giàu trí tưởng tượng về mặt làm các động tác chống Trung Quốc. Điều này bắt nguồn từ chứng hysteria chống Trung Quốc của họ.
Chỉ trong năm nay, họ đã làm nhiều tiểu động tác về mặt chống Trung Quốc và đòi chủ quyền ở Nam Hải. Chẳng hạn, điều máy bay chiến đấu không quân làm cái gọi là “trinh sát” quần đảo Nam Sa[I] của Trung Quốc, điều nhà sư tới dựng đền chùa ở quần đảo Nam Sa của Trung Quốc; dùng gốm để đắp hình lá cờ Việt Nam khổng lồ trên mặt đất đảo Nam Uy[II] thuộc quần đảo Nam Sa của ta; sửa đổi các địa danh có liên quan đến Trung Quốc trên đất Việt Nam, hạn chế các đài truyền hình phát các bộ phim truyền hình Trung Quốc…
Thể thao chống Trung Quốc lại càng là một đại phát minh. Bản thân thể thao là một hoạt động cao thượng truyền đi thông điệp hòa bình và hữu nghị, song đã lại bị một số người mang tâm địa xấu xa bôi bẩn, đã bị họ lợi dụng để làm hoạt động chống Trung Quốc, mưu đồ tạo mối thù hận trong dân chúng Việt Nam, tạo dư luận để Việt Nam dây máu ăn phần Nam Hải.
Cần chỉ ra rằng, chính nhà nước Việt Nam có mưu đồ xâm phạm chủ quyền Nam Hải của Trung Quốc đã trợ sức cho hoạt động của những người này.
Quốc hội Việt Nam đã thông qua “Luật biển Việt Nam” hồi trong năm, đã gộp quần đảo Tây Sa[III] và quần đảo Nam Sa của Trung Quốc vào cái gọi là phạm vi “chủ quyền” và “thẩm quyền” của Việt Nam, đã bộc lộ bằng hết dã tâm xâm phạm chủ quyền Nam Hải của Trung Quốc, nhằm đoạt lấy kho báu giàu có Nam Hải. Hành động trái khoáy này lẽ đương nhiên sẽ vấp phải sự chống đối mạnh mẽ và sự phản đối kiên quyết của chính phủ Trung Quốc.
Cũng chỉ vì muốn nuốt chửng Nam Hải mà Việt Nam căm thù đến tận xương tủy “đường 9 đoạn” trong phạm vi chủ quyền Nam Hải của Trung Quốc. Đâu đâu cũng phản đối và phỉ báng nó. Cách đây không lâu, Trung Quốc đã cho ban hành hộ chiếu mới với bản đồ Trung Quốc có đường 9 đoạn Nam Hải trong đó. Đây vốn là chuyện tưởng không còn gì bình thường hơn, song Bộ ngoại giao Việt Nam lại đã vênh vang mượn cớ để ra lời phản đối nó. Trên đất Việt Nam lại còn vì thế mà đã nổ ra biểu tình chống Trung Quốc. Ngày 19 tháng 12, công ty game Việt Nam đã hủy bỏ một trò chơi trực tuyến do công ty Trung Quốc sản xuất, mà nguyên nhân chỉ vì trong trò chơi này hiển thị một tấm bản đồ Trung Quốc có “đường 9 đoạn”.
Tuy nhiên, những người am hiểu lịch sử đều biết rằng, đường 9 đoạn Nam Hải Trung Quốc mới đầu là đường 11 đoạn, chính phủ Trung Hoa Dân quốc khi ấy, ngay từ thập kỷ 30-40 của thế kỷ 20, đã thăm dò đo đạc và vẽ thành bản đồ, đã được sự thừa nhận của tất cả các nước cùng các chính quyền hợp pháp trên thế giới, trên bản đồ các nước đều thể hiện rõ bên trong đường 11 đoạn Nam Hải là sở hữu của Trung Quốc. Trong Chiến tranh thế giới II, Nhật Bản từng một thời chiếm giữ Nam Hải, nhưng sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, đã trao trả lại cho Trung Quốc nhiều vùng lãnh thổ Trung Quốc bị xâm chiếm như Nam Hải và Đài Loan… theo Công ước Potsdam, điều này cũng đã một lần nữa kiểm chứng chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Hải của Trung Quốc. Còn ở thập kỷ 60-70 thế kỷ trước, để giúp chính phủ Việt Nam có thể đánh đế quốc Mỹ một cách có hiệu quả, Trung Quốc đã cho phép Việt Nam xây dựng các công trình quân sự như trạm radar… trên lãnh thổ Nam Hải của Trung Quốc, đổi đường 11 đoạn thành đường 9 đoạn, đó chính là đường 9 đoạn Nam Hải như chúng ta nhìn thấy hôm nay.
Việt Nam ngày nay không những không cảm ơn Trung Quốc đã giúp đỡ và chi viện cho mình vào năm ấy, mà trái lại lại còn làm om sòm về vấn đề “đường 9 đoạn”, chẳng phải là cử chỉ của kẻ tiểu nhân hay sao?! Chỉ vì một chút lợi ích cỏn con về kinh tế mà đã trở mặt, thậm chí còn cướp đoạt cả lãnh thổ của nước khác, một đất nước như vậy có còn phẩm giá quốc gia nữa hay không, có còn nhận được sự tôn trọng của người khác trên vũ đài quốc tế nữa hay không?!
Để đạt được mục đích của mình, Việt Nam thậm chí đã không còn phân biệt bạn thù, đã dựa vào Mỹ để chống lưng cho mình. Thế nhưng, không hiểu Việt Nam có còn nhớ không, ngay từ 40 năm trước, máy bay quân sự Mỹ đã điên cuồng ném bom trải thảm suốt 12 ngày đêm xuống Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, tổng cộng đã trút xuống thành phố này 20 nghìn tấn bom. Khi ấy, Mỹ đâu có đếm xỉa gì đến sự an nguy sống chết của người dân Việt Nam. Bây giờ Mỹ lôi kéo Việt Nam chẳng qua chỉ là muốn Việt Nam làm một con tốt trong bàn cờ chiến lược quay trở lại Châu Á-Thái Bình Dương của mình.
Trung Quốc và Việt Nam cùng là nước xã hội chủ nghĩa, có hình thái ý thức tương đồng. Hai nước lại là láng giềng tốt, đã giữ được mối giao lưu hữu nghị và sự hợp tác cùng có lợi suốt bấy lâu nay. Trung Quốc là đối tác làm ăn số 1 của Việt Nam. Việt Nam lại càng tin cậy và coi trọng Trung Quốc hơn trong các lĩnh vực kinh doanh và du lịch. Nếu như Việt Nam thù địch với Trung Quốc, thì chịu thiệt thòi chắc hẳn sẽ chính là Việt Nam. Cho nên, suy ngẫm từ đại cục bảo vệ tình hữu nghị truyền thống và sự hợp tác cùng có lợi giữa hai nước Trung-Việt, lời khuyến cáo cho Việt Nam vẫn là đừng có làm loạn vô lý về vấn đề Nam Hải Mãi nữa ./.(*)
[i] Tức Biển Đông
[ii] Tức Trường Sa
[iii] Tức Trường Sa Lớn
[iv] Tức Hoàng Sa
————————-
(*)
Do nhà cầm quyền giả mù, giả điếc nên câm miệng trước sự lăng nhục họ (đã tái diễn nhiều lần) mà lờ đi, lần đầu tiên, mình phải dùng blog cá nhân mình để phổ biến đến mọi người Việt trong và ngoài nước cái bài viết đểu cáng này.
Mong tất cả ai là cư dân mạng hãy phổ biến nó bằng mọi phương tiện có thể để con cháu vua Hùng muôn đời sau cần nhớ tớimột thời nhục nhã chưa từng thấy
Đường lưỡi bò này chỉ còn thiếu một câu “Chỉ cho phép dân Việt Nam được tắm biển mà thôi! Ngoài ra từ 1/1/2013 mọi sự khai thác tài nguyên, đánh cá, thăm dò dầu khí….sẽ bị…đánh đòn đấy!-

Lê Quốc Quân “trốn thuế”, cơ quan thuế đã nói gì?


Nguyentuongthuy

Vĩnh Nguyễn
Mấy hôm nay, chờ đợi xem cơ quan công an có thêm thông tin gì cho báo chí về vụ việc Lê Quốc Quân. Chỉ thấy các thông tin trên các báo Vietnamplus ANTĐ, NLĐ,SGGP.trong ngày 27,28/12/2012 đưa tin Lê Quốc Quân Giám đốc Cty TNHH Giải pháp Việt Nam bị bắt về tội “trốn thuế”.
Theo đó “Kết quả điều tra ban đầu xác định, từ khi thành lập Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam năm 2001 đến nay, công ty này đã có 13 lần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, lần cuối cùng vào ngày 5-6. Công ty này có ngành nghề kinh doanh là cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ, xử lý dữ liệu, dịch vụ nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường. 
Lợi dụng pháp nhân trên, ông Lê Quốc Quân đã trực tiếp chỉ đạo nhân viên dưới quyền tìm một số cán bộ, chuyên gia kinh tế để lấy thông tin cá nhân, sau đó làm các hợp đồng thuê chuyên gia tư vấn, cộng tác viên khống nhằm mục đích để hợp thức việc tăng chi phí của công ty, rồi sau đó làm thủ tục kê khai với Cơ quan Thuế nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tính đến thời điểm này, Cơ quan chức năng đã đủ chứng cứ kết luận công ty TNHH Giải pháp Việt Nam đã trốn thuế với tổng số tiền là 437.500.000 đồng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Hà Nội đang tiếp tục điều tra làm rõ những hành vi vi phạm pháp luật của ông Lê Quốc Quân và các đối tượng có liên quan để xử lý trước pháp luật.” ( NLĐO 2812).
Là người đang điều hành và có cổ phần ở một vài Cty lại có quen biết Lê Quốc Quân, xin chia sẻ với cộng đồng vài thông tin và suy nghĩ;
Trước hết ta phải nhất trí với nhau rằng đã kinh doanh thì phải nộp thuế cho nhà nước, còn việc nhà nước đó dùng tiền thuế đó có hiệu quả hay không , có tham nhũng nhiều hay không…? lại là câu chuyện khác ta không bàn ở đây. Ở hầu hết các nước văn minh dân chủ khác :Tiền thuế hằng năm của doanh nghiệp hay cá nhân là tiêu chỉ số 1 để đánh giá tư cách công dân của họ. Tôi được nghe bà con ở bên Úc nói; càng đóng nhanh và nhiều thuế thì càng sớm có Quóc tich Úc.
Việc áp dụng luật thuế Giá trị gia tăng (VAT) là một tiến bộ lớn ở VN. Theo đó thuế được “đánh” vào “người tiêu dùng”, nghĩa là khi đưa sản phẩm bán ra thị trường thì người mua hàng là người phải nộp thuế.Như vậy hằng ngày chúng ta từ em nhỏ uống hộp sữa, đến cụ già hưu trí mua cái gậy để chống… cũng đều phải nộp tiền thuế cho nhà nước. Nói như vậy để mấy chị nhà quê lên Hà Nội bán hàng rong hay mấy anh xe ôm đón chở khách ở bến xe Miền Tây – Sài Gòn không phải hổ thẹn về tư cách Công Dân của mình :”tôi đóng thuế nuôi các anh (công an, cán bộ…), các anh đừng có mà bắt nạt tôi.Còn thuế thu nhập doanh nghiệp là tiền phải đóng cho nhà nước khi cuối năm trên báo cáo quyết toán thể hiện: tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí (hợp lý được cơ quan thuế xác nhận) thì doanh nghiệp phải nộp một phần thu nhập đó cho nhà nước. Ở Viêt Nam truơc là 28%, nay là 25% trên tổng số thu nhập đó.Lại có chuyện là ở nhiều địa phương cơ quan thuế ấn định số tiền tạm đóng thuế thu nhập hàng quý, bắt các doanh nghiệp phải nộp
Còn bao nhiêu loại thuế, phí có tên và không tên khác nhất là vào dịp cuối năm này ở VN ai cũng biết.
Lê quốc Quân ý thức hơn ai hết về chuyện thuế má. Anh kể có năm thu nhập được 2 tỷ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 560 triệu (thuế suất 28%). Công ty anh đã từng được khen thưởng về thành tích nộp thuế..
Trước đây vài năm Quân đã kể với bạn bè anh và văn phòng C/ty TNHH Giải pháp VN luôn bị sách nhiễu đe dọa. Có chủ nhà cứng rắn :mình làm việc đúng pháp luật thì sợ gì, tao cho mày thuê nhà, thằng nào đến bảo tao!… Nhưng thời gian sau thì: “Mày thông cảm,..mày làm gì mà chúng nó nhiễu quá”. Thế là lại chuyển. Thậm chí nhiều chủ nhà chấp nhận đền bù thiệt hại do phá hợp đồng, chả biết tiền ấy ở đâu ra!?
Là một C/ty nhất là C/ty cung cấp tín nhiệm, thị trường chẳng điên mà phải thường xuyên thay đổi địa điểm hay “13 lần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh “. Độc giả cũng cần biết chỉ cần thay đổi địa điểm kinh doanh thôi đã phải đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh rồi (13 lần trong 10 năm).
Ngày 2/4/2011 Quân bị bắt trên vỉa hè cùng BS Phạm Hồng Sơn khi đi dự phiên tòa công khai xét xử TS Luật Cù Huy Hà Vũ. Trong thời gian giam giữ công an đã khám nhà, văn phòng c/ty khuân về các loại sách báo, chứng từ, hồ sơ cơ quan… nhưng sau 9 ngày trước sức ép của dư luận vả lại cũng chẳng tìm thấy bằng chứng”trốn thuế” nào, nên họ đã buộc phải thả hai anh. Suốt thời gian qua anh bị sách nhiễu, hành hung thế nào  trên mạng đã có cả.
Đầu năm 2012 tôi có tình cờ gặp môt vị khá to của cục Thuế Hà Nội, biết tôi có quen biết Lê Quốc Quân, ông ngạc nhiên. Trong câu chuyện về Quân, ông có nói cơ quan ông bị ép phải làm vụ này. Ông bảo :’Bọn an ninh nó bảo thằng này nguy hiểm lắm, nhưng tớ thấy về thuế má, nó chẳng có gì. Lần khác khi nói chuyện về Quân ông bảo: cứ yên trí xã hội còn nhiều người tử tế lắm em ạ.
Quý một năm 2012 Cty TNHH Giải pháp Việt nam thanh tra về thuế. Độc giả cũng cần biết theo luật Quản lý thuế năm 2006 thì Thanh tra về thuế là mức độ cao hơn Kiểm tra thuế và kết quả thanh tra có thể là tài liệu dẫn đến việc hình sự hóa quan hệ kinh tê này.
Điều bất ngờ là ngày 18/4/2012 bằng quyết định 7439/QĐ-TTr3, Cục trưởng Cục thuế Hà Nội đã hủy bỏ Quyết định thanh tra trước đó (61/QĐ-CT-TT3): “Điều 1; Bãi bỏ quyết định thanh tra só 61/QD-CT-TTr3 ngày 04/1/2012  v/v thanh tra thuế tại công ty TNHH giải phap Việt nam mã số thuế 0101124273 thời kỳ thanh tra 2001-2010)”. Một QĐ hiếm hoi mà không phải Cty nào cũng nhận được sau quá trình thanh tra.
Mọi sự so sánh đều là khập khiểng nhưng tôi cho rằng QĐ trên của Cục thuế Hà Nội ví như cử chỉ Quan Toàn quyền Phi la to rửa tay trước bàn dân thiên hạ và nói đại ý: ta không dây vào máu của người (vô tội ) này trong vụ án lịch sử: luận xét Chúa Giê su mà Phi la to thấy Chúa vô tội thì bênh vực nhưng đành bất lực trước đám đông đang đòi đóng đinh Chúa.
Trở lại câu chuyện của Quân. Quan kể sau khi bắt em trai Quân là Lê Đình Quản Giám đốc Cty Vietnam Credit (Cty Tín nhiệm VN) và các nhân viên trong đó có cô em họ đang bụng mang dạ chửa, công an liên tục gọi những cá nhân, đại diện c/ty đã có hợp đồng với C/ty giải pháp Việt nam. Những người này cho biết người thì bị dụ dỗ, người khác bị đe dọa để nói hoặc khai khác những điều đã ký kết trước đây với Cty của Quân. Phải chăng công an chỉ dựa vao lời khai của các nạn nhân? (Bên ngoài và đang bị giam giữ) để ra tay bắt Quân?! Quân kể sau bao lần bị chuyển và bị cướp hồ sơ của Cty Giải pháp VN chẳng có và chẳng còn.Cá nhân tôi chả lo vụ Cty Quân trốn thuế. Tôi nhớ lại câu nói trên của một quan chức ngành thuế: Cứ yên trí xã hội còn nhiều người tử tế lắm em ạ.
QĐ bãi bỏ
Hà Nội, Giao thừa 2012-2013
V.N
Tác giả gửi cho NTT blog

Quân tử và tiểu nhân

Nguyentuongthuy

Huỳnh Văn Úc
Năm 2009 ông Lưu Hiểu Ba bị kết án 11 năm tù vì tội đã ký vào bản “Hiến chương 08”-một bản kiến nghị kêu gọi tôn trọng Hiến pháp Trung Quốc. Ngay lập tức bà Lưu Hà vợ ông bị cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Khoảng bốn mươi nhân viên an ninh thường xuyên túc trực trước cửa căn hộ của bà. Căn hộ bị cắt điện thoại và internet. Một tuần bà chỉ được phép ra ngoài hai lần để đi chợ hoặc thăm cha mẹ. Hiếm hoi lắm bà mới được phép đi thăm chồng dưới sự tháp tùng của công an, khi gặp mặt không được phép nói một lời nào về hoàn cảnh hiện tại của bà. Bà Sophie Richardson – người chuyên trách về Trung Quốc của Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch cho biết: “Chính phủ Trung Quốc không tỏ ra e dè về chuyện truy bức người thân của ông Lưu Hiểu Ba. Thật là khốn đốn cho bà Lưu Hà – vợ ông. Trong một thoáng sơ hở của chính quyền bà đã nhắn qua interrnet rằng bây giờ bà giống như một thứ con tin của chính quyền”.
Sự giám sát của công an dù chặt chẽ đến đâu cũng có lúc sơ hở. Nhật báo Libération cho biết vào ngày 6/12/2012 sau khi đã qua mắt được sự giám sát của công an hai nữ ký giả của hãng Associated Press đã lọt được vào căn hộ nơi bà Lưu Hà đang ở. Ngày cuối cùng của năm cũ 31/12/2012 một đoạn video dài 4 phút 12 giây do ông Hồ Giai – một nhà đấu tranh cho dân chủ quay được đưa lên Youtube. Đoạn video cho thấy mặc dù có sự giằng co với cảnh sát nhưng những người muốn viếng thăm bà Lưu Hà cuối cùng đã vào được bên trong căn hộ. Bà Lưu Hà hết sức xúc động trước chuyến viếng thăm này. Bà nhiều lần tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhưng cũng khuyên các thân hữu đừng manh động vì sẽ bị trả thù. Trong lời bình của đoạn video này ông Hồ Giai nói: “hàng ngàn từ ngữ chúng tôi muốn nói đã chuyển thành những tiếng nấc nghẹn và những giọt lệ”. Hãng tin AFP của Pháp đưa tin sau khi ra khỏi căn hộ của bà Lưu Hà ông Hồ Giai và các bạn đã bị cảnh sát bắt và giam giữ một thời gian.
Người quân tử là người có đầy đủ các đức tính của ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Trình Y Xuyên – một nhà nho đời Tống đã nói: “Sách Luận Ngữ dạy đạo làm người quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ của Khổng Tử làm mẫu mực cho người đời sau noi theo”. Trong những năm gần đây Trung Quốc đã thiết lập hàng trăm Học Viện Khổng Tử trên toàn thế giới. Tháng 4/2009 Văn phòng Chính phủ Việt Nam có công văn số 1992/VPCP-QHQT cho phép thành lập một Học viện Khổng Tử tại Việt Nam. Công văn ấy cũng được gửi đến các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Văn phòng Trung ương Đảng CSVN nhưng chưa xác định thời gian cũng như địa điểm xây dựng cụ thể. Trong
cuộc viếng thăm ngày 21/12/2011 của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam, ông nhấn mạnh việc thúc đẩy quan hệ toàn diện với Việt Nam trên năm phương diện.
ảnh HVU
Một trong năm phương diện ấy là lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giáo dục và văn hóa. Nhấn mạnh điểm này ông Tập Cận Bình tỏ ý muốn “nhanh chóng xây dựng Học viện Khổng Tử tại Việt Nam”. Người Trung Quốc xây dựng Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới nhằm dạy đạo làm người của Khổng Tử để trở thành người quân tử. Thế nhưng trong việc giam lỏng bà Lưu Hà-một người đàn bà yếu đuối mà không có bất kỳ một bản án nào- nhà cầm quyền Trung Quốc đã hành xử như một kẻ tiểu nhân.
Ảnh: vợ chồng Lưu Hà-Lưu Hiểu Ba
HVU
Tác giả gửi cho NTT blog

Chào Mừng Sự Hồi Phục

 Dainamax

Nguyễn-Xuân Nghĩa – Người Việt Ngày 130101
“Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài”
Sức Bật Của Năm 2013 Không Là Sáo Ngữ Đầu Năm
 
  <<<===* Chính trị kéo nhau xuống vực – Người dân phải tính chuyện khác *
Năm 2013 không là một năm chẵn, mà Quý Tỵ cũng chẳng là mở đầu một giáp, hay một vòng hoa giáp như Giáp Tý. Tức là chẳng phải một thời điểm gì đáng nhớ trong các quy ước về lịch pháp phổ thông của loài người. Từ ngày trước đến ngày sau, giờ trước đến giờ sau, thiên địa tuần hoàn vẫn không có gì khác lạ khi ta bước qua năm mới. Nhưng lòng người thì vẫn mong điều tốt đẹp hơn cho một vận hội mới, do chính mình định ra…
Mở đầu cho năm ngoái, cột báo này chẳng sợ “giông cả năm” mà viết về gánh nợ của Hoa Kỳ, so với các nước công nghiệp hoá khác thì vẫn là nhẹ hơn cả (bài “Trút Gánh Lo, Co Gánh Nợ – Chuyện nợ nần nhân buổi đầu năm…” Sau một năm tổng tuyển cử, cho đến mấy giờ cuối của ngày cuối, giới lãnh đạo nước Mỹ bên Hành pháp và Lập pháp mới chạy đôn chạy đáo để tránh bờ vực tài chánh sẽ khởi sự từ ngày đầu năm.
Trời đất nào có nói gì đâu? Cái bờ vực hay vách núi đó không là thiên tai mà do quy ước của con người với nhau, của giới lãnh đạo tại thủ đô Mỹ về một bài toán là số nợ nần của khu vực nhà nước đã từ 10 ngàn tỷ đô la tăng lên 16 ngàn trong bốn năm trời. Chúng ta hãy tạm quên các chính khách ở đó với những lời phân bua và cáo buộc của họ mà nhìn vào nước Mỹ thâm sâu.
Vào người dân.
Chuyện nợ nần của Hoa Kỳ, hay các nước công nghiệp hoá tiên tiến, thật ra khởi sự từ hơn ba chục năm trước, cứ tích lũy dần thành một gánh quá nặng và bắt đầu sụp đổ từ cuối năm 2007. Thuật ngữ tài chánh gọi chuyện đi vay là dùng đòn bẩy – để mượn sức – và gánh nợ quá sức trả đã gây tai họa. Chu kỳ trả nợ, hoặc “gẫy đòn bẩy”, đã khởi sự từ đầu năm 2008. Vì vậy, năm năm qua mới có những sóng gió kinh tế tài chánh vượt quá khả năng ứng phó của mọi người, trước hết là của chính quyền, thành phần ồn ào nhất trong cộng đồng quốc gia.
Sóng gió ấy là nạn suy trầm rồi trì trệ kinh tế, với thất nghiệp tăng và lợi tức giảm. Chính quyền trám vào khoảng giảm chi của người dân để ráo riết tăng chi và chất thêm một núi nợ khác vì qua bốn năm liền, ngân sách bị bội chi mỗi năm hơn ngàn tỷ đô la. Các cuộc tranh luận về chính trị đều xoay quanh gánh nợ đó của khu vực công quyền, thuật ngữ kinh tế gọi là “công trái”. Chuyện vực thẳm ngân sách đặt ra từ đầu năm 2011 chính là để tìm cách thu hẹp bội chi và giảm dần gánh nợ.
Chấn chỉnh chi thu là bài toán thực tế và phũ phàng của quốc gia.
Trong cộng đồng quốc gia đó, ngoài khu vực công quyền thì còn có tư nhân, người dân, là các doanh nghiệp và hộ gia đình. Họ chẳng họp báo tố cáo người này người kia mà bấm bụng xem là phải xoay trở thế nào. Họ tính nhẩm là nợ nần bao nhiêu so với lợi tức hay triển vọng tìm ra lợi tức. Họ làm bảng kết toán tài sản ở trong đầu, chỉ có ngần này mà nợ ngần này thì không khá!
Một số không khá thì quả là đã phá sản, tài sản bị chủ nợ tịch biên hoặc thẻ tín dụng bị thu hồi, nhiều người phải đi lại từ đầu, từ số không với bàn tay trắng. Người khác thì lặng lẽ thắt lưng buộc bụng để trả nợ…. Bảng kết toán tập thể ấy ít xuất hiện trên mặt báo hay màn ảnh truyền hình nhưng là thực tế xã hội của nước Mỹ thâm sâu.
Nếu viết cho nôm na – đầu năm làm khó nhau chi – thì người dân tính xem họ nợ những gì và hàng tháng phải trả bao nhiêu so với số thu nhập của gia đình, từ đó ra một tỷ lệ mà chúng ta có thể gọi là “tỷ lệ mắc nợ”. Bên trái khoản là các khoản nợ đủ loại phải thanh toán, như tiền mua nhà, thuê nhà, tiền mua xe, bảo hiểm, y tế, thẻ tín dụng, v.v…. Từ năm 1980, tỷ lệ mắc nợ của người dân Mỹ đã tăng đều và lên đến đỉnh cao nhất là 18,88% vào cuối năm 2007. Nhưng trong năm năm khó khăn vừa qua, tỷ lệ mắc nợ ấy đã giảm tới mức 14,74%, xấp xỉ với sự thể của năm 1980 là khi người ta bắt đầu thu thập loại thống kê này. Nghĩa là trở về hoàn cảnh kế toán của thời kỳ “tiền hồ hởi”, trước chu kỳ lạc quan hồ hởi và vay mượn quá sức.
Sự thể ấy, có lẽ nhà nào cũng đã bị hoặc mường tượng ra….
Giới kinh tế thích chuyện tổng hợp trừu tượng thì kể lại rằng từ ba chục năm nay, dân Mỹ đã chi tiêu và vay mượn quá sức, ngày một nhiều hơn cho đến năm 2007 mới thấy bàng hoàng. Tổng số nợ đủ loại của các hộ gia đình đã tăng vọt trong suốt 30 năm. Từ một ngàn 500 tỷ đô la vào năm 1980, khoản nợ này nhân gấp đôi trong 10 năm (ba ngàn tỷ), rồi gấp sáu trong 10 năm kế tiếp (chín ngàn tỷ vào năm 2001) trước khi lên tới đỉnh là hơn 13 ngàn tỷ vào năm 2007. Đây là một nỗ lực chẳng phải là lưỡng đảng mà của toàn dân!
Nhờ lãi suất hạ, tiền rẻ và vay muợn dễ dàng, kể cả vay mượn ngoại quốc, nước Mỹ hồn nhiên tiêu xài quá mức, thổi lên bong bóng đầu tư về cổ phiếu (2000) rồi địa ốc (2005) và bắt đầu phải trả nợ. Cuối cùng thì chu kỳ trả nợ ấy đang chấm dứt, những hoạn nạn kinh tế cũng vậy, nếu nhìn từ túi tiền của người dân.
Mà không chỉ có người dân mà các doanh nghiệp cũng thế.
Họ đã thu vén phương tiện, thanh toán nợ nần và lặng lẽ ghim sẵn hiện kim, tiền mặt, để phòng ngừa bất trắc, với cả ngàn tỷ đô la dự trữ. Khi thấy yên tâm hơn về môi trường kinh doanh và triển vọng kiếm lời thì các doanh nghiệp sẽ đầu tư, sản xuất thêm và tuyển dụng lại nhân viên….
Khi mà doanh nghiệp và các hộ gia đình đều thu vén như vậy trong mấy năm liền thì tất nhiên là tài hóa ít lưu thông và kinh tế bị trì trệ. Đấy là hậu quả và cái giá phải trả cho chuyện vay mượn quá sức. Khi sinh hoạt kinh tế bị đình đọng vì tư nhân tiết giảm chi tiêu, nhà nước đã tăng chi để đắp vào số thiếu hụt đó, nhân tiện hốt phiếu của cử tri, nên bội chi ngân sách mới thành vấn đề, nhất là vì nạn suy trầm kinh tế cũng đánh sụt nguồn thu về thuế khoá cho ngân sách quốc gia.
Từ năm 2010 cho đến nay, bài toán bội chi ấy chiếm trang nhất của mặt báo nhờ những phát biểu lại qua của các chính khách trong mùa tranh cử. Nhưng thực tế kinh tế không chỉ có đảng Dân Chủ kiểm soát Hành pháp và Thượng viện và đảng Cộng Hoà giữ đa số ghế tại Hạ viện và các chính quyền tiểu bang.
Thực tế kinh tế là giới lãnh đạo đã biết rằng họ không thể tăng chi mãi mãi và người dân thì đã lặng lẽ trả nợ. Đó là hoàn cảnh của ngày hôm nay, là khi chúng ta mở ra tờ lịch mới…..
Nếu chỉ ngao ngán nhìn vào chính trường thì ta thấy ra hình ảnh đáng xấu hổ của một siêu cường mắc nợ và công khai cãi cọ về việc chi thu trong hai năm liền, qua hai cuộc bầu cử, mà chưa tìm ra giải pháp. Nhưng nếu nhìn vào thị trường, vào khuôn khổ sinh hoạt chi thu của các gia đình, người ta đã thấy ra một nền móng tài chánh lành mạnh và quân bình hơn. Chính là nền móng ấy mới tạo ra sức mạnh, và sức bung của nền kinh tế.
Vì vậy, bài viết đầu năm về nước Mỹ tránh dùng sáo ngữ để nói về triển vọng không có mà nêu ra mấu chốt của sức bật trong năm mới. Hết cơn bĩ cực? Có thể lắm, nếu giới lãnh đạo đừng múa bậy với tiền thuế và lá phiếu của người dân.
Posted by

Đối Đầu Mỹ-Hoa

 Dainamax

Bìa cuốn sách "Trung Quốc chống lại nước Mỹ" của Alain Franchon & Daniel Vernet2013: Sự đối đầu của hai nền kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc
   <<<===* Bìa cuốn sách “Trung Quốc chống lại nước Mỹ” của Alain Franchon & Daniel Vernet DR *
Năm năm sau trận đại hồng thủy tài chính thế giới 2008, kinh tế toàn cầu vẫn chưa khởi sắc trở lại. Đe dọa khu vực đồng euro tan vỡ tạm lùi vào quá khứ, nhưng châu Âu vẫn chưa tìm cho mình một mô hình phát triển ổn định. Hoa Kỳ chờ đợi gặt hái những thành quả kinh tế tốt đẹp hơn so với 2012. Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc trông đợi vào tăng trưởng kinh tế để củng cố quyền lực.
Đó là những dự phóng về toàn cảnh kinh tế thế giới cho một năm mới vừa mở ra. Mọi dự báo đều cho rằng 2013 là một năm mà Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ làm lu mờ phần còn lại của kinh tế thế giới. Đây cũng là thời điểm mà cạnh tranh giữa hai siêu cường kinh tế Mỹ – Trung ngày càng thêm rõ nét.
 
Vào lúc viễn cảnh tăng trưởng của khối euro trong năm 2013 chưa đạt tới 0,5%. Trong khi đó GDP của Mỹ dự phóng tăng 2% và của Trung Quốc là trên 8,6 %. Ngay cả hai đầu tàu kinh tế của khu vực đồng euro là Đức và Pháp, tỷ lệ tăng trưởng, theo dự báo của tạp chí kinh tế Anh, The Economist, chỉ trên số không đôi chút. Những thành viên yếu kém nhất trong dây chuyền euro như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay Hy Lạp tiếp tục bị suy thoái. Hậu quả đi kèm là phẫn nộ trong dư luận ngày càng lớn. Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã đưa ra rất nhiều giải pháp để giải quyết khủng hoảng, nhưng theo đánh giá của The Economist, đấy chỉ là những giải pháp tạm thời. Nói một cách ví von căn bệnh của châu Âu vẫn chưa trị tận gốc.
Nhìn sang Nhật Bản, các dự phóng cho năm 2013 không quá đen tối, nhưng cụm từ «đình đốn» vẫn được dùng khi nói về nền kinh tế thứ ba trên địa cầu. Năm nay sẽ là năm Nhật Bản có nhiều thay đổi: Chính quyền vừa được chuyển giao về tay đảng bảo thủ. Các chỉ số kinh tế không mấy tươi sáng cho phép tân thủ tướng Shinzo Abe mạnh dạn tiến hành hàng loạt các biện pháp cải tổ. Mọi người chờ đợi tiêu thụ của các hộ gia đình sẽ tăng trong năm nay trước khi chính quyền Tokyo tăng thuế TVA. Tuy nhiên, quan hệ giữa Nhật Bản với đối tác thương mại hàng đầu là Trung Quốc sẽ là một yếu tố mang tính quyết định đối với kinh tế xứ hoa anh đào, vốn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
Vẫn tại châu Á, bên cạnh hai nền kinh tế đang trỗi dậy là Trung Quốc và Ấn Độ, The Economist tin tưởng vào tiềm năng của Indonesia và Philippines : Indonesia đã bảo đảm được một nhịp độ tăng trưởng đều đặn trong 10 năm qua và năm 2012, lần đầu tiên từ sau khủng hoảng tiền tệ năm 1997, Indonesia đã có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so với Ấn Độ. Tổng sản phẩm nội địa Indonesia trong năm 2013 sẽ vượt quá ngưỡng tâm lý 1 000 tỷ đô la.
Còn đối với Philippines, nước đông dân thứ nhì trong khối ASEAN, The Economist dự phóng GDP quốc gia này sẽ tăng 6 % trong năm, chủ yếu nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối do xuất khẩu lao động gửi về.
Trên bức tranh kinh tế toàn cầu khá ảm đạm, châu Mỹ La Tinh được coi là nơi trời quang, mây tạnh. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình trong vùng cao hơn đôi chút so với 2012 và sẽ ở vào khoảng từ 3,5 đến 4 %. Khả năng cạnh tranh tại nhiều nước trong khu vực như Mêhicô ngày càng cao. Brazil sẽ đặc biệt nắm bắt thời cơ trong giai đoạn chuẩn bị cho Cúp bóng đá thế giới 2014 và Thế Vận Hội Olympique 2016.
Trở lại với trường hợp của hai siêu cường kinh tế thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc: Một số chuyên gia tỏ ra khá lạc quan về tình kinh tế Mỹ và đưa ra dự báo GDP nước này tăng từ 2 đến 2,5% trong năm, tỷ lệ thất nghiệp được giảm xuống dưới ngưỡng 8%. Nhưng nước Mỹ trong năm đầu tiên nhiệm kỳ thứ nhì của ông Obama vẫn phải tiếp tục giải quyết vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách, thu hẹp bất công xã hội.
Tổng thống Barack Obama phải giải quyết những vấn đề liên quan trực tiếp đến miếng cơm, manh áo của người dân Hoa Kỳ, nhưng trong lĩnh vực đối ngoại ông sẽ phải làm quen với một ban lãnh đạo mới của Trung Quốc. Bắc Kinh ngày càng trở thành đối tác quan trọng của Washington cả trong lĩnh vực kinh tế lẫn ngoại giao.
Về phía Bắc Kinh, bài toán kinh tế đặt ra cho một thế hệ lãnh đạo mới cũng không đơn giản. Đâu là những thách thức đặt ra cho Hoa Kỳ và Trung Quốc trong năm nay? Ban Việt ngữ RFI đã đặt câu hỏi này với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa.
RFI: Hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới hiện nay là Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ giải quyết các vấn đề kinh tế bên trong như thế nào và sẽ đua tranh với nhau ra sao trong tương lai? Một cơ quan tư vấn Mỹ là National Intelligence Council vừa dự báo, Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ thành nền kinh tế đứng đầu thế giới chỉ trong vòng hai chục năm nữa. 
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Trước hết, nói về chuyện dự báo trong trường kỳ thì tôi thiển nghĩ là giới nghiên cứu chỉ có thể nhìn ra những chuyển động lớn, chậm rãi và âm ỉ, của một thế giới quá phức tạp với nhiều đột biến bất ngờ và hậu quả bất lường của chính sách quốc gia. Bốn chục năm trước, Club de Rome từng dự báo sự khan hiếm chung của cả nhân loại về năng lượng lẫn thực phẩm, vì dân số gia tăng. Dự báo này trật lấc, y hệt như một dự báo khác khoảng 30 năm trước là Nhật sẽ vượt Mỹ thành nền kinh tế đứng đầu thế giới. Tương lai không là một đường thẳng vẽ từ quá khứ và sự bất trắc vẫn là quy luật bất di bất dịch! Riêng về trường hợp Hoa Kỳ và Trung Quốc, ta còn thấy ra một quy luật phổ biến khác.
- Quốc gia nào cũng lệ thuộc trước hết vào địa dư hình thể bên trong, vào bản sắc văn hóa là những luật lệ bất thành văn do lịch sử để lại trong tâm trí của cả tập thể. Khi bước ra ngoài thì lãnh đạo nước nào cũng phải còn đối phó với cách ứng xử của xứ khác, trong đó có nhiều điều thật khó dự liệu. Nhìn như vậy thì về trường kỳ và nếu đối chiếu hoàn cảnh của hai xứ, tôi nghĩa rằng Hoa Kỳ có những ưu thế hiển nhiên nằm trong căn cước.

RFI:
Xin anh tóm lược cho về phép đối chiếu đó. Nước Mỹ có đặc điểm vì hơn hẳn Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Hoa Kỳ có lãnh thổ vuông vức và trù phú trong vùng ôn đới, lại được hai đại dương bảo vệ bên cạnh hai láng giềng yếu thế. Bên trong, Mỹ chỉ dùng 1% dân số mà canh tác dư thừa về lương thực và có thể nuôi một dân số gấp ba, là một tỷ người, thì mới có mật độ dân số tương tự nhiều nước Âu châu. Khác với Âu châu và nhất là Trung Quốc, Hoa Kỳ là nền cộng hoà thống nhất theo thể chế liên bang nên quốc gia có thể quyết định rất nhanh mà chả tiểu bang nào giận dỗi đòi ly khai thành một xứ độc lập vì bất đồng với chính quyền liên bang. Sau cùng, Hoa Kỳ là nền dân chủ cởi mở, nên không ai có độc quyền chân lý, nhờ đó người dân có quyền tự do sáng tạo và tìm ra giải pháp thăng tiến cho mình và cho cả xã hội. Quyền tự do tư tưởng và kinh doanh của dân Mỹ là ưu thế khó có xứ nào bắt kịp. Trung Quốc lại khác.
- Về địa dư hình thể, xứ này có ba khu vực khác biệt mà vùng duyên hải trù phú nhất chỉ là ốc đảo thịnh vượng, có diện tích khả canh của một người chỉ bằng 1/3 của trung bình thế giới, vây quanh là đại dương và núi đèo hay sa mạc hiểm trở, vận chuyển khó khăn. Ba vùng kia là đất hoang vu. Trung Quốc là nước nghèo, có sản lượng ngũ cốc cao nhất địa cầu mà chỉ đủ vặt mũi bỏ mồm và vẫn phải nhập lương thực. Xứ này là một tập hợp khiên cưỡng của nhiều vùng địa dư và sắc tộc dưới sự cai trị của một đảng độc quyền.
- Tự thân, chế độ chính trị ấy không giải quyết nổi bài toán hội nhập quá phức tạp và cũng khó công nghiệp hoá và đô thị hóa một cách hài hòa như các nước tiên tiến kia. Cũng khác Hoa Kỳ là một xứ không có tranh chấp lãnh thổ với lân bang, Trung Quốc có sự hiềm khích về chủ quyền với chừng một chục láng giềng, và bước ra thì chỉ thấy kẻ thù, nên rất dễ bị phản ứng tự kỷ ám thị làm sai lệch ưu tiên về nội chính.
RFI: Ngay trước mắt thì đâu là những bài toán kinh tế ở trước mặt hai cường quốc này ? 
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Chúng ta hãy lấy thời điểm là 30 năm trước, khi Trung Quốc vừa cải cách kinh tế để mở ra thế giới bên ngoài mà cũng là lúc Hoa Kỳ bước vào chu kỳ vay mượn thả giàn và mắc nợ quá sức trả. Nguyên do chung mà hai bên bổ túc cho nhau là sự lạc quan về toàn cầu hóa với sự tham gia của kinh tế Trung Quốc, rồi sự sụp đổ của Liên Xô cùng sự gia nhập của các nước Đông Âu trong một Âu châu hợp nhất theo kinh tế thị trường.
- Ba chục năm sau, khi Hoa Kỳ bị khủng hoảng vì phải trả nợ từ năm 2007 và cũng là khi Trung Quốc thoát xác và quật khởi với gói kích cầu rất cao từ năm 2008. Trong năm năm liền, Hoa Kỳ lâm nạn khi chính quyền tăng chi để bù vào khoản giảm chi để trả nợ của tư nhân, nên lại mắc nợ tới mức kỷ lục. Vì vậy, lãnh đạo Mỹ mới tranh cãi về yêu cầu giảm chi hay tăng thuế mà không dứt khoát nổi sau hai kỳ bầu cử năm 2010 và 2012. Đó là hoàn cảnh ngày nay.
- Trong khi đó, Trung Quốc đã vượt kinh tế Nhật vào năm 2010 để đứng trước một vực thẳm khác, đó là có nền kinh tế bất công, bất cân đối, thiếu phối hợp và không bền. Sau 30 năm tăng trưởng ngoạn mục như đã hái những trái cây dễ với nhất ở dưới, xứ này phải chuyển hướng từ lượng qua phẩm. Họ phải tái phân lợi tức để san bằng dị biệt về lợi tức và nhận thức hầu tránh 25 động loạn, phải nâng cao khả năng tiêu thụ nội địa để bớt lệ thuộc vào thị trường quốc tế, phải cải thiện môi sinh và xây dựng hạ tầng vận chuyện an toàn hơn cho sự thống nhất lãnh thổ.
RFI: Chẳng lẽ lãnh đạo Trung Quốc không nhìn ra những vấn đề này hay sao mà bây giờ họ mới nói đến chuyển hướng? 
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thế hệ lãnh đạo thứ tư đã thấy vấn đề từ những năm 2005 mà giải quyết không nổi, và để lại di sản bấp bênh đó cho thế hệ thứ năm mà Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường là tiêu biểu. Sở dĩ họ giải quyết không nổi do yếu tố bất ngờ từ bên ngoài là nạn tổng suy trầm toàn cầu năm 2008-2009 khiến họ lại phải kích thích kinh tế và nhắm vào lượng hơn phẩm. Nhưng lý do sâu xa thuộc về cơ cấu là sự cưỡng chống cải cách của nhiều thế lực kinh tế và chính trị bên trong chế độ, kể cả các đảng bộ địa phương lẫn các tập đoàn kinh tế Nhà nước. Sau 30 năm mở cửa, khu vực Nhà nước này vẫn kiểm soát 50% sản lượng và thu hút tín dụng từ các ngân hàng cũng của Nhà nước như nhiều đảng bộ địa phương.
- Hậu quả là ngày Trung Quốc cũng lại mắc nợ rất cao, mà nợ đến cỡ nào và ung thối ra sao thì không ai biết. Trong khi đó, ngần ấy phe nhóm chính trị vẫn cứ phải dung hòa quyền lợi và chẳng ai bảo được ai vì nguyên tắc gọi là đồng thuận. Nhược điểm chính trị khiến xứ này khó giải quyết được bài toán kinh tế trường kỳ trong cơ cấu và đoản kỳ là cách ứng phó với những chuyển động có tính chu kỳ từ bên ngoài vào. Nghịch lý ở đây là đà tăng trưởng và thế lực ngoại giao của Trung Quốc trong 5 năm chấn động vừa qua của thế giới lại dẫn tới phản ứng phiêu lưu về quân sự khiến các nước lân bang đều lo ngại. Trong khi đó, Hoa Kỳ lại xoay vào trong để lo cho cái hầu bao và đối ngoại hết trở thành thế lực đáng sợ hoặc đáng ghét nữa!
RFI: Liệu Trung Quốc có vượt Hoa Kỳ như người ta dự báo hay chăng? 
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Cái thú vị ở đây là không ai biết trước tương lai! Hoa Kỳ là nơi mà mọi chuyện xấu tốt đều được phơi bày và mọi tranh cãi chính trị về lẽ đúng sai cũng vậy. Trung Quốc là nơi mà tấm màn mờ ảo của quyền lực lại che giấu sự thật nên dễ gây ra chuyện bất ngờ, vụ án Bạc Hy Lai là một thí dụ nóng mà có lẽ không duy nhất.
- Trong hoàn cảnh đó, dân Mỹ vẫn có quyền đổi ý và quyết định về lãnh đạo và chính sách kinh tế mà các doanh nghiệp đã xoay qua hướng khác để làm ăn theo hoàn cảnh mới. Họ đã trả nợ, đang tích vốn, và sẽ bung ra khi chính trường còn nhố nhăng bát nháo. Trung Quốc thì loay hoay vì phải cải sửa mà không được cho bá tánh thấy sự lúng túng của lãnh đạo, tức là phải giải quyết cả hai vấn đề nội dung hình thức, cải tổ cơ cấu lẫn gây ấn tượng là ta tiên tiến chủ động!
- Về dự báo, tôi nghĩ khi Trung Quốc tưởng là qua mặt Hoa Kỳ thì cũng là lúc bị Ấn Độ bắt kịp! Ấn Độ cũng đông dân mà trẻ hơn và không bị lão hóa như Trung Quốc. Sức tiết kiệm cũng bằng Trung Quốc mà tỷ trọng về tiêu thụ của thị trường nội địa lại cao hơn nên ít lệ thuộc vào thị trường xuất cảng. Xứ này lại có tự do và quyền sáng tạo, với hạ tầng vận chuyển tỏa rộng hơn trong một xã hội thực sự đa nguyên và dân chủ. Chẳng đợi đến năm 2030 có lẽ người ta đã thấy ra cái lẽ đúng sai của chuyện hơn thua này.
RFI: Xin cảm ơn chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét