THẾ CỜ ĐÃ RÕ
Từ năm 2010 tôi đã viết trên Tia Sáng
- Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa - thế giới là tam quốc phân tranh từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai. Một trong 3 nước lớn chỉ cần bất kỳ nước
nào đứng đơn lẻ, thì nước đó sẽ đi vào sụp đổ. Qua đó, ta thấy Trung Hoa
quả không hổ danh là một nền văn minh về những cuốn sách gối đầu giường
cho chiến lược phân tranh. Và người Hoa Kỳ quả không hổ danh là kẻ thực
dụng khi áp dụng binh pháp của Trung Hoa trong thế chân vạc tam quốc
phân tranh - Tam quốc chí diễn nghĩa - của thời đại mới.
Nhưng không phải lúc nào cũng có
thể áp dụng sách lược lôi kéo một trong hai nước còn lại về phía mình,
để đánh sụp nước còn lại, đang hăm he tranh ngôi đoạt vị bá chủ toàn
cầu, như kiểu ông Nixon kéo ông Mao từ bỏ chủ nghĩa cộng sản cực đoan
hồi 1972. Vì nước Nga sau sụp đổ đủ khôn ngoan để biết rằng cần ngọa sơn
quan long hổ đấu.
Trước khi ra đi về với "Marx
Lenin thế giới người hiền" (Thơ Tố Hữu) - ông Đặng Tiểu Bình đã căn dặn
cho hậu bối - ẩn mình chờ thời cơ thức dậy cho con rồng Trung Hoa. Nhưng
với sức mua
gần 50% sản phẩm phục vụ cho phát triển và sức bán đến 80% thị trường
tiêu dùng thiết yếu cho toàn cầu, các hậu bối Trung Hoa đã quên mất rằng
họ vẫn còn là một nước đang phát triển.
Một nước đang phát triển cần gì?
Một câu trả lời rất đơn giản: cần xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển
hệ thống an sinh xã hội. Trung Hoa đã ỷ thế thị trường tiêu thụ toàn cầu
đã chắc nắm trong tay nhờ vào hàng giá rẻ. Hai mươi năm gầy dựng mãnh
đất cựu nô lệ và xứ thần tiên với đèn thần Aladin dầu hỏa năm xưa -
Trung Đông và Châu Phi - những mãnh đất đã giúp họ về nhiên liệu và
khoán sản cho sự phát triển thần kỳ trong 2 thập niên qua. Từ một nước
mà trong tranh giành quyền lực thiên triều, ông Mao đã sẵn sàng làm thịt
hơn 37,5 triệu dân chết đói qua đại nhảy vọt và cách mạng văn hóa. Chỉ
trong 3 thập kỷ, Trung Hoa trở thành nước có nền kinh tế đứng thứ 2 toàn
cầu, khi ông Mao từ bỏ con đường sai lầm của mình để ôm chân tư bản
giãy chết. Và cái thực dụng của người Hoa Kỳ, ngoài việc đem lợi nhuận
kết sù cho nước Mỹ, thì họ đã biến đất nước của ông Mao trở thành đối
thủ đáng kính trọng nhất hiện nay. Gậy ông đập lưng ông là vậy.
Con gì nuôi được thì làm thịt
được. Đó là quy luật của muôn đời. Hoa Kỳ nuôi miền Nam Việt Nam được và
họ làm thịt được để nuôi Trung Hoa. Và bài học ấy ngày hôm nay, những
ông chủ Trung Nam Hải bắt đầu thấy được nỗi đau của ông Nguyễn Văn Thiệu ngày nào.
Không lôi kéo được Nga đứng về
phía mình. Hoa Kỳ áp dụng chiến lược cắt đường viện trợ nhiên liệu và
khoán sản cho công cuộc phát triển đất nước Trung Hoa - một nước rộng
thứ 2 thế giới và có dân số đứng đầu, chiếm 1/4 dân số thế giới.
Ban đầu là án ngữ eo biển
Mallaca. Người trung Hoa làm đường ống dẫn dầu qua Miến Điện để phá thế
gọng kiềm. Hoa Kỳ ve vãn cô gái Việt. Cô gái Việt chân quê chơi trò gái
bao hạng sang muốn gối đầu anh Hoa Kỳ, tựa lưng chị Gấu Nga
và ghếch chân lên bụng chú chệt Trung Hoa, với phong cách một cô gái
đầy kiêu hãnh. Hoa Kỳ bèn lấy lòng người dân da đen một thời nô lệ và
thế giới chiếc đèn thần đầy năng lượng. Nơi mà Trung Hoa phụ thuộc hơn
50% nhiên liệu và khoán sản. Một cuộc cách mạng hoa Nhài bắt đầu từ đồng
minh chiến lược Ai Cập. Hương hoa Nhài tỏa khắp Trung Đông Bắc Phi.
Nguồn cung cấp năng lượng và khoán sản của Trung Hoa mất trắng. Khi
thành trì quan trọng nhất của ông Mao ở Bắc Phi - Lybia của Gaddafi -
mới đây đã bán mẻ dầu đầu tiên cho Hoa Kỳ. Rồi sẽ còn bao nhiêu các đồng minh châu Phi khác sẽ rời bỏ chú Chệt để về với Hoa Kỳ?
Thế đường cùng chú Chệt buộc anh
phải về đòi chia phần cái thềm nhà của cô em Việt và khu vực, lâu nay
tha hồ an hưởng để giữ tình hòa khí anh em. Anh em cấu xé nhau và biển Đông dậy sóng.
Một thế cờ mà Hoa Kỳ đã đánh đúng vào tử huyệt của anh em 4 tốt 16 vàng
- thành trì cuối cùng của xã hội đơn nguyên theo thuyết ông Lenin.
Theo tin mới nhận trưa nay, chú Chệt lại tiếp diễn hành động cắt cáp thăm dò dầu ở biển Đông của Việt Nam lần thứ hai. Theo thông tấn xả AFP của Pháp mà tôi đọc được thì Trung Hoa tuyên bố tập trận và hăm dọa đánh phủ đầu Philippines.
Ở thế đường cùng Trung Hoa buộc phải duy trì chính trị đang hỗn loạn trước kỳ trao quyền cho thế hệ thứ năm. Lịch sử Trung Hoa cho ta thấy rằng, mỗi lần trao quyền cho thế hệ sau là mỗi lần dậy sóng thế giới hoặc tắm máu dân mình. Sau cuộc tắm máu Thiên An Môn 1989, họ đã có kinh nghiệm để xuất khẩu tắm máu sang thế giới còn lại.
Cô gái Việt tuy nhỏ nhắn, nhu
mỳ, nhưng biết cuốn theo chiều gió để sống bên chú Chệt già nua lắm mưu
mẹo bất lương. Trong lúc này cần bình tỉnh để giải quyết 3 việc:
1. An dân, vì dân
là gốc muôn đời. "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân" của cụ Ức Trai không
bao giờ sai. Yên dân ở đây là kềm chế lạm phát. Cắt toàn bộ đầu tư công.
Tinh giảm hệ thống hành chánh để chỉ một người quyết và chịu trách
nhiệm với hành động trước toàn dân, mà không cồng kềnh như bộ tứ như
hiện thời. Mạnh tay diệt trừ tham nhũng, hãy học Trung Hoa cái tốt này.
Cổ phần hóa toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang tư hữu toàn bộ
mới hy vọng phát huy sức mạnh toàn dân. Người dân Việt vốn hiền hòa và
hiếu hảo, họ sẽ không phàn nàn khi các tư bản thân hữu thừa tiền trở
thành CEO của các tập đoàn để điều hành nền kinh tế tốt hơn hiện tại.
Nước Mỹ ở những thập niên 1920 -1930s cũng giống như ta hiện nay về hoàn
cảnh kinh tế. Nhưng họ đã phát huy toàn nội lực xã hội để đến 1944 họ
soán ngôi đồng bảng Anh. Không nên đánh tráo khái niệm và sự kiện với
dân, mà để dân biết, dân bàn cho đại cuộc.
2. Đường lối: Nhanh chóng đưa ra một cương lĩnh mới phù hợp với tình hình mới, mà đại hội đảng lần thứ 11 có lẽ không con phù hợp với tình hình? Hãy nhìn sang Hàn Quốc và Nhật Bản để học hỏi chính sách ngoại giao để yên bình mà hùng cường.
2. Đường lối: Nhanh chóng đưa ra một cương lĩnh mới phù hợp với tình hình mới, mà đại hội đảng lần thứ 11 có lẽ không con phù hợp với tình hình? Hãy nhìn sang Hàn Quốc và Nhật Bản để học hỏi chính sách ngoại giao để yên bình mà hùng cường.
3. Đối ngoại: Chọn đối tác chiến lược ở biển Đông nên quan tâm đến Hoa Kỳ, khi vài ngày nay muốn chìa bàn tay cho khu vực.
Dĩ nhiên vẫn hiếu hòa với anh bạn 4 tốt và 16 vàng để đạt được "Quân
điếu phạt trước lo trừ bạo". Trừ bạo của cụ Ức Trai là không để chiến
tranh xảy ra chứ không phải để súng nổ, máu chảy đầu rơi thì mới xông
lên trừ bạo. Đối với Nga, tình đoàn kết ngày nào phải giữ và tăng cường
bảo vệ quyền lợi các giếng dầu cùng khai thác ở biển Đông. Tốt nhất là
làm cầu nối để Hoa Kỳ và Nga thông qua ta mà trở thành đôi bạn như ngày
xưa Hoa Kỳ và Trung Hoa thành đôi bạn để làm sụp đổ Liên Xô và Đông Âu
cũ.
Trong nguy nan luôn có cơ hội tiềm ẩn. Đã đến lúc cần phải quyết định quan trọng nhất của 36 năm nay. Mọi chần chừ lưỡng lự sẽ mất cơ hội đưa đất nước và dân tộc ngẩng mặt nhìn đời.
Tư gia, 21h31', ngày thứ Năm, 09/6/2011
Trong nguy nan luôn có cơ hội tiềm ẩn. Đã đến lúc cần phải quyết định quan trọng nhất của 36 năm nay. Mọi chần chừ lưỡng lự sẽ mất cơ hội đưa đất nước và dân tộc ngẩng mặt nhìn đời.
Tư gia, 21h31', ngày thứ Năm, 09/6/2011
Thứ tư, ngày 08 tháng sáu năm 2011
MỘT ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM NGUY HIỂM
Bài đọc liên quan:
Đánh tráo khái niệm và hậu quả
Những bất cập của loài người
Tha hóa và tham nhũng
Công hữu tư hữu và hình thái xã hội loài người
Thấy gì qua cuộc họp lần thứ 8 khóa XII năm 2010?
Thấy gì qua cuộc họp quốc hội lần thứ 8 khóa XII (tt)
Thưa các quan phụ mẫu
Chuẩn bị cuộc bầu cử tìm ra những lãnh đạo tối cao cho nhà nước trong tháng 7/2011 là một việc có rất ít thời gian cho những think tanks. Kể từ ngày đại hội đảng "thành công rực rở" đến nay các think tanks lo rất nhiều việc. Một trong những việc vô cùng quan trọng là soạn thảo những tư tưởng cho đảng và cho đất nước trong thời kỳ khó khăn cần phải chuyển đổi mô hình xã hội. Nhưng hôm nay đọc trên Thời báo kinh tế Sài Gòn, một thông tin về câu chuyện xưa như trái đất, mà lại luôn mới với Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua.
Bản chất của nền kinh tế loài người từ thời khai sinh lập địa đến nay là kinh tế thị trường xác lập quyền sở hữu tư liệu sản xuất theo qui luật tư hữu. Mọi hình thức công hữu chỉ phục vụ cho an sinh xã hội để phục vụ cộng đồng. Ngoài ra để bảo vệ chủ quyền một quốc gia, ngoại giao, an ninh quốc phòng được lấy từ nguồn thuế của cộng đồng. Chưa có một hình thái xã hội nào tước mất quyền tư hữu của dân chúng mà có thể huy động được sức mạnh của toàn dân. Vì như thế sẽ đi ngược lại với qui luật của triết học.
Đánh tráo khái niệm và hậu quả
Những bất cập của loài người
Tha hóa và tham nhũng
Công hữu tư hữu và hình thái xã hội loài người
Thấy gì qua cuộc họp lần thứ 8 khóa XII năm 2010?
Thấy gì qua cuộc họp quốc hội lần thứ 8 khóa XII (tt)
Thưa các quan phụ mẫu
Chuẩn bị cuộc bầu cử tìm ra những lãnh đạo tối cao cho nhà nước trong tháng 7/2011 là một việc có rất ít thời gian cho những think tanks. Kể từ ngày đại hội đảng "thành công rực rở" đến nay các think tanks lo rất nhiều việc. Một trong những việc vô cùng quan trọng là soạn thảo những tư tưởng cho đảng và cho đất nước trong thời kỳ khó khăn cần phải chuyển đổi mô hình xã hội. Nhưng hôm nay đọc trên Thời báo kinh tế Sài Gòn, một thông tin về câu chuyện xưa như trái đất, mà lại luôn mới với Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua.
Bản chất của nền kinh tế loài người từ thời khai sinh lập địa đến nay là kinh tế thị trường xác lập quyền sở hữu tư liệu sản xuất theo qui luật tư hữu. Mọi hình thức công hữu chỉ phục vụ cho an sinh xã hội để phục vụ cộng đồng. Ngoài ra để bảo vệ chủ quyền một quốc gia, ngoại giao, an ninh quốc phòng được lấy từ nguồn thuế của cộng đồng. Chưa có một hình thái xã hội nào tước mất quyền tư hữu của dân chúng mà có thể huy động được sức mạnh của toàn dân. Vì như thế sẽ đi ngược lại với qui luật của triết học.
Trong lúc đại hội đảng đang diễn ra đầu năm 2011 này tôi đã viết hai bài: Công hữu tư hữu và hình thái xã hội loài người,
để nói lên bản chất của loài người là tư hữu và quyền lực. Đi ngược lại
cái tư hữu là đi vào sự sụp đổ vì nó ngược với qui luật và bản chất của
loài người về mặt triết học - mà cụ thể là phân tâm học. Bài Thưa các quan phụ mẫu
là để lược lại các loại hình thái chính trị kinh tế toàn cầu để tìm ra
một hình thái kinh tế chính trị phù hợp nhất cho đất nước, vì mô hình
kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa với sở hữu toàn dân là không còn phù
hợp và đi ngược với quy luật triết học.
Thế nhưng mấy tháng sau đại hội
đảng các think tanks bàn luận nên sử dụng từ "sở hữu toàn dân" hay "sở
hữu quốc gia"? Họ giả bộ quên đi trong duy vật luận có cặp phạm trù
chung - riêng. Họ đánh tráo khái niệm cái chung "toàn dân" cũng có nghĩa
là "quốc gia", vì có quốc gia nào mà không phải của nhân dân? Cái chung
thì luôn là cái chung, dù anh có đánh tráo cái chung này sang cái chung
khác về mặt khái niệm, thì về mặt triết học, nó vẫn là cái chung, không
thể là cái riêng.
Ấy thế mà họ vẫn cứ làm, họ vẫn
cứ đánh tráo khái niệm, và họ vẫn cứ làm trò che mắt dân đen giữa thời
đại mà nhân loại đã thấu đáo tất cả mọi điều dưới cơ sở của triết học.
Thế mới thấy nỗi đau của dân tộc Việt nó đến mức nào?
Hãy mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật theo đúng với khoa học triết học đúng nghĩa thì mới mong tìm ra con đường đi đúng cho dân tộc. Với cục diện mới toàn cầu thay đổi đến chóng mặt trong chỉ 5 tháng qua, nó sẽ là đòn bẫy lật nhào tất cả những thành trì tư duy duy ý chí và phi khoa học.
Tư gia, 21h21', ngày thứ Tư, 08/6/2011
Hãy mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật theo đúng với khoa học triết học đúng nghĩa thì mới mong tìm ra con đường đi đúng cho dân tộc. Với cục diện mới toàn cầu thay đổi đến chóng mặt trong chỉ 5 tháng qua, nó sẽ là đòn bẫy lật nhào tất cả những thành trì tư duy duy ý chí và phi khoa học.
Tư gia, 21h21', ngày thứ Tư, 08/6/2011
Thứ hai, ngày 06 tháng sáu năm 2011
KHI NÀO KINH TẾ TRUNG HOA VƯỢT MỸ?
Bài viết gốc: When will China’s Economy overtake America’s?
Bài viết của Yao Yang, ông là Giám đốc Trung tâm cải cách kinh tế Trung Quốc tại Đại học Bắc Kinh.
BẮC KINH – Liệu Trung Quốc đã sẵn sàng vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới? Quỹ tiền tệ quốc tế gần đây đã dự đoán rằng tầm vóc của nền kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt qua của Mỹ về sức mua tương đương (PPP: purchasing power parity) vào năm 2016.
Tuy nhiên, một đồng tác giả nghiên cứu gần đây của Robert Feenstra, một nhà kinh tế tại University of California, Davis, cho thấy lãnh đạo kinh tế toàn cầu chuyển qua Trung Quốc vào năm 2014. Và, thậm chí nhiều hơn thế,
Arvind Subramanian của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson lập luận rằng
Trung Quốc thực sự đã vượt qua Mỹ về sức mua tương đương (1) vào năm
2010.
Những phép đo sức mua ngang bằng của thu nhập một nước bằng cách sử dụng một tập hợp các giá quốc tế áp dụng cho tất cả các nền kinh tế. Giá ở các nước đang phát triển thường thấp hơn ở các nước đã phát triển. Vì vậy, thu nhập của họ có thể bị đánh giá thấp nếu chỉ tính theo tỷ giá hối đoái. Thu nhập tính theo sức mua tương đương giúp để tránh vấn đề này.
Nhưng thu nhập tính theo sức mua tương đương ước tính tăng tạo ra những vấn đề tự thân. Nó bao gồm trong thực tế là mỗi quốc gia có một giỏ tiêu thụ khác nhau, với sự khác biệt lớn nhất giữa các quốc gia đang phát triển và đã phát
triển. Ví dụ, tiêu thụ thực phẩm thường chiếm 40% hoặc nhiều hơn chi
tiêu hộ gia đình ở một nước đang phát triển điển hình, trong khi con số
này là ít hơn 20% trong hầu hết các nước đã phát triển.
Mục đích so sánh sức mua tương đương là để đo lường chất lượng cuộc sống thực sự của một quốc gia. Trong trường hợp này, nó có thể được dùng như so sánh tổng thể những điều tốt đẹp của mỗi nước, bao gồm hàng hóa trong giỏ hàng tiêu thụ của mỗi nước. Nhưng tổng thể những điều tốt đẹp này không giống nhau ở các quốc gia. Đó là, thực tế việc tính toán sức mua tương đương của quả táo so sánh táo với trái cam.
Lập luận này nghe có vẻ kỹ thuật, nhưng nó có ý nghĩa sâu sắc đối với một đất nước qua các so sánh về chất lượng cuộc sống. Giả sử chúng ta so sánh hai nước. Một trong số đó là dựa trên nông nghiệp, và chỉ với tiêu thụ thực phẩm của dân chúng, trong khi dựa trên công nghiệp khác, thì con người ta không chỉ tiêu thụ thức ăn mà còn mua sắm quần áo. Thị phần của 2 hạng mục thực phẩm và mua sắm tương ứng với 20% và 80%.
Hơn nữa, giả sử mà thu nhập bình quân danh nghĩa đầu người theo tỷ giá thị trường ở quốc gia đã phát triển gấp bốn lần cao hơn so với các nước đang phát triển. Giá lương thực đều giống nhau ở hai nước, thì ở các nước đã phát triển, giá quần áo cao hơn năm lần giá của thực phẩm.
Trong ví dụ này, giá của tổng thể các hàng hóa ở các nước đã phát triển gấp 4,2 lần so với giá của tổng thể hàng hóa ở các nước đang phát triển. Hơn nữa tính toán cho thấy rằng, về sức mua tương đương, một người ở nước đã phát triển 5% nghèo hơn một người ở các nước đang phát triển!
Sức mua tương đương đưa ra một câu trả lời cho câu hỏi sau đây: Một người Trung Quốc cần kiếm được bao nhiêu để duy trì chất lượng cuộc sống của họ ở Trung Quốc khi họ đã di chuyển sang Mỹ?
Nhưng
câu hỏi này không phải là trực quan và cũng không thực tế. Khi nói đến
việc so sánh sức mua trên thị trường quốc tế, một câu hỏi hợp lý hơn là:
Có bao nhiêu hàng hóa của Trung Quốc có thể mua ở Mỹ bằng cách sử dụng thu nhập mà anh
kiếm được ở Trung Quốc? Người ta phải dựa vào thu nhập danh nghĩa để
cung cấp một câu trả lời cho câu hỏi này. Trong trường hợp này, đồng
nhân dân tệ phải tăng giá trị 10% thì sức mua của một người thu nhập ở Trung Quốc dùng tiền để tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc ở Mỹ, lúc đó chất lượng cuộc sống của anh ta mới không thay đổi theo thuật ngữ sức mua tương đương.
Nhưng Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong một thời gian tương đối ngắn, nếu chúng ta đo được cả hai nền kinh tế theo thuật ngữ danh nghĩa.
Giả sử rằng nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ phát triển, tương ứng 8% và 3%
về giá trị thực, mà tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc là 3,6% và Mỹ là 2%
(mức trung bình của thập kỷ trước), và rằng đồng nhân dân tệ tăng giá so
với đồng USD 3%/năm (trung bình trong sáu năm qua), Trung Quốc sẽ trở
thành nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2021. Vào thời gian đó, hai nước
GDP sẽ có khoảng 24 ngàn tỷ đô la, có thể gấp ba lần tầm cỡ của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới lúc bấy giờ là hoặc Nhật Bản hoặc Đức.
Giả sử 8% tăng trưởng cho Trung Quốc có thể có hoặc không có thể là một dự đoán chắc chắn. Nhưng nếu Trung Quốc đã tăng trưởng 9-10% trong năm năm đầu tiên và tăng 6-7% trong năm năm tiếp theo, chỉ tiêu bình quân 8% từ nay đến 2021 là hiện thực.
Thế giới đã bắt đầu yêu cầu rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm lớn hơn cho sức khỏe của kinh tế toàn cầu. Khi kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển và cuối cùng bắt kịp GDP của Mỹ, mệnh lệnh này sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Bằng vào tất cả các đánh giá gần đây, Trung Quốc có ít thời gian để chuẩn bị.
www.project-syndicate.org
-----------------------------------------
Ghi chú của người dịch:
(1) Sức mua tương đương (PPP: purchasing power parity): là một cách tính tỷ giá hối đoái giữa 2 loại tiền tệ của 2 quốc gia. Các nhà kinh tế học tính xem cùng 1 loại hàng hóa với 1 lượng giống nhau, khi bán ở 2 nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của mỗi nước thì số tiền phải bỏ ra ở mỗi nước là bao nhiêu? Rồi từ đó so sánh về mặt định lượng của 2 đơn vị tiền tệ. Song trong sức mua tương đương này các nhà kinh tế lại giả định rằng khi các nền kinh tế được mở cửa hoàn toàn để hàng hóa lưu thông từ nước này sang nước khác, mà không tính đến các phí vận chuyển. Cho nên ngay cả khái niệm sức mua tương đương cũng không thể chính xác khi đem ra so sánh trong thực tế của hai nền kinh tế.
BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 16h08', ngày thứ Hai, 06/6/2011
Thứ bảy, ngày 04 tháng sáu năm 2011
VĂN HÓA TRUYỀN MỒM
Bài viết liên quan:
Người ta "bảo" rằng ngày
05/6/1911 là ngày cụ Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Và người ta cũng "bảo"
rằng ngày mai - 05/6/2011 là kỷ niệm 100 năm ngày ấy - đã được bật đèn
xanh để người Việt xuống đường tuần hành trước các đại sứ quán, lãnh sự
quán của Trung Hoa để phản đối hành động xâm chiếm biển Đông của Trung
Hoa trong vụ tàu Bình Minh II.
Đúng nội dung câu chuyện truyền mồm từ các nhà báo lá cải là, nhân cuộc họp thượng đỉnh các bộ trưởng quốc phòng châu Á - Thái Bình Dương
đang diễn ra tại Shangri-la tại Singapore. Các nhà tư tưởng họp báo đầu
tuần bật đèn xanh để cho dân Việt ngày mai tuần hành thị uy, gây áp lực
tới cuộc họp, hòng gây được tiếng vang và đi đến thỏa thuận đa phương
trong vấn đề biển Đông. Đại khái là truyền lệnh bằng mồm bật đèn xanh.
Tôi không rõ những nhà báo lá cải ấy có nhiệm vụ gì trong cuộc tuần hành ngày mai? Làm an ninh chìm theo dõi dân vô thức hay trò điệu hỗ ly sơn đối với các nhà dân chủ cuội, như bài nói với blogger Việt của tôi?
Hay là họ - những nhà báo lá cải và nhà dân chủ cuội mà tôi đã nhắc đến trong bài Tôi tư duy, tôi tồn tại - Rene' Descartes - đang làm chuyện tự diễn biến hòa bình? Nếu thế thì cách mạng hoa cứt lợn sắp xảy ra "thật" rồi. Dân Việt đang sắp có lảnh tụ trí lùn thật rồi.
Tôi không rõ những nhà báo lá cải ấy có nhiệm vụ gì trong cuộc tuần hành ngày mai? Làm an ninh chìm theo dõi dân vô thức hay trò điệu hỗ ly sơn đối với các nhà dân chủ cuội, như bài nói với blogger Việt của tôi?
Hay là họ - những nhà báo lá cải và nhà dân chủ cuội mà tôi đã nhắc đến trong bài Tôi tư duy, tôi tồn tại - Rene' Descartes - đang làm chuyện tự diễn biến hòa bình? Nếu thế thì cách mạng hoa cứt lợn sắp xảy ra "thật" rồi. Dân Việt đang sắp có lảnh tụ trí lùn thật rồi.
Cho nên, trên hệ thống facebook,
multiply, wordpress và khắp các trang mạng kiểu giật gân đều truyền
nhau thông tin tuần hành vào sáng Chúa Nhật 05/6/2011. Nghe đâu toàn
tuổi trẻ tài cao, học rộng như một nghiên cứu của về tâm lý đám đông của tôi hồi năm 2009.
Mặc dù, trong hiến pháp và pháp
luật có qui định rõ ràng việc tuần hành được cho phép. Nhưng chuyện quốc
gia đại sự, là chuyện truyền mồm, vì đâu? Vì cái văn hóa duy tình. Cái
văn hóa duy tình không chỉ diễn ra trong suốt thời gian thức ngủ của dân
Việt, mà ngay cả nhà nước điều hành
cũng có văn hóa ứng xử kiểu duy tình. Được thì ai đó hưởng, còn trục
trặc thì lôi đầu những chú, em, cô, bác, ... ra làm gì chưa ai nghĩ ra.
Hãy đợi nó xảy ra rồi tính tiếp.
Cuộc đời tôi, sống dưới chế độ
này, chứng kiến 2 lần biểu tình có tính qui mô. Lần thứ nhất là đêm 08
và cả buổi sáng 09/7/1989, hơn 5.000 sinh viên đại học của Sài Gòn xuống
đường phản đối báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin sai lệch, khi bảo vệ khu
du lịch Hồ Kỳ Hòa 2 xua chó becgie cắn, vì cho rằng kính nhà cười bị
sinh viên ném đá vỡ. Câu chuyện đã gần 22 năm của ngày ấy vẫn còn như
mới hôm qua. Bao nhiêu người trẻ tài năng cuối cùng phải bỏ nghề, phải
vượt biên, phải sống ngoài hệ thống chỉ vì cuộc tuần hành đêm ấy.
Lần thứ hai chứng kiến, là lần
tuần hành trên toàn quốc vào năm 2007, cũng không biết có bao nhiêu
người lao đao vì nó? Song chứng nhân lịch sử vẫn còn đó. Người trong tù,
kẻ mất học lang thang, đứa thì liên tục theo dõi và câu lưu. Nhưng lòng
yêu nước dân Việt vẫn bừng bừng khí thế mấy ngày qua. Ấy thế mà niềm tin không mất, dân Việt vẫn còn lắm người "ái quốc". Thật đáng yêu.
Chuyện sở hữu
của dân Việt sau cách mạng tháng 8/1945 cho đến bây giờ, không có gì
ngoài tấm thân còm cõi. Mãnh đất, bờ tre, ruộng lúa, bãi dâu, sông nước,
đền đài, lịch sử, báo chí, truyền thông ... kể cả lòng yêu nước tối
thiểu. Tất cả không là của riêng ai. Chỉ có chính khách được quyền sở
hữu, nên chuyện phát động cái gì đều do chính khách. Sống ở đất nước
Việt 3 con giáp gần đây, tôi luôn thấm thía câu nói của tướng William
Westmoreland: "Chiến tranh không bắt đầu từ người lính. Chiến tranh bắt đầu từ các chính khách". Mà chiến tranh thì quá thừa thải ở nước Việt đáng thương này.
Mạnh cũng là dân, yếu cũng là
dân. Các chính khách quả luôn sáng suốt và biết sử dụng văn hóa truyền
mồm để kêu gọi lòng ái quốc của dân. Nhưng điều đáng nói ở đây là, cách
thể hiện, tổ chức tuần hành của các "nhà ái quốc" trên mạng lại là một
đội quân ô hợp, có tính tự phát, duy tình, quân hội vô phèng theo kiểu
văn hóa lúa nước, rất đáng thương, từ cái tin phun ra từ mồm của các nhà
báo lá cải. Lúc này mới thấy hết giá trị sức mạnh thứ tư: truyền thông
mồm đại chúng ở đất Việt.
Thêm lần này, tôi mới thấy hết
văn hóa làm sao, thì đất nước sẽ có kết cục làm vậy. Ấy thế mà, đốt
đuốc, ngậm ngãi để tìm một nhà văn hóa học ở đất Việt ngày nay sao chẳng
thấy? Song, ra ngõ là gặp ngay tiến sĩ giáo sư, nhà nghiên cứu uyên thâm về văn hóa, sử học, khảo cổ, "háng" nôm, sao mà lắm thế?
Có lẽ cái văn hóa truyền mồm có
giá trị ở nước Việt từ chuyện pháp đình đến chuyện gối chăng, bếp núc
hằng ngày. Không biết có nhà văn hóa "uyên bác" nào đã có được một cái
tổng kết có tính khoa học như tổng kết tâm lý đám đông của tôi chưa? Và
có lẽ nhờ nó mà nước Việt mãi lom khom, mãi giật gấu vá vai, và mãi
thiếu thốn con người thực sự.
Update lúc 16h25' chiều cùng ngày 04/6/2011: Theo thông tin của tôi có được mới vừa được một nhà báo lão thành nằm trong danh sách 200 nhà báo được đưa lên sách những nhà báo vì sự nghiệp báo chí của Việt Nam. Hiện Anh ta vẫn còn đang làm một tờ báo uy tín nhất mà tôi đánh giá, là không có một thông báo nào của các nhà tư tưởng đưa ra rằng bật đèn xanh cho biểu tình ngày mai cả. Các bạn hãy bảo trọng giữ lấy thân mình và gia đình mình.
Update lúc 16h25' chiều cùng ngày 04/6/2011: Theo thông tin của tôi có được mới vừa được một nhà báo lão thành nằm trong danh sách 200 nhà báo được đưa lên sách những nhà báo vì sự nghiệp báo chí của Việt Nam. Hiện Anh ta vẫn còn đang làm một tờ báo uy tín nhất mà tôi đánh giá, là không có một thông báo nào của các nhà tư tưởng đưa ra rằng bật đèn xanh cho biểu tình ngày mai cả. Các bạn hãy bảo trọng giữ lấy thân mình và gia đình mình.
Update lúc 9h30 ngày 06/6/2011: Video clip biểu tình ngày 05/6/2011
Asia Clinic, 15h25', ngày thứ Bảy, 04/6/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét