Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Blog For a brighter tomorrow my VN

Khởi công đặc khu kinh tế, "Giờ chúng tôi là nô lệ cho Trung Hoa"


Tác giả: Joseph Yun Li-sun, đăng ngày 9/6/2011, nguồn: Launch of the special economic zone, "Now we are China’s slaves"
Một lễ hoành tráng đã diễn ra sáng nay nhằm khởi công khu phức hợp Hoa - Hàn tại tỉnh Hwanggeumpyeong. Người dân đang hy vọng một sự tăng trưởng kinh tế tốt hơn, nhưng lo ngại cuối cùng rồi sẽ bị Bắc Kinh thống trị mãi mãi.

Một nhóm các nhà lãnh đạo Trung Hoa sáng nay đã ký kết thỏa thuận thiết lập một khu kinh tế với Bắc Hàn gần đảo Hwanggeumpyeong. Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đã đồng ý mở một khu phức hợp khi Kim Jong Il thăm Trung Hoa đợt vừa qua: Tiếp theo hòn đảo này, tỉnh Rajin-Sonbong sẽ là điểm tiếp theo, với một khu phức hợp sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tư Trung Hoa cùng với lực lượng lao động của Bắc Hàn. Nguồn tin cho biết rằng, người dân địa phương bị mâu thuẫn với việc khởi công này: một mặt họ quan tâm đến việc phục hồi kinh tế cuối cùng, mặt khác họ cũng lo ngại sẽ bị bắt làm nô lệ cho Trung Hoa.

Bắc Hàn đã chính thức quyết định mở đặc khu kinh tế Hoa - Hàn trong kỳ họp đại hội đồng Nhân dân Tối cao vào tháng Sáu vừa qua. Thỏa thuận được bắt nguồn từ Hồ Cẩm đào, nhân vật theo như báo AsiaNews cho là "áp đặt nó lên nhà độc tài Triều Tiên. Trung Hoa mạo hiểm muốn thấy một Bắc Hàn ổn định hơn và ít thiên về các hành động quân sự mất kiểm soát hơn. điều này giải thích cho việc tập trung vào đầu tư". Chính vì lý do này, trước khi đến Bắc Kinh, nhà lãnh đạo thân thiết của Bắc Hàn đã dừng lại gần Thượng Hải đểm trao đổi với Giang Trạch Dân, chủ tịch nước Trung Hoa tại thời kỳ tự do hóa kinh tế

Một nguồn tin từ DailyNK, người gần đây thường xuyên qua lại giữa tỉnh Dandong của Trung Hoa và Shinujiu của Bắc Hàn, nơi đặt khu kinh tế cho biết: "Tình hình ở đây khá tốt. Có râm ran về chuyện các vụ đầu tư quy mô lớn của các nhà đầu tư Trung Hoa và điều này chỉ có thể điều tốt cho cư dân địa phương". Số lượng lớn người dân Bắc Hàn, theo dự báo của Liên Hợp Quốc, sống dưới mức đói nghèo, tồn tại với mức dưới 1 đô la Mỹ một ngày.

Theo kế hoạch, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phép ở trong 2 khu vực và sẽ tuyển dụng (hoặc sa thài) công nhân Bắc Hàn dựa theo mệnh lệnh cá nhân. Khi được hỏi trong ngày ký kết Thỏa thuận giữa lãnh đạo 2 nước, một nguồn tin cho AsiaNews biết: "Chỉ tòa là mỹ từ và không có gì khác. Trên thực tế, không ai cho không vùng đất này cái gì cả: nó là một màn khói của Bắc Hàn, nơi muốn thuyết phục thế giới về một mong muốn mở cửa ra thị trường. Theo tôi, dù sao, những người dân đi lao động trong các khu vực này sẽ là những người bất đồng chính kiến mà Trung Hoa muốn trừ khử"

Hôm nay, nguồn tin đó bổ sung: "Tốc độ xây dựng khu phức hợp đã đặt ra một câu hỏi cho tôi. Tôi không nhìn thấy những gì có khả năng được xây dựng trong vòng 10 ngày. Trong bất kỳ tình huống nào, sự lo ngại ở đây là Bắc Hàn cuối cùng rồi sẽ trở thành nô lệ của Trung Hoa. Hoặc có một khả năng rõ ràng hơn: Trung Hoa đã đạt tới ngưỡng buộc phải di dời các khu công nghiệp của họ, vì lý do ô nhiễm và chi phí nhân công đã bắt đầu tăng cao ở đó. Bắc Hàn là nơi lý tưởng để di dời đến"

Saturday, June 4, 2011

Tương quan lực lượng

Mấy ngày nay báo chí trong nước sôi sục, lướt qua một vòng các diễn đàn thấy tình hình cũng sôi sục không kém. Nghe nói các diễn đàn bên Tầu cũng sôi sục đòi làm gỏi VN ngay. Nếu thả ra cho oánh alaxô, chắc mệt mỏi cho LHQ lắm :-)
Chợt thử tìm hiểm xem thế giới nghĩ gì. Có vẻ không ai quan tâm.
Ngoại trừ một diễn đàn về Quốc phòng của Pakistan.
Chắc sẽ tìm hiểu lý do tại sao "nhân dân" nước này lại quan tâm đến vậy sau, trước mắt sẽ tìm hiểu xem họ quan tâm gì?
Túm lại có 3 luồng ý kiến chính:
1. Việt Nam sẽ đại bại, trong vòng 1 tuần nếu chiến.
2. Trung Hoa hãy nhìn lại các bài học lịch sử, Việt Nam biết cách đuổi các nước lớn.
3. Ai thắng không quan trọng, nhưng sẽ có diều hâu được no diều: Nga, Mỹ, Ấn Độ ngồi thu tiền bán vũ khí.

Và hôm nay, diễn đàn đã lôi cuốn cả netter Việt lẫn Hoa vào tranh cãi. Một vòng bất tận.

Rất cảm ơn các bạn trong diễn đàn đã ủng hộ Việt Nam:



Vẫn là Trung Hoa nhé:


Còn đây là một số hình ảnh về quân đội VN. Để tìm hiểu chi tiết, mọi người có thể tham khảo trang này, phản ánh tương đối khách quan thực lực hai bên: http://www.quansuvn.net/index.php?board=45.0



Vẫn biết vượt trội về quân sự chưa hẳn đã là người chiến thắng. Nhưng với từng đó bom đạn dội xuống, bao nhiêu trẻ em và phụ nữ sẽ chết?
Mong sao đừng có giọt máu nào phải đổ.
.....

Wednesday, June 1, 2011

Các nền kinh tế vững chắc: Trung Hoa đứng đầu, tiếp theo là Ấn Độ và Việt Nam

Trung Hoa đứng trên Ấn Độ trong các nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất

Ngày 27 tháng Năm (Bloomberg) - Trung Hoa đứng đầu trong danh sách 22 nền kinh tế mới nổi của châu Á, như là một nước có nhiều khả năng duy trì được mức độ tăng trưởng nhanh và vững vàng trong 5 năm tới, theo báo cáo "Bloomberg Economic Momentum Index for Developing Asia".

Trung Hoa đạt 76.2% trong bảng xếp hạng của 16 lĩnh vực, trong đó có cạnh tranh kinh tế, trình độ giáo dục, di cư đô thị, xuất khẩu công nghệ cao và mức độ lạm phát đã phản ánh một đất nước có khả năng tiếp tục gặt hái được tốc độ tăng trưởng cao. Ấn Độ đứng thứ 2 với 64,1%, tiếp theo là Việt Nam với 61,9%. Đông Timo đứng cuối bảng xếp hạng với 25,3%

Chỉ số chỉ ra rằng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Hoa và Ấn Độ là bền vững và nhiều khả năng sẽ tiếp tục dẫn dắt tốc tộ tăng trưởng toàn cầu do Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản bị tụt hậu phía sau. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 3 quốc gia đứng đầu châu Á này trong bảng xếp hạng tăng trưởng tối thiểu 5.4% mỗi quý tính trung bình từ các năm 2008, 2009 trong khi Mỹ, khu vực châu Âu và Nhật Bản rơi vào suy thoái.

“China has a proven track record, as they have maintained superior growth for a long time,” said Dariusz Kowalczyk , senior economist at Credit Agricole CIB in Hong Kong. In particular, the Chinese government “demonstrated their ability to manage the global crisis.”

"Trung Hoa có một kỷ lục đã được chứng minh, vì họ đã duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong một thời gian dài", ông Dariusz Kowalczyk, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Credit Agricole CIB tại Hồng Kông cho biết. Trong đó, chính phủ Trung Quốc "đã chứng minh năng lực của mình để quản lý các cuộc khủng hoảng toàn cầu".

Trong vòng 30 năm qua, nền kinh tế Trung Hoa đã mở rộng trong bình 10% mỗi năm do kịp thời cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước và cho phép nhiều hơn các đầu tư nước ngoài. Xung quanh các nền kinh tế với GDP trên 1 ngàn tỷ USD, Ấn Độ vươn lên đứng vị trí thứ 2 sau Trung Hoa năm ngoái, với tốc độ tăng trưởng 8.2% trong quý 4 năm 2010.

Sự sụt giảm của cổ phiếu.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ vào khoảng 2.6% năm nay, của khu vực châu Âu là 2% và của Nhật Bản là 0.9%

Tuy nhiên, thành tích kinh tế của các nước dẫn đầu này vẫn không được phản ánh lên thị trường chứng khoán trong suốt 12 tháng qua. Việt Nam và Trung Hoa là 2 quốc gia có chỉ số chứng khoán xấu nhất trong số 22 chỉ số mạnh được Blooberg theo dõi.

Xếp thứ tư, Mông Cổ, nơi bùng nổ ngành khai khoáng đang thúc đấy nạn lạm phát và làm mất giá đồng tiền, lại có một thị trường chứng khoán mạnh thể hiện mạnh nhất trong 12 tháng qua. Chỉ số 2o chứng khoán đứng đầu MSE đã tăng hơn 2 lần trong thời gian đó. Sri Lanka, xếp thứ 14 trên 22 nước trong bảng xếp hạng của Blooberg, có chỉ số chứng khoán đứng thứ 2, với việc tăng 82% chỉ số chứng khoán.

Rủi ro

Chỉ số Blooberg này có thể phóng đại sự so sánh giữa Trung Hoa với Ấn Độ và các nước còn lại, một phần vì các số liệu chính thức bị không thể hiện đúng các loại nợ, Victor Shih, một giáo sư nghiên cứu về hệ thống tài chính Trung Hoa tại Northwestern University in Evanston, Illinois, cho biết.

Trung Hoa có thể sẽ phải đối mặt với cú sốc kinh tế, chính trị làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Fitch Ratings cho rằng, trong tháng Ba, Trung Hoa đối mặt với 60% nguy cơ khủng hoảng ngân hàng vào giữa năm 2013 do hậu quả của việc cho vay kỷ lục và tăng giá bất động sản. Đình công, bạo loạn, biểu tình cũng sẽ gia tăng, gấp đôi trong 5 năm lên tới 180,000 vụ năm ngoái, theo Sun Lipping, một giáo sư xã hội học của Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh.

Chỉ số Bloomberg xếp một số quốc gia có mức tăng trưởng vào hàng cao nhất thế giới trong vài thập kỷ qua, bao gồm Malaysia, Thái Lan vào sau Việt Nam, nước xếp thứ 3 và Bangladesh, nước xếp thứ 5.

Chỉ số này đặt ra trọng số 10% cho mỗi một trong bốn nhóm sau: Sự cạnh tranh của cấu trúc thị trường, mà lợi ích mang lại là có ít hơn các công ty quốc gia thống lĩnh thị trường chứng khoán; Chất lượng của lực lượng lao động, bao gồm trình độ giáo dục, độ tuổi lao động, và tốc độ phát triển của các ấn phẩm tạp chí khoa học; Tổng tiết kiệm quốc gia theo phần trăm GDP; sự tăng trưởng của xuất khẩu công nghệ cao.

12 lĩnh vực còn lại có trọng số 5% mỗi loại, bao gồm tăng trưởng GDP đầu người điều chỉnh theo chi phí sinh hoạt, tăng trưởng GDP so với thế giới, mức độ ổn định của tỷ lệ lạm phát, đa dạng hóa các đối tác thương mại cấp cao, gánh nặng nợ công và bên ngoài, chi phí vay vốn, giá trị ròng FDI và sự tàn phá rừng. Bốn "nhân tố kết dính" bao gồm tính đồng nhất dân tộc và tôn giáo, bình đẳng thu nhập, tốc độ đo thị hóa và xóa đói giảm nghèo, và sự thay đổi trong tỷ lệ thất nghiệp

Tuesday, May 31, 2011

18 sự thật về Trung Hoa khiến bạn phải suy nghĩ

Nguồn: http://www.businessinsider.com/facts-about-china-blow-your-mind-2011-5#

Đây là những câu chuyện kỳ lạ mà có thể bạn đã từng nghe về Trung Hoa, một đất nước lớn nhất thế giới vẫn khiến cho bạn phải giật mình.
Tốc độ và quy mô tăng trưởng kinh tế của Trung Hoa như giờ đây chưa từng có trong tiền lệ. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một nền kinh tế mới nổi đã chuyển mình trở thành một võ sỹ địa chính trị mà có thể nói chuyện tay đôi với Ben Bernanke (Chủ tịch FED - Cục dự trữ liên bang Mỹ).
Dù muốn dù không, Trung Hoa đang đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Hãy cùng hy vọng cho nó không bị sụp đổ.

#1: Trung Hoa tiêu thụ 53% xi măng, 48% thép và 47% than đá của thế giới và một lượng lớn các mặt hàng chính yếu khác (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thực phẩm,..)


#2: Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Trung Hoa nhanh gấp 7 lần so với Mỹ trong vòng 1 thập kỷ qua (316% so với 43%)

#3: GDP đầu người của Trung Hoa đứng thứ 91 trong các nước có GDP thấp nhất thế giới, dưới cả Bosina & Herzegovina.

#4: 85% cây thông Giáng sinh nhân tạo được sản xuất tại Trung Hoa. Tương tự như vậy là 80% đồ chơi (được làm tại Trung Hoa)

#5: Nếu dành toàn bộ thu nhập 1 năm cho việc mua nhà, một cư dân mức trung bình ở Bắc Kinh chỉ có thể mua được 10 feet vuông (1 foot = 0,3048m) tức là khoảng 3m vuông.
Tất nhiên là không ai có thể tiêu toàn bộ thu nhập 1 năm vào việc mua nhà được.
Một mét vuông nhà ở Bắc Kinh có giá trung bình 26,000 Nhân dân tệ (tương đương 3,800 USD), nhưng thu nhập đầu người là 2,000 Nhân dân tệ/tháng, theo Asia Times.

#7: Trung Hoa tiêu thụ 50,000 điếu thuốc lá mỗi giây. (Hút ít quá, cần phải hút nhiều hơn nữa cho thế giới được nhờ)

#8: Tàu "cao tốc" nhanh nhất của Mỹ cũng chỉ chạy bằng 1/2 so với tàu của Trung Hoa chạy tuyến Thượng Hải - Bắc Kinh (150 dặm/ giờ của Mỹ so với 302 dặm/giờ của Trung Hoa)

#9: Sa mạc khổng lồ Gobi của Trung Hoa rộng bằng nước Peru và đang mở rộng 1,400 dặm vuông mỗi năm do cạn kiệt nguồn nước, tàn phá rừng và nạn chăn thả bừa bãi (Peru, một nước nằm ở phía Tây châu Nam Mỹ, giáp Brasil, Chile, Bolivia,.. có diện tích khoảng 1,285 triệu km vuông)

#10: Trung Hoa có 64 triệu căn hộ bỏ hoang, bao gồm các thành phố trỗng rỗng toàn bộ:

#11: Trung tâm thương mại lớn nhất thế giới tại Trung Hoa, nhưng vẫn để trống tới 99% diện tích từ năm 2005 đến nay.
Nguồn: Daily Mail

#12: Mỗi năm, có khoảng 10,000 người Trung Hoa bị tống vào các nhà tù "đen" mà không cần bị kết án.
Nguồn: Human Rights Watch. Nhà tù "đen" xuất hiện kể từ sau việc cấm giam giữ tùy tiện. Tù nhân trong các nhà tù này bị bỏ đói, hãm hiếp và bị lạm dụng.

#13: Đến năm 2025, Trung Hoa sẽ xây dựng số tòa nhà chọc trời đủ để đặt vào MƯỜI thành phố cỡ New York.

"Tới năm 2025, 40 tỷ mét vuông sàn sẽ được xây dựng - trong 5 triệu tòa nhà. 50,000 trong số những tòa nhà đó sẽ là các tòa chọc trời, tương đương mười thành phố New York". Nguồn Mckinsey, "Preparing for China's urban billion"

#14: Đến năm 2030, Trung Hoa sẽ tăng thêm dân số thành thị nhiều hơn toàn bộ dân số Hoa Kỳ.

"Đến năm 2030, các thành phố của Trung Hoa sẽ được tăng thêm 350 triệu người- số tăng thêm này còn nhiều hơn cả dân số nước Mỹ ngày nay". Nguồn Mckinsey, "Preparing for China's urban billion"

#15: Số người theo đạo Thiên chúa giáo của Trung Quốc nhiều hơn cả ở nước Ý.
Do việc phát triển nhanh chóng của Thiên Chúa giáo tại Trung Hoa, hiện nay nước này ước tính có tới 54 triệu người Thiên chúa giáo, trong đó 40 triệu người theo Tin lành và 14 triệu người theo Công giáo.
Nước Ý hiện nay có dân số 60 triệu người, trong đó 79% là theo Thiên Chúa giáo, điều này có nghĩa là có khoảng 47,7 triệu người theo Thiên chúa giáo, ít hơn 12% so với Trung Hoa.

#16: Người Trung Hoa tin vào sự tiến hóa gấp hai lần người Mỹ
Một điều ấn tượng là 74% người Trung Hoa tin vào sự tiến hóa, nhiều hơn Mexico (69%), Argentina (68%) và Anh Quốc (68%)
Chỉ có Nga (48%). Mỹ (42%), Nam Phi (41) và Ai Cập (25%) vẫn hoài nghi về học thuyết của Darwin.
Nguồn: British Council

#17: Trung Hoa đưa ra xử tử hình số người nhiều gấp ba lần phần còn lại của thế giới cộng lại. Để tăng năng suất xét xử, họ thậm chí còn sử dụng cả xe hành hình lưu động.

Trung Hoa đã thực hiện ít nhất 1,718 vụ hành hình trong năm 2008, nhiều gấp 3 lần phần còn lại của thế giới, theo tổ chức Ân xá Quốc tế. Một số phân tích cho rằng con số hàng năm lên đến 6,000 vụ.

Rất nhiều các vụ hành hình được thực hiện trên đường phố, sử dụng các phương tiên lưu động được thiết kế bởi Jinguan Motor: "Nhà xản suất xe tải hành hình này cho rằng các phương tiện và thuốc tiêm là sự thay thế văn minh cho các đội xử bắn, nó kết thúc sự sống của người bị kết tội nhanh hơn, lâm sàng hơn và an toàn hơn. Việc chuyển đổi từ xử bắn sang tiêm thuốc là dấu hiệu cho thấy Trung Hoa "đang thúc đẩy quyền con người", Kang Zhongwen cho biết, ông là người thiết kế xe tải hành hình Jinguan Motor, mà "Quỷ" Zhang (còn gọi là Zhang 9 ngón, do bị bố cắt 1 ngón tay khi bắt quả tang ăn trộm, sau này trở thành tên tội phạm khét tiếng cướp của, hiếp dâm,..) đã được ngồi lần cuối cùng trên chiếc xe đó.

#18: Khi bạn mua các cổ phiếu Trung Hoa, về cơ bản, bạn đang đầu tư vào Chính phủ Trung Hoa. Tám trên mười công ty chứng khoán hàng đầu của sàn giao dịch Thượng Hải là các công ty Nhà nước.

Tám trong mười cổ phiếu lớn nhất sàn giao dịch CK Thượng Hải không nói lên điều nhưng đó là các công ty Nhà nước, bao gồm:

1. PetroChina
2. Industrial and Commercial Bank of China
3. Sinopec
4. Bank of China
5. China Shenhua Energy Company
6. China Life Insurance Company
7. Bank of Communications
8....
Nguồn: Wikipedia etc.

#18*: Bonus: GDP Trung Hoa có thể vượt Mỹ trong vòng chưa tới 15 năm nữa.
"Tốc độ tăng trưởng của Trung Hoa sẽ được củng cố bởi sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi, trong đó sẽ chiếm khoảng 70% tăng trưởng GDP toàn cầu trong thập kỷ tới, Jun Ma, Kinh tế trưởng Trung Hoa Đại Lục của ngân hàng Deutsche Bank cho biết trong một hội nghị đầu tư tại Hồng Kông"

"Tới những năm đầu 2020, Trung Hoa sẽ vượt qua Hoa Kỳ về GDP, Ma cho biết, lưu ý rằng dự báo đã có những bước tiến đáng kể so với quan điểm của ông từ cách đây 2 năm.

"Tăng trưởng GDP danh nghĩa của Trung Hoa có thể vượt qua Mỹ trong 10 năm tới, một khoảng thời gian kéo theo việc tăng giá dần dần của đồng Nhân dân tệ", Ma nói"
Nguồn: MarketWatch

#18**: Bonus: Điều gì sẽ xảy ra nếu như Trung Hoa sụp đổ?
10 bang của Hoa Kỳ sẽ bị bức tử nếu Trung Hoa làm chậm lại quá trình nhập khẩu.

Trung Hoa đang ngày càng giận giữ với việc Ben Bernanke cam kết về một đồng Đô la yếu hơn.

Họ sẽ đáp lại như thế nào?
Cuộc chiến thương mại dường như có thể xảy ra. Hãy nhớ lại vụ cấm xuất khẩu đất hiếm sau một vụ tranh chấp ngoại giao với Nhật Bản.
Mười bang xuất khẩu nhiều nhất vào Trung Hoa sau đây sẽ có nhiều thứ để mất, theo số liệu từ Hội đồng thương mại Hoa Kỳ - Trung Hoa.


Saturday, May 21, 2011

"Cuộc chiến" giữa Trung Hoa và Việt Nam như là công xưởng tương lai của thế giới

Đọc để thấy rằng, dù có muốn đi theo Trung Hoa, vẫn còn rất rất nhiều việc phải làm để có thể đạt được lợi thế cạnh tranh với họ.
=======================================


Ngày 20 tháng Năm - Là một "Sự thay thế của Trung Hoa" trong toàn bộ nền sản xuất có hiệu quả và chất lượng, không còn nghi ngờ gì nữa, Việt Nam đã và đang vươn lên, thế nhưng ngành công nghiệp và phát triển thị trường đóng vai trò quyết định trong việc chuyển tới Việt Nam. Với các ngành công nghiệp như may mặc và sản xuất đồ chơi, nơi mà giá thành sản xuất thấp là mối quan tâm hàng đầu, thị trường lao động sẽ phản ứng rất nhanh nhạy với việc gia tăng chi phí nhân công, do đó sẽ yêu cầu cắt giảm chi phí đầu vào như là mặt bằng và lao động. Đối với các tập đoàn đa quốc gia lớn, điều này có thể dẫn đến việc xây dựng một cơ sở sản xuất ở Việt Nam nhằm bổ sung mở rộng vào thị trường Việt Nam.

Một số nhà phân tích cho rằng vấn đề chi phí nhân công ngày một cao của Trung Hoa như một ảnh hưởng rõ ràng nhất của thị trường lao động toàn cầu và tác động đến quyết định sản xuất của các công ty nước ngoài tại Trung Hoa. Một số khác thì dự đoán một tình huống yên tĩnh hơn, sẽ có một số ảnh hưởng nhưng Trung Hoa vẫn sẽ giữ được phần lớn các lợi thế cạnh tranh của mình.

Theo một báo cáo của Caixin, chi phí nhân công gia tăng thực tế của Trung Hoa không làm thay đổi cơ cấu chi phí của thị trường lao động. Trên thực tế, báo cáo chỉ rằng, "chi phí nhân công thực tế, sau khi trừ đi lạm phát và năng suất lao động tăng lên, chúng giờ đây còn thấp hơn năm 2001"

Trung Hoa vẫn sẽ là một đối thủ quốc tế mạnh và việc tăng chi phí nhân công là "không có khả năng làm thay đổi quyết định quan trọng đó", phóng viên Stephen S. Roach của China Daily viết. Điều này dường như phù hợp với các bằng chứng gần đây cho thấy để đáp lại các cuộc đình công ở Trung Hoa, các công ty dường như sẵn sàng thỏa hiệp để tăng chi phí nhân công hơn là chuyển sang quốc gia khác (Honda và Foxconn Technology là 2 ví dụ).

Dịch chuyển sản xuất từ Trung Hoa sang Việt Nam, dường như không phải là liều tiên dược cho các vấn đề về chi phí nhân công tăng cao hay các vấn đề lao động khác ở Trung Hoa. Đối với các công ty nước ngoài có mặt nhiều năm ở Trung Hoa, dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam cũng đồng nghĩa với các cơ hội xem xét về chi phí trong khu vực như là cơ sở hạ tầng và chất lượng đội ngũ lao động. Di chuyển sang Việt Nam phải được cân nhắc trong chiến lược dài hạn của các công ty đồng thời cũng sẽ đòi hỏi việc làm quen với hệ thống pháp luật và quy định của Việt Nam. Do đó, câu hỏi lớn đặt ra là liệu việc tiết kiệm chi phí sản xuất có đru bù đắp được các thách thức tiềm tàng sẽ gặp phải ở Việt Nam?

Đối với những công ty có phản ứng không linh hoạt với vấn đề chi phí nhân công hoặc yêu cầu lao động chất lượng cao, có lẽ họ sẽ gắn bó với cơ sở sản xuất mà họ đã quen thuộc. Chi phí nhân công tăng cao là một thành phần của sản xuất, và thế mạnh của Trung Hoa trong cơ sở hạ tầng, lao động có tay nghề có lẽ đủ để giữ các công ty nước ngoài trong trung và ngắn hạn. Với Trung Hoa, bên cạnh vấn đề chi phí nhân công, các nhân tố quan tâm khác bao gồm mạng lưới cung ứng trải rộng, hiệu suất cao và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo. Thực tế, một bài báo kinh tế năm 2010 khuyến nghị rằng "Trung Hoa tiếp theo" của sản xuất giá thành thấp có thể dịch chuyển rất tốt từ các tỉnh khu vực duyên hải vào các tỉnh phía sâu trong lục địa, hơn là dịch chuyển sang Việt Nam. Vì vậy, ở một vài khía cạnh, "Trung Hoa thay thế" tốt nhất vẫn là chính Trung Hoa, chỉ cần nhìn sâu vào trong lục địa. Điều này cũng đã được chúng tôi đề cập khá nhiều lần trong ấn bản tháng Ba của tạp chí China Briefing dưới tiêu đề: "Operation Costs of Business in China's Inland Cities" (tạm dịch là: Chi phí vận hành của doanh nghiệp ở các thành phố lục địa Trung Hoa)

Thách thức trong việc dịch chuyển đển Việt Nam
Một số nhân tố, cũng được áp dụng chung cho các nền kinh tế đang phát triển khác ở Đông Nam Á, đã đưa Việt Nam như là một "sự thay thế Trung Hoa" vào một câu hỏi. Những nhân tố lo lắng tiềm ẩn bao gồm nhân công tay nghề thấp, thiếu hụt cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, hệ thống cung ứng phát triển, nền kinh tế không tin cậy. Những thành phần này tạo ra một môi trường đầu tư không chắc chắn có thể khiến cho việc vận hành của các công ty nước ngoài không thông suốt như họ hy vọng.

Lao động tay nghề thấp:
Việt Nam phải đối diện với thách thức trong vấn đề năng suất và chất lượng, nơi mà Trung Hoa vẫn đang có lợi thế cạnh tranh. Chất lượng lao động là vấn đề quan trọng đối với sản xuất của một công ty nước ngoài tại bất kỳ quốc gia nào, buông lỏng trong quản lý và khả năng tái đào tạo sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng sản xuất. Cho dù gia tăng chi phí nhân công khiến cho công nhân Trung Hoa trở nên kém cạnh tranh hơn, nhưng họ vẫn có mức tay nghề và năng suất cao dẫn đến họ vẫn giữ vững được nhu cầu lao động.

Bài báo Kinh tế nêu trên nghi ngờ rằng Việt Nam sẽ thực sự trở thành "Trung Hoa tiếp theo" xoáy sâu vào sự thật rằng đất nước này hầu như miễn nhiễm với các thách thức về bất ổn lao động và chất lượng nhân công.
Cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng.
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam có thể là trở ngại cho việc đầu tư, ảnh hưởng tới vận chuyển và vận hành thông suốt. Năm trước, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhận thức được những thách thức về cơ sở hạ tầng: "Chính phủ Việt Nam nhận thức được rất rõ các khó khăn trong môi trường đầu tư, trước hết là cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cảng và năng lượng".

Cho dù Chính phủ Việt Nam đã đẩy nhanh việc cải thiện cơ sở hạ tầng, theo phát biểu trên, Trung Hoa vẫn là một tay trên trong lĩnh vực này.

Gianfranco Lanci, Giám đốc điều hành công ty máy tính Acer, đã có nhận xét rằng, Việt Nam vẫn đứng sau Trung Hoa khi nói đến việc vận hành và trích dẫn này như một nhân tố quan trọng trong quyết định không dịch chuyển sản xuất tới Việt Nam.

"Không có sự thay thế cho chuỗi cung ứng của Trung Hoa. Các nước khác (như là Việt Nam) vẫn đứng khá xa phía sau", Lanci cho biết.

Bất ổn kinh tế:
Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi để thích nghi với những áp lực thị trường hơn, có nhiều thách thức trong phát triển như là các thủ tục rườm rà, không minh bạch (về pháp lý và tài chính) cũng như vấn đề chậm cấp phép đầu tư. Một số các vấn đề kinh tế khác bao gồm lạm phát cao và ngân sách chi tiêu công cũng được liệt kê thêm vào các bẩt ổn kinh tế trong tương lai.

Do đó, trong khi xem xét việc gia tăng chi phí khắp Trung Hoa như là dấu hiệu rằng đất nước được coi là công xưởng của thế giới đã được quan tâm, sẽ là sai lầm nếu hoàn toàn bỏ qua các lợi thế khác đến từ một đất nước có thị trường sản xuất đầy kinh nghiệm. Đó sẽ không phải là một điểm đến sản xuất rẻ nhất châu Á, nhưng Trung Hoa vẫn cung cấp cơ sở hạ tầng tin cậy, mạng lưới cung ứng mạnh mẽ và lao động có tay nghề cao, tất cả với một giá cả cạnh tranh.

Dưới đây là hình minh họa tuyệt vời từ báo The Wall Street Journal xem xét đến những ưu và khuyết điểm của Trung Hoa và Việt Nam như một điểm đến của sản xuất dệt may (cùng với Ấn Độ cũng là một giải pháp tốt).


Monday, May 16, 2011

Việt Nam mạnh tay với nạn mại dâm


Việt Nam vừa tiết lộ một kế hoạch có trị giá nhiều triệu đô la trong năm năm, về việc bài trừ nạn mại dâm, vốn rất phổ biến nhưng được coi như ung nhọt xã hội trong đất nước cộng sản.

Kế hoạch nhắm tới việc giảm tệ nạn mại dâm bước đầu là 40% tới năm 2015, chính phủ cho biết trong 1 phát biểu trên website ngày Thứ ba.

Với kinh phí 629 tỷ đồng (khoảng 30 triệu USD), chương trình "hướng đến các phường xã sạch bóng mại dâm và giảm thiểu các ảnh hưởng của nó với xã hội".

Điều tra, hướng nghiệp cho các lao động đã từng bán dâm trước đây và công bố nhận thức là các biện pháp chính phủ sẽ quyết tâm bài trừ nạn mại dâm, vốn được coi là bất hợp pháp.

Phương tiện truyền thông trong nước ước tính có từ 30.000 đến 40.000 gái mại dâm trên toàn quốc và ngành công nghiệp này vẫn tiếp tục phát triển cho dù đã từng có các chương trình bài trừ trước đó.

Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu


Trong bốn tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu được 42.000 tấn hạt tiêu trị giá 208 triệu USD, vượt qua ông vua hạt tiêu Ấn Độ trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cũng theo báo cáo của Bộ này, trong 6 tháng cuối năm 2010, giá hạt tiêu tăng từ 45% đến 60% so với 6 tháng đầu năm và sẽ còn tiếp tục tăng nữa.

Việt Nam dự kiến xuất khẩu 120.000 tấn hạt tiêu trong năm 2011, trị giá khoảng 470 tỷ USD, theo báo cáo của Bộ Công thương.

Tuy nhiên, Việt Nam thường chỉ xuất khẩu hạt tiêu thô, trong khi các quốc gia khác, kể cả Ấn Độ, Brazil, Indonesia lại xuất khẩu hạt tiêu qua chế biến có chất lượng cao với giá tốt hơn. Để phát triển lĩnh vực này, những người trong cuộc cho rằng, nhà nước cần tập trung phát triển thương hiệu sản phẩm và cải thiện chất lượng hạt tiêu.
=======================
Còn rất nhiều slot cho các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam, đối thủ lại chỉ là các nước có khoảng cách không lớn lắm với mình.
Cố lên nào Việt Nam!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét