Trung Quốc và Việt Nam từ chối can thiệp xung đột biên giới Campuchia-Thái Lan
Quốc -Việt-Thông tín viên RFA
2011-05-19
Trung Quốc và Việt Nam tuy đều là bạn tốt với Campuchia, nhưng đểu từ chối can thiệp một khi Campuchia có giao tranh với Thái Lan vì vấn đề biên giới. Dư luận Campuchia đang đặt dấu hỏi về tình bạn này.Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết trong một bài phát biểu hôm thứ Tư, ngày 18/5, rằng để giải quyết vấn đề xung đột biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, chỉ có cách đề nghị Tòa án Quốc tế làm rõ ý nghĩa và phạm vi phán quyết năm 1962. Đó sẽ làm cơ sở cho một giải pháp sau cùng cho cuộc xung đột biên giới trong khi hai nước bạn là Trung Quốc và Việt Nam không thể giúp được Campuchia. Theo lời ông Hun Sen, vừa qua Chính phủ Campuchia đã từng ngỏ lời yêu cầu Trung Quốc và Việt Nam can thiệp để hòa giải cuộc giao tranh đang leo thang vì Campuchia dứt khoát không thể rút quân ra khỏi khu vực biên giới mà Thái Lan tuyên bố là khu vực đang có tranh chấp.
Đặt quyền lợi riêng trên tình bạn.
Ông Hun Sen cho biết phía Trung Quốc và Việt Nam đều trả lời rằng Campuchia và Thái đều là bạn, nhưng hai nước này đã không phân biệt bạn tốt hay xấu trong khi Thái Lan thường nổ súng gây xung đột ở khu vực biên giới. Ông nói điều này rất khó vì Trung Quốc và Việt Nam cũng có quan hệ tốt và hưởng được lợi ích từ Thái Lan. Riêng Việt Nam sẽ có cuộc tập trận hải quân chung với Thái Lan sắp tới. Còn nước Lào, tuy là bạn của Campuchia nhưng cũng đang cần có quan hệ tốt với Thái Lan.Giáo sư Sok Touch, nhà phân tích chính trị độc lập Campuchia, nhận định rằng các nước tư bản không bao giờ coi trọng quan hệ hữu nghị chính vì họ chỉ lo cho lợi ích riêng. Theo lý luận triết học của Trung Quốc thì không có bạn và cũng không có thù, bất cứ nước nào có thể đem lại lợi ích cho họ thì họ sẽ tiếp tục duy trì quan hệ.
Đầu tư vào Thái Lan mạnh hơn.
Vẫn theo giáo sư, vừa qua Trung Quốc đã viện trợ cho Campuchia rất nhiều mà không cần đặt điều kiện như các nước phương Tây. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang đầu tư rất mạnh vào thị trường Campuchia, ngoài các hàng hóa tiêu dùng mà Trung Quốc đang chiếm thị phần thì các ngành năng lượng, khai thác mỏ và các công trình xây dựng đường lộ Trung Quốc vẫn đứng vị trí thứ nhất ở đây.Còn riêng Việt Nam, hiện nay nước này cũng đang thâm nhập thị trường khá mạnh. Các mặt hàng chính mà Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia gồm xăng dầu, sắt thép, máy móc thiết bị, sản phẩm hóa chất, hàng thủy sản. Ngoài ra, nước này còn đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ thông tin, và viễn thông.
bạn vẫn là bạn tuy nhiên những nước có dân số đông như Trung Quốc và Việt Nam thì đương nhiên họ buộc phải nhìn về thị trường kinh tế ở Thái LanThế nhưng hoạt động xúc tiến đầu từ của Trung Quốc và Việt Nam vào Thái Lan còn lớn hơn tại Campuchia gấp mấy lần. Hiện nay, Trung Quốc đang nắm hơn 60% thị phần thị trường kinh tế Thái Lan. Thái Lan là nước phát triển, điều này khiến Trung Quốc lẫn Việt Nam không hề dám nhúng tay vào vấn đề xung đột biên giới mặc dù đã biết Thái Lan là bên xâm lăng. Giáo sư Sok Touch nhận định thêm:
GS Sok Touch, nhà phân tích chính trị.
“Họ không muốn biết bên nào đúng, bên nào sai mà họ phải nghĩ đến lợi ích của họ. Dó đó, bạn vẫn là bạn tuy nhiên những nước có dân số đông như Trung Quốc và Việt Nam thì đương nhiên họ buộc phải nhìn về thị trường kinh tế ở Thái Lan.”
Phát ngôn viên đảng Sam Rainsy là ông Yim Sovann đã có nhận định rằng đương nhiên các doanh nghiệp và nhà đầu tư của Trung Quốc và Việt Nam thích Thái Lan hơn Campuchia. Nạn tham nhũng, và việc không thực thi pháp luật vẫn còn tồn tại ở xứ này, nhưng một phần do Thái Lan là nước giàu cho nên hai nước kia buộc phải đứng ngoài cuộc.
Hiệp định Paris 1991 giúp giải quyết vấn đề?
Theo ông Yim Sovann, riêng Việt Nam càng không thể đứng ra để giúp hòa giải vì thứ nhất đã có mâu thuận về lợi ích, thứ hai Việt Nam cũng là nước đang xâm lăng chủ quyền Campuchia bằng cột mốc biên giới. Ông nhấn mạnh, nếu chính phủ ông Hun Sen sử dụngHiệp định Paris năm 1991 để giải quyết vấn đề xung đột ở khu vực biên giới thì 18 nước tham gia ký kết Hiệp định Paris sẽ giúp giải quyết được vấn đề.
Thủ tướng Hun Sen cũng cho biết trong bài phát biểu Liên Hiệp Quốc, các nước láng giềng Campuchia và Hiệp định Paris năm 1991 cũng không thể giúp hòa giải được xung đột biên giới với Thái Lan. Ông Hun Sen nhắc nhở các quan chức cao cấp của Lào và Miến Điện đang có mặt tại buổi lễ khai trương xây dựng đường lộ số 41 ở tỉnh Kampong Speu rằng, nếu Thái Lan xâm lăng Campuchia thành công thì hai nước này cũng sẽ bị Thái Lan xâm lăng tương tự tuy nhiên ông Hun Sen không nghĩ Thái Lan dám đụng độ với Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét