Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Phân tích TTCK ngày 16.05.2011

Phân tích TTCK ngày 16.05.2011
Cập nhật lúc 19:27 Thứ Hai Ngày 16-05-2011
Thị trường chưa xuất hiện yếu tố mới mẻ nào khi đường giá vẫn gần đi ngang và thanh khoản hai sàn ở mức thấp kỷ lục. A/D (Tích lũy/Phân tán) vẫn ghi nhận trạng thái phân tán mạnh nhất trong lịch sử, đặc biệt là HNXINDEX.
 A.   TỔNG HỢP VĨ MÔ TRONG NGÀY

ô THẾ GIỚI

* Mỹ:

- Người tiêu dùng Mỹ cảm thấy tác động rõ ràng hơn từ việc giá cả hàng hóa tăng cao. Chỉ số lạm phát tháng 4/2011 tăng mạnh nhất tính từ nửa sau năm 2008. Trong báo cáo tháng của mình, Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số CPI tại Mỹ tháng 4/2011 tăng 0,4% so với tháng 3/2011 và cao hơn 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng so với cùng kỳ như vậy cao nhất tính từ tháng 10/2008. Các chuyên gia phân tích đã dự báo về mức tăng tháng 0,4% và mức tăng cùng kỳ 3,1%. Giá thực phẩm và xăng tăng góp phần quan trọng nhất khiến lạm phát tăng.

- Bộ Lao động Mỹ thông báo số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp giảm xuống 434,000 người, cao hơn so với dự báo 430,000 của các nhà kinh tế.

- Theo Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ tháng 4 tăng 0.5% nhưng lại giảm 0.2% nếu trừ giá gas. Chi phí năng lượng cao đã khiến giá bán buôn, số tiền mà các doanh nghiệp dùng để mua hàng hóa, tăng 0.8% trong tháng 4.

- Phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner nhấn mạnh đến ngày 16/5, Mỹ sẽ chạm mức trần nợ do Quốc hội đặt ra. Do đó, một lần nữa ông kêu gọi Quốc hội hành động càng nhanh càng tốt để tất cả mọi người dân Mỹ có thể giữ lòng tin rằng nước Mỹ sẽ thực hiện mọi nghĩa vụ của mình gồm thanh toán tiền lãi và các cam kết chăm sóc sức khỏe cho người già.

- Thâm hụt thương mại của Mỹ lên cao nhất trong 9 tháng. Cụ thể, thâm hụt thương mại tháng 3 lên tới 48,2 tỷ USD từ 45,2 tỷ USD trong tháng 2. Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,9%, trong khi xuất khẩu tăng tới 4,6%, lớn nhất kể từ tháng 3/1994.

- Trong 1 báo cáo mới đây, Bộ tài chính Mỹ cho biết, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ trong tháng 3/2011 đã ghi nhận mức tăng kỷ lục trong vòng 17 năm trở lại đây, vượt qua mức kỷ lục đã được thiết lập vào tháng 7/2008 trước khi thương mại thế giới rơi vào suy thoái.

- Chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 100,17 điểm tương đương 0,79% xuống 12.595,75 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 10,88 điểm tương đương 0,81% xuống 1.337,77 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 34,57 điểm tương đương 1,21% xuống 2.828,47 điểm.

* Châu Âu:

- Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha, sẽ cần tới 256 tỷ Euro (366 tỷ USD) viện trợ khẩn cấp để tránh vỡ nợ. Tất cả các nước này đều có thể xảy ra tình trạng nợ công vượt quá kích thước nền kinh tế trong năm nay. Chi phí đi vay quá cao khiến cả 3 quốc gia này đều đã phải đóng cửa thị trường tài chính của mình, và ngày càng nhiều nhà đầu tư cho rằng, Hy Lạp sẽ là thành viên Eurozone đầu tiên bị vỡ nợ.

- Mới đây Châu Âu đã nâng dự báo lạm phát của Eurozone từ 2,4% lên 2,6%, gia tăng áp lực đối với ECB để nâng lãi suất lên cao hơn. ECB trong tháng trước đã tăng lãi suất cơ bản lên 1,25%, lần tăng lãi suất đầu tiên trong gần 3 năm để chống lạm phát.

- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) 12/05 cho rằng, châu Âu cần phải đưa ra các chính sách hành động quyết liệt và toàn diện để khôi phục lại sức khỏe nền tài chính, giải quyết những yếu kém còn tồn tại trong khu vực tài chính, và thực hiện cải cách để lấy lại khả năng cạnh tranh và tăng trưởng.

- Trong báo cáo triển vọng kinh tế châu Âu công bố ngày 12/05, IMF cho rằng các quốc gia Đông Âu sẽ tăng trưởng 4.3% trong năm 2011 và 2012, nhanh hơn mức 4.2% trong năm 2010. IMF dự báo lạm phát tại Đông Âu đứng ở mức 7.3% trong năm 2011 trước khi suy yếu còn 6.2% vào năm 2012, và thúc giục các ngân hàng trung ương khu vực nên tăng cường cảnh giác.

- Theo Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ của Liên minh châu Âu (EU) Olli Rehnn, Ireland có thể được giảm lãi suất gói cứu trợ sau nhiều tháng đòi hỏi những điều khoản tốt hơn giống như của Hy Lạp. Ireland hiện phải chịu mức lãi suất 5,8% đối với gói cứu trợ mà nước này chấp nhận tháng 11/2010.

- Italy sẽ là quốc gia tiếp theo cầu cứu sự giúp đỡ tài chính của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Chủ tịch Felix Zulauf của hãng quản lý tài sản Zulauf cho biết tại Edinburg. Theo ông, Italy chứ không phải Tây Ban Nha sẽ cần nguồn lực bên ngoài để xử lý vấn đề nợ công.

- Phái đoàn IMF đang ở thăm Romania đã bày tỏ sự lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế ở nước Trung Âu này sau cuộc khủng hoảng kéo dài suốt hai năm qua. Tháng 5/2009, IMF, Ngân hàng thế giới (WB) và Liên minh châu Âu (EU) đã cấp khoản tín dụng trị giá 20 tỷ euro cho Romania để giúp nước này thực hiện mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách từ 6,5% năm 2010 xuống còn 4,4% vào năm 2011.

- Khu vực chứng khoán châu Âu cũng đỏ lửa trong phiên cuối tuần qua. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,32% xuống 5.925,87 điểm. DAX của Đức giảm 0,55% xuống 7.403,31 điểm và CAC 40 của Pháp giảm 0,11% xuống 4.018,85 điểm.

* Châu Á:

- Trung Quốc có thể hạn chế việc nâng lãi suất trong những tháng tới trong năm nay và tập trung sử dụng các công cụ khác để chống lạm phát. Chính phủ mong muốn hạn chế tăng giá nhưng không ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) ngày 12/05 đã nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thêm 0,5% lên mức cao kỉ lục 21%.

- 12/05, Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc đã công bố các chỉ số kinh tế của nước này trong tháng 4/2011, trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), thước đo chính về lạm phát, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đã giảm 0,1% so với tháng trước đó. Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 0,5% so với tháng 3/2011. Sản lượng giá trị gia tăng công nghiệp tăng 13,4% và doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng tăng 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái. 4 tháng đầu năm, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng tăng 16,5%.

- Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) bất ngờ giữ nguyên lãi suất ở mức 3% khi cho rằng lạm phát suy yếu trong tháng 4 và do đà tăng mạnh của đồng won.

- Số liệu thống kê mới nhất mà Bộ Tài chính Nhật Bản công bố cho thấy, tính đến thời điểm kết thúc tài khóa 2010 (ngày 31/3 vừa qua), nợ công của Nhật Bản đã đạt mức cao kỷ lục 924.000 tỷ Yên (hơn 11.000 tỷ USD). Như vậy, dư nợ bình quân đầu người của Nhật Bản hiện lên tới gần 90.000 USD.

- BoJ cho biết, trong tháng 4 mức dư nợ của các ngân hàng Nhật Bản giảm 0,9% so với cùng kì năm trước, đánh dấu tháng 17 liên tiếp hoạt động tín dụng ngân hàng suy giảm.

- Bộ Tài chính Nhật Bản hôm nay báo cáo, thặng dư tài khoản vãng lai tháng 3 lên đến 1.679 tỷ Yên (20,7 tỷ USD), từ 1.641 tỷ Yên trong tháng 2, nhưng giảm tới 34% so với thặng dư thương mại trong tháng 3/2010. Xuất khẩu giảm 1,4%, nhập khẩu tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước khiến thặng dư thương mại giảm tới 78% so với 1 năm trước đó.

- Các sàn chứng khoán Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc giảm điểm, với mức giảm lần lượt là 0,7%, 0,3% và 0,12%. Ngược dòng, thị trường Hồng Kông, Trung Quốc và Singapore tiến lên với các mức tăng 0,88%, 0,95% và 1,06%.

ô VIỆT NAM

- Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) ngày 13.5 đã ký kết hợp đồng cho vay lại khoản tín dụng trị giá 20 triệu euro của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) với Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC). Đây là khoản tín dụng tiếp nối sau dự án Hạn mức tín dụng thứ nhất 30 triệu euro của AFD dành cho HFIC vào năm 2006, nay đã được giải ngân toàn bộ.

- 4 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm: khu vực kinh tế Nhà nước tăng 5,1% (Trung ương quản lý tăng 5,4%; địa phương quản lý tăng 3,8%); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 16,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,7%. Trong 4 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước thực hiện đạt 56,6 nghìn tỷ đồng, bằng 30,2% kế hoạch năm và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2010.

- Tổng cục Thống kê vừa công bố hệ thống Chỉ tiêu thống kê quốc gia với 350 chỉ số thành phần. Trong đó, số liệu dự trữ ngoại hối có thể bắt đầu được công bố hằng quý kể từ 2012.

- Ngân hàng Nhà nước mới đây đã công bố dự thảo nghị định về quản lý vay trả nợ nước ngoài không có bảo lãnh Chính phủ, một bước tiếp theo nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về bình ổn thị trường ngoại hối cũng như đảm bảo an toàn nợ quốc gia.

- Giao dịch liên ngân hàng tuần 4-6/5: Doanh số giao dịch USD liên ngân hàng giảm 38%. Doanh số giao dịch VND cũng giảm 27%, xuống còn 19.550 tỷ VND/ngày.

- Tín dụng bằng ngoại tệ tháng 4 tăng 0,02%, bằng VND tăng 0,14% so với tháng 3. Quý 1, tín dụng bằng ngoại tệ luôn tăng cao hơn bằng VND.

- Mới đây, ông Cao Ngọc Xuyên, phó chủ nhiệm uỷ ban Tài chính – ngân sách của Quốc hội trả lời báo chí rằng quan điểm của uỷ ban này là “luật Thuế thu nhập cá nhân mới được thực thi trong hai năm, vẫn phù hợp với thực tiễn và chưa nên sửa đổi vào lúc này”, “việc sửa luật cần phải thực hiện vào năm 2012 theo đúng kế hoạch” và sẽ được “trình Quốc hội vào kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XIII”.

- Ủy ban kinh tế xã hội khu vực châu Á- Thái Bình Dương (ESCAP) của Liên Hiệp Quốc đã nhận định Việt Nam là một trong những quốc gia có thâm hụt tài khóa cao nhất ở Đông Nam Á với khoản nợ công không ngừng tăng lên, hiện đã vượt 50% GDP. Theo dự báo, trong năm 2011 tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chậm lại, ở mức 6,2%.

- Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 11/5, kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Việt Nam trong quý I/2011 đạt 4.743,7 triệu USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Báo cáo rà soát đầu tư 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay tổng số vốn đầu tư cắt giảm trong năm 2011 dự kiến là trên 96.000 tỉ đồng, bằng khoảng 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 và “phần lớn dự án đình hoãn là đầu tư vào trụ sở, văn phòng, mua sắm trang thiết bị đắt tiền, không trực tiếp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, khởi công trong năm 2011 nhưng chưa đủ điều kiện đầu tư…”

B. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRÊN MT4

Tổng quan thị trường ngày 13/05/2011:

Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 0,13 điểm xuống 482,01 điểm (giảm 0,03%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 800.720 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 21,03 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 70 mã tăng, 104 mã đứng giá, 102 mã giảm giá và 13 mã không có giao dịch. Đáng chú ý, trong đó có 6 mã tăng trần và 16 mã giảm sàn.

Sau 105 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 0,51 điểm, xuống 481,63 điểm (giảm 0,11%). Tổng khối lượng đạt 14.695.970 đơn vị, giá trị giao dịch (cả thỏa thuận) đạt 330,01 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/05/2011, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 479,67 điểm, giảm 2,47 điểm (-0,51%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 16.906.020 đơn vị, tăng 14,24% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 361,851 tỷ đồng, tăng 27,73%.

Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 1.309.550 đơn vị, với tổng giá trị hơn 41,86 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 18.215.570 đơn vị (-17,38%) và tổng giá trị giao dịch đạt 403,706 tỷ đồng (-23,83%).

Trong tổng số 289 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 81 mã tăng, 110 mã giảm, 85 mã đứng giá. Trong đó, có 13 mã tăng trần, 21 mã giảm sàn và 13 mã không có giao dịch.

Trên sàn Hà Nội, tiếp diễn kịch bản quen thuộc, chỉ số tăng xanh ghi điểm nhẹ ít phút đầu phiên vào đảo chiều đi xuống trong sắc đỏ phần lớn thời gian giao dịch còn lại. Lệnh khớp nhỏ giọt, giao dịch ảm đạm và trầm lắng, cầu chưa có tín hiệu phục hồi, HNX-Index tiếp phiên điều chỉnh kèm theo thanh khoản giữ mức rất thấp.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, đánh dấu chuỗi 4 phiên điều chỉnh liên tiếp, HNX-Index tiếp đà giảm 0,33 điểm hay 0,4%, lùi về mốc 82 điểm với tổng khối lượng giao dịch xấp xỉ phiên liền trước, đạt 19.096.250 đơn vị, tương đương với 253,13 tỷ đồng giá trị giao dịch.

Thống kê toàn sàn hôm nay có 311 mã tham gia giao dịch, số mã tăng giá dừng tại 82 mã, giảm giá dừng tại 174 mã, và còn lại là 55 mã đứng giá tham chiếu.

I. TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Thị trường chưa xuất hiện yếu tố mới mẻ nào khi đường giá vẫn gần đi ngang và thanh khoản hai sàn ở mức thấp kỷ lục. A/D (Tích lũy/Phân tán) vẫn ghi nhận trạng thái phân tán mạnh nhất trong lịch sử, đặc biệt là HNXINDEX.

1) Sàn HSX

Vnindex mở cửa (13/05) 482,01 điểm, đóng cửa 479,67 điểm; giảm nhẹ -2,47 điểm (-0,51%); khối lượng đạt 18.215.570 đơn vị chuyển nhượng thành công, giảm  -15,27% so với phiên  hôm 12/05 và giảm  -11,75% so với mức trung bình trong 5 phiên gần đây.

Xu hướng dài hạn: Tăng trưởng - Hổ trợ: 438, Kháng cự: 528
Xu hướng trung hạn: Giảm - Hổ trợ: 450, Kháng cự: 510
Xu hướng ngắn hạn: Tăng - Hổ trợ: 466, Kháng cự: 488

2) Sàn HNX

HNX mở cửa (13/05) 82,38 điểm, đóng cửa 82,00 điểm; giảm nhẹ -0,33 điểm  (-0,40% ), khối lượng đạt  19.096.250 đơn vị chuyển nhượng thành công, giảm -5.70% so với khối lượng hôm 12/05 và  giảm  -17,65 % so với mức trung bình trong 5 phiên gần đây.

Xu hướng dài hạn: Giảm - Hổ trợ: 78, Kháng cự: 124
Xu hướng trung hạn: Giảm - Hổ trợ: 78, Kháng cự: 96
Xu hướng ngắn hạn: Giảm - Hổ trợ: 82, Kháng cự: 88

II . NHẬN ĐỊNH

1)      Sàn HSX

Những thông tin ban đầu về lạm phát tháng 5 sẽ được hé lộ trong tuần sau. Với dự báo trước đó về lạm phát tháng 5 tiếp tục cao (trên 2%) và áp lực lạm phát trong thời gian tới cũng khó có khả năng dịu bớt thì thị trường khó có điểm tựa để tăng điểm.

Trên phương diện kĩ thuật VN-Index có xác suất giảm cao, mức giảm đánh giá ở mức độ nhẹ và nhận được hỗ trợ tại vùng 466 điểm.

Mức kháng cự hiện tại  488.00                                               
Mức hỗ trợ hiện tại  466.00

2)      Sàn HNX

HNX-Index đóng cửa với số điểm gần như thấp nhất của phiên dẫn đến lo ngại về khả năng xu thế giảm điểm của chỉ số này sẽ chưa kết thúc trong vài phiên tới. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, chúng tôi kỳ vọng mức giảm của chỉ số này sẽ không đáng kể.

Xét trên góc độ kỹ thuật, HNX-Index vẫn đang chấp chới quanh kênh xu hướng tạo bởi hai đáy hình thành hồi tháng 11/2010 và tháng 3/2011, đường giá của chỉ số cũng gần như bám theo đường MA(10) và dao động rất sát với kênh dưới kênh xu hướng. Vùng hiện tại là vùng hỗ trợ cuối cùng của chỉ số trước mức đáy thiết lập thời khủng hoảng đầu 2009, nếu HNXIndex không bật trở lại được từ vùng hỗ trợ này mà tiếp tục dao động ngang thêm một thời gian thì có khả năng thị trường sẽ từ từ rơi về đáy cũ 2009.

Mức kháng cự hiện tại 88.00                               
Mức hỗ trợ hiện tại  82.00

III. KHUYẾN NGHỊ.                          
Các yếu tố vĩ mô vẫn chưa có yếu tố nào tích cực ủng hộ cho xu hướng hồi phục của thị trường. CPI tháng 5 được dự báo ở mức 2,2 - 2,5%, thấp hơn so với tháng 4 và nhiều ý kiến kỳ vọng lũy kế năm CPI sẽ đạt đỉnh và thị trường sẽ sớm xuất hiện hồi phục. Tuy nhiên theo chúng tôi, một khi thanh khoản thị trường vẫn trong mặt bằng thấp như vậy chưa thể khẳng định một xu hướng tích cực hơn. Những phiên tăng điểm nếu xảy ra chỉ mang tính chất điều chỉnh, nhà đầu tư chỉ có cơ hội kiếm tìm lợi nhuận ở một số nhóm cổ phiếu nhưng rủi ro T+ rất lớn.
Thị trường vẫn chưa xuất hiện các tín hiệu cho thấy tình trạng lình xình sẽ kết thúc. Nhà đầu tư vẫn nên ưu tiên giữ trạng thái cổ phiếu / tiền mặt thấp cho đến khi HNX-Index tạo đáy W mới cao hơn đáy cũ và thanh khoản cải thiện. Việc giải ngân nếu có nên hướng đến những cổ phiếu thanh khoản tốt.
Danh sách các CP cần loại trừ khỏi danh mục đầu tư do tính thanh khoản kém. Nhà đầu tư có thể cơ cấu lại danh mục nếu CP đang nắm giữ rơi vào danh sách này (xếp theo thứ tự ABC) tức không đầu tư những CP kém thanh khoản kéo dài nhiều tháng qua:
AGF ALT ATA BBS BDB BED BHV BPC BST BTH BXH CAN CAP CCI CID CJC CKV CLC CMC CNT COM CPC CSC CT6 CTB CX8 CYC D2D DAC DAD DAE DBT DCC DCL DHI DHT DJI DL1 DNC DNP DNY DPC DST DTC DX DXP GDT GHA GLT HAD HAI HAX HBD HBE HCC HCT HEV HGM HLC HLY HPS HST HTC HTP HVT ILC IMP INN L43 L61 L62 LBE LHC LHG LIX LM3 LO5 MAFPF1 MCC MCO MDC MEC MKV MMC NAV NGC NHC NHW NLC NPS NSC NVN ONE OPC PJC PJT PMC PMS PTM QHD QST QTC RDP RHC RIC S12 S55 S64 S91 SAF SAP SAV SCC SCD SCJ SD4 SD5 SD8 SDB SDC SDE SDG SDJ SDN SDS SDT SDY SEB SED SFC SFN SGC SGH SHC SJ1 SJC SJD SKS SNG SPP SQC SRA SRF SSC ST8 STC SVI TAG TCR TCT THB TIC TIX TJC TKU TLG TMC TMS TMT TMX TNA TPH TPP TRA TRC TRI TTP TV2 TV3 TV4 V12 V21 VBC VBH VC1 VC2 VC6 VCC VCM VCS VDL VFG VGP VHL VMC VNH VNI VNT VPK VTB VTC VTL VTS YSC.
DS CP có thể đầu tư tính theo tính thanh khoản cao
AAM ABT ACB ACL AGC AGD AGR ALP AMV ANV APC APG APS ASM ASP AVS B82 BBC BCC BCI BHS BKC BLF BMC BMP BTP BTS BTT BVH BVS C92 CAD CCM CDC CIC CII CMG CMT CRUDEOIL CSG CSM CTC CTD CTG CTI CTM CTN CTS CVT DBC DCS DCT DDM DHA DHC DHG DIC DIG DLR DMC DPM DPR DQC DRC DVD DVP DXG DXV DZM EBS ECI EFI EIB EID FDC FMC FPT GGG GIL GMC GMD HAG HAP HBC HCM HJS HLA HLG HMC HNM HOM HPB HPC HPG HRC HSG HT1 HTV HUT HVG ICF ICG IJC ITA ITC KBC KDC KDH KHA KHB KHP KKC KLS KMR KSB KSD KSH KSS L10 L18 LAF LBM LCG LGC LGL LIG LSS LTC LUT MAC MCG MCP MCV MHC MHL MPC MSN MTG NAG NBB NBC NBP
NSN NST NTB NTL NVC NVT OGC PAC PDC PET PGC PGD PGS PGT PHC PHH PHR PHT PIT PLC PNJ POM POT PPC PPG PPI PRUBF1 PTC PVA PVC PVD PVE PVF PVG PVI PVL PVS PVT PVX QNC RAL RCL REE S74 S96 S99 SAM SBT SC5 SD2 SD3 SD6 SD7 SD9 SDA SDD SDH SDP SDU SEC SFI SGT SHB SHI SHN SHS SJE SJM SJS SMC SME SPM SRB SRC SSI SSM STB STL STP SVC SZL TAC TAS TBC TBX TCM TDC TDH TDN TET TH1 THT TIE TKC TLC TLH TLT TMP TNC TNG TNT TPC TS4 TSC TTC TTF TXM UIC UNI V15 VC3 VC5 VC7 VC9 VCB VCG VCR VE1 VE9 VES VFC VFMVF1 VFMVF4 VFR VGS VHG VIC VID VIG VIP VIS VIT VIX VKP VMG VNA VNC VND VNE VNG VNL VNM VNS VPH VPL VSG VSH VSP VST VTA VTO WSS XMC YBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét