527. Chính danh, bút danh, nặc danh và mạo danh
Đăng bởi anhbasam on 12/05/2011
Đôi lời: Đây là bản gốc, chưa bị Ban biên tập trang Bee cắt xén bớt (cho an toàn?), của bài viết cùng tên đăng chiều qua, do tác giả mới gởi cho Ba Sàm. Còn bài trên trang Bee hồi 18h10’ ngày 11/5, được BS điểm lúc 18h50’, nhưng tới 20h có độc giả báo bài đã bị rút xuống. Xin đưa ra đây đường dẫn tới bài đó cho chắc: http://bee.net.vn/channel/4461/201105/Chinh-danh-but-danh-nac-danh-va-mao-danh-1798819/ . Cũng may là khi đó đã có trang Chúng ta lưu lại kịp.
Dễ đoán được bài này nhắm tới bài báo nổi đình đám chỉ trong một ngày qua trên Công an ND mà BS đã đăng lại, kéo theo ít nhất 7 bài viết chê cười của các trí thức, nhà văn, nhà báo cùng hàng ngàn phản hồi của độc giả trên khắp các trang mạng, mà tuyệt đại đa số là phê phán không tiếc lời. Việc bài này bị rút xuống nhanh đến vậy, mặc dù nó chỉ như “ám chỉ” thôi, không biết có phải do nhân vật ẩn dưới bút danh “Quý Thanh” phải là một vị có máu mặt, còn “vô danh tiểu tốt” như BS nhận xét thì chỉ là cái vỏ thôi?
Chợt nhớ vụ ồn ào cách đây 3 năm, khi trong lời phát biểu của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt trước đại điện lãnh đạo, ban ngành Hà Nội có đoạn “… Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế…” nhưng đã được các phương tiện truyền thông cắt bớt khúc trước, khúc sau, chỉ còn là “chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam“, để rồi hàng loạt bài viết phê phán nặng nề, trong đó có một bài xưng là “một giáo dân” với cái tên lạ, mà theo BS được các nhà báo cho biết, thì chính là của một vị rất có cương vị trong ngành tuyên giáo.
Để tiện cho độc giả so sánh, BS đã tô đậm những chữ không có trong bài đăng trên trang Bee, do bị BBT trang này cắt bỏ.
Một người có thể có vài ba bút danh cho các thể loại khác nhau, nhưng bút danh của các nhà văn nhà báo tử tế thường ổn định và báo giới biết rõ tên thật của tác giả đó. Các nhà hoạt động chính trị trong vòng bí mật cũng thường dùng bút danh để tránh bị nhà cầm quyền truy bức, nhưng khi thắng lợi và nắm quyền thường họ dùng tên thật.
Với sự phát triển của thông tin mạng, trên thế giới ảo, ai cũng có thể viết, có thể ra báo của riêng mình và có thể trở thành “nhà báo”, “nhà văn”.
Các nhà báo, nhà văn vẫn thường dùng bút danh quen thuộc hay có bút danh mới cho thế giới mạng. Những người viết tử tế vẫn ứng xử như xưa. Bút danh nổi tiếng có thể trở thành tên gọi “thật” của một con người cụ thể và bạn đọc thậm chí không biết tên khai sinh của họ là gì. Đấy là cách dùng có ý nghĩa cao đẹp của bút danh.
Một bài viết nặc danh là bài viết không có tên người viết. Thường những người thấp cổ bé họng và sợ cấp trên trù dập hay dùng cách nặc danh để viết các đơn tố cáo thượng cấp của mình hay những người quyền thế. Không hay, nhưng có thể hiểu được cách làm của người viết, nhất là của những “dân đen”.
Tồi tệ hơn và pháp luật cũng cấm là việc mạo danh, tức là dùng tên của người khác để làm những việc mờ ám. Thế nhưng, hiện tượng này ngày càng phổ biến. Việc này cần phải nghiêm trị.
Việc dùng bút danh theo hướng gần với nặc danh và mạo danh là hiện tượng còn nguy hiểm gấp bội. Hiện nay, nhiều khi bút danh lại biến thành công cụ để che dấu tung tích thật của người viết. Vì họ sợ bản thân cái nội dung họ viết, sợ bạn đọc biết đích thực họ là ai. Cách dùng bút danh này đã chuyển sang thái cực xấu, sa đọa, đáng lên án của những kẻ “ném đá dấu tay”, những kẻ “bôi nhọ” hay những tay “bồi bút”. Đấy là một hiện tượng làm suy đồi đạo đức, đáng lên án.
Nếu chúng ta muốn xây dựng một xã hội tử tế, báo chí chính thống nên tránh xa hiện tượng này. Khi còn hoạt động bí mật, báo của một tổ chức chính trị còn dùng nhiều bút danh là điều dễ hiểu, nhưng khi lực lượng chính trị đó đã nắm quyền thì nên đoạn tuyệt với cách làm đó càng nhanh càng tốt.
Chúng ta thấy nhiều bài có vẻ “lý luận” cao siêu, đả phá xu hướng này xu hướng nọ, thậm chí tồi tệ hơn đả phá người này người nọ, được đăng trên báo chính thống mà vẫn thấy nhan nhản các bút danh như thời bí mật. Các “học giả” này nếu có uy tín thực hãy dùng tên của chính mình và chịu sự phán xét của dư luận cũng như của cuộc sống đời thường. Kiểu ném đá dấu tay, úp úp mở mở chỉ có hại cho chính tác giả và báo đăng tải bài viết và nguy hại hơn có hại cho sự phát triển của đất nước.
–
* Ghi chú của BS: TS Nguyễn Quang A, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể. Đọc: 229. Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS và Viện Nghiên cứu Phát triển- Wikipedia.
Dễ đoán được bài này nhắm tới bài báo nổi đình đám chỉ trong một ngày qua trên Công an ND mà BS đã đăng lại, kéo theo ít nhất 7 bài viết chê cười của các trí thức, nhà văn, nhà báo cùng hàng ngàn phản hồi của độc giả trên khắp các trang mạng, mà tuyệt đại đa số là phê phán không tiếc lời. Việc bài này bị rút xuống nhanh đến vậy, mặc dù nó chỉ như “ám chỉ” thôi, không biết có phải do nhân vật ẩn dưới bút danh “Quý Thanh” phải là một vị có máu mặt, còn “vô danh tiểu tốt” như BS nhận xét thì chỉ là cái vỏ thôi?
Chợt nhớ vụ ồn ào cách đây 3 năm, khi trong lời phát biểu của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt trước đại điện lãnh đạo, ban ngành Hà Nội có đoạn “… Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế…” nhưng đã được các phương tiện truyền thông cắt bớt khúc trước, khúc sau, chỉ còn là “chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam“, để rồi hàng loạt bài viết phê phán nặng nề, trong đó có một bài xưng là “một giáo dân” với cái tên lạ, mà theo BS được các nhà báo cho biết, thì chính là của một vị rất có cương vị trong ngành tuyên giáo.
Để tiện cho độc giả so sánh, BS đã tô đậm những chữ không có trong bài đăng trên trang Bee, do bị BBT trang này cắt bỏ.
Chính danh, bút danh, nặc danh và mạo danh
TS Nguyễn Quang A *
Người tự tin luôn dùng tên thật của mình, đấy là chính danh. Các nhà văn, nhà báo đôi khi dùng bút danh, tên dùng trong các bài viết. Một người có thể có vài ba bút danh cho các thể loại khác nhau, nhưng bút danh của các nhà văn nhà báo tử tế thường ổn định và báo giới biết rõ tên thật của tác giả đó. Các nhà hoạt động chính trị trong vòng bí mật cũng thường dùng bút danh để tránh bị nhà cầm quyền truy bức, nhưng khi thắng lợi và nắm quyền thường họ dùng tên thật.
Với sự phát triển của thông tin mạng, trên thế giới ảo, ai cũng có thể viết, có thể ra báo của riêng mình và có thể trở thành “nhà báo”, “nhà văn”.
Các nhà báo, nhà văn vẫn thường dùng bút danh quen thuộc hay có bút danh mới cho thế giới mạng. Những người viết tử tế vẫn ứng xử như xưa. Bút danh nổi tiếng có thể trở thành tên gọi “thật” của một con người cụ thể và bạn đọc thậm chí không biết tên khai sinh của họ là gì. Đấy là cách dùng có ý nghĩa cao đẹp của bút danh.
Một bài viết nặc danh là bài viết không có tên người viết. Thường những người thấp cổ bé họng và sợ cấp trên trù dập hay dùng cách nặc danh để viết các đơn tố cáo thượng cấp của mình hay những người quyền thế. Không hay, nhưng có thể hiểu được cách làm của người viết, nhất là của những “dân đen”.
Tồi tệ hơn và pháp luật cũng cấm là việc mạo danh, tức là dùng tên của người khác để làm những việc mờ ám. Thế nhưng, hiện tượng này ngày càng phổ biến. Việc này cần phải nghiêm trị.
Việc dùng bút danh theo hướng gần với nặc danh và mạo danh là hiện tượng còn nguy hiểm gấp bội. Hiện nay, nhiều khi bút danh lại biến thành công cụ để che dấu tung tích thật của người viết. Vì họ sợ bản thân cái nội dung họ viết, sợ bạn đọc biết đích thực họ là ai. Cách dùng bút danh này đã chuyển sang thái cực xấu, sa đọa, đáng lên án của những kẻ “ném đá dấu tay”, những kẻ “bôi nhọ” hay những tay “bồi bút”. Đấy là một hiện tượng làm suy đồi đạo đức, đáng lên án.
Nếu chúng ta muốn xây dựng một xã hội tử tế, báo chí chính thống nên tránh xa hiện tượng này. Khi còn hoạt động bí mật, báo của một tổ chức chính trị còn dùng nhiều bút danh là điều dễ hiểu, nhưng khi lực lượng chính trị đó đã nắm quyền thì nên đoạn tuyệt với cách làm đó càng nhanh càng tốt.
Chúng ta thấy nhiều bài có vẻ “lý luận” cao siêu, đả phá xu hướng này xu hướng nọ, thậm chí tồi tệ hơn đả phá người này người nọ, được đăng trên báo chính thống mà vẫn thấy nhan nhản các bút danh như thời bí mật. Các “học giả” này nếu có uy tín thực hãy dùng tên của chính mình và chịu sự phán xét của dư luận cũng như của cuộc sống đời thường. Kiểu ném đá dấu tay, úp úp mở mở chỉ có hại cho chính tác giả và báo đăng tải bài viết và nguy hại hơn có hại cho sự phát triển của đất nước.
–
* Ghi chú của BS: TS Nguyễn Quang A, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể. Đọc: 229. Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS và Viện Nghiên cứu Phát triển- Wikipedia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét