Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

“Bài học” Trần Văn Truyền

  • Detekt, công cụ chống lại các biện pháp theo dõi trên mạng (RFI) - Trước hiện tượng giới bảo vệ nhân quyền, các nhà đối lập và cả phóng viên ngày càng thường xuyên trở thành mục tiêu theo dõi, Tổ chức Ân Xá Quốc tế ngày 20/11/2014 cho phổ biến phần mềm với cái tên đơn giản : Detekt. Đây là một công cụ mới để phát hiện xem điện thoại di động hay máy tính xách tay của mình có bị nghe trộm hay không.
  • Bốn kịch bản trên biển Đông (BaoMoi) - TT - Các chuyên gia của hãng tư vấn địa chính trị Wikistrat (Mỹ) dự đoán bốn kịch bản có thể xảy ra tại hai vùng biển ở châu Á - Thái Bình Dương.
  • Vladimir Putin: "Nga không có ý định tự cô lập" (RFI) - Trong bối cảnh bị quốc tế cô lập, nền kinh tế bên bờ suy thoái, “Nga sẽ không được lợi gì nếu tự cô lập”, đó là phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong bài trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Nga ITAR-TASS, được công bố hôm qua (23/11/2014).
  • Công lý và Quốc Hội (RFA) - Có liên quan gì giữa Công lý và Quốc hội hay không? Câu trả lời đương nhiên là có vì đó là hai lĩnh vực quan trọng của một thể chế nhà nước. Hơn nữa dưới thể chế chính trị của Việt nam hiện tại được gọi là dân chủ tập trung, tất cả quyền lực đều qui về một mối, nên Công lý của Tư pháp, và Quốc hội của Lập pháp lại càng có liên quan với nhau.
  • Viện Kiểm sát ND ra cáo trạng truy tố 5 công an đánh chết người (RFA) - Vụ Công an tra tấn nghi phạm đến chết ở Phú Yên, hôm nay báo chí Việt Nam đưa tin Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao ra cáo trạng truy tố 6 sĩ quan Công an ở TP Tuy Hòa và tỉnh Phú Yên phạm tội dùng nhục hình và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
  • Dự án ở đèo Hải Vân đang chờ ý kiến Bộ quốc phòng (RFA) - Phó Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết, chính phủ đang chờ báo cáo của Bộ Quốc phòng để có quyết định chính thức về số phận dự án khu nghỉ dưỡng trên đèo Hải Vân được Tỉnh Thừa Thiên-Huế cấp phép cho doanh nghiệp Trung Quốc.
  • Thủ tướng giải quyết kiện tụng dân sự? (RFA) - Vụ tranh chấp quyền thừa kế nhà trong gia đình tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, mà cao điểm là lệnh cắt đất ngày 24 tháng Mười vừa qua theo chỉ thị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào khi ông Cù Huy Hà Vũ không có mặt ở Hà Nội, liệu có phải là vụ kiện tụng dân sự bình thường hay ẩn đằng sau một động lực chính trị.
  • Cam Bốt hoãn phiên xử tội ác Khmer Đỏ (RFI) - Ngày 24/11/2014, tòa án Phnom Penh thông báo dời lại phiên tòa xử hai cựu lãnh đạo Khmer Đỏ tới tháng Giêng 2015. Đây là hậu quả của việc cựu Chủ tịch « Kampuchea Dân Chủ », Khieu Samphan tẩy chay phiên tòa.
  • Pháp trước làn sóng đầu tư Trung Quốc (RFI) - Đầu thế kỷ 19, Hoàng đế Naponéon đã cảnh báo thế giới về sự « hồi sinh » của Trung Quốc trong tương lai. Lời cảnh báo đó đã ứng nghiệm khi mà Trung Quốc là một trong 5 ủy viên thường trực có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới.
  • Thái Lan truy tố quan chức cảnh sát vì tội phạm thượng (RFI) - Tám sĩ quan cao cấp, trong đó có 3 tướng cảnh sát, đã bị bắt giữ và bị truy tố với tội danh phạm thượng, một tội danh rất phổ biến nhưng hiếm khi áp dụng đối với các sĩ quan ở cao cấp. Các vụ bắt bớ này thể hiện quyết tâm của chính quyền quân sự được dựng lên sau cuộc đảo chánh ngày 22/05/2014 chống lại nạn tham nhũng trong bộ phận an ninh.
  • Philippines phạt nặng 9 ngư dân Trung Quốc (RFI) - Ngày 24/11/2014, một tòa án trên đảo Palawan xử phạt 9 ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép rùa biển quý hiếm trên đà tuyệt chủng tại vùng biển của Philippines. Tuy không bị tù, nhưng mỗi bị cáo phải nộp phạt hơn 100.000 đô la Mỹ.
  • Hình ảnh Hà Nội 100 năm trước (BBC) - Những hình ảnh và thước phim về Hà Nội cách đây một thế kỷ được triển lãm ở Paris nhân năm giao lưu Việt - Pháp.
  • Áp lực ký kết thỏa thuận về hạt nhân Iran ngày càng lớn (RFI) - Theo thỏa thuận tạm thời được ký kết hồi tháng 11 năm 2013, tại Geneve, giữa Iran và nhóm 5+1 (Năm thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An, Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức), thì 12 giờ đêm hôm nay, 24/11/201, là thời hạn cuối cùng để các bên liên quan, hiện đang đàm phán tại Vienna, thủ đô Áo, ký được một « thỏa thuận toàn diện » về hồ sơ hạt nhân Iran.
  • Afghanistan : Binh sĩ nước ngoài sẽ ở lại sau 2014 (RFI) - Hôm qua, 23/11/2014, Hạ viện Afghanistan đã thông qua Hiệp định an ninh được ký kết với Hoa Kỳ và Liên minh Bắc Đại Tây Dương, cho phép hơn một chục ngàn binh sĩ nước ngoài tiếp tục ở lại để làm nhiệm vụ huấn luyện quân đội Afghanistan, sau năm 2014, thời điểm liên quân quốc tế rút khỏi nước này.
  • Hiềm khích Ấn Độ - Pakistan đe dọa thượng đỉnh Nam Á (RFI) - Thượng đỉnh Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á SAARC lần thứ 18 mở ra tại Katmandu, Nepal trong hai ngày 26 và 27/11/2014. Tham dự lần đầu tiên, thủ tướng Ấn Narendra Modi củng cố vai trò của New Delhi trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh, nhưng căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan đe dọa thượng đỉnh Nam Á.
  • Trung Quốc vận hành đập thủy điện Brahmaputra gây tranh cãi (RFI) - Đập thủy điện trên dòng sông Brahmaputra, Tây Tạng, hôm qua (23/11/2014) đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất điện. Công trình thủy điện quan trọng này gây nhiều quan ngại trong khu vực do nằm tại thượng nguồn của nhiều nhánh sông lớn tại Châu Á, chủ yếu tại Ấn Độ và Pakistan.
  • Mỹ và đồng minh gia tăng oanh kích phiến quân ISIS (RFA) - Hoa Kỳ và đồng minh đã thực hiện 24 lượt oanh kích các cứ điểm của lực lượng mệnh danh nhà nước Hồi giáo IS kể từ thứ sáu tuần trước đến nay. 15 đợt oanh kích được thực hiện trên lãnh thổ Iraq và 9 đợt ở Syria.
  • Thuốc triệt sản bị ô nhiễm tại Ấn Độ (VOA) - Các cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đã xác nhận những loại thuốc sử dụng trong những vụ triệt sản tập thể làm ít nhất 13 phụ nữ tử vong ở Ấn Độ
  • Tunisia: Bầu cử tổng thống sẽ tiến đến vòng 2 (VOA) - Cử tri Tunisia đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống lần đầu kể từ sau cuộc nổi dậy đòi dân chủ hồi năm 2011, và 2 đảng chính đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử vòng nhì vào tháng tới
  • Núi lửa ở Cape Verde bộc phát (VOA) - Một ngọn núi lửa bộc phát ở Cộng hòa Cape Verde, quần đảo nằm ngoài khơi của Tây Phi, khiến cho hàng trăm cư dân phải di tản
  • Tin tức tổng hợp nổi bật nhất ngày 24/11 (BaoMoi) - (Công lý) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao Campuchia-Lào-Việt Nam; Nguyên phó văn phòng UBND huyện lừa đảo, chiếm đoạt hàng tỉ đồng; Tướng Trung Quốc nói Mỹ tránh xa việc xây đảo ở Trường Sa… là những thông tin thời sự nóng nhất được báo chí đưa tin.
  • Hoa Kỳ sẽ không nhượng bộ Trung Quốc ở Biển Đông (BaoMoi) - (PetroTimes) - Mặc dù đảng Cộng hòa đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lưỡng viện (hôm 4/11, theo giờ Mỹ) - nắm cả Thượng viện và Hạ viện trước đảng Dân chủ, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ nhượng bộ Trung Quốc.
  • Không giảm thuế nhập khẩu nhiên liệu bay (BaoMoi) - (HQ Online)- Trước đề nghị hỗ trợ các hãng bay trong giai đoạn chịu ảnh hưởng tiêu cực do tình hình biển Đông của Bộ Giao thông Vận tải và đề nghị miễn thuế nhiên liệu bay của một số hãng hàng không, Bộ Tài chính cho biết, do đã có nhiều chính sách ưu đãi nên vẫn thực hiện thuế nhập khẩu đối với xăng máy bay như quy định hiện hành.
  • Cứu hộ tàu cá gặp nạn ở Trường Sa (BaoMoi) - Sáng 24/11, tàu HQ 712 (tàu Biển Đông 20) trực thuộc Hải Đoàn 129 - Quân chủng Hải quân đã lai dắt tàu đánh cá BĐ 96801 TS của tỉnh Bình Định cùng 7 ngư dân trên tàu bị nạn tại khu vực quần đảo Trường Sa vào cảng của Hải Đoàn tại thành phố Vũng Tàu an toàn.
  • Biển Đông được giám sát bằng công nghệ viễn thám (BaoMoi) - Ngày 13/11/2014, tại Hà Nội, Tổng cục Biển và Hải đảo, Cục Viễn thám Quốc gia, Bộ TN&MT đã tổ chức nghiệm thu Dự án “Giám sát tài nguyên môi trường biển, hải đảo bằng công nghệ viễn thám...

'Chèn' nợ xấu 17% vào báo cáo Quốc Hội: Ai 'gài' thủ tướng?

Dù vừa có cú đại nhảy vọt về phiếu tín nhiệm cao tại chảo lửa Quốc Hội, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không thể an vui trọn vẹn với sáu chữ vàng “vừa hợp tác vừa đấu tranh,” khi bất ngờ bị cấp dưới khiến ông trở thành người đỡ đầu cho số liệu nợ xấu đến giờ mới lộ mặt.

17%
“Theo giám sát của Ngân Hàng Nhà Nước, đến Tháng Chín, 2012 tỉ lệ nợ xấu của các TCTD lên đến 17%,” Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng đọc báo cáo trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc Hội vào chiều ngày 19 Tháng Mười Một.
Ngay lập tức, phóng viên trang Infonet của báo giới nhà nước đã không bỏ qua con số 17% này để làm đậm đà một tin tức dù thuộc về quá khứ nhưng mang tính tiết lộ và thừa nhận bế tắc trong hiện tại.
Lần đầu tiên trong lịch sử công bố nợ xấu của lãnh đạo chính phủ đã xuất hiện con số 17%.
Tỉ lệ nợ xấu 17% trong hệ thống ngân hàng lại trùng khớp với con số nợ xấu 500,000 tỷ đồng, lần đầu tiên được Thống Đốc Nguyễn Văn Bình như cố ý công bố tại phiên họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội diễn ra ngay trước kỳ họp Quốc Hội lần thứ 8.
Một câu hỏi hết sức ngáng trở bật ra là con số 17% trên xuất phát từ đâu, bộ tham mưu của Văn Phòng Chính Phủ, hay Ngân Hàng Nhà Nước?
Không khó để hiểu ra trong thói quen làm việc của hệ thống hành chính chính phủ, tỉ lệ 17% trên nếu không phải do Văn Phòng Chính Phủ tự nghĩ ra, hẳn phải được khởi thảo từ cơ quan chuyên môn đắc lực là những lãnh đạo của Ngân Hàng Nhà Nước như Thống Đốc Nguyễn Văn Bình.
Đến lúc này, cần lật lại câu chuyện công bố nợ xấu và sự thật về đức tính lật lọng của nó. Trong tất cả những lần công bố trước của Ngân Hàng Nhà Nước - cơ quan có biệt tài “nhảy múa” về số liệu - chưa bao giờ nợ xấu được “minh bạch” trên 10%.
Thói dối trá bệnh hoạn
Từ năm 2011, khi bắt đầu xuất hiện khái niệm nợ xấu cho đến tận gần đây, có ít nhất 10 lần Thống Đốc Nguyễn Văn Bình và cấp phó của ông “múa” số liệu tỉ lệ nợ xấu. Nợ xấu liên tục bị “điều chỉnh” chóng mặt. Chẳng hạn vào Tháng Tám, 2011, khi ông Bình tiếp nhận ghế thống đốc, nợ xấu ngân hàng được công bố chỉ mới 3%, nhưng đến Tháng Sáu, 2012 tại một kỳ họp Quốc Hội đã vọt lên 10%, để sau đó lại “chìm” về 4-5%.
Chi tiết đáng lưu ý là hai tháng trước khi ông Bình trở thành thống đốc mới vào năm 2011, cơ quan xếp hạng tín dụng có uy tín trên thế giới là Fitch Ratings đã kịp nêu ra tỉ lệ nợ xấu của Việt Nam là 13%, gấp 4 lần số báo cáo của “người Việt xấu xí.”
Cho đến đầu năm 2014, một tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế khác là Moody's đột ngột công bố tỉ lệ nợ xấu của Việt Nam lên đến 15%. Công bố này được phổ biến rộng rãi trên truyền thông thế giới và càng làm cho chính phủ Việt Nam khổ tâm trên con đường minh bạch hóa chưa bỏ được thói bưng bít và bất nhất thông tin.
Có lẽ chịu áp lực nặng nề của dư luận, từ hệ thống chính trị quá khó thuận hòa, từ tâm trạng “mất mặt” của cấp trên và cũng không còn cách nào khác, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước một lần nữa phải xuất hiện để “cải chính.” Cho rằng con số của Moody's chỉ mang tính tham khảo, ông Nguyễn Văn Bình xác nhận rằng tỉ lệ nợ xấu của Việt Nam “9% là hợp lý.”
Tất nhiên, trong bối cảnh nợ xấu còn lâu mới được xử lý và vẫn đang tăng lên từng ngày, câu chuyện “nhảy múa nợ xấu” của thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước còn lâu mới chấm dứt vũ điệu động kinh của nó.
Căn bệnh động kinh ấy đã bị chỉ mặt điểm tên: “Thói dối trá bệnh hoạn của giới quan chức ngân hàng.”
Ông Nguyễn Văn Bình - người được một số dư luận ấn định là “cấp phó của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng” - cũng bị xem là người đã đóng góp “một phần không nhỏ” vào công cuộc nhiệt thành làm giàu cho các nhóm lợi ích ngân hàng nhưng lại khiến lụn bại thị trường tín dụng, điên đảo thị trường vàng cùng một nền kinh tế quặt quẹo chỉ trong ba năm kể từ khi ông nhậm chức thống đốc.
Uy tín của thủ tướng?
Những câu hỏi tiếp theo cần phát triển là tại sao không phải vào những năm trước mà chỉ đến giờ này Thống Đốc Bình mới chịu tiết lộ con số nợ xấu? Tại sao “cánh tay phải của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng” lại “quyết liệt” giấu nợ xấu lâu đến thế? Để “bơm thuốc” cho các nhóm lợi ích ngân hàng nhằm kéo dài cơn ung thư giai đoạn cuối? Vì cái ghế thống đốc hay hiến dâng cho “uy tín chính phủ” vào buổi hoàng hôn trước đại hội đảng 12?
Và gần nhất, câu hỏi rất đáng mổ xẻ về động cơ cá nhân là “tỉ lệ nợ xấu lên đến 17% vào Tháng Chín, 2012” vừa công bố trước Quốc Hội lại không phải do lãnh đạo của Ngân Hàng Nhà Nước báo cáo, mà được phát ra từ chính miệng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Phải chăng đó là thủ pháp đầy tiểu xảo và lọc lõi để Thống Đốc Nguyễn Văn Bình vừa thoát trách nhiệm tự làm xấu mặt mình trước gần 500 đại biểu Quốc Hội và khối cử tri, nhưng lại đạt được mục đích hợp thức hóa một sự thật quá khó để bào chữa lẫn cứu vãn về nợ xấu bằng cách “mượn” vai trò thủ tướng phát ngôn?
Thế nhưng, cũng như bao nhiêu lần trước, điều hết sức đáng tiếc và cũng thật đáng buồn vào lần này là rất có thể chính Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không hề biết 17% là số liệu tỉ lệ nợ xấu được cấp dưới của ông “gài” vào báo cáo. Và ông lại càng không biết vào Tháng Chín, 2012, một cấp dưới của ông - ông Nguyễn Đồng Tiến, phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước - đã công bố tỉ lệ nợ xấu là 8.82%, khác xa con số 17% trên, ngay tại phiên họp chính phủ thường kỳ do thủ tướng chủ trì!
Có cảm giác như đã từ lâu, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bị những nhân vật ma mãnh của nhóm lợi ích ngân hàng biến thành “bù nhìn” của họ.
Buồn thay, chưa bao giờ thói dối trá chính trị của Ngân Hàng Nhà Nước lại kiến tạo ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của thủ tướng như hiện thời. 
Phạm Chí Dũng
(Người Việt)

Hà Văn Thịnh - “Bài học” Trần Văn Truyền

Cho đến nay, ông Trần Văn Truyền là ‘con sâu nghỉ hưu’ to nhất mà báo chí (trước hết là báo chí) và các cơ quan chức năng ‘tóm’ được: Chuyện tham nhũng như thế, thậm chí là hơn thế, không mới; nhưng cái ghê gớm của vấn đề, cái choáng váng của nhận thức, cái tai họa của hệ lụy đặt ra rất nhiều câu hỏi mà, nếu không trả lời rõ, đúng và đủ thì có lẽ, niềm tin trong dân, trong bộ phận cán bộ ít nhiều trong sạch sẽ chẳng bao giờ có được…
Trước hết, 5-6 căn nhà chỉ mới là của nổi, chứ phần chìm với các tài khoản trong và ngoài nước; các cổ phần rất có thể trong các công ty chưa hề được nói đến? Chẳng ai tin một cán bộ có trình độ cao nhất về… chống tham nhũng, đủ ‘trình’ để hiểu mọi mánh khóe cất tiền, rửa tiền lại chỉ khư khư có mỗi… mấy căn nhà(!)? Cơ quan chức năng cần phải vào cuộc sâu hơn nữa, mạnh hơn nữa thì mọi sự trắng đen mới có thể tạm coi là làm yên dư luận.
Điều tiếp theo, mọi sai phạm của ông Trần Văn Truyền đều diễn ra khi đương chức – nói ra thì khôi hài nhưng có ai về hưu mà đủ quyền, đủ lực để tự tung tự tác được đâu – có nghĩa là, hình dạng, chiều kích, quy mô của cái lâu nay vẫn được gọi là nhóm lợi ích đã hiển hiện: Không thể nói những người liên quan “không nắm được”, “thiếu thông tin”, “chủ quan”…, vì mọi lý lẽ theo kiểu đó chỉ là muốn lừa dư luận một lần nữa. Chẳng hạn, con gái ông Trần Văn truyền chỉ là một nhân viên bình thường, bỗng dưng được cấp căn hộ mà bảo là không biết thì chỉ có trời mới hiểu!
Đã thấy rõ thấy ràng đường dây của các nhóm lợi ích theo cách bánh ít đi, bánh dì lại, tại sao không một lần thẳng thắn, mạnh mẽ bóc tách vấn đề ra để xử lý, điều tra rốt ráo, làm rõ kỹ càng? 
Nên thấy rằng ông Trần Văn Truyền là quan chức đặc biệt vì nắm giữ trọng trách chống tham nhũng, kiểm tra, kiểm soát kỷ cương, phép nước mà sai phạm tày đình đồng thời với cái sự không hề biết xấu hổ khi nổ vang trời về những điều tốt đẹp – đích thực là vừa ăn cướp vừa la làng, là chuyện không một ai có thể chấp nhận nên nếu vẫn là đảng viên, vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu vẫn tiếp tục ‘kiểm điểm sâu sắc’ thì chắc chắn, chẳng bao giờ lấy lại được niềm tin của hàng triệu người dân.
Ít nhất, cái mặt tốt (cay đắng) của vấn đề là nó chứng minh rằng Đảng và Nhà nước đang thực sự quyết tâm chống tham nhũng và nhân dân cả nước đang chờ những biện pháp nghiêm khắc tương xứng với những sai phạm không thể dung thứ của ông Trần Văn Truyền. Cách thức của ông Trần Văn Truyền đã cũ và xưa như Diễm, chẳng khó gì để điều tra tất cả những người, những vụ việc chắc chắn phải liên quan, vì như cha ông vẫn nói, chẳng có ai cho không ai cái gì…
Hiểu biết đầy đủ về luật pháp, là ‘bộ mặt’ về sự trong sạch của chính quyền mà làm vấy bẩn ghê gớm như thế, chứng tỏ cái tận cùng của sự lạm dụng, sự coi thường các nguyên tắc pháp lý. Ông Trần Văn Truyền đã nghênh ngang coi thường dư luận khi ông ta xây biệt thự to đùng, thách thức dư luận; không thể không đặt câu hỏi là có ai đó đương chức khiến cho ông ta làm mà không sợ, không lo?... 
Những câu hỏi và những bài học từ “vấn đề Trần Văn Truyền’ có nhiều lắm; nhưng thật ra, chung quy lại cũng chỉ có một mà thôi: Đã đau, đã thấy, đã biết nên giải pháp duy nhất không chỉ là “trả lại” mà phải là đi đến tận cùng của sự thật. Sự thật này là vô giá bởi nó liên quan đến NIỀM TIN của hàng triệu con người… 
Hà Văn Thịnh
Huế, 23.11.2014 
(Quê Choa)

Luân Đôn ‘phải lòng’ bánh mì Việt Nam?

Câu chuyện về Loan Phan và Vân Trần, nằm trong số những người đầu tiên mang bánh mì kẹp Việt Nam tới London, cho thấy đồ ăn mang đậm bản sắc Việt không chỉ đang có chỗ đứng mà còn cả tiềm năng phát triển có qui mô.
Loan Phan chỉ vài tháng tuổi khi cùng cha mẹ di cư vào Anh sau Cuộc chiến Việt Nam theo làn sóng tị nạn của thuyền nhân. Vào thập niên 1980, tìm được đồ ăn Việt Nam ở London là việc không dễ.
Nhưng Loan may mắn vì sinh trưởng trong gia đình cha mẹ đều giỏi nấu ăn. Ông Bảy, người cha của chị, từng là đầu bếp có tiếng khi còn ở Việt Nam.
Thế nhưng đâu là nguồn cảm hứng để Loan mở một cửa hàng bánh mì?
“Mỗi khi chúng tôi muốn ăn bánh mì là ba mẹ phải đi mua nguyên liệu và mất hàng tiếng đồng hồ làm nhân bánh,’’ Loan giải thích. “Và cứ như vậy trong nhiều năm, lúc nào muốn ăn bánh mì là chúng tôi lại phải lặp lại qui trình này.’’
Vì vậy ý tưởng mở tiệm Bánh Mì Bảy của Loan là để gia đình mình và bạn bè “có thể thưởng thức bánh mì bất cứ khi nào họ muốn.”
Trong khi đó, Vân Trần, sinh viên từ Hà Nội sang Anh học tập, đã tìm tới bánh mì như món ăn để quảng bá đồ ăn Việt tới khách hàng tại London.
“Hồi nhỏ khi lớn lên ở Hà Nội, sáng nào ngủ dậy việc đầu tiên tôi làm là đi chợ với mẹ.”
Loan Phan cùng gia đình nhập cư vào Anh sau Cuộc chiến Việt Nam.
Vì vậy khi đến thăm khu chợ Broadway ở phía đông London, Vân cảm nhận được sự thân thương và quen thuộc của một phiên chợ Việt Nam. “Mọi thứ ngoài chợ đều rất tươi ngon, khác hẳn với những đồ ăn mình tìm thấy trong siêu thị. Ở đó có rất nhiều gian hàng bán đủ loại món ăn, thế nhưng không có đồ ăn Việt Nam.”
Và thế là Vân cùng một người bạn đã quyết định mở một gian hàng bán bánh mì tại khu chợ này. Trong vài năm, chị và người bạn đã làm bánh mì ở nhà và dùng xe đạp để chở bánh mì tới chợ phiên vào mỗi thứ Bảy hàng tuần.
Nhưng các dự định của Vân không chỉ dừng ở đó. “Chúng tôi muốn tạo ra một không gian để có thể truyền đạt được những giá trị văn hóa Việt Nam và cho tất cả những gì mình yêu thích và trân trọng không gian đó.”
Sống đúng với di sản của mình trong thời toàn cầu hóa hẳn có vị đắng xen lẫn ngọt ngào, nhưng hành trình của bạn sẽ có thành quả khi người ta bắt đầu chào đón và trân trọng chính các giá trị và nền văn hóa đó.
'Bỏ ngân hàng mở nhà hàng'
Trong một bước có thể xem là khác thường, Vân, sinh viên tốt nghiệp Đại học Oxford, đã bỏ việc làm tại một ngân hàng danh tiếng ở London và mở nhà hàng có tên Bánh Mì 11.
Vân Trần bỏ công việc tại một ngân hàng ở London để mở nhà hàng.
“Chuyển đổi từ một nhân viên ngân hàng sang làm riêng trong ngành ẩm thực là sự thay đổi một trời một vực,” Vân chia sẻ. “Từ một công việc khá an toàn với rất ít sự cố, hàng ngày mình đi làm vào 9 giờ sáng và ngồi trước máy tính, tới một môi trường mà mình phải làm chủ tất cả những quyết định của mình và không có ai chỉ đường vạch lối.”
Vậy mở tiệm chuyên bán bánh mì Việt Nam ở London, nơi ẩm thực thế giới gốc Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản đã bắt rễ hàng chục năm, gặp phải những thách thức gì?
“Bánh mì Việt Nam lúc đó là một khái niệm hoàn toàn mới ở London, nhưng chúng tôi muốn biến bánh mì thành một sản phẩm thành công về thương mại,” Loan Phan nói.
Tuy nhiên liệu một món ăn nhanh đậm nét Việt Nam có thể có chỗ đứng trong một thành phố đầy sự cạnh tranh như London hay không? Cả Loan và Vân đều thấy tự tin về cái gọi là “yếu tố độc đáo.”
“Bánh mì Việt Nam khác hẳn với những loại sandwich khác. Nó như là một bữa cơm của người Việt trong một ổ bánh mì, có đầy đủ mọi thứ như thịt nướng, rau thơm, với tất cả những mùi vị đặc trưng cho một bữa cơm Việt Nam”, Vân nói.
Ngoài ra, thông qua bánh mì, Vân muốn giới thiệu đến các bạn quốc tế những giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam.
“Người Việt ướp thịt rất lâu trước khi nấu, người Việt ăn theo mùa, người Việt ngày nào cũng đi chợ và ăn thức ăn của ngày hôm đó. Và khi các vị khách hiểu được những giá trị đó, họ sẽ cảm nhận được ẩm thược Việt Nam khác các ẩm thực khác như thế nào, và họ rất thích,” Vân nói thêm.
Nhưng liệu bánh mì Việt Nam có tiềm năng để trở thành món nằm trong chuỗi cửa hàng thực phẩm đồ ăn nhanh trên toàn cầu hay không, hay nó chỉ bó hẹp trong phạm vi kinh doanh gia đình?
“Tôi nghĩ bánh mì có tiềm năng trở thành đồ ăn nhanh được biết đến rộng rãi như McDonalds,” Loan chia sẻ.
'Banh mi' đang là cụm từ trở nên quen thuộc như sushi hay dim sum
Nhận định của Loan dường như không phải là không có cơ sở. Kể từ khi chị mở Bánh Mì Bảy vào năm 2006, nay đã có tới cả chục cửa hàng bánh mì khác mọc lên ở London.
“Tuy nhiên, có những yếu tố độc đáo của bánh mì Việt Nam mà có thể sẽ rất khó để đưa quy trình sản xuất hàng loạt, vì tất cả các nguyên liệu đều phải rất tươi, ” Loan nói thêm.
Có thể thấy rằng ẩm thực Việt Nam nói chung dường như đang ngày càng khẳng định được thế mạnh tại thị trường London. Có chăng sự thiếu vắng hiện tại là những chuỗi cửa hàng lớn của người Việt giống như Pizza Express, Pret A Manger, Itsu, hay Wagamama.
Liệu Loan và Vân có trở thành một Alan Yau, ông chủ của Wagamama hiện có tới 110 nhà hàng tại Anh Quốc, hay không?
Xét về mức độ nhiệt huyết và đam mê, rất có thể họ sẽ làm được.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, là sinh viên hiện du học tại London
(BBC)

Kỳ tích kinh tế của Trung Quốc đã đến hồi kết thúc?

Nợ công và nạn tham nhũng thực sự đang ngáng chân gã khổng lồ châu Á.

Trong một chuyến đi đến Trung Quốc vào năm 2009, tôi đã leo lên tầng cao nhất của một ngôi chùa 13 tầng năm trong khu công nghiệp Thường Châu, cách thành phố Thượng Hải không xa lắm, và phóng tầm mắt nhìn khung cảnh xung quanh. Các loại cần cẩu đang thi công công trình trải dài tít tắp trên đường chân trời mờ sương, ánh lên màu vàng rực dưới nắng mặt trời. Daniel, con trai của tôi, lúc đó đang là giáo viên dạy tiếng Anh cho một trường học ở địa phương, nói với tôi rằng, “Màu vàng tượng trưng cho sự phát triển đấy ba ạ.”

Trong suốt thời gian tôi ở Bắc Kinh với tư cách là ký giả của tờ Wall Street Journal tìm hiểu về nền kinh tế của Trung Quốc, thì bắt đầu từ năm 2011, Trung Quốc đã trở thành quốc gia có kim ngạch thương mại số một thế giới, vượt qua cả Mỹ, và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vuợt lên trên Nhật Bản. Các nhà kinh tế học nhận định rằng việc GDP của Trung Quốc vươn lên đứng đầu thế giới chỉ là vấn đề thời gian.

Trong thời gian này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bầu ra một vị tổng bí thư đầy quyền lực, đó là Tập Cận Bình, người tự cho mình là một nhà cải cách, đã đề ra kế hoạch 60 điểm để tái cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc và tiến hành chiến dịch xóa bỏ nạn tham nhũng trong nội bộ Đảng Cộng sản. Những người ngưỡng mộ ông Tập nói với tôi rằng cuộc thanh trừng này sẽ khiến các quan chức, chính trị gia ở địa phương và giám đốc điều hành các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ - ba chân kiềng của chế độ - lo sợ và phải ủng hộ những thay đổi của ông Tập.

Vậy thì tại sao tôi lại tỏ thái độ bi quan như vậy, khi rời khỏi Trung Quốc lúc sắp kết thúc 4 năm công tác, về tình hình kinh tế trong tương lai của nước này? Lúc tôi mới đến đó, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc là gần 10% trong gần 30 năm liên tục, một điều không tưởng trong lịch sử kinh tế học hiện đại. Nhưng hiện tại tỉ lệ đó giảm xuống chỉ còn 7%. Những doanh nhân phương Tây và các nhà chuyên gia kinh tế quốc tế ở Trung Quốc cảnh báo rằng số liệu thống kê GDP của chính phủ chỉ chính xác khi nó là kim chỉ nam cho hướng phát triển, và phương hướng hiện giờ của nền kinh tế Trung Quốc rõ ràng đang đi xuống. Vấn đề được đặt ra ở đây là tốc độ tụt dốc này còn nhanh và xa như thế nào nữa.

Báo cáo của riêng tôi đã chỉ ra rằng chúng ta đang chứng kiến hồi kết thúc của kỳ tích kinh tế Trung Hoa. Cái mà chúng ta nhìn thấy chỉ là sự thành công chủ yếu dựa vào bong bóng nhà đất dựa trên vay nợ và chi tiêu công đuợc thúc đẩy bởi tham nhũng. Những chiếc cần cẩu xây dựng vuơn lên nhan nhản không phải là biểu tượng cho sức sống của một nền kinh tế; nó chỉ cho thấy nền kinh tế đó đang chạy đua một cách điên cuồng.

Phần lớn những thành phố ở Trung Quốc tôi từng đến thăm đều đã bị lấp đầy bởi những khu phức hợp gồm các căn hộ lớn nhưng vẫn còn trống, đặc biệt chỉ nhìn thấy vào buổi tối bởi những ánh đèn từ trên tầng cao nhất. Tôi đặc biệt lưu ý điều này trong các chuyến đi về cái gọi là đô thị loại ba và bốn – có đến khoảng 200 thành phố như thế, với dân số từ 500,000 cho đến vài triệu người, nơi mà các du khách phương Tây hiếm khi đến nhưng lại chiếm khoảng 70% doanh số bán nhà đất ở Trung Quốc.

Ví dụ, nhìn từ cửa sổ phòng khách sạn của tôi ở thành phố Dinh Khẩu thuộc phía đông bắc của Trung Quốc, tôi chỉ thấy những tòa nhà cao tầng trải dài hàng dặm, với số lượng ô tô qua lại trên đường chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nó khiến tôi nghĩ rằng đây chính là hậu quả của vụ nổ bom neutron – chỉ còn các công trình kiến trúc đứng lạc lõng nhưng không ai còn sống.

Tình hình còn tồi tệ hơn ở Hàm Đan, một trung tâm chuyên về thép cách Bắc Kinh 300 dặm về phía Nam, khiến một nhà đầu tư ở tuổi trung niên lo sợ rằng một nhà phát triển ở địa phương sẽ không đủ khả năng thanh toán các khoản tiền lãi như đã hứa, và dọa sẽ tự tử vào mùa hè năm ngoái. Sau khi nghe những câu chuyện tương tự về sự tuyệt vọng, các nhà chức trách đã cấm người dân không được nhảy từ tầng cao nhất của các tòa nhà. Chính quyền thành phố Hàm Đan đã từ chối bình luận về điều này.

Trong 20 năm qua, bất động sản đã trở thành nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Vào cuối thập niên 1990, Đảng Cộng sản cuối cùng đã cho phép người dân thành thị được sở hữu nhà riêng, và từ đó nền kinh tế phát triển tăng vọt. Mọi người đổ hết tiền tiết kiệm vào bất động sản. Các ngành công nghiệp liên quan như thép, thủy tinh và điện gia dụng phát triển đến mức bất động sản chiếm hơn một phần tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc.

Các khoản nợ phải trả cho sự bùng nổ, bao gồm cả khoản vay của các chính phủ, nhà phát triển và tất cả các ngành công nghiệp. Mùa hè này, quỹ tiền tệ quốc tế đã lưu ý rằng trong suốt 50 năm qua, chỉ có bốn quốc gia trải qua tốc độ tích tụ nợ nhanh như Trung Quốc chỉ trong vòng 5 năm. Bốn nước đó là Brazil, Ireland, Tây Ban Nha và Thụy Điển – đã phải đối mặt với khủng hoảng ngân hàng trong vòng 3 năm tăng trưởng tín dụng với tốc độ khủng khiếp như thế.

Trung Quốc đã học theo Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc xuất khẩu hàng hóa để thoát khỏi cảnh đói nghèo. Nhưng quy mô phát triển rộng lớn của Trung Quốc giờ lại trở thành hạn chế. Với tư cách là quốc gia xuất khẩu nhiều nhất thế giới, liệu Trung Quốc có thể tăng trưởng đến mức độ nào nữa từ việc giao dịch thương mại với Hoa Kỳ và đặc biệt là châu Âu? Chuyển dịch kinh tế theo hướng đổi mới? Đó là câu thần chú của mọi nền kinh tế phát triển, và về điểm này thì các đối thủ của Trung Quốc lại có lợi thế hơn hẳn, đó là: xã hội của họ khuyến khích tư duy phóng khoáng và tín ngưỡng mang phong cách riêng.

Khi nói chuyện với các sinh viên đại học người Trung Quốc, tôi thường hỏi họ về các kế hoạch cho tương lai. Tôi thầm thắc mắc rằng, tại sao trong một nền kinh tế với vô số tiềm năng phát triển như vậy mà rất ít sinh viên lựa chọn trở thành doanh nhân? Theo các nhà nghiên cứu ở Mỹ và Trung Quốc, sinh viên học ngành kỹ sư ở Stanford nhiều gấp 7 lần so với số sinh viên theo học tại các trường đại học danh giá ở Trung Quốc có ý định khởi nghiệp.

Một cuộc phỏng vấn với sinh viên học ngành kỹ sư môi trường cứ ám ảnh tôi mãi. Bố mẹ của cậu sinh viên ấy trở nên giàu có nhờ phát triển công ty chuyên về sản xuất giày và ống nước. Nhưng cậu ấy lại không hề muốn kế nghiệp gia đình – và bố mẹ cậu ấy cũng chẳng mong muốn điều đó. Họ nói rằng thà cậu đi làm nhà nước còn hơn. Công việc vừa an toàn hơn, và nếu cậu có thể leo lên vị trí cao trong chính quyền thì có thể giúp cho việc kinh doanh của gia đình.

Liệu chiến dịch của ông Tập có đảo ngược sự suy giảm của Trung Quốc hay ít nhất là hạn chế nó không? Có thể. Nó phụ thuộc vào công thức chuẩn của các nhà cải cách Trung Quốc: tái cơ cấu hệ thống tài chính để khuyến khích đầu tư, phá bỏ thế độc quyền để tạo ra vai trò lớn hơn cho doanh nghiệp tự nhân, chủ yếu dựa vào tiêu dùng trong nước.

Nhưng ngay cả những nhà lãnh đạo đầy quyền lực của Trung Quốc cũng gặp khó khăn trong việc thực thi mong muốn của họ. Hồi đầu năm nay tôi có nói đến kế hoạch của chính phủ nước này trong việc giải quyết một vấn đề khá đơn giản: giảm sản lượng thép ở Hà bắc, một tỉnh gần Bắc Kinh. Chỉ riêng Hà Bắc đã sản xuất lượng thép thô gấp đôi Mỹ, nhưng từ lâu Trung Quốc đã không còn cần đến lượng thép lớn như vậy, khiến bầu trời Hà Bắc đen kịt bởi khí thải. Cuối cùng ông Tập đã phải cảnh báo các quan chức địa phương rằng, các tiêu chuẩn để đánh giá sẽ không đơn giản là mức tăng trưởng GDP nữa mà còn là đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường.

Vào cuối năm 2013, Hà Bắc đã tổ chức một sự kiện có tên là “Ngày chủ nhật hành động.” Các quan chức đã cử một đội đi phá dỡ các lò luyện kim và nhà máy, đưa việc này trở thành sự kiện đáng quan tâm trong chương trình thời sự lúc 7h tối. Nhưng cuối cùng mọi chuyện vỡ lở ra rằng các nhà máy bị phá hủy ấy từ lâu đã không còn sản xuất nữa nên việc phá hủy chúng cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sản lượng. Thay vào đó, ngành công nghiệp luyện thép của Trung Quốc vẫn đang trên đà lập kỷ lục vào năm nay.

Tôi đã học được một điều rằng, ở Trung Quốc, màu vàng không chỉ tượng trưng cho sự phát triển. Nó còn là màu của ánh hoàng hôn.
Bob Davis
Athena chuyển ngữ 
---- Esther Fung và Lingling Wei có đóng góp cho bài viết này.
Nguồn:The End of China's Economic Miracle?, The Wall Street Journal.
(Dân luận)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét