Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Trung Quốc làm gì ở Trường Sa?

Chính trị – Xã hội

Trò chơi đu dây cơ hội  -(Lê diễn Đức -RFA)   >>>  Những tham vọng bất thành của Barack Obama
Giữ cái gì ?… -(Nguyễn thị Từ Huy -RFA) – Khi tìm hiểu về một số nhân vật đã thành công trong việc giúp cho dân tộc của họ thoát khỏi sự thống trị của chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ độc tài hay toàn trị, tôi rút ra nhận xét sau đây:
Nelson Madela, Václav Havel, Aung San Suu Kyi… đều là những người rất quyết liệt, rõ ràng trong tư tưởng và hành động, đi tận cùng lý tưởng của mình, chấp nhận tù đày, hy sinh chứ không chịu thỏa hiệp ; giữa phát ngôn và hành động rất thống nhất, họ nói điều họ nghĩ, và làm điều họ nói. Thậm chí họ có thể bước thẳng tới họng súng không một chút chần chừ.
Mờ nhạt Aung San Suu Kyi?  -(Trần vinh Dự -VOA)-
Việt Nam đang dần phải chấp nhận Công Ðoàn Ðộc Lập  -(Phạm chí Dũng -NV)
Chủ nghĩa dối trá và lừa gạt  -(Lê diễn Đức -NV)    —  Sài Gòn và Hà Nội  -(Huy Phương -NV)
RỪNG LUẬT VÀ LUẬT RỪNG  -(TNM)   —  VIỆT NAM KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ “NHỤC QUỐC THỂ”  -(TNM)

CHÍNH THỂ VNCH ĐÃ CHẾT?  –  (TNM) – Dương hoài Linh : “… thể chế VNCH không chết. Thể chế chính trị là những quy định luật lệ, các tiêu chuẩn pháp lý của một chế độ xã hội. Trên căn bản những điều này VNCH đã đặt ra một bản hiến pháp dân chủ tiến bộ trên tất cả để điều hành đất nước. Bản hiến pháp ấy ngày nay vẫn trường tồn và có sức sống mãnh liệt hơn bao giờ hết. Thể chế tam quyền phân lập và nền tự do báo chí cũng không chết. Chỉ có các thể chế được xây dựng trên nền tảng của CNCS là đã chết. Một xác chết chưa chôn“….   Do vậy việc làm của các bạn trên FB này là hoàn toàn đúng đắn vì tương lai dân tộc VIệt chứ không vì tham vọng đưa trở lại một chính quyền đã chết để ăn mày dĩ vãng như một số bạn lầm tưởng  …   —CHÍNH THỂ VNCH ĐÃ CHẾT? -(Dương hoài Linh FB)
Đã nghèo còn gặp cái eo.  -(Dương hoài Linh FB)  -Ngày xưa để lừa dân miền Nam ,tạo “danh chính ngôn thuận” chính phủ VNDCCH luôn gọi cuộc nội chiến Nam Bắc là cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai,thống nhất đất nước.Họ không thừa nhận chính thể VNCH mặc dù rất nhiều nước trên thế giới công nhận.Bây giờ vì cái công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng họ phải tráo trở quay lại thừa nhận VNCH là một quốc gia độc lập,do đó họ không thể bán Hoàng Sa ,Trường Sa được.
Nhưng như vậy điều này đã phản lại họ ,chứng tỏ họ đã đưa quân tấn công một đất  nước có chủ quyền.Họa vô đơn chí.Việc ngang nhiên đứng nhìn để Trung Cộng tấn công Hoàng Sa,việc để mất Gạc Ma mà không chống cự làm hy sinh oan uổng 64 chiến sĩ công binh ,đủ để ghép vào tội bán nước không thể chối cãi.Nay thêm việc buộc phải thừa nhận hành động cướp nước thật không hề dễ dàng cho Đảng CSVN.
ĐÈN CÙ VÀ HỒNG KÔNG. -(Dương hoài Linh FB)
Thực phẩm biến đổi gien của Monsanto sẽ giết dân Viêt, chính quyền tiếp tay cho tội ác.  -(XuanVN)
KHI THÁNH NHÂN TRANH ĐẤU -(Nguyễn văn Thạnh)  -Cái hại đầu tiên là lực lượng tranh đấu thường phải thánh hóa lãnh tụ của mình: xưa thì dùng hình thức tâm linh-thuyết phục dân chúng về mệnh trời (Lưu Bang chém rắn lớn, Lê Lợi thì dùng kế quét cháo lá đa,…); ngày nay thì lãnh tụ phải có tố chất đạo đức phi phàm như đã phân tích ở trên. Đây chính là căn nguyên cho hiện tượng thần thánh hóa lãnh tụ; và cũng là căn nguyên của chủ nghĩa sùng bái cá nhân. (Mọi lời nói lãnh tụ luôn đúng, mọi việc làm của lãnh tụ luôn đúng, lãnh tụ có đạo đức long lanh không tỳ vết. Con dân đời đời phải học tập và làm theo lãnh tụ; cho dù lãnh tụ sống cách xa cả thế kỷ). Hệ quả của việc làm này thường dẫn đến chủ nghĩa ngu dân.  >>>  CÁCH MẠNG THẬT-CÁCH MẠNG GIẢ   >>>   ĐỌC ĐÈN CÙ, THẤY QUYỀN CON NGƯỜI LÀ QUÍ GIÁ.
Putin và bài học cho Việt Nam  -(Boxitvn)
THƯ KHÁNG NGHỊ Về việc công an TPHCM nhiều lần bắt giữ phi pháp công dân  –   Phạm Đình Trọng  -(Vietbao)
UKRAINE VÀ CÂU CHUYỆN AN-NAM  – (Phọt Phẹt) -“Nhìn vào thực tế này, người Việt phải giật mình thon thót vì sự hiện diện ngày càng đông của người Trung Quốc tại Việt Nam. Với tình trạng lao động phổ thông Trung Quốc vào Việt Nam ngay một nhiều theo thời gian, viễn cảnh hình thành những khu phố Trung Quốc đã là một thực trạng ngày một nguy hiểm. Nếu tình hình không được kiểm soát, thì việc Trung Quốc áp dụng chiêu bài tương tự ở Việt Nam là một hiểm họa không mấy xa xôi“ – THỪA NƯỚC ĐỤC, HỖN LOẠN QUỐC TẾ TRUNG CỘNG CỦNG CỐ THAM VỌNG RA ĐẠI DƯƠNG  -(TNM) -Phan Văn Song
Trần Đức Thảo sống và chết như thế nào? [1]  -(ĐCV)  —   Đèn Cù – nxb Người Việt, 2014, trích từ chương 34   -(Văn Việt)  —   TÔI ĐỌC “ĐÈN CÙ”   -(Hồ Hải)   —   Hạ Long Bụt Sĩ – TRẦN ĐỨC THẢO TỪ ĐỈNH THÁP NGÀ XUỐNG ĐẤT ĐỎ   -(DĐTK)   —   Chi tiết nhầm lẫn trong Đèn Cù về bố cụ Phan Đăng Lưu   -(FB Tin Không Lề)  —  Cụ Phan Đăng Dư và bài phú Tự trào   -(VHNA) Bài cũ.
Về vấn đề bản quyền cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh  -(DL) – *** PTS xin báo cùng Bà con là tôi được Báo NV và Tác giả Đèn cù cho phép phổ biến Đèn cù bản PFD hoàn toàn miễn phí.Vì thời gian hạn hẹp , tôi sẽ cố gắng hoàn thành sớm nhất.
Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam ủng hộ phong trào Chúng Tôi Muốn Biết   -(MLBVN)
Chúng tôi muốn biết – vì Việt Nam cộng sản là một nhà nước bưng bít thông tin (DLB)
Một bài thơ thương khóc Liban mà như được viết riêng cho Việt Nam  - (Vương Trí Nhàn)
Video: Công an: Báo chí mới được phép quay (Long Hoang).  – Video: Cướp cạn trắn trợn….”Giao Thông” hay ”Thông Tặc” đây? CSGT Tân Túc, Bình Chánh, TP HCM (Phương Nguyên). – Video: CSGT ‘Tắt máy xóa video thì tôi không lập biên bản’ (Long Hoang)
___________________________________________________
Cảnh báo sông Mê Kông sắp gặp lũ vì thủy điện Trung Quốc  -(PLTP)
Vị Thứ trưởng chống độc quyền… chính mình   -(TVN)
TẠI ÔNG THÉP MỚI!  -(Dannews) – “Chung qui là tại cái ông Thép Mới nhà cậu chứng minh là tre cứng hơn sắt thép nên mới ra nông nỗi này!
Công chức, viên chức gây lãng phí phải bồi thường  -(GDVN)
Thẻ căn cước, từ Hán mà chưa được Việt hóa  -(GDVN)   —  Cấp thẻ căn cước miễn phí cho dân  -(PLTP)  -Đề cập về quy định thu phí, lệ phí khi cấp thẻ căn cước công dân, ông Long cho rằng quy định trên là không phù hợp, cần phải đưa ra khỏi dự thảo luật. “Nhà nước phải có nghĩa vụ cấp thẻ căn cước cho công dân chứ sao lại đi thu lệ phí của người dân khi mà người dân đã thực hiện tất cả nghĩa vụ như nộp thuế rồi” – ông Long nói. Đại biểu Danh Út – Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH cũng cho rằng không nên thu lệ phí khi cấp thẻ căn cước lần đầu, mà chỉ thu đối với trường hợp xin đổi, cấp lại.
Sở Giáo dục Hải Dương tạo cơ chế “độc quyền” cho Bảo hiểm Bảo việt? -(GDVN)
______________________________________________________________
Trung Quốc làm gì ở Trường Sa?  -(BBC) – Một trong những nhà báo phương Tây đầu tiên nhìn thấy tận mắt một vài công trình của Trung Quốc ở Trường Sa.   —  Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa?  - (BBC /nghe xem) -Phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes mới đây thực hiện chuyến đi tới quần đảo Trường Sa trên một chiếc tàu cá của Philippines, nhằm tìm hiểu cáo buộc nói Trung Quốc đang xây thêm đảo mới tại nơi này.
Việt Nam xây dựng lực lượng tàu ngầm để đối đầu với Trung Quốc   -(RFI)   —  Lực lượng vũ trang cần trung thành với ai?  -(RFA)
Nhà báo Trương Minh Đức bị hành hung tại Hà Nội  -(RFI)
‘Sẽ đòi cắt quan hệ với VN’  -(BBC) -BBC phỏng vấn lãnh đạo biểu tình Khmer Krom.
Công an còn trấn áp, sách nhiễu người dân đến bao giờ? -(RFA)  —   Thanh niên học sinh và đoàn thanh niên hiện nay  -(RA)
Triển lãm đầu tiên về Cải cách ruộng đất tại Hà Nội : Biện minh hơn là nhận sai  -(RFI)
Triển lãm Cải cách Ruộng đất ‘còn hạn chế’  -(BBC / nghe)  -Trả lời BBC Việt Ngữ, sử gia Dương Trung Quốc, người đã tới ghé thăm triển lãm cho biết việc đưa ra một triển lãm như vậy vào thời điểm này là một việc làm đáng ghi nhận, đặc biệt nhân 60 năm kể từ khi công bố luật cải cách ruộng đất.
Ông cho biết mặc dù từ trước đến nay đã có nhắc đến những thành quả và sai lầm của chiến dịch cải cách ruộng đất nhưng mới chỉ là trên nguyên lý chứ chưa bao giờ đi sâu nghiên cứu hay công bố thực sự.
‘Không đề cập hệ lụy cải cách ruộng đất’  -(BBC)  – Ngũ Thiên  Nhà báo ở Hà Nội – Hình dưới
*** Mao làm sao ta làm vậy, không sai bao giờ- Dọc hình bên trái là Trung cộng, bên phải là VNDCCH Bỡi vậy cho nên “Bác Mao không ở đâu xa, Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”  ( Cũng là thơ của nhà thơ nhớn XHCN)- Chuẩn khỏi chỉnh.
Đi xem trưng bày “Cải cách ruộng đất năm 1946 – 1957″  -(RFA) –  JB Nguyễn Hữu Vinh: việc trưng bày này là nhằm rửa mặt cho chế độ. Nhưng một phòng trưng bày con con, không đầy đủ, che đậy giấu giếm làm sao có thể rửa được tội ác mà “Cải cách ruộng đất” gây nên. Không chỉ hàng chục ngàn nông dân bị giết oan mà còn làm băng hoại đạo đức xã hội được hình thành từ hàng ngàn năm, hậu quả của nó còn dai dẳng biết đến bao giờ.
Cách tiêu tiền của người Việt đang làm giàu cho nước ngoài?    -(ĐV)   —  Bộ Giao thông xử thẳng tay hàng loạt nhà thầu thi công    -(ĐV)
Xe siêu tải phá đường 6 tỉnh: Trạm cân… nghỉ lễ!   -(ĐV)
600 người sang Trung Quốc học vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông  -(Bizlive)  —  Tàu chạy tuyến Cát Linh – Hà Đông sản xuất tại Trung Quốc  -(GDVN)   —  Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Sẽ có thêm lần đội vốn “khủng”?  -(Bizlive)   —  Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: “Chắc chắn sẽ không đội vốn nữa”   -(ĐSPL)   —   Không thể tăng thêm chi phí cho dự án gần 1 tỷ USD-(Bizlive)
“Làm việc” với công an xong nhập viện”: Công an Trảng Bom nói gì?   – (ĐSPL) –   —  Muốn đuổi kịp Hàn Quốc, 20 năm tới Việt Nam phải làm gì?  -(GDVN)
Chủ tịch Bình Phước đối thoại đất ở trong, bên ngoài phản ứng   -(TT)  -Chính quyền cho rằng phần đất nằm trong dự án là đất lâm phần và chỉ hỗ trợ 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp là không đúng, một người dân nói.   >>>  Không để việc giải quyết hồ sơ nhà, đất gián đoạn   >>>   Tỉnh thu hồi đất sai, dân vất vả khiếu kiện: thương lượng bất thành    >>>   Thu hồi đất không đền bù
Chủ tịch Quốc hội: “Tự do làm ăn là quyền dân chủ lớn nhất”  -(VnEc) –   ****   Chỉ có tự do LÀM và ĂN thôi thì các loài ĐỘNG VẬT nó cũng có dư .
“Quốc hội phải có thực quyền về tiền và người”  -(VnEc) –  – *** Vậy là khi nay có thực quyền gì đâu, toàn nói khơi khơi chơi cho nó xôm tụ.
“Nhà thu nhập thấp cũng phải có chỗ để ôtô”  -(VnEc) –    ***Xứ thiên đường có khác, sướng quá hén.

Kinh tế

Vay 1 tỷ USD để đảo nợ: Chính phủ cạn ngoại tệ? (VNTB)   —   Không được đổ nợ xấu lên đầu dân   -(NNVN)   —   Áp lực nợ công tăng một cách đáng ngại (RFI)
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 8-9-2014 (VietFin)
Ngân hàng đổi ngàn tỷ lấy đống giấy tờ giả   – (VEF)  — Hé lộ những khoản thưởng kỳ lạ ở Tập đoàn Điện lực Việt Nam   -(DT)
Tỉ lệ thất nghiệp 1,84%: quá phi lý!   -(TT)  —  Tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới: Vẫn bệnh “báo cáo láo”   -(VNTB)
Tư Bản TQ Bơm 1 Tỷ Xây 2 Dự Án Ở Cali  -(VB)  >>>   Phòng Thương Mại Mỹ Tại TQ: Tàu Kỳ Thị Hãng Ngoại Quốc
Tàu tiền tỷ bán như sắt vụn: Lại là hàng Trung Quốc!   -(ĐV)
Tiếp tục giảm giá xăng từ 18h tối nay  -(Bizlive)   >>>   3 cá nhân “thâu tóm” toàn bộ công ty Quản lý quỹ Việt Cát   >>>   Sẽ có Luật riêng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa?   >>>   Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Sẽ có thêm lần đội vốn “khủng”?
Gã khổng lồ dầu khí Nga “loay hoay” giữa lệnh trừng phạt  -(Bizlive)   >>>  http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/eu-tuyen-bo-cam-cua-cong-ty-dau-khi-nga-tren-thi-truong-tai-chinh-407973.html”>EU tuyên bố “cấm cửa” công ty dầu khí Nga trên thị trường tài chính
Địa ốc 24h: Quy hoạch đô thị Hà Nội đang có vấn đề?-(Bizlive)   —  Đại siêu thị hay chợ dân sinh?-(Bizlive)
Doanh nghiệp 24h: Nhiều “ông lớn” nhà nước đang ôm cục nợ khổng lồ-(Bizlive)   —  Không thể tăng thêm chi phí cho dự án gần 1 tỷ USD-(Bizlive)
Tài chính 24h: Đến cuối năm, VAMC sẽ mua 5 tỷ USD nợ xấu-(Bizlive)
Chứng khoán chiều 9/9: Xả hàng “trối chết”!  -(VnEc)   >>> Giá vàng SJC rẻ nhất trong 3 tháng    >>>   Văn phòng cho thuê tại Hà Nội tiếp tục giảm giá
Làm rõ vụ buôn lậu tiền qua biên giới  -(VnM)  —  Mở rộng điều tra vụ buôn lậu 18,2 tỷ đồng qua biên giới Tây Ninh  -(GDVN)

Thế giới

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế phản đối “lạm dụng và tội phạm chiến tranh” ở Ukraine -(RFA)   —  Lãnh đạo EU chấp thuận vòng trừng phạt mới đối với Nga  -(VOA)   —  Ông Hagel lên án hành động ‘xâm lược trắng trợn’ của Nga ở Ukraine  -(VOA)   —   Thỏa thuận ngưng bắn ở miền đông Ukraine vẫn có hiệu lực  -(VOA)
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ đến Bắc Kinh trước hội nghị APEC  -(VOA)  —  Trung-Mỹ bắt đầu chạy đua chế tạo vũ khí tấn công nhanh toàn cầu  -(GDVN)   —  Báo TQ: Nhật đang sử dụng ngoại giao USD và xuất khẩu vũ khí-(GDVN)   —  Quân đội Đài Loan sẽ chi 74,8 tỷ Đài tệ mua tên lửa Thiên Cung-3-(GDVN)
Thế hệ tàu ngầm tương lai của Úc sẽ do Nhật chế tạo -(RFA)
Philippines muốn EU giúp đỡ trong tranh chấp biển đảo với Trung Quốc  – (TN)   —  Tổng thống Philippines đi vận động châu Âu về Biển Đông  -(VOA)   —  Phillipines: Hoãn phiên xử 9 ngư phủ Trung Quốc -(RFA)
Ứng viên tống thống Afghanistan bác bỏ kiểm phiếu lại  -(VOA)   —  Đại học Harvard được hiến tặng khoản tiền kỷ lục  -(VOA)   —  Hong Kong điều tra bánh ngọt Đài Loan nghi chứa ‘dầu cống rãnh’  -(VOA)
Thụy Sĩ cho phép Snowden tỵ nạn chính trị  -(Bizlive)   —   Moscow Times: Phương Tây không giúp Ukraine, Trung Quốc sẽ nhảy vào  -(GDVN)
Cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bị ‘hạ bậc’  -(TN)   —  Lên án Bắc Kinh: Dân tranh đấu Hồng Kông cạo trọc   -(RFI)
Chủ tịch Trung Quốc thăm Ấn Độ tuần tới -(RFI)   —  Trung Quốc mất đà tăng trưởng nếu chậm cải cách -(RFI)
Obama vận động công luận Mỹ ủng hộ liên minh chống Nhà nước Hồi giáo -(RFI)
Chính khách Anh thuyết phục cử tri Scotland không đòi độc lập -(RFI)
Liên hiệp châu Âu thông qua các biện pháp trừng phạt Nga -(RFI)
Irak lập chính phủ đoàn kết quốc gia chống Nhà nước Hồi giáo -(RFI)
Dịch sốt xuất huyết Ebola có nguy cơ lan rộng hơn -(RFI)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học -Xã hội

Môi trường giáo dục ở ngoài Việt Nam tốt hơn ở trong nước -(VB)

Phát hiện muỗi to như chuồn chuồn kim ở Quảng Bình   -(DT)   —   Công an đang lập biên bản, đối tượng cướp mã tấu…chạy trốn   -(ĐV)
Người đàn ông chịu án oan 10 năm được tặng 100 triệu đồng  -(ĐSPL)   >>>    Bắc Ninh: Đột nhập tiệm vàng trộm gần 300 cây vàng —   Gà quay 70.000 đồng/con trong siêu thị Lotte là gà thải loại?  -(GDVN)
Thuê “dàn nhạc thính phòng” tiễn Chi cục trưởng thuế về hưu  -(MTG)
Trộm chó bắn chĩa ghim giữa trán người đuổi bắt   -(TT)

-Trung Quốc làm gì ở Trường Sa?

Rupert Wingfield-Hayes


Con tàu chồm lên chồm xuống và lắc lư từ bên này qua bên kia trong cơn sóng mạnh. Tiếng ồn của động cơ lớn chạy bằng dầu diesel, ngay dưới sàn, đang nện vào đầu tôi.
Mũi của tôi đầy mùi cá khô và mùi khói dầu diesel, chiếc áo phông dính chặt vào ngực tôi đang đầy mồ hôi.

Một giấc ngủ đủ giấc là không thể.
Đã hơn 40 tiếng như vậy trôi qua. Chiếc thuyền cá bằng gỗ của chúng tôi đang bập bềnh trôi qua biển Nam Trung Hoa. Hầu hết thời gian chúng tôi gần như không vượt quá tốc độ đi bộ. ”Ai mới là một ngư dân?” tôi tự hỏi.
Tôi nhìn chăm chú vào những con sóng cuộn vô tận. Trên đường chân trời bầu trời đã trở tối và đe dọa. Sau đó, mắt tôi thấy cái gì đó đang dựng đứng trên những con sóng. Nó giống như một bệ khoan dầu hoặc khí gas. Nó đang làm gì ở đây?
Khi chúng tôi tiến lại gần hơn, bên phải tôi, tôi chắc chắn tôi có thể nhìn thấy một cái gì đó được quây rào và cát bên cạnh cái bệ. ”Nó trông như đất liền!” tôi nói. Không thể nào.
Tôi nhìn vào hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của tôi.
Không có đất liền được đánh dấu ở bất cứ nơi nào gần đây, chỉ có một dải đá ngầm chìm của quần đảo Trường Sa. Nhưng mắt tôi đang không đánh lừa tôi. Cách xa một vài cây số, bây giờ tôi có thể thấy rõ hình dáng của một hòn đảo.
”Nơi này được gọi là gì?” tôi hỏi viên thuyền trưởng người Philippines.
“Gaven Reef,” anh ta nói.

Trung Quốc đang xây dựng ở Johnson South Reef
”Lại gần hơn!” Tôi hét lên trong tiếng ồn ào của động cơ.
Anh ta rẽ thuyền thẳng hướng hòn đảo nhỏ. Nhưng những đám mây đen đang kéo đến rất nhanh. Một lúc sau chúng tôi bị bao lấy. Nước trút xuống mái tàu như thác. Hòn đảo nhỏ biến mất.
”Cơn mưa sẽ kéo dài bao lâu?” tôi hỏi viên thuyền trưởng.
”Bốn hoặc năm giờ, có thể lâu hơn,” anh ta nói.
Tim tôi lặng đi. Cả thời gian này, cả con đường này, chỉ bị đánh bại bởi thời tiết. Nhưng tôi biết tôi đã nhìn thấy nó, một hòn đảo chỉ một vài tuần trước đây đã không có – thậm chí viên thuyền trưởng chưa bao giờ thấy nó trước đó.
Thuyền trưởng quay tàu trở lại hành trình cũ của chúng tôi- hướng nam, trong cơn mưa. Chúng tôi tiếp tục hành trình. Những con sóng ngày một lớn hơn. Sau bốn tiếng, cơn mưa bắt đầu rút. Phía trước tôi có thể nhìn thấy một hòn đảo khác.
Tôi đang mong đợi điều này. Chỗ này được gọi là Johnson South Reef. Hệ thống định vị toàn cầu của tôi một lần nữa không cho thấy đất liền, chỉ một bãi đá ngầm.
Nhưng tôi đã nhìn thấy những hình ảnh trên không của nơi này được chụp bởi hải quân Philippines. Chúng cho thấy công việc cải tạo đất khổng lồ Trung Quốc đang làm ở đây kể từ tháng Một.
Hàng triệu tấn đá và cát đã được nạo vét lên từ đáy biển và bơm vào đá ngầm để tạo thành vùng đất mới.

Bắc Kinh chỉ kiểm soát Johnson South Reef năm 1988 từ tay Việt Nam sau một trận chiến đổ máu
Dọc theo bờ biển mới, tôi có thể thấy các đội xây dựng đang xây một bức tường biển. Có các xe tải bơm xi măng, các cần trục, các ống thép lớn, và tia sáng của các đèn hàn.
Trên đỉnh của một lô cốt bê tông trắng, một người lính đang đứng quan sát chúng tôi qua ống nhòm.
Tôi thúc giục viên thuyền trưởng tiến lại gần hơn, nhưng một loạt pháo sáng nổ trên bầu trời – đó là một lời cảnh báo của Trung Quốc.
Sự xuất hiện của những hòn đảo mới này diễn ra đột ngột và là một động thái mới đáng kể trong cuộc đấu tranh lãnh thổ lâu dài trên biển Nam Trung Hoa.
Vào đầu năm nay, sự hiện diện của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa bao gồm một số ít các tiền đồn, một loạt các lô cốt bê tông được xây dựng ở trên đỉnh các đảo san hô vòng.
Bây giờ Trung Quốc đang xây dựng các đảo mới trọng yếu trên năm đá ngầm khác nhau.
Chúng tôi là những nhà báo phương Tây đầu tiên nhìn thấy tận mắt một vài công trình này và có dẫn chứng bằng tư liệu trên máy ảnh.
Trên một trong số những hòn đảo mới này, có lẽ là Johnson South Reef, Trung Quốc dường như đang chuẩn bị xây một căn cứ đáp máy bay với một đường băng bê tông đủ dài cho máy bay chiến đấu cất và hạ cánh.
Các kế hoạch được công bố trên trang web của Tổng công ty Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc được cho là để thể hiện thiết kế đề xuất.
Việc xây dựng đảo của Trung Quốc nhằm giải quyết thâm hụt nghiêm trọng.

Philippines nói Trung Quốc đã xây cả một hòn đảo mới ở Gạc Ma
Các quốc gia khác tuyên bố một phần lớn trên biển Nam Trung Hoa – Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia – đều kiểm soát các đảo thật.
Nhưng Trung Quốc đã đến đây quá muộn và đã không có được các chỗ tốt.
Bắc Kinh chỉ kiểm soát Johnson South Reef (Gạc Ma) năm 1988 sau một trận chiến đổ máu với Việt Nam khiến 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng. Hà Nội chưa bao giờ tha thứ cho Bắc Kinh.
Kể từ đó, Trung Quốc né tránh đối đầu quân sự trực tiếp.
Nhưng giờ đây Bắc Kinh quyết định đã đến lúc đi tiếp, để khẳng định yêu sách của mình và để hỗ trợ yêu sách đó bằng cách tạo nhiều chứng cớ trên mặt đất – một chuỗi các căn cứ trên đảo và một tàu sân bay không thể chìm, ngay giữa biển Nam Trung Hoa.

‘Không đề cập hệ lụy cải cách ruộng đất’

BBC

Ngũ Thiên – Nhà báo ở Hà Nội

Cuộc triển lãm dường như để tuyên truyền cho cải cách ruộng đất?
Ngày 8/9, Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội) khai mạc Trưng bày chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 – 1957”.
Gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu về Cải cách ruộng đất đã được lựa chọn, cho người xem thêm nhiều thông tin về Cải cách ruộng đất.

-Triển lãm đầu tiên về Cải cách ruộng đất tại Hà Nội : Biện minh hơn là nhận sai

Posted by phamtayson on 09/09/2014
 
 
 
 
 
 
Rate This

Cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất tại Viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia tại Tràng Tiền, Hà Nội - DR
Cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất tại Viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia tại Tràng Tiền, Hà Nội – DR

Thanh Phương  -RFI

Hôm qua, 08/09/2014, lần đầu tiên một cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất đã khai mạc tại Hà Nội và đã thu hút rất nhiều người đến xem. Nhưng cuộc triển lãm đầu tiên này bị đánh giá là phiến diện, tức là chỉ phản ánh một mặt của Cải cách ruộng đất, hay đúng hơn là nhằm biện minh cho chính sách này, chứ không tái hiện những sai lầm, những bi kịch của cái gọi là cuộc “Cách mạng long trời lở đất” cách đây hơn 60 năm.
Vừa đến xem triển lãm sáng nay, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện từ Hà Nội chia sẽ những suy nghĩ của ông với RFI Việt ngữ.

TS Nguyễn Xuân Diện, Hà Nội
09/09/2014

BÚT KHẢO CỦA LÊ VĂN LÂN – VĂN HOÁ CỦA NHỮNG CHIẾC ĐÈN LỄ HỘI

trungthu-longden
Kết hoa treo đèn là tập tục của những dân Á đông chịu ảnh hưởng văn hoá Trung quốc trong đó có Việt Nam ta vào những ngày lễ hội.  Riêng vào dịp Rằm tháng Tám, đèn không những treo mà còn được rước tưng bừng trong tiếng trống ếch vì đây là Tết của Nhi đồng.  Trung thu mà thiếu đèn với trẻ em sẽ thành vô vị như người lớn thiếu bánh dẻo, bánh nướng vậy.
Tục treo đèn bầy cỗ dưới ánh trăng rằm tháng tám bắt đầu từ đời vua Đường Minh Hoàng bên Trung hoa nhân ngày sinh nhật của nhà vua cách đây hơn ngàn năm. Còn tục rước đèn thì bắt đầu trễ hơn vào đời vua Nhân Tông nhà Tống do sự tích rằng có con cá chép tu luyện lâu năm thành yêu quái thường biến thành con gái vào đêm trăng để đi hại người, nên ông Bao Công mới truyền cho nhân gian làm những đèn con cá giống nó rồi đem rước khắp phố phường để cho cá yêu kinh sợ không dám tác quái.  Câu chuyện nghe ly kỳ trong trí tưởng của người dân chất phác. Dân Việt mình chịu ảnh hưởng của Trung hoa qua một ngàn năm lệ thuộc nên bắt chước theo. Lại có thuyết thần thoại khác là một con thiên nga trên thượng giới bay lạc xuống trần gian bị bắt làm thịt nên Ngọc Hoàng thượng đế nổi giận nên ra lệnh thiêu đốt người trần. Một bà tiên động lòng từ tâm muốn cứu vớt người trần khỏi sự hỏa tai nên lén dạy người ta làm đèn rồi đi diễu về đêm thành ra Ngọc Hoàng trên trời nhìn xuống lầm rằng trần gian đang bị đốt nên hoàn toàn nguôi giận.
Ngẫm nghĩ lại mỗi một cổ tục gì của nhân gian Á Đông đều không nhiều thì ít cũng phải nhuốm màu vẻ hoang đường liên quan đến một gốc gác huyền bí siêu nhiên để tạo sự ăn sâu vào tâm trí người ta. Nói chi đến Trung Thu, đầu óc của chúng ta vào tuổi ấu thơ đầy ắp bao nhiêu hình ảnh huyền bí thơ mộng của chị Hằng Nga, của chú Cuội, của con Thiềm Thừ trên Cung Quảng Hàn… Kịp đến khi khôn lớn, bao nhiêu điều thần thoại trên đều biến mất nhưng trong lòng chúng ta không khỏi u uất tương tư lại tính chất thơ mộng của thời xưa vào cái thuở người trần chung sống với thần linh ma quỉ.  Một Tản Đà vào đầu thế kỷ thứ 20 ngà ngà men rượu vẫn còn mơ chuyện bay lên Cung Quế bầu bạn với Chị Hằng Nga:
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười!
Theo Carl Jung, nhà phân tâm học người Thụy sĩ, chuyện thần thoại và tập tục trong xã hội là cả một tập hợp biểu tượng đã tác dụng trên tâm trí của con người.  Trong thiên bút khảo này, bạn hãy cùng tôi đi vào ý nghĩa tượng trưng của Ánh Lửa và đèn đuốc trong văn hoá Cổ Á Đông.
Theo dịch lý, lửa là nguyên tố Dương, biểu hiện cho cái gì vui, mạnh, dồn gấp, thăng tiến…nói chung là „sự sống“.  Sự phát minh dùng lửa khiến nhân loại thoát ra khỏi tình trạng man dã tối tăm, ăn tươi nuốt sống, do đó ngọn lửa được gán ghép nhiều ý nghĩa tin tưởng trong sự chiêm nghiệm của dân gian, chẳng hạn như:
_ thấy ngọn đèn nở hoa là điềm phát tài
_ khi cúng cấp, lò hương bùng cháy là điềm tốt
_ đun nấu mà lửa reo là đắt hàng
_ đèn đổ dầu là điềm gở
image001Trong cổ tục hôn lễ Trung Hoa, cô dâu mới cưới về ngưỡng cửa nhà chồng phải bước qua một lò than hồng, với tin tưởng sẽ sanh đẻ mau mắn, không gặp hiểm nghèo. Đêm động phòng, phòng ngủ tân hôn bắt buộc phải thắp sáng suốt đêm bằng một cặp đèn cầy có kết hoa gọi là „Hoa Chúc!. Dân gian tin rằng phải giữ làm sao cho cặp đèn cháy sáng song hành với nhau, cùng thắp sáng và cùng tàn lụi một lần, như thế thì vợ chồng mới bách niên giai lão, không phải  cảnh sống chết kẻ trước người sau.  Sáp đèn cầy không được tan chẩy dễ dàng nhễu xuống như những giọt lệ buồn bã phân ly. [ Trong truyện Kiều, có chữ „ đuốc hoa“ tức là dịch sát hai chữ „hoa chúc“ - chúc nguyên nghĩa là cái đuốc, nhưng về sau áp dụng để chỉ cây đèn cầy kết hoa đêm hợp cẩn: Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ ]. Ở Việt Nam, có tục lệ cặp tân hôn „lên đôi đèn“ trước bàn thờ _ chứ không thắp trong phòng ngủ-  là phỏng theo cái lý tưởng phu thê đồng sanh đồng tử trên.
image002Ngoài đèn hoa của lễ cưới, người Tầu và Việt vào đầu năm thường đốt đèn cúng sao bản mệnh, nhất là gặp năm tuổi hay năm xung tháng hạn có hung tinh chiếu mệnh. Xấu nhất cho nam giới là sao La Hầu thì gặp toàn chuyện kiện tụng hay tai nạn, còn xấu nhất cho nữ giới là sao Kế Đô thì gặp điều tai tiếng , chủ sự buồn phiền. Cúng sao La Hầu thì dùng giấy vàng làm bài vị có hình Thiên Cung Thần Thủ La Hầu tinh quân. Trên bàn sắp đèn cầy theo con số của sao này là chín ngọn, dò theo hình vẽ mà sắp cho đúng vị trí, day mặt hướng Bắc mà cúng.   Còn cúng sao Kế Đô, thì bày bài vị giấy vàng có hình Thiên Quân Phân Vĩ Kế Đô Tinh quân, thắp 21 đèn cầy theo hình vẽ, day mặt hướng Tây mà cúng.
Những ngọn nến hay những dĩa đèn dầu tượng trưng cho sao bản mệnh rất quan trọng, không được tắt bất ngờ. Trong truyện Tam quốc, có chuyện tế sao của ông Khổng Minh ly kỳ như sau:
Khổng Minh xem thiên văn biết mình sắp chết nhưng nhiệm vụ giúp cho Lưu Bị là chủ soái thâu gồm thiên hạ chưa hoàn thành nên rất buồn phiền. Ông bèn bầy đàn để cúng sao (nhương tinh) đốt đèn bổn mạng, rồi khấn vái với trời cho ông sống thêm một năm nữa. Trong bẩy ngày, nếu đèn bổn mạng vẫn cháy thì ông không chết. Ông dặn dò ba quân, cấm tuyệt chẳng ai được vào phòng trong hạn 7 ngày ấy. Gần đúng hạn kỳ, ngọn đèn càng thêm tỏ rạng, Khổng Minh rất mừng. Bỗng Ngụy Diên đâm sầm từ ngoài vào phòng, chạy báo tin binh Nguỵ đến, trớn chạy quá lanh khiến gió chao ngọn đèn rồi tắt phụt. Khổng Minh quăng gươm xuống đất than..“ Sống thác có mạng, dễ cầu đặng sao!“
Quả nhiên, vài ngày sau thì Khổng Minh thác ! .
Về Tết Trung Thu thì ai cũng nghĩ là nhiều đèn đuốc được thắp coi là chính thức về phương diện phong tục của Trung Hoa. Kỳ thực, dịp mà đèn được đốt nhiều nhất là Đêm tiết Thượng Nguyên hay Nguyên Tiêu tức là Rằm tháng Giêng âm lịch, đêm này người ta thắp đèn vui chơi suốt cả đêm, nên còn gọi là Tiết Hoa Đăng.  Người Việt mình tuy chịu ảnh hưởng Trung Hoa nhưng không ăn tết Thượng Nguyên. Trong truyện Kiều, có câu:
Cửa hàng buôn bán cho may,
Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày Nguyên Tiêu
Điều này chứng tỏ đêm rằm tháng giêng ở Trung hoa quan trọng hơn rằm tháng tám về sự ăn chơi, nhất là đốt đèn đi chơi suốt đêm. Sau Tết Nguyên Đán mồng một đầu năm, người ăn chơi lai rai cho đến ngày rằm ăn thật tưng bừng rồi chấm dứt. Tục ăn tiết Nguyên Tiêu có từ đời Hán cách đây khoảng hai ngàn năm, dịp này người Tầu cúng vái Trời cao mà họ gọi là Nguyên thỉ Thiên tôn.
Một điều mà người Trung hoa đã tin tưởng về đèn cũng nên nói ra.  Sự tin  tưởng lại dựa vào sự  phát âm ngôn ngữ qua tên gọi. Ta thấy ở miền Nam đầu năm người dân quê chưng hoa quả cúng thì bày ra những trái mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài, nếu đọc theo thổ âm miền Nam thì ghép lại thành một thông điệp khẩn cầu là “ Cầu Sung túc Vừa Đủ Xài”. Ở bên Trung Hoa, lửa tượng trưng cho sự sinh sản mau mắn, nên vào Tiết Nguyên Tiêu, phụ nữ thường ngày chỉ quanh quẩn nội trợ tại gia, ít ra đường ngoài chợ búa nên vào dịp rước đèn đêm này thì theo phong tục họ được phép đi chơi. Đối với phụ nữ có gia thất thì rước đèn là điều may mắn chóng sinh con trai.  Hoa ngữ gọi chiếc đèn là Đăng, đọc theo giọng phổ thông gần giống chữ Đinh (là con trai về sau lớn lên thành một đơn vị làm việc cho gia đình và đóng thuế cho nhà nước). Đốt đèn theo Hoa ngữ là Điểm Đăng, đọc trại ra thành Thiêm Đinh (thêm con trai) vì vậy mỗi năm vào dịp Nguyên Tiêu là mỗi phải đi để kiếm theo con trai! [ Bây giờ, Trung quốc có 1 tỉ 3 dân nên họ chủ truơng kế hoạch theo chánh sách “chỉ đẻ một con”!]
image003Người Tầu nổi danh là khéo tay sáng trí nên sẵn tre mây là thổ sản và nhân sự phát minh ra giấy, dệt vải lụa, họ đã sáng chế rất nhiều thứ đèn đủ mọi hình thức và kiểu cách: đèn xách cầm tay, đèn treo trước cửa, đèn để trên bàn, đèn đám cưới, đèn lễ hội  và bao nhiêu thứ đèn kiểu cọ khác v.v… Đi đêm thì họ dùng đèn lồng hay đèn xếp gọn nhỏ để người ta biết.  Đèn treo cửa thì lớn hơn, có ghi tộc tính của nhà mình như Trần Phủ là nhà của họ Trần,  trong nhà có hỉ sự thì đèn màu đỏ, có tang sự thì màu trắng để báo tin cho hàng xóm biết. Đèn đám cưới không thể thiếu chữ Song Hỉ…
Vào dịp Rằm tháng 8 thì có nhiều đèn cho trẻ em về súc vật như thỏ, gà, thiềm thừ, cá chép liên quan đến thần thoại Trung Thu. Trên đèn để bàn, đôi khi vẽ cảnh vua Đường Minh Hoàng du nguyệt điện.  Nhiều nơi, nếu chủ nhà là văn nhân mặc khách thì trên đèn có viết một bài thơ hay một câu đố, để  những  người biết chữ nghĩa dừng chân lại ngắm nghía và bàn luận.
Nhưng có lẽ đáng nói nhất là những chiếc đèn kéo quân mà người Trung Hoa gọi là Tẩu Mã Đăng.  Hình thức đèn này thường là đèn bát giác,  hay lục giác, phất vải luạ  hay giấy dầu trên nan tre, ở giữa có một cây trục chính nối liền bên dưới với một cái vòng tròn bằng những căm tre như cái bánh xe Merry-go-round ở các hội chợ. Ở trên đầu trục, có gắn một cái tán bằng giấy cứng cắt những khứa xeo xéo rồi bẻ như hình chân vịt máy đuôi tôm chạy ghe xuồng. Trên vòng tròn có dán nhiều hình giấy cắt thành hình người hay hình ngựa xe, thuyền bè. Bên dưới chiếc đèn kéo quân, có thắp một ngọn đèn dầu nên khí nóng bốc lên làm cho cái trục chuyển động, ngó bên ngoài ta thấy những bóng người và ngựa, xe và thuyền bè di chuyển rất vui mắt và ngộ nghĩnh.
Đây là một sáng chế của đầu óc Trung hoa, dùng không khí bị hun nóng do sức nhiệt của cây đèn khiến nó bốc lên và làm chuyển động cái tán tròn. Nguyên tắc này là nguyên tắc làm những chiếc khinh khí cầu để bốc người ta lên không trung trước khi có sự sáng chế cánh quạt gió để làm máy bay. Vào thời Tam Quốc, Khổng Minh đã nghĩ ra những chiếc khinh khí cầu nhỏ tức là những chiếc đèn bên dưới đốt một nùi dẻ thấm nhựa thông để thả lên không trung dùng để cấp báo khi khổn nguy.
Tẩu Mã Đăng là một sự kỹ xảo dùng hơi nóng để đẩy trục đèn chạy vòng tròn.  Về phương diện kỹ thuật, đơn giản nhất là chiếc đèn kéo quân với một cái tán thường bầy cỗ rằm tháng 8. Nhưng lên một cấp  khéo hơn, lại có những đèn kéo quân có hai tán: một tán xoay chiều thuận, một tán xoay theo chiều nghịch nên khi đèn chạy, có hai vòng quân, một vòng trẩy đi,  một vòng trẩy ve, nên rất vui  mắt.
Nhưng kỹ xảo hơn cả, người ta lại chế tạo ra những đèn xẻ rãnh , tức là đèn kéo quân với một hệ thống có nhiều rãnh cho trục tán di chuyển, nên có thể dàn dựng để diễn xuất thành một  màn kịch ngắn theo tuồng xưa tích cũ Trung Hoa. Rãnh có thể hiểu là con đường rầy trên đó di chuyển những hình giấy gọi là quân.
Kỹ thuật làm đèn Trung thu kéo quân và xẻ rãnh ở Trung quốc đã truyền sang Việt Nam. Với một năng khiếu bắt chước tài tình, người Việt vốn khéo tay đã chế tạo ra những chiếc đèn tinh xảo không kém người Tầu. Xin quí bạn đọc phần đối thoại của hai cha con trong kỹ thuật làm một  chiếc đèn xẻ rãnh trong truyện Đèn Đêm Thu của cuốn Vang Bóng Một Thời do tác giả Nguyễn Tuân :
Cụ Thượng hỏi ông Cử Hai:
_ Thế anh đã nghĩ làm đèn thế nào chưa?
_ Con định hỏi lại thầy về cái tích này xem có nên không. Là diễn một tích trong truyện Ngô Việt Xuân Thu, lúc Phạm Lãi đem Tây Thi sang dâng Ngô Phù Sai.
_ Ừ, Phạm Lãi gặp Tây Thi giặt lụa ở bến Trữ La, hồi này thú vị đấy.  Nhưng anh Cử định diễn từ đoạn nào? Phải làm những quân gì? Đừng nên làm nhiều quân lắm. Cái sức luân chuyển của tàn đèn đốt lửa chỉ có chừng độ thôi. Nếu dùng nhiều quân quá, sức máy gạt ngang sẽ yếu đi nhiều.
_ Con đã nghĩ rồi. Cái rãnh chính để hình dung một con sông chảy từ đất Việt sang đất Ngô.  Ở phía bên phải chiếc đèn, đắp một hòn núi giả hơi cao.  Ở rãnh phụ ấy, đặt một cái máy gạt ăn vào hai hình quân Ngô Phù Sai và Ngũ Tữ Tư.  Ở nơi góc bên trái, cũng ở một cái rãnh phụ nữa, lại một chiếc máy gạt ăn vào một chiếc thuyền ở trên có hình Phạm Lãi ngồi. Ở cái rãnh chính thì có chiếc thuyền lớn. Đó là thuyền Tây Thi tiến Ngô.
Một điều cần phân biệt là trong chiếc đèn kéo quân thường chỉ cho thấy bóng đen của những quân hình chạy trên màn giấy của đèn, còn trong đèn xẽ rãnh, những quân hình được đắp nắn như thật bằng sáp, đầu là nang mực gọt tỉa, có đội mão mang râu như trên sân khấu. Một chiếc đèn trang bị với bốn năm rãnh cần ít nhất một dĩa đèn lớn thắp đến mười con bấc thì hơi nóng mới đủ sức để cái tán đèn lớn chạy.
Cũng nên nói thêm về đèn cù Việt Nam mà cách làm như sau: Bửa những quả bưởi nhưng cốt giữ nguyên vẹn lần vỏ, trổ vào vỏ những hình trám thủng, còn bên trong thắp đèn để trẻ con lăn tròn trên mặt đất.  Đèn thắp là những hạt bưởi xâu vào que phơi khô, rất dễ bắt lửa.
Nói đến đèn Trung Thu vui vẻ, ta không thể nhắc đến những chiếc đèn khác vào dịp Cúng Cô Hồn Tháng Bảy, đó là những chiếc đèn sơ sài làm bằng giấy xếp lại giống hình búp sen, thắp sáng bằng ngọn nến nhỏ thường để ở hai vệ đường hay thả trôi trên sông hồ. Tín đồ Phật giáo tin rằng những hồn ma không ai hương lửa cúng cấp phải sống trong cảnh đêm dài vô tận của cõi u minh như dưới ngòi bút của Nguyễn Du:
Trong trường dạ tối tăm trời đất,
Có khôn thiêng phảng phất u minh
Thương thay tập loại chúng sinh,
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người
Hương lửa đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lửa mấy niên.
Bởi thế, những chiếc đèn Rằm Tháng Bẩy biểu hiện cho ánh sáng của Phật được thắp lên để hướng dẫn thập loại cô hồn đến nghe  những hồi kinh giải thoát và sau khi hưởng đồ cúng cấp nơi trần gian có thể nương ánh sáng  này biết đường mà trở về Âm Phủ chờ giải nghiệp cho một kiếp sau:
Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ,
Phóng hào quang cứu khổ độ u,

Mười loài là những loài nào?
Gái trai già trẻ đều vào nghe kinh
Kiếp phù sinh như hình như ảnh,
Có chữ rằng: “Vạn cảnh giai không”
Ai ơi lấy Phật làm lòng,
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi…
(Chiêu hồn Thập loại Chúng sinh)
Ở Huế trước đây, vào rằm tháng bảy cũng như vào dịp Cúng Thất Thủ Kinh Đô 23 tháng 5 âm lịch, có tục phóng thí  ở các chùa và phóng đăng trên sông Hương.  Đèn thả sông gọi là hà-đăng, đứng trên cầu Trường tiền nhìn xuống trông mờ ảo lung linh.  Đôi khi, thay vì  thả đèn thì thả những bè chuối nhỏ tí hon để giấy tiền binh có thắp nhang trên  bè có gắn một cái bồ đài (hay xà-lẹt) đựng một chút cháo nấu lỏng, mục đích là để cúng những oan hồn chết trên bờ sông bụi suối do tên bay đạn lạc. Khắp một giải sông Hương, du khách thoáng ngửi phảng phất một mùi nhang trầm huyền bí.
Những chiếc đèn Á Đông phất bằng vải giấy, đốt bằng dầu thực vật hay những ngọn nến sáp trên  dòng lịch sử của nhân loại là những sản phẩm có tuổi thọ mấy ngàn năm so với cả triệu bóng  điện màu của cây Giáng sinh ở Toà Bạch Ốc Mỹ quốc  hay hàng chục nghìn  cây số đèn  ống nê-ông  uốn  éo muôn vẻ muôn mầu ở Nữu Ước vào Tết Dương lịch.  Những điều thần thoại, tín ngưỡng hay sự tích dân gian mà con người xưa cổ lỗ ở Á Đông đã gán ghép cho những ánh đèn , ánh nến đến bây giờ  có thể gần như  không ai còn nhớ, hoặc giả đã  lặn sau vào tiềm thức. Tuy nhiên, những ánh đèn lồng ấm cúng, những ngọn nến lung linh không vì vậy mà biến mất đi vì khiếu thẩm mỹ của tâm hồn Việt nam hiện đại vẫn còn chuộng nét vẻ huyền bí hoang sơ của những món đồ cổ vật. Một phố cổ Hội An với  những ánh đèn lồng, một khúc Hương giang Huế với những ánh hoa-đăng ở Việt Nam chính là những điểm tựa lý tưởng cho những tâm hồn hiếu cổ muốn trở về hành hương chiêm ngưỡng lại những cái gì đã một thời vang bóng.
LÊ VĂN LÂN

-‘Sẽ đòi cắt quan hệ với Việt Nam’


Ông Thach Setha nói ông muốn chính phủ Việt Nam phải “tôn trọng chủ quyền” của Campuchia

BBC

Gần đây, cộng đồng người Khmer Krom, tức xuất xứ từ Nam Bộ, Việt Nam, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính sách đất đai của Việt Nam, nhất là sau phát biểu của quan chức sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh rằng miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.

Cuối tuần rồi, cộng đồng Khmer Krom tổ chức môt diễn đàn mở về các yêu sách của họ.
BBC đã nói chuyện với ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia, một trong các lãnh đạo biểu tình. Ông Thach Setha còn là cựu Thượng Nghị sỹ và là nhà hoạt động thuộc đảng Cứu quốc của chính trị gia Sam Rainsy.
Ông Thach Setha: Mục đích của diễn đàn hôm nay là cho người dân tiếng nói nhằm thúc đẩy việc siết chặt luật nhập cư ở Campuchia. Đây là một trong các vấn đề nóng hiện nay.
Nếu như chính quyền không siết chặt luật pháp thì tình hình đất nước sẽ rất nguy hiểm. Mục đích thứ hai là cho phép người dân hiểu rõ ràng hơn về vấn đề đất đai Kampuchea Krom.
Tôi sẽ thu thập tất cả các ý kiến, kiến nghị ngày hôm nay và gửi cho Quốc hội cũng như chính phủ.
Việt Nam không hiểu đúng về lịch sử của người Khmer, hoặc là họ cố tình muốn quên lịch sử bằng cách tuyên bố rằng đất đai Kampuchea Krom thuộc về Việt Nam từ lâu
Ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia
BBC: Xin ông nói rõ hơn về yêu sách của các ông đối với vấn đề chủ quyền mà ông nói là đất đai Kampuchea Krom?
Ông Thach Setha: Chúng tôi không đòi lại đất, mà chúng tôi muốn gửi thông điệp tới chính phủ Việt Nam, yêu cầu họ phải tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, không được can thiệp vào công chuyện của chúng tôi.
Việt Nam không hiểu đúng về lịch sử của người Khmer, hoặc là họ cố tình muốn quên lịch sử bằng cách tuyên bố rằng đất đai Kampuchea Krom thuộc về Việt Nam từ lâu.
Đất đai Kampuchea Krom là của chúng tôi, và bị người Pháp giao cho người Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu Việt Nam tôn trọng lịch sử, tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, công khai xin lỗi chúng tôi và không can thiệp vào chính trị của các quốc gia khác.
BBC: Nói thật chính xác, thì đòi hỏi của các ông là gì trong các cuộc biểu tình vừa rồi?
Ông Thach Setha: Chúng tôi muốn phía Việt Nam chính thức công khai xin lỗi người Khmer Krom và công nhận lịch sử của chúng tôi bằng văn bản.

Nhiều cuộc biểu tình phản đối Việt Nam đã diễn ra trước tòa đại sứ Việt Nam tại Phnom Penh trong thời gian gần đây
BBC:Ông sinh ra ở Việt Nam nhưng có vẻ không ưa người Việt?
Ông Thach Setha: Chúng tôi không thù ghét người Việt Nam. Chúng tôi tôn trọng quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.
Như tôi nói lúc trước, tôi muốn phía Việt Nam xin lỗi người Khmer Krom. Chúng tôi biểu tình một cách hòa bình. Chúng tôi không phân biệt đối xử. Chúng tôi cũng tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào việc nội bộ của các quốc gia khác của khối Asean.
BBC: Bản thân ông còn là một chính trị gia thuộc phe đối lập. Đây có phải là hoạt động chính trị của ông không?
Ông Thach Setha: Đây không phải hoạt động chính trị. Tôi làm công việc này với tư cách lãnh đạo một tổ chức dân sự và chúng tôi cùng các tổ chức dân sự khác biểu tình phản đối Việt Nam hiểu sai lịch sử của chúng tôi.
Nếu như không có phản hồi hay giải quyết gì từ phía Việt Nam thì đầu tháng 10 này chúng tôi sẽ có biểu tình lớn để yêu cầu chính phủ Campuchia tạm cắt đứt quan hệ với Việt Nam cho tới khi nào Việt Nam thừa nhận lịch sử của chúng tôi.
Chúng tôi cũng kêu gọi người Campuchia tẩy chay hàng hóa Việt Nam.
Đầu tháng 10 này chúng tôi sẽ có biểu tình lớn để yêu cầu chính phủ Campuchia tạm cắt đứt quan hệ với Việt Nam cho tới khi nào Việt Nam thừa nhận lịch sử của chúng tôi.
Ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia
BBC: Trong cuộc biểu tình lần trước của người Khmer Krom, một số người đã đốt cờ Việt Nam và xé ảnh ông Hồ Chí Minh. Ông nghĩ thế nào về hành động của họ?
Ông Thach Setha: Chúng tôi không chủ trương đốt cờ. Thế nhưng nếu nhìn vào các cuộc biểu tình ở các quốc gia khác thì quý vị cũng thấy người biểu tình họ đốt quốc kỳ của những nước mà họ phản đối. Họ đốt cờ, đốt xe cộ, thậm chí tiểu tiện lên chân dung lãnh tụ nước kia… Ngay tại Việt Nam một vài tháng trước, người ta cũng đốt cờ Trung Quốc và còn đánh người Trung Quốc nữa.
Chúng tôi chủ trương không bạo động. Thế nhưng một số người không kìm nổi tình cảm của mình, khi họ mang kiến nghị đến sứ quán Việt Nam nhưng bị từ chối tiếp nhận thì họ rất xúc động giận dữ và đốt cờ.
Đối với riêng tôi thì quan điểm là giải quyết vấn đề một cách hòa bình thông qua thương lượng. Nhưng đốt cờ cũng không phải là hành động gì tồi tệ lắm mà chỉ là cách biểu thị sự thất vọng của người biểu tình mà thôi.
BBC: Ông có lo ngại sẽ xảy ra bạo lực trong những cuộc biểu tình sắp tới không? Khi đám đông bị kích động thì thường khó kiểm soát được họ.
Ông Thach Setha: Không, tôi không lo ngại về bạo lực. Chúng tôi biểu tình trên đất Campuchia, theo luật pháp của Campuchia và luật quốc tế. Chúng tôi không có lo lắng gì về an ninh cả.
Đây chỉ là hình thức bày tỏ quan điểm công khai, đối thoại của người dân.
BBC đã liên lạc với sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh để hỏi phản ứng của họ, nhưng không được phản hồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét