Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Bỏ Đảng Chạy Lấy Người & Đảng CSVN có đang vỡ ra từng mảnh?

Bỏ Đảng Chạy Lấy Người

ĐCSVN đã tàn phá nặng nề khả năng phản biện, đầu độc tư tưởng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong tổ chức này ngay từ khi tâm hồn họ còn rất trong sáng, động lực đầy nhiệt huyết. - Nguyễn Chí Đức

Sau khi lòng vòng qua nhiều tiểu bang, cuối cùng, tôi dừng chân ở California. Vùng đất này không nóng như Texas và không lạnh như Kansas, hay Arkansas – nơi tôi đã trải qua một mùa đông mà cả đất lẫn trời đều trắng xoá như bông.

Bên cạnh cái ưu điểm nổi bật là khí hậu ôn hoà, quanh năm nắng ấm, sống ở California cũng có đôi điều bất tiện: động đất hoài hoài và khách khứa đều đều – dù bạn không mời, kể cả mời lơi. Khách đến chơi tuy không gây thiệt hại về nhân mạng, và tài sản như thiên tai nhưng cũng dễ để lại những đổ vỡ (tình cảm) còn phiền phức hơn động đất.

Không trước thì sau, người Việt tị nạn cộng sản khắp nơi trên thế giới (thế nào) cũng có hôm bước chân đến Mỹ. Xong, chắc chắn sẽ phải phải ghé qua California – ít nhất cũng đôi ngày.

Bởi vậy, thỉnh thoảng, tôi vẫn nhận được những cú điện thoại từ xa (nghe) hết sức... bùi ngùi – đại khái như “văn kỳ thanh nhưng bất kiến kỳ hình nên muốn có dịp gặp gỡ để hàn huyên tâm sự,” hay (nghiêm trọng hơn) “để bàn chuyện quốc sự!”

Ý Trời, nói gì nghe thấy ghê dữ vậy?

Đã có không biết bao nhiêu độc giả (nhất định) phải vượt hàng vạn dặm đến California để gặp tôi – một anh già mặt mũi dị hợm, sặc sụa hơi men, quần áo tả tơi, người ngợm hôi hám, ăn nói quàng xiên – cùng với một tiếng thở dài, khó nén!

Những vụ “diện kiến” bẽ bàng như thế là cơ hội rất tốt để thiên hạ ôn lại (và nhớ mãi) lời dậy của cổ nhân: người trông xa ma trông gần! Mà kinh nghiệm đắng cay này không chỉ đúng với con người mà còn đúng luôn cho những đảng phái tổ chức nữa (trông càng xa càng tốt) nhất là với Đảng CSVN.

Chính xác là bao xa, cho biết liền đi, sao nẫy giờ (chưa say) mà cứ lòng vòng hoài vậy - cha nội?

Theo tôi phải xa tuốt luốt tận Châu Âu, Châu Mỹ – hoặc Châu Phi càng tốt – còn nếu tại Châu Á thì tối thiểu cũng phải (xa) cỡ từ Nhật Bản:

Đỗ Diệu Hương, hiện đang học thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh tại ĐH châu Á - Thái Bình Dương, tỉnh Oita, được kết nạp Đảng ở tuổi 20...

Diệu Hương nhận xét: “Ở VN, các chi bộ Đảng có thể họp mặt thường xuyên để quản lý và củng cố tư cách người đảng viên tốt hơn. Còn ở nước ngoài không có điều kiện như vậy nên việc rèn luyện bản thân là quan trọng nhất”.

Sống xa Tổ quốc, ngoài việc học tập, lao động và kỷ luật tốt cần phải tích cực tham gia giao lưu với cộng đồng quốc tế. Diệu Hương luôn ý thức được mình chính là tấm gương phản ánh thế hệ trẻ VN với bạn bè thế giới, vì vậy cần phải sống trách nhiệm và gương mẫu.


Các bạn trẻ là lưu học sinh VN ở nhiều nơi trên nước Nhật về dự một lớp cảm tình Đảng ở vùng Kyushu – Okinawa. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ Online

Nữ đảng viên Đỗ Diệu Hương, có lẽ, nên ở luôn bên Nhật để “rèn luyện bản thân” (cho nó chắn ăn) chớ sinh hoạt chi bộ đảng ở nước ta – xem ra – có vẻ linh tinh lắm. Khi blogger Đinh Vũ Hoàng Nguyên còn tại thế, tôi đã nghe ông kể vài “chuyện ngắn” sau:

1. Mình có quen một cậu là đảng viên, nhà ở một huyện ngoại thành Hà Nội. Có lần mình vô tình nghe nó với thằng bạn là lái xe đường dài nói chuyện, thằng bạn hỏi:

- Thế ông đợt này ở nhà làm gì?

- Thì vẫn công tác đảng thôi.

- Phải kiếm việc gì mà làm, chứ vô công rồi nghề thế thì chết!

2. Mình đi ăn thịt chó ở Vĩnh Phúc. Trong mâm có Phó Chủ tịch UBND xã, tuổi khoảng ngoài bốn mươi. Rượu ngon, thịt chó ngon. Nhân câu chuyện về tình hình an ninh - trật tự ở địa phương, Phó Chủ tịch xã nói:

- Báo cáo các bác! Số nghiện hút phát hiện được ở địa phương bọn em là 31 đồng chí. Còn Đảng viên Chi bộ bọn em có... 16 thằng!

Chuyện thật 100%. Thằng Nguyên mà nói điêu thì làm con chó!

Tôi không dám nói là bác Nguyên “nói điêu” nhưng chuyện ông kể có vẻ hơi khó tin, ít nhất thì cũng không dễ tin bằng câu chuyện (tiếp theo) của bác Phạm Đình Trọng:

Sáng chủ nhật, tôi vừa mở máy vi tính mới viết được mấy dòng thì có chuông gọi cửa làm đứt mạch suy nghĩ. Xuống cầu thang ra mở cửa, thấy ông hàng xóm là đảng viên cùng sinh hoạt tổ đảng với tôi mà ít ngày trước tôi đã phải mất một buổi tối họp kiểm điểm ông về cái tật lãng nhách, rất không đáng có ở một đảng viên của đảng cách mạng, đảng chính trị là tật tối ngày nhậu nhẹt bét nhè, bê tha, đã kéo dài suốt nhiều năm của ông. Nay một người như thế đến bảo tôi nộp cho ông bản thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh!

Kinh nghiệm của ông nhà văn tuy có hơi cay đắng nhưng (nói nào ngay) vẫn cũng chưa đến nỗi phũ phàng như trường hợp của ông Vi Đức Hồi, Giám Đốc Trường Đảng huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn:

Bác trưởng khu đề nghị:

-Bây giờ đến mục các đại biểu phát biểu ý kiến!

Chưa rứt lời, một cựu chiến binh có tên Miến, đeo trên ngực một huy hiệu gì tôi cũng không để ý, ông ta hung hăng xông lên bục vừa nói, vừa khua chân, múa tay vào mặt tôi. Ông ta nói tràng giang đại hải, kể về thành tích của mình tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Người chủ trì phải nhắc ông ta đi vào trọng tâm, lúc này hình như ông ta mới sực nhớ ra những nội dung cần nói mà đã được chuẩn bị kỹ. Ông ta bắt đầu sỉ vả, xông đến trước mặt tôi chỉ tay vào mặt tôi định gây gổ, hành hung…

- Mày là thằng ngu! mày ngu lắm Hồi ạ!không biết mày học hành thế nào!tao thấy mày ngu lắm!

Mấy người bên dưới nhắc nhở ông ta bình tĩnh, ông ta quay lại bục rồi yêu cầu:

- Tôi đề nghị phải bắt nó lên đây đứng trước mọi người, không thể để nó ngồi như thế được. Thu toàn bộ đồng hồ, điện thoại và các tư trang của nó. Biết đâu bây giờ nó đang truyền thông trực tiếp ra nước ngoài thì chết chúng ta!

Phía dưới hội trường bắt đầu có người phản đối.

- Nói thế mà cũng nói được! nói thế hoá ra là mình làm sai! càng nói càng ngu. Mình làm đúng, nó đưa lên đến đâu cũng chẳng sợ, phải không?

-Thiếu gì người mà đi bồi dưỡng cho ông này lên phát biểu, dạy đời. Bản thân ông thì có tốt đẹp gì mà đi dạy người khác...
-Người ta phải dùng những người không bình thường như thế mới đạt được mục đích chứ!

Những người không bình thường như thế, trong Đảng, chắc hơi nhiều. Và đây có lẽ là một trong những lý do khiến ông Phạm Đình Trọng, và Vi Đức Hồi đành bỏ Đảng. Hai ông, tất nhiên, không phải là những người đâu tiên (hay cuối cùng) đã bỏ Đảng chạy lấy người.

Chỉ trong tuần lễ đầu tiên của tháng 12 năm 2013, lại có thêm thêm ba nhân vật nữa (luật sư Lê Hiếu Đằng, tiến sĩ Phạm Chí Dũng và bác sĩ Nguyễn Đắc Diên) đã nộp đơn công khai xin ra khỏi Đảng. Nói một cách văn chương, và nói theo kiểu của nhà văn Trần Mạnh Hảo, là họ xin được... ly thân.

Với thời gian, chuyện ly thân với người hôn phối, cũng như với Đảng – xem chừng – mỗi lúc một thêm đông và thêm phức tạp.

Trước kia không mấy khi nghe ai nói tới chuyện ly thân, ly hôn, hay li dị. Nếp sống, cũng như ngôn ngữ (hồi trước) ngó bộ đỡ phức tạp hơn. Thỉnh thoảng, mới có người nhỏ giọng:

- Cô A và cậu B thôi không đi lại với nhau nữa.

Hoặc, trầm trọng hơn chút xíu:

- Ông C với bà Đ đã thôi ăn ở với nhau rồi.

Thôi là xong. Là hết chuyện. Là đường ai nấy đi. Là nhà ai nấy ở. Mạnh ai nấy sống. Đời ai nấy lo. Tiền ai nấy sài. Hồn ai nấy giữ!

Biệt ly, nếu không bịn rịn, không êm đềm, “không nhớ nhung từ đây” thì cũng (thường) êm thắm. Sóng gió, nếu có, ráng dấu trong lòng. Chớ đâu có cái vụ mang nhau ra toà, hay mang đơn xin ra khỏi Đảng phát tán (tùm lum) trên... mạng – như mấy bữa rầy.

Thời thế, xem chừng, đã đổi. Gió, ngó bộ, cũng muốn chuyển rồi – theo như nhận định của blogger Nguyễn Lân Thắng (nghe được) qua BBC vào hôm 6 tháng 12 vừa qua:

"Tôi nghĩ Đảng chưa bao giờ ở tình thế hiểm nghèo như thế này bởi những người trí thức tương đối có tiếng tăm, tương đối có uy tín ở trong xã hội, mà bây giờ họ tuyên bố ly khai khỏi Đảng, một cách chính thức."

"Đây là một tổn thất vô cùng lớn về mặt tính chính danh của Đảng, lúc này uy tín của Đảng không còn gì nữa, thực sự không còn gì nữa..."

"Hành động của ông Lê Hiếu Đằng và ông Phạm Chí Dũng có thể cũng dẫn đến một phong trào ly khai khỏi Đảng một cách ồ ạt, diễn ra với một số lượng lớn, và lúc đó sự cầm quyền của Đảng sẽ bị lung lay một cách rất dữ dội."

'Chưa ai biết điều gì xảy ra ở phía trước với bối cảnh của Việt Nam như hiện nay, tình hình sẽ còn thay đổi rất mạnh và rất nhiều. Và mọi việc sẽ không chỉ dừng lại ở đây."

Cùng lúc, trên diễn đàn RFA, blogger Nguyễn Ngọc Già cũng đã có nhận định tương tự: “... anh Đằng, anh Dũng, anh Diên bỏ đảng vừa rồi gây ra một làn sóng... lớn.”

Chuyện “tình hình” hay “sóng gió” lớn/nhỏ ở Việt Nam ra sao – trong những ngày sắp tới – cái thứ người cả đời núp kỹ ở nước ngoài, và luôn luôn trốn biệt trong chai như tôi (e) không đủ tư cách để lạm bàn. Nhân dịp này, tôi chỉ xin nâng ly chúc mừng ba ông Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng và Nguyễn Đắc Diên – những người ngay – vừa thoát nạn. Kiếp nạn trao duyên lầm tướng cướp!
 
Tưởng Năng Tiến
Theo RFA Blog

Đảng CSVN có đang vỡ ra từng mảnh?

…Lệnh và lời đe dọa của ông Nguyễn Phú Trọng về sự tồn vong của chế độ và vai trò lãnh đạo của đảng CSVN cho thấy tình hình “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ đảng viên là biến cố rất quan trọng đảng phải đối phó…
 

Trong khi  Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cố gượng cười ăn mừng toàn thắng thông qua Hiến pháp mới ngày 28/11/2013 thì họ cũng run sợ trước trận cuồng phong bão kép “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đang âm thầm phá đảng không còn manh giáp bất kỳ lúc nào.

Biến chuyển này đến vào cuối năm 2013, giữa nhiệm kỳ đảng Khóa XI, không còn là chuyện hão huyền hay ảo tưởng trong tàn cuộc rượu của những “thế lực thù địch” hay “những phần tử bất mãn” mà do chính đảng viên gây ra.

Vì vậy từ sau Hội nghị Trung ương 8/XI từ 30/9 đến ngày 9/10/2013, đảng đã dồn mọi nỗ lực và tiền bạc vào công tác học tập Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tất cả Lực lượng võ trang bao gồm Quân Đội, Lực lượng trừ bị dân sự và lực lượng Công An cho đến các cấp đảng và đơn vị hành chính đều được cảnh giác “Trong bất kỳ tình huống nào, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đều quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giữ vững ổn định chính trị-xã hội, môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.” (Nghị quyết Trung ương 8/XI).

Nhưng lực lượng của kẻ thù nào đã hay đang đe dọa sự“toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” ?  Mọi người Việt Nam dù ở trong nước hay ngoài nước, cũng đều biết chỉ có kẻ thù duy nhất có khả năng “ăn tươi nuốt sống Việt Nam”  bây giờ là Trung Cộng, nước láng giềng phương Bắc mà lãnh đạo hai nước vẫn thường “đồng  ca” bài 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai tình thần 4 tốtláng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Nhưng tại sao chưa bao giờ có lãnh đạo nào của Việt Nam, từ thời Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh (1986) cho đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (từ 2011) dám “động đến lỗ chân lông” của Trung Cộng dù đã bị áp chế công khai trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông?

Vì vậy mệnh lệnh thi hành “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” theo tinh thần Nghị quyết 8 Khoá đảng IX (năm 2003) được lập lại hồi tháng 10/2013 chỉ là “cái mã bề ngoài” nhằm che giấu chủ trương triệt để ngăn chận bằng mọi giá những cuộc nổi loạn từ trong nội bộ đảng và trong nhân dân đang âm thầm bung ra chống đảng.

Những kẻ nội thù

Vì vậy những kẻ đang đe dọa sự sống còn của đảng và tồn vong của chế độ không xuất thân từ “các thế lực  thù địch” hay “diễn biến hòa bình” của phương Tây, chủ yếu là Mỹ như đảng vẫn hô hoán.

Ngay cả đe dọa xâm lăng Việt Nam bằng quân sự của Trung Cộng cũng không cần thiết vào lúc này vì Bắc Kinh đã thành công “bao vây và khống chế Việt Nam” bằng kinh tế và chính trị từ nhiều năm qua.

Kẻ thù đích thực của đảng CSVN đang dấy lên từ trong lòng chế độ bởi các “nhóm lợi ích” quyết bảo vệ quyền hành và bổng lộc bằng mọi giá; bởi đội ngũ cán bộ đảng viên tham nhũng; bởi những kế họach, dự án kinh tế đẻ ra lãng phí; bởi thành phần bất mãn trong đảng vì bị mất quyền lợi, bị ăn hớt tay trên bởi các cấp trên có chức, có quyền.

Chúng cũng đến từ những bấn loạn trong hệ thống cai trị của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. Và sau cùng là sự không còn tin vào đường lối lãnh đạo của đảng vì đảng viên nào cũng thấy rõ quyết định duy trì quyền lãnh đạo độc tôn của đảng dựa trên Chủ nghĩa phá sản Cộng sản không làm cho"dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà chỉ làm cho dân tộc lầm than và lạc hậu hơn, ngay cả đối với người dân Cao Miên và Lào.

Chuyện này không mới vì ngay trong Đại hội Đảng lần thứ XI (Tháng 1/2011), Đảng đã thừa nhận:“Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng.”

Ban Chấp hành Trung ương còn xác nhận: “Trong nội bộ những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có những diễn biến phức tạp…”

Cuộc sống của những cán bộ, đảng viên có chức có quyền và những lãnh đạo vẫn thường rao giảng “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  đã sống và hành động ngược với lời nói. Nhiều cán bộ, đảng viên đã bị nhân dân ta thán với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang rằng những người này, nếu không tham nhũng thì lấy tiền đâu tậu nhà, mua xe hơi đắt tiền và sống rất sa hoa, trụy lạc, mất phẩm chất và còn có tiền gửi con ra theo học ở các nước Tư bản?

Vì vậy ở Việt Nam đến cuối năm 2013, vào giữa nhiệm kỳ Đảng Khoá XI, không còn ai tin vào lời Đảng nói rằng: “Mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tiếp tục tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.”

Hay hù dọa vô căn cứ: “Các thế lực thù địch tăng cường chống phá sự nghiệp đổi mới của đất nước với những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc hơn…”  (Nghị quyết Trung ương 8/XI)

Nhưng những lời báo động này không mới vì chúng đã được lãnh đạo đảng nói đi nói lại từ Khoá đảng IX dưới thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Chỉ khác ở tính thời gian nên khi được lập lại sau 13 năm đã chứng minh đảng không tìm được lý do nào mới hơn để trốn tránh thất bại cho việc “tự phê bình và phê bình” trong nội bộ đảng.

Điều này cũng có nghĩa chủ nghĩa cá nhân và chứng bệnh di căn “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đã nghiêm trọng hơn các năm trước.

Vì vậy, trên Tạp chí Tuyên Giáo ngày 27/11/2013 (Ban Tuyên giáo Trung Ương), Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tú đã kêu gọi đảng viên phải: Phối hợp và phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng chủ động đấu tranh phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên.”

Ông viết:“Các cấp ủy Đảng, phải nhận thức đúng, đánh giá cho được sự thoái hoá về tư tưởng, chính trị, mức độ và tính chất“tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của cán bộ, đảng viên, kịp thời có chủ trương, biện pháp lãnh đạo cụ thể, quán triệt và tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng, trong đó đặc biệt chú trọng khâu giáo dục, quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và chất lượng sinh hoạt Đảng. Phát huy dân chủ, tăng cường kiểm tra giám sát, đổi mới công tác bố trí, sử dụng cán bộ; bổ sung, đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách về cán bộ….nhận thức cho đúng tính chất phức tạp, nguy hại và nhận diện cho rõ những biểu hiện cụ thể, mức độ của “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ Đảng, để một mặt tiến hành thường xuyên, kiên quyết, kiên trì và đi liền với chủ động chống lại thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của các thế lực thù địch.”

Những “bày mưu, vẽ kế” của Giáo sư Nguyễn Xuân Tú cũng chỉ có giá trị trên lý thuyết vì thực tế đảng đã làm những việc này rồi mà có thay đổi được gì đâu.

Công an phải bảo vệ đảng

Bằng chứngđã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cấp lãnh đạo Bộ Công an lập lại  tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 69 tổ chức tại Hà Nội ngày 18/12/2013.

Ông Nguyễn Phú Trọng bảo lực lượng Công an phải: “Chủ động nắm chắc, phân tích, dự báo sát đúng tình hình để tham mưu với Đảng, Nhà nước có chủ trương, quyết sách đúng đắn. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp làm tốt công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa, tư tưởng, an ninh thông tin, an ninh kinh tế, tài chính, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, bảo vệ Đảng, bảo vệ quá trình triển khai thi hành Hiến pháp vừa được Quốc hội thông qua... Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, không để bị động, bất ngờ; giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề phức tạp nảy sinh; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng yếu và các sự kiện quan trọng của đất nước, tạo môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước”.

Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng không hề nói gì đến nhiệm vụ của Công an chống lại đe dọa chiếm biển đảo Việt Nam của Trung Cộng là nhiệm vụ “bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, nhưng ông lại  tập trung vào tình hình nội bộ khi nói rằng: “Lực lượng Công an nhân dân và báo chí Công an nhân dân cần tích cực tham gia và thể hiện vai trò đi đầu trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng, củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng; tham gia tích cực cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phản bác nhanh, nhạy, kịp thời các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Từ lâu, đảng đã công khai nói Quân đội và Công an là hai lực lượng rường cột bảo vệ đảng nên không ngạc nhiên khi thấy ông Trọng nói thêm lần nữa rằng : “Lực lượng Công an là một công cụ chuyên chính, sắc bén của Đảng, chiến đấu trực diện hằng ngày, hằng giờ với kẻ thù rất gian ác và xảo quyệt. Thực tế khách quan đó đòi hỏi các tổ chức Đảng trong Công an nhân dân phải trong sạch, vững mạnh. Vì vậy, lực lượng Công an nhân dân cần tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng Công an”.

Ông còn nói thêm: ”Toàn bộ hoạt động của lực lượng Công an nhân dân phải tập trung thực hiện nhiệm vụ trung tâm là giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống. Đó là mục tiêu, nhiệm vụ chung, chúng ta phải kiên quyết thực hiện cho bằng được, khó khăn phức tạp thế nào cũng phải kiên quyết làm, nếu không sẽ đe dọa tới sự tồn vong của chế độ, tới vai trò lãnh đạo của Đảng”.

Lệnh và lời đe dọa của ông Nguyễn Phú Trọng về sự tồn vong của chế độ và vai trò lãnh đạo của đảng CSVN cho thấy tình hình “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ đảng viên là biến cố rất quan trọng đảng phải đối phó vào giai đọan Ban Chấp hành Trung ương Khoá XI đang chuẩn bị nhân sự cho Khoá đáng XII năm 2016.

Nhưng liệu tình trạng “xáo trộn” nội bộ này có tích lũy thành một lực cản khiến đảng khó vượt qua để tồn tại hay “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” của đảng viên sẽ hòa chung vào tiến trình  dân đang mỗi ngày một xa đảng để đảng  tự  vỡ cho tan không còn manh giáp che thân?
 
Phạm Trần
(12/013)
(Thông luận)

Ba vấn đề lớn trong các "đại án kinh tế" (3)

Phần 3 (kết): Vấn đề con người – những “doanh nhân” XHCN

Trong Phần 1 và 2 – Những vấn đề pháp lý kinh doanh và từ mô hình tổ chức DNNN trong các “đại án kinh tế”, chúng tôi đã chỉ ra những nguyên nhân trong hệ thống pháp lý XNCH (như là những cái bẫy, những con đường kinh doanh quẩn và tắc), và những nguyên nhân từ mô hình tổ chức kinh tế nhà nước (như những cỗ máy kinh doanh sai thiết kế) đã/đang và sẽ dẫn đến sự đổ vỡ kinh tế của các tập đoàn KTNN như Vinashin, Vinalines… như thế nào.

Nhưng những nguyên nhân pháp lý chỉ tạo nên bối cảnh của sự phá sản và nguyên nhân từ mô hình tổ chức kinh tế nhà nước chỉ là phương tiện để thế chế cộng sản làm nên sự phá sản kinh tế XHCN tất yếu đó của họ. Những con người – hay những kẻ gọi là “con người mới XHCN”- những người cộng sản làm kinh tế định hướng XHCN, những “người lái” của những cỗ máy kinh tế XHCN quái thai đó, mới là nguyên nhân hạt giống trung tâm của toàn bộ quá trình phá sản tất yếu đó của cả nền kinh tế nhà nước định hướng XHCN của Việt Nam hôm nay.

Vậy những con người cộng sản Việt nam – những “doanh nhân XHCN” (mà chúng ta có hình ảnh các ông Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng… và cá đồng chí chưa bị lộ của họ để minh họa), đang chủ đạo nền “kinh tế thị trường có định hướng” của VN đó là ai, và tại sao họ lại có thể và chỉ có thể thúc đẩy sự phá sản của cái nền kinh tế XHCN mà họ muốn “xây dựng” đó? Đó là điều tôi sẽ trình bày trong phần 3 này.
 

Họ trở thành “doanh nhân XHCN” như thế nào?
 
Thứ nhất, về cách chọn dùng người làm kinh tế XHCN của đảng CSVN, tiêu chuẩn đầu tiên là “hồng” tức là phải rất chuyên chính cộng sản, rồi đến “trung”- không phải “chuyên”. Nhưng ngày nay, ai là những người cộng sản thực sự “hồng”? May ra chỉ còn có thể tìm thấy số rất ít trong hai nhóm: các đảng viên lão thành nhưng đã hết thời, hết thế, hết lực và thường hết cả khả năng nhận biết mình đã “hồng” quá chỉ để cho kẻ khác “xơi”, kẻ khác (thường là đàn em họ) dùng họ làm gạch đỏ lót đường hại dân hại nước của chúng; và đám đảng viên trẻ mới còn ngây ngô và đang bị đảng lừa (nhưng đa số đảng viên trẻ hôm nay cũng đã là bọn cơ hội và lưu manh có ý thức rồi). Số đông đảo cộng sản còn lại thường là “rất hồng” trên miệng lưỡi nhưng mờ ám trong hành vi và rất đen tối trong mục đích – những kẻ gian hùng và/hoặc hèn, những kẻ cơ hội luôn có thể làm mọi thứ vì cá nhân.

Chính bọn gian hùng nhất, giả dối nhất, bẩn thỉu hay hèn nhất đó trong đảng sẽ là các ứng cử viên sáng giá nhất cho các chức vụ quản lý kinh tế XHCN của đảng. Nhưng nếu chỉ dựa trên tiêu chuẩn “hồng đểu” này thì đảng sẽ rất khó chọn cán bộ cho mình, vì sau mấy thế hệ đào tạo đảng có nguồn nhân lực loại này vô cùng “phong phú”, gồm vài triệu đảng viên cơ hội trong đội ngũ của họ. Lãnh đạo đảng biết rõ điều đó vì chính họ cũng là những kẻ như thế, nên… khi dẫn dắt các doanh nghiệp làm kinh tế, xác xuất để họ thành công làm sao cao được?

Tiêu chuẩn thứ hai là trung thành lại trở thành tiêu chuẩn quan trọng nhất, vì đảng sợ nhất là mất quyền, mất miếng ăn trên ngồi trốc đã và đang cướp được của dân, của nước, mất thế hiếp đáp dân. “Trung” được đảng cụ thể hóa thành “chung”: chung giai cấp (lý lịch), chung lợi ích, chung “thu-chi”, chung nhóm, chung hội, chung quê, chung họ hàng, chung trường đảng… Thực tế, để đảm bảo chữ “trung” và “chung” thì dùng người nhà, người thân là chủ yếu, vì điều đó đảm bảo tiêu chuẩn “an toàn cá nhân”. Dù đảng “nghiêm cấm” vị người thân trong bổ nhiệm cán bộ, họ vượt qua điều đó bằng cách… trao đổi và kinh doanh ghế. Ông A nhận con ông B, ông B nhận con ông C, và ông C nhận con ông A… Ví dụ: thủ tướng X gửi con cho bộ trưởng Xây dựng bổ nhiệm Thứ trưởng, con bộ trưởng Xây dựng sẽ được thủ tướng chỉ đạo bộ trưởng nào đó bổ nhiệm vụ trưởng hay thứ trưởng đâu đó… Cứ thế, có đi có lại, họ “gửi con cháu” nơi khác cho bạn bè hay cấp dưới cấp trên “nâng đỡ” và họ làm thế với con cháu của bạn bè, của cấp trên cấp dưới họ trong cơ quan mình…

Đó là một trong hai điều quan trọng nhất trong mọi quyết định dùng người của đảng: ứng cử viên là con cháu nhà ai hay là “người của ai” (có quan lớn giới thiệu, bảo lãnh), và… tiền. Còn những tiêu chuẩn khác nếu không đáp ứng thì họp “bổ sung hồ sơ”, cũng bằng tiền, và khai man, và làm hồ sơ giả, mua bằng cấp giả, thậm chí cả bản lý lịch giả, thi công chức giả, phỏng vấn giả, thực tập giả… Tất cả đều có thể giả, trừ tiền là thật và ứng viên là “con cháu ai đó” phải là thật.

Ngành kinh doanh “ghế” của cộng sản VN hiện nay

Riêng việc phát triển và bổ nhiệm cán bộ của đảng đã là một ngành kinh doanh cực lớn và quan trọng của các cán bộ đảng rồi (hàng tỷ đô la! kinh doanh “ghế”, mà đảng độc quyền sản xuất ngày càng nhiều). Chúng ta thử tính nhé: một xã/phường có khoảng trên dưới 300 “ghế” con con, một quận/huyện có trên 500-1000 ghế xoàng xoàng, một tỉnh/thành có khoảng 5-10.000 “ghế” kha khá, nhà nước có vài trăm nghìn “ghế” bự bự, chính phủ và các bộ ngành, các doanh nghiệp nhà nước có vài trăm ngàn ghế “màu mỡ” nữa… tất cả nhân với hai hệ thống cung vua-phủ chúa, trên ba chục bộ ngành và 64 tỉnh thành, trên 600 quận huyện và trên 6000 phường/xã…, nhân với giá của các ghế con con là hàng chục hàng trăm triệu đồng, và ghế “bự bự” là hàng tỷ đồng, còn ghế “màu mỡ” thì tính theo vàng và đô…

Thế cho nên các cán bộ của đảng, nhất là các cán bộ doanh nghiệp, sau khi đầu tư mua “ghế” không thể tập trung lo việc kinh doanh mà chỉ lo làm sao để bù vốn (tham nhũng) và… phá hoại kinh doanh.

Trong ví dụ, chúng ta có: ông Bình đi lên chủ yếu bằng quan hệ (được ông Kiệt nâng đỡ rồi nối sang các ông khác), còn ông Dũng lên bằng lý lịch và tiền, cả hai đều được bỏ qua yếu tố năng lực quản lý và khả năng chuyên môn (vì cái này phải thể hiện bằng kết quả công tác, thứ không bịa ra được). Cả ở Vinashin và Vinalines đại đa số cán bộ chuyên môn đầu ngành dù khách quan đều không đánh giá cao hai ông này. Khi người ta không đủ khả năng cả quản lý doanh nghiệp và chuyên môn thì người ta chỉ tụ tập xung quanh những người còn kém hơn họ nhiều, nhưng “cơ hội” cũng hơn họ nhiều, nhất là khi phân phát “ghế” là nguồn thu nhập quan trọng của họ.

Đào tạo cán bộ trong các doanh nghiệp nhà nước thế nào?

Về đào tạo con người trong các doanh nghiệp nhà nước, những người khá giỏi và ham học hỏi vào đó làm việc một thời gian là cùn đi, khả năng trình độ bị lụn bại đi, vì năng lực cần thiết nhất là ăn cắp, nịnh sếp và bè cánh, tố chất quan trọng nhất để thăng tiến là gian lận, giả dối, và phương cách quan trọng nhất để tiến thân là đấu đá, đè trên-đạp dưới-chọc bên, con đường tiến thân ngắn nhất là dùng tiền mua quan hệ… Đạo đức con người bị băng hoại nhanh chóng theo tốc độ tăng của thu nhập và thăng tiến. Những doanh nghiệp nhà nước chủ yếu gồm những con người như thế thì tạo ra giá trị gì và năng suất ở đâu để cạnh tranh trên các thị trường?

Làm việc cho các công ty tư nhân hay nước ngoài, người nhân viên hay cán bộ thường được đào tạo thêm và phải tự học chuyên môn liên tục để phát triển và để có thể giữa được việc làm lâu dài, để thăng tiến. Còn làm việc trong các công ty nhà nước, nhân viên có chí và có đức phải tự học hoàn toàn để làm việc nhưng như thế chưa đủ để giữ việc hay thăng tiến. Đa số thời gian trong các công ty hay cơ quan nhà nước là làm việc không liên quan đến chuyên môn, hay lãng phí, tức năng suất lao động rất thấp, thất nghiệp kín (đi làm nhưng không có việc làm) là tình trạng phổ biến…

Họ thăng tiến ra sao?

Việc đánh giá con người trong các doanh nghiệp nhà nước để sử dụng họ cho hiệu quả và làm cơ sơ để bổ nhiệm họ vào vị trí cao hơn khi cần lại càng... nhức nhối mùi tiền. Tất nhiên, “năng lực cán bộ” trong các doanh nghiệp nhà nước là khả năng gian dối và đi bằng đầu gối của họ, và khả năng đâm chọc sau lưng nhau. Đấu đá tranh giành chức quyền là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất trong các doanh nghiệp nhà nước, nhất là ở cấp tổng công ty và tập đoàn. Vì có hai chúa sơn lầm là CT và TGĐ nên bao giờ doanh nghiệp cũng có hai phe và cần rất nhiều cấp phó để phò hai phe đó.

Phó tức là phụ, là trợ lý, còn cấp trưởng phải làm là chính, nhưng trong các doanh nghiệp nhà nuóc XHCN VN thì cấp trưởng không phải làm gì về chuyên môn, chỉ lo đấu nhau với đối thủ ngay trong cơ quan (do đảng cố tình cài sẵn), và nịnh sếp, nên cần rất nhiều phó, cho mọi việc và cho cả hai phe, tổ chức bị phình to rất nặng nề... Có nghĩa là, nếu ở cấp chính phủ chúng ta có “cung vua và phủ chúa” trên đầu dân thế nào (đảng và chính phủ) thì ở từng doanh nghiệp chúng ta cũng có hai bộ máy lồng vào nhau và vớn nhau như vậy. Hai bộ máy này luôn phải tự kiếm ăn (tranh ăn với bên kia), phải nuôi cấp trên, phải “thu hồi vốn” (mua ghế) và phải theo dõi kiểm soát bên kia để rình cơ hội hạ gục nhau… thì làm sao mà kinh doanh cho tốt được?

Ví dụ, chúng ta hãy nhìn trong năm 2013 này hai phe đảng và chính phủ chỉ tập trung chủ yếu ra đòn đánh nhau liên tiếp tranh giành quyền lực và lợi ích nhóm mà thỏa hiệp nhau trong việc quản lý kinh tế, quản lý đất nước, lãnh thổ biển đảo, công tác xã hội, chính trị và ngoại giao… như thế nào, thì trong từng doanh nghiệp nhà nước họ cũng chỉ lo đánh nhau, nhất là khi các sếp của họ đang vào cao trào đánh nhau ở cấp quốc gia như thế, và họ bỏ bê và làm hỏng, làm kém, làm be bét công việc kinh doanh như thế nào, rồi hãy nhân nó lên khoảng trên dưới 4000 lần (là số doanh nghiệp nhà nước hiện nay) để bạn thấy bức tranh toàn cảnh của lực lượng kinh tế “chủ đạo” này hôm nay…trong số đó có hai doanh nghiệp đã nát bươm, nát nhất là Vinashin và Vinalines… Chúng chỉ có thể đấm mình tự chết chứ có phải những quả đấm thép đi đấm chuông người như đảng (và dân?) hy vọng đâu…

Họ được và tự nhìn nhận mình thế nào?

Cuối cùng, về mặt xã hội, đảng và nhà nước này coi các CT, TGĐ của các doanh nghiệp nhà nước, và họ cũng tự coi mình, là những doanh nhân thành công, họ lăng xê để được xã hội coi như vây. Đây lại là một ngộ nhận hay lừa bịp lớn nữa của đảng về các doanh nghiệp nhà nước.

Nếu về lý thuyết các chế độ và các đảng cộng sản đã không tìm ra hay xây dựng được môi trường kinh doanh nào khả dĩ hợp lý và khả thi (như thị trường tự do của xã hội “tư bản thối tha”), và về mô hình kinh tế họ đã không sáng tạo ra được cơ cấu nào có thể làm công cụ phát triển kinh tế bền vững cho xã hội (như mô hình công ty tư nhân của xã hội tự bản mà họ bắt chước nửa vời), thì về xã hội họ không xây dựng hay “lắp ghép” được hình mẫu con người cộng sản làm kinh tế nào, những nhà kinh doanh XHCN nào có tính người cả (như khái niệm doanh nhân, nhà doanh nghiệp – the enterpneuer, vẫn của xã hội “tư bản thối tha”), nên họ lại ăn cắp khái niệm doanh nhân – The Enterpneuer cao đẹp đó mà Loài người (“tư bản thối tha”) mới sinh ra trong vài ba thế kỷ gần đây. Họ gọi các GĐ, CT HĐTV các công ty, tổng công ty nhà nước là các “doanh nhân”, thậm chí các doanh nhân thành đạt và tiêu biểu cho XHCN…

Họ đã tung hô những kẻ cắp, tội đồ, tù nhân, tử tủ như Phạm Thành Bình, Dương Chí Dũng… là các doanh nhân thành đạt, vô vùng thành đạt, là một sự lừa bịp và đánh tráo khái niệm cấp toàn xã hội.

Thực chất, không có tiêu chí nào trong các tiêu chí của người doanh nhân đích thực mà loại người như Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng hay các đồng chí chưa bị lộ của họ đạt được cả.

Thứ nhất, họ không hề kinh doanh bằng tiền của mình, không tự trả lương cho mình, họ chỉ là những kẻ làm thuê. Thứ hai, họ không kinh doanh bằng đam mê và sáng tạo, không kinh doanh bình đẳng trong thị trường cạnh tranh bình đẳng, họ chỉ múa may vụng về thô lỗ kém cỏi trong thị trường bất bình đẳng mà họ được đảng cho làm vua, không hề sáng tạo ra các giá trị mới cho xã hội (như Bill Gates hay Steve Jobs), mà chỉ phá…. Và thứ ba, họ không hề phải chịu trách nhiệm về những kết quả kinh doanh thua lỗ mà họ gây ra! Trong các vụ “đại án” mà họ là diễn viên chính, họ chỉ bị đảng buộc tội phần họ ăn cắp tàn bạo vào túi riêng thôi, phần kinh doanh thua lỗ và mất vốn hàng trăm ngàn tỷ đồng của dân do họ kém cỏi- ngu dốt, lãng phí và vô trách nhiệm thì đảng sẽ bắt dân lo chịu thay, họ vô can…. Và tiêu chí đạo đức, thứ tư, thì họ làm ngược lại. Các doanh nhân đích thực đi lên từ tay trắng đều tuân thủ pháp luật trong kinh doanh và họ chịu đựng và vượt qua nhiều năm gian khó trước rồi mới hưởng thành quả sau, còn “doanh nhân” của đảng đều kinh doanh vi phạm pháp luật (với độc quyền kinh doanh và có mọi ưu tiên vô lý đảng cho), hưởng vinh quang trước ngay lập tức, rồi chỉ một số ít “bị lộ” chịu gian khó (trong tù) sau…
  
Vậy mà hàng năm họ/đảng vẫn trao cho họ – những giám đốc doanh nghiêp nhà nước những danh hiệu hoành tráng như 100 Doanh nhân Tiêu biểu của Năm…, mà cả xã hội không ai thắc mắc họ có phảiDoanh nhân, và họ “tiêu biểu” hay đang làm tiêu tùng nền kinh tế? Điều đó không chỉ làm xã hội tôn vinh nhầm người mà những cái hại lớn hơn là nó sinh ra cả một thế hệ “doanh nhân” sâu mọt và nó giết chết tinh thần và những mầm mống doanh nhân đích thực, cái mà xã hội này thực sự thiếu để vươn lên xây dựng thịnh vượng.

Tóm lại, những “doanh nhân” của đảng như thế, với xuất thân và cách làm việc như thế, đạo đức như thế, chắc chắn không thể kinh doanh thành công, không thể góp phần đem lại thịnh vượng cho xã hội, mà chỉ có thể gây ra những đổ vỡ khủng khiếp như Vinashin hay Vinalines mà thôi.

Vài lời kết lại

Chúng tôi đã trình bày sơ bộ những nét chính về ba nhóm nguyên nhân tiềm ẩn “di truyền” tồn tại mặc nhiên trong mô hình-hệ thống kinh tế và con người XHCN của đảng CSVN hôm nay, khiến chúng tất yếu sẽ phải tự hủy hoại mình – và sẽ làm chìm cả nền kinh tế, cả xã hội “XHCN” này.

Nhưng vẫn còn một câu hỏi lớn bao trùm tất cả, đó là tại sao lại tồn tại những nguyên nhân đổ vỡ đó trong hệ thống pháp lý, mô hình tổ chức và mẫu người doanh nhân “định hướng XHCN”?

Câu trả lời rất đơn giản và ai cũng có thể nhìn ra, trừ mấy triệu đảng viên cộng sản: chủ nghĩa xã hội là sai lầm và ảo tưởng, tư tưởng cộng sản là tội lỗi, nên Loài người sau gần trăm năm quyết liệt “đấu tranh và thí nghiệm” đã phải từ bỏ vì không tìm thấy đường đi, cũng không tìm ra lý thuyết (triết lý và tư tưởng) nào khả dĩ soi đường đi tiếp…, nên không thể tạo ra hệ thống pháp lý phù hợp hay mô hình tổ chức khả thi hay con người tương ứng của hệ thống XHCN.

Cái mà đảng CSVN đang bày ra trên đất nước ta hôm nay chỉ là một mớ hổ lốn, một sự lừa bịp cố tình với dân tộc ta để họ kéo dài những ngày cai trị của họ trên đất nước này thêm năm nào hay năm đó, hòng cố gắng tranh thủ vơ vét tài sản đất nước cho các nhân gia đình họ them càng nhiều càng tốt. Tất cả chỉ thế thôi.

Chả lẽ cả mấy triệu đảng viên cộng sản Việt Nam, nếu cộng dồn từ 1930 có thể đến cả chục triệu người, trong đó có rất nhiều người ưu tú, tâm huyết và thật sự hy sinh vì quyền lợi dân tộc, không ai nhìn ra điều đó và chống lại? Có, một số ít ưu tú nhất, như các ông Trần Độ, Trần Xuân Bách, Hoàng Minh Chính, và những người khác…, nhưng tất cả họ đều sớm bị đảng tiêu diệt tàn khốc.

Tại sao họ lại đối xử với các đồng chí mình và các lực lượng dân chủ mới tàn khốc thế? Vì đối với họ, đó không chỉ là miến ăn của mấy triệu đảng viên cộng sản hôm nay (họ đại đa số đã rất giàu có rồi, đã là những tư bản đỏ rồi), mà là đó là “cơ đồ tương lai” của hàng triệu gia đình họ, của con cháu họ mai sau khi đảng cộng sản của họ chắc chắn sẽ phải chết và biến mất, thì cái họ vẫn muốn cướp giữ thật nhiều và bằng mọi giá để truyền lại cho con cháu họ là tài sản của quốc gia mà họ cướp được. Họ sẽ còn cần nhiều Vinashin, Vinalines nữa…

Và vì thế, đối với đảng cộng sản hôm nay, bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước và các “doanh nhân” của họ là cuộc chiến sống còn. Hay, tiếp tục sinh ra rất nhiều vụ án như Vinashin, Vinalines nữa là cái giá tất yếu mà họ sẵn sảng trả, để gia sản riêng của họ và phe nhóm đầy thêm, đầy mãi. Họ hy vọng có thể làm thế mãi đến… hết thế kỷ 21 này!

Còn nhân dân ta, dân tộc Việt Nam ta, đã qua hơn nửa thế kỷ cai trị của cộng sản, tôi tin đã đến lúc tất cả nhìn ra bản chất đó, và không chấp nhận và cho phép bị lừa bị cướp thế nữa.

Vấn đề là, để vươn lên thịnh vượng, dân tộc ta vẫn sẽ phải cần những thế hệ Doanh nhân đích thực Bạch Thái Bưởi, và chúng ta sẽ phải làm lại từ đầu, hầu như là hoàn toàn từ đầu, từ những số âm ma quỉ, như chúng ta vừa ra khỏi chiến tranh…
 
Phan Châu Thành

PS: Người viết bài này đã có tất cả những điều kiện, cơ hội để trở thành một “doanh nhân thành đạt của đảng” như thế, nhưng đã chọn không trở thành như thế, không phải vì tôi biết trước mà sợ bị đếm lịch hay dựa cột (bởi vì ai cũng luôn tin đó nhất định sẽ không phải là mình!), mà vì tôi thấy rõ trước khi bị đếm lịch hay dựa cột hay vẫn ngây ngất trên đỉnh vinh quang, tôi đã sẽ phải bán linh hồn cho quỉ dữ là cái đảng cộng sản sa tăng của họ rồi – điều mà may thay tôi đã không chấp nhận từ thời trẻ.
(Dân luận) 

Bằng Phong Đặng Văn Âu - Viết cho chú ba Nguyễn Tấn Dũng

                                                                  Westminster, California, ngày 18 tháng 12 năm 2013
  • Này Chú Ba Dũng,
Vào năm 2006, ba anh chàng họ Nguyễn gồm: Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng và chú được Đảng đưa lên làm Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng, tôi cho rằng đây là ba chàng Ngự Lâm Pháo Thủ (Les Trois Mousquetaires) có thể làm thay đổi cục diện quốc gia, vì dường như Trời Phật đang gửi một tín hiệu ứng theo tên tuổi của ba nhà lãnh đạo cao nhất nước.

Minh Triết: tức là từ bỏ triết thuyết tam vô cộng sản (vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo) để trở về con đường chánh đạo.
Phú Trọng: tức là từ bỏ chính sách bần cùng vô sản để đưa toàn dân đến phú cường.

Tấn Dũng: tức là có lòng quả cảm để không thèm lén lút làm chuyện tồi bại, ăn hối lộ, tham nhũng.

Bằng suy nghĩ lạc quan chan chứa hy vọng ấy, tôi viết bài “Cơ Hội Bằng Vàng” nhằm cống hiến cho ba chàng họ Nguyễn những kế sách kinh bang tế thế, xây dựng tự do, dân chủ hầu lưu lại tiếng thơm muôn thuở cho dòng họ trong sử sách đời sau.

Nhưng sau một nhiệm kỳ năm năm, cả ba chàng họ Nguyễn chẳng làm được điều gì ra hồn, mà tình trạng đất nước càng tồi tệ hơn về mọi mặt: đạo đức suy đồi, kinh tế phá sản, tham nhũng tràn lan, dân oan tăng trưởng.

Tôi nghĩ tại vì thằng Triết thì lù đù ngây ngô thường tuyên bố lăng nhăng “cu-ba thức, cu-ba ngủ”; thằng Trọng thì lú lẩn giống kẻ mắc chứng phương trệ tinh thần (down syndrome), cộng thêm bộ máy chằng chịt như chân rết, nên một mình chú chẳng thể nào xoay chuyển cuộc cờ. Thôi đành xính xái cho chú, vì chú chưa đủ thời gian thanh toán những phần tử cản đường.

Nguyen Tan Dung

Qua nhiệm kỳ II, thằng Triết về vườn, thằng Sang lên thay chức Chủ tịch Nước; thằng Trọng sang làm Tổng Bí thư Đảng, còn chú vẫn giữ nguyên chức Thủ tướng. Mấy năm đầu của nhiêm kỳ II, có lẽ chú vẫn chưa “cơ cấu” đủ vây cánh, nên dù trong lòng chú mong muốn làm cuộc đổi thay cũng chưa dám làm vì sợ chúng cấu kết nhau “cưa” mất ghế Thủ tướng của chú. Cũng OK mà cảm thông cho chú đi.

Nhưng qua một vài sự kiện gần đây, tôi coi bộ vị thế của chú đã vững lắm rồi.

Thứ nhất, ông Tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những người cùng ông Hồ dựng lên cái đảng cộng sản Việt Nam, níu tay chú van lơn chú ngừng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, chú thẳng thừng đáp: “Đảng đã quyết định rồi!”. Câu trả lời của chú ngon lành thiệt, vì chú biết ông Giáp tính tình “thùy mỵ”, nhẫn nhục, ngoan ngoãn, bảo sao nghe vậy. Đáp xong, chú còn nhếch mép cười với vẻ ngạo mạn. Nếu gặp phải ông Tướng cứng cựa, chỉ cần quắt mắt phán: “Đảng là do tao dựng lên! Đảng là tao! Tao là đảng đây này! Nếu không có tao thì mày làm gì có địa vị ngày hôm nay?” thì tôi tin chắc chú không dám đáp lại một cách xấc như vậy! Điều đó chứng tỏ chú là người thông minh, có tài đánh giá đối tượng để nắn gân.

Thứ hai, thằng Trọng Lú Tổng Bí thư mượn cớ chấn chỉnh đảng, kéo thằng Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng ra Hà Nội phong chức xếp sòng Ủy ban Nội Chính Trung Ương để chuẩn bị “chơi” chú. Trước ngày lên đường nhậm chức, thằng Bá Thanh tuyên bố mạnh dạn trước đại hội địa phương rằng nó sẽ làm sạch hết ráo những phần tử “tiêu cực” trong đảng. Nhưng chú cao tay ấn hơn, liền cử một phái đoàn thanh tra vào Đà Nẵng để “khui” những bê bối của thằng Bá Thanh. Thế là thằng Bá Thanh mấy tháng trước hùng hổ nói móc chú trước cả ngàn đảng viên, bỗng trở thành thằng câm không còn dám hé răng một lời sau đó. Chú Ba hay thiệt, Chú Ba à! Tôi phục chú Ba lắm! Lưng bất cứ thằng quan chức nào mà chẳng thẹo. Chỉ cần vạch áo ra cho mọi người xem là chúng hết cường điệu ngay. Chú còn chơi một cú hay hơn nữa. Đó là thằng Trọng Lú không thể “cơ cấu” thằng Bá Thanh vào chiếc ghế Ủy viên Bộ Chính Trị. Thay vào đó, chú đưa thằng Nguyễn Thiện Nhân vào Bộ Chính Trị, rồi chỉ một thời gian ngắn sau là chú đẩy thằng Nhân sang làm Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc, một chức vụ làm kiểng để trang trí cho đẹp mắt thôi, chẳng có quyền hạn gì.

Thứ ba, trong Đại hội Đảng giữa kỳ, Thằng Sang Móm, thằng Trọng Lú cho đàn em chất vấn chú đủ điều. Chúng nêu ra tất cả những khuyết điểm của chú và đòi chú phải từ chức. Chú đã phản pháo lại bằng một chiêu tuyệt đẹp: “Tôi vào đảng, tôi không xin đảng chức vụ. Đảng chỉ định tôi làm gì, tôi thi hành răm rắp, không hề từ chối. Nếu đảng muốn tôi thôi chức Thủ tướng thì tôi thôi!”. Chú đổ tội cho đảng rất khéo và cũng ngầm bảo cho thằng Trọng Lú, thằng Sang Tồi hãy liệu hồn, vì “đảng là tao, tao là Đảng”. Cuối cùng, cả hai thằng không dám đích danh gọi tên chú, mà chỉ dám gọi chú là “Đồng Chí X” mà thôi!

Qua ba sự kiện nêu trên, ai nấy đều nhận thấy chú là người có bản lãnh, thủ đoạn, từ thằng Tổng Bí thư Đảng đến thằng Chủ tịch Nước đều nể mặt chú là vì các tướng tá trong Quân Đội, Công An đều được chú “cơ cấu” xong xuôi cả rồi, nên chẳng thằng nào dám động đến lông chân của chú. Ngay cả thằng Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc Hội, tuy hắn mang tên Hùng cũng trở thành đứa chết nhát. Bởi vì con bài tẩy của thằng Hùng cũng bị chú nắm rồi. Thằng Trọng thì Lú, thằng Sang thì tồi, thằng Hùng thì hèn. Chẳng có đứa nào có thể sánh với CÁI DŨNG của chú cả, chúng chỉ đáng xách dép cho chú mà thôi.

Mà này chú Dũng,

Hình như anh nào mang tên Dũng cũng đều có cái cung cách ngon lành hết trơn. Này nhé! Phạm Chí Dũng đang ngồi chỗ tốt cũng làm đơn ra khỏi đảng. Nguyễn Lân Dũng cũng không theo nếp nhà để hưởng đặc quyền đặc lợi. Thậm chí thằng Dương Chí Dũng mặc dù bị tòa kêu án tử hình, mặt vẫn nhơn nhơn tươi cười, còn đọc thơ giống như Cao Bá Quát dưới triều nhà Nguyễn trên đường ra pháp trường, còn ngạo mạn đọc:

“Ba hồi trống giục đù cha kiếp,
Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời”

Trong tất cả các anh tên Dũng đó, chú là số một, là number one. Nói tóm lại, hiện nay chú là nhà vô địch: Vừa giàu bậc nhất thiên hạ, vừa quyền to bậc nhất thiên hạ. Các thứ quyền như quyền lực, quyền hành, quyền bính, chú đều có đủ. Chỉ có một thứ quyền duy nhất mà chú không có. Đó là QUYỀN UY để được thiên hạ kính trọng, bởi vì tuyệt đại đa số quần chúng đều khinh miệt tất cả cấp lãnh đạo cộng sản do chứng bệnh … nói dối và không có dây thần kinh biết xấu hổ. Thế giới cũng không trọng sự khả tín của lãnh đạo Việt Nam, vì luôn luôn trắng trợn vi phạm các công ước quốc tế. Chẳng qua Hoa Kỳ và Nhật Bản muốn giao du với Việt Nam là vì họ muốn sử dụng Việt Nam như một ngọn giáo thọc vào hông Trung Cộng thôi. Chú Ba Dũng nên nhớ trên trường quốc tế, không có quốc gia nào thương quốc gia nào. Người ta viện trợ cho mình đều có ý đồ cả. Chỉ có ông Hồ Chí Minh tối dạ mới kết nghĩa huynh đệ môi hở răng lạnh với thằng Tàu, kẻ thù truyền kiếp của giống nòi ta, để cho ngày nay dân ta lãnh đủ.

Thằng Tàu cực kỳ đểu, chú Dũng ạ! Ngày xưa chúng nó cai trị hà khắc bằng cách bắt dân ta lên rừng kiếm ngà voi, sừng tê giác; xuống biển mò ngọc trai là chúng ta đã coi thực dân Tàu là ác ôn rồi chứ gì? Ngày nay bọn Tàu tinh vi hơn. Chúng có cách làm tiệm tiến để dân ta chết dần chết mòn bằng các thứ bệnh không có thuốc chữa. Ví dụ cho hóa chất độc hại vào thực phẩm, thịt cá, men làm rượu. Ép giá nông dân bằng mọi thủ đoạn không thể lường được. Đó là cách ngấm ngầm diệt chủng vô cùng hiểm ác.
Tôi thiết nghĩ, không một ai trên cõi này muốn bị thiên hạ khinh bỉ, đúng không? Dù người ăn mày cũng muốn có nhân cách! Chẳng qua ông Hồ Chí Minh lập nên một bộ máy độc tài toàn trị, cấm ngăn tự do tư tưởng, bách hại tôn giáo và tuyên truyền bip bợm, nên chú bị “đánh đồng” với những thằng cai trị lưu manh. Tôi thấy oan cho chú quá, vì chú bị thừa hưởng một căn nhà đổ nát, dột từ trên nóc dột xuống.

Trong một buổi nói chuyện nội bộ, thằng Tổng Bí thư Trung Cộng, Tập Cận Bình, nói rằng nó muốn cải tổ hệ thống chính trị nước Tàu theo mô hình Tây Phương. Nhưng nó biết nó vừa khởi sự là nó có thể bị mất mạng vì những thế lực bảo thủ trong bóng tối. Bởi vì thằng Cận Bình mới lên cầm quyền, chưa đủ thì giờ gây thanh thế để nắm đầu được các phe phái đối nghịch như chú. Hơn nữa, chưa chắc thằng Cận Bình đã có cái bản lĩnh như chú Ba. Do đó, tôi đề nghị một chương trình hành động cho chú, mà tôi tin rằng chỉ có chú mới đủ thủ đoạn, dũng khí làm được mà thôi:

1/ Tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa xã hội, một chủ nghĩa mà thằng Trọng Lú còn phân vân chưa biết đến hết thế kỷ này có đạt được hay không,

2/ Trả tự do cho tất cả những người bất đồng chính kiến, những nhà hoạt động đấu tranh cho quyền làm người,

3/ Cứu xét và trả lại tài sản của các tôn giáo mà đảng đã tịch thu, chiếm dụng trước đây. Chính quyền không xen vào các sinh hoạt tôn giáo,

4/ Bồi hoàn thỏa đáng theo giá thị trường cho những dân oan bị mất đất, mất nhà,

5/ Giải tán tất cả thành phần Nội Các vì thiếu khả năng quản trị. Cho phép họ được hạ cánh an toàn. Mời những chuyên gia thượng thặng Việt Nam khắp nơi trên thế giới trong các lãnh vực kinh tế, tài chánh, giáo dục, y tế, môi trường v… v… về đảm nhiệm việc điều hành guồng máy Nhà Nước. Mời những người trẻ có tinh thần yêu nước đấu tranh từ trước tới nay vào làm phụ tá cho những chuyên gia trong chính phủ để học việc nhằm tiếp nối sứ mệnh xây dựng đất nước trong tương lai.

6/ Giải tán Quốc Hội hiện thời. Tổ chức bầu Quốc hội Lập Hiến để nhân dân trực tiếp chọn ngưởi tài đức. Hiến Pháp mới là bộ luật cao nhất với những điều khoản bảo vệ giá trị con người. Tam quyền phân lập rõ ràng. Đặc biệt đệ tứ quyền (tức là quyền tự do báo chí) phải được tuyệt đối tôn trọng.

Thi hành chủ trương hòa hợp hòa giải để đoàn kết toàn dân nhằm thực sự xây dựng một quốc gia tự do, dân chủ, văn minh và phú cường khiến cho cộng đồng nhân loại phải nể phục.

Chú Ba Dũng thân mến,

Chỉ còn hơn một tháng nữa tôi tròn 75 tuổi, đã về hưu hơn 10 năm nay, sống bằng tiền an sinh xã hội, tuy chẳng nhiều nhặng gì, nhưng muốn có sâm-banh là có sâm-banh, muốn có sữa bò là có sữa bò, muốn sâm là có sâm, muốn có yến là có yến. Ngày ngày đọc sách, trời đẹp thì ra biển hóng gió, trời rét thì tập thể dục ở phòng gym. Là một kẻ an bần lạc đạo, tôi chẳng hề nuôi bất cứ một tham vọng nào. Khác với những “cách mạng lão thành”, những nhà trí thức có thói quen viết kiến nghị hoặc thư ngỏ để van xin người cầm quyền việc này việc nọ, tôi viết những lời này cho chú chẳng có ý đồ mang lại bất cứ một lợi ích gì cho bản thân, mà hoàn toàn vì lợi ích của cá nhân chú.

Nếu chú nghe lời tôi mà thực thi những điều tôi nêu trên thì chú sẽ trở thành một Nelson Mandela của Á Châu, một vĩ nhân thời đại. Khi chú lìa trần, nhân dân Việt Nam sẽ tự động đúc tượng chú để thờ và thanh danh dòng dõi nhà chú sẽ đời đời vinh hiển. Nhược bằng chú cứ khư khư làm như cách làm hiện nay thì đoạn kết của cuộc đời chú, tôi e rằng chẳng khác gì cặp vợ chồng Nicolae Ceausescu của Romania, Saddam Hussein của Irak, Muanma Gaddafy của Lybia. Tôi nói thiệt đó, chú Ba Dũng ạ! Chẳng phải tôi dọa chú đâu. Những tấm gương tầy liếp còn sờ sờ ra đó. Thời gian cấp bách lắm rồi, đừng chần chờ cho tới khi “sự cố” xảy ra, lúc bấy giờ mới than phải chi nghe lời lão Bằng Phong Đặng văn Âu thì đâu đến nông nỗi này.

Chú Ba Dũng đừng nghĩ rằng ôm chân thằng Trung Cộng thì không mất đảng. Bởi vì thằng Trung Quốc hung hăng thái quá, gây hấn lung tung vì tưởng mình đã đủ mạnh thì bọn da trắng Âu Mỹ chẳng chịu nhịn đâu. Từ thế kỷ 18, Hoàng đế Napoléon của Pháp đã cảnh báo họa da vàng. Nếu thằng Trung Quốc không chịu chung sống hòa bình, thì thế nào bọn da trắng sẽ họp sức nhau lại để chia cắt Trung Quốc thành những tô giới như xưa thôi. Hãy tưởng tượng kịch bản đó xảy ra thì ba triệu đảng viên cộng sản Việt Nam chạy đâu cho thoát khỏi cơn thịnh nộ của hàng vạn dân oan căm thù bấy lâu nay?

Tôi không phải là nhà tiên tri hay kẻ tin vào câu sấm “Mã đề dương cước anh hùng tận”, vì sang năm là năm con Ngựa. Những gì tôi trình bày với chú là con đường tất yếu phải xảy ra. Cờ đang ở trong tay chú để chú trở thành một Nelson Mandela, vĩ nhân của thế giới. Người lãnh đạo thông minh thì phải có viễn kiến.
Bằng Phong Đặng văn Âu

Ông Mao là gì với Trung Quốc hôm nay?

Giống như mọi thứ khác ở Trung Quốc, vai trò của Mao ngày nay mang nhiều nét đối nghịch. Ông vừa lớn hơn, lại vừa nhỏ hơn so với bức chân dung khổng lồ đặt tại Thiên An Môn—tấm hình chắc sẽ không dễ bị dỡ bỏ nay mai.
Lớn hơn, bởi Mao là một nhân vật kiểu George Washington.
Ông là người sáng lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thống nhất được một quốc gia giàu truyền thống nhưng có nhiều khác biệt và dàn trải trên một lãnh thổ rộng lớn.
Nhỏ hơn, bởi giới trẻ Trung Quốc hiện nay, gồm cả những đảng viên cộng sản, hầu như không biết gì về những bài viết, học thuyết, thành công và cả những sai lầm khủng khiếp của ông.
Tập Cận Bình và ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã cảnh báo rằng sự đi xuống của chủ nghĩa Mao, tương tự như ở Liên Xô, sẽ dẫn tới sự hỗn loạn và làm suy yếu chế độ hiện tại-chế độ vốn coi sự ổn định là yếu tố tiên quyết trên con đường cải cách đầy chông gai.

Tuy vậy, họ cũng không ngần ngại khi chỉ ra những thảm họa dưới thời Mao Trạch Đông như “Đại Nhảy Vọt” thời cuối thập niên 1950 và thời Cách Mạng Văn Hóa giai đoạn 1966-1976.
Những cuộc thử nghiệm xã hội đầy hoang tưởng đó đã cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người vô tội.
Thử nghiệm xã hội
Không giống như Stalin, Mao không trừng phạt ai và chắc chắn không muốn tạo ra nạn đói khủng khiếp.
Nhưng ông không hiểu rằng mình đã bị cuốn theo những cuộc thử nghiệm xã hội-vốn làm rối loạn cuộc sống của vô số người dân- và cũng không biết những thí nghiệm kiểu vậy sẽ đi về đâu.
"Giới trẻ Trung Quốc hiện nay hầu như không biết gì về các học thuyết của Mao"
Mao đã thừa nhận điều này với nhà văn cánh tả người Mỹ Anna Louise Strong vào năm 1958, khi bà định viết một cuốn sách về chương trình “Đại Nhảy Vọt” của Mao.
“Hãy chờ 5 năm nữa rồi hẵng viết,” Mao nói và giải thích với Louise Strong rằng ông không chắc chắn về kết quả đạt được sẽ là gì.
Liệu ông Tập có định làm sống lại chủ nghĩa Mao hay không? Liệu cựu bí thư Trùng Khánh nay đã thất sủng, Bạc Hy Lai, đã từng muốn làm vậy? Câu trả là “không” cho cả hai trường hợp.
Ông Bạc đơn giản là lợi dụng những khẩu hiện mị dân để thu hút đám đông quần chúng nghèo khổ.
Thế còn chính sách cải cách của ông Tập đang trái ngược hoàn toàn với kinh tế kiểu Mao, nhưng ông đã khéo léo sử dụng logic biện chứng của chủ nghĩa Mao để phân tích các vấn đề của Trung Quốc, và từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp. Ông cũng thường ca ngợi những thành tựu tích cực của thời đại Mao Trạch Đông.
Điều này dẫn đến một quan điểm rất thú vị, vốn được hầu hết các học giả thừa nhận, ngoại trừ một số nhân vật như Peter Nolan của trường Đại học Cambridge: học thuyết phân tích và tổng hợp của Mao là vũ khí bí mật của Trung Quốc, dù nó đang bị bỏ quên tại thời điểm hiện tại, ngay cả ở chính Trung Quốc.
Hãy nhìn vào hoàn cảnh Trung Quốc lúc tôi đến đây hồi tháng 9, 1945.
Tư duy khoa học?
Hai phái kình chống nhau, Quốc Dân Đảng và Cộng sản, khi đó đang chuẩn bị lực lượng để tranh giành quyền lực trong một cuộc nội chiến đẫm máu.
Rittenberg từng được Mao Trạch Đông ký tặng Mao tuyển tại Thiên An Môn
Quốc Dân Đảng được chuẩn bị tốt hơn, binh lính quy củ hơn, được hỗ trợ bằng máy bay, xe tăng, pháo hạng nặng, hệ thống vận chuyển được cơ giới hóa, và đông gấp nhiều lần so với phe Cộng sản.
Quốc Dân Đảng kiểm soát hầu hết những đường dây liên hệ chính, tất cả những thành phố lớn ở bên ngoài Mãn Châu. Họ cũng nhận được sự trợ giúp khổng lồ bằng cả tiền bạc lẫn vũ khí từ Hoa Kỳ. Họ thực sự vượt trội về mọi mặt.
Phe Cộng sản thì sao? Vào tháng 11, 1946, tôi đã đi bộ 40km từ Diên An để gặp lữ đoàn 359, mà vị chỉ huy Vương Chấn là bạn của tôi.
Lữ đoàn này từng trải qua cuộc Vạn lý Trường Chinh huyền thoại và đã mở con đường máu xuống phía nam Quảng Đông để giúp xây dựng căn cứ hàng không cho quân đội Hoa Kỳ trong Thế Chiến đệ nhị.
Gặp họ trên đường hành quân đến Diên An, tôi thấy kinh ngạc với những gì được chứng kiến. Một lữ đoàn ăn xin thì đúng hơn.
Hầu hết trông như thiếu niên, một số được đi giày khâu, còn hầu hết xỏ những đôi dép cỏ tự chế. Cứ một đội 10 người thì chừng 5 hay 6 người mang súng trường lấy của quân Nhật, còn lại mang trùy gỗ hay giáo mác buộc dây màu đỏ.
Tôi thấy tim mình chùng xuống: làm sao mà họ thắng được?
Nhưng rồi họ vẫn thắng, thắng dễ dàng là đằng khác.
Tại sao? Bởi vì họ có tư duy khoa học và vượt trội hơn, vốn dẫn tới những chính sách thông minh và được ủng hộ rộng rãi (như Cải cách Thổ địa), và họ thay đổi chiến thuật liên tục để đánh bại đội quân Quốc Đân Đảng có sức ỳ quá lớn.
Triết học kiểu Mao
Mao luôn tự gọi mình là “giáo viên tiểu học.” Trên thực tế, ông có lẽ là giáo viên triết học dạy nhiều học trò nhất trong lịch sử loài người.
Một trong những giáo lý quan trọng nhất của Mao là tìm ra sự thật từ thực tế. Tìm hiểu hoàn cảnh thực tế và đưa ra chính sách dựa trên điều đó.
Mao đã vận động hàng triệu nông dân Trung Quốc tham gia kháng chiến
Không thể bắt đầu từ “sự thật hiển nhiên” và gom lại thực tế để chứng minh mình đúng, làm ngơ trước những thực tế đi ngược lại với kết luận của mình.
Vào năm 1947, tôi dịch một bộ 40 bài báo giải thích về cách thi hành Cải cách Ruộng đất. Bài số 40 được Mao đích thân viết bằng cây bút lông sói nổi tiếng của mình.
Bài báo nói rằng nếu bất cứ thành viên Cải cách Thổ địa nào bất đồng với điều 40 và muốn phá hoại nó, thì cách tốt nhất để phá hoại chính là thực hiện chính xác điều 40 đó tại làng quê của mình.
Không tìm hiểu tình hình địa phương, không ra các quyết đinh phù hợp với nhu cầu địa phương thì sẽ không thay đổi được gì cả, và tất yếu sẽ thất bại. “Không làm thì đừng có mà nói,” Mao tuyên bố.
“Một biến thành hai,” tất cả mọi thứ đều có nhiều mặt, đều nằm trong một dòng chảy, không có gì là đơn giản và thuần chất. Nếu không phân tích, không đặt ra câu hỏi, giả định rằng “cái anh nhìn thấy là cái anh nhận được” chính là nguyên do dẫn tới sự đơn giản hóa quá mức và thảm họa.
Một vị chỉ huy Quốc Dân Đảng có thể chống Cộng, nhưng cô con gái yêu của ông lại tham gia phong trào sinh viên và gây ảnh hưởng tới người cha; ông ta có thể bất đồng sâu sắc với Tưởng Giới Thạch, hay thư kí của ông ta có thể là một người cộng sản ngầm.
Con người luôn phức tạp và có nhiều mặt, phải tìm ra được nút thắt và tháo gỡ nó.
Kẻ thù vượt trội về lực lượng và vũ khí? Vậy thì hãy đánh bại chúng trong những chiến dịch nhỏ, ở những địa phương nơi mà mình có nhiều quân và nhiều lợi thế hơn; không bao giờ đánh khi không chắc thắng.
Vị trí chiến lược lúc đầu sẽ là phòng ngự, nhưng trong mỗi trận chiến riêng lẻ phải là thế tấn công, để thay đổi tương quan lực lượng và giành thắng lợi sau cùng.
Mao áp dụng tư tưởng Con đường Quần chúng “từ dân và vì dân.”
Giới lãnh đạo phải là một trạm xử lý, tổng hợp dữ liệu dựa trên nhu cầu và đòi hỏi của quần chúng, tạo ra những chính sách phù hợp với những nhu cầu đó, và đưa lại cho quần chúng quyền giám sát các quyết định, tạo ra những sửa đổi phù hợp.
Lãnh đạo phải là một quá trình “dưới lên-trên xuống-dưới lên” như vậy. Tái tạo lại lối suy nghĩ này là một trong những nỗ lực lớn của ông Tập Cận Bình.
Các sử gia Trung Quốc cũng như quốc tế sẽ tiếp tục tìm hiểu vai trò của Mao trong hàng thế kỉ tới, nhưng nhân vật đa tài này, với cả những điều thiện và điều ác khủng khiếp mà ông ta đưa ra, sẽ không dễ bị gạt ra bên lề trong xã hội Trung Quốc hiện đại.
Sidney Rittenberg
Cựu đảng viên cộng sản Trung Quốc
Sidney Rittenberg là người Mỹ, năm nay 89 tuổi. Ông là đảng viên cộng sản với thời gian 35 năm sống ở Trung Quốc, từng đứng cạnh Chủ tịch Mao Trạch Đông và được Mao yêu mến. Bài này được ông viết cho BBC nhân dịp Trung Quốc kỷ niệm 120 năm ngày sinh nhật Mao, 26/12/2013.
(BBC) 

Phó giám đốc Sở Tư pháp Phú Yên cầm cây đánh vào đầu dân

(TNO) Ngày 19.12, Công an huyện Tây Hòa (Phú Yên), cho biết đã ra quyết định trưng cầu giám định pháp y để xác định tỷ lệ thương tích cho nạn nhân Huỳnh Xuân Phước (63 tuổi, ở thôn Phước Mỹ, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa), người bị ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên, cầm cây đánh vào đầu.
 Phó giám đốc Sở Tư pháp đánh dân bằng cây
Ông Phước đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên

Sự việc trên xảy ra vào trưa 16.12 khi ông Phước cùng những người dân trong thôn phát dọn cây dọc đường để thi công đường bê tông nông thôn.

Ông Phước là Tổ trưởng tổ làm đường giao thông nông thôn nên cùng mọi người phát dọn cây ven đường, nhưng bị ông Bảo ngăn cản nên xảy ra mâu thuẫn.

Cũng theo thông tin ban đầu từ Công an huyện Tây Hòa, trong lúc tranh cãi, ông Bảo đã dùng cây đánh vào đầu ông Phước. Hậu quả, ông Phước bất tỉnh phải nhập viện.

Hiện ông Phước đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên.

Chiều 19.12, trao đổi với PV Thanh Niên Online, ông Nguyễn Công Danh, Giám đốc sở Tư pháp tỉnh Phú Yên cho biết, sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã báo cho lãnh đạo sở.

Ông Danh cho biết thêm, do ông Bảo có nhiều sai phạm nên đã bị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên ra quyết định kỷ luật khai trừ Đảng; đề nghị xử lý về mặt chính quyền buộc thôi việc và chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra.

Ngày 29.11, UBND tỉnh Phú Yên đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Bảo trong thời hạn 15 ngày.

“Đến nay, việc đình chỉ công tác của ông Bảo đã hết hiệu lực, nhưng UBND tỉnh vẫn chưa ban hành văn bản xử lý tiếp theo nên sở vẫn chi trả mọi chế độ cho ông Bảo theo chức vụ Phó giám đốc Sở Tư pháp. Tuy nhiên, ông Bảo không điều hành công việc và đến giờ vẫn chưa thấy đến cơ quan”, ông Danh nói.

Tin, ảnh: Đức Huy
(Thanh niên)

Nhà báo Phạm Chí Dũng bị mang ra 'đấu tố'

* 60% không xem bỏ đảng là trọng tội

SÀI GÒN 19-12 - Ngày 18 tháng 12, 2013, Đảng ủy của Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM tổ chức một hội nghị bất thường để kiểm điểm đảng viên Phạm Chí Dũng sau khi ông này tuyên bố ly khai Đảng CSVN.

Khoảng 60% đảng viên CSVN đang sinh hoạt đảng tại Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, không tán thành yêu cầu của Đảng ủy cấp trên: Bỏ phiếu khai trừ ông Phạm Chí Dũng khỏi Đảng.

Ông Phạm Chí Dũng, một đảng viên, đồng thời là nhà báo độc lập, người từng viết nhiều bài cổ xúy cho dân chủ tại Việt Nam, từng bị bắt vào tù.

Ông Phạm Chí Dũng, người gần đây tuyên
bố ly khai Đảng CSVN. (Hình: Internet)
Ông Dũng cho biết, sau tuyên bố ly khai, Đảng ủy của Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM và Đảng ủy Khối Dân – Chính - Đảng của Thành ủy TP.HCM đã tìm nhiều cách để “vận động” ông Dũng “rút lại đơn xin ra khỏi Đảng” nhưng không thành công. Cũng vì vậy, theo chỉ thị của Đảng ủy cấp trên, dưới sự giám sát của Đảng ủy Khối Dân – Chính - Đảng và Ủy ban Kiểm tra của Thành ủy TP.HCM, Đảng ủy của Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM đã tổ chức kiểm điểm ông Dũng.

Tại buổi kiểm điểm này, đại diện Đảng ủy của Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM đã chỉ trích ông Dũng kịch liệt, xem tâm thư đi kèm tuyên bố ly khai của ông Dũng là “lăng nhăng lít nhít”, “vi phạm Điều lệ Đảng và Quyết định số 47 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN về 19 điều đảng viên không được làm”, trong đó cấm “nói, làm trái hoặc không thực hiện cương lĩnh chính trị, điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của đảng” và “tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của đảng, pháp luật của nhà nước”.

Ông Dũng đáp lại rằng ông sẵn sàng lắng nghe mọi góp ý với điều kiện “phát biểu phải có văn hóa” và “phải dân chủ”.

Chuyện tổ chức kiểm điểm ông Dũng không khác gì chuyện tổ chức kiểm điểm ông Phạm Đình Trọng, một nhà văn và là một đại tá. Năm 2009, ông Trọng tuyên bố ly khai Đảng CSVN, đáp lại, Đảng CSVN tổ chức kiểm điểm ông suốt năm tháng và quyết định “khai trừ” ông Trọng ra khỏi Đảng vì “không đủ tư cách Đảng viên”.

Tuy nhiên buổi kiểm điểm ông Dũng do Đảng ủy của Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM thực hiện bị xem là thất bại. Chỉ có 10/24 đảng viên đồng ý khai trừ ông Dũng ra khỏi Đảng. Còn 14/24 đảng viên còn lại (hơn 60%) hoặc không bày tỏ chính kiến, hoặc cho rằng chỉ nên “khiển trách” hay “cảnh cáo” vì ông Dũng đã tuyên bố ly khai.

Mục tiêu bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của ông Dũng đồng thời răn đe những người đang có ý định tuyên bố ly khai Đảng CSVN một cách công khai không đạt.

Cách nay khoảng 10 ngày, trong một thư ngỏ gửi các đồng chí cũ, ông Lê Hiếu Đằng, người tuyên bố ly khai Đảng CSVN hôm 4 tháng 12-2013, nhắn nhủ các đồng chí của ông rằng, nếu còn tâm huyết thì không có thời điểm nào thuận lợi cho bằng lúc này để bày tỏ thái độ, để đấu tranh với giới lãnh đạo Đảng CSVN.

Vào thời điểm tuyên bố ly khai Đảng CSVN, ông Đằng đã có hơn 45 năm là đảng viên Đảng CSVN và đang là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông Đằng từng là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Sài Gòn. Trước nữa, ông đã từng là Tổng thư ký Uỷ ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn - Gia Định, Phó Tổng thư ký Ủy ban Trung Ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam.

Trong cuộc trò chuyện với Bauxite Việt Nam tại một bệnh viện ở Sài Gòn, ông Đằng tâm sự với những cán bộ, đảng viên, trí thức đang do dự rằng, nếu cứ cho rằng tình hình chưa chín mùi, chưa đúng lúc thì bao giờ mới chín mùi, mới đúng lúc (?).

Ông Đằng kêu gọi bạn bè, đồng chí cũ tác động để tình hình chín mùi, đừng “ngồi chờ sung rụng”. Chờ đợi là một cách hành xử tiêu cực, cần tranh đấu mạnh mẽ, không sợ bắt bớ, tù đày. Ông Đằng nhấn mạnh: Chỉ có kẻ yếu mới thích bắt bớ tù đày. Nếu mạnh thì phải đối thoại.

Ông Đằng nhận định, đây chính là thời điểm của nhân sĩ, trí thức. Ông kêu gọi nhân sĩ, trí thức tiến lên phía trước, “phá tan không khí sợ hãi” bao trùm xứ sở từ 1954 đến nay. Theo ông Đằng, tác động của xã hội dân sự sẽ tạo ra tình trạng “chín mùi” nhưng muốn có một xã hội dân sự đủ mạnh thì nhân sĩ, trí thức phải hành động.

Trong cuộc trò chuyện với Bauxite Việt Nam, ông Đằng cho rằng, giới lãnh đạo Đảng CSVN biết “chủ nghĩa xã hội” là không tưởng nhưng thay vì chuyển thể chế chính trị từ chuyên chế, toàn trị sang dân chủ, để hòa vào dòng chảy của thế giới, giới lãnh đạo Đảng CSVN làm ngược lại vì đặt quyền lợi cá nhân lên trên lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc.

Ông Đằng khẳng định, việc giới lãnh đạo Đảng CSVN cố tình áp đặt vai trò lãnh đạo “toàn diện, tuyệt đối” của Đảng CSVN, cũng như tái khẳng định kinh tế nhà nước là chủ đạo, đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân trong hiến pháp mới là bằng chứng rõ ràng nhất về chuyện Đảng CSVN càng ngày càng tệ hại, không thể nào chấp nhận được. Không còn có thể hy vọng giới lãnh đạo Đảng CSVN tự thay đổi. Muốn thay đổi phải có tác động. Việc xây dựng một xã hội dân sự mạnh, đủ sức hạn chế quyền lực, sẽ tạo ra áp lực để buộc giới này phải thay đổi.

Sau tuyên bố ly khai Đảng CSVN của ông Lê Hiếu Đằng, ông Phạm Chí Dũng một đảng viên, từng là cán bộ Ban An ninh Nội chính của Thành ủy Sài Gòn, tuyên bố ly khai Đảng CSVN. Kế đó, bác sỹ Nguyễn Đắc Diên một đảng viên CSVN cư trú ở Sài Gòn cũng vừa tuyên bố ly khai Đảng CSVN. (G.Đ)
Theo Người Việt

Bàn tròn Kỳ vọng 2014: Đừng để truyền thông 'lề trái' giễu 'lề phải'

"Việt Nam vẫn ở trong tình trạng có cơ quan quản lý nhà nước đứng ra để công nhận kết quả của các cơ sở giáo dục, tôi nghĩ là không đúng. Tôi nghĩ là đã đến lúc nên xác định phạm vi quản lý nhà nước nên xác định dừng ở đâu" - Ông Nguyễn Sỹ Cương nêu quan điểm.
LTS: Trong những ngày cuối năm 2013, Tuần Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến cùng các khách mời để tìm ra những điểm hạn chế, các thách thức đang tồn tại và đề xuất giải pháp, hướng đi cho năm tới 2014.
Tham gia buổi tọa đàm có ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật Quốc hội; ôngLê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) vàông Nguyễn Trần Bạt, Luật sư, chuyên gia kinh tế, Chủ tịch Công ty tư vấn InvestConsult Group.
Tiếp theo phần 1 và phần 2 chúng tôi xin giới thiệu phần 3 cuộc tọa đàm.

Nhân dân phải biết rõ Đảng muốn gì
Nhà báo Hoàng Hường: Như ở các phần trước chúng ta đã trao đổi, xin mời các vị khách tiếp tục đề xuất các việc cần làm ngay cho năm 2014?
Ông Nguyễn Trần Bạt: Cũng giống với việc chúng ta phổ biến chủ trương và chính sách của Đảng và phổ biến những giá trị phổ quát của nhân loại là hai mục tiêu hết sức quan trọng của hệ thống truyền thông.
Có thế thì trí tuệ của nhân dân mới cân bằng. Nhân dân biết rõ Đảng đang nghĩ gì, muốn gì và có thể làm gì, để không đưa ra các đề nghị vượt quá khả năng của Đảng và Nhà nước bởi nhiều khi người dân không biết chỗ nào là giới hạn khả năng quản lý của Nhà nước. Cả ý muốn của Đảng cũng là một đối tượng nhân dân cần phải được tham khảo, phổ biến nó phải phổ biến rành mạch, nghiêm túc, đúng đắn.
Hiện nay hệ thống truyền thông chính thống đã nhường chỗ cho một hệ thống truyền thông khác không chính thống phổ biến và thậm chí chế giễu chủ trương và chính sách của Đảng, đấy là một lỗi khổng lồ.
Hệ thống truyền thông chính thống cần phải phổ biến những phổ quát. Ví dụ, quyền con người là một là phổ quát, bảo vệ bí mật cá nhân là một phổ quát, chính là làm cho trí tuệ của nhân dân nảy nở, mới có thể phán xét hay hưởng ứng một cách có hiệu quả chủ trương chính sách của Đảng.
Ông Lê Quang Bình: Tôi rất đồng ý với ông Nguyễn Trần Bạt ở chỗ truyền thông của chúng ta phải rất cân bằng và thực tế. Nếu không truyền thông chính thống sẽ bị đe dọa bởi truyền thông phi chính thống ở trên mạng, khi Internet trở thành phổ biến thì càng ngày càng có thêm quyền lực.
Tuy nhiên tôi muốn nhấn mạnh là những chủ trương, chính sách làm thế nào để cho hấp dẫn với người dân, ngoài nội dung thì cách thức để phát triển những chính sách rất quan trọng.
Tôi thấy rằng Việt Nam ngày càng muốn đẩy mạnh sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng chính sách, nhưng dường như nó vẫn đang còn thiếu một cái gì đó cho những chương trình rất cụ thể. Ví dụ mình hay nói là vì kỹ thuật quá nên nếu có tham vấn thì người dân cũng không biết như chương trình liên quan đến thuỷ điện.
Những hành động để minh bạch hóa những chương trình chính sách sẽ làm cho người dân tin vào những chương trình chính sách của Đảng và Nhà nước hơn rất nhiều. Khi người ta có thông tin đúng, thông tin đầy đủ thì khi tiếp nhận những luồng thông tin khác, có thể trái chiều và khác biệt người ta vẫn vững tin về những thông tin mình biết.
Ông Nguyễn Sỹ Cương: Đây là một câu hỏi rất lớn. Hiến pháp cũng như các luật nói chung, trong đó có Luật đất đai chỉ đưa ra những nguyên tắc chung là chính. Còn để đi được vào cuộc sống thì phải được thể chế hóa ra ở các văn bản luật và dưới luật.
Ví dụ như vấn đề quyền con người phải được thể chế hóa theo rất nhiều luật, trong cả hệ thống pháp luật. Quyền con người phải thể hiện ở trong những quy định cụ thể, chứ ở trong Hiến pháp chỉ quy định nguyên tắc chung.
Trong thời gian sắp tới việc quan trọng là Quốc hội phải giám sát các cơ quan chức năng triển khai xây dựng và sửa đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp với các chế định mới trong Hiến pháp. Chừng nào hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đầy đủ thì Hiến pháp mới thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống.
Xin nói một chút về công việc về hội và tổ chức phi chính phủ. Thực ra vai trò của các tổ chức phi chính phủ không thể phủ nhận, đóng một vai trò hết sức quan trọng, giúp cho công tác quản lý nhà nước rất tốt.
Ở nước mình vai trò của hội chưa đạt được do nhiều nguyên nhân. Còn việc xây dựng luật về hội như anh Bình kiến nghị thực tế đã đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH đến mấy khóa rồi, nhưng cuối cùng cứ làm một hồi rồi lại không thông qua được. Tôi cũng chia sẻ là xây dựng luật về hội là cực kỳ khó.
"Vừa yêu nhau vừa cảnh giác"
Nhà báo Hoàng Hường: Độc giả Nguyễn Lan Anh vừa gửi đến Tuần Việt Nam câu hỏi: những ngày cuối năm này, chúng ta náo nức về kết quả PISA. Nhưng trong năm hàng nghìn học sinh - sinh viên chen nhau đi ăn mấy miếng sushi, và rất nhiều người dân tham gia hôi bia trong một vụ tai nạn làm cho hình ảnh người dân Việt Nam rất xấu xí.
Câu hỏi là học sinh chúng ta giỏi để làm gì ở mấy cuộc thi nào đấy, nhưng về những vấn đề dân trí, văn minh cơ bản lại có vấn để? Chuyện gì đang xảy ra ở đây?
Ông Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta chớ ảo tưởng có thể giải quyết triệt để bất kể vấn đề gì, nhưng phải giải quyết vấn đề về sự chênh lệch giữa học và làm, giữa học để thi thật giỏi với việc trở thành một người công dân có thể sống và tồn tại được. Tôi nghĩ đấy là một trong những vấn đề căn bản nhất của khái niệm gọi là cải cách giáo dục.
Tôi nghĩ rằng các nhà lãnh đạo, các cơ quan chuyên trách về mặt giáo dục cần phải chuẩn bị để đối phó đối với những mâu thuẫn xảy ra giữa một số tiêu chuẩn của thể chế chính trị với cải cách giáo dục trong quá trình triển khai nghị quyết trung ương VIII.
Tôi lấy ví dụ chương trình của chúng ta về chính trị quá nặng, quan niệm về thế giới cũng vẫn còn bảo thủ, tư duy thù địch vẫn tồn tại.
Nhiệm vụ của con người là yêu nhau, còn nhiệm vụ của người Việt Nam là vừa yêu nhau vừa cảnh giác. Khi chúng ta cảnh giác thì chúng ta giảm bớt nồng độ của tình yêu, và do đó tình yêu ít hiệu quả. Phân tích cảnh giác và tình yêu cái gì đem lại hiệu quả cho sự phát triển kinh tế và phát triển con người Việt Nam nhiều hơn là nhiệm vụ của phân tích chính trị.
Tôi không khẳng định cái gì đúng mà tôi đề nghị phân tích lợi ích mà con người có được trong quá trình cân đối giữa tình yêu và sự cảnh giác.
Nhà báo Hoàng Hường: Ông Cương nghĩ thế nào về sự cân đối giữa "tình yêu và sự cảnh giác"mà ông Nguyễn Trần Bạt đưa ra?
Ông Nguyễn Sỹ Cương: Tôi nghĩ ông Nguyễn Trần Bạt đã đưa ra một cách so sánh khá hài hước. Liên quan đến vấn đề giáo dục thì tôi nhìn ở một góc độ hơi khác, nhất là câu hỏi của độc giả nói về chuyện tại sao chỉ số PISA của Việt Nam thì rất cao mà trong thực tế VN đã đạt được rất nhiều thành tựu nhưng trong xã hội thì vẫn xảy ra những hiện tượng hôi của hay như việc khác nữa làm cho hình ảnh xã hội trở nên rất xấu xí.
Hai cái đó rất khác nhau, bởi vì trong một đất nước có số lượng dân số lớn như Việt Nam, trong số 90 triệu dân thì số đạt được thành tựu cao trong khoa học và giáo dục vẫn là số ít.
Lý giải cho việc hôi của hay những sự kiện mang tính số đông, thể hiện văn hóa không cao có lẽ do giáo dục đỉnh cao mới chỉ tập trung ở một số đối tượng nhất định mà thôi, ngay giáo dục ở thành phố và giáo dục ở nông thôn đã khác nhau chứ với vùng sâu, vùng xa thì khác hẳn nhau, khác nhau xa nhiều lắm.
Theo tôi biết chủ trương về đổi mới giáo dục để được Hội nghị trung ương VIII là một cuộc rất vất vả, phải trình ra đến hai hội nghị TW, Hội nghị TW VII chưa thông qua được, cuối cùng là phải chỉnh sửa, xem xét lại và điều chỉnh mới được thông qua tại Hội nghị trung ương VIII. Điều đó thể hiện sư quan tâm của Đảng đối với giáo dục.
Ở Việt Nam vẫn ở trong tình trạng có cơ quan quản lý nhà nước đứng ra để công nhận kết quả của các cơ sở giáo dục, tôi nghĩ là không đúng. Ví dụ như chuyện cấp bằng thì hàng trăm năm nay ở các nước khác việc cấp bằng đó là do cơ sở đào tạo cấp. Nhưng ở Việt Nam cơ quan quản lý nhà nước đứng ra cấp, từ bằng phổ thông đến bằng đại học, trên đại học. Tôi nghĩ là đã đến lúc nên xác định phạm vi quản lý nhà nước nên xác định dừng ở đâu.
(Còn nữa)
Tuần Việt Nam

Công an đánh chết dân, nỗi đau người ở lại

(ĐS&PL) - “Viễn ơi! Con còn chưa lấy vợ cơ mà. Sao người ta nỡ đánh chết đứa con ngoan hiền của tôi, trời ơi….”. Tiếng khóc oái oan của người mẹ nạn nhân bị công an đánh chết nghe thật xót xa.

Tìm về nơi gia đình anh Trần Mạnh Viễn (SN 1987) tại khối phố 2, phường Đại Nài (TP. Hà Tĩnh), chứng kiến cảnh tang thương, đau đớn của những người thân trước sự ra đi của anh khiến chúng tôi không khỏi xót xa.

Anh Viễn là con trai thứ hai trong một gia đình giáo dân có 5 anh em, bố là ông Trần Văn Nghị (SN 1963) và mẹ là Nguyễn Thị Hiền (SN 1964). Cách đây 2 năm, anh trai Viễn đã mất trong một tai nạn giao thông, bố mẹ làm nông dân nhưng đau ốm thường xuyên nên anh là trụ cột trong gia đình. Viễn hiền lành, chịu khó, để có tiền lo cho các em ăn học, anh đã ra Hà Nội làm ăn.

Ngày 26/10 vừa qua, Viễn được bạn bè tổ chức sinh nhật tại một quán nhậu ở Hà Nội. Tại đây, nhóm của anh đã xẩy ra ẩu đả với bàn bên cạnh, Viễn bị đánh hội đồng đến chấn thương sọ não và tử vong tại bệnh viện. Theo lời kể của bạn bè anh, người hành hung Viễn tự xưng là công an Đồn 19, huyện Từ Liêm (Hà Nội).
 

Gia đình anh Viễn đau đớn trước cái chết của người con trẻ tuổi.

Bà Lê Thị Loan, Phó chủ tịch UBND phường Đại Nài tâm sự với chúng tôi: “Hoàn cảnh gia đình em Viễn hết sức thương tâm, bản thân Viễn rất chịu khó, được họ hàng, làng xóm ai cũng thương. Giờ em đã mất rồi, nếu không có sự hỗ trợ chắc các em trai của Viễn phải nghỉ học vì bố mẹ đau yếu, không còn đủ khả năng nuôi con được nữa.”.
Trước cái chết bất ngờ, đau đớn của đứa con ngoan, bố mẹ Viễn đã yếu hèn, nay gần như suy sụp hẳn. “Nó còn chưa dám lấy vợ để còn lo cho gia đình, nay nó đi theo anh nó rồi, kẻ đầu bạc sao phải tiễn người đầu xanh hả trời…”, bà Hiền khóc thảm thiết trước bàn thờ người con trai.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, người dượng của Viễn cũng chia sẻ: “Cái gì đến cũng đã đến, gia đình chúng tôi hết sức đau xót trước cái chết của cháu Viễn và cũng rất bức xúc với hành vi tàn bạo của những người công an đã ra tay sát hại cháu. Tôi chỉ mong cơ quan công an điều tra, làm rõ vụ việc để trả lại công bằng cho đứa cháu đáng thương của chúng tôi.”.
Theo thông tin PV được biết, qua điều tra vụ án anh Trần Mạnh Viễn tử vong sau khi xô xát tại quán nhậu, ngày 30/10, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC 45) Công an TP Hà Nội đã thực hiện khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt khẩn cấp và tạm giữ 3 đối tượng để điều tra làm rõ về hành vi Cố ý gây thương tích.
Những người bị bắt gồm: Nguyễn Quốc Việt (SN 1992), trú tại huyện Đông Anh (Hà Nội), Nguyễn Hoàng Vũ (SN 1992), ở thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm (Hà Nội), cả hai đều nguyên là thượng sĩ, cán bộ đồn Công an 19 huyện Từ Liêm và Đỗ Duy Cường (SN 1992) trú tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.
Trước khi thực hiện lệnh bắt khẩn cấp 3 đối tượng trên, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã tước quân tịch đối với 2 thượng sĩ Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Hoàng Vũ vào ngày 28/10.
Hồ Thắng – Hoài Thương

Bị sếp xi măng VICEM lừa tình, bồ nhí treo cổ trước cổng công ty?

(ĐSPL) - Khoảng hơn 10h trưa ngày 17/12/2013, tại công ty xi măng Vicem Tam Điệp, Ninh Bình, người đẹp xứ Thanh, Phạm Thị Ngọc Lan, đã treo cổ tự vẫn để kết thúc cuộc đời tủi nhục ê chề.
 
Dư luận nghi  ngờ, phải chăng cuộc quyên sinh đau khổ này có liên quan đến cuộc tình gần 20 năm giữa người đẹp khi cô mới 18 tuổi, với ông Nguyễn Sỹ Ngọc - Tổng giám đốc Cty TNHH MTV xi măng Vicem Tam Điệp, Ninh Bình. 
 
Bị sếp xi măng VICEM lừa tình bồ nhí treo cổ trước cổng công ty
Phạm Thị Ngọc Lan treo cổ trước cổng công ty xi măng VICEM Tam Điệp(ảnh Kiến thức).
Báo Đời sốngPháp luật xin đăng lại bài viết về vụ án đau lòng này
 
Sau gần hai năm từ  trại giam trở về trong vụ án “cưỡng đoạt tài sản” với bao đau đớn, ê chề, người con gái “sắc nước nghiêng trời” lại tiếp tục giam lỏng mình trong bốn bức tường của nhà mình.
 
Hai mươi năm mang phận bồ nhí.
 
Phải chứng kiến đứa con gái dứt ruột mình đẻ ra tuy hồng nhan, nhưng lại bạc phận, đang héo dần héo mòn theo lớp bụi thời gian kể từ khi bị bắt giam cho đến khi đã chịu xong án phạt tù trở về với cuộc sống hiện tại.
 
Bà Đỗ Thị Loan, mẹ của Ngọc Lan chia sẻ, “những ngày ở trong trại tạm giam Công an thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, con gái bà sống vật vờ, suy sụp hoàn toàn về tinh thần cũng như về thể xác, trước khi bị bắt Lan xinh đẹp, bản lĩnh và tự tin bao nhiêu thì khi dính án vào trại giam Lan đã từng tự sát quyên sinh một lần nhưng bất thành.
 
Nhiều lúc Ngọc Lan như vô hồn, điên loạn, có khi phải đi điều trị dài ngày ở bệnh viện tâm thần. Ngày xưa Ngọc Lan xinh tươi như đóa hoa rừng.
 
Nhưng rồi từ một người con gái có nhan sắc trời ban đó phải ra cơ sự này, xuất phát từ mối tình ngang trái với ông Nguyễn Sỹ Ngọc - Tổng giám đốc Cty TNHH MTV xi măng Vicem Tam Điệp, Ninh Bình. Năm 1993, đang là cán bộ của Cty đóng tại Thanh Hóa, ông Ngọc đã dùng lời hoa bướm gạ gẫm Ngọc Lan, khi ấy Ngọc Lan chỉ mới 18 tuổi cái tuổi đẹp nhất của đời con gái.
 
Đoạn kết cho một mối tình vụng trộm
Bị cáo Phạm Thị Ngọc Lan tại phiên tòa sơ thẩm ngày 26/9/2012
 
Cũng từ đó Lan dính với Ngọc suốt hai mươi năm cho một cuộc tình vụng trộm, tưởng chừng như không một ai có thể chia cắt được tình cảm của cô và Ngọc. Nhưng thói trăng hoa, ích kỷ của Ngọc chưa dừng lại ở đó, khi “đã no xôi chán chè”.
 
Ngọc lại lén lút quan hệ bất chính với một cô gái trẻ hơn Lan đến hơn chục tuổi là Nguyễn Thị Huệ, (SN 1988), là nhân viên xưởng nước khí nén Cty xi măng Tam Điệp (XM TĐ). Sau khi cặp với Huệ, nhiều lần ông Ngọc đòi Lan đưa tiền đi tiếp khách, nhưng thực chất là khi Lan đưa số tiền đó cho ông Ngọc, ông Ngọc đã dùng số tiền đưa người tình mới đi khách sạn.
 
Cái kim lâu ngày trong bọc cũng lòi ra, Lan bắt đầu phát hiện ra sự thật phũ phàng này và đã lên tiếng nhưng ông Ngọc cố tình phủ nhận mối quan hệ với Huệ. Cho đến tháng 2/2011, trong một lần gặp trực tiếp với cô Nguyễn Thị Huệ, Lan đã ghi âm được lời nói của Huệ về mối quan hệ tình cảm bất chính với Ngọc. 
 
Trong cuộc nói chuyện, Huệ thừa nhận là đã cùng Ngọc “ân ái” tại khu Vạn Chài, Sầm Sơn, Thanh Hoá (đêm 19/2/2011).
 
Phủ định mối quan hệ tình ái với Huệ, khi Lan đến cơ quan nơi ông Ngọc công tác để làm rõ ngọn nghành sự việc thì đã bị Ngọc đã đánh cho tại phòng làm việc của mình vì tội “ dám nói thật đời tư của ông ở công sở”.
 
Quá bức xúc Lan buộc phải đưa đoạn băng ghi âm ra để làm bằng chứng và yêu cầu Ngọc chấm dứt mối quan hệ này nếu muốn tiếp tục với Lan. Trước những bằng chứng không thể chối cãi, Ngọc đã đưa ra yêu cầu là đề nghị Lan đòi lại số tiền mà Ngọc đã đưa cho Huệ trong lần đi hú hí với nhau ở Sầm Sơn.
 
Tin lời người tình Lan đã nhắn tin cho Huệ và đề nghị Huệ trả lại số tiền 20 triệu đồng lại cho Ngọc. Huệ đã đồng ý trả số tiền trên cho Lan, qua tài khoản của người em họ. Lợi dụng đoạn băng ghi âm mà chính Ngọc đã bày ra cho Huệ để đưa người tình là Lan vào vòng lao lý (băng ghi âm khi Lan nói chuyện với Ngọc để đòi lại số tiền 20 triệu đồng đã bị Huệ ghi âm lại), Ngọc và Huệ đã lập một kế hoạch rất bài bản tố cáo Lan về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
 
Với kịch bản đã dựng sẵn của Ngọc và Huệ, cùng với băng nghi âm mà Huệ đã có được, nhanh chóng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình đã vào cuộc khép Lan tội danh “Cưỡng đoạt tài sản” số tiền 20 triệu đồng của Huệ.
 
Cứ thế, 20 năm trong thân phận “vợ bé” hay đúng hơn là bồ nhí, từ một thiếu nữ xinh đẹp, một giáo viên tiểu học với bao hoài bão, Ngọc Lan phải ngậm đắng nuốt cay suốt 20 năm qua.
 
Theo bị cáo Lan, thời điểm mà bị cáo Lan bị tố cáo đã ép Huệ phải đưa số tiền 20 triệu đồng rồi cơ quan CA tống đạt quyết định bắt bị cáo là lúc mà bị cáo Lan và ông Ngọc vừa đi vào TP.HCM để làm thụ tinh ống nghiệm được ít ngày. Ngày 4/1/2012, công an Ninh Bình bắt, rồi quyết định giam giữ Lan tại trại giam khiến việc thụ tinh chỉ được 47 ngày là "sập".
 
20 năm qua, cứ mỗi dịp cuối tuần, ông Ngọc từ tổ ấm chính thức ở Ninh Bình vào Thanh Hóa sum vầy cùng bồ nhí rồi cả hai đều ăn ở với nhau như vợ chồng khiến cả cơ quan của ông Ngọc đều biết. Đã không được danh chính ngôn thuận, Ngọc Lan lại chịu thêm nỗi đau bị mất quyền làm mẹ do nhiều lần có thai với ông Ngọc, nhưng bị người tình ép phải phá bỏ.
 
Thậm chí, có lần mang thai đã sáu tháng, nhưng khi phát hiện, người đàn ông ấy đã làm mọi cách buộc cô phải phá bỏ vì không muốn bị ràng buộc con cái, với những lần bị ép đó Lan đều bị Ngọc đe dọa nếu có con Lan sẽ bị mất hết danh dự lẫn sự nghiệp bởi một số lần hai người ân ái với nhau Ngọc đã âm thầm quay lại. Sau nhiều lần phá thai Ngọc Lan đã bị vô sinh.
 
Cái giá cho một cuộc tình vụng trộm
 
Bị xúc phạm, ông Ngọc tuyên bố “ăn xong rồi ta sẽ đạp đổ”, mẹ của Ngọc Lan, bà Đỗ Thị Loan kể lại. “Ông Ngọc và cô bồ trẻ là Nguyễn Thị Huệ đã lập ra một kế hoạch qúa hoàn hảo để lừa Lan con gái bà.
 
Khi thấy con gái tôi muốn giữ “hạnh phúc” là vợ lẽ vì dù gì cũng đã đầu ấp tay gối với nhau từng ấy năm trời, tay Ngọc tỏ vẻ hối hận, thừa nhận với Ngọc Lan con tôi về mối quan hệ mới và lỡ dại “thưởng” cho cô bồ mới số tiền 20 triệu đồng trong một lần hai người (ông Ngọc và Huệ) đi nghỉ mát tại Sầm Sơn, Thanh Hóa. Ông Ngọc đã chủ động đề nghị Ngọc Lan giúp mình đòi lại số tiền đã cho Huệ.
 
Quá tin miệng chồng hờ, Lan đã nhiều lần nhắn tin cho cô bồ của ông Ngọc là Huệ để đòi tiền và đã buông lời đe dọa chỉ mong sao lấy lại được số tiền mà chồng hờ của mình là ông Ngọc đã bo cho Huệ.
 
Với những tin nhắn cùng những lời đe dạo cô bồ trẻ sợ hãi nên ngoan ngoãn chuyển tiền qua tài khoản cho Lan, sau khi chuyển số tiền 20 triệu đó bất ngờ Huệ đã làm đơn tố cáo Ngọc Lan về tội cưỡng đoạt tài sản, nhưng thực ra đó chỉ là cái bẫy mà ông Ngọc và cô người tình trẻ tên là Huệ đã đã âm mưa tính sẵn để hại đời con gái tôi” .
 
Rất nhanh chóng với mối quan hệ rộng của Ngọc, Công an thị xã Tam Điệp vào cuộc điều tra thụ lý vụ án, công an thị xã Tam Điệp đã bốn lần gửi giấy triệu tập Ngọc Lan. Trong các lần đó Lan đều một mực kêu mình bị oan và bị lừa nên Ngọc Lan không chấp thuận những giấy mời mà cơ quan công an đưa ra để mời cô về làm việc.
 
Đến đầu tháng 1/2012, Công an thị xã Tam Điệp vào Thanh Hóa để bắt giam Ngọc Lan khi đó con gái tôi bị khép vào tội “cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại khoản 1 - điều 135 của Bộ luật Hình sự.
 
Sau hai ngày xét xử, ngày 26/9/2012, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND thị xã Tam Điệp đã tuyên án 12 tháng tù giam đối với bị cáo Phạm Thị Ngọc Lan về tội “cưỡng đoạt tài sản”. Sau khi con tôi kháng cáo, ngày 6/12/2012, trong phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Ngọc Lan lại bị đề nghị tăng thời gian phạt tù từ 12 tháng lên 21 tháng tù giam.
 
Sau gần hai năm ngồi tù, đầu tháng 10 vừa qua Lan được trả tự do. Trở về với hai bàn tay trắng, chỉ còn lại nỗi cay đắng trong lòng khi một người mà cô để trao trọn cả đời con gái đã lừa cô và tống cô vào tù như thế, về nhà rồi cửa nhà Ngọc Lan lúc nào cũng đóng chặt, cô không muốn tiếp xúc với ai.
 
Người mẹ già như tôi chỉ biết khuyên con “cố gắng làm lại cuộc đời”. Bà nói trong nỗi giày vò, ân hận: “Lỗi của gia đình là không khuyên can con gái quyết liệt từ những ngày đầu mới vướng vào cuộc tình phi pháp này”.
Thanh Hóa Đoạn kết cho một mối tình vụng trộmBà Đỗ Thị Loan mẹ của Ngọc Lan đang đau khổ chia sẻ với pv về người con gái hồng nhan bạc phận của bà.
Vụ việc của con gái bà là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những cô gái đang đánh đổi tương lai bằng vật chất từ những mối tình không được xã hội và pháp luật công nhận.
 
Nhưng cái giá phải trả cho cuộc tình vụng trộm kéo dài hơn 20 năm của một cô gái với bao ước mơ hoài bão là quá đắt, khi mang cái vốn tự có của mình để đánh đổi lấy tương lai nhưng lại bị kẻ phụ bạc lừa cho phải vướng vào vòng lao lý, để giờ đây phải mang “thân tàn ma dại” là kẻ đi tù về với tội danh mà ít ai ngờ đến còn kẻ phụ bạc kia vẫn đang còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
  Trọng Sơn - Phong Trần
 

Những luận điệu cũ rích và đòi hỏi phi lý

Theo dõi tin tức liên quan tới vấn đề nhân quyền ở Việt Nam được phổ biến trên internet trong những ngày vừa qua, cho thấy các sự kiện như Quốc hội Việt Nam thông qua Hiến pháp, Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ, và kỷ niệm 65 năm Ngày Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền,... đã bị một số các tổ chức, cá nhân lợi dụng vu cáo, xuyên tạc nhằm chống phá Việt Nam.
Từ cuối tháng 11-2013 đến đầu tháng 12-2013, trên internet xuất hiện nhiều tin tức liên quan tới Việt Nam qua các "tuyên bố", "kiến nghị", "thư ngỏ"... với nội dung không có gì mới, chủ yếu lặp lại luận điệu xuyên tạc, vu cáo và đưa ra đòi hỏi phi lý về nhân quyền. Một nhóm người trong nước (theo đánh giá của một blogger nổi tiếng: "Có cố gắng xoay mọi chiều ống kính thì cũng vẫn từng ấy gương mặt"!) cố làm rùm beng cái gọi là "mạng lưới blogger Việt Nam", "ngày hội nhân quyền"! Rồi trong khi cái gọi là "kiến nghị thành lập hội đồng nhân quyền" chưa ráo mực đã thấy mấy người vốn nhẵn mặt trên internet lập cái gọi là "phụ nữ nhân quyền"; và lập tức Ngô Nhân Dụng - một cây bút chống cộng, từ nước Mỹ vội viết bài ca ngợi! Sau khi tin tức các hoạt động này được quảng bá, một blogger nhận xét: "Nhìn mấy bức hình chụp buổi ra mắt tẻ nhạt đến tang thương, khiến chính cộng đồng chống cộng của họ thất vọng tràn trề: "Nhìn mấy bức hình kia thì chứng tỏ sự tẻ nhạt lên đến tột cùng của ngày gọi là ra mắt mạng lưới blogger. Tẻ nhạt đến nỗi phải mượn một ông tây vào ngồi cùng để chụp hình cho vui, tẻ nhạt đến nỗi mỗi người ôm một cái điện thoại ngồi bấm bấm, tẻ nhạt đến nỗi mua một lẵng hoa đến để ngắm,... Điều này cho thấy điều gì? Đó là sớm muộn cũng phải giải tán cái mạng lưới mới ngày đầu ra mắt mà đã "rách" này thôi"! Về "kiến nghị

thành lập hội đồng nhân quyền", một blogger khác trao đổi rành mạch: "Thành thực chia sẻ rằng kiến nghị rất lỗi thời rồi. Lý do? 
1. Thứ nhất, Chính phủ đã thành lập cơ quan chuyên về công tác Nhân quyền từ lâu lắm rồi. Tên gọi là Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tại Quyết định 63/2004/QĐ-TTg ngày 16-4-2004 của Thủ tướng Chính phủ; 
2. Thứ hai, chức năng và nhiệm vụ đề nghị cho "Hội đồng thúc đẩy Nhân quyền" mới chỉ là một phần trong chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo về Nhân quyền các cấp đã và đang thực thi;
3. Từ năm 2007, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đặt yêu cầu với Viện Nhân quyền Đức trình Quốc hội về lập mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia với nghiên cứu tổng thể các mô hình cơ quan nhân quyền các nước trên thế giới, đã trình Quốc hội xem xét xây dựng mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia cho Việt Nam. Việc nghiên cứu này là cơ sở cho việc xây dựng văn bản Luật Nhân quyền, từ đó mới xây dựng một mô hình hoàn thiện cho cơ quan nhân quyền. Hiện Ban Chỉ đạo về Nhân quyền đang xúc tiến việc này..."! Trên thực tế, không chỉ người Việt Nam ở trong nước mới nhận rõ bản chất các hoạt động kể trên, mà càng gần đây, xem xét tình hình cụ thể, nhiều người Việt ở nước ngoài cũng thấy rõ vấn đề. Như về cái gọi là "xã hội dân sự" chẳng hạn, từ nước Đức, trong entry Xã hội dân sự?, blogger với nick karelphung đã viết: "Qua việc sửa đổi Hiến pháp vừa rồi, có nhiều đối tượng mang danh là trí thức mà lên mạng phát ngôn bừa bãi...
Quốc hội, chính quyền, người dân khác làm theo ý mình thì hoan hỉ, làm trái ý hoặc làm sai là quay sang chụp đủ thứ mũ lên đầu họ. Hết hô hào đa đảng, đa nguyên bây giờ lại quay sang đòi "xã hội dân sự" (XHDS) và tôi không hiểu XHDS họ đang hô hào có phải là cho tôi, cho bạn, cho Tổ quốc Việt Nam hay chỉ để thỏa mãn cái tôi của họ"! Về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tự do báo chí, trả lời phỏng vấn của PhoBolsaTV(đã có trên youtubevới nhan đề: Một số ý kiến của ông Đinh Viết Tứ về tình hình Việt Nam hiện nay), nhà báo Đinh Viết Tứ - một người Mỹ gốc Việt, nói: "Tôi thấy nhất định phải có một đảng chịu trách nhiệm trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, hiện không có lực lượng nào có thể đứng ra làm việc đó, ngoài Đảng Cộng sản. Ở trong nước, nếu anh muốn ủng hộ một lực lượng theo đúng suy luận của người hiểu biết và đầy đủ thông tin thì không tìm thấy một lực lượng nào.
Toàn là các nhóm có ý đồ hạn hẹp, không nhóm nào có ý đồ tốt... Theo dõi tình hình trong nước từ năm 1975 đến nay, có thể thấy rõ ràng là tự do càng ngày càng mở rộng, dân chủ càng ngày càng mở rộng. Từ điều kiện của Việt Nam, đó là tự do báo chí, còn nếu từ đòi hỏi của một người từ bên ngoài nhìn vào sẽ không thấy được tự do báo chí. Người viết có trách nhiệm sẽ hiểu đó là tự do, còn người thiếu trách nhiệm sẽ coi đó là chưa có tự do. Qua việc những người "bất đồng chính kiến" nói năng lung tung, tôi thấy điều họ (Nhà nước -HQ) làm như thế là đúng, đất nước hiện nay đang rất cần một sự đồng thuận, rất cần một lực lượng bảo vệ an ninh, quốc phòng, rất cần "đầu tàu" để kéo toàn dân đi theo, "đầu" tàu đó, lực lượng đó không có ở đâu, ngoài những người cộng sản".
Thế nhưng trước sự thật này, một số tổ chức, cơ quan truyền thông, cá nhân, thậm chí là một số nhà ngoại giao, vẫn không có cái nhìn thiện chí, khách quan với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Gần đây các website tiếng Việt của BBC, VOA, RFA, RFI,... hầu như ngày nào cũng đăng tin, bài nhân danh "quốc tế", "dư luận", "người trẻ", "nhân sĩ, trí thức" cố gắng tìm mọi cách làm ảnh hưởng tới uy tín của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Các đài này chỉ loanh quanh với tuyên bố của RSF, HRW, AI, International PEN - mấy tổ chức mà qua việc làm của họ có thể đặt ra câu hỏi: Phải chăng một trong các "nguồn sống" của các tổ chức này là xuyên tạc và vu cáo Việt Nam? Nếu "người trẻ" được mấy cơ quan truyền thông trên huy động "thảo luận" đều không rõ danh tính, thì mỗi khi tại Việt Nam có sự kiện gì và các cơ quan này tổ chức phỏng vấn thì y như rằng vẫn chỉ mấy gương mặt.
Nếu là người nước ngoài thì đó là các vị Loretta Sanchez, Zoe Lofgren, Chris Smith, Phil Robertson (HRW), Benjamin Ismail (RSF); nếu là người Việt lại thấy các nhân vật chống cộng như Võ Văn Ái, Nguyễn Đình Thắng, Đoàn Viết Hoạt. Đến mức, sau khi nghe "thảo luận của người trẻ" do Trà My thực hiện trên VOA ngày 6-12, bạn đọc đã comment như sau: "Cứ nhắm mắt phát biểu bừa bãi! Đành rằng nhà nước Cộng sản Việt Nam còn những chuyện chưa làm được, hoặc làm chưa đến nơi, đến chốn. Nhưng về nhân quyền, họ đã làm được khối việc mà không phải quốc gia nào cũng làm nổi. Họ đã phấn đấu cho sự bình đẳng của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Người dân tộc thiểu số đâu có bị kỳ thị, bị phân biệt đối xử! Thậm chí được hưởng các quyền lợi hơn hẳn như: giáo dục, y tế, vay vốn... Phụ nữ Việt Nam ngày càng có tiếng nói độc lập, bình đẳng với nam giới. Trẻ em Việt Nam cũng được chăm sóc, bảo vệ trong những điều kiện tốt nhất có thể của nhà nước. Việc xóa đói giảm nghèo có hiệu quả rõ rệt. Sự chênh lệch về các mặt giữa thành thị với nông thôn, miền núi thu hẹp đáng kể... Đó là các thành tựu do quan tâm đến nhân quyền mà có, không phải do cha vơ chú váo nào đem lại!".
Từ thực tế trên, một số vị đại diện ngoại giao tại Hà Nội cần tiếp cận vấn đề nhân quyền ở Việt Nam một cách toàn diện, khách quan, từ đó xem xét lại một số ý kiến đưa ra gần đây. Vì trong tuyên bố, thông cáo báo chí nhân Ngày nhân quyền quốc tế, dù đã thừa nhận "Rõ ràng Việt Nam đã đạt được kết quả to lớn trong việc thực thi các quyền xã hội và kinh tế,...hầu như không có một nước nào thành công như Việt Nam trong công tác xóa đói giảm nghèo hoặc xây dựng trường học và bệnh viện", mà các vị lại đưa ra một số ý kiến sai lạc.
Trong số các ý kiến đó, đáng tiếc là việc đồng nhất hành vi vi phạm luật pháp Việt Nam với tự do tôn giáo và tự do báo chí. Vì, tự do báo chí, tự do tôn giáo hoàn toàn không liên quan tới hành vi lợi dụng báo chí, lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền chống phá nhà nước. Hơn nữa, hẳn các vị đều biết mỗi quốc gia đều có hệ thống luật pháp nhằm giữ gìn kỷ cương, bảo đảm ổn định xã hội để phát triển. Vì thế, nếu Bộ luật Hình sự CHLB Đức có Điều 86 về "tuyên truyền bất hợp pháp" quy định ai vi phạm sẽ bị phạt tù tới ba năm hoặc phạt tiền; thì nước Anh có D-Notices - luật yêu cầu truyền thông không được phép công khai tin tức để ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Năm 2002 tại Hoa Kỳ, Tổng thống George W.Bush ký luật ASPA (H.R.4775) "bảo vệ quân đội Mỹ, nhân viên, quan chức được bầu và bổ nhiệm khác của Chính phủ Hoa Kỳ chống lại truy tố hình sự bởi một tòa án hình sự quốc tế mà Hoa Kỳ không là thành viên"... Vì thế, sẽ là thiếu tỉnh táo nếu không xem xét một cách khách quan để từ đó can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam - một dân tộc có quyền tự quyết, được tự do quyết định chế độ chính trị và tự do theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, như Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trịcủa LHQ đã khẳng định.
Như khoản 1 Điều 14 Hiến pháp nước ta đã khẳng định: "Ở nước CHXHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật", Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi việc bảo đảm, tạo điều kiện giúp mọi người dân phát triển hài hòa, được hưởng thành tựu về nhân quyền, đạt tới trình độ phát triển chung của loài người là mục đích cao nhất phải hướng tới. Và chúng ta ý thức rằng, chỉ có thể đạt tới mục đích bằng những hành động thiết thực, cụ thể, hiệu quả. Không phải viện dẫn đâu xa, thành tựu về nhân quyền trong các năm qua đã cho thấy điều này.
HỒNG QUANG
(Nhân dân) 

'Đốt' tiền để đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn

Sau khi đã huy động các mối quan hệ có thể để đưa anh trai bỏ trốn ra nước ngoài, cựu Phó giám đốc Công an Hải Phòng đã phải “đốt” số tiền lớn để tổ chức cuộc đào tẩu.
Hơn 10 ngày bỏ trốn
Sau khi để xảy ra hàng loạt các sai phạm, Dương Chí Dũng bắt đầu “mất ăn mất ngủ” khi bị Thanh tra Chính phủ “sờ gáy”. 
Chiều ngày 17/5/2012, nhận được “mật báo” về việc mình sẽ bị khởi tố và bắt tạm giam về tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", Dương Chí Dũng lâm vào tâm trạng hoang mang sợ hãi.
Dương Tự Trọng, Dương Chí Dũng, chạy trốn, nước ngoài

Không dám đối diện với những tội lỗi mình đã gây ra, ngay lúc đó Dương Chí Dũng nghĩ, phải làm sao trốn đi càng xa càng tốt. Điều này được ông ta trình bày trong phiên xét xử vừa rồi.

Theo cáo trạng của VKSND TC, với ý định bỏ trốn, người mà Dương Chí Dũng nhớ đến để “cầu cứu” là em trai đang đương chức Phó Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng.

Dương Chí Dũng đã gọi điện cho em trai và được ông Trọng hướng dẫn tạm thời đến trốn tại nhà của Hoàng Kim N. (bạn của ông Trọng), ở quận Cầu Giấy.

Thu xếp xong chỗ tạm lánh cho anh trai, ông Trọng vội “triệu tập” những người thân tín của mình để vạch kế hoạch đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn.

21h30 ngày 17/5/2012, ông Dũng được những người thân tín của em trai hộ tống đưa đến nhà bố đẻ chị N., là ông C., ở Quảng Ninh.

Rồi theo kế hoạch đã vạch sẵn, từ Quảng Ninh, ông Dũng được đưa vào thành phố Hồ Chí Minh bằng ô tô, để từ đó trốn sang Campuchia, trước khi thực hiện kế hoạch bỏ trốn sang Mỹ.

Để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng, ông Trọng và Vũ Tiến Sơn (khi đó là Phó trưởng phòng CSĐTTP về TTXH, Công an Hải Phòng) bàn bạc, thống nhất giao cho Vũ Tiến Sơn thay mặt đứng ra thay ông Trọng liên lạc, chỉ đạo và phân công mọi người thực hiện kế hoạch đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Khoảng 14 giờ ngày 23/5/2012, khi ông Dũng đã được đưa vào thành phố Hồ Chí Minh, Vũ Tiến Sơn giao chìa khóa, vé gửi xe ô tô, 1 túi nilon đựng tiền USD do Dương Tự Trọng đưa, cùng số điện thoại sim rác của Đồng Xuân Phong (kẻ đang trốn nã và được ông Trọng bao che) cho Nguyễn Hồng Vinh Nguyễn Hồng Vinh (em vợ của Dương Tự Trọng, Giám đốc Công ty Cổ phần tiếp vận Suối Nắng) và hướng dẫn Vinh lái xe lên địa phận Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, liên hệ với Đồng Xuân Phong để đổi xe, chuyển tiền.

Ngay đêm 23/5/2012, xe chở Dương Chí Dũng đến thành phố Phnôm-pênh (Campuchia), cả đoàn nghỉ chân tại khách sạn Naga. Trưa hôm sau, Phong mua vé máy bay và cùng Dương Chí Dũng từ Campuchia sang Singapore để Dương Chí Dũng làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ.

Do không được phép nhập cảnh vào Mỹ, ngày 27/5/2012, sau khi quay về đến Campuchia, Dương Chí Dũng đã thông báo cho em trai biết. Dương Tự Trọng yêu cầu Vũ Tiến Sơn liên lạc với Phong và Trần Văn Dũng tiếp tục thu xếp cho anh trai trốn tại Campuchia.

Tốn hơn nửa tỷ đồng

Theo yêu cầu của Vũ Tiến Sơn, Trần Văn Dũng đã nhờ người liên lạc với bạn mình tại Phnôm-pênh, nhờ bố trí nơi ăn ở cho Dương Chí Dũng.

Ngày 29/5/2012, Phong đã trực tiếp sang Campuchia để gặp, nắm tình hình, động viên và chuyển cho Dương Chí Dũng 4.000 USD. Sau khi về Việt Nam, Phong đã trao đổi với Vũ Tiến Sơn và nhận lại số tiền đã đưa cho Dương Chí Dũng.

Sau khi được Vũ Tiến Sơn thông báo về tình hình của anh trai tại Campuchia, để đảm bảo an toàn và có chi phí cho anh trong thời gian trốn tại Campuchia, Dương Tự Trọng đã đưa cho Vũ Tiến Sơn gói tiền. Theo lời của ông Trọng thì số tiền đó là 30.000 USD.

Ngày 29/5/2012, Vũ Tiến Sơn đã hẹn gặp Trần Văn Dũng tại nhà bố mẹ đẻ của Sơn, đưa gói tiền và yêu cầu Trần Văn Dũng (kẻ từng bị phạt tù án treo về tội buôn lậu, bị phạt tù về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy, đã được xóa án tích) sang Campuchia gặp Dương Chí Dũng.

Ngày 3/6/2012, Trần Văn Dũng sang Campuchia trực tiếp trao đổi với người bạn tên là Liêm về việc bố trí ăn ở cho Dương Chí Dũng và gặp để đưa ông Dũng gói tiền mà em trai chuyển cho.

Số tiền này theo lời ông Trọng nói là 30.000 USD, nhưng tại cơ quan điều tra, Dương Chí Dũng khai, chỉ nhận được 20.000 USD từ Trần Văn Dũng.

Với hành vi phạm tội của mình, cựu Phó giám đốc Công an Hải Phòng bị cáo buộc là người khởi xướng, chủ mưu, chỉ đạo và giao cho Vũ Tiến Sơn cùng các bị can trong vụ án này và các đối tượng khác tổ chức cho anh trai trốn ra nước ngoài.

Cơ quan điều tra xác định, ông Trọng chưa thành khẩn khai báo, không thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

Nhưng lời khai của các bị can và các đối tượng có liên quan phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác đã được điều tra, thu thập trong vụ án, có đủ căn cứ xác định ông Trọng phạm vào tội Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.
T.Nhung
(VNN) 

Võ Khắc Khiêm - Hội chứng không biết đau

Các nhà khoa học Hoa Kỳ đang rất đau đầu về một trường hợp gene biến dị lạ thường, khiến cho em Iaac Brown 5 tuổi miễm nhiễm với mọi sự đau đớn. Bé thường đặt tay lên bếp lò ,lấy mảnh kính tự rạch vào tay mình rất sâu mà vẫn cười vui… Dù đã rất kỳ công tập trung nghiên cứu khá tốn kém để cố tìm ra hội chứng mất khả năng cảm nhận nỗi đau (CIP) nhưng các nhà khoa học Mỹ nói rằng phải 8 năm nữa mới xác định chính xác nguồn gốc của CIP. Nghĩa là bé Iaac còn phải chờ đợi lâu mới biết đau là thế nào. Thực ra thì “Hội chứng không biết đau” theo nghĩa rộng đang tràn lan khắp nơi. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc Hội khóa 13, khi bàn về thâm hụt ngân sách do chi tiêu bừa bãi, đầu tư dàn trải,tham nhũng “mênh mông”, một đại biểu đã phải kêu lên: – Chúng ta đang ăn vào thịt mình rồi đấy!


Thời bao cấp nước ta sống nhờ vào viện trợ, tham ô ít, nhưng lãng phí thì quá nhiều và hiện tượng “cha chung không ai khóc”gậm nhấm xã hôi khá nhanh, cấy vào nhiều người thói dửng dưng trước sự ruỗng mọt của những nhà máy, công trường, hợp tác xã. Thói quen ăn cắp giờ giấc, ăn cắp của công không bị coi là xấu vì đời sống quá khó khăn nên bỏ qua cho nhau. Thời cơ chế thị trường dù đời sống được cải thiện nhiều,nhưng những thói quen ấy không dễ mất đi,thậm chí càng phát triển khi nhiều vụ tham nhũng lớn ngang nhiên diễn ra trước mắt mọi người mà chẳng ai dám động đến.

Khi đạo đức suy đồi,trộm cướp càng có điều kiện tung hoành.Thậm chí những “đại gia” câu kết với kẻ có chức có quyên,tạo nên những nhóm lợi ích cực mạnh – tất nhiên sẽ hình thành những băng nhóm tội phạm bảo kê thao túng được những người thực thi luật pháp thì ai dám đấu tranh se bị trả thù ngay lập tức. Bệnh vô cảm bắt nguồn từ hội chứng không biết đau và thói dửng dưng được nhân lên nhiều lần vì nỗi sợ bị liên lụy,bị trả thù,bị tẩy chay,bị đào thải. Tổng biên tập một tờ báo lớn vừa kể trên truyền hình ,chuyện một nhân viên ngân hàng thành thật góp ý kiến cho lãnh đạo ,vài ngày sau bị mất việc cho dù cô này được mọi người thừa nhận nghiệp vụ giỏi,rất thông minh ,nhưng rồi mọi ngân hàng khác cũng không dám nhận vì sợ “cô nàng bới móc” .Cuộc vận động Phê bình và tự phê bình diễn ra thật rầm rộ,cũng có ý nghĩa răn đe,nhưng lại phát triển kiểu phê bình rất nịnh bợ: “Thủ trưởng thức khuya quá, đi lại nhiều quá ,ăn uống kham khổ quá hại sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước ...”.

Những kẻ nịnh bợ luôn vô cảm,không biết đau, không hề biết xấu hổ ,nhưng rất dễ nhận diện, dễ bị lên án. Đáng sợ nhất là bọn vô cảm có tri thức, có chức quyền, giỏi mị dân, giỏi ngụy biện… đến mức xả lũ ngập cả huyện gây chết người, cuốn hết nhà cửa, mùa màng của hàng ngàn gia đình mà vẫn thản nhiên tuyên bố “xả đúng qui trình”. Nhiều vụ án oan lớn đang bị phanh phui mà những kẻ ép cung, ép tội cứ nhởn nhơ, phủi tay: “làm đúng luật”? thì có lạ lùng không. Từ vô cảm đến tội ác chỉ là một cái gật đầu hay lắc đầu mà thôi. Vô cảm đồng nghĩa với vô trách nhiệm và sợ trách nhiệm -một căn bệnh trầm kha không dễ chữa khi mà xã hội còn thiếu minh bạch,thiếu công khai,còn đặc quyền,đặc lợi với những định kiến cố chấp bảo thủ che đậy cho ngu dốt, để cho tốt xấu,thiện ác lẫn lộn.Gần đây rộ lên nhiều chuyện quá đau lòng khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Việc thẩm mỹ viện Cát Tường hành nghề trái phép,làm chết chị Huyền rồi vứt xác phi tang là thêm tội cố tình giết người lần thứ hai, sau gần hai tháng vẫn chưa tìm được xác… Dân chúng băn khoăn: Có tử hình được không? Chưa hết bàng hoàng về cô “ác”mẫu đạp chết cháu bé Đỗ Nhất Long mới hơn một tuổi vì khóc khi ăn,lại phải khiếp đảm trước cảnh hành hạ trẻ thơ quá giã man của những “ác”mẫu ở trường mầm non Phương Anh (Thủ Đức -TP Hồ Chí Minh)… Lại mấy vị quan to tham nhũng lớn vừa bị tuyên án tử hình vẫn thản nhiên,ngụy biện lạnh lùng… Những kẻ máu lạnh này thì chắc chắn không biết đau rồi.

Nhân chuyện đứa bé ở Mỹ mắc “hội chứng không biết đau”,nghĩ đến bọn tham nhũng bự, bọn vô trách nhiệm, sợ trách nhiệm gây ra những thất thoát, lãng phí khổng lồ, làm nghèo đất nước – lẽ nào cũng chẳng biết đau? Xin hãy ra tay chữa ngay căn bệnh “không biết đau” đang gậm nhấm toàn xã hội.
 Võ Khắc Khiêm
Theo blog Nguyễn Trọng Tạo

Mì chính và cái nón

“Hành động của các cô bảo mẫu là đáng lên án. Nhưng sâu xa hơn, cốt lõi vấn đề là phải thay đổi quan điểm và thói quen giáo dục đã ăn sâu, ngấm kỹ”.
 


Clip về hai cô bảo mẫu bạo hành trẻ em đang gây sốc trong công luận - Ảnh chụp màn hình

Mấy ngày nay, nhìn đâu cũng thấy chuyện về hai cô bảo mẫu. Tôi không đủ thời gian và kiên nhẫn để có thể đọc hết các bình luận dưới mỗi bài báo, hay các đường link trên Facebook. Người ta chửi rủa các cô ấy không thương tiếc: nào là “chó chứ không phải người”, “lũ mặt người dạ quỷ”... rồi đòi “ăn gan”, “cắt tiết”, “xẻ thịt”... Các nhà báo hăm hở tác nghiệp, chụp ảnh, đưa tin tới tấp (nào là các bảo mẫu khai gì, gia đình các bảo mẫu xấu hổ thế nào..., rồi Facebook của họ cũng bị lôi ra soi mói, chửi rủa).

Sự căm phẫn ấy cũng là điều dễ hiểu vì hai bảo mẫu đã có những hành động vô cùng phản sư phạm với lũ trẻ còn quá non nớt, ngây thơ. Nhưng nói thật, khi xem ảnh và clip này, tôi không ngạc nhiên. Vì sao ư?

Năm tôi bốn tuổi, nhà tôi chuyển từ ngoại thành vào thành phố. Tôi đi học ở một trường mẫu giáo gần nhà. Với tôi, đó cũng là quãng thời gian không lấy gì làm tốt đẹp. Các cô giáo luôn xỉa xói vẻ bề ngoài của tôi: “Người đâu mà đen đủi, xấu xí thế không biết”. Những bạn có bố đi tàu vốt-cô, có váy đẹp luôn được các cô yêu quý, chọn làm quản ca, lớp trưởng hay giao cho nhiệm vụ... mách lẻo. Các cô luôn hù dọa trói tay, nhốt xuống hầm. Chả là trong trường có một cái boong ke cũ từ thời chiến tranh, bên ngoài phủ đầy cây. Đối với những đứa trẻ như tôi, cái boong ke ấy là một nỗi sợ kinh hoàng. Đã có lần, chỉ vì tôi bê đổ bát cơm mà cô giáo đã nhốt tôi vào một phòng tối, chuyên để đồ, nói là để “cho chuột chạy qua chân cho chừa”.

Các cô giáo đối với tôi không khác gì... “yêu tinh”. Đến giờ, thi thoảng mẹ tôi vẫn kể lại sự đau khổ của bà mỗi sáng khi phải “đánh vật” để đưa tôi tới trường. Nhà tôi ở trên tầng ba một khu nhà tập thể. Mỗi khi mẹ vác được cái xe đạp xuống đường thì tôi chạy vọt lên trên gác. Vì mới chuyển tới, chưa quen ai để nhờ trông xe hộ, mẹ lại te tái vác xe lên gác để bắt tôi xuống. Cứ mẹ lên thì con chạy xuống, mẹ xuống con lại chạy lên. Có lần khi đã “bắt” được con ngồi yên vị trên xe rồi thì đi được một đoạn, tôi nhảy từ trên xe xuống đường, suýt bị xe đằng sau đâm phải khiến mẹ chỉ còn biết ôm mặt khóc.

Tôi chưa đủ nhạy cảm để hiểu được nỗi khổ của mẹ, rằng mẹ phải đi làm kiếm tiền, nếu đi làm muộn mẹ còn bị trừ lương, bị kiểm điểm. Tôi chỉ biết khóc lóc, không hiểu vì sao mẹ lại muốn đẩy con tới chỗ những cô giáo ác như quỷ đó. Khi tôi kể chuyện ở trường cho mẹ, mẹ chỉ im lặng. Một hôm, mẹ nói sẽ đến gặp cô giáo. Mẹ đã chuẩn bị đủ tiền để mua cho hai cô giáo mỗi cô một gói mì chính và một cái nón. Từ lúc có gói mì chính và cái nón, mặc dù các cô cũng chẳng xởi lởi như các bạn nhà giàu khác (chắc họ biếu quà “xịn” hơn), nhưng các cô cũng không dọa nạt tôi như trước nữa. Có lẽ nhờ gói mì chính và cái nón mà một phần nào tuổi thơ của tôi không còn bị ám ảnh bởi cái trường mầm non kinh hoàng đó nữa.

Đó là lý do tại sao tôi không ngạc nhiên khi xem những hình ảnh về hai cô bảo mẫu. Điều tôi ngạc nhiên là cái thời tôi đi mẫu giáo đã gần ba chục năm rồi, nghĩa là một phần ba thế kỷ đã trôi qua, thế mà những trò phản sư phạm ấy vẫn tiếp diễn. Hai cô bảo mẫu kia chỉ là một cái mắt xích bị phanh phui ra trong cái chuỗi đầy ung nhọt ấy mà thôi. Cho dù họ bị tử hình, hay bị xẻ thịt lột da như đám đông mong muốn, liệu giáo dục có được cải tạo. Còn hàng nghìn, hàng vạn các cô bảo mẫu khác ngược đãi trẻ chưa bị phát hiện.

Người ta bàn nhiều đến việc lắp camera. Theo tôi, điều này không cần thiết vì đó chỉ là phương pháp đối phó và phần nào giả dối. Bố mẹ lo lắng cho con mình và suốt ngày chỉ lên mạng nhìn camera xem con mình làm gìm thì làm sao mà làm việc được nữa. Cô giáo chỉ vì “sợ” chiếc camera sẽ tố cáo mình mà ngon ngọt với học sinh, nhưng có thể đánh đập các bé ở những chỗ mà các cô biết thừa là camera chẳng có. Nhiều khi những gì diễn ra trước camera thật giả tạo và khiên cưỡng.

Có người lại nói đến việc học đạo đức trong trường sư phạm. Liệu đạo đức con người dễ dàng có được chỉ qua vài trang giấy?

Nói đến nghề “nuôi dạy trẻ”, người ta thường hay nói đùa là “nuôi dạy hổ”. Điều đó đủ để thấy nghề này không hề dễ dàng gì, và cũng như ngầm ám chỉ rằng làm nghề này “phải ang ác” một tí mới được. Các bé đang trong thời kỳ “khủng hoảng tuổi lên ba” nên rất bướng bỉnh, không “thiết quân luật” thì sao dạy được. Có nhiều phụ huynh ở nhà không dạy được con nhưng đến trường cô giáo nói thì nghe răm rắp. Dạy trẻ bằng dọa dẫm, đòn roi là giải pháp của nhiều bậc cha mẹ và giáo viên. Đến ông bà, nhẹ nhàng hơn, nhưng khi không nói được cháu thì dọa “không ăn đi ông ba bị bắt bây giờ”, “hư là chú công an bắt đấy”, “nhìn thấy cái chú có râu kia chưa? chú ấy mắng bây giờ”...Hay có lần tôi còn được yêu cầu: “Cô ơi, cô quát to lên cho cháu ăn giúp chị với”. Thế nên chuyện cô bảo mẫu nhấc đứa bé, nhúng đầu vào phi nước, tát vào mặt, bóp cổ... hẳn cũng nằm trong cái tư duy giáo dục “dọa cho sợ” mà thôi.

Theo tôi, cách giáo dục đúng là “thuyết phục để hợp tác”. Tất nhiên, để làm được điều đó phải mất nhiều nỗ lực hơn đe nẹt, dọa dẫm. Bạn có thể nói rằng các cô phải trông nhiều cháu thế, làm sao mà có thời gian để “thuyết phục” các cháu hợp tác được. Nhưng đó mới là cái các trường sư phạm cần dạy thay vì mớ lý thuyết về đạo đức sáo rỗng.

Một quan niệm rất sai lầm nữa là vấn đề ăn uống. Người ta vẫn còn quan niệm trẻ con phải bụ bẫm. Lên các diễn đàn làm cha mẹ, có thể thấy hàng loạt cha mẹ bị áp lực với vấn đề cho con ăn uống. Họ chọn các sữa, các sản phẩm nhập ngoại với giá cắt cổ, học các mẹ kiểu Nhật, kiểu Pháp, kiểu Đức... để con có các “tỷ lệ vàng”. Nuôi con tăng cân, chóng lớn không khác những cuộc đua tăng trọng cho lợn. Các bà mẹ có con tăng cân nhanh thì tự hào trong khi những mẹ con chậm tăng cân thì rền rĩ, khổ sở, vật vã.

Nhiều mẹ tự nguyện chi thêm tiền cho các cô giáo vì “cháu nhà mình khảnh ăn lắm, phải nhờ cô quan tâm hơn, cô mới đút cho ăn, chứ cứ để tự ăn thì chả có gì vào bụng”. Những bữa ăn trở thành nỗi kinh hoàng cho các bé và cả sự ức chế, áp lực của người mẹ. Tôi từng tận mắt chính kiến có những bà mẹ bành mồm, bành miệng, quát tháo, dọa dẫm bắt con ăn mặc cho đứa trẻ giãy dụa trong nước mắt rồi sặc, chớ. Liệu sự “bạo hành về tinh thần” kia có đáng để đánh đổi thêm vài thìa cháo? Nếu quay clip lại, chắc chắn nhiều bà mẹ cũng sẽ giật mình vì mình chẳng khác hai cô bảo mẫu kia là bao.

Bữa ăn cho trẻ rất quan trọng nhưng không phải tất cả. Sự quan tâm, tình yêu của cha mẹ dành cho con cái có ý nghĩa nhiều hơn thế. Nhiều cha mẹ kêu ca mình phải đi làm kiếm tiền, không có thời gian dành cho con. Ban ngày họ đổ dồn hết trách nhiệm cho nhà trường. Còn tối về các mẹ thì lao vào FB, tán gẫu với bạn bè hoặc xem bộ phim Hàn đẫm nước mắt trên TV... Các bố sau giờ làm còn mải rẽ quán bia nhậu với bạn bè, không quên nhắn tin “anh đang bận họp đột xuất”... Chỉ cần vứt cho con cái điện thoại di động, cái ipad cho nó ngồi yên chơi mệt nghỉ hay xem hoạt hình thoải mái. Thế nên ở trường có xảy ra chuyện gì, cha mẹ là những người biết sau cùng và chỉ biết bày tỏ sự căm phẫn, đòi “xẻo thịt lột da” cô giáo.

Hành động của các cô bảo mẫu là đáng lên án. Nhưng sâu xa hơn, cốt lõi vấn đề là phải thay đổi quan điểm và thói quen giáo dục đã ăn sâu, ngấm kỹ. Có lẽ trong lúc chờ đợi sự thay đổi ấy, nhiều người đành chọn cái cách giống “gói mì chính và cái nón” mẹ tôi đã làm thuở nào. Nếu họ còn không thể có nổi “gói mì chính và cái nón ấy” nữa thì đành phải chấp nhận thực tế mà thôi. Chỉ có những đứa trẻ đáng thương vô tội đang khóc lóc vật vã và cố gắng để làm “những đứa trẻ vâng lời” như người lớn mong muốn.
Hoài Vũ, từ Burgshwalbach (CHLB Ðức)
 

Vinashin, Vinalines và bài toán đại cục!

(Dân trí) - Không có một ngành hàng hải đủ mạnh, chúng ta không thể phát triển kinh tế. Không có một ngành hàng hải hùng mạnh, chúng ta không thể đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Vụ việc xảy ra tại Vinashin và Vinalines dường như đã “chuyển nhịp” với phiên tòa sơ thẩm xét xử nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinalines ngày 16/12 vừa qua. Đây là một tổn thất, không phải nói chính xác là một trang bi thương của ngành hàng hải Việt Nam.

Nó không chỉ nhấn chìm một khối tài sản không lồ, đẩy hàng vạn người lao động vào chốn nghèo khó, là một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm nền kinh tế Việt Nam non trẻ, đầy chông gai thách thức vào bờ vực phá sản mà còn gây mất niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế. Nó đã phá nát cả một chủ trương đúng đắn, một chiến lược có tính lâu dài của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc phát triển kinh tế biển đồng thời cũng là công cụ bảo vệ Tổ quốc.
Mức án 20 năm với Phạm Thanh Bình và cả mức án tử hình vừa tuyên đối với Dương Chí Dũng có lẽ cũng chỉ mang ý nghĩa răn đe là chủ yếu. Còn số tiền đổ sông, đổ bể thì chẳng bao giờ lấy lại được nữa.
Song, không vì sự đổ vỡ này mà làm thay đổi một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Nghị quyết 09 - NQ/ TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã nhấn mạnh: “Thế kỷ XXI được thế giới xem là “thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển. Khu vực biển Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam, có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng… với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Ngày nay biển càng có vai trò to lớn hơn đối với sự nghiệp phát triển đất nước”.
Đây là một chủ trương đúng và có tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa, trông rộng về đường lối phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Một đất nước 3.200 km bờ biển không thể không là quốc gia biển và không thể không có một ngành hàng hải phát triển.
Cách đây nhiều thế kỉ, cha ông chỉ có thuyền gỗ, buồm nâu còn chinh phục Hoàng Sa, Trường Sa thì không có lý gì chúng ta không có những con tầu vượt đại dương.
Không có một ngành hàng hải đủ mạnh, chúng ta không thể phát triển kinh tế. Không có một ngành hàng hải hùng mạnh, chúng ta không thể đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Có lẽ điều mà người dân mong muốn là một chương mới cho sự phát triển của ngành hàng hải Việt Nam. Việc này không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước mà còn tạo thế cho một sức mạnh cần có để luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Bài học từ sự đổ vỡ của Vinashin và Vinalines chắc chắn cho chúng ta nhiều kinh nghiệm xương máu. Song, không vì thế mà làm hỏng một chủ trương lớn.
Chỉ còn 6 năm nữa là đến mốc năm 2020, chúng ta tin rằng một chủ trương lớn có tính đại cục về chiến lược biển Việt Nam sẽ được điều chỉnh thích hợp để không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn là công cụ thiết thực bảo vệ Tổ quốc...
Bùi Hoàng Tám 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét