Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Bài viết đáng chú ý: Có hay không chủ nghĩa và chế độ “Tư Bản Chủ Nghĩa”?

Chuyện “làm luật” của người lái xe đường dài

Một chuyến xe khách đường dài từ Đà Nẵng vào Sài Gòn hoặc từ Hà Nội vào Sài Gòn, mức chi phí thực tế của nó chỉ tốn khoản phí chừng 200 ngàn đồng trên một người ở hạng xe chất lượng cao nếu đi từ Đà Nẵng vào Sài Gòn và tốn chừng 350 ngàn đồng ở hạng xe chất lượng cao nếu đi từ Hà Nội vào Sài Gòn.
Nhưng trên thực tế, mức giá đã đội lên gấp đôi, gấp ba lần bình thường, và trong dịp Tết thì đội lên gấp ba, gấp bốn lần bình thường. Lý giải nguyên nhân dẫn đến chuyện này, nhiều tài xế than thở là do họ phải chung chi cho công an giao thông ở các trạm quá nhiều, họ khó có thể tồn tại được nếu không nâng giá lên như vậy.
mottramthuphixeduongdai-305.jpg
Một trạm thu phí xe đường dài của CSGT RFA photo
Giá vé cao vì chung chi quá nhiều
Ông Phùng, tài xế xe chở bốn mươi khách, chạy tuyến Đà Nẵng – Sài Gòn, cho chúng tôi biết rằng trên một tuyến đường chưa đầy 1000km, chính xác là 930km từ bến xe Đà Nẵng vào bến xe miền Đông mà ông đã phải chung đến mười một trạm, có ngày lên đến ba chục trạm, mỗi trạm tốn hết 500 ngàn đồng. Như vậy, với 11 trạm, nhà xe tốn hết 5,5 triệu đồng, tương đương với 20 người khách ngồi trên xe.
Với những ngày phát sinh lên đến hơn ba chục trạm đứng đường của công an giao thông, số tiền chung chi mất đi ngót nghét mười triệu đồng vì những trạm phát sinh này chỉ thu từ 200 đến 250 ngàn đồng.
Nhưng, dù có thu thấp hay thu cao thì nhà xe cũng tốn từ năm triệu đến mười triệu đồng cho một chuyến xe chạy từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, và để bù vào khoản tiền chung chi này, không còn cách nào khác, nhà xe phải nâng giá vé lên gấp đôi, gấp ba lần bình thường.
Đương nhiên là việc nâng giá vé này sẽ gây khó khăn cho nhà xe nhiều mặt, vì nếu nâng giá vé ngay trong bến thì sẽ bị quản lý thị trường để ý, có thể bị phạt hoặc bị tước giấy hành nghề. Nên hầu như mỗi lần nâng giá vé xe, các chủ xe phải cùng nhau họp kín để đưa ra mức chung chi, hối lộ cho quản lý thị trường. Một khi đã xong thủ tục này, họ chỉ còn việc nâng giá vé lên từ một lần rưỡi đến hai lần nhân dịp lễ tết hoặc ngày quốc khánh gì đó là xem như tạm ổn.
Mức vé trong phòng vé chỉ là mức tượng trưng, mức vé bên ngoài chợ đen và qua thương lượng với khách bắt dọc đường mới quan trọng, thường thì khi thương lượng với khách dọc đường, nhà xe cố gắng nâng giá càng cao càng tốt để vừa bù vào khoản tiền chung chi cho các trạm công an giao thông đứng đường, vừa kiếm thêm chút lãi.
Xe từ miền Bắc vào Sài Gòn, nhà xe nhét khách xuống gầm để bù lỗ.
Ông Hùng, năm nay 45 tuổi, là tài xế chạy xe đường dài từ bến xe Giáp Bát, Hà Nội vào bến xe Miền Đông, Sài Gòn được hơn hai mươi năm nay, ông cho chúng tôi biết rằng trước đây, việc đi lại có vẻ ít phải chung chi hơn bây giờ, còn bây giờ, nội việc chung chi cho các trạm công an giao thông đứng đường từ Hà Nội vào Sài Gòn, mỗi chuyến xe, ông mất gần mười triệu đồng cho khoản này, cộng thêm hai triệu đồng tiền mua vé qua các trạm thu phí liên tỉnh, vị chi một chuyến xe, ông mất gần mười hai triệu đồng.
Vạch lá tìm sâu để phạt
Chính vì cách thu tiền không minh bạch, không có giấy tờ và tùy hứng của công an giao thông các tỉnh nên tài xế lái xe đường dài luôn tập cho mình một kĩ năng rất nhạy bén và nhanh nhẹn. Nhạy bén ở chỗ khi nhìn thấy cây gậy của công an giao thông chỉ ra, việc đầu tiên là rút xấp giấy tờ xe, bằng lái và nhét vào đó năm trăm ngàn đồng hoặc hai trăm ngàn đồng tùy vào mỗi trạm để nhảy xuống đường, chạy vội lại trình giấy tờ.
Bên công an giao thông cũng nhạy bén và nhanh tay không kém, họ cầm xấp giấy tờ, thò hai ngón tay vào kẹp lấy tờ giấy bạc, nhét gọn vào đai nịt và trả xấp giấy lại, cho xe chạy. Trong vấn đề chung chi này, nhà xe phải nhớ như đinh đóng cột rằng trạm nào thu hai trăm ngàn, trạm nào thu năm trăm ngàn, nếu nhớ nhầm, đưa nhầm số tiền hoặc không đưa tiền mới mà đưa tiền rách, tiền cũ, lần sau gặp lại sẽ bị phạt gắt máu.
Mà chuyện tìm lỗi để phạt nhà xe của công an giao thông thì thiên hình vạn trạng, có thể phạt vì xe chạy quá tốc độ, bản số bị mờ do bụi bám, hoặc nếu không tìm ra lỗi nào thì họ leo lên xe để đếm khách, chỉ cần thừa ra một người là ách xe, lai dắt xe về đồn. Ông Hùng lắc đầu, than thở rằng cách làm việc và tìm lỗi của công an giao thông còn gắt máu và tỉn mỉ hơn cả hải tặc và cảnh sát biển Trung Quốc làm với ngư dân Việt Nam.
Ông Phụng, tài xế xe chạy tuyến Hà Nội - Sài Gòn, than thở với chúng tôi là việc chung chi đã khiến cho nhà xe buộc phải nhét thêm khách vào ghế xếp, đôi khi nhét khách xuống cả gầm xe, mức độ nguy hiểm chết người quá cao nhưng họ cũng không còn cách nào khác để lựa chọn.
Vì thời bây giờ, bỏ vốn ra mua một chiếc xe đã quá cao, cộng thêm tiền bảo hiểm, tiền chung chi trên đường, tiền đi Tết, quà cáp cho các quan chức công an mỗi dịp lễ lạc hay sinh nhật của con các quan chức này cũng đủ làm nhà xe đuối hơi. Và quan trọng nhất là khi sắm một chiếc xe, nhà xe nào cũng mong lấy lại được vốn càng sớm càng tốt rồi sau đó kiếm lãi sống qua ngày. Nhưng trong tình hình thu chi hiện nay, nhà xe lúc nào cũng như đang ngồi trên lửa, việc kiếm lại tiền vốn quá khó đối với họ.
Hơn nữa, với lượng xe chạy trên đường ngày càng thêm nhiều, việc chạy đua bắt khách, tranh giành khách ngày càng thêm khó khăn, vất vả, nếu nghĩ đến đạo đức thì cách gì cũng lỗ vốn nên đành làm liều, tự tạo cho mình một tâm lý máu lạnh để chặt chém khách mà kiếm lãi. Đó là những gì ông Phụng chứng kiến được trong việc chạy xe chở khách thời bây giờ.
Ông Phụng nói thêm rằng không cần phải dạy đạo đức gì cho nhà xe lắm đâu, cũng không cần phải chấn chỉnh thị trường gì cho mấy, chỉ cần ngành công an giao thông bớt ra đứng đường, bớt hối lộ, tham nhũng, nhà xe bớt phải chung chi cho mấy loại thu phí mờ ám này, tự dưng, họ sẽ biết cách điều tiết chuyến xe, giá vé và chăm sóc hành khách kĩ hơn, đạo đức hơn thôi.
Sau khi tìm hiểu tình hình chung chi và giá vé qua nhiều tài xế chạy xe đường dài, chúng tôi đều nhận chung một kết luận: nếu ngành giao thông bớt đứng đường để chặt chém họ bằng những khoản thu cắt cổ, quái đản và mờ ám, thì nhà xe sẽ sống có đạo đức và hành khách sẽ đi xe giá thấp hơn nhiều. Mà phần lớn những hành khách chọn phương tiện xe đường dài để đi lại đều là thành phần có thu nhập thấp trong xã hội.
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2013-08-23

Có hay không chủ nghĩa và chế độ “Tư Bản Chủ Nghĩa”?

Trong nhiều năm qua, tôi phải chịu đựng thường xuyên nghe và đọc những từ ngữ như “các nước Tư Bản”, “Tư Bản Chủ Nghĩa”, v.v… thường xuyên và nhiều đến mức trở thành nhàm chán, thường xuyên đến mức nó gần như trở thành một cụm từ tất yếu dành cho các nước tự do dân chủ, rồi sau này lại nghe lại đọc thêm những cụm từ như “các nước chủ nghĩa xã hội tiên tiến”, “xã hội chủ nghĩa tiên tiến”, v.v… dành cho một số nước rất thịnh vượng từ Bắc Âu là chính…
Nhưng tại sao phải là chuyện “chịu đựng”? "Chịu đựng" là vì theo tất cả những gì tôi đã đọc, nhìn, suy nghĩ… cho đến nay thì chúng rất “ảo”, rất không có thật. Và tôi nghĩ cũng nên thử viết một bài gợi ý ngắn bằng ngôn ngữ bình thường, dễ hiểu nhất, không lấy hình thức học thuật chính trị, hay triết học xã hội, hoặc học thuật kinh tế làm cơ sở, nhằm tạo sự thoải mái cho các bạn trẻ tùy thích mà tự chọn góc độ nào mình thích mà tiếp cận.

Bài trước tiên tôi gợi ý về “Tư Bản Chủ Nghĩa”.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjepSP_8UIltgzqpMJEPcHPtnFYva1FPbOaZiUBe_ZNz4qQCVpbwKkYsvMs8vN6zSoKUO5xPYwIIzS_rRN8h_Yvbseftvy_63SBctRx_lXsopP6S14L3zw5SbJwetsoY2iqXKnE1qPR6o3w/s320/Capitalism.jpg


Kể từ khi Cộng Sản Chủ Nghĩa ra đời, thế là một số từ ngữ mới ra đời, và một số từ ngữ khác được/bị “nâng cấp” lên thành những “chủ nghĩa”, trong đó, có lẽ từ “tư bản” là từ được/bị“nâng cấp” và biến dạng quan trọng nhất.

Trong khi định nghĩa của “tư bản” chỉ đơn giản là “vốn”, là “tài sản vật chất”, là “tạo giá trị về giá trị vật chất”, v.v… như là một phần tự nhiên trong mỗi cá thể, mỗi xã hội hay ngay cả con người nói chung, các bạn có thể bắt đầu từ chỗ sơ khởi nhất trở đi: http://en.wikipedia.org/wiki/Capital_(economics) và những con người chuyên tập trung vào kinh doanh phát triển tài sản vật chất được gọi là những capitalists, còn được gọi là những người hoạt động tập trung vào xu hướng hay trường phái vật chất, một cách rất chung chung.

Capitalism, hay có thể dịch ra là “trường phái tư hữu”, hay ngay cả miễn cưỡng là “chủ nghĩa tư bản”, đã được rất nhiều triết gia, nhà lý luận viết về nó, nhưng tất cả đều chỉ ở mức lý luận triết học mà chưa bao giờ có thành một loại “chủ nghĩa” có những “cương lĩnh” để từ đó lập ra những thể chế để áp dụng như một guồng máy lãnh đạo một xã hội nào cả. Và vì chẳng có môt "chủ nghĩa" với cương lĩnh rõ ràng cho nên  chưa bao giờ được áp dụng vào thực tế như kiểu “Chủ Nghĩa Cộng Sản” cả. Mọi sự phát triển của “capitalism” trong thế giới tự do và dân chủ đã đều là sự phát triển tự nhiên của xã hội, cho dù nó nằm dưới chế độ quân chủ, dân chủ, độc đảng hay đa đảng quân chủ. Và nó trở thành vô cùng đa dạng, uyển chuyển cũng như rất tự phát theo môi trường đặc thù của mỗi quốc gia. Vì nó là sự phát triển và biến đổi tự nhiên của xã hội mà thôi.

Nhưng khi cần vạch ra “chiến tuyến”, thì những người theo chủ nghĩa Công Sản, nhất là Karl Marx và những tay lý luận sừng sỏ của các đảng CS, tự dựng cho nó - một hiện hữu có sẵn và thay đổi một cách tự nhiên từ khi con người bắt đầu có trên trái đất - thành một loại “chủ nghĩa” và tự đóng khung cũng như đặt để nó ngang hàng một cách cứng nhắc như Chủ Nghĩa Cộng Sản - một chủ nghĩa đi từ một nghiên cứu triết học của một cá nhân, một loại triết học xã hội nhân tạo - để đi chống lại nó! Một nỗ lực chống lại sự phát triển tự nhiên của loài người!

Tệ hại hơn nữa, bênh cạnh đóng khung để triệt tiêu quyền tư hữu tự nhiên của loài người, thì  phía CS này còn loại bỏ những giá trị tự nhiên hằng có và cực kỳ quan trọng của xã hội loài người, như những hoạt động phát triển về tinh thần, phát triển về tâm linh… Họ chỉ đưa ra một phạm trù chính, đó là giá trị vật chất, và cho nó là điều quan trọng nhất mà tất cả những phạm trù khác còn lại chỉ là những chuyện phụ, không quan trọng, không cần thiết phải quan tâm đến, và tệ hơn nữa là những giá trị quan trọng này phải hy sinh hoặc chuyển đổi để phục vụ cái mục tiêu “đại đồng” nặng mùi vật chất của Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Nếu các bạn thử nhìn lại những gì đã và đang xảy ra với thế giới tự do và dân chủ (tất nhiên không tính những nước “dân chủ giả hiệu”, độc tài tàn ác tự xưng là dân chủ), mà phía CS cho là “Tư Bản” và so sánh với những gì thực tế đã và đang xảy ra trong các nước tự xưng là “Cộng Sản” hay biến dạng thành "Xã Hội Chủ Nghĩa", thì khi đó các bạn sẽ thấy rất rõ những hiện tượng trái ngược chính như sau:

1. Tuy sự lợi dụng sức lao động rẻ tiền vẫn cứ xảy ra trong các nước tự do và dân chủ, nhưng những nhóm người lợi dụng này luôn bị lên án bởi những tổ chức bảo vệ người lao động và từ đó, xã hội của họ đều có những phương pháp để khắc phục hay trừng phạt thích đáng, và khi cần thiết thì có luôn những cuộc biểu tình rầm rộ chống lại hệ thống đang cầm quyền để bảo vệ người dân của họ. Trong khi đó, việc lợi dụng bóc lột sức lao động ở các nước “Cộng Sản” và "Xã Hội Chủ Nghĩa" lại có “hệ thống” và hầu hết mọi phản kháng đều bị dập tắt.

2. Trong khi phía CS vẽ một bức hình tàn tệ về tính bóc lột của thế giới tự do, thì ngược lại, nhất là trong 20 nước dẫn đầu về thịnh vượng, thì đại đa số người dân của họ có những chính sách an sinh xã hội tốt đến mức trở thành sự mơ ước không bao giờ vươn tới ở trong tất cả các nước thuộc quyền lãnh đạo bởi CS hay lãnh đạo bởi những bọn xảo quyệt với danh xưng CS hoặc XHCN.

3. Trong khi cuộc sống của các nước tự do và dân chủ này rất trù phú về vật chất, thì họ cũng phát triển và tận hưởng những phạm trù khác vô cùng phong phú, nhưng phạm trù vô cùng quý giá và cần thiết thể hiện giá trị của con người và đóng góp cho sự phát triển chung của cả nhân loại, chẳng hạn các lĩnh vực lớn như các ngành khoa học - công nghệ, quản trị, nghê thuật, triết học… Thì ngược lại, tất cả các nước CS lại rất nghèo đói, không những nghèo đói về vật chất mà còn nghèo đói hơn về những dưỡng chất tinh thần, kiệt quệ về khoa học (hoặc khoa học chỉ phát triển để phục vụ cho những sức mạnh bảo tồn chế độ CS là chính mà thôi), và tất nhiên, từ khi chế độ CS lên ngôi thì sự phát triển về triết học trong các nước đó bị đóng băng vĩnh viễn cho tới khi nó sụp đổ.
...

Và tất nhiên, các bạn có thể cộng thêm vài chục dòng khác nữa, cho từng lĩnh vực một của xã hội, từ y tế đến giáo dục, từ môi sinh đến an toàn cuộc sống, v.v…

-----

Vì vậy, nếu các bạn chưa rõ thì nên tự tìm hiểu cho thật rõ về cái sự đóng khung và gán ép phản khoa học để có một loại “Tư Bản Chủ Nghĩa” nào đó, mà trên trần gian này chưa hề có một nước nào áp dụng nó như là một chủ nghĩa, một chính sách chuyên chế, nhất quán như “Chủ Nghĩa Cộng Sản”, hay xảo quyệt như "Xã Hội Chủ Nghĩa" thì khi đó, các bạn sẽ thấy rằng trước giờ chưa hề có một chủ nghĩa, một thể chế, một cương lĩnh có tên là "Chủ Nghĩa Tư Bản" hay "Tư Bản chủ Nghĩa" nào hết, mà chỉ là một sản phẩm "ảo" gượng ép tạo ra bởi những nhóm lý luận của CS nhằm tạo ra một "kẻ thù" để chúng chiến đấu!

-----

Và từ đó, nếu và khi các bạn đã tìm ra và hiểu rõ, các bạn nên xóa cái tên ảo này ra khỏi bộ nhớ của mình để không phải bị lừa như bao nhiêu năm qua nữa.

Nhớ đó.
Hoàng Ngọc Diệp

Chuyện mấy cái phong bì của vợ ông Trần Xuân Bách

Vì có tư tưởng đổi mới theo hướng đa nguyên đa đảng, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa VI (tháng 3 năm 1990), ông Trần Xuân Bách đã bị phê phán gay gắt và bị kỷ luật, phải ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương và bị khai trừ khỏi Đảng. Tháng 8 năm 1990 ông nghỉ hưu với tư cách là chuyên viên Bộ Ngoại giao.
1. Tôi quen một ông luật sư. Quen qua thơ phú vì ông này làm thơ khá hay. Trước thềm Đại hội 7, ông này đang ở Đoàn Luật sư Đồng Nai, là cán bộ trẻ có triển vọng, được đi dự đại hội tỉnh đảng bộ Đồng Nai. Tại đại hội, ông phát biểu rất hăng hái, thẳng thắn theo tinh thần đổi mới. Để rồi ra khỏi đại hội, ông được mời thẳng về nhà giam và ở đó hai năm với cái tội là tay chân Trần Xuân Bách.
http://img341.imageshack.us/img341/7407/img0552b.jpg
Hình minh họa
Một lần tôi vào Sài Gòn, được ông (nay đã được phục hồi đảng tịch, làm ở Đoàn Luật sư Tp HCM)) mời đi uống bia. Tôi hỏi:
- Vậy ông có quen biết gì ông Trần Xuân Bách không?
Ông lắc đầu cười:
- Quen biết gì đâu. Đến một trang tài liệu từ ông Trần Xuân Bách tôi cũng chả có. Mình là đảng viên quèn, làm sao quen được ông Bộ Chính Trị?
Ừ, thôi, chuyện cũ qua rồi, không nói nữa, uống bia cho ngon miệng!
2. Hôm rồi tôi vô tình gặp bà Thịnh vợ ông Bách ở nghĩa trang Mai Dịch (đã viết cách đây vài hôm)
Bà Thịnh kể:
- Hôi anh Bách nằm bệnh viện, ông Lê Khả Phiêu vào thăm ông Hoàng Bích Sơn nằm gần phòng anh Bách nhưng không ghé thăm anh Bách. Mặc dù anh Bách có nhiều ân tình với Lê Khả Phiêu.
Tôi phải xin cái phong bì có tiêu đề của Văn Phòng Trung ương, bỏ vào đó 5 triệu rồi nói với anh Bách là anh Lê Khả Phiêu vào thăm nhưng anh ngủ nên em không gọi anh dậy. Ông ấy có gửi chút tiền bồi dưỡng.
Và nhiều lần như thế, có ông nào vào nhưng không ghé thăm anh là tôi lại ngụy tạo phong bì cho anh vui.
Trước khi mất anh Bách thanh thản lắm, nói:
- Đảng ta hơn các đảng khác ở chỗ chúng ta vẫn còn nhiều người tốt.
Phan Chi

Một quán cà phê tại Hà Nội: Diễu cợt sách Lenin - thơ Bác Hồ bị xuyên tạc

Không chỉ kinh doanh rượu bia và tổ chức biểu diễn ca nhạc ồn ào ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh, quán cafe Cộng còn sử dụng cả những cuốn sách Lenin toàn tập làm… menu và xuyên tạc cả những khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những bức tranh "khó hiểu" được đăng tải trên trang facebook của quán cafe Cộng.
Sách Lenin làm… menu
Thay vì in thực đơn, quán cafe này đã dùng những cuốn Lenin toàn tập để ghi tên món ăn, đồ uống cho khách hàng lựa chọn. Chủ quán đã dán thêm tờ giấy nâu vỏ bao xi măng hay ghi trực tiếp tên đồ uống bằng bút dạ to lên trang sách, tạo nên sự nhem nhuốc, thiếu tôn trọng một tài sản tri thức có giá trị trên toàn thế giới.
Thứ nhất, sách của Lenin là những giá trị về tư tưởng, đạo đức, lý luận chính trị… thế nhưng, chủ nhân của những quán cafe mang tên Cộng đã xúc phạm đến những di sản quý giá về lý luận của nhân loại bằng cách sử dụng nó thành thứ để ghi tên các món ăn, thức uống. Chúng ta, ai cũng biết và nhớ câu nói của Đại thi hào văn học Nga Maxim Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thưc mới là con đường sống”. Sách là con đường sống, vậy mà chủ nhân của quán cafe Cộng lại không biết hay cố tình không biết, để rồi từ một cuốn sách với biết bao giá trị về lý luận, đạo đức… bỗng trở thành một một quyển menu.
Cuốn menu "kì lạ" của quán cafe Cộng.
Mang cuốn Lenin toàn tập làm menu.
Xuyên tạc cả khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cafe Cộng còn treo một câu khẩu hiệu xuyên tạc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là câu “Tiến lên… toàn thắng ắt về ta”, nhưng đã bị quán “xuyên tạc” thành “Ngồi im … toàn thắng ắt về ta”.
Câu thơ “Tiến lên… toàn thắng ắt về ta” nằm trong bài thơ chúc Tết Mậu Thân 1968 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh phát trên sóng phát thanh quốc gia. Đây cũng chính là hiệu lệnh phát động cuộc tổng tấn công mùa xuân năm Mậu Thân 1968. Có thể nói, đây là bài thơ thể hiện quyết tâm chiến đấu và chiến thắng không chỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà nó còn đại diện cho ý chí kiên cường của cả dân tộc Việt Nam đối với kẻ thù. Thế nhưng, chủ nhân quán cafe đã xuyên tạc câu thơ có ý nghĩa lịch sử này.
Khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh bị xuyên tạc trắng trợn.
Không những vậy, khẩu hiệu “Học, học nữa, học mãi” của Lenin cũng bị chủ quán cafe này xuyên tạc thành “Cộng, cộng nữa, cộng mãi”. Có thể thấy, việc ngang nhiên xuyên tạc khẩu hiệu của vị lãnh tụ đáng kính cho thấy sự yếu kém trong nhận thức, vô cảm với chính trị và mù mờ về kiến thức của chủ quán.
Khẩu hiệu của quán được "cải biên" từ lời nhắc nhở của lãnh tụ Xô viết V.I.Lenin.
Ngoài ra, cafe Cộng cũng được chủ nhân của nó bài trí với phong cách “thời chiến”. Hòm thuốc súng làm bàn uống nước, hộp tiếp đạn làm ghế… hình ảnh người dân trong các ấp chiến lược trong kế hoạch “Chiến tranh đặc biệt” dồn dân lập ấp của Đế quốc Mỹ những năm 60 của thế kỷ trước cũng được giăng đầy quán. Hình ảnh về chiến tranh, hình ảnh về quân Mỹ Ngụy cũng được treo khắp tường.
Được biết, chủ nhân của các quán cafe này là một nữ ca sỹ nổi tiếng. Vậy mà, những hành vi này lại bộc lộ sự yếu kém và lệch lạc trong nhận thức, sự xúc phạm tới lãnh tụ và lịch sử dân tộc. Thật buồn là nhiều bạn trẻ thường lui tới đây vì cho rằng quán có cách trang trí rất “độc”, rất “riêng” mà không hề quan tâm tới những điều thiêng liêng, quan trọng đã và đang bị chủ quán làm cho méo mó.
Thiên Minh – Vương Tâm
(PetroTimes)

Nhiếp Vĩnh Trang - Cuộc ‘so găng’ lịch sử [5]


Vị tướng’’bị trói’’ chính là Nguyễn Bá Thanh – cựu bí thư Thành Ủy Đà Nẵng, Tân trưởng ban Nội chính TƯ.
Nguyễn Bá Thanh là ai?
Muốn biết thông tin về ông, chỉ có cách tốt nhất: Tra trên Wikipedia rồi đến thăm Thành phố Đà Nẵng, nghe, xem một số Video NBT trên cương vị BTTU chủ trì, phát biểu ở một số hội nghi quan trọng của Đà Nẵng và đối thoại với’’phản động’’ trên đường phố….
Trước tiên chúng ta cùng đến du lịch TP Đà Nẵng!
Dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa (trước 1975), Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 2 của miền Nam. Đây là nơi có rất đông quân đội Hoa Kỳ đóng khi tham chiến trên chiến trường miền nam VN. Dân cư của miền Trung đổ về sống nhờ vào dịch vụ phục vụ cho quân đội Mỹ. Chiến tranh kết thức, quân đội HK rút hết, nguồn tiền ngoại tệ nuôi hàng trăm nghìn quân lính khômg còn, TP dần trở nên hoang vắng, nghèo xác xơ vì chẳng có cơ sở công nghiệp, kinh tế nào được xây dựng ở nơi’’tuyến đầu chống cộng’’!
Suốt hơn 20 năm sau chiến tranh, ĐN có rất ít thay đổi, vẫn nghèo và đói ! Chỉ đến khi Nguyễn Bá Thanh tham gia vào guồng máy lãnh đạo (1996), thành phố mới rục rịch chuyển mình , nhưng phải đợi gần chục năm sau nữa khi NBT làm BTTU, ĐN mới thay da đổi thịt, trở thanh một đô thị đầy năng động, thông thoáng, hiện đại – nằm trên bờ biển Đông, đầu cầu ngã 3 biên giới Việt– Miên – Lào, được dự kiến thiết lập hành lang kinh tế Đông – Tây (Việt nam – Lào, Căm pu chia, Thái Lan).
Trong khi Hàn Nội – Sài Gòn’’ăn sẵn’’ có trước trong vai trò 2 kinh đô, 2 đô thị lớn ở 2 đầu đất nước, ĐN phải tự gồng lên chạy đua để đuổi kịp thời đại, khẳng dịnh vị trí của mình trước lịch sử của đất nước.
Dưới chế độ XHCN có câu châm ngôn :’’Làm nhiều sai nhiều’’, bởi chế độ này đưa ra ’’Rừng luật’’ mà mục đich chính: Ngăn cản mọi chủ động sáng tạo của con người sống trong đó hòng độc tôn quyền lực, thực thi đúng’’sách’’ xây dựng CNXH. Để tăng giám sát hiệu quả cai trị , chính thể đẻ ra một đội ngũ quan sát xem có ai đi ra ngoài khuôn mẫu được đúc sẵn, nếu chệch hướng thì…’’chém’’. Đội ngũ này làm đúng vai trò – như câu tục ngữ ’’Cú nhòm nhà bênh’’ hay ’’Kền kền chờ điểu táng’’.
Nếu sợ, cứ theo lề cũ , ĐN không thể bứt phá đi lên. Bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh không cam chịu, quyết định vượt rào : Len lách các khe hở của rừng luật, tự đặt ra những chế độ nhằm thu hút đầu tư với mục đich có vốn để TP phát triển, đẩy mạnh, tăng tốc! Kết quả của việc làm’’táo tợn’’hai bên cùng có lợi, trong thời gian ngắn, ĐN phát triển nhanh, khuôn mặt của đô thị hiện đại hiện ra… sự dũng cảm, năng động của BTTU đã phát huy tác dụng….
Ông Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh
Nếu NBT thuần túy chỉ là BTTU ở Đà Nẵng, thì chắc ông sẽ tuần tự nhi tiến, bình yên mà đi lên. Khốn nỗi thành tích đó và sụ nổi tiếng cùng những Xì căng đan’’đánh đấm nhau’’ với tướng công an Trần Văn Thanh, các vụ mua bán đất ăn chênh lệch…cộng vói sự chú ý của BCT ĐCSVN, đã đưa ông vào điểm ngắm của đám’’Kền Kền’’, như câu cách ngôn của người xưa: Lợn sợ béo – Người sợ nổi tiếng! (Lợn mà béo sẽ bị đồ tể chọn giết thịt trước. Người nổi tiếng sẽ bị bọn’’tiểu nhân bỉ ổi’’ ghen ăn tức ở, xúm vào làm hại). Hậu quả đó có nguyên nhân, nguồn gốc: Ông TT đương nhiệm để Tham Nhũng trong guồng máy điều hành tồn tại, phát triển, Nguyễn Bá Thanh chẳng những được TBT đặt vào vị trí lãnh đạo đội quân CTN, mà còn là đối thủ ngấp nghé, tranh giành chiếc ghế của TT. Nhận ra mục đich này, đối thủ không để TBT và đồ đệ yên thân. Tân trưởng ban NCTW đã đi vào tâm điểm hai thế lực – ’’phe Y’’ và ’’phe X’’ muốn loại nhau để cứu Đảng đang mất dần uy tín trong nhân dân vì TN. NBT lại tiềm ẩn những khả năng của’’một Tào Tháo’’ thời đại có thể làm được việc lớn, TBT quyết định cấp tốc đưa NBT về TƯ giao nhiệm vụ cầm đầu đội quân ’’Chống Tham Nhũng ’’ hòng’’vây bắt’’thủ lĩnh cùng thuộc hạ của hệ thống tham nhũng lớn nhất mọi thời đại của chế độ CSVN. Đối thủ hiểu rõ kế hoạch này nên phản kích : Ngăn cản mọi bước tiến của Ban NCTW và’’đánh’’ những người chủ trương, đứng đầu là TBT và Trưởng ban NCTW. Trước tiên giở võ’’hòa cả làng, quấy tung bùn’’ – bắt đối thủ cùng chia động từ ’’THAM NHŨNG’’:
Chúng Tôi Tham Nhũng –
Các Anh Tham nhũng –
Chúng nó Tham nhũng!
Rồi phá kế hoạch đưa NBT vào BCT, chỉ thị cho thuộc cấp bới móc , công bố việc làm thất thoát hơn 3000 tỉ đồng (khoảng 150 triệu USD) của TP ĐN do Bí thư TU NBT và các chức săc TP chủ trương (…), quy cho họ trách nhiệm vi phạm luật pháp. Cùng lúc đó, ’’moi ra’’ việc làm khuất tất của ê kíp lãnh đạo Thủ đô’’ : Toa rập nhau, dung túng nhau TN : Cho các đại gia xây dưng, kinh doanh được hưởng lợi vì hạ giá thuê – mua đất, trốn thuế, trốn luật lệ làm công quỹ, ngân sách thất thu hơn 3000 tỷ nữa, đổi lại, mỗi vị ’’đầu lãnh trưởng’’nhận quà biếu bằng nhiều thứ trong đó có các ngôi biệt thự có giá triệu đô (USD), mà lúc đó ông TBT ĐCSVN đương nhiệm lại là BTTU Hà Nội.’’Món ngon’’ này đã bị dạ dây cac vị nghiên nát, thải bã ra từ lâu … thế mà dưới bàn tay của’’ phù thủy…ma’’, vẫn sai âm binh’’phục chế’’ nguyên hình rồi bắt chúng hiện về thành các khúc xương, đẩy khỏi dạ dầy, ợ ra, dồn lên mắc nghen ở cổ họng…
Mọi người dân biết chuyện này đều ngạc nhiên trước cú đánh của’’Đảng X’’. Nếu đem sụ thất thoát của 2 TP HN – ĐN (300 triệu USD) so vói sự thất thoát mà trách nhiệm của TT trong mấy cái VINA…(gần chục tỉ USD), gần trăm tỉ USD khác rơi vào nợ xấu, nợ khó đòi (hơn 200 triệu tỉ VNĐ – có cơ mất trắng), số mấy trăm triêu kia, thử hỏi có thấm tháp gì? Đành rằng, tất cả tiền đó đều là mồ hôi, xương mắu của nhân dân VN. Phải quy về do từ đường lối kinh tế của ĐCSVN đứng đầu là TBT chủ trương…
Chưa hết: Cứ mỗi khi TB NCTW mở miệng’’Bắt… hốt liền…không nói nhiều…’’, y như rằng trên diễn đàn báo chí ngoài lề, trên dư luân xã hội lại tòi ra một chuyện gì đó có’’mùi vị TN’’ khiến TB và Sếp lại phải chùn tay… cuối cùng đâu vẫn hoàn đấy, con quái vật THAM NHŨNG’’10 đầu, trăm tay’’ vẫn tồn tại, ngang nhiên tiếp tục hoành hành trong quản lí đất đai, trong Ngân hàng, tiền, vàng… Cả xã hội dân sự VN ngơ ngác hỏi nhău: Làm thế nào bây giờ ? Tìm đâu ra được người trong sạch, có bản lĩnh dám tuyên chiến với TN trong đám UVTW ĐCSVN khóa XI? Những người quan tâm ngao ngán rồi lại tự trả lời : Hết cách, hết thuốc chữa, trừ phi… trừ phi ’’Đầu Lĩnh Trưởng’’ (ĐLT) tự lột da mặt, thay máu mình thành người khác. Hoặc là… hoạc là – còn nhiều cái’’hoặc la’’ nhưng tất cả các phương thuốc chưa trị cho căn bệnh trầm kha đã trở thành kinh niên mãn tính – hầu như đã không còn. Tất cả mọi nhân vật, ban bệ và tướng tá của đội quân chống tham nhũng, được TBT sủ dụng nhằm củng cố quyền lực đều’’bị trói’’, chỉ còn là vật trang trí ’’hữu danh vô thực’’.
Bởi vì Tham Nhũng lại do chính cái đảng mà họ cùng’’Phò’’ – đẻ ra! Vậy thì đội quân CTN sẽ chống ai…trước?
Khách quan, công bằng mà nói, Nguyễn Bá Thanh với bề dầy kinh nghiệm công tác lãnh đạo, khả năng quyết đoán, trí sáng tạo trong vai trò chủ chốt thực hành – nếu dùng tạm – có thể là người đáp ứng được lòng mong muốn của TBT, là người thay thế tốt nhất TT đương nhiệm… Nhưng tại thời điểm, hoàn cảnh của chính trường VN, NBT bị phe đối lập’’điên cuồng chống phá’’. ’’Đảng X’’ nhất quyết không chiu để’’ĐảngY’’ dồn vào chân tường, sẽ dùng mọi khả năng sẵn có (nắm được 2/3 UVTUW, nắm CA, CS, đương quyền điều hành bộ máy quản lí nhà nước v.v…) phản kích, sao lại chịu bó tay cho đối thủ -’’chém’’?
Trong một bài viết đi trên mạng của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo – nhiều mạng XH khác đưa lại – người được chọn để’’xùy ra’’ những tin (được coi tối mật của giới chóp bu trong Đảng CSVN nhằm thăm dò), mà Thi sĩ NTT gọi ’’vị cố vấn’’ – khuyên ông nên ủng hộ’’ông Z’’ .
Ông Z là ai mà sai người đi vận đông giới trí thức Văn – Nghệ – Sĩ ủng hộ mình ? Chắc chắn không phải bí danh của TBT đương nhiệm hoặc TBT(sẽ) kế nhiệm PQN. Cũng không thể là chủ tịch Quốc hội NSH, hay viên thư lại kề cân TT – NXP! Lại càng chưa phải cánh tay mặt của TT được đào tạo tại trường ĐH danh tiếng nhất thế giới ở Mỹ – NTN!
Vậy thì khuôn mặt cuả Z có thể chính là người có bí danh… X!
Nếu đúng, thì sao thời gian gần đây, ông X ra nhiều chủ trương, nghị đinh – làm mất lòng dân, thế? Cứ như là ông cố tình’’quấy tung …bùn lên’’ – đã bẩn thì cho bẩn một thể!
Công vào các dữ kiên mới xẩy ra trong thời gian qua : Cuộc hội đàm giữa CTN Trương Tấn Sang với TT B.Obama… Phát biểu công khai chống Trung Cộng về đường lưỡi bò…Diễn tiến vụ xét xử 2 thanh niên yêu nước Uyên – Kha… nhất là vụ Luật gia Lê Hiếu Đằng tuyên bố, ’’vận động’’ các đảng viên đảng CSVN bỏ đảng thành lập đảng Dân chủ – Xã hội…Tất cả gộp lại cho chúng ta cái nhìn toàn diện : THỜI ĐIỂM CHUYỂN BIẾN NỀN CHÍNH TRỊ CỦA NƯỚC TA (dường như) ĐÃ ĐẾN! Đây sẽ là xu thế’’không thể đảo ngược’’. Đúng như câu nói của một lãnh đạo Cu Ba trước đây : TỔ QUỐC HAY LÀ CHẾT!
Lịch sử đất nước sắp sang trang!
Những người lãnh đạo cao nhất, có khả năng nói để tòan đảng và toàn dân nghe theo, phải chọn một trong 2 cách hành xử :
- Hoặc là, vì tổ quốc Việt Nam, chịu hi sinh, làm mọi thứ để phục vụ cho tổ quốc trường tồn, phát triển, thực hiện mục đích cao cả: Làm cho Dân giầu nước mạnh, giữ yên toàn vẹn lãnh thổ bằng chấp nhận cạnh tranh chính trị – thực hiên Đa nguyên để toàn dân cùng ghé vai gánh vác, tham gia xây dựng đất nước trở thành cường thịnh!
- Hoặc là, cố tình kéo dài lịch sử u ám của dân tộc: Đất nước lụn bại vì kinh tế suy xụp, nhân dân nghèo đói, tinh thần li tán, lãnh đạo khiếp nhược, hèn yếu để bọn xâm lược có cơ hội dấn bước nuốt trọn tổ quốc ta. Nếu vậy, các vị sẽ bị lịch sử phán xét , đời bị dân tộc nguyền rủa!
Dù là Đảng X hay Đảng Y thắng trong cuộcc đấu tay đôi này, nhân dân Việt Nam cũng đã, đang và sẽ thiệt hại!
Có một giải pháp hữu hiệu mở ra lối thoát: Các vị hay ngồi cùng chiếu, bàn bạc chia nhau quyền lực theo lời dậy của tổ tiên: ’’chín bỏ làm mười’’, ’’lọt sàng xuống nia’’, ’’nhiễu điều phủ lấy gia gương’’ . Học thuyết mà các vị dùng, đảng mà tiền bối của các vị dựng lên – đã lỗi thời, trỏ thanh vật cản của quá trình phát triển của đát nước đi lên. Cố tình khư khư bám lấy, giữ lấy – chỉ làm nản lòng của nhân dân, dồn nhân dân vào đường cùng, ngõ cụt khiến tưc nước vỡ bờ… các vị sẽ trỏ thành tội nhân thiên cổ của Dân tộc – Đất nước này!
Ông X, ông Y , ông Z hay các ông Bê ta, Al pha nào đó… sẽ được nhân dân ủng hộ – thậm chí tung hô – nếu các ông thuận lòng dân như câu thơ mà nhà thơ Thanh Tịnh đã viết trong thời kì Kháng chiến chống Pháp:
Dễ trăm lần không Dân chịu
Khó vạn lần Dân liệu cũng xong!
Lòng dân mong muốn lúc này là: Thực sự được sống trong nền dân chủ, tự do phổ quát, thực sự được hưởng các quyền dân sinh (nhân quyền) đã ghi trong bản Hiến pháp 1946 , mà quan trọng nhất : Được hít thỏ không khí tự do, bình đẳng, bác ai, thương yêu, đùm bọc nhau. Các quyên này chỉ có dưới chính thể dân chủ cộng hòa : Chế độ Đa nguyên – Đại nghị
Kỉ niệm 68 năm ngày Tổng Khởi Nghĩa và Quốc khánh
19.8.1945 – 19.8.2013 và 2.9.1945 – 2.9.2013
Nhiếp Vĩnh Trang
--------------------------
(Nghe, Xem, Video BT TUĐN Nguyễn Bá Thanh nói trong hội nghi và đối thọai với ’’phản động’’ ở ngoài đường qua các đường link:
(Đàn Chim Việt)

Bùi Văn Bồng - Những kẻ "xây tổ" xứ người

Hiện tượng và hiện thưc mỗi ngày càng rõ: Những người có chức có quyền khoác áo đảng viên cộng sản đã và đang theo đuổi mục đích tham nhũng đều có động cơ, chủ đích, tính toán, vạch ra cho mình một lối thoát khá chủ động và an toàn cho "tương lai". Tất nhiên, lối thoát đó là của riêng họ, không nằm trong đường hướng chung của dân tộc, tách ra khỏi đường lối của Đảng, không cùng tuyến với nhân dân.
Nếu họ đã vì dân vì nước như lời thề khi vào Đảng và khẩu hiệu "Suốt đời hy sinh phấn đấu cho lý tưởng Cộng sản" thì họ đã không cố tình tham nhũng, hẳn rằng họ đã phải sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật, là họ đã đi theo "gương Bác Hồ", họ đã sống gương mẫu theo phẩm chất cần có của một người CS chân chính, làm việc vì dân, vì lợi ích của dân tộc, vì tương lai đất nước.
Xin chớ ngộ nhận hoặc hy vọng, chờ đợi họ tự nhận ra khuyết điểm, đừng mong họ sám hối, thú nhận và từ bỏ sai lầm, đi theo con đường chân chính nói trên. Trong thực tế không có một tên ăn cắp chuyên nghiệp nào tự giác vào nhà lấy đồ đã ăn cắp trả lại và xin lỗi người bị mất cắp. Kê khai tài sản cũng chỉ là một khẩu hiệu lừa dư luận, kêu gào cho có vẻ "kiên quyết" mà thôi. Ai kê khai? Có tài sản do tham nhũng mà có, ngu gì quan chức đứng tên? Rồi ai thanh tra, kiểm tra, xử lý? Tất cả chỉ loanh quanh như đèn cù. Tự bản thân họ hành động với mục đích như vậy, xuất phát từ lòng tham, muốn cuộc sống lắm tiền, nhiều vàng, đô la để hưởng thụ. Họ là những con người đã thực sự từ bỏ lý tưởng cộng sản ngay từ trong máu, muốn thành nhà tư bản. Họ không còn chất cộng sản từ trong chính trị, tư tưởng, đến đạo đức, lối sống. Cho dù họ là cán bộ đảng viên đương chức đương quyền, nhưng nếu đem đạo đức cách mạng nói với họ chỉ bằng thừa, thêm mất công. Đối với họ, đạo đức cách mạng là sự ngáng trở hành vi tham nhũng mà họ đang theo đuổi, che giấu, ém nhẹm, không muốn cho ai đụng đến. 
 (CS chỉ tự tiêu diệt khi đồng tiền tạo nên sức mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến các thành phần lãnh đạo Đảng CS. Không có một sức mạnh chính trị nào có thể tiêu diệt được CS ngoài đồng tiền. Khi đồng tiền biến các lãnh đạo nhà nước trở thành những nhà Tư sản đỏ, Tư bản đỏ, cũng là lúc bắt đầu cho Đảng CS ở khởi điểm tự tiêu hủy)...
Với những người đã có chủ đích tham nhũng cố tình vơ vét làm giàu, nếu như nhắc lại những lời Bác dạy, đưa nguyên tắc, điều lệ Đảng ra để soi xét, đưa cả đạo lý mà nhắc nhở, thậm chí trích dẫn pháp luật...thì có ích gì !? Họ chỉ biết có tiền, và càng nhiều càng thấy còn ít, lòng tham bao giờ cũng vô đáy! Cho nên, đối với họ không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh đồng tiền, không có lời kêu gọi, lời giáo huấn nào thiết thực và ngấm nhanh bằng tiếng gọi thôi thúc của kim tiền. Ngược lại, trong thâm tâm họ chẳng bao giờ thích nghe người khác rao giảng về đạo đức cách mạng dù trên mặt cố làm ra vẽ “tiếp thu” một cách giả dối, rằng "tôi rất cầu thị, cần nghe người dân phê bình"!
Với động cơ, chủ đích làm giàu, họ phải chạy cho ra tiền để mua chức trọng quyền cao, có vậy mới đủ điều kiện tham nhũng. Vì bài toán "thời đại và cơ chế"cho phép, có chức có quyền mới vơ tiền nhanh và dễ dàng. Khi họ đã mua được chức, quyền thì phải khôn ngoan và khéo léo hành động ngay khi mới yên vị, tức là tìm mọi cách mua lòng cấp trên, xây dựng niềm tin của lãnh đạo, từng bước thò bàn tay tham nhũng, ăn hối lộ, làm cò mồi cho những vụ việc/dự án của cơ quan để vừa bù cho khoản đã bỏ ra mua chức quyền, vừa thực hiện giấc mơ giàu sang phú quý. Con đường họ tự vạch ra là vậy, không có cách nào khác!
 Thử hỏi mượn danh cộng sản để tham nhũng, làm giàu, có tồn tại lâu dài và ôm trọn gói trong thể chế chính trị theo đường “cộng sản”gian dối ấy được hay không? Chắc chắn là không vì như người xưa thường nói “vải thưa đâu thể che mắt thánh”, “cây kim trong bọc lâu ngày cũng sẽ lòi ra” có che giấu mãi được đâu!. Vì thế, cái mưu kế phải nảy sinh. Họ vơ vét tiền trong nước, đổi ra ngoại tệ, vàng, kim loại quý, đá quý, đưa ra nước ngoài (phải là nước tư bản giàu có) để đầu tư, mở công ty, mua biệt thự, lâu dài, xe hơi "xây tổ" lâu dài. Những tài sản đó nằm lù lù như thế thì che giấu vào đâu?
Còn kinh tế đất nước bị suy thoái ư? Nhân dân lao động rơi vào cảnh đói kém, cực khổ ư? Có liên quan gì đến họ đâu! 
Mackeno! Thực trạng đó lại càng hợp với logich mà họ mong muốn. Cảnh nội chiến nồi da xáo thịt, hoặc khi giặc ngoại xâm tràn vào bóc lột, hà hiếp dân trong nước ư? Họ “cóc” cần. Trái lại, khi đã giàu sụ do tham nhũng mà có, lắm tiền, nhiêu vàng, họ còn muốn chế độ này sụp đổ để họ trở thành ông chủ tư sản hưởng sung sướng đến đời con, cháu, chắt...Và nếu sự biến xảy ra như "thành trì XHCN" Liên Xô bị sụp đổ trong vụ 19-8-1991 kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt nước trong hệ thống XHCN ở Đông Âu, thì họ chỉ cần mấy chục phút là vèo ra nước ngoài, ung dung sống cuộc đời lưu vong trên ghế ông chủ ngay tại nước tư bản lớn. Cái "chiến thuật" này đã được các "tư sản Đỏ" Liên Xô cũ làm ngon ơ, trót lọt rồi. Đã nhiều tiền của, lại tạo lập được cái vị thế từng mong đợi lâu nay ở nước ngoài, họ đâu có ngán ai! Trong con mắt họ, khi đã có nhiều tiền vàng thì trong thể chế chính trị nào họ vẫn "sống khỏe".
Cho nên, cần nhận diện cho rõ, đó chính là động cơ, đồng thời cũng là chủ đích của quan tham. Chống tham nhũng trước hết phải nhanh chóng và tỉnh táo nhận ra những kẻ đó, ngăn chặn, quản lý chặt thì mới không bỏ sót chủ mưu, không bị "mất tăm" đối tượng chính, nếu không, "bài chuồn" là kế sách cuối cùng, an toàn và rất ngon lành của họ. Chiêu thức hiện đại của những đại gia, đại quan có quyền chức trong tay không từ bất cứ thủ đoạn nào moi tiền nhà nước, làm rồng ngân khổ quốc gia để  tuồn ra nước ngoài “xây tổ” lâu dài đã không còn tính con số chục được nữa. Có những "siêu doanh nghiệp" đã mở những công ty ở nước ngoài dưới nhiều hình thức. Theo Vinacorp: Một Công ty loại vừa, kém bề thế như Diệu Hiền (Thủy sản Bình An - Bianfishco) mà có tới  8 dự án đầu tư xây dựng tại San Francisco, New Jersey, Los Angeles (LA), Honolulu (Hawai), New Orian,  New York (Boston), Miami và Chicago (Xem thêm ở đây), trong khi doanh nghiệp lại nợ tiền mua cá của nông dân và 'nợ xấu' các ngân hàng trên 2.000 tỉ đồng (!?).
Nhưng điều dáng nói là vốn, tài sản không phải của họ mà lại rút ruột từ các ngân hàng nhà nước. Không ít những khoản đắp vào việc "lót ổ, xây tổ" này đã dính đến nợ xấu khó đòi. Cái chiêu “Cướp tiền ngân hàng/ Nhanh tẩu ngoại bang” đã quá rõ như: Dương Chí Dũng, Giang Kim Đạt, Hồ Ngọc Tùng, Diệu Hiền... vẫn còn sờ sờ ra đấy! Những "phi vụ" hoành tráng và béo ngậy này, đảng cầm quyền đang phải đau đầu, và bó tay!
Bùi Văn Bồng
22.08.13
(Blog Bùi Văn Bồng

Đức Thành - Những nông dân đang bị Đảng cướp bóc

Những ngày này truyền thông “lề dân” đang sôi nổi, phấn khởi khi luật gia Lê Hiếu Đằng đề nghị nên thành lập đảng “Xã hội dân chủ” của để cùng cạnh tranh với đảng Cộng sản Việt Nam ngõ hầu tiến tới làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh trên đất nước ta. Cái thấm thía là đây lại là lời đề nghị của người đã từng sống chết theo đảng. Một số luật sư cũng đã tìm khía cạnh pháp lý về việc thành lập một chính đảng ngay sau khi bài viết trăn trở suy nghĩ của luật gia về thành lập một đảng mới, ngõ hầu giúp đông đảo nhân dân hiểu và giúp đỡ để ý nguyện của luật gia thành hiện thực. Ngược lại giới truyền thông lề Đảng lại ra sức la ó phản đối và đưa ra những lý luận “cùn” nhằm bảo vệ sự độc quyền lãnh đạo của một đảng đã thối nát.
Trên bình diện cả nước ắt có lẽ sẽ có những vụ việc nổi cộm hơn, gây bức xúc hơn, nhưng là một nông dân và đứng dưới giác quan của một nông dân tôi xin công bố một sự thật về việc Đảng đã ăn chặn của nông dân quê tôi như thế nào, giúp cho những cái nhìn lệch lạc và đầy hằn học giai cấp tỉnh táo nghĩ suy mà sớm qua cơn ngủ mê quay trở về với dân tộc với nhân dân.
Lần giở quá khứ
Sau khi Đảng khởi xướng sự nghiệp đổi mới được 10 năm đời sống của nông dân vẫn bị các đảng viên có chức có quyền ăn chặn mồ hôi nước mắt, tài sản công sức của người dân , mà vụ việc đỉnh điểm là nhân dân thôn Chi Đông – Xã Quang Minh (huyện Mê Linh- Vĩnh Phúc) nay thuộc thành phố Hà Nội đã phát hiện tổ chức đảng, chính quyền xã đã dùng HTX lập phương án giả để ăn chặn thóc lúa là sản lượng và thuế lên đến 754 (bảy trăm năm tư) tấn thóc. Nông dân đã khiếu kiện đông người vượt cấp trong những năm 1996 – 1997, nhưng có sự bao che của các cấp đảng và chính quyền từ cấp huyện đến Trung ương; cụ thể người bao che ở trung ương là ông Nông Đức Mạnh lúc đó là UV BCT kiêm chủ tịch Quốc hội. Khi được bầu làm tổng bí thư, vụ án này đã bị ông Manh cho chìm xuồng khiến những người dân tố cáo này bị các cán bộ đảng viên dùng quyền chức cướp đoạt tài sản và bị đuổi việc oan khuất người dân từ đó đến nay nhưng các cấp Đảng vẫn làm ngơ để những người oan khuất này sống trong tủi nhục từ đó đến nay. Số cán bộ đã đục khoét tham nhũng này thay vì bị đi tù lại được đảng tiếp tục được cất nhắc ở các vị trí lãnh đạo cao hơn. Để kiểm chứng, hãy liên lạc với ông Nguyễn Văn Ngọc số điện thoại 0982935819.
http://phusaonline.free.fr/images/Me-gia.jpg

Tổ chức Đảng đã cướp từ bộ gỗ hậu sự cho đến đất đai tài sản cũng như công ăn việc làm của người dân. Thực vậy để trả thù nông dân tố cáo tham ô thóc lúa và tổ chức cướp gỗ hậu sự, cả một hệ thống đảng và chính quyền từ cơ sở trở lên đến cấp tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp hành vu khống người dân còn nợ đọng thuế và sản phẩm để hợp thức cho sự cướp bóc này bằng việc biến sự cướp bóc thành sự cưỡng chế!? Và khi chính phủ làm rõ người dân không nợ thuế thì tài sản bị cướp bóc đó không được Hệ thống Đảng và chính quyền trả lại cho người dân. (Kiểm chứng thông tin này làm ơn hãy liên lạc với ông Lưu Quốc Láng để làm rõ theo số điện thoại 01652320351 để biết tường tận vụ việc).
Và Đảng tiếp diễn sự cướp bóc hiện nay
Trong những ngày kỷ niệm cách mạng tháng 8 này, được biết có sự chỉ đạo ngầm từ một số quan chức của Đảng cấp trên một số địa phương tại huyện Mê Linh đã đốt hết chứng từ sổ sách nhằm phi tang sự cướp bóc có hệ thống nếu có đoàn kiểm tra.
Khi chúng tôi về thăm thì được người dân thông tin rằng Thị trấn Chi Đông (đã được đảng chính quyền Vĩnh Phúc quyết định thành lập từ làng lên thị trấn chỉ trước khi địa phương này chuyển về Hà Nội ít ngày nhằm hợp thức hóa cho việc chạy chức cho các quan tham) đã cung cấp các chứng từ phiếu thu chứng minh cho việc cướp bóc thóc lúa của nông dân có hệ thống hay nói nhẹ đi thì cũng là bắt nông dân phải nuôi cán bộ là đảng viên khi HTX không còn tồn tại.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết địa phương Chi Đông và một số địa phương khác trong huyện Mê Linh đã chuyển địa giới hành chính từ Vĩnh Phúc về Hà Nội từ tháng 8 năm 2008 đến nay đã hơn năm năm, các con dấu đều đã được cấp lại theo địa giới hành chính mới, HTX DV NN Chi Đông và một vài HTX khác trong huyện đã không còn hiệu lực pháp luật nhưng tổ chức đảng và chính quyền này vẫn cho phép bộ khung cán bộ HTX này tồn tại đã hơn năm năm nay để bắt dân phải đóng góp nuôi khống số cán bộ này. Những kẻ này đều là anh em người nhà của cán bộ đương chức của huyện và thị trấn. Nhân dân cũng cho biết thêm từ cái kiểu “HTX đã chết nhưng không được đảng cho chôn” nên những đợt hỗ trợ úng lụt cho nông dân từ thành phố rót về hầu hết người nông dân đều không được nhận mà rơi vào túi các cán bộ đảng, chính quyền mà cụ thể là việc hỗ trợ úng lụt tháng 11/2008 cách đây mấy năm là một ví dụ.
Hiện nay theo tinh thần của Luật HTX thì những HTX tại nông thôn chỉ tồn tại một loại hình HTXDV NN có chức năng làm dịch vụ theo hợp đồng ký kết với nông dân qua đó thỏa thuận các loại hình dịch vụ và mức phí đóng góp cho dịch vụ đã ký đó nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi hầu hết các HTX này tại Mê Linh không có bất cứ bản hợp đồng nào với dân mà đều bổ đầu dân phải đóng góp mỗi sào từ 4 kg thóc trở lên trên một vụ bất kể BQTHTX có làm gì hay không. Sự việc này tồn tại và tái diễn cho đến tận ngày hôm nay.
Chưa hết, tại Chi Đông – cái HTX do ông Nguyễn Văn Lai (là anh ruột của chủ tịch thị trấn Nguyễn Xuân Trường vừa được chuyển lên làm cán bộ huyện theo sự cất nhắc của Đảng) – đương chức chủ nhiệm HTX đã nhiều khóa và không dám đại hội xã viên từ nhiều năm nay, cứ năm hai vụ lại dùng con dấu đã hết hiệu lực của tỉnh Vĩnh Phúc cấp từ 1995 để thu sản phẩm mà thực chất là bắt dân cống nạp thóc lúa để nuôi những đảng viên và tổ chức đảng ươn hèn của mình.
Nông dân tiếp tục bị Đảng cộng sản lừa
Khu công nghiệp Quang Minh nằm trên hai thị trấn Quang Minh và Chi Đông đã lấy hơn 800 ha diện tích đất nông nghiệp của nông dân nơi đây. Từ 2004 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra nghị quyết cấp đất dịch vụ cho dân làm kế sinh nhai. Văn bản đó đã có hiệu lực hơn 9 năm nay, đã có nhiều nông dân chờ đợi mỏi mòn loại đất này đến lúc chết vậy mà cho đến nay chưa có bất cứ người dân nào được nhìn thấy, được cấp một tấc nào về loại đất này, trong khi các doanh ngiệp, khu đô thị, nhà máy bỏ hoang ngày một nhiều. Đảng vẫn đang một mình một cỗ “lãnh đạo” vậy mà miếng thịt “đất dịch vụ” dân vãn chưa được chia?!
Thực tế này thử hỏi rằng tổ chức đảng và đảng viên của đảng có còn xứng đáng là đội tiền phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động của dân tộc Việt Nam hay đã hiện nguyên hình là tổ chức cướp bóc tài sản công sức của nông dân và tổ chức bòn rút của cải của xã hội, thực sự có còn được nhân dân tin yêu?!
Cũng từ thực tế này, hỡi những ai còn đang tâm nhắm mắt ca ngợi sự lãnh đạo của Đảng cộng sản hãy mở mắt ra mà nhìn nhận sự thật đã thối nát đảng của mình
Và cũng từ thực tế này ai còn cổ súy cho đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo kẻ đó đã phản bội tổ quốc.
Việc thành lập một chính đảng mới theo ý nguyện của luật gia Lê Hiếu Đằng làm đối trọng với đảng cộng sản rất cần được xem xét nghiêm túc, khách quan và khoa học trong giai đoạn hiện nay.
Đây là một vấn đề mở cần được trao đổi phản biện thẳng thắn với tinh thần xây dựng và dân chủ nhất. và cũng rất cần nhiều diễn đàn quan tâm.
Với tư cách là nông dân tôi xin viết lên một sự thật về đảng đã đối xử với nông dân như vậy để mọi người có cái nhìn đúng đắn về những việc đảng đã gây ra cho nông dân một lực lượng chiếm tới 76% dân số cả nước.
Đức Thành
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam những năm 1953-1956

Cuộc cải cách ruộng đất được thực hiện với phương châm "thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch" đã giết hàng chục ngàn người dân vô tội vì bị quy sai là phú nông địa chủ. Gây lên nỗi đau cho nhiều thế hệ và tổn thương nặng nề về kinh tế lâu dài.
Ngày 19/12/1953, ông Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước VNDCCH ký chính thức ban hành Bộ Luật Cải cách ruộng đất.
Trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, trang 509, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá 1, ông Hồ đã giải thích phương châm “Phóng tay phát động quần chúng trong cải cách ruộng đất“. Theo ông Nguyễn Minh Cần khi đó là phó chủ tịch Uỷ ban hành chính Hà Nội thì ông Hồ đã dùng hình ảnh để giải thích phương châm đó như sau: ”Khi uốn 1 thanh tre cong cho nó thẳng ra thì phải uốn quá đi một tí và giữ lâu 1 chút rồi mới thả tay ra thì nó mới thẳng được“.

Trong tác phẩm “Từ thực dân đến cộng sản“, chương 12, trang 90, ông Hoàng Văn Chí viết: ”Để đả thông tư tưởng cho các Đoàn, các Đội CCRĐ, ông Hồ Chí Minh đã ví đế quốc là con hổ, địa chủ là bụi rậm cho con hổ núp. Muốn đuổi hổ thì phải phá cho kỳ hết bụi rậm“.  
Trong tập tài liệu “Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất“ đăng trên báo Nhân dân ngày 21/7/1953, tác giả C.B đã có bài viết: ”Địa chủ ác ghê“. Theo bài này thì “Mụ địa chủ Cát-hanh-Long (tức Cát Thanh Long hay Nguyễn Thị Năm) cùng 2 đứa con và mấy tên lâu la đã trực tiếp và gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!“ (ai đọc cũng phát khiếp đến mức không thể tin rằng có thật) . Theo nhà báo Thành Tín tức Bùi Tín thì C.B là bút hiệu của ông Hồ Chí Minh vì chỉ riêng trong tập 6 của bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập, từ tháng 1/1951 đến tháng 7/1954, do NXB Sự Thật Hà Nội in năm 1989, đã đếm được 15 bài viết của ông Hồ Chí Minh ký bút hiệu là C.B.
Trong các đợt tiến hành CCRĐ, tất cả các gia đình trong các xã được phân loại thành 1 trong 5 thành phần sau:
1- Địa chủ ; 2- Phú nông ; 3- Trung nông gồm 3 loại là:
a- Trung nông cứng (sở hữu 1 con bò+ 1 con lợn +1 đàn gà) , b- Trung nông vừa (có 1 con lợn + 1 đàn gà) , c- Trung nông yếu (có 1 đàn gà hoặc không có gì cả) ;
4- Bần nông ; 5- Cố nông.
Tỉ lệ địa chủ được Uỷ ban CCRĐ trung ương quy định trước là 5,65 % so với dân số nông thôn. Từ đó, các Đoàn, Đội CCRĐ đều tìm cách truy bức, gọi là “kích thành phần“ để đôn tỷ lệ địa chủ lên tới 5% cho đạt chỉ tiêu bắt buộc.
Khi sửa sai, theo thống kê chính thức, số liệu đăng trên tạp chí Lịch sử kinh tế Việt Nam tập 2 như sau:
Bị quy địa chủ cường hào gian ác là 26.453 người (đối tượng có thể bị xử chết) thì số bị oan là 20.493 người, chiếm 77,4%. Địa chủ thường 82.777 người thì 51.480 người bị oan, chiếm 62%. Địa chủ kháng chiến 586 người thì 290 người bị oan, chiếm 49%. Phú nông 62.192 người thì 51.003 người bị oan, chiếm 82%. Tổng cộng bị quy địa chủ và phú nông gồm 172.008 người thì 123.266 người bị quy oan, chiếm 71,66%.
Số người bị xử chết không công bố. Theo ước tính, có 3.315 xã được cải cách ruộng đất, nếu tính với số thấp nhất, bình quân mỗi xã có từ 1 đến 2 người bị xử chết thì tổng số người bị xử chết dao động trong khoảng từ 3.315 người đến 6.630 người, trong đó đã có nhiều cán bộ, đảng viên bị quy oan là phản động và bị xử tử. Theo tạp chí Time thì số bị xử chết là nhiều hơn, vào khoảng 15.000 người vì cho rằng số người bị quy địa chủ cường hào gian ác thuộc đối tượng có thể bị xử chết đã là 26.453 người.
Trong đợt thí điểm CCRĐ tại 6 xã tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng căn cứ kháng chiến, bà Nguyễn Thị Năm tức chủ Hãng Cát Thanh Long ở Hànội, còn gọi là Cát hanh Long, tản cư từ Hànội lên mua ruộng đất ở Thái Nguyên phát canh thu tô, là người đầu tiên bị quy là địa chủ và bị xử tội chết. Trước ngày tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, nhà bà Năm là cơ sở của Cách mạng. Nhiều vị lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN đã được bà Năm che dấu và nuôi ăn uống, trong đó có ông Trường Chinh (Tổng bí thư ĐLĐVN khi CCRĐ là Trưởng ban CCRĐ trung ương), Hoàng Quốc Việt (uỷ viên Bộ chính trị ĐLĐVN trưởng ban chỉ đạo đợt CCRĐ thí điểm), Phạm Văn Đồng (Thủ tướng), Lê Thanh Nghị (Phó thủ tướng), Lê Giản (đặc trách an ninh). Bà đã hiến 100 lượng vàng cho Chính phủ VNDCCH mới thành lập và có 2 người con trai tham gia Việt Minh. Trong thời gian CCRĐ, người con lớn Nguyễn Công là Trung đoàn trưởng Vệ quốc quân. Người con thứ hai Nguyễn Hanh là Đại đội phó bộ đội thông tin. Theo ông Đoàn Duy Thành, Phó thủ tướng thì bà Năm vừa là địa chủ kháng chiến, vừa là địa chủ kiêm công thương, vừa là địa chủ đã hiến ruộng cho Chính phủ, thuộc diện chính sách được chiếu cố trong CCRĐ. Nhưng Cố vấn Trung quốc phán “Hổ đực hay hổ cái đều có thể ăn thịt người“ nên không thể tha và bà Năm được chọn để xử tử thí điểm lấy khí thế phát động quần chúng. Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã thông qua kế hoạch đợt CCRĐ thí điểm và quyết định xử tử hình bà Năm. Ông Hồ Chí Minh là người có quyền lực cao nhất có biết nhưng không can thiệp. Ông nói “Tôi thấy việc xử tử bà Năm là không phải nhưng tôi theo quyết định của đa số“. Vì vậy ông Vũ Đình Huỳnh cho rằng người chịu trách nhiệm chính về sai lầm trong CCRĐ là ông Hồ chứ không phải ông Trường Chinh. Ông Nguyễn Minh Cần (về sau đã cư trú chính trị ở Liên Xô) cho rằng “phát súng đầu tiên của chiến dịch CCRĐ nổ vào đầu một phụ nữ yêu nước là bà Nguyễn Thị Năm tự nó nói lên nhiều điều. Nó báo trước những tai hoạ khôn lường do Ban lãnh đạo Đảng sẽ gây ra cho toàn dân tộc“.
Sau chiến dịch CCRĐ, quyền tư hữu ruộng đất của nông dân miền Bắc cũng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Sang năm 1959, Hiến pháp VNDCCH sửa đổi đã xoá bỏ quyền sở hữu ruộng đất của tư nhân, thay vào đó là quyền sở hữu tập thể. Từ đó, ruộng đất dần dần tập trung vào tay Nhà nước thông qua các Hợp tác xã do Chính phủ quản lý. Đến năm 1970 thì 95,5% nông dân miền Bắc đã phải vào Hợp tác xã. Nhà nước thông qua các Hợp tác xã chi phối từng chiếc dạ dày của nông dân và nông dân lại dần dần trở thành nghèo đói.
Nguyễn Trọng Nghĩa
(Danluan)

Việt Nam cùng ASEAN tập trận Hải quân với 8 đối tác

Hải quân của 10 nước ASEAN và 8 nước bên ngoài sẽ cùng tham dự một cuộc tập trận hải quân dự trù vào năm tới.

Theo bản tin thông tấn Kyodo, ngoài hải quân của các nước ASEAN, cuộc tập trận trên biển lần đầu tiên này sẽ có sự tham dự của các đối tác bên ngoài gồm Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, Úc và Tân Tây Lan.
Hai quần đảo Natuna và Anambas trên Biển Đông, nơi dự trù sẽ diễn ra cuộc tập trận hải quân của các nước ASEAN và 8 đối tác vào năm 2014. (Hình: Internet)

Trừ Lào quốc là nước không có bờ biển, 9 nước kia của ASEAN đều có lực lượng hải quân nhưng với khả năng mạnh yếu khác nhau. Nếu Việt Nam đem tàu tham dự thì đây sẽ là lần đầu tiên Hà Nội tham dự một cuộc tập trận hải quân quốc tế.

Theo Kyodo đưa tin dựa vào nguồn tin từ Hải quân Indonesia, cuộc tập trận hải quân vào năm tới của hải quân ASEAN và 8 đối tác sẽ diễn ra ở vùng Biển Đông, giữa hai quần đảo Natuna và Anambas của Indonesia, tức khu vực giữa bán đảo Malaysia và Borneo.

Cuộc tập trận có tên “Komodo Multilateral Exercise 2014” với chủ đích đối phó với các đe dọa hàng hải, trợ giúp nhân đạo và cấp cứu thiên tai, dự trù diễn ra khoảng Tháng Tư 2014. Khu vực biển sẽ diễn ra cuộc tập trận cũng nằm trong sự tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa một số nước ASEAN và Trung Quốc mà mấy năm gần đây căng thẳng ngày một nghiêm trọng hơn.

Theo nguồn tin trên, Indonesia sẽ đưa 12 chiến hạm tới tham dự nhưng không biết các nước ASEAN khác sẽ đến với số lượng thế nào.

Hàng năm vào Tháng Hai, nhiều nước ASEAN tham dự cuộc tập trận quốc tế “Hổ Mang Vàng” (Gold Cobra) tổ chức ở Đông bắc Thái Lan, phối hợp các lực lượng binh chủng khác nhau, bên cạnh các hoạt động dân sự vụ như cấp cứu thiên tai, y tế v.v...

Việt Nam đều được mời tham dự nhưng có năm gửi một vài quan sát viên tới đứng nhìn, có năm thì phải cải chính tin có đến dự tập trận. Bất cứ hành động quân sự lớn nhỏ nào của Việt Nam cũng đều được ông “đồng chí anh em” lớn ở phương bắc nhòm ngó rất kỹ nên Hà Nội rất dè dặt trước các hoạt động nhạy cảm.

Năm ngoái, Việt Nam đưa 6 sĩ quan "tham dự quan sát diễn tập quân y" trong khuôn khổ cuộc tập trận Rimpac 2012 do hải quân Hoa Kỳ đứng ra tổ chức với sự tham dự của lực lượng 22 nước từ ngày 16/7 đến 20/7/2012 tại Hawaii.

Đây là chuyện hiếm hoi mà Bộ Quốc phòng CSVN loan báo sự có mặt của đại diện quân đội Việt Nam tại các cuộc tập trận quốc tế, dù chỉ giới hạn ở phạm vi quan sát diễn tập phi tác chiến và chỉ trong một thời hạn ngắn ngủi.
(Người Việt) 

Tại sao Ai Cập quan trọng?

Có lẽ chưa một quốc gia nào ở Trung Đông – ở đây hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả vùng Bắc Phi – lại khiến thế giới nín thở và lo lắng đến như thế trong những ngày qua.
Chỉ trong vòng 2 năm, người dân Ai Cập tiến hành hai cuộc cách mạng, lật đổ một nhà độc tài sau 30 năm lũng đoạn quyền lực, tống giam một tổng thống chỉ sau một năm cầm quyền.
Người Ai Cập từ cả hai phe phái đổ xuống đường hàng triệu bước chân biểu tình. Sự đẫm máu trong các cuộc đụng độ của Ai Cập còn xa mới bằng Syria, và sự cùng quẫn của Ai Cập còn xa mới bằng một góc của cơn ác mộng mang tên Syria, nhưng những tuần qua, sự biến động không ngừng của Ai Cập đã khiến thảm họa hơn 100.000 người bỏ mạng và các cuộc tấn công vũ khí hóa học ở Syria hoàn toàn bị lu mờ.
Kim tự tháp Ai Cập
Kim tự tháp Ai Cập có nền văn minh cổ xưa nhất thế giới với 5000 năm lịch sử
Đằng sau sự khủng hoảng trầm trọng của Ai Cập hẳn nhiên là một bức tranh chính trị, xã hội, tôn giáo với rất nhiều tầng tranh chấp và một lịch sử không hề đơn giản.
Ai Cập không hề có nhiều tài nguyên thiên nhiên, dầu mỏ chỉ chiếm hơn 10% GDP, một phần khiêm tốn so với các nước cùng khu vực. Tuy nhiên, Ai Cập lại là thành tố quyết định trong toàn cảnh Trung Đông và thế giới.
Trước hết, người dân Ai Cập không những thừa kế một nền văn minh 5000 năm cổ xưa nhất thế giới, mà còn là một trong những quốc gia hiếm hoi ở Trung Đông nơi khái niệm “đất nước” mạnh hơn khái niệm “bộ lạc”.
Sau khi đế chế Hồi giáo hùng mạnh Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) sụp đổ, các nước lớn như Anh, Pháp bắt tay vào chia sẻ chiến lợi phẩm: đất đai và các vùng đô hộ. Vào thời kỳ ấy, hầu hết dân cư Trung Đông vẫn còn sống trong tầng văn hóa bộ lạc. Các bộ lạc người Ả Rập và các sắc dân bản xứ cạnh tranh và liên minh với nhau làm chủ từng vùng đất nhỏ.
Khái niệm đất nước và quốc gia hầu như hoàn toàn chưa được xác lập. Kẻ thắng cuộc Anh, Pháp là những thế lực quyền năng trong việc vẽ các đường biên giới, thành lập các quốc gia mới để chia phần cai quản.
Tuy nhiên, Ai Cập rộng lớn với số dân khổng lồ hơn 80 triệu người dù bị đô hộ nhưng vẫn bảo tồn gần như nguyên bản một tinh thần dân tộc thống nhất, bất khuất, vượt qua ranh giới của tầng bộ lạc.
Chính nền văn hóa mạnh mẽ đó đã biến Ai Cập trở thành trung tâm ảnh hưởng của Trung Đông. Các sản phẩm văn hóa nghệ thuật của Ai Cập như thời trang, âm nhạc, văn học mang yếu tố quyết định trào lưu, định hướng và khẩu vị của toàn Trung Đông.
Ngoài ra, trường ĐH Hồi Giáo Al-Azhar tại Cairo, thành lập từ thế kỷ thứ 10, được coi là một trong những trung tâm quyền lực tôn giáo có uy tín nhất thế giới, nơi các phát ngôn tôn giáo có sức nặng ảnh hưởng đến đông đảo tín đồ, nơi đào tạo hàng ngàn Imam (người hướng đạo) cho Trung Đông, nơi khoa học và tôn giáo được kết hợp chặt chẽ sát sao theo tinh thần trọng dụng kiến thức của Hồi giáo thời kỳ cổ điển.
Các học giả của Al-Azhar là người đứng sau các bản Hiến Pháp, các chế tài pháp luật cũng như các quyết định chính trị và tôn giáo quan trọng của rất nhiều nước Trung Đông cùng dòng Hồi giáo Sunni.
Chính vì vậy, những biến động văn hóa, tôn giáo ở Ai Cập không chỉ gói gọn trong phạm vi quốc gia mà còn quyết định đường hướng phát triển và tạo dựng khung mẫu tâm lý phản ứng cho đại đa số các quốc gia Trung Đông.
Nguyễn Phương Mai
Giảng viên ĐH Amsterdam, chuyên nghiên cứu về Trung Đông
* Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai là giảng viên ĐH Khoa học ứng dụng Amsterdam (Hà Lan), hiện đang nghiên cứu về Trung Đông dọc theo lịch sử của các nước Hồi giáo từ nơi khởi đầu tại bán đảo Ả Rập đến Tây Phi và Nam Á. Bài viết thể hiện quan điểm tiêng của tác giả.
(BBC)

Thế hệ trẻ Việt Nam dưới cái nhìn một học giả Mỹ

TS Jonathan Daniel London, hiện giảng dạy tại Đại học Thành thị Hongkong, là người từng làm việc và nghiên cứu tại Hà Nội trong nhiều chục năm và ông có cái nhìn rất khách quan về các khía cạnh kinh tế, xã hội chính trị của Việt Nam.
000_Hkg8862100-305.jpg
Giới trẻ Việt Nam cùng uống cà phê và kết nối internet qua iPad tại một quán cà phê ở Hà Nội hôm 16/8/2013
Mặc Lâm có cuộc trao đổi với ông nhằm ghi nhận ý kiến một chuyên gia về hoạt động của giới trẻ trong bối cảnh hết sức phức tạp hiện nay.
Mặc Lâm: Là người hiểu biết sâu sắc về tình hình chính trị, văn hóa và xã hội Việt Nam, ông nhận xét thế nào về giới trẻ Việt Nam hôm nay?
TS Jonathan: Vâng tôi thấy rằng hiện nay là con đường bất thường ở Việt Nam vì sau một thời gian khá lâu những nỗ lực để Việt Nam có một quá trình khai thác những cơ chế chính trị xã hội sâu sát do đảng đề ra. Trứơc đây giới trẻ Việt Nam không xác định được những cơ hội chính trị. Bây giờ rất khác so với thời điểm trước, giới trẻ Việt Nam đã thấy tình hình chính trị của Việt Nam đang thay đổi, họ không còn sợ như trước mà nói thẳng đến những vấn đề thiết yếu, đối mặt với nó.
Mặc Lâm: Sự đàn áp tiếng nói kể cả những suy nghĩ của họ từ phía chính quyền phải chăng làm cho đa số người trẻ sợ hãi dẫn tới tình trạng tập trung từng nhóm nhỏ, manh múm và rất rời rạc như hiện nay?
TS Jonathan: Tôi cũng phải khẳng định rằng bộ máy đàn áp của Việt Nam vẫn còn các hành động nguy hiểm hơn. Vấn đề đặt ra là phản ứng của lớp trẻ Việt Nam là như thế nào? Các bạn trẻ Việt Nam vẫn phải rất cẩn thận vì nhà nước đang có bộ máy rất mạnh. Tuy nhiên so với trước kia thì họ tự tin một cách rõ nét hơn. Bây giờ còn quá sớm để đánh giá  chính quyền Việt Nam, đặc biệt  là phái bảo thủ nhằm phá hoại những nỗ lực của giới trẻ Việt Nam.
Liệu giới trẻ Việt Nam làm có hiệu quả hay không thì tôi nghĩ là quá sớm. Đồng thời tôi cũng nghĩ là lần này giới trẻ Việt Nam không còn ngại như trước kia mà họ sẽ phấn đấu. Hãy xem trong thời điểm hệ trọng của đất nước Việt Nam họ có thể thực hiện được một bứt phá làm cho sự phát triển của Việt Nam cải thiện một cách tốt hơn hay không.
Mâu thuẫn
Mặc Lâm: Công an đang áp dụng kế hoạch dùng côn đồ để tấn công người dân đối với bất cứ nhóm chống đối nào không riêng gì blogger hay thanh niên trẻ, theo TS thì đại sứ các nước, nhất là Hoa Kỳ có biết hành động này hay không? Nếu biết tại sao họ vẫn im lặng? Hay họ cần bằng chứng rõ ràng và đáng tin hơn nữa?
TS Jonathan: Vâng, hiện nay đường lối của Việt Nam thì Mỹ chưa rõ lắm. Một điều thú vị là những hành động của chính quyền hiện nay ở Việt Nam một tháng sau cuộc gặp của Trương Tấn Sang và Barack Obama tại Nhà Trắng khiến tôi hơi bất ngờ một chút về những hành vi của Việt Nam lần này. Thế nhưng tôi cũng nghĩ quan hệ giữa hai nhà nước Việt Nam và Mỹ trong một thời điểm hết sức nhạy cảm và phức tạp.
Rõ ràng cách đây mấy tuần đã có một số tiến bộ trong mối quan hệ của hai nước nhưng tình hình chính trị trong nội bộ của chính quyền Việt Nam thì lại quá phức tạp, không thống nhất. Do vậy chính sách của Việt Nam có những xu hướng không đồng đều. Ở bên này thì họ cố gắng cải thiện nhân quyền chẳng hạn, nhưng ở bên kia thì họ làm khác như đàn áp,  đánh đập, đe dọa....Đặc  trưng rất rõ đó là cách cai trị ở Việt Nam không thống nhất. Thế nhưng chưa có phản ứng rõ rệt của phía Mỹ có thể chính vì phía Việt Nam còn quá phức tạp.
Tôi hy vọng những ngày tới chính quyền Mỹ sẽ thể hiện sự cân đối đối với những vụ trấn áp đã xảy ra và đặc biệt là những gì đang xảy ra ở Hà Nội hiện nay đối với giới trẻ. Tôi nghĩ là họ biết nhưng chưa phản ứng. Có thể là họ chưa rõ lý do. Tóm lại là chỉ còn trong một vài ngày, vào tuần tới bên Mỹ sẽ có phản ứng rõ đối với những gì đã và đang xảy ra ở Việt Nam hiện nay.
Quan trọng nhất là hai bên Mỹ Việt có thể nói chuyện một cách rõ ràng để xem có phù hợp với mối quan hệ sâu hơn hay không; Nếu không thì Việt Nam sẽ vuột mất một cơ hội để tiến bộ hơn trong mối quan hệ song phương với Mỹ. Hạ viện và giới chính trị của Mỹ chẳng có ai muốn có quan hệ với Việt Nam với những hành vi như vậy vì nó không phù hợp với một nước văn minh đâu.
Mặc Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam xem chừng không còn biết Phan Chu Trinh là ai vì đã sống quá lâu trong chiếc lồng sắt chủ nghĩa xã hội. Theo ông muốn vực lại ý thức trách nhiệm của họ thì cần phải làm gì?
TS Jonathan: Một xu hướng rất tốt ở Việt Nam hiện nay nói chung là tuổi trẻ dễ tiếp cận với những thông tin nhờ vào internet cộng thêm một mặt khác trực tiếp từ những tờ báo của Việt Nam. Thông tin trên mạng của các cơ quan nhà nước Việt nam với những vấn đề cơ bản nhưng họ cũng thấy được sự khác biệt với những điều họ phải học trong quá trình lớn lên ở Việt Nam. Tốt nhất là giới trẻ ở Việt Nam nên tiếp tục tìm hiểu thông tin đa dạng của các khía cạnh các nước trên thế giới chứ không phụ thuộc vào thông tin một chiều của nhà nước Việt Nam.
Nói như vậy không có ý là phá hoại  nhà nước Việt Nam hay nhà nước Việt Nam là hoàn toàn xấu, không phải như thế đâu. Tôi muốn nói là Việt Nam muốn có một tương lai tốt đẹp hơn hiện nay thì giới trẻ phải có một ý thức mới, không phải là biết suy nghĩ như thế nào, suy nghĩ về cái gì mà là phải biết cách suy nghĩ, biết cách tìm hiểu và tiếp sức thêm những thông tin từ các nước khác. Tôi nghĩ nếu được thì thuê chuyên gia vì dân Việt Nam rất nhiệt tình và rất sáng tạo. Họ có thêm thông tin và ý thức của họ sẽ phát triển mạnh nhằm góp phần vào việc phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-08-23
 

TQ 'nín thở' theo dõi vụ xử Bạc Hy Lai

Người sống bên ngoài Trung Quốc có thể tự hỏi tại sao công dân nước này bị cuốn hút bởi phiên xử Bạc Hy Lai, chính trị gia đầy hấp lực.
Rốt cùng, ở phương Tây, người ta đã quen với các phiên tòa xử những người nổi tiếng và giàu có, với những chi tiết gây sửng sốt, trong đó có có cả các chính trị gia.
Trung Quốc cũng từng có các phiên xử ở cấp thượng tầng khi vợ của Mao Trạch Đông phải ra tòa sau cái chết của chồng. Sự phẫn nộ của bà tại tòa được chiếu trên truyền hình Trung Quốc.
Nhưng đây là phiên tòa khác - và do đó nên theo dõi - vì hai lý do.
Thứ nhất, nhà chức trách Trung Quốc đăng chi tiết phiên tòa lên mạng – có cả phần đối thoại bằng được đánh máy, cùng hình ảnh, các file âm thanh và video. Đây là mức độ công khai từ trước tới nay chưa hề có.
Và thứ hai, thông tin được Tòa án Nhân dân Tế Nam ở tỉnh Sơn Đông đăng tải có độ chi tiết ở mức bất thường, tức là loại chi tiết mà người dân Trung Quốc từ trước tới nay không bao giờ được biết về cuộc sống của giới nhà lãnh đạo của họ.
Ông Bạc Hy Lai đã lập luận phản bác lại các bằng chứng tại tòa.
Chi tiết bất thường
Các phiên tòa ở Trung Quốc thường là nhàm chán bởi đơn giản là vì hầu hết việc bàn tán về phiên xử dường như xảy ra bên ngoài phòng xử án, mà công chúng không được chứng kiến.
Lấy trường hợp về phiên xử ông Lưu Hiểu Ba, người được trao giải Nobel Hòa bình. Ông đã bị bắt giữ vào cuối năm 2008, nhưng sáu tháng trước đó giới công tố đã tiết lộ những gì họ sẽ buộc tội ông.
Sau đó phải mất thêm sáu tháng nữa trước khi cảnh sát rốt cùng thông báo họ đã hoàn thành điều tra về các hoạt động của bất đồng chính kiến này.
Nhà chức trách có thể cần phải có thời gian để điều tra vụ việc và đi đến kết luận của mình, nhưng họ không cảm thấy cần thiết phải công bố tất cả kết luận điều tra tại một phiên tòa công khai.
Phiên xử ông Lưu chỉ kéo dài có một ngày. Các nhà báo và giới ngoại giao nước ngoài tới tòa án để dự phiên xử đã không được phép vào tòa.
Trong nhiều phiên tòa, đặc biệt là xử những người được chú ý nhiều, công chúng được biết một cách khá mơ hồ về chi tiết phiên xử và tội trạng mà tòa tuyên với bị cáo.
Phiên tòa xử bà Cốc Khai Lai, vợ của ông Bạc Hy Lai, là một ví dụ. Phiên xử đó cũng chỉ kéo dài một ngày và có rất ít chi tiết về lý do tại sao bà đã đi tới động cơ giết doanh nhân người Anh Neil Heywood, ngoài thực tế là họ đã có một cuộc tranh cãi.
Trong khi đó chúng ta lại nắm được nhiều chi tiết trong phiên xử ông Bạc Hy Lai mà chúng ta muốn biết về các cáo buộc tham nhũng và lạm dụng quyền lực mà bị cáo phải đối mặt.
Đó là những chi tiết mà người Trung Quốc đang say sưa theo dõi, và là những chi tiết làm cho rất nhiều nhà quan sát thấy ngạc nhiên.

'Đừng bỏ lỡ'
Vợ ông Bạc, bà Cốc Khai Lai khai trước tòa qua video.
Một người dẫn chương trình cho Phoenix TV, kênh truyền hình đặt tại Hong Kong, thậm chí còn dùng điện thoại di động để kiểm tra trang web của tòa án nhằm cập nhật cho khán giả thông tin mới nhất từ tòa.
Chúng ta được nghe về chi tiết về mối quan hệ giữa gia đình ông Bạc Hy Lai và doanh nhân Từ Minh; ông Từ Minh đã trả tiền cho một biệt thự ở Pháp và những bổng lộc khác ra sao để được một chính trị gia cao cấp nâng đỡ.
Chúng ta nghe về mối quan hệ không thuận buồm xuôi gió của ông Bạc với bà Cốc, người vợ mà ông bây giờ nói là "bị điên". Có ai biết được những chi tiết này trước đây đâu?
Và chúng ta đã thấy ông Bạc phản bác lại những lỗ hổng về chứng cớ của bên công tố.
Nếu điều này diễn ra theo kịch bản soạn sẵn thì tác giả hẳn sẽ có tương lai ở Hollywood.
Tất cả điều này không có nghĩa là Trung Quốc bất thình lình quyết định cho phép các phiên tòa diễn ra mà không có sự can thiệp chính trị. Sẽ ngoài sức tưởng tượng nếu tòa tuyên án ông Bạc Hy Lai vô tội.
Các nhà báo nước ngoài bị cấm không được tới dự phiên xử và chúng tôi chỉ tiếp nhận thông tin và chi tiết mà nhà chức trách cung cấp và cập nhật mà thôi.
Nhưng bất kể những gì họ công bố và những chi tiết từ tòa này là gì thì đừng bỏ lỡ phiên xử này, quý vị sẽ có thể không thấy một phiên tòa như thế một lần nữa đâu.
Michael Bristow
Phóng viên BBC News

Ông Lê Hiếu Đằng: Báo Quân đội Nhân dân 'bỏ bóng đá người'

Bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” của ông Lê Hiếu Ðằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, là đề tài được truyền thông Việt ngữ khắp nơi bàn tán sôi nổi trong mấy ngày gần đây. Bài viết mà ông Đằng nói ông gửi cho “bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên SVHS Việt Nam”, kêu gọi họ hãy dấn thân hành động để đoàn kết dân tộc và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Với bài viết mang tựa đề “Màn Tung Hứng vụng về” trên báo Quân đội Nhân Dân số ra hôm nay, thứ Sáu 23 tháng 8, tác giả đã mạnh mẽ đả kích những nhận định của ông Đằng. Nội dung chỉ trích bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” của ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên kỳ cựu có trên 40 tuổi Đảng, là “đầy những lỗi tư duy, lập luận phiến diện, hàm hồ, ấu trĩ”.

Trong một cuộc điện đàm với Ban Việt ngữ VOA, ông Lê Hiếu Đằng nói ông đã trình bày rõ ràng tất cả những gì muốn nói trong bài viết, và giờ đây sẵn sàng tranh luận công khai, nhưng không muốn đáp những chỉ trích của báo Quân đội Nhân Dân.
“Quan điểm của tôi là nếu anh muốn tranh luận công khai thì anh hãy tạo điều kiện, diễn đàn đàng hoàng. Tôi và một số bạn bè tôi sẽ tranh luận công khai. Còn nếu anh chơi kiểu gọi là "bỏ bóng đá người" thì tôi không có nói, không tranh luận làm gì, bởi vì các trang mạng người ta cũng đã thấy cái việc đó không đúng, người ta nói rồi thì tôi nói cũng lặp lại những ý đó thôi. Mà tôi là người trong cuộc thành ra không hay lắm, không khách quan… thì thôi cứ để cho dư luận, công luận người ta phê phán thôi, phải không. Chuyện đó tôi nói rất rõ ràng rồi: tôi đấu tranh rất ôn hòa, công khai minh bạch chứ ai kêu gọi vũ trang hay lật đổ gì đâu! ”
Tác giả Phạm Trung, người viết bài trên tờ Quân đội Nhân dân, nói bài viết của ông Đằng có thể bị các nhóm mà tờ báo nhà nước mô tả là “dân chủ” trong ngoặc kép, khai thác để gây xáo trộn và đổ máu tại Việt Nam. 
Ông Lê Hiếu Đằng: “Bây giờ cái khuynh hướng bạo lực ấy không ai chấp nhận được. Thành ra trên trang mạng có những ý kiến quá khích, chửi bới tụi tôi, nhưng mà chúng tôi không để ý. Bây giờ cái thời đại này là cái xu thế là phải đoàn kết để xây dựng đất nước. Cái xu thế đó đang lên thành ra cực đoan của cả hai bên đều không thể chấp nhận được, thành ra tôi để ngoài tai những việc đó, không đáng cho mình nói. Những điều mà tôi muốn nói tôi nói rất rõ rồi. Từng câu từng chữ từng ý rất rõ. Tôi viết tôi phân tích từng điểm một mà, chính trị, rồi mặt xã hội rồi mặt độc lập và chủ quyền dân tộc, tôi nói rất rõ rồi không cần phải nói gì thêm.”
Báo Quân đội Nhân dân, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam, còn nói rằng bài viết của ông Lê Hiếu Đằng là một lời hiệu triệu, sẽ “lôi kéo, kích động gây xáo trộn xã hội dẫn tới cảnh nồi da xáo thịt, thây chất đầy đồng, máu chảy thành sông ” như cảnh đã diễn ra ở các nước Syria, Libya, và Ai Cập.
(VOA)
 

Sự thật không như những điều anh Lê Hiếu Đằng suy nghĩ

Có một hôm, ông bạn chí cốt của tôi từ thời để chỏm, vốn là giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, sau được điều về làm Thường vụ Quận ủy Bình Thạnh (TPHCM)- phụ trách tuyên huấn, điện cho tôi:
-Cậu đã đọc "Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” của Lê Hiếu Đằng chưa?
Bẵng đi ít ngày, một số tờ báo lớn yêu cầu tôi viết bài về những tuyên bố gần đây của anh Lê Hiếu Đằng. Tôi từ chối với ý nghĩ sẽ vào TPHCM gặp anh để hàn huyên tâm sự, cho "phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn”, đúng theo phong cách của Mặt trận.
Nhưng mấy ngày qua, nhiều vị trong Đoàn Chủ tịch, trong các Hội đồng tư vấn yêu cầu tôi với tư cách "người trong cuộc” phải có tiếng nói công khai về những gì mà anh Lê Hiếu Đằng viết về Mặt trận và các thành viên của Mặt trận.
http://2.bp.blogspot.com/-8Hg8HOLQtH4/UaStaBoN54I/AAAAAAAAGSg/7iJ3roYKFhg/s400/Le-Hieu-Dang.jpg
Ông Lê Hiếu Đằng
Đọc "Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” và những bài anh Lê Hiếu Đằng trả lời phỏng vấn RFA, của RFI, tôi thực sự ngỡ ngàng và không thể hiểu nổi sự "trở cờ” trong anh. Tôi sẽ đề cập những vấn đề khác sau. Trong bài này, tôi tập trung làm rõ những điều anh nói không đúng về Mặt trận và các thành viên của Mặt trận.
1. Trả lời phỏng vấn ngày 18-8-2013, anh Lê Hiếu Đằng viết: "Trước đây, Việt Nam có 3 Đảng… Thế nhưng hai Đảng Dân chủ và Xã hội bị Đảng Cộng sản Việt Nam bức tử, giải tán một cách ngang nhiên”. Tôi có thể nói ngay rằng: Đây là một phát biểu hết sức hàm hồ, hết sức vô trách nhiệm. Nó xúc phạm đến vong linh của những người đã khuất thuộc hai đảng trên và gây bất bình cho gia đình các vị cũng như những đảng viên còn sống.
Có lẽ anh Lê Hiếu Đằng chưa có dịp tiếp xúc với các đảng viên, đặc biệt là những nhân vật tiêu biểu của hai đảng trên như các vị: Phan Tử Nghĩa, Nguyễn Xiển, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Lân, Dương Đức Hiền, Nghiêm Xuân Yêm, Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Trần Đăng Khoa, Đỗ Đức Dục và nhiều người khác. Phần lớn các vị là những trí thức tên tuổi, những nhân sĩ nổi tiếng, những nhân cách lớn được Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta kính trọng. Đó là những con người mà uy lực không thể khuất phục, tiền tài, danh vọng không thể mua chuộc.
Ai có thể bức tử được những người như vậy?
Cán bộ Mặt trận Trung ương lâu năm chắc còn nhớ: Một trong những sự kiện quan trọng diễn ra trong 2 năm đầu tiến hành công cuộc đổi mới là quá trình chuẩn bị kết thúc tổ chức và hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam theo nguyện vọng lâu nay của hai Đảng. Với tình cảm sâu sắc và tinh thần trách nhiệm đối với tổ chức thành viên có truyền thống đấu tranh lâu dài và có những đóng góp lớn cho sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc, tăng cường và mở rộng Mặt trận Dân tộc thống nhất, suốt từ năm 1977, năm hai đảng bày tỏ nguyện vọng của mình muốn kết thúc hoạt động sau khi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử được đề ra trong Cương lĩnh là đấu tranh cho độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Mặt trận Trung ương đã cùng Đảng Cộng sản Việt Nam nhiều lần gặp gỡ, trao đổi chân thành, cởi mở với lãnh đạo hai đảng và mong muốn hai đảng tiếp tục sự nghiệp vẻ vang của mình trong giai đoạn mới của cách mạng.
Hai đảng đã thông báo cho Mặt trận Trung ương biết tình hình phát triển đảng viên trong 10 năm qua (từ 1977 đến 1988) là: tâm trạng các đảng viên và các vị lãnh đạo chủ chốt ngày càng không yên tâm về hoạt động của đảng mình; địa bàn hoạt động ngày càng co lại; đối tượng kết nạp và những người muốn tham gia vào hai đảng trên (kể cả con cái các vị) ngày càng ít đi; số đảng viên của mỗi đảng còn rất ít và tuổi cao, sức khỏe yếu.
Đặc biệt trong 3 ngày, từ 14 đến 16-5-1988, Trung ương Đảng Dân chủ có tổ chức hội nghị nghe ý kiến của đảng bộ các địa phương và mời Mặt trận Trung ương cùng dự. Hầu hết các cán bộ, đảng viên tham gia hội nghị đó đều đề nghị kết thúc hoạt động của đảng và nhất trí kiến nghị với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và MTTQ Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đảng Dân chủ kết thúc tốt đẹp sự nghiệp vẻ vang của mình, đồng thời cần có những chính sách đối với những cống hiến của đảng về quyền lợi chính trị, những anh em có đủ tiêu chuẩn được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, được cấp giấy chứng nhận quá trình hoạt động cách mạng. Sau khi hai đảng kết thúc, các đảng viên hai đảng sẽ sinh hoạt trong các tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đáp ứng nguyện vọng thiết tha của hai đảng, ngày 10-10-1987, Mặt trận Trung ương đã phối hợp với các cơ quan hữu quan của Nhà nước cùng lãnh đạo hai đảng có văn bản gửi Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kiến nghị cho phép hai đảng chấm dứt các hoạt động của mình.
Lễ kết thúc hoạt động của Đảng Xã hội Việt Nam đã được tổ chức trọng thể vào ngày 15-10-1988 tại Nhà hát lớn TP Hà Nội.
Lễ kết thúc hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam được tổ chức vào ngày 30-10-1988, sau 3 ngày họp đại hội toàn thể phiên cuối cùng từ ngày 28 đến 30.
Sự thật là như vậy. Có ai "bức tử” ai đâu.
2. Trong bài "Những điều nói rõ thêm” của anh Lê Hiếu Đằng đề ngày 19-8-2013 có nêu: "Có buổi làm việc với ông Lê Quang Đạo, lúc đó là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” và ông Phạm Văn Kiết (Năm Vận) Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký của Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam. Trong cuộc họp, hai ông đặt vấn đề: Trong hệ thống chính trị hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phải giữ vai trò "đối trọng”, đã bị phê phán  kịch liệt và có lệnh không được phép nhắc lại nữa. Ông Lê Quang Đạo cũng được cho về nghỉ vì dám có chủ trương nói trên.
Ở đây, anh Lê Hiếu Đằng đã có sự nhầm lẫn hay cố tình nhầm lẫn? Xin nhắc lại là năm 1994 đồng chí Lê Quang Đạo được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Khóa IV, đồng chí Trần Văn Đăng, Ủy viên Trung ương Đảng được bầu làm Tổng Thư ký. Đồng chí Năm Vận là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký khóa III (1988) và Chủ tịch là Luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Đồng chí Phạm Văn Kiết mất năm 1995. Còn chẳng có cơ quan nào cho đồng chí Lê Quang Đạo về nghỉ như anh viết, mà làm Chủ tịch Mặt trận đến hơi thở cuối cùng, sau một đợt nhồi máu cơ tim. Đồng chí Phạm Thế Duyệt lúc đó là Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị được Đảng phân công và Ủy ban Trung ương Mặt trận bầu làm Chủ tịch vào tháng 8-1999.
Có lẽ do tuổi cao sức yếu, nên có thể anh Lê Hiếu Đằng có sự lẫn lộn và vì vậy người đọc có thể nghi ngờ sự chính xác và trung thực các thông tin mà anh đưa ra.
NGUYỄN TÚC
 (Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam)
(Đại Đoàn Kết)

Võ Nguyên Giáp: người "chiến sĩ" số 1

Mừng đại thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp 102 tuổi-25/8/2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quê hương (2-1973)
“Ải thẩu dú Điện Biên! Ải thẩu dú Điện Biên!”. Người dân Điện Biên gọi ông là “Ải thẩu”, từ tiếng Thái dành cho người mà họ kính yêu nhất. Chuyến đi Điện Biên Phủ hôm 17-4 vừa qua là chuyến đi được nôn nao chờ đợi của Đại tướng. Đã 50 năm qua Điện Biên Phủ là một cái gì đó thật thiết tha trong lòng ông.

Năm 2001, nhân sinh nhật lần 90 của mình, có hai người khách từ Điện Biên Phủ được Đại tướng mời về Hà Nội. Đó là hai cụ Bạc Cầm Bóng và Lò Văn Nhay, hai người giúp việc thời Đại tướng ở Sở chỉ huy Mường Phăng. Cụ Bóng về đến Hà Nội, vừa bước vào được Đại tướng đón bằng tiếng Thái: “Hoọt lươn te điều ti noọng căn - Về đây là nhà, đừng khách sáo nhé”. Cụ Bóng chỉ còn biết ôm lấy vị tướng già mà khóc.

Hai ngày trước chuyến đi lên Điện Biên. Hà Nội mưa. Đại tướng hỏi: “Cậu định viết về tôi?”. Ông đưa ra tờ Le Monde, số mới nhất, in chân dung ông trên trang bìa và dòng chữ Ma Victoire (Chiến thắng của tôi)”. Ông than phiền: “Tại sao họ lại viết như vậy!”. “Điện Biên Phủ là chiến thắng của cả dân tộc, cậu đừng viết về tôi”. Cựu tổng giám đốc Thông tấn xã, ông Đỗ Phượng, kể: Có lần Thông tấn xã muốn xuất bản một bộ sách ảnh về ông, nhưng khi xin ý kiến, ông không chịu. Đại tướng nói: “Có biết bao anh hùng đã hi sinh, một tấm ảnh để lại cũng không có…”. Thăm Điện Biên Phủ, nơi những chiến thắng đang được cố gắng tái hiện, vẫn thấy ở khóe mắt ông nước mắt.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911 tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.
Tướng Giáp kể: “Ông ngoại tôi vốn là một lãnh binh theo nghĩa quân Cần Vương, mỗi khi Tây về làng bà ngoại lại phải bỏ mẹ tôi vào quang thúng gánh chạy”. Những năm học ở Trường Quốc học Huế, cậu Giáp học rất xuất sắc, thường tới nhà cụ Phan Bội Châu đàm đạo và được cụ Phan cho mặc sức sử dụng kho sách của mình. Giáp cũng chơi thân với thầy giáo Đặng Thai Mai. Con gái cụ Mai, bà Đặng Bích Hà, sau này là phu nhân đại tướng, kể: “Ba tôi lớn hơn nhà tôi một giáp, nhưng hai người là bạn vong niên, rất thân nhau”.
Năm ông 16 tuổi, người Pháp đuổi học anh Nguyễn Chí Diểu, một học sinh hơn Giáp 3-4 tuổi. Giáp khởi xướng một cuộc bãi khóa để phản đối. Vì sự kiện ấy Giáp bị đuổi học, về làng. Anh Nguyễn Chí Diểu đến An Xá tìm Giáp: “Chúng tôi đã lập Đảng Tân Việt”. Giáp bảo: “Tôi đi với anh”. Tham gia Đảng Tân Việt, Võ Nguyên Giáp góp phần tích cực đưa Tân Việt tham gia Đông Dương Cộng sản đảng. Vừa hoạt động cho Đảng, vừa viết báo Tiếng Dân, vừa tự học. Tháng 10-1930, Giáp bị bắt cùng với thầy Đặng Thai Mai và nhiều người khác, trong đó có Nguyễn Thị Quang Thái, em gái nữ sĩ Nguyễn Thị Minh Khai. Hơn một năm sau ra tù, thầy Mai bị đuổi khỏi Trường Quốc học, về Vinh sinh sống và hoạt động, Giáp ra theo. Năm thầy Mai ra Hà Nội dạy học ở Trường Thăng Long, Giáp cũng ra Hà Nội, vừa dạy sử ở Thăng Long, vừa tự học lấy bằng cử nhân luật và kinh tế. Năm đó, cô con gái cưng của thầy Mai, Đặng Bích Hà, mới chỉ lên bốn, lên năm.
Năm 1929, 18 tuổi, lần đầu tiên tướng Giáp ra Hà Nội. Một người đồng chí của ông ở Tân Việt, ông Nguyễn Văn Tạo, dẫn ông ra Cửa Bắc, thành Hà Nội để nhìn hai vết đạn đại bác của Pháp đánh dấu thành Hà Nội thất thủ. Tướng giữ thành Hoàng Diệu tự sát. PGS Đặng Bích Hà kể: “Lúc dạy học ở Thăng Long, ông Giáp hay đến nhà chơi. Ông thường nói về tinh thần yêu nước và quá khứ anh hùng. Ông vẫn thường dẫn học trò ra đê Giảng Võ coi mộ Francis Garnier; ra Cầu Giấy chỉ cho học sinh mộ Henri Rivière để nung nấu họ tinh thần chống Pháp”.
Nhà văn Hữu Mai, người gần gũi và đã từng chấp bút một số hồi ký của tướng Giáp, nói: “Hồi đó, trước tàu đồng súng lớn của giặc Tây, mất nước như là một định mệnh của các nước yếu. Lịch sử trước đó chưa từng có nước phương Đông nào phá được một đồn Tây. Nhưng đến Điện Biện Phủ thì nước yếu VN đã phá được cả một tập đoàn cứ điểm”. Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử bằng chính chiến thắng trước người Pháp chứ không chỉ đi bằng sự tuẫn tiết như Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương… Và, không biết có phải là “một sự an ủi của lịch sử” mà tướng Giáp, sau khi chỉ huy trận Điện Biên Phủ, đã về sống trên con phố mang tên vị tướng Hoàng Diệu tuẫn tiết.
Lần ra Hà Nội năm đó (1929) của Giáp là để bàn với chi bộ Vinh và Hà Nội tổ chức cho nữ đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đi thoát ly. Theo lời kể của chị Hồng Anh, con gái Tướng Giáp: “Chính vào dịp này, cha tôi lần đầu tiên nghe nhắc đến cái tên Nguyễn Thị Quang Thái, cô em gái trẻ, thông minh và rất xinh của Nguyễn Thị Minh Khai. Trong chuyến tàu cha tôi trở lại Huế, tới Vinh thì gặp mẹ tôi lên tàu, cùng với một nữ sinh Đồng Khánh. Lúc đó mẹ tôi mặc áo dài, tóc để xõa, da trắng, gương mặt sáng. Nhưng điểm gây ấn tượng với cha tôi nhất là đôi mắt”. Năm 1935, họ cưới nhau. Năm 1940, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng được tổ chức đưa sang Vân Nam. Giáp chia tay với người vợ trẻ Nguyễn Thị Quang Thái khi họ vừa có Hồng Anh, con gái đầu lòng. Đó là lần chia tay cuối. Sau khi Giáp ra đi, Nguyễn Thị Quang Thái bị Pháp bắt và năm 1944 chết trong nhà tù.
PGS Đặng Bích Hà kể: “Lúc đó (1946) gia đình tôi ở Sầm Sơn, chính phủ thân Nhật mời cha tôi giữ một chức bộ trưởng. Cha tôi không nhận. Ông chuyển ra Hà Nội. Anh Giáp tìm tới thăm”. Năm ấy, Võ Nguyên Giáp đã không khỏi ngỡ ngàng vì Đặng Bích Hà lúc này không còn là một cô bé con nữa. Cô đã bước sang tuổi 19, đẹp và hưởng trọn tinh thần giáo dục của người cha, giáo sư Đặng Thai Mai. Mối tình của họ đã đưa bà theo ông lên chiến khu, sinh cho ông thêm hai cô gái, và đúng năm 1954 sinh hạ người con trai thứ nhất, đặt tên là Võ Điện Biên. Các con ông, kể cả người con gái đầu Võ Hồng Anh, phần lớn sống quây quần bên ông trong một ngôi nhà có vườn rộng nhưng đồ đạc thì hình như đã có từ rất lâu rồi.
Một người có nhiều năm làm việc ở tổng hành dinh (nơi lãnh đạo ta chỉ huy cuộc kháng chiến chống Mỹ) thiếu tướng Lê Phi Long, cục phó Cục Tác chiến, nói: “Tôi đã thử rất nhiều lần và thấy không đủ sức để viết nổi chân dung của ông, tướng Giáp”.
Khi phân công trong Đảng, Bác Hồ nói: “Việc quân sự giao cho chú Giáp”. Bác Hồ cũng đã từng cử Võ Nguyên Giáp sang Trung Quốc học quân sự. Nhưng trên đường đi, Chiến tranh Thế giới thứ hai đưa người Pháp ở chính quốc vào thế thua, Bác thấy thời cơ tới nên gọi ông trở lại. Từ đó ông không có thêm cơ hội để học qua bất cứ một trường lớp quân sự nào. Nhà sử học Dương Trung Quốc, một người làm việc khá nhiều với tướng Giáp, nói: “Có lẽ những năm dạy sử ở Trường Thăng Long đã hình thành nên tư duy quân sự của ông”.
Thiếu tướng Lê Phi Long cho rằng: “Ngoài tài năng còn có một yếu tố quan trọng khác, ông là một người có đầu óc thực tiễn ghê gớm, luôn tổng kết trong thắng trong bại để tìm ra cách đánh mới”. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng đã quyết định thay đổi cách đánh từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chậm, thắng chắc”. Một quyết định mà theo GS Phan Huy Lê, trở thành nhân tố làm nên Điện Biên Phủ. Một quyết định mà theo thượng tướng Lê Trọng Tấn, nếu không đưa ra thì toàn bộ lực lượng của ta đã bị “phơi áo” trong lòng chảo Điện Biên rồi. Nhưng quyết định đó không chỉ là kết quả của “11 ngày đêm trăn trở”. Theo thiếu tướng Lê Phi Long, kể từ tháng 5-1953 sau trận Nà Sản, Đại tướng đã quyết định thành lập một tổ nghiên cứu 24 người nằm trong rừng lim khu căn cứ Định Hóa để “chuẩn bị lý luận đánh tập đoàn cứ điểm”.
Tướng Giáp là vị tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy hai cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng. Cả hai cuộc chiến ấy ông đều có một “cơ duyên” với thượng tướng Lê Trọng Tấn. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị do tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy đã cắm cờ trên nóc hầm tướng De Castries. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, lúc đầu “cánh quân chủ yếu” được xác định là Quân đoàn III, đánh từ Tây nguyên. Nhưng cuối cùng, “Cánh duyên hải” của tướng Lê Trọng Tấn, sau khi nhận được mệnh lệnh “thần tốc” trực tiếp từ tướng Giáp, đã tiến thẳng vào Sài Gòn cắm cờ trên dinh Độc Lập vào trưa 30-4. Tướng Giáp kể lại rằng vào cái buổi trưa lịch sử ấy, sau khi ra nốt những mệnh lệnh cuối cùng để giải quyết chiến trường, ông đã rời tổng hành dinh, lặng lẽ đi bộ ra bờ hồ. Có lẽ đó là những giây phút hạnh phúc nhất của ông.
Năm 1975, giải phóng miền Nam. Năm 1977, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi đảm trách bí thư Quân ủy trung ương và bộ trưởng Bộ Quốc phòng, những chức vụ mà ông được giao kể từ năm 1946. Năm 1982, ông thôi giữ chức ủy viên Bộ Chính trị. Năm 1983, ông kiêm nhiệm chủ tịch Ủy ban Quốc gia về sinh đẻ có kế hoạch. Cũng trong năm 1983 ấy, ông về quê, rồi đi bộ ra chợ Tréo ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Đến giữa chợ, ông hỏi: “Bún chợ Tréo chấm ruốc, giờ có còn ngon không?”. Mấy người dân quê nghe, òa khóc.
Đại tướng từng nói với tôi: “Tôi là một người lạc quan. Dù trong tình huống nào tôi cũng không thấy buồn phiền”. Những người sống và làm việc nhiều năm với ông đều có nhận xét như vậy. Nhà văn Hữu Mai nói: “Ngay cả khi sóng gió nhất, ông vẫn bình thản như không”.
Theo lời kể của chị Hồng Anh với nhà báo Lương Bích Ngọc: “Sau những giờ làm việc liên tục, ba tôi thư giãn bằng cách chơi đàn piano. Mấy năm gần đây ba tôi tập thiền và đi bộ nhiều”. Nhưng hơn cả những điều có thể diễn đạt bằng chữ là uy nghi không thể che giấu được của ông. Tôi muốn nhắc lại điều tôi đã từng viết trên Tuổi Trẻ: Cao hơn cả mọi nghi lễ, người dân và các chiến sĩ đã đón ông bằng tất cả lòng ngưỡng mộ khôn tả. Lòng ngưỡng mộ, chắc chắn không chỉ của một thế hệ này.
 “Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông đã tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh; khó có một vị tướng soái nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui ở trình độ cao... Cuộc đời của ông Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, đã làm ông trở thành một trong những thống soái lớn của tất cả các thời  đại”.
 (Ký giả người Anh Peter Macdonald trong cuốn Giap, les deux guerres d’Indochine)
Ông không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 và một trong những thiên tài lớn nhất của tất các thời đại”.
(Nhà sử học Mỹ Cecil Curry trong cuốn Victory at any cost)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét