Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Tin thứ Năm, 25-07-2013: Chị Dương Thị Tân đòi tự thiêu để cứu mạng anh Điếu Cày

H1Nóng! – Tin khẩn: Chị Dương Thị Tân đòi tự thiêu để cứu mạng anh Điếu Cày (DLB). – Facebooker Thanh Nghiên :”Tôi vừa nói chuyện điện thoại với chị Tân. Chị nói trong trường hợp nhà cầm quyền vẫn dửng dưng trước mạng sống của anh Điếu Cày, thì chị sẽ quyết định tự thiêu, một quyết định chị không muốn và đó rất có thể là điều mà nhà cầm quyền không mấy quan tâm. Nhưng chị cũng hy vọng, hành động quên mình của chị sẽ cứu mạng anh Điếu Cày. Và đây là nguyên văn lời chị nói với Thanh Nghiên và nhờ Thanh Nghiên nhắn tới bạn bè: KHÔNG CÒN VŨ KHÍ NÀO KHÁC NGOÀI CHÍNH SINH MẠNG CỦA TÔI.
Tôi cũng đã phản đối quyết định của chị với tư cách là người em gái và là người bạn nhỏ của anh chị. Bởi người đầu tiên đau khổ và rất có thể sẽ gục ngã chính là anh Điếu Cày và con chị. Còn kẻ được lợi là ai, chắc tất cả chúng ta đều biết. Hy vọng những lời chân thành của tôi và của tất cả những người yêu mến anh chị, sẽ khiến chị ấm lòng hơn, từ bỏ ý đinh này”.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Quyết giữ cờ tổ quốc! (LĐ).
- Về bức ảnh cảnh sát Philippines khóc khi ngăn biểu tình: THÔNG ĐIỆP LỚN TỪ BỨC ẢNH NHỎ (Nguyễn Quang Vinh).
- Bùi Tín: Gánh nặng của một chuyến đi xa (VOA’s blog). “Sẽ là tin vui vô hạn cho nhân dân ta nếu như trong cuộc họp này, tiếng nói của trí thức Việt Nam trong và ngoài nước lọt vào những đôi tai chăm chú và thức tỉnh của 16 ủy viên Bộ Chính trị, để họ có quyết định đại thể ngắn gọn như sau: ‘Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam chủ trương gìn giữ, phát triển tình bạn láng giềng hòa thuận với nhân dân Trung Quốc, thực hiện mối quan hệ hữu nghị tương kính, hợp tác bình đẳng với nhà cầm quyền Trung Quốc, đồng thời tự khẳng định mình có quyền tự do kết bạn bè thân thiết toàn diện – kể cả liên minh quân sự chặt chẽ khi cần thiết…”
Tất cả cho Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (DLB).- 10 tổ chức quốc tế gửi thư cho Tổng thống Obama về tình trạng của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (DLB).- Một chế độ có thể cầm tù thể xác con người, nhưng không thể cầm tù tinh thần của họ  (Phương Bích). “Một chế độ có thể cầm tù thể xác con người, nhưng không thể cầm tù tinh thần của họ. Hoặc là chết. Hoặc là phải được sống tự do. Thế nên con người ta luôn có xu hướng đấu tranh đòi cái tự do sống đó, kể cả những người cộng sản cách đây hơn 80 năm. Thế nhưng giành được tự do cho mình rồi, không có nghĩa là lại đi tước đoạt tự do của kẻ khác“.
- Tuyệt thực và công du (RFA). “Blogger Điếu Cày từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh trong ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5/2012, khi nhắc tới những cây bút  bị tù đày vì anh đã can đảm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Đối với Điếu Cày ông nói: ‘Chúng ta không được quên các nhà báo như blogger Điếu Cày, người bị bắt giữ vào năm 2008 cùng với một số lượng đàn áp các nhà báo công dân rất lớn ở Việt Nam’. Những khẳng định ấy ngày hôm nay chẳng những trở thành khó xử cho Tổng thống Mỹ mà còn làm cho Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang ngượng ngùng trong bàn đối thoại”.
- Các tổ chức nhân quyền kêu gọi ngưng thảo luận TPP với VN (RFA). Ông John Sifton, giám đốc đặc trách Châu Á trong Human Rights Watch: “Nếu đồng ý cho Việt Nam tham gia TPP Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương thì chẳng khác nào bật đèn xanh cho chính phủ xứ này là cứ tiếp tục vi phạm nhân quyền và quyền lao động như họ đã vi phạm từ trước tới giờ”. – Nông sản Việt phản ứng tiêu cực với TPP (RFA).
KINH TẾ
- Trở lại chuyện GDP và GNI (Nguyễn Vạn Phú).
- Góc nhìn về tin đồn tài chính – ngân hàng: Bài 3: Học sống với tin đồn! (PT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nguyễn Hoàng Đức: Thi thơ dành cho ban giám khảo hay thí sinh? (Bà Đầm Xòe).
- XÓM BẢY VỢ / Phạm Duy Trưởng (Trần Mỹ Giống).
- Chùa Một Cột: Làm mau kẻo phải tội! (LĐ).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Điểm sàn đại học sẽ không tăng: Bộ có “cứu” trường ngoài công lập? (KLĐT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Những ngôi làng “bên lề” đời sống: Làng “7 không” (NNVN).
QUỐC TẾ
Trước đây Thùy Linh vẫn thường thắc mắc một điều, không hiểu vì sao những người theo Đạo Thiên Chúa lại tin tưởng vào Chúa đến như thế, mặc dù về mặt khoa học thì Chúa không còn tồn tại nữa. Đó gần như cũng là thắc mắc chung của những người không theo Đạo, chính vì vậy mà có nhiều người đã châm biếm mĩa mai những người theo Đạo, đặc biệt là các Đảng viên – những người đi theo chủ nghĩa vô thần !

Sau này khi tìm hiểu và trò chuyện với những người theo Đạo, Thùy Linh mới dần ngộ ra được câu trả lời. Đơn giản đó là vì sức mạnh của niềm tin, mà ở đây là sức mạnh của niềm tin Tôn giáo. Và đến giờ này Thùy Linh đã hiểu sức mạnh của niềm tin chính là điều kiện đầu tiên đưa con người đến với thành công. Nhưng niềm tin không mang tính tuyệt đối, nó tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người và tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử.

Niềm tin của con người có thể chia thành hai loại, tích cực và tiêu cực, niềm tin tích cực sẽ đưa con người đến với thành công và ngược lại, niềm tin tiêu cực sẽ đưa con người đến với thất bại. Vấn đề là ở chỗ đa số mọi người không biết chủ động lựa chọn niềm tin của mình mà thay vào đó chúng ta thừa hưởng một cách thụ động những niềm tin từ cha mẹ, bạn bè, thầy cô, xã hội…và từ những kinh nghiệm trong quá khứ.

Ví dụ về một cậu bé lười học và ham chơi, cha mẹ cậu bé cho rằng con mình lười biếng và vô dụng, bạn bè và thầy cô cũng nói như vậy. Dần dần theo thời gian, cậu bé tin rằng mình là một kẻ vô dụng và lười biếng, cậu bé mặc nhiên đó là sự thật và không cố gắng nữa. Vô tình cha mẹ, bạn bè và thầy cô đã đem đến cho cậu bé một niềm tin tiêu cực. Niềm tin tiêu cực cũng có thể xuất phát từ kinh nghiệm của bản thân trong quá khứ, một ví dụ điển hình về một quan niệm mê tín đặc trưng của người miền Bắc: Một người bán hàng sáng dậy đi ra ngõ thì gặp một người hàng xóm và hôm đó bán ế, hôm sau gặp lại người đó cũng bán ế. Và thế là từ đó người bán hàng có một niềm tin rằng, cứ gặp người hàng xóm đó là xui xẻo và bán không được, nên có khi ra ngõ gặp người đó là họ quay về.

Sở dĩ Thùy Linh đề cập đến vấn đề niềm tin là vì Thùy Linh đang muốn giải thích phần nào nguyên nhân dẫn đến việc người dân Việt Nam đang chấp nhận tình cảnh của đất nước mà không quyết tâm đứng dậy để thay đổi nó. "Đất nước đang yên bình", "Tôi tin tưởng hoàn toàn vào CNXH", "Nếu không có Đảng và Bác thì không có đất nước ngày hôm nay", "Nếu đa đảng đất nước sẽ loạn"… chính là những niềm tin tiêu cực mà đa phần người dân không hề nhận ra, họ coi những điều đó như là chân lý và dĩ nhiên họ sẽ không muốn thay đổi.

Những niềm tin tiêu cực đó là do truyền thông mang lại, hay nói rõ ràng hơn là do sự tuyên truyền của Đảng, và cả từ những người sống xung quanh. Ở nước ta, công tác tuyên truyền và nhồi sọ đã trở thành một nghệ thuật đỉnh cao và những người làm công tác tuyên truyền chính là những nghệ sĩ tài ba trong môn nghệ thuật đó. Tuy nhiên điều Thùy Linh muốn nhấn mạnh ở đây là niềm tin tiêu cực đó còn xuất phát từ những người xung quanh, như gia đình, làng xóm, trường học… Điều đó giải thích tại sao người miền Bắc có tư tưởng sùng bái chủ nghĩa Mác-Lênin hơn người miền Nam.

Những niềm tin tiêu cực đó đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ người dân Việt kể cả tầng lớp trí thức hiện tại, nên nó trở thành một sức mạnh rất lớn kìm hãm sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy mục tiêu trước mắt cần phải làm cho nhân dân nhận ra được những niềm tin tiêu cực và thay đổi nó, việc này là vô cùng khó khăn trong điều kiện dân trí thấp cùng với thói quen bảo thủ của người Việt cũng như tác động từ chính quyền.

Quay ngược về quá khứ một chút, chúng ta sẽ thấy một trong những nguyên nhân khiến miền Bắc dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh giữa hai miền là do công tác dân vận của chính quyền miền Bắc tốt hơn hẳn so với miền Nam. Nếu ai đã từng nghe nhạc đỏ và nhạc vàng sẽ dễ dàng nhận ra một điều, nhạc đỏ hừng hực khí thế trong khi nhạc vàng ủy mị, buồn đau, da diết. Thầy giáo dạy Thùy Linh đã có lần nói đùa rằng, khi nghe nhạc đỏ muốn đi lính còn khi nghe nhạc vàng muốn quay về nhà !" Chính quyền miền Bắc đã tác động vào niềm tin của nhân dân miền Bắc, kể cả một phần không nhỏ nhân dân miền Nam, lôi kéo họ đứng về phía mình, với lời hứa hẹn sẽ cho họ lên nắm quyền, cho họ làm chủ, cho họ tự do…

Những người lính miền Bắc ra trận với một niềm tin không hề thay đổi: "Lên đường đánh đuổi giặc Mỹ, dành lại độc lập tự do cho Dân tộc, dù có phải hy sinh cũng phải giải phóng cho bằng được miền Nam". Chính niềm tin đó đã làm nên sức mạnh khủng khiếp cho quân đội miền Bắc, thanh niên sẵn sàng dừng bút nghiên lên đường, sẵn sàng ăn rừng ngủ suối suốt mấy tháng trời không tắm. Dĩ nhiên có nhiều người lính bị ép nhập ngũ nhưng không thể phủ nhận ý chí kiên cường của người lính Bắc Việt.

Thùy Linh đã từng có dịp nói chuyện với một số cựu chiến binh và nhận thấy, hầu hết trong số họ không hiểu được bản chất của cuộc chiến tranh ngày ấy, họ chỉ biết Mỹ là kẻ thù mà không biết TQ và LX cũng là kẻ thù, không nhận ra hai miền Nam-Bắc chỉ là hai con tốt trên bàn cờ chính trị ! Nhưng họ có một niềm tin sắt đá vào sứ mệnh "giải phóng" miền Nam, mà sau này nhiều người nhận ra là miền Nam đã giải phóng miền Bắc thì đúng hơn !

Chúng ta đã thấy sức mạnh của niềm tin lớn đến như thế nào. Những người Cộng sản bác bỏ niềm tin về tôn giáo nhưng chính họ là những bậc thầy trong việc gieo rắc niềm tin về chủ nghĩa hoang đường cho nhân dân.

Còn một niềm tin tiêu cực khác đang cản trở con đường phát triển của đất nước đó là: "Không thể thay đổi được tình trạng đói nghèo, tham nhũng, bất công hiện tại". Đây là niềm tin của đa số tầng lớp trí thức trẻ đang thờ ơ với tình hình đất nước. Chính niềm tin tiêu cực này khiến cho phong trào đấu tranh dân chủ gặp nhiều khó khăn. Một khi trong tư tưởng của con người xuất hiện khái niệm "không thể" thì gần như người đó sẽ bỏ cuộc. Giống như một cậu bé cho rằng mình học giốt, kém thông minh thì cậu ta chẳng bao giờ đặt ra mục tiêu trở thành một học sinh giỏi.

Vậy phải làm sao để họ thay đổi những niềm tin tiêu cực kể trên, làm cho họ tin rằng sự thay đổi là "có thể", câu trả lời xin được dành cho tất cả chúng ta !!!
 NỖ LỰC QUỐC TẾ HÓA NHÂN DÂN TỆ - BÀI 2
Nhân dân tệ phải “hóa rồng”
Việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ được Trung Quốc thực hiện bằng một chiến lược dài với ba bước về khu vực bao gồm “láng giềng hóa”, “khu vực hóa” tiến tới “quốc tế hóa”.

Với sức mạnh kinh tế đang nổi lên nhanh chóng của mình, Trung Quốc (TQ) hơn bao giờ hết mong muốn tăng cường vị thế và tiếng nói của mình trên khán đài chính trị thế giới. Một trong những thử thách đầu tiên mà TQ cần phải thực hiện là chính sách quốc tế hóa đồng nội tệ.
Bài toán kinh tế
Gắn liền với sự nổi lên của TQ, việc quốc tế hóa nhân dân tệ sẽ đem lại cho quốc gia này lợi ích ít nhất trên hai phương diện:
Một là các lợi ích trực tiếp về mặt thương mại. Nhân dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế vừa giúp tăng cường ảnh hưởng thương mại của TQ với quốc tế, vừa mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các công ty trong nước. Sau ba thập niên đầu tư phát triển, kinh tế TQ đang trên đà tăng tốc nhanh chóng. Tính đến 2011, giá trị thương mại Trung Quốc đạt khoảng 3,6 ngàn tỉ USD, chiếm 9,5% tổng thương mại toàn cầu. Trong bối cảnh đó, việc duy trì một đồng tiền yếu sẽ không còn là phù hợp khi chỉ có lợi cho xuất khẩu mà lại thiệt hại cho nhập khẩu và vấp phải sự phản đối từ quốc tế.
Còn đối với các công ty TQ, sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán quốc tế sẽ giảm thiểu rủi ro về tỉ giá hối đoái và tăng khả năng cạnh tranh của các tổ chức tài chính TQ trên thị trường. Nhưng quan trọng hơn, việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ sẽ giúp “cường quốc kinh tế số 2” giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD trong mối quan hệ với “cường quốc số 1”. TQ hiện đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với lượng dự trữ ngoại hối khoảng 3000 tỉ USD, chiếm 1/3 tổng dự trữ ngoại hối thế giới. Tuy nhiên, với khả năng “xuất khẩu lạm phát” của Mỹ thì khối tài sản này bỗng trở thành “cái bẫy USD” khổng lồ. Do vậy, việc quốc tế hóa để đồng nhân dân tệ trở nên độc lập hơn là một cách để TQ giảm thiểu “nguy cơ” đã nhìn thấy trước này.
Liệu TQ sẽ thành công trong giấc mơ thay thế đồng USD bằng nhân dân tệ?
Những lợi ích chính trị
Mặc dù TQ hiện đã là nền kinh tế thứ hai thế giới và dự đoán sẽ vượt Mỹ vào năm 2020 nhưng xét trên thực tế, đứng đầu về chỉ số GDP không phải là một thành tích quá ý nghĩa, đặc biệt khi TQ là quốc gia có dân số đông nhất thế giới. Mỹ cũng đã từng vượt qua Anh ngay từ giữa thế kỷ 19 nhưng suốt 100 năm sau đó, Anh vẫn là “đầu tàu” của nền kinh tế thế giới. Mỹ chỉ thực sự “soán” ngôi vị này kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ lợi dụng sự suy yếu của Anh để đưa USD trở thành đồng tiền quốc tế, kiểm soát kinh tế-tài chính toàn cầu, với nguyên lý “bất di bất dịch”: có sức mạnh kinh tế sẽ có khả năng tác động về chính trị.
Do đó, TQ cũng cần đưa nhân dân tệ trở thành “công cụ thực thi quyền lực có tính toán”, trước tiên là với những nước có quan hệ kinh tế với TQ. Có thể nhận thấy tham vọng này qua việc TQ muốn “nắm chốt” trong kế hoạch thành lập ngân hàng chung của khối BRICS (Tổ chức các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, TQ và Nam Phi), rồi thông qua ngân hàng này thực hiện các khoản vay và hỗ trợ bằng nhân dân tệ cho các nước BRICS, châu Phi và Mỹ Latin…
Với những ý nghĩa to lớn như vậy, việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với vận mệnh phát triển của TQ, là “ván cờ” không thể bại khi mà bài học đồng yen Nhật cách nay chỉ vài chục năm vẫn còn dai dẳng.
Đứng đầu về chỉ số GDP không phải là một thành tích quá ý nghĩa, đặc biệt khi TQ là quốc gia có dân số đông nhất thế giới. Ảnh trong bài: internet
Ba bước tiến, một chiến lược
Không phải là nước đầu tiên thực hiện quốc tế hóa đồng tiền của mình, TQ dường như đã rút được nhiều bài học kinh nghiệm từ các trường hợp đi trước. Do vậy, chiến lược dành cho nhân dân tệ không đơn thuần là “ẩn mình chờ thời” như đồng USD Mỹ hoặc chịu sức ép tăng giá từ nước khác như đồng yen Nhật mà còn là một lộ trình được xây dựng cụ thể, cẩn thận.
Việc quốc tế hóa được TQ thực hiện bằng một chiến lược dài hạn trong vòng 30 năm, với ba bước về khu vực bao gồm “láng giềng hóa”, “khu vực hóa” tiến tới “quốc tế hóa”. TQ phối hợp thực hiện ba bước về mục tiêu chức năng: Một là dùng nhân dân tệ trong giao dịch, buôn bán với các nước, từ đó tăng tỉ lệ sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán quốc tế; hai là dựa trên sức mạnh kinh tế và các kênh hợp tác kinh tế để biến nhân dân tệ thành đồng tiền đầu tư quan trọng tại những khu vực tài chính lớn của thế giới; ba là trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế, đồng tiền dự trữ ngoại hối quan trọng của các quốc gia khác. Đây là một chiến lược đồng bộ và toàn diện nhắm tới cả hai mục đích: Mở rộng tầm phổ biến, sức ảnh hưởng (thông qua ba bước khu vực) và nâng cao vai trò, vị thế (thông qua ba bước chức năng) của “đồng bạc đỏ” trong hệ thống kinh tế-tài chính thế giới. Với việc hoạch định từng bước, từng điểm như vậy, Trung TQ có thể vừa “lượng sức mình”, vừa kéo dài thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết, vừa xây dựng các mô hình thể nghiệm.
Tại thời điểm bắt tay vào quốc tế hóa đồng tiền của mình, TQ đã nắm trong tay “nửa phần thắng” khi may mắn có được những điều kiện về “thiên thời, địa lợi”. Thứ nhất là các đối thủ lớn đều mắc phải nhiều khó khăn: Khủng hoảng kinh tế đã khiến cả Mỹ và Nhật Bản suy yếu phần nào, trong khi EU đối mặt với khủng hoảng nợ công kéo theo bất ổn trên chính trường một số nước trong khu vực. Thêm vào đó, sau lần chao đảo vì khủng hoảng tài chính-tiền tệ 2008, thế giới đã vỡ lẽ ra rằng việc hệ thống tiền tệ đơn cực neo theo đồng USD quả là một cái bẫy nguy hiểm. Do đó, ngày càng nhiều ý kiến ủng hộ việc đa dạng hóa tiền tệ dự trữ quốc tế và hiển nhiên, với sức mạnh kinh tế ngày càng gia tăng của mình, TQ trở thành một “ứng cử viên” sáng giá.
Dư quyết tâm nhưng… thừa thận trọng
Tại các cuộc họp thượng đỉnh của nhóm cũng như các hội nghị toàn cầu khác, nhóm BRICS nhiều lần đưa ra yêu cầu “cải tổ trật tự tiền tệ thế giới”, trong khi Pháp từng đề nghị nhân dân tệ tham gia vào rổ tiền tệ quốc tế SDR (đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế) trong cuộc họp G20 (4-2011). Với vị thế là “nền kinh tế hàng đầu” của châu Á, TQ dễ dàng sử dụng ảnh hưởng đối với các khu vực do TQ kiểm soát (Hong Kong, Macau) và các nước đồng minh, đối tác lân cận để biến khu vực này thành những “phép thử”, làm “bàn đạp” để tiến tới quốc tế hóa nhân dân tệ. Hiện TQ vẫn đang tập trung “nuôi dưỡng” để Hong Kong, Thượng Hải trở thành những “trung tâm giao dịch nhân dân tệ toàn cầu”, trễ nhất là vào năm 2020. Và đặc khu kinh tế Thanh Hải (thuộc Thẩm Quyến) được nhận định sẽ trở thành “con át chủ bài” tiếp theo của các nhà hoạch định chính sách TQ.
Tuy nhiên, xét trong bối cảnh thế giới và tiềm lực TQ hiện nay, có lẽ nước này chưa thể hạ bệ hoàn toàn đồng USD mà nhắm tới tăng cường sức mạnh cho nhân dân tệ đồng thời hạn chế sự phụ thuộc vào USD.
Có thể thấy trong các phát biểu của các lãnh đạo TQ, mặc dù mạnh miệng tuyên bố: “Hệ thống tiền tệ lấy USD làm tiền tệ dự trữ là sản phẩm của quá khứ” nhưng cũng rất thận trọng khi kêu gọi “tái phân bổ quyền lực”, “đa dạng hóa tiền tệ dự trữ”. Theo Zha Xiaogang, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, một hệ thống tiền tệ quốc tế bao gồm ít nhất là đồng USD, euro và nhân dân tệ (và có thể bao gồm một số đồng tiền khác như yen Nhật và đồng rupee Ấn Độ) sẽ trở nên cân bằng hơn; và với nhiều sự lựa chọn hơn, “lợi nhuận của Mỹ sẽ bị thu hẹp, sức mạnh Mỹ sẽ bị suy yếu.”
Thời gian qua, với việc thành lập được các khu vực sử dụng nhân dân tệ xuyên khu vực thông qua hàng chục hiệp định hoán đổi tiền tệ với các nước, có thể nói TQ đã xây dựng khá thành công những nấc thang đầu tiên. Điều mà giới quan sát đặt ra là cuộc thập tự chinh này sẽ dẫn TQ và đồng tiền của mình đi tiếp về đâu?
THỦY TÂM (Irys)
Kỳ sau: Đối thủ của đồng USD?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét