Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Tin thứ Ba, 25-06-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
2< - Triển lãm tranh “Trường Sa-Lũy thép-Quê hương” (TTXVN).  - Trường Sa-Lũy thép, đây là quê hương (ND). - Giới thiệu chứng cứ khoa học về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa (VOV).
- HOÀNG SA LÀ ĐÂU HỞ NGOẠI? (Đặng Huy Văn). “Hoàng Sa xa không hở ngoại?/ Mà dân đánh cá khi xưa/ Hay ghé vào đây tránh bão/ Nếu không về kịp bến bờ“.
- Chủ tịch nước: ‘Không thể giải quyết tranh chấp Biển Đông một sớm một chiều’ (VNN).  - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Hợp tác nhưng không phương hại đến chủ quyền (TN).  - Chủ tịch nước: ‘Kết quả đàm phán Việt – Trung là tích cực’ (VNE). - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phát ngôn và hành động… (DLB).
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Phỏng vấn GS Ngô Vĩnh Long: Biển Đông : Bước lùi chiến thuật của Việt Nam trước áp lực Trung Quốc (RFI). ” … Về phía Việt Nam, theo giáo sư Long, có hai điểm cần quan tâm thực hiện (nhưng đâu có thực hiện?) để bảo vệ Biển Đông : một là cải thiện hồ sơ nhân quyền trong nước để tranh thủ dư luận Mỹ vốn có trọng lượng nhất định trên các chính sách của Washington đối với Việt Nam, và hai là ủng hộ vụ Philippines kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trước Liên Hiệp Quốc”.  Hay là không chịu cải thiện hồ sơ nhân quyền, mà thậm chí còn làm cho nó tệ hơn, cũng là “bước lùi chiến thuật”?!  Cho nên, cái khó nhất cho việc đánh giá một chính sách đối ngoại rất quan trọng này của nhà cầm quyền VN còn là ở chỗ nó luôn bị biến dạng qua đủ thứ mâu thuẫn, xung khắc, bí hiểm vì bị che đậy trong chính sách đối nội. 
Thật ngạc nhiên khi ông Ngô Vĩnh Long có vẻ tin chắc về thứ thông tin có thể nói là “tối mật” mà ông có được về “bước lùi chiến thuật” của VN. Ông cũng không chút nghi ngờ rằng mình đã được nhá ra những thông tin nào đó có lợi cho phía đưa tin, chưa nói rằng đó là một lối “đầu độc” thông tin nguy hiểm. Ngạc nhiên thêm là RFI cũng không chút nghi ngại về sự tự tin đó.
Ông Long còn suy luận đơn giản như thể cốt xoa dịu dư luận rằng nước nhỏ nói chuyện với nước lớn thì phải chịu thiệt, rằng VN “đơn độc” nên phải chịu … (ông quên Philippines?). Ông “quên” một điều hiển nhiên diễn ra hàng chục năm nay rằng đây là 2 kẻ “tàn quân” đào thoát từ cuộc sụp đổ của “Hệ thống XHCN”, đương nhiên phải dựa dẫm vào nhau mà  sống sót, nên mới có những thỏa thuận bí mật mà cả thế giới coi chừng bị “ăn quả lừa”, ví như vụ Thành Đô chẳng hạn. Kỳ lạ thêm là ông liên tục tìm cách chống chế “dùm” cho những người thương thuyết VN từ việc không nhắc tới COC, UNCLOS, cho tới Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển …
Ông Long còn “quên” rất nhiều thứ, ví như vụ  Trung Quốc in sách về Tam Sa, được loan tin ngay trong thời gian đón tiếp và đàm phán với phái đoàn ông CT nước VN, nhưng báo VN có đưa tin cũng không dám ngay từ cái tựa để “chỉ mặt” ai là kẻ in sách, làm bạn đọc dễ lầm tưởng sách do … bọn đầu nậu VN in lậu. Có báo (Petrotimes) còn âm thầm gỡ bỏ sau khi đăng tin này. (Mà sao VN lại “chọn” đúng thời điểm TQ kỷ niệm một năm ngày thành lập TP Tam Sa phi pháp để sang thăm, ông Long nhỉ? Hay cũng lại là “bước lùi chiến thuật”?) Chưa hết! Để chào mừng ông CTN VN với “4 tốt”, “16 chữ vàng” được lặp lại, Trung Quốc còn điều 2 tàu hải tuần ra Biển Đông,  tăng cường xây dựng các công trình trên phần đảo chiếm đóng trái phép nữa, lại còn đe dọa “Biển Đông hữu sự” sẽ phái J-20 ra Bãi Tư Chính, Trường Sa, … nhưng phía VN lại im thin thít như thể đang thực hiện … “bước lùi chiến thuật” theo kiểu ông Long. Nghe mấy chữ “bước lùi chiến lược” này của ông, tưởng như tên cáo già đang dụ khị đứa trẻ nít, chứ không phải là thực tế vẫn đang ngược lại. Hết biết!!!  - Để lấy lại “tinh thần” sau bài phỏng vấn ông Long, mời xem lại một bài rất khá: Gian nan chuyến đi Hoa Kỳ của tướng Đỗ Bá Tỵ (Cầu Nhật Tân).
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Quan hệ Việt – Trung ngày càng sâu đậm (BBC) (VẦNG, QUÁ SÂU LÀ ĐẰNG KHÁC ^:)^ ). - Chuyến đi TQ của Chủ tịch Sang tái khẳng định chính sách ngoại giao của Việt Nam (VOA). - ‘Hữu nghị Việt – Trung là tài sản chung’ (BBC). “Hai bên…khẳng định tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung là tài sản quý báu của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cần hết sức gìn giữ và không ngừng phát huy mạnh mẽ”. (sặc...)
Ký kết Việt – Trung ‘không hại chủ quyền’ (BBC). “Ông Sang nói: ‘Những gì có thể hợp tác được trên biển nhưng không phương hại đến nước khác, không phương hại đến chủ quyền thì có thể hợp tác’.”
Cận cảnh tàu Cảnh sát biển Hàn Quốc đang thăm Việt Nam (TN).
Nội các Úc trả lời từng câu hỏi của dân và Chính sách của Úc về vấn đề biển Đông (Boxitvn).
- Thư ngỏ: Về việc Đại học Thammasat trao bằng Tiến sỹ Danh dự cho Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng: OPEN LETTER: On the Honorary Doctorate Degree by Thammasat University to Vietnamese Communist Leader Nguyen Phu Trong (DLB). “…We are appalled to hear of the honorary doctorate degree that Thammasat University is going to grant Mr. Nguyen Phu Trong, who definitely must be held responsible for the increasing cases of human right abuses in a nation under the repressive rule of a mono-political party of which he is the top leader.” Tạm dịch:  Chúng tôi kinh hoàng khi nghe tin Đại học Thammasat sẽ trao bằng Tiến sỹ Danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng, người phải chịu trách nhiệm cho những trường hợp vi phạm nhân quyền trong một quốc gia nằm dưới sự cai trị đàn áp của chế độ độc đảng mà ông ấy đứng đầu. - Khi Tổng “Lú” lãnh bằng (DLB).
4
Thêm một tù nhân lương tâm tuyệt thực trong tù (RFA). - Thanh niên Công giáo ‘tuyệt thực trong tù’ (BBC). “Lý do thứ nhất là do giám thị trại giam không cho phép Nhật nhận sách giáo khoa hợp pháp do gia đình gửi vào, thứ hai là trại cũng không cho phép nhận đồ đạc và thuốc men và lý do thứ ba là do điều kiện nhà tù quá khắc nghiệt”. - Một tù nhân Công giáo ‘tuyệt thực’ (BBC). Trần Minh Nhật hiện đang chịu bản án 4 năm tù giam. =>
- Giới trẻ và các cuộc tuyệt thực ủng hộ Cù Huy Hà Vũ (VOA).
Thỉnh nguyện thư kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua Luật Nhân quyền cho Việt Nam (VOA).
TIN MỚI NHẤT VỀ VỤ KIỆN CHỦ TỊCH HÀNH PHỐ HÀ NỘI NGUYỄN THẾ THẢO (Bùi Hằng). “Dù sao thì việc một chủ tịch thành phố – Thủ đô của một quốc gia mà lạm dụng chức quyền gây hậu quả nghiêm trọng,  khó có thể khắc phục cho người dân là một việc cần xử lý một cách thỏa đáng theo đúng luật pháp hiện hành”.
- Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo bị đánh đập (ĐCV).
“Cộng sản” vẫn là một từ bẩn thỉu trong khu người Việt nhập cư (X-cafe). Bản dịch tiếng Việt của bài ‘Communist’ Is Still a Dirty Word in Vietnamese Immigrant Enclaves (NYT).
- Nguyễn Hưng Quốc: Quyền lực (VOA’s blog). “Loại quyền lực ủy thác, vốn gắn liền với chế độ dân chủ, … Nó dựa trên sự ủy quyền của dân chúng. Nó hành xử nhân danh dân chúng và nhắm đến lợi ích của dân chúng. Nếu không bị lạm dụng, đó còn là loại quyền lực bền vững và ổn định nhất: Ở tất cả các nước dân chủ nhất trên thế giới lâu nay, không những không có đảo chính mà cũng không có cả các âm mưu…diễn biến hòa bình!”
- Thất vọng sau kỳ họp quốc hội (RFA). Ông Lê Hiếu Đằng: “Đảng đứng trên và đứng ngoài luật pháp, không có quy định nào của đảng, chế tài mà đảng làm không đúng, đảng đưa ra kiến nghị không đúng, thì chưa có…  Trong tình hình nếu chưa có sự thay đổi một cách căn bản điều 4 thì họp quốc hội cũng như vậy thôi. Có nhích lên đôi chút nhưng vẫn là như vậy. Cái căn bản vẫn là thay đổi điều 4”.
- Nguyên Anh: Hội chứng lên đồng tập thể! (DLB).
Bỏ phiếu về tín nhiệm; xảo thuật chính trị Việt Nam (RFA). “Các nhà lập pháp Việt Nam không được phép chọn lựa ‘bất tín nhiệm’ chính phủ. Chỉ có mức độ bất tín nhiệm mới phản ảnh chính xác ý nghĩ của nhiều người Việt Nam”.
Lại tìm cách tinh giản biên chế (VNN). - Không có “chuẩn” giảm, làm sao giảm được biên chế? (LĐ).  - Nhiều lãnh đạo trượt kỳ thi nâng ngạch chuyên viên (TTXVN).
TỪ ‘GIÁM SÁT’ ĐẾN ‘DÁM LÀM’ !? (Bùi Văn Bồng).
- Đức Thành: Lời kể về thủy điện (Boxitvn). – Tô Văn Trường: Tái cơ cấu công tác quy hoạch.
Làm sao thoát “ám ảnh” giải phóng mặt bằng? (VnEco).   - Chuyên gia địa ốc nói về hoãn thông qua Luật Đất đai (VTC).
- Mark A. Ashwill: Vũ khí giáo dục Mỹ ở Việt Nam (BBC). “Chỉ với một phần nhỏ trong chi tiêu dành cho các chương trình và hoạt động khác trong vùng, chúng ta có thể tái định hình quốc gia này theo các cách đảm bảo có tác động tích cực, sâu sắc trong nhiều thập niên tới. Nếu chúng ta muốn Việt Nam 2020 trông giống Hàn Quốc hơn Trung Quốc, nay là thời điểm hành động”.
Bị đánh gãy răng trước trụ sở công an phường (NLĐ).  - Dân phòng không đội nón bảo hiểm, công an vô tư nhậu giữa trưa (NLĐ).  - Nguyên Trưởng phòng CSĐT Công an Tiền Giang lãnh án 3 năm tù (TN).
- Quảng Bình: Dấu hiệu bỏ lọt tội phạm vụ cán bộ Cục thuế tổ chức chém người (DT).
Nữ phó phòng Trần Hồng Ly kiện trưởng BQL khu kinh tế tỉnh Trà Vinh (Soha).
Vợ lãnh đạo xã chém nữ hiệu trưởng vì ghen (TT).
Chính phủ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật tử, rồi “ngậm máu phun người” ra sao? (Chùa PL).
AI ? AI ĐÃ CƯỚP MẤT TUỔI THƠ CÁC EM ? (TNM).
Tái quân bình lực lượng nghĩa là gì? (Foreign Affairs/ Boxitvn).
3<- Ông Trần Quang Thành đến Đài Loan (BBC). - Luật sư mù Trần Quang Thành tới thăm Đài Loan (VOA). - Nhà ly khai Trần Quang Thành đến Đài Loan (RFI).
Quan chức Trung Quốc sợ “lên mạng” (NLĐ).
Dân Úc xem Trung Quốc là mối đe dọa trong tương lai (VOA).
Thùng thuốc súng Trung Quốc: Gã khổng lồ trên con đường vào thế kỷ 21 (Phan Ba). “Chúng tôi bộc lộ những lời phê phán của chúng tôi với đau buồn và nước mắt, vì chúng tôi muốn Trung Quốc có thể phát triển trong yên bình, không có những cuộc cách mạng đẫm máu, không có nổi dậy và chiến tranh. Mặt khác, chúng tôi biết rằng đất nước này sẽ đi vào trong một ngõ cụt nguy hiểm nếu như không có thay đổi về chính trị“.
Nhật – Trung cùng mổ xẻ động thái lạ của Kim Jong-un (ĐV).  - Công bố hồ sơ cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều 2007 (TTXVN).  - Tháng Năm: Thương mại liên Triều đình trệ ở số 0 (TTXVN).
Brazil : Chính quyền lung lay vì tham nhũng (RFI). “Thách thức của những nền kinh tế đang lên -như Brazil hay Trung Quốc – không chỉ là đem lại cơm no, áo ấm cho người dân. Quan trọng không kém là khả năng đáp ứng nguyện vọng dân chủ của quần chúng”. - Tổng thống Brazil gặp gỡ đại diện người biểu tình (RFI).
Dân Bulgari xuống đường vì khát khao dân chủ (RFI). “Từ 10 ngày qua, cứ mỗi tối, hàng chục ngàn người lại tập hợp trước trụ sở chính phủ và Quốc hội để hô các khẩu hiệu: ‘Mafia’ và ‘Từ chức’ đòi chính phủ cánh trung tả của Thủ tướng Plamen Orecharski từ chức”.

- Các động thái của Trung Quốc phản ứng lại chiến lược hướng Đông của Mỹ: Trung Quốc cử tàu chiến đến Hawaii do thám, không thông báo cho Mỹ (GDVN).
-  Chủ tịch nước: “Không lẽ để vài ngọn gió từ các trang mạng làm lung lay? (Infonet). ” … hiện nay trên mạng có rất nhiều thông tin sai sự thật nên người dân cần phải cảnh giác khi tiếp nhận, “nếu không tỉnh táo sẽ thấy xã hội ta đen như mực, không có ông nào tốt, tuy nhiên đại đa số bà con đều tỉnh táo. Một dân tộc anh hùng không lẽ để một vài ngọn gió từ các trang mạng làm lung lay”.   - CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG: ‘Không thể giải quyết tranh chấp Biển Đông một sớm một chiều’ (PT).
KINH TẾ
Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu 2013 ước đạt 4,9% (TTXVN).
Nhà băng bơm tiền, đổ trăm ngàn tỷ vào đâu? (VNN). - ITD: Vướng mắc với “con nợ” của Ngân hàng ACB vẫn chưa được giải quyết (Cafè/TTT).
Giá vàng xuống trở lại (TBKTSG).  - Giá vàng, chứng khoán lao dốc (NLĐ).   - Sắp được nhập khẩu vàng nguyên liệu làm nữ trang (TBKTSG).  - Mua vàng thời điểm này có nhiều rủi ro (ĐBND).
Tiền tháo chạy khỏi trái phiếu mạnh nhất từ trước tới nay (Gafin).
Giật mình thực địa các dự án xin chuyển thành nhà ở xã hội (ĐTCK).
Doanh nghiệp xăng dầu được điều chỉnh giá trong phạm vi 5% (LĐ).  - Doanh nghiệp xăng dầu than lỗ 200 đồng/lít (TBKTSG).
Quản lý doanh nghiệp lữ hành: “Lỏng” vì quá “thoáng” (CP).
1Ngành nông nghiệp gặp khó về đầu ra (TBKTSG).  - “Mùa nợ” mới của người trồng lúa (VTV).  - Thu mua tạm trữ lúa gạo, nông dân chưa được hưởng lợi (ND).
Tạp chí nhà giàu Forbes “tấn công” thị trường Việt Nam (NLĐ). Trong hình không thấy giới thiệu anh Nguyễn Bảo Hoàng =>

VĂN HÓA-THỂ THAO
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU ( KỲ 68) (Nhật Tuấn).
Lưu Quang Vũ và “điều không thể mất” (NLĐ).
Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI (PBVH).
- Thái Doãn Hiểu: CỦA CE’SAR XIN TRẢ LẠI CHO CE’SAR (Nguyễn Trọng Tạo).
Giải mã nghệ thuật cổ Champa (ĐCV).
Chung tay bảo vệ, phát huy di sản văn hoá (VH).
Loay hoay tìm cách quản lý tiền công đức (VNN).
Tìm lời giải nâng cao chất lượng phim truyền hình (VH).
Kỳ nữ Kim Cương: Mặt trái danh vọng nhiều cay đắng (VTC).
Tạ Thị Ngọc Thảo: Nghiệp doanh chủ và nghề cầm bút (DĐDN).
Giọng hát Việt xuống cấp (NLĐ).
- Giới từ và không gian, thời gian (Nhị Linh).
Kyo York xuyên tạc bài thơ “Qua đèo Ngang” (GĐ).  - Kyo York là “nạn nhân” của nhà đài?
- Video: Khai mạc ngày hội gia đình Việt Nam (VTV).
‘Việt Nam giữa lòng London’ (BBC).
- Vương Ngọc Minh: San francisco (Da màu).

- CAO PHÚ CƯỜNG ĐÃ CÓ THÂM NIÊN ĐẠO THƠ  .- VÕ TẤN: VỀ Ý KIẾN TRAO ĐỔI CỦA CAO PHÚ CƯỜNG – TÁC GIẢ THƠ “ĐẠO”?  .- THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN V: KHÔNG DÁM CÔNG BỐ BAN GIÁM KHẢO VÌ SỢ BỊ “NÉM ĐÁ”  (TT/VC+). Chia sẻ về điều này, có nhà thơ nhận định: nên công bố thông tin về ban giám khảo như một cách tạo niềm tin và tôn trọng người dự thi. Trong khi đó, kèm theo danh sách 11 tác phẩm vào chung khảo, ban tổ chức kêu gọi “mong nhận được ý kiến phản hồi (nếu có) đến hết ngày 20-6-2013 trước khi công bố và trao giải cuộc thi”. Ðiều này mang hàm ý ban tổ chức (và có thể cả ban giám khảo) đang thiếu tự tin trong việc đánh giá tác phẩm dự thi, hay đây là cuộc thi cần ý kiến phản hồi theo lối khen – chê bình chọn?”.
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Lấy danh, tạo tiếng… phản giáo dục! (GD&TĐ).
Luyện thi đại học: Muôn hình vạn trạng (PNTP).  - “Lò” luyện thi cấp tốc đã hạ nhiệt (ND).  - Lớp học thủ khoa khối V miễn phí hút sĩ tử (VTC).
Hệ lụy “heo vàng”! (GD&TĐ).
Quá tải các điểm sinh hoạt hè (ND).
- Viện sĩ – bác sĩ Dương Quang Trung: Nhớ nụ cười hồn hậu (NLĐ).
Nghi án PGS Trường Đại học Kinh tế Quốc dân copy luận án tiến sĩ (ĐĐK).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Khoai tây độc: Phải chấp nhận! (NLĐ).  -  Lào Cai: Chưa phát hiện khoai tây Trung Quốc nhập khẩu không an toàn (VOV).
Nửa tấn phụ gia thực phẩm nhập lậu suýt “tuồn” ra thị trường (ANTĐ).
“Nướng” tiền hỗ trợ chính sách (NLĐ).
Trở về sau 23 năm bị bán sang Trung Quốc (NLĐ).
Bất an vì “bom hơi” tràn lan trên phố (TN).
Giải quyết theo lộ trình! (SK&ĐS). “Giá vé tàu hỏa bây giờ còn cao hơn giá vé máy bay giá rẻ mà sao các toa xe không thể lắp thiết bị vệ sinh tự hoại được nhỉ?! – Đã bảo phải theo lộ trình mà lại! Đến năm 2015 vẫn còn 75% phải thải xuống đường, năm 2020 còn 20%…”.
-  Không có mại dâm ở Đồ Sơn và Quất Lâm: Chuyện đùa! Trải nghiệm “thiên đường tình dục” Quất Lâm (LĐ).
Vì sao trộm chó? (LĐ).
Rừng Tây Nguyên teo tóp (NLĐ).  - Thủy điện Mekong, phá rừng… sẽ làm mất mũi Cà Mau (ĐV).
Dự báo bão số 2 chưa chính xác? (TT).  - Tan hoang sau bão số 2 (NLĐ).
Những tiếng chim thị thành (RFA). “Phong trào chơi chim sẽ còn phát triển rộng rãi, sẽ có những cuộc thi chim cấp nhà nước, vì như thế, ít nhất sẽ làm xoa dịu nỗi buồn mất mát của người nông dân trước mảnh vườn thân yêu xưa cũ. Và xóa đi khoảng trống trong tâm cảm của những nông dân sau cái gọi là công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn nhưng trên thực tế là tập trung đất đai vào tay tư bản đỏ và dồn cư dân vào những khu nhà bê tông vô cảm và xa lạ”.
- Video: Vượt núi chữa bệnh ung thư cho con (VTV).
- Video: Tổng hợp thiệt hại do bão số 2 (VTV).
Lũ lụt Ấn Độ có thể hại chết 8.000 người (NLĐ).
Khói cháy rừng từ Indonesia lan đến Nha Trang? (TT).
- Các nhà khoa học cảnh báo về tính nghiêm trọng của virut H7N9 (VOA).
Cúm gà H7N9 tại Trung Quốc : Hơn 30% số bệnh nhân nhập viện tử vong (RFI).
Greenpeace: Đông dược Trung Quốc chứa đầy thuốc trừ sâu (RFI). “Một số thuốc trừ sâu có trong Đông dược mà tổ chức bảo vệ môi trường đo lường được cao gấp mấy trăm lần so với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hiện nay của Liên hiệp châu Âu”.
Thăng bằng trên dây đi qua hẻm núi (BBC). - Nik Wallenda lập kỷ lục băng qua Grand Canyon trên dây cáp (VOA).
- Indonesia: Hai chủ đất bị bắt để điều tra về cháy rừng (RFI).

QUỐC TẾ
Mỹ đứng trước 3 lựa chọn cho tương lai Syria (Tin tức).  - Mỹ chuẩn bị can thiệp trực tiếp vào Syria? (PNTP).  - LHQ, Nga và Mỹ tiếp tục thảo luận về Hội nghị quốc tế Syria (VOV).  - Cuộc chiến Syria và các nước lớn (CP).
Quân đội Israel tấn công các mục tiêu ở Gaza (VOA). - F-16 Israel không kích Dải Gaza (Tin tức).
Pakistan truy tố cựu Tổng thống Musharraf về tội phản quốc (Tin tức).
Đương kim Tổng thống Ai Cập bị điều tra về tội vượt ngục (RFI). “Theo tòa án, thì vụ ông Morsi trốn thoát khỏi nhà tù hôm đó là do Huynh đệ Hồi giáo lên kế hoạch và thực hiện, cùng với phe Hamas ở Palestine và Hezbollah ở Liban”.
Rộ tin Nga bắt giữ Snowden (NLĐ).  - Mỹ kêu gọi Nga hợp tác dẫn độ Edward Snowden (TTXVN).  - Mỹ đau đầu vì vụ Snowden (NLĐ).  - ‘Kẻ phản bội nước Mỹ’ và cuộc trốn chạy lịch sử (Infonet).  - Edward Snowden không đáp chuyến bay đến Cuba (PNTP).  - Ngoại trưởng Ecuador họp báo về cựu nhân viên CIA Snowden tại Hà Nội (DT).
Edward Snowden là ai? (BBC). - Snowden – ‘Tự do hay là chết’ (BBC). - Snowden xin tỵ nạn ở Ecuador (BBC). - Mỹ trông chờ Nga xem xét ‘mọi lựa chọn’ để trục xuất Snowden (VOA). - Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo ‘hậu quả’ đối với các nước giúp đỡ Snowden (VOA). - Mỹ ra lệnh truy nã cựu điệp viên “phản bội” (RFI). - Washington yêu cầu Nga trục xuất cựu điệp viên Edward Snowden về Mỹ (RFI). - Snowden đang ‘chạy trốn’ở đâu? (BBC).
Bầu cử ở Tokyo: Đảng của Thủ tướng Abe thắng lớn (RFI). “Kết quả cuộc bầu cử này sẽ được xem như là cuộc tổng diễn tập cho cuộc bầu cử một phần Thượng viện Nhật ngày 21/07 tới. Đây sẽ là cuộc bầu cử có tính chất quyết định cho khả năng thực hiện chính sách của Thủ tướng Abe trong 3 năm tới”.
Pháp : Doanh nhân B. Tapie bị tạm giam, cựu Tổng thống N.Sarkozy trong tầm ngắm (RFI).
Phán quyết trong vụ Rubygate sẽ ảnh hưởng đến chính trường Ý (RFI).
- Miến Điện: Tuần báo Time bị phản đối vì liên kết [hệ] Phật giáo với khủng bố (RFI).
Ngoại trưởng Mỹ, Ấn Độ thảo luận về an ninh khu vực, kinh tế (VOA).
Cựu Tổng thống Pakistan Musharraf sẽ bị xử về tội phản quốc? (VOA).
Thái Lan: 38 địa điểm cùng biểu tình chống ông Thaksin (NLĐ).
Sức khỏe ông Mandela ‘nguy kịch’ (BBC). - Ông Mandela trong tình trạng nguy kịch (VOA). - Sức khỏe Nelson Mandela nguy kịch (RFI).

* RFA: + Sáng 24-6-2013; + Tối 24-6-2013
* RFI: 24-6-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 24/06/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 24/06/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 24/06/2013; + Thu mua tạm trữ lúa gạo; + Điểm hẹn văn hóa – 24/06/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 24/06/2013; + 360 độ Thể thao – 24/06/2013; + Thể thao 24/7 – 24/06/2013; + Về quê – 24/06/2013; + Cải cách hành chính – 24/06/2013; + 7 ngày công nghệ – 24/06/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 24/06/2013; + Cuộc sống thường ngày – 24/06/2013; + Thời tiết du lịch – 24/06/2013; + Thời sự 12h – 24/06/2013.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phát ngôn và hành động...

CTV Danlambao - Có những phát ngôn mang nhiều dấu ấn. Có những dáng đứng thật hình tượng. Ấntượng đó trình làng rõ nét chân dung, bản chất của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Từ những ngày đầu năm với bài viết "Phải biết hổ thẹn với tiền nhân" và phán với toàn dân rằng “...chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiền liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc…”; ám chỉ những ai đó trong đảng “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để chọc gậy bánh xe, thậm chí để cõng rắn cắn gà nhà...” cho đến những ngày vừa qua, tại Bắc Kinh, dáng đứng của CTN Trương Tấn Sang đã thêm một lần nữa chứng minh cho câu nói đã rất xưa nhưng vẫn còn rất mới: “đừng nghe... mà hãy nhìn...”
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phát ngôn và hành động...
“Đảng và Nhà nước Việt Nam không lùi bước trong vấn đề biển Đông. Việc gìn giữ hòa bình trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, từ ý thức đến hành động đều hết sức đầy đủ. Nhưng đồng thời nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia vẫn tiến hành thường xuyên không có gì thay đổi”.
“Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chín lô dầu khí, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam thì cơ quan trung ương phản đối rất nhiều lần. Lãnh đạo cấp cao gặp nhau nói thẳng ra rồi. Và chúng ta vẫn tiến hành thăm dò bình thường”.
“Tuy không thể đến từng xóm chài, thăm từng hộ ngư dân trên cả nước, nhưng lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tạo điều kiện và tin tưởng bà con ngư dân bám biển... Bà con phải đoàn kết, giữ vững truyền thống, kiên trì, xây dựng nghiệp đoàn tốt gắn bó nơi biển xa. Cái gì chưa tốt ở tầm chiến lược biển Việt Nam chúng tôi sẽ sửa chữa. Cái gì không công bằng thì phải đấu tranh...”
Bằng mọi cách phải bảo vệ hoạt động bình thường của ngư dân. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của đất nước. Các hoạt động đánh bắt hải sản, hoạt động khai thác dầu khí, các hoạt động của các doanh nghiệp, vận tải biển, nghiên cứu khoa học trên vùng biển Việt Nam phải hết sức an tâm. Điều này hết sức hệ trọng...”
Người dân lo lắng, bức xúc về tình hình Biển Đông là đúng. Đó là lòng yêu nước và tinh thần độc lập đã được trao chuyền qua bao thế hệ. Đảng và Nhà nước ta chủ trương như thế nào cũng phải trên cơ sở lòng dân làm gốc. Lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông được luật pháp quốc tế thừa nhận và bảo vệ theo Công ước Luật Biển 1982...”
“Lập trường của Đảng và Nhà nước ta rất rõ ràng, không bao giờ từ bỏ chủ quyền. Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là chuyện nhất quán, bất di bất dịch... Người dân cần hết sức bình tĩnh, đừng vì nghe thông tin một chiều, không chính thống mà mất niềm tin vào chính quyền...”
“Ta đấu tranh theo hướng đoàn kết, dựa vào luật pháp quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Thế giới cũng rất đồng tình với cách xử sự đúng mực của chúng ta. Đấu tranh ôn hòa không có nghĩa là hữu khuynh, nhu nhược...”
"Chắc chắn rằng bà con ngư dân ra khơi không phải là tự bơi một mình, mà nhà nước luôn theo dõi và hỗ trợ. Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng phương tiện đánh bắt của ta vẫn tăng, phương tiện đánh bắt xa bờ cũng tăng, công ăn việc làm nhiều hơn, sản lượng đánh bắt cũng tăng. Đặc biệt, giờ đây ngư dân ta cũng không đánh bắt đơn lẻ nữa, mà tổ chức thành đoàn, vừa hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn, vừa tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm. Các ngành liên quan tới biển như thủy sản, khai thác dầu khí, hàng hải… vẫn phát triển ổn định... Như vậy là ta đã kiên trì thực hiện có hiệu quả mục tiêu hòa bình, độc lập chủ quyền, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, kinh tế - xã hội phát triển ổn định...”
“Chúng ta không tranh chấp với ai. Biển của ta, ta giữ, ta khai thác. Các đối tác đến với Việt Nam, làm ăn theo pháp luật Việt Nam thì Việt Nam hết sức hoan nghênh...”
“… nhưng chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiền liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc… Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”…”
*
“Tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung vô cùng quý giá của nhân dân hai nước do các thế hệ lãnh đạo tiền bối và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Chúng ta đều có trách nhiệm giữ gìn, kế thừa và phát huy...”

“Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay...”

“Việt Nam hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc, coi đây là chính sách cơ bản, nhất quán, lâu dài và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam...”

“Thực tiễn chứng minh, chỉ có hữu nghị, hợp tác và cùng nhau phát triển trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi mới là sự lựa chọn duy nhất đúng của quan hệ hai nước, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân hai nước”
“Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.”

Tổng hợp 25.06.2013

1860. CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC TẠI ẤN ĐỘ DƯƠNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ Nhật, ngày 23/06/2013
TTXVN (Niu Yoóc 22/6)

Phản ánh cuộc cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng giữa Mỹ và các cường quốc ở Ấn Độ Dương, “Tạp chí Á-Âu” mới đây nhận định, trước đây không ai quan tâm đến Ấn Độ Dương, nhưng hiện nay nơi đây đã và đang trở thành một trung tâm hoạt động chính trị, chiến lược và kinh tế vì các loại tàu ngầm hạt nhân, tàu chiến và tàu thương mại của các cường quốc thường xuyên hiện diện trong khu vực. Hơn nữa, Ấn Độ Dương có một số khoáng sản quan trọng như: lượng vàng được khai thác trong khu vực chiếm 80,7% của thế giới, 56,6% thiếc, 28,5% măngan, 25,2% niken và 77,3% cao su thiên nhiên, chưa kể khối lượng hàng hóa được vận chuyến qua Ấn Độ Dương là lớn nhất thế giới.

Về chiến lược, Ấn Độ Dương rất quan trọng, đặc biệt do sự hiện diện của các cường quốc lớn và 3 cường quốc hạt nhân trong khu vực: Pakixtan, Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là lý do giải thích tại sao các cường quốc khu vực chú trọng triển khai các tàu ngầm trang bị tên lửa thông thường và tàu ngầm trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân (SLBM) có khả năng phát động đòn tấn công thứ hai và duy trì cân bằng sức mạnh để ngăn chặn bá quyền trong khu vực. Mỹ đã thành lập căn cứ hải quân tại Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, từ đó đe dọa các nước khu vực và bảo vệ lợi ích sống còn của Mỹ. Nhưng quan hệ chính trị bên trong và xung quanh Ấn Độ Dương có thể tác động lớn đến chiến lược “Trở lại châu Á” của Mỹ. Vì vậy, chỉ đạo Chiến lược năm 2012 của Mỹ đã gắn kinh tế và an ninh của Mỹ với những phát triển ở Ấn Độ Dương và nâng Ấn Độ lên vị thế của một đối tác chiến lược lâu dài trong khu vực. Các tài liệu chính thức của Mỹ cũng tuyên bố Iran và Trung Quốc là hai quốc gia có khả năng sử dụng các phương tiện không cân xứng để chống lại những lợi ích của Mỹ. Hợp tác Ấn Độ-Mỹ ở Ấn Độ Dương buộc Pakixtan và Trung Quốc phải cảnh giác trước các đề nghị của họ, từ đó tạo nên sự cạnh tranh chiến lược trong khu vực và sử dụng các chiến lược phụ thuộc tài nguyên để chống lại những thủ đoạn của đối phương. Thế giới đang bước vào kỷ nguyên địa năng lượng, trong đó an ninh năng lượng sẽ tạo điều kiện cho mối quan hệ giữa các nước và có thể dẫn đến việc cơ cấu lại hệ thống quyền lực thế giới. An ninh năng lượng sẽ đóng vai trò quyết định trong việc tạo nên xung đột và hợp tác. Nước nào giành được vị trí quan trọng ở Ấn Độ Dương sẽ có khả năng kiểm soát nguồn năng lượng không chỉ đổ đến Đông Á mà cả các khu vực khác. Hiện nay, lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới của Mỹ đang thống trị khu vực, trong khi đó các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc cũng đang cố gắng cân bằng sức mạnh với Mỹ để bảo vệ lợi ích kinh tế và nhu cầu năng lượng. Làm chủ Ấn Độ Dương là vấn đề rất quan trọng và điều đó có thể được khẳng định bởi thực tế dầu lửa được vận chuyển từ Vùng Vịnh đến hầu hết các nước trên thế giới đều đi qua Ấn Độ Dương và qua eo biển Malacca đến Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Pakixtan có tuyến bờ biển duy nhất nằm trên Ấn Độ Dương, do đó đây là con đường sống còn đối với thương mại, đặc biệt cho việc cung cấp năng lượng, của Ixlamabát. Các lợi ích quan trọng của Pakixtan ở Ấn Độ Dương đang gây khó khăn cho Ấn Độ trong việc thống trị các khu vực gần Pakixtan và bảo vệ các tuyến đường xuất nhập khẩu quan trọng của họ. Trước đây Pakixtan có thể hành động tương đối hạn chế so với sự hiện diện của hải quân Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, do đó Ixlamabát chủ trương phát triển sức mạnh hải quân và kết thân với một cường quốc bên ngoài để cân bằng với Ấn Độ. Pakixtan không hy vọng Mỹ là một đối tác đáng tin cậy trong việc củng cố an ninh ở Ấn Độ Dương, đặc biệt khi Mỹ đang tăng cường đối thoại an ninh với Ấn Độ. Do đó, Pakixtan cho rằng quốc gia có thể đóng vai trò cân bằng quan trọng hơn ở Ấn Độ Dương là Trung Quốc. Hiện nqy Pakixtan đang được hưởng lợi nhờ chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc, do đó nước này đã chuyển giao quyền hoạt động cho Trung Quốc. Cũng như Ấn Độ, lợi ích kinh tế của Pakixtan trong việc bảo đảm an ninh Ấn Độ Dương rất lớn. Cán cân thanh toán không ổn định của Pakixtan phụ thuộc vào thương mại biển; 95% thương mại và 100% nhập khẩu dầu lửa của Pakixtan được vận chuyển qua Ấn Độ Dương. Mục tiêu chủ yếu của Pakixtan là vô hiệu hóa Ấn Độ, bảo vệ các lợi ích kinh tế và năng lượng và hiện Pakixtan đang hoạt động trong liên minh với Trung Quốc, đồng thời nâng cao sức mạnh của quân đội và hải quân.
Nhận thấy Ấn Độ Dương là một trung tâm năng lượng, Ấn Độ đang cố gắng tăng cường can dự khu vực và tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở các nước từ Iran đến Thái Lan. Chẳng bao lâu nữa Ấn Độ sẽ trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, phụ thuộc khoảng 33% nhu cầu năng lượng và sớm muộn sẽ nhập khẩu 90% dầu lửa từ Vùng Vịnh. Một lý do khác đằng sau sự phát triển sức mạnh hải quân của Ấn Độ là “thế tiến thoái lưỡng nan ở eo biển Hormuz”. Hàng nhập khẩu của Ấn Độ phải đi qua eo biển Hormuz, gần bờ biển Makran của Pakixtan – nơi Trung Quốc đang giúp nước này phát triển các cảng nước sâu. Để bảo vệ các lợi ích quan trọng cũng như đạt được vị thế siêu cường, Ấn Độ đang phát triển lực lượng hải quân. Đến nay hải quân Ấn Độ có 155 tàu chiến, trở thành một trong những lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, và dự kiến năm 2015 sẽ tăng thêm ba tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và ba tàu sân bay. Mục tiêu quan trọng trong việc xây dựng lực lượng hải quân của Ấn Độ không những liên quan đến kinh tế và an ninh mà còn là “tự chủ chiến lược”. Chính sách này của Ấn Độ phù hợp với mục tiêu giành vị thế siêu cường và đủ sức chống lại sự hiện diện của các cường quốc bên ngoài khu vực ở Ấn Độ Dương, kể cả trước mắt và lâu dài. Ấn Độ cho rằng sự hiện diện của các cường quốc ngoài khu vực đang tạo nên căng thẳng trong khu vực, từ đó ảnh hưởng đến các lợi ích nhạy cảm của Niu Đêli. Ấn Độ muốn thay thế các cường quốc và trở thành nước thống trị Ấn Độ Dương. Trong số những phát triển mới nhất của Hải quân Ấn Độ phải kể đến lễ khai trương căn cứ hải quân mới INS Dweeprakshak ở quần đảo Lakshadweep, trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân Phía Nam, ngày 1/5/2012. Điều này có nghĩa là căn cứ hải quân mới của Ấn Độ sẽ đối mặt với chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc nhằm chia cắt Ấn Độ khỏi các nước Ấn Độ Dương khác. Để đạt được vị thế siêu cường mới nổi, Ấn Độ dự chi gần 45 tỷ USD trong 20 năm tới để mua-103 tàu chiến mới, kể cả các tàu khu trục và tàu ngầm hạt nhân. Nhưng thực tế khi mở rộng ảnh hưởng về phía Đông và phía Tây trên bộ và trên biển, Ấn Độ sẽ đụng chạm đên Trung Quốc – hiện cũng đang quyết tâm bảo vệ các lợi ích trong khu vực và mở rộng tầm hoạt động của lực lượng hải quân.
Theo kế hoạch, Trung Quốc cũng sẽ chi 25 tỷ USD để mua 135 tàu trong thời gian tương tự. Mối quan tâm lớn nhất của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương là an ninh năng lượng. Hiện nay Bắc Kinh cũng đang đứng trước “Tình thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca”. Bởi vì Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào eo biển này và ngược lại mục tiêu của Mỹ nhằm kiểm soát eo biển để tác động đến nhu cầu năng lượng của Trung Quốc. Thực tế, bất cứ nước nào kiểm soát eo biển Malacca cũng sẽ kiểm soát tuyến đường năng lượng của Trung Quốc. Lệ thuộc quá nhiều vào eo biển Malacca đã tạo nên mối đe dọa lớn cho an ninh năng lượng của Trung Quốc. Eo biển Malacca là tuyến đường biển quan trọng cho phép Mỹ chiếm ưu thế địa chính trị, hạn chế sự phát triển của các nước lớn và kiểm soát nguồn năng lượng của thế giới. Chính phủ Trung Quốc hy vọng có thể bỏ qua eo biển đó bằng cách vận chuyển dầu lửa và các sản phẩm năng lượng khác qua các tuyến đường bộ và đường ống dẫn dầu từ các bến cảng ở Ấn Độ Dương chạy đến trung tâm Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã và đang triển khai chiến lược “chuỗi ngọc trai” ở Ấn Độ Dương, trong đó xây dựng hàng loạt bến cảng ở các nước thân thiện dọc bờ biển phía Bắc Ấn Độ Dương như: bến cảng Gwadar ở Pakixtan, một bến cảng ở thành phố Pasni ở phía Đông Pakixtan và cách cảng Gwadar khoảng 75 dặm; một trạm tiếp liệu trên bờ biển phía Nam Xri lanca và một kho vận ở Chittagong của Bănglađét. Chính phủ Trung Quốc cũng dự kiến đào một con kênh qua eo đất Kra ở Thái Lan để kết nối Ấn Độ Dương với bờ biển Thái Bình Dương của Trung Quốc – một dự án có quy mô tương tự kênh đào Panama và có thể thúc đẩy hơn nữa cán cân sức mạnh của châu Á nghiêng về Trung Quốc bằng cách tạo điều kiện cho lực lượng hải quân và hạm đội tàu thương mại Trung Quốc dễ dàng thâm nhập khu vực đại dương rộng lớn kéo dài từ Đông Phi đến Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên. Bên cạnh chiến lược này, Trung Quốc tăng cường quan hệ với các nước khu vực thông qua các thỏa thuận viện trợ, thương mại và quốc phòng. Một yếu tố quan trọng thúc đẩy Trung Quốc xây dụng các tuyến đường thay thế là chẳng bao lâu nữa hải quân Ấn Độ sẽ trở thành lực lượng lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, từ đó sẽ ngăn chặn sự bành trướng quân sự của Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc cũng đang phát triển và xem xét lại vai trò trong bối cảnh môi trường thay đổi và tầm quan trọng ngày càng tăng của Ấn Độ Dương, từ đó gia tăng ảnh hưởng trên biển bằng cách chuyển vai trò từ một lực lượng hải quân chủ yếu bảo vệ bờ biển thành lực lượng có khả năng hoạt động kéo dài trên các vùng biển quốc tế xứng đáng với vị thế siêu cường của Trung Quốc.
Mục đích chiến lược của Oasinhtơn là thống trị tuyến đường vận chuyến dầu lửa ở Ấn Độ Dương, do đó những năm gần đây Mỹ rất quan tâm đến Ấn Độ, Việt Nam và Xinhgapo – tất cả các nước này đều nằm trên tuyến đường đó. Nhưng Ấn Độ Dương là một trong những thách thức lớn nhất mà Mỹ đang đối mặt trong thể chế chính trị thế giới, khi cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ đang nổi lên như các cường quốc biển, kinh tế và thách thức quyền bá chủ kéo dài nhiều thập kỷ qua của Mỹ. Vì vậy nhiệm vụ của Hải quân Mỹ là lặng lẽ thúc đẩy sức mạnh hải quân của các nước đồng minh tin cậy nhất như Ấn Độ ở Ấn Độ Dương và Nhật Bản ở Tây Thái Bình Dương để hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Một trong những mục tiêu chủ yếu của Mỹ là hạn chế và làm chậm sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc ở các nước trong khu vực và kích động xung đột giữa các nước. Rõ ràng Mỹ đang kích động các nước trong khu vực ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như biển Hoa Đông để hạn chế FDI của Trung Quốc và đẩy các nước ra khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Mỹ không muốn khu vực bị thống trị bởi bất cứ nước nào khác, bởi vì điều đó sẽ phá hủy nghiêm trọng các lợi ích kinh tế lâu dài của Mỹ cũng như làm mất cân bằng sức mạnh trong khu vực. Điều này đặc biệt quan trọng khi trung tâm kinh tế dịch chuyển từ Tây sang Đông. Nếu bị kiểm soát bởi bất cứ quốc gia châu Á nào, các điểm nút quan trọng ở Ấn Độ Dương, kể cả eo biển Malacca, Hormuz và Bab el Mandeb, có thể làm nghiêng cán cân thương mại hơn nữa về châu Á. Nạn cướp biển ở eo biển Malacca cho thấy những gì có thể xảy ra khi việc đi lại tự do và an toàn qua một điểm nút không được đảm bảo an ninh. Tuy nhiên khó khăn của Mỹ là nước này không thể ngăn chặn hoặc phong tỏa nguồn cung cấp cho Trung Quốc và Ấn Độ, bởi vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, nhưng Mỹ có thể độc quyền cung cấp năng lượng bằng cách kiểm soát các nước Trung Á. Một khó khăn nữa của Mỹ là, Mỹ không thể làm ngơ trước lực lượng hải quân Trung Quốc. Mỹ đã tận dụng mọi cơ hội để hợp nhất lực lượng hải quân Trung Quốc vào các liên minh quốc tế, bởi vì sự hiểu biết và sức mạnh trên biển của Mỹ và Trung Quốc rất quan trọng cho sự ổn định chính trị thế giới trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trong khu vực, Mỹ đang lợi dụng sự bất đồng giữa Ấn Độ và Trung Quốc để giành được ưu thế. Mỹ tiếp tục can dự với Ấn Độ như một phần chiến lược bao vây Trung Quốc. Mỹ khuyến khích Ấn Độ thiết lập các mối quan hệ với các nước Đông Nam Á và Trung Á nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Mỹ cũng tăng cường sự hiện diện hải quân trong khu vực – nơi Mỹ thừa nhận đang trở thành vị trí trung tâm trong các vấn đề chính trị thế giới. Trong bối cảnh đó, sự chuyển đổi chiến lược “Trở lại châu Á” của Mỹ đóng vai trò rất quan trọng.
Iran là cường quốc mới nổi khác ở Ấn Độ Dương hiện đang kiểm soát eo biển Hormuz – một tuyến đường quá cảnh rất dễ gây xung đột trong khu vực. Tuyến đường quá cảnh này chịu trách nhiệm cung cấp dầu lửa cho phần lớn thế giới. Việc kiểm soát tuyến đường này có ý nghĩa chiến lược đối với Mỹ, nhưng đặc biệt quan trọng đối vơi Iran – nước đang sử dụng nó như một công cụ để tăng cường sức mạnh cũng như đòn bẩy để mặc cả với Mỹ và đồng minh về vấn đề hạt nhân. Dư luận đặt câu hỏi liệu Iran có áp dụng biện pháp ngăn chặn eo biển Hormuz không? Rõ ràng các tuyên bố chính thức của Têhêran cho thấy Iran đã xem xét lựa chọn này và coi đây như một hành động răn đe. Phản ứng, trước khả năng cấm vận dầu lửa của Liên minh châu Âu bằng cách thể hiện sức mạnh quân sự và đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz, Iran cảnh báo phương Tây rằng Têhêran không thể trở thành nạn nhân thụ động của cuộc chiến tranh kinh tế. Mặt khác, bảo vệ an ninh ở eo biển Hormuz là một ưu tiên trong chiến lược răn đe phòng thủ của Iran ở Vùng Vịnh. Do đó, chắc chắn chính sách của Iran sẽ được cân nhắc hợp lý trên cơ sở chịu trách nhiệm đầy đủ và mang tính thực tiễn địa chính trị của khu vực, nhưng bằng mọi cách không để các nước phá hủy các lợi ích hợp pháp của họ.
Tóm lại, Ấn Độ Dương giữ vị trí trung tâm trong chiến lược của các cường quốc thế giới và khu vực. Như một mô hình thu nhỏ của thế giới, khu vực Ấn Độ Dương đang phát triển thành một khu vực chủ quyền được bảo vệ mạnh mẽ và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế-thương mại thông qua các đường ống dẫn dầu, các tuyến đường bộ và đường biển. Và lần đâu tiên kể từ cuộc tấn công khu vực trong những năm đầu thế kỷ 16 của Bồ Đào Nha, sức mạnh của phương Tây đang suy giảm mặc dù không thê hiện rõ ràng. Bên cạnh đó dù cố gắng phục hồi kinh tế bằng cách tiến hành các giải pháp trong nước, nhưng Mỹ không thể khẳng định vị trí thống trị của họ trong khu vực. Ấn Độ và Trung Quốc có thể tham gia cạnh tranh mạnh mẽ ở các vùng biển này do lợi ích kinh tế của hai nước và là các đối tác thương mại lớn của khu vực. Pakixtan sẽ tiếp tục khẳng định vị thế bằng cách thiết lập liên minh với Trung Quốc và xây dựng khả năng riêng của họ, đặc biệt là sức mạnh hải quân. Do tình hình và thực tiễn địa chính trị, Mỹ sẽ thay đổi vị thế từ thống trị thành mổi quan hệ không thể thiếu với các cường quốc khu vực, kể cả Iran và Pakixtan. Trong tương lai, Mỹ có thể hoạt động như một “người cầm cân nảy mực” giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Rõ ràng không một nước nào có thể thống trị khu vực một cách độc lập, do đó Mỹ và các cường quốc phải thiết lập một kiểu quan hệ đa phương, theo đó mỗi nước có thể theo đuổi các mục tiêu của riêng mình./.
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét