Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Bài đáng chú ý

Thêm chi tiết chuyến đi của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ

Đại tướng Martin Dempsey và Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã có hội đàm hôm 20/6
Vào ngày Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, kết thúc chuyến thăm Mỹ của mình, các nguồn tin hai bên cho biết thêm chi tiết về chuyến đi.
Ông Tỵ ở Mỹ sáu ngày từ 17/6-22/6, trong đó ông có chuyến thăm lần đâu tiên tới Lầu Năm Góc.
Tại trụ sở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Đỗ Bá Tỵ đã có cuộc gặp với Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, vào sáng ngày thứ Năm 20/6.
Hai đoàn đã có cuộc hội đàm, trong đó "ngoài các vấn đề khu vực [châu Á-Thái Bình Dương], hai ông Dempsey và Đỗ Bá Tỵ còn thảo luận về chính sách chuyển dịch trọng tâm về khu vực của chính quyền Obama", theo thông cáo từ phía Mỹ.
Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam thì tường thuật rằng "hai bên đã trao đổi về một số tình hình thế giới, khu vực cùng quan tâm".
Ông Đỗ Bá Tỵ, người cũng giữ chức thứ trường Quốc phòng, khẳng định: "Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ toàn diện với Hoa Kỳ, trong đó có quan hệ về quốc phòng".
Theo ông Tỵ, chuyến đi của ông "là dịp để tăng cường quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội hai nước, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng lên một bước mới".
Ông bày tỏ hy vọng hai bên tiếp tục triển khai bản Thỏa thuận thúc đẩy hợp tác quốc phòng đã ký kết.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ khẳng định Việt Nam "sẽ làm hết sức mình" để thúc đẩy quan hệ Asean-Mỹ.
Hai ông Martin Dempsey và Đỗ Bá Tỵ
Hai ông Martin Dempsey và Đỗ Bá Tỵ
Tăng cường phối hợp
Tuy không có chi tiết nào đột phá nhưng một điểm đáng chú ý, là thứ trưởng quốc phòng Việt Nam đề nghị hai nước "tăng cường phối hợp trên các diễn đàn đa phương" để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, "trước hết trong cơ chế hợp tác giữa các nước Asean và các nước đối tác", trong có Trung Quốc.
Về phần mình, Đại tướng Martin Dempsey bày tỏ ủng hộ giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của LHQ về Luật Biển 1982.
Ông cũng nói Mỹ mong muốn Asean và Trung Quốc sớm xây dựng được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
"Hai bên trong thời gian tới cần phối hợp thật tốt trên các diễn đàn đa phương để cùng nhau góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, trước hết trong cơ chế hợp tác giữa các nước Asean và các nước đối tác."- Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ
Đoàn của Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam có các tướng lĩnh cao cấp như Trung tướng Phương Minh Hòa, Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân; Trung tướng Phạm Ngọc Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng; Chuẩn Đô đốc Nguyễn Văn Ninh, Phó tư lệnh Quân chủng Hải quân; Thiếu tướng Phạm Hữu Mạnh, Chánh văn phòng Bộ Tổng Tham mưu; và Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại.
Báo Quân đội Nhân dân cho hay trong thời gian ở Mỹ đoàn đã đến thăm Đại học Quốc phòng, Bộ tư lệnh Hạm đội 3, Cảnh sát biển thành phố San Diego, Đơn vị tìm kiếm cứu nạn và Bộ Tư lệnh Quân đoàn I.
Tin từ Bộ Tư lệnh Quân đoàn I Hoa Kỳ nói Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã tới thăm căn cứ liên quân Lewis-McChord, bang Washington, hôm 18/6.
Tại đó, ông đã được Trung tướng Robert Brown, Chỉ huy trưởng Quân đoàn I, đón tiếp và nghe trình bày về chiến lược chuyển dịch trọng tâm sang châu Á-Thái Bình Dương của quân đội Mỹ.
Tướng Tỵ cùng đoàn tháp tùng đã tham quan cơ sở tại căn cứ Lewis-McChord.
Chuyển hướng sang Đông Nam Á
Trong cuộc gặp, Tướng Brown nói với phía Việt Nam: “Chúng tôi muốn chuyển dịch sang Đông Nam Á".
"Đây là nơi chúng tôi chưa có điều kiện có mặt vì tham gia vào các nơi khác trên thế giới."
Ông Robert Brown khẳng định: "Chính sách chuyển hướng của quân đội sẽ là tăng cường lực lượng ở Đông Nam Á để hợp tác với các đối tác tuyệt vời như quý vị".
Tướng Brown cho đoàn Việt Nam xem một bản đồ có gắn bảy ngôi sao, là nơi diễn ra các cuộc tập trận chung lớn có mặt quân đội Mỹ: Trung tâm Huấn luyện Yakima ở bang Washington, Australia, Thái Lan, Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines, và Hawaii.
Ông nói: “Nếu thêm được một ngôi sao nữa ở đây, ở Việt Nam, thì thật là tuyệt vời".
Theo vị chỉ huy Quân đoàn I, điểm quan trọng trong tương lai sẽ là cơ hội tập luyện chung với nhau, ở Mỹ hay ở Việt Nam hoặc ở cả hai nơi.
Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố không liên minh quân sự với nước nào và chưa có ý định tham gia tập trận chung.
Một chi tiết gây tò mò trong Bấm bản tin đăng trên website của Bộ Lục quân Mỹ là ông Đỗ Bá Tỵ hỏi ông Brown liệu phía Mỹ có tìm cách gây ảnh hưởng tới chuyện nội bộ các nước hay không.
Tướng Brown giải thích rằng mục tiêu của chiến lược chuyển trọng tâm không phải là can thiệp hay gây ảnh hưởng với chuyện nội bộ trong khu vực, mà là hoạt động thuần túy về phương diện quân sự, nhắm tới xây dựng quan hệ thân cận để ngăn ngừa xung đột.
“Không có gì các nước không giải quyết được khi hợp tác với nhau," ông nói, hàm ý nhắc tới các đe dọa như cướp biển, khủng bố và thiên tai.
Tuy trước mắt Việt Mỹ chưa có kế hoạch tập trận chung, hai bên có thể cùng tham gia huấn luyện gìn giữ hòa bình và quân y.
(BBC)

Nghị sĩ McCain dẫn 'kẻ cựu thù' thăm Thượng Viện Mỹ

Phái đoàn quân sự cao cấp CSVN đến Hoa Thịnh Đốn được nghị sĩ John Mc Cain dẫn đi thăm viếng trụ sở Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ hôm Thứ Năm,  20 Tháng Sáu vừa qua.
Đây là một cử chỉ lịch sự thông thường đối với quan khách tới thăm Thượng Viện Hoa Kỳ nhưng đối với phái đoàn quân sự cao cấp do thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng quân đội và cũng là Thứ trưởng Quốc phòng CSVN, dẫn đầu lại có một ý nghĩa đặc biệt.
Nghị sĩ John McCain (giữa) hướng dẫn và giới thiệu tòa nhà Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ với thượng tướng Đỗ Bá Tỵ (phải), Tổng tham mưu trưởng và thứ trưởng Quốc phòng VN. (Hình: Daily Mail Reporter)
Cùng ngày tới thăm viếng và họp với giới chức Ngũ Giác Đài, phái đoàn Đỗ Bá Tỵ tới thượng viện Hoa Kỳ không ngoài nhu cầu vận động với ông John Mc Cain hậu thuẫn cho các đề nghị của chế độ Hà Nội.
Nghị sĩ John McCain trong chiến tranh Việt Nam là phi công của Hải quân Hoa Kỳ. Máy bay của ông đã bị bắn rơi ở ngoại thành Hà Nội năm 1967 và bị cầm tù, tra tấn, ở nhà giam Hỏa Lò mãi tới năm 1973 mới được thả sau hòa đàm Paris.
Ông rời quân đội năm 1981 với cấp bậc đại tá và bắt đầu tham gia chính trị, trở thành dân biểu 2 nhiệm kỳ rồi đắc cử nghị sĩ vào Thượng viện năm 1986. Ông là một trong những chính khách vận động tích cực cho sự bình thường hóa ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tuy vậy, ông từng nói ông không tha thứ cho họ không phải vì đối xử ác độc với ông mà với các bạn của ông.
Ông đã quay lại thăm Việt Nam năm 2000 và thêm nhiều lần sa kể cả năm ngoái, thăm lại cả nơi ông từng bị biệt giam và hành hạ cực hình ở Hỏa Lò, gặp lại cả kẻ đã bắt giữ ông trên cánh đồng.
Nhà cầm quyền Hà Nội đã nhiều lần nhờ ông vận động với chính phủ Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận bán võ khí sát thương. Ông cũng từng cho hay Hà Nội đưa cho ông một danh sách dài những loại võ khí và trang bị quốc phòng cần mua của Hoa Kỳ.
(Người Việt)

Edward Snowden chính thức bị truy tố tội gián điệp

(Washington Post) - Công tố viên liên bang Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu chính thức truy tố ông Edward Snowden, cựu nhân viên hợp đồng cho CIA và Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA), tội gián điệp vì tiết lộ bí mật an ninh quốc gia, và hiện đang trốn ở Hồng Kông kể từ cuối Tháng Năm.
Ông Snowden bị truy tố tội gián điệp, ăn cắp và làm thay đổi tài sản chính quyền, các giới chức cho biết, và họ yêu cầu không đưa tên họ vì cuộc điều tra đang tiến hành.
Ông Edward Snowden, có thể vẫn trốn ở Hồng Kông, vừa bị chính quyền Mỹ chính thức truy tố tội gián điệp. (Hình: AP Photo/The Guardian)
Hồ sơ truy tố ông Snowden được nộp tại tòa liên bang ở phía Ðông tiểu bang Virginia, nơi có thẩm quyền tư pháp với công ty Booz Allen Hamilton, nơi làm việc cuối cùng của ông trước khi trốn qua Hồng Kông.
Một nữ phát ngôn viên Bộ Tư Pháp từ chối giải thích về chuyện này khi được hỏi.
Ông Edward Snowden, 29 tuổi, trốn sang Hồng Kông hồi tháng trước sau khi bỏ việc đang làm tại một chi nhánh của Booz Allen Hamilton ở Hawaii, và thu giữ một số tài liệu mật của NSA khi ông làm ở cơ quan này trong vai trò một phân tích gia dữ liệu.
Các tài liệu này, một số được công bố trên hai tờ báo The Washington Post (Mỹ) và The Guardian (Anh), đưa ra chi tiết chính quyền Mỹ theo dõi và thu thập thông tin của người dân Hoa Kỳ và Anh, cũng như một số tài liệu tòa án có liên quan đến chương trình do thám này.
Người đàn ông 29 tuổi này công khai tên tuổi của mình hôm 9 Tháng Sáu, trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian, và nói rằng ông đến Hồng Kông vì đây là nơi có một “hệ thống văn hóa và luật pháp ông có thể làm việc mà không bị bắt ngay”.
Sau đó, ông Snowden tự nhiên biến mất, mặc dù nhiều người tin rằng ông vẫn còn ở Hồng Kông.
Ðặc khu này hiện do Trung Quốc quản trị, nhưng lại có nhiều quyền tự trị hơn so với lục địa.
Vụ tiết lộ tin của ông Snowden tạo ra một vụ bê bối chính trị làm náo động dư luận Hoa Kỳ, trong đó một số vị dân cử và người dân nghi ngờ việc làm của NSA có thể bị lạm dụng.
Giới chức Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ nói cuộc điều tra về ông Snowden vẫn đang được tiếp tục, và do văn phòng của FBI ở thủ đô Washington phụ trách, cùng với luật sư của NSA.
(Người Việt)
 

Số phận bài báo “triệu người vui, triệu người buồn”…

Ông Nguyễn Vĩnh, nguyên Tổng Biên tập báo Quốc Tế (nay là báo Thế Giới và Việt Nam), kể về một câu chuyện trắc trở xung quanh bài phỏng vấn nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
 

Ông Vĩnh kể đó là một trong những bài báo in trên Quốc Tế được xây dựng công phu nhất nhưng cũng lại là bài báo có số phận trải đủ cung bậc thăng trầm...
“Đăng và gỡ”…
. Xây dựng công phu nghĩa là thế nào, thưa ông?
+ Cuối năm 2004, anh em nghiên cứu chính sách đối ngoại bên ngoại giao và báo Quốc Tế được gặp ông Võ Văn Kiệt nhằm trao đổi một số vấn đề đối ngoại. Sau buổi gặp, một phó tổng biên tập được phân công chấp bút, lựa những điều ông Kiệt trăn trở và tâm đắc nhất để soạn lại thành một bài viết dạng phỏng vấn. Hướng nhắm tới là cột mốc quan trọng năm 2005: 30 năm ngày giải phóng miền Nam, rất thích hợp để phát đi một tín hiệu đối ngoại quan trọng từ một nhân vật nguyên là lãnh đạo cấp cao. Bài được gửi xin ý kiến và được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đồng ý cho đăng với kế hoạch thời gian sẽ đăng Quốc Tế số tết Ất Dậu 2005. 
. Vậy còn thăng trầm?
+ Đó là khi bài đã lên khuôn ở nhà in thì tôi nhận được chỉ đạo qua điện thoại không cho phép đăng bài đó.
. Một bài báo quan trọng như thế thông thường khi chưa lên trang chỉ nhân vật và tòa soạn biết, tại sao lại rò rỉ để đến mức bị chỉ đạo gỡ bài?
+ Đó cũng chính là câu tôi đã hỏi vị lãnh đạo đó. Nhưng ông ấy từ chối trả lời mà chỉ yêu cầu tôi thực hiện không cho bài ấy xuất hiện. Cuối cùng, chúng tôi phải bóc hết một “tay in” là tám trang, rồi thay vào một bài khác.
. Bài bị gỡ thường là “có vấn đề”, lúc đó ông có sợ trách nhiệm cá nhân của mình không?
+ Khi thực hiện bài phỏng vấn đặc biệt này, tôi đều có báo cáo với cơ quan chủ quản của báo là Bộ Ngoại giao. Bài viết hoàn thành, chúng tôi cũng gửi lại cho nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đọc, sau đó ông có phê vào bản thảo là đồng ý cho đăng. 
Nhà báo Nguyễn Vĩnh.
. Phản ứng của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi biết bài không được đăng như thế nào?
+ Ông ấy không hài lòng. Nguyên Thủ tướng còn viết thư riêng gửi cho một lãnh đạo cao cấp yêu cầu giải thích về việc này. Tôi vẫn còn giữ hai lá thư đó, bản gửi cho tôi biết, như một kỷ niệm công việc. 
. Nhưng cuối cùng bài báo đó cũng được đăng với tựa đề là “Những đòi hỏi mới của thời cuộc”. 
+ Đúng rồi, sau lá thư của ông Võ Văn Kiệt, không rõ từ lý do nào và ra sao mà một thời gian sau ngày bị dừng thì tổng biên tập lại nhận được chỉ đạo phải đăng bài này. Nhưng đúng lúc đó thì nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt lại không đồng ý để bài đó được đăng nữa. 
. Báo Quốc Tếđã làm gì để thuyết phục ông Võ Văn Kiệt đồng ý?
+ Việc này vượt ra ngoài tầm của Ban Biên tập. Đích thân đồng chí Nguyễn Phú Bình lúc đó là thứ trưởng Bộ Ngoại giao vất vả lắm mới nhận được cái gật đầu của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và bài báo đã được in vào ngày 30-3-2005. 
“Triệu người vui, triệu người buồn”
. Dư luận về bài báo đó ra sao, thưa ông? 
+ Dư luận rất tốt, rất nhiều báo ở trong nước và ngoài nước in lại hoặc đưa lên mạng bài báo này.
Bài báo hay ở nội dung và tư tưởng. Ngay mở đầu bài viết, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt tái khẳng định rằng chiến thắng 30-4 là vĩ đại nhưng người Việt Nam cũng “đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát”. Vì thế một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại theo các lối cũ vẫn làm sẽ “có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Vết thương chung của dân tộc như vậy cần được giữ lành, “thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”. Và muốn để mọi người Việt Nam chung tay hàn gắn thì chúng ta, người chiến thắng và đang lãnh đạo đất nước, “phải thực tâm khoan dung và hòa hợp”. Ở một lãnh đạo cấp cao, ý trên thật mới và rất quan trọng cho hòa hợp dân tộc.
 Trong bài trả lời phỏng vấn đó, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn có đánh giá về tướng Dương Văn Minh?
+ Đúng, nguyên Thủ tướng phân tích tướng Minh nhậm chức tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 28-4-1975 là thời điểm mà “một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn”, rồi Sài Gòn không “tử thủ” như các tướng tá khác muốn, trái lại thành phố giữ được nguyên vẹn do ông Minh chấp nhận đầu hàng. Sự việc được ông Kiệt kể lại: “Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30-4, khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho cách mạng đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường và vào đúng giờ phút ấy mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này”. Với cách nhìn nhận như vậy, ông Kiệt muốn nêu lên một thực tế, ông nói: “Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng Tổ quốc Việt Nam chúng ta giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc”.
. Việc đánh giá về ông Dương Văn Minh như thế phải chăng cũng là một nguyên do khiến bài phỏng vấn đó bị yêu cầu dừng xuất bản?
+ Nguyên nhân thực sự tôi không rõ. Tuy nhiên, với hai ý lớn như thế, lại xuất hiện ở thời điểm 2005, khi mà trong nội bộ chúng ta còn có nhận thức và đánh giá chênh nhau, thậm chí khác nhau về thực chất của hòa hợp dân tộc và lực lượng thứ ba có liên quan đến tướng Dương Văn Minh, thì việc bài báo bị dừng lại, tôi nghĩ cũng là điều có thể hiểu được.
Ngoại giao văn hóa 
. Về hưu nhưng ông dường như vẫn quan tâm đến thời cuộc với nhiều bài viết trên blog cá nhân và Facebook... Ông nghĩ thế nào về ngoại giao của ta trong thời điểm hiện nay?
+ Chúng ta vẫn thường nghe câu “thêm bạn bớt thù” trong quan hệ quốc tế. Như vậy tức là chúng ta vẫn thừa nhận có thù, làm như điều này “không thể hết được”. Nhưng tôi nghĩ không nên tư duy về thù và “sắp xếp” hai khái niệm bạn/thù theo lối cũ, được như thế thì vẫn tốt hơn. Nói cách khác là nên xác định ở thời nay sẽ chẳng có bạn hay thù nào là vĩnh viễn mà chỉ có quyền lợi đất nước và dân tộc là vĩnh viễn và vĩnh cửu. 
. Nhưng có lúc đấu tranh để bảo vệ quyền lợi dân tộc, chúng ta phải chạm trán với kẻ thù, thưa ông?
+ Như thế chúng ta mới cần phải có đường lối và chính sách ngoại giao đúng đắn. Cần nhiều cách ứng xử và biện pháp khác nhau vận dụng khôn ngoan. Trong quan hệ là hợp tác cùng có lợi và bình đẳng, là mềm mỏng nhưng cần thì phải đấu tranh khi lợi ích dân tộc bị xâm hại. Trải qua bao chục năm dâu bể, tôi thoáng nghĩ đến phương cách trung lập. Cái thế địa-chính trị của nước ta nó mách bảo điều này. Lãnh đạo cấp cao chúng ta chẳng nói là nước ta không liên minh với nước này chống lại nước kia, cũng không cho ai đặt căn cứ quân sự và nếu phải sắm vũ khí cũng là để phòng thủ… Đây là một chủ đề rất lớn nên chúng mình để lúc khác bàn đến…
Ông Nguyễn Vĩnh tốt nghiệp khoa Ngữ  Văn Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội khóa 1963-1967, ra trường ông được nhận vào làm việc như một biên tập viên tập sự tại NXB Ngoại văn. Từ năm 1998 ông được Bộ Ngoại giao bổ nhiệm làm tổng biên tập báo Quốc Tế cho đến năm 2006. Tiếp đó, ông còn là một trong những người gây dựng tuần báo Thời Đại của Liên hiệp Các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này đến năm 2008.
(PLTP) 

Nguyễn Văn Tuấn - Mĩ không hèn và không bao giờ nhỏ mọn như Tàu

Đọc bài này: "Số phận bài báo 'Triệu người vui, triệu người buồn'..." làm tôi nhớ đến một sự cố liên quan đến tôi và tờ Quốc tế về một bài phỏng vấn không được đăng.

Sự việc cũng khá lâu rồi, nên tôi không nhớ chính xác thời điểm và phóng viên liên quan. Dạo đó, vấn đề Agent Orange (AO) còn nóng, và Việt Nam đòi kiện Mĩ ra toà về vụ AO trong thời chiến. Sau khi tôi in cuốn “Chất độc da cam, dioxin và hệ quả” (nhà xuất bản Trẻ, hình như là năm 2004). Cuốn sách được dịch sang tiếng Pháp, và in lại bên Mĩ. Vì thế, nó cũng gây một chút chú ý của giới chính khách Mĩ. Người của toà đại sứ Mĩ còn gọi điện vào nhà xuất bản hỏi về tác giả và tỏ lời … khen. :-)

Một thời gian sau thì một phóng viên (tôi còn nhớ là nữ) muốn phỏng vấn tôi về vụ AO và phiên toà. Tôi hân hạnh tiếp chuyện, và bày tỏ những nhận xét và quan điểm cá nhân. Bài phỏng vấn tương đối dài đã lên khuôn. Nhưng đùng một cái, phóng viên cho biết là bài phỏng vấn sẽ không được công bố. Tôi thì chẳng quan tâm đến chuyện công bố hay không công bố, vì tôi chưa bao giờ nghĩ mình viết mấy bài trên báo chí phổ thông là vì sự nghiệp khoa học. Có hay không có mấy bài đó chẳng ảnh hưởng gì đến sự nghiệp của tôi. Do đó, một bài báo phổ thông tôi viết mà không được công bố thì tôi xem rất ư là “ne pas” (không có gì), nhưng một bài báo khoa học mà bị từ chối thì tôi có thể… nổi giận.

Tuy nhiên, tôi cũng hỏi cho biết là tại sao không công bố. Lí do đưa ra là vì Việt Nam sắp đàm phán với Mĩ về vụ AO, nên không muốn làm phiền Mĩ. Tôi nghe xong lí do mà cười ha hả như chưa bao giờ vui hơn. Tôi cười vì lối suy nghĩ quá trẻ con của phía quan chức ngoại giao. Tôi nghĩ mấy quan chức này còn cái lối suy nghĩ chịu sự chi phối của Tàu quá. Hễ phía Việt Nam đăng bài gì không có lợi cho Tàu, và nếu Tàu nó phàn nàn thì Việt Nam rút ngay. Nhưng Mĩ thì khác. Tôi biết Mĩ không hèn và không bao giờ nhỏ mọn như Tàu. Chính quyền Mĩ chẳng bao giờ chấp nhất một bài phỏng vấn của một cá nhân, vì suy cho cùng đó là ý kiến cá nhân của tôi, chứ có phải của chính quyền VN đâu. Nhưng qua sự việc đó, tôi nghĩ một số quan chức trong Nhà nước hình như không hiểu người Mĩ, và có vẻ “suy bụng ta ra bụng người” nên có những nỗi ưu tư hay những nỗi sợ hãi không đáng có.

Nguyễn Văn Tuấn
(Blog Nguyễn Văn Tuấn)

Báo Trung Quốc đăng chuyện “mua cô dâu Việt Nam”

Một số tờ báo Trung Quốc vừa mới đăng tải bài phóng sự có tựa đề “Mua cô dâu Việt Nam”, tường thuật chi tiết về hành trình mua cô dâu Việt Nam của các thanh niên Trung Quốc.Hôm 15.6, tờ Tin tức Thời báo ở Quảng Châu đăng tải bài phóng sự về việc mua cô dâu ở Việt Nam của một nhóm người Trung Quốc, trong đó có một người tên Lý Thế Bằng, một thanh niên 23 tuổi vừa mới ly dị vợ chỉ 2 tuần sau khi kết hôn.

Báo Trung Quốc đăng chuyện “mua cô dâu Việt Nam”
Bài báo của tờ Tin tức thời báo về chuyện "mua vợ Việt" - Ảnh chụp màn hình
 
Phóng viên của tờ Tin tức Thời báo đã đi theo nhóm người này và tường thuật lại nhiều chi tiết cũng như hình ảnh về chuyến đi. 
Bài báo sau đó đã được tờ Văn Hối báo ở Hồng Kông cũng như nhiều trang mạng Trung Quốc đăng lại, làm dấy lên làn sóng bàn tán xôn xao kèm theo không ít lời lẽ miệt thị.
Theo tường thuật, qua sắp xếp của những người môi giới, nhóm người của Lý Thế Bằng đã đáp chuyến bay từ Quảng Châu đến TP.HCM vào ngày 11.3.
Địa điểm tuyển cô dâu của họ là tại huyện Cần Guộc, tỉnh Long An. Theo tờ báo, Lý Thế Bằng, ở thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô, đã được giới thiệu một với một người con gái được gọi là A Ny. 
Theo tường thuật, chi phí để Lý Thế Bằng mua vợ là 30.000 nhân dân tệ (khoảng 130 triệu đồng Việt Nam).

Báo Trung Quốc đăng chuyện “mua cô dâu Việt Nam”
Những hình ảnh riêng tư được tờ Tin tức Thời báo đăng tải trên mặt báo - Ảnh chụp màn hình
Mặc dù cả hai chỉ có thể giao tiếp bằng cách chỉ vào từ điển, cuộc hôn nhân đã được tổ chức chóng vánh và A Ny đã đi theo Lý Thế Bằng về Trung Quốc.
Tường thuật nói rằng A Ny và Lý Thế Bằng không dám thường xuyên ra đường vì sợ người dân báo với công an.
Một số thanh niên Trung Quốc đi cùng nhóm với Lý Thế Bằng cũng chọn được vợ Việt Nam trong chuyến đi và những hình ảnh riêng tư của những người này đã được tờ Tin tức Thời báo đăng rõ ràng lên báo.
Bài báo sau đó đã lan truyền trên mạng internet ở Trung Quốc, được đăng tải trên trang mạng Sina cũng như diễn đàn của tờ China Daily, châm ngòi cho những bình luận khiếm nhã về phụ nữ Việt Nam.
Trong thời gian qua, công an Việt Nam đã triệt phá nhiều đường dây tuyển vợ cho người Trung Quốc. Mới đây, vào hôm 17.6, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND tỉnh Tây Ninh đã kết thúc phiên tòa và tuyên phạt 10 bị cáo trong đường dây mua bán phụ nữ sang Trung Quốc.
Sơn Duân
(Thanh niên)
 

Trước áp lực dư luận, Việt Nam hoãn thông qua Luật Đất đai sửa đổi

Đất đai là nguyên nhân gây nhiều khiếu kiện ở Việt Nam. Trong ảnh : nông dân biểu tình ở Hà Nội phản đối việc trưng thu đất (REUTERS)
Đất đai là nguyên nhân gây nhiều khiếu kiện ở Việt Nam. Trong ảnh : nông dân biểu tình ở Hà Nội phản đối việc trưng thu đất (REUTERS)

Quốc hội Việt Nam khóa XIII đã kết thúc kỳ họp thứ 5 chiều hôm qua 21/06/2013. Những điểm đáng chú ý trong kỳ họp lần này, bên cạnh việc lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt, là việc Quốc hội hoãn thông qua Luật Đất đai sửa đổi.

Có đến 292/348 đại biểu Quốc hội đề nghị lùi thời hạn thông qua Luật Đất đai sửa đổi dời sang kỳ họp thứ 6 sẽ diễn ra vào tháng 10 tới. Quốc hội cũng thông qua ba nghị quyết, trong đó có “Nghị quyết kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và làm muối của hộ gia đình, cá nhân”. Như vậy, những người đang sử dụng đất nông nghiệp có thể tiếp tục khai thác ổn định đến khi Quốc hội có quyết định mới.

Có thể nói đây là một nhượng bộ tạm thời trước áp lực của dư luận, trong lúc tình hình đang nóng bỏng với nhiều vụ tranh chấp đất đai trên khắp cả nước. Luật Đất đai sửa đổi vẫn khẳng định “đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”.

Bên cạnh đó, Nhà nước có thể quyết định thu hồi đất không chỉ để dùng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, mà còn cho các dự án kinh tế xã hội. Chính điểm này đã gây ra nhiều vụ xung đột, giữa nông dân bị mất đất và các tập đoàn lợi ích được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.

Ngoài ra, theo Luật Đất đai năm 1993 thì thời hạn sử dụng các loại đất nông nghiệp nói trên chỉ là 20 năm. Như vậy nếu không gia hạn theo nghị quyết vừa nêu, thì nhiều nông dân sẽ khốn đốn vì năm nay đã hết hạn được giao quyền sử dụng đất.

Theo nhận định của luật gia Lê Hiếu Đằng, thì nếu kỳ họp này Quốc hội vẫn cứ thông qua Luật Đất đai sửa đổi, thì có nguy cơ chế độ sẽ sụp đổ vì sự phẫn nộ của nông dân, mà vụ Đoàn Văn Vươn hay Văn Giang chỉ là một loài chim báo bão. Xin mời quý thính giả theo dõi toàn bộ phần trả lời của luật gia Lê Hiếu Đằng trong phần phỏng vấn ở cuối bản tin.
Thụy My (RFI)

Luật gia Lê Hiếu Đằng : Hoãn thông qua Luật Đất đai là bước lùi tích cực

Luật gia Lê Hiếu Đằng
Luật gia Lê Hiếu Đằng (RFI/Capdevielle)

Như chúng tôi đã loan tin, Quốc hội Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 5 đã quyết định hoãn việc thông qua Luật Đất đai sửa đổi, đồng thời thông qua nghị quyết kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp. RFI Việt ngữ đã phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về vấn đề này.

RFI : Kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, ông có nhận xét như thế nào về sự kiện Quốc hội vừa qua đã hoãn lại việc thông qua Luật Đất đai sửa đổi sang kỳ họp lần tới ?

Luật gia Lê Hiếu Đằng : Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người nông dân là người chịu rất nhiều thiệt thòi, và đã hy sinh rất nhiều. Trong hai cuộc chiến tranh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hứa hẹn và dùng khẩu hiệu « Người cày có ruộng » để phát động quần chúng tham gia cuộc kháng chiến. Nhưng có điều hết sức nghịch lý: Sau khi đã giành được độc lập, thống nhất đất nước rồi, thì Nhà nước lại lấy lại đất của dân, và không công nhận quyền sở hữu đất đai cho họ.

Tôi cho đây là sự phản bội rất lớn đối với người nông dân. Bởi vì nói đến đất đai, thì đại bộ phận là nông dân. Thành ra đây là một vấn đề làm cho người nông dân rất bất bình. Do đó diễn ra rất nhiều cuộc đấu tranh. Mà không chỉ người nông dân, nói chung là vấn đề đất đai lại đang trở thành vấn đề nóng. Một vấn đề rất là vô lý, đi ngược lại nguyện vọng và lợi ích của quần chúng.

Nhưng Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn không nghe ý kiến của nhiều chuyên gia, trí thức và kể cả không thấy hậu quả nghiêm trọng trong những cuộc có thể nói là nổi dậy của người nông dân, như của Đoàn Văn Vươn, ở Văn Giang hay nhiều vùng khác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đó là mối đe dọa cho sự tồn vong của chế độ.

Nhưng tôi rất ngạc nhiên là một vấn đề hiển nhiên như vậy, nhưng Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn không thấy. Vẫn khăng khăng đưa vào Hiến pháp sửa đổi mới đây trình trước Quốc hội, là vẫn không công nhận quyền sở hữu về đất đai, mà vẫn là sở hữu toàn dân, đất đai do Nhà nước quản lý. Còn tệ hơn nữa, là công nhận việc giải tỏa đền bù đối với các dự án kinh tế. Đó là một bước thụt lùi rất lớn đối với Luật Đất đai mà hiện nay các vị đại biểu Quốc hội không thông qua - chưa thông qua.

RFI : Có một thực tế là đại biểu Quốc hội Việt Nam hầu hết là đảng viên, nhiều người chỉ tham gia một cách hình thức …

Luật gia Lê Hiếu Đằng : Thật ra đây không phải là đại biểu Quốc hội, nhưng rõ ràng từ ý nguyện của người dân, và nó phản ảnh qua một phần nào đó thôi. Bởi vì có thể nói Quốc hội Việt Nam bây giờ vẫn là Quốc hội hình thức, mà chúng tôi thường nói với nhau đây là Quốc hội "minh họa" - minh họa cho đường lối chủ trương của Đảng. Nhưng cũng có những lúc nào đó, cái sự thật hiển nhiên đó, là đất đai phải thuộc về tay người dân, đã làm cho một số đại biểu Quốc hội phải suy nghĩ, phải công nhận cái thực tế đó. Và họ thấy rằng nếu thông qua Luật Đất đai, thì nguy cơ lớn nhất của chế độ có thể sụp đổ vì sự phẫn nộ, bất bình của nông dân.

Bởi vì dù có công nghiệp hóa thì hiện nay ở Việt Nam đại bộ phận là nông dân, hoặc con em của họ đi ra thành thị học ở các trường đại học cũng có nguồn gốc nông dân. Đa số nhân dân đều dính dáng tới vấn đề đất đai cả, thành ra vấn đề này nếu không giải quyết thì trước sau gì cũng có những cuộc bùng nổ, mà Đoàn Văn Vươn, Văn Giang hay nhiều nơi khác chỉ là một loài chim báo bão. Báo một cơn bão sẽ ập đến nếu mà không giải quyết một cách triệt để.

Do đó buộc lòng Quốc hội phải tạm thời chưa thông qua, để mà còn tính toán nữa. Mặc dù dự thảo về Luật Đất đai là Đảng và Nhà nước đã thông qua rồi, bộ máy cầm quyền đã thông qua rồi. Nhưng bây giờ Quốc hội đề nghị ngưng lại, thì đó cũng là một điều phản ảnh được rằng, đứng trước áp lực dư luận xã hội, Đảng và Nhà nước phải suy nghĩ và phải dựa trên những cơ sở mà các đại biểu của người dân – tuy là hình thức – nhưng họ cũng phải e dè. Vì vậy họ có chủ trương tạm ngưng lại, không thông qua trong kỳ họp này.

Tôi nghĩ đó là một điểm phản ánh tình hình là ở Việt Nam đang dần dần hình thành một xã hội công dân, một xã hội dân sự, trong đó các tổ chức, các đoàn thể, Quốc hội…của Nhà nước, hay là những tổ chức « ngoài luồng », báo chí « lề phải », « lề trái »… tạo thành sức mạnh.

Ví dụ như kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức về việc sửa đổi Hiến pháp, hay của 40 người phản đối dự thảo Hiến pháp – mà tôi cho kiến nghị của 40 người rất là triệt để, nói rất thẳng thắn. Rõ ràng hình thành một khối công dân dám đứng lên nói tiếng nói trung thực của mình. Cái xã hội công dân mới manh nha đó có tác động đến Quốc hội. Nó làm cho cái thành phần - có thể nói cũng tiến bộ trong Quốc hội - có những ý kiến khác với ý kiến của Đảng và Nhà nước, mặc dù những đại biểu đó cũng là đảng viên.

Thành ra tình hình hiện nay là ngay trong Đảng cũng có nhiều người phản đối lại các chủ trương chính sách hiện nay không hợp lòng dân, đi ngược lại lợi ích của đất nước, của dân tộc. Tôi cho đó là hiện tượng rất đáng mừng, và dù sao cũng ghi nhận một cách công bằng là, việc Quốc hội vừa rồi không thông qua cũng là một điểm son. Nó đánh dấu một điều rằng nếu Quốc hội dựa trên nguyện vọng, ý chí của người dân để thẩm định những luật, những dự án của chính phủ, thì sẽ có tác động rất tốt đến đời sống xã hội.

RFI : Như vậy theo ông, cho dù đây chỉ là một bước lùi tạm thời để hạ nhiệt tình hình, thì vẫn là một điểm tích cực phải không ạ ?

Luật gia Lê Hiếu Đằng : Đúng rồi. Ví dụ như dự thảo Hiến pháp lần thứ tư trình ra Quốc hội rất là bảo thủ, tệ hại hơn cả ý kiến mà chính phủ và Mặt trận Tổ quốc đưa qua, có thể nói là không tiếp nhận gì hết mà thậm chí còn lạc hậu hơn cái cũ. Điều đó chứng tỏ trong bộ máy Đảng và Nhà nước hiện nay, những thế lực bảo thủ không muốn thay đổi, và không đặt lợi ích đất nước, lợi ích của tổ quốc lên trên, mà đặt lợi ích nhóm, gia đình và cá nhân của họ.

Trong tình hình như vậy thì việc Quốc hội không thông qua Luật Đất đai tôi cho cũng là điều đáng mừng. Nhưng chúng ta cũng phải cảnh giác là, đôi lúc đứng trước công luận như vậy, thì có thể những người bảo thủ trong Đảng và Nhà nước có một bước lùi, nhưng mà biết đâu cũng như dự thảo Hiến pháp vừa rồi, họ sẽ vẫn cứ giữ những điều đó. Thành ra chúng tôi nghĩ là nhiệm vụ của xã hội công dân, của nhân sĩ trí thức, của các đại biểu Quốc hội hiện nay là đấu tranh chống lại khuynh hướng bảo thủ - khuynh hướng luôn đi ngược lại lợi ích của đất nước, của tổ quốc chúng ta.

RFI : Xin cám ơn luật gia Lê Hiếu Đằng đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ hôm nay.
Thụy My (RFI)

Xu hướng đàn áp bất đồng ở VN

Các nhà bất đồng chính kiến
Không chỉ những người biểu tình chống Trung Quốc mới bị bắt

Các tổ chức nhân quyền cho rằng Việt Nam thời gian gần đây đang gia tăng đàn áp xu hướng bất đồng với Đảng Cộng sản trong dân chúng.

Hôm 20/6, đại diện của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) có trụ sở ở Hoa Kỳ lên tiếng về các vụ bắt giữ blogger.

"Các đợt bắt bớ và tấn công blogger mới nhất cho hấy chính quyền sợ hãi thế nào trước các cuộc thảo luận mở về dân chủ và nhân quyền," Giám đốc khu vực Á châu của HRW, Brad Adams, nói trong một thông cáo phản ứng về vụ chính quyền bắt giữ ông Trương Duy Nhất và ông Phạm Viết Đào.

Trong khi đó, một luật sư đối kháng ở Hà Nội cho rằng chính quyền đang tiến hành các vụ bắt bớ, trấn áp theo hình thức 'chiến dịch' tiến hành thường niên.

Trao đổi với BBC hôm 22/6/2013, ông Nguyễn Văn Đài cho rằng các vụ bắt bớ gần đây chưa có dấu hiệu chấm dứt và còn hàm chứa những yếu tố khó lường.

Ông nói: "Mỗi một năm có một chiến dịch và bao giờ họ cũng có sự chuẩn bị và tính toán rất cụ thể với những đối tượng khác nhau.

"Tôi cho rằng việc bắt bớ như vậy vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, và nó chỉ chấm dứt trong đợt này thôi.

"Mình chưa biết được những gì sẽ xảy ra trong tương lai," ông nói.

'Đổ keo vào khóa cửa'


"Không biết chính quyền họ đã biết trước như thế nào đó, nên họ đã đổ keo vào trong khóa cổng của nhà anh Phạm Hồng Sơn, và anh không thể mở cửa ra để đón tiếp ông bên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ được" - Luật sư Nguyễn Văn Đài
Lấy ví dụ về việc các bất đồng chính kiến ở Việt Nam đang bị sách nhiễu ra sao, ông Đài phản ánh việc hôm thứ Sáu, 21/6, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, một nhà vận động cho tự do, nhân quyền được nhiều người biết, đã bị ngăn cản "thô bạo" không cho tiếp khách thuộc một đoàn ngoại giao ở Hà Nội tới thăm.

Ông Đài nói: "Rõ ràng người hoạt động bất đồng chính kiến ở trong chính quốc gia của mình đấu tranh, đòi hỏi quyền lợi, dân chủ thì bao giờ cũng khó khăn hơn rất nhiều

"Sáng hôm 21/6, bác sỹ Phạm Hồng Sơn có cuộc hẹn với ông tùy viên chính trị của Đại sứ quán Hoa Kỳ,

"Không biết chính quyền họ đã biết trước như thế nào đó, nên họ đã đổ keo vào trong khóa cổng của nhà anh Phạm Hồng Sơn, và anh không thể mở cửa ra để đón tiếp ông bên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ được.

"Trong khi đó, ông nhân viên của Tòa Đại sứ đến cũng bị ngăn chặn từ cổng," ông Đài nói với BBC từ nhà riêng ở Hà Nội.

Ông Phạm Hồng Sơn cũng xác nhận với BBC về việc này.

Đây là lần thứ hai trong thời gian gần đây, bác sỹ Sơn bị ngăn cản tiếp xúc với đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Hôm 12/4, cả ông và luật sư Đài đã bị ngăn cản tiếp xúc với các đại biểu Hoa Kỳ tham dự cuộc đối thoại nhân quyền thường niên song phương lần thứ 17.

Khi đó, tin tức nói ông Sơn bị cưỡng bức lên một xe hơi của chính quyền và câu lưu trong nhiều tiếng đồng hồ, trong khi xe của phái đoàn ngoại giao Mỹ dự kiến đưa hai nhà bất đồng tới khách sạn Metropole đã bị ngăn cản tiếp cận nhà riêng của hai ông.

'Khuynh hướng đàn áp'

Luật sư Đài cho hay, ông quan sát thấy có những kế hoạch với mục tiêu rõ ràng qua các đợt bắt giữ, trấn áp giới bất đồng chính kiến, mà ông gọi là những chiến dịch.

Ông nói: "Từ năm 2006 trở lại đây, mỗi một chiến dịch bắt bớ những người hoạt động dân chủ hay các blogger, họ đều hay nhắm đến các đối tượng với một phạm vi nhất định và song một đợt này thì họ lại chuẩn bị tiếp cho những chiến dịch tiếp theo.

"Mở đầu năm 2006 là chiến dịch bắt anh Phạm Bá Hải, những thành viên của Đảng Dân chủ Nhân dân, đầu năm 2007 họ bắt những luật sư như chúng tôi,

"Rồi năm 2008, họ bắt những người hoạt động như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, rồi 2009 là những người của Đảng Dân chủ của nhóm của anh Lê Công Định, rồi năm 2010 thì rất nhiều những nhóm khác."

Bình luận về khuynh hướng trấn áp với giới bất đồng chính kiến, mới đây Giáo sư Carl Thayer từ Úc cho rằng Việt Nam vừa muốn xuống thang với Trung Quốc để giảm căng thẳng biển đảo, vừa muốn tỏ ra cứng rắn với phương Tây.

Ông nói: "Trong năm nay, Việt Nam đã bắt giữ tới 46 blogger, và con số này rõ ràng cao hơn so với năm trước. Điều này xảy ra, mặc dù đã có những áp lực từ phía Hoa Kỳ, hay Liên minh Châu Âu (EU)."

Nhà quan sát chính trị Việt Nam từ Úc cho rằng Việt Nam đang sử dụng các vụ bắt giữ trấn áp nhằm giải quyết một số quan hệ đối ngoại với láng giềng Trung Quốc và cân bằng các quan hệ khác với một số cường quốc trong khu vực.

"Người ta chỉ có thể kết luận rằng vì chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc, Việt Nam tỏ ra cứng rắn trước các khuynh hướng đấu tranh đòi cải tổ ôn hòa và cố gắng xích lại với Trung Quốc, sử dụng cả những tiếp cận mà họ có chung về ý thức hệ chính trị."

'Lên tiếng phản đối'


"Các đợt bắt bớ và tấn công blogger mới nhất cho hấy chính quyền sợ hãi thế nào trước các cuộc thảo luận mở về dân chủ và nhân quyền"
Giám đốc khu vực châu Á của HRW, Brad Adams
Một đại diện Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) từ Paris nói với BBC rằng việc Việt Nam tăng cường đàn áp giới bất đồng và các blogger chỉ càng làm cho việc chống đối trở nên lan rộng chắc chắn gây hại cho uy tín của chính quyền trên trường quốc tế.

Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của RSF, Benjamin Ismail, nói: "Các vụ và khuynh hướng bắt bớ các blogger, đàn áp các nhà vận động dân chủ, nhân quyền ôn hòa chỉ càng làm gia tăng thêm sự phản kháng trong nước, làm xấu đi thành tích nhân quyền đã xấu của Việt Nam."

Đại diện RSF nói thêm: "Các vụ bắt giữ để lại hậu quả lâu dài và có thể dẫn Việt Nam tới tình trạng khó kiểm soát được các xung đột, mâu thuẫn nội bộ, mà các sự kiện mùa Xuân Ả Rập là các ví dụ điển hình.

"Việt Nam không cá biệt trong việc trấn áp các tiếng nói vì dân chủ, nhân quyền, Trung Quốc và một số thể chế độc tài đều áp dụng cùng phương cách, nhưng không ai có thể ngăn chặn hết được các tiếng nói dân chủ trong thời đại toàn cầu hóa thông tin. Bắt giữ và trấn áp chỉ có hại, hơn là có lợi," ông Ismail nói.

Trong bối cảnh hiện nay, dường như áp lực của các nước phương Tây không có tác động nào, theo chuyên gia Carl Thayer.

"Tôi thấy rằng khuynh hướng này sẽ tiếp tục. Tôi không thấy bất kỳ cường quốc nào ở bên ngoài có thể có khả năng tác động đến các diễn biến nội bộ này của Việt Nam," ông Carl Thayer nói.
(BBC)
 

Vụ Cù Huy Hà Vũ: chỉ là bước khởi đầu

Ông Cù Huy Hà Vũ tại tòa án

Từ 10 ngày qua dư luận trong và ngoài nước kể cả các cơ quan truyền thông, các tổ chức và cá nhân tranh đấu bảo vệ nhân quyền quốc tế đã lên tiếng khá mạnh mẽ về vụ "tuyệt thực của ông Hà Vũ". Thậm chí còn có cả một "cuộc chiến truyền thông trong dư luận" giữa truyền thông nhà nước và truyền thông mạng xã hội "lề trái" về vụ việc này.

Tuy vấn đề ông Hà Vũ thực sự có "tuyệt thực" trong tù hay không vẫn còn đang tranh cãi nhưng có một sự thật không thể nào phủ nhận được là ông Hà Vũ đã có viết "Đơn tố cáo", và đâu đó dường như ông giám thị trại giam Lường Văn Tuyến đã phải "thực hiện nghĩa vụ trả lời" như một "quan chức có trách nhiệm".

Quyền và Trách Nhiệm của Nhà nước

Qua vụ việc này chúng ta thấy rằng chính quyền có thể đã bắt đầu có ý thức về trách nhiệm của họ như một cơ quan công quyền của một nhà nước thực sự "của dân, do dân và vì dân", cho dù rằng người dân đó có là một công dân bình thường hay là một công dân đang phải chấp hành án như một phạm nhân.

Một điều rất ư đơn giản nhưng đôi khi các viên chức nhà nước Việt Nam thường hay quên; không biết là họ vô tình hay hữu ý lạm dụng đó là "Chính quyền là cơ quan đại diện nhân dân tổ chức, quản lý và điều hành quốc gia" theo đúng Hiến pháp và pháp luật. Với tư cách trên, Chính phủ phải có trách nhiệm giải trình những công việc của mình trước nhân dân, trả lời và giải đáp thường xuyên một cách tường tận, thích đáng tất cả mọi yêu cầu, đòi hỏi chính đáng và đúng pháp luật của nhân dân.

Người đang thọ án tù cũng là nhân dân cho nên họ cũng phải được đối xử đúng theo pháp luật.

Chính phủ được nhân dân trao quyền thì Chính phủ phải có trách nhiệm với nhân dân. Quyền và Trách Nhiệm nói chung phải luôn song hành và thực chất tuy nó mang hai khái niệm khác nhau nhưng quy tụ chỉ là một.

Một Chính phủ mà vô trách nhiệm trước nhân dân thì Chính phủ đó không xứng đáng được nhân dân trao quyền. Mà nếu Chính phủ đó vẫn còn tiếp tục tồn tại, thật ra chỉ vì nó đã tiếm quyền của nhân dân.

Chính quyền đó không phải là chính quyền "của dân, do dân và vì dân" mà ra.

Chính phủ của Nhà nước CHXHCNVN từ thời VNDCCH cho đến nay là một chính quyền không chính danh, không được nhân dân Việt Nam chính thức trao quyền thông qua Hiến pháp và pháp luật, cho nên, cách hành xử của họ đã thể hiện như một tổ chức nhà nước cưỡng quyền và cường quyền.

Họ xuất phát từ việc "cướp chính quyền" để sau đó qua những biến cố bão táp cách mạng mà họ dựng lên đã áp đặt bằng vũ lực, ý chí và quyền cai trị của họ lên tổ quốc và nhân dân Việt Nam.

Cơ hội "chuyển đổi"

"Quyền và Trách Nhiệm nói chung phải luôn song hành và thực chất tuy nó mang hai khái niệm khác nhau nhưng quy tụ chỉ là một."
Rất may là từ nhiều năm gần đây, nhờ sự phát triển mạnh của cộng đồng xã hội nói chung và của Internet nói riêng, dư luận nhân dân Việt Nam đã ngày càng ý thức rõ hơn về quyền và vai trò công dân có trách nhiệm của mình cũng như đã nhận ra được những khuất tất bất cập trong tính chính danh và sự điều hành vô nguyên tắc, bất chấp luật pháp của chính quyền; một bộ phận không nhỏ trong họ đã bất chấp những khó khăn cũng như hy sinh quyền lợi cá nhân không ngừng lên tiếng đấu tranh phản biện, góp ý, xây dựng để thúc đẩy một sự chuyển đổi cần thiết và tiến bộ cho đất nước.

Vụ tuyệt thực của ông Hà Vũ chỉ là một thí dụ điển hình minh họa cho làn sóng cải cách này như qua lời của chính ông: "Việc Giám thị Lường Văn Tuyến cuối cùng đã phải ra văn bản giải quyết đơn của tôi sau khi tôi tuyệt thực 25 ngày là thắng lợi của Công lý, là thắng lợi bước đầu của việc đấu tranh của tôi và của toàn thể người Việt Nam trong và ngoài nước..."

Ông tiếp rằng "ông tin tưởng cuộc đấu tranh của ông và nhân dân Việt Nam vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam sẽ tiếp tục được ủng hộ vì cuộc đấu tranh này còn phải tiếp tục cho đến thắng lợi cuối cùng".

Thật vậy, nếu việc ông Giám thị Trại giam đã ra văn bản trả lời ông Hà Vũ là đúng sự thật thì cử chỉ này rất đáng được trân trọng. Vì đây có thể được xem như là một dấu hiệu của sự "đổi mới tư duy" của quan chức Việt Nam trong cách hành xử của họ với nhân dân.

Dân chủ là gì nếu người dân không được thực thi quyền làm chủ của mình khi trao đổi với chính quyền.

Thái độ cần có của một "chính quyền có trách nhiệm" là phải triệt để "thực thi trách nhiệm giải trình và phúc đáp yêu cầu của nhân dân".
Công lý đã thắng nhưng đây chỉ mới là bước đầu.

Vì Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam, chúng ta nhất định phải tiếp tục kiên trì đấu tranh cho đến thắng lợi cuối cùng.

Bài phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả, một luật sư sống và hành nghề tại Canada.

LS Vũ Đức Khanh
gửi cho BBCVietnamese.com từ Canada

Chủ tịch Trương Tấn Sang kết thúc chuyến công du TQ

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kết thúc chuyến công du chính thức ba ngày sang Trung Quốc từ 19 đến 21 tháng 6 năm 2013.
Chuyến đi của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam sang Trung Quốc đem lại những kết quả thế nào? Gia Minh ghi nhận ý kiến của chuyên gia về Trung Quốc, ông Dương Danh Dy, nguyên tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu Trung Quốc.
000_Hkg8711702-305.jpg
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 năm 2013. AFP PHOTO / Mark Ralston
Tuyên bố chung chung
Vào chiều ngày 21 tháng 6, thông tấn xã Việt Nam chính thức loan đi Tuyên bố chung hai nước Việt Nam - Trung Quốc được làm tại Bắc Kinh vào ngày cuối cùng của chuyến công du chính thức Trung Quốc của chủ tịch nước Việt Nam.
Theo ông Dương Danh Dy thì đây là chuyến thăm cấp nhà nước thường lệ của vị chủ tịch nước Việt Nam sang Trung Quốc theo lời mời của chủ tịch Tập Cận Bình.
Ông Dương Danh Dy nhận định truyền thông của cả hai nước khi thông tin về chuyến công du của chủ tịch nước Việt Nam sang Trung Quốc cũng không phải trang trọng đưa lên trang nhất mà có báo còn để tin này ở trang thứ hai.
Đối với Tuyên bố Chung đưa ra khi chuyến công du của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi Trung Quốc kết thúc thì ông Dương Danh Dy cho rằng có thể nói là như cũ. Đó là ngôn từ sử dụng không có gì khác mấy với những văn bản về quan hệ giữa hai nước bấy lâu nay.
Vấn đề Biển Đông
    Với cách làm này, tôi cho rằng TQ có ý đồ dùng chuyện này làm loãng va chạm vấn đề Biển Đông; đồng thời họ còn có âm mưu chứ không phải chỉ muốn làm như thế.
    -Ông Dương Danh Dy
Trước chuyến công du Trung Quốc, ông Trương Tấn Sang trả lời báo chí trong nước cho rằng ông sẽ thẳng thắn, chân thành về vấn đề Biển Đông.
Trong Tuyên bố Chung từ ngữ được sử dụng là vấn đề trên Biển, và cũng chỉ nhắc lại việc thực hiện Tuyên bố Cách ứng xử của các bên tại Biển Đông, DoC, mà không đề cập đến việc tiến đến hình thành Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông, CoC, có tính cách ràng buộc mà hiện nay các nước khác trong Khối ASEAN cũng đang bàn đến.
Ông Dương Danh Dy nói về điều này như sau:
“Điều mà tôi muốn nói lại là vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc trước khi đoàn Việt Nam sang thăm Trung Quốc, có những chuyện, đặc biệt ở Biển Đông như tàu Trung Quốc phun nước vào tàu Việt Nam, đánh chìm tàu Việt Nam… Thông cáo chung không nói gì về Biển Đông mà nói chung về  biển. Rất không, hai bên cũng tìm được cái thỏa thuận này. Theo tôi có khả năng do Trung Quốc đề ra nhiều hơn về hợp tác biển; trong đó ghi là từ Vịnh Bắc Bộ đến Cửa Vịnh Bắc Bộ đến những vùng ít nhạy cảm nhất ở biển.
  
Giải quyết vấn đề tranh chấp không nói gì về Biển Đông.
Tôi cho rằng việc Trung Quốc cho tàu phun nước và đâm tàu ở biển Trường Sa, tức là thoát ra khỏi vùng biển Hoàng Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam gần 40 năm trước. Bước đầu vào khu vực Trường Sa là bước leo thang trong âm mưu của họ.”
Ông cũng nhận định tiếp về những mưu đồ của Trung Quốc:
“Với cách làm này, tôi cho rằng Trung Quốc có ý đồ dùng chuyện này làm loãng va chạm vấn đề Biển Đông; đồng thời họ còn có âm mưu chứ không phải chỉ muốn làm như thế đâu. Thực ra vấn đề Vịnh Bắc Bộ, ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ không phải là vấn đề lớn mà đối với Trung Quốc bây giờ là vấn đề những dải quần đảo, các bãi đá …”
Tuy nhiên theo ông Dương Danh Dy, phía Trung Quốc lần này vẫn không thể đạt được ý đồ buộc Việt Nam chỉ giới hạn đàm phán vấn đề tranh chấp Biển Đông riêng giữa hai nước mà thôi:
“Người ta đã phải chấp nhận với nhau là không thể dùng vấn đề chính trị giải quyết vấn đề Biển Đông, tránh không để vấn đề Biển Đông làm ảnh hưởng quan hệ hai nước; nhưng có một điều mà phía Trung Quốc rất muốn mà không làm được. Đó là ông Tập Cận Bình trước khi ông Trương Tấn Sang qua đã nói không muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, không đưa được vào. Cũng như phía Việt Nam không thể đưa được vấn đề phải đối xử nhân đạo với ngư dân trên biển vào (Tuyên bố chung). Theo tôi hai bên cũng kiên trì với quan điểm của mình.”
Theo ông Dương Danh Dy, trong công cuộc đấu tranh đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, công tác tuyên truyền cho người dân Trung Quốc về tính hợp pháp của chủ quyền VN tại đó là quan trọng, cần phải tiếp tục thực hiện.
Hỗ trợ kinh tế
Tuyên bố chung với 8 điểm và 13 mục nhỏ trong điểm 3 về hợp tác toàn diện trong các mặt. Ông Dương Danh Dy nêu ra một điểm mà theo ông này là đáng lưu tâm:
“Có một điểm đáng chú ý là đã đưa chuyện hợp tác giữa các tỉnh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vào Tuyên bố chung. Trước đây cũng có rồi giữa Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến với mấy tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai của Việt Nam. Thế nhưng bây giờ được đưa vào tuyên bố chung.Theo tôi điều này có thể do việc triển khai hai hành lang đường vành đai như Trung Quốc mong muốn nên bây giờ người ta ‘gài’ điểm này vào để tăng cường xu thế hợp tác kinh tế đi với nhau.
Ngoài chuyện đó ra, còn có chuyện hợp tác kinh tế nêu lên rất nhiều điểm; nhưng trong khi Trung Quốc đang dư thừa ngoại tệ lên đến hằng ngàn tỷ thì chỉ cho nước láng giềng ‘4 tốt’… vay -  một là cho dự án đường sắt mà Trung Quốc giúp Việt Nam ngay từ đầu những năm 50 và thứ hai là nhà máy phân đạm Ninh Bình, chưa đầy 100 triệu đô la.”
Ông Dương Danh Dy nhắc lại trong khi chủ tịch nước Trương Tấn Sang đang công du Trung Quốc, thì một phái đoàn quân sự của Việt Nam do thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ.
Trong lúc chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc thì tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam lần đầu tiên đi thăm Hoa Kỳ, sắp tới đi thăm Pháp…  Ông cho rằng đó là dấu chỉ chứng minh quan điểm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước. Ông Dương Danh Dy cho rằng chủ trương làm bạn với tất cả các nước trên thế giới của Việt Nam đã có từ thời chủ tịch Hồ Chí Minh; tuy nhiên nay Việt Nam có cơ hội hơn để thiết lập quan hệ với mọi nước khác.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-06-22

Biển Đông : Cạnh tranh Mỹ-Trung làm giảm vai trò của ASEAN

Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc, nhân chuyến công du Bắc Kinh của ông Trương Tấn Sang không nói đến COC và UNCLOS (REUTERS /Mark Ralston)
Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc, nhân chuyến công du Bắc Kinh của ông Trương Tấn Sang không nói đến COC và UNCLOS (REUTERS /Mark Ralston)

Ganh đua ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm phức tạp thêm việc giải quyết hòa bình các cuộc xung đột trong khu vực, kể cả tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Đó là cảnh báo của giới nghiên cứu, nhân Hội thảo «Đoàn kết của ASEAN và những thách thức hàng hải ở Biển Đông và Châu Á-Thái Bình Dương ».

Hội thảo này do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Châu Á và Học viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế, đồng tổ chức tại Bangkok, ngày hôm qua, 21/06/2013.

Theo nhận định của chuyên gia Ralf Emmers thuộc Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, được báo The Jakarta Post trích dẫn, thì Trung Quốc là cường quốc đang trỗi dậy quan trọng nhất trên thế giới. Để đối phó với Trung Quốc, từ năm 2011, Hoa Kỳ thực hiện chiến lược « xoay trục » sang Châu Á và có kế hoạch điều động 60% số lượng tàu chiến sang vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Điều này dẫn đến cuộc cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa hai nước.

Trong khi đó, Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN, vốn có một lịch sử lâu dài trong việc xử lý các xung đột khu vực, có thể phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong nỗ lực phòng ngừa căng thẳng leo thang do các vụ tranh chấp lãnh thổ.

Chuyên gia Emmers cho rằng « các nước Đông Nam Á không muốn phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bởi vì điều này, rốt cuộc, sẽ làm suy giảm sự đoàn kết, trung lập và vai trò trung tâm của ASEAN » và « ganh đua Trung-Mỹ sẽ làm tổn hại nghiêm trọng sự độc lập chiến lược của các nước ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực ».

Tuy nhiên, ông Ralf Emmers không bác bỏ sự hiện diện và vai trò của các nước lớn đóng góp vào hòa bình và an ninh khu vực : Các đối tác quốc tế càng can dự nhiều, thì càng thúc đẩy các nước tái lập hòa bình trong khu vực.
Bà Dinna Wisnu, thuộc đại học Paramadina, Jakarta cho rằng « ASEAN có cách thức của ASEAN để giải quyết các tranh chấp ». Cách tốt nhất là nêu tất cả các vấn đề ra sau đó cùng thảo luận để tìm kiếm đồng thuận chung, như Indonesia vẫn làm. Từ hai thập niên qua, Jakarta cố gắng đóng vai trò trung gian, tổ chức nhiều cuộc gặp không chính thức giữa các bên có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Hồi tháng 07/2012, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã tiến hành hoạt động ngoại giao con thoi, để có được bản « Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông », sau khi các Ngoại trưởng của khối này, họp tại Phnom Penh, Cam Bốt, không ra được tuyên bố chung do các bất đồng. Theo nhiều nhà phân tích, nguyên nhân chính của thất bại này là vì Cam Bốt, lúc đó là chủ tịch ASEAN, đã chịu sức ép của Trung Quốc.

Cũng trong cuộc hội thảo tại Bangkok, tiến sĩ Võ Xuân Vinh, thuộc Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bảo đảm tự do và an ninh hàng hải ở Biển Đông. Điều quan trọng là « các thành viên ASEAN cần duy trì và xây dựng sự đoàn kết và chỉ có một tiếng nói, trên cơ sở các tài liệu và thỏa thuận đã đạt được ».

Sau gần một thập niên đàm phán, ASEAN và Trung Quốc đã ký được Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Còn việc xây dựng một bộ luật mang tính ràng buộc (COC) thì vẫn xa vời.

Cho đến nay, đoàn kết nội bộ vẫn là một thách thức lớn đối với ASEAN trong hồ sơ Biển Đông. Vào lúc giới chuyên gia các nước, bao gồm cả Việt Nam, tại hội thảo ở Bangkok cho rằng các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982.

Tuy nhiên, thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc, nhân chuyến công du Bắc Kinh của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, lại không hề có một câu chữ nào nói đến bộ luật về ứng xử COC và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982.
Đức Tâm (RFI)

Chiến hạm VN lần đầu tuần tra với TQ


Hải quân Việt Nam đã nhiều lần tuần tra chung trên biển với Trung Quốc

Hai tàu chiến hiện đại nhất của Việt Nam lần đầu tiên sẽ tuần tra chung với hải quân Trung Quốc trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ.

Chiều 22/6 tại Đà Nẵng, hai tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) đã rời quân cảng Vùng 3 Hải quân.

Việt Nam nói đây là chuyến tuần tra lần thứ 15 giữa hai nước, nhưng lại là lần đầu tiên có hai chiến hạm hàng đầu của Việt Nam tham gia.

Biên đội tàu của hải quân Việt Nam cũng sẽ thăm, giao lưu với Hạm đội Nam Hải tại thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Châu vào ngày 25/6.

Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, chuyến đi lần này nhằm “xây dựng lòng tin lẫn nhau, tăng cường quan hệ hợp tác vì sự ổn định, hòa bình của khu vực”.

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hai nước ký thỏa thuận thăm dò dầu khí chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.

'Đa phương hóa'

Trong tuần này, lần đầu tiên một Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam thăm Mỹ.

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ có mặt tại Lầu Năm Góc hôm thứ Năm 20/6, trong lúc Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc từ 19 đến 21/6.

Theo ông Tỵ, chuyến đi của ông "là dịp để tăng cường quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội hai nước, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng lên một bước mới".

Ông bày tỏ hy vọng hai bên tiếp tục triển khai bản Thỏa thuận thúc đẩy hợp tác quốc phòng đã ký kết.


Lần đầu tiên một Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam thăm Mỹ

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ khẳng định Việt Nam "sẽ làm hết sức mình" để thúc đẩy quan hệ Asean-Mỹ.

Dự kiến, một thứ trưởng quốc phòng khác của Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, cũng sẽ thăm Mỹ ngày 26/6.

Mục đích chuyến thăm của Tướng Vịnh được nói là bàn về lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam.

Việt Nam đã quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, trong lĩnh vực công binh, quân y và quan sát viên quân sự.

Các hoạt động ngoại giao quốc phòng dồn dập trong tháng Sáu cho thấy Việt Nam tiếp tục chính sách “đa phương hóa, đa dạng hóa”.

Giới quan sát nói Đảng Cộng sản Việt Nam đang tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ nhưng cũng không muốn gây mất lòng Trung Quốc.

Hôm 31/5 tại diễn đàn an ninh ở Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố “đặc biệt coi trọng vai trò của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Hoa Kỳ - một cường quốc Thái Bình Dương”.
(BBC)
 

Tập Cận Bình 'muốn sạch hóa quân đội'

Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình dường như muốn tăng cường kiểm soát quân đội

Chủ tịch Trung Quốc ra lệnh kiểm kê cơ sở nhà đất và dự án xây dựng của quân đội, trong động thái được cho là nhằm chống tham nhũng.

Cuộc thanh tra được Quân ủy Trung ương Trung Quốc, do ông Tập Cận Bình làm chủ tịch, đề ra.

Nhật báo Quân đội nói một ủy ban thuộc Quân ủy Trung ương đã họp lần đầu tiên tại Bắc Kinh hôm thứ Năm bàn vấn đề này.

Người đứng đầu Tổng cục Hậu cần, Tướng Triệu Khắc Thạch, chủ trì cuộc họp.

Ông này nói các cuộc thanh tra nhằm “đưa thủ tục quản lý và hành vi xây dựng tuân thủ tiêu chuẩn và luật pháp”.

'Bán đất'

Vị tướng cho hay sẽ thiết lập cơ sở dữ liệu về cơ sở hạ tầng và doanh trại của quân đội.

Theo tờ South China Morning Post, các thỏa thuận liên quan đất đai và nhà cửa là nguồn tham ô chính trong quân đội.

Năm ngoái, có tin nói tổng cục phó hậu cần đang bị điều tra với cáo buộc bán đất của quân đội.

Quân đội Trung Quốc không xác nhận cáo buộc này.

Một đại tá về hưu và là nhà bình luận, Yue Gang, nói việc chưa có cơ sở dữ liệu khiến quân đội khó kiểm tra việc các sĩ quan nhận lại quả nhờ bán rẻ tài sản.

Mới đây, ông Tập Cận Bình cũng ra chỉ thị yêu cầu quân đội “triển khai hoạt động giáo dục và thực tiễn đường lối quần chúng của Đảng”.

Hôm 21/6, một hội nghị diễn ra tại Bắc Kinh với nghị trình phổ biến “đường lối quần chúng của Đảng trong toàn quân”.

Lin Wen-cheng, một nhà bình luận ở Đại học Quốc gia Tôn Dật Tiên tại Đài Loan, nói các mệnh lệnh của ông Tập chứng tỏ mong muốn thắt chặt kiểm soát quân đội.

“Ông ta sẽ không có ngôn ngữ như thế nếu không đủ tự tin,” ông Lin bình phẩm.
(BBC)

Hồi ký của một người Hà Nội



Ông Hòa là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bị Cộng sản bắt đi tù năm 1975, sang Mỹ theo diện HO. Tôi gặp ông tại một tiệc cưới, trở thành bạn, thường gặp nhau bởi cùng sở thích, nói chuyện văn chương, thời thế, dù trong quá khứ ông sống tại miền Nam, tôi ở xứ Bắc.
Một lần tới thăm, cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi, “Bác ở Hà Nội mà cũng đi tị nạn à…?”
Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười, “Cái cột đèn mà biết đi, nó cũng đi, …nữa là bác!”
Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu “vượt tuyến” vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần “vượt biển”, vẫn không thoát. Chịu đủ các “nạn” của chế độ cộng sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không tị nạn, mà đi tìm Tự Do, trở thành thuyền nhân, đến nước Mỹ năm 1982.
Sinh trưởng tại Hà Nội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người giễu cợt . Thời gian rồi cũng hiểu nhau.
Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những giòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hà Nội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hà Nội di cư.
Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hà Nội, thời người cộng sản chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài.
Hiệp định Geneva chia đôi nước Việt. Cộng sản, chưa lộ mặt là Cộng sản, tràn vào miền Bắc tháng 10 năm 1954. Người Hà Nội đã “di cư” vào miền Nam, bỏ lại Hà Nội hoang vắng, tiêu điều, với chính quyền mới là Việt Minh, đọc tắt lại thành Vẹm. Vì chưa trưởng thành, tôi đã không hiểu thế nào là …Vẹm!
Khi họ tiếp quản Hà Nội, tôi đang ở Hải phòng. Dân đông nghịt thành phố, chờ tầu há mồm để di cư.
Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt. Lang thang chợ trời, tôi chờ cha tôi quyết định đi Nam hay ở lại. Hiệp định Geneva ghi nước Việt Nam chỉ tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ “Tổng tuyển cử” thống nhất. Ai ngờ cộng sản miền Bắc “tổng tấn công” miền Nam!
Gia đình lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hãng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hà Nội học.
Chuyến xe lửa Hà Nội “tăng bo” tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét, phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải phòng ùn ùn với hành lý để đi Nam, người đi Hà Nội là con buôn, mang xăng về bán. Những toa tầu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tầu, bíu vào thành toa, liều lĩnh, hỗn loạn …
Tới cầu Long Biên tức là vào Hà Nội. Tầu lắc lư, người va chạm người. Thằng bé ù chạc 15 tuổi, quắc mắt nhìn tôi, “Ðề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng!” Tôi bàng hoàng vì thứ ngoại ngữ Trung quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu, để rồi phải “học tập” suốt 20 năm, “ngoại ngữ cộng sản”: đấu tranh, cảnh giác, căm thù và … tiêu diệt giai cấp! (Thứ ngôn ngữ này ghi trong ngoặc kép).
Hà Nội im lìm trong tiết đông lạnh giá, người Hà Nội e dè nghe ngóng từng “chính sách” mới ban hành. “Cán bộ” và “bộ đội” chỉ khác nhau có ngôi sao trên mũ bằng nan tre, phủ lớp vải mầu cỏ úa, gọi là “mũ bộ đội”, sau này có tên là “nón cối”. Hà Nội “xuất hiện” đôi dép “Bình Trị Thiên”, người Bắc gọi là “dép lốp”, ghi vào lịch sử thành “dép râu”. Chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha của thiếu nữ Hà Nội được coi là “biểu hiện” của “tư sản, phong kiến”, biến mất trong mười mấy năm sau, vì “triệt để cách mạng”. Lần đầu tiên, “toàn thể chị em phụ nữ” đều mặc giống nhau: áo “sơ mi”, quần đen. Hãn hữu, như đám cưới mới mặc sơ mi trắng vì “cả nước” không có xà phòng.
Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số “lớp Chín hậu phương”, năm sau sẽ sát nhập thành “hệ mười năm”. Số học sinh “lớp Chín” này vào lớp không phải để học, mà là “tổ chức Hiệu đoàn”, nhận “chỉ thị của Thành đoàn” rồi “phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!” Họ truy lùng… đốt sách! Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn “kiểm tra”, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang “tập trung” tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm “phấn khởi”, lời hô khẩu hiệu “quyết tâm”, và “phát biểu của bí thư Thành đoàn”: tiểu thuyết của Tự Lực Văn Ðoàn là … “cực kỳ phản động!” Vào lớp học với những “phê bình, kiểm thảo…cảnh giác, lập trường”, tôi đành bỏ học. Chiếc radio Philip, “tự nguyện “ mang ra “đồn công an”, thế là hết, gia tài của tôi!
Mất đời học sinh, tôi bắt đầu cuộc sống đọa đày vì “thành phần giai cấp”, “sổ hộ khẩu”, “tem, phiếu thực phẩm”, “lao động nghĩa vụ hàng tháng”. Ðây là chính sách dồn ép thanh niên Hà Nội đi “lao động công trường”, miền rừng núi xa xôi. Tôi chỉ bám Hà Nội được 2 năm là bị “cắt hộ khẩu”, …đi tù!
Tết đầu tiên sau “tiếp quản”, còn được gọi là “sau hòa bình lập lại”, Hà Nội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ, áo quần nhầu nát, xám xịt, thái độ “ít cởi mở”, từ “nông thôn” kéo về tiếp quản chiếm nhà người Hà Nội di cư. Người Hà Nội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và “chỉ thị”: ăn Tết “đơn giản, tiết kiệm”. Hàng hóa hiếm dần, “hàng nội” thay cho “hàng ngoại”.
Âm thầm, tôi dạo bước bên bờ Hồ Gươm, tối 30 Tết. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc nhạt nhòa, ảm đạm, đền Ngọc Sơn vắng lặng. Chỉ có Nhà Thủy Tạ, đêm nay có ca nhạc, lần cuối cùng của nghệ sĩ Hà Nội. Ðoàn Chuẩn nhớ thương hát “Gửi người em gái miền Nam”, để rồi bị đấu tố là phong cách tiểu tư sản, rạp xinê Ðại Ðồng phố Hàng Cót bị “tịch thu”. Hoàng Giác ca bài “Bóng ngày qua”, bị kết tội thành “tề ngụy”, hiệu đàn nhỏ phố Cầu Gỗ phải dẹp, vào tổ đan mũ nan, làn mây, sống “tiêu cực” hết đời trong đói nghèo, khốn khổ. Danh ca Minh Ðỗ, Ngọc Bảo, nhạc sĩ Tạ Tấn, sau này làm gì, sống ra sao, “phân tán”, chẳng ai còn dám gặp nhau, sợ thành “phản động tụ tập”.
“Chỉ thị Ðảng và Ủy ban Thành” “phổ biến rộng rãi trong quần chúng” là diệt chó. “Toàn dân diệt chó”, từ thành thị đến “nông thôn”. Gậy gộc, giây thừng, đòn gánh, nện chết hoặc bắt trói, rồi đầu làng, góc phố “liên hoan tập thể”. Lý do giết chó, nói là trừ bệnh chó dại, nhưng đó là “chủ trương”, chuẩn bị cho đấu tố “cải tạo tư sản” và “cải cách ruộng đất”. Du kích, công an rình mò, “theo dõi”, “nắm vững tình hình” không bị lộ bởi chó sủa. Mọi nơi im phăng phắc ban đêm, mọi người nín thở đợi chờ thảm họa.
Hà Nội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải “cung cấp” một năm theo “từng người trong hộ”. Mẹ may thêm chiếc quần “đi lao động “ thì con nít cởi truồng. Người thành thị, làm cật lực, xây dựng cơ ngơi, có ai ngờ bị quy là “tư sản bóc lột”? nhẹ hơn là “tiểu tư sản”, vẫn là “đối tượng của cách mạng”.
Nông dân có dăm sào ruộng đất gia truyền vẫn bị quy là “địa chủ bóc lột, cường hào ác bá ”! Giáo sư Trương văn Minh, hiệu trưởng trường Tây Sơn, ngày đầu “học tập”, đã nhẩy lầu, tự tử.
“Tư sản Hà Nội” di cư vào Nam hết , chẳng còn bao nhiêu nên “công tác cải tạo được làm “gọn nhẹ” và “thành công vượt mức”, nghĩa là mang bắn một, hai người “điển hình”, coi là “bọn đầu xỏ” “đầu cơ tích trữ”, còn thì “kiểm kê”, đánh “thuế hàng hóa”, “truy thu”, rồi “tịch thu” vì “ngoan cố, chống lại cách mạng!”
Báo, đài hàng ngày tường thuật chuyện đấu tố, kể tội ác địa chủ, theo bài bản của “đội cải cách” về làng, “bắt rễ” “bần cố nông”, “chuẩn bị thật tốt”, nghĩa là bắt học thuộc lòng “từng điểm”: tội ác địa chủ thì phải có hiếp dâm, đánh đập, bắt con ở đợ, “điển hình” thì mang thai nhi cho vào cối giã, nấu cho lợn ăn, đánh chết tá điền, hiếp vợ sặc máu …! Một vài vụ, do “Ðảng lãnh đạo”, “vận động tốt”, con gái, con dâu địa chủ, “thoát ly giai cấp”, “tích cực” “tố cáo tội ác” của cha mẹ . Cảnh tượng này thật não nùng! Lời Bác dạy suốt mấy mươi năm: “Trung với Ðảng, hiếu với dân …” là vậy!
“Bần cố nông” cắm biển nhận ruộng được chia, chưa cấy xong hai vụ thì phải “vào hợp tác”, “làm ăn tập thể”, ruộng đất lại thu hồi về “cộng sản”.
“Toàn miền Bắc” biết được điều “cơ bản” về Xã hội chủ nghĩa là… nói dối! Mọi người, mọi nhà “thi đua nói dối”, nói những gì Ðảng nói. Nói dối để sống còn, tránh bị “đàn áp”, lâu rồi thành “nếp sống”, cả một thế hệ hoặc lặng câm, hoặc nói dối, vì được “rèn luyện” trong xã hội ngục tù, lấy “công an” làm “nòng cốt” chế độ.
Ở Mỹ, ai hỏi bạn: “How are you?”, bạn trả lời: “I’m fine, thank you”. Ở miền Bắc, thời đại Hồ chí Minh, “cán bộ” hỏi: “công tác” thế nào? Dù làm nghề bơm xe, vá lốp, người ta trả lời, “…rất phấn khởi, ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng… các nước anh em!”
Bị bắt bên bờ sông Bến Hải, giới tuyến chia hai miền Nam Bắc, năm 19 tuổi, tôi bị “bộ đội biên phòng”giong về Lệ Thủy, được “tự do” ở trong nhà chị “du kích” hai ngày, đợi đò về Ðồng Hới. Trải 9 trại giam nữa thì về tới Hỏa Lò Hà Nội, vào xà lim. Cảnh tù tội chẳng có gì tươi đẹp, xã hội cũng là một nhà tù, không như báo, đài hằng ngày kêu to “Chế độ ta tươi đẹp”.
Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ, người tù “biến chất”, người tứ chiến kéo về, nhận là người Hà Nội, đói rét triền miên nên cũng “biến chất”! Ðối xử lọc lừa, gia đình, bè bạn, họ hàng, “tiếp xúc” với nhau phải “luôn luôn cảnh giác”. Hà Nội đã mất nền lễ giáo cổ xưa, Hà Nội suy xụp tinh thần vì danh từ “đồng chí”!
Nằm trong xà lim, không có ngày đêm, giờ giấc, nghe tiếng động mà suy đoán “tình hình”. Ánh điện tù mù chiếu ô cửa sổ nhỏ song sắt, cao quá đầu, tôi đứng trên xà lim, dùng ngón tay vẽ chữ lên tường, “liên lạc” được với Thụy An ở xà lim phía trước.
Thụy An là người Hà Nội ở lại, “tham gia hoạt động “Nhân Văn Giai Phẩm, đòi tự do cho văn nghệ sĩ, sau chuyển lên rừng, không có ngày về Hà Nội. Bà phẩn uất, đã dùng đũa tre chọc mù một mắt, nói câu khí phách truyền tụng: “Chế độ này chỉ đáng nhìn bằng nửa con mắt!”
Người du lịch Việt Nam, ít có ai lên vùng thượng du xứ Bắc, tỉnh Lào Cai, có trại tù Phong Quang hà khắc, có thung lũng sâu heo hút, có tù chính trị chặt tre vầu theo “định mức chỉ tiêu”. Rừng núi bao la, tiếng chim “bắt cô trói cột”, nấc lên nức nở, tiếng gà gô, thức giấc, sương mù quanh năm.
Phố Hàng Ðào Hà Nội, vốn là “con đường tư sản”, có người trai trẻ tên Kim, học sinh Albert Sarraut. Học trường Tây thì phải chịu sự “căm thù đế quốc” của Ðảng, “đế quốc Pháp” trước kia và “đế quốc Mỹ” sau này. Tù chính trị nhốt lẫn với lưu manh, chưa đủ một năm, Kim Hàng Ðào “bất mãn” trở thành Kim Cụt, bị chặt đứt cánh tay đến vai, không thuốc, không “nhà thương” mà vẫn không chết.
Phố Nguyễn công Trứ gần Nhà Rượu, phía Nam Hà Nội, người thanh niên đẹp trai, có biệt danh Phan Sữa, giỏi đàn guitar, mê nhạc Ðoàn Chuẩn, đi tù Phong Quang vì “lãng mạn tiểu tư sản”. Không hành lý nhưng vẫn ôm theo cây đàn guitar. Chỉ vì “tiểu tư sản”, không “tiến bộ”, không có ngày về…! Ba tháng “kỷ luật”, Phan Sữa hấp hối, khiêng ra khỏi Cổng Trời cao vút, gió núi mây ngàn, thì tiêu tan giấc mơ Tình nghệ sĩ!
Người già Hà Nội chết dần, thế hệ thứ hai, “xung phong”, “tình nguyện” hoặc bị “tập trung” xa rời Hà Nội. Bộ công an “quyết tâm quét sạch tàn dư đế quốc, phản động”, nên chỉ còn người Hà Nội từ “kháng chiến” về, “nhất trí tán thành” những gì Ðảng … nói dối!
Tôi may mắn sống sót, dù mang lý lịch “bôi đen chế độ”, “âm mưu lật đổ chính quyền”, trở thành người “Hà Nội di cư”, 10 năm về Hà Nội đôi lần, khó khăn vì “trình báo hộ khẩu”, “tạm trú tạm vắng”. “Kinh nghiệm bản thân”, “phấn đấu vượt qua bao khó khăn, gian khổ”, số lần tù đã quên trong trí nhớ, tôi sống tại Hải phòng, vùng biển.
Hải phòng là cơ hội “ngàn năm một thuở” cho người Hà Nội “vượt biên” khi chính quyền Hà Nội chống Tầu, xua đuổi “người Hoa” ra biển, khi nước Mỹ và thế giới đón nhận “thuyền nhân” tị nạn.
Năm 1980, tôi vào Sài Gòn, thành phố đã mất tên sau “ngày giải phóng miền Nam”. Vào Nam, tuy phải lén lút mà đi, nhưng vẫn còn dễ hơn “di chuyển” trong các tỉnh miền Bắc trước đây. Tôi bước trên đường Tự Do, hưởng chút dư hương của Sài gòn cũ, cảnh tượng rồi cũng đổi thay như Hà Nội đã đổi thay sau 1954 vì “cán ngố” cai trị.
Dân chúng miền Nam “vượt biển” ào ạt, nghe nói dễ hơn nên tôi vào Sài Gòn, tìm manh mối. Gặp cha mẹ ca sĩ Thanh Lan tại nhà, đường Hồ Xuân Hương, gặp cựu sĩ quan Cộng Hòa, anh Minh, anh Ngọc, đường Trần Quốc Toản, tù từ miền Bắc trở về. Ðường ra biển tính theo “cây”, bảy, tám cây mà dễ bị lừa. Chị Thanh Chi (mẹ Thanh Lan) nhìn “nón cối” “ngụy trang” của tôi, mỉm cười: “Trông anh như cán ngố, mà chẳng ngố chút nào!”
“Hà Nội, trí thức thời Tây, chứ bộ…!. Cả nước Việt Nam, ai cũng sẽ trở thành diễn viên, kịch sĩ giỏi!”
Về lại Hải Phòng với “giấy giới thiệu” của “Sở giao thông” do “móc ngoặc” với “cán bộ miền Nam” ở Saigòn, tôi đã tìm ra “biện pháp tốt nhất” là những dân chài miền Bắc vùng ven biển. Ðã đến lúc câu truyền tụng “Nếu cái cột điện mà biết đi….”, dân Bắc “thấm nhuần” nên “nỗ lực” vượt biên.
Năm bốn mươi tư tuổi, tôi tìm được Tự Do, định cư tại Mỹ, học tiếng Anh ngày càng khá, nhưng nói tiếng Việt với đồng hương, vẫn còn pha chút “ngoại ngữ Việt cộng” năm xưa.
Cuộc sống của tôi ở Việt Nam đã đến “mức độ” khốn cùng, nên tan nát, thương đau. Khi đã lang thang “đầu đường xó chợ” thì mới đủ “tiêu chuẩn” “xuống thành phần”, lý lịch có thể ghi là “dân nghèo thành thị”, nhưng vẫn không bao giờ được vào “công nhân biên chế nhà nước”. Tôi mang nhẫn nhục, “kiên trì” sang Mỹ, làm lại cuộc đời nên “đạt kết quả vô cùng tốt đẹp”, “đạt được nguyện vọng” hằng ước mơ!
Có người “kêu ca” về “chế độ tư bản” Mỹ tạo nên cuộc sống lo âu, tất bật hàng ngày, thì xin “thông cảm” với tôi, ngợi ca nước Mỹ đã cho tôi nhân quyền, dân chủ, trở thành công dân Hoa kỳ gốc Việt, hưởng đầy đủ “phúc lợi xã hội”, còn đẹp hơn tả trong sách Mác Lê về giấc mơ Cộng sản.
Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ rồi. Cộng sản Việt Nam bây giờ “đổi mới”. Tiếng “đổi” và “đổ” chỉ khác một chữ “i”. Người Việt Nam sẽ cắt đứt chữ “i”, dù phải từ từ, bằng “diễn biến hòa bình”. Chế độ Việt cộng “nhất định phải đổ”, đó là “quy luật tất yếu của lịch sử nhân loại”.
Ôi! “đỉnh cao trí tuệ”, một mớ danh từ …!
( Theo Nguoiviet )

Phạm Hồng Sơn - Phía sau một ổ khóa đã chết vì keo Con Voi

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhT14rXUv2I0nMh3eE1PWPMlVrW_UQZaZnPKon_puV2sIkrpfbtMWNaU9x6h6TyeeTB1tsWErCA9TbyytMPVLtZlxyZAO4U-ji9xAf0oU2apV5cd9cufL8e3z1iBp8HryeVMcW4zyG_D_s/s1600/pham+hong+son+001.jpg
Ông Phạm Hồng Sơn
Cách đây gần 20 năm, lúc còn chưa bị coi là “phản động”, khi giao du với những người làm nghề công an, tôi được họ kể cho nghe nhiều cách họ học trong trường để khuất phục những đối tượng “cứng đầu”. Ví dụ, nếu một chủ doanh nghiệp không chịu hào phóng “tự nguyện” biếu tiền cho Công an Phường vào dịp lễ tết hoặc dịp đi nghỉ mát thì chỉ cần cho người lén khóa trái cửa văn phòng đó một lần là mọi việc sẽ “xuôi” hết.
Đến nay tôi không rõ công an Việt Nam có còn dùng chiêu trò trên hay họ còn có những chiêu trò nào khác để làm tiền các doanh nghiệp, nhưng chắc chắn giới an ninh chính trị Việt Nam đang và sẽ phổ biến một trò để ngăn khách đến thăm một người bất đồng chính kiến: Một lọ keo nhãn hiệu Con Voi là đủ. Bơm đầy keo Con Voi vào ổ khóa nhà đối tượng trước giờ hẹn ít phút là “xong”.
Đó chính là trò an ninh Việt Nam đã áp dụng đối với cá nhân tôi vào sáng ngày 21/06/2013. Cửa cổng nhà không thể mở ngay được và vị khách cũng không thể qua được hàng rào người lố nhố chắn ngay trước ngõ 72B Thụy Khuê – Hà Nội. Cuộc gặp mặt tại nhà đã trở thành vài câu trao đổi và chúc nhau bình an qua sóng điện thoại có theo dõi.
Nếu coi lịch sử là những bàn chân ướt của con người giẫm trên tấm thảm khô chứa cả tương lai thì những chiêu trò hạ đẳng kể trên của thế hệ công an Việt Nam hiện nay cũng chỉ nằm trong vệt thấm loang ra từ những bước chân của các thế hệ cầm quyền cộng sản trước đó và của cả những tiền nhân không cộng sản.
Nồi đất úp phân trâu giả mìn để cản xe bọc thép, đội quân tóc dài cho đi đầu để giấu bớt tính đối đầu, thu dụng cả quân du đãng, “chạy dọc” vào đội quân cách mạng, đóng giả thầy mo để che mắt địch, giả dạng tử thi để đột nhập vào bệnh viện cướp dụng cụ phẫu thuật, lập ra đảng cuội để giăng bẫy và giấu diếm bản chất độc tài, ưu tiên chiến thuật du kích hơn đánh chính qui, khủng bố đối phương rồi lẩn trốn vào dân chúng, tung truyền đơn gây rối rồi vu cho đối lập… cho đến những trò khóa trái cửa, ném mắm tôm trộn phân người với nhớt xe máy, đụng xe trên đường, quấy rối bằng thương binh giả và thật, dùng dân phòng, an ninh giả dạng côn đồ hay dùng chính côn đồ thứ thiệt để sách nhiễu, hăm dọa người bất đồng chính kiến v.v. và v.v.
Tất cả, tất cả những thứ đó, nhìn thật kỹ, rút lại vẫn hoàn toàn ở trong cái vòng tiềm thức láu cá, tiểu nông, nhỏ hẹp, man khai với nhu cầu hàng đầu là tồn tại, quyết ăn thua bằng mọi giá pha lẫn khát khao tự khẳng định một cách yêng hùng hạ đẳng từ một cây văn hóa có những rễ cái kiểu Trạng Quỳnh “cho ỉa cấm đái”, “Đ.M thằng nào kể cho thằng nào”. Một nền văn hóa đắc thắng với sự trả thù cá nhân đầy lén lút “Trạng chết thì Chúa cũng băng hà”. Một nền văn hóa ngật ngưỡng với “trí khôn của ta đây”. Một nền văn hóa hả hê với sự nước đôi đầy vị kỷ “khôn chết, dại chết, biết thì sống”. Một nền văn hóa vẫn lan tràn sự tự mãn với phương châm “hai chê kèm sáu nịnh”, “cứ chửi Đảng nhưng đừng ra khỏi Đảng” dù nhu cầu sống còn không còn là nguy cấp.
Trên cái phông văn hóa đó, trong hơn nửa thế kỷ qua, thậm chí vài trăm năm qua, đã in đậm màu của nhiều chiến thắng, thành quả khiến nhiều kẻ phải nghiêng mình và phần nào đã giữ cho dân tộc Việt vẫn tồn tại, nhưng các gam màu của chính trực, cao thượng, minh bạch, phản biện triệt để – những sắc màu của văn minh – thực quá hiếm, quá nhạt.
Tôi biết thật phiến diện và có thể là thái quá khi nhìn văn hóa, lịch sử và tương lai của một dân tộc từ một ổ khóa đã chết vì keo Con Voi. Nhưng tôi chắc chắn cái chết của ổ khóa đó không hoàn toàn đến từ những cá nhân cụ thể trong hệ thống an ninh độc tài hiện nay. Ngay trong đám người lố nhố sáng hôm qua ở cổng nhà tôi – như những người quen của tôi kể lại – đa phần lại có những khuôn mặt, dù lộ rõ sự căng thẳng được trộn nham nhở với chất lén lút, vẫn không mất hết những nét sáng sủa, tinh khôi của cái tuổi đẹp nhất của đời người – tuổi 20, 30 – cái tuổi thuộc về tương lai, cái tuổi lẽ thường phải nhiều hồn nhiên hơn thủ đoạn.
Chính tôi cũng thấy thấp thoáng vài gương mặt non trẻ, láo lác đó vào ngay lúc phát hiện ra sự cố. Và tôi tự hỏi, một nền văn hóa, một truyền thống chuộng sự cao thượng, phổ biến thái độ rõ ràng không nước đôi, từ gia đình ra xã hội, có sinh được ra một chế độ mập mờ, lưu manh hạ cấp như hiện nay không? Tôi tin là không, không thể.
Phạm Hồng Sơn
© 2013 Phạm Hồng Sơn & pro&contra
 

Chống độc tài hay chống lẫn nhau?

Trong cuộc đời, ai cũng phải đối diện với những lựa chọn. Có thể nói cuộc sống là một chuỗi những lựa chọn. Chẳng hạn khi lập gia đình, ta có nhiều người yêu nhưng trong đó ta chỉ được chọn một người duy nhất làm bạn trăm năm của mình. Khi đấu tranh cho tự do dân chủ, ta cũng phải lựa chọn một trong nhiều phương thức đấu tranh khác nhau, như bạo động hay ôn hòa? để lật đổ, để chuyển hóa hay để cải thiện chế độ? công khai, bán công khai hay bí mật? đấu tranh với ai? gia nhập tổ chức nào? v.v. Sự lựa chọn nào cũng đòi hỏi ta phải suy nghĩ nhiều ngày, có khi nhiều tháng và có thể nhiều năm.

Trước một vấn đề đòi hỏi lựa chọn thì mỗi người lựa chọn mỗi cách, tùy theo bản tính, hoàn cảnh, khả năng, quan điểm, cách nhìn vấn đề, và rất nhiều yếu tố riêng biệt khác của mỗi người. Người chọn bạn trăm năm theo tiêu chuẩn phải là người đẹp mã, có nghề nghiệp tốt hẳn nhiên có quan niệm, tính tình khác với người chọn theo tiêu chuẩn phải là người cao thượng, ôn hòa, điềm đạm. Trước những lựa chọn khác nhau như thế, không thể chỉ dựa vào đó để xác định người nào đúng người nào sai, người nào tốt người nào xấu.

Ai chọn cách nào, lựa đối tượng nào cũng đều có lý riêng của mình, hẳn nhiên lý đó nơi mỗi người mỗi khác và không hẳn ai cũng hiểu hay thông cảm được. Trong lãnh vực chính trị, người có tinh thần dân chủ thì dễ dàng chấp nhận những lựa chọn khác với mình đồng thời tôn trọng những lựa chọn ấy. Còn những người có tính độc tài độc đoán thì chỉ chấp nhận những lựa chọn nào giống mình, lựa chọn nào khác với mình thì tiên thiên là sai, dở, kém, thậm chí là xấu, đáng trách, đáng bài trừ…

Xin đan cử một trường hợp cụ thể vừa xảy ra vài tháng nay. Trước tham vọng xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam và trong tình trạng Việt Nam đang bị chế độ độc tài CSVN cai trị, có hai suy nghĩ trái ngược nhau:

– Phe A cho rằng trước hiểm họa chung cho dân tộc Việt Nam, nghĩa là cho cả người Việt quốc gia lẫn người Việt cộng sản, thì cả hai bên quốc gia lẫn cộng sản phải cùng hợp tác với nhau chống kẻ thù chung đang muốn chiếm lấy đất nước mình, nô lệ hóa dân mình. Hiểm họa bị Trung Quốc xâm chiếm lớn gấp bội hiểm họa bị chế độ CSVN cai trị, nên người Việt quốc gia phải tạm thời hợp tác với người Việt cộng sản để chống Trung Quốc Hán hóa dân tộc mình trước đã. Sau khi thoát khỏi hiểm họa đó thì chúng ta lại tiếp tục đấu tranh dẹp bỏ chế độ độc tài CSVN sau.

– Phe B cho rằng trước tiên phải tiêu diệt chế độ CSVN đã thì mới có thể chống Trung Quốc xâm lược hữu hiệu được, vì CSVN là tay sai của Trung Quốc, chúng đang âm thầm bán đứng Việt Nam cho Trung Quốc. Làm sao chúng ta có thể chống Trung Quốc được khi CSVN vẫn còn đó và sẵn sàng tiếp tay, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam? Nhất là làm sao có thể hợp tác với CSVN để cùng chống lại Trung Quốc khi CSVN luôn luôn lật lọng và sẵn sàng đâm sau lưng ta? Lịch sử cho thấy những tổ chức chính trị yêu nước hợp tác với cộng sản chống thực dân Pháp thì đều bị cộng sản lợi dụng để rồi cuối cùng bị chúng tiêu diệt.

Phe A phản bác lại rằng mình đấu tranh tiêu diệt CSVN đã mấy chục năm không thành công, mà chẳng biết đến bao giờ mới thành công. Trong khi đó, hiểm họa Trung Quốc biến Việt Nam thành một tỉnh của họ thì cận kề ngay trước mắt và lớn hơn rất nhiều so với hiểm họa bị CSVN cai trị. Nếu chờ tiêu diệt CSVN rồi mới chống Trung Quốc thì e rằng Trung Quốc đã chiếm được toàn lãnh thổ Việt Nam trước khi ta tiêu diệt được CSVN. Giữa việc đấu tranh thoát ách cai trị của Trung Quốc và việc đấu tranh lật đổ chế độ độc tài CSVN thì việc nào quan trọng và cần thiết hơn? Vì thế sự khôn ngoan đòi hỏi phải chấp nhận tạm thời hợp tác với những thành phần chống Trung Quốc trong chế độ CSVN (hiện đang càng ngày càng đông lên) để ngăn chặn kịp thời hiểm họa mất nước, đồng thời cùng họ chống lại bọn thân Trung Quốc trong hàng ngũ CSVN.

Phe B cho rằng phe A quá ngây thơ, không hiểu được bản chất của cộng sản. Cộng tác với CSVN để chống Trung Quốc thì chẳng những không chống được Trung Quốc mà còn bị CSVN tiêu diệt nữa. Như vậy chẳng phải là ngu sao?

Quả thật, đó là hai cách lựa chọn khác nhau phát xuất từ những suy nghĩ, khuynh hướng khác nhau. Hai cách lựa chọn trên, cách nào cũng có lý và đều xuất phát từ lòng yêu nước và ý chí muốn cứu nước. Sở dĩ hai phe suy nghĩ và lựa chọn trái ngược nhau vì họ nhìn vấn đề từ những khía cạnh khác nhau.

Thế nhưng điều đáng buồn và hết sức đáng trách là hai phe cùng chiến tuyến lại chống nhau mạnh mẽ chỉ vì lựa chọn khác nhau. Tệ nhất là chụp mũ nhau là thân cộng, là tay sai cộng sản, là cộng sản nằm vùng bây giờ mới lộ mặt ra. Hai phe không phe nào vì bị phe kia chỉ trích hay chụp mũ mà thay đổi lập trường. Cuối cùng thì hai phe chống nhau còn mạnh hơn và nhiều hơn là chống Trung Quốc hay chống CSVN. Điều này gây nên tình trạng chia rẽ trầm trọng giữa người Việt quốc gia với nhau. Chính mình gây thiệt hại cho lực lượng của mình vốn đã yếu mà phía địch chẳng bị thiệt hại gì.

Mục đích của bài này không phải là phân tích xem phe nào có lý hay đúng hơn phe nào, mà chỉ muốn nêu lên một sự kiện thực tế là nhiều người đã coi chuyện nhỏ quan trọng hơn chuyện lớn! coi sự khác biệt giữa những người cùng chiến tuyến lớn hơn sự khác biệt giữa người quốc gia và cộng sản! coi sự bất lợi của tình trạng bất đồng ý kiến nội bộ lớn hơn cái hại của sự chia rẽ, mất đoàn kết!

Rất nhiều trường hợp, nếu không đủ tỉnh táo, ta chỉ thấy cái lợi hay cái hại nhỏ trước mắt mà không thấy cái lợi hay cái hại lớn đằng sau gắn liền với nó. Chẳng hạn khi ta diệt cỏ thì ta diệt luôn cả lúa; khi ta thoả mãn cơn đói bằng việc ăn một thực phẩm nào đó, ta đâm ra bị bệnh do món ăn đó không an toàn vệ sinh, v.v. Tương tự như vậy, có khi ta thấy lập trường của ai đó có hại cho đại cuộc, ta tố cáo, đánh phá người đó; ta không ngờ việc đánh phá đó gây bất hoà và mất đoàn kết trong cộng đồng. Có thể cái hại do người đó gây ra cho đại cuộc thì nhỏ, còn sự chia rẽ do ta tạo ra khi đánh phá người đó còn hại cho đại cuộc nhiều hơn cái hại kia gấp bội.

Nhiều người tuy chống cộng, chống độc tài và đấu tranh cho tự do dân chủ nhưng vẫn còn tâm thức độc tài độc đoán, không chấp nhận những ai có lập trường chống cộng, chống độc tài khác với mình. Thử hỏi nếu những người này lật đổ được chế độ độc tài hiện nay thì họ sẽ lập nên thể chế nào? độc tài hay dân chủ?

Khi phải giải quyết những vấn đề có nhiều ý kiến để lựa chọn khác nhau, hẳn nhiên dân tộc nào cũng chia thành nhiều phe nhiều nhóm do có những lựa chọn khác nhau. Điều đó rất tự nhiên vì "chín người mười ý", luật đa dạng trong xã hội là như thế! Dân tộc nào chỉ nghĩ ra được một vài ý kiến để lựa chọn thôi, hẳn là dân tộc ấy kém suy nghĩ, ít người tài…

Trước nhiều ý kiến khác nhau để lựa chọn như thế, dân tộc nào biết tôn trọng sự lựa chọn khác biệt của nhau, tôn trọng cách suy nghĩ và lý lẽ của nhau, thì họ tìm cách đi đến một lập trường duy nhất bằng cách dựa theo ý kiến của đa số. Sau khi ý kiến của đa số trở thành quyết định chung, thì cả phần thiểu số cũng vui vẻ chấp nhận quyết định chung ấy là quyết định của mình.

Nhưng ngược lại, trước những lựa chọn khác biệt nhau như thế, có những dân tộc không thể thống nhất với nhau được một điều gì. Vì ai cũng cho rằng chỉ có lựa chọn của mình hay của phe mình là đúng, nên muốn ép buộc người khác, phe khác phải theo cách lựa chọn của mình. Ai suy nghĩ hay lựa chọn khác với mình hẳn nhiên là sai, phải triệt hạ, không cách này thì cách khác, không bịt miệng hay hạ bệ được thì chụp mũ, vu khống, v.v. Phe nào người nào cũng hành xử như thế thì ắt nhiên sẽ đánh phá lẫn nhau, hạ uy tín nhau, để rồi chẳng quyết định được điều gì chung. Thật đáng tiếc là dân tộc chúng ta nằm trong số này.

Địch thù muốn gây chia rẽ nội bộ những nhóm người có tâm thức như thế thật dễ dàng. Bọn nằm vùng chỉ cần nêu ra một vấn đề tế nhị nào đó có thể nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau, thì nội bộ những tổ chức ấy liền phát sinh nhiều phe phái tranh cãi nhau, đập nhau chí chóe tương tự như những ông thầy bói rờ voi trong dụ ngôn của Đức Phật (*).

Đứng ngoài nhìn vào, ta có thể đoán được vận mệnh của hai loại dân tộc ấy. Những dân tộc có tinh thần dân chủ biết tôn trọng sự khác biệt sẽ tạo được những thể chế dân chủ, sẽ phát sinh được những chính phủ biết tôn trọng nhân quyền. Còn những dân tộc có tâm thức độc tài không chấp nhận cho người khác được quan niệm và suy nghĩ khác với mình sẽ triền miên sống trong thể chế độc tài, vì "rau nào sâu nấy", "cây nào trái nấy" hay "dân tộc nào thể chế nấy". Thật vậy, một dân tộc có tâm thức độc tài tất yếu phải sinh ra những thể chế độc tài, không thể khác được! Những dân tộc ấy phải hy sinh biết bao xương máu mới dập tắt được chế độ độc tài hiện hành, nhưng chẳng bao lâu họ lại lập nên một chế độ độc tài khác như một điều tất yếu. Triền miên bị cai trị bởi những thể chế độc tài như thế, những dân tộc ấy không thể nào hưởng được tự do, hạnh phúc và tiến bộ như những dân tộc có thể chế dân chủ được.

Hiện nay, CSVN đang trong ở tình trạng rối beng với trăm chuyện khó khăn phải đối phó, thù trong giặc ngoài, chia rẽ nội bộ, kinh tế suy thoái, v.v. Bên ngoài thì Trung Quốc đang lăm le xâm chiếm, bên trong thì dân chúng căm hờn sẵn sàng nổi dậy… Chúng hết sức lúng túng, không biết xoay sở thế nào, chỉ biết đối phó. Nhiều việc chúng biết là hết sức bất lợi cho chính sự tồn tại của chúng, cho đất nước nhưng vẫn cứ phải muối mặt mà làm. Khả năng bị rã đám và bị lật đổ của bọn chúng rất cao.

Vì thế, bây giờ là thời điểm rất thuận lợi cho cuộc đấu tranh chống cộng, chống độc tài để dứt điểm chế độ phi nhân bán nước này. Trong nước cũng như hải ngoại, cần tập trung lực lượng vào một mũi nhọn duy nhất thì mới đủ năng lực dứt điểm chế độ này được. Chúng ta đừng để cơ hội này vuột khỏi tầm tay của mình một lần nữa. Muốn thế, mỗi người chúng ta cần thay đổi tâm thức và cách hành xử của mình, nghĩa là tập sống tinh thần dân chủ đa nguyên, biết tôn trọng suy nghĩ và sự lựa chọn của nhau trong đời sống thường ngày, trong gia đình cũng như ngoài xã hội, nhất là giữa những người đấu tranh cho tự do dân chủ với nhau. Khi cùng mẫu số chung là chống độc tài, là đấu tranh cho tự do dân chủ, thì sự khác biệt đường lối đấu tranh chỉ là chuyện nhỏ, đoàn kết lại để tạo nên sức mạnh mới là chuyện lớn. Đừng vì chuyện nhỏ mà làm hỏng chuyện lớn.

Chuyện cụ thể nhất phải làm là những người cùng chiến tuyến chống độc tài cộng sản hãy quyết tâm không đánh phá nhau, không chỉ trích nhau nữa, dù không đồng ý với nhau, hay quan điểm ngược lại nhau... Có làm được chuyện nhỏ này thì mới mong bàn đến chuyện lớn hơn được. Bằng không thì… đành bó tay, tuyệt vọng!

Người Việt Thầm Lặng.
__________________________

(*) Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn và trong Kinh Trường A Hàm của Phật Giáo, có chép dụ ngôn của Đức Phật đại lược như sau: Có một ông vua nọ muốn biết người mù nhìn sự vật ra làm sao. Vua bèn cho gọi năm anh mù đến, cho mấy anh sờ vào một con voi rồi tả cho vua nghe. Anh sờ trúng cái vòi thì nói con voi giống như vòi nước. Anh sờ trúng tai voi thì nói con voi giống như cái quạt. Anh sờ trúng bụng voi thì nói con voi giống như cái trống. Anh sờ trúng chân voi thì nói con voi giống như cột nhà. Anh sờ trúng đuôi voi thì nói con voi giống như cái chổi. Năm anh mù tả con voi theo kiểu của mình, không ai giống ai, người nào cũng cho mình đúng rồi cãi nhau um xùm làm vua vừa buồn cười vừa thương hại. Buồn cười vì anh nào cũng cho mình biết được con voi, thương hại vì các anh mù mà không biết mình mù, chỉ sờ thấy một phần nhỏ mà tưởng là mình đã thấy toàn thân con voi.

Một hình ảnh khác: hai con chó đang vui vẻ đùa giỡn với nhau, nhưng chỉ cần ai đó quăng cho chúng một cục xương, là hai con gây lộn với nhau để giành cục xương cho mình. Cục xương ở đây không chỉ là quyền lợi, mà chỉ là một vấn đề có thể gây tranh cãi, trong đó ai cũng muốn giành phần thắng về phía mình.

Người Việt Thầm Lặng
(Dân Luận)

Mại dâm Đồ Sơn: Chuyển vào hoạt động bí mật

(hề hề, có cái chuyện con con này mà xứ thiên đường làm mãi...)

Lên taxi ra về, hai anh bạn tôi thì khoái chí vì tìm được "của lạ" ưng ý, còn tôi trong đầu nghĩ tới lời của một số cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội tuyên bố ở Đồ Sơn không có gái mại dâm...
Vào một ngày nắng chói chang, sau khi đã ngà ngà men rượu trong người, một anh bạn “đất cảng” hứng chí rủ cả bọn ra Đồ Sơn “ăn ghẹ”, như có ma lực của hai từ Đồ Sơn mấy anh bạn trong nhóm nhậu của tôi mặc dù đang say dường như tỉnh hẳn rượu hưởng ứng liền. Tôi, cũng muốn đi để xem từ ngày một số quan chức tuyên bố Đồ Sơn không có gái mại dâm giờ thế nào nên đồng ý ngay. Thế là, cả nhóm chúng tôi cùng “phiêu” trên chuyến xe taxi bắt đầu cuộc hành trình ra Đồ Sơn tìm "của lạ”.
T. - một tay ăn chơi nhất trong nhóm - rút điện thoại gọi cho một hãng taxi của Hải Phòng chạy ra Đồ Sơn. Vừa lên xe, anh lái xe đã hỏi các bác đi đâu, anh bạn tôi nói ra Đồ Sơn "ăn ghẹ”, anh lái xe hiểu chuyện lập tức đon đả giới thiệu ngay: Em biết một quán ngon lắm, có các em út rất trẻ đẹp, lại chiều khách hết mình, các bác cứ theo em sẽ có chỗ chơi ưng ý.
Anh bạn tôi hỏi: “Ngon là ngon thế nào?". Anh lái taxi nhanh nhảu giới thiệu: Ở chỗ này phòng sạch, các em út rất nhiều, các bác cứ "vô sờ tư" chọn, giá cả khỏi phải lo, có giá chung chỉ có 250 nghìn một “cuốc”.
Chúng tôi phân vân vì sợ bị “cò ghẹ” chặt chém, hỏi: Sao cứ phải vào chỗ của anh, chúng tôi có thể vào chỗ khác được mà, ở Đồ Sơn có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ tốt và thiếu gì các em chu đáo. Anh lái xe taxi liền trùng giọng và thành thật: Các anh vào khách sạn nào cũng được, nhưng mà nếu các anh tạo điều kiện vào chỗ quen thì em còn được chủ nhà nghỉ cho 50 nghìn mỗi đầu khách đi. Thấy anh lái xe có vẻ cầu khẩn, cả nhóm chúng tôi đồng ý đi đến khách sạn mà anh lái xe quen.

Những cô gái hành nghề mại dâm xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ảnh minh họa.
Xe của chúng tôi vừa đến một nhà nghỉ khu Bộ Xây dựng thì đã có một gã thanh niên nhanh miệng tiến đến chào hàng ngay: "Mời các bác vào chơi, ở đây cái gì cũng có". Thấy nhà hàng này có địa điểm rất đẹp lại gần biển, cả bọn tôi muốn được ngồi chơi ở đây hóng mát, nhưng nhất định chủ quán không cho ngồi ở đó, mà tìm mọi cách để chúng tôi lên chỗ mà khách sạn đã bố trí cho khách. Cả nhóm chúng tôi đành lên tầng 2 của nhà nghỉ, ở trên đó đã có sẵn một tay “dắt gái” đon đả đón chúng tôi, trên tay gã này lúc nào cũng hai chiếc điện thoại để “điều hàng”.
Sẵn có tý men rượu, anh bạn tôi lớn giọng: "Chú điều cho anh mấy em xinh tươi ra đây để các anh chọn". Người thanh niên trên liền cầm máy bấm số liên tục để “điều hàng”. Sau 5 phút, khoảng 4-5 em mặt đầy phấn xuất hiện. Gã dắt gái ôm eo các em giới thiệu: Em này tên L, quê Tuyên Quang, gái quê chính hiệu đó các bác, chiều khách hết mình, mời các bác “xơi”.
Nhưng nhóm đầu tiên dường như không hợp mắt, nên mấy anh bạn tôi xua tay ra hiệu không được và chê các em út ở đây xấu. Không để khách phật ý, gã thanh niên dắt gái liền cầm máy điện thoại gọi tiếp, nhưng lần này thì lâu hơn, khoảng 20 phút sau mới có khoảng mấy em xuất hiện. Sau một hồi ngắm nghía khá lâu, hai anh bạn tôi cũng chọn được hai em ưng ý.
Còn tôi, lấy lý do các em út ở đây xấu quá nên chưa chọn đươc em nào ưng ý nên tiếp tục yêu cầu gã thanh niên kia gọi tiếp “hàng”, lần này mãi mới có hai em út xuất hiện. Tôi vờ đuổi hai em này xuống và cáu với anh lái taxi và chủ quán: "Tại sao các ông nói ở đây có đông các em trẻ đẹp và chiều khách hết mình mà đến giờ này vẫn chưa có em nào ra hồn...".
Chủ quán cũng thành thật nói: "Bác thông cảm chơi tạm, mấy hôm nay Đồ Sơn có “động” nên chúng em phải ém hàng để đề phòng bất trắc, nên anh chơi tạm để khi nào hết “động” chúng em sẽ phục vụ anh tận tình".
Hỏi thêm mấy câu, gã dắt gái cũng thành thật nói kỹ hơn: Mấy hôm nay báo chí viết nhiều về Đồ Sơn quá, chúng em không dám điều hàng ồ ạt như ngày trước, nên anh thông cảm cho nhà nghỉ em, em hứa sẽ phục vụ các anh nhiệt tình khi hết “động”.
Tôi gật đầu thông cảm cho nhà nghỉ, như hiểu được ý tôi, gã cò gái đã ở phía sau ôm một em bé xinh tươi giới thiệu, lần này tôi đồng ý. Trước khi lên phòng, tôi còn hỏi gã dắt gái: "Các ông có lừa tôi không đấy, ở đây có “động” chơi có an toàn không đấy, có bị công an bắt không?". Gã dắt gái tươi cười: "Mặc dù có “động” nhưng anh cứ yên tâm, em đảm bảo là sẽ không sao, chúng em lo được hết rồi".
Em út đi cùng tôi vừa lên đến cửa phòng đã than: "Mấy hôm nay chúng em “ế” quá anh ạ, ít khách ra Đồ Sơn vì đang có "động” nên chúng em cũng thất thu đi nhiều". Hiểu em đang cần gì, tôi liền dúi vào tay em 100 nghìn, thế là em kể cho tôi nghe đủ thứ chuyện nào là quê em, về hoàn cảnh gia đình. Tôi hỏi vì sao em làm nghề này, em nói vì gia đình khó khăn, vì dòng đời xô đẩy, vì không có việc làm nên em phải làm nghề này để kiếm sống.
Hỏi mỗi lần đi khách được bao nhiêu tiền, em trả lời mỗi lần được 50 nghìn, số tiền còn lại phải nộp cho nhà nghỉ và ông chủ. "Chúng em làm ở đây đa số là tự nguyện và đều có hợp đồng lao động và có bảng chấm công hẳn hoi anh ạ. Có ngày đông khách em phải tiếp từ 15 đến 20 khách. Nếu không có "động" chắc tầm này chúng em đã kiếm được khá rồi anh ạ". Lấy lý do có “động”, tôi tiếp tục dúi vào tay em 100 nghìn và tìm cách chuồn khỏi phòng.
Khi tôi xuống tầng 1 nhà nghỉ, thì hai ông bạn của tôi đã ở dưới nhà. Như còn tiếc nuối Đồ Sơn, một anh bạn tôi hứng chí hỏi chủ nhà nghỉ là có dịch vụ các em út đi qua đêm không? Chủ nhà nghỉ bảo có, nhưng phải sau 12 giờ đêm các em mới đi được. Giá đi đêm với các em dao động từ 500 đến 1 triệu đồng.
Chúng tôi lên xe taxi ra về, hai anh bạn tôi thì khoái chí vì tìm được "của lạ" ưng ý, còn tôi trong đầu nghĩ tới những lời tuyên bố của một số cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở Đồ Sơn không có gái mại dâm... nhưng thực tế vẫn còn. Chỉ thấy khác là các chủ nhà nghỉ thấy “động” nên tạm thời ngầm yên ắng mà thôi.
Nguyễn Đại
(Dân Việt)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét