Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Bài viết đáng chú ý: Võ thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên: “Liệu chính quyền của các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?”

Cánh cò - Họ bỏ tù “chị Thắng” như thế nào?

Nhân có người nhắc chuyện “nụ cười chị Thắng” sau khi bản án dành cho hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên đọc rõ to tại tòa án Long An, mình lần mò tìm lại một số tư liệu về người phụ nữ nay đã luống tuổi này.
Trang mạng Lanhdao.net ghi lại: “40 năm trước, có một tấm ảnh do phóng viên người Nhật chụp đã ghi lại nụ cười lịch sử - “nụ cười chiến thắng” của một người con gái đất Long An. "Nụ cười chiến thắng" đó đã trở thành một trong những biểu tượng cho cả thế hệ anh hùng của miền Nam "thành đồng tổ quốc" trong thời chống Mỹ cứu nước.”
Tại sao chị Thắng lại cười? thì đây, nguyên nhân: “Ngày 2-8-1968, trước Tòa án quân sự mặt trận vùng 3 chiến thuật của chính quyền Sài Gòn, sau khi nghe kết án, chị Võ Thị Thắng đã bình tĩnh, tự tin, nở nụ cười, dõng dạc tuyên bố: “Liệu chính quyền của các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?”

http://nguoicaotuoi.org.vn/Uploaded/phuongmanhtp/Nam%202009/Van%20Hoa/Thang%202/vhdl191.jpg
Võ Thị Thắng - “nụ cười chiến thắng”
Bốn mươi năm, câu chuyện của chị Thắng tưởng chừng như cả tỉnh Long An, nơi thơm lây cái danh tiếng của chị đã bị người dân dần quên bẵng đi, nào ngờ lịch sử lập lại. Lần này thì hình ảnh không phải là chị Thắng nữa mà là em Phương Uyên, một thiếu nữ vừa tròn 21 tuổi, xấp xỉ tuổi của chị Thắng, cũng ra trước tòa, cũng hiên ngang tuyên bố trước tòa như chị năm xưa.
Tấm ảnh do phóng viên Nhật chụp được trước tòa đã mang tên chị Thắng ra toàn thế giới. Tấm ảnh em Uyên thậm chí đẹp hơn, thánh thiện hơn trong màu áo học trò cũng nhanh chóng tràn ra trên các kênh thông tin toàn thế giới.
Tấm ảnh của em Uyên đăng lần đầu tiên trên trang Dân Việt Online và ngay lập tức...nổi tiếng hơn cả tấm ảnh chị Thắng ngày xưa.
Ảnh của Chị Thắng có hai quân cảnh của chế độ Sài Gòn phía sau, ảnh của Phương Uyên có vài chục công an phía sau.
Ảnh chị Thắng cười lớn, tràn đầy sinh lực. Ảnh Phương Uyên cười nhẹ nhàng, mắt mở lớn sau đôi kính cận. Nụ cười em long lanh hơn bởi chiếc áo trắng có huy hiệu của nhà trường trên ngực. Cái huy hiệu đã làm em khác chị Thắng tuy cả hai đều cùng bị bắt và xử án như nhau.
Chị Thắng dày dạn, phong trần vì bỏ học và được hàng trăm đồng chí trong bưng ngoài thành che chở, động viên, vì vậy nụ cười của chị thoang thoảng mùi thuốc súng. Súng của chị dùng trong trận chiến dẫn đến việc chị bị bắt, bị tra tấn, tù đày.
Em Uyên đang đi học. Và em không có súng.
Em có một tấm vải viết bằng máu của mình: “Tàu khựa cút khỏi biển Đông”.
Và em cũng viết: “Đảng Cộng sản chết đi”.
Không chất nổ, không súng ống nhưng hai cái câu nhẹ nhàng ấy lại làm cho chế độ khủng hoảng. Cả một guồng máy lo đối phó với em, cô bé 21 tuổi.
Trước đó hơn 40 năm chế độ cũ có thể cũng sợ hãi nhưng mức độ không nghiêm trọng như bây giờ. Tại sao vậy?
Vì chị Thắng hy sinh cho chính phủ miền Bắc chống lại miền Nam, phân nửa dân số miền Nam không tin vào sự hy sinh của chị Thắng.
Tội của em Phương Uyên là gì? Đây, công tố viên nói rõ ràng: “nói những điều không hay về Trung Quốc”.
Em Uyên chống Tàu nên không có lá phiếu nào của người Việt chống lại em.
Chế độ hôm nay rúng động trước nụ cười em Uyên và vì cả nước lắng nghe em nói. Nhẹ và êm ái, không cường điệu, không khét mùi tuyên huấn. Em nói như các bạn em bên ngoài, ao ước được nói.
Như tất cả những người biều tình chống Trung Quốc ao ước được nói.
Hơn 40 năm trước chị Thắng tuyên bố: “Liệu chính quyền của các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?” Lời tuyên bố này đã trở thành sự thật khi chỉ 7 năm sau phiên tòa, chị Thắng đã tự do, hơn nữa còn nổi tiếng!
Uyên không nói tới 20 năm và chờ đến 7 năm như chị Thắng. Em khẳng định ngay tại tòa án, lúc thẩm phán đang mài miệt nghe điện thoại chỉ đạo từ Bộ chính trị:
"Ông Hồ Chí Minh nói một năm bắt đầu từ mùa xuân, con người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi là sinh viên có lòng yêu nước. Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền đất nước”.
Ngay sau khi em nói, 32 tàu Trung Quốc có mặt tại Trường Sa. Ngay sau khi em nói, một phong trào thanh niên nhớ ơn Bác sẵn sàng quên tổ tiên đã đổ máu xương ra cho Hoàng Sa, Trường Sa mà bây giờ không đứa nào còn nhớ.
Ngay trên đất Long An, quê hương chị Thắng, Phương Uyên điềm đạm, nhỏ nhẹ: “Việc tôi làm thì tôi chịu, xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn”.
Nhà thơ Trần Ninh Hồ kể lại chuyến thăm chị Võ Thị Thắng sau khi chị tự do có đoạn như sau:
“Buổi đầu gặp chị Võ Thị Thắng, tôi và Văn Lê cứ bàng hoàng mãi về một chi tiết: chị chưa hề nhìn thấy bức ảnh chụp năm 1968 với nụ cười tuổi 20 bất tử của chị (và cũng là của cả một thế hệ trẻ Việt Nam) trước sự hung bạo của giặc…” để từ cảm xúc này nhà thơ có mấy câu thật hay:
Những năm tháng trong lao, Thắng đâu biết
mọi người đều rất tỏ hình em
Tôi tặng em tấm hình với nụ cười đã bay quanh trái đất
Mặt Thắng hồng lên và rưng rưng nước mắt
Em chưa lần ngắm lại nụ cười em!”
Em Phương Uyên cũng vậy. Nào em có biết tấm ảnh đẹp của em đang lưu hành trên khắp thế giới. Em đang ngồi trong tù, không ai mang cho em xem bức ảnh tuyệt vời được chụp từ một nhà báo tại phiên tòa. Anh ta chụp đúng giây phút tuyệt vời nhất bằng cái bấm máy rung động nhiệt tình trước một biểu tượng chứ không phải là một tội nhân. Có tội nhân nào lại tỏa sáng như thế. Sức mạnh nội thân của em đã làm cho cả phiên tòa co rúm, méo mó và thảm hại.
40 năm trước bức hình chị Thắng làm nở mặt những người cầm súng. 40 năm sau tấm ảnh em Uyên làm dơ mặt cũng chính những người ấy. Chị Thắng hy sinh cho Bộ chính trị hôm nay, một dúm người vai vế lớn lên và phát rồ từ những giọt máu đồng chí đồng bào mình.
Cũng chính nhóm người ấy gián tiếp bỏ tù Chị Thắng 40 năm sau khi chà đạp một cô gái mang hình ảnh của chị. Không biết chị Thắng có buồn không khi chính mình bị bỏ tù một lần nữa?
Quan trọng hơn: sự kiên gan của chị đã bị chính đồng chí của mình kết án khi họ có cơ hội đóng vai quan tòa của 40 năm về trước.
Thương cho em Uyên không lẽ lại không có chút ám ảnh nào về sự hy sinh của chị Thắng khi lịch sử lập lại chính xác đến từng centimet?
Cánh Cò
(RFA Blog's)

Việt Nam đối mặt với áp lực phải cải thiện nhân quyền, tự do tôn giáo

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho công bố phúc trình về tự do tôn giáo trên thế giới năm 2012. Trong phần liên quan tới Việt Nam, phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng mặc dù Hiến Pháp và luật pháp cũng như các chính sách của nhà nước Việt Nam đều có những điều khoản về quyền tự do tôn giáo, nhưng trên thực tế, nhà nước Việt Nam quản lý và trong một số trường hợp, hạn chế quyền tự do tôn giáo.

Phúc trình này nhận định rằng chiều hướng đó không thay đổi đáng kể trong năm 2012, và đề cập tới những bản tin tường trình về những hành động vi phạm tự do tôn giáo, kể cả nhiều trường hợp bắt bớ, giam cầm và kết án.

Phúc trình này nêu lên một số vấn đề đặc biệt tại cấp tỉnh và làng xã, nơi một số nhóm tôn giáo bị khước từ, không cho đăng ký hoạt động.

Phúc trình về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhắc lại một số trường hợp về các hành động ngược đãi và kỳ thị dựa trên tôn giáo, tín ngưỡng và hành đạo tại Việt Nam. Trong số những trường hợp được đề cập, có trường hợp nhà chức trách ở tỉnh An Giang và Đồng Tháp tiếp tục sách nhiễu các tín đồ của Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo, các vụ đàn áp nhóm của Mục sư Nguyễn Công Chính, Giáo Hội Lutheran, Đạo Cao Đài, Giáo xứ Cồn Dầu vv.. đồng thời nêu tên tuổi của một số người bị bắt giữ và tống giam chỉ vì đã hành sử quyền tự do tôn giáo.

Một số nhóm Ky tô giáo báo cáo các hành vi sách nhiễu hoặc cản trở khi họ tìm cách tổ chức thánh lễ.

Tuy vậy, phúc trình về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ghi nhận một số dấu hiệu tiến bộ, như cho phép một số giáo hội được đăng ký, các hoạt động từ thiện được nới rộng, và cho phép tổ chức những cuộc tụ họp tôn giáo lớn với hơn 100,000 người tham dự.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và lãnh sự quán tại Thành phố HCM vẫn duy trì đối thoại thường xuyên với các giới chức cấp cao và các giới chức khác của chính phủ để cổ vũ cho việc nới rộng quyền tự do tôn giáo.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng duy trì liên lạc thường xuyên với giới lãnh đạo tôn giáo, kể cả các nhà hoạt động tôn giáo đang bị nhà nước giám sát.

Phúc trình này còn cho biết là Bộ trưởng Ngoại giao, đại diện đặc trách tự do tôn giáo quốc tế và các giới chức cao cấp khác của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nêu lên những quan ngại về tự do tôn giáo với các giới chức chính phủ Việt Nam và kêu gọi cải thiện quyền tự do tôn giáo.

Trong khi đó, một bài báo của Epoch Times số hôm qua với sự đóng góp của ký giả của hãng tin AP, cũng nhắc lại Ngày Nhân quyền Việt Nam vừa được tổ chức tại quốc hội Hoa Kỳ hôm 9 tháng Năm.

Bài báo nhận định rằng gần hai thập niên sau khi Tổng Thống Bill Clinton tuyên bố ngày 11 tháng Năm hàng năm là Ngày Nhân Quyền Việt Nam với hy vọng sẽ có thể giảm bớt chính sách đàn áp chính trị, quyền dân sự và tự do tôn giáo ở Việt Nam, bức tranh về nhân quyền của Việt Nam vẫn u ám, khiến nhiều nhà lập pháp Mỹ và các tổ chức bênh vực nhân quyền phải tăng sức ép với Việt Nam.

Theo Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, con số những vụ bắt bớ và kết án những người bất đồng chính kiến, kể cả các lãnh đạo tôn giáo, các blogger và các công dân hoạt động chính trị đã tăng hàng năm liên tiếp trong 4 năm qua, bất chấp sự phát triển của nền kinh tế nội địa.

Bài báo nói với sự phát triển của các trang mạng xã hội, nhà chức trách Việt Nam đã đặc biệt nhắm mục tiêu vào giới blogger và nhà báo.

Hội Ân xá Quốc Tế tường trình về vụ bắt giữ 14 nhà hoạt động cổ vũ cho dân chủ về tội âm mưu lật đổ chính quyền, trong số này có 5 blogger đã tải những bài viết về quyền tự do ngôn luận.

Nguồn: Vietnam 2012 International Religious Freedom Report, Epoch Times

Dân Thanh Hóa làm thuê cho tàu cá Trung Quốc tại Biển Đông

Thật nghịch lý! Người Việt Nam ủng hộ Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam. Vì đồng tiền mà một số ngư dân Thanh Hóa bất chấp tất cả để phục vụ các ông chủ Tàu ngang nhiên xâm chiếm Biển Đông?.
Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa số lượng ngư dân Việt Nam đang lên tới hơn 1.500 người chứ không phải là chỉ 162 người như Sở NNPTNT tỉnh báo cáo.
Trước đó, theo con số báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa số ngư dân đang làm “chui” cho tàu cá Trung Quốc là 162 người báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa lại thấy tình trạng nghiêm trọng hơn.
Theo khảo sát của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa, những lao động sang Trung Quốc làm việc “chui” với mức lương trên bờ là 4-6 triệu đồng/tháng, lương đánh bắt cá là 8-10 triệu/tháng.

Ra đi với nhu cầu tìm mức lương cao hơn, những ngư dân sẽ chấp nhận rủi ro thỏa thuận suông với chủ từ chế độ tiền công. Không chỉ bị o ép nhiều người lao động đã bỏ mạng nơi xứ người. Theo thống kê, năm 2012, có 5 lao động Việt Nam sang Trung Quốc làm việc “chui” bị tử nạn, trong đó có 3 người chết trên biển do đắm tàu, 1 người chết do đột tử và 1 người chết do bị dân Trung Quốc đánh.
Hiện nay, thực trạng người dân sang làm việc “chui” cho các tàu cá Trung Quốc vẫn khá phổ biến. Sở NNPTNT báo cáo, Tổng cục Thủy sản khẳng định, việc người lao động sang Trung Quốc làm việc “chui” là hành vi bất hợp pháp, vi phạm các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để ngăn chặn tình trạng này là vô cùng khó khăn. Ngoài việc việc gửi công văn đến 6 huyện, thị ven biển yêu cầu ngăn chặn việc ngư dân làm cho các chủ tàu cá Trung Quốc, biện pháp chủ yếu vẫn là tuyên truyền, kêu gọi.
Nhưng làm sao người dân có thể nghe theo những lời kêu gọi khi tại quê nhà, họ không thể kiếm một công việc trả đúng với sức lao động và miếng cơm manh áo vẫn đè nặng lên họ từng ngày. Được biết, hiện nay UBND tỉnh đang giao cho Sở Lao động TBXH phối hợp với các đơn vị liên quan đưa ra giải pháp nhằm thu hút các doanh nghiệp về đầu tư kinh doanh tại các huyện ven biển nhằm thu hút lực lượng lao động nhưng đây giải pháp này vẫn chỉ trên giấy. Vậy là tại Thanh Hóa vẫn tồn tại một nghịch lý, lao động Trung Quốc coi thường pháp luật, phá phách làng quê, lao động Việt Nam bán sức lao động phi pháp cho người Trung Quốc. Sự thật cay đắng này vẫn diễn ra hàng ngày và không thể tháo gỡ bằng những lời hô hào suông.
Đại tá Lê Minh Chương - Trưởng phòng trinh sát Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh (BĐBP) - cho biết ngăn chặn tình trạng lao động sang Trung Quốc đi làm tự do gặp rất nhiều khó khăn. Bởi đa phần, người lao động sang bên kia biên giới đều không báo cáo chính quyền địa phương. Cũng theo đại tá Chương thì việc người dân ven biển đi làm thuê cho các tàu cá Trung Quốc cũng như làm việc cho các doanh nghiệp trên đất liền đơn thuần chỉ là vì cuộc sống mưu sinh. Vì không chỉ có BĐBP mà ngay cả lực lượng chức năng của Trung Quốc cũng truy lùng gắt gao những lao động nhập cư bất hợp pháp.
Như Quỳnh
(Người Lao động)

Lời cuối cho Bauxite Việt nam

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ tư, ngày 22 tháng năm năm 2013

Tôi đã tự nhủ trong suốt thời gian qua, mình đã viết hơn chục bài về dự án bauxite Tây Nguyên là quá đủ rồi nhưng nay được nghe ông Trần Xuân Hòa Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện dự án nhà máy Alumin Nhân Cơ và chỉ trong vòng 2 tháng nữa sẽ thấy tương lai của bauxite, đành phải gác tất cả công việc lại để viết bài “Lời cuối cho bauxite Tây Nguyên”!
Kiểm nghiệm các tuyên bố có cánh của lãnh đạo TKV
Tuyên bố của ông Trần Xuân Hòa không có gì lạ, nó chỉ là sự tiếp nối hùng hồn khẳng định trước đây của các vị tiền nhiệm ở TKV và người trong cuộc. Chính vì các tuyên bố này mà lãnh đạo Đảng và Nhà nước càng tin tưởng để cho làm dự án thí điểm bất chấp lời khuyên can của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hàng ngàn ý kiến phản biện của người dân và các nhà khoa học.
Ông Đoàn Văn Kiển - Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị TKV (Ủy viên dự khuyết BCHTU khóa IX) đã báo cáo bằng văn bản tại hội nghị của Ban tuyên huấn TW ngày 25/12/2008 tại Thành phố HCM, nguyên văn như sau (về hiệu quả của dự án bô xít):
"Mặt khác, ý nghĩa đóng góp phát triển kinh tế xã hội địa phương vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ là rất lớn vì với tổng doanh thu do xuất khẩu Alumina từ 2 nhà máy Nhân Cơ và Tân Rai trừ năm 2011 ước đạt 300 triệu USD/năm và tham gia đóng góp ngân sách địa phương (các khoản thuế) là khoảng 10-15% doanh thu để phát triển kinh tế xã hội, thì thực sự Tập đoàn đã góp phần phát triển Tây Nguyên giầu mạnh".
Ông Đặng Đức Yến - Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông trong bài báo "Giải pháp cho bô xít Tây Nguyên" của tác giả Phan Anh đăng mục Kinh tế-Xã hội đã khẳng định: "Nếu dự án alumina này vào, tính từ các khoản thuế, phí bảo vệ môi trường... sẽ đóng góp cho tỉnh khoảng 1600 tỷ đồng và đến năm 2011 thì có thể đạt hơn 2000 tỷ đồng"
Trong thực tế, TKV lẫn lộn, không phân biệt nổi hiệu quả kinh tế-tài chính (là của doanh nghiệp), hiệu quả kinh tế-xã hội (của xã hội). Các nước gần đây còn chú trọng đến hiệu quả kinh tế-môi trường là những khái niệm không thể lập lờ. Đến hôm nay, TKV công khai "lờ" đi cái khoản thu to nhất của ngân sách là thuế xuất khẩu!?
Lập luận của ông Trần Xuân Hòa về thuế xuất khẩu không chuẩn, cần phải chỉnh. TS Nguyễn Thành Sơn đã chỉ ra rất chính xác về thuế xuất khẩu của Quốc hội ban hành từ năm 2008 (trước khi TKV làm alumina), nên chỉ có danh điểm "quặng nhôm" (chứa Al2O3). TKV cũng hiểu alumina (cũng đều chứa Al2O3) cũng là "quặng nhôm", như vậy là chính xác về mặt khoa học. Chính vì vậy, trước đây, như báo chí đã đưa tin Phó TGĐ của TKV là ông Nguyễn Văn Biên khẳng định phải xin giảm thuế xuất khẩu alumina từ 20% xuống 5% hoặc = 0% thì có lãi. Gần đây, tại cuộc họp báo, người phát ngôn của TKV cũng khẳng định với các nhà báo là trước mắt doanh nghiệp khó khăn nên nhà nước hỗ trợ bằng cách cho thuế xuất khẩu = 0%, sau này kinh tế hồi phục TKV sẽ nộp bình thường. Như vậy, bản thân TKV cũng thấy mặt hàng "alumina" được hiểu là "quặng nhôm" không thể không đóng thuế xuất khẩu như ngụy biện của ông Hòa.
Nhân việc TKV cứ "quanh co" và "mập mờ", để đảm bảo lợi ích của người đóng thuế, cần có kiến nghị rõ với Quốc hội bổ sung vào biểu thuế xuất khẩu danh điểm "Alumina" và xác định cụ thể thuế suất cho alumina còn đang thiếu. Còn mức thuế suất là bao nhiêu % là do Quốc hội quy định chứ không thể áp thuế suất của nước ngoài (Brazin, hay Ấn Độ) cho Việt Nam. Về cái gọi là "chế biến sâu" của TKV: Alumina có hàm lượng Al2O3 cao thì gọi là được chế biến sâu cũng đúng, nhưng, alumina của Tân Rai và Nhân Cơ có đặc điểm là do công nghệ lạc hậu, giải pháp công nghệ ấu trĩ, đòi hỏi tiêu hao nhiều than (0,679 tấn than cho 1 tấn alumina). Không ai khuyến khích "chế biến sâu" để xuất khẩu như kiểu của TKV cả. Vì, đối với alumina của TKV, xuất khẩu alumina cũng là xuất khẩu than (cái mà chúng ta còn đang thiếu).
Không thể chịu trách nhiệm chính trị trên tiền thuế của dân
Ông Trần Xuân Hòa cho rằng dự án bauxite không việc gì phải xin ý kiến của Quốc hội vì đó là thẩm quyền của Chính phủ. Người dân thừa hiểu đó là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước thì việc chia nhỏ dự án, mang danh thí điểm, “lách luật” cũng không có gì lạ! Đừng quên rằng dù chất lượng đại biểu Quốc hội còn hạn chế vì “Đảng cử-Dân bầu” nhưng không ít người có lòng tự trọng, biết lắng nghe ý kiến của Dân, điển hình như Quốc hội khóa trước đã từng bỏ phiếu bác bỏ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam.
Muốn sòng phẳng, công khai minh bạch thì TKV phải tìm nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn tự có. Về cơ bản có hai cách bổ sung đi vay và huy động vốn góp, trong đó có góp vồn theo phương thức góp vốn cổ phần, gắn với hình thành và phát triển thị trường sơ cấp trên thị trường chứng khoán. Cần phải tính toán hiệu quả của phương án sử dụng vốn đầu tư. Trong lĩnh vực này, luôn phải có tối thiểu hai phương án thực hiện mục tiêu để lựa chọn phương án có hiệu quả nhất. Việc đưa ra hai phương án kết nối Tân Rai-Nhân Cơ với cảng biển bằng đường bộ hay đường sắt là sự thể hiện vấn đề này. Do đó, để làm cho ngân sách nhà nước, cũng như vốn đầu tư của các chủ đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có thể là nằm ở việc lập một hay nhiều phương án đầu tư để thực hiện mục tiêu đề ra? Thủ trưởng, người có quyền quyết định chủ trương đầu tư là người đòi hỏi bộ máy giúp việc phải lập và tính toán chính xác phương án đầu tư và hiệu quả của vốn đầu tư, trình Thủ trưởng phê duyệt hay lại xẩy ra tình trạng Thủ trưởng là người quyết định chủ trương đầu tư một cách chủ quan, duy ý chí, ... để rồi bắt buộc bộ máy giúp việc phải lập phương án đầu tư để thực hiện chủ trương của Thủ trưởng chứ không phải là để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Thông thường để ngân sách được sạch sẽ thì phải có phương án gây vốn. Vốn phải dựa vào bán trái phiếu doanh nghiệp (enterprise bonds) cho dân chúng, thông qua 1 công ty đánh giá tài chính. Muốn bán được thì phải có đánh giá khả năng hoàn vốn và trả lãi + vốn. Người mua như thế thấy rõ được rủi ro của loại bonds này mà quyết định mua hay không mua. Nguyên tắc là nếu doanh nghiệp quốc doanh trên lỗ thì người mua bonds có thể mất vốn. Theo cách làm trên, nếu thị trường đánh giá là đầu tư trên không thể có lời thì tất nhiên không bán được trái phiếu, và do đó không thể xây dựng doanh nghiệp. Cách làm này là cách làm của các doanh nghiệp gọi là phi lợi nhuận (hay tự quản) ở Mỹ và nhiều nước. Doanh nghiệp có thể làm lời nhưng lời phải tái đầu tư chứ không thể đem chia cho cổ phần vì không có cổ phần viên. Chỉ có cách làm này mới tránh được cái gọi là doanh nghiệp quốc doanh mà ngân sách phải chịu trách nhiệm bù lỗ.
Ở Mỹ và các nước tiên tiến, người ta rất xa lạ với vốn cổ phần công ty nhà nước, nói chung là xa lạ với công ty quốc doanh. Công ty tự quản phi lợi nhuận, dịch từ chữ (non-profit organization). Nếu là tư nhân thì thường với mục đích từ thiện hay văn hóa, như lập nhà thương, bảo tàng. Nếu là nhà nước thì với mục đích phục vụ xã hội và nền kinh tế nói chung. Ở Mỹ không có ý niệm công ty quốc doanh, mà chỉ có công ty phi lợi nhuận nhà nước tự quản. Thí dụ như Tennesse Valley Authority nhằm cung cấp điện cho khu vực Tennesse, New York and New Jersey Port Authority nhằm quản lý các phi trường và hải cảng và chuyên chở trong khu vực nằm giữa hai bang NY-NJ. Đây là công ty nhà nước địa phương nhưng tự quản. Trong các công ty tự quản, hội đồng quản trị do nhà nước hai bang chỉ định theo nhiệm kỳ, nhưng giám đốc điều hành do hội đồng quản trị thuê. Lợi nhuận công ty tự quản tùy mục đích có thể được miễn thuế. Công cụ để gây vốn là bán trái phiếu dài hạn (bonds) ít nhất là 10 năm trở lên. Các công ty tự quản nhà nước dựa vào vốn bán trái phiếu, mà không dựa vào thuế hay vốn vay ngân hàng. Không dựa vào vốn vay ngân hàng vì hai lý do: bấp bênh lãi suất và qua hình thức trái phiếu, Chính phủ có thể miễn thuế đối với lãi trái phiếu, do đó khuyến khích dân chúng mua. Việc gây vốn qua trái phiếu cũng chính là cách làm cho dân chúng gắn bó với các đầu tư trên vì chính họ bị ảnh hưởng nếu như doanh nghiệp thua lỗ mất khả năng trả lãi/vốn trái phiếu.
Phản biện cho TKV khó như giảng toán lớp 10 cho học sinh lớp 3
Có chuyên gia nhận xét quan trọng đối với Tây Nguyên (trong đó có bauxite) là hạ tầng phải đi trước một bước như Bộ Chính trị đã yêu cầu trong Thông báo 245. Trong hạ tầng (giao thông vận tải, điện, nước), nếu có nhiều tiền cũng chỉ phát triển được giao thông vận tải, còn điện (thủy điện) và nước thì không thể. Muốn giải quyết triệt để, và khi nay đã có tiền làm đường sắt, thì bauxite chắc chắn phải là theo lời dạy của COMECON (SEV) trước kia là đưa các nhà máy alumina xuống bờ biển. Như vậy kiểu gì cũng nên đóng cửa ngay Nhân Cơ để chờ cơ hội. Phản biện bây giờ khó thật nhất là nói với TKV cũng khó giống như giảng toán lớp 10 cho học sinh lớp 3.
Từ tháng 2/1010 đến 3/2013, tức là chỉ sau có 25 tháng, tổng mức đầu tư của dự án Nhân Cơ đã tăng từ 11.365 tỷ (lấy chẵn) lên 14.889 tỷ, tức là, bình quân mỗi tháng tăng lên thêm 140,9 tỷ đ/tháng. Tốc độ tăng tổng mức đầu tư là 1,3%/tháng. (Con số tương tự của Tân Rai có khá hơn, chỉ tăng 93,5 tỷ đồng/tháng). Như vậy, cứ cái "đà" này, với cung cách quản lý dự án như ở Nhân Cơ, kiểu gì cũng tăng, càng kéo dài càng tăng, càng nhanh chóng dừng sớm Nhân Cơ thì mỗi tháng còn đỡ thiệt hại thêm 140,9 tỷ đồng vốn đầu tư.
Về thải "ướt" và "khô": Bùn đỏ của Tân Rai có 2 pha rắn và lỏng. Pha rắn chủ yếu gồm các chất ô xít kim loại, pha lỏng là chất xút NaOH độc hại nguy hiểm. Nếu tỷ lệ 2 pha rắn/lỏng là 50/50 thì TKV gọi là gì ("khô" hay "ướt") cũng được (không ai thèm chấp). Nhưng nếu pha rắn chỉ có 46,5% thì đó là "ướt" vì pha lỏng (NaOH) chiếm hơn 50% trong chất thải ra. Cái "công nghệ" như TKV nói, chính là công nghệ thải "ướt". Tất nhiên, do chất xút vừa độc hại cho người ngoài, nhưng cũng rất đắt đối với chủ đầu tư (khoảng 14 triệu đồng/tấn) nên phải thu hồi lại. Chỉ có điều khác nhau: "khô"- thu hồi ngay tối đa trong dây chuyền nhà máy, còn "ướt" cứ thải ra ngoài, chờ một thời gian để 2 pha rắn và lỏng tách nhau ra rồi sẽ thu về tái sử dụng (giống hệt như ở Hungary).
Chất lượng alumina: Alumina của TKV có tên gọi chung là Cancined Alumina. Nhưng nếu căn cứ theo thành phần hóa học và vật lý thì khách hàng Marubeni gọi alumina của TKV thuộc dạng "Coarse Alumina" hay (Sandy Type). Cũng giống như đường ăn, ta thường gọi loại đường tốt là "đường trắng", còn loại chất lượng thấp hơn là "đường cát" vì mầu giống như cát. Trong Alumina người ta cũng dùng khái niệm "cát" (sỏi) là "Sandy Type" để gọi alumina của TKV.
Cũng giống như bùn đỏ có chứa hơn 50% chất xút nhưng TKV vẫn gọi là "khô", TKV có gọi alumina của mình là "vàng" hay "bạch kim" cũng được, nhưng trong kỹ thuật thì phải rõ ràng theo các con số, và trong thương mại quốc tế cũng chẳng lừa được ai.

TKV phải tính lại bài toán kinh tế
Tạm gác các vấn đề còn nhiều bất cập của dự án bauxite về tác động xấu đến môi trường, ý nghĩa chính trị an ninh quốc phòng, theo tôi hiểu chỉ riêng về bài toán kinh tế TKV phải tính lại theo phương pháp luận và cách tiếp cận cụ thể dưới đây:

I. Cách tính lợi nhuận theo kế toán doanh nghiệp
A. Giá thành f.ob. (có thể tính cho toàn bộ sản lượng nhà máy rồi tính cho 1 tấn aluminia) DIỄN GIẢI
= Giá quặng bauxit dùng để sản xuất ra alumina
Chính là resource rent mà VN trong trường hợp tài nguyên do nhà nước sở hữu được gọi là thuế tài nguyên. Đây là chi phí mà công ty khai thác phải trả để sử dụng tài nguyên. Nó được định nghĩa là thu nhập (thí dụ một tấn alumina) trừ đi tổng chi phí sản xuất cộng thêm lợi nhuận trung bình cho số vốn bỏ ra để sản xuất ra nó.
Thí dụ giá 1 con tôm hùm là $5.00, chi phí sản xuất (lao động và vật chất) cộng với chi phí vốn bỏ ra và lợi nhuận trung bình là $3.00, thì resource rent là $2.00.
Việc tính này là điều bình thường cần tính khi một quốc gia thương lượng để đi đến ký kết hợp đồng khai thác dầu thô. Điển hình nhất là khi một bên bỏ 100% vốn khai thác và điều hành khai thác. Bên có sở hữu nguồn dầu thô được phân chia một tỷ lệ dầu thô nhất định sau khi bơm dầu lên. Cơ sở để tính toán là phân chia thu nhập thuần thu được từ dầu thô (tức là giá dầu thô trên thị trường trừ đi chi phí khai thác).
Giá của quặng này có thể tính dựa vào các hợp đồng đã đạt được giữa các nhà khai thác tài nguyên bauxit trả cho chính phủ các nước trên thế giới. Giá này phải cần đến chuyên gia quốc tế đã làm việc trong ngành.
+ Chi phí về hàng hóa và dịch vụ để sản xuất ra alumina Gồm tất cả chi phí về hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra 1 tấn alumina. Hàng hóa dịch vụ ở đây bao gồm toàn bộ chi phí về:
Điện, nước, than, chi phí bảo quản và các chi phí quản lý khác
+ Chi phí bảo vệ/hoàn nguyên môi trường
+ Chi phí về lao động Công trả cho lao động kể cả lao động quản lý
+ Chi phí trả lãi
+ Thuế sản xuất nếu có (thuế đăng ký doanh nghiệp, thuế sản phẩm, thuế đất)
+ Chi phí khấu hao tài sản nhà xưởng và máy móc
+ Chi phí chuyên chở ra cảng kể cả bốc dỡ đưa hàng lên tầu
+ Thuế xuất khẩu
B Giá bán được trên thị trường f.o.b. Đây là giá mà người mua sẵn sàng trả sau khi hàng được đưa lên tàu. Chi phí về chuyên chở khỏi cảng + bảo hiểm là trách nhiệm của người mua.
C Thu nhập thuần theo giá hiện tại (net present value)
= B-A
C gọi là thu nhập thuần chính là lợi nhuận theo cách tính của doanh nghiệp.
Tỷ lệ lợi nhuận = C/vốn tự có. Vốn tự có = giá trị tài sản – giá trị vốn vay.
II. Cách tính hiệu quả trong đánh giá dự án
Để tính tổng thu nhập thuần (net present value) của cả dự án thì phải tính. Trong trường hợp có C0 thì Ci sẽ lớn hơn vì giá thành không cần tính khấu hao (tức là khấu hao vốn đầu tư ban đầu C0). Nếu tính như ở phần I thì C0 = 0.
Thời kỳ 0 1 2




T

- C0 C1 C2




CT
clip_image001
C0 = vốn đầu tư (gồm cả vốn tự có và vốn vay).
Ci = thu nhập thuần thời kỳ i, tính theo giá giá trị của thời kỳ hiện tại tức là thời điểm 1. Nếu chúng được tính theo giá của thời kỳ i thì phải đưa về giá hiện tại, tức là trừ khử đi lạm phát. Khi giá bán trong hợp đồng dài hạn cố định thì rõ ràng là giá trị hiện tại của giá bán đó sẽ nhỏ đi. Nếu 100 là giá trị nhận được trong năm thứ 5 mà lạm phát p là 3% mỗi năm thì giá trị 100 đó chỉ có giá trị trong hiện tại bằng = clip_image003 = 88.4. Kể từ năm 2001 đến nay lạm phát trung bình ở Mỹ là khoảng 2.5%. Có lẽ có thể lấy tốc độ lạm phát này để tính (khi tính bằng USD).
r là suất chiết khấu thực (sau khi trừ lạm phát) thường là tính giống nhau cho từng thời kỳ. Suất chiết khấu hoàn toàn khác chỉ số tăng giá (hay lạm phát). Thí dụ trong 5 năm nữa, chúng ta được trả giá là 100 và với lạm phát 2.5% năm thì giá trị hiện tại là 88.4 như đã nói ở trên. Tuy nhiên như thế phải 5 năm nữa chúng ta mới nhận được 88.4. Như thế nếu muốn nhận ngay vào thời kỳ 1 thì phải chiết khấu 88.4 và như thế chỉ được giá trị là clip_image005 =76.2. Thường suất chiết khấu thực được dùng là 3%.
Có hai cách tính hiệu quả của dự án:
1) Với công thức ở trên, NPV là thu nhập thuần thu được của dự án nếu như trong năm năm, mỗi năm nhận được Ci (đã đưa về giá hiện tại). Cách tính này thường giả định suất chiết khấu thật r = 0.03. Dự án chỉ nên làm nếu như NPV dương. Có nghĩa là nếu âm thì sẽ không lấy lại được vốn.
2) Tính suất hoàn vốn nội tại, tức là tính ra r, khi cho NPV = 0. Nếu r nhỏ hơn lãi suất thực (tức là khử lạm phát) trên thị trường thì không nên đầu tư. Cách tính này có thể so sánh tỷ suất hoàn vốn với lãi suất thực trên thị trường.
Lãi suất thực (real rate) =
(1 + lãi suất danh nghĩa (nominal rate) / (1 + lạm phát) - 1
= (1 + 6%) / (1 + 4%) – 1 = 1.9%
ở đây, lãi suất danh nghĩa là 6%, lạm phát là 4%.
Nếu có hơn 1 phương án thì chọn phương án có tỷ lệ hoàn vốn cao hơn hoặc NPV lớn hơn.
Xử lý vấn đề lạm phát:
NPV là giá trị theo giá hiện tại.
· Có thể tính C theo giá thu được tại thời điểm thu tương lai và như thế suất chiết khấu là suất chiết khấu danh nghĩa.
· Cũng có thể đưa C về giá hiện tại, khi đó suất chiết khấu phải tính theo lãi suất thực.
Có lạm phát = 4%. Tiền vào ra theo giá thời điểm chi/thu. Suất chiết khấu danh nghĩa = 6%. NPV tính bằng suất chiết khấu danh nghĩa. 

0 1 2 3 4 Tổng
Tiền vào 0 624 648.96 674.9184 701.9151
Tiền ra 1500 104 108.16 112.4864 116.9859
Tiền vào thuần -1500 520 540.8 562.432 584.9293
NPV -1500 490.566 481.3101 472.2288 463.3188 407.4236
Không lạm phát (hay là mọi chi phí đưa về giá hiện tại, suất chiết khấu thật = 1.019231)

0 1 2 3 4 Tổng
Tiền vào
600 600 600 600
Tiền ra 1500 100 100 100 100
Tiền vào thuần -1500 500 500 500 500







NPV -1500 490.566 481.3101 472.2288 463.3188 407.4236
Thay cho lời kết
Dự án bauxite Tây Nguyên ngày càng được thực tế chứng minh là chủ trương sai của Đảng và Nhà nước. Nếu ngay từ đầu, giá như người ta biết lắng nghe ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phản biện xã hội coi bauxite như của để dành cho thế hệ con cháu chờ 25-30 năm sau khi khoa học công nghệ phát triển, đất nước đủ tiềm lực mới khai thác. Lịch sử không có 2 từ giá như. Chính TKV cũng không thể trốn tránh trách nhiệm “bóc ngắn-cắn dài” đã góp phần làm tan hoang mảnh đất nghèo khó hình chữ S thân yêu của chúng ta.
Tô Văn Trường
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Tại sao Chủ tịch nước không thèm tham dự lễ viếng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Sáng 18-5-2013, nhân kỷ niệm 123 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890), Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Bác gồm có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm. Ngoài ra còn có các đồng chí nguyên TBT Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu; nguyên CTN Trần Đức Lương; nguyên CT Quốc hội Nguyễn Văn An; nguyên CT Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và các đồng chí lão thành cách mạng cùng dự lễ viếng.
Năm nay (2013) Trương Tấn Sang không tham gia Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Bác nhân kỷ niệm 123 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Điều lạ lùng đã gây sốc cho rất nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước khác là lần đầu tiên kể từ năm 1975, đương kim Chủ tịch nước không thèm tham dự lễ viếng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bận gì đến nỗi không thể quá bộ vài bước chân viếng và thắp hương cho Bác Hồ?!! Nhiều người cho rằng, đây chỉ là chỉ dấu bất phục thứ hai (lần đầu tiên là phát biểu chống Đảng, phản Đảng tại CLB Thăng Long) và sắp tới Trương Tấn Sang sẽ công khai ra mặt ly khai chống Đảng Cộng sản Việt Nam??? Thật ra Trương Tấn Sang không có cái “dũng” để làm việc đó, ông này vắng vì phải tranh thủ đi gặp nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Bình Dương để bàn việc vận động nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và một số vị lão thành gây ảnh hưởng đến việc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội sắp tới (theo sự cố vấn của nhóm "Bạch đầu binh").
.
Trước đó người ta thấy đi đến đâu đồng chí Trương Tấn Sang, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đều rao giảng: “Học tập và làm theo Bác phải trở thành tập quán và chuẩn mực văn hoá của Đảng ta, nhân dân ta”, “Học tập tấm gương đạo đức của Bác không khó, nhưng làm theo tấm gương đạo đức của Bác mới khó, đòi hỏi phải tu dưỡng và rèn luyện suốt đời”,...
Đồng chí Trương Tấn Sang, UVBCT, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Có thể thấy “nói nhiều nhưng không làm gì”, “nói một đằng, làm một nẻo”, “nói càng hay làm càng dở” hay “hứa lèo”, “diễn tuồng” đã là bản chất cố hữu của Trương Tấn Sang mà quần chúng nhân dân và một bộ phận không nhỏ Đảng viên đã nhận ra từ lâu: 
.
Biếm họa "Trương Tấn Sâu"
của họa sĩ Kỳ Văn Cục
1- Cách đây đúng 2 năm, ngày 7/5/2011 khi tiếp xúc với cử tri quận 1 (TP.HCM) với tư cách ứng viên ĐBQH, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã phát ngôn cực kỳ ấn tượng: “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này”. Và hứa: “Sẽ không loại trừ bất cứ sự thay đổi nào, rà soát tất cả các khâu, thể chế nào, tổ chức nào, con người nào chưa đáp ứng được mục tiêu đẩy lùi tham nhũng, lãng phí đều phải thay đổi” khiến cử tri, người dân không khỏi nức lòng trông đợi và hy vọng. Không lâu sau đó, người dân cả mừng hy vọng khi thấy Trương Tấn Sang lên làm Chủ tịch nước (25/07/2011) và sau 2 năm tiếp tục chờ dài cổ, người dân không hề thấy Trương Tấn Sang làm gì để thực hiện lời hứa, không thấy ngài Chủ tịch nước chỉ ra được và bắt được con sâu nào.
.
Tồi tệ hơn, dư luận đã cung cấp các bằng chứng xác đáng để vạch mặt chính gia đình Trương Tấn Sang là “ổ sâu chúa” và sau lưng ngài Chủ tịch nước là “một bầy sâu” lúc nhúc các doanh nghiệp sân sau, các đối tượng cơ hội chính trị, các con sâu tay sai trong làng báo,…Thảo nào gần đây người ta chả thấy Chủ tịch nước hô hào bắt sâu nữa, thay vào đó là chỉ đạo bầy sâu lẩn trốn, tìm cách phi tang chứng cớ và che dấu khối tài sản bất minh khổng lồ. 
Gia đình Trương Tấn Sang là “ổ sâu chúa” và sau lưng ngài Chủ tịch nước là “một bầy sâu” lúc nhúc nhóm lợi ích các doanh nghiệp sân sau, các đối tượng cơ hội chính trị, các con sâu tay sai trong làng báo,…
2- Ngày 25/06/2012, Trương Tấn Sang lại phát ngôn vô trách nhiệm và tiếp tay phát tán tin đồn trên Báo Tuổi trẻ: "Tôi nghe khá nhiều dư luận về một số trường hợp cán bộ có thu nhập bất thường, sang tận Singapore mua hết biệt thự này đến biệt thự kia, nhưng cũng chưa có điều kiện để kiểm tra, kết luận thực hư như thế nào". Thực tế không cần phải sang tận Singapore, người dân chỉ cần đến tầng 22 của toà nhà A2 chung cư cao cấp Imperia An Phú, Quận 2 để kiểm tra và tận mắt nhìn căn hộ Penthouse siêu sang trị giá 20 tỷ đồng mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã mua cho vợ chồng cậu con trai quý tử Trương Tấn Sơn. Chỉ cần kiểm tra một vài công ty của gia đình Chủ tịch nước Trương Tấn Sang như: Công ty Lecade (29/5C Thạch Thị Thanh, phường Tân Định, Quận 1, TPHCM), Công ty TNHH Một thành viên ADI (Lầu 1-2 toà nhà Bitexco, Q1, TPHCM), Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Tấn Tấn Phát (lấy tên cháu nội đích tôn Trương Tấn Phát của đồng chí Trương Tấn Sang) sẽ biết được “thu nhập bất thường” của gia đình ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến từ đâu!
.
3- Ngày 18/10/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại gây sốc khi phát biểu: “Khi thấy mình nhu nhược, thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ, thậm chí về quê, trả lại nhà cho đảng, nhà tôi nhỏ thôi, chỉ 51 mét vuông, khi về hưu tôi sẽ không lấy một mét đất nào” khiến người dân và cử tri cả nước choáng váng về sự liêm khiết được chính bản thân Trương Tấn Sang tô vẽ. Nhưng khi dư luận vào cuộc để kiểm chứng thì lại lòi ra một sự thật gây choáng về khối tài sản của Trương Tấn Sang: “Chỉ mới đếm sơ sơ trên giấy tờ, Trương Tấn Sang đã có ít nhất 3 căn nhà và 1 căn hộ siêu sang. Chưa kể tiền mặt, cổ phần và các tài sản khác, chỉ riêng số bất động sản này diện tích đất đã là 546 m2 (không phải 51 m2 ít ỏi như ông nói), diện tích sử dụng lên đến 1755 m2 và có giá trị thị trường ước tính lên đến 63 tỷ đồng. Một phần trong số này là tài sản của nhân dân giao Trương Tấn Sang sử dụng và một phần khác đến từ các nguồn bất minh, các mối quan hệ làm ăn mờ ám của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang”.
.
4- Trương Tấn Sang nhiều lần tuyên bố giữ vững chủ quyền biển đảo nhưng chưa bao giờ dám chỉ đích danh Trung Quốc lấn biển, chiếm Hoàng Sa, đang lấn gặm Trường Sa như Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố ngay giữa cuộc họp Quốc Hội có truyền hình trực tiếp. Ngược lại, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 20 tại Vladivostock (07/09/2012), khi có cuộc gặp song phương với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Trương Tấn Sang đã phát biểu hèn nhát cúi đầu trước Trung Quốc: "Không để Biển Đông ảnh hưởng quan hệ Việt-Trung". Bằng phát biểu này  Trương Tấn Sang đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa không đáng gì, ngư dân bị cướp trên biển đảo cha ông không liên quan và chối bỏ sự hy sinh những liệt sĩ đã ngã trên biển để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 hay đảo Gạc Ma năm 1988. Chưa dừng lại ở đó, khi thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố về chủ quyền biển Đông và đề nghị thông qua Luật biển, Trương Tấn Sang lập tức bác bỏ và mở chiến dịch tấn ông cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng theo đúng ý đồ của Trung Quốc.
.
5- Trương Tấn Sang phát biểu trước hàng ngàn sinh viên: “Chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc" không?”. Nhưng trên thực tế khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa Luật Biểu tình ra Quốc hội xem xét, Trương Tấn Sang lập tức ngăn cản và tìm cách câu giờ, cản trở: “Chúng ta cần lắng nghe các ý kiến khác nhau về Luật biểu tình. Hiến pháp quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật. Nhưng để thể chế hóa thành một đạo luật một mặt đảm bảo được quyền cơ bản của công dân, mặt khác phù hợp với điều kiện của đất nước thì phải có lộ trình và thực hiện hết sức thận trọng”. Chính vì sự “hết sức thận trọng” của Trương Tấn Sang mà từ năm 1946 đến nay là 67 năm, người dân vẫn không có quyền biểu tình, thậm chí bị "cấm tụ tập đông người".
.
6- Ngoài miệng, Trương Tấn Sang cố gắng tạo hình ảnh gần dân những thực tế thì không bao giờ trả lời những thỉnh nguyện thư của trí thức, thậm chí ông Lê Hiếu Đằng là bạn chiến đấu thân thiết thời kì nước sôi lửa bỏng ở Sài Gòn ký tên trong thỉnh nguyện thư, Trương Tấn Sang cũng làm ngơ, không một lời hỏi han. Các sự vụ ở Tiên Lãng - Hải Phòng, Văn Giang - Hưng Yên, Vụ Bản- Nam Định,... người dân đau khổ bị đàn áp bằng vũ trang không thấy Chủ tịch nước lên tiếng bảo vệ?! Hay gần đây nhất là ngày 30/10/2012 đã có 157 nhân sĩ, trí thức viết và ký tên vào tâm thư gửi cho Trương Tấn Sang về vụ án Uyên – Kha ngay trên quê hương của Chủ tịch nước, nhưng tất cả đều không có hồi âm.
.
7- Ngày 15/4/2013, hàng nghìn ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) phải đội nắng để đón ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ra thăm đảo. Sau khi nghe ngư dân nêu các vấn đề khó khăn của ngư dân như nguồn vốn, hay gặp khó khăn trên biển khi đánh bắt, cũng như mọi lần hứa hẹn khắp nơi, Chủ tịch nước lại ghi nhận và hứa sẽ có giải pháp cụ thể với lời cam kết bằng mọi giá cũng bảo vệ an toàn cho ngư dân. Kết quả lời hứa suông của Chủ tịch nước là đúng sau một tháng, Trương Tấn Sang không hề hành động gì, bỏ rơi ngư dân và lơ luôn những lời hứa trước đó khiến Ngư dân Lê Văn Cương (xã An Vĩnh), người trước đó (ngày 15/4/2013) đã được Chủ tịch Trương Tấn Sang trực tiếp hỏi han và hứa hẹn hôm nay đã vừa bức xúc lên tiếng trên RFA: “Ngư trường của người Việt Nam trên biển Đông đang bị thu hẹp đáng kể. Điều đáng nói là dù dân đã nhiều lần lên tiếng kêu cứu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trực tiếp gặp để lắng nghe và hứa hẹn, cam kết hỗ trợ, bảo vệ nhưng sau đó thấy chủ yếu là tuyên truyền rầm rộ về buổi gặp trong khi ngư dân chờ dài cổ mà không hề thấy hành động cụ thể nào từ phía Chủ tịch nước!”.
Ngư dân Lê Văn Cương: "...Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trực tiếp gặp để lắng nghe và hứa hẹn, cam kết hỗ trợ, bảo vệ nhưng sau đó thấy chủ yếu là tuyên truyền rầm rộ về buổi gặp trong khi ngư dân chờ dài cổ mà không hề thấy hành động cụ thể nào từ phía Chủ tịch nước!"
Người ta thường nói phường đĩ điếm là những người “bán trôn nuôi miệng” còn Trương Tấn Sang rõ ràng là phường “bán miệng nuôi trôn”, ông có biết "hổ thẹn với tiền nhân" không khi suốt quá trình hơn 20 năm làm Ủy viên Ban chấp hành trung ương, 15 năm Bộ chính trị và 2 năm trên cương vị Chủ tịch nước chỉ thấy ông nói suông, hứa lèo và có làm thì toàn những việc đồi bại, phi pháp, phá hoại nội bộ, cõng rắn cắn gà nhà, rước voi dày mả tổ,…

Trương Tấn Sang và Ngọc Trinh ai tốt đẹp hơn ai?
Không biết khi Trương Tấn Sang có nhìn vào gương để thấy mình trong đó khi nói câu: “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”…”??? Đến giờ này, nhân dân biết đã rất rõ Trương Tấn Sang chính là kẻ có tư tưởng xa lạ, là kẻ luôn rình rập mọi sơ hở, là kẻ chọc gậy bánh xe và là kẻ đã cõng rắn cắn gà nhà.
.
Liệu Trương Tấn Sang có xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân?
Lính Trường Sa

Nguyễn Anh Dũng - Hồi ký trên những nẻo đường chiến tranh

http://infonet.vn/Uploaded/Old/472/t472069.jpg

PHẦN CUỐI: "CUỘC CHIẾN"... GIỮA THỜI BÌNH
1. Hiện tình đất nước
Những ai đã từng sống trong cuộc chiến, đều cảm nhận được sự chết chóc và hủy diệt của chiến tranh. Vì vậy đấu tranh bảo vệ hòa bình không chỉ là tâm nguyện mà còn là hành động của những người có lương tri trên toàn thế giới.
Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh như vậy, chiến tranh kết thúc cách nay đã 38 năm. Tuy nhiên dư âm của cuộc chiến vẫn diễn ra, mặc dù không có chiến tuyến, không có quân ta quân địch. Không có các binh chủng hợp thành với các loại vũ khí hạng nặng. Nhưng hòa hợp dân tộc vẫn chưa được thực hiện, cuộc chiến giữa thời bình vẫn diễn ra không kém phần quyết liệt.
Hội nghị TW 7 là công việc nội bộ của Đảng CS, nhưng vì là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội (HP 1992), vì vậy người dân không quan tâm nhưng vẫn phải nghe, nghe rồi phải suy xét để thấy được cái đúng và cái sai, cái tốt và cái chưa tốt, quan trọng hơn cả là giữa lời nói và việc làm.
Khác với mọi lần, hội nghị lần này diễn ra một cách lặng lẽ, ít thấy các băng rôn khẩu hiệu, cờ đèn kèn trống chào mừng. Các cuộc nhảy múa mua vui, ca ngợi hội nghị thành công tốt đẹp!
Bên ngoài: Các lực lượng cảnh sát tăng cường hoạt động, để sẵn sàng đàn áp các cuộc khiếu tố, tập trung đông người được cho là "Mang mầu sắc chính trị", như tổng TT CP Huỳnh Phong Tranh đã từng đe dọa.
Bên trong: Không khí hội nghị nóng lên từng ngày, cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa "Cung vua" và "Phủ chúa" diễn ra quyết liệt tới tận đêm khuya. Để rồi căn cứ vào đó, các nhóm lợi ích biết đường để "Làm ăn".
Người dân đã quá khổ bởi sự độc tài chuyên chế của đảng, những điều đã được nêu ra từ những đại hội, hội nghị nhiều năm về trước nay được "sao lại". Thành tích chỉ là tưởng tượng, tội lỗi thì ngày càng gia tăng.
Chiến trường mở rộng:
Biên giới phía Bắc, hải phận của Tổ quốc bị "Bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược" (HP 1980) lấn chiếm, lừa gạt bằng quan hệ 4 tốt và 16 chữ vàng. Cùng với sự có mặt của chúng trên khắp miền đất nước đã làm nguy cơ Việt Nam bị phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc là có thật.
"Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân" (HP 1992). Khi mà Nhà nước giữ thái độ im lằng thì người dân lại bức xúc đã xuống đương biểu tình phản đối. Nhà cầm quyền đã ngăn cản, đàn áp bắt bớ, bỏ tù và ru ngủ bằng luận điệu "Đã có Đảng và nhà nước lo".
Tham nhũng được xác định là giặc nội xâm, "Là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta" (NQ TW 3-K 10). Tham nhũng giờ đây không còn là những vụ đơn lẻ, có tính chất ăn mảnh của một vài cá nhân. Mà đã trở thành có tổ chức từ trung ương tới địa phương, liên quan đến những người đứng đầu chế độ. Trong đó vụ tham nhũng của CN Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Ủy viên BCĐ TW về phòng chống tham nhũng Nguyễn Văn Hiện, từ năm 2003 đã bị TW Đảng đánh "chìm xuồng" là một ví dụ điển hình.
Người dân chống tham nhũng theo luật định bằng các đơn thư tố cáo và báo tin về tội phạm. Sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước, giữa những người có trách nhiệm giải quyết, hoặc việc cố tình im lặng về các vụ nghiêm trọng do đảng viên là cán bộ thuộc diện TW quản lý gây nên... đã chứng minh Đảng CS đã từ bỏ quyền lãnh đạo, là sự bất lực của Nhà nước CS trong cuộc chiến chống tham nhũng trên mọi lĩnh vực.
Hệ lụy của nó là Việt Nam là nhà nước pháp quyền mà như vô chính phủ, môi trường bị hủy hoại, đạo đức xuống cấp, lòng tin của người dân bị xói mòn. Không chỉ máu và nước mắt đã đổ, mà cái chết của người dân cũng đã hiện diện tại vườn hoa, trên đường phố, đồng ruộng xóm làng, trong đồn công an.
Thương trường là chiến trường, cuộc chiến giữa các tập đoàn kinh tế nhà nước, các ngân hàng để giành giật cho lợi ích nhóm, bất chấp ảnh hưởng của nó tới xã hội và người dân như thế nào.
Các cuộc xuống đường diễu hành phản đối công an đánh giết người ở tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc; của dân oan huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, ở Dương Nội quận Hà Đông TP Hà Nội, ở huyện Tiên Lãng Hải Phòng, ở Thanh Hóa, Nam Định chống cướp đất; của đồng bào Giáo xứ ở Đồng Chiêm, Cồn Dầu đòi tự do tín ngưỡng; của nhà báo tự do các blogger; của lớp người trẻ tuổi như NS Việt Khang, NB Nguyễn Đắc Kiên, SV Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha công khai chống Trung Quốc xâm lược, đòi hỏi tự do dân chủ, nhân quyền... và còn rất nhiều vụ việc khác đã không thể thống kê được hết.
Mỉa mai thay, một hoạt động thể thao lành mạnh ngày 12/5 ở Hà Nội cũng bị lực lượng an ninh chìm, mang hung khí đến đe dọa, bắt chủ sân phải đình chỉ trận bóng đá giao hữu giữa đội NO-U FC với đội bạn. Cực chẳng đã, các cầu thủ đã phải có biện pháp phòng vệ chính đáng (Đ 15 LHS), ghi hình làm bằng chứng, bị bẽ mặt kẻ gây hấn đã phải bỏ chạy. Nếu không kiềm chế được, có lẽ đây sẽ lại là "Cuộc chiến" giữa thời bình!
Không cam chịu bị tước đoạt quyền con người, các cuộc dã ngoại trao đổi về nhân quyền theo Công ước quốc tế của LHQ và Hiến pháp VN, được thực hiện một cách ôn hòa, công khai minh bạch để người dân hiểu được các quyền và nghĩa vụ của mình, cũng bị nhà cầm quyền sách nhiễu, như ở Hà Nội, ngăn cản như ở Nha Trang và đàn áp như ở TP Hồ Chí Minh.
Thực tế như trên đã vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, cộng đồng người Việt ở xa Tổ quốc, đã cùng chung tay, chung sức đồng lòng cất cao tiếng nói: "Già trẻ gái trai giơ cao tay, chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam" (CK Anh là ai?) Các cơ quan truyền thông và tổ chức quốc tế đã bày tỏ sự quan ngại về tình trạng tham nhũng và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
2. Ngày trở về:
Trước hết tôi phải xin lỗi hẹn về lời mời gọi của bạn bè chiến hữu mời trở về trong buổi gặp mặt truyền thống kỷ niệm 42 năm ngày nhập ngũ, tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Hơn ai hết, các cựu chiến binh trong lực lượng vũ trang đã phải chịu cảnh: "Đường ngập bao xương máu tơi bời, đồng không nhà trống tàn hoang" (NS Văn Cao). Nhiều lúc lòng tự vấn: “Hỏi em ai sương gió đường xa / Vai ba lô nặng đầy / Cây súng trong đêm dài / Miệt mài tranh đấu vì ai?“ (NS Phạm Thế Mỹ).
Đa số cựu chiến binh là những người nông dân mặc áo lính. Họ ra đi từ mái tranh nghèo, xông vào cuộc chiến theo khẩu hiệu "Người cày có ruộng". Sau cuộc chiến trở về khi sức khỏe đã giảm sút, tuổi xuân đã qua đi, cơ hội được đào tạo để hòa nhập với cộng đồng cũng không còn, tài sản không có, với 2 bàn tay trắng họ nghèo vẫn hoàn nghèo.
Cũng không có ước vọng gì nhiều. Họ cũng chỉ mong được đối xử như những con người thực sự, theo chế độ chính sách chung nhưng đâu có được. Ruộng đất đã bị thu hồi, nguồn sống không còn, họ bị đẩy ra đường và trở thành người thất nghiệp. Phải chịu bao tầng áp bức, bóc lột bởi quốc nạn tham nhũng.
Dường như họ phải "Đi xin" những thứ của chính mình – Quyền con người. Duy nhất được "Tự do" nghe theo lời tuyên truyền của Đảng, để làm những điều ngang trái với Hiến pháp và Công ước quốc tế, không bàn cãi!
"Cuộc chiến" giữa thời bình không chừa một ai và ngày một lan rộng. Người cựu chiến binh năm xưa, nay lại phải tiếp tục cuộc chiến. Bởi vì "Tôi không thể ngồi yên, để đời sau cháu con tôi làm người. Cội nguồn ở đâu khi thế giới này đã không còn Việt Nam" (CK VN tôi đâu?).
"Cuộc chiến" giữa thời bình là một tất yếu khách quan, là sự đòi hỏi tháo dỡ độc tài, xây nền dân chủ, hướng tới mục đích cao đẹp và tự nhiên là nhân quyền và công lý. Ở đó mọi người dân đều có quyền hưởng thụ thành quả lao động, làm chủ đất nước. Góp phần giữ vững sự ổn định và phát triển của đất nước.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2013
Blogger N.A.D.
Nhà giáo - Cựu chiến binh
(BVN)

Sự thật hotgirl Việt bán trinh ngàn đô tại Singapore

Một trang mạng chuyên cung cấp “trinh nữ Việt Nam” xuất hiện tại Singapore đang gây xôn xao dư luận. Báo chí sở tại phanh phui sự thật.
Dòng chữ
Dòng chữ "Vietnamese Virgin Girls" (Các cô gái Việt còn trinh) kèm theo hình ảnh xuất hiện trên website ở Singapore.
Theo Asiaone, trang mạng với tên gọi là Craigslist có mặt tại Singapore đưa thông tin rằng khách hàng có thể lựa chọn “gái Việt còn trinh” ngay tại sân bay, khách sạn hoặc bất cứ nơi nào khách hàng yêu cầu. 
Chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để được “gần gũi” với cô gái còn trinh là khoảng 3.000 USD/ tuần. 
Trên trang web Craigslist tại Singapore còn liên kết với Youtube để cung cấp những đoạn video clip giới thiệu về các cô gái. Đến thời điểm hiện tại, đã có 8 đoạn clip quay ảnh các cô gái chụp ảnh trong trạng thái khêu gợi để “chào hàng”. 
Những hình ảnh khêu gợi của các cô gái Việt không hiếm ở Singapore
Những hình ảnh khêu gợi của các cô gái Việt không hiếm ở Singapore.
Phóng viên của báo The New Paper (Singapore) ngày 19/5 đã gửi tin nhắn tới một người đàn ông có tên là Lim Clive theo số điện thoại Việt Nam dưới tên của một cô gái Việt. Người đàn ông này đã yêu cầu “cô gái” này cung cấp các hình ảnh của mình để ông “kiểm tra”.

Theo điều tra của The New Paper, ông Lim này tuyên bố rằng ông đã có tám cô gái Việt còn trinh và khách hàng có thể lựa chọn thoải mái.

3.000 USD/tuần

Tiếp tục điều tra dịch vụ này, các phóng viên của The New Paper đã nhận được giải đáp từ ông Lim rằng đây hoàn toàn là một dịch vụ hợp pháp.

Tuy nhiên, khi biết được những người đang hỏi là phóng viên báo chí thì ông Lim đã im lặng. Trang web dịch vụ này đã được mở ra từ hồi tháng ba và hoạt động như một trang mạng bình thường cho tới hôm chủ nhật vừa qua.

Giám đốc Hiệp Hội nghiên cứu và hành động phụ nữ Corinna Lim cảnh báo rằng “ngay cả phụ nữ không còn ở tuổi vị thành niên cũng đồng ý tham gia vào đường dây dịch vụ này với mức giá bình thường”.

“Với mức giá 3.000 USD/ tuần mà khách hàng phải trả, bao gồm cả vé máy bay và tiền thuê phòng thì những người phụ nữ đó cũng chỉ nhận được vài trăm đô la là nhiều nhất”, dẫn lời nhà nghiên cứu Corinna Lim.

Cũng theo bà Corinna Lim, lý do mà những người phụ nữ hay các cô gái trẻ chấp nhận việc làm này là do hoàn cảnh gia đình nghèo khổ. Chính điều đó, họ đã bị tay trên lợi dụng và kiếm lợi nhuận nnhanh chóng.

“Các tay trên trong dịch vụ này và cả những cô gái bán trinh đều hoạt động bất hợp pháp ở Singapore và họ có thể bị kết án”, bà Corinna Lim nói thêm.

Đối mặt án tù và tiền phạt 10.000 USD

Theo đó, hình thức phạt tối đa cho các cô gái hoạt động mại dâm hoặc sống nhờ vào việc bán trinh là năm năm tù giam và phạt tiền 10.000 USD. 

Hình ảnh các cô gái đứng ven đường ở Singapore dường như quá quen thuộc với đấng máy râu nước này
Hình ảnh các cô gái đứng ven đường ở Singapore dường như quá quen thuộc với đấng máy râu nước này .
Các khách hàng dính líu vào việc mua bán này cũng bị cảnh sát “sờ gáy” do tiếp tay cho nạn buôn bán bất hợp pháp.Trong thời gian website chuyên cung cấp các cô gái Việt còn trinh ở Singpapore còn hoạt động, nhiều khách hàng đã đặt câu hỏi cho trang web liên quan đến thời gian “qua lại” với thiếu nữ đó hoặc địa điểm để được tiếp nhận các cô gái.
Khách hàng: Nếu tôi là một người đàn ông đã có gia đình, tôi làm thế nào để có thể ra ngoài trong suốt một tuần đó?

Website đáp: Không vấn đề gì, bạn có thể về nhà bình thường và quay lại khách sạn bất cứ lúc nào bởi cô ấy vẫn ở đấy một mình.

Tất cả các câu hỏi của khách hàng đều được website trả lời một cách chi tiết và đầy đủ.

Thậm chí, website này còn làm bác sĩ tư vấn tình dục cho các khách hàng để đảm bảo “hoạt động” tốt trong suốt thời gian theo hợp đồng.

Tình trạng các cô gái Việt Nam bán trinh tại Singapore dường như không còn quá lạ lẫm ở đảo quốc bé nhỏ này. Hồi tháng 4 năm ngoái, một cô gái Việt Nam 17 tuổi cũng đã rao bán trinh tại nước này với giá 1.500 USD.

Cảnh sát Singapore cho biết, hầu hết các cô gái Việt còn trinh đều ở độ tuổi từ 16 đến 17, đến và “làm việc” qua nhân vật trung gian.

Tiền Phong sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc xung quanh vụ việc đang gây xôn xao dư luận Singapore...
Nguyễn Thủy
Theo Asiaone
 

Giải cứu nền kinh tế: Chấp nhận bội chi?

Trao đổi với Tiền Phong, TS Trần Du Lịch (ĐBQH TPHCM) (ảnh nhỏ trong bài) cho biết: “Bây giờ không thể đổ lỗi cho một ngành hay một ông nào được. Muốn cứu nền kinh tế thì phải chữa từ nguyên nhân”

Doanh nghiệp phải tái cơ cấu để tự cứu mình. ảnh: Hồng Vĩnh
Doanh nghiệp phải tái cơ cấu để tự cứu mình. ảnh: Hồng Vĩnh.
Công cụ lãi suất không còn nhiều tác dụng
Năm 2012 tại Quốc hội, ông đã cảnh báo về “cục máu đông” gây nghẽn nền kinh tế. Mới đây, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan kêu lên rằng “dòng tiền đóng băng” khiến nền kinh tế không thể có tăng trưởng?
Hiện nay tình hình kinh tế đã có khác một chút. Vào thời điểm này năm ngoái kinh tế bắt đầu nghẽn, do nợ xấu tăng và chính sách tín dụng thắt chặt để phục vụ cho mục tiêu kìm chế lạm phát, trước đó từ năm 2011, chúng ta đã hạn chế cho vay bất động sản.
Vì mục tiêu kìm chế lạm phát và đối phó nợ xấu làm tín dụng 2012 khó khăn. Cuối năm ngoái, chúng ta kêu gọi giảm lãi suất cho DN vay, nhưng giờ này công cụ lãi suất không còn nhiều tác dụng nữa. Thực tế, nhiều DN hoàn toàn có thể vay vốn ở mức 8-9%/năm nhưng họ lại không có nhu cầu vay. DN đã bị yếu đi rất nhiều, khả năng hấp thụ vốn rất kém.
Như vậy, để xử lý tình hình hiện nay, nếu chỉ trông chờ vào công cụ lãi suất thì không đủ, vì năm nay dư địa chính sách tiền tệ không còn lớn nữa.
Vậy để phá băng dòng vốn, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất trong lúc này cần có những giải pháp gì?
Trong tình hình hiện nay, muốn vực dậy nền kinh tế, ngăn chặn tình trạng DN tiếp tục thua lỗ, phá sản, chúng ta phải nghĩ đến chính sách tài khóa. Đây là một quyết định rất khó khăn, nhưng tôi sẽ đề xuất với Quốc hội vấn đề này.
Ví dụ, chúng ta có chấp nhận tăng bội chi trong điều kiện hiện nay nữa hay không? Phải bội chi đủ để các địa phương có tiền trả nợ các dự án XDCB (đang nợ DN). Con số nợ XDCB theo tôi biết tuy chưa chính thức có thể lên đến 90 ngàn tỷ đồng hoặc hơn, nếu xử lý được vấn đề đó sẽ gỡ được một phần dòng vốn, tạo lan tỏa cho nền kinh tế.
Thứ hai, chúng ta có mạnh dạn đối với những công trình XDCB đã đầu tư năm, bảy chục phần trăm rồi đang thiếu vốn, chúng ta có tiếp tục không (?!).
Dĩ nhiên áp dụng biện pháp khó khăn này cần sự giám sát rất chặt chẽ của QH. Tại sao tôi nói là khó khăn, vì nợ công đã báo động rồi, bội chi đã lớn, nhưng nên áp dụng biện pháp này như là một biện pháp đặc biệt cho năm 2013-2014 để cùng với nó xây dựng chính sách tiền tệ phù hợp.
Mặt khác, Chính phủ phải tập trung làm hiệu quả gói giải pháp theo Nghị quyết 02 ban hành đã gần nửa năm, trong đó có hỗ trợ tín dụng 30 ngàn tỷ đồng cho phân khúc nhà ở trung bình. Đây là phân khúc nhà phổ thông cho Hà Nội, TPHCM ở mức dưới 1 tỷ đồng, các địa phương khác dưới 500 triệu đồng. Loại nhà này nếu có thì chắc chắn có thị trường. Chúng ta không hy vọng cứu được thị trường bất động sản, nhưng sẽ có một phân khúc có thể làm ấm lại, tạo tiền đề dài hạn cho các năm sau.
Lui nợ để đòi nợ
Như vậy chính sách tài khóa phải triển khai ra sao, thưa ông?
Chính sách tài khóa có hai việc: Thứ nhất là sửa luật thuế TNDN ở mức thuế suất giảm xuống còn 20%. Bây giờ các DN đầu tư và đến lúc đó sẽ hưởng được mức ưu đãi thuế này, ngân sách cũng không thất thu nhiều. Còn ngắn hạn, cần một quyết định khó khăn, dũng cảm - tức là chấp nhận bội chi trong 1-2 năm tới, để trước mắt có số tiền trả nợ đọng XDCB từ ngân sách. Tôi nghĩ không còn phương thuốc nào nữa để kích thị trường như cách này.
Để làm tăng tổng cầu, ngoài gói hỗ trợ bất động sản, thưa ông chúng ta có nên bổ sung thêm gói nào khác?
Tôi nghĩ không nên. Bây giờ chúng ta chỉ hỗ trợ thị trường phần nào đó chứ chúng ta không làm thay thị trường. Chúng ta cũng không quá nóng ruột hay dùng những biện pháp làm méo mó thị trường nữa, phải để thị trường tự điều chỉnh. Mục tiêu năm nay, theo tôi ngoài gói 30 ngàn tỷ đồng cho bất động sản, phải xem lại theo phương thức tôi tạm gọi là lui nợ để đòi nợ. Dĩ nhiên ở đây cũng có hạn chế, phải tính toán. Nhưng phải lui nợ để đòi nợ như vậy mới đảm bảo từ nay đến cuối năm có thể tăng tín dụng mà không gây lạm phát.
Cảm ơn ông!
Bây giờ nếu đổ cho một ngành nào khiến nền kinh tế yếu kém kéo dài thì rất khó, bởi hiện nay có sự chồng chéo trong quản lý vĩ mô. Cái bất ổn này từ cơ cấu, từ gốc của vấn đề, cái đáng nói đó là chúng ta tái cấu trúc quá chậm.
Nguyễn Tuấn thực hiện
(Tiền phong)

Quốc hội bác báo cáo của Chính phủ: Không tán thành những số liệu lạc quan

Thay mặt Chính phủ báo cáo bổ sung về tình hình kinh tế - xã hội 2012 và kết quả thực hiện các mục tiêu 5 tháng đầu năm 2013 tại phiên khai mạc Quốc hội sáng 20/5, phần trình bày của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp phải sự phản biện thẳng thắn từ Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
Mức tăng GDP 5,03% của năm 2013 đã được quan tâm đặc biệt trong phiên khai mạc Quốc hội. Mức tăng này được chú ý bởi không những không đạt mục tiêu 6–6,5% được Quốc hội phê duyệt cách đây 2 kỳ họp mà còn thấp hơn cả mức 5,2% được Chính phủ ước tính hồi cuối năm 2012.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đọc báo cáo trước Quốc hội
Tuy nhiên, đáng lẽ cần phải có những phân tích, lý giải rõ hơn về nguyên nhân sụt giảm này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ báo cáo ghi nhận 11 chỉ tiêu đạt, và vượt kế hoạch, 4 chỉ tiêu không đạt.
So với ước tính hồi cuối năm ngoái, đã có 7 chỉ tiêu đạt cao hơn, 2 hạng mục đạt thấp hơn (trong đó có tốc độ tăng GDP).
Ngược với góc nhìn lạc quan của Chính phủ, báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu lại cho thấy một góc nhìn khác. Thực tế năm 2013 cho thấy nền kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn có mặt còn nghiêm trọng hơn so với năm trước.
"Tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt 5,03% là mức tăng chưa hợp lý, thấp hơn số báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 là 5,2% và thấp hơn nhiều so với Nghị quyết của Quốc hội tăng 6-6,5%".
Cùng với đó là nhiều rủi ro khác như: tồn kho cao, thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, xuất khẩu gạo còn nhiều rủi ro về giá...
Ngoài ra, ông Giàu đặc biệt nhấn mạnh vấn đề cân đối ngân sách khi tăng thu chủ yếu chỉ từ dầu thô và viện trợ không hoàn lại. Tính thực chất của việc hoàn thành mục tiêu bội chi 4,8% cũng được đặt ra khi con số này có được do có nhiều khoản chi hàng chục ngàn tỷ đồng đã được loại trừ.
Đánh giá về tình hình thực hiện các mục tiêu năm 2013, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cơ bản đồng tình với những báo cáo của Chính phủ khi cho rằng kinh tế 4 tháng đầu năm đạt được một số kết quả nhất định: lạm phát tiếp tục được kiềm chế, dự trữ ngoại hối tăng cao, tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn định, xuất khẩu tăng trưởng khá, nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất bắt đầu tăng trở lại. Các chính sách xã hội tiếp tục được quan tâm và triển khai kịp thời...
Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn hiện nay, những biện pháp đã được thực hiện chưa đủ sức xoay chuyển tình hình, giúp đạt được những mục tiêu đề ra, trong khi việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng chưa có những chuyển biến cụ thể.
Nhiều vấn đề đáng lưu tâm được đặt ra với công tác điều hành tiền tệ khi số liệu nợ xấu thông tin ra công chúng có lúc thiếu nhất quán đã tạo hoài nghi, tác động tâm lý xã hội, thị trường.
Các biện pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian qua mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, chưa đảm bảo giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế như nghị quyết của Quốc hội, chưa huy động được nguồn lực để phát triển kinh tế...
Ủy ban Kinh tế cho rằng, nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2013 là hết sức nặng nề, vấn đề đặt ra là phải xử lý hài hòa và đảm bảo thực hiện cả hai mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát trong điều kiện nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi.
(Doanh nhân SG)
 

Ngô Bảo Châu - Thư viết cách đây 4 năm gửi Quí vị Đại biểu Quốc hội khóa 12 nhưng không có hồi âm

ImageHandler.ashx
NQL: Thư GS. NBC viết từ 5/2009, đến nay là tháng 5/2013, đã bốn năm rồi mà vấn đề trong lá thư vẫn còn nóng hổi. Quê Choa đã email hỏi NBC có phải thư này là của ông không và được NBC trả lời: “Vâng thư này em viết từ năm 2009. Không có hồi âm.”

                             Princeton, ngày 27 tháng 5 năm 2009
  • Kính gửi Quí vị Đại biểu Quốc hội khóa 12:
 Đã có khá nhiều phản biện thuyết phục về kinh tế, ảnh hưởng môi trường và an ninh của dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, tôi không có gì bổ sung thêm. Tôi mạn phép cầm bút viết cho Quí vị với tư cách là một công dân suy nghĩ và trăn trở với vận mệnh của đất nước. Phần lớn các Quí vị cũng như tôi không phải chuyên gia trong các vấn đề kể trên, nhưng với những tư liệu được cung cấp, chúng ta có thể chắt lọc một số sự thật hiển nhiên, gọi chúng bằng tên của chúng, sắp xếp chúng một cách có logic để mỗi người có thể có quan điểm riêng của mình. Đó là phương pháp làm việc khoa học mà qua trải nghiệm hàng ngày trong công việc của một nhà toán học, tôi biết nó không dễ dàng. Nhưng đó chính là trách nhiệm mà Nhân dân đã phó thác lên vai của Quí vị.
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc dài và sâu như chính lịch sử Việt Nam. Người Việt Nam có phông văn hóa, cách suy nghĩ và ứng xử nhiều phần giống người Trung Quốc, không ít người Việt Nam có tổ tiên đến từ Trung Quốc. Quan hệ với Trung Quốc vừa là một phần hữu cơ vừa là một nguy cơ cho sự tồn vong của bản sắc Việt Nam. Đây là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem nó tốt hay xấu, đáng vui hay đáng buồn, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Suy nghĩ nghiêm túc có hệ thống tránh cho ta việc trong thời bình lại ứng xử tình thế như trong thời chiến: lúc thì “môi hở răng lạnh”, lúc lại xua đuổi Hoa kiều mà nhiều gia đình đã gắn bó với mảnh đất này qua nhiều thế hệ.
Cái tôi muốn đề cập đến trong bức thư này không phải là quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà là chính sách “thực dân mới” của chính quyền Trung Quốc. Cũng như các nước Anh, Pháp trong thế kỷ 19, Mỹ trong thế kỷ 20, công nghiệp Trung Quốc trong thế kỷ 21 phát triển như vũ bão. Hệ quả hiển nhiên là Trung Quốc hôm nay, cũng như các nước kể trên hôm qua, đói nhiên liệu, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của mình. Như trong sách lịch sử cho học sinh phổ thông, ta gọi các nước Anh, Pháp cho quân đi chiếm thuộc địa là chính sách thực dân cũ, Mỹ trong thế kỷ 20 và Trung Quốc hôm nay dùng uy thế chính trị và kinh tế để dành nhiên liệu nguyên liệu và thị trường là chính sách “thực dân mới”. Đây cũng là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem thực dân cũ, mới là tốt hay xấu, gọi tên như thế có quá đáng hay không, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Hệ quả cho các nước bị thực dân như ở châu Phi thì ta biết: tài nguyên khai thác bừa bãi, môi trường tàn phá, kinh tế phát triển lệch lạc do quá phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên kéo theo tệ tham nhũng và bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng.
Trung Quốc thực hiện chính sách “thực dân mới” một cách có hệ thống ở châu Phi, châu Mỹ La tinh và mọi nơi có nhiên liệu, khoáng sản trong đó có Việt Nam. Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây: quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa. Đất nước, con người, văn hóa Trung Quốc có nhiều thứ để ta cảm phục và học tập. Nhưng nếu ta rập khuôn theo mô hình của họ, đi theo con đường họ đã đi, làm theo cái họ nói tức là cái họ muốn, thì ta chỉ nhận phần thiệt thòi, còn bản sắc ta thì tồn vong được bao lâu. Vấn đề độc lập văn hóa, giữ gìn bản sắc vô cùng hệ trọng, xin Quí vị lưu ý…
Xin quay lại vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Đọc tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc năm 2001 khi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sang thăm Trung Quốc và năm 2006 khi Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam, ta nhận thấy một điều hiển nhiên là Trung Quốc rất quan tâm đến tài nguyên này và muốn ta khai thác bằng được. Trong những trường hợp như vậy, chỉ suy diễn ta cũng thấy việc này có lợi cho họ nhiều hơn cho ta.
Tuy nhiên, suy diễn thôi không đủ. Nghiên cứu kỹ Báo cáo của Chính phủ và các phản biện đặc biệt quan tâm đến những con số, cá nhân tôi có ý kiến sau đây:
1) Dữ kiện chính của vấn đề là Việt Nam có nguồn tài nguyên bô-xít lớn thứ ba thế giới chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên. Dữ kiện này kéo theo sự quan tâm của các nước công nghiệp đói bô-xít chứ không kéo theo ta phải khai thác bô-xít. Về phía ta, dữ kiện trên kéo theo ta có thể lựa chọn có khai thác bô-xít hay không và nếu có, ta có thể lựa chọn thời điểm và qui mô thích hợp.
2) Báo cáo của Chính phủ cho biết qui hoạch bô-xít được lập trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng. Tại thời điểm này, kinh tế toàn cầu đi vào khủng hoảng, có nguy cơ kéo dài.
Dữ kiện chính về kinh tế vĩ mô không còn đúng nữa, không rõ hiệu quả kinh tế đã được tính toán lại như thế nào. Trong báo cáo của Chính phủ, phần chắc chắn là phần lỗ những năm đầu, vì là lỗ kế hoạch. Ngay cả tính toán giả định ta cũng chưa rõ là sẽ lỗ kế hoạch bao nhiêu năm. Phần lãi sau đó phụ thuộc vào nhiều giả thiết: giá nhôm tăng trở lại, mưa đủ để có nước rửa quặng, nhà nước đầu tư thêm vào đường sắt để vận chuyển quặng. Nếu cứ cho mỗi giả thiết xác suất 50-50 như cách diễn đạt của lãnh đạo Than- Khoáng sản, xác suất có lãi sau một số năm lỗ kế hoạch, nhiều nhất là một phần tám, chưa tính đến chi phí cho môi trường.
3) Diện tích sử dụng cho khai thác bô-xít dự kiến là 8,6% tỉnh Đắc Nông là một con số khổng lồ nếu ta nghĩ đó là 8,6 m2 trên tổng diện tích 100 m2 nhà của ta.
4) Báo cáo cho biết khai thác bô-xít không thể tránh khỏi ảnh hưởng nhất định đến môi trường và có nêu một số giải pháp công nghệ khắc phục. Trong các phản biện có nêu khó khăn đặc thù của ta là khai thác bô-xít ở đầu nguồn một số sông lớn như sông Đồng Nai, chưa có tiền lệ trên thế giới. Cá nhân tôi băn khoăn nhất chỗ thiếu hoàn toàn dự toán chi phí cho việc bảo vệ môi trường. Ngay trong nhưng trường hợp đơn giản hơn như Vedan, công nghệ thì đã có, nhưng vi phạm môi trường thì vẫn đỡ được 30% chi phí. Như vậy phần ảnh hưởng đến môi trường là phần chắc, phần bảo vệ môi trường còn phụ thuộc vào nhiều giả thiết, có cái phụ thuộc vào ta (chọn công nghệ), có cái không phụ thuộc vào ta (thời tiết, địa thế), có cái ta chưa tính toán đến (chi phí), vì vậy rất đáng lo.
5) Báo cáo cho biết dự án có ảnh hưởng tốt cho xã hội, cụ thể tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. Nếu so sánh với mức đầu tư hàng tỉ đô-la Mỹ, thì có nhiều cách hay hơn, an toàn hơn, hiệu quả kinh tế nhãn tiền hơn, để tạo vài ngàn việc làm. Lưu ý con số công ăn việc làm trong báo cáo tương đương với con số hộ dân bị di chuyển. Còn viễn cảnh xây dựng trung tâm dịch vụ, khách sạn, du lịch và giải trí xung quanh hồ chứa bùn đỏ, theo tôi, ít có sức thuyết phục.
Xin nhắc lại, cũng như phần đông Quí vị, tôi không phải chuyên gia ngành khai thác khoáng sản, nhưng qua nghiên cứu kỹ Báo cáo của Chính phủ và các phản biện của nó, tôi nhận thấy trong Quy hoạch chung khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh. Bối cảnh kinh tế thế giới rất không thuận lợi cho khai thác nguyên liệu thô, vậy cái gì thúc đẩy ta triển khai khai thác ào ạt vào thời điểm này.
Khác với các nước Châu Phi thế kỷ 19, đất nước chúng ta là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Quí vị, phần nhiều ở tuổi cha, tuổi chú của tôi, biết rõ hơn tôi: độc lập chủ quyền của ta không phải tự nhiên mà có. Nước ta có một Quốc hội do nhân dân bầu ra, một Chính phủ do Quốc hội chỉ định, một Quân đội phục tùng Chính phủ. Đó là một thành quả cũng không phải tự nhiên mà có.
Tôi kính mong Quí vị bỏ thời gian, nghiên cứu tường tận Báo cáo dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên, các phản biện khoa học của nó, lắng nghe ý kiến cử tri và suy nghĩ đến sự tồn vong của đất nước, để rồi xây dựng quan điểm riêng của Quí vị, trình bày nó rõ ràng trong nghị sự của Quốc hội và chịu trách nhiệm về nó trước các cử tri. Tôi rất biết đây là việc khó, nhưng dù Quí vị muốn hay không muốn, nhân dân đã đặt niềm tin lên vai của Quí vị.
………………………………
GS. TSKH Ngô Bảo Châu
Giáo sư toán học Đại học Paris 11, Pháp,
Thành viên của Institute for Advanced Study, Princeton, Mỹ.
Địa chỉ hiện tại:
School of Mathematics
Institute for Advanced Study
Einstein Drive
Princeton NJ 08540 U.S.A.
(Quê choa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét