Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Báo chí cách mạng đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển đất nước (NB&CL). Khốn khổ cho một tờ báo mang danh của Hội Nhà báo VN, mà một bản tin về cuộc gặp mặt, giao ban báo chí đầu năm chỉ thấy một mình ông Trưởng ban Tuyên giáo độc diễn. Còn ảnh thì như chụp dưới … nhà mồ, nhìn phát khiếp!
Việt Nam sắp phóng vệ tinh 72 triệu USD lên vũ trụ  -Tiền Phong
Trật một li, đi ngàn tỉ  -Tuổi Trẻ - 12 dự án du lịch đã và đang xây dựng bỗng bị thu hồi để xây dựng cảng Kê Gà. Thế nhưng sau năm năm với bốn lần dự định khởi công vẫn…
StockBiz – Hà Nội định đấu giá trụ sở UBND quận Ba Đình 10 tỷ đồng    ——-Học sinh hoang mang với quy định nhập ngũ mới - VietnamNet

Chuyện buồn ở gia đình đông con nhất Hà Nội (VNN) -42 tuổi, liên tục trong 25 năm qua chị tằng tằng sinh một mạch 13 người con. Bất chợt trước câu hỏi thằng Tám sinh năm bao nhiêu, chị Hải chỉ cười gượng vì “quên mất rồi”.====>>>
Bệnh nhân chết tức tưởi chỉ sau một mũi tiêm (VNN)
GS Hoàng Tụy: Lực cản sự phát triển của người Việt (GS Hoàng Tụy/TVN) -Coi pháp luật “có cũng như không”  Nhược điểm thứ hai cần nói đến ở người Việt là thiếu tinh thần kỷ luật và ý thức gắn kết cộng đồng. Trên thế giới người Đức nổi tiếng về hai đức tính đó, đặc biệt về tính kỷ luật chính xác. Người Trung Quốc, người Do Thái cũng nổi tiếng về tinh thần gắn kết cộng đồng. Còn người Việt chúng ta thì quá yếu về hai đức tính đó.
Cha sao thì con vậy. Thầy nào thì trò nấy.Thượng bất  tuân pháp luật thì hạ nó lộn xộn
Con dâu lập bát hương, làm lễ “rủa” bố mẹ chồng chết sớm (VNN)  —Nữ sinh bị đánh dã man, lột quần áo  (VNN)   — Hễ khi xã hội không còn chỗ tin tưởng trong đời sống,thì người ta chạy đến đây:  Thầy bói “chạy sô” đến nhà khách VIP xem số (VNN)  -Hoặc là tự chết,như thế là loạn,bất ổn….tại sao xảy ra cớ sự ?
“Gái bán hoa”… đầu năm vật vã vì đói (VNN) -Đầu năm, tôi cùng một người bạn thổ dân sống ở phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy lang thang quanh khu vực “chợ gái” đứng đường ở khu vực cầu Dịch Vọng (đầu đường Nguyễn Khánh Toàn).
700 người vật lộn giữa biển lửa Bắc Biển Hồ (TP)

Việt Nam đứng thứ 25 thế giới về sức mạnh quân sự (Infonet) -Theo xếp hạng của GFP – Tổ chức xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu, sức mạnh quân sự Việt Nam đứng thứ 25 thế giới.

Đằng sau việc TQ tuyên bố “độc chiếm” dầu ở Biển Đông (Infonet) – Ông Trần công Trục :   -Chuyện Trung Quốc tuyên bố: “Dầu ở Biển Đông là tài sản quốc gia của Trung Quốc” đều nằm trong yêu sách vô lý trước đây của họ. Một trong những lợi ích mà họ gọi là “lợi ích cốt lõi” chính là nguồn tài nguyên. Nguồn tài nguyên ở đây bao gồm dầu khí, tài nguyên thủy hải sản, giao thông vận tải biển… Đó là cái chính, Trung Quốc muốn có được ở Biển Đông. Hiện nay họ quan tâm nhiều đó là tài nguyên dầu khí, đặc biệt Trung Quốc đang rất “đói về tài nguyên” do sự phát triển kinh tế của họ.
Đây cũng có thể là một tín hiệu: Sắp tới TQ sẽ có những hoạt động mạnh mẽ hơn trong việc tiến hành thăm dò nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Phải chăng họ muốn tiếp tục câu chuyện đấu thầu 9 lô dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, tiếp tục đưa giàn khoan khổng lồ vào khai thác dầu ở Biển Đông trong vùng thềm lục địa của các nước có liên quan.

Gây xung đột là nhu cầu “thâm căn, cố đế” của Trung Quốc (LĐ) -Trả lời phỏng vấn của Washington Post trước chuyến thăm Mỹ ngày 22.2, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố Trung Quốc có…
Thủ tướng Nhật: Trung Quốc có thể bị tẩy chay  (NLĐO) – Thích gây sự với láng giềng là “chuyện muôn thuở” của Trung Quốc và nước này đang sử dụng mâu thuẫn về tranh chấp lãnh thổ với các nước khác để duy trì sự ổn định trong nước.
Đoàn Nghị sỹ Mỹ thăm Việt Nam (DV)  —“Lập hiến là quyền trực tiếp của nhân dân” (VnEc)
Nhà máy bauxite Tân Rai, Nhân cơ: Tạm dừng là thượng sách! (NLĐ) -Hàng ngàn bạn đọc đã bức xúc trước thông tin Nhà máy bauxite Tân Rai sẽ bị lỗ nặng. Bức xúc vì đây là điều đã được các nhà kinh tế, khoa học… dự báo và phản biện quyết liệt trước khi thực hiện nhưng không được tiếp thu, để dẫn đến hậu quả ngày hôm nay.   —Bauxite Việt Nam gặp khó (NLĐ)
Vụ thuê người Trung Quốc trồng ‘lúa lạ’: Sẽ xử phạt hành chính(Infonet)  —  Vụ người Trung Quốc thuê đất trồng lúa chỉ là đồn nhảm (NLĐ)
Người Việt kể chuyện cuộc sống ở nơi lợn đi tất, gà mặc áo len(Infonet)
Hà Nội: Một khẩu lệnh bí ẩn!  (Dantri) -Tranh chấp đất đai là câu chuyện muôn thuở, đi đến đâu cũng gặp; nhưng “người công tác tại Bộ Công an” xuất hiện theo cách này quả là hiếm gặp và quá… bí ẩn!   >> Sự xuất hiện của “người được ủy quyền” bí ẩn đòi phá nhà dân
Thủy thủ của Vinashinlines trước nguy cơ phải “tự bơi”! (LĐ) -Thêm nhiều lời kêu cứu nữa được phát đi từ thủy thủ đoàn của tàu New Horizon, New Phoenix thuộc Vinalines đang lênh đênh trên vùng biển Karachi của Pakistan và Liêu Ninh (Trung Quốc) được truyền về nước.
Vui lòng nói tiếng Việt! (NLĐ) -Mới đây, tôi có ăn tối tại một nhà hàng ở TPHCM với một phụ nữ đến từ California (Mỹ) và một trong những điều đầu tiên cô ấy làm là nói dối người phục vụ bàn.
Chủ tịch BIDV mạnh mẽ bác tin đồn bị bắt  (NLĐO)- Chủ tịch Ngân hàng BIDV Trần Bắc Hà chiều 21-2 đã mạnh mẽ bác bỏ tin đồn bị bắt, đề nghị điều tra làm rõ việc tung “quả bom tin bẩn” gây thiệt hại lớn tới thị trường chứng khoán, vàng và tỷ giá để xử lý nghiêm trước pháp luật.
Bán quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương  -TTO – Ngày 21-2, TGĐ Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (CPM) Dương Tuấn Minh cho biết Bộ GTVT đã gửi Bộ Tài chính đề án chuyển giao quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương.
Cái dzụ này ngộ à? đã bắt xe hơi đóng “phí bảo trì đường bộ” nay lại chận đường thu thêm???

KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ

Mỹ sẽ trả đũa chiến tranh mạng từ phía Trung Quốc (Infonet)    —Tỷ lệ dân Mỹ hài lòng với Tổng thống Obama đột nhiên tăng vọt (Infonet)
Hoa Kỳ tăng cường các biện pháp chống đánh cắp và gián điệp trên mạng (VOA)
Nhà Trắng công bố chính sách “diệt” tin tặc  (Dân trí) – Nhà Trắng vừa công bố một chính sách mới nhằm áp đặt các biện pháp chế tài và các lệnh trừng phạt khác chống lại các cá nhân hoặc quốc gia dính dáng tới hoạt động gián điệp trên mạng.
Mỹ có thể can thiệp nếu có đụng độ Nhật – Trung  (NLĐO)  —Đài Loan triển khai “Kẻ hủy diệt Liêu Ninh” trên tất cả các chiến hạm  (Dantri)
Con trai và con rể Thủ tướng Campuchia tranh cử Quốc hội  (LĐ)   —Đạo diễn Palestine được đề cử Oscar bị bắt ở Mỹ (NLĐ)
Quân nổi dậy Syria tuyên bố bắn hạ máy bay chính phủ (VOA)   —-Giới hữu trách Nigeria phá vỡ tổ chức khủng bố(VOA)   —Video của Bắc Triều Tiên cho thấy Tổng thống Mỹ bị đốt cháy(VOA)   —Các dân biểu Hoa Kỳ rời Cuba sau khi gặp ông Raul Castro(VOA)
Campuchia: ca tử vong thứ 7 do cúm gia cầm (TT)

1629. Khủng hoảng liên quan đến sự tồn vong của Đảng

Yale Global

Khủng hoảng liên quan đến sự tồn vong của Đảng

Tác giả/ hiệu định: David Brown
Dịch giả: T.H.A.
20-02-2013
Đảng Cộng sản Việt Nam, từng được ghi nhận là đã mở cửa và đưa đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, hiện đang rơi vào khủng hoảng. Đấu đá nội bộ, sai sót trong quản lý kinh tế cùng với việc không quan tâm đúng mức tới các vấn đề liên quan đến chất lượng sống của người dân đã làm rạn nứt niềm tin vào tuyên bố của Đảng rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Cùng với nền kinh tế phát triển rất nóng khi trước nay giảm xuống còn khoảng 5%, dư luận xã hội trở nên bi quan, công khai chỉ trích giới lãnh đạo hơn bao giờ hết. Là lực lượng giữ độc quyền trong đời sống chính trị tại Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam phải gánh chịu toàn bộ trách nhiệm khi con đường toàn cầu hóa của nước này trở nên chông gai.
Giống như kịch bản đã từng diễn ra nhiều lần ở nhiều quốc gia khác khi tham gia vào guồng quay chóng mặt của nền kinh tế toàn cầu, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam mở màn bằng một làn sóng vốn đầu tư nước ngoài – mà không được ngân hàng nhà nước trung hòa (cân bằng lại nhằm cắt giảm cung ứng tiền tệ) đã dẫn đến việc tăng trưởng tín dụng ồ ạt, theo sau bởi một đợt lạm phát trầm trọng. Để kiềm chế lạm phát, chính phủ đã hiển nhiên buộc phải siết chặt hoạt động tín dụng vào hồi đầu năm 2011. Giờ đây, khi các khoản vay đã trở nên khó tiếp cận hơn, các doanh nghiệp buộc phải sấp ngửa thúc giục khách hàng thanh toán hoặc trả lãi các khoản vay của mình. Những người đang ngấp nghé gia nhập giới trung lưu cũng phải chứng kiến khối tài sản của mình bốc hơi khi các khoản đầu tư bất động sản, cổ phiếu,… đổ bể. Các doanh nghiệp nhà nước thì hoạt động kém hiệu quả, phá sản và nợ đọng đầm đìa các ngân hàng sở hữu nhà nước. Công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án phát triển thì được tiến hành một cách quá thô bạo, đến nỗi khiến cho những người nông dân, từ lâu vốn là chỗ dựa vững chắc cho chế độ, cũng phải trở nên nổi loạn. Niềm tin vào khả năng quản lý kinh tế của Đảng đã bị lung lay nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, Đảng cũng không còn tỏa ra ánh hào quang cách mạng như xưa. Đã gần sáu thập kỷ kể từ khi những người lính Pháp cuối cùng bỏ lại sau lưng một nước Việt Nam bị chia cắt, và bốn thập kỷ kể từ khi quân đội Mỹ rút khỏi cuộc nội chiến mà sau đó chế độ Hà Nội đã thống nhất đất nước thành công. Trong số 90 triệu người dân Việt Nam, không nhiều người còn nhớ về những cuộc chiến đó hay quan tâm đến thực tế rằng họ đã giành được độc lập và thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Dù hô hào quay lại học tập tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh cũng như các đồng chí của ông cách mấy cũng không thể khôi phục lại lòng nhiệt huyết của Đảng, hay có lẽ là loại bỏ được nạn tham nhũng đã bắt rễ tràn lan trong guồng máy.
Những người đã có tuổi thường nói ngày xưa đời sống còn khổ sở hơn nhiều. Họ thường ghi nhận rằng Đảng đã nhận ra những khiếm khuyết trong mô hình “xã hội chủ nghĩa” kiểu Liên Xô và đã khởi xướng công cuộc “Đổi mới,” qua đó giải phóng các nguồn lực tư bản tiềm tàng trong xã hội – và chỉ trong vòng một phần tư thế kỷ, thu nhập bình quân đã tăng gấp bốn lần. Có xu hướng tin rằng chỉ có sự lèo lái vững chắc của Đảng mới có thể đẩy lui “nguy cơ bạo loạn, mất ổn định xã hội, tan rã nền kinh tế, và cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất đất nước từng trải qua”, phần lớn người Việt Nam đều chỉ đơn giản  hy vọng rằng Đảng sẽ tìm lại được phong độ của mình.
Độ tuổi trung bình của người Việt Nam là 28. Quá nửa dân số chưa từng trải qua thời kỳ trước đổi mới. Họ được thụ hưởng những thành quả mang lại nhờ quá trình toàn cầu hóa. Việc tiếp cận rộng rãi với điện thoại di động và mạng internet đã khai phóng trí óc. Việc chấp nhận duy trì thực trạng chính trị hiện nay còn tùy thuộc vào khả năng mang lại chất lượng đời sống ngày một cao của chế độ — không chỉ là các loại hàng hóa, mà còn bao gồm cải thiện chất lượng nền giáo dục, y tế và môi trường sống. Giới trẻ Việt Nam không chỉ căm ghét những tay công an, cán bộ thường xuyên hạch sách, nhũng nhiễu và những thông điệp tuyên truyền sáo rỗng; rất nhiều trong số họ có thể hình dung ra một xã hội vắng bóng những điều đó.
Bằng cách truy cập vào các trang mạng đặt ở ngoài nước, một người dân Việt Nam có thể thấy nỗi bất bình của mình cũng được chia sẻ bởi hàng ngàn blogger và thậm chí hàng vạn, thường xuyên đăng những bài chỉ trích chế độ lên Facebook.
Quan điểm của đội ngũ đảng viên, chiếm gần 4% dân số, thì khó nắm bắt hơn. Thông thường, họ không đăng tải các bình luận của mình lên mạng, trừ khi họ nằm trong số 900 dư luận viên làm việc cho ban tuyên giáo của Đảng nhằm phản bác lại “các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch”. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là hiện đang diễn ra một cuộc tranh giành linh hồn của Đảng. Đó không phải là một cuộc đua gắn liền với tên tuổi của các vị lãnh đạo kình địch nhau, mà một vụ như vậy vào hồi năm ngoái đã làm chìm đi một vấn đề quan trọng hơn: Đảng nên làm gì để bảo vệ được nền chuyên chính của mình?
Câu hỏi liên quan đến sự tồn vong của chế độ ở đây là liệu rằng Đảng có thể, một lần nữa, tự chỉnh đốn hay không. Vào năm 1986, các nhà lãnh đạo đổi mới đã thành công trong việc khắc phục hậu quả thảm khốc của công cuộc “xây dựng chủ nghĩa xã hội” kiểu Liên Xô kéo dài cả thập kỷ. Còn ngày nay, phe cải cách lên tiếng rằng các lực lượng kinh tế-xã hội được giải phóng từ một phần tư thế kỷ trước đang đòi hỏi Đảng phải tự thanh lọc đội ngũ của mình, điều chỉnh cung cách lãnh đạo và vạch ra một tầm nhìn có sức thuyết phục. Không đồng tình với quan điểm đó, phe bảo thủ nhất quyết chống lại sự “cởi mở,” bởi họ coi đó là dấu hiệu để dẫn đến các thử nghiệm về đa nguyên. Họ chống lại đề xuất giải thể các doanh nghiệp nhà nước giữ độc quyền trong các ngành công nghiệp nặng hay cắt giảm quy mô của Bộ Công an, chính là những yếu tố mà quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi phải từ bỏ. Họ viện dẫn đến “tấm gương” Mikhail Gorbachev, tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, người góp phần đưa đến sự sụp đổ của các chế độ cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu trước áp lực của các cuộc “cách mạng màu”. Họ cũng thường lập luận rằng, việc thừa nhận sai sót sẽ đẩy Đảng vào tình thế hiểm nghèo; và nếu Đảng bị lật đổ, đội ngũ công quyền cũng sẽ bị mất lương hưu.
Câu hỏi thiết thực ở đây là liệu rằng Đảng Cộng sản Việt Nam có thể giảm sự phụ thuộc vào hai chỗ dựa mà đã trở thành hai gánh nặng lớn cho chế độ: một là Đảng Cộng sản Trung Quốc, và hai là chính bộ máy an ninh nhà nước dưới quyền của Đảng.
Việt Nam và Trung Quốc được liên kết bởi một mạng lưới các mối quan hệ giữa hai đảng, được hai chính quyền siêng năng vun vén. Điều này phản ánh sự gần gũi về mặt tư tưởng của hai chế độ và bấy lâu nay đã giúp cho Việt Nam có được một chiến lược giúp ổn định quan hệ với quốc gia hàng xóm khổng lồ này. Tuy nhiên, hiệu lực của chiến lược giữ gìn ổn định này đã bị hạn chế nhiều, chính vì Bắc Kinh không ngừng đẩy mạnh việc hiện thực hóa các tuyên bố chủ quyền mơ hồ trên biển Đông của mình đã làm sứt mẻ tình đoàn kết anh em Việt Nam – Trung Quốc.
Hiểu rõ rằng sức mạnh không và hải quân của mình không thể bì được với Trung Quốc, và rằng Việt Nam cũng khó lòng trụ vững trước một cuộc trả đũa kinh tế từ phía bên kia, chính quyền Hà Nội đã né tránh đối đầu trực diện. Đối với những người thường phê phán chế độ, chỉ dựa vào ngoại giao khi phải đối diện với sự hung hăng của Trung Quốc giống như một tư thế thiếu bản lĩnh không thể chấp nhận được. Có người cho đó là một chiến lược gìn giữ hòa bình khôn ngoan, nhưng những người bất đồng chính kiến lại cho đó giống như hành động khấu đầu trước Bắc Kinh. Họ cũng chê trách một số động thái khác của chính quyền Hà Nội, ví dụ như cấp phép cho Trung Quốc khai thác bô-xít tại các vùng biên nhạy cảm về môi trường và an ninh, trong khi bất lực trong việc đối phó lại với các vụ Trung Quốc quấy nhiễu tàu thuyền của ngư dân Việt Nam. Nhiều người lên tiếng cảnh báo nguy cơ mang lại từ việc Hà Nội dựa vào tín dụng và nhà thầu Trung Quốc để xây dựng cơ sở hạ tầng, cho phép hàng hóa kém chất lượng của Trung Quốc ồ ạt tràn qua biên giới và dẫn đến thâm hụt thương mại hai chiều nghiêm trọng – ở mức 12,5 tỷ USD vào năm 2012.
Các mối liên kết giữa hai đảng cũng được củng cố bởi các chuyến giao lưu mật thiết giữa các cơ quan an ninh hai nước. Dù không đáng ngạc nhiên khi hai bên cùng chia sẻ kinh nghiệm và các công nghệ theo dõi – giám sát, sự hợp tác này là một căn cứ sẵn có để những người bất đồng chính kiến lý giải việc tại sao Hà Nội không “đứng lên chống lại Trung Quốc” và đồng thời ngăn cản họ tuần hành đến đại sứ quán Trung Quốc mỗi sáng Chủ Nhật.
Một mối lo ngại lớn hơn, đặc biệt là đối với phe cải cách trong Đảng, là quyền tự xác định và lựa chọn biện pháp xử lý các mối đe dọa an ninh chế độ của Bộ Công an. Nó không chỉ thể hiện ở vấn đề theo dõi, quấy nhiễu và truy tố một cách ngẫu nhiên các blogger và những người bất đồng chính kiến khác – mà còn ở việc không chịu thu hẹp khái niệm “các hoạt động chống phá” trong Hiến pháp và bộ luật hình sự. Hiện nay những khái niệm này được định nghĩa rộng đến mức tước bỏ hoàn toàn các đảm bảo của hiến pháp đối với các quyền cơ bản của con người.
Cũng thật trùng hợp, một cuộc sửa đổi hiến pháp đang được tiến hành – những lần sửa đổi như vậy thường diễn ra cách quãng nhau một hai chục năm. Lần này việc tranh luận công khai của dân chúng ít có sự dàn dựng hơn đáng kể. Và điều đáng chú ý là đã dấy lên một làn sóng ý kiến ủng hộ việc xóa bỏ một điều trong Hiến pháp trao cho Đảng Cộng sản Việt Nam quyền hành lãnh đạo đặt trên cả Hiến pháp. Một số lượng lớn hiếm thấy các đảng viên đã nghỉ hưu và các “trí thức cách mạng” cũng tán thành với đề nghị này.
Một cú mở cửa chính trị như thế hẳn là sẽ chưa xảy ra ngay lúc này, nhưng làn sóng ngầm hiện nay cho thấy rồi cũng có thể đến lúc phải như vậy.
Nguồn: Yale Global

——-
Ghi chú: Một vài chi tiết trong bài đã được tác giả thêm vào để làm rõ hơn các ý mà tác giả muốn gửi tới các độc giả Việt Nam.
Bản tiếng Việt © BS2012

1630. CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG: CHIẾN TRƯỜNG MỚI CỦA MỸ?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Ba, ngày 19/2/2013

CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG: CHIN TRƯỜNG MỚI CỦA MỸ?

TTXVN (Óttaoa 8/2)
Mạng tin “Nghiên cứu toàn cầu” ngày 28/1 đã đăng bài phân tích về việc Thái Bình Dương trở thành chiến trường mới của Lầu Năm Góc của chuyên gia Mỹ về các vấn đề an ninh Wayne Madsen là người chuyên bình luận về chính trị và an ninh quốc gia Mỹ tại nhiều cơ quan truyền thông lớn như Fox News, ABC, NBC, CBS, PBS, CNN, BBC, AI Jazeera, và MS­NBC với nội dung sau:
Các nhà tham mưu Lầu Năm Góc và những “cò mồi” nhân loại học được trả tiền đang tăng tốc cho một trận chiến sắp tới của Lầu Năm Góc tại Thái Bình Dương. Họ sẽ đảm bảo các đảo quốc, nằm rải rác trong một vùng biển rộng lớn vẫn nằm trong tầm ảnh hưởng Anh-Mỹ và không trở thành một phần của cái “Hồ Trung Quốc”.
Thái Bình Dương đã trở thành một địa điểm ưa thích của các nhà nhân loại học được Chính phủ Mỹ tài trợ từ sau luận án về người Xamoa năm 1928 của bà Margaret Mead, Luận án này đã đặt nền móng cho nghiên cứu nhân chủng học có liên quan đến tình báo về các dân tộc tại Thái Bình Dương của quân đội và các cơ quan tình báo Mỹ. Bà Mead sau đó đã trở thành một nhà nghiên cứu của RAND Corporation, một tổ chức có quan hệ với Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và ủng hộ việc CIA tài trợ cho các cuộc điều tra và nghiên cứu nhân chủng học thông qua các khoản hỗ trợ nghiên cứu học thuật từ Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID). Các dự án của USAID/CIA với những cái tên như Phoenix, Prosyms, Sympatico và Camelot đã sử dụng các nhà nhân chủng học và khoa học xã hội để trinh sát các khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống ở miền Nam Việt Nam, Inđônêxia, Pakixtan, Côlômbia và Chilê nhằm quyết định cách thức lực lượng đặc nhiệm và các điệp viên Mỹ có thể sử dụng những người thiểu số này để thúc đẩy các mục tiêu quân sự của Mỹ. Các chiến dịch trong dự án Phoenix tại miền Nam Việt Nam và Prosyms tại Inđônêxia đã dẫn đến sự diệt chủng trên quy mô lớn.
Ngày nay, các chương trình nhằm vào người dân bộ lạc và bản địa của quân đội Mỹ đã được thực thi tại Ápganixtan, Irắc và đang hướng tới Thái Bình Dương để tăng tốc cho một cuộc chiến, mà theo các nhà tham mưu tại Lầu Năm Góc và Langley, là không tránh khỏi với Trung Quốc.
Quân đội Mỹ đang tìm cách thuê 15.000 acres (1 arce xấp xỉ 4.050m2) đất tại Xamoa thuộc Mỹ để thành lập một trung tâm huấn luyện lớn trong ít nhất là 5 năm hoặc lâu hơn. Quân đội Mỹ muốn căn cứ này được phép sử dụng đạn không sát thương trong huấn luyện ban ngày và ban đêm. Chắc chắn, Mỹ đang tìm cách xây dựng một môi trường nông thôn và làng nhiệt đới đe quân đội Mỹ và các “liên minh tự nguyện” tương lai thực hành chiến đấu chống một kẻ thù tại khu vực Thái Bình Dương. Kẻ thù đó là Trung Quốc.
Mỹ rõ ràng đang coi Thái Bình Dương là một chiến trường tương lai giữa Mỹ và các lực lượng đồng minh với Trung Quốc để giành quyền kiểm soát những tuyến đường thương mại quan trọng trong một vùng biển rộng lớn. Từ sau chiến dịch quân sự của Mỹ chống lại Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai đến nay, Thái Bình Dương mới được chứng kiến sự khuyếch trương sức mạnh quân sự lớn như vậy của Mỹ.
Việc chính quyền của Tổng thống Barack Obama quyết định chuyển các lực lượng quân đội của họ sang châu Á-Thái Bình Dương đã châm ngòi một phản ứng mạnh từ Trung Quốc, quốc gia tự coi mình là mục tiêu cuối cùng của sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Mỹ. Đại sứ Trung Quốc tại Ôxtrâylia Trần Dục Minh đã gọi việc triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ tại Darwin là một sự “sỉ nhục” và một chính sách ngăn chặn kiểu Chiến tranh Lạnh nhằm vào Trung Quốc.
Việc thiết lập một căn cứ huấn luyện quân sự Mỹ tại Xamoa thuộc Mỹ diễn ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ tham dự hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF), được tổ chức tại Rarotonga, quần đảo Cook vào ngày 31/8/2012. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ tới quần đảo Cook và nhấn mạnh quyết tâm của Mỹ duy trì sự kiểm soát chặt chẽ của họ đối với các đảo quốc nhỏ tại Thái Bình Dương, trong khi vẫn tăng cường các lực lượng quân sự trong khu vực.
Mỹ và hai đồng minh Thái Bình Dương là Ôxtrâylia và Niu Dilân đang tìm cách củng cố quyền bá chủ thực dân mới của họ với các quốc đảo  Thái Bình Dương, chỉ độc lập trên danh nghĩa. Các nhà nghiên cứu nhân chủng học của Lầu Năm Góc và CIA đang làm cho người dân các quốc đảo Thái Bình Dương chia rẽ. Việc bà Clinton tham gia hội nghị cấp cao PIF không chỉ nhằm duy trì thực trạng, mà còn thúc đẩy sự cạnh tranh giữa những người Polynesi, Micronesi và Melanesi giữa các đảo quốc này.
Mỹ, đang sở hữu các nước bán độc lập như Micronesia, Palau, quần đảo Marshall, cũng như hoàn toàn kiểm soát các lãnh thổ Mỹ là Guam và Bắc Marianas, có thể sử dụng ảnh hưởng của họ đối với những người Micronesi để khiến họ chống lại hai sắc tộc lớn còn lại. Mỹ, Ôxtrâylia và Niu Dilân có thể sử dụng những nhận thức về sự thù địch sắc tộc tại Thái Bình Dương để đảm bảo rằng Trung Quốc phải ở ngoài khu vực này.
Một phần của chiến lược này đang dựa trên hoạt động ngoại giao “tiền bạc” của Đài Loan nhằm duy trì các đại sứ quán và phái đoàn viện trợ của Đài Loan, chứ không phải của Trung Quốc tại các quốc đảo nhỏ này. Hiện Đài Loan đang có các đại sứ quán tại Tuvalu, Quần đảo Xôlômôn, quần đảo Mácsan, Palau, Nauru và Kiribati. Trong số các quốc đảo này, Nauru, Quần đảo Xôlômôn và Kiribati đã chuyển lại sang công nhận Đài Loan sau khi mở rộng quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Kiribati đã phải chịu sức ép lớn sau khi họ quyết định cho phép Trung Quốc xây dụng một trạm theo dõi tên lửa ở phía Nam Tarawa. Mỹ tin rằng Trạm theo dõi vũ trụ từ xa của Trung Quốc sẽ do thám hoạt động của nơi thử nghiệm phòng thủ tên lửa đạn đạo trên đảo san hô Kwajalein của Quần đảo Mácsan thuộc chương trình “Chiến tranh giữa các vì sao II”. Những người dân Mácsan trên đảo san hô này cũng đang phải chịu sự giám sát thường xuyên của lực lượng an ninh Mỹ được vũ trang mạnh.
Năm 2004, Vanuatu đã chuyển sự công nhận từ Đài Loan sang Trung Quốc sau khi Thủ tướng Vanuatu hồi đó là Serge Vohor đã có chuyến thăm bí mật tới Đài Loan và bị mất quyền lực trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Ông Vohor đã đấm đại sứ Trung Quốc sau chuyến thăm Đài Loan. Những sự cố như vậy tại các quốc đảo Thái Bình Dương đã làm nổi bật các cuộc bạo động giữa các chính đảng đối lập và các nhóm sắc tộc. Lầu Năm Góc sẽ sử dụng những mồi lửa chính trị-sắc tộc này như một vũ khí bí mật chống lại Trung Quốc.
CIA, Tổ chức tình báo an ninh Ôxtrâylia (ASIO) và Cơ quan tình báo bí mật Niu Dilân (NZSIS) đang có những chương trình nhàm phá hoại các chính phủ ở Nam Thái Bình Dương đang có các quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhân chủng học đang đi xa hơn. Nhận thức được sự hận thù của người dân các đảo quốc Thái Bình Dương nghèo khổ đối với các doanh nhân người Hoa địa phương thành đạt, các nhà nhân chủng học bị mua chuộc đã khuấy động bạo lực, nhất là ở quần đảo Xôlômôn và Tônga để gạt bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Hiện có những kế hoạch dự phòng để kích động bạo lực chống lại những người Hoa tại Phigi, Vanuatu và Papua Niu Ghinê. Chiến dịch Prosyms tại Inđônêxia dựa vào sự hận thù lâu dài giữa những người Hồi giáo Inđônêxia và những người Hoa để gây ra cuộc bạo loạn chống lại người Hoa sau cuộc đảo chính năm 1965 do CIA dàn dựng chống lại Tổng thống Sukarno. Cuộc bạo loạn này đã khiến hơn 100.000 người Hoa thiệt mạng và cắt đứt quan hệ của chính phủ của Tổng thống Suharto do CIA dựng lên với Trung Quốc.
Rõ ràng là việc huấn luỵện quân sự Mỹ tại Xamoa sẽ được sử dụng để huấn luyện những binh lính đánh thuê gốc quốc đảo Thái Bình Dương. Nhiều người dân quốc đảo Thái Bình Dương như các công dân của quần đảo Mácsan, Xamoa và Guam đã tham gia quân đội Mỹ để huấn luyện thanh niên nghèo khổ từ Kiribati, Micronesia, Xamoa và Phigi. Lực lượng đánh thuê Phigi và Tônga, đã tham gia các chiến dịch quân sự của phương Tây tại Irắc, Ápganixtan và các khu vực khác, cũng có thể tham gia lực lượng huấn luyện của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ tại Xamoa. Nếu chính phủ quân sự của Phigi, hiện đang phải chịu các biện pháp trừng phạt ngoại giao của Ôxtrâylia và Niu Dilân, vẫn tiếp tục xích lại gần Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, thì những đối tượng đánh thuê Phigi này có thể tiên hành đảo chính nhân danh CIA, ASIO và NZSIS tại quê hương họ. Một nhóm nhỏ các nhà ngoại giao tại đại sứ quán Trung Quốc tại Nuku’alofa, Tônga chứng kiến sự tức giận của người dân Tônga sẽ nhanh chóng hướng sang cộng đồng doanh nhân người Hoa. Những kịch bản tắm máu như vậy đã được Lầu Năm Góc vạch ra cho Thái Bình Dương.
Mỹ sẽ tiếp tục giữ các quốc đảo Thái Bình Dương nằm trong tầm ảnh hưởng của họ đế ngăn chặn sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Ngày nay, những người dân quốc đảo Thái Bình Dương đang phải đối mặt với một “Bức tường Béclin” ảo, giữ cho họ chỉ ở bên trong khu vực, trong khi những người bên ngoài như người Trung Quốc và người Nga không thể thâm nhập. Phương pháp mà Oasinhtơn, Canbơrơ và Oenlinhtơn thực hiện là tạo ra độc quyền về hàng không, vận chuyển hàng hải và yêu cầu xin thị thực quá cảnh. Bất kỳ hãng hàng không nào nối chuyến đến các quốc đảo Thái Bình Dương qua Xamoa, Guam và Hawaii đều phải xin thị thực quá cảnh Mỹ.
Có một lý do khiến nhiều cuộc thương thuyết và thỏa thuận thành lập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) lại cực kỳ bí mật. Mặc dù TPP là một khối thương mại chiến lược, nhưng cũng bao gồm khía cạnh hợp tác quân sự, dường như không khác với Khối cùng thịnh vượng Đại Đông Á mà Nhật Bản thành lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Mỹ không muốn bị coi là nước khởi đầu TPP, nhưng mong muốn thỏa thuận này sẽ thay thế Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), một liên minh quân sự hồi Chiến tranh Lạnh. Khi có nhiều nước tham gia hơn, khía cạnh quân sự của TPP đã trở nên rõ ràng hơn. Các nước tham gia thương thuyết TPP đều chuẩn bị để tham gia một khối quân sự chống Trung Quốc tại Thái Bình Dương, gồm Niu Dilân, Xinhgapo, Brunây, Chilê, Ôxtrâylia, Canada, Malaixia, Mêhicô, Việt Nam, Pêru và Mỹ. Trong khi đó Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippin, Côlômbia, Côxta Rica, Lào và Đài Loan đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia TPP. Sự phong tỏa phía Đông Trung Quôc đã trở nên rõ ràng. Mỹ đã có các liên minh quân sự với 6/10 thành viên TPP khác. Từ Darwin, Ôxtrâylia, Vịnh Subie, Philippin đến Vịnh Cam Ranh, Việt Nam, Mỹ đang vạch ra đường biên giới khu vực ảnh hưởng châu Á-Thái Bình Dirơng của họ, mà Trung Quốc được cảnh báo là không nên vượt qua.
Bà Clinton có thể đã tới Rarotonsa với nụ cười và cả những kế Hoạch tội lỗi của Mỹ cho khu vực Thái Bình Dương, sử dụng những người dân quốc đảo Thái Bình Dương làm bia đỡ đạn trong một cuộc chiến tranh khu vực sắp tới với Trung Quốc.
***

TTXVN (Niu Yoóc 13/2
Tạp chí “Wall Streeter” của Mỹ mới đây đăng viết của tác giả Michael T. Klare, giáo sư của Khoa Nghiên cứu Hòa bình và An ninh Thế giới thuộc Đại học Hampshire của Mỹ, trong đó cho biết một số nhà phân tích ở Oasinhtơn cho rằng cuộc tranh cãi cuối cùng với Iran về tham vọng hạt nhân sẽ là cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên thách thức tân Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ. Do có ít dấu hiệu cho thấy các cuộc đàm phán giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran đạt được bước đột phá, nhiều nhà phân tích tin rằng hành động quân sự của Ixraen hoặc Mỹ có thể nằm trong chương trình nghị sự năm 2013.
Nhưng tiếp theo rắc rối của vấn đề hạt nhân Iran là các cuộc khủng hoảng tiềm tàng và nhiều khả năng sẽ xảy ra hơn so với tưởng tượng của hầu hết các nhà phân tích: đó là cuộc xung đột ở biển Hoa Đông và Biển Đông.
Quyết tâm khẳng định quyền kiểm soát các hòn đảo tranh chấp của Trung Quốc ở các vùng biển giàu năng hrợng trên biển Hoa Đông và Biển Đông vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ Nhật Bản, Philippin và Việt Nam, cùng với sự quyết đoán khu vực lớn hơn của Mỹ đang gây lo lắng không chỉ cho khu vực mà cả toàn cầu. Khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng Iran vẫn là điểm nhấn vì nguy cơ gây mất ổn định rõ ràng ở Trung Đông lớn hơn và cuộc khủng hoảng đó đe dọa sản xuất và vận chuyển dầu toàn cầu. Nhưng một cuộc khủng hoảng ở biển Hoa Đông hay Biển Đông sẽ tạo nên những hiếm họa lớn hơn do khả năng đối đầu quân sự Mỹ-Trung và mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế của châu Á. Mỹ bị ràng buộc bởi hiệp ước hỗ trợ Nhật Bản hoặc Philippin nếu hai nước này bị nước thứ 3 tấn công, do đó bất cứ cuộc xung đột nào xảy ra giữa lực lượng vũ trang Trung Quốc và Nhật Bản hoặc Philippin đều có thể dẫn đến sự can thiệp quân sự của Mỹ. Nhưng do phần lớn thương mại của thế giới tập trung ở châu Á, đồng thời nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản cũng gắn bó chặt chẽ với nhau theo nhiều cách, do đó xung đột xảy ra trên các tuyến đường biển đều có thể làm tê liệt thương mại quốc tế hoặc gây suy thoái toàn cầu. Khả năng một cuộc xung đột xảy ra ngày càng tăng trong những tháng gần đây do Trung Quốc và các nước láng giềng tiếp tục đưa ra các tuyên bố chủ quyền cứng rắn và tăng cường lực lượng quân sự ở các khu vực tranh chấp. Các tuyên bố tiếp tục chính sách “trở lại” hoặc “tái cân bằng” lực lượng ở Thái Bình Dương của Oasinhtơn càng làm tăng thái độ không khoan nhượng của Trung Quốc và tăng cảm giác về cuộc khủng hoảng trong khu vực. Các nhà lãnh đạo của tất cả các bên tiếp tục khẳng định các quyền bất khả xâm phạm của đất nước họ ở các hòn đảo tranh chấp và cam kết sử dụng mọi phương tiện cần thiết để chống lại sự xâm nhập của các bên tranh chấp. Đặc biệt Trung Quốc tăng cường tần suất và quy mô của các cuộc diễn tập hải quân ở các vùng biển tranh chấp với Nhật Bản, Việt Nam và Philippin, từ đó càng làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực.
Nhìn bề ngoài, những tranh chấp đó dường như chỉ xoay quanh vấn đề nước nào sở hữu các bãi san hô và đảo nhỏ mà hiện một loạt các quốc gia tuyên bố chủ quyền. Tại biển Hoa Đông, quần đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản được gọi là Điếu Ngư theo tiếng Trung Quốc và Senkaku theo tiếng Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đang quản lý quần đảo, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Trên Biển Đông, một số nhóm đảo đang bị tranh chấp, kể cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc gọi là Nam Sa và Tây Sa. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ các quần đảo ở Biển Đông, trong khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Brunây, Malaixia và Philippin cũng tuyên bố chủ quyền một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Tất nhiên Vấn đề không chỉ dừng lại ở chủ quyền đối với một số hòn đảo không người. Theo dự kiến của các nhà khoa học, dưới đáy biển của các hòn đảo đó còn có trữ lượng lớn dầu lửa và khí đốt tự nhiên. Quyền sở hữu các quần đảo tự nhiên sẽ đong thời sở hữu các nguồn dự trữ tài nguyên – vấn đề mà tất cả các nước đều mong muốn. Cùng lúc đó các lực lượng dân tộc chủ nghĩa cũng nổi lên mạnh mẽ. Người Trung Quốc tin rằng tất cả các quần đảo này là một phần lãnh thổ quốc gia của họ và tuyên bố chủ quyền của các nước khác là sự tấn công trực tiếp vào quyền chủ quyền của Trung Quốc. Thực tế việc Nhật Bản – nước xâm lược tàn bạo và chiếm đóng của Trung Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai – tuyên bố chủ quyền một số hòn đảo chỉ tăng thêm sự chỉ trích mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và thái độ không khoan nhượng của Bắc Kinh về vấn đề này. Tương tự, người Nhật Bản, Việt Nam và Philippin cảm thấy bị đe dọa bởi sự giàu có và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, nhưng không chịu khuất phục trong các tranh chấp đảo. Những tranh chấp đó gần đây đang leo thang. Ví dụ, tháng 5/2011, Việt Nam cho biết các tàu chiến Trung Quốc quấy rối và thậm chí cắt dây cáp khảo sát địa chấn của các tàu thăm dò dầu khí của công ty PetroVietnam ở Biển Đông. Tháng 4/2012, các tàu hải giám vũ trang của Trung Quôc bao vây các tàu của Philippin khi các tàu Philippin kiểm tra các tàu cá Trung Quốc bị nghi ngờ đánh cá trái phép ở đảo Hoàng Nham, một hòn đảo nhỏ ở Biển Đông mà hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Biển Hoa Đông cũng chứng kiến căng thẳng tương tự trong thời gian gần đây. Ví dụ tháng 9/2012, các nhà chức trách Nhật Bản bắt giữ 14 công dân Trung Quốc có ý định đổ bộ lên một hòn đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc, từ đó kích động các cuộc biểu tình chổng Nhật Bản trên cả nước Trung Quốc và một loạt hoạt động thể hiện sức mạnh hải quân của cả hai bên ở các vùng biển tranh chấp.
Ngoại giao khu vực cũng ngày càng trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây do các tranh chấp hàng hải và các cuộc đụng độ quân sự kèm theo. Tháng 7/2012, tại hội nghị hàng năm của Hiệp hội-các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), lần đầu tiên trong lịch sử 46 năm của tổ chức này các nhà lãnh đạo hiệp hội đã không thể ra được một thông cáo chung. Chính Campuchia, chủ tịch luân phiên và là đồng minh tin cậy của Trung Quốc, đã ngăn chặn sự đồng thuận và không ủng hộ một số từ ngữ trong “bộ quy tắc ứng xử” nhằm giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Hai tháng sau, khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đến thăm Bắc Kinh nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán về các tranh chấp, báo chí Trung Quốc đồng loạt chỉ trích gay gắt bà và các quan chức Trung Quốc không nhượng bộ bất cứ đề nghị nào của bà Clinton. Cuối năm 2012 tình hình càng xấu hơn. Ngày 1/12, các quan chức ở tỉnh Hải Nam – nơi quản lý các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, công bố một chính sách mới: hiện nay các tàu chiến Trung Quốc sẽ được trao quyền ngăn chặn, tìm kiếm, hoặc đẩy lùi các tàu nước ngoải thâm nhập hoặc bị nghi ngờ tiến hành các hoạt động trái phép ở các vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Động thái này trùng hợp với sự gia tăng quy mô và tần suất của việc triển khai hải quân Trung Quốc trong khu vực tranh chấp. Ngày 13/12, Nhật Bản điều động máy bay chiến đấu F-15 xua đuổi một máy bay hải giám của Trung Quốc hoạt động trong không phận gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Đáng lo ngại, ngày 8/1 bốn tàu trinh sát của Trung Quốc thâm nhập các vùng biển do Nhật Bản kiểm soát trong 13 giờ. Sau đó 2 ngày, máy bay chiến đấu của Nhật Bản lại cất cánh khi một máy bay trinh sát của Trung Quốc xâm nhập không phận quần đảo này. Sau đó các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đuổi theo. Rõ ràng Trung Quôc không có ý định lùi bước mà ngược lại, họ sẽ tăng cường triển khai không quân và hải quân trong khu vực biến tranh chấp đúng như Nhật Bản đang làm.
Hiện nay một số nhân tố dường như đang làm tăng nguy cơ đối đầu, trong đó có sự thay đổi lãnh đạo ở Trung Quốc, Nhật Bản và đánh giá lại địa chính trị của Chính phủ Mỹ.
Tại Trung Quốc, đội ngũ lãnh đạo mới đang chú trọng sức mạnh quân sự và hành động quyết đoán quốc gia. Sau khi trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, ông Tập cận Bình đã vài lần đến thăm các đơn vị quân đội nhằm thể hiện quyết tâm của Đảng và Chính quyền trong việc tăng cường khả năng và uy tín của lực lượng lục quân, không quân và hải quân Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc phải đóng vai trò mạnh mẽ và quyết đoán hơn trong khu vực và thế giới. Ví dụ trong bài phát biểu trước các binh sĩ ở thành phố Huệ Châu, ông nói về “giấc mơ” trẻ hóa đất nước như sau: “Giấc mơ này có thể là một giấc mơ của một quốc gia hùng mạnh và đó là giấc mơ về một quân đội mạnh”. Đáng chú ý, ông sử dụng chuyến đi này để đến thăm tàu khu trục Hải Khẩu mới được bán giao cho Hạm đội Nam Hải chịu trách nhiệm tuần tra các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Tại Nhật Bản, ê kíp lãnh đạo mới cũng đang chú trọng sức mạnh quân sự và sự quyết đoán quốc gia. Ngày 16/12, ông Shinzo Abe trở lại cương vị Thủ tướng Nhật Bản. Trông những tuần đầu tiên trên cương vị Thủ tướng, ông Abe công bố các kế hoạch tăng chi tiêu quân sự và xem xét lời xin lỗi chính thức của một cựu quan chức chính phủ đối với các phụ nữ bị bắt làm nô lệ tình dục của quân đội Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Những động thái này chắc chắn đe làm hài lòng các nhân vật cánh hữu Nhật Bản, nhưng nhất định kích động tình cảm chống Nhật Bản ở Trung Quốc, Hàn Quốc, và các nước khác mà Nhật Bản chiếm đóng trước đây. Đáng lo ngại hơn, Thủ tướng Abe nhanh chóng đàm phán một thỏa thuận với Philippin nhằm hợp tác lớn hơn về “tăng cường an ninh hàng hải” ở Tây Thái Bình Dương, một động thái nhằm chống lại sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Chắc chắn thỏa thuận này sẽ gây phản úng gay gắt từ Trung Quốc và do Mỹ có các hiệp ước phòng thủ chung với cả hai nước, thỏa thuận cũng sẽ làm tăng nguy cơ can dự của Mỹ trong các cuộc đụng độ tương lai trên biển.
Tại Mỹ, các quan chức cấp cao đang tranh luận việc thực hiện chính sách trở lại châu Á-Thái Bình Dương được Tổng thống Obama tuyên bố trong một bài phát biểu trước Quốc hội Ôxtrâylia cách-đây gần một năm. Obama cam kết triển khai thêm lực lượng Mỹ trong khu vực. Mặc dù ông không bao giờ tuyên bố phươmg pháp tiếp cận của mình nhằm ngăn chặn sự
phát triển của Trung Quốc, nhưng một số nhà quan sát cho rằng chính sách “ngăn chặn” đã trở lại Thái Bình Dương. Thực tế quân đội Mỹ đã thực hiện những biện pháp đầu tiên theo xu hướng này bằng cách tuyên bố: năm 2017, tất cả 3 loại máy bay tàng hình của không quân Mỹ (F-22, F-35 và B- 2), sẽ được triển khai tại các căn cứ tương đối gần Trung Quốc và năm 2020, 60% lực lượng hải quân Mỹ sẽ triển khai ở Thái Bình Dương (cao hơn so 50% hiện nay). Nhưng cuộc khủng hoảng ngân sách của Mỹ khiến nhiều nhà phân tích đặt câu hỏi liệu Lầu Năm Góc có khả năng thật sự thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quân sự của chiến lược trở lại châu Á không. Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), theo chỉ thị của Quốc hội Mỹ, được công bố mùa Hè năm ngoái, kết luận rằng Bộ Quốc phòng Mỹ “không đề cập rõ ràng chiến lược và kế hoạch về sức mạnh lực lượng của họ ở châu Á-Thái Bình Dương và cũng không liên kết chiến lược với các nguồn để phản ánh các thực tiễn ngân sách hiện nay”. Ngược lại, chiến lược đã thúc đẩy các nhân vật diều hâu trong quân đội thúc ép chính quyền chi tiêu nhiều hơn cho các lực lượng Thái Bình Dương và đóng vai trò mạnh mẽ hơn trong việc chống thái độ “bắt nạt” của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Như cựu Bộ trưởng Hải quân và cũng là cựu Thượng nghị sĩ James Webb cho biết, các nước đồng minh châu Á của Mỹ đang chờ đợi xem Mỹ có làm sống lại vai trò cần thiết và là nhân tố thực sự bảo đảm sự ổn định ở khu vực Đông Á không, hay liệu khu vực này một lần nữa sẽ bị thống trị bởi tình trạng gây chiến và đe dọa của Trung Quốc không. Mặc dù Chính phủ Mỹ phản ứng trước những lời chế nhạo đó bằng cách tái khẳng định cam kết tăng cường lượng ở Thái Bình Dương, nhưng điều này không ngăn nổi các đề nghị Oasinhtơn cần có quan điểm cứng rắn hơn. Ông Obama bị dư luận chỉ trích vì không mang lại sự ủng hộ đầy đủ cho Ixraen trong cuộc chiến chống Iran về các loại vũ khí hạt nhân và chắc chắn ông sẽ đối mặt với áp lực lớn hơn để hỗ trợ các đồng minh của Mỹ ở châu Á – nơi họ đang bị quân đội Trung Quốc đe dọa.
Kết hợp 3 tiến triển trên, chúng ta có thể tạo nên một thùng thuốc súng và ít nhất nó sẽ gây nguy hiểm cho nền kinh tế toàn cầu như cuộc đối đầu của Mỹ với Iran. Hiện nay khi căng thẳng ngày càng gia tăng, tình huống xấu nhất có thể xảy ra là: một cuộc nổ súng bất ngờ và gây thiệt hại về người hay nếu một tàu chiến hoặc một máy bay bị bắn cháy, thì ngay lập
tức thùng thuốc súng sẽ bùng nổ. Rõ ràng sự cố như vậy có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Bởi vì báo chí Nhật Bản cho biết các quan chức chính phủ sẵn sàng cho phép các phi công lái máy bay chiến đấu bắn cảnh báo máy bay Trung Quốc xâm nhập không phận quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trong khi đó một vị tướng Trung Quốc tuyên bố hành động như vậy sẽ bị coi là bắt đầu một “cuộc chiến thực sự”. Nhưng nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ áp dụng các biện pháp hợp lý để xoa dịu các tuyên bố hiếu chiến và dân tộc chủ nghĩa cực đoan và bắt đầu đàm phán với nhau để tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp, thì cuộc khủng hoảng đó có thể được ngăn chặn. Trái lại, các tranh chấp nhỏ đó ở Thái Bình Dương sẽ tiến triển vưọt ra khỏi tầm kiếm soát, lúc đó không chỉ những nước trực tiếp can dự mà toàn bộ hành tinh sẽ chứng kiến nỗi buồn và sự hoảng sợ trước thất bại của tất cả các nước liên quan.
***

Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ đăng bài của tiến sĩ Michael J. Green, Phó Chủ tịch phụ trách Các vấn đề châu Á và Chủ tịch Các vấn đề Nhật Bản của CSIS, cho biết khi dự báo tình hình năm 2013, các chuyên gia an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương thường quan tâm nhất vấn đề liệu Tổng thống Obama có tiếp tục thúc đẩy “Chính sách trở lại” hay “Tái cân bằng” châu Á trong lúc Chính phủ Mỹ đang đối mặt với nhiều trở ngại như: vách đá tài chính, ngân sách quốc phòng không chắc chắn và sự ra đi của các các quan chức liên quan chặt chẽ với “Chính sách trở lại” châu Á thư Ngoại trưởng Hillary Clinton và Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell.
Nhưng trước khi đánh giá triển vọng của Chính sách trớ lại châu Á, chúng ta cần tìm hiểu bản chất của chính sách đó. về lý thuyết, tất cả các khái niệm chiến lược quan trọng mới thường nhắc đến mục đích hoặc các lợi ích quốc gia, phương tiện và biện pháp được sử dụng để giải quyết các thách thức mới đối với lợi ích quốc gia. Chính sách trở lại châu Á ra đời không phải từ tiến trình hoạch địch chính sách thận trọng mà là kết quả của việc hoạch định kế hoạch và tình hình nổi lên liên quan đến thông điệp chính trị nội bộ, chiến lược quân sự và những phát triển bất ngờ ở châu Á. Các yếu tố đó bao gồm:
1. Châu Á là khu vực quan trọng cho các lợi ích quốc gia của Mỹ. Sự công nhận này được phản ánh qua các cuộc thăm dò ý kiến dư luận công chúng và các học giả mấy năm qua. Như nhà sử học kinh tế người Xcốtlen Angus Maddison nhận định, châu Á đang trở thành trung tâm kinh tế của thế giới sau thời gian gián đoạn 200 năm bắt đầu bằng cuộc cách mạng công nghiệp và sự sụp đổ của đế chế nhà Thanh ở Trung Quốc. Người Mỹ hiểu điều này. Do đó trong các cuộc thăm dò gần đây của Hội đồng Chicago về Các vấn đề Toàn cầu, họ bắt đầu xác định châu Á là khu vực quan trọng nhất trên thế giới đối với Mỹ. Lớn lên ở Hawaii và Inđônêxia, Tổng thống Obama cũng nhận thức rõ điều đó.
2. Bức thông điệp chính trị. Như nhà báo Bob Woodward của tờ “Bưu điện Oasinhtơn” cho biết, các quan chức cấp cao của Nhà Trắng đang tìm kiếm lý lẽ để thúc đẩy Mỹ rút quân khỏi Ápganixtan – cuộc xung đột mà ứng cử viên Obama xác định là “cuộc chiến tranh có lợi” để nâng cao uy tín an ninh quốc gia của ông nhưng trái lại ông Obama lại chỉ trích việc tăng thêm lực lượng tại Irắc. Đường hướng Chiến lược tháng 1/2012 của Lầu Năm Góc cho rằng quân đội Mỹ phải chú trọng hơn ở khu vực Đông Á sau một thập kỷ tác chiến ở Tây Nam Á. Đây là một ưu tiên phù hợp với các nhiệm vụ tương lai, nhưng cũng là bình phong chính trị thích hợp để cắt giảm hơn nữa ngân sách quốc phòng. Nhưng có rất ít kế hoạch chiến lược đối với châu Á của Mỹ đi sâu vấn đề “tái cân bằng”. Và chiến lược tái cân bằng chỉ ra đời sau khi Lầu Năm Góc tuyên bố. Vì vậy, chính sách “Trở lại” vẫn là một công cụ và phương pháp nhằm thực hiện chiến lược.
3. Một phản ứng trước sự quyết đoán của Trung Quốc. Nói chung, chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ là sự kết hợp giữa việc tiếp tục can dự vào Trung Quốc của các đời tổng thống trước đây kể từ khi Nixon đến Bắc Kinh năm 1972 với tiếp tục chiến lược cân bằng sức mạnh của các đời tổng thống từ khi ông Clinton làm sống lại liên minh Mỹ – Nhật năm 1996. Các nhà chiến lược cấp cao của Chính quyền Obama hiểu rõ điều này và mời Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến thăm Nhà Trắng. Sau đó Chính quyền Obama tìm cách cam kết chiến lược hơn nữa và tăng cường mối quan hệ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Hành động can dự này bao gồm một tuyển bố chung nhân chuyến thăm Bắc Kinh tháng 11/2009 của Tổng thống Obama, trong đó hai
ông Obama và Hồ cẩm Đào nhất trí tôn trọng “các lợi ích cốt lõi” của hai nước, kể cả vấn đề Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương đối với Trung Quốc và vai trò của Mỹ như một cường quốc Thái Bình Dương, Tuyên bố chung đó không có lợi cho Mỹ, đặc biệt khi Bắc Kinh lên tiếng chỉ trích và yêu cầu Oasinhtơn hành động đúng tinh thần của Tuyên bố, chẳng hạn đòi Obama hoãn chuyến thăm của Đạtlai Lạtma đến Nhà Trắng. Mặc dù rõ ràng Chính phủ Mỹ không có ý định như vậy, nhưng tuyên bố đã tạo cơ hội cho một Trung Quốc đang trỗi dậy. Bắc Kinh đã có tranh chấp với các nước Nhật Bản, Việt Nam và Philippin về tuyên bố lãnh hải và không gây sức ép lên Bình Nhưỡng sau khi Bắc Triều Tiên phát động các cuộc tấn công chết người chống Hàn Quốc. Rõ ràng Bắc Kinh không muốn hoặc không thể đưa ra các nỗ lực bảo đảm chiến lược. Do các nước đồng minh và đối tác khu vực yêu cầu Mỹ có quan điểm tích cực hơn, Chính quyền Obama đã chú trọng cân bằng sức mạnh trong cách tiếp cận khu vực. Tháng 1/2011 khi ông Hồ Câm Đào đến Mỹ, tuyên bố chung mà ông ta đưa ra với Obama không nhắc đến “các lợi ích cốt lòi”, một thiếu sót có chủ định của các quan chức đàm phán của Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng. Sau đó Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chính thức sử dụng từ “Trở lại” châu Á trong bài báo đăng trên tạp chí Chính sách Đối ngoại tháng 11/2011. Quy mô quân sự của chính sách “Trở lại” hoặc “Tái cân bằng” được nhắc đến thường xuyên ở Nhà Trắng. Đường hướng Chiến lược tháng 1/2012 của Bộ Quôc phòng Mỹ khẳng định các mối đe dọa của quân đội Trung Quốc và đề cập đến khả năng chống thâm nhập của quân đội Trung Quốc trong một câu tương tự với Iran. Tháng 4/2012, Mỹ và Nhật Bản nhất trí bố trí các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ từ Okinawa đến Guam và miền Bắc Ôxtrâylia. Tổng thống Obama trực tiếp công bố Đường hướng Chiến lược và triển khai lực lượng đến Darwin và gây ấn tượng đặc biệt đối với các đơn vị quân đội này trong chính sách Trở lại châu Á. Chính sách Trở lại châu Á tạo ra sự nghi ngờ trong khu vực về vấn đề phải chăng mục tiêu can dự của Mỹ là nhằm kiềm chế Trung Quốc.
4. Tăng cường sức mạnh của Mỹ. Thực tế, Mỹ bắt đầu tăng cường sức mạnh ở Thái Bình Dương cách đây hơn một thập kỷ nhằm giảm bớt sức ép đối với các căn cứ Mỹ trên đảo Okinawa và đối phó với những thách thức cường độ thấp ngày càng tăng ở Đông Nam Á cũng như thách thức chống tiếp cận và chống xâm nhập khu vực (A2AD) đang phát triển ở Đông Bắc Á. Rõ ràng sự tăng cường sức mạnh của Mỹ không phải vấn đề mới, nhưng nó trở nên cấp bách và tương tự Chính sách Trở lại khu vực. Nói một cách chính xác, bởi vì bối cảnh chiến lược lớn hơn của Chính sách Trở lại không được đưa ra rõ ràng, Quốc hội Mỹ đã ngăn chặn các đề nghị tăng chi phí để tăng cường các lực lượng. Trong bối cảnh đó, CSIS được giao nhiệm vụ hoàn thành một đánh giá độc lập về chiến lược sức mạnh của lực lượng Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2012. Báo cáo của CSIS cho rằng toàn bộ chiến lược của chính quyền là đúng, nhưng yêu cầu Nhà Trắng tìm các địa điểm để giải thích bối cảnh chiến lược lớn hơn cho Chính sách Trở lại phù hợp hơn trước Quốc hội Mỹ và các nước khu Vực.
5. Sự can dự lớn hơn ở Đông Nam Á. Ngay từ khi ê kíp Obama lãnh đạo Nhà Trang, Ngoại trưởng Clinton đã tích cực tham gia nền ngoại giao đa phương của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó đặc biệt chú trọng tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Các Thứ trưởng Ngoại giao trước đó, đặc biệt Thứ trưởng Bob Zoellick, cũng thể hiện nhiệt tình tương tự đối với khu vực, nhưng bà Clinton là ngoại trưởng đầu tiên luôn quan tâm đến Đông Nam Á. Cùng lúc đó, Tổng thống Obama hoàn toàn chấp nhận cơ cơ tổ chức khu vực và tập trung vào ASEAN. Châu Á có nhiều tổ chức khu Vực đa phương, từ diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), đến diễn đàn ba bên nhỏ hơn gồm Mỹ, Nhật Bản và Ôxtrâylia. Các nước thành viên ASEAN đang thúc đẩy “vai trò trung tâm của ASEAN” trong tiến trình này và Tổng thống Obama ủng hộ bằng cách tham gia và sau đó tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) liên tục 2 năm liền. Động thái này khiến các nước hy vọng APEC sẽ tiếp tục là một tổ chức xuyên Thái Bình Dương mạnh mẽ trong khu vực, nhưng cam kết của Tổng thống với EAS có thề là cam kết mạnh mẽ và lâu dài nhất của Chính sách Trở lại châu Á. Điều đó có nghĩa trong tương lai mỗi năm các tổng thống Mỹ có thể đến khu vực hai lần (một lần đến dự diễn đàn APEC và một lần tham dự EAS). Một số nhà chỉ trích cho rằng tất cả những gì Chính phủ Mỹ đã thực hiện là chính sách trở lại Đông Nam Á, nhưng thực tế tăng cường can dự Đông Nam Á là phát triển toàn bộ chiến lược của Mỹ và nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của ASEAN như một đối tác thương mại quan trọng của Mỹ và cũng là một mục tiêu tranh giành ảnh hưởng chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.
Vậy liệu chính sách Trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục trong năm 2013? Chắc chắn người Mỹ sẽ tiếp tục chứng kiến châu Á là khu vực quan trọng nhất cho các lợi ích của Mỹ, nhưng các cuộc thăm dò dư luận cũng cho thấy người Mỹ xác định Trung Đông là khu vực nguy hiểm nhất cho lợi ích của họ. Năm 2013 có thể là năm tập trung vào chương trình hạt nhân của Iran, chưa kể khả năng chấm dứt chế độ Xyri. Tân Ngoại trưởng John Kerry sẽ yêu cầu Mỹ tiếp tục quan tâm đến châu Á. Chính quyền cũng gặp một số khó khăn trong việc quản lý căng thẳng giữa sự can dự vào Trung Quốc của Mỹ và duy trì sự cân bằng sức mạnh có lợi trong khu vực. Các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Philippin đang sợ rằng trong nhiệm kỳ hai Chính quyền Obama có thể trở lại xu hướng chú trọng các cam kết chứ không ngăn chặn Bắc Kinh, bởi vì điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hai nước đồng minh. Can dự vào ASEAN là một thành công quan trọng của Chính quyền Obama, nhưng tổ chức khu vực này có thể trở nên khó khăn hơn trong những năm tới do cuộc xung đột sắc tộc mới ở Mianma, quá trình chuyển đổi lãnh đạo tại Inđônêxia và các vấn đề chính trị nội bộ của Malaixia và các nước khác. Một đại diện thương mại mạnh của Mỹ để thúc đẩy Quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương chắc chắn sẽ giúp Chính sách trở lại châu Á phát triển vững chắc, đặc biệt với ASEAN. Cuối cùng, tất cả dư luận sẽ chú ý đến ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm 2013. Sự cắt giảm chi tiêu quốc phòng thận trọng của Mỹ để cho phép nâng cao khả năng và sức mạnh của lực lượng hải quân và không quân ở Thái Bình Dương là vấn đề cần thiết. Không chú trọng và quản lý tốt các vấn đề ngân sách sẽ đẩy quân đội Mỹ vào tình trạng hỗn loạn, từ đó phá hủy hình ảnh về khả năng chiến lược của Mỹ trong khu vực. Nhưng nếu Tổng thống Obama tiếp tục cam kết và quyết định tham dự hội nghị thượng đỉnh khu vực mỗi năm hai lần, chắc chắn ảnh hưởng của quyết định đó đối với thương mại và quốc phòng sẽ khiến ông Obama và êkíp mới của ông ta thường xuyên quan tâm và thúc đẩy Chính sách Trở lại châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2013 và những năm tiếp theo./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét