Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Tin ngày 19/11/2012

  • Biển Đông: Toàn khối ASEAN nhất trí đòi Trung Quốc nhanh chóng đàm phán quy tắc ứng xử (RFI) - Vào hôm nay, 18/11/2012, các quốc gia Đông Nam Á họp lại tại Phnom Penh đã yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng khởi sự các cuộc thương thuyết ở cấp cao về một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông. Lời yêu cầu này được đưa ra sau khi 10 nước ASEAN đã thống nhất được lập trường về đối sách cần có. Tuy nhiên, phía Trung Quốc trước mắt vẫn bác bỏ đề nghị đẩy mạnh đàm phán của ASEAN.
  • Trung Quốc: Bước Đại nhảy vọt và Nạn đói 1958-1961 (RFI) - Ba mươi sáu triệu người chết vì nạn đói hay bị bạo hành tại Trung Quốc trong suốt 4 năm (1958-1961) là kết quả của một cuộc điều tra tỉ mỉ, do nhà báo Dương Kế Thằng – phó tổng biên tập tờ Trung Hoa thường niên thực hiện.
  • Pháp : Biểu tình chống hôn nhân đồng tính (RFI) - Ngày 18/11/2012, tại Paris diễn ra một cuộc biểu tình thứ hai chống hôn nhân giữa những người đồng tính, theo lời kêu gọi của tổ chức Civitas có khuynh hướng Công giáo toàn thống.
  • Israel tiếp tục tấn công vào dải Gaza - Palestine (RFI) - Quân đội Israel vào sáng sớm ngày 18/11/2012 tiếp tục oanh kích vào Gaza làm 3 người thiệt mạng trong đó có một trẻ em. Suốt đêm qua, không quân và cả hải quân Israel ở ngoài khơi Gaza cũng đã nã pháo vào vùng đất này. Ngoại trưởng Pháp, Laurent Fabius công du khu vực để đề nghị ngưng bắn.
  • Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông (RFI) - Kể từ ngày mai, 19/11/2012, cả trăm chuyên gia thuộc hàng chục quốc gia trên thế giới sẽ tham gia hội nghị khoa học về Biển Đông tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cuộc hội thảo lần thứ tư về Biển Đông do Học viện Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức.
  • Kê toa tập thể thao để chữa bệnh (RFI) - Viện Hàn lâm Y khoa Pháp gần đây đã công bố một báo cáo đề nghị Quỹ Bảo hiểm xã hội thanh toán tiền tập thể thao kê theo toa bác sĩ. Một trong những tác giả của bản báo cáo này, bác sĩ Jacques Bazex, cho rằng, thể thao phải là một « toa thuốc » giống như là trụ sinh, aspirine hoặc thuốc an thần, được kê trong toa bác sĩ.
  • Đức nghi ngờ quyết tâm cải tổ kinh tế của chính phủ Pháp (RFI) - Ngày 15/11/2012 thủ tướng Jean Marc Ayrault đến Berlin để trấn an dư luận Đức về tình hình kinh tế Pháp. Một báo cáo của các chuyên gia Đức lo ngại "Pháp trở thành gánh nặng của khối euro". Quan hệ giữa Paris và Berlin thêm căng thẳng.
  • Đại sứ Trung Quốc tại Canada bác bỏ cáo buộc gián điệp (RFI) - Trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền dành cho đài phát thanh nhà nước CBC hôm qua 17/11/2012, đại sứ Trung Quốc tại Canada Chương Quân Tái (Zhang Junsai) khẳng định rằng các công ty Trung Quốc không liên quan đến các vụ gián điệp, và thách thức bất kỳ ai có thể chứng minh ngược lại.
  • Người Tây Tạng tại Trung Quốc tiếp tục tự thiêu (RFI) - Nạn nhân là một phụ nữ đã có hai con. Hành động tột cùng nhằm phản đối chính sách của Trung Quốc đối với người Tây Tạng diễn ra hầu như không nguôi ở vùng Tây Bắc Trung Quốc. Ngày 17/11/2012, lại có thêm một người tự thiêu tại Đồng Nhân, miền Tây Bắc Trung Quốc.
  • Tuyên bố nhân quyền ASEAN được thông qua bất chấp dư luận dè dặt (RFI) - Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 đã chính thức khai mạc tại Phnom Penh- Cam Bốt. Đây là sự kiện sẽ mở đầu cho một loạt các Hội nghị Thượng đỉnh khác giữa Hiệp hội Đông Nam Á và các đối tác chủ chốt, đặc biệt là cuộc họp ASEAN –Hoa Kỳ với sự đồng chủ tọa của Tổng thống Mỹ Barack Obama, vào ngày 19/11/2012 và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á EAS ngày 20/11/2012.
  • Hàng trăm người dân Cam Bốt bị mất đất cầu cứu Tổng thống Mỹ (RFI) - Ngày 18/11/2012, hàng trăm người dân Cam Bốt đang bị đe dọa trục xuất giăng những tấm băng-rôn mang dòng chữ « SOS », kêu gọi Tổng thống Mỹ hãy cứu giúp. Trong chuyến công du Phnom Penh lần này, ông Barack Obama sẽ nêu ra vấn đề nhân quyền với Thủ tướng Hun Sen.
  • Tổng thống Obama bắt đầu thăm Thái Lan (RFI) - Ngày 18/11/2012, Tổng thống Obama đặt chân xuống Bangkok. Đây là chặng đầu vòng công du Đông Nam Á trước khi ông đến Miến Điện rồi Cam Bốt, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Theo giới quan sát, mục tiêu chuyến đi này nhằm củng cố trở lại vị thế của Mỹ trong vùng.
  • Thêm 1 phụ nữ Tây Tạng chết vì tự thiêu (VOA) - Một người mẹ của 2 đứa con đã châm lửa tự thiêu, vụ tử vong mới nhất trong một làn sóng các vụ tự thiêu để phản đối chế độ cai trị của Trung Quốc
  • Israel pháo kích trả đũa Syria (VOA) - Quân đội Israel cho biết đã nã đạn pháo vào Syria để trả đũa những vụ nổ súng nhắm vào quân đội Israel tại Cao nguyên Golan
  • Israel tấn công Gaza từ biển (BBC) - Israel tấn công Gaza từ biển và trên không, bắn trúng một tòa nhà của giới truyền thông trong khi dân quân tiếp tục bắn tên lửa.
  • Up to Your Neck (BBC) - Cụm từ "Up to your neck" nghĩa là gì và cách dùng cụm từ này, đồng thời phân biệt với cụm từ "a pain in the neck".
  • Sai phạm tại TCT Thủy sản Việt Nam: Nhà nước mất hơn 150 tỷ đồng (BaoMoi) - Trước khi hợp nhất 3 Tổng Ccông ty (gồm Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam, Tổng Công ty Thủy sản Hạ Long và Tổng Công ty Hải sản Biển Đông) thành Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam - TNHH MTV, ông Nguyễn Hữu Lộc (hiện là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam - TNHH MTV) là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng Công ty Hải sản Biển Đông. Trong thời gian này ông Lộc cùng một số cá nhân khác đã buông lỏng quản lý; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước dẫn đến hậu quả là nguồn vốn của Nhà nước có khả năng mất hoặc không thu hồi được lên đến trên 150 tỉ đồng.
  • ASEAN giục Trung Quốc đàm phán về tranh chấp biển (BaoMoi) - Các quốc gia Đông Nam Á hôm nay thúc giục Trung Quốc nhanh chóng có đàm phán cấp cao về những tranh chấp chủ quyền trên biển, một động thái được coi là tạo dựng sự thống nhất để giải quyết vấn đề này với Bắc Kinh.
  • Lãnh đạo các nước ASEAN ra Tuyên bố Phnom Penh (BaoMoi) - Ngay sau Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 được tổ chức tại Thủ đô Phnom Penh (Campuchia), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN đã họp Phiên họp hẹp để trao đổi về các trọng tâm và ưu tiên của Hiệp hội và trao đổi với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ABAC).
  • Tranh chấp Biển Đông hâm nóng hội nghị ASEAN (BaoMoi) - Các tranh chấp về lãnh thổ trên Biển Đông dự kiến sẽ chiếm một phần quan trọng trong nội dung bàn thảo giữa các nước Đông Nam Á và đối tác, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN và châu Á diễn ra những ngày này.
  • Biển Đông được nêu như thế nào tại tuần lễ Cấp cao ASEAN 21? (BaoMoi) - (Dân trí) - Sau thất bại tại AMM-45 hồi tháng 7, điều khiến dư luận quan tâm nhất hiện nay là tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với một số nước thành viên ASEAN sẽ được nêu thế nào và có được đưa ra trong tuyên bố chung của Cấp cao ASEAN 21?
  • Những bí mật xấu hổ của tàu ngầm Trung Quốc (BaoMoi) - Với tham vọng trở thành “cường quốc biển”, nhiều năm qua Trung Quốc đã rất tích cực phát triển công nghệ tàu ngầm nhưng đến nay, giới quân sự Mỹ vẫn có cái nhìn rất khinh thường đối với tàu ngầm Trung Quốc. Sự khinh thường này không phải không có cơ sở.
  • Thượng đỉnh ASEAN 21: Nghị trình dày đặc với nhiều thách thức (BaoMoi) - (Dân trí)- Từ hôm nay, tại Campuchia sẽ diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các hội nghị liên quan như EAS 7, ASEAN +3, ASEAN +1, ARF. Các hội nghị diễn ra trong bối cảnh ASEAN ngày càng đóng vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế và xã hội của khu vực.
  • Đề nghị lập đường dây nóng về biển Đông (BaoMoi) - TT - Tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN diễn ra tại Phnom Penh (Campuchia) ngày 17-11 để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh ASEAN hôm nay 18-11, Indonesia đã đề xuất ASEAN và Trung Quốc lập đường dây liên lạc khẩn cấp nhằm kiềm chế nguy cơ xung đột trên biển Đông.
  • Thế giới 24h: "Đường dây nóng" về Biển Đông (BaoMoi) - Các nước ASEAN sẽ đề xuất lập đường dây nóng về Biển Đông với Trung Quốc; Tàu hải giám Trung Quốc lại bị phát hiện ở gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản... là các tin nóng trong ngày.
  • Mỹ kêu gọi công ước về hàng hải tại Biển Hoa Đông (BaoMoi) - Tư lệnh phụ trách các hoạt động Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert, mới đây kêu gọi cần có một công ước để đối phó với các hoạt động hàng hải tại khu vực Biển Hoa Đông, nhằm ngăn chặn đối đầu giữa Nhật Bản và Trung Quốc leo thang.
  • Trung Quốc trang bị thêm các tàu hải giám siêu trọng (BaoMoi) - Mạng tin Sankei của Nhật Bản ngày 17/11 dẫn nguồn Tân Hoa xã cho biết Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc hôm 14/11 đã trang bị cho Tổng đội Hải giám Đông Hải phụ trách Biển Đông tàu Hải giám 137 siêu trọng có lượng giãn nước 3.000 tấn.
  • ASEAN tìm cách hàn gắn vết nứt tranh chấp lãnh thổ (BaoMoi) - (GD&TĐ) – Hôm qua (17.11), bộ trưởng các quốc gia Đông Nam Á đã có cuộc họp để tìm cách hàn gắn rạn nứt về tranh chấp lãnh thổ có liên quan tới Trung Quốc, nhằm xây dựng một khối đoàn kết trước cuộc họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo chủ yếu bàn về vấn đề quyền hạn và thương mại.
  • Nhật - Trung - Hàn khó đạt được hòa hoãn (BaoMoi) - (Petrotimes) - Thông tin trên tờ Sankei của Nhật Bản khiến dư luận cho rằng, những mâu thuẫn và căng thẳng trong các tranh chấp biển đảo giữa Tokyo, Seoul và Bắc Kinh chưa có dấu hiệu lắng dịu và hòa hoãn. Trong khi đó Philippines cũng đang hối thúc Trung Quốc xác định rõ ràng các quy tắc hành xử để tránh xung đột ở Biển Đông bởi ASEAN cần phải đạt được thỏa thuận về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) trước khi thương lượng với Trung Quốc xung quanh chủ đề vừa nhạy cảm vừa gai góc này.
Bản tin tiếng Anh


  • Gold demand to recover in Q4: experts (Washington Post) - Experts say Chinese demand will recover, as the new leadership is expected to roll out stimulus measures, and as the holiday gift-giving seasons approach.
  • Senior tourists flock to Russia (Washington Post) - Gray power is on the rise in the tourism market as China's senior citizens are increasingly visiting Russia.
  • Aviation industry flies into future (Washington Post) - China's national aviation manufacturer has launched a long-term plan spanning until 2030 to develop advanced aviation engines.
  • China faces challenges in maintaining growth (Washington Post) - In an exclusive interview with Xinhua, CNN Beijing Bureau Chief Jaime FlorCruz said the new Chinese leadership faces the challenge of maintaining high economic growth in wake of the global economic downturn, as well as better projecting itself to the world.
  • HK seeks to quell fears of asset bubbles (Washington Post) - Preventing an attack on the local currency is one thing. But avoiding property overheating is another, as Gao Changxin reports from the SAR.
  • Green dreams (Washington Post) - Jane Goodall has spent decades sharing her green dreams with the world.
  • China's only existing steam train (Washington Post) - The whistling and chugging sounds of the Jiayang mini steam train has filled the air of Qianwei county in Sichuan province's Leshan city, for more than half a century.
  • Gasoline and diesel prices reduced starting Friday (Washington Post) - Gasoline and diesel prices are cut for the fourth time this year from Friday to better reflect global oil prices, and experts predicted demand for diesel will pick up in the fourth quarter, fueled by the rebounding economy.
  • Impressions from a realistic brush (Washington Post) - Of the two categories of traditional Chinese painting, the realistic Gong Bi style is often considered less capable of depicting charm and expression than freehand brushwork.
  • Worst snow in 50 years damages 400 greenhouses (Washington Post) - Local farmers and some 300 workers rushed to repair almost 400 vegetable greenhouses, covering an estimated area of about 23.5 hectares, which were damaged by the worst snowstorms in 50 years.
  • Floating on sheepskin (Washington Post) - Gansu boatmen keep a hardscrabble tradition alive as they ferry tourists across the Yellow River. But the boats, made buoyant with sheep skins filled with air, may be gone in a generation.
  • Tibet school finds that pairings remove barriers (Washington Post) - A middle school in Lhasa, in the Tibet autonomous region, is pairing students from different ethnic backgrounds to help them become friends and break down cultural barriers.
  • Mega homes project ready in Beijing (Washington Post) - The construction of Beijing's largest public rental housing project has been completed, and its first tenants will move in next month.
  • Chinese people's bad manners in public (Washington Post) - Bad manners in public are due to many factors, and not just individual personality. Experts say society, historical circumstances and the environment must all be taken into consideration.
  • Hu, Xi meet CPC delegates (Washington Post) - President Hu Jintao and Xi Jinping, the newly elected general secretary of the CPC Central Committee, met with all CPC delegates.

 Hà Đình Nguyên - Lời nói dối chân thành của tôi

Giả định tôi là TBT Đảng, là Chủ tịch Nước, hoặc là Thủ tướng Chính phủ, tôi sẽ là người nói dối một cách chân thành rằng, tôi đang lo cho nhân dân, đang điều hành một guồng máy hướng tới trong sạch, thực hiện rất tốt nền dân chủ, và cũng đang đảm bảo vấn đề nhân quyền, đang quyết tâm từng bước đưa đất nước tiến lên, cũng đang lo cho đất nước trước họa ngoại xâm, ngày đêm chăm lo cho hạnh phúc, ấm no cho nhân dân...rằng chúng tôi sống và làm việc theo tấm gương đạo đức của Cụ Hồ, luôn lấy phê và tự phê để răn mình và củng cố, tăng cường đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng một cách vững chắc và ổn định!
Tôi cũng tự hỏi, trong mọi điều nếu gọi là giả dối kia, có điều nào mà không chân thành không? Chân thành quá đi chứ, phải không các đồng chí? Tất nhiên nhiều lúc tôi cũng cảm thấy bực bội, có khi là căm ghét đến mức đưa tôi đến chủ trương bạo hành, có biện pháp trừng trị cứng rắn và thích đáng đối với những ai có những lời mỉa mai, châm biếm, hoặc có hành vi không tuân theo những chủ trương, lại cứ chăm chăm bới móc những mặt trái đang diễn ra đầy dẫy trong xã hội.? Dù rằng những mặt trái đó, tôi thừa nhận một cách nghiêm túc rằng, nó đang tự phơi bày sờ sờ, tuy là ngoài ý muốn, nhưng là có thật, không thể che đậy, không thể phủ nhận.
Vậy có điều gì đây? Hay tôi đã “tự diễn biến”, phân thân thành hai con người, có hai mặt, hai lòng, hai lời? Hay lý trí đã đánh lừa tôi, một tốt một xấu chen lấn nhau, và tôi đã rơi vào một thế giới hoang tưởng, hay là tự huyễn hoặc mình? Cũng có thể vì lòng tự trọng chăng, mà tôi nhận bất cứ nhiệm vụ nào Đảng giao, quyết không từ chối?
Tôi chân thành, hay không chân thành, khi nghĩ rằng, Đảng của tôi, là đại diện thật sự quyền lợi của giai cấp công nhân, của toàn thể người lao động, của công nông trí thức, tức toàn thể lợi ích của cả dân tộc? Thực tế diễn ra là không đúng như vậy, nhưng mà tôi cứ tin, như đã từng tin, và tôi phải nói như thế, nói mãi. Vì nó là tiền đề thật sự quan trọng, không có tiền đề nầy thì tất cả đảo lộn hết, tôi cũng không còn là tôi, được ngồi yên trên chiếc ghế lãnh đạo để thực hiện trách nhiệm chính trị mà đảng đã giao. Phải chăng, tôi đang nói dối trên nền của sự thật. Tôi đang tin tưởng trong nỗi hoài nghi, dao động của bản thân?
DÂN CHỦ…
Tôi đã cùng bộ máy của tôi, đang tiến hành xây dựng một cơ chế dân chủ thật sự. Tất cả các tầng lớp nhân dân đều có tổ chức riêng của giới mình, theo lứa tuổi, theo giống tính, theo nghề nghiệp, tổ chức ấy được chọn lọc từ những hạt mầm tinh hoa nhất. Tuổi nhỏ, có đội Thiếu niên Tiền phong. Lớn, có Đoàn Thanh niên CS, có Hội Phụ nữ, có đầy đủ các Hội nghề nghiệp. Nhiều vô kể! Đến tuổi già thì có Hội Người Cao tuổi, Hội Cựu chiến binh... đến từng địa phương nhỏ thì có Tổ dân phố… Có cả những nghĩa trang, được tổ chức khang trang đẹp đẽ, do những người được Đảng tin cậy đứng ra tổ chức kinh doanh và quản lý. Những người, gọi là “nhân sĩ, trí thức”, là thành phần đáng lẽ không nên có, thì nó cứ tòi ra, nên cũng được đưa vào các Hội trí thức nầy nọ. Nhưng để có tiếng nói chung, mạnh mẽ, thống nhất, tất cả được gom vào một tổ chức có tầm cở, gọi là Mặt Trận Tổ quốc. Có các cấp, từ Trung ương đến địa phương, nhỏ nhất là Mặt trận Tổ quốc Phường, do nhà nước trực tiếp cử cán bộ ra chăm lo. Thế sao có người vẫn cho là thiếu dân chủ? Như thế nào mới đủ? Người ta nói, vì nó có một chiều, được điều khiển và kiểm soát chặt chẽ, nó chính là mạng lưới vây hãm, trói cột toàn diện sự tự do của mọi tầng lớp nhân dân.
Nhưng tôi vẫn tin là nó dân chủ, dân chủ ở mức cao cấp. Ai lọt ra ngoài hệ thống dân chủ nầy, có hành vi khác, thì đó là phản động, nếu chưa phải là phản động, thì cũng sẽ bị bọn phản động lợi dụng, và chóng chầy sẽ trở thành phản động là cái chắc. Nói theo ngôn ngữ mới, mang tính khái quát rộng rãi, do “bạn” truyền cho ta, là cụm từ “Thế lực thù địch”. Cụm thuật ngữ nầy dễ sử dụng, vì không nhất thiết phải chỉ rõ là ai, nhưng ai cũng có thể bị tống vào cái rọ nầy đều được cả. Ngoài cái thế lực phản động mênh mông nầy, còn lại là dân chủ. Tôi chân thành tin như vậy! Đó là niềm tin mà tôi không thể xa rời, dù đúng hay sai. Có cái gì lệch lạc trong hệ thống tổ chức nầy không, khi vai trò của nó là hổ trợ cho nền “dân chủ tập trung” theo chuyên chính vô sản nầy?
Tuy nhiên, hiện nay, cái mạng lưới ấy, ngày càng kém hiệu quả, càng trở nên không giá trị trước cái nhìn thờ ơ của các tầng lớp nhân dân... Tuy nó bao phủ khắp, nhưng không giúp ích được gì! Nên làm vất vả ngày đêm cho các lực lượng an ninh cảnh sát để canh giữ và bảo vệ chế độ.
Công thức của định chế dân chủ hiện tại: “Đảng cử, dân bầu” là công thức xem ra tiên tiến nhất, chắc ăn mà ăn gọn, không phí công sức của nhân dân. Thế mà, cả cái thế giới nầy thật là buồn cười, hồ hởi, phấn khích theo dõi cuộc tranh cử Tổng Thống Mỹ, như xem trận đá bóng đầy gay cấn, sôi nổi, hấp dẫn trí tuệ của nhiều người! Nên nhớ đây là cái trò chơi dân chủ thật ngô nghê mà đầy tốn kém của chủ nghĩa tư bản thời thượng và hãnh tiến!
Tuy vậy, trong những phút lắng lòng, tôi lại thấy hay, có rất nhiều cái hay. Theo dõi những hoạt động và các bài diễn văn của họ, tôi có cảm xúc, cảm nhận như mình lớn thêm lên, khá hơn một chút về sự lương thiện. Họ lương thiện trên cơ sở lợi ích của nhân dân họ. Nhưng họ có tiến hành chủ nghĩa bành trướng bá quyền không? . Có thể lắm! Nhưng nếu so sánh, thì thấy cái bành trướng nầy có vẻ dễ chịu hơn cái bành trướng, thói tham lam nguyên thủy nọ. Bởi lẽ cái bành trướng nầy có văn minh và văn hóa, có minh bạch và sòng phẳng, chống cái ác và bảo vệ nhân quyền, chống sự tham nhũng và độc tài, đem lại hữu ích cho họ và cho nơi mà họ bành trướng thò chân đến. Nó mang theo cả những phát kiến mới mẻ, sáng tạo khoa học, và văn hóa… Vì thế mà tôi và các đồng chí của tôi, từ trung cấp tới cao cấp, và các gia đình cán bộ giàu có khác, đều tranh thủ cho con cái sang bên đấy học hành… (15.572 SV), trừ những đứa trượt lứa, lỡ thì. Có điều gì mâu thuẩn ở đây không?
SỰ ỔN ĐỊNH
Nhưng đó là chuyện ở nước Mỹ xa xôi. Tại Việt nam, thì tôi nghĩ khác, rằng trí dân ta còn thấp kém lắm, nên chỉ làm theo cách mà lâu nay chúng ta đang làm vẫn tốt hơn, nhất là vì sự ổn định. Ổn định là quan trọng nhất, nó bao gồm sự ổn định cho bản thân tôi và các đồng chí của tôi, cả gia đình, của cải, sự nghiệp. Đó là suy nghĩ chân thành dù không nói ra lời. Vì chúng tôi, Đảng Lãnh đạo, là những người đại biểu tinh hoa cho lợi ích của toàn dân tộc, cho nên chúng tôi phải là đối tượng ưu tiên, được quan tâm trước, và phải được ổn định tuyệt đối. Với sự ổn định đó, nghĩa là không ai được chống đối, cả phản biện, góp ý cũng không nên, chúng tôi mới có đủ điều kiện đưa đất nước tiến lên giàu mạnh theo cách riêng XHCN. Dù cách riêng nầy dân chúng chưa hiểu được bao nhiêu cũng chả sao. Đảng phải tuyển chọn những con người có giòng máu thuộc nhóm “CM”, (nằm ngoài các nhóm máu A,B,C,D mà y học đã phân loại), được tuyển chọn đào tạo ở trường Đảng, để có suy nghĩ cùng một cách, nói năng cũng phải thống nhất chung một số từ ngữ, phải thử thách lòng trung thành theo một lô gíc đã định sẵn, bất kể trời đất thế nào! Cũng có một số cán bộ ngoại lệ, được thăng chức bất thường, có đi tắt, đón đầu một chút, vì số người ấy có chỉ số IQ khá. Nếu có sự nhầm lẫn về chỉ số cũng không sao, từ từ các “cô cậu” ấy sẽ quen dần, ông bà vẫn thường nói “nghề dạy nghề” trong trường hợp nầy là rất đúng. Tiếng nói phản biện, thường hay phiến diện, cho rằng như vậy là không bình đẳng, thiếu cơ hội cho người có tài năng tham gia việc nước. Nói thế là không ổn, chẳng lẽ mọi người đều thành lãnh đạo hết sao? Cơ hội đồng đều sẽ sinh ra phức tạp, đó là mô hình dân chủ phương Tây, không phù hợp với đất nước ta. Cho nên việc o bế, sắp đặt trước vẫn hay hơn, vì thế mới có sự “quy hoạch”, "cơ cấu" mà BCH Trung ương liên tục bàn bạc thương lượng, thường là căng thẳng. Các nước bạn của mình vẫn làm thế, như TQ, Bắc Triều Tiên đấy. Nhưng việc quy hoạch đã dễ đâu, có khi trục trặc bất ngờ vì sự đoàn kết không đủ, tức là thiếu, có khi "mất" một cách nguy hiểm vì đấu đá tranh giành quyền lực phe nhóm. Lắm lúc phải đưa liều một anh nào đó lên, dù có “tiên thiên bất túc” chút đỉnh. Đất nước dù có tụt hậu vài mươi năm, lệ thuộc đôi chút vào tay bành trướng, thì kết quả Đảng vẫn tồn tại ngon lành, để tiếp tục dẫn dắt nhân dân tiến lên đâu đó. Hơi đâu mà tranh cử ồn ào, ra vẽ ta đây dân chủ như cái nước Mỹ! Đó là sự thật, chẳng lẽ lời nói nầy không chân thành sao, mặc dù lúc nói thì có nhiều cách khác nhau.
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐIỀU HÀNH QUỐC GIA
Chúng tôi vẫn quyết tâm ngày đêm đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, như khẩu hiệu từng nêu lên trong khắp các văn kiện. Nội dung viết trong các văn kiện cũng đã tỏ rõ quyết tâm, còn việc làm cụ thể thì có hạn chế, đôi khi vì quá nhiệt tình nôn nóng, muốn đuổi kịp châu Phi, châu Mỹ La tinh, nên bị sơ sẩy mà mất hết vốn liếng quốc gia mới vừa gầy dựng, tiền mất tiếng mang. Đầu đuôi do cái việc quy hoạch nhầm mấy cháu “tiên thiên bất túc”, chỉ số IQ bị thấp, nhưng lòng tham lại cao, nên gây ra nông nỗi. Đành xin lỗi quốc dân đồng bào để tôi làm tiếp tục, vì Đảng thì đã hiểu rõ tôi hơn ai hết, dù khả năng, hiểu biết có hạn chế, quản lý có phần nặng tình cảm trên mức quy định, lắm thương tật nhưng quyết tâm của tôi thì bao la. “Các cháu” thì đương nhiên cũng phải rút kinh nghiệm. Việc xin lỗi nầy cũng chứng minh lòng tự trọng của tôi, bằng chứng là tôi vừa mới khuyên nhủ Sinh viên ở trường ĐH QG TP HCM phải biết xây dựng lòng tự trọng. Dù biết rằng, việc xin lỗi nầy không giống trường hợp của một người dân bình thường, thậm chí là nghèo khổ, lỡ đi nhầm đường cấm, không thể xin lỗi rồi quay lui, mà vẫn phải nộp tiền phạt cho cảnh sát giao thông, sau đó cũng phải quay lui, chứ không được đi tiếp. Người ta nói rằng, qua cách tổ chức, xử sự, tuyển dụng theo cơ cấu như trên, là xem đất nước nầy là của riêng của Đảng, nhân dân nầy là công bộc của Đảng, mà Đảng cấp dưới là sai nha của Đảng cấp trên, xã hội là nơi để thí nghiệm và thưc tập tài năng của một số người… Quan điểm như thế là lệch lạc vì không đọc báo Nhân dân, báo Đảng rồi! Chúng ta đã chẳng từng nói, Đảng luôn thống nhất một tiếng nói, nhân dân với đảng là một, đảng từ con em của nhân dân mà ra, do nhân dân mà có, phục vụ lại nhân dân, là công bộc của nhân dân chứ! Chúng tôi và con cháu chúng tôi cũng thuộc về nhân dân thôi, cũng là công dân của đất nước nầy, có giấy khai sinh ở đất nước nầy, nó được quyền mưu cầu hạnh phúc, như cái Tuyên ngôn Nhân quyền gi đó đã công bố hơn thế kỷ nay. Công bằng, bình đẳng là ở chỗ, sau khi sàng lọc theo cách như trên, ai biết chấp hành, biết ăn giỏi, nói giỏi thì lên nắm vai trò lãnh đạo. Chả phải Ông bà chúng ta từng có câu dạy con gái về nhà chồng : “biết ăn, biết nói, biết gói, biết đùm” là gì! Làm cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, trong thời đại dân chủ của thời kỳ quá độ nầy, chẳng phải là làm dâu trăm họ đâu. Các quốc gia khác còn lâu mới sánh được! Vì văn hóa truyền thống ở nước ta là đặc thù, phải kết chặt cùng nhau trong một mối dây đoàn kết. Tính gia đình, tính địa phương là quan trọng lúc khởi đầu, rộng ra là tính đảng, tính phe, siết chặc lại là tính nhóm, nhất là nhóm lợi ích, nó kết được nhiều thứ tính khác, nên có vai trò quyết định. Tuy rằng các tính nầy, tạm thời có gây trở ngại chút ít cho mục tiêu to lớn là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhưng rõ ràng là chúng ta có tính toán quy hoạch. Nếu quy hoạch sai, thì quy hoạch lại. Năm 2015 chúng ta sẽ… Năm 2020 chúng ta sẽ.. Năm 2030 chúng ta sẽ… Chúng ta có cả tầm nhìn chiến lược vươn tới 2050 và hàng trăm năm sau… Dù là có phần quờ quạng một chút, vì chưa biết làm gì vào sáng mai đây, nhưng lâu dài thì xin hứa là rất quyết liệt… Tôi nói như thế là rất chân thành, phải thông cảm khi có sự chênh nhau giữa lời nói và thực tế diễn ra như một điều đương nhiên trong cuộc sống. Nhưng phải nói thế.! Nhân dân cũng hiểu cho, trong kim chỉ nam của chủ nghĩa ta đang theo đuổi, có nói rằng “nhận thức là một quá trình”, nên sự việc không khớp nhau cũng là chuyện bình thường. Tôi không vì cá nhân mình, xét về mọi phương diện. Tôi được Đảng giao vai trò và Quốc hội đã đồng ý vỗ tay, thế là tôi quyết tâm thực hiện nhiệm vụ được giao. Lòng trung thành theo Đảng 51 năm và còn dài dài nữa, thì đã tỏ rõ, có gì sai Đảng sẽ kiên trì chịu trách nhiệm, còn dân thì chịu khó một chút. Vã lại trước khi làm, mọi việc tôi đều có trình báo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính Trị, lắng nghe ý kiến của các đồng chí trong ban chấp hành TƯ, những đồng chí lão thành của Đảng. Mặt khác, phải hiểu rằng Đảng biết rõ tôi mới giao nhiệm vụ cho tôi, vì Đảng là người lãnh đạo toàn diện và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng nước ta!
Cho dù là Thủ tướng, là Chủ tịch Nước, hay Tổng bí thư, thủ trưởng các cấp, thì cũng vậy thôi, đến lượt mình cũng sẽ phải nói như tôi thôi. Tập thể lãnh đạo, không có vấn đề cá nhân ở đây, dứt khoát! Xét kỹ, tôi không có liên quan gì với anh nông dân, cậu thợ hồ, hay cô bán cháo vịt cả. Nếu bảo rằng thế là có sự lừa dối với nhân dân ư? Tôi không tin. Tôi chưa từng hứa trực tiếp với nhân dân điều gì, và nhân dân cũng chưa từng bỏ phiếu bầu tôi. Chẳng phải Quốc hội, cái gọi là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, sẵn sàng “bấm nút đồng ý” theo chỉ đạo và chỉ thị của Đảng ban xuống đó sao? Cũng xin hiểu cho, lời nói – nếu gọi là dối trá– thì hôm nay nó rất chân thành. Tôi đã nói “toạt móng heo”, không còn gì úp mở. Có người nghĩ, qua lời phát biểu công khai, đàng hoàng, rất nghiêm túc trước Quốc hội như vậy, không khác chi là đưa dao vào tận cổ Đảng về mặt lý luận, và đặt chỗ đứng của Đảng trên đường dây WIFI. Nhân dân không thể có cái thang nào để trèo lên trên cõi thinh không ấy được. Nhưng phải thừa nhận, đó là lời nói chân thành, dù có dối hay không. Điều nầy chính tôi cũng còn phân vân tự vấn!
BIỆN CHỨNG VÀ HAI KẺ THÙ
Về vấn đề an ninh và độc lập dân tộc, phải thừa nhận rằng, vận mệnh của đất nước đang bị đe dọa nghiêm trọng, còn nguy hiểm hơn các giai đoạn trước, về mặt an ninh trong nước và chủ quyền quốc gia.. Chúng ta có hai loại kẻ thù chính, loại vô hình và loại hữu hình. Loại vô hình thì không có địa chỉ rõ ràng, không có tên gọi, tuy vậy, chúng lại có thế, có lực, mà ngay cái thế và cái lực nầy cũng biết thế thôi, chứ không rõ mặt mày. Ta gọi chung là “Thế lực thù địch”. Nó chống báng ta, và ta thù địch nó. Có lẽ nó biết ta, mà ta không biết rõ nó, nên ta có thể đặt nghi vấn nó ở khắp nơi : bên kia đại dương, ở các lục địa, ở trên biển, trên không, trong núi, trong đất liền, lẫn lộn trong dân chúng, trong các đám biều tình, trong các đơn khiếu nại đất đai, trong mạng internet… Có khi, nó được cài cắm trong bộ máy tham nhũng, trong cả cơ chế chống tham nhũng, khai thác các mâu thuẩn của tham nhũng đang làm ruỗng nát xã hội… , trong mọi tiếng nói chạm phải sự ổn định thiêng liêng của quốc gia. Có người nghĩ, nếu cái thế lực thù địch mà nó mơ hồ như thế, thì bỏ qua đi, tức bỏ cái từ ngữ nầy thôi, để cho nhân dân không bị ám ảnh, mà chính chúng nó – thế lực thù địch – cũng không hưởng được cái cảm giác là mình to rộng mênh mông đến thế. Lực lượng An ninh của chúng ta rất giỏi, nắm chắc, biết chắc, phân biệt rõ ràng với sự cảnh giác cao độ một cách chuyên nghiệp, tài tình… , vì thế cũng nên chớ dùng Tuyên giáo, có "tuyên"(nói nhiều một cách ồn ào và cao đạo) nhưng không "giáo" được ai, mà ngược lại làm nhão hết lòng dân! Nói thế là chưa hiểu gì. Cần phải có phạm trù “Thế lực thù địch” làm đối trọng răn đe nhân dân, để nhân dân biết mà cảnh giác và biết sợ. Nếu không, nhân dân tưởng đâu là thời buổi thái bình, mà không biết bộ máy an ninh ta làm gì mà đông thế! Nó nặng nề to lớn, tiêu tốn không ít tiền thuế nhân dân, đang cần mẫn làm việc ngày đêm theo lý tưởng rõ ràng kiên định "còn đảng còn mình". Đây không phải là lời nói thật sao! Loại thù địch hữu hình, thì rõ nhưng khó nói ra lời. Chúng có lực lớn hơn, có thế lớn hơn, nói giỏi hơn. Chúng tràn ngập mọi phương diện, khi ẩn khi hiện, khi công khai trắng trợn bằng vũ khí, khi nhẹ nhàng êm ả thân thiết anh em. Người dân nước nó, gọi nó là “con quỷ”. Nó ẩn dưới nhiều mỹ từ, mà mỹ từ ấy ta nghe hấp dẫn, nên ta mượn dùng: “Diễn biến hòa bình”, “Tự diễn biến”, “Thế lực thù địch”, “Mười sáu chữ vàng”, “Bốn tốt”, "Sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan",“Gác lại Biển Đông vì đại cục”, "môi hở răng lạnh", không “Âu hóa”, “Tây hóa” “Định hướng”, “Ba đại diện” (từ nầy ta không dùng nhưng nội dung thì có cóp). Y như nó làm cả sách cho ta học vậy : từ ngữ, nội dung, tư tưởng… nên nhiều chuyện nó trước ta sau, cứ na ná tựa nhau. Nên chi, bây giờ chống nó, y như chống mình. Chống nó thì im lặng, thì thầm, không rõ. Chống, nhưng không được làm phương hại đến tình hữu nghị tạm thời bền vững. Thậm chí, ai dám phản biện, động chạm đến những điều cấm kỵ này đều phải xem là thế lực thù địch. Báo chí nước ngoài nói VN là lệ thuộc Nó. Từ lệ thuộc là không chỉnh lắm, phải gọi là "chư hầu”. Mà gọi là chư hầu thì cũng nhục lắm người dân không chịu, nên không gọi là chư hầu, mà gọi là láng giềng hữu nghị, anh em thế thôi! Có người dân nông nổi, đề nghị, gom chung lại một mẻ: “Thế lực thù địch – Láng giềng hữu nghị” để nhân dân hiểu rằng, trong thù địch có láng giềng, trong láng giềng có thù địch. Thế mới là cảnh giác đầy đủ, lại có tính biện chứng nữa. Tôi cũng từng nói về “phép biện chứng”, vì đảng ta vốn là đảng biện chứng. Các vấn đề nêu trên có cái nào là không biện chứng không? Nhờ biện chứng mà đảng ta tồn tại. Thời điểm nầy chúng ta đang ở vào tình thế biện chứng rất gay go, nên cái câu biện chứng đề nghị trên không thích hợp. Biện chứng lúc nầy chỉ thích hợp trong ứng dụng vào “chống tham nhũng” trong nông dân thôi. Tức chống cái vô hình. Nhưng chống tham nhũng cụ thể, nếu không khéo ứng dụng,, tham nhũng nó sẽ chống lại “quyết liệt” hơn! Phải thận trọng, vì cái ta muốn phát triển thì nó không phát triển, cái ta muốn không phát triển thì nó nẩy nở, phình trương ngày càng tinh vi. Thật đấy!. Dù sao, những tỏ bày trên đây của tôi (gồm các tư cách giả định đã nêu), là rất chân thành, nhưng có là lời nói dối chăng như đánh giá của lãnh đạo đảng là "một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất" nhưng báo cáo tổng kết cho biết có hơn 99% cơ sở đảng ở các cấp là "trong sạch vững mạnh"! Nói thật hay dối trá rất có lý này cũng cần phải… suy nghĩ thêm.

Sự tự trọng rất là quan trọng!
 Hà Đình Nguyên
(Blog Người Lót Gạch)

Dân chủ “cuội” hay là Cộng Sản chính thống?

18/11/2012 ⋅-Dudoankinhte
Kinh tế Việt Nam đang trên đà sụp đổ toàn diện. Đó là 1 sự thật mà nhiều người Việt Nam đang từ từ nhận ra. Đến ngay cả khu vực nhà nước cũng bắt đầu nợ lương công chức do thất thu thuế từ hàng loạt doanh nghiệp phá sản thì ai cũng hiểu rằng tình hình thật sự nghiêm trọng đến như thế nào. (Vef, 14/11/2012)
Cuối thập niên 1980, Liên Xô cũ cũng xuất hiện tình trạng nợ lương công chức do ngân sách nhà nước mất cân bằng nghiêm trọng, quân đội tan rã do đào ngủ, công chức 10 người thì chỉ 2, 3 đi làm và chỉ lãng công, v.v…
Thực trạng bi đát đó đang LẶP LẠI tại Việt Nam. Và ĐCSVN giờ chỉ có 2 lựa chọn:
(1) chuyển qua dân chủ cuội giống như mô hình Liên Bang Nga, hoặc,
(2) trở lại thời CS chính thống (i.e. không còn “lai” tư bản) kiểu như Bắc Hàn, dùng bàn tay sắt ÉP BUỘC người ta đi làm, rồi chỉ trả lương bằng thực phẩm ôi thiu?
Tình trạng CÙNG CỰC trong nền KT VN, sẽ KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI tại VN, và sẽ xảy ra trong thời gian rất gần đây.
RECURSIVE PROCEDURE
Liên Xô, 1 siêu cường quốc 1 thời, từng làm run sợ trong hết phần còn lại thế giới, ngay cả TQ, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn quốc, v.v… từng nghe tới các chữ như “KGB”, “GRU”, là sợ hãi, kinh hoàng; trong tay có hàng ngàn chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới, đọc gần hết sách KT thế giới tư bản, với số tài nguyên quốc gia, nhân lực hàng đầu thế giới, nhưng chỉ vì tình trạng độc đảng, độc quyền, cấm tự do ngôn luận, cho phép GIAI CẤP ĐẢNG VIÊN toàn quyền tham nhũng, mà cuối cùng cả chế độ, CP, ĐCS, bị hoàn toàn sụp đổ vì chính sức nặng kinh khủng, vô ích, của chính nó.
Trong vi tính, có cái gọi là “recursive procedure”, tức là 1 procedure tự lập lại, tự “call” chính nó.
Ví dụ, viết cho dễ hiểu:
Procedure CS_dies (i);
i:= i +1;
If i < Kinh_tế_sụp_đổ;
Call procedure CS_dies (i);
Giá trị (i) cứ tăng dần như vậy, cho tới khi KT sụp đổ.
Và (i) đây là do:
- Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam giờ không thể còn cạnh tranh nổi với nền kinh tế thế giới.
- Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam sụp đổ từ khu vực kinh tế quốc doanh mà ra.
- Thứ ba, chế độ Cộng Sản Việt Nam là chế độ độc tài cho nên không có khả năng tự sửa chữa lỗi hệ thống của chính nó gây ra.
=> Kinh tế Việt Nam PHẢI SẬP vì nó không thể không sai lầm, không thể không sập. Nó sai từ các thành tố (chỉ lấy 3% dân chúng vào đảng, theo lý lịch, không tôn giáo, v.v…), từ cấu trúc tổ chức, từ ý thức hệ, từ lý luận nền tảng, lý luận phát triển, lý luận tồn tại. (Dự đoán kinh tế, 26/08/2011)
Vì vậy, Kinh tế Việt Nam sập, Chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam sập, không khác các con khủng long bị diệt chủng. Đã qua thời có thể thích ứng, tiến hóa, nay quá vụng về, cục mịch để có thể thay đổi và tồn tại.
THOÁI HÓA THEO HƯỚNG NÀO?

Muốn bàn luận việc gì xảy ra sau này, thì PHẢI đặt TIỀN ĐỀ rằng nền KT VN hoàn toàn sụp đổ, như loài khủng long bị gãy lưng, tuyệt chủng, do chúng lớn quá, không nuôi nổi chính cơ thể chúng.
Khi đó, ĐCSVN sẽ làm gì?
Chịu bị tuyệt chủng, dẹp đảng, hay “biến thái hóa” thành 1 loại quái vật nào khác?
ĐCS LX “biến thái hóa” thành 1 loại quái vật goi là Dân chủ cuội.
ĐCS Bắc Hàn không biến thái hóa, mà đi thụt lùi, xuống trở lại thành CS chuyên chế, như các con khủng long tự ăn ít lại, ốm đói gày còm, thì khỏi bị gãy lưng, do đó ĐCS Bắc Hàn không tuyệt chủng nhưng THOÁI HÓA thành “người không ra người, ma không ra ma”.
ĐCSVN sẽ “biến thái hóa” như ĐCS LX, hay “thoái hóa” như ĐCS Bắc Hàn?
Chúng tôi muốn ĐCSVN “biến thái hóa”, vì chính trị Nga, dân Nga, khá lên 1 chút về dân chủ, nhân quyền, sau khi chấp nhận quái thai “Dân chủ cuội”, hơn là Bắc Hàn trong chế độ CS chuyên chính.
Nhưng không chắc chắn ĐCSVN sẽ chọn Dân chủ cuội, vì khi đó họ bị mất đi nhiều quyền hành.
Putin kém quyền trong xứ hơn hẳn con heo nọc làm chủ tịch họ Kim bên Bắc Hàn.
ĐCSVN có chịu bị mất nhiều quyền lực, như nay Putin không thể muốn bắt ai thì bắt, có chịu chọn Dân chủ cuội để rồi dân chúng tự do mắng CP ra rả hàng ngày, hàng giờ hay không?
Đương nhiên, VN có DÂN CHỦ TỰ DO, Tam quyền Phân lập, thì quá tốt rồi, nhưng theo tình hình THỰC TẾ thì cơ may này không có tới 1% thành công.
Theo tôi, có NGUY CƠ rõ ràng và hiện thực rằng ĐCSVN khi đi tới chỗ CÙNG CỰC sẽ không chọn Dân chủ cuội, mà chọn trở lại thời CS chính thống, dùng mũi súng ép buộc người ta đi làm, và chỉ trả lương thực chứ không trả bao nhiêu tiền cả, toàn quốc trở lại thời tem phiếu trước 1987.
TRỞ LẠI CỘNG SẢN CHÍNH THỐNG
Nếu các bạn chú ý, thì tiến trình TRỞ LẠI CS CHÍNH THỐNG ĐÃ VÀ ĐANG BỊ TIẾN HÀNH TRIỆT ĐỂ qua việc:
- Kết hối;
- Kết kim;
- Bắt GẮT GAO, TRIỆT ĐỂ mọi tiếng nói chỉ trích CP cho dù trong ôn hòa, trật tự;
- Bán hàng bình ổn, 1 loại trợ cấp giá trá hình chỉ có trong CS chính thống
- Chà đạp nhân quyền, dân quyền, dân sinh, dân chủ ngay cả trong nội bộ ĐCS.
Nếu các phe “dân chủ cuội” trong đảng không kịp thời tỉnh thức, chống lại phe CS giáo điều, CS chính thống, thì phe họ sẽ bị đè bẹp, và thế là ánh sáng le lói nhỏ nhoi nhất cho Dân chủ VN sẽ bị dập tắt.

Tôi e rằng sẽ không có cả Dân chủ cuội tại VN, và khi CÙNG CỰC trong KT, tài chánh, thì sẽ chuyển qua CS giáo điều, CS chính thống như Bắc Hàn.
Và thế là VN lâm vào cảnh “ngàn năm đen tối” như các quốc gia châu Âu thời kỳ Trung Cổ.
Sập kinh tế chỉ là điều kiện CẦN, chứ KHÔNG ĐỦ, để chuyển biến chính trị VN qua hướng Dân chủ (cuội, hoặc tự do).
Chỉ hy vọng ĐCSVN không thể đồng lòng trong việc này, và tiếng nói “Dân chủ cuội” trong ĐCSVN sẽ thắng phe giáo điều.
Hy vọng thôi, chứ không đủ bằng chứng là phe này sẽ thắng.
Nếu rủi mà thua, thì tiêu đời VN bốn ngàn năm văn hiến, VN thành 1 Bắc Hàn con, với trình độ KT kỹ thuật kém hơn, VN chỉ có thể trồng xì ke bán ra nước ngoài mà thôi.
—————
Vef, Đà Nẵng: Công chức chậm lương vì DN nợ thuế, 14/11/2012, http://vef.vn/2012-11-14-da-nang-cong-chuc-cham-luong-vi-dn-no-thue
Dự đoán kinh tế Việt Nam, Tại sao kinh tế Việt Nam sẽ phải sụp đổ?, 26/08/2011, http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/08/26/t%E1%BA%A1i-sao-kinh-t%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam-s%E1%BA%BD-ph%E1%BA%A3i-s%E1%BB%A5p-d%E1%BB%95/

Burma hay Myanmar? Ông Obama nên dùng tên nào?

Chuyến thăm Myanmar mang tính lịch sử của Tổng thống Obama, được Hoa Kỳ biết đến dưới tên Burma, mang lại một vấn đề nghi thức ngoại giao bất thường: ông sẽ gọi nước này bằng tên gì đây?
Nếu những cuộc viếng thăm gần đây của những viên chức Hoa Kỳ có thể gợi ý chút nào trong việc này, thì đó là ông Obama sẽ tránh vấn đề này bằng cách không gọi tên gì cả khi ông trở thành vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hoa Kỳ viếng thăm nước này hôm thứ Hai tới đây.
Chế độ quân phiệt trước đây đã đổi tên nước 23 năm trước mà không hề trưng cầu dân ý người dân -- một hành động chuyên quyền, độc đoán điển hình của một chế độ đã từng giết hằng trăm người dân biểu tình chống chính phủ mới năm trước đây. Việc đổi tên này bị những người hoạt động đấu tranh cho dân chủ phản đối, những người này vẫn dùng tên “Burma.”

President Barack Obama meets with Burmese Opposition Leader Aung San Suu Kyi

President Obama Meets with Aung San Suu Kyi
Nước này giờ đẩy rộng mở về mặt chính trị, sau năm thập niên bị chế độ quân phiệt cầm quyền, đường biên trên mặt trận ngôn ngữ đã làm một số người nhập nhằng.
Hoa Kỳ, Anh, Gia Nã Đại và Tân Tây Lan (New Zealand) vẫn chính thức gọi nước này là Burma. Nhưng cùng lúc mối quan hệ với chính phủ cải cách của Tổng thống Thein Sein ngày càng tốt đẹp trong năm rồi và khi các chức sắc cao cấp viếng thăm ông như đi chợ, thì cùng lúc họ không còn quyết đoán về việc dùng tên cũ của nước này như trước đây.
Tháng Mười Hai rồi, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ bà Hillary Rodham Clinton trở thành viên chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ viếng thăm Myanmar kể từ 56 năm qua, bà chỉ dùng chữ “nước này” và bà cũng dùng như thế hôm tháng Chín năm này khi bà gặp ông Tổng thống Thein Sein ở Nữu Ước và cùng lúc thông báo việc giảm thiểu sự cấm vận của Hoa Kỳ. Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ đã từng thăm viếng nước này dùng cả hai tên gọi. Ngay cả ở những buổi điều trần của quốc hội tại Hoa Thạnh Đốn, đôi khi người ta dùng chữ “Myanmar.”
“Burma” là điều mà viên chức chính phủ Myanmar có thể lấy làm khó chịu.
“Anh có thể nghĩ đây là chuyện nhỏ, nhưng việc dùng chữ “Myanmar” là tính chính trực quốc gia, Bộ trưởng Ngoại giao Wanna Maung Lwin nói với đặc sứ Hoa Kỳ ông Joseph Yun hôm tháng Năm năm 2011, theo Myanmar Thời báo. “Dùng đúng chữ để gọi đất nước bày tò sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.”
Sự thật, đa số người Miến Điện không quan tâm đến chuyện tranh luận về tên nước này. Khi sự đổi tên xảy ra năm 1989, sự việc chỉ áp dụng cho tên gọi bằng tiếng Anh (từ Burma qua Myanmar. Riêng cho người Miến Điện, tên Miến Điện không thay đổi, “myanma” hay “bama” có cùng ý nghĩa.)
Úc và Liên hiệp châu Âu dùng chữ “Myanmar”, Hoa Kỳ và Anh dùng “Burma.” Các tổ chức bảo vệ nhân quyền như Ủy ban Ân xá Thế giới (AI) dùng “Myanmar,” nhưng tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) thì lại dùng chữ “Burma.” Trong lãnh vực báo chí thì tờ New York Times đã dùng chữ Myanmar kể từ năm 1989, những thông tấn xã chính khác bao gồm The Associated Press bắt chước theo năm 1998, nhưng hãng BBC vẫn cứ dùng chữ "Burma". Tờ Thời báo Kinh tế (The Financial Times) chuyển qua dùng chữ “Myanmar” kể từ hôm tháng Một năm nay.
Chưa chắc sự việc sẽ như thế nào. Toà Nhà Trắng nói hôm thứ Năm ngày 15 tháng Mười Một là họ sẽ giữ nguyên tên gọi “Burma” như trước đây.
© DCVOnline
(*) Burma or Myanmar? What should Obama call it? The Associated Press, by Matthew Pennington and Aye Aye Win in Yangon, Myanmar, 15 November 2012

Chiêu rút 3.000 tỷ từ NH của ông Đặng Thành Tâm

Vietnamnet/Vietstock Hai công ty KBC và SGT do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch hiện đang có khoản vay và nợ tại Ngân hàng Navibank và WesternBank lên đến gần 3,000 tỷ đồng.
Trong 9 tháng đầu năm 2012, số lỗ của Kinh Bắc (HOSE: KBC) và SaigonTel (HOSE: SGT) tương ứng với 233 tỷ và 228 tỷ đồng. Đặc biệt, lỗ lũy kế của SGT là 308 tỷ đồng, “nuốt trọn” 50% vốn điều lệ của công ty.
Được biết, tại Ngân hàng TMCP Nam Việt – Navibank (HNX: NVB ), ông Đặng Thành Tâm hiện đang giữ chức Thành viên Thường trực HĐQT. Còn tại Ngân hàng TMCP Phương Tây – WesternBank ( WEB ), cổ đông lớn KBC và SGT vừa mới thoái hết sạch vốn, lần lượt là 26.5 triệu cp và 18.81 triệu cp trong quý 3/2012.
KBC vay và phát hành trái phiếu gần 2,400 tỷ đồng với WesternBank và NaviBank
Tính đến thời điểm 30/09/2012, vay ngắn hạn của KBC tại Navibank giảm gần 549 tỷ xuống còn 118 tỷ đồng. Trong đó, vay ngắn hạn 30 tỷ đồng và các khoản thấu chi chiếm đến 88 tỷ đồng. Khoản vay dài hạn đến hạn trả gần 37 tỷ đồng.


Cũng tại Navibank, KBC hiện đang có khoản vay dài hạn 116 tỷ đồng và 300 tỷ đồng trái phiếu được thế chấp bằng quyền sử dụng lô đất B1-B2-B3-B4-B5-B6 tổng giá trị 606 tỷ đồng.
Đối với WesternBank, dư nợ vay dài hạn của KBC tại ngân hàng này là 320 tỷ đồng. Đồng thời, KBC cũng phát hành cho WesternBank 1,500 tỷ đồng trái phiếu (KBC Bond 002, 003, 004, 006, 007) và tất cả tài sản thế chấp đều được hình thành từ vốn huy động.
Như vậy, trong tổng số 3,000 tỷ đồng trái phiếu KBC phát hành, WesternBank và NVB chiếm 1,800 tỷ đồng trái phiếu.
SGT phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu không có bảo đảm cho WesternBank
Hiện SGT đang có khoản nợ dài hạn đến hạn trả 6.2 tỷ đồng đối với WesternBank. Đặc biệt, SGT đã phát hành cho WesternBank 300 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo bằng tài sản với thời hạn 5 năm để huy động vốn tài trợ cho dự án Cụm công nghiệp Nam Sông Hồng.
SGT vay dài hạn gần 136 tỷ đồng tại Westernbank theo hai hợp đồng vay trong hạn mức tín dụng 35 tỷ và 150 tỷ đồng. Cụ thể, SGT vay hợp đồng hạn mức 35 tỷ đồng để đền bù, san lấp KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn giai đoạn 1 và được đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Riêng hợp đồng vay hạn mức 150 tỷ đồng được đảm bảo bằng 4.5 triệu cp SQC của CTCP Khoáng sản Sài Gòn Quy Nhơn (HNX: SQC), là công ty do em gái ông Đặng Thành Tâm – bà Đặng Thị Hoàng Phượng làm Chủ tịch HĐQT. SGT sử dụng hợp đồng này cho khoản vay dùng để thanh toán chi phí đền bù, giải tỏa mặt bằng dự án KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn giai đoạn 2. Tính đến 30/09/2012, KBC cũng đang nắm 6.9 triệu cp SQC, tương đương tỷ lệ 6.27%.
Tại Navibank, tổng các khoản vay và nợ của SGT tại ngân hàng này là 136 tỷ đồng.
Trong đó, khoản vay ngắn hạn của SGT tại NVB là 31.5 tỷ đồng theo hợp đồng vay ngày 15/12/2012, thời hạn cho vay 12 tháng kể từ ngày giải ngân. Đồng thời, công ty cũng có khoản nợ dài hạn đến hạn trả 6.3 tỷ đồng tại ngân hàng này.
Khoản vay dài hạn của SGT tại NVB gần 100 tỷ đồng theo 3 hợp đồng vay với hạn mức lần lượt 40 tỷ, 50 tỷ và 41.5 tỷ đồng. Cụ thể, SGT đảm bảo cho khoản vay hạn mức 40 tỷ đồng bằng tài sản hình thành từ vốn vay để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Tân Phú Trung. Hợp đồng vay hạn mức 50 tỷ đồng để đền bù, giải tỏa mặt bằng dự án KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn giai đoạn 2 được đảm bảo bằng 1.2 triệu cp SQC.
Riêng hợp đồng vay hạn mức 41.5 tỷ đồng với mục đích đầu tư dự án KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn giai đoạn 2 được đảm bảo bằng 11.65 triệu cp WesternBank của CTCP Đầu tư Sài Gòn Bắc Giang. Đây là công ty con của KBC có vốn điều lệ 420 tỷ đồng, hiện KBC đang nắm 62% vốn tại công ty này.
(Theo Vietstock)
Ông Đặng Thành Tâm giàu cỡ nào?
Các siêu dự án tỷ đô của ông Đặng Thành Tâm
DN ông Đặng Thành Tâm rút khỏi NH Phương Tây

Hoàng Đạo, nhà báo tâm huyết

- Thoibao Canada

Hoàng yên Lưu
Hoàng Đạo nổi tiếng là một nhà báo xuất sắc của tờ Phong hóa và Ngày nay. Ông làm ở tòa án nên có dịp ghi lại những mẩu chuyện, mà là truyện thực, khiến người đọc phải suy nghĩ. Tuy bề ngoài chỉ là truyện vui, trào lộng về tòa án, nhưng bên trong hàm chứa bức tranh đầy màu sắc tối tăm của xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc.
Qua ngòi bút của nhà báo Hoàng Đạo trong loạt bài có khi ký tên Tứ Ly như Từ cao đến thấp, Từ nhỏ đến to, Bàn ngang nói ngược mà hiểu ra xuôi và từ những mẩu chuyện thiết thực với đời sống xã hội Việt Nam trước 1945, nhà báo tiền phong đã làm nổi bật chính sách đội danh công lý nhưng cực kỳ tàn khốc của thực dân (qua khoản thuế như thuế thân và qua luật lệ với sự trừng phạt bất công và vô lý đối với thành phần cùng đinh trong xã hội). Qua đó, người đọc cũng thấy rõ tệ đoan, hủ bại của một xã hội phong kiến và thực dân đã kềm hãm đất nước Việt Nam trong vòng tối tăm, nghèo túng trong bao nhiêu năm.
Ngòi bút Hoàng Đạo đã làm sống lại những lời kêu gọi hồi đầu thế kỷ của những kẻ sĩ trong phong trào Đông du và Đông kinh nghĩa thục (1906) qua bài Đề tỉnh quốc dân ca:
Các hạng thuế các làng tăng mãi
Hết đinh điền, rồi lại trâu bò
Thuế chó cũi, thuế lợn bò
Thuế diêm, thuế rượu, thuế đò, thuế xe
Thuế sản vật, thuế chè, thuế thuốc
Thuế môn bài, thuế nước, thuế đèn
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền
Thuế bè tre gỗ, thuế thuyền bán buôn
Thuế đến cả phấn son, phường phố
Thuế những anh thuốc lọ gầy mòn…
Thuế dầu, mật, thuế sơn mọi lối
Thuế gạo rau, thuế muối, thuế bông
Thuế tơ, thuế sắt, thuế đồng
Thuế chim, thuế cá, khắp trong lưỡng kỳ
Các hạng thuế kể chi cho xiết
Thuế xia (phân) kia mới thực lạ lùng
Làm cho thập thất cửu không
Làm cho đau đớn khốn cùng không thôi.
Từ đó nhà văn gián tiếp cổ võ cho sự canh tân và “con đường sáng” dân tộc cần chọn lựa để giải phóng mình và giải phóng đất nước.
Những bài phóng sự của Hoàng Đạo về đề tài tòa án sau này được nhà Đời nay xuất bản năm 1938 dưới cái tên Trước vành móng ngựa.
Trước vành móng ngựa đã tố cáo thủ đoạn dùng luật pháp để bóc lột và trấn áp người nghèo như thế nào. Thử đọc lại truyện Sửng sốt thì rõ. Truyện này kể lại một phiên xử một người cùng đinh, tác giả giới thiệu viên chánh án và biện lý (thường là người Pháp) không lương tâm với người nghèo và chỉ biết dùng luật pháp để bảo vệ người sang giàu, một tên đội phú lít (tức đội cảnh sát) quỷ quyệt, một lý trưởng gian xảo và tham tàn. Câu chuyện phản ánh ba nét chính trong bức tranh xã hội đương thời: công lý hình thức, sự nghèo nàn và dốt nát của đa số dân chúng, và được kết thúc bằng nụ cười nhưng cười ra nước mắt:
Sửng sốt
“Nguyễn Văn Quế đã can án bốn lần. Nét mặt khó khăn dữ tợn: Hai nắm lông mày sâu róm lởm chởm như hai cái bụi rậm trên đôi con mắt sâu hoắm. Hình thù xấu xí thô tục như một tên tướng cướp, thoạt trông không đáng để ai thương cả, cho nên vừa thấy mặt, ông biện lý đã cướp lời của ông chánh án mà quát hỏi:
- Anh là người can phạm đã nhiều lần. Hiện giờ anh buộc vào tội du đãng và lạm dụng thẻ thuế thân của người khác. Vãy tôi khuyên anh thú thực là hơn…
- Bẩm con thú thật… Con oan.
Rồi anh ta kể lể. Đã ba năm tu chí làm ăn, hằng ngày thuê xe của Lê Thâm… một người đội phú lít… còn chiếc thẻ thuế thân, lý trưởng đã đưa cho, vì anh ta không biết chữ nên vẫn yên trí là của mình…
Nói xong nhoẻn miệng cười một cách quá ư vô duyên: ai còn tin được lời một phạm nhân đã có tiền án. Người ta chỉ tin người làm chứng. Người làm chứng thứ nhất là Lê Thâm, ông đội phú lít kiêm chủ hiệu xe.
- Anh có cho tên Quế thuê xe không?
- Bẩm… không…
Thấy Thâm ngượng ngập trả lời, ông chánh án hỏi vặn lại:
- Thật không chứ?
- Bẩm… con không cho thuê. Vợ con nó cho thuê đấy ạ…
Ra ông đội đổ lỗi cho vợ. Ông chánh án cố nghiêm nét mặt nói:
- Có thế mà ở cẩm (chỉ trụ sở cảnh sát) anh không nói ra để đến nỗi người ta bị giam. Vợ anh thì khác gì anh?
- Bẩm… Bẩm…
Rồi Thâm im bặt. Thành ra không biết anh ta định bẩm gì và vợ với chồng khác nhau như thế nào. Ý chừng anh ta cũng không biết nốt.
Người làm chứng thứ hai là ông Lý Thanh, lý trưởng làng tên Quế. Mặt ông đỏ gay, giọng ông lè nhè. Ý chừng ông vừa đi tìm can đảm ở trong một hàng rượu nào.
- Anh có phát thẻ thuế thân cho tên này không?
Nhìn Quế bằng con mắt lờ đờ, ông lý đáp:
- Bẩm có.
- Có phải cái thẻ này không?
Ông Lý cầm cái thẻ, lật đi lật lại hồi lâu, rồi nói:
- Bẩm phải… bẩm không… bẩm con không nhớ ạ.
Ông chánh án gắt:
- Anh liệu hồn. Cái thẻ này của tên Mai, nhưng tên Mai không có tiền đóng thuế cho anh, anh giữ lại rồi bán cho tên Quế chứ gì?
Ông Lý Thanh nhìn ông chánh án sửng sốt:
- Sao quan lớn biết?
Câu hỏi làm cho cử tọa cười, làm cho ông Lý bị mắng cho một trận tỉnh người và làm cho Nguyễn Văn Quế được tòa tha trắng án.”
Ta hãy xem tệ đoan xử án thời Pháp và sự bất công và hình phạt khắc nghiệt dành cho kẻ khố rách áo ôm ra tòa như thế nào trong truyện có tên là Du đãng trong Trước vành móng ngựa.
“Tòa án có con cưng, con ghét. Con cưng là những bị cáo nhận được người chú ý, từ ông chánh tòa nghiêm trang cho tới công chúng. Là vì bọn ấy có nhiều tiền thuê hai, ba ông thầy kiện vung tay khen ngợi, tán tụng họ.
Còn con ghét của tòa án là một số người phần đông rách rưới, khốn nạn, chỉ được ông chánh tòa để ý đến năm phút đồng hồ là nhiều. Mà để ý đến như vậy thà đừng để ý còn hơn.
Họ ngồi thu hình ở căn phòng bên cạnh, đợi cho tới lúc gần tan buổi tòa, là lúc người ta kéo họ ra hỏi qua loa cho xong chuyện.
- Anh bị buộc về tội du đãng?
- Bẩm con không du đãng, con là người làm ăn.
Một người vận quần áo nâu rách và vá nhiều chỗ, nét mặt răn reo như người đã ngoài năm mươi, tuy mới gần bốn chục tuổi.
- Anh làm gì?
- Bẩm kéo xe bò.
- Chủ là ai?
Bẩm không có chủ, ai thuê thì làm thôi ạ.
- Anh không có tiền?
- Bẩm kiếm không đủ ăn.
- Ba tháng một ngày nhà pha.
Ông chánh án tòa ung dung luận tội, lương tâm không mảy may bứt rứt, vì theo luật không có nghề nghiệp và không có tiền là phạm tội du đãng rồi… tội du đãng chung quy là cái tội nghèo.
- Anh làm nghề gì?
- Bẩm con làm cu li.
- Cu li cho ai?
- Bẩm cu li cho cai Đào, nhưng con thôi đã được một tháng nay.
- Thế thì một tháng nay làm gì?
- Bẩm con đi tìm việc, không làm việc gì cả.
- Không làm gì cả? Ba tháng một ngày nhà pha.
Con mắt ngơ ngác như đi tìm công lý, một ông thần tòa, bị cáo lảo đảo bước ra chậc lưỡi:
- Chà! Càng đỡ lo gạo trong mấy tháng.
Kế chân, một người xanh xao bước vào vành móng ngựa.
- Anh làm nghề gì?
- Bẩm làm nghề rửa nứa ở ngoài bãi.
- Rửa nứa không phải là một nghề. Ba tháng một ngày nhà pha.
Người ấy bước ra, người khác thay vào.
- Làm nghề gì?
- Bẩm không làm làm gì!
- Có tiền không?
- Có sáu xu con vừa mới xin được.
Thật là vô phúc. Phải giàu từ bảy xu trở lên mới không phải là du đãng.
- Sáu xu không đủ. Ba tháng một ngày nhà pha.
Rồi từ đó tòa xử mỗi lúc một nhanh.
Những câu hỏi, viên thông ngôn dịch như cái máy. Và cũng như làm bằng máy những câu định tội: “Ba tháng một ngày nhà pha”.
Quý vị có thể hỏi tại sao tòa cứ bắt người dân phải có một nghề nào đó cho dù họ ở trong tình trạng đói nghèo cùng cực bị dồn vào “bước đường cùng”? Phải chăng tòa muốn bài trừ chế độ du đãng? Không phải đâu, vì chế độ thực dân muốn tận thu các khoản thuế và kẻ có việc làm hay có tiền mới có khả năng è cổ ra đóng các khoản thuế mà nhà nước quy định.
Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại có ý kiến xác đáng khi nhận xét về những câu chuyện trong Trước vành móng ngựa của Hoàng Đạo: “Những bài trong Trước vành móng ngựa rất có liên lạc với nhau – liên lạc về ý chứ không phải liên lạc về việc. Những cử chỉ và ngôn ngữ mà tác giả được nhìn thấy, nghe thấy và thuật lại trong mỗi bài, đều là những kết quả tai hại của cái nghèo và cái dốt, hai nạn lớn ở xã hội ta”.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh trước 1945, Vũ Ngọc Phan chỉ có thể viết thế, nhưng trong thâm tâm ông cũng như trong lòng người đọc, đều thấy rõ cái gọi là công lý thời Pháp chỉ là một bóng đen ác quỷ đầy de dọa, bất công, bất nhân, nép bóng ông thần công lý ra oai đàn áp dân bị trị.

10 quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới

Thoibao Canada


Đối với gia đình thì thịnh vượng (prosperity) có nghĩa đơn giản là có sức khỏe, sung sướng, có mái ấm gia đình và có tủ chứa đầy thực phẩm trong nhà.
Nhưng khi thịnh vượng cho một quốc gia thì cần thêm nhiều yếu tố khác. Viện Legatum đã dựa vào 8 yếu tố để liệt kê ra danh sách của 10 quốc gia, được gọi là “thịnh vượng” nhất trên thế giới.
1. Na Uy:
Đứng đầu danh sách là xứ Na Uy, với những đặc điểm như sau: là xứ đứng hàng thứ nhì trên thế giới về nền kinh tế tốt, có hệ thống bảo hiểm y tế tốt hàng thứ tư, hệ thống giáo dục tốt hàng thứ sáu. Nhưng tất cả các yếu tố đều trên trung bình.
2 Đan Mạch:
là quốc gia an toàn nhất trên thế giới, và có một cơ cấu chính quyền vững mạnh hàng thứ ba trên thế giới.
3 Thụy Điển:
Nền kinh tế của xứ này vững mạnh và tiến triển.
4. Úc Đại Lợi:
Hệ thống giáo dục tốt, ngoài ra Úc còn là nơi chính quyền hỗ trợ sự tự do cá nhân, và nền bảo hiểm y tế tốt tương đương với Canada.
5. Tân Tây Lan:
Đậy là xứ có hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới
6. Canada:
Canada là nơi có nền kinh tế vững mạnh, một hệ thống chính quyền mạnh, tự do cá nhân được cổ võ và có nền bảo hiểm y tế tốt.
Những quốc gia khác theo thứ tự gốm có Phần Lan, Hòa Lan, Thụy Sĩ và ÁI Nhĩ Lan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét