Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Tin thứ Hai, 30-07-2012

Tin thứ Hai, 30-07-2012

NÓNG! 10h55′ – Tin tức blogger Nguyễn Tường Thụy cho biết: “Luật sư Lê Quốc Quân thông  tin trên trang facebok của anh như sau: ‘Mẹ của chị Tạ Phong Tần sáng nay đã đến UBND TP. Bạc Liêu tự thiêu để phản đối Nhà nước bắt con mình. Hiện bà đang cấp cứu tại bệnh viện tỉnh.’”  -  Mẹ chị Tạ Phong Tần tự thiêu tại khu hành chánh ở Bạc Liêu (VRNs)
12h10′Nhà giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa bị đặt mìn (PLTP).  - Nhà giám đốc Công an tỉnh Khánh hòa bi đặt thuốc nổ (Bee). - Nổ lớn tại nhà giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa (TT). Xem lại vụ việc nửa năm rồi vẫn chưa được làm rõ: Nổ mìn tại nhà Giám đốc Công an Thái Nguyên (NLĐ).
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Đóng tàu lớn vươn khơi(NLĐ). –  Lý Sơn ngập trong rác và tràn ngập khách thăm (TT). Từ 9h-9h30′ sáng, lối vào trang chủ Tuổi trẻ bị nghẽn!
- Bình Định huấn luyện ngư dân bắn mục tiêu trên biển (PLTP).  – Căng thẳng ở biển Đông tăng cao (NLĐ).  – Căng thẳng Biển Đông đã đến mức báo động   –   (Phair Zios).  - Các tin đồn về chiến tranh ở biển Đông đang nóng lên: China South Sea War Rumors Heat Up‎ (Value Walk).   – Chiến tranh mở ra ở biển Đông: Open war in the South China Sea (Jakarta Post).‎‎  – Đôi lời với những người lính Việt Nam   –   (DLB).
<= Tình trong … thì đã, mặt ngoài … càng yêu! Quân đội VN ‘mãi nhớ ơn TQ’   –   (BBC). “Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nêu rõ ‘các thế lực thù địch’ là thách thức chung của Đảng, chính quyền và quân đội hai nước Trung – Việt.”  - Khôn khéo gì cũng không bằng lòng tự trọng dân tộc    –   (Trần Kinh Nghị). “Nghĩa là Quân GPNDTQ đang áp sát cửa nhà của ta rồi đó! Vậy mà ngay giữa thủ đô Hà Nội người ta đang thản nhiên kỉ niệm NÓ một cách  hoành tráng với tất cả những lời hay ý đẹp như không có việc gì xảy ra. Vẫn biết  những người  tổ chức hẳn phải có sự tính toán nào đó mà họ cho là “khôn khéo”,”mền dẽo”….Nhưng, khôn khéo ư?, mềm dẻo ư?  Sao không chọn cách  nói KHÔNG vào thời điểm này, ít ra cũng để cho thiên hạ thấy rằng NÓ đang bóp cổ mình làm sao mình có thể kỉ niệm NÓ (!?)”.
Một điều thú vị trong hiện tượng nói trên, là ngày càng rõ thêm chính cái khái niệm “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến” mà không ít vị có chức sắc cùng tờ báo QĐND trong nhiều năm nay tỏ ra hăng hái nhất để lên tiếng “cảnh giác”, la làng theo kiểu “báo động giả”, thì hóa ra chẳng phải tìm đâu xa, chính là họ đang “diễn biến hòa bình” (mới tối qua đã lại có thêm bài lảm nhảm về khái niệm này). Họ ru ngủ nhân dân, quân đội, để lầm tưởng kẻ thù truyền kiếp chính là “bạn vàng”; không chỉ nhằm đánh lạc hướng mà còn che đậy bản chất của mình cam tâm cúi đầu khuất phục. Cũng còn may là trong làng báo 700 tờ, hầu như chỉ có một, thứ mà chẳng mấy ai đọc, đọc cũng chẳng mấy ai tin. Một cái may khác là ngày càng dễ phân biệt giữa cái ngoại giao khôn khéo cần thiết với thái độ đớn hèn và gian trá muốn ôm chân kẻ thù nguy hiểm nhất của Dân tộc VN. Bởi con nít nó cũng hiểu được rằng giữa lúc này, việc kỷ niệm ngày thành lập QGPNDTQ, dẫu có tổ chức “cho phải phép” thì phải hạ cấp độ, chứ không thể, không được có mặt bộ trưởng quốc phòng VN, không thể rình rang đến vậy.
Nhân đây, cũng lại phải nhắc đến vụ tổ chức Đại hội Hội hữu nghị Việt-Trung mới diễn ra 3 tuần trước, mà một trong nhiều điều đáng phê phán là lời phát biểu của ông PTT Nguyễn Thiện Nhân, khi vẫn ca cái “phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt”.  - Có lẽ những hiện tượng trên giải đáp phần nào cho câu hỏi Vì sao Trung Quốc ‘ngang nhiên’ ở Biển Đông? (VNN).  - Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao trả lời cử tri về vấn đề Biển Đông (GDVN). - “Bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu Việt Nam bao trùm biển Đông” (GDVN). 

- Video: Chính quyền Hà Nội tiếp tục bôi nhọ biểu tình yêu nước chống Tàu (HTV/ ĐHLV). – Đơn tố cáo hành vi cản trở quyền biểu tình (Nguyễn Tường Thụy).  - Công an ngăn chận biểu tình chống TQ ngày 29/7 (RFA).   - Nguyễn Quang A (phản hồi trên BS sáng hôm qua): Tường thuật trực tiếp tại Hà Nội sáng nay 29/07/2012 (Không mà có biểu tình)   –   (blog Thành).   – Chung quy cũng chỉ tại cái thằng Trung Quốc xâm lược mà hôm nay bố tôi không được ăn lòng   –   (Phương Bích). “Không biết nếu nay mai có hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình, hệt  như dân Hồng Kông biểu tình đòi giải tán đảng cộng sản Trung Quốc ấy thì liệu chính quyền có đủ lực lượng để giữ chân ngần ấy người không nhỉ?”  - Hình ảnh địa điểm biểu tình Sài Gòn Buổi Sáng 29/7/2012 (TTXVA). - Công an hành xử mờ ám (Chuacuuthe).  – Làm sao tắt được tinh thần No-U!   –   (AnhHaiSG).
Hiện tượng & Bản chất   –   (Nguyễn Vĩnh). - Thế giới 7 ngày: Truyền thông Trung Quốc đăng tải thông tin về Hoàng Sa, Trường Sa (VOV).
- Bài toán biển Đông khó giải của Mỹ (SGTT).  -Thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ đối với các hành động của TQ ở biển Đông:  Đáp trả như thế nào? US dilemma in China moves in South China Sea: How to respond? (MBI).   – CSIS: Mỹ cần đưa thêm tàu chiến đến Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc    –   (RFI).  - Nghiên cứu của CSIS đề nghị bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta gửi thêm lính thủy quân lục chiến, tàu ngầm tấn công, hệ thống tên lửa… đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương để đối phó với TQ: Study Urges Panetta to Send More Marines, Attack Subs to Asia-Pacific (US News).  - Ngoại giao pháo hạm kiểu TQ chỉ gia tăng căng thẳng: Gunboat diplomacy, China-style, only heightens tensions (Canberra Times‎).
Toàn thế giới không ủng hộ “đường lưỡi bò” (TN). - ASEAN với cuộc tìm kiếm bản sắc (TVN). - Ấn Độ và Indonesia ủng hộ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông    –   (RFI).  – Báo Yomiuri: Nhật cần liên kết với Philippines và Việt Nam (TT).  - Biển Đông – Các chiến lược thoát của ASEAN: South China Sea: Asean’s exit strategies (Nation).
Thời khắc trỗi dậy của quân đội TQ ở Biển Đông? (Foreign Policy/TVN). - Trung Quốc đang đẩy lùi lịch sử lập pháp quốc tế (TP).  - Trung Quốc thử nghiệm thành công tên lửa đẩy thế hệ mới (DT).
CSIS: Mỹ cần đối phó Trung Quốc ở Thái Bình Dương (TTXVN). - Thế giới 24h: “Trung Quốc uy hiếp thế giới” (VNN). - Toàn thế giới không ủng hộ “đường lưỡi bò” (TN). - Vì sao Trung Quốc ‘ngang nhiên’ ở Biển Đông? (VNN). - Tàu Trung Quốc rời đảo tranh chấp (TP).
Nhật cảnh báo về hải quân Trung Quốc (TN). – Cảnh sát Trung Quốc hành hung phóng viên Nhật? (VTC).
- NGHE NGƯỜI KAMPUCHIA NÓI CHUYỆN   –   (Huỳnh Ngọc Chênh). “Tại sao bắt chúng tôi phải nhất nhất nghe theo VN, ủng hộ VN mọi thứ để chống lại TQ, trong khi chính quyền VN lại đàn áp bắt bớ những người dân VN ủng hộ nhà nước chống lại TQ? Các bạn nên xem lại mình, các bạn quan hệ với TQ là quan hệ rất khắng khít: khắng khít về mặt đảng, khắng khít về chế độ chính trị, khắng khít về cách làm ăn kinh tế…”
Trung Quốc bối rối trước tấm bản đồ cổ (TN).  Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ = > 
- Philippines tố cáo Trung Quốc vơ vét san hô gần đảo Thị Tứ – Trường Sa   –   (RFI).
Hà Nội: phòng khám Trung Quốc lui về “ở ẩn” (SGTT). - Thương lái Trung Quốc tận thu dừa non (NLĐ). – Quảng Ngãi: Tàn sát cổ thụ bán cho thương lái Trung Quốc (VNN).  - Xuất hiện tin đồn Tencent thâu tóm VNG (Thebox).  - Trung Quốc tạm ngưng cấp giấy phép vào Tây Tạng cho công dân Việt Nam (vozforums). Còn đây là 1 mẫu tin tiếng Anh. BTV: Nếu lo cho sự an toàn của những người đến Tây Tạng thì cấm hết tất cả các nước, sao chỉ cấm VN và 5 nước khác là Philippines, Nam Hàn, Anh, Áo, Na Uy?
Những người không yêu nước mình (Nguyển Thế Thịnh). “Hãy kiểm lại coi, có nhà đầu tư nào đến từ TQ mang lại lợi ích kinh tế cho VN?  Một thị trấn Việt Nam, do người VN làm chủ, có chính quyền, có đoàn thể, có pháp luật mà đỏ hoét bảng hiệu chữ Tàu mà các ông tư tưởng bảo mới lông tìm vết thì không hiểu các ông đang nghĩ gì?
MỘT VÀI DẤU HỎI ĐẶT RA VỀ VIỆC SỬ DỤNG PHÁO BINH TRONG TRẬN ĐÁNH CAO ĐIỂM 772 THANH THỦY, HÀ GIANG NGÀY 12/7/1984?   –   (Phạm Viết Đào).  - Anh chết rồi những vẫn ở rất gần em- ảo tưởng nhiệm mầu (Nồng Nàn Phố).
Những kết quả từ chuyến công du Nga  (SGTT). - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm khu tự trị Nenetskiy (TN). - Việt Nam xem xét tham gia Liên minh Thuế quan (DT). - Chủ tịch nước dự lễ đưa mỏ dầu khí vào khai thác (PLTP).
- Thư Ngoại Trưởng [Bộ Ngoại giao] Hoa Kỳ trả lời Bác Sĩ [Nguyễn Đan] Quế (CTNB).
- NHỮNG CƠN NÓNG LẠNH TRÊN ĐẤU TRƯỜNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM   –   (Lê Anh Hùng).  – Đảng cũng như mẹ ấy, chả bao giờ chịu tự nguyện từ bỏ quyền lực đâu…   –   (Phương Bích). “Nước mình có hàng ngàn năm lịch sử, còn đảng mới chỉ có tám mươi tuổi, trước đó không có đảng dân mình vẫn tồn tại ngon phết, có chết đâu. Nhưng bảo từ bỏ quyền lực ư, đảng cũng như mẹ ấy, đời nào lại chịu tự nguyện từ bỏ quyền lực chứ”.
- Về chuyện công an huyện Văn Giang (Hưng Yên) xử phạt hành chính ba cán bộ của Công ty TNHH V&T do hành vi hành hung hai phóng viên VOV: Phạt lố! (Bút Lông). BTV: Chắc blogger Bút Lông tiết kiệm điện hay sao mà nhà cửa tắt đèn tối thui, thấy bài đó mà không đọc được. Bà con phải highlight (đặt con trỏ ở đầu bài, bấm và giữ nút Shift, rồi bấm con trỏ ở cuối bài) thì mới đọc được. BS: Hay đây là một chiêu mới hạn chế sự kiểm duyệt của Ban Tuyên giáo và Bộ 4T?  - Có lẽ thừa thắng xốc tới từ vụ VOV, Đến lượt Cục ANVSTP “cấm cửa” báo chí (PLTP).
- UY TÍN VÀ UY QUYỀN  –   (Bùi Văn Bồng).  – DANH NGÔN MỚI  –   (Sơn Thi Thư). “Bàn tay quan làm nên tất cả/ Nắm luật rồi kẻ đúng cũng thành sai!/ Có tiền mọi việc đều xong tuốt/ Thời chó làm quan c…cũng ăn !/ Chở bao nhiêu đạo mà oan nghiệt/ Truy mấy thằng gian bị rũ tù !
‘Đầu tư 1 đồng, hãy để 25 xu cho khu vực công’ (VNN). - Nhiêu khê giấy phép: Thủy điện “chết khô” (VEF).
- Cùng suy ngẫm: Minh bạch để củng cố niềm tin (ND).
-  Buôn lậu hàng ngàn tấn dầu trên biển (TN).  -  Một công ty khai thác trái phép hàng ngàn tấn titan (PLTP).
- Phú Quốc chờ một “nhạc trưởng” tài năng (SGTT). - Bây giờ mới biết là  Đô thị cần có mô hình đặc trưng (PLTP).  -  Tổ chức giao thông đánh đố người dân (TT).
- Hà Nội: Cục Thi hành án dân sự bị “tố” gây thiệt hại tài sản công dân (DT).
<- Cán bộ xã hiếp, giết người rồi khai oan cho “sếp”(PLVN/ PLTP).  - CỤC TRƯỞNG THA DÂN SỰ TỈNH KIÊN GIANG: Bị đề nghị kỷ luật vì sàm sỡ nhân viên mà lại để lộ (PLTP).
- Xử lại vụ án sau 10 năm vì tính nhầm tiền bồi thường (DT/ PLTP).  - Truy nã cán bộ ngân hàng chiếm đoạt tiền tỉ(PLTP).  - Long An:  Kỷ luật sáu tập thể, 29 cá nhân có hành vi tham nhũng (PLTP).
- Một sĩ quan công an đánh bạc (NLĐ).  - Tước danh hiệu cảnh sát giúp hai tội phạm trốn trại (NĐT) mà chưa nghe nói có khởi tố, bắt giam hay không, mặc dù vụ việc được phát hiện từ mấy tháng trước.  - Vụ ở tù vẫn có bầu, sinh con: Người cha là tài xế? (NLĐ).  -  Làm rõ việc kiểm lâm làm ngơ cho lâm tặc phá rừng (TN).
Phía sau người anh hùng – Bài 1: Tháo hoa tai cho chồng cưới vợ kế (PLTP).
Tin tức khủng hoảng hạt nhân Fukushima cập nhật từ ngày 20 đến 23 tháng 07 năm 2012 (boxitvn). - Nhật Bản: Biểu tình lớn ở Tokyo đòi bỏ điện hạt nhân   –   (RFI).  – Hàng ngàn người tuần hành chống điện hạt nhân ở Tokyo  (VOA).  – “Không có sự thay đổi về chính sách tại Triều Tiên” (TTXVN).
- Giai cấp chính trị mới của Trung Quốc: người dân (boxitvn). - Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc (VTC). - Bạc Hy Lai, sự rơi rụng của một ngôi sao đỏ    –   (RFI). - Dân Hong Kong biểu tình phản đối chương trình giáo dục ‘yêu nước’ (VOA).  - Biểu tình chống chương trình giáo dục công dân của TQ (SGTT).  - Sau Cốc Khai Lai, số phận Bạc Hy Lai sẽ về đâu? (VTC).
- Mỹ nghi ngờ có nội gián trong vụ tập đoàn Trung Quốc mua công ty Nexen    –   (RFI).  – CNOOC (TRUNG QUỐC) MUA NEXEN: Dư luận Canada chỉ trích chính phủ (PLTP).
Triều Tiên phủ nhận sẽ có thay đổi (TN). - Triều Tiên doạ hành động cứng rắn với Mỹ, bác tin thay đổi chính sách (DT). - Triều Tiên: “Hàn Quốc đừng mơ cải cách” (VTC). - Bắc Triều Tiên cảnh báo Hàn Quốc: Đừng trông chờ tân lãnh đạo cải cách    –   (RFI).  - Vì sao người Triều Tiên tích cực thăm Trung Quốc? (VNN).
- Rumani tổ chức trưng cầu dân ý về việc truất phế tổng thống    –   (RFI).  – Dân Romania biểu quyết về việc luận tội tổng thống  (VOA).


- Đường lưỡi bò ở đâu ra? – Kỳ 1: Manh nha xâm chiếm Hoàng Sa – Trường Sa (TT).
- Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc: Hợp sức đấu tranh cho chủ quyền VN (TT).

KINH TẾ
- Bao giờ trời sáng? (Alan Phan).
Dung Quất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bốn năm (PLTP). Ưu đãi không chỉ bởi “đây là nhà máy trong nước đầu tiên sản xuất xăng dầu, 100% vốn trong nước và còn non trẻ” mà còn là sự cảm thông tình cảnh chạy cà rịch cà tang từ ngày “ra lò” tới giờ. Có lẽ cũng cần xem xét trợ cấp cho cán bộ, công nhân nhà máy nữa, tránh tình trạng lỡ đói dài rồi lại gỡ thiết bị đem bán đồng nát thì gay. 
Ngân hàng đang “xơi” 6% chênh lệch lãi suất? (VnEco). - Đến lượt khối ngân hàng thấm đòn? (SGTT).  - Ngân hàng thấm đòn: Thêm lỗ, tăng nợ xấu (VNN).  - Càng gỡ, càng khó (TN). - Đại gia khóc ròng vì nợ (VNE).  - Nhiều doanh nghiệp ‘xù nợ’ tiền cơm trưa văn phòng (VTC). - Vàng có thể vượt 45 triệu đồng trong 1 – 2 tháng tới (ĐV).
“Chứng khoán có thể sẽ hồi phục từ nay đến cuối năm” (VnEco).
- Rất tếu! Thành công bước đầu nhờ nuôi con “tầm bậy” (SGTT). Tưởng bàn kinh nghiệm … giáo dục con cái.
Cuộc chiến thương hiệu đồ uống tại Việt Nam (VNE).
VWS sẽ đầu tư trên 700 triệu USD (TN). Ông David Dương với sản phẩm phân compost của VW = > 
- ‘Nhà thu nhập thấp phải cạnh tranh được với nhà thương mại’ (VNE).  - Tranh đá quý, chết dí theo bất động sản (VEF). - Đầu tư bãi giữ xe cao tầng và nút thắt từ giá (DDDN).
Thép Trung Quốc dìm thép Việt Nam (VEF). - Thương lái thu mua dừa theo kiểu vét sạch (TN).
Cơ hội làm ăn ở Myanmar (NLĐ).
Dùng người tài để quảng bá thương hiệu (PLTP).  - Bi hài từ sự bùng nổ nghề mới thời khủng hoảng (NĐT).  - Bóc mẽ những nghề “chém gió” ăn tiền .
- Các tập đoàn công nghiệp mạnh của Đức “lao đao” (TTXVN).


- Xuất khẩu ngành điều: Cẩn trọng “chiêu” ép giá!  (NNVN).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Số phận bi thương của tuyệt sắc giai nhân Nam – Bắc triều  (NĐT).
SAIGON NGÀY XƯA   –   (Sơn Trung)VĂN MIẾU LẠNG SƠN (Khuất Lão). - Thoáng Huế   –   (Nguyễn Thông).
Kịch lịch sử “hút” khán giả (SGGP).  - Đồ Rê Mí Hát nhạc kịch: Bích Hằng – Gia Linh bứt phá (VTV).
Ba “con người” của Dương Thụ (TN).
Sổ tay: Đừng để trẻ thơ tham vọng giải thưởng (SGGP).
Con đường cho truyện tranh Việt Nam (TN).
- Nguyễn Hiếu: Sự biến thái đáng sợ của ngôn ngữ (Lê Thiếu Nhơn).
- THỰC TRẠNG THƠ SAU MỘT NĂM TRANH LUẬN VÀ BÚT CHIẾN (Nguyễn Trọng Tạo).
- Nguyễn Hoàng Đức: NGUYỄN MỘT phiêu lưu vào ánh sáng chói lòa (Lê Thiếu Nhơn).
- Phan Cẩm Thượng: Tính cách Hà Nội (*) (TT&VH).
<- Giáo sư âm nhạc Mỹ tri âm cùng đờn ca tài tử Nam bộ (SGTT).
- NSƯT Thành Lộc: “Sau câu chuyện lịch sử là cuộc sống hôm nay” (PLTP).
- Huỳnh Văn Úc: Đạo Phật Ở Nước Nga (VCV).
- Truyện ngắn của Dương Đức Khánh: Thây ma nổi giận (VCV).
- Nguyễn Đông Nhật: Có phải cuối đời là. . . vậy vậy ! (VCV).
- “THIÊN THẦN”? (Doãn Dũng/ Mai Thanh Hải).
Bay vòng quanh thế giới chỉ với 1 tấm vé (TN).
Cận cảnh “cổng xuống địa ngục” (VNN).
- Olympic London 2012: Nữ kình ngư Trung Quốc bị cáo buộc dùng doping (TT). Lại phải khoe những trò tháu cáy của người Tàu từ Olympic trước: 54. Phải trả giá đắt để có những chiếc huy chương vàng cho Trung Quốc.
Việt Nam chờ ‘tin vui’ Olympic   –   (BBC). - Tay vợt Tiến Minh đi tiếp ở Olympics (BBC). - Quốc Toàn thất bại, TTVN nguy cơ trắng huy chương (VNN). - Quốc Toàn hụt HC đồng Olympic (VNE). –  Tin sốc: Quốc Toàn không có huy chương (TTVH). - Tiền bạc trong thế vận hội Olympique Luân Đôn    –   (RFI).  – Tại sao có nhiều ghế trống trong những ngày đầu của Olympic London? (VOA).  – Olympic London 2012 – Ngày thứ hai    –   (RFA).   – Kình ngư Michael Phelps thất bại ngay ngày đầu ra quân    –   (RFI).  - Thắp đuốc đi tìm những người đẹp bóng đá Bắc Hàn   –   (RFA). - Cháu gái Nữ hoàng Anh cũng tranh tài ở Olympic (TTXVN). - Cảnh sát London mạnh tay với nạn “phe vé” Olympic (TTVH).



GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Thủ khoa đạt điểm tuyệt đối đầu tiên của cả nước  –   (Hữu Nguyên).  – Nữ sinh chuyên Ngữ thủ khoa hai đại học lớn (VNE).  – 60% thí sinh điểm cao nhất thi vào ngành Y, Dược (VNE).  – Ngày 8/8 sẽ công bố điểm sàn(PNTP).  - Điểm chuẩn dự kiến các trường ĐH, CĐ (TN). - Phúc khảo điểm tuyển sinh đại học (TN).
ĐBSCL sẽ có thêm 6 trường đại học (SGGP).  - Chê trường nghề do chỉ tiêu vào ĐH tăng  (TT).
- Giải oan cho lịch sử! (PLTP).  – “Vườn lịch sử”: Phương pháp dạy sử bằng hiện vật (TTXVN).
<-  Kết thúc học kỳ quân đội hè 2012 (TT).
Thi dưới 1 điểm vẫn vào lớp 10 công lập ! (TN).
- Thư một người anh tới các em nhân năm học mới   –   (DLB).
- Ngày tàn của trái đất? (Le Monde /SGTT).
- PHI CƠ KHÔNG NGƯỜI LÁI   –   (Sơn Trung).



XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Năm 2015: Bác sĩ không khám quá 50 bệnh nhân mỗi ngày (PNTP). - Những cái chết thương tâm của trẻ ngay sau tiêm chủng (Bee). - Viện phí mới: Nhiều dịch vụ tăng giá 20-70 lần! (DV).
Tắm sông, 4 học sinh chết đuối (ANTĐ).
- Nhiều người nghiện cưa song sắt bỏ trốn (VTC).   - “Cẩu tặc” tương tàn vì… chó trộm được (Bee).
6 ngày, tạm giữ gần 3 tấn thịt bẩn (TN). - Bắt hàng tấn thịt “bẩn” đang vận chuyển trái phép (TTXVN).  – Rau an toàn vẫn là… xa xỉ!  (QĐND). - Hãi hùng dùng bột khai công nghiệp làm bánh (KP).
- Gói cá khô và nước mắt mẹ (PLTP). - Một đời trọn nghĩa, vẹn tình (Bee). - Hàng xóm bất lực nhìn [người] chồng đào huyệt đòi chôn sống vợ.
- Công nhận Hôn nhân đồng tính nên hay không? (NĐT). Phải thêm hai chữ vô tựa bài để câu hỏi khỏi ngô nghê. “Hôn nhân đồng tính” là tình cảm tự nhiên của con người ta, chỉ có thể cân nhắc xem đã nên công nhận về pháp lý trong lúc này hay chưa, chứ làm sao lại có thể hỏi, khuyên giải có “nên (yêu/cưới) hay không”.
Casino cho người Việt, tại sao không ? (TN).
“Có nơi treo biển nhắc thói ăn xấu của người Việt“ (Bee).
<- “Đệ nhất danh thắng” mồ yên mả đẹp (SGTT).
- Ô nhiễm cụm công nghiệp: Cả chục năm vẫn bế tắc (SGTT). - “Làng đi ủng” giữa trời nắng ở thủ đô (KP).  - Bến Tre: Hàng ngàn hecta đất khát nước (PLTP).
- Trại hổ VN bị nghi tuồn hàng lậu   –   (BBC).  - LHQ trừng phạt 7 nước vì không bảo vệ động vật hoang dã (Infonet).  - Hình ảnh hổ trắng mới chào đời ở Nghệ An (KP).
Tên cướp biển Somalia tốt bụng (KP).
- “Làng thông minh” ở Malaysia (ANTĐ).
Bình Nhưỡng báo động thảm họa do mưa lũ    –   (RFI).  - Lũ lụt Bắc Hàn làm chết 88 người   –   (BBC). - Lụt lội giết 88 người và gây nhiều thiệt hại ở Bắc Triều Tiên  (VOA).



QUỐC TẾ
- Giao tranh ác liệt tiếp diễn ở Aleppo (VOA).  – Syria: Giao tranh tại Alep bước sang ngày thứ hai   –   (RFI).  – Syria thề ‘đập tan’ quân nổi dậy   –   (BBC).  – “Quá độ chuyển giao quyền lực ở Syria là ảo tưởng” (TTXVN). - Syria: Cư dân Aleppo chạy lánh nạn trong khi giao tranh tiếp diễn (VOA). –  EU nghi ngờ, Nga từ chối yêu cầu kiểm tra tàu (VnMedia).
- Mỹ lên kế hoạch tấn công Iran? (NLĐ).
Ông Mitt Romney hội kiến Thủ Tướng Israel (VOA). - Ông Romney hội đàm với các nhà lãnh đạo Israel, Palestine (VOA).
- Hải quân Ấn Độ sẽ trang bị tên lửa BrahMos (PLTP).
Dân Romania quyết định số phận tổng thống (TN) theo cách rất mát mẻ = >
Hy Lạp chấp nhận cắt giảm chi tiêu hơn nữa (Gafin).
Philippines bắt giữ một lãnh đạo cao cấp Al-Qaeda (RFA). - Philippines : một thủ lĩnh tổ chức khủng bố Abu Sayyaf bị bắt    –   (RFI).
- Tàu quân y Mỹ USNS Mercy cập cảng Campuchia (TTXVN).
- Hàn Quốc : Bắt giữ hacker ăn cắp dữ liệu về 9 triệu người dùng mobiphone   –   (RFI).


 
* VTV1:  + Chào buổi sáng – 29/07/2012;  + Toàn cảnh thế giới – 29/07/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 29/07/2012;  + Trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công Thương;  + Thời sự 19h – 29/07/2012.

Phải trả giá đắt để có những chiếc huy chương vàng cho Trung Quốc

Los Angeles Times

Phải trả giá đắt để có những chiếc 

Huy chương vàng cho Trung Quốc

Các lực sĩ đã phải trả giá đắt cho sự hy sinh – người thì phải sống xa đứa con mới chập chững biết đi, người bị cấm ăn bữa tối, người lại không được dự đám tang mẹ. Trong khi người Mỹ đề cập đến nó với thái độ vui vẻ, thì người Trung Quốc lại như đang lao vào một sứ mệnh thiêng liêng.
Bài của Barbara Demick, Phóng viên của Los Angeles Times
Ngày 26-8-2008
Vận động viên Xian Dongmei vui mừng sau khi giành huy chương vàng, ngày 10-8 tại Bắc Kinh, cũng là 1 năm cô không được gặp mặt đứa con 18 tháng tuổi
BẮC KINH – Nếu như ai đó cảm thấy một nỗi đau từ lòng ghen ghét trước mẻ lưới những huy chương vàng Olympic của Trung Quốc, họ chỉ cần dừng lại để ngẫm nghĩ về những gì mà các lực sĩ nước này đã phải trải qua để có được chúng.
Người mẹ duy nhất trong đội Trung Quốc, chị Xian Dongmei, đã kể với các nhà báo sau khi chị giành được chiếc huy chương vàng môn judo mà lại không được gặp mặt đứa con gái 18 tháng tuổi trong suốt một năm nay, và phải theo dõi nó lớn lên từng ngày chỉ qua chiếc webcam thôi. Một người giành được huy chương vàng khác, lực sĩ cử tạ Cao Lei, đã phải cách ly để luyện tập như vậy cho thi đấu Olympic nên cô không được cho biết là mẹ cô sắp mất. Cô chỉ biết sau khi đã lỡ không dự được đám tang mẹ.
Chen Ruolin, một vận động viên bơi lội, đã phải chấp hành lệnh không được ăn bữa tối trong một năm để giữ cho thân thể của mình được sắc lẹm như một con dao cạo lạng vào trong nước. Cô cân nặng 66 pound (31kg).
“Để giành được niềm vinh quang trong Olympic cho Tổ quốc là sứ mệnh thiêng liêng được Trung ương Đảng Cộng sản trao phó,” đó là cách mà vị Bộ trưởng Thể thao Trung Quốc Liu Peng diễn tả về vai trò của các lực sĩ nước này khi mở đầu Thế vận hội.
Sự tương phản có thể đã không lớn hơn được nữa giữa các lực sĩ Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trong các cuộc phỏng vấn sau trận đấu, các lực sĩ Mỹ đã kể luyên thuyên về cha mẹ, anh chị em ruột, những con vật cưng, sở thích riêng của mình. Họ nhắc đi nhắc lại từ vui thích. Như Shawn Johnson, một vận động viên thể dục, đã trở nên sôi nổi khi nói về lớp học mà cô sẽ chọn khi trở về ngôi trường trung học của mình tại West Des Moines, bang Iowa.
Các lực sĩ Trung Quốc nói chung đều không có những con vật cưng hay sở thích gì. Hoặc các anh chị em (kể từ khi hầu hết họ phải chịu ảnh hưởng của chính sách một con của Trung Quốc).
Trong khi nhiều thành viên trong đội tuyển Hoa Kỳ đã kéo cả cha mẹ sang Bắc Kinh, thì hầu hết cha mẹ các lực sĩ Trung Quốc phải ngồi một chỗ theo dõi Thế vận hội qua TV. Các lực sĩ Trung Quốc tập luyện 10 giờ mỗi ngày, và thậm chí các em nhỏ tuổi chỉ có vài giờ học văn hóa.
“Bạn không có quyền đối với cuộc sống riêng của mình. Các huấn luyện viên luôn ở bên bạn cả ngày. Mọi người đang thường xuyên theo dõi bạn, từ các bác sĩ, thậm chí các đầu bếp trong nhà ăn tự phục vụ. Bạn không có chọn lựa nào khác ngoài luyện tập đến mức như thế để không có ai bị bỏ rơi,” vận động viên thể dục Chen Yibing đã kể như vậy với các phóng viên Trung Quốc vào tuần trước sau khi anh giành được một huy chương vàng môn đu vòng. Anh kể là anh có thể đếm được tổng số thời gian mà anh đã giành cho cha mẹ “tính bằng giờ … không đến vài giờ.”
Hệ thống thể thao Trung Quốc được truyền dạy từ Liên Xô. Trong khi nhiều lực sĩ Hoa Kỳ có những bậc cha mẹ nhiều tham vọng muốn nuôi dưỡng tài năng của họ, thì những nhà vô địch tương lai của Trung Quốc được chọn ra khi còn là đứa trẻ để đưa tới các trường nội trú do nhà nước quản lý. Những người đi tuyển mộ rà soát qua dân cư trong lứa tuổi đi học để tìm các em có tiềm năng trở thành nhà vô địch, lôi ra [pluck out] những em rất cao giành cho môn bóng rổ, những em dáng mảnh khảnh và có xương khớp mềm dẻo giành cho môn bơi lặn – bất chấp việc liệu chúng có biết cách bơi hay không.
“Tôi đã muốn trở thành một vũ công ballet, thế nhưng họ bảo bóng bàn mới hợp với tôi,” đó là lời kể của Lu Lu, một tuyển thủ 20 tuổi ở Trường Thế thao Xuanwu tại Bắc Kinh.
Sau khi Bắc Kinh được chọn vào năm 2001 để đăng cai Thế vận hội mùa hè này, các giới chức thể thao Trung Quôc đã khởi động Dự án 119 (nhằm theo đuổi để có tổng số huy chương có thể giành được trong các môn không phải là thế mạnh của Trung Quốc như ca-nô, thuyền buồm, thuyền chèo và bơi lội) và chỉ định các lực sĩ trẻ có triển vọng tập trung vào riêng cho các môn này, trong khi một số môn họ chưa từng nghe thấy.
Bảng tính toán cuối cùng đem lại cho Trung Quốc 51 huy chương vàng đối chọi với Hoa Kỳ là 36, và mặc dù người Mỹ giành được tổng số huy chương nhiều hơn (110 so với 100), song số liệu thống kê đã cho phép chính phủ Trung Quốc tuyên bố chiến thắng cho điều mà ông Liu gọi là những phương pháp “khoa học” của nước mình.
“Các hệ thống thể thao của Hoa Kỳ và Trung Quốc là những phép ẩn dụ rất chính xác cho xã hội chúng ta. Trung Quốc là một xã hội được vận hành bởi những sự sắp đặt, được đặt cơ sở trên việc lập kế hoạch, xếp sắp và kế hoạch hoá tập trung,” theo nhận xét của ông Jamie Metzl, phó chủ tịch tổ chức Giao tế Á châu có trụ sở tại New York và là một vận động viên ba môn phối hợp. “Nhà nước là thực thể tối cao và vai trò của từng cá nhân là phải ủng hộ nhà nước.”
“Sự thật đã được nói ra, hệ thống Sô Viết cũ kỹ này đã hoạt động. Nếu bạn kiểm tra cẩn thận toàn bộ số dân 1,3 tỉ để có được một kiểu cơ thể nào đó rồi ném những tài nguyên to lớn vào để huấn luyện họ, bạn sẽ chế tạo ra những nhà vô địch.”
Thế nhưng những chi phí là cao hơn nhiều nước phương Tây có thể cho phép. Trung Quốc bị nghi ngờ trong vụ sử dụng những vận động viên thể dục 14 tuổi và giả mạo tuổi của họ để lẩn tránh một quy định nhằm bảo vệ sức khỏe cho các cô gái trong quá trình bước vào tuổi dậy thì. Trong những môn thể thao mà các lực sĩ trẻ hơn được phép tham gia, họ thường chịu rủi ro mà ở nơi khác là không thể chấp nhận được.
“Nó quá nguy hiểm,” huấn luyện viên bơi lội Zhou Jihong nói với phóng viên một nhật báo Trung Quốc khi đề cập tới lối ăn kiêng cùng cực để giữ cho một vận động viên 15 tuổi của ông có cân nặng 66 pound [31kg]. “Cô ấy có một nghị lực phi thường.”
Các lực sĩ Trung Quốc, đặc biệt là nữ, đã giữ cho cơ thể mình gầy hơn so với các đối thủ phương Tây. Guo Jingjing, một vận động viên giành huy chương vàng bơi lội cân nặng 108 pound, đã chỉ vào đối thủ Blythe Hartley với lối ám chỉ khá là khiếm nhã rằng “cái cô người Canada to béo.” Hartley cao 5 foot rưỡi, nặng 123 pound.
Guo, 27 tuổi, đã phải chịu đựng những vấn đề về sức khỏe liên quan tới môn bơi lội và người ta cho cô biết là với thị lực kém như vậy cô vẫn có thể vừa đủ nhìn thấy tấm bảng đích đến trên bể bơi. Đó là một mối nguy chung cho các vận động viên bơi lội Trung Quốc, những người được tuyển từ lúc mới lên 6.
Theo phân tích của bà Li Fenglian, bác sĩ của đội bơi lội quốc gia Trung Quốc, “các vận động viên bơi lội bắt đầu chương trình luyện tập sớm trước tuổi trong khi mắt vẫn chưa phát triển hoàn toàn thì sẽ có nhiều khả năng bị tổn hại.” Bà đã công bố một công trình nghiên cứu vào năm ngoái cho thấy 26 trong tổng số 184 vận động viên bơi lội của đội đã có những hư tổn trong võng mạc.
Mặc dù có được sự xác nhận thành tích qua số huy chương Olympic, Trung Quốc có lẽ đang hướng tới việc quản lý một hệ thống cởi mở hơn để các lực sĩ có được nhiều quyền tự do hơn. Có được danh tiếng và khá giả, nhiều vận động viên đã sao lãng không chịu chấp nhận ở trong một hệ thống quản lý cũ, nơi họ bị đối xử như những chiến binh.
Những người Trung Quốc am hiểu hơn cũng lưu tâm rằng một cường quốc Olympic không nhất thiết chuyển đổi được thành kẻ bá chủ thế giới. Olympic 1988 tại Seoul là một thắng lợi lớn cho Liên Xô và Đông Đức, với 55 và 37 huy chương vàng.
Vào thời điểm Olympic kế tiếp được tổ chức năm 1992, cả hai quốc gia này đều không còn tồn tại nữa.

1171. XYRI: CHIẾN SỰ TẠI ĐAMÁT CÓ TẠO RA BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ tư, ngày 25/7/2012
TTXVN (Pari 22/7)
Báo Le Monde ngày 17/7 đã t chức thảo luận về tình hình Xyri hiện nay với sự tham gia của Ziad Majed, một nhà chính trị học Libăng, chuyên gia v Trung Đông, giáo sư Đại học Américainede Paris, nội dung chính như sau:
+ Các cuộc giao tranh tại Đamát có dấu hiệu tạo bước ngoặt cho cuộc xung đột?
- Đúng vậy. Chắc chắn đang có một chuyển biến lớn khi thành trì an ninh của chế độ đã bị các lực lượng cách mạng tấn công chao đảo. Hơn nữa, chế độ đã không còn lớn tiếng khẳng định cả hai thành phố lớn Alep và Đamát, cũng như vùng ngoại ô của hai thành phố này, nơi tập trung gần 25% dân số Xyri, được miễn trừ khỏi các cuộc giao tranh. Mặt khác, chiến sự tại Đamát cũng chứng minh rằng Quân đội Xyri tự do (FSA) và các chiến binh của phe đối lập đang nhận được sự ủng hộ rất quan trọng của người dân, kể cả về mặt cung cấp hiệu quả các thông tin tình báo. Điều này càng khiến chế độ Assad suy yếu nhanh hơn. Nhưng cũng không vì thế mà nói rằng chế độ này sẽ sụp đổ ngay trong những ngày tới, Đây chỉ là khởi đầu của một tiến trình kéo dài của cách mạng Xyri. 

+ Các lực lượng nổi dậy có thực sự được trang bị và tổ chức đầy đủ để đương đầu với quân đội chính quy và đi đến đích cuối cùng? 
- Họ không được trang bị tốt, nhưng đã biết áp dụng chiến thuật của chiến tranh du kích. Họ được tổ chức thành những nhóm cơ động để tránh rơi vào các xung đột mà quân chính phủ huy động được hỏa lực. Chiến thuật này “đã phát huy được lợi thế quan trọng tại nhiều vùng chiến sự, nhất là về mặt chiến tranh tâm lý. Theo đánh giá, các lực lượng quân chính phủ hiện chi còn kiểm soát khoảng 50% lãnh thố đất nước và các nhóm nổi dậy đã có thể di chuyển trong một phạm vi rộng lớn, có điều kiện để tìm kiếm và huy động vũ khí dễ dàng hơn, đặc biệt thông qua các binh sĩ chính phủ đào ngũ và các mối tiếp xúc của những người này. Việc gần đây, súng phóng lựu và chống tăng của lực lượng nổi dậy phát huy tốt hiệu quả trong các cuộc giao tranh đã chứng minh nhận định trên. 
+ Đã có thành phố lớn nào nằm dưới sự kiếm soát thườmg trực của các lực lượng nổi dậy chưa? 
- Chưa có, nhưng ở mỗi thành phố lớn, ngày càng có nhiều khu vực thoát khỏi tầm kiểm soát của lực lượng chính phủ. Ở phía Bắc, ven thành phố Idlib, các lực lượng FSA đang giành quyền kiểm soát một khu vực rất rộng lớn. Tình hình cũng diễn ra tương tự tại thành phố Homs ở miền Trung, tại các khu vực ngoại Ô xung quanh thành phố Hama và tại các vùng khác ở ngoại vi đất nước. 
+ Có những kênh nào cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy? 
- Đến nay có ba kênh. Có những binh sĩ đào ngũ cung cấp những vũ khí có thể nhất. Và rồi có cả một thị trường vũ khí bên trong lãnh thổ, nhất là các khu vực gần đường biên giới, nơi có rất nhiều vũ khí được lưu hành ngay trước cách mạng. Kênh thứ ba thông qua các hoạt động buôn lậu vũ khí qua một số tuyến biên giới, trong đó chủ yếu là biên giới Irắc, sau đó là biên giới Libăng và cách đây ít tuần là biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên cho đến nay, nhiều nhất vẫn là các loại vũ .khí được cung cấp từ các nguồn bên trong lãnh thổ, kế đó mới là các nguồn bên ngoài. 
+ Có đúng là một số cường quốc phương Tây đang đào tạo, huấn luyện và tham gia cuộc nội chiến tại Xyri? 
- Cho đến nay, các nước phương Tây vẫn tỏ ra do dự trong việc can thiệp vào Xyri. Họ hoàn toàn không muốn một cuộc xung đột vũ trang kéo dài có thể mang lại những hậu quả khôn lường đối với các nước láng giềng của Xyri. Nhưng đồng thời, các nước phương Tây cũng không thể đưa ra một chính sách thực sự rõ ràng đối với Xyri do vấp phải lập trường của Nga và Trung Quốc hoặc do thiếu tin tưởng vào các lựa chọn thay thế chính quyền hiện nay tại Xyri.
Hơn nữa, chưa ai đánh giá đúng bản chất những gì đang xảy ra trong cuộc nội chiến hiện nay. Đành rằng có những diện mạo của một cuộc nội chiến, nhưng rõ ràng chúng ta đang được chứng kiến những dữ kiện của một cuộc cách mạng, bởi các cuộc giao tranh diễn ra giữa một bên là phe đối lập, được quân sự hóa từ cách đây một năm, và một bên là các lực lượng của chế độ đang tìm mọi cách đàn áp, oanh tạc các khu dân cư và làng mạc để trừng phạt. Nhưng nếu tình hình tiếp diễn trong một thời gian dài, e rằng sẽ ngày càng xuất hiện nhiều cuộc đụng độ hoặc phản ứng của người dân, Có nghĩa là chính các thường dân cũng bị kéo vào nội chiến. 
+ Liệu lực lượng nổi dậy có thể lật đổ chính quyền mà không cần viện trợ của quốc tế? 
- Có thể. Nhưng cần thận trọng với cái cách mà sự việc diễn tiến trên thực địa những ngày tới và những tuần tới, nhất là trong tháng Ramadan của người Hồi giáo. Đó là thời điểm sẽ diễn ra những cuộc huy động lớn hòa bình đồng thời với các chiến dịch quân sự. Có một điều chắc chắn, đó là nền tảng xã hội của chế độ – gồm khả năng kinh tế, biểu tượng quyền lực – đang dần bị xói mòn và vì vậy, chỉ riêng sức mạnh súng ống thôi sẽ không đủ để chế ngự cuộc cách mạng. 
Đơn giản hơn, chính quyền sẽ không còn bất cứ cơ hội nào giành thắng lợi trong cuộc chiến chống lại xã hội của chính mình, chỉ có điều xã hội này cũng cần có thời gian để diễn biến. Đáng tiếc là để kết thúc chính quyền hiện nay, xã hội Xyri sẽ phải chịu rất nhiều tổn thất. Trong mọi trường hợp, người Xyri luôn nhấn mạnh rằng họ sẽ trông cậy vào chính mình chứ không phải dựa vào bên ngoài, nơi các nước phương Tây đang tỏ ra rất chậm chạp trong việc đưa ra các sáng kiến khả thi và việc gây sức ép đối với chế độ Assad. 
+ Đến nay, phe của Chính phủ Xyri vẫn chưa cho thấy bất cứ dấu hiệu bất ổn nào… Có đúng là họ đang bị lung lay? 
- Không hẳn là như vậy. Nhưng Chính phủ Xyri đã thay đổi phần nào cấu trúc an ninh và quân sự trong việc đàn áp phong trào nổi dậy, bởi họ không còn tin tưởng các tướng lĩnh và các nhân vật chức trách vốn không thuộc gia đình Assad hoặc các gia đình và các nhóm thân cận nhất xét ở cấp độ quan hệ. 
Cũng nên hiểu rằng phe Assad đang ra sức hàn gắn nền tảng xã hội đang ủng hộ ông ta bằng cách thổi bầu không khí sợ hãi đến khắp nơi, hòng duy trì một mối đe dọa thường trực đối với các nhóm sắc tộc và cộng đồng rằng chế độ đương quyền là một bảo đảm đối với sự tồn tại của họ. Nhưng cũng phải nói rằng với những vụ đào ngũ xảy ra liên tục và việc mất dần quyền kiểm soát đối với nhiều vùng, trong nội bộ phe cánh và nhóm hạt nhân của Assad chắc chắn sẽ có những rạn nứt ngày càng sâu rộng. 
+ Sức ép của người dân Xyri liệu có hiệu quả? 
- Hiệu quả trong chừng mực. Bashar Al-Assad đôi khi áp dụng cái mà cha ông ta đã làm như một chiến lược bạo lực trong những năm 1980. Assad sử dụng lực lượng thuộc các đơn vị khác nhau để vấy máu vào tay phần lớn các sĩ quan xung quanh mình, để tất cả trong số họ, gia đình và những người thân của họ đều cảm thấy cùng lênh đênh trên một con tàu và gắn liền với số phận của ông ta. Vì thế mà một phần cộng đồng và một số trung tâm quyền lực trong đất nước này cảm thấy phải cùng chung con tàu với Assad. Nhưng ngay cả điều này cũng có thể vận động và thay đổi nếu trên thực địa và ở cấp độ đàm phán quốc tế giữa Matxcơva và phương Tây và Arập, người ta có thể đưa ra một quyết định dứt khoát về sự ra đi của ông ta. Như vậy, những người xung quanh ông ta sẽ cảm thấy ông ta bị gạt ra rìa và cần phải đàm phán về số phận của họ tách biệt số phận của ông ta. 
+ Có đúng Nga cung cấp vũ khí cho chế độ Đamát? 
- Chắc chắn là như vậy. Đó không phải là tin đồn mà chính thức là như vậy. Quân đội Xyri được trang bị vũ khí của Nga. Mới đây thôi, một tàu vận tải Nga đã cập sườn phía Tây Xyri và giao vũ khí cho Đamát tại đây. Và cũng như Iran, Nga vẫn đang tiếp tục cung cấp thiết bị gián điệp cho các cơ quan tình báo của chế độ Assad. 
+ Nhiều người nói Xyri đang chao đảo trong một cuộc chiến giữa người Alawite và người Sunni, đúng hay sai? 
- Đó là một nhận định đơn giản hóa tình hình đi rất nhiều. Đúng là tại Trung Đông, vấn đề cộng đồng đang ngày càng được đặt ra giữa người Sunni và người Shiite nếu xét về chính trị giữa Iran một bên và Arập Xêút một bên. Nhưng những gì đang diễn ra tại Xyri còn lâu mới đơn giản hóa theo góc độ như vậy. Có một chính quyền, một gia đình từ cha đến con thống trị từ năm 1970 đến giờ. Có một chính quyền tồn tại dựa trên nguyên tắc độc đảng, với một tình trạng khẩn cấp tại đất nước bị nghiêm cấm thành lập các chính đảng khác, các tổ chức dân sự và phương tiện thông tin tự do trong suốt 4 thập kỷ qua. Có những cơ quan đặc biệt can thiệp thô bạo vào mọi phương diện của đời sống công chúng. Vì vậy, cách mạng Xyri diễn ra là nhằm lật đổ chế độ Assad, một chế độ đang tìm cách bịt lại các tổn thương mà chính nó gây ra cho người Alawite, để rồi tự giới thiệu là kẻ bảo trợ cho cộng đồng này. Và điều này đã và đang tạo ra những căng thẳng về giáo phái và cộng đồng tại Xyri. 
Nhưng ngay từ đầu, trong tất cả các bài báo, diễn văn chính trị và phát biểu chính thức từ các đại diện của mình, cách mạng Xyri luôn cố gắng tránh đề cập đến vấn đề giáo phái mà chỉ nêu vấn đề trên khía cạnh chính trị và nhân đạo. Vì vậy, ngay cả khi có yếu tố căng thẳng cộng đồng, cách mạng Xyri trước hết là một sự nổi dậy vì tự do và phẩm giá, và để kết thúc chế độ chuyên quyền của Assad. 
+ Đa số quân nổi dậy có thái độ phục tùng tôn giáo như thế nào? 
- Xã hội Xyri là một xã hội gồm những mảnh ghép cộng đồng và sắc tộc thực sự. về sắc tộc, Xyri có người Arập và người Cuốc, ngoài ra còn có người Tuôcmênia và các dân tộc thiểu số khác, về tôn giáo, có đa số người theo Hồi giáo Sunni, đồng thời có các cộng đồng Alawite, Cơ đốc, Dzuze và Ismailite. Cách mạng phản ánh hiện thực xã hội và nếu đứng ở góc độ dân số mà nói thì đa số các công dân Xyri xuống đường hiện nay là ngưòi Hồi giáo Sunni. Nhưng họ nổi dậy không phải vì niềm tin tôn giáo mà vì một mong muốn chính trị, cũng như các công dân thuộc các cộng đồng khác vậy. 
+ Quan điểm của các cộng đồng Cơ đốc giáo, đặc biệt là người Ácmênia thì sao? 
- Có những cá nhân thuộc tất cả các cộng đồng, Cơ đốc giáo hay các tôn giáo khác, tích cực tham gia cách mạng. Nhưng nếu xét ở chừng mực cộng đồng theo đúng nghĩa, là một cộng đồng nhỏ ở Xyri, họ quan tâm đến việc chấm dứt bạo lực nhiều hơn. Nói cách khác, cũng như những người đồng bào Xyri khác, họ mong muốn tự do và ổn định, cần phải nói rằng trong nhiều thập kỷ qua, người nhập cư ở Xyri, đặc biệt là người Cơ đốc giáo cũng như người Ácmênia, luôn có một vai trò rất quan trọng. Vì vậy hiện nay, cũng như các cộng đồng khác, họ mong muốn hòa bình cho đất nước.
+ Cựu đại sứ Xyri tại Irắc từng tuyến bố với BBC rằng chế độ Xyri đang sở hữu các loại vũ khí hóa học và rất có thể họ sẽ đem ra sử dụng. Có đúng họ có một kho vũ khí như vậy? Và nếu có, họ có sẵn sàng sử dụng không? 
- Đúng là chế độ Xyri có một kho vũ khí hóa học. Thực tế các nhà nghiên cứu và giới ngoại gỉao thường băn khoăn về cách quản lý kho vũ khí này trong giai đoạn chuyển tiếp chính trị tại Xyri hoặc trong trường hợp chính quyền Assad sụp đổ. Ngược lại, việc sử dụng các vũ khí này sẽ rất phức tạp xét về khía cạnh kỹ thuật, và điều này cũng đồng nghĩa với việc chế độ này muốn tự sát tập thế. Hy vọng tình huống này sẽ không xảy ra. 
+ Nên nói thế nào về tình hình thánh chiến tại Xyri? Các phần tử này có đông không và chúng từ đâu đến? 
- Kể từ khi cách mạng bùng nổ, chế độ Đamát và các đồng minh của họ thường nêu lên mối nguy hiểm của thánh chiến để đe dọa xã hội Xyri và dư luận các nước phương Tây. Nhưng đến nay, 17 tháng trôi qua kể từ ngày đầu cách mạng, chỉ có rất ít bằng chứng cho thấy sự hiện diện của các phần tử thánh chiến tại Xyri. Chắc chắn là có các nhóm Hồi giáo Xyri cũng tham gia cách mạng và một số nhóm được trang bị vũ khí. Và sau nhiều tháng chịu đựng cơ cực, tra tấn, tử hình, tại Xyri đã hình thành tình cảnh người dân bị phó mặc cho cỗ máy giết người và chính điều này đà khích lệ tình cảm tôn giáo trong các cộng đồng người Xyri. Điều này được thể hiện qua các khẩu hiệu, lời cầu nguyện và sự có mặt thường xuyên của tín đồ trong các nhà thờ Hồi giáo. Nhưng điều đó không có nghĩa là tư tưởng thánh chiến đang kiểm soát thực địa Xyri. 
Công bằng mà nói, trong nhiều năm qua, chế độ Đamát đã chi phối nhiều nhóm thánh chiến và gửi chúng sang đất Irắc và Libăng, và các cơ quan đặc biệt của Xyri cũng thường xuyên giới thiệu về các phần tử thánh chiến trong khu vực với các cơ quan tình báo phương Tây và Arập. Nói như vậy để biết rằng Xyri biết rất rõ các cơ cấu, tổ chức thánh chiến trong khu vực và nếu thực sự có bằng chứng quan trọng về sự hiện diện của các đối tượng này trên lãnh thổ của mình, họ sẽ phơi bày ngay lập tức Điều đó nói lên rằng nếu xung đột vũ trang tiếp diễn, sự tàn bạo không được phơi bày và nếu chế độ Đamát tiếp tục các hành động đàn áp và thảm sát, sẽ có nguy cơ các phần tử thánh chiến và các nhóm vũ trang từ nhiều nước kéo đến Xyri với những bao biện khác nhau.
Nhưng thực tế Xyri hiện chưa đến mức đó, và các chiến binh FSA đều có xuất thân từ các đơn vị của quân đội Xyri và nhận được sự ủng hộ của nhiều người tình nguyện và các thanh thiếu niên đến từ các thành phố hoặc các khu vực nông thôn đang bị quân đội chính phủ bao vây kìm kẹp. 
+ Nếu chế độ Assad sụp đổ, điều gì sẽ xảy ra tại Xyri 
- Rất khó để dự báo thực trạng sau khi chế độ Assad sụp đổ. Thứ nhất, tất cả phụ thuộc vào cách thức chế độ này sụp đổ và những tổn thất do sự sụp đổ này gây ra xét ở khía cạnh các mối quan hệ xã hội và hạ tầng cơ sở nhà nước cũng như sức khỏe kinh tế của đất nước… Thứ hai, cũng như tất cả các nước thoát khỏi ách độc tài kéo dài khác, Xyri cần có thời gian để đứng dậy và tiến hành các chương trình tái thiết. Và chính người Xyri sẽ tự quyết định mô hình chính trị cần thiết cho công cuộc tái thiết đất nước họ. 
+ Các tín đồ Hồi giáo có thể nắm chính quyền tại Xỵri? 
- Những người nắm chính quyền tại Xyri sẽ phải là những người giành thắng lợi qua các phiếu bầu của cử tri. Nếu người Xyri theo xu hướng Hồi giáo cho một nhiệm kỳ 4 năm thì đó là lựa chọn của họ. Nhưng cũng có thể nói cụ thể rằng thực tế dân số, cộng đồng sắc tộc và tôn giáo tại Xyri, như đã nêu trên đây, sẽ làm giảm cơ hội của các tín đồ Hồi giáo và thúc đẩy họ, cũng như các cộng đồng khác, tham gia một chính trường với tầm nhìn thực dụng và ôn hòa hơn. Tất nhiên, tất cả phải diễn ra trong một giai đoạn quá độ hòa bình. 
+ Trở lại tình hình chiến sự liệu chế độ Assad có thể mất quyền kiếm soát tại thủ đô Đamát? 
- Có thể điều này sẽ không đến trong những ngày tới, nhưng sẽ diễn ra cùng với thời gian. Hiện nay, không chỉ các khu vực ngoại vi mà ngay cả các khu phố ơ trung tâm thủ đô Đamát cũng bắt đầu được huy động vào cuộc nổi dậy. Quan trọng hơn, tại các khu phố này đã xuất hiện nhiều sáng kiến đoàn kết với quân nổi dậy. Điều này được thể hiện ở sự ủng hộ bằng cách dựng chướng ngại vật trên các đường phố, đốt lốp xe, tập họp biểu tình để ngăn chặn sự di chuyến của các lực lượng chính phủ và để chứng minh rằng ngay cả các khu phố không có chiến sự cũng sẵn sàng hỗ trợ các khu phố láng giềng đang có chiến sự. Tháng Ramadan của người Hồi giáo bắt đầu và ý nghĩa xã hội quan trọng của nó có thể sẽ là cơ hội để lực lượng nổi dậy và các công dân ủng hộ cách mạng tăng cường tổng động viên. Chính quyền Assad đang lo lắng hơn bao giờ hết và điều này được thể hiện ở toan tính bằng mọi giá phải bóp nghẹt phong trào phản kháng tại các thành phố trước tháng Ramadan.
 + Nhưng cũng có ý kiến cho rằng tháng Ramadan sẽ kìm hãm cách mạng và có lợi cho chế độ Assad?
 - Không, hoàn toàn không phải như vậy. Kinh nghiệm năm qua đã chứng minh điều ngược lại. Các cuộc biểu tình trước tháng Ramadan năm 2011 đã diễn ra vào ngày thứ sáu hàng tuần nhưng trong tháng Ramadan đã diễn ra hàng ngày. Hơn nữa, việc các công sở chính quyền đóng cửa sớm trong ngày làm việc càng tạo điều kiện để nhiều người có thể tham gia tập hợp hoặc biểu tình. Cuối cùng, phải nêu ra ý nghĩa biểu tượng của tháng Ramadan, bởi nó có thể thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần của các binh sĩ nổi dậy và gây nhiều mối lo sợ hơn cho chế độ.
***
 TTXVN (Angiê 24/7)
Ba, có thể là bốn nhân vật cao cấp của chế độ Xyri ngày 18/7 đã thiệt mạng trong một vụ khủng bố tại thủ đô Đamát nhằm vào Trụ sở An ninh Quốc gia Xyri. Nếu các cuộc đụng độ đang diễn ra ác liệt tại thủ đô thì người em trai của Tổng thống Assad là Maher đang tiếp tục chỉ đạo sư đoàn số 4 chống lại lực lượng nổi dậy. Theo “Mạng tin Trung Đông”, hiện không thể khẳng định đó là một bước ngoặt quyết định hay một giai đoạn mới của cuộc nổi dậy. Theo những thông tin mới nhất từ các phương tiện thông tin đại chúng khu vực, chính một vệ sĩ bảo vệ vòng trong của Tổng thống Bashar al- Assad đã đặt bom trong phòng họp trước khi tẩu thoát. Vụ tấn công trên được nhiều nhóm vũ trang chống đối, trong đó có Quân đội Xyri tự do (FSA) nhận trách nhiệm. Mục đích của vụ tẩn công là nhằm tiêu diệt bộ chỉ huy của chế độ Assad. Trong số tướng lĩnh thiệt mạng có Bộ trưởng Quốc phòng Daoud Rajha, tướng Hassan Turmani-chỉ huy đơn vị khủng hoảng và Thứ trưởng Quốc phòng, nguyên Tư lệnh An ninh Quốc gia Xyri, Assef Shavvkat đồng thời là anh rể của Tổng thống Bashar al-Assad. Bộ trưởng Nội vụ Mohammed Al-Shaar cũng bị thương nặng. Mọi đánh giá hiện nay cho thấy những sự kiện vừa mới xảy ra không bảo đảm kết thúc cuộc xung đột. Những binh sĩ trung thành với chế độ đang tiếp tục triển khai các phương tiện tiện tấn công lực lượng nổi dậy. Sư đoàn thiết giáp số 4 đang sử dụng các xe bọc thép được vũ trang súng máy trong khi lực lượng nổi dậy bị phong tỏa. Đơn vị trên cũng đang triển khai các nhóm pháo binh bắn phá một số khu phố để tiêu diệt phiến quân.
Ngay từ đầu cuộc chiến trong thủ đô, việc huy động sư đoàn số 4 đã cho thấy tình hình diễn biến nghiêm trọng và chế độ đang gặp khó khăn. Sư đoàn sô 4 có phương tiện quân sự quan trọng để chống lại các nhóm phiến quân có tổ chức, song không được vũ trang đầy đủ. Quân đội cũng đã bắt đầu sử dụng trực thăng vũ trang để tấn công. Thủ đô Đamát từ lâu không xảy ra các trận đánh. Các lực lượng trung thành với chế độ luôn chứng minh kiểm soát được tình hình. Lần này các nhóm phiến quân đã ẩn náu trong các khu dân cư. Ngoại Ô Đamát là nơi sinh sống của những người dân nghèo, có thể một phần đã ủng hộ lực lượng nổi dậy. Họ cung cấp chỗ trú ẩn, lương thực cho các nhóm phiến quân, trong đó sự bí mật và tốc độ là vũ khí quan trong của lực lượng này chống lại các đơn vị quân đội chính quyền. Trung tâm thủ đô gồm đa số thương nhân có mức sống khá giả, theo đạo Cơ đốc hay các các nhóm tôn giáo thiểu số có ảnh hưởng, lúc này vẫn ủng hộ Tổng thống Assad.
Trả lời tạp chí “Le Figaro”, một số nhà ngoại giao phương Tây đánh giá các trận đánh trên chưa thể đảo ngược tình hình hiện nay. Trước hết đó chỉ là một hình thức quấy rối mới bên trong thủ đô. Các vụ tấn công đã nhằm vào những điểm nhạy cảm đối với chính quyền. Tuy nhiên, chế độ lúc này vẫn có khả năng hành động. Ziad Majed, chuyên gia về Trung Đông, đánh giá: “Những vụ bạo lực mới đây tại trung tâm thủ đô Đamát cho thấy một cấp độ phát triển mới. Đó là sự yếu kém về khâu an ninh của chế độ trước phong trào nổi dậy. Các trận đánh tại Đamát chứng minh FSA và phe đối lập nhận được một sự ủng hộ đáng kể. Những diền biến mới đang làm suy yếu chế độ Assad. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa sự thất bại của chế độ xảy ra trong những ngày tới”./.

1172. NHỮNG TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHÂU Á VÀ MỸ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

 Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 27/7/2012
TTXVN (Angiê 23/7)
Trong một bài viết đăng trên tạp chí “Địa chính trị”, chuyên gia Francis Daho phân tích ý nghĩa, nguyên nhân và nguy cơ nảy sinh từ chui căng thng mới đây giữa Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và nhiu nước Đông Nam Á – trong đó có Philíppin và Việt Nam – và được đy lên sau tht bại của hội nghị Ngoại trưng ASEAN ngày 12/7 tại Phnôm Pênh.

Mỹ đang chơi một cuộc chơi khó trong khung cảnh phức tạp, trong đó nổi lên tình hình căng thẳng mang tính dân tộc chủ nghĩa chống Trung Quốc ở Việt Nam và Philíppin, hai nước ngày càng phản đối quyết liệt yêu sách lố bịch của Trung Quốc ở Biển Đông. Muốn tránh trực tiếp vỗ mặt Trung Quốôc, Mỹ một mặt phải tránh xa các cuộc tranh cãi về lãnh thổ, mặt khác phải đồng thời tái khẳng định sự có mặt về quân sự, sự trường tồn của các mối quan hệ đồng minh chiến luợc trên thực địa và quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải mà Bắc Kinh cho là không bị đe dọa. 
Trong hai năm 2011 và 2012, Mỹ tổ chức tập trận quân sự chung không những với Hàn Quốc và Philíppin, mà cả với Việt Nam – một dấu hiệu khiến Trung Quốc phải quan tâm. Nhưng vì sợ bị sa lầy hay xảy ra sai lầm nghiêm trọng nên Mỹ có ý định cưỡng lại lời kêu gọi khẩn thiết của các nước trong vùng muốn hối thúc Oasinhtơn xác định chỗ đứng trong các cuộc tranh cãi chủ quyền. Còn các nước ASEAN có lập trường không rõ ràng. Tất cả đều muốn duy trì mối quan hệ tốt với Trung Quốc, thường vì lý do kinh tế, nhưng cũng hy vọng có thể trông cậy vào bảo đảm an ninh của Oasinhtơn trong trường hợp xảy ra căng thẳng với Bắc Kinh. 
Chuyên gia Francis Daho phân tích các khả năng khác nhau có thể xảy ra trong tình hình hiện nay, với vô vàn nhũng ý định được che giấu và những điều không được nói ra, trong đó nổi trội hơn cả là sự kình địch Mỹ- Trung và cái bóng của Trung Quốc với đằng sau đó là cuộc tìm kiếm dầu mỏ và ảnh hưởng, nhưng bị một số nước cho là ý đồ đế quốc, với những hành động lúc này không còn ý tứ nữa mà đe dọa trực tiếp độ tin cậy – lúc này vốn đã bị sứt mẻ – của các chiến lược “sức mạnh mềm” của chính Bắc Kinh. 
Có thể có ba cách phân tích tình hình hiện nay – với tên gọi đều thích hợp ở mức độ khác nhau và không loại trừ nhau – để giải thích cho giai đoạn tồi tệ mới trong quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng gần hay xa, và với Mỹ. Theo chiến lược gia có đầu óc dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc, Oasinhtơn là trở ngại cuối cùng trên con đường Bắc Kinh lấy lại sức mạnh và là yếu tố chính kích động chống lại Trung Quốc ở Biển Đông và Đài Loan. 
Theo cách hiểu thứ nhất, đây là biểu hiện tâm lý đế quốc của Bắc Kinh dùng lịch sử để hợp pháp hóa ý đồ đòi lãnh thổ khó có thể được các nước ven Biển Đông và Nhật Bản chấp nhận. Các yêu sách lãnh thổ này càng nổi lên mạnh mẽ hơn khi năng lực cúa Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc được cải thiện, trong khi nhiều tiếng nói ở Trung Quốc muốn chấm dứt chiến lược giấu mình chờ thời mà Đặng Tiểu Bình chủ trương cách đây hơn 20 năm. 
Cách hiểu thứ hai cho rằng căng thẳng hiện nay là do Mỹ can thiệp do sự có mặt ngày càng bành trướng của Hải quân, máy bay do thám, hoạt động quân sự của Mỹ, từ đó thúc đẩy các nước ven Biển Đông đối đầu với Trung Quốc, và từ đó trở thành yếu tố gây căng thẳng hơn là làm hòa dịu. Được phái dân tộc chủ nghĩa trong Đảng cộng sản và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc ủng hộ, quan điểm này, tuy có sắc thái khác, cũng là quan điểm của một số nhân vật, như ông Malcom Fraser, cựu Thủ tướng theo khuynh hướng tự do ở Ôxtrâylia từ năm 1975 đến năm 1983; hay ông Kenneth Lieberthal, cựu cố vấn của Tổng thống Clinton về các vấn đề Trung Quốc; và ông Zbigniew Rrezinski, tác giả cuốn “Ván cờ lớn”, người phê phán nghiêm khắc một số chính sách của Georges Bush ở Irắc và cựu cố vấn chiến lược của Tổng thống Jimmy Cater. 
Cách hiểu thứ ba giải thích tình hình căng thẳng hiện nay xuất phát từ chính sách đối nội của Trung Quốc, trong đó Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, thể chế có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa rất mạnh, rõ ràng đang cầm trịch trong bối cảnh, khi sắp đến ngày diễn ra Đại hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc, chính quyền dân sự bị suy yếu do xung đột giữa các phe phái, cộng thêm tình trạng tranh chấp và kình địch nhau trước đòi hỏi phải tiến hành cải cách đe dọa các lợi ích của mình. Không phải bây giờ Trung Quốc mới ham muốn sức mạnh, mà ý đồ này đã bộc lộ trong các hội nghị thượng đỉnh trước đây của Diễn đàn khu vực ASEAN tháng 7/2010 tại Hà Nội. Ham muốn đó của Bắc Kinh vẫn tiếp diễn trong năm 2011 khiến Mỹ phải phản ứng khi nước này, vào tháng 1/2012, công bố chuyển trọng tâm sức mạnh quân sự tổng thể của mình từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương và châu Á. Cho dù không phải là nguyên nhân duy nhất, song việc điều chuyển lực lượng lần này của Mỹ – được tuyên truyền rầm rộ cộng với các cuộc tập trận quân sự không giấu giếm – tạo điều kiện thuận lợi giúp Philíppin, Việt Nam và Nhật Bản tỏ thái độ cứng rắn hơn. 
Ngày 14/7/2012, 24 giờ sau các cuộc khẩu chiến tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnôm Pênh, Bắc Kinh đưa hơn 30 tàu đánh cá từ đảo Hải Nam, được hỗ trợ bởi một tàu hậu cần 3.000 tấn thuộc Cơ quan quản lý ngư nghiệp, đến vùng biển tranh chấp thuộc bãi đá ngầm Yongshu (đảo Chữ Thập), nằm ở phía Nam bãi san hô Johnson (đảo Gạc Ma), cách Hải Nam 1.000 cây số về phía Nam, nơi Bắc Kinh năm 1988 đưa người ra sinh sống và lập một trạm quan trắc biển. Vụ việc này đánh dấu đỉnh điểm của tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam và khiến Hà Nội phản ứng dẫn đến đụng độ giữa Hải quân hai nước làm 64 lính thủy Việt Nam thiệt mạng. 
Việc Trung Quốc đưa đội tàu cá với số lượng lớn bất thường đến Biển Đông diễn ra một năm sau một loạt các vụ đụng độ với Việt Nam vào tháng 6/2011, cộng với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc – giống như các năm 2007 và 2008 – và được đánh dấu bởi việc Hà Nội tổ chức tập trận hải quân bắn đạn thật ở vùng biển gần bờ để đáp lại việc Trung Quốc ngày càng khẳng định rõ ràng hơn yêu sách của mình đối với toàn bộ Biển Đông. 
Sáng kiến của Bắc Kinh đối với vùng phía Nam quần đảo Spratly (Trường Sa) đụng vào điểm nhạy cảm của Việt Nam và được đưa ra đúng ba tháng sau một cuộc đối đầu nổ ra cách 400 hải lý về phía Bắc giữa lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc và Philíppin ở vùng phụ cận bãi cạn Scarborough, cách đảo Luzon 130 hải lý về phía Tây và bờ biển Trung Quốc 500 hải lý, trong bối cảnh sự có mặt ngày càng nhiều của Hải quân Trung Quốc được cho là bất hợp pháp và có tính khiêu khích. Đồng thời, Mỹ và Philíppin tổ chức các cuộc tập trận dài ngày trên bộ với chủ đề là giành lại một hòn đảo bị đánh chiếm bằng vũ lực bởi một lực lượng thù địch không được nêu tên, với sự tham gia của Nhật Bản, Ôxtrâylia và Hàn Quốc. 
Từ ba năm nay, các vụ đụng độ diễn ra liên tiếp ở Biển Đông, trong đó phân lớn liên quan đến ngư dân Trung Quốc xung đột với Việt Nam và Philíppin. Đúng là trong các cuộc đụng độ đó, thường khó có thể xác định trách nhiệm thực sự vì không một bên nào trong đó hoàn toàn đúng về nguyên nhân và cũng khó tránh được một cuộc khủng hoảng thường xuyên song ít nhất cùng có thể nói rằng Bắc Kinh không có tâm lý hòa giải. 
Trung Quốc thường xuyên có hành động hung hãn từ nhiều năm nay ngư dân Việt Nam thường bị lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc bắn và bắt giữ ở Trung Quốc rồi đòi tiền chuộc. Gần đây, khẳng định chủ quyền đôi khi là những hành động khiêu khích, đã diễn ra khi Bắc Kinh cho đó là hành động của Manilla, Tôkyô và Hà Nội. 
Ngày 12/4/2012, Trung Quốc than phiền về việc Hải quân Philíppin quấy nhiễu 12 tàu cá của họ đang tìm cách trú ẩn ở vùng biển, gần đảo Hoàng Nham, cách đảo Luzon 140 hải lý về phía Tây và được Manilla chính thức tuyên bố thuộc lãnh thổ của mình vào năm 2009, cùng lúc với quần đảo Spratly (Trường Sa), mặc cho phía Trung Quốc phản đối. Ngày 15/6, Hà Nội cho 4 chiếc máy bay chiến đấu Sukhoi bay ra quần đảo Spratly. Ngày 2/7, Tổng thống Philíppin Benigno Aquino, công khai cầu viện Mỹ đưa máy bay do thám loại Orion P3-C đến giúp. 
Ngày 7/7, Bắc Kinh giận dữ trước việc Thủ tướng Nhật Bản Noda, người đang trong thế bị suy yếu ở trong nước, nhưng gần gũi với trào lưu thân Mỹ, tuyên bố Nhật Bản định mua một phần quần đảo Senkaku đang trong tình trạng tranh chấp. Hậu quả là xảy ra tình hình căng thẳng gần giống như hồi tháng 7/2010 khi Tôkyô giam giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc cố tình đâm vào tàu bảo vệ bờ biển của Nhật Bản. 
Mười lăm ngày sau, Quốc hội Việt Nam đã khiến Bắc Kinh nổi giận khi thông qua một đạo luật khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Paracel (Hoàng Sa) và Trường Sa. Nhân cơ hội đó, Bắc Kinh nâng cấp quản lý hành chính đối với các quần đảo Spratly (mà Trung Quốc gọi là Nam Sa), Paracel (Tây Sa) và Macclesfield (Trung Sa). Các quần đảo này đều nằm ở khoảng cách giống nhau (300 hải lý) so với đảo Hải Nam của Trung Quốc, bờ biển của đảo Luzon của Philippin và bờ biển phía Đông của Việt Nam. 
Phân tích nguyên nhân tình hình căng thẳng hiện nay, nhiều chuyên gia nhận thấy trong đó có việc các nước ven biển tự tin hơn vì được khích lệ bởi tuyên bố của Oasinhtơn thông báo tăng cường lực lượng quân sự ở châu Á. 
Đối với ông Malcom Fracer, cựu Thủ tướng Ôxtrâylia, việc điều chuyền 60% lực lượng Hải quân của Mỹ về vùng Tây Thái Bình Dương, dự kiến vào năm 2020, cộng với việc thiết lập một căn cứ với 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ tại Darwin, đưa 4 tàu giám sát bờ biển của Hải quân Mỹ đến Xinhgapo từ năm 2013, tăng cường các cuộc tập trận chung trên đất liền và trên biển với các nước trong vùng, là những yếu tố gây căng thẳng nhiều hơn là hòa dịu. Ông cho rằng nếu chỉ dùng vũ lực sẽ không bao giờ giúp giải quyết bất đồng chính trị và cáo buộc Nhà Trắng chơi con bài đối đầu với Trung Quốc trước khi diễn ra bầu cử và, qua đó, góp phần làm tăng nguy cơ sai lệch về quân sự. 
Mới đây, hai trong số các nước ASEAN không liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, cũng tỏ thái độ dè dặt tương tự trước việc Lầu Năm Góc tăng cường dấu ấn của mình và kêu gọi thận trọng. Thông qua Ngoại trưởng của mình, Inđônêxia nói đến “cái vòng luẩn quẩn căng thẳng và thiếu tin tưởng”. Kể cả ở Xinhgapo, nơi đường lối chính trị thường thiên về sức mạnh được cho là có tác dụng cân bằng của lực lượng quân đội Mỹ, Ngoại trưởng nước này cũng tỏ ý lo ngại ASEAN bị kẹt trong cuộc cạnh tranh lợi ích giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn. 
Kể cả ở Mỹ, một số người lên tiếng phê phán việc ưu tiên quân sự mới của nước này dường như nhằm vào Trung Quốc. Trong một bài viết đăng trên tạp chí “Toreign Affairs” số tháng 1-2/2012, ông Zbigniew Brzezinski không cho Mỹ là người trực tiếp gây ra căng thẳng, và có ý định uốn chiến lược ở châu Á theo hướng thân Trung Quốc hơn. Ông giải thích rằng ưu tiên của Oasinhtơn nên là tạo điều kiện để giải quyết xung đột ở châu Á, chẳng hạn giữa Bắc Kinh, Tôkyô và Niu Đêli, và luôn nhớ rằng điều cơ bản là hòa hợp với Trung Quốc về càng nhiều vấn đề càng tốt. 
Với mục đích đó, ông nhấn mạnh Mỹ không nên cho rằng ổn định ở châu Á có thể được bảo đảm bởi một cường quốc không phải châu Á và gợi ý Lầu Năm Góc nên giảm các vụ biểu dương lực lượng cũng như các chuyến tuần tra trên biển và trên không gần Trung Quốc. Cũng trong bài viết đó, ông Brzezinski thậm chí còn khuyên Nhà Trắng tránh xa vấn đề Đài Loan mà ông cho là yếu tố gây căng thẳng thường xuyên với Bắc Kinh. Nhìn chung, chiến lược được ông Brzezinski đề xuất là hoàn toàn ngược lại với chiến lược được Nhà Trắng thực thi. 
Trong số tháng 11/2011 của tạp chí này, ông Kenneth Lieberthal, cựu cố vấn về Trung Quốc của Tổng thống Clinton, cũng nói theo hướng đó và cảnh báo Oasinhtơn về phản ứng của Bắc Kinh vốn cho rằng việc Mỹ chuyển trọng tâm về Thái Bình Dương và châu Á là ý đồ có chủ đích nhằm kìm hãm sự lớn mạnh của mình, và nhấn mạnh đến nguy cơ leo thang quân sự liên quan đến các cuộc tranh cãi lãnh thổ. Ông cũng nhấn mạnh đến mối nguy hiểm nếu quan hệ với Trung Quốc xấu đi trong bối cảnh sự hồ trợ cua Trung Quốc có tính cốt yếu trong việc giải quyết các vấn đề Bắc Triều Tiên và Iran. 
Mặt khác, ông Kenneth Lieberthal bày tỏ lo ngại nếu tình hình kinh tế và tài chính cua Mỹ hiện nay không biến chuyển, Oasinhtơn về lâu dài có thể không có khả năng giữ được cam kết tái chuyển hướng quân sự sang châu Á, từ đó gây thất vọng đáng kể trong các nước Đông Nam Á. Khả năng này xem ra sẽ càng tồi tệ hơn đối với các đồng minh của Mỹ và việc giữ cân bằng ở một vùng nơi Bắc Kinh có được lợi thế ảnh hưởng đáng kể nhờ phát triển nhanh chóng quan hệ thương mại với các nước ASEAN trong khuôn khổ hiệp định trao đổi mậu dịch tự do được ký tháng 1/2010 mà Mỹ không được tham gia. Viễn cảnh bị Mỹ đột ngột bỏ rơi và thất hứa có thể khiến các nước ASEAN bực bội trong khi họ vẫn rất khó chịu với Bắc Kinh và đây cùng là yếu tố gây căng thẳng. 
Cuối cùng, ông Kenneth Lieberthal nói đến tình trạng bất ổn định tiêm tàng của Trung Quốc, vốn đã có dấu hiệu từ trước, và cáo buộc quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đẩy mạnh khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa để bù đắp. Trong bối cảnh các nước ven Biển Đông và Nhật Bản tỏ thái độ cứng rắn vì được Mỹ bảo trợ, khả năng xảy ra sai lầm càng tăng, nhất là khi dư luận Trung Quốc bị tác động bởi lời kêu gọi tái lập sức mạnh và chống lại sự can thiệp của nước ngoài.
Nếu có một thể chế ở Trưng Quốc luôn tỏ thái độ căng thẳng nhuốm màu dân tộc chủ nghĩa và muốn bác bỏ ảnh hưởng từ bên ngoài, với hệ quả có thể cảm nhận trực tiếp được về các vấn đề Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan và ngày càng rõ về Biển Đông và trong cuộc tranh cãi về quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) với Nhật Bản, thì đó chính là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Thể chế quân sự này quả thực coi Biển Đông là biển nội địa của Trung Quốc và không gian triển khai tối ưu đối với tàu ngầm hạt nhân chiến lược của họ đóng căn cứ tại Tam Á, trên đảo Hải Nam. 
Tâm trạng bực bội của Trung Quốc hiện nay chủ yếu xuất phát từ vấn đề nội bộ, trong bối cảnh tác động của các tác nhân khác trong chính sách đối ngoại của nước này, bị suy yếu. Trước khi diễn ra Đại hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc, lời cảnh báo của Bộ Ngoại giao về tác động tiêu cực do thái độ hung hãn của Bắc Kinh, cụ thể là ở Đông Nam Á, cho đến lúc này không nhận được nhiều hồi âm trên chính trường Trung Quốc. 
Trong một bài báo ngày 22/6 đăng trên mạng Jamestown Foundation được nhắc lại trên tờ “Wall Street Journal” ngày 1/7, ông Willy Lop Lam, nguyên là nhà báo của tờ “South China Morning Post” bị sa thải vì những bài viết phê phán Bắc Kinh quá mạnh sau khi Hồng Công được trao trả, đưa ra một bản danh sách dài nhũng sự việc cho thấy Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc có mặt ở mọi nơi và tác động đến chính sách đối ngoại của nước này. 
Bài báo nói đến một chính sách đối ngoại của Trung Quốc ít ăn nhập với mối lo ngại về an ninh của Mỹ và các đồng minh của nước này đối với Iran, Bắc Triều Tiên, hay việc Bắc Kinh có thói quen sư dụng vũ khí kinh tế để “trừng phạt” các nước có quan hệ với Đạtlai Lạtma hay bà Rebiya Kadeer, chủ tịch Đại hội đại biểu Duy Ngô Nhĩ thế giới. Tác giả bài viết nêu ra trước hết một loạt các sĩ quan cao cấp công khai bày tỏ quan điểm dân Tộc chủ nghĩa kèm theo lời đe dọa trực tiếp, đôi khi công khai ám chỉ đến việc từ bỏ chính sách giấu mình chờ thời có tính chiến lược được Đặng Tiểu Bình chủ trương cách đây hơn 20 năm. 
Đô đốc Yang Yi, thuộc Học viện quốc phòng quốc gia, giỏi cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp, cuối năm 2011 khẳng định không thể cứ giữ mãi thế “giấu mình” được nữa khi an ninh và lợi ích quốc gia bị đe dọa. Theo nhân vật này, “cần tiến hành các cuộc tấn công không kéo dài, vừa có hiệu quả vừa rõ ràng”. Luận điểm này được “Global Times”, một tờ báo cỡ nhỏ được nhiều người đọc và thuộc tờ nhân dân Nhật báo, nhắc lại khi khẳng định ngày 11/5 rằng Trung Quốc phải dám bảo vệ các nguyên tắc của mình và không sợ phải đối đầu với nhiều nước cùng một lúc. 
Ngày 23/5, trên tờ báo này, Tướng Luo Yan, Phó chủ tịch Học viện khoa học quân sự, giải thích rằng tình hình đã vượt quá giới hạn cho phép của Trung Quốc và chủ trương “cho Philíppin một bài học”. Cũng viên Tướng Luo Yan này tháng 8/2010 lên tiếng trên tờ “Nhật báo” của quân đội phê phán việc Mỹ mở rộng lợi ích chiến lược đến tận cửa ngõ của Trung Quốc, ở biển Hoàng Hải và Biển Đông. Viên tướng này viết: “Chúng tôi không phải là kẻ thù của một nước nào, nhưng chúng tôi không sợ những ai khiêu khích và không đếm xỉa đến lợi ích sống còn của chúng tôi.” 
Ngày 2/6, tại Xinhgapo, đáp lại bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Léon Panetta, trình bày việc nước này tái triển khai sang châu Á, Tướng Ren Haiquan, Phó chủ tịch Học viện quốc phòng quốc gia, giai thích với giọng điệu hăm dọa rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất và mọi cuộc tấn công vào lợi ích của Trung Quốc sẽ bị đánh trả rất “khủng khiếp”. 
Năm 2010, tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn khu vực ASEAN ở Hà Nội nổ ra tranh cãi về Biển Đông – vốn được Trung Quốc coi như lợi ích sống còn của mình giống như Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương – và sau đó Bắc Kinh đã phải tốn công để điều chỉnh. Nhưng ý tưởng này lại xuất hiện vào tháng Sáu năm nay, trong một bài viết đăng trên tờ “Nhân dân nhật báo”: “Chúng ta phải vạch ra một loạt các chỉ giới ở Biển Đông để Mỹ phải hiểu rằng họ không thể làm những gì mà họ không được làm.” 
Ngay tại Trung Quốc, không phải ai cũng đồng tình với luận điểm hung hãn này. Một số nhà ngoại giao hay nhà nghiên cứu đã úp mở thừa nhận rằng Bộ Ngoại giao không còn hoàn toàn là người cầm trịch chính sách đối ngoại của nước này nữa. Tháng 6/2012, ông Wang Jisi, Trưởng khoa Nghiên cứu quốc tế thuộc Trường đại học Bắc Kinh, chuyên gia về Mỹ, nhắc lại trong một bài viết đăng trên tờ “Global Times” rằng đúng là cân bằng sức mạnh tổng thể đang nghiêng về châu Á, song vị thế quốc tế của Trung Quốc không được nâng lên. Sau khi phân tích một số điểm yếu của tình hình trong nước ở Trung Quốc, ông nói thêm rằng sự lớn mạnh và những sáng kiến của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc khiến các nước láng giềng của Trung Quốc và Mỹ hoài nghi về thực tế của khái niệm “phát triển hòa bình”, ông nói thêm rằng tình thế này nhìn chung làm suy yếu an ninh của Trung Quốc. 
Nhưng nếu cần có bằng chứng để cho thấy chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang trở thành ván cá cược trong cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và Bộ Ngoại giao, chỉ cần đọc bài báo đăng ngày 12/7 trên tờ “New York Times” của ông Zhao Mingzhao, chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu thế giới đương đại trực thuộc Ban đối ngoại Đảng cộng sản Trung Quốc, có nhan đề “Trở ngại đối với cường quốc Trung Quốc”, trong đó ông đưa ra lập luận về các thách thức an ninh mà Trung Quốc đang phải đối mặt. 
Ý chủ đạo trong bài này trước hết là đặt lại vấn đề đối với sức mạnh thực sự của Trung Quốc, khi tác giả nhắc lại rằng 36% dân số vẫn sống với chưa đến 2 USD/ngày, trong khi thành tựu của nước này về phát triển dân số và Tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người vẫn là rất thấp. Tác giả bài báo nói thêm rằng tăng trưởng của Trung Quốc là mất cân bằng và mong manh về dài hạn do bị đe dọa bởi tình hình xã hội không chắc chắn và xâm phạm môi trường không thể khắc phục được.
Rõ ràng, ý định ở đây là cho thấy ý đồ tạo dựng sức mạnh quân sự, trong trường họp tốt nhất, là còn quá sớm và, trong trường hợp tồi tệ nhất, là hiểu sai, trong bối cảnh điều chủ yếu là phải kết hợp ngoại giao và phát triển sức mạnh quân sự, đồng thời tận dụng một cách tốt nhất tiềm năng dân sự của đất nước, vì an ninh của đất nước và, như vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm về tiến bộ con người và xã hội. Trong một thế giới phức tạp đang biến chuyển nhanh chóng, không một nước nào có thể bỏ qua đòn bẩy sức mạnh mềm có được nhờ đa dạng hóa và có nhiều mối quan hệ quốc tế, vấn đề mà hiện nay Bắc Kinh không làm chủ được.
Sử dụng quá mức lập luận chỉ có sức mạnh quân sự sẽ khiến các đối tác của Trung Quốc quay sang chống lại Trung Quốc và làm suy yếu vị thế chiến lược của nước này. Ông Zhao Mingzhao ám chỉ đến đối thoại với ASEAN khi nói thêm rằng nếu Bắc Kinh muốn thuyết phục các đối tác của mình rằng mình chân thành muôn có hòa bình thì cần phải tham gia có hiệu quả hơn vào trao đổi đa phương. 
Cuôi cùng, trong một câu gửi gắm đến giới quân sự, mà ông có ý ngầm nói rằng họ đã lấn sân lĩnh vực ngoại giao của Trung Quốc, ông Zhao Mingzhao nói rằng ý muốn mãnh liệt nhất của một nước mạnh là sử dụng sức mạnh của mình hay đúng hơn là “lãng phí” nó. Trong những năm tới, Trung Quốc cần kìm hãm ý muốn trở thành đế chế mà phải tỏ ra có chừng mực về chiến lược, cụ thể là về các cuộc tranh cãi chủ quyền với các nước láng giềng trong bối cảnh khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa gia tăng cho dù đi đến quyết định đó không phải là dễ. Ông Zhao Mingzhao nhắc lại rằng “tốt nhất vẫn nên là kẻ thù của cái xấu” và cảnh báo khuynh hướng Trung Quốc tích lũy sức mạnh, đồng thời khích lệ chính quyền nước này lắng nghe các nước khác và gò mình theo luật pháp quốc tế vì “không còn sự lựa chọn nào khác”. 
Về quan hệ với Mỹ, ông Zhao Mingzhao chủ trương một chiến lược cân bằng hơn và chỉ ra nguy cơ tập trung thù địch chống Oasinhtơn. Đổi lại, ông khích lệ cộng đồng quốc tế và Mỹ “quan tâm hơn đến khó khăn, nguyên vọng và mối lo ngại của Trung Quốc đang tìm kiếm năng lượng và tài nguyên cũng như những trở ngại đối với sức mạnh” của nước này. Ông nhắc lại rằng lối nói phóng đại năng lực của Trung Quốc và bôi xấu ý định của nước này có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến xung đột. 
***
 TTXVN (Hồng Công 25/7)
 i viết  trên tờ “Tín báo của Hoàng Bá Nông-Phó Giáo sư khoa Khoa học Xã hội ứng dụng Đại học Thành thị Hồng Công. 
Sau khi bùng phát căng thẳng giữa Trung Quốc và Philíppin tại đảo Hoàng Nham (bãi đá ngầm Scarboroug) hồi tháng 4 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết Mỹ không những sẽ chuyển 60% lực lượng hải quân Mỹ tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mà còn đề xuất điều nhiều tàu chiến hơn đến vịnh Cam Ranh của Việt Nam. 
Điều này không chỉ thống nhất với chính sách “trở lại châu Á” của Mỹ, tiến thêm một bước “ráp nối” hiệu quả với các nước nhỏ ở xung quanh Trung Quốc, gián tiếp cổ vũ họ đối kháng với Trung Ọuốc trong các vấn đề lãnh thổ, chủ quyền, kinh tế và tài nguyên…       
Dù dư luận có muốn hay không, tình hình Biển Đông đã ở trong trạng thái bất ổn. Nhưng, theo phân tích, quan sát của các bên đối với quân đội – chính quyền trong nước (Trung Quốc) trong 2 tháng qua, ngoài việc tăng cường kết đồng minh với Nga, Bắc Kinh vẫn cần thời gian để vạch ra một sách lược khá toàn diện nhằm đáp lại sự “quay trở lại châu Á” của Mỹ. 
Tác giả cũng lo rằng cùng với sự quay trở lại Đông Á và Đông Nam Á của quân đội Mỹ, tính bất ổn của Biển Đông sẽ ảnh hướng tới Hồng Công (hiện) đang là trọng điểm kinh tế thương mại và vận tải đường thủúy khu vực. 
Các vòng vây của M bao trùm Âu – Á 
Trong thế kỷ trước, chính sách đối với châu Á của Mỹ là thống nhất và rõ ràng. Được xây dựng trên cơ sở “chủ nghĩa hiện thực địa chính trị Anh- Mỹ” với lý luận “trục trung tâm” của Huân tước Halford Mackinder, có thể thấy rõ hơn dấu tích của lý thuyết này trong việc bố trí “lấy châu Á làm trục trung tâm” trong chính sách “trở lại châu Á” của Mỹ. 
Cái gọi là “trục trung tâm” tức là lấy bình nguyên Xibêri của Nga làm tâm trục của khu vực Âu – Á. Do Nga có bức bình phong bảo vệ tự nhiên: biển băng, đầm hồ, núi cao, sa mạc, thêm vào đó là thời tiết cực kỳ khắc nghiệt nên không một sức mạnh nào có thể tấn công. 
Cùng với sự trỗi dậy của Liên Xô sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, chính thể “tự do dân chủ” phương Tây bị đe dọa bởi “quốc tế cộng sản” nên vội vàng tìm phương án “giải cứu”, trước tiên Mackinder đề xuất vành đai inner crescent (vành bên trong hình trăng khuyết) bao gồm lục địa châu Âu, Trung Đông, Nam Á và Đông Á, tạo thành “quyền lực trục trung tâm” của thế bao vây; tiếp đó liên kết với sức mạnh trên biển của Anh, Mỹ, Đông Nam Á, Ôxtrâylia và Nhật Bản để tạo thành thế bao vây vành đai “outer crescent” (vành bên ngoài hình trăng khuyết). 
Cùng lúc đó, cha đẻ học thuyết “bao vây” của Mỹ là Nicholas Spykman đã đưa lý luận của Mackinder vào ứng dụng, ông ta đã xây dựng chính sách bao vây Liên Xô và Trung Quốc sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, và điều này đã có ảnh hưởng sâu rộng mãi tới sau này. 
Trọng điểm “bao vây” nằm “cân bằng” 
Chủ trương của Spykman và Mackinder có điểm chung và điểm riêng. Điểm chung là họ cho rằng mục đích của chính sách bao vây không nằm ở tấn công và chiếm lĩnh mà là ở việc đạt được hiệu quả “cân bằng sức mạnh”. 
Do rất khó khăn và cũng không cần thiết phải tấn công Liên Xô nhằm bảo vệ lợi ích của phương Tây, nên Mỹ chỉ có thể không ngừng thúc đẩy, khiến quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc với các nước láng giềng biến hóa bất thường, lúc bạn lúc thù và phân hóa mê hoặc tạo ra hiệu quả gián tiếp thông qua việc cân bằng và ngăn chặn Liên Xô và Trung Quốc phát triển thế lực ra bên ngoài, từ đó bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. 
Nhưng Mackinder là người Anh còn Skykman là người Mỹ, chủ trương chính sách của hai người đều vì “chủ” của mình. Chủ trương của Mackinder là ai có thể khống chế được Đông Âu thì có thể khống chế được “trục trung tâm”, ai có thể thống trị được “trục trung tâm” thì có thể thống trị được “lục địa lớn của thế giới” (tức châu Á-Âu-Phi), ai thống trị được “lục địa lớn của thế giới” thì có thể thống trị được cả thế giới. 
Còn Spykman lại chủ trương ai có thể khống chế được vành đai “inner crescent” thì có thể thống trị được Âu – Á, ai có thể thống trị được Âu – Á thì có thể khống chế được vận mệnh cả thế giới. 
Vì thế, hiện tại Mỹ “lấy châu Á làm trục trung tâm”, dùng nó để bao vây Nga và Trung Quốc – hai lực lượng có sức mạnh trên bộ lớn nhất Âu – Á, lấy đó làm “trục” khống chế thế giới. 
Tác giả cho rằng dưới tiền đề “bao vây tức cân bằng sức mạnh”, nước Nga có do Đảng Cộng sản lãnh đạo hay không cũng không thay đổi được sự bao vây của Mỹ đối với hai lực lượng có sức mạnh trên bộ này. Có thế thấy từ rất lâu, Mỹ đã nhìn thấy lợi ích quốc gia và sự phát triển tương lai gắn chặt với các nước trên thế giới, có thế giải thích được vì sao Mỹ ra sức can thiệp vào các nước khác, duy trì cân bằng sức mạnh toàn cầu lấy lợi ích của Mỹ làm trung tâm. 
Đủ sức ứng phó vi 2 cuộc chiến 
Tác giả cho rằng Bắc Kinh nên chủ động quan hệ tốt đẹp với Đài Bắc, tăng cường ngoại giao “phi chính thức” với Đài Loan và cho phép Chính quyền Đài Bắc quyền phát ngôn mang tính tích cực về chủ quyền Biển Đông. Do Mỹ và Nhật Bản cùng Đài Loan, Philíppin đều đã ký Hiệp ước Đảm bảo an ninh nên Đài Loan tham gia vấn đề Biển Đông không chỉ tạo ra hiệu quả gián tiếp trong việc trung hòa Mỹ bán vũ khí cho Đài Bắc với Mỹ bán vũ khí cho Philíppin, càng có thể đẩy Mỹ rơi vào hoàn cảnh ngoại giao khó khăn giữa Đài Loan-Nhật Bản và Đài Loan-Philíppin, làm rối loạn chuỗi đảo thứ nhất. 
Trong khi xác định lại đường lối chiến lược toàn cầu, Trung Quốc cần phải nhớ đến nhừng bất lợi trong cuộc chiến tranh Trung Quốc- Mianma thời vua Càn Long đời nhà Thanh (1764-1769). Khi đó thiên tài quân sự triều đình Mianma Hsinbyshin không ngừng phát triển ra bên ngoài, cưóp bóc lãnh thổ và tài nguyên Xiêm La (Thái Lan) và Trung Quốc, dẫn 4 vạn binh mã đồng thời tiêu diệt kinh thành của vua Ayutthaya (Xiêm La) và đẩy lùi 4 lần quân Thanh xâm phạm bờ cõi phía Bắc Mianma. 
So sánh với quân Mỹ có thể một lúc tiến hành 1,5 cuộc chiến, Mianma đã chứng minh một nước nhỏ châu Á có thể cùng lúc giành được thắng lợi ở hai chiến trường. Chính vì vậy, Trung Quốc càng cần thận trọng khi nhìn nhận “nước yếu”, soi xét cần rõ ràng, thưởng phạt cần có chừng mực bởi vì cho dù là nước nhỏ hay nước yếu đều có khuynh hướng và năng lực phát triển ra bên ngoài và cân bằng thế lực quấy nhiễu. 
Nên nhanh chóng thành lập hệ thống tình báo 
Trong hai tháng căng thẳng giữa Trung Quốc và Philíppin, tác giả có một ấn tượng khi tiếp xúc giao lưu với các cơ quan chính đảng địa phương trong nước: do các ngành chưa thật phối hợp với nhau, không thể trao đổi tình báo với nhau, thêm vào đó là sự đối lập giữa quân đội và bè phái trong đảng, do đó có được kết cục hòa bình sau sự đối đầu ở đảo Hoàng Nham là điều thực sự may mắn. 
Trung Quốc đã lợi dụng thủ đoạn gây rắc rối cho ngành du lịch và xuất khẩu hoa quả của Philíppin, trừng phạt Manila. Cuộc chiến thương mại trong tương lai giữa Trung Quốc và các nước Đông Á, Đông Nam Á sẽ là xu thế lớn. Để tránh bị tấn công và chịu tổn thất kinh tế quá lớn, Trung Quốc cũng như Hồng Công thực sự cần đề ra phương án ứng phó, cần xây dựng kho tư liệu các nước châu Á, định kỳ tiến hành phân tích và đánh giá rủi ro, một mặt có thể đưa ra các thông tin đúng lúc cho các bên, ngoài ra có thể cùng nhau giám sát an ninh khu vực, nâng cao ý thức an ninh khu vực cho người dân. 
***
TTXVN (Bắc Kinh 24/7) 
Tạp chí “Trung Quốc ngày nay” số tháng 7/2012 đăng bài của học gi Ngô Kiến Dân, từng là Vụ trưởng Vụ báo chí - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, với tựa đề “Gạt b chủnghĩa dân tộc hẹp hòi”. Dưới đây là nội dung bài viết: 
Cùng với sự tiến bộ của Trung Quốc trong các phương diện, xã hội Trung Quốc cũng đã từng bước đi đến đa nguyên. Có người nói, hiện nay Trung Quốc đang ở “thời kỳ trăm nhà đua tiếng lần thứ ba”. Trong quá trình đua tiếng nói trên, điều đáng để chúng ta cảnh giác là một thứ tình cảm dân tộc hẹp hòi đang ngóc đầu dậy. 
Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi cho rằng mình là ưu tú nhất, mù quáng bài ngoại. Tình trạng nói trên xuất hiện là có tính tất yếu. Thông thường một nước khi trỗi dậy thì chủ nghĩa dân tộc cũng lây lan tràn ngập khắp nơi, Trung Quốc về đại thể cũng không ngoại lệ. Vậy chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi ở Trung Quốc hiện nay có những biểu hiện như thế nào? 
Biêu hiện thứ nhất: Nói Trung Quốc là bên bị thiệt hại trong hợp tác quốc tế 
Có người cho rằng sau khi cải cách mở cửa, Trung Quốc tiến hành hợp tác quốc tế, tiền phần lớn đều bị người nước ngoài đem đi hết, tiền người Trung Quốc kiếm được là tiền mồ hôi và máu, chúng ta đang tiếp tục bị các nước phương Tây bóc lột, chúng ta không phải là người thắng mà là người thua. 
Đương nhiên cách nhìn nhận này có căn cứ sự thực nhất định, nhưng chúng ta cần phải nhìn nhận một cách toàn diện. Trung Quốc phát triển chỉ có thể đi từng bước một. Khi mở cửa, chúng ta không có kỹ thuật, vốn và phương pháp quản lý tiên tiến. Cái mà chúng ta có là sức lao động khó nhọc và thị trường. Hơn nữa thị trường của chúng ta lúc đó rất hạn chế, không được như hiện nay. Muốn hợp tác với người nước ngoài thì phải để cho đối phương có lợi, nếu không họ sẽ không đến. Kinh tế chúng ta phát triển là bắt đầu như vậy, đến năm 2010 Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cải cách mở cửa đã làm cho người dân cả nước được hưởng lợi ích. Hiện nay cung cầu trên thị trường Trung Quốc không còn giống như trước khi cải cách mở cửa. Hiện nay chúng ta mở rộng hợp tác, mọi người đều phát huy ưu thế của mình, đã thực hiện cùng thắng và cùng có lợi. 
Biểu hiện thứ hai: Thách thức chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng khai thác” do Đặng Tiểu Bình đề xuất, mà kêu gọi, cổ vũ sử dụng vũ lực 
Một số năm gần đây xu hướng Trung Quốc trỗi dậy mạnh hơn, tâm trạng thiếu tin cậy lẫn nhau về chiến lược giữa Trung Quốc với các nước như Mỹ, Nhật Bản đang phát triển, chúng ta đang tăng cường đề phòng với chính mính. Thái độ lo ngại, ưu tư, thậm chí sợ hãi của các nước láng giềng xung quanh đối với chúng ta đang tăng lên. Trong vấn đề Nam Hai, tranh chấp giữa chúng ta với các nước láng giềng về chủ quyền và lãnh thổ nổi lên rõ rệt, liên tục xảy ra va chạm. 
Làm thế nào để có thể giải quyết thỏa đáng những tranh chấp đó? Ngay từ đầu những năm 1980 đồng chí Đặng Tiểu Bình đã đề xuất chủ trương chủ quyền thuộc về ta, gác lại tranh chấp, cùng khai thác. Hôm nay có người lại ngang nhiên thách thức phương châm nói trên của đồng chí Đặng Tiểu Bình, chủ trương giải quyết thông qua vũ lực. 
Cần phải biết rằng Đặng Tiểu Bình đề xuất phương châm nói trên tuyệt đối không phải ngẫu nhiên, mà đã xem xét đến sự thay đổi của thời đại, đã từ thời đại chiến tranh và hòa bình chuyển sang thời đại hòa bình, phát triển là chủ đề chính. Xuất phát từ tư tưởng nói trên, đồng chí Đặng Tiểu Bình đã đề xuất ý tưởng “một nước hai chế độ”, đã giải quyết thỏa đáng vấn đề thu hồi Hồng Công và Ma Cao, được cộng đồng quốc tế khẳng định và ca ngợi. 
Cùng với quá trình thay đổi của thời đại, mưu cầu hòa bình, tìm kiếm phát triển, thúc đẩy hợp tác đã trở thành dòng thác của thời đại không thể cưỡng lại được. Trong thập niên đầu của thế kỷ 21, Trung Quốc phát triển mạnh là đã thuận theo trào lưu của dòng thác này. Về vấn đề Nam Hải, phương châm đồng chí Đặng Tiểu Bình đề xuất có thể giải tỏa được tranh chấp lãnh thổ của chúng ta với nước láng giềng, thực hiện kết cục cùng có lợi và cùng thắng.
Ngay nay khi thế giới đã tiến vào thế kỷ 21, trong quan hệ quốc tế có sự thay đổi lớn, đúng như Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã phát biểu tại phiên họp lần thứ 65 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 23/9/2010: “Dựa vào chiến tranh để giải quyết vấn đề cuối cùng đã trở nên lạc hậu. Trong thế kỷ 21 đã xảy ra ba cuộc chiến tranh ở Ápganixtan, Irắc và Libi. Nói về hai cuộc chiến ở Ápganixtan và Irắc, so sánh lực lượng giữa hai bên là hoàn toàn không tương xứng, Mỹ và phương Tây chiếm ưu thế tuyệt đối, nhưng sự thực chúng minh chiến tranh không giải quyết được vấn đề, mà đã mang lại cho Mỹ và phương Tây vô vàn phiền phức. 
Ngay nay, xung quanh vấn đề Nam Hải, tránh chấp giữa chúng ta với các nước láng giềng có thể giải quyết được thông qua đàm phán hòa bình. Việc chúng ta thông qua đàm phán ngoại giao, hoạch định xong đường biên giới với 12 quốc gia chính là một ví dụ để chứng minh. 
Biểu hiện thứ ba: Một khuynh hướng mù quáng bài xích các công ty xuyên quốc gia 
Trung Quốc phát triển mạnh là có quan hệ mật thiết với các công ty xuyên quốc gia có mặt tại Trung Quốc. Sự có mặt các công ty này đã mang đến cho chúng ta những ý tưởng tiên tiến, công nghệ tiên tiến và phương thúc quản lý tiên tiến, thúc đẩy Trung Quốc phát triển mạnh. Trong mộl thời gian dài từ khi cải cách mở cửa đến nay, chúng ta đã có thái độ hoan nghênh đối với các công ty xuyên quốc gia, nhưng đến nay ở một số địa phương Trung Quốc đã bắt đầu có khuynh hướng bài xích họ. 
Công ty xuyên quốc gia là thể truyền dẫn quan trọng thúc đẩy toàn cầu hóa, toàn cầu hóa đã thúc đẩy nhân loại văn minh tiến bộ. Không còn nghi ngờ gì, công ty xuyên quốc gia có tính ưu việt rất lớn, có thể giúp cho các yếu tố sản xuất được huy động và vận dụng tối ưu. Công ty xuyên quốc gia đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến cũng là điều không còn phải nghi ngờ. Hiện nay chẳng phải chúng ta cũng đang cần phát triển công ty xuyên quốc gia của mình hay sao? Việc bài xích các công ty xuyên quốc gia, đó chính là bài xích lực lượng sản xuất tiên tiến, mà người lỗ vốn sẽ chính là bản thân chúng ta. 
Ngày nay quan hệ giữa Trung Quốc với thế giới đã khác trước. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã chỉ rõ: “Trung Quốc phát triển gắn liền với thế thế giới phồn vinh ổn định cũng gắn liền với Trung Quốc”. Đại cục là như vậy. Lẽ nào chúng ta có thể hoàn toàn không cứu xét đến đại cục này? 
Trung Quốc muốn tiếp tục phát triển, muốn tiếp tục tiến lên thì phái kiên trì cải cách mở cửa, phải gạt bó chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét