Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Tin ngày 27/7/2012

  • Thiên tai : Bắc Kinh dọa trừng phạt cư dân mạng chỉ trích chính quyền (RFI) – Hôm nay 26/07/2012, chính quyền Bắc Kinh thông báo sẽ trừng phạt những người sử dụng Internet để chỉ trích chính quyền sau vụ lụt lội tại thủ đô Trung Quốc làm 37 người chết vào cuối tuần qua. Người dân thủ đô Bắc Kinh, nghĩ là con số nạn nhân cao hơn là số liệu do chính phủ đưa ra.
  • Chiến sự tiếp diễn dữ dội ở thành phố Alep (RFI) – Giao tranh diễn ra rất ác liệt vào hôm nay, 26/07/2012, giữa quân đội Syria và lực lượng nổi dậy, ở nhiều khu phố tại Alep, thành phố lớn thứ nhì của Syria và là buồng phổi kinh tế của đất nước này. Theo AFP, các cuộc chạm súng diễn ra ở khu phố Mohafaza, trong lúc đạn pháo rơi xuống Machhad và Saleheddine.
  • Cuba thả một số nhà đối lập bị bắt khi dự đám tang của ông Oswaldo Paya (RFI) – Nhà đối lập nổi tiếng, Guillermo Farinas, trong số những người bị bắt, cho AFP biết là ông bị giữ khoảng 9 tiếng đồng hồ ở trường cảnh sát Tarara, khu phiá Đông La Habana, cùng với 20 người khác. Sau đó họ đã chở ông về nhà. Ông còn cho biết là đã bị thoi vào mặt để buộc ông lên xe chở đến nơi giam giữ. Những người khác cũng bị đánh như ông.
  • Mùa hè nóng bỏng của kinh tế Tây Ban Nha (RFI) – Nỗi lo kinh tế châu Âu là chủ đề bao trùm các báo Pháp ra hôm nay. Nếu như hầu hết các báo đều có ít nhất một bài liên quan đến thông báo của chính phủ Pháp hôm qua nhằm cứu vớt ngành công nghiệp xe hơi của nước này  thì nhật báo Liberation lấy trường hợp Tây Ban Nha làm chủ đề chính bằng một từ cô đọng “thua lỗ”, viết bằng tiếng Tây Ban Nha.

  • Hy Lạp phải tiết kiệm thêm 11,6 tỷ euro trong tài khóa 2013 và 2014 (RFI) – Tối ngày 25/07/2012, chính phủ Hy Lạp Athènes và ba nhà tài trợ quốc tế – Liên Hiệp Châu Âu, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế – đồng ý về khoản tiết kiệm thêm 11,6 tỷ euros trong ngân sách của hai năm sắp tới. Kế hoạch tiết kiệm cụ thể sẽ được thông báo vào cuối tuần.
  • Vợ của ông Bạc Hy Lai bị truy tố về tội cố sát (RFI) – Tân Hoa Xã hôm nay, 26/07/2102 loan tin là bà Cốc Khai Lai, vợ của cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh, cùng với một người làm việc nhà, gần đây đã bị truy tố với tội danh cố sát. Hãng tin chính thức Trung Quốc cho biết tòa “đã thẩm vấn hai nghi can và nghe ý kiến của luật sư bào chữa”.
  • Với vợ bên cạnh, Kim Jong-Un muốn chứng tỏ sự chín chắn (RFI) – Sau nhiều tuần lễ với biết bao lời đồn đoán, hôm qua 25/07/2012, Bình Nhưỡng đã xác nhận rằng phụ nữ bí ẩn vẫn xuất hiện bên cạnh ông Kim Jong-Un thời gian gần đây chính là vợ của lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Đây là một thông báo bất thường trong một quốc gia vốn vẫn giữ bí mật mọi chuyện và hành động này có lẽ nhằm chứng tỏ sự chín chắn của nhà lãnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên.
  • Anh ruột tổng thống Lee Myung Bak bị truy tố về tội nhận hối lộ (RFI) – Hôm nay 26/07/2012, ngành tư pháp Hàn Quốc chính thức truy tố ông Lee Sang Deuk, 76 tuổi và cũng là anh ruột đương kim tổng thống Lee Myung Bak về tội nhận 600 triệu won tiền hối lộ từ phía hai ngân hàng tiết kiệm và 157 triệu của một tập đoàn dệt may. Hôm 24/07, tổng thống Hàn Quốc đã chính xin lỗi toàn dân về vụ bê bối tài chính của người anh trai.
  • Tình trạng nhân quyền Trung Quốc xấu đi (RFI) – Trả lời báo chí hôm qua 25/07/2012, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách về nhân quyền, ông Michael Posner đã đánh giá như trên, sau khi kết thúc hai ngày họp với đại diện của Trung Quốc tại Washington trong khuôn khổ cuộc hội thảo lần thứ 17 của đối thoại Mỹ-Trung.
  • Bóng đá, điền kinh và bơi lội : những ngôi sao Olympic 2012 (RFI) – Gần ba phần tư nhân loại, tức là cứ trên 4 người là có 3 người có ý định theo dõi chương trình Thế Vận hội Olympic Luân Đôn 2012, vậy thì mùa thế vận năm nay có những gì đáng xem nhất ? Bóng đá, điền kinh và bơi lội là những bộ môn thể thao được khán giả ưa chuộng nhất.
  • Tàu cá Trung Quốc áp sát đảo Pag-asa do Philippines kiểm soát (RFI) – Nhật báo Philippines Daily Inquirer hôm nay 26/07/2012 loan tin là có khoảng 20 tàu cá Trung Quốc, với sự hộ tống của ít nhất hai khu trục hạm, đã được triển khai xung quanh đảo Pag-asa (mà Việt Nam gọi là đảo Thị Tứ, hiện do Philippines chiếm đóng), một hành động có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng ở khu vực quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.
  • TNS Jim Webb lo ngại về Trung Quốc (BBC) – Thượng nghị sĩ Jim Webb đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ ‘làm rõ với Trung Quốc về tình hình Biển Đông’ và báo cáo lại cho Quốc Hội.
  • Danh Ca Elton John: Cựu TT Bush Giúp Bệnh Nhân AIDS Mạnh Nhất (VietBao)WASHINGTON – Danh ca Elton John từng gọi TT George W. Bush là điều tệ hại nhất chưa từng xẩy ra tại Hoa Kỳ đã mô tả cựu TT Bush bằng cách khác trong 1 cuộc phỏng vấn hôm Thứ Ba, rằng ông Bush đã hành động tích cực nhất để chống bệnh AIDS.
  • Utah: 1 Ông Sống Chung 4 Vợ, Kiện Đòi Hợp Thức Hóa (VietBao)SALT LAKE CITY – Kody Brown và 4 người vợ muốn điều mà mọi gia đình muốn, là cuộc sống riêng tư tại nhà của mình, không bị chính quyền nhòm ngó, và ngoài mối đe dọa bị truy tố về tội hình – họ cả quyết tình yêu thương lẫn nhau.
  • Nga: Mỹ Biện Minh Khủng Bố Về Đánh Bom Syria (VietBao)MOSCOW – Ngoại trưởng Nga mô tả phản ứng của Washington tiếp theo vụ đánh bom tại thủ đô Syria hôm Thứ Sáu là biện minh chủ nghĩa khủng bố – Bộ ngoại giao Hoa Kỳ nói các vụ khủng bố tại Syria là không ngạc nhiên tiếp theo các hành động của chế độ Bashir al-Assad.
  • CS Trung Quốc: Kiên Trì Con Đường Chính Trị XHCN (VietBao)Lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đang nhấn mạnh sự cần thiết phải kiên trì vào con đường xã hội chủ nghĩa theo đặc tính Trung Quốc. Điều này không những là con đường chính trị của Trung Quốc phải theo, nhưng nó cũng phác hoạ toàn thể cái thế thực tế phức tạp của dân tộc Trung quốc.
  • Thế vận hội : Từ Luân Đôn 2012 nhìn lại Bắc Kinh 2008 (RFI) – Olympic 2012 đã gần kề, nên báo chí Pháp hôm nay dành nhiều bài vở để nói về Thế vận hội Luân Đôn. Báo Le Figaro chạy hàng tựa đậm : Cơn sốt tăng nhanh tại thủ đô Anh. Báo La Croix đăng tít lớn : Tăng cường an ninh, đề phòng bất trắc. Chỉ có tờ Libération nhân kỳ Olympic Luân Đôn 2012, mới nhìn lại Thế vận hội Bắc Kinh 2008.

TS Đinh Xuân Quân – Việt Nam “Có thể làm gì” và “Cần làm gì” với ASEAN?


TS Đinh Xuân Quân - Diễn đàn Thế kỷ
Ngày 13 tháng 7 năm qua, Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN thứ 45 tại Phnom Penh đã chấm dứt mà khối Asean đã không thể đưa ra thông cáo chung.  Việc này do “Campuchia không muốn đưa tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Philippines với Trung Quốc” vào tuyên bố chung. Đây là một thành công tạm thời của Trung Quốc trong việc chia rẽ ASEAN.
Thái độ của Campuchia đã làm nhiều người kinh ngạc và dư luận tố cáo Campuchia là con ngựa mồi của Trung Quốc, là kẻ phá vỡ khối đoàn kết ASEAN. Indonesia đã dùng ngoại giao con thoi nhằm hàn gắn quan hệ giữa Việt Nam và Philippines với Campuchia về Biển Đông.
Vào ngày 20/07/2012, các NT trưởng khối ASEAN/ đã đồng ý với nhau trên sáu nguyên tắc về vấn đề Biển Đông, nhưng vẫn không đưa ra được một thông cáo chung. Sáu nguyên tắc về vấn đề Biển Đông gồm cam kết kềm chế; dùng luật biển LHQ; không sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp chủ quyền và cố gắng đạt đến một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông để làm dịu căng thẳng và ngăn ngừa xung đột ở vùng này.
Khi loan báo tuyên bố 6 nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, NT Cam Bốt, ông Hor Nam Hong, cũng tiếp tục cáo buộc Manila và Hà Nội đã khiến cuộc họp vào tuần trước không đưa ra được một thông cáo chung.
Theo GS C. Thayer thì Trung Quốc đang đáp trả lại việc chống cự từ Philippines và Việt Nam bằng những hành động được tính toán cẩn thận./ Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật đe dọa để chia rẽ ASEAN, hòng khiến Philippines cũng như Việt Nam rút lui trong việc bảo vệ chủ quyền. Việc nước này cử một đội gồm 30 tàu cá và tàu hộ tống cũng nhằm chứng minh rằng nước này có thể triển khai một số lượng tàu lớn để áp đảo khả năng bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Tranh chấp tại Scarborugh, quyết định đồn trú quân ở đảo Phú Lâm – Woody và việc điều động đội tàu đánh cá và lập cơ sở đồn trú – cho thấy Trung Quốc đang đi một bước cố ý nhằm tăng áp lực lên Việt Nam và Philippines. Các sự kiện tại Scarborough, tại Pnom Penh, v.v… là những quyết định có tính toán kỹ lưỡng về mặt chiến thuật.
Ngày 24/07/2012 Tổ chức International Crisis Group (ICG)/ cho là những căng thẳng tại Biển Đông có thể leo thang thành xung đột quân sự.  ICG cho rằng Trung Quốc đã tích cực khai thác những chia rẽ trong nội bộ ASEAN và theo nhận định của họ, khi nào ASEAN không có chính sách đồng nhất về Biển Đông, thì sẽ không thể đề ra những quy tắc có tính cưỡng chế thi hành về việc giải quyết các tranh chấp.
Tại sao Campuchia lại hành động như vậy? Trong ván cờ Biển Đông VN có thể và cần làm gì?
TQ tại Campuchia
Tại ASEAN, Campuchia có thể là con ngựa mồi của Trung Quốc nhưng không chỉ có Campuchia mà còn có Lào, Myanmar, Thái Lan và kể cả Việt Nam nữa là được coi là thân Trung Quốc.  Trong nhiều năm qua Trung Quốc đã “rảnh tay” vuốt ve ASEAN và ảnh hưởng thương mại và kinh tế càng ngày càng gia tăng đối với ASEAN.
Từ 1994 đến 2011, Trung Quốc đã đầu tư trên 8,8 tỷ USD tại Campuchia trong các ngành thủy điện, khoáng sản, dệt may, ngân hàng, tài chánh, du lịch và công nghiệp, và gần đây hơn, vào công tác dò tìm dầu khí trong nội địa Campuchia. TQ còn hứa cho Phnom Penh vay với lãi suất thấp vào bảy lãnh vực chính như tài chánh, y tế, hàng không, thông tin, giao thông vận tải, đặc biệt là 430 triệu USD để nâng cấp các cơ sở hạ tầng và 20 triệu USD để xây dựng quân y viện và trường đào tạo quân sự.
Trung Quốc còn là nhà tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất tại Campuchia với hơn 2,1 tỷ USD như xây dựng và nâng cấp các quốc lộ (1, 2, 3, 4, 6, 7) nối liền biên giới Lào và cao nguyên phía đông đến Vịnh Thái Lan và cảng Kompong Som.
Campuchia đã áp dụng thái độ hai mặt – một chính sách hàng hai để thoát khỏi gọng kìm giữa Việt Nam và Thái Lan.  Đối với Campuchia Trung Quốc ngày nay giống như Pháp vào cuối thế kỷ 19/ là cường quốc bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ Campuchia trước sự “chèn ép” của Thái Lan, như tại đền Preah Vihear, và Việt Nam trong việc phân chia ranh giới dọc khu vực Takeo và Svay Rieng.  Trước những tranh chấp hiện nay trên Biển Đông, thái độ của Phnom Penh là trung lập, cũng như Sihanouk trước kia trong cuộc chiến Đông Dương (1965-1975).
Chính quyền Khmer ngả theo Trung Quốc vì các lợi ích kinh tế, chính trị và quân sự. Đừng quên gần đây TQ đã viện trợ quân sự cho Campuchia để giúp trong các tranh chấp Thái-Campuchia.Trước đây, Việt Nam đã giúp chính quyền Hun Sen kể cả việc giúp ông này tiêu diệt và bóp nghẹt các phe đối lập.
Đối với 10 nước ASEAN, mối lo ngại chính của các quốc gia ASEAN là chính sách “tằm ăn dâu” ngậm từ từ nhưng chắc chắn của Trung Quốc về chính trị và kinh tế trên năm quốc gia là Myanmar (Miến Điện), Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.  Các nước này gần như trong tay Trung Quốc vì doanh nhân Trung Quốc đã nắm toàn bộ mọi sinh hoạt về kinh tế và thương mại.
Ván cờ Biển Đông  
ASEAN gồm 10 nước nhưng chỉ có 5 nước: Malaysia; Indonesia; Brunei; Philippines và VN là bị “lưỡi bò” ảnh hưởng và có tranh chấp tại Biển Đông với Trung Quốc.
Trung Quốc đã ký DOC (declaration of conduct – bản Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông) từ 2001 và mãi đến 2011 mới nói về bản áp dụng DOC.  Họ chỉ muốn thương thuyết song phương cốt phá thế hợp tác của ASEAN trong vấn đề BĐ. Đối với Trung Quốc, “cốt lõi của vấn đề Nam Hải/Biển Đông là tranh chấp chủ quyền và phân giới vùng biển xung quanh quần đảo Nam Sa/Trường Sa giữa các nước liên quan. TQ vẫn cho rằng họ “có cơ sở lịch sử và pháp lý đầy đủ” về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố là Bắc Kinh sẵn sàng cùng các nước ASEAN, thực hiện “toàn diện và hiệu quả” bản Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông.  Trung Quốc sẵn sàng thảo luận với ASEAN để đạt được một Bộ quy tắc ứng xứ trên Biển Đông. Họ nói muốn thương thuyết với ASEAN nhưng lúc nào TQ cũng cho là họ có chủ quyền. Trung Quốc đang xâm lăng Biển Đông dưới hình thức tằm ăn dâu.
Tại Biển Đông, Hoa Kỳ muốn giúp các nước ASEAN có thế liên hoàn – hợp tác giữa ASEAN trong vấn đề BĐ, có tiếng nói chung đi từ DOC (declaration of conduct – Bản Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông) đến COC (code of conduct – Bộ quy tắc ứng xứ) trong vấn đề giải quyết tranh chấp.  Việc này sẽ đi đến việc giải quyết các tranh chấp chấp chủ quyền và phân giới vùng biển xung quanh các quần đảo theo luật quốc tế. Trung Quốc thì lúc nào cũng cho rằng họ “có cơ sở lịch sử và pháp lý đầy đủ” dựa trên đường “lưỡi bò ảo” và không chịu áp dụng luật quốc tế UNCLOS. Họ cũng muốn giúp các nước ASEAN thương thuyết đa phương TQ – ASEAN theo luật quốc tế. Hoa Kỳ có “những lợi ích chiến lược quan trọng” trong các vấn đề như Biển Đông và cho là các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua “các biện pháp hòa bình.”
Hội nghị ASEAN tại Phnom Penh cho thấy ảnh hưởng thương mại, chính trị và kinh tế của TQ đã có hiệu quả. Hơn nữa chủ tịch luân phiên của ASEAN cho 2013 và 2014 sẽ là Lào và Myanmar và như vậy khối ASEAN sẽ khó có một COC.
ASEAN đòi hỏi đồng thuận và việc Cambodia bị mua chuộc đã làm yếu tổ chức này và như vậy khả năng ký thỏa ước về COC – Bộ quy tắc ứng xứ trên Biển Đông ngày càng xa.
Việt Nam Có thể và Cần làm gì?
Các nước ASEAN hiểu là chỉ có Mỹ có thể cân bằng sức mạnh của Trung Quộc và vì vậy họ “đón sự tái cân bằng lực lượng.”
Philippines yêu cầu Mỹ trợ giúp/. Philippines đang tìm kiếm sự yểm trợ mạnh mẽ hơn từ đồng minh quân sự chủ chốt Mỹ và các nước khác trong vùng như Nhật, Ấn, Nga vì họ đang bị Trung Quốc “hăm dọa” và lấn áp tại  khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.
Đối với Việt Nam quan hệ Việt – Mỹ đã có những tiến triển khá tốt từ 1995 và bài của Heritage Foundation / cho thấy những bước tiến triển từ 1995 đến nay. Tại Hà nội ngày 10/07/2012 NT Clinton đã tiếp xúc với NT Phạm Bình Minh và các lãnh đạo chính phủ và đảng. Bà ghi nhận có những thay đổi “rất đáng chú ý” tại VN, và quan hệ hợp tác giữa hai nước đang “phát triển đều đặn”. Mỹ xác nhận là hai nước cùng chia sẻ “những lợi ích chiến lược quan trọng” trong các vấn đề như Biển Đông và hai bên đồng ý rằng tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua “các biện pháp hòa bình.” Nhưng theo Heritage Foundation thì mặc dầu có nhiều tiến bộ quan hệ Việt-Mỹ phát triển chưa đồng đều vì hai nước đều có những quan hệ khác nhau với Trung Quốc.
Đối với Malaysia thì VN cùng Malaysia đã trình với LHQ về vấn đề BĐ. Chỉ còn có Brunei là chưa lên tiếng.
Indonesia không phải là một bên tranh chấp, nên  được đánh giá là có lập trường trung lập. Theo bài / của chuyên gia Indonesia Ristian Atriandi Supriyanto thuộc Chương trình An ninh Hàng hải tại trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore thì  Indonesia và Trung Quốc có một số vấn đề: 1) Lưỡi bò Trung Quốc liếm vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia vì đã ăn vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này xung quanh quần đảo Natuna; 2) Tập đoàn dầu khí của Indonesia – Pertamina đã hợp tác với PetroVietnam và Petronas của Malaysia để khai thác một sô lô dầu khí tại vùng bồn trũng Nam Côn Sơn. Hơn nữa Pertamina cam kết thăm dò một số lô như lô 17 ngoài khơi Việt Nam mà hiện nay CNOOC của Trung Quốc đã tự động phân lô vùng thềm lục địa của Việt Nam để mời quốc tế đấu thầu; 3) Indonesia coi trọng Luật Biển  Liên Hiệp Quốc, không như Trung Quốc.  Indonesia có quan điểm rất dè dặt đối với các đòi hỏi chủ quyền của TQ dựa trên lịch sử không căn cứ vào Luật Biển Liên Hiệp Quốc – cũng như các động thái quyết đoán của Bắc Kinh nhằm áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc; 4) Trung Quốc muốn tham gia việc soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông ngay từ đầu, nhưng Indonesia chủ trương là văn kiện này phải được các nước ASEAN làm ra trước, rồi sau đó mới đàm phán thêm với Bắc Kinh; 5) Indonesia không phản đối sự tham gia của các cường quốc bên ngoài, chẳng hạn như Hoa Kỳ, vào thảo luận về vấn đề Biển Đông trong các diễn đàn khu vực.
Đối với các nước trên, VN cần ra sức làm việc để giải quyết các tranh chấp chủ quyền và phân giới vùng biển xung quanh quần đảo trong vùng giữa các nước này (VN, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia) theo luật quốc tế – UNCLOS.
Việc làm này có thể dựa trên các nguyên tắc COC mà các nước ASEAN đang/đã soạn thảo.  Một số bước Việt Nam có thể làm được là:
Khi phải đối nghịch với Trung Quốc tại Biển Đông, VN cần gần gũi các nước ASEAN có tranh chấp. Tích cực và đồng ý rà các đảo và  bãi đá mà chủ quyền có thể trồng tréo giữa các nước này (ví dụ giữa VN và Philippines hay Philippines hay Brunei và Malaysia) trên một số hòn đảo.
Một giải pháp tạm thời có thể chấp nhận là “ai chiếm đảo nào là giữ đảo ấy” cho đến khi được một toà án quốc tế chấp nhận. Qua hai việc trên các nước ASEAN trên Biển Đông sẽ có thể có một bước tiến quan trọng, có một bản đồ dựa trên sự chấp thuận về thềm lục địa và các đảo, các bãi đá có toạ độ rõ ràng.
Nhóm 5 nước ASEAN có tranh chấp tại Biển Đông có thể giải quyết các tranh chấp giữa họ qua luật quốc tế. Các khó khăn nho nhỏ có thể xẩy ra giữa Philippines và VN nhưng nói chung thì khả năng thành công cao hơn là việc đồng thuận 10 nước ASEAN.  Việc 5 nước ASEAN giải quyết ôn hoà tranh chấp tại Biển Đông có thể làm trong thời gian ngắn và lôi kéo được sự ủng hộ của quốc tế. Việc này sẽ bẻ gẫy một trong nhiều âm mưu chia rẽ của Trung Quốc.
Tạm kết
Trung Quốc đang dùng quyền lực (hard power) và tiền để chinh phục ASEAN và Biển Đông. Thế giới e ngại các “giá trị kiểu Trung Quốc” vì là một đế quốc hung hăng mà bản chất là sự kết hợp giữa chế độ “toàn trị phi dân chủ” với một “chủ nghĩa tư bản hoang dã phi luật lệ” sẵn sàng vi phạm các cam kết về an toàn thực phẩm, về luật lệ quốc tế, có thái độ “hai mặt” và “hăm dọa” để thực hiện các tham vọng của mình.
Trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông khi thực lực VN còn rất kém, và vì vậy Việt Nam phải sử dụng quyền lực mềm – phải cho thấy là VN khác hẳn Trung Quốc. Nếu muốn có đồng thuận 10 nước ASEAN thì rất khó nhất là khi Trung Quốc đã xâm nhập.
Quyền lực mềm này gồm việc VN tích cực làm việc với 5 nước tại Biển Đông nhằm giải quyết các tranh chấp chủ quyền và phân giới vùng biển xung quanh quần đảo trong vùng theo luật quốc tế – UNCLOS.  Việc này làm có thể dựa trên nguyên tắc COC mà các nước ASEAN đã và đang soạn thảo và nếu cần đưa các tranh chấp ra toà án quốc tế.  Quy trình sẽ đi từ việc chấp nhận thềm lục địa của từng nước và từ đó có thể giải quyết một số tranh chấp hải đảo.
Các đảo và các bãi đá và chủ quyền trồng tréo giữa các nước này sẽ được giải quyết giữa các nước thành viên ASEAN qua luật quốc tế. Chiến lược mềm của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp hải đảo giữa 5 nước ASEAN.
Quyền lực mềm thứ hai là việc cần lột xác – cần bỏ hình ảnh một “tiểu Trung Quốc bị tri phối bởi 16 chữ vàng và 4 điều tốt,” bỏ hình ảnh một chế độ “toàn trị phi dân chủ” và “chủ nghĩa tư bản hoang dã phi luật lệ.” Việt Nam cần củng cố kinh tế (độc lập hơn với TQ về kinh tế, cải tổ luật đất, cải tổ ngân hàng và các nợ xấu, cải tổ quản lý kinh tế và doanh nghiệp nhà nước) và chính trị (cho dân chúng tham gia có tiếng nói trong việc tranh chấp với TQ, đào sâu quan hệ với Mỹ, Nhật, các nước trong khu vực kể cả Nga và làm sao cho thế giới thấy VN là nước ngang hàng trên quốc tế chứ không phải là một “Tiểu TQ.”
Chiến lược này sẽ tranh thủ các nước tham gia sâu hơn vào vấn đề biển Đông, tăng cường sự ràng buộc với VN và ASEAN vì VN cải cách chính trị, phát huy tự do dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của các cường quốc trên bình diện “giá trị.”
TS DXQ

Trung Quốc không có nhiều lựa chọn trên biển Đông

Quỳnh Chi, phóng viên RFA  – 2012-07-26
Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế – ICG (Bruxelles) hôm 24 tháng 7 vừa cho ra phần 2 bản báo cáo về tình hình biển Đông mang tên “Khuấy động biển Đông”.
AFP photo  -Đoàn tàu đánh cá Trung Quốc trên biển Đông, ảnh minh họa.===>>>
Với chủ đề “Phản ứng của khu vực”, những người nghiên cứu tại tổ chức này cảnh báo về khả năng xung đột vũ trang tại biển Đông. Liệu đây là một cuộc chiến không tránh khỏi và những giải pháp nào có thể làm giảm căng thẳng?Quỳnh Chi hỏi chuyện bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc dự án Đông Bắc Á của ICG để tìm hiểu.

Trung Quốc hung hăng hơn

Quỳnh Chi: Hồi tháng tư, Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế có ra phần 1 bản  báo cáo mang tên “Khuấy động biển Đông” trong đó nói rằng từ giữa năm 2011 thì Trung Quốc có một chiến thuật ít cương quyết hơn. Liệu nhận xét đó bây giờ còn đúng không thưa bà?
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt: Như chúng tôi đã cảnh báo trong bản báo cáo đầu tiên về biển Đông, nếu Trung Quốc không có một chính sách bao quát nhất quán thì sẽ khó duy trì một lối tiếp cận ôn hòa hơn. Những diễn biến mới nhất kể từ tháng 4 đến giờ cho thấy Trung Quốc thật sự đã trở về thái độ hung hăng hơn. Việc này thể hiện bằng những phản ứng mạnh mẽ của nước này trước những tuyên bố chủ quyền của nước khác trong vùng tranh chấp. Trung Quốc đã cho tàu thực thi pháp luận dân sự nấn ná tại bãi cạn Scarborough và gia tăng áp lực kinh tế lến các nông sản của Philippines.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn thành lập thành phố Tam Sa nhằm phản ứng lại việc Hà Nội thông qua luật biển Việt Nam. Việc chuyển đổi thái độ từ ôn hòa sang hung hăng một phần vì do Bắc Kinh không hài lòng với hiệu quả của việc nước này cải thiện mối quan hệ với các nước có tranh chấp. Trung Quốc cho rằng những cách thức này không mang đến kết quả nào trong việc giảm bớt sự phản đối của các nước tranh chấp, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Một nhân tố khiến Trung Quốc cương quyết hơn là vì nước này quan ngại đối với những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thực hiện chính sách cân bằng tại Châu Á.
Quỳnh Chi: Với những hoạt động gần đây của Trung Quốc, bà đánh giá mức độ kiên quyết của nước này trong vấn đề biển Đông là như thế nào?
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt: Trung Quốc rõ ràng rất quyết đoán trong việc khẳng định chủ quyền của mình tại biển Đông. Sự kiên quyết này là do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm chính trị, địa chiến lược và kinh tế. Thậm chí trong lúc Bắc Kinh cố gắng cải thiện quan hệ với những nước tranh chấp thì nước này vẫn không thay đổi vị trí những vùng tuyên bố chủ quyền của mình. Nhưng những diễn biến mới nhất là dấu hiệu cho thấy có sự tăng cường chỉnh đốn giữa các thành phần khác nhau trong chính phủ Trung Quốc. Nó cũng cho thấy những nhân vật lãnh đạo đã đặt lợi ích cá nhân đứng sau vấn đề biển Đông.
Quỳnh Chi: Trong phần hai của bản báo cáo về biển Đông, Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế có nói đến việc quốc tế hóa vấn đề tranh chấp. Bà có nghĩ đây là một dấu hiệu tích cực?
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt: Việc quốc tế hóa tranh chấp đã mang đến kết quả tốt xấu lẫn lộn. Nó nâng sức mạnh của những nước tranh chấp trong việc đối thoại với Trung Quốc. Những nỗ lực mang các nước khác vào đã làm Trung Quốc tiến đến một lối hành xử ôn hòa hơn vào nửa đầu năm 2011. Tuy nhiên cũng cùng lúc nó làm củng cố vị trí của các tiếng nói phe diều hâu cả trong chính phủ và công chúng.
Những diễn biến mới nhất kể từ tháng 4 đến giờ cho thấy Trung Quốc thật sự đã trở về thái độ hung hăng hơn.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt
Cho nên khi có sự cố xảy ra, chính phủ không có nhiều cách thức để linh động giải quyết. Việc này có thể một phần giải thích được lý do vì sao Trung Quốc ứng xử hung hăng trong vụ đụng độ với Philippines tại Scarborough cũng như đối với vấn đề luật biển Việt Nam. Trung Quốc có rất ít lựa chọn cho chính sách của mình và chính sách này không bao gồm sự thỏa hiệp. Cho nên, kịch bản tốt nhất cho Bắc Kinh là duy trì chủ thể nguyên trạng. Quốc tế hóa vấn đề đã làm phức tạp thêm các tính toán giữa Trung Quốc và các bên khác trong vấn đề biển Đông.

crisisgroup-200.jpgGiải pháp hạ nhiệt

Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc dự án Đông Bắc Á của ICG. Photo courtesy of crisisgroup==>>

Quỳnh Chi: Trong bản báo cáo phần 2, ông Paul Quinn Judge (giám đốc chương trình về Châu Á của ICG) đã cảnh báo rằng có thể xảy ra xung đột võ trang. Bà có đồng ý với ông ta không và tại sao?
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt: Có khả năng như thế nhưng không phải là không tránh được. Cho đến bây giờ, tất cả các bên đều kềm chế. Bắt đầu một cuộc chiến tranh không phải là lợi ích của bất cứ nước nào. Nhưng nếu các bên không tìm các biện pháp giảm nhẹ tình thế và ngăn chặn các sự cố; và nếu cả Trung Quốc và những nước có tranh chấp không có một chính sách nhất quán để giải quyết vấn đề, thì một sự cố nhỏ cũng có thể làm xảy ra xung đột võ trang.
Một bước đầu tiên và thực tế để ngăn chặn căng thẳng leo thang là cổ võ việc cùng phát triển và quản lý nguồn năng lượng và thủy sản (to promote joint development and the management of energy and fishing resources). Việc này cần ý chí chính trị từ các bên nhưng nó có thể là một cách hạ nhiệt căng thẳng hiệu quả trong các đàm phán tranh chấp đang bế tắc này.
Quỳnh Chi: Thật thú vị khi bà nói về khả năng cùng quản lý. Tuy nhiên, không phải bên nào cũng thấy hài lòng về khả năng này đặc biệt là đối với Hà Nội và Manila. Vì sao Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế lại cho đây là một giải pháp hiệu quả?
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt: Nhận thấy rằng việc tranh chấp năng lượng và nguồn tài nguyên thủy sản là động cơ chính của các xung đột, chúng tôi cho rằng quản lý chung nguồn tài nguyên có thể giúp giảm căng thẳng. Tuy  nhiên, chúng tôi không nói đó là một giải pháp cần thiết. Như đã nói ở trên, nó cần ý chí chính trị nhưng là một giải pháp thực tế. Có thể làm những việc này trước khi có thể xác định được chủ quyền của các nước. Sẽ mất rất nhiều thời gian để giải quyết tranh chấp. Trong thời gian chờ đợi, các bên có thể hưởng lợi trong hòa bình bằng cách chia sẻ nguồn lợi trong khu vực.
Thêm vào đó, tranh chấp về năng lượng và sản lượng cá trong vùng tranh chấp thường làm căng thẳng leo thang và được các nước sử dụng để củng cố chủ quyền của mình. Giải quyết xung đột vì kinh tế có thể mang các bên đến gần hơn với một cuộc đàm phán có ý nghĩa hơn.
Việc tranh chấp năng lượng và nguồn tài nguyên thủy sản là động cơ chính của các xung đột, chúng tôi cho rằng quản lý chung nguồn tài nguyên có thể giúp giảm căng thẳng.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt
Quỳnh Chi: Câu cuối thưa bà, bà có nhận xét gì về khối ASEAN, đặc biệt là sau thất bại lần đầu tiên không đưa ra được thông cáo chung tại Phnom Penh vừa qua? Theo thang điểm từ 1 đến 10 với 1 là nhỏ nhất, bà đánh giá hy vọng của mình đối với khối này trong việc giải quyết tranh chấp ra sao?
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt: Xét về khía cạnh là khung đàm phán đa phương duy nhất trong vấn để biển Đông, ASEAN không hiệu quả trong việc làm giảm căng thẳng. Hy vọng về việc khối này trong vấn đề biển Đông sẽ phụ thuộc vào việc khối này có một lập trường đoàn kết hơn hay không và cũng phụ thuộc vào việc khối này có tìm kiếm một chính sách nhất quán trên biển Đông hay không.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn bà.
Xin được nhắc lại, phần 1 của bản nghiên cứu “Khuấy động biển Đông” dài khoảng 50 trang, được tung ra hồi tháng 4 vừa qua. Trong đó, báo cáo này cho rằng chính mâu thuẫn nội tại Trung Quốc là kẻ khuấy độn biển Đông khi các cơ quan của Bắc Kinh muốn tranh giành quyền lực hay ngân sách.

Cúng Biển Đông Cho TQ?



Trần Khải
-
Trong khi những cú đấm thép của Việt Nam bị rỉ sét trên các chiếc tàu cũ mèm của Vinashin và Vinalines, nhà nước Trung Quốc liên tục đưa cụ thể là nhiều cú đấm thép đầy sức mạnh liên tục thụi vào mé sườn Việt Nam, trước mắt toàn cầu.
Mới nhất là động binh. Truyền thống, bất đắc dĩ, các chính phủ mới động binh. Và khi đưa một sư đoàn chiến binh tới sát biên giới quốc gia nào, cũng có nghĩa gần như là tuyên chiến, hay nói cụ thể là hù dọa.

Không chỉ áp sát bờ biển VN, “các đồng chí Trung Quốc vĩ đại” đang dự toán là có thể sẽ kiếm cớ khiêu khích VN.
Báo Dân Việt vừa đăng bài phỏng vấn cụ Dương Danh Dy — nguyên Tổng lãnh sự quán của Việt Nam tại Quảng Châu nhiệm kỳ 1993–1996, người có nhiều năm nghiên cứu và rất am hiểu về Trung Quốc — kể về âm mưu TQ, trích:
“Chuyên gia về Trung Quốc Dương Danh Dy đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Nông thôn Ngày nay.
Thưa ông, vừa rồi báo chí Trung Quốc có đưa tin về việc phía Trung Quốc thành lập một đơn vị cấp sư đoàn để huấn luyện, chỉ huy các hoạt động quân sự cho lực lượng ngư dân của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm – Hoàng Sa (Việt Nam). Ông đánh giá thế nào về động thái này từ phía Trung Quốc?
- Đúng như tôi đã từng dự báo, tất cả những động thái này đều nằm trong ý đồ chiến lược của Trung Quốc và họ sẽ chưa dừng lại.
Từ việc thành lập thành phố Tam Sa, tuyên bố mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng biển chủ quyền VN, rồi đề xuất vũ trang cho tàu cá, ngư dân của họ… Tất cả đều là đường đi nước bước đã được họ tính toán kỹ lưỡng.
Trước đây, có nhiều ý kiến cho rằng về chiến lược tại Biển Đông, Trung Quốc coi như đã “hết bài”.
Theo tôi, đó là ý kiến rất chủ quan. Đến năm nay vừa đúng 50 năm tôi nghiên cứu về Trung Quốc, trong đó có 34 năm sống và làm việc ở nước họ nên tôi rất hiểu người Trung Quốc.
Họ đủ khôn ngoan để xoay xở, giở nhiều ngón nghề để kiếm cớ khiêu khích ta. Chắc chắn khi chưa đạt được mục đích thì Trung Quốc chưa dừng lại!” (hết trích)
Một sư đoàn quân TQ? Đó là con số quá lớn. Rõ ràng, nhà nước TQ đang có nhiều âm mưu.
Trong khi đó, bản tin VOA hôm Thứ Tư 25-7-2012, ghi lại tình hình Biển Đông:
“Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 24 tháng 7 gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc công hàm chính thức phản đối việc Bắc Kinh hôm 19/7 quyết định thành lập cơ quan chỉ huy quân sự tại thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa và bầu đại biểu cho hội đồng thành phố tại đây hôm 21/7.
Lên tiếng trong cuộc họp báo ngày 24/7, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, nói các hành động của phía Trung Quốc là ‘vô giá trị’. Ông Nghị cũng đồng thời chỉ trích Bắc Kinh vi phạm luật quốc tế và xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông.
Cùng ngày 24/7, Philippines triệu tập đại sứ Trung Quốc, phản đối việc Bắc Kinh loan báo lập đồn quân sự trên thành phố Tam Sa mà Trung Quốc mới thành lập ở Biển Đông. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez, nói Manila không công nhận thành phố Tam Sa cũng như phạm vi tài phán của thành phố này. Philippines khẳng định các hành động gần đây của Trung Quốc là không thể chấp nhận.
Trong khi đó, Hoa Kỳ một lần nữa lên tiếng bày tỏ quan ngại trước tình hình tranh chấp leo thang ở Biển Đông. Đáp câu hỏi Hoa Kỳ có phản ứng thế nào trước việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa trên vùng biển có tranh chấp, phát ngôn nhân Victoria Nuland của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24/7 nhấn mạnh:
“Chúng tôi đã thấy những báo cáo về các động thái gần đây ở Biển Đông. Chúng tôi rất quan ngại trong trường hợp xảy ra bất kỳ động thái đơn phương nào như thế dường như để gây ảnh hưởng một cách không thỏa đáng đối với vấn đề mà Mỹ đã nhiều lần khẳng định là chỉ có thể giải quyết bằng đối thoại, thương lượng, và hợp tác ngoại giao giữa tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.”
Hãng thông tấn AFP dẫn lời thượng nghị sĩ John McCain rằng Bắc Kinh đã có động thái khiêu khích không cần thiết khi loan báo thành lập đồn quân sự ở Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền. Vẫn theo lời ông McCain, các hành động khác của Trung Quốc như bầu hội đồng thành phố Tam Sa chỉ làm tăng thêm nguyên nhân khiến các nước khác ngày càng quan ngại trước các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông vốn không dựa trên luật quốc tế. Thượng nghị sĩ McCain cho rằng có thể Bắc Kinh sẽ tìm cách áp đặt các tuyên bố chủ quyền của mình bằng các hành động dọa dẫm, chèn ép…” (hết trích)
Bản tin BBC ghi khía cạnh khác:
“Thượng viện Philippines đã phê chuẩn một hiệp định cho phép quân đội Úc triển khai trên lãnh thổ của họ để tiến hành tập trận hôm thứ Ba ngày 24/7.
Hãng tin Mỹ AP dẫn lời Thượng nghị sỹ Philippines Loren Legarda nói rằng hiệp định trao cho phía Úc quy chế quân đội khách mời này sẽ giúp nước ông củng cố năng lực quốc phòng trong bối cảnh gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.
Hiệp định này được ký lần đầu vào năm 2007 nhưng kể từ đó đã bị đóng băng ở Nghị viện do tính chất nhạy cảm chính trị của vấn đề. Hiến pháp Philippines cấm quân đội nước ngoài trú đóng dài hạn trên lãnh thổ của họ.
Sự phê chuẩn của Thượng viện sau 5 năm chờ đợi được nhiều nhà quan sát đánh giá là một động thái tranh thủ sự ủng hộ của Úc trong các tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông.
Chủ tịch Thượng viện Juan Ponce Enrile nói Thượng viện đã thông qua nghị quyết ủng hộ hiệp định chỉ với 1 phiếu chống và không có phiếu trắng nào sau bốn năm tranh luận.
Philippines cũng có một hiệp ước tương tự với phía Hoa Kỳ và đã cho phép các cố vấn quân sự của nước này vào lãnh thổ của họ kể từ năm 2002 để huấn luyện cho binh lính địa phương chống lại các phiến quân có liên hệ với tổ chức al-Qaeda…”(hết trích)
Than ôi, Biển Đông hung hiểm là thế, chỉ vì “đồng chí TQ vĩ đại” được ông Hồ Chí Minh, ông Phạm Văn Đồng mở cửa mời vào với bản công hàm 1958.
Than ôi, Biển Đông hung hiểm là thế, nên bây giờ mới thấy cần có các chiến binh Mỹ đang trú đóng hay đang là khách vãng lai ở Nam Hàn, ở Nhật Bản, ở Thái Lan, ở Phi Luật Tân, ở Singapore, ở Úc… và bây giờ tới quân Úc vào Phi Luật Tân.
Than ôi, phải chi thời đó, thay vì xua quân miền Bắc VN vào Nam, ông Hồ xúi giục được Hoa Lục ra quân chinh phạt Đài Loan, để rồi chúng ta tha hồ nhìn thấy diễn biến mới cho Biển Đông, thay vì tự mình đưa quân Hà nội vào giết quân Sài Gòn và bây giờ lại cơ nguy mất gọn Biển Đông về tại đàn anh TQ vĩ đại.
Than ôi, phải chi lúc đó Hà Nội mời quân Mỹ vào trú đóng ở khắp VN thì hay biết mấy… làm gì mất được tấc đất, tấc đảo.
Lúc nào nổi giận, muốn đuổi quân Mỹ về  lại Hoa Kỳ, chúng ta chỉ cần vài cuộc biểu tình, và một bản văn chính thức yêu cầu Mỹ rút quân, là Mỹ sẽ rút quân nhẹ nhàng, đâu có hề bám đất, bám đảo làm chi.
Y hệt như khi dân Nhật biểu tình, Mỹ liền tính chuyện rút quân khỏi Okinawa để về Guam. Như khi dân Phi biểu tình, Mỹ liền rút lính ra khỏi Vịnh Subic. Như khi dân Nam Hàn biểu tình, Mỹ liền lên kế hoạch rút quân về Honolulu.
Bây giờ thì lỡ rồi, kể như mất hẳn Hoàng Sa và phần lớn Trường Sa rồi. Có  làm gì đi nữa, đàn anh cũng không hề trả đâu.
Theo VietBao

Thuốc súng biển Đông đang cháy?


Screen capture. Điểm nóng bùng nổ chiến tranh
Việt-Long, RFA
2012-07-26
Trung Quốc điều động hải quân xuống Trường Sa tập trận sau khi thiết lập căn cứ quân sự, dựng HĐND cùng với nhà giam ở đảo Phú lâm, mà họ gọi là thủ phủ của “thành phố Tam Sa”. Tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu hải giám Trung Quốc đối đầu ngoài khơi Cù Lao Ré, trong khi cố vấn an ninh toà Bạch ốc rời Bắc Kinh đi Tokyo. Cuộc xung đột quân sự phải chăng đang ló dạng? Việt Nam trông cậy được vào ai?
Nguy cơ tăng cao

Hôm nay Phó chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc và Hoa Kỳ đạt được thoả thuận về nhiều điểm trong những cuộc thảo luận giữa cố vấn an ninh toà Bạch ốc Thomas Donilon với những giới chức lãnh đạo hàng đầu về quân sự và ngoại giao của Bắc Kinh trong hai ngày nay.
Nhân dân nhật báo cho biết chủ tịch họ Hồ và cố vấn Donilon hứa hẹn tăng tiến quan hệ song phương, nhưng tờ báo viết tiếp, rằng chủ tịch Trung Quốc đã yêu cầu Hoa Kỳ thận trọng trong những vấn đề gọi là tế nhị.
tom-donilon-wang-san-250
Cố vấn Thomas Donilon đàm đạo với phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn- zimbo photo
Trong khi đó thì nghị sĩ Mc Cain cảnh cáo Trung Quốc là đã có hành động khiêu khích không cần thiết tại nơi mà ông nói là Việt Nam cũng cùng nhận chủ quyền. Và “Tổ chức nghiên cứu về khủng hoảng quốc tế”, gọi tắt là ICG, cảnh giác rằng tình trạng căng thẳng tại biển Đông rất có thể dẫn đến xung đột quân sự, vì không đạt được một cơ chế giải quyết. Cùng lúc, Đài Loan cũng tăng cường võ trang cho đảo Ba Bình ở Trường Sa.
Đối chiếu những sự kiện vừa nêu, liệu có nguy cơ xảy ra xung đột võ trang ở biển Đông không?
Nguy cơ xung đột thì lúc nào cũng sẵn sàng bùng nổ, từ lâu nay, nhưng tình hình này làm cho nguy cơ đó tăng cao. Trong những sự kiện mới nhất như vừa kể thì điều đáng chú ý hơn hết là Trung Quốc thiết lập căn cứ phòng thủ và cho bầu cử HĐND của cái gọi là thành phố Tam Sa, ở ngay trên đảo Phú Lâm theo Việt Nam đặt tên, thuộc Hoàng Sa. Trung Quốc gọi nó là Vĩnh Hưng đảo. Đây là một hành động quả quyết của Trung Quốc để áp đặt vững chắc chủ quyền và thực hiện quyền chủ quyền đó của Bắc Kinh, trước hết là trên vùng biển Hoàng Sa và kế tiếp là trên toàn biển Đông.
Nhưng Việt Nam sẽ tiếp tục cho ngư dân đánh cá quanh vùng biển Hoàng Sa, với tàu hải quân hay cảnh sát biển hộ tống. Hoạt động đó sẽ đụng chạm với tàu Hải giám Trung Quốc, gây nguy cơ xung đột cao hơn  nữa.

Chưa sẵn sàng

Tuy nhiên, ngay lúc này hai bên vẫn phải cố gắng kềm chế để không bùng nổ thành xung đột võ trang. Việt Nam chưa sẵn sàng, và Trung Quốc chưa dám làm.Tuy nhiên tình hình đã rất nguy hiểm.
Người ta thấy trên you tube một tin của đài CCTV 13, là kênh tin tức của truyền hình trung ương Trung Quốc, đăng hôm thứ hai, tàu hải giám Trung Quốc và tàu cảnh sát biển của Việt Nam đã đối đầu ở vùng biển Hoàng Sa cách cù Lao Ré 131 hải lý. Nhưng hai bên chỉ đánh võ miệng. Theo phía Trung Quốc thì tàu Việt Nam mắng chửi thậm tệ, nói là “Đề nghị tàu Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam không chúng tao bắn chết”. Phóng viên CCTV nói phía Trung Quốc chỉ trả lời là “ngôn ngữ của Việt Nam các anh thô lỗ và mất lịch sự”, nhưng liền nói thêm một cách trịch thượng: “tàu Việt Nam các anh cần chú ý ngôn ngữ và THÂN PHẬN của mình”.
Việt Nam ở vào thế phải tử kềm chế hơn nữa vì lực lượng hải quân– không quân chưa sẵn sàng trước khi được giao hàng đủ số tàu ngầm, tàu chiến, máy bay. Trong khi đó Trung Quốc cũng không muốn, hay là chưa muốn gây chiến, vì thể diện nước lớn đối với quốc tế và vì chiến lược ngoại giao quốc tế của Bắc Kinh. Bắc Kinh chưa thể để lộ bộ mặt hiếu chiến và chỉ giỏi ức hiếp nước nhỏ, nhất là một láng giềng đồng chí Cộng Sản với nhau.

Đài Loan muốn gì?

people-coucil-sansha
Trụ sở HĐND Tam Sa mới thành lập- zimbo.com screen capture
Giữa lúc đó thì Đài Loan gấp rút tăng cường và đổi mới võ trang cho đồn phòng thủ ở Ba Bình, với súng cối 120 ly và đại bác 40 ly phòng không và chống tàu chiến nhỏ, không rõ số lượng bao nhiêu. Trước đó Đài Loan đã có kế hoạch nối dài đường băng phi cơ ở đó, và đã tổ chức một lực lượng hành quân không vận phản ứng nhanh, nhắm đến Ba Bình. Việt Nam phản đối hành động tăng cường vũ trang, trong khi Trung Quốc không có phản ứng gì.
Có ý kiến cho là Đài Loan thừa gió bẻ măng, củng cố vị trí trên hòn đảo chiếm ở Trường Sa năm 1953 mà họ gọi là đảo Thái Bình. Tuy nhiên về mặt quân sự thì động tác này có vẻ nhằm bảo vệ đảo chống lại cả Việt Nam lẫn Trung Quốc. Đặc tính kỹ thuật của các vũ khí phòng thủ mới tăng cường cho thấy, Đài Bắc e ngại không quân và tàu chiến Trung Quốc nhiều hơn là các lực lượng của Việt Nam và Philippines. Đài Loan phải biết chắc chắn Việt Nam không thể khai triển lực lượng mạnh ra tới Trường Sa, trong khi lực lượng hải quân không quân Philippines không đáng kể, trong khi và Manila cũng như Việt Nam không có ý định giành chiếm lại đảo Ba Bình.
Hành động của Đài Loan trong thực chất nhắm mục đích chính trị nhiều hơn là do sự e ngại về quân sự. Trong khi tình hình đang sôi nổi và căng thẳng quanh Hoàng Sa, Trường Sa với kế hoạch liếm trọn biển Đông của cái lưỡi bò Bắc Kinh, Đài Loan không thể im lặng đứng nhìn, mà phải làm một điều gì đó để mạnh mẽ xác định chủ quyền trên hòn đảo đã chiếm giữ hơn nửa thế kỷ nay.

Mỹ-Trung thoả thuận về biển Đông?

Sang đến hoạt động của cố vấn toà Bạch ốc Tom Donilon ở Bắc Kinh, khi Trung Quốc nói đến “những vấn đề tế nhị” thì đó là vấn đề biển Đông chứ không phải vấn đề Syria, là những đề tài mà hai bên thảo luận trong hai ngày thứ ba và thứ tư.
Như vậy khi tin loan báo hai bên đạt được những thoả thuận về nhiều vấn đề, thì người ta tin rằng không thể có thoà thuận hoàn toàn về vấn đề biển Đông. Nếu đạt thoả thuận về biển Đông thì chủ tịch Trung Quốc đã không cần nhắn nhủ cố vấn Donilon và toà Bạch ốc là Bắc Kinh mong Washington thận trọng khi tiếp cận những vấn đề tế nhị.
Trong khi đó, nghị sĩ Mỹ John McCain,người thường chỉ trích chế độ chính trị của Cộng Sản Việt Nam nhưng lại luôn luôn bênh vực Việt Nam trong vấn đề biển Đông, đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc “có hành động khiêu khích không cần thiết” khi lập căn cứ phòng thủ ở đảo Phú Lâm, hay Vĩnh Hưng, hay Woody Island, và tổ chức bầu cử xong HĐND cho cái gọi là “thành phố Tam Sa” do họ dựng ra trên hải phận của nước khác!
Ông McCain cũng là người chủ trương Mỹ nên liên kết quân sự với Việt Nam để giúp Việt Nam chống Trung Quốc đồng thời để Hoa Kỳ giữ ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á phía nam Trung hoa.
Lập trường của hành pháp của Tổng thống Obama hiện nay về biển Đông và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc cũng không thể mâu thuẫn với lập trường đó của nghị sĩ McCain, có thể đã được bày tỏ trong chuyến đi của cố vấn Donilon sang Bắc Kinh.

Chưa rõ về Việt Nam

Tuy nhiên Hoa Kỳ chưa thể liên kết quân sự hay giúp bán vũ khí sát thương cho Việt Nam khi chưa biết Việt Nam có thực tâm muốn có Mỹ sau lưng để chống Trung Quốc hay không. Việt Nam có thực sự muốn “chọn bạn mà chơi”, có thực tâm cắt đứt tình đồng chí Cộng Sản với người láng giềng Trung Quốc là kẻ không cần coi họ là đồng chí mà còn bày tỏ dã tâm xâm chiếm?
Hoa Kỳ cũng chưa biết Việt Nam có tiếc nuối 16 chữ vàng hay không, có tiếc nuối quan hệ kinh tế có lợi cho Trung Quốc hay không, có tiếc tấm tình hữu nghị “răng cắn sứt môi” sau khi đã mất cả đất ở Hà Giang lẫn biển ở vịnh Bắc Bộ và còn mất cả những lô dầu mà Trung Quốc đang gọi thầu?
vn-us-defense-ministers
Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thăm Việt Nam, tháng 6-2012- Sreen capture.
Nhưng người Mỹ biết rõ Việt Nam hiển nhiên còn tiếc nuối cái mô thức hệ thống chính trị “Vô sản nhân dân nô lệ, tư bản nhà nước độc tài” của Trung Quốc đang áp dụng ở Việt Nam, là hệ thống chính trị “Cộng sản nhân dân” duy nhất còn lại trên thế giới.
Việt Nam vẫn cần dựa vào Trung Quốc để áp dụng thể chế cai trị đó với người dân và xã hội Việt Nam, liệu có thể dứt bỏ hẳn mẫu mực chính trị để quay thẳng mũi súng vào nhau?
Cuối cùng, chính sách đi xa nhất của Mỹ để giúp Việt Nam chỉ có thể nằm trong lãnh vực kinh tế, quốc phòng một khi Việt Nam dứt khoát hẳn với Trung Quốc về sự chọn lựa chính trị.
Về ngoại giao, dù sao Mỹ cũng không thể ủng hộ những công bố xác định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trong khi ngoài Trung Quốc còn có Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan công bố chủ quyền trên những diện tích lãnh hải chồng lấn với nhau.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Việt Nam cần có lãnh đạo mới, nhà nước mới


Phạm Trần
-
Sau 14 cuộc xuống đường biểu tình chống Tầu xâm lược của những người dân đã vượt qua sợ hãi và lao tù cho thấy Việt Nam đang đứng bên bờ vực thẳm mất nước vào tay kẻ láng giềng phương Bắc. Tại sao?
Bởi vì, khi đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam chỉ biết phản ứng bằng nước bọt và giấy tờ ngoại giao thì Trung Cộng đã cụ thể hành động ở Biển Đông bằng các việc:
- Thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của “thành phố Tam Sa”, bao gồm 3 khu đảo Trung Sa và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bộ Tự lệnh của Cơ quan này đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm (Tầu gọi là Vĩnh Hưng, Woody Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa, kể từ ngày 19-7 (2012).
Theo Bách Khoa toàn thư mở, Wikipedia: Trung Cộng diễn giải “Trung Sa quần đảo” là bãi Macclesfield. Tuy nhiên, quan điểm của Trung Quốc cho rằng “Trung Sa quần đảo” còn bao gồm nhiều bãi cạn, bãi ngầm khác, ví dụ bãi cạn Scarborough (tiếng Anh: Scarborough Shoal, hay bãi đá Hoàng Nham, nằm cách bãi Macclesfield 160 hải lý về phía đông, đang có tranh chấp với Phi Luật Tân và Đài Loan; bãi Dreyer (Dreyer Shoal), bãi Helen (Helen Shoal), bãi Chúa Thánh Linh (St. Espirit Shoal), bãi Truro (Truro Shoal). Mỗi hải lý dài 1,852 mét.
- Tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân khóa I của “thành phố Tam Sa” vào ngày 21/7/2012.
- Theo Tân Hoa xã (Xinhua News Angency), lúc 11 giờ 15 phút ngày 23/7, Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng Nhân dân thành phố Tam Sa khóa I đã khai mạc tại đảo Vĩnh Hưng, Tây Sa (Hoàng Sa), kỳ họp sẽ bầu ra Chủ tịch Hội đồng Nhân dân khóa I và Thị trưởng nhiệm kỳ thứ nhất của thành phố Tam Sa.
Theo Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (China Radio International, CRI) có 45 đại biểu tham dự kỳ họp lần này, gồm ba đoàn đến từ Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa, mỗi đoàn có 15 đại biểu. 45 đại biểu này là do hơn 1.100 cử tri của 15 khu bầu cử ở Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa bầu ra ngày 21/7.
- Ngày 24/72012, Tầu Bắc Kinh đã tổ chức Lễ thành lập và gắn biển thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam tại đảo Vĩnh Hưng. Cùng gắn biển với “Ủy ban Nhân dân thành phố Tam Sa” còn có biển “Thành ủy thành phố Tam Sa”, “Ủy ban thường vụ Hội đồng Nhân dân thành phố Tam Sa” và “Khu cảnh bị Tam Sa”.
Trước những hành động ngang ngược của Tầu, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị chỉ biết nói: “Việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động nói trên đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và là vô giá trị. Những hoạt động này của Trung Quốc trái ngược với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.”
Và như thường lệ, Nghị nói lại những câu chữ mà mọi người Việt Nam đã nghe mòn tai từ lâu rằng: “Việt Nam kiên quyết phản đối các hoạt động nói trên của Trung Quốc; đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt và hủy bỏ ngay các hành động sai trái đó, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.”
Nguyên văn 3 Điều quan trọng trong số 6 “Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung” mà hai nước Việt-Trung đã ký ngày 11/10/2011 như sau:
2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.
4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.
5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.
Như vậy rõ ràng là Trung Cộng đã nuốt lời khi không còn giữ lời “tôn trọng lẫn nhau” giữa Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa và Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng khi hai người cùng ký tên vào Bản Thỏa thuận tại Bắc Kinh ngày 11/10/2011.
Vậy mà Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng chỉ biết gửi có công hàm phản đối gửi tới Bộ Ngoại giao Trung Cộng khi phía Bắc Kinh đơn phương vi phạm.
Ăn miếng trả miếng
Việc Bắc Kinh thành lập Thành phố Tam Sa xảy ra sau khi Quốc Hội Việt Nam thông qua Luật Biển ngày 21 tháng 06 (2012) xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị ra tuyên bố ngày 21-6 rằng: “Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (Declaration of Conduct, DOC). Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam.”
Ngay lập tức, vào ngày 23/6 (2012) Trung Quốc trả đũa nặng hơn bằng quyết định của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation, CNOOC) thông báo gọi thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Các lô này cũng nằm chồng lên vùng khai thác dầu khí của Việt Nam, nằm phía Tây Quần đảo Trường Sa là nơi vào các ngày 26/05/2011 và 09/06/2011, hai tầu khảo sát đáy biển của Công ty Dầu khí Việt Nam, Bình Minh II và Viking II bị các tầu Cảnh sát biển (Hải giám) của TQ cắt cáp trong vùng biền Phú Yên và Vũng Tầu.
Tiếp theo những lời tuyên bố đe dọa Việt Nam của các viên chức Quân đội và Dân sự Bắc Kinh, vào ngày 12/07 (2012) Trung Cộng đã phái một đoàn 30 tầu đánh cá trang bị ngư cụ đánh bắt tối tân có tầu Hải giám võ trang hộ tống xuống đánh bắt vùng biển Trường Sa thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Lần này, các báo-đài của Việt Nam được nhà nước cho tự do phản ứng khá quyết liệt “bằng chữ nghĩa” như Bản tin của Thông tấn xả Việt Nam (TTXVN) viết ngày 16/07 (2012):
“Ngày 13/7, đại diện Ủy ban Biên giới Quốc gia – Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh rằng hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
“Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế.”
Tuy nhiên Bộ Quốc phòng Việt Nam không có bất cứ phản ứng quân sự nào trên biển, dù chỉ gửi máy bay thám thính đến quan sát và ghi nhận những hoạt động xâm phạm chủ quyền!
Việc Trung Cộng gọi đấu thầu khai thác dầu khí và đánh bắt trong vùng biển của Việt Nam là “hành động xâm lăng”, và đáng lý ra nhà cầm quyền CSVN phải tuyên bố “tình trạng khẩn trương” báo động đến toàn dân và Liên Hiệp Quốc.
Nhưng lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã bình chân như vại, mặc cho nhân dân phẫn uất đến nghẹn cổ.
Lãnh đạo của Việt Nam từ Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng Trọng xuống cho đến cán bộ “đèn đóm” trong Đảng, Nhà nước, Quân đội và Công an biên phòng đều ngậm miệng không dám hé răng nửa lời.
Trong khi ấy thì các báo, đài của TQ đã thi đua hỏi ý dân nên trừng phạt Việt Nam như thế nào. Đa số dân TQ ủng hộ xua quân đánh chiếm tất cả các đảo ở Biển Đông.
Hội Luật gia Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng “tát nước theo mưa” tham gia phản đối các hành vi gây hấn của Trung Quốc như kiểu “phong trào” rộ lên rồi tàn.
Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng và Bộ Thông tin và Truyền thông của Chính phủ đã không dám tuyên truyền và vận động nhân dân tổ chức biểu tình chống Trung Cộng như người dân Phi Luật Tân đã làm có sự hậu thuẫn và thúc đẩy của Chính quyền.
Lãnh đạo Việt Nam cũng không có can đảm nói những điều như Tổng thống Phi Luật Tân, Benigno Aquino III, đã ngỏ lời với Quốc hội và nhân dân Phi hôm 23/07 (2012) rằng:
“ There are those who say that we should let Bajo de Masinloc go. We should avoid the trouble. But if someone entered your yard and told you he owned it, would you agree? Would it be right to give away that which is rightfully ours?”
“I do not think it excessive to ask that our rights be respected, just as we respect their rights as a fellow nation in a world we need to share.”
(Tạm dịch: “ Có những người nói rằng, chúng ta nên quên chuyện bãi đá Hoàng Nham (tên tiếng Anh là Scarborough Shoal). Chúng ta nên tránh rắc rối, nhưng nếu có người vào trong vườn nhà bạn và nói với bạn anh ta là chủ của khu vườn đó thì bạn có đồng ý không? Có đúng để tự phủ nhận chủ quyền chính đáng của chúng ta không?
Tôi không nghĩ có gì quá đáng khi chúng ta đòi quyền của chúng ta phải được tôn trọng, như khi chúng ta tôn trọng quyền lợi của họ (ám chỉ Trung Cộng là nước tranh chấp chủ quyển với Phi tại bãi Hoàng Nham) như là một quốc gia của cộng đồng thế giới phải chia sẻ với nhau.”
Nhà Lãnh đạo Phi còn kêu gọi người dân ủng hộ chủ trương của chính phủ.
Ngược lại ở Việt Nam đi biểu tình chống Tầu xâm lược và bảo vệ chủ quyền biển đảo lại bị báo-đài nhà nước và các viên chức lãnh đạo đảng lên án là bị kích động và lợi dụng bởi các thế lực thù địch.
Tỷ dụ như lời tuyên bố thiển cận, sặc mùi “nối giáo cho ngoại bang” của Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nói tại Phiên họp bế mạc của Hội đồng chiều ngày 13-07 (2012) rằng “tình trạng tập trung đông người kéo về Hà Nội khiếu kiện có tổ chức theo chỉ đạo của đối tượng xấu.”
Thảo nói: “Lợi dụng tình hình trên, các thế lực thù địch và số cơ hội chính trị đã kích động người dân, nhất là số người đi khiếu kiện ở các địa phương biểu tình để gây áp lực với chính quyền phải giải quyết những khiếu nại, yêu sách”.
Báo VietnamNet viết tiếp: “Chủ tịch UBND Hà Nội cũng cho rằng trong các vụ tụ tập, biểu tình phản đối Trung Quốc, cũng có đa số là những người khiếu kiện đất đai bị lợi dụng để gây phức tạp về an ninh – trật tự.”
Có gì sai trái khi dân oan cũng tham gia biểu tình chống ngoại xâm trong khi những kẻ có chức có quyền lại ì ra ngậm miệng ăn tiền nhìn nước lâm nguy?
Đài Tuyền hình Hà Nội cũng mỉa mai những người dân đi biểu tình yêu nước, nêu cao chính nghĩa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở Hoàng Sa và Trường Sa là đã “lợi dụng tự do dân chủ”“gây rối an ninh trật tự, cản trở lưu thông, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.”
Cái loa của Thành phố Hà Nội còn mỉa mai những cuộc biểu tình chống TQ là do “các thế lực thù địch trong và ngoài nước thực hiện.”
Nếu có “thế lực thù địch” biết yêu thương Tổ quốc hơn những kẻ “yêu đảng, yêu tiền” thì những “con yêu của chế độ” có biết xấu hổ không?
Ngoài ra trên Báo Nhân Dân, tiếng nói chính thức của đảng và nhà nước, trong số ra ngày 24/07 (2012) cũng có bài viết “Không ai được lợi dụng lòng yêu nước” của Nguyễn Minh Phong, mang học hàm Tiến sỹ mà cũng chan chứa luận điệu xuyên tạc các cuộc biểu tình chống Tầu của người dân.
Phong viết: “Một số tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước thời gian qua thông qua các đài phương Tây thiếu thiện chí và qua mạng in-tơ-nét, tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, kích động bạo loạn gây rối trật tự, hô hào đòi thay đổi chế độ, lật đổ chính quyền… Trong số này có các nhóm phản động lưu vong được sự hà hơi tiếp sức của các thế lực chống phá nước ngoài, có những kẻ từng gây tội ác, nợ máu với nhân dân phải chạy bán sới xa Tổ quốc, nay thật nực cười lại nhân danh lòng yêu nước hô hào các hoạt động phi pháp chống phá trong nước. Đáng tiếc, có người nhẹ dạ cả tin, cũng có kẻ háo danh đã hùa theo các luận điệu này.
Gần đây, một số cuộc tụ tập đông người nhân danh “biểu tình yêu nước”. Đó không phải là hành động yêu nước một cách phù hợp. Đáng lưu ý hơn là trong các cuộc tụ tập đó, người ta nhận ra một số người từng có hành vi chống đối chính quyền, tuyên truyền chống lại đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nay lại nhân danh và lợi dụng lòng yêu nước để kích động, gây rối trật tự công cộng, có những hành động và lời lẽ thóa mạ, xúc phạm nhà chức trách, gây mất trật tự, an toàn xã hội.”
Nói năng hàm hồ, ngậm máu phun người như Nguyễn Minh Phong thì có ích gì cho đảng CSVN? Luận điệu gắp lửa bỏ bàn tay người dân yêu nước, trong số có vô số các cụ già và thanh niên, thiếu nữ, kể cả những người tàn tật ngồi xe lăn có người đẩy đi biểu tình chỉ vì yêu nước, không cam tâm nhìn ngoại bang xâm lăng, lấn chiếm tài sản của tổ tiên để lại thì những kẻ yếu hèn trước địch, nhưng lại hung hãn với dân, chỉ biết lu loa bôi nhọ có đáng được đối thoại với những người dân bị ngăn cấm đi biểu tình, nên đã tự vẽ khẩu hiệu chống Tầu biểu tình tại nhà như hai phụ nữ Trịnh Kim Tiến và Bùi Thị Minh Hằng chăng?
Do đó những kẻ đã ra lệnh ngăn chận, bắt bớ người dân xuống đường biểu tình chống quân xâm lược, không thể bào chữa cho hành động tiếp tay cho giặc của họ.
Với những lãnh đạo có chức, có quyền mà còn yếu hèn trước kẻ thù nhưng lại hà khắc với dân thì cũng nên rút ngắn dài thời gian để bớt gánh nặng cho dân.
Và với đảng Cộng sản Việt Nam, nếu cứ tiếp tục cúi đầu trước giặc để vinh thân thì tội với tổ tiên và lịch sử sẽ muôn đời không rửa sạch.
Vì vậy, trước khi trở tay không kịp như đã một lần ngỡ ngàng trong Cuộc chiến tranh biên giới với TQ năm 1979, Việt Nam rất cần có những lãnh đạo mới và một Nhà nước mới để lấy lại lòng dân, cùng nhau đoàn kết một lòng giữ nước để dựng nước thì mới mong chống được kẻ thù đang tràn đến từ Biển Đông.
Càng khẩn trương hơn trong hoàn cảnh hiện nay khi giặc ngoài hãy còn lấp ló thì những kẻ nội thù trong tay áo đã sẵn sàng lộ mặt trong muôn vàn các “nhóm lợi ích” trong đảng và nhà nước.
(07/012)
Theo DanLamBao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét