Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CỤC DIỆN THẾ GIỚI MƯỜI NĂM TỚI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ Bảy, ngày 17/12/2011
(Tạp chíThế giới đương đại ”, Trung Quc)
Nhìn xuyên suốt lịch sử, tình hình thế giới trong 20 năm đầu thế kỷ 20 đã có những thay đối lớn căn bản, còn 10 năm đầu thế kỷ 21 thế giới cũng đã chứng kiến một loạt thay đổi đáng kinh ngạc. Theo cách nói của nhà báo nổi tiếng của Anh Martin Wolf, những thay đổi quan trọng mang tính lịch sử của 10 năm đầu thế kỷ này đã xuất hiện, và trong 10 năm tới vẫn sẽ tiếp tục phát triển theo xu thế này. Mặc dù trên trường quốc tế còn tranh cãi về việc lịch sử phát triển theo “một chiều” hay “đa chiều” nhưng rõ ràng là xu thế thế giới có những điều chỉnh lớn, cải cách lớn, phát triển mạnh mẽ trong 10 năm tới sẽ được đẩy mạnh hơn nữa, cục diện kinh tế chính trị thế giới cũng sẽ trải qua những thay đổi sâu sắc.
Trong 10 năm tới, cùng với sự dịch chuyển mang tính kết cấu của quyền lực quốc tế diễn ra hơn nữa, nền chính trị thế giói sẽ có những thay đổi phức tạp sâu sắc hơn, dù là cục diện quốc tế hay quan hệ nước lớn đều sẽ có những thay đối ở các mức độ khác nhau.
1- Sự tăng giảm sức mạnh của các nước mới nổi và các nước phương Tây sẽ phát triển hơn nữa trong 10 năm tới. Báo cáo dự báo “Xu thế toàn câu 2025” do Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ đưa ra nêu rõ sự trỗi dậy của các nước có đông dân số như Trung Quốc và Ấn Độ, có những ảnh hưởng không nước nào sánh nổi, còn những nước có tiềm lực lớn về phát triển kinh tế như Braxin, Iran, Inđônêxia và Thổ Nhĩ Kỳ cùng sẽ phát huy vai trò ngày càng quan trọng trên vũ đài thế giới. Tờ “The Guardian” của Anh cho rằng thế giới 10 năm qua đã bị gắn mác “Made in China”, trong 10 năm tiếp theo sẽ đón lấy thời đại “thuộc về Trung Quốc”. Chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Mỹ Moreno dự đoán 10 năm tới Mỹ Latinh sẽ trở thành ông chủ (của Mỹ). Bên cạnh đó, dự đoán của cộng đồng quốc tế đối với các cường quốc truyền thống phương Tây có xu hướng bảo thủ hơn. Thời gian qua, cộng đồng quốc tế quen gọi 10 năm qua là 10 năm tan vỡ của “giấc mộng nước Mỹ”, “giấc mộng châu Âu”, cách nhìn đối với tương lai của phương Tây cũng có xu hướng tiêu cực. Rất nhiều chuyên gia, học giả cho rằng trong 10, 20 năm tới, Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) sẽ đứng trước một loạt vấn đề nan giải như kinh tế tăng trưởng chậm chạp, dân số lão hóa và thiếu việc làm, việc chuyển đổi mô hình phát triển gặp khó khãn, tiến trình liên kết trong nội bộ gặp trở ngại, ảnh hưởng quốc tế sụt giảm, ưu thế tương đối đối với các nước mới nổi sẽ giảm sút hơn nữa, khoảng cách giữa các nước mới nổi và các nước phương Tây tiếp tục được thu hẹp.
2- Trong 10 năm tiếp theo, cục diện thế giới đa cực sẽ trải qua quá trình diễn biến từ sự khởi đầu tới dần dần định hình. Có người cho rằng trong 10, 20 năm tới các cường quốc mới nổi sẽ thay thế phương Tây lãnh đạo thế giới. Nhưng đồng thời cũng có khá nhiều người cho rằng sức mạnh từ Tây dịch chuyển sang Đông là một quá trình lịch sử lâu dài, trong 10 năm tới sức mạnh tuyệt đối của Mỹ sẽ giảm sút nhưng dựa vào ưu thế tương đối Mỹ vẫn là người lãnh đạo thể giới. Tuy mỗi người có một ý kiến khác nhau về quan điểm trên nhưng đều được xây dựng trên những nhận thức chung tiềm ẩn, đó chính là bất luận thứ tự cụ thể trong kết cấu quyền lực thế giới trong tương lai ra sao, hệ thống đơn cực do một quốc gia lập nên đâ trở thành điều không thể, thế giới đa cực hóa đã là xu thế chung. Rất nhiều học giả cho rằng vài năm tới sẽ là giai đoạn cục diện thế giới đa cực từng bước được định hình. Báo cáo “Xu thế toàn cầu” chỉ rõ hệ thống quốc tế của năm 2025 sẽ là một hệ thống đa cực mang tính toàn cầu. Các ý tưởng cụ thể về cục diện đa cực gồm có: “đa cực hóa cân bàng”, “đa cực hóa phi đổi xứng”, “đa cực hóa dựa vào nhau” và “thế giới vô cực”, nhưng mấy năm gần đây một số học giả lại đưa ra những quan điếm ba cực Trung-Mỹ- EU, Trung-Mỹ-Ấn, Trung-Nga-Ấn, “3 thế giới” mới, cục diện “các cường quốc già cỗi và các cường quốc mới trỗi dậy khó phân cao thấp”, thế giới “G-0” v.v…
3- Sự hợp tác và cạnh tranh trong các mối quan hệ nước lớn sẽ phát triển đồng bộ. Thứ nhất, sự cạnh tranh giữa các nước phương Tây và các nước mới nổi sẽ càng gay gắt hơn. Giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ xuất hiện canh bạc phức tạp hơn xoay quanh quyền chủ đạo các công việc ở châu Á- Thái Bình Dương và toàn cầu, vấn đề môi trường khí hậu, năng lượng, tài chính và thương mại v.v… và điều này cũng sẽ tác động tới những diễn biến phúc tạp của nhiều mối quan hệ song phương và đa phương giữa Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU, Nga và Ấn Độ. “10 xu thế lớn trong 10 năm tới” do các nghiên cứu viên “Quỹ nước Mỹ mới” soạn ra chỉ rõ sức chú ý của Mỹ trong 10 năm tới sẽ chuyển hướng nhiều sang Trung Quốc, hai bên vừa cạnh tranh vừa hợp tác. Trung Quốc và Mỹ sẽ tạo thành “trục quản lý toàn cầu” không thể thiếu được, hệ thống toàn cầu sẽ do hai nước liên kết tạo dựng đồng thời ủng hộ hai nước có thể thu lợi từ trong đó. Thứ hai, nội bộ các nước phương Tây cũng có nhiều mâu thuẫn ở các mặt như sức ảnh hưởng toàn cầu, mô hình phát triển, chính sách năng lượng khí hậu và việc cải cách hệ thống tài chính, điều này sẽ dẫn tới những sự tác động lẫn nhau phức tạp hơn giữa Mỹ, EU với các nước mới nổi như Trung Quốc. Ngoài ra, giữa các cường quốc mới nổi cũng khó đạt được sự nhất trí về việc làm thế nào để các nước phát triển phân chia quyền lực cho các nước đang phát triển cũng như quyền chủ đạo khu vực. Đúng như lời một số người, lợi ích của các quốc gia mới nổi có những thay đối phức tạp, kết bè cánh nhanh rồi giải tán cũng nhanh.
Phần lớn mọi người trong cộng đồng quốc tế cho rằng không nhiều khả năng 10 năm tiếp theo sẽ xảy ra các cuộc đại chiến thế giới như 10 năm tiếp theo của thế kỷ trước. Có học giả chỉ ra rằng sự hợp tác và cạnh tranh nước lớn trong tương lai là phát triển đồng bộ, cạnh tranh là sự cạnh tranh hòa bình, có kiềm chế, hợp tác là sự hợp tác thực dụng hơn, theo đuổi cùng thắng lợi. Chiều sâu và chiều rộng của cạnh tranh và hợp tác sẽ không ngừng mở rộng thêm, sự tác động và kiềm chế lần nhau giữa các bên ngày một nổi rõ, chủ nghĩa đa phương trở thành quan điểm chính. Khá nhiều học giả cho rằng khi các vấn đề mang tính toàn cầu tăng lên nhiều, lợi ích của các nước lớn phức tạp đan xen lẫn nhau hơn, căn cứ vào các chủ đề khác nhau hình thành các nhóm lợi ích khác nhau có khả năng là trạng thái bình thường trong những thay đổi của mối quan hệ nước lớn từ nay về sau, và kiểu “câu lạc bộ lợi ích” này sẽ là đa dạng, thay đổi bất cứ lúc nào, điều này trên mức độ rất lớn đã làm yếu đi tính đối kháng của mối quan hệ nước lớn.

Trong 10 năm tới, cùng với toàn cầu hóa kinh tế đi sâu phát triển, tính không cân bằng của cục diện kinh tế thế giới sẽ biểu hiện rõ hon trong các lĩnh vực, cơ cấu phát triển và phương thức tăng trưởng kinh tế của thế giới cũng sẽ đứng trưóc những thay đổi sâu sắc.
1- Sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước phương Tây với các nước mới nổi sẽ trầm trọng hơn. Giám đốc Viện nghiên cứu trái đất Đại học Columbia Mỹ, Jeffrey Sachs cho biết một đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thế giới trong tương lai là phát triển với hai tốc độ: các nước phương Tây đang đấu tranh với các vấn đề diễn ra liên tục như tỉ lệ thất nghiệp cao, lĩnh vực ngân hàng và kinh tế tăng trưởng chậm chạp, trong khi đó các nước mới nổi cho thấy sức sống tăng trưởng kinh tế to lớn. Martin Wolf gọi hiện tượng này là “thu nhập có xu thế ngang nhau nhưng tăng trưởng có xu thế khác nhau”. Tờ “The Daily Telegraph” của Anh cũng chi rõ trong tương lai sự mất cân bằng về nguồn vốn và thương mại giữa phương Đông và phương Tây sẽ ngày càng lớn. Martin Wolf cho biết tổng lượng kinh tế của Ấn Độ trong 10 năm tới sẽ vượt qua Anh, và trong 20 năm tới sẽ vượt qua Nhật Bản, đồng thời ngành công nghệ, thông tin của Ấn Độ có thể chiếm vị trí quan trọng trên toàn cầu. Trong “Xu thế toàn cầu” dự đoán tới năm 2025 thứ tự sắp xếp 8 nền kinh tế lớn của thế giới sẽ là: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Nga. Cũng có nghiên cứu chỉ ra trong 10 năm tới, GDP bình quân đầu người của một loạt các nước Mỹ Latinh sẽ xích gần mức 20.000 USD, giai cấp tư sản của các nước Braxin, Chilê, Pêru v.v… sẽ tăng nhanh, có khả năng xuất hiện kỳ tích tăng trưởng kinh tế.
2- Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với năng lượng, dân số, môi trường và kỹ thuật ngày càng nổi rõ. Báo cáo “Xu thế toàn cầu” nêu rõ kinh tế toàn cầu tăng trưởng chưa từng có, có vai trò tích cực nhưng lại gây sức ép đối với các nguồn tài nguyên chiến lược như năng lượng, lương thực và nước, trong 10 năm tới, các nguồn năng lượng nói trên sẽ cung không đủ cầu, thiểu hụt rất nhiều. Martin Wolf cho ràng kết quả tất yếu của “kinh tế hội tụ” của thế giới là, trong tương lai nếu sự tiêu hao năng lượng của tất cả mọi người đều đạt tới mức bình quân đầu người của các nước giàu có hiện nay, sự tiêu hao năng lượng cho thương mại sẽ gấp 4 lần hiện nay. Một báo cáo cúa Trung tâm phát triển thuộc Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Đương chỉ rõ xu hướng hội tụ đang làm thay đổi sự cân bằng cung cầu của nguồn tài nguyên toàn cầu, điều này thể hiện ở giá năng lượng thực tế không ngừng tăng cao. Bộ Năng lượng Mỹ cho rằng ít nhất tới trước năm 2015, giá năng lượng sẽ vận hành ở mức tương đối cao. Mạng “Tin tức Mỹ Latinh” của Tây Ban Nha cho biết do giá cả bị ép tăng cao, dầu mỏ và nông nghiệp sẽ trở thành hai ngành lớn quan trọng trong 10 năm tới, nhu cầu dầu mỏ và lương thực trên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng lên, từ đó kéo theo giá cả và xuất khẩu tăng lên, vấn đề năng lượng đan xen với vấn đề tăng trưởng dân số, biến đổi khí hậu đã làm việc thiếu hụt nguồn tài nguyên trầm trọng hơn và ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế. Trong 10 năm tới, cùng với những thay đổi về giá cả và phân bố năng lượng, nhân tố năng lượng địa-chính trị sẽ càng nổi rõ.
Trong một vài năm tới, những thay đổi về cơ cấu dân số thế giới cũng sẽ có những ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế thế giới. Các số liệu thống kê cho thấy, 10 năm tới ở hầu hết các nước phát triển, tỉ lệ giữa người già và người đang độ tuổi làm việc sẽ tăng vọt, từ đó làm gia tăng gánh nặng tài chính cho các dự án phúc lợi cho người già. Và hậu quả kinh tế nghiêm trọng hơn là, việc làm tăng chậm do sức lao động giảm bớt sẽ làm cho mức tăng trưởng GDP vốn đã sa sút của châu Âu lại giảm đi một điểm phần trăm. Bên cạnh đó, trong khi cơ cấu dân số trẻ hóa mang lại động lực dồi dào cho một số nước thì cũng sẽ mang đến những thách thức như tạo ra đủ việc làm, dịch vụ công cộng, cung cấp thức ăn và ổn định chính trị. Tăng trưởng kinh tế không tách rời sự tiến bộ của khoa học, trong con mắt một số người, tình hình phát triển công nghệ trong 10 năm tiếp theo không mấy lạc quan. Trong báo cáo “10 xu thế lớn” chỉ rõ trong 10 năm tới nhân loại sẽ ở vào thời đại việc đoi mới công nghệ bị đình trệ.
3- Việc một số quốc gia có những điều chỉnh lớn trong chiến lược phát triển kinh tế sẽ có những ảnh hưởng sâu sắc tới sự thay đổi phương thức tăng trưởng kinh tế và cục diện phát triển của thế giới. Mỹ đã đưa ra kế hoạch 5 năm, Nhật Bản đưa ra phương châm cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế 10 năm tới, EU đưa ra “chiến lược tới năm 2020”, Braxin đưa ra “Kế hoạch phát triển năng lượng trong 10 năm tới”. Tuy mục tiêu chiến lược của mỗi bên khác nhau nhưng đều có một số nhận thức chung cơ bản là: điều chỉnh lại mối quan hệ giữa tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu; tăng cường giám sát tài chính, trở lại với kinh tế thực thể; tăng cường sự can dự của chính phủ; coi trọng sự phát triển bền vững, phát triển năng lượng mới và công nghệ tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy cơ cấu năng lượng hợp lý hóa, đẩy mạnh hợp tác năng lượng, phát triển nền kinh tế ít cácbon, màu xanh và có trí tuệ, năng lực.
Một số chuyên gia, học giả cho rằng cơ cấu kinh tế thế giới 10 năm tới có khả năng nổi lên những đặc trưng sau: Việc quản lý giám sát tài chính toàn cầu sẽ được tăng cường, chức năng quản lý giám sát và điều tiết của các cơ cấu tài chính như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế cũng sẽ được tăng cường; địa vị là đồng tiền trung tâm của thế giới của USD có phần yếu đi, các đồng tiền quốc tế sẽ có khả năng dần dần đa dạng hóa, vai trò của những đồng tiền mang tính khu vực như euro, nhân dân tệ, rúp có khả năng được nâng lên hơn nữa; kinh tế toàn cầu trở lại với kinh tế thực thể; tiến trình nhất thế hóa kinh tế tiểu khu vực và khu vực sẽ được nâng cấp hơn nữa, các liên kết khu vực như EU, khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ, Cộng đồng Đông Á, Liên minh châu Phi, Liên minh các nước Nam Mỹ đều sẽ thu được những hiệu quả nhất định, thế chân vạc trong cục diện kinh tế thế giới trở nên rõ rệt hơn; một cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới với đại diện là năng lượng mới, nguyên vật liệu mới, bảo vệ môi trường, công trình sinh vật, mạng lưới thông tin, nhân công có năng lực và trí tuệ nếu có những đột phá lớn đồng thời được ứng dụng với quy mô lớn sẽ thúc đẩy hình thành cục diện mới về năng lượng, trật tự mới về đầu tư, thương mại và phân công quốc tế; khái niệm “kinh tế xanh” sẽ trở thành dòng chính, sự phát triển bền vững với ít cácbon, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trở thành mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của các nước.
10 năm tới, do ảnh hưỏng bởi cục diện thế giới thay đổi, cách xử lý các vấn đề mang tính toàn cầu cũng sẽ có những thay đổi rất lớn, chủ thể, nội dung cũng như cơ chế xử lý đều sẽ xuất hiện nhiều đặc trưng mới.
1- Các vấn đề mang tính toàn cầu liên tục tăng lên, tầm quan trọng của một số chủ đề cũng sẽ tăng lên. 10 năm qua thế giới đã xuất hiện một loạt vấn đề lớn mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, cải cách hệ thống tài chính quốc tế, an ninh hạt nhân và ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân, chủ nghĩa bảo hộ thương mại v.v… Cộng đồng quốc tế cho rằng 10 năm tới do ảnh hưởng bởi việc toàn cầu hóa tiếp tục đi sâu phát triển và cục diện quốc tế thay đổi, các vấn đề toàn cầu sẽ không ngừng tăng lên, các lực lượng quốc tế sẽ được tổ chức lại xoay quanh các vấn đề mang tính toàn cầu, sẽ có sự sắp xếp mang tính cơ chế tương ứng trong hệ thống quốc tế.
Trong các chủ đề toàn cầu, vấn đề nguồn tài nguyên sẽ càng nổi rõ hơn, canh bạc giữa các bên xoay quanh nguồn tài nguyên sẽ vẫn tiếp tục diễn ra. Trong sự thay đổỉ của cục diện quốc tế trong tương lai, do sự tranh giành giữa các cường quốc truyền thống và cường quốc mới nổi đối với quyền lực ngày càng gay gắt, một số chủ đề gây kiềm chế đối với các nước mới nổi sẽ tăng lên, ví dụ một số chuyên gia cho rằng vấn đề tỉ giá tiền tệ có khả năng trở thành chủ đề toàn cầu quan trọng nhất trong tương lai, và vấn đề này chủ yếu là nhằm vào vấn đề nâng giá đồng nhân dân tệ. Bên cạnh đó, nhóm các vấn đề được hình thành xoay quanh các chủ đề khác nhau sẽ trở thành hiện tượng quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế.
2- Các chủ thể quản lý vấn đề mang tính toàn cầu sẽ ngày càng đa dạng hóa. Xét ở cấp độ quốc gia, cục diện “ôm đồm bao biện tất” của các nước phương Tây sẽ có những thay đổi cơ bản, các nước mới nổi sẽ tham gia ngày càng nhiều vào tiến trình quản lý toàn cầu. Xét các bên tham gia, sức mạnh của xã hội công dân và tổ chức quốc tế trong các chủ thể quản lý toàn cầu sẽ được tăng cường hơn nữa. Theo phân tích của một số chuyên gia, trong 10 năm tới số lượng và loại hình tổ chức phi chính phủ quốc tế sẽ tăng lên theo phương thức bùng nổ, giá thành và chi phí quản lý thấp cũng như sự phát triển của mạng Internet đều sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức phi chính phủ.
Lực lượng các bên tham gia phi nhà nước trong chủ thể quản lý toàn cầu tăng lên khiến mô hình quản lý toàn cầu có sự thay đổi, một mặt, sự lấn sân của các chủ thể hành vi phi nhà nước đối với địa vị các quốc gia có chủ quyền sẽ trầm trọng hơn, ảnh hưởng của các nước trong việc quản lý toàn cầu có khả năng sẽ suy yếu đi nhưng do đặc tính của các quốc gia có chủ quyền nên họ vẫn sẽ là chủ thể lớn nhất quản lý toàn cầu trong thời kỳ này. Mặt khác, do các nguyên nhân trên, xu thế hợp tác giữa nhà nước và bên tham gia phi nhà nước sẽ được tăng cường hơn nữa trong tương lai. Có người cho rằng trong thời gian tới giữa nhà nước và các bên tham gia phi nhà nước quan tâm tới các vấn đề đặc biệt sẽ hình thành mạng lưới, đồng thời hình thành tổ chức xoay quanh một vấn đề đặc biệt nào đó. Một số học giả cho rằng trong tương lai các phong trào công dân sẽ ngày càng phát hiện bản chất “công dân thế giới” của mình, khung quản lý toàn cầu trong tương lai phải lấy công dân thế giới làm cơ sở. Tuy nhiên cũng có học giả lại cho rằng trong tương lai sẽ xuất hiện một loạt bên tham gia xã hội mới, bao gồm các cá nhân và mạng lưới tội phạm có quyền lực hơn người. Các bên tham gia với muôn hình vạn trạng xuất hiện trên vũ đài quốc tế sẽ ngày càng ảnh hướng tới kết quả phát triển của hệ thống quốc tế.
3- Các cơ chế quản lý các vấn đề mang tính toàn câu không ngừng được cải thiện và tổ chức lại, cơ cấu quyền lực ngày càng mạng lưới hóa, đa dạng hóa và cơ chế hóa, sẽ xuất hiện cục diện tương đối phức tạp hỗn loạn. Xét ở phạm vi toàn cầu, việc xây dựng các cơ chế thúc đấy hợp tác nước lớn và đối phó với các thách thức mang tính toàn cầu sẽ được tăng cường hơn nữa. Liên Hợp Quốc vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng ở phương diện phối hợp toàn cầu, việc cải cách Hội đồng bảo an có khả năng đạt được tiến triển, chức năng có nhiều thay đổi; cơ chế G20 sẽ được củng cố và nâng cấp hơn nữa, phát huy vai trò ngày càng lớn trong phương diện quản lý kinh tế toàn cầu; sự hợp tác thực dụng và việc xây dụng cơ chế hóa các nước BRIC sẽ có phần phát triển; chức năng của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế sẽ được điều chỉnh, quyền phát ngôn của các nền kinh tế mới nổi tăng mạnh; ủy ban ổn định tài chính sẽ tăng cường sự quản lý giám sát đối với cơ quan xếp hạng tín dụng; chức năng của các cơ quan chuyên trách như Tổ chức y tế thế giới và Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc được tăng cường hơn nữa. Có học giả cho rằng trật tự và cơ chế quốc tế trong tương lai có khả năng bước vào một thời kỳ nhiều tầng nấc cùng tồn tại, đa dạng hóa chức năng, các cơ chế quốc tế chính thức và phi chính thức sẽ cùng tồn tại trong thời gian dài đồng thời bổ sung cho nhau.
Xét ở phạm vi khu vực, các cơ chế hợp tác khu vực sẽ tự tăng cường xây dựng bản thân mình ở các mức độ khác nhau để cùng đối phó với các thách thức và thúc đẩy quản lý khu vực tốt hơn. Việc xây dựng nhất thể hóa EU sẽ bước vào giai đoạn mới; cơ chế hợp tác tiểu khu vực và khu vực sẽ hình thành cục diện cạnh tranh lẫn nhau; tiến trình liên kết ASEAN bước vào thời kỳ va chạm theo chiều sâu; chức năng thực tế của Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương sẽ được tăng cường; Liên minh các nước Nam Mỹ sẽ được thúc đẩy toàn diện; ảnh hưởng tổng thể của Liên minh châu Phi tăng lên; Liên đoàn Arập tìm cách chấn chỉnh thế giới Arập./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét