Các bài trong Blog được collect từ nhiều nguồn & các bài viết trong blog này không thể hiện quan điểm của chủ BLog!
Tổng số lượt xem trang
Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011
BÍ THƯ - CHỦ TỊCH/ TIẾN SĨ - NHÀ THƠ Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên trong buổi.... phát hành đĩa CD ca nhạc Mai Thanh Hải Blog - Câu chuyện Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Phạm Xuân Đương nhận Bằng Tiến sĩ Quản lý Nhà nước rình rang tại Học viện Hành chính Quốc gia (77-Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) ngày 07-5-2011 vừa qua, đã khiến người dân trong tỉnh đặt dấu hỏi về một số bất thường trong Hồ sơ ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII và Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thái Nguyên khóa XII (nhiệm kỳ 2011-2016) của ông Đương. Cụ thể: Ngày 07-5-2011, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Xuân Đương mới nhận Bằng Tiến sĩ Quản lý Nhà nước, nhưng trong danh sách người ứng cử ĐBQH khóa XIII, được Công bố ngày 26-4-2010 (kèm theo Nghị quyết số 351/NQ-HĐBC, do Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Nguyễn Phú Trọng ký ban hành), thì trong phần lý lịch đã... ghi sẵn: "Trình độ học vấn: Tiến sĩ; Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Quản lý Nhà nước, Kỹ sư chế tạo máy". Tương tự, từ cuối tháng 4-2011, cổng Thông tin Điện tử tỉnh Thái Nguyên, công bố Danh sách những người ứng cử Đại biểu HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XII (2011-2016) , phần lý lịch cá nhân cũng rành mạch "Trình độ học vấn: Tiến sĩ; Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Quản lý Nhà nước, Kỹ sư chế tạo máy"... Bí thư Nguyễn Xuân Đương (thứ 2 từ phải qua) Người ta không khó khăn gì khi tìm hiểu, bởi Tiểu sử tóm tắt của ông Phạm Xuân Đương đang được đăng trên Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ. Vấn đề đặt ra ở đây là việc công bố Học hàm, Học vị trong khi chưa được nhận, liệu có đúng với những "Điều kiện, hồ sơ, danh sách người ứng cử ĐBQ" ( xem), do Văn phòng Quốc hội đã hướng dẫn các địa phương?. Phải chăng, khi chưa nhận được Bằng Tiến sĩ, cơ quan đào tạo (trong trường hợp này là Học viện Hành chính Quốc gia) cũng phải cấp một loại giấy tờ gì đó Chứng nhận (giống như cấp Giấy Chứng nhận Tốt nghiệp cho các cháu học sinh tốt nghiệp PTTH, vào phòng thi Đại học, Cao đẳng, THCN và dạy nghề) là Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương đã học, đã... biết kết quả và sẽ trở thành Tiến sĩ Quản lý Nhà nước?.. Điều này rất cần thiết để Bí thư Nguyễn Xuân Đương bước vào... phòng thi. Cũng xin được nói thêm, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương còn là Nhà thơ. Một số bài thơ của ông đã được các Nhạc sĩ trong tỉnh phổ nhạc. Ấn tượng nhất là ngày 29/12/2009, Đài Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Thái Nguyên tổ chức lễ khai trương kênh truyền hình TN1 hòa mạng truyền hình Cáp Việt Nam và giới thiệu, phát hành đĩa Ca nhạc "Tình yêu Thái Nguyên" (xem tin ở đây). "Cũng trong dịp này, Đài PT-TH Thái Nguyên đã tổ chức gặp gỡ , giao lưu với các văn nghệ sỹ trong và ngoài tỉnh và phát hành đĩa DVD ca nhạc : Tình yêu Thái Nguyên . Đây là đĩa ca nhạc đầu tiên do Đài PT-TH Thái Nguyên sản xuất và phát hành . Đĩa ca nhạc gồm các bài hát phản ánh tình yêu của tác giả thơ Phạm Xuân Đương – 1 nhà quản lý ở Thái Nguyên đã có nhiều năm gắn bó, với nhiều kỷ niệm với mảnh đất và con người Thái Nguyên". (nguyên văn) Ông Đương (áo trắng) tặng hoa ông Quân (thấp, giữa) sau buổi diễn Gần đây, một bài thơ của ông Đương đã được Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân phổ nhạc và sau đó, tác giả Nguyễn Thụy Kha đã viết 1 bài dài ngoẵng, ca ngợi: "Nhờ đôi cánh của âm nhạc, nhiều bài thơ đã bay vào bất tử" (bài viết "Gặp gỡ trong hồn dân tộc" - Báo Lao động). Báo Thái Nguyên cũng đăng tin phản ánh Biểu diễn bài hát “Vinh quang hồn dân tộc” trong Ngày âm nhạc Việt Nam đầu tháng 9-2010. Hiện tại, khi truy cập vào Trang Truyền hình trực tuyến của Báo Thái Nguyên điện tử, sẽ ngay lập tức được nghe - xem bài hát. Xin giới thiệu bài viết của Nguyễn Thụy Kha đăng trên Báo Lao động. Hi! Hi! Hu! Hu!.. ------------------------------------- Tác phẩm và dư luận: Gặp gỡ trong hồn dân tộc Thứ Bảy, 18.9.2010 | 11:31 (GMT + 7) Ở trong đời, cuộc gặp gỡ giữa thơ và nhạc thường là cuộc gặp gỡ thường rất lý thú. Nhờ đôi cánh của âm nhạc, nhiều bài thơ đã bay vào bất tử. Nhưng cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân với Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương thì lại là cuộc gặp gỡ còn đặc biệt hơn... Nhạc sĩ đỗ Hồng Quân đang chỉ huy dàn nhạc. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đang chỉ huy dàn nhạc. Trước Tết Canh Dần năm 2010, tình cờ trong khi làm tuyển tập thơ - nhạc về Thái Nguyên cùng một nhà xuất bản, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã gặp gỡ Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương. Trong tiếp xúc, lúc câu chuyện đã tới hồi vui vẻ, ông Phạm Xuân Đương đã cao hứng đọc cho nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân bài thơ của mình làm để tưởng nhớ những chiến sĩ thanh niên xung phong đã hy sinh tại Lưu Xá (Thái Nguyên) thời chống Mỹ. Bài thơ ấy đã gieo vào lòng nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhiều tình cảm. Ít lâu sau, ở Hà Nội, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã nhận được bài thơ của ông Phạm Xuân Đương nhưng đã được nâng cao, khái quát, mở rộng thành bài thơ viết về hồn thiêng sông núi. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã cảm xúc mà viết thành một bài hát theo hình thức hợp xướng với hai lĩnh xướng nam trầm và nữ cao cùng dàn hợp xướng. Viết xong, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân gởi lên Thái Nguyên cho ông Phạm Xuân Đương. Ở Thái Nguyên, thơ của ông Phạm Xuân Đương đã từng được các nhạc sĩ Tú Anh, Hoài Nam và Quang Vinh phổ nhạc. Song lần này, người phổ nhạc lại là Chủ tịch Hội Nhạc sĩ VN. Ông Đương rất vui, có lời phúc đáp cùng nhạc sĩ và rất mong tác phẩm được phổ biến. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã bàn với nhạc sĩ Hoàng Lương thực hiện phần phối âm, phối khí và dự định thu thanh bằng Dàn hợp xướng cùng Dàn nhạc Đài Tiếng nói VN, nhưng đến ngày thu thanh thì trời đổ mưa rất to, mưa suốt ngày, nhất là nhạc sĩ Hoàng Lương đột ngột ngã bệnh. Vì vậy, phương án thu thanh này đã không thực hiện được. Một tiết mục trong Ngày âm nhạc Việt Nam. Ảnh: Nguyễn đình toán Một tiết mục trong Ngày âm nhạc Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đình Toán Phải đến thời điểm sát gần ngày hội Âm nhạc VN lần thứ I (3.9.2010) vào ngày 29.8.2010, tác phẩm mới được thu trực tiếp bằng Dàn nhạc Giao hưởng VN cùng Dàn Hợp xướng trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật trung ương với lĩnh xướng giọng nam trầm của NSƯT Quốc Hưng và giọng nữ cao của nghệ sĩ Hồng Nhung (giải Sao Mai 2009) tại Nhà hát Giao hưởng VN. Do quyết tâm cao của toàn thể nghệ sĩ, tác phẩm đã được thu thanh với hiệu quả âm thanh không ngờ. Đoàn Thái Nguyên nhân xuống Hà Nội tham gia Ngày Âm nhạc VN đã được chứng kiến sự kiện này. Nhiều người đã từng nghe bài thơ của ông Phạm Xuân Đương nhưng khi nghe nó được chắp cánh bằng âm nhạc Đỗ Hồng Quân thì đã rưng rưng xúc động và đón nhận chân thành. Có gì linh ứng giữa những người đã khuất với tác giả thơ, tác giả nhạc cùng anh em nghệ sĩ biểu diễn khiến cho tác phẩm ngay lập tức đã xác định được tầm vóc của nó. Tác phẩm “Vinh quang Việt Nam” - nhạc: Đỗ Hồng Quân, thơ: Phạm Xuân Đương - đã được vang lên trong Ngày Âm nhạc VN, sẽ vang lên trong đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Nghe và nhìn vào tác phẩm, thấy tác giả thơ đã chọn cách cô đọng để mô tả hồn dân tộc Việt Nam trong những người đã khuất và những người đang sống: "Qua năm tháng theo chiều dài lịch sử / Đất nước tôi vang mãi bản tình ca / Hồn dân tộc là hùng thiêng sông núi / Là biên cương, biển đảo quê hương…". Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã thổi vào đấy chất trang trọng sâu lắng của một giọng si giáng trưởng trầm hùng qua lĩnh xướng nam trầm của Quốc Hưng. Sau giọng trầm và giọng ngâm (vocalise) của dàn hợp xướng, giọng nữ cao vút lên với một khoảng tám đứng, với những nốt giáng bất thường khiến cho ta cảm thấy hồn dân tộc đang rạo rực trong ta: "Hồn dân tộc các anh hùng liệt sĩ / Những người con đã ngã xuống đất này / Hồn dân tộc là quê hương, là sức mạnh / Đấu tranh cho đất nước trường tồn ...". Cùng gặp gỡ trong hồn dân tộc là tâm hồn một ông Chủ tịch tỉnh từng nhiều năm công hiến tuổi trẻ tại khu Gang Thép với tâm hồn một Chủ tịch Hội Nhạc sĩ VN đã từng theo học tại Nhạc viện Tchaikovsky, từng chứng kiến những năm tháng hào hùng của dân tộc bằng cặp mắt thanh xuân. Nguyễn Thuỵ Kha Được đăng bởi Mai Thanh Hai vào lúc 01:21 Nhãn: VĂN HÓA - XÃ HỘI 18 nhận xét: Nguyễn Xuân Diện nói... Tem một phát! Cậu Đương này ăn gì mà giỏi thế? Đã Bí thư lại còn Chủ tịch rồi đã Tiến sĩ lại còn Nhà thơ nữa! 06:39 Ngày 09 tháng 5 năm 2011 quang vinh nói... Thật đúng là có tiền + có quyền thì muốn làm gì thì lam. Làm vua ở Thái Nguyên chưa đã, nay ông Đương lại muốn sang lĩnh vực âm nhạc. Thơ và nhạc của ông, diễn ở Thái Nguyên thì không nói làm gì, nhưng "...đã được vang lên trong Ngày Âm nhạc VN, sẽ vang lên trong đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội..." thì lại là truyện khác rồi. Quả thực bài thơ, bài hát của ông Đương "...khiến cho ta cảm thấy hồn dân tộc đang rạo rực trong ta..."?? Tôi nghi ngờ điều đó, vì những lời nhận xét kia có lẽ chỉ dành cho Quốc ca thì đúng hơn. Ông Đỗ Hồng Quân, một nhạc sỹ có tài lại đang là quan chức, sao lại phải làm vậy nhỉ? còn ông nhà văn nữa!!! Rất cám ơn tác giả với những phát hiện và chứng cứ tuyệt vời, không thể chối cãi. 07:50 Ngày 09 tháng 5 năm 2011 Bố của Vừng nói... Đáng nể rồi bác ạ. Quả là tài năng xuất trúng. Văn võ toàn tài, kinh bang tế thế. Lại có cả thuật bói của Gia cát Khổng Minh biết trước mình sẽ là Tiến sĩ nên bảo bọn đồ đệ cứ ghi trình độ của anh là Tiến sĩ đi... đằng nào chẳng thế. Phé phé 07:51 Ngày 09 tháng 5 năm 2011 buncuoiwa nói... Ông Nguyên và ông Quân giỏi quá ta! 08:05 Ngày 09 tháng 5 năm 2011 Mai Thanh Hai nói... Bác Diện cứ nói thế! Làm thơ dễ ý mà! Khó nhất là viết bài giống như tác giả Nguyễn Thụy Kha thôi ạ! 08:10 Ngày 09 tháng 5 năm 2011 Mai Thanh Hai nói... Bác Quang Vinh nghe được hết bài hát cơ á? Em phục bác sát đất rồi đấy! 08:11 Ngày 09 tháng 5 năm 2011 Mai Thanh Hai nói... Bố của Vừng dậy sớm quá nhỉ? 08:11 Ngày 09 tháng 5 năm 2011 Bố của Vừng nói... Em dậy để làm việc, đọc blog và viết blog. Tivi giờ chẳng xem, báo thì chỉ đọc có một tờ nên chọn đọc blog để tẩm bổ. Dạo này em cũng tập viết lách một chút cho người nó đỡ cùn bác ạ. 08:17 Ngày 09 tháng 5 năm 2011 Nặc danh nói... Bố bảo thằng này cũng không dám nhảy vào lĩnh vực toán học! 08:22 Ngày 09 tháng 5 năm 2011 NGUYỄN ĐÌNH HƯNG nói... Anh Chủ hội nhạc sĩ,anh Kha tung hô nịnh bợ một quan đầu tỉnh là có ý rất riêng của các anh ấy,vấn đề ta xem tác phẩm của cậu ĐƯƠNG có đúng là bất văn hủ không thôi. Dù sao một tỉnh miền núi có một cậu to nhất lại giỏi mọi lĩnh vực(chắc phải trừ chuyện hót rác-không thể nhanh và sạch hơn các chị bên công ty vệ sinh)như vậy thì phúc cho nhân dân THÁI NGUYÊN lắm lắm.Có điều trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội,cậu này ghi trước là tiến sĩ-nó có vẻ lưu manh thế nào ấy(trừ trường hợp học viện Hành chính quốc gia đã cấp cho cậu ta một giấy chứng nhận tạm thời). Điều đáng trách(có lẽ cậu này rất háo danh)là lúc nhận bằng,kéo theo đám đông lâu la dùng xe công về HÀ NỘI,thật khoa trương,lãng phí,RẤT TRÁI VỚI CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG. 08:53 Ngày 09 tháng 5 năm 2011 Nặc danh nói... Đồng ý và rất thích nhận xét của bác bác Nặc danh 8:22. Cứ bảo bác Đương này và bác Ước bên công an làm thử một vài bài toán tiểu học bây giờ xem sao? ( canh giữ cẩn thận, không khéo các bác ấy điều động mấy chú như Đỗ Trung Quân hay Nguyễn Thụy Kha đến ném tài liệu à nha!) 08:57 Ngày 09 tháng 5 năm 2011 Khai trước nói... Thằng cu con em chỉ mới 6 tuổi nhưng noi gương bác Đương, em khai cho nó trình độ văn hóa 12/ 12 được không ạ ? Vì thế nào nó cũng học xong lớp 12! 09:07 Ngày 09 tháng 5 năm 2011 Nặc danh nói... Đĩa do đài PT-TH Thái Nguyên sản xuất,phát hành thì tiền đó là tiền thuế của dân-không phải tiền của ''nhạc sĩ'' PXĐ .Phải thanh tra thôi! -Ông CT hội nghệ sĩ ĐHQ vì gì mà đem tài năng đi phục vụ bọn vô lại, dốt nát? -Thời gian ông BT tỉnh ủy-Chủ tịch UBND đi làm tiến sĩ,sáng tác thơ nhạc thì xin ông xử dụng ''chất xám'' ấy làm cái nho nhỏ thôi: + Dân TN không còn thất học, nghèo đói,nghiện hút. +Công nghiệp TN phát triển ngành thép thành mũi nhọn. + Chè TN nổi tiếng đừng èo ọt manh múm đến thế... 09:12 Ngày 09 tháng 5 năm 2011 An Nam nói... Ôi, các bác ấy tài thế, vậy là cùng gien với bác Hữu Ước rồi. Ôi, sung sướng quá, Việt Nam ta thật lắm người tài làm lãnh đạo, rồi đất nước sẽ thăng thiên hóa rồng thôi, hic hic ! 09:26 Ngày 09 tháng 5 năm 2011 Muối Đất nói... Đỗ Hồng Quân theo tôi được biết là một nhạc sỹ có tài và mưu lược (hay mưu mẹo?!). Tôi đã có dịp gặp ông này cùng một đống "nịnh thần" phục vụ bác Vũ Mão thời bác còn làm Chủ Nhiệm VPQH-cũng nổi hứng làm thơ, sáng tác nhạc. Cả bữa ăn phải nghe các côn ca sỹ "muốn nổi" hát đi hát lại các bài của Bác ấy, rồi bọn nịnh thần (khổ phần nhiều là văn nghệ sỹ)thi nhau tán dương nịnh hót mà cảm thấy chán. Lại nghe nhạc sỹ Đ.H.Q tổ chức riêng một buổi hòa nhạc, phối âm phối khí (không biết có phối "gì" nữa không..)cho tác phẩm của bác ấy nữa làm tôi thất vọng cho con cưng của nhạc sỹ DH. Từ đó trong mắt tôi nhạc sỹ Đ.H.Q đã lợi dụng tài năng chức vụ và danh tiếng của mình để "khinh doanh chính trị" và bợ đỡ thì đúng hơn. Và tôi sẽ chẳng yêu nổi mấy "đồng chí nhạc sỹ" này nữa. 09:35 Ngày 09 tháng 5 năm 2011 bui cong tu nói... than oi / dong tien da lam mat 2 si phu bac ha /buon cho hai nguoi co chut ten tuoi / 10:23 Ngày 09 tháng 5 năm 2011 Tào Lao nói... Nam Định Quê hương tôi đấy Ngày xưa có câu:" Nam Định tứ cùng, Phong Ý vi tối" ( Nam Định có 4 huyện khô nhất , Phng Doanh Ý Yên là tột cùng của khổ) Bây giờ Vinh dự chưa ? ông Mai Thanh Hải ơi 10:30 Ngày 09 tháng 5 năm 2011 Nặc danh nói... Nguyễn Xuân Diện nói... Cậu Đương này ăn gì mà giỏi thế? Đã Bí thư lại còn Chủ tịch rồi đã Tiến sĩ lại còn Nhà thơ nữa! ------ Ăn vàng đấy bác ạ.Bi giờ chỉ có vàng là nhất.Giỏi thế chỉ có ăn vàng,cứ vàng vàng là ăn. 11:10 Ngày 09 tháng 5 năm 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét